115
Chia Xẻ Tin Mừng Giới thiệu Chương Trình Học Đơn vị I : MỘT THẾ GIỚI CẦN CHINH PHỤC - Phải thấy nhu cầu ! Bài 1 : Tại sao phải Truyền Giảng ? Bài 2 : Bạn có thể Truyền Giảng ! Bài 3 : Công tác để Chia Sẻ Tin Mừng Đơn vị II : MỘT QUYỀN NĂNG CẦN TIẾP NHẬN -Phải được trang bị ! Bài 4 : Hiểu được kinh nghiệm Qui đạo Bài 5 : Tin cậy Đức Thánh Linh Bài 6 : Lệ thuộc vào Lời Đức Chúa Trời Đơn vị III : MỘT CÔNG TÁC CẦN THỰC HIỆN - Phải dấn thân ! Bài 7 : Tiếp xúc với người chưa tin Chúa Bài 8 : Giải thích phương cách cứu rỗi Bài 9: Dẫn đến quyết định Bài 10: Môn đồ hóa tân tín hữu Chú giải thuật ngữ Trả lời những câu hỏi Trắc nghiệm Cá nhân Phụ lục Giới Thiệu Chương Trình Học Vui quá không thể nín lặng ! Trong kinh nghiệm bước đi với Chúa chắc bạn không chút nghi ngờ học biết ý nghĩa của hai chữ đức tin và tin cậy. Bạn vui sướng về mối quan hệ mới của bạn như là con cái Đức Chúa Trời và là một phần trong cộng đồng gia đình vĩ đại của Ngài. Nhưng có lẽ bạn cũng ý thức một khao khát và ham thích một điều gì hơn thế nữa một việc gì bạn có thể thực hiện cho Chúa. Vì sự cứu rỗi là ” niềm vui tuyệt vời không thể nín lặng” nên bạn đã chia sẻ với những người khác. Bạn có thể làm việc đó, nhưng bạn cũng cần có khả năng chia sẻ sứ điệp cứu rỗi cách rõ ràng và đơn giản. Bạn cần thuộc lòng những câu Kinh thánh liên hệ đến sự cứu rỗi để giúp bạn có thể trả lời ngay

Chia xe tin mung

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chia xe tin mung

Chia Xẻ Tin Mừng

Giới thiệu Chương Trình HọcĐơn vị I : MỘT THẾ GIỚI CẦN CHINH PHỤC - Phải thấy nhu cầu !Bài 1 : Tại sao phải Truyền Giảng ?Bài 2 : Bạn có thể Truyền Giảng !Bài 3 : Công tác để Chia Sẻ Tin Mừng

Đơn vị II : MỘT QUYỀN NĂNG CẦN TIẾP NHẬN -Phải được trang bị !Bài 4 : Hiểu được kinh nghiệm Qui đạoBài 5 : Tin cậy Đức Thánh LinhBài 6 : Lệ thuộc vào Lời Đức Chúa Trời

Đơn vị III : MỘT CÔNG TÁC CẦN THỰC HIỆN - Phải dấn thân !Bài 7 : Tiếp xúc với người chưa tin ChúaBài 8 : Giải thích phương cách cứu rỗiBài 9: Dẫn đến quyết định Bài 10: Môn đồ hóa tân tín hữuChú giải thuật ngữTrả lời những câu hỏi Trắc nghiệm Cá nhânPhụ lục

Giới Thiệu Chương Trình Học

Vui quá không thể nín lặng !

Trong kinh nghiệm bước đi với Chúa chắc bạn không chút nghi ngờ học biết ý nghĩa của hai chữ đức tin và tin cậy. Bạn vui sướng về mối quan hệ mới của bạn như là con cái Đức Chúa Trời và là một phần trong cộng đồng gia đình vĩ đại của Ngài. Nhưng có lẽ bạn cũng ý thức một khao khát và ham thích một điều gì hơn thế nữa một việc gì bạn có thể thực hiện cho Chúa.

Vì sự cứu rỗi là ” niềm vui tuyệt vời không thể nín lặng” nên bạn đã chia sẻ với những người khác. Bạn có thể làm việc đó, nhưng bạn cũng cần có khả năng chia sẻ sứ điệp cứu rỗi cách rõ ràng và đơn giản. Bạn cần thuộc lòng những câu Kinh thánh liên hệ đến sự cứu rỗi để giúp bạn có thể trả lời ngay

Page 2: Chia xe tin mung

cho những ai thắc mắc, hoặc giúp cho những người còn gặp trở ngại chưa có thể tiếp nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa của mình.

Loạt bài này sẽ giúp bạn hệ thống lại những gì bạn biết thành những lời đơn giản dễ hiểu. Các câu chuyện của những tín hữu khác được Chúa giúp đỡ họ để dẫn dắt những bạn bè, láng giềng và những người mới quen lần đầu đến tiếp nhận Đấng Christ sẽ cảm thúc bạn tin rằng Ngài cũng sử dụng bạn! Loạt bài này không những là tập bài nghiên cứu, nhưng còn hơn thế nữa. Đây là cuốn sách cẩm nang bạn sẽ còn tham khảo nữa khi bạn khuyến khích những người bạn mới chinh phục được, để ra đi chinh phục người khác trong tiến trình truyền giáo liên tục.

MÔ TẢ MÔN HỌC

Chia sẻ Tin Mừng là môn học thực tiễn về chức vụ quan trọng của sự chinh phục linh hồn tội nhân. Trước tiên loạt bài này được soạn cho các nhân sự trong hội thánh địa phương để họ biết cách chia sẻ Tin Mừng và giúp cho những người khác đặt lòng tin cậy nơi Jesus Christ là Cứu Chúa của mình. Loạt bài nầy cũng giúp cho các học viên học cách dạy về sự chinh phục linh hồn tội nhân cho những người khác. Môn học nầy cũng nhấn mạnh cách đặc biệt về công tác năng động của Thánh Linh và Lời của Đức Chúa Trời có hiệu quả trong việc qui đạo.

NHỮNG MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC.

Sau khi học xong môn này bạn phải có thể:

1. Hiểu rằng truyền giảng là kết quả bình thường của kinh nghiệm qui đạo.2. Chọn những phương cách đặc biệt của truyền giảng để dấn thân.3. Sử dụng Kinh Thánh như một khí dụng trong hoạt động truyền giảng.4. Đánh giá công tác của Thánh Linh trong việc truyền giảng.

SÁCH GIÁO KHOA

Bạn sẽ dùng cuốn Chia sẻ Tin Mừng của Robert và Evelyn Bolton vừa là sách giáo khoa vừa là sách hướng dẫn bạn học loạt bài nầy. Kinh Thánh là quyển sách giáo khoa duy nhất khác cần thiết cho bạn. ( Trong loạt bài nầy chúng tôi trích dẫn Kinh Thánh theo bản Today's English Version (Nhuận Chánh theo Anh Ngữ thịnh hành) năm 1976 và bản King James Version (K J V) (bản Nhuận chánh King James).

THỜI GIAN HỌC

Page 3: Chia xe tin mung

Thời gian học mỗi bài lệ thuộc vào kiến thức của bạn về đề tài và sức học cùng kỹ năng cần thiết trong việc tự học. Hãy lập thời gian biểu để bạn có đủ thì giờ đạt được mục tiêu do tác giả loạt bài đưa ra và chỉ tiêu do bạn đề xuất.

CẤU TẠO BÀI HỌC VÀ KHUÔN MẪU NGHIÊN CỨU

Mỗi bài học gồm có:1) Tựa đề2) Nhập đề3) Dàn ý4) Những mục tiêu của bài học5) Những hoạt động học tập6) Những chữ căn bản7) Triển khai bài học, bao gồm những câu hỏi nghiên cứu8) Trắc nghiệm cá nhân (cuối phần triển khai bài học)9) Giải đáp những câu hỏi nghiên cứu

Dàn ý và những mục tiêu của bài học sẽ giúp bạn tổng lược đề tài, tập trung sự chú ý vào những điểm chính khi bạn học và cho bạn biết nội dung mình phải học.

Đa số những câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học đều chừa khoảng trống để bạn trả lời. Có những câu trả lời dài, bạn phải viết vào sổ tay. Khi ghi vào sổ tay bạn nhớ ghi số của câu hỏi và tựa đề bài học. Điều này sẽ giúp bạn ôn bài để làm bản Tường Trình Học Tập của học viên.

Đừng xem phần giải đáp trước khi bạn trả lời các câu hỏi. Nếu bạn tự trả lời, bạn sẽ nhớ kỹ những gì mình đã học. Sau khi trả lời, hãy kiểm tra lại câu trả lời của mình với phần giải đáp được đưa ra ở cuối bài học. Sau đó hãy sửa lại những câu mình trả lời chưa đúng. Những câu trả lời đó không sắp xếp theo số thứ tự bình thường nên bạn cũng không thấy trước phần trả lời của câu hỏi kế tiếp.

Những câu trả lời nghiên cứu này rất quan trọng. Những câu đó sẽ giúp bạn nhớ những ý tưởng chính được trình bày trong bài học và áp dụng những nguyên tắc bạn đã học.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI

Page 4: Chia xe tin mung

Có nhiều loại câu hỏi nghiên cứu và những câu hỏi trắc nghiệm trong phần hướng dẫn học tập này. Sau đây là vài loại câu hỏi và cách thức trả lời. Sẽ có hướng dẫn cụ thể nếu có các loại câu hỏi khác.

CÂU HỎI LỰA CHỌN

Từ những câu trả lời cho sẵn, bạn chọn câu trả lời đúng.Ví dụ:1. Kinh Thánh có tổng số:a) 100 sáchb) 66 sáchc) 27 sáchCâu trả lời đúng là b) 66 sách. Trong phần bài làm của bạn, hãy dùng viết khoanh tròn chữ b) giống như sau:1. Kinh Thánh có tổng số:a) 100 sáchb) 66 sáchc) 27 sách

(Có vài câu hỏi lựa chọn, có thể có nhiều hơn một câu trả lời đúng. Trong trường hợp nầy bạn có thể khoanh tròn mẫu tự ở trước mỗi câu trả lời đúng).

CÂU HỎI ĐÚNG - SAI

Bạn chọn một hoặc vài câu trả lời Đúng với câu hỏi:Ví dụ:

2. Lời diễn đạt nào Đúng?a) Kinh Thánh có tất cả 120 sáchb) Kinh Thánh là sứ điệp dành cho tín hữu ngày nay.c) Tất cả những trước giả của Kinh Thánh đều viết bằng tiếng Hy-bá-lai.

d) Đức Thánh Linh cảm thúc các trước giả Kinh Thánh. Những lời diễnđạt b và d đều đúng. Bạn có thể khoanh tròn cả hai mẫu tự để chứng tỏ điều mình chọn, y như bạn thấy trên đây.

CÂU HỎI TƯƠNG HỢP

Loại câu hỏi này yêu cầu bạn chọn những câu trả lời phù hợp với câu hỏi, chẳng hạn nhân vật với đặc tính nhân vật hay các sách của Kinh Thánh với trước giả của sách ấy.Ví dụ:3. Viết số của tên người lãnh đạo trước mỗi câu mô tả một số việc người ấy

Page 5: Chia xe tin mung

làm.(1) a. Nhận lãnh luật pháp ở núi Si-nai (2) b. Dẫn dân Y-sơ-ra-ên qua sông Giô-đanh (2) c. Diễn hành vòng quanh thành Giê-ri-cô(1) d. Sống trong cung điện Pha-ra-ôn.1) Môi-se2) Giô-suê

Các câu a và d chỉ về Môi-se, và các câu b và c chỉ về Giô-suê. Bạn có thể viết 1) bên cạnh a và d, và 2) bên cạnh b và c: giống như ví dụ trên.

PHƯƠNG CÁCH HỌC LOẠT BÀI NẦY

Nếu bạn tự học loạt bài Hàm Thụ (ICI) nầy, bạn hãy gởi phần làm bài bằng thư đến văn phòng chúng tôi. Mặc dù Bài Hàm Thụ này giúp bạn tự học, nhưng bạn vẫn có thể học trong một nhóm hoặc lớp học. Nếu thế giáo viên sẽ triển khai thêm một số điều dạy bảo khác bên cạnh những điều có trong môn học. Vì thế, bạn nên theo những chỉ dẫn của giáo viên.

Bạn thích thú sử dụng những bài học này trong các nhóm học Kinh Thánh tư gia, trong lớp học ở nhà thờ hoặc ở Trường Kinh Thánh. Bạn sẽ thấy nội dung của chủ đề và phương pháp học rất tốt cho các mục đích này.

BẢN TƯỜNG TRÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN

Nếu bạn tự học Bài Hàm Thụ này, học với một nhóm hay trong một lớp học, bạn đã nhận được bản Tường Trình của học viên kèm theo môn học này. Bạn trả lời các câu hỏi theo những hướng dẫn trong môn học và trong Bản Tường Trình của học viên. Khi hoàn tất, bạn gởi phần trả lời cho giáo viên của bạn để vị đó sửa chữa và ghi phần nhận xét về bài làm của bạn.

CHỨNG CHỈ

Sau khi bạn hoàn tất tốt đẹp môn học và phần tường trình học tập của bạn đạt được điểm chung kết khả quan theo sự nhận xét của giáo viên của bạn, bạn sẽ nhận được Chứng Chỉ khen thưởng.

TÁC GIẢ MÔN HỌC NÀY

Robert và Evelyn Bolton, cả hai vốn là giáo sĩ, đã viết môn học nầy. Ông Robert, là con của hai cụ Ada và Leonard Bolton, ra đời tại Lục địa Trung Quốc. Hai cụ Bolton đã từng hầu việc Chúa trên 37 năm là những vị giáo sĩ tiền phong tại các Hội Thánh Trung Hoa và những quốc gia lân cận. Bà Evelyn là con của hai cụ Lydia và Frederic Burke. Cụ Burke là sáng lập viên

Page 6: Chia xe tin mung

của Trường Thần Học Toàn Châu Phi (All Africa School of Theology) là trường hàm thụ quan trọng nhất cho những nhà lãnh đạo tại Châu Phi.

Robert và Evelyn Bolton đều tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Thánh Trung Ương (Central Bible College) tại Springfield, Missouri. Ông Robert tốt nghiệp Cử nhân Cao Học MA Truyền giáo tại Viện Truyền Giáo Thế Giới và Hội Thánh Tăng Trưởng (School of World Mission and Institute of Church Growth) Viện Cao học Thần Học FULLER, ở Pasadena, California. Bà Evelyn học tại Đại Học Thành phố Pasadena. Từ năm 1955, ông bà tham gia trong chức vụ Truyền giảng thành lập Hội Thánh và dạy Kinh Thánh, vừa ở những vùng người Minan nói tiếng Trung Hoa tại các thành phố lớn ở Đài Loan và vừa ở những vùng dân tộc ít người trên miền núi. Ông bà Roobert Bolton có hai ái nữ, cô Sharon, vợ của David Whiten ở Albion, New Jersey, và cô Marvel Joy là vợ của William Kelly, mục sư phụ tá tại La Crosse, Wisconsin.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN BẠN HỌC HÀM THỤ.

Người hướng dẫn bạn học chương trình Hàm Thụ (ICI) nầy vui lòng giúp đỡ bạn trong mọi trường hợp có cần. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về môn học cũng như bản tường trình của học viên, bạn cứ tự do hỏi. Nếu vài người muốn học chung môn nầy, hãy xin vị ấy sắp xếp đặc biệt cho cả nhóm.

Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu học loạt bài Chia sẻ Tin Mừng. Nguyện những bài học này sẽ làm phong phú đời sống bạn, và sự phục vụ của Cơ Đốc nhân cũng như giúp bạn hoàn thành hiệu quả hơn vai trò của mình trong Thân thể của Đấng Christ .

TẠI SAO PHẢI TRUYỀN GIẢNG

Hãy hình dung một cánh đồng rộng lớn với hạt lúa chín vàng, đàng xa bầu trời mây bão vần vù kéo đến. Chỉ có một số ít thợ gặt đang gặt lúa. Điều gì sẽ xảy ra ? Một phần lớn mùa thu hoạch sẽ bị thiệt hại!

Chúa Jesus ví cảnh nhân loại trên trái đất này giống như một cánh đồng lúa chín. Ngài mong muốn họ được cứu trước khi quá trễ! Ngài bảo các môn đệ hãy “cầu xin chủ cánh đồng lúa chín sẽ sai nhiều nhân công” và rồi Ngài truyền lệnh: “Hãy đi, ta sai các con ... ” (LuLc 10:2-3)

Ngày nay Chúa Jesus vẫn đang kêu gọi những người theo Ngài đi vào các cánh đồng nhân loại, tập trung cho một mùa thu hoạch linh hồn Ngài muốn chúng ta truyền giảng!

Page 7: Chia xe tin mung

Trong bài học thứ nhất này bạn sẽ khám phá những lý do vì sao phải truyền giảng, giống như thu hoạch, thật hết sức quan trọng. Bạn sẽ khám phá sự cần yếu của việc truyền giảng, và tại sao bạn phải góp phần vào công tác này với Chúa chúng ta.

DÀN Ý BÀI HỌC

Sự Thách Thức Vĩ ĐạiNgười hư mất Cần Đấng ChristNgài đã Chọn Bạn Làm Người Báo Tin Mừng Cho Họ.

NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:Liêt kê những sự kiện chứng tỏ rằng cuộc thách thức về truyền giảng là vĩ đại.Đưa ra những lý do vì sao bạn phải loan Tin Mừng về Đấng Christ cho những người khác.Trích dẫn những câu Kinh Thánh có ích trong việc chia sẻ về Đấng Christ cho những người khác.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Nghiên cứu dàn ý bài học và những mục tiêu của bài học. Những điều nầy sẽ giúp bạn nhận diện những điều bạn phải cố gắng học khi bạn nghiên cứu bài.

2. Tìm những định nghĩa của các từ căn bản (thuật ngữ) mà bạn chưa hiểu được ghi vào phần Chú Giải Thuật Ngữ ở cuối sách. Đọc mỗi câu Kinh Thánh có liên quan.

3. Đọc bài học và làm tất cả những câu hỏi và bài tập trong phần triển khai bài học. Viết câu trả lời vào khoảng trống chừa sẵn ở các câu hỏi. Còn những câu trả lời dài bạn nên viết vào sổ tay.Kiểm tra phần trả lời của mình với phần giải đáp ở cuối bài học.4. Học thuộc lòng những câu Kinh Thánh trong mỗi chương còn gọi là Câu Gốc đánh dấu bằng ký hiệu sau:Những câu Kinh Thánh quan trọng này có liên quan đến sự cứu rỗi được chọn lựa cách đặt biệt để bạn học thuộc nhằm giúp bạn ứng đối nhanh khi bạn giới thiệu Chúa Jesus cho người khác. Bạn sẽ cần một số cạt nhỏ, trống để viết những Câu Gốc vào đó. Cách thực hiện và sử dụng những cạt nầy sẽ được hướng dẫn trong bài học.5. Hoàn tất phần trắc nghiệm Cá Nhân ở cuối bài học nầy và đối chiếu cẩn

Page 8: Chia xe tin mung

thận các câu trả lời của bạn với phần giải đáp câu hỏi trắc nghiệm cá nhân ở cuối sách. Ôn lại khoản nào bạn trả lời chưa đúng.

TỪ NGỮ CĂN BẢN Sau đây là những chữ căn bản trong bài học này. Nếu bạn hiểu rõ nghĩa của những chữ ấy, bạn sẽ thấu triệt bài dễ dàng hơn. Đọc những chữ được liệt kê và bạn dò xem định nghĩa của mỗi chữ mà bạn chưa nắm vững trong phần Chú giải thuật ngữ ở cuối sách. Đang khi học bài bạn cũng có thể dò xem định nghĩa của các từ ngữ nếu cần.

nữ chấp sựthăng thiênsứ mạng tối cao

TRIỂN KHAI BÀI HỌC: SỰ THÁCH THỨC VĨ ĐẠI

Mục tiêu 1: Đưa ra những bằng cớ chứng minh nhu cầu phải truyền giảng.

Bạn đã đọc lời mô tả của Đấng Christ về mùa gặt. Cánh đồng “rất lớn” và lúa đã “chín vàng”. Bạn cũng học biết rằng đây là bức tranh của nhân loại trong thời Chúa Jesus và cũng trong thời đại chúng ta. Bây giờ, chúng ta hãy nghiên cứu kỹ bức tranh nầy.

Dân số thế giới đang tăng nhanh

Có lẽ bạn cũng từng sử dụng những chuyến xe lửa hay xe buýt đông chật người. Bạn có nhớ những hình ảnh ấy không? Mọi ghế đều đầy người. Bạn phải đứng cùng với những người khác: ngay cả chỗ đứng cũng chen chúc chật ních! Nhiều quốc gia dân số tăng nhanh khủng khiếp. Dù các cao ốc mọc cao mỗi ngày, nhưng vẫn không đủ chỗ ở cho mọi người.Con người càng thêm nhiều, dân số càng tăng nhanh. Vào năm 1930 dân số thế giới là hai tỉ. Bây giờ đã trên 4 tỉ. Chỉ trong vòng 50 năm mà dân số tăng gấp đôi, tăng 2 tỉ. Tuy nhiên vào năm 2000, dân số thế giới cóthể tăng lên 6 tỉ người, thêm 2 tỉ người nữa chỉ trong vòng 20 năm!

DÂN SỐ THẾ GIỚI

Là một tín đồ của Đấng Christ điều này có ý nghĩa gì đối với bạn? Bạn ý thức ngay rằng đa số những người chung quanh mình không được cứu. Vàbạn cũng ý thức thêm rằng ngày nay có nhiều người không được cứu hơn những thế hệ xưa kia. Như thế mỗi tín hữu cần phải nói cho người khác biết

Page 9: Chia xe tin mung

về Cứu Chúa Jesus.Một nhà truyền giáo tại Á Châu có một lần thuật lại câu chuyện Chúa Jesus kể và một người có một trăm con chiên, Một con chiên đi lạc. Để chín mươi chín con chiên còn lại an toàn ở trong chuồng người chăn chiên tận trung kia đi ra ngoài tìm con chiên bị lạc. Cuối cùng ông ta tìm được chiên và cứu nó. Ông sung sướng biết bao! Ông mời những bạn hữu và láng giềng đến chung vui với mình.

Nhà truyền giáo ấy tiếp, “Tuy nhiên, ở đất nước chúng ta con số người đi lạc quá đông. Chỉ có một con chiên trong chuồng, còn chín mươi chín con chiên đi lạc. Chỉ một số ít người được cứu. Tất cả những người khác cần được tìm kiếm và đem đến Cứu Chúa.

1. Giả sử bạn là người thuật lại câu chuyện về một trăm con chiên. Con chiên được ở nơi an toàn tiêu biểu cho những tín hữu ở trong Chúa Jesus tại đất nước bạn. Người chăn phải đi tìm bao nhiêu con chiên lạc mất nếu câu chuyện nầy xảy ra tại đất nước bạn?...

Nhân loại đang bị lạc mất

Bạn có đi lạc đường bao giờ chưa? Nếu có, bạn nhớ lại cảm giác không sự giúp đỡ và cô đơn làm sao. Bạn không biết phải đi đường nào. Bạn cần một người khác giúp đỡ tìm lại lối đi của mình.

Chúa Jesus đã dùng chữ bị lạc mất để chỉ về tình trạng thuộc linh của những người chưa được cứu. Tự họ không có phương cách nào thoát khỏi tình trạng này. Có thể họ là những người học thức cao, những công dân hợp pháp, nhưng vẫn bị lạc mất về phương diện thuộc linh. Không có Đấng Christ trong đời sống họ thì dù giàu hoặc nghèo, họ vẫn bị lạc mất. Điều thảm thương hơn nữa là nhiều người bị lạc mất này chẳng hay biết điều đó! Họ bị hư mất nhưng không biết rằng mình bị hư mất.

Một người đi du lịch trên một tàu hỏa. Người ấy có vé tàu và một chỗ ngồi êm ái. Người ấy vui thích với quang cảnh rực rỡ và trưởng tàu đến bên cạnh... Bị một cú choáng váng người khám phá rằng mình đang đi lạc hướng! Nhiều người cũng giống như du khách này. Họ đang thẳng tiến trên tuyến đường sai, nhưng không hề hay biết. Họ có thể thành thật hành động theo điều mình nghĩ là đúng nhưng như vậy là chưa đủ. Họ cần được hướng vào con đường cứu rỗi duy nhất.

Page 10: Chia xe tin mung

Bạn thử tưởng tượng Chúa Jesus có cảm nghĩ như thế nào về những người bị lạc mất?

Một bà mẹ rất bận rộn khi hai con gái nhỏ của bà xin phép đi ra ngoài đường chỉ cách nhà hai dãy phố, để xem cuộc diễn hành đi ngang qua đó vào một buổi chiều. Bà mẹ đồng ý với điều kiện hai đứa con đứng ngay ngã tư phía con đường họ đang ở. Chẳng mấy chốc, bà chợt nghĩ. Trong trạng thái kích thích mạnh, chúng có thể bị đám đông đẩy đi, và trời sụp tối có lẽ chúng không biết đường về, mình phải chạy nhanh đến vơí chúng trước khi đám đông giải tán. Buông bỏ mọi sự, bà vội vàng chạy đến ngã tư nọ. Bà choáng váng vì không có chúng ở đó! bà xô đẩy mở đường giữa dòng người, chạy lên chạy xuống, tìm kiến và réo gọi tên con mình, nhưng chẳng thấy. Quá lo lắng, bất kể mọi sự, bà lấn lên hàng trước, rồi gia nhập vào đoàn diễn hành vì bà nghĩ rằng : nếu mình không thấy chúng, chắc chúng cũng thấy mình.

Sau khi đoàn diễn hành đi qua, đám đông lần lượt giải tán, tuyệt vọng quá, người mẹ leo lên một bệ cao hy vọng chắc các con gái bà sẽ có thể thấy mẹ. Nhưng vẫn không có dấu hiệu gì về chúng cả! Chẳng biết làm gì bây giờ, bà bèn chạy trở về nhà mà cửa vẫn mở toang từ lúc bà rời khỏi. Vui mừng làm sao khi thấy những con mình an toàn ở trong nhà! Một người bạn của bà đã chỉ chúng con đường về.

Về sau người mẹ suy nghĩ:“Mình là một con người nhút nhát, chẳng dám đến chỗ đông người. Nhưng khi nghĩ rằng con mình bị lạc, thì mình quên cả chính mình, quên công việc, quên nhà cửa. Điều tập trung duy nhất của mình là tìm cho ra các con. Có phải chăng mình chẳng nghĩ nhiều như vậy đến những linh hồn bị lạc mất về phần thuộc linh? Chúa Jesus quan tâm đến họ nhiều hơn mình quan tâm đến các con gái mình. Ngài chết để cứu họ, nhưng Ngài cần tôi để chỉ đường cho họ. Tôi không được lấy cớ là quá bận rộn hay quá mặc cảm để đi ra và tìm kiếm họ.

2. Trong sổ tay của bạn, hãy đặt tên cho hai điều mà người mẹ trong câu chuyện đã làm để tìm các con của mình

Nhân loại đang có nhu cầu

Tôi không thể nghĩ là người độc thân chẳng có một vài loại nhu cầu. Bạn có nghĩ như vậy không? Ngay trong những gia đình giàu sang cũng có nhu câù. Một người giàu có thể mua sắm mọi thứ bằng tiền. Người ấy có đầy đủ lương thực quần áo, nhà cửa, đất đai và xe cộ. Nhưng có thể người ấy rất buồn vì con trai duy nhất của mình bị bệnh

Page 11: Chia xe tin mung

Nhu cầu của mỗi người đều khác nhau. Trong ví dụ trên, nhu cầu nầy thuộc về tình cảm và thể chất. Đứa con trai bị bệnh cần được chữa lành và người cha cần cảm thấy dễ chịu Đối với phần đông dân chúng nhu cầu vật chất là trên hết. Hàng ngàn người sống thiếu lương thực, quần áo, chỗ ở. Họ rất cần được giải quyết nhu cầu của mình!

Những người khác lại có những nan đề về tâm lý và tinh thần; họ thiếu hẳn niềm vui và sự bình an. Những người khác nữa khao khát tình yêu trong khi những người khác nữa cần can đảm và nâng đỡ tâm linh. Và hàng triệu người đang tìm cách nâng cao trình độ học thức của mình hoặc muốn kiếm địa vị trong xã hội.

Nhưng nhu cầu lớn nhất hàng đầu của con người vẫn là nhu cầu thuộc linh. Một số người phải ý thức tầm quan trọng của nhu cầu ấy và muốn được góp phần làm một việc gì đó.

3. Hãy trả lời những câu hỏi sau trong sổ tay của bạn:a) Hãy kể ra năm loại nhu cầu mà nhân loại đang có.b) Nhu cầu lớn nhất của nhân loại hiện nay là gì?

Một nữ chấp sự của một Hội Thánh lớn tại Triều Tiên đi chợ. Tại chợ bà được nghe một phụ nữ nói chuyện với một phụ nữ khác về nan đề trong gia đình của bà ta. Nữ chấp sự nầy lặng lẽ theo người phụ nữ đó về nhà, chờ một chút cho cô ổn định mọi sự, rồi bà gõ cửa. Tự giới thiệu mình cách lịch sự, giải thích rằng bà có nghe phụ nữ kia nói chuyện về những khó khăn của cô.

Sau đó bà giới thiệu những người bạn của bà tập trung tại nhà bà để cầu nguyện cho những người có nhu cầu. Liệu người phụ nữ nầy có muốn tổ cầu nguyện cầu thay cho cô không? Khi cô ta trả lời “Vâng”, thì cuộc viếng thăm lần thứ nhất chấm dứt.

Vài ngày sau khi nhóm đã cầu nguyện cho nhu cầu nầy, thì bà chấp sự trở lại nhà của phụ nữ đó. Lần nầy cô vui vẻ mỉm cười chào bà. Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện. Cô ta và chồng cô, một giáo sư, có nan đề về hôn nhân và hai người quyết định ly dị. Bây giờ mọi việc bắt đầu thay đổi. Nữ chấp sự chia sẽ niềm vui với cô và mời cô đến dự nhóm tại tư gia. Sau đó không lâu cô ta hớn hở tiếp nhận Chúa, rồi đến lượt cô chinh phục chồng mình cho Đấng Christ.

Nữ chấp sự nầy đã nhạy bén đối với nhu cầu của người khác. Hiện nay, vị giáo sư nọ và vợ ông đều là thuộc viên của một Hội Thánh và họ đang hướng dẫn một tổ tư gia, nơi gây dựng những người tin nhận Chúa.

Page 12: Chia xe tin mung

4. Bạn đã học ba sự kiện chứng tỏ nhu cầu truyền giảng thật vĩ đại. Trong sổ tay của bạn, hãy ghi ra mỗi sự kiện và nêu dẫn chứng từ bài học hoặc từ kinh nghiệm cá nhân của bạn.

NHỮNG NGƯỜI LẠC MẤT CẦN ĐẤNG CHRIST

Mục tiêu 2: Công nhận những câu Kinh Thánh minh chứng rằng người lạc mất cần Đấng Christ.

Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất

Kinh Thánh bày tỏ cách rõ ràng rằng đức tin nơi Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất. Chính Ngài đã phán: "Ta là đường đi, chân lý và sự sống; không nhờ ta chẳng ai được đến cùng Cha” (GiGa 14:6).

Có một người bị rũi rơi xuống hố sâu và kêu cứu. Người thứ nhất đi ngang qua đó dừng lại, nhưng chỉ nói cho anh ta biết rằng anh phải cẩn thận hơn và phải tránh những tai nạn. Khách bộ hành thứ hai đến và quở trách người dưới hố một hồi về sự thiếu thận trọng của anh. Rồi đến khách bộ hành thứ ba dừng lại và nói cách lịch sự, “anh đang bị ởtrong hố, tôi lấy làm tiếc”.

Người đàn ông bị rơi xuống hố chẳng cần một lời khuyên khôn ngoan nào. Anh ta cũng chẳng cần sự không tán thành hay thương cảm. Anh cần được cứu khỏi hố. Cuối cùng, khách bộ hành thứ tư đến, khi thấy cảnh ngộ khốn khó nầy, người lập tức tìm cho được một sợi dây thừng và kéo người bị nạn lên khỏi hố. Khách bộ hành nầy trở thành vị cứu tinh của người đàn ông.

Đấng Christ đến để cứu nhân loại ra khỏi hố tội lỗi và chỉ cho họ con đường sự sống. Những con người bị lạc mất bị sa ngã cần loại người cứu vớt nầy. Chúa Jesus được phái xuống trần gian, không phải để phán xét,"nhưng để làm Đấng cứu rỗi của thế gian” (GiGa 3:17).

5. Tìm những câu Kinh Thánh sau. Câu nào cho biết rằng Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất?

a) 3:17b) LuLc 12:8c) Cong Cv 4:12

Bạn đã học biết rằng nhân loại đang bị lạc mất về phương diện thuộc linh. Trong Luca 15, Chúa Jesus thuật lại một số câu chuyện lý thú về những người đi tìm những vật sở hữu bị mất. Trong Luca 19, câu chuyện về người chăn chiên đi tìm một con chiên bị lạc cho chúng ta thấy rõ rằng Chúa Jesus

Page 13: Chia xe tin mung

“tìm và cứu” mỗi người lầm lạc trong tội lỗi mình (c.10). Không ai là không quan trọng; mỗi người đều có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời “sai Con Ngài đến làm Cứu Chúa của thế gian” (IGi1Ga 4:14). Giống như người đàn bà thắp đèn, quét nhà và chú ý cẩn thận cho đến khi tìm được đồng bạc bị mất, thì Cứu Chúa của chúng ta cũng tìm những người lạc mất như vậy.Chúa Jesus phán rằng thiên đàng vui mừng khi một người lầm lạc ăn năn tội lỗi của mình (LuLc 15:7, 10), vì tìm lại được con người lạc mất!

6. Đây là Câu Gốc thứ nhất của bạn. Hãy học thuộc lòng tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc. Hãy lấy một trong những tấm bìa nhỏ chưa viết gì của bạn. Trên một mặt ghi tựa đề và Kinh Thánh trích dẫn. Mặt kia ghi Câu Gốc như bạn thấy trong minh họa dưới đây. Kiểm tra trí nhớ mình bằng cách nhìn vào một mặt của tấm bìa và đọc lớn lên phần ghi ở mặt kia. Bạn có thể mang theo tấm bìa nầy và những tấm bìa khác bạn sẽ làm để lúc nào rảnh rỗi thì học và ôn lại Câu Gốc.

Tựa đề: Sự kiện cứu rỗiKinh Thánh trích dẫn: ITi1Tm 1:15Câu Gốc: “Đức Chúa Jesus Christ đã đến trần gian để cứu vớt kẻ có tội: đây là lời nói chân thật, đáng đem lòng tin trọn vẹn và tiếp nhận ”

Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu.

“Thật như ta hằng sống, ta là Đức Chúa Trời Tối Cao, ta không thể nào vui khi thấy một tội nhân chết mất, nhưng ta vui vì người đó chấm dứt phạm tội và được sống” (Exe Ed 33:11)

“Điều làm vui lòng Đức Chúa Trời là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết chân lý” (ITi1Tm 2:3-4)

“Ngài nhịn nhục đối với anh em, vì Ngài không muốn người nào bị hủydiệt, nhưng muốn mọi người từ bỏ tội lỗi mình) (IIPhi 2Pr 3:9)

Ê-xê-chi-ên là một tiên tri thời Cựu ước. Phao-lô viết thơ Ti-mô-thê thứ nhất, và Phi-e-rơ viết thơ Phi-e-rơ thứ hai, cả hai đều là những trước giả thời Tân Ước. Ba người đều được Thánh Linh cảm thúc Qua những lời họ ghi lại chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn tất cả đều được cứu, Ngài muốn tìm cứu những kẻ bị lạc mất và chăm sóc họ.

7. Đọc những câu Kinh Thánh dưới đây (cột bên trái). Rồi xếp đặt cho phù hợp với phần diễn đạt đầy đủ nhất (cột bên phải).

Page 14: Chia xe tin mung

1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất.2) Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu.... a. ICo1Cr 3:11 ... b.ITi1Tm 2:6 ... c. GiGa 3:36... d. ITi1Tm 2:3-4... e. 2:5

NGÀI CHỌN BẠN LOAN BÁO TIN MỪNG CHO HỌ

Mục tiêu 3: Chọn những lời diễn đạt đưa ra những lý do tại sao cá nhân bạn phải chia sẻ Tin Mừng.

Bạn có tin rằng chính bạn là người phải chia sẻ tin mừng của Đấng Christ cho những người khác không? Chúng tôi hy vọng như thế. Chúa Jesus phán, “Ta đã chọn và bổ nhiệm các con ra đi và mang nhiều quả (GiGa 15:16). Chúa Jesus là Gốc nho, chúng ta là những nhánh nho. Ngài muốn mỗi nhánh nho đều mang quả, đó là lý do Ngài cho chúng ta sự sống và sinh lực của Ngài. Sau đây là ba lý do khiến Ngài chọn bạn loan báo cho người khác về Ngài.

Đấng Christ có lời công bố cho mọi người

Đấng Christ là Người - Trời (GodMan) được thiên đàng phái đến, Ngài là đấng tạo dựng mọi sự (1:3). Có một lần Ngài phán, “Khi ta bị treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta” (12:32). Lời nói này ứng nghiệm khi quân lính La Mã đóng đinh Chúa Jesus vào cây thập tự to lớn sù sì rồi dựng đứng lên. Và tại thập tự giá ấy Chúa Jesus đã nếm trải sự chết cho mọi người (HeDt 2:9). Vì Ngài đã chết cho mọi người, nên lời công bố của Ngài có hiệu lực đối với mọi người.

Ngoài ra, lời công bố của Đấng Christ sẽ được ứng nghiệm cách trọn vẹn khi Ngài được tôn làm Chúa của mọi người. Trong (Phi Pl 2:10-11), “hầu cho nghe đến danh Chúa Jesus, mọi đầu gối trên trời dưới đất, bên dưới đất thảy đều quỳ xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jesus Christ là Chúa và tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha”, Như vậy lời tuyên bố của Đấng Christ vừa có hiệu lực cho bạn và cho người mà bạn có thể chinh phục cho Đấng Christ.

8. Bên cạnh mỗi lời diễn đạt sau đây, bạn viết chữ Đúng hay Sai và bạn ghi thêm câu Kinh Thánh hổ trợ câu trả lời của bạn. Nếu lời diễn đạt ấy sai, bạn hãy viết lại câu ấy cho Đúng.

Page 15: Chia xe tin mung

a. Sự dạy dỗ của Đấng Christ về sự ăn năn chứng tỏ rằng đó là lời công bố của Ngài cho tất cả mọi người.... b. Có một ngày mọi người sẽ nói rằng Jesus Christ là Chúa.... c. Đấng Christ chỉ chết cho những ai tin cậy Ngài....

9. Đây là Câu Gốc thứ hai. Hãy học thuộc lòng tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc. Viết vào một trong các tấm bìa nhỏ như bạn đã được chỉ dạy ở câu hỏi số 6.Tựa đề: Phương cách cứu rỗiKinh Thánh trích dẫn: RoRm 10:13Câu Gốc: “Phàm ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu ”

Sứ mạng trọng đại vẫn còn giá trị

Trước khi thăng thiên về trời Chúa Jesus truyền bảo các môn đệ: “Vậy hãy đi đến tất cả dân tộc ở khắp nơi và đào tạo họ thành môn đệ của ta: làm Báp-têm cho họ trong danh Cha, Con và Thánh Linh, và dạy họ vâng theo mọi điều ta đã truyền cho các con” (Mat Mt 28:19-20).

Những lời này thường được gọi là Sứ Mạng Trọng Đại không chỉ cho những môn đệ nhưng cho tất cả những người theo Chúa Jesus. Chừng nào còn con người sống trên đất để được đào tạo thành môn đệ, thì vẫn còn áp dụng lời phán của Đấng Christ. Như vậy Sứ Mạng Trọng Đại vẫn còn giá trị và hiệu lực, không bao giờ bị hủy bỏ.

10. Sứ Mạng Trọng Đại có giá trị ngày hôm nay vì:

a) Đó là điều cuối cùng Chúa Jesus phán.b) Những tín hữu ngày nay cũng là môn đệ của Chúa Jesus.c) mỗi người hiểu được ý nghĩa của sứ mạng đó.

Phải nói cho người khác nghe.

Sứ Mạng Trọng Đại kêu gọi sự vâng lời. Khi bạn áp dụng lời của Đấng Christ cho bản thân mình, bạn sẽ ý thức rằng mình phải chia sẻ Tin Mừng cho những người khác. Tin Mừng ấy là “Chúa Jesus Christ đã đến trần gian để cứu vớt tội nhân” (ITi1Tm 1:15). Tin Mừng cũng là “Hễ ai kêu cứu Chúa giúp đỡ sẽ được giải cứu” (RoRm 10:13). Chúng ta không thể giữ tin mừng cho riêng mình!

Page 16: Chia xe tin mung

Trong 10:14, tác giả Phao-lô nêu lên một loạt câu hỏi, câu này có liên quan đến câu kia. Hãy chú ý tại sao mỗi câu liên quan đến câu kế tiếp:

Câu hỏi 1: “Làm thế nào để họ cầu xin giúp đỡ nếu họ chưa tin?”Câu hỏi 2: “Làm thế nào để họ tin nếu họ chưa nghe sứ điệp?Câu hỏi 3: “Làm thế nào họ nghe nếu sứ điệp chưa được công bố?”

Nói cách khác, phải có mục đích khi làm chứng, nếu không, người khác sẽ không có cơ hội tiếp nhận Đấng Christ.

11. Theo 10:14 có bốn điều phải xảy ra để một người được cứu. Bốn đều ấy được diễn đạt trong các câu dưới đây. Hãy xếp cho phù hợp số thứ tự của việc xảy ra1) Thứ nhất2) Thứ hai3) Thứ ba4) Thứ tư... a. Người ấy nghe sứ điệp ... b. Người ấy kêu cầu Đấng Christ giúp đỡ ... c. Ai đó nói cho người ấy biết về Đấng Christ. ... d. Người ấy tin những gì mình đã nghe

12. Là chứng nhân cho Đấng Christ bạn chịu trách nhiệm trực tiếp điều nào nhất trong bốn sự kiện nêu ở câu 11...

Hãy nhớ lại giây phút đầu tiên bạn được nghe sứ điệp. Có một người đã chia sẻ cho bạn. Bạn đã lắng nghe. Bạn đã tin, đã kêu cầu Chúa cứu giúp mình. Rồi Ngài đã cứu bạn. Không có con đường nào khác. Tương tự như vậy, bạn phải nói cho những người khác, tạo một cơ hội để họ nghe rõ ràng, hiểu đầy đủ, rồi họ kêu cầu danh Chúa để Ngài ban ơn cứu vớt họ.

13. Khoanh tròn mẫu tự ở trước mỗi câu Kinh Thánh trích dẫn dưới đây chứng tỏ rằng cá nhân bạn đã được lựa chọn để chia sẻ Tin Mừng cho những người khác.

a) “Các con không chọn ta, ta đã chọn các con và bổ nhiệm các con ra đi và mang nhiều quả” (GiGa 15:16)

b) “Tôi đã hoàn tất cuộc đua cách tốt nhất, tôi đã chạy đầy đủ khoảng đường” (IITi 2Tm 4:7)

Page 17: Chia xe tin mung

c) “Tình yêu thương không vuivề điều ác, nhưng vui trong chân lý”(ICo1Cr 13:6)

d) “Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn họ làm cho mình” (Mat Mt 7:12).

Tại sao bạn phải chia sẻ Tin Mừng? Sự thách thức thật vĩ đại! Những người lạc mất đang cần Đấng Christ! Vị Giáo sư đã chọn bạn đi ra làm chứng và chinh phục môn đệ cho Ngài!

TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN

Đọc kỹ các phần câu hỏi dưới đây. Nếu câu nào bạn nghĩ rằng mình chưa trả lời được nếu không xem lại bài hoặc xem lại Kinh Thánh thì hãy ôn bài lại. Khi bạn đã sẵn sàng hãy làm bài trắc nghiệm dựa theo Kinh Thánh hay bài học.

1. Khi Chúa Jesus dùng chữ lạc mất để nói về người, thì Ngài muốn ám chỉ:a. Tình trạng thuộc linh của họb. Tình trạng xã hội của học. Nhu cầu thể chất của họ.

2. Trong câu chuyện xảy ra tại Triều Tiên về một nữ chấp sư, giúp đỡ vợ của một giáo sư, chân lý nào được minh họa tốt nhất?a. Mọi loại người khác nhau đều có nhu cầu .b. Không phải tất cả mọi người đều có cùng một loại nhu cầu.c. Những người có nhu cầu thường nhận sự giúp đỡ

3. Trong sổ tay của bạn, hãy viết thuộc lòng hay trích dẫn cho người nào đó hai Câu Gốc kể cả chủ đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc.

4. Xếp đặt cho phù hợp mỗi lời diễn đạt, sự kiện hay Kinh Thánh với lý do truyền giảng.1) Cuộc thách thức vĩ đại2) Người lạc mất cần Đấng Christ3) Ngài chọn bạn loan báo Tin Mừng cho họ... a. Sứ Mạng Trọng Đại ngày nay vẫn còn có giá trị. ... b. Đến năm 2000 sẽ có 6 tỉ người ... c. ITi1Tm 1:15 ... d. Dân số thế giới tăng nhanh... e. Jesus Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất

Page 18: Chia xe tin mung

... f. Đấng Christ đến trần gian là để cứu tội nhân.

... g. Người ta phải được nghe về Đấng Christ trước khi họ tin Ngài.

5. Câu chuyện của bài học nầy về người đàn ông bị rơi xuống hố chứng minh sự kiện là Chúa Jesusa. Dành thì giờ dạy dỗ và cầu nguyệnb. Cung cấp loại giúp đỡ mà người bị rơi xuống hố đang cần.c. Ban cho môn đệ Ngài Sứ Mạng Trọng Đại.d. Thương xót những người lạc mất.

6. Trong những phần diễn đạt sau đây, phần nào đưa ra bản tóm tắt tốt nhất về ba lý do chính vì sao chúng ta phải truyền giảng?

a. Những người có nhu cầu thường cởi mở với những ai cố gắng giúp đỡ họ. Chỉ bày tỏ sự thương hại họ thì chưa đủ. Họ phải được cung cấp một loại giúp đỡ mà họ thực sự cần.

b. Có một lượng người gia tăng bị lạc mất về phần thuộc linh. Vì Đấng Christ là con đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời, chúng ta phải nói cho họ biết về Ngài để họ có thể tin và được cứu.

c. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta cách rõ ràng rằng Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất. Vì đây là sự thật, nên con người không thể được cứu bằng bất cứ phương cách nào khác ngoài việc nhờ Đấng Christ.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Phần giải đáp câu hỏi nghiên cứu của bạn không sắp xếp theo thứ tự bình thường để bạn không thấy trước câu trả lời của câu hỏi kế tiếp. Hãy tìm cái số của câu bạn cần, cố gắng đừng xem trước.

1. Câu trả lời của bạn. Có lẽ trong đất nước của bạn số người bị lạc mất nhiều hơn số người được tìm kiếm. Nếu vậy câu chuyện của bạn sẽ giống như câu chuyện của một nhà truyền giảng ở Á Châu.

8.a. Sai (GiGa 12:32, HeDt 2:9). Sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá chứng tỏ rằng Ngài có lời xác nhận cho mọi người.b. Đúng (Phi Pl 2:10-11)c. Sai (HeDt 2:9). Đấng Christ chết cho mọi người.

2. Câu trả lời của bạn có thể tương tự như sau:Người mẹ chạy ra khỏi nhà để tìm hai con gái của mình; và bà nhập vào đoàn diễn hành, rồi leo lên bệ cao để con bà có thể nhìn thấy bà.

Page 19: Chia xe tin mung

9. Không nhìn vào bìa nhỏ,bạn phải có thể trích dẫn đầy đủ ba phần nêu lên trong Câu Gốc ở, RoRm 10:13.

3.a. Nhu cầu thể chất (và vật chất), tình cảm, tinh thần, học vấn, thuộc linh.b.Thuộc Linh.

10.b. Những tín hữu ngày nay cũng là môn đệ của Chúa Jesus.

4. Ba sự kiện là:Dân số trên toàn thế giới gia tăng, vô số người bị hư mất, và con người có nhiều nhu cầu. Những ví dụ của bạn có thể rút ra từ Kinh Thánh, từ bài học, hay từ kinh nghiệm bản thân. Nhưng mỗi ví dụ phải làm sao hổ trợ cho điều bạn đã sử dụng.

11. a.2) Thứ nhìb.4) Thứ tưc.1) Thứ nhấtd.3) Thứ ba.

5.c) Cong Cv 4:1212. c) Ai đó nói cho người ấy biết về Đấng Christ. (Nghĩa là bạn là người nói cho người ấy. Những hành động còn lại là phần của người ấy phải làm).6. Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trích dẫn đầy đủ ba phần được ghi trong Câu Gốc ở ITi1Tm 1:15.

13. a) “Các con không chọn ta, ta đã chọn và bổ nhiệm các con ra đi để mang nhiều quả” (GiGa 15:16)d)"Hãy làm cho người khác những gì các con muốn họ làm cho mình” (Mat Mt 7:12)

7. a. 1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất.b.2) Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu.c.1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất.d.2) Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu.e.1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất.

BẠN CÓ THỂ TRUYỀN GIẢNG

Có bao giờ bạn nhìn lên trong một đêm tốt trời và ngạc nhiên trước vẻ đẹp kỳ diệu cùng số lượng khổng lồ của những vì sao không? Sao ở trên bầu trời, cố định tại vị trí của mình và chiếu lấp lánh!

Page 20: Chia xe tin mung

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng những kẻ dắt đem nhiều người trở lại sự công chánh và dạy nhiều người làm điều phải lẽ sẽ chiếu sáng giống như những ngôi sao ấy mãi mãi. Hãy xem DaDn 12:3.

Công tác truyền giảng đang thu hút bạn! Đức Chúa Trời muốn bạn dẫn dắt bà con và bạn hữu của bạn đến với Đấng Christ. Khi Kinh Thánh nói về linh hồn, giá trị của linh hồn và phần thưởng cho sự chinh phục người lạc mất, Kinh Thánh đã dùng ngôn ngữ của phạm vi thiên đàng. Thật là một khích lệ cho việc chia sẻ Tin Mừng!

Trong bài học này bạn sẽ học biết công tác truyền giảng. Bạn sẽ khám phá rằng bất kỳ hạng người nào cũng có thể truyền giảng. Bạn sẽ được cảm thúc để sửa soạn chính mình bước vào công tác được khen thưởng nhất này. Hãy mở lòng ra cho Thánh Linh hành động và để Ngài thách thức bạn ra đi truyền giảng.

DÀN Ý BÀI HỌC

Truyền Giảng Là Gì?Những Người Không Chuyên Có Thể Truyền GiảngSửa Soạn Chính Mình Cho Việc Truyền Giảng

NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:Mô tả mục đích toàn diện của việc truyền giảng, từ sự nhìn thấy nhu cầu.Đến sự giúp đỡ những người khác nhìn thấy một nhu cầu.Ý thức vai trò của mình trong việc truyền giảng.Giải thích cho những người khác về tầm quan trọng của sự chia sẻ Tin Mừng.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Nghiên cứu sự triển khai của bài học. Tìm và đọc tất cả những câu Kinh Thánh được trích dẫn.2.Trả lời những câu hỏi nghiên cứu. Sau khi hoàn tất, đối chiếu những câu trả lời của bạn với phần giải đáp ở cuối bài học. Ôn lại phần nào bạn trả lời chưa đúng.3. So sánh những ví dụ minh họa với những kinh nghiệm bạn có hoặc các kinh nghiệm bạn được nghe về việc chinh phụclinh hồn

TỪ NGỮ CĂN BẢN bằng chứng

Page 21: Chia xe tin mung

nghĩa bóngcộng tác viêntín ngưỡngnhấn mạnh

TRIỂN KHAI BÀI HỌC TRUYỀN GIẢNG LÀ GÌ?

Mục tiêu 1: Liệt kê và nhận diện những ví dụ về bốn khía cạnh của việc truyền giảng.

Chữ truyền giảng là một từ hiện đại dùng để nói về bốn khía cạnh của việc chia sẻ Tin Mừng về sự cứu rỗi qua Đức tin nơi Jesus Christ. Bốn hoạt động này bao gồm:

1) Nói cho người khác nghe về Đấng Cứu thế.2) Làm chứng cho họ về Đấng Christ3) Chinh phục họ cho Ngài.4) Giúp họ đi chinh phục những người khác.Chúng ta hãy xem từng hoạt động nầy cách cẩn thận hơn.

Môn đồ hóa mọi người Thu phục môn đệ cho Đấng Christ

Loan báo Tin MừngLàm chứng cho Chúa Jesus

TRUYỀN GIẢNG

Loan báo Tin MừngKhi Sứ đồ Phao-lô viết Phúc Âm, ông viết về Chúa Jesus là ai, tại sao Ngài đến và đến bằng cách nào, Ngài đã làm gì, và Ngài đã chết cho chúng ta và sống lại như thế nào (ICo1Cr 15:2-4). Điều này cũng còn được gọi là Tin Mừng (Good News). Đây là Tin vui vì loan báo cho mọi người biết cách thức để họ được cưú ra khỏi tội lỗi và những hậu quả của nó cũng như biết cách tiếp nhận sự sống vĩnh cửu. Đây là tin mới vì nó liên hệ đến những việc đang xảy ra. Rất tiếc là đa số nhân loại không biết được điều này. Phải loan báo cho họ biết. Đây là một phần của việc truyền giảng.

TIN MỪNG CHÚA JESUS ĐÃ ĐẾN

Làm chứng về Chúa Jesus

Page 22: Chia xe tin mung

Làm chứng là nói về kinh nghiệm được cứu của bạn. Nói lên những gì Chúa Jesus đã làm cho cá nhân bạn. Lời chứng của bạn sẽ giúp cho mọi người thấy rằng quyền năng của Đấng Christ có thật. Nếu họ có thể thấy rằng đó là điều tốt đẹp, họ sẽ muốn nhận những gì bạn đã có.Làm chứng tức là đưa ra bằng chứng hay bằng cớ. Chúa Jesus phán: “Các con sẽ là những nhân chứng cho ta” (Cong Cv 1:8) Phần truyền giảng nầy chứng tỏ quyền năng cứu rỗi của Đấng Christ trong đời sống bạn.

Làm chứng đòi hỏi quyền năng của Thánh Linh. Cảm tạ Đức Chúa Trời, điều này dành sẵn cho tín hữu ngày nay! Chúa Jesus hứa rằng “Khi Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận lãnh quyền năng”. Quyền năng của Thánh Linh được ban ra trước tiên cho việc truyền giảng.

Trong Hội Thánh đầu tiên, Phi-e-rơ và các sứ đồ khác bạo dạn nói cho những người lãnh đạo Do thái về Phúc Âm. Họ đưa ra chứng cớ về sự chết và sự sống lại của Đấng Christ. Họ đã làm chứng về sự ăn năn và sự tha thứ tội lỗi. Họ nói:“Chúng tôi là những nhân chứng về những điều này - chúng tôi và Thánh Linh” (Xem 5:29-32). Họ kinh nghiệm quyền năng của Thánh Linh trong việc làm chứng về Chúa Jesus!

ĐIỀU ĐẤNG CHRIST ĐÃ LÀM CHO TÔI

1. Chọn những cụm từ trong ngoặc đơn, cụm từ nào có định nghĩa tốt nhất vào mỗi hoàn cảnh, và viết vào khoảng chừa trống.

a. Bạn nói cho một người biết rằng Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến trần gian để chết cho chúng ta.... (Loan báo Tin Mừng\ Làm chứng)b. Bạn nói cho người khác biết thế nào Ngài đã cứu vớt bạn và giải cứu bạn ra khỏi tội lỗi.... (Loan báo Tin Mừng \ Làm chứng).

Thu phục người khác cho Christ

Loan báo Tin Mừng cho những người khác, hay làm chứng về những điều Chúa Jesus đã làm cho bạn vẫn chưa đủ. Bạn cần phải tiến bước thêm một bước nữa:phải hướng dẫn họ đến việc tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình. Khi Thánh Linh dẫn dắt bạn, hãy giúp họ đáp ứng với tình yêu và lời công báo của Đấng Christ. Nói cách khác,sự truyền giảng phải chinh phục người khác cho Đấng Christ.

Page 23: Chia xe tin mung

Người đi chinh phục người khác cho Đấng Christ có thể được gọi là người truyền giảng, nhưng đừng để chữ này làm bạn hoảng hốt! Nếu bạn đang nói cho những người khác về Chúa Cứu Thế thì bạn là một người truyền giảng. Phao-lô khích lệ thanh niên Ti-mô-thê “Làm công tác của người truyền giảng (IITi 2Tm 4:5, K J V) hay “Làm công việc của người rao giảng Tin Mừng” (TEV).

Một gương truyền giảng khác là Phi-líp, một chấp sự của Hội Thánh đầu tiên (Cong Cv 21:8). Chúng ta sẽ nghiên cứu sau nầy cách truyền giảng của Phi-líp.

HÃY TIN NHẬN NGÀI NGAY

Môn Đồ Hóa Mọi Dân Tộc.

Những tân tín hữu cần được giúp đỡ để mạnh mẽ trong đức tin và lớn lên về phương diện thuộc linh. Họ cần được huấn luyện để chinh phục những người khác cho Đấng Christ. Một lần nữa, chúng ta nhắc lại Sứ Mạng Trọng Đại “Hãy đến với mọi dân tộc khắp mọi nơi và đào tạo họ thành môn đệ của ta” (Mat Mt 28:19). Những tân tín hữu nầy cũng cần được từng trải về niềm vui khi chinh phục những người khác cho Đấng Christ.

NÓI ĐIỀU NÀY VỚI NGƯỜI KHÁC

2. Khoanh tròn những mẫu tự của lời diễn đạt Đúnga. Truyền giảng là nói cho mọi người biết rằng Chúa Jesus đã đến trần gian.b. Khi chúng ta chia sẻ Tin Mừng, chúng ta đã hoàn tất trách nhiệm của mình.c. Mỗi tín hữu phải làm công tác của người truyền giảng.d. Muốn làm những nhân chứng tốt, chúng ta phải có kinh nghiệm về sự cứu rỗi của chính mình.

3.Trong sổ tay của bạn hãy liệt kê bốn bước truyền giảng giới thiệu trong bài học nầy.

4.Trước mỗi lời mô tả hãy ghi con số tiêu biểu cho hành động được mô tả.1) Loan báo2) Làm chứng3) Thu phục4) Tạo môn đệ... a. Bạn tặng một truyền đạo đơn cho một người trên xe lửa... b. Sau khi làm chứng cho người láng giềng, bạn hỏi người ấy có muốn

Page 24: Chia xe tin mung

tiếp nhận Đấng Christ bây giờ không và người ấy đồng ý... c. Bạn làm chứng về việc Đấng Christ loại bỏ những thói xấu của bạn như thế nào.... d. Một đứa trẻ hỏi bạn về thiên đàng và bạn dành thì giờ để nói cho em ấy biết cách để được cứu.... e. Bạn giúp một tân tín hữu cách chia sẻ cho người khác.

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN CÓ THỂ TRUYỀN GIẢNG

Mục tiêu 2: Giải thích ai là người có trách nhiệm chia sẻ Tin Mừng.

Chúng ta mong đơị những Mục sư, Giáo sĩ và những nhà Truyền giáo dâng trọn thì giờ dấn thân vào công tác truyền giảng. Tuy nhiên, họ không bao giờ làm hết công việc được. Truyền giảng khắp thế giới đòi hỏi tất cả tín hữu tham gia vào viêc chia sẻ Tin Mừng. Bạn cũng có thể truyền giảng! Những câu chuyện sau đây là những ví dụ điển hình về những người không chuyên đã chinh phục được linh hồn.

Một tín hữu lâu năm bắt đầu loan báo Tin Mừng.

Ông Lee, một người Trung Hoa, là một Cơ Đốc nhân kỳ cựu và trung tín đi nhóm lại. Đến tuổi bảy mươi, ông bị đau rất nặng. Thình lình, ông bắt đầu nghĩ đến việc gặp Chúa và đau đớn vô cùng. Ông nói, “Chúa ôi, con không thể chết bây giờ được, vì con không có bó lúa nào đem dâng cho Chúa cả”. Ông cầu nguyện khẩn thiết xin Chúa cho sống thêm vài năm nữa để ông có thể làm chứng cho nhiều ngươì và nhìn thấy họ được cứu.

Một phép lạ xảy ra! Ông Lee mạnh khỏe trở lại. Ông nói cho bạn hữu ông biết ông đã cầu nguyện như thế nào và Chúa đã kéo dài cuộc sống ông ra sao. Ông bắt đầu loan báo Tin Mừng bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào có thể được. Ông đạp xe nhiều dặm đến một nhà thờ mới mở để thăm viếng và chinh phục nhiều người cho Chúa. Hội Thánh mới bắt đầu lớn nhanh. Những người khác cũng được động viên ra đi do lòng nhiệt thành của ông. Ông cụ Lee sống thêm khoảng mười năm và tận tâm phục vụ Chúa của mình. Rồi đến một ngày Chúa đem cụ về thiên đàng vui vẻ và bình an, vì cụ đã trở thành một ngừơi chinh phục linh hồn tội nhân!

5. Hãy đọc ICo1Cr 3:12. Nói theo nghĩa bóng, ông cụ Lee trong câu chuyện trên đã dùng vật liệu nào để xây cất trong mười năm chót của cuộc đời cụ?...

Một cô gái tàn tật làm chứng cho nhiều người

Page 25: Chia xe tin mung

Một cặp vợ chồng giáo sĩ đến giúp cho một nhà thờ nhỏ mới mở. Họ cầu nguyện cho việc cứu vớt linh hồn và cộng tác với mục sư tại địa phương để làm cho Hội Thánh tăng trưởng. Dân chúng trong vùng đó là những người thờ lạy hình tượng. Họ nghi ngờ và sợ nhà thờ. Những vị giáo sĩ này muốn nhà thờ trở thành nơi mà người ta không sợ hãi khi đến đó.

Một cô gái có khuôn mặt và thân hình méo mó đến dự nhóm. Cô nói rất khó khăn. Có thể sự xuất hiện của cô sẽ khiến cho mọi người tránh xa! Ngạc nhiên làm sao, khi những giáo sĩ nghe nói rằng cô gái này đã đem nhiều tân tín hữu vào Hội Thánh. Cô yêu Chúa và có nụ cười nồng hậu. Cô quan tâm đến những người không biết về Chúa Jesus. Cô làm chứng bằng tình yêu và sự chăm sóc của cô mặc dù cô ở thế tật nguyền.

6. Đọc Mac Mc 14:8 và trả lời các câu hỏi sau:

a.Trong câu nầy chữ nào mô tả những hành động của cô gái trong mẩu chuyện trên?... b.Đó là lời khen cao quí phải không?...

Một tân tín hữu thu phục cha mình

Một thương gia về hưu nhiệt tình trong việc chinh phục linh hồn tội nhân, đã nói,"Được làm cộng tác viên của Chúa, tôi tin rằng Ngài đặt cuộc đời tôi vào một mục đích rõ rệt. Tôi nhận từ nơi Chúa những gì tôi phải giúp cho người khác. Tôi cầu xin sự xức dầu và dắt dẫn của Thánh Linh để nói gì và làm gì hầu đáp ứng những nhu cầu thuộc linh”. Rồi ông kể câu chuyện sau đây.

“Có một cô gái chưa biết gì về Chúa Jesus đến mời tôi đi thăm cha cô, một người đứng tuổi bị u bướu ở óc. Vì bị kẹt xe ở giờ cao điểm nên tôi đến bệnh viện trể giờ thăm bệnh tôi được biết bệnh nhân đang mê man nặng vì thuốc và tôi không cách nào tiếp chuyện với ông được vì ông nói một thổ ngữ khác. Tôi kêu cầu Chúa xin Ngài mở đường để tôi tiếp xúc với ông. Trong vòng một tuần, Chúa đã đáp lời cầu nguyện của tôi. Người đàn ông đó đã tin Chúa và về thiên đàng, một linh hồn được cứu!”

Chúng tôi hỏi, “Việc ấy xảy đến như thế nào?”

Cụ thương gia hưu trí trả lời, “Cô gái tên Christine ấy rất quan tâm đến cha mình. Sau việc viếng thăm tại bệnh viện không kết quả, tôi bảo cô bé, “Cháu ơi, chỉ còn con đường duy nhất để bác giúp cháu và cha cháu. Bác sẽ giới

Page 26: Chia xe tin mung

thiệu thật nghiêm túc cho cháu cách thức để được cứu. Cháu sẽ tiếp nhận Jesus làm Cứu Chúa của cháu. Rồi bác và cháu tin rằng cháu và gia đình của cháu sẽ được cứu (Cong Cv 16:31). Sau đó cháu sẽ nói cho ba cháu về điều Chúa đã làm cho cháu, và đồng ý với bác là cha yêu dấu của cháu tin Chúa. Cháu có ưng thuận kế hoạch nầy không?”

“Thưa bác, dạ đúng thế!” Christine hăng hái trả lời.

“Tốt lắm. Có năm bước dẫn đến sự cứu chuộc. Bước thứ nhất là nhìn nhận mình là một tội mhân. “Mọi người đều đã phạm tội, và cách xa sự hiện diện của Đức Chúa Trời” (RoRm 3:23). Cháu có tin điều này không Christine?

“Dạ có!"

“Bây giờ có bốn bước còn lại. Bước thứ hai là công nhận rằng Đức Chúa Trời có giải pháp cho tội lỗi. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi Ngài ban Con một của Ngài, để bất cứ ai tin Đấng ấy thì không bị chết nhưng được sự sống đơì đời” (GiGa 3:16)

“Bước thứ ba là tiếp nhận Ngài. Cháu không chỉ ngưỡng mộ Chúa Jesus, cũng không phải thương cảm về sự chịu khổ của Ngài. Hễ ai tiếp nhận Ngài, Ngài ban cho “đặc quyền trở thành con cái của Đức Chúa Trời” (1:12).

“Bước thứ tư là xưng tội mình và từ bỏ tội. Lời Chúa phán rằng"Nếu chúng ta xưng tội mình ra trước mặt Đức Chúa Trời, Ngài sẽ giữ lời hứa và làm điều phải lẽ: Ngài sẽ tha thứ tội cho chúng ta và tẩy sạch tất cả sai quấy của chúng ta” (IGi1Ga 1:9).

“Christine à bước chót là tuyên xưng và tin Chúa Jesus là Cứu Chúa của mình. “Nếu con xưng nhận Jesus là Cứu Chúa và tin rằng Đức Chúa Trời khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì con sẽ được cứu” (RoRm 10:9)

Năm bước dẫn đến sự cứu rỗi trong Đấng Christ

Bước 5: Xưng nhận và tin rằng Jesus là Cứu Chúa và Chúa (10:9-10)

Bước 4: Ăn năn tội và từ bỏ tội lỗi (IGi1Ga 1:9)

Bước 3: Bạn phải tiếp nhận Đấng Christ (GiGa 1:12)

Bước 2: Đức Chúa Trời có cách giải quyết điều đó (3:16)

Bước 1: Bạn là một tội nhân (RoRm 3:23)

“Christine, cháu có thực hiện những bước này không?”

Page 27: Chia xe tin mung

“Cô ấy quyết định tin Chúa, nên tôi cầu nguyện cho cô bằng tiếng Afrikoans (ngôn ngữ gần nhất với thổ ngữ của cô mà tôi có thể sử dụng). Đến lượt cô ta cầu nguyện và chúng tôi thành khẩn cầu xin Chúa Cứu cha cô.

“Tối hôm sau điện thoại vang lên. Christine gọi tôi. Cô ta mùng rỡ báo cho tôi biết là khi cô đến thăm thì cha cô tỉnh táo. Cô bèn nói cho cha về việc cô tin nhận Chúa.

“Con muốn nói gì thế?” Ông già hỏi.“Con đã tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của con”.

“Con yêu quí, tuyệt diệu quá!” Cha cô kêu lên, “Cha thích nghe con nói làm thế nào cha”. Có thể trở thành một Cơ Đốc nhân”.

“Christine thuật lại cho cha năm bước dẫn đến sự cứu rỗi qua đức tin nơi Đấng Christ. Người cha bị bệnh cũng tiếp nhận Jesus làm Cứu Chúa của ông. Hôm đó là Thứ tư. Đến ngày thứ bảy ông về với Chúa”.

Đây là một chiến thắng kép trong chinh phục linh hồn: con gái được cứu và sau đó, là một tân tín hữu, cô gái đưa cha già của mình đến với Chúa!

7. Trong sổ tay của bạn, hãy viết ra năm bước dẫn đến sự cứu rỗi theo sơ đồ trong bài học. Phải bao gồm các câu Kinh Thánh trích dẫn phải có thể đưa ra ý nghĩa của mỗi bước bằng lời diễn tả của bạn. Học thuộc năm bước quan trọng này.

8.Trả lời những câu hỏi sau đây:a.Câu chuyện này có hoàn chỉnh không nếu thương gia nọ chỉ cố gắng chinh phục người cha?b.Hai hành động nào theo sau sự chia sẻ và làm chứng?...

9.Viết Câu Gốc sau vào tấm bìa nhỏ, như đã hướng dẫn ở bài 1. Họcthuộc tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc.Tựa đề: Mọi người đều phạm tộiKinh Thánh trích dẫn: RoRm 3:23Câu Gốc: “Mọi người đều đã phạm tội và xa cách sự hiện diện cứu rỗi của Đức Chúa Trời ”.

Một công nhân đào tạo môn đệ cho Chúa

Một công nhân đường dây điện thoại ở Trung Mỹ phải cỡi ngựa đi nhiều chặng đường xa ở ngoại thành để chữa đường dây điện thoại. Anh phải dừng

Page 28: Chia xe tin mung

lại nghỉ đêm tại nhà của những nông dân làm việc trên các cánh đồng rộng lớn. Công nhân này đã tin Chúa. Anh bắt đầu làm chứng cho những người bạn nông dân, báo cho họ biết về quyền năng cứu rỗi của Chúa trên đời sống mình. Anh đọc cho họ nghe lời Chúa theo bản Tân Ước bằng tiếng Tây Ban Nha. Dần dần những nông dân đó đáp ứng chân lý Phúc Âm. Chỗ này có hai, ba người tin Chúa; chỗ khác có thể một gia đình khoảng năm hay sáu người tin.

Công nhân đường dây điện thoại này yêu cầu các Mục sư đến dạy dỗ và làm Báp-têm cho những tân tín hữu này. Kết chặt với nhau trong mối tương giao Cơ Đốc, những tân tín hữu này bắt đầu chia sẻ Tin Mừng. Người thợ đường dây điện thoại tiếp tục công tác luân lưu của mình, nhưng trong giờ rảnh, anh cứ chinh phục và dạy dỗ nhiều người cho Chúa. Ngày nay bạn có thể thấy những Hội Thánh mọc lên tại những nơi mà công nhân đường dây điện thoại đầy dẫy Thánh Linh nầy nghĩ chân. Anh đã vâng theo sứ mạng trọng đại.

10. Đọc Cong Cv 8:3-4 Người công nhân đường dây điện thoại đầy dẫy Thánh Linh trong câu chuyện của chúng ta giống các tín hữu ở Giê-ru-sa-lem như thế nào?...

SỬA SOẠN CHÍNH MÌNH CHO VIỆC TRUYỀN GIẢNG

Mục tiêu 3: Đánh giá sự chuẩn bị thuộc linh của chính mình cho công tác truyền giảng

Bày tỏ sự quan tâm đến người khác

Cách đây rất lâu, có một vị chỉ huy quân đội Syri tên Na-a-man, từng đắc thắng nhiều trận chiến. Mặc dù ông là một chiến sỉ can trường,được Vua và đất nước ông tôn trọng, nhưng ông khốn khổ vì một chứng bệng nan y- có lẽ là phong cùi.

Có một em gái trẻ người Y-sơ-ra-ên bị bắt làm phu tù phục dịch trong nhà ông. Tớ gái nầy quan tâm đến chủ mình và muốn giúp ông. Cô ta có thể làm gì?

Bày tỏ mối quan tâm của mình, cô gái nói với bà chủ,vợ của Na-a-man “Ước gì chủ con đi đến vị tiên tri ở Sa-ma-ri! Người ấy sẽ chữa lành bệnh cho chủ con” (IIVua 2V 5:3).

Page 29: Chia xe tin mung

Mối quan tâm của cô gái dẫn đến một phép lạ. Sau khi Na-a-man nghe điều cô gái nói, ông đi đến Sa-ma-ri tìm tiên tri Ê-li-sê.Bằng việc vâng theo sự chỉ dạy của vị tiên tri, ông tắm bảy lần ở sông Giô-đanh, da thịt ông trở nên lành lặn và mịn màng như một đứa trẻ. Đức Chúa Trời dã chữa bệnh Na-a-man cách hoàn hảo!

Khi bạn quan tâm đến người khác và bày tỏ mối quan tâm ấy thì bạn sẽ tìm ra được phương cách để giúp đỡ họ.

Cầu nguyện cho các linh hồn

Chia sẻ tin mừng về sự cứu rỗi của Đấng Christ cho người khác là một công tác thuộc linh. Sửa soạn công tác này bằng việc cầu nguyện cho những cá nhân đặc biệt. Trong lúc cầu nguyện hãy nhớ tên của họ. Tìm dịp tiện chia sẻ Tin Mừng cho họ.

Có một người Anh tên David, đi du lịch trên chuyến xe lửa từ Calais, Pháp sang Brussels, thuộc nước Bỉ. Trước khi khởi hành ông cầu xin Chúa dẫn dắt mình có cơ hội làm chứng cho ai đó. Chỗ duy nhất còn lại cho ông trên chuyến xe là ngồi cạnh một thiếu nữ người Bỉ tên Ma-rie. Họ bắt đầu nói chuỵện và David sớm khám phá rằng Ma-rie muốn thảo luận về những vấn đề thuộc linh.

“Cô có phải là người tin Chúa Cơ Đốc không?” David hỏi.“Tôi không chắc lắm.” Ma-rie trả lời. Cô giải thích rằng đôi lúc cô có đi nhà thờ. Rồi cô hỏi ông David thuộc tín ngưỡng nào.

“Không” “Tôi chỉ là một Cơ Đốc nhân Tin lành thuần tuý”, ông trả lời. Kế đó David giải thích cho cô biết con đường cứu rỗi. Ông cẩn thận không ép buộc cô tin nhận Chúa ngay, nhưng cho cô có thì giờ bày tỏ chính mình và nêu thắc mắc. Ông khám phá rằng cô ấy đã tìm kiếm Đức Chúa Trời nhưng không biết cách nào gặp được Ngài.

Cuộc nói chuyện kéo dài 3 tiếng đồng hồ - thời gian cuộc hành trình. David mời Ma-rie đến một nhà thờ, nơi rao giảng sứ điệp Phúc Âm toàn vẹn. Ma-rie học biết rằng Chúa Jesus là con đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời, và với lòng vui mừng cô tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình.

Khi chúng tôi gặp cô Ma-rie, cô cho chúng tôi biết. “Cuộc đời tôi đã hoàn toàn biến đổi!”

Vì ông David đã cầu nguyện, Thánh Linh hướng dẫn ông gặp một tấm lòng khao khát để ông có thể chia sẻ Tin Mừng về sự cứu rỗi.

Page 30: Chia xe tin mung

Được đổ đầy Đức Thánh Linh

Phẩm chất này quan trọng cho việc chinh phục linh hồn biết bao! Được tràn đầy Thánh Linh; và bạn sẽ được đổ đầy quyền năng thuộc linh để thu phục linh hồn cho Đấng Christ. Từ lòng bạn sẽ tuôn tràn dòng nước sự sống đem lại phước hạnh cho nhiều người! Xem GiGa 7:38.

Khao khát chinh phục người khác cho Chúa

Hãy để tình yêu của Đấng Christ đốt cháy lòng bạn giống như một ngọn lửa! Bấy giờ bạn sẽ muốn chinh phục người khác cho Ngài. Tình yêu của,Đấng Christ sẽ cai trị bạn (IICo 2Cr 5:14), và thúc giục bạn ra đi tìm kiếm những người bạn lạc mất. Chúng ta yêu thương vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta trước và Ngài sai Con Một của Ngài để chúng ta (và họ) có được sự sống đời đời.

11. Câu GốcTựa đề: Món quà yêu thương của Đức Chúa TrờiKinh Thánh trích dẫn: GiGa 3:16Câu Gốc: “Vì Đức Chúa Trời yêu trần thế đến nỗi Ngài ban Con Độc Sanh của Ngài, để bất cứ ai tin Con ấy không bị chết mất nhưng có được sự sống đời đời ”.

12.Tự đánh giá mình bằng phần trắc nghiệm cá nhân sau đây. Nếu lãnh vực nào phải cải thiện nhiều, bạn tự cho 1 điểm (cách ngay thật). Cho 2 điểm vào lãnh vực nào cần cải thiện một ít, và cho 3 điểm vào lãnh vực nào bạn đã cầu nguyện và cố gắng làm một điều gì đó.a. Bày tỏ sự quan tâm đến người khác... b. Cầu nguyện cho những linh hồn... c. Được đỗ đầy Thánh Linh... ,... d. Khao khát thu phục người khác cho Đấng Christ...

13.Trong sổ tay của bạn ghi tên ít nhất là hai người mà bạn muốn chinh phục cho Đấng Christ. Bắt đầu cầu nguyện cho họ từ bây giờ và xin Chúa ban cho bạn chìa khóa để chinh phục họ cho Ngài.

TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN

1.Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNGa. Chỉ có những nhà truyền giáo dành trọn thì giờ mới làm công tác truyền giảng.b. Truyền giảng là trách nhiệm của mỗi tín hữu.

Page 31: Chia xe tin mung

c. Truyền giảng bao gồm việc đào tạo tân tín hữu thành môn đệ.d. Làm chứng chỉ là một giai đoạn của việc truyền giảng.

2.Nếu chúng ta nói cho người khác biết rằng Chúa Jesus sống trên trần gian nầy cách đây 2000 năm và Ngài đã bị đóng đinh trên cây thập tự thì chúng ta đã chia sẻ Tin Mừng chưa? Bạn hãy ghi câu trả lời....

3.Trước mỗi lời mô tả hãy ghi con số tiêu biểu cho hành động mô tả.1) Loan báo2) Làm chứng3) Thu phục4) Đào tạo môn đệ... a. Bạn làm chứng cách nào Chúa Jesus đã chữa lành bệnh của bạn và cắt bỏ sự sợ hãi của bạn.

... b. Bạn đã làm chứng cho người em họ của bạn trong thời gian lâu. Hôm nay bạn cầu nguyện với người ấy và anh ta tin nhận Chúa

... c. Bạn hướng dẫn một lớp học về cách chinh phục linh hồn cho những tân tín hữu.

... d. Người hàng xóm hỏi bạn về ý nghĩa của Lễ Phục sinh và bạn nói cho người ấy biết về sự sống lại của Chúa Jesus.

4.Một Cơ Đốc nhân nói với bạn rằng anh ta dời nhà đến một chung cư, tại đó chưa có tín hữu. Người ấy phải làm gì?

a) Dời đến một chỗ ở khác, trong một cộng đồng Cơ Đốc nhân, nếu có thể được.

b) Cầu nguyện xin Chúa giúp mình làm chứng cho những người láng giềng chưa được cứu.

c) Bày tỏ Đấng Chrsit bằng lời nói và hành động của mình, làm “cái đèn” cho những người lạc mất (Mat Mt 5:16).

5.Trong câu chuyện của Na-a-man và người đầy tớ gái nhấn mạnh chân lý nào?a) Cô gái quan tâm đến chủ mình đã mở ra phương cách để cô ta giúp đỡông.b) Lòng của cô gái vẫn còn nhớ nhà mình trong xứ Y-sơ-ra-ên.c) Cô gái phải làm một việc gì đó vì cớ cô ta là tôi tớ .d) Na-a-man nhận sự giúp đỡ vì ông là một người giàu có.

Page 32: Chia xe tin mung

6.Viết thuộc lòng vào sổ tay hay trích dẫn cho người khác Câu Gốc bạn đã học. Nhớ ghi đề tài, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.a. Loan báo Tin Mừngb. Làm chứng8.a.Không phảib. Thu phục và đào tạo môn đệ

2.a. Sai. Cho họ biết sự kiện Chúa Jesus đến, chỉ là đưa ra bằng cớ lịch sử. Chúng ta phải nói tại sao Ngài đến.b. Sai. Chúng ta còn phải có trách nhiệm chinh phục người khác cho Đấng Chrsit và đào tạo môn đệ để họ cũng có thể làm chứng cho Ngài.c. Đúng.d. Đúng.

9.Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trưng dẫn ba phần của Câu Gốc ở RoRm 3:23

3.Loan báo Tin Mừng, làm chứng cho Chúa Jesus, thu phục người khác cho Chúa, và đào tạo môn đệ.10.Khắp mọi nơi người ấy đi, anh đều rao giảng sứ điệp.

4.a.1) Loan báob.3) Thu phụcc.2) Làm chứngd.1) Loan báoe.4) Đào tạo môn đệ.

11. Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trưng dẫn ba phần của CâuGốc ở GiGa 3:165.Vàng, bạc và đá quí.

6.a. Cô làm được điều mình có thể làm.b.Vâng. Rất cao quí!

13. Không những đây là câu trả lời của bạn, nhưng đó còn là trách nhiệm của bạn. Thật vậy, không ai tại văn phòng Viện Hàm Thụ Quốc tế (ICI) biết tên những người bạn đã viết, nhưng bạn biết và Đức Chúa Trời biết.

12. Câu trả lời của bạn. Chúng tôi hy vọng số điểm của bạn sẽ cao hơn 10 điểm.

Page 33: Chia xe tin mung

7. Bước một: bạn là một tội nhân! RoRm 3:23 cho chúng ta biết rằng mọi người đều phạm tội, xa cách Đức Chúa Trời. (Các bước khác phải được viết theo cách đó và tất cả các bước đều phải viết thuộc lòng).

CỘNG TÁC ĐỂ CHIA SẺ TIN MỪNG

Không gì phấn khởi bằng được ở trong một đội bóng rổ hay đội bóng đá đã được huấn luyện kỹ lưỡng để đấu với đội bóng đối phương. Mỗi thành viên của đội đều biết rằng không cá nhân nào có thể tự mình thắng cuộc tranh tài, nhưng mỗi cầu thủ đều phải giúp đồng bạn mình tiến đến đích cuối cùng. Mỗi người đều góp phần. Tất cả đều lệ thuộc lẫn nhau nhờ sự yểm trợ của người khác.

Công tác truyền giảng cho thế giới chúng ta đòi hỏi loại tinh thần đồng đội này. Không ai có thể làm một mình. Đức Chúa Trời rất vui lòng sử dụng đội công nhân trong việc mở rộng Hội Thánh của Ngài. Sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh “công việc làm chung của chúng ta” (IICo 2Cr 6:1).

Bây giờ bạn đang học bài học cuối của đơn vị 1 với tựa đề “Một thế giới cần chinh phục - Phải thấy nhu cầu”! Ngoài việc cá nhân chứng đạo, một khía cạnh khác không kém phần quan trọng ấy là cộng tác truyền giảng Phúc Âm qua Hội Thánh. Khi những tín hữu được động viên để tham gia vào ban chứng đạo theo cách nầy hay cách khác, thì sự chinh phục linh hồn tội nhân sẽ gia tăng gấp bội. Hãy đến, mời bạn tham gia vào một đội!

DÀN Ý BÀI HỌC

Hội thánh là đại diện đầu tiên của Đức Chúa Trời trong việc truyền giảng.Mỗi tín hữu phải dấn thân vào việc truyền giảng.

Truyền giảng bao gồm việc chăm sóc.

NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:

Phân biệt giữa cá nhân chứng đạo và ban chứng đạo.Ý thức rằng truyền giảng bao gồm cả cá nhân chứng đạo lẫn ban chứngđạo trong việc thu phục tân tín hữu cho Đấng Christ.Phát triển sự cộng tác chặt chẽ hơn với Hội Thánh địa phương của bạntrong tổ chức hợp tác truyền giảng.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

Page 34: Chia xe tin mung

1.Đọc bài học trong sách giáo khoa tự học nầy và làm các bài tập trongphần triển khai bài học. Nhớ tiếp tục làm những bìa nhỏ ghi Câu Gốc.2.Làm phần trắc nghiệm Cá nhân ở cuối bài và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn cách cẩn thận.3. Ôn lại Đơn Vị 1 (từ bài 1 đến bài 3). Hoàn tất bảng tường trình học tập của đơn vị 1 rồi gởi bài làm về cho giáo viên Chương trình hàm thụ (ICI) này.

NHỮNG CHỮ CĂN BẢN

bảo trợrãi rácchần chờtriển vọngluân phiêntuận đạomiễn cưỡngủng hộ

TRIỂN KHAI BÀI HỌC HỘI THÁNH LÀ ĐẠI DIỆN ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG VIỆC TRUYỀN GIẢNG

Trong thời gian Chúa Jesus thi hành chức vụ, Ngài sai phái từng hai người đi, có ít nhất bảy mươi người đến ba mươi lăm thị trấn hoặc thành phố trong xứ Ga-li-lê. Ngài ủy thác quyền năng cho những cụm thành viên nầy để đi truyền giảng, chữa bịnh và công bố sự giải cứu cho những ai bị tà linh ám hại. Những đội công tác trở về vui mừng trong chiến thắng thuộc linh (LuLc 10:17).

Sau khi Chúa Jesus thăng thiên, và Thánh Linh giáng xuống trên các tín hữu nhằm ngày lễ Ngũ Tuần thì Hội Thánh trẻ trở thành đại diện đầu tiên của Đức Chúa Trời trong việc truyền giảng. Qua nhiều thế kỷ, Hội Thánh cứ tiếp tục như một phương tiện truyền giảng. Có những giai đoạn lịch sử, công tác truyền giảng sa sút dần và dường như ngưng lại, nhưng có những lúc khác Thánh Linh thúc đẩy những cuộc thức tỉnh thuộc linh rộng lớn. Kết quả, vô số người tiếp nhận Đấng Christ và được thúc giục ra đi chinh phục thêm nhiều linh hồn nữa.

Mục tiêu 1: Nhận diện những hoàn cảnh đòi hỏi Hội Thánh phải có ban chứng đạo.

Hội Thánh đầu tiên tăng trưởng do truyền giảng

Page 35: Chia xe tin mung

Các thơ tín thời Tân ước không khuyên bảo các tín hữu cách đặc biệt về công tác truyền giảng chỉ vì một lý do đơn giản là truyền giảng là hoạt động bình thường và tự nhiên mà tất cả mọi người đều tham gia. Đọc về Hội Thánh đầu tiên chúng ta được cảm giục ra đi chia sẻ Tin Mừng cho những người khác. Chúng ta thấy rằng khi có cơn bách hại lớn xảy ra chống lại Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, các tín hữu phân tán phắp vùng Giu đê và Sa-ma-ri. Nhưng “hễ họ đến đâu cũng đều rao giảng tin mừng” (Cong Cv 8:4). Chữ rao giảng (Preaching) có nghĩa là loan báo Tin Mừng.

Một cơn bách hại khác liên hệ đến việc Ê-tiên tuận đạo làm các tín hữu phân tán xa hơn, họ đến Phê-ni-xi, Chíp-rơ, và An-ti-ốt ở xứ Sy-ri. Chính tại An-ti-ốt, thành phố lớn thứ ba trong Đế quốc La Mã, các tín hữu bắt đầu làm chứng cho Dân ngoại nói tiếng Hy Lạp, “loan báo cho họ Tin Mừng về Chúa Jesus” (11:20). Những tín hữu nầy không phải là những nhà truyền giảng dâng trọn thì giờ như chúng ta thấy ngày nay. Họ chỉ là những tín hữu bình thường là những người làm việc mỗi ngày, những nhà kinh doanh, những người buôn bán cư ngụ tại Antiôt và đã làm chứng về Đấng Christ là Cứu Chúa. Kết quả "quyền năng của Chúa ở cùng họ và có số lượng lớn người tin và trở lại cùng Chúa” (11:21). Hội Thánh Dân ngoại đầu tiên được thành lập tại An-ti-ốt. Chính tại nơi nầy, các tín hữu được những người bên ngoài gọi là Cơ Đốc nhân (người có bản chất giống Christ) (11:26).

1. Vào thế kỷ thứ nhất, biến cố nào khiến cho Tin Mừng được truyền bá từ Giê-ru-sa-lem ra những vùng chung quanh?...

Hội Thánh Ngày nay phải tiếp tục truyền giảng

Chúng ta học biết rằng truyền giảng là cách thế sống của những Cơ Đốc nhân đầu tiên. Ngày nay chúng ta phải trở lại phương pháp của họ. Mọi người, Mọi nơi. Sự tăng trưởng thật sự của Hội Thánh, dù ở giai đoạn đầu tiên hoặc ở thời đại chúng ta, phải xuất phát từ sự truyền giảng mỗi ngày. Nhiều người phải được tái sanh trước khi họ có thể vào gia đình Đức Chúa Trời; họ phải nghe để rồi có thể tin và được cứu.

Ngày nay chúng ta cũng thấy truyền giảng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc thu phục người qui đạo cho Đấng Christ. Ngày nay có rất nhiều phương pháp truyền giảng khác nhau được áp dụng. Khi một nhóm người hay một tổ hoặc vài loại tổ chức dấn thân vào việc truyền giảng, chúng ta có thể gọi đó là ban chứng đạo Ban chứng đạo có hiệu quả, cần sự hổ trợ của tất cả chúng ta.

Page 36: Chia xe tin mung

Chiến dịch truyền giảng cho toàn thành phố có liên quan đến sự công tác của nhiều nhà thờ trong một vùng quy định. Có thể gồm tất cả những nhà thờ có chung một sự tương thông, hay sự cộng tác của nhiều giáo,phái với mục đích đem nhiều linh hồn đến cho Đấng Christ. Những nhóm nầy, gồm cả những người lãnh đạo và hội chúng, kết hợp lại với nhau để truyền bá Phúc Âm cho càng nhiều người càng tốt trong những buổi truyền giảng qui nguyện của tập thể, có thể gây chấn động mạnh mẽ trên cộng đồng kết quả có nhiều người gia nhập vào Hội Thánh

Thường thường, trên bình diện địa phương, thì những buổi nhóm truyền giảng đều được tổ chức bởi một nhà thờ riêng lẽ. Một lần nữa, các tín hữu phải tham gia tích cực hổ trợ cho nhà truyền giảng và Mục sư gặt hái kết quả tốt đẹp.

Ngoài ra, còn có nhiều hình thức của ban chứng đạo vẫn thường được áp dụng. Điển hình như sau:

1. Ban chứng đạo lưu động tổ chức những buổi truyền giảng nhỏ tại các bệnh viện, trại giam,hay viện dưỡng lão, ngoài đường phố hay giữa chợ, ngoài trời.

2. Ban thăm viếng, chăm sóc đi từ nhà này sang nhà kia để thăm dò ý kiến về tôn giáo và tìm những ai không đi nhà thờ. Những toán người khác đi thăm các gia đình đã quan tâm đến vấn đề thuộc linh. Họ tìm những cơ hội nầy để nói về Phúc Âm và dẫn họ đến Đấng Christ.

3. Ban phân phối chứng đạo đơn đi vào những nơi công cộng như những công viên, quãng trường hoặc chợ để phân phát miễn phí các loại truyền đạo đơn và một số bài học hàm thụ truyền giáo do Viện Hàm Thụ Quốc tế cung cấp.

Tất cả những hình thức và phương pháp truyền giảng nầy đều phải đặt trên căn bản Hội Thánh. Những ngươi tìm hiểu đạo phải biết ai đang truyền giảng và họ có thể tìm nhà thờ địa phương tại đâu. Mỗi truyền đạo đơn và các văn phẩm phân phối phải đóng dấu địa chỉ của chi hội địa phương để ai tìm kiến chân lý có thể được giúp đỡ thêm.

2. Viết chữ Đ (đúng) vào trước mỗi ví dụ của một trường hợp nào có liên quan đến toán công tác đặt căn bản Hội Thánh.

... a. Hội Thánh có kế hoạch mở một lớp Kinh Thánh đoản kỳ để giúp cho những trẻ em chưa bao giờ đi học Trường Chúa nhật.

Page 37: Chia xe tin mung

... b. Người láng giềng của bạn nói rằng ông ta và vợ ông quyết định ly dị.

... c. Một chung cư tiện nghi có hơn 100 gia đình mở ra gần nhà thờ của bạn. Mục sư gợi ý cần có sự thăm viếng mỗi nhà, với chứng đạo và đơn thiệp mời họ đến nhà thờ.... d. Trong một cuộc đối thoại tình cơ, người phát thơ cho bạn nói ông ta muốn tìm sinh hoạt tại một nhà thờ thuần chánh.

3. Trong sổ tay của bạn, hãy kiệt kê ba loại truyền giảng mà ban chứng đạo có thể tiếp xúc hiệu quả nhất.

MỖI TÍN HỮU PHẢI THAM GIA TRUYỀN GIẢNG

Mục tiêu 2: Liệt kê ba loại truyền giảng và đánh giá khả năng của bạn khi tham gia vào mỗi loại truyền giảng .

Trong sinh hoạt truyền giảng của Hội Thánh, mọi sự ủng hộ của tín hữu đều cần thiết, trong khía cạnh nầy hay khía cạnh khác bạn có thể góp phần vào sự truyền giảng của Hội Thánh bạn bằng một trong những phương pháp sau:

1. Trực tiếp làm chứng . Bạn nói chuyện trực tiếp với người chưa biết Chúa với mục đích dẫn dắt họ đến với Chúa. Đây là sự truyền giảng cơ bản mà chúng ta đã học: loan báo Tin Mừng làm chứng về Chúa Jesus chinh phục người khác cho Christ và đào tạo môn đệ. Bạn có thể làm chứng cho một người hoặc một nhân sự giải thích cho một nhóm tìm hiểu về con đường cứu rỗi sau khi sứ điệp Phúc Âm đã được rao giảng.

2. Tạo sự thân thiện truyền giảng. Ở đây chúng tôi muốn nói đến cách truyền giảng gián tiếp bằng cách làm quen với những người có triển vọng qui đạo. Có thể bạn mời họ về nhà dùng bữa, uống tách cà phê thân mật thể tìm cách giúp họ. Nếu bạn bày tỏ sự quan tâm đến họ cách cá nhân, họ sẽ cởi mở và dễ dàng nghe những gì bạn chia sẻ. Một phương thức khác là mời họ đến các buổi nhóm tư gia, nơi mà nhiều bạn hữu và những người láng giềng cùng làm chứng trong một bầu không khí thân thiện thoải mái. Những người miễn cưỡng đến nhà thờ thường được cứu bằng phương pháp nầy, rồi sau đó họ mới đến Hội Thánh.

3. Ủng hộ truyền giáo :Bất cứ cuộc truyền giáo nào cũng cần sự yểm trợ ở nhiều mặt như sau:

Cầu nguyện. Đây là đặc ân và trách nhiệm của mỗi thành viên. Vì sự qui phục Chúa là công tác của Thánh Linh hành động bên trong và qua con người, công tác nầy không thể không nhấn mạnh.Tham dự buổi truyền giảng . Khi bạn tham dự những buổi truyền giảng, sự

Page 38: Chia xe tin mung

có mặt của bạn tại đấy chứng tỏ bạn quan tâm và tăng cường sức mạnh cho diễn giả. Khi những thân hữu nhìn thấy nhóm tín hữu vui vẽ yêu thương và tỏ tình thân thiện với họ, thì họ sẽ muốn trở thành một phần của cộng đồng đó.Yểm trợ tài chánh : Trang trải mọi chi phí cần thiết là cách thực tế để phát triển truyền giảng, và điều nầy luôn luôn mang lại phước hạnh cho người dâng tiền bạc.

Mỗi tín hữu đều có chỗ đứng trong công tác truyền giảng.Sứ đồ Phao-lô so sánh mối quan hệ của Hội Thánh với Chúa như một thân thể, Đấng Christ là đầu còn các phần khác thân thể là Hội Thánh (CoCl 1:18). Mỗi thuộc viên trong Hội Thánh cần hoạt động để công việc của Đấng Christ được hoàn tất.

Tất cả tín hữu thuộc hội thánh địa phương được động viên tham gia truyền giảng.

4. Dù vẫn ích lợi, nhưng khía cạnh nào của việc truyền giảng được xếp loại ít cần thiết hơn những khía cạnh khác?...

5. Đọc những phân đoạn Kinh Thánh sau đây nói về công tác của Chúa Jesus. Kết hợp mỗi phân đoạn với loại liên hệ nào được minh họa cách tốt nhất.1) Tạo sự thân thiện2) Trực tiếp làm chứng3) Ủng hộ... a.LuLc 11:1-4 ... b.19:1-10 ... c.GiGa 4:5-26

Hội Thánh trưởng thành mạnh mẽ cần có hai loại nhân sự. Thứ nhất là những nhân sự tình nguyện giúp đỡ duy trì sự sống và công tác phục vụ Chúa trong Hội Thánh địa phương. Họ là những chức viên trong ban quản nhiệm, những thư ký của Hội Thánh, những người quản lý nhà thờ, những giáo viên Trường Chúa Nhật, và những ban viên của ca đoàn. Hoạt động và khải tượng của những người nầy nằm ở trong Hội Thánh. Đây là những người rất có ích cho Hội Thánh được người lãnh đạo kính trọng.

Loại nhân sự thứ hai thường có những công tác bên ngoài Hội Thánh, họ đi làm chứng ở ngoài đường phố tổ chức các buổi truyền giảng ở những trại giam, phân phát truyền đạo đơn, và đem những người chưa được cứu đến nhà thờ. Tuy nhiên, công tác Đức Chúa Trời giao phó không bao giờ năm

Page 39: Chia xe tin mung

trọn ở một lãnh vực nầy hay lãnh vực khác. Người làm chứng bên ngoài phải yểm trợ cho Hội Thánh địa phương, còn ban viên ca đoàn phảilàm mọi việc mình có thể đem bạn hữu láng giềng đến với Chúa.

6. Liệt kê ba loại truyền giảng và những chi tiết phụ, nếu có. Gạch dưới loại nào mà cá nhân bạn có thể tham gia....

Mục tiêu 3: Mô tả những cách bạn có thể hoạt động trong việc truyền giảng.

Đạt kinh nghiệm của một người Giúp đỡ

Để có một hình ảnh sáng tỏ về việc mỗi tín hữu có thể tham gia vào công tác truyền giảng như thế nào, chúng ta hãy để thì giờ tham dự một chiến dịch truyền giảng thực tế.

Bối cảnh là thành phố Tai chung, ở trung tâm của Đài Loan, một thành phố lớn có 500.000 người Trung Hoa. Một nhóm nhân sự tình nguyện và một cặp vợ chồng giáo sĩ cộng tác chặt chẽ. Sáu trong các nhân sự tình nguyện là những thanh niên đầy dẫy Thánh Linh từ các Hội Thánh ở miền Nam và Bắc Đài Loan. Họ bỏ cuộc nghĩ hè để đến tại Tai chung. Ba tín hữu cộng tác với nhóm này thuộc Hội Thánh địa phương mới bắt đầu.

Nhà truyền giảng đầy dẫy Thánh Linh và vợ ông đã được Chúa dùng cách đặt biệt để đem nhiều người đến với Chúa và cầu nguyện cho người bệnh được mời dự. Trước khi họ đến, nhiều việc đã được chuẩn bị cho các buổi truyền giảng sắp tới.

Mỗi buổi sáng, cặp vợ chồng giáo sĩ này và nhóm nhân sự người Trung Hoa nhóm nhau lại học Kinh Thánh, cầu nguyện và lên kế hoạch. Bốn tuần trước khi bắt đầu các buổi truyền giảng, nhóm người này cẩn thận tiến hành các dự án sau:

1. Quảng cáo: Những tấm bích chương lớn thông báo về những buổi truyền giảng được in ra. Sau khi được chính quyền thành phố cho phép tổ chức truyền giảng, họ đi dán những bích chương nầy tại các phòng điện thoại và những bản tin tức công cộng. Họ cũng gởi chương trình quảng cáo trên đài truyền thanh trước và trong thời gian có chiến dịch truyền giảng. Họ phân phát những thiệp mời quảng cáo các buổi truyền giảng cùng một sứ điệp cứu rỗi ngắn gọn. Trước khi khai mạc những buổi truyền giảng, vị giáo sĩ lái xe chậm chậm có dán các áp phích mời gọi khắp đường phố. Thanh niên trong Hội Thánh đã chuẩn bị sẵn băng ghi âm mời dự buổi nhóm và có xen kẻ

Page 40: Chia xe tin mung

nhạc hòa theo. Vài thanh niên lái xe dọc theo và trao các phiếu mời qua các cửa cho những người ngồi trên xe hơi.

2. Chỗ dựng trại. Những buổi nhóm đầu tiên tổ chức tại một hội trường cũ của thành phố. Để đáp ứng số người càng đông thêm, chiến dịch di chuyển đến một công viên của thành phố gần đó rồi dựng một trại lớn. Tại đây có chỗ rộng chứa hàng trăm người, nên phải chuẩn bị trước nhiều điều như, phải có 500 ghế đẩu để ngồi. Ban tổ chức, cùng với những người tình nguyện khác lo gắn đèn điện, dựng một khán đài tạm thời với bục giảng và dựng một tấm bảng thật lớn.

3. Nhân viên công tác. Khi những buổi nhóm tiến hành, tất cả tín hữu đều góp phần trong việc phân phát mười ngàn truyền đạo đơn và thiệp mời tại những góc đường kế cận. Những khách qua lại được mời cách lịch sự vào khu vực trại, rồi có ban tiếp tân đưa họ vào những chỗ ngồi có thể nhìn thấy và nghe rõ. Ba thanh niên luân phiên hướng dẫn hát và thông dịch sứ điệp của nhà truyền giảng sang hai thứ tiếng Trung Hoa.

Những người giúp đỡ! Chiến dịch truyền giảng lớn tại Tai chung không thể hoạch định và thực hiện tốt đẹp nếu thiếu sự giúp đỡ của nhiều người. Những người có tấm lòng giúp đỡ ngay từ lúc bắt đầu đã động viên những người khác chung góp thì giờ, khả năng và phương tiện để cùng nhau đem Tin Mừng về sự cứu rỗi của Chúa Jesus đến cho hàng ngàn người.

7. Liệt kê bốn phương thức trong đó cá nhân bạn có thể giúp cho việc tổ chức một trại truyền giảng tương tự.

...

Trong bất kỳ hoạt động nào bạn cũng có thể tìm thấy một con đường rộng mở cho công tác thuộc linh. Khi phân phát một thiệp mời dự truyền giảng bạn có thể phát hiện ra ai đó có nhu cầu, bạn có thể trực tiếp trò chuyện và kết quả là bạn giới thiệu lời làm chứng của mình cho họ.

8. Nếu bạn giúp vào việc dựng trại, và có một người ngoại đạo đến xin giúp một tay, bạn sẽ làm gì?

a. Nói cho người ấy biết rằng có đủ số tín hữu làm việc rồi

b. Để người ấy giúp rồi mời người đó làm một nhân sự tình nguyện

c. Để người ấy giúp đỡ và tìm cách thiết lập quan hệ bạn hữu nhiều hơn với người ấy.

Page 41: Chia xe tin mung

d. Nói cho người ấy biết rằng anh ta cần được cứu trước khi làm công việc cho Đức Chúa Trời.

Trở nên một chứng đạo viên.

Chúng tôi đã đề nghị bạn trước hết hãy làm một người giúp đỡ trong một công tác truyền giảng. Như bạn thấy trong bất cứ cuộc truyền giảng nào đều cũng có việc gì đó cho mỗi tín hữu tham gia. Bước thứ hai là trở thành một chứng đạo viên. Một thách thức đón chờ bạn khi bạn trở thành cộng tác viên trực tiếp làm chứng.

Những người tình nguyện tại chiến dịch ở Tai chung trở nên những cá nhân chứng đạo tốt khi các giáo sĩ giúp họ học cách nói chuyện lễ phép với người ngoại, thông cảm nhu cầu của họ, và dẫn họ đến đức tin nơi Chúa. Mỗi đêm sau khi nhà truyền giáo giảng xong, có nhiều người tiến về phía trước để được giúp đỡ về phần tâm linh. Ông cẩn thận giải thích các bước của sự cứu rỗi, rồi cầu nguyện cho những người đáp ứng sự kêu gọi của Chúa.

Bây giờ đến phiên của những chứng đạo viên nói chuyện với những người tìm hiểu. Không phải lúc nào cũng tiếp xúc được với riêng cá nhân. Thường thường một chứng đạo viên nói chuyện với một số người tụ họp chung quanh họ. Mỗi chứng đạo viên giải thích thêm về các bước của sự cứu rỗi, trả lời bất cứ câu hỏi nào, và hướng dẫn và những người tìm hiểu đến sự cầu nguyện tin nhận Chúa. Cũng cần thêm những lời khuyên bảo cho những ai nấn ná chần chờ, thường thường trên cơ bản một người nói với một người.

Mỗi người tiếp nhận Chúa đều được trao một tặng phẩm Phúc Âm và được yêu cầu ghi tên trên phiếu quyết định cùng địa chỉ. Người đó được bảo đảm rằng những tiếp xúc sau nầy chỉ có lợi trong sự giúp đỡ về phần thuộc linh.

Về sau, có một bà tìm hiểu tên là Tân kể cho chúng tôi câu chuyện của bà như sau. Trời vừa tối, bà đang chăm chú ngồi tại nhà xem một câu chuyện dài nhiều tập chiếu trên máy truyền hình đặt trên cái kệ cạnh bàn thờ cúng tượng thần. Thình lình, ảnh trên màn hình mờ đi y như là chiếc máy tắt lịm. Bực mình, bà rời khỏi nhà trên lầu và đi xuống từng bậc thang nhỏ hẹp để đi dạo đến một công viên gần đó của thành phố.

Khi đến gần cổng chính của công viên, bà nghe tiếng ca hát vui vẻ và thấy một đám đông ở trong trại. Rồi một cô bé tuổi thiếu niên tên Ma lin lễ phép trao cho bà một tấm thiệp mời và hỏi bà có muốn vào trại để nghe một tin tức phước lành ( Cách diễn tả về Phúc Âm của người Trung Hoa) không. Bà

Page 42: Chia xe tin mung

Tân tò mò vì bà chưa bao giờ nghe tin âý, vì vậy cô bé Malin hướng dẫn bà vào trại và giúp bà có chỗ ngồi.

Lời của Đức Chúa Trời chạm vào lòng bà Tân. Bà cũng được khích lệ bởi tiếng hát và những khuôn mặt rạng rỡ chung quanh bà. Tối hôm sau, bà trở lại. Cứ thế bà dự được vài đêm. Cuối cùng bà tiến lên phía trước cầu nguyện tin nhận Chúa. Một chứng đạo viên nói chuyện với bà, cầu nguyện cho bà và ghi tên cùng địa chỉ của bà. Sau đó bằng đức tin bà xin Chúa chữa bệnh bướu cổ cho bà, và Chúa đã chữa lành. Bà Tân nhận được sự bình an và vui mừng khi tin cậy Cứu Chúa.

9. Có nhiều người gián tiếp giúp đỡ bà Tân tin nhận Chúa. Hãy kể ra ba người trực tiếp giúp bà trong việc bà quyết định tin nhận Chúa....

10. Lời ký thuật về trại truyền giảng ở Taichung có thể giúp cho bạn có một ý niệm về những gì bạn có thể làm để đem những người mà bạn viết tên trong sổ tay ở cuối bài 2. Nếu vậy hãy viết những tư tưởng đó ra trong cuốn sổ tay của bạn và cầu nguyện cho những điều ấy.

TRUYỀN GIẢNG BAO GỒM VIỆC CHĂM SÓC.

Mục tiêu 4: Nhận thức tầm quan trọng của công tác chăm sóc

Chiến dịch truyền giảng đang rộn ràng! Đám đông, âm nhạc, ca hát, sự giảng dạy được xức dầu, nhiều người được cứu và được chữa bịnh! Chẳng bao lâu, chiến dịch đến lúc bế mạc. Trước khi nhà truyền giảng từ giả, ông nói: “Bây giờ có việc cho các bạn làm rồi đó!”

Có Kế Hoạch Thăm Viếng

Trước khi chiến dịch truyền giảng tại Taichung chấm dứt, các nhân sự tình nguyện và các giáo sĩ đã soạn thảo một kế hoạch thăm viếng. Hàng trăm giấy quyết định tin Chúa được sắp xếp lại và nghiên cứu. Có nhiều địa chỉ không rõ ràng khi các nhân sự bắt đầu đi tìm. Phải mất nhiều ngày, đi bộ, bước đi nặng nề dưới mưa dầm lên xuống trên những hẻm tối tăm, những con đường chật hẹp, hoặc bước lên bước xuống trên những nấc thang của các toà nhà cao tầng.

Qua sự trung tín thăm viếng, nhiều tân tín hữu được gây dựng trong đức tin Cơ Đốc. Một số người trong những người nầy tham gia những buổi nhóm cầu nguyện và lớp học Kinh Thánh do sự hướng dẫn của một Mục sư Trung Hoa hay giáo sĩ.

Page 43: Chia xe tin mung

Ban thăm viếng đến thăm bà Tân tại nhà bà ở trên lầu chung cư. Bà ta thường ở nhà một mình vì chồng bà đi xa buôn bán đồ vật xuất khẩu quí hiếm. Các nhân sự tình nguyện dạy bà cầu nguyện. Sau đó bà từ bỏ sự thờ cúng hình tượng. Vào sáng một chúa nhật Phục sinh bà sung sướng chịu Báp-têm bằng nước. Mới đây, khi con trai duy nhất của bà qua đời, bà chứng thực được sự bình an và yên ủi của Chúa, nếu không có điều đó chắc bà đã bị mất trí. Hiện nay bà sinh hoạt tại một hội chứng địa phương tại Taichung.

Nếu không có kế hoạch thăm viếng, bà Tân và những người khác sẽ trở lại bối cảnh thế tục chung quanh họ. “Con người đã đến để tìm và cứu những kẻ bị lạc mất”. (LuLc 19:10). Công tác chăm sóc đòi hỏi sự kiên trì, tìm kiếm thăm viếng và mài mòn đôi giày của bạn như thế! Chúa Jesus há không làm như vậy và còn hơn thế nữa sao!

11. Tựa đề:Cánh cửa mởKinh Thánh trích dẫn: KhKh 3:20Câu Gốc: “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ nếu ai nghe tiếng ta và mở cửa cho, thì ta sẽ vào nhà người, dùng bữa với người và người sẽ ăn với ta ”.

Làm một người bảo trợ thuộc linh

Khi một người tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của mình và nhận được sự tha thứ tội lỗi, thì người ấy như một em bé sơ sinh. Tất cả những bậc cha mẹ đều biết rõ điều nầy, em bé cần được yêu thương, cho ăn uống và chăm sóc. Một em bé lớn lên thế nào, thì một người mới tinChúa cũng cần sự giúp đỡ của các tín hữu trưởng thành hơn. “những cha mẹ thuộc linh” để biết mình là một thành phần trong gia đình của Đức Chúa Trời. Bạn có thể làm một người bảo trợ thuộc linh, giới thiệu tân tín hữu với những tín hữu khác và đưa dẫn người ấy vào trong mối thông công Cơ Đốc nhân.

12. Khoanh tròn mẩu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNGa. Một chiến dịch truyền giảng được tổ chức chu đáo và hoàn tất khi nhà truyền giảng chuyển sang nơi khác.b. Một chiến dịch truyền giảng được tổ chức chu đáo và hoàn tất khi mỗi người tìm hiểu Chúa được tiếp xúc một lần.c. Khó nói được thời gian hoàn tất của chiến dịch truyền giảng được tổ chức chu đáo vì công tác chăm sóc có thể kéo dài nhiều tháng về sau.

13. Hãy viết vào sổ tay bạn ít nhất hai lãnh vực trong công tác truyền giảng (trực tiếp hoặc yểm trợ) trong đó bạn chưa hề tham gia và có thể bạn sẽ trở thành người tham gia. Rồi hãy nêu rõ quyết định của mình trong việc trở thành một phần tử của các cố gắng đó.

Page 44: Chia xe tin mung

14. Nhắc lại những tên người mà bạn đã viết ra ở cuối bài 2. Bạn có thể mời được ai trong số đó mà bạn hy vọng họ sẽ tin nhận Chúa đến dự nhóm tại nhà thờ hoặc tại buổi họp mặt truyền giảng không?

TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN

1.Khoanh tròn mẩu tự trước mỗi lời diễn đạt Đúng

a. Ban chứng đạo phải đặt trên căn bản Hội Thánh và các văn phẩm được sử dụng nên đóng dấu tên của chi hội.

b. Hội Thánh đầu tiên tăng trưởng khi các tín hữu chia sẻ về Đấng Christ bất cứ nơi nào họ đến.

c. Các sứ đồ đã trách nhiệm về việc thành lập tất cả Hội Thánh trong thời Tân ước.

d. Những toán chứng đạo đầu tiên được Chúa Jesus sai đi.

2.Viết chữ Đ(Đúng) vào trước mỗi điển hình thực tế trong đó vài người hoặc nhiều người cộng tác với nhau trong việc chứng đạo.

... a. Bạn làm chứng cho cô của bạn về những gì Đấng Christ đã làm trên đời sống bạn.... b. Vài ngàn thông báo phát tay và truyền đạo đơn được phân phát trước khi có một chiến dịch truyền giảng lớn tại thành phố.... c. Một Hội Thánh tổ chức những buổi truyền giảng tại trại giam mỗi tuần một lần.... d. Thánh Linh bảo bạn phải lập tức đến nhà của người láng giềng của bạn vì người ấy đang cần sự giúp đỡ .

3.Trong những hoạt động sau đây, hoạt động nào không được coi là tích cực truyền giảng, nhưng vẫn được kể là giúp đỡ và yểm trợ.

a. Cầu nguyện cho những linh hồn.b. Trả tiền chi phí cho các thiếu niên đi dự trại học Kinh Thánh.c. Làm chứng ở một cuộc họp ngoài đường phố.d. Đi dự những buổi nhóm truyền giảng.e. Nói chuyện và cầu nguyện với những người tìm hiểu .f. Làm sạch và xếp đặt ngăn nắp trong trại giảng.

4.Tân tín hữu giống như một em bé sơ sinh ở ba điểm nào?Người ấy cần...

Page 45: Chia xe tin mung

5. Khoanh tròn mẩu tự trước phần hoàn chỉnh đúng cho câu nói “Hội Thánh tăng trưởng khi... a. Hội Thánh ấy tổ chức đủ những toán chứng đạo để tiếp xúc với cộng đồng.b. Có nhà truyền giảng trứ danh đến tổ chức giảng .c. Nhiều linh hồn được cứu và thân thể được chữa lành.d. Mỗi tín hữu trong Hội Thánh đều đảm nhận trách nhiệm chinh phục linhhồn tội nhân cho Chúa và thực hiện công tác chăm sóc.

6. Hãy viết thuộc lòng vào sổ tay hoặc trích dẫn cho người khác ngheCâu Gốc bạn đã học trong bài. Gồm cả tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1. Sự bách hại.8.c) Để người ấy giúp đỡ và tìm cách thiết lập thêm quan hệ bạn hữu với người ấy.Hãy nhìn thấy cơ hội Đức Chúa Trời đã đặt để trước mặt của bạn.

2.a.Toán công tác.c.Toán công tácb và d những ví dụ cụ thể để bạn, là người chinh phục linh hồn, có thể giúp đỡ mà không cần đến ban chứng đạo.

9. Bạn có thể kể ra Ma-lin, (một nữ thiếu niên), nhà truyền giáo, những người thông dịch và những nhân sự tình nguyện.

3.Bạn có thể liệt kê những chiến dịch truyền giảng cho toàn thành phố, những buổi họp truyền giảng tại địa phương, những ban chứng đạo, ban thăm viếng, hay ban phân phát chứng đạo đơn.

10. Câu trả lời của bạn4. Không phải. Tất cả đều cần thiết.

11. Không cần nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trích dẫn tất cả ba phần của Câu Gốc ở KhKh 3:20

5.a.3) yểm trợ.b.1)Tạo sự thân thiệnc.2)Trực tiếp làm chứng

Page 46: Chia xe tin mung

12. a.Saib.Saic.Đúng

6.Trực tiếp làm chứng, tạo sự thân thiện, và yểm trợ (cầu nguyện, tham dự nhóm, giúp đỡ tài chính).Hy vọng bạn gạch tất cả những phần nầy.

13. Câu trả lời của bạn.

7. Câu trả lời của bạn. Bất cứ phương thức nào đề cập đến trong ví dụ có thể kèm với những điều bạn nghĩ

14. Câu trả lời của bạn.

HIỂU RÕ KINH NGHIỆM QUI ĐẠO

Tục ngữ Trung Hoa có câu “Thiên sinh nhân” (người do trời sinh ra). Quan niệm đông phương nầy hòa hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh về sự tạo dựng con người. Người Trung Hoa gọi “Thiên ” chỉ về “Đấng Tối Cao”.

Môi-se đã viết rằng Đức Chúa Trời, Đấng Tối Cao, “đã tạo dựng con người, tạo ra họ giống như chính Ngài. Ngài đã dựng nên người nam và người nữ” (SaSt 1:27). Đức Chúa Trời tạo dựng loài người theo hình ảnh của Ngài với mục đích để loài người thờ phượng Ngài, phục vụ Ngài và hạnh phúc trong Ngài mãi mãi. Tuy nhiên, con người đã không vâng lời và phạm tội. Điều này làm con người xa cách Đức Chúa Trời, nghĩa là bị chết về phần thuộc linh, và làm hư hình ảnh của mình. Nhưng Đức Chúa Trời đã có kế hoạch và cung ứng phương cách duy nhất để phục hồi hình ảnh bị hư mất ấy.

Câu châm ngôn Trung Hoa có thể được sử dụng để minh họa cho sự phục hồi qua sự tái sanh. Con người tội lỗi đã được làm cho sống lại về phần thuộc linh. “Được sinh ra về phần thuộc linh” (GiGa 3:6),con người bước vào cuộc sống mới trong Đấng Christ. Chúng ta gọi điều nầy là “Tái sanh” hay “sanh lại từ trên cao”. Chúng tôi tin rằng bài học này sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ rõ ràng về kinh nghiệm qui đạo, và có thể giải thícch điều này cho người khác cách hiệu quả.

DÀN Ý BÀI HỌC

Qui đạo là gì?Hiểu sai về sự Qui đạo.Những kết quả của sự Qui đạo.

Page 47: Chia xe tin mung

NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Khi học xong bài nầy bạn phải có thể:Nhìn nhận qui đạo có ý nghĩa gì và bị hiểu lầm như thế nào.Mô tả vài phước hạnh của kinh nghiệm qui đạo.Dễ dàng nói bằng lời của mình cho người khác nghe về ý nghĩa qui đạo

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Đọc kỹ bài học trong sách giáo khoa tự học nầy, và làm các bài tập trong phần triển khai bài học.2. Nhớ học thuộc Câu Gốc ghi trên bìa nhỏ.3. Làm bài trắc nghiệm cá nhân ở cuối bài học và cẩn thận kiểm tra lại các câu trả lời của mình.

NHỮNG CHỮ CĂN BẢN

công trạngkiêng nhịnđồng loạttích lũyhứa nguyện

TRIỂN KHAI BÀI HỌC

Trong bài học nầy bạn sẽ gặp các thuật ngữ như sự qui đạo, trở về cùng Đấng Christ hay những người qui đạo. Phần giải luận trong bài học nầy sẽ nhấn mạnh ý nghĩa của sự qui đạo, hiểu sai về qui đạo và những kết quả của sự qui đạo.

QUI ĐẠO LÀ GÌ?

Mục tiêu 1: Nhận thức sự sinh ra thuộc linh giống như sự sinh ra tự nhiên.

Sự sanh lại thuộc linh

Vào những ngày đầu của chức vụ của Chúa Jesus, Ngài đến tại Giê-ru-sa-lem vào kỳ lễ Vượt qua. Tại đây Ngài thực hiện nhiều phép lạ giữa đám đông, kết quả là có nhiều người tin Ngài. Sứ đồ Giăng ký thuật một cuộc phỏng vấn của một trong những nhà lãnh đạo Do Thái gíao nổi tiếng thời đó với Chúa Jesus (GiGa 3:1-2). Tôi xin mạn phép thuật lại sự kiện đó.

Page 48: Chia xe tin mung

Suốt ngày Chúa Jesus bận rộn phục vụ dân chúng, bây giờ Ngài mệt và chuẩn bị đi ngủ. Thình lình có tiếng gõ cửa. Đó là Ni-cô-đem, một giáo sư của người Y-sơ-ra-ên, một người Pha-ri-si và cũng là một thành viên trong hội đồng quản trị người Do Thái.

“Thưa thầy, tôi có thể hầu chuyện với thầy một mình được không?”“Tốt lắm”, Chúa Jesus đáp, “chúng ta hãy lên sân thượng trò chuyện. Trời về đêm mát mẻ thật”.

Hai người tâm sự trong bầu không khí tĩnh mịch đó, chắc hẳn Ni-cô-đem đến vào giờ nầy vì ông muốn có cơ hội tương thông với Chúa Jesus và không bị những quấy rầy, thường lệ của ban ngày.

“Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là một giáo sư được Đức Chúa Trời cử đến. Nếu Đức Chúa Trời không ở cùng thì chẳng ai có thể thực hiện những phép lạ giống như thầy đã làm”.

Chúa Jesus một giáo sư trẻ chỉ mới 30 tuổi và Ni-cô-đem một giảng sư niên trưởng của niềm tin Do thái giáo, hai người đối diện học biết lẫn nhau. Mặc dù Ni-cô-đem là người có địa vị cao trọng nhưng Chúa Jesus đã không đáp lại một lời chúc tụng nào. Trái lại, Ngài dùng một tiếp xúc kích động để chuyển sang việc truyền giảng. Ngài lễ phép nói với Ni-cô-đem về cơ bản : “Ông hãy tin tôi, dù ông là một người công bình, nhưng ông làm lại từ đầu. Ông phải được sanh lại”.

“Thầy nói sanh lại có nghĩa gì? lẽ nào một người già như tôi mà lại trở vào lòng mẹ để sanh ra lần thứ hai sao?”. Ông ấy hỏi một cách tò mò.

“Ông Ni-cô-đem, điều này có thể làm ông ngạc nhiên nhưng: “Nếu không được Thánh Linh sanh lại thì chẳng ai có thể vào thiên đàng”

Vị giáo sư già hỏi thêm Chúa Jesus “Điều đó xảy đến như thế nào? Tôi thật không hiểu”.

Chúa Jesus tiếp tục giải thích tường tận rằng sự thay đổi thuộc linh cũng huyền diệu giống như sự sinh đẻ xảy ra trong cuộc sống con người. Chúa Jesus cho Ni-cô-đem biết rằng Đức Chúa Trời đã sai Con của Ngài làm phương tiện dẫn đến sự sống vĩnh cửu. Ngày xưa có lần Môi-se đã treo con rắn bằng đồng trên cây sào trong sa mạc để những người Y-sơ-ra-ên bị rắn cắn gần chết có thể nhìn lên và được cứu sống thể nào, thì cũng vậy Chúa Jesus sẽ bị treo lên để tiêu biểu cho tình yêu và sự thương xót của Đức Chúa

Page 49: Chia xe tin mung

Trời. Vì Ni-cô-đem đã hiểu câu chuyện nầy (Dan Ds 21:9), nên ông có thể ứng dụng điều đó được.

Cụ già gật đầu kinh ngạc. Ông được nghe những chân lý kỳ diệu, những điều mà ông không thể nào quên. Trời khuya. Ông phải từ giã ra về. Dường như Chúa Jesus không ép ông phải có một quyết định tích cực. Thì giờ chưa chín mùi.

Ba năm trôi qua. Những người lính La Mã giờ đây đóng đinh Chúa Jesus vào một cây thập tự sần sùi rồi dựng lên trên ngọn đồi để mọi người có thể nhìn thấy Ngài. Tại đây Ngài đã đổ huyết ra và chết vì tội lỗi của cả nhân loại.

Ai sẽ lo liệu cho thân xác nầy? Vốn là một môn đệ thầm lặng của Chúa Jesus, bây giờ Ni-cô-đem mạnh dạn tiến lên, sẵn sàng chứng tỏ mình thuộc về Người Con của Nhân loại (Son of Man). Cùng với Giôsép ở Arimathê, ông chuẩn bị tẩm liệm thi thể của Chúa Jesus để chôn vào một huyệt mả mới (GiGa 19:38-42).

Qua câu chuyện của Ni-cô-đem chúng ta nhận thấy rằng cả những con người đạo hạnh nhất cũng phải kinh nghiệm sự sanh lại thuộc linh. Xuất thân từ gia đình đạo đức, có học vấn, hoặc cả địa vị, nền tảng luân lý cao vẫn chưa đủ để hưởng sự cứu rỗi. Lòng nhiệt thành tôn giáo cũng không cứu được linh hồn, Chúa Jesus phán, “Tất cả mọi người phải được sanh lại” (3:7)

I. Khoanh tròn mẩu tự của mỗi câu diễn đạt ĐÚNG

a. Chúa Jesus nói cách lễ phép với người lớn tuổi hơn.b. Chúa Jesus kích động tính tò mò và sự thông minh của Ni-cô-đem.c. Chúa Jesus dùng những lời minh họa xa lạ để làm rối trí Ni-cô-đem.d. Chúa Jesus dành thời gian để chân lý hành động trong lòng con người.

2. Khoanh tròn mẩu tự của mỗi phần hoàn chỉnh dùng cho câu sau: Sự sanh lại thuộc linh của chúng ta giống như sự sanh ra tự nhiên ở việc.

a.Bắt đầu một sự sống mới.b.Chúng ta trở thành thành viên của gia đình mà chúng ta được sinh ra.c.Vẫn còn là một sự mầu nhiệm, bất chấp chúng ta hiểu điều nầy đến mức độ nào.d.Chúng ta bị bắt buộc phải chấp nhận sự sinh ra mới nầy.

HẾT LÒNG QUAY VỀ CÙNG ĐẤNG CHRIST

Mục tiêu 2: Mô tả mối quan hệ giữa quay lại và qui đạo

Page 50: Chia xe tin mung

Qui đạo còn được mô tả là một sự “quay lại”. Đó là hành động quay khỏi “những con đường gian ác” (Cong Cv 3:26) trong ăn năn và trở về cùng Chúa” (9:35; 11:21). Bạn có thể nói rằng đó là một sự “quay một vòng 180 độ, hay “quay theo hình chữ U”, hoặc “quay mặt lại”. Nói cách khác, đó là một sự hết lòng quay về cùng Đấng Christ. Phi-e-rơ giảng, “Hãy ăn năn, hối cãi, và rồi trở về cùng Đức Chúa Trời để Ngài tha thứ tội cho anh em” (Cong Cv 3:19). Sự chuyển hướng nầy liên quan đến sự thay đổi trong lòng, thay đổi động cơ và thái độ và một kết quả thay đổi trong hành động.

Kinh nghiệm qui đạo nầy có hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Chúng ta sẽ liệt kê như sau. Bạn nhớ giở Kinh Thánh Tân ước để đọc những phần trích dẫn.Tiêu cực Quay khỏi sự gian ác Quay khỏi sự phù phiếm của hình tượngQuay khỏi sự tối tăm Quay khỏi quyền lực của satan Quay khỏi tội lỗi và bản ngã Tích cựcĐến cùng Đức Chúa TrờiĐến cùng Đức Chúa Trời hằng sốngĐến cùng sự sángĐến cùng Đức Chúa TrờiĐến cùng Jesus ChristKinh Thánh3:26ITe1Tx 1:9Cong Cv 26:1826:1826:18

Vì vậy, qui đạo là sự tích cực quay lại cùng Đấng Christ bằng sự ăn năn và đức tin.

Sự ăn năn có thể hiểu là hành động quay khỏi tội lỗi. Đức tin là hành động trở về cùng Đức Chúa Trời. Cả hai ăn năn và đức tin cần thiết để tác động một sự qui đạo.

Dĩ nhiên sự qui đạo là một vấn đề cá nhân. Nhưng khi Đức Thánh Linh vận hành trên nhiều tấm lòng, thì có thể có nhiều người qui đạo cùng một lúc. Những sự qui đạo đồng loạt xảy ra khi hai hoặc nhiều người cùng một gia

Page 51: Chia xe tin mung

đình hay một nhóm bạn bè trở lại cùng Chúa. Họ được cứu một cách cá nhân, nhưng được kết hợp lại thành một nhóm để cùng khích lệ lẫn nhau.

Sứ Đồ Phi-e-rơ đến một nơi có tên là Ly-đa để thăm một nhóm tín hữu. Tại đấy ông gặp một người bị bại tên là Ê-nê, nằm trên giường đã tám năm rồi.

Phi-e-rơ nói với người rằng: “Hỡi Ê-nê, Chúa Jesus đã chữa bệnh cho anh rồi. Hãy dậy, dọn dẹp giường anh .Lập tức Ê-nê vùng dậy. Hết thảy dân ở Ly-đa và Sa-rôn thấy vậy đều trở lại cùng Chúa” (9:34-35).

Qua sự chữa lành bệnh cách kỳ diệu đó, nhiều người trở lại cùng Đức Chúa Trời. Đây là một sự qui đạo đồng loạt.

3. "Quay lại” cùng Đức Chúa Trời có ý nghĩa gì?...

4. Điền vào chỗ trống những chữ đúng nghĩaTrong sự ăn năn chúng ta quay khỏi ... và trong ... trở về cùng...

SỰ TÁI SANH

Mục tiêu 3: Liên kết ý niệm tái sanh với kinh nghiệm qui đạo.

Hiểu rõ về kinh nghiệm qui đạo sẽ giúp cho người chinh phục linh hồn trong công tác hướng dẫn người ta đến với Đấng Christ. Bạn đã học qui đạo là sự sinh ra thuộc linh và sự hết lòng quay lại cùng Đấng Christ bằng sự ăn năn và đức tin. Ý nghĩa thứ ba của sự qui đạo là sự tái sanh.

Tái sanh là một sự đổi mới thuộc linh qua công việc của Đức Thánh Linh. Phao-lô viết cho Tít, một Mục sư trẻ lại đảo Cơ-rết, Ngài cứu chúng ta vì lòng thương xót của Ngài, qua Thánh Linh, Ngài ban cho chúng ta sự sanh lại và sự sống mới do sự tẩy rửa chúng ta” (Tit Tt 3:5).

Vậy, sự tái sanh là “Sự sống mới” trong Đấng Christ. Khi đọc Kinh Thánh, bạn sẽ khám phá ra một ít nét “mới” trong sự tái sanh. Khi một người được “Liên kết với Đấng Christ”, người ấy trở nên “một người mới” hay “một tạo vật mới” (IICo 2Cr 5:17). Đức Chúa Trời phán cùng dân Y-sơ-ra-ên, “Ta sẽ ban cho các con một tấm lòng mới, và một tâm trí mới. Ta sẽ loại bỏ tấm lòng cứng cỏi bằng đá của các con và thay vào bằng tấm lòng vâng lời. Ta sẽ đặt Linh của ta vào trong các con” (Exe Ed 36:26-27).

Bác sĩ Christian Barnard, một phẫu thuật viên ở Nam Phi nổi tiếng khắp thế giới khi ông và các bạn đồng nghiệp thành công trong việc lấy một quả tim

Page 52: Chia xe tin mung

của một nạn nhân chết vì tai nạn thay vào một người bị đau tim nặng. Cuộc giải phẫu này được coi như là một phép lạ trong y khoa. Nhưng có một phép lạ lớn hơn điều đó đã xảy ra trong cuộc sống của chúng ta khi Đức Chúa Trời lấy ra “tấm lòng bằng đá cứng cỏi của chúng ta” và thay thế vào “một tấm lòng vâng lời”. Đây là phép lạ của sự tái sinh!

5. Hãy ghi vào sổ tay của bạn lời mô tả về kinh nghiệm qui đạo như bạn đang nói với một người chưa hiểu gì về qui đạo.Đồng thời giải thích những ý niệm về “sự sinh ra thuộc linh”, “quay lại cùng Đấng Christ” và “sự tái sanh”.

HIỂU SAI VỀ SỰ QUI ĐẠO

Mục tiêu 4: Mô tả ba điều sai trật về sự qui đạo.

Trong việc cá nhân chứng đạo, bạn sẽ gặp những người có quan niệm sai lầm về sự qui đạo. Một số người nghĩ rằng qui đạo là cải thiện bản thân, xây dựng công trạng, trở thành người ngoan đạo hay có lẽ là thành viên của một nhà thờ. Chúng ta hãy khảo sát những quan niệm này.

Cải thiện bản thân

Cải thiện bản thân đơn giản là cố gắng cho tốt hơn bằng cách từ bỏ những điều sai lầm và thực hiện những điều tốt lành. Điều nầy có thể được tuyên dương, nhưng nó không thể giải quyết tận gốc rễ nền móng tội lỗi và bản chất sa ngã của con người.

Dù chúng ta làm hết sức mình, nhưng nổ lực cá nhân vẫn không thể nào đạt tiêu chuẩn thiên thượng về sự công bình và thánh thiện. Kinh Thánh chép, “Hết thảy chúng ta đều đã phạm tội, ngay cả những hành động tốt nhất của chúng ta đều hoàn toàn bẩn thỉu dơ nhớp. Vì cớ tội lỗi, chúng ta giống như những chiếc lá bị héo và gió thổi đi đây đó” (Ê-sai 64:6;).

Cải thiện bản thân giống như việc cột một quả cam nhỏ xanh vào một cây cam và mong cho nó lớn lên và chín. Dĩ nhiên chúng ta biết rằng chỉ khi nào một quả cam con hút nhựa sống từ một gốc cây, nó mới, lớn đủ kích thước và chín mọng ngọt ngào. Chúng ta cần sự tái sanh không cần sự cải thiện.

Thành lập nhiều công trạng

Có một phụ nữ tại Viễn Đông rất nhiệt tình trong niềm tin tôn giáo của mình, bà đã thề nguyện ăn chay suốt cuộc đời mình, kiêng cữ không ăn bất cứ loại thịt nào. Bà hy vọng mình lập nhiều công trạng, dồn chứa nhiều việc thiện để thoát khỏi hình phạt tội lỗi mình.

Page 53: Chia xe tin mung

Sau đó bốn người con của bà tiếp nhận Đấng Christ. Bà rất giận dữ khi thấy con mình không còn thực hiện những lễ nghi mà bà tưởng rằng những điều đó sẽ đem lợi ích cho bà sau khi chết. Dù tìm mọi cách, nhưng bà không thể nào làm cho những người con từ bỏ niềm tin mới. Trái lại, các con của bà lại yêu thương và đối xử với bà tốt hơn trước kia.

Cuối cùng người mẹ trở lại cùng Chúa và kinh nghiệm sự bình an vàsự tha thứ do việc nhìn biết Chúa Jesus. Bà ý thức rằng không phải vì những việc lành bà đã làm, nhưng vì sự thương xót của Đấng Christ, Ngài đã cứu bà và ban cho bà sự bảo đảm tại thiên đàng (Tit Tt 3:5-6).

Nổ lực lập công trạng hay tạo thế lực thuộc linh bằng cách thực hiện những hứa nguyện tôn giáo, giữ ngày Thánh, đi hành hương cầu nguyện tụng kinh nhiều lần, hay cả dâng hiến những món tiền lớn cho việc từ thiện... để tìm sự cứu rỗi, nhưng lòng họ vẫn không thỏa mãn. Sự cứu rỗi trong Đấng Christ hoàn toàn miễn phí nghĩa là không thể mua được.Vì Chúa Jesus đã trả giá rồi, và Ngài ban không cho chúng ta. Chúng ta chỉ việc đưa tay ra đón nhận quà tặng ấy.

Trở thành người sùng đạo.

Sùng đạo là một khuynh hướng tự nhiên dễ bị hướng hướng sai lạc. Nó đã làm cho nhiều người rơi vào sự mê tín sâu xa và một số người khác rơi vào sự sùng bái hình tượng. Một số người khác nữa lại bày tỏ sự nhiệt tình trong việc thờ phượng tại một đền thờ hồi giáo. Sứ đồ Phao-lô tiêu biểu cho những người nhiệt tình tôn giáo bị dẫn đi xa chân lý. Nhưng, giống như Phao-lô, họ có thể kinh nghiệm sự cứu rỗi qua đức tin nơi Chúa Jesus Christ (Cong Cv 22:1-14).

Sùng đạo không thể đem lại sự tái sanh thuộc linh; chỉ có công việc của Thánh Linh Đức Chúa Trời mới khiến người được tái sanh. Chúng ta phải cầu nguyện và tin cậy Thánh Linh giúp cho người ngoại ý thức điều nầy khi chúng ta rao giảng cho họ con đường cứu rỗi như lời của Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta. Làm chứng về kinh nghiệm của mình có thể giúp cho người khác hiểu được điều nầy.

Làm thuộc viên của một nhà thờ.

Nếu một người cho ban biết rằng anh ta thường đi nhà thờ hoặc là thuộc viên của một nhà thờ, khi bạn nói về sự cứu rỗi cho họ thì hãy khen họ về điều ấy. Đừng bao giờ hạ thấp một nhà thờ nào cả. Hãy chân tình chỉ cho người đó biết rằng người đó cần được “sanh lại tự trên cao”. Người ấy phải đặt

Page 54: Chia xe tin mung

niềm tin của mình nơi Cứu Chúa Jesus Christ và không đặt niềm tin nơi nhà thờ hay người lãnh đạo tôn giáo như thầy tế lễ, linh mục, mục sư hay Ra-bi.

6. Tựa đề: Sự Cứu Chuộc qua Đấng ChristKinh Thánh trích dẫn: Cong Cv 4:12Câu Gốc: “Sự cứu rỗi chỉ được tìm thấy qua một mình Ngài mà thôi: trên toàn thế giới nầy Đức Chúa Trời không ban một ai khác để có thể cứu chúng ta ”.

7. Có lẽ Câu Gốc trên giúp ích cho người đặt niềm tin trên Hội Thánh để được cứu rỗi phải không?...

8. Trong sổ tay bạn hãy ghi ra ba điều hiểu sai sự qui đạo và mô tả từng điều.

9. Đọc những đoạn Kinh Thánh sau. Điều kiện sai nào trong ba kiểu sai về sự qui đạo được chép trong mỗi đoạn?a.LuLc 18:9-14... b.RoRm 7:23-25... c.Phi Pl 3:5-6...

SỰ CỨU RỖI

NHỮNG KẾT QUẢ CỦA SỰ QUI ĐẠO

Mục tiêu 5: Liệt kê ba bằng cớ của sự qui đạo

Chúng ta đã học về những điều không phải là sự qui đạo, bây giờ chúng ta sẽ khảo sát vài bằng cớ của sự qui đạo - những kết quả mà sự qui đạo đem lại tức là ” được Thánh Linh sinh ra” (GiGa 3:8), để bước vào một cuộc sống mới.

Được thay đổi

Chiếc radio đồng hồ tự động thình lình bật tách một cái, báo hiệu có một chương trình. Một tiếng nói vang lên, “Bạn thân mến, bạn mong muốn sống cõi vĩnh hằng tại đâu?” Câu hỏi nầy làm cho James khó chịu, anh vội tắt radio.

Jemes nổi tiếng rất nhanh trong giới say mê nhạc nghệ thuật, anh là huấn luyện viên có tài trong trường khiêu vũ. Anh không muốn phá vỡ tham vọng của mình. Nhưng tắt radio thì dễ hơn là quên câu hỏi quấy rầy từ radio. “Bạn

Page 55: Chia xe tin mung

mong muốn sống cõi vĩnh hằng tại đâu?”. Câu hỏi đó cứ vang dội mãi trong tâm trí anh. Anh không thể trốn tránh được.

Cuối cùng, trong sự tuyệt vọng hoàn toàn chàng thanh niên kêu cầu Chúa giải cứu mình. Khi đầu phục Chúa trọn vẹn, anh kinh nghiệm một cuộc cách mạng trong đời sống mình. Những giá trị cũ không còn giống như trước. Những giá trị mới thay thế vào. Thành công của nghề nghiệp trần gian không còn chi phối anh nữa. Thay vào đó, anh tìm thấy niềm vui và mãn nguyện khi phục vụ Đấng Christ. Hiện nay, James là một Mục sư chinh phục linh hồn tội nhân, ông hướng dẫn chương trình huấn luyện nhân sự ra đi truyền giảng.

Một lần nọ Chúa Jesus gọi một em trẻ đứng giữa các môn đồ. Ngài bèn phán, “Nếu các con không thay đổi và trở thành giống như con trẻ, thì các con chẳng bao giờ vào được Vương quốc thiên đàng” (Mat Mt 18:3).

Khi một người trở lại cùng Đấng Christ, có một sự thay đổi lớn xảy ra! Chính Chúa Jesus trở thành trung tâm điểm của đời sống họ. Phong cách sống cũ trước kia được thay thế bằng phong cách sống mới phô bày sự hiện diện của Thánh Linh trong lòng và đời sống người ấy. “Khi một người nào được kết hợp vào Đấng Christ, người ấy là con người mới; những điều cũ qua đi, những điều mới đang xảy đến” (IICo 2Cr 5:17).

Một sự tẩy sạch được thực hiện.

Trong Tit Tt 3:5 chúng ta thấy rằng “Đức Chúa Trời cứu chúng ta” qua Đức Thánh Linh, Đấng ban cho chúng ta sự tái sanh và sự sống mới qua sự tẩy sạch”. Điều này không ám chỉ về Báp-têm bằng nước; đây là bức tranh về sự qui đạo như là một Báp-têm. Phao-lô viết, “Cùng một Thánh Linh, tất cả chúng ta đều được Báp-têm vào trong một thân thể” (ICo1Cr 12:13). Đó chính là kinh nghiệm của sự tái sanh và sanh ra trong gia đình của Đức Chúa Trời!

Một tín hữu người Trung Hoa, sau khi ăn năn tội và bằng đức tin tiếp nhận Đấng Christ, anh ta sung sướng tuyên bố: “Tôi cảm nhận thật được tẩy sạch ở trong lòng rồi!”. Ông ta đã kinh nghiệm sự tẩy sạch của sự tái sanh và đổi mới do Đức Thánh Linh.

10. Đọc Thi Tv 51:7. Tác giả Thi Thiên nầy khao khát Chúa như thế nào?

...

Page 56: Chia xe tin mung

11. Đọc LuLc 19:1-10. Điều gì xảy ra cho Xa-chê khi Chúa Jesus đến tại nhà ông?

...

Được kết chặt vào gia đình mới.

Khi chúng ta được tái sanh, chúng ta sanh ra trong gia đình của Đức Chúa Trời. Tất cả tín hữu đều là anh em, chị em trong Đấng Christ. Mặc dù bạn không nhận một tên mới, ngay lúc bạn tin nhận Chúa nhưng bạn được nhìn nhận là một Cơ Đốc nhân, một người theo Chúa hay một môn đệ của Đấng Christ.

12. Hãy đọc Mat Mt 1:23 và KhKh 2:17, rồi trả lời những câu hỏi sau:

a.Tên Em ma nu ên có nghĩa là gì?... b.Hãy viết ý nghĩa của tên riêng của bạn nếu bạn biết ý nghĩa của chữ ấy.... c.Là tín hữu được tái sanh, bạn sẽ nhận được tên mới gì?...

13. Hãy liệt kê ba điểm chúng ta mong đợi xảy ra như một kết quả của sự qui đạo....

TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN

1.Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG.a. Ni-cô-đem, một giáo sư lỗi lạc, nói: “Anh phải được sanh lại”b. Ni-cô-đem là một người công bình, nên ông không có những nhu cầu sâu xa.c. Chúa Jesus nói trước về sự chết của Ngài, khi Ngài nói đến con rắn bằng đồng bị treo ở trong sa mạc.d. Theo tin lành Giăng 3, mỗi người đều phải được sanh lại.

2.Viết chữ T.L. trước phần áp dụng về sự sanh ra thuộc linh, và chữ T.N. trước phần áp dụng về sự tái sanh tự nhiên

... a. Chúng ta nhận tên do cha trần gian đặt cho.

... b. Chúng ta trở thành thuộc viên của gia đình Đức Chúa Trời.

... c. Có người phải cho chúng ta ăn cho đến khi chúng học biết tự ăn một mình.

Page 57: Chia xe tin mung

... d. Chúng ta được nuôi bằng “Sữa” là lời Đức Chúa Trời.

... e. Chúng ta chỉ ở đây có một lúc; một ngày kia chúng ta sẽ chết.

... f. Chúng ta hưởng được sự sống vĩnh cửu.

3. Khoanh tròn mẫu tự ở trước mỗi phần hoàn chỉnh đúng cho câu . Khi chúng ta qui đạo chúng ta:

a) Quay khỏi tội lỗi của mình.b) Quay một vòng để theo Chúa.c) Kinh nghiệm sự thay đổi trong tư tưởng và trong ước muốn.d) Trở thành “một con người mới” hay “một tạo vật mới”.

4. Liệt kê ít nhất ba điểm hiểu sai về qui đạo.

...

5. “Cùng một Thánh Linh chúng ta được Báp-têm vào một thân thể” có liên quan đến việc

a) Chúng ta được làm Báp-têm bằng nước.b) Chúng ta gia nhập vào một Hội Thánh và trở nên thành viên của một tập thể địa phương.c) Chúng ta được tái sanh và được tẩy sạch qua sự tẩy rửa của Thánh Linh.

6. Người chưa tin Chúa có nhiều nhu cầu nhưng nhu cầu lớn nhất của họ là ... ...

7. Viết thuộc lòng trong sổ tay bạn hay trích dẫn cho người nào khác phần Câu Gốc, gồm tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc mà bạn đã học.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.a. Đúngb. Đúngc. Said. Đúng

8. (Bất kỳ ba điều nào). Cải thiện bản thân, lập công trạng, sùng đạo hay thuộc về một nhà thờ nào. Hãy so sánh phần mô tả của bạn với bài học.

2. a) bắt đầu một sự sống mới.b) chúng ta trở thành thành viên của gia đình mà chúng ta được sinh ra.c) vẫn còn là một sự mầu nhiệm, bất chấp chúng ta hiểu điều nầy đến mức độ nào.

Page 58: Chia xe tin mung

9. Tôi có thể trả lời theo cách sau. Câu trả lời của bạn có thể khác hơn.a. Những ai tin cậy nơi công trạng của mình.b. Những ai nổ lực tu luyện bản thân.c. Những con người rất sùng đạo mà không biết gì về Đấng Christ.

3. Có nghĩa là một sự thay đổi thái độ hành động bằng cách chúng ta từ bỏ tội lỗi và theo Chúa Jesus.10. Được tẩy sạch.4. tội lỗi, đức tin, Đức Chúa Trời.

II. Bạn có thể nói rằng có một phép lạ hay một sự thay đổi xảy ra, hay sự cứu rỗi đã đến nhà ông ta vào ngày ấy.

5. Câu trả lời của bạn phải bao gồm những ý tưởng chính giới thiệu trong bài học.

12. a. Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.b. Câu trả lời của bạn.c. Chúng ta không biết tên mới của chúng ta là gì.

6. Không nhìn vào thiệp nhỏ của bạn, bạn phải có thể trích dẫn tất cả ba phần của Câu Gốc Cong Cv 4:12.

13. Một sự thay đổi về giá trị một sự tẩy sạch khỏi tội lỗi, và sự hình thành mối quan hệ trong gia đình mới.7. Đúng

PHẦN GHI CHÉP CỦA BẠN

TIN CẬY ĐỨC THÁNH LINH

Âm thanh như tiếng gió thổi vù vù xuyên qua căn nhà mọi người đang ngồi. Lửa xuất hiện chia ra từng ngọn đậu trên đầu mỗi người hiện diện. Và rồi ai nấy bắt đầu ca tụng Đức Chúa Trời bằng một loại ngôn ngữ mình chưa hề học.

Chúa Jesus đã về trời. Bây giờ 120 môn đệ của Ngài họp lại để cầu nguyện và chờ đợi. Trong số những người đó có những người em của Chúa Jesus, các sứ đồ, một số phụ nữ kể cả bà Ma-ri, mẹ Chúa Jesus. Họ đã nghe tiếng gió, họ đã thấy lửa và rồi khi chính mình họ qui thuận Đức Thánh Linh thì Ngài sử dụng lưỡi của họ để nói lên sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời bằng những ngôn ngữ khác. Đó là ngày Lễ Ngũ Tuần (2:1)

Page 59: Chia xe tin mung

Một đám đông khổng lồ tụ họp lại ngạc nhiên và bối rối. Một số người nhạo báng những môn đệ của Chúa Jesus. Bấy giờ Phi-e-rơ đứng lên và cất cao giọng giảng giải về ý nghĩa của Lễ Ngũ Tuần cho đám đông. Ba ngàn người tiếp nhận sứ điệp nói về Đấng Christ. Hội Thánh bắt đầu tăng trưởng khi Phi-e-rơ giảng bằng quyền năng của Thánh Linh.

Sự kiện Lễ Ngũ Tuần mang sứ điệp nầy đến cho bạn: bạn, cũng vậy có thể nhận và tin cậy Thánh Linh!

DÀN Ý BÀI HỌC

Đức Thánh Linh giúp Bạn Cầu Nguyện Có hiệu Quả.Đức Thánh Linh Dẫn Dắt bạn trong việc Chinh Phục Linh Hồn.Đức Thánh Linh Ban Quyền Năng để bạn Truyền Giảng.

NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Sau khi học xong bài nầy bạn phải có thể: “Đạt được hiệu quả lớn hơn trong sự cầu nguyện.Biết được nhu cầu của bạn và tiếp nhận quyền năng của Thánh Linh để dẫn dắt bạn trong việc chinh phục linh hồn tội nhân.Nhận ra những ân tứ đặc biệt mà Thánh Linh ban cho để hổ trợ công tác truyền giảng.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Đọc kỹ bài học trong sách Giáo khoa tự học nầy và làm các bài tập trong phần triển khai bài học.2.Làm phần trắc nghiệm cá nhân ở cuối bài học rồi kiểm soát lại các câu trả lời của bạn cách cẩn thận.

NHỮNG CHỮ CĂN BẢN cầu thay phân biệtcuộn sáchthức canhdìm mìnhthất vọng

TRIỂN KHAI BÀI HỌC

Đức Thánh Linh còn được gọi là “Nhà truyền Giảng Vĩ Đại” Sau khi Chúa Jesus thăng thiên, Thánh Linh được phái đến làm “Đấng Giúp đỡ khác” để

Page 60: Chia xe tin mung

bày tỏ lẽ thật về Đức Chúa Trời (GiGa 14:16-17). Ngài xức dầu cho sự rao giảng và sự dạy dỗ Lời Đức Chúa Trời, mở lòng người nghe và làm cho Đấng Christ trở nên thực hữu đối với họ. Ngài hành động trong đời sống của tín hữu, giúp cho họ lớn lên trong sự trưởng thành Cơ Đốc và làm vinh hiển Đức Chúa Trời.Nhưng Ngài cần những dụng cụ để Ngài thực hiện công tác. Ngài cần mỗi người chúng ta! Khi chúng ta phó dâng đời sống mình cho Ngài, thì Ngài hành động trong chúng ta để thực hiện công tác truyền giảng vĩ đại. Chúng ta có thể tin cậy Thánh Linh làm Đấng Giúp đỡ nhiệt tình của mình. Ngài giúp cho chúng ta cầu nguyện có hiệu quả và sẽ dẫn dắt chúng ta vào những phiêu lưu của việc chinh phục Linh hồn.

ĐỨC THÁNH LINH GIÚP BẠN CẦU NGUYỆN HIỆU QUẢ

Cầu nguyện trong Thánh Linh

Mục tiêu 1: Nhìn nhận sự cần thiết của công tác của Thánh Linh trong sự cầu nguyện có hiệu quả

Một vị giáo sĩ cao niên tại Nam Phi châu vào một buổi chiều đang ngồi xem một chương trình truyền hình hấp dẫn với đứa cháu nội. Cách đó 70 dặm tại thành phố Pretoria con trai ông là Geoff nằm tại bệnh viện, đang chịu một ca đại phẫu. Tin tức cho biết là anh nầy ra khỏi phòng săn sóc đặc biệt, và đang hồi phục.

Thình lình vị giáo sĩ nói, “Cháu à, chúng ta phải tắt ti-vi và cầu nguyện cho Geoff. Sau khi hai ông cháu cầu nguyện xong, cụ già vào phòng riêng và bắt đầu cầu nguyện bằng ngôn ngữ khác mà Thánh Linh đã ban cho cụ. Cụ cầu nguyện cho đến khi gánh nặng về con trai cụ được cất đi.

Trong lúc đó cụ đâu có biết anh Geoff bị sốt nặng và mê sảng. Anh ta bị đẩy vào phòng săn sóc đặc biệt trở lại và bị cột hai tay các phương tiện cấp cứu khác đang được áp dụng. Trường hợp của anh bị kể là nguy kịch.

Sau nhiều giờ canh chừng liên tục, thình lình cô y tá nghe anh nói, “Cô ơi, tại sao tay tôi bị cột thế này, cô làm ơn mở dùm cho được không?”Cô y tá báo động mời bác sĩ. Nhưng Geoff đã bình phục. Vài ngày sau, vợ anh đưa anh về nhà.

Anh thuật lại cho cả gia đình, “Cả nhà biết không có một việc kỳ lạ xảy ra. Dường như tôi bị mất trí và đau đớn kinh khủng. Sau đó tôi nghe tiếng cầu nguyện của cha tôi bằng tiếng lạ. Khi tôi lắng nghe, mọi vật dường như xua tan. Tôi ý thức mình vẫn còn nằm trên giường nhưng hai tay lại bị cột vì vậy

Page 61: Chia xe tin mung

tôi gọi y tá mở dây ra. Khi bác sĩ và cô y tá nhìn tôi, họ ngạc nhiên vì thấy tôi phục hồi nhanh chóng quá! Tôi Kinh nghiệm phép lạ chữa lành đến từ nơi Chúa”.

Nếu vị giáo sĩ bị những vấn đề khác cuống hút đến nỗi không chú ý đến sự nhắc nhở của Thán Linh thì sao?

1. Sau khi đọc RoRm 8:26-27, khoanh tròn lời hoàn chỉnh nào đúng cho câu nói sau: Muốn cầu nguyện hiệu quả, chúng ta cần sự giúp đỡ của Thánh Linh vìa. Bản thân chúng ta yếu đuối.b. Chúng ta thường không biết cách cầu nguyện phải lẽ.c. Thánh Linh cảm động phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời.d. Thánh Linh nài xin vì lợi ích cho dân sự của Đức Chúa Trời.

Mục tiêu 2: Nhận diện những ví dụ về các loại cầu nguyện khác nhau.

Khi dạy dỗ và các ân tứ của Thánh Linh, sứ đồ Phao-lô viết về hai loại cầu nguyện. Ông nói rằng có đôi khi ông phải “cầu nguyện bằng tâm thần”. Lúc khác ông “cầu nguyện bằng trí khôn” (ICo1Cr 14:15)

Sau khi bạn được Báp-têm trong Thánh Linh bạn có thể cầu nguyện bằng “ngôn ngữ cầu nguyện” của bạn. Cầu nguyện trong Thánh Linh có nghĩa là bạn dâng tâm linh của mình cho Ngài và Ngài sẽ nói qua bạn bằng ngôn ngữ khác. Nói với Đức Chúa Trời (ICo1Cr 14:2) là một trong những hoạt động của ân tứ nói những ngôn ngữ khác. Bằng cách nầy Thánh Linh có thể vượt qua tâm trí con người và sử dụng cái lưỡi đầu phục để cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Do đó tâm trí không thể dùng những tư tưởng nghi ngờ cản trở ý muốn của Đức Chúa Trời.

Chúng ta cũng có thể cầu nguyện bằng trí hiểu biết của mình, và Đức Chúa Trời có thể ban cho chúng ta sự hiểu biết khi chúng ta cầu nguyện. Khi biết được một nhu cầu hay ý thức một sự khẩn cấp, chúng ta có thể kêu cầu Đức Chúa Trời và biết chắc Ngài sẽ nghe chúng ta. Thường thường khi chúng ta hướng dẫn người khác cầu nguyện, thì Thánh Linh sẽ xức dầu cho chúng ta để chúng ta cầu nguyện với sự tin quyết và uy quyền không phải của chúng ta.

Kiêng ăn và cầu nguyện

Đôi lúc cũng cần có sự kiêng ăn, không ăn trọn vẹn hoặc một phần. Sự việc kiêng ăn không làm cho con người thánh thiện hơn, nhưng nó giúp cho thân thể con người phải khuất phục, và nhắc nhở con người rằng vương quốc của

Page 62: Chia xe tin mung

Đức Chúa Trời quan trọng hơn những nhu cầu của thân thể. Kiêng ăn giúp cho một người gần gũi Đức Chúa Trời hơn và gia tăng Đức Tin nơi Lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời tôn trọng phương cách cầu nguyện nầy theo đường lối mà chúng ta không hiểu hết; nhưng nếu thực hiện trong thái độ đúng, thì kiêng ăn và cầu nguyện mang lại nhiều kết quả.

Một ngày nọ các môn đồ thất vọng đến hỏi riêng Chúa Jesus, “Thưa thầy, tại sao chúng con không đuổi được con quỷ nầy?”. Họ đã hết sức nhưng không thành công trong việc giải cứu một bé trai bị quỷ ám. Khi họ không làm được gì nữa thì người cha của đứa bé đem nó đến cho Chúa Jesus, Ngài lập tức truyền lệnh cho quỷ ra khỏi và đứa bé được chữa lành.

Trả lời cho câu hỏi của họ, Chúa Jesus bảo rằng họ ít đức tin. Rồi Ngài nói thêm, “Chỉ có cầu nguyện và kiêng ăn thì mới đuổi thứ quỉ ấy được” (Mat Mt 17:20-21).

Cầu thay cho những linh hồn:

Có một loại cầu nguyện sâu nhiệm hơn mà bạn cần học tập và Kinh Nghiệm- sự cầu thay. Đây là loại cầu nguyện được xức dầu để xin sự cứu rỗi và giải cứu cho những người khác. Đó cũng là công tác của Thánh Linh qua những người đầu phục Ngài cách trọn vẹn. Người đó có thể cảm thấy một gánh nặng khiến mình phải cầu nguyện bất kỳ giờ nào thuộc ban ngày hay ban đêm. Người ấy có thể hoặc không thể biết tại sao nhưng cứ dừng mọi công việc rồi đi kêu cầu Đức Chúa Trời, ngay cả dùng “những sự thở than không thể nói bằng lời” (RoRm 8:26). Có thể so sánh sự cầu thay với cơn chuyển bụng của người mẹ sắp sinh con. Người tín hữu cứ tiếp tục cầu nguyện đến khi cảm thấy gánh nặng được cất đi. Loại cầu thay nầy đã mang lại nhiều phép lạ vĩ đại trong Vương quốc của Đức Chúa Trời! Bạn có thể xin Chúa ban cho mình loại công tác phục vụ nầy. Điều nầy không dễ dàng, nó đòi hỏi một trách nhiệm nặng nề. Nhưng cho ra đời những bông trái thuộc linh.

Cầu nguyện một mình thì tốt; cầu nguyện với những người khác cũng rất cần thiết. Hãy kết hợp những người bạn đầy dẫy Thánh linh lại để cùng cầu thay cho sự cứu rỗi linh hồn của những người lầm lạc. Sự cầu nguyện tập thể mang lại kết quả lớn. Nhiều điều lạ lùng đã được thực hiện qua Đức Thánh Linh khi một nhóm tín hữu nhiệt tình cầu nguyện với nhau. Số đông người mang lại sức mạnh và chiến thắng lớn lao hơn. “Năm người trong các con sẽ đánh bại một trăm và một trăm người sẽ đánh bại mười ngàn người” (LeLv 26:8). Tôi nhìn hình ảnh ấy một cách tương tự.

Page 63: Chia xe tin mung

2. Ở phần mô tả (cột trái) hãy viết con số của loại cầu nguyện (cột phải) cho phù hợp.... a. bằng tiếng mới ... b. Cùng cầu nguyện với người khác ... c. Kiêng ăn ... d. Hiểu được nhu cầu C.N. ... e. Cơn đau đẻ để sinh ra con cái thuộc linh.1) Cầu thay2) Tập thể cầu nguyện3) C.N. trong tâm hồn4) C.N. và kiêng ăn5) C.N. bằng trí khôn thuộc linh

3.Trong GaGl 4:19, Phao-lô đề cập loại cầu nguyện nào?... 4. Khi Nê-hê-mi cầu nguyện cho đất nước ông, ông cũng đã làm điều gì nữa?(Xem NeNe 1:4-6)...

5. Bạn đã nhiệt tình khẩn thiết cầu xin Chúa cứu những người mà bạn hy vọng đem họ đến với Chúa chưa?. Nếu chưa, hãy bắt đầu cầu nguyện cho họ từ bây giờ....

ĐỨC THÁNH LINH DẪN DẮT BẠN TRONG VIỆC CHINH PHỤC LINH HỒN

Khi bạn đến gần Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện, Đức Thánh Linh sẽ giúp bạn trong việc đưa tay ra thu phục linh hồn.

Mục tiêu 3: Mô tả phương cách Thánh Linh dẫn dắt trong việc chinh phục linh hồn.

Ngài cho chúng ta một ví dụ:

Sau đây tôi xin thuật lại câu chuyện được chép trong Cong Cv 8:26-39Một chiếc xe ngựa có mui đang chạy về phía Nam xuống Ga Xa quốc gia vùng sa mạc. Một người ăn mặc sang trọng ngồi trên chiếc xe chăm chú đọc trong cuộn bản thảo.

Page 64: Chia xe tin mung

Thình lình một người tên là Phi-líp xuất hiện. Ông ta vừa chạy dọc theo xe vừa chú y nghe những gì du khách đang đọc. Có phần nào mệt thở, Phi-líp hỏi ông, “Ông có hiểu những gì mình đang đọc không?”

“Nếu không ai giải thích làm sao tôi hiểu được?”, du khách trả lời. Ông này là quan coi kho tàng của Nữ Hoàng nước Ê-thi-ô-pi. Mặc dù chúng ta không biết tên của ông, nhưng chúng ta biết rằng ông rất khao khát tìm kiếm chân lý. Ông đã mở cuộc du lịch rất xa, từ xứ sở quê nhà đến tận Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Đức Chúa Trời. Bằng cách này hoặc cách khác ông cũng đã được nghe nói rằng đền thờ vĩ đại tại Giê-ru-sa-lem đã được dâng hiến để thờ phượng Đức Chúa Trời Chân thần Độc tôn. Ông cũng đã mua một cuộn Kinh Thánh bằng da phần Cựu Ước, Sách Ê-sai, đã được viết trước đó 700 năm. Bây giờ ông đang đọc lớn tiếng phần Kinh Thánh đó.

Phi-líp, một trong bảy người chấp sự tại Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem, đã đến một trong những thành phố lớn ở Sa-ma-ri. Ông giảng về Chúa Jesus Christ là Đấng Mê si cho dân chúng tại thành phố đó. Nhiều người Sa-ma-ri qui phục Chúa, những người khác được quyền năng của Đức Chúa Trời chữa lành bệnh tật. Những ác linh bị trục xuất. Cả thành đều vui mừng quá đổi (Cong Cv 8:5-8)

Tuy nhiên, Thánh Linh biết nhu cầu của một người cô đơn đó. Ngài sai một thiên sứ đến cùng Phi-líp và bảo ông. “Nầy chuẩn bị và đi xuống phía nam trên con đường từ Giê-ru-sa-lem đến Ga Xa". Đây là sự hướng dẫn đến đúng chỗ . Phi-líp vâng lời. Đến tại khu vực đó, ông thấy một chiếc xe ngựa có mui từ đàng xa - ông đến đấy đúng thời điểm .

Bấy giờ Thánh Linh phán với ông, “Hãy lại gần và theo kịp xe đó!”

Khi người Ê-thi-ô-pi mời Phi-líp trèo lên xe và ngồi trong xe với ông ta, thì Philip biết rằng Chúa đã sắp đặt tất cả mọi sự. Và khi vị quan kia hỏi thêm, “Xin ông cho biết, tiên tri đó nói về ai? Về ông ta hay người nào khác?”, thì Phi-líp không nghi ngờ gì cả mà biết chắc rằng Thánh Linh đang hướng dẫn mọi sự. Bấy giờ thật dễ dàng để ông giới thiệu Chúa Jesus, Đấng Cứu thế và là Đấng Mê si chịu thương khó cho du khách kia.Hình Ê-sai bên cạnh vẽ tại đây.

Phi-líp giải thích toàn bộ câu chuyện, bắt đầu từ đoạn Kinh Thánh trong sách Ê-sai. Ông làm giống như một người chinh phục linh hồn tội nhân làm, tức là nói Tin Mừng về Chúa Jesus. Vị quan chăm chú nghe. Lòng ông đã sẵn sàng nên ông lập tức tiếp nhận sứ điệp.

Page 65: Chia xe tin mung

Họ cứ đi cho đến khi gặp một ao nước. Vị quan hỏi “Có nước ở đây. Có gì cản trở tôi chịu Báp-têm không?”

Phi-líp trả lời, “Nếu ông hết lòng tin thì được”.

Vị quan nhiệt tình nói, “Tôi tin. Tôi tin rằng Chúa Jesus Christ là Con Đức Chúa Trời”.

Chiếc xe ngựa dừng lại. Phi-líp, người Do thái, và vị quan Ê-thi-ô-pi da đen cùng đi xuống nước. Đó là phép Báp-têm dìm mình xuống nước, một dấu hiệu bên ngoài của một sự thay đổi bên trong. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng sau đó Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi, còn vị quan kia chẳng gặp lại người, nhưng ông ta “cứ tiếp tục đường mình lòng đầy vui mừng”.

Không những Phi-líp đến đúng chỗ vào đúng thời điểm, nhưng Thánh Linh còn ban cho ông những lời nói đúng trọng tâm. Ông dẫn vị quan đi từ chỗ ông biết (lời tiên tri Ê-sai) đến chỗ ông không biết.

6.Vị quan kia không biết điều gì?...

Ngài cung cấp những cơ hội

Sau một ngày làm việc mệt nhọc, một người Úc đang trên đường về nhà. Thánh Linh thì thầm bên tai bảo ông phải ghé vào một nhà nọ. Ông đang mệt lã và đói bụng. Tại sao mình phải dừng lại giờ này?

Nhưng ông vâng theo sự dẫn dắt của Thánh Linh và gõ cửa. Không có tiếng trả lời ngay lập tức. Ông lại gõ lần thứ hai. Cuối cùng có một người đàn ông ra mở cửa. Cơ Đốc nhân ấy hỏi. “Tôi có thể giúp anh được việc gì không? Thánh Linh thì thầm bảo tôi đến nhà anh”

Người đàn ông thở dài nhẹ nhõm, “A! ông đến đúng lúc quá! Chúng tôi đã hoàn toàn hết phương tính toán”. Trong tay ông đang có con dao cạo râu. Sau đó ông giải thích rằng ông ta và vợ ông hết sức tuyệt vọng và khốn khổ về cuộc sống. Trong cơn khốn khổ tột cùng ông định kết liễu cuộc đời vợ ông và chính mình ông.

Người chấp sự Cơ Đốc kia nắm lấy cơ hội khủng khiếp nầy, bình tĩnh giải thích con đường cứu rỗi. Anh cầu nguyện với cặp vợ chồng trung niên kia và chinh phục họ cho Chúa. Thay vì rơi vào sự tự vẫn kinh tởn, họ tìm được niềm hi vọng sống qua đức tin nơi Đấng Christ. Thánh Linh biết nhu cầu của

Page 66: Chia xe tin mung

họ và tạo cơ hội cho một đầy tớ vâng phục Chúa để dẫn họ đến cùng Cứu Chúa.

7. Liệt kê ba điều “đúng” mà bạn có thể dựa vào khi bạn được Thánh Linh dẫn dắt....

8. Ngoài việc đưa cho chúng ta những ví dụ điển hình về sự làm chứng, Chúa còn ban cho chúng ta vừa ... vừa ... để làm chứng cho Ngài.

9.Thánh Linh không dẫn dắt theo cùng cách thức trong mọi lúc. Ngài cũng không ban cho lời giống nhau trong mọi trường hợp. Hãy viết điều bạn suy nghĩ về lý do tại sao như vậy vào sổ tay.

10. Tựa đề: Quyền năng để Làm Chứng.Kinh Thánh trích dẫn: 1:8Câu Gốc: “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các con, thì các con sẽ được đổ đầy quyền năng, và các con sẽ là những chứng nhân cho ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê và Sa-ma-ri, và đến những tận cùng của quả đất ”.

THÁNH LINH BAN QUYỀN NĂNG ĐỂ BẠN TRUYỀN GIẢNG

Mục tiêu 4: Kể ra những cách Đức Thánh Linh ban quyền năng và giúp đỡ tín hữu trong việc truyền giảng.

Bạn phải được đổ đầy Thánh Linh trước khi bạn có kinh nghiệm đầy đủ về quyền năng của Ngài trong cuộc sống và trong công việc của mình. Chúa Jesus muốn nói điều nầy khi Ngài phán rằng những người theo Ngài phải là những nhân chứng. Ngài khích lệ họ bằng lời phán “Ta sẽ gởi đến các con điều cha ta đã hứa” (LuLc 24:49).

Trong thân vị của Thánh Linh, bạn sẽ càng ý thức sức mạnh năng động để truyền giảng có hiệu quả. Ngài là Linh Quyền năng, và mục đích của quyền năng Ngài là để khiến chúng ta thành những chứng nhân cho Đấng Christ hằng sống. Sứ điệp chót của Chúa chúng ta trước khi Ngài về trời ấy là “Khi Thánh Linh giáng trên các con, thì các con sẽ được đổ đầy quyền năng, và các con sẽ là những chứng nhân cho ta tại Giê-ru-sa-lem, toàn xứ Giu-đê, Sa-ma-ri, và cho đến những vùng tận cùng của quả đất” (Cong Cv 1:8). Ngài bảo họ ở tại Giê-ru-sa-lem chờ đợi Đức Thánh Linh.

Những môn đệ của Chúa Jesus vâng lời Ngài. Họ chờ đợi bằng sự cầu nguyện và thờ phượng. Sau đó Thánh linh giáng xuống, quyền năng từ trên cao đổ xuống họ. Họ được tràn ngập niềm vui và nói những điều kỳ diệu của

Page 67: Chia xe tin mung

Đức Chúa Trời bằng những ngôn ngữ khác mà Thánh Linh cho phép họ nói. (2:1-47).

Ngài ban sự dạn dĩ và tình yêu.

Trong sách Công vụ các sứ đồ, mỗi khi bạn đọc đến nhóm người được đổ đầy Thánh Linh, bạn đều thấy có sự đi ra. Những tín hữu ra đi truyền giảng và có nhiều người qui đạo.

Thánh Linh ban cho sự dạn dĩ. Người què tại cửa đẹp được chữa lành cách kỳ diệu. Khi Phi-e-rơ và Giăng giảng cho dân chúng tụ họp lại, thì những người canh gác đền thờ bắt giam họ. Sau đó, khi Phi-e-rơ, đầy dẫy Thánh Linh, bào chữa mình trước những nhà lãnh đạo Do Thái, thì họ ngạc nhiên trước sự dạn dĩ của các sứ đồ (Cong Cv 4:13). Bạn cũng vậy có thể nhận lãnh sự dạn dĩ từ Đức Thánh Linh.

Đức Thánh Linh cũng ban cho tình yêu. Qua Thánh Linh của tình yêu, bông trái tình yêu sẽ nảy sinh (RoRm 15:30, GaGl 5:22). Qua Thánh Linh Đức Chúa Trời đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta (RoRm 5:5).

Chăm sóc những người lạ như chăm sóc những người thân yêu trong gia đình mình thì không phải việc làm của quả tim con người. Bạn có nhớ câu chuyện về bà mẹ bị mất hai đứa con gái trong Bài I không? Bà ý thức rằng bà đã lo cho hai đứa con mình nhiều hơn là lo cho những linh hồn lầm lạc, vì thế bà xin Đức Chúa Trời đổ đầy tình yêu vào lòng bà để bà yêu thương những linh hồn mà Đấng Christ đã chết thế cho. Bà nhớ lại điều nầy khi bà cầu nguyện cho hai thanh niên đang quì gối trước toà giảng của một nhà thờ.

Khi bà quì gối và đặt tay trên họ, bà thầm cầu xin Chúa giúp hết lòng đi ra chăm sóc họ giống như việc bà bỏ mọi sự để đi tìm hai đứa con bị lạc của mình. Hai thanh niên bắt đầu khóc. Về sau họ làm chứng rằng họ cảm thấy có một luồng hơi ấm thổi qua kéo họ đến gần Chúa. Điều nầy hơn hẳn tình yêu của một bà mẹ, đây chính là tình yêu của Đức Chúa Trời.

Ngài cáo trách tội lỗi.

Trong công tác trọng đại về Chia Sẻ Tin Mừng, Thánh Linh luôn luôn đi trước chúng ta. Ngài cảm giục lòng của những người có triển vọng qui đạo, làm cho nhiều người cảm thấy bất an và khó chịu cho đến khi họ ăn năn tội lỗi của mình và đầu phục Chúa Jesus.

Page 68: Chia xe tin mung

Tại đảo Jamaica có một cảnh sát viên làm chứng như sau: “Tôi có phận sự bỏ tù những người không tuân theo luật pháp quốc gia. Một ngày nọ, Thánh Linh đến với tôi, vỗ vai tôi và nói, “Cảnh sát ơi, ngươi phải bị giam giữ”.

Tôi hỏi, “Tôi đã làm điều gì sai phạm đâu?”

Ngài phán, “Người đã vi phạm luật thánh của Đức Chúa Trời. Ngươi đã chống nghịch Ngài. Lòng ngươi không công chính trước mặt Chúa”. Vì lẽ đó Ngài bắt giam tôi. Tôi hoảng sợ. Rồi tôi ý thức rằng Chúa Jesus đã trả giá cho sự vi phạm luật pháp của tôi và tôi có thể được trả tự do! Ngợi khen Đức Chúa Trời! Bây giờ tôi là một cảnh sát Cơ Đốc nhân đang phục vụ Chúa của tôi”.

Đức Thánh Linh cáo trách tội lỗi. Ngài chỉ cho người ta thấy những điều sai trật trong cuộc sống họ. Ngài làm cho họ bất an khi họ từ chối Chúa Jesus là con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi (GiGa 16:8-9)

Ngài ban những ân tứ để hỗ trợ sự Truyền Giảng

Đức Thánh Linh ban những ân tứ rất quí báu để thực hiện công tác truyền giảng cho những người chưa tin và để gây dựng hội chúng tại địa phương.Những ân tứ tối cần cho việc chia sẻ Tin Mừng cho những người khác là những ân tứ về lời nói tri thức, lời nói khôn ngoan, và ân tứ phân biệt các linh, và ân tứ đức tin. Bạn có thể tìm thấy những ân tứ nầy trong ICo1Cr 12:1-2.

Lời nói tri thức là một chút tri thức thiêng liêng, sự thông biết do Thánh Linh ban cho bạn về một người nào đó hoặc một điều gì đó. Bạn không thể biết điều đó bằng cách khác. Cũng vậy, lời nói khôn ngoan là sự khôn ngoan thiêng liêng để nói hoặc làm điều theo phương cách đúng.Sự khôn ngoan nầy khác hẳn sự khôn ngoan tự nhiên vì do Thánh Linh ban cho.

Ân tứ phân biệt các linh là khả năng đặc biệt mà Thánh Linh ban cho để giúp chúng ta nhận biết các loại linh trong thế giới vô hình- Thánh Linh của Đức Chúa Trời, linh của con người và ngay cả những tà linh của ma quỉ- Khi điều nầy cần thiết cho việc bảo vệ bạn hoặc giải cứu người khác. Ân tứ đức tin là đức tin siêu nhiên nơi Đức Chúa Trời để đáp ứng một trời nhu cầu hay hoàn cảnh.

Câu chuyện của Sau-lơ và A-na-nia trong Cong Cv 9:1-18 minh họa thế nào

Page 69: Chia xe tin mung

Thánh Linh ban cho những ân tứ để hổ trợ công tác truyền giảng. Sau-lơ (về sau gọi là Phao-lô) là người nhiệt tình bắt bớ Hội Thánh cho đến khi Chúa “bỏ tù” ông. Trong khi ông kinh nghiệm một sự qui đạo kỳ diệu, thì một tín hữu tên là A-na-nia đang cầu nguyện một mình.

Chúa bày tỏ những điều về Sau-lơ cho A-na-nia trong một khải tượng. Qua lời nói tri thức ấy A-na-nia biết:

1. Chỗ Phao-lô ở và tên con đường (c.11)2.Ông ta đang cầu nguyện (c.11)3. Ông ta cũng thấy một khải tượng về A-na-nia (c.12)4. Ông Sau-lơ được Đức Chúa Trời chọn để phục vụ Ngài và chịu khổ vì cớ Ngài (c.15-16).

A-na-nia không thể nào biết được tất cả những chi tiết nầy nếu Chúa không mặc khải cho ông. Không những Ngài ban cho A-na-nia sự hiểu biết, nhưng Ngài còn chỉ dẫn chi tiết cho ông nữa. A-na-nia vâng lời đi thăm Sau-lơ, cầu nguyện cho ông và khuyến khích ông. Sau-lơ được chữa khỏi bịnh mù và được đầy dẫy Thánh Linh.

Về sau, chính Phao-lô đã nói, “Tôi là người xấu nhất trong vòng những tội nhân” (ITi1Tm 1:15). Nhưng quyền năng của Đức Thánh Linh đã chuyển biến ông thành một nhà truyền giảng vĩ đại, người thành lập Hội Thánh và giáo sư.

II.Thánh Linh đã hỗ trợ A-na-nia để giúp đỡ Sau-lơ bằng các phương cách nào?...

12. A-na-nia đã dùng hai chữ nào để Sau-lơ biết rằng A-na-nia tin Sau-lơ đã qui đạo và chấp nhận ông bằng tình yêu? (Xem Cong Cv 9:17)...

Khoanh tròn mẫu tự của mỗi lời diễn đạt ĐÚNG.

a. Thánh linh ban cho chúng ta cả tình yêu lẫn sự dạn dĩ .b. Chúng ta cũng được ban cho quyền năng để cáo trách tội lỗi của người khác.c. Ân tứ phân biệt các Linh được ban cho để bảo vệ chúng ta hay để giúp đỡ người khác.d. Tình yêu của Đức Chúa Trời mạnh mẽ hơn tình yêu của con người.

TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN

Page 70: Chia xe tin mung

Viết chữ có hoặc không vào khoảng trống sau các câu hỏi dưới đây:

a. Chúa Jesus có hứa phái Đức Thánh Linh đến làm Đấng Giúp đỡ chúng ta không?...

b. Chúng ta luôn luôn biết rằng lúc nào mình cũng cầu nguyện đúng phải không?...

c. Nếu một người cảm thấy có nhu cầu phải cầu nguyện, thì người ấy có phải vâng lời để lập tức đi cầu nguyện không? ...

d. Đức Thánh Linh có thể cầu nguyện qua chúng ta cũng như hướng dẫn chúng ta trong việc chinh phục linh hồn tội nhân không? ...

Theo LeLv 26:8, thì năm người có thể đánh bại một trăm, và một trăm sẽ có thể đánh bại được ...

3.Khi Thánh Linh bảo Phi-líp đi xuống phía nam, thì ông nhận ra mình đến ... nơi, vào ... thời điểm, và Thánh Linh ban cho ông những lời ... để nói.

4. Làm cân bằng những hạn chế hay ngăn trở bằng những gì bạn có thể nhận lãnh qua quyền năng của Thánh Linh.1) tri thức2) tình yêu3) dạn dĩ4) khôn ngoan của Đức Chúa Trời... /a. Sợ hãi ... /b. Dốt nát ... /c. Ghen ghét, thờ ơ ... /d. Khôn ngoan tự nhiên

5. Khoanh tròn mẫu tự ở trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNGa. Ân tứ đức tin hơn hẳn sự tán thành của trí óc, đó là một ân tứ siêu nhiên.b. Thánh linh cáo trách người ta về tội lỗi của họ.c. Chúng ta có thể cầu nguyện bằng sự hiểu biết cũng như có thể cầu nguyện trong Thánh Linh.d. Nếu chúng ta yêu ai đó bằng khả năng có được của con người thì chúngta đã làm trọn mạng lịnh Đức Chúa Trời bảo chúng ta yêu thương kẻ khác.

6. Chúa Jesus phán rằng khi Thánh Linh giáng trên chúng ta thì chúng ta sẽ ... ...

Page 71: Chia xe tin mung

7. Viết thuộc lòng trong sổ tay của bạn hoặc nói cho người khác nghe phần Câu Gốc bạn đã học trong bài. Gồm cả tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.Bạn có thể khoanh tròn cả 4 câu vì tất cả đều đúng.

8. Cơ hội, quyền năng.2.a. 3) trong Thánh Linhb. 2) tập thể cầu nguyệnc. 4) với kiêng ănd. 5) với trí khône. 1) cầu thay.

9. Câu trả lời của bạn. Lý do là mỗi hoàn cảnh có đặc trưng riêng của nó, và không hoàn cảnh nào giống hệt hoàn cảnh nào.3. Cầu thay.

10. Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể đọc lên ba phần của Câu Gốc ở Cong Cv 1:84. Ông kiêng ăn.

II. Ngài cáo trách Sau-lơ về tội lỗi của ông. Sau đó Ngài ban cho A-na-nia sự can đảm và tình yêu, lời nói tri thức và sử dụng ông trong lãnh vực đức tin.

5. Câu trả lời của bạn.12. Anh Sau-lơ.

6. Ông ta không biết rằng Chúa Jesus đã đến để hoàn tất lời tiên tri được Ê-sai viết ra.

13. a. Đúngb. Sai. Cáo trách tội lỗi là công việc của Thánh Linh.c. Đúng.d. Đúng

7. Đúng thời điểm, đúng nơi chốn và lời nói đúng trọng tâm.

LỆ THUỘC VÀO LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

Page 72: Chia xe tin mung

Giê rê mi, một tiên tri thời Cựu ước đã nói, “Tôi sẽ quên Chúa và sẽ chẳng nhơn danh Ngài nói nữa”. Trong một lúc thất vọng ông đã lằm bằm tuôn đổ lòng mình ra trước mặt Chúa, “Hỡi Chúa tôi cứ làm trò cười cho thiên hạ, ai cũng nhạo báng tôi và khinh bỉ tôi vì tôi công bố sứ điệp của Ngài”.

Nhưng điều gì đã xảy ra cho Giê rê mi. Sứ điệp của Đức Chúa Trời giống như lửa đốt cháy lòng ông! Ông nói, “Tôi hết sức kìm giữ lại, nhưng không thể được nữa” (Gie Gr 20:7-9). Ông đã kinh nghiệm quyền năng quấy động của Lời Đức Chúa Trời. Về sau ông có thể nói, “Sứ điệp của tôi giống như lửa, như búa đập vỡ đá thành từng cục nhỏ” (23:29).

Trong công tác chia sẻ Tin Mừng của bạn hãy nhớ rằng Lời Đức Chúa Trời giống như lửa. Lửa đốt cháy nhiều thứ. Lời Đức Chúa Trời cáo trách tội lỗi và hủy phá điều ác. Lửa tỏa ra hơi ấm. Lời Đức Chúa Trời là chân lý; lời ấy làm cho ấm áp lòng người. Lời của Đức Chúa Trời cũng giống như một cái Búa, cái búa đập vỡ. Bạn có thấy những người thợ đẽo đá không, họ dùng búa tạ đập những tảng đá lớn thành những cục đá nhỏ.

Lời Đức Chúa Trời, giống như cái búa có quyền năng đập vỡ những tấm lòng cứng cỏi. Nhưng hãy nhớ lời Chúa là chiếc búa chứ không phải là bạn! Hãy học tập lệ thuộc vào lời Đức Chúa Trời.

DÀN Ý BÀI HỌC

Lời Đức Chúa Trời là Uy quyền của bạn để Chinh Phục linh hồn.Lời Đức Chúa Trời sở hữu Quyền Năng vĩ đại .Lời Đức Chúa Trời cộng tác chặt chẽ với Đức Thánh Linh.Lời Đức Chúa Trời phải trở thành Bộ phận sống động của Cuộc sống bạn.

NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này bạn phải có thể:

Hiểu được vai trò của Lời Chúa trong việc phô bày tội lỗi, ban đức tin và mang lại sự qui phục.

Hiểu được sự hài hòa giữa công việc của Thánh Linh và Lời Đức Chúa Trời.

Sử dụng Kinh Thánh hiệu quả hơn trong việc chinh linh hồn.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Đọc kỹ bài học trong sách giáo khoa tự học này, và làm các câu hỏi trong phần triển khai học. Nhớ học thuộc Câu Gốc.

Page 73: Chia xe tin mung

2. Làm bài trắc nhiệm ca nhân ở cuối bài học, rồi đối chiếu các câu trả lời của bạn cách cẩn thận với phần giải đáp ở cuối sách.

3. Ôn từ bài 4 đến bài 6 rồi hoàn tất bản tường trình học tập của đơn vị II và gởi về cho người hướng dẫn bạn học chương trình hàm thụ ICInầy.

NHỮNG CHỮ CĂN BẢN

bất khả trinhấn mạnhhuyền bíđâm thấukhông thể tranh luậnngười vô thần.mảnh vụn

TRIỂN KHAI BÀI HỌC

LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ UY QUYỀN CỦA BẠN ĐỂ CHINH PHỤC LINH HỒN.

Mục tiêu 1: Dùng lời riêng của bạn để nói rằng Lời của Đức Chúa Trời là uy quyền của bạn để chinh phục linh hồn.

Một trong những trước giả của Kinh Thánh viết, “Không một sứ điệp tiên tri nào do ý riêng của con người xuất phát, nhưng con ngươi ở dưới sự kiểm soát của Thánh Linh khi họ nói ra sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời” (IIPhi 2Pr 1:21). Dĩ nhiên, văn phong của người nầy khác với người nọ.

Tiên tri Ê-sai dùng thể thơ kiểu cách (grand poetic style); nhà truyền giảng Mác viết theo cách trực tiếp, mạnh mẽ (direct vigorous manner). Dù do nhiều tác giả, nhưng chủ đề xuyên suốt cả Kinh Thánh vẫn thống nhất. Sứ đồ Phao-lô viết, “Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời cảm thúc, có ích cho sự dạy dỗ chân lý” (IITi 2Tm 3:16).

Vì Kinh Thánh được Đức Chúa hà hơi, nên uy quyền của Kinh Thánh đứng ở địa vị cao nhất. Không có uy quyền nào cao hơn hiện hữu trên thế giới nầy. Tác giả của Thi Thiên nói với Chúa, “Ngài đã bày tỏ rằng danh của Ngài và những mạng lịnh của Ngài là tối thượng” (Thi Tv 138:2).

Một số người hỏi như sau: Bạn lấy quyền gì mà thu phục một người từ đức tin nầy sang đức tin khác? Hay “Dựa trên uy quyền nào bạn truyền giảng?”

Page 74: Chia xe tin mung

Nhiều giới chức chính quyền chống đối việc giảng. Vậy, phải trả lời làm sao?

Có lẽ bạn nên dùng sự minh hoạ sau: Nếu bạn lái xe hơi đến ngã tư gặp đèn đỏ, bạn biết chắc rằng mình phải dừng lại. Tuy nhiên, nếu cảnh sát giao thông đứng lại ngã tư đó điều khiển xe cộ ra dấu cho bạn chạy qua dù đèn vẫn đỏ, thì bạn có thể chạy được. Bạn phải vâng lệnh theo uy quyền cao hơn.

Khi Chúa Jesus ở tại trần gian, Ngài để nhiều giờ giảng dạy. Chúng ta thấy: “Những người nghe Ngài đều kinh ngạc trước cách dạy dỗ của Ngài, vì Ngài không giống như những giáo sư dạy luật pháp, và Ngài dạy có uy quyền” (Mac Mc 1:22).

Quyền thúc giục người ta ăn năn tội và có đức tin để trở lại cùng Đấng Christ phát sinh do sự dạy dỗ Lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh có một uy quyền khiến không ai có thể tranh luận được khi chúng ta truyền giảng. Chúng ta được sai khiến phải truyền bá Tin Mừng về sự cứu rỗi. Phao-lô viết, “Ta long trọng thúc giục con phải rao giảng sứ điệp, kiên trì công bố sứ điệp... để thuyết phục, quở trách và khuyến cáo, phải dạy bằng cả sự kiên nhẫn của mình” (IITi 2Tm 4:1-2).

I. Đọc Cong Cv 5:15-30 Phi-e-rơ và các sứ đồ khác nhìn nhận ai có uy quyền cao cả nhất? ...

Không những Kinh Thánh ban cho chúng ta thẩm quyền để công bố sứ điệp, nhưng Kinh Thánh còn là uy quyền vì đó là sự mặc khải của chính Đức Chúa Trời. Vì lý do đó Kinh Thánh chiếm địa vị có một không hai, vượt trên mọi loại sách tôn giáo khác. Kinh Thánh ký thuật Tin Mừng về sự cứu chuộc qua Đức tin nơi Jesus Christ. Đó là “sứ điệp của ân phúc của Ngài, có thể gây dựng anh em và ban cho anh em những phước hạnh mà Ngài dành cho dân sự Ngài” (20:32).

CỰU ƯỚCLuật pháp đến từ Môi-se

TÂN ƯỚC Ân phúc và chân lý đến từ Jesus Christ.

Toàn thể sứ điệp của Kinh Thánh có thể tóm tắt như sau: “Đức Chúa Trời ban Luật pháp qua Môi-se, nhưng ân phúc và chân lý đến từ Chúa Jesus Christ” (GiGa 1:17). Cựu ước bày tỏ luật pháp công bằng của Đức Chúa Trời. Tân Ước làm trọn luật pháp, tỏa ra ân phúc và chân lý qua Jesus Christ.

Page 75: Chia xe tin mung

Luật pháp Đức Chúa Trời ban cho dựa trên Mười điều luật chính được gọi là Mười điều Răn và những điều luật nầy ảnh hưởng đến luật pháp của nhiều quốc gia trong nhiều thế kỷ. Mục đích của luật pháp là làm cho người ta thấy “những điều sai quấy” (GaGl 3:19). Luật pháp phô bày tội lỗi, sự thất bại của con người và sự hình phạt tội lỗi.

Ân phúc, đến qua Chúa Jesus Christ, giới thiệu phương cách giải quyết cho vấn đề tội tỗi. Đó là thân vị và công tác của Chúa Jesus. Ngài đứng trước lịch sử nhân loại làm Vị Cứu tinh duy nhất của thế giới.

“Ngài ban phước lành cho tất cả chúng ta từ sự đầy tràn của ân phúc Ngài, Ngài ban cho chúng ta hết phước lành này sang phước lành khác”(GiGa 1:16)

Khi truyền giảng bạn phải nhớ truyền đạt cả hai tin:Tin buồn và Tin Mừng. Tin buồn liên quan đến luật pháp: mọi người đều thất bại trong việc giữ theo luật pháp công bằng và chánh trực của Đức Chúa Trời. Một hình phạt khủng khiếp đang chờ đợi tất cả những ai phạm tội cùng Đức Chúa Trời. Tin Mừng liên quan đến sự cứu chuộc trong Đấng Christ, Ngài thay thế chúng ta chịu hoàn toàn sự hình phạt của luật pháp. Chúng ta được cứu do sự thương xót, tình yêu của Đức Chúa Trời và ân phúc ở trong Con Ngài là Jesus Christ (Eph Ep 2:4-5). Rao giảng Phúc Âm bằng sự giảng dạy và loan báo Tin Mừng giúp người ta “hiểu được chân lý” và chân lý sẽ trả tự do cho họ (GiGa 8:32). Chân lý là chiếc nhẫn uy quyền!

2. Tựa đề: Tình yêu của Đức Chúa Trời bày tỏKinh Thánh trích dẫn: GiGa 1:18Câu Gốc: “Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời. Chỉ một mình Con, Đấng giống như Đức Chúa Trời và ở bên cạnh Cha, Đấng bày tỏ Cha cho chúng ta biết ”

3. Mục đích của luật pháp là làm cho người ta ý thức... 4. Sự dạy dỗ Cựu Ước và Tân Ước trùng lặp ở vài chỗ, vì Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu của Ngài trước Đấng Christ rất lâu. Trong Đấng Christ chúng ta thấy sự mặc khải trọn vẹn của tình yêu ấy. Tuy nhiên, luật pháp giữ con người “ở trong tù như những phạm nhân” (GaGl 3:23).

Viết chữ Â.P cạnh những chữ áp dụng cho cuộc sống dưới ân phúc và chữ L.P cạnh những chữ áp dụng cho cuộc sống dưới luật pháp. Sự thương xót... Tội lỗi...

Page 76: Chia xe tin mung

Việc làm sai quấy... Sự sống ... Sự tự do ... Hình phạt ... Ràng buộc ... Chân lý ...

5. Hãy ghi vào sổ tay hai lý do ủng hộ sự kiện Kinh Thánh là uy quyền của chúng ta trong sự chinh phục linh hồn.

LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI SỞ HỮU QUYỀN NĂNG VĨ ĐẠI

ục tiêu 2: Liệt kê năm phương cách Lời Đức Chúa Trời hành động trong việc chinh phục linh hồn.

Lời Chúa phô bày tội lỗi.

Cách đây nhiều năm, lại lục địa Trung Hoa, có một người đọc lớn Rôma đoạn 1. Một nhóm người ngồi vòng tròn xung quanh ông ta lắng nghe chăm chú và gật đầu đồng ý. Sau đó họ cúi đầu xấu hổ khi nghe ông ta đọc tiếp, “Họ ngồi nói chuyện phiếm và nói xấu lẫn nhau, họ ghen ghét Đức Chúa Trời, có thái độ phạm thượng kiêu ngạo và khoe khoang, khôn khéo về sự làm dữ... ” (RoRm 1:29-30). Rõ ràng là những người nầy bị Lời Chúa buộc tội , nhưng nếu họ đọc tiếp nữa, họ sẽ gặp những lời sau, “Nhưng nhờ sự ban cho miễn phí của ân phúc Đức Chúa Trời, mọi người được xưng công bình qua Chúa Jesus Christ, Đấng trả tự do cho họ” (3:24)

Câu chuyện trên chứng tỏ rõ ràng lý do ma quỉ không muốn người ta nghe Lời của Đức Chúa Trời. Khi một người thật sự bị cáo trách về tội lỗi của mình,người ấy sẽ tìm kiếm hướng giải quyết là lời của Đức Chúa Trời cũng cung cấp hướng giải quyết nữa.

Lời Chúa đâm thấu vào lòng

“Lời Đức Chúa Trời là sống động và tích cực, bén nhọn hơn bất kỳ gươm hai lưỡi nào. Lời ấy đâm thấu vào nơi hồn và linh gặp nhau, đến chỗ xương và tủy sát cánh với nhau. Lời ấy phán xét những ao ước và tư tưởng của lòng con người” (HeDt 4:12)hình

Eph Ep 6:17 bảo chúng ta phải nhận “Lời của Đức Chúa Trời làm thanh gươm mà Thánh Linh ban cho bạn”. Chúng ta có thể dùng Lời của Đức Chúa Trời chiến đấu trong trận chiến thuộc linh, vì Kinh Thánh có giá trị

Page 77: Chia xe tin mung

hơn lời con người rất nhiều, đó là những lời mặc khải từ thiên thượng. Lời của Đức Chúa Trời là thanh gươm của Thánh Linh.

Câu chuyện sau đây minh họa cho quyền năng đâm thấu của Lời Đức Chúa Trời. Có một người vô thần đi vào một nhà thờ lớn để nghe một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng vừa đến thành phố. Nhiều người đến dự buổi thờ phượng, nhưng người vô thần nầy có ý định nghe nhạc mà thôi. Hễ khi nào vị mục sư giảng, đọc Kinh Thánh hay cầu nguyện, thì ông nầy lấy hai ngón tay bịt hai lỗ tai để khỏi nghe.

Thế rồi một con ruồi đậu trên mũi ông! Khi ông ta rút tay phải ra để xua đuổi con rồi đi, thì Lời Kinh Thánh do Mục sư đọc nhằm chỗ: “Hãy đặt sự tin tưởng của bạn nơi Chúa Jesus Christ, và bạn sẽ được cứu”(Cong Cv 16:31, New English Bible). Lập tức ông ta bịt tay trở lại- nhưng ông ta không thể xóa điều mình đã nghe. Những lời nầy cứ lặp đi lặp lại trong trí ông. Thánh Linh dùng phần nhỏ của Tin Mừng nầy để nói vào lòng ông, về sau ông tin Chúa!

Lời Chúa loan báo sự cứu rỗi.

Sứ điệp Kinh Thánh không những phô bày tội lỗi, đâm thấu tấm lòng, nhưng cũng loan báo về sự cứu rỗi. Chúng ta không bị bỏ trong thất vọng vì chỉ biết phần về bóng tối. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Cuốn Sách Hy Vọng cũng ban cho chúng ta sự hiểu biết về ánh sáng nữa!

Kinh Thánh chứa đựng mọi sự kiện cần thiết cho sự cứu chuộc con người. Sứ điệp vui mừng của Kinh Thánh không xuất hiện trong những tác phẩm văn chương khác. Những tác phẩm khác có thể cỗ vũ độc giả, cố gắng cải thiện và chỉ làm được một ít việc lành thôi. Vì những sứ điệp ấy rất hạn chế. Trái lại, Kinh Thánh nói về một Đấng Cứu Thế, Jesus, chỉ một mình Ngài có lời của sự sống vĩnh cửu. Như Phi-e-rơ đã nói, “Chúng tôi theo ai để có những lời sự sống đó?” (GiGa 6:68). Có ai khác trên trần gian có thể nói, “Ta đã đến để các con được sự sống, sự sống sung mãn” không? (10:10).

Vì thế, chủ đề lớn của Kinh Thánh tập trung vào Chúa Jesus Christ. Chúa Jesus phán, “Những lời Kinh Thánh đều nói về ta” (5:39). Điều cốt lõi của sự dạy dỗ Kinh Thánh về sự cứu chuộc là Phúc Âm của Đấng Christ. Phao-lô tóm tắt “câu chuyện vĩ đại nhất chưa từng có” vào những lời sau đây:

“Tôi chuyển lại cho anh em những gì tôi đã nhận và đó là điều quan trọng nhất: ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta, theo Lời Kinh Thánh; Ngài

Page 78: Chia xe tin mung

đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo Lời Kinh Thánh, và Ngài đã hiện ra cho Phi-e-rơ, sau lại hiện ra cho mười hai sứ đồ” (ICo1Cr 15:3-5).

Vậy, Phúc Âm là câu chuyện về Chúa Jesus của Đức Chúa Trời, Tin Mừng là tin nói về quà tặng tình yêu của Ngài ban cho thế giới (GiGa 3:16). Không lạ gì khi Phao-lô tuyên bố: “Tôi hoàn toàn tin tưởng nơi Phúc Âm ; đó là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu tất cả người nào tin” (RoRm 1:16).

Lời Chúa phát sinh đức tin

Trong lòng mỗi con người đều có sự khao khát Đức Chúa Trời. Ngay cả người từng tuyên bố mình theo thuyết bất khả trị (agnostic) cũng có sự khao khát này Chúa đã ban Lời Ngài để tạo ra loại đức tin chúng ta cần: đức tin nơi Chúa Jesus Christ. Kinh Thánh chép: “Những phép lạ nầy được viết ra để anh em tin rằng Jesus là Đấng Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời, và bởi đức tin nơi Ngài anh em có thể hưởng sự sống” (GiGa 20:31).

Sứ điệp của Đức Chúa Trời phải qua lỗ tai đi vào tấm lòng và nói ra trên môi miệng.

“Sứ điệp của Đức Chúa Trời ở gần anh em, ở trên môi miệng và trong lòng của anh em” đó là sứ điệp đức tin mà chúng tôi rao giảng. Nếu anh em xưng Jesus là Chúa và tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sống lại từ cõi chết, thì anh em sẽ được cứu.

Vì do đức tin chúng ta được đặt ở vị trí đúng đắn với Đức Chúa Trời, và do sự xưng nhận mà chúng ta được cứu (RoRm 10:8-10)

Tai phải nghe : Sứ điệp Lòng phải nhận : Sứ điệp Môi miệng phải : xưng ra sứ điệp

Bạn có muốn chia sẻ đức tin của mình với người khác không.? Bạn có thể làm được bằng cách công bố Lời Đức Chúa Trời cho họ. 10:17 chép, “Đức tin đến do sự nghe sứ điệp, và sứ điệp đến qua sự rao giảng về Đấng Christ”. Nhưng người khác cần nghe sứ điệp của Đức Chúa Trời giống như bạn đã nghe. Sứ điệp phải có cơ hội vào lòng họ để họ có đức tin tiếp nhận và xưng nhận Jesus Christ là Cứu Chúa.

6. Hãy viết đúng thứ tự “tuyến đường” mà lời Đức Chúa Trời đòi hỏi trong việc phát sinh đức tin....

Lời Chúa đem lại sự qui đạo

Page 79: Chia xe tin mung

Palma một cô gái trẻ 14 tuổi, được giáo viên Trường Chúa Nhật của cô là người cũng không hiểu sự cứu rỗi là gì, khuyên những học sinh của mình bắt đầu đọc Kinh Thánh.

Palma kể lại, “Tôi khởi sự đọc Phúc Âm Mathiơ. Khi đọc đến Bài Giảng trên núi, một sự cáo trách sâu xa về tội lỗi đè nặng linh hồn tôi. Tôi đến với Mục sư chủ tọa và nói với ông về điều này, nhưng câu trả lời duy nhất của ông là, “Một bé gái tốt như cháu mà biết gì về tội lỗi? Hãy về nhà lấy búp bê ra mà chơi!” Tôi đã chẳng tìm được ai để giúp tôi tiếp nhận Jesus làm Cứu Chúa của mình”.

Palma không biết cách tiếp nhận Đấng Christ và sự tha thứ của Ngài. Suốt năm năm cô phải mang gánh nặng muốn biết về Chúa và muốn biết chắc mình có được ở thiên đàng sau khi cô rời khỏi trần thế không, nhưng cô ta đã không biết cách tìm kiếm Chúa. Thế rồi, vào một ngày nọ cô đến tại một nhà thờ ở thành phố khác. Tại đây cô được nghe Mục sư giảng về sự ăn năn và sự cần thiết phải được tái sanh Palm được chỉ dẫn trong lời Đức Chúa Trời về cách thức để được cứu, và qua lời Đức Chúa Trời cô nhận được sự sống thuộc linh.

Cô reo lên, “Kinh nghiệm sự qui đạo, phước hạnh tuyệt vời cho tôi!” Sau đó cô nhận được Báp-têm bằng Thánh Linh, một kinh nghiệm sáng chói khác trong đời sống cô. Sau đó cô đến lục địa Trung Hoa, Tích Lan và Đài Loan làm giáo sĩ và trải qua nhiều năm kết quả, cô đã đưa dẫn nhiều người vào những kinh nghiệm phước hạnh giống cô.

Kinh Thánh thực hiện nguyên tắc mà chỉ có sự sống, mới có thể phát sinh sự sống. Sứ đồ Phi-e-rơ viết trong thơ tín của ông, “qua lời sự sống và bất diệt của Đức Chúa Trời anh em được sanh lại làm con cái của Đấng sanh thành chẳng hề chết” (IPhi 1Pr 1:23). Ông giải thích thêm, “Lời Đức Chúa Trời là Tin Mừng đã công bố cho anh em” (c.25). Sứ đồ Gia-cơ xác nhận chân lý nầy khi ông viết rằng Đức Chúa Trời “dùng lời của chân lý sanh chúng ta” (Gia Gc 1:18).

Lời hằng sống của Đức Chúa Trời phát sinh sự sống thuộc linh qua sự tái sanh.

7. Xếp đặt cho phù hợp giữa lời mô tả về con người với sự hành động của Lời Đức Chúa Trời trong người đó 1) Đem lại qui đạo2) Phô bày tội lỗi3) Đâm thấu vào lòng

Page 80: Chia xe tin mung

4) Loan báo sự cứu rỗi5) Phát sinh đức tin... a. Susan nghĩ là cô ta thánh thiện đủ rồi... b. Đa-ni-ên cần một sứ điệp hy vọng... c. Gia-cốp thiếu đức tin để tin... d. Ma-ri cố bịt tai để không nghe những điều thuộc linh... e. Paul muốn được cứu

8. Ôn lại năm phương cách Lời Đức Chúa Trời hành động trong việc chinh phục linh hồn, rồi viết thuộc lòng vào sổ tay.

LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI CỘNG TÁC CHẶT CHẼ VỚI ĐỨC THÁNH LINH

ục tiêu 3: Công nhận Lời Đức Chúa Trời là dụng cụ của Đức Thánh Linh trong việc mang lại sự qui đạo.

“Hãy tiếp nhận sự cứu chuộc làm mũ an toàn, và Lời Đức Chúa Trời làm thanh gươm của Thánh Linh ban cho anh em” (Eph Ep 6:17). Trong thời đại Thánh Linh hành động này, thì vũ khí của Ngài là Lời Đức Chúa Trời. Hãy nhớ rằng Lời Chúa “đâm xuyên suốt” vào lương tâm và tấm lòng con người (HeDt 4:12). Lời Chúa là thanh gươm của Thánh Linh. Một sự kết hợp có sức mạnh kinh khủng đối với kẻ thù của Đức Chúa Trời!

Phao-lô viết, “Vũ khí chúng ta sử dụng trong trận chiến của chúng ta không phải thuộc về thế gian nhưng là những khí giới quyền năng của Đức Chúa Trời, mà chúng ta dùng để hủy phá những đồn lũy vững chắc” (IICo 2Cr 10:4). Những khí giới quyền năng của Đức Chúa Trời là gì?

Cầu nguyện trong Thánh Linh, sử dụng Lời của Đức Chúa Trời, kêu cầu danh Chúa Jesus và tin cậy nơi công trạng của huyết báu Chúa Jesus đã đổ ra. Đây là những khí giới chúng ta dùng để “triệt hạ những lý luận giả dối, phá hủy mỗi một trở ngại tự cao dấy lên nghịch cùng sự hiểu biết về Đức Chúa Trời; chúng ta bắt mọi tư tưởng phải thuận phục Đấng Christ” (IICo 2Cr 10:4-5).

Muốn chinh phục linh hồn, bạn phải tham gia vào cuộc chiến thuộc linh vĩ đại. Ma quỉ, những sức mạnh huyền bí, và những thế lực của bóng tối đang giữ con người trong gọng kìm cứng như thép của chúng, và Satan chống cự lại những ai muốn giải phóng những con người đó. Nhưng Chúa mà bạn đang tin cậy là Đấng Chiến thắng! Ngài phán, “Tất cả uy quyền ở trên trời

Page 81: Chia xe tin mung

và dưới đất đã giao cho ta. Vậy hãy đến cùng các dân tộc khắp mọi nơi và khiến họ thành môn đệ của ta” (Mat Mt 28:18-19).

Trong công tác chinh phục linh hồn, bạn phải tin cậy Đức Thánh Linh và để cho Ngài quấy động Lời Ngài vào lòng bạn khiến bạn nói những lời đúng trọng tâm vào đúng thời điểm tại đúng nơi chốn. Hãy nói ra bằng uy quyền của Ngài. Nên nhớ, công việc của bạn là công báo chân lý Phúc Âm, còn trách nhiệm của Thánh Linh là cáo trách con người về chân lý nầy và kéo họ đến sự ăn năn. Bạn không thể làm công việc của Ngài và Ngài cũng không thể làm công việc của bạn. Đây là sự cộng tác giữa Thánh Linh và chúng ta mà Đức Chúa Trời đã chỉ định chúng ta làm phương tiện để Ngài hoàn tất công việc của Ngài.

Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Phi-e-rơ được đầy dẫy Thánh Linh, rao giảng Lời Chúa với quyền năng vĩ đại cho hàng ngàn người tụ tập trên những đường phố Giê-ru-sa-lem (Cong Cv 2:14-40). Ông trích dẫn trong Cựu Ước từ câu Kinh Thánh nầy đến câu Kinh Thánh khác. Từ những phần trích dẫn đó ông giảng về Đấng Christ Đấng bị đóng đinh, sống lại, đăng quang trong vinh hiển và là Đấng ban ơn phước Thánh Linh. Ngày đó Lời Chúa trở thành chiếc búa tạ trong tay của Phi-e-rơ! Ông rao báo Lời Chúa và Thánh Linh sử dụng Lời đó cáo trách lòng người nghe. Họ kêu lên “Chúng tôi phải làm gì?”

Phi-e-rơ dùng “nhiều lời nói khác” kêu gọi họ từ bỏ tội lỗi và tiếp nhận phương cách cứu chuộc của Đấng Christ. Sứ điệp và sự kêu gọi này mạnh mẽ đến nỗi có nhiều người tin và chịu Báp-têm, ít nhất có 3000 người thêm vào nhóm tín hữu (2:41). Sau đó, sự giảng dạy Lời Chúa cứ tiếp tục, con số người tin tăng lên 5000 (4:4). Lời Đức Chúa Trời được công bố trong quyền năng khiến cho nhiều người qui đạo giống như trong thời đại Kinh Thánh. Chúng ta phải tin cậy Thánh Linh hành động trong lòng những người mà chúng ta chia sẻ Tin Mừng.

9. Kinh Thánh được gọi là gươm, nhưng không những là gươm của chúng ta, Kinh Thánh còn là ... ...

10. Mô tả bằng lời riêng của bạn phương cách mà Thánh Linh và Lời Chúa kết hợp với nhau để mang lại sự qui đạo ... ...

LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI TRỞ THÀNH MỘT PHẦN SỐNG ĐỘNG CỦA CUỘC ĐỜI BẠN

ục tiêu 4: Công nhận những lời diễn đạt chứng tỏ bạn có thể làm cho Lời Đức Chúa Trời trở thành một phần sống động của cuộc đời mình.

Page 82: Chia xe tin mung

Sứ đồ Phao-lô khích lệ “Tất cả sự phong phú của sứ điệp của Đấng Christ phải sống trong lòng anh em” (CoCl 3:16). Lời Chúa phải trở thành một phần của cuộc sống và sự làm chứng của bạn. Điều này có nghĩa là bạn hằng ngày đọc Lời Chúa và suy gẫm Lời ấy. Dành thời giờ đọc Lời Chúa và cầu nguyện.

Như vậy Đức Chúa Trời sẽ phán với bạn qua Lời Ngài, còn bạn hầu chuyện với Chúa trong sự thờ phượng và cầu nguyện. Cũng hãy nói với Ngài về những người cần được cứu rỗi, cầu nguyện cho từng tên người nữa. Cứ tiếp tục cầu nguyện nhiều cho họ, và cầu nguyện ít hơn cho các điều khác. Sau đó sự làm chứng cho người khác cũng sẽ đến với bạn cách tự nhiên như thở vậy.

Không có gì thế chỗ cho lời của Đức Chúa Trời đã đặt để trong tâm trí và tấm lòng của bạn. Trong mỗi bài học, chúng tôi có ghi ra một, hai Câu Gốc để bạn học thuộc lòng mà chúng tôi kể là câu căn bản. Câu Gốc dưới đây được đề cập ở bài trước, nhưng bạn có thể sử dụng hiệu quả hơn nếu bạn cam kết học thuộc lòng Câu Gốc ấy.

11. Tựa đề: Được cứu bởi sự thương xót của Chúa Kinh Thánh trích dẫn : Tit Tt 3:6Câu Gốc: "Không phải vì bất cứ việc lành nào mà chúng ta đã làm, nhưng vì sự thương xót củaNgài mà chúng ta được cứu qua Đức Thánh Linh, Đấng ban cho chúng ta sự tái sanh và sự sống mới ”.

Khi bạn bắt đầu chia sẻ Tin Mừng với người nào đó, hãy cứ tự nhiên nói về những đề tài mà người có triển vọng tin ưa thích. Rồi khi Thánh Linh dẫn dắt bạn, hãy lái câu chuyện đối thoại sang những vấn đề thuộc linh. Hãy nhấn mạnh điều bạn đang nói bằng một câu Kinh Thánh. Một câu Kinh Thánh khéo chọn được Thánh Linh xức dầu cộng với uy quyền Ngài ban cho Lời nói của bạn. Nhưng đừng trích dẫn quá nhiều câu Kinh Thánh cho một người biết ít về niềm tin Cơ Đốc. Khi Chúa Jesus làm công tác cá nhân chứng đạo Ngài ít trích dẫn Kinh Thánh cho những cá nhân không quan tâm đến những vấn đề thuộc linh. Thay vào đó, Ngài lôi cuốn sự chú ý của họ vào chính chỗ họ đứng hay vào điều họ đang quan tâm. Rồi Ngài dẫn họ vào chân lý thuộc linh.

Chúa Jesus đến với người trưởng ngành thâu thuế tại thành phố Giê-ri-cô theo cách này. Xa-chê là một người thấp lùn, ông muốn nhìn thấy Chúa Jesus, nhưng ông không thể lấn ép đám đông được. Vì thế ông trèo lên một cây để có thể trông rõ Chúa Jesus khi Ngài đi qua, hãy tưởng tượng ông kinh

Page 83: Chia xe tin mung

ngạc biết bao khi Chúa nhìn lên và phán, “Hỡi Xa-chê, hãy xuống mau vì ta muốn vào nhà anh hôm nay”.

Xa-chê vội vàng trèo xuống. Điều này vượt quá hi vọng của ông! Hãy tưởng tượng quang cảnh con người thấp bé nầy hớn hở hoan nghinh Cứu Chúa vĩ đại đi vào nhà ông ta!. Lòng phấn khởi sung sướng của ông đã dẫn đến lời phán của Đấng Christ, “Hôm nay sự cứu chuộc đã đến nhà nầy”. Sau sự bày tỏ tình thân thiện với Xa-chê, Chúa Jesus đã chinh phục ông thành một môn đệ của Ngài (LuLc 19:1-10)

12. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời hoàn chỉnh đúng cho câu sau: Chúng ta có thể làm cho Lời Đức Chúa Trời trở thành một bộ phận của cuộc sống chúng ta nếu chúng ta.a) Đọc Lời Chúa trong tinh thần cầu nguyệnb) Dành thì giờ để suy nghĩ và nghiền ngẫm những gì chúng ta đã đọc.c) Hứa học thuộc lòng nhiều câu Kinh Thánh.d) Mang Kinh Thánh theo mỗi khi đến nhà thờ.

13. Trong sổ tay, bạn hãy ghi những lãnh vực nào bạn cần: cầu nguyện, học tập, đọc hay thuộc lòng Kinh Thánh- để tăng cường sức mạnh cho cuộc sống bạn. Hãy cầu xin Chúa giúp đỡ bạn làm điều đó và cố gắng lập lại thời khóa biểu dành thêm thì giờ cho những điều thuộc linh.

Trong đơn vị bài học thứ hai nầy với tựa đề MỘT QUYỀN NĂNG CẦN NHẬN LÃNH- Phải được trang bị! bạn đã nhìn vào quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời trong kinh nghiệm qui đạo, trong công tác của Đức ThánhLinh, và trong Lời của Đức Chúa Trời. Ngài đã cung cấp cho dân sự Ngài hầu cho họ được trang bị để thực hiện công tác Ngài giao phó họ làm.

TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN

1. Từ bản liệt kê dưới đây hãy chọn 3 điều mô tả về Lời Đức Chúa Trời.a) có sự sống b) có thể thay đổi c) có giới hạnd) chơn thậte) bất diệt

2. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời hoàn chỉnh đúng cho câu sau :Trách nhiệm của mỗi Cơ Đốc nhân là phải

Page 84: Chia xe tin mung

a) Đọc và suy gẫm Lời Đức Chúa Trời.b) Chia sẻ Tin Mừng cho những người khác.c) Cáo trách người ta về tội lỗi.d) Xưng Jesus làm Cứu Chúa và Chủ.

3.Trong bài học nầy chúng ta đã học ba điều so sánh với Lời Đức Chúa Trời. Ba điều đó là gì? ...

4. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG

a. Sự giảng dạy của Chúa Jesus khác thuờng vì Ngài dạy dỗ bằng uy quyềnb. Ân phúc và chân lý đến qua Jesus Christ.c. Lời Đức Chúa Trời vừa cáo trách tội lỗi, vừa ban hi vọng.d. Luật pháp từ Môi-se đến, và đức tin có được do việc giữ theo luật pháp.

5. Trước mỗi hành động ghi ra hãy viết số ghi phẩm chất hay sự việc liên quan đến hành động.1) Tính thân thiện2) Uy quyền3) Kinh Thánh4) Luật pháp5) Ân sủng... a. Được cung cấp do Lời Đức Chúa Trời... b. Phô bày những điều sai trật của chúng ta... c. Phát sinh sự sống ... d. Chúa Jesus bày tỏ cho Xa-chê ... e. Chúng ta phải học thuộc ...

6. Lời Đức Chúa Trời đi qua “tuyến đường” nào để gây dựng đức tin sông động cho chúng ta? ...

7. Viết thuộc lòng vào sổ tay hay trích dẫn cho người khác ba phần của Câu Gốc bạn đã học, gồm cả tựa đề, trích dẫn Kinh Thánh và Câu Gốc.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1. Đức Chúa Trời.8. Lời của Đức Chúa Trời bày tỏ tội lỗi, đâm thấu tấm lòng, loan báo sựcứu chuộc phát sinh đức tin và đem lại sự qui đạo.2. Không nhìn vào tấm bìa nhỏ, bạn phải trích dẫn được ba phần của Câu Gốc

Page 85: Chia xe tin mung

ở GiGa 1:8.9. Gươm của Thánh Linh.3. Điều sai quấy (hay tội lỗi).

10. Câu trả lời của bạn. Tôi có thể nói rằng, Lời Đức Chúa Trời chứađựng sứ điệp mà Thánh Linh biến thành sự thực cho tấm lòng.

4. Dưới Luật pháp:Việc làm sai quấy, tôị lỗi , hình phạt, ràng buộc.Dưới ân phúc: Chân lý, sự sống, Sự thương xót, Sự tự do

11. Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải trích dẫn được ba phần của Câu Gốcở Tit Tt 3:5.

5. Câu trả lời của bạn. Tôi có thể nói như sau: Kinh Thánh được ĐứcChúa Trời mặc khải vì thế Kinh Thánh tiêu biểu cho uy quyền cao nhất,và Kinh Thánh loan báo sứ điệp cứu chuộc.

6. Tai, lòng, môi, miệng

12. a) Đọc Lời Chúa trong tinh thần cầu nguyện.b) Dành thì giờ để suy nghĩ và nghiền ngẫm những gì chúng ta đã đọc.c) Học thuộc những câu Kinh Thánh.(không phải câu d) mang Kinh Thánh . chúng ta có thể tập thói quen mang Kinh Thánh nhưng chẳng bao giờ dành thì giờ học hỏi Kinh Thánh cho riêng mình.

13. Câu trả lời của bạn.

7.a.2) Phô bày tội lỗi.b.4) Loan báo sự cứu chuộcc.5) Phát sinh đức tind.3) Đâm thấu vào lònge.1) Đem lại sự qui đạo

GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI CHƯA TIN CHÚA

Chàng Gió khoe khoang, “Nầy, hãy xem tôi thổi, những cành cây ngã rạp xuống đất, những đám mây bay nhanh trên bầu trời, những chiếc tàu buồn lớn vượt đại dương. Còn anh, anh Mặt trời ơi anh chẳng làm nên tích sự gì ngoài việc chiếu sáng. Anh không thể làm thay đổi được điều gì cả”. Mặt trời điểm nhiên trả lời, “À, muốn biết ai mạnh hơn ai thì phải thử chứ! Anh bạn có thấy người khách bộ hành trên con đường kia không? Ai làm người khách ấy cởi áo ra thì đó là người thắng cuộc”.

Page 86: Chia xe tin mung

Chàng Gió trả lời cách tự tin, “Tốt lắm, tôi sẽ chỉ thổi nhẹ là chiếc áo của người kia bay đi!” Gió bắt đầu thổi vào người kia, anh ta bèn nhanh nhẹn gài áo lại. Gió càng thổi mạnh, thì anh nầy càng giữ chặt chiếc áo hơn. Cuối cùng chàng Gió bỏ cuộc.

“Bây giờ đến phiên tôi”, mặt trời bắt đầu tỏa ra nắng ấm. Chẳng bao lâu người bộ hành kia cởi nút áo choàng. Khi mặt trời tiếp tục chiếu xuống những tia nắng ấm áp, thân thiện thì người bộ hành kia cởi áo ra và khoác trên tay.

Dù là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng mẫu chuyện nhỏ nầy cũng biểu hiện một chân lý. Nơi nào sức mạnh bị thất bại, thì nơi đó sự ấm áp của tình yêu và sự thân thiện sẽ chiến thắng. Bày tỏ tình yêu của Đấng Christ trở thành nguyên tắc chỉ đạo của việc chinh phục linh hồn tội nhân.

DÀN Ý BÀI HỌC

Làm quen với những người có triển vọng Qui đạoSử dụng lẽ phải thông thường tốtBày tỏ thái độ thân thiệnSử dụng cách tiếp xúc đúng

NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Khi học xong bài nầy bạn có thể:

Ý thức những cách khác nhau để bạn có thể làm quen với những người chưa tin Chúa.Nói lên vài qui luật cư xử tốt trong việc chinh phục linh hồn.Sử dụng đúng những cách tiếp xúc được đề xuất trong bài học về việc chinh phục linh hồn.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Đọc kỹ bài học trong Sách Giáo Khoa tự học nầy, và trả lời các câu hỏi trong phần triển khai bài học.2. Làm bài trắc nghiệm cá nhân ở cuối bài học rồi kiểm lại kỹ những câu trả lời của bạn.3. Áp dụng vào thực tế một hoặc hai cách tiếp xúc để chinh phục linh hồn được đề ra trong bài nầy.

NHỮNG CHỮ CĂN BẢN

Page 87: Chia xe tin mung

cứng nhắcphép tắckhen ngợiruồng bỏ (bị ruồng bỏ)lịch thiệpthù nghịch

TRIỂN KHAI BÀI HỌC

Có một người trước kia thù nghịch với sứ điệp Phúc Âm đã tin nhận Chúa. Vui mừng trong đức tin mình mới nhận được, anh mua một bản Kinh Thánh và bắt đầu đọc. Mỗi lần anh đọc được một câu Kinh Thánh đụng đến lòng mình, anh chạy vụt ra ngoài đường ở gần nhà rồi chận bất cứ người nào đi ngang qua. Sau khi đọc xong câu Kinh Thánh mà anh chỉ ngón tay vào liền hỏi người đi đường “Anh nghe điều nầy chưa?” Mặc dù sự nhiệt tình của anh đáng khen thật, nhưng cách tiếp xúc như thế không thường mang đến hiệu quả cao nhất.

Trong bài học nầy bạn sẽ học nhiều cách tiếp xúc với người chưa tin Chúa. Cầu xin Chúa hướng dẫn để bạn sử dụng những phương cách nào bạn thấy hữu ích nhất.

LÀM QUEN VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ TRIỂN VỌNG QUI ĐẠO

Mục tiêu 1: Đánh giá những lý do khi làm quen với những người chưa tin Chúa.

Mặc dù không có những qui luật cứng nhắc trong cách giới thiệu Phúc Am cho những người khác, nhưng sự làm quen với những người chưa tin Chúa xem

như là căn bản. Chúa Jesus đã làm điều nầy. Ngài được gọi là “một người bạn của những người thâu thuế và những kẻ bị xã hội ruồng bỏ” (LuLc 7:34) Ngài cố ý kết bạn với những người bị các nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời đại của Ngài khinh dễ. Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã cằn nhằn: “Người nầy hoan nghinh những kẻ bị ruồng bỏ và ngồi ăn chung với chúng” (15:2). Chúa Jesus đã dùng điểm tiếp xúc nầy để đáp ứng nhu cầu thuộc linh của họ. Ngài ngồi ăn chung và trò chuyện thân mật với họ. Chúng ta phải noi theo gương Chúa để làm quen với những người chưa được cứu bất cứ lúc nào thuận tiện.

Page 88: Chia xe tin mung

Một người càng tiếp xúc với nhiều người chưa tin chừng nào, người ấy càng có nhiều cơ hội đem họ đến với Chúa. Vì qua sự tiếp xúc và kết bạn với người chưa tin Chúa, tình yêu của Đức Chúa Trời và sứ điệp Phúc Âm sẽ lưu xuất từ người được cứu sang người chưa được cứu. Càng ít tiếp xúc với người chưa tin, thì càng có ít người qui đạo.

Đôi khi những người mới tin Chúa lại đem được nhiều người đến với Chúa hơn những cựu tín đồ. Rõ ràng là sự tươi mới của lòng nhiệt tình của họ là một nhân tố. Nhưng có một nhân tố khác ấy là tân tín hữu vẫn còn có bà con, bạn bè quanh mình chưa tin Chúa trong khi bà con bạn bè và những người thân thuộc của tín hữu lâu năm thường cũng là những tín hữu rồi.

Vì vậy, cựu tín hữu không những phải duy trì sự tươi mới của lòng nhiệt tình của mình đối với Chúa, nhưng người ấy phải tìm cách xây dựng mối quan hệ bạn hữu với những người chưa tin với mục đích dẫn dắt họ đến với Chúa.

Có một phương cách là mời bạn hữu chưa tin Chúa đến nhà thờ để dùng bữa hoặc giải khát và trò chuyện cũng là cách bày tỏ sự thân thiện để chinh phục họ cho Đấng Christ. Phương cách khác là tìm kiếm người có nhu cầu rồi đến giúp đỡ họ. Chúng ta sẽ nghiên cứu nhiều hơn về điều nầy ở phần sau của bài học.

1. Đưa ra hai lý do vì sao những tân tín hữu có thể thành công trong việc đem nhiều người đến với Chúa hơn những cựu tín hữu....

2. Nếu bạn thấy chính bạn là một người ít có tiếp xúc để đem người khác đến với Đấng Christ, trong sổ tay, bạn hãy viết ra những gợi ý về những gì bạn sẽ làm để bày tỏ mối thân thiện hơn với những người ấy.

3. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi phần hoàn chỉnh đúng cho câu sau: Làm quen với những người chưa được cứu là điều quan trọng vì.

a) Chúa Jesus, một tấm gương toàn vẹn cho chúng ta, là một người bạn đối với những tội nhân.b) Đây là phương cách để chúng ta nói cho họ biết về Đấng Christ.c) Chúng ta dễ làm quen với họ hơn các Cơ Đốc nhân.d) Tình yêu của Đấng Christ có thể chảy qua chúng ta đến với họ.

SỬ DỤNG LẼ PHẢI THÔNG THƯỜNG TỐT.

Mục tiêu 2: Liệt kê ít nhất ba chỉ dẫn về lẽ phải thông thường mang hiệu quả tiếp xúc trong việc chinh phục linh hồn.

Page 89: Chia xe tin mung

Tiếp xúc với người có triển vọng qui đạo đòi hỏi lẽ phải thông thường tốt. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn kết quả hơn trong công tác chinh phục linh hồn. Nguyên tắc chỉ đạo của Phao-lô là “đem lại lòng tin cho sự dạy dỗ về Đức Chúa Trời Cứu Chúa chúng ta trong mọi việc làm” (Tit Tt 2:10).

Quan tâm đến cách phục sức của mình

Bạn là thế nào ở bên trong quan trọng hơn dáng vẻ bạn phô bày bên ngoài. Nhưng cách phục sức bên ngoài là điều người ta thấy trước nhất. Nó có thể đem lại sự khác biệt khiến người ta muốn nghe bạn hay không. Chúng tôi không cố ý nói về tầm vóc thể chất bẩm sinh của bạn hoặc ăn mặc quần áo đắt tiền. Những điều đó không quan trọng mấy. Tuy nhiên có vài nguyên tắc căn bản mà bạn cần lưu ý.

Quần áo phải trang nhã và đúng đắn, vì bạn muốn người ta chú ý đến Đấng Chirst hơn là chú ý đến cá nhân bạn. Bạn có thể trang điểm cho Phúc Âm bằng dáng vẻ tốt nhất của bạn: mặc quần áo sạch sẽ và chỉnh tề của bạn.

Bản thân sạch sẽ cũng là một yếu tố. Mùi của cơ thể không đáng chú ý đối với bạn, có thể làm cho người khác đề kháng. Hơi thở hôi cũng là điều tối kỵ, vậy hãy luôn mang theo mình một hợp chất làm tươi mát hơi thở bạn.

4.Tại sao dáng vẻ, cách ăn mặc bề ngoài của Cơ Đốc nhân là điều quan trọng?...

Quan tâm đến tư cách của mình

“Hãy khôn khéo trong các cư xử với những người chưa tin Chúa, hãy sử dụng tốt những cơ hội anh em có” (CoCl 4:5). Sau đây là vài hướng dẫn giúp bạn xử sự khéo léo:

Phải tự nhiên. Bạn có thể học tập cách nói chyện tự nhiên về những vấn đề thuộc linh xây dựng trên cách nói chuyện hằng ngày. Sự truyền giảng phải trở thành tự nhiên như việc bạn thở. Khi lòng bạn tràn đầy niềm vui và tình yêu của Đấng Christ, bạn sẽ nói giống như Phi-e-rơ và Giăng, “Chúng tôi không thể nín lặng về những gì chính chúng tôi thấy và nghe” (Cong Cv 4:20). Hãy sử dụng ngôn ngữ bình thường hằng ngày. Đừng cố sức gây ấn tượng đối với người khác. Hãy cho họ biết bạn chỉ “là một tội nhân được ân phúc của Chúa tha thứ”.

Giọng nói cũng phải tự nhiên. Nếu bạn thực sự quan tâm đến người khác thì họ sẽ cảm nhận điều đó. Nếu bạn vui mừng trong kinh nghiệm Cơ Đốc nhân

Page 90: Chia xe tin mung

của mình, họ cũng biết nữa. Chúa Jesus phán, “Một người thiện nói ra những châu báu của điều thiện trong lòng mình... Vì đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra (LuLc 6:45)

Phải nhã nhặn . Đó là đức hạnh cơ bản trên khắp thế giới nầy! Từ cách nói chuyện với người chưa tin, kể cả cách tiếp xúc đều phải nhã nhặn, lịch sự ngay cả khi họ khiếm nhã với mình. Đừng tranh cãi hay lớn tiếng, điều đó không mang kết quả nào. Trái lại, “Lời nói của anh em phải luôn luôn dịu dàng và gây thích thú” (CoCl 4:6). Một bản dịch khác lại nói, “Lời nói của anh em phải có ơn (ân phúc) và phải nêm thêm muối”. Muối làm tăng mùi vị và tẩy sạch. “Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận” (Châm ngôn 15:1;). Đức Chúa Jesus đã dùng những lời nói đầy ân huệ và thu hút những người bình thường vui mừng lắng nghe Ngài (Mac Mc 12:37).

Phải lịch thiệp ! Hãy học tập và quan sát những phong tục địa phương, tránh những hoàn cảnh gây ra ngộ nhận, bất cứ nào có thể được, thì nữ tiếp cận với nữ, và nam với nam. Nếu không, thì nên có sự hiện diện của người thứ ba. “Chớ để điều mình xem là tốt lành trở thành tiếng xấu” (RoRm 14:16). Đừng bắt ép người khác. Nơi nào người ta tiếp đón bạn, hãy cẩn thận đừng lưu lại quá lâu hoặc làm mất thì giờ của họ. Phải chú ý đến thời gian biểu của họ.

5. Liệt kê ít nhất ba chỉ dẫn về cách cư xử trong việc tiếp xúc hiệu quả với người ngoại khi chinh phục linh hồn.

...

6. Viết chữ “Đúng” vào sau mỗi lời diễn đạt mà bạn nghĩ rằng đó là tấm gương về cách cư xử trong việc tiếp xúc với người ngoại.

a. Một phụ nữ đến thăm người láng giềng vào giờ ăn tối và nói chuyện trong nữa tiếng đồng hồ, sau đó mời người ấy đi nhà thờ...

b. Một người đàn ông giúp người hàng xóm cao tuổi nhổ cỏ trong vườn, rồi chia sẻ về Đấng Christ trong giờ nghỉ dưới bóng râm.

c. Một sinh viên học thuộc"những bài nói chuyện” ngắn để sử dụng khi làm chứng cho người chưa tin...

d. Một sinh viên học thuộc lòng những câu Kinh Thánh rồi nghiên cứu để có thể giải thích ý nghĩa bằng lời riêng của mình...

Page 91: Chia xe tin mung

e. Martha nướng một cái bánh patê cho những người láng giềng vừa mới dọn nhà đến. Cô ta không nán lại để thăm, nhưng chỉ nói cô ta muốn làm quen với họ sau khi họ đã ổn định chỗ ở...

BÀY TỎ THÁI ĐỘ THÂN THIỆN

Mục tiêu 3: Nhận biết những cách bày tỏ hay phản ảnh một thái độ thân thiện.

Thái độ của một người đối với người khác cũng phản ảnh điều người ấy có trong lòng mình. Hãy để tình yêu của Đấng Christ trong lòng bạn chiếu rọi một thái độ thân thiện với bà con, bạn hữu, người đồng nghiệp chưa biết Chúa.

Lắng nghe người có triển vọng qui đạo.

Đôi khi chúng ta quá vội vàng trong việc bắt đầu làm chứng ngay; chúng ta đã không chú ý dừng lại và lắng nghe người khác nói. Do việc kiên nhẫn nghe người khác mở lòng mình ra và nói với bạn, bạn sẽ bày tỏ cho người ấy thấy bạn quan tâm đến họ và điều nầy làm cho người ấy tín nhiệm bạn. Đồng thời bạn cũng học được nhiều điều từ người ấy để giúp bạn cách tiếp chuyện tốt hơn.

7. Yếu tố nào thường làm cho người khác bất tín nhiệm chúng ta?...

Thông cảm với nan đề của người tâm sự

Qua việc chú ý lắng nghe người khác tâm sự, chẳng bao lâu bạn sẽ biết về những nan đề hoặc những khó khăn đặc biệt của họ. Hãy thông cảm người ấy. Hãy bày tỏ sự quan tâm và tình yêu chân thành. Qua việc để người ấy chia sẻ nan đề và những khó khăn của họ cho bạn, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để chia sẻ về Chúa Jesus là Đấng Cứu tinh và Đấng Giúp đỡ họ. Phao-lô bảo chúng ta nên “giúp đỡ những người gặp mọi thứ bối rối” (IICo 2Cr 1:4).

8. Tựa đề: Chúa Jesus Christ ban cho sự yên nghỉ.Kinh Thánh trích dẫn: Mat Mt 11:28-29Câu Gốc: Tất cả những ai mệt nhọc vì mang những gánh nặng, hãy đến với ta, ta sẽ cho các con sự nghỉ ngơi. Hãy gánh lấy ách của ta và học theo gương ta, vì ta có tâm linh nhu mì và khiêm nhường và các con sẽ tìm được sự nghỉ ngơi.

Page 92: Chia xe tin mung

Hãy để trái của Thánh Linh thu hút

Một trái cây chín đẹp: đào, lê, cam, táo và các loại trái khác khi trình bày trang nhã cũng khiến cho một người thèm khát có được vài trái! Trái của Thánh Linh ở trong đời sống của một người cũng có sức thu hút giống như vậy. Hãy xem GaGl 5:22-23. Hãy để Thánh Linh sản sinh ra trái yêu thương, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhơn từ, hiện lành trung tín, khiên tốn, và tự chế trong đời sống bạn và điều này sẽ thu hút người ta, làm cho việc chinh phục họ cho Đấng Christ cũng dễ dàng hơn.

9. Chọn những cách tốt nhất để bày tỏ thái độ thân thiện.a) Cứ khăng khăng đòi một người phải đủ tin cậy bạn để giải bày tâm sự hầu bạn có thể giúp đỡ họ.b) Dành thì giờ để nghe khi người nói, ngay cả khi người ấy không chia sẻ với bạn những điều riêng tư.c) Cầu xin Chúa ban cho bạn một tình yêu sâu xa hơn đối với người khác.d) Lắng nghe những nan đề của một người bằng tấm lòng của bạn chứ khôngbằng lý trí: chân thành thông cảm với họ.

ÁP DỤNG CÁCH TIẾP XÚC ĐÚNG

Mục tiêu 4: Nhận biết những cách khác nhau trong việc tiếp xúc để chia sẻ Tin Mừng.

Từ nhiều cách mô tả về chinh phục linh hồn được ký thuật lại trong Tân ước, chúng ta có thể góp nhặt những điểm ích lợi cho việc tiếp xúc với người chưa tin. Chúng ta nhanh chóng nhận ra rằng có nhiều cách tiếp xúc khác nhau. Các loại tiếp xúc thay đổi bởi vì con người thay đổi.

Mỗi người là một đơn nhất (unique) và không giống những người khác. Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát vài cách thức tiếp xúc thông thường với những người chưa được cứu.

Tiếp xúc trực tiếp

Khi Ni-cô-đem đến gặp Chúa Jesus, Ngài tiếp xúc trực tiếp với ông.Vì Ni-cô-đem là một nhà lãnh đạo tôn giáo, nên Chúa Jesus dẫn nhanh vào điểm cải đạo qua sự sanh lại, Ngài nói mọi người phải được tái sinh (GiGa 3:35). Hãy ôn lại điều Bạn đã học ở Chương 4. Bạn có nhớ cái cách Chúa Jesus sử dụng mà chúng ta gọi là “tiếp xúc va chạm”? Ngài đã bắt đầu nói với cụ già bằng cách nhấn mạnh rằng ông phải khởi sự lại từ đầu, nghĩa là ông phải

Page 93: Chia xe tin mung

được Thánh Linh sanh lại. Dù Ni-cô-đem là một người có uy tín, học thức có lẽ cũng giàu có nữa, đời sống có đạo hạnh cao nhất vẫn chưa tốt đủ. Ông cần được cứu chuộc. Lối tiếp xúc trực tiếp nầy đã dẫn Ni-cô-đem đến sự qui đạo.

Một người nổi tiếng về chinh phục linh hồn, ông John Vassar, thường dùng lối tiếp xúc trực tiếp nầy...

Với thái độ nhã nhặn ông hỏi khách lạ một câu như sau: Linh hồn của bạn đã thông suốt với Đức Chúa Trời chưa? Bạn đã được cứu chuộc chưa?. Bạn có sẵn sàng gặp Chúa không? Bạn có biết tội lỗi bạn đã được tha thứ không? Bạn sẽ ở đâu trong cõi vĩnh hằng? Với một người như John Vassar và với thái độ hỏi của ông, không ai cự tuyệt ông cả.

Tiếp xúc Gián Tiếp

Có đôi lúc lối tiếp cận trực tiếp không phải là tốt nhất và bạn có thể đến với một ngừơi bằng lối tiếp xúc gián tiếp lại hữu hiệu hơn. Bạn chờ một sự cởi mở trong câu chuyện rồi mới nhẹ nhàng lái qua những đề tài thuộc linh. Trong quan hệ với Xa-chê, Chúa Jesus đã sử dụng lối tiếp xúc gián tiếp nầy.

Hãy ôn lại những gì bạn đã học trong chương 6 tường thuật về câu chuyện nầy.

Tiếp xúc bằng cách đặt câu hỏi

Theo cách tiếp xúc nầy, người có triển vọng qui đạo được hỏi một câu. Được Thánh Linh dẫn dắt đến với hoạn quan Ê-thi-ô-pi vào đúng thời điểm, Philip mở câu chuyện bằng cách hỏi “Ông có hiểu điều mình đọc đó chăng?” (Cong Cv 8:30). Phi-líp đã nghe vị quan nầy đọc trong Cuốn sách da và ông dùng câu hỏi để tiếp xúc. Ôn lại những gì bạn đã học về Phi-líp và cách ông ta chinh phục linh hồn ở bài 5.

Có hai loại câu hỏi. Những câu hỏi trực tiếp đem bạn và thân hữu đến thẳng vấn đề cứu rỗi. Những câu hỏi gián tiếp dẫn họ đi từ từ, hoặc đi vòng quanh chủ đề. Vài ví dụ về những câu hỏi gián tiếp như sau: “Bạn có suy nghĩ nhiều về những vấn đề thuộc linh không? Bạn có thích thảo luận về những việc thuộc linh không? Bạn có nghĩ rằng mình sẽ trở thành một Cơ Đốc nhân không? Bạn tin gì về Chúa Jesus Christ?

Đôi khi bạn thấy rằng thân hữu sẽ trả lời theo hướng ngắt dứt câu chuyện để khỏi thảo luận thêm hoặc hỏi lạc hướng. Những câu đối đáp như “Tôi là người vô thần, tôi không tin Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời, tôi nghĩ rằng

Page 94: Chia xe tin mung

mọi tôn giáo đều tốt cả. Làm sao bạn biết được có một Đức Chúa Trời?” sẽ dẫn người chinh phục linh hồn đi xa việc giải thích đơn giản về Phúc Âm. Nhưng nên nhớ là bạn không phải bảo vệ Lời Chúa mà chỉ sử dụng Lời Chúa và để Thánh Linh làm công tác cáo trách. Thực ra bạn không cần trả lời những loại câu hỏi đó để đưa ra bằng cớ. Thường thường bạn có thể kéo vấn đề đối thoại trở lại những điểm căn bản qua một câu hỏi khác như, Vâng, nhưng bạn có thích nghe người Cơ Đốc tin điều gì không? Hoặc, “Có bao giờ ai đó chỉ giải thích cho bạn tại sao người Cơ Đốc tin như vậy? Hoặc, “À, có lẽ tôi sẽ kể cho bạn nghe điều gì đã xảy ra khi tôi trở thành một Cơ Đốc nhân... ?”

Điều quan trọng ấy là làm sao cho thân hữu nghe được căn bản của sứ điệp Phúc Âm. Những bước tiếp theo giải thích về con đường cứu rỗi sẽ được trình bày ở bài học kế tiếp.

10. Hồi tưởng lại lần sau cùng bạn đã nói chuyện với một người chưa tin Chúa về những vấn đề thuộc linh. Bạn đã sử dụng phương cách tiếp xúc nào?...

Tiếp xúc bằng cách “Xin một ân huệ”

Trong cuộc hành trình cùng với các môn đệ về hướng Bắc đến Ga-li-lê, Chúa Jesus dụng ý chọn tuyến đường ngang qua Sa-ma-ri.

Trong GiGa 4:5-30, chúng ta đọc về cuộc đối thoại giữa Chúa Jesus và người đàn bà Sa-ma-ri tại thành phố Si Kha. Mệt nhọc vì hành trình dài qua vùng đất nước toàn núi non, Chúa dừng chân nghỉ tại giếng Gia-cốp trong khi các môn đệ đi mua thức ăn ở thị xã gần đó.

Vì giữa trưa nắng gắt, nên ít người đến múc nước vào giờ đó. Nhưng trong thời điểm của Đức Chúa Trời thì lại có một phụ nữ Sa-ma-ri đến.

Chúa Jesus làm bà nầy ngạc nhiên bằng một lời xin ân huệ. Sau cuộc đi bộ xa, Chúa Jesus khát nước. Ngài nói với bà: “Cho tôi xin một ít nước để uống”.Chúa Jesus xin nước nơi người phụ nữ nầy là việc không bình thường. Vào thời điểm đó người Do thái và người Sa-ma-ri không có quan hệ thân thiện thậm chí. Người Do thái không dùng chung những ly và chén mà người Sa-ma-ri dùng; họ khinh dễ người Sa-ma-ri vì là một dân lai nhiều chủng tộc. Ngày xưa, tổ phụ của họ là người Do Thái đã cưới những người ASy-ri vốn là kẻ thù của họ (IIVua 2V 17:24-41). Vì vậy, người đàn bà nầy trả lời, “Ủa,

Page 95: Chia xe tin mung

ông là người Do thái, còn tôi là người Sa-ma-ri, sao ông có thể xin tôi nước uống?”

Nhưng Chúa chúng ta đã vượt trên mọi hàng rào tôn giáo và chủng tộc bằng cách trả lời, “Nếu bà chỉ biết những điều Đức Chúa Trời ban cho, và người hỏi xin bà nước uống là ai, chắc bà sẽ xin người và người sẽ ban cho bà nước sống”

Bằng việc gợi lên sự tò mò, Chúa Jesus đã dẫn bà đi từ câu chuyện bình thường về nước uống, sang đề tài thuộc linh, nước cung cấp sự sống (life-giving water). Lúc đầu bà này không hiểu điều Chúa phán. “Thưa ông”, bà nói cách trịnh trọng, “ông không có gàu múc nước và giếng thì sâu. Vậy ông phải lấy nước cung cấp sự sống ấy ở đâu?”

Bà nầy hỏi Chúa, nhưng không chờ đợi câu trả lời, bà lại tiếp tục hỏi về tổ phụ chung Gia cốp."Ông không đòi quyền là mình lớn hơn Gia cốp phải không?”

Chúa Jesus trả lời câu hỏi đầu tiên của bà và giữ đề tài mình về nước cung cấp sự sống. Từ miệng Ngài tuôn ra những lời kỳ diệu biết bao!

“Ai uống nước nầy sẽ khát trở lại, nhưng người nào uống nước ta ban cho sẽ không bao giờ khát nữa. Nước ta cho người ấy sẽ trở thành mạch cung cấp nước sự sống cho người và sự sống vĩnh cửu” (GiGa 4:13-14).

Người đàn bà Sa-ma-ri chỉ có thể cung cấp nước giếng tự nhiên cho Cứu Chúa để làm dịu cơn khát của Ngài. Trái lại, Chúa Jesus có thể ban cho bà nước cung cấp sự sống làm bà thật sự thỏa mãn cho đến đời đời. Hơn thế nữa, món quà Chúa ban cho bà sẽ trở thành mạch suối nguồn cung cấp nước sự sống từ bên trong bà.

Người đàn bà reo lên với niềm khao khát nhiệt thành, “Xin ông cho tôi nước đó! Để tôi sẽ không còn khát nữa, cũng như khỏi đi quá xa để lấy nước”. Bà ta vẫn còn lẫn lộn trong suy nghĩ về nước tự nhiên và nước ban sự sống mà Chúa Jesus cung cấp cho bà. Dù sao bà cũng muốn loại nước đó!

Bấy giờ Chúa Jesus đánh thức sự khao khát về lòng ngay thẳng ở trong bà bằng cách nói, “Hãy đi gọi chồng bà rồi trở lại đây”. “Tôi không có chồng, người đàn bà thú nhận.”

“Bà nói không có chồng là đúng”, Chúa Jesus đáp lời. “Bà đã có năm đời chồng, và người đang sống với bà không phải thật là chồng bà, bà đã nói thật”.

Page 96: Chia xe tin mung

Chúa Jesus biết cuộc đời khốn khổ của bà. Có lẽ bà không bao giờ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, những người chồng đã đến và đã đi. Bà đã mất phẩm hạnh. Tuy thế trong lòng bà vẫn khao khát điều tốt hơn. Nhưng bà vẫn còn tìm cách tránh né đề tài đau đớn về nỗi bất hạnh và tội lỗi của bà bằng việc thảo luận một vấn đề tôn giáo.

“Thưa ông, tôi nhận biết ông là một tiên tri”. Bà nói tổ phụ của chúng tôi Samri, thờ phượng Đức Chúa Trời trên núi này, nhưng các người Do thái lại nói chúng tôi phải thờ phượng Đức Chúa Trời tại Giê-ru-sa-lem” (GiGa 4:20). Dường như người đàn bà nầy bị bực mình vì một cuộc tranh luận. Chúa Jesus làm lắng dịu vấn đề bằng cách dạy cho bà biết sự thờ phượng Đức Chúa Trời thật là một vấn đề thuộc linh. Thời gian và địa điểm không quan trọng nhiều với tất cả điều đó, “Đức Chúa Trời là linh, và chỉ bởi quyền năng của Thánh Linh con người mới có thể thờ phượng Ngài như Ngài đáng được thờ phượng” (4:24).

Một lần nữa, bà lại xoay câu chuyện sang hướng khác. “Tôi biết rằng Đấng Mê-si sẽ đến, và khi Ngài đến, Ngài sẽ cho chúng ta biết mọi sự”.

Chúa Jesus làm cho bà ngạc nhiên bằng lời đáp “Tôi, người đang nói chuyện với bà là Đấng đó” (4:25-26).

Kinh ngạc trước câu trả lời của Chúa Jesus, và thấy các môn đồ của Ngài đang trở về, người đàn bà bỏ cái vò đựng nước và vội vã trở về thị trấn. Tại đấy bà loan báo công khai cho mọi người, “Hãy đến xem một người đã nói mọi điều tôi đã làm. Người đó chẳng phải là Đấng Mê-si sao?”

Vì biết rõ người đàn bà và cũng quan tâm đến những gì bà nói, dân chúng ở thị trấn đó kéo đến gặp Chúa Jesus. Khi họ được nghe sứ điệp Ngài bàn cho họ thì có nhiều người tin. Họ đón mừng Ngài đến thị trấn của mình và nài nỉ Ngài ở lại vài ngày. Họ nhận ra và cảm tạ Ngài là “Cứu Chúa của thế giới” (4:39-42).

Chúng ta dành nhiều thì giờ để học tập trường hợp chinh phục linh hồn nầy vì bài học chứa đựng nhiều điểm giúp ích chúng ta trong việc tiếp xúc với người chưa tin. Chúa Jesus nhìn nhận phụ nữ Sa-ma-ri nầy là một người. Một người thầy (Rabi), thời bấy giờ có khi cũng không nói chuyện với đàn bà, lại càng không với một người đàn bà Sa-ma-ri! Chúa Jesus không để hàng rào văn hóa, và xã hội cản bước Ngài. Chúng ta cũng vậy, phải nhận thấy giá trị của con người và tìm cách đến gần họ.11. Chúa Jesus chú ý những qui tắc thích ứng; Ngài nói chuyện với Ni-cô-đem vào ... và với người đàn bà Sa-ma-ri vào...

Page 97: Chia xe tin mung

Chúa Jesus dẫn bà nầy đi từ điều bà biết đến điều bà chưa biết; từ một giếng của tổ phụ bà đến một dòng suối thuộc linh cung cấp nước sự sống; từ sự thờ phượng Đức Chúa Trời cách hạn chế sang sự thờ phượng Đức Chúa Trời là Cha trong quyền năng của Thánh Linh; từ sự hiểu biết của bà về Ngài là một tiên tri sang sự hiểu biết đầy đủ hơn về Ngài là Đấng Mê-si và là Cứu Chúa của thế giới.

Qua việc xin ơn huệ Chúa Jesus không chỉ chinh phục, được một linh hồn, nhưng Ngài còn được những người Sa-ma-ri đón mừng Ngài vào làng nọ, tại đấy có nhiều người tin nhận Ngài. Sử dụng đúng cách tiếp xúc có thể kết quả nhiều người tin nhận Jesus làm Cứu Chúa của mình.

12. Chúa Jesus làm gì khi người đàn bà cố ý thay đổi đề tài?...

Tiếp xúc bằng cách giúp một tay

Một số người đã chụp lấy những cơ hội giúp đỡ người khác. Điều đó đã mở đường cho việc giao tiếp về vấn đề thuộc linh. Những hành động cụ thể từ lòng tốt để mở những cánh cửa cho việc truyền giảng.

Có một Cơ Đốc nhân lãnh đạo không chuyên nòng cốt tại thành phố lớn ở Luân Đôn thăm viếng một gia đình rất cùng khổ. Người cha bị bệnh bốn đứa con chơi với những mãnh gãy của đồ đạc người mẹ chán nản chẳng thiết đến việc dọn dẹp nhà cửa, và thật là dơ bẩn và tồi tệ.

Anh chấp sự nầy hết sức làm sao đem sự vui vẻ đến cho gia đình, nhưng tâm trạng đáy lòng anh biết rằng chỉ nói suông thì vẫn chưa đủ. Rồi anh gợi ý với người mẹ: “Nếu tôi đem một ít giấy dán tường đến, chị có thể dán lên tường để làm các căn phòng sáng sủa được không?”

“Vâng tôi thích làm việc ấy lắm !”

Sau khi anh đã giao cho bà giấy dán tường, anh trở lại thăm gia gia đình. Vui mừng ngạc nhiên làm sao! Giấy dán tường mới mẻ trang điểm cho các căn phòng sạch sẽ và ngăn nắp. Ngay cả ngưòi cha còn bị bệnh cũng sửa chữa lại những đồ đạc hư hỏng. Cả nhà biết ơn người tín hữu nầy làm sao vì đã giúp đỡ họ. Thật dễ dàng cho người ấy dẫn họ đến sự hiểu biết vì Cứu Chúa Jesus Christ.

13. Đọc Gia Gc 2:14-17 và điền vào khoảng trống. Ngay cả đức tin nếukhông có việc làm, hay hành động, thì ... , vậy làm chứng mà không có ... cũng có thể bị ... ...

Page 98: Chia xe tin mung

Tiếp xúc bằng sự gây chú ý

Chúa Jesus tạo sự chú ý trong trí của bà Sa-ma-ri kia khi Ngài khởi sự nói về nước cung cấp sự sống. Nói về những chủ đề mà cả hai đều quan tâm đến sẽ mở đường cho việc thảo luận những vấn đề thuộc linh.

Mat Mt 4:18-20 ghi lại câu chuyện sau: Một ngày nọ Chúa Jesus đi dọc bờ biển Ga-li-lê Ngài thấy hai anh em người chài lưới, Simôn Phi-e-rơ và Anh Rê. Cả hai đang thả lưới xuống biển hồ để đánh cá. Chúa Jesus kêu gọi họ, “Hãy đến với ta, ta sẽ dạy anh em thành những tay đánh lưới người”.

Ngài nói rằng ngôn ngữ của họ ngôn ngữ của những người chài lưới mà đó là những gì làm cho họ ưa thích sâu xa.

“Lập tức họ bỏ lưới chài và đi theo Ngài”. Ngày nay vẫn có nhiều người bỏ lưới của mình, nói theo nghĩa bóng, vì Ngài đã phán với họ bằng ngôn ngữ họ có thể hiểu được và liên quan mật thiết với họ.

Tiếp xúc bằng sự khen ngợi.

Đôi khi chúng ta có thể thành thật khen ngợi một người về tính nết hay hành động của họ. Đây là cách tiếp xúc mang hiệu quả. Chúng ta thấy khi Phi-e-rơ bắt đầu theo Chúa Jesus, Chúa Jesus nhìn người và nói, “Tên của con là Simôn con của Giăng, nhưng con sẽ được gọi là Sê-pha” (Chữ nầy cũng giống như Phi-e-rơ và có nghĩa là “Hòn đá") (GiGa 1:42) Đến lượt Phi-e-rơ đáp ứng. Chúa đã chinh phục được tấm lòng ông!

14. Ở câu chuyện được đề cập trong bài học, hãy viết con số tiêu biểu cho cách tiếp xúc được sử dụng1) Gây chú ý2) Giúp một tay3) Trực tiếp4) Đặt câu hỏi5) Gián tiếp6) Xin ân huệ7) Khen ngợi... a. Chúa Jesus và Ni-cô-đem ... b. Phi-líp và người Ê-thi-ô-pi ... c. Chúa Jesus và người đàn bà Sa-ma-ri ... d. Chúa Jesus và Xa-chê ... e. Người chấp sự và cuộn giấy dán tường

Page 99: Chia xe tin mung

... f. Kêu gọi những người đánh cá

... g. Sê-pha, hòn đá

15. Sau mỗi hoàn cảnh dưới đây, hãy liệt kê những cách tiếp xúc thích hợp nhất (Một số hoàn cảnh có thể áp dụng nhiều hơn một phương cách).a. Bạn gặp một thanh niên vừa bỏ nhà và cần tìm việc làm.... b. Bạn đang ở trong một thành phố xa lạ và cần có người giúp bạn tìm một cửa hàng bán thực phẩm để bạn mua đồ ăn.... c. Thầy giáo của con bạn ở trường đã dành thêm thì giờ giúp cho con của bạn....

Bạn đã cầu nguyện xin Chúa cho mình có chìa khóa để mang họ đến Cuối bài 2, bạn đã viết tên của những người bạn muốn chinh phục cho Chúa. với Chúa. Chúng tôi tin rằng suốt mấy tuần nay bạn cũng tìm cơ hội để giới thiệu Phúc Âm theo cách thích hợp nhất.

Nếu cơ hội vẫn chưa đến, có lẽ bạn cần nhiều thì giờ hơn để làm quen với những cá nhân nầy hay tạo sự tin tưởng nơi họ. Có thể đây cũng là một vấn đề cần cầu nguyện và quan tâm khi bạn tiếp tục để ý những nhu cầu của họ.

TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN

1. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNGa. Cách tiếp xúc thân thiện của chúng ta có thể mở đường cho chúng tanói chuyện với những người chưa tin về Đấng Christ.b. Chúa Jesus thận trọng không để ai nhìn thấy Ngài ngồi chung với những tội nhân.c. Dáng vẻ bên ngoài của chúng ta là những gì người ta thường nhìn thấy trước nhất.d. Một Cơ Đốc nhân phải nhã nhặn ngay cả khi những người khác đối xử bất nhã với mình.

2. Viết chữ “Đúng” sau những chỉ dẫn về cách đối xử để có hiệu quả tiếp xúc trong việc chinh phục linh hồn.a. Quan tâm đến diện mạo bên ngoài của bạn... b. Tự nhiên trong giọng nói và hành động của bạn... c. Học thuộc lòng từng lời một của những người thành công trong việc chinh phục linh hồn...

Page 100: Chia xe tin mung

d. Phải lịch sự và nhã nhặn... e. Phải bảo vệ quyền lợi riêng của mình...

3. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời hoàn chỉnh đúng cho câu sau:Bạn có thể bày tỏ hoặc phản ảnh thái độ thân thiện bằng cách.a. Lắng nghe người có triển vọng qui đạo nóib. Cho người ấy biết rằng nan đề của họ không quá lớn đâu.c. Bảo người ấy không phải nói mà là suy nghĩ xác thực.d. Cầu nguyện và để cho tình yêu của Chúa chiếu rọi qua bạn.

4. Hoàn chỉnh những câu dưới đây.a. Các loại tiếp xúc thay đổi vì người ta ... b .Đôi khi lời làm chứng của chúng ta không có việc lành kèm theo thì ... c. Chúa Jesus xin người đàn bà Sa-ma-ri một ...

d. Chúa Jesus ... Phi-e-rơ khi Ngài gọi ông là hòn đá.

5. Là một vị thầy trong việc chinh phục linh hồn, đôi khi Chúa Jesus:a) Làm cho người khác ngạc nhiên hoặc sửng sốtb) Gợi tính tò mò của một người.c) Cố làm cho người khác rối trí.d) Kết án người nào có phạm tội.

6. Hãy trích dẫn cho người khác, hoặc viết thuộc lòng vào sổ tay bạn ba phần của Câu Gốc mà bạn đã học qua gồm tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.

1. Đôi khi tân tín hữu nhiệt tình hơn, và họ thường có nhiều bạn hữu là những người chưa tin Chúa.

9. b. Dành thì giờ để nghe người khác nói ngay cả khi người ấy không chia sẻ với bạn những điều riêng tư.c. Cầu xin Chúa ban cho bạn một tình yêu sâu xa hơn đối với người khác.d. Lắng nghe những nan đề của một người bằng tấm lòng của bạn chứ không bằng lý trí; chân thành thông cảm với họ.

2. Câu trả lời của bạn. 10. Câu trả lời của bạn.

3.a) Chúa Jesus, một tấm gương toàn vẹn cho chúng ta, là một người bạn của những tội nhân

Page 101: Chia xe tin mung

b) Đây là phương cách để chúng ta nói cho họ biết về Đấng Christ.d) Tình yêu của Đấng Christ có thể chảy qua chúng ta đến với họ.

11. Ban đêm, ban ngày.4. Vì điều đó ảnh hưởng đến cách đáp ứng của người khác.

12. Ngài cứ tiếp tục chăm chú vào đề tài.

5. (Bất cứ ba điều nào).Chọn cách phục sức giản dị, bản thân sạch sẽ, tự nhiên, lịch thiệp và nhã nhặn.

13. Chết, hành động (hay việc làm), chết.6. b.Đúng; d.Đúng; e.Đúng.

14. a. 3) Trực tiếp; b. 4) Đặt câu hỏi; c. 6) Xin ân huệ; d. 5) Gián tiếp e. 2) Giúp một tayf. 1) Gây chú ýg. 7) Khen ngợi

7. Chúng ta quá vội vàng; chúng ta không dành thì giờ lắng nghe người khác.15. Tôi sẽ dùng các cách tiếp xúc sau:a. Giúp một tayb. Xin ân huệc. Khen ngợi

8. Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải trích dẫn được cả ba phần của Câu Gốc ở Mat Mt 11:28-29.

GIẢI THÍCH PHƯƠNG CÁCH CỨU RỖI

Cách đây hơn 300 năm, John Bunyan, một thợ hàn nồi xoong, ấm nước và cũng là người giảng đạo không chuyên nghiệp, đã viết cuốn Thiên lộ lịch trình. Câu chuyện kể về một người mang tên Cơ Đốc đồ, ông ta mang một bao rất nặng trên lưng. Tội lỗi của ông làm cho ông khốn khổ. Khi Cơ Đốc đồ bắt đầu đọc Cuốn Sách đưa đến tận tay ông, thì ông được biết thành phố mình đang ở sắp bị hủy diệt, ông kêu lớn, “Tôi phải làm gì để được cứu sống?”

Page 102: Chia xe tin mung

Mặc dù gia đình và bạn hữu cố giúp ông, tình trạng của ông càng tệ hơn. Bấy giờ có một người tên là Nhà Truyền Giáo đến, ông nầy hỏi Cơ Đốc đồ tại sao khốn khổ như thế nào. Sau khi giải thích, Nhà Truyền Giáo nói, “Nếu đó là tình trạng của anh, tại sao anh vẫn đứng yên?”

Cơ Đốc đồ trả lời, “Tôi không biết đi đâu”.

Nhà Truyền Giáo chỉ cho anh cách trốn chạy khỏi thành phố chỉ cho anh thấy một cổng hẹp với một ngọn đèn chiếu sáng từ đằng xa. Cơ Đốc đồ khởi sự đi đến cái cổng (Xem 7:13-14).

Cũng vậy, chúng ta hãy gặp những người có cần một ai đó chỉ cho họ con đường dẫn đến sự sống vĩnh cửu. Trong bài học nầy, bạn sẽ học cách giới thiệu những bước quan trọng dẫn đến sự cứu rỗi và cách chia sẻ lời làm chứng của cá nhân bạn cũng bao gồm các điểm để vượt qua những trở ngại.

DÀN Ý BÀI HỌC Giới thiệu những Bước Dẫn Đến Sự Cứu rỗiChia sẻ Lời Làm Chứng của BạnKhắc phục Những Trở Ngại.

NHỮNG MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Sau khi học xong bài nầy bạn phải có thể:Giới thiệu năm bước căn bản dẫn đến sự cứu rỗiLàm chứng kinh nghiệm tin Chúa của cá nhân bạn cách hiệu quả hơn.Nhìn nhận một số khó khăn căn bản mà người có triển vọng qui đạo sẽ đối diện và biết cách giúp người ấy vượt qua.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Đọc bài học trong Sách Giáo Khoa Tự học nầy và làm các bài tập trong phần triển khai bài học.2. Học thuộc lòng năm bước dẫn đến sự cứu rỗi cùng các câu Kinh Thánh đi kèm theo mỗi bước.3. Làm bài trắc nghiệm cá nhân ở cuối bài học và kiểm soát thật kỹ các câu trả lời của bạn.

NHỮNG CHỮ CĂN BẢN

Cộng tác viênPhụ lụcĐương đầu

Page 103: Chia xe tin mung

Rạng rỡKhờ khạoTừ bỏNgụy biệnXác nhận

TRIỂN KHAI BÀI HỌC

GIỚI THIỆU NHỮNG BƯỚC DẪN ĐẾN SỰ CỨU RỖI

Mục tiêu 1: Liệt kê và giải thích những bước dẫn đến sự cứu rỗi trong Đấng Christ cùng với các đoạn Kinh Thánh liên hệ

Vào nửa đêm tại một ngục tù của thành Phi-líp thuộc tỉnh Maxêđoan cách đây 1900 năm, có một câu chuyện lạ xảy ra. Người chủ ngục đã bắt hai giáo sĩ từ Hội Thánh An-ti-ốt, Sy-ri, nhốt vào chỗ biệt giam. Ông ta đối xử với hai giáo sĩ nầy như những phạm nhân mang tội trọng, xiềng chân họ vào hai khúc gỗ thật lớn. Chúng ta có thể đọc câu chuyện nầy trong sách Cong Cv 16:19-34.

Những phạm nhân nầy bị đối xử thậm tệ bị nhục mạ và bị đánh thật nhiều, Bấy giờ, họ cũng không đủ áo quần để khoác lên thân thể đầy máu của họ. Phao-lô và Si-la bị đau quá đổi không thể ngủ được. Hai người bắt đầu cầu nguyện. Sự đắc thắng ngập tràn linh hồn họ! Họ bắt đầu hát thánh ca và thờ phượng Đức Chúa Trời trong lúc những phạm nhân khác kinh ngạc lắng nghe.

“Thình lình”, Luca bấy giờ đang ở Phi-líp thuật lại, “có một trận động đất dữ dội, rung chuyển nền của trại giam. Lập tức các cửa bị bật tung, xiềng rơi ra khỏi tất cả tù phạm”. Người cai ngục đã ngủ ngon. Hoảng hốt bởi trận động đất dữ dội và thấy mọi hậu quả, ông ta liền nghĩ rằng tất cả tù phạm đều trốn hết. Là người La Mã canh giữ tù phạm ông biết rằng mình hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với phạm nhân do mình canh giữ và phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Rút gươm ra, ông định tự tử.

Có tiếng người hét bảo ông dừng lại! Đó là Phao-lô. Người kêu lớn: “Đừng làm hại mình!” “Tất cả chúng ta đều còn đây!”.

Hãy tưởng tượng quan cảnh nầy! Người giữ ngục liền gọi thắp đuốc lên.Ông ta chạy nhanh vào và sợ hãi gieo mình nơi chân Phao-lô và Si-la, “Thưa các ông tôi phải làm gì để được cứu?” Đây là câu hỏi cách đây 2000 năm, và

Page 104: Chia xe tin mung

cũng là câu hỏi của những người nam, người nữ ngày nay khi ý thức rằng mình cần Cứu Chúa.

Trong bài học nầy, chúng ta sẽ tóm tắt những bước dẫn đến sự cứu rỗi mà chúng ta có thể hướng dẫn rõ ràng cho những người chưa biết làm thế nào để được cứu.

1. Bạn có nhớ câu chuyện của Christine (Bài 2) cô gái đã tiếp nhận Jesus làm Cứu Chúa và thuật lại sứ điệp ấy cho người cha sắp chết của mình không? Bạn hãy viết lại năm bước của sự cứu rỗi qua Đấng Christ vào sổ tay của bạn. Bước thứ nhất liên quan đến RoRm 3:23, cũng là một trong các Câu Gốc căn bản của bạn. Đừng nhìn vào bìa nhỏ, hãy viết thuộc lòng Câu Gốc trên: ... ...

Bước I: Nhận mình là một tội nhân 3:23.

Phao-lô và Si-la trả lời cho người cai ngục đã hỏi làm sao để được cứu. “Hãy tin nơi Chúa Jesus, thì anh sẽ được cứu- anh và gia đình anh nữa” (Cong Cv 16:31). Để nhấn mạnh thêm cho câu trả lời đơn giản nầy, Phao-lô và Si-la “đã giảng thêm về Lời Chúa cho người cùng cả những người khác ở trong nhà” (16:32).

Câu hỏi của người cai ngục nói cho chúng ta rằng ông ta biết mình lầm lạc. Ông biết rằng ông cần được cứu. Như chúng ta đã học ở Bài 5, Thánh Linh cáo trách tội lỗi. Một người bị cáo trách có thể dập tắt sự vận hành của Thánh Linh và tiếp tục sống bằng việc lành của mình, thì sẽ không được cứu. RoRm 3:23 chép rõ ràng rằng “mọi người đều đã phạm tội và xa cách sự cứu rỗi thực tại của Đức Chúa Trời”.

Trong LuLc 18:9-14 Chúa Jesus đưa ra một câu chuyện ngụ ngôn về hai người cầu nguyện. Người thâu thuế chỉ việc kêu lên, “Lạy Đức Chúa Trời xin thương xót tôi, một tội nhân”, trong khi người Pha-ri-si thì kể lễ chi tiết những công việc lành của mình. Chúa Jesus tóm tắt câu chuyện ngụ ngôn: “Ta nói cùng các con, người thâu thuế chứ không phải người Pha-ri-si được xưng công bình với Đức Chúa Trời khi về đến nhà.

Bước 2: Nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời đã có hành động về điều đó (GiGa 3:16).

Tại sao Đức Chúa Trời đã có hành động về điều đó? Con người có thể cứ tiếp tục phạm tội và hư mất đời đời nhưng Đức Chúa Trời đã có kế hoạch rồi. Lý do Ngài làm điều ấy là tình yêu. “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian

Page 105: Chia xe tin mung

đến nỗi Ngài ban Con Một của Ngài hầu cho bất cứ ai tin nơi con đó sẽ không bị chết nhưng được sự sống đời đời"( 3:16).

Con Đức Chúa Trời đã tự hòa nhập với chúng ta bằng việc trở thành một phần tử trong dòng giống nhân loại khi Ngài chịu khổ và chết trên thập tự giá là để hoàn thành mục đích đặc biệt tức là cất tội lỗi thế gian đi (GiGa 1:29). Phúc Âm mà chúng ta giảng dạy và thảo luận phải đặt trong tâm trên những lời nói của Phao-lô “Đấng Christ chết vì tội lỗi chúng ta” (ICo1Cr 15:3).

2. Hãy liệt kê trong sổ tay của bạn hai bước đầu của sự cứu rỗi và viết thuộc lòng những câu Kinh Thánh kèm theo.

Bước 3: Tiếp nhận Đấng CHRIST làm Cứu Chúa của mình (RoRm 6:23)

Nếu chỉ công nhận bằng lý trí rằng Đấng Christ đã chết để cứu tội nhân thì chưa đủ. Kinh Thánh chép rằng: “Công giá của tội lỗi là sự chết; nhưng quà tặng nhưng không của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong sự hiệp nhất với Jesus Christ Cứu Chúa của chúng ta” (RoRm 6:23). Một món quà phải được lãnh nhận bởi người được tặng.

Dù có vẽ khó tin, lịch sử đã ghi lại hơn một lần câu chuyện về một người trong dãy xà lim dành cho các tử tù từ chối một lịnh tha. Thật hầu như khó tin khi một người ngoảnh mặt đi và có ý không quan tâm đến sứ giả mang một lệnh khoan hồng của nhà vua hay của quan Tổng đốc phải không? Vâng, nhưng điều đó đã xảy ra tử tội bị hành quyết vì không chịu nhận món quà ban sự sống.

Dù có vẽ khó tin, ngày nay nhiều người cả nam lẫn nữ từ chối lệnh khoan hồng, món quà ban sự sống của Đức Chúa Trời. Mỗi người chúng ta phải tiếp nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa của mình, tiếp nhận món quà, Con Một của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, cảm tạ Đức Chúa Trời, “Một số người đã tiếp nhận Ngài và tin cậy Ngài, thì Ngài ban cho họ quyền làm con cái Đức Chúa Trời” (GiGa 1:12).

3. Hãy liệt kê ba bước bạn đã học và viết kèm theo các câu Kinh Thánh dẫn chứng. Viết thuộc lòng vào sổ tay.

Bước 4: Xưng Tội và Từ Bỏ IGi1Ga 1:9

Trong câu chuyện giới thiệu bài học nầy, Cơ Đốc đồ gọi tội lỗi như là một gánh nặng. Nhưng giấu tội thì không giúp chúng ta thoát khỏi nó được. Chúng ta phải xưng tội ra nhận mình đã phạm tội và từ bỏ tội. Đôi khi chúng

Page 106: Chia xe tin mung

ta dùng chữ ăn năn một chuyển động dứt khoát quay mặt về hướng ngược lại từ phục vụ chính mình, thế gian và ma quỉ, sang phục vụ Đức Chúa Trời.

Bạn nghĩ thế nào khi một phạm nhân bị kết án là kẻ giết người nói rằng sẽ nhận lệnh tha của quan Tổng Đốc, nhưng lại có ý định sẽ giết người khác sau khi được trả tự do? Chắc chắn lịnh thấy sẽ được thu hồi ngay lập tức. Nếu bạn là phạm nhân bị kết án rồi được tha thứ, thì thái độ cảm kích và lòng biết ơn của bạn sẽ giúp bạn quay lưng khỏi con đường gian ác, đặc biệt nếu có người nào khác chết thế chỗ để bạn được sống! Chúng ta được trả tự do, được cứu sống do sự chết của Jesus Christ, và sự tha thứ ấy trọn vẹn đến nỗi Kinh Thánh chép rằng, “Nếu chúng ta xưng tội lỗi mình ra trước mặt Đức Chúa Trời, thì Ngài là Đấng giữ lời hứa và làm điều công chính, sẽ tha thứ tội lỗi và tẩy sạch tất cả việc sai lầm của chúng ta” (IGi1Ga 1:9).

4. Hãy liệt kê bước 1 đến 4 với những câu Kinh Thánh dẫn chứng thuộc lòng .

Bước 5: Xưng nhận và tin rằng Jesus là Đấng Cứu tinh và Cứu Chúa RoRm 10:9-10.

Nếu anh em xưng nhận rằng Jesus là Chúa và tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ cõi chết sống lại, thì anh em sẽ được cứu. Vì bởi đức tin của chúng ta chúng ta được đặt vào địa vị đúng đắn với Đức Chúa Trời; bởi sự xưng nhận của mình mà chúng ta được cứu (RoRm 10:9-10)

Nếu sự cứu rỗi chỉ là xóa bỏ cái quá khứ, thì cuộc đời của chúng ta sẽ bị bỏ rơi, không có hướng đi tới. Nhưng khi chúng ta xưng nhận và tin cậy bởi đức tin chúng ta tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa và công bố Ngài là Chủ của đời sống mình. Chúa Jesus đã phán, “Nếu ai công khai tuyên bố rằng người ấy thuộc về Ta, Ta cũng sẽ công khai tuyên bố người ấy trước mặt Cha ta ở trên trời” (Mat Mt 10:32). Chúng ta không hổ thẹn vì trở thành thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời. Đặt Chúa Jesus vào vị trí Chủ của đời sống chúng ta cũng còn có nghĩa và chúng ta có thể yên nghỉ hoàn toàn trong ân điển cứu rỗi của Ngài và quyền năng Ngài giữ gìn chúng ta.

Sự kiện xảy ra sau đây là bức tranh minh họa có ích. Có một người sắc tộc mang một gánh củi thật nặng trên lưng đang lê bước rã rời dọc theo đường dốc núi thuộc Đài Loan nhiều năm về trước. Cùng trên con đường đó có một chiếc xe đốn gỗ đang lên. Tài xế dừng lại và cho ông già đi quá giang. Vì trước đây ông già này chưa bao giờ được ngồi trong một chiếc xe nên ông rất miễn cưỡng. Tuy nhiên, người tài xế bảo đảm với ông ta là sẽ chở ông đến làng của ông an tòan, vì ông già leo lên phía sau xe. Sau khi lái được vài

Page 107: Chia xe tin mung

cây số trên con đường nhỏ gồ ghề, người tài xế nghe tiếng đập ầm ầm trên nóc xe. Ông già hét lớn đòi anh dừng lại “Tóng bê tiêu!” (Hết chịu nỗi rồi!).

Bấy giờ người tài xế khám phá ra rằng ông già vẫn còn mang gánh củi trên lưng và con đường gồ ghề làm cho gánh củi càng đè nặng trên ông. Ông không hiểu rằng ông có thể đặt gánh nặng xuống sàn và chiếc xe có thể chở gánh củi luôn cả chính mình ông nữa!

Khi đọc câu chuyện nầy bạn có thể cười và nghĩ rằng ông già khớ ngẫn khờ khạo làm sao! Nhưng một người vẫn có thể làm y như ông già trong việc đặt sự tin cậy của mình nơi Chúa Jesus. Trong bức thư gởi cho các tín hữu của mình, Giu đe kết luận bằng những lời ca ngợi “Đấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp ngã và đem anh em không tì vít cùng vui mừng trước sự hiện diện vinh quang của Ngài” (Giu Gd 1:24). Jesus Christ là Chúa!

5. Bạn đã học xong tất cả năm bước, hãy viết thuộc lòng cùng với những câu Kinh Thánh trích dẫn, đến khi bạn có thể viết lại 2 lần mà không còn sai sót nào.

6. Những trụ cột dưới dây tiêu biểu cho 5 bước của sự cứu rỗi để “xây dựng cây cầu” từ sự chết đến sự sống. Dùng những chữ tắt nầy để mô tả đúng mỗi sự kiện: Bạn tiếp nhận Ngài, Đức Chúa Trời ban Chúa Jesus. Xưng tội lỗi mình, Bạn là một tội nhân, Ngài là Chúa Cột thứ nhất được viết lên sẵn để làm ví dụ cho bạn.

7. Để thực tập thêm về phần quan trọng nầy trong bài học của chúng ta, hãy tìm một người bạn và yêu cầu người ấy lắng nghe trong khi bạn trình bày năm bước nầy. Sử dụng Kinh Thánh khi bạn trích dẫn những Câu Gốc. Lặp lại vài lần cho đến khi bạn cảm thấy thông suốt với các bước và Kinh Thánh trích dẫn.

CHIA SẼ LỜI LÀM CHỨNG CỦA BẠN

Mục tiêu 2: Nhìn nhận giá trị của một lời làm chứng cá nhân hiệu quả.

Cho đến bây giờ chúng ta đã đọc chủ yếu về cách giới thiệu Phúc Âm qua các bước được ghi chép trong Lời Đức Chúa Trời. Đây là phần quan trọng hàng đầu mà chính Chúa Jesus và các sứ đồ đã sử dụng để công bố chân lý Kinh Thánh. Tuy nhiên, những gì Chúa Jesus thực hiện đều bao gồm những câu chuyện và các sự kiện liên quan đến con người bất diệt.

Bạn có một câu chuyện mà bạn có thể tường thuật chính xác và đảm bảo

Page 108: Chia xe tin mung

rằng không ai có thể kể được- đó là kinh nghiệm qui đạo của bạn. Lời làm chứng của cá nhân bạn nói lên những gì Đấng Christ làm trên đời sống bạn, và khi bạn kể lại, bạn có thể nhấn mạnh cho người nghe biết rằng Chúa sẽ làm y như vậy cho người bạn đó. Điều nầy cũng giúp người ấy nhận ra rằng bạn không nghĩ chính bản thân bạn tốt hơn anh ta- vì bạn cũng phải được cứu qua đức tin nơi Đấng Christ và tiếp tục nương nhờ sức lực và sự giúp đỡ của Ngài từng ngày suốt cả đời bạn.

8.Trong sổ tay của bạn hãy liệt kê những điều Đức Chúa Trời đã làm cho bạn và Ngài có ý nghĩa gì đối với bạn để sau nầy bạn nhớ và chia sẻ lại cho những người khác.

9. Đọc Thi Tv 66:16 và 77:10-11. Tác giả Thi Thiên có chủ đích làm hai điều gì?...

Những lời làm chứng ngắn gọn về những kinh nghiệm thuộc linh của chính mình với Chúa sẽ chứng thực lời phán của Đức Chúa Trời, “Chúng tôi là những nhân chứng về các điều đó- chúng tôi và Đức Thánh Linh”, Phi-e-rơ và những sứ đồ khác đã tuyên bố như vậy (Cong Cv 5:32).

Sự làm chứng tam diện- Lời Kinh Thánh chép gì về sự cứu rỗi Thánh Linh chứng thực ra sao và điều bạn dẫn chứng trong kinh nghiệm bản thân như thế nào sẽ tăng cường sức mạnh cho công tác chia sẻ Tin Mừng của bạn.

Bài làm chứng sau đây trong việc chinh phục linh hồn sẽ giúp bạn: Esther, một cô gái nhút nhát ở tuổi thiếu niên lần đầu tiên cô ta đáp tàu lửa một mình và cô ta rất lo lắng về việc đó. Cha cô đưa cô lên khoang tàu và giúp cô xếp vali vào giá bên trên. Khi tàu bắt đầu chuyển bánh, hai cha con vẫy tay chào nhau cách trìu mến.

Cảm thấy tự ti và không an toàn, Esther ngồi xuống ghế để ý thấy người đồng hành chỉ là cô gái trông lớn hơn chút đỉnh tuổi cô ta.Esther muốn nghỉ ngơi và đọc sách của mình, nhưng lại cảm thấy có lỗi vì có cơ hội để làm chứng về Chúa và chia sẻ cho cô nầy kinh nghiệm tin Chúa của mình. Nhưng cô sợ rằng người bạn đồng hành sẽ cười cô và cô cũng không biết phải bắt đầu như thế nào.

Sau đó, tự cô gái kia mở lời “Bạn ơi, lúc nãy ai tiễn bạn ra ga thế? Ba của bạn phải không?”

Page 109: Chia xe tin mung

“Vâng!” Esther trả lời. Cô không biết nói gì kế tiếp nữa và cô ta hết sức cầu xin Chúa giúp đỡ mình.

Tuy nhiên, bạn đồng hành của cô nói tiếp, “Có một người cha sung sướng thật”.

“Ô, đúng vậy!” Esther đáp lời, và vẫn thấy còn e thẹn và im lặng.

“Mình ước gì có được một người cha săn sóc mình” cô gái tiếp tục.

Đúng thế đấy! ý thức rằng Đức Chúa Trời đã cung cấp sự mở đầu, Esther lấy can đảm tiếp tục cách thân mật: “Ô nhưng bạn đã có cha rồi!”

“Không, cha mình qua đời lâu rồi” cô gái tên Hettie tâm sự. “Xin chia buồn với bạn! Esther đáp lại. Cô ta ngừng một chút rồi tiếp. “Nhưng bạn vẫn có một người cha! có một Người Cha Thiên Thượng yêu thương bạn và chăm sóc bạn kỹ lưỡng hơn bất kỳ người cha trần gian nào!”

Nhận thấy cô bạn đồng hành quan tâm đến điều đó, Esther tiếp tục giải thích thế nào Đức Chúa Trời yêu thương loài người đến nổi sai Con Ngài chết thế cho chúng ta và thế nào qua việc chúng ta tiếp nhận sự hi sinh của Ngài, chúng ta được gia nhập vào gia đình của Đức Chúa Trời. “Điều bạn cần làm ấy là tin nơi Ngài và tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình. Bạn có muốn làm điều ấy không?” Esther hỏi.

“Ồ, tôi muốn lắm! Tôi muốn có được Đức Chúa Trời là Cha của tôi để tôi được lên thiên đàng. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu phải làm gì. Tôi không biết chắc về việc đó”.

Esther tự nghĩ không biết sẽ tiếp tục như thế nào. Bây giờ Thánh Linh đặt điều gì đó vào tâm trí cô, Cô nói, “Hettie, khi tôi lên tàu lửa nầy tôi phải có một cái vé tàu. Chính tôi đã không trả tiền vé- cha tôi đã trả cho tôi. Tôi chỉ việc nhận lấy chiếc vé. Chúa Jesus giống như cái vé tàu nầy. Tất cả điều bạn làm là tiếp nhận Ngài, nhận Ngài làm chiếc vé đưa bạn lên thiên đàng-do Cha Thiên Thượng của bạn cung cấp cho. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện để bạn có thể làm điều ấy ngay bây giờ!”

Không còn mặc cảm tự ti hay rụt rè nữa, Esther hướng dẫn Hettie cầu nguyện tin Chúa, rồi khuyến khích cô ta tự cầu nguyện, nói chuyện với Đức Chúa Trời tự nhiên như nói chuyện với một người cha. Đoạn đường còn lại của cuộc hành trình, họ vui vẻ thảo luận về sự cứu rỗi và ý nghĩa của việc trở nên thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời.

Page 110: Chia xe tin mung

Hai cô trao đổi địa chỉ trước khi Hettie xuống tàu tại thị trấn của mình để họ có thể giữ sự liên lạc và Esther có thể gởi thêm lời khích lệ và những bài học khác cho cô ta. Esther rộn ràng niềm vui tiếp tục cuộc hành trình của mình!

10. Một lời làm chứng cá nhân có hiệu quả khi

a) Xác nhận những gì Đức Chúa Trời phán trong Kinh Thánh về sự cứu rỗi

b) Giúp cho những người khác thấy được sự cứu rỗi dành cho chúng ta ngày hôm nay.

c) Tăng cường sức mạnh cho công tác chia sẻ Tin Mừng của bạn.

d) Có thể thay thế cho Lời Đức Chúa Trời.

KHẮC PHỤC NHỮNG TRỞ NGẠI

Mục tiêu 3: Áp dụng những phương pháp của Kinh Thánh và trả lời khi giúp đỡ những người có trở ngại trong việc tiếp nhận sứ điệp cứu rỗi.

Khi chia sẻ Tin Mừng cho ai đó, hãy nhạy bén với những khó khăn của họ trong việc tiếp nhận sứ điệp cứu rỗi. Hãy để thì giờ lắng nghe quan điểm của người ấy về những điều đã thảo luận. Có thể người ấy phản đối mãnh liệt, hoặc những lời cáo lỗi vô nghĩa hoặc đưa ra những câu hỏi phức tạp. Có thể người ấy muốn tranh biện thêm, nhưng dĩ nhiên bạn sẽ không chiều ý họ. Trái lại, bạn hãy cố gắng hiểu họ. Bấy giờ, nếu có thể bạn hãy nhẹ nhàng dùng kiến thức Kinh Thánh bạn có, và kinh nghiệm cá nhân của mình để trả lời những điểm đã nêu lên. Luôn luôn tìm mọi cách lái câu chuyện trở về năm bước của sự cứu rỗi hoặc lối trình bày tương tự về căn bản của Chương trình cứu rỗi.

Phần phụ lục ở cuối sách sẽ giúp thêm bạn về một số trở ngại đặt biết. Được trang bị bằng uy quyền của Lời Đức Chúa Trời và quyền năng của Thánh Linh, bạn có thể vượt qua những trở ngại nầy cũng như các trở ngại khác trong việc chia sẻ Tin Mừng.

II. Ôn lại phần phụ lục rồi trả lời những câu hỏi bên dưới. Viết những câu trả lời vào sổ tay.

12. Một người chưa được cứu bảo bạn đừng lo lắng về linh hồn ông ta- ông ta sẽ lên thiên đàng bằng cách nào đó; dù sao ông ta cũng là người láng giềng tốt.a. Bạn trả lời cho ông ta như thế nào?

Page 111: Chia xe tin mung

b. Trong chín loại trở ngại liệt kê ở phần phụ lục bạn tìm những câu Kinh Thánh nào để xác minh cho các câu giải đáp của mình.

13. Một cô gái nói rằng đời này đã ban phát quá nhiều, cô không thể từ bỏ những gì cô tin để có một tương lai rạng rỡ.a. Bạn sẻ trả lời cho cô ấy như thế nào?b. Trong chín loại trở ngại liệt kê ở phần phụ lục, bạn tìm những câu Kinh Thánh nào để ủng hộ cho phần trả lời của mình.

Sau đây là một câu chuyện nổi tiếng minh họa cho việc khắc phục những trở ngại. Tiến sĩ Maynard Ketcham thuật lại một sự thua cuộc trong khi tranh luận nhưng thắng lợi được tám người trong những ngày đầu của chức vụ ông tại An Độ.

Vào một dịp kia, ông và một cộng tác viên người bản xứ, anh Abdul, đương đầu với một phụ nữ bị quỉ ám rất đáng thương. Họ khẩn thiết cầu nguyện và nhơn danh Chúa Jêsus đuổi quỉ ra khỏi bà. Quyền năng của Đức Chúa Trời đã giải cứu bà! Chúa còn chứng thực thêm cho đoàn truyền giáo quốc nội nầy bằng cách gia tăng các phép lạ chữa bệnh và nhiều người được cứu.

Tuy nhiên , có nhiều sự chống đối những chiến thắng vẻ vang nầy. Những nhà lãnh đạo ngoại giáo trong vùng tổ chức một cuộc tranh luận công khai và họ mời một chuyên gia có tài về luận chứng đến và thách thức Abdul và Ketcham. Dân làng bị kích động tụ họp lại để chứng kiến cuộc tranh luận nầy. Người tranh biện ngoại đạo làm đủ điều có thể được để khích bác Jesus Christ và Kinh Thánh. Hết giờ nọ sang giờ kia ông ta huênh hoang những lời phỉ báng, lăng mạ.

Sau đó Abdul có cơ hội trình bày. Anh ta tấn công ngay vào những lời ngụy biện mà đối thủ dùng kích bác tôn giáo và anh ta bênh vực Kinh Thánh. Nhưng vị giáo sĩ giữ anh ta lại và thì thầm, “Đừng tranh luận. Sẽ chẳng ích lợi gì, vì tâm trí của những người nầy bị khép chặt rồi.

Chỉ cần đơn sơ làm chứng về những gì Đức Chúa Jesus đã làm trên đời sống anh”. Abdul chia sẻ lời làm chứng của mình trước đám đông, “Tôi, con của một tăng lữ, lớn lên giữa quí đồng bào... là một người kiêu ngạo, chống Cơ Đốc nhân... và thù nghịch danh Jesus. Nhưng rồi một ngày nọ Ngài hiện đến và thay đổi cuộc đời tôi. Thay vì nghen ghét, bây giờ tình yêu của Ngài tràn ngập lòng tôi. Quí vị cũng có thể nhận tình yêu và sự bình an của Ngài”.

Giáo sĩ Maynard Ketcham cũng làm chứng thế nào ông đã rời khỏi Hoa Kỳ để sang Ấn độ chia sẻ Tin Mừng của Chúa Jesus. “Abdul và tôi là những anh

Page 112: Chia xe tin mung

em trong Đấng Christ... tội lỗi của chúng tôi đã được tha thứ... nếu quí đồng bào nhìn nhận tội lỗi của mình và tiếp nhận Jesus làm Cứu Chúa và Chủ thì quí vị cũng được tha thứ... và tất cả chúng ta đều là anh em ... ” Sau đó hai người cúi đầu chào thính giả và rời khỏi đám đông.

Quần chúng kêu la ầm ĩ và chế nhạo: “Hai người kia thua cuộc rồi. Hai người không còn lối nào đối chất với người khích bác mình!” Tối hôm đó Abdul và Ketcham dùng bữa cách chán nản. Họ đã thua cuộc. Họ cầu nguyện. Liệu Chúa có còn cho họ sự đắc thắng nữa không?

Vào khoảng nửa đêm có một người khác đến thăm họ. “Chính tôi đây ... và tôi phải nói chuyện với các ông. Lòng tôi như lửa đốt! Tôi phải tìm được sự bình an, nếu không tôi sẽ không sống được qua đêm nay!”

Đó là Mukhtar, chính ông là, người tranh cãi ngoại đạo! Thánh Linh đã cáo trách ông về tội căm hờn trong lòng đến nỗi ông ta phải đến gặp Abdul và Ketcham. Hai vị nầy vui mừng giải thích cho ông ta con đường cứu rỗi trong Chúa Jesus. Lòng ông mở ra trước sứ điệp; ông tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình và qui đạo cách hãnh diện. Lần lượt bảy người khác cũng được Thánh Linh cáo trách, họ âm thầm lê bước trong bóng đêm để nhập bọn với đám người ngồi trên một thân cây dừa ngã xuống. Họ cũng được nghe sứ điệp và tin nhận Chúa Jesus làm Đấng Cứu thế của mình.

Về sau, tại khoảng đất từng có cuộc tranh luận các tín hữu đã xây dựng một nhà thờ Ngũ Tuần. Mukhtar, người tranh cải ngoại đạo trước kia, sau khi được đào tạo tại một Trường Kinh Thánh, đã trở thành Mục sư của họ. Phải bằng cách chống lại sự cám dỗ để trả đũa, Abdul và Ketcham đã thua một cuộc tranh luận- nhưng họ đã đạt được một chiến thắng thuộc linh kỳ diệu!

Những câu Kinh Thánh sau đây giúp ích cho người chinh phục linh hồn nào muốn được trang bị đầy đủ để phục vụ Đức Chúa Trời:

14. Tựa đề: Lời được Đức Chúa Trời mặc khải.Kinh Thánh trích dẫn: IITi 2Tm 3:16-17Câu Gốc: “Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn có ích cho sự dạy dỗ chân lý, quở trách những sai phạm, sửa chữa những lỗi lầm, và cung cấp sự chỉ dẫn để sống công chính, hầu cho con người có đủ khả năng và được trang bị để làm mọi thứ việc lành ”.

15. Đọc 2:23-26. Trong câu chuyện mà bạn vừa đọc Abdul và Ketcham có

Page 113: Chia xe tin mung

theo những lời khuyên ấy không?...

16. Việc gì sẽ xảy ra nếu hai người ấy đã đạt được “chiến thắng” trong cuộc tranh luận?...

17. Chúng tôi tin rằng đến bây giờ bạn có thể làm chứng cho những người bạn đã ghi tên trong sổ tay của bạn sau bài 2. Nếu có ai đáp ứng bằng cách nêu ra những trở ngại trong việc tiếp nhận sứ điệp Phúc Âm hoặc tin Chúa, thì bạn hãy dò tìm loại khó khăn của họ ở phần phụ lục và học thuộc những câu Kinh Thánh để giúp đỡ họ. Cầu nguyện xin Chúa mở cơ hội thuận tiện hay ban sự khôn ngoan để bạn mở lời thảo luận thêm về những điều thuộc linh cho họ.

TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN

1. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu đúnga. Muốn được cứu trước hết một người phải nhìn nhận mình đang bị lạc mất.b. Đức Chúa Trời đã ban Con Ngài cho thế gian nầy vì Ngài yêu thế gian.c. Công giá của Đức Chúa Trời dành cho người nào tin Ngài là sự sống vĩnh cửu.d. Nếu chúng ta muốn hưởng quà tặng của Đức Chúa Trời, thì chúng ta phải tiếp nhận món quà đó.

2.Viết lại 5 bước của sự cứu rỗi cùng những câu Kinh Thánh trích dẫn vào sổ tay của bạn.

3. Sự cứu rỗi không chỉ dành cho phần quá khứ; Chúa còn hứ giải cứu và ... ...

4. Chọn câu trả lời đúng nhất trong hai phần được nêu ra trong ngoặc đơn và điền vào khoảng trống.

a. Bất kỳ lúc nào thuận tiên, bạn hãy đưa ra lời làm chứng, ... (của bản thân mình, của một người nào đó)

b. Mục đích của tác giả Thi Thiên là... sự tốt lành của Đức Chúa Trời (ghi nhớ/quên).

c. Khi truyền giảng chúng ta có thể trích dẫn (những sách hay Kinh Thánh) ... ... cách tự do.

d. Cả Kinh Thánh đều do (các tiên tri/ Đức Chúa Trời) ... mặc khải.

Page 114: Chia xe tin mung

5. Hãy ghi ra “sự làm chứng tam diện ” trong công tác cá nhân chứng đạo ... ...

6. Một số người bị nhiều nan đề hoặc có những khó khăn gây trở ngại khiến họ không thể nhận Đấng Christ. Bạn sẽ đề nghị họ làm điều gì?...

7. Viết thuộc lòng vào sổ tay hoặc dẫn chứng cho người khác nghe Câu Gốc bạn đã học. Gồm tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.

1. Mọi người đều đã phạm tội và xa cách sự hiện diện cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

10. a) Chứng thựa Lời Đức Chúa Trời phán về sự cứu rỗi.b) Giúp những người khác thấy rằng sự cứu rỗi là dành cho chúng ta ngày hôm nay.c) Tăng cường sức mạnh cho công tác Chia sẻ Tin Mừng của bạn.

2. So sánh những câu trả lời của bạn với những bước trình bày trong bài học.

11. Không cần trả lời.

3. So sánh những câu trả lời của bạn với những bước trình bày trong bài học.

12. a) Câu trả lời của bạn. Bạn có thể cho người ấy biết rằng chúng ta được cứu không phải bằng công đức riêng của mình, nhưng bằng ân phúc của Đức Chúa Trời (Eph Ep 2:8-9).b) Loại 6.

4. So sánh câu trả lời của bạn với những bước trình bày trong bài học.13.a) Câu trả lời của bạn. Bạn có thể hỏi cô ấy rằng sự giàu sang danh vọng địa vị của đời nầy có đáng giá hơn khi so sánh với cõi vĩnh hằng mà không có Đấng Christ chăng. (Mac Mc 8:36)b) Loại 3.

5. So sánh câu trả lời của bạn với những bước trình bày trong bài học.

14. Đừng nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trích dẫn cả ba phần của Câu Gốc ở IITi 2Tm 3:16-17.

6.a. Bạn là một tội nhânb. Đức Chúa Trời ban Chúa Jesus.

Page 115: Chia xe tin mung

c. Bạn tiếp nhận Ngàid. Xưng ra tội lỗi mìnhe. Ngài là Chúa

15. Đúng7. Không cần trả lời.

16. Câu trả lời của bạn. Sự chống đối của họ có thể gây lúng túng và giận dữ và không đem lại sự cứu rỗi

8. Câu trả lời của bạn17. Không cần trả lời.9. Nhớ (hồi tưởng) và nói ra (công bố).