89
1 Lời tâm sự, Chân thành thắp một nén hương lòng dâng lên hương hồn chị Têrêsa Hồ Thủy. Chị đã ra đi đột ngột bước vào cõi bình an vào ngày Chúa Nhật 26.7.2015, tuổi đời mới chỉ hơn 60! Chính chị Hồ Thủy là người đã biên soạn “ Những Điều Chia Sẻ I ” của tôi và đặt tên cho nó là “ Mùa Đông Ấm Áp ”. Chị đã động viên tôi “chia sẻ” tiếp, như món nợ tôi phải trả cho người Thượng nghèo tại Giáo Phận Kontum. Nhờ đó mà có được “ Những Điều Chia Sẻ II ”, mà chị Hồ Thủy đặt tên cho nó là “ Tâm Bút ”. Chị bảo tôi: “Cha hãy xem lại rồi gởi cho con, để con…”. Bây giờ tôi gởi cho chị lời nguyện cầu. Và cũng xin chị phù hộ cho người Thượng nghèo Kontum, mà chị hằng ấp ủ mến thương. Thành thật chia buồn với anh Tấn - chồng chị, là người đồng hành tận tình với chị Hồ Thủy trong công việc của “ Mùa Đông Ấm Áp Tâm Bút ”. Hết lòng cảm ơn anh chị. Cảm ơn cháu Phi – La Sơn, là người đã chịu khó nghe giọng Bình Định và đánh thành văn bản cho chị Hồ Thủy sắp xếp. Cảm ơn anh Sĩ Hùng đã làm nhà “biên soạn” bất đắc dĩ, để “ Tâm Bút ” được chào đời. Cảm ơn Thầy Tố CVK đã góp ý và đưa thêm hình ảnh vào để cuốn “ Tâm Bút ” thêm phần sinh động.

Tâm Bút

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tâm Bút

1

Lời tâm sự, Chân thành thắp một nén hương lòng dâng lên

hương hồn chị Têrêsa Hồ Thủy. Chị đã ra đi đột ngột

bước vào cõi bình an vào ngày Chúa Nhật 26.7.2015,

tuổi đời mới chỉ hơn 60!

Chính chị Hồ Thủy là người đã biên soạn “ Những

Điều Chia Sẻ I ” của tôi và đặt tên cho nó là “ Mùa

Đông Ấm Áp ”. Chị đã động viên tôi “chia sẻ” tiếp,

như món nợ tôi phải trả cho người Thượng nghèo tại

Giáo Phận Kontum. Nhờ đó mà có được “ Những

Điều Chia Sẻ II ”, mà chị Hồ Thủy đặt tên cho nó là “

Tâm Bút ”. Chị bảo tôi: “Cha hãy xem lại rồi gởi cho

con, để con…”. Bây giờ tôi gởi cho chị lời nguyện cầu.

Và cũng xin chị phù hộ cho người Thượng nghèo

Kontum, mà chị hằng ấp ủ mến thương.

Thành thật chia buồn với anh Tấn - chồng chị, là

người đồng hành tận tình với chị Hồ Thủy trong công

việc của “ Mùa Đông Ấm Áp ” và “ Tâm Bút ”. Hết

lòng cảm ơn anh chị.

Cảm ơn cháu Phi – La Sơn, là người đã chịu khó

nghe giọng Bình Định và đánh thành văn bản cho chị

Hồ Thủy sắp xếp.

Cảm ơn anh Sĩ Hùng đã làm nhà “biên soạn” bất

đắc dĩ, để “ Tâm Bút ” được chào đời.

Cảm ơn Thầy Tố CVK đã góp ý và đưa thêm hình

ảnh vào để cuốn “ Tâm Bút ” thêm phần sinh động.

Page 2: Tâm Bút

2

Cảm ơn cha Gioakim Vỹ đã viết lời Phi lộ, mặc dầu

lúc đầu cha rất do dự…

Cảm ơn tất cả những ai đã đọc bản thảo, đã nêu ý

kiến sửa đổi, và đã động viên…

“ Những Điều Chia Sẻ II ” chỉ là kinh nghiệm cá

nhân của một con người “ nhân bất thập toàn”, mong

sao những kinh nghiệm này góp được chút ít gì cho

công việc phục vụ người nghèo, của những người

môn đệ Chúa Giêsu trên cánh đồng truyền giáo Tây

nguyên.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Khi tôi được

bầu, tôi đã có bên cạnh người bạn của tôi là Đức

Hồng y Hummes. Bởi vì chúng tôi ngồi cạnh nhau.

Chính ngài đã nói với tôi một câu khiến tôi hạnh phúc:

‘Đừng quên người nghèo’. Thật là đẹp”

(Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Đài

truyền hình Braxin Globo sau kết thúc ngày Giới Trẻ tại Rio

de Janeiro 2013).

Đừng quên người nghèo là phải có tấm lòng yêu

thương nồng nàn, chân thật và kiên trì đối với người

nghèo theo gương Chúa Giêsu.

Kontum, ngày 06 tháng 8 năm 2015

Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông

Giáo phận Kontum

Page 3: Tâm Bút

3

LỜI TỰA Ngày nào mang nỗi đau, tôi mới hiểu nỗi đau là gì?

Ngày nào trong khát khô, tôi mới hiểu phận người ăn xin.

Cần một ly nước thôi, cần một bát cơm vơi, cần một bàn tay ai đó đưa trao. . .

Này người, xin chớ quên! Phận người sống trong ta.

Mở rộng bàn tay nhân ái với bao phận nghèo.

Trong ca khúc “Tình Ngài gọi con”, Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Sang đã nói lên một thực tế phũ phàng rằng: Thường ngày chúng ta vẫn hằng chứng kiến biết bao người nghèo khổ, đói khát, bệnh tật; song thử hỏi có mấy ai nhìn thấy được nỗi đau, sự khốn khó của họ để tỏ lòng nhân ái và ra tay giúp đỡ? Những con người sống trong cơm no áo ấm, nhà sang cửa đẹp làm sao có thể hiểu được nỗi đau của cái đói cái lạnh và bệnh tật? Không có lòng trắc ẩn, không có tình yêu thương, đồng cảm thì cũng không có sự chia sẻ, giúp đỡ.

Là một Linh mục được trưởng thành từ chiếc nôi Chủng viện Thừa Sai Kontum và đã gắn bó 60 năm với một giáo phận có 2/3 tín hữu là dân tộc thiểu số, Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông đã “thú nhận” sự gắn bó mật thiết với người dân tộc trong cuộc đời linh mục của mình. Và ngài xem đó như là “mối duyên tình” đã được chính Thiên Chúa “se định”, như đã làm cho các vị Thừa sai thuở trước.(x. tr 54,55).

44 năm sống, làm việc, nhìn thấy và cảm nhận mọi nỗi khốn khó, nghèo đói của đồng bào mọi sắc tộc, từ những người già yếu, bệnh tật, đến các phụ nữ mang thai, rồi đến các trẻ em cơ nhỡ, . . Cha Phêrô không khỏi ưu tư, băn khoăn và tự hỏi với Chúa: “Chúng con phải làm gì đây?”

“Thà bật lên một que diêm nhỏ còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm” (John Locke). Với tư cách là Tổng Đại Diện và

Page 4: Tâm Bút

4

Giám đốc Caritas của giáo phận, Cha Phêrô đã thực hiện rất nhiều chương trình bác ái xã hội để giúp đỡ cho những người nghèo dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực an sinh, y tế, giáo dục, cô nhi viện, . .

Song, “một con én nhỏ cũng chẳng làm nên mùa xuân”. Cha Phêrô vẫn luôn thao thức ước mong sự chung lòng chung sức cộng tác từ mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận, nhất là các cha xứ, các nam nữ tu sĩ đang phục vụ tại các buôn làng xa xôi trong giáo phận. Vì thế, dựa trên tinh thần của ĐTC Phanxicô “Hãy mở cửa ra! Hãy lên đường! ..”(x. NvTM, 20-24 ), ngài cũng mời gọi: “Hãy yêu thương người nghèo khổ và hãy giúp đỡ họ, vì đó là kho tàng hạnh phúc của chúng ta ở trên Nước Trời”.

Tất cả những nỗi niềm ưu tư và thao thức của vị linh mục đã 74 tuổi được bộc bạch qua những dòng chữ hết sức mộc mạc nhưng rất đỗi chân tình trong tập nhỏ “TÂM BÚT” này.

Vì được thảo ra cách trung thành những thổ lộ tâm tình của Cha Phêrô trong máy thu âm, nên lời lẽ trong “TÂM BÚT” có phần “dân dã”. Và chắc chắc trong quá trình soạn thảo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý độc giả rộng lòng bỏ qua!

Ước gì những lời tâm huyết của Cha Phêrô trong cuốn tập nhỏ này khơi dậy trong chúng ta lòng trắc ẩn, tình yêu và sự đồng cảm với những mảnh đời nghèo khổ, bất hạnh nơi các anh em dân tộc bên cạnh chúng ta.

Từ đó, chúng ta biết sống tinh thần bác ái của Thánh Phaolô: “Vui với người vui, khóc cùng kẻ khóc”, "Lấy hạnh phúc của người khác làm hạnh phúc của chính mình, lấy niềm đau của người khác làm nỗi khổ của chính mình" (Rm 12, 15).

Rất chân thành cám ơn quý độc giả!

Lm. Gioakim Lương Đông Vỹ.

Page 5: Tâm Bút

5

Hãy thương yêu người nghèo khổ và hãy giúp đỡ họ, vì đó là kho tàng hạnh phúc của chúng ta trên Nước Trời.

CHƯƠNG MỘT

NHỮNG NỖI NIỀM BĂN KHOĂN

TRĂN TRỞ

Có những vấn đề luôn làm cho chúng tôi, là những linh mục, những tu sĩ nam nữ luôn ưu tư lo lắng, luôn băn khoăn trăn trở, ấy là làm thế nào tìm ra những giải pháp tốt để "tháo gỡ" cho người dân tộc thoát khỏi phần nào đó đời sống nghèo khó, bệnh tật, và làm sao cho con cái của họ không phải chịu nhiều sự thiệt thòi.

Những điều mà chúng tôi lo lắng ưu tư nhất, ấy là:

Page 6: Tâm Bút

6

I. Người dân tộc vẫn còn sinh rất nhiều con.

Trong khi các chương trình của báo chí, đài truyền hình hay các hội nghị diễn thuyết về kế hoạch hóa gia đình của Nhà Nước, cũng như những áp phích treo đầy đường với khẩu hiệu "dù gái hay trai, chỉ hai là đủ" luôn được nhắc đến hàng đầu và khuyến khích mọi gia đình nên áp dụng, nhưng người dân tộc thì có câu nói như thế này: "dù gái dù trai, có thai là đẻ". Dù đó chỉ là một câu nói đùa nghe cho vui tai nhưng lại rất thật. Trong một gia đình của người dân tộc có đến 7, 8 người con được coi là rất bình thường, thậm chí một số gia đình có đến 10, 11 người con luôn. Họ chẳng cần biết đến ông nào là ông Ogino hay ông Billings…

Một phụ nữ dân tộc tuy đang rất trẻ nhưng đã tay bồng tay bế…

Có lần hai bà mẹ người dân tộc ở trên Đak Mut, huyện Đak Hà, tỉnh Kontum tới thăm tôi, tôi hỏi bà 40 tuổi:

- Bà có bao nhiêu người con?

Bà ta buồn rầu trả lời:

Page 7: Tâm Bút

7

- Con đẻ mười đứa nhưng con chỉ nuôi được năm đứa mà thôi, còn năm đứa thì bị chết khi nó còn nhỏ.

Tôi quay qua hỏi bà thứ hai, cũng chừng 40 tuổi:

- Còn bà? Bà được mấy người con?

Cũng giống như bà kia, bà này trả lời tôi:

- Con có 6 đứa con, nhưng mà con nuôi được 3 đứa. Có một đứa lớn tới 23 tuổi, buổi tối nó đi ngủ, sáng dậy thấy nó đã chết rồi, bởi vì nó bị bệnh tim bẩm sinh.

Nghe hai người đàn bà nói mà tôi rất đau lòng, vì có những cái chết không đáng có nếu được chữa trị kịp thời. Người dân tộc họ sinh con thì nhiều nhưng nuôi được con thì rất ít. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng buồn, đáng thương về điều này, đó là:

Thiếu vệ sinh:

Sự thiếu hiểu biết về vệ sinh cũng như những biến chứng sau khi sinh đã dẫn đến tình trạng người mẹ bị chết. Và theo hủ tục của người dân tộc thì khi người mẹ chết là người nhà sẽ chôn đứa con theo mẹ, dù nó còn sống. Có những đứa con sau khi được sinh ra chừng vài ba ngày, hay một thời gian ngắn thì bị chết vì bệnh hay vì một biến chứng nào đó liên quan đến vấn đề vệ sinh.

Thiếu lương thực.

Những bà mẹ dân tộc nghèo bị thiếu ăn, ngay chính bản thân họ còn không có cái để ăn thì làm sao họ nuôi nổi thai nhi trong bụng? Nên khi sinh con họ không có sữa cho con bú, vậy cả mẹ và con đều bị suy dinh dưỡng trầm trọng, có khi đứa con bị chết vì nó quá yếu.

Không muốn đến trạm xá:

Người mẹ dân tộc tới thời kỳ sinh nở không muốn đến trạm xá hay bệnh viện để sanh con vì những lý do như:

Page 8: Tâm Bút

8

Không có tiền, nhất là những người ở tận vùng sâu vùng xa.

Không biết tiếng Kinh – ngại giao tiếp.

Người dân tộc có thói quen chỉ muốn sinh con tại làng, tại nhà. Họ sống ở đâu thì sinh con ở đó.

II. Phải tìm cách giúp đỡ các bà mẹ nghèo mang thai.

Vì tình trạng sinh con thì nhiều mà nuôi được thì ít, nên chúng tôi đã hết sức cố gắng giúp đỡ họ về mọi mặt, nhất là về y tế, về vệ sinh và lương thực, để vừa nuôi người mẹ và nuôi luôn cả đứa con trong bụng. Nhưng như thế chưa phải là đã xong, vì sau khi người mẹ sinh con, chúng tôi còn phải lo cho họ được no cái bụng trong khoảng thời gian đầu. Đó chính là thời gian quan trọng để người mẹ cần có sữa cho con bú.

Chúng tôi luôn lo lắng, băn khoăn trăn trở khi nghĩ đến việc phải làm thế nào để giúp cho những bà mẹ đang mang thai mà thiếu ăn, thường xuyên bị đói, phải có cái ăn để người mẹ được no cái bụng. Họ thiếu ăn không phải vì họ làm biếng, trái lại họ rất siêng năng và chịu khó. Như chúng ta biết, người dân tộc luôn dựng làng ở gần rừng, gắn bó cuộc đời mình với núi, với rừng. Thiếu cái ăn là họ vào rừng. Rừng núi là một phần thân thể của họ. Bây giờ đâu còn rừng nữa mà vào! Xưa người dân tộc làm rẫy để có hạt lúa. Đông người thì đốt “cái rẫy” lớn, ít người thì đốt “cái rẫy” nhỏ. Bây giờ, đất đai được Nhà Nước quy hoạch rồi. Không còn chỗ đốt rẫy làm lúa, làm mì như thuở xưa nữa!

Làng người dân tộc luôn ở gần sông, gần suối, hoặc chỗ ở có nhiều nước. Họ lấy nước mạch để sử dụng, người Kinh thường gọi là “nước giọt”. Người dân tộc không có thói quen đào giếng như người Kinh. Khổ nỗi, bây giờ sông suối cũng cạn kiệt vì rừng không còn. Sông suối khắp nơi không những bị cạn kiệt, mà còn bị ô nhiễm nặng nề. Nhiều người dân tộc bị bệnh đường ruột vì uống nước không sạch.

Page 9: Tâm Bút

9

Caritas chúng tôi đã thực hiện nhiều chương trình nước sạch cho các làng dân tộc tại tỉnh Gia Lai, như: Đào giếng, lắp các bộ lọc nước tinh khiết, lắp bồn chứa nước v.v.... Đã đem lại nhiều ích lợi và sức khỏe cho người sử dụng. Chúng tôi mong có nhiều người tiếp tay để chương trình Nước Sạch đến được với nhiều làng dân tộc hơn nữa.

Chúng tôi rất đau lòng khi thấy những người mẹ dân tộc sinh nhiều con, mà con họ bị chết cũng nhiều. Có nghe được những tiếng khóc ai oán não nề của người mẹ khi con mình bị chết vì bệnh, hay vì một nguyên nhân không đáng kể nào đó, thì chúng ta mới có thể hiểu và cảm thông, mà chạnh lòng thương xót họ.

III. Những việc làm của Ban Bác Ái Xã Hội Caritas Kontum giúp đỡ người dân tộc.

Vì muốn tránh tình trạng các người mẹ dân tộc sinh con thì nhiều mà nuôi được thì ít, nên Ban Caritas chúng tôi hết sức cố gắng làm những công việc cần thiết để giúp đỡ cho những bà mẹ nghèo đang mang thai. Chúng tôi đã kêu gọi rất nhiều người từ các ngành Y Tế, Vệ Sinh, cùng chúng tôi chung lòng, chung sức, chung tay để giúp đỡ họ và phải làm sao cho có hiệu quả.

Caritas của Giáo Phận Kontum có nhiều ban, trong đó có Ban Bảo Vệ Sự Sống. Chúng tôi đã cố gắng góp phần lo cho các bà mẹ dân tộc nghèo mang thai được:

Ăn uống đầy đủ hơn trong khi mang thai. Một khi người mẹ mang thai được no bụng, thì mới có sức khỏe. Và khi mẹ được mạnh khỏe thì đứa con trong bụng mới tốt được.

Sau khi người mẹ sinh con xong thì cũng phải cho mẹ được ăn uống no đủ để có sữa cho con bú.

Với những người mẹ sau khi sinh con mà không có sữa cho con bú, cũng chẳng có tiền để mua sữa, thì chúng tôi, Ban Bác Ái Xã Hội Caritas phải tìm mọi cách giúp đỡ tiền bạc cho người mẹ để bà mua sữa cho con mình bú.

Page 10: Tâm Bút

10

Cũng vì tình trạng người mẹ mang thai mà không có cái ăn, nên đứa con đã bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Rồi thì với cách sống thiếu vệ sinh, khi bị bệnh không có thuốc uống, không tới được bệnh viện, thế nên tỷ lệ sơ sinh sống rất thấp. Vì những lý do đó, nên mới có tình trạng sinh 10 đứa mà nuôi được chừng 4 , 5 đứa, hoặc sinh được 6, 7 đứa mà chỉ nuôi được chừng 3,4 đứa là như vậy.

Nhà thờ Thăng Thiên - Pleiku

Vào năm 2005 tôi được bổ nhiệm về làm cha sở của giáo xứ Thăng Thiên (nhà thờ nằm ngay trung tâm thành phố Pleiku). Năm đó (2005), khai giảng Năm học Giáo Lý, lớp giáo lý Khai Tâm dành cho các em nhỏ người Kinh, có đến 40 em ghi tên học giáo lý Khối Khai Tâm. Nhưng sau 8 năm tôi ở xứ đạo này, vào niên học 2013 thì chỉ có 16 em ghi tên học giáo lý Khối Khai Tâm mà thôi. Điều đó chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng số sinh của người Kinh ngày càng giảm, trong khi đó số sinh của người dân tộc hầu như không giảm bao nhiêu.

Page 11: Tâm Bút

11

Tôi trông coi một làng dân tộc ở Xã Nghĩa Hưng, huyện ChưPăh, tỉnh Gia Lai. Đó là làng Ea Luh, thuộc sắc tộc Séđăng. Làng chỉ có khoảng 700 người dân mà thôi. Một lần nọ, tôi đi dâng lễ ngày Chúa Nhật, nhằm vào dịp Trung Thu. Tôi đem theo 200 phần quà để phát cho các em từ 10 tuổi trở xuống, nhưng chú Giáo Phu nói với tôi:

- Như thế là không đủ, vì làng của chúng con bây giờ các trẻ em từ 10 tuổi trở xuống có tới gần 300 em lận.

Hôm đó tôi cũng hơi ngạc nhiên vì số trẻ em của làng lại đông đến như thế. Đây cũng chính là nỗi lo lắng của chúng tôi, vì người dân tộc càng sinh nhiều con thì càng bị thiếu lương thực, mà thiếu lương thực thì cũng đồng nghĩa với thiếu ăn. Nếu thiếu ăn sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Một khi đã không có sức khỏe thì sẽ không có sức đề kháng, mà không có sức đề kháng thì khi bị bệnh sẽ khó vượt qua. Mọi chuyện cứ thế mà xoay quanh cái vòng luẩn quẩn!

Nhà trẻ ở làng Ea Luh

Page 12: Tâm Bút

12

IV. Cần tạo điều kiện để người mẹ được đi làm.

Như tôi đã nói sơ qua ở trên, ngày xưa người dân tộc ở trong rừng và rừng đã nuôi sống họ. Nhưng ngày nay rừng đâu còn nữa, các làng dân tộc ở chênh vênh giữa trời, giữa đất, cho nên khi hết gạo, hết lúa thì người dân tộc không còn rừng để gọi là "cứu đói" cho mình. Thế thì số trẻ em sinh ra nhiều như ngày nay, nếu Nhà Nước không tạo điều kiện, không có cách nào đó giúp đỡ họ một cách thiết thực ,thì làm sao họ có đủ thời gian để mà đi lao động?

Vì vậy nên Caritas chúng tôi đã làm những việc như sau để giúp đỡ cho các bà mẹ dân tộc có thời gian để đi lao động trên nương rẫy, hoặc đi làm thuê, làm mướn…

Mở nhà trẻ trong các làng người dân tộc.

Mở nhà trẻ trong các làng dân tộc giúp cha mẹ có nơi gởi con mình vào đó, để còn có thời gian đi làm kiếm cái ăn cho gia đình. Vì khi họ sinh nhiều con nên đứa lớn phải ở

Page 13: Tâm Bút

13

nhà giữ em. Ngặt một nỗi là khi đứa em vừa chập chững biết đi thì mẹ nó lại sinh tiếp đứa khác, và thế là nó lại tiếp tục giữ em. Vậy cho nên nó đâu có được đi học, mà đã không được đi học thì nó sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi khi trưởng thành. Còn như cha mẹ nó ở nhà giữ con để cho nó được đi học thì làm sao cha mẹ nó đi lao động được? Mà không đi làm thì lấy gì mà ăn? Đây là một cái vòng luẩn quẩn rất đáng thương và đáng buồn.

Vì muốn cho người dân tộc thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy nên chúng tôi suy nghĩ như sau: Các linh mục cũng như các tu sĩ nam nữ, bằng cách nào đó mở nhiều nhà trẻ tại các làng, càng nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Điều này rất ích lợi cho những người cha, người mẹ và các trẻ em người dân tộc.

Một nhà trẻ do người dân tộc coi sóc

Chúng tôi cũng đã mở một số nhà trẻ trong các làng dân tộc, tuy rằng nó không lớn và qui mô như các nhà trẻ của Nhà Nước. Các nhà trẻ do chúng tôi mở ra tuy đơn sơ

Page 14: Tâm Bút

14

nhỏ bé nhưng đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người dân trong làng. Nhất là khi các trẻ em được chính các cô giữ trẻ là người dân tộc của làng chăm sóc. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì như thế này: Chính những người dân tộc trong làng đảm nhận trách nhiệm giữ trẻ em trong làng của mình. Đây là điều vô cùng quan trọng, vì nó phù hợp với tâm lý và não trạng của các em. Thế nhưng phải làm cách nào để người trong làng biết cách giữ trẻ em ở trong làng của mình? Câu trả lời là chúng tôi đã tạo các điều kiện như sau:

Tổ chức cho người giữ trẻ đi học các khóa giữ trẻ.

Chúng tôi cho những người giữ trẻ được đi học thêm về cách thức giữ trẻ, về cách gìn giữ vệ sinh, về chế độ ăn uống... Chúng tôi nhận thấy rằng những đứa trẻ nào được ở trong nhà trẻ do chúng tôi mở ra thì rất mạnh khỏe và trí não phát triển tốt, vì các trẻ em đó được:

- Ăn uống đầy đủ, theo đúng chế độ dinh dưỡng.

Page 15: Tâm Bút

15

- Có nước sạch để uống và tắm rửa.

- Có nhiều đồ chơi để phát triển trí thông minh.

- Dạy cho các trẻ sống đời sống tập thể, yêu thương nhau, đối với người dân tộc thì điều này rất dễ tập.

- Dạy cho các trẻ em tập nói tiếng Việt, hát những bài hát tiếng Việt, dạy các trẻ em sống theo kỷ luật của trường, lớp.

- Các cô giữ trẻ phải biết chữa những bệnh thông thường cho các trẻ em như cảm, nóng sốt, tiêu chảy, bị trầy xước ngoài da do chơi đùa nghịch ngợm... Khi nào có bác sĩ, thầy thuốc hay y tá đến khám chữa bệnh cho các em thì cô giữ trẻ phải biết lo cho các em được khám và chữa bệnh.

Nhờ được học thêm về cách giữ trẻ, hơn nữa các cô giữ trẻ lại là người dân tộc trong làng nên các cô đã làm rất tốt công việc này. Các cô có trách nhiệm và biết yêu thương trẻ em. Hầu hết các em ở trong các nhà trẻ mà chúng tôi mở ra tại làng đều khỏe mạnh. Các em được học tiếng Việt nên biết nói tiếng Việt, rồi học kỷ luật và biết giữ kỷ luật của trường, của lớp. Cho nên, khi các em vào học cấp 1 thì dễ dàng thích ứng với những kỷ luật của trường, lớp cùng với các bạn học người Kinh. Các em đó không bị lúng túng bỡ ngỡ khi hòa nhập với những học sinh người Kinh.

V. Những con số và những kết quả đáng mừng.

Giáo phận Kontum của chúng tôi gồm có 2 tỉnh:

Tỉnh Gialai có 1.300.000 dân, khoảng một nửa là người dân tộc, còn một nửa kia là người Kinh.

Tỉnh Kontum chỉ có không tới 500.000 dân. Gần 300.000 là người dân tộc, số còn lại là người Kinh. Như vậy theo ước tính, thì tỉnh Kontum có tới 2 phần 3 là người dân tộc, còn lại 1 phần 3 là người Kinh.

Page 16: Tâm Bút

16

Số giáo dân Công giáo thuộc tỉnh Gia Lai có khoảng 160.000 người, khoảng một nửa là người dân tộc, còn nửa kia là người Kinh, trong đó số giáo dân người dân tộc thì sắc tộc Jơrai là đông nhất, sau đó tới sắc tộc Bahnar.

Số giáo dân trong tỉnh Kontum có đến 165.000 người.. Người Công giáo của cả nước Việt Nam chiếm không tới 7%, nhưng riêng tỉnh Kontum thì người Công giáo có được 35%. Đây là tỷ lệ cao nhất so với 64 tỉnh thành trong cả nước Việt Nam

Như thế trong tỉnh Kontum chúng tôi có:

Số Công giáo người dân tộc có khoảng 135.000 người. Số Công giáo người Kinh có khoảng 30.000 người.

Với 135.000 người Công giáo dân tộc tỉnh Kontum, có rất nhiều sắc tộc như: Jơrai, Bahnar, Rơngao, đông nhất là Séđăng ở các huyện phía bắc tỉnh Kontum. Những sắc tộc ít hơn như Yé, H'lan, Xơdra... thì số giáo dân không nhiều.

Page 17: Tâm Bút

17

Lễ khánh thành Giáo Xứ IA TÔ năm 2013, sau 10 năm truyền giáo do các cha Dòng Phanxicô..

Page 18: Tâm Bút

18

Đức Khâm Sứ Tòa Thánh là Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã đi thăm địa phận Kontum 3 lần. Trong 3 chuyến viếng thăm này, tôi được đi với ngài đến tất cả những nơi ngài đến thăm, người Kinh cũng như người dân tộc. Mỗi lần ngài đến những làng của người dân tộc như làng Kon Hring, làng Đak Chô thuộc huyện Đaktô, tỉnh Kontum, hoặc là Ngài đi xuống dưới các vùng của tỉnh Gia Lai, vào Buôn Ma Dơng huyện Ayunpa, hay Hara-Phú Yên huyện MangYang chẳng hạn, đến chỗ nào ngài cũng thấy trẻ em người dân tộc rất là đông. Ngài ngạc nhiên và nói với tôi:

- Trẻ em người dân tộc thật là đông, bên Châu Âu không thấy như vậy. Đặc biệt là các trẻ em dân tộc nơi nào cũng nghiêm trang, đạo đức, mặc dù không hiểu biết nhiều nhưng các em rất đàng hoàng, rất có trật tự.

Nghe ngài khen như thế tôi rất mừng. Tôi nghĩ rằng trong địa phận Kontum chúng tôi có khoảng 215.000 giáo dân là người dân tộc, thì giới trẻ từ 20 tuổi trở xuống có khoảng 50%. Lý do vì sao mà tôi đưa ra con số đó? Câu trả lời là:

Đã từ lâu người dân tộc nhận được rất nhiều những giúp đỡ và sự chú tâm lo lắng chăm sóc của các linh mục, tu sĩ tại Giáo Phận Kontum, nhất là các nữ tu ở những vùng xa xôi. Chính các vị này đã không quản ngại gian khó để giúp cho họ về mọi mặt, nhất là về y tế và giáo dục. Hiện nay Nhà Nước cũng có chủ trương, chính sách quan tâm đến cuộc sống của người dân tộc, nhưng từ chủ trương đến thực hiện, thì cũng còn xa lắm.

Người ta có thể CHO mà không THƯƠNG, nhưng người ta không thể THƯƠNG mà không CHO. Chữ THƯƠNG ở đây và trường hợp này là cần thiết, rất cần thiết !

Page 19: Tâm Bút

19

Điều đáng mừng là lúc sau này người dân tộc không còn bị chết trẻ nhiều, cũng không yếu đau bệnh tật nhiều như thời trước. Cho nên trẻ em người dân tộc đông là như vậy đó. Nhưng họ lại gặp nhiều khó khăn trong việc làm sao kiếm đủ lương thực để nuôi con, lo cho con đi học. Khi con cái hay người nhà bị bệnh thì phải có tiền để lo chữa trị cho người bệnh. Công việc của chúng ta bây giờ là giúp đỡ họ bằng mọi cách với khả năng mà chúng ta có thể. Như vậy là chúng ta đã thể hiện được tình yêu thương đồng loại, yêu thương người nghèo khó, bệnh tật. Nếu được như thế là chúng ta đã sống theo Tin Mừng Phúc Âm của Chúa.

Nhờ ơn Chúa thương ban cho đất nước Việt Nam chúng con nói chung và giáo phận Kontum nói riêng. Qua sự truyền giáo của các linh mục thừa sai ngày xưa, nên ngày hôm nay giáo phận Kontum chúng con đã có những con số thật đáng mừng. Chúng con muôn vàn cảm tạ ơn Chúa, nguyện xin Chúa cho số giáo dân người dân tộc và người Kinh ngày càng tăng, cuộc sống của người dân tộc ngày càng tốt hơn về mọi mặt.

Page 20: Tâm Bút

20

CHƯƠNG HAI

NHỮNG ĐIỀU KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI KINH VÀ NGƯỜI DÂN TỘC

Trong bài này có mấy vấn đề mà tôi muốn đề cập đến, đó là những sự khác biệt giữa người Kinh và người dân tộc trong việc sinh con, nuôi con và dạy con. Chúng ta có thể nêu ra những sự khác biệt nhau giữa Kinh và dân tộc như sau:

I. Sinh con

- Đối với người Kinh:

Thời nay, người Kinh không sinh nhiều con, một gia đình người Kinh chỉ sinh 1 hoặc 2 con mà thôi. Xã hội ngày

Page 21: Tâm Bút

21

càng văn minh hiện đại, cuộc sống ngày càng được nâng cao, những nhu cầu cần phải có trong gia đình ngày càng đòi hỏi nhiều, người Kinh thích hưởng thụ hơn, cho nên theo họ sinh thêm con là một gánh nặng, chứ không phải là “Đa tử, đa tôn, đa phú quý” như thời trước.

Hơn nữa, ngày nay người phụ nữ Kinh tham gia công việc xã hội nhiều hơn phụ nữ ngày trước. Họ cũng phải lo nhiều về "cơm áo gạo tiền", vì thế họ không thích sinh nhiều con. Nếu sinh nhiều con, họ sẽ bị bận rộn trong việc chăm sóc con cái. Khi đó thì "đầu bù tóc rối", người ngợm của họ lúc nào cũng khai ngấy, quần áo xốc xếch, xộc xệch, mất hết hình tượng đẹp của người phụ nữ.

Đã vậy, có nhiều con mà kinh tế eo hẹp không nuôi cho đầy đủ về cơm áo, không lo cho chúng nó được học hành tới nơi tới chốn thì thật là quá tội !

Vậy nên người phụ nữ Kinh không muốn sinh con theo kiểu của ông bà xưa là "đứa thôi nôi lôi đứa đầy tháng".

Khi sinh con thì người mẹ Kinh sẽ đến bệnh viện hoặc trạm xá để sinh, vì như thế, họ sẽ được an toàn hơn, sẽ được "mẹ tròn con vuông". Vậy nên họ không sinh con ở nhà. Trước khi đi sinh, người mẹ Kinh chuẩn bị đủ mọi thứ như: áo, tã lót, khăn, dầu xoa bóp, phấn, nón len, bình thủy và những thứ khác cho em bé... Nên khi vừa sinh con xong thì người mẹ đã có sẵn mọi thứ cần thiết để các y tá dễ bề chăm sóc cho đứa bé. Đó cũng là một thông lệ, một thói quen tốt của người Kinh đã có từ lâu rồi.

Người Kinh còn chu đáo chuẩn bị sẵn phong bì "lót túi" cho các y công, y tá để cả mẹ và con được chăm sóc một cách tận tình chu đáo. Đó là sự thể hiện vô cùng thực tế của câu " tiền thương mến thương" !?

- Đối với người dân tộc:

Trong các làng của người dân tộc, thường có một cô mụ làng (mẹ truyền con nối), nên khi bà mẹ sinh con tại nhà

Page 22: Tâm Bút

22

mình thì đã có cô mụ làng tới nhà đỡ đẻ cho. Nếu gặp cô mụ làng biết cách lo cho trẻ một cách hợp vệ sinh thì đứa bé được an toàn. Nhưng cũng có lúc, đứa bé có thể bị nhiễm trùng rốn rồi chết, nếu cô mụ làng theo tập tục xưa, lấy một thanh tre tước mỏng thiếu vệ sinh để cắt rốn cho đứa bé.

Về phía người mẹ, cũng có những trường hợp sau khi sinh bị băng huyết mà chết. Người dân tộc không thích tới bệnh viện để sinh con. Chỉ khi nào họ gặp vấn đề quá khó khăn thì lúc đó mới tới trạm xá hoặc bệnh viện. Nhưng có những làng ở trong các vùng xa xôi nên họ không tới kịp trạm xá hoặc bệnh viện. Đôi khi không có cách nào khác thì người mẹ bị chết hoặc là đứa con không sống được. Điều này rất đáng thương, tội nghiệp và thật là đau xót.

Giúp những thai phụ sinh khó tại các làng

Vì thấy những cái chết không đáng phải chết như thế, nên sau này chúng tôi hết sức cố gắng và đã mua được 2 chiếc xe cứu thương để giúp đỡ cho những trường hợp cấp cứu: Một chiếc phục vụ vùng Gia Lai và một cho vùng Kontum. Sẵn sàng chạy đến các làng xa để chuyên chở thai phụ, hoặc bệnh nhân đến các bệnh viện cấp cứu.

Trước kia ở vùng Kontum có các linh mục như cha Simon Bình, ngài có chiếc xe chuyên chở cấp cứu cho các bệnh nhân nghèo đi bệnh viện, nếu có bà mẹ sinh con khó, khi có giáo dân nào đó báo cho biết thì ngài sẵn sàng và nhanh chóng chở bà mẹ sinh khó tới nơi cần thiết có đủ phương tiện để giúp cho họ được "mẹ tròn con vuông".

Thời trước năm 1975, Đức Giám Mục Kontum là Đức Cha Phaolô Kim cũng thường xuyên dặn dò các linh mục trong việc phải giúp đỡ các bà mẹ dân tộc sinh đẻ gặp khó khăn. Nên các linh mục ở các vùng như Đak Tô hoặc các vùng xa xôi, một khi có vấn đề như thế thì các linh mục

Page 23: Tâm Bút

23

người Pháp cũng như người Việt luôn luôn sẵn sàng nhanh chóng đưa các bà mẹ sinh khó tới bệnh viện cho kịp lúc.

Trước khi làm linh mục, khoảng năm 1970. Đức Cha Kim có lần nói với tôi: “Làm linh mục ở Paris thì anh chỉ lo ban các Bí tích, lo dạy giáo lý, đi thăm viếng mục vụ các gia đình. Như vậy là tốt lắm rồi ! Còn như anh làm linh mục ở Kontum, ngoài những việc đó ra, anh còn phải biết: Cho thuốc cho người bệnh, phải biết sửa xe đạp, phải biết quay nổ máy phát điện, và…thậm chí là phải biết đỡ đẻ nửa !!

Cha Simon Bình và chiếc xe cứu thương huyền thoại của ngài

Page 24: Tâm Bút

24

Đức Cha Phaolo Kim

Page 25: Tâm Bút

25

Nhưng theo thói quen, người dân tộc vẫn thích sinh con ở nhà hơn, nên họ dễ gặp nguy hiểm khi "vượt cạn". May mà nhờ có các linh mục và các sơ ở các nơi trong giáo phận kịp thời giúp đỡ được nhiều trường hợp khẩn cấp, đã cứu được người mẹ và cứu luôn cả đứa con.

Có một điều chúng tôi nghe được là ngay chính người Kinh khi đến bệnh viện cũng phải có "bao thư" để được tiếp đón một cách niềm nở và được giải quyết nhanh chóng. Nếu có bao thư thì gặp chuyện tưởng chừng như bế tắc lắm thì cũng được giải quyết. Có một y sĩ người dân tộc, người này từng giúp đỡ cho nhiều bà mẹ trong làng, nói với tôi rằng:

- Bây giờ người dân tộc cũng muốn tới bệnh viện để sinh con nhưng họ ngại một điều là không có tiền để tới bệnh viện.

Mặc dù trên nguyên tắc thì người dân tộc nghèo được miễn phí khi đến bệnh viện, nhưng cái "chế độ bao thư" không thể thiếu ấy đúng là làm khổ cho người nghèo. Chỉ mong sao các linh mục ở các nơi, nhất là các nữ tu ở những vùng lân cận đến chăm sóc cho các bà mẹ mang thai mà nghèo đói, cố gắng giúp đỡ cho họ có đủ phương tiện để "vượt cạn" khi họ tới ngày sinh con. Đây là điều chúng tôi mong ước cho các bà mẹ dân tộc, nhất là những bà mẹ nghèo.

Như đã kể trên, người Kinh trước khi sinh con thì họ sắm sửa chuẩn bị đầy đủ các thứ, nhưng người dân tộc thì không. Vì họ quá nghèo nên không có tiền để sắm sửa chuẩn bị như người Kinh, nếu có tới được bệnh viện thì họ chỉ đi tay không, chẳng mang theo thứ gì cả. Họ bị những người y tá trong bệnh viện trách móc, đôi khi còn la mắng hoạnh họe họ nữa. Có những nhân viên y tá phục vụ trong bệnh viện khoa sản mặt nặng, mày nhẹ, cằn nhằn người mẹ dân tộc những câu đại loại như:

Page 26: Tâm Bút

26

- Tại sao không có tã lót? Tại sao không có khăn, áo cho đứa bé? Bệnh viện làm gì có sẵn những cái này...

Vì những câu cằn nhằn như thế nên những người mẹ dân tộc rất e ngại và lòng đầy mặc cảm. Trong khi đó nếu sinh con tại làng thì người mẹ được cô mụ làng tới tận nhà đỡ đẻ mà không phải tốn tiền.

Có những câu chuyện nếu kể ra đây nghe thì thật là đau lòng. Nhưng tôi nghĩ rằng dù có đau lòng cách mấy thì cũng nên kể ra cho mọi người biết, không phải là để cầu xin lòng thương xót, nhưng cũng để cho người đọc biết rõ hơn về cuộc sống của người dân tộc, nhất là những người đàn bà dân tộc nghèo mang thai. Có rất nhiều chuyện cảm động và đau lòng, nhưng tôi chỉ kể một câu chuyện điển hình như sau:

Có một em bé được nằm chữa trị trong bệnh viện, sức khỏe em ngày một khá hơn, nhưng cha mẹ của em thì hết tiền, cuối cùng không còn đồng nào để ăn hằng ngày, nên đành phải bồng con đi về mặc dù đứa bé chưa hết bệnh. Không biết sau khi về làng bệnh của em có nặng trở lại hay không? Em bé có vượt qua cái chết để được sống hay không?

Tôi vô cùng bức xúc về những câu chuyện đại loại như thế. Chính điều này làm cho tôi nghĩ rằng: Trong vai trò của người linh mục hay của một tu sĩ nam, nữ thì đôi khi chúng ta vẫn còn nhiều thiếu sót. Chúng ta lo cho các công tác mục vụ, lo ban các phép Bí tích, lo xây dựng nhà thờ... Thế nhưng chúng ta lại ít khi nghĩ tới hoàn cảnh sinh sống của người nghèo. Nhất là những người dân tộc nghèo, như vậy là chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm với chức năng thiêng liêng trong ơn gọi của mình.

Page 27: Tâm Bút

27

Trạm Xá Cao Thượng ở Kon Jơdreh – Tỉnh Kontum

Trước tình cảnh đó, Hội Ái Hữu và Truyền Giáo Kontum (KMF: www.giupkontum.org) cùng với anh em Cựu Chủng Sinh Kontum đã thành lâp một trạm xá ở Kon Jơdreh, Kontum để khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo. Cho đến giờ này, đây là trạm xá miễn phí quy mô và hiệu quả nhất vì có đội ngũ Y, Bác sĩ chuyên môn thường trực từng ngày.

Chờ khám bệnh cho con cái ở trạm xá Kon Jơdreh

Page 28: Tâm Bút

28

II. Nuôi con

- Đối với người Kinh:

Thời trước, người Kinh có quan niệm rằng "trời sinh voi sinh cỏ", nên ông bà ta thời đó sinh rất nhiều con. Tuy là sinh nhiều con nhưng vẫn nuôi dạy tốt hơn bây giờ nhiều.

Đến thời nay thì người Kinh ngại nuôi con nên sinh rất ít. Họ áp dụng câu "Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ", nên gia đình người Kinh chỉ sinh từ 1 đến 2 đứa con mà thôi. Vì vậy mà họ nuôi con khá đầy đủ, nhưng có một điều đáng lo ngại là vì có ít con nên họ cưng chiều con cái, làm cho con cái họ dễ hư hỏng.

Về dinh dưỡng thì người Kinh cho con mình ăn những thứ thức ăn đầy chất bổ dưỡng, uống những loại sữa tốt, nên có những đứa trẻ con tôi thấy nó mập quá xá cỡ, ú na ú nần, mà mập quá như thế cũng không tốt.

Người Kinh nuôi con rất kỹ, nghe con ho vài tiếng, thấy con bú ít một chút, hôm nào sờ đầu con cảm thấy trán hâm hấp nóng là họ vội vàng bồng con đi bác sĩ hoặc đưa con đến bệnh viện ngay. Vì vậy số người Kinh đưa con đi khám bệnh ở phòng khám của các bác sĩ tư rất nhiều, còn người dân tộc thì rất hiếm, họa hoằng lắm mới có một vài người đưa con đến khám.

Người Kinh thường xem tin tức trên đài truyền hình, hoặc đọc báo, lên mạng Internet, qua đó họ thường theo dõi để biết chỗ nào có vá môi sứt, chích ngừa bệnh này, bệnh nọ... v.v...và v.v... Cũng nhờ thường xuyên theo dõi tin tức, thông báo, nên người Kinh lo cho con cái khá là chu đáo.

- Đối với người dân tộc:

Khác với người Kinh: "dù gái hay trai chỉ hai là đủ", người dân tộc lại quan niệm như ông bà người Kinh của chúng ta ngày trước "trời sinh voi sinh cỏ", vì thế nên họ sinh con một cách vô tư. Họ làm theo câu nói tuy có vẻ đùa nhưng rất thật: " Dù gái, dù trai có thai là.. đẻ!". Họ không

Page 29: Tâm Bút

29

thèm “kiêng cữ”… Vì đẻ nhiều, nhà nghèo lại đông con nên cơm ăn bữa đói bữa no, có bữa còn không có cái gì để mà ăn. Thế nhưng người dân tộc vẫn chấp nhận cảnh nhà đông con, và họ rất vui vì có nhiều con. Các nhà trong làng cũng vui lòng cho nhà nào có con đông, phải sống chen chúc chật chội được qua ở nhà của mình.

Có một lần tôi tới thăm một gia đình nọ. Nhà có hai người con, ông chồng đau phải nằm bệnh viện 2 tuần, tôi hỏi bà vợ:

- Trong 2 tuần bà đi nuôi chồng trong bệnh viện, thế thì 2 đứa con của bà ở nhà nó sống ra làm sao?

Bà mẹ hồn nhiên trả lời:

- Làng cho nó ăn đó chớ!

Điều này cho tôi thấy tinh thần cộng đồng của người dân tộc rất tốt, không những biết lo cho những người trong làng khi gặp khó khăn, mà còn cho con cái của người đó được ăn cơm, ngủ nhờ. Đôi khi họ còn tình nguyện chăm sóc cho heo, gà... của người đó nữa. Như khi thấy là người vợ phải nuôi chồng trong bệnh viện 2 tuần mà ruộng lúa bị cỏ rác mọc tùm lum, mùa màng tới nơi cần phải gặt, thì người ở trong làng cũng tổ chức đi gặt lúa cho gia đình đang gặp khó khăn đó.

Khi nghe nói 2 đứa con người bệnh ở trong làng không nổi lửa nấu cơm, bếp núc lạnh tanh, thì nay chúng ăn cơm ở nhà này, mai chúng lại qua ăn cơm ở nhà khác, và nhà nào cũng vui vẻ cho chúng ăn cơm.

Tôi rất lấy làm cảm động và nhận thấy rằng về điều này thì người dân tộc sống tốt hơn người Kinh của chúng ta nhiều. Họ biết chia sẻ và sẵn lòng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

Khi người dân tộc bị bệnh, mặc dù họ rất muốn đến bệnh viện hoặc tới phòng khám của các bác sĩ tư để khám và được chữa bệnh, nhưng vì:

Page 30: Tâm Bút

30

Họ không có tiền. Làng họ ở xa xôi. Họ không biết tiếng Việt hoặc biết rất ít.

Đó là những lý do mà người dân tộc rất ngại không dám đến bệnh viện hay phòng mạch của bác sĩ tư.

Có một điều thật đáng thương cho người dân tộc nhưng cũng thật đáng trách đối với những người Kinh, ấy là có những người Kinh bán hàng, bán thuốc trị bệnh quá thời hạn sử dụng cho người dân tộc. Khi người dân tộc bị bệnh họ đã đến đó để mua thuốc về uống, chẳng những bệnh không hết, trái lại còn bị nặng hơn. Vì vậy nên người dân tộc rất ngại và thiếu niềm tin ở nơi người Kinh.

Nhưng thật may mắn là bây giờ ở trong một số làng của người dân tộc có những y sĩ cũng là người dân tộc. Nên mỗi khi bị bệnh, họ thường tìm đến các y sĩ trong làng, hay là những y, bác sĩ tình nguyện của giáo phận Kontum ở trong Ban Caritas chẳng hạn. Tại những nơi này họ được đón nhận, được chăm sóc và được chữa trị trong tinh thần bác ái. Các nữ tu trong giáo phận đã làm việc này rất tốt.

Page 31: Tâm Bút

31

Người dân tộc không được tiếp xúc nhiều với những phương tiện truyền thông như người Kinh, nhất là họ không biết đọc chữ Việt là bao nhiêu. Vậy nên họ không thể theo dõi để biết được những thông tin quan trọng về bệnh tật, về những điều cần thiết khác liên quan đến đời sống, đến sức khỏe của con cái họ. Đó là một sự thiệt thòi rất lớn cho người dân tộc trong việc nuôi con của mình theo phương pháp hiện đại ngày nay.

Những điều tốt đẹp từ các nhà trẻ mồ côi mang tên Vinh Sơn ở Kontum.

Giáo phận Kontum chúng tôi có đến 6 nhà mồ côi có tên gọi là Vinh Sơn 1, Vinh Sơn 2, Vinh Sơn 3, Vinh Sơn 4, Vinh Sơn 5, Vinh Sơn 6. Tất cả 6 nhà mồ côi này đều nằm trong Thành phố Kontum, do các Yă (nữ tu Dòng Ảnh Phép lạ, Dòng nữ tu người dân tộc) phụ trách.

Giáo dân người dân tộc thuộc tỉnh Kontum là 135.000 người, trong khi giáo dân người Kinh chỉ có 30.000 người mà thôi. Các huyện như huyện Đak Glei, Ngọc Hồi, Tu Mơrông, Đak Hà thuộc các vùng xa. Ở những nơi xa xôi

Page 32: Tâm Bút

32

này các làng đa số là nghèo. Về vật chất như cơm ăn áo mặc cũng đã khó khăn thiếu thốn, rồi khi sinh con, chăm sóc con, đến khi nó đau yếu bệnh tật, thì người dân tộc nghèo không biết phải làm sao để chữa bệnh cho con. Đó chính là nỗi lo lắng vô cùng to lớn của các người làm cha mẹ.

Các Yă trong giáo phận Kontum cũng hiểu được điều đó, nên cố gắng giúp đỡ cho các gia đình dân tộc nghèo. Khi những cha mẹ người dân tộc, nhất là những cha mẹ người dân tộc Công giáo thấy đứa con của mình khó nuôi, mà có nuôi thì cũng không thể cho con cái của mình đi học. Họ thường nhờ cậy, gởi gắm con mình vào ở trong các nhà Vinh Sơn để được các Yă chăm sóc. Các nhà Vinh Sơn đều ở gần bệnh viện, lại có nhiều trạm xá, có các Yă làm việc ở trong đó nữa. Những khi có em nào ho, ỉa chảy, cảm sốt... thì các Yă lo cho nó uống thuốc. Một khi con của họ được các Yă nhà Vinh Sơn chăm sóc kỹ lưỡng thì các em sống mạnh khỏe, ít bị bệnh

Cô nhi viện Vinh Sơn 5

Page 33: Tâm Bút

33

Cô nhi viện Vinh Sơn 6

Về vấn đề học hành của các em cũng thế; các nữ tu trông coi các nhà Vinh Sơn đã tận tình trong việc chăm sóc việc học hành cho các trẻ em người dân tộc. Các Nhà Vinh Sơn ở Kontum cũng giống như một nhà trẻ. Nơi đó, các nữ tu nuôi trẻ từ nhỏ cho tới lớn, đồng thời các em cũng được một số nhà hảo tâm giúp đỡ về thực phẩm, ăn uống hằng ngày, về áo quần cho các em được ấm áp trong mùa đông, nhất là về hệ thống nước lọc, nước uống được bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.

Vì các em trong các nhà Vinh Sơn ngay từ lúc nhỏ đã được chăm sóc tốt về sức khỏe, được ăn uống tương đối đầy đủ, nên các em khỏe mạnh, ít đau yếu. Như thế cũng bớt đi phần lớn gánh nặng cho xã hội. Khi khôn lớn các em lại trở về làng, lập gia đình và phục vụ lại cho những người khác.

Page 34: Tâm Bút

34

III. Dạy con

- Đối với người Kinh:

Khi những đứa con lớn lên, tùy theo độ tuổi, cha mẹ người Kinh lo tìm nhà trẻ nào tốt hoặc tìm trường mẫu giáo "ngon lành" cho con mình vào học. Ở thành phố Pleiku có trường mẫu giáo nổi tiếng của các sơ dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, nhưng khó gởi con vào học trường này lắm vì số trẻ em được nhận vào có giới hạn trong khoảng bao nhiêu đó mà thôi, quá con số đưa ra là không được.

Vậy nên những con em được vào học trong những trường đó, thường là con nhà giàu có, hoặc là con em của các cán bộ. Những người này tìm mọi cách để gởi con mình vào trường mẫu giáo nói trên, vì ở trong đó các em được chăm sóc về nhiều mặt như: về sức khỏe, về cách nói năng, về cách cư xử, cũng như về vấn đề ăn uống là phải đầy đủ các chất dinh dưỡng cho các em... Mọi thứ đều được tính toán từng ly từng tí để giúp cho các em phát triển.

Trong khi đó thì người dân tộc hầu như không có được sự may mắn này như người Kinh. Dễ dầu gì được lọt vào các trường có "tầm cỡ" như vậy kia chứ !

Với người Kinh thì "thương cho roi cho vọt", mỗi lần con cái làm điều gì cho cha mẹ giận là coi như đứa con bị cha mẹ đánh mắng om xòm. Người Kinh dạy dỗ con cái có kỷ luật từ lúc con còn nhỏ.

- Đối với người dân tộc:

Người dân tộc không bao giờ đánh con, cũng không bao giờ mắng nhiếc con cái. Đây là điều rất dễ thương của những cha mẹ người dân tộc. Nhưng có một cái sai nơi người dân tộc là hễ con cái đòi cái gì thì cũng chiều theo ý nó. Trẻ muốn mua cái gì thì cha mẹ phải mua cho nó, nếu không có sẵn tiền để mua thì lấy gạo đem đổi.

Page 35: Tâm Bút

35

Người dân tộc quan niệm về việc sinh con, nuôi con và dạy con như thế nào? Điều đơn giản nhất đối với họ là hễ có thai là đẻ, đẻ ra thì nuôi, nuôi sống đầy đủ hay không thì tính sau. Nhưng đối với họ thì dạy con là công việc khó khăn nhất. Tôi có nuôi và lo cho một em người dân tộc được ở trong nhà tôi từ lúc nó mới học lớp 6 cho tới khi em đó thi đậu tú tài (tốt nghiệp cấp 3). Sau đó em tiếp tục đi học cao hơn và trở thành Y Sĩ Đông Y, rồi em kiên trì học nữa và trở thành Y Sĩ Tây Y. Sau đó em về làng mình để phục vụ những người trong làng và các làng chung quanh làng của em.

Em rất giỏi, rất có tình thương yêu đồng bào dân tộc của mình. Có một điều đáng khâm phục ở nơi em, ấy là em còn phụ trách về y tế lưu động nữa. Người dân tộc không chịu đi khám bệnh nơi bệnh viện hay trạm xá vì làng của họ ở xa, thế nên nếu muốn tốt cho họ, muốn chữa bệnh cho họ thì em phải tới nhà của họ. Em còn phải phụ trách nhà trẻ ở trong làng của mình.

Các em xem lễ sốt sắng

Page 36: Tâm Bút

36

Thế là cha của em trong làng tổ chức một cái lễ gọi là Lễ Báo Hiếu. Tôi được mời tới dự buổi lễ đó, trong buổi lễ người ta mặc cho tôi cái áo của người dân tộc và còn tặng cho tôi một cái “băn” (khăn choàng) của người dân tộc nữa.

Cha của em nói với tôi trước mặt dân làng:

- Người dân tộc chúng tôi sinh con dễ hơn nuôi con, nuôi con dễ hơn dạy con. Vợ chồng tôi sinh con, mà người nuôi dạy con tôi là cha Đông. Đối với người dân tộc chúng tôi thì dạy con là điều khó khăn nhất, mà cha Đông đã nuôi và dạy con tôi thành người nên bây giờ nó là con của cha Đông.

Vậy nên:

Điều khó khăn nhất đối với người dân tộc là việc dạy dỗ con cái.

Trở ngại lớn nhất cho các học sinh người dân tộc là vấn đề về sách giáo khoa: Các sách giáo khoa toàn là bằng chữ Việt, thầy cô dạy học giảng bài toàn là bằng tiếng Việt.

Chúng tôi mở được một số nhà giữ trẻ trong các làng. Điều thuận lợi trong các nhà trẻ của chúng tôi (như đã đề cập ở trên) là các cô giữ trẻ người dân tộc dạy trẻ em người dân tộc. Trong khi đó các cô dạy trẻ người Kinh dù có bằng cấp sư phạm, có rành tâm lý gì đi nữa thì khi nuôi dạy trẻ em người dân tộc, cao lắm chỉ một tháng mà thôi, sau đó các nhà trẻ vắng ngắt. Bởi vì các trẻ em người dân tộc không tới nhà trẻ nữa mà ở nhà hết trơn, có nói cách gì hay có năn nỉ cách mấy nó cũng không chịu đi.

Các em người dân tộc nào may mắn được nuôi dạy trong các nhà giữ trẻ tại làng, do tôi hay do các linh mục, các nữ tu mở ra thì chỉ chừng 2 hoặc 3 năm là các em sẽ biết ít nhiều tiếng Kinh, biết kỷ luật của nhà trường... nên dễ dàng khi vào lớp 1. Điều đáng mừng và đáng khích lệ cho các nhà trẻ của chúng tôi là các cô giáo dạy lớp 1 rất thích

Page 37: Tâm Bút

37

nhận các trẻ em người dân tộc đã ở trong nhà trẻ của chúng tôi.

III. Về việc học hành.

- Đối với người Kinh:

Khi các con của người Kinh đến độ tuổi đi học thì cha mẹ lo tìm trường mẫu giáo nào tốt để gởi con mình vào đó. Rồi khi con đến tuổi vô lớp 1 thì cha mẹ lo sắm sửa đủ mọi thứ như áo quần, cặp xách, sách giáo khoa, tập vở, đồ dùng học tập... Nói chung là không thiếu một thứ gì. Nhà nào giàu thì mua cho con đồ thật tốt, nhà nào thiếu hụt thì cũng ráng đi vay nơi này, đi mượn nơi khác để mua sắm cho con mình. Họ không để cho con cái của mình bị thua kém ai.

Điều dễ dàng và thuận tiện cho các em người Kinh khi đi học là các em học sách giáo khoa bằng tiếng Việt, thầy cô giáo cũng là người Việt. Ngoài giờ học ở trường ra các em còn được đi học thêm, khi về nhà thì cha mẹ kiểm tra bài vở của con mình, vì cha mẹ người Kinh hầu như ai cũng có trình độ văn hóa khá. Đó chính là những điều kiện thuận tiện và rất có lợi cho các em học sinh người Kinh.

- Đối với người dân tộc:

Người dân tộc có nhiều sắc tộc với những tiếng nói khác nhau, trong khi đó sách giáo khoa vẫn hoàn toàn là tiếng Việt, thầy cô giáo cũng là người Việt. Nếu không chuẩn bị một chút ít vốn liếng tiếng Việt cho các em dân tộc, thì các em rất lúng túng khi vào lớp 1. Nhưng được một điều là các em học tiếng Kinh rất nhanh, nhất là những em đã từng được ở trong các nhà trẻ. Tuy nhiên theo sự suy nghĩ của tôi thì các trẻ em người dân tộc vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong việc học hành, vì tiếng Việt đối với người dân tộc không phải là tiếng mẹ đẻ.

Thêm một điều này nữa: Cha mẹ của các em hầu hết không biết chữ nên không thể nào kiểm tra bài vở cho

Page 38: Tâm Bút

38

con cái, hoặc là giúp cho con cái trong việc học hành. Với lại người dân tộc vốn đã nghèo nên không có tiền cho con mình đi học thêm.

Với ba cái không:

Không biết chữ. Không biết đọc. Không biết viết.

Là những yếu tố tạo nên sự thiệt thòi cho các em.

Tôi được người ta kể cho nghe một chuyện như thế này: Trong một buổi lễ rửa tội cho những người dân tộc ở một làng nọ, có rất nhiều người cầm bảng tên của mình đưa lên cao để linh mục kêu tên mình lên mà làm phép rửa tội. Nhưng vì không biết chữ nên họ cầm bảng tên của mình lộn ngược, lộn xuôi, ngang, dọc, làm vị linh mục đó phải xoay tấm bảng sao cho đúng vị thế mới đọc được tên của họ. Thật là tội nghiệp, đáng thương cho người dân tộc vì họ không biết chữ nên không biết phải cầm bảng tên của mình sao cho đúng.

Như thế chúng ta thấy rằng con cái của người dân tộc chịu nhiều thiệt thòi khi đi học. Các em học cấp 1 mà đạt được trung bình thì cũng đáng mừng lắm rồi. Bây giờ thì Nhà Nước cũng đã có mở trường cho các em người dân

Page 39: Tâm Bút

39

tộc. Chỉ mong sao các cô giáo, thầy giáo có được một tấm lòng biết tận tình thương yêu các em, lo cho các em, chứ cứ đua nhau chạy theo thành tích, thì đôi khi các em được lên lớp nhưng trình độ học vấn, sổ điểm của các em không ngang tầm với sức học thực sự. Cho nên có em lên tới lớp 5 là không học được nữa vì bị mất căn bản. Có những em dù có bằng tiểu học (còn gọi là bằng tốt nghiệp cấp 1), nhưng khi viết một câu văn cũng không viết được vì không rành chữ Việt, đọc tiếng Việt cũng không xong.

Về phía Giáo hội thì rất nhiều lần tôi cũng đã xin các linh mục, các tu sĩ nam nữ ở các nơi, nếu có điều kiện, và có thể được hãy giúp đỡ cho các em học sinh dân tộc, tạo điều kiện cho các em có cơ hội học thêm các môn học, nhất là môn tiếng Việt, vào buổi sáng hay buổi chiều gì đó tùy theo thời khóa biểu của trường, lớp em đang theo học, rồi cho các em được một bữa ăn no tại nhà của các nữ tu mà em đang được học thêm, do các sơ phụ trách.

Các em nhỏ tại nhà nội trú làng phong Dakkia, Kontum

Page 40: Tâm Bút

40

Lớp dạy hè cho các em học sinh dân tộc

Có nhiều nơi các linh mục, các nữ tu đã sốt sắng đáp ứng lời kêu xin tha thiết của tôi, nên họ đã tổ chức những nhà nội trú để các em được ở lại.

Page 41: Tâm Bút

41

Đáng buồn và đáng tiếc là có những nơi lại gặp khó khăn, vì người ta làm khó không cho các em được ở trong nhà nội trú do các sơ hay các linh mục tổ chức. Tôi không biết lý do làm sao?

Mục đích của Hội Thánh là chỉ muốn làm cho con người được thăng tiến mà thôi, một khi muốn con người thăng tiến thì nhất định phải tạo cho các con em người dân tộc có nhiều cơ hội và điều kiện để các em được học hành tới nơi tới chốn. Đừng vì bệnh thành tích, cũng đừng vì e ngại sợ ảnh hưởng đến chỗ này chỗ nọ, rồi vô tình dẫn đến vô tâm, làm cản trở công việc tốt đẹp của các linh mục, các nữ tu đầy thiện chí lo cho các em người dân tộc.

Tôi rất buồn vì điều này, nhưng nói thì biết nói với ai bây giờ? Thôi thì có buồn, có thương các em người dân tộc thì cũng đành chịu vậy, nếu làm được điều gì tốt cho các em thì tôi làm.

Mỗi năm vào dịp nghỉ hè tôi thường vận động những sinh viên Công giáo tình nguyện đi tới giúp ở các làng dân tộc. Mục đích là để tập trung các em lại, dạy cho các em tập nghe và tập nói tiếng Việt, giúp các em chuẩn bị bài vở cho năm học tới. Những sinh viên Công giáo tình nguyện này còn đi vận động các nơi để xin sách giáo khoa cho các em. Đây là việc làm đầy tính nhân văn, một việc làm tốt đẹp, đem đến cho các em người dân tộc những lợi ích thiết thực.

Có những nơi chính quyền địa phương vui vẻ, nhiệt tình hưởng ứng và đón nhận. Nhưng thật đáng buồn và đáng ngạc nhiên khi có những nơi khác thì người ta lại làm khó, đòi hỏi phải có các thứ giấy phép này nọ của Nhà Nước thì mới cho phép hoạt động. Vậy thì... các sinh viên tình nguyện muốn làm công tác tốt cho các em dân tộc đành cuốn gói ra đi, ai về nhà nấy mà trong lòng thì rất buồn, ngậm ngùi xót xa, vì không thể thực hiện được lòng mong ước của mình!

Page 42: Tâm Bút

42

Cha Đông (ngồi giữa) với các đệ tử của ngài

Đôi lời tâm sự

Cũng như các em sinh viên Công giáo tình nguyện, tôi cũng rất buồn về điều này. Thật sự thì người dân tộc chịu rất nhiều thiệt thòi về việc dạy dỗ con cái, còn các em dân tộc thì chịu thiệt thòi trong việc học hành.

Tôi là một linh mục cao tuổi rồi, nhưng tôi vẫn nhận nhiệm vụ phụ trách về ban Bác ái xã hội của Caritas Kontum. Cuộc đời linh mục của tôi gắn bó với những người dân tộc, nhất là những người dân tộc nghèo, những người bị bệnh phung cùi và các thứ bệnh khác. Sự gắn bó đó làm cho tôi đau với nỗi đau của họ, hầu như không lúc nào mà tôi không nghĩ tới họ.

Tôi cũng là linh mục Tổng Đại Diện Giáo Phận Kontum, tôi thường hay kêu gọi các anh em linh mục của mình, các tu sĩ nam nữ ở những nơi khác, hoặc là nơi mình đang sinh hoạt và phục vụ, vì ở những nơi đó có thể cũng gặp phải nhiều khó khăn về các vấn đề như:

- Thứ nhất là khó khăn về tiền bạc: Nếu một khi gặp sự thiếu thốn về tiền bạc, nhưng vì tạo điều kiện học hành cho

Page 43: Tâm Bút

43

các em, thì chúng ta cần vận động những người có thành tâm thiện chí giúp đỡ để lo cho các em.

- Thứ hai là khó khăn về phía chính quyền:

Đây là điều nhức nhối hết sức. Các vị có chức quyền ở trong xã, trong thôn thường tạo ra những khó khăn để làm cản trở công việc Bác Ái Xã Hội. Tôi thật sự ngạc nhiên hết sức khi có người nói với tôi là: nếu tôi muốn làm công việc từ thiện thì phải làm đơn xin phép. Thật quá mỉa mai! Tôi vừa buồn cười lẫn tức cười, khi thấy người ta đói gần chết, muốn cho người ta chén cơm ăn để cứu đói mà phải làm đơn xin phép trình lên các cấp..sao? Một chính quyền thương dân và lo cho dân, thì phải biết khuyến khích những người làm việc tốt cho dân của mình, chứ sao lại bắt phải xin phép ?

Nhưng vì tình thương đối với người dân tộc nên tôi luôn xin các linh mục, các tu sĩ nam nữ hãy cố gắng hết sức để làm cho người ta hiểu rằng: công việc của mình làm là phục vụ cho cộng đồng, cho con người mà thôi. Cho nên nếu có gặp khó khăn thì xin đừng nản lòng chùng bước.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo chúng ta rằng:

"Hãy mở cửa ra, hãy lên đường, hãy làm việc tốt. Đừng sợ !”

Vậy chúng ta hãy can đảm làm việc tốt. Nếu vì làm việc tốt mà chúng ta gặp phải những khó khăn, những trở ngại thì chúng ta hãy cố gắng vượt qua. Gíá trị của đời người không phải là cái quyền hành mình nắm trong tay, mà chính là tấm lòng yêu thương, phục vụ của mình đối với những người nghèo khổ, những trẻ em dân tộc chịu lắm thiệt thòi.

Thiên Chúa đã dạy chúng ta phải biết yêu thương trẻ em và bênh vực những con người nghèo khó. Một khi đã yêu thương thì phải phục vụ họ. “ Phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình, phục vụ không đòi đền đáp, phục vụ

Page 44: Tâm Bút

44

ân nghĩa không chờ. Phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình, phục vụ là cho không, phục vụ vì Chúa Kitô” (Bài ca phục vụ - Lm Mi Trầm)

Rất mong là tất cả chúng ta hãy nghe lời Chúa dạy, Ngài luôn luôn thiết tha kêu mời, nhắc nhở chúng ta rằng:

" Hãy thương yêu người nghèo khổ và hãy giúp đỡ họ, vì đó là kho tàng hạnh phúc của chúng ta trên Nước Trời."

Lạy Chúa là Đấng từ bi nhân hậu. Ngài rất thương yêu người nghèo khổ bệnh tật. Ngài luôn dạy chúng con phải biết yêu thương giúp đỡ người nghèo khó. Xin cho chúng con luôn một lòng vâng theo ý Chúa, vui sống để phục vụ những người nghèo khổ, noi theo gương sáng của mẹ Têrêxa Calcutta.

CHƯƠNG BA

THÀNH QUẢ LÀ SỰ ĐƠM HOA KẾT TRÁI.

Page 45: Tâm Bút

45

Theo sự suy nghĩ của tôi thì khi chúng ta làm bất cứ công việc gì cũng đều mong cho công việc đó được thành công tốt đẹp. Ví dụ như khi ta trồng một vườn hoa, một vườn cây ăn trái, hay xây căn nhà, vẽ những bức tranh v.v... Chúng ta đều mong rằng vườn hoa sẽ cho ta những đóa hoa thắm tươi, thơm ngát, vườn cây ăn trái sẽ kết những hoa trái thật ngon ngọt, căn nhà sẽ vững chắc, những bức tranh thật sống động...

Trong công việc giáo dục cũng thế, khi chúng ta làm công việc nuôi dạy trẻ có nghĩa là chúng ta đang trồng người. Trồng người rất khó, nó không đơn giản, dễ dàng như khi ta trồng cây, vì con người có tâm hồn, biết tư duy, là một nhân vị, một bản thể riêng biệt, không ai giống ai.

Khi ta làm công việc nuôi dạy các trẻ em người Kinh hay người dân tộc, chúng ta cũng mong đạt kết quả tốt đẹp là được nhìn thấy các em nên người, sống có ích cho xã hội. Đề cập đến tính cách của các trẻ em người dân tộc, từ lâu tôi đã nhận ra được một điều là các em có khá nhiều ưu điểm. Đối với tôi những ưu điểm này được xem như là những thành quả của sự đơm hoa kết trái từ những giá trị tinh thần truyền thống.

I. Giá trị nền văn hóa truyền thống của người dân tộc

Riêng về phía người dân tộc, thì kết quả hoa trái đạt được của việc giáo dục không phải có được từ nhà trường, nhưng là do những nét văn hóa truyền thống rất đặc biệt mà người dân tộc đã có từ lâu đời. Một lần tôi và một số người Kinh ở Sài gòn đến thăm một làng dân tộc nọ, các em dân tộc đang đi ngoài đường vừa thấy chúng tôi vào làng liền đưa tay lên vẫy chào, vui vẻ cười tươi như hoa. Có những em đang ở trong nhà nhưng khi nhìn thấy chúng tôi, các em cũng vội vàng chạy ra khoanh tay cúi đầu chào rất lễ phép. Những người từ Sài gòn lên trố mắt nhìn tôi đầy ngạc nhiên. Họ trầm trồ khen ngợi sự niềm nở, vui vẻ dễ thương và rất lễ phép của các em.

Page 46: Tâm Bút

46

Họ nói với tôi:

- Điều này cha tìm cho ra ở Sài gòn thì chắc chắn là khó lắm, ngay cả ở trong các xứ đạo cũng rất hiếm.

Tôi cũng có nhận xét như họ. Ngay các xứ đạo của người Kinh ở tại Pleiku cũng đã khó tìm thấy những nụ cười vui vẻ, đầy thành ý nhiệt tình khi chào khách, như cung cách của người dân tộc.

Với những đức tính có sẵn của người dân tộc như: lễ phép, vui vẻ, nhiệt tình, ngay thẳng, thật thà... thì đó chính là giá trị của nền văn hóa truyền thống mà người dân tộc được thừa hưởng từ xa xưa, đời nọ nối tiếp đời kia. Những đức tính này được xem như là một qui luật tất yếu của họ.

II. Phải biết nhìn nhận và tôn trọng giá trị tinh thần của người dân tộc.

Chúng ta cho rằng người dân tộc ngu dốt, không văn minh nên đã xem thường họ, thậm chí có những người còn khinh miệt họ nữa. Chúng ta không chịu nhìn nhận những ưu điểm của người dân tộc: Đó là tấm lòng của họ đối với nhau, đối với khách, là tính tình chân thật, đơn sơ hòa nhã. Những đức tính này của họ rất đáng quí và đáng cho chúng ta trân trọng. Họ hơn hẳn chúng ta về điều đó.

Page 47: Tâm Bút

47

Đây chính là những hoa trái mà người dân tộc có được từ nền văn hóa truyền thống và từ tấm lòng của họ nữa.

Như tôi vừa tâm sự ở trên, cuộc đời linh mục của tôi từ lâu đã có sự gắn bó mật thiết với người dân tộc, nhất là những người dân tộc nghèo mà còn bị bệnh nữa. Tôi chạnh lòng xót xa khi nhìn thấy sự đau đớn tuyệt vọng trong đôi mắt của những người bị vướng vào bệnh phong cùi. Tôi suy nghĩ và tự hỏi rằng: Sự gắn bó này phải chăng là cơ duyên của tôi? Có phải chính vì sự gắn bó từ mối cơ duyên này mà tôi luôn thao thức trăn trở, luôn tìm đủ mọi cách để giúp đỡ cho người dân tộc, và phải chăng đây là "mối duyên tình" của chúng tôi?

Page 48: Tâm Bút

48

Tôi tin rằng chính Thiên Chúa đã tạo nên mối duyên tình này cho chúng tôi, cũng như Ngài đã tạo nên mối cơ duyên cho các vị Thừa sai thuở trước.

III. Các trẻ em dân tộc và những việc chúng tôi làm.

Tôi rất ưu tư khi thấy các trẻ em dân tộc chịu nhiều thiệt thòi, tôi hết sức xót xa khi thấy cuộc sống của các em bị thiếu thốn đủ mọi thứ. Và tôi luôn tâm niệm rằng: chúng ta cần phải làm điều gì đó để có thể đem lại cho các em người dân tộc những lợi ích dù thật nhỏ nhoi, nhất là làm vơi bớt những thiệt thòi mà các em đang phải gánh chịu. Điều đáng thương là các em không ý thức về những điều thiệt thòi đó.

Với những lo lắng và nỗi ưu tư luôn canh cánh trong lòng, tôi băn khoăn tự hỏi "chúng ta cần phải làm gì cho trẻ em người dân tộc?" Và đây là những công việc mà chúng tôi đã làm để trả lời cho câu hỏi của chính tôi:

1. Mở các khóa học bổ túc văn hóa.

Tôi thường mở các khóa học bổ túc văn hóa cho các em dân tộc, nhất là trong những tháng hè, các em sẽ tập

Page 49: Tâm Bút

49

trung tới nhà sinh hoạt của giáo xứ tôi. Tại đây các em được:

Lớp học hè tại GX Kon Duh, Kontum

- Chuẩn bị về việc học hành trong năm học tiếp theo.

- Học thêm về giáo lý, đạo lý làm người theo cách nhìn của Tin Mừng. Có một số các em người Kinh cũng theo học với các em dân tộc.

- Các em được học về các nhân vật trong Cựu Ước như học biết về ông Abraham, ông Moisen, Vua Đavit…

Có sự khác biệt nhau giữa các em người dân tộc và các em người Kinh sau mỗi lần làm bài kiểm tra:

Với các em người dân tộc, khi làm bài các em có những tâm tình sâu lắng, có sự suy nghĩ sâu sắc, bài viết của các em hơn hẳn bài làm của những em người Kinh cùng một độ tuổi. Nhất là khi các em phát biểu cảm tưởng của mình trong thời gian 1, 2 tháng ở trong nhà tôi, các em viết về

Page 50: Tâm Bút

50

những người phục vụ cho các em, lời và ý của em diễn tả rất hay, đầy tình cảm thật dễ thương, làm cho người đọc rất xúc động. Trong khi những em người Kinh viết thì không hay bằng.

Vậy kết quả của sự "đơm hoa kết trái" mà các em người dân tộc có được là từ đâu? và do đâu? Câu trả lời là:

Ngay chính ở nơi người dân tộc đã có truyền thống tốt đẹp như thế rồi.

Do được các Linh mục, các nữ tu dạy cho các em những vấn đề liên quan đến nền giáo dục Kitô giáo, về nhân văn, đạo nghĩa làm người... Các em người dân tộc tiếp thu nhanh những điều được học qua sự dạy dỗ của các linh mục, các nữ tu và xem những điều học được như là một "cái gì đó" vô giá, rất cần được gìn giữ. Còn các em người Kinh thì không như vậy.

2. Tổ chức các khóa sinh hoạt tập thể:

Mỗi khi có tổ chức sinh hoạt tập thể, ngoài những trò chơi ra, thường thì bao giờ cũng hát lại những bài hát cũ, rồi sau đó sẽ tập những bài hát mới. Người dân tộc có tính cộng đồng, nên đối với các em người dân tộc khi sinh hoạt tập thể, các em thích tập bài hát mới và thuộc rất nhanh. Cũng như khi tập những điệu múa gọi là dân vũ, các em tập cũng nhanh. Cho các em dân tộc một cái dĩa VCD tập về dân vũ có hình ảnh, các em đem về làng của mình, nếu có máy thì sẽ mở máy ra và thế là các em trong làng cùng xem, cùng hát và cùng nhảy múa với nhau. Trong khi đó các em người Kinh, nếu có cho nó thì nó cũng đem về nhà nhưng rồi liệng (ném) ở đâu đó, dù cái đĩa đó hát bằng tiếng Việt. Nói đâu cho xa, ngay cả chính tôi cũng không thuộc một câu nào, còn các em dân tộc hát hết bài này tới bài khác, làm cho tôi khi nghe cũng cảm thấy rất vui cái lỗ tai.

Thật tình mà nói, mỗi khi tôi mở các khóa sinh hoạt như thế này cũng tốn rất nhiều tiền, nhưng tôi lại cảm thấy bằng

Page 51: Tâm Bút

51

lòng với những gì mình đã bỏ ra để lo cho các em. Làm cho các em nhỏ vui là niềm hạnh phúc của tôi. Vì đó là những hoa trái, là những kết quả có được từ một truyền thống lâu đời, và từ cách giáo dục theo tinh thần của Tin Mừng mà các linh mục, các nữ tu đã dày công dạy dỗ và lo lắng cho các em. Chính những yếu tố tốt đẹp đó đã làm nên tính cách đặc biệt, dễ thương nơi những người dân tộc.

Tôi luôn thiết tha mong muốn các linh mục, các sơ hãy tiếp tục lo cho các em về vấn đề này.

Người dân tộc có những điều kiện để phát triển tinh thần, đời sống cộng đồng tốt hơn người Kinh. Chẳng hạn như sinh hoạt cồng chiêng: muốn tham gia bao nhiêu người cũng được, từ 30 đến 40 người cũng tốt. Ai có cồng chiêng cứ việc đem ra cùng nhau đánh, cùng nhau nhảy, cùng nhau ca hát, vui vẻ cả làng.

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Unesco công nhận là: Di sản văn hóa phi vật thể.

Ngoài những ưu điểm nói trên của người dân tộc, thì cũng không làm sao tránh khỏi những điều đáng buồn và đáng tiếc. Xã hội ngày càng thay đổi, đời sống của con người

Page 52: Tâm Bút

52

ngày càng đổi thay, và vì thế nên người dân tộc cũng không thoát ra khỏi qui luật của sự đổi thay đó.

Ngày xưa các làng dân tộc thường hay đem quân đi đánh nhau, dân làng này đánh với dân làng nọ. Thời nay thì họ không có đánh nhau nữa, thế nhưng những người ở trong làng với nhau thì họ lại cãi cọ rồi đánh lộn nhau. Nguyên nhân nhiều nhất là từ việc uống rượu bia, uống rượu nhiều làm cho họ dễ nổi nóng rồi sinh sự gây gổ với nhau vì những chuyện không đâu, mà đánh nhau vì gái cũng có.

Ngày xưa người dân tộc chỉ uống rượu ghè do họ làm ra, loại rượu này rất nhẹ. Nhưng từ khi người Kinh đưa nhau lên Tây Nguyên sống gần với người dân tộc, mở quán xá buôn bán "lung tung xèng", đủ các thứ thượng vàng hạ cám... trong đó nhiều nhất là rượu bia, đồ nhậu. Bây giờ thì người dân tộc bắt chước người Kinh uống các thứ rượu mạnh, như là rượu đế chẳng hạn. Rượu càng mạnh thì người uống càng dễ bị say xỉn, mà đã say xỉn thì mất hết lý trí. Hễ ra đường là quậy làng phá xóm, mà về nhà thì đánh đập vợ con. Đó là một tệ nạn hết sức nhức nhối không phải chỉ cho gia đình và xã hội mà thôi đâu, mà nó còn ảnh hưởng không tốt đối với Giáo hội. Các linh mục và các tu sĩ nam nữ đã cố gắng hết sức để vận động làm sao cho người dân tộc bỏ bớt rượu, nhưng sự cố gắng này kết quả xem ra chẳng được là bao nhiêu, bởi vì "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Lời khuyên bảo của các linh mục, của các tu sĩ nam nữ không hấp dẫn, không lôi cuốn bằng lời mời gọi của rượu bia!

VI. Kết luận từ những thành quả có được.

Tôi là linh mục, đã sống đời sống linh mục được 43 năm rồi. Tôi nhận thấy, những hoa trái mà ta cho rằng có được từ kết quả của việc giáo dục trong gia đình, hay trong học đường của người Kinh và người dân tộc có sự khác biệt nhau:

Với người dân tộc:

Page 53: Tâm Bút

53

Những kết quả hoa trái thu hái được từ sự giáo dục nơi người dân tộc có nhiều hơn. Mặc dù họ không có bằng cấp, không có những điều kiện để đời sống của họ được văn minh, nhưng người dân tộc có một tấm lòng biết chia sẻ, cùng với những tình cảm chân thật và đầy tính nhân văn. Trong những lần tổ chức các buổi lễ sinh hoạt cộng đồng thì những buổi lễ của người dân tộc có phần nghiêm trang, đạo đức, trật tự hơn, và nhất là họ chịu khó im lặng để lắng nghe.

Với người Kinh:

Không phải là tôi kỳ thị, vì tôi cũng là người Kinh mà. Tôi cũng không thiên vị người dân tộc mà có thành kiến với người Kinh đâu. Tôi chỉ công bằng khi đưa ra những nhận xét có tính khách quan mà thôi. Theo tôi nhận thấy nếp sống của người Kinh có nhiều điều kiện tiếp cận nền văn minh kỹ thuật, nên đời sống của họ được nâng cao với những tiện nghi vật chất đầy đủ. Thường thì phần đông người Kinh có trình độ học vấn khá, có những người có bằng cấp cao, có người mà địa vị trong xã hội thì "hét ra lửa". Thế nhưng đáng tiếc là người Kinh thiếu tính cộng đồng trong sinh hoạt, ít có sự đoàn kết. Ai cũng muốn làm quan để ra lệnh cho người khác.

Tóm lại thì đây cũng là nhận xét của rất nhiều người đã từng sống lâu năm với người dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên này.

Mong sao những người Kinh cũng có được những nét văn hóa dễ thương, tốt đẹp như của người dân tộc. Chúng ta là những người Kinh, xin hãy mở rộng tâm hồn để yêu thương anh em dân tộc, và hãy dang rộng đôi tay nâng đỡ những con người kém may mắn hơn chúng ta, nhất là những trẻ em người dân tộc đang phải chịu nhiều thiệt thòi.

CHƯƠNG BỐN

Page 54: Tâm Bút

54

NGƯỜI DÂN TỘC CÒN MANG RẤT NHIỀU BỆNH

Câu "Sinh Lão Bệnh Tử" đã có từ ngàn xưa. Con người khi Sinh ra thì cũng không qua khỏi được chữ Gìà, chữ Bệnh và cuối cùng là chữ Chết!

Luận về chữ Bệnh, đối với người Kinh hay người dân tộc thì không có gì khác nhau. Thế nhưng người Kinh lại có một câu thành ngữ với hàm ý ví von rất hay, ấy là câu: "Nhà giàu đứt tay ăn mày đổ ruột".

Chúng ta có thể phân tích câu này với 2 ý nghĩa:

Thứ nhất - Nhà giàu chỉ mới bị bệnh nhẹ thôi mà đã ba chân bốn cẳng vội vàng lo thuốc men chữa trị, bởi vì họ giàu, họ có sẵn tiền. Còn nhà nghèo thì sao? vì không có tiền chữa trị ngay, nên bệnh càng lúc càng nặng, đến khi

Page 55: Tâm Bút

55

chịu hết nổi rồi lúc đó họ mới chạy vạy lo tiền để đi chữa bệnh.

Thứ hai - Nhà giàu chỉ mới bị "đứt tay" có chút xíu mà đã kêu la ầm ĩ, rên rỉ xuýt xoa, y như là bị đau đớn ghê lắm. Cầm bằng như "ăn mày bị đổ ruột" vậy đó. Cái đau vì bị đứt tay của nhà giàu bằng cái đau của người nghèo khi bị đổ ruột!

Người Kinh khi vừa mới chớm bệnh, nhờ có nhiều điều kiện dễ dàng nên chữa trị liền. Trong nhà của người Kinh thường có một tủ thuốc. Trong tủ thuốc lúc nào cũng có sẵn các thứ thuốc để trị những bệnh thông thường như: nóng sốt, cảm, ho, tiêu chảy, đau bụng... Nhưng người dân tộc thì không được như thế. Nên khi họ bị bệnh, lúc đầu bệnh chỉ nhẹ thôi nếu có thuốc uống thì bệnh sẽ khỏi, nhưng vì họ không có thuốc, cũng không có tiền mua thuốc để uống nên bệnh lúc đầu tuy nhẹ, càng để lâu ngày bệnh của họ càng nặng, càng khó chữa lành.

A. Nguyên nhân người dân tộc mang nhiều bệnh.

Như tôi đã nói sơ qua ở trên, sở dĩ người dân tộc thường bị nhiều thứ bệnh, ấy là vì họ không được chữa trị ngay từ lúc mới phát bệnh, cả người lớn và trẻ em đều như nhau, nhất là những người già, hầu như họ không hề đi kiểm tra sức khỏe. Về điều này ta có thể so sánh sự khác nhau giữa người Kinh và người dân tộc.

Về phía người Kinh:

Người Kinh có nhiều điều kiện để chữa bệnh khi họ mới vừa phát hiện mình bị bệnh, đó là:

Họ có tiền, hoặc dù thiếu tiền thì họ sẽ đi vay mượn để có tiền chữa bệnh cho con, cho người nhà, khi họ biết con mình hay người nhà bị bệnh. Người Kinh thường đưa con đi khám sức khỏe định kỳ, kể cả người lớn cũng vậy.

Page 56: Tâm Bút

56

Người Kinh khá chu đáo trong việc gìn giữ sức khỏe cho con em mình. Họ theo dõi sát sao các lịch trình chích ngừa cho trẻ em, và ghi nhớ kỹ để đến ngày thì đưa con mình đi chích ngừa.

Người Kinh ăn uống hợp vệ sinh nên ít bị bệnh đường ruột, ít bị sán lãi. Nếu con họ bị lãi thì họ biết cách cho con mình uống thuốc xổ lãi.

Về phía người dân tộc:

Người dân tộc không có thói quen chăm sóc bản thân cũng như chăm sóc sức khỏe cho mình nên họ dễ bị bệnh. Người dân tộc không có ý niệm gì về các loại bệnh như: sốt bại liệt, lên sởi, uốn ván, lao, siêu vi B... (những bệnh này thường phải chích ngừa cho trẻ em) nên họ cũng không theo dõi lịch trình chích ngừa cho con cái của họ.

Trong vấn đề ăn uống, họ cũng không biết gìn giữ vệ sinh cho đúng. Vì vậy người dân tộc rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng, nhất là bị sán lãi. Nên ta thấy bụng của các em người dân tộc rất to, tay chân khẳng khiu, da mặt xanh xao, tái mét.

Tiền bạc là yếu tố chính. Vì không có tiền nên khi người nhà bị bệnh, cần có tiền chữa bệnh thì họ phải bán con bò, mà đối với người dân tộc thì con bò là cả một gia tài. Nhiều khi phải bán luôn cả đất, nhưng muốn bán đất nhanh thì bán cho người Kinh mới nhanh có tiền. Mà người Kinh khi biết một người dân tộc đang cần tiền chữa bệnh cho người nhà thì họ ép giá để mua hết sức rẻ so với giá trị thật của lô đất đó. Điều đáng thương cho người dân tộc là những lúc đó vì quá cần tiền nên họ đành phải bán cả lúa non, cà phê non để có tiền chữa bệnh cho người nhà, cho con của mình. Làm suốt năm không đủ ăn thế mà phải bán lúa non, cà phê non thì coi như họ phải chịu đói cả năm.

Page 57: Tâm Bút

57

Điều này thật đáng thương cho người dân tộc, đây cũng là vấn đề làm cho tôi nhức nhối cả tâm can.

B. Những việc làm của các linh mục, các tu sĩ nam nữ để giúp đỡ người dân tộc.

Trước tình trạng đáng thương của người dân tộc như thế, các linh mục, các tu sĩ nam nữ trong Giáo Phận Kontum đã cố gắng rất nhiều để giúp đỡ họ. Chính nhờ quyết tâm lo lắng giúp đỡ họ, nên mỗi khi có chương trình chích ngừa thì các linh mục, các nữ tu vận động, hướng dẫn họ đưa con đi chích ngừa, cho con cái được xổ lãi. Nhờ vậy mà hiện nay tình trạng bệnh tật của con cái họ cũng bớt đi khá nhiều.

Có ba yếu tố quan trọng làm cho người dân tộc gặp nhiều khó khăn và trở ngại khi muốn đưa người nhà đến bệnh viện để chữa bệnh, đó là:

Yếu tố tiền bạc:

Tiền bạc là vô cùng cần thiết khi phải đến bệnh viện. Một khi người thân bị bệnh mà trong nhà không có tiền thì sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại, vì mọi thứ cần thiết đều phải mua, từ ấm nước sôi, ly sữa, chén cháo, bông băng, những viên thuốc v.v... đều đòi hỏi phải có tiền để mua. Nếu có Bảo Hiểm Y Tế thì còn đỡ, nếu không thì đó là cả một vấn đề, tốn kém rất nhiều. Thật tội nghiệp và đáng thương cho những người dân tộc nghèo. Khó khăn nhất cho họ là việc đầu tiên khi đến bệnh viện thì phải có tiền lót tay. Lúc đó mới dễ dàng tiếp cận với các nhân viên của các cơ sở y tế và được các nhân viên y tế vui vẻ đón tiếp. Đây là điều hết sức nhức nhối. Thật đáng trách đối với những người có chức năng trong ngành y tế và rất đáng thương cho những người dân tộc nghèo!

Nhiều linh mục và các tu sĩ nam nữ đã vận động, kêu gọi những nhà hảo tâm, các vị mạnh thường quân người Kinh giúp đỡ cho các trường hợp người dân tộc phải bán lúa non, cà phê non để có tiền đưa người nhà đi bệnh viện

Page 58: Tâm Bút

58

điều trị... Có nhiều người Kinh rất tốt, họ cũng thương người dân tộc nên khi được vận động là họ sẵn lòng chia sẻ ngay.

Tôi rất trân trọng:

Các linh mục, các tu sĩ nam nữ đã làm rất tốt công việc này. Đây chính là tình thương, là sự phục vụ và là những hành động đúng theo Tin Mừng của Chúa.

Những nhà hảo tâm, những vị mạnh thường quân người Kinh đã hưởng ứng lời kêu gọi, nhiệt tình đóng góp tiền bạc để giúp đỡ cho người dân tộc gặp khó khăn, hoạn nạn.

Các trạm xá lưu động cũng như các trạm xá tại chỗ đã tạo điều kiện thuận lợi, để giúp cho người dân tộc bồng con của mình hoặc đưa người nhà của mình tới những nơi đó chữa bệnh.

Từ trên Đak Tô, Kon H'ring cho tới Kon Jơdreh và các nơi trong thành phố Kontum, các trạm xá nói trên đều khám miễn phí cho các trẻ em hoặc cho các bệnh nhân người dân tộc. Nếu người dân tộc có chút ít tiền bạc muốn trả thì các trạm xá ấy chỉ lấy phần nào tượng trưng cho tiền thuốc men, và lấy đúng giá của thuốc trong thời hạn còn sử dụng được.

Lợi dụng sự không hiểu biết của người dân tộc nên nhiều người Kinh bán cá, bán mắm bên đường lại kiêm luôn nghề "dược sĩ" bán thuốc tây quá hạn từ năm nảo cho người dân tộc! Nhiều khi mua về uống thì tiền mất tật mang!

Có nhiều người bồng con tới Bệnh Viện, mặc dù họ có Bảo Hiểm Y Tế, nhưng Bảo Hiểm chỉ cấp phát những loại thuốc thông thường. Còn những loại đặc trị thì phải bỏ tiền ra mua. Nếu không có tiền thì đành chịu thua, cho dù con họ bị bệnh nặng. Lại thêm một điều nhức nhối nữa rất tội nghiệp cho người dân tộc nghèo.

Page 59: Tâm Bút

59

Chờ khám bệnh tại phòng Y tế nhà thờ Chính Tòa Kontum

Có những em bé bị bệnh tim hay bị phỏng chẳng hạn, như trường hợp em Y Nôn ở KonPlong bị phỏng rất nặng. Mặc dù ngành y tế địa phương rất tận tình, tận lực chữa trị, nhưng vì em bị phỏng quá nặng nên phải đưa xuống bệnh viện Qui Nhơn, ở đó có Trung Tâm Da Liễu Trung Ương. Tôi có nhiều người quen làm Bác sĩ trong đó, họ điện thoại hỏi tôi:

- Linh mục có đỡ đầu được cho em này không? Nếu không thì trường hợp này chắc là khó rồi.

Ý họ muốn nói là ca phỏng của em quá nặng, cần có những loại thuốc đặc trị và một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, phải có người chăm sóc riêng. Nhưng cha mẹ của em Y Nôn này quá nghèo, không có một đồng xu dính túi. Không thể đứng yên nhìn em bị chết, nên tôi đã vận động những người hảo tâm, những đoàn thể tài trợ giúp đỡ em để bệnh viện chữa trị bệnh phỏng cho em. Bây giờ thì em Y Nôn đã được mạnh khỏe rồi.

Page 60: Tâm Bút

60

Không được tiếp đón:

Bây giờ người nghèo dù là người Kinh hay người dân tộc đều rất e ngại khi phải đến bệnh viện, nhất là người dân tộc. Vì khi đưa người nhà đến bệnh viện, họ không được ai hướng dẫn phải làm gì để nhập viện, không biết thủ tục hành chánh cần phải có những giấy tờ gì, nếu có giấy tờ đem theo thì cũng không biết nộp ở đâu. Người dân tộc rất sợ sự lạnh lùng vô cảm của những người làm việc trong bệnh viện.

Lập trường của tôi luôn đi với câu: Người ta có thể CHO mà không THƯƠNG, mặc dù câu Lương y như từ mẫu rất hay, nhưng cũng có câu gieo cái gì thì gặt cái nấy. Một khi không có tiền thì biết gieo cái gì đây !

Vấn đề giao tiếp:

Hầu hết người dân tộc không biết tiếng Kinh. Nếu người nào biết thì cũng bập bẹ chút ít mà thôi, nhất là những người ở trong các làng xa xôi thì hầu như hoàn toàn không biết tiếng Kinh. Như tôi đã nói trong bài trước, trong đất nước Việt Nam có đến 54 sắc tộc nói các thứ tiếng khác nhau, nhưng tiếng phổ thông là tiếng Kinh. Đó là ngôn ngữ chính, tất cả mọi giao dịch hay các thứ giấy tờ, các văn bản hành chánh...v.v... đều bằng tiếng Kinh. Đặc biệt là người dân tộc không biết buôn bán vì họ không biết cân đo đong đếm, mà chỉ biết đem sản phẩm do họ làm ra để trao đổi các thứ họ cần như: mắm, muối chẳng hạn. Vì không biết tiếng Kinh nên ngại đi chợ, ngại đến những nơi có nhiều người Kinh, nhất là ngại phải vào bệnh viện. Các bệnh viện bây giờ có rất ít Y, Bác sĩ là người dân tộc. Người dân tộc chỉ biết nói tiếng mẹ đẻ của mình mà thôi. Cho nên khi người dân tộc đem con tới bệnh viện, cha mẹ không biết tiếng Kinh thì không thể trả lời những câu hỏi của Y, Bác sĩ. Và như thế, nhiều khi đến bệnh viện chữa bệnh cũng chẳng đi đến đâu, chẳng đạt được kết quả gì, dễ đưa đến tình trạng là thầy thuốc tỏ ra khó chịu còn bệnh nhân thì tủi thân.

Page 61: Tâm Bút

61

Thường thì khi nào bệnh quá nặng người dân tộc mới chịu đến bệnh viện, riêng người già càng ngại đi bệnh viện. Lý do họ nêu ra nghe thật tội nghiệp đáng thương, như là: họ không có tiền, cũng không muốn phiền lụy đến con cái, để cho con cái phải bận tâm, phải đi nuôi bệnh rồi nương rẫy không ai làm... Vì những lý do đó mà người dân tộc già chịu đau nằm nhà chờ chết. Thế nhưng sau đó nếu người nhà bán được bò, lúa, cà phê non... nhất định đưa họ đi bệnh viện thì bệnh của họ đã nặng quá rồi, khó mà cứu chữa. Người dân tộc già mà bị bệnh thì họ đành cam chịu, chọn lựa ở nhà chờ chết hơn là đến bệnh viện để chữa trị.

Đối với người dân tộc thì phải ở trong bệnh viện để chữa bệnh là cả một vấn đề khó khăn, chẳng hạn như họ không chấp nhận nổi cái mùi trong đó, họ cũng không thể đi vệ sinh chung trong cái "phòng" đó, vì "không đi được". Nên họ thường lén ra ngoài rồi kiếm bờ rào nào đó mà "đi" cho thoải mái, và "đi ngoài" như thế đối với họ thật là sướng !...

Mong sao mà các linh mục cũng như các tu sĩ nam nữ ở những vùng xa xôi tận tình giúp đỡ, lo cho người dân tộc được tới bệnh viện chữa trị một khi họ bị bệnh.

C. Những việc chúng tôi đã làm, đang làm và tiếp tục làm cho người dân tộc.

Tổ chức thành lập nhóm Thiện nguyện.

Chẳng hạn như ở bệnh viện tỉnh Gia lai có Dòng nữ tu Mến Thánh Gía Qui Nhơn. Những nữ tu này làm công việc phục vụ từ thiện, nấu cơm miễn phí cho những người nghèo đi nuôi bệnh. Mỗi ngày nấu chừng 200 phần cơm như thế. Ở bệnh viện Kontum chúng tôi cũng có một nhóm gồm nhiều anh chị em với nhiều tôn giáo khác nhau. Những anh chị em này lo bữa cơm từ thiện cho người nghèo tại Bệnh viện tỉnh Kontum.

Page 62: Tâm Bút

62

Chúng tôi đóng góp thêm tiền bạc cho những công việc gọi là "Bếp ăn từ thiện" này, chẳng hạn như cộng đoàn Đồng Tâm ở gần bệnh viện tỉnh Gialai, năm 2013 đã chi ra 388 triệu tiền cơm cho người nghèo. Bệnh viện tỉnh Kontum ít hơn, lý do là số người phục vụ ít nên số tiền chi ra chỉ khoảng 80 triệu.

Mua xe cứu thương

Xe cứu thương Caritas Kontum

Chúng tôi đã mua một chiếc xe cứu thương để phục vụ cho những người dân tộc nghèo ở trong các làng xa thuộc tỉnh Gia Lai. Nhưng một chiếc xe cứu thương thì không thể nào phục vụ cho nổi, vì ở tỉnh Kontum cũng rất cần. Miền Tây Nguyên có rất nhiều làng dân tộc, bởi chính đây là vùng đất của họ, mà người dân tộc nghèo thì quá nhiều, nhiều ghê lắm. Nên chúng tôi cũng đã mua thêm một xe cứu thương nữa để phục vụ cho những người dân tộc nghèo trong tỉnh Kontum.

Sau 1 năm, nhờ vào sự hoạt động tích cực của chiếc xe cứu thương, chúng tôi đã cứu sống được 36 trường hợp

Page 63: Tâm Bút

63

"thập tử nhất sinh", tốn khoảng 150 triệu đồng (chỉ tính miền Gia lai)

Một điều đáng mừng là các làng dân tộc bây giờ, những làng nào ở gần trụ phát sóng của xã thì đều có tần sóng của điện thoại. Người anh em dân tộc ở Gia Lai có đội ngũ giáo phu, gọi là Kokhul. Các giáo phu có nhiệm vụ nắm bắt những người trong làng bị các bệnh phải cấp cứu, như: đau ruột thừa hoặc nghi rằng đau ruột thừa, có người mẹ nào sinh khó, người nào bị tai nạn... chẳng hạn, người giáo phu sẽ điện thoại cho linh mục của mình, hoặc cho các nữ tu phục vụ ở trong các làng đó. Một khi chúng tôi nhận được điện thoại cấp cứu liền tức tốc hẹn gặp nhau ở một địa điểm nào đó dễ và gần nhất để đón xe cứu thương của chúng tôi, sau đó đến nhà người bệnh để chở người bệnh đến nơi cần phải đến để chữa trị cho họ. Chiếc xe cứu thương của chúng tôi không những đưa người bệnh đi cấp cứu tại bệnh viện mà còn làm thêm nhiệm vụ chuyển viện cho những bệnh nhân nghèo, từ BV Pleiku chuyển tới BV Qui Nhơn, từ Pleiku chuyển về Sài gòn. Những trường hợp chuyển viện như thế xe chúng tôi đi miễn phí, cũng có những người có tấm lòng, họ đưa chúng tôi chút ít tiền gọi là phụ chi phí tiền xăng dầu, vậy đó!

Thật lòng mà nói, chúng tôi cũng cần mọi người tiếp sức với chúng tôi trong những công việc này. Như thế chúng tôi mới có thể phục vụ tốt hơn cho những người nghèo, như Chúa luôn luôn nhắc nhở và dạy chúng ta noi theo đường lối của Chúa là: yêu thương và phục vụ người nghèo.

Mong ước có được mạng lưới y tế lưu động.

Điều mà lòng tôi luôn mong ước là chúng ta có được một mạng lưới y tế lưu động. Và mạng lưới này sẽ là của các giáo dân và do các giáo dân phục vụ. Chúng tôi là những người tu hành, thời giờ chúng tôi phải đến chỗ này chỗ kia trong các làng dân tộc còn không đủ để đi cho hết.

Page 64: Tâm Bút

64

Tôi nhận thấy cũng có nhiều người dân tộc đi học về ngành y, là Y sĩ, Y tá, nhưng khi học xong rồi thì thất nghiệp vì nhà nước không tuyển dụng. Chúng tôi muốn các linh mục, các sơ vận động những Y sĩ, Y tá đó, làm việc với tư cách là người thầy thuốc của "ngành y tế lưu động". Nếu được như thế thì Ban Bác ái xã hội Caritas của chúng tôi sẽ tìm cách trả thù lao cho họ để họ có thể sống được với công việc. Nhưng cái chính là họ phải có tình thương đối với bệnh nhân, chữa trị cho bệnh nhân người dân tộc, những bệnh thông thường trong các làng. Hoặc họ thông báo gấp cho chúng tôi biết những trường hợp nào bệnh nhân cần phải đưa đi bệnh viện, hoặc là họ cho bệnh nhân biết tình hình nguy cấp của căn bệnh, cần phải đưa đi bệnh viện mới chữa lành được. Như vậy là chúng ta đã giúp cho người dân tộc có được cơ hội chữa lành bệnh.

Xin đừng quên người nghèo!

Đức Thánh Cha Phanxicô luôn kêu gọi chúng ta đừng quên người nghèo. Chúng ta là những linh mục, là những tu sĩ nam nữ ở trong công tác mục vụ và truyền giáo, thế thì nhất định là chúng ta đừng và không được quên những người nghèo khổ bất hạnh. Khi Đức Thánh Cha nói đến hai chữ "người nghèo", không hẳn là Ngài chỉ nói về những người nghèo nàn thiếu thốn vật chất mà thôi, nhưng Ngài cũng muốn đề cập đến những người rất giàu có về vật chất nhưng đời sống tinh thần thì hết sức nghèo nàn. Trong khi đó người dân tộc rất nghèo về vật chất, không tiền bạc nhưng họ lại giàu lòng nhân ái. Đó là điều đáng quí, đáng trân trọng nơi người dân tộc.

Chúng ta muốn giúp đỡ cho người dân tộc thì ngoài công tác mục vụ hằng ngày của các linh mục, các tu sĩ, chúng ta cũng cần phải đến với những người yếu đau bệnh tật, không những vừa lo cho họ đi bệnh viện, vừa trấn an tinh thần họ để họ được yên tâm về con cái ở nhà, về mùa màng nương rẫy, về gia súc... của họ. Lúc đó các linh mục,

Page 65: Tâm Bút

65

các tu sĩ nam nữ phải tìm mọi cách để gởi gắm tài sản của họ cho người trong làng trông coi dùm. Người dân tộc giàu lòng nhân ái nên họ sẽ không từ chối giúp đỡ cho người trong làng.

Nhiệm vụ của các giáo phu (còn gọi là Koê khul) không

phải chỉ là dạy giáo lý để trau dồi về đời sống tinh thần thôi đâu, mà còn phải nâng cao đời sống vật chất cho người dân tộc của mình trong khả năng mà các giáo phu có thể làm được.

Đời sống tinh thần và đời sống vật chất đều quan trọng và cần thiết. Nên tôi xin các giáo phu, ngoài việc giảng dạy về giáo lý, thêm vào đó là hãy thương yêu và giúp đỡ để đời sống vật chất của người dân tộc làng mình được nâng cao hơn nữa, bằng những việc làm từ thiện của mình, thì như thế công tác truyền giáo rao giảng Tin Mừng của Chúa mới có hiệu quả.

Các giáo phu phải trở nên gương sáng cho người dân trong làng mình.

Page 66: Tâm Bút

66

CHƯƠNG NĂM

SỐNG, LÀM VIỆC VÀ MONG ƯỚC

Những điều mơ ước của một linh mục đã bước qua tuổi 70, người ta thường gọi là U 80. Tính đến năm nay 2015, tôi làm linh mục được 43 năm, thuộc hàng linh mục cao tuổi ở Giáo Phận Kontum. Sống lâu lên lão làng. Vậy nên có lắm chuyện buồn mà vui, vui mà buồn.

Vui mà không vui!

Một lần ban Bác ái xã hội Caritas-Việt Nam tổ chức một cuộc học tập đề cập về sự giao tiếp xã hội tại Tòa Giám Mục Kontum. Cuộc học tập ấy khá đông người tham dự và được chia ra thành nhiều nhóm. Một người nữ tu thuộc dòng Đức Bà, địa chỉ ở số 228 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Sài Gòn, có bằng tiến sĩ (tôi không nhớ tên) đưa ra một đề tài để cho các nhóm cùng nhau thảo luận. Đề tài đó như thế này:

Hãy tìm hiểu giá trị của một cha sở già.

Page 67: Tâm Bút

67

Trong cuộc hội thảo đó gồm nhiều thành phần như Linh mục, giáo dân, có người Kinh và người dân tộc, tất cả khoảng trên 50 người. Các nhóm đều cho rằng giá trị của một linh mục cao tuổi là có nhiều kinh nghiệm... Các nhóm đưa ra những ý kiến, nhận xét... Khen cũng nhiều mà chê cũng không ít. Có một nhóm trong lúc hội thảo chỉ đưa ra một câu mà thôi, ấy là họ cùng nhau hát rất rập ràng: "Có còn hơn không... có còn hơn không..." Tất cả mọi người có mặt trong buổi hội thảo đó đều cười òa. Tiếng cười làm cho không khí cuộc hội thảo bỗng dưng rất là vui vẻ thoải mái, chỉ có người nữ tu Thuyết trình viên là không bằng lòng, nên không cười! Bởi vì theo ý người nữ tu ấy thì:

- Tại sao lại nói đến cái tiêu cực mà không nói về cái tích cực? Tại sao lại nói "có còn hơn không" kia chớ?

Ai ai cũng quay lại nhìn tôi, và ai cũng vui, bởi tôi là người cao tuổi nhất và lại đang là cha sở. Vì mọi người nhìn tôi chờ đợi nên tôi phải phát biểu, tôi nói:

- Thời nay cũng có lắm chuyện để nói, chẳng hạn có những linh mục rất trẻ ở trong các xứ đạo, người linh mục đó có lối sống như thế nào mà để cho người ta bảo là "không còn hơn có!"

Nghe nói đến đó ai cũng cười rất vui vẻ, tôi nói tiếp:

Nhưng đời sống linh mục của chúng tôi, chúng tôi nhận ra rằng dù già hay trẻ thì chúng tôi cũng có nhiều điều thiếu sót của một kiếp người. Mà đã là người thì "nhân bất thập toàn", làm sao mà không có những thiếu sót được kia chớ.

Cách đây một tháng có một linh mục ở Mỹ Tho gọi điện thoại cho tôi (chúng tôi cùng học một trường nhưng ngài học khóa đầu, còn tôi học khóa 7, như vậy là cách nhau 7 năm), hỏi thăm về công việc của tôi, ngài cũng có đọc ở đâu đó trên mạng internet Những điều chia sẻ (Mùa Đông Ấm Áp) của tôi, ngài bảo:

Page 68: Tâm Bút

68

- Mình cũng phải luôn nhắc nhở mình, bởi vì có đôi khi người ta phê bình không tốt về linh mục mình như thế này, như thế nọ thì mình cũng rất buồn.

Tôi hỏi ngài:

- Họ nói gì?

Ngài trả lời:

Họ nói có một số cha bây giờ chỉ làm 3 điều mà thôi:

Điều thứ nhất là làm lễ. Vì linh mục thì ngày nào cũng dâng thánh lễ! Làm lễ thì có tiền, mà việc này thì cũng dễ làm!

Điều thứ hai là làm biếng. Làm biếng tức là lười lao động. Một cha sở siêng năng ở một xứ đạo 2,3 trăm giáo dân cũng không đủ giờ để phục vụ, nếu như cha sở thương giáo dân như người thân của mình. Một gia đình chỉ có 2, 3 người con thì cha mẹ cũng phải làm việc quần quật suốt ngày, thâu đêm để nuôi con. Nhưng nếu một người lười biếng ở một xứ đạo 5,10 ngàn giáo dân, làm lễ xong tà tà chơi cũng được!

Điều thứ ba là làm tàng. Một người lười biếng ai nhờ cái gì cũng dễ nổi cáu, bẳn gắt. Như thế là làm tàng chứ gì nữa.

Tôi tức cười về nhận định ba điều làm này của một linh mục đàn anh, cha Antôn Vũ Sĩ Hoằng – Giáo Phận Mỹ Tho. Nhưng tôi nói với ngài:

- Lâu lâu mới gặp một ông linh mục như vậy thôi, đâu phải ai cũng thế. Con thấy ở địa phận Kontum chúng con các linh mục làm không hết việc, nhiều lúc còn không có thì giờ để nghỉ ngơi, làm gì có chuyện làm biếng được.

Nhưng mà dẫu sao đi nữa thì chúng tôi vẫn phải công nhận rằng: Một ông cha sở già thì cũng có nhiều cái lẩm

Page 69: Tâm Bút

69

cẩm, một linh mục trẻ cũng có những điều không hay, đúng như câu "nhân bất thập toàn".

Ở cuối đời, tôi cũng thường nghĩ lại cuộc đời mình, mình cũng đã cố gắng rất nhiều cho Chúa, cho Giáo hội, cho anh em của mình. Nhưng mà... làm nhiều thì nhất định là sai nhiều, nói nhiều cũng vấp nhiều. Tuy thế tôi vẫn chấp nhận điều đó, thà rằng có làm mà sai còn hơn là chỉ biết đứng nhìn mà không chịu làm gì để mang lại lợi ích cho người nghèo. Đức Thánh Cha Phanxicô muốn nhìn thấy “ một Hội Thánh bầm dập, trầy trụa hơn là đóng kín an toàn” (Tông Huấn Evangelii Gaudium của ĐTC Phanxicô).

Nhìn thấy, thở dài rồi mong ước và hy vọng.

Đôi khi tôi nhìn về giáo xứ mình thì thấy rằng giáo dân của mình cũng vậy. Vì cuộc sống, vì cơm áo gạo tiền mà họ phải bận rộn trong việc làm ăn buôn bán, cho nên cũng có nhiều thiếu sót so với những điều được dạy dỗ trong Tin Mừng. Tiền bạc và công việc làm ăn là trên hết. Việc dạy dỗ con cái thì họ viện cớ bận rộn không có thời gian để lo cho con nên cứ khoán hết cho nhà trường. Nhà trường dạy cái gì thì hay cái đó. Người ta dạy các em cách xưng hô với "kẻ thù" đáng tuổi ông bà bằng thằng nọ thằng kia..., ít thấy dạy về lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng và tha thứ. Tâm hồn các em như tờ giấy trắng, thay vì tô điểm lên tờ giấy trắng đó những màu sắc tươi thắm, những bông hoa xinh đẹp, thì đau lòng thay người ta lại tô phết lên đó những màu sắc đen tối, làm cho tờ giấy trắng trinh nguyên bị hoen ố, phá nát tâm hồn của trẻ thơ! Tôi rất đau xót vì điều này.

Thời đại bây giờ là thời đại cực kỳ văn minh với những công nghệ thông tin, Internet, vi tính và những trò chơi game trên máy. Thế là đổ thừa vì hoàn cảnh lo làm ăn kiếm tiền nuôi con, vì thời gian không có... nên cha mẹ cứ thế mà cho con cái tự do chọn lựa trò chơi. Cha mẹ vắng nhà nhiều, con cái được tự do nhiều. Tiền bạc cha mẹ cho cũng nhiều, cho con tiền như là một sự đền bù vì thiếu gần gũi

Page 70: Tâm Bút

70

với con. Thế là các em rủ nhau vào tiệm Internet để chơi game, chơi riết thành nghiện. Một khi đã trở thành nghiện thì khó mà bỏ, khó mà học hành, khó mà làm được những điều tốt, các em trở nên lờ đờ bệ rạc.

Việc đọc kinh trong gia đình thì ngày nay phần nhiều các gia đình cũng từ từ cho đi vào quên lãng thói quen rất tốt lành này. Theo tôi nghĩ thì có thờ có thiêng, có kiêng có lành; có gieo thì mới có gặt; gieo gì thì gặt đó. Những điều tốt lành đẹp đẽ mà không giữ được thì kết quả làm sao đơm hoa kết trái để cho chúng ta gặt hái được?

Nhìn lại giáo phận của mình, tôi rất bằng lòng với những công việc mà các tu sĩ nam nữ đã làm. Đó là công việc giúp đỡ, lo lắng cho người dân tộc nghèo, luôn cả người Kinh, rồi thì chăm sóc những người bị bệnh, nhất là người mang bệnh phung cùi. Chính các vị linh mục, các tu sĩ nam nữ với những việc làm của họ nói trên, quả thực đó là gương tốt cho một linh mục già là tôi đây. Các vị đó có rất nhiều sáng kiến hay và tốt đẹp đáng cho tôi học hỏi.

Tôi nhìn về phía Giáo Hội thì có Hội Đồng Giám Mục, hằng năm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp hai lần, ba năm đại hội một lần. Lần đại hội nào thì cũng có Thư chung gởi cho người Công giáo thuộc 26 giáo phận ở Việt Nam, chẳng hạn như Thư chung của năm 2013 thì chúng tôi được biết là:

* Năm 2014 là năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình.

* Năm 2015 là năm Tân Phúc Âm Hóa Xứ Đạo.

* Năm 2016 là năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Xã Hội.

Thế nên theo suy nghĩ của tôi, mỗi lần Hội Đồng Giám

Mục ra một Thư chung như vậy, với lời mở đầu là: "Anh chị

em thân mến", lẽ dĩ nhiên trong đó cũng có nói đến đồng bào

các sắc tộc khác nhau trong giáo hội Công giáo Việt Nam.

Page 71: Tâm Bút

71

Nhưng tôi thích trong năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình, mỗi

giáo phận chúng ta cũng nên triển khai các vấn đề của giáo

hội đưa ra. Chẳng hạn như Giáo phận Kontum thì chúng tôi

phân biệt gia đình người Kinh và gia đình người dân tộc nhất

định là phải khác nhau, sự khác nhau đó là:

- Đời sống gia đình người dân tộc phải áp dụng Thư

Chung của Hội Đồng Giám Mục như thế nào?

Từ lâu tôi đã có nhận xét rằng người dân tộc rất có tinh

thần truyền giáo, vì họ có tính cộng đồng, từng làng cũng

như từng sắc tộc khác nhau. Thành ra khi triển khai Tân

Phúc Âm Hóa Gia Đình thì chúng ta phải có cách thức triển

khai riêng cho người dân tộc của từng sắc tộc như các gia

đình dân tộc Jơrai, Séđăng, Bahnar... và nhất là phải làm

sao cho có kết quả.

- Đời sống gia đình người Kinh phải áp dụng thư chung

của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam như thế nào?

Với người Kinh thì tôi cũng phân biệt gia đình người

Kinh ở thành phố và gia đình người Kinh ở thôn quê. Các

linh mục ở thành phố phải áp dụng thư chung như thế nào

cho phù hợp với đời sống của thành phố. Còn như ở thôn

quê thì phải triển khai ra làm sao cho phù hợp với đời sống

của người thôn quê...

Ước mong và mong ước... đã đốt cháy tâm hồn tôi.

Tôi mong muốn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chúng ta có những công việc cụ thể trong bối cảnh của đất nước hiện nay. Mỗi giáo phận cũng có những chương trình cụ thể để áp dụng Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2013. Có những vấn đề nhức nhối trong xã hội thời

Page 72: Tâm Bút

72

bây giờ, tôi lấy ví dụ như sự gian dối trong học tập, vấn đề về học thêm, về môi trường học đường bây giờ, vấn đề bảo vệ môi trường qua các Thư chung của Hội Đồng Giám Mục.

Tôi ao ước tất cả các giáo viên Công giáo không dạy thêm ngày Chúa nhật và các em học sinh Công giáo không đi học thêm ngày Chúa nhật. Chúng ta đều biết ngày Chúa nhật là ngày của Chúa, là ngày chúng ta có chương trình đi lễ, có các sinh hoạt đoàn thể, học giáo lý ngày Chúa nhật. Chúng ta phải có một tiếng nói chung trong 7 triệu giáo dân của cả nước Việt Nam mình. Thay vào đó, các linh mục, các tu sĩ nam nữ phải làm sao để có thể bù đắp phần nào sự thiệt thòi cho các em học sinh dân tộc. Trong khi các em người Kinh học sách giáo khoa bằng tiếng Kinh, rồi được đi học thêm... Còn người dân tộc thì không có tiền đi học thêm, không có ai dạy thêm miễn phí cho các em dân tộc. Thế nên tôi xin và mong rằng làm thế nào để chúng ta bù đắp được vấn đề học tập cho các em bằng những cách làm cụ thể nhất để các em bớt thiệt thòi.

- Những tệ nạn đáng buồn và đáng lo ngại.

Tuy rằng bản tính của người dân tộc có nhiều ưu điểm, nhưng từ khi sống gần với người Kinh thì cuộc sống của họ lại vô tình vướng phải những khuyết điểm có từ người Kinh, nó trở thành một tệ nạn vô cùng đáng tiếc.

Tệ nạn uống rượu nơi người dân tộc.

Uống rượu đế đối với người dân tộc Tây Nguyên bây giờ trở thành một "thú đam mê". Có lần tôi đã hỏi các em học sinh cấp 1 trong nhà thờ Thăng Thiên, lúc đó có khoảng 400 em, những câu hỏi như sau:

Câu hỏi thứ nhất:

- Ai trong chúng con có ba uống rượu đâu? Giơ tay lên cho cha xem nào!

Trời ơi! Tôi thấy có đến 90% các em đưa tay lên.

Page 73: Tâm Bút

73

Tôi hỏi tiếp câu thứ hai:

- Ai có ba uống rượu mà thấy ba mình đi không nổi, xiêu qua vẹo về... thì đưa tay lên cho cha xem.

Tôi thấy ít nhất là có từ 30% đến 40% đứa giơ tay lên. Tôi hỏi câu thứ ba:

- Ai trong chúng con không muốn ba mình uống rượu thì đưa tay lên cho cha xem.

Câu trả lời là có đến 100% các em đưa tay lên.

Vậy các em cấp 1 hôm đó không em nào thích ba mình uống rượu!

Vậy thì chúng ta cần phải có cách nào đó thật hữu hiệu để nói với những người làm cha, làm mẹ trong gia đình người Kinh cũng như người dân tộc, biết được điều mong muốn này của con mình. Chúng ta phải làm công tác vận động để cho các bậc làm cha mẹ ý thức vai trò của mình, trở thành gương tốt cho con cái noi theo. Nếu không thì khi con cái ngày càng quen thuộc với hình ảnh không đẹp của người cha: Sáng say chiều xỉn, chân nam đá chân xiêu, mặt mày đỏ kè, áo xộc xệch, quần ống cao ống thấp... Mai sau con cái nó cũng giống như thế. Như một căn bệnh "cha truyền con nối" thì xã hội sẽ ra sao? Đây cũng là điều nhức nhối đáng buồn và rất cần được quan tâm.

Ước gì Hội Đồng Giám Mục hoặc là phía Giám Mục địa phương, kể cả các cha sở nữa, có một tổ chức, thành lập một ban kêu gọi, để tránh được chừng nào hay chừng đó những tệ nạn làm hư hỏng, phá hoại đời sống đức tin của người Kitô giáo nói riêng, cũng như đời sống con người Việt Nam chúng ta nói chung.

Về môi sinh, môi trường là... sống chung với rác!

Đề cập tới môi sinh, môi trường thì đây cũng là vấn đề hết sức nhức nhối. Vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta nên có lời kêu gọi nào đó về cách xử lý rác trong các xứ đạo Công

Page 74: Tâm Bút

74

giáo và các làng Công giáo chẳng hạn. Như ở địa phận Kontum có khoảng 600 làng Công giáo với những nguồn sông, nguồn suối đầy rác dơ bẩn. Tôi tự đặt ra một câu hỏi:

Chúng ta có thể kêu gọi trong Giáo hội của chúng ta được không?

Chúng ta có thể kêu gọi các linh mục phải chăm sóc môi sinh, môi trường và vận động bà con, giáo dân trong xứ đạo của mình cùng thực hiện được không?

Tôi từng nói với giáo dân của mình rằng:

- Đi lễ mà lo ra trong nhà thờ thì không có tội bằng xả rác tầm bậy, bừa bãi.

Phải nói rõ ràng như vậy để người nghe ý thức được rằng xả rác bừa bãi là điều rất xấu, rất là mất vệ sinh, rất là thiếu văn minh, thiếu văn hóa.

Thử tưởng tượng mà xem: Người Công giáo, làng Công giáo, nhà Công giáo đều sạch sẽ về vệ sinh môi trường, cuộc sống của chúng ta sẽ dễ chịu, thoải mái biết chừng nào khi chúng ta được hít thở bầu không khí trong lành ở trong làng mình, không ruồi nhặng, không hôi thối... Thích thú và sung sướng làm sao.

Không khí là món quà rất quí giá và cần thiết cho sự sống của mọi loài, mọi vật trên trái đất này mà Chúa đã ban tặng, đã cho không. Nếu không có không khí thì chúng ta và mọi thứ trên trái đất này sẽ chết ngay. Thế mà con người không biết trân trọng, gìn giữ nó lại nỡ lòng nào phá hoại món quà quí giá của Chúa ban cho, đang tâm làm ô nhiễm môi trường, làm dơ bẩn môi sinh. Nếu 7 triệu người Công giáo trong cả nước sau khi được kêu gọi mà giữ được điều này, tôi nghĩ rằng đây cũng là một sự đóng góp về việc xây dựng cho đất nước mình một nền văn minh sạch đẹp.

Page 75: Tâm Bút

75

Các xứ đạo, các nhà thờ và những vườn tược của người Công giáo chúng ta nên trồng cây xanh. Chúng ta hãy phủ xanh đồi trọc nơi xứ đạo của mình, trong làng của mình, làm được chừng nào hay chừng đó. Chúng ta hãy thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối!

Giáo hội chúng ta có tổ chức, có phẩm trật, có giám mục, có linh mục, có ông trùm, ông câu, có Kọ khul, có giáo phu mà, vậy thì tại sao không vì tinh thần Đạo và Tin Mừng của chúng ta để làm điều đó? Chắc chắn là chúng ta làm được mà.

Hãy yêu quí và trân trọng món quà mà Chúa đã ban cho chúng ta. Món quà đó chính là không khí. Chúng ta hãy gìn giữ không khí luôn được trong lành, bằng cách là hãy gìn giữ môi trường, môi sinh luôn sạch sẽ.

Vấn đề của người nghèo và cách giải quyết.

Trước 1975 chúng ta đã có Uỷ Ban Bác Ái Từ Thiện gọi tắt là Caritas, với tình thương bao la Caritas chuyên lo cho người nghèo và hoạt động khá mạnh. Sau năm 1975 thì bị ngưng một thời gian khá dài. Nhưng mấy năm sau này Caritas được hoạt động trở lại (năm 2008). Đây là điều rất đáng mừng cho những người nghèo.

Khi Caritas hoạt động trở lại thì giới Công giáo chúng ta đã tỏ ra tích cực hơn trước trong công việc hưởng ứng giúp đỡ và chia sẻ cho người nghèo. Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô với câu: Đừng quên người nghèo đã tác động đến rất nhiều người, nhất là ở địa phận Kontum các linh mục luôn nhắc nhở giáo dân trong nhà thờ là hãy lo cho người nghèo. Và lời nhắc nhở đã được giáo dân nhiệt tình đáp ứng. Điều này cho tôi thấy rõ ràng giáo dân của mình ngày càng ý thức hơn về vấn đề chia sẻ. Và họ cũng nhận thấy rằng một khi mình chia sẻ cho người nghèo là mình tích trữ kho tàng cho mình trên Nước Trời, bởi vì giúp đỡ người nghèo là chìa khóa mở cửa hạnh phúc Nước Trời của mình.

Page 76: Tâm Bút

76

Chúa nói: “ Khi ta đói các ngươi đã cho ta ăn, khi ta khát các ngươi đã cho ta uống, khi ta trần truồng các ngươi đã cho ta áo mặc... Vậy hãy vào hưởng hạnh phúc nước trời dành sẵn cho các ngươi” (xMt 25, 31-46).

Về giáo dục.

Trước năm 1975 tôi được học tại các trường Công giáo. Tôi phải công nhận rằng tất cả các trường Công giáo ở trong miền Nam đã đào tạo ra một lớp người rất là tốt. Họ là thành phần ưu tú của xã hội.

Bây giờ thì như thế nào? Thật đáng buồn vì tôi nghe nói kết quả của các tổ chức nghiên cứu về giáo dục học đường thì các tầng lớp con cái nói dối cha mẹ được thống kê như sau:

- Học sinh cấp I: chiếm 25 %.

- Học sinh cấp 2: chiếm 50 %.

- Học sinh cấp 3: chiếm 65 %.

- Sinh viên là nhiều nhất: chiếm 80 %.

Không biết kết quả nghiên cứu có đúng lắm không? Nếu thật sự đúng là như thế thì tôi cảm thấy bi quan vô cùng, vì trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai.

Công việc giáo dục trước năm 1975 đã đào tạo được một lớp người tốt. Bây giờ phần đông những người đó đang ở nước ngoài như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Úc... Và dù lớp người đó ở đâu đi nữa thì họ vẫn rất thành công, không phải là thành công về việc làm ra nhiều tiền của, mà họ thành công về đời sống tinh thần của một con người có nhân cách.

Tôi có quen biết với một bà mẹ có hai đứa con, bà tên là Tâm. Những năm sau 1975, bà Tâm có gia đình ở Sài gòn, trong một lần gặp gỡ, tôi hỏi thăm về cuộc sống của bà và hai đứa con, bà nói với tôi rằng:

- Con không cho các con của con đi học nữa. Con nhận thấy chương trình dạy học bây giờ toàn là nói tới hận

Page 77: Tâm Bút

77

thù giết chóc mà thôi, con không muốn con của con học những điều đó, cha biết không? Con không thích cái cách giáo dục luôn đề cao sự tiêu diệt, khai trừ lẫn nhau. Một điều con cảm thấy thật đáng sợ, đáng chê trách là ở ngoài Bắc cứ kêu các vị cao cấp ở miền Nam là thằng này, thằng nọ, thằng Diệm, thằng Thiệu..., trong khi đó trước 1975 ở miền Nam không bao giờ dạy học trò kêu những người lớn bằng thằng này thằng kia...

Bà Tâm cương quyết không cho con đi học nữa. Khi nói với tôi như thế, nét mặt bà rất buồn. Vì bà Tâm cũng là một nhà giáo nên bà để hai con ở nhà và bà tự mình dạy học cho con. Bà không dạy cho con có bằng cấp, mà bà chủ trương dạy cho con làm người. Những môn bà không dạy được như môn Toán, Lý, Hóa thì bà tìm thầy, rước thầy về nhà dạy cho con, còn bà dạy môn Văn và Sinh Ngữ. Sau đó thì bà đi định cư bên Úc theo diện đoàn tụ. Qua Úc rồi, con của bà phải trải qua một đợt kiểm tra để đánh giá về học lực rồi mới được nhập trường. Nói chung thì kết quả rất tốt, hai con của bà Tâm chỉ học thêm môn tiếng Anh mà thôi.

Mới đây bà Tâm về thăm quê hương, gặp lại tôi, bà vui mừng khoe:

- Con đã thành công rồi cha ơi! Con kể cho cha nghe. Theo luật của nước Úc, khi con của con ra trường mà chưa có việc làm thì nó vẫn còn lãnh lương thất nghiệp. Nhưng sau đó, khi nó xin được việc làm rồi, nó liền tới chỗ lãnh lương thất nghiệp và khai với họ rằng: "- Hôm nay cháu đi làm việc rồi, cháu không lãnh lương thất nghiệp nữa". Con xem đó là sự thành công lớn của con, khi con dạy các con của con không được lợi dụng đồng tiền của người khác. Con có lý phải không cha?

Tôi gật đầu thán phục và trả lời bà Tâm:

- Tôi thấy bà thật sự có lý!

Ước gì nền giáo dục của chúng ta bây giờ cũng đào tạo được những con người như thế, chứ không phải đào

Page 78: Tâm Bút

78

tạo ra những con người có bằng cấp (thật và giả) nhưng sống thì gian dối và ăn ở bất lương.

Một lần nọ qua Savanakhet bên Lào, tôi gặp một linh mục ngày trước học cùng trường với tôi ở Đà Lạt. Linh mục đó tên là Tình, gốc là người Việt nhưng gia đình sống ở bên Lào hơn 100 năm rồi, nói tiếng Lào giỏi hơn tiếng Việt. Chúng tôi thường gọi đùa ngài là Tình Lèo vì cha ở bên nước Lào. Tôi hỏi:

- Người Việt sống ở bên Lào như thế nào?

Ngài trả lời:

- Phải phân biệt hai thứ người Việt ở bên Lào. Người Việt trước năm 1975 và người Việt sau năm 1975. Người Việt trước năm 1975 chân thật, hòa đồng rất được người Lào yêu mến, còn những người Việt mới sang sau năm 1975 thì không được như vậy

Tôi hỏi tại sao, linh mục Tình kể:

- Tôi có một người em gái buôn bán làm ăn, có tiệm cung cấp hàng hóa rất lớn. Vậy rồi có một anh chàng đâu đó ở ngoài Bắc vào làm việc cho em tôi. Anh ta tỏ ra lanh lợi, chí thú làm ăn tận tình nên được em tôi tin cậy. Anh ta được giao nhiệm vụ đi lấy tiền hàng và lái xe chở hàng cung cấp cho cho các chi nhánh khác. Một ngày kia, anh ta đi thu tiền hàng và thu được hết, rồi chất một xe đầy hàng quý nói là đi giao hàng... Thế rồi anh ta lái xe về Việt Nam luôn. Em tôi cũng chẳng biết đường nào mà đi tìm. Cha thấy đó, tôi kể câu chuyện của em tôi là sự thật. Nói về người ngoài Bắc có thể gây mất lòng, nhưng tôi có sao thì nói vậy, thấy tư cách con người ra sao thì nói như thế. Dù không phải mọi cái đều tuyệt đối, nhưng phần đông bản chất của họ là như vậy.

Chúa Giêsu luôn dạy chúng ta hãy sống công bằng và bác ái, yêu thương và chia sẻ cho người nghèo, không tham lam của ai. Xin cho chúng con luôn sống theo lời Chúa dạy.

Page 79: Tâm Bút

79

CHƯƠNG SÁU

XÓT XA BUỒN CHO NỀN GIÁO DỤC NGÀY NAY

Với nền giáo dục ngày nay thì những người có tâm huyết, những người biết điều, biết chuyện cũng cảm thấy là không đạt được gì cho tốt. Một điều mâu thuẫn rất lớn khi mà lâu nay Nhà Nước đưa ra một chương trình giáo dục gọi là ưu việt, nhưng tại sao các cán bộ cao cấp toàn là đua nhau đưa con cái của mình đi du học nước ngoài? Nhất là qua Mỹ học nữa chớ! Tôi thấy trong hàng ngũ dân chúng, ngay cả trong giáo dân của tôi người ta cũng không muốn để cho con cái của mình đi học trong thành phố hay địa phương của mình. Ở Sàigòn có trường của nước ngoài, học phí mỗi tháng đến 5-7 triệu, thế mà người ít tiền cũng tìm cách vay mượn để cho con mình được vào học những trường đó. Điều đó chứng tỏ là người ta không tin nền giáo

Page 80: Tâm Bút

80

dục của nước mình. Nhà nào giàu có, nhiều tiền thì họ cũng tìm cách cho con đi du học ở Úc, Mỹ, Pháp... Sau khi học xong, người ta cũng tìm cách để cho con họ ở lại lập nghiệp bên đó, vì ở lại bên đó dễ tìm được công việc phù hợp với bằng cấp hơn là trở về nước.

Nền giáo dục nước ta sẽ đưa lớp trẻ đi về đâu?

Vậy thì chúng ta hãy đặt lại vấn đề về nền giáo dục ở nước ta là như thế nào đây? Những người cao tuổi như chúng tôi rất ray rức lo lắng về nền giáo dục của đất nước mình hôm nay. Năm nào cũng cải cách, năm nào cũng sửa đổi. Nhưng thật đáng buồn cười là càng cải cách sửa đổi bao nhiêu thì càng tệ, càng rối ren và nhất là càng tốn tiền của người dân bấy nhiêu! Với nền giáo dục lu bu, không cái gì ra cái gì sẽ làm hư hại cả một thế hệ mầm non, dẫn đến sự mất phương hướng cho lớp người trẻ tuổi vì không còn niềm tin vào lớp người lãnh đạo.

Người ta ví von: "Trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai". Tôi dựa theo câu đó để nói theo " trẻ em Công giáo hôm nay là Giáo hội mai sau". Vì nghĩ như thế nên những vấn đề về giáo dục luôn luôn là mối bận tâm đối với một người hoạt động xã hội.

Mới vừa rồi tôi nghe Thủ Tướng chính phủ Việt Nam nói là sẽ thành lập Ủy Ban Quốc Gia Cải Tổ Giáo Dục. Rồi ngay sau đó có người trong ban giáo dục đề xuất thay đổi sách giáo khoa với chi phí lên tới 3.000 mấy trăm tỷ đồng. Tôi nghĩ: Không phải vấn đề thay đổi sách giáo khoa hay là xây trường học cho lớn là đủ, là coi như đã làm xong cái trách nhiệm, bổn phận của những người có thẩm quyền.

Công tác giáo dục muốn đạt được kết quả tốt đẹp thì điều quan trọng là mỗi người trong chúng ta phải tự đào tạo cái tâm của mình cho sáng, rèn luyện tư cách của mình cho tốt, trau dồi nhân phẩm của mình cho sạch. Vậy nên nhiệm vụ của ngành giáo dục và người

Page 81: Tâm Bút

81

làm Giáo Dục là làm gương sáng để đào tạo lớp người trẻ có LƯƠNG TÂM SẠCH, NHÂN CÁCH TỐT, PHẨM CHẤT ĐẸP.

Hãy trao cho nhau tình yêu thương chân thành và tấm lòng đối xử tốt đẹp với nhau.

Tôi lấy ví dụ như trong các đám cưới. Về phía Giáo hội Công giáo bây giờ có những đôi lấy nhau khác tôn giáo, người Công giáo lấy người khác đạo. Buồn cười là phía bên người Công giáo hối thúc tôi:

- Bên kia người ta coi ngày coi tháng rồi, phải tổ chức đúng ngày chớ không thôi là xui lắm!

Thật tình mà nói, bây giờ cứ lên tòa án Pleiku này mà xem, có nhiều cặp ly hôn vào độ tuổi từ 30, 40, 45... họ có đi coi ngày trước khi cưới không? Chắc chắn là đôi nào trước khi cưới cũng đi coi tuổi, coi ngày hết trơn. Tội nghiệp là cũng có nhiều bạn trẻ rất đau khổ khi phải đi coi ngày, coi tuổi như thế. Cha mẹ bảo không hợp tuổi là phải chia tay. Tôi quan niệm như thế này: Không nên coi tuổi, coi ngày để cưới vợ lấy chồng vì điều đó không đúng đâu. Điều quan trọng không phải do ngày tốt, tuổi hạp, mà quan trọng là do lòng tốt của hai vợ chồng khi chung sống với nhau. Người chồng luôn biết yêu thương chăm sóc cho vợ, người vợ quan tâm lo lắng cho chồng, cả hai cùng một lòng một dạ chung thủy với nhau, yêu thương nhường nhịn nhau, ngày nào cũng như ngày đó. Những người nào mà sống không tốt, tâm địa hẹp hòi, hối lộ tham nhũng, ác độc bất lương, chắc chắn một điều là không có ngày nào tốt đâu. Tâm của họ không bình an vì lo suy nghĩ tìm cách tính kế để hại người, làm lợi cho bản thân mình... trước sau gì cũng đổ vỡ mà thôi.

Ngày xưa khi tôi còn nhỏ, học trong sách Quốc văn giáo khoa thư, dạy phải tin có ông trời:

Lạy Trời mưa xuống

Page 82: Tâm Bút

82

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm

Lấy rơm đun bếp

Sách học giáo lý cũng vậy, dạy chúng tôi tin có Chúa "Lạy Chúa con, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng" (Kinh Tin)

- Làm việc tốt là được Chúa thưởng.

- Làm việc xấu, việc ác là bị Chúa phạt.

Có như thế thì trong tâm mình luôn nghĩ là phải làm điều thiện, điều tốt, phải tránh làm những điều xấu. Tổ chức một trận bóng đá cũng phải có trọng tài để xử phạt. Nếu không có trọng tài để phân xử thì coi như trận bóng đá đó trở thành một trận chiến hổ lốn đầy hỗn loạn.

Người xưa có câu " Thiện ác đáo đầu chung hữu báo": Thiện ác là điều thiện, điều ác ta đã làm. Đáo đầu là quay lại. Chung là cuối cùng, hữu báo là rõ ràng, nghĩa là : cái thiện cái ác đã làm cuối cùng cũng sẽ quay đầu trở lại với người làm ra nó.

Người xưa cũng dạy rằng: "Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu", nghĩa là lưới trời lồng lộng, vật nhỏ cách mấy cũng không lọt được.

Người xưa cũng có câu: "Hoàng Thiên hữu nhãn", nghĩa là ông trời có mắt.

Nhân cách của một con người phải đặt lên trên nền tảng đạo đức, công bằng và bác ái. Những người cầm quyền, lãnh đạo đất nước phải đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, coi trọng sự công bằng, lương tâm luôn trong sạch, đạo đức tốt với một tấm lòng đầy nhân ái, yêu thương dân nghèo. Có như vậy thì đất nước và xã hội mới trở nên tốt đẹp được.

Page 83: Tâm Bút

83

Khi tôi dạy giáo lý cho các em nhỏ trong xứ đạo của tôi, tôi thường dạy về đời sống nhân bản đầy tính nhân văn của Kitô giáo.

Có người đặt câu hỏi với tôi:

- Thưa cha, nhân bản Kitô giáo là cái gì?

Tôi trả lời:

- Là học làm người theo mẫu mực của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người, Ngài đã sống như thế nào với Thiên Chúa là cha của Ngài, thì chúng ta cũng sống với Thiên Chúa như thể, đó chính là Cha của mình. Ngài đã cư xử với chúng ta và thương yêu chúng ta như thế nào thì chúng ta cũng phải thương yêu nhau như thế. Ngài dạy chúng ta phải giúp đỡ người nghèo như thế nào, thì chúng ta phải vâng theo lời Ngài mà thương yêu và giúp đỡ người nghèo như thế ấy.

Chúa dạy chúng ta:" Phải học cùng ta vì ta có lòng hiền hậu và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29). Vậy nên chúng ta cũng phải học tính hiền lành và khiêm nhượng nơi Chúa. Phải có căn bản giáo dục như thế đó. Nhân bản Kitô giáo là giáo dục con người sống theo mẫu mực của Chúa Giêsu Kitô. Dứt khoát trên thế gian này không có ai là người mẫu mực cả. Duy chỉ có một mình Đức Giêsu Kitô là đấng trở thành mẫu mực cho con người noi theo mà thôi. Chúa đã nói:

Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống...(xGa 14,6b)

Có câu nói rằng: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm cái gì cũng khó".

Với câu nói thứ nhất:"Có tài mà không có đức là vô dụng" tôi nghĩ câu nói này cũng chưa đủ, bởi vì vô dụng là sao? Vô dụng như chiếc xe gắn máy bị hư mình không đi được nữa, mình bỏ nó vô trong xó, chiếc xe trở nên vô dụng, nó không làm lợi cho ai và cũng không làm hại ai,

Page 84: Tâm Bút

84

nhưng một người có tài mà không có đức là mối nguy hiểm cho đồng loại… Còn như: "Có đức nhưng không có tài thì làm cái gì cũng khó", với câu này thì nếu người làm cán bộ hoặc người phụ trách một công việc gì đó nhưng không có khả năng, thiếu trình độ, thiếu kiến thức thì không phải chỉ làm việc gì cũng khó mà thôi đâu, ngược lại nó còn có hại nữa. Có một công thức như thế này: Nhiệt tình+ Ngu dốt = Phá hoại. Như vậy, để trở thành một người hữu dụng (cho gia đình, cho giáo hội, cho xã hội) nhất định ta phải trau dồi cả tài và đức.

Tôi nhớ tôi có đọc đâu đó một cuốn sách hình như là của Hoài Nam Tử, có câu: Trong thiên hạ có ba cái đại họa.

Đại họa thứ nhất: Đức ít mà ân sủng nhiều.

Thời bây giờ có nhiều người đức thì không có nhưng ô dù thì quá nhiều, mà tiền bạc là một thứ ô dù rất có giá ở thời nay. Điều này rất có hại cho đất nước !.

Đại họa thứ hai: Tài thấp mà địa vị cao.

Thời nay bằng cấp giả nhiều lắm, ngày xưa nói " có tiền mua tiên cũng được", ngày nay nói " có tiền mua tiến sĩ dễ ợt" !. Tài không có, thực lực cũng không luôn, mà lại nắm trong tay chức này chức nọ, thì đúng là một họa lớn, rất đáng lo.

Đại họa thứ ba: Công nhỏ mà bổng lộc lớn.

Không làm gì có ích lợi cho xã hội mà vẫn ăn lương. Làm thì ít mà hưởng lương to. Có một số người không đi làm nhưng vẫn lãnh lương đều đều. Lương đó từ đâu mà có? Là do người dân rút từ trong xương tủy của mình ra để đóng thuế...

Như thế thì làm sao mà chúng ta không nghĩ ngợi đến những câu nói trong cuốn sách Hoài Nam Tử kia chứ.

Có bài thơ châm biếm theo kiểu của ông Tú Xương rằng:

Page 85: Tâm Bút

85

Nhân phẩm ngày nay hạ giá rồi,

Chỉ còn thực phẩm lên giá thôi.

Lương tâm giá rẻ hơn lương thực.

Chân lý chân giò một giá thôi.

Những câu thơ châm biếm ở trên, đọc thì vui tai nhưng sao trong lòng tôi lại ngậm ngùi xót xa. Trời ơi! Nếu cuộc đời này mà như vậy thì xã hội chúng ta sẽ ra sao bây giờ?

Thật sự là tôi muốn kêu to lên rằng: Hỡi những người có tâm huyết trong đất nước này phải làm gì đi chứ. Tôi nghĩ rằng mỗi người chúng ta phải thắp lên một ngọn nến, đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối, rồi đòi hỏi cái này cái kia. Chúng ta hãy bắt đầu làm việc, mỗi người trong chúng ta phải cố gắng làm những việc mà mình có thể làm được, cũng dễ dàng thôi, như là:

Bớt xả rác.

Trồng thêm cây xanh.

Dạy dỗ cho con cái mình về mặt đạo đức, rèn luyện về nhân phẩm và tư cách của một con người cần phải có, nuôi dưỡng lương tâm luôn trong sạch

Yêu nước không phải là viết những khẩu hiệu thật to, treo đầy đường phố để cho nó dập dìu phất phơ theo chiều gió.

Yêu nước là yêu đồng bào của mình, phải tạo cho quê hương đất nước của mình trở thành một nơi mà ai ai cũng muốn đến và muốn sống trên đất nước Việt Nam của mình.

Không thể gọi là yêu nước khi mà chính người dân trong nước cũng muốn trốn, cũng muốn bỏ đi. Nói xa xôi mà làm gì, chính các ông lớn cũng muốn cho con cái của mình qua các nước tư bản để học và để sống luôn bên đó, bỏ luôn đất nước mình! Đó là một điều mâu thuẫn, một nghịch lý rất đáng tức cười và cũng thật đáng buồn cười!

Page 86: Tâm Bút

86

Không thể yêu nước theo cái kiểu như thế được. Đó chỉ là yêu cái TÔI SÂN SI và vơ vét cho đầy cái TÚI THAM LAM.

Hãy là người tốt, sống đạo đức và có nhân cách.

Đối với những người Công giáo, mỗi lần dạy giới trẻ về

hôn nhân, tôi nói với các anh chị rằng:

- Nếu các con muốn có một người chồng tốt, một người

vợ tốt, thì trước tiên con hãy làm một người chồng tốt, một

người vợ tốt trước đã.

Mỗi người trong chúng ta cố gắng sống tốt thì nhất định

chúng ta sẽ gặp điều tốt và gặp được người tốt. Nếu 7 triệu

người Công giáo Việt Nam chúng ta sống tốt theo Tin Mừng

Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: Chúng ta phải biết thương yêu

nhau, thương yêu đồng bào của mình.

Chúng ta hãy bảo vệ thiên nhiên, hãy làm gương tốt

trong mọi mặt. Những tệ nạn cực đoan trong đất nước này

đã lôi kéo đất nước của chúng ta đi xuống. Vậy thì chúng ta

hãy sống theo tinh thần Tin Mừng của Chúa, để chúng ta

trở thành động lực và trở nên nguồn sống, thành một tấm

gương tốt cho những người khác.

Làm quan thì dễ nhưng làm Người thì rất khó

Mới đây tôi được người quen đưa cho tôi đọc lá thư của

một nữ sinh viên người Nhật Bản qua Việt Nam du học

được 4 năm. Đọc xong lá thư này tôi cảm thấy buồn khi một

người trẻ nước ngoài nhìn về đất nước và con người Việt

Nam của mình. Lòng tôi nhói đau. Ở vào độ tuổi U80 này

mà không buồn, không đau làm sao được kia chứ?

Cô sinh viên Nhật Bản này rất hãnh diện về đất nước

của mình. Cô hãnh diện cũng đúng thôi vì sự thật là như

Page 87: Tâm Bút

87

thế. Cô hãnh diện về nhiều điều của đất nước mình, về máy

móc, xe cộ, những mặt hàng điện tử...v..v và v.v... cả thế

giới đều biết điều đó.

Sau đó một người quen khác lại đưa cho tôi một lá thư

của một nữ sinh viên Việt Nam trả lời lá thư của cô sinh viên

Nhật Bản. Cô sinh viên Việt Nam này viết về lý do "tại sao

nước Việt Nam chúng tôi bây giờ như thế này, như thế

kia"... Đọc xong tôi cũng rất buồn, rất xót xa. Nếu vị lãnh

đạo hay một người có chức quyền trong đất nước này mà

đọc hai lá thư của hai người sinh viên đó thì chúng ta nghĩ

xem hai người sinh viên đó nói đúng hay là sai? Nếu người

ta nói sai thì phải nói xem là sai ở chỗ nào?

Ngày xưa Chúa Giêsu dạy rằng:

- Người ta đánh cái má bên này thì đưa luôn cái má bên kia cho nó đánh tiếp.

Khi Đức Chúa Giêsu bị đầy tớ thầy thượng phẩm đánh một bạt tai, Chúa không đưa cái má bên kia cho nó đánh mà Chúa lại hỏi nó:

- Nếu tôi nói sai thì anh hãy cho tôi biết tôi nói sai chỗ nào? Mà nếu tôi nói đúng thì tại sao anh lại đánh tôi ?

Khi tôi học Kinh Thánh tôi cũng hay thắc mắc ở chỗ đó: tại sao Chúa Giêsu không đưa cái má kia cho người ta đánh? Thầy dạy Kinh Thánh của chúng tôi trả lời:

- Ngài không đưa cái má cho người ta đánh mà Ngài lại trao toàn thân của Ngài cho quân dữ giết chết để đền tội cho chúng ta !.

Lạy Chúa, đánh má bên này hay đánh luôn cái má

bên kia thì đâu có đau đớn bằng khi Chúa bị quân dữ

đánh bằng roi sắt, rồi bị đóng đinh treo lên thập giá, thế

mà Chúa đã chịu đựng để chuộc tội cho nhân loại.

Page 88: Tâm Bút

88

Hai lá thư của hai người sinh viên như là những

cái tát vào hai bên má của chúng con, bấy nhiêu thôi

cũng đủ làm cho tâm hồn chúng con vô cùng đau đớn,

Chúa ơi!

-Vẫn còn niềm tin là nguồn cậy trông vào Chúa Giêsu.

Dù thế nào chăng nữa thì tôi vẫn có nhiều hy vọng về tương lai của đất nước Việt Nam chúng ta, không phải là việc của đảng hay là của các nhà lãnh đạo, mà là sự hợp sức, hợp lòng của toàn dân. Mặc dù có nhiều điều làm cho tôi bi quan, nhưng bên cạnh đó tôi cũng lạc quan vì cảm nhận được lòng tốt của người Việt Nam chúng ta. Ước gì những điều tốt đẹp của truyền thống cha ông chúng ta từng có từ ngàn xưa, chúng ta hãy làm mọi cách để phục hồi lại, để giữ được cái giá trị của một con người, một đất nước có đến bốn ngàn năm văn hiến.

Có những điều mà cha mẹ không nói được, không làm được, và không dạy cho con mình được. Nhưng tôi tin chắc một điều là không có sự gì mà Thiên Chúa không làm được.

Thiên Chúa luôn luôn làm điều tốt lành, cho nên những người Công giáo chúng ta hãy vững tâm, hãy đóng góp phần mồ hôi và cả nước mắt của mình nữa, để xây dựng đất nước này trở nên tươi sáng và tốt đẹp.

Chúng ta là những người Công Giáo có đức tin, chúng ta hãy quì gối chắp tay lại, xin Chúa ban thêm sức mạnh cho mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho những người lãnh đạo đất nước này được biết Thiên Chúa luôn ngự trị trong cuộc đời của mình, để họ cai trị dân chúng trong tinh thần yêu thương, công bằng và biết tôn trọng quyền lợi của người dân.

Lạy Chúa xin hãy nhậm lời chúng con cầu khẩn.

Page 89: Tâm Bút

89

MỤC LỤC

1. Lời Tâm sự Trang 01

2. Lời Tựa Trang 03

3. Chương 1: Những nỗi niềm băn khoăn trăn trở Trang 06

4. Chương 2: Những điều khác biệt giữa người Kinh và người dân tộc Trang 20

5. Chương 3: Thành quả là sự đơm hoa kết trái Trang 44

6. Chương 4: Người dân tộc còn mang rất nhiều bệnh Trang 53

7. Chương 5: Sống, làm việc và mong ước Trang 65

8. Chương 6: Xót xa buồn cho nền giáo dục ngày nay Trang 78

9. Mục Lục: Trang 88