67
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, VIỆC LÀM VÀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ Ở VIỆT NAM Hà Nội, tháng 9, 2013 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Doanh nghiệp, Việt Nam, hiệu quả

Citation preview

Page 1: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, VIỆC LÀM VÀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRONG BỐI

CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Hà Nội, tháng 9, 2013

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

Page 2: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

1

Mục lục LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... 4

Tóm tắt ..................................................................................................................................... 5

1. Giới thiệu chung................................................................................................................. 10

2. Nguồn số liệu ..................................................................................................................... 12

3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................ 14

3.1. Số doanh nghiệp theo ngành kinh tế, loại hình và quy mô lao động ....................................... 14

3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................... 17

3.3. Dịch chuyển ngành kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................... 22

4. Lao động và việc làm ......................................................................................................... 26

4.1. Lao động và việc làm ............................................................................................................... 26

4.2. Lao động kỹ năng và không kỹ năng ....................................................................................... 30

4.3. Dịch chuyển lao động trong ngắn hạn ..................................................................................... 32

5. Nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình ..................................................................................... 36

5.1. Giảm nghèo trong thời gian gần đây ........................................................................................ 36

5.2. Giảm nghèo, tăng trưởng và bất bình đẳng .............................................................................. 39

5.3. Thoát nghèo và rơi vào nghèo đói ............................................................................................ 41

5.4. Sinh kế hộ nghèo ...................................................................................................................... 44

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 53

Phụ lục 1: Đo lường nghèo đói và bất bình đẳng ................................................................... 55

Phụ lục 2: Bảng biểu về lao động .......................................................................................... 56

Page 3: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

2

Danh mục Bảng

Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế ............................................. 14

Bảng 3.2: Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế ................................................................................. 15

Bảng 3.3: Số lượng các doanh nghiệp theo loại hình và tốc độ tăng trưởng qua các năm........................ 15

Bảng 3.4: Số lượng các doanh nghiệp theo quy mô lao động và tốc độ tăng trưởng ................................ 16

Bảng 3.5: Số lượng các doanh nghiệp ra khỏi số liệu mảng ..................................................................... 16

Bảng 3.6: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) ....................... 17

Bên 3.7: Doanh thu bình quân trên một lao động của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu

đồng) ......................................................................................................................................................... 18

Bảng 3.8: Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) ........................ 19

Bảng 3.9: Tổng doanh thu và doanh thu bình quân trên một lao động ..................................................... 19

Bảng 3.10: Số lao động bình quân của doanh nghiệp theo ngành kinh tế ................................................ 20

Bảng 3.11: Tỷ lệ lao động nữ theo các ngành kinh tế ............................................................................... 21

Bảng 3.12: Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội ......................................................................................... 21

Bảng 3.13: Tiền lương trung bình ............................................................................................................. 22

Bảng 3.14 Tỷ lệ doanh nghiệp năm 2007 dịch chuyển sang ngành khác năm 2008 ................................. 23

Bảng 3.15: Tỷ lệ số doanh nghiệp năm 2010 dịch chuyển sang ngành khác năm 2011 ........................... 24

Bảng 3.16: Tốc độ tăng doanh thu trung bình của các ngành dịch chuyển năm 2010-2011..................... 25

Bảng 4.1: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo ngành ..................................................................................... 27

Bảng 4.2: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ...................................................................... 28

Bảng 4.3: Tiền lương và hợp đồng lao động ............................................................................................. 29

Bảng 4.4: Chế độ bảo hiểm của người lao động ....................................................................................... 29

Bảng 4.5: Tỷ lệ lao động có kỹ năng theo ngành ...................................................................................... 30

Bảng 4.6: Thời gian làm việc và tiền lương của lao động có kỹ năng ...................................................... 31

Bảng 4.7: Thời gian làm việc và tiền lương của lao động không có kỹ năng ........................................... 31

Bảng 4.8: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2012, theo ngành kinh tế ........................................... 33

Bảng 4.9: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2011, theo ngành kinh tế ........................................... 34

Bảng 4.10: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2012, theo khu vực kinh tế ...................................... 35

Bảng 4.11: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2011, theo khu vực kinh tế ...................................... 36

Bảng 5.1: Thu nhập hộ gia đình và tỷ lệ nghèo theo khu vực địa lý ......................................................... 37

Bảng 5.2: Chỉ số khoảng cách nghèo và Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo theo KV địa lý .......... 38

Bảng 5.3: Chi tiêu bình quân cho giáo dục và y tế của hộ gia đình .......................................................... 39

Bảng 5.4: Tăng trưởng, phân phối thu nhập và giảm nghèo giai đoạn 2010-2012 ................................... 40

Bảng 5.5. Độ co giãn của tỷ lệ nghèo theo thu nhập và hệ số Gini........................................................... 41

Page 4: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

3

Bảng 5.6: Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 theo khu vực (%) ..................................... 42

Bảng 5.7: Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 theo đặc điểm hộ (%)............................... 43

Bảng 5.8: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo khu vực (%) ............................................................... 43

Bảng 5.9: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo đặc điểm hộ (%) ........................................................ 44

Bảng 5.10: Sinh kế của hộ theo cơ cấu thu nhập ...................................................................................... 45

Bảng 5.11: Hộ nhận tiền gửi từ nước ngoài năm 2010-2012 .................................................................... 46

Bảng 5.12: Hộ nhận tiền gửi từ trong nước năm 2010-2012 .................................................................... 46

Bảng P.4.1: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm

2011 (Theo số lao động) ........................................................................................................................... 56

Bảng P.4.2: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc

trên 40giờ/tuần năm 2011 (Theo số lao động) .......................................................................................... 57

Bảng P.4.3: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số

giờ làm việc trên 40giờ/tuần năm 2011 .................................................................................................... 58

Bảng P.4.4: Dịch chuyển lao động theo khu vực, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 2011

(Tính theo số lao động) ............................................................................................................................. 59

Bảng P.4.5: Dịch chuyển lao động theo khu vực, chỉ tính cho những lao động có số giờ làm việc trên

40 giờ/tuần năm 2011 ............................................................................................................................... 59

Bảng P.4.6: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo khu vực, chỉ tính cho những lao động có số giờ

làm việc trên 40 giờ/tuần năm 2011 .......................................................................................................... 60

Bảng P.4.7: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm

2012 (Theo số người lao động) ................................................................................................................. 61

Bảng P.4.8: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc

trên 40 giờ/tuần năm 2012 (Theo số người lao động) ............................................................................... 62

Bảng P.4.9: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số

giờ làm việc trên 40 giờ/tuần năm 2012 ................................................................................................... 63

Bảng P.4.10: Dịch chuyển lao động theo khu vực, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 2012

(tính theo số người) ................................................................................................................................... 64

Bảng P.4.11: Dịch chuyển lao động theo khu vực, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên

40giờ/tuần năm 2012 (tính theo số người) ................................................................................................ 64

Bảng P.4.12: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo khu vực, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ

làm việc trên 40giờ/tuần năm 2012 ........................................................................................................... 65

Danh mục Hình

Hình 4.1. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm (%) ...................................................................................... 26

Hình 5.1. Tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2010-2012 .............................................................................................. 37

Hình 5.2. Hệ số Gini thời kỳ 2010-2012 ..................................................................................................... 40

Hình 5.3. Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 (%) ............................................................. 41

Hình 5.4. Phần trăm hộ gia đình theo sinh kế chính năm 2012 .................................................................. 45

Page 5: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

4

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo này được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong. Nhóm nghiên cứu bao

gồm Phùng Đức Tùng (trưởng nhóm), Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Hồng Thùy, Lê Hải

Châu và Nguyễn Hoàng Thao.

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ

chúng tôi hoàn thiện nghiên cứu này.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Văn phòng UNDP tại Việt Nam và Ban Quản lý

Dự án MDG về sự hợp tác tích cực trong suốt quá trình nghiên cứu. Báo cáo này không thể

hoàn thành nếu thiếu những hỗ trợ kỹ thuật và góp ý giá trị của Bà Nguyễn Bùi Linh

(UNDP) và Ông Nguyễn Tiên Phong từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nghiên cứu. Chúng tôi

đánh giá cao những hỗ trợ và ý kiến đóng góp từ Ban Quản lý Dự án MDG. Các chuyên gia

và cán bộ của Ban Quản lý Dự án MDG đã giúp đỡ chúng tôi gồm: Ông Trần Quốc Phương

và Bà Phan Thu Hương.

Một đóng góp có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của báo cáo là sự tham gia nhiệt

tình của những chuyên gia thuộc nhóm phản biện, những người đã tham dự cuộc trao đổi,

tọa đàm và hội thảo trong quá trình xây dựng báo cáo. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân

thành đến Ông Nguyễn Thắng (Trung tâm phân tích Dự báo) và Bà Nguyễn Thị Lan Hương

(Viện Khoa học Lao động và Xã hội).

Dù đã rất nỗ lực trong giới hạn thời gian cho phép và nhận được nhiều đóng góp quý báu và

hỗ trợ nhiệt tình từ nhiều chuyên gia và cộng sự, chúng tôi biết Báo cáo vẫn còn nhiều hạn

chế. Chúng tôi chân thành mong muốn nhận được những đóng góp của quý vị độc giả để

nhóm tác giả có cơ hội được học hỏi và hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu tiếp theo.

Page 6: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

5

Tóm tắt

Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về tăng trưởng và giảm nghèo trong hai thập kỷ

qua. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bị giảm sút trong thời gian gần

đây. Tốc độ tăng GDP trong giai đoạn năm 2009- 2012 vào khoảng hơn 5%, thấp hơn đáng

kể mức tăng trưởng 7% thời kỳ trước. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng suy giảm kinh tế sẽ

ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt của nền kinh tế từ hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp, việc làm của người lao động đến mức sống và nghèo đói của hộ gia đình.

Liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay không?

Liệu thất nghiệp và nghèo đói có tăng lên trong bối cảnh kinh tế suy giảm hay không?

Nghiên cứu sử dụng ba nguồn cơ sở dữ liệu chính bao gồm: Số liệu Khảo sát Mức

sống Hộ gia đình (viết tắt KSMSHGĐ), số liệu Điều tra Lao động và Việc làm (ĐTLĐVL)

và số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp (viết tắt là TĐTDN). Đây là các cuộc điều tra quy mô

lớn, mang tính đại diện cho quốc gia và các vùng địa lý. Các cuộc điều tra này đều được

thực hiện bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam. Các cơ sở dữ liệu được sử dụng trong nghiên

cứu là các dữ liệu cập nhật nhất nhằm phân tích thực trạng của hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp, việc làm của người lao động và giảm nghèo của hộ gia đình trong bối cảnh

kinh tế suy giảm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của suy giảm kinh tế trong ngắn hạn nhìn

chung chưa ở mức nghiêm trọng. Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới vẫn tăng lên tuy

nhiên với tốc độ thấp hơn nhiều so với những năm trước suy thoái. Doanh thu và lợi nhuận

của doanh nghiệp đều giảm nhiều. Số lượng doanh nghiệp đóng cửa cũng nhiều hơn, đặc

biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp có

xu hướng cắt giảm mạnh số lượng và giờ làm của lao động, dịch chuyển mạnh hơn ngành

nghề kinh doanh chính, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Các

doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài

chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản và ngành xây dựng.

Tỷ lệ thất nghiệp vẫn có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Tiền

lương thực tế bình quân giờ của người lao động vẫn tăng, tuy nhiên chất lượng việc làm của

người lao động có chiều hướng giảm sút. Số giờ làm việc bình quân lao động ở tất cả các

ngành đều giảm. Tỷ lệ lao động được hưởng các chế độ của người lao động bao gồm bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng giảm nhẹ. Chênh lệch tiền lương giữa lao động có kỹ năng

và không có kỹ năng tăng mạnh. Lao động có xu hướng dịch chuyển giữa các ngành nhiều

hơn. Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng ít dịch chuyển nhất. Mặt khác, nông

nghiệp lại là ngành thu hút được lao động từ các ngành khác chuyển sang. Trong giai đoạn

2010- 2012, có khoảng 1 triệu lao động từ các ngành khác đã chuyển sang làm việc trong

ngành nông nghiệp.

Thu nhập bình quân thực tế của hộ gia đình tăng khoảng 3,5% qua hai năm 2010-

2012, tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều tốc độ tăng thu nhập thời kỳ 2006-2008 là 17%.

Thu nhập bình quân của khu vực thành thị thậm chí giảm đi trong giai đoạn 2010-2012. Mặc

dù thu nhập thực tế chỉ tăng nhẹ, tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm từ 14% năm 2010 xuống 11,8%

năm 2012. Giảm nghèo đạt được tại cả khu vực nông thôn và thành thị, cũng như tất cả các

vùng địa lý. Thành tựu giảm nghèo trong giai đoạn suy giảm kinh tế chủ yếu do đóng góp từ

phân bố thu nhập thay vì từ tăng trưởng kinh tế như giai đoạn trước suy thoái.

Page 7: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

6

Tác động của suy giảm kinh tế đến các doanh nghiệp

Mặc dù có nhiều quan ngại cho rằng suy giảm kinh tế sẽ ảnh hưởng đến số lượng các doanh

nghiệp mới được thành lập nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn tăng trong những năm gần

đây. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng không nhiều so với giai đoạn trước

suy thoái. Trong năm 2011, tốc độ doanh nghiệp tăng lên của ngành Tài chính, ngân hàng,

bảo hiểm, bất động sản là rất thấp (chỉ khoảng 0,3%) trái ngược với tốc độ tăng của ngành

này năm 2010 ở mức 30%. Ngành xây dựng có tốc độ tăng doanh nghiệp thấp thứ hai ở mức

4,6% so với mức tăng 30% của năm 2010. Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ từ 1 đến

10 lao động biến động rất lớn. Trung bình từ năm 2007 đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng số

lượng doanh nghiệp quy mô từ 1 đến 5 lao động là 30,1%. Tốc độ tăng số lượng các doanh

nghiệp có từ 6 đến 10 lao có xu hướng giảm dần từ 37% năm 2007-2008 xuống 10% năm

2009-2010 và chỉ còn 1% năm 2011.

Giai đoạn 2010- 2011 có khoảng 45 nghìn doanh nghiệp không còn hoạt động và là

năm có số doanh nghiệp không còn hoạt động cao nhất trong giai đoạn 2007- 2011. Các

doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, doanh nghiệp xây dựng và các doanh nghiệp công nghiệp

chế biến, chế tạo có số lượng đóng cửa lớn nhất trong năm 2011. Doanh nghiệp có qui mô

nhỏ và vừa (dưới 200 lao động) có số lượng ngừng hoạt động hoặc không còn tìm thấy

(đóng cửa) rất cao, đặc biệt là các doanh nghiệp có qui mô lao động dưới 10 (khoảng 36

nghìn doanh nghiệp đóng cửa). Các doanh nghiệp đóng cửa phần lớn là các doanh nghiệp

thuộc công ty TNHH tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần (chiếm trên 90%

tổng số).

Doanh thu trung bình thực tế (đã loại bỏ trượt giá do lạm phát) của các doanh nghiệp

trong giai đoạn 2007-2011 có xu hướng giảm. Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp

năm 2011 là 12,5 tỷ, giảm 5,9% so với doanh thu trung bình năm 2007. Con số này qua các

năm 2008, 2009 và 2010 liên tiếp âm ở mức -7,3%, -8,8% và -8,5%. Các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực dịch vụ, thông tin khoa học, giáo dục, y tế và vận tải là các doanh

nghiệp có mức độ suy giảm doanh thu lớn nhất. Tác động của suy giảm kinh tế làm cho tiêu

dùng (sức mua) trong nước suy giảm nên đã có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt

động trong các lĩnh vực trên. Chỉ có các doanh nghiệp ở ngành sản xuất điện, nước và khai

khoáng có tốc độ tăng doanh thu cao (trên 50%) phản ánh một phần do giá điện, nước tăng

và khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 do giá một số mặt hàng khoáng sản, đặc biệt

là năng lượng tăng cao.

Tương tự như doanh thu, lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp cũng có xu hướng

giảm mạnh qua các năm. Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp năm 2011 giảm một nửa

(49,2%) so với năm 2007. Ngay cả các ngành có doanh thu liên tục tăng như sản xuất điện,

nước, khai khoáng và tài chính ngân hàng, cũng không đạt được tăng trưởng trong lợi nhuận.

Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ suy giảm kinh tế và bị đóng

cửa nhiều hơn.

Doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm mạnh lao động. Số lượng lao động trung bình

một doanh nghiệp giảm mạnh từ 47,4 lao động/doanh nghiệp năm 2007 xuống còn 32,6 lao

động/doanh nghiệp năm 2011 (giảm hơn 30% so với năm 2007). Các doanh nghiệp nông

nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo là hai loại hình doanh nghiệp có xu hướng giảm quy

mô lao động nhiều nhất. Năm 2011, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp

Page 8: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

7

đã cắt giảm quy mô lao động gần 70% và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến

chế tạo cắt giảm tới 27,5% tổng số lao động so với năm 2007.

Trong bối kinh tế suy giảm, dịch chuyển ngành kinh doanh chính của các doanh

nghiệp cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Trong khi chỉ có doanh nghiệp hoạt động trong ngành

dịch vụ là có sự dịch chuyển ngành nghề kinh doanh chính trên 10,0% năm 2008 thì năm

2011 có 7 trong tổng số 10 ngành có số doanh nghiệp dịch chuyển ngành nghề kinh doanh

chính trên 10,0%, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (40% số

doanh nghiệp chuyển dịch) và doanh nghiệp khoa học công nghệ (20% số doanh nghiệp dịch

chuyển) chuyển dịch nhiều nhất. Các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang ngành

bán buôn và bán lẻ, có lẽ là do đây là ngành thương mại dễ gia nhập và chi phí cố định là

không lớn.

Tác động của suy giảm kinh tế đến lao động và việc làm

Suy giảm kinh tế đã kìm hãm sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành công

nghiệp và dịch vụ. Thị trường lao động bị ảnh hưởng mạnh bởi suy giảm kinh tế. Tỷ trọng

lao động trong ngành nông nghiệp (vốn đã cao nhất và có năng suất thấp nhất) tăng thêm

2,5% từ 44,4% năm 2008 lên 46,9% năm 2012. Điều này có nghĩa là đã có hơn 1 triệu lao

động bị dịch chuyển từ những ngành có năng suất lao động cao (công nghiệp và dịch vụ)

sang ngành nông nghiệp. Tỷ lệ làm công ăn lương và số giờ lao động giảm đi, tuy mức giảm

không lớn lắm. Số giờ làm việc bình quân/tuần của tất cả các ngành đều giảm, nhiều ngành

thấp hơn nhiều so với mức trung bình là 48 giờ/tuần, riêng ngành nông nghiệp chỉ còn 37,6

giờ/ tuần.

Tiền lương thực tế bình quân/giờ làm việc (theo giá so sánh 2008) tăng khoảng 25%

từ 9,2 nghìn đồng lên 11,7 nghìn đồng/giờ. Chỉ có hai ngành nông nghiệp và dịch vụ có mức

tiền lương bình quân/ giờ lao động giảm. Có thể nói lao động trong ngành nông nghiệp dễ

tổn thương nhất so với lao động trong các ngành khác. Tổng thu nhập của lao động trong

ngành giảm mạnh do phải chịu tác động kép do giờ làm bị cắt giảm và tiền lương trung bình

theo giờ cũng giảm. Do số giờ lao động bình quân tháng giảm đi nên mức lương bình quân

tháng tăng với tỷ lệ thấp hơn mức lương bình quân giờ. Cụ thể là mức lương bình quân

tháng tăng khoảng 18% qua hai năm 2010 và 2012.

Tiền lương bình quân/giờ lao động năm 2010 của lao động có kỹ năng cao hơn lao

động không có kỹ năng khoảng 25%. Tuy nhiên tiền lương thực tế bình quân của lao động

có kỹ năng tăng đáng kể trong thời kỳ này, vào khoảng 50%. Trong khi đó tiền lương thực tế

bình quân giờ của lao động không có kỹ năng chỉ tăng nhẹ, còn tiền lương bình quân tháng

của họ thậm chí giảm nhẹ do thời gian làm việc tuần giảm đi. Lao động không có kỹ năng ở

ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có mức giảm sút tiền lương bình quân tháng nhiều

nhất.

Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội không tăng trong giai đoạn 2007- 2011 (khoảng

57%). Suy giảm kinh tế cũng làm cho tỷ lệ lao động có BHXH trong các doanh nghiệp dịch

vụ và xây dựng bị giảm nhiều. Ngược lại tỷ lệ này ở các ngành như công nghiệp chế biến,

chế tạo; sản xuất điện, nước, khai khoáng tăng lên đáng kể, lần lượt là 5,4% và 10,0%. Điều

này cho thấy các doanh nghiệp bị tác động nhiều bởi suy giảm kinh tế có xu hướng giảm tỷ

lệ lao động được ký hợp đồng dài hạn hoặc nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao

động.

Page 9: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

8

Dịch vụ là ngành có tỷ lệ dịch chuyển lao động nhiều nhất khi chỉ có 66,2 % lao

động trong 6 tháng đầu năm vẫn hoạt động trong ngành dịch vụ vào những tháng cuối năm.

Tỷ lệ mất việc trung bình là 4%, trong đó, ngành có tỷ lệ mất việc cao nhất là dịch vụ

(5,5%) và thấp nhất là ngành Thông tin-KHCN-GD-Y tế (2,8%). Chỉ có 7,2% lao động tìm

được việc làm mới trong năm 2012 và chủ yếu làm việc trong ngành nông nghiệp (3,5%).

Lao động ngành xây dựng cũng chuyển sang các ngành khác khá nhiều. Có tới 12% số lao

động trong ngành xây dựng đầu năm thì cuối năm chuyển sang lao động trong nông nghiệp.

Tỷ lệ lao động dịch chuyển đến nông nghiệp khá nhiều. Điều này cho thấy khi việc

làm trong các ngành khác khó khăn thì người lao động sẽ phải quay lại với công việc kém

bền vững, nhiều rủi ro và có năng suất thấp đó là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những

ngành có tỷ lệ lao động chuyển sang ngành dịch vụ cao nhất là ngành bán buôn bán lẻ, và

công nghiệp chế tạo.

Tác động của suy giảm kinh tế đến nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình

Kết quả ước lượng từ KSMSHGĐ 2010 và 2012 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14% năm

2010 xuống 11,8% năm 2012. Giảm nghèo đạt được tại cả khu vực nông thôn và thành thị,

cũng như tất cả các vùng địa lý. Mức sống của người nghèo vẫn được cải thiện trong giai

đoạn suy giảm kinh tế.

Bất bình đẳng về mức sống giảm đi trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Hệ số Gini về

thu nhập giảm từ 0,42 xuống 0,39 trong giai đoạn 2010-2012. Nguyên nhân có thể là do suy

giảm kinh tế đã giảm mức tăng thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực thành thị, các hộ gia

đình ở nhóm giàu và nhóm khá nhiều

Nguyên nhân giảm nghèo của hộ gia đình trong giai đoạn 2010-2012 nhờ vào cả tăng

thu nhập và giảm bất bình đẳng thu nhập. Tác động giảm nghèo của phân phối thu nhập

thậm chí còn cao hơn tác động giảm nghèo của tăng trưởng thu nhập. Tăng thu nhập và giảm

bất bình đẳng tương ứng làm giảm tỷ lệ nghèo 0,94 điểm phần trăm và 1,34 điểm phần trăm.

Khu vực thành thị, thu nhập bình quân giảm đã làm tăng tỷ lệ nghèo tuy nhiên yếu tố phân

phối lại thu nhập ở khu vực thành thị đã giúp tỷ lệ nghèo ở khu vực này giảm 1,22 điểm

phần trăm.

Tỷ lệ nghèo có độ co giãn với hệ số Gini cao hơn nhiều so với độ co giãn với thu

nhập bình quân. Năm 2012, nếu thu nhập bình quân tăng 1% thì tỷ lệ nghèo giảm 2,1%, còn

nếu hệ số Gini tăng 1% thì tỷ lệ nghèo tăng 5,5%. Phát hiện này cho thấy phân bố thu nhập

đóng vai trò rất quan trọng hơn trong việc giảm nghèo so với tăng trưởng thu nhập bình

quân. Nói cách khác, để giảm nghèo cần phải có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo tăng

thu nhập. Độ co giãn của tỷ lệ nghèo với thu nhập bình quân và hệ số Gini có xu hướng tăng

theo thời gian, cho thấy tăng thu nhập và đảm bảo phân phối thu nhập bình đẳng đóng vai

trò ngày càng quan trọng trong giảm nghèo.

Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói thời kỳ 2010-2012. Một số lượng lớn các hộ

gia đình nghèo thoát nghèo năm 2012, nhưng cũng có nhiều hộ gia đình không nghèo năm

2010 rơi vào nghèo năm 2012. Tỷ lệ hộ nghèo kinh niên thay đổi rõ rệt theo vùng địa lý, cao

nhất ở vùng miền núi phía Bắc, sau đó là vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

Tỷ lệ hộ rơi vào nghèo đói năm 2012 là 4,2%, chiếm khoảng 30% số hộ nghèo. Tỷ lệ

hộ rơi vào nghèo đói trong tổng số hộ nghèo cao hơn ở các khu vực thành thị, các vùng

Page 10: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

9

Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng– nơi có tỷ lệ nghèo

thấp hơn các khu vực khác và chịu ảnh hưởng nhiều hơn của suy giảm kinh tế. Điều này có

mối liên hệ tương đối chặt chẽ với suy thoái kinh tế khi mà những khu vực chịu ảnh hưởng

nhiều nhất chính là những vùng có kinh tế phát triển.

Từ khóa: Suy giảm kinh tế, nghèo đói, sinh kế, doanh nghiệp, lao động, dịch chuyển lao

động, dịch chuyển ngành.

Page 11: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

10

1. Giới thiệu chung

Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về tăng trưởng và giảm nghèo trong hai thập kỷ

qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt gần 7% trong suốt hơn 20 năm qua. Tỷ lệ

nghèo giảm từ 57,4% năm 1993 xuống còn 14,2% năm 2010. Tuy nhiên, suy giảm kinh tế

những năm vừa qua đã làm cho tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm sút. Tốc độ tăng GDP

hàng năm giai đoạn 2009- 2012 chỉ vào khoảng hơn 5%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng

trưởng 7% thời kỳ trước. Mặc dù số liệu nghèo đói của Bộ Lao động, Thương binh và Xã

hội công bố cho thấy tỷ lệ nghèo vẫn giảm trong hai năm qua, nhiều báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ

thất nghiệp đang gia tăng và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản từ 2009 đến nay.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng bao gồm cả yếu tố bên trong và bên

ngoài nền kinh tế Việt Nam. Các yếu tố bên trong bao gồm hoạt động kém hiệu quả của

doanh nghiệp nhà nước, ngành tài chính ngân hàng, và cơ cấu đầu tư không hợp lý của nền

kinh tế. Suy thoái kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam do

kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù hội nhập

kinh tế và tự do hóa thương mại được coi là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ

tăng trưởng kinh tế cao và giảm nghèo nhanh nhưng nó cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực

trong ngắn hạn. Một cú sốc từ nền kinh tế toàn cầu có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực

tới nghèo đói của một nền kinh tế nhỏ và mở như Việt Nam.

Suy giảm kinh tế có tác động lên các doanh nghiệp và hộ gia đình khác nhau. Chẳng

hạn lao động và doanh nghiệp trong ngành xây dựng, tài chính có xu hướng chịu nhiều ảnh

hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế trong những năm vừa qua. Xác định các nhóm đối

tượng có nguy cơ dễ bị tổn thương bởi suy giảm kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thiết

kế các chính sách kinh tế xã hội nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của nó.

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về khủng hoảng và suy giảm kinh tế. Ở Việt

Nam, mặc dù có ít nghiên cứu về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên nghèo đói nhưng có

khá nhiều nghiên cứu về suy giảm kinh tế và ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến lao động

và doanh nghiệp. Liên quan đến những nghiên cứu về nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình

trong bối cảnh kinh tế suy giảm, phân tích của Nguyễn (2011) cho thấy tăng trưởng kinh tế

thấp có thể làm giảm tốc độ giảm nghèo và dẫn đến khả năng Việt Nam có thể không đạt

được mục tiêu Thiên nhiên kỷ về giảm nghèo, đặc biệt là nghèo lương thực. Dự báo tác động

đến thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam, Riedel (2009) sử dụng các dự báo của IMF

về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy khủng hoảng kinh tế

có tác động tiêu cực trong dài hạn đối với thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam.

Về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến việc làm, Warren-Rodíguez (2009) sử dụng

dữ liệu vĩ mô về GDP và việc làm để tính toán độ co giãn của việc làm với tăng trưởng. Kết

quả nghiên cứu cho thấy suy giảm kinh tế có tác động tiêu cực đến khả năng tạo việc làm

của nền kinh tế, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng. Nguyễn và các cộng sự (2009) cũng áp dụng

phương pháp tương tự sử dụng số liệu cập nhập hơn kết hợp với phương pháp hồi quy sử

dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp thu được từ cuộc Điều tra các Doanh nghiệpgiai đoạn 2004-

2006 để nghiên cứu tác động của khủng hoảng kinh tế đến việc làm ở Việt Nam. Nghiên cứu

cũng đưa ra kết luận tương tự nghiên cứu của Warren-Rodíguez (2009) về khả năng tỷ lệ

thất nghiệp tăng (khoảng 6%- 6,5% năm 2010) do nền kinh tế không tạo ra đủ số công ăn

việc làm để hấp thụ một lực lượng lao động mới đang gia tăng ở Việt Nam.

Page 12: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

11

Một số nghiên cứu khác dựa trên phương pháp nghiên cứu trường hợp (VASS, 2009;

Đinh, 2009; Anh, 2009; Nguyễn, 2009) tập trung nghiên cứu lao động tại các làng nghề, chợ

lao động và khu công nghiệp cũng cho thấy cơ hội việc làm và thu nhập của những đối

tượng này giảm trong khi khả năng mất việc lại tăng.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn suy giảm kinh tế theo số liệu

của Tổng cục Thống kê vẫn ở mức thấp, thậm chí có xu hướng giảm trong những năm gần

đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là khoảng 2,9% năm 2009 và giảm xuống còn khoảng 2%

vào năm 2012 (dữ liệu của Tổng cục Thống kê). Tuy nhiên, theo Cling và cộng sự (2010), tỷ

lệ thất nghiệp chưa phải là chỉ số chính thể hiện sự tác động của khủng hoảng kinh tế đến thị

trường lao động bởi khu vực việc làm phi chính thức đóng vai trò lớn trong việc điều tiết

cung cầu của thị trường lao động Việt Nam. Nghiên cứu dự đoán mặc dù thu nhập của khu

vực phi chính thức bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các cú sốc kinh tế, lực lượng làm việc cho

khu vực việc làm phi chính thức sẽ tăng lên 27,2% lực lượng lao động năm 2015. ILO

(2012) cho biết mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn suy giảm kinh tế thấp,

lao động không có nhiều lựa chọn và phải chấp nhận công việc trong khu vực phi chính thức

với thu nhập thấp, việc làm không ổn định để hỗ trợ gia đình.

Theo nghiên cứu của Phạm (2009), mặc dù khả năng tạo việc làm của nền kinh tế

giảm, các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm thời gian làm việc bình quân của lao động

thay vì cho lao động thôi việc. Nghiên cứu của Razafindrakoto và các cộng sự (2011) sử

dụng dữ liệu từ cuộc Điều tra Lao động Việc làm 2007 và 2009 cũng cho thấy cơ chế điều

chỉnh của thị trường lao động trong khủng hoảng kinh tế là giảm giờ làm của lao động và

tăng tỷ lệ lao động bán thời gian hoặc lao động khiếm dụng (lao động làm ít hơn 35 giờ/tuần

có nhu cầu tăng thời gian làm việc).

Xét đến tác động của khủng hoảng kinh tế đến từng ngành, kết quả từ nghiên cứu của

Nguyễn và các cộng sự (2009) cho thấy khủng hoảng kinh tế tác động nghiêm trọng nhất

đến ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo. Việc làm trong khu vực dịch

vụ cũng bị ảnh hưởng lớn, nhất là trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và lưu trú ăn uống. Theo

Phạm (2009), những ngành bị ảnh hưởng tiêu cực nhất do khủng hoảng kinh tế là những

ngành công nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu và nhập khẩu như dệt may, da giày, sản xuất gỗ,

chế biến hải sản, sản xuất phụ tùng điện và du lịch. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chịu

nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế. Khảo sát 2.500 doanh nghiệp của

CIEM (2012) cho thấy 60% doanh nghiệp được điều tra cho rằng môi trường kinh doanh của

doanh nghiệp vẫn chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Để có được bức tranh cập nhật hơn về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế ở Việt Nam,

nghiên cứu này sẽ sử dụng số liệu của cuộc Điều tra gần đây nhất để phân tích thực trạng,

hoạt động của các doanh nghiệp, lao động và việc làm, vấn đề nghèo đói của hộ gia đình

trong bối cảnh suy giảm kinh tế. Cụ thể chúng tôi sẽ sử dụng số liệu Khảo sát Mức sống hộ

gia đình, số liệu Điều tra việc làm, số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp để nhằm trả lời các

câu hỏi nghiên cứu chính sau:

Đối với doanh nghiệp:

• Tăng trưởng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ra sao trong bối cảnh suy

giảm kinh tế? Ngành nào có tốc độ tăng trưởng tốt nhất và ngành nào kém nhất?

• Liệu việc làm và tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp có bị giảm

sút?

Page 13: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

12

• Các doanh nghiệp có chuyển đổi ngành kinh doanh chính trong bối cảnh suy

giảm kinh tế hay không? Ngành kinh tế nào có sự chuyển dịch nhiều và chuyển

sang ngành kinh doanh nào có thể mang lại tăng trưởng cho doanh nghiệp?

Đối với lao động và việc làm:

• Liệu tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp có tăng lên hay không? Những lao động

trong ngành nào bị mất việc trong thời gian qua?

• Liệu việc làm tốt (decent work) có bị giảm sút hay không?

• Lao động dịch chuyển theo ngành kinh tế trong ngắn hạn ra sao? Những ngành

nghề nào mà lao động phải rời bỏ và đâu là những ngành kinh tế thu hút được lao

động?

Đối với hộ gia đình:

• Liệu thu nhập bình quân của hộ có giảm sút và mức nghèo đói có tăng lên trong

bối cảnh suy giảm kinh tế không?

• Những hộ gia đình nào có khả năng thoát nghèo và những hộ gia đình nào rơi

vào nghèo đói trong giai đoạn này?

• Hộ gia đình sẽ thay đổi sinh kế của mình ra sao để đối phó với tác động của suy

giảm kinh tế? Chuyển đổi sinh kế nào sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho hộ gia

đình?

Nghiên cứu bao gồm 6 phần. Phần thứ hai mô tả nguồn số liệu được dùng trong

nghiên cứu. Phần thứ ba trình bày các phân tích về hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở số

liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp. Phần thứ tư phân tích thực trạng lao động việc làm sử

dụng Điều tra Lao động việc làm. Phần thứ năm phân tích thực trạng giảm nghèo và sinh kế

hộ gia đình trong những năm gần đây sử dụng Khảo sát Mức sống hộ gia đình. Cuối cùng

phần thứ sáu trình bày kết luận và một số khuyến nghị.

2. Nguồn số liệu

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng ba nguồn cơ sở dữ liệu chính bao gồm: Số liệu

Khảo sát Mức sống Hộ gia đình (viết tắt KSMSHGĐ), số liệu Điều tra Lao động và Việc

làm (ĐTLĐVL) và số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp (viết tắt là TĐTDN). Đây là các cuộc

điều tra quy mô lớn, mang tính đại diện cho quốc gia và các vùng địa lý. Các cuộc điều tra

này đều được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam. Các cơ sở dữ liệu được sử dụng

trong nghiên cứu này là các dữ liệu cập nhật nhất.

Khảo sát Mức sống Hộ gia đình

Nguồn thứ nhất là KSMSHGĐ các năm 2010 và 2012. Điều tra này được Tổng cục Thống

kê Việt Nam (TCTK) thực hiện 2 năm một lần và tổng số hộ của mỗi năm điều tra là 9.399

gia đình được chọn ở tất cả các tỉnh/ thành phố trên cả nước và đại diện cho cấp quốc gia và

cấp vùng. KSMSHGĐ thu thập thông tin chi tiết về nhiều khía cạnh phản ánh mức sống của

hộ gia đình như nhân khẩu học, giáo dục, y tế, tài sản, thu nhập và chi tiêu của hộ. Ngoài ra,

cuộc điều tra còn thu thập các thông tin liên quan đến thu nhập của hộ từ tiền gửi trong và

ngoài nước là một phần quan trọng để phân tích tác động của suy giảm kinh tế đến thu nhập

của hộ nông thôn và hộ nghèo khi mà thu nhập từ tiền gửi thường đóng một vai trò lớn trong

tổng thu nhập của các hộ. KSMSHGĐ thường được sử dụng để phân tích nghèo đói, phúc

lợi và đặc điểm của hộ gia đình ở Việt Nam.

Page 14: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

13

Điều tra Lao động và việc làm

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ các cuộc Điều tra Lao động và việc làm các

năm 2008, 2010, 2011, 2012. Các cuộc điều tra đều được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê.

Đối tượng điều tra là các hộ dân cư và các nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên, riêng năm 2012 có

thêm phiếu điều tra lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này,

chúng tôi không sử dụng dữ liệu từ phiếu điều tra lao động trẻ em.

Số quan sát các năm 2008, 2010, 2011, 2012 lần lượt là 1.469.033, 916.894,

1.110.467 và 746.768. Năm 2011 điều tra chọn mẫu với quy mô 76.320 hộ mỗi quý và

25.440 mỗi tháng. Tương tự là 50.640 hộ mỗi quý và 16.880 hộ mỗi tháng đối với năm

2012. Đặc biệt là trong hai năm 2011 và 2012 có sử dụng dữ liệu lặp (điều tra lặp lại) giữa

các tháng trong năm, nhưng không có dữ liệu lặp giữa các năm. Tất cả các biến tiền tệ được

điều chỉnh theo giá tháng 1 năm 2008 để loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát.

Các cuộc điều tra thu thập thông tin khá chi tiết về tình hình việc làm của các thành

viên trong hộ gia đình. Nội dung bao gồm thông tin của hộ, tình trạng về việc làm của lao

động (thất nghiệp, có việc làm, không hoạt động kinh tế), nghề nghiệp, ngành kinh tế, thành

phần kinh tế, các đặc trưng như: bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH), ký hợp

đồng lao động, thời gian làm việc, tiền lương, tiền công và thu nhập của các đối tượng. Năm

2011 và 2012 có thu thập thêm các thông tin về việc làm trước khi nghỉ việc của các đối

tượng.

Tổng Điều tra Doanh nghiệp

Nghiên cứu sử dụng số liệu từ cuộc Tổng Điều tra doanh nghiệp (TĐTDN) năm 2007, 2008,

2009, 2010 và 2011 (viết tắt là TĐTDN 2007, TĐTDN 2008, TĐTDN 2009, TĐTDN 2010

và TĐTDN 2011). Các cuộc tổng điều tra này được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê và

thực hiện trên phạm vi tất cả các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên cả nước. Số quan sát

tương ứng với TĐTDN 2007, TĐTDN 2008, TĐTDN 2009, TĐTDN 2010 và TĐTDN 2011

là 155.771, 205.689, 233.235, 287.896 và 339.287 doanh nghiệp. Dữ liệu qua các năm được

thiết kế dưới dạng lặp lại, tức là có tạo thành số liệu mảng. Khi tính toán các chỉ số liên quan

đến doanh thu, thu nhập và tiền lương, giá được điều chỉnh theo giá năm 2007 để loại bỏ lạm

phát.

Bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thu thập thông tin đầy đủ về tình hình hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh

chính, số lượng cán bộ, công nhân viên, số lượng cán bộ nữ, chi phí tiền lương, tài sản. Kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm doanh thu, lợi nhuận và các khoản nộp thuế đều

được thu thập trong TĐTDN.

Page 15: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

14

3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3.1. Số doanh nghiệp theo ngành kinh tế, loại hình và quy mô lao động

Mặc dù có nhiều quan ngại cho rằng suy giảm kinh tế sẽ ảnh hưởng đến số lượng các doanh

nghiệp mới được thành lập nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn tăng dần trong những năm gần

đây. Tính đến thời điểm năm 2011 cả nước có gần 340 nghìn doanh nghiệp, tăng 117,7% so

với năm 2007. Tuy nhiên, tốc độ tăng qua các năm là không đồng đều. Năm 2008, số lượng

các doanh nghiệp tăng vượt bậc với tốc độ tăng là 32%, sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng

số lượng doanh nghiệp chỉ còn 13,1%. Có thể năm 2009 là năm kinh tế Việt Nam bắt đầu

chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Năm 2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký

mới tăng gần gấp đôi so với số doanh nghiệp đăng ký mới năm 2009. Tuy nhiên sang năm

2011, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng không nhiều.

Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế

Phân theo ngành kinh tế

2008 2009 2010 2011 Số

lượng % tăng so với năm trước

Số lượng

% tăng so với năm trước

Số lượng

% tăng so với năm trước

Số lượng

% tăng so với năm trước

Nông nghiệp 8513 248,5 8703 2,2 9121 4,8 10246 12,3

Công nghiệp chế biến, chế tạo 39890 25,0 44051 10,4 48689 10,5 56904 16,9

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 4179 10,7 3017 -27,8 2865 -5,0 3098 8,1

Xây dựng 28234 34,5 32801 16,2 42654 30,0 44612 4,6

Bán buôn và bán lẻ 80430 32,1 90598 12,6 111954 23,6 130012 16,1

Vận tải 7735 -7,1 9854 27,4 15105 53,3 18872 24,9

Lưu trú và ăn uống 7082 16,6 8597 21,4 10176 18,4 12910 26,9 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 2067 9,1 2037 -1,5 2665 30,8 2673 0,3

Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 15220 50,1 17286 13,6 23428 35,5 31685 35,2

Hoạt động dịch vụ 1040 26,4 1581 52,0 2057 30,1 2600 26,4

Các ngành khác 11281 33,0 14100 25,0 19072 35,3 25591 34,2

Tổng cộng 205671 32,0 232625 13,1 287786 23,7 339203 17,9

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Trong năm 2011, tốc độ doanh nghiệp tăng lên của ngành Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm, bất động sản là thấp nhất, chỉ khoảng 0,3%, trái ngược với tốc độ tăng của ngành này

năm 2010 ở mức 30%. Ngành xây dựng có tốc độ tăng doanh nghiệp thấp thứ hai ở mức

4,6% so với mức tăng 30% của năm 2010.

Các doanh nghiệp bán buôn bán lẻ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các doanh

nghiệp phân theo ngành kinh tế – trên 38% qua các năm (Bảng 3.2). Số lượng các doanh

nghiệp loại này tăng đều, từ 60.892 doanh nghiệp năm 2007 lên đến 130.012 doanh nghiệp

năm 2011. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất

(0,8% trong tổng số doanh nghiệp năm 2011).

Page 16: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

15

Bảng 3.2: Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế

Ngành kinh tế (%)Tổng số doanh nghiệp

2007 2008 2009 2010 2011

Nông nghiệp 1,6 4,1 3,7 3,2 3,0

Công nghiệp chế biến, chế tạo 20,5 19,4 18,9 16,9 16,8

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 2,4 2,0 1,3 1,0 0,9

Xây dựng 13,5 13,7 14,1 14,8 13,2

Bán buôn và bán lẻ 39,1 39,1 38,9 38,9 38,3

Vận tải 5,3 3,8 4,2 5,2 5,6

Lưu trú và ăn uống 3,9 3,4 3,7 3,5 3,8

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 1,2 1,0 0,9 0,9 0,8

Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 6,5 7,4 7,4 8,1 9,3

Hoạt động dịch vụ 0,5 0,5 0,7 0,7 0,8

Các ngành khác 5,4 5,5 6,1 6,6 7,5

Tổng cộng 100 100 100 100 100

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Trong khi đó, xét theo loại hình doanh nghiệp các công ty tư nhân chiếm khoảng

50% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế qua các năm. Với số lượng các doanh nghiệp tư

nhân tăng từ 77.647 doanh nghiệp năm 2007 lên đến 193.272 doanh nghiệp năm 2011. Các

công ty TNHH tư nhân, các công ty cổ phần và doanh nghiệp nước ngoài có tốc độ tăng về

số lượng nhiều nhất, đặc biệt là trong năm 2011 (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Số lượng các doanh nghiệp theo loại hình và tốc độ tăng trưởng qua các năm

Loại hình doanh nghiệp

2008 2009 2010 2011 Số lượng % tăng

trưởng so với năm

trước

Số lượng % tăng trưởng so với năm

trước

Số lượng % tăng trưởng so với năm

trước

Số lượng % tăng trưởng so với năm

trước DN nhà nước 3287 -5,9 3338 1,6 3238 -3,0 3294 1,7

HTX 13597 101,9 12257 -9,9 11954 -2,5 13517 13,1

DN tư nhân 46527 15,0 46677 0,2 47822 2,5 48928 2,3

TNHH tư nhân 103079 32,8 123422 19,7 162484 31,7 193272 19,0

Cty cổ phần 33556 49,4 40389 20,4 55274 36,9 70004 26,7

DN nước ngoài 5625 13,4 6539 16,3 7014 7,3 10188 45,3

Toàn bộ 205671 32,0 232622 13,1 287786 23,7 339203 17,9

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Bảng 3.4 cho thấy các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ từ 1 đến 10 lao động biến

động lớn nhất qua các năm. Trung bình từ năm 2007 đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng số

lượng doanh nghiệp quy mô từ 1 đến 5 lao động là 30,1%. Năm 2009, số lượng các doanh

nghiệp loại hình này chỉ tăng 13,4% so với năm 2008, cũng là năm diễn ra suy thoái kinh tế

thế giới. Tuy nhiên sang năm 2010, tốc độc tăng hơn gấp 3,5 lần con số của năm 2009, lên

đến 47,2%. Tốc độ tăng số lượng các doanh nghiệp có từ 6 đến 10 lao có xu hướng giảm dần

từ 37% năm 2007-2008 xuống 10% năm 2009-2010 và chỉ còn 1% năm 2011.

Page 17: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

16

Bảng 3.4: Số lượng các doanh nghiệp theo quy mô lao động và tốc độ tăng trưởng

Phân theo quy mô lao động

2008 2009 2010 2011 Số lượng % tăng

trưởng so với năm

trước

Số lượng % tăng trưởng so với năm

trước

Số lượng % tăng trưởng so với năm

trước

Số lượng % tăng trưởng so với năm

trước 1 đến 5 64121 29,6 72684 13,4 107005 47,2 139978 30,8

6 đến 10 63029 37,5 75345 19,5 83464 10,8 84305 1,0

11 đến 20 34532 49,3 36281 5,1 41534 14,5 48406 16,5

21 đến 199 37714 20,2 41748 10,7 48405 15,9 57409 18,6

200 đến 300 2214 9,7 2362 6,7 2625 11,1 2974 13,3

300 trở lên 4040 2,7 4184 3,6 4690 12,1 4963 5,8

Tổng cộng 205650 32,0 232604 13,1 287723 23,7 338035 17,5

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Một câu hỏi quan trọng là liệu số lượng các doanh nghiệp phá sản hoặc không hoạt

động có tăng lên trong thời kỳ suy giảm kinh tế hay không. Ở Bảng 3.5, chúng tôi sử dụng

số liệu lặp để ước tính số lượng các doanh nghiệp ra khỏi số liệu lặp. Chẳng hạn chúng tôi

xem xét số lượng các doanh nghiệp được điều tra năm 2007 nhưng đến năm 2008 lại không

có số liệu về các doanh nghiệp này (cột 2007-2008 ở Bảng 3.5). Mặc dù số liệu này không

phải là thước đo hoàn toàn chính xác số lượng các doanh nghiệp phá sản (vì doanh nghiệp

có thể ngừng hoạt động hoặc từ chối trả lời phiều điều tra), nhưng cũng phản ảnh một phần

thực trạng của các doanh nghiệp phá sản hay không hoạt động.

Theo Bảng 3.5, giai đoạn 2010- 2011 có khoảng 45 ngàn doanh nghiệp không còn

hoạt động và là năm có số doanh nghiệp không còn hoạt động cao nhất trong giai đoạn

2007- 2011. Các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, doanh nghiệp xây dựng và các doanh

nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo có số lượng đóng cửa lớn nhất trong năm 2011. Xét về

tốc độ doanh nghiệp ra khỏi số liệu so với năm trước thì ngành vận tải, và thông tin, khoa

học công nghệ, giáo dục, y tế cũng có nhiều. Doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa (dưới 200

lao động) có số lượng ngừng hoạt động hoặc không còn tìm thấy (đóng cửa) rất cao, đặc biệt

là các doanh nghiệp có qui mô lao động dưới 10 (khoảng 36 ngàn doanh nghiệp đóng cửa).

Các doanh nghiệp đóng cửa phần lớn là các doanh nghiệp thuộc công ty TNHH tư nhân,

doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần (chiếm trên 90% tổng số).

Bảng 3.5: Số lượng các doanh nghiệp ra khỏi số liệu mảng

2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011

Tổng cộng 27470 40760 29614 45438

Theo ngành kinh tế

Nông nghiệp 480 639 626 872

Công nghiệp chế biến, chế tạo 4732 6265 4807 5884 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 344 1549 519 410 Xây dựng 3295 5483 4169 6921 Bán buôn và bán lẻ 10556 17024 12328 19430 Vận tải 2263 1079 816 2182 Lưu trú và ăn uống 1113 1159 1247 1378 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 329 313 170 445 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 2109 3742 2186 4020

Page 18: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

17

2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011

Hoạt động dịch vụ (code 94-98 - mã ngành) 207 267 254 476

Các ngành khác 2042 3240 2492 3420

Theo loại hình sở hữu

DN nhà nước 235 283 148 252

HTX 793 2245 1192 870

DN tư nhân 6224 8622 6673 8284

TNHH tư nhân 15234 22148 15399 27252

Cty cổ phần 4630 7132 5683 8474

DN nước ngoài 354 330 516 306

Theo quy mô lao động

1->5 11431 17431 12590 21911

6->10 9256 14398 11147 14543

11->20 2896 5336 3335 5270

21->199 3481 3223 2320 3398

200->300 161 106 89 102

300-> 245 253 128 180 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu trung bình thực tế (đã loại bỏ trượt giá do lạm phát) của các doanh nghiệp trong

giai đoạn 2007-2011 có xu hướng giảm (Bảng 3.6). Doanh thu bình quân của một doanh

nghiệp năm 2011 là 12,5 tỷ, giảm 5,9% so với doanh thu trung bình năm 2007. Con số này

qua các năm 2008, 2009 và 2010 liên tiếp âm ở mức -7,3%, -8,8% và -8,5%. Tuy tốc độ tăng

trưởng doanh thu trung bình năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010, nhưng không đáng kể (ở

mức 0,9%).

Doanh nghiệp ở ngành sản xuất điện, nước và khai khoáng có tốc độ tăng doanh thu

lớn nhất. Doanh thu trung bình năm 2008 tăng 51,6% so với năm 2007, đặc biệt năm 2009

tăng 176,3% so với doanh thu bình quân năm 2008. Điều này cũng phản ánh một phần do

giá điện, nước tăng và khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 do giá một số mặt hàng

khoáng sản, đặc biệt là năng lượng tăng cao.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng có tốc

độ tăng trưởng doanh thu trung bình dương trong thời kỳ này. Doanh thu trung bình của

doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng năm 2011 là 32,5 tỷ đồng, tăng 40% so

với năm 2007. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình năm 2009 âm (ở mức -

14,1%) so với năm 2008, nhưng các năm khác, con số này luôn lớn hơn 9%.

Bảng 3.6: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng)

Phân theo ngành kinh tế

2008 2009 2010 2011

Doanh thu (triệu

đồng)

% tăng so với

năm trước

Doanh thu (triệu

đồng)

% tăng so với

năm trước

Doanh thu (triệu

đồng)

% tăng so với

năm trước

Doanh thu (triệu

đồng)

% tăng so với

năm trước

Nông nghiệp 3974 -68,9 3917 -1,4 4392 12,1 4696 6,9

Công nghiệp chế biến, chế tạo 25783 -15,5 25769 -0,1 25969 0,8 26118 0,6

Page 19: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

18

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 4707 51,6 13004 176,3 16608 27,7 18679 12,5

Xây dựng 7850 -16,3 8435 7,4 7494 -11,2 7380 -1,5

Bán buôn và bán lẻ 17564 6,6 13758 -21,7 12705 -7,7 13826 8,8

Vận tải 13683 22,9 11254 -17,7 9337 -17,0 8350 -10,6

Lưu trú và ăn uống 3847 -12,6 3400 -11,6 3261 -4,1 3111 -4,6 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 28672 23,3 33074 15,4 28429 -14,0 32544 14,5 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 3121 -0,1 3272 4,8 2916 -10,9 2241 -23,1

Hoạt động dịch vụ 999 -15,2 2553 155,6 1460 -42,8 976 -33,2

Các ngành khác 8561 -7,8 10021 17,0 7941 -20,8 6548 -17,5

Tổng cộng 14852 -7,3 13548 -8,8 12392 -8,5 12507 0,9 Chú ý: Doanh thu tính theo mức giá của năm 2007.

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thông tin khoa học, giáo dục và

y tế và vận tải là các doanh nghiệp có mức độ suy giảm doanh thu lớn nhất. Tác động của

suy giảm kinh tế làm cho tiêu dùng (sức mua) trong nước suy giảm nên đã có tác động trực

tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên.

Để xem xét sự thay đổi của năng suất trong thời gian qua, chúng tôi ước lượng mức

doanh thu bình quân trên một lao động của doanh nghiệp (Bảng 3.7). Kết quả cho thấy

doanh thu bình quân trên lao động năm 2011 tăng nhẹ khoảng 5%, do số lao động bình quân

của doanh nghiệp có xu hướng giảm đi. Các doanh nghiệp trong các ngành Hoạt động dịch

vụ, Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, ngành xây dựng, vận tải và các ngành

khách có mức doanh thu trên lao động giảm mạnh.

Bên 3.7: Doanh thu bình quân trên một lao động của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế

(triệu đồng)

Phân theo ngành kinh tế

2008 2009 2010 2011

Doanh thu (triệu

đồng)

% tăng so với

năm trước

Doanh thu (triệu

đồng)

% tăng so với

năm trước

Doanh thu (triệu

đồng)

% tăng so với

năm trước

Doanh thu (triệu

đồng)

% tăng so với

năm trước

Nông nghiệp 89,3 -26,9 96,8 8,5 110,4 14,1 135,2 22,4

Công nghiệp chế biến, chế tạo 266,8 1,9 282,5 5,9 298,8 5,8 311,0 4,1

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 205,7 47,8 304,2 47,8 338,7 11,3 384,6 13,6

Xây dựng 182,7 -0,5 208,9 14,3 206,2 -1,3 185,0 -10,3

Bán buôn và bán lẻ 1525,1 16,0 1211,1 -20,6 1045,4 -13,7 1237,9 18,4

Vận tải 312,8 6,9 294,5 -5,9 330,7 12,3 317,8 -3,9

Lưu trú và ăn uống 176,7 -6,9 169,3 -4,2 168,5 -0,5 168,5 0,0

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 1215,2 18,4 935,5 -23,0 1082,9 15,8 1208,0 11,5

Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 213,7 15,4 219,0 2,4 210,6 -3,8 167,4 -20,5

Hoạt động dịch vụ 73,4 -16,4 230,1 213,6 153,8 -33,2 106,6 -30,7

Các ngành khác 369,2 1,0 426,5 15,5 369,8 -13,3 326,4 -11,7

Tổng cộng 407,2 10,9 387,2 -4,9 392,7 1,4 414,2 5,5

Chú ý: Doanh thu tính theo mức giá của năm 2007. Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Page 20: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

19

Tương tự như doanh thu trung bình doanh nghiệp, lợi nhuận trung bình của doanh

nghiệp cũng có xu thế giảm mạnh qua các năm (Bảng 3.8). Lợi nhuận trung bình của doanh

nghiệp năm 2011 giảm một nửa (49,2%) so với năm 2007. Ngay cả các ngành có doanh thu

liên tục tăng như sản xuất điện, nước, khai khoáng và tài chính ngân hàng, cũng không đạt

được tăng trưởng trong lợi nhuận.

Bảng 3.8: Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng)

Ngành kinh tế 2008 2011

Doanh thu (triệu đồng)

% tăng so với năm trước

Doanh thu (triệu đồng)

% tăng so với năm trước

Nông nghiệp 592,0 -70,2 441,1 -21,4

Công nghiệp chế biến, chế tạo 1234,5 -31,0 1057,3 -27,2

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 420,4 22,9 985,3 -36,0

Xây dựng 319,6 -24,6 221,0 -28,7

Bán buôn và bán lẻ 223,6 -19,6 181,2 -21,5

Vận tải 1024,9 11,5 312,3 -39,3

Lưu trú và ăn uống 512,8 -15,7 262,2 -26,2

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 5211,3 -20,5 3656,1 -27,4

Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 219,9 20,3 157,7 -47,8

Hoạt động dịch vụ 31,9 -60,5 46,9 -2,7

Các ngành khác 1284,3 -15,6 635,5 -39,7

Tổng cộng 598,0 -26,9 415,8 -30,1 Chú ý: Lợi nhuận tính theo mức giá của năm 2007.

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Để khảo sát đặc điểm của các doanh nghiệp hoạt động lâu năm và các doanh nghiệp

bị phá sản, Bảng 3.9 trình bày tổng doanh thu và doanh thu bình quân trên một lao động của

các doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên và các doanh nghiệp ngừng hoạt động năm

2011 (có thể bị phá sản hoặc sáp nhập với doanh nghiệp khác). Kết quả cho thấy các doanh

nghiệp ngừng hoạt động, ngoại trừ ngành điện nước, thường có quy mô rất nhỏ so với các

doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên. Như vậy so với các doanh nghiệp có quy mô kinh

doanh lớn, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thể chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ suy giảm

kinh tế.

Bảng 3.9: Tổng doanh thu và doanh thu bình quân trên một lao động

Doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên Doanh nghiệp ngừng hoạt động năm 2011

Ngành kinh tế

Tổng doanh thu năm

2010 (triệu đồng)

Doanh thu bình quân/lao

động năm 2010 (triệu

đồng)

Tổng doanh thu năm 2011

(triệu đồng)

Doanh thu bình

quân/lao động năm

2011 (triệu đồng)

Tổng doanh thu năm

2010 (triệu đồng)

Doanh thu bình

quân/lao động năm

2010 (triệu đồng)

Nông nghiệp 4697,9 108,3 5521,9 137,8 4270,5 126,9 Khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo 34529,4 311,8 37808,7 330,1 2572,4 128,3

Sản xuất điện, nước 15606,6 303,1 21226,9 359,4 32584,7 694,5

Xây dựng 10860,1 210,4 10697,9 197,0 2223,9 172,8

Page 21: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

20

Bán buôn và bán lẻ 18002,1 1163,2 19786,5 1379,1 3049,4 482,6

Vận tải 12601,2 329,0 12376,1 323,3 3336 412,0

Lưu trú và ăn uống 4399,6 189,3 4627,5 194,2 837,5 65,6 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 33501,8 1096,6 37616,2 1221,7 13837,6 919,8 Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 4262,8 237,1 3789,3 200,2 817,8 108,9

Hoạt động dịch vụ 1010,9 75,0 1691,1 135,9 158,7 29,0

Các ngành khác 12947,2 409,3 11984,0 370,5 1033,1 137,3

Tổng cộng 17596,2 408,1 18933,7 433,5 2634,2 261,7 Chú ý: Doanh thu tính theo mức giá của năm 2007.

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Cơ cấu lao động

Bảng 3.10 cho thấy số lượng lao động trung bình ở một doanh nghiệp là 47,4 lao động năm

2007, giảm xuống còn 44,4 lao động năm 2008 và tiếp tục giảm xuống còn 32,6 lao động

trung bình trên một doanh nghiệp trong năm 2011 (giảm hơn 30% so với năm 2007).

Nhìn chung các doanh nghiệp có tăng trưởng hoặc không bị suy giảm nhiều về doanh

thu và lợi nhuận như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện, nước, khai

khoáng là có quy mô lao động tăng. Ngược lại, các doanh nghiệp nông nghiệp và công

nghiệp chế biến chế tạo là hai loại hình doanh nghiệp có xu hướng giảm quy mô lao động

nhiều nhất. Năm 2011, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp đã cắt giảm

quy mô lao động gần 70% và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo cắt

giảm tới 27,5% tổng số lao động so với năm 2007.

Bảng 3.10: Số lao động bình quân của doanh nghiệp theo ngành kinh tế

Ngành kinh tế Số lao động (người) theo năm 2007 2008 2009 2010 2011

Nông nghiệp 103,5 44,4 40,4 39,5 34,5 Công nghiệp chế biến, chế tạo 123,8 103,8 97,0 95,5 89,8 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 44,2 43,2 66,6 76,7 76,5 Xây dựng 50,9 42,9 39,5 36,6 38,9 Bán buôn và bán lẻ 13,2 12,2 11,9 13,1 11,8 Vận tải 41,8 47,9 38,2 35,8 29,2 Lưu trú và ăn uống 23,3 22,3 20,4 19,8 18,3 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 76,6 86,8 96,6 83,5 116,3 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 16,8 14,6 14,5 13,8 13,5 Hoạt động dịch vụ 13,4 13,6 10,8 9,5 9,1 Các ngành khác 37,5 28,2 29,8 21,8 20,9 Tổng cộng 47,4 39,7 37,1 34,7 32,6

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Bảng 3.11 cho thấy nhìn chung tỷ lệ lao động nữ có xu hướng ổn định qua các năm.

Tỷ lệ lao động nữ trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm trong khi lại có xu hướng

tăng ở các ngành xây dựng và vận tải. Tỷ lệ lao động nữ trong giai đoạn 2007-2011 dao

động trong khoảng 42% cho đến 43%, cho thấy số lượng lao động nữ đóng vai trò quan

trọng trong cơ cấu lao động của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn này tỷ lệ lao động nữ

trong các ngành như vận tải và xây dựng cũng đều tăng lên (khoảng 4% năm 2011 so với

năm 2007). Trong khi đó, tỷ lệ lao động nữ trong ngành nông nghiệp lại giảm đáng kể, tỷ lệ

này năm 2011 chỉ còn ở mức 29,7% (giảm 8,5% so với năm 2007).

Page 22: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

21

Bảng 3.11: Tỷ lệ lao động nữ theo các ngành kinh tế

Ngành kinh tế Tỷ lệ lao động nữ (%) 2007 2008 2009 2010 2011

Nông nghiệp 38,2 30,4 29,5 30,0 29,7 Công nghiệp chế biến, chế tạo 57,0 56,5 55,8 56,2 57,1 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 23,5 24,1 25,7 26,7 27,0 Xây dựng 13,8 13,8 15,0 16,5 17,9 Bán buôn và bán lẻ 38,8 37,9 37,8 37,2 37,2 Vận tải 18,4 18,4 18,5 25,3 22,7 Lưu trú và ăn uống 54,2 54,0 53,9 53,9 53,9 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 54,8 55,7 55,1 55,9 51,9 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 34,7 34,5 36,4 37,7 37,5 Hoạt động dịch vụ (code 94-98 - mã ngành) 54,3 51,9 51,6 51,0 48,1 Các ngành khác 36,6 33,8 36,2 37,0 36,6 Tổng cộng 44,0 42,7 42,5 42,4 43,0

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội không thay đổi trong giai đoạn 2007- 2011

(khoảng 57%). Tuy nhiên tỷ lệ lao động có BHXH trong các doanh nghiệp nông nghiệp

giảm sút nghiêm trọng từ mức 67% năm 2007 xuống còn 53% năm 2011. Suy giảm kinh tế

cũng làm cho tỷ lệ lao động có BHXH trong các doanh nghiệp dịch vụ và xây dựng bị giảm

nhiều. Ngược lại tỷ lệ này ở các ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất điện,

nước, khai khoáng tăng lên đáng kể, lần lượt là 5,4% và 10,0%. Điều này cho thấy các

doanh nghiệp bị tác động nhiều bởi suy giảm kinh tế có xu hướng giảm tỷ lệ lao động được

ký hợp đồng dài hạn hoặc nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Bảng 3.12: Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội

Ngành kinh tế Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội (%) 2007 2008 2009 2010 2011

Nông nghiệp 67,1 49,6 52,5 50,2 53,0 Công nghiệp chế biến, chế tạo 68,2 69,8 71,1 73,0 73,6 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 77,5 78,8 86,9 87,4 87,5 Xây dựng 26,5 24,8 25,9 24,8 22,6 Bán buôn và bán lẻ 39,5 41,8 40,3 43,4 42,3 Vận tải 46,5 49,4 45,4 57,0 51,2 Lưu trú và ăn uống 52,3 50,8 50,1 50,4 49,2 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 92,3 94,9 92,2 94,1 94,5 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 45,6 48,2 47,9 50,8 43,8 Hoạt động dịch vụ 43,9 41,0 36,8 36,0 34,8 Các ngành khác 64,5 64,0 63,4 59,4 51,7 Tổng cộng 57,6 57,4 57,9 58,4 57,5

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Tiền lương thực tế trung bình trên một năm của lao động trong các ngành kinh tế có

xu hướng tăng so với năm 2007 (Bảng 3.12). Năm 2011, tiền lương trung bình một năm của

người lao động là 33,4 triệu đồng một năm, tăng 24,6% so với năm 2007. Ngành sản xuất

điện, nước và khai khoáng là ngành có tiền lương trung bình tăng cao nhất, với tốc độ tăng

là 29,1% của năm 2011 so với năm 2007. Tuy nhiên, tiền lương trung bình của lao động

trong hầu các ngành năm 2011 đều có xu hướng giảm so với năm 2010, đặc biệt là lao động

trong ngành nông nghiệp, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản.

Page 23: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

22

Bảng 3.13: Tiền lương trung bình

Tiền lương theo năm (triệu đồng/người/năm)

2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp 30,7 21,2 22,1 35,3 29,2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 23,1 23,9 26,1 27,8 28,1 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 35,5 32,2 49,5 51,4 45,8 Xây dựng 24,4 22,0 25,7 27,6 26,4 Bán buôn và bán lẻ 24,8 26,8 30,2 32,1 28,6 Vận tải 34,1 36,7 37,8 51,0 41,3 Lưu trú và ăn uống 23,4 23,4 24,4 27,6 24,2 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 79,0 93,1 94,5 101,3 95,9 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 41,8 44,6 47,7 49,6 40,9 Hoạt động dịch vụ 17,6 16,7 20,0 16,2 19,9 Các ngành khác 41,9 39,9 43,9 41,5 73,7 Tổng cộng 26,8 27,3 30,4 33,3 33,4 Chú ý: Tiền lương tính theo mức giá của năm 2007 (đã loại bỏ yếu tố lạm phát). Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

3.3. Dịch chuyển ngành kinh doanh của doanh nghiệp

Một câu hỏi quan trọng đặt ra là các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ra sao trong bối

cảnh suy giảm kinh tế. Liệu họ có chuyển đổi ngành kinh doanh chính hoặc thay đổi quy mô

doanh nghiệp hay không và việc chuyển đổi mang lại kết quả kinh doanh ra sao.

Bảng 3.14 trình bày việc dịch chuyển doanh nghiệp trong ngắn hạn (một năm) theo

ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp vào thời kỳ trước suy giảm kinh tế, năm 2007-

2008 sử dụng số liệu lặp về doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành hoạt động

dịch vụ là có mức độ dịch chuyển doanh nghiệp cao nhất. Có khoảng 80% doanh nghiệp

không thay đổi ngành kinh doanh chính, còn 20% thay đổi sang các ngành kinh doanh khác.

Trong khi đó lĩnh vực tài chính ngân hàng là lĩnh vực ổn định nhất.

Tuy nhiên, sang giai đoạn 2010-2011 trong bối kinh tế suy giảm, dịch chuyển ngành

kinh doanh chính của các doanh nghiệp cũng trở nên mạnh mẽ hơn giai đoạn 2007-2008

(Bảng 3.15). Cụ thể trong khi chỉ có ngành hoạt động dịch vụ và các ngành khác là dịch

chuyển trên 10,0% năm 2008, thì tới năm 2011 có bảy trên mười ngành dịch chuyển trên

10,0%, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (40% số doanh nghiệp

chuyển dịch) và doanh nghiệp khoa học công nghệ (20% số doanh nghiệp dịch chuyển) có

chuyển dịch nhiều nhất. Các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang ngành bán buôn

và bán lẻ, có lẽ là do đây là ngành thương mại dễ gia nhập và chi phí cố định là không lớn.

Bảng 3.16 phân tích tốc độ tăng doanh thu sau khi chuyển đổi ngành kinh doanh

chính. Các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh ngành nghề cũ đa số đều đạt tăng trưởng doanh

thu. Đáng chú ý nhất trong nhóm là các doanh nghiệp sản xuất điện, nước có mức tăng

trưởng doanh thu đạt 41,1%. Mặc dù vẫn còn có ngành xây dựng; ngành khoa học công

nghệ, giáo dục, y tế là không đạt tăng trưởng doanh thu, nhưng con số giảm cũng tương đối

nhỏ, lần lượt là 3,6% và 2,4%.

Đối với các doanh nghiệp chuyển sang các ngành như khai khoáng, công nghiệp chế

biến, chế tạo; sản xuất điện, nước; xây dựng và bán buôn, bán lẻ, tốc độ tăng trưởng doanh

thu rất ấn tượng. Mức tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp vận tải năm 2007 khi

chuyển sang lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo là 100,8%; tăng trưởng

Page 24: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

23

doanh thu cho các doanh nghiệp xây dựng năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực sản xuất điện,

nước, khai khoáng là 46,0%; tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp vận tải năm 2007

khi chuyển sang lĩnh vực xây dựng là 41,6%; và cuối cùng tăng trưởng doanh thu cho các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực khoa học

công nghệ , giáo dục, y tế năm 2008 là 154,4%.

Bảng 3.14 Tỷ lệ doanh nghiệp năm 2007 dịch chuyển sang ngành khác năm 2008

Năm 2007

Năm 2008 Nông nghiệp

Khai khoáng,

công nghiệp

chế biến,

chế tạo

Sản xuất điện, nước

Xây dựng

Bán buôn

và bán lẻ

Vận tải

Lưu trú

và ăn uống

Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm

Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế

Hoạt động dịch vụ

Các ngành khác

Tác ngành

Nông nghiệp 93,5 2,0 0,0 0,5 3,0 0,2 0,3 0,0 0,3 0,0 0,3 100

Khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo

0,1 95,5 0,1 0,8 2,8 0,1 0,1 0,0 0,3 0,0 0,2 100

Sản xuất điện, nước

2,4 1,5 95,0 0,4 0,3 0,1 0,0 0,0 0,1 0,0 0,2 100

Xây dựng 0,1 1,1 0,1 94,5 2,1 0,4 0,1 0,0 1,1 0,0 0,6 100

Bán buôn và bán lẻ

0,1 1,6 0,1 0,8 96,1 0,4 0,2 0,1 0,3 0,1 0,4 100

Vận tải 0,1 1,0 0,0 1,5 5,4 89,5 0,3 0,0 0,3 0,1 1,8 100

Lưu trú và ăn uống

0,0 0,3 0,0

0,2 1,3 0,2 96,7 0,0 0,1 0,1 0,9 100

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

0,1 0,0 0,0 0,1 1,1 0,3 0,1 96,6 0,6 0,0 1,2 100

Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế

0,0 0,8 0,0 2,0 1,6 0,2 0,1 0,0 93,4 0,2 1,8 100

Hoạt động dịch vụ

0,0 2,3 0,7 1,0 8,9 0,8 0,8 0,3 2,4 80,5 2,3 100

Các ngành khác 0,1 0,6 0,3 1,2 3,5 1,4 0,7 0,1 2,7 0,3 89,2 100

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Page 25: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

24

Bảng 3.15: Tỷ lệ số doanh nghiệp năm 2010 dịch chuyển sang ngành khác năm 2011

Năm 2010

Năm 2011 Nông nghiệp

Khai khoáng,

công nghiệp

chế biến,

chế tạo

Sản xuất điện, nước

Xây dựng

Bán buôn

và bán lẻ

Vận tải

Lưu trú và

ăn uống

Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm

Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế

Hoạt động dịch vụ

Các ngành khác

Tổng số

Nông nghiệp 95,3 0,8 0,4 0,3 2,2 0,1 0,1 0,0 0,2 0,0 0,5 100

Công nghiệp chế biến, chế tạo

0,1 87,7 0,2 1,4 8,1 0,4 0,2 0,0 1,1 0,1 0,7 100

Sản xuất điện, nước 2,3 2,5 86,1 2,1 3,9 0,4 0,0 0,0 1,4 0,2 1,2 100

Xây dựng 0,1 2,7 0,1 78,1 9,2 1,1 0,3 0,0 5,9 0,2 2,4 100

Bán buôn và bán lẻ 0,2 3,9 0,1 1,8 89,1 1,2 0,4 0,1 1,1 0,4 1,9 100

Vận tải 0,0 0,9 0,1 1,7 6,5 87,0 0,4 0,0 0,5 0,2 2,7 100

Lưu trú và ăn uống 0,0 0,4 0,0 0,4 1,8 0,4 95,0 0,1 0,4 0,2 1,4 100

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

0,1 0,2 0,0 0,6 3,0 0,5 0,5 84,9 6,8 0,2 3,4 100

Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế

0,0 2,7 0,1 5,4 5,2 0,6 0,2 0,1 80,4 0,5 4,9 100

Hoạt động dịch vụ 0,1 4,0 0,4 1,9 18,4 1,6 1,3 0,3 5,9 59,0 7,2 100

Các ngành khác 0,1 1,5 0,2 2,3 6,8 3,0 1,4 0,3 6,5 0,8 77,1 100

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Page 26: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

25

Bảng 3.16: Tốc độ tăng doanh thu trung bình của các ngành dịch chuyển năm 2010-

2011

Năm 2010

Năm 2011 Nông nghiệp

Công nghiệp

chế biến,

chế tạo

Sản xuất điện, nước, khai

khoáng

Xây dựng

Bán buôn

và bán lẻ

Vận tải Lưu trú và

ăn uống

Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm

Khoa học

công nghệ, giáo

dục, y tế

Hoạt động dịch vụ

Các ngành khác

Nông nghiệp 17,2 14,4 25,9 . 61,0 . . . . . -43,5

Công nghiệp chế biến, chế tạo

30,4 12,0 10,8 15,0 29,9 23,3 3,3 . -9,9 -24,5 -1,4

Sản xuất điện, nước, khai khoáng

28,8 19,0 41,1 20,4 49,5 , . . 3,9 , -1,2

Xây dựng , 18,0 46,6 -3,6 29,3 8,3 5,7 . -17,2 -8,7 -17,7

Bán buôn và bán lẻ 14,9 25,2 -19,5 -1,9 13,4 8,4 -11,2 308,4 -4,8 -34,9 14,8

Vận tải . 100,8 . 41,6 68,2 2,6 16,2 . 7,5 . 12,2

Lưu trú và ăn uống . -7,4 . . 81,9 1,2 13,4 . -8,6 . 152,5

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

. , . . 160,7 . . 10,1 -16,8 . -14,7

Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế

. 40,4 . 37,0 53,6 -4,8 10,4 . -2,4 444,6 27,0

Hoạt động dịch vụ . 6,6 . -35,5 448,5 . . . 154,3 5,5 69,4

Các ngành khác . 45,1 -0,0 -8,5 26,4 28,5 31,5 167,4 10,2 31,9 -1,6

Chú thích: những ô “.” Là những giá trị mà có số lượng doanh nghiệp dịch chuyển ngành nhỏ hơn 30

Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011

Page 27: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

4. Lao động và việc làm

4.1. Lao động và việc làm

Có một số lo ngại cho rằng suy giảm kinh tế sẽ làm tăng thất nghiệp

nhiên theo số liệu công bố của Tổng cục Thống k

làm còn có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2008

nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn tương ứng là

ánh một thực tế là ở Việt Nam người lao động hầu như không được phép thất nghiệp do các

chính sách an sinh xã hội chưa được đảm bảo

thành thị, nhưng cũng ở mức thấp 3,3% đối với khu vực nông thôn v

thành thị.

Để nghiên cứu kỹ hơn v

xét các đặc điểm khác của lao động v

về việc làm, nhưng số quan sát ít, đặc biệt l

nghiên cứu về lao động và việc l

Điều tra Lao động và việc làm có cỡ mẫ

Hình 4.1: T

Chú ý: Thiếu việc l

Bảng 4.1 thể hiện các đặc điểm về c

và số giờ làm việc bình quân/tuần của lao động qua các năm. Nh

theo ngành kinh tế không thay đổi nhiều qua các năm. Phần lớn tỷ trọng lao động của các

ngành trong 4 năm chỉ thay đổi khoảng 1

lao động phần nào bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế. Cụ thể l

động trong ngành tăng 2,5% từ 44,4% năm 2008 l

động). Điều này cho thấy suy giảm kinh tế

ngành có năng suất lao động cao và việc làm bền vững

tiêu cực đến nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động ra khỏi ngành nông nghiệp

ăn lương và số giờ lao động giảm đi, tuy mức giảm không lớn lắm. Số giờ l

26

ngại cho rằng suy giảm kinh tế sẽ làm tăng thất nghiệp (Phan, 2012). Tuy

ố liệu công bố của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ thất nghiệp cũng nh

ớng giảm nhẹ trong giai đoạn 2008-2012 (Hình 4.1). Năm 2012

hiệp ở khu vực thành thị và nông thôn tương ứng là 3,1% và 1,3%. Điều này cũng phản

ánh một thực tế là ở Việt Nam người lao động hầu như không được phép thất nghiệp do các

chính sách an sinh xã hội chưa được đảm bảo. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao h

ũng ở mức thấp 3,3% đối với khu vực nông thôn và 1,6% đối với khu vực

ề thay đổi lao động trong thời gian gần đây chúng tôi xem

ặc điểm khác của lao động và việc làm. Mặc dù KSMSHGĐ có thu th

ố quan sát ít, đặc biệt là số lao động làm công ăn lương. Do v

ệc làm, đặc biệt chuyển đổi cơ cấu việc làm chúng tôi sử dụng

Điều tra Lao động và việc làm có cỡ mẫu lớn hơn nhiều (xem phần 2 về mô tả dữ liệu).

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm (%)

ếu việc làm được định nghĩa là làm việc dưới 35 giờ/tuần

Nguồn: Tổng cục Thống kê

ảng 4.1 thể hiện các đặc điểm về cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động làm công ăn lương

ần của lao động qua các năm. Nhìn chung, cơ c

ế không thay đổi nhiều qua các năm. Phần lớn tỷ trọng lao động của các

ỉ thay đổi khoảng 1,0%. Tuy nhiên Bảng 4.1 cũng cho thấy thị tr

ởng bởi suy giảm kinh tế. Cụ thể là nông nghiệp có tỷ trọng lao

ừ 44,4% năm 2008 lên 46,9% năm 2012 (tăng hơn

Điều này cho thấy suy giảm kinh tế là làm tăng nguy cơ mất việc làm trong các

ngành có năng suất lao động cao và việc làm bền vững (công nghiệp và dịch vụ)

tiêu cực đến nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động ra khỏi ngành nông nghiệp. Tỷ lệ l

ố giờ lao động giảm đi, tuy mức giảm không lớn lắm. Số giờ làm vi

(Phan, 2012). Tuy

ỷ lệ thất nghiệp cũng như thiếu việc

ăm 2012, tỷ lệ thất

Điều này cũng phản

ánh một thực tế là ở Việt Nam người lao động hầu như không được phép thất nghiệp do các

ở nông thôn cao hơn ở

ối với khu vực

ề thay đổi lao động trong thời gian gần đây chúng tôi xem

có thu thập thông tin

àm công ăn lương. Do vậy để

cơ cấu việc làm chúng tôi sử dụng

ều (xem phần 2 về mô tả dữ liệu).

àm công ăn lương

ơ cấu lao động

ế không thay đổi nhiều qua các năm. Phần lớn tỷ trọng lao động của các

ũng cho thấy thị trường

ệp có tỷ trọng lao

tăng hơn 1 triệu lao

là làm tăng nguy cơ mất việc làm trong các

) và tác động

ỷ lệ làm công

àm việc bình

Page 28: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

27

quân/tuần của ngành nông nghiệp vốn đã thấp (42,1 giờ vào năm 2008) lại tiếp tục giảm

(37,6 giờ vào năm 2012).

Một số ngành như bán buôn bán lẻ; lưu trú ăn uống và hoạt động dịch vụ là những

ngành tập trung nhiều lao động phi chính thức nên có tỷ lệ lao động làm công ăn lương thấp,

từ 19,0% đến 31,0% tổng lao động trong ngành. Các ngành sản xuất điện, nước, khai

khoáng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản (BĐS) chiếm tỷ trọng lao động trong

lực lượng lao động nhỏ (dưới 1%) tuy nhiên hai ngành này và các ngành thông tin, khoa học

công nghệ (KH-CN), giáo dục (GD), y tế là những ngành có tỷ lệ lao động làm công ăn

lương khá cao (trên 90%). Số giờ làm việc bình quân/tuần của tất cả các ngành đều giảm,

nhiều ngành thấp hơn nhiều so với mức trung bình là 48 giờ/tuần, riêng ngành nông nghiệp

chỉ còn 37,6 giờ/ tuần.

Bảng 4.1: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo ngành

Cơ cấu lao động theo

ngành (%) % lao động làm công ăn

lương (%) Số giờ làm việc bình quân/tuần (giờ/tuần)

2008 2010 2012 2008 2010 2012 2008 2010 2012

Nông nghiệp 44,43 43,53 46,90 6,89 7,63 7,21 42,64 42,12 37,59

Công nghiệp chế biến, chế tạo 12,96 12,98 12,22 61,04 66,57 67,87 50,43 48,91 47,50 Sản xuất điện,nước,khai

khoáng 0,75 0,74 0,65 87,19 88,69 89,15 46,28 45,16 44,09

Xây dựng 5,21 6,11 5,61 79,55 85,81 85,81 51,61 49,01 47,49

Bán buôn và bán lẻ 13,59 13,43 12,64 14,88 17,50 18,80 50,91 48,96 48,31

Vận tải 3,76 3,34 2,92 41,32 44,19 45,46 50,76 48,58 48,09

Lưu trú và ăn uống 4,61 4,71 4,45 15,88 20,12 19,80 48,77 48,03 47,16

TC-NH, bảo hiểm, BĐS 0,66 0,67 0,71 92,16 90,26 90,15 44,95 44,34 43,66

Thông tin, KH-CN, GD, y tế 6,08 6,40 6,00 94,03 94,33 94,88 44,34 43,59 41,31

Hoạt động dịch vụ 2,09 2,04 1,85 30,07 29,71 31,79 48,52 47,17 46,22

Các ngành khác 5,87 6,06 6,05 88,30 86,88 87,65 44,99 43,93 41,32

Tất cả 100 100 100 32,2 35,14 33,89 46,24 45,18 42,14

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm

Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ lao động làm cho cá nhân giảm mạnh. Thay vào đó lao động

làm cho các hộ kinh doanh cá thể nhiều hơn. Tuy nhiên số giờ làm việc bình quân tuần của

hai nhóm này đều giảm theo thời gian, phản ánh tình trạng thiếu việc làm tăng lên trong các

nhóm này.

Page 29: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

28

Bảng 4.2: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế

Cơ cấu lao động theo

ngành (%) % lao động làm công ăn

lương (%) Số giờ làm việc bình quân/tuần (giờ/tuần)

2008 2010 2012 2008 2010 2012 2008 2010 2012

Làm cho cá nhân 67,31 49,82 58,45 10,62 6,47 9,39 44,78 42,6 39,09

Hộ kinh doanh cá thể 9,97 26,33 17,87 30,11 33,49 31,22 52,73 48,85 48,39

Làm cho DN tư nhân 5,82 8,32 7,62 90,46 92,32 91,75 52,21 48,83 48,82 Làm cho DN có vốn nước ngoài 1,84 2,3 2,37 99,98 99,86 99,73 52,41 51,56 50,65

Làm cho nhà nước 14,69 13,2 13,43 99,99 99,54 99,52 45,24 44,2 41,78

Tất cả 100 100 100 32,06 35,14 33,89 46,22 45,18 42,14

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm

Bảng 4.3 cung cấp thông tin về mức tiền lương bình quân theo tháng và theo giờ, và

tỷ lệ lao động ký hợp đồng lao động trong hai năm 2010 và 2012 (ĐTLĐVL 2008 không có

số liệu về các yếu tố này). Nhìn chung, mức tiền lương thực tế bình quân giờ (theo giá so

sánh 2008) tăng khoảng 25% từ 9,2 nghìn đồng lên 11,7 nghìn đồng/giờ. Chỉ có hai ngành

nông nghiệp và dịch vụ có mức tiền lương bình quân giảm. Có thể nói lao động trong ngành

nông nghiệp dễ tổn thương nhất so với lao động trong các ngành khác. Tổng thu nhập của

lao động trong ngành giảm mạnh do phải chịu tác động kép do giờ làm bị cắt giảm và tiền

lương trung bình theo giờ cũng giảm.

Tất cả các ngành còn lại đều có mức tiền lương bình quân tăng đáng kể, đặc biệt

ngành TCNH-Bảo hiểm-BĐS, có mức lương tăng gần gấp đôi trong 2 năm (9,8 nghìn đồng

lên 18,6 nghìn đồng/giờ), là ngành có mức tiền lương cao nhất trong tất cả các ngành. Tuy

nhiên cũng cần phải chú ý rằng số liệu điều tra về tiền lương thường không phản ánh chính

xác tổng thu nhập của người lao động. Có lẽ số liệu phản ánh chính xác tiền lương bình quân

cố định hàng tháng hơn. Trong khi đó ngoài tiền lương cố định, thu nhập của người lao động

có thể bao gồm các khoản thưởng và thu nhập khác ngoài lương mà rất khó thu thập.

Do số giờ lao động bình quân tháng giảm đi nên mức lương bình quân tháng tăng với

tỷ lệ thấp hơn mức lương bình quân giờ. Cụ thể là mức lương bình quân tháng tăng khoảng

18% qua hai năm 2010 và 2012. Nhìn chung, mức thay đổi tiền lương bình quân tháng có xu

hướng tương tự như mức thay đổi tiền lương bình quân giờ.

Tỷ lệ lao động có ký hợp đồng lao động giảm từ 43,4% xuống 41,1%. Hầu hết các

ngành có tỷ lệ lao động ký hợp đồng lao động giảm đi. Trong đó, nông nghiệp là ngành có tỷ

lệ ký hợp đồng lao động thấp nhất (4,1% năm 2012). Tỷ lệ này ở các ngành sản xuất điện-

nước-khai khoáng; TCNH-Bảo hiểm-BĐS; Thông tin-KHCN-GD-Y tế là rất cao (trên 90%)

và khá ổn định.

Page 30: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

29

Bảng 4.3: Tiền lương và hợp đồng lao động

Tiền lương bình quân giờ

(nghìn đồng/giờ) Tiền lương bình quân

tháng (nghìn đồng/tháng) % lao động ký hợp đồng

lao động (%)

2010 2012 2010 2012 2011 2012

Nông nghiệp 10,14 9,00 1708,9 1353,2 3,55 4,12

Công nghiệp chế biến, chế tạo 7,92 9,76 1548,7 1854,4 66,23 64,65

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 9,80 14,03 1770,0 2474,3 92,08 90,74

Xây dựng 9,11 10,38 1785,8 1971,8 18,03 15,80

Bán buôn và bán lẻ 9,25 10,41 1811,9 2011,6 29,05 27,62

Vận tải 9,83 12,56 1910,5 2416,0 55,21 53,24

Lưu trú và ăn uống 6,67 8,35 1281,9 1575,1 21,69 19,34

TC-NH, bảo hiểm, BĐS 9,76 18,57 1731,9 3243,1 95,10 96,84

Thông tin, KH-CN, GD, y tế 10,03 15,08 1748,0 2491,8 96,19 95,43

Hoạt động dịch vụ 8,23 7,49 1552,2 1384,8 16,05 12,13

Các ngành khác 9,91 14,09 1741,0 2328,8 92,08 91,60

Tất cả 9,18 11,66 1658,4 1965,4 43,43 41,07

Chú ý: Tiền lương tính theo mức giá của 2008 Nguồn: Điều tra lao động - việc làm

Bảng 4.4 thể hiện tỷ lệ được hưởng các chế độ của người lao động bao gồm bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế. Qua 2 năm, tỷ lệ đều giảm ở cả 2 chỉ số. TCNH-Bảo hiểm-BĐS là

ngành có chế độ đãi ngộ lao động tốt nhất với các chỉ số tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội

và bảo hiểm y tế đều tăng, trong khi tất cả các ngành khác lại giảm. Tỷ lệ thấp nhất vẫn lại là

ngành nông nghiệp (lần lượt 17,5 % và 2,5 % năm 2012). Các ngành Sản xuất điện-nước-

khai khoáng; TCNH-Bảo hiểm-BĐS; thông tin-KHCN-GD-Y tế cũng có chế độ đãi ngộ lao

động tốt (xấp xỉ 90% với BHXH và 80% với BHYT). Chế độ đãi ngộ ở những ngành có tỷ

lệ lao động phi chính thức cao như nông nghiệp, bán buôn bán lẻ, lưu trú ăn uống và hoạt

động dịch vụ là không tốt với chỉ 2%-7% lao động ngành được hưởng.

Bảng 4.4: Chế độ bảo hiểm của người lao động

% lao động có BHXH (%) % lao động có BHYT (%)

2011 2012 2011 2012

Nông nghiệp 14,92 17,52 3,22 2,48

Công nghiệp chế biến, chế tạo 60,06 59,87 41,53 41,38

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 90,08 88,75 83,89 78,56

Xây dựng 15,33 13,89 12,54 11,44

Bán buôn và bán lẻ 47,09 41,90 7,88 7,34

Vận tải 46,55 42,08 20,91 20,51

Lưu trú và ăn uống 30,37 25,54 4,69 5,12

TC-NH, bảo hiểm, BĐS 91,56 93,97 80,13 84,94

Thông tin, KH-CN, GD, y tế 96,64 95,91 90,02 89,55

Hoạt động dịch vụ 16,35 19,00 2,51 3,45

Các ngành khác 92,56 90,46 78,33 75,83

Tất cả 59,4 57,69 21,99 20,09

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm

Page 31: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

4.2. Lao động kỹ năng và không k

Suy giảm kinh tế có tác động khác nhau lên các nhóm lao đ

động và trình độ chuyên môn là y

trường lao động và ứng phó với nh

tỷ lệ lao động có kỹ năng vào kho

2012. Trình độ lao động rất khác bi

vụ, xây dựng, bán buôn và bán l

năng ở những ngành này khá thấ

ngành Thông tin, KH-CN, GD, y t

Bảng 4.5: T

Nông nghiệp

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Sản xuất điện, nước, khai hoáng

Xây dựng

Bán buôn và bán lẻ

Vận tải

Lưu trú và ăn uống

TC-NH, bảo hiểm, BĐS

Thông tin, KH-CN, GD, y tế

Hoạt động dịch vụ

Các ngành khác

Tất cả

Chú ý: Lao động có kỹ năng đưđẳng nghề, cao đẳng, đại học vNguồn: Điều tra lao động - việc l

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chung gi

nghiệp của những nhóm dễ bị tổ

lao động có kỹ năng và lao động không có k

kỹ năng giảm nhẹ, còn tỷ lệ thất nghi

gian 2010-2012.

Hình 4.2: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động có v

Ngu

30

à không kỹ năng

ng khác nhau lên các nhóm lao động khác nhau. K

chuyên môn là yếu tố quan trọng để giúp cho người lao động tham gia th

i những tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế. Ở

năng vào khoảng 17,2% năm 2010 và giảm nhẹ xuống 16,8%

t khác biệt giữa các ngành kinh tế. Các ngành nông nghi

ng, bán buôn và bán lẻ thu hút rất nhiều lao động, nhưng tỷ lệ lao đ

ấp (Bảng 4.5). Ngành có tỷ lệ lao động kỹ năng cao nh

CN, GD, y tế, tiếp theo là ngành TCNH và bảo hiểm.

4.5: Tỷ lệ lao động có kỹ năng theo ngành

2010 2012

2,62

13,56 14

56,87 58

11,86 12

12,38

16,88 16

8,22

78,35 78

88,58 88

9,06

67,9 67

17,15 16

ược định nghĩa là lao động có trình độ đào tạo trung cấp nghề, cao ẳng nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học.

ệc làm

p chung giảm đi trong thời gian qua, nhưng có th

ổn thương tăng lên. Hình 4.2 trình bày tỷ lệ thấ

ng không có kỹ năng. Tỷ lệ thất nghiệp của lao độ

t nghiệp của lao động có kỹ năng không thay đ

ỷ lệ thất nghiệp của lao động có và lao động không có kỹ năng

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm

ng khác nhau. Kỹ năng lao

ng tham gia thị

Ở Việt Nam,

ng 16,8% năm

. Các ngành nông nghiệp, dịch

lao động có kỹ

ng cao nhất là

2012

2,6

14,35

58,56

12,12

13,6

16,92

9,08

78,89

88,63

9,55

67,75

16,82

ạo trung cấp nghề, cao

i gian qua, nhưng có thể tỷ lệ thất

ất nghiệp của

ộng không có

hay đổi trong thời

ộng không có kỹ năng

Page 32: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

31

Bảng 4.6 và 4.7 so sánh thời gian lao động và tiền lương của lao động có kỹ năng với

lao động không có kỹ năng. Thời gian làm việc bình quân tuần của cả hai nhóm lao động

đều giảm nhẹ, khoảng 2 giờ, trong hai năm 2010 và 2012. Tiền lương bình quân giờ năm

2010 của lao động có kỹ năng cao hơn lao động không có kỹ năng khoảng 25%. Tuy nhiên

tiền lương thực tế bình quân của lao động có kỹ năng tăng đáng kể trong thời kỳ này, vào

khoảng 50%. Trong khi đó tiền lương thực tế bình quân giờ của lao động không có kỹ năng

chỉ tăng nhẹ, còn tiền lương bình quân tháng của họ thậm chí giảm nhẹ do thời gian làm việc

tuần giảm đi. Lao động không có kỹ năng ở ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có mức

giảm sút tiền lương bình quân tháng nhiều nhất.

Lao động có kỹ năng có mức tăng lương cao hơn nhiều so với lao động không có kỹ

năng làm khoảng cách tiền lương giữa lao động có kỹ năng và lao động không có kỹ năng

tăng lên đáng kể vào năm 2012 so với năm 2010.

Bảng 4.6: Thời gian làm việc và tiền lương của lao động có kỹ năng

Số giờ làm việc bình quân tuần

Tiền lương bình quân giờ (nghìn đồng)

Tiền lương bình quân tháng (nghìn đồng)

2010 2012 2010 2012 2010 2012 Nông nghiệp 40,6 34,5 9,5 14,1 1549,2 1946,7 Công nghiệp chế biến, chế tạo 48,0 47,1 8,6 14,5 1659,5 2733,1 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 44,1 43,5 10,7 16,0 1888,7 2773,4 Xây dựng 47,6 46,3 9,8 14,8 1872,0 2749,6 Bán buôn và bán lẻ 49,2 48,4 11,6 13,4 2288,2 2589,8 Vận tải 47,6 47,4 12,6 15,3 2401,6 2909,1 Lưu trú và ăn uống 47,8 47,3 8,8 12,9 1685,8 2443,4 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 43,5 43,4 9,8 19,9 1702,4 3446,3 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 43,3 40,9 10,3 15,7 1784,6 2574,3 Hoạt động dịch vụ 46,1 46,2 4,7 10,4 870,9 1928,9 Các ngành khác 43,0 40,8 10,9 16,0 1865,3 2602,4

Tổng cộng 44,6 42,6 10,3 15,6 1843,4 2651,3 Chú ý: Lao động có kỹ năng được định nghĩa là lao động có trình độ đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học. Nguồn: Điều tra lao động - việc làm

Bảng 4.7: Thời gian làm việc và tiền lương của lao động không có kỹ năng

Số giờ làm việc bình quân tuần

Tiền lương bình quân giờ (nghìn đồng)

Tiền lương bình quân tháng (nghìn đồng)

2010 2012 2010 2012 2010 2012 Nông nghiệp 42,2 37,7 10,2 8,7 1718,0 1317,3

Công nghiệp chế biến, chế tạo 49,1 47,6 7,8 8,7 1523,4 1659,2

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 46,6 45,0 8,3 10,6 1541,0 1903,1

Xây dựng 49,2 47,7 9,0 9,8 1774,9 1864,1

Bán buôn và bán lẻ 48,9 48,3 8,3 9,0 1617,1 1740,7

Vận tải 48,8 48,2 8,8 11,5 1708,5 2214,7

Lưu trú và ăn uống 48,1 47,2 6,3 7,4 1204,9 1399,4

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 47,4 44,8 9,7 11,1 1833,5 1980,6

Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 46,1 44,1 7,2 8,9 1318,1 1573,1

Hoạt động dịch vụ (code 94-98 - mã ngành) 47,3 46,2 8,6 7,2 1622,6 1325,9

Các ngành khác 46,0 42,4 6,9 8,5 1273,8 1444,7

Tổng cộng 45,3 42,1 8,4 9,0 1521,5 1518,8

Chú ý: Lao động có kỹ năng được định nghĩa là lao động có trình độ đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học. Nguồn: Điều tra lao động - việc làm

Page 33: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

32

4.3. Dịch chuyển lao động trong ngắn hạn

Như đã nói trong dài hạn phần lớn người lao động có thể tìm được việc làm sau khi bị mất

việc. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam là thấp và thậm chí có xu hướng giảm ngay trong bối

cảnh suy giảm kinh tế. Câu hỏi đặt ra là liệu người lao động có bị mất việc hay chuyển đổi

nhiều lao động trong ngắn hạn hay không. Bảng 4.8 và bảng 4.9 thể hiện tỷ lệ lao động dịch

chuyển trong ngắn hạn (6 tháng đầu năm so với 6 tháng cuối năm 2012) theo ngành kinh tế.

Bảng này cho thấy tỷ lệ phần trăm lao động làm trong các ngành khác nhau vào cuối năm

2012 được tính cho lao động từng ngành vào đầu năm 2012. Để ước lượng bảng này chúng

tôi sử dụng số liệu lặp của ĐTLĐVL, điều tra người lao động lặp lại theo quý hoặc 6 tháng

sau. Ví dụ dòng đầu tiên của Bảng 4.8 phân tích những lao động có việc làm trong ngành

nông nghiệp vào 6 tháng đầu năm 2012 (có thể được điều tra vào quý 1 hoặc 2). Vào 6 tháng

cuối năm 2012 (có thể được điều tra vào quý 3 hoặc 4), 88,8% lao động vẫn làm trong ngành

nông nghiệp. Có 2,03% lao động chuyển sang công nghiệp chế biến chế tạo và 3,95% lao

động không đi làm vào cuối năm.

Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ lao động không chuyển việc sang ngành khác trung bình là

khoảng 80%. Trong đó, lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng ít dịch chuyển đi

nhất với tỷ lệ 88,8% lao động vẫn làm trong ngành nông nghiệp. Lao động trong những

ngành có tỷ lệ lao động ký hợp đồng lao động và lương bình quân thấp thường xu hướng

dịch chuyển sang các ngành khác với hi vọng tìm được công việc tốt hơn. Tuy nhiên, những

lao động này cũng không có nhiều cơ hội ở các ngành ổn định như TC-NH, bảo hiểm, BĐS

hoặc Thông tin, KH-CN, GD, Y tế. 6,2% lao động trong ngành dịch vụ chuyển sang lĩnh vực

nông nghiệp. 5,6% chuyển sang lĩnh vực bán buôn bán lẻ và 5,5% số lao động thất nghiệp.

Dịch vụ cũng là ngành có tỷ lệ dịch chuyển lao động nhiều nhất khi chỉ có 66,2 %

lao động trong 6 tháng đầu năm vẫn hoạt động trong ngành dịch vụ vào những tháng cuối

năm. Tỷ lệ mất việc trung bình là 4%, trong đó, ngành có tỷ lệ mất việc cao nhất là dịch vụ

(5,5%) và thấp nhất là ngành Thông tin-KHCN-GD-Y tế (2,8%). Chỉ có 7,2% lao động tìm

được việc làm mới trong năm 2012 và chủ yếu làm việc trong ngành nông nghiệp (3,5%).

Lao động ngành xây dựng cũng chuyển sang các ngành khác khá nhiều. Có tới 12% số lao

động trong ngành xây dựng đầu năm thì cuối năm chuyển sang lao động trong nông nghiệp.

Tỷ lệ lao động dịch chuyển đến nông nghiệp khá nhiều. Điều này cho thấy khi việc

làm trong các ngành khác khó khăn thì người lao động sẽ phải quay lại với công việc kém

bền vững, nhiều rủi ro và có năng suất thấp đó là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những

ngành có tỷ lệ lao động chuyển sang ngành dịch vụ cao nhất là ngành bán buôn bán lẻ, và

công nghiệp chế tạo.

Bảng 4.9 phân tích việc dịch chuyển lao động trong năm 2011. Kết quả cho thấy xu

hướng dịch chuyển lao động trong các ngành năm 2011 tương tự như xu hướng của năm

2012. Tuy nhiên tỷ lệ dịch chuyển lao động nhìn chung của năm 2011 là thấp hơn năm 2012.

Điều này có thể phản ánh thực trạng lao động và việc làm có xu hướng kém ổn định hơn

trong bối cảnh suy giảm kinh tế.

Page 34: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

33

Bảng 4.8: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2012, theo ngành kinh tế

6 tháng đầu năm 2012

6 tháng cuối năm 2012

Nông nghiệp

Công

nghiệp chế

biến, chế tạo

Sản xuất điện, nước, khai

khoáng

Xây dựng

Bán

buôn, bán lẻ

Vận tải

Lưu trú

và ăn uống

TC-NH, bảo

hiểm, BĐS

Thông

tin, KH-CN,

GD, y tế

Hoạt động dịch vụ

Các

ngành khác

Không đi làm

Tất cả

Nông nghiệp 88,75 2,03 0,04 1,74 1,83 0,29 0,44 0,02 0,29 0,21 0,42 3,95 100

Công nghiệp chế biến, chế tạo

6,47 80,66 0,23 1,67 3,03 0,78 0,93 0,08 0,61 0,65 0,64 4,25 100

Sản xuất điện, nước, khai khoáng

4,97 3,22 73,98 2,78 4,39 0,88 0,73 0,15 0,73 1,17 4,24 2,78 100

Xây dựng 12,00 3,29 0,11 74,76 2,15 1,07 0,77 0,02 0,99 0,59 0,97 3,27 100

Bán buôn và bán lẻ

5,67 3,42 0,16 0,81 79,21 1,28 2,65 0,09 0,50 0,82 1,00 4,40 100

Vận tải 4,73 3,24 0,23 2,02 5,29 76,12 1,22 0,17 0,73 0,63 2,12 3,51 100

Lưu trú và ăn uống

3,41 2,02 0,05 0,80 6,76 0,69 78,01 0,18 0,64 0,92 1,35 5,18 100

TC-NH, bảo hiểm, BĐS

0,43 1,28 0,14 0,43 1,71 0,71 1,56 83,64 1,71 0,28 5,12 2,99 100

Thông tin, KH-CN, GD, y tế

2,84 1,16 0,07 0,67 1,27 0,23 0,55 0,15 87,09 0,46 2,74 2,79 100

Hoạt động dịch vụ

6,17 4,73 0,37 1,76 5,64 1,22 2,07 0,37 2,98 66,17 2,98 5,53 100

Các ngành khác 3,27 1,57 0,32 0,64 1,97 1,03 1,05 0,57 2,97 1,14 82,23 3,24 100

Không đi làm 3,51 0,94 0,03 0,28 0,86 0,18 0,44 0,05 0,31 0,19 0,36 92,84 100

Tất cả 29,97 7,92 0,41 3,61 8,19 1,94 2,94 0,46 3,99 1,19 4,05 35,33 100

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm

Page 35: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

34

Bảng 4.9: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2011, theo ngành kinh tế

6 tháng đầu năm 2011

6 tháng cuối năm 2011

Nông nghiệp

Công

nghiệp chế

biến, chế tạo

Sản xuất điện, nước, khai

khoáng

Xây dựng

Bán

buôn, bán lẻ

Vận tải

Lưu

trú và ăn

uống

TC-NH, bảo

hiểm, BĐS

Thông

tin, KH-CN,

GD, y tế

Hoạt động dịch vụ

Các

ngành khác

Không đi làm

Tất cả

Nông nghiệp

85,28 2,26 0,06 2,00 2,06 0,34 0,44 0,02 0,25 0,24 0,47 6,58 100

Công nghiệp chế biến, chế tạo

6,54 76,71 0,16 1,70 3,70 0,82 0,94 0,07 0,63 0,81 0,78 7,13 100

Sản xuất điện, nước, khai khoáng

4,86 2,19 73,98 3,15 3,81 0,67 0,48 0,19 1,43 0,19 4,58 4,48 100

Xây dựng 10,98 3,83 0,38 72,86 2,30 1,43 0,74 0,07 0,68 0,70 0,94 5,10 100

Bán buôn và bán lẻ

5,94 3,74 0,26 0,96 75,74 1,21 2,71 0,13 0,59 1,14 0,99 6,61 100

Vận tải 5,12 3,15 0,14 2,27 5,88 73,74 1,29 0,25 0,59 0,74 1,82 5,02 100

Lưu trú và ăn uống

3,29 2,50 0,09 0,95 7,38 0,78 73,35 0,21 0,44 0,89 1,52 8,60 100

TC-NH, bảo hiểm, BĐS

1,58 1,58 0,25 0,50 1,75 0,83 0,42 79,20 1,41 0,67 5,74 6,07 100

Thông tin, KH-CN, GD, y tế

2,57 1,00 0,10 0,69 1,47 0,32 0,60 0,16 84,68 0,70 2,70 5,02 100

Hoạt động dịch vụ

4,35 5,75 0,38 2,00 7,24 1,78 1,87 0,22 1,75 62,25 3,11 9,28 100

Các ngành khác

3,24 1,55 0,55 0,97 1,98 1,44 1,06 0,77 2,63 0,98 79,89 4,95 100

Không đi làm

4,75 1,45 0,05 0,59 1,37 0,32 0,64 0,07 0,40 0,31 0,46 89,59 100

Tất cả 24,46 7,58 0,42 3,56 7,94 1,93 2,80 0,47 3,69 1,22 3,64 42,30 100

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm

Page 36: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

35

Bảng 4.10: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2012, theo khu vực kinh tế

6 tháng đầu năm 2012

6 tháng cuối năm 2012

Làm

cho cá nhân

Hộ

kinh doanh cá thể

Làm

cho DN tư nhân

Làm cho

DN có vốn

nước ngoài

Làm

cho DN nhà

nước

Làm

cho khu vực nhà

nước

Không đi làm

Tất cả

Làm cho cá nhân 85,88 7,92 0,98 0,15 0,26 0,56 4,25 100

Hộ kinh doanh cá thể 16,81 74,49 3,08 0,24 0,33 0,71 4,35 100

Làm cho DN tư nhân 6,70 6,98 74,13 2,79 3,32 1,75 4,33 100 Làm cho DN có vốn nước ngoài 3,69 2,06 10,19 78,83 0,89 0,65 3,69 100

Làm cho DN nhà nước 3,75 1,89 9,10 0,93 73,51 6,88 3,94 100

Làm cho khu vực nhà nước 3,59 1,45 1,25 0,14 2,03 88,67 2,87 100

Không đi làm 4,62 1,45 0,58 0,15 0,21 0,56 92,42 100

Tất cả 37,06 12,35 4,84 1,39 2,10 6,79 35,45 100

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Bảng 4.10 thể hiện tỷ lệ lao động dịch chuyển trong ngắn hạn (6 tháng đầu năm so

với 6 tháng cuối năm 2012) sang các khu vực khác. Tính trung bình tỷ lệ lao động không

dịch chuyển khu vực làm việc là khoảng 80%. Khu vực có lực lượng lao động ổn định nhất

là khu vực nhà nước và làm cho cá nhân lần lượt là 88,7% và 85,8%. Tỷ lệ lao động dịch

chuyển sang khu vực kinh tế khác cao nhất là ở doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư

nhân và hộ kinh doanh cá thể. Có một số lượng tương đối lớn lao động chuyển từ doanh

nghiệp nhà nước sang làm cho các doanh nghiệp tư nhân (9,1%). Ở khu vực hộ kinh doanh

cá thể, phần lớn lao động chuyển việc chủ yếu là chuyển sang tự kinh doanh, chiếm 16,8%

tổng lao động trong khu vực.

Bảng 4.11 thể hiện tỷ lệ lao động dịch chuyển lao động ngắn hạn (6 tháng đầu năm

so với 6 tháng cuối năm) theo khu vực cho năm 2011. Kết quả cũng cho thấy xu hướng dịch

chuyển lao động qua các khu vực kinh tế của năm 2011 tương tự như xu hướng của năm

2012. Tuy nhiên tỷ lệ dịch chuyển lao động nhìn chung của năm 2011 là thấp hơn năm 2012.

Page 37: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

36

Bảng 4.11: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2011, theo khu vực kinh tế

6 tháng đầu năm 2012

6 tháng cuối năm 2012

Làm cho cá

nhân

Hộ kinh

doanh cá thể

Làm

cho DN tư nhân

Làm

cho DN có vốn

nước ngoài

Làm

cho DN nhà

nước

Làm

cho khu vực nhà

nước

Không đi làm

Tất cả

Làm cho cá nhân 82,90 8,02 1,09 0,17 0,25 0,53 7,04 100

Hộ kinh doanh cá thể 13,35 75,49 3,25 0,39 0,32 0,62 6,57 100

Làm cho DN tư nhân 6,59 9,76 67,09 2,85 3,48 2,05 8,18 100 Làm cho DN có vốn nước ngoài 2,97 2,61 10,53 74,13 1,34 0,79 7,63 100

Làm cho DN nhà nước 3,01 2,24 9,66 0,94 70,86 7,69 5,60 100

Làm cho khu vực nhà nước 3,41 1,67 1,41 0,20 3,25 85,08 4,99 100

Không đi làm 5,81 2,66 0,96 0,37 0,27 0,70 89,22 100

Tất cả 28,80 14,35 4,63 1,51 2,020 6,18 42,51 100

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

5. Nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình

5.1. Giảm nghèo trong thời gian gần đây

Bảng 5.1 trình bày ước lượng về thu nhập bình quân và tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo thu

nhập. Chuẩn nghèo thu nhập giai đoạn 2011-2015 là 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu

đồng/người/năm) cho khu vực nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu

đồng/người/năm) cho khu vực thành thị. Áp dụng chuẩn nghèo này, tỷ lệ nghèo theo Tổng

Điều tra Hộ nghèo của Bộ Lao động và Thương binh xã hội (BLĐTBXH) là 14,2% vào cuối

năm 2010 (BLĐTBXH, 2011). Nếu áp dụng mức chuẩn nghèo này vào KSMSHGĐ 2010, tỷ

lệ nghèo ước tính là 7,9%, thấp hơn nhiều tỷ lệ nghèo công bố của BLĐTBXH. Nguyên

nhân của sự khác biệt này là KSMSHGĐ 2010 thu thập số liệu rất chi tiết về thu nhập của hộ

gia đình, còn Tổng Điều tra Hộ nghèo thu thập số liệu thu nhập sử dụng bảng hỏi đơn giản

hơn nhiều nên có thể có nhiều khoản thu nhập của hộ bị bỏ sót. Tổng Điều tra Hộ nghèo thu

thập thông tin của số lượng lớn hộ nghèo và cận nghèo nên không thể sử dụng bảng hỏi chi

tiết như điều tra chọn mẫu.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chuẩn cận nghèo thay cho chuẩn nghèo.

Chuẩn cận nghèo giai đoạn 2011-2015 là 520.000 đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn

và 650.000 đồng/người/tháng cho khu vực thành thị. Áp dụng chuẩn cận nghèo này vào

KSMSHGĐ 2010, tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập dưới chuẩn này là 14%, gần với tỷ lệ nghèo

công bố của BLĐTBXH. Vì vậy, các hộ nghèo trong nghiên cứu được định nghĩa là có mức

thu nhập thấp hơn 520.000 đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 650.000

đồng/người/tháng cho khu vực thành thị. Để xác định chuẩn nghèo cho KSMSHGĐ 2012,

chúng tôi điều chỉnh chuẩn nghèo này theo chỉ số lạm phát giai đoạn 2010-2012.

Mặc dù theo kết quả rà soát hộ nghèo hàng năm của BLĐTBXH tỷ lệ nghèo giảm

khoảng 2 điểm phần trăm, nhưng vẫn có ý kiến cho rằng tỷ lệ nghèo thực tế có thể gia tăng

trong bối cảnh kinh tế suy giảm (Vneconomy, 2013). Kết quả ước lượng từ KSMSHGĐ

2010 và 2012 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14% năm 2010 xuống 11,8% năm 2012

Page 38: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

(Hình 5.1). Giảm nghèo đạt được tại cả khu vực nông thôn v

vùng địa lý bao gồm những vùng nghèo như Trung du, mi

Đặc biệt Duyên hải miền Trung tỷ lệ ngh

Hình 5.1

Thu nhập bình quân thực tế

tăng thu nhập này thấp hơn nhiều tốc độ tăng thu nhập 17% thời kỳ 2006

dựa vào KSMSHGĐ 2006 và 2008). Thu nh

giảm đi, dù tốc độ giảm rất nhỏ. Theo v

Bộ giảm 9,2%. Thu nhập bình quân h

nhưng mức độ tăng khá thấp so với các v

nhập cao có mức tăng thu nhập thấp hơn hoặc giảm so với hộ gia đình ở các vùng khác

Điều này có thể một phần phản ánh tác động của suy thoái kinh tế đến các hộ gia đình mà

thu nhập phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghiệp và dịch vụ

Bảng 5.1: Thu nhập hộ gia đ

Khu vực

Thu nh(nghìn

2010

Cả nước 1574

Nông thôn/thành thị Nông thôn 1219Thành thị 2383

Vùng địa lý Đồng bằng sông Hồng 1735Trung du và miền núi phía Bắc 991Duyên hải miền Trung 1119Tây Nguyên 1267Đông Nam Bộ 2715Đồng bằng sông Cửu Long 1348

Thu nhập bình quân

37

ợc tại cả khu vực nông thôn và thành thị, cũng nh

ùng nghèo như Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

ải miền Trung tỷ lệ nghèo giảm từ 20,6% xuống còn 15,5% (Bảng 5.1).

Hình 5.1: Tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2010-2012

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

ực tế của hộ gia đình tăng khoảng 3,5% qua hai năm. T

ều tốc độ tăng thu nhập 17% thời kỳ 2006-2008 (ư

ào KSMSHGĐ 2006 và 2008). Thu nhập bình quân của khu vực thành th

ảm rất nhỏ. Theo vùng địa lý, thu nhập hộ gia đình của vùng Đông Nam

ình quân hộ gia đình của vùng đồng bằng sông Hồng tăng l

ức độ tăng khá thấp so với các vùng khác. Như vậy hộ gia đình ở các v

tăng thu nhập thấp hơn hoặc giảm so với hộ gia đình ở các vùng khác

Điều này có thể một phần phản ánh tác động của suy thoái kinh tế đến các hộ gia đình mà

thu nhập phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghiệp và dịch vụ.

ập hộ gia đình và tỷ lệ nghèo theo khu vực địa lý

Thu nhập bình quân (nghìn đồng/năm/người) Tỷ lệ thay

đổi thu nhập (%)

Tỷ lệ nghèo (%)

2010 2012 2010 2012

1574,6 1629,7 3,5 14,0 11,8

1219,3 1311,5 7,6 17,9 15,1 2383,9 2372,2 -0,5 5,1 4,0

1735,1 1807,6 4,2 7,2 6,0 991,0 1128,7 13,9 33,1 29,0

1119,4 1274,4 13,8 20,6 15,5 1267,6 1555,3 22,7 18,3 15,9 2715,9 2465,7 -9,2 1,9 1,8 1348,3 1435,4 6,5 12,1 10,6

ình quân đo lường theo mức giá tháng 1 năm 2010. Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

ị, cũng như tất cả các

à Tây Nguyên.

ảng 5.1).

3,5% qua hai năm. Tốc độ

2008 (ước lượng

ành thị thậm chí

ùng Đông Nam

ồng bằng sông Hồng tăng lên,

ở các vùng có thu

tăng thu nhập thấp hơn hoặc giảm so với hộ gia đình ở các vùng khác.

Điều này có thể một phần phản ánh tác động của suy thoái kinh tế đến các hộ gia đình mà

Thay đổi tỷ lệ nghèo (điểm %)

-2,2

-2,8 -1,1

-1,2

-4,1 -5,1 -2,4

-0,1 -1,5

Page 39: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

38

Một nhược điểm của thước đo tỷ lệ nghèo là nó không phản ánh được mức độ thiếu

hụt thu nhập của hộ nghèo so với chuẩn nghèo hay còn gọi là độ sâu của nghèo đói. Để đo

lường độ sâu của nghèo đói, chúng tôi sử dụng Chỉ số khoảng cách nghèo và Chỉ số bình

phương khoảng cách nghèo (được trình bày chi tiết ở Phụ lục 1). Chỉ số này càng cao phản

ánh khoảng cách giữa chuẩn nghèo và thu nhập của người nghèo càng lớn. Chỉ số bình

phương khoảng cách nghèo gắn quyền số cao hơn cho các hộ rất nghèo, vì thế còn được gọi

là chỉ số đo mức độ nghiêm trọng của nghèo đói. Bảng 5.2 cho thấy độ sâu của nghèo đói

giảm ở cả vùng thành thị và nông thôn. Theo vùng địa lý, ngoại trừ ở vùng Đông Nam Bộ,

độ sâu của nghèo đều giảm ở các vùng, đặc biệt là Miền núi phía Bắc và Duyên hải miền

Trung. Điều này có nghĩa là mức sống của người nghèo và bất bình đẳng về mức sống giữa

các hộ nghèo vẫn được cải thiện trong giai đoạn 2010- 2012.

Bảng 5.2: Chỉ số khoảng cách nghèo và Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo theo KV

địa lý

Chỉ số khoảng cách nghèo Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo

2010 2012 Thay đổi 2010 2012 Thay đổi Cả nước 0,0397 0,0300 -0,0097 0,0162 0,0109 -0,0053 Nông thôn/thành thị Nông thôn 0,0519 0,0388 -0,0131 0,0215 0,0142 -0,0073 Thành thị 0,0119 0,0096 -0,0023 0,0043 0,0034 -0,0009 Vùng địa lý Đồng bằng sông Hồng 0,0175 0,0156 -0,0019 0,0063 0,0056 -0,0007 Trung du và miền núi phía Bắc 0,1054 0,0792 -0,0262 0,0460 0,0297 -0,0163 Duyên hải miền Trung 0,0586 0,0382 -0,0204 0,0246 0,0140 -0,0106 Tây Nguyên 0,0527 0,0408 -0,0119 0,0208 0,0138 -0,0070 Đông Nam Bộ 0,0046 0,0049 0,0003 0,0020 0,0017 -0,0003 Đồng bằng sông Cửu Long 0,0308 0,0246 -0,0062 0,0113 0,0087 -0,0026

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012 Mặc dù nghèo đói thường được đo lường bằng các thước đo mức sống tổng hợp như

thu nhập và chi tiêu, tính chất đa chiều của nghèo cũng cần được xem xét trong các phân tích

về nghèo đói. Bảng 5.3 phân tích mức chi tiêu của hộ gia đình cho hai lĩnh vực quan trọng là

giáo dục và y tế. Mức chi tiêu thực tế (đã loại bỏ yếu tố lạm phát) cho giáo dục của hộ gia

đình tăng nhẹ qua hai năm 2010 và 2012. Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của

hộ cũng tăng từ 9,6% năm 2010 lên 9,9% năm 2012. Tuy nhiên các hộ nghèo có mức giảm

về chi tiêu cho giáo dục bình quân nhân khẩu từ 247 nghìn đồng xuống còn 190 nghìn đồng

(giảm khoảng 23%). Theo vùng địa lý thì Đông Nam Bộ là vùng có mức chi tiêu bình quân

cho giáo dục lớn nhất nhưng mức chi tiêu giảm đi trong giai đoạn 2010-2012.

Chi tiêu của hộ gia đình cho y tế giảm nhẹ khoảng 2,5% trong giai đoạn 2010-2012.

Tỷ lệ chi tiêu y tế trong tổng mức chi tiêu của hộ cũng giảm từ 11,4% xuống 10,8% trong

cùng thời kỳ này. Hộ gia đình nghèo có mức chi tiêu y tế giảm tương đối lớn (khoảng 22%).

Theo vùng địa lý thì Đông Nam Bộ cũng là vùng có mức chi tiêu bình quân cho y tế bị suy

giảm nhiều nhất trong giai đoạn 2010-2012.

Page 40: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

39

Bảng 5.3: Chi tiêu bình quân cho giáo dục và y tế của hộ gia đình

Nhóm hộ

Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Chi tiêu cho y tế của hộ gia đình

2010 2012 2010 2012

Chi tiêu bình quân đầu người

(nghìn đồng /năm)

Tỷ lệ % trên tổng

chi tiêu của hộ

Chi tiêu bình quân đầu người

(nghìn đồng /năm)

Tỷ lệ % trên tổng chi tiêu của hộ

Chi tiêu bình quân đầu người

(nghìn đồng /năm)

Tỷ lệ % trên

tổng chi tiêu của

hộ

Chi tiêu bình quân đầu người

(nghìn đồng /năm)

Tỷ lệ % trên tổng chi tiêu

của hộ

Cả nước 747,8 9,6 760,5 9,9 804,0 11,4 780,9 10,8

Tình trạng nghèo

Không nghèo 829,3 9,7 836,4 10,2 874,7 11,3 846,6 10,9

Nghèo 247,3 8,8 190,9 7,8 369,8 12,2 288,3 10,3

Dân tộc

Kinh 826,7 10,1 838,7 10,4 880,5 11,8 853,0 11,3

Dân tộc thiểu số 206,0 5,9 230,4 6,4 278,8 8,5 291,9 7,2

Nông thôn/thành thị

Nông thôn 494,4 8,9 534,7 9,1 715,6 12,0 689,1 11,2

Thành thị 1325,0 11,2 1287,5 11,7 1005,5 10,0 995,3 9,8

Vùng địa lý

Đồng bằng sông Hồng 864,2 10,7 897,5 11,0 962,8 11,6 942,6 11,4 Trung du và miền núi phía Bắc 419,8 7,9 428,1 7,7 522,2 8,8 619,8 8,9

Duyên hải miền Trung 674,4 11,4 719,5 11,8 694,6 11,6 674,1 10,5

Tây Nguyên 668,1 10,4 700,9 9,7 734,4 12,2 759,0 10,3

Đông Nam Bộ 1336,9 10,4 1178,1 11,1 964,1 10,7 789,8 9,3 Đồng bằng sông Cửu Long 395,2 6,2 505,4 6,9 786,5 13,0 807,9 13,2

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

5.2. Giảm nghèo, tăng trưởng và bất bình đẳng

Kết quả phân tích ở trên cho thấy thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn tăng nhanh

hơn tốc độ thu nhập của hộ gia đình ở khu vực thành thị trong giai đoạn 2010-2012. Điều

này gợi ý rằng mức độ bất bình đẳng thu nhập có thể giảm đi trong thời kỳ này. Hình 5.2 cho

thấy hệ số Gini về thu nhập giảm từ 0,42 xuống 0,39 trong giai đoạn 2010-2012. Kết quả

này khác với giai đoạn tăng trưởng trước năm 2010, khi mà hệ số Gini về thu nhập và chi

tiêu đều tăng (World Bank, 2012). Nguyên nhân có thể là do suy giảm kinh tế đã giảm mức

tăng thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực thành thị, các hộ gia đình ở nhóm giàu và nhóm

khá nhiều hơn so với nhóm hộ còn lại.

Page 41: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

Hình 5.2

Câu hỏi đặt ra là liệu tốc độ giảm nghèo có bị ảnh hưởng khi mức tăng trưởng kinh tế

giảm sút trong những năm gần đây

có góp phần vào việc giảm nghèo hay không

xem tăng trưởng thu nhập và thay đ

kỳ vừa qua. Bảng 5.4 phân tích thay đổi của tình trạng đói nghèo trong giai đoạn

theo ba yếu tố tác động: do tăng trưởng thu nhập trung bình

yếu tố khác theo phương pháp phân tách nghèo c

thấy nguyên nhân giảm nghèo c

thu nhập và giảm bất bình đẳng thu nhập. Tác động giảm ngh

thậm chí còn cao hơn tác động giảm ngh

bất bình đẳng tương ứng làm giảm tỷ lệ nghèo

Khu vực thành thị, thu nhập bình quân giảm đã làm tăng tỷ lệ nghèo tuy nhiên yếu t

phối lại thu nhập ở khu vực thành thị đã giúp tỷ lệ nghèo ở khu vực này giảm

phần trăm.

Bảng 5.4: Tăng trưởng, phân phối thu nhập và giảm nghèo giai đoạn

2010

Cả nước 13,99 Trong đó

Thành thị 5,13 Nông thôn 17,88

Bảng 5.5 ước tính hệ số co giãn của tỷ lệ đói nghèo đối với thu nhập trung bình và

bất bình đẳng (được đo bằng hệ số Gini). Bảng 5.

hệ số Gini cao hơn nhiều so với độ co gi

bình quân tăng 1% thì tỷ lệ nghèo giảm

tăng 5,5%. Phát hiện này cho thấy phân bố thu nhập đóng vai trò rất quan trọng hơn trong

việc giảm nghèo so với tăng trưởng thu nhập bì

40

Hình 5.2: Hệ số Gini thời kỳ 2010-2012

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

Câu hỏi đặt ra là liệu tốc độ giảm nghèo có bị ảnh hưởng khi mức tăng trưởng kinh tế

ảm sút trong những năm gần đây. Đồng thời liệu việc phân phối thu nhập bình đẳng hơn

có góp phần vào việc giảm nghèo hay không. Để trả lời câu hỏi này chúng ta c

à thay đổi phân phối góp phần đến giảm nghèo ra sao tr

phân tích thay đổi của tình trạng đói nghèo trong giai đoạn

do tăng trưởng thu nhập trung bình, do phân bố thu nhập và do các

ương pháp phân tách nghèo của Datt và Ravallion (1991). K

èo của hộ gia đình trong giai đoạn 2010-2012 nhờ v

ẳng thu nhập. Tác động giảm nghèo của phân phối thu nhập

ộng giảm nghèo của tăng trưởng thu nhập. Tăng thu nhập và giảm

bất bình đẳng tương ứng làm giảm tỷ lệ nghèo 0,94 điểm phần trăm và 1,34 điểm phần trăm

thu nhập bình quân giảm đã làm tăng tỷ lệ nghèo tuy nhiên yếu t

phối lại thu nhập ở khu vực thành thị đã giúp tỷ lệ nghèo ở khu vực này giảm

phân phối thu nhập và giảm nghèo giai đoạn 2010

Tỷ lệ nghèo Đóng góp của các tăng trưởng vthu nhập đến giảm nghèo 2002

2012 Thay đổi Tăng trưởng Phân bố thu nhập

11,76 -2,24 -0,94 -1,34

3,97 -1,16 0,05 -1,22

15,09 -2,79 -2,44 -0,69 Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

ước tính hệ số co giãn của tỷ lệ đói nghèo đối với thu nhập trung bình và

ợc đo bằng hệ số Gini). Bảng 5.5 cho thấy tỷ lệ nghèo có độ co gi

ều so với độ co giãn với thu nhập bình quân. Năm 2012, nếu thu nhập

thì tỷ lệ nghèo giảm 2,1%, còn nếu hệ số Gini tăng 1% thì tỷ lệ nghèo

Phát hiện này cho thấy phân bố thu nhập đóng vai trò rất quan trọng hơn trong

việc giảm nghèo so với tăng trưởng thu nhập bình quân. Nói cách khác, để giảm ngh

Câu hỏi đặt ra là liệu tốc độ giảm nghèo có bị ảnh hưởng khi mức tăng trưởng kinh tế

Đồng thời liệu việc phân phối thu nhập bình đẳng hơn

ày chúng ta cần tính toán

èo ra sao trong thời

phân tích thay đổi của tình trạng đói nghèo trong giai đoạn 2010-2012

do phân bố thu nhập và do các

ion (1991). Kết quả cho

ờ vào cả tăng

ủa phân phối thu nhập

Tăng thu nhập và giảm

điểm phần trăm.

thu nhập bình quân giảm đã làm tăng tỷ lệ nghèo tuy nhiên yếu tố phân

phối lại thu nhập ở khu vực thành thị đã giúp tỷ lệ nghèo ở khu vực này giảm 1,22 điểm

2010-2012

ởng và phân phối èo 2002-2012

ố thu Các yếu tố khác

0,04

0,02 0,34

ước tính hệ số co giãn của tỷ lệ đói nghèo đối với thu nhập trung bình và

ộ co giãn với

nếu thu nhập

thì tỷ lệ nghèo

Phát hiện này cho thấy phân bố thu nhập đóng vai trò rất quan trọng hơn trong

ể giảm nghèo cần

Page 42: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

41

phải có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo tăng thu nhập. Độ co giãn của tỷ lệ nghèo với

thu nhập bình quân và hệ số Gini có xu hướng tăng theo thời gian, cho thấy tăng thu nhập và

đảm bảo phân phối thu nhập bình đẳng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong giảm nghèo.

Bảng 5.5. Độ co giãn của tỷ lệ nghèo theo thu nhập và hệ số Gini

Độ co giãn của tỷ lệ nghèo đói theo thu nhập bình quân

Độ co giãn của tỷ lệ nghèo đói theo hệ số Gini của thu nhập bình quân

2010 2012 Thay đổi 2010 2012 Thay đổi

Cả nước -1,88 -2,09 -0,21 4,96 5,46 0,50 Trong đó Thành thị -2,96 -2,53 0,43 7,33 6,86 -0,47 Nông thôn -1,74 -2,04 -0,30 3,19 4,12 0,93

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

5.3. Thoát nghèo và rơi vào nghèo đói

Hộ nghèo bao gồm cả nhóm hộ nghèo kinh niên và hộ nghèo tạm thời. Xác định các nhóm

hộ nghèo khác nhau có vai trò quan trọng trong việc đưa ra chính sách trợ giúp người nghèo

phù hợp (Baulch và Hoddinott, 2000). Hộ nghèo kinh niên thường được định nghĩa là hộ

nghèo liên tục trong một thời gian dài, còn hộ nghèo tạm thời là hộ nghèo tại một thời điểm

nhưng lại không nghèo ở thời điểm khác trong một khoảng thời gian xác định (Hulme và

Shepherd, 2003). Ở trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng số liệu mảng lặp (panel data)

của KSMSHGĐ 2010 và 2012 để phân tích việc chuyển dịch nghèo đói ở các nhóm hộ khác

nhau. Hình 5.3 trình bày tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói thời kỳ 2010-2012. Một số

lượng lớn các hộ gia đình nghèo thoát nghèo năm 2012, nhưng cũng có nhiều hộ gia đình

không nghèo năm 2010 rơi vào nghèo năm 2012.

Hình 5.3 cũng cho thấy mức độ nghèo kinh niên theo vùng địa lý. Hộ nghèo kinh

niên có thể được xem là các hộ nghèo trong cả hai năm 2010 và 2012. Theo đó, tỷ lệ hộ

nghèo kinh niên thay đổi rõ rệt theo vùng địa lý, cao nhất ở vùng miền núi phía Bắc, sau đó

là vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

Hình 5.3. Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 (%)

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

Page 43: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

42

Bảng 5.6 trình bày chi tiết tỷ lệ hộ thoát nghèo và rơi vào nghèo trong giai đoạn

2010-2012. Tỷ lệ hộ rơi vào nghèo đói năm 2012 là 4,2%, chiếm khoảng 30% số hộ nghèo.

Tỷ lệ hộ rơi vào nghèo đói trong tổng số hộ nghèo cao hơn ở các khu vực thành thị, các vùng

Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng– nơi có tỷ lệ nghèo

thấp hơn các khu vực khác và chịu ảnh hưởng nhiều hơn của suy giảm kinh tế. Điều này có

mối liên hệ tương đối chặt chẽ với suy thoái kinh tế khi mà những khu vực chịu ảnh hưởng

nhiều nhất chính là những vùng có kinh tế phát triển. Hai cột cuối cùng của Bảng 5.6 ước

tính tỷ lệ hộ thoát nghèo và rơi vào nghèo trên tổng số hộ nghèo. Khu vực thành công lớn về

giảm nghèo nếu có tỷ lệ thoát nghèo cao và tỷ lệ rơi vào nghèo đói thấp. Tuy nhiên các vùng

có tỷ lệ thoát nghèo lớn thường cũng có tỷ lệ hộ rơi vào nghèo cao.

Bảng 5.6: Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 theo khu vực (%)

Khu vực

Phân phối hộ gia đình theo mức nghèo 2010 và mức nghèo 2012 (%)

Tỷ lệ hộ rơi vào nghèo năm 2012

trên tổng số hộ nghèo năm

2012 (%)

Tỷ lệ hộ thoát vào nghèo năm 2012 trên tổng

số hộ nghèo năm 2010 (%)

Nghèo cả hai năm 2010 và

2012

Rơi vào nghèo: không nghèo 2010

nhưng nghèo 2012

Thoát nghèo: nghèo 2010

nhưng không nghèo 2012

Không nghèo cả hai năm 2010 và

2012

Cả nước 7,3 4,2 7,2 81,3 36,5 49,7

Nông thôn/thành thị Nông thôn 9,3 5,2 8,7 76,8 35,9 48,3

Thành thị 1,9 1,5 3,1 93,5 44,1 62,0

Vùng địa lý Đồng bằng sông Hồng 3,0 2,3 4,0 90,7 43,4 57,1 Trung du và miền núi phía Bắc 21,2 6,7 11,1 61,0 24,0 34,4

Duyên hải miền Trung 9,7 5,3 10,9 74,0 35,3 52,9

Tây Nguyên 9,0 4,3 9,3 77,4 32,3 50,8

Đông Nam Bộ 0,7 1,6 1,6 96,1 69,6 69,6

Đồng bằng sông Cửu Long 4,4 5,6 7,9 82,1 56,0 64,2 Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

Bảng 5.7 cho thấy các hộ gia đình dân tộc Kinh có tỷ lệ hộ rơi vào nghèo đói cao hơn

so với các hộ gia đình dân tộc thiểu số, các hộ gia đình có trình độ văn hóa cao cũng có khả

năng rơi vào nghèo đói cao hơn các hộ mà chủ hộ có trình độ văn hóa thấp hơn. Mối tương

quan này còn được thể hiện rất rõ hơn khi chúng ta nhìn vào nghề nghiệp của chủ hộ. Chủ

hộ lao động trong nông nghiệp có ít khả năng bị rơi vào nghèo đói hơn các chủ hộ gia đình

làm ngành nghề khác. Điều này cũng phản ánh một phần là suy giảm kinh tế tác động nhiều

hơn đến các ngành công nghiệp và dịch vụ so với ngành nông nghiệp, và tác động nhiều đến

các hộ khá nhiều hơn so với hộ nghèo.

Page 44: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

43

Bảng 5.7: Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 theo đặc điểm hộ (%)

Nhóm hộ

Phân phối hộ gia đình theo mức nghèo 2010 và mức nghèo 2012 (%) Tỷ lệ hộ rơi vào nghèo năm 2012

trên tổng số hộ nghèo năm 2012

(%)

Tỷ lệ hộ thoát vào

nghèo năm 2012 trên tổng số hộ nghèo năm 2010 (%)

Nghèo cả hai năm 2010 và

2012

Rơi vào nghèo: không nghèo 2010

nhưng nghèo 2012

Thoát nghèo: nghèo 2010

nhưng không nghèo 2012

Không nghèo cả hai năm 2010 và

2012

Dân tộc Kinh 3,2 3,2 5,8 87,8 50,0 64,4 Dân tộc thiểu số 33,2 10,9 16,1 39,8 24,7 32,7 Bằng cấp giáo dục của chủ hộ Chưa tốt nghiệp tiểu học 16,6 6,7 11,8 64,9 28,8 41,5 Tiểu học 7,6 4,9 7,8 79,7 39,2 50,6 Bằng THCS 4,3 3,9 7,2 84,6 47,6 62,6 Bằng THPT 3,1 2,6 5,0 89,3 45,6 61,7 Bằng đào tạo nghề 0,8 1,7 1,7 95,8 68,0 68,0 Cao đẳng, đại học, sau ĐH 0,0 0,0 0,5 99,5 n,a, 100,0 Việc làm của chủ hộ Không làm việc 3,8 2,1 5,1 89,0 35,6 57,3 Khu vực chính thức 2,7 1,8 2,9 92,6 40,0 51,8 Khu vực phi chính thức 9,0 5,2 8,5 77,2 36,6 48,6 Nghề nghiệp của chủ hộ Quản lý 3,5 5,5 4,0 87,1 61,1 53,3 Nhà chuyên môn, kỹ thuật 0,4 1,6 2,2 95,8 80,0 84,6 Thư ký, văn phòng 2,1 1,2 3,1 93,6 36,4 59,6 Nông nghiệp 13,4 6,5 11,2 68,9 32,7 45,5 Lao động có kỹ năng 2,7 2,3 4,4 90,6 46,0 62,0 Lao động không có kỹ năng 3,7 4,9 4,4 87,0 57,0 54,3 Không làm việc 4,2 2,7 6,3 86,8 39,1 60,0

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

Bảng 5.8 và Bảng 5.9 phân tích tỷ lệ hộ gia đình có mức thu nhập thực tế giảm trong

thời kỳ 2010-2012. Cả nước có khoảng 38,8% hộ gia đình có mức thu nhập thực tế giảm, và

tỷ lệ giảm thu nhập bình quân của nhóm hộ này ở mức khá cao, vào khoảng 32,5%. Ngược

lại có khoảng 61,2% hộ gia đình có mức thu nhập thực tế tăng lên với tỷ lệ 54,1% qua 2 năm

2010-2012.

Theo vùng kinh tế thì Đông Nam Bộ là vùng có nhiều hộ bị giảm thu nhập thực tế

với tỷ lệ cao. Trong khi đó Tây Nguyên có tỷ lệ số hộ bị giảm thu nhập tương đối thấp, và

đồng thời mức tăng thu nhập của các nhóm hộ phát triển là cao nhất cả nước.

Bảng 5.8: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo khu vực (%)

Khu vực

Hộ gia đình giảm thu nhập thực tế Hộ gia đình tăng thu nhập thực tế % hộ gia đình có thu nhập

giảm

Thu nhập bình quân năm 2010

Thu nhập bình quân năm 2012 (theo giá

2010)

% thu nhập thay

đổi

% hộ gia đình có thu nhập tăng

Thu nhập bình quân năm 2010

Thu nhập bình quân năm 2012 (theo giá

2010)

% thu nhập thay đổi

Cả nước 38,8 1879,5 1268,4 -32,5 61,2 1136,7 1751,1 54,1 Nông thôn/thành thị Nông thôn 37,5 1507,6 984,8 -34,7 62,5 956,6 1539,4 60,9 Thành thị 42,3 2776,0 1952,0 -29,7 57,7 1667,9 2375,3 42,4 Vùng địa lý Đồng bằng sông Hồng 39,3 2233,2 1521,0 -31,9 60,7 1364,1 2021,0 48,2 Miền núi phía Bắc 38,3 1188,3 821,6 -30,9 61,7 805,7 1268,2 57,4 Duyên hải miền Trung 36,1 1464,4 1040,0 -29,0 63,9 895,1 1366,4 52,7

Page 45: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

44

Tây Nguyên 34,3 1629,0 1112,2 -31,7 65,7 1046,8 1830,9 74,9 Đông Nam Bộ 40,2 2862,1 1793,4 -37,3 59,8 1604,6 2501,8 55,9 ĐB sông Cửu Long 42,2 1659,6 1137,1 -31,5 57,8 1055,8 1632,4 54,6

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

Bảng 5.9 cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người giảm

ở các hộ mà chủ hộ có trình độ học vấn cao hoặc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp cao

hơn nhiều so với các hộ mà chủ hộ có trình độ học vấn thấp hơn hoặc làm trong nông

nghiệp. Điều này cho thấy tác động của suy giảm kinh tế có ảnh hưởng nhiều hơn đến các

ngành nghề có trình độ lao động cao hay nói cách khác các công việc bền vững (công việc

phi nông nghiệp).

Bảng 5.9: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo đặc điểm hộ (%)

Nhóm hộ

Hộ gia đình giảm thu nhập thực tế Hộ gia đình tăng thu nhập thực tế % hộ gia đình có

thu nhập giảm

Thu nhập bình quân năm 2010

Thu nhập bình quân năm 2012 (theo giá

2010)

% thu nhập thay

đổi

% hộ gia đình có thu nhập tăng

Thu nhập bình quân năm 2010

Thu nhập bình quân năm 2012 (theo giá

2010)

% thu nhập thay

đổi

Dân tộc Kinh 38,5 2057,7 1382,8 -32,8 61,5 1230,4 1891,6 53,7 Dân tộc thiểu số 40,8 815,2 584,9 -28,3 59,2 520,1 826,8 59,0 Bằng cấp giáo dục của chủ hộ Không có bằng cấp 39,5 1199,5 826,5 -31,1 60,5 751,5 1191,7 58,6 Bằng tiểu học 38,3 1497,1 1043,2 -30,3 61,7 980,6 1601,1 63,3 Bằng THCS 37,4 1831,6 1208,4 -34,0 62,6 1074,3 1716,5 59,8 Bằng THPT 38,2 2028,0 1421,2 -29,9 61,8 1294,3 1949,9 50,7 Bằng đào tạo nghề 40,5 2785,8 1761,3 -36,8 59,5 1601,9 2357,6 47,2 Bằng cao đẳng, đại học, sau ĐH 42,4 4005,6 2754,4 -31,2 57,6 2473,8 3309,8 33,8

Việc làm của chủ hộ Không làm việc 40,2 2152,1 1484,4 -31,0 59,8 1301,6 1937,4 48,8 Khu vực chính thức 39,0 2834,4 2036,5 -28,2 61,0 1637,8 2387,8 45,8 Khu vực phi chính thức 38,3 1648,1 1083,3 -34,3 61,7 1014,3 1602,5 58,0 Nghề nghiệp của chủ hộ

Quản lý 36,9 2904,7 1736,0 -40,2 63,1 1588,7 2399,0 51,0 Nhà chuyên môn, kỹ thuật 42,3 3211,1 2358,7 -26,5 57,7 1597,4 2366,6 48,2

Thư ký, văn phòng 39,5 2243,4 1613,3 -28,1 60,5 1476,8 2246,3 52,1 Nông nghiệp 38,6 1446,3 912,6 -36,9 61,4 843,0 1381,6 63,9 Lao động có kỹ năng 36,2 1832,8 1276,9 -30,3 63,8 1292,8 1891,6 46,3 Lao động không có kỹ năng 38,0 1670,8 1144,3 -31,5 62,0 1106,8 1743,4 57,5

Không làm việc 40,8 2229,0 1493,1 -33,0 59,2 1316,6 1951,0 48,2 Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

5.4. Sinh kế hộ nghèo

Sinh kế chính của hộ nghèo chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp, trong đó trồng trọt

chiếm vị trí quan trọng nhất, tiếp đến là thủy sản và chăn nuôi. Bảng 5.10 cho thấy tỷ lệ bình

quân thu nhập từ các hoạt động sinh kế khác nhau của hộ nghèo cũng như hộ không nghèo

không có nhiều sự thay đổi qua hai năm 2010 và 2012. Trong năm 2012, tỷ lệ thu nhập từ

trồng trọt của hộ nghèo trong tổng thu nhập là 31,9%, tiếp theo là tỷ lệ thu nhập từ tiền công

và tiền lương vào khoảng 24,4%. Tiền gửi cá nhân cho hộ gia đình chiếm 10,4% tổng thu

nhập. Tiếp theo là nguồn thu từ thủy sản, chăn nuôi và thu nhập khác. Thu nhập từ hoạt

Page 46: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ v

của tổng thu nhập của hộ nghèo.

Bảng 5.10:

Phần trăm thu nhập từ các hoạt động

Trồng trọt

Chăn nuôi

Thủy sản

Thu nhập từ tiền công, tiền lương

Hoạt động phi nông nghiệp

Tiền gửi cá nhân cho hộ

Thu nhập khác

Hình 5.4 ước lượng phân ph

này khác với Bảng 5.9 là nó ước l

không phải ước lượng cơ cấu thu nhập b

sinh kế mang lại thu nhập có tỷ trọng

sinh kế chính là chăn nuôi, 28% h

5,5% hộ nghèo dựa vào hoạt động phi nông nghiệp. Trong khi đó tỷ lệ hộ không ngh

sinh kế chính là tiền công và hoạt động phi nông nghiệp t

Hình 5.4. Phần trăm hộ gia đ

Hộ nghèo

Hình 5.4 cho thấy có khoảng 7,9% hộ ngh

gửi mà hộ nhận được là sinh kế chính. Trong bối cảnh kinh tế tăng tr

những mối quan tâm của hộ ngh

giảm sút. Mặc dù Bảng 5.10 cho th

nhưng để phân tích kỹ hơn chúng tôi ư

sánh của năm 2010 ở Bảng 5.11

45

ộng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ vào kho

èo.

10: Sinh kế của hộ theo cơ cấu thu nhập

2010

2012

Không nghèo Nghèo Toàn bộ Không

nghèo Nghèo

15,3 33,8 17,9 15,2 31

4,2 8,1 4,8 4,3 8

3,5 9,6 4,3 3,2 9

42,3 24,9 39,9 43,9 24

19,3 5,8 17,4 17,8 5

8,8 10,0 8,9 8,8 10

6,5 7,7 6,7 6,9 10

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

phân phối của hộ gia đình theo sinh kế chính năm 2012. H

ớc lượng phân phối của hộ theo sinh kế chính của hộ

ấu thu nhập bình quân. Sinh kế chính của hộ được định nghĩa l

hập có tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập. 43,7% hộ ngh

chính là chăn nuôi, 28% hộ nghèo dựa vào sinh kế tiền công, tiền lương. Ch

ạt động phi nông nghiệp. Trong khi đó tỷ lệ hộ không ngh

ạt động phi nông nghiệp tương ứng là 51,4% và 19,1%.

ần trăm hộ gia đình theo sinh kế chính năm 2012

Hộ không nghèo

Nguồn: KSMSHGĐ 2012

ấy có khoảng 7,9% hộ nghèo và 6,2% hộ không nghèo d

ế chính. Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thấp, một trong

ủa hộ nghèo là nguồn tiền gửi của người thân và bạn bè cho h

cho thấy tỷ trọng của tiền gửi trong tổng thu nhập l

ơn chúng tôi ước tính tỷ lệ hộ nhận và mức tiền hộ nhận theo giá so

11 và Bảng 5.12.

ào khoảng 5,1%

Nghèo Toàn bộ

31,9 17,2

8,1 4,7

9,6 4,0

24,4 41,6

5,1 16,3

10,4 9,0

10,4 7,3

ế chính năm 2012. Hình

ế chính của hộ chứ

ợc định nghĩa là

ất trong tổng thu nhập. 43,7% hộ nghèo dựa vào

ương. Chỉ có

ạt động phi nông nghiệp. Trong khi đó tỷ lệ hộ không nghèo có

à 51,4% và 19,1%.

èo dựa vào tiền

ởng thấp, một trong

è cho hộ sẽ bị

ấy tỷ trọng của tiền gửi trong tổng thu nhập là không đổi,

ức tiền hộ nhận theo giá so

Page 47: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

46

Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ nhận kiều hối tăng nhẹ trong hai năm 2010-2012, nhưng

mức tiền gửi bình quân nhân khẩu cho hộ theo giá so sánh thì giảm tới 24,2%. Mức giảm

tiền gửi ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Theo vùng địa lý,

Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng có mức giảm cao nhất. Trong khi đó Tây Nguyên

và Miền núi phía Bắc là nơi có tỷ lệ hộ nhận tiền gửi nước ngoài thấp nhất nhưng lại có mức

tiền gửi bình quân hộ nhận được tăng lên trong thời kỳ này.

Bảng 5.11: Hộ nhận tiền gửi từ nước ngoài năm 2010-2012

Khu vực

Tỷ lệ hộ nhận tiền gửi nước ngoài Mức tiền gửi bình quân nhân khẩu của những hộ nhận tiền gửi

2010 2012 Thay đổi (%) 2010 2012 Thay đổi

(%) Cả nước 4,40 4,64 0,24 10534,6 7982,7 -24,2

Nông thôn/thành thị Nông thôn 3,37 3,67 0,30 9143,5 8781,0 -4,0

Thành thị 6,74 6,90 0,16 12118,1 6991,1 -42,3

Vùng địa lý Đồng bằng sông Hồng 3,15 3,34 0,19 14414,8 9540,4 -33,8

Miền núi phía Bắc 2,60 1,93 -0,67 12781,1 16321,3 27,7

Duyên hải miền Trung 5,18 5,34 0,16 6448,2 6996,3 8,5

Tây Nguyên 1,80 1,90 0,10 1109,0 2307,9 108,1

Đông Nam Bộ 6,48 7,09 0,61 13125,3 6320,4 -51,8

ĐB sông Cửu Long 5,24 5,93 0,69 9446,0 8337,0 -11,7 Tiền gửi bình quân đo lường theo mức giá tháng 1 năm 2010.

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

Tiền gửi trong nước cho hộ gia đình cũng có xu hướng biến động tương tự kiều hối.

Tỷ lệ hộ nhận được tiền gửi tăng nhẹ, nhưng mức tiền gửi bình quân mà hộ nhận được lại

giảm đi, cho dù mức giảm thấp hơn nhiều so với mức giảm của kiều hối. Khu vực thành thị

là có mức tiền gửi bình quân cho hộ giảm khoảng 8,8%, còn khu vực nông thôn có mức tiền

gửi cho hộ tăng lên khoảng 3,6%.

Bảng 5.12: Hộ nhận tiền gửi từ trong nước năm 2010-2012

Khu vực

Tỷ lệ hộ nhận tiền gửi trong nước Mức tiền gửi bình quân nhân khẩu của những hộ nhận tiền gửi

2010 2012 Thay đổi (%) 2010 2012 Thay đổi

( %) Cả nước 82,9 84,8 1,9 1527,2 1510,3 -1,1

Nông thôn/thành thị Nông thôn 84,7 85,3 0,6 1300,4 1347,0 3,6

Thành thị 78,9 83,6 4,7 2081,4 1899,1 -8,8

Vùng địa lý Đồng bằng sông Hồng 87,4 90,4 3,0 1621,9 1812,9 11,8

Miền núi phía Bắc 78,4 82,5 4,0 907,6 991,4 9,2

Duyên hải miền Trung 79,6 82,0 2,5 1237,1 1186,5 -4,1

Tây Nguyên 92,6 94,1 1,6 535,7 718,4 34,1

Đông Nam Bộ 75,0 83,3 8,2 2713,3 2176,9 -19,8

ĐB sông Cửu Long 88,0 81,0 -7,0 1472,2 1477,0 0,3 Tiền gửi bình quân đo lường theo mức giá tháng 1 năm 2010.

Nguồn: KSMSHGĐ 2010 và 2012

Page 48: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

47

Mặc dù cơ cấu thu nhập của hộ gia đình không có nhiều thay đổi, nhưng cũng có

nhiều hộ thực hiện chuyển đổi sinh kế chính của mình trong thời gian 2010-2012. Câu hỏi

đặt ra là các hộ chuyển đổi sinh kế chính ra sao và liệu việc chuyển đổi có mang lại thu nhập

cao hơn cho hộ hay không. Để trả lời câu hỏi này chúng tôi sử dụng số liệu lặp của

KSMSHGĐ 2010 và 2012, trong đó có 4.157 hộ gia đình được điều tra cả hai năm 2010 và

2012, để xem xét việc chuyển đổi sinh kế chính của hộ.

Bảng 5.13 ước tính tỷ lệ phần trăm hộ gia đình chuyển đổi sinh kế chính từ năm

2010 sang năm 2012. Ví dụ, dòng đầu tiên cho thấy các hộ gia đình có sinh kế chính là chăn

nuôi vào năm 2010 thì sang năm 2012 sinh kế chính của hộ được phân bố ra sao. Cụ thể,

66,3% hộ gia đình có sinh kế chính là trồng trọt trong cả hai năm 2010 và 2012. Mặt khác có

đến 17,3% hộ gia đình chuyển sinh kế chính từ trồng trọt sang làm công ăn lương và khoảng

3% chuyển sang các nhóm sinh kế khác.

Đường chéo của Bảng 5.13 (được tô đậm) phản ánh phần trăm các hộ gia đình không

chuyển đổi sinh kế chính qua hai năm 2010 và 2012. Giá trị của ước lượng đường chéo càng

cao phản ánh các hộ ở ô đó càng ít chuyển đổi sinh kế. Các hộ có sinh kế chính là tiền công

và tiền lương ít chuyển đổi sinh kế nhất, tiếp theo là các hộ hoạt động tự làm phi nông

nghiệp. Đây là hai hoạt động sinh kế có mức thu nhập cao nhất. Các hộ có sinh kế chính là

chăn nuôi có xu hướng chuyển đổi nhiều nhất. Có tới khoảng 70% hộ chăn nuôi chuyển sang

các sinh kế chính khác. Các hộ có xu hướng chuyển sang sinh kế chính là tiền công và tiền

lương.

Bảng 5.13: Thay đổi sinh kế chính của hộ giai đoạn 2010-2012

Sinh kế chính năm 2012 Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Tiền công,

tiền lương Hoạt động phi nông nghiệp

Tiền gửi cá nhân cho hộ

Thu nhập khác

Toàn bộ

Sinh Kế Chính 2010

Trồng trọt 66,3 3,2 3,6 17,3 3,3 3,7 2,5 100

Chăn nuôi 27,1 30,4 5,4 15,3 9,8 6,6 5,5 100

Thủy sản 15,5 1,5 51,3 19,9 1,9 5,2 4,7 100 Tiền công, tiền lương 4,7 1,3 0,5 81,4 7,6 3,0 1,5 100

Phi nông nghiệp 3,1 1,0 0,7 21,4 67,1 4,2 2,7 100 Tiền gửi cá nhân cho hộ 11,6 0,7 0,7 28,7 7,8 38,8 11,7 100

Thu nhập khác 8,8 4,1 1,1 26,7 8,6 13,7 37,1 100

Toàn bộ 17,6 2,3 3,0 48,8 17,6 6,4 4,4 100 Nguồn: Số liệu mảng từ KSMSHGĐ 2010 và 2012

Trong Bảng 5.14 chúng tôi xem xét việc chuyển đổi sinh kế của hộ nghèo (xác định

theo mức nghèo của năm 2010). Nhìn chung hộ nghèo dịch chuyển sinh kế nhiều hơn hộ

không nghèo, nhưng mức chênh lệch không lớn lắm. Sinh kế được các hộ chuyển sang nhiều

nhất là tiền công và tiền lương, tiếp theo là trồng trọt.

Page 49: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

48

Bảng 5.14: Thay đổi sinh kế chính của hộ nghèo giai đoạn 2010-2012

Sinh kế chính năm 2012 Trồng trọt Chăn

nuôi Thủy sản Tiền

công, tiền lương

Hoạt động phi

nông nghiệp

Tiền gửi cá nhân cho hộ

Thu nhập khác

Toàn bộ

Sinh Kế Chính 2010

Trồng trọt 59,6 5,0 4,8 20,8 3,9 2,8 3,1 100

Chăn nuôi 29,6 0,0 14,9 21,0 12,3 6,6 15,7 100

Thủy sản 18,0 0,0 37,1 30,7 0,0 9,0 5,2 100 Thu nhập từ tiền công, tiền lương 14,1 1,0 0,9 72,1 3,3 5,6 3,0 100

Phi nông nghiệp 7,9 0,0 0,0 20,3 64,0 3,7 4,1 100 Tiền gửi cá nhân cho hộ 13,4 0,0 2,6 33,0 3,2 35,7 12,2 100

Thu nhập khác 11,7 3,3 3,1 9,3 0,0 36,9 35,8 100

Toàn bộ 34,6 2,7 5,3 36,9 6,2 8,5 5,9 100

Nguồn: Số liệu mảng từ KSMSHGĐ 2010 và 2012

Câu hỏi tiếp theo là liệu các hộ khi chuyển đổi sinh kế thì có mang lại thu nhập cao

hơn hay không. Việc chuyển đổi sinh kế mang tính nội sinh, tức là khi hộ gia đình thấy được

cơ hội mang lại thu nhập cao của sinh kế mới thì họ chuyển sang. Do vậy để trả lời chính

xác câu hỏi này là việc không dễ dàng. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ sử dụng phần

trăm thay đổi thu nhập để xem xét thu nhập của hộ thay đổi ra sao sau khi thay đổi sinh kế

chính. Bảng 5.14 trình bày thu nhập theo giá so sánh của năm 2010 của hộ trước và sau khi

thay đổi sinh kế chính cho từng nhóm hộ chuyển đổi sinh kế. Tỷ lệ thay đổi (%) cũng được

ước tính. Chúng ta chú ý rằng có một số ô được tô mầu vàng là những ô có ước lượng dưới

20 quan sát (hộ gia đình), và kết quả phân tích cần phải được giải thích thận trọng.

Kết quả cho thấy các hộ thay đổi sinh kế chính đều đạt được kết quả tăng trưởng thu

nhập thực tế. Mức tăng thu nhập cao nhất đối với các nhóm hộ chuyển đổi sinh kế chính từ

trồng trọt sang chăn nuôi, sang hoạt động phi nông nghiệp, và từ trồng trọt sang tiền gửi cá

nhân hộ nhận được. Các hộ gia đình chuyển từ sinh kế chính là trồng trọt sang các sinh kế

chính khác đều có mức thu nhập tăng qua hai năm. Các hộ gia đình từ sinh kế tiền lương và

tiền công chuyển sang các sinh kế khác cũng đạt được thu nhập tăng lên. Tuy nhiên chuyển

từ các sinh kế khác sang hoạt động chăn nuôi thường làm giảm thu nhập của hộ. Một số sinh

kế từ phi nông nghiệp như tiền gửi và sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khi chuyển sang

sinh kế tiền công, tiền lương cũng có sự giảm sút về thu nhập bình quân thực tế.

Page 50: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

49

Bảng 5.15: Thay đổi sinh kế chính của hộ giai đoạn 2010-2012

Sinh kế chính năm 2012 Trồng

trọt Chăn nuôi

Thủy sản Tiền công, tiền

lương

Phi nông nghiệp

Tiền gửi cá nhân cho hộ

Thu nhập khác

Tổng cộng

Sinh Kế Chính 2010

Trồng trọt 2010 1075,6 670,7 590,9 751,7 833,9 792,9 752,5 962,3 2012 1287,9 1082,3 851,5 972,0 1328,7 1271,4 1154,9 1208,1 Thay đổi 19,7 61,4 44,1 29,3 59,3 60,3 53,5 25,5

Chăn nuôi 2010 1351,4 1707,5 1108,2 1270,0 1565,9 871,8 533,3 1378,9 2012 1135,9 2321,3 861,4 1281,3 1168,5 1344,7 1193,0 1523,8 Thay đổi -15,9 35,9 -22,3 0,9 -25,4 54,2 123,7 10,5

Thủy sản 2010 863,0 1751,3 1264,0 767,5 3539,6 940,7 1784,4 1161,6 2012 710,9 1195,5 1446,6 790,3 770,3 827,8 1814,3 1170,4 Thay đổi -17,6 -31,7 14,4 3,0 -78,2 -12,0 1,7 0,8

Tiền công, tiền lương

2010 793,0 1079,4 876,0 1551,4 1472,1 1063,8 2056,3 1493,5 2012 945,8 1415,6 1128,1 1708,6 1983,3 1665,3 2864,5 1703,3 Thay đổi 19,3 31,1 28,8 10,1 34,7 56,5 39,3 14,0

Hoạt động phi nông nghiệp

2010 3226,3 1136,6 779,0 2039,7 1732,0 1237,0 1663,1 1808,9 2012 1421,2 1676,3 1673,4 1707,2 1875,5 1775,9 2649,7 1838,6 Thay đổi -55,9 47,5 114,8 -16,3 8,3 43,6 59,3 1,6

Tiền gửi cá nhân cho hộ

2010 952,6 1228,8 989,9 1867,1 1368,6 1555,1 1506,0 1548,1 2012 863,1 1523,8 1801,9 1306,4 1625,1 1631,2 1220,8 1400,7 Thay đổi -9,4 24,0 82,0 -30,0 18,7 4,9 -18,9 -9,5

Thu nhập khác

2010 1297,8 870,4 801,5 2456,9 2204,0 657,3 1118,9 1507,9 2012 1285,9 1330,3 3610,9 1641,5 1596,7 1031,9 1275,0 1394,9 Thay đổi -0,9 52,8 350,5 -33,2 -27,6 57,0 14,0 -7,5

Tổng cộng

2010 1112,3 1164,2 1038,9 1557,8 1651,6 1211,2 1366,0 1440,6 2012 1209,3 1606,8 1307,7 1625,4 1851,0 1532,5 1674,4 1577,9 Thay đổi 8,7 38,0 25,9 4,3 12,1 26,5 22,6 9,5

Chú ý: mầu vàng cho những ước lượng có dưới 20 quan sát, kết quả phân tích cần phải được giải thích thận trọng. Nguồn: Số liệu mảng từ KSMSHGĐ 2010 và 2012

Page 51: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

50

6. Kết luận và khuyến nghị

Mục tiêu chính của nghiên cứu là cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng hoạt động

của doanh nghiệp, việc làm của người lao động, thu nhập và nghèo đói của hộ gia đình trong

bối cảnh kinh tế suy giảm. Nghiên cứu sử dụng số liệu cập nhập nhất từ các cuộc điều tra

thống kê có quy mô lớn, bao gồm Khảo sát Mức sống hộ gia đình 2010 và 2012, Điều tra

Lao động việc làm hàng năm từ 2007 đến 2012, Tổng Điều tra doanh nghiệp hàng năm từ

2007 đến 2011.

Kết quả phân tích cho thấy số lượng doanh nghiệp của nước ta vẫn tăng lên trong bối

cảnh kinh tế giảm sút. Tuy tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp trong năm 2011 là 18%, tỷ lệ

này vẫn thấp hơn nhiều so với những năm trước đây. Trong năm 2011, tốc độ doanh nghiệp

tăng lên của ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản là nhỏ nhất (chỉ khoảng

0,3%) trái ngược với tốc độ tăng của năm 2010 ở mức 30%. Ngành xây dựng là ngành có tốc

độ tăng doanh nghiệp thấp thứ hai (ở mức 4,6%). Các doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu

là doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ (dưới 10 lao động). Trong thời kỳ kinh tế suy giảm, có

nhiều doanh nghiệp bị phá sản – thường là các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ -

nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập.

Doanh thu trung bình thực tế (đã loại bỏ yếu tố lạm phát) của các doanh nghiệp trong

giai đoạn 2007-2011 có xu hướng giảm. Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp năm

2011 là 12,5 tỷ, giảm -5,9% so với doanh thu trung bình năm 2007. Quy mô lao động bình

quân của doanh nghiệp cũng giảm từ 47,4 lao động năm 2007, xuống còn 44,4 lao động năm

2008 và tiếp tục giảm xuống còn 32,6 lao động (giảm trên 30%) trên một doanh nghiêp

trong năm 2011.

So với thời kỳ trước suy giảm kinh tế, 2007-2008, chuyển đổi ngành kinh doanh chính

của các doanh nghiệp cũng trở nên mạnh mẽ hơn trong giai đoạn 2010-2011. Cụ thể trong

khi chỉ có ngành hoạt động dịch vụ và các ngành khác (các doanh nghiệp được phân loại

theo 10 ngành chính, ngoài ra một số ngành nhỏ không được xếp loại trong các ngành chính

thì xếp vào nhóm ‘các ngành khác’, xem phân loại ở Bảng 3.1) là dịch chuyển trên 10%

năm 2008, thì năm 2011 có tới 7/10 ngành có tỷ lệ doanh nghiệp chuyển đổi ngành kinh

doanh chính trên 10%, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công

nghệ và lĩnh vực dịch vụ là chuyển dịch nhiều nhất (trên 20%). Các doanh nghiệp có xu

hướng chuyển dịch sang ngành bán buôn và bán lẻ, có lẽ là do đây là ngành thương mại dễ

gia nhập và chi phí cố định là không lớn.

Các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh ngành nghề cũ đa số đều đạt tăng trưởng doanh

thu. Tuy nhiên vẫn còn có ngành xây dựng; ngành khoa học công nghệ, giáo dục, y tế là

không đạt tăng trưởng doanh thu dương, nhưng con số giảm cũng tương đối nhỏ, lần lượt là

-3,6% và -0,4%. Trong khi đó các doanh nghiệp chuyển đổi ngành kinh doanh chính sang

ngành thương mại và chế biến chế tạo đạt được tốt độ tăng trưởng doanh thu khá cao.

Mặc dù quy mô lao động bình quân doanh nghiệp giảm nhưng số lượng doanh nghiệp

tăng lên. Kết quả là tổng số lao động làm trong doanh nghiệp cũng tăng lên. Tỷ lệ thất

nghiệp có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2008-2012. Vào năm 2012 tỷ lệ thất nghiệp ở

khu vực thành thị và nông thôn tương ứng là 3,1% và 1,3%. Tuy nhiên số giờ làm việc bình

Page 52: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

51

quân/tuần của tất cả các ngành đều giảm, nhiều ngành thấp hơn nhiều so với mức trung bình

là 48 giờ/tuần, riêng ngành nông nghiệp chỉ còn 37,6 giờ/tuần (giảm 21%).

Mặc dù tiền lương thực tế của người lao động vẫn tăng lên, nhưng chất lượng việc làm

của người lao động có chiều hướng giảm sút dù mức giảm không quá lớn. Cụ thể, tỷ lệ lao

động có ký hợp đồng lao động giảm từ 43,4% xuống 41,1%. Hầu hết các ngành đều có tỷ lệ

lao động ký hợp đồng lao động giảm. Tỷ lệ lao động được hưởng các chế độ của người lao

động bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng giảm nhẹ. Chênh lệch về tiền lương bình

quân giữa lao động có kỹ năng và lao động không có kỹ năng có xu hướng tăng mạnh trong

thời kỳ 2010-2012.

Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, lao động có xu hướng dịch chuyển giữa các ngành

nhiều hơn. Dịch vụ là ngành có tỷ lệ dịch chuyển lao động nhiều nhất khi chỉ có 66,2 % lao

động trong 6 tháng đầu năm vẫn hoạt động trong ngành dịch vụ vào những tháng cuối năm.

Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng ít dịch chuyển đi nhất với tỷ lệ 88,8% lao

động vẫn làm trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên nông nghiệp cũng là ngành thu hút được

lao động từ một số ngành khác chuyển sang. Điều này cho thấy khi việc làm trong các ngành

khác khó khăn thì người lao động sẽ phải quay lại với công việc kém bền vững, nhiều rủi ro

và có năng suất thấp đó là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, lao động ngành xây

dựng cũng chuyển sang các ngành khác khá nhiều, và có tới 12% số lao động trong ngành

xây dựng đầu năm thì cuối năm chuyển sang lao động trong nông nghiệp.

Thu nhập bình quân thực tế của hộ tăng rất ít (3,5%) trong giai đoạn 2010- 2012, thấp

hơn nhiều tốc độ tăng thu nhập (17%) thời kỳ 2006-2008. Thu nhập bình quân của khu vực

thành thị thậm chí giảm đi, dù tốc độ giảm rất nhỏ. Theo vùng địa lý, thu nhập hộ gia đình

của vùng Đông Nam Bộ giảm 9,2%.

Thu nhập hộ gia đình tăng lên đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14% năm 2010

xuống 11,8% năm 2012. Giảm nghèo đạt được tại cả khu vực nông thôn và thành thị, cũng

như tất cả các vùng địa lý bao gồm những vùng nghèo như Trung du, miền núi phía Bắc và

Tây Nguyên. Tuy nhiên mức chi tiêu bình quân của hộ nghèo cho y tế và giáo dục giảm đi

trong thời kỳ 2010-2012, phản ánh phần nào sự giảm sút mức sống của hộ nghèo trong bối

cảnh kinh tế suy giảm.

Thành tựu giảm nghèo này còn có sự góp phần của việc giảm hệ số Gini thu nhập từ

0,42 xuống 0,39 trong giai đoạn 2010-2012. Kết quả phân tích giảm nghèo cho thấy giảm

nghèo của hộ gia đình trong giai đoạn 2010-2012 nhờ vào cả tăng thu nhập và giảm bất bình

đẳng thu nhập. Tác động giảm nghèo của phân phối thu nhập thậm chí còn cao hơn tác động

giảm nghèo của tăng trưởng thu nhập.

Như vậy, nhìn chung hoạt động của doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của hộ gia

đình tuy không đạt tăng trưởng cao nhưng vẫn chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ suy giảm

kinh tế. Điều này phản ánh đúng thực tế là nền kinh tế Việt Nam hiện nay chưa đạt được

được tăng trưởng kỳ vọng chứ chưa rơi vào suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế

tiếp tục suy giảm, các tác động tiêu cực lên doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ lớn hơn. Giảm

nghèo sẽ không bền vững nếu không có tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra cũng cần phải chú ý

rằng suy giảm kinh tế có thể có tác động mang tính dài hạn và có độ trễ nhất định, trong khi

đó nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng của doanh nghiệp và hộ gia đình.

Page 53: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

52

Để có thể giảm nghèo bền vững, Nhà nước cần phải có các chính sách kinh tế mạnh

mẽ hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời có các chính sách hỗ trợ người lao động

dễ bị tổn thương như lao động không có bảo hiểm, lao động thiếu việc làm trong khu vực

nông thôn, và những nhóm hộ nghèo cũng như nhóm hộ có nguy cơ rơi vào nghèo đói.

Page 54: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

53

Tài liệu tham khảo

Baulch, Bob and John Hoddinott (2000), “Economic Mobility and Poverty Dynamics in

Developing Countries”, Journal of Development Studies (Special Issue) (August) .

BLĐTBXH (2011), “Phê duyệt kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chỉ thị Sô

l7SZ/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ”, 640/QĐ-LĐTBXH,

ngày 30 tháng 05 năm 2011.

Các nghiên cứu ở Việt Nam về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến hoạt động của doanh

nghiệp [2 pages – Thao]

CIEM (2012) “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011”, Hanoi: CIEM/DoE/ ILSSA/UNU-WIDER

Cling J.-P., Razafindrakoto M. & Roubaud F. (2010c), “Assessing the Potential Impact of

the Global Crisis on the Labour Market and the Informal Sector in Vietnam”, Journal of

Economics & Development, 18, June, 16-25

Datt, G. and Ravallion, M. (1991), “Growth and Redistribution Components of Changes in

Poverty Measures: A Decomposition with Applications to Brazil and India in the 1980s”,

Living Standard Measurement Study, Working Paper No. 83.

Dinh Thi Thu Phuong (2009), Rapid assessment on the social impacts of economic

crisis in Viet Nam: Case studies on day labourers in “mobile labour markets” in Ha

Noi, Hanoi: CAF-VASS/Oxfam/World Bank

Foster, J., J. Greer, E. Thorbecke (1984), “A Class of Decomposable Poverty Measures”,

Econometrica, 52, 761-765.

Hulme, D., and Shepherd, A. (2003), “Conceptualizing Chronic Poverty”, World

Development, Vol. 31, No 3.

ILO (2012) “Nearly 1 million out of work, stronger job creation needed”, truy cập ngày

2/8/2013 tại

http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS_195

908/lang--en/index.htm

IRC (2012), “Tác động của chương trình 135 giai đoạn II qua lăng kính hai cuộc điều tra đầu

kỳ và cuối kỳ”.

Nguyễn Ngoc Anh (2009), Rapid assessment on the social impacts of economic crisis in

Viet Nam: Case studies on formal sector: enterprises and workers in industrial parks, Hanoi:

CAF-VASS/Oxfam/World Bank.

Nguyễn Tam Giang (2009), A rapid assessment on the social impacts of the economic crisis

on two craft villages, processed, Hanoi: CAF-VASS/Oxfam/World Bank.

Page 55: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

54

Nguyen Viet Cuong, 2011. "Can Vietnam Achieve The Millennium Development Goal On

Poverty Reduction In High Inflation And Economic Stagnation?,"The Developing

Economies, Institute of Developing Economies, vol. 49(3), pages 297-320, 09.

Nguyen Viet Cuong, Peter Lanjouw, and Marleen Marra (2012) Vietnam's Poverty Mapping

using the 2009 Housing Population Census and 2010 Vietnam Living Standards Survey,

background paper prepared for the 2012 Poverty Assessment, May.

Nguyễn Việt Cường, Phạm Thái Hưng & Phùng Đức Tùng (2009), “Đánh giá ảnh hưởng

của suy giảm kinh tế hiện nay đối với việc làm (thất nghiệp) ở Việt Nam”, Hanoi: UNDP.

Phạm, Q. Ngọc (2009), Impact of the Global Financial and Economic Crisis on Viet Nam,

paper prepared for the ILO’s rapid Assessment Study on the impact of the financial and

economic crisis, February

Phan, A. (2012), “Kinh tế khó khăn, thất nghiệp tăng chóng mặt”, Báo Người đưa tin, ngày

28/12/2012, tại http://www.nguoiduatin.vn/kinh-te-kho-khan-that-nghiep-tang-chong-mat-

a31065.html

Razafindrakoto M., Roubaud F. & Nguyen Huu Chi (2011) “Vietnam labour market: an

informal sector perspective”, Vietnam Annual Economic Report 2011.

Riedel J. & Clayton W. L. (2009) “Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động

dài hạn của nó đối với Việt Nam”, Hanoi: UNDP

VASS, WB, OGB, AAV “Quick Survey of Global Financial-Economic Crisis on Enterprises

and Employees in Thanh Hoa, Nghe An, Hai Phong, Ho Chi Minh, Binh Duong, Dong Nai,

Vietnam.” Hanoi, April 2009.

Vneconomy (2013), “Suy giảm không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo”, Vneconomy

ngày 15/5/2013, http://vneconomy.vn/2013051411022313P0C9920/suy-thoai-khong-anh-

huong-nhieu-den-nguoi-ngheo.htm

Warren-Rodríguez A. (2009), “The impact of the global crisis downturn on employment

levels in Viet Nam: an elasticity approach”, UNDP Viet Nam Technical Note, February

World Bank (2012), “Well Begun, Not Yet Done: Vietnam's Remarkable Progress on

Poverty Reduction and the Emerging Challenges”, The Work Bank.

Page 56: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

55

Phụ lục 1: Đo lường nghèo đói và bất bình đẳng

Nghèo đói, bất bình đẳng và sinh kế của hộ gia đình nông thôn được phân tích sử dụng

thống kê mô tả và số liệu Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (KSMSHGĐ). Chỉ số

nghèo được đo lường bằng chỉ số FGT như sau (Foster, Greer và Thorbecke, 1984):

, (1)

Trong đó, Yi là bình quân chi tiêu đầu người của người thứ i, z là chuẩn nghèo, n là số người

trong tổng thể mẫu, q là số người nghèo, và có thể hiểu là đo lường mức độ nghiêm trọng

của nghèo đói.

Khi = 0 công thức trên cho chúng ta chỉ số H, đo lường tỷ lệ đói nghèo – tỷ lệ những

người sống dưới mức chuẩn nghèo. Khi = 1 và = 2 tương ứng chúng ta có khoảng cách

nghèo (PG) cho phép đo lường độ sâu của tình trạng nghèo, và khoảng cách nghèo bình

phương P2 đo lường mức độ nghiêm trọng của đói nghèo.

Để đo lường mức độ bất bình đẳng chúng ta sử dụng hệ số Gini. Hệ số Gini được tính

như sau (Deaton, 1997):

(2)

Trong đó là thứ bậc của người thứ i trong phân bố chi tiêu Y, tính theo thứ tự từ người

giàu nhất với thứ bậc bằng 1. là chi tiêu bình quân đầu người của tổng thể; n là tổng số

quan sát. Giá trị của hệ số Gini dao động từ 0 (bình đẳng tuyệt đối) đến 1 (bất bình đẳng

tuyệt đối). Hệ số Gini càng gần giá trị 1 thì bất bình đẳng trong phân bố chi tiêu càng cao.

Page 57: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

56

Phụ lục 2: Bảng biểu về lao động

Bảng P.4.1: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 2011 (Theo số lao động)

Đầu năm

Cuối năm

Nông nghiệp

Công

nghiệp chế

biến, chế tạo

Sản xuất

điện, nước, khai

khoáng

Xây dựng

Bán

buôn, bán lẻ

Vận tải

Lưu trú và ăn uống

TC-NH, bảo

hiểm, BĐS

Thông

tin, KH-CN,

GD, y tế

Hoạt động

dịch vụ

Các

ngành khác

Không đi làm

Tất cả

Nông nghiệp 53343 1415 40 1252 1290 213 275 11 156 151 291 4114 62551

Công nghiệp chế biến, chế tạo 1252 14683 30 326 709 157 180 13 121 156 150 1365 19142 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 51 23 776 33 40 7 5 2 15 2 48 47 1049

Xây dựng 958 334 33 6359 201 125 65 6 59 61 82 445 8728

Bán buôn và bán lẻ 1207 760 52 195 15394 245 551 26 119 232 202 1343 20326

Vận tải 250 154 7 111 287 3602 63 12 29 36 89 245 4885

Lưu trú và ăn uống 232 176 6 67 520 55 5168 15 31 63 107 606 7046

TC-NH, bảo hiểm, BĐS 19 19 3 6 21 10 5 952 17 8 69 73 1202

Thông tin, KH-CN, GD, y tế 250 97 10 67 143 31 58 16 8245 68 263 489 9737

Hoạt động dịch vụ 137 181 12 63 228 56 59 7 55 1959 98 292 3147

Các ngành khác 305 146 52 91 186 135 100 72 247 92 7512 465 9403

Không đi làm 5305 1624 54 654 1528 362 720 81 446 342 511 100022 111649

Tất cả 63309 19612 1075 9224 20547 4998 7249 1213 9540 3170 9422 109506 258865

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm

Page 58: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

57

Bảng P.4.2: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 40giờ/tuần năm 2011 (Theo

số lao động)

Đầu năm

Cuối năm

Nông

nghiệp

Công

nghiệp chế

biến, chế tạo

Sản xuất

điện, nước, khai

khoáng

Xây dựng

Bán

buôn, bán lẻ

Vận tải

Lưu trú và ăn uống

TC-NH, bảo

hiểm, BĐS

Thông

tin, KH-CN,

GD, y tế

Hoạt động

dịch vụ

Các

ngành khác

Không đi làm

Tất cả

Nông nghiệp 29082 678 29 632 638 114 150 7 70 77 158 1609 33244

Công nghiệp chế biến, chế tạo 913 12958 29 270 581 135 133 11 109 130 126 1112 16507

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 41 23 705 30 27 7 5 2 14 1 43 45 943

Xây dựng 821 298 33 5634 178 111 49 6 54 52 76 377 7689

Bán buôn và bán lẻ 902 635 45 154 13044 216 443 23 108 193 180 1020 16963

Vận tải 184 134 5 95 234 3136 51 12 25 29 80 200 4185

Lưu trú và ăn uống 162 133 5 50 399 42 4042 12 22 43 69 419 5398

TC-NH, bảo hiểm, BĐS 13 16 2 6 19 9 4 885 17 7 66 68 1112

Thông tin, KH-CN, GD, y tế 209 78 11 58 115 30 52 15 7070 56 239 410 8343

Hoạt động dịch vụ 108 140 11 35 175 40 37 5 47 1557 80 220 2455

Các ngành khác 200 123 47 78 159 122 80 68 229 71 6637 377 8191

Tất cả 32635 15216 922 7042 15569 3962 5046 1046 7765 2216 7754 5857 105030

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Page 59: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

58

Bảng P.4.3: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 40giờ/tuần năm

2011

Đầu năm

Cuối năm

Nông nghiệp

Công

nghiệp chế

biến, chế tạo

Sản xuất

điện, nước, khai

khoáng

Xây dựng

Bán

buôn, bán lẻ

Vận tải

Lưu trú và ăn uống

TC-NH, bảo

hiểm, BĐS

Thông

tin, KH-CN,

GD, y tế

Hoạt động

dịch vụ

Các

ngành khác

Không đi làm

Tất cả

Nông nghiệp 87,48 2,04 0,09 1,90 1,92 0,34 0,45 0,02 0,21 0,23 0,48 4,84 100

Công nghiệp chế biến, chế tạo 5,53 78,50 0,18 1,64 3,52 0,82 0,81 0,07 0,66 0,79 0,76 6,74 100

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 4,35 2,44 74,76 3,18 2,86 0,74 0,53 0,21 1,48 0,11 4,56 4,77 100

Xây dựng 10,68 3,88 0,43 73,27 2,31 1,44 0,64 0,08 0,70 0,68 0,99 4,90 100

Bán buôn và bán lẻ 5,32 3,74 0,27 0,91 76,90 1,27 2,61 0,14 0,64 1,14 1,06 6,01 100

Vận tải 4,40 3,20 0,12 2,27 5,59 74,93 1,22 0,29 0,60 0,69 1,91 4,78 100

Lưu trú và ăn uống 3,00 2,46 0,09 0,93 7,39 0,78 74,88 0,22 0,41 0,80 1,28 7,76 100

TC-NH, bảo hiểm, BĐS 1,17 1,44 0,18 0,54 1,71 0,81 0,36 79,59 1,53 0,63 5,94 6,12 100

Thông tin, KH-CN, GD, y tế 2,51 0,93 0,13 0,70 1,38 0,36 0,62 0,18 84,74 0,67 2,86 4,91 100

Hoạt động dịch vụ 4,40 5,70 0,45 1,43 7,13 1,63 1,51 0,20 1,91 63,42 3,26 8,96 100

Các ngành khác 2,44 1,50 0,57 0,95 1,94 1,49 0,98 0,83 2,80 0,87 81,03 4,60 100

Tất cả 31,07 14,49 0,88 6,70 14,82 3,77 4,8 1,00 7,39 2,11 7,38 5,58 100

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Page 60: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

59

Bảng P.4.4: Dịch chuyển lao động theo khu vực, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm

2011 (Tính theo số lao động)

Đầu năm

Cuối năm

Làm cho cá nhân

Hộ kinh doanh cá thể

Làm

cho DN tư nhân

Làm

cho DN có vốn nước ngoài

Làm

cho DN nhà

nước

Làm

cho khu vực nhà

nước

Không đi làm

Tất cả

Làm cho cá nhân 61744 5970 813 130 184 396 5241 74478

Hộ kinh doanh cá thể 4696 26564 1144 138 114 219 2313 35188

Làm cho DN tư nhân 769 1138 7825 332 406 239 954 11663

Làm cho DN có vốn nước ngoài 113 99 400 2817 51 30 290 3800

Làm cho DN nhà nước 154 115 495 48 3630 394 287 5123

Làm cho khu vực nhà nước 559 273 231 32 532 13940 818 16385

Không đi làm 6522 2985 1083 415 302 789 100132 112228

Tất cả 74557 37144 11991 3912 5219 16007 110035 258865

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Bảng P.4.5: Dịch chuyển lao động theo khu vực, chỉ tính cho những lao động có số giờ làm việc

trên 40 giờ/tuần năm 2011

Đầu năm

Cuối năm

Làm cho cá nhân

Hộ kinh doanh cá thể

Làm

cho DN tư nhân

Làm

cho DN có vốn nước ngoài

Làm

cho DN nhà

nước

Làm

cho khu vực nhà

nước

Không đi làm

Tất cả

Làm cho cá nhân 34769 3786 489 73 135 207 2314 41773

Hộ kinh doanh cá thể 3710 22233 988 113 102 184 1730 29061

Làm cho DN tư nhân 675 1034 7368 324 395 215 869 10880

Làm cho DN có vốn nước ngoài 98 97 383 2735 51 29 277 3670

Làm cho DN nhà nước 133 111 475 41 3382 368 279 4789

Làm cho khu vực nhà nước 414 221 200 31 512 12298 718 14394

Tất cả 39799 27482 9903 3317 4577 13301 6187 104567

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Page 61: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

60

Bảng P.4.6: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo khu vực, chỉ tính cho những lao động có số

giờ làm việc trên 40 giờ/tuần năm 2011

Đầu năm

Cuối năm

Làm cho cá nhân

Hộ kinh doanh cá thể

Làm

cho DN tư nhân

Làm

cho DN có vốn nước ngoài

Làm

cho DN nhà

nước

Làm

cho khu vực nhà

nước

Không đi làm

Tất cả

Làm cho cá nhân 83,23 9,06 1,17 0,17 0,32 0,50 5,54 100

Hộ kinh doanh cá thể 12,77 76,50 3,40 0,39 0,35 0,63 5,95 100

Làm cho DN tư nhân 6,20 9,50 67,72 2,98 3,63 1,98 7,99 100

Làm cho DN có vốn nước ngoài 2,67 2,64 10,44 74,52 1,39 0,79 7,55 100

Làm cho DN nhà nước 2,78 2,32 9,92 0,86 70,62 7,68 5,83 100

Làm cho khu vực nhà nước 2,88 1,54 1,39 0,22 3,56 85,44 4,99 100

Tất cả 38,06 26,28 9,47 3,17 4,38 12,72 5,92 100

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Page 62: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

61

Bảng P.4.7: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 2012 (Theo số người lao động)

Đầu năm

Cuối năm

Nông

nghiệp

Công

nghiệp chế

biến, chế tạo

Sản xuất

điện, nước, khai

khoáng

Xây dựng

Bán

buôn, bán lẻ

Vận tải

Lưu trú và ăn uống

TC-NH, bảo

hiểm, BĐS

Thông

tin, KH-CN,

GD, y tế

Hoạt động

dịch vụ

Các

ngành khác

Không đi làm

Tất cả

Nông nghiệp 41320 946 17 812 854 135 204 10 133 96 194 1839 46560

Công nghiệp chế biến, chế tạo 776 9672 27 200 363 93 112 10 73 78 77 510 11991

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 34 22 506 19 30 6 5 1 5 8 29 19 684

Xây dựng 653 179 6 4067 117 58 42 1 54 32 53 178 5440

Bán buôn và bán lẻ 717 433 20 103 10024 162 335 11 63 104 126 557 12655

Vận tải 143 98 7 61 160 2302 37 5 22 19 64 106 3024

Lưu trú và ăn uống 149 88 2 35 295 30 3406 8 28 40 59 226 4366

TC-NH, bảo hiểm, BĐS 3 9 1 3 12 5 11 588 12 2 36 21 703

Thông tin, KH-CN, GD, y tế 174 71 4 41 78 14 34 9 5342 28 168 171 6134

Hoạt động dịch vụ 116 89 7 33 106 23 39 7 56 1244 56 104 1880

Các ngành khác 206 99 20 40 124 65 66 36 187 72 5179 204 6298

Không đi làm 1913 509 19 150 467 98 240 27 171 104 198 50538 54434

Tất cả 46204 12215 636 5564 12630 2991 4531 713 6146 1827 6239 54473 154169

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Page 63: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

62

Bảng P.4.8: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 40 giờ/tuần năm 2012 (Theo

số người lao động)

Đầu năm

Cuối năm

Nông nghiệp

Công

nghiệp chế

biến, chế tạo

Sản xuất

điện, nước, khai

khoáng

Xây dựng

Bán

buôn, bán lẻ

Vận tải

Lưu trú và ăn uống

TC-NH, bảo

hiểm, BĐS

Thông

tin, KH-CN,

GD, y tế

Hoạt động

dịch vụ

Các

ngành khác

Không đi làm

Tất cả

Nông nghiệp 16441 366 11 304 330 54 74 4 59 39 90 587 18359

Công nghiệp chế biến, chế tạo 423 7062 23 146 258 72 70 10 67 52 63 350 8596

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 24 19 451 17 19 5 3 1 4 5 27 14 589

Xây dựng 405 113 5 2798 95 45 25 1 49 23 43 117 3719

Bán buôn và bán lẻ 357 293 13 68 6853 113 205 7 49 65 92 365 8480

Vận tải 88 73 6 51 112 1803 28 5 15 11 56 78 2326

Lưu trú và ăn uống 78 44 1 23 169 18 2057 6 14 20 42 107 2579

TC-NH, bảo hiểm, BĐS 3 9 0 3 8 4 8 554 12 1 35 17 654

Thông tin, KH-CN, GD, y tế 154 61 2 40 72 12 30 8 4914 20 148 149 5610

Hoạt động dịch vụ 65 58 7 20 64 16 24 5 41 807 42 54 1203

Các ngành khác 117 78 17 31 94 58 49 36 174 50 4581 165 5450

Tất cả 18155 8176 536 3501 8074 2200 2573 637 5398 1093 5219 2003 57565

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Page 64: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

63

Bảng P.4.9: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 40 giờ/tuần năm

2012

Đầu năm

Cuối năm

Nông nghiệp

Công

nghiệp chế

biến, chế tạo

Sản xuất

điện, nước, khai

khoáng

Xây dựng

Bán

buôn, bán lẻ

Vận tải

Lưu trú và ăn uống

TC-NH, bảo

hiểm, BĐS

Thông

tin, KH-CN,

GD, y tế

Hoạt động

dịch vụ

Các

ngành khác

Không đi làm

Tất cả

Nông nghiệp 89,55 1,99 0,06 1,66 1,80 0,29 0,40 0,02 0,32 0,21 0,49 3,20 100

Công nghiệp chế biến, chế tạo 4,92 82,15 0,27 1,70 3,00 0,84 0,81 0,12 0,78 0,60 0,73 4,07 100

Sản xuất điện, nước, khai khoáng 4,07 3,23 76,57 2,89 3,23 0,85 0,51 0,17 0,68 0,85 4,58 2,38 100

Xây dựng 10,89 3,04 0,13 75,24 2,55 1,21 0,67 0,03 1,32 0,62 1,16 3,15 100

Bán buôn và bán lẻ 4,21 3,46 0,15 0,80 80,81 1,33 2,42 0,08 0,58 0,77 1,08 4,30 100

Vận tải 3,78 3,14 0,26 2,19 4,82 77,52 1,20 0,21 0,64 0,47 2,41 3,35 100

Lưu trú và ăn uống 3,02 1,71 0,04 0,89 6,55 0,70 79,76 0,23 0,54 0,78 1,63 4,15 100

TC-NH, bảo hiểm, BĐS 0,46 1,38 0,00 0,46 1,22 0,61 1,22 84,71 1,83 0,15 5,35 2,60 100

Thông tin, KH-CN, GD, y tế 2,75 1,09 0,04 0,71 1,28 0,21 0,53 0,14 87,59 0,36 2,64 2,66 100

Hoạt động dịch vụ 5,40 4,82 0,58 1,66 5,32 1,33 2,00 0,42 3,41 67,08 3,49 4,49 100

Các ngành khác 2,15 1,43 0,31 0,57 1,72 1,06 0,90 0,66 3,19 0,92 84,06 3,03 100

Tất cả 31,54 14,20 0,93 6,08 14,03 3,82 4,47 1,11 9,38 1,90 9,07 3,48 100

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Page 65: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

64

Bảng P.4.10: Dịch chuyển lao động theo khu vực, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm

2012 (tính theo số người)

Đầu năm

Cuối năm

Làm cho cá nhân

Hộ kinh doanh cá thể

Làm

cho DN tư nhân

Làm

cho DN có vốn nước ngoài

Làm

cho DN nhà

nước

Làm

cho khu vực nhà

nước

Không đi làm

Tất cả

Làm cho cá nhân 50649 4671 580 89 152 330 2504 58975

Hộ kinh doanh cá thể 2892 12814 529 41 56 123 748 17203

Làm cho DN tư nhân 487 507 5388 203 241 127 315 7268

Làm cho DN có vốn nước ngoài 79 44 218 1687 19 14 79 2140

Làm cho DN nhà nước 125 63 303 31 2447 229 131 3329

Làm cho khu vực nhà nước 378 153 132 15 214 9341 302 10535

Không đi làm 2530 793 319 83 116 307 50571 54719

Tất cả 57140 19045 7469 2149 3245 10471 54650 154169

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Bảng P.4.11: Dịch chuyển lao động theo khu vực, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc

trên 40giờ/tuần năm 2012 (tính theo số người)

Đầu năm

Cuối năm

Làm cho cá nhân

Hộ kinh doanh cá thể

Làm

cho DN tư nhân

Làm

cho DN có vốn nước ngoài

Làm

cho DN nhà

nước

Làm

cho khu vực nhà

nước

Không đi làm

Tất cả

Làm cho cá nhân 21141 2508 279 40 66 147 904 25085

Hộ kinh doanh cá thể 1779 8903 378 32 42 89 492 11715

Làm cho DN tư nhân 338 386 4572 164 226 115 253 6054

Làm cho DN có vốn nước ngoài 60 37 191 1381 17 13 63 1762

Làm cho DN nhà nước 86 59 281 29 2267 218 118 3058

Làm cho khu vực nhà nước 293 130 117 12 197 8692 271 9712

Tất cả 23697 12023 5818 1658 2815 9274 2101 57386

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Page 66: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

65

Bảng P.4.12: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo khu vực, chỉ tính cho các đối tượng có số

giờ làm việc trên 40giờ/tuần năm 2012

Đầu năm

Cuối năm

Làm

cho cá nhân

Hộ kinh doanh cá thể

Làm

cho DN tư nhân

Làm

cho DN có vốn nước ngoài

Làm

cho DN nhà

nước

Làm

cho khu vực nhà

nước

Không đi làm

Tất cả

Làm cho cá nhân 84,28 10,00 1,11 0,16 0,26 0,59 3,60 100

Hộ kinh doanh cá thể 15,19 76,00 3,23 0,27 0,36 0,76 4,20 100

Làm cho DN tư nhân 5,58 6,38 75,52 2,71 3,73 1,90 4,18 100

Làm cho DN có vốn nước ngoài 3,41 2,10 10,84 78,38 0,96 0,74 3,58 100

Làm cho DN nhà nước 2,81 1,93 9,19 0,95 74,13 7,13 3,86 100

Làm cho khu vực nhà nước 3,02 1,34 1,20 0,12 2,03 89,50 2,79 100

Tất cả 41,29 20,95 10,14 2,89 4,91 16,16 3,66 100

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm

Page 67: (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam