212
LỜI NÓI ĐẦU Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác có ý thức của con người nhằm biến các vật thể tự nhiên thành các vật phẩm có ích phục vụ cho mình. Con người khi tiến hành làm bất cứ việc gì cũng luôn mong muốn đạt hiệu quả cao với những chi phí tối thiểu nhưng đem lại lợi ích tối đa cho mình. Một trong những hoạt động quan trọng và được con người tiến hành thường xuyên là hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành đạt được kết quả như mong muốn thì điều tất yếu là phải thực hiện chức năng quản lý và để có thể thực hiện tốt chức năng quản lý thì không thể thiếu thông tin. Thông tin cung cấp cho quản lý được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có các thông tin về hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của hoạt động tài chính là phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời phải quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách, chế độ quy định về tài chính tín dụng của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, tình hình tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhất là những người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp . Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính là một việc làm vô cùng cần thiết. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ khả năng tiềm tàng và xu hướng phát triển của 1

24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

LỜI NÓI ĐẦU

Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác có ý thức của con người nhằm biến các vật thể tự nhiên thành các vật phẩm có ích phục vụ cho mình. Con người khi tiến hành làm bất cứ việc gì cũng luôn mong muốn đạt hiệu quả cao với những chi phí tối thiểu nhưng đem lại lợi ích tối đa cho mình. Một trong những hoạt động quan trọng và được con người tiến hành thường xuyên là hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành đạt được kết quả như mong muốn thì điều tất yếu là phải thực hiện chức năng quản lý và để có thể thực hiện tốt chức năng quản lý thì không thể thiếu thông tin. Thông tin cung cấp cho quản lý được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có các thông tin về hoạt động tài chính.

Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhiệm vụ của hoạt động tài chính là phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời phải quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách, chế độ quy định về tài chính tín dụng của Nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường, tình hình tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhất là những người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp . Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính là một việc làm vô cùng cần thiết. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ khả năng tiềm tàng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Thông qua việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn, đề xuất các biện pháp cần thiết và có hiệu quả để khai thác tới mức cao nhất những khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh.

Tài liệu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các số liệu trên báo cáo tài chính được lập theo định kỳ trong đó bảng cân đối kế toán được sử dụng nhiều nhất trong việc phân tích vì nó phản ánh khá

1

Page 2: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

đâỳ đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả của việc phân tích tình hình tài chính cho ta biết thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích.

Vì vậy em chọn đề tài tốt nghiệp là: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình”. Ngoài mở đầu và kết luận đồ án gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp . Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình.

2

Page 3: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

CH ƯƠ NG 1

Những vấn đề cơ bản về phân tích

tài chính doanh nghiệp

1.1. Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp :Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các

công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác

về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi

ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và

tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định

tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro

phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh

toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng

sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục

nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức

doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích

tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh

nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau :

với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên

cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trong doanh nghiệp hoặc ngoài

doanh nghiệp )

1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc

phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối

chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá

khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những

rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình

3

Page 4: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh

trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh

nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên

ngoài doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của

nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các

cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan

chính phủ, người lao động... Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin

khác nhau.

Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý

tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác

nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực

kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của

doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng...

kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến

tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.

1.1.2.1. Đối với người quản lý doanh nghiệp :

Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm

kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt

các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có

khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp

phải giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây :

Thứ nhất : Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình

sản xuất kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh

nghiệp.

Thứ hai : Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?

Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ, nghĩa là

phải có tiền để đầu tư. Các nguồn tài trợ đối với một doanh nghiệp được phản

4

Page 5: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

ánh bên phải của bảng cân đối kế toán. Một doanh nghiệp có thể phát hành cổ

phiếu hoặc vay nợ dài hạn, ngắn hạn. Nợ ngắn hạn có thời hạn dưới một năm

còn nợ dài hạn có thời hạn trên một năm. Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch

giữa giá trị của tổng tài sản và nợ của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra ở đây là

doanh nghiệp sẽ huy động nguồn tài trợ với cơ cấu như thế nào cho phù hợp và

mang lại lợi nhuận cao nhất. Liệu doanh nghiệp có nên sử dụng toàn bộ vốn chủ

sở hữu để đầu tư hay kết hợp với cả các hình thức đi vay và đi thuê? Điều này

liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phí vốn của doanh nghiệp.

Thứ ba : Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày

như thế nào?

Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ đến

vấn đề quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính ngắn hạn

gắn liền với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần xử lý

sự lệch pha của các dòng tiền.

Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh

nghiệp, nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất. Phân tích tài chính doanh

nghiệp là cơ sở để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó.

Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính

và dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết định

vì lợi ích của cổ đông của doanh nghiệp. Các quyết định và hoạt động của nhà

quản lý tài chính đều nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp : đó là

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính

và phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương

trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một

cách vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và mang lại sự giàu có

cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản lý được đưa ra là đúng đắn.

Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích

tài chính trong doanh nghiệp là những người có nhiều lợi thế để thực hiện phân

tích tài chính một cách tốt nhất.

5

Page 6: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng

thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh

lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức

doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định

hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định

đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. Cuối

cùng phân tích tài chính còn là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.

1.1.2.2. Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn

vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài

chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các

doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào

doanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Những rủi ro này liên quan tới

việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh

nghiệp. Chính vì vậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ

rủi ro và doanh lợi đạt được. Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là

khả năng tăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong

doanh nghiệp. Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ. Trên

cơ sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng

năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển

của doanh nghiệp; từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư sẽ

chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự án nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện

tại ròng của nó dương. Khi đó lượng tiền của dự án tạo ra sẽ lớn hơn lượng tiền

cần thiết để trả nợ và cung cấp một mức lãi suất yêu cầu cho nhà đầu tư. Số tiền

vượt quá đó mang lại sự giàu có cho những người sở hữu doanh nghiệp. Bên

cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp

cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác động đến

thu nhập của họ. Ta biết rằng thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức được

chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường. Một nguồn

6

Page 7: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực

vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập

trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng

quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hưởng. Bởi vậy,

các yếu tố như tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ

phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị

trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả

của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thực hiện

phân tích tài chính.

1.1.2.3. Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp

Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực

hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp

thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng

thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh

nghiệp.

Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp

được xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản

cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán

nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với

các món nợ khi đến hạn trả. Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay

phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc

hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này.

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của

họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc

biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó

so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh

nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất

quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ

trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay

đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay

7

Page 8: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu

hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay.

Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ

phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay

không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và

trong thời gian sắp tới.

1.1.2.4. Đối với người lao động trong doanh nghiệp

Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp,

người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin

tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của

doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của

người lao động. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham

gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những

người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.

1.1.2.5. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà

nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt

động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo

đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi

phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng...

Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân

tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ

thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng

thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát,

lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những

điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để

nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và

đầu tư phù hợp.

1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính.

8

Page 9: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài

chính là việc cung cấp những thông tin chính xác về moị mặt tài chính của

doanh nghiệp, bao gồm:

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn

cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn

- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và

kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán.

- Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh

hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp

có hiệu quả để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực

tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh.

1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chínhPhân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những dự báo tài chính giúp cho

việc ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dự kiến kết quả tương lai

của doanh nghiệp nên thông tin sử dụng để phân tích tài chính không chỉ giới

hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sang các

lĩnh vực :

- Các thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ.

- Các thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1. Thông tin chung

Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của

nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động của

giá cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động

đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các tác động diễn ra theo chiều

hướng có lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng,

lợi nhuận tăng và nhờ đó kết quả kinh doanh trong năm là khả quan. Tuy nhiên

khi những biến động của tình hình kinh tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến

9

Page 10: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy để có được sự đánh giá

khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta phải

xem xét cả thông tin kinh tế bên ngoài có liên quan.

1.2.2. Thông tin theo ngành kinh tế

Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự phát triển

của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh

doanh.

Đặc điểm của ngành kinh doanh liên quan tới:

-Tính chất của các sản phẩm.

- Quy trình kỹ thuật áp dụng.

- Cơ cấu sản xuất : công nghiệp nặng hoặc công nghiệp nhẹ, những cơ cấu

sản xuất này có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn dự trữ...

- Nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế.

Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung và

các thông tin liên quan khác sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất

về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông tin theo ngành kinh tế đặc biệt là

hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu để người phân tích có thể

đánh giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp.

1.2.3. Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục

tiêu của dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên

ngoài, thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể

đưa ra nhận xét, kết luận sát thực. Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông

tin đặc biệt cần thiết. Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của

doanh nghiệp. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài

chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán.

Các báo cáo tài chính gồm có:

1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán

10

Page 11: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính

của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đấy là một báo cáo

tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời

điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài

sản. Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài

sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả( nguồn vốn).

Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu là bản

cân đối kế toán.Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cách tổng

quát tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và

những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán có hai hình thức trình bày:

- Hình thức cân đối hai bên: Bên trái là phần tài sản, bên phải là phần

nguồn vốn.

- Hình thức cân đối hai phần liên tiếp: phần trên là phần tài sản, phần

dưới là phần nguồn vốn.

Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần luôn luôn

bằng nhau.

Tài sản = Nguồn vốn

Hay Tài sản = Vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả

Phần tài sản : Bao gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định.

Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có

quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích

trong tương lai.

Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát

về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng

vốn của doanh nghiệp.

Phần nguồn vốn: Bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, phản

ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.

11

Page 12: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật

chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn( Nhà nước, ngân hàng, cổ

đông, các bên liên doanh...). Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồn

vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh

doanh, về số tài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoản

nợ( với người lao động, với nhà cung cấp, với Nhà nước...).

Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản

hiện có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồng

thời phần nguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của

doanh nghiệp.

Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán:

+ Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua

các chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn.

+ Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp : tài sản

lưu động, tài sản cố định.

+ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và các

khoản phải trả.

+ Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp.

1.2.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh

Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân

tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự

dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó

cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai. Báo cáo

kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh

doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí

phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có

thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh : lãi hay lỗ trong năm. Như vậy,

12

Page 13: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,

phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm

năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có 3 phần:

+ Phần I: Lãi, lỗ.

+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

+ Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được

miễn giảm.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập trên cơ

sở các tài liệu:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.

+ Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

+ Sổ kế toán các tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” và tài

khoản 333 “Thuế GTGT phải nộp”.

Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu,

lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh

nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta

đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh

nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là

bao nhiêu. Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự

đoán tốc độ tăng trong tương lai.

Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà

nước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không. Nếu số

thuế còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

là không khả quan.

13

Page 14: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta

có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh

nghiệp.

1.2.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà

bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin

của doanh nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải

(tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho

biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh

doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan

đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh

nghiệp. Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp

thành ba nhóm : lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu

chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bất

thường.

1.2.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về

tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng

thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được

trình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài

chính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục

trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh.

“Thuyết minh báo cáo tài chính” được lập căn cứ vào những số liệu và

những tài liệu sau:

+ Các sổ kế toán kỳ báo cáo.

+ Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo.

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo.

+ Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước.

14

Page 15: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

“ Thuyết minh báo cáo tài chính” trình bày 7 chỉ tiêu nhằm cụ thể hoá các

chỉ tiêu mà bảng cân đối kế toán không thể nêu lên hết được bao gồm:

+ Chỉ tiêu 1: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

+ Chỉ tiêu 2: Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.

Khi lập hai chỉ tiêu này, phải quán triệt các nguyên tắc chung sau:

- Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

- Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên cỏc báo

cáo khác

- Các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải

thống nhất trong cả niên độ kế toán d?i với các báo cáo quý. Nếu có sự thay đổi

phải trình bày rõ ràng những lý do thay đổi.

- Trong các biểu số liệu, cột “số kế hoạch” thể hiện số liệu kế hoạch của

kỳ báo cáo, cột” số thực tế kỳ trước” thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo

cáo.

- Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp

chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm.

+ Chỉ tiêu 3: “Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính” bao gồm:

3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: phản ánh toàn bộ chi

phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia

theo các yếu tố chi phí như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu.

- Chi phí nhân công.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài.

- Chi phí khác bằng tiền.

3.2. Tình hình tăng giảm tài sản cố định: phản ánh tổng số tăng giảm

của tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô

15

Page 16: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

hình theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo như nhà cửa, máy móc, thiết

bị...cả về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảm chủ yếu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 211, 212, 213,

214 trong sổ cái.

3.3.Tình hình thu nhập của công nhân viên: phản ánh tổng số thu

nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương và các khoản tiền thưởng, các

khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất luong và các khoản tiền thưởng trước khi trừ

các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo.

3.4.Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu: phản ánh tổng số tăng giảm

các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu

tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính...theo từng loại nguồn vốn và theo từng

nguồn cấp như ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liên doanh...và lý

do tăng giảm chủ yếu.

3.5. Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: phản ánh

tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từng loại đầu

tư trong kỳ báo cáo như đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh ngắn hạn, dài

hạn...và lý do tăng giảm chủ yếu.

3.6. Các khoản phải thu và nợ phải trả: phản ánh tình hình tăng giảm

các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh

chấp hoặc mất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể

và lý do chủ yếu.

+ Chỉ tiêu 4: “Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh”.

+ Chỉ tiêu 5: “Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực

trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ” bao gồm:

- Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn.

- Khả năng thanh toán.

- Tỷ suất sinh lời.

16

Page 17: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

+ Chỉ tiêu 6: “ Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu”. Đây là phần doanh

nghiệp tự đánh giá khái quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo

của mình cùng những khó khăn, thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải trong kỳ

báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: “ Các kiến nghị”

Doanh nghiệp đề xuất các kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các

vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách...trong hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.

Tác dụng của việc phân tích” Thuyết minh báo cáo tài chính”

Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung những thông

tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hình liên quan đến hoạt động kinh doanh

trong kỳ của doanh nghiệp. Cụ thể:

+ Phân tích chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” sẽ cho ta

biết tình hình biến động của chi phí trong kỳ theo từng yếu tố chi phí: nguyên

vật liệu, nhân công, khấu hao.

+ Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm tài sản cố định” sẽ cho ta biết

được tình hình biến động của tài sản cố định trong kỳ theo từng loại. Qua đó,

đánh giá được tình hình đầu tư, trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp và xây

dựng được kế hoạch đầu tư.

+ Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình thu nhập của công nhân viên” sẽ giúp ta

có những đánh giá chính xác hơn về sự phát triển của doanh nghiệp bởi vì không

thể nói một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nếu thu nhập của người lao

đông có xu hướng giảm theo thời gian và thấp so với mặt bằng chung được. Thu

nhập của công nhân viên phải gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu” để

thấy được tình hình biến động của tổng số nguồn vốn chủ sở hữu cũng như từng

loại nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá được tính hợp lý

của việc hình thành và sử dụng từng nguồn vốn chủ sở hữu.

17

Page 18: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

+ Phân tích “Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác”

để nắm được tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư vào các đơn vị khác.

+ Phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải thu và nợ phải trả” sẽ nắm được

tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của

doanh nghiệp.

Tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả là một

trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực chất lượng hoạt động tài chính. Nếu

hoạt động tài chính tốt, lành mạnh doanh nghiệp sẽ thanh toán kịp thời các

khoản nợ phải trả cũng như thu kịp thời các khoản nợ phải thu, tránh được tình

trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng như tình trạng công nợ dây dưa kéo dài,

tình trạng tranh chấp, mất khả năng thanh toán.

+ Phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sẽ phản ánh hiệu quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ suất lợi nhuận càng lớn so với trước

thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng tăng.

1.3. Các bước tiến hành phân tích tài chính

1.3.1.Các bước tiến hành phân tích tài chính

1.3.1.1. Thu thập thông tin

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và

thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình

dự đoán tài chính. Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin

bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những

thông tin về số lượng và giá trị...trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập

trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc

biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo

tài chính doanh nghiệp.

1.3.1.2. Xử lý thông tin

Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã

thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ

nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau

18

Page 19: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra : Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp các

thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích,

đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá

trình dự đoán và quyết định.

1.3.1.3. Dự đoán và quyết định

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần

thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyết định tài

chính. Có thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài

chính. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết

định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát

triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.

1.3.2.Trình tự phân tích tài chính

Trình tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích

ứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính theo sơ đồ sau :Giai đoạn dự đoán Nghiệp vụ phân tích

Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin

- Thông tin kế toán nội bộ

- Thông tin khác từ bên ngoài

áp dụng các công cụ phân tích

- Xử lý thông tin kế toán

- Tính toán các chỉ số

- Tập hợp các bảng biểu

Xác định các biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số,

bảng biểu

- Biểu hiện hoặc hội chứng khó khăn

- Điểm mạnh và điểm yếu

- Cân bằng tài chính

- Năng lực hoạt động tài chính

- Cơ cấu vốn và chi phí vốn

- Cơ cấu đầu tư và doanh lợi

19

Page 20: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Phân tích thuyết minh

- Nguyên nhân khó khăn

- Phương tiện thành công và điều kiện bất

lợi

Tổng hợp quan sát

Tiên lượng và chỉ dẫn

Xác định :

- Hướng phát triển

- Giải pháp tài chính hoặc GP khác

Tuy nhiên, trình tự phân tích và một số tiểu tiết cũng có thể thay đổi hoặc

bỏ qua một số bước tuỳ thuộc vào từng điều kiện của từng doanh nghiệp.

1.4. Các phương pháp phân tích tài chính

Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử

dụng tài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và

tình hình biến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và giữa các

báo cáo tài chính với nhau.

Việc phân tích báo cáo tài chính thường được tiến hành bằng hai phương

pháp: phương pháp phân tích ngang và phương pháp phân tích dọc báo cáo tài

chính.

Phân tích ngang báo cáo tài chính là việc so sánh đối chiếu tình hình biến

động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài

chính, còn phân tích dọc là việc sử dụng các quan hệ tỷ lệ, các hệ số thể hiện

mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo

cáo tài chính với nhau để rút ra kết luận.

Cụ thể, trong thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau:

1.4.1. Phương pháp so sánh.

20

Page 21: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ

yếu trong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến

đổi của chỉ tiêu phân tích.

Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳ thuộc

vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích.

+ So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định

mức. Đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu

kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề

ra.

+ So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho

thấy sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của

doanh nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh.

+ So sánh các thông số kinh tế- kỹ thuật của các phương án sản xuất

kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.

Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể

so sánh được của các chỉ tiêu:

+ Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng.

+ Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng.

+ Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nội

dung, cơ cấu của các chỉ tiêu.

+ Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính ra các chỉ tiêu

này bằng những đơn vị tính đổi nhất định.

+ Khi không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể so sánh

bằng các chỉ tiêu tương đôí. Bởi vì, trong thực tế phân tích, có một số trường

hợp, việc so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối không thể thực hiện được hoặc không

21

Page 22: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

mang một ý nghĩa kinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối

thì hoàn toàn cho phép và phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện tượng nghiên cứu.

Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số

tương đối.

Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát

triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách

khác, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu...Số

bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối( tỷ

suất). Khi so sánh bằng số bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân

chung của tổng thể, của ngành, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.

Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiện

tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản

ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường.

Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu

của hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để

phân tích so sánh. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên

trong cũng như quy mô của hiện kinh tế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so

sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối.

1.4.2. Phương pháp loại trừ.

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ

ảnh hưởng của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích. Khi phân tích, để nghiên

cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố

khác.

Trong thực tế phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích kinh tế

dưới 2 dạng là: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.

1.4.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn.

Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế

lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định

22

Page 23: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa

tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi cuả nhân tố cần xác định sẽ

tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.

Điều kiện áp dụng phương pháp là mối quan hệ giữa nhân tố cần đo ảnh

hưởng và chỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng công thức. Ngoài ra

việc sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đối với

các chỉ tiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhấn tố chất

lượng. Trình tự thay thế các nhân tố phải tuân theo nguyên tắc nhất định vừa

phù hợp với ý nghĩa của hiện tượng nghiên cứu vừa phải đảm bảo mối liên hệ

chặt chẽ về thực chất của các nhân tố.

Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

+ Bước 1: Sơ bộ phân tích về mặt lý luận mối quan hệ giữa các nhân tố và

chỉ tiêu kết quả và phân loại các nhân tố thành nhân tố số lượng và nhân tố chất

lượng.

+ Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự: nhân tố đứng sau chất lượng

hơn nhân tố đứng trước.

X= a* b* c* d

Số liệu kế hoạch: X0=a0*b0*c0*d0

Số liệu thực tế: X1= a1*b1*c1*d1

+ Bước 3: Lập các tích số trung gian và ở mỗi tích số sau, chỉ tiêu báo cáo

được thay thế tương ứng cho chỉ tiêu kế hoạch.

X01= a1*b0*c0*d0

X02= a1*b1*c0*d0

X03= a1*b1*c1*d0

+ Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách lấy tích

số thứ hai trừ đi tích số thứ nhất, tích số thứ ba trừ đi tích số thứ hai, tích số thứ

tư trừ đi tích số thứ thứ ba...

23

Page 24: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Xa=( a1*b0*c0*d0)-(a0*b0*c0*d0)

Xb=( a1*b1*c0*d0)-( a1*b0*c0*d0)

Xc=(a1*b1*c1*d0)-(a1*b1*c0*d0)

Xd=(a1*b1*c1*d1)-(a1*b1*c1*d0)

Như vậy, khi có n nhân tố thì có( n- 1) lần thay thế tức là lập được( n- 1)

tích số trung gian. Khi thay đổi trình tự thay thế thì mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố sẽ thay đổi, còn tổng mức độ ảnh hưởng của chúng thì không đổi.

Ưu điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Xác định được mức độ và

chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnh

hưởng của chúng, từ đó sẽ có biện pháp nhằm khai thác, thúc đẩy những nhân tố

tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực.

Nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn:

- Không có khả năng luận cứ rõ ràng trình tự cụ thể về sự thay thế của các

nhân tố cũng như tính quy ước của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng thành

các nhân tố số lượng và các nhân tố chất lượng. Điều này càng trở nên khó khăn

khi có nhiều nhân tố trong tính toán phân tích.

- ảnh hưởng của mỗi nhân tố được xem xét tách rời, không tính đến mối

quan hệ qua lại của nó với các nhân tố khác, mặc dù sự thay đổi của một trong

các nhân tố dẫn tới sự thay đổi của các nhân tố khác.

1.4.2.2. Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch thực chất là phương pháp rút gọn của phương

pháp thay thế liên hoàn. Do vậy, nó cũng đòi hỏi những điều kiện và cũng có

những ưu điểm, hạn chế như thay thế liên hoàn.

Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó đối với chỉ

tiêu tổng hợp được xác định bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với các

nhân tố khác được cố định trong khi lập tích số.

Trình tự tiến hành phương pháp số chênh lệch:

24

Page 25: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

- Xác định số chênh lệch tuyệt đối với dấu tương ứng của mỗi một nhân

tố.

- Nhân số chênh lệch của mỗi một nhân tố với số kế hoạch của các nhân

tố khác chưa đo ảnh hưởng và với số thực tế của các nhân tố khác đã đo ảnh

hưởng.

1.4.3. Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các

mặt, các bộ phận...Để lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã

nêu, trong phân tích kinh doanh còn phổ biến các cách nghiên cứu liên hệ phổ

biến như: liên hệ cân đối, liên hệ thuận nghịch, liên hệ tương quan.

1.4.3.1. Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối thường thể hiện dưới hình thức phương thức

trình kinh tế hoặc bảng cân đối kinh tế.

Nội dung chủ yếu của bảng cân đối kinh tế gồm hai hệ thống chỉ tiêu có

quan hệ trực tiếp với nhau về mặt chỉ tiêu. Khi thay đổi một thành phần hệ thống

chỉ tiêu đó sẽ dẫn tới sự thay đổi một hoặc một số thành phần khác nhưng sự

thay đổi đó vẫn đảm bảo sự cân bằng của bảng cân đối kinh tế. Khi phân tích

thường dùng để kiểm tra việc ghi chép hoặc để tính toán các chỉ tiêu.

Để tính mức độ ảnh hưởng của nhiều nhân tố một cách đồng thời đến

một chỉ tiêu nào đó:

Tổng=

1.4.3.2. Phương pháp liên hệ thuận nghịch.

C=

Trong đó: C- chỉ tiêu cá biệt mà ta đang nghiên cứu.

T- chỉ tiêu trực tiếp hoặc chỉ tiêu thuận chiều.

N- chỉ tiêu ngược chiều.

25

Page 26: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố trực tiếp(T).

CT= (%)

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ngược chiều(N) đến chỉ tiêu nghiên cứu:

N= (%)

- Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu:

C= T+ N = (%)

Trong đó:

T, N: số chênh lệch tương đối của chỉ tiêu T và N.

CT, CN, C: mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu T, N và của 2 chỉ tiêu T,

N đến chỉ tiêu cá biệt đang nghiên cứu.

1.4.3.3.Phương pháp liên hệ tương quan

Là phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định sự tồn tại và dạng

của mối liên hệ giữa các đại lượng ngẫu nhiên và cho phép đánh giá mức độ

chặt chẽ giữa các mối quan hệ đó.

Trình tự tiến hành:

- Phân tích lý luận để giải thích sự tồn tại và bản chất mối liên hệ.

- Thăm dò các mối quan hệ đó.

- Lập phương trình hồi quy căn cứ vào số tiêu thức, số lần quan sát.

- Tính toán các tham số của chương trình.

- Giải thích ý nghĩa kinh tế của các tham số.

1.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp có thể được trình bày theo hai

cách sau:

- Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính

26

Page 27: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

- Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính.

1.5.1. Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính

Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính là nội dung

phân tích mà đồ án sử dụng . Vì vậy, nội dung phân tích khái quát và phân tích

chi tiết tình hình tài chính, không được nêu chi tiết ở phần này mà đựơc trình

bày chi tiết ở phần sau ( Chương 2).

1.5.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, trước tiên

phải so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa kì và đầu năm. Qua so sánh, có

thể thấy được sự thay đổi quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng

như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, số tổng cộng của tài

sản và nguồn vốn tăng giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó cần đi

sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán.

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai

loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng cân

đối này chỉ mang tính lí thuyết tức là nguồn vốn chủ sở hữu chủ doanh nghiệp

đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay

hoặc chiếm dụng. Thực tế thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:

- Trường hợp doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm

dụng.

- Trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn để trang trải tài sản nên doanh nghiệp phải

đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài.

Qua phân tích các mối quan hệ cân đối, cho thấy số vốn doanh nghiệp bị

chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải

thu và nợ phải trả.

Bên cạnh đó, trong phân tích tổng quát ta còn tính toán và so sánh các chỉ

tiêu tỉ suất tài trợ đẻ thấy được khả năng đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ

động trong kinh doanh của công ty (phần này được trình bày trong phân tích kết

cấu nguồn vốn của doanh nghiệp). Bên cạnh đó, về khả năng thanh toán cũng

27

Page 28: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

cần được quan tâm chú ý ( được trình bày ở phần nhu cầu và khả năng thanh

toán)

1.5.1.2. Phân tích chi tiết tình hình tài chính

Trong phân tích chi tiết tình hình tài chính ta đi phân tích tình hình phân

bổ vốn, xem xét doanh nghiệp đã phân bổ vốn hợp lí và phát huy hiệu quả chưa?

Để phân tích, ta tiến hành xác định tỉ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu kì

và cuối kì và so sánh sự thay đổi về tỉ trọng giữa đầu kì và cuối kì nhằm tìm ra

nguyên nhân của sự chênh lệch này. Qua so sánh ta thấy được sự thay đổi về số

lượng, quy mô và tỉ trọng của từng loại vốn. Để có thể thấy được tình hình thay

đổi của tài sản là hợp lí hay không cần đi sâu nghiên cứu sự biến động của tài

sản. Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ để tạo tiền

đề tăng năng suất lao động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hoặc đầu tư tài

chính dài hạn được xem xét thông qua các chỉ tiêu: Tỉ suất đầu tư chung, tỉ suất

đầu tư tài sản cố định, tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn. Bên cạnh đó việc phân

tích kết cấu nguồn vốn; phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán;

phân tích hiệu quả và khả năng sinh lợi của vốn; phân tích tình hình đảm bảo

vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được phân tích một cách cụ thể và

được trình bày cụ thể trong Chương 2 của đồ án này.

1.5.2. Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính.

1.5.2.1. Phân tích các tỷ lệ tài chính

Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính chủ yếu thường được phân

thành 4 nhóm chính. Đó là : nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về

khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ lệ về khả năng hoạt động, nhóm tỷ lệ về khả

năng sinh lãi. Nhìn chung, mối quan tâm trước hết của các nhà phân tích tài

chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh không? Liệu doanh

nghiệp có khả năng đáp ứng được những khoản nợ đến hạn không? Nhưng tuỳ

theo mục đích phân tích tài chính mà nhà phân tích tài chính chú trọng nhiều

hơn đến nhóm tỷ lệ này hay nhóm tỷ lệ khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn

đặc biệt quan tâm đến tình hình khả năng thanh toán của người vay. Trong khi

đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động có lãi và

28

Page 29: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

hiệu quả sản xuất kinh doanh. Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng

thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu chi trả hiện

tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ lệ cân đối vốn vì sự thay đổi tỷ lệ này sẽ

ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ.

Các tỷ lệ tài chính cung cấp cho người phân tích khá đầy đủ các thông tin

về từng vấn đề cụ thể liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Nhiệm vụ của người

phân tích là phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhóm tỷ lệ để từ đó đưa ra kết

luận khái quát về toàn bộ tình hình tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá

trình phân tích nên lưu ý rằng một tỷ lệ tài chính riêng rẽ thì tự nó không nói lên

điều gì. Nó cần phải được so sánh với tỷ lệ ở các năm khác nhau của chính

doanh nghiệp đó và so sánh với tỷ lệ tương ứng của các doanh nghiệp hoạt động

trong cùng ngành.

Mỗi nhóm tỷ lệ trên bao gồm nhiều tỷ lệ và trong từng trường hợp các tỷ

lệ được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích.

Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét cả bốn nhóm tỷ lệ thường dùng để

phân tích và đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp.

1.5.2.1.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán :

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tài sản

của mình các doanh nghiệp không chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn

cần đến nguồn tài trợ khác là vay nợ. Việc vay nợ này được thực hiện với nhiều

đối tượng và dưới nhiều hình thức khác nhau. Cho dù là đối tượng nào đi chăng

nữa thì để đi đến quyết định có cho doanh nghiệp vay nợ hay không thì họ đều

quan tâm đền khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính

giữa các khoản phải có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh

toán trong kỳ. Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không những giúp

cho các chủ nợ giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo toàn được vốn

của mình mà còn giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy được khả năng chi trả

29

Page 30: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

thực tế để từ đó có biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnh các khoản mục tài

sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán.

Các tỷ lệ về thanh toán bao gồm :

Hệ số thanh toán hiện hành

Là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Tài

sản lưu động thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các

khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản

vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung

cấp, các khoản phải trả khác...Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời

hạn nhất định - tới một năm. Tỷ lệ khả năng thanh toán chung là thước đo khả

năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ

của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành

tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó.

Công thức của khả năng thanh toán chung như sau :

Hệ số thanh toán hiện

hành(ngắn hạn) =

Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của

doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Nêú khả năng thanh toán chung nhỏ hơn 1

thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu

con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản

lưu động so với nhu cầu. Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ không sinh thêm

lợi nhuận. Vì thế mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi nhà

doanh nghiệp phải phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý.

Hệ số thanh toán nhanh:

Một tỷ lệ thanh toán chung cao chưa phản ánh chính xác việc doanh

nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian

ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của

các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu của các khoản mục này. Vì vậy,

chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

30

Page 31: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh

cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng

chuyển đổi thành tiền, bao gồm : tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải

thu. Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu

động và dễ bị lỗ khi đem bán. Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết

khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán dự trữ

(tồn kho).

Hệ số thanh toán nhanh

(thanh toán tức thời) =

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu

Nợ ngắn hạn

Nói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, cũng giống

như trương hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệ số thanh

toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của

doanh nghiệp. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn

trong việc thanh toán nợ.

1.5.2.1.2.Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn

Tỷ lệ này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh

nghiệp so với phần tài trợ của chủ nợ cho doanh nghiệp. Nó còn được coi là tỷ lệ

đòn bẩy tài chính và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các

chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin

tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu chỉ đóng góp

một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn thì rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh

doanh là do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay

nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm được quyền kiểm soát và điều hành doanh

nghiệp. Ngoài ra, các khoản vay cũng tạo ra những khoản tiết kiệm nhờ thuế do

chi phí cho vốn vay là chi phí trước thuế.

Những doanh nghiệp có tỷ lệ này thấp phải chịu rủi ro lỗ ít hơn khi nền

kinh tế suy thoái đồng thời có lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn so với doanh nghiệp

có tỷ lệ này cao trong nền kinh tế bùng nổ. Hay nói cách khác, những doanh

nghiệp có tỷ lệ nợ cao có nguy cơ lỗ lớn nhưng lại có cơ hội nhận được lợi

31

Page 32: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

nhuận cao. Tuy lợi nhuận kỳ vọng cao nhưng phần lớn các nhà đầu tư đều rõ´t

so? rủi ro. Vì thế quyết định về sử dụng nợ phải được cân bằng giữa lợi nhuận

và rủi ro.

Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm được khả

năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ chủ động trong sản xuất kinh doanh hay

những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Hệ số nợ =Nợ

Tổng tài sản

Tỷ lệ này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối

với các chủ nợ đã góp vốn cho doanh nghiệp. Thông thường các chủ nợ thích tỷ

lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo

trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu ưa

thích tỷ lệ nợ cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền

kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào

trạng thái mất khả năng thanh toán. Để đánh giá được việc sử dụng nợ cũng như

mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp người ta tính mức độ đòn bẩy tài chính

(Degree of Financial Leverage - DFL) của doanh nghiệp.

Mức độ ảnh hưởng của DFL được xác định như là tỷ lệ thay đổi về doanh

lợi vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay

phải trả.

DLF = Q (P - V) - F

Q (P - V) – F - 1

Trong đó : Q là sản lượng

P là giá bán đơn vị sản phẩm

V là chi phí biến đổi mỗi đơn vị sản phẩm

F là chi phí cố định

I là chi phí lãi vay phải trả

32

Page 33: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Từ công thức trên ta thấy khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn

để trang trải lãi vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút. Nhưng khi lợi

nhuận trước thuế và lãi vay đã đủ lớn để trang trải lãi vay phải trả thì chỉ cần

một sự gia tăng nhỏ về sản lượng cũng mang lại một biến động lớn về doanh lợi

vốn chủ sở hữu.

Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi

Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho

lãi tiền vay.

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi

Lãi tiền vay

Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả

năng trả lãi hàng năm. Việc không trả được các khoản nợ này có thể làm cho

doanh nghiệp bị phá sản. Cùng với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ này giúp ta

thấy được tình trạng thanh toán công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu. Một tỷ lệ

nợ trên tổng tài sản cao cộng với khả năng thanh toán lãi thấp so với mức trung

bình của ngành sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc muốn gia

tăng nợ.

Khả năng độc lập về tài chính

Khả năng độc lập về tài chính =Vốn chủ sở hữu

Vốn trung và dài hạn

Tỷ lệ này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và tính chủ

động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn thì tài sản của

doanh nghiệp càng ít chịu rủi ro. Tuy nhiên, chi phí của vốn cổ phần lớn hơn chi

phí vay nợ và việc tăng vốn cổ phần cổ phần có thể dẫn đến bị san sẻ quyền lãnh

đạo doanh nghiệp.

Tỷ lệ về cơ cấu tài sản

Đồng thời với việc xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, doanh

nghiệp cần phải xem xét việc sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu

33

Page 34: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

kinh doanh và nâng cao hiệu qủa kinh tế của đồng vốn. Việc phân tích tình hình

phân bổ vốn hay kết cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ cho ta thấy việc sử dụng

vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có phù hợp với đặc điểm loại hình

kinh doanh không và sự thay đổi kết cấu tài sản qua từng thời kỳ có ảnh hưởng

gì đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ lệ về cơ cấu tài sản =Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung

và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất

và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Giá trị của chỉ tiêu này tuỳ

thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.

1.5.2.1.3. Các tỷ lệ về khả năng hoạt động

Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử

dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được đầu tư

cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các

nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng của tổng

nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành

nguồn vốn của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu doanh thu thuần được sử dụng chủ yếu trong các tỷ lệ này nhằm

tính tốc độ quay vòng của một số đại lượng rất cần cho quản lý tài chính ngắn

hạn. Các tỷ lệ này cho ta những thông tin hữu ích để đánh giá mức độ cân bằng

tài chính và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.

Vòng quay tiền

Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản của doanh

nghiệp. Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệp

nhiều lợi thế như chủ động trong kinh doanh, mua hàng trả tiền ngay được

hưởng chiết khấu, ngoài ra khi vật tư hàng hoá rẻ doanh nghiệp có thể dữ trữ với

lượng lớn tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, tiền được lưu giữ ở

mức không hợp lý có thể gây ra nhiều bất lợi. Thứ nhất, điều kiện thiếu vốn

đang phổ biến ở các doanh nghiệp thì việc giữ quá nhiều tiền sẽ gây ứ đọng vốn,

34

Page 35: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

hạn chế khả năng đầu tư vào các tài sản khác, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp

có thể bị giảm. Thứ hai, do có giá trị theo thời gian và do chịu tác động của lạm

phát, tiền sẽ bị mất giá. Vì vậy, cần quan tâm đến tốc độ vòng quay tiền sao cho

đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho doanh nghiệp.

Vòng quay tiền =Doanh thu thuần

Tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán

Vòng quay hàng tồn kho

Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của

doanh nghiệp. Vì vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu,

mặt khác tăng vòng quay của chúng. Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết để

đảm bảo tính liên tục của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh.

Khoản đầu tư này được giải phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ.

Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được xác định bằng công thức

dưới đây.

Vòng quay hàng tồn kho =Doanh thu thuần

Hàng tồn kho

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán

ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con

số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn

thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc

này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải

chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc

áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình

trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng

của nhà cung cấp...

35

Page 36: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Biến động của chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều

thông tin. Việc giảm vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng,

quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm

vòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả của quyết định của doanh nghiệp

tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của chúng sẽ tăng hoặc có

thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này (có đình công,

suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồn kho có thể do

những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hoá của doanh

nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng khích lệ. Còn nếu

doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ số quay vòng hàng

tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạng thiếu hàng để bán và

ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu.

Kỳ thu tiền bình quân

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là

điều khó tránh khỏi. Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách

hàng, mở rộng thị trường và duy trì thị trường truyền thống, do đó có thể giảm

hàng tồn kho, duy trì được mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc,

thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc

tăng giá do khách hàng mua chịu. Song việc bán hàng chịu cũng đẩy doanh

nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ít với các rủi ro. Đó là giá trị hàng hoá

lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn, đặc biệt trong tình

trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho việc bán chịu;

một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ. Vì vậy,

nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến kỳ thu tiền bình

quân và có biện pháp rút ngắn thời gian này.

Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau (đơn vị của công thức

này là ngày) :

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360

36

Page 37: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Doanh thu thuần

Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng

thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ

phụ thuộc vào nhiều yếu tố :

- Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu : Một số

doanh nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn

thanh toán hơn các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường.

- Tình trạng của nền kinh tế : Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có

khuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng

thời gian bán chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là

dấu hiệu xấu về tình hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính

sách tiêu thụ để giữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản

phẩm. Nhưng tình trạng đó cũng có thể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi

trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái. Tình huống đó gây khó khăn dây

chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu.

- Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu : khi lãi suất tín dụng cấp

cho các doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu

hướng giảm thời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về

chi phí tài chính.

- Ngoài ra độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả

trước của doanh nghiệp.

Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động =Doanh thu thuần

Vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số

vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này

còn được gọi là hệ số luân chuyển. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ góp

phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn.

37

Page 38: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng

doanh thu trong kỳ. Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lại tới thời

điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn luỹ kế.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =Doanh thu thuần

Giá trị còn lại của tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Tỷ lệ này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Nó

cũng thể hiện số vòng quay trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong

kỳ báo cáo. Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh này là yếu tố

quan trọng làm tăng lợi nhận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng

cạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =Doanh thu thuần

Tổng tài sản

1.5.2.4. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là kết quả tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố vì

thế khác với các tỷ lệ tài chính phân tích ở trên chỉ phán ánh hiệu quả từng hoạt

động riêng biệt của doanh nghiệp, tỷ lệ về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp

nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp. Mục

đích chung của các doanh nghiệp là làm sao để một đồng vốn bỏ ra mang lại

hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời nhiều nhất. Để đánh giá khả năng sinh lời

người ta dùng các chỉ tiêu sau:

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm =Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu trên phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanh thu.

Chỉ tiêu này có thể tăng giảm giữa các kỳ tuỳ theo sự thay đổi của doanh thu

38

Page 39: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

thuần và chi phí. Nếu doanh thu thuần giảm hoặc tăng không đáng kể trong khi

đó chi phí tăng lên với tốc độ lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm và kết

quả là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm thấp. Khi đó, doanh nghiệp vẫn cần xác định

rõ nguyên nhân của tình hình để có giải pháp khắc phục.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu

Được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó

phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt

quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh

lợi vốn chủ sở hữu cũng là mục tiêu của hoạt động quản lý tài chính doanh

nghiệp. Ta xét các nhân tố ảnh hưởng đến doanh lợi vốn chủ sở hữu như sau:

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

X

Doanh thu thuần

x

Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở

hữu

Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của ba nhân tố :

-Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm.

-Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

-Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

Vì vậy, khi xem xét sự biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu ta cần

phân tích sự thay đổi của cả ba yếu tố trên để đưa ra những kết luận đúng đắn.

Doanh lợi vốn

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của

một đồng vốn đầu tư (ROA). Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp

được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế và

lãi hay lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Đối với doanh nghiệp có

sử dụng nợ trong kinh doanh, người ta thường sử dụng chỉ tiêu doanh lợi vốn

xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi cho tổng tài sản.

Doanh lợi

vốn=

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tổng tài sản

39

Page 40: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

1.5.2.2. Phân tích các hoạt động tài chính

1.5.2.2.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng nguồn

vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ). Nó giúp các nhà quản lý xác định rõ các

nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn.

Trong phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường

xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh

nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế

toán.

Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoản

mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân

biệt ở hai cột sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc :

Sử dụng vốn : tăng tài sản hoặc giảm vốn.

Nguồn vốn : giảm tài sản hoặc tăng vốn.

Việc thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để tiến hành

phân tích tình hình tăng giảm nguồn vốn, sử dụng vốn, chỉ ra những trọng điểm

đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những

đầu tư đó. Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn trong doanh nghiệp.

1.5.2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất

kinh doanh

Vốn lưu động thường xuyên

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có tài sản

bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Để hình thành hai nguồn tài sản này

phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn

dài hạn.

40

Page 41: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong

khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nợ

ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ ngắn hạn phải trả khác.

Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt

động kinh doanh, nó có thời hạn trên một năm và bao gồm nguồn vốn chủ sở

hữu, nguồn vốn vay nợ trung hạn và dài hạn.

Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định

(TSCĐ), phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư để hình thành tài sản lưu

động (TSLĐ). Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản cố định hay giữa tài

sản lưu động và nợ ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên. Mức độ

an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào độ lớn của vốn lưu động thường

xuyên.

VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - Nợ ngắn hạn

Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau:

- Vốn lưu động thường xuyên > 0, nghĩa là nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài

sản cố định, phần dư thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động. Đồng thời, tài sản lưu

động lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.

- Vốn lưu động thường xuyên = 0, có nghĩa nguồn vốn dài hạn vừa đủ tài

trợ cho tài sản cố định và tài sản lưu động đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ

ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.

- Vốn lưu động thường xuyên < 0, nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ

cho tài sản cố định. Doanh nghiệp phải đầu tư một phần nguồn vốn ngắn hạn

vào tài sản cố định, tài sản lưu động không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ

ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp

phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn phải trả.

Như vậy, vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan

trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết :

- Một là, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay

không?

41

Page 42: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

- Hai là, tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững

chắc bằng nguồn vốn dài hạn không?

Từ công thức tính vốn lưu động thường xuyên ta có thể thấy các yếu tố

làm thay đổi vốn lưu động thường xuyên là những nghiệp vụ làm thay đổi nguồn

vốn dài hạn và tài sản cố định của bảng cân đối kế toán.

Các nghiệp vụ làm giảm vốn l ư u đ ộng th ư ờng xuyên :

- Tăng tài sản cố định : tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình

và tài sản cố định tài chính.

- Giảm nguồn vốn dài hạn :

Giảm vốn chủ sở hữu : do chia lợi tức cổ phần, lỗ trong kinh doanh...

Hoàn trả tiền vay : bao gồm trả tiền vay trung và dài hạn, hoàn trả trái

phiếu đáo hạn...

Các nghiệp vụ làm t ă ng vốn l ư u đ ộng th ư ờng xuyên :

- Tăng nguồn vốn dài hạn :

Tăng vốn chủ sở hữu : phát hành thêm cổ phiếu thường, giữ lại lợi

nhuận không chia...

Tăng vay nợ trung, dài hạn; phát hành trái phiếu dài hạn...

- Giảm tài sản cố định thông qua nhượng bán.

Những thay đổi tài sản lưu động hoặc nợ phải trả ngắn hạn không làm

thay đổi vốn lưu động thường xuyên, bởi vì việc tăng của một loại tài sản lưu

động sẽ dẫn đến hoặc giảm một loại tài sản lưu động khác, hoặc tăng một dòng

nợ ngắn hạn. Chẳng hạn, khi bán sản phẩm tồn kho sẽ làm giảm tồn kho và tăng

tương ứng ở mục nợ phải thu (nếu bán chịu), hoặc tăng tiền mặt (nếu bán thu

tiền ngay). Ta cũng cần chú ý là chính sách khấu hao có tác động lớn vào vốn

lưu động thường xuyên, nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ khấu hao nhanh thì

vốn luân chuyển sẽ cao hơn so với áp dụng phương pháp khấu hao theo đường

thẳng.

Vốn lưu động thường xuyên thể hiện mức độ an toàn, đảm bảo cho doanh

nghiệp chống lại rủi ro làm mất giá trị tài sản hoặc rủi ro làm giảm tốc độ luân

42

Page 43: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

chuyển vốn dự trữ. Vì vậy, mọi biến động của vốn lưu động thường xuyên phải

được chú ý theo dõi. Tại các thời điểm khác nhau có ba tình huống xảy ra :

- Tăng vốn lưu động thường xuyên.

Trong trường hợp này, an toàn của doanh nghiệp tăng vì phần lớn tài sản

cố định được nguồn vốn dài hạn tài trợ. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng để đạt

được sự an toàn đó, doanh nghiệp phải tăng nợ dài hạn. Nếu khối lượng nợ dài

hạn càng lớn sẽ dẫn đến chi phí tài chính càng cao, từ đó làm giảm kết quả kinh

doanh. Nếu tăng vốn lưu động thường xuyên bằng việc tăng vốn chủ sở hữu thì

tình hình tài chính doanh nghiệp được cải thiện, nhưng doanh nghiệp phải chịu

chi phí sử dụng vốn cao hơn nợ vay và có thể phải chia sẻ quyền kiểm soát

doanh nghiệp. Do vậy, quyết định tăng vốn lưu động và tăng bằng cách nào đòi

hỏi một quyết định đúng.

Mặt khác, khi vốn lưu động thường xuyên đã tài trợ đủ cho tài sản cố định

còn dư thừa, nếu sử dụng vốn lưu động thường xuyên tài trợ toàn bộ cho tồn kho

không phải là quyết định quản trị tốt, vì có thể doanh nghiệp đã sử dụng nguồn

vốn dài hạn tốn kém cho đầu tư tài sản ngắn hạn mà lẽ ra việc sử dụng này phải

do tín dụng ngắn hạn tài trợ.

- Giảm vốn lưu động thường xuyên

Khi một doanh nghiệp giảm vốn lưu động thường xuyên sẽ làm cho mức

độ an toàn tài chính của doanh nghiệp giảm xuống. Tuy vậy, nếu việc giảm vốn

này nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lời mới góp phần nâng cao vị thế của

doanh nghiệp thì cũng cần quan tâm xem xét kỹ.

- Giữ ổn định vốn lưu động thường xuyên

Tình huống này thể hiện tình trạng giữ ổn định các hoạt động của doanh

nghiệp; để điều chỉnh cơ cấu đầu tư do lợi nhuận không tăng hoặc mức tăng

trưởng giảm lâu dài, khi cần đánh giá thực trạng của tình huống này cần tiến

hành nghiên cứu nguồn có khả năng tạo ra lợi nhuận để xem xét.

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

43

Page 44: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Tại một thời điểm nào đó, vốn lưu động thường xuyên chỉ rõ mức độ an

toàn mà doanh nghiệp có được nhằm tài trợ cho chu kỳ kinh doanh của nó. Vì

thế ta phải nghiên cứu một cách đầy đủ bằng cách so sánh giữa vốn lưu động

thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Vậy nhu cầu vốn lưu

động thường xuyên là gì?

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp

cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động, đó là hàng dự trữ và các khoản phải

thu (tài sản lưu động không phải là tiền).

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên phụ thuộc vào ba tham số :

dự trữ, tồn kho và sản phẩm dở dang; nợ phải thu; nợ ngắn hạn. Nhưng tầm

quan trọng của ba tham số này thay đổi theo tính chất của ngành và mức độ hoạt

động, điều kiện quản lý và những biến động giá cả. Vì vậy, ta cần phải xem xét

sự biến động của nhu cầu vốn lưu động thường xuyên theo tính chất của ngành

và mức độ hoạt động, điều kiện quản lý và những biến động giá cả.

Nhu cầu VLĐ thường xuyên

=

Dự trữ và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và tính chất của ngành mà doanh

nghiệp hoạt động : nhìn chung có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhu cầu vốn lưu

động thường xuyên và giá trị gia tăng do doanh nghiệp tạo ra. Các doanh nghiệp

có giá trị gia tăng thấp và chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn (ngành thương mại)

thì nhu cầu vốn lưu động thường xuyên nhỏ thậm chí âm do dự trữ ít và tận

dụng được nguồn kinh phí từ bán chịu của nhà cung cấp. Các doanh nghiệp có

giá trị gia tăng cao và chu kỳ sản xuất dài thường có nhu cầu vốn lưu động

thường xuyên lớn. Đó là các doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu trong thời

gian dài và khối lượng tồn kho lớn (doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy).

Tuy nhiên một số doanh nghiệp có thể giảm vốn lưu động thường xuyên bằng

cách yêu cầu khách hàng ứng trước cho những hợp đồng mà họ đang thực hiện.

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và mức độ hoạt động diễn ra theo

chu kỳ : nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả đối với nhà cung cấp gần như

44

Page 45: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

tỷ lệ thuận với doanh thu. Tuy nhiên, dù tình hình tiêu thụ bị chậm lại thì nhu

cầu vốn lưu động thường xuyên cũng không giảm ngay vì những đơn đặt hàng

đã ký kết không thể huỷ bỏ, dự trữ và tồn kho vẫn tăng do tốc độ bán hàng chậm

lại.

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và sự biến động giá cả : trong thời

kỳ lạm phát, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tăng vì việc tăng nợ phải trả

không đủ bù đắp mức tăng các khoản tồn kho và nợ phải thu, nhất là trong

ngành công nghiệp. Tình trạng đó làm cho các doanh nghiệp phải vay mượn

nhiều hơn để tài trợ cho các nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và quản lý : quản lý tồn kho cũng

như quản lý bán chịu cho khách hàng là tiền đề làm tăng hay giảm nhu cầu vốn

lưu động thường xuyên. Khi tốc độ vòng quay dự trữ tăng để giảm dự trữ cũng

như tăng cường nhận ứng trước của khách hàng sẽ góp phần làm giảm nhu cầu

vốn lưu động thường xuyên và ngược lại.

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có thể nhận các giá trị sau :

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0, tức là tồn kho và các khoản

phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng nợ ngắn hạn của doanh

nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài,

doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.

Trong trường hợp này doanh nghiệp cần có biện pháp để giải phóng tồn kho và

giảm các khoản phải thu từ khách hàng.

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = 0, tức là các nguồn vốn từ bên

ngoài vừa đủ để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 có nghĩa là các nguồn vốn từ

bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không cần nhận thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ

kinh doanh.

Tiền

Tiền = Vốn lưu động thường xuyên - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

45

Page 46: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Nếu tiền < 0 sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và

dài hạn ( vốn ngắn hạn nhiều, vốn dài hạn ít ) hoặc mất cân đối trong đầu tư dài

hạn ( đầu tư dài hạn quá nhiều).

1.5.2.2.3. Phân tích các dòng ngân quỹ của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, tiền của doanh nghiệp là một yếu tố rất quan

trọng. Ở một thời điểm nhất định, tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như một hình

thái biểu hiện của tài sản lưu động; nhưng trong quá trình kinh doanh, sự vận

động của tiền được xem là hình ảnh trung tâm của hoạt động kinh doanh, phản

ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, thông tin về luồng tiền của

doanh nghiệp rất hữu dụng trong việc cung cấp cho người sử dụng một cơ sở để

đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra tiền và nhu cầu

của doanh nghiệp trong việc sử dụng luồng tiền đó. Ngoài ra, nó còn giúp doanh

nghiệp lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dự báo các luồng tiền phát sinh để chủ

động trong đầu tư hoặc huy động vốn tài trợ. Chính vì thế, trong hệ thống báo

cáo tài chính phải có bản báo cáo bắt buộc để công khai về sự vận động của tiền

thể hiện được lượng tiền doanh nghiệp đã thực thu trong kỳ kế toán.

Trong quản lý ngân quỹ người ta quan tâm đến chu kỳ vận động của tiền

mặt. Chu kỳ vận động của tiền mặt là độ dài thời gian từ khi thanh toán tiền mua

nguyên vật liệu (NVL) đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc

bán sản phẩm cuối cùng, nó được tính bằng công thức sau :

Chu kỳ vận

động của tiền

= Thời gian vận

động của NVL

+ Thời gian thu hồi

các khoản phải thu

+ Thời gian chậm trả

các khoản phải thu

Công thức trên cho thấy chu kỳ tiền mặt cũng là một chỉ tiêu để đánh giá

hiệu quả quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp.

Thời gian vận động của nguyên vật

liệu=

Hàng tồn kho x 360

Doanh thu thuần

Thời gian thu hồi các khoản phải thu =Phải thu

x 360Doanh thu thuần

46

Page 47: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Thời gian chậm trả các khoản phải trả =Phải trả

x 360Doanh thu thuần

Mục tiêu doanh nghiệp là rút ngắn chu kỳ vận động của tiền. Chu kỳ nay

càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài càng lớn và mỗi nguồn tài trợ đều có chi

phí.

Để phân tích tài chính đạt được hiệu quả tốt nhất các nhà phân tích tài

chính phải biết kết hợp giữa phân tích các tỷ lệ và phân tích tình hình đảm bảo

nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thì mới đưa ra tổng thể tình hình tài chính.

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính

Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau,

ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ

thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài

chính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác

trong ngành. Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có độ

tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi. Ngoài ra, sự tồn tại

của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng phân tích tài chính.

1.6.1.Chất lượng thông tin sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài

chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết

quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy,

có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích

tài chính.

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp

đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh

nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong

quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác

động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại

47

Page 48: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền

trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm

nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không

còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính

doanh nghiệp.

1.6.2.Trình độ cán bộ phân tích

Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin

đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là

điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện

phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán

các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu

chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người

phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các

thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài

chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân

dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho

các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài

chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.

1.6.3. Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại

của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi

tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh

nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của

doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà

đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống

chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh

nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như

hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

48

Page 49: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Chương 2. Phân tích tình hình tài chính

công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình

2.1. Giới thiệu chung về công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty tư vấn và giám sát xây

dựng công trình.

- Trong những năm 1980 -1995 ban quản lý dự án Thăng Long là một

trong những ban lớn của Bộ Giao Thông Vận Tải. Sau khi hoàn thành một số

công trình lớn như cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cầu Việt Trì, đường

Bắc Thăng Long Nội Bài, lúc đó ban bước vào giai đoạn khó khăn về công

việc . Do hết việc làm, toàn ban ở tình trạng: Người tồn đọng nhiều, thiếu kinh

phí trả lương, cơ quan lâm vào tình trạng túng thiếu và khó khăn.

- Trước tình hình trên, đồng chí tổng giám đốc ban Thăng Long báo cáo

Bộ giao thông vận tảI về việc tạo cơ hội để cán bộ chủ yếu: Kỹ Sư Cầu Đường,

Kỹ Sư Xây Dựng phát huy tính năng động, tự chủ, tự cứu mình đồng thời giảm

bớt được những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài cho ban và được Bộ đồng

ý ra quyết định thành lập công ty Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng Công Trình.

Quyết định số 2901 QĐ/ TCCB ngày 31 tháng 10 năm 1996 và số 2992/

1998/QĐ/ BGTVT ngày 21 tháng 11 năm 1998 về việc cho phép ban quản lý dự

án Thăng Long thành lập “ công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình”, Với

những nhiệm vụ chủ yếu:

+ Giám sát thiết kế công trình đường thuỷ, đường bộ

+ Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, kiểm định chất

lượng công trình xây dựng.

+ Xây dựng công trình giao thông không do công ty thiết kế trừ hợp đồng

theo hình thức chìa khoá trao tay

2.1.2. Quá trình phát triển của công ty:

Tháng 12/ 1998. Công ty được ổn định gồm ông: Phạm Văn Khánh làm

giám đốc, bốn phó giám đốc,… và các phòng nghiệp vụ. Mở tài khoản có con

dấu và trụ sở làm việc tại địa chỉ số 33- Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội. Công ty

có đủ tư cách pháp nhân, từng bước đi vào hoạt động.49

Page 50: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Cuối năm 2000 đồng chí Phạm Văn Khánh giám đốc ốm, không đủ sức

khoẻ để chỉ đạo công ty. Tháng 7 năm 2001. Đồng chí Phạm Mạnh Lưu phó

giám đốc lên làm giám đốc. Công việc từng bước đi vào ổn định phát triển. Từ

đó đến nay về cơ cấu tổ chức được bố trí như sau:

Lãnh đạo: Giám đốc và phó giám đốc.

Các phòng nghiệp vụ:

+ Phòng tổ chức hành chính

+ phòng tài chính kế toán

+ Phòng thí nghiệm

+ Phòng giám sát

+ Phòng kinh tế thị trường

+ Phòng kỹ thuật thi công

+ Phòng đầu tư

Với tổng số công nhân viên là 578 người. Trong đó nhân viên quản lý 55 người.

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty:

Căn cứ quyết định số 26/ BXD-CSXD ngày 8 tháng 2 năm 1999 của bộ

trưởng bộ Xây Dựng. Cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát và xây dựng cho

công ty. Với nội dung chủ yếu:

Thí nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật vật liệu xây dựng đất, bê tông và các chỉ

tiêu vật liệu khác.

Giám sát kỹ thuật xây dựng, kiểm định chất lượng các công trình xây

dựng.

Khảo sát thiết kế lập dự toán các công trình xây dựng.

Thi công xây dựng các công trình xây dựng

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty tư vấn giám sát và xây dựng công

trình.

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng

bao gồm các thành phần sau:

50

Page 51: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Giám đốc công ty: Là người có quyền lực cao nhất trong công ty, quyết

định các chiến lược và phương án kinh doanh, bổ nhiệm và miễn nhiệm phó

giám đốc, các trưởng phòng và cỏc vị trí quan trọng khác.

Phó giám đốc: Là người cộng sự đắc lực của giám đốc, được giám đốc uỷ

quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực được giao. Công

ty có 4 phó giám đốc.

Kế toán trưởng: Có vai trò tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực kinh tế tài

chính – kế toán.

Các phòng ban chức năng được tổ chức căn cứ theo yêu cầu của công tác

kinh doanh bao gồm: Phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật thi công, phòng

kinh tế thị trường, phòng tài chính kế toán, phòng đầu tư, phòng giám sát, phòng

thí nghiệm…

Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của các phòng ban chức năng sẽ

được trình bày ở các mục sau:

+ Phòng tổ chức hành chính:

Biên chế: Gồm một trưởng phòng, một phó phòng và 3 nhân viên.

Chức năng: Tham mưu tư vấn cho giám đốc trong các mặt công tác, bố trí

tuyển dụng và đào tạo lao động, đảm bảo đời sống cho người lao động

Nhiệm vụ: Ban hành điều lệ, quy chế, quy định , nội quy hoạt động của

các bộ phận trong công ty.

Tuyển dụng lao động cho công ty khi cần thiết.

Bố trí lao động trong công ty sao cho phù hợp với tình hình sản xuất

Đào tạo , bồi dưỡng cán bộ,công nhân

Công tác quản lý hồ sơ cán bộ và công nhân trong công ty

Lập sổ bảo hiểm xã hội, sổ lao động, sổ hưu trí cho cán bộ công nhân viên

đến tuổi về hưu

Thăm hỏi cán bộ công nhân viên trong diện công ty quản lý khi ốm đau,

qua đời

51

Page 52: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Kiểm tra theo dõi tổng hợp báo cáo bộ và các cơ quan liên quan theo định

kỳ và đột xuất: Về chất lượng cán bộ, chính sách cán bộ, về lao động thu nhập,

bảo hiểm lao động, an toàn lao động

+ Phòng kế toán tài chính:

Biên chế: biên chế nhân sự của phòng kế toán hiện nay có 6 người được

thể hiện theo sơ đồ tổ chức như sau:

Chức năng: Vì đặc điểm của ngành xây dựng là sản phẩm luôn gắn liền

với đất đai và không tập trung ở một nơi cố định nên công tác kế toán đòi hỏi rất

phức tạp… Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung để hạch toán các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị. Phòng kế toán đã sử dụng maý tính với các

phần mềm kế toán chuyên dụng trong công tác hạch toán.

Nhiệm vụ:

Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra việc thực hiện công tác

kế toán ở công ty và ở các đội sản xuất

Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp, hạch toán chi tiết giá thành,

tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất, theo dõi sự biến động của

vật tư. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn phảI báo cáo tài chính và phân tích hoạt

động kinh doanh của công ty.

52

Page 53: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình

hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình khấu hao tài sản.

Kế toán lao động tiền lương và tiền mặt: Theo dõi các nghiệp vụ liên quan

đến tính và trả lương, thưởng cho người lao động. Căn cứ vào bảng chấm công,

kế toán lập bảng thanh toán lương và trích nộp các quỹ, theo dõi các nghiệp vụ

về thu chi tiền mặt qua nghiệp lập các phiếu chi

Kế toán ngân hàng và thanh toán công nợ: Có trách nhiệm theo dõi các

quan hệ với ngân hàng về tiền gửi, tiền vay ngân hàng và các đơn vị kinh tế

khác.

Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt và quản lý tiền mặt trong quỹ,

cùng với kế toán lao động tiền lương và tiền mặt, kế toán thanh toán tiến hành

thu chi tiền mặt tại các đơn vị.

+Phòng kinh tế thị trường:

Biên chế: Gồm 12 người: Một trưởng phòng, một phó phòng, và 10 nhân

viên được chia thành các bộ phận như sau: Bộ phận quản lý kỹ thuật và bộ phận

đấu thầu. Các bộ phận này ch?u sự quản lý của trưởng phòng. Nhân sự của các

bộ phận này luôn thay đổi sao cho phù hợp với tình hình sản xuất của công ty.

* Chức năng: Giúp giám đốc trong việc đấu thầu, lập kế hoạch đấu thầu và kế

hoạch thi công cụ thể, đồng thời phụ trách về kỹ thuật thi công

* Nhiệm vụ: Lập kế hoạch tuần, tháng, quý, năm, và báo cáo tình hình thực hiện

kế hoạch. Cuối năm trước năm kế hoạch, phòng kế hoạch lập kế hoạch năm để

trình lên ban giám đốc công ty duyệt, lập hồ sơ đăng ký dự thầu

+ Phòng tư vấn giám sát chất lượng:

Biên chế: Gồm một trưởng phòng, 2 phó phòng và 20 nhân viên. Thực

hiện chức năng và nhiệm vụ theo quyết định 1562/1999/QĐ - BGTVT ngày 26

tháng 6 năm 1999 của bộ trưởng bộ GTVT thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu

sau:

+Quản lý chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu, chủ yếu đồng thời là trách

nhiệm cao nhất của tư vấn giám sát.

53

Page 54: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

+Kiểm tra đồ án thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công được duyệt, đối chiếu

hiện trường, đề xuất với chủ đầu tư về phương án giảI quyết những tồn tại trong

hồ sơ thiết kế cho phù hợp thực tế.

+Thẩm tra và ký chấp thuận các bản vẽ thi công công trình, trình chủ đầu

tư phê duyệt.

Căn cứ hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đã duyệt trong hồ sơ thầu: Các

quy trình quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành để triển

khai công tác trong quá trình thi công.

Kiểm tra đánh giá kịp thời các bộ phận các hạng mục công trình, nghiệm

thu trước khi chuyển giai đoạn thi công.

Phát hiện những sai sót, hư hỏng, khuyết tật, sự cố các bộ phận công

trình, lập biên bản theo quy định trình cấp có thẩm quyền giảI quyết.

Khi công trình hoàn thành đơn đốc nhà thầu lập hồ sơ hoàn thành công

trình, tham gia vào hội đồng nghiệm thu công trình hoàn thành đưa công trình

vào khai thác.

Kiểm tra và xúc tiến tiến độ tổng thể và chi tiết do nhà thầu lập, kiểm tra

đôn đốc nhà thầu thực hiện đúng tiến độ, nếu tiến độ bị vỡ hướng dẫn nhà thầu

lập lại cho phù hợp với thực tế.

Lập báo cáo tháng, quý, năm về tiến độ, chất lượng, khối lượng thanh

toán giảI ngân và những vấn đề vướng mắc cho chủ đầu tư.

Đình chỉ thi công khi thiết bị thi công không đúng chủng loại theo hồ sơ

mời thầu .Những công trình thi công không đúng quy trình, quy phạm và không

đúng với thiết kế. Lập văn bản đình chỉ báo cáo về chủ đầu tư và có biện pháp

xử lý yêu cầu nhà thầu thực hiện.

Tư vấn giỏm sát chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và có biện pháp xử lý

yêu cầu nhà thầu thực hiện

Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tiến

độ, chất lượng giá thành theo hợp đồng. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

cho chủ đầu tư do lỗi tư vấn giám sát gây nên.

54

Page 55: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Thực hiện nghiêm chỉnh quy định: Trách nhiệm và hình thức xử lý với cá

nhân về vi phạm quản lý đảm bảo chất lượng các dự án xây dựng số

4391/2002/QĐ của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải

+Phòng kỹ thuật thi công: Bao gồm 10 người

Trưởng phòng: một người, phó phòng một người, phụ trách kỹ thuật

chung một người ,kế toán vật tư một người, kế toán thanh toán một người, kỹ

sư thi công 5 gười

*Nhiệm vụ: Nghiên cứu các tài liệu thiết kế, thi công và các điều kiện có

liên quan

Phõn tích các tổ hợp công tác và xác định các công việc trong từng tổ hợp

Tính khối lượng công tác

Lựa chọn phương pháp thi công

Tính nhu cầu lao động và xe máy thi công

Tính toán thời hạn thực hiện các quy trình và xác định về mối liên hệ và

thời gian giữa các quá trình kế tiếp.

Vạch tiến độ công tác, và biểu đồ nhân lực và điều chỉnh kế hoạch tiến độ

Lập biểu đồ chi phí vận chuyển và dự trữ vật liệu

Đánh giá phương án tổ chức và kế hoạch tiến độ thi công

2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và năng lực tài chính công ty tư vấn

giám sát và xây dựng công trình :

2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:

Công ty áp dụng hình thức công tác kế toán nửa tập chung nửa phân tán

theo chế độ kế toán hiện hành

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ

Dưới mỗi đội sản xuất có một nhân viên kế toán thống kê thu nhập chứng

từ ban đầu, cuối tháng chuyển chứng từ về phòng tài chính kế toán. Vì ở công ty

thực hiện giao khoán đến các đội thi công, nên ở các đội công trình, việc nhập

và xuất vật tư ở các đội phảI cân đo cụ thể, từ đó nhập các chứng từ và chuyển

về phòng vật tư để viết phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Các phiếu này được

55

Page 56: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

chuyển tới phòng tài chính kế toán để tiến hành hạch toán và lưu giữ lại để làm

cơ sở cho việc kiểm kê năm cũng như quản lý tình hình thanh toán với người

bán. Các đội trưởng, tổ trưởng sản xuất quản lý và theo dõi tình hình lao động

trong đội, trong tổ, lập bảng chấm công, chi phí nhân viên quản lý đội.

Các chứng từ ban đầu ở các đội công trình sau khi được tập hợp, phân lao

sẽ được đính kèm với “ giấy đề nghị thanh toán” do đội trưởng hoặc kế toán đội

lập có xác nhận khối lượng giao nhận của cán bộ kỹ thuật công ty gửi lên phòng

kế toán xin thanh toán cho các đối tượng được thanh toán. Ở phòng tài chính, kế

toán, sau khi nhận được đầy đủ các loại chứng từ, tổng hợp ghi sổ, hệ thống hoá

các số liệu và cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý. Đồng thời dựa

trên các báo cáo này, kế toán tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh giúp

lãnh đạo trong việc quản lý, ra quyết định và điều hành sản xuất kinh doanh ở

công ty.

2.1.5.2. phương pháp kế toán tài sản cố định (tài sản cố định)

Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định

Theo giá vốn( giá mua cộng với chi phí có liên quan đến mua tài sản cố

định)

Phương pháp khấu hao áp dụng: Theo phương pháp tuyến tính với mức

khấu hao quy định tại quyết định số 166/199/QĐ- BTC ngày 30 tháng 12 năm

1997 của Bộ Tài Chính

Các trường hợp khấu hao đặc biệt: không

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Nguyên tắc đánh giá:

Theo trị giá thực tế(bao gồm giá mua+ chi phí có liên quan)

Phương pháp giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bằng giá trị thực tế

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

Phương pháp tính các khoản dự cầu: Không áp dụng

2.1.5.3. Năng lực tài chính của công ty: Qua bảng cân đối kế toán của công

ty trong 3 năm tài chính vừa qua

Ta có số liệu tài chính của công ty:

56

Page 57: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

+ Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trong 3 năm tài chính vừa qua

Đơn vị : Đồng

Tài sản Năm 2003 Năm 2004 Năm 20051-Tổng tài sản 133.882.824.075 116.986.82.726 169.723.034.667-Tài sản lưu động 105.428.583.447 86.859.500.851 139.130.925.550- Tài sản cố định 26.506.315.698 30.127.31.875 30.592.109.1172-Nợ phải trả 127.653.093.980 113.459.094.23 163.931.507.765-Nợ ngắn hạn 120.607.380.036 103.377.560.075 144.641.944.1363-Nguồn vốn chủ sở hữu

6.229.730.095 3.527.748.483 5.791.526.902

4-Lợi nhuận trước thuế

2.694.327.972 1.088.980.074 3.479.130.184

Năng lực về đội ngũ lao động trong công ty

Số TT Trình độ Số lượng Ghi chú

1 Kỹ sư 120 Có hợp đồng lao động dài hạn

2 Cao đẳng 7 -nt-

3 Trung cấp 22 -nt-

4 Sơ cấp 2 -nt-

5 Cán bộ khác 41 -nt-

6 Công nhân kỹ

thuật

215 -nt-

7 Lao động phổ

thông

17 -nt-

8 HĐ lao động thời

vụ

154 Hợp đồng lao động ngắn hạn/thời vụ

Tổng số 578

57

Page 58: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Bảng kê máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp

TT Tên máy móc thiết bị Công suất Số lượng Tình trạng

1 Máy phát điện AD 30 30 KVA 2 Còn hoạt động tốt

2 Máy xúc bánh xích gầu nghịch 0,9m3/g 1 nt3 Máy xúc bánh lốp gầu nghịch 0,6m3/g 1 nt4 Máy ủi 125CV 1 nt5 Máy lu bánh thép 180CV 1 nt6 Máy san gạt 180CV 1 nt7 Máy phát hàn 10,2 kw 2 nt8 Máy hàn HQ 24 24 kw 8 nt9 Máy cắt uốn thép 1-3 kw 5 nt10 Máy trộn BT Pháp ,Đức 165 l 2 nt11 Máy trộn BT Việt Nam 250 l 6 nt12 Máy trộn BT Trung Quốc 350 l 5 nt13 Máy trộn vữa 80 l 1,5 kw 5 nt14 Máy đầm nền 1,5-2,8kw 6 nt15 Máy đầm bàn các loại 1,5 kw 9 nt16 Máy đầm dùi các loại 1-1,5 kw 30 nt17 Ô tô tự đổ 5-7T 5 nt18 Vận thăng chở hàng 300-500kg 12 nt19 Vận thăng chở người 1000kg 2 nt20 Cần trục bánh lốp 9T 1 nt21 Cần cẩu tháp RAIMONDI 10T 1 nt22 Cần cẩu tháp POTAIN 08 T 1 nt23 Máy ép cọc 60-150T 4 nt24 Máy bơm nước các loại - 10 nt25 Máy cưa - 5 nt26 Máy bào - 5 nt27 Máy thuỷ bình SOKKIA - 02 nt28 Máy kinh vĩ NIKON - 02 nt29 Máy thiên đỉnh Laser - 01 nt30 Máy tính 15 nt31 Máy siêu âm CHA 1 nt32 Máy khoan lấy mẫu bê tông

XY-1002 nt

33 Máy nén cường độ bê tông 2 nt34 Máy thí nghiệm xác định chỉ

tiêu LosAngeles1 nt

35 Tủ sấy 1 nt

58

Page 59: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

36 Máy thí nghiệm xác định chỉ tiêu CBR

2 nt

37 Cối Procto tiêu chuẩn 2 nt38 Súng bắn bê tông 1 nt39 Cân điện tử 12 nt40 Cân thuỷ tĩnh 5 nt41 Máy kéo dài nhựa 3 nt42 Máy ly tâm 3 nt43 Bộ sàng cấp phối bê tông nhựa 12 nt

Danh mục các hợp đồng đang tiến hành(triệu đồng)

T T Tên hợp đồngGiá trị hợp đồng

Tên cơ quankí hợp đồng

Giá trị còn phải làm (%)

Ngày hoàn thànhtheo KH

1

Gói thầu số 21 Xây dựng nhà xưởng sản xuất chính - Đầu tư nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ

84.364 Tổng công ty Thép Việt nam 70% 3/2007

2 Nhà đa năng Trừơng ĐHPCCC- Bộ Công An 9.780 Trường

ĐHPCCC- Bộ CA 40% 3/2006

3 Trung tâm thương mại Suối mơ - Hạ Long 26.907

Công ty CP DL KS Suối mơ-- Hạ Long

60% 3/2007

4 Xây lắp và thiết bị xây lắp nhà AACC & nhà điều hành sản xuất

25.420 TT quản lý bay Đ Việt nam 30% 02/2006

5 Chung cư caq tầng Thanh xuân Bắc- Hà nội 72.000 Công ty Xây dựng

số 1 Vinaconex 85% 02/2006

6 Toà nhà văn phòng 72 Trần Hưng Đạo- Hà nội 18.527 Công ty TNHH

Thủ Đô II 30% 12/2006

7 Nhà ở cồn nhân viên Công ty có khí ôtô 3-2 3.797 Công ty cơ khí ôtô

3-2 95% 06/2006

8 Trường THCS Thanh Quan - Hà nội

3.973 Ban QLDA Quận Hoàn kiếm

95% 01/2006

9Xây lắp nhà 7 tầng- 168 Hai Bà Trưng- TP.Hồ Chí Minh

9.029VP Bộ LĐTB & XH 80% 10/2007

10 Bảo tàng Bắc ninh 15.541 Ban QLDA công trình công cộng 80% 10/2007

B Các công trình về tư vấn

59

Page 60: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

giám sát

1 Cầu Hoà Bình - Tỉnh Hoà Bình 10.20 UBND tỉnh Hoà

Bình 50% 10/2006

2 Cầu Trung Hà - Tỉnh Hà Tây

5.52 Sở GTCC Hà Tây 40% 9/2006

3Khảo sát lập BCNCKT tuyến vận tải thuỷ hồ Hoà Bình

3.47Ban Quản lý dự án Sông Đà 70% 3/2007

4Khảo sát lập BCNCKT cảng Vĩnh Thịnh – Vĩnh Phúc

15.25 UBND tỉnh VĨnh Phúc 55% 9/2007

2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty

2.2.1 Phân tích quy mô vốn của công ty:

Phân tích tình hình tài chính của công ty là việc xem xét, nhận định để rút

ra những nhận xét, những kết luận chung nhất về tình hình tài chính của công ty.

Vì giúp cho người sử dụng biết được tình hình tài chính của công ty là khả quan

hay không khả quan, từ đó có đầy đủ nhận chứng để nhận thức một cách đúng

đắn về công ty, khách quan chính xác, kịp thời và có hệ thống các hoạt động sản

xuất kinh doanh để có những lựa chọn đúng hướng và những quyết định hợp lý

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, trước hết ta tiến

hành so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của công ty giữa năm 2003-

2004. 2004-2005. Từ đó có thể thấy được quy mô vốn mà công ty sử dụng trong

kỳ là lớn hay nhỏ và sự biến đổi của nó, đồng thời ta thấy được khả năng huy

động vốn từ những nguồn khác nhau của công ty

Việc phân tích dựa trên cơ sơ dữ liệu bảng số cân đối kế toán năm 2003,

2004, 2005. Qua bảng phân tích quy mô vốn của công ty ta nhận thấy năm 2004

tổng tài sản và nguồn vốn mà công ty sụt giảm một cách nghiêm trọng, chênh

lệch 2004-2003 là -16.895.981.349đ (-12,62%)

Trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm -18.569.082.556 đ, (-

17,61%) nhưng tổng số TSCĐ và đầu tư dài hạn lại tăng 1.643.101.250 đ

(+5,77%). Nhìn vào sự sụt giảm này ta nhận thấy công ty đã chuyển một phần

tổng số tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thành tài sản cố định và đầu tư dài 60

Page 61: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

hạn. Ở đây công ty đã đầu tư vốn vào việc hiện đại hoá máy móc trong sản xuất

kinh doanh, nâng cấp, sửa chữa và mua thêm thiết bị. Bên cạnh đó thì thị trường

năm 2004 có sự biến động rất lớn về giá thép cũng như nguyên vật liệu cho

hoạt động thi công xây dựng. Do vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty gặp khó khăn, nhiều công trình thi công dở dang, phải chậm hoặc dừng

hẳn lại.Chính vì điều này kéo theo việc nguồn vốn chủ sở hữu giảm rất nhiều -

2.70.981.612 đ, (-76,59%), công ty đã phải dùng vốn chủ sở hữu cho việc đầu tư

thêm về tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Đến năm 2005, thị trường giá thép và nguyên vật liệu đã được bình ổn, nhà

nước thực hiện chính sách bù lỗ cho các doanh nghiệp xây dựng nên năm 2005

tổng tài sản và nguồn vốn của công ty tăng lên rất lớn. 52.736.191.931 đ

( +45.08%). Trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 52.271.424.650

đ ( +60.18%). Mức tăng ở đây chủ yếu là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn,

phản ánh đây là năm mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khởi sắc,

một lượng rất lớn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn được huy động phục vụ

sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, vấn đề cần nói nhiều tới về tài chính của công ty

đó là về nợ phải trả. Năm 2003 nợ phải trả chiếm tới 96.35%, năm 2004 là

96.98%, năm 2005 là 96.59% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy sự rủi ro

rất lớn cho vấn đề về khả năng thanh toán, trả nợ của công ty. Ta sẽ phân tích kỹ

hơn trong phần phân tích chi tiết tài chính công ty.

61

Page 62: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

B¶ng 2.1 – Quy m« vèn cña c«ng tyĐơn vị : Đồng

ChØ tiªu

MS N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 Chªnh lÖch n¨m2004 so víi 2003

Chªnh lÖch n¨m2005 so víi 2004

Sè tiÒn Tû lÖ Sè tiÒn Tû lÖ Sè tiÒn Tû lÖ Sè tiÒn Tû lÖ Sè tiÒn Tû lÖA.TSL§ vµ §TNH

100 105.428.583.447 78,75

% 86.859.500.851 74,25% 139.130.925.550 81,98% -18.569.082.556 -17,65% 52.271.424.650 60,18%B.TSC§ vµ §TDH

200 28.474.240.628 21,25

% 30.117.341.875 25,75% 30.518.472.753 18,02% 1.643.101.250 57,7% 401.130.880 1,33%

TæNG céng TµI S¶N

250

133.882.824.075 100,% 116.986.842.726 100% 169.723.034.667 100% -16.895.981.349 -12,62% 52.736.191.931 45,08%

A.Nî ph¶i tr¶ 300 127.653.093.980 95,35

% 113.459.094.243 96,98% 163.931.507.765 96,59% -14.193.999.737 -11,14% 50.472.413.512 44,49%B.Nguån vèn chñ së h÷u

400 6.229.730.095 4,65% 3.527.748.483 3,02% 5.791.562.902 3,4%1 -2.701.981.612 -76,59% 2.263.778.419 64017%

Tæng céng nguån vèn

430 133.882.824.075 100% 116.986.842.726 % 169.723.034.667 100%

-16.895.981.349-12,62% 52.736.191.931 45,08%

62

Page 63: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Bảng 2.2 - Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chínhĐơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1. Hệ số : nợ/ tổng tài sản 0.9535 0.9698 0.96592. Hệ số : nợ/ vốn CSH 20.49 32.11 28.333. Hệ số cơ cấu TSCĐ 0.2125 0.2575 0.18024. Hệ số cơ cấu TSLĐ 0.7875 0.7425 0.81985. Hệ số : nguồn vốn/tổng TS 0.0465 0.0302 0.0341

Từ bảng các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của công ty ta thấy hệ số nợ khá

lớn và tương đối ổn định qua các năm, năm 2004có hệ số nợ cao nhất

96,98...tương ứng với hệ số nguồn vốn/tổng tài sản .Hệ số nợ/vốn CSH các năm

đều ở mức cao .Với các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính như vậy đòi hỏi công ty cần

phải có biện pháp giảm nợ, tăng nguồn vốn chủ sở hữu.Tuy sử dụng nợ là một

đòn bẩy tài chính nhưng với mức nợ quá lớn sẽ là rủi ro rất lớn về khả năng

thanh toán của doanh nghiệp.

Về hệ số cơ cấu tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2003 là 21,75%

nhưng đến năm 2005 hệ số cơ cấu tài sản cố định và đầu tư dài hạn chỉ còn

18,02%. Năm 2005công ty đầu tư nhiều hơn cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn

hạn.Do năm 2004 công ty đã đầu tư khá lớn vào tài sản cố định và đầu tư dài

hạn, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã

được đầu tư khá tốt. Vì vậy, năm 2005 công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản lưu

động và đầu tư ngắn hạn (81.98%). Thể hiện đây là năm hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty được mở rộng, hiệu quả tốt.

2.2.2. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán:

Theo quan điểm luân chuyển vốn thì toàn bộ tài sản của công ty bao gồm: Tài

sản cố định và tài sản lưu động được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Ta có: BNV-ATSI+II+IV+V+VI+BTSI+II+III.

Cân đối này có nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu đủ để doanh

nghiệp trang trải cho các tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà

63

Page 64: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

không phải đi vay. hoặc đi chiếm dụng. Nhưng cân đối nay chỉ mang tính lý

thuyết, trong thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp sau:

+Vế trái >vế phải: Vốn chủ sở hữu của công ty sử dụng không hết cho tài

sản <thừa nguồn vốn>, nên đã bị các doanh nghiệp hoặc các đối tượng khác

chiếm dụng dưới hình thức: Doanh nghiệp bán chịu thành phẩm, hàng hoá, dịch

vụ hoặc ứng trước tiền cho người bán...

+Vế trái<vế phải: Trong trường hợp này thể hiện công ty thiếu nguồn vốn

để trang trải tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Với công ty t ư vấn giám sát và xây dựng công trình ta lập bảng phân tích

tình hình đảm bảo tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu:

Bảng 2.3. Tình hình đảm bảo tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu

Đơn vị : Đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

VT =B.NV 6.229.730.095 3.527.748.483 5.791.526.902

VP = A.TS( I+ II+ IV+ V+

VI) + B.TS(I+ II+ III) 72.752.865.300 76.208.279.520 95.096.456.550

So sánh VP – VT

Kết quả>0 >0 >0

Công ty đi vay hoặc chiếm dụng

Kết quả: Cả ba năm 2003, 2004, 2005 tổng tài sản lớn hơn rất nhiều so

với nguồn vốn chủ sở hữu, không đủ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty phải đi vay vốn hoặc chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác dưới nhiều

hình thức như mua trả chậm, nợ các đơn vị khác một lượng vốn rất lớn. Như đã

phân tích sơ bộ ở phần nợ của công ty, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh

toán, khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu

64

Page 65: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

nhiều tác động của các chủ nợ. Khi nguồn vốn chủ sở hữu không đủ nhu cầu

hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần phải đi vay để bổ xung nguồn vốn,

các nguồn vốn mà công ty có thể đi vay là các ngân hàng, các tổ chúc tài chính

tín dụng trong và ngoài nước. Khả năng huy động vốn của công ty tư vấn giám

sát và xây dựng công trình là rất tốt, trong nguồn vốn chủ sở hữu rất nhỏ nhưng

công ty vẫn đảm bảo được nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình. Khi công ty vay vốn bổ sung ta có quan hệ cân đối như sau về mặt lý

thuyết

BNV+ANVI1,2+II-ATSI+I+IV+V+VI+BTSI+II+III

Thực tế thường xảy ra trong hai trường hợp:

+Vế trái > vế phải: trường hợp này nguồn vốn của công ty sử dụng không hết

vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần nguồn vốn của công ty

đã bị các đơn vị khác chiếm dụng như: Khách hàng nợ tiền chưa thanh toán, trả

trước cho người bán, tạm ứng ...

+Vế trái< vế phải: mặc dù công ty đã bổ xung vốn nhưng lượng vốn bổ xung

vẫn chưa đủ bù đắp tài sản, công ty vẫn chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.

Bảng 2.4.Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở

hữu và vốn vay.

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

VT =B.NV + A.NV[I(1,2)

+II] 46.121.307.340 68.084.431.300 91.564.290.820

VP = A.TS( I+ II+ IV+ V+

VI) + B.TS(I+ II+ III)72.752.865.300 76.208.279.520 95.096.456.550

So sánh VP – VT >0 >0 >0

Kết quả 26.631.557.960 8.123.848.220 3.532.165.730

65

Page 66: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Qua bảng phân tích ta nhận thấy trong cả 3 năm tổng cộng nguồn vốn chủ

sở hữu và vốn vay đều nhỏ hơn tài sản, năm 2003 mức chênh lệch là rất lớn, các

năm 2004, 2005 công ty đã chú trọng đến việc thu hồi các khoản phải thu nhưng

hiện tại công ty cần phải tiếp tục có các biện pháp thu hồi nợ đọng, giảm tới mức

thấp nhất việc bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, nếu để tình trạng này kéo dài

sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển, đầu tư, lợi nhuận và ảnh hưởng tới khả

năng thanh khoản của công ty.

2.3.Phân tích chi tiết tình hình tài chính của công ty:

2.3.1 Phân tích tình hình phân bổ vốn:

2.3.1.1. Sự thay đổi về số lượng, quy mô tỷ trọng của từng loại vốn:

Phân tích cơ cấu về tài sản, cơ cấu vốn của công ty là một vấn đề có ý

nghĩa hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp có cơ cấu vốn hợp lý thì không

phải chỉ sử dụng vốn có hiệu quả mà còn tiết kiệm được vốn trong quá trình

sản xuất kinh doanh. Phân tích vấn đề này trên cơ sở phân tích một số chỉ

tiêu cơ bản như: Tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn

chiếm trong tổng tài sản của công ty, tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư tài

chính dài hạn chiếm trong tổng số tài sản của công ty …Trên cơ sở đó xem

công ty đã phân bổ vốn hợp lý hay chưa, kết cấu vốn của công ty có phù hợp

với đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với tình hình thực tế

trên thị trường hay chưa ?

Để phân tích ta tiến hành xác định tỷ trọng của từng loại vốn ở thời

điểm năm 2003, 2004, 2005 và so sánh sự thay đổi tỷ trọng giữa các năm để

tìm ra nguyên nhân cụ thể chênh lệch tỷ trọng này.

Ta lập bảng sau: Bảng 2.7

66

Page 67: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Bảng 2.7.Phân tích tình hình phân bổ vốn

Đơn vị:đồng

ChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 Chªnh lÖch n¨m 2004-2003 Chªnh lÖch n¨m 2005-2004

Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn % sè tiÒn %A.TSL§Vµ §TNH 105.428.583.447 78,25

%86.859.500.851 74,2% 139.130.925.000 81,98% -18.569.082.550 -13,87% 52.271.424.150 60,18%

I.TiÒn 5.2376.978.376 4,02% 432.774.176 0,37% 7.253.838.183 4,27% -4.944.204.200 -91,95% 6.821.064.007 1576,%

II.§TTC ng¾n h¹n 0 0% 0 0% 0 0% 0% 0 0%III.C¸c kho¶n ph¶i thu 61.129.859.769 45,66

%40.778.563.200 34,8% 74.625.578.111 43,97% 20.351.296.560 -33,29% 33.848.014.910 83%

IV. Hµng tån kho 35.166.219.980 26,27%

43.258.208.722 36,9% 54.785.391.532 32,28% 8.091.987.400 23,01% 11.527.182.810 26,65%

V.TSL§ kh¸c 3.735.426.322 2,79% 2.389.954.753 2,04% 2.465.122.724 1,45% -1.345.471.569 -36,02% 75.167.971 3,15%

VI. Chi sù nghiÖp 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

B.TSC§ & §TDH 28.474.240.628 21,27%

30.127.341.875 25,75% 30.592.109.117 18,02% 1.653.101.250 5,81% 464.767.240 1,5%

I.TSC§ 26.506.315.698 19,8% 10.000.000 25,74% 30.518.472.7530 17,98% 3.611.206.180 13,62% 401,130,880 1,33%

0II.§T TC dµi h¹n 443.600.000 0,33% 0 0,008% 10.000.000 0,0005% -343.600.000 -77,46% 0 0%

III.XDCB dë dang 1.524.324.930 1,14% 0 0% 63.636.364 0,03% -1.460.688.566 -95,52% 63,636,364

IV.Ký quü ký cîc dµi h¹n 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

Tæng céng tµi s¶n 133.882.824.075 100% 116.986.842.7

16 100% 169.723.034.667 100%

67

Page 68: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Qua bảng phân tích ta thấy tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhất là

các khoản phải thu, năm 2003 là 45.66%, năm 2004 là 34.86%, năm 2005 là

43.97%. Năm 2004 các khoản phải thu giảm so với năm 2003 là

20.351.296.560(-33.29%) nhưng đến năm 2005 các khoản phải thu tăng lên

một lượng rất lớn (74.616.578.111), tăng so với 2004 là 33.848.014.941

(83%) .Bên cạnh đó lượng hàng tồn kho là khá lớn, năm 2003 tỷ lệ hàng tồn

kho là 26.27%, năm 2004 là 36.98%, năm 2005 là 32.28%. Trong khi đó vốn

bằng tiền lại chiếm một lượng rất nhỏ, sự mất cân đối này là rủi ro rất lớn đối

với doanh nghiệp nếu khách hàng không thanh toán.

Qua bảng phân tích ta cũng thấy, công ty chưa chú trọng đến vấn đề đầu

tư vào lĩnh vực tài chính dài hạn nhưng lại rất chú trọng đến đầu tư vào tài

sản cố định. Lượng tài sản cố định chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng tài sản,

năm 2003 là 26.506.315.698 chiếm 19.8%, năm 2004 là 30.117.341.875

chiếm 25.74%, năm 2005 là 30.518.472.753 chiếm 17.98%.

Tài sản cố định tăng nhiều trong năm 2004, đây là sự tăng tài sản thể

hiện công ty rất chú trọng đầu tư chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật

hiện đại phục phụ cho sản xuất.

Chi phí xây dựng dở dang giảm từ 1.524.324.930 xuống đến năm 2005 còn là

63.636.364 thể hiện các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang như Gía trị

tài sản cố định chưa hoàn thành đã được quyết toán hết.

Năm 2005 một lượng rất lớn tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn đã được

đưa vào phục phụ hoạt động sản xuất kinh doanh, chứng tỏ đây là năm công

ty hoạt động khá hiệu quả và cần tiếp tục phát huy. Nhưng bên cạnh đó các

khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ lệ khá lớn đòi hỏi công ty cần phải

có biện pháp thu hồi nợ đồng thời đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh

nhằm đưa nhanh số lượng hàng tồn kho vào sản phẩm.

Năm 2004 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị chững lại, không

hiệu quả, giải thích về điều này có thể đây là năm giá thép trên thị trường

68

Page 69: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

biến động mạnh, giá thép thực tế cao hơn giá trúng thầu, nhà nước lại chưa

có biện pháp điều tiết giá bù lỗ cho doanh nghiệp.

2.3.1.2. Tỷ xuất đầu tư:

Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ tạo tiền đề

để tăng năng xuất lao động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hoặc đầu tư

tài chính dài hạn phải được xem xét thông qua các tỷ suất đầu tư. Có 3 loại tỷ

suất đầu tư như sau:

+ Tỷ suất đầu tư chung: Tỷ suất đầu tư chung phản ánh tình hình chung

về vốn cho việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm và trang bị tài sản

cố định, đầu tư tài chính như mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn liên doanh,

kinh doanh bất động sản…

Công thức xác định tỷ suất đầu tư chung:

Công thức xác định tỷ suất đầu tư chung:

Tỷ suất đầu tư chung =

Trong ®ã: T- lµ trÞ gi¸ hiÖn cã cña tµi s¶n cè ®Þnh. D- lµ ®Çu t tµi chÝnh dµi h¹n. C- lµ chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n dë dang.

TS- lµ tæng sè tµi s¶n.+Tỷ suất đầu tư tài sản cố định: tỷ suất đầu tư tài sản cố định phản ảnh

tình hình trang bị cơ sở vật chất, mua sắm và xây dựng tài sản cố định. Khi

xác định chỉ tiêu này cần phân biệt số đã đầu tư, đã hoàn thành và số đang

đầu tư xây dựng.

Công thức các địng tỷ suất đầu tư tài sản cố định:

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định =

+Tỷ suất đầu tư dài hạn:

Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn phản ánh tình hình sử dụng vốn đầu tư

lĩnh vực liên doanh mua cổ phần và kinh doanh bất động sản

Công thức xác định tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn:

Tû suÊt ®Çu t tµi chÝnh dµi h¹n=

69

Page 70: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Với công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình ta có bảng tỷ suất đầu tư

như sau:

Bảng 2.8.Các tỷ suất đầu tư

Đơn vị: Đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005

1 Giá trị hiện có của TSCĐ 26.506.315.698 30.117.341.875 30.518.427.753

2 Đầu tư tài chính dài hạn ( D ) 443.600.000 10.000.000 10.000.000

3 Chi phí XDCB dở dang ( C ) 1.524.324.930 0 63.636.364

4 Tổng số tài sản ( TS ) 133.882.824.075 116.986.842.726 169.723.034.667

5 Tỷ suất đầu tư chung(= (T+D+C)/TS) 0.213 0.256 0.180

6 Tỷ suất đầu tư TSCĐ ( = T/TS ) 0.198 0.257 0.179

7Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn ( =

D/TS )0.003 0.00008 0.00006

Theo kết quả tính toán trong bảng ta thấy tỷ suất đầu tư chung tăng lên

từ năm 2003 đến năm 2004 nhưng lại giảm trong năm 2005, tỷ suất đầu tư tài

chính dài hạn giảm đi chứng tỏ công ty chưa chú trọng đến lĩnh vực kinh

doanh này, công ty cần xem xét cho đầu tư tài chính dài hạn.Bởi đây là chỉ

tiêu phản ánh khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty.

+ Về tỷ suất đầu tư tài sản cố định: Công ty có mức đầu tư vào tài sản cố

định khá cao chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty khá mạnh nhưng

cần lưu ý năm 2005 tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định chưa tương xứng với

tổng tài sản và xét trong lĩnh vực xây dựng thì đầu tư vào máy móc thiết bị

chiếm một lượng vốn khá lớn. Do vậy, công ty nên đầu tư thêm vào trang bị

tài sản cố định, hiện đại cơ sở vật chất tạo điều kiện để công ty có thể cạnh

tranh trên thị trường.

2.3.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty:

Phần trước ta đã tiến hành phân tích tình hình phân bổ vốn nhưng để

giúp cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, nắm được

70

Page 71: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp

phải trong khai thác nguồn vốn ta cần phân tích kết cấu nguồn vốn.

Tiến hành lập bảng so sánh tổng số nguồn vốn giữa các năm, so sánh tỷ

trọng của từng loại vốn, từ đó tìm ra nguyên nhân cụ thể của việc thay đổi tỷ

trọng đó. Tuy nhiên, sự tăng hay giảm của các loại tỷ trọng là tốt hay xấu còn

tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của từng loại nguồn vốn đối với công ty ở từng

thời kỳ. Kết cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh

doanh. Do đó, các công ty đều hướng đến một cơ cấu vốn hợp lý, một cơ cấu

vốn hợp lý sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, từ đó nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Theo kết quả bảng phân tích kết cấu nguồn vốn. Bảng 2.9, ta nhận thấy

tổng nguồn vốn của công ty biến động qua các năm khá lớn. Năm 2004 tổng

nguồn vốn giảm 16.895.981.349 đ (-12.62%) so với năm 2003 nhưng đến

năm 2005 tổng nguồn vốn lại tăng so với năm 2004 là 52.736.191.941 đ

(+31.07%). Điều này cho thấy năm 2004 công ty gặp khó khăn trong việc

huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và điều này ngược lại với năm

2005, đây là năm tổng nguồn vốn của công ty tăng lên một cách rõ rệt.

Nhưng thực chất trong tổng nguồn vốn của công ty ta nhận thấy tỷ lệ nợ phải

trả chiếm một tỷ lệ rất lớn, năm 2003 là 95.35%, năm 2004 96.98%, năm

2005 là 96.59%, năm 2005 tỷ lệ nợ phải trả tăng so với năm 2004 là

50.472.423.500 đ ( +44.49%). Vì thế khả năng đảm bảo về mặt tài chính của

công ty là rất thấp, do vậy công ty cần phải có các biện pháp điều chỉnh tỷ lệ

này cho hợp lý.

Vì tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn nên ta đi

sâu phân tích sự biến động của các chỉ tiêu này. Trong nợ phải trả ta thấy

khoản nợ ngắn hạn là khoản nợ phải trả chủ yếu. Trong năm 2001 số nợ

ngắn hạn

71

Page 72: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

B¶NG 2.9- PH©N TÝCH KÕT cÊu NGUåN vèn CñA C«NG TYđơn vÞ: ®ång.

ChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 Chªnh lÖch n¨m 2004-2003

Chªnh lÖch n¨m 2005-2004

Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn %A. nî ph¶I tr¶ 127.653.093.980 90,35% 113.459.094.243 96,98% 163.931.507.765 96,59% -14.193.999.717 -11,12% 50.472.413.500 44,49%I.Nî ng¾n h¹n 120.607.380.036 90,08% 103.377.560.075 88,37% 144.641.944.136 85,22% -17.229.829.600 -14,29% 41.264.384.100 39,92%1.Vay ng¾n h¹n 39.891.577.248 29,80% 64.551.432.125 55,18% 85.772.763.922 50,54% 24.659.854.883 61,82% 21.221.331.800 32,88%2.Nî dµi h¹n ®Õn h¹n tr¶ 0 0% 5.250.700.000 4,49% 5.690.046.300 3,35% 5.250.700.000 100% 439.346.300 8,37%3. Ph¶i tr¶ cho ng-êi b¸n 9.261.714.194 6,92% 1475.618.821 12,37% 23.499.720.011 13,85% 5.213.904.626 56,30% 9.024.101.190 62,34%4. Ngêi mua tr¶ tiÒn tríc 16.334.166.129 12,2% 10.231.425.509 8,75% 9.039.567.793 5,33% -6.102.740.620 -37,36% -1.191.857.707 -11,65%5. ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép nhµ níc

-2.589.051.00831 -1,93% -169.467.042 -0,15% -417.856.676 -0,25% 2.419.584.789 93,45% -248.389.634 -146,57%

6. Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn 4.206.108.701 36,27% 2.394.480.539 2,05% 5.553.747.149 3,27% -1.811.628.162 -43,07% 3.159.266.610 131,94%7.Ph¶i tr¶ c¸c ®¬n vÞ néi bé 48.553.637.009 36,27% 5.018.581.897 4,29% 11.502.627.265 6,78% -43.535.055.100 -89,66% 6.484.045.363 129,2%

8.C¸c kho¶n ph¶i tr¶ ph¶i nép kh¸c 4.949.228.586 3,7% 1.624.788.226. 1,39% 4.001.328.372 2,36% -3.324.440.360 -67,17% 2.376.540.146 146,27%

II. Nî dµi h¹n 7.045.713.944 5,26% 10.016.534.168 8,56% 19.289.563.629 11,37% 2.970.820.216 42,16% 9.273.029.460 92,58%III. Nî kh¸c 0 0% 65.000.000 0,05% 0 0% 65.000.000 100% -65.000.000 -100%B.Nguån vèn chñ së h÷u 6.229.730.095 4,65% 3.527.248.483 3,02% 5.791.526.902 3,40% -2.701.981.612 -43,37% 2.263.778.419 64,17%

I.Nguån vèn quü 5.288.443.423 3,97% 3.568.317.545 3,05% 5.763.994.964 3,03% -1.720.125.878 -32,53% 1.573.286.698 44,09%1. Nguån vèn kinh doanh 405.897.980 3,07% 3511.175.804 3,00% 5.141.604.243 3,03% -594.721.563 -14,48% 1.630.428.429 46,44%

7. Nguån vèn ®Çu t XDCB 440.977.980 0,33% 0 0% 0 0% -440.977.980 -100% 0 0%

II. Nguån kinh phÝ, quü kh¸c 941.286.672 0,007% -40.569.062 0,03% 27.531.938 0,02% -981.855.734 -104,31% 68.101.000 167,86%

TæNG CéNG 133.882.824.075 100% 116.986.842.726 100% 169.723.034.667 100% -16.895.981.349 -12,62% 52.736.191.941 31,07%

72

Page 73: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

NGUåN VèN

73

Page 74: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

là 120.607.350.036 đ chiếm 90,08% tổng nguồn vốn và tương ứng ở thời

điểm năm 2004 là 103.377.560.075 đ chiếm 88,37% tổng nguồn vốn. Năm

2005 nợ ngắn hạn tăng khá lớn so với các năm trước, khoản nợ này năm

2005 tăng so với năm 2004 là 41.264.384.100 đ tức là đã tăng tới 39,92%. Để

có được nguồn vốn này công ty đã phải đi vay ngắn hạn, dài hạn và các

khoản vay khác.Tỷ lệ vay ngắn hạn của công ty cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn

trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2003 là 39.891.577.248 đ chiếm 29,80%

tổng nguồn vốn, năm 2004 là 64.551.432.125 đ chiếm 55.18% và năm 2005

là 85.772.763.922 đ chiếm 50.54% tổng nguồn vốn. Nợ phải trả và vay ngắn

hạn chiếm tỷ lệ lớn như vậy là một rủi ro rất lớn đối vối công ty trong vấn đề

thanh toán. Nếu công ty không có biện pháp thu hồi nợ đọng và trả các khoản

đến hạn thì công ty sẽ gặp rất nhiều rủi ro, khó khăn về tình hình tài chính.

Tỷ trọng nợ dài hạn chưa đến hạn trả chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong nợ phải

trả. Do vậy, nợ phải trả cho việc đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư tài chính

dài hạn là ít.

Các khoản người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà

nước, phải trả công nhân viên, các khoản phải trả, phải nộp khác chiếm tỷ trọng

nhỏ trong tổng nguồn vốn.

Năm 2004, 2005 công ty phải vay ngắn hạn để huy động vốn, hình thức vay

ngắn hạn chủ yếu tại ngân hàng mà không huy động từ các nguồn khác. Để linh

hoạt hơn, chủ động hơn trong việc vay vốn và sử dụng vốn, công ty có thể huy

động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong

công ty, nguồn vốn khấu hao cơ bản, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên

trong công ty….Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này kết hợp sử dụng hài hoà

các nguồn vốn với nhau để tận dụng triệt để chúng phục vụ tốt nhất cho mục

đích của công ty.

Về tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong công ty: Nguồn vốn chủ sở

hữu chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty, do vậy tỷ suất tự

tài trợ thấp dẫn tới khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là không

được tốt, công ty cần có các biện pháp hữu hiệu để nâng cao tỷ suất tài trợ. Qua

74

Page 75: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

các phân tích trên ta nhận thấy về cơ cấu vốn của công ty là chưa hợp lý. Để

không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn,

một mặt công ty phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh hiện có của

công ty. Về cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc vào đặc điểm

kinh tế kỹ thuật của từng nghành. Song với công ty tư vấn giám sát và xây dựng

công trình cần tập trung giải quyết một số biện pháp sau:

- Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa tài sản cố định tích cực và tài sản cố

định không tích cực.

- Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình

công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất, giữa các bộ phận,

các đơn vị trong công ty.

- Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng

số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra sự đồng bộ

giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới nâng

cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngoài ra tình hình tài chính của công ty còn được thể hiện rõ nét qua khả

năng thanh toán. Nếu công ty có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính

của công ty là khả quan và ngược lại. Vì vậy, khi đánh giá tình hình tài chính

của công ty không thể không xem xét tới khả năng thanh toán, đặc biệt là khả

năng thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp

sẽ được trình bày ở mục phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của

công ty.

2.3.3.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn luôn phát sinh việc

thu chi và thanh toán. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một trong

những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực thực trạng tài chính của công ty. Nếu công

ty nợ ít, khả năng thanh toán dồi dào không có hiện tượng nợ nần dây dưa kéo

dài chứng tỏ tình hình tài chính hiện tại của công ty là khả quan, hứa hẹn sự phát

triển mạnh trong tương lai. Ngược lại, nếu công nợ chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt

quan trọng đối với những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao so với

75

Page 76: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

vốn kinh doanh, đối với việc thanh toán những khoản nợ đến hạn. Bởi vậy, việc

phân tích tình hình thanh toán, tìm ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, khê

đọng các khoản nợ, nhằm tiến tới làm chủ về tài chính có một ý nghĩa cực kỳ

quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty.

2.3.3.1.Phân tích tình hình công nợ của công ty.

Công nợ của công ty bao gồm các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải

trả trong kỳ. Ta lập bảng công nợ của công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005

(Bảng 2.11) và phân tích về công nợ của công ty trong năm 2005.

2.3.3.1.1.phân tích các khoản phải thu:

Qua bảng phân tích ta thấy tổng các khoản phải thu của công ty biến động

qua các năm là khá lớn. Đặc biệt, tổng các khoản phải thu trong năm 2005 tăng

so với năm 2004 là 23.848.014.911 đ tức là tăng tới 83%. Chứng tỏ trong kỳ

công ty vẫn chưa thu hồi được một lượng vốn khá lớn bị đơn vị khác chiếm

dụng. Do vậy, công ty cần phải có biện pháp hữu hiệu thu hồi tối ưu lượng vốn

bị chiếm dụng này nhằm làm giảm bớt khó khăn về vốn cho công ty.

Năm 2005 tổng các khoản phải thu tăng lớn chủ yếu do tăng các khoản

phải thu của khách hàng, khoản này chiếm tới 79.94% tổng cộng các khoản phải

thu. Bởi vậy, công ty cần phải có những biện pháp khuyến khích khách hàng

thanh toán tiền đúng hạn. Bên cạnh đó các khoản phải thu khác đều tăng như :

Khoản phải thu nội bộ tăng 8.212.356.415đ tức là tăng tới 1088.52% so với đầu

kỳ. Do vậy, làm cho tổng các khoản phải thu của công ty càng tăng.

Công ty không có dự phòng phải thu khó đòi. Điều này chứng tỏ công ty

có mối quan hệ tốt với các bạn hàng, có các bạn hàng đáng tin cậy, do vậy khả

năng không thu hồi được nợ từ các khách hàng là không thể xảy ra.

76

Page 77: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Bảng.2.11.Các khoản phải thu và các khoản phải trả

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 Chªnh lÖch N¨m 2004- 2005

Chªnh lÖch n¨m 2005-2004

Sè tiÒn Tû lÖ% Sè tiÒn% Tû lÖ%1. C¸c kho¶n ph¶i thu 61.129.859.769 40.778.563.200 74.626.578.111 -20.351.296.558 -33,29% 33.848.014.911 83%Ph¶i thu cña kh¸ch hµng 37.781.987.137 38.244.928.461 61.131.806.884 462.941.330 1,23% 22.886.878.423 59,84%Tr¶ tríc cho ngêi b¸n 12.418.000 1.051.525.782 4.097.587.455 1.039.107.782 8367,75

% 3.046.061.673 289,68%Ph¶i thu néi bé 22.473.558.760 754.451.441 8.966.807.856 -21.719.107.320 -96,64% 8.212.356.415 1088,52%Ph¶i thu kh¸c 861.994.872 286.400.000 430.375.916 -575.594.872 -66,77% 143.975.916 50,27%Dù phßng ph¶i thu khã ®ßi 0 0 0 0 0% 0 0%T¹m øng 352.201.365 1.457.215.686 1.844.815.173 1.105.014.321 313,75% 387.599.487 26,60%Tµi s¶n thiÕu 0 0 0 0 0% 0 0%ThÕ chÊp ký cîc 0 10.000.000 0 10.000.000 100% -10.000.000 -100%Tæng céng 61.482.061.134 420245.778.896 76.471.393.284 -19.326.282.240 -31,29% 34.225.614.390 81,02%2. C¸c kho¶n ph¶i tr¶ 127.653.093.980 113.459.094.243 163.931.507.765 -14.193.999.700 -11,12% 50.472.413.500 44,49%

Vay ng¾n h¹n 39.891.577.248 64.551.432.125 85.772.763.922 24.659.854.880 61,82% 21.221.331.800 32,88%Nî dµi h¹n ®Õn h¹n tr¶ 0 5.250.700.000 5.690.046.300 5.250.700.000 100% 439.346.300 8,37%

Ph¶i tr¶ cho ngêi b¸n 9.261.714.194 14.475.618.821 23.449.720.011 5.213.904.626 56,30% 8.974.101.190 62%

Ngêi mua tr¶ tiÒn 16.334.166.129 10.231.425.509 9.039.567.793 -6.102.740.620 -37,36% -1.191.857.707 -11,65%

77

Page 78: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

trícThuÕ & c¸c kho¶n ph¶i nép -2.589.051.831 -169.467.042 -417.856.676 2.419.584.789 93,45% -248.389.634 -146,57%

Tr¶ CBCNV 4.206.108.701 2.394.480.539 5.553.747.149 -1.811.628.162 -43,07% 3.159.266.610 131,94%Tr¶ néi bé 48.553.637.009 5.018.581.897 11.502.627.265 -43.535.055.100 -89,66% 6.484.045.363 129,2%Ph¶i tr¶ kh¸c 4.949.228.586 1.624.788.226 4.001.328.372 -3.324.440.360 -67,17% 2.376.540.146 146,27%Tæng céng 127.653.093.980 113.459.094.243 163.931.507.765

78

Page 79: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

2.3.3.1.2.Các khoản phải trả.

Tiếp theo việc phân tích các khoản phải thu, tiến hành phân tích các

khoản phải trả.

Theo bảng phân tích và theo bảng cân đối kế toán năm 2005, hoàn toàn

hợp logic khi vốn chủ sở hữu nhỏ lại tăng trong năm, khi đó các khoản phải thu

đều tăng lên cuối kỳ thì các khoản phải trả cũng vậy.

Tổng các khoản phải trả cuối năm 2005 tăng so với đầu năm là

34.225.614.390 tức là tăng tới 81.02% cho thấy sự giảm sút thanh toán các

khoản nợ phải trả của công ty. Việc tăng các khoản nợ phải trả làm tăng tình

trạng nợ nần dây dưa, đồng thời thể hiện một thực trạng tài chính không khả

quan và việc công ty đi chiếm dụng một lượng vốn khá lớn của các đơn vị khác.

Quản trị công ty cần xác định rõ nguyên nhân làm khê đọng các khoản phải

trả và cần sớm có những biện pháp xử lý kịp thời các khoản công nợ, góp phần

lành mạnh hoá tình hình hoạt động tài chính của công ty, tránh việc kinh doanh

trong tương lai có thể bị giảm sút, công ty có thể mất khả năng thanh toán và rủi

ro phá sản.

Sự tăng lên của tổng các khoản phải trả là do nhiều nguyên nhân khác

nhau. Trong đó, chỉ tiêu vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản

phải trả, cuối năm 2005 tăng so với đầu năm là 21.221.331.800 đ tức là tăng

32,88% thể hiện công ty mở rộng quy mô xuất kinh doanh nên cần thêm vốn

phục vụ cho quá trình sản xuất. Trong phần phân tích các khoản phải thu ta thấy

lượng vốn bị khê đọng, bị các đơn vị khác chiếm dụng khá lớn, bên cạnh đó

tổng nguồn vốn của công ty giữa năm 2004-2005 lại tăng lên chứng tỏ quy mô

sản xuất của công ty tăng. Do vậy, có thể kết luận: Các khoản vay ngắn hạn của

công ty tăng lên là để trả các khoản nợ đến hạn và bổ xung vào vốn sản xuất

kinh doanh của công ty do bị đơn vị khác chiếm dụng.

Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả cho người bán, người mua trả

trước, phải trả cán bộ công nhân viên, các khoản phải trả khác tăng so với đầu

năm. Các khoản này tăng thể hiện việc công ty chưa chú ý đến khâu thanh toán

với bạn hàng, với nhà nước, chưa nâng cao được uy tín của công ty trong quan

79

Page 80: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Công ty

vay vốn chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngắn hạn, do đó thời gian trả nợ các

khoản vay vốn này chỉ dưới một năm, phát sinh khoản chi phí trả lãi tiền vay

khá lớn. Do vậy, công ty nên có các biện pháp thu hồi nhanh các khoản phải thu

để bù bắp cho các khoản phải trả để không xảy ra tình trạng nợ quá hạn, mất khả

năng thanh toán và chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Nhìn chung, tình hình công

nợ của công ty trong năm 2005 là không khả quan, các khoản phải thu, phải trả

đều tăng một lượng lớn. Công tác thu hồi nợ và trả nợ chưa được công ty quan

tâm thực hiện, chưa giảm được tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn

nhau gây mất khả năng thanh toán, làm khó khăn thêm cho tình hình tài chính

của công ty. Nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời, công ty sẽ mất dần

tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, mất khả năng thanh toán, và có thể có

nguy cơ dẫn đến phá sản.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về tình hình tài chính của công ty là tốt

hay xấu, ta phải xem xét một số chỉ tiêu sau:

2.3.3.1.3 Tỷ trọng các khoản phải thu, phải trả chiếm trong tổng số vốn lưu

động:

Tỷ trọng này cho biết mức độ ảnh hưởng của các khoản phải thu, phải trả

đến tình hình tài chính của công ty. Nếu tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng

số vốn lưu động nhỏ và giảm từ đầu kỳ đến cuối kỳ thì tình hình tài chính của

công ty là tốt và ngược lại, nếu tỷ trọng này lớn và tăng lên chứng tỏ tình hình

tài chính của công ty đang gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.12. Tỷ trọng các khoản phải thu, phải trả trong tổng số vốn lưu động

ChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005

C¸c kho¶n ph¶i thu (1)

61.482.061.134 42.245.778.896 76.471.393.284

C¸c kho¶n ph¶i trả(2) 127.653.093.980 113.459.094.243 163.931.507.765

Tæng sè VL§(3)

105.428.583.447 86.859.500.851 139.130.925.550

80

Page 81: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Tû lÖ[ (1) / (2)]*100%

58,32% 48,64% 54.96%

Tû lÖ[ (1) / (3)]*100%

121,08% 130,62% 117.83%

Về tỷ trọng các khoản phải thu: Qua bảng tính toán ta nhận thấy tỷ trọng

các khoản phải thu là rất cao, phản ánh một thực trạng tài chính không được tốt

lắm.

Số lượng vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng quá nhiều, dẫn đến ứ

đọng vốn, làm thiếu vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của

công ty. Đòi hỏi công ty phải tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi các khoản

nợ bên ngoài cũng như nội bộ để cân bằng các nguồn lực tài chính, nâng cao

tổng số vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh và giảm tối thiểu số vốn bị

chiếm dụng.

Về tỷ trọng các khoản phải trả: Tỷ trọng này là quá cao, phản ánh các

khoản nợ của công ty là rất lớn, tình hình tài chính của công ty ngày càng có xu

hướng xấu đi. Kết hợp phân tích với tỷ lệ các khoản phải thu, quản trị doanh

nghiệp cần có những quyết định kịp thời, hạn chế những biến động tiêu cực tác

động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Cần xác định các

khoản nợ quan trọng và thời hạn của từng khoản công nợ, trên cơ sở đó xác định

rõ nguyên nhân làm tăng các khoản công nợ để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.3.3.1.4.Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả

Bảng 2.13. Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả

§¬n vÞ : §ång ChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005

C¸c kho¶n ph¶i thu (1)

61.482.061.134 42.245.778.896 76.471.393.284

C¸c kho¶n ph¶i tr¶ (2)

127.652.093.980 113.459.094.243 163.931.507.765

Tû lÖ [(1)/(2)]*100% 48,16% 37,23% 46,65%

81

Page 82: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Kết quả trên cho thấy công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm

dụng vốn. Những khoản chiếm dụng này trong cả 3 năm là khá lớn gây ảnh

hưởng xấu đến tình hình tài chính của công ty, đòi hỏi công ty phải cân đối lại tỷ

trọng này. Tuy vậy, công ty cần phát huy hiệu quả nguồn vốn chiếm dụng. Có

biện pháp giảm các khoản chiếm dụng và thu hồi các khoản bị chiếm dụng.

2.4. Phân tích nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty.

Tình hình tài chính của công ty chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến

tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty. Để thấy rõ tình hình tài

chính của công ty hiện tại và tương lai, cần xác định các chỉ tiêu phân tích nhu

cầu và khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán của công ty được

biểu hiện ở số tiền và tài sản mà công ty hiện có, có thể dùng để trang trải các

khoản nợ. Nhu cầu thanh toán gồm các khoản cần phải thanh toán của công ty.

Các chỉ tiêu về nhu cầu thanh toán được sắp xếp theo mức độ khẩn trương của

việc thanh toán như sau:

1.Trước hết là các khoản phải thanh toán ngay bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn:

-Phải nộp ngân sách

-Phải trả ngân hàng

-Phải trả công nhân viên

-Phải trả người bán

-Phải trả người mua

-Phải trả nội bộ

-Phải trả khác

Các khoản nợ đến hạn:

-Nợ ngân sách

-Nợ ngân hàng

Tiếp đến là các khoản phải thanh toán trong thời gian tới như tháng tới, quý tới

bao gồm:

-Ngân sách

82

Page 83: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

-Ngân hàng

+Khả năng thanh toán: Chính là các khoản có thể dùng để thanh toán và được

sắp xếp theo khả năng huy động: Đầu tiên là các khoản được thanh toán ngay

bao gồm:

1Tiền mặt

2.Tiền gửi ngân hàng

3.Tiền đang chuyển

Sau đó là các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới như:

-Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

-Đầu tư ngắn hạn khác

-Khoản phải thu

-Hàng gửi đi bán

-Thành phẩm

-Vay

Ta tiến hành lập bảng về số liệu nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của

công ty (bảng 2.16).

Qua bảng phân tích ta thấy:

Về nhu cầu thanh toán: Các khoản phải thanh toán ngay chiếm tới 94,48%

trong tổng nhu cầu thanh toán năm2003, năm 2004 là 91,17%, năm 2005 là

88,2%. Tỷ lệ này giảm lượng nhỏ dần đều qua các năm. Các khoản có thể dùng

để thanh toán ngay đều nhỏ hơn nhiều so với các khoản cần phải thanh toán

ngay. Điều này cho thấy công ty không có khả năng thanh toán ngay các khoản

nợ đến hạn. Do vậy, công ty phải huy động đến các nguồn khác như: các khoản

đầu tư dài hạn, dùng tài sản cố định để tài trợ…để trả các khoản nợ ngắn hạn,

đặc biệt là khoản vay ngắn hạn ngân hàng, khoản này chiếm tỷ trọng khá lớn.

Cụ thể: Năm 2003 là 39.891.577.248 đ chiếm 31,25% tổng các khoản nợ phải

thanh toán ngay, năm 2004 là 64.551.432.125 đ chiếm 56,93%, năm 2005 là

85.772.763.922 đ chiếm 52,32%...

Như vậy, khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của công ty

thấp. Điều này là do sự mở rộng về quy mô sản xuất của công ty đã để ứ đọng

83

Page 84: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

vốn quá nhiều ở khoản mục “Các khoản phải thu” là các khoản không thể

chuyển thành tiền ngay khi cần thiết . Công ty cần tích cực trong công tác thu

hồi các khoản phải thu, tăng lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền để

tăng khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn khi cần thiết tránh để tình

trạng bấp bênh, gây ra rủi ro rất lớn cho doanh ngiệp.

2.4.1. Hệ số khả năng thanh toán:

Như trên đã phân tích sơ bộ nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán,

để cụ thể hơn tỷ lệ giữa các chỉ tiêu, ta tiến hành phân tích hệ số khả năng

thanh toán của công ty.

Hệ số khả năng thanh toán:

Hk =

B ảng 2.17.Hệ số khả năng thanh toán

§¬n vÞ : §ångChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005

Kh¶ n¨ng thanh to¸n

66.506.838.140 41.211.337.380 81.880.416.290

Nhu cÇu thanh to¸n

127.653.094.000 113.394.094.200 163.931.507.700

Hk 0.52 0.36 0.50

Qua bảng phân tích ta thấy hệ số khả năng thanh toán của công ty là khá

thấp công ty chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thanh toán. Nguyên nhân

của việc giảm hệ số của khả năng thanh toán chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn

và các khoản vay dài hạn tăng lên làm cho nhu cầu thanh toán tăng lên mà khả

năng thanh toán của công ty tăng chậm. Do vậy, quản trị của công ty phải có

biện pháp tăng khả năng thanh toán trong năm tới.

84

Page 85: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

B¶ng 2.16 – B¶ng ph©n tÝch nhu cÇu & kh¶ n¨ng thanh to¸n §ơn vÞ: ®ång.

Nhu cÇu thanh to¸n N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn %

I. C¸c kho¶n ph¶i thanh to¸n ngay 120.607.380.036 94,48% 103.377.560.075 91,17 144.641.944.136 88,23% 1. C¸c kho¶n nî qu¸ h¹n 0 0 0 0 0 0, % 2. C¸c kho¶n nî ®Õn h¹n 120.607.380.036 94,48% 103.377.560.075 91,17% 144.641.944.136 88,23%- Vay ng¾n h¹n (ph¶i tr¶ ng©n hµng)

39.891.577.248 31,05% 64.551.432.125 56,93% 85.772.763.922 52,32%

- Ph¶i tr¶ ngêi b¸n 9.261.714.194 7,26% 14.475.618.821 12,77% 23.499.720.011 14,34%- Ph¶i tr¶ ngêi mua 16.324.166.129 12,8% 10.231.425.509 9,02% 9.039.567.793 5,51%- Ph¶i nép ng©n s¸ch -2.589.051.831 -2,03% -169.467.042 -0,5% -417.856.676 0,25%- Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn 3,29% 2.394.480.539 2,11% 5.553.747.149 3,39%- Ph¶i tr¶ néi bé 4.206.108.701 38,04% 5.018.581.897 4,43% 11.502.627.265 7,02%- Ph¶i tr¶ kh¸c 48.553.637.009 3,88% 1.624.788.226 1,43% 4.001.328.372 2,44%II. C¸c kho¶n ph¶i thanh to¸n trong thêi gian tíi

4.949.228.586 5,52% 10.0160524.168 8,83% 19.289.563.629 11,77%

- Vay dµi h¹n 7.045.713.994 5,52% 10.016.534.168 8,83% 19.289.563.629 11,77%- Nî dµi h¹n 0 0% 0 0% 0 0%Céng 127.653.094.000 100% 113.394.094.200 100% 163.931.507.700 100%Kh¶ n¨ng thanh to¸n 5.376.978.376I. C¸c kho¶n cã thÓ thanh to¸n ngay 719.212.249 8,08% 432.774.176 1,05% 7.253.838.183 8,86% 1. TiÒn mÆt 4.657.766.127 1,08% 27.718.120 0,06% 389.979.179 0,48% 2. TiÒn göi ng©n hµng 61.129.859.769 7% 405.056.056 0,98% 6.854.854.004 8,38%II. C¸c kho¶n cã thÓ thanh to¸n trong thêi gian tíi

61129.859.769 91,92% 40.778.563.200 98,95% 74.626.578.111 91,14%

1. C¸c kho¶n ph¶i thu 66.506.838.140 91,92% 40.778.563.200 98,95% 74.626.578.111 91,14% Céng 100% 41.211.337.380 100% 81.880.416.290 100%

85

Page 86: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

86

Page 87: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

2.4.2. Hệ số thanh toán hiện hành:

Hệ số thanh toán hiện hành là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có vai trò hết sức quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của công ty. Nếu công ty có tỷ số này luôn lớn hơn hoặc bằng một thì công ty đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại.

HÖ sè thanh to¸n hiÖn

hµnh=

Tæng sè tµi s¶nTæng sè nî ph¶i tr¶

Ta cã b¶ng sau:

Bảng 2.18. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Đơn vị : Đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng số tài sản 133.882.824.075 116.986.842.726 169.723.034.667

Tổng số nợ phải trả 127.658.093.980 113.459.094.243 163.931.507.765

Hệ số khả năng thanh toán

hiện hành1,05 1,03 1,04

Hệ số thanh toán hiện hành của công ty trong các năm đều lớn hơn một

nhưng có xu hướng giảm dần một tỷ lệ nhỏ. Như các phần trước ta đã phân tích

doanh nghiệp đã dùng vốn vay ngắn hạn, dài hạn khá lớn đầu tư vào tài sản. Do

vậy, tuy chỉ số thanh toán hiện hành của công ty các năm đều khá lớn, dường

như phản ánh khả năng thanh toán chung của công ty là tốt, tình hình tài chính

ổn định, nhưng quản trị công ty cần lưu ý đến nguồn vốn đã hình thành nên tổng

tài sản để có những nhận định chính xác nhất đối với hệ số thanh toán hiện hành

của công ty.

87

Page 88: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

2.4.3. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Bảng 2.19.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

§¬n vÞ : §ångChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005

Tµi s¶n lu ®éng vµ ®Çu t ng¾n h¹n

105.428.583.447

86.859.500.851

139.130.925.550

Tæng sè nî ng¾n h¹n 120.607.380.036

103.377.560.075

144.641.944.136

HÖ sè thanh to¸n nî ng¾n h¹n

0.87 0.84 0.96

Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn

của công ty trong kỳ báo cáo. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng

đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này

xấp xỉ bằng 1 thì công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình

hình tài chính của công ty là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu hệ số

thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của

công ty càng thấp. Qua bảng ta thấy hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty

đều nhỏ hơn 1. Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công

ty là thấp. Năm 2005 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đạt khá tốt 0.96. Điều này có

được do đây là năm công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh,

tăng quy mô vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn như đã được phân tích ở phần

trước.

2.4.4. Hệ số thanh toán nhanh.

Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanh toán

tức thời của công ty, ta đi tính và so sánh chỉ tiêu “ hệ số thanh toán nhanh”. Chỉ

tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn

của công ty. Thực tế, nếu hệ số thanh toán nhanh >0.5 thì khả năng thanh toán

nhanh của công ty là khá tốt, nếu càng nhỏ hơn <0.5 thì có thể công ty sẽ gặp

khó khăn trong công nợ và do đó có thể phải bán gấp sản phẩm hàng hoá để trả

88

Page 89: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

nợ vì không đủ tiền để thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản

ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm

làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Với công ty tư vấn giám sát và xây dựng công

trình ta lập được bảng hệ số khả năng thanh toán nhanh như sau:

Bảng 2.20. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

§¬n vÞ : §ångChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005

Tæng sè tiÒn vµ t-¬ng ®¬ng tiÒn

66.506.838.040

41.211.337.380

81.880.411.290

Tæng sè nî ng¾n h¹n 120.607.380.036

86.859.500.851

144.641.944.136

HÖ sè thanh to¸n nhanh

0.55 0.47 0.57

Qua bảng ta thấy năm 2003, 2005 công ty duy trì hệ số thanh toán nhanh khá tốt,

nhưng thực chất thì trong tổng số tiền và tương đương tiền bao gồm cả khoản

phải thu, đây là khoản mà công ty không chủ động được hoàn toàn để huy động

cho thanh toán nhanh. Vì vậy, hệ số thanh toán nhanh như tính toán trong bảng

trên chỉ có tính chất tham khảo, còn thực chất xem xét đến lượng tiền mặt, lượng

tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thì công ty có số lượng chiếm một tỷ trọng rất

nhỏ. Như đã phân tích trong mục trước, lượng tiền này không đáp ứng được cho

nhu cầu thanh toán nhanh cũng như thanh toán tức thời cho công ty. Do vậy,

công ty cần có ngay biện pháp bổ xung tài khoản này.

2.4.5. Hệ số thanh toán của vốn lưu động

Để nắm được khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động là nhanh hay

chậm, từ đó xác định được công ty có đủ tiền, thiếu tiền hay thừa tiền phục vụ

cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khi phân tích cần xem xét chỉ tiêu

"Hệ số thanh toán của vốn lưu động"

=

89

Page 90: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Thực tế cho thấy, nếu hệ số thanh toán của vốn lưu động tính ra mà lớn

hơn 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của công ty quá nhiều, bảo đảm thừa

khả năng thanh toán, còn nếu nhỏ hơn 0,1 thì công ty lại không đủ tiền để đáp

ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Như vậy, thừa tiền hay thiếu tiền đều phản

ánh một tình trạng tài chính không bình thường. Nếu thừa, sẽ gây ứ đọng vốn.

Ngược lại nếu thiếu sẽ không đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Ta tiến hành lập bảng hệ số thanh toán của vốn lưu động. Bảng. 2.21

Bảng 2.21.Hệ số thanh toán của vốn lưu động

§¬n vÞ : §ångChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005

Tæng sè tiÒn vµ t¬ng ®¬ng tiÒn

5.376.978.376

432.774.176 7.253.833.183

TSL§ vµ ®Çu t ng¾n h¹n

105.428.583.447

86.859.500.851

139.130.925.550

HÖ sè thanh to¸n cña VL§

0.05 0.005 0.05

Nhìn chung cả 3 năm hệ số thanh toán của vốn lưu động của công ty quá

thấp. Điều này chứng tỏ công ty không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, số

tiền mặt và tương đương tiền hiện có của công ty là quá ít, công ty cần bổ xung

thêm để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

2.4.6. Vốn hoạt động thuần.

Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công

ty. Một công ty muốn hoạt động không bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì

một số vốn hoạt động thuần hợp lý để thoả mãn việc thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn hoạt đông thuần càng lớn thì khả năng

thanh toán của công ty càng cao và ngược lại, khi vốn hoạt động thuần giảm sút

thì công ty mất dần khả năng thanh toán. Trường hợp vốn hoạt động thuần < 0

chứng tỏ một bộ phận tài sản của công ty được hình thành bằng nguồn vốn ngắn

90

Page 91: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

hạn, dẫn đến cán cân thanh toán mất cân bằng, công ty phải dùng tài sản dài hạn

để thanh toán nợ tới hạn.

Ta lập bảng về vốn hoạt động thuần của công ty như sau .Bảng 2.22

Bảng 2.22. Vốn hoạt động thuần

§¬n vÞ : §ång

ChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005Tæng TSL§ 105.428.583.

47786.859.500.8

51139.130.925.

550Tæng sè nî ng¾n h¹n

120.607.380.036

103.377.560.075

144.641.944.136

Vèn ho¹t ®éng thuÇn

-15.178.796.5

99

-16.518.059.1

54

-5.511.018.60

0

Như vậy, vốn hoạt động thuần của công ty cả 3 năm đều < 0 .Phản ánh

tình hình tài chính của công ty không được tốt, mức tài sản lưu động chưa tương

ứng và chưa đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Nếu để tình trạng này

kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

2.4.7. Hệ số quay vòng của hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay

hàng tồn kho.

Hệ số quay vòng của hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng

tồn kho ảnh hưởng tới nhu cầu vốn luân chuyển của công ty qua độ dài thời gian

của hàng hoá trong kho.

HÖ sè quay vßng hµng tån kho = Trong ®ã, hµng tån kho b×nh qu©n ®îc tÝnh b»ng c¸ch

lÊy sè d ®Çu kú céng víi sè d cuèi kú cña hµng tån kho råi chia cho 2.

ChØ tiªu nµy lµ c¬ së ®Ó ®¸nh gi¸ t×nh h×nh kinh doanh vËt liÖu, hµng xuÊt nhËp khÈu vËt t thiÕt bÞ cña C«ng ty. Nã

91

Page 92: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

cho biÕt sè lÇn dù tr÷ ®îc b¸n ra b×nh qu©n trong kú. Sè vßng quay dù tr÷ cµng lín th× thêi gian hµng tån kho cµng ng¾n, vèn cña c«ng ty ®îc lu©n chuyÓn cµng nhanh.

ChØ tiªu “Sè ngµy cña mét vßng quay kho hµng ” ph¶n ¸nh sè ngµy b×nh qu©n cña mét vßng quay hµng tån kho:

Sè ngµy cña 1 vßng quay kho hµng

= 365 (ngµy)HÖ sè quay vßng hµng tån kho

Bảng 2.23. Hệ số quay vòng hàng tồn kho và số ngày của 1 vòng quay kho

hàng

§¬n vÞ : §ångChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005

Gi¸ vèn hµng b¸n 128.879.394.683

123.166.442.656

151.902.343.080

Hµng tån kho ®Çu kú 23.672.490.655

35.116.219.980

43.258.208.722

Hµng tån kho cuèi kú 35.166.219.980

43.258.208.722

54.785.391.532

HÖ sè quay vßng hµng tån kho 4.38 3.14 3.10

Sè ngµy cña 1 vßng quay kho hµng 83.32 116.2 117.79

Hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm dần theo các năm, năm 2003 là 4,38,

năm 2004 là 3,14, năm 2005 còn 3,1. Phản ánh sự giảm sút trong việc bán hàng.

Hệ số quay vòng hàng tồn kho được luân chuyển 3,1 lần trong chu kỳ kinh

doanh của công ty. Nguyên nhân là do giá cả thị trường có rất nhiều biến động

lên xuống thất thường làm cho chiến lược kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng

nhập khẩu vật tư thiết bị thay đổi. Hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm đi lại làm

92

Page 93: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

cho số ngày của 1 vòng quay kho hàng tăng lên. Từ 83,32 ngày năm 2003 tăng

lên 117,79 ngày năm 2005.

Kết quả này cũng là bình thường với các công ty xây dựng, phù hợp với

đặc điểm sản xuất kinh doanh của nghành xây dựng, nhưng mức tăng như vậy là

lớn, quản trị công ty cần xem xét lại các hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình.

Qua phân tích sơ bộ về nhu cầu thanh toán, khả năng thanh toán cùng với

việc xác định một số hệ số về khả năng thanh toán của công ty, ta cũng đã có m

ột số đánh giá nhất định về tình hình thanh toán của công ty. Nói chung tình

hình thanh toán của công ty chưa được tốt, đối với những khoản vay ngắn hạn ,

những khoản nợ đến hạn cần thanh toán nhanh, thanh toán ngay. Đây là một vấn

đề công ty cần phải có biện pháp khắc phục ngay trong năm sản xuất kinh doanh

tới. Công ty cần chú ý đầu tư vào các lĩnh vực như đầu tư tài chính ngắn hạn, dài

hạn nhiều hơn. Cần có biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để

giải phóng một lượng lớn hàng tồn kho, đẩy mạnh việc thu hồi nợ và có các biện

pháp trả nợ.

2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn:

2.5.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:

Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty. Mọi

khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đều

liên quan đến vốn. Do đó hiệu quả sử dụng vốn có ảnh hưỏng rất lớn đến hiệu

quả sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, nó còn phản ánh trình độ quản

lý và sử dụng vốn của công ty trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích và tối thiểu

hoá lượng vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định

phù hợp với mục đích kinh doanh. Kết quả sử dụng vốn tốt là phải đáp ứng được

lợi ích của công ty, các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất đồng thời

nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội.

Hiệu quả của sử dụng vốn được thể hiện trên hai mặt: Bảo toàn được vốn

và tạo ra các kết quả theo mục đích kinh doanh. Trong đó đặc biệt là kết quả

mức sinh lời của đồng vốn. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn cần lần lượt

93

Page 94: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, tài sản cố định và sau đó phân tích

khả năng sinh lợi của đồng vốn.

2.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản:

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản được phân tích trên nhiều chỉ tiêu, trong đó

ba chỉ tiêu cơ bản: Sức sản xuất của tổng tài sản, sức sinh lợi của tổng tài sản,

suất hao phí của tổng tài sản.

+Sức sản xuất của tổng tài sản: Là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng giảm.

Søc s¶n xuÊt cña tæng tµi s¶n =

Doanh thu thuÇn(hoÆc Gi¸ trÞ s¶n lîng)

Tæng tµi s¶n b×nh qu©n

Trong ®ã: Tæng doanh thu thuÇn ®îc lÊy c¨n cø vµo sè liÖu trªn b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh cña c«ng ty.

Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng cách lấy tổng giá trị tài

sản hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ chia 2.

+Sức sinh lợi của tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản

bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế. Sức sinh lợi của tổng tài sản

càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại.

Søc sinh lêi cña tæng TS =

LN thuÇn tríc thuÕTæng tµi s¶n b×nh qu©n

+Suất hao phí của tổng tài sản:

= Tæng tµi s¶n b×nh qu©n

94

Page 95: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

SuÊt hao phÝ cña tæng TS

Lîi nhuËn thuÇn

Chỉ tiêu này thể hiện để có một đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận

thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần có bao nhiêu đơn vị tổng tài sản

bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và

ngược lại.

Ta lập bảng phân tích về hiệu quả sử dụng tài sản như sau (Bảng 2.24)

Bảng 2.24. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản

§¬n vÞ : §ångChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005

Doanh thu thuÇn 136.546.924.615 131.362.102.057 169.799.000.000LN thuÇn tríc thuÕ 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.180Tæng gi¸ trÞ hiÖn cã TS ®Çu kú 104.599.277.201 133.882.824.075 116.986.842.726

Tæng gi¸ trÞ hiÖn cã TS cuèi kú 133.882.824.075 116.986.847.726 169.723.034.667

Søc s¶n xuÊt cña tæng tµi s¶n 1.145 1.047 1.184

Søc sinh lêi cña tæng TS 0.011 0.013 0.024

SuÊt hao phÝ cña tæng tµi s¶n 88.51 78.33 41.20

Với chỉ tiêu: + Sức sản xuất của tổng tài sản, các số liệu tính toán cho

thấy, sức sản xuất của tổng tài sản năm 2005 là lớn nhất và tổng tài sản được sử

dụng hiệu quả nhất vì thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005

là lớn nhất. Chỉ số sức sản xuất năm 2005 tăng là do tổng tài sản tăng. Để nhận

xét chỉ tiêu này cần kết hợp với chỉ tiêu quay vòng vốn lưu động và hiệu suất sử

dụng tài sản cố định vì hiệu suất sử dụng tổng tài sản chịu ảnh hưởng của hiệu

suất sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động.

95

Page 96: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu, ta còn so sánh lợi nhuận với

tổng tài sản để xem xét một đồng tài sản thu bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng

phân tích ta thấy chỉ tiêu sức sinh lời của công ty tư vấn giám sát và xây dựng

công trình là khá thấp. Năm 2005 hiệu quả có cao hơn năm 2003, 2004 một

chút. Năm 2005 sức sinh lời đạt được là 0,024 nghĩa là cứ một trăm đồng tài sản

tạo ra 2,4 đồng lợi nhuận.

Với hệ số sinh lời tài sản và doanh thu như vậy, công ty cần điều chỉnh lại

kế hoạch sản xuất kinh doanh.

+ Với chỉ tiêu suất hao phí tổng tài sản: 2 năm 2003, 2004 chỉ tiêu này là

rất thấp, công ty đã có những biện pháp điều chỉnh trong năm 2005, để có một

đơn vị lợi nhuận trước thuế cần 41,20đ tài sản. Công ty cần phát huy hơn nữa.

2.5.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tài sản của công ty bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Khi

phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, ta phân tích trên 2 góc độ tài sản

cố định và tài sản lưu động.

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Sức sản xuất của tài sản cố định

- Sức sinh lợi của tài sản cố định.

- Suất hao phí của tài sản cố định.

Sức sản xuất của tài

sản cố định

=Tổng số DTT (hoặc giá trị tổng sản lượng)

Nguyên giá bình quân tài sản cố định

(hoặc giá trị còn lại bình quân)

Trong ®ã: Nguyªn gi¸ b×nh qu©n tµi s¶n cè ®Þnh ®îc tÝnh nh sau:

Nguyªn gi¸ b×nh qu©n

Tài sản cố định =

Tæng nguyªn gi¸ tµi s¶n cè ®Þnh hiÖn cã ®Çu kú vµ hiÖn

cã cuèi kú2

96

Page 97: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của tài sản cố định” cho biết 1 đơn vị nguyên giá

bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định đem lại mấy đơn

vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi

nhuận gộp) sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định

càng cao và ngược lại.

Sức sinh lợi của

tài sản cố định=

Lợi nhuận trước thuế

Nguyên giá bình quân tài sản cố định (hay giá

trị còn lại bình quân tài sản cố định)

* Chỉ tiêu thứ 3 là chỉ tiêu “ suất hao phí của tài sản cố định”:

Chỉ tiêu này cho thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần

hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá

bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định. Suất hao phí càng lớn

thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân

đối kế toán, ta tính được kết quả theo bảng sau:

Bảng 2.25.Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

§¬n vÞ : §ång

ChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005Doanh thu thuÇn 136.546.924.

615131.362.102.

057169.799.000.

000LN thuÇn tríc thuÕ 2.694.327.97

21.601.441.28

43.479.130.18

4Tæng nguyªn gi¸ TSC§ hiÖn cã ®Çu kú

18.936.839.737

38.152.302.326

52.501.231.697

Tæng nguyªn gi¸ TSC§ hiÖn 38.152.302.3 52.510.231.6 61.692.383.5

Suất hao phí của

tài sản cố định=

Nguyên giá bình quân hay giá trị còn lại bình

quân tài sản cố định

DTT hay lợi nhuận thuần

(hay giá trị tổng sản lượng)

97

Page 98: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

cã cuèi kú 26 97 49Nguyªn gi¸ b×nh qu©n TSC§ 28.544.571.0

3045.331.267.0

1057.096.807.6

00Søc s¶n xuÊt cña TSC§ 4.78 2.90 2.97Søc sinh lîi cña TSC§ 0.09 0.035 0.06SuÊt hao phÝ cña TSC§ 0.21 0.345 0.336

Sức sản xuất của tài sản cố định từ 4,78 năm 2003 giảm xuống còn 2,9 năm

2004 và tăng lên 2,97 năm 2005. Phản ánh sức sản xuất của tài sản cố định biến

động khá lớn và có xu hướng giảm, kết hợp với sức sinh lợi cũng như suất hao

phí của tài sản cố định ta thấy mức hiệu quả trong sử dụng tài sản cố định là

chưa cao.

2.5.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.

Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu: Sức sinh lợi và suất hao phí của tài sản lưu động.

Sức sản xuất của vốn lưu

động( số vòng quay của VLĐ) =Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại mấy

đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của vốn lưu động càng lớn, hiệu quả sử

dụng vốn lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của vốn lưu động

càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng giảm. Trong công thức trên, vốn

lưu động bình quân trong kỳ được tính như sau:

Giá trị vốn lưu

động bình quân=

Giá trị vốn lưu động hiện có đầu kỳ và cuối kỳ

2

* Sức sinh lợi của tài sản lưu động :

Sức sinh lợi của

vốn lưu động =

Lợi nhuận thuần

Vốn lưu động bình quân

98

Page 99: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động cho biết 1 đơn vị vốn lưu động

bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần. Sức sinh lợi của vốn lưu động

càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

* Suất hao phí của vốn lưu động :

Suất hao phí của

vốn lưu động

= Vốn lưu động bình quân

Lợi nhuận thuần

Qua chỉ tiêu này ta thấy để có 1 đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế hoặc

giá trị tổng sản lượng, công ty cần phải có bao nhiêu đơn vị vốn lưu động bình

quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp và

ngược lại. Ta tính được kết quả thể hiện theo bảng 2.26 như sau:

Bảng 2.26. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

§¬n vÞ :®ångChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005

Doanh thu thuÇn 136.546.924.615

131.362.102.507

169.799.000.000

LN thuÇn tríc thuÕ 2.694.327.972

1.601.441.284

3.479.130.184

Vèn lu ®éng b×nh qu©n

98.598.843.750

96.144.042.150

112.995.213.200

Søc s¶n xuÊt cña VL§ 1.385 1.366 1.503Søc sinh lîi cña VL§ 0.027 0.017 0.031SuÊt hao phÝ cña VL§

36.59 60.04 32.48

Ta thấy sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động biến động lớn qua

các năm, đặc biệt năm 2005 sức sản xuất của vốn lưu động là 1,503. Đây là năm

công ty sử dụng khá hiệu quả vốn lưu động: Sức sản xuất và sức sinh lợi của

vốn lưu động tăng còn suất hao phí tài sản lưu động giảm. Trong tổng số tài sản

của công ty thì tài sản cố định có thời quay vòng cũng như thời gian thu hồi vốn

99

Page 100: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

tương đối dài. Còn tài sản lưu động là những tài sản có thời gian quay vòng

ngắn, thu hồi vốn nhanh ,có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hiệu quả sử dụng

vốn của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp đổi mới, cải tiến trong sản

xuất kinh doanh để sử dụng vốn hiệu quả hơn.

2.5.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn:

Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh của công ty, ngoài việc xem xét đến việc sử dụng tổng tài sản, tài sản cố

định và tài sản lưu động, còn xem xét đến khả năng sinh lợi của đồng vốn. Tức

là khả năng tìm kiếm lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận thuần tuý là thước đo

quan trọng và duy nhất của tính sinh lợi.

Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người ta thường sử dụng các chỉ

tiêu cơ bản sau: Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh, hệ số sinh lợi doanh thu

thuần, suất hao phí vốn.

2.5.2.3.1. Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi

nhuận.

Cách tính:

Hệ số sinh lợi của

Vốn kinh doanh=

Lợi nhuận

Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay với các công ty khác,

chứng tỏ khả năng sinh lợi của công ty càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn.

Ngược lại, hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh càng nhỏ, khả năng sinh lợi của

vốn càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn càng nhỏ.

Trong công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận có thể là: Tổng lợi nhuận thuần

trước thuế - phản ánh khả năng sinh lợi chung; Lợi nhuận sau thuế - phản ánh

khả năng sinh lợi sau khi đã làm nghĩa vụ với Nhà nước; có thể là lợi nhuận

gộp- phản ánh khả năng sinh lợi trước khi loại trừ chi phí bán hàng và chi phí

quản lý.

100

Page 101: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Trong phạm vi của đồ án này, chỉ sử dụng chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận thuần

trước thuế ” để đánh giá khả năng sinh lợi chung của vốn kinh doanh.

Cũng như chỉ tiêu lợi nhuận, nội dung của chỉ tiêu vốn kinh doanh có thể

thay đổi tuỳ theo mục đích phân tích.

+ Đánh giá khả năng sinh lợi chung của vốn :

Hệ số sinh lợi của

Vốn kinh doanh=

Lợi nhuận thuần trước thuế

Tổng số nguồn vốn

+ Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ta có công thức:

Hệ số sinh lợi của

Vốn chủ sở hữu

= LN thuần trước thuế

Vốn chủ sở hữu

Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại.

+ Đánh giá khả năng sinh lợi của tổng số vốn vay:

HÖ sè sinh lîi cñaTæng sè vèn vay

=

Lîi nhuËn thuÇn tríc thuÕ

Vay ng¾n h¹n +Vay dµi h¹n

Dùa vµo sè liÖu trªn b¶ng C§KT vµ b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh cña c«ng ty ta cã kÕt qu¶ theo b¶ng 2.30.

Bảng 2.30. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của vốn kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005Tổng số nguồn vốn 133.882.824.075 116.986.842.726 169.723.034.667LN thuần trước thuế 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.184Vốn chủ sở hữu 6.229.730.095 3.527.748.483 5.791.526.902Vay ngắn hạn 39.891.577.248 64.551.432.125 85.772.763.922Vay dài hạn 7.045.713.944 10.016.534.168 19.289.563.629Hệ số sinh lãi của vốn kinh doanh 0.02 0.014 0.02

Hệ số sinh lãi của vốn CSH 0.432 0.454 0.60Hệ số sinh lãi của tổng vốn vay 0.057 0.021 0.033

101

Page 102: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

- Về hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh: Hệ số này trong cả 3 năm của công

ty đều khá thấp, năm 2004 giảm so với năm 2003 nhưng năm 2005 lại tăng so

với năm 2004 với một tỷ trọng nhỏ. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn

chưa thật sự hiệu quả.

- Về hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu: Công ty đạt được hệ số này khá

cao, tăng dần theo các năm, phản ánh đồng vốn bỏ ra ngày càng có hiệu quả.

- Về tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay: Năm 2004 tỷ suất này giảm khá lớn so

với năm 2003, năm 2005 có tăng một chút so với năm 2004. Điều này phản ánh

sự bất ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tuy năm 2005

quản trị công ty đã có một số biện pháp khắc phục nhưng kết quả đạt được là

chưa cao.

102

Page 103: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Ch ¬ng 3 : Mét sè gi¶i ph¸p nh»m hoµn thiÖn c«ng t¸cph©n tÝch ho¹t ®éng tµi chÝnh cña c«ng ty

3.1. Đánh giá tình hình tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng

công trình

3.1.1.Thực trạng về tình hình tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây

dựng công trình

Sau khi đã phân tích tình hình tài chính của công ty ở chương 2 em nhận

thấy thực trạng tài chính các năm của công ty như sau:

-Về tài sản : Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2003 là 133.882.824.075đ,

năm 2004 116.986.842.726đ, năm 2005 169.723.034.667đ. Như vậy, tổng tài

sản và nguồn vốn có những biến động lớn qua các năm. Năm 2004 giảm so với

năm 2003 là 16.895.981.349đ “-12,62%”, nhưng đến năm 2005 lại tăng so với

2004 là 52.736.191.931đ “+45,08%”

-Về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Năm 2004 giảm so với 2003

là 18.569.082.556đ “-17,61%”, năm 2005 tăng so với 2004 là 52.271.424.650đ

“+60,18%”.

-Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2004 tăng so với năm 2003

là 1.643.101.250đ “+5,77%”, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 401.130.880đ

“+1,33%”.

-Về nợ phải trả : Nợ phải trả của công ty các năm như sau: năm 2003

127.653.093.980đ, năm 2004 là 113.459.094.243đ, năm 2005 là

163.931.507.765đ

Năm 2004 giảm so với năm 2003 là 14.193.999.737 “-11,12%”, năm 2005 tăng

so với năm 2004 là 50.472.413.512đ “+44,49%”.

- Về nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2003 là 6.229.730.095đ, năm 2004 là

3.527.78.83đ, năm 2005 là 5.791.526.902đ. Năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu

giảm so với năm 2003 là 2.701.981.612đ “-76,59%”, năm 2005 tăng so với năm

2004 là 2.263.778.419đ “+64,17%”.

103

Page 104: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

-Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Về tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2003 là 136.546.924.615đ,

năm 2004 131.362.102.057đ, năm 2005 là 169.799.000.000đ. Doanh thu giai

đoạn 2003-2005 biến động là khá lớn, tăng giảm không đều, năm 2004 doanh

thu sụt giảm nghiêm trọng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như

vấn đề tài chính của công ty chưa thực sự ổn định. Doanh thu không ổn định kéo

theo lợi nhuận của công ty thu được qua các năm cũng biến động khá lớn, năm

2003 là 2.694.327.972đ, năm 2004 là 1.088.980.074đ, năm 2005 là

3.479.130.184đ.

Sơ bộ tình hình tài chính của công ty ta nhận thấy: Nhìn chung tình hình

tài chính của công ty trong giai đoạn 2003-2005 có khá nhiều biến động, sự tăng

giảm lớn về tài sản và nguồn vốn qua các năm, lợi nhuận thu được chưa thực sự

ổn định. Bên cạnh đó những nguy cơ tiềm tàng như khả năng thanh toán ngay

các khoản nợ đến hạn của công ty còn thấp do công ty còn để ứ đọng vốn và

hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu gia tăng chứng tỏ công ty chưa chú ý

đến việc thu hồi các khoản phải thu, chưa có biện pháp hữu hiệu để làm giảm

lượng vốn bị chiếm dụng, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, khả năng sinh lời của

vốn còn thấp.

Tuy nhiên, những nhận định trên chỉ là sơ bộ, để có những kết luận chính

xác về tình hình tài chính của công ty trong 3 năm liên tục cần phải tiến hành

phân tích một cách chi tiết các số liệu trên các báo cáo tài chính, bên cạnh đó

cần có thêm các thông tin cần thiết như: Thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra,

đặc điểm kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ, các số liệu trung bình của

nghành và khảo sát ở các công ty cùng nghành khác. Tuy vậy, em cũng xin đưa

ra một số giải pháp cho vấn đề về hoạt động tài chính của công ty như sau:

3.1.2.Một số giải pháp về hoạt động tài chính của công ty tư vấn giám sát và

xây dựng công trình.

Qua phần phân tích chi tiết thực trạng tài chính của công ty tư vấn giám

sát và xây dựng công trình trong 3 năm liên tiếp 2003, 2004, 2005 ta nhận thấy

tình hình tài chính của công ty còn khá nhiều bất cập, đòi hỏi quản trị công ty

104

Page 105: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

cần có những giải pháp tức thời cũng như lâu dài cho vấn đề tài chính của công

ty cho năm tài chính tiếp theo.

Những vấn đề về tài chính mà công ty còn tồn đọng đến cuối năm 2005,

qua phân tích đã nhận thấy và cần có những giải pháp cho những tồn đọng này

như sau :

- Về tình hình công nợ: Đây là vấn đề nổi cộm nhất của công ty trong

những năm qua và đặc biệt là vào cuối năm 2005. Tỷ trọng của nguồn vốn nợ

phải trả chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng số nguồn vốn của công ty. Điều này

phản ánh một thực trạng là trong tổng số nguồn vốn mà công ty đang quản lý và

sử dụng chủ yếu là do vốn vay nợ mà có. Như vậy, công ty sẽ gặp rất nhiều khó

khăn về tình hình tài chính và rủi ro về tài chính của công ty sẽ tăng lên. Qua

phân tích ta nhận thấy, tỷ trọng của nợ ngắn hạn chiếm rất lớn trong tổng số nợ

phải trả. Kết hợp với phần phân tích khả năng thanh toán cũng như khả năng

thanh toán tức thời của công ty là rất thấp. Do vậy, công ty không có khả năng

thanh toán các khoản vay ngắn hạn. Như vậy, rủi ro về khả năng thanh toán là

rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,

thậm chí công ty còn bị phá sản. Tỷ trọng của nợ vay ngắn hạn lớn tức là tỷ

trọng của nợ dài hạn và tỷ trọng của nợ khác chiếm trong tổng số nợ là nhỏ. Do

vậy, biện pháp đưa ra ở đây là công ty cần có giải pháp chuyển một phần nợ vay

ngắn hạn thành nợ vay trung và dài hạn( nếu có thể). Vay ngắn hạn trong công

ty chủ yếu là vay ngắn hạn từ ngân hàng nên công ty có thể gia hạn nợ những

khoản đến hạn trả. Những biện pháp này sẽ làm giảm một phần gánh nặng nợ

nần, gánh nặng rủi ro thanh toán cho công ty trước mắt. Bên cạnh đó, qua phân

tích về các khoản nợ phải thu, ta thấy công ty cũng bị chiếm dụng một lượng

vốn khá lớn, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài

sản, trong đó đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng. Điều này phản ánh

công ty chưa thực sự chú ý hoặc không thể thu hồi các khoản nợ đọng. Vì vậy,

công ty cần phải có các biện pháp thu hồi nợ đọng, có biện pháp khuyến khích

khách hàng thanh toán tiền đúng hạn. Các biện pháp này sẽ giúp công ty thanh

105

Page 106: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

toán các khoản nợ nần một cách tốt nhất, đồng thời góp phần làm lành mạnh hoá

tình hình hoạt động tài chính của công ty.

- Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến động về cơ cấu tài sản của công

ty : Tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm trong tổng

tài sản của công ty là khá lớn, phản ánh sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty nhưng bên cạnh đó tỷ trọng của tiền chiếm trong tổng số

tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn là quá nhỏ, điều này gây khó khăn

lớn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thậm chí không

đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được

tiến hành liên tục. Điều này dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả vốn kinh doanh

của doanh nghiệp. Do vậy, công ty cần có ngay biện pháp bổ xung thêm lượng

tiền mặt ở mức vừa phải đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được

ổn định, liên tục.

- Qua bảng cân đối kế toán ta cũng thấy, công ty chưa chú trọng đầu tư

vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty nên có phương hướng đầu tư

vào lĩnh vực này trong năm tới. Bởi đây là khoản có khả năng tạo ra nguồn lợi

tức trước mắt cho công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng tạo ra nguồn lợi

tức trước mắt càng lớn.

-Tỷ trọng của hàng tồn kho: Tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong

tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn, phản ánh mức tồn kho của

công ty là khá lớn, hàng tồn kho tồn đọng nhiều. Công ty cần chi tiết từng loại

mặt hàng tồn kho, xác định rõ nguyên nhân và tìm mọi biện pháp giải quyết dứt

điểm các mặt hàng tồn đọng, nhằm thu hồi vốn, góp phần cho vấn đề sử dụng

vốn có hiệu quả hơn. Công ty cần kết hợp với chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ xây

dựng các công trình đang thi công nhằm đưa lượng hàng tồn kho lớn vào sản

xuất kinh doanh.

-Về tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn: Tỷ trọng của tài sản

cố định và đầu tư tài chính dài hạn là khá lớn trong tổng tài sản của công ty,

điều này là hợp lý bởi trong nghành xây dựng, việc đầu tư mua sắm thiết bị máy

móc phục vụ sản xuất thi công chiếm một lượng vốn khá lớn. Tỷ trọng này

106

Page 107: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

trong công ty gia tăng hàng năm chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

ngày càng được tăng cường và quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của công

ty ngày càng được mở rộng. Công ty cần phát huy hơn nữa trong việc đầu tư

máy móc thiết bị hiện đại nhằm cạnh tranh tốt hơn trong môi trường cạnh tranh

khốc liệt như hiện nay và trong tương lai.

-Một bất cập đối với công ty hiện nay đó là công ty chưa chú ý đến các

khoản đầu tư tài chính dài hạn. Bởi đây là khoản đầu tư có khả năng tạo ra

nguồn lợi tức lâu dài cho công ty, đầu tư vào lĩnh vực này càng nhiều thì khả

năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty ngày càng lớn và ổn định. Bên

cạnh đó công ty cũng vẫn chưa sử dụng tài sản cố định thuê tài chính. Đôi khi

sử dụng loại tài sản này phát huy hiệu quả rất lớn, giảm bớt được một lượng vốn

lớn khi phải mua những tài sản giá trị lớn không thực sự cần thiết. Lượng vốn

đó dùng vào đầu tư lĩnh vực khác mang lại hiệu quả cao hơn cho công ty.

-Về tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Tỷ trọng này lại chiếm lớn

trong tổng số tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn cũng như trong hàng tồn

kho. Điều này phản ánh vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản dở dang chưa hoàn

thành của công ty là rất lớn. Do đó, công ty cần phải tìm mọi biện pháp để gấp

rút hoàn thành và đưa các công trình xây dựng dở dang vào tiến độ. Những công

trình có đủ vốn và thủ tục xây dựng cơ bản cần làm nhanh thủ tục nghiệm thu và

bám sát chủ đầu tư để thanh toán kịp thời. Những công trình chưa có vốn hoặc

thiếu thủ tục xây dựng cơ bản cần chủ động phối hợp với chủ đầu tư tháo gỡ

từng bước để thu hồi nhanh nợ khối lượng. Những công trình làm B phụ cần

thường xuyên bám sát nhà thầu chính để thanh toán. Những công trình hoàn

thành cần phối hợp với chủ đầu tư duyệt nhanh quyết toán để thanh toán hết

kinh phí giữ lại 5% chờ quyết toán.

-Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn

sản xuất kinh doanh của công ty, một mặt công ty cần phải sử dụng tiết kiệm

vốn sản xuất kinh doanh, mặt khác công ty phải sử dụng hợp lý về cơ cấu vốn

kinh doanh hiện có của công ty. Về cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh thường

phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng nghành. Hay nói một cách

107

Page 108: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

khác, mỗi ngành kinh tế, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty, ngay cả những doanh

nghiệp cùng ngành kinh tế nhưng cũng có một cơ cấu nguồn vốn riêng và do đó

cũng không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi : Cơ cấu vốn sản xuất kinh

doanh nào là hợp lý nhất. Song để đảm bảo cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý

và sử dụng có hiệu quả, công ty cần tập trung giải quyết một số biện pháp sau:

+Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa tài sản cố định tích cực và tài sản

cố định không tích cực.

+Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy

trình công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các bộ phận, giữa

các đơn vị trong công ty.

+Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động

trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự đồng

bộ giữa ba yếu tố của quá trình kinh doanh. Có như vậy mới nâng cao được hiệu

quả sản xuất kinh doanh của công ty.

-Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh nguồn tự tài trợ của công ty:

Qua phân tích ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của công ty là quá nhỏ. Phản ánh

khả năng tự tài trợ của công ty là rất thấp,công ty không thể chủ động đáp ứng

nhu cầu về nguồn vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều

này phản ánh sự mất ổn định về tài chính của công ty trong năm tài chính vừa

qua và trong tương lai gần. Công ty cần có biện pháp làm tăng nguồn vốn chủ

sở hữu, bởi khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng công ty có thể chủ động trong việc

đảm bảo vốn cho nhu cầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro về tài

chính của công ty sẽ giảm, góp phần làm bình ổn tình hình tài chính của công ty,

giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, ổn định vững chắc trong thị trường cạnh

tranh khốc liệt.

-Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất tự tài trợ về tài sản lưu động và

đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ về tài sản cố định và đầu tư tài chính

dài hạn: Do lượng vốn chủ sở hữu nhỏ, vì vậy các tỷ suất này công ty đạt được

là rất thấp, kéo theo rủi ro về tài chính đối với công ty sẽ rất cao, sự phụ thuộc

về tài chính vào khách hàng và bạn hàng là rất lớn. Thực tiễn chứng minh rằng :

108

Page 109: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển thành công ty cổ phần đã

hoạt động có hiệu quả. Ngoài việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng các

khoản nộp ngân sách nhà nước, thu nhập của người lao động cũng được tăng

đáng kể, thì cổ phần hoá là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm huy động nguồn vốn

nhàn dỗi trong nhân dân, nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty.

Biện pháp này đã khắc phục được tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng trong một

số doanh nghiệp. Do vậy, công ty nên có phương hướng chuyển thành công ty

cổ phần nhà nước ( Nhà nước nắm giữ > 51% cổ phần). Như vậy, công ty mới

giải quyết được các vấn đề về tình hình tài chính tài chính hiện tại : Nâng cao

nguồn vốn chủ sở hữu, bổ xung nguồn vốn rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh.

-Nhóm các chỉ tiêu phản ánh thực trạng về khả năng sinh lời của vốn :

Qua phân tích ta thấy cả hệ số sinh lời của vốn kinh doanh và hệ số sinh lời của

vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay công ty đạt được trong các năm

đều ở mức thấp. Điều này thể hiện sự bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty, công ty sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả. Công ty cần nâng

cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài

sản lưu động, tài sản cố định, giảm tới mức tối thiểu thời gian quay vòng của tài

sản lưu động, cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả

cao hơn.

-Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

của công ty : Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp

đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Khối lượng sản phẩm hàng hoá

tính bằng đơn vị hiện vật, tổng giá trị sản lượng, giá trị sản lượng hàng hoá sản

xuất, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty tư vấn giám sát và xây

dựng công trình đạt được các chỉ tiêu này khá thấp. Công ty cần phải tăng

cường quy mô của kết quả đầu ra, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về

cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh.

Trên đây là một số đánh giá và biện pháp sử lý đối với một số chỉ tiêu tài

chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình. Tuy mỗi chỉ tiêu có

109

Page 110: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

sự khác nhau về ý nghĩa kinh tế nhưng đều có tác dụng nhất định trong việc

quan sát, nghiên cứu đánh giá tình hình tài chính của công ty trong một kỳ kinh

doanh nhất định. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết hữu cơ, bổ xung cho nhau

nhằm đáp ứng cho việc đánh giá đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về tình hình tài

chính của công ty. Trên cơ sở đó giúp cho các nhà quản trị công ty có những

biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục được những tồn tại yếu kém ảnh

hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, làm lành mạnh hoá tình

hình tài chính của công ty, tránh được những rủi ro không đáng có về tài chính.

3.1.3.Hoàn thiện về tổ chức công tác phân tích

Tổ chức công tác phân tích tài chính trong công ty là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính. Để phân tích tài chính trong công ty thực sự phát huy tác dụng trong qua trình ra quyết định, phân tích tài chính được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp đặc điểm kinh doanh , mục tiêu kinh doanh của công ty và sự quan tâm của từng đối tượng . Bởi vậy, để hoàn thiện tổ chức công tác phân tích ta hoàn thiện thêm các giai đoạn của quá trình phân tích với việc thực hiện công tác phân tích đúng các quy trình đã định, và ở các bước tiến hành được thực hiện chu đáo cẩn thận. Để hoạt động phân tích tài chính đạt được hiệu quả cao, cần làm tốt ngay từ khâu chuẩn bị. Nó bao gồm một số công đoạn như : Xác định mục tiêu phân tích, thu thập và xử lý thông tin, lập kế hoạch phân tích:

Xác định mục tiêu phân tích.

Phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong thời gian qua để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tài chính và đánh giá khả năng phát triển của Công ty trong tương lai. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty.

Thu thập và xử lý thông tin.

Chất lượng phân tích tài chính của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào thông tin sử dụng. Thông tin dùng để phân tích tài chính phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và có tính so sánh. Nó bao gồm hai nguồn thông tin chính:

- Nguồn thông tin bên trong Công ty chính là các báo cáo tài chính, số liệu trên các báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, chính xác tình hình hoạt động

110

Page 111: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

kinh doanh của Công ty, đồng thời cần tập hợp số liệu hàng tháng để theo dõi sự biến động tình hình sản xuất kinh doanh một cách kịp thời và có giải pháp phù hợp.

- Nguồn thông tin bên ngoài Công ty như thông tin về tình hình kinh tế, thị trường sản xuất- kinh doanh thông tin về các công ty cùng ngành. Ngoài ra cần quan tâm tới kế hoạch, chỉ tiêu do Bộ đặt ra cho Công ty.

Lập kế hoạch phân tích.

Đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính. Giai đoạn lập kế hoạch được tiến hành chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau tiến hành có kết quả tốt. Sau khi đã xác định được mục tiêu phân tích và thu thập đầy đủ thông tin cần thiết. Công ty tiến hành lập kế hoạch phân tích trên các khía cạnh sau:

- Phương pháp phân tích

- Nội dung phân tích

- Lựa chọn cán bộ có trình độ chuyên môn để tiến hành phân tích

- Phối kết hợp với các bộ phận khác trong phân tích

- Xác định thời gian cho công tác phân tích.

Tiếp theo đó là giai đoạn tiến hành phân tích: Sau khi xác định mục tiêu phân tích và thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình phân tích. Theo kế hoạch phân tích đã đặt ra, ta đi tiến hành phân tích tài chính của công ty, với việc tính toán các chỉ tiêu; xác định nguên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích; xác định dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội khác tác động đến tình hình kinh doanh của công ty; tổng hợp kết quả, rút ra kết luận, nhận xét về tình hình tài chính của công ty. Công việc cuối cùng và rất quan trọng tiếp theo logic của phân tích, đó công việc chuẩn đoán phân tích. Trong suốt qúa trình phân tích, nghiên cứu với nhiều yếu tố xuất hiện như: về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn, sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp…. Việc phân tích tài chính hữu hiệu là phải phục vụ cho việc theo dõi lập luận của nhà phân tích và mục đích của quá trình phân tích. Bởi vậy cần có sự nghiên cứu thêm về các thông tin liên quan đến ngành và môi trường kinh tế và phải nêu rõ các dữ liệu về tài

111

Page 112: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

chính, kinh tế hoặc những con số cần dùng khác, các công cụ và phương pháp phân tích, các giả thiết làm cơ sở cho dự đoán, các kết luận về khả năng sinh lời và rủi ro. Việc chuẩn đoán tài chính có tầm quan trọng đặc biệt vì nó dẫn tới việc ra quyết định tài chính. Trên cơ sở các chuẩn đoán tài chính, công ty tạm dừng các mục tiêu ban đầu, xác định chiến lược hoặc sửa đổi các chính sách ngắn hạn. Với các nhà đầu tư so sánh với các dự đoán để quyết định mua hoặc bán cổ phiếu. Bên cạnh đó, các quyết định chấp nhận hoặc từ chối cho vay hoặc đi vay, các điều kiện tín dụng đều phụ thuộc vào các chuẩn đoán tài chính. Cuối cùng, ý nghĩa phổ biến chuẩn đoán tài chính chính xác sẽ giúp cho việc lựa chọn được những điều kiện tốt nhất khi thuê mua các nguồn lực phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Để giảm bớt các khâu có thể, giảm thời gian phân tích tài chính, tăng hiệu suất của công tác tài chính, ta cần áp dụng công cụ tin học vào quá trình phân tích. Công việc này có thể được sử dụng với nội dung sau:

Lưu trữ các dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích

Tính toán và so sánh các chỉ tiêu, các chỉ số

Tính các cân đối tài chính

Đối chiếu báo cáo tài chính với các giả thiết

Phân tích các độ nhạy tài chính

3.1.4. Hoàn thiện công tác kế toán

Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính đi từ việc thu thập thông tin, xử lý thông tin và cuối cùng dự đoán và đưa ra quyết định. Trong bước thứ nhất, công ty cần thu thập các thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của công ty. Những thông tin này bao gồm những thông tin kế toán và thông tin quản trị khác, trong đó thông tin kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng. Qua việc chỉ ra thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cho thấy để hoàn thiện công tác phân tích tài chính trước hết cần hoàn thiện công tác kế toán.

Hoàn thiện công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin cần thiết, chính xác, đầy đủ cho phân tích tài chính. Vì kế toán là việc quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các hoạt động của công ty và trình bày kết quả của chúng nhằm cung

112

Page 113: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về tài chính và đánh giá hoạt động của công ty. Những thông tin kế toán được phản ánh tập trung chủ yếu trên các báo cáo tài chính chính là nền tảng, là cơ sở nâng cao chất lượng phân tích tài chính bởi vì chúng ta chỉ có được những kết quả phân tích tin cậy dựa trên những thông tin toàn diện, đầy đủ, các số liệu chính xác, tỷ mỷ.

Công tác kế toán bao gồm rất nhiều nội dung. Do đó để hoàn thiện công tác này, công ty cần tiến hành đồng bộ trên tất cả các nội dung của kế toán, kiểm toán. Cụ thể : Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cần hoàn thiện các mặt sau:

Công tác hạch toán ban đầu.Công tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.Các loại sổ sách sử dụng cho kế toán.Công tác lập các BCTC.Tổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán.Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ.Kiểm tra kế toán.Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, công ty đặc biệt chú ý đến

công tác trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho công tác kế toán, mà cụ thể ở đây là việc ứng dụng tin học, sử dụng phần mềm kế toán trong công tác quản lý để thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển ở nước ta và hội nhập với thế giới. Công tác kế toán thủ công sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh, cập nhật, chính xác, toàn diện, tốc độ xử lý thông tin nhanh, khối lượng thông tin xử lý lớn. Trên thực tế, Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình đã nhận thức rõ vai trò của tin học hoá, Ban giám đốc đã đầu tư, trang bị máy tính cho các phòng ban. Công ty đã sử dụng một số phần mềm kế toán để giảm bớt sổ sách kế toán, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, những phần mềm kế toán này còn nhỏ, chưa đủ tầm quản lý cho một công ty lớn. Trong những năm tới, công ty dự định trang bị thêm số máy cho phòng kế toán, mua sử dụng các phần mềm kế toán hiện đại hơn nhằm nâng cao đồng bộ nội dung quản lý kế toán.

Mặc dù công tác kiểm toán nội bộ của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình được tiến hành nghiêm túc. Song để có được những thông tin tin cậy Công ty cần kiểm toán một cách thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa, nhằm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hệ thống chứng từ về việc ghi chép các

113

Page 114: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

nghiệp vụ phát sinh, phát hiện sai lầm để sửa từ khâu đầu, cung cấp nguồn thông tin “sạch” cho phân tích tài chính và góp phần lành mạnh hoá tài chính của công ty. 3.1.5. Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính

Yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong nhiều vấn đề và lĩnh vực trong cuộc sống. Trong chủ trương về đường lối CNH HĐH đất nước của Đảng ta cũng lấy yếu tố con người là trung tâm, là then chốt cho sự phát triển. Chất lượng công tác phân tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nhân sự có vai trò rất quan trọng. Giả sử rằng tất cả các bước yếu tố khác đều tốt nhưng công việc phân tích được giao cho một cán bộ yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu đầu óc quan sát, thiếu việc đánh giá sự vật trong mối quan hệ tài chính thì chắc chắn những kết qủa phân tích sẽ không đáng tin cậy, phiến diện và mang tính chủ quan. Thông thường trong các công ty Việt Nam hiện nay, công tác phân tích tài chính được giao cho cán bộ phòng tài chính kế toán thực hiện mà chuyên môn chính của họ là kế toán chứ không phải là tài chính. “Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cũng không ngoại lệ cho nên kết quả phân tích tài chính chưa cao.

Giải quyết vấn đề này, để hoàn thiện công tác phân tích tài chính, các cán bộ phân tích ở đây yêu cầu phải là những cán bộ có chuyên môn, trình độ cao về tài chính, được đào tạo chính quy, am hiểu sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của công ty, vị thế của công ty, nắm vững những quy định, chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế của nhà nước cũng như tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, những định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Đào tạo cán bộ cho công tác phân tích tài chính là một công việc khó, lâu dài, cần có những cán bộ trẻ, năng động kế tiếp cho những người đi trước. Do vậy, công ty cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian và tiền của cho nguồn nhân lực phục vụ cho công tác này. Công ty có thể tổ chức các khoá học ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ quản lý tài chính. Tuyển thêm các cán bộ trẻ có nghiệp vụ cao chuyên về tài chính làm dồi dào thêm cho nguồn nhân sự. Mặc dù công việc này mang tính đầu tư lâu dài, xong chắc chắn sẽ nâng cao hiệu qủa, chất lượng công tác phân tích tài chính của công ty trong tương lai.

114

Page 115: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

3.1.6. Thực hiện công tác phân tích tài chính một cách thường xuyên

Để hoàn thiện công tác phân tích tài chính tài công ty Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình góp phần nâng cao hiệu qủa hoạt động tài chính, Công ty cần chú trọng tới công tác phân tích tài chính, cụ thể hơn công tác phân tích tài chính cần được tiến hành thường xuyên.

Tại Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình, công tác phân tích tài chính đã được tiến hành thông qua thuyết minh Báo cáo tài chính và nội dung phân tích đã được đề cập ở chương 2. Kết quả phân tích chủ yếu được sử dụng cho mục đích báo cáo, tổng kết chưa phục vụ cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty từ đó ra các quyết định tài chính phù hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh sau. Như vậy, Ban lãnh đạo Công ty và các bộ phận phân tích cần nhận thức được vai trò và ý nghĩa của công tác phân tích tài chính để nó trở thành công việc có vị trí, có quy trình thực hiện chặt chẽ như các công tác kế toán bắt buộc thực hiện của Công ty. Thường Công ty tiến hành phân tích vào cuối mỗi niên độ kế toán nhằm mục đích báo cáo thì bây giờ Công ty có thể tiến hành thường xuyên hơn. theo quý,hoặc theo tháng. Tuy nhiên, việc thay đổi trong tư duy không phải là việc có thể thay trong một sớm một chiều, do vậy Công ty cần hết sức lưu tâm. 3.1.7. Sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích tài chính

Một trong những tồn tại của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình trong công tác phân tích tài chính là việc sử dụng phương pháp phân tích cứng nhắc, đơn điệu thiếu linh hoạt giữa phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh làm giảm hiệu quả hoạt động phân tích tài chính.

Để khắc phục tồn tại này cán bộ phân tích cần nhạy bén, linh hoạt trong việc sử dụng và kết hợp hai phương pháp này. Cán bộ phân tích khi sử dụng phương pháp so sánh không chỉ so sánh số đầu kỳ với số cuối kì mà cần kết hợp với phương pháp tỷ lệ để tính các tỷ lệ tài chính cũng như tỷ trọng các khoản mục, kết cấu nguồn vốn, kết cấu tài sản, để từ đó có sự đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách chính xác.Từ đó ban lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định tài chính phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Do vậy, cán bộ phân tích có năng lực chuyên môn, có đầu óc nhạy bén sẽ quyết định nhiều tới hiệu quả phân tích tài chính.

3.2. Kiến nghị115

Page 116: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Khi tiến hành hoạt động phân tích tài chính của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cho thấy còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong đó một số nguyên có thể khắc phục được, còn một số nguyên nhân nằm ngoài tầm xử lý của Công ty như thông tin của các công ty cùng ngành...

Mặt khác kết quả phân tích tài chính cho thấy tình hình tài chính của Công ty còn một số điểm yếu cần khắc phục. Vì vậy, để hoạt động phân tích tài chính được tiến hành thuận lợi và để cải thiện tình hình tài chính của Công ty được tốt hơn em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

3.2.1.Đối với công ty- Lập kế hoạch tài chính: Kế hoạch tài chính là một chiến lược cực kỳ

quan trọng, nó quyết định trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty. Vì vậy, khi lập kế hoạch tài chính không chỉ dựa vào các kế hoạch, mà còn phải căn cứ vào thực tế hoạt động của Công ty trong thời gian trước cũng như khả năng thực hiện trong thời gian tới. Muốn vậy, nhà quản lý cần phải dựa vào kết quả phân tích tài chính tại Công ty để nắm bắt được tình hình.

Kế hoạch tài chính của Công ty hiện nay mới chỉ là những dự tính ngắn hạn (cho năm tiếp theo) cho một số chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân.

Công ty cần phải xây dựng một kế hoạch dài hạn với các chiến l ược phát triển lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, Công ty cũng cần xác định các kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản lý tài chính ngắn hạn như quản lý ngân quỹ, các khoản phải thu, dự trữ và nợ ngắn hạn.

- Vì cơ chế điều chuyển vốn của Công ty là cơ chế điều chuyển vốn tập trung, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty nên xem xét sự thiết lập một dòng thông tin thống nhất giữa các bộ phận có kế hoạch sử dụng vốn và bộ phận đáp ứng nhu cầu về vốn. Cụ thể là phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty với các Phòng Kỹ thuật, Phòng Đầu tư, Phòng Kinh tế thị trường và bộ phận kế toán của các đơn vị trực thuộc thông qua mạng nội bộ để việc điều chuyển vốn được kịp thời tránh tình trạng nơi thừa vốn nơi thiếu vốn.

- Công ty nên chú trọng hơn nữa công tác thẩm định năng lực tài chính khách hàng trước khi ra quyết định cho khách hàng nợ (bao gồm cả năng lực tài

116

Page 117: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

chính và năng lực pháp lý) tăng cường công tác theo dõi và thu hồi công nợ.

- Tăng cường thúc đẩy hoạt động Marketing ở các đơn vị sản xuất- kinh doanh trực thuộc Công ty, không ngừng tiết kiệm chi phí, chủ yếu là chi phí quản lý công ty.

- Phân tích tài chính là một công việc phức tạp đòi hỏi nhà phân tích phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực này và phải hiểu biết sâu sắc tình hình của Công ty. Hiện nay Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cũng như hầu hết các công ty khác đều chưa có cán bộ chuyên trách, phân tích tài chính được tiến hành sơ lược bởi các kế toán viên. Vì vậy, để hoạt động phân tích tài chính đạt kết quả cao, Công ty cần có sự đầu tư thích đáng, có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo hoặc tuyển dụng cán bộ chuyên đảm nhiệm về phân tích tài chính.

- Công ty cần tiến hành phân tích tài chính thường xuyên và định kỳ để nắm bắt tình hình tài chính một cách chính xác và ra các quyết định tài chính kịp thời.

3.2.2. Đối với Nhà nướcQua nghiên cứu phân tích tài chính, chúng ta đã thấy được ý nghĩa, tầm

quan trọng của nó đối với Công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, các công ty không ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Và các giải pháp đưa ra ở trên là thiết thực đối với Công ty . Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện tốt, có động lực thúc đẩy đối với công ty thì từ phía Nhà nước cần cú sự hỗ trợ tích cực thông qua việc ban hành các quy định, các chính sách cụ thể về phân tích tài chính, quản lý tài chính, môi trường kinh doanh thuận lợi... cho các công ty. Xuất phát từ suy nghĩ đó em xin đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước:

Thứ nhất: Để tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin kinh tế tài chính đầy đủ, chính xác, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán

Trong hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều biến chuyển lớn, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện, ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

117

Page 118: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Ngày 20/5/1988 Hội đồng nhà nước đã công bố Pháp lệnh kế toán- thống kê. Sự ra đời của pháp lệnh này góp phần tạo ra sự quản lý thống nhất chế độ kế toán ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với vị trí của nó trong quản lý kinh tế. Điều này đòi hỏi hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam không ngừng hoàn thiện và phát triển, đổi mới sâu sắc và toàn diện trên nhiều nội dung. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược Tài chính- Kế toán 2000-2010 cũng đã chỉ rõ “ Cải thiện môi trường pháp lý về lĩnh vực tài chính”, “ Kiện toàn hệ thống kế toán thống kê nhằm đảm bảo tính trung thực trong công tác kế toán, thống kê”, “ Hệ thống kế toán, kiểm toán, thống kê là điều kiện tiên quyết để thực hiện giám sát tài chính”. Hiện nay Luật kế toán đã được ban hành.

Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển ổn định, do đó Nhà nước cần ban hành các chính sách hạch toán kế toán ổn định tránh tình trạng thay đổi liên tục gây khó khăn cho các công ty. Bộ tài chính yêu cầu các Công ty phải lập đầy đủ các BCTC với các mẫu bảng biểu thống nhất.

Các cơ quan kiểm toán Nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, tăng cường sự kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các công ty một cách kịp thời và đầy đủ để phát hiện những bất hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán, nhằm kiểm chứng tính chính xác, trung thực các số liệu tài chính của công ty góp phần mang lại một kết quả phân tích tài chính được sát thực hơn.

Thứ hai: Để lành mạnh hóa tài chính công ty, cần quy định bắt buộc Công ty phải nộp báo cáo phân tích tài chính hàng năm.

Thậm chí Nhà nước cần có những quy định cụ thể về thời gian nộp báo cáo, quy định về việc công bố thông tin phân tích tài chính trên phương tiện thông tin đại chúng, và quy định về trình độ của người tiến hành phân tích. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy công ty hoạt động sản xuất hiệu quả hơn, làm lành mạnh hoá tài chính công ty. Bộ Tài chính có thể hỗ trợ thêm bằng cách mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về phân tích tài chính cho các công ty nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ phân tích.

Bộ tài chính cần có quy định yêu cầu các công ty bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp các thông tin về luồng tiền vào, ra trong

118

Page 119: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

kỳ, phản ánh trạng thái động của công ty để bổ sung cho các tài liệu khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh khi đánh giá về hoạt động của công ty. Vì thực tế hiện nay rất nhiều các công ty Việt Nam chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Bộ tài chính cần tiến tới yêu cầu các công ty phải thực hiện phân tích tài chính một cách nghiêm túc để tự đánh giá hoạt động tài chính của mình đề ra phương huớng phát triển và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên, để các cơ quan này nắm vững hơn tình hình hoạt động của đơn vị mình quản lý để có các quyết định quản lý thích hợp và thúc đẩy được hoạt động phân tích tài chính phát triển.

Nhà nước nên có quy định yêu cầu các công ty phải công khai các báo cáo tài chính để làm cơ sở cho việc phân tích tài chính được dễ dàng và thuận lợi hơn. Hiện nay chỉ có trong công ty là có đủ tài liệu để phân tích tài chính còn những người ngoài công ty chưa thể tìm hiểu cụ thể về công ty mà mình quan tâm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các công ty Nhà nước chuyển thành các Công ty cổ phần.

Thứ ba: Để có chuẩn mực, thước đo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Nhà nước phải quy định về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành.

Chỉ tiêu ngành sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các công ty, nó là cơ sở tham chiếu để các nhà phân tích có thể đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận về hoạt động tài chính của công ty mình một cách chính xác. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đã có chỉ tiêu trung bình ngành nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời, chưa thể hiện được vai trò tham chiếu nên gây ra cho công ty nhiều khó khăn, lúng túng khi đối chiếu đánh giá hoạt động của công ty mình. Do đó, chính phủ cần sớm có những văn bản hướng dẫn việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình các ngành. Các cơ quan có trách nhiệm cần phối hợp xây dựng để có sự thống nhất trong toàn nền kinh tế, bảo đảm tính chuẩn mực, khách quan cho những chỉ tiêu này.

Thứ 4: Để nâng cao hoạt động tài chính của công ty, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với công ty.

119

Page 120: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

Hệ thống cơ chế quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong quản trị tài chính công ty. Đây là cơ sở pháp lý thống nhất để các đơn vị tiến hành hạch toán kinh doanh, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích tài chính và quản trị tài chính đơn vị mình.

Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN đã đánh dấu một bước ngoặt trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn đổi mới quản lý tài chính DNNN. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện, một số điều quy định trong Nghị định này không còn phù hợp, cần được sửa đổi nếu không sẽ trở thành vật cản trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế. Ngày 20/4/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/CP nhằm sửa đổi bổ sung quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN. Về cơ bản, Nghị định 27/CP và các thông tư của Bộ tài chính đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Song bên cạnh đó đã bộc lộ một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và bổ sung như: quy định về vấn đề sở hữu đối với DNNN, vấn đề về hạch toán doanh thu và chi phí, hay quy định về các khoản dự phòng, quy định về công khai tài chính...

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quỹ, các công ty tài chính trên thị trường để các công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chính phủ cần sớm thành lập một cơ quan chuyên thu thập số liệu để đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành mang tính cập nhật nhất để các công ty có cơ sở tham chiếu trong việc đánh giá vị thế của công ty mình

Chính phủ cần có biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán để tạo nhiều kênh huy động vốn cho công ty. Mặt khác cần tăng cường công tác cổ phần hoá các công ty Nhà nước để tạo thêm nhiều hàng hoá cho thị trường tài chính từ đó thúc đẩy nhu cầu cần thiết phải phân tích tài chính công ty tạo động lực đưa nền kinh tế phát triển hoà nhập cùng các nước trong khu vực và trên thế giới

120

Page 121: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

KẾT LUẬNPhân tích tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính công ty. Các

công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng... trong việc ra quyết định.

C«ng ty t vÊn gi¸m s¸t vµ x©y dùng c«ng tr×nh còng lµ mét c«ng ty ViÖt Nam ®ang trong qu¸ tr×nh héi nhËp, víi nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®îc vµ nh÷ng tån tại hạn chế trong hoạt động tài chính của Công ty, Em thiết nghĩ Công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích tài chính và việc sử dụng, áp dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với công ty nhằm nâng cao hoạt động phân tích tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa do chưa có nhiều thông tin “động” khi phân tích do đó những đánh giá trong chuyên đề có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các Thầy Cô giáo, các cô chú, anh chị phòng Tài chính- Kế toán Công ty Tư Vấn Giám sát và Xây Dựng Công Trình và các bạn quan tâm tới vấn đề này, để bài viết hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Vương Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề án này.

121

Page 122: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

TÀI LIỆU THAM KHẢO1 -“ PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG”- GS.TS.Nguyễn Đăng Hạc – NXB Xây Dựng -19982 - " QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY "- PTS Vũ Duy Hào- Đàm Văn Huệ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê-19983 -"TÀI CHÍNH CÔNG TY " PTS Lưu Thị Hương, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Giáo dục-19984 - "QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY "- PGS-PTS Nguyễn Đình Kiệm- PTS Nguyễn Đăng Nam, Trường Đại học Tài chính- kế toán, NXB Tài chính 19995 -"QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY" Nguyễn Hải Sản- NXB Thống kê 19976 -"ĐỌC, LẬP, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ DỰ ĐOÁN NHU CẦU TÀI CHÍNH CÔNG TY " Đoàn Xuân Tiên- Vũ Công ty - Nguyễn Viết Lợi, NXB Tài chính-19967 - "ĐỌC, LẬP, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ DỰ ĐOÁN NHU CẦU TÀI CHÍNH CÔNG TY " Nguyễn Năng Phúc- Nguyễn Văn Công- Trần Quý Liên, NXB Tài chính-20008 - “ GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH”.PGS. TS Phạm Thị Gái- NXB Giáo Dục- 2004 9 - “ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP” PTS. Nguyễn Năng Phúc , Trường Đại học Kinh tế quốc dân- NXB Thống Kê -199810 -"PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY " PTS Nguyễn Văn Công, NXB Giáo dục-199611 - "HỆ THỐNG CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY " Bộ Tài chính-1999 12 - Tạp chí Tài chính, Ngân hàng, Nghiên cứu kinh tế- Các báo cáo tài chính của công ty Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng Công

Trình các năm 2003, 2004, 2005. - Một số đồ án về phân tích tài chính doanh nghiệp

122

Page 123: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

B¶ng 2.1- b¶ng c©n ®èi kÕ to¸nC«ng ty t vÊn vµ XDCT ( ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2005 )

Đơn vị : ĐồngSTT

TµI s¶n MSĐầu năm

2005Cuối năm

2005A TSL§ vµ §Çu t ng¾n h¹n 10

086.859.500.8

51139.130.925.

550I TiÒn 11

0432.774.176 7.253.833.18

31 TiÒn mÆt t¹i quü ( gåm c¶

ng©n phiÕu)111

27.718.120 398.979.179

2 TiÒn göi ng©n hµng 112

405.056.056 6.854.854.004

3 TiÒn ®ang chuyÓn 113

II C¸c kho¶n ®ttc ng¾n h¹n 120

1 §Çu t chøng kho¸n ng¾n h¹n

121

2 §Çu t ng¾n h¹n kh¸c 128

3 Dù phßng gi¶m gi¸ ®tnh 129

III C¸c kho¶n ph¶i thu 130

40.778.563.200

74.626.578.111

1 Ph¶i thu cña kh¸ch hµng 131

38.244.928.461

61.131.806.884

2 Tr¶ tríc cho ngêi b¸n 132

1.051.525.782

4.097.587.455

123

Page 124: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

3 ThuÕ gtgt ®îc khÊu trõ 133

441.257.516 0

4 Ph¶i thu néi bé 133

754.451.441 8.966.807.856

Vèn kinh doanh ë c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc

134

Ph¶i thu néi bé kh¸c 135

5 C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 138

286.400.000 430.375.916

6 Dù phßng c¸c kho¶n ph¶i thu khã ®ßi

139

IV Hµng tån kho 140

43.258.208.722

54.785.391.532

1 Hµng mua ®ang ®i trªn ®êng

141

2 Nguyªn vËt liÖu tån kho 142

393.273.368 1.132.787.392

3 C«ng cô dông cô trong kho

143

59.318.197 63.225.145

4 Chi phÝ sx kinh do¹nh dë dang

144

42.805.617.157

53.589.378.995

5 Thµnh phÈm tån kho 145

6 Hµng tån kho 146

7 Hµng göi ®i b¸n 147

8 Dù phßng gi¶m gi¸ hµng 14

124

Page 125: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

tån kho 9V Tsl® kh¸c 15

02.389.954.75

32.465.122.72

41 T¹m øng 15

11.457.215.68

61.844.815.17

32 Chi phÝ tr¶ tríc 15

2922.739.067 620.307.551

3 Chi phÝ chê kÕt chuyÓn 153

4 Tµi s¶n thiÕu chê xö lý 154

5 C¸c kho¶n ký quü ký cîc ng¾n h¹n

155

10.000.000

VI Chi sù nghiÖp 160

0 0

1 Chi sù nghiÖp n¨m tríc 161

2 Chi sù nghiÖp n¨m nay 162

B tsc® vµ ®©ï t dµI h¹n 200

30.127.31.875

30.592.109.117

I Tµi s¶n cè ®Þnh 210

30.117.341.875

30.518.472.753

1 Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh

211

30.117.341.875

30.518.472.753

Nguyªn gi¸ 212

52.510.231.697

61.629.383.549

Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ 213

-22.392.889.8

-31.110.910.7

125

Page 126: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

22 962 Tµi s¶n cè ®Þnh thuª tµi

chÝnh214

Nguyªn gi¸ 215

Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ 216

3 Tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh 217

Nguyªn gi¸ 218

Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ 219

II C¸c kho¶n ®ttc dµi h¹n 220

10.000.000 10.000.000

1 §Çu t chøng kho¸n dµi h¹n 221

10.000.000 10.000.000

2 Gãp vèn liªn doanh 222

3 C¸c kho¶n ®Çu t dµi h¹n kh¸c

228

4 Dù phßng gi¶m gi¸ ®Çu tdµi h¹n(*)

229

III Chi phÝ XDCB dë dang 230

63.636.364

IV C¸c kho¶n ký quü ký cîc dµi h¹n

240

Tæng céng tµI s¶n 250

116.986.842.726

169.723.034.667

126

Page 127: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

STT

nguån vèn Ms Số đầu năm Số cuối năn

A nî ph¶I tr¶ 300

113.459.094.23

163.931.507.765

I Vay ng¾n h¹n 310

103.377.560.075

144.641.944.136

1 Vay ng¾n h¹n 311

64.551.432.125

85.772.763.922

2 Nî dµi h¹n ®Õn h¹n tr¶ 312

5.250.700.000

5.690.046.300

3 Ph¶i tr¶ cho ngêi b¸n 313

14.475.618.821

23.499.720.011

4 Ngêi mua tr¶ tiÒn tríc 314

10.231.425.509

9.039.567.793

5 ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép nhµ níc

315

-169.467.042 -417.856.676

6 Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn 316

2.394.480.539

5.553.747.149

7 Ph¶i tr¶ c¸c ®¬n vÞ néi bé

317

5.018.581.897

11.502.627.265

8 C¸c kho¶n ph¶i tr¶ ph¶i nép kh¸c

318

1.624.788.226

4.001.328.372

II Nî dµi h¹n 320

10.016.534.168

19.289.563.629

1 Vay dµi h¹n 321

10.016.534.168

19.289.563.629

2 Nî dµi h¹n 322

127

Page 128: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

III Nî kh¸c 330

65.000.000 0

1 Chi phÝ ph¶I tr¶ 331

65.000.000

2 Tµi s¶n thõa chê xö lý 332

3 NhËn ký quü ký cîc dµi h¹n 333

B nguån vèn chñ së h÷u 400

3.527.748.483

5.791.526.902

I Nguån vèn quü 410

3.568.317.545

5.763.994.964

1 Nguån vèn kinh doanh 411

3.511.175.804

5.141.604.23

2 Chªnh lÖch ®¸nh gi¸ l¹i tµi s¶n

412

3 Chªnh lÖch tû gi¸ 413

4 Quü ®Çu t vµ ph¸t triÓn 414

131.569.536 278.282.678

5 Quü dù phßng tµi chÝnh 415

7.126.206 86.322.939

6 Lîi nhuËn cha ph©n phèi 416

-81.554.001 257.785.104

7 Nguån vèn ®Çu t x©y dùng c¬ b¶n

417

II Nguån kinh phÝ, quü kh¸c 420

-40.569.062 27.531.938

1 Quü dù phßng vÒ trî cÊp 42 3.563.103 43.161.618

128

Page 129: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

mÊt viÖc lµm 12 Quü khen thëng, phóc lîi 42

2-44.132.165 -15.629.680

3 Quü qu¶n lý cña cÊp trªn 423

4 Nguån kinh phÝ sù nghiÖp 424

0 0

Nguån kinh phÝ sù nghiÖp n¨m tríc

425

Nguån kinh phÝ sù nghiÖp n¨m nay

426

5 Nguån kinh phÝ ®· h×nh thµnh TSC§

427

TæNG CéNG NGUåN VèN 430

116.986.842.726

169.723.034.667

B¶ng 2.2- B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanhn¨m 2003, 2004 , 2005 C«ng ty t vÊn vµ XDCT

PhÇn I: L·i, lç. §¬n vÞ:

®ång.

Chỉ tiêumã số Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

-Tổng doanh thu 1 136.546.924.615 131.362.102.057 169.799.000.000Trong đó : Doanh thu hàng xuất khẩu

2

- Các khoản giảm trừ (04+05+06+07)

3

+ Chiết khấu 4+ Giảm giá hàng bán 5+ Hàng bán bị trả lại 6+ Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp

7

129

Page 130: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

1.Doanh thu thuần ( 01 – 03) 10 136.546.924.615 131.362.102.057 169.799.000.0002.Giá vốn hàng bán 11 128.879.394.683 123.166.442.656 151.902.343.0803.Lợi nhuận gộp (10- 11 ) 20 73667.529.932 8.195.659.401 17.896.656.9204.Chi phí bán hàng 215.Chi phí quản lý công ty 22 5.035.995.682 5.745.968.088 8.886.700.0896.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(20-(21+22)

30 2.631.534.250 2.419.691.313 9.009.956.831

-Thu nhập hoạt động tài chính 31 2.204.194.463 414.046.400- Chi phí hoạt động tài chính 32 176.000 2.869.760.182 6.240.712.0637.Lợi nhuận hoạt động tài chính

40 -176.000 -665.565.719 -5.826.665.663

-Các khoản thu nhập bất thường

41 1.512.650.256 13.636.361 362.567.768

- Chi phí bất thường 42 1.449.680.534 196.320.674 66.728.7528.Lợi nhuận bất thường (41-(42+43))

50 62.969.722 -182.684.310 295.839.016

9.Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50)

60 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.184

10.Thuế thu nhập công ty phải nộp

70 512.461.210

11.Lợi nhuận sau thuế (60-70 )

80 2.694.327.972 1.088.980.074 3.479.130.184

M ục l ụcChương 1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp ….....3

1.1. Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp ..……….….....3

1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp……………….….…………3

1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp ……………………..….....3

1.1.2.1.Đối với người quản lý doanh nghiệp ………………………………..… 4

1.1.2.2.Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp …………………………..….6

1.1.2.3. Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp ……………………………….....7

1.1.2.4.Đối với người lao động trong doanh nghiệp……………………….….7

1.1.2.5.Đối với các cơ quan quản lý nhà nước…………………………….…...8

1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính………………………………………... 9

1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính………………………….….…9

1.2.1. Thông tin chung ……………………………………………………..……9

1.2.2. Thông tin theo ngành kinh tế………………………………………..….....9

130

Page 131: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

1.2.3. Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp……………………...…10

1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán…………………...…………………………..….10

1.2.3.2. Báo cáo kết qủa kinh doanh……………………………………….…..12

1.2.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...………………………………………..…13

1.2.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính…………………………………….......14

1.3. Các bước và trình tự tiến hành phân tích tài chính……………………….. 18

1.3.1.Các bước tiến hành phân tích tài chính………………………………..…18

1.3.1.1. Thu thập thông tin……………………………………………………..18

1.3.1.2. Xử lý thông tin………………………………………………….….. 18

1.3.1.3. Dự đoán và quyết định……………………………………………... 18

1.3.2.Trình tự phân tích tài chính ……………………………………………...18

1.4. Các phương pháp phân tích tài chính……………………………………19

1.4.1. Phương pháp so sánh…………………………………………………....20

1.4.2. Phương pháp loại trừ………………………………………………….21

1.4.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn…………………………………….22

1.4.2.2. Phương pháp số chênh lệch…………….……………………….…..24

1.4.3. Phương pháp liên hệ ……………………………………………….…24

1.4.3.1. Phương pháp liên hệ cân đối………………………………………..24

1.4.3.2. Phương pháp liên hệ thuận nghịch……………………………….....24

1.4.3.3.Phương pháp liên hệ tương quan……………………………………..25

1.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp…………… …………….…..26

1.5.1. Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính…………….26

1.5.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính………………………………...26

1.5.1.2. Phân tích chi tiết tình hình tài chính………………………………….. 27

1.5.2. Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính…....27

1.5.2.1.Phân tích các tỷ lệ tài chính……………………………………….....27

1.5.2.1.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán ………………………………........28

1.5.2.1.2.Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn………………………………..…..30

1.5.2.1.3. Các tỷ lệ về khả năng hoạt động ………………………………….....33

1.5.2.4. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời…………………………………….....37

131

Page 132: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

1.5.2.2. Phân tích các hoạt động tài chính………………………………….......38

1.5.2.2.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn…………………..… 38

1.5.2.2.2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh…………………………………………………………………………...39

1.5.2.2.3. Phân tích các dòng ngân quỹ của doanh nghiệp …………………… 44

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính. ……………….45

1.6.1.Chất lượng thông tin sử dụng...…………………………………………..45

1.6.2.Trình độ cán bộ phân tích …..…………………………………………..46

1.6.3. Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành ………………………………...46

Chương 2. phân tích tình hình tài chính công ty tư vấn giám sát và xây

dựng công trình……………………………………………………………….48

2.1. Giới thiệu chung về công ty tư vấn giám sát và xây dựng công

trình…….............................................................................................................48

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty tư vấn và giám sát xây dựng

công trình. …………………………………………………………….………..48

2.1.2. Quá trình phát triển của công ty: ………………………………….…....48

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty: ………………………………….….49

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty tư vấn giám sát và xây dựng công

trình………………………………….…………………………………………49

2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và năng lực tài chính công ty tư vấn

giám sát và xây dựng công trình ……………………………….……………...54

2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:…………………………………..54

2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty ………………………..59

2.2.1 Phân tích quy mô vốn của công ty:………………………………………59

2.2.2. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán……...62

2.3.Phân tích chi tiết tình hình tài chính của công ty…………………………..65

2.3.1 Phân tích tình hình phân bổ vốn:

………………………………………...652.3.1.1. Sự thay đổi về số lượng, quy mô tỷ trọng của từng loại vốn……..

….65

132

Page 133: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

2.3.1.2. Tỷ xuất đầu tư:

………………………………………………….........682.3.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty………………………………..69

2.3.3.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty………..73

2.3.3.1.Phân tích tình hình công nợ của công ty……………………………….74

2.3.3.1.1.phân tích các khoản phải thu:

………………………………………..742.3.3.1.2.Các khoản phải trả………………………………….………………...76

2.3.3.1.3. Tỷ trọng các khoản phải thu, phải trả chiếm trong tổng số vốn lưu

động…………………………………………………………………………….772.3.3.1.4.Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả………………....78

2.4.Phân tích nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty…..79

2.4.1. Hệ số khả năng thanh toán………………………………….…………...83

2.4.2. Hệ số thanh toán hiện hành………………………………….…………..83

2.4.3. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn…………………………………84

2.4.4. Hệ số thanh toán nhanh………………………………….………………85

2.4.5. Hệ số thanh toán của vốn lưu động………………………………….….862.4.6. Vốn hoạt động thuần…………………………………………………….872.4.7. Hệ số quay vòng hàng tồn kho và số ngày của một vong quay hàng tồn kho……………………………………………………………………………..882.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn:……………89

2.5.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn…………………………………………..89

2.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản…………………………………90

2.5.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định……………………………92

2.5.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động………………………….93

2.5.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn………………………………….95

2.5.2.3.1. Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh…………………………………95

Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính

công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình

133

Page 134: 24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671

3.1. Đánh giá tình hình tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công

trình………………………………….…………………………………….…...98

3.1.1.Thực trạng về tình hình tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng

công

trình……………………………………………………………………….983.1.2.Một số giải pháp về hoạt động tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây

dựng công trình………………………………….……………………………...99

3.1.3.Hoàn thiện về tổ chức công tác phân tích……………………………….105

3.1.4. Hoàn thiện công tác kế toán………………………………….………...107

3.1.5. Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính…………………… ..108

3.1.6. Thực hiện công tác phân tích tài chính một cách thường xuyên……….109

3.1.7. Sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích tài chính……………….110

3.2. Kiến nghị…………………………………………………………….…...110

3.2.1Đối với công ty…………………………………………………………111

3.2.2. Đối với nhà nước………………………………….…………………....112

Kết luận………………………………….……………………………………116

Tài liệu tham khảo……………………………….……………………………117

134