86
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI Địa điểm : Phân khu K4, trại giam Z30A, Trà Tân, Đức Linh, Bình Thuận Chủ đầu tư : Công ty TNHH Một thành viên Cơ Bản (First) Bình Thuận - Tháng 4 năm

Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do –Hạnh phúc

----------- ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢICÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Địa điểm : Phân khu K4, trại giam Z30A, Trà Tân, Đức Linh, Bình Thuận

Chủ đầu tư : Công ty TNHH Một thành viên Cơ Bản (First)

Bình Thuận - Tháng 4 năm

2014

Page 2: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------- ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

CƠ BẢN (FIRST)

ĐƠN VỊ TƯ VẤNCÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ

THẢO NGUYÊN XANH

Bình Thuận – Tháng 4 năm 2014

Page 3: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ BẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------Số: 01 /ĐĐD - 2012/TTr-DA

V/v xin cấp đất đầu tư “Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại”tại phân khu K4, trại giam Z30A, xã Trà Tân, huyện

Đức Linh, tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận, ngày tháng 4 năm 2014

TỜ TRÌNHKính gửi:

- Bộ Công An- Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp (Tổng cục VIII)

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005; Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

Công ty TNHH Một Thành Viên Cơ bản kính đề nghị Bộ Công An, Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp (Tổng cục VIII) chấp thuận địa điểm thực hiện dự án “Nhà máy xử lý rác công nghiệp nguy hại tại Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận” theo các nội dung sau:

I. Thông tin về nhà đầu tư:1. Tổ chức, cá nhân: Công ty TNHH Một Thành Viên Cơ Bản (First Company Limited)- Giấy phép kinh doanh số: 03058959582. Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Thị Mỹ Nga3. Địa chỉ trụ sở: 6B HaTa, 103 Phạm Viết Chánh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh5. Ngành nghề kinh doanh chính: Thu gom và xử lý, tiêu hủy rác thải không độc hại và độc hại; xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác (không hoạt động tại trụ sở)6. Năng lực:- Vốn điều lệ: 20,000,000,000 đồng (Hai mươi tỷ đồng)

II- Nội dung đề nghị chấp thuận: Tên dự án : Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại Địa điểm xây dựng : Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh

Bình Thuận Diện tích đất : 10 ha (100,000 m2) Nội dung đầu tư : Xây dựng nhà máy xử lý rác thải gồm rác công nghiệp, y tế, sinh

hoạt nhưng rác công nghiệp nguy hại là chủ yếu.

Page 4: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

Công suất nhà máy : + Với rác công nghiệp :

Công suất thiết kế Sản lượng ĐVT

Công suất/giờ 2 tấn/giờCông suất /ngày 48 tấn/ngàyKhối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 17,520 tấn/nămSản phẩm tái chếTổng Sản lượng đầu ra 48 tấn/ngàyRác đốt 27 tấn/ngàyPin, ắc quy tái chế 0.6 tấn/ngàyDung môi tái chế 0.2 tấn/ngàyKim loại màu, hợp kim tái chế… 0.48 tấn/ngàyNhựa tái chế 19.2 tấn/ngàyBóng đèn huỳnh quang 0.6 tấn/ngày

Tỷ lệ sản phẩm thu đượcPin, ắc quy tái chế 30%Dung môi tái chế 50%Kim loại màu, hợp kim tái chế… 70%Nhựa tái chế 70%Bóng đèn huỳnh quang 30%

Công suất thiết kế của dây chuyền xử lý rác là 48 tấn/ngày, tương đương 2 tấn/giờ.Sau đó đem đi phân loại, tái chế và rác còn lại bỏ vào lò đốt, tro xỉ mang đi đóng kén và

chôn lấp.

+ Với rác sinh hoạt

Công suất thiết kế Sản lượng ĐVT

Khối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 0.5 tấn/giờKhối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 12 tấn/ngàySau khi quan phân loạiRác đốt 2 tấn/ngàyRác chôn lấp 1 tấn/ngàyRác ủ làm phân hữu cơ 6 tấn/ngàyPhế liệu kim loại, nhựa, cao su 2 tấn/ngàyThương phẩmPhân vi sinh 6 tấn/ngày

Công suất của phân xưởng xử lý rác sinh hoạt là 12 tấn/ngày. Theo đó, tỷ lệ rác đem đốt, rác chôn lấp, rác ủ làm phân hữu cơ và phân loại làm phế liệu lần lượt là 20%, 10%, 50% và 20%.

Ngoài ra nhà máy còn xử lý rác thải y tế với công suất 50 kg/giờ.

Page 5: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

Mục tiêu đầu tư : Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu huỷ rác thải công nghiệp nguy hại và một phần rác sinh hoạt, y tế trên địa bàn cả nước nhất là ở tỉnh Bình Thuận và các tỉnh trong khu vực với công suất 2 tấn/giờ. Mục đích đầu tư :

- Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp phần giảm thiểu lượng chất thải, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững.

- Xây dựng nhà máy xử lý rác thải đặc biệt là rác công nghiệp nguy hại bằng công nghệ tiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương và giảm gánh nặng cho trại giam Z30A một lượng lớn tù nhân đang cải tạo tại Phân khu K4, trại giam Z30A, Trà Tân, Đức Linh, Bình Thuận nhằm tăng ngân sách cho Bộ Công an và chính người lao động.

- Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong công tác quản lý chất thải nguy hại, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.

Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 48,600,000,000 VNĐ (Bốn mươi tám tỷ, sáu trăm triệu đồng),

chủ đầu bỏ 100% tổng đầu tư. Tiến độ dự án : Dự án bắt đầu thực hiện từ quý III năm 2014 và đi vào hoạt động

có doanh thu từ năm 2016.

Công ty TNHH Một thành viên Cơ Bản đề nghị Tổng Cục VIII, Bộ Công An xem xét chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện dự án đầu tư theo các nội dung nêu trên./.

Nơi nhận:- Như trên- Lưu TCHC.

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ BẢN

NGUYỄN THỊ MỸ NGA

Page 6: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

MỤC LỤC

TỜ TRÌNH........................................................................................................................................2MỤC LỤC.........................................................................................................................................5CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN..................................................................7I.1. Giới thiệu chủ đầu tư...................................................................................................................7I.2. Mô tả sơ bộ dự án........................................................................................................................7CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ....................................................8II.1. Tình hình môi trường và công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam.........................................8II.1.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường..............................................................................................8II.1.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn (CTR)....................................................................9II.2. Căn cứ pháp lý.........................................................................................................................11II.3. Năng lực của công ty...............................................................................................................13II.4. Địa điểm thực hiện dự án.........................................................................................................14II.4.1. Vị trí địa lý............................................................................................................................14II.4.2. Khí hậu –Thủy văn...............................................................................................................15II.4.3. Nguồn nhân lực.....................................................................................................................15II.4.4. Hiện trạng sử dụng đất..........................................................................................................15II.4.5. Cơ sở hạ tầng........................................................................................................................15II.4.6. Nhận xét chung.....................................................................................................................16II.5. Kết luận sự cần thiết phải đầu tư.............................................................................................16CHƯƠNG III: QUY MÔ DỰ ÁN...................................................................................................17IV.1. Diện tích nhà máy..................................................................................................................17IV.2. Công suất xử lý rác thải..........................................................................................................17IV.3.1. Hạng mục xây dựng............................................................................................................18IV.3.2. Hạng mục máy móc thiết bị................................................................................................19CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH NHÀ MÁY SƠ BỘ........................................................................20IV.1. Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan.................................................................................20IV.2. Quy hoạch xây dựng hạ tầng..................................................................................................20IV.2.1. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng...........................................................................................20IV.2.2. Quy hoạch giao thông.........................................................................................................21IV.2.3. Hệ thống cung cấp điện.......................................................................................................21IV.2.4. Hệ thống cấp nước..............................................................................................................21IV.2.5. Thoát nước mưa..................................................................................................................21IV.2.6. Thoát nước bẩn....................................................................................................................22IV.2.7. Quy hoạch thông tin liên lạc...............................................................................................22CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.............................................................23V.1. Nguyên liệu, nhiên liệu............................................................................................................23V.1.1. Nguyên liệu..........................................................................................................................23V.1.2. Nhiên liệu.............................................................................................................................23V.2. Phân loại rác thải.....................................................................................................................23V.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn.......................................................................................24V.4. Cách thức xử lý rác thải...........................................................................................................25V.4.1. Nhóm 1- chất thải dân dụng, chất thải sinh hoạt..................................................................25V.4.2. Nhóm 2- chất thải công nghiệp không nguy hại, có thể tái chế được...................................26V.4.3. Nhóm 3- chất thải công nghiệp nguy hại không có khả năng tái chế...................................27V.4.4. Nhóm 4- chất thải công nghiệp nguy hại..............................................................................28V.4.5. Nhóm 5- chất thải công nghiệp nguy hại là ắc quy thải, pin.................................................29

Page 7: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

V.4.6. Nhóm 6 - chất thải công nghiệp nguy hại là các loại bóng đèn thải.....................................29V.4.7. Nhóm 7.................................................................................................................................30V.4.8. Xử lý nước thải.....................................................................................................................30CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............................................................31VI.1. Đánh giá tác động môi trường................................................................................................31VI.1.1. Môi trường đất và sạt lở......................................................................................................31VI.1.2. Môi trường nước.................................................................................................................31VI.1.3. Chất lượng không khí..........................................................................................................31VI.1.4. Tiếng ồn và rung.................................................................................................................31VI.1.5. Chất thải rắn........................................................................................................................32VI.1.6. Rủi ro...................................................................................................................................32VI.2. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường............................................................................32VI.2.1. Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí............................................................................32VI.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.................................................................32VI.2.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và sạt lở......................................................33VI.2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và độ rung.............................................................33VI.2.5. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn......................................................................................33VI.2.6. Biện pháp giảm thiểu rủi ro.................................................................................................34VI.3. Kế hoạch quan trắc và giám sát môi trường...........................................................................34VI.3.1. Đối tượng kiểm tra giám sát................................................................................................34VI.3.2. Nội dung kiểm tra giám sát.................................................................................................34VI.4. Kết luận..................................................................................................................................35CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN............................................................................36VII.1. Căn cứ pháp lý lập tổng mức đầu tư.....................................................................................36VII.2. Tổng mức vốn đầu tư ban đầu..............................................................................................37VII.2.1. Nội dung............................................................................................................................37VII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư của dự án...................................................................................40CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN...............................................................41VIII.1. Tiến độ phân bổ vốn............................................................................................................41VIII.2. Tiến độ thực hiện và sử dụng vốn của dự án.......................................................................41CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH......................................................................43IX.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán..................................................................................43IX.2. Tính toán chi phí....................................................................................................................43IX.2.1. Chi phí hoạt động................................................................................................................43IX.2.2. Chi phí khấu hao.................................................................................................................44IX.3. Phân tích doanh thu của dự án................................................................................................45IX.3.1. Công suất và sản lượng xử lý rác công nghiệp nguy hại.....................................................45IX.3.2. Công suất và sản lượng xử lý rác sinh hoạt.........................................................................46IX.3.3. Tính toán doanh thu sản phẩm tái chế.................................................................................46IX.4. Hiệu quả kinh tế tài chính của dự án......................................................................................48IX.4.1. Hiệu quả kinh tế..................................................................................................................48IX.4.2. Hiệu quả tài chính...............................................................................................................48IX.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội..........................................................................................50CHƯƠNG X: ÍCH LỢI CỦA TRẠI GIAM KHI XÂY DỰNG DỰ ÁN........................................51X.1. Nhận được tiền thuê đất...........................................................................................................51X.2. Giải quyết một lực lượng lớn số tù nhân.................................................................................51X.3. Nhận lợi nhuận từ dự án..........................................................................................................52CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................53

Page 8: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư Tên công ty : Công ty TNHH Một Thành Viên Cơ Bản Tên tiếng Anh : First Company Limited Địa chỉ trụ sở : 103 Phạm Viết Chánh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh Giấy phép ĐKKD : 0305895958 Ngày đăng ký lần 9 : 7 tháng 2 năm 2013 Vốn điều lệ : 20,000,000,000 đồng (Hai mươi tỷ đồng) Đại diện pháp luật : Bà Nguyễn Thị Mỹ Nga

I.2. Mô tả sơ bộ dự án Tên dự án : Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại Địa điểm xây dựng : Phân khu K4 Trại giam Z30A,  xã Trà Tân- huyện Đức Linh-

tỉnh Bình Thuận. Diện tích đất : 10 ha (100,000 m2) Nội dung đầu tư : Xây dựng nhà máy xử lý rác thải gồm rác công nghiệp, y tế,

sinh hoạt nhưng rác công nghiệp nguy hại là chủ yếu. Mục tiêu đầu tư : Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu huỷ rác thải

công nghiệp nguy hại và một phần rác sinh hoạt, y tế trên địa bàn cả nước nhất là ở tỉnh tỉnh Bình Thuận và các tỉnh trong khu vực với công suất 2 tấn/giờ. Mục đích đầu tư :

- Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp phần giảm thiểu lượng chất thải, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững.

- Xây dựng nhà máy xử lý rác thải đặc biệt là rác công nghiệp nguy hại bằng công nghệ tiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương và giảm gánh nặng cho trại giam Z30a một lượng lớn tù nhân đang cải tạo tại Phân khu K4 Trại giam Z30A,  xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận nhằm tăng ngân sách cho Bộ Công an và chính người lao động.

- Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong công tác quản lý chất thải nguy hại, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.

Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự

án do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : Với tổng mức đầu tư là 48,600,000,000 VNĐ (Bốn mươi

tám tỷ, sáu trăm triệu đồng), chủ đầu bỏ 100% tổng đầu tư. Tiến độ dự án : Dự án bắt đầu thực hiện từ quý III năm 2014 và đi vào hoạt

động có doanh thu từ năm 2016. Doanh thu của dự án : Từ việc thu gom và xử lý rác thải Công nghiệp, rác Sinh

hoạt, các phế liệu kim loại, nhựa, cao su, tái chế pin, ắcquy, dung môi tái chế, thùng phuy và các sản phẩm định hướng tái chế từ dự án như : Phân vi sinh.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Page 9: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

II.1. Tình hình môi trường và công tác quản lý chất thải rắn ở Việt NamII.1.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.

+ Hiện trạng môi trường đô thị, khu công nghiệpCác loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị ở Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước

mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sunfua, cacbonic, nitric, ô nhiễm chì (pb), chất thải rắn (trong bệnh viện, sinh hoạt).

Ở Việt Nam, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao như là các chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy hoá, nitorit, nitorat…. gấp từ 2 – 5 lần, thậm chí tới 10- 20 lần trị số tiêu chuẩn đối với nguồn nước mặt loại B, chỉ số ecoli vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần. Ngoài các chất ô nhiễm hữu cơ trên, môi trường nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiếm các kim loại nặng và các chất độc hại như chì, thuỷ ngân, Asen, clo, phenol,…

Ở hầu hết các đô thị ô nhiễm bụi, nhiều nơi ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, các nơi ô nhiễm nhất là khu dân cư gần khu vực các nhà máy xi măng, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất vật liệu, nhà máy than,…. Ở  khu dân cư gần khu công nghiệp, nồng độ sunfua vượt chỉ số cho phép nhiều lần. Ở Việt Nam tỷ lệ thu gom chất thải rắn còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra, tại nhiều nơi tỷ lệ thu gom chất thải rắn khoảng 20% – 40%. Biện pháp thu gom chất thải rắn hiện nay là chôn lấp (hiện nay chưa có bãi chôn lấp nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường).

Theo thống kê, Việt Nam đã có trên 800 cơ sở sản xuất công nghiệp với khoảng 70 khu chế xuất (khu công nghiệp tập trung). Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn. Tuy nhiên chúng ta lại phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây ra.

+ Hiện trạng môi trường nông thôn.Ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp cũng rất nghiêm

trọng. Gần 75% số dân nước ta sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý, thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về hữu cơ và sinh vật không ngừng tăng cao.Nhiều nơi do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Lượng nước thải của các xí nghiệp chế biển thuỷ hải sản đông lạnh cũng rất lớn, vượt ngưỡng cho phép khoảng vài chục đến hàng trăm lần. Môi trường nước ở nông thôn cũng đang bị ô nhiễm do dùng không đúng cách và không hợp lý các hoá chất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,….) thiếu các phương tiện vệ sinh cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt nên số hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh chỉ đạt khoảng 30% – 40%, và chỉ có khoảng 20% - 305 số hộ sử dụng công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Page 10: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

II.1.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn (CTR)CTR thông thường phát sinh trong cả nước: 28 triệu tấn/năm, trong đó:+ CTR công nghiệp thông thường: 6.88 triệu tấn/năm+ CTR sinh hoạt ≈ 19 triệu tấn/năm+ CTR y tế thông thường ≈ 2.12 triệu tấn/năm+ CTR nguy hại: phát sinh tại 35/63 tỉnh/thành phố khoảng 700 nghìn tấn/năm:

+ CTR phát sinh ngày càng gia tăng với tốc độ ≈10%/năm, trong đó:- CTR phát sinh từ các đô thị ≈ 46%;- CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp ≈ 17%- CTR nông nghiệp, nông thôn và Y tế ≈ 34%+ Dự báo đến năm 2015, tỷ trọng:- CTR phát sinh từ các đô thị ≈ 51%;- CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp ≈ 22%- CTR phát sinh từ nông nghiệp, nông thôn, y tế ≈ 27%.

Khu vực đô thị:Tỷ lệ thu gom trung bình ở khu vực đô thị:Năm 2004: 72% năm 2004Năm 2008: tăng lên khoảng 80 - 82%;Năm 2010: đạt khoảng 83÷85%Tỷ lệ chất thải chôn lấp: 76 ÷ 82% (khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và

50% chôn lấp không hợp vệ sinh);

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Page 11: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Tỷ lệ tái chế chất thải: 10÷12%

Khu vực nông thôn:- Tỷ lệ thu gom CTR: 40 – 50%;- Không quy hoạch được các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng;- Khoảng 60% thôn, xã có tổ chức thu gom định kỳ, trên 40% có tổ thu gom rác tự

quản;- Chất thải chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng các hình thức: hầm Biogas, phân

compost, làm thức ăn tận dụng nuôi thuỷ sản;- Khoảng 19% chất thải chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi

trường xung quanh.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 10

Page 12: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

II.2. Căn cứ pháp lý Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội

nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế

thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi

hành Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định

việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình; Quyết định 13/2007/QĐ-BXD ban hành ngày 23/4/2007 ban hành “Định mức dự

toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị” do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số

957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

ngày 26 tháng 12 năm 2006 v/v ban hành Danh mục chất thải nguy hại; Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự

toán công trình, xử lý rác thải công nghiệp nguy hại.

Các tiêu chuẩn Việt NamDự án "Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại" tại Phân khu K4 Trại giam

Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD); Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật

Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD); TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế; TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo

TCVN 2737 -1995; TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 11

Page 13: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình; TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và

sử dụng; TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế; TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí; TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống

chữa cháy; TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93); TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế; TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu

chuẩn thiết kế; TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật; TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình -

Tiêu chuẩn thiết kế; TCXD 188-1996 : Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải; TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà; TCVN 4473-1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong; TCVN 5673-1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong; TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà; TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt; TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị; TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt; TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép; 11TCN 19-84 : Đường dây điện; 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế; TCVN 5828-1994 : Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật

chung; TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công

trình dân dụng; TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công

trình công cộng; TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình

công cộng; TCVN 46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng; EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 12

Page 14: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường TCVN 5949-1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư

(theo mức âm tương đương); TCVN 3985-1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực lao động (theo mức

âm tương đương); Quyết định 3733-2002/QĐ-BYT: quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ

sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động; TCVS 1329/QĐ- BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước cấp và sinh hoạt của Bộ Y

tế; QCVN 30:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải

rắn công nghiệp; QCVN 02:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải

rắn y tế; QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại

trong không khí xung quanh; QCVN 07: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy

hại; QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối

với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối

với một số chất hữu cơ; QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 25: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn

lấp chất thải rắn. Tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại: bao gồm hoạt động kiểm soát

chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, tiêu hủy và lưu giữ chất thải nguy hại.

II.3. Năng lực của công ty Công ty TNHH MTV Cơ Bản (First) được thành lập vào ngày 01/08/2008, dưới

hình thức công ty tư nhân thuộc vốn chủ sở hữu của 01 thành viên.Ban đầu, hoạt động chính của First là tư vấn thương mại, môi giới thương mại,

hoạt động tư vấn quản lý, điều tra thị trường và bán buôn các sản phẩm đồ dùng khác. Thời gian sau, do nắm bắt được nhu cầu thị trường kết hợp với mối quan hệ tốt đến năm 2010 First đã dần chuyển qua một lĩnh vực kinh doanh khác đó là kinh doanh phế liệu công nghiệp, dịch vụ thu gom vận chuyển và chuyển giao xử lý chất thải công nghiệp. Nhờ vào mối quan hệ giao tiếp tốt của người quản lý First mà First đã dần phát triển và đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt cho đến bây giờ. Trong tương lai First có

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 13

Page 15: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

thể sẽ là một doanh nghiệp đứng đầu thị trường Việt Nam về lĩnh vực kinh doanh của mình.

Ngành kinh doanh chính : Mua bán phế liệu công nghiệp, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại….

Những thành tựu của doanh nghiệp: Được thành lập vào năm 2008 với lĩnh vực tư vấn, môi giới và khảo sát thị trường, First chỉ đạt được doanh thu ở mức khoảng vài trăm triệu đồng /năm.

Đến năm 2010 First dần chuyển qua lĩnh vực kinh doanh mới (doanh phế liệu công nghiệp, dịch vụ thu gom vận chuyển và chuyển giao xử lý chất thải công nghiệp), mặc dù số lượng khách hàng trong lĩnh vực này chỉ đạt trên dưới 10 khách hàng nhưng nhờ vào khả năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ tốt thì đến năm 2012 số lượng khách hàng của First tăng lên đáng kể, đưa doanh thu từ vài trăm triệu lên vài tỷ. Hiện nay doanh thu hằng năm đã tăng trưởng đến vài chục tỷ, dự kiến doanh thu sẽ tăng cao nếu First có thể hoàn thành sớm dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại” tại Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận và đưa vào hoạt động.

II.4. Địa điểm thực hiện dự ánII.4.1. Vị trí địa lý

Khu đất quy hoạch xây dựng dự án “Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại” dự kiến đặt tại phần đất của Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận, do Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp (Tổng cục VIII) thuộc Bộ Công An quản lý.

Hình: Vị trí xây dựng dự án

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 14

Page 16: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

II.4.2. Khí hậu –Thủy vănNơi xây dựng dự án có cùng khí hậu với huyện Đức Linh, nằm trong vùng ký hậu

nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với những đặc trưng như sau:+ Năng lượng bức xạ dồi dào với chế độ nhiệt cao và ổn định, trung bình 154 -

158 Kcal/cm2-năm. Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 - 6 giờ/ngày), nhiệt độ cao và cao đều trong năm (trung bình 25,40C); tổng tích ôn lớn trung bình 9.2710C/năm. Đức Linh hầu như không bị ảnh hưởng của thiên tai như: bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Nhiệt độ: thay đổi theo mùa và theo vùng, ẩm độ tương đối 72 - 80%, cao nhất 83 - 87% và thấp nhất 55 - 62%.

+ Chế độ mưa: Đức Linh là nơi có chế độ mưa tương đối cao so với các huyện khác trong tỉnh. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 11. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có những đợt hạn ngắn vào đầu vụ Hè Thu. Lượng mưa nhiều nhất trong năm vào khoảng tháng 7 đến tháng 9, kết hợp với độ ẩm không khí cao. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.956 mm, cao nhất 2.139 mm và thấp nhất 1.150 mm. Số ngày mưa trung bình trong năm 98 ngày. Lượng mưa lớn nhất trong ngày 138 mm.

+ Chế độ nắng: thông thường từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau, thời gian nắng trung bình một ngày 5,7 - 7,4 giờ. Số giờ nắng cao nhất trong ngày 13,8 giờ và thấp nhất 0,5 giờ. Cường độ chiếu sáng cao nhất 100.000Lux. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4.

+ Chế độ gió: hướng gió chủ đạo hướng đông nam (tháng 2, tháng 5) tốc độ gió trung bình 3 - 3,5 m/s, tốc độ lớn nhất 10,9m/s. hướng bắc - đông bắc (tháng 12, tháng 1) tốc độ gió trung bình 3,4 - 4,7m/s, lớn nhất 6m/s.

Nhìn chung, khí hậu thời tiết của khu vực này có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải, ít có thiên tai như: bão lụt, sương muối... 

II.4.3. Nguồn nhân lựcTổng lực lượng lao động cần dùng cho dự án là 237 người. Trong đó, dự án sẽ sử

dụng tù nhân của trại giam để phục vụ cho các công đoạn sản xuất của nhà máy như sau: Vận hành hệ thống phân loại rác thải sinh hoạt, vận hành hệ thống phân loại chất thải nguy hại, vận hành lò đốt, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Với tổng số tù nhân cần hoạt động cho các công đoạn trên 200 người. Tù nhân được tuyển chọn làm trong nhà máy là những người có thành tích học tập, cải tạo tốt.

II.4.4. Hiện trạng sử dụng đấtDự án “Nhà máy xử lý Rác sinh hoạt và công nghiệp” được xây dựng tại khu đất

thuộc Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận với diện tích 10 ha. Đây là khu đất bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng dự án.

II.4.5. Cơ sở hạ tầngDự án có giao thông tương đối thuận lợi, nguồn điện và cấp thoát nước đầy đủ.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 15

Page 17: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

II.4.6. Nhận xét chung Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng “Nhà máy

xử lý rác công nghiệp ” rất thuận lợi về các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn lao động dồi dào. Đây là những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một dự án.

II.5. Kết luận sự cần thiết phải đầu tưĐi đôi với sự phát triển là những sức ép xung quanh vấn đề môi trường, nhất là

vấn đề chất thải rắn. Theo Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng, hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc là 61,500 tấn/ngày (thành thị là 31,000 tấn/ngày, nông thôn 30.500 tấn/ngày. Có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, khối lượng CTR trên địa bàn tăng trung bình 15%/năm. Lượng CTR đô thị phát sinh đã tới hơn 6,500 tấn/ngày. Ước tính, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, các huyện ngoại thành chỉ đạt khoảng 65%. Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt khoảng 85-90% và chất thải nguy hại (CTNH) được thu gom mới chỉ đạt 60-70%. Các hoạt động nông nghiệp mỗi năm phát sinh khoảng 8,600 tấn các chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật độc hại và các loại bao bì, thùng chứa thuốc trừ sâu. Ước tính đến năm 2015, tổng lượng chất thải phát sinh lên đến 35 triệu tấn, một con số cần một hệ thống thu gom và xử lý lớn, triệt để nhằm bảo vệ môi trường sống của con người.

Trước sự gia tăng nhanh chóng của CTNH, công tác quản lý, xử lý hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, việc quản lý và xử lý chất thải không an toàn, đặc biệt là các loại CTNH, đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng như các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác không hợp vệ sinh, các bãi đổ chất thải của các nhà máy sản xuất...Vì vậy, quản lý và xử lý an toàn chất thải, đặc biệt là CTNH nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động xấu tới sức khỏe con người là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, sau một giai đoạn phát triển kinh tế nhanh và tiêu thụ rất nhiều tài nguyên, tái chế chất thải và thu hồi tài nguyên từ chất thải đã trở thành một xu thế tất yếu. Để thực hiện tái chế CTNH, cần phải có các công nghệ hợp lý.

Với năng lực hiện có của Công ty, cộng với niềm tự hào góp phần đem lại một môi trường xanh sạch cho đất nước Việt Nam, Công ty TNHH Một Thành Viên Cơ Bản chúng tôi tin rằng việc đầu tư vào dự án “Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại” tại Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận là một sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 16

Page 18: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG III: QUY MÔ DỰ ÁN

IV.1. Diện tích nhà máyDự án “Nhà máy xử lý rác công nghiệp nguy hại” tại Phân khu K4 Trại giam

Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận dự kiến được xây dựng trên khu đất rộng 10 ha.

IV.2. Công suất xử lý rác thải+ Với rác công nghiệp :

Công suất thiết kế Sản lượng ĐVT

Công suất/giờ 2 tấn/giờCông suất /ngày 48 tấn/ngàyKhối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 17,520 tấn/nămSản phẩm tái chếTổng Sản lượng đầu ra 48 tấn/ngàyRác đốt 27 tấn/ngàyPin, ắc quy tái chế 0.6 tấn/ngàyDung môi tái chế 0.2 tấn/ngàyKim loại màu, hợp kim tái chế… 0.48 tấn/ngàyNhựa tái chế 19.2 tấn/ngàyBóng đèn huỳnh quang 0.6 tấn/ngày

Tỷ lệ sản phẩm thu đượcPin, ắc quy tái chế 30%Dung môi tái chế 50%Kim loại màu, hợp kim tái chế… 70%Nhựa tái chế 70%Bóng đèn huỳnh quang 30%

Công suất thiết kế của dây chuyền xử lý rác là 48 tấn/ngày, tương đương 2 tấn/giờ.Sau đó đem đi phân loại, tái chế và rác còn lại bỏ vào lò đốt, tro xỉ mang đi đóng

kén và chôn lấp.+ Với rác sinh hoạt

Công suất thiết kế Sản lượng ĐVT

Khối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 0.5 tấn/giờKhối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 12 tấn/ngàySau khi quan phân loạiRác đốt 2 tấn/ngàyRác chôn lấp 1 tấn/ngàyRác ủ làm phân hữu cơ 6 tấn/ngàyPhế liệu kim loại, nhựa, cao su 2 tấn/ngàyThương phẩmPhân vi sinh 6 tấn/ngày

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 17

Page 19: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Công suất của phân xưởng xử lý rác sinh hoạt là 12 tấn/ngày. Theo đó, tỷ lệ rác đem đốt, rác chôn lấp, rác ủ làm phân hữu cơ và phân loại làm phế liệu lần lượt là 20%, 10%, 50% và 20%.

Ngoài ra nhà máy còn xử lý rác thải y tế với công suất 50 kg/giờ.

IV.3. Các hạng mục công trìnhIV.3.1. Hạng mục xây dựngSTT HẠNG MỤC ĐVT Khối lượng

I.1 Khu hành chính và dịch vụ công cộng1 Phòng bảo vệ m² 252 Nhà văn phòng m² 1003 Nhà để xe m² 1004 Nhà ăn m² 2005 Nhà nghỉ ca m² 2006 Trạm biến thế m² 1007 Trạm cân xe m² 1008 Trạm xử lý nước cấp m² 1609 Garage - bãi xe vận chuyển m² 500

10 Cây xanh, mặt nước, đường giao thông, vùng bao quanh cách li m2 1,000

I.2 Khu xử lý rác thải công nghiệp1 Nhà xưởng tiếp nhận và lưu chứa tạm thời và phân loại tạm thời m² 2,000

2 Nhà máy đốt rác m² 2003 Hầm chứa tro xỉ m3 5,0004 Nhà tái chế + kho m² 1,0005 Kho nhiên liệu m² 1006 Hồ tuần hoàn m² 2107 Hệ thống xử lý nước thải m² 2528 Xưởng cơ khí m² 1009 Xưởng cơ điện m² 10010 Hầm chôn lấp m3 60,000I.3 Khu xử lý rác sinh hoạt1 Nhà tiếp nhận - phân loại m² 2,0002 Hệ thống xử lý nước thải m² 756

Tổng cộng m² 74,203

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 18

Page 20: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

IV.3.2. Hạng mục máy móc thiết bịSTT HẠNG MỤC ĐVT Khối lượng

II Máy móc thiết bịII.1 Hệ thống lò đốt

1 Lò đốt rác thải nguy hại (2 tấn/giờ) HT 12 Lò đốt rác thải y tế (50kg/giờ) HT 13 Cột điện và dây trung thế từ đường lộ vào nhà

máym 1,000

4 Bình biến thế 200 KVA cái 15 Hệ thống xúc rửa thùng phuy cái 16 Hệ thống tái chế đèn huỳnh quang cái 17 Xe cần cuốc cái 18 Xe ủi cái 1

II.2 Máy tái chế dung môi A200EX (200 lít) HT 1

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 19

Page 21: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH NHÀ MÁY SƠ BỘ

IV.1. Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan- Khu đất xây dựng dự án phải đảm bảo việc xử lý nước thải tập trung đạt tiêu

chuẩn nhà nước quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.- Khu hành chính, dịch vụ công cộng được bố trí tại góc đường chính dẫn vào,

nhằm thể hiện nơi tiếp đón và quản lý hoạt động từ ngoài vào trong. Tầng cao được xây dựng 1 trệt 2 lầu, mái lợp ngói, kết cấu bằng bêtông cốt thép.

- Khu nhà máy sản xuất chính, xây dựng trệt, thể hiện theo dây chuyền sản xuất từ bãi đổ đến khu nhà điều hành và dịch vụ, nhà kho đóng gói, hoặc các khâu tạo ra sản phẩm gần văn phòng để tiện việc giao dịch, ký hợp đồng, giao nhận sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại. Nhà xưởng lợp mái tole, móng, đà, cột bê tông cốt thép, kèo thép, có thông gió mái.

- Khu bãi đổ, sân phơi bố trí nằm cuối hướng gió, có sân, đường thuận tiện cho việc vận chuyển rác, từ các khâu phơi, ủ đến khâu thành phẩm, đóng gói.

- Xung quanh khu đất trồng cây xanh cách ly (dừa nước, hoặc giống cây thích hợp đất phèn) có bề dày 20m, nhằm góp phần cảnh quan cho khu vực nhà máy.

- Luồng xe rác ra vào cặp theo đường vành đai phía bắc khu đất, kết hợp trạm cân, và bãi đổ xe vận chuyển và thu gom rác.

- Luồng giao thông nội bộ, từ nhà xưởng chính ra sân phơi và vào khu vực đóng gói đều thuận lợi, riêng biệt.

- Nơi nghỉ ngơi cho chuyên gia, cạnh sân tennis, nhà ăn bố trí đầu hướng gió chính (Đông Nam và Tây Nam) nên phục vụ thích hợp.

- Khu xử lý nước thải tập trung, nằm tại khu vực cây xanh cách ly, cạnh bãi vật liệu lớn, nặng cồng kềnh lấy ra từ bãi đổ rác.

Nhìn chung, mặt bằng tổng thể được thể hiện mặt đứng chính của nhà máy, có đường nét kiến trúc công nghiệp. Về mặt thông thoáng công trình được thể hiện bởi hệ thống giao thông nội bộ, bãi đổ và sân phơi rác sau khi băm nhuyễn được tách biệt phía sau nhưng không làm ảnh hưởng dây chuyền hoặc tổ chức không gian trong khu vực. Sử dụng diện tích đất phù hợp, đường dây 110KV dẫn vào các lộ an toàn và thực hiện đúng quy định về hành lang bảo vệ.

IV.2. Quy hoạch xây dựng hạ tầng IV.2.1. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

- Cao độ hiện trạng bình quân : + 0.45 m- Cao độ nền xây dựng : + 1.80 m (so với cốt quốc gia) - Chiều cao san lắp bình quân : + 1.35 m- Khối lượng đất san nền : 30,389.6 m3

(12,506 m2 x 1.35 m x 1.80 =30,389.6 m3).

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 20

Page 22: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

IV.2.2. Quy hoạch giao thông+ Đường chính là đường đôi vào trước nhà điều hành nhà máy có lộ giới 32m,

trong đó mặt đường đôi rộng 2 x 10m, dãy cây xanh phân cách mềm 3m, lề 2 bên, mỗi bên rộng 4m.

+ Đường phía trước nhà văn phòng và một bên đường có trạm cân 60 tấn có mặt đường rộng 10m.

+ Đường nội bộ xung quanh khu vực, đường vào bãi đỗ, sân phơi có lộ giới từ 14m - 20m.

IV.2.3. Hệ thống cung cấp điện- Nguồn điện: lấy từ trạm biến thế 110/22KV - 2 x 40MVA qua đường dây 22KV. - Tiêu chuẩn tính toán:+ Cấp điện cho sản xuất và kho tàng : 250 KW/ha250 KW x 12,506 m2 = 3,126.5 KW=> 3,126.5 KW/0.7 = 4,466.43 KVA. Trong đó, hệ số công suất Cosφ=0.7Toàn bộ đường dây đi ngầm dưới lòng đường và vỉa hè hạ tầng khu quy hoạch

được thiết kế như sau:- Các tuyến trung thế và hạ thế được đi ngầm dọc theo vỉa hè các trục đường quy

hoạch.- Cáp mắc điện từ tủ phân phối vào công trình được thiết kế đi ngầm trong các

mương cáp nổi có nắp đậy, xây dựng kết hợp mương cáp phân phối đi dọc theo các vỉa hè bao quanh công trình.

- Đèn đường là loại đèn cao áp Sodium 220V – 250W đặt cách mặt đường 9m, cách khoảng trung bình là 30m dọc theo đường. Đối với mặt đường rộng trên 12m đèn được bố trí 2 bên đường. Mặt đường rộng từ 12 mét trở xuống, đèn được bố trí một bên đường hoặc 2 bên theo vị trí lệch nhau (xen kẽ vị trí cột). Các đèn được đóng tắt tự động bằng công tắc định thời hay công tắc quang điện đặt tại các trạm hạ thế khu vực.

IV.2.4. Hệ thống cấp nước- Sử dụng nguồn nước cấp từ nhà máy cấp nước có công suất lớn của Nhà máy

nước của tỉnh, xây dựng phục vụ các khu công nghiệp, khu dân cư và khu vực lân cận.- Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp: 50m3/ha/ngày đêm- Nước cho người lao động sản xuất và phụ trợ : 1,233 m3/ngày đêm- Nước cho công trình hành chính và sinh hoạt : 1,233 m3 x 25% = 308 m3

- Nước tưới cây, tưới đường : 1,233 m3 x 10% = 123 m3

- Cho bản thân hệ thống cấp nước : 10% x 1,233m3 = 123m3/ngày đêm- Nước dự phòng rò rỉ : 20% x 1,233 m3 = 247 m3/ngày đêm- Trên mạng lưới có bố trí các trụ cứu hỏa 100, với khoảng cách từ 120m -

150m/trụ. Tổng số trụ cứu hỏa gồm 04 trụ.

IV.2.5. Thoát nước mưa- Thoát nước từ sân đường, vỉa hè, mặt đường được thu gom tại vị trí đặt hố ga thu

nước xuống các tuyến ống dọc vỉa hè về các tuyến cống chính, thoát ra cống thoát chung khu vực. - Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt tách riêng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 21

Page 23: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

IV.2.6. Thoát nước bẩn- Lưu lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất : 1,800 m3/ngày đêm.- Tiêu chuẩn thoát nước thải bằng 80% nước cấp.- Xây dựng trạm xử lý nước thải Q = 1.800 m3/ngày đêm, đặt tại vị trí cuối khu

đất, nằm hướng Đông Bắc khu quy hoạch, cuối hướng gió nên không ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt trong khu vực.

- Hệ thống thoát nước thải:+ Bố trí ống 300, thu gom nước thải về trạm xử lý, ống hoàn toàn tự chảy với

tổng chiều dài: 2,950m.- Xử lý nước thải: Nước thải được thu gom về trạm xử lý tập trung khu vực theo

tiêu chuẩn TCVN 6772 - 2000 (giới hạn 1) trước khi xả ra nơi tiếp nhận.

IV.2.7. Quy hoạch thông tin liên lạcXây dựng các tủ cáp gần giao lộ trục chính và lắp đặt tuyến cáp ngầm từ tủ cáp và

nối đến công trình. + Tuyến cáp thông tin liên lạc từ trung tâm viễn thông của tỉnh dẫn về + Tủ cáp : 07 tủ. + Nhà điều hành và dịch vụ : 6 - 10 thuê bao/ nhà máy.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 22

Page 24: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

V.1. Nguyên liệu, nhiên liệuV.1.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu của “Nhà máy xử lý rác công nghiệp nguy hại” tại Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận là các loại chất thải từ các khu dân cư trên địa bàn tỉnh, các nhà máy/cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Thuận và các tỉnh lân cận.. Những loại rác thải này bao gồm chất hầu hết các chất thải công nghiệp và một số ít rác sinh hoạt đã được quy định trong danh mục tại quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT. Riêng đối với chất thải có chứa thành phần gốc Halogen cao, gốc halogen liên kết với mạch vòng (hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất tồn lưu,…) và dầu có chứa hợp chất PCB sẽ không tiếp nhận xử lý.

V.1.2. Nhiên liệuCác loại nhiên liệu được sử dụng bao gồm: + Xăng, dầu, gas cho lò đốt;+ Điện năng cung cấp cho hoạt động của toàn khu xử lý rác.

V.2. Phân loại rác thảiChất thải được thu gom từ các điểm phát sinh được tập kết về nhà máy. Sau khi

qua trạm cân, các xe trung chuyển sẽ đổ chất thải vào phểu nạp liệu, sau đó chất thải đươc đưa lên băng truyền dẫn về máy tách từ, máy có nhiệm vụ loại bỏ kim loại có trong chất thải. Chất thải tiếp tục được phân loại bằng tay bởi công nhân của nhà máy (10 người/ca làm việc). Chất thải sau khi được phân loại sẽ được vận chuyển bằng cơ giới về các khu xử lý chức năng.

Các nhóm chất thải sau khi được thu gom, vận chuyển sẽ được phân theo các nhóm như sau, để tiến hành xử lý – tái chế:

- Nhóm 1: chất thải dân dụng, chất thải sinh hoạt được thu gom, phân loại và tái chế làm phân vi sinh hữu cơ và bán sản phẩm ra thị trường.

- Nhóm 2: chất thải công nghiệp không nguy hại, có thể tái chế được: Công ty sẽ thu gom, phân loại và xử lý sơ bộ (tẩy rửa) rồi cung cấp như hàng hoá thông thường nhằm tận dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác (như: Kim loại đen; kim loại mầu và hợp kim của chúng; giấy; nhựa; thủy tinh…);

- Nhóm 3: chất thải công nghiệp nguy hại không có khả năng tái chế: Công ty thu gom các chất thải nguy hại rồi xử lý triệt để bằng: phương pháp đốt; xử lý nước thải tại trạm xử lý nước thải tập trung; Cô lập CTNH bằng phương pháp đóng kén trong các bể bê tông; Lưu giữ bền vững trong hầm chôn lấp.

- Nhóm 4: chất thải công nghiệp nguy hại là bao bì chứa hoá chất, các phôi kim loại, kim loại hoặc nhựa bị nhiễm hóa chất, chất thải nguy hại. Đây là nhóm chất thải có khả năng tái chế đem lại lợi nhuận kinh tế: bao bì đựng hóa chất, phôi kim loại, kim loại, nhựa, thủy tinh thu gom về sẽ được súc rửa, tái chế, tái sử dụng hoặc cung cấp cho các đơn vị khác;

- Nhóm 5: chất thải công nghiệp nguy hại là ắc quy thải Công ty tiến hành phá dỡ, xúc rửa để thu hồi phần phế liệu thu được có khả năng tái chế bán cho các đơn vị có nhu

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 23

Page 25: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

cầu, phần còn lại loại nào đốt được sẽ được đưa vào lò đốt, loại không đốt được sẽ được nghiền và hóa rắn làm vật liệu xây dựng hoặc lưu giữ trong hầm lưu giữ bền vững.

- Nhóm 6: chất thải công nghiệp nguy hại là các loại bóng đèn thải như: đèn huỳnh quang, compact, halozen sẽ được xử lý;

- Nhóm 7: chất thải công nghiệp nguy hại không có khả năng đốt, tái chế và tro xỉ sau quá trình đốt sẽ được thu gom và hóa rắn làm vật liệu xây dựng.

- Nhóm 8: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất của nhà máy và của các cơ sở khác được xử lý đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Riêng dung môi thải sẽ đưa vào máy tái chế dung môi A200EX (200 lít); rác y tế được đốt trong Lò đốt rác thải y tế (50kg/giờ).

V.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắnPhương pháp cơ học bao gồm: Tách kim loại, thuỷ tinh; nhựa ra khỏi chất thải; sơ

chế, đốt chất thải không có thu hồi nhiệt; lọc tạo rắn đối với các chất thải bán lỏng.Phương pháp cơ-lý: phân loại vật liệu; thuỷ phân; sử dụng chất thải như nhiên

liệu; đúc ép các chất thải, sử dụng làm vật liệu xây dựng.Phương pháp sinh học: chế biến ủ sinh học; mêtan hoá trong các bể thu hồi sinh

học.Các phương pháp xử lý chất thải có thể khái quát theo sơ đồ hình dưới.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 24

Thu gom chất thải

Vận chuyển chất thải

Xử lý chất thải

Thiêu đốt Ủ sinh học làm Compost

Các phương pháp khác

Tiêu hủy tại bãi chôn lấp

Page 26: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

V.4. Cách thức xử lý rác thảiV.4.1. Nhóm 1- chất thải dân dụng, chất thải sinh hoạt

+ Phương pháp ủ sinh học làm phân compost: Phương pháp này thích hợp với loại chất thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cacbon hyđrat như đường, xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc từng bước. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ dạng này thường xảy ra với sự có mặt của ôxy không khí (phân huỷ hiếu khí) hay không có không khí (phân huỷ yếm khí, lên men). Hai quá trình này xảy ra đồng thời ở một khu vực chứa chất thải và tuỳ theo mức độ thông khí mà dạng này hay dạng kia chiếm ưu thế. Phương pháp ủ sinh học làm phân compost được thể hiện ở hình dưới đây.

Nhặt thủ công

Hình: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 25

Chất thải rắn hữu cơ

Sàn tập kết

Băng phân loại

Nghiền

Kiểm soát nhiệt tự động

Cân điện tử

Tái chế

Trộn

Lên men

Ủ chín

Sàng

Tinh chế

Trộn phụ gia N.P.K

Vê viên

Đóng bao

Cung cấp độ ẩm

Thổi khí cưỡng bức

Phân tươi

Bể chứa

Page 27: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

V.4.2. Nhóm 2- chất thải công nghiệp không nguy hại, có thể tái chế được Quy trình chế biến hạt nhựaCông nghệ cắt tạo hạt trong nước (underwater palletizing): Nhựa đùn ra khỏi khuôn

tạo hạt gắn sau máy đùn sẽ được cắt ngay trên bề mặt khuôn tạo hạt được ngâm trong khoan kín chứa đầu nước.

Hình: Sơ đồ chế biến hạt nhựa

Với công nghệ kéo sợi, nhựa được đùn qua một chuỗi những lỗ tròn bố trí xếp thành hàng ngang trên khuôn tạo sợi để định dạng sợi nhựa tròn. Những sợi này được kéo liên tục qua thùng nước làm nguội, tại đây sợi nhựa sẽ đông cứng lại. Khi ra khỏi máng nước làm nguội, nước còn dính lại trên sợi nhựa được lấy đi bằng cách dùng khí thổi mạnh vào sợi nhựa hay sử dụng máy hút chân không để tránh nước văng ra khu vực xung quanh máy. Sau khi làm khô, sợi nhựa được kéo qua dao cắt liên tục gọi là máy cắt sợi, nhựa được cắt thành hạt hình trụ ngắn và sau đó thoát ra cửa xả của máy cắt và rơi vào máy tách hạt để tách những hạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng bao.

Một hệ thống tạo hạt kéo sợi thông thường gồm những thiết bị như sau:1) Khuôn tạo sợi gắn với thiết bị đùn.2) Máng hay thùng nước làm nguội đủ dài (có thể dài tới 7,3m) để sợi nhựa được làm

nguội và đông cứng, sử dụng vòi phun hay luồng khí thổi trực tíêp lên sợi nhựa để lấy đi phần nước còn bám vào sợi nhựa khi chúng được kéo ra khỏi thùng nước làm nguội.     3)     Bộ dao cắt gồm một rôto gắn những lưỡi dao có thể thay thế và một dao cố định để cắt sợi nhựa thành những hạt nhỏ hình trụ.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Vỏ chai, nylon…

Rửa

Sấy khô

Cắt nhỏ

Đùn ép, tạo sợi

Làm nguội

Cắt tạo hạt

Đóng gói

Thành phẩm

26

Page 28: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

     4)     Máy sang tách hạt để vận chuyển và tách những mạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng bao.

     Hệ thống kéo sợi được bố trí theo phương thẳng hàng với các thiết bị nối tiếp nhau, bề ngang thông thường khoảng 2 hay 3 feet, và chiều dài có thể lên đến 35 feet (10.7m) tùy theo kích thước và bố trí lắp đặt thùng nước làm nguội, bộ phận thổi khí, dao cắt tạo hạt và lưới sang.

Những rác thải sinh hoạt khác không thể ủ phân hoặc tạo thành hạt nhựa sẽ được đưa vào lò đốt tạo thành tro – đóng kén và đưa vào hầm chôn lấp.

Với những chất thải công nghiệp không nguy hại, có thể tái chế được như kim loại đen; kim loại mầu và hợp kim của chúng công ty sẽ thu gom, phân loại và xử lý sơ bộ (tẩy rửa) rồi cung cấp như hàng hoá thông thường nhằm tận dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác

V.4.3. Nhóm 3- chất thải công nghiệp nguy hại không có khả năng tái chếCông ty thu gom các chất thải nguy hại rồi xử lý triệt để bằng: phương pháp đốt;

xử lý nước thải tại trạm xử lý nước thải tập trung; Cô lập CTNH bằng phương pháp đóng kén trong các bể bê tông; Lưu giữ bền vững trong hầm chôn lấp.

+ Phương pháp đốt: Sử dụng lò đốt có công suất 02 tấn/giờ, công suất đốt của Nhà máy vào cao điểm có thể đạt 98 tấn/ngày tùy thuộc vào thành phần nạp liệu.

Các thông số kỹ thuật của lò đốt : + Có 02 buồng đốt, 01 buồng đốt sơ cấp và 01 buồng đốt thứ cấp ; + Thể tích buồng đốt sơ cấp : 116,25 m3 ; + Thể tích buồng đốt thứ cấp : 56,52 m3 ; + Khi lò vận hành ổn định áp suất trong lò đốt luôn luôn âm ; + Chiều cao ống khói tính từ mặt đất là : 21m ; + Nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp ≥ 7000C ; + Nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp ≥ 1.0500C ; + Lượng Oxy dư trong lò đốt ≥ 6% ; + Thời gian lưu cháy ở buồng đốt thứ cấp ≥ 2 giây ; + Nhiệt độ khí thải khi thải ra môi trường ≤ 2500C ; + Nhiệt độ bên ngoài lò đốt ≤ 600C ; + An toàn điện, điện trở nối đất đối với các bộ phận kim loại có thể tiếp xúc trực

tiếp với người ≤ 4.

+ Phương pháp đóng kén: Công ty xây dựng Cụm bể đóng kén chất thải trên diện tích mặt bằng 5.000m2. Cụm bể đóng kén này nhằm lưu giữ an toàn một số chất thải phát sinh từ hoạt động xử lý chất thải của Nhà máy. Đây là biện pháp nhằm cô lập chất thải làm giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào môi trường.

Bể đóng kén được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật như sau: − Bể được xây dựng theo kiểu bể chìm hoàn toàn dưới mặt đất;− Xung quanh vách và dưới đáy bể được gia cố lớp đất sét có hệ số thấm K £ 10-

7 cm/s được đầm nén chặt với bề dày ³ 60cm;− Xây dựng bằng bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép chịu lực toàn khối;− Kích thước mỗi bể đóng kén là : L x B x H = 10m x 10m x 5m− Các bể đóng kén được xây dựng tách rời nhau, không chung vách;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 27

Page 29: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

− Có mái che kín toàn bộ mặt bể và hàng rào tôn cao 2m xung quanh bể hạn chế gió trực tiếp vào trong bể;

Sau khi đầy, đóng bể bằng nắp bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép bền vững, nắp bể phủ kín toàn bộ bề mặt đảm bảo tuyệt đối không để nước rò rỉ, thẩm thấu, nắp bể có bổ sung lớp lót đất sét có hệ số thấm K £ 10-7 cm/s được đầm nén chặt với bề dày  ³ 60cm tương tự như phần vách chìm dưới đất.

Các chất thải được lưu trong bể đóng kén sẽ bao gồm:-    Chất thải vô cơ đã qua công đoạn tiền xử lý (hóa rắn);-     Tro xỉ lò đốt chất thải;Để tiết kiệm được thể tích của bể, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho môi trường và

hạn chế thấp nhất lượng chất thải lưu chứa trong bể. Công ty tiến hành hóa rắn chất thải trước khi đưa xuống bể đóng kén. Sản phẩm hóa rắn là các khối chất thải được nén, ép bằng máy ép thủy lực, làm giảm thể tích gần như tuyệt đối, nhằm tiết kiệm được thể tích của bể.

Các chất thải nguy hại khi tiếp xúc với nhau có thể sinh ra các chất có tính độc hại cao hơn hay có thể xảy ra phản ứng tạo thành các chất ô nhiễm và gây cháy nổ. Vì vậy, trong quá trình hóa rắn, không trộn lẫn các loại chất thải với nhau, mà chỉ hóa rắn từng loại và lưu chứa trong từng bể riêng biệt, nhằm tránh sự kết hợp của các chất không tương thích.

Khối chất thải sau khi hóa rắn được đưa xuống bể đóng kén xếp theo từng lớp từ đáy lên trên, khi đầy bể tiến hành đóng bể bằng nắp bê tông chống thấm, không để nước mưa chảy vào trong bể. Sau khi đóng nắp bề tiến hành tháo dỡ mái che tận dụng mặt bằng làm khuôn viên để trồng cây kiểng, sân thể thao…. 

V.4.4. Nhóm 4- chất thải công nghiệp nguy hại + Hệ thống tẩy rửa kim loạiNhững kim loại nhiễm các thành phần nguy hại (như xỉ nhôm, phôi kim loại, phế

liệu kim loại…) có hình dạng khác nhau. Đối với những loại có kích thước lớn, dài hay dạng ống tròn trước khi đưa vào tẩy rửa tiến hành cắt thành những phôi có kích thước phù hợp để đưa vào bồn tẩy rửa.  

Xác định đặc tính tạp chất dính vào kim loại để lựa chọn hóa chất tẩy rửa cho phù hợp. Thiết bị tẩy rửa này hoạt động theo từng mẻ, mỗi mẻ chỉ tẩy rửa một loại tạp chất, khối lượng đưa vào tẩy rửa mỗi mẻ khoảng 500-700 kg, tùy theo kích thước của từng loại.

Sử dụng hệ thống xúc rửa thùng phuy

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 28

Page 30: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Can nhựa, thùng phuy, chất thải rắn (phế liệu kim loại) dính dầu, hóa chất, dung môi nguy hại được thu gom về Nhà máy, tiến hành phân loại (nhưng can, thùng phuy, chất thải rắn nào có khả năng tái sử dụng được), sau đó chuyển tới hệ thống xúc rửa. Quy mô : gồm 2 hệ thống :+ Hệ thống làm sạch bằng hóa chất (tùy theo đặc tính của chất thải dính trong phuy, chất thải rắn mà hóa chất sử dụng để xúc rửa khác nhau, ví dụ như phuy, chất thải rắn dính H2SO4 ta sử dụng NaOH để xúc rửa, phuy, chất thải rắn dính keo sơn ta sử dụng xăng hoặc axeton để xúc rửa…).+ Hệ thống làm sạch bằng nước. 

V.4.5. Nhóm 5- chất thải công nghiệp nguy hại là ắc quy thải, pinHệ thống sơ chế pin, acquy chì thải+ Chì thải từ các bình ácquy và các thiết bị khác được tiền xử lý bằng cách loại bỏ

lớp vỏ, nước axit để tách ra phần lõi chì.+ Phần lõi chì được dùng để chuyển giao cho đơn vị tái chế để tái sử dụng.

V.4.6. Nhóm 6 - chất thải công nghiệp nguy hại là các loại bóng đen thảiBóng đèn huỳnh quang hỏng được coi là chất thải nguy hại bởi chúng có chứa

thủy ngân, nếu không được xử lý đúng sẽ rất có hại cho môi trường vì thủy ngân phát tán ra môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nói riêng và hệ sinh thái nói chung. Hệ thống được viện Khoa Học và Công Nghệ sáng chế. Bóng đèn được đưa vào buồng nghiền phân tách có cột hấp thụ thủy ngân bằng than hoạt tính. Cột hấp thụ sau khi sử dụng hết khả năng sẽ được đưa về viện KH và CN để chờ phương án xử lý.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 29

Page 31: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

V.4.7. Nhóm 7Chất thải công nghiệp nguy hại không có khả năng đốt, tái chế và tro xỉ sau quá

trình đốt sẽ được thu gom và hóa rắn làm vật liệu xây dựng- Công suất phối trộn của hệ thống : 6.000 kg/ngày. - Quy mô : 01 máy nghiền, 01 máy trộn bê tông, 01 máng chứa vữa sau khi trộn và

các khuôn. V.4.8. Xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất của nhà máy và của các cơ sở khác được xử lý đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Hệ thống xử lý nước thải với công suất 300 m3/ngày.đêm. Quy trình xử lý chủ yếu gồm 3 công đoạn chính:

+  Công đoạn tiếp nhận và phân loại riêng từng loại nước thải, cùng với quá trình phân tích mẫu và tìm phương án xử lý riêng rẽ  hoặc kết hợp với loại nước thải khác;

+  Quá trình xử lý hoá lý cho từng loại nước thải; + Quá trình xử lý sinh học với đầu vào ổn định tại bể điều hòa.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 30

Page 32: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VI.1. Đánh giá tác động môi trườngVI.1.1. Môi trường đất và sạt lở

- Khi chuẩn bị công trường sẽ phải tiến hành tháo dở các công trình hiện hữu như đốn cây, dọn dẹp mặt bằng, di dời cột điện, ống nước (nếu có), thu gom lớp phủ hữu cơ.

- Đào đắp tạo mặt bằng thi công sẽ làm cho sự ổn định của mái dốc bị phá vỡ có thể tạo ra sự lở đất và gây ra những ảnh hưởng nguy hại đến khu vực xung quanh.

VI.1.2. Môi trường nướcNguồn ô nhiễm nước có thể gây ra bao gồm: chất rắn, dầu mỡ trong quá trình xây

dựng, nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên có chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.

Các chất này gây ô nhiễm nước mặt (như tăng nồng độ vật lơ lững, khuếch tán vữa bê tông), các loại chất thải từ các công trường thi công cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước.

Công nghệ sản xuất của nhà máy không phát sinh ra nước thải sản xuất. Nước rỉ rác được thu gom theo các rãnh thoát nước về bể chứa rồi được phun lại vào nhà ủ rác để làm ẩm nguyên liệu đầu vào. Vào mùa mưa, nước chảy tràn trên mặt bằng của Nhà máy cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

VI.1.3. Chất lượng không khíBụi phát sinh từ các hoạt động thi công, khí thải từ các thiết bị, phương tiện trong

quá trình thi công cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí như:- Khí NH3, H2S tại khu vực tiếp nhận rác thải đầu vào, tại các băng chuyền, các

thiết bị máy móc do rác thải bám vào.- Mùi hôi phát sinh từ rác.- Bụi phát sinh trong quá trình thi công dự án.- Bụi phát sinh tại khu nghiền liệu, phối trộn phụ gia và đống bao sản phẩm và khu

vực làm gạch, vật liệu xây dựng.- Bụi, khí thải (CO, SOx, NOx, THC…) do các hoạt động giao thông vận tải trong

giai đoạn thi công dự án và trong phạm vi nhà máy khi dự án đã đi vào hoạt động.

VI.1.4. Tiếng ồn và rung- Tiếng ồn và rung trong thi công có nguồn phát sinh từ các thiết bị thi công (máy

rung, máy đầm, máy trộn bê tông ...), phương tiện thi công (xe lăn, lu, máy đào, xe tải ... ) và các máy móc khác (máy phát điện, máy bơm ...).

- Tiếng ồn do hoạt động san ủi mặt bằng, phương tiện vận chuyển trong giai đoạn thi công dự án.

- Tiếng ồn do hoạt động của băng chuyền máy móc, do máy nhấn thuỷ lực…

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 31

Page 33: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

VI.1.5. Chất thải rắn- Chất thải do hoạt động san lấp chủ yếu là đất và rác hữu cơ.- Việc đổ chất thải lên đất liền do thi công có thể hủy diệt cây cối, hoa màu, làm

lan tràn các chất ô nhiễm, làm mất mỹ quan và phiền phức cho dân địa phương.- Chất thải rắn (rác) và nước thải ở khu nhà ở của công nhân, có tác hại đến sức

khỏe của cộng đồng xung quanh.

VI.1.6. Rủi ro - Rủi ro do thi công công trình, thi công đường bộ, trong quá trình sản xuất,....- Có khả năng thi công làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm chôn dọc trên

tuyến, mà trong quá trình khảo sát chưa phát hiện được.

VI.2. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trườngVI.2.1. Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí

- Để giảm thiểu ô nhiễm trong không khí trong quá trình xây dựng cần tưới nước trên công trình. Công nhân làm việc phải đeo khẩu trang.

- Xây dựng các giếng thu khí để khống chế ô nhiễm do khí sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ. Trong giai đoạn đầu, lượng khí ít, khí được đốt bằng gas ngay miệng thu gom. Khi lương rác tăng lên, khí được thu gom thông qua giếng thu rồi dẫn về bộ phận có thiết bị xử lý khí thải, phải đạt tiêu chuẩn TCVN 5939:1995 ( tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất vô cơ ), TCVN 5940:1995 ( tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ ), trước khi được phép thải ra trong không gian.

- Phun chế phẩm EM để giảm mùi hôi, ngăn vi khuẩn phát tán.- Phun nước chống bụi, xử lý hóa chất hạn chế mùi.- Tạo vành đai cây xanh cách ly khu nhà máy xử lý rác, có bề dầy ít nhất là 20m

(chưa tính khoảng cách đường nội bộ bao quanh khu vực ).

VI.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nướcĐối với nước rỉ rác

- Cần tạo bể lắng chứa bùn thải, chất ô nhiễm và rác trong nước thải trước khi cho chảy ra các cửa xả. Hạn chế tối đa vấn đề thất thoát bê thông trong quá trình thi công xây dựng nhà máy.

- Xây dựng hệ thống thu gom triệt để nước rỉ rác, không để nước rỉ rác thấm xuống đất ra mạch nước ngầm, bằng cách xây dựng sân nền bê tông cốt thép và có lớp chống thấm, xung quanh sân chứa rác có máng thu gom nước rỉ rác theo hệ thống ống dẫn đưa về bể chứa, chia thành 2 phần, 1 phần đến hệ thống xử lý nước thải, 1 phần được quay về bãi rác để thúc đẩy quá trình phân hủy rác.

- Hệ thống xử lý nước rỉ rác riêng cho bãi đỗ và sân phơi và nước rác qua hệ thống xử lý hóa học dùng hóa chất oxy hóa H2O2 và chất xúc tác là phèn sắt để oxy hóa các chất hữu cơ khó phân hủy trong nước rác. Cuối cùng, nước rỉ rác qua xử lý phải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 ( Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp ), phải đạt tiêu chuẩn thải.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 32

Page 34: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Đối với nước thải sinh hoạt- Để nước thải sinh họat không gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vi khuẩn thì

ngoài việc xử lý cục bộ nước thải bằng các bể phốt 3 ngăn ở từng công trình kiến trúc, cần thiết phải có các trạm xử lý nước thải tập trung trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

- Tại các nguồn nước thải sinh hoạt có nồng độ chất bẩn lớn: xí, tiểu … được xử lý làm sạch bằng bể tự hoại, trước khi cùng với các loại nước thải từ tắm rửa, giặt … (có nồng độ bẩn thấp) đưa vào các tuyến thoát nước thải bên ngoài. Nước thải qua bể tự hoại được lắng cặn và lên men cặn lắng (chủ yếu là chất hữu cơ không tan). Cặn lắng được giữ lại trong bể 12 tháng, dưới tác động của vi khuẩn yếm khí, cặn được phân hủy thành các chất khí và khoáng hòa tan. Bùn cặn lên men sẽ định kỳ được chở đi bằng xe hút bùn chuyên dụng. Hiệu quả xử lý làm sạch của bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc có thể đạt tới 40% theo BOD, khả năng tách cặn lơ lửng của bể tự hoại từ 50- 60%.

- Tại trạm xử lý nước thải tập trung: Thu nhận toàn bộ nước thải sinh hoạt của từng khu vực. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt theo phương pháp sinh học 2 bậc với sinh hóa kỵ khí bậc I và sinh hóa hiếu khí bậc II. Đảm bảo các chất gây ô nhiễm trong nước sau khi xử lý tập trung phải thấp hơn giới hạn cho phép.

Đối với nước mưa- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước mưa. Kiểm tra phát hiện

hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời. - Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho hệ thống thoát nước mưa.

Không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát nước.- Thực hiện tốt các công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ các chất bẩn

trong mưa.

VI.2.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và sạt lởĐể giảm thiểu, cần lựa chọn thời kỳ thi công tốt nhất (tránh thời kỳ mùa mưa), để

tránh nguy hiểm do sạt lở. Tạo chỗ thích hợp chứa lớp hữu cơ. Có biện pháp, kế hoạch thận trọng trong việc tháo dở các công trình.

VI.2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và độ rungTrong quá trình thi công, có thể giới hạn tiếng ồn bằng cách sử dụng các phương

tiện, thiết bị hoàn thiện đủ tiêu chuẩn thải theo TCVN 5948 - 1999. Vị trí đặt các thiết bị, máy móc thi công càng xa khu dân cư càng tốt. Bố trí lịch thi công nhằm hạn chế số giờ thi công vào ban đêm.

VI.2.5. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắnCần phải căn cứ vào các tính chất của chất thải để thiết kế bể lắng, tạo lớp phủ lên

đất lấp hoặc có kế hoạch sử dụng khu đất đắp sau khi thi công. Rác sinh hoạt đổ vào nơi quy định hoặc xây bể chứa sau đó chôn lấp hoặc đốt, tuân thủ theo nghị định 29/2007 ngày 26/04/2007 của chính phủ.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 33

Page 35: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

VI.2.6. Biện pháp giảm thiểu rủi ro- Cần phải có biển báo, khi cần thiết phải tổ chức phân luồng cho giao thông trong

khu vực thi công (khi cần thiết).- Bảo đảm rằng đã giải quyết được những yêu cầu về an toàn trong thiết kế thi

công.- Phải thông báo ngay cho đơn vị quản lý biết trong trường hợp phát hiện các công

trình ngầm chôn trong đất để có hướng xử lý thích hợp.

VI.3. Kế hoạch quan trắc và giám sát môi trườngTrong quá trình chuẩn bị công trường, san ủi mặt bằng, thi công công trình và vận

hành, việc quan trắc kiểm tra, đo đạc và đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành liên tục theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo kiểm soát các tác động đối với việc thực hiện dự án và đề ra các giải pháp thực hiện để ngăn ngừa sự suy thoái cũng như bảo vệ môi trường xung quanh, kế hoạch dự kiến như sau:

VI.3.1. Đối tượng kiểm tra giám sátĐối tượng kiểm tra và giám sát là chủ đầu tư và các đơn vị thi công.

VI.3.2. Nội dung kiểm tra giám sát- Giám sát việc thực hiện toàn bộ các giải pháp bảo vệ môi trường đã trình bày ở

trên. - Ghi nhận và kiểm tra lại các thông tin phản hồi có liên quan đến môi trường từ

các hộ dân cư lân cận và các công trình xây dựng.Cụ thể hóa một số điểm trong kế hoạch giám sát:

Giám sát chất lượng không khí*Các thông số giám sát:+ Bụi lơ lửng, bụi tổng số.+ Khí SO2, CO, NO2, tổng cacbua hydro, hơi chì.+ Tiếng ồn.+ Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió.*Vị trí giám sát:+ 1 điểm tại vị trí trung trâm khu đất.+ 4 điểm tại 4 góc của khu đất.*Tần suất thực hiện: 3 tháng một lần trong giai đoạn thi công xây dựng.*Tiêu chuẩn so sánh: Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

Giám sát chất lượng nước*Nội dung kiểm tra.+ Kiểm tra sự tồn tại và khả năng thoát nước của các tuyến thoát nước sinh hoạt,

nước mưa, nước thải thi công. Xác định các yếu tố gây cản trở đến khả năng thoát nước và làm gia tăng nồng độ chất bẩn trong các loại nước thải.

+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh tại các khu lán trại, mức độ tiện nghiệm của các khu vệ sinh công cộng trên công trường. Xác định các yếu tố làm giảm điều kiện vệ sinh tại các khu vực đó.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 34

Page 36: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

*Tầng suất kiểm tra: 3 tháng/ lần.*Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công, chủ đầu tư sẽ lập báo cáo đánh giá chi

tiết tác động môi trường theo đúng luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành.

VI.4. Kết luậnViệc hình thành dự án từ giai đoạn xây dựng đến giai đoạn đưa dự án vào sử dụng

ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Nhưng Công ty TNHH MTV Cơ Bản đã cho phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm và đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng môi trường sản xuất và môi trường xung quanh trong vùng dự án được lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự án mang tính khả thi về môi trường.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 35

Page 37: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

VII.1. Căn cứ pháp lý lập tổng mức đầu tưTổng mức đầu tư cho dự án đầu tư “Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại”

tại Phân khu K4 Trại giam Z30A  xã Trà Tân- Huyện Đức Linh- Tỉnh Bình Thuận được lập dựa trên hồ sơ dự toán chi phí xây dựng công trình, chi phí mua sắm dây chuyền thiết bị xử lý rác thải và các căn cứ sau đây: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7

Nghị định số 158/2003/NĐ-CP; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất

lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành Luật thuế giá trị gia tăng; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án

đầu tư và xây dựng công trình; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí

đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về Thu tiền thuê đất,

thuê mặt nước; Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/10/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập,

thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng

dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng

dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”; Thông tư 18/2008/TT-BXD bổ sung một số phương pháp xác định chi phí xây dựng

trong dự toán xây dựng công trình tại Thông tư 05/2007/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành. Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số

123/2008/NĐ-CP; Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp. Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng

dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 36

Page 38: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Quyết định số: 66 /2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 201của Ủy ban nhân dân

tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định về giá các loại đất tại tỉnh Bình Thuận; Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và

dự toán công trình.Và các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán

và dự toán công trình.

VII.2. Tổng mức vốn đầu tư ban đầuVII.2.1. Nội dung

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại tại Phân khu K4 Trại giam Z30A  xã Trà Tân- Huyện Đức Linh- Tỉnh Bình Thuận làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng chi phí đầu tư bao gồm chi phí xây lắp công trình, chi phí mua sắm dây chuyền thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí sử dụng đất và khoản chi phí dự phòng. Tổng các khoản chi phí này sẽ là tổng định mức vốn đầu tư ban đầu.

(1) Chi phí xây dựng và lắp đặtTổng chi phí xây dựng và lắp đặt là 21,392,500,000 đồng (Hai mươi mốt tỷ, ba

trăm chín mươi hai triệu, năm trăm ngàn đồng). Bao gồm toàn bộ chi phí xây dựng khu hành chính, khu dịch vụ công, khu xử lý rác thải công nghiệp và khu xử lý rác thải sinh hoạt, … thể hiện cụ thể ở bảng tính toán sau:

ĐVT: 1,000 đồngSTT HẠNG MỤC ĐVT Khối

lượngĐơn giá

trước thuế

Đơn giá sau thuế

Thành tiền

(VNĐ)

I.1 Khu hành chính và dịch vụ công cộng 4,176,1001 Phòng bảo vệ m² 25 2,273 2,500 62,5002 Nhà văn phòng m² 100 2,727 3,000 300,0003 Nhà để xe m² 100 2,273 2,500 250,0004 Nhà ăn m² 200 2,273 2,500 500,0005 Nhà nghỉ ca m² 200 2,273 2,500 500,0006 Trạm biến thế m² 100 1,364 1,500 150,0007 Trạm cân xe m² 100 1,091 1,200 120,0008 Trạm xử lý nước cấp m² 160 1,100 1,210 193,6009 Garage - bãi xe vận chuyển m² 500 100,000

10 Cây xanh , mặt nước, đường giao thông, vùng bao quanh cách li

m2 1,000 2,000,000

I.2 Khu xử lý rác thải công nghiệp 12,704,400

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 37

Page 39: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

1 Nhà xưởng tiếp nhận và lưu chứa tạm thời và phân loại tạm thời

m² 2,000 909 1,000 2,000,000

2 Nhà máy đốt rác m² 200 2,727 3,000 600,0003 Hầm chứa tro xỉ m3 5,000 3,200,0004 Nhà tái chế + kho m² 1,000 1,364 1,500 1,500,0005 Kho nhiên liệu m² 100 1,364 1,500 150,0006 Hồ tuần hoàn m² 210 1,091 1,200 252,0007 Hệ thống xử lý nước thải m² 252 1,091 1,200 302,4008 Xưởng cơ khí m² 100 3,182 3,500 350,0009 Xưởng cơ điện m² 100 3,182 3,500 350,00010 Hầm chôn lấp m3 60,000 4,000,000I.3 Khu xử lý rác sinh hoạt 4,512,0001 Nhà tiếp nhận - phân loại m² 2,000 1,364 1,500 3,000,0002 Hệ thống xử lý nước thải m² 756 1,818 2,000 1,512,000

Tổng cộng m² 74,203 21,392,500

(2) Chi phí đầu tư trang thiết bị máy mócChi phí đầu tư máy móc thiết bị cho nhà máy xử lý rác thải bao gồm:

ĐVT: 1,000 đồngSTT HẠNG MỤC ĐVT Khối

lượngĐơn giá trước thuế

Đơn giá sau thuế

Thành tiền (VNĐ)

II Máy móc thiết bị 17,675,500II.1 Hệ thống lò đốt 17,510,500

2 Lò đốt rác thải nguy hại (2 tấn/giờ)

HT 1 10,909,091 12,000,000 12,000,000

3 Lò đốt rác thải y tế (50kg/giờ) HT 1 1,636,364 1,800,000 1,800,0004 Cột điện và dây trung thế từ

đường lộ vào nhà máym 1,000 200 220 220,000

5 Bình biến thế 200 KVA cái 1 550,000 605,000 605,0006 Hệ thống xúc rửa thùng phuy cái 1 1,045,455 1,150,000 1,150,0007 Hệ thống tái chế đèn huỳnh quang cái 1 772,727 850,000 850,0008 Xe cần cuốc cái 1 325,000 357,500 357,5009 Xe ủi cái 1 480,000 528,000 528,000

II.2 Máy tái chế dung môi A200EX (200 lít)

HT 1 150,000 165,000 165,000

Tổng cộng 36,568,000

(3) Chi phí quản lý dự án: Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư

xây dựng công trình.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 38

Page 40: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng.

Chi phí quản lý dự án = (GXL+GTB) x 2.129% = 831,947,000 đồng GXL: Chi phí xây lắpGTB: Chi phí thiết bị, máy móc

(4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm các khoản chi phí : Chi phí lập dự án = (GXL + GTB) x 0.709% = 277,096,000 đ Chi phí lập TKBVTC = GXL x 2.294% = 490,673,000 đ Chi phí thẩm tra TKBVTC = GXL x 0.181% = 38,763,000 đ Chi phí lập HSMT xây lắp = GXL x 0.234% = 50,009,000 đ Chi phí giám sát thi công xây lắp: GXL x 2.271% = 485,777,000 đ Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị: GTB x 0.785% = 138,732,000 đ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng = 1,481,050,000 đồng

(5) Chi phí sử dụng đất: Theo Quyết định số: 66 /2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Bình Thuận và Nghị định 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và theo cách tính chung chi phí thuê đất nhà nước như sau:

Giá đất thuê hằng năm = 21,600 ngàn đồng/m2 x 100,000 m2 x 1.5% x 0.7 x 2 = 45,360,000 đồng.

Tiền thuê 50 năm = 45,360,000 x 50 = 2,268,000,000 đồng (Hai tỷ hai trăm sáu mươi tám triệu đồng).

(6) Chi phí khácChi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí

thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:

Chi phí bảo hiểm xây dựng = GXL x 0.5% = 106,963,000 đ Chi phí kiểm toán= (GXL +GTB) x 0.288% = 112,646,000 đ Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư = (GXL+GTB) x 0.184%

= 71,950,000 đ Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường = 420,200,000 đ Chi phí khác = 711,759,000 đồng

(7) Chi phí dự phòng Dự phòng phí = (GXl+ Gtb+Gqlda+Gtv+Gk)*10% = 4,209,276,000 đồng

Tổng chi phí đầu tư ban đầu = (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6+(7) = 48,600,000,000 đồng

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 39

Page 41: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

VII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư của dự án Bảng tổng hợp định mức vốn đầu tư của dự án

ĐVT:1,000đSTT HẠNG MỤC GT

TRƯỚC THUẾ

VAT GT SAU

THUẾI Chi phí xây dựng 19,447,727 1,944,773 21,392,500II Chi phí máy móc thiết bị 16,068,636 1,606,864 17,675,500III Chi phí quản lý dự án 756,315 75,632 831,947IV Chi phí tư vấn đầu tư 1,346,409 134,641 1,481,0501 Chi phí lập dự án 251,906 25,191 277,0962 Chi phí lập TKBVTC 446,066 44,607 490,6733 Chi phí thẩm tra TKBVTC 35,239 3,524 38,7635 Chi phí lập HSMT xây lắp 45,462 4,546 50,0097 Chi phí giám sát thi công xây lắp 441,616 44,162 485,7778 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 126,120 12,612 138,732V Chi phí khác 647,053 64,705 711,7593 Chi phí bảo hiểm xây dựng 97,239 9,724 106,9634 Chi phí kiểm toán 102,406 10,241 112,6465 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán 65,409 6,541 71,9506 Báo cáo đánh giá tác động môi trường 382,000 38,200 420,200

VI Chi phí đất 2,268,000 2,268,000VII Chi phí dự phòng 3,826,614 382,661 4,209,276

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 44,360,755 4,209,276 48,600,000

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 40

Page 42: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

VIII.1. Tiến độ phân bổ vốn ĐVT: 1,000 đồng

STT Năm Năm 2014Hạng mục Quý III Quý IV Tổng cộng

1 Chi phí xây dựng 4,278,500 6,417,750 21,392,5002 Chi phí thiết bị - 1,767,550 17,675,5003 Chi phí tư vấn 740,525 444,315 1,481,0504 Chi phí quản lý dự án 166,389 166,389 831,9475 Chi phí khác 71,176 71,176 711,7596 Chi phí đất 2,268,000 - 2,268,0007 Dự phòng phí 841,855 841,855 4,209,276

Cộng 8,366,445 9,709,035 48,570,031

STTNăm Năm 2015

Hạng mục Quý I Quý II Quý III Quý IV1 Chi phí xây dựng 6,417,750 2,139,250 2,139,250 -2 Chi phí thiết bị 1,767,550 3,535,100 5,302,650 5,302,6503 Chi phí tư vấn 296,210 - - -4 Chi phí quản lý dự án 166,389 166,389 83,195 83,1955 Chi phí khác 142,352 142,352 142,352 142,3526 Chi phí đất - - - -

7 Dự phòng phí 841,855 841,855 420,928 420,928

Cộng 9,632,106 6,824,946 8,088,374 5,949,124

VIII.2. Tiến độ thực hiện và sử dụng vốn của dự án

Dự kiến dự án được triển khai thực hiện như kế hoạch sau:

Hạng mục Năm 2014

Năm 2015

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1 Lập hồ sơ, xin chủ trương đầu tư, xin địa điểm x x

2 Nhận mặt bằng x

3Lập dự án đầu tư (FS) và đánh giá tác động MT (ĐTM) x x

4 Xin giấy phép đầu tư xGIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 41

Page 43: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

XÂY DỰNG

Nhà máy xử lí nước thải

5 Chuẩn bị xây dựng x

6 Xây dựng nhà máy x x x x

7 Tuyển dụng và đào tạo x

8 Lắp đặt thiết bị xử lý x x

9 Chạy thử nghiệm, chuẩn bị hoạt động x

Ngoài ra, tiến độ của dự án còn có thời gian dự phòng cho xây dựng và chuẩn bị vận hành, dự kiến thời gian muộn nhất để dự án bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 2016.

Theo đó, tiến độ sử dụng vốn theo từng năm được thực hiện như sau :

STT Khoản mục chi phí Thành tiền trước thuế

VAT Thành tiền sau thuế

1 Chi phí xây dựng 19,447,727 1,944,773 21,392,5002 Chi phí thiết bị 16,068,636 1,606,864 17,675,5003 Chi phí tư vấn 1,346,409 134,641 1,481,0504 Chi phí quản lý dự án 756,315 75,632 831,9475 Chi phí khác 647,053 64,705 711,7596 Chi phí đất 2,268,000 - 2,268,0007 Dự phòng phí 3,826,614 382,661 4,209,276

Cộng 44,360,755 4,209,276 48,570,031Tổng mức đầu tư 48,600,000

Với tổng mức đầu tư là 48,600,000,000 VNĐ (Bốn mươi tám tỷ, sáu trăm triệu đồng), chủ đầu bỏ 100% tổng đầu tư.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 42

Page 44: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH

IX.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toánCác giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở thông số

tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Phân tích hiệu quả hoạt động của dự án trong vòng 20 năm, bắt đầu đi vào hoạt động có doanh thu từ năm 2016.

- Doanh thu của dự án được tính từ thu gom và xử lý rác thải Công nghiệp, rác Sinh hoạt, các phế liệu kim loại, nhựa, cao su, tái chế pin, ắcquy, dung môi tái chế, thùng phuy và các sản phẩm định hướng tái chế từ dự án như : Phân vi sinh.

- Các chi phí của dự án bao gồm: chi phí khấu hao, và các chi hoạt động liên quan khác.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 10%.- Ngoài ra, còn có các giả định cụ thể về tỷ lệ trượt giá, hệ số hiệu quả, tỷ lệ thu

hồi tái chế.

IX.2. Tính toán chi phíIX.2.1. Chi phí hoạt độngBảng tóm tắt chi phí hoạt động của dự án (4 năm)

ĐVT:1,000đSTT Hạng mục 2016 2017 2018

1 2 31 Chi phí nhiên liệu gas đốt 51,098,715 51,098,715 51,609,702

Đơn vị sử dụng (kg gas/kg rác) 0.15 0.15 0.15Khối lượng rác đốt (kg) 9,826,676 9,826,676 9,826,676Khối lượng gas cần sử dụng(kg) 1,474,001 1,474,001 1,474,001Đơn giá (ngàn đồng/kg) 35 35 35

2 Chi phí điện 4,927,500 4,927,500 5,075,325Đơn vị sử dụng (KW/h) 225 225 225Khối lượng điện năng tiêu thụ (KW/năm)

1,971,000 1,971,000 1,971,000

Đơn giá (ngàn đồng/KW) 2.5 2.5 2.63 Chi phí nước 4,918,767 5,235,005 6,043,5055 Chi phí bảo trì máy móc thiết bị 1,060,530 1,092,346 1,125,1166 Phí bảo hiểm 1,367,380 1,367,380 1,408,4017 Chi phí vận chuyển 1,967,507 2,094,002 2,417,4028 Chi phí chôn lấp, xử lý môi trường 7,870,027 8,376,008 9,669,6089 Lương nhân viên,công nhân 12,870,000 14,157,000 15,572,70010 Quỹ phúc lợi, bảo hiểm thất nghiệp,

trợ cấp, khen thưởng2,494,800 2,494,800 2,494,800

11 Chi phí sản xuất tái chế 415,733 443,449 513,846TỔNG CỘNG 88,990,960 91,286,205 95,930,406

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 43

Page 45: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Diễn giải phí hoạt động của dự án như sau : (1)Chi phí nhiên liệu gas đốt Khối lượng gas cần sử dụng = Đơn vị sử dụng(kg gas/kg rác) x Khối lượng rác cần

đốtChi phí nhiên liệu gas đốt = Khối lượng gas cần sử dụng x Đơn giá gas Chi phí này một năm tương đương 51,098,715,000 đồng và tăng theo đơn giá gas tăng

của từng năm.(2)Chi phí điện Khối lượng điện năng tiêu thụ = Đơn vị sử dụng (Kw/h) x Thời gian sử dụng

(24hx365 ngày)Chi phí điện = Khối lượng điện tiêu thụ x Đơn giá điện Chi phí này một năm tương đương 4,927,500,000 đồng và tăng theo đơn giá điện

tăng.(3) Chi phí nước một năm khoảng 4,918,767,000 đồng, chiếm 5% doanh thu hằng năm(4) Chi phí bảo trì máy móc thiết bị: 6% x Doanh thu hằng năm(5) Chi phí bảo hiểm tài sản cố định: 3.5% x (Chi phí xây lắp công trình)(6) Chi phí vận chuyển: chiếm 2% doanh thu, năm đầu tương đương 1,967,507,000

đồng.(7) Chi phí chôn lấp, xử lý môi trường: chi phí này khoảng 7,870,027,000 đồng/ năm

đầu tiên, tương đương 8% doanh thu mỗi năm.(8) Chi phí lương công nhân viên: chi phí lương mỗi năm tính trên 193 công nhân

viên là 12,870,000,000 đồng, lương tăng 8% mỗi năm. (xem bảng lương chi tiết tại phụ lục)

(9) Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp, khen thưởng : 21% x Chi phí lương nhân viên mỗi năm.

(10) Chi phí sản xuất tái chế chiếm 60% giá thành của sản phẩm tái chế từ dự án: Phân vi sinh và các loại phế phẩm tái chế.

IX.2.2. Chi phí khấu haoTrong tính toán chi phí khấu hao Tài sản cố định áp dụng phương pháp khấu hao

theo đường thẳng, thời gian khấu hao của từng loại tài sản được tính phụ thuộc vào thời gian hoạt động có hiệu quả của tài sản đó. (xem phụ lục đính kèm).

Hạng Mục Thời gian KH- Chí phí xây dựng (25 năm) 25- Chi phí thiết bị (10 năm) 10

- Chi phí tư vấn, chi phí QLDA, chi phí khác,dự phòng phí (7 năm)

7

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 44

Page 46: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Bảng khấu hao tài sản cố địnhSTT Hạng Mục Thời

gian KH0 2016 2017

1 Giá trị tài sản đâu ky 46,302,031 46,302,031 42,645,348

Chí phí xây dựng 25 21,392,500 21,392,500 20,536,800Chi phí thiết bị 10 17,675,500 17,675,500 15,907,950Chi phí tư vấn, chi phí QLDA, chi phí khác,dự phòng phí

7 7,234,031 7,234,031 6,200,598

2 Khấu hao trong ky - 3,656,683 3,656,683

Chí phí xây dựng 855,700 855,700Chi phí thiết bị 1,767,550 1,767,550Chi phí tư vấn, chi phí QLDA, chi phí khác,dự phòng phí

1,033,433 1,033,433

3 Giá trị tài sản cuối ky 46,302,031 42,645,348 38,988,665

IX.3. Phân tích doanh thu của dự án IX.3.1. Công suất và sản lượng xử lý rác công nghiệp nguy hại

Công suất thiết kế Sản lượng ĐVT

Công suất/giờ 2 tấn/giờCông suất /ngày 48 tấn/ngàyKhối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 17,520 tấn/nămSản phẩm tái chếTổng Sản lượng đầu ra 48 tấn/ngàyRác đốt 27 tấn/ngàyPin, ắc quy tái chế 0.6 tấn/ngàyDung môi tái chế 0.2 tấn/ngàyKim loại màu, hợp kim tái chế… 0.48 tấn/ngàyNhựa tái chế 19.2 tấn/ngàyBóng đèn huỳnh quang 0.6 tấn/ngày

Tỷ lệ sản phẩm thu đượcPin, ắc quy tái chế 30%Dung môi tái chế 50%Kim loại màu, hợp kim tái chế… 70%Nhựa tái chế 70%Bóng đèn huỳnh quang 30%

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 45

Page 47: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Công suất thiết kế của dây chuyền xử lý rác là 48 tấn/ngày, tương đương 2 tấn/giờ.Sau đó đem đi phân loại, tái chế và rác còn lại bỏ vào lò đốt, tro xỉ mang đi đóng

kén và chôn lấp.

IX.3.2. Công suất và sản lượng xử lý rác sinh hoạt

Công suất thiết kế Sản lượng ĐVT

Khối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 0.5 tấn/giờKhối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 12 tấn/ngàySau khi quan phân loạiRác đốt 2 tấn/ngàyRác chôn lấp 1 tấn/ngàyRác ủ làm phân hữu cơ 6 tấn/ngàyPhế liệu kim loại, nhựa, cao su 2 tấn/ngàyThương phẩmPhân vi sinh 6 tấn/ngày

Công suất của phân xưởng xử lý rác sinh hoạt là 12 tấn/ngày. Theo đó, tỷ lệ rác đem đốt, rác chôn lấp, rác ủ làm phân hữu cơ và phân loại làm phế liệu lần lượt là 20%, 10%, 50% và 20%.

Ngoài ra nhà máy còn xử lý rác thải y tế với công suất 50 kg/giờ.

IX.3.3. Tính toán doanh thu sản phẩm tái chế Bảng tính doanh thu

ĐVT: 1,000 đồngSTT NĂM 2016 2017 2018 2019

1 2 3 4Hệ số hiệu quả 0.75 0.8 0.9 0.95

1 DOANH THU TỪ XỬ LÝ RÁC CN

91,980,000 98,112,000 113,687,280 120,003,240

Khối lượng rác thu nhận để xử lý kg/ngày

48,000 48,000 48,000 48,000

Khối lượng rác thu nhận để xử lý kg/năm

13,140,000 14,016,000 15,768,000 16,644,000

Đơn giá xử lý (ngàn đồng/kg)

7 7.0 7.2 7.2

Doanh thu (ngàn đồng) 91,980,000 98,112,000 113,687,280 120,003,2402 DOANH THU TỪ XỬ LÝ

RÁC SINH HOẠT1,642,500 1,752,000 2,030,130 2,142,915

Khối lượng rác thu nhận để xử lý kg/ngày

12,000 12,000 12,000 12,000

Khối lượng rác thu nhận để xử lý kg/năm

3,285,000 3,504,000 3,942,000 4,161,000

Đơn giá xử lý (ngàn đồng/kg)

0.5 0.5 0.5 0.5

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 46

Page 48: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Doanh thu (ngàn đồng) 1,642,500 1,752,000 2,030,130 2,142,9153 DOANH THU TỪ XỬ LÝ

RÁC Y TẾ3,504,000 3,504,000 3,609,120 3,609,120

Khối lượng rác thu nhận để xử lý kg/ngày

1,200 1,200 1,200 1,200

Khối lượng rác thu nhận để xử lý kg/năm

438,000 438,000 438,000 438,000

Đơn giá xử lý (ngàn đồng/kg)

8.0 8.0 8.2 8.2

Doanh thu (ngàn đồng) 3,504,000 3,504,000 3,609,120 3,609,1204 DOANH THU TỪ BÁN

PHẾ LIỆU KIM LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

554,639 591,615 685,534 723,620

Khối lượng (tấn/năm) 92 99 111 117Đơn giá (ngàn đồng/tấn) 6,000 6,000 6,180 6,180Doanh thu 554,639 591,615 685,534 723,620

5 DOANH THU TỪ SẢN PHẨM TÁI CHẾ

692,889 739,081 856,410 903,989

4.1 Ắc quy tái chếSản lượng (tấn/năm) 49 53 59 62Đơn giá (ngàn đồng/tấn) 3,400 3,400 3,502 3,502Doanh thu 167,535 178,704 207,073 218,577

4.2 Dung môi tái chếSản lượng (tấn/năm) 27 29 33 35Đơn giá (ngàn đồng/tấn) 15,000 15,000 15,450 15,450Doanh thu 410,625 438,000 507,533 535,729

4.3 Bóng đen huỳnh quangSản lượng (tấn/năm) 49 53 59 62Đơn giá (ngàn đồng/tấn) 1,050 1,050 1,082 1,082Doanh thu 51,739 55,188 63,949 67,502

4.4 Doanh thu phụ khácDoanh thu 62,990 67,189 77,855 82,181

6 DOANH THU TỪ PHÂN VI SINH

1,314 1,402 1,624 1,714

Sản lượng (tấn/năm) 1.64 1.75 1.97 2.08Đơn giá (ngàn đồng/tấn) 800 800 824 824Doanh thu 1,314 1,402 1,624 1,714TỔNG DOANH THU 98,375,342 104,700,098 120,870,099 127,384,598

Diễn giải: Khối lượng và sản lượng từng năm của dự án được tính từ công suất hoạt động của

dự án x hệ số hiệu quả của năm đó.Đơn giá xử lý rác và giá thành sản phẩm được tính từ chi phí sản xuất và tham

khảo giá thị trường của sản phẩm tương đồng tại thời điểm tính toán.

Doanh thu của từng hoạt động = Khối lượng/Sản lượng x Đơn giá.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 47

Page 49: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Tổng doanh thu của dự án = Doanh thu từ xử lý rác công nghiệp + Doanh thu từ xử lý rác sinh hoạt+ Doanh thu từ bán phế liệu kim loại, nhựa và cao su + Doanh thu từ sản phẩm tái chế

IX.4. Hiệu quả kinh tế tài chính của dự án IX.4.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của dự án được phản ảnh trong bảng báo cáo thu nhập sau:

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu 98,375,342 104,700,098 120,870,099 127,384,598 98,375,342Tổng Chi phí 92,647,643 94,942,888 99,587,089 102,258,678 92,647,643Chi phí thuê đất 45,360 45,360 45,360 45,360 45,360Chi phí hoạt động 88,990,960 91,286,205 95,930,406 98,601,995 88,990,960Chi phí khấu hao 3,656,683 3,656,683 3,656,683 3,656,683 3,656,683Lợi nhuận gộp 5,727,699 9,757,211 21,283,010 25,125,919 5,727,699Thuế TNDN (10%) 572,770 975,721 2,128,301 2,512,592 572,770Lợi nhuận sau thuế 5,154,929 8,781,490 19,154,709 22,613,327 5,154,929

Nhận xét: Dự án mang lại lợi nhuận dương cao và tăng trưởng nhanh cho chủ đầu tư. Doanh thu của dự án sẽ được chia đều cho các tổ chức tham gia như: cổ đông góp vốn, chủ đầu tư và Trại giam.

IX.4.2. Hiệu quả tài chínha. Thời gian hoạt động dự án là 50 năm, tuy nhiên khi phân tích hiệu quả tài chính

của dự án để đảm bảo tính khả thi và thực tế thì chỉ phân tích trong thời gian 20 năm.b. Với suất sinh lời Chủ đầu tư kỳ vọng sẽ lớn hơn lãi suất ngân hang hiện nay là r e =

20%.c. Dòng tiền thu vào gồm có tổng doanh thu hằng năm, giá trị đất, giá trị thanh lý tài

sản (nếu còn).d. Dòng tiền chi gồm chi phí các khoản đầu tư ban đầu trong quá trình thực hiện dự

án, Chi phí hoạt động, Chi phí lãi vay (không bao gồm chi phí khấu hao), tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà nước.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 48

Page 50: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Bảng: Báo cáo ngân lưu ĐVT: 1,000đ

Năm 2014 2015 2016 20170 1 2 3

NGÂN LƯU VÀO 98,375,342 104,700,098Doanh thuGiá trị tài sản thanh lý còn lại - - 98,375,342 104,700,098Tổng ngân lưu vàoNGÂN LƯU RA 18,075,481 30,494,550Chi phí đầu tư ban đầu 88,990,960 91,286,205Chi phí hoạt động 18,075,481 30,494,550 88,990,960 91,286,205Tổng ngân lưu ra (18,075,481) (30,494,550) 9,384,382 13,413,894Ngân lưu ròng trước thuế 572,770 975,721Thuế TNDN (18,075,481) (30,494,550) 8,811,612 12,438,173Ngân lưu ròng sau thuế (18,075,481) (25,412,125) 6,119,175 7,198,017Hiện giá ngân lưu ròng (18,075,481) (43,487,606) (37,368,431) (30,170,414)Hiện giá ngân lưu ròng tích lũy

98,375,342 104,700,098

TT Chỉ tiêu tài chính1 Tổng mức đầu tư 48,600,000,000 đồng2 Giá trị hiện tại ròng NPV 44,840,444,000 đồng3 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 35.7%

4Thời gian hoàn vốn (bao gồm cả 18 tháng xây dựng)

6 năm 6 tháng

Đánh giá Hiệu quả

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:Hiện giá thu nhập thuần của dự án là: NPV = 44,840,444,000 đồng >0

Dự án tốt và khả thi.Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 35.7% >> 20% Dự án có hiệu quả và đáng giá.Thời gian hoàn vốn tính được là 6 năm 6 tháng (bao gồm cả 18 tháng đầu tư xây

dựng). Khả năng thu hồi vốn nhanh.Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán cụ thể các chỉ số tài chính và kết

quả cho thấy dự án mang tính khả thi rất cao, đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư, khả năng thu hồi vốn nhanh hơn sự kỳ vọng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 49

Page 51: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

IX.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hộiDự án xây dựng nhà máy xử lý rác có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển

kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực miền Nam nói riêng: Nhà nước & địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Đặc biệt dự án còn đóng góp rất lớn vào việc giải quyết lực lượng tù nhân cho trại giam.

Trong quá trình đô thị hóa, diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, nếu xử lý rác chỉ áp dụng công nghệ chôn lấp thì nguy cơ sẽ không còn đất để chôn và sẽ gây ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư vào dự án xử lý rác và vận hành công nghệ xử lý rác thải nguy hại trong là đốt và cho ra sản phẩm tái chế là thành công rất lớn, cần nhanh chóng đầu tư, nhân rộng ra các địa phương khác trên cả nước.

Không chỉ khả quan về mặt xã hội trong lĩnh vực môi trường mà dự án còn rất khả thi về mặt kinh tế qua các thông số tài chính như NPV = 44,840,444,000 đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 35.7% ; thời gian hoà vốn là 6 năm 6 tháng sau khi đi vào hoạt động và có doanh thu. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 50

Page 52: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG X: ÍCH LỢI CỦA TRẠI GIAM KHI XÂY DỰNG DỰ ÁN

X.1. Nhận được tiền thuê đất Với mức đầu tư dây chuyền nhà xưởng và máy móc thiết bị cho dự án Nhà máy xử

lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp, công ty TNHH MTV Cơ Bản ước tính diện tích cần sử dụng là 10 ha. Với diện tích này, theo hướng dẫn cách tính chi phí thuê đất thì công ty Cơ Bản phải trả cho Bộ Công An là 2,268,000,000 đồng thời gian thuê là 50 năm.

X.2. Giải quyết một lực lượng lớn số tù nhân Lực lượng lao động cần cho dự án như sau:

Chức danh SL

Giám đốc 1Phó giám đốc 1Ban quản lý chung 4Kế toán 3Hành chính 5Kỹ thuật viên 5Vận hành hệ thống phân loại chất thải sinh hoạt 50Vận hành hệ thống phân loại chất thải công nghiệp nguy hại 50

Vận hành lò đốt 50Vận hành hệ thống xử lý nước thải 6Bảo vệ 10Các dịch vụ công cộng 10Tổng chi lương 193

Tổng lực lượng lao động cần dùng cho dự án là 193 người. Trong đó, dự án sẽ sử dụng tù nhân của trại giam để phục vụ cho các công đoạn sản xuất của nhà máy như sau: Vận hành hệ thống phân loại rác thải sinh hoạt, vận hành hệ thống phân loại chất thải nguy hại, vận hành lò đốt, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Với tổng số tù nhân cần hoạt động cho các công đoạn là trên 190 người. Tù nhân được tuyển chọn làm trong nhà máy là những người có thành tích học tập, cải tạo tốt. Nhà máy sẽ trả lương cho những lao động này như thuê mướn các lao động bên ngoài thông qua số tiền trả cho Bộ Công An. Như vậy ngoài việc giải quyết được chi phí cho Trại giam khi nuôi các tù nhân trên, dự án còn góp phần đóng góp làm tăng ngân sách cho Trại giam.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 51

Page 53: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

X.3. Nhận lợi nhuận từ dự ánThông qua việc hoạch định kế hoạch tài chính, dự án Nhà máy xử lý rác thải

không những đạt hiệu quả về xã hội mà còn khả thi về chỉ số tài chính. Với hệ thống máy móc xử lý hiện đại và triệt để không phát sinh ô nhiễm thứ cấp cho vùng xây dựng dự án và vùng lân cận, dự án tạo ra được các sản phẩm tái chế mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó Bộ Công An sẽ nhận được nhiều lợi nhuận của dự án khi tham gia đầu tư vào Nhà máy xử lý rác thải này. Công ty chúng tôi sẽ trích cho Bộ Công An số tiền bằng với 10% lợi nhuận sau thuế.

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2016 2017 2018 2019

Doanh thu 98,375,342 104,700,098 120,870,099 127,384,598Tổng Chi phí 92,647,643 94,942,888 99,587,089 102,258,678Chi phí thuê đất 45,360 45,360 45,360 45,360Chi phí hoạt động 88,990,960 91,286,205 95,930,406 98,601,995Chi phí khấu hao 3,656,683 3,656,683 3,656,683 3,656,683Lợi nhuận gộp 5,727,699 9,757,211 21,283,010 25,125,919Thuế TNDN (10%) 572,770 975,721 2,128,301 2,512,592Lợi nhuận sau thuế 5,154,929 8,781,490 19,154,709 22,613,327Lợi nhuận trích cho Bộ Công An (10% LN)

515,493 878,149 1,915,471 2,261,333

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 52

Page 54: Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

DỰ ÁN: NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự án "Nhà máy xử lý rác công nghiệp nguy hại” tại phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận phù hợp với quy hoạch khu xử lý rác tại Bình Thuận và cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận.

Dự án góp phần mang lại cho tỉnh Bình Thuận và Bộ Công An nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh; giảm thiểu lượng rác sinh hoạt phải chôn lấp và lượng rác công nghiệp, nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng như các tỉnh thành trong cả nước.

Để dự án “Nhà máy xử lý rác công nghiệp nguy hại” tại phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận nhanh chóng được triển khai đầu tư và đi vào hoạt động, công ty TNHH MTV Cơ Bản đề nghị Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp (Tổng cục VIII) thuộc Bộ Công An xem xét một số kiến nghị sau:

- Ngay trong bước đầu cũng như trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đề nghị được sự quan tâm hỗ trợ hướng dẫn của Tổng Cục VIII (Bộ Công An) và tạo điều kiện về thủ tục hành chính, pháp lý được nhanh chóng thuận tiện, giúp cho dự án sớm xây dựng và đi vào hoạt động;

- Bằng vốn tự có của công ty ứng trước một khoản nhằm thúc đẩy nhanh dự án. Đề nghị tỉnh Bình Thuận chấp thuận cho công ty được hưởng các ưu đãi theo Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14-01-2009 của Chính Phủ về ưu đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy;

- Theo quy định của nhà nước và địa phương, dự án này thuộc diện khuyến khích đầu tư, đề nghị tỉnh Bình Thuận xem xét cho chủ đầu tư là công ty TNHH MTV Cơ Bản được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi cũng như giúp đỡ các thủ tục cần thiết để vay vốn ưu đãi đầu tư.

Bình Thuận, ngày tháng 4 năm 2014CHỦ ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊNCƠ BẢN

NGUYỄN THỊ MỸ NGA

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 53