30
ĐƯỜNG PHILLIPS Nhóm 7 KE K34

đường Phillips

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Phillips curve

Citation preview

Page 1: đường Phillips

ĐƯỜNG PHILLIPS

Nhóm 7 KE K34

Page 2: đường Phillips

NHÓM 7 LỚP KT NN&PTNT

• Bùi Phạm Phương Hằng

• Phan Duy Thanh

• Nguyễn Đại Dương

• Nguyễn Khắc Dũng

• Lê Thanh Long

Page 3: đường Phillips

SƠ LƯỢC VỀ LẠM PHÁT, LẠM PHÁT DỰ ĐOÁN VÀ THẤT NGHIỆP

Từ quan hệ Tổng Cung giữa mức giá, mức giá kì vọng và tỷ lệ thất nghiệp:

• Pt = Pte (1+ µ )F(ut,z) (1)

Pe: mức giá kì vọng

µ: mức bù giá

u: tỉ lệ thất nghiệp

z: biến số thể hiện tất cả các ảnh hưởng khác

• Với F(ut,z)= 1- α ut + z , ta có: Pt = Pte (1+ µ )(1- α ut + z)

Từ CT trên, ta có mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát, lạm phát dự đoán và tỷ lệ thất nghiệp như sau:

• πt = πte + (µ+z) – αut (4)

πt : tỷ lệ lạm phát

πet : tỷ lệ lạm phát dự đoán tương ứng

Page 4: đường Phillips

SƠ LƯỢC VỀ LẠM PHÁT, LẠM PHÁT DỰ ĐOÁN VÀ THẤT NGHIỆP

• Lạm phát dự đoán càng cao dẫn đến lạm phát càng cao.

• Với lạm phát dự đoán cho trước, doanh nghiệp chọn thặng số µ càng cao, hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định tiền lương z càng cao thì lạm phát càng cao.

• Với lạm phát dự đoán cho trước, thất nghiệp càng cao thì lạm phát càng thấp.

Page 5: đường Phillips

ĐƯỜNG PHILLIPS

Page 6: đường Phillips

ĐƯỜNG PHILLIPS NGUYÊN THỦY

Năm 1958, A.W. Phillips tìm thấy sự liên hệ nghịch đảo và ổn định giữa suất tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ thất nghiệp ở Anh căn cứ trên số liệu trong thời kỳ 1861 – 1957:

w = f(u) , f(u) < 0

Năm 1960 Samuelson và Solow tìm ra mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp:

πt = f(u), f(u) < 0

Hay: πt = (µ + z) – αut

Thất nghiệp thấp hơn dẫn đến tiền lương danh nghĩa cao hơn, tiền lương danh nghĩa cao hơn dẫn đến giá cả cao hơn, tức là lạm phát cao hơn

Page 7: đường Phillips
Page 8: đường Phillips

Cơ chế này đôi khi được gọi là vòng xoáy giá – lương, được thể hiện như sau:

• Thất nghiệp thấp dẫn đến tiền lương danh nghĩa cao hơn.

• Khi tiền lương danh nghĩa cao hơn, các công ty tăng giá.

• Giá cả cao hơn, công nhân yêu cầu tiền lương danh nghĩa cao hơn.

• Các công ty tăng giá thêm, nên công nhân lại yêu cầu tăng lương danh nghĩa thêm nữa.

• Cứ như vậy, lạm phát tiền lương và giá cả diễn ra liên tục.

Page 9: đường Phillips

Đường Phillips dự đoán – mở rộng

Công nhân và xí nghiệp quan tâm đến suất tiền lương thực chứ không phải suất tiền lương danh nghĩa.

Milton Friedman (1966, 1968) và Edmund Phelps (1967) lập luận rằng phải thêm biến số tỷ lệ lạm phát dự đoán vào đường Phillips nguyên thủy:

π t = πet + f(u), f(u) < 0

Hay: πt = πet + (µ+z) – αut

Phương trình này được gọi là Đường Phillips gia tăng hay Đường Phillip dự đoán – mở rộng.

Page 10: đường Phillips

Đường Phillips mở rộng

Page 11: đường Phillips

Năm 1970 trở đi, liên hệ Phillips sụp đổ hoàn toàn và các số liệu đã chứng mình cho lập trường của Friedmam và Phelps.

Có 2 nguyên nhân chính:

•Giá dầu tăng cao, tác động sự gia tăng các chi phí phi lao động buộc các công ty tăng giá dù tiền lương không đổi. Điều này đồng nghĩa với tăng µ, dẫn đến tăng lạm phát liên tiếp.

•Tình trạng lạm phát dai dẳng từ giữa thập niên 1960 và suốt thập niên 1970 khiến người ta bắt đầu tính đến việc dự đoán lạm phát.

Sự thay đổi trong cách hình thành dự đoán làm thay đổi bản chất của mỗi quan hệ giữa thất nghiệp và dự đoán.

Page 12: đường Phillips

Giả sử những dự đoán được hình thành trên đẳng thức sau:

π te = θ πt-1 (8)

θ cho thấy tác động của tỷ lệ lạm phát năm trước với tỷ lệ lạm phát dự đoán năm hiện tại.

πt = θ πt-1 + (µ+z) – αut (9)

• θ = 0: đường Phillips nguyên thủy.

• θ > 0: tỷ lệ lạm phát không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát năm trước.

• θ = 1: tỷ lệ thất nghiệp không tác động vào tỷ lệ lạm phát mà vào sự thay đổi tỷ lệ lạm phát: thất nghiệp cao dẫn đến lạm phát giảm, thất nghiệp thấp dẫn đến lạm phát tăng.

Page 13: đường Phillips

ĐƯỜNG PHILLIPS NAIRU

NAIRU – tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Friedman và Phelps cho rằng nếu như chính phủ muốn duy trì thất nghiệp thấp hơn bằng cách chấp nhận lạm phát cao hơn, thì cuối cùng sự đánh đổi sẽ biến mất; tỷ lệ thất nghiệp không thể được duy trì dưới một mức nào đó, gọi là “tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên”.

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: tỷ lệ thất nghiệp sao cho mức giá thực tế bằng mức giá kỳ vọng, hay là tỷ lệ mà ở đó lạm phát không đổi.

Page 14: đường Phillips

Gọi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là un , theo định nghĩa: πt = π t

e , thay vào PT(4) ta có:

πt = πte + (µ+z) – αun

(µ+z) – αun = 0

(µ+z) = αun (10)

un = (µ+z) / α (11)

Như vậy, thặng số µ càng cao hoặc các yếu tố tác động lên việc định lương z càng cao thì tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên càng cao.

Page 15: đường Phillips

Đường Phillips NAIRU

Thế (µ+z) = αun , vào pt đường Phillips ta có:

πt - πte = - α (ut - un) (12)

Với tỷ lệ lạm phát dự đoán (πte) xấp xỉ bằng tỉ lệ lạm phát năm

trước (πt-1):

πt - πt-1 = - α (ut - un) (13)

Mối liên hệ trên cho thấy:

• ut = un πt - πt-1 = 0 : tỷ lệ lạm phát không thay đổi.

• ut < un πt - πt-1 > 0 : tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng.

• ut > un πt - πt-1 < 0 : tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm.

Và liên hệ (13) thường được gọi là đường Phillips NAIRU.

Page 16: đường Phillips
Page 17: đường Phillips

Đường Phillips NAIRU

Khi tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát giảm.

Khi tỷ lệ thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát tăng.

Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa thập niên 1980 cho đến cuối thập niên 1990, số liệu ở Hoa Kỳ cho thấy liên hệ Phillips NAIRU không được rõ rệt, có lẽ một phần vì nhiều khía cạnh của nền kinh tế đã thay đổi: chính sách tiền tệ, chu kì kinh doanh, tỷ lệ lạm phát ít biến đổi.

Page 18: đường Phillips

ĐÁNH ĐỔI TẠM THỜI HAY LÂU DÀI?

Page 19: đường Phillips

QUAN HỆ TỔNG CUNG VÀ ĐƯỜNG PHILLIPS

Trong ngắn hạn:

Page 20: đường Phillips

QUAN HỆ TỔNG CUNG VÀ ĐƯỜNG PHILLIPS

Trong dài hạn:

Page 21: đường Phillips

QUAN HỆ TỔNG CUNG VÀ ĐƯỜNG PHILLIPS

Khi tỷ lệ lạm phát dự kiến thay đổi:

Page 22: đường Phillips

QUAN HỆ TỔNG CUNG VÀ ĐƯỜNG PHILLIPS

Các cú shock cung:

Page 23: đường Phillips

NHỮNG CẢNH BÁO

Quá trình lạm phát và đường Phillips

• Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát rất có thể thay đổi theo quá trình lạm phát. Không những cách thức dự đoán của công nhân và các công ty thay đổi mà cả những sắp xếp về mặt tiền lương cũng thay đổi.

• Hình thức của các thỏa thuận về tiền lương thay đổi theo mức lạm phát. Lương danh nghĩa được ấn định cho khoảng thời gian ngắn hơn, rút từ một năm xuống còn một tháng hoặc thậm chí ngắn hơn nữa.

• Việc lập chỉ số tiền lương, một quy tắc để tự động tăng lương theo lạm phát, trở nên phổ biến hơn.

Page 24: đường Phillips

Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật

• Tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở Nhật từ năm 1970 là 2,3% so với 6,5% ở Hoa Kỳ. Dùng tỷ lệ chuẩn được tính bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD nhằm điều chỉnh những khác nhau về định nghĩa, thì tỷ lệ ở Nhật là 2,2% so với 6,4% ở Hoa Kỳ.

• Nếu ta lấy tỷ lệ thất nghiệp trung bình làm số ước tính xấp xỉ tỷ lệ tự nhiên ở Nhật bằng khoảng một phần ba tỷ lệ tự nhiên của Hoa Kỳ.

• Một trong những đặc điểm chính của thị trường lao động Nhật Bản là việc dựa rộng rãi vào việc tuyển dụng lao động suốt đời. Dòng dịch chuyển lao động thấp hơn nhiều là lý do chính tại sao tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ở Nhật Bản thấp hơn Hoa Kỳ.

Page 25: đường Phillips

Bảng 1 : tổng số tích lũy việc làm của nam giới thuộc các độ tuổi khác nhau ở Nhật và Hoa Kỳ

Page 26: đường Phillips

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên khác nhau ở các nước

• Tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc vào tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến việc định tiền lương, biểu hiện bằng biến số thể hiện tất cả ảnh hưởng khác. Z vào thặng số, µ do xí nghiệp định; và vào sự đáp ứng của lạm phát đối với thất nghiệp biểu hiện bằng α . Vì các yếu tố này khác nhau giữa các nước, nên không có lí do gì để dự đoán các nước khác nhau lại có cùng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

• Tổ chức nội bộ của các công ty rất khác nhau giữa hai nước. Các dòng người lao động rời khỏi việc làm và mới được thuê mướn ở Nhật Bản nhỏ hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật thấp hơn Hoa Kỳ.

Page 27: đường Phillips

Những thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên theo thời gian.

• Khi ước tính đẳng thức un = (µ + z) / α , ta đã cho (µ + z) là hằng số.

• Nhưng không có lý do gì để tin rằng µ và z không thay đổi theo thời gian.

• Thành phần lực lượng lao động, cấu trúc thương lượng về tiền lương, hệ thống thất nghiệp, v.v… rất có thể thay đổi theo thời gian, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi theo thời gian.

Page 28: đường Phillips

Những hạn chế trong hiểu biết của chúng ta

• Lý thuyết về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho các nhà kinh tế vĩ mô phương hướng để tìm sự khác nhau về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ở các nước hoặc tìm những biến thiên của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên theo thời gian tại một quốc gia nào đó.

• Nhưng sự thật là hiểu biết chính xác của các nhà kinh tế vĩ mô về những yếu tố nào quyết định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên hãy còn rất hạn chế.

• Chúng ta không thể nắm chắc được danh sách chính xác các yếu tố đằng sau z và các ảnh hưởng động của mỗi yếu tố đối với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Page 29: đường Phillips

Lạm phát lương, lạm phát giá, và thất nghiệp ở Hoa Kỳ, 1994 – 1998

Page 30: đường Phillips

KẾT LUẬN

• Nền tảng của Đường Phillips là đường cung và đường cầu. Khi cầu cao và tỉ lệ thất nghiệp thấp, thì công nhân có thể thương lượng để mức lượng danh nghĩa tăng cao hơn so với khi cầu giảm và thất nghiệp thì tăng.

• Chính sách giá cả của các công ty chuyển lạm phát tiền lương thành lạm phát giá cả.

• Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau giữa các Quốc Gia và có thể thay đổi theo thời gian.

• Luôn có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp, nhưng không có sự đánh đổi lâu dài.