184
Chức Vụ Chữa Lành Tác giả: C. Peter Wagner Lời Tác Giả 1. Làn Sóng Thứ Ba Khám phá lý do vì sao hàng ngàn Cơ Đốc nhân đang kêu lên rằng: Đây là một thời kỳ mới dành cho Hội thánh! 2. Tôi đã Bước Vào Làn Sóng Thứ Ba Như Thế Nào Làm thế nào mà một người đi từ chỗ đứng ngoài quan sát trở thành một người dự phần trong việc cầu nguyện cho người bệnh. 3. Truyền Giáo Bằng Quyền Phép Ngày Nay Nhiều người trên khắp thế giới đang chứng kiến quyền năng lạ lùng của Chúa Giê-xu qua rất nhiều dấu kỳ và phép lạ khác nhau. 4. Sống Nếp Sống Của Nước Trời Bởi quyền phép của Đức Thánh Linh, bạn cũng có thể làm chứng cho những người hư mất và cầu nguyện cho kẻ đau. 5. Chuyển Giao Quyền Năng Quyền năng mà Chúa Giê-xu đã dùng để chữa lành kẻ bệnh và đuổi các quỷ được sắm sẵn cho mọi người tin Chúa 6. Quen Thuộc Với Quyền Phép Bạn có được nhìn thấy các phép lạ hay không là tùy thuộc vào thế giới quan của bạn. Tin là thấy! 7. Hãy Tin Các Công Việc của Chúa Giê-xu Chúng ta hãy tin rằng Chúa Giê-xu giữ đúng lời hứa của Ngài: “ kẻ nào tin Ta, cũng sẽ làm việc Ta làm” 8. Các Quỷ Trong Nước và Ngoài Nước Nếu muốn cầu nguyện cho người đau bạn cần biết rõ kẻ thù. 9. Thực Hiện Chức Vụ Này trong Hội Thánh Của Bạn Việc cầu nguyện cho người đau có thể được xem bình thường như là Trường Chúa Nhật và các chức vụ công khai rõ ràng khác trong Hội Thánh của bạn. 10. Những Câu Hỏi Quan Trọng Chung Quanh Chức Vụ Chữa Lành Bạn cần được biết những giải đáp dành cho sáu câu hỏi phổ thông nhất xoay quanh chức vụ chữa lành trong Hội Thánh của bạn. Phần Phụ lục Những Câu Hỏi Thông thường Liên quan đến Chức vụ Chữa lành trong Hội Thánh 120 Fellowship of Lake Avenue, Pasadena, California Lời Tác Giả

Chuc vu chua lanh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuc vu chua lanh

Chức Vụ Chữa Lành Tác giả: C. Peter Wagner Lời Tác Giả 1. Làn Sóng Thứ Ba Khám phá lý do vì sao hàng ngàn Cơ Đốc nhân đang kêu lên rằng: Đây là một thời kỳ mới dành cho Hội thánh!2. Tôi đã Bước Vào Làn Sóng Thứ Ba Như Thế Nào Làm thế nào mà một người đi từ chỗ đứng ngoài quan sát trở thành một người dự phần trong việc cầu nguyện cho người bệnh.3. Truyền Giáo Bằng Quyền Phép Ngày Nay Nhiều người trên khắp thế giới đang chứng kiến quyền năng lạ lùng của Chúa Giê-xu qua rất nhiều dấu kỳ và phép lạ khác nhau.4. Sống Nếp Sống Của Nước Trời Bởi quyền phép của Đức Thánh Linh, bạn cũng có thể làm chứng cho những người hư mất và cầu nguyện cho kẻ đau.5. Chuyển Giao Quyền Năng Quyền năng mà Chúa Giê-xu đã dùng để chữa lành kẻ bệnh và đuổi các quỷ được sắm sẵn cho mọi người tin Chúa6. Quen Thuộc Với Quyền Phép Bạn có được nhìn thấy các phép lạ hay không là tùy thuộc vào thế giới quan của bạn. Tin là thấy!7. Hãy Tin Các Công Việc của Chúa Giê-xu Chúng ta hãy tin rằng Chúa Giê-xu giữ đúng lời hứa của Ngài: “ kẻ nào tin Ta, cũng sẽ làm việc Ta làm”8. Các Quỷ Trong Nước và Ngoài Nước Nếu muốn cầu nguyện cho người đau bạn cần biết rõ kẻ thù.9. Thực Hiện Chức Vụ Này trong Hội Thánh Của Bạn Việc cầu nguyện cho người đau có thể được xem bình thường như là Trường Chúa Nhật và các chức vụ công khai rõ ràng khác trong Hội Thánh của bạn.10. Những Câu Hỏi Quan Trọng Chung Quanh Chức Vụ Chữa Lành Bạn cần được biết những giải đáp dành cho sáu câu hỏi phổ thông nhất xoay quanh chức vụ chữa lành trong Hội Thánh của bạn.Phần Phụ lục Những Câu Hỏi Thông thường Liên quan đến Chức vụ Chữa lành trong Hội Thánh 120 Fellowship of Lake Avenue, Pasadena, California

Lời Tác Giả

Page 2: Chuc vu chua lanh

Nhiều người lần đầu khi trông thấy hoặc nghe đến tựa đề của quyển sách này, thường đáp ứng với một cái gật gù đồng thời với cái cười khẽ. Cái gật đầu là sự khẳng định rằng việc có một chức vụ chữa lành trong Hội Thánh không phải là một ý tưởng tồi. Cái cười khẽ thật sự là một cái cười ái ngại, ái ngại bởi vì họ không chắc liệu điều này có thể xảy ra mà không làm cho Hội Thánh phát ốm hay không. Lý do của thái độ đó không có gì khó hiểu. Suốt thế kỷ hai mươi, yếu tố mới nổi bật nhất xuất hiện trong bức tranh Cơ Đốc khắp thế giới là phong trào Ngũ tuần hay ân tứ, và các phản ứng về phía các tổ chức Cơ Đốc giáo chính hệ có phần nghiêng về truyền thống hơn đối với phong trào này là rất khác nhau. Một vài tổ chức, đặc biệt là vào đầu thế kỷ này đã coi Ngũ tuần là tà giáo. Về sau những người Ngũ tuần đã dành được sự tôn trọng ở mức độ nào đó nhưng nhiều người vẫn tránh không muốn làm thân với các Hội Thánh Ngũ tuần bởi vì một thái độ nhất định vẫn còn sót lại của sự khinh khi đối với “những người nói tiếng lạ” hoặc “những người thiêng liêng quá mấu” hoặc “cái tôn giáo của những người ở vùng xa xôi hẻo lánh tận miền Nam.” Gần đây hơn, khi phong trào ân tứ xuất hiện, các giáo phái và các Hội Thánh địa phương cảm thấy sự ảnh hưởng của những căng thẳng mới, nhiều lúc đã dẫn đến những sự bất đồng, chia rẽ đau đớn.Tuy nhiên, trong những năm kết thúc của thế kỷ này, chúng ta nhận thấy một bức tranh khác. Dầu vậy, có nhiều Cơ Đốc nhân Tin Lành thuộc mọi tầng lớp đã quyết định rằng, mặc dầu họ công nhận công việc đáng kể của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh Ngũ tuần và các phong trào ân tứ, họ vẫn thích đứng bên ngoài những phong trào này hơn. Và bất cứ nỗ lực nào nhằm buộc họ phải trở thành người thuộc phong trào ân tứ thậm chí chỉ là một người thầm lặng, cũng đều bị chống đối.Đồng thời, không thể nào mà một người quan sát tích cực công việc Chúa trong thế giới ngày nay lại không công nhận rằng hiện đang có một sức sống mãnh liệt rõ rệt và một sự vui mừng hoan hỉ liên quan đến Đức Chúa Trời, một năng lực thuộc linh giữa vòng những người Ngũ tuần và những người thuộc phong trào ân tứ mà chúng ta ước ao có thể nhìn thấy nhiều hơn những điều đó trong chính Hội Thánh của mình. Mặc dầu chúng ta không muốn gia nhập với họ, nhưng chúng ta cảm thấy có chút ganh tị chánh đáng và thưa rằng: “Lạy Chúa, chúng con không thể kinh nghiệm được điều gì đó quyền năng giống như vậy sao?” Nhiều người trong chúng ta chẳng hạn, rất muốn được thấy các Hội Thánh nghiêng về truyền thống của mình có được một chức vụ chữa lành công khai, đầy quyền năng và hiệu quả. Có rất nhiều người đang bị đau khổ về mặt thuộc thể, về mặt tình cảm, và về mặt thuộc linh, chúng ta muốn giúp đỡ họ một cách cụ thể, hơn những gì mà chúng ta

Page 3: Chuc vu chua lanh

có thể làm được cho đến nay. Vì đang chứng kiến quyền năng này hoạt động rất giống với quyền năng của thời Tân Ước, rất giống với quyền năng của Chúa Giê-xu.Nếu bạn cảm thấy mình cũng đồng cảm với những ưu tư trên, thì quyển sách này sẽ là tin mừng cho bạn, bởi vì tôi tin rằng điều đó có thể được thực hiện.Tôi gọi phong trào Ngũ tuần là làn sóng thứ nhất của sự vận hành quyền năng của Thánh Linh Đức Chúa Trời trong thế kỷ thứ hai mươi, phong trào ân tứ là làn sóng thứ hai, và sau đó tôi thấy một làn sóng thứ ba trong đó Đức Thánh Linh đang bày tỏ cùng một loại quyền năng trong các Hội Thánh Tin Lành truyền thống của chúng ta mà chúng ta đã thấy qua hai làn sóng đầu, là điều không đòi hỏi chúng ta phải bỏ đi những đặc điểm hoặc truyền thống nhất định của mình. Nói cách khác, không làm cho các Hội Thánh hoặc các giáo phái của chúng ta chán ngán.Một số người có thể tự hỏi không biết liệu một quyển sách như thế này có phải là một miếng mồi hấp dẫn nào đó được dùng để câu nhử họ vào trong các phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ hay không. Tôi hi vọng bạn không nghĩ như thế. Nếu cuốn sách này làm cho bạn hiểu rõ hơn điều mà Đức Chúa Trời đang làm qua hai làn sóng đầu tiên trong các thập kỷ vừa qua, thì tôi sẽ vui mừng. Nếu nó mở rộng tâm trí bạn để học biết những điều Chúa đã phải dạy dỗ chúng ta qua các phong trào Ngũ tuần và ân tứ thì chúng ta hết thảy sẽ được phong phú bội phần.Phần lớn những gì tôi chia sẻ như là sự dạy dỗ của làn sóng thứ ba trước hết đã được học biết qua làn sóng thứ nhất và thứ nhì.Nhưng tôi chưa bao giờ và cũng không hề có ý định trở thành một người Ngũ tuần hay một người của phong trào ân tứ. Suốt 16 năm, tôi vẫn là thành viên của Hội Thánh Lake Avenue Congregational ở tại Pasadena, California và tôi hi vọng mình vẫn là một thành viên của Hội Thánh này ít nhất 16 năm nữa.Mặc dầu tôi muốn gửi gắm quyển sách này chủ yếu đến những người trong các Hội Thánh Tin Lành truyền thống như là những anh em có mối thông công trong Hội Thánh của tôi, tôi cũng mong rằng Đức Chúa Trời sẽ dùng nó để khích lệ những người thuộc hai làn sóng ban đầu. Tôi không nghĩ mình đang nói đến những bí mật của gia đình khi bảo rằng có một số các Hội Thánh đã từng kinh nghiệm quyền năng lớn lao trong việc chữa lành hiện bây giờ lại không thấy nó ở một mức độ nào đó trong một thời gian. Về mặt thần học, khung sườn cho việc chữa lành đã được đặt để, nó vẫn được rao giảng từ tòa giảng, nhưng kinh nghiệm thì thật ít ỏi.Lời cầu nguyện của tôi là xin Đức Chúa Trời dùng quyển sách này để dấy lên những ngọn lửa Ngũ tuần và ân tứ, là điều đã bị tàn tắt, trở thành một sự báp tem mới bằng lửa của Đức Thánh Linh. Nếu điều này xảy ra, tôi thấy cả

Page 4: Chuc vu chua lanh

ba làn sóng cùng nhau ở dưới quyền của Vua của các vua và Chúa của các chúa đang hành động trong thời điểm lớn lao nhất và phấn khích nhất của sự mở rộng vương quốc Đức Chúa Trời mà lịch sử từng biết đến.C. Peter Wagner Pasadena , California 1988

LÀN SÓNG THỨ BA

Hàng ngàn Cơ Đốc nhân đang kêu lên rằng: Đây là một thời đại mới dành cho Hội thánh!Tôi bắt đầu tin rằng họ đúng. Phải thú nhận rằng, suốt 2000 năm của lịch sử Cơ Đốc, đây không phải là lần đầu tiên những thời kỳ mới mẻ đã ló dạng. Các Cơ Đốc nhân dưới thời Lamã hẳn đã bảo thời kỳ của họ là một thời kỳ mới khi Constantine lên ngôi. Những Cơ Đốc nhân thuộc bán đảo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hẳn đã tuyên bố điều đó khi Columbus trở về với các câu chuyện về một thế giới mới. Những Cơ Đốc nhân người Đức hẳn cũng đã nói điều đó khi Luther xuất hiện trước Nghị Viện Giáo Hoàng Lamã ở thành Worms. Nhưng không người nào trong số họ có thể vui mừng hơn những người lãnh đạo Cơ Đốc ngày nay, những người có khả năng nhận định được cánh tay Đức Chúa Trời đang hành động khắp thế giới ngày nay của chúng ta.Vì cớ một điều, mùa gặt chưa bao giờ chín mùi hơn hiện nay. Theo ước tính của những người dè dặt, hiện nay mỗi ngày có 78.000 tân tín hữu. Mặc dù nhiều người trong số này được sinh ra trong những gia đình được xếp vào loại Cơ Đốc nhân hữu danh vô thực, dầu vậy một ước tính dè dặt gồm 14.000 người đã trở thành những người lớn nhận biết Chúa.1 Dè dặt là vì, con số chính xác có thể lên gấp đôi.Sự tăng trưởng bùng nổ của Hội Thánh đang xảy ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, chẳng hạn Trung Quốc, nơi mà có 50 triệu người hiện được báo cáo đang theo đạo Cơ Đốc, hoặc Triều Tiên là nơi có rất nhiều Hội Thánh địa phương có số thành viên lên đến hàng chục ngàn người, hoặc Argentina là nơi mỗi ngày người ta thống kê có 8.000 người quyết định tin Chúa (mặc dầu chỉ một phần nhỏ trong số họ là tham gia vào các Hội Thánh đang kết quả sung mãn).Đáng kể hơn nữa, trong thế kỷ thứ hai mươi tỉ lệ phần trăm các Cơ Đốc nhân khi so sánh với toàn bộ dân số thế giới là đang tăng lên.Ở tại Hoa Kỳ, thái độ tiếp nhận đối với phúc âm rất cao. Mặc dầu có nhiều các giáo phái chính thống truyền thống đang mất dần các thành viên, sự mất mát này dược bù đắp nhiều hơn bởi sự tăng trưởng sống động của các Hội Thánh Tin Lành và các giáo phái Tin Lành bao gồm Ngũ tuần và ân tứ. Có ít

Page 5: Chuc vu chua lanh

nhất sáu nhà thờ 10.000 chỗ ngồi hoặc hơn đã được xây dựng trong tám năm qua với hơn số lượng ấy được thêm vào trong tám năm tiếp theo. Một số các Hội Thánh mới đã bắt đầu lan tràn khắp nơi lên đến mấy ngàn thành viên trong chưa đầy năm năm qua, có nhiều thành viên trong số các Hội Thánh đó được các mục sư trẻ tuổi trên dưới 30 tuổi chủ tọa. Một Hội Thánh Hoa kỳ đã tuyên bố mục tiêu của họ là 100.000 thành viên.Không những mùa gặt đã chín vàng hơn bao giờ hết, nhưng con gặt còn được trang bị tốt hơn bao giờ hết ngày nay. Khảo sát quan trọng đang làm rõ nhiệm vụ toàn cầu mà trước đây chưa từng có. Các tổ chức chuyên gia cố vấn như là Trung Tâm Truyền Giáo Thế Giới của Hoa Kỳ, World Vision’s MARC (Mission Advance Research and Communication Center), Tổ chức truyền giáo Nước Ngoài của Hội thánh Báp tít Miền Nam, Ủy ban Truyền Giáo Thế giới Lausanne, các trường học về truyền giáo thế giới đang tổ chức các chủng viện truyền giáo, và nhiều tổ chức khác đang sản sinh ra loại thông tin huấn luyện về nhiệm vụ làm tăng tốc việc hoàn thành Đại Mạng lệnh.Các lãnh vực về hội truyền giáo học, truyền giáo, truyền thông xuyên văn hóa và tăng trưởng Hội Thánh đang mở rộng nhanh chóng. Những người tốt nghiệp trường Kinh Thánh và các chủng viện đang được trang bị với những kỹ năng hầu như không được nghe đến cách đây một thế hệ. Trong khi từ trước đến nay, hầu hết các nhà truyền giáo truyền thống được phái đi bởi các Hội Thánh Tây phương, thì hiện nay, 20.000 nhà truyền giáo từ các Hội Thánh thuộc Thế Giới Thứ Ba đã gia nhập với họ trong chức vụ khắp thế giới. Thời kỳ trì trệ của những năm 60, khi Hội Thánh bị coi rẻ và công tác truyền giáo bị xem thường, còn Đức Chúa Trời bị tuyên bố là đã chết, nay đã nhường bước cho một tia nắng mới trong những năm chuyển tiếp từ thế kỷ hai mươi sang thế kỷ hai mốt. Phải, đây chính là một thời kỳ mới cho Hội thánh.QUYỀN NĂNG THUỘC LINH MỚI Một lý do chủ yếu của buổi bình minh thời đại mới là một sự lưu xuất chưa từng có về năng quyền thuộc linh qua các phong trào Ngũ tuần và ân tứ, nổi bật và tuôn tràn trong thế kỷ thứ hai mươi này.Lãnh vực khảo sát, viết lách, và dạy dỗ của tôi là về sự tăng trưởng của Hội Thánh. Bởi vì tôi đã được đào luyện bởi Donald McGavran ở tại Chủng Viện Fuller vào cuối thập niên 60, tôi vẫn hết sức quan tâm đến việc biết nơi nào các Hội Thánh đang kinh nghiệm ơn phước của Đức Chúa Trời trong sự tăng trưởng, và lý do vì sao. Khi tôi bắt đầu công việc của mình với ông McGavran, tôi vẫn còn là một người chống Ngũ tuần. Mặc dầu có thể tôi vẫn miễn cưỡng thừa nhận những người Ngũ tuần là Cơ Đốc nhân, tôi nghi ngờ họ không phải là loại Cơ Đốc nhân làm đẹp lòng Chúa lắm. Nhưng

Page 6: Chuc vu chua lanh

McGavran dạy tôi rằng Thân Thể của Đấng Christ rộng lớn hơn là tôi tưởng và rằng Đức Chúa Trời yêu thương toàn Thân Thể. Hơn nữa, ông đã giúp tôi mở rộng “cặp mắt về sự tăng trưởng của Hội Thánh” nhờ đó tôi bắt đầu nhìn thấy và hiểu được công việc của Đức Thánh Linh trong việc đưa những người nam những người nữ đến với Cha Trên Trời bất kể nhãn hiệu giáo phái nào họ có thể mang.Vào lúc ấy tôi là một nhà truyền giáo cho Bolivia. Khi trở lại vùng này, điều đầu tiên mà đôi mắt nhìn sự tăng trưởng Hội Thánh mới mẻ của tôi thấy được đó là sự kiện đáng kinh ngạc nhưng không thể chối cãi là khắp châu Mỹ Latinh, sự tăng trưởng của các Hội Thánh Ngũ tuần đã vượt xa sự tăng trưởng của tất cả các Hội Thánh truyền thống Cơ Đốc gộp lại, kể cả Hội Thánh của tôi. Tôi lập tức bắt đầu nghiên cứu về sự tăng trưởng của Hội Thánh Ngũ tuần, tôi thấy lòng nhiệt thành của mình gia tăng và tôi đã xuất bản một quyển sách vào đầu thập niên 70 có tựa là Look Out! The Pentecostals are Coming. Gần đây tôi đã cho viết lại và cập nhật hóa nó dưới tựa đề Spiritual Power and Church Growth ( Quyền Năng Thánh Linh và Sự Tăng Trưởng Hội Thánh ).2 Điều đúng với sự tăng trưởng của các Hội Thánh Ngũ tuần tại châu Mỹ Latinh cũng đúng với điều mà chúng ta ngày nay gọi là phong trào Ngũ tuần hay ân tứ trong hầu hết các nơi trên thế giới ngày nay. Khi chúng tôi xem xét toàn bộ bức tranh, những khảo sát cho thấy có sự tăng trưởng vững vàng của Hội Thánh ở một số nơi mà không có những dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên. Cũng có rất nhiều trường hợp những sự chữa lành đáng kinh ngạc hơn cùng các phép lạ và những sự giải cứu mà có ít hoặc không có sự tăng trưởng Hội Thánh theo sau. Nhưng ở mọi nơi, trên một bình diện rộng lớn, sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất của các Hội Thánh Cơ Đốc được kèm theo bởi các dấu kỳ và phép lạ đặc trưng của phong trào Ngũ tuần hay ân tứ. Tôi sẽ cung cấp một số thống kê và minh họa về sau trong quyển sách này.Cấu trúc của năng quyền thuộc linh mới này là gì? Nó có phải là một tài sản dành riêng cho những người Ngũ tuần và phong trào ân tứ không, hay là nó cũng được dành sẵn cho các Cơ Đốc nhân khác? Những câu hỏi như vậy, và những câu hỏi tương tự, đang được những Cơ Đốc nhân có lòng quan tâm nêu lên trong thời đại mới này của Hội thánh.CÓ MỘT LÀN SÓNG THỨ BA CHĂNG? Bạn tôi là Michael Cassidy thuộc Công Ty Thương Mại Phi Châu nghĩ mình là một trong những người “sống trong ánh sáng thần học chạng vạng giữa phong trào Tin Lành khá khắt khe và một phong trào Ngũ tuần đang nở rộ.” Trong tác phẩm Bursting the Wineskins , ông nói đến những người nhận biết sức mạnh tâm linh mới mẻ mà tôi đã mô tả, là những người ao ước được thấy nó hoạt động trong các chức vụ của họ, nhưng vì những lý do rất khác

Page 7: Chuc vu chua lanh

nhau, họ không cảm thấy tự do để đồng cảm với phong trào phục hưng ân tứ hiện thời.3 Trong suốt thập kỷ 80, số lượng những người Tin Lành truyền thống ... đang tìm kiếm và đã tìm được quyền năng thuộc linh mới mẻ gia tăng đáng kể .Tôi biết chính xác Michael đã đến từ đâu. Bởi vì tôi thấy chính mình cũng ở trong cùng một chỗ đứng đó. Và chúng tôi không cô độc. Nhất là trong suốt thập kỷ 80, một sự gia tăng đáng kể số lượng những người Tin Lành truyền thống, cũng như một số người có lẽ thích đặt chính họ hơi lệch về phía trái của phong trào Tin Lành, đang tìm kiếm và tìm được một sức mạnh tâm linh mới. Giáo sĩ Anh giáo James Wong ở Singapore nhìn thấy khuynh hướng mới này rõ ràng. Ông nói: “Tôi gọi nó là làn sóng mới của Đức Thánh Linh. Thậm chí tôi không thấy nó như là một sức mạnh của phong trào ân tứ”, ông nói thêm: “Tôi xem nó như là một cuộc phục hưng lớn và sự chỗi dậy của niềm khao khát thuộc linh trong lòng con người khi họ nhìn thấy Đức Thánh Linh đang làm công việc tối thượng với các dấu kỳ và phép lạ.”4 Hình ảnh về một vùng đất không hề có giữa một hệ thống Tin Lành có khuynh hướng định kỳ và phong trào Ngũ tuần nầy đã bắt đầu trở nên rõ ràng vào đầu thập niên 80. Khi tôi đang vật lộn với chính hình ảnh của mình và điều mà Đức Thánh Linh dường như đang thực hiện, tôi được Kevin Perrotta thuộc tạp chí Pastoral Renewal phỏng vấn năm 1983. Đến cuối buổi thảo luận khá là hoàn hảo, ông hỏi tôi một câu hỏi thuộc về nhận thức. Ông hỏi có phải điều tôi đang mô tả thật sự là điều gì đó mới mẻ hay đó thật ra chỉ là một phần của điều chúng tôi đã nhìn thấy trong các phong trào Ngũ tuần và ân tứ. Lần đầu tiên tôi có thể nhớ mình đã dùng thành ngữ làn sóng thứ ba, khi trả lời câu hỏi của ông.5 Tôi tiếp tục giải thích rằng tôi thật sự coi đó là điều mới mẻ. Tôi tin rằng trong thế kỷ thứ hai mươi này, chúng ta đang chứng kiến sự tuôn đổ Thánh Linh mạnh mẽ nhất trên Hội Thánh thế giới, là điều mà lịch sử chưa hề biết đến. Ít nhất là về tầm cỡ, nếu không nói về chất lượng nữa, nó vượt quá, thậm chí thế kỷ thứ nhất. Đợt sóng thứ nhất của sự tuôn đổ này là sự bắt đầu và sự phát triển của phong trào Ngũ tuần trong buổi ban đầu của thế kỷ. Làn sóng thứ hai là phong trào ân tứ, đã bắt đầu vào khoảng năm 1960. Cả hai làn sóng này đều đã chứng kiến, và tôi tin rằng sẽ tiếp tục phải thấy, sự tăng trưởng bùng nổ của Hội Thánh. Bàn tay của Đức Chúa Trời ở trên chúng một cách phi thường.Làn sóng thứ ba, đã bắt đầu mang đặc trưng riêng của nó ở tại Hoa Kỳ vào khoảng 1980, gồm những người Michael Cassidy và James Wong đã nhận biết. Khi tôi tình cờ sử dụng chữ làn sóng thứ ba vào năm 1983, tôi không hề nghĩ rằng liệu từ ngữ này sẽ được sử dụng luôn hay không. Chúng ta trong phong trào Hội Thánh tăng trưởng, đã học biết bằng kinh nghiệm rằng, có lẽ

Page 8: Chuc vu chua lanh

một trong năm từ mới được chứng minh là hữu hiệu đối với mọi người trừ ra người đã chế ra từ ấy. Nhưng bởi vì Kevin Perrotta đã chọn sử dụng từ ấy cho tựa đề của bài báo, là bài đã được trích dẫn và tái bản ở nhiều nơi khác, nên tôi đã quyết định tiếp tục công khai xưng nhận mình như là một thành viên của làn sóng thứ ba này.Chỉ có lịch sử mới cho biết là thuật ngữ ấy có được chấp nhận hay không. Để xác định ngày tháng, hai nhà khảo cứu được công nhận, một xuất thân từ làn sóng thứ nhất và người kia là từ làn sóng thứ hai, đã bắt đầu sử dụng từ ngữ này. Vinson Synan, một người thuộc giáo phái Ngũ tuần kinh điển đã giành được danh tiếng xứng đáng với tư cách một sử gia chính của phong trào, đã đưa một phần nói về làn sóng thứ ba vào trong tác phẩm mới đây của ông In the Latter Days. Ông nhận định: “Đến giữa thập niên 1980 đã có bằng chứng rõ ràng rằng ‘làn sóng thứ ba’ thật sự đã xâm nhập và các Hội Thánh chính thống mà không có sự lẫn lộn các nhãn hiệu đã từng gây ra những rắc rối lớn trong quá khứ.”6 Và David Barrett, một người Anh giáo thuộc phong trào ân tứ, nổi tiếng là nhà biên soạn cuốn Từ Điển Bách Khoa Thế Giới Cơ Đốc , mới đây đã tập trung sức lực của mình vào việc khảo sát các phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ. Trong các bảng thống kê mới nhất của ông, ông đã thêm vào một phần có tên làn sóng thứ ba. Trong một cuộc trao đổi riêng tư, ông đã thú nhận rằng lần đầu tiên khi nghe đến cụm từ này cách đây nhiều năm, ông đã không thích nó, nhưng sau khi suy nghĩ nhiều hơn hiện nay ông cảm thấy nó là một tên gọi chính xác cho một nhóm riêng biệt. Ông đã tính được 27 triệu người thuộc làn sóng thứ ba trên khắp thế giới vào năm 1987, và liệt kê đúng 50.000 người vào cuối năm 1970.7 Thời gian sẽ cho biết điều đó, nhưng trong lúc ấy tôi tiếp tục lập luận rằng, phải, hiện có cái được gọi là làn sóng thứ ba.NHỮNG NGƯỜI NGŨ TUẦN Nếu như có một làn sóng thứ ba, thì đều quan trọng cần phải biết khá chi tiết không những làn sóng thứ ba là gì, mà nó còn không là gì. Như chúng ta đã thấy, những người tự nhận mình thuộc làn sóng thứ ba thì đã chọn không coi mình là những người Ngũ tuần hoặc những người thuộc các phong trào ân tứ. Sự lựa chọn này không hàm ý họ là những người chỉ trích cả hai làn sóng kia. Tôi không tin bất cứ ai thuộc cả ba làn sóng này là đúng trong khi hai làn sóng kia là sai. Cả ba đều được cam kết với một thân thể, một Thánh Linh, một sự trông cậy, một Chúa Cứu, một đức tin, một phép báp tem và một Đức Chúa Trời là Cha của mọi người (xem Eph Ep 4:4-6). Hết thảy đều coi trọng thẩm quyền của Kinh Thánh và đều tin vào tính cấp bách của công tác truyền giáo cho thế giới. Tất cả đều xác quyết rằng quyền năng của Đức Chúa Trời đã được mô tả trong các sách Phúc Âm và Công vụ các sứ đồ

Page 9: Chuc vu chua lanh

đang hiệu lực khi Nước Đức Chúa Trời được bày tỏ khắp nơi trên thế giới ngày nay. Những điểm tương đồng lớn hơn rất nhiều những điểm khác biệt, nhưng có những sự khác biệt quan trọng, bởi vì mỗi nhóm đều cảm biết rằng Đức Chúa Trời đã chọn để gây dựng qua họ một cách đặc biệt.Những người Ngũ tuần đến trước nhất. Các sử gia đã tìm ra nguồn gốc của phong trào này hoặc là vào ngày 1.1.1901 khi các sinh viên trong trường Kinh Thánh Bethel của Charles Parham tạiTopeka, Kansas bắt đầu nói các thứ tiếng lạ, hoặc ở tại Phố Azusa nổi tiếng của Los Angeles được dẫn dắt bởi William J. Seymour từ năm 1906 đến năm 1909, hoặc là cả hai. Qua năm tháng, giáo lý quan trọng đã phân biệt những người Ngũ tuần với những người thuộc giáo phái Tin Lành đặt lòng tin nơi Kinh Thánh và được sanh lại khác đó là giáo lý của họ về “sự báp tem trong Đức Thánh Linh.” Như là một công việc của ân điển khác với “sự tái sanh” được kèm theo bởi việc nói các thứ tiếng lạ như là bằng chứng thuộc thể đầu tiên. Những người Tin Lành khác, đặc biệt là những người thuộc Wesleyan holiness persuasion đồng ý rằng có một công việc của ân điển thứ nhì, nhưng xem sự nên thánh cá nhân chứ không phải tiếng lạ là dấu hiệu xác nhận chính yếu của kinh nghiệm này. Ví dụ, sứ điệp rõ ràng chính yếu của người nổi tiếng là Ông Ngũ tuần, David du Plessis, có liên quan với “Jesus người làm báp tem.”Tôi đã có được đặc ân làm việc chung với David du Plessis trong những năm cuối cùng của đời ông, khi ông về với Chủng Viện Fuller (nơi tôi dạy) để thành lập một Trung Tâm Sinh Hoạt Thuộc Linh Cơ Đốc của David du Plessis. Ông thường xuyên kể về chức vụ rộng lớn suốt 50 năm của ông để bắt những chiếc cầu giữa những người Ngũ tuần và các Hội Thánh Cơ Đốc khác, cả Công giáo lẫn Tin lành. Ông đã mô tả một cách hầu như không thay đổi về trọng tâm chức vụ của ông khi chia sẻ tin mừng Chúa Giê-xu Christ, là Đầu của Hội thánh, là người làm báp tem và rằng phép báp tem của Ngài là ở trong Thánh Linh. Ông đã mô tả việc nói các thứ tiếng như là kết quả của việc báp tem trong Thánh Linh. Tiếp theo điều đó là bông trái của Đức Thánh Linh trong đời sống người tin Chúa và chức vụ với các ân tứ của Thánh Linh.Lần đầu tiên, khi tôi bắt đầu tiếp xúc với Du Plessis tôi đang ở trong các giai đoạn đầu của việc chứng kiến các dấu kỳ và các phép lạ trong chính chức vụ của mình và trong chức vụ của những người thân cận với tôi. Tôi còn nhớ rõ rằng khi tôi chia sẻ với lòng nhiệt thành điều tôi được chứng kiến, phản ứng của ông ta hầu như là buồn chán. Thật vậy, ông đã đưa ra một số những lời cảnh báo với tính cách của một người bề trên trong việc quá phấn khích về điều đó. Tôi đã khám phá rằng trong chức vụ cá nhân của chính ông, việc cầu nguyện cho người đau, việc đuổi quỷ và trông đợi các phép lạ đều đã có, nhưng chúng được coi như là một dấu hiệu tương đối thấp, nếu đem so với

Page 10: Chuc vu chua lanh

việc báp tem trong Đức Thánh Linh.Vì là nói chuyện với Ông Ngũ tuần, tôi đoán định rằng quan điểm của ông có lẽ hơn cả một quan điểm cá nhân, nhưng tượng trưng cho một phong trào. Nó được củng cố vững vàng hơn bởi một tuyên bố của Thomas F. Zimmerman, là Chủ Tịch của Hội Nghị Ngũ tuần Thế Giới trong suốt nhiều năm, kình chống Du Plessis như là người lãnh đạo Ngũ tuần hàng đầu. Cách đây vài năm, Zimmerman được tạp chí Christianity Today mời để bắt đầu phần giải thích của ông về “điều gì đúng trong giáo phái Ngũ tuần.” Ông đã tóm tắt các ý tưởng của mình dưới sáu đầu đề chính. Một trong số các chủ đề đó giải thích sứ điệp riêng biệt của những người Ngũ tuần như là “việc báp tem trong Đức Thánh Linh với việc nói các thứ tiếng.” Nhưng tôi thật ngạc nhiên khi phát hiện rằng không điều nào trong sáu điểm được nhấn mạnh là chức vụ công khai của việc chữa lành người đau và đuổi quỷ (mặc dầu những lời cầu nguyện cho người đau cũng được nhắc đến một cách tình cờ ở trong phần nói về sự thờ phượng).8 Cùng với giáo lý của việc báp tem trong Thánh Linh được chứng tỏ qua việc nói các thứ tiếng, phong trào Ngũ tuần kinh điển đã triển khai một quy ước về phẩm hạnh của người Cơ Đốc hầu như giống hệt với quy ước của những người Tin Lành chính thống, đặc biệt thịnh hành khắp Vành đai Thánh kinh của người Hoa kỳ (American Bible Belt). Đối với họ, việc chứng tỏ sự biệt mình khỏi thế gian là điều quan trọng qua việc kiêng tránh những điều như uống rượu, hút thuốc, khiêu vũ, đánh bài, xinê, chửi thề, và một số những trường hợp như trang điểm, đeo nữ trang, luôn có các kiểu tóc cầu kỳ.NHỮNG NGƯỜI THEO PHONG TRÀO ÂN TỨ Làn sóng thứ nhì, là phong trào ân tứ đã bắt đầu từ tháng tư năm 1960 khi Cha Dennis Bennett, giám mục của một nhà thờ Giám Mục Thánh Mác ở tại Van Nuys, California đã công khai làm chứng với hội chúng của mình rằng năm tháng trước đây ông đã nói các thứ tiếng đang khi cầu nguyện trong nhà của một số những người bạn. Những người đi đầu phong trào này ở tại châu Âu đã bắt đầu từ năm 1950, và thậm chí sớm hơn, tận năm 1910.Khi phong trào ân tứ đã lan rộng nhanh chóng khắp nước Mỹ vào thập niên 60 và 70, nó mang hình thức của các nhóm ân tứ phục hưng bên trong những giáo phái đã được thiết lập kể cả Giám Mục, Giáo Lý, Lutheran, Công giáo, Báp tít, Hội Thánh Đấng Christ, Mennonite, Chính thống, Trưởng lão, Hội Thánh Hiệp Nhất của Đấng Christ và các giáo phái khác. Sau đó, vào thập niên 1970, một hiện tượng mới mẻ và cực kỳ quan trọng bắt đầu hình thành, ấy là sự xuất hiện của các hội chúng ân tứ độc lập đứng riêng lẻ, và các nhóm hoặc các hội của các hội chúng, hoạt động như là những giáo phái nhỏ. Thật vậy, đến thập niên 1980 thì phong trào Hội Thánh ân tứ độc lập này đã trở thành một trong các bộ phận tôn giáo Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh

Page 11: Chuc vu chua lanh

chóng nhất.Đặc điểm giáo lý quan trọng của phong trào ân tứ giống với đặc điểm của phong trào Ngũ tuần. Một trong những người lãnh đạo được công nhận rộng rãi của phong trào ân tứ là Larry Christenson, Người Đứng Đầu của Trung Tâm Renewal Lutheran International, đã nói như vầy: “Một điểm nổi bật của phong trào phục hưng ân tứ đó là một kinh nghiệm rộng khắp và nổi bật mà khởi đầu nhắm vào thân vị và các ân tứ của Đức Thánh Linh. Cụm từ được sử dụng phổ biến nhất để nói đến kinh nghiệm này là “Báp tem bằng Đức Thánh Linh.”9 Cũng như với những người Ngũ tuần, kinh nghiệm báp tem trong Thánh Linh là điều rõ ràng trong sự quy đạo và sự dạy dỗ mấu chốt của những người thuộc phong trào ân tứ. Tuy nhiên, cái nhìn của họ về tiếng lạ như là bằng chứng thuộc thể đầu tiên của việc báp tem thì không chặt chẽ như vậy. Vẫn theo lời của Christenson, ông khẳng định rằng tiếng lạ giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển phong trào. Ông nói: “Không có sự nhấn mạnh về tiếng lạ, thì chưa chắc đã có một phong trào Ngũ tuần hay phong trào ân tứ.”10 Dầu vậy, khi được hỏi tiếp, một số lượng ngày càng tăng những người lãnh đạo của phong trào phục hưng ân tứ thường thú nhận rằng một số những Cơ Đốc nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh, mà họ gọi là đã nhận được “phép báp tem,” có thể chưa bao giờ nói các thứ tiếng lạ. Tuy nhiên, trong sâu xa hầu hết mọi người trong số họ đều lập luận rằng mặc dầu tiếng lạ có thể không phải là điều không thể thiếu được, nhưng sự việc thường diễn tiến tốt đẹp hơn với tiếng lạ.Trong khi những khác biệt về giáo lý giữa những người Ngũ tuần và những người ân tứ đối với một người quan sát đứng bên ngoài dường như là rất ít, thì những khác biệt trong nếp sống Cơ Đốc thường rõ ràng hơn, và thật thế đã trở thành nguyên nhân của một sự xa lánh có chủ ý về phía những người Ngũ tuần đối với một số các anh chị em thuộc phong trào ân tứ. Đối với nhiều người thuộc phong trào ân tứ Lutheran, Trưởng Lão, Giám Mục, Công giáo và những người ân tứ thuộc Hội Thánh Hiệp Nhất, việc kiêng kỵ rượu bia, thuốc lá, xinê, khiêu vũ và những điều khác ít liên quan đến sự nên thánh của người Cơ Đốc. Điều này đã gây ra vấn đề không nhỏ đối với những mục sư Ngũ tuần là những người nhiều năm đã giảng dạy nghịch lại việc uống bia, rượu với cùng mức độ sốt sắng được sử dụng để kêu gọi từ bỏ tà dâm, đồng tính luyến ái, ăn cắp hoặc dối trá. Đi uống bia sau một buổi nhóm phục hưng nói tiếng lạ dường như là chuyện không thể có đối với những người Ngũ tuần. Đi xem biểu diễn thời trang là điều còn có thể chấp nhận được hơn.Công bình mà nói, các quy ước hành xử trong phong trào Hội Thánh ân tứ

Page 12: Chuc vu chua lanh

độc lập mới mẻ gần gũi với những người Ngũ tuần hơn các quy ước hành xử trong các phong trào phục hưng giáo phái. Nhưng một điểm căng thẳng khác biệt đã nổi lên ở đây. Không giống các nhóm phục hưng, nhiều người thuộc phong trào ân tứ độc lập đang năng nổ nhân bội các Hội Thánh và trong một số các trường hợp có các giáo phái mang chức năng mới. Đối với người ngoài, họ trông rất giống các Hội Thánh Ngũ tuần, mặc dầu những khác biệt tinh tế trong lối thờ phượng và chức vụ đã được lưu ý bởi những người bên trong. Một số những người Ngũ tuần giải thích điều này như là sự xâm lấn đất đáng ngại. May lắm thì họ sẽ bị những người lãnh đạo Ngũ tuần nhìn xem với một thái độ chúng ta - họ. Còn tệ nhất thì họ bị cáo tội “ăn cắp chiên.”LÀN SÓNG THỨ BA Làn sóng thứ ba khác với phong trào Ngũ tuần và phong trào ân tứ như thế nào?Để nhấn mạnh, tôi xin lặp lại điều tôi đã nói ở phần trước: Những điểm tương đồng lớn hơn rất nhiều so với những điểm dị biệt. Tuy nhiên, những điểm khác nhau không phải là không quan trọng, và tôi muốn nói đến những điểm khác nhau đó.Tôi xin được nói ngay từ ban đầu rằng tôi chỉ nói với tư cách của một cá nhân. Tôi không phải là Chủ tịch của Hội Nghị Làn Sóng Thứ Ba của Thế Giới - không có một thực thể như vậy tồn tại. Tôi chỉ là một trong số nhiều người lãnh đạo mà Chúa dường như đang dấy lên khắp nơi trên thế giới để gây dựng theo một phong cách của làn sóng thứ ba. Chính xác là có bao nhiêu người tôi cũng chưa biết, nhưng nếu ước tính của David Barrett về 27 triệu tín hữu đã làm việc chung với làn sóng thứ ba ở đâu đó gần chính xác, thì hẳn phải có một con số lớn về những người này. Phong trào này đang trong thời kỳ phôi thai của nó và những lời định nghĩa rõ ràng hơn sẽ rõ nét hơn khi thời gian trôi đi. Với tuyên bố từ chối đó, tôi có thể đi tiếp để nhấn mạnh cách mà tôi thấy làn sóng thứ ba vào thời điểm này.Khi tôi phân tích những đặc điểm của làn sóng thứ ba, có ba lãnh vực nổi bật: về giáo lý, về hàng giáo phẩm và sự thực nghiệm.1. Những Điểm Nổi Bật về Giáo Lý Giữa vòng những người Tin Lành đặt lòng tin nơi Kinh Thánh, những khác biệt về giáo lý là có thể chấp nhận được trên cơ sở, bởi sự nhất trí đó là những vấn đề thứ yếu. Báp tem là một trường hợp điển hình. Những người thuộc Hội Giám Lý thì rảy nước, những người Báp tít thì dìm vào trong nước, và những người thuộc giáo phái Quaker thì “lau khô”. Mỗi giáo phái đều xác quyết vững chắc điều họ đang làm là đúng, nhưng thường thì họ khoan dung đối với những giáo phái khác. Hầu hết mọi người trong những ngày này không coi đó là điều đáng phải đánh nhau.

Page 13: Chuc vu chua lanh

Chính bản chất của thần học tự nó cho phép những khác biệt như vậy. Thần học không là gì hơn hoặc kém nỗ lực của loài người để giải thích Lời Đức Chúa Trời và những công việc của Đức Chúa Trời một cách hợp lý và có hệ thống. Hai nguồn phương tiện chính yếu về dữ kiện chính là Kinh Thánh và kinh nghiệm của người Cơ Đốc. Điều này không hàm ý rằng những con người khác nhau nhìn thấy Kinh Thánh theo những cách khác nhau và họ giải thích kinh nghiệm bằng những cách khác nhau. Và bởi vì có những sự bất đồng, điều đó không hàm ý rằng một quan điểm này nhất thiết phải là sai. Chúng vẫn có thể đều đúng cả, mỗi quan điểm nhấn mạnh các khía cạnh quan trọng của lẽ thật Đức Chúa Trời.Các vấn đề quan trọng về giáo lý phân rẽ làn sóng thứ ba với hai làn sóng kể trên bao gồm một số những giáo lý thứ yếu này, đặc biệt là báp tem trong Thánh Linh, tiếng lạ và các ân tứ thuộc linh. Cả hai quan điểm đều chấp nhận Kinh Thánh là nguồn thẩm quyền tối hậu của họ. Và cả hai đều tuân giữ những kinh nghiệm Cơ Đốc giống nhau. Ví dụ, (a) một số Cơ Đốc nhân, tiếp theo sự tái sanh, kinh nghiệm một sự ban năng lực sâu xa của Đức Thánh Linh trong đời sống họ, và đối với một số người điều đó xảy ra trên một lần; (b) một số Cơ Đốc nhân nói các tiếng lạ còn một số thì không; (c) đôi khi (a) và (b) là các phần của cùng một kinh nghiệm, nhưng đôi khi thì không. Như vậy, làm thế nào để chúng ta giải thích điều Kinh Thánh dạy và điều chúng ta học từ kinh nghiệm Cơ Đốc?Như chúng ta đã thấy, hầu hết những người Ngũ tuần và những người thuộc phong trào ân tứ gọi kinh nghiệm ấy là báp tem trong Thánh Linh và dạy rằng bạn có thể biết điều đó thật sự xảy ra hay chưa đối với bạn là bởi việc bạn có nói tiếng lạ hay không. Họ hậu thuẫn cho điều đó bằng cách liên hệ trong Lời của Chúa Giê-xu: “Nhưng trong ít ngày, các ngươi sẽ chịu phép báp tem bằng Đức Thánh Linh” (Cong Cv 1:5) với lễ Ngũ tuần nơi mà 120 người ở tại phòng cao “đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác” (2:4). Đây là một sự giải thích hợp lý và có hệ thống về dữ kiện nầy.Tôi tin rằng việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh là ... điều mà Cơ Đốc nhân mong đợi phải được lặp đi lặp lại từ lúc này sang lúc khác suốt trong đời sống Cơ Đốc.Mặc dù thừa nhận điều đó, tôi tự nhiên tin rằng cách hiểu của tôi về dữ kiện này thậm chí còn hợp lý và có hệ thống hơn của họ. Sau đây là những quan điểm của tôi trong một hình thức được rút gọn: Nhận định đầu tiên của tôi là hiện tượng những Cơ Đốc nhân được ban năng lực bởi Đức Thánh Linh như vậy được coi như là việc đổ đầy chứ không phải là việc báp tem trong Tân ước. Thật vậy, ký thuật của Kinh Thánh về kinh nghiệm Lễ Ngũ tuần tự nó không nói rằng người tin Chúa được “báp

Page 14: Chuc vu chua lanh

tem trong Thánh Linh” mà nói rằng họ được “đổ đầy Thánh Linh” (2:4). Tôi hiểu phần giới thiệu Tin Lành cho người Do Thái (xem 2:1-47), cho người Samari (xem 8:1-40) và cho dân ngoại (xem 10:1-48) như là ba giai đoạn của “sự kiện Ngũ tuần” hoàn toàn, là điều đã xảy ra mang tính cách lịch sử một lần cho mọi người. Tiếp sau điều đó, người tin Chúa vẫn cần phải được đổ đầy Đức Thánh Linh. Có lẽ một số, nếu không phải tất cả, trong nhóm những người được mô tả trong 4:30 đã có mặt ở tại lễ Ngũ tuần. Chắc chắn Phierơ và Giăng đã có mặt. Nhưng “họ đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh” một lần nữa vào dịp này. Những ví dụ khác trong Kinh Thánh có thể được cho.Tôi tin rằng việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh là điều gì đó không bị giới hạn đối với kinh nghiệm một lần đủ cả (như kinh nghiệm tái sanh ), mà đó là điều Cơ Đốc nhân cần phải mong đợi được tái diễn từ lúc này sang lúc khác suốt đời sống Cơ Đốc của mình .Nhận xét thứ nhì của tôi là phép báp tem của Đức Thánh Linh là một kinh nghiệm một lần đủ cả thật sự đầy đủ và rằng điều đó xảy ra khi chúng ta được sanh lại. ICo1Cr 12:13 chép rằng: “Chúng ta ... đã chịu phép báp tem chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân.” Tôi nhận ra rằng David du Plessis thường nói ở đây Đức Thánh Linh là Đấng làm báp tem, nhưng chúng ta cũng hãy tìm kiếm một kinh nghiệm thứ hai đối với Chúa Giê-xu là Đấng làm báp tem. Đó là sự khác biệt của chúng ta.Nhận xét thứ ba của tôi là việc nói tiếng lạ là một ân tứ thuộc linh. Đây cũng chỉ là một trong 27 ân tứ thuộc linh khác nhau mà tôi tin là Đức Chúa Trời đã phân phát khắp thân thể Đấng Christ “theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người” (12:11). Một số người có ân tứ nói tiếng lạ và một số người không có, cũng như một số người có ân tứ truyền giáo, tiếp khách hoặc dạy dỗ và một số người không có.Nhận xét thứ tư của tôi là một người có thể được đầy dẫy Đức Thánh Linh, bộc lộ bông trái Đức Thánh Linh, hầu việc Chúa bằng các ân tứ thuộc linh trong quyền năng, và là một ống dẫn cho việc chữa lành người đau và đuổi quỷ, tất cả, mà không nói tiếng lạ. Rốt lại, sứ đồ Phaolô đã nêu lên câu hỏi: “Có phải cả thảy đều nói tiếng lạ sao?” (12:30). Câu trả lời rõ ràng là không.Vì vậy, trong làn sóng thứ ba bạn sẽ không thấy những người khuyến khích những Cơ Đốc nhân khác tìm kiếm phép báp tem trong Thánh Linh và bạn sẽ không thấy tiếng lạ được nhấn mạnh hơn bất cứ ân tứ nào khác.Liên quan đến điều này là giáo lý về các ân tứ thuộc linh. Nhiều người Ngũ tuần và ân tứ có khuynh hướng nhấn mạnh đến chín ân tứ trong 12:8-10, coi chúng như là điều gì đó chỉ tỏ về chức vụ đầy dẫy Thánh Linh nhiều hơn là 18 ân tứ kia. Thêm vào đó là quan niệm cho rằng người tin Chúa, khi được báp tem trong Thánh Linh (như những người Ngũ tuần hoặc ân tứ hiểu) có

Page 15: Chuc vu chua lanh

được tiềm năng sử dụng tất cả chín ân tứ suốt trong đời sống Cơ Đốc của họ. Làn sóng thứ ba, như tôi sẽ giải thích vào đúng tiến trình, có một cái nhìn khác hơn về những vấn đề này, là điều mà một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, là các giáo lý thứ yếu.2. Những đặc điểm về Hội Thánh Một đặc điểm chính yếu của làn sóng thứ ba là tránh sự chia rẽ hầu như ở bất cứ giá nào. Thành phần nòng cốt của làn sóng thứ ba bao gồm những tín hữu Tin Lành là những người thỏa lòng với sự sáp nhập giáo hội hiện tại của họ và mong muốn nó được giữ nguyên như vậy.Một trong những lý do khiến một số những người Tin Lành quyết định không muốn giống với phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ là vì hai phong trào này đều đã mang tai tiếng về sự chia rẽ. Đối với một số người, đây là một hình phạt tồi tệ, nhưng trong nhiều trường hợp nó lại xứng đáng. Ví dụ, những người Ngũ tuần đầu tiên, phần lớn nổi lên từ phong trào thánh khiết. Mặc dầu đó không phải là ý định hoặc mong muốn ban đầu của họ, nhưng họ đã ly khai và hình thành các giáo phái riêng của mình sau khi ở trong con đường của Luther và Wesley. Hội thánh của Nazarene, đó là dẫn chứng một trường hợp, ban đầu được gọi là Hội Thánh Ngũ tuần của Nazarene. Nhưng họ đã phản ứng quá mạnh mẽ chống lại điều mà họ coi là một sự nhấn mạnh không đúng Kinh Thánh về tiếng lạ giữa vòng những người Ngũ tuần mà họ bị ép phải từ bỏ phần đó trong tên gọi của họ, và ba thế hệ sau đó họ vẫn đang day dứt. Phong trào phục hưng ân tứ đã để lại một vết hằn nổi bật về sự phân rẽ của các Hội Thánh suốt các thập niên 60 và 70.Vào thập kỷ 80, nan đề của sự phân rẽ đã giảm đi nhiều, hết thảy chúng ta đầy lòng cảm tạ vì điều đó. Nhưng những ký ức tôn giáo thì dài, và nỗi lo sợ rằng lịch sử có thể lặp lại sự vương vấn của bản thân nó nhiều nơi.Những người lãnh đạo của làn sóng thứ ba đang sẵn sàng để thỏa hiệp ở bất cứ những điểm nào ngõ hầu không làm xáo trộn chủ trương, chức vụ của một hội chúng Tin Lành truyền thống. Tôi thấy chính mình đang liên tục thỏa hiệp khi tôi tìm cách gây dựng ở tại Hội Thánh của Giáo Hội Lake Avenue, ở tại Chủng Viện Thần Học Fuller và trong nhiều khóa hội thảo được tài trợ bởi hiệp hội Charles E. Fuller dành cho việc Truyền Giáo và Tăng Trưởng Hội Thánh. Và tôi vui mừng làm điều đó bởi vì tôi cảm thấy điều đó là sự kêu gọi hiện nay của Đức Chúa Trời dành cho đời sống tôi. Nhưng nhiều người trong số những người đồng thời với tôi thấy rằng họ không thể làm như vậy bởi vì họ cảm biết Đức Chúa Trời đang kêu gọi họ qua một cách khác. Một số trong vòng họ hiện nay là mục sư của các Hội Thánh độc lập là nơi họ có thể làm hầu như mọi điều họ muốn làm theo cách họ muốn. Theo quan điểm của tôi, họ đang ở nơi Chúa muốn họ ở và tôi đang ở nơi Chúa muốn mình ở. Họ ở trong làn sóng thứ hai; còn tôi ở trong

Page 16: Chuc vu chua lanh

làn sóng thứ ba.Một trong những lãnh vực thỏa hiệp mà tôi coi là quan trọng trong bối cảnh đặc biệt của mình có liên quan đến tiếng lạ công khai. Một lãnh vực chính của chức vụ tôi, như tôi sẽ mô tả chi tiết hơn về sau, là lớp học Trường Chúa Nhật của tôi ở tại Hội Thánh Hội Chúng Lake Avenue được gọi là Hiệp Hội Thông Công 120 người. Đó là một nhóm làn sóng thứ ba khoảng 100 người lớn. Vào lúc đầu, khi nhiều ân tứ thuộc linh đã trở nên rõ ràng trong lớp học, tôi giải quyết tiếng lạ công khai bằng cách tuyệt đối cấm việc sử dụng chúng. Tôi làm điều này vì hai lý do. Lý do thứ nhất là vì tôi biết đủ về lịch sử phân rẽ của ân tứ để nhận ra rằng tiếng lạ công khai là một trong những yếu tố phân rẽ hơn hết. (Các nan đề với tiếng lạ thật sự đã có từ Hội Thánh Côrinhtô). Ao ước của tôi đối với sự hiệp nhất thân thể Chúa lớn hơn ao ước muốn được nhìn thấy mọi ân tứ được tỏ ra.Tôi muốn đồng tình với vị mục sư quản nhiệm của tôi là Paul Cedar. Trong một cuộc tư vấn riêng tư, ông đã khích lệ tôi đừng cho phép mọi người sử dụng tiếng lạ trong lớp học. Ông nói rằng một số các người bạn trong phong trào ân tứ của ông đã giữ cùng một lập trường đó. Tuy nhiên, ông khích lệ tôi hãy để Thánh Linh dẫn dắt. Nguyên tắc của ông đối với các chức năng của Hội Thánh là không có tiếng lạ công khai. Tôi cảm thấy hẳn là không khôn ngoan khi tôi để cho lớp học chọn một phương hướng khác đối với một vấn đề có tiềm năng bùng nổ như vậy.Khi tôi cho lớp học biết nguyên tắc của chúng tôi, một số đã đến gặp tôi và nói: Ông không sợ dập tắt Thánh Linh sao? Câu trả lời của tôi là: Vâng; tôi thật sự đã dè dặt trong lãnh vực đó bởi vì Kinh Thánh chép rằng: “đừng ngăn trở chi về điều nói tiếng lạ” (14:39). Nhưng đây là một sự liều mình mà tôi sẵn sàng làm bởi vì câu Kinh Thánh kế tiếp chép rằng: “Nhưng mọi sự đều nên làm cho phải phép và theo thứ tự” (câu 40). Hơn nữa, nếu Thánh Linh bị dập tắt, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đức Chúa Trời sẽ không quở trách cá nhân bạn nếu bạn kiềm hãm việc sử dụng tiếng lạ công khai vì vâng lời những người nắm quyền trên bạn trong Chúa. Một sự liều lĩnh thuộc linh lớn hơn đối với bạn là không vâng lời. Không biết chúng tôi có mất các thành viên nào trong lớp vì một mình lý do đó không, tôi không biết. Tôi ngờ rằng có lẽ chúng tôi đã mất một hoặc hai người là nhiều nhất.Một điểm cuối liên quan đến các vấn đề giáo hội là ngữ nghĩa. Một trong những nguyên nhân chính gây nên chia rẽ là sự sáng tạo vô tình các loại Cơ Đốc nhân hạng một và Cơ Đốc nhân hạng hai trong cùng một hội chúng. Mặc dầu, những người tốt nhất trong phong trào ân tứ đã mạnh mẽ ra sức phủ nhận điều này, song khó có bất cứ cách nào để tránh được những thành ngữ cho thấy những người đã nhận được “kinh nghiệm” này đã bước một bước quan trọng lên một mức thuộc linh cao hơn là họ đã từng có trước kia.

Page 17: Chuc vu chua lanh

Và trong tình yêu Cơ Đốc chân thật, họ không thể làm gì khác hơn là lui lại và ra sức giúp các anh chị em mình trong Chúa bước lên cùng một bước ấy.Cụm từ phổ biến nhất được dùng để mô tả tình trạng thuộc linh mới mẻ này là một tính từ đầy dẫy Thánh Linh. Cụm từ này phổ biến đến nỗi có nhiều người không nhận biết làm thế nào mà nó lại chia rẽ như vậy. Tất nhiên là nó không phân rẽ, trong một Hội Thánh Ngũ tuần hoặc ân tứ, nơi mà việc tìm kiếm sự báp tem trong Thánh Linh là một phần không thể thiếu được của chủ trương chức vụ. Nhưng nó dễ dàng có trong một Hội Thánh Tin Lành, nơi mà số lượng đông đảo những Cơ Đốc nhân trưởng thành đang bước đi gần gũi với Chúa có thể bị làm cho họ có cảm giác mình là Cơ Đốc nhân thuộc hạng hai bởi vì họ không hề nói tiếng lạ cũng không thích ở xung quanh những người nói tiếng lạ. Để hiểu sự lan tràn của cụm từ này, bạn hãy kiểm tra xem nó được sử dụng trung bình một giờ bao nhiêu lần trong một buổi nói chuyện trên ti vi qua chương trình Cơ Đốc. Chúng tôi thường nghe nói về các Hội Thánh đầy dẫy Thánh Linh và các khóa hội thảo đầy dẫy Thánh Linh cũng như cách nhóm học Kinh Thánh đầy dẫy Thánh Linh. Tôi đã thấy một bức thư mới đây gửi cho các nhà biên tập của tờ Charisma ám chỉ đến tờ báo ấy như là một tạp chí đầy dẫy Thánh Linh.Vì những lý do đó, những Cơ Đốc nhân thuộc làn sóng thứ ba không thích được coi như là người đầy dẫy Thánh Linh. Và vì những lý do tương tự, phần lớn là vì những phiền toái mang tính lịch sử mà nó mang theo, họ thích không bị gọi là những người thuộc phong trào ân tứ hơn.3. Những đặc điểm về kinh nghiệm Như chúng ta đã thấy, cánh cửa để được nhận vào trong hầu hết giới những người Ngũ tuần và ân tứ là phép báp tem trong Đức Thánh Linh. Bởi vì đây là một sự kiện một lần đủ cả, nó được nhớ lại, được ăn mừng và được chứng minh đối với hầu hết mọi người một cách thường xuyên và chính xác như là sự tái sanh. Điều này đặc biệt đúng đối với những người được nuôi dưỡng trong các gia đình Cơ Đốc, là những người không thể nhớ thời điểm chính xác của sự quy đạo. Ví dụ, tôi đã rất say mê khi đọc lịch sử tuyệt vời của Vinson Synan về Sự Bùng Nổ Ngũ tuần của Thế Kỷ Hai Mươi (The Twentieth-Century Pentecostal Explosion). Trong đó ông tìm được nguồn gốc và sự phát triển của 16 trong số các phong trào ân tứ hay Ngũ tuần đương thời. Tác phẩm tiết lộ để lưu ý thế nào “kinh nghiệm” này hay là “báp tem”này đã trang bị sợi dây ban đầu để ràng buộc họ với nhau dầu họ là thuộc giáo phái Lutheran, Công Giáo, Foursquare, Giám Lý hoặc bất cứ giáo phái nào khác. Chỉ trên một trang mô tả những người Báp tít như là một trường hợp điển hình trong đó chúng ta đọc thấy: “Clark ước tính ít nhất một phần ba tất cả những nhà truyền giáo thuộc giáo phái này (những người Báp tít Hoa Kỳ) đã từng có

Page 18: Chuc vu chua lanh

một ‘kinh nghiệm ân tứ.’” Và “Chẳng ai biết có bao nhiêu mục sư và nhà truyền giáo Báp tít phía Nam đã nhận được kinh nghiệm Ngũ tuần.” Và “người ta cũng đồn rằng một tỉ lệ cao tất cả những nhà truyền giáo Báp tít phía Nam trong lãnh vực truyền giáo đều đã nói tiếng lạ.”11 Làn sóng thứ ba không nhấn mạnh kinh nghiệm một lần đủ cả ấy để xác định biên giới giữa việc có thuộc về ân tứ hay không. Nét đặc thù về mặt thực nghiệm chủ yếu dành cho làn sóng thứ ba là chức vụ hầu việc Chúa, đặc biệt việc chữa lành người bệnh và đuổi các quỷ. Và điều này hóa ra lại là một sự nhấn mạnh của một tập thể, là thân thể Đấng Christ hơn là sự nhấn mạnh của một cá nhân, mặc dầu chức vụ cá nhân là quan trọng. Điều này vận hành như thế nào mới là trọng tâm chính của cuốn sách này.LÀN SÓNG THỨ BA VÀ NHỮNG NGƯỜI TIN LÀNH Bối cảnh của làn sóng thứ ba là cộng đồng Tin Lành. Từ khi có hàng chục ngàn từ đã được viết ra nhằm nỗ lực định nghĩa từ Tin Lành (evangelical) nhằm thỏa mãn mọi người mà vẫn không thành công mấy, tôi đặc biệt không có ý định thêm vào sự lẫn lộn ấy. Điều tôi hàm ý khi dùng chữ Tin Lành trong cuốn sách này không có gì phức tạp. Tôi đang sử dụng từ này theo cách mà hầu hết những Cơ Đốc nhân ngồi trong các dãy ghế nhà thờ đều hiểu ở đây và hiện bây giờ tại Hoa Kỳ. Tôi chỉ hàm ý điều được ra đời ở Wheaton, Cơ Đốc giáo ngày nay, Trường Kinh Thánh Moody, Hội Nghị Lausanne, InterVarsity, Gospel Light, Billy Graham, Báp tít phía Nam, loại Tin Lành của Zondervan. Bao gồm một phần sự trùng lặp bên tay phải với những người thuộc chính thống và bên tay trái với những người Tin Lành hòa giải. Tôi nhận biết rằng theo ý nghĩa rộng lớn nhất thì tất cả những người Ngũ tuần và ân tứ đều nằm thích hợp bên dưới chiếc dù Tin Lành, nhưng hiện bây giờ tôi đang dùng từ này với một ý nghĩa hẹp hơn, là ý nghĩa không bao gồm những người Ngũ tuần hoặc ân tứ.Nếu làn sóng thứ ba muốn tuôn chảy tràn trề, nó phải tuôn tràn chủ yếu giữa vòng những người Tin Lành như tôi đã mô tả họ. Nhưng điều này không tự động mà có. Nó không tuôn tràn qua đặc tính Tin Lành một cách dễ dàng và tự nhiên như là một quyển sách của Chuck Swindoll hay là một bộ phim của James Dobson. Các thập kỷ về thuật hùng biện chống Ngũ tuần đã dấy lên một số những hàng rào khó vượt qua. Seduction of Christianity ( Sức Lôi Cuốn của Cơ Đốc Giáo) của Dave Hunt vẫn đứng trên đầu cuốn Power Evangelism (Tin lành quyền năng) của John Wimber trong danh sách các tác phẩm Tin Lành bán chạy nhất hiện nay. Đối với nhiều người Tin Lành, cách giải thích của tôi về làn sóng thứ ba trong chương này nghe có vẻ không có ý nghĩa. Họ sẽ nhìn vào đó đơn giản như một hình thức che đậy sơ sài của giáo phái Ngũ tuần. Rốt lại, há không phải làn sóng thứ ba cũng nắm giữ việc những chữa lành và việc giải phóng

Page 19: Chuc vu chua lanh

khỏi các tà linh hay sao? Há không phải một số người cũng nói tiếng lạ thường xuyên hay sao? Không có những lời xưng nhận đối với các phép lạ và những lời tiên tri cùng những khải tượng và những lời về sự thông biết sao? Há không phải thân vị và công việc của Đức Thánh Linh được nhấn mạnh hay sao?Tất cả điều này nghe có vẻ đáng ngờ đối với những người Tin Lành là những kẻ mà hai thế hệ qua, trong phản ứng (một vài phản ứng đã được chứng minh là đúng) với những sự thái quá trong phong trào Ngũ tuần, đã được dạy điều mà Richard Lovelace thuộc Chủng Viện Gordon-Conwell nói bông đùa gọi là giáo lý về sự khiêm nhường của Đức Thánh Linh. Một sự hiểu lầm về GiGa 16:13 đã đưa nhiều người đến chỗ tin rằng Đức Thánh Linh không bao giờ nói về chính mình Ngài. Lovelace nhận định: “Chính ân tứ này không những đã loại trừ phong trào Tin Lành mà thậm chí còn là nguy hiểm khi nói quá nhiều về Đức Thánh Linh.”12 Thần học Tin Lành Cải Chánh, vốn bắt nguồn từ Benjamin Warfield thuộc Princeton và John Calvin, đã dạy rằng các ân tứ dấu kỳ như là tiếng lạ, thông giải các thứ tiếng, chữa lành và các phép lạ đã chấm dứt với thời các sứ đồ. Mặc dầu từ đó ông đã giải thích quan điểm của mình, John R. W. Stott đã phản ánh quan điểm chung của Tin Lành vào thời đó khi ông tuyên bố ở tại Hội Nghị Thế Giới về Truyền Giáo tại Berlin năm 1966: “Sứ mạng của Hội Thánh không phải là chữa lành kẻ đau mà là giảng Tin Lành ... Hội thánh ngày nay không có thẩm quyền để thi hành một chức vụ thường xuyên về việc chữa bệnh bằng phép lạ.”13 Gần đây hơn, J. I. Packer, là người cảm thấy rằng ban bồi thẩm vẫn còn đang họp bàn xem xét về vấn đề không biết các ân tứ dấu kỳ có còn tiếp tục sau thời các sứ đồ hay không, nói rằng: “Lý thuyết về các ân tứ dấu kỳ của những người chủ trương phục hưng, là điều mà phong trào ân tứ cũng đã kế thừa từ phong trào Ngũ tuần trước nữa, hiện nay không áp dụng được; không ai có thể quả quyết, và cũng không có vẻ như là các ân tứ về tiếng lạ, thông giải, chữa lành và các phép lạ của thời Tân ước đã được khôi phục lại.”14 Tôi có thể hiểu được điều này bởi vì nó giống với điều mà tôi đã được dạy khi theo học ở tại Trường Thần Học Fuller vào những năm 1950.Thần học theo thuyết định kỳ, vốn đã được mô tả trong nhiều trường thần học Tin Lành nổi tiếng cũng như các trường Kinh Thánh trong nước, đã củng cố khuynh hướng Tin Lành này. John F. MacArthur, Jr. nói rằng: “Đây là một tuyên bố rõ ràng và đúng Kinh Thánh cho thấy các phép lạ, dấu kỳ và ân tứ dấu lạ đã được ban cho trong đời các sứ đồ đầu tiên nhằm làm cho vững rằng họ là các sứ giả của một sự mặc khải mới.”15 Dave Breese lập luận rằng: “Chức năng của các phép lạ theo thánh kinh đã chấm dứt, trong đó lời được viết ra của Đức Chúa Trời đã được chứng thực

Page 20: Chuc vu chua lanh

bằng các dấu kỳ, các phép lạ, các dấu dị và các ân tứ của Đức Thánh Linh rồi.”16 Quan điểm của Ray Stedman về các dấu kỳ và phép lạ cùng các sự kiện quyền năng mà chúng ta tìm thấy trong Tân Ước là “chúng là các dấu kỳ để nhận biết các sứ đồ, chứ không bao giờ có ý định dành cho Hội Thánh nói chung.”17 Điều quan trọng cần phải hiểu đó là không người nào trong số các tác giả Tin Lành này theo như tôi được biết, từ chối rằng ngày nay Đức Chúa Trời có chữa lành. Vấn đề là hoặc Ngài có sử dụng các ân tứ dấu kỳ như là phương tiện để hoàn thành chức vụ này hay không. Đối với một bộ phận lớn của hệ thống Tin Lành, là số góp phần trong Giáo Hội Cải Chánh hoặc định kỳ thuyết, cho rằng các ân tứ dấu kỳ đã chấm dứt, thì làn sóng thứ ba xuất hiện được ngầm hiểu như là một sự đe dọa. Tuy nhiên, theo quan niệm của tôi thì những thái độ này đã và đang thay đổi trong khoảng 10 năm qua.Khi các Hội Thánh Cơ Đốc hiện thời phát triển các chủ trương của họ về chức vụ, họ thường làm tốt để cho công chúng biết họ nhận định chính mình ở đâu trên toàn bộ phạm vi: từ ân tứ đến không ân tứ - cởi mở; đến không ân tứ - khép kín; đến chống ân tứ. Khi năm tháng trôi đi, dường như khuynh hướng giữa vòng những người Tin Lành là đã dịch chuyển khỏi vị trí chống ân tứ và hướng đến vị trí không ân tứ. Một số cởi mở và bảo rằng: “Chúng tôi hoan nghênh những người thực hành ân tứ như là một phần của Hội Thánh chúng tôi với việc hiểu rằng họ đang gia nhập vào một Hội Thánh không ân tứ. Họ có thể thực thi các ân tứ của mình, nhưng không tham gia vào chương trình chính thức của Hội Thánh chúng tôi.” Một số thì khép kín hơn và bảo rằng: “Chúng tôi xác nhận Ngũ tuần và Cơ Đốc giáo ân tứ là một phần của công việc Đức Chúa Trời trong thế giới ngày nay, nhưng chúng tôi cảm thấy nó không dành cho chúng tôi hoặc về lý thuyết hoặc về thực hành. Nếu bạn là người của phong trào ân tứ có lẽ bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn ở một Hội Thánh khác.”Tôi thích cách các Mục Sư George Mallone, John Opmeer, Jeff Kirby và Paul Stevens cô đọng thiên lộ lịch trình của họ. Không một ai trong số họ tự coi mình là một mục sư ân tứ thuộc Hội Thánh ân tứ. Họ thú nhận rằng: “Nền tảng của chúng tôi đều thuộc định kỳ thuyết hoặc cải chánh, đã dạy chúng tôi tin rằng những ân tứ công khai của Đức Thánh Linh đã chấm dứt từ thời các sứ đồ. Để đỗ trong các bài thi thần học tất cả chúng tôi đều phải chấp nhận đường lối của tổ chức.” Tuy nhiên, một khi đã rời chủng viện và bắt đầu tham gia vào chức vụ trong những giai đoạn thời kỳ khác nhau, họ thấy chính mình dự phần vào khuynh hướng mà tôi đang mô tả. Hiện nay, họ đã đi đến ba kết luận:(1) sự đình chỉ các ân tứ nhất định đã không được dạy trong Kinh Thánh ;

Page 21: Chuc vu chua lanh

(2) Hội Thánh đã vô cùng yếu ớt và thiếu sức sống vì cớ thiếu các ân tứ này ; và (3) điều chúng ta đang chứng kiến trong kinh nghiệm của chính mình đã gợi ý rằng các ân tứ này có sẵn dành cho Hội Thánh ngày nay .18 Điều này nghe như làn sóng thứ ba đối với tôi vậy. Hãy lưu ý, một yếu tố quan trọng trong việc thay đổi tâm trí của những mục sư Tin Lành này là kinh nghiệm cá nhân của họ về sức mạnh siêu nhiên của Đức Chúa Trời trong chức vụ của họ. Điều này phù hợp với nhận định của tôi rằng một sự phơi bày trực tiếp trước một việc chữa lành, một phép lạ, một lời tri thức hoặc một sự giải cứu khỏi các quỷ là yếu tố duy nhất thường xuyên hơn hết cảm động những người Tin Lành đi từ chỗ hoài nghi các dấu kỳ và các phép lạ đến chỗ đặt lòng tin và cởi mở rồi sau đó là đích thân dự phần vào loại chức vụ thuộc làn sóng thứ ba.Làm thế nào mà điều này xảy ra với tôi, tôi sẽ mô tả trong chương tiếp theo.

Ghi chú

1. C. Peter Wagner, On the Crest of the Wave (Ventura, CA: Regal Books, Div. Of Gospel Light Publications, 1983), pp. 19-21.2. C. Peter Wagner, Spiritual Power and Church Growth (Wheaton, IL: Creation House, 1987).3. Michael Cassidy, Bursting the Wineskins (Wheaton, IL: Harold Shaw, 1983), p. 11.4. James Wong, “Reaching the Unreached,” The Courier, Mar.-Apr., 1984, p. 6.5. C. Peter Wagner, “A Third Wave?” Pastoral Renewal, July.-Aug., 1983, pp. 1-5.6. Vinson Synan, In the Latter Days: The Outpouring of the Holy Spirit in the Twentieth Century (Ann Arbor, MI: Servant Books, 1984), p. 137. 7. David Barrett, World Christian Encyclopedia (New York: Oxford University Press, Inc., 1982). 8. Thomas F. Zimmerman, “Priorities and Beliefs of Pentcostals,” Christianity Today, Sept. 4, 1981, pp. 36,37.9. Larry Christenson, “Baptism with the Holy Spirit,” Focus Newsletter, Fellowship of Charismatic Christians in the United Church of Christ, June 1985, pp. 1-3.10. Ibid., p. 3.11. Vinson Synan, The Twentieth-Century Pentecostal Explosion (Altamonte Springs, Fuller: Creation House, 1987), pp. 33-34.12. Richard Lovelace, “We Need Other Christians,” Charisma, May 1984, p. 10.

Page 22: Chuc vu chua lanh

13. John R. W. Stott, “The Great Commission,” One Race, One Gospel, One Task, Carl F. H. Henry and W. Stanley Mooneyham, eds. (Minneapolis: World Wide Publications, 1967), Vol. 1, p. 51.14. J. I. Packer, Keep in Step with the Spirit (Old Tappan, NJ: Fleming H. Revell Co., 1984), p. 229.15. John F. MacArthur, Jr., The Charismatics (Grand Rapids, MI: Zondervan Academie Books), 1978, p. 78.16. Dave Breese, Satan’s Ten Most Believable Lies (Chicago: Moody Press, 1974), p. 86.17. Ray Stedman, Acts 1-12: Birth of the Body (Ventura, CA: Regal Books, Div. Of Gospel Light Publications, 1974), p. 105.18. George Mallone, Those Controversial Gifts (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1983), p. 11.

TÔI ĐÃ BƯỚC VÀO LÀN SÓNG THỨ BA NHƯ THẾ NÀO

Nhiều người hỏi tôi: Ông thuộc giáo phái nào?Tôi không thuộc giáo phái nào cả. Tôi tin Chúa từ bối cảnh là một người ngoại. Tôi được nuôi dưỡng trong một bầu không khí gia đình hạnh phúc, bình tịnh, nơi mà chúng tôi rất yêu thương nhau, nhưng Hội Thánh hay Đức Chúa Trời, hoặc Chúa Giê-xu hay Kinh Thánh không phải là một phần trong lối sống của chúng tôi.Sau khi rời gia đình để theo học đại học, tôi đã gặp một thiếu nữ trẻ tên là Doris, là người mà tôi quyết định muốn lấy làm vợ. Khi cầu hôn nàng, nàng bảo với tôi rằng nàng không thể lấy tôi bởi vì nàng đã hứa với Chúa sẽ chỉ kết hôn với một Cơ Đốc nhân. Tôi trả lời rằng tôi sẽ vui mừng được trở thành một Cơ Đốc nhân. Nàng nói còn một điều nữa: Nàng cũng đã hứa với Chúa sẽ trở thành một người truyền giáo. Bấy giờ, tôi chưa có một ý tưởng rõ rệt về truyền giáo là người thế nào, nhưng khi nàng đã giải thích, tôi cũng đã đồng ý với điều đó.Vì vậy, vào năm 1950 chúng tôi đã cùng quỳ gối ở trước trang trại của bố mẹ nàng ở tại phía Bắc New York, là nơi tôi đã tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa và là Chủ đời sống mình, đồng thời tôi đã dâng mình làm nhà truyền giáo hầu việc Chúa. Nàng đã trả lời vâng với tôi vào lúc ấy, và hiện nay chúng tôi đang hướng đến lễ kỷ mừng sinh nhật đám cưới chúng tôi lần thứ 38.TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI TIN LÀNH Mặc dù Doris đã được nuôi dưỡng trong một gia đình Cơ Đốc, song đó là một nhà thờ nằm gần đường xe lửa chính, khá xa trụ sở Cơ Đốc giáo Tin Lành. Thật ra, đúng một tuần trước khi chúng tôi gặp nhau thì nàng mới kinh

Page 23: Chuc vu chua lanh

nghiệm sự tái sanh. Vì vậy, khi chúng tôi kết hôn, chúng tôi đã gia nhập Hội Thánh gần nhà mình nhất. Đó là một Hội Thánh thuộc chi nhánh của một giáo phái tiêu chuẩn, thường là vô danh vào thời điểm ấy.Chúng tôi gìn giữ tư cách thành viên của Hội Thánh mình một cách nghiêm túc, chúng tôi cũng đã được chọn vào các vị trí lãnh đạo dành cho tín đồ, và thậm chí chúng tôi cũng đã đến thành phố Nữu Ước để bắt đầu quá trình thực tập cho công việc truyền giáo hải ngoại. Nhưng sau đó chúng tôi bắt đầu để ý rằng những điều mà vị mục sư ấy giảng dạy không phù hợp với điều mà chúng tôi đã đọc trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, ông ta bảo rằng không có địa ngục, và tình yêu của Đức Chúa Trời sẽ bảo đảm cho mọi người được lên thiên đàng dầu cho họ có làm điều gì. Một lần nọ, khi đến phần minh họa cho bài giảng, ông ta lôi ra một bản sao của quyển Vốn Tư Bản của Karl Marx, đặt nó trên tòa giảng bên cạnh quyển Kinh Thánh và bảo rằng hai quyển sách này đều được thần cảm như nhau. Mặc dầu tôi chưa biết nhiều về Cơ Đốc giáo vào lúc ấy, tôi đã biết rằng điều ông ta đang dạy dỗ không phải là cách mà tôi đã hiểu về Cơ Đốc giáo.Vào khoảng thời gian đó, tôi bắt đầu biết đến Hội Thông Công Cơ Đốc InterVarsity; tôi đã gia nhập, và không bao lâu sau đã được giới thiệu với Cơ Đốc giáo Tin Lành. Doris và tôi chuyển tư cách thành viên sang một Hội Thánh chính hệ, là nơi mà sau đó tôi đã được phong chức. Để chuẩn bị cho sự phục vụ truyền giáo của chúng tôi, chúng tôi dời đến California, là nơi tôi đã tham dự Chủng Viện Fuller và Doris ghi tên vào trường mà nay là đại học Biola. Sau đó chúng tôi hầu việc Chúa với tư cách là những nhà truyền giáo ở tại Bolivia dưới quyền của Hội Truyền Giáo Nam Mỹ và Hội Truyền Giáo Quốc Tế SIM (lúc ấy có tên là Hội Truyền Giáo Tin Lành Andes).Với nền tảng đó, số phận đã được định. Tôi đã bước vào Tin Lành chính hệ và vẫn là con người như vậy kể từ đó. Trong quá khứ tôi chưa bao giờ có khuynh hướng trở thành bất cứ điều gì ngoài là một Cơ Đốc nhân Tin Lành, tôi cũng chẳng băn khoăn suy gẫm về điều đó trong tương lai.QUYỀN NĂNG ĐÃ Ở ĐÂU? Một trong những đặc trưng của hệ phái Tin Lành là rất coi trọng thẩm quyền của Kinh Thánh. Những gì Kinh Thánh dạy được coi là luật bất tranh cãi về đức tin và sự thực hành. Tôi đã dâng mình hoàn toàn cho việc làm thành Đại mạng lệnh của Chúa Giê-xu: “Hãy đi và khiến muôn dân trở nên môn đồ ta” (Mat Mt 28:19). Không biết bao nhiêu lần tôi đã đọc những từ nằm trước chữ “vậy” trong câu Kinh Thánh ấy: “Hết thảy quyền phép trên trời và dưới đất đã giao cho ta” (câu 18). Tôi đã biết đủ tiếng Hy Lạp để hiểu từ quyền phép trong tiếng Hy Lạp là exousia. Tôi cũng đã đọc rằng Chúa Giê-xu trước đó đã ban cho môn đồ Ngài exousia để “trừ tà ma, và chữa các thứ tật bệnh” (10:1). Nhưng vì lý do nào đó tôi chưa bao giờ có một sự liên kết ý

Page 24: Chuc vu chua lanh

nghĩa nào giữa các khúc Kinh Thánh ấy.Doris và tôi đã trải qua 16 năm ở tại Bolivia với tư cách là những nhà truyền giáo. Trong suốt nhiệm kỳ đầu của chúng tôi, trong các khu rừng ở gần biên giới Brazil, tôi điều hành một trường Kinh Thánh nhỏ, truyền giáo, mở một Hội Thánh, giảng thuyết ở tại các kỳ hội đồng và huấn luyện cho các mục sư Bolivia. Chúng tôi đã dời đến thành phố Andean thuộc Cochabamba cho nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba của mình, là nơi tôi dành phần lớn thời gian để dạy dỗ trong chủng viện và trong việc quản lý hội truyền giáo, điều hành hội truyền giáo. Theo những đánh giá của hầu hết những người nhận xét thì chúng tôi là những nhà truyền giáo khá kiện toàn, có thể là hơi trên trung bình.Nhưng bây giờ, khi chúng tôi nhìn lại 16 năm qua, chúng tôi tự hỏi mình, có bao nhiêu lần năng quyền mà Chúa Giê-xu đã nói đến trong việc làm ứng nghiệm Đại sứ mạng, quyền năng để đuổi các quỷ và chữa lành các bệnh được lưu dẫn đến qua chúng tôi chưa. Câu trả lời, theo như chúng tôi có thể nhớ là không, dầu chỉ một lần.Câu trả lời vì vậy trở nên vì sao? Quyền năng nằm ở đâu? Bởi vì tôi không coi mình là một người khổng lồ thuộc linh, tôi nhận ra rằng câu trả lời có thể rõ ràng là nằm ở chỗ sự thiếu tận hiến cho Chúa của chính tôi, sự yếu đuối trong các thói quen cầu nguyện của tôi, đức tin èo uộc của tôi hoặc tội lỗi trong đời sống tôi. Những điều này chắc chắn đã góp phần vào, nhưng hoàn toàn thành thật thì tôi không tin bất cứ điều nào trong những điều đó là yếu tố chính. Dường như điều này lạ lùng, tôi tin rằng yếu tố chính đó là tôi đang hành xử giống tất cả những người Tin Lành được mong đợi phải hành xử trong những ngày ấy. Sự thật là hầu hết những bạn hữu và các đồng nghiệp Tin Lành đều ở trong cùng một chiếc thuyền thường củng cố niềm tin cho kết luận của tôi. Khi phân tích điều này, tôi thấy có ít nhất là bốn hàng rào chính ngăn trở tôi không nhận được quyền năng mà Chúa Giê-xu đã nói đến:1. Tôi là một người theo thuyết định kỳ . Tôi đã được dạy dỗ theo hệ thống Tin Lành trong tổ chức, là điều tôi đã mô tả trong chương cuối cùng. Tôi đã tiếp nhận sự dạy dỗ của những người lãnh đạo như John Stott, J. I. Packer, John MacArthur, Jr. và Ray Stedman. Tôi sử dụng quyển Kinh Thánh của Scofield bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Tây Ban Nha, nơi mà chú thích chân của nhà biên tập cho ICo1Cr 13:8 đã khẳng định rằng các ân tứ “dấu kỳ” như là tiếng lạ, chữa lành và các phép lạ đã lỗi thời sau giai đoạn các sứ đồ. Tôi tin rằng các phép lạ chỉ ích lợi trong việc loan truyền Tin Lành khi Tân Ước được viết ra, nhưng một khi Kinh Thánh hợp lệ đã có rồi, thì lời Chúa làm cho các phép lạ ra lỗi thời.Một phương diện nữa của việc dạy dỗ theo thuyết định kỳ đó là nước của Đức Chúa Trời được xem là thuộc về tương lai. Thời kỳ Hội Thánh mà

Page 25: Chuc vu chua lanh

chúng ta hiện sống đây là một khoảng xen vào, nằm giữa những sự tỏ ra của nước Trời trên đất, là điều đã xảy ra vào giai đoạn Chúa Giê xu đến lần thứ nhất với điều sẽ xảy ra một lần nữa khi Ngài trở lại lần thứ nhì. Trước kia, đối với tôi, Nước Chúa chưa hiện diện ở tại đây ngay bây giờ, mà là điều gì đó chúng ta trông đợi trong tương lai.2. Tôi là một người chống Ngũ tuần . Trong giới những người Tin Lành của tôi, trước đây đều đồng ý rằng phần lớn điều chúng tôi nhìn thấy nơi giáo phái Ngũ tuần may lắm thì là một ảo tưởng và tệ nhất là một sự lừa dối. Khi được hỏi, chúng tôi có thể thừa nhận rằng hầu hết những người Ngũ tuần đều có thể lên thiên đàng với chúng tôi, nhưng chúng tôi coi đó là một hành động phán xét do tính hào phóng Cơ Đốc, bởi vì thần học của họ dường như quá nông cạn đối với chúng tôi. Tôi đã có ác cảm, chứ không phải là lòng cảm kích, đối với kiểu hầu việc Chúa của những người Ngũ tuần. Khi những người chữa lành Ngũ tuần đến tại Bolivia và bắt đầu dựng lều của họ, tôi cảnh báo tín hữu trong Hội Thánh là chớ đi đến các buổi nhóm của họ.3. Tôi có một cái nhìn hạn hẹp về quyền năng . Khi tôi nghe những bài giảng về quyền năng của Đức Chúa Trời, thừa nhận chung chung của tôi đó là quyền năng ấy là dành cho sự cứu rỗi, để làm chứng và để sống một đời sống tin kính. Còn vượt quá điều đó và bao gồm cả quyền năng để chữa bệnh và làm phép lạ là điều đáng ngờ, nếu nói theo cách giảm nhẹ trong giới đồng nghiệp của tôi. Đó chính là điều có thể trông đợi từ nơi những người Ngũ tuần “chưa được khai sáng.” Nó được coi như là điều gì đó mê tín.4. Tôi có một thế giới quan của chủ nghĩa nhân văn . Bởi vì tôi đã nhận được sự huấn luyện về thần học Tin Lành vững chắc nên thật không đúng khi mô tả chính mình là một người theo chủ nghĩa nhân văn. Nhưng bây giờ khi tôi nhìn lại, tôi thật sửng sốt vì chủ nghĩa nhân văn thế tục của nền văn hóa Hoa Kỳ hiện nay của chúng ta đã ảnh hưởng nhiều thế nào đến sự hiểu biết của chúng ta về thần học Cơ Đốc. Một khuynh hướng nhân văn đã thâm nhập vào các trường học Cơ Đốc, các chủng viện, các nhà thờ và văn chương Cơ Đốc nhiều hơn là chúng ta sẵn sàng thú nhận.Như vị đồng nghiệp của tôi, Paul G. Hiebert, cho thấy, chúng tôi, những nhà truyền giáo thường vô tình phục vụ như những người đại diện của chủ nghĩa thế tục hóa trong Thế Giới Thứ Ba. Tôi có thể dễ dàng gắn bó với điều đó. Ví dụ, tôi có thể nhớ cảm giác rằng một phần trách nhiệm chức vụ của tôi là giúp cho người dân ở tại Bolivia thấy rằng bệnh tật bị gây ra bởi vi trùng, chứ không phải bởi các tà linh. Họ có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc và giải phẫu có sự liên hệ công khai với Đức Chúa Trời hoặc là không. Bệnh tật và sức khỏe phụ thuộc vào lãnh vực của khoa học. Chỉ có sự ngu dốt mới đặt họ trong lãnh vực siêu nhiên, và một trong những vai trò của Cơ Đốc giáo là phải xua đuổi sự ngu dốt.

Page 26: Chuc vu chua lanh

MỘT SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH Bây giờ sự việc rõ ràng đã khác hẳn. Trên một cơ sở thường xuyên tôi nhìn thấy quyền năng Đức Chúa Trời đang được sử dụng trong việc chữa lành người bệnh và đuổi các quỷ. Tôi không còn là một người theo thần học định kỳ thuyết hoặc chống Ngũ tuần nữa. Có thể tôi chưa hoàn toàn rũ bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn thế tục, nhưng hiện nay tôi đã nhận biết nan đề và đang làm việc theo sự hiểu biết đó. Tôi vẫn là một người Tin Lành, nhưng bây giờ tôi đã khám phá ra làn sóng thứ ba, và đang tham gia trong làn sóng ấy.Điều gì đã đem lại sự thay đổi? Đó là một tiến trình mà nhà nhân chủng học Charles H. Kraft gọi là một sự chuyển đổi mô hình. Hơn cả điều mà một sự chuyển đổi mô hình đòi hỏi về sau, nhưng chỉ cần đề cập ở đây là cái nhìn của tôi về sự vận hành của quyền năng Đức Chúa Trời tại đây và bây giờ đã thay đổi hoàn toàn. Đối với một số người, sự thay đổi mô hình này đã xảy ra khá là nhanh chóng như là một phần của sự đổ đầy Thánh Linh đột ngột, hết sức mạnh mẽ, hoặc do kết quả của một sự chữa lành lạ lùng. Sự thay đổi của tôi phải mất đến 15 năm mới hoàn tất, trong thời gian đó, tôi đã trải qua bốn giai đoạn từ khi bắt đầu khám phá làn sóng thứ ba. E. Stanley Jones Giai đoạn thứ nhất là cuộc diện kiến của tôi với vị cố giáo sĩ E. Stanley Jones, vị giáo sĩ Giám Lý nổi tiếng đến Ấn Độ. Vào giữa thập niên 60, ông Jones đã được những người giám lý địa phương mời đến Bolivia để tổ chức các buổi nhóm. Vào lúc đó, không những tôi là một người theo thần học định kỳ thuyết, mà còn là một người Tin Lành chính thống có khuynh hướng độc lập. Tôi đã được dạy trong chủng viện rằng E. Stanley Jones là một người theo khuynh hướng tự do, và vì vậy, tôi không muốn liên hệ với ông. Hội truyền giáo của chúng tôi, cùng với một số các hội truyền giáo khác, đã biểu quyết trong hiệp hội các mục sư khắp thành phố không nghênh tiếp ông đến Cochabamba. Những người Giám Lý bị bỏ mặc tự họ lo liệu.Nhưng thật ngạc nhiên hết sức đối với tôi, một trong những nhà truyền giáo bề trên của chúng tôi, là một người điều hành hội truyền giáo trước kia và là một người được rất nhiều người coi là một thánh đồ, đã âm thầm đến dự buổi nhóm đầu tiên của Jones. Ngày hôm sau, ông ta thuật lại cho tôi rằng Jones không thể nào là một người thuộc khuynh hướng tự do bởi vì ông đã rao giảng một sứ điệp phúc âm đúng với Tin Lành, đưa ra một lời mời gọi và cầu nguyện cho dân chúng để họ được cứu. Bởi vì người bạn của tôi là một người thuộc Tin Lành chính thống cũng giống như tôi, nên ông đã dấy lên lòng tò mò. Ngày hôm sau, Doris và tôi quyết định phải đích thân đến đó để xem.Tôi là một trong số những người đã bỏ phiếu công khai chống lại E. Stanley

Page 27: Chuc vu chua lanh

Jones, vì vậy, tôi đã hoạch định để càng ít bị để ý càng tốt. Tôi đi dưới bóng che của trời tối, đến thật muộn và yên lặng lẻn vào trong hàng ghế sau cùng là nơi tôi có thể là người trước nhất ra về. Tôi thật ngạc nhiên. Buổi nhóm tối hôm đó hóa ra là một buổi nhóm chữa lành theo kiểu cũ với một lời mời gọi mọi người cần được chữa lành hãy tiến lên phía trước. Tình cờ làm sao, tôi là người hết sức cần được chữa lành. Tôi đã có một u nang trên cổ cần phải được giải phẫu để cắt bỏ. Bây giờ tôi không phải là một bệnh nhân lý tưởng nhất của y khoa, và lúc ấy tôi hầu như đã chết khi bị sốc một thời gian ngắn sau cuộc giải phẫu. Bác sĩ giải phẫu cho tôi biết đây là một trường hợp hết sức nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng để làm cho tình trạng tồi tệ hơn, vết thương đã không lành. Trong suốt nhiều tuần, nó là một vết viêm loét mưng mủ. Và chỉ hai ngày trước khi buổi nhóm cầu nguyện bắt đầu, bác sĩ đã báo cho tôi ông sắp sửa lên lịch một kỳ giải phẫu khác. Đó là điều cuối cùng mà tôi cần.Vì vậy mà tôi ở đó, lắng nghe lời mời gọi của E. Stanley Jones về sự chữa lành của Đức Chúa Trời. Bài giảng của ông đã cho phép tôi vượt qua một số những nỗi sợ hãi chống Ngũ tuần của mình và đã xây dựng đức tin trong quyền năng chữa lành của Chúa ngày nay. Nhưng tôi là giám đốc của hội truyền giáo, và tôi thậm chí không có ý định có mặt trong buổi nhóm nữa, vì vậy tôi không chuyển động. Thế rồi, sau khi một số người đã tiến lên để được giúp đỡ. Jones đã làm một điều kỳ diệu. Ông ta nói: “Tôi biết có những người khác cần được chữa lành, nhưng vì một lý do này hoặc lý do khác bạn đã không tiến lên phía trước. Hãy yên tâm, bởi vì tôi cũng sẽ cầu nguyện cho bạn nữa.” Tôi đích thân nhận lấy lời đó, và trong lúc ông ta cầu nguyện, tôi đã đặt đức tin để tin cậy Chúa chữa lành vết thương của mình.Khi về nhà, tôi tháo miếng băng ra. Chỗ viêm vẫn hở miệng và chảy mủ, nhưng tôi lên giường tối hôm đó mà không băng nữa. Sáng hôm sau vết thương hoàn toàn được chữa lành, và từ đó đến nay vết thương lành lặn. Mô hình đã bắt đầu chuyển đổi - nhưng chỉ rất ít.Những Người Ngũ tuần Cũng Tốt Giai đoạn thứ hai của việc chuyển đổi mô hình của tôi có liên quan đến khảo sát tăng trưởng của Hội Thánh. Trong chương vừa qua, tôi có nói rằng vào cuối thập niên 60 Donald Mc Garvan giúp tôi có được một cái nhìn về sự tăng trưởng của Hội Thánh khi tôi học tập dưới quyền ông ở tại Trường Fuller thuộc Hội Truyền Giáo Thế Giới. Ông đã chỉ dẫn các sinh viên nghiên cứu các Hội Thánh tăng trưởng bất cứ nơi nào được tìm thấy, để khám phá những nguyên tắc mà sau này có thể được áp dụng cho các Hội Thánh khác. Khi tôi trở lại Bolivia để ứng dụng điều đã được học, tôi phát hiện, trước sự sửng sốt vô cùng của tôi, đó là các Hội Thánh phát triển nhanh nhất ở tại châu Mỹ Latinh là các Hội Thánh Ngũ tuần, những người mà tôi hết sức

Page 28: Chuc vu chua lanh

khinh miệt. Tôi phát hiện ra rằng trong khi khoảng 20 phần trăm những người Tin Lành châu Mỹ Latinh là người Ngũ tuần vào năm 1950, thì đến năm 1970, con số đã lên khoảng 70 phần trăm và đang gia tăng. Đây là một hiện tượng mà người lãnh đạo về sự tăng trưởng của Hội Thánh không thể bỏ qua, nhưng tôi nhận thấy rằng với danh tiếng mà mình đã có được thì không thích hợp để bày tỏ bất cứ sự quan tâm nào nơi các Hội Thánh Ngũ tuần ở tại Bolivia. Ví dụ, Bruno Frigoli, nhà truyền giáo của Hội thánh Ngũ tuần, đã trở thành một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của tôi, tuy nhiên, ngay bên kia rặng núi Andes ở tại Chilê là một nhóm đông đảo những người Ngũ tuần đang chứng tỏ sự tăng trưởng bùng nổ. Ở Chilê không ai biết tôi cả. Vì vậy, với lượng lo lắng nào đó, tôi đã bay qua rặng núi ấy và tham dự một vài buổi nhóm Ngũ tuần tại đó. Trước sự kinh ngạc của tôi, những người này đã cư xử y như những Cơ Đốc nhân thật sự đã được sanh lại. Tôi đã quan sát bông trái của Thánh Linh trong đời sống họ. Tôi đã nói chuyện với những người lãnh đạo của họ và khám phá ra những người nam những người nữ của Đức Chúa Trời. Tôi dã hỏi những câu hỏi về thần học và đã nhận được những câu trả lời thật khôn ngoan.Một khác biệt lớn đó là các buổi nhóm thờ phượng của họ. Không giống như sự dự đoán theo chương trình trong nhiều Hội Thánh Tin Lành của chúng tôi ở tại Bolivia, những người Ngũ tuần này thật sự đã vui đùa trong Hội Thánh. Họ ca hát và nhảy múa trong Thánh Linh, vỗ tay và đưa tay lên cao. Trước khi tôi biết điều này, tôi quyết định làm thử, và tôi thấy chính mình cũng rất vui thích. Tôi đã nghe một số các thứ tiếng và những lời tiên tri, và tôi bắt đầu nghĩ rằng các ân tứ này có lẽ đã không biến mất cùng với các sứ đồ.Điều đầu tiên tôi đã làm khi trở về Bolivia là kết bạn với Bruno Frigoli. Không bao lâu sau khi Doris và tôi trở về Hoa Kỳ, tôi bắt đầu dạy dỗ ở tại Trường Thần Học Fuller. Đó là lúc tôi viết quyển sách hiện nay có tựa là Spiritual Power and Church Growth (Quyền Năng Thánh Linh và Sự Tăng Trưởng Hội Thánh) chia sẻ lại điều tôi đã học được từ những người Ngũ tuần châu Mỹ Latinh. Việc viết quyển sách này đã giúp tôi bước một bước lớn nữa hướng đến sự chuyển đổi mô hình. Và hiện nay tôi hài lòng để tường thuật rằng quyển sách ấy đã giúp cho nhiều người khác cùng làm giống như vậy.Hội Thánh của Đức Chúa Trời Giai đoạn thứ ba trong sự chuyển đổi mô hình của tôi đến qua một giai đoạn chức vụ vào khoảng giữa thập niên 70 với Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Cleveland, TN). Những người lãnh đạo của họ đã mời tôi giúp họ hiểu biết và áp dụng các nguyên tắc tăng trưởng Hội Thánh; đây là giáo phái Ngũ tuần kinh điển đầu tiên mà tôi đã tiếp xúc với qua một khoảng thời gian kéo dài. Mặc dầu họ chi trả cho tôi để dạy dỗ họ, nhưng họ chắc không biết rằng

Page 29: Chuc vu chua lanh

tôi đã học tập rất nhiều khi dạy dỗ họ. Ở tại đó những người nam và người nữ của Đức Chúa Trời đã chứng tỏ với tôi một cách xác quyết rằng họ đã rờ đụng một chiều kích của quyền năng Đức Chúa Trời mà tôi có cần. Mỗi khi tôi thăm viếng họ tôi trở về được tươi mới về tâm linh. Nhiều lúc tôi thậm chí thấy mình âm thầm ao ước được làm một người Ngũ tuần!Trước khi kết thúc với Hội thánh của Đức Chúa Trời, tôi đã ngờ vực hết sức mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời đã có điều gì đó rất khác biệt để dành cho tương lai tôi.John Wimber Xuất Hiện Giai đoạn thứ tư và là giai đoạn cuối cùng trong sự chuyển đổi mô hình của tôi đã đến như là kết quả của cuộc tiếp xúc của tôi với John Wimber.Lần đầu tiên khi tôi gặp John năm 1975, ông là một mục sư Quaker đã ghi danh theo khóa học Tiến Sĩ Mục Vụ của tôi về Hội Thánh tăng trưởng. Ông đã dành được tiếng tốt như là một người lãnh đạo hữu hiệu về sự tăng trưởng ở tại Yorba Linda Friends Church, vì vậy, tôi đã nhận ra tên của ông khi nhìn thấy trong danh sách lớp. Chúng tôi bắt đầu làm quen với nhau, và sau một tuần, ông nói: “Thật sự, tôi luôn biết những điều mà anh đang dạy dỗ, nhưng tôi chưa biết phải gọi chúng là gì.” Đến cuối tuần lễ thứ hai, cũng là tuần lễ cuối cùng, tôi nhận ra rằng John có một năng lực cao lạ lùng với tư cách là người đang thực hành công tác tăng trưởng Hội Thánh và là một nhà cố vấn. Ông chính là người mà tôi đang cần.Trong suốt thập kỷ 70, tôi đã hầu việc Chúa với tư cách là một viên chức điều hành chính của Hiệp Hội Tin Lành Fuller cũng như là một giảng viên ở tại chủng viện. Đến giữa thập kỷ này thì tôi bắt đầu một tiến trình thiết lập điều mà hiện nay được biết là Hiệp Hội Truyền Giáo và Tăng Trưởng Hội Thánh của Charles E. Fuller. Tôi làm điều này là vì, trong khi tôi đang làm khá tốt với tư cách là một lý thuyết gia về việc tăng trưởng Hội Thánh, tôi nhận ra mình cần liên kết với một người thực hành là người biết rõ hơn tôi cách để làm cho những lý thuyết trở nên hiệu quả ở mức độ cơ bản. Tôi thấy John Wimber chính là người đó, và tôi đã thuyết phục anh rời chức vụ của mình đến làm việc với tôi. John đã đưa Hiệp Hội Charles Fuller đến một khởi đầu tốt đẹp, và chúng tôi đã trở thành những người bạn thân thiết hết sức ngưỡng mộ nhau vì các ân tứ và chức vụ của mỗi người.Vào lúc này cả hai chúng tôi đều là những người Tin Lành thuộc hệ phái chánh. Chúng tôi đã đến một chỗ đó là ngưỡng mộ những người Ngũ tuần và những người thuộc phong trào ân tứ, nhưng vẫn giữ khoảng cách đối với họ. Tôi có một chút lợi thế thuộc loại ân tứ đối với John trong những ngày ấy bởi vì thỉnh thoảng tôi đã có sử dụng một ngôn ngữ cầu nguyện. Còn John đã nói tiếng lạ nhiều năm trước đây khi còn là một tân tín hữu, nhưng đã được bảo rằng ông không nên làm điều đó nữa, vì vậy, ông đã thôi. Lúc ấy

Page 30: Chuc vu chua lanh

chúng tôi chẳng bao giờ thảo luận về vấn đề đó cả, tôi cũng không coi việc nói các thứ tiếng là một yếu tố trọng tâm trong đời sống thuộc linh của mình.Thế rồi Chúa kêu gọi John mở một Hội Thánh mới. Tôi ủng hộ ý tưởng đó, trong trí tôi nghĩ rằng một hội chúng nhỏ sẽ giữ cho ông bận rộn suốt những ngày cuối tuần khi mà ông không đi ra để tư vấn với các mục sư. Tôi thật ít khi nào ngờ rằng Hội Thánh nhỏ ấy cuối cùng sẽ phát triển thành một Hội Thông Công Cơ Đốc Vineyard thuộc Anahem, có trên 6.000 thành viên. Khi Đức Chúa Trời bắt đầu ban phước cho Hội Thánh bằng sự tăng trưởng phi thường, John Wimber đã bị buộc phải từ chức với Hiệp Hội Charles Fuller vào năm 1977. Chúa cũng đã biết về điều đó, và đã chuẩn bị Carl George of Gainesville, Florida để nhận lấy chỗ của John và đưa Hiệp Hội này tiến lên từ điểm đó. Nhưng John và tôi vẫn là những người bạn thân thiết, và cứ mỗi tháng tám thì ông lại tiếp tục giúp tôi dạy khóa Tiến sĩ mục vụ ở tại Chủng Viện Fuller được gọi là Church Growth II.Tôi bắt đầu thoáng nhận biết rằng suốt năm 1978 đến năm 1980, John và những người khác trong hội chúng của ông đã bắt đầu cầu nguyện cho người đau và chứng kiến Đức Chúa Trời chữa lành một số người. Vì tò mò, thỉnh thoảng tôi đã đến thăm Hội Thánh vào các buổi tối Chúa nhật khi Hội Thánh vẫn nhóm lại ở trong phòng thể dục của Trường Trung Học Canyon ở tại Placentia, California. Đến năm 1981, John đề nghị chúng tôi dành ra một trong những buổi sáng của mình ở tại Church Growth II cho ông để giảng thuyết về đề tài: “Các Dấu kỳ, Phép lạ và Sự Tăng Trưởng của Hội Thánh.” Nếu như lời đề nghị này đến từ bất cứ người nào khác, thì hẳn tôi đã do dự. Điều này đang dời chuyển vào trong một lãnh thổ chưa được thám hiểm cả trong phong trào tăng trưởng Hội Thánh lẫn trong Chủng Viện Thần Học Fuller. Nhưng tôi tin cậy John Wimber; ông đã tỏ ra là một con người hết sức ngay thẳng và đáng tin cậy đến nỗi tôi cho phép ông điều đó. Tôi đã làm được một điều đặc biệt khi mời viện trưởng của trường Fuller thuộc Hội Truyền Giáo Thế Giới của chúng tôi là Paul E. Pierson đến ngồi dự trong lớp học.TỪ MỘT KHÁN GIẢ TRỞ THÀNH NGƯỜI DỰ PHẦN Mặc dầu bài diễn thuyết không có gì nằm trong những giới hạn Paul Pierson và tôi đã từng nghe trước đây, song cả hai chúng tôi đều có một ấn tượng tốt. Trong khi chúng tôi trao đổi với nhau trong bữa ăn trưa, John đã đề cập rằng ông đã thu thập còn nhiều tài liệu hơn nữa về đề tài này, và chúng tôi bắt đầu thảo luận những khả năng của việc dạy toàn bộ một khóa học về các dấu kỳ và các phép lạ như là một phần của giáo trình thường xuyên của Trường Truyền giáo Thế giới của chúng tôi. Qua một vài tháng tiếp đó, ban giảng huấn của Trường Truyền Giáo Thế Giới đã xem xét vấn đề này dài hạn. Cuối cùng đã có một quyết định để giới thiệu giáo trình: MC510: Các Dấu

Page 31: Chuc vu chua lanh

Kỳ, Các Phép Lạ và Sự Tăng Trưởng của Hội Thánh. Tôi sẽ là một giáo sư duyệt xét tài liệu, còn John Wimber sẽ làm phần lớn công việc dạy dỗ.Khi lớp học đã bắt đầu vào tháng một năm 1982, tôi thận trọng giữ vai trò của một khán giả. Tôi ngồi yên lặng ở dãy ghế cuối cùng, quan sát John “trổ tài” khi ông mô tả chức vụ của mình. Tôi không hề có ý định đích thân trổ tài.Nhưng toàn bộ sự việc này đã thay đổi vào khoảng tuần lễ thứ ba. Khi việc dạy dỗ đã kết thúc và thời gian chức vụ bắt đầu. John nói: “Ở đây có người nào cần cầu nguyện cho sự chữa lành thuộc thể không?” Trước khi tôi biết điều đó, cánh tay tôi đã đưa lên. Trong suốt nhiều năm, tôi đã phải điều trị vì chứng cao huyết áp và cứ phải dùng ba viên thuốc mỗi ngày. John đã mời tôi tiến lên trên và ngồi trên một chiếc ghế đẩu. Trước sự quan sát của cả lớp, ông bắt đầu cầu nguyện. Tôi cảm thấy một sự bình an lớn lao bao phủ mình. Tôi trở nên thư giãn đến nỗi sợ rằng mình sẽ tuột khỏi chiếc ghế đẩu. Tôi lờ mờ nghe John đang mô tả chi tiết những gì đang xảy ra với tôi. Ông nói: “Đức Thánh Linh đang ở trên ông ấy. Các bạn có nhìn thấy Đức Thánh Linh ở trên ông ấy không?” Tôi hẳn đã ngồi đó hơn 10 phút. John nói cho tôi rằng ông cảm thấy Chúa đang chăm sóc tôi, nhưng tôi không cần phải bỏ thuốc cho đến khi nào tôi được bác sĩ cho phép.Vài ngày sau đó, tôi đến gặp bác sĩ của mình. Ông ta rất ngạc nhiên khi thấy huyết áp của tôi xuống rất thấp. Tôi kể cho ông nghe điều đã xảy ra và ông lắng nghe chăm chú. Ông nói: “Điều đó thật hay quá. Tôi biết những điều lạ lùng có thể xảy ra dưới sự thôi miên!” Ông cho tôi bỏ thuốc dần dần, và trong một vài tháng thì tôi không dùng viên thuốc nào nữa. Điều này đã kết thúc tiến trình chuyển đổi mô hình của tôi. Tôi đã bắt đầu là một con người hoài nghi, sau đó trở thành một người đứng ngoài quan sát và cuối cùng đã quyết định trở thành một người tham dự. Tôi đã bắt đầu đặt tay trên kẻ đau, học biết cách để giúp đỡ họ trong danh của Chúa Giê-xu. Không có nhiều người được lành thoạt ban đầu, nhưng Đức Chúa Trời đã chữa lành đủ số của họ để khích lệ tôi. Không bao lâu sau, việc cầu nguyện cho người bệnh là một phần thường xuyên trong đời sống Cơ Đốc của tôi, mặc dầu vào lúc đó tôi chưa có ân tứ chữa lành.HIỆP HỘI THÔNG CÔNG 120 NGƯỜI Một khi tôi đã trở thành người dự phần và bắt đầu cầu nguyện cho người đau, Đức Chúa Trời tỏ cho tôi biết rằng tôi phải thi hành chức vụ này một cách có tổ chức hơn. Vào mùa hè năm 1982, sau khi buổi học đầu tiên của MC510 đã kết thúc, tôi giúp đỡ để bắt đầu một lớp Trường Chúa Nhật mới dành cho thanh niên trong Hội Thánh của tôi, Lake Avenue Congregational Church ở tại Pasadena, California. Không một hoạch định ban đầu nào dành cho lớp học này bao gồm một chức vụ đặc biệt của việc chữa lành người

Page 32: Chuc vu chua lanh

bệnh cả. Nhưng khi đã được trang bị tốt, lớp học trở thành một phương tiện giải thoát chính cho chức vụ cá nhân của tôi trên mức độ Hội Thánh địa phương. Nó cũng đã trang bị cho bối cảnh mà trong đó tôi sẽ phát triển hầu hết những ý tưởng của mình về cách mà chức vụ thuộc làn sóng thứ ba có thể lồng khớp vào một Hội Thánh Tin Lành truyền thống.Hội Thánh Lake Avenue Congregational là một trong số những Hội Thánh Tin Lành truyền thống. Hội thánh đã được 90 tuổi và đã phát triển trong mỗi một thập kỷ suốt chín thập kỷ của Hội Thánh để trở thành một Hội Thánh có trên 4.000 thành viên, với 3.000 người dự nhóm thường xuyên. Những nhân vật Tin Lành nổi tiếng như Wilbur M. Smith, Charles Woodbridge, David Allan Hubbard, Harold Lindsell, Ted Engstrom, Daniel P. Fuller, Ralph D. Winter, Edward Dayton và nhiều người vĩ đại khác đã dạy ở các lớp học Trường Chúa Nhật thanh niên tại đây. Rõ ràng Hội Thánh đã tự nhận biết mình là một Hội Thánh không theo phong trào ân tứ.Không hề có một sự hoạch định cố ý nào, chỉ là hết sức tình cờ mà tuần lễ trước khi bắt đầu lớp Trường Chúa Nhật mới vào năm 1982, tôi đã được mời để thay thế chỗ trống trên bục giảng trong suốt ba buổi nhóm sáng Chúa nhật trong lúc Mục Sư Paul Cedar đang đi nghỉ phép. Tôi đã mang đến một sứ điệp thuộc loại truyền giảng, chia sẻ với hội chúng điều Đức Chúa Trời đang thực hiện ở khắp nơi trên thế giới. Một phần lời tường thuật của tôi bao gồm một số những câu chuyện lạ lùng về các dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên. Điều này đã khơi dậy lòng quan tâm của một số thành viên Hội Thánh trong lớp học Trường Chúa Nhật mới, và 88 người đã có mặt trong lần đầu tiên khi chúng tôi nhóm lại. Qua nhiều năm, lớp học này, được gọi là Hiệp Hội Thông Công 120 Người, đã từng trồi lên sụt xuống, nhưng vẫn ổn định chung quanh số 100 người trên bảng danh sách và với số người tham dự từ 80 đến 100. Tôi bắt đầu dạy từ sách Công vụ, và Đức Chúa Trời đã gặp gỡ chúng tôi qua nhiều cách lạ lùng - đối với chúng tôi. Như một thành viên trong lớp đã nói: “Chúng ta đã khởi sự học sách Công vụ các sứ đồ. Trước đó lâu, chúng ta đã sống theo điều đó.” Những người có ân tứ thuộc linh mạnh mẽ đã nổi lên qua một khoảng thời gian. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng tôi những người có các ân tứ cầu thay, chăn bầy, chữa lành, đuổi quỷ, tiên tri, quản trị, phân biệt các thần, lời nói tri thức và nhiều ân tứ khác. Một số các thành viên trong lớp đã hình thành một thói quen ngồi học dưới chức vụ gây dựng của John Wimber ở tại Anaheim Vineyard vào các buổi tối Chúa nhật.Giữa vòng những người có ân tứ là George Eckart và Cathy Schaller, là những người tôi đặt phụ trách đội cầu nguyện của lớp học. Cả hai đều là các môn đệ của John Wimber. Họ đã bắt đầu một thời gian chức vụ đều đặn dành cho người bệnh sau lớp học vào các buổi sáng Chúa nhật, là chức vụ đã

Page 33: Chuc vu chua lanh

được tiếp tục qua nhiều năm.Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã cho phép chúng tôi thi hành một chức vụ chữa lành đáng kể trong một Hội Thánh Tin Lành truyền thống chủ yếu là vì hai lý do:1. Vị mục sư quản nhiệm, Paul Cedar, cởi mở đối với việc sử dụng tất cả các ân tứ Thánh Linh trong Hội Thánh ngày nay. Ông hỗ trợ cho chức vụ của Hội Thông công 120 Người, trong khi ông là một người lo cho một trong 25 lớp học Trường Chúa Nhật dành cho người lớn khác, không có hai người nào trong số đó hoàn toàn giống nhau. Ông khuyến khích sự đa dạng bên trong những sự ràng buộc của Cơ Đốc giáo Tin Lành đúng Kinh Thánh. Ông thực thi sự khôn ngoan tin kính trong việc ý thức sự hành động của Đức Thánh Linh và trong việc duy trì sự hiệp nhất của thân thể Đấng Christ.2. Các nỗ lực có ý thức không ngừng được duy trì để tránh những cạm bẫy của sự chia rẽ được liệt kê ở chương trước. Chúng tôi không cho phép chính mình được gọi là những người ân tứ hoặc những người đầy dẫy Thánh Linh hoặc bất cứ điều gì khác mà hàm ý rằng chúng tôi thuộc loại thuộc linh cao hơn những người khác trong lớp học Trường Chúa Nhật, vốn có các loại chức vụ khác nhau. Chúng tôi không có “Đấng Mêsi phức tạp,” và không có những chương trình ẩn dấu nhằm tìm cách thay đổi chủ trương chức vụ của Hội Thánh để cho phù hợp với kiểu của chúng tôi. Thành thật mà nói, tôi thích Hội Thánh như cách Hội Thánh vẫn có bởi vì chúng tôi cảm biết rằng cũng như hàng ngàn người khác, rằng Hội Thánh chính là nơi mà Chúa muốn Hội Thánh như vậy. Chính trong bối cảnh này mà cụm từ làn sóng thứ ba đã nổi lên. Nếu hiệp hội 120 người không phải là phong trào ân tứ, và nếu nó khác trong một số phương cách so với khuôn mẫu của Tin Lành truyền thống, vậy thì nó là gì? Tôi thích gọi nó là nhóm làn sóng thứ ba.ÂN TỨ CHỮA LÀNH Hai năm sau khi sự chuyển đổi mô hình của tôi xảy ra, Đức Chúa Trời đã ban cho tôi ân tứ chữa lành. Điều này đã xảy ra vào mùa hè năm 1984 qua chức vụ của mục sư Lutheran Fred Luthy ở Lancaster, Pennsylvania. Tôi gặp ông Fred vào năm 1983, khi ông đăng ký vào khóa học Hội Thánh Tăng Trưởng I của tôi. Đó là một buổi học lạ lùng nhất mà tôi đã từng dạy. Ân tứ chữa lành đầy quyền năng của riêng ông Fred đã trở nên rõ ràng đối với cả lớp hầu như từ lúc bắt đầu của khóa học hai tuần lễ. Với sự khuyến khích của tôi, Fred đã điều động một khóa hội thảo chữa lành không chính thức, không có chuẩn bị trước trong các giờ nghỉ và sau lớp học. Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều công việc lạ lùng của Đức Chúa Trời trong hai tuần lễ này.Một năm sau đó, Fred Luthy trở lại để học khóa Tăng Trưởng Hội Thánh II.

Page 34: Chuc vu chua lanh

Tôi đã mời ông dùng cơm tối ở tại nhà tôi với những người lãnh đạo của tổ cầu nguyện thuộc Hội Thông Công 120 Người. Khi nhóm chúng tôi sắp sửa giải tán và trở về nhà, ông hỏi có người nào trong chúng tôi cần cầu nguyện chữa lành chăng. Một trong số những người này có một cái chân vì lý do nào đó ngắn hơn chân bên kia. Tôi theo dõi với sự quan tâm hết sức khi Fred cẩn thận đo hai chân và chuẩn bị để xin Chúa làm hai chân bằng thẳng. Đột ngột, ông quay sang tôi và nói: “Tôi nghĩ Chúa muốn anh cầu nguyện cho ống chân này.” Vì vậy, tôi đã làm và chân bên ấy lập tức dài ra. Đức Chúa Trời đã dùng tôi để chữa lành cho hai trường hợp khác nữa về chứng chân ngắn và những trường hợp đau lưng trong ngày hôm đó.Như tôi đã giải thích trong cuốn Các Ân Tứ Thuộc Linh Của Bạn Có Thể Giúp Hội Thánh Của Bạn Tăng Trưởng (Your Spiritual Gifts Can Help Your Church Grow), tôi không tin rằng việc chứng kiến Đức Chúa Trời hành động cách như vậy là điều nhất thiết chứng tỏ rằng người ấy có một ân tứ thuộc linh đặc biệt. Đó có lẽ là điều gì đó Đức Chúa Trời chọn để làm một hoặc hai lần và chỉ như vậy thôi. Tôi cởi mở trước khả năng đó có thể là một ân tứ, nhưng tôi cần thử nghiệm thêm nữa để biết chắc điều đó. Vì vậy sau khi cầu nguyện và tham khảo ý kiến với những người khác tôi xin Chúa ban cho tôi một số bằng chứng rõ ràng qua bốn tháng sắp tới (những tháng còn lại của năm 1984) về việc Ngài có ban cho tôi ân tứ chữa lành hay không. Nhiều điều đã xảy ra qua bốn tháng ấy hướng đến một câu trả lời tích cực. Có hai điều hết sức lạ lùng đến nỗi chúng vẫn tiếp tục rõ nét trong tâm trí tôi.Biến cố thứ nhất xảy ra vào một trong các kỳ hội đồng huấn luyện Thông công Cơ Đốc Vineyard của John Wimber. Tôi được mời để nói chuyện trong một buổi tiệc lớn ở tại khách sạn với khoảng một ngàn mục sư với sự có mặt của các bà vợ. Trong buổi thờ phượng tôi cảm thấy sự hiện diện rất lớn lao của Đức Thánh Linh và Đức Chúa Trời phán trực tiếp với tôi qua tâm linh bảo tôi hãy tiến hành một sự chữa lành cho mọi người. Trước đây tôi thậm chí chưa hề nghĩ đến một điều gì như vậy, nhưng tôi biết tôi phải vâng lời Chúa. Kết quả là, có ít nhất năm mươi người đã bị chân thấp chân cao, đau lưng, và những vấn đề khác về xương đều được chữa lành trong buổi tối hôm đó.Biến cố lạ lùng thứ hai đã xảy ra khi Mục sư Paul Younggi đến Pasadena để ban bố các Bài Diễn Thuyết hàng năm về Hội Thánh Tăng Trưởng ở tại Trường Học Fuller thuộc Hội Truyền Giáo Thế Giới. Mục sư Cho, một người bạn lâu năm, là một mục sư của một Hội Thánh lớn nhất thế giới, Hội Thánh Tin Lành Yoido Full ở tại Seoul, Triều Tiên, có số thành viên lên đến 500.000 người. Trong một buổi trao đổi riêng tư, đã nói rằng ông nghe Chúa phán Ngài muốn sử dụng tôi để kéo dài các ống chân, và rằng ông rất muốn

Page 35: Chuc vu chua lanh

chứng kiến tôi làm việc đó. Thật vậy, ngày hôm sau Đức Chúa Trời sai đến một vị mục sư Ai Cập là người trong tuổi thiếu niên đã bị xe lửa cán qua chân, và một chân của ông đã bị tê cứng, ốm yếu, biến dạng, và từ đó đã ngắn đi. Đức Chúa Trời đã hành động một cách đầy quyền năng, và trước sự chứng kiến của mục sư Cho, ống chân của vị mục sư này đã được kéo dài ra, và lần đầu tiên từ khi tai nạn xảy ra, ông đã có thể đặt toàn bộ trọng lượng của mình trên ống chân ấy.Tôi tin rằng tất cả các Cơ Đốc nhân đều có vai trò đặt tay trên người bệnh và sẵn sàng để chứng kiến Đức Chúa Trời sử dụng họ như các ống dẫn cho sự chữa lành .Về sau, mục sư Cho đã thuật lại câu chuyện này cho hội chúng của ông ở tại Seoul. Một nữ chấp sự mà hai ổ xương hông của bà đang bị phân hủy đã lắng nghe chăm chú. Trong suốt bài giảng, bà tin rằng mình đã nghe Chúa bảo bà hãy đến Pasadena để Peter Wagner cầu nguyện cho bà. Bà kiểm tra điều đó với mục sư Cho và ông đồng ý; vì vậy bà đã đến. Bà đã bước vào văn phòng chủng viện của tôi với một cái nạng, và đã ra về đi bộ mà không cần nó. Một tuần lễ sau, ngay trước khi trở về Triều Tiên, bà cho tôi xem các bức hình bà đã chụp quang tuyến X trước và sau khi cầu nguyện, và chỉ cho tôi xem những chỗ mà bác sĩ đã cho bà biết là đã có những mô xương mới đang mọc lên trong các ổ xương hông. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi ân tứ chữa bệnh, và tôi sử dụng nó bất cứ khi nào tôi có thể. Không phải tất cả những người tôi cầu nguyện cho đều được cải thiện, nhưng như tôi sẽ chứng minh về sau trong quyển sách này, nhiều người đã thật sự khá hơn. Vì thế tôi không tin rằng ân tứ chữa bệnh là một điều kiện tiên quyết để cầu nguyện cho người bệnh, nhưng tất cả các Cơ Đốc nhân đều có vai trò đặt tay trên người bệnh và sẵn sàng để thấy Đức Chúa Trời sử dụng họ như các ống dẫn cho việc chữa lành. Tuy nhiên, những người mà Đức Chúa Trời đã chọn để ban cho kinh nghiệm ân tứ này một mặt họ có được một chiều kích bổ sung thêm về quyền năng chữa bệnh, song một mặt kia họ phải đảm nhận thêm trách nhiệm và sự khai trình. Đây hoàn toàn là một vấn đề về sự quản lý. Vì ai đã được ban cho nhiều hơn thì sẽ bị đòi lại nhiều hơn (xem LuLc 12:48).LIỆU LÀN SÓNG THỨ BA CÓ NỞ RỘ KHÔNG? Tôi tin chắc rằng không phải ai cũng mất đến 15 năm để khám phá ra làn sóng thứ ba. Mặc dầu sẽ có người thậm chí cần hơn 15 năm, tôi ngờ rằng hầu hết sẽ phát hiện ra nhanh chóng hơn nhiều. Tuy nhiên, quá trình dài bao lâu cũng phải có sáu bước phải được nhận định rõ:1. Sự chống đối . Tương đối có ít Cơ Đốc nhân ở vào chỗ cực đoan mà tích cực chống lại các chức vụ về phép lạ, mặc dầu có một số người làm như vậy.2. Vô tín . Đối với nhiều Cơ Đốc nhân, đặc biệt là giữa vòng những người

Page 36: Chuc vu chua lanh

giải thích đức tin của họ theo những giả định của chủ nghĩa nhân văn, thì ý tưởng về việc Đức Chúa Trời can thiệp trực tiếp vào các vấn đề của con người là điều lố bịch. Họ không đặc biệt chống đối những người tin nơi các phép lạ, họ chỉ cảm thấy thương hại cho những người đó. 3. Chủ nghĩa hoài nghi . Những người hoài nghi thừa nhận khả năng của phép lạ, nhưng họ nghi ngờ là không biết nếu như Đức Chúa Trời có hành động qua các phép lạ và các dấu kỳ thì Ngài có thường xuyên làm hay không. Về mặt lý thuyết thì họ xác nhận các phép lạ; nhưng về thực tế thì có lẽ là không.4. Lòng tin . Hầu hết những Cơ Đốc nhân Tin lành đều tin rằng bà Mari đã hoài thai mà không có sự giao hợp, rằng Đức Chúa Trời đã cứu Đaniên khỏi hàm sư tử và Chúa Giê-xu đã đi bộ trên mặt nước. Tuy nhiên, có một số người vượt trên đức tin đó, tin rằng chúng ta có thể trông đợi Chúa làm việc những cách tương tự như vậy trong Hội Thánh của mình ngày nay.5. Cởi mở đối với những người khác . Ở giai đoạn này chúng ta khẳng định rằng phải, những sự chữa lành hợp pháp và những phép lạ khác đang diễn ra ở nhiều Hội Thánh và trong chức vụ của nhiều người ngày nay. Chúng ta là những người hậu thuẫn, thậm chí đôi khi còn là những người nhiệt thành về điều Đức Chúa Trời đang làm qua các dấu kỳ và các phép lạ, nhưng chúng ta vẫn thích đứng ngoài quan sát hơn là những người dự phần.6. Dự phần vào chức vụ . Chúng ta tích cực tham gia vào chức vụ chữa lành qua các phép lạ, đôi khi với tư cách những cá nhân và đôi khi như là một nhóm của những Cơ Đốc nhân có đồng tâm tình.Tôi tin rằng trong những ngày này, ngày càng có nhiều Cơ Đốc nhân đang tiến đến giai đoạn thứ sáu. Chức vụ đặc biệt của tôi, bao gồm cuốn sách này, đã bắt đầu ở giai đoạn bốn - lòng tin, và hướng thẳng đến giai đoạn sáu - dự phần. Tuy nhiên những người khác, như là đồng nghiệp của tôi ở tại Chủng Viện Fuller là Colin Brown, còn đi sâu hơn nữa và đang ra sức để giúp những người khác đi từ Các Giai Đoạn 1, 2, hoặc 3 đến chỗ đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời là Đấng làm phép lạ. Cuốn sách của Brown Miracles and the Critical Mind, ( Các Phép Lạ và Tâm Trí Hay Chỉ Trích) là một khảo sát uyên thâm và mang tính thuyết phục về những lý do phản đối chuẩn xác đối với các phép lạ. Sau đó ông phổ biến những lập luận của mình qua một lối văn mà mọi người có thể hiểu được trong một quyển sách nhỏ hơn có tựa là That You May Believe (Để Bạn Có Thể Tin).Cách đây không lâu tờ USA Today đã trích dẫn lời của tôi với hàm ý rằng tôi cảm thấy đến cuối thế kỷ này thì việc cầu nguyện cho người bệnh trong các Hội Thánh của chúng ta sẽ trở nên bình thường như Trường Chúa Nhật. Nhiều người bạn đã hỏi tôi là liệu tôi có thật sự tin điều đó không, tôi đã tin như vậy. Khuynh hướng hiện nay giữa vòng các Cơ Đốc nhân rõ ràng là

Page 37: Chuc vu chua lanh

đang hướng đến Giai Đoạn 6. Không phải mọi người ở Giai Đoạn 6 đều sẽ hòa nhập với làn sóng thứ ba, nhưng một số lượng đáng kể các Cơ Đốc nhân theo nhận định của tôi, sẽ gia nhập. Đó là lý do vì sao tôi nghĩ làn sóng thứ ba, thật vậy, sẽ nở rộ trong thời kỳ của chúng ta.CÁC DẤU HIỆU TÍCH CỰC Khi chúng ta hướng đến thế kỷ hai mốt, một số những đặc điểm khá rõ ràng về bức tranh Cơ Đốc cho thấy một khuynh hướng ngày càng cởi mở hơn đối với công tác của Đức Thánh Linh trong Tân Ước cả trong lý thuyết lẫn trong thực tế. Khi xem xét những điều đó, có ít nhất năm đặc điểm chính để dẫn đến những kết luận sau đây:1. Có nhiều người thuộc phái tự do đang trở thành những người Tin Lành . Cơ Đốc giáo tự do đã đạt đến đỉnh điểm cách đây hai hoặc ba thập kỷ. Những người lớn mới quy đạo theo Cơ Đốc giáo trên khắp thế giới hầu hết đều là ở trong các Hội Thánh tự nhận họ là bảo thủ về mặt thần học. Vào nhiều dịp khi tôi có dịp chia sẻ gây dựng trong các hội đồng của các mục sư và nói chuyện cá nhân với các mục sư, người này hoặc người khác đã nhận xét một cách khá là thoải mái: “Trước kia khi tôi vẫn còn là một người thuộc khuynh hướng tự do ...” Các phong trào Ngũ tuần và ân tứ đã khuấy động khuynh hướng này một cách đáng kể.Ngay cả một số người vẫn thuộc khuynh hướng tự do dầu vậy vẫn đang cởi mở trước các hiện tượng về các dấu kỳ và các phép lạ siêu nhiên cũng như các chức vụ chữa lành. Ví dụ, trong một bài báo mới phát hành của tờ International Review of Mission, giám đốc điều hành Hội Nghị Thế Giới của Các Hội Thánh là Arne Sovik xét duyệt sáu cuốn sách nói về việc chữa lành được viết bởi các tác giả thuộc loại dung hòa. Trong nhận xét mở đầu của mình ông nói: “Chỉ thời gian khá gần đây mới có một sự phục hồi mối quan tâm nghiêm túc đặt nơi việc nghiên cứu về lượng đức tin mà một người có được nơi sự chữa lành là bao nhiêu.” Sau đó ông tuyên bố một điều hết sức bày tỏ quan điểm của mình như sau: “Mãi cách đây một hoặc hai thập kỷ dường như chức năng chủ yếu của vị mục sư tuyên ý trong bệnh viện không phải là một phần tử của đội ngũ chữa lành mà chỉ là để chuẩn bị bệnh nhân cho tình huống cho thấy việc chữa lành có thể không đến.”2 Rõ ràng là sự việc ngày nay đã khác.Mục sư Vic Varkoni thuộc Hội Thánh Trưởng Lão Phía Đông ở tại Charlotte, Bắc Carolina đang dự phần vào cùng một khuynh hướng ấy. Ông nói: “Phương diện nổi bật hơn hết của chức vụ Hội Thánh chúng tôi là chữa bệnh.” Ông cảm tạ Chúa vì đã đem đến sự chữa lành mặc dầu họ đã không cầu xin chức vụ này hoặc có dự định gì cho điều đó. Ông xem điều này là lạ lùng bởi vì: “Chúng tôi không phải là những người Tin Lành hoặc phong trào ân tứ, vậy mà chúng tôi vẫn đang được chữa lành ... Chúng tôi, những

Page 38: Chuc vu chua lanh

người thuộc Hội Trưởng Lão không hề trông đợi điều này.”3 Vì cớ sự cam kết của họ đối với thẩm quyền của Kinh Thánh , những người Tin Lành ngày nay hiện không bàn cãi với nhau về giá trị của các phép lạ . Mà câu hỏi ở đây là liệu chúng ta có đang mong chờ phép lạ xảy ra trong chức vụ của mình ngày nay không .2. Người Tin Lành tin vào các phép lạ . Vì cớ sự cam kết của họ đối với thẩm quyền của Kinh Thánh, những người Tin Lành hiện nay không bàn luận với nhau về tính hiệu lực của các phép lạ. Tuy nhiên vấn đề là liệu chúng ta có đang mong đợi phép lạ xảy ra trong chức vụ ngày nay của chúng ta hay không. Ngày càng có nhiều người nhận thấy rằng biết để đến chỗ tin nơi các phép lạ nói chung cho đến việc tin vào các phép lạ ngày nay là không lớn lắm.3. Những người Tin Lành tin nơi ma quỷ . Thậm chí giữa vòng những người Tin Lành đã lập luận rằng phong trào ân tứ là không đúng Kinh Thánh và những người dạy rằng ân tứ tiếng lạ và lời tiên tri cũng như sự chữa lành và các phép lạ đã không còn tiếp tục sau thời các sứ đồ, một số đông những người theo chủ nghĩa hiện thực, thừa nhận rằng ma quỷ đang hoạt động tích cực ngày nay và cần phải được xử lý. Ví dụ, Học Viện Kinh Thánh Moody, nằm ở trung tâm khuynh hướng định kỳ thuyết của người Mỹ và trước đây vẫn công khai chống lại phong trào ân tứ. Dầu vậy, nhà xuất bản Moody đã cho ra đời hai trong số những cuốn sách hay nhất nói về sự giải cứu khỏi ma quỷ: là cuốn Kẻ Đối Nghịch của Mark I. Bubeck và cuốn Overcoming the Adversary ( Đắc Thắng Kẻ Đối Nghịch). Tôi sử dụng cả hai quyển sách này trong các lớp học của tôi ở tại Chủng Viện Fuller. Gần đây hơn, chủ tịch của Khoa Thần Học Moody là C. Fred Dickason, đã cho ấn bản cuốn Demon Possession and the Christian ( Tình Trạng Quỷ Ám Và Cơ Đốc Nhân), ông thuật lại, giữa vòng những điều khác nữa, cách ông đã đích thân giúp đỡ cho hơn 400 anh chị em Cơ Đốc nhân bị quỷ ám.4. Người Tin Lành tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn chữa bệnh . Nói về mặt thần học, thì không nên có một khoảng cách lớn ở giữa việc tin rằng Đức Chúa Trời đuổi quỷ một cách siêu nhiên ngày nay với việc tin rằng Ngài chữa lành bệnh tật một cách siêu nhiên ngày nay. Và đây chính là vấn đề. Khi đối diện trực tiếp với vấn đề, có rất ít nếu như có, một người Tin Lành nào, khẳng định ngày nay Đức Chúa Trời không thể hoặc không chữa lành. Hầu hết mọi người, nếu được hỏi, đều tuân theo những chỉ dẫn đã được đặt để trong Gia Gc 5:13-15, mời các trưởng lão đến và xức dầu rồi cầu nguyện bởi đức tin. Nhưng thực tế mà nói, những trông mong đối với sự chữa lành bằng phép lạ giữa vòng những người Tin Lành điển hình vẫn không cao lắm. Elmer L. Towns đã mô tả tượng hình điều này khi ông nói: “Cả vị mục sư lẫn bệnh nhân đều không mong đợi sự can thiệp lạ lùng của

Page 39: Chuc vu chua lanh

Đức Chúa Trời. Mục sư thường cầu nguyện yếu ớt như vầy: ‘Lạy Chúa xin ban phước cho các bác sĩ để họ có sự khôn ngoan. Xin đặt tay chữa lành của Ngài trên con cái Ngài. Amen.’” Ông Towns tiếp tục nhận xét: “Điều đó dường như không phải là đức tin lớn hay là việc chữa lành.”4 Bài báo phát hành vào tháng mười năm 1982 của tạp chí Christian Life (Đời sống Cơ Đốc) mô tả khóa học MC510 ở tại Chủng Viện Fuller như sau: “Các Dấu Kỳ, Phép Lạ và Sự Tăng Trưởng Của Hội Thánh.” Kết quả là các nhà xuất bản đã kinh nghiệm phản ứng lớn nhất trước một đặc trưng riêng lẻ trong lịch sử của tạp chí. Vì cớ sự đòi hỏi của công chúng bài báo đã được in lại nhiều lần.5 Các nhà xuất bản đã tiếp tục đăng một bài khảo sát về các ý kiến của đa số các nhà lãnh đạo Tin Lành trên khắp đất nước. Một trong các câu hỏi là: Bạn có tin vào “các dấu kỳ và phép lạ” được nhắc đến trong Tân Ước là dành cho ngày nay không? Trong số 29 người lãnh đạo nổi bật tượng trưng cho toàn bộ phạm vi của giáo phái Tin Lành, chỉ có hai người là trả lời không. Chắc chắn rằng không phải tất cả 27 câu trả lời tích cực kia đều hòa nhập với làn sóng thứ nhất, thứ nhì hoặc thứ ba, nhưng đồng thời chúng cũng không ở quá xa.5. Những người Tin Lành đang lắng nghe Những người Ngũ tuần và những người thuộc phong trào ân tứ . Đôi khi những người Tin Lành nói chung đối xử với Những Người Ngũ tuần và phong trào ân tứ bằng một sự dửng dưng ôn hòa. Không nhắc đến tính thù địch. Nhưng sự tăng trưởng ồ ạt của các phong trào này, là điều mà tôi sẽ mô tả trong chương tiếp theo, hiện nay đã làm cho điều này hoàn toàn không thể được. Tôi thích cách nhà truyền giáo học Tin Lành kỳ cựu J. Herbert Kane thuộc Trường Trinity Evangelical Divinity đã nói: “Cho đến gần đây, vẫn có nhiều người Tin Lành phản đối các dấu kỳ và các phép lạ; họ đã làm như vậy dựa trên các cơ sở thần học .... Nhưng tất cả những điều đó hiện đang bắt đầu thay đổi.” Ông tỏ ra rằng những người Tin Lành đang nỗ lực dùng các phương pháp sứ đồ trong lãnh vực truyền giáo nhưng: “Than ôi, chúng ta đã quên rằng các phương pháp sứ đồ ấy mà không có quyền năng của các sứ đồ, thì chẳng khá hơn bất cứ phương pháp nào khác.” Điều gì đang đem lại sự thay đổi trong cách suy nghĩ này? Kane nói rằng: “Những người bạn trong phong trào ân tứ và Ngũ tuần của chúng ta đã giúp chúng ta rất nhiều trong lãnh vực này và chúng ta nợ họ một món nợ của lòng biết ơn.”6 VIỆC DẠY DỖ VỀ LÀN SÓNG THỨ BA TRONG CÁC CHỦNG VIỆN Một trong các dấu hiệu tích cực nhất về sự chấp nhận việc dạy dỗ về làn sóng thứ ba giữa vòng những người Tin Lành là sự sẵn sàng của các chủng viện và các trường Kinh Thánh để nghiệm thử với các giáo trình có liên quan. Khóa học MC510 John Wimber và tôi đã đi tiên phong ở tại Chủng Viện Fuller đã được nhắc đến rồi. Suốt trong bốn năm giáo trình này đã

Page 40: Chuc vu chua lanh

được dạy, một phản ứng tiêu cực đã được dựng lên giữa vòng một số các giáo sư thần học, và khóa học đã phải bị hủy bỏ trong một năm. Một quyết định đặc biệt bao gồm 12 giáo sư đã nghiên cứu vấn đề này trong tám tháng và cho ra một tuyên bố chung dài 80 trang. Sau đó trong năm 1987 một khóa học tương tự đã được tái lập - MC550 Chức Vụ Chữa Lành và Truyền Giáo Thế Giới, được dạy chung bởi Charles H. Kraft và chính tôi. Khóa học này đã có mặt và tiếp tục là một trong những khóa học nhiệm ý được ưa chuộng nhất trong chủng viện. Timothy M. Warner thuộc Trường Thần Học Trinity Evangelical Divinity ở tại Deerfield, Illinois đã giới thiệu, vào mùa thu năm 1985, ME875M : Power Encounter in Missionary Ministry (Sự đối đầu bằng Quyền năng trong Chức vụ Truyền giáo ). Khóa học tham khảo các khái niệm theo Kinh Thánh về quyền năng khi chúng có liên quan đến Đức Chúa Trời, Chúa Cứu Thế, Đức Thánh Linh, các thiên sứ, Satan và các quỷ sứ. Các phương pháp và các nguyên nhân về chiến trận thuộc linh phải được dạy dỗ. Khóa học này mong đợi thu hút được khoảng 25 sinh viên, để được xem là một sự ghi danh tốt đối với một khóa học nhiệm ý ở tại trường Trinity. Thế mà đã có 81 sinh viên hiện diện, làm cho nó trở thành một trong những khóa học nhiệm ý lớn nhất của trường. Cũng ở tại trường Trinity, Kenneth S. Kantzer đã bắt đầu dạy một khóa học về lịch sử của phong trào ân tứ.Ở tại Chủng Viện Thánh Kinh Columbia và Trường Truyền Giáo Tốt Nghiệp cho Columbia, tại Nam Carolina, Philip M. Steyne dạy MIS624: Thần học Kinh Thánh về Cuộc Đối Đầu Quyền Năng. Ông bàn đến bản chất cuộc đối đầu giữa các thế lực của Đức Chúa Trời và của Satan, đặc biệt là khi điều đó xảy ra trong kinh nghiệm của con người.F. Douglas Pennoyer thuộc Trường Đại Học Seattle Pacific đang triển khai một khóa học về “Ma Quỷ , Các Quỷ Sứ và Các Hội Truyền Giáo Thế Giới .” PT802 Spiritual Warfare (Chiến trận thuộc linh PT 802) được Giáo Sư Neil Anderson dạy ở trong Ngành Thần Học Thực Hành thuộc Trường Thần Học Biola’s Talbot, và chương trình sau tốt nghiệp của trường Biola cũng cung cấp Anthropology 401 Magic, Witchcraft and Sorcery (Thuật chiêm tinh 401 Phù Thủy, Ma Thuật và Phù Phép). Viện Kinh Thánh Moody cũng đã cung ứng SK3502 Tư Vấn: Sự Ám Ảnh Của Tà Linh được dạy bởi C. Fred Dickason và Mark I. Bubeck. Các học viện khác cũng đang bổ sung tên của họ vào bảng danh sách này.Qua việc nhắc đến điều đó, không phải tôi muốn hàm ý rằng tất cả các học viện kể trên đều sẽ tán thành các kết luận của cuốn sách này. Một số người sẽ coi tôi như là một kẻ ân tứ quá mấu. Song, dầu vậy, mức độ căng thẳng của sự bất đồng thì hầu như không gay gắt và mang tính chất phòng thủ như 10 năm trước đây.

Page 41: Chuc vu chua lanh

Phần lớn khuynh hướng mới này đang xuất hiện từ các khoa của hội truyền giáo trong các trường học này. Các khoa về thần học có phần nào hơi dè dặt hơn để đồng ý rằng sự dạy dỗ như vậy là bổ ích. Đó là lý do vì sao mà một lời đến từ John Jefferson Davis, giáo sư về thần học hệ thống ở tại Chủng Viện Thần Học Gordon Conwell ở tại miền Nam Hamilton, tiểu bang Massachusetts, lại quá đúng thời điểm như vậy. Davis, khi khảo sát về các phương hướng tương lai cho những người Tin Lành Hoa Kỳ, đã thừa nhận: “Những người chúng tôi, cũng như chính bản thân tôi, đứng bên trong truyền thống thần học Cải chánh có nhiều điều phải học tập từ nơi những kinh nghiệm của người thuộc phái Wesley, Holiness và Ngũ tuần về Đức Thánh Linh.” Ông đã thảo luận và định nghĩa cụm từ truyền giáo bằng quyền năng, và nói rằng: “Khắp thế giới đang có một khuynh hướng ngày càng gia tăng kể từ khoảng năm 1950 đối với việc công nhận và thực hành quyền năng truyền giáo.”7 Liệu sự dạy dỗ này của chủng viện có tạo được một sự thay đổi không?Đã có những người làm việc qua chức vụ của George và Gayle Weinand với tư cách những nhà truyền giáo ở tại San Jose, Costa Rica. Sau khi đã học khóa MC510 ở tại Chủng Viện Fuller, họ đã viết thư về nhà như vầy: “Từ khi trở về Costa Rica vào tháng giêng, chúng tôi đã và đang hoạt động trong một quyền năng mới mà chúng tôi chưa hề biết trước kia trong sáu năm hầu việc Chúa tại đây.” Họ thuật lại thế nào họ đã cứu giúp cho một người đàn bà bị mắc kinh phong, người này đã từng tham gia vào phù phép, cầu cơ, và tà thuật. Họ đã đuổi các quỷ ra khỏi bà, và “bấy giờ sau 46 năm khổ sở, nay bà đã hoàn toàn được tự do.”Nhà Weinands tiếp tục thuật lại câu chuyện về một người đàn ông với chứng thoát vị nặng đến nỗi ông đi đứng thật khó khăn; ông đã được chữa lành lập tức khi họ cầu nguyện cho ông. Một người khác bị gãy khớp cổ tay cũng đã được chữa lành. Một sinh viên trường Kinh Thánh đã khổ sở vì bị ma quỷ tấn công vì chứng đồng tính luyến ái đã được giải phóng và đời sống của anh đã được thay đổi.Họ kết luận bức thư với câu nói: “Đây là sức mạnh có sức lôi cuốn của Hội Thánh trên đất, đó là Đức Chúa Trời đang khuấy động trong nhiều nơi trên thế giới. Điều này đang xảy ra hiện nay ở tại Costa Rica, và chúng tôi được khích lệ rất nhiều.” 8 Tôi cũng vậy.

Ghi chú

1. Một phần tài liệu ở phần trước đã có xuất hiện trong chương “ Khám phá Quyền năng” của tôi trong cuốn Power Encounters Among Christians in the Western World do John Wimber và Kevin Springer biên soạn (Harper &

Page 42: Chuc vu chua lanh

Row) due Spring 1988.2. Arne Sovik, “Signs and Wonders,” International Review of Mission, April 1987, p. 271.3. Vic Varkoni, “We Are Being Healed,” Monday Morning, May 19, 1986, p. 15.4. Elmer L. Towns, “Does God Heal Today?” Fundamentalist Journal, June 1983, p. 36.5. An updated and expanded version of the October 1982 issue of Christian Life is now available in book form: Signs and Wonders Today, edited by C. Peter Wagner (Altamonte Springs, Fuller: Creation House, 1987).6. J. Herbert Kane, Wanted: World Christians (Grand Rapids: MI: Baker Book House, 1986), pp. 214-216.7. John Jefferson Davis, “Future Directions for American Evangelicals,” Journal of the Evangelical Theological Society, Dec. 1986, p. 464.8. George and Gayle Weinand, San Jose, Costa Rica, May 1985 prayer letter.

TRUYỀN GIÁO BẰNG QUYỀN PHÉP NGÀY NAY

Hầu hết các Cơ Đốc nhân đều thành thật tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Có phải đó đúng là điều mà Chúa đang làm trong thế giới ngày nay không? Đúng như vậy.Vấn đề này thật vô cùng quan trọng bởi vì, như Kinh Thánh đã dạy, gió của Thánh Linh muốn thổi đâu thì thổi (xem GiGa 3:8). Điều Chúa đang làm trong thế giới ngày hôm qua không nhất thiết là điều Ngài đang làm ngày nay. Đó là lý do vì sao Chúa Giê-xu phán: “Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội Thánh” (KhKh 2:7).THẤY LÀ TIN Trong chương vừa qua tôi đề cập rằng một trong những bí quyết của sự chuyển đổi mô hình cá nhân của tôi từ một người chống Ngũ tuần sang một người dự phần trong làn sóng thứ ba là do một sự đánh giá thành thật về phong trào Ngũ tuần ở tại châu Mỹ Latinh. Sự phát triển lạ lùng của các Hội Thánh ấy, vượt xa sự phát triển của loại các Hội Thánh mà tôi đã cùng làm việc với, đã thu hút sự chú ý của tôi. Một sự xem xét kỹ lưỡng tiếp theo đó đã thuyết phục tôi rằng tôi đang quan sát một công việc phi thường của Đức Thánh Linh. Câu hỏi đối với tôi trở thành: Liệu tôi có một lỗ tai để nghe điều Đức Thánh Linh đang phán cùng các Hội Thánh chăng?Tôi không cô độc. Donald A. McGavran, được nhiều người xem là nhà truyền giáo học xuất sắc của thế kỷ hai mươi, đã cống hiến đời sống mình để quan sát và phân tích sự tăng trưởng và không tăng trưởng của các Hội

Page 43: Chuc vu chua lanh

Thánh trên khắp thế giới. Trải qua phần lớn sự nghiệp năng động của ông, là sự nghiệp đã kéo dài trong suốt 55 năm, từ năm 1925 đến năm 1980, phản ứng của ông trước các câu chuyện về những sự chữa lành bằng phép lạ là một phản ứng của “bất cứ một người Mỹ bình thường nào”. Ông tin rằng nếu bạn đau ốm, bạn hãy đi bệnh viện. “Lời gợi ý cho rằng bạn hãy gọi ai đó và để người ấy xức dầu cho bạn rồi cầu nguyện,” ông nói: “thường bị coi là mê tín.” Ông ta tất nhiên là không phủ nhận sự dạy dỗ đó là đúng Kinh Thánh. Và ông thường thú nhận: “Có lẽ trong một thời kỳ khác, cách đây rất lâu, thì nó hiệu quả. Chứ ngày nay thì không.”Tuy nhiên, thái độ của ông đã thay đổi trong thập niên 1960, trong khoảng thời gian ông trở thành tu viện trưởng của Trường Thần Học Fuller thuộc Hội Truyền Giáo Thế Giới ở tại Pasadena, tiểu bang California. Sự khảo sát tiếp tục của ông đang chứng minh rằng hầu hết những Hội Thánh tăng trưởng nhanh chóng là những Hội Thánh không hạn chế chính mình trước sự hành động của Đức Thánh Linh. Bấy giờ ông nói: “Bằng chứng mà tôi khám phá từ quốc gia này đến quốc gia khác - kể cả Bắc Mỹ - đơn giản không cho phép tôi giữ mãi quan niệm cũ của mình. Và tôi có thể nói rằng, khi tôi suy gẫm về điều đó, những xác quyết theo Kinh Thánh của tôi không cho phép điều đó.”Đối với một số người thật khó để thừa nhận một lối suy nghĩ như vậy đã thay đổi triệt để như thế nào so với quá khứ. Ví dụ, Rufus Anderson, một trong những nhà truyền giáo học nổi tiếng của thế kỷ vừa qua, đã bày tỏ sự khôn ngoan trong các thời kỳ của mình khi ông viết, vào năm 1869 rằng những người truyền giáo không thể nào được coi như là các sứ đồ thời nay bởi vì họ “thiếu các ‘dấu kỳ, các dấu lạ và những công việc quyền năng,’ mà thánh Phaolô, trong thư 2Côrinhtô đã công bố phải là những dấu hiệu cần thiết của một sứ đồ.”2 Trong lịch sử chưa bao giờ có một tỉ lệ phần trăm dân số thế giới được nghe Tin Lành cao như vậy , cũng không có sự gia tăng của những Cơ Đốc nhân Tin Lành đáng khích lệ như vậy .Ông McGavran đã thuật lại một sự trao đổi bày tỏ ý kiến với Giám Mục Hội Giáo Lý là Waskom Pickett về Ấn Độ vào những năm 1930. Pickett đã nói rằng khi ông khảo sát cuốn sách của mình Christian Mass Movements (Các phong trào quần chúng Cơ Đốc ) ở tại Ấn Độ (1936) ông, “đã phát hiện nhiều phép lạ, dấu kỳ và những điều kỳ diệu hơn cả trong sách Công vụ.”McGavran đã hỏi: “Tại sao ông không thuật lại những điều đó trong tác phẩm của ông?”Pickett trả lời: “Nếu như tôi có ghi lại, thì không ai tin phần còn lại của quyển sách.”Có lẽ ông đã đúng. Phong trào Ngũ tuần chỉ mới bắt đầu, và nhiều Cơ Đốc

Page 44: Chuc vu chua lanh

nhân trong thời nay đã thật nghi ngờ rằng đó có phải là công việc hợp lý của Đức Thánh Linh chăng. Nhưng không lâu nữa.QUYỀN NĂNG ĐẰNG SAU MÙA GẶT Như tôi đã nhắc đến trong chương một, năm kết thúc của thế kỷ hai mươi đang chứng kiến sự tăng trưởng lớn nhất của Cơ Đốc giáo khắp thế giới mà chưa từng được biết đến. Nhà khảo sát Patrick Johnstone nói rằng: “Mùa gặt con người được đưa vào nước Trời trong những năm gần đây là điều chưa từng có. Trong lịch sử chưa bao giờ có một tỉ lệ phần trăm dân cư thế giới cao như vậy được nghe về Tin Lành, cũng không hề có những Cơ Đốc nhân Tin Lành gia tăng đáng khích lệ như vậy.” 3 Tờ tạp chí Tin Lành định kỳ rất có ảnh hưởng Christianity Today mới đây đã ghi nhận hiện tượng này và giao cho Sharon E. Mumper thực hiện phần đăng tin trên trang bìa. Phần giới thiệu bài báo của bà là: “Nơi đâu trên thế giới Hội Thánh đang tăng trưởng?” Mở đầu bằng câu chuyện về một phép lạ chữa lành ở tại Trung Hoa, tỏ rõ rằng một biến cố như vậy không có gì là lạ lùng ngày nay cả. Mumper nói rằng: “Những sự chữa lành, đuổi quỷ, và các dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên khác đã cặp theo sự tăng trưởng lạ lùng của Hội Thánh không những ở tại Trung Hoa mà còn ở nhiều nơi đáng ngạc nhiên khác trên thế giới.” 4 Tất cả điều này thật khớp với những phát hiện của riêng tôi sau một chương trình khảo sát khá lớn kéo dài hai năm do nhà xuất bản Zondervan giao cho tôi như là một phần trong cuốn Từ điển của Phong trào Ngũ tuần và Ân tứ của họ. 5 Khi mới bắt đầu, tôi đã biết rằng những người Ngũ tuần và ân tứ đang phát triển một cách nhanh chóng, nhưng tôi vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ cho những gì tôi phát hiện. Mặc dầu các con số cứ tiếp tục thay đổi vì cớ các nhà khảo sát lại khám phá ra những nhóm tăng trưởng mới, nhưng chúng tôi cũng đã có được một con số khá ổn định có thể tin cậy được vào năm 1985. Trong 40 năm đầu hoặc vào khoảng đó của phong trào, những người Ngũ tuần và ân tứ đã phát triển lên đến 16 triệu người vào năm 1945, một sự phát triển tốt nhưng chưa phải là ngoạn mục. Sau đó sự tăng tốc bắt đầu, và trong 40 năm tiếp theo họ gia tăng lên đến 247 triệu người. Qua 10 năm gần đây của giai đoạn (1975 đến 1985), họ đã tăng từ 96 triệu đến 247 triệu, mức tăng trưởng trong một thập niên (DGR) đến 157 phần trăm.Điều này hàm ý triển vọng gì? Phải thừa nhận rằng tôi không phải là một sử gia chuyên nghiệp, dầu vậy tôi vẫn đánh liều lời giả định sau đây: Trong lịch sử không có một phong trào phi chính trị, phi quân sự nào của con người lại phát triển cách nhanh chóng như phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ trong 40 năm qua. Dẫu cho nếu có một sử gia nào đó muốn xuyên tạc giả định của tôi, thì mục đích của tôi khi tuyên bố điều đó vẫn sẽ còn lại, tức là nếu đây là một công việc hiện thời của Đức Thánh Linh, là điều mà tôi hoàn toàn tin

Page 45: Chuc vu chua lanh

chắc, thì những người lãnh đạo Cơ Đốc đang mắc phải một lỗi lầm nghiêm trọng nếu như họ không chịu để một lỗ tai lắng nghe điều Thánh Linh đang muốn phán cùng các Hội Thánh.Tôi không bảo rằng tất cả chúng ta phải gia nhập các phong trào ân tứ hoặc Ngũ tuần. Nhưng tôi muốn nói rằng chúng ta hãy tham gia vào phong trào của Đức Thánh Linh. Làn sóng thứ ba là một sự chọn lựa có khả năng thực hiện nhiều hơn đối với nhiều người. Như chúng ta đã thấy, nhà khảo sát David Barrett đã ước tính có 27 triệu người thuộc làn sóng thứ ba cần được thêm vào con số trên để có được một bức tranh đầy đủ hơn về điều Đức Chúa Trời đang thực hiện trên thế giới.Tôi cần phải bổ sung thêm ngay rằng đó không phải là tất cả những gì Đức Chúa Trời đang làm. Như tôi đã đề cập ở phần trước, có những nơi trên thế giới, sự tăng trưởng Hội Thánh mạnh mẽ đang diễn ra mà không có các dấu kỳ và phép lạ. Ví dụ, hãy xem các Hội Thánh ở tại Guatemala gắn bó với Hội Truyền Giáo Trung Ương Hoa Kỳ (CAM). Nhà sáng lập của CAM không ai khác hơn là C. I. Scofield, nhà biên tập của chương trình học Kinh Thánh mang tên ông là người đã dạy rằng các ân tứ dấu lạ đã không còn được sử dụng nữa cùng với sự kết thúc của thời kỳ các sứ đồ. Hội truyền giáo này, liên kết chặt chẽ với Chủng Viện Thần Học Dallas, đã giữ một thái độ chống Ngũ tuần trải suốt nhiều năm. Dầu vậy, các Hội Thánh của họ vẫn tăng trưởng tốt dưới sự ban phước của Đức Chúa Trời. Số thành viên được báp tem của họ gia tăng từ 38.480 người năm 1980 lên đến 49.584 người trong năm 1983 và mức độ tăng trưởng thập kỷ là 138 phần trăm. 6 Nhiều ví dụ khác có thể được đưa ra, như là ở tại Singapore, nơi mà nhóm các Hội Thánh tăng trưởng đứng thứ nhì, sau Ngũ tuần, là Hội Thánh Trưởng Lão Thánh Kinh, một giáo phái chống Ngũ tuần kiên định.NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐANG HÀNH ĐỘNG Khắp thế giới, cứ mỗi một câu chuyện về sự tăng trưởng của Hội Thánh không theo Ngũ tuần thì có thể bằng với khoảng mười hai câu chuyện về sự tăng trưởng Hội Thánh của Ngũ tuần và ân tứ. Sự tăng trưởng của một giáo phái, Hội Thánh Ngũ tuần, trong 20 năm qua cho thấy một trường hợp lịch sử mẫu về sự bành trướng vô song trong thời buổi cận đại. Vào năm 1965, người ta ước tính có 16.000 Hội Thánh so với 107.415 Hội Thánh vào năm 1985. Số thành viên tăng từ khoảng 1,5 triệu lên đến hơn 13 triệu người trong cũng 20 năm đó, và con số này hầu như tượng trưng cho các con số quá dè dặt. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của một thập kỷ là 194 phần trăm. Giáo phái này đang phát triển nhanh chóng đến nỗi nó đã cấu thành giáo phái Tin Lành lớn nhất hoặc lớn thứ nhì trong chưa đến 30 quốc gia trên thế giới. Ở tại Sao Paulo, một mình Brazil, Hội Thánh Ngũ tuần đã báo cáo có 2.400 hội chúng, hơn cả một số các giáo phái toàn quốc của cả

Page 46: Chuc vu chua lanh

Hoa Kỳ, như là Christian and Missionary Alliance hoặc Baptist General Conference.Khi Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Yoido của mục sư Paul Yonggi Cho ở tại Seoul, Nam Hàn có thêm thành viên thứ 100.000 vào năm 1979, thì điều đó giống như việc phá kỷ lục bốn phút một dặm. Mục sư Cho đã chứng minh cho thế giới rằng các siêu Hội Thánh (metachurches) - tức là các Hội Thánh có trên một trăm ngàn người - là điều có thể được. Đặc biệt là trong thập kỷ 80, có nhiều siêu Hội Thánh khác (megachurches) - là các Hội Thánh có vài ngàn người - và các Hội Thánh có trên một trăm ngàn người đã xuất hiện. Mặc dầu không phải tất cả họ đều là các Hội Thánh Ngũ tuần hoặc ân tứ, một sự phỏng đoán hợp lý sẽ là có thể 80 phần trăm trong số họ là Ngũ tuần hoặc ân tứ. Các Phép Lạ ở tại Các Siêu Hội Thánh (Metachurches) Một trong những siêu Hội Thánh tăng trưởng nhanh nhất là Hội Thánh Báptít Sung Rak ở tại Seoul, Nam Hàn, do mục sư Ki Dong Kim quản nhiệm. Bởi vì nó có nguồn gốc từ những người Báptít phía Nam Hoa Kỳ, nên nó không được gộp vào thống kê của những người ân tứ hoặc Ngũ tuần bình thường. David Barrett đã kể nó vào làn sóng thứ ba trong bảng xếp loại của ông. Năm 1987 nó đã vượt quá số thành viên là 40.000 người; một nhà thờ với 20.000 chỗ ngồi được hoạch định. Mục sư Kim đã chứng tỏ ông đã được Chúa dùng để khiến 10 người chết sống lại, đuổi được hàng ngàn con quỷ và đã chứng kiến 59 người hoàn toàn què quặt hiện nay đi lại được.Gần đây, tôi có được đặc ân để giảng thay cho mục sư Kim vào một trong sáu buổi nhóm thờ phượng ngày Chúa nhật. Có khoảng 4.000 người đã tham dự buổi nhóm ấy và không hề còn một chỗ trống. Đến cuối buổi nhóm có 150 người nam và người nữ đã tiến lên phía trước và cam kết dâng đời sống cho Chúa Cứu Thế Giê-xu, và họ được đưa ra ngoài đến một lớp hướng dẫn của chấp sự Shin Cho Kim. Chấp sự Kim là một người lính đặc công của Bắc Triều Tiên là người mà cùng với 30 người khác, đã tấn công Nam Triều Tiên vào năm 1968 với nhiệm vụ ám sát tổng thống Park. Các binh lính Nam Triều Tiên đã bắt giữ họ, và như là một hậu quả của cuộc chiến tiếp theo sau đó, 30 người Bắc Triều Tiên đều bị giết chết. Chỉ có Shin Cho Kim là sống sót, và ông bị bỏ tù trong 5 năm.Sau khi thọ án, ông Kim đã kết hôn với một người phụ nữ Nam Triều Tiên là một tín đồ Báptít đã bội đạo. Nhưng bà ta mắc phải chứng ung thư bao tử và được bác sĩ cho biết sẽ chết. Trong cơn tuyệt vọng, bà thu hết can đảm để xin mục sư Ki Dong Kim cầu nguyện cho bà, và kết quả là bà hoàn toàn được chữa lành. Bà nhanh chóng quyết định ăn năn tội lỗi và trở lại với Chúa Cứu Thế và Hội Thánh. Dầu vậy chồng bà là một người vô thần và không muốn có mối liên hệ gì với Cơ Đốc giáo. Nhưng bà đã có thể thuyết

Page 47: Chuc vu chua lanh

phục ông đi với bà đến nhà thờ để ăn mừng ngày sinh nhật của bà, và ông đã được một ấn tượng tốt. Không lâu sau đó ông đến gặp mục sư Kim, là người đã cầu nguyện cho ông và đã đuổi khỏi ông ba con quỷ. Shin Cho Kim lập tức mở lòng mình tiếp nhận Chúa Giê-xu và đã được cứu. Sau đó Đức Chúa Trời đã ban cho ông ân tứ với tư cách là một tín đồ là người truyền giáo quyền năng, và từ đó trở đi ông đã chứng kiến hơn 15.000 người tiếp nhận Chúa Cứu Thế dưới chức vụ của mình. Ông cũng đã phục vụ với tư cách là chủ tịch của một Liên Đoàn ở tại Nam Triều Tiên!Những câu chuyện thật lạ lùng về sự truyền giáo quyền năng như những câu chuyện đó đã nổi lên hầu như từ mọi miền của quả địa cầu này. Một trong những Hội Thánh địa phương lớn nhất ở tại Phi Châu là Hội Thánh Thánh Kinh Deeper Life thuộc Lagos, Nigeria, do mục sư W. F. Kumuyi chủ tọa. Tọa lạc ở tại trung tâm thành phố, Hội Thánh nhóm lại trong một nhà thờ khổng lồ có trên 13.000 chỗ ngồi và luôn đầy chật vào nhiều lần mỗi Chúa nhật. Vào năm 1986 Hội Thánh báo cáo con số 42.000 thành viên, đã gia tăng từ 1.500 thành viên 10 năm trước đó. Một trong các lý do khiến có sự tăng trưởng bùng nổ này là lời đồn về quyền năng chữa lành của Đức Chúa Trời đã lan khắp thành phố. Một thành viên của Hội Thánh Deeper Life là John Danuma, chẳng hạn, đã phải khổ sở vì bệnh phung trong suốt nhiều năm. Và ông đã kể lại rằng: “Rõ ràng là từng phần một trong cơ thể tôi đã bị ăn mòn dần. Hai bắp đùi của tôi là tệ hại hơn nhất, chúng cứ bị bòn rỉa. Xác thịt của tôi giống như da cóc. Mùi hôi thối muốn lộn mửa xuất ra từ thân thể tôi .... Việc ăn uống đau đớn như là sự chết.” 7 Và sau đó thân thể của Ma Celina đã bị tàn phá với chứng phung cùi trong 25 năm. Cô làm chứng: “Mùi hôi thối ngày càng nặng nề. Các ngón tay đang rơi rớt. Những cơn đau đớn thậm chí còn khủng khiếp hơn những cơn dằn vặt của cái chết.”f 8 Như chúng ta đều biết, trong thời của Ngài, Chúa Giê-xu đã đối diện với nhiều con người như là những kẻ đã từ bỏ mọi hi vọng. Ở tại Nigeria, các bác sĩ y khoa, các bác sĩ bản xứ và các chuyên gia châm cứu không thể làm được gì. Những người bạn đưa John Danuma và Ma Celina đến Hội Thánh Kinh Thánh Deeper Life hầu như chống lại ý muốn của họ. Vào mỗi lần như vậy, mục sư Kumuyi đã cầu nguyện và mỗi người cảm thấy một cảm giác lạnh xuyên suốt thân thể họ. Cả hai đều được chữa lành một cách kỳ diệu, và kết quả là họ đã trở thành những Cơ Đốc nhân trung tín.Ở tại châu Âu và châu Phi, các Hội Thánh tăng trưởng mạnh mẽ nhất đều là những Hội Thánh bình thường nhất thuộc sự đa dạng của Ngũ tuần hoặc ân tứ. Cái gọi là phong trào Hội Thánh nhà, những người ân tứ độc lập của Anh Quốc, đang đi trước trong sự tăng trưởng của quốc gia ấy. Giữa năm 1980 và 1985, con số các Hội Thánh gia tăng từ 190 đến 650 bao gồm khoảng 75.000

Page 48: Chuc vu chua lanh

thành viên. Hội thánh tăng trưởng nhanh nhất và lớn nhất ở tại Thụy Sĩ là Cộng Đồng Ân Tứ Word of Life ở tại Uppsala. Mục sư Ulf Ekman đã hướng dẫn một thánh đường gồm 4.000 người được con là nhà thờ Tin Lành lớn nhất châu Âu. Ở tại Na Uy, 20 phần trăm những Cơ Đốc nhân hành đạo hiện nay là thuộc phong trào ân tứ, với số phần trăm thậm chí cao hơn giữa vòng những người đã tốt nghiệp đại học. Ở tại Ý, trên 80 phần trăm những người Tin Lành hiện nay đã sáp nhập với Hội Thánh Ngũ tuần (Assemblies of God).Ở tại châu Mỹ Latinh, những người Tin Lành nói chung đang phát triển từ một con số chỉ 50.000 người vào lúc bắt đầu thế kỷ của chúng ta đến một con số dự đoán là 137 triệu đến cuối thế kỷ này. Mức tăng trưởng Hội Thánh đáng lưu ý này, còn nhanh hơn cả sự tăng trưởng của dân số nói chung, đang ngày càng bị dẫn đầu bởi các Hội Thánh Tin Lành. Mặc dầu những người Tin Lành cấu thành khoảng 25 phần trăm Cơ Đốc giáo vào giữa thế kỷ, con số này cho đến cuối thế kỷ sẽ tăng lên khoảng 80 phần trăm. 13 trong số 20 nước cộng hòa Mỹ Latinh lớn, có một giáo phái Ngũ tuần là nhóm lớn nhất trong số các nhóm Tin Lành được báo cáo vào năm 1985, và họ cũng là các nhóm đứng thứ nhì suýt soát trong bốn nước cộng hòa kia.Hội thánh lớn thứ nhì trên thế giới là Hội Thánh Evangelical Cathedral của Jotabeche ở tại Santiago, Chilê, do Javier Vasquez làm mục sư. Báo cáo năm 1986 của họ liệt kê trên 300.000 thành viên đã được làm báp tem. Họ nhóm lại trong thánh điện chính của họ, có 16.000 chỗ ngồi cũng như qua một mạng lưới gồm 384 Hội Thánh nhánh rải rác khắp một bán kính 10 dặm.9 Việc chữa lành là yếu tố chính trong sự tăng trưởng của Hội Thánh Jotabeche, và phần nào trong chức vụ chữa lành ấy là điều bất thường đối với một Hội Thánh Ngũ tuần. Bởi vì đây là một Hội Thánh Ngũ tuần Giám Lý, nhiều truyền thống của Hệ Thống Giám Lý vẫn còn lại, kể cả việc làm báp tem cho trẻ sơ sinh. Vì cớ nền văn hóa Công Giáo Lamã của họ, hầu hết những bậc cha mẹ người Chilê muốn con nhỏ của họ được làm báp tem, nhưng nhiều người không thể chi trả cho các phí tổn mà Hội Thánh Công Giáo đòi hỏi. Các mục sư của Hội Thánh Jotabeche không những sẵn sàng để làm báp tem miễn phí, mà nhiều trẻ em đau yếu đã được chữa lành qua lời cầu nguyện được dâng lên trong giờ báp tem. Một số các đứa trẻ được các bác sĩ được tuyên bố là mắc bệnh nan y phải chết và một số được giám định pháp lý là đã chết nhưng đã được cứu sống và có một đời sống mới, tin này đã bắt đầu lan đi.Bên ngoài Nam Hàn, sự tăng trưởng của các Hội Thánh khổng lồ châu Á cũng khá mới. Như trong vòng 10 năm qua những Hội Thánh như Hội Thánh Calvary ở tại Kuala Lumpur, Malaysia do Thái Tử Guneratnam làm mục sư và Trung Tâm Ân Tứ Calvary ở tại Singapore được chủ tọa bởi Rick

Page 49: Chuc vu chua lanh

Seaward và Hội Thánh the Hope of Bangkok ở tại Thái Lan, do Kriengsak Chareonwongsak làm chủ tọa, đại diện cho nhiều Hội Thánh thuộc phong trào ân tứ hoặc Ngũ tuần mới đang phát triển ở khắp khu vực. Hội Thánh the Hope of Bangkok với trên 2.000 thành viên tích cực, nhiều lúc là kích cỡ của bất cứ Hội Thánh nào khác trong đất nước, và khải tượng thật dạn dĩ của mục sư Kriengsak là phải thành lập ít nhất một Hội Thánh mới trong mỗi địa phận của 685 địa phận của Thái Lan đến năm 2000. Bộ Phim Gây Sửng sốt về Cuộc Đời của Chúa Giê-xu Nói đến Thái Lan, thì sự nhân bội mạnh mẽ nhất của các Hội Thánh trong lịch sử dân tộc đã bắt đầu vào năm 1982 khi chiến dịch Chinh Phục Sinh Viên cho Chúa Cứu Thế đã giới thiệu bộ phim Cuộc đời Chúa Giê-xu . Nếu các báo cáo của họ là chính xác, thì có nhiều Hội Thánh đã được bắt đầu ở tại Thái Lan trong thập kỷ 80 hơn là trong 160 năm trước thuộc nỗ lực của các nhà truyền giáo. Nhưng ảnh hưởng của bộ phim Chúa Giê-xu đang được nhìn nhận ở nhiều nơi khác trên thế giới bên ngoài Thái Lan. Người ta báo cáo rằng hiện nay có ít nhất 150.000 người được xem bộ phim mỗi ngày, kết quả là ít nhất có 15.000 người đã quyết định tin Chúa. Mặc dầu không phải tất cả những người này đều trở thành các môn đồ tiếp tục của Chúa Cứu Thế, một số lượng đáng kể ngày càng gia tăng đang được thêm vào trong các nhóm thông công học Kinh Thánh tại nhà và các Hội Thánh mới. Nếu tôi được hỏi để giới thiệu công cụ truyền giảng hữu hiệu nhất cho thế giới ngày nay, tôi sẽ phải đề cử bộ phim này.Vì sao bộ phim Giê-xu lại có quyền năng mạnh mẽ như vậy? Vì một lý do, đó là chất lượng cao nhất của việc đóng vai, nghệ thuật chụp ảnh và sản xuất phim đã được sử dụng. Thứ hai, lời thoại trong phim hoàn toàn được trích từ sách Phúc Âm Luca. Chính Lời của Đức Chúa Trời không bị vướng víu bởi các sắc thái của Holywood, và như chúng ta biết, đức tin đến bởi sự người ta nghe và được nghe chính Lời của Đức Chúa Trời (xem RoRm 10:17). Thứ ba, không có sự dè sẻn đối với các chi phí để cung cấp một sự đồng bộ của chuyển động môi được cập nhật và vi tính hóa trong ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân.Vậy thì tất cả điều đó hàm ý gì? Hàm ý rất ít, thật vậy, trong các xã hội có nền công nghệ kỹ thuật cao như ở Hoa Kỳ. Rất ít mục sư Hoa Kỳ thậm chí biết đến bộ phim này, và những người đã được xem bộ phim cũng không có một ấn tượng mạnh mẽ. Nhưng hoàn cảnh hoàn toàn khác trong các khu vực mà kỹ thuật công nghệ chưa cao thuộc Thế Giới Thứ Ba. Khi bộ phim này được chiếu, đôi khi chiếu ngay trên các bức tường trắng trong một tòa nhà, ở tại một ngôi làng xa xôi ở Ấn Độ hoặc Nepal thì ảnh hưởng thật lớn lao. Đối với những người trong khu vực này, Chúa Giê-xu và các môn đồ của Ngài đã đích thân đến thăm ngôi làng của họ. Khi họ thấy Chúa Giê-xu chữa lành

Page 50: Chuc vu chua lanh

người đau và đuổi các quỷ, họ được một ấn tượng rất sâu sắc, bởi vì điều Ngài làm có liên quan hết sức trực tiếp đến đời sống hàng ngày của họ. Nhiều người họ quen biết và yêu thương đang bị bệnh và bị quỷ ám, nhiều khi trong đó có cả chính họ nữa. Ở đấy không có ai để đưa ra các vấn đề về phê bình văn bản hoặc đề cập đến các lý luận của Bultmann về việc bác bỏ tính thần thoại hóa, hoặc cảnh báo rằng điều Chúa Giê-xu đã làm là một thời kỳ thuộc về quá khứ, như chúng ta thường phải nghe trong nhiều Hội Thánh Tây phương hiện nay. Không. Đối với họ đứng hàng đầu trong các công việc cần phải làm của họ là nỗi sợ các tà linh, và một nhu cầu quan trọng cảm biết chủ yếu là phải có quyền năng để đắc thắng được những ảnh hưởng của chúng. Rõ ràng là Giê-xu này, người đã đến thăm viếng họ có loại quyền năng ấy.Đây là sự truyền giảng bằng quyền năng trong điều kiện tốt nhất, bởi vì nó hết sức giống với cách Chúa Giê-xu đã thực hiện. Mặc dầu hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Tin Lành có các phương diện về cả lời nói lẫn hành động, bởi vì nhiều người trong số chúng ta là những người phương Tây có khuynh hướng lý trí, lời nói đến trước và hành động theo sau. Nhưng đây không phải là trình tự bình thường đối với nhiều người được mô tả trong Tân Ước, cũng như đối với nhiều người trong thế giới ngày nay. Thậm chí các sử gia thế tục cũng đang bắt đầu nhận ra chỗ Cơ Đốc giáo ban đầu đã nhận được quyền năng để có sự tăng trưởng Hội Thánh. Ví dụ, sử gia Ramsay MacMullen của Trường Đại Học Yale đã đưa ra câu hỏi: Cơ Đốc giáo đã trình bày điều gì cho các khán giả của họ? Khi ông phân tích việc Cơ Đốc giáo hóa Đế quốc Rôma, ông phát hiện rằng trong các thế kỷ ban đầu của việc bành trướng Cơ Đốc giáo, hành động vượt xa lời lẽ trong tính hiệu quả của việc truyền giáo. Ông khẳng định rằng quyền năng của Đức Chúa Trời đặc biệt trong việc đuổi quỷ “có một chất lượng điện thế cao khủng khiếp”, và phải được coi như là công cụ chủ yếu của sự quy đạo trong các thế kỷ đầu tiên đó.10 “Lạy Chúa Giê-xu, Xin Bày Tỏ Quyền Năng Của Ngài" MacMullen có thể đang mô tả bộ phim Chúa Giê-xu ở tại Ấn Độ. Như nhà giám đốc điều hành Chiến dịch Chinh phục Sinh viên là Paul Eshleman thuật lại trong quyển sách của ông I Just Saw Jesus (Tôi Đã Thấy Chúa Giê-xu) về bộ phim Chúa Giê-xu, một thầy pháp người Ấn Độ giáo (bhaghat) ở tại Mandala, Ấn Độ đã xem bộ phim và rất say mê vì quyền năng mà Chúa Giê-xu, thậm chí các môn đồ của Ngài, đã có trong lãnh vực siêu nhiên. Khi trở về nhà, ông cắt rời bức hình Chúa Giê-xu ra khỏi tờ giới thiệu bộ phim và để nó trên chiếc kệ thờ bên cạnh các thần tượng được ông ưu ái khác. Càng suy nghĩ về bộ phim, ông càng thắc mắc không biết có phải Chúa Giê-xu là một Đức Chúa Trời thật như Ngài tuyên bố hay không. Vì vậy ông quyết định

Page 51: Chuc vu chua lanh

phải thử nghiệm. Ông để một búi phân bò để làm chất đốt ở trước mỗi vị thần trên chiếc kệ và ông lùi lại, lẩm bẩm rất nhiều lời lẽ: “Được rồi, Chúa Giê-xu, nếu Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất chân thật, hãy cho tôi thấy quyền năng của Ngài.” Hầu như lập tức túi phân bò ở phía trước bức hình Chúa Giê-xu bốc cháy. Không cần nói, những thần còn lại lập tức bị ném bỏ, và người đàn ông này đã trở thành một môn đồ trung tín của Chúa Giê-xu. 11 Những câu chuyện như vậy ngày càng nhiều qua các lời tường thuật của ban nhân viên Chiến Dịch Sinh Viên trên khắp thế giới. Trong Quần Đảo Salomon, ví dụ, một cặp vợ chồng có đứa bé gái đã bị các bác sĩ từ chối và phải chờ chết được xem Chúa Giê-xu làm cho con gái của Giairu sống lại từ kẻ chết. Họ trở về nhà và cầu nguyện cho con gái mình, kết quả là cháu đã được chữa lành hoàn toàn. 12 Ở tại Thái Lan, một toán giết người cướp của đang tấn công một nhóm các Cơ Đốc nhân đã bị ngăn chận trên đường của họ bởi hai thiên sứ xuất hiện với các thanh gươm chói lòa. Ở tại một nơi khác trên Thái Lan, đội chiếu phim đã phải ngủ trong một ngôi đền Phật giáo được mọi người biết là có quỷ ám. Đêm hôm đó, một trong các con quỷ xuất hiện trước mặt họ, họ nhơn danh Chúa Giê-xu và đuổi nó đi rồi ngủ trở lại trong sự bình an, trước sự kinh ngạc của dân làng. 13 Ở tại Ấn Độ, mục sư S. Dinakaran thuộc Hội Thánh Nazarene thuật lại rằng một số tà linh cứ làm nổ các bóng đèn chiếu và xé rách màn hình cho đến khi chúng bị xử lý trực tiếp và buộc phải chấm dứt bởi quyền năng trực tiếp của Đức Chúa Trời. 14 Ít ai ngạc nhiên khi phúc âm hiện nay lan tràn nhanh chóng ở tại những nơi mà trước kia bị coi là rất chống đối. Chẳng hạn như Nepal, là một dân tộc khép kín đối với Phúc Âm. Người Nepal đổi đạo theo Chúa Cứu Thế là chống lại luật pháp. Nhưng khi người dân xem bộ phim Chúa Giê-xu và tiếp nhận Lời của Chúa cùng những công việc của Chúa Giê-xu đúng như đã được chép trong sách Phúc Âm Luca, những điều thật lạ lùng xảy ra. Chẳng những họ đã dâng đời sống cho Chúa Giê-xu, mà họ còn đơn sơ đủ để tin rằng Chúa Giê-xu sẽ chữa lành người bệnh và đuổi các quỷ qua họ. Và họ thật sung sướng vui mừng khi khám phá ra rằng Ngài đã làm điều đó. Sự truyền giảng bằng quyền năng hiện nay hiệu quả đến nỗi ở tại Nepal số người tin Chúa chịu báp tem đã tăng lên từ 500 người từ năm 1976 đến hơn 60.000 người trong năm 1986 - chỉ mới 10 năm sau, và tốc độ này tiếp tục gia tăng. Có một số nơi cả làng đều trở thành Cơ Đốc nhân.Thú vị hơn nữa, hầu hết những người tin Chúa này, sáp nhập với Hội Thông Công Cơ Đốc Nepal, không hề nhận biết mình là người Ngũ tuần hoặc thuộc phong trào ân tứ. Có lẽ họ thích nghi dễ dàng hơn trong làn sóng thứ ba.Sự Truyền Giáo Bằng Quyền Năng ở tại Trung Hoa

Page 52: Chuc vu chua lanh

Hai điểm nóng nhất của sự bành trướng vương quốc Đức Chúa Trời trong thế giới ngày nay là Trung Hoa và Argentina. Sự tăng trưởng của Cơ Đốc giáo ở tại Trung Hoa, vốn đã bắt đầu tăng tốc dữ dội vào năm 1976, đã phá tất cả các kỷ lục. Khi những người Cộng Sản lên nắm chính quyền và đuổi tất cả các nhà truyền giáo đi vào năm 1949 và 1950, người ta ước tính có 1 triệu tín đồ Cơ Đốc còn ở lại. Thế rồi sự bắt bớ được coi là khắc nghiệt nhất kể từ thời của Nero bắt đầu. Các mục sư bị bắt giữ và bỏ tù, Kinh Thánh bị đốt, các Hội Thánh và nhà ở được sử dụng cho các buổi nhóm bị đóng cửa. Cơ Đốc nhân phải chịu khổ và bị phân biệt cũng như đánh đập. Công việc của Chủ Tịch Mao và Hồng quân cùng Nhóm Bốn Người đã đủ để quét sạch Cơ Đốc giáo ra khỏi Trung Hoa. Nhưng đã không phải vậy. Đức Thánh Linh vẫn còn ở lại, phong trào Hội Thánh nhóm tại nhà bắt đầu phát triển mạnh, và như tôi đã đề cập trong chương đầu, một ước tính dè dặt về số lượng các Cơ Đốc nhân hiện nay ở tại Trung Hoa là 50 triệu. Cộng đồng Cơ Đốc chiếm từ 5 đến 10 phần trăm dân số và hiện đang gia tăng nhanh chóng. Các báo cáo nói rằng mỗi ngày có từ 10.000 đến 20.000 người đang trở thành Cơ Đốc nhân.Điều này đang diễn ra như thế nào? Nhiều cuốn sách rất hay đã được xuất bản đang phân tích hiện tượng lạ lùng này. 15 Có một số yếu tố đã góp phần mạnh mẽ, như là sự làm chứng trung tín của những tín hữu qua việc rao giảng rày đây mai đó trong những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là do các phụ nữ, sự thánh khiết của Hội Thánh vẫn được duy trì qua hình thức kỷ luật nghiêm nhặt, các chương trình phát thanh Cơ Đốc, sự thất bại của Khổng giáo lẫn Chủ Nghĩa Mác Xít nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người và những điều khác. Nhưng tất cả các tác giả đều đồng ý rằng không một điều nào trong các yếu tố trên quan trọng hơn là quyền năng siêu nhiên lưu xuất ra qua các dấu kỳ và các phép lạ. Chức vụ mạnh mẽ trong việc chữa lành và đuổi quỷ trước đây ở tại Trung Hoa không phải là một phần quan trọng của các Hội Thánh Tin Lành truyền thống, mặc dầu những ví dụ về những sự kiện như vậy thỉnh thoảng cũng có thể tìm thấy đây đó. Nhưng sự việc đã thay đổi từ khi các nhà truyền giáo Tây phương ra đi. Không có việc hoạch định hoặc rao giảng hay cổ vũ đặc biệt theo hướng ấy, những sự bày tỏ quyền phép về các dấu lạ và dấu kỳ siêu nhiên đã bùng lên một cách tự phát ở mỗi một tỉnh thành đơn lẻ của Trung Hoa. Các chức vụ về phép lạ đã trở thành một phần bình thường trong kinh nghiệm Cơ Đốc, dường như đã có trong sách Công vụ. Hiện nay chúng được xem như là chuyện bình thường.Jonathan Chao, giám đốc điều hành Trung Tâm Khảo Sát Hội thánh Trung Hoa ở tại Hong Kong, đã diễn thuyết tại Chủng Viện Fuller vào năm 1986 về các dấu kỳ và phép lạ ở Hội thánh Trung Hoa. Trong số rất nhiều báo cáo

Page 53: Chuc vu chua lanh

được chứng minh bằng tài liệu, có một câu chuyện đã xảy ra vào những năm cuối của cuộc phản cách mạng (1973 đến 1976). Vào lúc đó đặt đức tin nơi Chúa Giê-xu là một tội chống lại nhà nước. Một người mẹ Cơ Đốc đã đem con mình tới bệnh viện và nó đã chết tại đó. Thay vì chôn cất tử thi, bà mẹ đem con về nhà, ẵm nó trong tay và cầu nguyện trong suốt bốn ngày đêm. Vào cuối ngày thứ tư, Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của bà và khiến đứa bé sống lại từ kẻ chết. Vị bác sĩ và cô y tá đã ký nhận giấy chứng tử không phải là những người tâm thần khi thuật lại những gì đã thật sự xảy ra trước mắt họ. Nhiều người đã tin Chúa vào lúc đó. Không lâu sau, một vị truyền đạo trẻ tuổi đã kể lại câu chuyện này trong một ngôi làng khác bị bắt giữ và bị buộc tội là loan tin đồn nhảm mê tín. Sau đó anh ta bị đưa ra tòa để được điều tra, và thật sửng sốt trước tòa, người ta đã phát hiện đó là một câu chuyện thật hoàn toàn. David Wang, tổng giám đốc của Hội Truyền Giảng Châu Á, thuật lại chuyến đi mới đây của ông đến vùng nội địa Mongolia. Ở tại một trong các buổi nhóm tại nhà, ông gặp một phụ nữ bị chồng bỏ. Bà không thể nào sống sót trong ngôi làng bản xứ của mình, vì vậy bà mang con trai đến một thị trấn khác, nhưng không thể tìm được chỗ để trú ngụ. Cuối cùng vị chủ tịch địa phương đưa họ đến một căn nhà bỏ hoang và cho phép họ được sống tại đó. Một tuần lễ sau ông hỏi thăm xem họ sống ở đó thế nào. Ông thật ngạc nhiên khi họ bảo rằng mọi sự đều tốt. Ông ta ngạc nhiên bởi vì ông đã phần nào có ác ý khi chỉ định họ đến ngôi nhà có ma ám, nổi tiếng đến nỗi thậm chí không ai dám đi ngang qua đó vào ban đêm. Vị chủ tịch vô thần được gây một ấn tượng sâu xa rằng ma quỷ không có quyền năng trên người phụ nữ Cơ Đốc này cho nên ông đã hỏi bà liệu bà có thể cầu nguyện cho một người phụ nữ trong làng đã bị quỷ ám nhiều năm không. Bà này là một trường hợp vô hy vọng, lúc nào cũng phải xiềng chặt xuống nền nhà và hung hãn đến nỗi thức ăn mang đến phải ném vào cho bà như là một thú vật hoang dã. Người phụ nữ Cơ Đốc yêu cầu có thì giờ để chuẩn bị, rồi bà trở lại nơi ngôi làng cũ của mình và kêu gọi một đội cầu nguyện cùng đến với bà, họ được vị chủ tịch đưa đến căn lều có người phụ nữ bị quỷ ám. Một đám đông dân chúng tụ tập bên ngoài. không bao lâu sau, một người trong đội cầu nguyện bước ra và yêu cầu nước sạch để tắm rửa cho bà cùng một số áo quần. Sau khoảng một giờ đồng hồ, người phụ nữ tật bệnh ấy bước ra, đã được chữa lành và tâm trí bình tịnh. Nhiều người trong ngôi làng đó đã đặt lòng tin nơi Chúa Giê-xu như một kết quả minh chứng sự truyền giảng bằng quyền năng. 16 Truyền Giảng Bằng Quyền Năng ở tại Argentina Phần lớn trong thế kỷ hai mươi, sự tăng trưởng của các Hội Thánh Tin Lành tại Argentina rất chậm chạp so với phần còn lại của châu Mỹ Latinh. Nhưng

Page 54: Chuc vu chua lanh

điều này đã thay đổi lạ lùng và năm 1982, khi Argentina thất trận trong cuộc chiến Quần Đảo Falkland với Anh quốc. Trước đó, Argentina đã giành được danh tiếng là một đất nước tự hào nhất trong tất cả các dân tộc Mỹ Latinh. Nhưng việc thất trận, đặc biệt là khi các tướng lãnh của họ đã nói dối dân chúng bảo với dân chúng rằng họ đang chiến thắng, đã làm gãy đổ lòng kiêu hãnh ấy và làm thay đổi tâm lý xã hội của dân tộc một cách đáng kể. Không còn tin cậy nơi quân đội cũng như giáo hội Công Giáo truyền thống- vốn có liên kết chặt chẽ với quân đội- và cả nơi chính phủ, người dân Argentina thình lình bị buộc phải tìm kiếm một điều gì đó vượt trên chính họ để có thể neo vững đời sống họ.Đức Chúa Trời đã sẵn sàng cho họ. Vào chính ngày mà chiến thuyền General Belgrano bị đánh chìm bởi quân đội Anh, một nhà doanh nghiệp trẻ tuổi chưa đầy 40 tên là Carlos Annacondia đã khai trương chức vụ truyền giảng cho công chúng đầy quyền năng của ông. Annacondia, là người đứng đầu một xưởng chế tạo đinh ốc và buloong, đã tiếp nhận Chúa vào năm 1979 dưới sự giúp đỡ của Manuel Ruiz, một nhà ngoại giao Mỹ Latinh. Annacondia hiện nay được công nhận là nhà truyền giáo hàng đầu của Argentina. Dầu vẫn là một tín hữu, ông thường tổ chức nhiều cuộc truyền giảng ở tại các khu đô thị đông dân cư quanh năm ở Argentina. Trong mỗi một chuyến truyền giảng, ông thường giảng suốt 30 đến 40 đêm cho các đám đông lên đến 40.000 người đứng trong các bãi đất trống từ 8:00 tối cho đến nửa đêm và muộn hơn. Người ta ước tính rằng trong năm năm đầu của chức vụ ông trên một triệu người đã công khai tiếp nhận Chúa Cứu Thế, là điều nếu so sánh thì sẽ tương đương với con số mà mục sư Billy Graham đã chứng kiến trong suốt 20 năm đầu của chức vụ ông.Gần đây tôi được dành thì giờ với Carlos Annacondia ở tại Argentina, và tôi được gây một ấn tượng sâu sắc bởi sự kết hợp giữa sự khiêm nhường và quyền năng của ông. Loại truyền giảng duy nhất mà ông biết là loại truyền giảng bằng quyền năng. Một phần nổi bật trong các buổi nhóm điển hình là sự quở trách công khai và kéo dài ma quỷ và các thế lực của nó. Khi ông thực hiện điều này, từ môi miệng ông tuôn ra hàng loạt những lời quở trách mạnh mẽ được mang đi xa và rộng bởi một hệ thống âm thanh công cộng hiện đại. Đôi khi lời quở trách này kéo dài từ 15 đến 20 phút. Trước khi ông kết thúc, những người mắc quỷ ám đã được đưa đến trong vòng các khán thính giả bắt đầu có những biểu hiện dữ dội, ma quỷ thường ném họ xuống đất, đấm đá và gào thét. Các đội ngũ tiếp tân đã được huấn luyện chu đáo để đi lại giữa các đám đông và hộ tống (nhiều khi không phải là ít sức lực) người bị quỷ ám đến một căn lều khổng lồ có kẻ sọc vàng trắng nằm đằng sau bục giảng năm mươi mét. Annacondia gọi đó là “đơn vị chăm sóc thuộc linh tập trung” của ông, nơi mà các đội ngũ tín hữu khác với ân tứ đuổi quỷ

Page 55: Chuc vu chua lanh

đang thi hành một chức vụ giải cứu, có khi đến tận rạng sáng. Trong lúc đó, khi Annacondia rao giảng các sứ điệp Tin Lành đúng Kinh Thánh thật sâu nhiệm, hàng trăm người khác đang được cứu và được chữa lành. Khi lời kêu gọi được đưa ra, người ta thực tế đã chạy lên khu vực có chăng dây, là nơi họ quyết định ghi tên tiếp nhận Chúa với những người tư vấn ngồi ở các bàn dài. Hầu như tất cả các loại phép lạ có thể nghĩ đến đều được ghi nhận trong bảng danh sách các chiến thắng của Carlos Annacondia, nhưng phép lạ thường xuyên nhất là phép lạ trám răng. Thật vậy, chỉ có những người nào có trên ba chiếc răng được trám hoặc được thay thì mới được phép đứng lên làm chứng trước công chúng. Một hoặc hai chiếc răng được trám hiện nay bị coi là khá nhỏ nhặt.Các phép lạ về răng hiện nay cũng đang phổ biến trong chức vụ của Omar Cabrera, là người cùng với vợ mình là Marfa, chăn bầy ở tại Hội Thánh Vision of the Future. Hội thánh này với 145.000 thành viên là Hội Thánh lớn thứ ba trên thế giới sau Hội Thánh Yoido ở tại Triều Tiên của mục sư Paul Yonggi Cho (550.000 người) và Hội Thánh Jotabeche của Javier Vasquez ở tại Chilê (trên 300.000 người). Mới đây khi tôi đến gặp Cabrera, tôi khá hoài nghi về các phép lạ trám răng, nên ông đã giới thiệu tôi với một trong những người phụ tá điều hành của ông, một phụ nữ trạc năm mươi tên là Ana, người mà các chiếc răng đã được trám nhiều năm trước đó. Mặc dầu là bệnh nhân của một nha sĩ, bà đã bỏ qua nhiều năm không đến nha sĩ cho đến khi hàm răng của bà bị hư hỏng nặng. Nhờ lời cầu nguyện của Omar Cabrera, năm chiếc răng hàm đã được trám. Sau đó bà đã đến gặp vị nha sĩ này, ông ta xác nhận chúng đã được trám bằng một hỗn hợp mà ông không biết, hỗn hợp ấy “cứng như kim cương.” Khi bà kể cho tôi rằng từ đó bà không bị một lỗ hổng nào trong răng cả, tôi xin phép được nhìn vào miệng của bà. Thật đúng vậy, các chiếc răng được trám bằng phẳng bằng một loạt chất liệu có phần trắng hơn cả bản thân các chiếc răng.Mặc dù có một vài người lãnh đạo Cơ Đốc Argentina vẫn giữ thái độ hoài nghi, việc truyền giáo bằng quyền năng đã trở thành một điều bình thường. Nhà Thờ lớn Faith Church của mục sư Norberto Carlini ở tại thành phố Rosario đã phát triển từ 500 đến 5000 tín đồ trong ba năm, và ông đã mua ba dãy nhà trong khu phố đó để xây dựng nhà thờ của mình. Một người đàn ông tên là Hector Gimenez trước kia là một người bị kết án và là một tay nghiện ma túy năm 20 tuổi, nay được chứng kiến Hội Thánh của anh là Hội Thánh Các Phép Lạ của Chúa Giê-xu Christ ở tại Buenos Aires phát triển từ chỗ không có gì cả lên đến trên 20.000 người trong chưa đầy một năm. Họ đã thuê một nhà hát, tại đây mỗi ngày anh giảng bốn buổi nhóm. Trong thành phố La Plata, Hội thánh Diagonal của Alberto Scataglini đã bảo trợ cho chuyến truyền giảng rộng khắp thành phố đầu tiên của Carlos

Page 56: Chuc vu chua lanh

Annacondia, và từ đó, Hội Thánh đã phát triển từ 500 thành viên lên đến 2.500.Bất ngờ hơn nữa, tôi đã tham dự vào một trong chương trình truyền giảng quyền năng trong chuyến viếng thăm cuối cùng của tôi ở tại Argentina. Sau một trong các buổi giảng luận hàng đêm của mục sư Omar Cabrera ở tại một sân vận động thể thao tại Cordoba là nơi ông đã giảng cho hàng ngàn người và đã chứng kiến nhiều người được chữa lành và được cứu, anh bạn của tôi là Edgardo Silvoso, giám đốc Chiến Dịch Truyền Giảng Mùa Gặt, đặt cơ sở ở tại San Jose, California, đưa vợ tôi và tôi ra ngoài để ăn tối với một số những người bạn khác đến từ Hoa Kỳ. Edgardo mời chúng tôi ngồi lại với một số các anh chị em người Trung Hoa, là những người đang từ San Francisco đến thăm Argentina, để giúp thông dịch cho họ những gì họ đang chứng kiến. Sau khi hỏi nhiều câu hỏi liên quan đến việc dấu kỳ và phép lạ hiện nay có thật sự vẫn còn không, một người trong số họ đề cập đến việc ông bị đau lưng khủng khiếp. Tôi hỏi ông liệu ông có muốn tôi cầu nguyện để được chữa lành không? Ông đồng ý.Vì vậy, chúng tôi dời chiếc ghế của ông xa khỏi bàn về phía trung tâm của phòng tiệc, là nơi mà tôi có thể cầm lấy một ống chân của ông và kiểm tra hai chân. Có một chân ngắn hơn chân kia, và khi tôi cầu nguyện, nó đã được kéo dài ra. Sau đó tôi đặt tay trên lưng của ông cầu nguyện và cơn đau lui đi. Đến lúc ấy thì hầu hết những người khác trong phòng tiệc của chúng tôi đã rời bàn của họ và tụ tập lại chung quanh, có hai người hầu bàn cũng đã đến. Một nhà truyền giáo Hoa Kỳ trẻ tuổi sau đó xin được cầu nguyện. Khi tôi cầu nguyện, Đức Thánh Linh đã đến với quyền năng hiển hiện, người thanh niên này bắt đầu khóc lớn tiếng và sau đó xưng nhận các tội lỗi của mình. Đến lúc này có bảy người hầu bàn khác đã gia nhập vào nhóm chúng tôi. Một người xin tôi cầu nguyện cho những nốt trắng ở trên đầu của anh. Trước hết, tôi kéo dài cẳng chân của anh, sau đó cầu nguyện cho những nốt trắng, nhưng lần này thì hiệu quả không đến tức khắc. Một người hầu bàn khác xin tôi cầu nguyện cho ngón tay cái bị bong gân của anh.Edgardo Silvoso, là người kiêm nhiều chức vụ và còn là một nhà truyền giáo, đã đứng lên nói chuyện và kêu gọi bảy người bồi hãy đến chung quanh ông. Ông giải thích cho họ điều họ đang chứng kiến và cho họ biết quyền năng của Đức Chúa Trời không những chỉ chữa lành họ mà còn để cứu họ. Đoạn ông mời bất cứ ai muốn tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu làm Cứu Chúa mình và làm chủ hãy đặt tay của họ vào tay ông và cầu nguyện với ông. Cả bảy người đều làm theo, và thình lình một người bồi khác cũng chạy đến và đặt tay anh vào nữa. Sau đó, tất cả chúng tôi đều ôm nhau và vui mừng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.Sự Truyền Giáo Bằng Quyền Năng ở tại Vineyard

Page 57: Chuc vu chua lanh

Phần lớn trong chương này chúng tôi tường thuật những điều phấn khích mà Đức Chúa Trời đã thực hiện trên khắp thế giới nhưng không có những điều về nước Mỹ được nhắc đến. Tôi nhớ cách đây không lâu một trong các giáo sư đồng nghiệp ở tại chủng viện của tôi bắt đầu tức tối khi nghe những chuyện như vậy, và ông nói với tôi: “Tất cả những câu chuyện mà các bạn, những nhà truyền giáo thuật lại, đều xảy ra ở ngoài đất nước này, là nơi chúng tôi không thể kiểm tra để xem thực hư thế nào. Vì sao lại không xảy ra ở đâu đây?” Tất nhiên câu trả lời là phép lạ cũng đang xảy ra ở đây nữa.Trong vài năm qua, hầu như cứ mỗi năm, Hội Thánh Ngũ tuần của Đức Chúa Trời hoặc Hội Ngũ tuần (Cleveland, TN) đã tỏ ra là giáo phái phát triển nhanh nhất ở tại Hoa Kỳ. Mặc dầu những con số chính xác thật khó có được, Hội Thánh Ngũ tuần trong Đấng Christ có lẽ lắm đang phát triển thậm chí còn nhanh hơn nữa. Tất nhiên cả ba đều là các giáo phái Ngũ tuần kinh điển. Khi các Hội Thánh ân tứ độc lập được kết hợp với những người Ngũ tuần kinh điển, thì mức độ tăng trưởng của một thập kỷ hiện nay ở tại Hoa Kỳ là 173 phần trăm, nhiều lúc cao hơn cả bất cứ các nhóm tương tự nào bao gồm các môn phái như Mormon hoặc Chứng nhân Giêhôva. 17 Elmer Towns gần đây đã biên khảo một danh sách các Hội Thánh địa phương tăng trưởng nhanh nhất trong mỗi một tiểu bang của 50 tiểu bang dành cho tờ Ministries Today (Số ra tháng 9 tháng 10 năm 1986) và đã phát hiện 40 trong số 50 Hội Thánh ấy là Hội Thánh Ngũ tuần hoặc ân tứ. Tờ Christian Today đã ghi chép theo niên đại hiện tượng này bằng cách dành số báo ra ngày 16.10.1987 để bàn về “Những người Ngũ tuần của Hoa Kỳ: Họ Là Ai; Điều Họ Tin; Họ Đang Đi Về Đâu.”Với tư cách là một nhóm phụ, những người ân tứ độc lập đã là nhóm tôn giáo tăng trưởng nhanh nhất ở tại Hoa Kỳ vào thập niên 80. Một trong những người lãnh đạo ở giữa vòng họ đã từng thuộc Hội Thông Công Cơ Đốc Vineyard ở tại Anaheim, California. Anh bạn giáo sư hay hoài nghi của tôi đáng lẽ đã thấy những gì các nhà truyền giáo nhìn thấy nếu như anh ta sẵn sàng lái xe một vòng chưa tới một tiếng đồng hồ ra khỏi chủng viện.Trong chương vừa rồi tôi đã mô tả mối quan hệ của tôi với John Wimber và chức vụ của anh ta ở Chủng Viện Fuller. Lý do lời giảng dạy của anh có nhiều quyền năng chủ yếu là vì mọi sự anh nói đều được hậu thuẫn bởi chức vụ ngoài tiền tuyến. Cụm từ truyền giảng bằng quyền năng là tựa của chương này và trong những phần trưng dẫn thường xuyên khắp quyển sách này đã được John Wimber đặt để giúp mô tả điều ông thấy Đức Chúa Trời đang làm ở tại Vineyard. Ông định nghĩa và mô tả truyền giảng bằng quyền năng và cho thấy nó liên hệ đến chức vụ của Hội Thông Công Cơ Đốc Vineyard như thế nào trong hai quyển sách ra đời cùng một lúc của ông đó là Power Evangelism (Truyền

Page 58: Chuc vu chua lanh

giảng bằng Quyền năng ) và Power Healing (Sự chữa bệnh bằng Quyền năng ). Wimber nói rằng: “Qua việc truyền giảng bằng quyền năng tôi hàm ý sự trình bày Tin Lành hợp lý, nhưng cũng vượt quá tính hợp lý. Sự giải thích về Tin Lành đến bởi sự tỏ ra của quyền phép Đức Chúa Trời qua các dấu kỳ và các phép lạ.” Điều đó hiệu quả rất tốt trong kinh nghiệm của ông bởi vì “qua sự truyền giảng bằng quyền phép, sự chống đối Tin Lành bị chế ngự bởi những sự minh chứng của quyền năng Đức Chúa Trời trong các biến cố siêu nhiên, và thái độ tiếp nhận trước những lời công bố của Chúa Cứu Thế thường rất cao.” 18 Khi chúng ta tiến từ thế kỷ hai mươi sang thế kỷ thứ hai mốt , chúng ta thấy chính mình trong một thời đại của sự bành trướng vương quốc Đức Chúa Trời không thể so sánh được suốt lịch sử Cơ Đốc .Anaheim Vineyard không những đã phát triển đến khoảng 6.000 người qua sự truyền giảng bằng quyền năng, John Wimber còn có một khải tượng để thiết lập không dưới 10.000 Hội Thông Công Vineyard khắp nước Mỹ cho đến năm 2000. Mới đây họ báo cáo có 250 hội, và giáo phái trẻ của họ được biết với cái tên là Association of Vineyard Churches (Hiệp hội Các Hội Thánh Vineyard) bức thư tin tức hàng quý của họ có một cột có tựa là “Các Công Việc của Cha” trong đó các trường hợp chữa lành bằng phép lạ do kết quả chức vụ của các Hội Thánh này được báo cáo qua văn bản. Tôi không hề nghi ngờ rằng ông bạn giáo sư của tôi sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ở đây, ngay tại Hoa Kỳ:- Joe, bốn tuổi, ở tại San Fernando Valley sinh ra với tật lác mắt. Bác sĩ đã tuyên bố không thể thay đổi được và đã lên lịch giải phẩu. Cậu bé đã nhận được liệu pháp chữa bệnh bằng sự cầu nguyện trong hai tháng và được biết là đã bình thường hoàn toàn khi được khám trước ca giải phẩu.- Ở tại St. Louis, Jackie Berry, 16 tuổi đã thấy lưng cô được chữa lành khỏi chứng scoliosis nhờ sự cầu nguyện.- Laura ở Shreveport, Louisiana mắc chứng ung thư phổi không thể giải phẫu được và chỉ còn ba đến sáu tháng để sống. Sau bảy tháng chữa trị bằng sự cầu nguyện các xét nghiệm đã chứng tỏ không còn ung thư gì cả.- Warren ở San Jose, California đã bị điếc một tai từ cuộc chiến tranh Hàn Quốc. Anh đã nhận được sự cầu nguyện và tai anh đã phục hồi ngay lập tức.- Ở tại Evanson, tiểu bang Illinois, một đội ngũ đã cầu nguyện cho một phụ nữ bị mù một mắt do tai nạn. Giải phẫu bằng tia laser đã lấy đi hơn 50 khối u và võng mạc vùng thấu kính đã bị hỏng. Trong 15 phút, thị lực của bà hồi phục và các bác sĩ ở tại bệnh viện Mayo không thể nào tìm thấy bất cứ vết sẹo nào do các cuộc giải phẫu.- Các bác sĩ đã chịu thua trong trường hợp của Rachel, 1 tuổi, hai quả thận của cháu đã bị hỏng do một loại virus lạ. Lời cầu nguyện đã được đưa lên ở

Page 59: Chuc vu chua lanh

tại buổi nhóm sáng trong Vineyard tại Santa Clara Valley, tiểu bang California, và đến 1:00 chiều hôm đó, hai quả thận của em đã bắt đầu hoạt động. Một vài ngày sau đó, em không còn có dấu vết gì của bệnh tật nữa. 19 ĐIỀU ĐỨC THÁNH LINH ĐANG PHÁN Một chương như vậy khó mà được viết ra vào đầu thế kỷ thứ hai mươi của chúng ta. Một vài trong số những điều đã được mô tả hẳn xảy ra vào giữa thế kỷ, nhưng không nhiều lắm. Tuy nhiên, khi chúng ta bắt đầu chuyển từ thế kỷ thứ hai mươi sang thế kỷ thứ hai mốt, chúng ta thấy mình đang ở trong một giai đoạn bành trướng nước Đức Chúa Trời chưa hề có suốt lịch sử Cơ Đốc.Giữa vòng nhiều điều Đức Chúa Trời đang làm trong thế giới ngày nay là việc sử dụng dân sự Ngài như những công cụ cho việc truyền giảng quyền năng. Tôi tin rằng qua đó Đức Thánh Linh đang muốn phán đôi điều hết sức quan trọng cho các Hội Thánh. Nhiều người có một lỗ tai để nghe đang học hỏi để dự phần vào công tác này của Thánh Linh qua làn sóng thứ nhất của phong trào Ngũ tuần và qua làn sóng thứ hai của phong trào ân tứ. Những người khác đang đáp ứng trước tiếng gọi của Đức Thánh Linh qua làn sóng thứ ba.Bất chấp hình thức nào đang giữ, họ đang thưa rằng: “Vâng, lạy Đức Thánh Linh, con nghe điều Ngài đang phán với các Hội Thánh. Con muốn điều Ngài đang làm. Xin hãy kể con vào trong số ấy.”

Ghi chú

1. Kevin Perrotta, “A Third Wave,” New Covenant, Dec. 1983, p. 19.2. Rufus Anderson, “Principles and Methods of Modern Missions,” (1869) in Classics of Christian Missions, Francis M. DuBose, ed., (Nashville, TN: Broadman Press, 1979), p. 254.3. Patrick Johnstone, Operation World, (Pasadena, CA: William Carey Library, 1986), p. 35.4. Sharon E. Mumper, “Where in the World is the Church Growing?” Christianity Today, July 11, 1986, p. 17.5. C. Peter Wagner, “Church Growth,” Dictionary of the Pentecostal and Charismatic Movements, Stanley M. Burgess and Gary B. McGee, eds., (Grand Rapids: Zondervan Publishing House, 1988).6. For faith projections of the Central American Church, see Emilio Antonio Nunez, ed., La Hora de Dios para Guatemala, (Guatemala City: SEPAL, 1983), p. 177.7. These testimonies are taken from Miracles and Healing, a newsletter published by the Deeper Life Church in Lagos, Nigeria, Vol. 1, Nos. 7 and

Page 60: Chuc vu chua lanh

9, n.d.8. Cùng tác phẩm.9. John N. Vaughan, The World’s Twenty Largest Churches, (Grand Rapids, MI: Baker Book House, 1984), p. 211.10. Ramsay MacMullen, Christianizing the Roman Empire, A.D. 100-400 (New Haven, CT: Yale University Press, 1984), p. 27.11. Paul Eshleman, I Just Saw Jesus, (San Bernardino, CA: Here’s Life Publishers, 1985), pp. 114-115.12. Cùng tác phẩm, trang 105,106.13. Cùng tác phẩm, trang 111,112.14. Cùng tác phẩm, trang 110,111.15. Trong số các sách mới tốt nhất noí về sự tăng trưởng của Hội Thánh ở tại Trung hoa là quyển The Emerging Challenge của Paul E. Kauffman (Grand Rapids, MI:Baker Book House, 1982), The Church in China by Carl Lawrence (Minneapolis, MI:Bethany House Publishers, 1985), China: The Church’s Long March by David H. Adeney (Ventura, CA: Regal Books, Div. Of Gospel Light Pulications, 1985) and China Miracle by Arthur Wallis (Colombia. MO: City Hill Publishing, 1986).16. C. Peter Wagner, ed., Signs and Wonders Today, (Altamonte Springs, Fuller: Creation House), 1987, pp. 83-84.17. Wagner, Dictionary.18. John Wimber with Kevin Springer, Power Evangelism, (San Francisco: Harper & Row, 1986), p. 35.19. The Vineyard Newsletter, Spring 1986; Fall/Winter 1986; Spring 1987.

SỐNG NẾP SỐNG CỦA NƯỚC TRỜI

Nghe được những công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời đang làm trên thế giới và thậm chí vui mừng phấn khởi về những điều đó là một chuyện, nhưng đưa ra thắc mắc khi nào những điều như vậy phải được xảy ra lại là một điều gì đó khác. Hay nói cách khác, hầu hết những Cơ Đốc nhân chân thành đều muốn biết chẳng sớm thì muộn có phải điều họ đang kinh nghiệm thật sự đang khớp với những gì Kinh Thánh dạy không.Các vấn đề về thần học liên quan đến chức vụ chữa lành là đặc biệt cao theo các chương trình của những người lãnh đạo Cơ Đốc xuất thân từ các bối cảnh Tin Lành truyền thống, như tôi đã giải thích ở chương 1. Nơi mà những sự dạy dỗ của Benjamin Warfield, John MacArthur, Jr., C. I. Scofield hay bất cứ số lượng những điều khác trước nay vẫn nổi bật, thì sự chuyển đổi sang làn sóng thứ ba không phải là dễ. Không những chỉ các mục sư, mà các lãnh đạo tín hữu Cơ Đốc đều bị xem là vô trách nhiệm nếu như họ ra sức bắt

Page 61: Chuc vu chua lanh

đầu một chức vụ chữa lành trong Hội Thánh địa phương của mình mà trước hết không nêu ra những câu hỏi gay go về mặt thần học. Chỉ tiếp cận vấn đề ở vòng ngoài đem lại một sự liều thử có nguy cơ cao trong việc làm cho Hội Thánh của bạn bị dội, và đó chính xác là điều cuốn sách này muốn tránh.Tôi ước gì có thể triển khai mặt thần học mà với thần học đó mọi Cơ Đốc nhân đều đồng ý. Nhưng điều này không thể có được. Nhiều người đã thử cố gắng qua các thế hệ, và chưa một ai đã thành công. Dầu vậy, tôi sẽ cố gắng, để đề ra một khung sườn thần học mà trong đó có thể hiểu được các chức vụ của làn sóng thứ ba, một khung sườn nhằm ý định phải phù hợp với các nền tảng của thần học Tin Lành truyền thống và là khung sườn mà tôi hy vọng sẽ càng ít gây khó chịu cho những người Tin Lành càng tốt.BẮT ĐẦU BẰNG NƯỚC TRỜI Điểm bắt đầu của tôi không phải là điều mới mẻ độc đáo. Tôi xin nhắc rõ rằng khi tôi đang ngồi học dưới sự dạy dỗ của John Wimber vào đầu thập niên 80, ông đã bắt đầu nói đến một thần học về nước Đức Chúa Trời bằng một cách tạo được nhiều điểm thật ý nghĩa. Thật vậy, chương đầu trong tác phẩm của ông Power Evangelism (Sự truyền giảng bằng Quyền năng ) có tựa là “Nước Đức Chúa Trời.” Wimber cũng không tuyên bố suy nghĩ của ông là một phát kiến hoàn toàn mới. Ông nói: “Phần lớn chương này được đặt nền tảng trên tài liệu được gạn lọc ra từ các bài viết của George Ladd và James Kallas.” 1 Nhiều người khác cũng đã đồng ý với Wimber là vương quốc của Đức Chúa Trời cung cấp một điểm bắt đầu bổ ích cho việc hiểu được công việc của Đức Chúa Trời ngày nay. Ví dụ, Ken Blue, đã xuất bản một quyển sách mới Authority to Heal (Quyền Năng để Chữa Lành) là quyển sách mà tôi muốn giới thiệu như là thần học tốt nhất về làn sóng thứ ba hiện nay. Phần II ông bàn về “Nước của Đức Chúa Trời và Cuộc Chiến Đấu để Chữa Lành.” 2 Hầu như tất cả các Cơ Đốc nhân đều nhớ Lời Cầu Nguyện Chung bao gồm những câu này: “Nguyện nước Cha được đến, Ý Cha được nên ở đất như trời” (Mat Mt 6:10, RVS). Tôi thậm chí đã biết Bài Cầu Nguyện Chung này trước khi trở thành một người tin Chúa. Thật vậy, nó quá quen thuộc đến nỗi nhiều Cơ Đốc nhân đọc lên nhiều lần mà thậm chí cũng không dừng lại để suy nghĩ xem những lời ấy thật sự có ý nghĩa gì. Tôi cũng đã làm như vậy nhiều năm. Và rồi khi cuối cùng tôi đã dừng lại và tự hỏi mình tôi muốn nói gì khi bảo “Nước Cha được đến, Ý Cha được nên ở đất như trời,” tôi đã khám phá ra rằng mình đã lập ra hai điều giả định khá là huyền ảo. Thứ nhất, tôi đã cho rằng nước Chúa thuộc về tương lai. Thật vậy, lời cầu nguyện của tôi là xin Chúa Giê-xu sẽ trở lại lần thứ nhì. Tôi đã được dạy rằng thời kỳ Hội Thánh đã được mở ra vào ngày lễ Ngũ tuần và rằng Nước Đức Chúa Trời vẫn bị cầm giữ cho đến khi Chúa Giê-xu trở lại. Tôi không

Page 62: Chuc vu chua lanh

hề nghi ngờ rằng các phép lạ đã xảy ra trong quá khứ và sẽ còn xảy ra trong tương lai. Nhưng ngày nay thì sao? Vâng, hiện nay chúng ta đã có khoa học và thuốc men cũng như các máy vi tính, và trên hết mọi sự, Kinh Thánh, là Lời được viết ra của Đức Chúa Trời. Với tất cả nhiều điều đó, tôi nghĩ vì sao còn tìm phép lạ làm gì?Thứ hai, tôi đã cho rằng hiện nay ý muốn của Đức Chúa Trời, thật thế, đã được thực hiện trên đất. Bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng tối cao tuyệt đối, bất cứ điều gì xảy ra trên đất phải được Ngài tán thành. Khi tôi cầu nguyện cho người đau, tôi thường xuyên bảo: “Lạy Chúa, xin ban cho người này ân điển để chịu đựng được căn bệnh này và an ủi gia đình của bà.” Hàm ý không nói ra đó có nghĩa khi chúng ta đau yếu, đó là ý muốn bình thường của Đức Chúa Trời muốn chúng ta bị bệnh, vì vậy hãy hết sức mình có thể để mà chịu đựng.Phần then chốt của việc cởi mở chính mình để hiểu được làn sóng thứ ba là có một cái nhìn khác vào hai giả định trên. Khi làm như vậy, tôi đã bắt đầu nhận ra rằng cả hai điều đó đều đúng, nhưng chưa hoàn toàn. Phải, Nước Đức Chúa Trời hiện ở trong tương lai, nhưng Nước Ngài cũng đang có trong hiện tại. Đức Chúa Trời là Đấng tối cao, đúng như vậy, nhưng Satan cũng đang hoạt động tích cực trong thế giới ngày nay, và nó làm việc cật lực để chống lại ý muốn của Đức Chúa Trời. Vì vậy, một số điều chúng ta thấy đang xảy ra có thể do Satan gây ra chứ không phải bởi Đức Chúa Trời. Tôi đã hát điều này mỗi khi hát bài “Chúa vốn Bức Thành Kiên Cố Ta” của Marin Luther, nhưng tôi đã mù mắt trước những hàm ý chính của bài hát ấy. Luther nói rằng: “Bởi vì đối phương xưa cũ của chúng ta vẫn thật sự tìm kiếm cách để làm cho chúng ta khổ sở. Mưu chước và sức mạnh của nó là lớn, và được trang bị với lòng ghen ghét hung dữ, trên đất này ta không phải là đối thủ của nó.”Vậy thì những hàm ý này là gì, đặc biệt là đối với việc khai triển một chức vụ chữa lành hiệu quả?“Nước Cha Được Đến” Khi chúng ta cầu nguyện “Nước Cha được đến”, điều này chính xác hàm ý gì?Một tiền đề căn bản để hiểu điều này là sự dạy dỗ của Kinh Thánh rằng Satan là “chúa của đời này” (IICo 2Cr 4:4).Theo câu này, về một ý nghĩa nào đó, Satan đang kiểm soát thế gian như chúng ta biết. Thế giới là nước của Satan, và đã thuộc về nó từ khi Ađam và Êva đã giao quyền kiểm soát của họ cho nó bởi sự không vâng lời Đức Chúa Trời.Đối với một số người điều này nghe có vẻ như là tôi đã suy nghĩ thái quá và quy cho Satan quá nhiều quyền hành. Nhưng tôi không nghĩ vậy nếu chúng

Page 63: Chuc vu chua lanh

ta nghiêm túc xem xét mẫu đối thoại giữa Chúa Giê-xu và Satan trong lúc Chúa bị cám dỗ. Một lần Satan đã đưa Chúa Giê-xu lên một ngọn núi cao và chỉ cho Ngài các nước của thế gian. Rồi nó nói rằng: “Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự này” (Mat Mt 4:9). Có phải Satan đang đùa với Chúa Giê-xu không, hay điều đó là thật? Nhưng có một điều, Chúa Giê-xu đã không hỏi Satan là nó có quyền để ban cho các nước hay không, như vậy có thể là nó đã có quyền đó. Một lý do khác nữa, khi Luca mô tả cùng một tình tiết, ông đã trưng dẫn lời Satan như vầy: “Vì đã giao cho ta hết, ta muốn cho ai tùy ý ta” (LuLc 4:6). Đề tài này sau đó đã được Giăng nhắc lại, ông nói rằng: “Cả thế gian đều phục dưới quyền ma quỷ” (IGi1Ga 5:19).Mặc dầu toàn bộ điều đó là thật, song còn có một sự thật khác nữa đó là Satan không phải là kẻ làm chủ hoàn toàn thế giới này. “Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giêhôva” (Thi Tv 24:1). Đức Chúa Trời là Vua của các vua, và là Chúa của các chúa. Satan là một kẻ chiếm quyền. Nó đã lấy điều không phải thuộc về nó. Nhưng đừng lầm về điều đó, nó đã lấy rồi. Quyền năng của nó trên các hành tinh khác và các thiên hà khác nhiều bao nhiêu chúng ta không biết. Nhưng chúng ta biết “Quả không ai trên đất địch tày” như lời Martin Luther đã khẳng định. Dầu là tạm thời, nhưng quyền năng của nó là đáng sợ.Quyền lực của Satan được cường điệu qua một câu chuyện xuất phát từ vùng Tibet, là nơi các thế lực của điều ác đã hoạt động hầu như không bị thách thức suốt một thời gian dài. Paul Kauffman, chủ tịch của Chiến Dịch Truyền Giáo Á châu, tìm thấy một bài báo cáo tin tức từ tờ nhật báo Far East Economic Review xuất bản ngày 16.7.1982. Có vẻ như một nhà châm cứu người Úc đã được mời để điều trị cho một ông già người Tibet lưu đày, lúc ấy đang sống ở tại Ấn Độ. Trước sự kinh ngạc của vị y sĩ này, không một chiếc kim nào có thể xuyên qua lớp da của ông cụ người Tibet. Nhà châm cứu này đã xin lỗi hết lời, và nói rằng một chuyện như thế chưa bao giờ xảy đến với ông trước đây.Ông già Tibet trả lời: “Ồ, chính tôi mới phải xin lỗi. Vì tôi đã quên lấy chiếc bùa hộ mệnh ra.” Khi ông đã cởi bỏ chiếc bùa ở trên cổ, các chiếc kim được đâm vào da dễ dàng. Sau đó ông giải thích: “Một vị sư Tây Tạng đã cho tôi chiếc bùa này để bảo vệ tôi khỏi những viên đạn của người Trung Hoa.” 3 Đây là điều tôi muốn nói khi bảo rằng Satan có quyền năng đáng sợ.Khi chúng ta nhận ra rằng Satan đã chiếm một quyền kiểm soát lớn như vậy, thì điều đó nhằm cường điệu càng thêm hơn nữa tầm quan trọng của việc Chúa Giê-xu đến trần gian này, bởi vì Chúa Giê-xu đã mang theo với Ngài một vương quốc mới. Điều này hoàn toàn là một cuộc xâm lấn vào lãnh thổ thù nghịch và là một cuộc xung đột về các thế lực mạnh sức. Nước của Chúa

Page 64: Chuc vu chua lanh

Giê-xu đã giao chiến với nước của Satan. Bây giờ tôi hiểu rằng mọi việc chữa lành của Chúa Giê-xu là một hành động giao chiến, là một sự bối rối cho Satan. Mỗi một con quỷ bị đuổi đi là một sự sỉ nhục đối với Satan.Bấy giờ đối với tôi đã rõ ràng rằng Nước của Đức Chúa Trời đang có trong hiện tại cũng như trong tương lai mà tôi không hiểu vì sao mình đã quên lãng nó suốt một thời gian dài .Các giáo sư dạy Kinh Thánh tỏ rõ rằng Chúa Giê-xu đã đến trần gian vì nhiều lý do. Nhưng ở giữa những lý do ấy, có một lý do thật hết sức rõ ràng: “Vả, Con Đức Chúa Trời đã hiện ra để hủy phá công việc của ma quỷ” (IGi1Ga 3:8).Làm SaoTôi Lại Có Thể Bỏ Sót Điều Đó? Đối với tôi bây giờ thật rõ ràng là nước của Đức Chúa Trời có trong hiện tại cũng như tương lai mà không hiểu làm thế nào tôi lại bỏ sót điều đó suốt một thời gian quá dài. Khi tôi nghiên cứu thần học ở tại Chủng Viện Fuller vào đầu thập niên 50, George Ladd là một trong các giáo sư của tôi. Thậm chí vào lúc ấy, ông ta là người có biệt tài trong cách giảng của mình, để trở thành một trong các chuyên gia quốc gia thần học Kinh Thánh về Nước của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi đã quá say mê với định kỳ thuyết và Thánh Kinh Scofield vào lúc ấy đến nỗi không nghe điều ông muốn nói. Bây giờ, tôi thật bối rối phải thừa nhận rằng điều mà tôi nhớ nhất về George Ladd là cách đặt câu hỏi cách thiếu tôn kính của ông về sự cất lên của Hội Thánh trước cơn đại nạn, được nhiều người trong thời ấy coi là việc đả phá hình tượng Tin Lành.Suốt trong thời gian hầu việc Chúa ở tại Bolivia với tư cách một nhà truyền giáo, tôi tiếp tục cho rằng Nước Đức Chúa Trời đã bị cầm giữ. Nhưng sau đó, vào năm 1971, khi theo học Trường Fuller về ngành Truyền Giáo Thế Giới, tôi bắt đầu lưu ý rằng đồng nghiệp của tôi là Arthur Glasser đang nói về Nước của Đức Chúa Trời rất nhiều, và tôi bắt đầu hiểu dần ra. Cuối cùng tôi đã nhận ra mình thiếu hiểu biết về đề tài này làm sao khi bạn của tôi là Raymond J. Bakke thuộc Chủng Viện Báptít phía Bắc xét duyệt một trong các quyển sách của tôi và nói rằng: “Đã một thời gian dài từ khi tôi đọc một tác phẩm quan trọng về truyền đạo học hoặc truyền giáo học mà không một lần đề cập đến Nước Trời.” 4 Tôi đã học được bài học của mình kể từ đó và tại đó, tôi đã quay trở về với các tác phẩm của George Ladd. Ladd đã khẳng định rằng: “Nền học thuật hiện đại hoàn toàn nhất trí với quan niệm cho rằng nước Đức Chúa Trời là trọng tâm sứ điệp của Chúa Giê-xu.” 5 Điều Ladd dạy là Kinh Thánh chứng kiến hai thời kỳ chính của lịch sử con người, được xem như là thời kỳ hiện tại và thời kỳ hầu đến. Mãi đến khi Chúa Giê-xu xuất hiện lần thứ nhất, thời kỳ hiện đại đã có, và Satan hầu như đang nắm quyền kiểm soát. Nhưng sự hiện đến của Chúa Giê-xu, đạt đến

Page 65: Chuc vu chua lanh

đỉnh điểm qua sự chết và sự sống lại của Ngài, đã giới thiệu thời kỳ hầu đến, nước của Đức Chúa Trời hiện đang ở tại đất này. Vào lúc Chúa Giê-xu trở lại lần thứ hai, thời hiện tại sẽ kết thúc. Satan sẽ bị ném vào hồ lửa, và thời kỳ hầu đến, được gọi là trời mới đất mới, sẽ còn đến đời đời. Ngay hiện nay, ở giữa hai sự hiện đến của Chúa Giê-xu, chúng ta đang tham gia vào một cuộc chiến.Bây giờ tôi tin rằng Nước của Đức Chúa Trời phải là đề tài trung tâm sự giảng dạy của chúng ta nhiều hơn những gì cộng đồng Tin Lành thường hiểu. Giăng Báptít đã nói rằng: “Nước thiên đàng đã đến gần!” (Mat Mt 3:2). Chúa Giê-xu đã công bố: “Nước thiên đàng đã đến gần” (4:17). Các sứ đồ được sai đi rao giảng rằng: “Nước thiên đàng gần rồi” (10:7). Sách Công vụ bắt đầu với việc Chúa Giê-xu dạy dỗ về nước Đức Chúa Trời (xem Cong Cv 1:3) và kết thúc với việc sứ đồ Phaolô rao giảng về Nước Trời (xem 28:31).Thật tốt khi chúng ta nhớ rằng có một sự khác biệt về chất lượng giữa những điều chúng ta thấy xảy ra trong thời Cựu Ước và những gì chúng ta thấy xảy ra hiện nay. Tất nhiên, ngay cả qua Cựu Ước chúng ta cũng thấy rằng Giêhôva Đức Chúa Trời là Vua của các vua và Chúa của các chúa. Quyền năng mạnh mẽ của Ngài đã can thiệp vì ích lợi của dân sự Ngài. Làm thế nào chúng ta có thể hiểu khác đi Trận Đại Hồng Thủy hoặc Cuộc Xuất Hành hoặc Êli trong Núi Cạt mên hoặc Đaniên trong hang sư tử được? Dầu vậy, khi Chúa Giê-xu đến, Nước của Đức Chúa Trời đã được đưa vào lịch sử loài người bằng một cách mà trước đó chưa hề có. George Ladd đã tỏ rõ rằng một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử đã xảy ra khi Chúa Giê-xu phán: “Ta đã thấy quỷ Satan từ trời sa xuống như chớp” (LuLc 10:18). Sau sự kiện đó, Chúa Giê-xu đã phán cùng các môn đồ Ngài rằng họ được đặc ân đặc biệt khi chứng kiến những việc mà họ đang thấy. Ngài nói thêm: “vì ta nói cùng các ngươi, có nhiều đấng tiên tri và vua chúa ước ao thấy điều các ngươi thấy mà chẳng từng thấy” (câu 24), sau khi đã đối chiếu các nhân vật Cựu ước với họ. Và một lần khác Chúa Giê-xu đã phán rằng dầu không có vị tiên tri nào lớn hơn Giăng Báptít, song người nhỏ hơn hết trong nước Đức Chúa Trời cũng lớn hơn ông (xem 7:28).Satan đã có một quyền hành lớn lao cho đến khi Chúa Giê-xu đến. Nhưng thập giá của Chúa Cứu Thế Giê-xu đã bẻ gãy quyền lực đó. Kinh Thánh dạy rằng trên thập tự giá Chúa Giê-xu đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ (xem CoCl 2:15). Nếu điều này là thật, thì tại sao Satan cứ tiếp tục thực thi quyền hành? Đó là vì giai đoạn quá độ hiện nay, mà một số người gọi là “có rồi nhưng chưa hành động,” Satan giống như một sư tử đã lãnh một tràng đạn, nhưng chưa chết. Điều này làm cho kẻ thù càng hung dữ hơn bao giờ hết, càng muốn hủy diệt nhiều hơn và thậm chí càng tàn bạo hơn bởi cơn

Page 66: Chuc vu chua lanh

cuồng nộ.Mặc dầu các đoạn Kinh Thánh trong Khải huyền vẫn là đề tài theo truyền thống của nhiều sự diễn giải khác nhau, một trong các đoạn đó ít ra đã minh họa điều tôi đang muốn nói ở đây. KhKh 12:9 chép rằng Satan đã bị quăng khỏi thiên đàng. Sau đó câu Kinh Thánh này cảnh báo dân sự trên đất hãy cảnh giác, bởi vì “ma quỷ biết thì giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi” (câu 12). Tôi nhớ lại mục sư Paul Yonggi Cho một lần nhắc đến việc Triều Tiên đã được giải phóng chính thức khỏi những kẻ đàn áp Nhật Bản vào ngày 15.8.1945, nhưng suốt những tháng kế tiếp đó người Nhật tiếp tục giết người Triều Tiên cho đến khi chức năng của sự giải phóng trở thành hiện thực. Vì vậy, chúng ta hiện sống trong một thời kỳ giống như vậy. Đó là lúc Satan đã bị đánh bại hoàn toàn, nhưng nó hết sức điên cuồng về điều đó và cứ ra sức làm tất cả những tổn hại gì nó có thể làm được.Nước Đức Chúa Trời là sự trị vì , chứ không phải lãnh thổ . Công dân nước Trời là những người sẵn sàng đầu phục Ngài như là vị Vua của họ “Ý Cha Được Nên ở Đất như Trời” Trong bài cầu nguyện chung, ngay khi chúng ta cầu nguyện: “Nước Cha được đến” thì chúng ta tiếp tục cầu nguyện: “Ý Cha được nên ở đất như trời.” Điều này bắt đầu cho chúng ta dấu hiệu nào đó về những gì chức vụ chúng ta có. Nó giúp chúng ta hiểu điều Chúa muốn thực hiện qua chúng ta trong thời kỳ chiến trận ở giữa nước của Satan và nước của Đức Chúa Trời.Chúng ta phải nhận biết rằng nước Đức Chúa Trời không phải là một lãnh thổ địa lý nào đó có những ranh giới về chính trị. Chúa Giê-xu đã khẳng định nhiều lần rằng: “Nước ta không thuộc về thế gian này” (GiGa 18:36). Nước của Đức Chúa Trời là quyền trị vì, chứ không phải một lãnh thổ. Dân cư của nước Trời là những người sẵn sàng phục tùng Chúa Giê-xu như là vị Vua của họ. Nếu bạn là một người như thế, thì nước Đức Chúa Trời đang có mặt bất cứ nơi nào bạn sống. Đó là lý do vì sao Chúa Giê-xu phán rằng: “Nước Đức Chúa Trời ở trong lòng các ngươi “ (LuLc 17:21). Nơi nào ý muốn của Chúa được thực hiện, trên đất cũng như trên trời, nơi đó bạn tìm thấy nước của Đức Chúa Trời.Nhưng nước Chúa như thế nào? Những đặc điểm chính của nước Chúa là gì? Một số các dấu hiệu để giúp chúng ta biết chắc nước Chúa đang thực sự tồn tại ngay tại đây là gì?CÁC DẤU HIỆU CỦA NƯỚC TRỜI Một phương cách bổ ích để hiểu điều này là hãy xem xét điều gì đang diễn ra trên thiên đàng. Chúng ta không hiểu hết mọi sự về thiên đàng, nhưng Kinh Thánh đã cho chúng ta một số những dấu hiệu khá rõ ràng. Điều gì xảy ra khi Đức Chúa Trời nắm quyền cai trị và ma quỷ hoàn toàn bị đuổi khỏi

Page 67: Chuc vu chua lanh

khung cảnh? Chúng ta thấy một số hình ảnh trong vườn Êđen trước khi Ađam và Êva phạm tội. Và chúng ta nhìn thấy nhiều hơn trong Giêrusalem Mới sau khi ma quỷ đã bị quăng vào hồ lửa. Trong thành Giêrusalem Mới “sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa” (KhKh 21:4).Bây giờ chúng ta hãy cụ thể. Tôi đã chọn ra sáu đặc điểm trong số những đặc điểm có nhiều người đề ra chung cho cả sự sáng tạo ban đầu lẫn thành Giêrusalem Mới, là điều sẽ ích lợi khi chúng ta cố gắng hiểu chức vụ của nước Trời.Trong nước Trời: 1. Không có kẻ nghèo.2. Không có chiến tranh.3. Không có những người bị ức hiếp.4. Không ai bị quỷ ám.5. Không có người đau yếu.6. Không có người hư mất.Nói một cách khác, tất cả những điều trên - sự nghèo khổ, chiến tranh, ức hiếp, quỷ ám, bệnh tật, và hư mất - đều là các công việc của Satan, đã xâm nhập vào dòng dõi con người vào thời điểm loài người sa ngã và đã có từ lúc ấy.Vì vậy, khi chúng ta cầu nguyện: “Ý Cha được nên ở đất như trời,” chúng ta đang xin Chúa sử dụng chúng ta như những người đại diện cho nước Trời ở một mức độ khả thi lớn nhất để chứng kiến rằng nơi mà hiện nay có chiến tranh, có sự bình an, hoặc nơi đang có sự ức hiếp, thì có sự giải phóng. Trong một lần, Chúa Giê-xu đã phán: “Nhưng nếu ta cậy ngón tay Đức Chúa Trời mà trừ quỷ, thì nước Đức Chúa Trời đã đến nơi các ngươi rồi.” (LuLc 11:20). Con người ở trên đất này đang bị quỷ ám, bởi vì họ vẫn ở trong nước của Satan. Nhưng khi nước Đức Chúa Trời tấn công vào, ma quỷ bị đánh bại.Trước hết khi Chúa Giê-xu bắt đầu chức vụ của mình, Ngài muốn các môn đồ của mình phải biết rõ chức vụ của nước Trời mà Ngài đang đem đến thế gian. Vì vậy, Ngài vào nhà hội ở tại quê hương Ngài là Naxarét, và đọc sách EsIs 61:1-11, công bố rằng Ngài đã đến để rao Tin Lành cho kẻ nghèo, rịt lành kẻ vỡ lòng, giải cứu kẻ bị tù, mở mắt cho kẻ mù và giải phóng kẻ bị ức hiếp (xem 4:18).Một danh sách khác các dấu kỳ của nước Trời xuất hiện ở cuối sách Phúc Âm Mác, là chỗ Chúa Giê-xu sai các môn đồ ra đi giảng Tin Lành cho muôn dân và phán rằng: “Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này” (Mac Mc 16:17). Ngài nhắc đến việc đuổi quỷ, nói các thứ tiếng, bắt rắn trong tay, uống giống độc cũng không hại gì, và đặt tay trên kẻ đau thì họ được lành

Page 68: Chuc vu chua lanh

(xem 16:15-18).Tôi biết có một số học giả Kinh Thánh vẫn bàn cãi không biết những lời xác thực này là của Chúa Giê-xu hoặc chúng có thể đã được thêm vào bởi một nhà biên soạn nào đó vào thế kỷ thứ hai. Thật vậy, khúc Kinh Thánh trong 16:9-20 không được tìm thấy trong những bản thảo viết tay cổ xưa ở Sinai hoặc ở Vatican. Nhưng tôi đồng ý với Michael Harper, là người nói rằng: “Theo quan niệm của tôi xuất xứ không quan trọng, bởi vì mỗi một lời trong khúc Kinh Thánh này đều nhất quán với sách Công vụ các sứ đồ, và vì vậy có thể được chấp nhận dù ai là tác giả đi nữa.” 6 Không những các dấu kỳ như vậy đã được thấy trong Công vụ các sứ đồ, mà chúng còn được thấy trong đời sống thực tế ngày nay. Trong khi sống ở phía Đông Bolivia, vợ tôi Doris và tôi phải đi một cuộc hành trình dài trên ngựa băng qua rừng để đến thăm một số những nhà truyền giáo khác đang làm việc giữa vòng những người Da Đỏ Ayore ở tại một nơi gọi là Bella Vista. Nơi này hoang vu đến nỗi chúng tôi là những nhà truyền giáo đầu tiên ghé thăm họ. Chúng tôi khởi hành với cháu gái Karen 4 tuổi và không bao lâu sau chúng tôi đã giật mình khi nhận ra rằng chúng tôi đã sơ ý quên mang theo các bình đựng nước. Khí hậu tại đây rất nóng và rất khô, chúng tôi đã cưỡi ngựa đi được vài giờ đồng hồ, nhưng chúng tôi quyết định thà đi tiếp để tìm nước dọc đường còn hơn là quay lại. Và đúng vậy, chúng tôi thấy những ao khá lớn ở tại đây và rải rác dọc theo đường đi, chúng tôi đã làm dịu đi cơn khát của mình nhờ thứ nước ấy. Sự ngạc nhiên xuất hiện khi chúng tôi đã đến nơi, John và Phoebe Depue chú ý chúng tôi không mang theo các bình đựng nước nên họ đã hỏi chúng tôi với sự lo âu: “Các anh đã uống nước ở đâu thế?” Chúng tôi cho biết đã uống nước từ các ao, và họ hầu như muốn té xỉu, họ kêu lên: “Ôi không, người Ayore đã đi qua đây ngày hôm trước và đánh thuốc độc tất cả các ao để bắt cá. Đó là thứ chất độc chết người!” Nhưng chúng tôi không hề cảm thấy bệnh tật đau yếu gì cả, mà còn vui mừng vì mặc dầu các học giả có thể tranh luận, nhưng quyền năng của Đức Chúa Trời vẫn thực hữu ngày hôm nay.Điều tương tự như vậy cũng đang xảy ra, không những với các độc dược, mà còn với cả rắn nữa. Eloise Clarno thuật lại rằng ở tại Philippine gần đây mục sư Elmer Arrozena đã chuẩn bị một bài giảng về 16:15-18, nhưng buổi nhóm của Hội Thánh phải bị hoãn lại vì một trận bão lớn. Đêm hôm đó một con rắn hổ mang rất độc, bị xô dạt bởi trận bão, đã trườn vào dưới cửa nhà họ và đang tiến đến phía đứa con của ông. Theo phản xạ, Arrozena tóm lấy con rắn, và nó đã cắn ông hai phát. Một phát đủ chết rồi, huống chi là hai. Ông bất tỉnh, nhưng vợ ông, Shirley, đã tập hợp một số các Cơ Đốc nhân khác và cầu nguyện khẩn thiết. Sau ba mươi phút, Mục sư Arrozena tỉnh táo và khỏe

Page 69: Chuc vu chua lanh

mạnh hoàn toàn. Chúa nhật tuần sau ông đã có thể giảng bài giảng này với lòng xác quyết mạnh mẽ: “Bắt rắn trong tay ... cũng chẳng hại gì” (16:18). 7 Một trong những bảng liệt kê rõ ràng nhất về các dấu hiệu của nước Trời đã được Chúa Giê-xu chỉ ra cho các môn đồ của Giăng Báptít. Sau khi Giăng đã bị bỏ tù, ông trở nên ngã lòng và tự hỏi không biết điều ông đang giảng dạy có phải đúng là Tin Lành hoàn toàn không. Vì vậy, ông đã sai các môn đồ mình đến gặp Chúa Giê-xu và hỏi có phải Ngài đúng là Đấng Cứu Thế không. Chúa Giê-xu đã trả lời bằng cách liệt kê một số những sự bày tỏ cho công chúng về chức vụ của Ngài: kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết sống lại, và Tin Lành đã được giảng ra cho kẻ nghèo (xem LuLc 7:22).CÁC PHÉP LẠ Ở TẠI CHỦNG VIỆN FULLER Cũng như các phép lạ liên quan đến các chất độc và rắn, chúng tôi cũng đang chứng kiến Đức Chúa Trời làm cho người què đi được và người mù thấy được, điều sau cùng thậm chí còn gần gũi hơn với quê hương ở ngay tại các phòng học của tôi ở Chủng Viện Fuller. Gần đây, khi tôi bắt đầu một trong các lớp căn bản về sự tăng trưởng của Hội Thánh và mời các sinh viên tự giới thiệu mình, tôi có được đặc ân gặp nhà truyền giáo Sam Sasser, là người đã hầu việc Chúa suốt nhiều năm với Hội Ngũ tuần của Đức Chúa Trời (Assemblies of God) ở tại quần đảo phía Nam Thái Bình Dương. Phòng học của chúng tôi là một căn phòng rộng lớn, và anh ngồi ở tận cuối trên một chiếc xe lăn với bàn chân phải được quấn trong một lớp băng dày. Tôi được biết anh ta đã sống sót sau nhiều tai nạn, gồm hai tai nạn trên các chiếc tàu và một vụ nổ máy bay, anh đã phải đi những quãng đường dài trên các rặng san hô sắc bén. Vì thế, anh đã bị nhiễm độc san hô, cấu trúc xương của anh đã bị hủy hoại do tác hại của chất độc, và anh đã phải trải qua một số các cuộc giải phẫu suốt bốn năm qua để gỡ bỏ các mô xương mục. Anh không biết còn phải ngồi trên xe lăn tay bao lâu nữa. Vào ngày thứ hai của lớp học, tôi khởi sự qui trình thường lệ của mình khi bắt đầu mỗi buổi học với 20-30 phút cầu nguyện. Tôi đã mời David Ellis, một nhà truyền giáo làm việc với Hội Truyền Giáo Phúc Âm Thế Giới ở tại Bolivia làm người hướng dẫn giờ cầu nguyện của chúng tôi ngày hôm đó, và mời lớp học nêu lên những nan đề cầu nguyện. Sam Sasser xin cầu nguyện được chữa lành. Tôi gợi ý với Ellis khi đến tên của Sasser trên danh sách thì hãy cho các sinh viên chung quanh anh ấy một cơ hội để họ đặt tay trên anh ấy trước khi cầu nguyện. Và Ellis đã làm như vậy.Vào ngày thứ ba trong giờ cầu nguyện, Sam Sasser nói rằng anh muốn có lời làm chứng, anh nói: “Tôi không muốn cường điệu, nhưng ngày hôm qua tôi đã không đề cập đến việc tôi đã bị mù do hậu quả bị nhiễm độc san hô. Ngày đầu tiên tôi đã không thấy ông khi ông đứng lớp.” (Tôi cũng không lưu ý

Page 70: Chuc vu chua lanh

nhiều lắm đến sự kiện người thư ký của anh ấy, cũng là người đẩy chiếc xe lăn cho anh, là người ghi chú cho anh ta.) Anh nói tiếp: “Ngày hôm qua, sau khi cầu nguyện, tôi đã có thể nhìn thấy ông qua toàn thể lớp học. Không những vậy, nhưng buổi sáng hôm nay, cô y tá đến để thay băng cho tôi bảo rằng cô không thể tin được điều cô thấy. Cô cho tôi biết rằng nếu khởi đầu này cứ tiến triển, thì tôi sẽ lành mạnh sau một tuần lễ.”Vào ngày thứ tư, anh ấy lại giơ tay lên một lần nữa, anh nói: “Cô y tá đã báo cho bác sĩ của tôi điều cô phát hiện, vì vậy ông ta đã gọi tôi lên văn phòng sáng hôm nay. Khi mở băng ra, ông ta cười lớn. Một đường rạch dài tám phân và sâu ba phân đã hoàn toàn lành trên bề mặt có đóng một vết sẹo nhỏ. Ông ta bảo: ‘Điều này không thể xảy ra được. Có gì đó không ổn rồi. Tôi e rằng sẽ có một túi nhiễm trùng ở bên trong.’ Vì vậy, ông mở vết thương ra và kiểm tra bằng một đầu có quấn gạt, nhưng đã không phát hiện được gì cả. Ngày hôm nay, ông bảo tôi đi đo chân để mua loại giày đặc biệt.”Trong vòng một tuần sau đó, Sam Sasser đang đi lại trong sân trường đẩy chiếc xe lăn tay của chính anh. Anh đã hủy bỏ việc đăng ký vào một trường đặc biệt để huấn luyện anh sử dụng chó dẫn đường. Mặc dầu Sam vẫn chưa có thể chơi tennis hoặc đọc sách, và các dấu hiệu của sự nhiễm độc san hô nằm bên dưới thỉnh thoảng bộc phát, nhưng Đức Chúa Trời đã được vinh hiển thật lớn lao, và nhiều người trong cộng đồng chủng viện đã được khích lệ khi thấy các dấu hiệu này của nước Trời giữa vòng chúng tôi.LỐI SỐNG CỦA NƯỚC TRỜI Kết quả cuối cùng của việc hiểu được các dấu hiệu của nước Trời là để cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn dành cho các loại chức vụ chúng ta có thể trông đợi Chúa dẫn dắt chúng ta vào nếu Ngài nhậm lời cầu nguyện của chúng ta: “Ý Cha được nên ở đất như trời.” Với những điều này, chúng ta triển khai một bức tranh rõ ràng hơn về những gì mà nếp sống của nước Trời hoàn toàn có liên quan đến. Là những con người, nhưng điều quan trọng hơn nữa là những thành viên tích cực của các Hội Thánh và của các nhóm Cơ Đốc khác, các chức vụ thuộc về nước Trời này phải đang lưu xuất qua chúng ta trên một cơ sở đều đặn. Chúng ta phải quan tâm đến người nghèo và những người bị ức hiếp. Chúng ta phải chu cấp lương thực cho kẻ đói ngay tại đây trong đất nước của chính chúng ta và trên thế giới. Chúng ta phải tìm cách thay đổi những cơ cấu xã hội tạo ra tình trạng mất phẩm giá cho con người, như là chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi hoặc hệ thống đẳng cấp ở tại Ấn Độ.Như chúng ta đã giải thích điều đó ở đây, rõ ràng là thần học nước Trời cung cấp một cơ sở hợp lý vững chắc cho các chức vụ xã hội đủ mọi loại cũng như cho công tác truyền giáo. Rõ ràng là tất cả các dấu hiệu của nước Trời đều quan trọng và đòi hỏi sự tập trung chú ý của chúng ta. Nổi bật giữa vòng

Page 71: Chuc vu chua lanh

các chức vụ ấy là việc chữa lành cho người đau và đuổi quỷ. Vì vậy, việc bắt đầu một chức vụ chữa lành trong Hội Thánh của bạn có thể xem như là một kết quả tự nhiên của sự hiện diện của Chúa Giê-xu và nước Ngài. Tuy nhiên, nhiều Cơ Đốc nhân bắt đầu lo lắng vô cùng ở thời điểm này. Việc gởi các thiết bị y tế đến cho những nạn nhân bị động đất ở tại Mễ Tây Cơ, việc hỗ trợ một chiến dịch truyền giáo của Billy Graham hoặc việc ký vào một đơn xin phóng thích những người Do Thái ở tại Liên bang Xôviết là những hoạt động còn dễ chịu hơn là việc tổ chức một buổi nhóm chữa lành nhiều. Một số người, phần lớn là do muốn tự bảo vệ mình, đã hỏi tôi rằng liệu tôi có tin rằng các phép lạ và các dấu kỳ như là những tiêu chuẩn hay không. Tôi nghĩ câu trả lời cho điều đó tùy thuộc vào tiêu chuẩn hàm ý điều gì. Tôi không tin rằng các dấu kỳ và các phép lạ siêu nhiên nhất thiết phải là một dấu hiệu của Cơ Đốc giáo thật, tính thuộc linh thật hoặc Hội Thánh thật. Những dấu kỳ và phép lạ ấy không được liệt kê bên dưới bông trái của Đức Thánh Linh. Có nhiều Cơ Đốc nhân ưu tú sống rất tốt mà không có các dấu kỳ phép lạ ấy.Theo quan điểm của tôi, các dấu kỳ và các phép lạ nên được kể như là cần phải tiêu chuẩn hóa trong Cơ Đốc giáo như việc làm báp tem của người tin Chúa. Một số các giáo phái như là Báptít, Mennonites, và Hội Thánh của Đấng Christ lập luận rằng bạn không thể có một Hội Thánh thật nếu không có các dấu kỳ và phép lạ. Còn những Hội Thánh khác, như là Trưởng Lão, Episcopalians, và Lutherans nghĩ rằng họ vẫn có những Hội Thánh thật dầu không có phép lạ. Tôi tin nơi phép lạ và cần phép lạ trong gia đình của tôi cũng như bất cứ người nào khác mà tôi có thể ảnh hưởng, nhưng tôi thuộc về một Hội Thánh Hội Chúng trong đó nếu bạn đòi phép lạ hoặc bạn không đòi phép lạ thì cũng tốt như nhau. Tôi nhìn thấy chức vụ trong việc chữa lành người bệnh và đuổi quỷ trong một ánh sáng tương tự. Tôi tin nơi phép lạ, tôi cầu nguyện xin phép lạ và giúp càng nhiều người bước vào chức vụ ấy càng tốt. Nhưng nếu có một số các anh em chị em Cơ Đốc khác nhìn các sự việc khác hơn, thì không hề vì những cơ sở ấy mà tôi xếp loại họ là những Cơ Đốc nhân hạng hai. NAN ĐỀ CỦA NHỮNG NGƯỜI HƯ MẤT Một trong các mục tiêu chính của quyển sách này là nhằm giúp người Cơ Đốc và các Hội Thánh Cơ Đốc bước vào một chức vụ chữa lành hiệu quả thường xuyên. Điều này nhiều khi cần thiết phải dọn dẹp những sự ngăn trở chặn đường hầu cho điều đó có thể xảy ra được. Tôi đã tìm thấy rằng thật ích lợi cho những người Tin Lành để quan sát những việc tương tự rất có ý nghĩa giữa chức vụ nước Trời của chúng ta trong việc giảng Tin Lành cho những người hư mất và chức vụ về nước Trời của chúng ta trong việc chữa lành kẻ bệnh. Về mặt truyền thống, giữa vòng những người Tin Lành, thì

Page 72: Chuc vu chua lanh

việc truyền giáo là khoản mục chiếm ưu tiên cao hơn các hoạt động xã hội khác, là điều mà những người Tin Lành thuộc phái tự do nhấn mạnh, hoặc việc đuổi quỷ, là điều mà những người thuộc phong trào ân tứ nhấn mạnh. Cứu thục học là một sự nhấn mạnh mạnh mẽ hơn cả các đạo lý xã hội hoặc giáo lý về Đức Thánh Linh.Giữa vòng những người Tin Lành có một sự nhất trí rằng ý muốn của Đức Chúa Trời để giảng Tin Lành cho người hư mất là điều rõ ràng dứt khoát trong Kinh Thánh. Ít có ai nghi ngờ rằng Ngài “không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn” (IIPhi 2Pr 3:9). Nhưng mặc dầu Ngài muốn mọi người đều phải được cứu, không phải tất cả đều được cứu.Vậy thì tại sao ý muốn của Đức Chúa Trời không được thực hiện là có nhiều người Ngài muốn được cứu lại không được cứu? Nhiều lý do khác nhau có thể được nêu ra cho mỗi trường hợp riêng lẻ, nhưng câu trả lời chung là việc cứ để cho con người hư mất là một hành động trực tiếp của Satan. Kinh Thánh dạy điều này rất rõ ràng. Sứ đồ Phaolô nói rằng nếu Tin Lành bị che khuất, là bị che khuất cho những kẻ hư mất “cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ là ảnh tượng của Đức Chúa Trời” (IICo 2Cr 4:4). Việc truyền giảng và giúp con người được cứu là một phần của chiến trận nước Trời mà chúng tôi đang mô tả. Khi một người được cứu, đó là một chiến thắng trên kẻ thù. Đó là lý do vì sao chúng ta được cho biết các thiên sứ ở trên trời cũng vui mừng khi điều đó xảy ra (xem LuLc 15:10).Chúng ta những người Tin lành đã từ lâu phải quen cam chịu với thực tế rõ ràng và phũ phàng, đó là tình trạng hư mất là một sự thật và nó sẽ tiếp tục là một sự thật trong thế giới của chúng ta cho đến ngày Chúa Giê-xu trở lại. Qua các thời đại, các nhà thần học đã cố gắng để giải thích lý do vì sao. Các cuốn sách đã được viết ra về thuyết tiền định (predestination), tiền định tiền sa ngã (supralapsarianism), và Trời- người hiệp tác Tiền cứu chuộc (pre-soteric synergism), nhưng không một ai giải quyết được vấn đề thỏa mãn cho tất cả mọi người. Các hội đồng về lịch sử Hội Thánh đã thành công trong việc giải thích thuyết ba ngôi và mối liên hệ giữa hai bản tánh của Chúa Cứu Thế, nhưng họ đã không giải thích được điều này.Nhưng tất cả những điều đó có làm cho những người như Billy Graham hay Bill Bright hay Luis Palau bối rối không? Không hề. Trong khi những nhà thần học đang tìm cách để phát hiện vì sao điều đó xảy ra hoặc không xảy ra, thì những người này cứ tiếp tục rao giảng Tin lành ngày càng cứu được nhiều người càng tốt. Và hầu hết những người Tin Lành khác đều đang vui mừng cộng tác với họ.NAN ĐỀ CỦA NHỮNG NGƯỜI BỆNH

Page 73: Chuc vu chua lanh

Trong khi các vấn đề này hầu như giống hệt nhau, thì phản ứng đối với mỗi vấn đề lại không giống nhau, chẳng hạn như khi đối diện với việc chữa lành người bệnh. Rất nhiều người Tin Lành sẽ vấp phạm khi nhận ra rằng không phải tất cả những người chúng ta cầu nguyện cho đều được lành. Một phương pháp điển hình được chọn bởi một trong các giáo sư anh em của tôi tại Chủng Viện Fuller, người đặc biệt bực bội rằng John Wimber và tôi đang dạy khóa học MG510 của chúng tôi trong chủng viện và rằng những tín đồ đang lan truyền rằng những người trong khóa học đã thật sự được chữa lành ngay trong trường. Ông đã được một người dấu tên trích lời trong tờ Christianity Today là đã chỉ trích chúng tôi vì dạy một “Cơ Đốc giáo may rủi trong đó hẳn chỉ có một vài người trúng lớn - những sự chữa lành ngoạn mục - và rất nhiều người thắng có mười đồng - được chữa trị bệnh nhức đầu - để thu hút một đám đông.” Sự phản đối chủ yếu của ông là một sự dạy dỗ như vậy xa rời với thần học của thập tự giá. 8 Tôi không giả vờ như có một câu trả lời tối hậu cho lý do vì sao một số người không được chữa lành cũng như tôi không có câu trả lời cho lý do vì sao một số người không được cứu. Nhưng chúng ta hãy nghĩ về điều này một chút xíu.Trước hết, bệnh tật có phải là ý muốn của Đức Chúa Trời không? Một cách tốt để thảo luận câu hỏi đó là hãy đưa ra một câu hỏi khác. Liệu bệnh tật có phải là giá trị trong nước trời không? Rõ ràng là không. Như chúng ta đã thấy, nó đi ngược lại với nếp sống của nước Trời. Cũng như sự nghèo đói và chiến tranh.Nếu bệnh tật không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng có nhiều người thật sự đang đau yếu, thì điều gì là nguyên nhân? Câu trả lời rõ ràng: chính là Satan. Tôi đồng ý với Robert Wise, là người đã nói: “Chúng ta hãy đánh dấu lời kết luận bằng những chữ đỏ. Các tai họa trên thế giới này không bắt nguồn từ trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Kẻ ác chính là tác giả của hoạn nạn.” 9 Tôi tin rằng Satan làm việc qua ba phương cách chính để đem lại bệnh tật và khổ sở trên con người:1. Satan trực tiếp gây ra bệnh tật . Một mưu chước rõ rệt là tình trạng bị quỷ ám. Ví dụ, có khoảng 25 phần trăm những việc chữa lành của Chúa Giê-xu được ký thuật trong sách Phúc Âm Mác có liên quan đến ma quỷ. Ảnh hưởng trực tiếp của ma quỷ được minh chứng hết sức rõ ràng khi Chúa Giê-xu chữa bệnh cho một người đàn bà bị đau liệt và đã bị người cai nhà hội quở trách vì đã làm điều đó trong ngày Sabát. Chúa Giê-xu đã phán: “Con gái của Ápraham này, quỷ Satan đã cầm buộc mười tám năm, há chẳng nên mở trói cho nó trong ngày Sabát sao?” (LuLc 13:16). Vai trò trực tiếp của Satan cũng rất rõ ràng trong trường hợp của Gióp. Bao nhiêu phần trăm bệnh

Page 74: Chuc vu chua lanh

tật trực tiếp do Satan gây ra chúng ta không biết, nhưng chắc chắn là không ít.2. Satan gián tiếp sử dụng những hậu quả tự nhiên của Sự Sa Ngã để gây ra bệnh tật và đau khổ . Hắn dùng vi khuẩn, vi trùng, tình trạng suy dinh dưỡng, tai nạn, chiến tranh, chất độc, tuổi già, những kẻ cưỡng hiếp, những kẻ giết người v.v.... Rất có thể lắm tất cả bệnh tật đều được xếp vào số này.3. Satan cám dỗ người ta ngã vào tội lỗi , và nhiều khi Đức Chúa Trời dùng bệnh tật để hình phạt họ vì tội lỗi . Có nhiều ví dụ trong Cựu Ước về dịch lệ, là điều Đức Chúa Trời sai đến trên dân sự Ngài để hình phạt tội lỗi họ. Khi một số những người Ysơraên nổi loạn nghịch cùng Môise và Arôn, Đức Chúa Trời đã sai một trận dịch đến giết tới 14.700 người (xem Dan Ds 16:45-50). Sau đó Đức Chúa Trời đã giết 50.070 người Ysơraên khác ở tại Bếtsêmết khi họ không vâng lời Ngài mà nhìn vào rương giao ước của Đức Giêhôva (xem ISa1Sm 6:19), chỉ trưng dẫn hai ví dụ đó. Trong Tân Ước, Đức Chúa Trời đã làm cho Êlyma thuật sĩ bị mù như là một phần của cuộc đối đầu bằng quyền phép (xem Cong Cv 13:6-12). Ở tại Côrinhtô, một số những người tin Chúa mang bệnh tật và một số đã bị chết do hậu quả của việc lạm dụng tiệc thánh của Chúa (xem ICo1Cr 11:30).Dầu cho nguyên nhân trực tiếp là gì đi nữa, thì hậu quả của bệnh tật thường là đau đớn, khổ sở, và sự chết, tất cả đều là công việc của Satan.Nhưng bất chấp những ý định của Satan, một số những kết quả cuối cùng của bệnh tật vẫn có thể đem lại lợi ích. Chúng ta được dạy rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những người yêu mến Đức Chúa Trời (xem RoRm 8:28). Những người như Joni Eareckson Tada làm chứng về chiếc xe lăn tay của họ rằng Đức Chúa Trời đã dùng bệnh tật của họ để đem tình yêu của Ngài đến cho nhiều người. Cô ta nói: “Satan đã có ý đồ khiến cho một cô gái 17 tuổi tên là Joni phải bị gãy cổ, để hòng hủy hoại đời sống cô ấy, nhưng Đức Chúa Trời đã sai đến chiếc cổ bị gãy để nhậm lời cầu nguyện của cô hầu có mối tương giao gần gũi hơn với Ngài và sử dụng chiếc xe lăn của cô như là một bục giảng để bày tỏ ân điển nâng đỡ của Ngài.” 10 Cố đồng nghiệp của tôi ở tại Chủng Viện Fuller là Tom Brewster mắc một chứng liệt tứ chi suốt cả cuộc đời thanh niên của ông. Ông không thích sự tàn tật của mình, ông cũng không tin là nó đến từ Chúa. Chúng tôi đã cầu nguyện với ông cho đến ngày ông qua đời rằng Chúa sẽ chữa lành ông. Dầu vậy, ông vẫn luôn nói rằng Đức Chúa Trời sử dụng thương tích của ông để dạy dỗ ông nhiều điều cũng như uốn nắn đời sống ông theo những cách mà dường như bất khả thi nếu không có nó.Thậm chí sứ đồ Phaolô cũng đã kinh nghiệm sự ban phước của Đức Chúa Trời trong cuộc đời mình qua “chiếc dằm xóc vào xác thịt ông” một số người lập luận rằng điều đó không phải là sự khổ sở về thuộc thể, nhưng dẫu

Page 75: Chuc vu chua lanh

cho nó có là bất cứ điều gì đi nữa, thì rõ ràng đó là một sứ điệp đến trực tiếp từ Satan, và Phaolô đã không thích nó một chút nào. Ông đã ba lần cầu nguyện cho nó lìa khỏi ông, nhưng nó vẫn không chịu lìa. Dầu mọi điều đó, Phaolô vẫn nhận biết rằng Đức Chúa Trời đang sử dụng nó để ông khiêm nhường và vì điều đó mà ông vui mừng. Ông nói: “Tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi” (xem IICo 2Cr 12:7-10).VUI MỪNG TRONG QUYỀN NĂNG Cả bệnh tật lẫn tình trạng hư mất sẽ còn ở với chúng ta cho đến khi Chúa Giê-xu đến. Lý do chúng vẫn cứ còn dầu chúng ta biết nó không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời là một trong những câu hỏi gây bối rối mà Kinh Thánh đơn giản không trả lời cho chúng ta. Nếu có người nào đó tìm ra một câu trả lời, thì tôi tin chắc người ấy sẽ là một ứng viên cho giải Nôben thần học.Trong khi chờ đợi, tôi vẫn sẵn sàng sống với điều đó. Và tôi tiếp tục cầu nguyện hàng ngày: “Ý Cha được nên ở đất như trời.” Bởi vì tôi là một người đại diện cho chiến tuyến của nước Đức Chúa Trời, tôi sẽ tiếp tục chống lại công việc của Satan. Bởi quyền phép của Đức Thánh Linh, tôi sẽ làm chứng cho người hư mất và cầu nguyện cho người bệnh, dầu biết trước rằng không phải tất cả đều sẽ được cứu và không phải tất cả đều được lành. Nhưng một số người sẽ được, và điều đó sẽ làm thành sự ban thưởng dồi dào cho những công sức được đầu tư vào. Đó là nơi tôi sẽ vui mừng và cùng vui với các thiên sứ ở trên trời. Ghi chú 1. John Wimber with Kevin Springer, Power Evangelism (San Francisco: Harper & Row, 1986), pp. 186, 187.2. Ken Blue, Authority to Heal (Downer’s Grove, IL: InterVarsity Press, 1987), p. 65.3. Paul E. Kauffman, “Another Look at Tibet,” Asian Report. No. 138, Jan. 1983, p. 9.4. Raymond J. Bakke, “Our Kind of People,” Evangelical Missions Quarterly, Apr. 1980, p. 127.5. George Eldon Ladd, A Theology of the New Testament (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1974), p. 57.6. Michael Harper, The Healings of Jesus (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1986), p. 163.7. See Foursquare World Advance, July/Aug. 1983, p. 11.8. Tim Stafford, “Testing the Wine from John Wimber’s Vineyard,” Christianity Today, Aug. 8, 1986, p. 21.9. Robert L. Wise, When There Is No Miracle (Ventura, CA: Regal Books, Div. Of Gospel Light Publications, 1977), p. 128.

Page 76: Chuc vu chua lanh

10. Joni Eareckson Tada and Steve Estes, A Step Further (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1978), p. 140.

CHUYỂN GIAO QUYỀN NĂNG

Một trong những lời tuyên bố gây ngạc nhiên hơn hết của Chúa Giê-xu đã được tuyên phán với các sứ đồ vào cuối chức vụ của Ngài: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha” (GiGa 14:12).Chúng ta hiểu câu nói này như thế nào?Khi tôi vào học trong chủng viện, tôi đã được dạy rằng đừng hiểu câu đó theo nghĩa đen. Đó chính là đường lối tổ chức của những người Tin Lành vào thời đó.Nhiều người vẫn còn dạy điều đó. Ví dụ, Ray Stedman hỏi rằng: “Những công việc lớn hơn sự chữa lành thuộc thể có thể được thực hiện là điều gì? Ông trả lời: “Có chứ, đó là sự chữa lành thuộc linh. Điều Chúa muốn trước hết là chữa lành sự tổn thương trong tâm linh của con người.” Một lý do khiến Stedman nhấn mạnh điều này là vì ông cảm thấy “luôn luôn là một sai lầm khi quá nhấn mạnh đến phép lạ thuộc thể. Mặc dầu các phép lạ thu hút sự chú ý, nó cũng thường làm con người bị nhầm lẫn, đến nỗi những người quan sát hoàn toàn bỏ qua mục đích của điều Đức Chúa Trời đang muốn phán”. Điều này không chắc là sự giải thích được chấp nhận rộng rãi nhất giữa vòng những Cơ Đốc nhân Hoa Kỳ ngày nay.Tất nhiên, những người Ngũ tuần và ân tứ cũng hiểu Lời Chúa theo nghĩa đen. Và tôi tin rằng những người Tin Lành đang đi vào làn sóng thứ ba cũng không nên sợ khi phải hiểu những lời này theo nghĩa đen. Tôi đồng ý với Michael Harper, là người nói rằng: “Những Cơ Đốc nhân đầu tiên đã xưng nhận sở hữu cùng một năng quyền mà Chúa Cứu Thế đã bày tỏ, đặc biệt trong công tác chữa lành bệnh của họ.” Và họ đã nhận được điều này như thế nào? “Chúa Giê-xu đã chuyển giao cùng các ân tứ ấy về Đức Thánh Linh cho họ”.Điều then chốt rõ ràng trong vấn đề này là hiểu chính xác công việc của Đức Thánh Linh. Hãy lưu ý Chúa Giê-xu đã nói đến quyền phép mà Ngài muốn nói sẽ đến “bởi vì ta đi về cùng Cha.” Ý nghĩa của điều đó là gì? Sau đó Chúa Giê-xu đã nói: “Nếu ta không đi, thì Đấng Yên Ủi sẽ không đến cùng các ngươi, nhưng nếu ta đi thì ta sẽ sai Ngài đến cùng các ngươi” (GiGa 16:7). Đấng Yên Ủi, tất nhiên, chính là Đức Thánh Linh. Điều này dẫn tôi đến giả định thần học của chương này: Đức Thánh Linh chính là nguồn gốc của tất cả quyền phép Chúa Giê-xu trong chức vụ trên đất của Ngài . Chúa Giê-xu đã không thi hành quyền phép của chính Ngài hoặc bởi chính mình

Page 77: Chuc vu chua lanh

Ngài . Ngày nay chúng ta có thể trông đợi để cũng làm giống như Ngài hoặc làm những điều lớn hơn Chúa Giê-xu nữa bởi vì chúng ta đã được ban cho cùng một nguồn quyền năng tương tự .HAI BẢN TÁNH CỦA CHÚA GIÊXU Thần học Cơ Đốc kinh điển dạy rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu có hai bản tánh, thần tánh và nhân tánh. Điều này không có nghĩa là Ngài có hai thân vị, nhưng là một thân vị với hai bản tánh. Cũng không phải Ngài có một nửa tánh thần và nửa tánh người giống như một số các nhân vật trong truyện thần thoại. Thật lạ lùng thay, Ngài là Đức Chúa Trời 100 phần trăm, và là con người 100 phần trăm. Về mặt toán học thì điều đó dường như không thể hiểu được, nhưng về mặt Kinh Thánh và thần học thì được. Cụm từ Latinh cổ mà các thần học gia hay nói đến là: vere deus et vere homo , hoàn toàn Đức Chúa Trời và hoàn toàn con người.Tôi nhấn mạnh điều này bởi vì tôi không muốn mình bị hiểu lầm. Đối với tôi, giáo lý kinh điển về nhị tánh của Chúa Cứu Thế là một giáo lý không thể tranh cãi về mặt thần học. Không hề có điều gì tôi nói trong vài trang kế tiếp đây được giải thích để làm tổn hại đến sự kiện Chúa Giê-xu hoàn toàn là Đức Chúa Trời và hoàn toàn là con người. Những vấn đề mà tôi sắp đưa ra không hề thắc mắc liệu có phải Chúa Giê-xu có hai bản tánh hay không, nhưng muốn nói đến việc hai bản tánh mà Ngài có liên quan với nhau như thế nào.LIỆU CHÚA GIÊXU CÓ THẬT SỰ BIẾT KHÔNG? Một điểm bắt đầu thú vị cho điều này là điều tôi nghĩ đến như là rắc rối của Mac Mc 13:32. Ở đây Chúa Giê-xu đang ở trên núi Ôlive nói chuyện cách riêng tư với Phierơ, Giacơ, và Giăng cùng Anhrê. Họ đã hỏi Ngài khi nào thời kỳ cuối cùng sẽ đến. Chúa Giê-xu nói với họ về nhiều điều sẽ phải xảy ra trong thời kỳ cuối cùng, như là giặc giã và tiếng đồn về giặc, động đất và bắt bớ cùng các tiên tri giả. Nhưng còn về thời điểm? Đây là điều Ngài đã phán: “Về ngày và giờ đó, chẳng ai biết chi hết, các thiên sứ trên trời, hay là Con cũng chẳng biết nữa; song chỉ Cha mà thôi.”Trừ phi Chúa Giê-xu đang sử dụng một hình thức chơi chữ nào đó, Ngài đang thông báo cho các môn đồ rằng Ngài không thể nói cho họ khi nào giờ cuối cùng sẽ đến, đơn giản chỉ vì Ngài không biết. Lý do vì sao đây là một rắc rối thì đã rõ ngay. Chúa Giê-xu được xem là Đức Chúa Trời 100 phần trăm. Mà Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri - có nghĩa là Ngài biết mọi sự. Như vậy, làm thế nào mà có điều gì, thậm chí một điều mà Chúa Giê-xu tự Ngài thú nhận là không biết?Các nhà thần học đã vật lộn với vấn đề này qua nhiều năm. Hầu hết những lời giải thích theo truyền thống có thể được xếp vào hai loại sau đây:1. Luận thuyết bí mật hoàn toàn . Những người tin vào điều này khẳng định

Page 78: Chuc vu chua lanh

rằng ở đây chúng ta đang bàn về một vấn đề mà không có sự giải thích hợp lý về mặt con người. Đường lối của Đức Chúa Trời vượt trên đường lối của chúng ta, và tốt nhất là chúng ta hãy thừa nhận rằng mình không thể hiểu được điều đó.2. Luận thuyết về nhân tánh của Chúa Giê-xu . Hiện nay có nhiều nhà thần học thuộc phái tự do phủ nhận thần tánh của Chúa Cứu Thế. Họ không cho rằng ban đầu Ngài thật sự đã là Đức Chúa Trời. Và đây chính là bằng chứng cho quan điểm của họ. Nhưng trong khi chứng minh quan điểm của họ, họ cũng gặp rất nhiều khó khăn để giải thích những câu Kinh Thánh như là: “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời ... Và Ngôi Lời đã trở nên xác thịt ở giữa chúng ta” (GiGa 1:1, 14). Những Cơ Đốc nhân Tin Lành không chấp nhận luận thuyết nhân tánh Giê-xu.3. Luận thuyết hai phương diện . Luận thuyết này tuyên bố rằng bởi vì Chúa Giê-xu vừa là thần vừa là người, nên Ngài thay đổi qua lại giữa hai bản tánh này trong mình. Có những lúc Ngài là Đức Chúa Trời. Có những lúc khác, Ngài là con người. Khi biến nước thành rượu, Ngài là Đức Chúa Trời. Khi Ngài đói, Ngài là con người.Luận thuyết cuối cùng này cho đến nay được ưa chuộng nhất giữa vòng những người Tin Lành, và được nhiều người coi là đương nhiên. Nó thích đáng ở một điểm, bởi vì nó luôn giữ ý tưởng về thần tánh của Chúa Cứu Thế. Nhưng ở những mặt khác thì nó suy yếu. Trong suốt nhiều năm, tôi đã giữ theo lý luận này, dầu phải cố gắng để áp dụng nó vào Mac Mc 13:32. Từ quan điểm đó chúng ta sẽ phải hiểu rằng Chúa Giê-xu thật sự muốn nói với các môn đồ: “Nói theo cách loài người, ta cũng không biết khi nào ngày cuối cùng sẽ đến.” Sự giả định ở đây là nếu như vào thời điểm đó Ngài quyết định phán với tư cách là Đức Chúa Trời, thì Ngài đã biết thời điểm và đã bảo cho họ biết trước rồi. Bản thân điều này nghe có vẻ đáng ngờ.Hơn nữa, nếu Chúa Giê-xu đang phán với bản tánh của con người vào lúc ấy, thì làm sao Ngài bảo rằng các thiên sứ trên trời cũng không biết khi nào ngày cuối cùng sẽ đến? Con người chúng ta thật không có cách nào để hiểu được điều đó. Vì vậy, lý luận hai phương diện cho rằng Chúa Giê-xu thay đổi giữa thần tánh và nhân tánh thì thật khó hiểu. Dường như đối với tôi, nó không còn là một thần học thích đáng nữa.THẦN HỌC NHẬP THỂ Đối với tôi, một lý luận hợp lý hơn để hiểu được mối quan hệ giữa hai bản tánh của Chúa Giê-xu là điều mà tôi muốn đặt tên là thần học nhập thể. Cơ sở cho điều này là việc đọc cẩn thận một đoạn Kinh Thánh rất quen thuộc trong Phi Pl 2:1-30. Nó quan trọng đến nỗi tôi muốn trích dẫn ở đây:Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có , Ngài vốn có hình Đức

Page 79: Chuc vu chua lanh

Chúa Trời , song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi , lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người ; Ngài đã hiện ra như một người , tự hạ mình xuống , vâng phục cho đến chết , thậm chí chết trên cây thập tự (câu 5-8).Trước hết, khúc Kinh Thánh này khẳng định rõ Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời 100 phần trăm. Là Đức Chúa Trời, Ngài có tất cả các thuộc tính của Chúa, giữa vòng đó là tính toàn tri. Ngài “bình đẳng với Đức Chúa Trời”.Phần chính yếu của việc Chúa Giê-xu chấp nhận nhập thế và mang lấy hình ảnh loài người là việc Ngài bằng lòng để vâng phục suốt cuộc đời trên đất của mình .Mặc dầu Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, qua sự nhập thế Ngài đã trở thành bất bình đẳng với Đức Chúa Trời. Rõ ràng sau khi nhập thế Chúa Giê-xu đã khác trước. Như vậy, làm thế nào Ngài trở nên bất bình đẳng? Rõ ràng là không phải bằng cách từ bỏ thần tánh của Ngài, bởi vì Ngài luôn luôn là Đức Chúa Trời 100 phần trăm. Không, Chúa Giê-xu đã trở nên bất bình đẳng với Cha Ngài không phải bằng cách từ bỏ đi điều gì cả, mà bằng việc mang lấy điều mà Cha Ngài không có. Ngài đã nhận lấy hình hài con người “mang lấy hình tôi tớ, và trở nên giống như loài người.” Từ lúc đó trở đi, Chúa Giê-xu khác hơn cả Cha Ngài lẫn Đức Thánh Linh, bởi vì họ chỉ có một bản tánh. Còn Chúa Giê-xu có hai bản tánh.Phần chính yếu của việc Chúa Giê-xu chấp nhận nhập thế và mang lấy hình ảnh loài người là việc Ngài bằng lòng để vâng lời suốt cuộc đời trên đất của mình. Ngài “đã vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.”Việc hiểu được Chúa Giê-xu qua sự nhập thế của Ngài với tư cách một tôi tớ vâng lời, là điều quan trọng để hiểu được những sự năng động của chức vụ Ngài trên đất này. Tính chất sự vâng lời của Ngài là gì? Vì một điều, đó là sự tự nguyện. Không điều gì buộc Chúa Giê-xu phải làm như vậy. Vì một điều nữa, đó là sự tạm thời. Giai đoạn này sẽ kết thúc khi Ngài chịu chết. Hơn nữa, qua giao kèo của sự vâng lời với Đức Chúa Cha, Chúa Giê-xu đồng ý đình chỉ các thuộc tánh thiên thượng của Ngài trong suốt thời gian thi hành chức vụ trên đất. Hãy lưu ý tôi không bảo rằng Ngài đã ngưng sở hữu các thuộc tính Thiên Thượng. Nhưng mặc dầu vậy Ngài vẫn có các thuộc tính đó, Ngài chỉ tự nguyện bằng lòng không sử dụng chúng. Nếu lý luận trên là đúng, thì chúng ta có một bí quyết về mặt thần học: Bản tánh duy nhất Chúa Giê-xu sử dụng khi Ngài đang ở trên đất là nhân tánh của Ngài .Tôi biết rõ rằng điều này nghe có vẻ lạ lùng đối với nhiều người Tin Lành, bởi vì điều này quá khác so với lý luận hai phương diện bình thường. Tôi không bao giờ quên rằng trong kỳ thi phong chức của tôi cách đây hơn 30 năm, tôi tình cờ đề cập đến điều đó mà không nhận biết rằng nó sẽ gây sửng

Page 80: Chuc vu chua lanh

sốt cho một số người trong ủy ban của tôi. Cuối cùng, họ cũng đã bỏ phiếu để phong chức cho tôi, nhưng đó chỉ là một con đường thoát hiểm nhỏ hẹp, và sự phong chức phụ thuộc vào lời hứa của tôi phải thực hiện một số việc để đọc biết thêm về mối liên hệ giữa hai bản tánh của Chúa Cứu Thế. Tôi đã giữ lời hứa của mình, nhưng kết quả cuối cùng là tôi vẫn tiếp tục giữ các ý kiến ban đầu của mình. Dầu vậy, qua năm tháng, tôi thấy chỗ đứng của mình là một chỗ hết sức cô đơn.Gần đây hơn, tôi đã hết sức vui mừng khi phát hiện một sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho ý tưởng này từ một trong những nhà thần học có hệ thống được tôn trọng nhất ngày nay, đồng nghiệp của tôi là Colin Brown thuộc Trường Thần Học Fuller. Trong tác phẩm của ông That You May Believe, ông đã dành toàn bộ Phần II để nói về “Những Câu Chuyện về Phép Lạ Cho Chúng Ta Biết Gì về Chúa Giê-xu?” Ông gọi quan điểm của ông là một “Cứu thế luận Thuộc linh” (Spirit Christology). Với lối giải thích đầy đủ am tường, ông bác bỏ luận thuyết hai phương diện “đã kết hợp bởi những cách biện giải theo truyền thống về Chúa Giê-xu là Con thánh của Đức Chúa Trời, làm các phép lạ trong chính quyền hạn của Ngài như vốn có.” Ông Brown nói rằng: “Các phép lạ của Chúa Giê-xu được ban cho ở một nơi nổi bật, nhưng chúng không được quy cho Chúa Giê-xu với tư cách Ngôi Hai trong Ba ngôi Đức Chúa Trời. Chúng không được trình bày như là sự bày tỏ của thần tánh cá nhân Ngài.” 3 Tôi nhiệt liệt giới thiệu tác phẩm của Brown cho những người nào muốn tìm hiểu sâu xa hơn.Chúa Giê-xu với tư cách Ađam Thứ Nhì Để giúp làm rõ bức tranh hơn, tôi xin trình bày chi tiết bằng cách trước hết xem xét ý nghĩa của việc Chúa Giê-xu là Ađam thứ hai, và sau đó nhìn xem điều mà chính Chúa Giê-xu đã phán về điều đó.Khi Ađam ở trong vườn Êđen, ông có quyền để ăn trái cấm bất cứ lúc nào. Nhưng ông đã bước vào một giao kèo của sự vâng lời với Đức Chúa Trời rằng ông sẽ không sử dụng quyền hạn này mà ăn trái cây đó. Một phương tiện quan trọng để duy trì mối tương giao mật thiết giữa Ađam với Đức Chúa Trời là sự vâng lời của ông. Điều tương tự cũng giống như vậy với Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu có quyền sử dụng các thuộc tánh thiên thượng của Ngài bất cứ lúc nào trong thời gian chức vụ trên đất, nhưng bao lâu Ngài còn vâng lời Đức Chúa Cha, thì Ngài không thể sử dụng các thuộc tính ấy.Sứ đồ Phaolô đã nhắc đến Chúa Giê-xu như là Ađam cuối cùng. Ông nói: “Người thứ nhất bởi đất mà ra, là thuộc về đất, người thứ hai bởi trời mà ra” (ICo1Cr 15:47). Điều đó hàm ý gì?Một hàm ý đó là cả Ađam lẫn Chúa Giê-xu đều đã được dựng nên, hay là đã từ ban đầu mà có chứ không phải như tất cả chúng ta là từ những con người có trước mình. Những chi tiết về việc dựng nên Ađam được tiết lộ rất rõ

Page 81: Chuc vu chua lanh

ràng. Tuy nhiên, chúng ta không có cùng các chi tiết như vậy về sự tạo dựng Chúa Giê-xu ngoại trừ việc chúng ta được biết là Ngài không có cha trên đất.Chúng ta những người Tin Lành đã quen chấp nhận sự kiện Chúa Giê-xu không có mối quan hệ di truyền với Giôsép. Ngài đã được thai dựng, không phải bởi tinh trùng, mà là bởi Thánh Linh. Vượt trên điều đó, mặc dầu chúng ta không thường nghĩ đến, có thể lắm Ngài cũng được thai dựng mà không cần trứng của con người. Nếu vậy, Ngài cũng không có mối quan hệ di truyền với Mari.Mari có thể lắm đã phục vụ chủ yếu như một chiếc lồng ấp Con Người, cung cấp tử cung, nhau thai, các chất hoóc môn và dinh dưỡng cho Chúa Giê-xu trước khi ra đời, cũng giống như bà đã cung cấp sữa để nuôi Ngài sau khi được sinh ra. Nhưng liệu chúng ta có thể chấp nhận khả năng cho rằng Chúa Giê-xu cũng không có mối quan hệ di truyền nào với những con người trước Ngài cũng như Ađam không? Nếu có, sẽ ích lợi cho việc làm rõ lý do vì sao Chúa Giê-xu có thể được gọi là Ađam thứ hai.Điều này cũng có thể cho chúng ta một manh mối đối với một sự giống nhau nữa giữa Giê-xu và Ađam, ấy là Chúa Giê-xu cũng không nhiễm nguyên tội. Các nhà thần học đã thừa nhận rằng nguyên tội được truyền theo di truyền từ đời này sang đời kia. Dầu phải thừa nhận đây là một điểm nhỏ, nhưng nếu Chúa Giê-xu không có mối quan hệ di truyền với cả Mari vẫn Giôsép, điều này giúp chúng ta hiểu làm thế nào điều đó có thể được. Chúa Giê-xu hẳn muốn ám chỉ đến quá khứ không di truyền của Ngài bằng cách chỉ cho những người Pharisi hiểu rằng Ngài không thể là con trai của Đavít, bởi vì Đavít đã gọi Ngài là Chúa (xem Mat Mt 22:41-46).Tất nhiên, mặc dầu có thể Chúa Giê-xu và Ađam đều không có những ràng buộc về mặt di truyền với loài người trong quá khứ, dầu vậy cả hai không giống nhau. Ađam ng từ bụi đất - ông chỉ có một bản tánh, bản tánh loài người. Chúa Giê-xu đến từ trời - Ngài có bản tánh thiên thượng cũng như bản tánh con người (xem ICo1Cr 15:47). Sự Cám Dỗ Một hàm ý quan trọng hơn nữa về việc Chúa Giê-xu là Ađam thứ hai trong vấn đề mà tôi đang làm rõ trong chương này có liên quan đến những cám dỗ của cả hai. Tôi đã đề cập ở trước rằng cả Ađam và Chúa Giê-xu đều đã bước vào các giao kèo về sự vâng lời với Đức Chúa Cha. Khi Satan cám dỗ họ, sự vâng lời là điểm yếu mà nó tấn công mạnh mẽ trong cả hai trường hợp. Đối với Ađam, điểm yếu chính là trái cây cấm. Còn đối với Chúa Giê-xu, đó là việc Ngài sử dụng các thuộc tính thiên thượng.Tôi biết một số người sẽ không đồng ý, nhưng tôi vẫn tin rằng sự cám dỗ của Chúa Giê-xu thật sự nghiêm túc. Nói cách khác, Chúa Giê-xu đã có thể

Page 82: Chuc vu chua lanh

phạm tội. Nếu Ngài không thể phạm tội, thì theo tôi, toàn bộ sự việc chẳng khác gì một trò đùa lố bịch. Vậy Ngài có thể phạm tội bằng cách nào? Ngài có thể phá vỡ giao kèo vâng lời với Đức Chúa Cha bằng cách sử dụng các thuộc tính thiên thượng của mình.Satan dường như biết rất rõ điều này, bởi vì cả ba lần cám dỗ của Chúa Giê-xu đều đụng đến chính điểm sử dụng các thuộc tính thiên thượng của Ngài. Chúa Giê-xu có thể biến đá thành bánh chỉ bằng cách sử dụng thuộc tánh toàn năng thiên thượng của Ngài. Ngài có thể gọi các thiên sứ đến cứu Ngài nếu Ngài nhảy xuống từ nóc Đền Thờ, bởi vì Ngài chính là Đức Chúa Trời và là người đứng đầu các đội quân thiên sứ. Ngài có thể nắm quyền trên các nước của thế gian nếu Ngài muốn thậm chí không phải thờ lạy Satan, bởi vì Ngài vốn là Vua của các vua và Chúa của các chúa. Nhưng Ngài không làm một điều nào kể trên, bởi vì bất cứ điều nào cũng làm gãy đổ giao kèo vâng lời mà Chúa Giê-xu đã lập với Cha Ngài như là một phần trong sự nhập thể của Ngài. Khi Chúa Giê-xu đã chống lại những cám dỗ này một cách đắc thắng, sự thất bại của kẻ thù đã bắt đầu một cách nghiêm túc.Điều này nhắc nhở tôi một điều về người bạn của tôi là Edward Murphy, phó chủ tịch Các Chiến Dịch Truyền Giáo Hải Ngoại, một lần đã nói với tôi. Murphy, người mà tình cờ dạy ở tại trường đại học Biolas trong nhiều năm, có ơn đuổi quỷ, và ông đã được Đức Chúa Trời sử dụng rất lớn lao trong chức vụ giải phóng những người bị quỷ ám. Sự dạy dỗ của ông về chiến trận thuộc linh là điều tốt nhất mà tôi từng được nghe. Một lần nọ ông tham gia vào một cuộc đối thoại sống động đặc biệt với một tà linh khôn ngoan lạ thường, là kẻ không muốn lìa con người đó. Ed nói rằng: “Ngươi có biết rằng chủ của ta đã đánh bại chủ ngươi chăng?” Con quỷ đã phải thú nhận điều đó là sự thật. Sau khi chế nhạo con quỷ này một chút (ông thừa nhận là có thể không bao giờ nên làm điều đó), Ed nói: “Chủ của ta đánh bại chủ ngươi ở đâu?” Ông tưởng rằng nó sẽ trả lời là ở tại Gôgôtha. Thay vào đó trước sự ngạc nhiên của Murphy, con quỷ nói: “Ở lần cám dỗ trong đồng vắng”.Bởi vì Chúa Giê-xu đã từng trải đời sống qua nhân tánh của Ngài , không ngạc nhiên khi Ngài kinh nghiệm cuộc đời cũng giống như chúng ta , ngoại trừ việc Ngài không phạm tội .Tôi không tin rằng ma quỷ có những tuyên bố đáng tin cậy về mặt thần học, nhưng ít ra thì điều này cũng khá là thú vị.Satan đã thử một lần chót ở tại vườn Ghếtsêmanê. Nó đã tấn công vào cùng một điểm, lần này là giây phút yếu đuối đặc biệt. Chúa Giê-xu hẳn đã làm hầu như mọi điều để tránh bị đóng đinh; mọi điều, có nghĩa là ngoại trừ việc phá hỏng giao kèo vâng lời với Đức Chúa Cha. Một lần nữa, Ngài đã có thể gọi một quân đoàn thiên sứ để quét sạch đạo quân Lamã, nhưng nếu Ngài

Page 83: Chuc vu chua lanh

làm như vậy, kế hoạch cứu rỗi sẽ bị chấm dứt, nước Đức Chúa Trời sẽ bị rút về, và Satan sẽ vẫn nắm quyền cai trị.Nguồn Quyền Năng của Chúa Giê-xu Chúng ta không cần phải nỗ lực giảng giải những lời tuyên bố như HeDt 4:15 rằng Chúa Giê-xu đã “chịu cám dỗ trong mọi sự cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội.” Bởi vì Chúa Giê-xu đã từng trải đời sống qua bản tánh loài người của Ngài, nên không có gì ngạc nhiên rằng Ngài đã từng trải cuộc đời cũng giống như chúng ta, ngoại trừ việc Ngài không phạm tội. Ngài biết cách để vâng lời Đức Chúa Cha tốt hơn chúng ta. Nhưng điều này cũng dẫn chúng ta đến chỗ hiểu rõ hơn cách Chúa Giê-xu thi hành các phép lạ, chữa lành kẻ bệnh và đuổi các quỷ. Về mặt tiêu cực, chúng ta biết chắc rằng điều này không được thực hiện qua các thuộc tánh thiên thượng của Ngài. Về mặt tích cực, chúng ta hiểu rằng toàn bộ chức vụ siêu nhiên của Chúa Giê-xu đã được thực hiện, không phải bởi chính mình Ngài, mà là bởi quyền phép của Thánh Linh. Không phải tự Ngài có thể làm được các phép lạ. Rốt cuộc, Ngài đã là Đức Chúa Trời. Nhưng vì cớ sự vâng lời tình nguyện của mình, Ngài đã từ chối làm điều đó, thậm chí khi bị thách thức trực tiếp bởi đối thủ chính của Ngài.Sứ đồ Phierơ đã biết điều đó, và ông đã giải thích điều đó khi ông rao giảng trong nhà của Cọtnây. Ông đã thuật lại thể nào Chúa Giê-xu “đã đi từ nơi nọ qua chỗ kia, làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỷ ức hiếp.” Nhưng có phải Ngài đã tự mình làm điều đó không? Không, Ngài đã làm được điều đó chỉ vì “Đức Chúa Trời đã xức cho Đức Chúa Giê-xu ở Naxarét bằng Thánh Linh và quyền phép” (xem Cong Cv 10:38). Việc xức dầu hàm ý rằng có điều gì đó ở bên ngoài chính mình Ngài đã được ban cho Ngài. Nhưng nếu Ngài vận hành bởi các thuộc tính thiên thượng của Ngài, thì Ngài đã chẳng nhận lấy từ bên ngoài chính mình, bởi vì Đức Chúa Trời là mọi sự trong mọi sự. Chúa Giê-xu đã phải nói gì về điều này? Rất nhiều. Thoạt đầu, Ngài đã nói: “Con chẳng tự mình làm nổi việc gì nhưng làm điều Con thấy Cha làm” (GiGa 5:19). Chúa Giê-xu luôn luôn lệ thuộc vào Cha Ngài. Bạn có bao giờ suy nghĩ Chúa Giê-xu giống như thế nào khi Ngài lớn lên không? Có lẽ Ngài đã khóc khi Ngài đói, cũng giống như tất cả các em bé mà chúng ta biết. Và Ngài cũng cần phải được tập luyện để bỏ mang tả. Tôi hát lời này, nhưng không tin vào câu hát Giáng sinh đó là “Hài nhi Giê-xu không tiếng oe oe nằm tự nhiên khoan khoái.” Ngài đã phải học đi học lại nhiều lần mới nói được tiếng Aram. Ngài không thể hiểu được một từ của tiếng Trung Hoa hoặc ngôn ngữ Aztec, bởi vì Ngài chẳng bao giờ học các thứ tiếng đó cả. Tôi hình dung cha mẹ Ngài đã nhiều lần cũng phải mắng Ngài. Có lẽ Ngài cũng đã sai phạm trong thời gian tập việc ở tại xưởng mộc

Page 84: Chuc vu chua lanh

và cần phải được cha mình là Giôsép sửa dạy. Ngài đã bị khó tiêu khi ăn phải thức ăn xấu hoặc ăn quá nhiều vào những ngày lễ. Thật vậy, dân chúng trong quê hương Naxarét của Ngài đã nghĩ Ngài chỉ là một cậu bé Do Thái bình thường cho nên họ mới cho rằng việc Chúa Giê-xu là Đấng Mêsi chẳng có ý nghĩa gì đối với họ cả. Nhưng mặc dầu Ngài có thể giống các cậu bé khác trạc tuổi, nhưng Ngài cũng không giống chúng trong cách Ngài hoàn toàn vâng phục Cha Ngài. Câu chuyện đầu tiên không bình thường mà chúng ta được biết đó là khi Ngài đã ở lại tại đền thờ Giêrusalem để đối đáp với các giáo sư Do Thái. Bạn còn nhớ điều Ngài nói với cha mẹ để giải thích không? “Cha mẹ há không biết tôi phải lo việc Cha tôi sao?” (LuLc 2:49). Mari và Giôsép dường như đã không hiểu. Nhưng chúng ta thì hiểu, bởi vì chúng ta đã có GiGa 5:19 giải thích rằng Con chỉ làm “điều chi con thấy Cha làm.”Chúng ta có thể nghĩ rằng sự vâng lời của Chúa Giê-xu là điều tự động. Điều đó sẽ đúng nếu như Ngài sử dụng các thuộc tánh thiên thượng, nhưng không phải vậy. Bởi vì Ngài đang hoạt động với tư cách một con người 100 phần trăm, Ngài đã phải học tập để vâng lời, chính xác là điều HeDt 5:8 đã nói: “dầu Ngài là Con, cũng đã chịu học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu.” Chúng ta đoán chừng là khi năm tháng trôi đi, Ngài ngày càng vâng phục Đức Chúa Cha hơn nữa.Khi Chúa Giê-xu đuổi quỷ, không phải bằng chính sức mạnh của Ngài. Ngài đã phán rằng: “Ta cậy ngón tay Đức Chúa Trời mà trừ quỷ” (LuLc 11:20). Khi Ngài đoán xét, thì đoán xét bằng thẩm quyền mà Cha Ngài đã giao cho Ngài. Ngài phán: “Cha cũng chẳng xét đoán ai hết, nhưng đã giao trọn quyền phán xét cho Con” (GiGa 5:22). Và sau đó Ngài phán: “Ta không thể tự mình làm nổi việc gì; ta xét đoán theo điều ta nghe” (câu 30). Sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu đến từ đâu? “Vậy, những điều ta nói, thì nói theo như Cha ta đã dặn” (12:50). Không ai có quyền lấy đi sự sống của Chúa Giê-xu mà không có sự đồng ý của cá nhân Ngài. Ngài đã phán: “Ta có quyền phó sự sống, và có quyền lấy lại,” qua câu nói này có phải Ngài ám chỉ là Ngài thừa hưởng quyền phép thiên thượng không? Không, bởi vì Ngài đã giải thích: “Ta đã lãnh mạng lệnh này nơi Cha ta” (10:18).Trong mọi điều này, Chúa Giê-xu đã làm một số điều mà một con người khác không có quyền hợp pháp để làm: Ngài đã chấp nhận sự thờ phượng của những người khác. Ngài có thể làm điều đó bởi vì, dầu mọi sự, Ngài vẫn không bao giờ thôi là Đức Chúa Trời 100 phần trăm. Những nhà thông thái đã đến để thờ phượng Ngài (xem Mat Mt 2:2). Một người mù được Chúa chữa lành đã thờ phượng Ngài (xem GiGa 9:38). Một người bị quỷ ám đã thờ phượng Ngài ngay trước khi các quỷ bị đuổi ra (xem Mac Mc 5:6). Bởi vì Ngài luôn luôn có bản tánh của Đức Chúa Trời, nên Chúa Giê-xu đã

Page 85: Chuc vu chua lanh

không phải trả lời như Phierơ khi Cọtnây sấp mình xuống và thờ lạy ông: “Ngươi hãy đứng dậy, chính ta cũng chỉ là người mà thôi” (Cong Cv 10:26). Không giống như Chúa Giê-xu, Phierơ chỉ có một bản tánh, bản tánh loài người.Cuối Cùng của sự Vâng Lời Giao kèo của Chúa Giê-xu về sự vâng lời không tồn tại mãi mãi. Như chúng ta đã thấy trong Phi Pl 2:8, Ngài “đã vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” Nhiều người không hiểu rằng Chúa Giê-xu hoạt động bởi nhân tánh của Ngài nên đã không hiểu được tiếng kêu thống thiết của Ngài trên thập tự giá: “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Mat Mt 27:46). Nhưng điều này thật có ý nghĩa nếu chúng ta biết rằng vào thời điểm đặc biệt đó, Đức Chúa Cha đã chọn để không mặc khải cho Chúa Giê-xu chính xác lý do vì sao điều đó xảy ra, và câu hỏi của Chúa Giê-xu là phản ứng của một con người bình thường.Khi Chúa Giê-xu nói: “Lạy Cha, Con giao linh hồn Con trong tay Cha” (LuLc 23:46), giao kèo vâng lời đã chấm dứt. Như vậy, Ngài bắt đầu sử dụng lại thần tánh của Ngài.Một bằng chứng chúng ta tìm được để hiểu rằng một sự thay đổi đã xảy ra vào lúc ấy sau khi Chúa Giê-xu sống lại, đó là khi Ngài đang rao bảo sự dạy dỗ cuối cùng cho các môn đồ. Họ đã hỏi Ngài: “Lạy Chúa, có phải trong lúc này Chúa sẽ lập lại nước Ysơraên chăng?” (Cong Cv 1:6). Câu hỏi này cũng tương tự như câu hỏi đã dấy lên rắc rối trong Mac Mc 13:32. Vào lúc ấy, trước khi chịu chết, Chúa Giê-xu không biết câu trả lời, và Ngài đã nói như vậy. Nhưng lần này, sau khi phục sinh, Ngài đã biết bởi vì Ngài đang sử dụng các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Ngài đã phán rằng: “Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha ta đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết” (Cong Cv 1:7).LÀM CÁC CÔNG VIỆC CỦA CHA Một khi chúng ta hiểu được rằng, Chúa Giê-xu, trong suốt chức vụ trên đất của Ngài, đã không làm các công việc của riêng mình, mà làm các công việc của Cha Ngài, thì những khả năng lớn lao của chức vụ được mở ra cho chúng ta. Như tôi đã đề cập ở đầu chương này, Chúa Giê-xu đã hứa với những môn đồ Ngài rằng họ sẽ làm những công việc như Ngài đã làm và thậm chí những việc lớn hơn nữa. Lời hứa ấy cũng dành cho chúng ta nữa, bởi vì “Đức Chúa Giê-xu Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi” (HeDt 13:8). Chúng ta nhận được quyền năng để làm những công việc của Cha qua Đức Thánh Linh. Điều đã xảy ra cho Chúa Giê-xu cũng có thể xảy đến với chúng ta. Trong chương vừa rồi, tôi đã đề cập đến cách Chúa Giê-xu đã công bố chương

Page 86: Chuc vu chua lanh

trình của Ngài ở tại nhà hội Naxarét lúc bắt đầu chức vụ bằng cách liệt kê một số những dấu hiệu của nước Trời. Tuy nhiên, Ngài đã mở đầu những lời lưu ý ấy bằng một lời tuyên bố hết sức ý nghĩa về mối liên hệ của Ngài với Đức Thánh Linh. Ngài đã nhắc đến ba điều: (1) Đức Thánh Linh “ngự trên Ta” - có nghĩa là Chúa Giê-xu đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh; (2) Đức Thánh Linh “đã xức cho Ta” - có nghĩa là Ngài được ban quyền năng bởi Đức Thánh Linh; (3) Đức Thánh Linh “đã sai Ta” - có nghĩa là Đức Chúa Giê-xu đã được Đức Thánh Linh ủy thác (xem LuLc 4:18, 19). Bởi cùng một Đức Thánh Linh ấy, chúng ta có thể được đổ đầy, được ban quyền phép, và được ủy thác để làm các công việc của Đức Chúa Cha.Dường như bất cứ khi nào lời gợi ý về việc làm các công việc như Chúa Giê-xu đã làm được nêu lên, thì những người có khuynh hướng hoài nghi hơn đều biện luận chống lại điều đó bằng cách tỏ rõ rằng không một ai họ biết, trong phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ hoặc bên ngoài những người ấy, chữa lành người đau, đuổi các quỷ hoặc làm các phép lạ một cách thường xuyên như Chúa Giê-xu đã làm. Điều này đúng, và cũng có thể hiểu được. Mặc dầu chúng ta được tiếp cận với cùng một quyền năng Chúa Giê-xu đã có, chúng ta không phải là Chúa Giê-xu. Ngài có đến hai sự thuận lợi mà chúng ta không có; đó là, Ngài không mắc nguyên tội và Ngài cũng không có kỷ tội. Vì vậy, kết quả là Ngài hưởng được ba lợi ích mà không một người nào khác có được:1. Chúa Giê-xu có một đường dẫn hoàn toàn mở rộng và không bị hạn chế đến với Đức Chúa Cha. Ngài không bao giờ tìm thấy một sự cản trở nào trong sự cầu nguyện, vì vậy Ngài luôn biết chính xác điều Cha Ngài đang làm.2. Chúa Giê-xu đặt đức tin hoàn toàn trong quyền năng của Đức Thánh Linh để làm các công việc của Đức Chúa Cha qua Ngài. Ngài phán rằng Đức Chúa Trời ban cho Ngài Đức Thánh Linh cách không chừng mực (xem GiGa 3:34). Ngài luôn được đầy dẫy Thánh Linh hoàn toàn và vào mọi lúc.3. Chúa Giê-xu không bao giờ bị dao động để rời khỏi sự vâng phục hoàn toàn đối với Đức Chúa Cha. Chúng ta có thể đã trượt ngã, nhưng Ngài thì không.Mặc dầu những phẩm tính ấy đã khiến Chúa Giê-xu vượt trội hơn bất cứ con người nào khác, nhưng chúng cũng cho chúng ta bằng chứng về cách chúng ta có thể nhìn thấy những quyền phép lớn hơn trong chính chức vụ của mình. Chúng ta cần phải phát triển đời sống cầu nguyện của chính chúng ta bằng cách cầu nguyện dài hơn với sức mạnh và sự kiêng ăn nhiều hơn. Chúng ta cần phải cải thiện chất lượng đức tin của chúng ta bằng cách cởi mở đối với sự đổ đầy của Đức Thánh Linh. Và chúng ta cần phải vâng lời Chúa một cách kiên trì nhất quán hơn nữa. Điều này bao gồm việc sống một đời sống

Page 87: Chuc vu chua lanh

thánh khiết và tin kính theo như các tiêu chuẩn của Kinh Thánh, học tập để ngày càng nhanh nhạy trong việc hiểu biết điều Cha đang làm. Nếu chúng ta thành công, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ mau chóng được nghe hơn, bởi vì “Nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin bất kỳ việc gì, thì Ngài nghe chúng ta” (IGi1Ga 5:14).Không ai sẽ theo kịp Chúa Giê-xu trong tính hiệu quả của các công việc Ngài về các phép lạ cũng như bằng Ngài trong tình yêu thương của Ngài. Nhưng mặc dầu sự tăng trưởng và trưởng thành Cơ Đốc không hàm ý rằng chúng ta sẽ trở thành những người trọn vẹn, nhưng chúng thật sự hàm ý rằng chúng ta có thể tiến xa hơn trong tương lai, hơn mức độ hiện nay của chúng ta. Chúng ta có thể yêu thương hơn và chữa lành nhiều hơn. Trong một mẫu đối thoại với một người bạn không tin rằng ân tứ chữa lành vẫn còn đến ngày nay, tôi lưu ý sự thật là tôi nghĩ mình có ân tứ ấy. Điều này khiến anh khó chịu vì vậy anh ta nói: “Được rồi, nếu anh có ân tứ chữa lành, vì sao anh không đi xuống Bệnh Viện Huntington để mà dọn sạch bệnh việc ấy đi?” Câu trả lời của tôi là tôi sẽ làm nếu tôi thấy Đức Chúa Cha làm điều đó. Còn nếu không đó sẽ là một việc ngu ngốc, bởi vì khi tôi chữa bệnh, tôi không làm công việc của tôi mà làm công việc của Đức Chúa Cha.Tôi tin rằng Chúa Giê-xu cũng làm việc trên một nguyên tắc tương tự. Điều gần nhất với một bệnh viện mà chúng ta đọc thấy trong các sách Phúc Âm là ao Bêtếtđa. Khi Chúa Giê-xu đi đến đó, Ngài đã không chữa lành cho tất cả những người nhóm lại xung quanh ao, mà chỉ chữa lành cho một người. Vì sao chỉ có một người? Làm thế nào Ngài biết ai là người Ngài chọn? Rõ ràng bởi vì đó là tất cả những gì Cha muốn Ngài làm vào thời điểm ấy, và Chúa Giê-xu chỉ làm điều Ngài đã thấy Cha Ngài làm. CHÚA GIÊXU ĐÃ CHUYỂN GIAO QUYỀN PHÉP NHƯ THẾ NÀO Không một tác giả Phúc Âm nào cẩn thận hơn là Giăng trong việc giải thích thể nào quyền năng của Chúa Giê-xu trong việc khai trương nước Trời được chuyển giao cho những người sẽ làm đại diện cho sự mở rộng nước Trời sau khi Ngài chịu chết. Hầu như một phần tư sách Phúc Âm này (đoạn 13-17) bàn đến việc Ngài dạy dỗ mở rộng về đề tài này. Chính vì lý do đó mà phần lớn những khúc Kinh Thánh được trích dẫn trong chương này đều trích từ sách Phúc Âm Giăng. Tôi xin tóm tắt các ý tưởng của mình về việc chuyển giao quyền hành bằng cách lần theo sự huấn luyện tư tưởng của Chúa Giê-xu qua khúc Kinh Thánh quan trọng này.Trong đoạn 13, Chúa Giê-xu chuẩn bị các môn đệ Ngài cho chấn thương của sự chuyển tiếp. Mối quan tâm chính của Ngài là các môn đồ Ngài sẽ hiểu càng rõ càng tốt loại chức vụ mà họ sẽ có sau khi Ngài chịu đóng đinh. Họ đã ở với Ngài suốt ba năm và bây giờ không dễ cho họ để tiếp tục làm chức vụ mà không có sự hiện diện thuộc thể của Ngài. Ngài rửa chân cho họ và

Page 88: Chuc vu chua lanh

giải thích cho họ biết lý do vì sao, là những người lãnh đạo, trước hết họ phải làm tôi tớ. Ngài báo cho họ một tin gây kinh động rằng Ngài sắp đi xa, Ngài phán: “Nơi ta đi các ngươi không thể đến được” (GiGa 13:33).Trong đoạn 14 (việc phân chia các đoạn này chỉ tương đối, chứ không chính xác) Chúa Giê-xu dạy các môn đồ Ngài rằng nguồn sức mạnh của chức vụ tương lai thuộc về Đức Chúa Cha. Ngài giải thích với họ rằng mối liên hệ giữa họ với Ngài kéo theo mối quan hệ với Đức Chúa Cha. Ngài phán: “Ví bằng các ngươi biết ta thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy Ngài” (14:7). Việc Chúa Giê-xu ra đi sẽ không gây bất ổn cho mối quan hệ giữa họ với Đức Chúa Cha. Và họ có thể trông đợi được ở trong nhà Cha Ngài với nhiều chỗ ở. Ngài phán với họ điều đó bởi vì uy quyền và quyền phép của chính Chúa Giê-xu đã đến từ Đức Chúa Cha, quyền phép của họ cũng vậy, sẽ đến từ Cha, vì vậy họ sẽ làm được những công việc như Ngài đã làm, thậm chí những việc lớn hơn nữa.Trong đoạn 15, chúng ta thấy rằng Chúa Giê-xu là người điều khiển quyền năng đó. Ngài là gốc nho và nếu các môn đồ cứ ở trong Ngài thì họ sẽ được kết nhiều quả. Ngài nhấn mạnh việc họ phải giữ các mạng lệnh của Ngài, Ngài nhắc nhở họ rằng họ không chọn Ngài, nhưng Ngài đã chọn họ. Và sau đó Ngài cảnh cáo họ rằng cũng như Chúa Giê-xu đã chịu khổ, họ cũng phải chịu khổ khi hầu việc Ngài bởi vì tôi tớ không lớn hơn chủ. Trong đoạn 16, Chúa Giê-xu dạy họ rằng ống dẫn quyền phép đến từ Đức Chúa Cha chính là Đức Thánh Linh. Vì vậy, Chúa Giê-xu phán bảo họ rằng: “Ta đi là ích lợi cho các ngươi” (câu 7), vì chỉ khi ấy Đức Thánh Linh mới đến. Ngài là Đấng Yên Ủi, Ngài sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi, về sự công bình và về sự đoán xét. Ngài sẽ chỉ dẫn họ vào mọi lẽ thật và Ngài sẽ tôn vinh Chúa Giê-xu. Ngài sẽ thay mặt Đức Chúa Con mà hành động: “Ngài sẽ lấy đều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi” (câu 14).Cuối cùng, trong đoạn 17, Chúa Giê-xu kết thúc bằng lời cầu nguyện. Ngài cầu nguyện cho chính mình, Ngài cầu nguyện cho các môn đồ, và Ngài cầu nguyện cho hết thảy những kẻ tin.Quyền phép mà Chúa Giê-xu chuyển giao cho các môn đồ Ngài đã không đến cho đến ngày lễ Ngũ tuần. Nhưng khi quyền phép đến thì nó ở lại và cung cấp nền tảng cho chức vụ mà làn sóng thứ ba ủng hộ: làm các công việc của Đức Chúa Cha bằng quyền phép của Đức Thánh Linh như Chúa Giê-xu đã làm.

Ghi chú

1. Ray Stedman, Acts 1-12: Birth of the Body (Ventura, CA: Regal Books, Div. Of Gospel Light Publications, 1974), p. 106.2. Michael Harper, The Healings of Jesus (Downers Grove, IL: 1986), p.

Page 89: Chuc vu chua lanh

124. 3. Colin Brown, That You May Believe: Miracles and Faith Then and Now (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1985), p. 97. Another supporter of this viewpoint is Thomas A. Small in Reflected Glory: The Spirit in Christ and in Christmas (London: Hodder and Stoughton, 1975). Ở trang 70 ông nói: “ Từ trước đến nay, vẫn có một khuynh hướng trong giới những người Tin lành, không phải không có nguồn gốc từ Calvin, phân chia các thuộc tính của Chúa Cứu Thế giữa thần tánh với nhân tánh của Ngài, khiến cho quyền phép để làm các phép lạ và dấu kỳ của Ngài được xem như quyền phép của thần tánh vô song của Ngài. Kết quả thật rõ ràng; nếu các phép lạ của Ngài chẳng liên quan đến nhân tính của Ngài, nếu quyền phép Đức Chúa Trời không được truyền dẫn qua con người mang nhân tánh của Ngài như một sự ban cho của ân tứ, thì rõ ràng là quyền phép cũng chẳng có liên hệ gì với con người của chúng ta. . .Với loại thần học về Chúa Giê xu như vậy, tất cả những loại phân phát các ân tứ của Thánh linh theo định kỳ đều rất tự nhiên.”

QUEN THUỘC VỚI QUYỀN PHÉP

Chúa Giê-xu đã đến để đưa nước Trời vào thế gian. Ngài đã kêu gọi các môn đồ huấn luyện họ và hứa rằng họ sẽ có được cùng một quyền phép đã hành động qua Ngài trong suốt chức vụ của Ngài. Ngay trước khi lìa họ vì cớ ích lợi cho họ, Ngài đã phán: “Hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao” (LuLc 24:49).SỰ ỦY THÁC LỚN Vì sứ mạng này mà các môn đồ phải nhận lãnh quyền phép của Đức Thánh Linh, đó là đem các ơn phước của nước Trời đến khắp đất. Đó là sự ủy thác trọng đại của Chúa Giê-xu. Lý do phải nhận lấy quyền phép thật rõ ràng: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về Ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất” (Cong Cv 1:8). Quyền phép từ Đức Chúa Trời phải được dùng để tập trung vào việc truyền giáo cho thế giới.Trong Mác đoạn 16, Đại mạng lệnh và quyền phép cũng đi đôi với nhau. Chúa Giê-xu đã truyền cho các môn đồ Ngài “ Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người” (Mac Mc 16:15). Sau đó, Ngài nhắc đến những dấu kỳ sẽ cặp theo những kẻ tin: đuổi quỷ, nói tiếng mới, bắt rắn trong tay, uống chất độc cũng không bị hại, và chữa lành kẻ đau. Cũng giống như vậy trong Mathiơ Chúa Giê-xu phán: “Hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ ta” (Mat Mt 28:19) Ngài phán cùng họ rằng họ có thể làm được điều đó bởi vì “Hết thảy quyền phép trên trời và dưới đất đều đã giao cho Ta” (câu 18)

Page 90: Chuc vu chua lanh

“Và nầy ta thường ở cùng các ngươi luôn” (câu 20). Quyền phép để làm gì? Từ ngữ Hy lạp được dùng ở đây là exousia, cùng một từ được dịch là “quyền phép” trong 10:1 “Đức Chúa Giê-xu gọi mười hai môn đồ đến, ban quyền phép trừ tà ma, và chữa các thứ tật bệnh.”Một phần của Đại Sứ mạng này bao gồm “việc dạy họ giữ mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi” (28:20). Các môn đồ không bao giờ quên lần đầu tiên Chúa Giê-xu đã sai họ ra đi một mình. Sứ điệp của họ là một sứ điệp của cả lời nói lẫn hành động. Họ phải “Rao giảng rằng: ‘Nước thiên đàng đã gần rồi.’” Và họ cũng phải chữa lành kẻ đau, khiến sống kẻ chết, làm sạch kẻ phung và trừ các quỷ” (10:7, 8). Nếu họ đã được ban cho quyền phép và được truyền dặn phải chữa lành người đau và trừ các quỷ, thì chức vụ ấy cũng phải được gộp vào trong những gì họ sẽ dạy dỗ những người khác, và họ đã dạy những người khác làm điều đó. Chúa Giê-xu đã chuyển giao quyền phép cho các môn đồ và họ phải chuyển giao lại cho những người khác. SỰ TRUYỀN GIẢNG BẰNG QUYỀN PHÉP TRONG CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ VÀ CÁC THƯ TÍN Chúng ta có bằng chứng gì cho thấy quyền phép của Chúa Giê-xu đã thật sự được chuyển giao cho các môn đồ Ngài? Sách Công vụ các Sứ đồ thuật lại câu chuyện của 30 năm sau đó, và hầu như mỗi một chương, ngoại trừ phần ký thuật dài về việc Phaolô bị bắt và bỏ tù, đều mô tả các dấu kỳ và các phép lạ cặp theo việc truyền giảng ở thế kỷ thứ nhất.Khi quyền phép xuất hiện lần thứ nhất trong Công vụ các sứ đồ đoạn 2, Tin Lành đã được truyền thông ở tại Giêrusalem qua các ngôn ngữ địa phương của tất cả những người đã nhóm lại để dự lễ Ngũ tuần. “Vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ” (câu 43), và “mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh” (câu 47). Sau đó, Phierơ và Giăng đã chữa lành người què chân ở tại cửa đền thờ (xem Cong Cv 3:1-26). Không bao lâu sau, số những người nam tin Chúa là 5.000 người. Phierơ và Giăng đã cầu nguyện rằng họ sẽ nói Lời Chúa cách dạn dĩ và “nhờ danh đầy tớ thánh của Ngài là Đức Chúa Giê-xu, mà làm những phép chữa lành bệnh, phép lạ và dấu kỳ” (4:30).Các sứ đồ đã làm chứng về Chúa Giê-xu “bằng quyền phép rất lớn” (câu 33). Quyền phép này đáng sợ như thế nào? Đáng sợ đủ để giết chết Anania và Saphira khi họ nói dối Đức Chúa Trời để đem lại sự sợ hãi lớn trên Hội Thánh vì đã chọc giận Đức Chúa Trời (xem 5:11). Dầu vậy, “số những người tin Chúa càng ngày càng thêm lên, nam nữ đều đông lắm” bởi vì “có nhiều phép lạ dấu kỳ được làm ra trong dân bởi tay các sứ đồ” (5:12-14).Rồi đến Êtiên, là người “đầy ơn và quyền, làm dấu kỳ và phép lạ rất lớn trong dân” (6: 8). Dưới chức vụ của Philíp “đoàn dân nghe người giảng và

Page 91: Chuc vu chua lanh

thấy các phép lạ người làm, thì đồng lòng lắng tai nghe người nói” (8:6). Như vậy, cho đến nay, mặc dầu chúng ta thấy quyền phép đã được lưu dẫn phần lớn là qua các sứ đồ, vòng tròn đã mở rộng và bao gồm ít nhất là hai trong số bảy người lãnh đạo giúp người Hê lê nít đã được bổ nhiệm trong 6:1-15. Nếu Êtiên và Philíp đang sử dụng quyền phép trong việc truyền giáo, thì rất có lý để giả định rằng năm người kia trong nhóm cũng đang làm như vậy, mặc dầu chúng ta không có các chi tiết.Sự kiện dường như được tăng cao khi Phierơ chữa lành cho Ênê, là người đã bị liệt suốt tám năm (xem 9:33, 34), và sau đó khiến Đôca sống lại từ kẻ chết (câu 36-41). Ông thuật cho Cọtnây biết rằng Chúa Giê-xu “đã đi từ nơi nọ qua chỗ kia làmss phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỷ ức hiếp; vì Đức Chúa Trời ở cùng” (10:38). Sau đó, Phierơ đã được thả ra khỏi tù một cách lạ lùng bởi một thiên sứ (xem 12:7).Saulơ, kẻ bắt bớ Hội Thánh, trở thành sứ đồ Phaolô qua một sự bày tỏ đầy kịch tính về quyền phép của Đức Chúa Trời trên đường Đamách (xem 9:1-19). Qua Phaolô, thuật sĩ Êlyma đã bị mù và một quan chức chính phủ đã được cứu (xem 13:6-12). Ở tại Icôni, Phaolô và Banaba đã rao giảng cách dạn dĩ và Đức Chúa Trời “dùng tay của hai sứ đồ làm những phép lạ dấu kỳ” (14:3). Ở tại Líttrơ, họ đã cầu nguyện cho một người què “người nhảy một cái rồi đi” (câu 10). Phaolô đã đuổi một con quỷ ra khỏi một người tớ gái nô lệ ở tại Philíp (xem 16:18), một trận động đất siêu nhiên đã giúp cho ông và các bạn được cứu khỏi ngục tù (xem câu 26), và khi những khăn tay đã chạm vào người Phaolô được đặt trên kẻ đau, “thì họ được lành bệnh, và được cứu khỏi quỷ dữ” (19:11, 12). Nhiều câu chuyện khác về việc truyền giảng bằng quyền phép được cặp theo chức vụ của Phaolô.Như vậy, đó là việc tự nhiên khi Phaolô nói đến sự truyền giảng bằng quyền phép trong các bức thư ông viết cho các Hội Thánh mà ông đã thành lập. Ông nhắc nhở người Têsalônica rằng “Vả, đạo Tin Lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa.” (ITe1Tx 1:5). Ông nhắc nhở người Galati rằng Đức Chúa Trời “là Đấng ban Đức Thánh Linh cho anh em và làm các phép lạ trong anh em” (GaGl 3:5). Ông cảnh cáo người Êphêsô rằng “vì chúng ta đánh trận chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy” (Eph Ep 6:12). Trong bức thư gởi cho người Philíp, ông chia xẻ niềm vui của ông vì cớ bạn của ông là Épbaphôđích đã được Chúa chữa lành khỏi bệnh tật mà tưởng đã làm ông mất mạng (xem 2:27). Ông công bố với người Côrinhtô rằng “Vì nước Đức Chúa Trời chẳng ở tại lời nói, mà ở tại năng lực” (quyền phép) (ICo1Cr 4:20), và rằng chức vụ của ông ở giữa vòng họ là “tại sự tỏ ra Thánh Linh và

Page 92: Chuc vu chua lanh

quyền phép” (2:4). Ông thuật lại cho người Côrinhtô về những ân tứ thuộc linh của việc chữa lành và các phép lạ cùng lời tiên tri và ơn phân biệt các thần giữa vòng các ân tứ khác (xem 12:1-31), và nhắc nhở họ về nhiều phép lạ và dấu kỳ mà ông đã thi hành ở giữa họ (xem IICo 2Cr 12:12).Sứ đồ Phaolô đã không thành lập Hội Thánh ở tại Rôma, nhưng khi viết cho các tín hữu ở tại đó để chuẩn bị cho một chuyến thăm vào cuối chức vụ của ông, ông kết luận công việc truyền giáo của mình bằng cách nói rằng ông luôn luôn nói những gì Đấng Christ đã làm qua ông giữa vòng dân ngoại “bởi quyền phép của dấu kỳ phép lạ, bởi quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời” (RoRm 15:18, 19). Điều đó nghe có vẻ như sự truyền giảng bằng quyền phép bằng với điều tốt nhất.Các thư tín khác cũng nói đến chủ đề này. Tác giả thư Hêbơrơ nói rằng lời của sự cứu rỗi cũng đến với việc “Đức Chúa Trời dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh.” (HeDt 2:4). Giacơ, được biết đến vì việc ông không chịu được loại đức tin không có việc làm, cũng đã đưa ra những huấn thị cho những kẻ nào đau ốm. Họ phải mời các trưởng lão đến để xức dầu và cầu nguyện: “sự cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu kẻ bệnh” (Gia Gc 5:15).QUYỀN PHÉP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI THÔNG QUA LỊCH SỬ Tân Ước ký thuật sự truyền giảng bằng quyền phép không ngừng. Nhưng điều gì đã xảy ra sau đó?Cho đến đầu thế kỷ này, nhà thần học ở Princeton là Benjamin B. Warfield đã thành lập một khuynh hướng thần học suốt ba thế hệ của những người Cơ Đốc Tin Lành qua tác phẩm của ông Miracles: Yesterday and Today, Real and Counterfeit ( Các Phép lạ: Xưa và Nay, Thật và Giả). Ông kết luận rằng “quyền phép của việc làm các phép lạ đã không mở rộng vượt quá các môn đệ mà các sứ đồ đã đặt tay trên họ.” Theo như cách ông giải thích lời ký thuật này, thì ông thấy một sự suy yếu dần về các dấu kỳ và phép lạ cho đến khi chúng “chấm dứt hoàn toàn khi người cuối cùng được các sứ đồ đặt tay đã qua đời.”Quyển sách của Warfield được viết ra năm 1918 khi người Tin Lành vẫn coi những người Ngũ tuần là một tà giáo giống như những người Khoa Học Cơ Đốc hay Mormon. Vì vậy, quan điểm của ông, là điều đã trang bị được lý lẽ tức thì, nhanh chóng trở thành một điều hợp thời trang mà nhiều người ngày nay vẫn còn tin điều đó. Nhưng từ khi quyển sách của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1918, có nhiều khảo sát lịch sử hơn nữa đã từng được thực hiện, đặc biệt là bởi một số các học giả thuộc nhóm Ngũ tuần, và cũng bởi những học giả khác nữa.Điều mà các khảo sát này đang chứng minh đó là quyền phép mà Chúa Giê-xu sẽ chuyển giao cho các môn đồ Ngài để chữa lành kẻ bệnh và đuổi các

Page 93: Chuc vu chua lanh

quỷ thật ra vẫn còn tiếp tục qua các thời đại. Dường như đã có những thời kỳ lịch sử mà trong đó các chức vụ phép lạ nổi lên nhiều hơn là trong những giai đoạn khác, nhưng một phần của lý do đó ít ra cũng có thể bị quy cho việc thiếu hiểu biết của chúng ta. Việc đào sâu vào những sự kiện mới trong quá khứ chưa được khám phá vẫn tiếp tục là điều khiến các sử gia bận rộn. Khảo sát càng được tiến hành, thì càng có những bằng chứng cho chúng ta thấy Warfield đã sai lầm.Trong quyển sách có ảnh hưởng lớn của Michael Green tại trường Regent College Evangelism in the Early Church ( Truyền Giảng trong Hội Thánh Đầu Tiên ) ông đã phát hiện rằng từ lúc ban đầu, các Cơ Đốc nhân “đã đi vào giữa thế gian với tư cách những người trừ quỷ, chữa bệnh và làm những thầy giảng Tin Lành.” Và điều đó đã tiếp tục không những suốt thời Hội Thánh các sứ đồ mà còn đến tận thế kỷ thứ hai và thứ ba, chưa nói xa hơn.” 2 Không phải tất cả các học giả đều nhìn thấy điều này. Ví dụ, hãy xem một sự tương phản thú vị giữa hai nhà phân tích đương thời về sự lan truyền của Tin Lành giữa vòng dân ngoại vào thời ban đầu. Derek Tidball, viết một bài hoàn toàn từ quan điểm của xã hội học, nhìn thấy những quan tâm nổi bật của dân ngoại như là đạo đức và các đạo lý về tình dục, các mối quan hệ gia đình, các mối quan hệ trong công việc làm và thái độ đối với nhà nước. Ông quy sự thành công của việc lan truyền Tin Lành giữa vòng dân ngoại cho tính ưu việt của Cơ Đốc giáo, sự cởi mở đối với tất cả các giai cấp và các chủng tộc, những lời hứa về hạnh phúc trong một thế giới khác cũng như các ích lợi ở ngay tại đây, chủ yếu là những người thuộc về các gia đình Cơ Đốc. 3 Điều đáng lưu ý ở đây là ông đã không nhắc đến nỗi sợ tà linh của họ cũng như lòng khao khát sự chữa lành thuộc thể của họ và quyền năng cặp theo sự giảng dạy Cơ Đốc để xử lý những nhu cầu đó.Với Ramsay MacMullen, là người tôi có nói đến ở phần trước, thì lại ngược lại. Thậm chí từ quan điểm của một sử gia thế tục, ông đã đi đến kết luận rằng điều mà chúng ta hiện nay gọi là sự truyền giáo bằng quyền phép đã là “công cụ chính của sự quy đạo” giữa vòng những người ngoại. 4 Liên quan đến sự trung thành tôn giáo, thì cả Cơ Đốc nhân và người không tin Chúa trong thế giới dân ngoại của các thế kỷ đầu tiên, “điều chính yếu và trong chừng mực mà chúng ta có thể nói được, thì điều duy nhất được tin vào, đó là một quyền phép siêu nhiên nào đó để ban cho các ích lợi.” 5 SỰ QUY ĐẠO CỦA CHÂU ÂU Nhưng điều này đã không dừng lại ở vài thế kỷ đầu. Charles Henry Robinson, người chép sử cuộc quy đạo ở châu Âu, là một con người khá hoài nghi khi ông phải ghi chép lại các phép lạ. Ông nói rằng “khi chúng ta xem xét đặc tính phi khoa học của thời đại mà trong đó các phép lạ này được

Page 94: Chuc vu chua lanh

ký thuật, và tính bất khả thi của việc có các bằng chứng có thể làm thỏa mãn nhà sử gia hay chỉ trích, chúng ta không thể thừa nhận sự kiện phép lạ trong bất cứ trường hợp nào.” Dầu vậy, các dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên cũng hết sức phổ biến trong lịch sử của công tác các nhà truyền giáo giữa vòng những người dân châu Âu đến nỗi “chúng ta không thể bỏ qua toàn bộ các câu chuyện này.” 6 Như vậy, cứ cho rằng sau khi đã bỏ qua càng nhiều sự kiện càng tốt, Robinson đã tường thuật tỉ mỉ từng sự kiện này đến sự kiện khác về việc truyền giảng bằng quyền phép. Patrick, người Ireland đã làm nhiều phép lạ; Germanus người Auxerre đã làm yên một trận bão ở trên kênh đào Anh quốc, trong khi truyền giáo ở tại Pháp, Martin người Tours đã không những đốn hạ một cây tà thần mà còn đứng ngay nơi mà người ta cho rằng phải bị ngã mà không bị hại gì cả; Columbanus đã điều khiển các thú dữ bằng quyền phép của Chúa; ở tại miền Nam nước Ý cả Benedict và Barbatus truyền giáo bằng cách thách thức thẳng với Satan và hủy phá các lùm cây thần; ở tại Hà Lan Wulfram đã khiến một cậu bé sống lại từ kẻ chết; Boniface đã dám đánh đổ cây sồi của Sao Mộc Thiêm ở tại Đức; Bernard đã ngăn để lửa không đốt cháy mình; ở tại NaUy, Vua Olaf, khi thách thức với một người lãnh đạo dân ngoại, thấy Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện cụ thể liên quan đến thời tiết.Trong thời gian có cuộc cải chánh, có quá nhiều lời tuyên bố giả dối về phép lạ đã bị trộn lẫn với những tuyên bố thật trong Giáo hội Công Giáo Lamã đến nỗi những nhà cải chánh có khuynh hướng muốn rời xa các dấu kỳ và phép lạ. Tuy nhiên, có nhiều nhà cải chánh đã không hoàn toàn bác bỏ các chức vụ mang tính siêu nhiên, đặc biệt là trong những khủng hoảng của chức vụ chính mình. Ví dụ, người ta kể câu chuyện về nỗi đau buồn của Martin Luther trước lời chẩn đoán của bác sĩ rằng người phụ tá của ông, Phillip Melanchthon, mắc một chứng bệnh phải chết. Luther đã quỳ gối cầu nguyện cho sự phục hồi của ông ấy, và tình trạng của ông ta đã lập tức thay đổi hoàn toàn. 7 Người ta nói rằng John Wesley đã chữa lành cho con ngưạ bị què của ông nhờ lời cầu nguyện.8 Người con rể của John Knox là John Welsh, được thuật lại đã quỳ gối và cầu nguyện suốt 36 giờ đồng hồ bên thi thể của một vị bá tước trẻ tuổi là một trong những người hỗ trợ mạnh mẽ cho ông, nài xin Chúa đem người ấy trở lại cho ông, và Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện.9 Một số các giáo phái không thuộc Ngũ tuần ngày nay được đâm rễ sâu xa nơi các chức vụ quyền năng của phép lạ hơn là nhiều thành viên hiện thời nhận biết, bởi vì, hoặc cố ý hay vô tình, phương diện lịch sử đặc biệt ấy của họ đã không được nhấn mạnh. Ví dụ, vào năm 1885 Tướng William Booth, nhà sáng lập Đội Quân Cứu Thế, đã tường thuật “những dấu kỳ và những

Page 95: Chuc vu chua lanh

phép lạ đáng lưu ý hiện nay đã được làm ra giữa vòng chúng ta” và để viết thư cho các đồng sự của ông về những ân tứ phi thường của Đức Thánh Linh như là tiếng lạ, sự chữa lành và các phép lạ. Ông nói rằng ông biết không điều gì trong Kinh Thánh hoặc trong kinh nghiệm “ chứng minh là các phép lạ không ích lợi cho ngày nay cũng như trong bất cứ thời gian nào trước đó của lịch sử Hội thánh.” 10 Một phần cuộc phục hưng ở tại Hội Thánh Lutheran Thụy Sĩ, đã sinh ra Hội Thánh Evangelical Covenant, là sự xuất hiện của “Criers”, những người trẻ tuổi đã được xức dầu một cách siêu nhiên bởi Đức Thánh Linh để rao giảng và nói tiên tri.11 A. B. Simpson, người thành lập Hội Truyền Giáo Phúc âm Liên hiệp, đã dành một ưu tiên cao cho chức vụ chữa lành của Chúa vào cuối thập niên 1800, và nhiều Hội Thánh Alliance đã có chức vụ chữa lành mạnh mẽ. Hội Thánh Nazarene nhấn mạnh việc chữa lành trong những năm đầu của họ, những người thuộc giáo phái Quakers, Mennonites, Moravians và nhiều giáo phái khác cũng vậy.Một số tác giả của các sách gần đây nói về các chức vụ chữa lành đã bao gồm các dữ liệu lịch sử quý giá, sau khi phát hiện các dấu kỳ và các phép lạ qua lịch sử. Chúng tôi mang ơn các tác giả như Morton T. Kelsey, 12 J. Sidlow Bazter, 13 John Wimber, 14 Rex Gardner,15 John Gunstone16 và những người khác là những người đã nhắc nhở chúng tôi rằng Đức Chúa Giê-xu Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi, quyền phép mà Ngài đã chuyển giao cho các môn đồ vẫn còn được chuyển giao cho chúng ta ngày nay. THẾ GIỚI QUAN: TIN LÀ THẤY Nếu bạn là một người Tin Lành, có lẽ bạn tin rằng Phierơ đã khiến Đôca sống lại từ kẻ chết. Nhưng liệu bạn có tin rằng Wulfram tại Hà Lan hoặc John Welsh ở tại Scotland đã khiến kẻ chết sống lại không? Còn về chuyện Columbanus kiểm soát được các thú dữ hoặc Germanus làm yên một trận bão hay John Wesley đã chữa lành cho một con ngựa thì sao?Đôi khi hơn cả những gì chúng ta biết hoặc thích phải thú nhận, câu trả lời của chúng ta trước các câu hỏi như thế phụ thuộc rất nhiều vào thế giới quan riêng của chúng ta. Điều này giải thích cách một học giả có thể xem xét một thời kỳ lịch sử và không thấy các dấu kỳ và phép lạ là quan trọng, trong khi một người khác, cũng có sự chân thành và thông minh ngang bằng, có thể xem xét cùng một giai đoạn và nhìn thấy các phép lạ như là một chiều kích chính của đời sống và lời chứng Cơ Đốc. Cả hai người đều đang làm việc từ những thế giới quan khác biệt trong những mô hình chung hoặc khác nhau đặc biệt. Nhưng thế giới quan không chỉ ảnh hưởng đến cách bạn nhìn xem lịch sử, mà nó còn dầm thấm từng phần của đời sống hằng ngày của bạn.Ví dụ, Lewis Smedes, chỉ ra cách thế giới quan quyết định thái độ của chúng

Page 96: Chuc vu chua lanh

ta đối với một điều gì đó quan trọng như là vấn đề đạo lý. Ông nói: “Chúng ta không đồng ý, bởi vì chúng ta không nhìn thấy những sự việc giống nhau.” Hoặc nói khác đi “chúng ta không nhìn thấy tầm quan trọng như nhau trong các sự việc mà cả hai chúng ta đều đang quan sát.” 17 Như vậy, chính xác thì điều gì được hàm ý bởi thế giới quan? Một đồng nghiệp của tôi, Charles H. Kraft đã được công nhận rộng rãi là một chuyên gia hàng đầu trong lãnh vực này, định nghĩa thế giới quan là “Những sự hiểu biết cơ bản đã được rập khuôn theo nền văn hóa (có nghĩa là những giả định, những tiền giả định, lòng tin, v v ...) về HIỆN THỰC mà qua đó các thành viên trong một xã hội tổ chức và sống đời sống của họ.” 18 Từ HIỆN THỰC được viết in bởi vì Kraft hàm ý rằng thế giới khách quan bên ngoài chỉ có Đức Chúa Trời nhìn thấy nó. Quan điểm của chúng ta thì luôn luôn là một chữ viết thường hiện thực bởi vì không một ai trong chúng ta nhìn thấy HIỆN THỰC như Đức Chúa Trời thấy.Nếu người ta tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời không chữa lành bệnh nữa , thì họ sẽ không có khả năng để nhìn thấy sự chữa lành thiên thượng , dẫu cho có một số lượng các tài liệu hoặc các bằng chứng được cung cấp .Dầu vậy, các quan điểm của chúng ta về hiện thực vẫn có giá trị và vẫn hữu ích để sống đời sống con người của chúng ta. Nhưng chúng ta không bao giờ được quên rằng những người khác gần và xa chúng ta đều có những sự hiểu biết khác nhau về hiện thực, hoặc về những thế giới quan khác. Nói cách khác như Smedes nói, con người ta có thể nhìn cùng một sự việc cách khác nhau.Tôi thích câu chuyện Colin Brown kể về vua xứ Siam. Dường như vào thế kỷ thứ mười bảy Nhà Vua Siam đã có một cuộc nói chuyện rất thú vị với vị đại sứ Hà Lan. Ông đã bị mê hoặc bởi những câu chuyện về một cuộc sống ở tại xứ sở Hà Lan xa xôi. Bị mê hoặc, là vì khi vị đại sứ bắt đầu kể cho nhà vua nghe mùa đông ở tại Hà Lan là thể nào, nước đã đóng cứng đến nỗi một con voi có thể đi bộ trên đó thì ông vua này vẫn sống cả đời của mình trong vùng nhiệt đới, vị vua đã trả lời: “Từ trước tới nay, ta đã tin những chuyện lạ mà anh thuật, bởi vì ta thấy anh là một con người ngay thẳng, tỉnh táo; nhưng bây giờ thì ta biết chắc rằng anh nói dối.” 19 Thế giới quan của vị vua này, hoặc như Brown đã gọi nó là “khung tham chiếu,” không thể xử lý được thông tin mà vị đại sứ đem đến. Trong trường hợp đặc biệt đó, hiện thực của vị đại sứ tỏ ra gần với HIỆN THỰC hơn là của nhà vua. Trong các trường hợp khác, hiện thực của nhà vua có thể là gần hơn.Thế giới quan là điều hết sức quan trọng khi có liên quan đến việc đánh giá nhu cầu dành cho chức vụ chữa lành hoặc giá trị của một chức vụ chữa lành. Nếu người ta tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời không còn chữa lành, họ sẽ không thể nào nhìn thấy sự chữa lành của Đức Chúa Trời, dẫu cho số lượng

Page 97: Chuc vu chua lanh

các tài liệu hoặc bằng chứng được cung cấp nhiều đến đâu. Việc thuyết phục một người hoài nghi là một nỗ lực vô bổ. Chính mình Chúa Giê-xu sẽ không làm một phép lạ để thuyết phục những kẻ hoài nghi bởi vì Ngài biết điều đó chẳng ích gì. Bởi vì họ không tin, họ cũng không thể thấy điều Chúa Giê-xu đã làm. Nói cho đúng, tin là thấy.Rex Gardner, từ quan điểm của một bác sĩ, là người cũng tin nơi sự chữa lành thiên thượng, đã vật lộn với vấn đề này. Ông nêu lên một trường hợp mẫu về một bệnh nhân với hội chứng Waterhouse-Friderichsen, là hội chứng đã gây viêm phổi và chứng mù vĩnh viễn. Khi lời cầu nguyện chữa lành được dâng lên cho Chúa, bà đã phục hồi. Nhưng các bác sĩ chăm sóc cho nạn nhân này không thể tin rằng chữa lành là công việc của Đức Chúa Trời. Gardner nhận xét về trường hợp người phụ nữ được phục hồi thị giác: “Bất chấp việc có bốn bác sĩ chuyên môn đã chứng kiến bà như đã thừa nhận, họ vẫn nhất định giữ sự chẩn đoán của mình, tính chính xác của nó bị đặt nghi vấn bởi những người không thể giải thích sự tồn tại của bà.” 20 Vấn đề của họ là gì? Rõ ràng là cũng giống như vấn đề của Vua Siam-đó là thế giới quan. Họ chỉ có thể thấy nếu họ tin.KHOẢNG GIỮA BỊ LOẠI TRỪ Vấn đề về thế giới quan là cực kỳ quan trọng trong các chức vụ xuyên văn hóa. Tôi nhớ lại một bài thi thần học tuyệt vời trong đó ban giảng huấn của một chủng viện thần Học Hoa Kỳ đang phỏng vấn một thành viên có triển vọng trong ngành. Điểm khác nhau giữa bài thi này và các bài thi khác đó là ứng viên tình cờ là một người Trung Hoa. Khi được hỏi: “Ấn tượng chung của anh về tuyên bố đức tin của chủng viện là gì?” Anh ta đã trả lời: “Tôi nghĩ bảng tuyên bố ấy tốt ở một chừng mực nào đó. Tuy nhiên, tôi phải nói rằng nếu là một học viện dành cho người châu Á thì chưa đầy đủ.” Có thể đoán được, câu trả lời của anh ta đã dấy lên một sự thảo luận dài. Anh ta nhắc nhở rằng bảng tuyên bố đức tin không có phần nói về các lực lượng siêu nhiên của điều thiện và điều ác, như là các thiên sứ và ma quỷ. Bảng tuyên bố đức tin đã có nhắc đến Satan, nhưng không chứa đựng sự tham khảo cụ thể về thân vị của nó hoặc công việc của nó trong thế giới ngày nay. Đối với những tín hữu người châu Á, nó không phản ánh được một lãnh vực quan trọng của sự mặc khải Kinh Thánh.Không phải chủng viện đang được nói đến có điều gì khác với các học viện Cơ Đốc Hoa Kỳ khác. Rất ít bảng công bố đức tin của các Hội Thánh Hoa Kỳ thuộc các giáo phái hoặc của các tổ chức bên cạnh Hội Thánh bàn đến công việc siêu nhiên trong kinh nghiệm hàng ngày. Chúng thường đề cập đến công việc của Đức Thánh Linh trong việc cứu rỗi linh hồn, chứ không nói đến việc chữa lành thân thể. Chúng nhắc đến quyền phép để sống một đời sống tin kính, chứ

Page 98: Chuc vu chua lanh

không nói đến việc đuổi quỷ.Vì sao vậy? Điều này đưa chúng ta trở lại với thế giới quan. Thế giới quan truyền thống của người Hoa Kỳ gốc Anh của chúng ta ngày càng mang tính chủ nghĩa duy vật chất và chủ nghĩa tự nhiên. Như tôi đã đề cập ở trước, chủ nghĩa nhân văn thế tục đã thâm nhập vào các thể chế Cơ Đốc của chúng ta ở một mức độ đáng ngạc nhiên. Mặc dầu đại đa số người Hoa Kỳ tin rằng có một Đức Chúa Trời, nhưng mối tiếp xúc của Ngài với đời sống hàng ngày của chúng ta được xem như rất nhỏ. Thế giới quan của chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi khoa học trần tục. Chúng ta được dạy từ thời thơ ấu để cho rằng hầu hết mọi sự xảy ra trong đời sống hàng ngày đều có các nguyên nhân và hậu quả, là điều bị chi phối bởi các định luật mang tính khoa học.Trong Thế Giới Thứ Ba thì không như vậy. Hầu hết người dân ở đó sống với sự hiện hữu của ma quỷ và các tà linh như một phần của đời sống hàng ngày. Thế giới quan của họ cho họ biết rằng thầy bói, thuật sĩ, phù thủy, thầy pháp, thầy đồng có quyền để kiểm soát các lực lượng siêu nhiên gây ra bệnh tật, đói nghèo, áp bức, mùa màng thất thu, bão lốc, cằn cỗi, hạn hán và bệnh tâm thần. Khi Cơ Đốc giáo được trình bày cho họ như là một sự chọn lựa, câu hỏi hàng đầu của họ là liệu Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo có đủ quyền lực để giải quyết các nan đề trong đời sống của họ không. Trong ánh sáng của Tân Ước rất có khả năng rằng thế giới quan của họ đối với vấn đề này có thể gần với HIỆN THỰC hơn là của chúng ta.Đồng sự của tôi là Paul G. Hieber đã gọi hiện tượng này là “thiếu sót của khoảng giữa bị loại trừ.” Ông nhắc đến câu chuyện Giăng Báptít sai các sứ giả của mình đến hỏi Chúa Giê-xu rằng Ngài có phải là Đấng Mêsi không, câu trả lời đến ám chỉ về quyền phép chữa lành kẻ đau và việc đuổi quỷ chứ không phải qua những chứng cứ lôgíc. Hiebert nói rằng: “Khi tôi đọc khúc Kinh Thánh này tôi đang là một nhà truyền giáo ở tại Ấn Độ, tôi có một cảm giác bồn chồn khó chịu.” Ông thú nhận rằng ông đã được huấn luyện để trình bày Chúa Cứu Thế với những lập luận hợp lý trí chứ không phải bằng những sự tỏ ra của quyền phép siêu nhiên. Ông nói thêm: “Đặc biệt, cuộc đối đầu với các tà linh rõ ràng là một phần hết sức tự nhiên trong chức vụ của Đấng Christ thường vẫn ở trong tâm trí tôi thuộc về một thế giới riêng biệt của các phép lạ - xa rời khỏi kinh nghiệm bình thường hàng ngày.” 21 Hiebert tiếp tục tỏ rõ ràng thế giới quan của hầu hết những người không thuộc phương Tây gồm có ba tầng. Tầng cao nhất là tôn giáo đặt cơ sở trên các đấng bậc trong vũ trụ hoặc các thế lực của vũ trụ. Tầng đáy là đời sống hàng ngày: hôn nhân, việc nuôi dạy con cái, việc gieo trồng mùa màng, bệnh tật và sức khỏe, những sở hữu vật chất và những gì bạn có. Tầng giữa gồm phương cách bình thường mà các hiện tượng hàng ngày này bị ảnh hưởng

Page 99: Chuc vu chua lanh

bởi các lực lượng siêu nhân và siêu nhiên.Thế giới quan của người Tây phương chúng ta thì khác. Chúng ta có thể xử lý tầng tôn giáo phổ quát trên cùng và cảm thấy dễ chịu nhất nếu toàn bộ hoạt động siêu nhiên này được xếp vào đó. Tầng dưới cùng của chúng ta bị chi phối bởi các định luật mang tính khoa học. Chúng ta thấy rất ít cần đến tầng ở giữa là nơi mà những lãnh vực này trong đời sống không ngừng tiếp xúc với hai tầng kia. Thật ra, nếu có ai bắt đầu nói về tầng giữa một cách quá nghiêm túc và nói đến những ảnh hưởng hàng ngày của các thế lực siêu nhiên của cả điều ác lẫn điều thiện, thì chúng ta thường nghĩ họ có phần mê tín và chúng ta tìm cách thuyết phục họ hãy khoa học hơn.Xu hương Tây phương này được minh họa rõ ràng qua một bài báo mới đây trong tờ Christianity Today có tựa là “Quan Điểm Của Một Bác Sĩ Giải Phẩu về Sự Chữa Lành Thiên Thượng .” Trong đó vị bác sĩ giải phẩu nói rằng ông và những người chữa lành bằng đức tin đều muốn giúp đỡ con người, nhưng họ có những kiểu cách rất khác. Ông nói: “Tôi tin vào yếu tố chữa lành của Chúa. Nhưng những đóng góp riêng của tôi cho các bệnh nhân là kết quả của những năm nghiên cứu và ứng dụng các nguyên tắc khoa học nghiêm nhặt vào các định luật chi phối cơ thể học con người.” Ông bị hoang mang vì một số Cơ Đốc nhân ngày nay “dường như hứa hẹn một loại thuốc mới hoàn toàn, một sự chữa lành tức thì, không tuân theo tiến trình khoa học bình thường.” 22 Hiebert muốn nói ông là một điển hình của nhiều người phương Tây trong việc bày tỏ một khoảng giữa bị loại trừ.Trong công tác truyền giáo, kết quả cuối cùng của khoảng giữa bị loại trừ đó là các nhà truyền giáo Tây phương thường bị hiểu như là những nhân tố đại diện của tình trạng thế tục hóa. Đối với nhiều người, phương pháp khoa học của chúng ta dường như loại bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi các lãnh vực quan trọng của đời sống như là nông nghiệp, y học, sản xuất, và các mối quan hệ xã hội. Hiebert nhận xét rằng: “Phương cách ấy giới hạn công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống con người, hoàn toàn chỉ nhằm vào các vấn đề về sự cứu rỗi tối hậu.” Tất nhiên, sự cứu rỗi cuối cùng là điều quan trọng, nhưng “đức tin đặt nơi quyền phép của sự cầu nguyện và nơi sự quan tâm của Đức Chúa Trời trong mọi lãnh vực của đời sống con người” cũng là điều quan trọng. Hiebert đồng ý rằng thế giới quan này thật khó mà hòa hợp “với thế giới quan của Kinh Thánh, trong đó, các chiều kích siêu nhiên của thế giới này là điều hết sức rõ ràng.” 23 SỰ ĐỐI ĐẦU BẰNG QUYỀN PHÉP Khi chúng ta nói đến thế giới quan Tây phương và phi Tây phương , thật dễ để cho rằng không có ai trong đất nước Hoa Kỳ có quan điểm phi Tây phương. Điều này chưa bao giờ đúng, và ngày nay, điều đó lại càng không đúng hơn. Ví dụ như những người Ấn Độ Bắc Hoa Kỳ, họ luôn luôn là một

Page 100: Chuc vu chua lanh

phần của dân tộc chúng ta, nhưng thế giới quan của họ rất khác so với thế giới quan của người Mỹ gốc Anh điển hình. Mặc dầu phần lớn dân di trú trong quá khứ đến từ các quốc gia châu Âu với thế giới quan tương tự, nhưng hiện nay điều này không còn nữa. Phần đông những người mới đến là Trung Hoa, Đông Âu, Mễ Tây Cơ, Ả Rập, Phi luật tân, Jamaica, Samoan, Triều Tiên, Nigeria và nhiều dân tộc khác, mang theo họ các thế giới quan khác nhau. Thậm chí giữa vòng những người Mỹ gốc Anh truyền thống, khoảng giữa bị loại trừ cũng đang biến mất.Tạp chí Time (7.12.1987) mới đây đã cho đăng một câu chuyện ngoài trang bìa về Phong Trào Thời Đại Mới , là phong trào bắt nguồn từ một thế giới quan phi Tây phương. Sự phát triển của thuật thông linh, phù thủy, thờ Satan với các tà thuật và thuật chiêm tinh cũng như các tôn giáo Đông phương là một sự kiện mới đáng kể của thời đại chúng ta ngay tại nước Mỹ ngày nay.Ở tại châu Âu, nơi mà cả một thế hệ bị sanh ra trong một thế giới tự đe dọa nó với sự hủy diệt của vũ khí nguyên tử, thì lòng tin đặt nơi khoa học như là câu trả lời cho các nan đề của con người đang bị suy yếu. Một mục sư Báptít ở tại Rumani đã nói rằng: “Niềm tin vào Chủ nghĩa Cộng Sản không phải là nan đề của chúng tôi. Không ai tin vào Chủ nghĩa Cộng Sản nữa. Nan đề của chúng tôi là phù phép, các tôn giáo Đông phương và thuật huyền bí cùng tà thần.” Từ Đức Quốc, một nhân sự của Chiến Dịch Sinh Viên tường thuật rằng hàng đoàn những người trẻ tuổi đang quay sang Phong Trào Thời Đại Mới, thuật chiêm tinh, khoa tâm lý học cận đại và tà thuật. Jack MacDonald của TEAM tường thuật rằng “những người chữa bệnh bằng phù phép ở tại Pháp vượt hơn số các bác sĩ y khoa, và cứ 120 người dân Pháp thì có một thầy đồng.” 24 Những sự phát triển mới này trong lịch sử đã làm cho việc truyền giảng bằng quyền phép thích hợp vô cùng trong các quốc gia Tây phương truyền thống cũng như trong các nước thuộc Thế giới Thứ ba.Đối với những người có tiếp xúc gần gũi với thế giới linh, thì loại truyền giáo đòi hỏi sự đối đầu bằng quyền phép thường hiệu quả hơn những phương pháp khác tập trung vào sứ điệp phúc âm. Mặc dầu đối với một số người thì những vấn đề về đạo đức và tội lỗi nằm ở hàng đầu chương trình, nhưng đối với nhiều người khác thì vấn đề sợ hãi và quyền phép là quan trọng nhất. Đối với nhà truyền giáo học Alan Tippett, một trong những người đầu tiên ủng hộ việc truyền giáo đối đầu bằng quyền phép, thì sự đối đầu bằng quyền phép có thể tạo được toàn bộ sự khác biệt về phía cá nhân hoặc gia đình hoặc thậm chí cả bộ lạc tiếp nhận hoặc từ khước Tin Lành. Đối với nhiều người, Tippett nói rằng sự đối đầu bằng quyền phép được coi là “một cuộc đối đầu giữa vị thần cũ của họ và Đức Chúa Trời mới.” Muốn được tham gia vào một cuộc đối đầu như vậy thì cần phải có can đảm lớn, bởi vì “họ đã từ chối các lực lượng siêu nhiên mà trước kia họ từng nhờ cậy,

Page 101: Chuc vu chua lanh

và đang thách thức quyền lực cũ hãm hại họ.” 25 Loại đối đầu bằng quyền phép mà tôi muốn nói đến là sự chứng tỏ hiển hiện, thực tế rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu có quyền năng trên các tà linh, các thế lực hoặc các thần giả dối mà các thành viên trong một nhóm dân tộc nhất định thờ phượng hoặc sợ hãi. Đúng ra, mỗi sự quy đạo đều là một cuộc đối đầu bằng quyền phép, bởi vì cá nhân ấy được giải cứu khỏi thế lực của sự tối tăm để dời qua quyền phép của sự sáng (xem CoCl 1:13). Ở đây tôi muốn nói đến sự thách thức hiển hiện và được nhiều người biết đến hơn cho thấy Đức Chúa Trời đối địch với Satan.Timothy Warner ở trường Trinity Evangelical Divinity cho một ví dụ phù hợp về điều tôi hàm ý. Ông kể về một số người sống tại làng đánh cá Hồi Giáo Phi luật tân là những người đã trực tiếp thách thức một tín hữu nhân sự Cơ Đốc trong một một cuộc đối đầu quyền phép. Họ bảo: “Nếu ông đuổi được quỷ ra khỏi người đàn bà này, chúng tôi sẽ thật sự tin và lập tức đặt lòng tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu.” Họ ấn định một thời điểm, ma quỷ đã được đuổi ra, người đàn bà này được chữa lành và cả làng đã trở thành những Cơ Đốc nhân. 26 Edward Murphy, người tôi có nhắc đến trước đây, đi rất nhiều nơi trên thế giới với các Chiến Dịch Truyền Giáo Hải Ngoại. Ở tại Ấn Độ, thỉnh thoảng ông cũng có làm việc với một nhà truyền giáo tên là Patro, một người ủng hộ mạnh mẽ sự đối đầu bằng quyền phép. Theo Murphy, thực tế, Patro và đội ngũ của ông thường bước vào một ngôi làng Ấn Độ giáo có thái độ thù địch, mời gọi người tư tế của làng đến và nói lớn: “Đức Chúa Trời của Chúa Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời có một và thật, là Đức Chúa Trời hằng sống - Đức Chúa Trời của quyền phép. Hãy đem cho chúng tôi những người đau yếu nhất trong làng của các anh.” Khi họ làm điều đó, Patro cầu nguyện để có sự chữa lành trước mặt dân chúng, và khi người đó được lành, lòng người ta nhanh chóng cởi mở đối với Tin Lành. Đôi khi những người bị quỷ ám cũng được mang đến bị cột trói hoặc nhốt trong cũi, và họ đã được giải cứu.Câu hỏi cơ bản mà nhiều người trên thế giới, và chúng ta ngay tại Hoa Kỳ thường hỏi là: “Liệu Đức Chúa Trời của bạn có nhiều quyền hơn các thần của chúng tôi không?” Timothy Warner đã hỏi một câu hỏi gây bối rối: “Liệu chúng ta có sẵn sàng đối đầu trong một cuộc chạm trán bằng quyền phép với những người thực hành thông linh, là kẻ đã có thành tích quá khứ được chứng minh bởi các thành quả không? 27 Bởi vì chức vụ này rõ ràng có liên quan đến chiến trận, nên thật dễ hiểu lý do vì sao có nhiều Cơ Đốc nhân sẽ tránh xa. Warner thú nhận trước đây nhiều năm ông cũng đã làm như vậy, nhưng bây giờ thì không còn như vậy nữa. Ông nói rằng nếu chúng ta né tránh sự đối đầu bằng quyền phép, “chúng ta sống bên dưới những đặc quyền của Tin Lành dành cho mình, chúng ta đánh mất chức vụ dành cho

Page 102: Chuc vu chua lanh

những con người hết sức cần đến quyền năng đã dành sẵn cho họ qua sự đắc thắng của Chúa Cứu Thế, và chúng ta cho Satan sự thỏa mãn vì được chứng kiến Đức Chúa Trời bị tước bỏ vinh hiển là điều xứng đáng thuộc về Ngài.” 28 Một sinh viên của tôi, Lisa Tunstall, đang cùng chồng cô là John thành lập một Hội Thánh mới ở tại Inglewood, California. Một ngày nọ, cô đến lớp muộn bởi vì vào 1:30 sáng hôm đó John đã nhận được một cú điện thoại khẩn cấp từ một phụ nữ trong Hội Thánh. Người phụ nữ này đang trong tình trạng hoảng sợ, và anh đã nghe những tiếng nói lạ trong bối cảnh đó. Khi anh đến nơi, người phụ nữ đang ngồi đờ đẫn trong một chiếc ghế và nhìn chằm chặp vào anh, một giọng đàn ông phát ra từ miệng bà: “Ngươi có phải là người của Đức Chúa Trời không? Ta đã chờ đợi ngươi đây. Hãy tỏ cho ta quyền phép của ngươi!”John Tunstall là một truyền đạo thuộc giáo phái Các Môn Đệ Đấng Christ, giáo phái này không nhấn mạnh đến việc truyền giáo bằng quyền phép. Nhưng anh và Lisa là một phần của làn sóng thứ ba, vì vậy anh đã biết mình đang ở trong cuộc đối đầu bằng quyền phép. Anh đáp ngay với tà linh: “Hãy cho ta thấy quyền phép của ngươi!” Lập tức một chậu hoa trên kệ bể tung thành từng mảnh nhỏ với một tiếng động lớn.Nhưng John đã sẵn sàng cho điều đó. Anh nói: “Quyền năng của ta chính là huyết của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trong Danh Ngài ta truyền cho ngươi phải ra khỏi người đàn bà này.” Con quỷ vật vã. Người đàn bà trườn trên sàn nhà như một con rắn, rồi vật vã. Nhưng quyền năng của Chúa Giê-xu đã thắng hơn, con quỷ bị đuổi đi, và người đàn bà được hoàn toàn khỏe mạnh. Ít có ai thắc mắc vì sao hội chúng của Tunstall đang lên đến 500 người. Họ đã hiểu tập làm quen với quyền phép là thế nào.

Ghi chú

1. Benjamin B. Warfield, Miracles: Yesterday and Today, Real and Counterfeit (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1954), pp. 23,24. The first edition was published in 1918.2. Michael Green, Evangelism in the Early Church (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1970), p. 189.3. Derek Tidball, The Social Context of the New Testament (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1984), pp. 74-75.4. Ramsay MacMullen, Christianizing the Roman Empire (New Haven, CT: Yale University Press, 1984), p. 27.5. Cùng tác phẩm, tr. 4.6. Charles Henry Robinson, The Conversion of Europe, (London: Longmans, Green and Co., 1917), pp. 38,39.

Page 103: Chuc vu chua lanh

7. Xem Willem J. Kooiman, By Faith Alone: The Life of Martin Luther (London: Lutterworth Press, 1954), p. 192.8. See Morton T. Kelsey, Healing and Christianity (New York: Harper and Row, 1973), p. 235.9. See Rex Gardner, Healing Miracles (London: Darton, Longman and Todd, 1986), pp. 82-85. The story is told in “The History of Mr. John Welsh,” ascribed to James Kirkton, in Select Biographies, W. K. Tweedie, ed. (Edinburgh: Woodrow Wociety, 1845), Vol. 1, pp. 35ff.10. William Booth, The General’s Letters 1885 (London: Salvationist Publishing and Supplies, 1886), pp. 82,83.11. See Karl A. Olsson, By One Spirit (Chicago: Covenant Press, 1962), pp. 6068.12. Kelsey, Healing and Christianity.13. J. Sidlow Baxter, Divine Healing of the Body (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1979).14. John Wimber with Kevin Springer, Power Evangelism (San Francisco: Harper and Row, 1986).15. Gardner, Healing Miracle.16. John Gunstone, Healing Power (Ann Arbor, MI: Servant Books, 1987).17. Lewis B. Smedes, “On Reverence for Life and Discernment of Reality,” The Reformed Journal, July 1987, p.18.18. Charles H. Kraft, “Worldview and Bible Translation,” Notes on Anthropology, Summer institute of Linguistics, June-Sept. 1986, p. 47.19. Colin Brown, That You May Believe (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans, 1985), p. 33.20. Rex Gardner, “Miracles of Healing in Anglo-Celtic Northumbria as Recorded by the Venerable Bede and His Contemporaries: A Reappaisal In the Light of Twentieth Century Experience,” British Medical Journal, Vol. 287, 1983, offprint p. 6.21. Paul G. Hiebert, “The Flaw of the Excluded Middle,” Missiology: An International Review, Vol. X, No. 1, Jan. 1982, p. 35.22. Paul Brand with Philip Yancey, “A Surgeon’s View of Divine Healing,” Christianity Today, Nov. 25, 1983, p. 15.23. Paul G. Hiebert, “A Conflict of World Views,” Together, July-Sept. 1984, p. 23.24. Jack MacDonald, “Stance,” TEAM Horizons, Nov./Dec. 1982, p. 15.25. Alan Tippett, Introduction to Missiology (Pasadena, CA: William Carey Library, 1987), p. 83.26. Timothy M. Warner, “Encounter with Demon Power,” Trinity World Forum, Winter 1981, p. 4.

Page 104: Chuc vu chua lanh

27. Cùng tác phẩm.28. Timothy M. Warner, “Power Encounter in Evangelism,” Trinity World Forum, Winter 1985, p. 2.

HÃY TIN CÁC CÔNG VIỆC CỦA CHÚA GIÊXU

Vấn đề trọng tâm mà chúng ta đã bàn đến trong hai chương qua là việc chuyển trao quyền hành. Nếu Chúa Giê-xu đã giao lại quyền phép cho các môn đồ Ngài và họ đã tiếp tục chuyển giao quyền phép ấy cho các thế hệ những Cơ Đốc nhân, thì chúng ta phải được chứng kiến điều đó ngày nay. Nhưng việc ngày nay chúng ta có được chứng kiến quyền năng hay không phụ thuộc phần lớn vào thế giới quan của chúng ta như tôi đã nói rõ.Tin là thấy. Chúa Giê-xu đã nói về những con người hoài nghi trong thời của Ngài rằng nếu có người sống lại từ kẻ chết, họ cũng không được thuyết phục (xem LuLc 16:31). Họ không thể thấy quyền phép bởi vì họ đã không tin.Vì vậy, chúng ta hãy tin. Chúng ta hãy tin rằng Chúa Giê-xu sẽ giữ lời hứa Ngài đến nỗi “kẻ nào tin Ta, cũng sẽ làm việc Ta làm” (GiGa 14:12). Nếu không tin như vậy, thì thật khó khăn, nếu không nói là không thể được, để có một chức vụ chữa lành đáng kể trong Hội Thánh của bạn. Chúng ta hãy tác động đến thế giới quan của mình và cố gắng đưa “ hiện thực” của mình bằng cách nào đó gần với SỰ THẬT của Đức Chúa Trời như chúng ta thấy sự thật ấy đã được mô tả trong Kinh Thánh.Tôi nhận thấy Chúa Giê-xu cũng phán: “Lại cũng làm việc lớn hơn nữa” (câu 12). Nhiều Cơ Đốc nhân ngày nay vấp phải câu Kinh Thánh này. Ví dụ, Colin Brown, đại diện cho nếp suy nghĩ của nhiều người khi ông bảo rằng chúng ta không có bằng chứng Kinh Thánh “hậu thuẫn cho sự diễn giải của đoạn Kinh Thánh này như là một lời hứa để thực hiện các phép lạ thuộc thể lớn hơn.” Ông dễ chịu hơn trong việc hiểu Chúa Giê-xu hàm ý rằng các môn đồ Ngài sẽ mở rộng các biên giới về mặt địa lý và chứng kiến sự cáo trách tội lỗi cùng sự tha thứ, sự đoán xét, sự cứu rỗi và sự sống đời đời.1 Lời khuyên của tôi là để tránh khả năng của những sự tranh luận, là điều chỉ tổ làm chúng ta xao lãng khỏi nhiệm vụ chính yếu, chúng ta hãy tạm đặt sang một bên lời xưng nhận làm được những công việc lớn hơn trong lúc này. Chúng ta chỉ hãy tập trung vào những công việc giống như những việc Chúa Giê-xu đã làm, hoặc ít nhất là càng đến gần được những công việc đó chừng nào càng tốt chừng nấy. Tôi cũng đã giải thích vì sao, xét đến mối quan hệ độc đáo của Chúa Giê-xu với Cha Ngài, chúng ta không thể mong chờ lặp lại y đúc chức vụ của Ngài hoặc về chất lượng hoặc về số lượng.Nếu như chúng ta không thể tin vào những việc lớn hơn, thì liệu ít nhất chúng ta có tin được những việc tương tự không? Tôi hi vọng như vậy, bởi

Page 105: Chuc vu chua lanh

vì, nếu chúng ta tin, chúng ta sẽ có thể nhìn quanh thế giới ngày nay và thấy được những việc thuộc loại tương tự đã làm phấn khích người dân ở tại đất Ysơraên trong thời Chúa Giê-xu thi hành chức vụ. Chúng ta sẽ thấy con người ngày nay hoàn toàn kinh ngạc trước sự uy nghiêm của Đức Chúa Trời (xem LuLc 9:43). Có thể chúng ta chỉ tin một chút vào lúc đầu, nhưng càng thấy thì chúng ta càng tin, và càng tin chúng ta càng thấy nhiều hơn.NHỮNG DẤU KỲ VÀ PHÉP LẠ HIỆN NAY Những công việc của Đức Chúa Cha ngày nay là khá nhiều nên khó mà phân loại chúng được. Nhưng tôi sẽ cố gắng mô tả bảy loại dấu kỳ và phép lạ hiện nay mà tôi tin rằng sẽ phục vụ cho việc gây dựng đức tin chúng ta. Một trong những bước tiến tới việc bắt đầu có một chức vụ chữa lành trong Hội Thánh của bạn là phải hiểu rõ đôi điều về những công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong những nơi khác. Tôi đã chọn để làm ví dụ các ơn tiếng lạ, các phép lạ về thiên nhiên, việc trám răng, sự vận chuyển thuộc linh, thức ăn gia thêm, tạo ra các cơ quan mới và việc gọi người chết sống lại.Ân Tứ về Ngôn Ngữ Những người phản đối sự dạy dỗ về “các việc lớn hơn” thường xuyên chỉ ra rằng bản thân các môn đồ của Chúa Giê-xu cũng không làm điều gì lớn hơn những công việc Chúa Giê-xu đã làm. Điều này có lẽ đúng, dựa trên ý nghĩa gắn liền với từ lớn hơn. Nhưng tôi nghĩ điều này ít nhất cũng có tầm quan trọng bởi vì phép lạ đầu tiên được thực hiện qua các sứ đồ sau khi Chúa Giê-xu để họ lại một mình đó là điều mà chính Chúa Giê-xu cũng chưa bao giờ làm, trong chừng mực chúng ta được biết. Họ đã làm chứng sứ điệp Tin Lành bằng ít nhất là 15 thứ tiếng ngoại quốc mà họ chưa hề được học. Kết quả là gì? Dân chúng trong thành Giêrusalem, là người đã nghe họ trong ngày đầu tiên của lễ Ngũ tuần “đều sợ hãi và lấy làm lạ.” Họ hỏi: “Vậy thì, sao chúng ta nghe ai nấy đều nói tiếng riêng của xứ chúng ta sanh đẻ?” (Cong Cv 2:7, 8). Đó là lần đầu tiên, nhưng không phải là lần cuối cùng. Chúng ta đọc thấy trong cuốn The Lives of the Fathers , Martys , and Other Saints (Đời sống của Các Tổ Phụ , Những Người Tuận Đạo và Các Thánh Đồ Khác ) của Alban Butler cho thấy người giảng đạo xứ Dominican này là Vincent Ferrer trong đầu thập niên 1400 đã rao giảng, những người Hy lạp, Đức, Sardes, Hungari, và những người khác đều hiểu ông hoàn toàn dầu ông không hề học một thứ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng mẹ đẻ là Valencian, một chút ít tiếng Latinh và tiếng Hêbơrơ.Mặc dầu điều này hơi khó kiểm tra kỹ lưỡng, nhưng đã có một trường hợp gần gũi với chúng ta hơn. Năm 1985, tôi được vinh dự gặp gỡ một cặp truyền giáo trẻ tuổi đáng lưu ý là James và Jaime Thomas. Ngay sau khi lấy nhau được vài năm, họ đến Argentina qua các Chức Vụ của Maranatha. Cả

Page 106: Chuc vu chua lanh

James lẫn Jaime đều không hề học tiếng Tây Ban Nha trong khi lớn lên ở tại Kentucky. Jamess thì có ghi danh học giáo trình tiếng Tây Ban Nha ở tại trường trung học, nhưng vì học quá kém nên anh đã rút lui để không làm cho điểm trung bình của mình bị tụt. Khi đến Cordoba, Argentina, họ bắt đầu thành lập một Hội Thánh ở gần khu vực đại học bằng việc nhờ các thông dịch viên. Đức Chúa Trời đã ban phước cho chức vụ này, và một Hội Thánh nhỏ không bao lâu đang phát triển. Có một lần James mời một nhà truyền giáo Ngũ tuần Puerto Rican, tên là Ben Soto, đến giảng trong một buổi nhóm tối Chúa nhật. Có khoảng 150 có mặt. Soto, một diễn giả rất năng động, đang giảng một cách sốt sắng bằng tiếng Tây Ban Nha thì thình lình ông ta ngưng bặt. Sự yên lặng bao trùm cả hội chúng. Họ nghĩ có điều gì xảy ra cho nhà truyền giáo này. Nhưng Soto không sao cả. Một lát sau ông nói bằng tiếng Anh: “James và Jaime, Đức Chúa Trời vừa phán cùng tôi rằng Ngài sẽ ban cho các bạn ân tứ nói tiếng Tây Ban Nha.” Ông mời họ bước lên phía trước, đặt tay trên đầu họ và chúc phước điều Chúa muốn thực hiện. Đoạn ông nói: “James này, anh hãy đảm nhận công việc đi,” rồi ông ngồi xuống. James khựng người lại và rất bối rối. Anh không cảm thấy có gì đặc biệt trong lời cầu nguyện của Ben Soto cả, vì vậy, theo bản năng anh đã mời người thông dịch cho mình, nhưng Soto cứ nhất định rằng anh sẽ tự giảng bằng tiếng Tây Ban Nha.James miễn cưỡng cầm lấy bảng danh sách những thông báo mà anh đã viết ra bằng tiếng Anh và bắt đầu thật chậm: “En...esta...semana...vamos...a...” và cứ tiếp tục bật ra những câu tiếng Tây Ban Nha trôi chảy. Nói bằng âm điệu Argentina. Từ giờ phút đó anh bắt đầu nói tiếng Tây Ban Nha như một người bản xứ và viết đúng văn phạm, đánh vần và thậm chí là những dấu nhấn. Không những thế, nhưng gần đây hơn khi Đức Chúa Trời kêu gọi họ đến Guatamela, James phát hiện mình lập tức đang nói bằng một giọng Guatemala. Ông cũng đã chứng minh cho tôi thấy (tôi là người nói tiếng Tây Ban Nha trôi chảy) thể nào ông có thể nói được các thổ âm của người Honduras, Venezuela, và Mexico. Điều đó tương đương với việc tôi tùy ý chuyển giọng Anh miền California sang Kentucky sang New England, giọng Úc hoặc giọng Ái Nhĩ Lan.Trong lúc đó, trước khi Ben Soto đến, Jaime đã học tiếng Tây Ban Nha thậm chí còn ít hơn chồng mình. Cô thuật lại cùng tôi rằng cô rất sợ khi phải đối mặt với ai đó mà cô không truyền thông được đến nỗi thậm chí có người gõ cửa cô cũng không biết phải làm thế nào. Nhưng sau lời cầu nguyện của Soto, một số phụ nữ bắt đầu hỏi cô các câu hỏi tiếng Tây Ban Nha và cô thấy mình trả lời họ dễ dàng và trôi chảy. Vì lý do nào đó, Đức Chúa Trời đã không cho cô giọng bản xứ, nhưng cô nói trôi chảy, mặc dầu với giọng Mỹ.Tôi đang liên lạc thư từ với Stella Bosworth, nữ truyền giáo ở Phi Châu suốt

Page 107: Chuc vu chua lanh

30 năm qua. Mẹ cô, Ethel Raath, một người Nam Phi, chỉ biết một vài từ Zulu trong công việc, nhưng thế là đủ. Năm 1935, cô và chồng cô được giao cho một công việc của chính phủ ở tại Transkei, một khu vực thuộc Zulu, khi họ đến nơi, một số Cơ Đốc nhân người Zulu yêu cầu họ bắt đầu tổ chức nhóm lại. Bà Raath cảm biết Đức Chúa Trời đang kêu gọi bà gây dựng và cầu nguyện bằng tiếng Zulu, vì vậy bà quyết định xin Ngài ngôn ngữ ấy. Bà nhóm hiệp các Cơ Đốc nhân Zulu lại, quỳ gối xuống, đặt cuốn Kinh Thánh Zulu trên đầu mình, và họ đã cầu nguyện cho bà để nói được tiếng Zulu. Từ lúc bà thôi quỳ gối và đứng lên, bà đã nói được, đọc được, và viết được tiếng Zulu trôi chảy. Bà đã trở thành người thông dịch chính cho chồng mình. Cũng giống như James Thomas, Đức Chúa Trời đã cho bà một giọng Zulu hoàn hảo đến nỗi họ đã gọi bà là “người Zulu da trắng.”Tôi cũng đang liên lạc thư từ với Norman Bonner, một nhà truyền giáo Wesleyan đã hưu hạ ở tại Haiti, và sau đó, cũng làm việc giữa vòng những người Zulu. Trong lúc ở tại Haiti với tư cách là một nhà truyền giáo mới, ông đã nghiên cứu học tập tiếng Pháp, ông có ý định trì hoãn việc học tiếng Creole. Nhưng sau khi thấy mình ở vào một tình huống mà cần phải giảng bằng tiếng Creole, ngày nọ, ông đã đặc biệt xin Chúa cho mình thứ tiếng ấy. Từ đó trở đi ông đã có thể giảng bằng tiếng Creole trôi chảy và thông dịch cho các nhà truyền giáo ghé thăm. Một nhà truyền giáo đã từng nói: “Tôi bằng lòng mất mười ngàn đôla để có được ngôn ngữ Creole của ông.”Jon và Cher Cadd, là những người bay với Hãng Hàng Không Truyền Giáo Fellowship ở tại Zimbabwe, thuật lại thể nào một thông dịch viên người Zimbabwe đã nhận được tiếng Vidoma. Trong tác phẩm Bruchoko, Bruce Olson mô tả thế nào, ở tại Columbia, những nhà truyền giáo Indian Motilone đã được ban cho thứ tiếng Yuko, một thổ ngữ hoàn toàn khác với thứ tiếng bản xứ của họ.3 Những người có liên quan vào hai trường hợp trên không biết có tiếp tục nói thứ tiếng mới này không tôi không biết.Những câu chuyện như vậy làm nổi bật quyền phép của Đức Chúa Trời, nhưng đừng để chúng dẫn chúng ta đến chỗ tự phụ. Đôi khi Đức Chúa Trời hành động cách này, nhưng tôi cho rằng bây giờ lẫn trong tương lai khoảng 99,9 phần trăm các nhà truyền giáo mới vẫn sẽ phải học các ngôn ngữ như tôi và vợ tôi đã phải học tiếng Tây Ban Nha - theo kiểu cũ. Dầu vậy, chúng ta hãy cởi mở trước những sự lạ lùng của Đức Chúa Trời và chấp nhận chúng với thái độ biết ơn.Các Phép Lạ Tự Nhiên Chúa Giê-xu, theo như chúng ta biết, mặc dầu không bao giờ nói các thứ tiếng lạ mà Ngài không học, vẫn dẹp yên trận bão. Đức Chúa Cha đã ban cho Ngài uy quyền trên thiên nhiên vào thời điểm đó. Chúng ta không được cho biết có bao nhiêu trận bão khác Ngài đã dẹp yên. Tuy nhiên, thật an toàn

Page 108: Chuc vu chua lanh

khi cho rằng trong cuộc đời của Ngài, Ngài đã trải qua nhiều trận bão mà Ngài phải chịu đựng cũng như bất cứ người nào khác, bởi vì Cha Ngài không chọn lựa để dẹp yên chúng. Sứ đồ Phaolô cũng đã không làm yên được cơn bão mà vì nó ông đã bị đắm tàu. Thật ra, Đức Chúa Trời đã phán cùng ông rằng trận bão sẽ làm đắm con tàu nhưng sẽ không ai thiệt mạng (xem Cong Cv 27:9-44). Đôi khi Đức Chúa Trời để cho thiên nhiên xảy ra một cách tự nhiên theo tiến trình của nó; đôi khi Ngài can thiệp bằng phép lạ.Liệu những Cơ Đốc nhân, nhờ sử dụng quyền phép đã được ban cho Chúa Giê-xu, mà ngày nay có quyền trên thiên nhiên không? Đôi khi có. Ví dụ, Hiệp Hội Lướt Ván Cơ Đốc là một nhóm các nhà truyền giáo làm chứng cho các tay đua lướt ván ở miền Nam California, phần lớn là qua việc tài trợ cho các kỳ thi lướt ván. Một kỳ thi đã được lên lịch gần đây dành cho Stone Steps gần San Diego, nhưng trước đó mấy tháng khu bờ biển ấy có sóng bạc đầu chấp nhận được cho kỳ thi, nhưng khi ngày thi đến gần thì quang cảnh thật ủ dột. Vì vậy, Mark Curtis, chủ tịch, và cả đội của ông đã nhóm lại buổi tối trước cuộc thi và xin Chúa ban loại sóng bạc đầu cho họ. Ngày hôm sau, đã có một số những đợt sóng đẹp nhất trong năm. Một người cứu đắm mà họ đang làm chứng cho đã nói rằng: “Các anh hẳn là có mối liên hệ với bề trên bởi vì nơi này suốt một năm nay không hề có sóng động.” 4 Ở tại Columbia, núi lửa Nevado de Ruiz đã bộc phát vào năm 1985 và hầu như quét sạch thị trấn Armero. Trong số 25.000 cư dân không có dưới 22.000 người đã chết hoặc mất tích. Nhưng Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Cleveland, TN) báo cáo rằng không có một Hội Thánh nào trong số các Hội Thánh của họ bị tàn phá và cũng không có một tín hữu nào bị thương. Ở tại một trong các Hội Thánh Ngũ tuần, vợ mục sư và em bé ở nhà một mình, ngay trên đường chảy của dòng bùn đang chôn vùi thị trấn. Nhưng dòng bùn đã chia làm hai ngay trước khi đến nhà thờ và nhập lại ở phía bên kia nhà thờ như thể có một sức mạnh siêu nhiên nào đó đang bảo vệ họ.Vào năm 1982, Kalimantan phải chịu một cơn hạn hán kéo dài 4 tháng. Những trận cháy rừng cây con khổng lồ bộc phát ngoài tầm kiểm soát. Nhà truyền giáo Fred Voightmann tường thuật rằng một trường Cơ Đốc nằm ngay trên đường đi của các ngọn lửa, bốc lên cao hơn các tòa nhà trường học khi chúng tiến đến. Toàn bộ khu nhà đều là chất dễ bắt lửa, một số làm bằng gỗ và một số làm bằng rơm. Các giáo viên và 47 em học sinh cấp hai đang tập hợp lại trong sân trường. Nắm tay thành một vòng tròn và cầu nguyện xin Đức Chúa Trời bảo vệ. Ngọn lửa gầm lên cách ngôi trường vài mét rồi nhảy qua khu trường học và thiêu rụi hàng trăm mẫu Anh rừng phía bên kia trường.Tôi đã bắt đầu cầu nguyện những điều chung chung , nhưng không bao lâu

Page 109: Chuc vu chua lanh

sau tôi cảm thấy một sự hiện diện mạnh mẽ của Đức Thánh Linh , tôi nhận biết đó là một sự xức dầu đặc biệt .Trong khi ra tranh cử chủ tịch, Pat Robertson thỉnh thoảng bị chỉ trích, thậm chí bị một số người chế nhạo, vì đã tuyên bố rằng năm 1985 lời cầu nguyện của ông đã giúp cho trận bão lốc Gloria chuyển hướng và ngăn nó không phá hủy các sở chỉ huy của ông ở tại bờ biển Virginia, thuộc bang Virginia. Lời tường thuật này đặc biệt thú vị đối với tôi bởi vì một năm trước đó tôi cũng đã tham gia vào một cuộc cầu nguyện tương tự.Lúc ấy, tháng 9 năm 1984 tôi đang ở tại Stuttgart, Đức Quốc trong một buổi nhóm họp của Ủy ban Lausann về Công Cuộc Truyền Giáo Thế Giới (L.C.W.E). Tin tức được phát đi qua Mạng Lưới Đài Phát Thanh tiếng Anh của Armed Forces cho biết rằng một cơn bão lốc nghiêm trọng nhất trong mùa, tên là Diana, đang tiến vào vùng bờ biển phía Bắc Carolina, sẽ di chuyển vào lục địa nhanh chóng với sức hủy diệt mạnh mẽ nhanh chóng. Leighton Ford, chủ tịch của L.C.W.E, có một ngôi nhà nằm ngay trên đường đi của trận bão. Ông và vợ là bà Jean, đang có mặt trong buổi nhóm bày tỏ nỗi lo sợ của họ, họ có thể phải mất hết mọi thứ.Khi tôi nhớ lại, chúng tôi đã hay được tin cơn bão Diana sắp sửa quét ngang qua bờ biển ở Cape Fear, Bắc Calorina, khoảng 10:30 sáng giờ Stuttgart. Toàn bộ ủy ban trong buổi họp này đang ở dưới sự điều khiển của Kirsti Mosvold người Na Uy. Bà ngưng cuộc họp, thông báo tin tức về trận bão và đề nghị chúng tôi tạm dừng để cầu nguyện. Bà nói: “Peter Wagner, ông sẽ hướng dẫn buổi cầu nguyện của chúng ta chứ?” Tôi từ từ đứng lên bởi vì tôi chưa chuẩn bị cho một sự kiện như vậy. Tôi đã bắt đầu cầu nguyện chung chung, nhưng ngay sau đó tôi cảm thấy một sự hiện diện mạnh mẽ của Đức Thánh Linh, tôi nhận ra đó là một sự xức dầu đặc biệt. Tôi biết rằng Đức Chúa Trời muốn bảo tôi hãy dẹp yên cơn bão. Tầm lớn của sự rủi ro vụt nhanh qua tâm trí tôi. Ở đây có khoảng 100 người lãnh đạo Tin Lành hàng đầu trên khắp hành tinh. Không dưới năm hoặc sáu giám mục ở giữa vòng họ. Họ đang lắng nghe tôi một cách chăm chú. Điều gì xảy ra nếu như tôi bảo trận bão phải ngừng mà điều đó không xảy ra? Điều gì xảy ra nếu đây không phải đúng là Chúa đang phán với tôi?Nhưng tôi đã quyết định. Tôi thấy chính mình đang cầu nguyện lớn tiếng với uy quyền không phải là đặc trưng của tôi. Tôi trưng dẫn quyền phép đã lưu xuất qua Chúa Giê-xu để làm dừng cơn bão ở tại hồ Galilê. Tôi thưa rằng nếu xưa kia Chúa Giê-xu đã làm được việc đó, thì bây giờ chúng tôi cũng làm được. Tôi phán trực tiếp với Cơn Bão Lốc Diana, nắm lấy uy quyền trên nó, và bảo nó hãy dừng lại trong danh Chúa Giê-xu. Tôi xin Đức Chúa Trời bảo vệ tài sản của Leighton Ford để không bị hư hại gì. Sau đó, tôi ngồi xuống và buổi họp được tiếp tục.

Page 110: Chuc vu chua lanh

Ngay sau giờ ăn trưa, tôi mở đài theo dõi tin tức phát đi lúc 1:00 của Armed Forces. Tin hàng đầu là Cơn Bão Lốc Diana đã thình lình ngừng lại và không vượt quá bờ biển. Một cuộc phỏng vấn ngay sau đó với Robert C. Sheets thuộc Trung Tâm Bão Lốc Quốc Gia ở tại Miami cho thấy rằng vào thời điểm có buổi cầu nguyện, cơn bão lốc này đã biến thành một cơn bão “cấp 3,” một sự thay đổi quyết liệt đã xảy ra, và nó bị giáng xuống “cấp 1” trước khi cuối cùng nó đã di chuyển ra ngoài bờ biển. Tài sản của Leighton Ford không bị tổn hại gì cả.Tôi sẽ là người đầu tiên thừa nhận những thay đổi lạ lùng trong những sự kiện như kỳ thi lướt ván, núi lửa hay trận hỏa hoạn hoặc bão lốc. . . là những điều có thể được quy gán cho những sự trùng hợp không thể giải thích được của thiên nhiên. Nhưng đối với người có lòng tin, chúng cũng có thể được quy cho lời cầu nguyện mạnh mẽ (không những của riêng tôi, mà chắc chắn là của những người khác nữa) và sự can thiệp trực tiếp của bàn tay Đức Chúa Trời. Tôi muốn là một người có lòng tin.Trám Răng Trong chương 3 tôi đã tường thuật sự phát triển lớn lao của các Hội Thánh tại Argentina qua sự truyền giáo bằng quyền phép và tôi đã đề cập rằng việc trám răng bằng phép lạ là điều bình thường ở tại đó. Tôi phải thú nhận rằng khi lần đầu tiên họ thuật cho tôi về điều này thì tôi còn hơn cả một kẻ hoài nghi. Vì một lý do lạ lùng nào đó, tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều trong việc Chúa chữa lành bệnh ung thư hơn là việc trám răng. Tôi đang nghe những câu chuyện về những trường hợp trám răng bằng vàng, bằng bạc và bằng một chất màu trắng. Một số câu chuyện được tường thuật là có cả hình thập tự được in trên chiếc răng. Một số người đã nhổ ra những chất trám cũ trong khi những người khác thì được thay đổi hoàn toàn hình thức của những chiếc răng. Có những lời kể rằng các cầu răng giả rơi ra và được thay thế bằng nhửng chiếc răng, cũng có những chiếc răng mới đã mọc lên thay chỗ mà trước kia chúng đã bị nhổ đi.Tôi không biết Chúa có làm điều này ở các nơi khác ngoài Argentina hay không cho đến khi tôi tình cờ đọc được hai câu chuyện khác có liên quan đến hiện tượng này. Cảm nhận an ủi đầu tiên của tôi đã đến khi cả hai tác giả đều thú nhận, cũng giống như tôi, một cảm giác hoài nghi.Trong tác phẩm kinh điển Healing (Chữa Lành ), Francis MacNutt đã để dành một câu chuyện cho phần kết bởi vì ông sợ rằng câu chuyện đó sẽ là quá nhiều đối với các độc giả trung bình để tin và ông không muốn mất các độc giả trước khi họ đọc xong quyển sách. Ông gọi đó là “Câu Chuyện của Ba Người Ấn Độ,” và kêu gọi các độc giả hãy thử nghiệm sự cả tin của họ. Tôi xin kể ngắn gọn, Lucy Keeble, một người Sioux nghe con trai mình rên rĩ vì chiếc răng đau. Ông gợi ý họ hãy đến một buổi nhóm chữa lành gần đó.

Page 111: Chuc vu chua lanh

Kết quả là bảy chiếc răng của nó đều được trám. Trường hợp kia là một người Sioux trẻ tuổi tên Nancy. Cô ta không phải là một Cơ Đốc nhân cũng không muốn được cầu nguyện cho mình mặc dầu cô bị hư răng nặng và không đến gặp nha sĩ. Dầu vậy, vị mục sư đã cầu nguyện cho cô; các răng trên của cô được trám bằng vàng và răng dưới được trám bằng bạc. Toàn bộ điều này xảy ra ở Minneapolis, không phải ở tại Buenos Aires.5 Rex Gardner, vị bác sĩ người Anh, đưa nguyên một chương vào trong cuốn sách nổi tiếng của ông là Healing Miracles (Các Phép Lạ Chữa Lành ) là điều ông gọi là “Những Công Việc Lạ Lùng của Đức Chúa Trời.” Phần lớn chương này nói đến việc trám răng. Trong phần mở đầu chương, ông thú nhận rằng một số trong những bạn hữu đáng tôn trọng của ông mạnh mẽ khuyên ông hãy bỏ chương ấy đi. Nhưng ông tự trách mình vì hay cảm thấy “bối rối khi Đức Chúa Trời làm quá điều mình suy tưởng.” 6 Gardner thuật lại câu chuyện của MacNutt, sau đó mô tả một số khảo sát ông đã thực hiện về những bài tường thuật tương tự ở tại Chilê. Bài báo này bắt đầu bằng một bài viết trên tạp chí Crusade xuất bản năm 1976 bởi John Pridemore, người vừa viếng thăm Chilê. Ông tường thuật việc nhìn vào một số các chiếc miệng bằng đèn bấm sau một buổi nhóm chữa lành và nói: “Tôi biết điều tôi thấy là một phép lạ ..., những chiếc răng này đã được trám. Và chất trám đã hình thành thập tự bằng bạc đặt trong mỗi hốc răng.” 7 Gardner đã theo dõi điều này với sự tiếp xúc mở rộng cùng ba con người mà theo lời ông nói không phải là những “nhân chứng ngờ nghệch hồ hởi:” Bill Maxwell là một bác sĩ, vợ của ông: một y tá được huấn luyện và Kath Clark, một nhà truyền giáo Anh quốc. Những xem xét trực tiếp do ba người đã khẳng định rằng các chiếc răng đã được trám mà không có sự trợ giúp của một nha sĩ. Đó có phải là những câu chuyện đáng tin không? Gardner nói: “Với tinh chân thật của họ, tôi không còn nghi ngờ.” 8 Mặc dầu trước đây tôi hoài nghi về các phép lạ trám răng, nhưng bây giờ tôi không còn nghi ngờ nữa. Thật ra tôi phải thú nhận rằng lần mới đây nhất khi đến Argentina tôi đã ấp ủ một ao ước thầm kín rằng một số các chiếc răng của tôi, mặc dầu được sửa chữa khá tốt ngoài bề mặt, vẫn là một tai họa nằm ở bên dưới, hẳn sẽ được thay thế. Nhưng điều đó đã không xảy ra.Sự Vận Chuyển Thuộc Linh Luca thuật lại câu chuyện một đám đông phẫn nộ ở tại Naxarét đã quyết định tìm giết Chúa Giê-xu bằng cách đẩy Ngài xuống bờ vực. Nhưng Ngài đã thoát khỏi bởi “qua giữa bọn họ và đi khỏi” (LuLc 4:30). Chúng ta không được cho biết Ngài đã qua giữa họ bằng cách nào, nhưng có thể Đức Chúa Trời đã bỏ qua những giới hạn bình thường về thời gian và không gian và vận chuyển thân thể của Chúa Giê-xu đến một nơi khác bằng quyền phép siêu nhiên. Điều này không vượt quá khả năng khả thi bởi vì dường như đây

Page 112: Chuc vu chua lanh

chính xác là điều đã xảy ra cho Philíp sau khi ông làm báp tem cho vị hoạn quan người Êthiôpi: “Thánh Linh của Chúa đem Philíp đi, hoạn quan chẳng thấy người nữa” (Cong Cv 8:39).Phải thú nhận rằng, khảo sát của tôi chưa khám phá nhiều ví dụ đương thời về sự vận chuyển thuộc linh. Tôi thật sự có một giai thoại đáng lưu ý về ông trùm dầu hỏa Oklahoma là Al Wheeler người tuyên bố đã được vận chuyển từ Tulsa đến Uganda và trở về. Ở tại Uganda, ông đã làm chứng cho một thầy pháp lớn tuổi và gia đình ông ta. Kinh nghiệm này theo lời tường thuật đã được khẳng định bởi một loại bùn đặc quánh nơi đôi giày của ông, là thứ bùn ông đã cho phân tích ở tại một phòng thí nghiệm về đất bùn. Loại bùn này không có ở nơi nào thuộc Trung Mỹ, nhưng là đặc trưng của vùng Đông Phi. Về sau ở tại Hoa Kỳ, ông đã gặp lại con trai thầy pháp, họ nhận ra nhau ngay lập tức, và người thanh niên Phi Châu này đã kêu lên rằng anh ta đã từng gặp Wheeler trong ngôi làng mình ở tại Uganda. Tôi hiện đang trao đổi thư từ với vợ của Wheeler, là Marilyn, bà ta quả quyết với tôi người chồng quá cố của bà là một con người đáng tin cậy, tương đối ít xúc cảm, là người hoạt động tự do trong các giới doanh nghiệp cao cấp và chính phủ nơi mà tính nhẹ dạ cả tin của ông ta không phải là một vấn đề cần bàn cãi.Một lời tường thuật được công chúng biết đến rộng rãi hơn đến từ bài làm chứng cá nhân của David du Plessis là người đã quá cố được cả thế giới biết đến như là Ông Ngũ tuần, (Mr. Pentecost) và trung tâm DuPlessis thuộc Chủng Viện Fuller dành ra để nghiên cứu các vấn đề thuộc linh Cơ Đốc đã được đặt theo tên của ông. Biến cố này, theo DuPlessis đã là “quá quyền phép và quá xa lạ với các nếp sống tự nhiên của chúng ta” đến nỗi ông kềm giữ không nói đến nó suốt nhiều năm kẻo e bị hiểu lầm. 9 Ông đang học lời Chúa với hai người nam ở tại Ladybrand, Nam Phi thì có lời của Chúa đến với ông rằng ông phải lập tức đến căn nhà của một anh em đang bị quỷ ám. Ông bảo với hai người kia rằng ông sẽ chạy trước còn họ sẽ đến sau. Căn nhà cách đó chừng một cây số rưỡi. Thế rồi “toàn bộ sự việc đã xảy ra trong hai hoặc ba giây.” DuPlessis đã đi qua cổng, nghe một tiếng tách đàng sau mình, và “đó là tất cả những gì tôi nhớ được. Khi tôi nhấc chân lên để chạy, và tôi đặt chân xuống ngay trước nhà người anh em đó.” 10 DuPlessis đã đuổi quỷ và đang giúp đỡ cho người anh em này. Hai người bạn của ông xuất hiện sau đó 20 phút và thật kinh ngạc khi khám phá rằng DuPlessis đã có mặt ở đó 20 phút rồi. DuPlessis nói: “Chính lúc đó tôi đã nhận ra rằng tôi hẳn đã được vận chuyển bởi Đức Thánh Linh.” 11 Sau khi kể câu chuyện của chính mình, DuPlessis đã liên hệ đến một trường hợp khác về một người đàn ông Basuto, người đã được vận chuyển hơn 20 cây số từ một đỉnh núi này đến đỉnh núi kia cũng để đuổi một số quỷ. Sau

Page 113: Chuc vu chua lanh

đó, ông ta đã được đưa trở về. 12 Gia Thêm Thức Ăn Chúa Giê-xu đã nuôi 5.000 người bằng năm ổ bánh và hai con cá trong một dịp nọ. (xem Mat Mt 14:15-21). Một trường hợp khác Ngài đã cho 4.000 người ăn với bảy ổ bánh và một vài con cá (xem 15:32-39). Mặc dầu có lẽ không nhiều người biết đến những trường hợp vận chuyển bởi Thánh Linh, các trường hợp về thức ăn được thêm nhiều lên thì khá phổ biến.Ví dụ, Rebecca Chao, tường thuật rằng trong các chuyến đi thăm viếng các Hội Thánh nhóm tại nhà ở Trung Hoa, bà thường nghe các câu chuyện về việc thức ăn được gia thêm. Những chi tiết thì rất khác nhau, bà nói: “Nhưng trong mỗi trường hợp, Đức Chúa Trời không để cho những người tin Ngài phải bị đói.” 13 Bạn của tôi là Paul Landrey thuật lại câu chuyện về một kỳ hội nghị Cơ Đốc ông đã tham dự ở tại Ấn Độ nơi các quả chuối đã được nhân bội. Kurt Koch chứng minh bằng tài liệu việc gia thêm thịt, gạo, và chuối ở tại Inđônêsia. Ông thuật lại câu chuyện của một đội truyền giáo gồm 15 người được trao cho 9 quả chuối. Họ đã mang các quả chuối đi một quãng đường, và khi họ dừng lại để ăn, thì mỗi thành viên đều có một quả. 14 Sự gia thêm thức ăn không chỉ là một hiện tượng lạ lùng trong thời buổi ngày nay. Rex Gardner trích dẫn một trường hợp về bột cũng được gia tăng ở trong một trại mồ côi tại Pháp vào thế kỷ thứ 19. 15 Herbert Thurston, S. J. cũng làm một nghiên cứu khách quan về những việc gia thêm thức ăn trong tác phẩm của ông The Physical Phenomena of Mysticism, và kết luận: “Sẽ là một công việc bất tận nếu cố gắng biên soạn một danh sách những con người sùng kính trong cuộc đời của họ những trường hợp thức ăn gia thêm được ký thuật.” 16 Những khảo sát về sự chúc phước của nhiều người trong số các thánh đồ Công Giáo Lamã thường xuyên phát hiện những câu chuyện như thế.Vì cớ tính công khai khá rộng rãi và sự thường xuyên của sự kiện, việc gia thêm thức ăn dưới chức vụ của Đức Cha Richard “Rick” Thomas ở tại El Paso là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất ở tại Hoa Kỳ. Bắt đầu vào mùa Giáng sinh năm 1972. Trong một buổi học Kinh Thánh ở tại trung tâm thanh niên, ông Rick Thomas được Đức Chúa Trời thúc giục phải phục vụ một bữa tối Giáng sinh ở tại khu đổ rác ở Juarez, Mexico. Thực khách phải là những người nghèo nhất trong số những người nghèo - là những người sống nhờ vào bãi rác. Họ chuẩn bị 120 miếng bánh nướng có cuốn một lát thịt ướp hầm kiểu Mexico, một miếng dăm bông, sữa sôcôla và một số trái cây. Thức ăn có thể cũng đủ nếu số người lên đến 150, nhưng 300 người đã có mặt. Kỳ lạ thay, không những thức ăn đủ, mà mọi người còn được một lát thịt đùi dày bằng bàn tay họ. Thomas tường thuật rằng: “Mọi người đã ăn no và

Page 114: Chuc vu chua lanh

nhiều người đã mang các túi thức ăn về nhà. Vậy mà vẫn còn dư thức ăn.” 17 Thật vậy, trên đường về nhà, họ đã để thức ăn lại ở ba nhà trẻ mồ côi.Trong một cuốn sách nghiên cứu dài về chức vụ của Thomas ở tại El Paso, Rene Laurentin đã cần cù sắp xếp theo thứ tự thời gian một loạt những sự gia thêm về lương thực: gia thêm bột, 12.1975; gia thêm nho, 7.1977; phân phát bơ trái và bánh nướng, 12. 1977; phân phát sữa hộp, 1.1978; phân phát nho, 7.1979; các túi bí đầy lạ lùng vào 4.1980. 18 Thậm chí gần hơn với quê nhà, một số lượng giăm bông đã được tăng thêm qua một trong các thành viên của lớp học Trường Chúa Nhật Thông Công 120 người ở tại Hội Thánh của tôi Lake Avenue Congregational. Lớp học của chúng tôi thường cung cấp các bữa ăn cho những người vô gia cư ở tại các khu nhà tình thương địa phương. Trong trường hợp này, Celeste Coleman, người điều phối chức vụ này cho chúng tôi, đã mời một thành viên khác trong lớp để phân phối dăm bông đủ cho 86 người trong Nhà Cư Trú Fair Oaks Family. Nhưng các tín hiệu bằng cách nào đó đã bị trục trặc và khi Celeste đến nơi để chuẩn bị phục vụ bữa ăn, cô khám phá chỉ có một hộp thịt dăm bông nặng 4 kílô được giao đến. Cô đã đặt tay trên hộp dăm bông và xin Chúa chúc phước để đủ cho tất cả những người có mặt ở đó. Cô không biết trong lúc cắt thịt hoặc trong lúc phục vụ bữa ăn hoặc cả trong hai lúc, nhưng tất cả 86 người đều đã ăn giăm bông no và vẫn còn thừa lại.Việc Tạo Các Cơ Quan Mới Tôi không nhớ bất cứ câu chuyện phép lạ nào trong Tân Ước cụ thể nhắc đến một số các cơ quan mới hoặc các chi thể mới trong cơ thể được tạo dựng. Có lẽ những ngón tay ngón chân của một số người phung được sạch đã được phục hồi, nhưng các chi tiết không được nhắc đến. Người đàn ông bị mù từ lúc sinh ra có lẽ đã nhận được một đôi mắt mới hoặc các dây thần kinh thị giác mới. Chúa Giê-xu đã chữa lành lỗ tai mà Phierơ đã chém đứt, nhưng chúng ta không biết là Ngài gắn chiếc tai cũ vào hoặc Ngài đã tạo nên một cái tai mới (xem LuLc 22:50, 51). Dầu thế nào, có một số trường hợp về các cơ quan mới đã được tạo dựng ngày nay.Lần đầu tiên tôi nghe về những việc như vầy xảy ra là qua người bạn của tôi Omar Cabrera người Argentina. Ông thuật lại chuyện một bé gái sáu tuổi có một lá phổi bị cắt bỏ bởi phẫu thuật và lá phổi này sau đó đã được tái tạo nhờ lời cầu nguyện. Trong một trường hợp khác, một bé trai sinh ra không có hai tai được cho biết đã đột ngột có cả hai tai với một tiếng nghe kêu tách, giống như bong bóng kẹo gum nổ, vào một trong các buổi nhóm của Cabrera. Tôi nhớ lại rằng John Wimber đã gọi điện cho tôi một ngày sau khi họ kết thúc một kỳ hội đồng có các dấu kỳ và phép lạ ở tại Seattle để kể cho tôi nghe rằng có một số các bác sĩ đã chứng kiến ngón chân của một phụ nữ mọc ra.

Page 115: Chuc vu chua lanh

Mọi điều đó thật thú vị đối với tôi, nhưng còn thú vị hơn nữa vào 2.1987. Người con trai và con dâu của vị tu viện trưởng Hiệp Hội Truyền Giáo Thế Giới của trường chúng tôi là Paul Pierson, có một buổi hẹn với tôi để cầu nguyện cho con trai họ. Cặp vợ chồng trẻ tuổi là Steve và Sara Pierson, đã trải qua một khoảng thời gian làm công tác xã hội ở tại Guatemala, tại đó họ đã nhận nuôi một bé trai người Guatemala tên là Christian. Cậu bé sinh ra không có hai lỗ tai. Cậu đã được lắp đặt một thiết bị nghe kỹ thuật cao trông giống như cặp headphone của hãng Sony Walkman, và với thiết bị đó cậu bé có thể nghe một ít và có thể học nói. Nhưng khi đến văn phòng hội thảo của tôi cậu chỉ có hai núm tai ở hai bên đầu mà không có các ống tai. Cậu cũng bị mù một phần ở mắt trái. Tình trạng của cháu trông tuyệt vọng đến nỗi tôi phải thú nhận rằng tôi đã có rất ít đức tin khi đặt tay trên đầu và trên mắt trái của cháu để cầu nguyện xin Chúa chữa lành cháu trong danh Chúa Giê-xu. Không có bằng chứng bất cứ điều gì đang xảy ra, vì vậy tôi cố gắng hết lòng khích lệ Chris và bố mẹ cháu, sau đó họ ra về. Khoảng nửa giờ sau, khi đang chuẩn bị bước vào nhà hàng Marie Callender, Sara nói với Steve: “Anh có trông thấy điều em thấy không?” Ông nhìn nhận rằng ông đã thấy điều đó rồi, nhưng không định nói gì cả. Hai tai đã bắt đầu mọc lên.Sáng hôm sau, khi đang lái xe xuống phố thì Chris nói: “Mẹ ơi, chữ b-a-k-e-r-y đọc làm sao?” Sara bảo: “Con không thể thấy bảng hiệu đó đâu, con không mang contact lens cơ mà.” Nhưng cậu bé đã thật sự thấy dòng chữ ấy. Cậu nói: “Từ khi tiến sĩ Wagner cầu nguyện cho mắt trái của con, nó đã nóng cháy, và bây giờ con nhìn rõ hơn.” Tai của Chris chưa hoàn hảo. Nhưng đã có một cái tai nhỏ ở mỗi bên, hoàn tất bởi các ống tai. Cháu vẫn cần sự giúp đỡ của các thiết bị nghe, nhưng các hoạch định nhằm cho cháu vào một trường khuyết tật bây giờ đã thay đổi. Bốn tháng sau đó, lớp kem trên mặt bánh đã được bổ sung khi Steve và Sara đem Chris đến một buổi cầu nguyện khác. Và Sara đề cập đến việc những phụ nữ ở cả hai bên trong gia đình cô đều có khuyết tật với phần cột sống phía trên, khiến họ phải ngã người về trước. Cô đang lo lắng bởi vì điều này ngày càng làm cho cô khó thở hơn, cô bị đau lưng mãn tính, và hơn nữa bệnh ấy khiến cô trông không được đẹp. Sara đã từng là một hoa khôi trong thị trấn của mình tại Fresno, California. Liệu tôi có cần cầu nguyện cho điều đó nữa không? Tôi đã vui mừng để cầu nguyện. George Eckart, người điều phối đội cầu nguyện chữa lành trong lớp học Thông công Trường chúa nhật 120 người đã cùng với tôi cầu nguyện như một tổ. Chúng tôi phát hiện có một chân ngắn, và chiếc chân này đáp ứng lập tức với lời cầu nguyện. Sau đó, khi chúng tôi bắt đầu cầu nguyện cho xương lưng của cô, Đức Thánh Linh đã đến trên cô

Page 116: Chuc vu chua lanh

một cách hiển hiện. Cô rơi vào một trạng thái gần như hôn mê và bắt đầu run rẩy, mặc dầu cô đã đứng suốt một giờ. George và tôi cảm nhận được các xương và cơ bắp ở lưng và vai cô đang chuyển động bên dưới tay chúng tôi và xương sống của cô trở nên thẳng hoàn toàn. Điều này đáng lưu ý đến nỗi một người hàng xóm nhìn thấy cô ngày hôm sau đã hỏi có phải cô đã bắt đầu dùng một loại nịt lưng mới hay không. Cô đã cao thêm được 2 phân. Về sau, cô viết: “Đây là một sự thay đổi lạ lùng cả diện mạo thuộc thể lẫn đời sống tâm linh của tôi.”Nhưng đó không phải là tất cả. Trong khi Đức Thánh Linh đáp đậu trên Sara, Steve đang ngồi ở dãy bên kia của phòng nhóm. Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã hành động trên anh một cách lạ thường và thúc đẩy anh cầu nguyện cho Sara để cô mang thai và có một đứa con. Trong nhiều năm, họ đã ao ước một đứa con ruột, nhưng nay họ đã bắt đầu thất vọng. Như dự kiến, điều này xảy ra hầu như lập tức. Khi tôi đang viết điều này thì tình trạng mang thai của cô đang diễn tiến tốt đẹp và mọi sự đều bình thường.Khiến Sống Kẻ Chết Nhiều người coi việc Chúa Giê-xu gọi Laxarơ sống lại từ kẻ chết sau bốn ngày là phép lạ tuyệt vời nhất của Chúa Giê-xu. Vì vậy, có thể đoán trước rằng những người nghi ngờ liệu những công việc Chúa Giê-xu đã làm ngày xưa có được làm ra ngày nay hay không thì cuối cùng, như Rex Gardner nói: “sẽ chơi con bài cuối cùng của họ” và bảo rằng: “Nếu những lời hứa lạ lùng vẫn còn ứng nghiệm ngày nay như bạn nói, thì việc khiến sống kẻ chết ở đâu nào?” 19 Cách đây không lâu, tôi cảm nhận là đã có được một cuộc thảo luận khá tích cực về vấn đề chữa lành với một nhà thần học được tôn trọng ở cấp độ thế giới cho đến khi đề tài khiến kẻ chết sống lại xuất hiện. Ông ra về mà không nghi ngờ gì về quan điểm của mình. Ông nói: “Chính đó - là chỗ mà tôi muốn nhấn mạnh. Chữa lành ư? Được thôi. Đuổi quỷ ư ? Có thể. Tôi sẵn sàng nói về những điều đó, nhưng khiến sống kẻ chết thì không. Đó là một thái cực mà tôi không thể khoan nhượng.”Có lẽ tôi không phải là một người hay nói thẳng thừng, nhưng mãi đến gần đây tôi vẫn có những nghi ngờ về khả năng người chết thật sự sống lại ngày nay. Giả định trước của tôi cho rằng sự chết là một quá trình không thể đảo ngược và bất cứ sự sống lại của kẻ chết nào thì hẳn phải được giải thích bởi sự kiện người ấy chưa hề chết thật sự, mà có lẽ chỉ ở trong tình trạng hôn mê và ngừng các hoạt động của thân thể. Một biến cố đầy kịch tính trong Hội thánh Lake Avenue Congregational của chính tôi đã giúp tôi xem xét lại sự giả định trước này. Sara Cadenhead, một bà mẹ trẻ nhóm lại ở Hội Thánh chúng tôi. Trước ngày Lễ Cảm Tạ vào năm 1982, bà đi ra sân sau nhà, chợt bà lưu ý bé trai 12 tháng tuổi của mình là

Page 117: Chuc vu chua lanh

John Eric, đã biến mất một khoảng thời gian. Nỗi lo sợ tồi tệ nhất của bà đã đến khi bà phát hiện cháu nằm úp mặt và đang nổi trên bể bơi trong nhà. Kéo cháu ra, bà kinh hoàng vì thấy cháu đã ngừng thở và biến sắc xanh. Bà gọi những người phụ giúp y tế khám xét cho cháu, nhưng đã quá trễ. Nhân viên y tế là Mark Nelson đã công bố cậu bé “chết lâm sàng.” 20 Trong lúc đó, một chiếc xe cảnh sát chạy ngang và những nhân viên tình nguyện đưa cậu bé đến Bệnh Viện Huntington. Vì vậy, Sara đưa cậu đi và cùng vào phòng cấp cứu.Tình cờ, hai bác sĩ nhi khoa đảm đương ca cấp cứu này, là Richard Johnson và William Sears, đều là các thành viên trong Hội Thánh Lake Avenue Congregational. Vợ của tôi, Dorris, quan tâm đặc biệt đến trường hợp này. Cô phỏng vấn các bác sĩ khoa nhi. Và được phép của Sara Cadenhead để xem xét những báo cáo y tế này. Với các tài liệu mà cô tập hợp được, cô đã viết câu chuyện này trên tạp chí Cơ Đốc Christian Life (9.1983).Như mọi người đều biết, John Eric đã không còn dấu hiệu của sự sống trong ít nhất là 40 phút, và có thể hơn nữa. Thuốc men đã làm hồi phục một số các phản xạ của hoạt động tim, nhưng nó giả tạo đến nỗi các bác sĩ đã viết ở trên bảng chỉ dẫn điều trị là: “Không hồi phục.”May mắn cho Sara và John Eric, Đức Chúa Trời đã không quan tâm đến lời ấy. Một cú điện thoại đã đến với phòng thu hình của chương trình truyền hình Cơ Đốc địa phương, Trinity Broadcasting Network (TBN) và một buổi cầu nguyện đặc biệt đã được tiến hành. Vào khuya hôm đó, Sara trở lại bệnh viện để vâng theo một mạng lệnh từ nơi Chúa, bồng đứa bé trong tay mình, cô bắt đầu chà xát cháu bằng một loại dầu của bệnh viện. Sau mấy giờ đồng hồ, sự nhận biết đã bắt đầu trở lại với cơ thể cháu bé, và không bao lâu sau đó, John Eric mở đôi mắt ra và kéo cặp kính của một y tá. Các nhà thần kinh học tiên đoán sự tổn hại của bộ não 100 phần trăm, và bảo rằng John Eric có thể sẽ sống như một loại thực vật. Nhưng trong một tuần lễ sau, cậu bé đã được xuất viện và chẳng bao lâu đã hoàn toàn bình thường trong mọi hoạt động. Nhân viên y tế ở tại bệnh viện đã đặt cho cháu cái tên là Em Bé Laxarơ. Tờ nhật báo địa phương là Pasadena Star News đã tường thuật câu chuyện, và kết thúc bằng các bức tranh, trên trang bìa dưới một hàng tít lớn: “PHÉP LẠ.” 24 Sara và John Eric đã tham dự lớp học Trường Chúa Nhật của tôi một thời gian, vì vậy tôi biết họ rất rõ.Các sự kiện đã được chứng minh đầy đủ bằng tài liệu. Nhưng lời giải thích các sự kiện còn phụ thuộc vào thế giới quan của người quan sát. Tin là thấy. Đối với những người đã quyết định rằng chết là một quá trình không thể đảo ngược được, thì điều gì đó hơn cả phép lạ khiến sống kẻ chết đã xảy ra với John Eric.CUỘC PHỤC HƯNG Ở TẠI INĐÔNÊSIA

Page 118: Chuc vu chua lanh

Các vấn đề này đã được bàn cãi trong và sau cuộc phục hưng nổi tiếng ở tại Inđônêsia, bắt đầu vào năm 1965 và kéo dài cho đến đầu thập niên 70. Rất nhiều câu chuyện về các dấu kỳ và các phép lạ ở mức độ Tân Ước đã xuất hiện ở tại Inđônêsia vào những ngày đó, bao gồm cả một số việc người chết được sống lại.Tin tức phấn khích đến nỗi có nhiều lãnh đạo Cơ Đốc đã bay đến Inđônêsia để đích thân chứng kiến. Một trong số họ là nhà truyền giáo học George W. Peters thuộc Chủng Viện Thần Học Dallas. Chúng ta biết nhiều hơn về chuyến thăm của Peters so với một số những người khác bởi vì ông tường thuật những điều ông phát hiện được trong cuốn sách của mình Cuộc Phục Hưng Inđônêsia (Indonesian Revival). Trong quyển sách đó, ông mạnh mẽ khẳng định lòng tin của ông đặt nơi một Đức Chúa Trời tối thượng, làm các phép lạ. Ông quả quyết nếu Đức Chúa Trời quyết định làm điều đó, thì ngày nay Ngài có thể thực hiện các phép lạ như Ngài đã làm trong thời kỳ Tân Ước.George Peters cũng khẳng định rằng chúng ta phải thử các thần, vì vậy, ông đã quyết định đưa các câu chuyện của người Inđônêsia vào thử nghiệm. Ông đọc rất nhiều, đi du lịch khắp nơi và thực hiện vô số các cuộc phỏng vấn. Kết luận của ông là: “Tôi không nghi ngờ ngày nay Đức Chúa Trời có thể khiến kẻ chết sống lại nhưng tôi thắc mắc một cách nghiêm túc rằng vì sao Ngài đã làm điều đó ở tại Timor. Thật vậy, tôi bị thuyết phục rằng điều đó đã không xảy ra.” Sau đó, ông tiếp tục giải thích rằng: “Theo cách họ sử dụng từ ngữ sự chết, và khái niệm của họ về sự chết, họ đã kinh nghiệm sự hồi phục.” Nhưng “Theo quan niệm của tôi về sự chết thì không có những phép lạ như vậy xảy ra.” 22 Khái niệm của người Inđônêsia về cái chết là gì? Khái niệm đó có thật sự xa rời khái niệm của chúng ta không?Một trong những người lãnh đạo cuộc phục hưng Inđônêsia tên là Mel Tari, người cũng đã ghi nhận quan sát của mình trong tác phẩm Like a Mighty Wind (Như Tiếng Gió Thổi Ào Ào) trong đó chúng ta đọc thấy đội chức vụ nhỏ bé của Tari đã được kêu gọi đến một đám tang ở tại một ngôi làng của Amfoang để an ủi gia đình đang đau buồn. Người đàn ông này đã chết hai ngày không được tẩm ướp và đang phân hủy nhanh chóng. Tari nói: “Trong đất nước nhiệt đới của chúng tôi, khi bạn qua đời được sáu giờ, thi thể sẽ bắt đầu bị phân hủy. Nhưng sau hai ngày - ô, tôi xin nói với bạn, bạn không thể đứng 30 mét cách xa người ấy. Bạn ngửi thấy mùi ấy! thật kinh khủng.” 23 Tôi phải thú nhận những nền văn hóa khác nhau nhìn sự chết theo những cách khác nhau, nhưng nếu lời mô tả của Tari là chính xác, thì điều đó nghe giống như là một ví dụ đáng tin mang tính xuyên văn hóa về sự chết.Giữa tang lễ, Đức Chúa Trời bảo Tari và tổ nhóm của ông đứng xung quanh

Page 119: Chuc vu chua lanh

tử thi và hát các bài hát cho đến khi người ấy sống lại từ kẻ chết. Vì vậy, mặc dầu mùi hôi thối khiến họ phát nôn, họ đã vâng lời, đến bài hát thứ sáu thì người chết bắt đầu động đậy các ngón chân, và đến cuối bài thứ tám thì người ấy sống lại và mỉm cười. Điều này đã dẫn đến sự truyền giảng bằng quyền phép lạ lùng, và cuối cùng, Tari tường thuật, 21.000 người trong khu vực đã đến chỗ nhìn biết Chúa Cứu Thế Giê-xu qua lời làm chứng của người đàn ông này.Nhưng bởi vì tin là thấy, một số người thậm chí vẫn không bị thuyết phục bởi trường hợp này. Những người khác thì có. Kurt Koch cũng đã đi đến Inđônêsia để khảo sát. Ông nói: “Tôi cũng vậy, đã nghi ngờ những lời tường thuật đến từ khu vực có phục hưng.” Nhưng sau khi chính mắt ông đã chứng kiến, ông nói: “Ngày nay tôi không thể nào nghi ngờ nữa từ khi đã đích thân nói chuyện với những người lãnh đạo cuộc phục hưng.” 24 Sau đó, ông tiếp tục chứng minh bằng các tài liệu một số trường hợp người chết được sống lại. Vào khoảng cùng thời gian đó Don Crawford được Ken Taylor thuộc Tyndale House sai phái để tường thuật về cuộc phục hưng này. Ông khẳng quyết trong tác phẩm của mình rằng: “Sự chữa lành bằng đức tin, việc trừ quỷ, và sự sống lại của kẻ chết, tất cả là một phần của sự kiện tôn giáo phi thường ở tại Inđônêsia.” 25 Từ khi trở thành một thành viên thuộc làn sóng thứ ba, khi đi đây đó nhiều nơi trên thế giới, tôi tập trung vào việc điều tra hỏi han về việc người chết được sống lại, và tôi đã nghe một số những lời tường thuật trực tiếp cũng như nhiều lời gián tiếp khác. Những con người tôi tôn kính như là Daisy Osborne ở Tulsa, Oklahoma và Benson Idahosa ở thành phố Benin, Nigeria và Ki Dong Kim ở Seoul thuộc Triều Tiên và những người khác mà chính họ đã được Chúa dùng để khiến người chết sống lại. Bạn thân của tôi, Paul Yonggi Cho, cách đây không lâu đã ngồi trong chính phòng khách của tôi và kể lại cho một nhóm các nhà truyền giáo học thể nào Chúa đã dùng ông để khiến chính con trai của ông là Samuel sống lại từ kẻ chết.Có phải ý muốn của Đức Chúa Trời luôn luôn là khiến kẻ chết sống lại không? Tất nhiên là không. Tôi thích câu trả lời của một lãnh đạo Inđônêsia, người đã được Chúa dùng để khiến 12 người chết sống lại trước câu hỏi mà Lester Sumrall đặt ra: “Anh khiến họ sống lại như thế nào?” Ông nói: “Tôi chỉ nói một lời cầu nguyện đơn giản: ‘Lạy Chúa, người này đã sống hết số ngày mà Ngài định cho họ chưa?’ .... Nếu Đức Chúa Trời nói rồi, chúng tôi chôn cất người chết. Nếu Đức Chúa Trời nói chưa, chúng tôi nói: ‘chúng ta sẽ ngừng lại ngay bây giờ. Hỡi sự chết, hãy nghe chúng ta. Chúng ta phán với ngươi trong danh của Con Đức Chúa Trời vinh hiển, là Đấng đã sống lại từ kẻ chết. Hỡi sự chết, ngươi hãy lìa người ấy ngay bây giờ.’ Sự sống người ấy bèn hoàn lại.” 26

Page 120: Chuc vu chua lanh

Điều này đưa chúng ta trở lại với nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của mình: Nếu chúng ta làm những công việc mà Chúa Giê-xu đã làm, thì chúng ta, giống như Chúa Giê-xu, chỉ sẽ làm những gì chúng ta thấy Cha làm. Chính mình chúng ta không khiến người chết sống lại hoặc gia thêm thức ăn hoặc trám răng hoặc tạo những bộ phận mới trong cơ thể. Chính Đức Chúa Cha làm. Nhưng chúng ta có thể làm những ống dẫn cho Đức Chúa Cha thực hiện những điều đó, theo ý muốn Ngài, bởi quyền phép của Đức Thánh Linh. Đó là điều mà làn sóng thứ ba hàm ý.

Ghi chú

1. Colin Brown, That You May Believe (Grand Rapids, MI: Wm B. Eerdmans Pub. Co., 1985), pp. 198,199.2. Alban Butler, The Lives of the Fathers, Martyrs, and Other Principal Saints (New Yoric D. & Co., n.d.). Vol. ll, p. 33.3. Bruce Olson, Bruchko (Carol Stream, IL: Creation House, 1978), pp. 159-161.4. Eric Balley, “Christian Surfers Rely on Power of Waves to Spread the Gospel,” Los Angeles Times, Jan. 17, 1987, ll:4.5. Francis MacNutt, Healing (Notre Dame, IN: Ave Maria Press, 1974), pp. 327-333.6. Rex Gardner, Healing Miracles (London: Darton, Longman and Todd, 1986), p. 175. 7. Cùng tác phẩm, tr. 178.8. Cùng tác phẩm, tr. 181.9. David du Plessis, A Man Called Mr. Pentecost (Plainfield, NJ: Logos International, 1977), p. 82.10. Cùng tác phẩm, tr. 84.11. Cùng tác phẩm. tr. 86.12. Cùng tác phẩm, tr. 86,87.13. Rebecca Chao, “Can Miracles Ever Become Commonplace?” China and the Church Today, 1981, p. 20.14. Kurt Koch, The Revival in Indonesia (Grand Rapids, MI: Kregal Publications, 1972). p. 134.15. Cardner, Healing Miracles, p. 13.16. Herbert Thurston, S.J., The Physical Phenomena of Mysticism (Chicago: Henry Regnery Co., 1952), p. 394. Reference from Rene Laurentin, Miracles in El Paso? (Ann Arbor, MI: Servant Books, 1982), p. 100.17. Rick Thomas, “Christmas at the Dump,” Charisma, Dec. 1985, p. 55.18. Laurentin, Miracles in El Paso? pp. 96,97.

Page 121: Chuc vu chua lanh

19. Gardner, Healing Miracles, p. 137.20. Brandon Bailey, “Miracle: One can happen-ask Buzzy’s Mom” Pasadena Star News, Pasadena, CA, Dec. 12, 1982, p. 1.21. Trong cùng tác phẩm.22. George W. Peters, Indonesia Revival (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1973), pp. 80,83.23. Mel Tari, Like a Mighty Wind (Carol Stream, IL: Creation House, 1971), p. 66.24. Koch, Revival in Indonesia, p. 130.25. Don Crawford, Miracles in Indonesia (Wheaton, IL: Tyndale House, 1972), p. 84.26. Lester Sumrall, Faith to Change the World (Tulsa, OK: Harrison House, 1984), p. 69.

CÁC QUỶ TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC

Tôi biết rõ những nguy cơ bao hàm trong việc gộp một chương nói về ma quỷ vào trong cuốn sách này. Trước đây, tôi không viết nhiều về đề tài này, và một đôi lần khi thử làm điều đó, tôi đã bị đẩy vào một trong những sự phiền nhiễu rắc rối lớn nhất mà tôi có thể nhớ được với một số trong các đồng nghiệp quanh Chủng Viện Fuller.Họ dán các bài viết của tôi lên Bảng Thông Báo trong Trường, tại đó, chúng trở thành vấn đề trọng tâm cho cuộc bàn cãi căng thẳng. Vị chủ tịch chủng viện mời tôi cùng với trưởng khoa của tôi đến văn phòng của ông ta để giải thích quan điểm của tôi. Thành thật mà nói, cho đến thời điểm đó tôi vẫn hoàn toàn ngây thơ về việc một số những vị lãnh đạo Cơ Đốc bực bội như thế nào về vấn đề này. Ngày nay, tôi đã được thông tin đầy đủ hơn.Nhưng có một nguy cơ thậm chí có tiềm năng cao hơn nữa đó là việc trở thành mục tiêu tấn công của ma quỷ. Khi tôi viết điều này, những người cầu thay cho tôi đang ở trong một nhiệm vụ đặc biệt, tăng cường chức vụ cầu thay bình thường của họ cho tôi. Những người khác đã cảnh cáo chúng tôi về những nguy hiểm. Francis MacNutt, chẳng hạn, đề cập rằng ông đã xem xét việc bỏ đi một chương nói về sự giải cứu bởi vì nó gây tranh cãi quá sức.1 Michael Green nói quyển sách của ông I Believe in Satan’s Downfall (Tôi Tin Sự Sụp Đổ của Satan ) không phải là “một quyển sách dễ dàng hoặc vui thích để viết.”2 Khi tôi viết điều này , những người cầu thay cho tôi đang ở trong một nhiệm vụ đặc biệt , tăng cường chức vụ cầu nguyện bình thường của họ cho tôi Ông cũng có nhắc đến việc C. S. Lewis được cho biết là đã cảm thấy rất giống như vậy khi viết cuốn sách kinh điển của ông là Screwtape Letters.

Page 122: Chuc vu chua lanh

Nếu họ mà còn bị như vậy thì huống chi là tôi. SẴN SÀNG Bất cứ ai muốn bắt đầu chức vụ chữa lành đều phải nhận thức rằng sớm hay muộn họ cũng sẽ có thể phải bị đối đầu với ma quỷ. Vì một lý do, bốn lãnh vực chính trong việc chữa lành nói chung bao gồm việc chữa lành tâm linh, việc chữa lành thuộc thể, việc chữa lành cảm xúc, và tất nhiên, tình trạng bị quỷ ám. Lý do còn lại là, mặc dù khi ai đó không trực tiếp xử lý với những người bị quỷ ám, nhưng làm những công việc khác của Cha mình, thì sự đối nghịch của Satan thường bị khuấy động.Vì vậy mặc dầu đưa một chương nói về ma quỷ vào là một sự liều lĩnh, tôi cảm thấy đây thậm chí là một sự liều lĩnh lớn hơn nữa nếu để người ta đọc một quyển sách nói về làn sóng thứ ba, cầu nguyện cho người đau, mà vẫn không hề hay biết gì về những cuộc tấn công khả thi từ nơi kẻ thù là kẻ “đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (IPhi 1Pr 5:8). Phierơ nói rằng để tránh nguy hiểm, chúng ta phải “tiết độ, và tỉnh thức” (câu 8). Và phương cách được tiến cử để xử lý với kẻ thù là phải “chống cự hắn” (câu 9). Kinh Thánh không bao giờ nói rằng cách tốt nhất để xử lý ma quỷ là làm ngơ đối với hắn.Tôi không có ý định bàn luận đến chủ đề ma quỷ và chiến trận thuộc linh thật thấu đáo. Điều đó đòi hỏi cả một quyển sách, chứ không phải chỉ một chương. Ngoài ra có một số sách rất tốt nói về đề tài này mà hiện nay đã có như là cuốn I Believe in Satan’s Downfall của Michael Green, cuốn The Adversary and Overcoming the Adversary của Mark Bubeck; Spiritual Warfare của Michael Harper, cuốn Demon Possession and the Christian của C. Fred Dickason và các tác phẩm khác. Tôi khuyên bạn hãy đọc nghiêm túc lãnh vực này, và tôi cũng khuyên bạn hãy tìm kiếm những người có chức vụ giải cứu và hãy học tập họ. Mặc dầu tốt nhất là những người có kinh nghiệm phải được kêu gọi để xử lý với các vấn đề về ma quỷ, nhưng cũng tốt cho tất cả chúng ta để sẵn sàng mọi lúc, bởi vì nhiều nhân sự Cơ Đốc thình lình thấy mình ở trong một tình huống phải đối đầu với các quỷ một đối một, dầu họ có muốn hay không. Tôi nhớ lại đã nghe Paul Pierson, vị trưởng khoa Truyền Giáo Thế Giới ở tại Trường Fuller thuật lại kinh nghiệm của ông với tư cách một nhà truyền giáo Trưởng Lão trong các khu rừng rậm ở tại miền Tây Brazil khi ông bị đối mặt với một cô gái bị quỷ ám trong một nơi hoang vắng. Ông đã làm gì? Mặc dầu không có kinh nghiệm, ông thấy mình biết truyền lệnh cho ma quỷ phải lìa bỏ cô bé trong danh của Chúa Giê-xu và nó đã ra đi. Ông ta đã sẵn sàng. Tôi thật vui mừng bởi vì vợ tôi, Doris, đã sẵn sàng khi điều đó xảy ra vào một buổi chiều ở tại văn phòng hội thảo của tôi. Một phụ nữ có buổi hẹn cầu nguyện theo lệ thường, bởi vì bà ta bị đau nghiêm trọng nơi mắt cá. Cũng

Page 123: Chuc vu chua lanh

như thường lệ, song không phải là luôn luôn, tôi xin phép xức dầu cho bà. Vừa khi dầu chạm vào trán bà ta, ma quỷ đã thể hiện, hét lên nhưng tiếng lớn. Lập tức, tôi biết điều gì đang xảy ra, nhưng tôi chưa được chuẩn bị đầy đủ để xử lý nó. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là bảo ma quỷ phải im đi. Tôi đã làm điều này bằng một giọng hết sức lớn. DORIS NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT Ngay vào giây phút ấy, Doris, người làm việc với tư cách thư ký của tôi ngay bên ngoài văn phòng chạy ào vào phòng và lập tức đảm nhận việc kiểm soát tình huống. Doris vừa kết thúc việc theo học một khóa bốn tuần lễ về Cứu Giúp Những Người Bị Quỷ Ám, được Carol Wimber và Gloria Thompson dạy ở tại Vineyard Christian Fellowship thuộc Anaheim. Tôi hoàn toàn kinh ngạc bởi mức độ năng lực của nàng, tư thế đỉnh đạc, khả năng tự kiềm chế hoàn toàn và uy quyền phi thường trong giọng nói của nàng. Tôi, tất nhiên không bao lâu đã nhận ra, đó chính là sự xức dầu của Đức Thánh Linh, bởi vì nàng đang làm và nói những điều mà tôi chưa bao giờ thấy nàng làm hoặc nói trước đó. Toàn bộ sự kiện kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Tôi sớm phát hiện rằng tôi không dự phần vào công việc đó, vì vậy tôi chỉ đứng một bên ghi nhận và cầm giữ chiếc giỏ rác, là thứ tôi đưa vào dưới miệng người phụ nữ vào những lúc thích hợp.Điều đầu tiên Doris phát hiện là có 10 con quỷ ở trong người phụ nữ này. Ngay khi nàng gọi được tên của mỗi con, nó liền xuất ra. Miệng người phụ nữ cứ cử động và sùi bọt, và khi Doris dịu dàng thuyết phục, tên này cuối cùng đã được nói ra. Thật dễ để phân biệt khi nào người đàn bà này nói và khi nào con quỷ nói. Mỗi tà linh xuất ra làm bà nghẹt thở và gầm lên một cách dữ tợn như thể đang mửa ra, và rồi bà nhổ ra một số chất nhờn. Tà linh thứ nhất là tà linh tham dục. Thứ nhì là tà linh sợ hãi. Thứ ba là linh của sự chết, nó nói đã nhập vào người phụ nữ này khi bà 15 tuổi, năm mẹ bà qua đời. Nó nói với Doris nó to lớn và không thể ra đi được, vì nó không có chỗ nào để đi. Người phụ nữ đã khẳng định rằng bà đã bị đe dọa rất lâu và khủng khiếp về một con quái vật có bảy chân. Nhưng nó đã ra đi. Thứ tư tên là tà linh xấu xí và đã làm cho bà tin rằng hàm răng của bà xấu đến nỗi bà phải tránh đừng nhìn vào gương (hàm răng của bà bình thường). Con thứ năm là tà linh ngôn ngữ giả dối. Bà đã nhận được điều bà nghĩ là ân tứ tiếng lạ ba tháng trước, nhưng mỗi khi bà nói các thứ tiếng, điều gì đó thường đi từ bụng bà lên đến miệng và làm bà nghẹn thở. Ngay sau khi tà linh này xuất ra người phụ nữ bật lên hát một bài hát ngợi khen Chúa Giê-xu bằng tiếng Anh. Tà linh thứ sáu là tà linh thù ghét, đã nhập vào trong thời gian có khủng hoảng gia đình, năm bà 12 tuổi.Cuộc chiến lớn nhất của Doris là với con thứ bảy, tà linh nóng giận. Nàng nói với nó: “Mày là một tà linh lớn phải không?” Và đúng như vậy. Tôi say

Page 124: Chuc vu chua lanh

mê quan sát Doris biết chính xác khi nào chúng nói dối, là điều chúng làm thường xuyên. Một vài tà linh khiến cho nàng phải biện luận khá nhiều, nhưng nàng luôn luôn thắng. Tà linh của sự nóng giận lắc giật đầu của người phụ nữ này dữ dội, rồi đến cổ, một cánh tay, một bàn chân, và sau đó là cả thân mình bà, rồi cổ bà rồi mắt của bà và cuối cùng là giọng nói của bà, trước khi nó miễn cưỡng xuất ra. Có nhiều tiếng ồn phát ra bởi tất cả điều này và chúng không phải là những tiếng ồn bình thường ra từ văn phòng giáo sư của chủng viện, nhưng một thư ký cảnh giác ở bên ngoài biết chính xác điều gì đang xảy ra và cô ta giữ cho mọi người bình tĩnh. Tà linh mệt mỏi đã xuất ra sau khi bày tỏ sức mạnh của nó bằng cách hầu như đẩy người phụ nữ vào giấc ngủ ngay lúc ấy tại đó. Tiếp theo là một tà linh của sự chối bỏ. Con cuối cùng là tà linh khuyết tật, đã không cho bà nhấc hai cánh tay lên trong một lúc cho đến khi nó xuất ra. Sau đó bà có thể nhấc hai cánh tay một cách bình thường.Doris đã tư vấn giúp đỡ cho người phụ nữ này, cầu nguyện với bà, và bà tiếp tục bước tiến vui mừng. Đến lúc đó thì chúng tôi đã quên mất chỗ đau nơi mắt cá, có lẽ nó đã được chữa lành.CHIẾN TRẬN THUỘC LINH Một trong những lý do tôi kể câu chuyện đó là để xác quyết tôi có cho ma quỷ là thật hay không. Tôi nhất định tin có ma quỷ, và tôi còn tin rằng chúng ta đang ở trong chiến trận, mặc dù có nhiều Cơ Đốc nhân phủ nhận hoặc làm ngơ điều đó, là điều tai hại. Tôi đồng ý với câu nói mang tính tiên tri của John Wimber: “Chúng ta khoác lấy chiếc áo Cơ Đốc giáo chủ yếu là để ngưỡng mộ lẫn nhau - nghĩa là việc làm một Cơ Đốc nhân đã trở thành vui thú và hợp thời trang. Nhưng khi có ai đó bắt đầu nhắc nhở chúng ta rằng có một chiến trận thuộc linh đang diễn ra, chúng ta trở nên khó chịu - bởi vì thời gian yên lành hời hợt của chúng ta đã bị làm hỏng.” Đây chắc chắn là lý do khiến một số người phản ứng mạnh mẽ chống lại các bài viết hoặc các chương nói về ma quỷ, như chương này chẳng hạn. Nhưng, như Wimber nói: “Sự thật là dầu muốn hay không chúng ta cũng đang ở trong chiến trận giữa Đức Chúa Trời và Satan, là trận chiến đã được dấy lên từ thời Ađam và Êva.” 3 Chỉ cần nhìn quanh thế giới ngày nay cũng đủ để thuyết phục bất cứ ai và mọi người tin rằng chúng ta đang ở trong chiến trận thuộc linh. Tất nhiên, nhiều người sẽ nhìn xem, nhưng không thấy bởi vì như tôi đã nói nhiều lần, tin là thấy. Vì vậy, bước đầu tiên để hiểu được những gì chúng ta gọi là sự thực hữu của chiến trận thuộc linh là phải tin rằng ma quỷ có thật.Cách đây không lâu lắm một đồng nghiệp của tôi, một nhà tâm lý học lâm sàng là Newton Malony, nghi ngờ không biết ma quỷ có thật hay không. Nhưng, là một giáo sư hàng đầu ở tại Trường Thần Học Fuller về môn Tâm

Page 125: Chuc vu chua lanh

Lý học, ông luôn hết sức quan tâm đến việc hòa nhập tâm lý học với các giáo lý, các giá trị và chức vụ Cơ Đốc. Ông là một nhà khoa học thận trọng, là người tra xét thấu đáo mọi bằng chứng có sẵn trước khi đi đến các kết luận, đặc biệt là khi chúng liên quan đến một sự chuyển đổi mô hình. Nhưng khi ông lắng nghe, và đôi khi trở nên tham gia vào, cuộc bàn thảo về các dấu kỳ và phép lạ ở tại Chủng Viện Fuller vào giữa thập niên 80, ông bắt đầu thay đổi suy nghĩ về ma quỷ.Malony không hòa nhập với tư cách một người thuộc làn sóng thứ ba.Việc nhận ra rằng ma quỷ đang tích cực hoạt động ngày nay ... là một điều quý giá trong việc thực hành chức vụ của nước Trời .Nhưng bây giờ khi giảng thuyết, ông nói với các sinh viên rằng ma quỷ có thật và rằng khi chúng xuất hiện, chúng cần phải bị xử lý. Trong một bài nói chuyện gần đây ở tại Trường American Academy of Religion, ông liệt kê bốn sự lựa chọn để hiểu được tình trạng bệnh tật về tâm trí như là bệnh tật (loại bệnh điều trị), bị lừa dối (loại tâm lý), bị tước đoạt (loại pháp lý) và bị quỷ ám (loại tín ngưỡng), và khẳng định rằng không sự lựa chọn nào trong bốn điều trên được các nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần bỏ qua. Ông công nhận rằng nhiều người, thật vậy, đã bỏ qua khả năng của tình trạng quỷ ám, nhưng theo quan niệm của ông: “tình trạng quỷ ám không thể bị loại bỏ dễ dàng như vậy.” 4 Malony nhận diện các triệu chứng cụ thể của tình trạng quỷ ám bao gồm tình trạng tỉnh táo hay thay đổi, nhiều nhân cách, nói bằng giọng của cả hai phái, phạm thượng tôn giáo, những sự lừa dối có lôgíc chặt chẽ, sức mạnh lạ thường và thân thể có mùi ôi thiu. Ông cho rằng các nhà điều trị Cơ Đốc đã vượt lên trên sự miễn cưỡng của họ để thừa nhận tình trạng quỷ ám và nhìn vào ”khả năng hiện thực của việc đưa tình trạng quỷ ám vào giữa những giải thích khác nhau về bệnh tâm thần.” 5 Hiện nay Malony phụ giúp cho Giáo Sư Samuel Southard trong việc dạy giáo trình này CN571 Demonology and Mental Illness (Ma Quỷ Học và Bệnh Tâm Thần ).Một số người dùng cụm từ quỷ ám, trong khi những người khác né tránh điều đó, cảm thấy rằng từ đó cường điệu tình huống. Từ của Kinh Thánh là daimonizomenoi (quỷ ám) đôi khi được dịch là “bị sở hữu bởi một quỷ,” như đã được định nghĩa, ví dụ, trong cuốn The New International Dictionary of New Testament Theology (Từ điển Quốc tế Mới về Thần học Tân ước ) của Colin Brown.6 Nhưng hầu hết những người tôi biết là có tham gia thường xuyên vào các chức vụ giải cứu thì thích cách dịch theo tiếng Hy lạp, dịch sang tiếng Anh là demonized (quỷ ám ) hơn. John Wimber, chẳng hạn, nói rằng: “Tôi không tin rằng các quỷ có thể sở hữu hoàn toàn con người trong khi họ vẫn còn sống trên đất; mặc dầu có một số quỷ đã dành được mức kiểm soát rất cao, con người vẫn có thể thực thi mức độ ý chí tự do nào

Page 126: Chuc vu chua lanh

đó có thể dẫn tới sự cứu rỗi và giải cứu.” 7 Tôi tin chắc rằng miễn là chúng ta nhận biết tình trạng này đến ở các mức độ khác nhau, cụm từ tình trạng quỷ ám là từ chính xác nhất được sử dụng, bởi vì nó chuyển đạt ý nghĩa chính xác nhất và nhạy bén nhất mang tính mục vụ.MỘT PHÉP LẠ CỦA NƯỚC TRỜI Trong chương 4, tôi cố gắng giải thích thế nào sự dạy dỗ của Kinh Thánh về Nước Đức Chúa Trời đã cho chúng ta một khung sườn để hiểu được các chức vụ thuộc loại làn sóng thứ ba hiện nay. Việc đuổi quỷ là một trong số các dấu kỳ cho thấy sự hiện diện của nước Đức Chúa Trời trong thế giới ngày nay. Chúa Giê-xu đã phán: “Nhưng nếu ta cậy ngón tay Đức Chúa Trời mà trừ quỷ thì nước Đức Chúa Trời đã đến nơi các ngươi rồi” (LuLc 11:20). Khi Chúa Giê-xu lần đầu tiên sai phái 12 sứ đồ, “Ngài đã ban cho họ quyền phép trừ tà ma” (Mat Mt 10:1). Sau đó, Ngài đã sai phái 70 môn đồ là những người đã trở về thưa rằng: “Lạy Chúa, vì danh Chúa, các quỷ cũng phục chúng tôi” (LuLc 10:17). Phần kết thúc dài hơn trong sách Mác thì chép như vầy: “Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này: lấy danh ta mà trừ quỷ” (Mac Mc 16:17).Việc nhận biết ma quỷ đang hoạt động tích cực ngày nay không những trong một số những người mắc bệnh tâm thần, mà còn trong nhiều lãnh vực khác của đời sống hàng ngày, là một thứ hiểu biết quý báu để thực hiện công tác của nước Trời. Nước Trời đã đến để hủy phá nước của Satan, và một số trong xung đột do hậu quả của điều đó là tình trạng hỗn độn. Ở nhiều nơi trên thế giới, như tôi đã vạch ra cách đây không lâu, người ta sống hết ngày này sang ngày khác trong mối liên hệ trực tiếp với các tà linh. Nhiều người trong chúng ta có lẽ có thế giới quan với “khoảng giữa bị loại trừ” nhưng họ thì không. Trong tâm trí của họ món quà quý nhất mà Chúa Giê-xu có thể đem đến cho họ là quyền năng để đánh bại các tà linh. Sự tha tội cũng quan trọng đối với họ, nhưng nằm bên dưới trong chương trình.Trường Hợp của Brazil Hãy lấy Brazil làm điển hình. Thông linh, vốn có nguyên lý chính của nó như là việc đưa người ta vào mối tiếp xúc trực tiếp với thế giới linh, là một thói quen của cả dân tộc. Người ta báo cáo rằng 70 phần trăm dân cư Brazil thường xuyên lui tới hơn 300.000 trung tâm duy linh.8 Trong các trận bóng đá, các đội ganh đua nhau hợp đồng với các nhà thông linh để bùa ếm lẫn nhau. Các thầy pháp tiến hành giải phẫu mà không gây mê, không gây đau đớn hoặc chảy máu. Các đám đông lên tới 250.000 người tụ tập ở các bờ biển thuộc Praia Grande để dự lễ hội hàng năm của nữ thần biển. Một số các quan chức chính phủ thường xuyên hỏi ý các thầy đồng trước khi có những quyết định quan trọng.Tốc độ gia tăng của sự thờ cúng và thông linh của người Brazil thật đáng sợ.

Page 127: Chuc vu chua lanh

70 phần trăm ngày nay tượng trưng cho một số lượng gia tăng từ chỉ 8 phần trăm cách đây 40 năm. Hệ thống Công Giáo Lamã đã suy yếu vô cùng. Khảo sát cho thấy chỉ có 2,5 phần trăm người Brazil tìm kiếm các linh mục hoặc các mục sư để tìm sự trợ giúp trong những ngày này bởi vì họ coi những người ấy là không có quyền để xử lý các tác hại của phù chú phép thuật.9 Chỉ có Hệ Thống Ngũ tuần là có thể theo kịp sự phát triển của thông linh, chủ yếu bởi vì những người Ngũ tuần nói chung hiểu được chiến trận thuộc linh và không lẫn tránh nó. Nhà truyền giáo Giám Lý Tự Do là C. Wesley King nói rằng: “Thực tế thì, thông linh và những người Ngũ tuần đều bị nhốt trong một chiến trận thuộc linh vì linh hồn của dân tộc này.” 10 Thật đáng buồn khi nghe một báo cáo từ Valdemar Kroker rằng ở tại Brazil đại đa số các nhóm Tin Lành giữ quan niệm “càng tránh tiếp xúc với giới thông linh chừng nào càng tốt.” Tôi đồng ý với Kroker, là người nói rằng “một thái độ chạy trốn như vậy khỏi thực tế là điều không thể khoan nhượng được trong thời buổi của chúng ta.” 11 Điều này chắc chắn sẽ không làm cho công việc truyền bá Tin Lành trên thế giới được thực hiện. Nhà lãnh đạo người Brazil là W. Robert McAlister nói rằng: “ Nếu một nhà truyền giáo không thể đuổi được ma quỷ, người ấy nên về nhà là hơn.” 12 Hoa Kỳ Cũng Vậy Ư? Một số người Mỹ có lẽ tìm sự an ủi trong việc cho rằng Brazil đã đi quá xa. Nếu vậy, họ cần phải có một cái nhìn kỹ càng hơn về đất nước của chính mình. Một khảo sát tiếp thị gần đây đã cho biết trong một năm trung bình có khoảng 8 triệu người Mỹ mua các sách báo, tạp chí về tà thuật, các bùa ngãi, những sợi dây đeo và các thứ linh tinh khác về bùa chú. Cuốn Handbook of Supernatural Powers (Cẩm Nan Các Quyền Lực Siêu Nhiên ) đã bán được 529.521 quyển và cuốn Magic Power of Witchcraft (Pháp Thuật của Phù Thủy ) bán được 121.365 cuốn. Theo một báo cáo của Jim Ammerman thuộc Giới Tuyên Úy của Các Hội Thánh Tin Lành Trọn Vẹn thì Lực Lượng Không Quân đang xem xét việc thừa nhận những người thờ Satan vào chức vụ tuyên ý.Kẻ giết người hàng loạt là Charles Manson đã xuất hiện trước tòa trong lời hứa danh dự mới đây nhất của hắn ta trước khi mãn hạn tù với một dấu chữ vạn của những người thờ Satan được sơn trên trán. Kẻ lẩn khuất trong ban đêm là Richard Ramirez đã phô trương một hình ngôi sao năm cạnh của những người thờ Satan được sơn trên lòng bàn tay của hắn và đã hô lớn: “Hoan hô Satan” khi ra trước tòa lần đầu. Một số các loại nhạc rock ầm ĩ chứa đựng những giai điệu tình tứ thẳng thừng trơ trẽn của những người thờ Satan, và việc trá hình xấu xa tinh vi hơn đã được phát hiện trên các đĩa nhạc rock khác. Các nhân viên thi hành luật đang tham dự các khóa hội thảo hướng dẫn họ cách phát hiện và xử lý việc lạm dụng tình dục trẻ em qua các

Page 128: Chuc vu chua lanh

nghi thức tế lễ và dâng sinh tế bằng người.Nhiều người sẽ nhanh chóng khẳng quyết: “Không ai trong số các bạn bè hoặc bà con tôi tham gia vào loại công việc đó.” Điều đó có thể đúng, nhưng tôi nghĩ Michael Harper đã tỏ ra hết sức khôn ngoan khi ông nói: “Tôi tin chắc rằng nhiều người đang là những tù nhân của các loại quyền lực ma quỷ này và họ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta về mặt thuộc thể, về mặt tình cảm và mặt tâm linh nhiều hơn điều hầu hết mọi người được chuẩn bị để thừa nhận.” 13 Không phải chúng ta đang “tìm kiếm một con quỷ đằng sau mỗi bụi cây,” như một số người nói. Nhưng chúng ta phải rõ ràng. Nếu có một con quỷ đằng sau một bụi cây của tôi, thì tôi cần phải đuổi nó đi. Và tôi tin bạn cũng vậy.Ma Quỷ và Cơ Đốc Nhân Khi có một người như Michael Harper đưa ra một tuyên bố về ảnh hưởng lan tràn của ma quỷ trong thế giới ngày nay, ông có loại trừ những Cơ Đốc nhân không? Hầu hết các Cơ Đốc nhân, kể cả chính tôi, đều ước gì điều đó là thật. Tức là ma quỷ không làm hại được các Cơ Đốc nhân. Một số người thậm chí đã biến những điều ước ao đó thành công thức và hình thành các quan điểm mang tính giáo lý. Một trong những điều ngạc nhiên lớn nhất mà tôi nhận được không lâu sau khi bắt đầu hoạt động trong làn sóng thứ ba, đó là, điều có thể được gọi là giáo lý về sự miễn trừ của người Cơ Đốc khỏi tình trạng quỷ ám.Tôi hẳn sẽ không ngạc nhiên khi nghe những suy đoán như vậy từ giới những người Tin Lành của chính mình, nơi mà mức độ hiểu biết và thông thạo trong chiến trận thuộc linh may lắm thì ở mức độ nhỏ hơn. Nhưng sự ngạc nhiên đến khi tôi phát hiện rằng một số lượng đông đảo những người Ngũ tuần đã đồng ý với những người Tin Lành truyền thống về điểm này. Thật vậy, cách đây khá lâu một giáo phái Ngũ tuần đông đảo nhất trong tất cả là giáo phái Assemblies of God, đã cho ra đời một tuyên bố chính thức dài 15 trang nói về “Liệu những người tin Chúa đã được sanh lại có bị quỷ ám không?” Câu trả lời của họ là không. Sau khi làm việc qua những lập luận mang tính lịch sử và Kinh Thánh, tuyên bố này kết luận: “ Mưu chước tinh vi của ma quỷ là làm cho những con người chân thật kiện cáo các Cơ Đốc nhân ngày nay mắc một quỷ.” Tuyên bố này không phủ nhận ma quỷ là thật và có một số người bị quỷ ám, nhưng nó lập luận rằng chính việc một người bị quỷ ám là bằng chứng cho thấy người ấy không thể là một Cơ Đốc nhân chân chính. Bảng tuyên bố khẳng định: “Chỉ khi nào chúng ta bị cắt khỏi gốc nho và bị ném ra ngoài như là một nhánh chết thì Satan hoặc các quỷ sứ của nó mới nắm giữ chúng ta.” 14 Nếu tôi cảm thấy đây là một vấn đề thuộc tầm quan trọng thứ yếu, như Hội Thánh có thể làm báp tem bằng cách rảy nước không, hoặc chúng ta có thể

Page 129: Chuc vu chua lanh

phục vụ rượu thật ở tại tiệc thánh không, hoặc Chúa Giê-xu đến trước cơn đại nạn hay sau cơn đại nạn, thì tôi hẳn sẽ không đưa vấn đề này ra. Nhưng theo quan điểm của tôi đây là một vấn đề quan trọng trong chức vụ. Khi Chúa Giê-xu công bố chương trình của nước Trời ở tại nhà hội xứ Naxarét, một trong các chương trình của Ngài là “kẻ hà hiếp được tự do” (LuLc 4:19). Nếu những Cơ Đốc nhân ở giữa vòng những kẻ bị hà hiếp, họ phải được giải phóng. Tôi tin có một số người đang bị hà hiếp.SỰ PHIỀN NHIỄU Ở TẠI FULLER Sự phiền nhiễu mà tôi thấy mình bị lâm vào ở tại Chủng Viện Fuller, là điều tôi có nhắc đến ở đầu chương này, xoay quanh vấn đề này. Nhiều người trong số các đồng nghiệp của tôi, tôi nhanh chóng khám phá ra, đã đồng ý với Hội Assemblies of God. Một điều tôi đã học được qua toàn bộ vấn đề này đó là tôi cần phải nghiên cứu thấu đáo và chuẩn bị cho vấn đề này. Và tôi đã có. Kết quả cuối cùng đó là tôi vẫn cho rằng những Cơ Đốc nhân đã sanh lại có thể bị quỷ ám. Liệu tôi có sai lầm không? Có. Tôi sẽ là người đầu tiên thừa nhận rằng tôi đang lo lắng đối chọi quan điểm của mình với Hội Assemblies of God. Nhiều người trong số những bạn hữu tôi tôn trọng đã không đồng ý với tôi, và họ có lẽ là những người đúng. Vậy thì thế nào?Mặc dù ma quỷ đã bị đánh bại ở tại thập tự giá , nó vẫn chưa bước vào hồ lửa , và trong lúc đó nó vẫn là một kẻ thù đáng gờm .Như chúng ta đã thấy trước đây, ma quỷ đã bị đánh bại khi Chúa Giê-xu bước lên thập tự giá. Đức Thánh Linh, chứ không phải ma quỷ, cư trú trong mỗi người chúng ta là người đã tin Chúa. Phaolô viết rằng: “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao?” (ICo1Cr 6:19). Kết quả là chúng ta có thể quả quyết với lượng đức tin lớn rằng “Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian” (IGi1Ga 4:4). Kết hợp mọi điều này lại với nhau, bạn có thể có cơ sở vững chắc để kết luận rằng Satan hoặc các quỷ sứ nó không có thể nào làm khổ một Cơ Đốc nhân.Nhưng ngay cả những người đã lập luận như vậy cũng thường đưa điều này đến một cực đoan. Ví dụ, họ công nhận vai trò tích cực của Satan trong việc cám dỗ thậm chí những Cơ Đốc nhân để phạm tội. Một số cám dỗ đến từ thế gian và một số đến từ xác thịt, nhưng cũng có một số đến từ ma quỷ. Họ biết rằng Phierơ đang viết thư cho các Cơ Đốc nhân khi ông cảnh cáo họ phải chống cự ma quỷ, là kẻ như sư tử rống. Hằng ngày họ phải tìm cách mang lấy chiếc thuẫn đức tin “để anh em có thể dập tắt mọi tên lửa của kẻ dữ” (Eph Ep 6:16). Họ biết rằng, mặc dù ma quỷ đã bị đánh bại ở tại thập tự giá, nó vẫn chưa bắt đầu ở trong hồ lửa, vì vậy trong lúc này nó vẫn là một kẻ thù đáng gờm. Một số người, bao gồm cả Hội Assemblies of God, sẽ nói

Page 130: Chuc vu chua lanh

rằng mặc dầu Cơ Đốc nhân không thể bị quỷ ám, song họ có thể bị ức hiếp bởi ma quỷ. Với toàn bộ điều này, rốt lại có lẽ chúng ta cũng không ở quá xa nhau trong những quan niệm của mình.Theo khảo sát của tôi, tôi đã lưu ý một số điều. Ví dụ, hầu hết những người mà chính mình họ tham gia tích cực vào một chức vụ đuổi quỷ hoặc giải cứu đều khẳng định rằng Cơ Đốc nhân có thể bị quỷ ám. Vì một lý do nữa, tôi đã từng khám phá rằng một số những lãnh đạo Cơ Đốc đã thay đổi quan niệm của họ về vấn đề này trong những năm gần đây. Nhưng những thay đổi mà tôi nhận xét tất cả đều ở về cùng một phía, tức là từ chỗ một lần không tin ma quỷ có thể làm hại các Cơ Đốc nhân đến chỗ hiện nay khẳng định rằng chúng có thể và làm được.Ví dụ, mục sư nổi tiếng và là người viết sách Charles Swindoll đã nhắm vào câu hỏi này là liệu Cơ Đốc nhân có thể bị quỷ ám không bằng cách nói rằng: “Trong suốt một số năm, tôi đã thắc mắc vấn đề này, nhưng bây giờ tôi tin chắc rằng điều đó có thể xảy ra.” Trong chức vụ tư vấn của ông với các Cơ Đốc nhân, Swindoll nói: “Trong một vài trường hợp, tôi đã giúp đỡ họ trong tiến trình đau đớn để gỡ họ khỏi ma quỷ.” 15 Nhà truyền giáo Báptít ở miền Nam là James Robison cũng nói rằng có một thời gian ông không tin rằng Cơ Đốc nhân cần đến chức vụ giải cứu, cho đến khi ông đã được giải cứu khỏi một con quỷ mà đối với ông như là một móng vuốt trong đầu óc của ông.16 Edward Murphy thuộc Các Chiến Dịch Truyền Giáo Hải Ngoại đã làm chứng ông tưởng những Cơ Đốc nhân tự động được bảo vệ khỏi tình trạng quỷ ám, cho đến khi chức vụ của ông kinh nghiệm ở tại châu Mỹ Latinh và chức vụ tư vấn của ông với các sinh viên Cơ Đốc ở tại Trường Đại Học Biola đã đẩy ông đến việc tái xem xét lại quan điểm của mình.17 QUAN ĐIỂM CỦA FRED DICKASON Tôi có thể dẫn chứng những người khác, như là Paul Yonggi Cho, Michael Green,Kurt Koch, Francis MacNutt, Jack Hayford, John Wimber, David du Plessis, Charles Kraff, Derek Prince hoặc bất cứ những nhân vật Cơ Đốc nổi bật khác đã từng học tập bằng kinh nghiệm rằng Cơ Đốc nhân có thể bị quỷ ám, nhưng trường hợp mạnh mẽ nhất mà tôi vừa chứng kiến hỗ trợ ý tưởng cho thấy Cơ Đốc nhân có thể bị quỷ ám không đến từ một người Ngũ tuần hoặc một người thuộc nhóm ân tứ mà là từ một người Tin Lành truyền thống, C. Fred Dickason. Dickason là chủ tịch của Ngành Thần Học ở tại Học Viện Kinh Thánh Moody. Cuốn sách của ông Demon Possession and the Christian (Tình Trạng Quỷ Ám và Cơ Đốc Nhân ) bao gồm 350 trang lý luận chi tiết cách thận trọng. Dickason trước hết xem xét bằng chứng của Kinh Thánh. Ông chịu khó xem xét các đoạn văn trong Kinh Thánh đã từng được sử dụng qua nhiều năm để

Page 131: Chuc vu chua lanh

chứng minh rằng Cơ Đốc nhân không thể bị quỷ ám. Sau đó ông nghiên cứu tương tự với các đoạn Kinh Thánh đã được sử dụng cho sự lập luận ngược lại. Kết luận của ông là: Không bên nào thắng cả. Thực tế là, theo Dickason, chúng ta không thể tìm được bằng chứng dứt khoát theo Kinh Thánh hoặc ủng hộ hoặc chống lại việc người tin Chúa bị quỷ ám.Ông tiếp tục làm tương tự với các luận chứng về thần học và đi đến cùng một quyết định. Ông nói: “Từ những khảo sát và phân tích dành cho những luận chứng bênh vực và chống đối, chúng ta kết luận rằng chúng ta không thể nói với sự chính xác hợp lý rằng quan điểm nào là đúng.” 18 Bước kế tiếp của Dickason là quay sang những bằng chứng lâm sàng. Khi thực hiện, ông sử dụng một phân tích hết sức sáng tỏ. Ông giả định rằng trước khi đi đến thắc mắc là liệu Cơ Đốc nhân có thể bị quỷ ám không, hẳn sẽ ích lợi trước hết để đưa ra câu hỏi: Liệu Cơ Đốc nhân có bị ung thư không? Kinh Thánh nói gì về vấn đề này? Vâng, Kinh Thánh nói rằng bệnh tật là thật, và nó bắt đầu làm khổ dòng dõi loài người như là một hậu quả của tội lỗi, và rằng Cơ Đốc nhân và người không tin Chúa đều có thể mắc bệnh giống nhau. Nhưng không có đoạn nào trong Kinh Thánh nói đến vấn đề là Cơ Đốc nhân có mắc ung thư hay không. Trong trường hợp đó, chúng ta được chứng minh là đúng trong việc quay sang kinh nghiệm của loài người và xem xét bằng chứng lâm sàng. Điều này không đặt kinh nghiệm con người vào một mức độ bằng với hoặc ở trên sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Khi Kinh Thánh cho chúng ta sự dạy dỗ rõ ràng về một vấn đề nhất định, thì chúng ta giải thích kinh nghiệm con người theo ánh sáng của sự mặc khải. Nhưng khi Kinh Thánh không nói rõ về một vấn đề nào đó, thì hợp lệ cho chúng ta để học tập và áp dụng điều chúng ta học tập từ kinh nghiệm con người, miễn là những kết luận của chúng ta không đi ngược lại với Kinh Thánh.Bằng chứng lâm sàng cho thấy có nhiều người xưng nhận đã được sanh lại, là những thành viên tốt của Hội Thánh, là những người được kể là Cơ Đốc nhân bởi những người khác, thật sự cũng đã mắc ung thư. Vậy thì điều này bỏ chúng ta lại ở đâu? Nếu chúng ta đã quyết định trước thời điểm rằng Cơ Đốc nhân không thể mắc ung thư, thì rõ ràng là không ai mắc ung thư có thể là Cơ Đốc nhân cả, bất chấp điều người ấy suy nghĩ. Sự lập luận như vậy rõ ràng là lố bịch. Chỉ vì Kinh Thánh không nói trực tiếp rằng Cơ Đốc nhân có thể mắc ung thư thì chưa đủ bằng chứng để chối bỏ sự thật.Nhưng, Fred Dickason chỉ ra sự lý luận tương tự được sử dụng để lập luận rằng Cơ Đốc nhân không thể bị quỷ ám. Thật thế, Kinh Thánh không nói trực tiếp rằng họ có thể bị. (mặc dầu có một số câu Kinh Thánh mạnh mẽ nghiêng về hướng ấy). Nhưng bằng chứng lâm sàng thật sự chứng tỏ rằng

Page 132: Chuc vu chua lanh

những người bởi sự nhất trí chung bày tỏ những dấu hiệu của một Cơ Đốc nhân đích thực đã từng bị và hiện nay vẫn bị quỷ ám.Để bắt đầu, Dickason đã viện dẫn chính chức vụ của ông, ông nói: “Từ năm 1974 đến 1987 tôi đã đối đầu với ít nhất 400 trường hợp những người là Cơ Đốc nhân thực thụ cũng đã bị quỷ ám.” Mặc dầu ông thừa nhận mình không phải là người không mắc sai lầm, nhưng ông quả quyết: “Tôi biết các dấu hiệu của một Cơ Đốc nhân và các dấu hiệu của một người bị quỷ ám.” 19 Trong rất nhiều trường hợp sự chẩn đoán của chính ông đã được khẳng định bởi các mục sư, các nhà tâm lý, và những người điều trị bệnh tâm thần. Ông cung cấp nhiều bằng chứng ví dụ cụ thể xác thực bổ sung cho giá trị của cuốn sách tuyệt vời của ông.Trước khi tiếp tục, tôi biết một số người sẽ nói: “Được thôi, Wagner không chứng minh được theo Kinh Thánh rằng những Cơ Đốc nhân có thể bị quỷ ám.” Về một mặt thì điều đó đúng, nhưng mặt khác thì không đúng. Mặc dầu không có đoạn Kinh Thánh nào bàn trực tiếp đến vấn đề này, nhưng một số trưng dẫn gián tiếp quan trọng không thể bị bỏ qua. Khi Phaolô, trong Eph Ep 6:1-24, cho chúng ta biết rằng không phải chúng ta chiến đấu với xác thịt và huyết, mà là cùng các thế lực, các chủ quyền và các thần dữ ở các nơi trên trời, chúng ta phải nhận biết rằng ông đang viết cho các Cơ Đốc nhân. Ông nói rằng chúng ta phải mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời (xem Eph Ep 6:13) và rằng những tên lửa của kẻ dữ đang bắn vào chúng ta (xem 6:16). Nói cách khác, ma quỷ có thật và Cơ Đốc nhân cần phải cẩn thận đặc biệt để bảo vệ chính họ. Nếu không, họ có thể bị làm hại. Thật khó mà hiểu đoạn Kinh Thánh này theo một cách khác.Tương tự, Phierơ cũng cảnh cáo những anh em Cơ Đốc hãy tiết độ và tỉnh thức bởi vì “kẻ thù nghịch anh em là ma quỷ như sư tử rống đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (IPhi 1Pr 5:8). Tôi đã nói điều này rồi, nhưng tôi cảm thấy cần phải nhắc lại. Nói theo thần học, ma quỷ không toàn tại - duy có Đức Chúa Trời toàn tại. Ma quỷ không đích thân làm các công việc ác của nó mà giao cho vô số các quỷ sứ nó. Vì vậy, Phierơ tiếp tục nói với các Cơ Đốc nhân rằng chúng ta phải chống cự ma quỷ (xem 5:9), một kết luận hợp lý là ông đang muốn bảo chúng ta phải chống cự ma quỷ. Nếu như Cơ Đốc nhân không bị ma quỷ làm hại thì vì sao Kinh Thánh nhấn mạnh điều đó?Tôi không nói điều này để làm cho Cơ Đốc nhân sợ, mà tôi nói ra để chúng ta được cảnh tỉnh. Nói về Satan, Martin Luther đã nói trong “Chúa vốn bức thành kiên cố” rằng “thúc thủ khi Christ phán một lời.” Lời ấy chính là Chúa Giê-xu, và quyền phép của Chúa Giê-xu, được thực hiện qua Đức Thánh Linh, là lớn hơn bất cứ điều gì ma quỷ có thể đối đầu.CÁC LINH LÃNH THỔ

Page 133: Chuc vu chua lanh

Việc biết rằng Cơ Đốc nhân có thể bị quỷ ám và rằng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta uy quyền và quyền phép để giải phóng họ khỏi sự áp bức sẽ ích lợi rất nhiều khi chúng ta tìm cách áp dụng những sự hiểu biết đến từ làn sóng thứ ba vào chính Hội Thánh của mình. Nhưng còn về trọng tâm hướng ra bên ngoài của chức vụ chúng ta thì sao? Còn về việc giảng Tin Lành cho người hư mất? Việc đi vào thế gian để đem Tin Lành đến với những nhóm người chưa biết Chúa Giê-xu? Liệu làn sóng thứ ba có giúp được chúng ta ở những lãnh vực này không?Tôi tin rằng được theo nhiều cách. Tất cả những gì tôi đã nói về việc truyền giáo bằng quyền phép là để áp dụng ở đây. Chúng ta đã thấy rằng các dấu kỳ và các phép lạ đang giúp đưa một số lớn người vào nước Trời khắp nơi trên thế giới. Ở nhiều nơi bí quyết để rao giảng Tin Lành chính là sự đối đầu bằng quyền phép. Nhưng có một loại đối đầu bằng quyền phép ngấm ngầm có tiềm năng lớn đối với việc tăng tốc công cuộc truyền giáo thế giới mà những nhà lãnh đạo Cơ Đốc dường như biết tương đối ít về nó. Tôi muốn nói đến việc bẻ gãy quyền lực của các tà linh lãnh thổ.Chúng ta đọc thấy trong IICo 2Cr 4:4 rằng Satan có thể thành công trong việclàm mù tâm trí của những người không tin để họ không nhận được Tin Lành. Điều này chắc chắn ám chỉ đến những cá nhân, nhưng liệu đó có phải cũng ám chỉ đến những lãnh thổ không? Có thể điều này hàm ý các quốc gia chăng? Các tiểu bang chăng? Các thành phố chăng? Các nhóm văn hóa chăng? Các bộ tộc chăng? Các mạng lưới xã hội chăng? Trong ngụ ngôn về người gieo giống, Chúa Giê-xu đã phán rằng hạt giống của Lời Chúa rơi trên đất không đem lại kết quả, bởi vì “quỷ Satan đến, cướp lấy đạo đã gieo trong lòng họ đi” (Mac Mc 4:15). Lý thuyết về sự tăng trưởng Hội Thánh đã từ lâu nhận ra được hiện tượng của những con người chống đối. Có lẽ đây ít ra cũng là thuộc loại chống đối gây ra do sự làm việc trực tiếp của các thế lực ma quỷ không?Chiến Trận Lớn Nhất của Sumrall Để minh họa, chúng ta hãy xem xét một sự kiện đầy kịch tính xảy ra cách đây mấy năm ở tại Philippines dưới chức vụ của Lester Sumrall. Ông kể lại rằng ông đã tiếp tục sứ mạng truyền giáo mở rộng cho người Philippines, bởi vì ông cảm biết đã nghe được một lời trực tiếp từ Đức Chúa Trời bảo ông hãy đi và những việc lớn sẽ xảy ra. Nhưng sau 5 tháng truyền giảng, chỉ có năm người được cứu. Rõ ràng, có điều gì đó đã trục trặc.Một buổi tối nọ, Sumrall nghe một chương trình phát thanh đề cập đến một người tên là Clarita Villanueva bị giữ trong Khám đường Bilibid. Một sinh vật nào đó mắt không thấy được dường như đang cắn bà, để lại những dấu răng sâu trên cổ, trên cánh tay và cẳng chân. Bà thường cư xử như một con thú, cắn xé, cào cấu và đấm đá các bác sĩ. Phương tiện truyền thông đã mô tả

Page 134: Chuc vu chua lanh

tình trạng của bà. Suốt trong giờ phát thanh đó, Sumrall cảm thấy Chúa đang kêu gọi mình hãy đi đến nhà tù này và đuổi quỷ cho bà ta. Ông đã cầu nguyện suốt đêm hôm đó, và sáng hôm sau ông đến xin phép thị trưởng. Vị thị trưởng nói rằng bà ta là một phù thủy và không ai được phép đến gần. Nhưng sau khi đã ký vào một giấy phép hợp pháp, ông được đưa đến phòng giam của bà. Giây phút trông thấy bà, một trong các quỷ đã nói bằng tiếng Anh (mặc dầu người đàn bà này bản thân không hề nói tiếng Anh): “Ta không thích mày!” Nó rủa sả Sumrall, Đức Chúa Trời và huyết của Chúa Cứu Thế. Sumrall nói: “Tôi đã bước vào một chiến trận lớn nhất trong đời mình,” nhưng nhờ quyền phép của Đức Thánh Linh ông đã đuổi được các quỷ và dẫn bà đến với Chúa Cứu Thế. Sumrall kể lại rằng: “150.000 người đã kinh nghiệm sự cứu rỗi bởi phép lạ lớn lao này” và “kể từ ngày đó Philippines đã có phục hưng.” 20 Tôi không chắc liệu sự thật là có phải quyền lực của một hoặc nhiều tà linh lãnh thổ đã bị bẻ gãy vào thời điểm đó hay không. Nhưng trong những năm gần đây, mức độ phát triển Hội Thánh đã tăng tốc đáng kể ở tại Philippines. Tôi viện dẫn biến cố này bởi vì tôi tin nó là một loại chức vụ mà chúng ta cần phải xem xét nghiêm túc hơn là nhiều người trong chúng ta đã từng có trong quá khứ. Tôi phải cho việc sử dụng sự giải cứu của Clarita Villanueva như là một giả định để một số thay đổi phổ quát có thể xảy ra, sẽ là một con đường tìm kiếm đầy kết quả cho công cuộc truyền giáo và sự tăng trưởng của Hội Thánh.Các Tà Linh Argentina Trong số các bạn hữu của cá nhân tôi, người từng có kinh nghiệm nhiều nhất trong việc xử lý các tà linh lãnh thổ là một người Argentina, Omar Cabrera, mục sư của Hội Thánh Khải Tượng Tương Lai. Một nét độc đáo của Hội Thánh ông là nó không bị tập trung hóa, nhóm lại đồng thời trong hơn 40 thành phố khắp các khu vực trung ương của Argentina. Omar và vợ ông, là Marfa, đi 7.000 dặm một tháng, hầu hết là bằng xe gắn máy, dẫn dắt Hội Thánh, với số lượng thành viên vào khoảng 145.000 người. Làm thế nào mà ông đưa Hội Thánh mình vào một vị trí mới như vậy?Công việc quan trọng bao quát của ông, sau khi một địa điểm có tiềm năng đã được chọn, là đăng ký một khách sạn và biệt riêng mình trong một căn phòng để cầu nguyện và kiêng ăn. Thường ông mất từ hai đến ba ngày đầu để Thánh Linh thanh tẩy chính mình, để giúp ông từ bỏ chính mình và hiệp một với Chúa Giê-xu. Ông cảm thấy ông “lìa khỏi thế gian” và ở trong một lãnh vực khác, nơi chiến trận thuộc linh diễn ra. Những cuộc tấn công của kẻ thù đôi khi trở nên ác liệt. Ông thậm chí thấy được một số tà linh trong hình dạng thuộc thể. Mục tiêu của ông là học biết tên của chúng và bẻ gãy quyền lực của chúng trên thành phố. Thường phải mất từ năm đến tám ngày, nhưng

Page 135: Chuc vu chua lanh

đôi khi nhiều hơn nữa. Một lần ông dành 45 ngày trong chiến trận. Nhưng khi đã kết thúc, những người tham dự các buổi nhóm thường xuyên được cứu và được chữa lành thậm chí trước khi ông rao giảng hoặc cầu nguyện cho họ.Trở lại chương 3, tôi đã mô tả sự phát triển lớn lao của các Hội Thánh ở tại Argentina ngày nay và công cuộc truyền giảng bằng quyền phép đang cặp theo. Tôi đã nói chuyện hàng giờ với những người bạn như Omar Cabrera và Edgardo Silvoso, lắng nghe họ phân tích điều dường như nằm đằng sau sự hành động phi thường của Đức Chúa Trời trong quốc gia đó kể từ cuộc chiến tranh ở Quần Đảo Falkland vào năm 1982. Một giả định liên quan trực tiếp đến những loại tranh chiến vũ trụ mà tôi mô tả sau đây.Vào thời Juan Peron cai trị quốc gia này, ông đã sử dụng một thầy phù thủy làm người tư vấn quan trọng của mình là Jose Lopez Rega, vốn là một thâỳ tế cấp cao của khuynh hướng thông linh Macumba. Silvoso thuật lại rằng Lopez Rega là quyền lực thống trị thật sự của chính phủ, xâm nhập vào phương tiện truyền thông đại chúng, giới doanh nghiệp và quân sự. Một làn sóng các hoạt động ma quỷ đã quét qua đất nước. Người ta làm chứng lại trên các chương trình ti vi quốc gia về cách họ đã được phù trợ bởi Macumba. Đáng buồn thay, cộng đồng Tin Lành không được trang bị để xử lý tất cả những vấn đề như vậy. Như Silvoso đã nói với tôi: “Chúng ta có giáo lý vững chắc, nhưng chúng ta đã không có quyền phép để đấu địch lại các thế lực ma quỷ.” Hội thánh đã không phát triển đáng kể trong nhiều thập kỷ.Có lời đồn rằng khi Lopez Rega rời bỏ chính phủ, ông đã để một lời nguyền rủa trên Argentina dẫn đến tình trạng hung ác vô nhân đạo dưới quyền cai trị của quân đội từ năm 1976 đến 1981. Nhân quyền là điều không ai biết đến. Hàng ngàn người đã hoàn toàn biến mất, hiện nay mới được biết là đã bị cưỡng hiếp, hành hạ, giết chết dã man và bị ném vào những khu mồ chôn bí mật tập thể, hoặc bị ném xuống sông. Thế rồi, thay đổi đến vào năm 1982. Điều chính xác đã xảy ra trong lãnh vực vũ trụ vào năm 1982 chúng ta chưa biết. Nhưng hơn bất cứ nơi nào khác mà tôi biết, những nhà lãnh đạo Cơ Đốc nổi bật ở tại Argentina như là Omar Cabrera, Carlos Annacondia, Hector Gimenez và những người khác, công khai thách thức và rủa sả Satan cùng các thế lực ma quỷ của nó cả trong sự cầu nguyện riêng lẫn ở trên các tòa giảng trước công chúng. Toàn bộ quốc gia này rõ ràng đang tham gia vào một cuộc đối đầu bằng quyền phép mang tầm cỡ đứng đầu thế giới.Các Tà Linh ở Những Vùng Đất Khác Lần đầu tiên khi gặp Omar Cabrera cách đây mấy năm tôi băn khoăn không biết chức vụ bẻ gãy quyền lực tà linh lãnh thổ của ông là điều độc đáo hay là điều mà những người khác cũng có thể king nghiệm phần nào về quyền lực

Page 136: Chuc vu chua lanh

ấy. Kể từ đó, khảo sát của tôi đã tìm được một số những lời tường thuật từ các phần đất khác nhau trên thế giới dường như khẳng định tính thực tế của điều mà chúng ta đang nói đến. Ví dụ, Timothy Warner thuộc Trường Trinity Evangelical Divinity tin rằng những nhà truyền giáo tiên phong đặc biệt cần được chuẩn bị để bẻ gãy quyền lực của các tà linh đang thống trị các lãnh thổ. Ông kể lại những vụ việc từ những nhà truyền giáo ở Canada đi đến Ấn Độ và Papua Tân Guinea là nơi điều này thật sự đã được thực hiện. 21 Mục sư Cho Yonggi kể lại cuộc phỏng vấn với một vị giám mục Trưởng Lão người Hoa Kỳ, là người đã kinh nghiệm một chức vụ khô khan, không kết quả giữa vòng quân đội tại Đức, nhưng tại Triều Tiên “thình lình trời mở ra và Đức Thánh Linh tuôn đổ.” Mục sư Cho nói rằng ở tại Đức “các quyền lực trên trời không bị bẻ gãy bởi vì Hội Thánh Đức đã không cầu nguyện.” Còn ở Nam Triều Tiên “bầu không khí”lại khác, bởi vì các lực lượng tà linh trong vũ trụ đã bị bẻ gãy. Ông Cho nói ở tại Nam Triều Tiên: “Không có sự ô nhiễm lớn lao như vậy bởi vì chúng tôi là một Hội Thánh đang cầu nguyện.” Ông viện dẫn các buổi nhóm cầu nguyện sáng sớm, và các buổi nhóm cầu nguyện thâu đêm và những hòn núi cầu nguyện toàn bộ giữ một phần lớn trong đời sống của Hội Thánh người Triều Tiên. 22 Jack M. Chisholm, mục sư ở tại Glendale, California của Hội Thánh Trưởng Lão, đã thực hiện một chuyến đi khảo sát đến Triều Tiên. Trong số nhiều bài học về sự tăng trưởng và sự phục hưng mà ông đã học được là sự xác quyết mới phát hiện của ông đó là chúng ta cần phải có năng lực để “xử lý các thành lũy, đánh hạ các tường thành, và giải phóng con người.” Ông tin rằng làn sóng mới của quyền phép Đức Thánh Linh mà nhiều người trong chúng ta đang tìm kiếm “sẽ đánh gãy xương sống các tổ chức của ma quỷ đang trói buộc các dân tộc cũng như con người trong tình trạng nô lệ.” 23 Bill Jackson thuật lại trong tạp chí World Christian về một cặp vợ chồng người truyền giáo ở tại Thái Lan, đã không thấy kết quả trong nhiều năm cho đến khi họ quyết định dành ra một ngày trong tuần để đi vào rừng và giao chiến với các tà linh lãnh thổ trong chiến trận. Một làn sóng của những sự quy đạo đã theo sau. Jackson tin rằng hàng ngàn người chưa được nghe Tin Lành hiện nay đang ở dưới móng vuốt trực tiếp của Satan và “Tin Lành sẽ không tiến lên phía trước giữa vòng những người này cho đến khi chúng ta cột trói được những tà linh đang cột trói họ, các lực lượng lừa dối ấy dầu là Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo hoặc bất cứ số đông vô số nào của các lực lượng khác.” 24 Trong những năm gần đây, các Hội Thánh đã và đang phát triển nhanh chóng ở tại Brazil, nhưng hết sức chậm chạp ở tại nước láng giềng Uruguay. Một nhà truyền giáo tôi gặp gỡ là Ralph Mahoney thuộc World MAP đã có

Page 137: Chuc vu chua lanh

một kinh nghiệm lạ lùng khi ông phát các truyền đạo đơn trong một thị trấn nhỏ thuộc biên giới giữa Brazil và Uruguay, nơi con đường chính phân chia hai quốc gia. Ông phát hiện rằng bên phía Uruguay, không ai chấp nhận các truyền đạo đơn, trong khi người ta chấp nhận với lòng biết ơn bên phía Brazil cũng thuộc con đường ấy. Và những người từ chối các sách truyền đạo đơn bên phía Uruguay sẽ thay đổi thái độ của họ và tiếp nhận chúng ở bên phía đường Brazil. Lời giải thích của nhà truyền giáo này đó là “khi băng qua đường họ đã thoát ra khỏi sự bao phủ của quyền lực tối tăm ở tại Uruguay để bước vào một đất nước mà đã kinh nghiệm phần lớn sự tháo gỡ của bức màn che phủ ấy.” 25 TÊN CHÚNG LÀ GÌ? Mark I. Bubeck nhìn thấy Satan như là tên tổng tư lệnh trong các lực lượng của sự tối tăm, dẫn đầu một cơ cấu các tà linh có thứ bậc. Quyền lực mạnh nhất là các chủ quyền hoặc các vua. Bubeck hiểu rằng chúng có quyền lực lớn và một mức độ hành động độc lập nhất định nào đó. Dưới chúng là các thế lực “có lẽ là đông hơn và ở mức độ nào đó kém độc lập và kém sức mạnh hơn là vua chúa.” Kế đến là những kẻ cầm quyền sự tối tăm phục vụ như là các quan chức ở cấp độ thấp hơn. Cuối cùng là đến các thần dữ hoặc các quỷ sứ. 26 Các công tác về lãnh thổ được phân phối trong hệ thống thứ bậc này như thế nào cho đến nay vẫn chưa rõ. Có lẽ sự khảo sát sâu rộng hơn sẽ cung cấp một số câu trả lời. Đồng nghiệp của tôi là Charles Kraft đã làm việc với nhà tâm lý học người Costa Rica là Rita Cabezas de Krumm, người đã giữ chức vụ giải cứu rộng lớn trong một thời gian. Những báo cáo mà Kraft có được từ nơi bà cung cấp những chứng cứ bao quát nhất mà tôi từng thấy về đặc điểm của các tà linh thuộc loại hàng đầu.Trong một cuộc chiến trận kéo dài hai tiếng đồng hồ với một con quỷ tên là Asmodeo, con quỷ đã tự nhận mình là một trong số sáu chúa quỷ phục vụ ngay dưới quyền Satan, kẻ chúng coi là vua. Mỗi con trong số sáu con quỷ này, hắn nói, trông nom một loại công việc nhất định, bản thân Asmodeo được giao cho các thói xấu, ma túy, đồng tính luyến ái, ngoại tình, hủy phá hôn nhân và chứng ăn vô độ. Trong những nơi khác, sáu chúa quỷ này có thể mang những tên khác nhau, nhưng những con kia có thể được nhận biết là Damian, Beelzebub, Nosferasteus, Arios và Menguelesh. Bởi vì các quỷ đều nói dối, người ta sẽ không biết chính xác phải tin bao nhiêu vào những thông tin này, nhưng tôi tin rằng nó đáng được khảo sát tiếp tục bởi vì đích thân bà Rita Cabezas đang tiến hành.Paul Lehmann, một nhà truyền giáo cho Zaire với tổ chức Truyền Giáo Phúc âm Liên hiệp, mới đây đã phát hành một bảng danh sách tên các quỷ mà ông đã đuổi ra khỏi một thầy mo tên Tata Pembele. Chúng bao gồm Người Canh

Page 138: Chuc vu chua lanh

Gác Các Tổ Tiên, Linh Du Lịch, Người Nuôi Kẻ Chết, Người Giải Cứu khỏi Phù Phép, Tiếng Của Tử Thần, Kẻ Gieo Bệnh Tật, Tê Liệt, Kẻ Hủy Diệt Trong Nước, Kẻ Chữa Lành và nhiều tên khác. Qua chúng, thầy mo đã làm được phù phép lớn. 27 Các phù thủy ở tại khu vực Los Angeles tụng kinh với Isis, Astarte, Hecate, Demeter, Kali và Innana. Những người khác cúi đầu trước Cerridwen, Mẹ của Đất và Cernunnos, Cha của Rừng. Paul Kauffman đã nhận ra một tà linh đứng đầu Thái Lan là Narai. Những người Ấn Độ thuộc vùng Andes đã thừa nhận quyền lực của Pachamama, Inti và Viracocha. Một số người Mễ Tây Cơ cảm thấy vị thần chiến tranh Aztec là Huitzilopochtil vẫn còn thi hành quyền lực.Tên của hai linh lãnh thổ rõ ràng đã được nhắc đến trong Đaniên đoạn 10. Ông nói đến một thiên sứ của Đức Chúa Trời đã đến để giúp đỡ ông, nhưng bị trì hoãn vì chiến trận thuộc linh với “vua chúa của nước Pherơsơ” (câu 13, cũng xem câu 20) và kẻ về sau mong đợi một cuộc chiến trận tương tự với “vua của nước Gờréc” (câu 20). Phaolô nhắc đến họ như là các chủ quyền và các thế lực và “các thần dữ ở các miền trên trời” (Eph Ep 6:12).LINH CỦA MERIGILDO Edgardo Silvoso là vị diễn giả ở tại một trong các kỳ dưỡng linh cầu nguyện mới đây của chúng tôi được tổ chức tại Hội Thánh Lake Avenue Congregational ở Pasadena, California. Một trong các chủ đề hàng đầu của ông là chiến trận thuộc linh. Ông thuật lại thể nào vào năm 1985 ông và một số bạn hữu đã lấy một cái bản đồ, vẽ một vòng tròn có bán kính 100 dặm xung quanh trung tâm huấn luyện lãnh đạo Harvest Evangelism của ông ở gần Rosario, Argentina, và khám phá trong 109 thị trấn bên trong vòng tròn không có thị trấn nào có nhà thờ Tin Lành cả. Sau đó, họ phát hiện rằng trong thị trấn Arroyo Seco, có một tay phù thủy tên là Merigildo đã thực hành các quyền lực lớn một thời gian lâu. Ông ta đã huấn luyện 12 đồ đệ, và khi chết, ông đã chuyển giao quyền lực cho một suối nước. Một khi điều này đã được phát hiện, các lãnh đạo Cơ Đốc trong khu vực, những người Ngũ tuần và phi Ngũ tuần. Đã nhóm lại với nhau trong một buổi nhóm cầu nguyện để tiến hành chiến trận thuộc linh. Silvoso tường thuật rằng đó là một buổi nhóm cầu nguyện mạnh mẽ nhất mà ông từng tham dự. Họ đã nhơn danh Chúa Giê-xu nắm lấy quyền tể trị trong khu vực. Sáu người trong số họ sau đó đến sở chỉ huy của Merigildo thuộc Arroyo Seco, Silvoso cũng ở trong số này. Họ đã công bố cho mọi người rằng hắn ta đã bị đánh bại bởi huyết của Chúa Cứu Thế, hướng mũi xe của họ đến các khu nhà thuộc cơ quan đầu não, và nhơn danh Chúa Giê-xu hủy phá quyền lực kẻ ác.Kết quả thế nào? Trong vòng chưa đầy ba năm sau khi quyền lực của

Page 139: Chuc vu chua lanh

Merigildo bị bẻ gãy, 82 trong số 109 thị trấn đã có một nhà thờ Tin Lành, và nhiều nhà thờ nữa đã được nhanh chóng thành lập.Còn có nhiều điều nữa để học về việc chống cự ma quỷ. Chúng ta có nhiều thắc mắc và không đủ những câu trả lời. Nhưng một câu trả lời mà chúng ta thật sự có đó là Chúa Giê-xu đang xây dựng Hội Thánh của Ngài, và quyền phép của Đức Thánh Linh có dư để “khiến cho các cửa âm phủ không thắng được Hội Thánh” (Mat Mt 16:18).

Ghi chú

1. Francis MacNutt, Healing (Notre Dame, IN: Ave Maria Press, 1974), p. 208.2. Michael Green, I Believe in Satan’s Down fall (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1981), p. 10.3. John Wimber, “The Reality of Spiritual Warfare,” First Fruits, Nov. 1984, p. 3.4. H. Newton Malony, “Diseased, Deluded, Depraved, Demonized: Options in diagnosis for religious mental health professionals,” paper presented at the annual meeting of the American Academy of Religion, Anaheim, CA, Nov. 1985, p. 135.5. Trong cùng tác phẩm.6. Colin Brown, editor, The New International Dictionary of New Testament Theology (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1975), Vol. 1, p. 453.7. John Wimber with Kevin Springer, Power Healing (San Francisco: Harper and Row, 1987), p. 109.8. Valdemar Kroker, “Spiritism in Brazil,” Mission Focus, Mar. 1987, p. 1.9. Cùng tác phẩm, trang 5.10. John Maust, “The Land Where Spirits Thrive,” Christianity Today, Dec. 13, 1985, p. 50.11. Kroker, “Spiritism in Brazil,” p. 1.12. Maust, “The Land,” p. 50.13. Michael Harper, Spiritual Warfare (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1986), p. 33.14. General Presbytery of the Assemblies of God, “Can Born-Again Believers Be Demon Possessed?” Springfield, MO, May 1972, p. 15.15. Charles R. Swindoll, Demonism (Portland, OR: Multnomah Press, 1981), pp. 18,19.16. James Robison, “Set Free From Thoughts That Destroy,” People of Destiny, Mar./Apr. 1986, pp. 12-15.17. Edward Murphy, “What is the Devil Doing to Believers?” Christian Life,

Page 140: Chuc vu chua lanh

Feb. 1983, pp. 52-55.18. C. Fred Dickason, Demon Possession and the Christian, (Chicago: Moody Press, 1987), p. 147.19. Cùng tác phẩm, trang 175.20. Lester Sumrall, “Deliverance: Setting the Captives Free,” World Harvest, July./Aug. 1986, p. 7.21. Timothy M. Warner, “Power Encounter with the Demonic,” Evangelism on the Cutting Edge, Robert E. Coleman, ed. (Old Tappan, NJ: Fleming H. Revell Co., 1986), pp. 98,99.22. Paul Yonggi Cho and C. Peter Wagner, eds., Church Growth Manual No. 1, Seoul: Church Growth International, 1986, p. 41. 23. Jack M. Chisholm, “Go to Korea and Learn From Them,” The Foreunner, June 1984, p. 23. 24. Bill Jackson, “Waging War,” World Christian, Jan./Feb. 1985, p. 11.25. Ralph Mahoney, “The Covering of Darkness,” World MAP Digest, Mar./Apr. 1983, p. 3.26. Mark I. Bubeck, The Adversary (Chicago: Moody Press, 1975), pp. 72,73.27. Paul Lehmann, “Invading Satan’s Territory,” The Alliance Witness, Mar. 18, 1987, p. 19.

THỰC HIỆN CHỨC VỤ CHỮA LÀNH TRONG HỘI THÁNH CỦA BẠN

Bằng chứng của làn sóng thứ ba nằm ở việc làm. Đức tin là điều cần thiết, nhưng đức tin mà không có việc làm thì chết. Cho đến nay, tôi đã dành phần lớn thì giờ nhằm gây dựng đức tin qua quyển sách này. Chúng ta đã thấy làn sóng thứ ba là thật, rằng sự truyền giảng bằng quyền phép đang tạo được một sự ảnh hưởng lớn mạnh trong khắp thế giới ngày nay, các dấu kỳ và phép lạ là một phần của lối sống nước Trời, Chúa Giê-xu đã chuyển giao quyền phép Ngài cho các môn đệ, kể cả chúng ta, và một phần trong việc hầu việc Chúa là phải tham gia vào chiến trận thuộc linh.Câu hỏi bây giờ là: Liệu tất cả những điều này có xảy ra trong Hội Thánh của bạn qua cuộc đời và chức vụ của bạn không? Tôi tin câu trả lời là có.Như tôi đã đề cập ở trước, ước mơ của tôi là đến cuối thế kỷ này, các chức vụ công khai rõ ràng của việc cầu nguyện cho người đau sẽ phổ biến trong các Hội Thánh khắp thế giới như Trường Chúa Nhật hiện nay vậy. Điều đó sẽ xảy ra bởi vì, trừ khi tôi nhầm, đây là một trong những điều quan trọng mà Đức Chúa Cha đang thực hiện ngày nay. Có hàng trăm ngàn Hội Thánh Ngũ tuần và ân tứ đã cầu nguyện cho người bệnh trong các Hội Thánh từ nhiều thập kỷ nay rồi. Nhiều Hội Thánh thuộc làn sóng thứ ba cũng đang tới

Page 141: Chuc vu chua lanh

chỗ tham dự vàochức vụ này Nhưng, ít nhất là tại đây, Hoa Kỳ, đại đa số các Hội Thánh vẫn chưa đưa sự chữa lành thiên thượng vào các chủ trương chức vụ của họ. Chương này chủ yếu là dành cho các Hội Thánh ấy.Câu hỏi: “Làm thế nào để có một chức vụ chữa lành mà không làm cho Hội Thánh của bạn bị dội,” là điều đáng chú ý. Nhiều người cười thầm khi lần đầu nghe đến điều đó bởi vì phần nào gián tiếp, nó đụng chạm một trong những lãnh vực gây rắc rối lớn của một số khuôn mẫu chữa lành mà tất cả chúng ta đều đã thấy, ấy là, chúng có khuynh hướng gây chia rẽ. Ai là người chưa từng nghe những câu chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp về các chức vụ chữa lành đã phân rẽ các Hội Thánh địa phương, gây tàn phá trong các buổi nhóm hàng năm của giáo phái, làm đảo lộn các tổ chức bên cạnh Hội Thánh và gây ra những mối thù oán cá nhân lâu dài giữa các anh em chị em Cơ Đốc ở mọi cấp độ? Kết quả là, dựa trên cơ sở ấy, nhiều Hội Thánh đã quyết định rằng họ sẽ không đâm đầu vào sự phiền nhiễu của việc ủng hộ sự chữa lành bởi đức tin nữa. Và cái nhìn tiêu cực của họ sẽ không được thay đổi trừ khi bằng cách nào đó họ hiểu rằng sự chữa lành có thể được thực hiện với những kết quả tích cực, chứ không phải tiêu cực, trên Hội Thánh của họ. Một trong những mục tiêu của làn sóng thứ ba là nhằm giúp thay đổi những thái độ tiêu cực này.VÌ SAO PHẢI CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI ĐAU? Một trong những khẩu hiệu của Robert Schuller đã trở thành một phần của trang thiết bị tinh thần của những người lãnh đạo Cơ Đốc khắp quốc gia là: “Bí quyết của sự thành công là tìm được một nhu cầu và đáp ứng nhu cầu ấy.” Điều này được mọi người ưa chuộng bởi vì nó rất đúng.Sức khỏe tốt là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết mọi người. Những quan sát chung bản thân nó cho chúng ta biết điều đó. Chỉ cần nhìn qua lưu lượng tiền chi thu hàng năm của các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, bạn sẽ khẳng định điều đó. Khi chúng ta liệt kê những ngành nghề đem lại sự giàu có, bác sĩ, các nhà tâm lý học và các nha sĩ tự nhiên được kể vào. Ngoài ra, một khảo sát mang tính khoa học mới đây của Cuộc Trưng Cầu dân ý và những tổ chức sáp nhập với nó trong các quốc gia khác đã cho chúng ta sự củng cố có tính thống kê. Họ đã phát hiện rằng trong sáu quốc gia trên thế giới, tầm quan trọng của sức khỏe đứng hàng đầu giữa vòng các mối quan tâm của con người, việc điều hành gia đình đứng sát hàng thứ nhì. Các Hội Thánh đã biết điều này rồi, nếu bạn suy nghĩ đến nó. Hãy kiểm tra bảng liệt kê các vấn đề cầu nguyện công khai được nêu lên trong các Hội Thánh vào bất cứ một tuần lễ nhất định nào đó. Hoặc là những nan đề cầu nguyện được chia sẻ bằng miệng vào buổi nhóm cầu nguyện tối thứ tư, được in trên những tờ nêu vấn đề cầu nguyện đặc biệt, được liệt kê trong tờ thông báo của ngày Chúa nhật hoặc được công bố trước tòa giảng, 70 đến 90 phần

Page 142: Chuc vu chua lanh

trăm đều có liên quan đến sức khỏe. Việc cầu nguyện cho người đau đã là một phần trong chức vụ của mỗi một Hội Thánh mà tôi biết. Vậy thì, nan đề là gì? Nan đề là không có nhiều người bệnh đã được cầu nguyện nhận được sự chữa lành như là một kết quả trực tiếp của những lời cầu nguyện. Quyền năng được lưu xuất qua việc cầu nguyện cho người đau trong hầu hết các Hội Thánh là điều rất không đáng hài lòng. Đây chính là chỗ tôi hi vọng chúng ta có thể thấy một số những cải thiện đáng kể trong những ngày hầu đến. Nhiều người hiện nay không phản đối việc Chúa chữa bệnh như chúng ta nghĩ. Tất nhiên, như chúng ta đã thấy, lòng tin nơi sự chữa lành siêu nhiên rộng khắp giữa vòng các nền văn hóa thuộc Thế Giới Thứ Ba. Nhưng ngay tại đây trong nền văn hóa mang tính kỹ thuật của Hoa Kỳ, nhiều người cũng đang cởi mở đối với công việc lạ lùng của Đức Chúa Trời. Một khảo sát gần đây của việc Trưng Cầu dân ý ở tại Hạt Orange, California, đã khám phá rằng không dưới 47 phần trăm các cư dân tại đó tin nơi sự chữa lành bởi đức tin qua các phép lạ. Orange County không phải là một điểm nóng của Cơ Đốc giáo, với chỉ có 27 phần trăm số tín đồ được sanh lại so với 40 phần trăm trên khắp đất nước, và với số lượng những người tham gia nhóm laị và là thành viên Hội Thánh thấp nhất nước. 2 Chỉ một vài công việc khó khăn trong đời sống là những tình huống không thể thất bại , mà việc cầu nguyện cho người bệnh là một trong số đó .Vậy thì điều này hàm ý gì? Điều này hàm ý hầu hết người dân Hoa Kỳ hết sức quan tâm đến sức khỏe của họ, và có khoảng một nửa số dân chúng đã tin rằng Đức Chúa Trời có thể chữa lành cho họ. Hội thánh có mặt để đem con người vào mối tiếp xúc với Đức Chúa Trời và quyền phép của Ngài. Vậy, nếu các Hội Thánh thật sự quan tâm đến con người và nhu cầu của họ, như Hội Thánh đã từng tuyên bố, thì điều gì ngăn chận chúng ta không thêm việc chữa lành người bệnh vào bảng danh sách các chức vụ của mình? Há không phải việc chữa lành cho người đau là điều quan trọng nhất trong chương trình làm việc của Đức Chúa Trời sao - việc tìm kiếm người hư mất và đưa họ đến sự sống đời đời chính là ở đó. Dầu vậy, vẫn có nhiều người hiểu rằng Hội Thánh phải yêu họ đủ để quan tâm đến các nhu cầu trước mắt của họ, tấm lòng họ sau đó mới mở ra để xem xét những vấn đề sâu xa hơn và mang tính đời đời hơn như là sự cứu rỗi.CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ MẤT Trong cuộc đời, chỉ có một vài công việc quan trọng là những tình huống không thể thất bại, song việc cầu nguyện cho người đau là một trong những công việc đó. Tôi không hàm ý rằng không bao giờ có sự thất bại hoặc những chuyến đi tồi tệ, nhưng ít nhất thì trong kinh nghiệm của tôi, điều này cực kỳ hiếm. Ví dụ, năm ngoái tôi đã cầu nguyện một đối một cho khoảng

Page 143: Chuc vu chua lanh

200 người, và cho tới nay, theo như tôi có thể nhớ thì mỗi người đều có được một kinh nghiệm tích cực. Không phải tất cả đều được chữa lành, như tôi sẽ giải thích trong chương tiếp theo, nhưng mọi người đều được gây dựng. Tôi thích điều mà Charles Kraft thường nói: “Vấn đề không phải chỉ là chữa lành mà là chức vụ gây dựng.”Tôi xin minh họa, cách đây không quá lâu, tôi dạy một giáo trình tập trung kéo dài 2 tuần lễ về tăng trưởng Hội Thánh và mỗi ngày đều bắt đầu bằng một thì giờ cầu nguyện như thường lệ. Một trong các sinh viên của tôi tên là Dave, một người tư vấn trong Hội Thánh, nói rằng anh bị các chứng dị ứng nghiêm trọng suốt ba năm và mỗi ngày đều phải tiêm thuốc để khống chế chúng. Liệu chúng tôi có cầu nguyện không? Một sinh viên khác là mục sư Che Ahn thuộc Hội Thánh Abundant Life Community ở tại Pasadena, California. Ahn đứng lên và làm chứng thể nào anh đã được chữa lành các tật dị ứng bằng phép lạ. Khi anh làm chứng, tôi cảm thấy Đức Chúa Trời muốn phán rằng Ahn phải đi đến đặt tay trên Dave và xem có phải Đức Chúa Trời sẽ đem một lời đặc biệt về cách cầu nguyện không. Khi Ahn đến gần, anh hiểu trong Thánh Linh rằng người này đang ở dưới sự rủa sả của ma quỷ, là điều mà anh đã nhơn danh Chúa Giê-xu để bẻ gãy.Vào ngày thứ tư, Dave lên tiếng trong giờ cầu nguyện và nói rằng: “Kể từ ba ngày nay tôi không còn các dấu hiệu dị ứng. Nhưng điều còn quan trọng hơn nữa đối với tôi, kinh nghiệm này đã ràng buộc tôi với Chúa một cách chưa hề có trước đây. Thậm chí nếu các triệu chứng này trở lại, mối tương giao mới của tôi với Chúa sẽ không thay đổi.” Sau đó anh cho biết đã bỏ dùng thuốc và vẫn không bị triệu chứng nào, ông nói thêm: “chỉ có những ai bị dị ứng thì mới có thể hiểu được ý nghĩa của điều tôi đang nói.”Trong trường hợp này chúng ta thắng về cả hai điểm. Nhưng giả sử các triệu chứng có quay trở lại, và sau đó chúng có thể xuất hiện, theo như tất cả những gì tôi biết. Thì chúng tôi vẫn sẽ thắng, vì cớ lòng quan tâm của cả lớp, tình yêu đã được bày tỏ, lòng khao khát muốn giúp đỡ cho các nhu cầu của Dave và sự rờ đụng của Thánh Linh nơi con người bề trong của anh được kết hợp để dẫn đến một kinh nghiệm sống thay đổi. AI LÀ NGƯỜI CÓ THỂ CẦU NGUYỆN CHO KẺ BỆNH? Như tôi đã nói ở chương đầu, một trong những đặc điểm của làn sóng thứ ba đó là điểm dẫn vào qua chức vụ giúp đỡ chứ không phải qua một kinh nghiệm thuộc linh đầy kịch tính thường được gọi là báp tem trong Thánh Linh. Tôi cũng có nói rằng việc phát triển chức vụ ấy đòi hỏi sự dự phần vào những gì Đức Chúa Trời đang thực hiện qua toàn thân thể Đấng Christ, chứ không phải nhấn mạnh vào công việc của cá nhân. Nhiều người phản đối mạnh mẽ loại chức vụ mà họ quan sát trong một số chương trình chữa lành bằng đức tin trên đài truyền hình của chúng ta. Tại đó, trọng tâm thường

Page 144: Chuc vu chua lanh

xuyên quá nhấn mạnh vào người chữa lành chứ không phải vào thân thể của Đấng Christ. Tôi không có ý nói rằng Đức Chúa Trời không thể hoặc không làm việc theo cả hai cách. Tôi chỉ muốn mô tả loại chức vụ của làn sóng thứ ba theo cách tôi hiểu.Để đi vào điểm chính, tôi tin rằng mỗi một Cơ Đốc nhân đều năng động trong chức vụ đặt tay trên người đau và cầu nguyện cho sự bình phục của họ. Tôi không nghĩ rằng điều này chỉ giới hạn cho hàng giáo phẩm, các trưởng lão hoặc những lãnh đạo khác trong Hội Thánh hoặc thậm chí đối với những người có ân tứ chữa bệnh. Tôi đồng ý với Mục Sư Robert Wise, là người nói rằng: “Chức vụ chữa lành dành sẵn cho cả Hội Thánh, chứ không chỉ cho một số người độc đáo hoặc một nhóm ưu tú nào bên trong Hội Thánh. Nếu ai có lòng quan tâm đủ để cầu nguyện cho người khác thì đều có một chỗ cho người ấy để thi hành chức vụ này.” 3 Trong lớp Trường Chúa Nhật Fellowship 120 Người của tôi chẳng hạn, có một số người được công nhận là có ân tứ chữa lành, nhưng chúng tôi khuyến khích mọi người hãy cầu nguyện cho người đau, dầu họ có ân tứ chữa lành hay không. Đức Chúa Trời thường đưa một số người đến lớp học vì họ đã nghe lời đồn rằng chúng tôi giúp đỡ cho những người đau và những người cần sự trợ giúp đặc biệt. Một trong những người đó là Pamela Reddy. Các bác sĩ đã cho cô biết rằng cô cần phải cắt bỏ quả thận bên phải đã mắc bệnh. Lúc ấy cô đang bình phục khỏi bệnh viêm gan, và có nguy cơ mắc bệnh lao ở tại bệnh viện nơi cô đang làm việc, và do bị chấn thương vai và cổ, cánh tay trái của cô không vận hành tốt và luôn đau đớn (cô ta thuận tay trái). Các bác sĩ đã bảo cô rằng sẽ không bao giờ sử dụng trọn vẹn cánh tay của mình hoặc thoát khỏi chứng đau nhức.Sau giờ học, cô tìm đến buổi nhóm cầu nguyện ở tại nhà thờ, là nơi tổ cầu nguyện lớp chúng tôi thường làm chức vụ trong một giờ đồng hồ mỗi sáng Chúa nhật. Tại đó cô đã được chào đón bởi George và Pam Marhad, là những người thường xuyên cầu nguyện cho người bệnh, nhưng không được mọi người biết là đã nhận được các ân tứ chữa lành đặc biệt. Họ đã đặt tay và cầu nguyện. Cơn đau trong quả thận của Pamela Reddy biến mất, và vai của cô được biến đổi. Vài tuần sau đó, những lời cầu nguyện khác đều được nhậm, và cô đã tìm được một chỗ ở mới và một việc làm mới. Khi được khám sức khỏe để nhận công việc mới, tất cả các xét nghiệm của cô đều âm tính trở lại. Không còn bệnh thận và không còn dấu vết của bệnh viêm gan hoặc lao. Cổ của cô đã được bẻ thẳng, các xương vai không còn bị cọ xát và tầm hoạt động của cánh tay đầy trọn, không bị đau đớn.4 Khi Đức Chúa Trời hành động bằng quyền năng chữa lành, Ngài không đòi phải có các siêu sao, là người đại diện cho Ngài. Ngài có thể và đã làm việc qua những Cơ Đốc nhân bình thường, vâng lời, là những người hiểu và sống

Page 145: Chuc vu chua lanh

lối sống của nước trời. Một trong những sự chữa lành đầy kịch tính lớn nhất mà tôi đã được chứng kiến mới đây đó là trường hợp của nhà truyền giáo Sam Sasser, được đề cập trong chương 4, người đã bị què và mù vì ngộ độc san hô. Người mà lời cầu nguyện được Chúa dùng là David Ellis, người không hề có một chức vụ chữa lành thậm chí cũng không tham gia vào một nhóm nào như là Nhóm Thông Công 120 Người.Các Ân Tứ và Các Vai Trò Làm thế nào để chúng ta hiểu điều này đúng theo Kinh Thánh? Trong tác phẩm của tôi Your Spiritual Gifts Can Help Your Church Grow (Ân Tứ Thuộc Linh của Bạn Có Thể Giúp Hội Thánh Bạn Tăng Trưởng ). Tôi nhận ra và xác định 27 ân tứ thuộc linh mà tôi cảm thấy Đức Chúa Trời đang phân phát khắp thân thể của Đấng Christ. Đây là những thuộc tính đặc biệt cho chức vụ, là điều Chúa ban cho bởi ân điển Ngài cho mỗi một chi thể trong thân thể của Đấng Christ. Tôi tin rằng mỗi Cơ Đốc nhân đều có một ân tứ và thường là có trên một trong các ân tứ này, là điều Đức Chúa Trời trông mong họ sử dụng cho sự vinh hiển của Ngài. Nhưng tôi cũng tin rằng mỗi một Cơ Đốc nhân đều có một vai trò gây dựng trong hầu hết mỗi một lãnh vực ân tứ, dầu cho họ có ân tứ cụ thể hay không. Chẳng hạn, Đức Chúa Trời đã ban một ân tứ đức tin cho những người nhất định, nhưng mỗi một tín hữu đều có vai trò sống đời sống đức tin. Một số người có ân tứ truyền giáo, nhưng mỗi Cơ Đốc nhân đều có vai trò để sống làm một chứng nhân. Những người có ân tứ tiếp khách có thể tiếp khách anh em tốt hơn và thường xuyên làm điều đó hơn, nhưng mỗi một Cơ Đốc nhân đều có vai trò là người tiếp đãi. Cũng có thể nói như vậy về ân tứ dạy dỗ, ân tứ của lòng thương xót, ân tứ bố thí, ân tứ phân biệt các thần và những ân tứ khác. Điều này cũng áp dụng cho ân tứ chữa lành.Tôi đã nhận được ân tứ chữa lành, trong khi George và Pam Marhad thì không. Họ có các ân tứ khác mà tôi không có. Vì cớ tôi có ân tứ này, nên tôi tin rằng Đức Chúa Trời đang giữ tôi ở một mức trách nhiệm và khai trình cao hơn trong vai trò quản lý ân tứ của tôi hơn là những người khác không có ân tứ đó. Nhưng là một thân, hết thảy chúng ta đều phải sẵn sàng để cầu nguyện cho người đau, hoặc trên cơ sở ân tứ hoặc trên cơ sở vai trò. Tôi không hề kỳ vọng là nếu tôi cầu nguyện cho Pamela Reddy thì Đức Chúa Trời sẽ chữa lành cho cô ấy nhanh hơn hoặc trọn vẹn hơn là Ngài đã làm việc qua Marhads. Thật vậy, tôi biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã chọn Marhads làm điều đó thay vì tôi, bởi vì Pamela có những nhu cầu khác hơn là sự chữa lành mà Marhads đã có thể giúp đỡ tốt hơn tôi nhiều. Điều này theo quan niệm của tôi là cách mà thân thể Đấng Christ đã được chỉ định để hoạt động.Tôi có ân tứ chữa lành, nhưng tôi không có các ân tứ của mục sư, của sự kêu

Page 146: Chuc vu chua lanh

gọi cổ vũ, của lòng thương xót hoặc sự phục vụ. Vì vậy, tôi thấy rằng mình tốt nhất là cầu nguyện cho sự chữa lành một lần. Nếu người ấy được lành sau đó thì tốt. Nhưng nếu cần thêm nữa, như điều mà Francis MacNutt gọi là “sự cầu nguyện dầm thấm” hoặc sự chữa lành bên trong hoặc sự tư vấn mục vụ, thì tôi không có năng lực cũng không có khuynh hướng tham gia vào. Vì vậy, tôi chuyển người ấy sang cho lớp tổ cầu nguyện hoặc cho đội chăm sóc mục vụ, trong đó có những thành viên có ân tứ trong các lãnh vực này và làm được một công việc tốt đẹp dưới quyền phép của Đức Thánh Linh. Tôi thật biết ơn Chúa đã không kêu gọi tôi làm tất cả những điều đó, nhưng Ngài đã khiến tôi là một phần trong thân thể mà Ngài đang kiểm soát.Nói về các ân tứ, bạn chớ có ngạc nhiên khi khám phá rằng một số người với ân tứ chữa lành đã được ban cho các chuyên môn trong những lãnh vực nhất định. Ví dụ, Francis MacNutt có rất ít thành công trong sự cầu nguyện cho người điếc, nhưng lại thành công ở mức độ khá cao khi cầu nguyện cho những người có nan đề về xương và về bụng hoặc ngực, ngoại trừ ung thư. Chuyên môn của tôi, như tôi đã nói, là về chiều dài của hai chân (trong hầu hết những trường hợp có liên quan đến sự điều chỉnh xương chậu) và những vấn đề liên quan đến cột sống. Những người khác tốt nhất trong lãnh vực chữa lành nội tâm. Điều này không có gì bất thường. Chúng ta mong đợi một số người với ân tứ truyền giáo có thể chuyên biệt trong sự truyền giáo cá nhân, trong khi những người khác lại chuyên môn hơn trong vấn đề truyền giáo giữa công chúng. Một số người với ân tứ dạy dỗ có thể sử dụng nó tốt hơn với những người lớn, những người khác thì với trẻ con. Một số người tháo vát đủ để làm tất cả trong công tác truyền giáo.Mặc dầu lý tưởng là mỗi Cơ Đốc nhân đều nên cầu nguyện cho người đau song một số người đề kháng điều này vì một lý do nằm trên tất cả những lý do khác. Đó là điều này quá liều lĩnh đối với họ. Dưới đây là cách mà Mục Sư John Gunstone thuật lại về kinh nghiệm ban đầu của ông: “Tôi đã từng có một nỗi sợ hãi lớn. Tác hại sẽ là gì trên một người bệnh nếu tôi cầu nguyện để họ được chữa lành nhưng họ lại không cảm thấy sự cải thiện?” Ông ta thú nhận là đến bây giờ ông vẫn cảm thấy sợ ở một mức độ nào đó, nhưng ông luôn thường xuyên cầu nguyện cho người đau, bởi vì thứ nhất, ông nhận biết rằng chính Đức Chúa Trời là Đấng chữa lành không phải ông; và thứ hai: “Tôi không thể nhớ bất cứ ai đã đến chỗ cay đắng một cách nghiêm trọng vì lời cầu nguyện chữa lành đã không được nhậm như chúng tôi mong đợi.” 6 Những lo sợ mà một số người trong chúng ta thường nghĩ đó là mình có thể khiến người ta có cái nhìn không tốt về Chúa dường như không được Đấng Toàn năng đồng ý. Ngài có thể tự lo liệu cho Ngài. Ngài chỉ muốn chúng ta vâng lời.CHÚNG TA CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI ĐAU Ở ĐÂU VÀ KHI NÀO?

Page 147: Chuc vu chua lanh

Một khi chúng ta đã cam kết cầu nguyện cho người đau như là một phần của lối sống của nước trời, theo như tôi mong ước hết thảy chúng ta sẽ được như vậy, thì khi nào và ở đâu chúng ta cầu nguyện? Rõ ràng là chúng ta cần cầu nguyện bất cứ nơi đâu và bất cứ nơi nào có thể. Nhưng bởi vì chúng ta là con người và có những giới hạn của cá nhân mình, hệ thống hóa chức vụ mình thường là điều ích lợi. Điều này thật có lý đối với tôi để nghĩ về cách thực hành chức vụ cầu nguyện cho người đau trên bốn mức độ:1. Chúng Ta Cầu Nguyện trong vòng Gia Đình của Mình Nên trở thành bản năng để chúng ta đặt tay và cầu nguyện cho vợ hoặc chồng mình, con cái mình và những người khác trong gia đình chúng ta khi bệnh tật đến. Nói điều này tôi không hàm ý rằng chúng ta cứ phớt lờ ý kiến của bác sĩ. Nhưng rất nhiều gia đình Cơ Đốc, khi bệnh tật thăm viếng chúng ta, thì tủ thuốc, phòng mạch của bác sĩ và bệnh viện không phải là nguồn phương tiện đầu tiên chúng ta tìm đến mà chỉ là một trong các nguồn phương tiện. Vì sao chúng ta không cầu nguyện và đến bác sĩ chứ? Đôi khi Đức Chúa Trời muốn chữa lành trực tiếp, đôi khi Ngài muốn sử dụng phương tiện chữa lành bàng các mũi thuốc tiêm hoặc sự giải phẫu. Nhưng Ngài ít khi nào chữa lành trực tiếp nếu chúng ta không cầu xin Ngài.Tôi hiếm khi gặp phải những nan đề về tiêu hóa thuộc bất cứ loại nào. Nhưng cách đây mấy ngày, khi tôi bắt đầu chuẩn bịviết cuốn sách này, tôi thấy khó chịu trong bao tử ngay trước buổi trưa, và đến buổi chiều thì tôi đã ốm. Tôi đi ngủ sớm, hy vọng rằng sáng mai sẽ khỏe, nhưng tôi thức giấc vẫn còn mệt. Tôi biết cơn cúm bao tử đang xảy ra khắp nơi, bởi vì một số các bạn của tôi đã ngã gục với căn bệnh này gần một tuần lễ. Tôi có cả một ngày phải viết lách ở trước mặt, và tôi cần có sức khỏe đầy đủ. Vì vậy, tôi đã gọi điện cho vợ tôi, tôi trở mình trên giường và nói: “Anh cần một lời cầu nguyện chữa lành chính thức.” Vì vậy, Doris đã đặt tay lên và cầu nguyện quở trách tật bệnh, cảm tạ Đức Chúa Trời tôi không còn gặp rắc rối nào nữa.Sẽ có những người hỏi tôi vì sao lại đề cập những việc lặt vặt như vậy. Thật ra, một số các bạn của tôi cũng đã cật lực phản đối khi tôi thuật lại các câu chuyện như vậy. Một số người cảm thấy rằng việc chịu khổ có một giá trị cứu rỗi và rằng tôi sẽ trở thành một Cơ Đốc nhân tốt hơn và gần gũi với Chúa hơn nếu tôi chịu đựng chứng đau bao tử, hơn là cầu xin Chúa cất nó đi. Những người khác thắc mắc vì sao tôi cho rằng Đức Chúa Trời sẽ quan tâm đến chứng cảm cúm bao tử của tôi khi mà chúng ta biết rằng mối quan tâm thật sự của Ngài là “chế độ phân biệt chủng tộc ở tại Nam Phi” hoặc “cuộc nội chiến ở tại Nicaragua.” Tất cả những gì tôi có thể nói đó là tôi đề cập điều này ở đây chính xác là vì đó là việc tương đối nhỏ nhặt, và tôi cảm thấy rằng Đức Chúa Trời được vinh hiển thậm chí trong những việc nhỏ khi các thành viên trong gia đình bày tỏ đủ tình yêu đối với nhau và đủ đức tin đặt

Page 148: Chuc vu chua lanh

nơi Chúa để cầu nguyện cho việc chữa lành. Tôi có thể hình dung thể nào tôi đã cảm nhận nếu như vợ tôi, thay vì đặt tay sẽ nói rằng: “Đừng lo, anh yêu. Đó chỉ là bệnh cúm thôi mà, và anh sẽ khỏe cũng như mọi người khác thôi. Trong khi đó anh hãy học những bài tập mà Chúa muốn dạy anh.” Thật đúng là lời lẽ của những kẻ an ủi Gióp!2. Chúng Ta Cầu Nguyện theo như Lệ Thường trong Đời Sống Hàng Ngày Hết thảy chúng ta đều có đời sống khác nhau và có các thông lệ khác nhau. Lịch trình của văn phòng tôi rất khít khao, nhưng tôi vẫn cố gắng dành chỗ trong đó khi có ai cần cầu nguyện chữa lành. Thường chỉ là vấn đề 5 đến 10 phút mà thôi.Như tôi đã đề cập ở phần trước, tôi sử dụng 20 đến 30 phút đầu tiên trong mỗi buổi học trên lớp để cầu nguyện (các lớp học của tôi bắt đầu từ 2 đến 6 giờ mỗi buổi). Thoạt đầu tôi băn khoăn không biết các sinh viên có phàn nàn hay không. Có lẽ có một đôi người trong lớp học nhất định nào đó phàn nàn, nhưng một trong những nhận xét tích cực thường xuyên nhất trong các đánh giá về lớp học của tôi đó là những giờ cầu nguyện đã có ý nghĩa rất nhiều đối với các sinh viên. Tôi đã dạy một lớp học ở cấp tiến sĩ về sự tăng trưởng Hội Thánh dành cho các mục sư ở tại Úc châu mới đây chẳng hạn. Đức Chúa Trời thật tốt lành và một số điều rất đáng lưu ý đã xảy ra trong giờ cầu nguyện của chúng tôi. Ngày nọ, một trong các mục sư đã mang cậu con trai trong tuổi thiếu niên của mình đến lớp, cậu bé bị chấn thương bên hông không thể chơi cricket được. Vì vậy, chúng tôi đã cầu nguyện cho cậu bé và đặt tay trên cậu. Về sau, Mục Sư Philip Woolford đã viết: Một phương diện khác về các phước hạnh của khóa học là những giờ cầu nguyện. Khi thời gian trôi đi, tôi đã tự hỏi mình: “Ngày nay Thánh Linh của Đức Chúa Trời sắp sửa làm những gì?” Đối với cá nhân tôi đó là một kinh nghiệm nâng đỡ đức tin khi được ở trong một bầu không khí đức tin như vậy, điều đó nhất định đã làm cho sáu giờ học mang tính nhất quán và tươi mới. Mới ngày hôm kia, khi nói chuyện với Ross Weymouth, tôi đã hỏi thăm ông về sức khỏe của con trai ông. Đó là cậu bé đã bị thương ở bên hông khi còn rất nhỏ và đã phải chịu đau khổ rất nhiều kể từ lúc ấy. Ross cho biết xương hông và xương chân của cậu đã được chữa lành và phục hồi kể từ ngày hôm đó. Thành thật mà nói, bạn không thể vẫn như trước sau khi chứng kiến một phép lạ như vậy.Tôi cũng cố gắng nhạy bén đối với những cơ hội để mở đầu việc cầu nguyện cho người ta khi tôi đi đây đó hoặc ở tại các kỳ hội đồng. Trong những trường hợp như vậy, ý thức điều Cha muốn thực hiện là điều hết sức quan trọng. Để tránh thái độ có vẻ như khiếm nhã hoặc tự phụ, đúng thời điểm là điều hết sức quan trọng. Tôi nhớ lại rằng trong buổi nhóm quốc tế của Ủy Ban Lausanne dành cho việc Truyền Giáo Thế Giới được tổ chức vào tháng

Page 149: Chuc vu chua lanh

Một năm 1987 ở tại Callaway Gardens, Georgia, một dịch cúm nghiêm trọng đã làm cho ba nhân vật lãnh đạo hàng đầu hoàn toàn không thể làm việc được đó là, giám mục Jack Dain, vị cựu chủ tịch; Don Hoke, vị thủ quỹ; và Thomas Wang, vị giám đốc quốc tế vừa mới đắc cử.Tôi nghĩ đến việc cầu nguyện cho họ, nhưng không hiểu sao, tôi không thể có được tín hiệu đèn xanh từ nơi Đức Chúa Trời để thực hiện. Điều này có vẻ kỳ lạ, bởi vì tôi biết rằng các thành viên trong Hội Thông Công 120 Người đã cầu nguyện để Chúa dùng tôi cho việc chữa lành trong khi tôi có mặt tại đó. Jack Dain đã nằm trên giường suốt hai ngày cho đến khi Đức Chúa Trời dẫn dắt Thomas Zimmerman, vị tổng giám thị trước đây của Hội Assemblies of God, đặt tay trên ông và cầu nguyện, cơn sốt hạ hầu như lập tức từ 40 độ xuống nhiệt độ bình thường, và sau đó cũng trong ngày, Jack đã đứng dậy và đi lại được. Khi Giám Mục Dain làm chứng lại về sự can thiệp của Đức Chúa Trời trước mọi người, tôi cảm thấy nhói lên một sự ghen tị. Vì sao Đức Chúa Trời lại chọn Tom mà không chọn tôi? Thủ quỹ Don Hoke thì bệnh nhẹ hơn và nhanh chóng bình phục. Nhưng Thomas Wang thì đã nằm trên giường ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu mà không khá lên. Nan đề thật phức tạp, bởi vì ông đã được xếp lịch để có một chuyến đi hết sức quan trọng đến châu Âu vào ngày Chúa nhật đó.Tôi cần phải thanh toán để trả phòng sớm vào ngày thứ sáu, và đang lúc tôi đang ở một mình nơi bàn khách sạn, vợ của Leighton Ford là Jeannie, thình lình xuất hiện và chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Giữa vòng những điều khác, bà ta đề cập việc sức khỏe của Thomas Wang đã xấu đi và ông sẽ phải hủy chuyến đi châu Âu vào ngày Chúa nhật. Khi bà còn đang nói, tôi nhận ra rằng Chúa đang phán bảo tôi qua bà và tỏ cho tôi đây là lúc đúng thời điểm. Vì vậy, trước khi ra đi, tôi đã đến phòng ông. Vợ ông, bà Rachel, mở cửa. Trời tối, ông trùm kín chăn và dường như đang ngủ. Nhưng tôi biết điều cần phải làm, vì vậy, tôi đánh thức ông dậy. Cặp mắt ông đờ đẫn và khó khăn lắm ông mới nói chuyện được. Tôi xức dầu cho ông và cầu nguyện cụ thể để ông có thể đi đến Châu Âu vào ngày Chúa nhật. Khi cầu nguyện xong ông ngồi lên trên giường, duỗi mình và nói: “Tôi không biết đây có phải là sự tưởng tượng của tôi hay không nhưng tôi nghĩ mình đã khá hơn rồi.” Tôi ra sân bay. Vài ngày sau một người bạn chung của chúng tôi đã gởi đi một bức tin từ Thomas đã viết vào ngày thứ bảy: “Cảm ơn ông vì lời cầu nguyện hôm qua. Đến bây giờ thì mọi triệu chứng bệnh tật đã biến mất, và tôi sắp sửa lên đường đến châu Âu ngày mai. Cảm tạ Đức Chúa Trời. Ngài vẫn còn làm việc ngày nay như Ngài đã làm cách đây 2000 năm.”Tôi đã phải xác lập một số những giới hạn về điều tôi có thể hoặc không thể làm. Ví dụ, tôi không bao giờ thực hiện các cú điện thoại đến nhà hoặc đến bệnh viện để cầu nguyện cho người đau. Tôi cảm thấy mình không đủ thời

Page 150: Chuc vu chua lanh

gian lẫn năng lực để làm được nhiều như vậy. Khi nhu cầu nổi lên, tôi gọi cho các thành viên trong đội cầu nguyện của tôi hoặc đội chăm sóc mục vụ dành cho loại chức vụ này.3. Chúng Tôi Cầu Nguyện trong Các Nhóm Nhỏ .Một nơi hết sức tự nhiên để cầu nguyện cho người bệnh là trong các buổi nhóm của các nhóm nhỏ. Các nhóm này có thể là các lớp Trường Chúa Nhật, các buổi nhóm học Kinh Thánh tại nhà, các nhóm huấn luyện công tác hoặc bất cứ một cơ hội nào khác mà trong đó các Cơ Đốc nhân gặp nhau thường xuyên.4. Chúng Tôi Cầu Nguyện trong Cả Hội Thánh Có nhiều cách để đưa chức vụ chữa lành vào trong toàn thể Hội Thánh, nhưng ở đây tôi chỉ xin đề cập đến ba cách. Như đã minh họa, tôi sẽ dẫn chứng ba mục sư, tất cả đều là những người bạn của tôi, họ đã đưa loại chức vụ chữa lành thuộc làn sóng thứ ba này vào trong Hội Thánh của họ thành công mà không làm cho Hội Thánh của họ bị dội.Người ôn hòa nhất trong ba người là mục sư của tôi, Paul Cedar. Cách đây một thời gian, khi đang giảng dạy về sách Giacơ, Đức Chúa Trời đặc biệt gây ấn tượng trên ông với khúc Kinh Thánh trong đoạn 5 nói về việc cầu nguyện cho người đau. Đúng vào thời điểm đó, vợ của một chấp sự bị ốm nặng đang theo học khóa học này, đã mời những trưởng lão trong Hội Thánh đến, họ xức dầu cho bà và cầu nguyện, bà đã được chữa lành một cách đáng lưu ý. Từ đó trở đi, Paul Cedar đã tổ chức một tổ cầu nguyện trong Hội Thánh (vợ tôi là một trong số các thành viên), cầu nguyện cứ ba tuần một lần cho những người đau sau buổi nhóm Chúa nhật. Vào cuối mỗi buổi nhóm, Mục Sư Cedar mời những người cần cầu nguyện chữa lành hay bất cứ nhu cầu nào khác đi ra theo một cánh cửa nhất định dẫn đến một căn phòng cầu nguyện sau khi tan nhóm. Tại đó đội cầu nguyện giúp đỡ họ, và rất nhiều trường hợp chữa lành đã được tường thuật.7 Một bước mạnh dạn hơn đã được thực hiện cách đây không lâu bởi Lloyd Ogilvie, mục sư của Hội Thánh Trưởng Lão Hollywood, California. Ông kết thúc mỗi buổi nhóm thờ phượng bằng lời mời gọi công khai để mọi người tiến lên phía trước và được những trưởng lão cầu nguyện cho, ngay phía trước tòa giảng trong suốt bài thánh ca kết thúc, thực hiện việc cầu nguyện chữa lành như là một phần không thể thiếu được của buổi nhóm. Ogilvie nói rằng: “ Làm sao để chức vụ chữa lành trở thành một phần trong giờ thờ phượng buổi sáng Chúa nhật tức là đang đưa sự nhấn mạnh ấy vào trong huyết mạch của thân thể Đấng Christ.” 8 Robert Wise, vị mục sư của Hội Thánh Cộng Đồng của Chúa ở tại thành phố Oklahoma của chúng tôi (một Hội Thánh Cải Chánh của Hội Chúng Hoa Kỳ), đi xa hơn trong việc lên lịch và quảng bá công khai số các buổi nhóm

Page 151: Chuc vu chua lanh

chiều Chúa nhật đều đặn như là các buổi nhóm chữa lành. Họ gọi đó là The Fellowship of the Healing Christ (Mối Thông Công của Đấng Christ Chữa Lành) và sử dụng một nghi thức khá là có tổ chức như một trật tự của sự thờ phượng. Tin đồn đã lan ra khắp cộng đồng, và nhiều người, thậm chí từ các Hội Thánh khác, đã đến để cầu nguyện hoặc đem những người bạn đau ốm hay những người bà con cần được chữa lành.CHÚNG TA PHẢI CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG AI? Chủ trương của tôi là cứ cầu nguyện cho bất cứ ai yêu cầu, người tin Chúa hoặc không tin Chúa, dầu tôi đã từng có một cảm nhận trước rằng không có gì nhiều sẽ xảy ra. John Wimber tường thuật rằng những người khó cầu nguyện nhất là những người có liên kết với tổ chức Word of Faith Movement (tạm dịch là Phong Trào Lời của Đức Tin ).Kế đến là những người thuộc phái Ngũ Tuần Cơ Bản (Fundamental Pentecostals), tiếp theo là những người ân tứ tự do, rồi đến những người Tin Lành không theo Ngũ tuần, rồi đến những người tự do, và dễ nhất là cho những người không phải là Cơ Đốc nhân. Toàn bộ phạm vi này có thể được khái quát hóa nhiều đến đâu tôi chưa biết. Tôi ngại nhất là cầu nguyện cho những người đã đi từ xa đến Pasadena chỉ để yêu cầu tôi cầu nguyện cho họ. Nhất là khi họ phải bay đến đó. Tôi nghĩ rằng mình có một nỗi lo sợ còn rơi rớt lại rằng họ có thể đã phí tiền. Nhưng Đức Chúa Trời thì hành động bất chấp sự thiếu đức tin của tôi.Một trong những người đến với tôi mà tôi đặc biệt lo lắng đó là bà Ruth Silvoso, người đã từ California, San Jose bay xuống. Tôi cũng đã từng quen biết với Ruth một thời gian, nhưng tôi thân với chồng bà ta, là Edgardo Silvoso hơn, (người tôi đã có nhắc đến một số lần) và với anh trai bà, Luis Palau. Ruth đã bị dị tật bẩm sinh một chân ngắn,Không có công thức huyền bí , nghi lễ hoặc thủ tục nào , mà khi được sử dụng đúng cách , làm cho sự chữa lành xảy ra . Chính Đức Chúa Trời thực hiện công việc chữa lành , chúng ta không thể viết giấy chứng nhận cổ phần cho Ngài khiến bà phải chịu nhiều cơn đau lưng khủng khiếp trong suốt 10 năm qua. Về sau bà đã viết như vầy: “Khi Tiến Sĩ Wagner và vợ của ông là Doris cầu nguyện cho tôi, lập tức ngay trước mắt chúng tôi là tôi và chồng tôi Ed, chúng tôi chứng kiến một phép lạ chữa lành. Chân tôi dài ra trước mắt chúng tôi khi chúng tôi quan sát công việc của Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy sức nóng từ phía trên chân cho đến ngón chân. Tôi có một cảm giác tương tự như vậy khi ông cầu nguyện cho lưng và cổ của tôi. Trước đây tôi bị căng thẳng ở cổ, đau ở phần lưng trên, và những cơn đau đầu. Bây giờ tôi không còn đau gì cả. Ngợi khen Đức Chúa Trời!”CHÚNG TA CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI ĐAU NHƯ THẾ NÀO?

Page 152: Chuc vu chua lanh

Có nhiều phương pháp khác nhau để cầu nguyện cho người đau. Cho đến nay thì tôi không thể nhận ra là phương cách nào là hiệu quả hơn hay kém hiệu quả hơn. Oral Roberts, một trong những người chữa lành bằng đức tin nổi bật nhất, nhấn mạnh đến Vấn Đề Tiếp Xúc: “Điều gì đó cụ thể, rõ ràng - điều bạn LÀM ... và khi bạn LÀM ĐIỀU ĐÓ, bạn lưu xuất đức tin của mình đối với Chúa.” 9 Omar Cabrera thì không đặt tay, nhưng ông kêu gọi những người đau đến và cầu nguyện cho họ theo nhóm. Carlos Annacondia thì chạm vào người ta, và họ té ngã “chết trong Đức Thánh Linh.” Reinhard Bonkke thì bảo những người đau trong đám đông đặt tay họ vào chỗ đau và ông cầu nguyện cho tất cả họ.Tôi nhớ lại cách đây không lâu tôi tổ chức bốn kỳ hội đồng mục sư về sự tăng trưởng Hội Thánh ở tại Nam Phi. Kết hợp với một nhà truyền giáo da đen ở Nam Phi là Elijah Maswanganyi. Tôi dạy ban ngày, còn ông giảng buổi tối. Đêm đầu tiên ông hỏi tôi có muốn tham gia với ông trong việc cầu nguyện cho người đau không, và tôi sẵn sàng đồng ý. Khi ông đưa ra lời mời gọi, có khoảng 50 người đã tiến lên để được cầu nguyện. Elijah nói: “Anh hãy bắt đầu từ bên trái, còn tôi sẽ bắt đầu từ bên phải.” Tôi sử dụng phương pháp mà tôi sẽ mô tả sau, và người phụ nữ đầu tiên tôi cầu nguyện cần được lưu ý nhiều hơn. Khi cầu nguyện cho bà xong, tôi bắt đầu tiến sang người kế tiếp và trước sự ngạc nhiên của tôi, tôi phát hiện Elijah đã cầu nguyện cho tất cả 49 người kia trong thời gian đó. Phương pháp của ông khác hẳn của tôi, và cho đến nay theo tôi biết, thì mức độ chữa lành cũng giống như nhau.Điều tôi muốn nói đó là không có một công thức, một nghi lễ hoặc một thủ tục bí mật nào cả để mà khi được sử dụng một cách đúng đắn làm cho việc chữa lành xảy ra. Chính Đức Chúa Trời là Đấng chữa lành, và chúng ta không thể viết kịch bản cho Ngài. Bốn người lãnh đạo Cơ Đốc mà tôi đề cập bên trên đều đã được sử dụng một cách tuyệt vời như là các ống dẫn của sự chữa lành Đức Chúa Trời cho hàng ngàn người. Đề nghị của tôi là bạn đừng tìm kiếm phương cách đúng hay sai để cầu nguyện cho người đau, mà hãy tìm kiếm phương pháp nào thích hợp nhất với bạn và thích hợp nhất với chủ trương chức vụ riêng biệt của bạn.NĂM BƯỚC CỦA WIMBER Thủ tục cầu nguyện cho người đau dường như phù hợp với nhiều Hội Thánh thuộc làn sóng thứ ba xoay quanh năm bước của John Wimber. Các bước này thì dễ dàng, có thể được học nhanh chóng, là các bước rất chừng mực và cũng hiệu quả như bất cứ phương pháp nào khác mà tôi đã thấy. Tôi thường sử dụng năm bước của Wimber, Đội Cầu Nguyện Thông Công 120 Người cũng dùng nó, tôi đã dạy dỗ năm bước này trong các lớp học của tôi ở tại Chủng Viện Fuller và tôi giới thiệu chúng ở đây. Năm bước này đã được phổ biến rộng rãi đến nỗi bạn có thể thấy các bước hơi khác trong các bảng

Page 153: Chuc vu chua lanh

danh sách của những người khác nhau. Nhưng tôi sẽ giải thích chúng như cách John Wimber phác thảo trong tác phẩm của ông là Power Healing (Quyền Năng Chữa Lành ).10 Bước 1: Phỏng Vấn Mời người ấy ngồi ghế và trao đổi chút ít để họ thư giãn. Các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn thì đa dạng, nhưng mục tiêu chính là nhằm phát hiện cách cụ thể điều họ muốn bạn cầu nguyện cho họ. Hãy hỏi chỗ đau ở đâu, họ đã bị đau như vậy bao lâu, nó bắt đầu như thế nào và khi nào, những người khác đã nói gì về chứng đau ấy, sự điều trị gì họ đã có và những câu hỏi khác tương tự. Đừng ra sức hoàn tất một lịch sử y học (là điều có thể nhàm chán và gây xao lãng), nhưng hãy phát hiện xem bệnh đến từ đâu. Điều cần thiết là phải lắng nghe, không những nghe người bệnh, mà còn phải lắng nghe Chúa, vì đôi khi Đức Chúa Trời tiết lộ những thông tin đặc biệt trong cuộc phỏng vấn. Bạn có thể cảm thấy mình có một linh cảm đặc biệt hoặc có một ấn tượng tương tự.Điều này đã xảy đến với tôi khi tôi đang cầu nguyện cho một bệnh nhân ung thư cách đây không lâu. Một người hỗ trợ Chủng Viện Fuller đã gọi điện cho vị tu viện trưởng của tôi là Paul Pierson, và hỏi là ông có thể sắp xếp để tôi cầu nguyện cho một người bạn của ông ta không. Chúng tôi sắp xếp một buổi gặp ở tại nhà của Pierson. Và bạn của ông được đưa đến đấy bởi cô con gái của bà. Trong cuộc phỏng vấn bà nói bà muốn được chữa khỏi căn bệnh ung thư đã được phát hiện trong gan, ruột, và các cơ quan khác. Nhưng khi nói chuyện với bà, Đức Chúa Trời gây một ấn tượng trên tôi với ý tưởng: Hãy cầu nguyện cho sự cứu rỗi của bà. Vì vậy, tại thời điểm đó tôi đã thay đổi toàn bộ tiến trình. Hóa ra bà là một người hay đi nhà thờ nhưng chưa hề xác lập một mối tương giao cá nhân với Chúa Cứu Thế Giê-xu là Cứu Chúa và là Chúa, nhưng Đức Chúa Trời đã chuẩn bị hoàn toàn mọi sự để bà được cứu, và tôi đã có được đặc ân để dẫn dắt trước hết là bà, sau đó là con gái bà đến với Chúa Cứu Thế. Sau đó, tôi cầu nguyện cho bệnh ung thư. Bệnh ung thư có lành hay không tôi không biết, nhưng tôi biết chắc rằng một vấn đề thật quan trọng hơn nhiều đã được giải quyết, đó là số phận đời đời của bà.Bước 2: Quyết Định Chẩn Đoán Mặc dầu đã phỏng vấn, hãy cố phân biệt xem điều gì là nguyên nhân ẩn dấu của các triệu chứng. Đôi khi các triệu chứng thuộc thể có các gốc rễ trong các nan đề về tình cảm hoặc thuộc linh. Rất có thể là sự chữa lành nội tâm cần phải đến trước sự chữa lành thuộc thể. Những người có các ân tứ mục vụ hoặc ân tứ phân biệt các linh đã khám phá rằng họ thường xuyên sử dụng các ân tứ đó ở tại đây. Đây cũng là lúc một số người có thể nhận được một lời có tri thức để giúp họ hiểu chính xác hơn điều gì đang diễn tiến.Tôi thấy mình không có sự hiểu biết nhiều lắm khi đến phần chẩn đoán. Tôi

Page 154: Chuc vu chua lanh

thường hướng sự chú ý của mình vào các triệu chứng đã được mô tả ở phần phỏng vấn. Tôi quả quyết rằng ít nhất thì một số trong những người tôi cầu nguyện cho đã được chữa lành nếu như tôi đã chuyên môn hơn ở phần chẩn đoán nhưng tôi đã không có khả năng đó. Dầu vậy, tôi vẫn cố gắng để giữ cho chiếc ăngten thuộc linh của tôi bắt được những gì Chúa muốn phán với tôi.Một ngày sau một trong các lớp học về tiến sĩ mục vụ của tôi, một mục sư xin tôi cầu nguyện cho ông. Tôi khám phá qua cuộc phỏng vấn rằng một tháng nay ông đã bị đau nghiêm trọng giữa hai vai và trên phần cổ. Đây là một trong những lần bất thường mà Đức Chúa Trời cho tôi biết một cách cụ thể nan đề là gì, vì vậy tôi hỏi: “Có phải anh đang có dự tính một sự thay đổi trong chức vụ của mình không?” Anh ta trợn tròn mắt và nhìn tôi một cách bối rối, rồi hỏi: “Làm thế nào mà ông biết?” Hóa ra là anh ta đang dự định sẽ rời bỏ giáo phận hiện tại, nhưng điều này vẫn được giữ bí mật cẩn thận. Tôi hỏi anh đã có quyết định đó khi nào, và anh nói cách đây một tháng, đúng như tôi đã nghi ngờ. Tôi bảo anh rằng tôi sẽ cầu nguyện cho phần cổ của anh, nhưng tôi không tin là cơn đau sẽ ra đi cho đến khi nào anh giải quyết một số rắc rối liên quan đến quyết định của anh.Ngày hôm sau, cơn đau vẫn còn. Thế rồi, trong buổi chiều anh đã có một cuộc trao đổi dài với người bạn cùng phòng, là người đã giúp anh giải quyết một số rắc rối. Người bạn của anh sau đó đã đặt tay trên anh, cầu nguyện và đó là lần cuối anh còn đau. Ngày hôm sau, anh bày tỏ nỗi vui sướng vì được thoát khỏi cơn đau lần đầu tiên suốt một tháng. Bước 3: Chọn Sự Cầu Nguyện Một khi biết điều mình sẽ phải cầu thay, bạn cần quyết định sẽ cầu nguyện như thế nào. Đôi khi chúng ta dường như không thể biết Đức Chúa Trời muốn chữa lành cho ai đó theo phương cách nào.Tại một trong các lớp học của tôi, chúng tôi đã cầu nguyện cho một mục sư người Nam Phi, ông ta bị những cơn đau nghiêm trọng ở lưng. Ngày hôm sau, ông làm chứng rằng sau giờ học, lúc đang đổ xăng vào xe hơi, thì ông bị trượt bởi lớp dầu mỡ và ngã mạnh trên nền xi măng. Kể từ lúc đó trở đi, ông không còn thấy đau nữa. Ông nói đùa: “Đó là một sự điều chỉnh của Chúa, Ngài đã nắn lại cột sống cho tôi.”Loại cầu nguyện phổ biến nhất là cầu thay, trong đó bạn đơn giản xin Chúa chữa lành cụ thể bất cứ điều gì. Một loại khác nữa là mệnh lệnh, trong đó bạn nói trực tiếp với phần thân thể, cơn đau, chỗ sưng hoặc ung bướu, bảo nó hãy lìa, phải chết hoặc phải phân hủy đi, hoặc bất cứ điều gì cần thiết. Nếu bạn cảm thấy điều này có liên quan đến một tà linh, thì một lời cầu nguyện quở trách có thể là điều thích hợp.

Page 155: Chuc vu chua lanh

Ở điểm này bạn cũng quyết định có sử dụng dầu hay không. Tôi luôn luôn mang theo một lọ dầu - đã được biệt riêng cho việc chữa lành - trong túi mình. Đôi khi tôi xức dầu cho người ấy, đôi khi tôi không xức, tùy thuộc vào cách tôi cảm nhận Chúa dẫn dắt mình suốt giai đoạn lựa chọn cầu nguyện. Một số người dùng nước thánh. Một số người dùng muối đã được biệt riêng, có người sử dụng bánh và nước của tiệc thánh. Những người khác không sử dụng thứ nào kể trên cả mà chỉ phụ thuộc vào sự cầu nguyện mà thôi. Có rất nhiều người mà tôi kính trọng đã làm công việc này theo nhiều cách khác nhau đến nỗi tôi ngần ngại khi phải giới thiệu cách nào là ưu việt hơn cách kia. Tôi thấy đối với tôi dầu là tốt nhất.Bước 4: Chiến Trận Cầu Nguyện John Wimber đã dạy chúng ta phải cầu nguyện và mở mắt, và điều này dường như hết sức hiệu quả. Lý do chính của điều này là nó cho phép chúng ta nhìn thấy điều Đức Thánh Linh đang hành động, nếu có, về mặt vật lý. Đôi khi bệnh nhân run rẩy, hoặc xao động nơi mí mắt hoặc một loại không khí bao quanh người ấy. Đôi khi có những biểu hiện khác nữa.Ở tại một kỳ hội đồng lãnh đạo mà tôi đang giảng dạy, một trong những người đang tham dự đứng lên sau buổi họp và khẩn khoản xin tôi cầu nguyện cho ông. Ông ta bị chứng suyễn mãn tính, và đã bị một cơn suyễn tấn công mạnh mẽ trong suốt buổi học của tôi. Vào lúc đó ông khó thở được nữa và mỗi lần thở thì khiến cho ông đau nhói. Lúc ấy tôi đã tiến đến Bước 3, tôi nghi ngờ mạnh mẽ rằng đây là sự tấn công của ma quỷ, vì vậy sự chọn lựa cầu nguyện của tôi là một mạng lệnh của sự giải cứu. Tôi truyền cho tà linh của suyễn phải lìa khỏi người ấy lập tức. Người đàn ông ho lên một tiếng lớn, một luồng khói trắng phụt ra khỏi miệng ông và ông đã thở được dễ dàng từ đó. Tôi hẳn đã không biết được điều đã xảy ra nếu như nhắm mắt trong lúc cầu nguyện.Tôi tin rằng lời cầu nguyện hành động hiệu quả hơn là lời cầu nguyện thụ động. Những người e ngại hơn, để bảo vệ các cơ sở của họ và tạo được một tình huống bảo đảm, thường cầu nguyện như vầy: “Lạy Chúa, con không biết ý muốn của Ngài là thế nào, nhưng nếu Ngài muốn, xin hãy chữa lành cho người này.” Nguyên tắc căn bản thì vững chắc, có nghĩa là chúng ta không muốn điều gì hơn là ý muốn của Đức Chúa Trời được thực hiện. Nhưng thường thì lời cầu nguyện này không những phản ánh sự quy phục ý muốn Đức Chúa Trời, là điều tốt, nhưng cũng cho thấy sự thiếu đức tin và thiếu sự hiểu biết, là điều không tốt. Khi chúng ta đã có được kinh nghiệm trong việc lắng nghe tiếng Chúa cũng như việc trò chuyện với Ngài, trong nhiều trường hợp chúng ta sẽ có khả năng biết điều Ngài muốn là gì khi mà chúng ta đã đi qua ba bước đầu. Điều này giúp chúng ta cầu nguyện với mức độ dạn dĩ mà nếu không thì chúng ta không thể có được, và phương pháp

Page 156: Chuc vu chua lanh

tích cực này dường như thật sự lưu xuất nhiều sức mạnh chữa lành hơn là phương pháp thụ động. Tôi nghĩ đây là một sự tấn công trực tiếp hơn vào nước của Satan. Ngoài trường hợp cầu nguyện trong vườn Ghếtsêmanê, chúng ta không thấy Chúa Giê-xu dùng phương pháp cầu nguyện thụ động.Bước 5: Hướng Dẫn Sau Khi Cầu Nguyện Sau khi cầu nguyện, bạn hãy hỏi người ấy xem họ cảm thấy thế nào. Bạn cần biết có điều gì đã xảy ra không. Bảo đảm với họ rằng họ không phải cảm giác bất cứ điều gì để nhận được sự chữa lành cả, nhưng đôi khi họ có cảm nhận. Nếu các triệu chứng biến mất, hãy cùng nhau vui mừng và ngợi khen Đức Chúa Trời. Nếu các triệu chứng vẫn còn đó, nhiều khi bạn cần lập tức cầu nguyện trở lại. Đôi khi bạn cũng cần phải mời họ hãy trở lại. Bạn có thể gợi ý rằng trong trường hợp này Chúa có thể đang chữa lành dần dần, chứ không phải lập tức. Nhiều khi tôi được dẫn dắt để giới thiệu người mà tôi đang cầu nguyện cho hãy tìm một người khác hoặc một nhóm khác để cầu nguyện thêm nữa. Nếu có thể được tôi sẽ giới thiệu họ đến với đội cầu nguyện của Nhóm Thông Công 120 Người của tôi. Trong mọi trường hợp, tôi quả quyết với họ về tình yêu của Đức Chúa Trời và rằng Chúa sẽ ở với họ dầu họ yếu hay khỏe.Khi người đau đang được điều trị bằng thuốc, tôi luôn luôn khuyên họ hãy kiểm tra các kết quả với bác sĩ của họ. Nếu họ thường xuyên dùng thuốc, họ không được ngưng dùng cho đến khi bác sĩ là người kê toa khuyên họ thôi dùng. Đã nhiều lần tôi nói với người ấy rằng tôi cảm biết Đức Chúa Trời đang chữa lành cho người ấy qua các thầy thuốc hơn là chữa lành họ một cách trực tiếp, và tôi nhắc nhở họ rằng điều này cũng hiệu quả bởi Đức Chúa Trời không kém. Tôi đồng ý với Jack Hayford là người thường nói: “Chúng ta nên luôn là những người biết rằng việc nhận sự trợ giúp của thuốc men không phải là sự từ chối sự chữa lành của Đức Chúa Trời.” 11 Dầu cho kết quả sự cầu nguyện có thế nào đi nữa, hãy giữ cho người ấy luôn thành thật. Tôi thấy chẳng có giá trị gì trong việc giả vờ nói rằng các triệu chứng đã không còn đó bằng cách “tuyên bố như vậy.” Tôi biết có một số người cảm thấy việc thú nhận các triệu chứng vẫn còn ở đó là bày tỏ một sự thiếu đức tin và ngăn trở sự chữa lành, tôi tôn trọng những người ủng hộ quan điểm đó, bởi vì Đức Chúa Trời đang sử dụng nhiều người trong số họ một cách đáng kể. Nhưng tôi thấy rằng phương cách thành thật, có sao nói vậy là hiệu quả nhất. Những người khác đã nói với tôi rằng họ cũng hết sức đánh giá cao điều này. NHỮNG LỜI TRI THỨC Liên hệ trở lại Bước 2, sự chẩn đoán, tôi đã có đề cập rằng nhiều khi Đức Chúa Trời cung cấp một sự chỉ dẫn đặc biệt qua một lời tri thức. Lời tri thức này là gì, và nó hoạt động như thế nào?

Page 157: Chuc vu chua lanh

Cá nhân tôi tin rằng lời tri thức được sử dụng trong bối cảnh này là một sự dùng sai thuật ngữ. Tôi nghĩ ân tứ thuộc linh được gọi là tri thức được tìm thấy trong ICo1Cr 12:8 có liên quan đến sự học rộng, như tôi đã giải thích trong cuốn sách Your Spiritual Gifts Can Help Your Church Grow của tôi (Các Ân Tứ Thuộc Linh của Bạn Có Thể Giúp Hội Thánh Tăng Trưởng ). Tôi thấy lời nói có tri thức như được sử dụng hiện nay là một bộ phận con bên trong ân tứ rộng lớn của việc nói tiên tri. Nhưng tôi miễn cưỡng gia nhập với những người sử dụng thuật ngữ này trong một ý nghĩa tạm thời chưa chính xác, bởi vì một điều tôi thấy nó khiến tôi phải quá dài dòng để giải thích điều tôi nghĩ là ý nghĩa đúng, và vì một điều nữa đó là đây là một vấn đề cực kỳ nhỏ.Những gì chúng ta đồng ý đó là cái được gọi là lời có tri thức là một ân tứ mặc khải. Tức là, qua ân tứ này, Đức Chúa Trời phán với con người, cũng như Ngài thường thực hiện qua các hình thức lời tiên tri khác. Tôi nhận ra rằng một số người sẽ giương cờ đỏ thần học ở điểm này và lập luận rằng sự mặc khải của Đức Chúa Trời đã chấm dứt với việc kết thúc bộ Kinh Thánh. Tôi sẽ không ngần ngại mà lập luận chống lại quan điểm ấy vào lúc này, đó là chưa kể tôi thật sự nghĩ rằng quan điểm này có thể được chứng minh là không vững. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời lúc nào cũng mong muốn bày tỏ lời Ngài cho chúng ta, không phải chỉ ở mức độ chúng ta tìm thấy được ghi chép trong Kinh Thánh. Dầu vậy bất cứ sự mặc khải nào qua lời nói có tri thức hoặc các lời tiên tri khác đều phải luôn được thử nghiệm tính xác thực của nó với Kinh Thánh.Lời Ấy Để Làm Gì? Các lời tri thức giúp chúng ta rất nhiều trong việc cầu nguyện cho người đau, bởi vì những lời ấy cho phép chúng ta hiểu một cách cụ thể hơn những gì Đức Chúa Cha đang làm. Và một khi chúng ta biết điều Ngài đang làm, thì chúng ta có thể hành động với sự dạn dĩ và đức tin lớn hơn.Ví dụ, Floyd McClung, Giám Đốc Các Hoạt Động Quốc Tế dành cho Thanh Niên Với Sứ Mạng (YVAM), đã từng kể cho tôi nghe về kinh nghiệm truyền giáo đầu tiên của vợ ông, là Sally. Lúc ấy cô mới 16 tuổi, trong một đội gồm tám thiếu niên ở tại Đảo Samoan. Người truyền giáo lớn tuổi hơn giám sát họ đã mở tấm bản đồ và chỉ cho họ một số những ngôi làng mà họ có thể truyền giáo. Nhưng ông trỏ tay vào một ngôi làng và nói: “Dầu làm bất cứ điều gì, các em cũng không được đi đến ngôi làng này. Chúng tôi đã thử rồi. Vị trưởng làng này rất thù địch và đã tuyên bố ngôi làng của ông là ngôi làng đóng kín. Ông đã trang bị quanh ngôi làng mình bằng một số các bầy cho dữ để người lạ không đến được.”Khi các em thiếu niên đã cầu nguyện, chúng nhận được một lời tri thức mà trong đó Chúa bảo chúng phải đi đến ngôi làng ấy. Tất cả các em đều có

Page 158: Chuc vu chua lanh

những nỗi lo sợ bình thường của con người và sự hoài nghi, song chúng đã quyết định vâng lời. Chúng tiến gần đến ngôi làng. Bầy chó xông lên tấn công. Nhưng khi chúng đến gần các nhà truyền giáo, chúng quay lại và bỏ chạy vào bụi rậm, cứ như là các thiên sứ hoặc một lực lượng siêu nhiên nào khác đang rượt đuổi chúng. Trong ba giờ đồng hồ, trưởng thôn, là người mà cuộc đối đầu bằng quyền phép hợp pháp này đã dành cho ông, tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Trong số 500 dân làng, 300 người đã tiếp nhận Chúa. Hiện nay, ngôi làng này là Hội Thánh Ngũ tuần của Đức Chúa Trời lớn nhất trong Quần Đảo Samoan. Không phải tất cả những lời tri thức đều mang một mức độ kịch tính như vậy, nhưng bởi vì Đức Chúa Trời trực tiếp có liên quan, nên tất cả những lời đó đều đáng kinh sợ. Bạn của tôi là Omar Cabrera thường hoạt động hầu như một cách riêng biệt với những lời tri thức trong chức vụ chữa lành của ông. Trong một buổi nhóm có mấy ngàn người, chẳng hạn, Đức Chúa Trời bảo ông rằng Ngài muốn chữa lành những người bị thoát vị. Vì vậy, ông mời gọi những người ấy tiến lên phía trước, cầu nguyện cho họ và sau đó mời những người đã được chữa lành đứng lên làm chứng. Ngoài chứng thoát vị còn có thể là ung thư, những nan đề về thận, những người nghiện thuốc lá, bệnh tim hoặc bất cứ bệnh gì bạn mắc phải. Một lần nọ, Omar Cabrera đang thương lượng với một nhóm các chủ khách sạn để thuê một số các ngôi nhà cho kỳ hội đồng mà ông cần. Một trong số họ là một người phải sử dụng khung kim loại có bốn chân, chẩn đoán là ung thư ruột ... ở thời kỳ cuối cùng. Cabrera không có thói quen cầu nguyện cho những người ông tình cờ tiếp xúc với họ. Nhưng lần này ông nhận được một lời tri thức mà Chúa truyền muốn chữa lành cho người này. Vì vậy, khi cuộc thương lượng đã kết thúc, ông nói: “Tôi sẽ cầu nguyện cho ông.” Ông cầu nguyện và nói: “Bây giờ, hãy bước đi!” Thật hết sức ngạc nhiên đối với ông, người đàn ông này bắt đầu bước đi được. Cabrera nói: “Hãy đi về nhà. Đức Chúa Trời đã chữa lành cho ông.” Trong hai tuần lễ đó, ông đã tham dự một trong các buổi nhóm của Cabrera, và đã chạy lên bục giảng làm chứng rằng không những ông đã được chữa lành mà ông còn được cứu nữa.Tôi không bảo bạn là phải nói với một người: “Đức Chúa Trời đã chữa lành cho anh,” trừ phi chính Đức Chúa Trời đã mặc khải điều đó trực tiếp với bạn như với Cabrera. Tôi hiếm khi nào nghe được câu nói ấy, và thậm chí khi điều đó xảy ra, tôi cũng nói một cách hết sức dè dặt, sử dụng tất cả những từ giả định mà tôi có thể nghĩ ra. Thật vậy, tôi không có ân tứ này, và tôi rất hiếm khi nhận được các lời tri thức, nhưng tôi thật sự đã thi hành vai trò của mình và cố gắng cởi mở khi Chúa muốn phán trực tiếp với tôi.Để minh họa, ở tại một trong các khóa học chuyên sâu kéo dài hai tuần lễ về sự tăng trưởng của Hội Thánh của tôi, một nhà truyền giáo cho Thái Lan là

Page 159: Chuc vu chua lanh

Joe Harbison đã đăng ký theo học. Trong tuần lễ đầu, anh xin cầu nguyện để được Chúa hướng dẫn về việc anh nên ở lại trường hoặc đi sang Thái Lan trở lại. Sau khi lớp học đã cầu nguyện, anh cảm biết Chúa rõ ràng truyền phán anh hãy trở lại Thái Lan trong một năm, sau đó trở lại trường truyền giáo thế giới. Vào giờ cầu nguyện của chúng tôi trong ngày học cuối, anh xin cầu nguyện cho việc tài trợ để trở về. Tôi hỏi anh cần bao nhiêu, anh trả lời 1.000 Mỹ kim. Tôi mời Brad Brinson, làm người hướng dẫn giờ cầu nguyện, và trong khi Brad còn đang cầu nguyện cho nhu cầu của Joe Harbison, Đức Chúa Trời đã phán với tôi qua một lời tri thức rõ ràng: “Con hãy dâng 500; phần còn lại ở trong lớp học này.” Trong lời cầu nguyện còn lại của Brad, tôi cứ vật lộn với Chúa về việc làm thế nào mà tôi phải nói cho cả lớp, bởi vì tôi không muốn khoe bất cứ sự rộng lượng nào mà tôi có thể có được trước mặt đám đông. Tay phải không nên biết việc tay trái làm. Nhưng Đức Chúa Trời lại phán một lần nữa: “Hãy nói!” Vì vậy tôi đã vâng lời. Khi buổi nhóm kết thúc, tôi nói với lớp học rằng tôi cảm biết Chúa bảo tôi phải dâng một một nửa đầu trong số 1.000 Mỹ kim và một nửa còn lại là ở trong lớp học này. Lập tức một mục sư Báptít miền Nam, Dan Lindsey, giơ tay lên và nói: “Đây là nửa còn lại! Đức Chúa Trời bảo tôi trong giờ cầu nguyện rằng nếu có ai đề nghị dâng một nửa đầu, thì tôi phải dâng một nửa còn lại.” Sau đó, Dan Lindsey nói với tôi một cách riêng tư: “Chưa có điều gì như vậy xảy ra với tôi trước đây. Tôi không hề có ý định như vậy - tôi là một người thuộc giáo phái Báptít phía Nam mà.Sự Khảo Sát Mang Tính Khoa Học Một trong những phần thú vị nhất ở trong cuốn Power Healing (Quyền Năng Chữa Lành) của John Wimber là phần phụ lục với lời tường thuật của Tiến Sĩ David C. Lewis thuộc Trường Đại Học Nottingham, Anh Quốc, với một hàng tựa dài như vầy: “Các dấu kỳ và phép lạ ở tại Sheffield : Phân Tích của Một Nhà Nhân Chủng Học Xã Hội về Những Lời Tri Thức , Những Sự Bày Tỏ của Đức Thánh Linh , và Tính Hiệu Quả của Việc Chữa Lành của Chúa .” Vào năm 1985, Lewis đã khảo sát một trong các kỳ hội đồng của John Wimber, bằng cách sử dụng “các kỹ thuật về nhân chủng học tiêu chuẩn để khảo sát người tham dự và các cuộc phỏng vấn sâu sát .” Nhà khoa học này đã lập luận rằng các lời tri thức được công bố trước công chúng bởi những nhà thực hành có kinh nghiệm dày dặn như John Wimber và một số những người phụ tá của ông có thể được giải thích đúng nhất bằng giả thuyết của chính họ rằng họ đang nói ra những lời mặc khải từ Đức Chúa Trời. Những lời cụ thể như “một người đàn ông ngồi ở dãy ban công có một cái nấm cùi ở lòng bàn chân trái nổi lên ở giữa ba ngón cuối của bàn chân” có thể được kiểm tra một cách chính xác, như Lewis đã nói với nhiều lời tri thức như thế.

Page 160: Chuc vu chua lanh

Lewis tính toán rằng để cho bất cứ một trong những điều này xảy ra tình cờ, thay vì có một cử tọa 3.000 người như số họ hiện có, họ sẽ phải cần tới 750.000 người.12 Trong nhiều năm, John Perkins, nhà sáng lập chức vụ The Voice of Calvary ở tại Mississippi và hiện nay đứng đầu Trung Tâm Harambee, Pasadena, California, vẫn là một thành viên của lớp học Trường Chúa Nhật Thông Công 120 Người của tôi. Vào tháng 11 năm 1983, một thành viên trong đội cầu nguyện của chúng tôi, là Cathryn Hoellwarth, đã nhận được một lời tri thức và công bố trong lớp rằng Đức Chúa Trời muốn giúp đỡ một người bị khổ sở vì chứng rối loạn tiêu hóa. Bà ta có được hình ảnh rõ ràng về nan đề này, nhưng không ai lên tiếng nhận cả. Vì vậy, Cathryn cứ cầu nguyện điều đó suốt tuần lễ và vào ngày thứ năm, Đức Chúa Trời cho bà biết đó là John Perkins. Ông đã không đến lớp học vào ngày Chúa nhật hôm đó.Nhưng Chúa nhật tuần sau thì ông đã có mặt. Cathryn tiếp xúc với ông và hỏi có phải ông có nan đề về bao tử không, sau đó bắt đầu mô tả những chi tiết bệnh lý với sự chính xác từng điều một. Perkins xác nhận rằng lời của bà là đúng, ông đã bị đau hàng tháng rồi, bệnh ngày càng tồi tệ hơn, và chính vào ngày Chúa nhật hôm đó là ngày tồi tệ nhất của ông. Vì vậy, Cathryn đã mời ông đến phòng cầu nguyện sau giờ học.Lúc ấy là thời điểm mà tất cả chúng tôi đều chỉ mới làm quen với loại hiện tượng của làn sóng thứ ba. John Perkins, cũng giống như nhiều người Tin Lành truyền thống trong số chúng tôi, chỉ có cơ sở ít ỏi để chuẩn bị mình cho một sự kiện như vậy, vì vậy ông đã ngần ngại. Những lời tri thức lúc đầu có lẽ đáng sợ. Vì vậy, ông hỏi Doris và tôi có bằng lòng đến phòng cầu nguyện vơí ông không, chúng tôi đã đi cùng ông. Quyền phép lớn thật rõ ràng và chúng tôi cảm biết Đức Chúa Trời đã làm một điều thật quan trọng. Dầu vậy, chúng tôi không thể biết chắc, bởi vì ngay sau đó, Perkins đã được chỉ định lãnh một Công tác đặc biệt của Tổng Thống Reagan điều tra và báo cáo về những người đói và đã phải mất nhiều tuần lễ ở các nơi khác trong nước. Nhưng vào tháng giêng, khi anh trở về với lớp học, anh đã đứng lên và nói: “Bây giờ, tôi không còn là một con người cảm xúc nữa, nhưng tháng mười một vừa rồi, khi đội cầu nguyện cầu nguyện cho tôi sau giờ học, có điều gì đó đã xảy ra với tôi. Kể từ đó, tôi thấy mình khá hơn so với những năm qua.”Chúng ta không nên có tư tưởng rằng những lời tri thức là then chốt cho một chức vụ chữa lành hiệu quả. Nhiều người, kể cả tôi, đã cầu nguyện cho người đau, và họ được chữa lành mà không có lời phán nào cả hoặc có rất ít. Nhưng theo tôi, điều quan trọng là phải thừa nhận rằng Đức Chúa Trời thường xuyên chọn sử dụng loại phương tiện này. Tôi biết ơn những người ở chung quanh tôi có được ân tứ này và những người nhận những lời tri thức

Page 161: Chuc vu chua lanh

trên cơ sở thường xuyên. Và mặc dầu tôi không có được ân tứ này, tôi muốn giữ mình cởi mở với Chúa để ban cho tôi những lời này khi có cần, là lúc Ngài chọn đề làm điều đó.

Ghi chú

1. Emerging Trends, Princeton Religious Research Center, June 1983, p. 4.2. Cheryl Katz, “Religious Attitudes in Orange County Parallel Nationwide Findings,” Orange County Register, Dec. 25, 1984, p. A16.3. Robert L. Wise, “The Healing Ministry: What Is Really Involved?” Christian Life, June 1984, p. 51.4. Body Life, newsletter of the 120 Fellowship, Lake Avenue Congregational Church, Pasadena, CA, Nov. 1987, p. 5.5. Francis MacNutt, The Power to Heal (Notre Dame, IN: Ave Maria Press, 1977), p. 96.6. John Gunstone, Healing Power (Ann Arbor, MI: Servant Books, 1987), p. 9.7. Paul A. Cedar, “Ministering to the Sick on Sunday Morning,” Leadership 100, Sept.-Oct. 1982, p. 17.8. Lloyd John Ogilvie, Why Not? (Old Tappan, NJ: Fleming H. Revell Co., 1985), p. 39. 9. Oral Roberts, “How to Find Your Point of Contact,” Church Growth, Seoul, Korea, Dec. 1983, p. 8. 10. Để có các chi tiết đầy đủ về cách sử dụng năm bước này, xin xem cuốn sách của John Wimber và Kevin Springer, Power Healing (San Francisco: Harper and Row, 1987), Chap. 11, 12. Another helpful summary is found in Ken Blue’s Authority to Heal (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1987), chap. 11.11. Jack Hayford, “Healing for Today,” Charisma, Sept. 1984, p. 43.12. Wimber with Springer, Power Healing, pp. 248-269.

CÁC CÂU HỎI QUAN TRỌNG CHUNG QUANH CHỨC VỤ CHỮA LÀNH

Khi bạn bắt đầu chức vụ chữa lành trong Hội Thánh mình, kinh nghiệm cho thấy một nhóm các câu hỏi tiêu chuẩn thường nổi lên. Suốt quyển sách này tôi đã cố gắng để thiết lập một khung sườn cho lối nghĩ về sự chữa lành của Chúa theo quan điểm của Cơ Đốc giáo Tin Lành. Mặc dầu quan điểm này nhằm ý định không mang tính Ngũ tuần và ân tứ, song vẫn: (1) mạnh mẽ khẳng định công việc của Đức Chúa Trời trong các phong trào này, (2) đã

Page 162: Chuc vu chua lanh

học tập và được ích lợi rất nhiều từ hai phong trào kể trên, và (3) trùng lặp với hai phong trào trên một cách đáng kể trong nhiều lãnh vực. Tôi tin rằng khung sườn ấy đã cho chúng ta những cơ sở đúng Kinh Thánh, đúng thần học và dựa trên thực nghiệm hoặc lâm sàng để trả lời cho nhiều câu hỏi trong số những thắc mắc thường nổi lên. Tôi hi vọng rằng những người đã chịu khó đọc và nắm vững tài liệu này sẽ được giải đáp nhiều thắc mắc. Như tôi đã mô tả khá chi tiết trong chương 2, phạm vi thực hành chức vụ chữa lành của tôi từ trước đến nay là lớp học Trường Chúa Nhật Thông Công 120 Người ở tại Hội Thánh Lake Avenue. Trong nhiều năm, chúng tôi đã cầu nguyện cho người đau trong cơ cấu của một Hội Thánh Tin Lành truyền thống, thật may mắn đã không làm cho Hội Thánh bị dội. Trong suốt nửa năm đó, chúng tôi đã học tập rất nhiều và đã đến chỗ có thể ghi chép lại các chủ trương chức vụ của mình liên quan đến việc chữa lành của Đức Chúa Trời. George Eckart, một người tốt nghiệp Chủng Viện Fuller, đã đem đến vai trò lãnh đạo trong quá trình này với tư cách là người điều hành buổi cầu nguyện của lớp hoặc đội chữa lành. Ông đã viết lại chủ trương chữa lành của lớp học dưới dạng câu hỏi và trả lời, nằm trong phần phụ lục của quyển sách này. Mặc dầu tôi nhận biết rằng mỗi Hội Thánh cần phải tự may đo - nghĩa là thực hiện các chủ trương chức vụ của riêng mình cho phù hợp với các nhu cầu riêng biệt của mình, tôi nhiệt liệt giới thiệu tài liệu của George Eckart như là một điểm khởi đầu, đặc biệt dành cho các Hội Thánh chính hệ và Tin Lành truyền thống. Hãy xem tài liệu ấy, và nếu bạn thấy ích lợi, hãy sử dụng nó.Trong khi đó, tôi đã chọn sáu trong số các câu hỏi quan trọng nổi lên liên quan đến các chức vụ chữa lành cho chương này.Trước đây, tôi cũng đã đề cập khái quát về một số vấn đề này. Một số có xuất hiện trên bảng danh sách của George Eckart và một số thì không. Mỗi câu hỏi như vậy cũng như các câu hỏi khác tương tự đáng phải được thảo luận cả một chương, tuy nhiên, tôi chỉ sẽ đề cập sơ đến chúng. Mối quan tâm của tôi cũng không phải để tranh cãi và ra sức chỉ trích gay gắt những người mà tôi có thể bất đồng. Những con người khác mà tôi hết sức tôn trọng trả lời những câu hỏi này theo những cách khác nhau, và tôi không cảm thấy cần phải chứng minh là họ sai để tôi đúng hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi không tin quan điểm của mình là quan điểm đúng. Nếu tôi thấy nó sai, thì tôi đã thay đổi lập tức.SỰ CHỮA LÀNH CÓ THẬT KHÔNG? Liệu những người chúng ta cầu nguyện có thật sự được chữa lành do chúng ta đã cầu nguyện cho họ không? Chúng ta có thể chứng minh một mối liên hệ nhân quả không?

Page 163: Chuc vu chua lanh

Câu trả lời đối với các câu hỏi này đưa chúng ta trở lại với vấn đề thế giới quan. Tin là thấy. Nếu bạn đã quyết định rằng Đức Chúa Trời ngày nay không còn chữa lành, thì không thể nào để chứng minh cho bạn bất cứ ai đã được chữa lành bởi sự cầu nguyện. Ví dụ, ngày nay có khoảng 1.500 thành viên của Hiệp Hội Quốc Tế Trái Đất Hình Dẹp (International Flat Earth Society), là những người tin quả quyết rằng trái đất hình dẹp, quy cho lý thuyết quả đất hình tròn là của Satan. Không có một số lượng bằng chứng khoa học nào rằng trái đất hình tròn thuyết phục họ tin khác hơn. Tương tự như vậy, không có một số lượng các trường hợp được ghi nhận bằng tài liệu y học nào về sự chữa lành thiên thượng thuyết phục được những người ấy, là kẻ đã quyết định không tin điều đó khả thi.Rex Gardner xử lý vấn đề này một cách khá bao quát. Ông là một bác sĩ dày dạn kinh nghiệm biết rõ nghề y. Với tư cách là một Cơ Đốc nhân, ông quả quyết Đức Chúa Trời đã chữa lành trực tiếp qua lời cầu nguyện. Nhưng, là một bác sĩ, bản thân ông phải chịu đựng những nguyên tắc cư xử trong nghề y và ông nói rằng “thậm chí trong những trường hợp tài liệu ghi nhận rõ ràng, các bệnh nhân và các bác sĩ đều có sẵn đó cho việc chất vấn, và hồ sơ bệnh lý có thể được khám xét, thì bằng chứng của sự chữa lành phép lạ vẫn là điều không thể xảy ra được.” 1 Điều này thật đáng buồn, nhưng là sự thật. Bởi vì y học hiện đại được đặt cơ sở trên chủ nghĩa duy lý khoa học, mà qua định nghĩa, loại trừ sự can thiệp của Đức Chúa Trời, chúng ta không nên ngạc nhiên rằng bởi vì hầu hết các bác sĩ không tin vào phép lạ, nên họ không thấy phép lạ.Rất nhiều rắc rối do những người hoài nghi về số lượng thấp các phép lạ được xác minh một cách chính thức ở tại Lourdes gây ra. Nhưng một trong các chuyên gia hàng đầu của Lourdes, là Đức Cha Rene Laurentin, đồng ý rằng một lần nữa đây lại là vấn đề của thế giới quan. Ông phát hiện rằng một số các nhân viên y tế trong ủy ban xác minh Lourdes đã bỏ phiếu chống lại việc xác minh “bởi vì họ cần có thêm một thử nghiệm nữa. Và nếu như đã có được một thử nghiệm, tôi nghĩ họ sẽ đòi một thử nghiệm nữa, không bao giờ kết thúc.” Họ làm việc dựa trên cơ sở giả định rằng mọi sự trong thiên nhiên đều có thể được giải thích liên quan đến thiên nhiên. Vì vậy, “Về nguyên tắc, chủ nghĩa duy lý luôn luôn tìm được một cách thoát ra.” 2 Như Chúa Giê-xu đã nói rõ, ra sức chứng minh công việc của Đức Chúa Trời cho một kẻ hoài nghi không tin là một ngõ cụt.Tôi có cả một tập tin gồm các lời làm chứng của các bác sĩ y khoa, là những người khẳng định các trường hợp được Chúa chữa lành. Trước kia tôi vẫn thường tìm cách để sưu tập thêm và xin các bức phim chụp quang tuyến X, đơn sơ tin rằng nếu như tôi chỉ cần đưa ra đủ những bằng chứng lạ lùng thật sự này, thì tôi có thể thuyết phục mọi người, kể cả những nhà thần học mà

Page 164: Chuc vu chua lanh

tôi đã từng trao đổi. Nhưng không bao lâu sau, tôi đã phát hiện rằng những người được thuyết phục dầu là các bác sĩ hay là các nhà thần học, đều là những người đã tin hoặc là những người có ý muốn tin. Một số những người hoài nghi, sẽ được ghi nhận, rất cởi mở để xem xét những bằng chứng có thể khiến họ thay đổi suy nghĩ, như sứ đồ Thôma. Những người khác thì cương quyết nhất định vẫn không tin, và không điều gì khiến họ thay đổi, cũng như những người Pharisi trong thời Chúa Giê-xu, việc cố gắng thuyết phục những người vô tín ấy, tôi đã khám phá ra rằng không kết quả hơn việc ra sức thuyết phục các thành viên của Hiệp Hội Trái Đất Hình Dẹp rằng trái đất hình tròn. Những người hoài nghi năng nỗ thường nhắc đến cuốn Chữa lành: Một Bác sĩ trong Việc khảo sát Phép lạ của William A. Nolen. Trong đó, bác sĩ Nolen, đã kiểm tra một số những lời tuyên bố được chữa lành kể cả trong chức vụ của bà Kathryn Kuhlman, và kết luận rằng những người chữa lành bằng đức tin không thể chữa lành những bệnh có liên quan đến các cơ quan, mà chỉ các bác sĩ mới chữa được. Tôi đề cập đến điều này để làm tương phản những phát hiện của Nolen với những phát hiện của Michael Cassidy. Trong tác phẩm của mình Bursting the Wineskins, Cassidy, người sáng lập tổ chức African Enterprise đã chứng minh rằng bước ngoặt trong linh trình của ông đến chỗ tin rằng Đức Chúa Trời thật sự sử dụng những người chữa lành bằng đức tin để chữa trị các căn bệnh thuộc về cơ quan chính là một buổi nhóm của bà Kathryn Kuhlman. Ông đã đến đó, theo lời ông, với một tinh thần hoài nghi và một “ ý định sẽ phát hiện ra những việc giả mạo.” Nhưng ông đã thấy một cậu bé trai bảy tuổi với hai chân bị biến dạng không hề đi được trong suốt cuộc đời của mình đã quăng đi cặp nạng sau khi cầu nguyện và chạy đi chạy lại ở trên tòa giảng. Cassidy rõ ràng đã cởi mở đủ để thấy những sự việc trong chức vụ của bà Kathryn Kuhlman mà Nolen không nhìn thấy. Cassidy nói: “Điều đó chính là lý do vì sao tôi tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn chữa lành.”Một số khảo sát được phát họa mang tính khoa học có lẽ sát gần với một số khảo sát mang tính thuyết phục. Ví dụ, một bài báo được xuất bản trong các bản lưu của Hiệp Hội Bệnh Tim Hoa Kỳ mô tả một khảo sát của bác sĩ khoa tim Randolph C. Byrd ở tại Bệnh Viện Đa Khoa thuộc San Francisco. Ông chia khoảng 400 bệnh nhân thành hai nhóm, sau đó ông xin các nhóm cầu nguyện tại nhà cầu nguyện cho các bệnh nhân trong nhóm này mà không cầu nguyện cho nhóm kia. Không một bệnh nhân nào, kể cả nhân viên bệnh viện biết là họ thuộc vào nhóm nào. Nhóm người đã được cầu nguyện thì ít bị biến chứng và ít người chết hơn.4 Có bao nhiêu bác sĩ sẽ được thuyết phục bởi kết quả này là điều vẫn còn phải xem xét, bởi vì các bác sĩ thường bất đồng với nhau, chưa nói đến những bất đồng của họ với các chuyên gia y tế

Page 165: Chuc vu chua lanh

thế tục khác.CÂU HỎI ĐÍCH THỰC Theo tôi thấy, câu hỏi cần hỏi không phải là một trường hợp nào đó về việc chữa lành của Chúa có thể được chứng minh vượt trên tất cả những nghi ngờ khoa học hay không. Câu hỏi ở đây là lời ký thuật này có được hậu thuẫn bởi loại bằng chứng cho thấy rằng việc chấp nhận nó là xác thực có phải là một câu trả lời hợp lý đối với người cho nó là điều khả thi hay không.Nếu đó là trường hợp này, và tôi tin như vậy, thì tại sao không chấp nhận những lời làm chứng, như chúng ta chấp nhận đối với sự cứu rỗi cá nhân? Cách chấp nhận phổ biến nhất được chấp nhận về những sự quy đạo được chứng minh là qua những lời làm chứng. Ví dụ, trước khi được cứu tôi là một người say sưa, và Đức Chúa Trời đã thay đổi đời sống tôi qua sự tái sanh. Bạn còn cần bao nhiêu sự xác minh nữa để thật sự tin tôi? Liệu tôi có cần phải lấy lời báo cáo của những người làm công tác xã hội không? Tôi có cần được phân tích về tâm thần không? Tôi có phải trải qua cuộc thử nghiệm của máy phát hiện lời nói dối không? Làm thế nào tôi biết mục sư của mình đã thật sự được cứu? Hay là vợ tôi thật sự đã được cứu? Vâng, chúng ta mong chờ nhìn thấy những kết quả của sự ăn năn trong đời sống, nhưng trong các trường hợp về y khoa, chúng ta cũng trông mong nhìn thấy các triệu chứng bộc lộ. Giả sử, có một người khác bảo tôi rằng răng của họ bị hỏng, và có người đã cầu nguyện cho chúng, Chúa đã trám những chiếc răng ấy trực tiếp, tôi nhìn xem, và thật rõ ràng, những chiếc răng đã được trám. Vậy tôi có thật sự cần lời xác nhận của nha sĩ không? Khi những người hoài nghi chất vấn người mù việc Chúa Giê-xu đã chữa lành cho anh ta, anh mù đã trả lời: “Tôi chỉ biết một điều, là tôi đã mù mà bây giờ lại sáng” (GiGa 9:25). Đó là một câu trả lời thích hợp vào lúc ấy, và cũng thích hợp hiện nay.Quan điểm hiện tại của tôi đó là trừ phi tôi có lý do đặc biệt để không tin (như là lời làm chứng của một người phụ nữ Phi Châu bảo rằng bà đã mang thai sáu tháng và Chúa đã cho bà sinh hai đứa con sinh đôi qua lời cầu nguyện), tôi tiếp nhận lời làm chứng của những con người chân thành sáng suốt theo giá trị bề mặt. Tôi không muốn bị mắc lừa, nhưng tôi thật sự muốn làm gương thái độ được sứ đồ Phaolô ủng hộ: đó là tình yêu thương “tin mọi sự” (ICo1Cr 13:7). Khi phải có một lựa chọn, tôi nghĩ tốt hơn là hãy làm một người tin hơn là một người hoài nghi. Tôi thà giữ theo nguyên tắc của Chúa Giê-xu còn hơn là nguyên tắc của Thôma. Chúa Giê-xu đã nói về Thôma, con người hoài nghi: “Vì ngươi đã thấy ta, nên người tin.” Nguyên tắc của Chúa Giê-xu là: “Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy” (GiGa 20:29). Sự Khai Trình Dầu vậy, tôi tin nơi sự khai trình. Tôi là một người cũng có tính khoa học đủ

Page 166: Chuc vu chua lanh

để muốn kiểm tra tính hiệu quả của mình. Tôi cầu nguyện cho người đau, nhưng tôi có là một người thành công không? Có bao nhiêu người sẽ được chữa lành để gọi là một chức vụ chữa lành thành công? Chúa Giê-xu có lẽ đã hướng đến 100 phần trăm. Trước khi tôi tham dự vào làn sóng thứ ba này, tôi đang xem xét điều gì đó gần với zero phần trăm hơn, vì vậy có thể tôi quan tâm trong việc xem nó cao hơn zero phần trăm của tôi bao nhiêu hơn là thấp hơn 100 phần trăm bao nhiêu.Chưa kể đến vấn đề so sánh, tôi thật sự phải đau khổ để đưa một bảng báo cáo cho mỗi người mà tôi đã cầu nguyện cho họ. Tờ báo cáo này nằm trong một bì thư có sẵn địa chỉ trả lại, và tôi xin họ gởi nó trở lại khi có đủ thời gian trôi qua để biết có điều gì đã xảy ra hay không. Tờ báo cáo có những chỗ để kiểm tra không cải thiện, có cải thiện ít, cải thiện đáng kể, và hoàn toàn khỏe mạnh. Một số những câu hỏi khác được điền vào dữ kiện nền tảng. Tôi đã bắt đầu tiến trình này vào mùa thu năm 1986. Trong hai năm 1986 và 1987, tôi đã nhận được 114 tờ. Kết toán có được như sau:Không cải thiện 18%Cải thiện ít 28%Cải thiện đáng kể 25%Hoàn toàn khỏe mạnh 29%Điều này có thể được gọi là thành công hay không, tôi không biết nhưng thật là đáng phấn khởi. Tất nhiên, tôi không biết tỉ lệ phần trăm của những bức thư không trả lại. Nhưng trong số các thư trả lại, tôi biết rằng 82 phần trăm những người tôi đã cầu nguyện cho đã cảm thấy khá hơn sau đó. Thật là một điều phấn khởi. Và 29 phần trăm hoàn toàn khỏe mạnh thì sao? Tôi vô cùng vui mừng vì đã cầu nguyện và họ cũng vậy. Hi vọng của tôi là 29 phần trăm này mỗi năm sẽ cao hơn nữa khi tôi cứ tiếp tục.Theo tôi, những cá nhân, những nhóm hoặc những Hội Thánh nào đã dành được danh tiếng tốt đối với chức vụ chữa lành đức tin thì sẽ làm tốt việc theo sát các kết quả của họ và chia sẻ thông tin này cho mọi người. Một trong những chức vụ chữa lành mang trọng trách mục vụ cao nhất và có tổ chức tốt nhất mà tôi biết là buổi nhóm dầm thắm trong sự cầu nguyện của Small Ministry Teams (Các Tổ Chức vụ Nhỏ) thuộc Hiệp Hội Thông Công Cơ Đốc Vineyard ở tại Anaheim, California. Bill McReynolds, một trong những mục sư phụ tá của John Wimber, giám sát không dưới 325 tín hữu được huấn luyện là những người đã hình thành 80 tổ cầu nguyện. Dưới những điều kiện lâm sàng được giám sát một cách chặt chẽ, mỗi tổ kết ước với một cá nhân trong sáu buổi liệu pháp cầu nguyện kéo dài một giờ mỗi tuần.Năm 1987, họ giúp cho trên 600 người với những kết quả sau đây:Không cải thiện 19%

Page 167: Chuc vu chua lanh

Một vài cải thiện hoặc cải thiện đáng kể 58%Hoàn toàn khỏe mạnh 26%Tôi thấy điều này thật đáng kể bởi vì tỉ lệ của Vineyard và của tôi hóa ra là gần giống nhau. Họ sẽ so sánh thế nào với các kết quả của các bác sĩ y khoa hoặc các nhà điều trị y khoa tôi không biết, bởi vì những số liệu này thật hiếm khi nào được mọi người biết.Liệu Sự Chữa Lành Có Bị Giả Mạo Không? Thế giới lúc nào cũng có những thứ giả mạo. Thậm chí vào thời Chúa Giê-xu cũng đã có những người nói tiên tri, đuổi quỷ và nhơn danh Chúa Giê-xu làm phép lạ, song Ngài đã phán rằng Ngài không biết họ (xem Mat Mt 7:22, 23). Sứ đồ Phaolô đã cảnh cáo Timôthê về các thần giả và đạo dối của các quỷ dữ (xem ITi1Tm 4:1). Trong sách Khải huyền chúng ta đã thấy con thú cũng đã làm các dấu lạ lớn (xem 13:13-14) và tà linh của các quỷ cũng đã làm các dấu lạ (xem 16:14) và các tiên tri giả cũng làm các dấu kỳ (xem 19:20). Rõ ràng là hiện nay có các thế lực siêu nhiên không thuộc về Đức Chúa Trời.Thế lực này được sử dụng để giả mạo các phép lạ thật của Đức Chúa Trời. Timothy Warner đã nói: “Các phép lạ giả mạo này có tầm rộng khắp từ các bông trái giả đến các ân tứ Thánh Linh giả cho đến những việc chữa lành và những việc lạ lùng giả dối khác nữa.” 5 Chúng ta thấy những giả mạo ở trong tà giáo voodoo của người Haitian, thuật thông linh của người Brazil, trong các tôn giáo truyền thống Phi Châu, trong tà giáo ở tại đây, Hoa Kỳ, và ở bất cứ nơi nào, phù phép, ma thuật và thuật chiêm tinh đang có mặt. Ở tại Thái Lan “Thầy Noi” ba tuổi đã chữa lành cho hàng ngàn người bằng phù phép vỏ cây. Ở tại Ấn Độ, người Hinđu đâm vào thân thể họ bằng những chiếc móc và đi chân không trên than đỏ, mà không thấy đau đớn gì.Quyền lực này của Satan nhiều lúc đối đầu với quyền phép của Đức Chúa Trời. Đó là trường hợp của Môise khi dẫn dân Ysơraên ra khỏi Ai Cập. Chỉ sau cuộc đối đầu hàng loạt về quyền phép, cuối cùng Pharaon mới cho dân sự Đức Chúa Trời ra đi. Các thuật sĩ của Pharaôn đã có thể làm những thứ phép lạ giả mạo - nhưng chỉ ở mức nào đó mà thôi. Chúng trông thật sự tồi tệ. Họ đã đánh mất nguồn khởi động khi cây gậy của Arôn đã nuốt hai cây gậy của các thuật sĩ. Họ cũng đã làm lại hai tai vạ đầu tiên để biến nước thành máu và các loài ếch nhái. Nhưng sau đó họ đã cạn kiện quyền lực và không thể nhái theo tám tai vạ kia. Đức Chúa Trời đã thắng dứt khoát hoàn toàn trong cuộc đối đầu đó, nhưng các thuật sĩ cũng đã chứng minh rằng họ có thể làm được một số những việc giả mạo, nhờ vào quyền phép của kẻ thù (xem XuXh 7:11, 22; 8:7).Thậm chí những người được xem là Cơ Đốc nhân cũng kẹt trong những vụ lừa dối này.

Page 168: Chuc vu chua lanh

Jim Jones có thể giả mạo chữa bệnh ung thư bằng cách kéo ... gan gà và các cơ quan khác từ cổ họng của những người mà ông cầu nguyện cho. Peter Popoff đã nhận được “những lời tri thức” trong các buổi nhóm chữa lành, mà sau này hóa ra là các sứ điệp từ nơi vợ ông đã được truyền đi qua một thiết bị điện tử kỹ thuật cao. Không có gì đáng ngạc nhiên, Dave Hunt đã bối rối và đã viết cuốn sách bán chạy nhất của ông là The Seduction of Christianity (Sự Lôi cuốn Của Cơ Đốc giáo ). Không may, trong khi đưa ra các câu hỏi thích hợp, Hunt có khuynh hướng đi đến các thái cực với những câu trả lời của ông, dán nhãn “người quyến rũ” không những lên những người của Jim Jones và của Peter Popoff mà còn cả những người của John Wimber và Robert Wise cũng như những người của Richard Foster và những người của Paul Yonggi Cho. Tôi đồng ý với Richard Lovelace là người khẳng định rằng Thân Thể Đấng Christ thật sự cần một hệ thống báo động qua hình thức của những kẻ chỉ trích, là những người mà giống như các bạch huyết cầu, phát hiện và tấn công các loại vi trùng. “Nhưng,” Lovelace nói rằng: “Một hệ thống miễn nhiễm quá tích cực sẽ đề kháng các phần có cần trong thân thể, như điều thường xảy ra trong trường hợp cấy ghép các cơ quan, bởi vì nó phát hiện sai lầm rằng những cơ quan này là thù địch.” 6 Làm Sao để Phân Biệt sự Khác Nhau Như vậy thì chúng ta có thể phân biệt được giữa đúng và giả mạo không? Tôi tin rằng có ba cách:Trước hết, chúng ta sử dụng những lẽ thường đã được công nhận. Kinh Thánh mô tả những Cơ Đốc nhân trưởng thành là những kẻ “hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và điều dữ” (HeDt 5:14). Khi chúng ta đã đến chỗ hiểu biết Chúa Giê-xu rõ ràng hơn, chúng ta nhạy cảm hơn với những điều gì không thuộc về Đức Chúa Trời. Ví dụ, một mục quảng cáo trên tờ Globe nói rằng: “Ta là Andreika, ta có thể làm thay đổi vận mệnh. Hãy trả tiền, thì ta sẽ niệm phù chú cho bạn.” Giá bao nhiêu? 13 đô rưỡi. Lẽ thường của người Cơ Đốc sẽ cho chúng ta biết điều này xuất phát từ điều ác, chứ không phải điều thiện. Mặc dầu nó hứa đem đến sức khỏe và hạnh phúc.Thứ hai, chúng ta sử dụng ân tứ phân biệt. Trong ICo1Cr 12:10, chúng ta thấy “ơn phân biệt cách linh” là một trong những liệt kê chính về các ân tứ thuộc linh. Theo sự hiểu biết của tôi thì đây là khả năng đặc biệt mà Chúa ban cho những người nhất định trong thân thể của Đấng Christ để biết chắc hành vi nhất định nào đó trong thực tế được tỏ ra là của Chúa, của loài người hoặc của Satan.7 Mặc dầu tôi không có được ân tứ này, nhưng nhiều người trong số các bạn của tôi thì có. Chẳng hạn như Michael Green, ông nói: “Tôi phát hiện ra rằng tôi sở hữu ân tứ này mặc dầu tôi không tìm kiếm, và ân tứ này hết sức hữu ích trong các tình huống mục vụ khó khăn.” 8 Một số thành

Page 169: Chuc vu chua lanh

viên trong lớp học Trường Chúa Nhật Thông Công 120 Người của tôi cũng có ân tứ này, và tôi phải gọi đến họ khi cần có sự phân biệt đặc biệt.Thứ ba, chúng ta tìm các ân tứ của Thánh Linh. Những kết quả cuối cùng của việc chữa lành hoặc các phép lạ là gì? Giacơ cho chúng ta một số những dấu hiệu rất tốt để biết “sự khôn ngoan từ trên mà xuống,” khác với sự khôn ngoan “thuộc về đất, về xác thịt, và về ma quỷ.” Sự khôn ngoan của Satan sinh ra những bông trái ganh tị, vị kỷ, khoe mình, và nói dối. Còn sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời thì “thanh sạch, hòa thuận, tiết độ, nhu mì, đầy dẫy lòng thương xót và bông trái lành. Không có sự hai lòng và giả hình” (Gia Gc 3:17). Michael Harper tỏ rõ rằng “Giữa vòng các tôn giáo của thế giới, duy chỉ có Cơ Đốc giáo xưng nhận bởi ân điển của Đức Chúa Trời và quyền phép của Đức Thánh Linh sở hữu năng lực chữa lành người bệnh và làm các phép lạ.” 9 Tôi thích cách đánh giá của Barton Stone, nhà lãnh đạo lớn của các Hội Thánh thuộc phong trào Đấng Christ trong thế kỷ vừa qua về một số những hiện tượng phục hưng mới mẻ mà ông chưa hiểu được. Sau khi khảo sát những gì đã xảy ra, ông thừa nhận rằng ma quỷ luôn luôn tìm cách bắt chước các công việc của Đức Chúa Trời và làm cho các công việc ấy bị mang tiếng xấu. Nhưng hiện tượng mà ông đã thấy “không thể là công việc của Satan được,” bởi vì “những công việc đó đã đưa con người đến sự xưng nhận hạ mình và từ bỏ tội lỗi - đến sự cầu nguyện nghiêm trang, sự ngợi khen Chúa sốt sắng và lòng cảm tạ biết ơn, đến chỗ kêu gọi các tội nhân yêu thương chân thành để ăn năn và đến với Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế.” 10 Đó là những dấu hiệu tốt lành. Cũng là bảng danh sách của Paul Hiebert. Như là những chỉ dẫn để phân biệt những sự tỏ ra của Thánh Linh Đức Chúa Trời trái với những bộc lộ của kẻ thù, Hiebert liệt kê sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, quyền tể trị của Đấng phước, sự hòa hợp với lời Kinh Thánh, bông trái của Đức Thánh Linh, sự trưởng thành thuộc linh, sự quân bình trong việc trình bày toàn bộ Tin Lành, sự hiệp một của thân thể Đấng Christ và sự toàn vẹn. 11 Đây là một bảng danh sách kiểm tra mà tôi thấy rất hữu ích trong việc tiếp tục công tác phân biệt giữa điều giả với điều thật.Chúng ta đừng rơi vào chiếc bẫy phản ứng quá mấu khi biết rằng Satan có thể và thường giả mạo công việc của Đức Chúa Trời. Chúng ta đừng khước từ quyền phép Chúa dựa trên cơ sở ấy. Timothy Warner nói rằng điều này sẽ giống như “từ chối không xài đồng 20 đôla bởi vì bạn được biết có những đồng đôla giả đang lưu hành.” 12 CHÚNG TA CÓ THỂ ĐIỀU KHIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG? Cốt lõi của phù phép đó là người hành nghề, hoặc là một ông đồng, bà cốt, phù thủy, người cầu vong, thầy tư tế, thầy bói, thầy pháp, hoặc bất cứ điều gì sở hữu bạn, thực hành phù phép để điều khiển các thế lực siêu nhiên làm bất

Page 170: Chuc vu chua lanh

cứ điều gì họ yêu cầu. Thông qua các phù phép, họ có thể khiến cho người ta chết, bệnh, khỏe, thu hút người khác về mặt tình dục, tìm một người bạn đời, hoặc phá đổ một cuộc hôn nhân, gây mất mùa, chiến thắng trong các trận đấu, và vô số chuyện khác.Đó không phải là cách của người Cơ Đốc. Cơ Đốc giáo và phù phép bất tương hợp như hai cực dương của hai thanh nam châm. Đó là lý do vì sao khi bắt đầu một chức vụ chữa lành trong các Hội Thánh của mình, chúng ta phải quan tâm ý thức đến mối nguy hiểm luôn luôn có mặt của việc thực hành phù phép với một lớp vỏ Cơ Đốc. Tuy nhiên, sự nguy hiểm này không được ngăn trở chúng ta để không có một chức vụ của các phép lạ đầy quyền phép. Sẽ không nguy hiểm nếu chúng ta luôn giữ hai nguyên tắc cơ bản quan trọng trong đầu mình: (1) Chúng ta phải tránh sự điều khiển, và (2) chúng ta phải tránh sự đầu hàng.Khi bắt đầu một chức vụ chữa lành trong các Hội Thánh của mình , chúng ta phải quan tâm ý thức đến mối nguy hiểm luôn luôn có mặt của việc thực hành phù phép với một lớp vỏ Cơ Đốc . Thứ nhất, chúng ta phải tránh điều khiển Đức Chúa Trời. Điều này không dễ làm, bởi vì Ngài là Cha của chúng ta. Những người đã nuôi dạy con cái trong chúng ta biết khuynh hướng bẩm sinh của con cái là ra sức điều khiển bố mẹ chúng. Nhưng là cha mẹ, chúng ta thường xử lý dễ dàng vấn đề này để nó không làm hỏng mối quan hệ yêu thương căn bản của chúng ta đối với nhau. Thậm chí đôi khi, chúng ta còn cho con cái mình thoát khỏi bị phạt, nhưng không phải hết sức thường xuyên. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời cũng giải quyết dễ dàng khuynh hướng bẩm sinh thích điều khiển Chúa của chúng ta và Ngài có những biện pháp để cho chúng ta biết khi nào thì mình đã đi quá giới hạn.NĂM CHỈ DẪN Dầu vậy, tốt hơn là chúng ta hãy giữ cả năm bước ý thức mà chúng ta có thể làm để tránh, thậm chí là, biểu hiện việc chúng ta đang thực hành phù phép. Tôi đã có nhắc đến một số những bước này ở các chương trước, nhưng dưới đây là năm chỉ dẫn giúp chúng ta tránh tình trạng điều khiển Chúa:1. Đừng cố gắng ra lệnh cho Chúa hoặc lên kế hoạch cho Ngài. Trước đây, khi tôi bắt đầu cầu nguyện cho người đau, tôi thường bộc lộ những dự đoán trong tương lai về sự kiện nổi tiếng này hoặc là người ấy khi được chữa lành sẽ làm đảo lộn cả thế giới cho Chúa Giê-xu. Điều đó cũng giống như bảo rằng: “Chúa này, con có một ý tưởng tuyệt vời cho Ngài. Ngài có bao giờ nghĩ đến sự kiện này không?” Tôi nhanh chóng hiểu ra rằng Ngài đã không quan tâm.2. Đừng sử dụng các công thức hoặc các kỹ thuật trong việc chữa lành. Tôi nhận ra rằng một số các nhóm nghiêng về nghi thức đã viết lại các nghi thức

Page 171: Chuc vu chua lanh

chữa lành và các lời cầu nguyện chữa lành theo nghi thức, và họ thường rất hiệu quả. Nhưng chúng ta đừng rơi vào chiếc bẫy để nghĩ rằng điều khiến cho sự chữa lành xảy ra là do nói đúng các từ ngữ, tạo được các bầu không khí cảm xúc thích hợp, ở trong một bầu không khí phù hợp, gọi tên và xưng nhận nó một cách đúng đắn, sử dụng loại dầu thích hợp hoặc đặt tay đúng cách trong khi cầu nguyện. Tất cả những điều kể trên có thể ích lợi nhiều khi, nhưng không điều nào dẫn đến sự chữa lành cả. Thậm chí danh của Chúa Giê-xu tự nó cũng không phải là một công thức hiệu quả trong chính nó, như bảy con trai của Sceva đã nhanh chóng phát hiện (xem Cong Cv 19:13-16).3. Hãy luôn tìm kiếm ý muốn Đức Chúa Trời trong việc chữa lành. Sứ đồ Giăng nói rằng Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện của chúng ta “nếu chúng ta cầu xin theo ý muốn Ngài” (IGi1Ga 5:14).4. Hãy tuân theo gương mẫu của Chúa Giê-xu trong việc làm một ống dẫn khai mở cho Đức Chúa Trời làm điều Ngài muốn làm qua bạn. Chương 5 nói tỉ mỉ về sự chỉ dẫn này.5. Đừng quy gán kết quả sự cầu nguyện cho người đau dầu tích cực hay tiêu cực, cho mức độ đức tin hoặc thái độ của người bệnh. Tôi sẽ khai triển điều này sau này.VIỆC ĐẦU HÀNG TRƯỚC HIỆN TRẠNG Nguyên tắc quan trọng thứ hai để xử lý phù phép là hãy tránh việc đầu hàng trước hiện trạng. Một số người đã hình thành một loại sợ hãi phù phép đáng tiếc hầu như làm tê liệt họ và là một vật cản đối với chức vụ chữa lành hiệu quả. Dưới đây là năm chỉ dẫn khác nhằm giúp cho con lắc không bung quá xa vào hướng ngược lại:1. Hãy trình dâng lên Cha chúng ta những lời thỉnh cầu. Kinh Thánh mời gọi chúng ta hãy thực hiện điều này lặp đi lặp lại. Chúng ta hãy mạnh dạng cầu xin: “Xin cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ dùng.” Điều này không bị coi là điều khiển Chúa.2. Hãy cầu xin Đức Chúa Cha trong danh Chúa Giê-xu. Trong khi bảy con trai của Sêva đã sử dụng danh Chúa Giê-xu cách bất kỉnh, chúng ta sử dụng danh này một cách thích đáng. “Nếu các ngươi nhơn danh ta xin bất cứ điều chi, ta sẽ làm cho” (GiGa 14:14).3. Hãy sử dụng các chất liệu vật chất như dầu khi bạn cảm thấy được dẫn dắt. Giacơ khuyên hãy xức dầu (xem Gia Gc 5:14). Các môn đồ cũng đã chữa lành cho nhiều người bằng cách xức dầu cho họ (IGi1Ga 6:13).4. Hãy nghênh tiếp việc chữa lành qua các hình thức nghi lễ kể cả báp tem và tiệc thánh. Một người bạn thân của tôi là Fred Luthy đã từng được gọi đến bệnh viện chủ yếu để giúp vào các nghi thức cuối cùng cho một phụ nữ sắp chết vì chứng phí thủng và đang trong tình trạng hôn mê. Các bác sĩ đều

Page 172: Chuc vu chua lanh

đã lắc đầu và gia đình bà đều đã được mời vào. Bà chưa được làm báp tem, và gia đình biết đó là điều mà bà ao ước, vì vậy, ông Fred đã cảm thấy được Chúa dẫn dắt làm báp tem cho bà trong buổi tối hôm đó. Ngày hôm sau, bà tỉnh lại, ngồi lên trên giường với đôi mắt sáng và ra dấu xin một tờ giấy để viết bởi vì miệng và cổ họng của bà đầy các ống dây nhợ, bà không thể nói được. Bà viết xuống dòng chữ: “Tôi đói!”5. Hãy tiếp nhận và thi hành uy quyền mà Đức Chúa Trời ban cho bạn để chữa lành kẻ đau và đuổi các quỷ. Chúa Giê-xu đã phán cùng 70 người được sai đi rằng: “Hãy chữa kẻ bệnh ở đó” (LuLc 10:9). Mặc dầu, chúng ta biết rằng cuối cùng chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng chữa lành bệnh, Kinh Thánh không ngần ngại nhiều lần để nói những điều như: “Êtiên được đầy ơn và quyền làm dấu kỳ phép lạ rất lớn trong dân” (Cong Cv 6:8). Điều này không bị xem là phản ánh việc sử dụng phù phép của một Cơ Đốc nhân.CẦN PHẢI CÓ LƯỢNG ĐỨC TIN BAO NHIÊU? Mặc dầu nhiều khi Đức Chúa Trời thi hành những công việc lạ lùng một cách tối thượng và trực tiếp như Ngài đã làm với Saulơ trên đường Đamách, đó là một ngoại lệ. Nguyên tắc mà chúng ta tìm thấy cả trong Kinh Thánh lẫn trong kinh nghiệm thực tế là Ngài thường sử dụng những tác nhân con người, và một phần quan trọng của sự liên kết để có quyền phép Đức Chúa Trời tuôn chảy qua tác nhân con người chính là đức tin. Nhưng vai trò mà đức tin nắm giữ thường bị hiểu lầm. Chúng ta cần phải rõ ràng trong hai lãnh vực quan trọng: tác nhân đức tin và lượng đức tin.Tác nhân đức tin dấy lên câu hỏi : ai cần đức tin để sự chữa lành xảy ra ? Kinh Thánh cho chúng ta những minh họa riêng rẽ về tác nhân đức tin là người bệnh , những người trung gian và người chữa lành .Đức tin của người bệnh đôi khi được liên kết với việc chữa lành. Hai người mù xuất hiện trước mặt Chúa Giê-xu để xin được chữa lành, Ngài phán: “Hai ngươi tin ta làm được điều hai ngươi ao ước sao?” Khi họ trả lời được Chúa Giê-xu đã phán: “Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy.” Mắt hai người liền mở (xem Mat Mt 9:28-31).Nhưng không phải luôn luôn là như vậy. Người tôi tớ của thầy đội đã được chữa lành khỏi bệnh bại mà thậm chí không biết Chúa Giê-xu là Đấng chữa lành cho anh, theo như chúng ta được biết. Trong trường hợp này, một người trung gian, là thầy đội, đã có đức tin. Chúa Giê-xu đã phán: “Ta chưa hề thấy ai trong dân Ysơraên có đức tin lớn dường ấy!” (8:10).Khi Phierơ và Giăng tiếp cận với người què ở tại cổng đền thờ, ông ta thậm chí cũng không mong được chữa lành, cũng chẳng có người trung gian nào ở đó cả. Phierơ, trong trường hợp này chính là nhân tố đức tin khi ông nói: “Ta chẳng có vàng bạc chi hết, song điều ta có thì ta cho ngươi: nhơn danh Đức Chúa Giê-xu Christ ở Naxarét, hãy bước đi” (Cong Cv 3:6).

Page 173: Chuc vu chua lanh

Những minh họa cho từng trường hợp một thuộc ba thành phần này có thể rất nhiều, nhưng vấn đề đã rõ ràng. Trong các trường hợp khác nhau, Đức Chúa Trời sẽ dùng các tác nhân đức tin khác nhau. Một trong những lỗi lầm phổ biến nhất thường bị vấp phải, liên quan đến vấn đề này là nói như vầy với người bệnh không được lành bởi sự cầu nguyện: “Nếu như anh có đủ đức tin, anh sẽ được lành.” Điều này không những không đúng Kinh Thánh mà còn không nhân đạo, bởi vì nó chất thêm nỗi đau không cần thiết vào nỗi khổ mà họ đã có rồi.Số lượng đức tin là lãnh vực thứ hai. Cần phải có bao nhiêu đức tin để làm cho việc chữa lành xảy ra? Câu trả lời là điều này không có câu trả lời. Tất nhiên là càng có nhiều đức tin càng tốt. Êtiên đã làm nhiều phép lạ bởi vì ông là người “đầy dẫy đức tin và quyền phép” (6:8). Nhưng có rất nhiều trường hợp khác việc chỉ có đức tin bằng hột cải là thấy được những việc lạ lùng xảy ra. Ở phần trước tôi có nhắc đến việc tôi đã có đức tin ít ỏi thể nào khi tôi chứng kiến hai lỗ tai mọc ra trên hai bên đầu của một cậu bé sinh ra không có hai tai.Tôi thích câu chuyện mà Kate Semmerling thuật lại về kinh nghiệm của cô khi là một y tá thực tập ở tại bệnh viện Haiti. Một người đàn bà ẵm một cậu bé trai với hai chân què quặt. Cậu bé không thể đứng hoặc đi được. Cô cố gắng giải thích rằng cô không làm được điều gì cả nhưng vì muốn cho người đàn bà này mang con về nên cô bảo: “Tôi thở dài và đề nghị cầu nguyện cho bà ta - một loại cầu nguyện xin Chúa ban phước cho người đàn bà này để bà ta chóng ra về.” Nhưng đã có một hạt cải đức tin bảo với cô rằng Chúa có thể chữa lành, mặc dầu cô đã không trông mong gì cả. Cô đặt hai tay lên đôi chân què quặt của đứa bé và thưa: “Lạy Chúa, xin hãy đến và làm công việc của Ngài ở đây.”Như thế là đủ đức tin trong trường hợp đó. Năm phút sau, đôi chân của đứa bé phồng lên như thể chúng là những trái banh nhỏ đầy các bắp thịt mới. Kate nói: “Tôi ngỡ như mình đang ở trên mây. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống như vậy xảy ra trước đây.” Đôi chân cậu bé trở nên bình thường, cậu bé đứng lên và bước đi. Câu trả lời của Kate là: “Ôi, lạy Chúa, hãy nhìn xem!”13 Đó có phải là thái độ bày tỏ đức tin mạnh mẽ đâu.SỰ CHỊU KHỔ CÓ THỂ LÀ ĐIỀU ÍCH LỢI CHĂNG? Đau khổ là một vấn đề cực kỳ phức tạp, cả về mặt Kinh Thánh lẫn về mặt thần học. Nó nổi lên những câu hỏi mà thật sự không những cần phải có một chương mà đến cả một quyển sách để nói. Nhiều sách đã viết về vấn đề này, và sẽ còn nhiều sách được viết về sự chịu khổ nữa.Vì nhận biết điều đó, tôi đã chọn trong phần ngắn ngủi này để xem xét một số những vấn đề có liên quan trực tiếp nhất đến chức vụ của chúng ta khi cầu nguyện cho người đau.

Page 174: Chuc vu chua lanh

Một trong các vấn đề này thường có liên quan đến sự chịu khổ có tính cứu rỗi. Ý tưởng nằm đằng sau nó là: sự chịu khổ là điều ích lợi, và qua nó, mối quan hệ của chúng ta với Chúa sẽ được tăng cường.Không ai nói về vấn đề này tốt hơn là Ken Blue. Ông ta cảm thấy rằng “quan niệm cho bệnh tật chủ yếu vì ích lợi cho chúng ta” và rằng “nó đưa chúng ta đến chỗ thanh tẩy linh hồn và gây dựng tâm tánh” hình thành một trong những vật cản lớn nhất cho các chức vụ chữa lành hiệu quả ngày nay. Vì ý tưởng này, nhiều người tin rằng chúng ta giống Chúa khi chịu đựng bệnh tật hơn là khi được chữa lành. Thật vậy, việc tìm kiếm sự chữa lành bị xem là ích kỷ. 14 Một số người nói rằng nếu chúng ta tin Chúa chữa lành cho mình thì tỏ ra thái độ lệ thuộc vào lối sống hay đòi hỏi quyền lợi.Francis MacNutt bổ sung: “Khi chúng ta nói rằng Đức Chúa Trời đem bệnh tật đến hoặc Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải chịu đựng bệnh tật, là chúng ta đang tạo ra một hình ảnh về Đức Chúa Trời mà nhiều người cuối cùng phải từ chối. Người làm mẹ hoặc người làm cha sẽ chọn điều gì? Bệnh ung thư cho con gái họ để thuần phục tánh kiêu ngạo của nó chăng?” 15 MacNutt chọn Mỹ Latinh để minh họa như là nơi đang thịnh hành kiểu dạy dỗ như thế. Ông nói rằng bởi vì “Đức Chúa Trời bằng cách nào đó được mô tả như là một Đấng khó hiểu muốn con người phải chịu khổ qua phương cách cứu rỗi,” nhiều người Mỹ Latinh cảm thấy rằng khi bệnh tật đến, đó là ý muốn của Đức Chúa Trời. Vì vậy, để có được sức khỏe, rõ ràng là họ không đi đến với Chúa nhưng tìm một thầy mo. Điều này, MacNutt lập luận, là một sự đảo ngược đáng buồn về mặt thần học. “Con người đối xử với Đức Chúa Trời như thể Ngài là một vị thần ngoại giáo được xoa dịu bởi nỗi đau khổ, còn để được chữa lành, họ quay sang thế giới các tà linh và ma quỷ.” 16 Không điều nào bên trên hàm ý rằng việc chịu khổ chẳng đem lại ích lợi gì. Tôi đã nhấn mạnh điều này ở chương 4. Tại đó tôi đã đề cập thế nào Phaolô cuối cùng đã được ích lợi từ “chiếc giằm xóc trong xác thịt của ông” (xem IICo 2Cr 12:7-10). Một số việc chịu khổ mang tính cứu rỗi. Giacơ đã bảo chúng ta là hãy “coi mọi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn” (1:2), bởi vì thử thách sẽ đem lại sự nhịn nhục và sự nhịn nhục làm chúng ta trưởng thành. Hêbơrơ chép rằng sự sửa phạt từ Cha sinh ra “bông trái công bình và bình an” (12:11). Dầu đây là một phần của toàn thể bức tranh, nhưng Đức Chúa Trời vẫn thường xuyên được nhìn theo đúng Kinh Thánh, là Đấng giải cứu khỏi sự chịu khổ chứ không phải là Đấng đem đến những khổ nạn.BỆNH TẬT VÀ SỰ CHỊU KHỔ Thật ích lợi khi chúng ta không nhầm lẫn tật bệnh nói riêng với sự chịu khổ nói chung. Trừ những ngoại lệ hiếm hoi, các câu Kinh Thánh trong Tân Ước nói về sự chịu khổ có liên quan đến những tấn công của ma quỷ, sự bắt bớ vì

Page 175: Chuc vu chua lanh

cớ Tin Lành hoặc sự phán xét của Đức Chúa Trời chứ không phải tật bệnh của con người. Một nghiên cứu để cho thông tin về vấn đề này đã được thực hiện bởi Peter H. Davids. Ông tìm thấy rằng trong nhóm từ chịu khổ (tiếng Hy lạp là thlipsis), 54 lần xuất hiện trong Tân Ước ám chỉ đến sự bắt bớ, sự chống nghịch, sự đói kém hoặc sự phán xét trong ngày tận thế. Chỉ có một từ khác là ám chỉ đến nỗi đau đớn sinh nở (xem GiGa 16:21). Nhóm từ đau khổ (tiếng Hy lạp, pascho) xuất hiện 65 lần. Chỉ có 1 trong số đó có liên quan đến tật bệnh và từ ấy được quy cụ thể cho sự tấn công của ma quỷ (xem Mat Mt 17:15). Thật thú vị thay, trong một từ khác, nỗi đau khổ của người đàn bà mắc bệnh không áp dụng cho tình trạng tật bệnh của bà mà là cho sự điều trị bà nhận được từ các thầy thuốc (Mac Mc 5:26). 17 Những đáp ứng thích hợp của người Cơ Đốc đối với việc chịu khổ ở một mặt và với bệnh tật về mặt kia được gợi ý trong Gia Gc 5:13-15. “Trong anh em có ai chịu khổ chăng?” Câu trả lời: “Người ấy hãy cầu nguyện.” Và rồi: “Trong anh em có ai đau ốm chăng?” Câu trả lời: “Hãy mời các trưởng lão Hội Thánh đến, sau khi nhân danh Chúa xức dầu cho người bệnh đoạn, thì các trưởng lão hãy cầu nguyện cho người... Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy.”Thật kỳ lạ, một số người nhấn mạnh đến những ích lợi mang tính cứu rỗi của tật bệnh chứ không phải khao khát xin Chúa chữa lành cho mình dường như không nhất quán khi họ hoặc những người thân yêu của họ bị đau ốm. Tôi thích câu trả lời của tiến sĩ A. B. Simpson: “Được rồi, nếu những người khuyên giục và khẳng định thực hành lời đề nghị này thật sự chấp nhận tật bệnh của họ, và nằm thụ động mà chịu đựng bệnh tật, thì ít ra họ cũng đã nhất quán. Nhưng bộ họ không đi mời một bác sĩ, hoặc làm hết sức mình để thoát khỏi ‘ý muốn ngọt ngào này của Đức Chúa Trời sao’?” 18 Tất nhiên là họ làm. Nhà thần học gì hoặc nhà đạo đức gì mà lại khuyên vợ hay chồng mình đang bị đau răng kinh khủng cứ ở nhà để tìm kiếm ích lợi của sự cứu rỗi mà không đến gặp nha sĩ? Ai cũng biết trong thực tế gốc rễ của vấn đề không phải là bệnh tật có nên được chữa lành hay không, mà ai là người phải chữa lành bệnh tật. Bác sĩ hay nha sĩ thì được, nhưng dường như lại là ngạo mạn khi xin Chúa trực tiếp làm điều đó.VÌ SAO CÓ MỘT SỐ NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC CHỮA LÀNH? Thực tế, trong đời sống, có một số Cơ Đốc nhân đã tuân theo chính xác huấn thị của Gia Gc 5:1-20 và đã mời các trưởng lão đến xức dầu cho họ, cầu nguyện cho họ, và cũng tìm kiếm những cách chữa trị y học tốt nhất đang có sẵn, song họ vẫn mang bệnh. Joni Eareckson Tada là một trong những ví dụ sống nổi tiếng nhất. Không hề thiếu đức tin về phần bà, về phần những người trung gian, hoặc về phần những người đã đặt tay và xức dầu cho bà, tứ chi bà vẫn bất toại và ngồi liệt trong xe lăn.Vì sao vậy?

Page 176: Chuc vu chua lanh

Khi tôi nói đến nếp sống của nước trời ở chương 4, tôi đã nói rằng không ai thật sự biết được câu trả lời của vấn đề này, và nếu như có người biết được, thì hẳn họ sẽ được giải thưởng Nô-ben về mặt thần học, nhưng có lẽ cũng chẳng ai cần giải thưởng ấy. Có lẽ Robert Wise đã đúng khi ông khuyên chúng ta đừng hỏi thậm chí vì sao, bởi vì “Việc biết rằng Đức Chúa Trời ở bên tôi có nghĩa là tôi thật sự không phải có một câu trả lời cho tất cả những câu hỏi tại sao đầy bí ẩn của cuộc đời tôi.” Ông khuyên chúng ta hãy đổi câu hỏi tại sao thành một câu tốt hơn: Điều gì? Điều này có ý nghĩa gì đối với tôi và Đức Chúa Trời có thể sử dụng hoàn cảnh của tôi như thế nào? 19 Tôi luôn đối diện với vấn đề này. Mặc dầu một tỉ lệ phần trăm lớn đã được cải thiện ở mức độ này hoặc mức độ kia, dầu vậy, 71 phần trăm của những người tôi đã cầu nguyện cho họ hai năm qua vẫn đau ốm ở một mức độ nào đó sau khi đã được cầu nguyện. Chỉ có 29 phần trăm là hoàn toàn được lành, tôi không nghĩ điều này là lạ, nhưng tôi không có được các tỉ lệ phần trăm đối chiếu nơi những người khác, là những người cũng có ân tứ hoặc chức vụ chữa lành để kiểm tra. Tôi đã từng nghe John Wimber nói một lần nọ: “Trong số những người tôi cầu nguyện cho, những người không lành nhiều hơn những người được lành.” Nhưng, như tôi đã đề cập ở phần trước, hầu như tất cả những người đã nhận được sự cầu nguyện chữa lành đều được nâng đỡ bằng cách này hoặc các khác. Trong bảng phân tích cuối cùng, trích lời của Charles Kraft, việc gây dựng thậm chí còn quan trọng hơn việc chữa lành.CHỜ ĐỢI PHÉP LẠ Ở trong phần Phụ lục của George Eckart, bạn sẽ thấy một câu hỏi: Loại danh sách mục vụ gì được dành cho những người không nhận được sự chữa lành? Ông nói rằng ao ước của đội ngũ của ông là “phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, ân điển, và sự cam kết của Chúa Giê-xu đến một mức độ khiến cho bối cảnh chức vụ đem lại sự dịu dàng khỏe khoắn, thậm chí nếu như lời cầu xin cụ thể vẫn chưa được trả lời.” Bạn hãy để ý cụm từ chưa được. Việc đúng thời điểm là điều quan trọng, và những người chúng ta cầu nguyện cần phải biết rằng phép lạ có thể còn ở phía trước.Tôi đã học được điều này cách đây ba năm, khi John Wimber cầu nguyện cho các nang mang bệnh khớp dịch nhờn ở cả hai vai bị sưng tấy mà tôi đã phải chịu đựng. Trong suốt ba năm, tôi không thể nhấc hai cùi chỏ lên cao bằng vai được. Tuy nhiên, khi ông cầu nguyện, chẳng có gì xảy ra cả. Nhưng một người phụ nữ ở đó đã nhận được một lời tri thức bảo rằng tôi hãy vươn hai vai đến chỗ đau mỗi ngày mỗi ít. Tôi đã làm, và trong ba tuần cơn đau kể từ đó đã hoàn toàn biến mất. Robert Wise khuyên rằng trong khi bạn đang chờ đợi phép lạ, hãy cố gắng giữ một vị trí trung lập với một chân trong sự chờ đợi phép lạ sẽ xảy ra và

Page 177: Chuc vu chua lanh

chân kia đặt trong phép lạ sẽ không xảy ra. Ông nói: “Đừng ngần ngại khi phải nhìn thẳng vào chính mình” và bạn phải đối diện với những nỗi sợ hãi, bất an và tức giận của mình.20 Sau đó ông nói thêm những mẫu lời khuyên thực tiễn: Trước hết đừng thực hành sự suy nghĩ đầy mong ước. Đừng giống như đứa trẻ cầu nguyện rằng Chúa sẽ thay đổi cây bố xôi trở thành cây cà rem. Thứ hai, đừng cố gắng làm rối loạn tinh thần của chính mình. Việc chữa lành của bạn không lệ thuộc vào khuôn mẫu của tâm trí. Và thứ ba, đừng mặc cả với Đức Chúa Trời. Nếu bạn làm thế, bạn đang hậu thuẫn cho phù phép mà chúng ta đã nói ở phần trước.21 Chúng ta phải chờ đợi phép lạ xảy ra trong bao lâu? Vâng, Chúa đã hứa với Ápraham và Sara một đứa con, và họ đã phải chờ đợi 25 năm điều đó mới xảy ra. Họ đã phạm phải những lỗi lầm nhỏ mà họ không muốn lặp lại đang khi chờ đợi. Sứ đồ Phaolô đã cầu nguyện ba lần để chiếc giằm xóc trong xác thịt ông được cất khỏi. Sau đó, ông không cầu nguyện nữa, mà chấp nhận điều đó. Vì sao ông thôi cầu nguyện? Bởi vì Đức Chúa Trời đã phán cùng ông: “Ân điển ta đủ cho ngươi rồi” (IICo 2Cr 12:9). Lời khuyên của tôi dành cho những người không được chữa lành lập tức đó là họ hãy tiếp tục cầu nguyện cầu xin, hoặc 3 lần hoặc 33 lần, cho đến khi Chúa phán với họ hãy thôi cầu xin, như Ngài đã làm với sứ đồ Phaolô.Tôi không biết có người nào hoặc nhóm người nào tham gia vào các chức vụ chữa lành mà không thích nhìn thấy tính hiệu quả của mình được cải thiện không. Một số người như Francis MacNutt đã nhận ra những lý do cụ thể vì sao một số người không được lành bệnh. Ông liệt kê việc thiếu đức tin, sự chịu khổ mang tính cứu rỗi, một giá trị sai gắn liền với sự đau khổ, tội lỗi, chưa cầu nguyện cụ thể, chẩn đoán sai, từ chối nhìn nhận thuốc men là một phương cách để Chúa chữa lành, không sử dụng những phương cách giữ gìn sức khỏe tự nhiên, chưa đúng thời điểm, một người khác phải là công cụ cho việc chữa lành, và một bầu môi trường xã hội đã ngăn cản sự chữa lành không xảy ra.22 Tôi có thể kết hợp với ông trong việc đưa ra các minh họa từ chức vụ của chính tôi dành cho mỗi điểm của ông.Nếu chúng ta làm theo lời đề nghị biến những câu hỏi tại sao thành những câu hỏi điều gì, chúng ta đang đi đúng đường, nói theo cách mục vụ, Joni Eareckson Tada đã đi đầu trong việc chấp nhận sự thật đó là “Chúa Cứu Thế là Đấng luôn đầy lòng thương xót, công bình, thanh sạch và thánh khiết đã và luôn luôn sẽ đối xử với các con cái Ngài theo những cách khác biệt, cá nhân và luôn thay đổi. Ngài vẫn không đổi, nhưng cách xử lý của Ngài với những người nam và những người nữ thì luôn luôn thay đổi. Chỉ vì Ngài chữa lành một lần thì không có nghĩa là Ngài bị bắt buộc phải luôn luôn chữa lành.” Vì vậy, khi bà đã bị giới hạn trong chiếc xe lăn tay và đối mặt với câu hỏi: “Liệu tôi sẽ bỏ phí thì giờ của mình hay sẽ sử dụng bất cứ điều

Page 178: Chuc vu chua lanh

gì tôi còn lại cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời?” Bà đã có một quyết định tốt và đã lựa chọn sử dụng thì giờ cho Chúa.23 Ít ai suy gẫm câu hỏi mà chúng ta đang thảo luận nhiều hơn Joni: Tại sao có một số người không được chữa lành? Kết luận của bà thật khôn ngoan và hợp lý. Trước hết, bà khẳng định: “ Ngày nay, Đức Chúa Trời nhất định có thể và nhiều lúc đã chữa lành con người một cách lạ lùng.” Sau đó, bà nói thêm: “Nhưng Kinh Thánh không dạy rằng Ngài sẽ luôn chữa lành những người đến cùng Ngài bằng đức tin. Bởi quyền phép tối thượng, Ngài có quyền để chữa lành hoặc không chữa lành tùy theo ý Ngài thấy phù hợp.” 24 Joni cũng sống trong hi vọng của thiên đàng khi bà sẽ được nghênh tiếp về nhà và sẽ có một thân thể mới. Bà nói: “Chính tôi sẽ có thể chạy đến với các bạn và ôm chầm lấy họ lần đầu tiên, tôi sẽ đưa bàn tay mới của mình lên trước các thiên sứ của thiên đàng - la lớn cho mọi người trong tầm nghe: “Chiên Con đã bị giết đáng nhận được ơn phước và sự tôn trọng. Bởi vì Ngài đã giải cứu linh hồn tôi khỏi sự cầm giữ của tội lỗi và sự chết, và bây giờ Ngài đã giải cứu tôi khỏi thân thể nữa!” 25 Đó là niềm hi vọng của Joni, của tôi và của mỗi một Cơ Đốc nhân mà tôi biết. Đó là lý do quan trọng vì sao mặc dù vẫn có những lúc, không gì quan trọng hơn trong đời này là việc chia sẻ Tin Lành cứu rỗi của Chúa Cứu Thế Giê-xu với những người chưa tin. Như Chúa Giê-xu đã phán cùng các môn đồ, sự vui mừng lớn nhất của chúng ta sẽ đến khi biết rằng tên của chúng ta được ghi trên thiên đàng (xem LuLc 10:20). Chúng ta có thể được chữa lành hiện nay; nhưng chúng ta sẽ được chữa lành vào lúc bấy giờ.

Ghi chú

1. Rex Gardner: “Các Phép lạ chữa lành bệnh ở tại Northumbria của ngươì Xen-tơ gốc Anh được ghi nhận bởi Venerable Bede và những người đồng thời với ông: Việc Đánh giá Lại Trong Ánh Sáng Kinh nghiệm của Thế kỷ Thứ Hai mươi,” Tờ Báo Y Khoa Anh quốc (British Medical Journal), số tháng 12, 1983, trang 6. Cũng xin xem Healing Miracles của Gardner (London: Darton, Longman and Todd, 1986), chương 1 and 2.2. Rene Laurentin, Miracles in El Paso? (Ann Arbor, MI: Servant Books 1982), p. 91.3. Michael Cassidy, Bursting the Wineskins (Wheaton, IL: Harold Shaw Publishers, 1983), pp. 43-45. Thật thú vị, hành trình thuộc linh của Michael Harper tiến đến chức vụ chữa lành cũng đã được sự giúp đỡ tuyệt vời qua một buổi nhóm của bà Kathryn Kulman khi ông chứng kiến một thanh niên trẻ tuổi được chữa khỏi chứng khí thũng. Xem The Healings of Jesus (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1986), trang 13,14.4. Byrd, Randolph C.: “Những Tác Dụng Điều Trị Tốt của Sự Cầu Nguyện

Page 179: Chuc vu chua lanh

Cầu Thay trong một Đơn Vị Điều Trị Nhóm Những Người Bị Chứng Nghẽn Động Mạch Vành.” Circulation, Part II, Vol. 70, No. 4, Oct. 1984, Abstract số 845, trang 211 -212. Cuốn Abstract viết như sau:Sự cầu thay, (IP), một trong những hình thức chữa bệnh xưa cũ nhất, ít được lưu ý trong các tài liệu y khoa. Để đánh giá các kết quả của liệu pháp cầu nguyện (IP) trong một đơn vị chăm sóc chứng ngẽn động mạch vành (CCU)Tuân theo một nghi thức lựa chọn ngẫu nhiên mà bệnh nhân lẫn người điều trị đều không được cho biết. Qua một khoảng thời gian là 10 tháng, 393 bệnh nhân CCU đã được tiến hành,sau khi ký tên đồng ý với một nhóm cầu thay (IPG), 192 bệnh nhân (pts), hoặc với một nhóm không cầu thay (NPG), 201 bệnh nhân. Nhóm IPG, trong lúc nằm viện, nhận sự cầu thay của các Cơ Đốc nhân tham gia cầu nguyện bên ngoài bệnh viện; còn nhóm NPG thì không. Khi đăng ký theo dõi, không có sự khác biệt nào về mặt thống kê giữa hai nhóm về bất cứ 34 trường hợp biến thiên nào. Phân tích chi tiết không phân biệt được hai nhóm dựa trên những biến thiên vào lúc đăng ký. Nhưng sau đó, nhóm được cầu thay được thống kê là ít bị phù các động mạch phổi, 6 bệnh nhân so với 18 (p ……. . . 0,03); ít bị đặt các ống thở hơn, 0 so với 12 bệnh nhân pts (p ... 0,002), và ít phải dùng kháng sinh hơn, 3 so với 16 bệnh nhân (p ... 0,007). Kết luận là, liệu pháp cầu nguyện dường như có tác động bổ ích trên các bệnh nhân trong một đơn vị điều trị các bệnh nhân bị nghẽn động mạch.5. Timothy M. Warner, “A Response to Wagner,” Trinity World Forum, Spring 1986, p. 5.6. Richard Lovelace, “Countering the Devil’s Tactics,” Charisma, Dec. 1984, p. 10.7. C. Peter Wagner, Your Spiritual Gifts Can Help Your Church Grow (Ventura, CA: Regal Books, Div. of Gospel Light Publications, 1979), p. 261.8. Michael Green, I Believe in Satan’s Downfall (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1981), p. 133.9. Harper, Healings, P. 130.10. Cited in Vinson Synan, The Twentieth-Century Pentecostal Explosion (Altamonte Springs, Fuller: Creation House, 1987), p. 57.11. Paul G. Hiebert, “Discerning the Work of God,” Charismatic Experiences in History, Cecil M. Robeck, Jr., ed. (Peabody, MA: Henderson, 1985), pp. 151-159.12. Warner, “A Response to Wagner,” p. 5.13. Kate Semmerling with Andres Tapla, “Haiti,” U magazine, Feb. 1987, p. 13.14. Ken Blue, Authority to Heal (Downers Grove, IL: InterVarsity Press,

Page 180: Chuc vu chua lanh

1987). pp. 21-22.15. Francis MacNutt, The Power to Heal (Notre Dame, IN: Ave Maria Press 1977), p. 139.16. Francis MacNutt, Healing (Notre Dame, IN: Ave Maria Press, 1974), pp. 106-107.17. Peter H. Davids, “Suffering: Endurance and Relief,” Frist Fruits, July/Aug. 1986, pp. 8,9.18. A. B. Simpson, The Gospel of Healing (Harrisburg, PA: Christian Publications, 1915 rev.), pp. 57,58.19. Robert L. Wise, When There Is No Miracle (Ventura, CA: Regal Books, Div. of Gospel Light Publications, 1977), p. 99.20. Cùng tác phẩm, trang 151.21. Cùng tác phẩm, trang 153.22. MacNutt, Healing, pp. 249-260.23. Joni Eareckson Tada, “His Strength Made Perfect,” Christian Life, July 1986, pp. 17,18.24. Joni Eareckson Tada and Steve Estes, A Step Further (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1978), p. 127. 25. Cùng tác phẩm, trang 184,185.

Phần Phụ Lục

Những Câu Hỏi Phổ Thông Liên Quan Đến Chức Vụ Chữa Lành trong Hội Thông Công 120 Người của Hội Thánh Hội Chúng Lake Avenue Pasadena, California. George W. Eckart

Bạn hiểu thế nào về bệnh tật? Chúng ta tin rằng tật bệnh là sự vận động sai chức năng về mặt thuộc thể hoặc tình cảm của một cá nhân. Những trường hợp cụ thể về bệnh tật có thể do bất cứ một hoặc một sự kết hợp nào về những rối loạn hoặc tổn thương về cơ quan, về tâm lý hoặc về tâm linh gây ra. Chúng tôi tin rằng một chức vụ chữa lành hiệu quả cần phải có một cái nhìn bao quát về những nguyên nhân cũng như sự chữa trị bệnh tật. Ngày nay, Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Giê-xu có nên có chức vụ chữa lành không? Nên! Chúng tôi tin rằng ngày nay Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Giê-xu phải thi hành chức vụ chữa lành. Các ân tứ của việc chữa lành không bao giờ bị rút khỏi Hội Thánh. Vì vậy, cùng với những nỗ lực tốt nhất của chúng ta

Page 181: Chuc vu chua lanh

trong việc khích lệ sự chăm sóc thuốc men thích đáng, sự cầu nguyện hi vọng thay cho người bệnh phải là một yếu tố quan trọng trong chức vụ của Hội Thánh đối với những người có cần.Chức vụ chữa lành có liên quan thế nào với các chức vụ khác trong Hội Thánh? Chúng ta tin rằng việc rao giảng Tin Lành cho người hư mất, chữa lành kẻ đau, đuổi các quỷ, chăm sóc người nghèo và đeo đuổi sự công bình, tất cả đều là những phương diện của chức vụ mà Chúa Cứu Thế Giê-xu đã chuyển giao cho Hội Thánh Ngài. Chúng tôi tin rằng mỗi chức vụ đều chứng tỏ sự thâm nhập của các quyền phép nước trời đối với một thế giới sa ngã đang cần sự cứu chuộc trong mọi phạm vi hoạt động.Có phải bất cứ Cơ Đốc nhân nào cũng có thể cầu nguyện cho người bệnh và trông mong người bệnh được lành không? Đúng! Chúng tôi tin rằng bất cứ người Cơ Đốc nào cũng có thể cầu nguyện cho người bệnh và ít nhất là đôi khi chứng kiến người bệnh được lành.Theo sứ đồ Phaolô, không phải tất cả các Cơ Đốc nhân đều có cùng một ân tứ như nhau. Nếu mỗi Cơ Đốc nhân không có ân tứ chữa lành, thì làm thế nào mà mọi Cơ Đốc nhân đều có thể cầu nguyện cho người đau và hi vọng người ấy được lành?Không phải mọi Cơ Đốc nhân đều có ân tứ chữa lành. Tuy nhiên chúng tôi không tin rằng một Cơ Đốc nhân cần có ân tứ chữa lành mới chứng kiến người đau được khỏe. Chúng ta phân biệt giữa các ân tứ và các vai trò. Chúng tôi tin rằng mọi ân tứ thuộc linh đều có một vai trò tương ứng. Cũng như một người không cần có ân tứ truyền giáo để đưa dắt người khác đến với Chúa, chúng tôi cũng tin rằng một người không cần có ân tứ chữa lành để cầu nguyện hiệu quả cho người bệnh. Người gây dựng trong ân tứ sẽ nhất định hiệu quả hơn trong lãnh vực cụ thể của sự phục vụ so với người phục vụ chỉ vì vai trò là một Cơ Đốc nhân. Tuy nhiên, tôi tin rằng hoặc người có ân tứ chữa lành hoặc người chỉ cầu nguyện là vì vai trò của mình với tư cách Cơ Đốc nhân đều có thể hữu hiệu trong việc chứng kiến kẻ đau được lành.Có cần thiết để người ấy phải nói tiếng lạ thì mới có hiệu quả trong việc cầu nguyện cho người đau không? Không! Mặc dầu chúng tôi tin rằng tiếng lạ là một ân tứ hiện thời của Đức Thánh Linh, chúng tôi không công nhận nó như là bằng chứng đầu tiên của cái gọi là “Báp tem bằng Thánh Linh.” Chúng tôi cũng không tin rằng việc nói các thứ tiếng là điều cốt lõi để được hiệu quả trong việc cầu nguyện cho người bệnh.Đức Chúa Trời có luôn chữa lành người bệnh khi chúng ta cầu xin Ngài không? Chúng tôi không tin rằng Chúa luôn chữa lành mọi lúc chúng ta xin Ngài.

Page 182: Chuc vu chua lanh

Chúng tôi cũng không tin rằng Kinh Thánh dẫn chúng ta đến chỗ mong đợi Ngài ban sự chữa lành mỗi khi chúng ta cầu xin. Kinh Thánh khẳng định rằng trong thời kỳ hầu đến, Chúa sẽ lau ráo mọi nước mắt khỏi mắt chúng ta. Tất cả sự chữa lành sẽ được trọn vẹn và bền vững. “Sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi” (KhKh 21:4). Mặc dầu chúng ta đã nếm biết quyền phép của thời kỳ hầu đến, sự nhận biết trọn vẹn của các ơn phước của thời kỳ hầu đến vẫn thuộc về cõi tương lai. Chỉ lúc đó chúng ta mới quả quyết sự chữa lành trọn vẹn và cuối cùng chứ không phải bây giờ.Quyền phép chữa lành nằm ở đâu? Quyền phép để chữa lành ở với một mình Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu chỉ làm điều Cha Ngài làm (xem GiGa 5:19-21) và chỉ nói điều Cha ban cho Ngài nói (xem 12:49, 50). Kết quả là, đã có những phước hạnh và ích lợi nơi lời nói và việc làm của Ngài. Cũng như Chúa Giê-xu, chúng ta tin rằng trách nhiệm của chúng ta là phải nuôi dưỡng một sự lệ thuộc thân mật vào Đức Thánh Linh cũng như phải sẵn sàng để bước đi trong những việc tốt lành mà Đức Chúa Trời “đã chuẩn bị trước.” Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cầu nguyện. Chính trách nhiệm của Đức Chúa Trời là chữa lành.“Phải có đức tin để chữa lành” hàm ý gì? Bằng “đức tin”, chúng ta hàm ý một sự sẵn lòng để đến trước mặt Chúa Giê-xu và cầu xin Ngài với tấm lòng mong đợi sự chữa lành của Ngài rờ đụng trong khi gieo mình vào trong sự chăm sóc yêu thương của Ngài, tin cậy Ngài làm điều tốt nhất cho chúng ta. Chúng tôi không tin rằng đức tin là một công cụ để buộc Đức Chúa Trời phải chữa lành. Đó cũng không phải là mức độ cả tin được gia thêm bởi xúc cảm quá mấu, là điều tìm cách phủ nhận thực tế của các triệu chứng.Mối liên hệ giữa việc chữa lành và đức tin là gì? Nói chung, chúng ta tin rằng đức tin cần phải có để việc chữa lành xảy ra (xem Mac Mc 6:1-6). Nói một cách lý tưởng, đức tin phải có mặt trong người đang cầu nguyện. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng “đức tin chữa lành” cũng có thể có mặt cách hiệu quả nơi người đang cầu nguyện hoặc ở trong cộng đồng vây quanh chức vụ. Liệu Cơ Đốc nhân có cần phải “tuyên bố” sự chữa lành của họ và không màng đến các triệu chứng có thể vẫn còn sau khi được cầu nguyện không? Mặc dầu có thể Đức Chúa Trời thỉnh thoảng truyền cho một cá nhân phải “tuyên bố” sự chữa lành trước khi thật sự nhận được điều đó, điều này không phải là “sự vâng lời của đức tin” chúng tôi khuyến khích giữa vòng những người cầu xin cho người bệnh. Đức Chúa Giê-xu không bao giờ yêu cầu bất cứ ai “tuyên bố” sự chữa lành của họ trong chính chức vụ của Ngài trên đất. Vì vậy, chúng ta tin rằng không khôn ngoan khi tập một thói quen

Page 183: Chuc vu chua lanh

làm như vậy giữa vòng chúng ta.Người được cầu nguyện chữa bệnh có nên ngưng dùng thuốc đã được chỉ định như là một bước đức tin hay không? Bác sĩ điều trị là người duy nhất có thẩm quyền để thay đổi lượng thuốc chỉ định cho một bệnh nhân. Những người tin rằng mình đã nhận được sự chữa lành đang trong điều kiện phải dùng thuốc phải kiểm tra với bác sĩ của họ trước khi thay đổi cách điều trị đã được chỉ định.Một người đã được cầu nguyện để chữa lành mà vẫn còn tìm kiếm những sự trợ giúp của bác sĩ hoặc những việc tương tự có phải rõ ràng là thiếu đức tin không? Chúng ta tin rằng thuốc men hiện đại (kể cả liệu pháp tâm lý) là một trong những phương cách Đức Chúa Trời sử dụng để giúp cho sự chữa lành của những người có cần. Chúng ta không tin rằng việc tìm kiếm sự cầu nguyện chữa lành và tìm kiếm sự chăm sóc của các bác sĩ y tế là loại trừ lẫn nhau hoặc mâu thuẫn nhau. Đã có lần Chúa Giê-xu ám chỉ chính mình Ngài là một thầy thuốc (xem 2:17) và dường như Ngài có khuynh hướng ủng hộ đối với sự phục vụ mà họ cung ứng (xem Mat Mt 9:12). Như vậy tại sao bạn không điều động “các buổi nhóm chữa lành” ưu tiên cầu nguyện cho những cá nhân một cách riêng tư qua việc sử dụng các tổ chức vụ nhỏ hơn?Chúng tôi thích các đội ngũ chức vụ nhỏ hơn là các buổi nhóm chữa lành lớn vì ba lý do:1. Một tổ chức vụ nhỏ cung cấp một môi trường thân gần hơn, tại đó tính riêng tư của các cá nhân xin cầu nguyện có thể được giữ một cách dễ dàng hơn.2. Các tổ chức vụ nhỏ thường là thích hợp hơn để khuyến khích chức vụ có chiều sâu trong bối cảnh của các mối quan hệ chăm sóc cá nhân.3. Một tổ chức vụ nhỏ thường có sẵn một số lượng kinh nghiệm và ân tứ thuộc linh đa dạng hơn là những gì thường có ở một cá nhân duy nhất.Hầu hết những sự chữa lành xảy ra tức thì hay phải qua một thời gian?Trong chức vụ của Chúa Giê-xu, hầu hết những sự chữa lành đều xảy ra tức thì. Tuy nhiên, đã có những trường hợp, trong đó sự chữa lành dường như xảy ra qua một thời gian (xem 8:22-26; 5:8). Trong chức vụ của chúng tôi, hầu hết sự chữa lành dường như xảy ra qua một thời gian, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thì sự chữa lành xảy ra tức thì. Có phải tất cả bệnh tật là hậu quả cụ thể của sự chèn lấn của ma quỷ không? Không! Mặc dầu Kinh Thánh cho thấy bệnh tật có thể là do những ảnh hưởng của ma quỷ (xem LuLc 13:11; Mat Mt 8:28). Chúng ta tin rằng khi xem tất cả hay phần lớn những sự sai chức năng trong thân thể hoặc tâm trí như là có nguồn gốc từ ma quỷ là không đúng. “Quỷ chiếm hữu” là hình

Page 184: Chuc vu chua lanh

thức cao độ nhất của tình trạng quỷ ám, ngày nay có thể xảy ra nhưng trường hợp đó là vô cùng hiếm. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, Cơ Đốc nhân là người thắng hơn nhờ Chúa Cứu Thế Giê-xu Christ là Chúa chúng ta (xem RoRm 8:37).Sự chăm sóc mục vụ gì được dành cho những người không được chữa lành? Dường như phải đúng thời điểm cả trong sự cứu rỗi lẫn trong việc chữa lành. Kết quả là, chúng ta hãy khuyến khích những người không nhận được sự chữa lành hãy để chúng ta cầu nguyện cho họ một lần nữa vào lúc khác. Điều quan trọng đối với chúng ta là phải quả quyết với những người chưa nhận được sự chữa lành để họ không bị đè nặng bởi một cảm nhận thất bại hoặc mặc cảm tội lỗi. Là một đội ngũ giúp đỡ, mục tiêu của chúng ta là phải phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, ân điển và sự cam kết của Chúa Giê-xu ở một mức độ làm cho bối cảnh của chức vụ là một sự nâng đỡ nhẹ nhàng thậm chí nếu như lời cầu xin cụ thể vẫn còn đó chưa được trả lời.Bệnh tật có thể được Đức Chúa Trời sử dụng cho sự vinh hiển của Ngài không? Có! Mặc dầu bệnh tật không phải là ý muốn hoàn hảo của Đức Chúa Trời dành cho đời sống chúng ta, chúng tôi tin rằng sự chịu khổ và những hoạn nạn thuộc mọi hình thức, kể cả tật bệnh dai dẳng, có thể được Đức Chúa Trời sử dụng để kiện toàn đức tin chúng ta và đem vinh hiển đến cho danh Ngài (IPhi 1Pr 1:6, 7).