51
Chuyãn âãö täút nghiãûp PHẦN I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG I- KHÁI NIỆM KẾT CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN LƯU ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH : 1. Khái niệm về vốn lưu động : Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất nấy. Vì vậy toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được dịch chuyển toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. ĐTLĐ trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận : Một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ), một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, CCDC ...). Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động sản xuất. Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình lưu thông như chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm, thanh toán ... và những tài sản nằm trong quá trình lưu thông như hàng hoá chưa tiêu thụ, các khoản tiền phát sinh trong lưu thông gọi là tài sản lưu thông. TSLĐ trong quá trình sản xuất và TSLĐ trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được liên tục. Do đó, doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản này, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động. Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Có thể định nghĩa vốn lưu động theo cách khác : VLĐ của doanh nghiệp là các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 01 năm. 2. Đặc điểm của vốn lưu động : Trang 1

Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

PHẦN I

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

I- KHÁI NIỆM KẾT CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN LƯU ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH :

1. Khái niệm về vốn lưu động :

Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất nấy. Vì vậy toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được dịch chuyển toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện.

ĐTLĐ trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận : Một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ), một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, CCDC ...). Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động sản xuất.

Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình lưu thông như chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm, thanh toán ... và những tài sản nằm trong quá trình lưu thông như hàng hoá chưa tiêu thụ, các khoản tiền phát sinh trong lưu thông gọi là tài sản lưu thông. TSLĐ trong quá trình sản xuất và TSLĐ trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được liên tục. Do đó, doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản này, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động.

Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.

Có thể định nghĩa vốn lưu động theo cách khác : VLĐ của doanh

nghiệp là các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền

mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho

và các tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng

01 năm.

2. Đặc điểm của vốn lưu động :

Trang 1

Page 2: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau,

bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ, sản xuất, vật tư hàng hoá

và cuối cùng trở về hình thái tiền tệ ban đầu. Quá trình sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp diễn ra liên tục. Vì vậy vốn lưu động cũng tuần hoàn

không ngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền vốn.

3. Vai trò của vốn lưu động :

- Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình

sản xuất kinh doanh, do đặc điểm tuần hoàn của vốn lưu động trong cùng

một lúc phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều

hình thức khác nhau. Để có tổ chức hợp lý sự tuần hoàn của các tài sản và

quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn

để đầu tư cũng như có được mức tồn hợp lý và đồng bộ, nếu không quá

trình sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn.

- Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận đọng

của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động

của vật tư. Vốn lưu động nhiều hay ít, tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm

sẽ phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, số

lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Vậy thông qua tình hình luận

chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra một cách toàn diện đối với việc

cung cấp sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.

- VLĐ là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng

cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Trong quá trình sản xuất

kinh doanh, doanh nghiệp không thể không gặp những rủi ro mất mát, hư

hỏng, giá cả biến động, nếu qui mô và khả năng VLĐ lớn sẽ giúp doanh

nghiệp làm chủ được quá trình kinh oanh, đứng vững trong nền kinh tế thị

trường khi có tính cạnh tranh trong kinh doanh rất gay gắt.

II- KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ :

1) Khái niệm :

Phân tích tình hình quản lý, sử dụng VLĐ là việc sử dụng những thông tin kế toán cần thiết, áp dụng những phương pháp phân tích thích

Trang 2

Page 3: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

hợp nhằm tìm hiểu đánh giá quản lý và sử dụng VLĐ ở doanh nghiệp, qua đó kiến nghị các biện pháp để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những mặt còn chưa tốt của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho quá trình phát triển.

2) Sự cần thiết của việc phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ :

VLĐ là yếu tố quan trọng và rất cần thiết đối với bất kì một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào hay bất kì một nhà đầu tư nào khi muốn bỏ vốn ra để đầu tư vào doanh nghiệp vì thông qua VLĐ, có thể đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có được thông tin chính xác đó thì không chỉ đơn thuần căn cứ vào các bảng báo cáo tài chính mà phải tiến hành quá trình phân tích những thông tin có liên quan đến VLĐ. Vì vậy việc tiến hành phân tích tình hình quản lí và sử dụng VLĐ là đòi hỏi khách quan. Mỗi đối tượng quan tâm ở những góc độ khác nhau và có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng phục vụ cho mục đích của họ. Chính vì thế tạo ra sự phức tạp của việc phân tích nhưng đồng thời việc phân tích này đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau đối với mỗi đối tượng :

+ Đối với nhà quản lý doanh nghiệp : Một trong những mối quan tâm hàng đầu của họ là làm thế nào để quản lý VLĐ đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng VLĐ. Thông qua việc phân tích tình hình quản lý, sử dụng VLĐ, họ có thể trả lời được những câu hỏi sau.

Doanh nghiệp nên dự trữ một lượng tiền mặt là bao nhiêu ? Có nên bán chịu hay không ? Nếu có thì chính sách tín dụng bán hàng như thế nào và bán chịu cho những khách hàng nào ... ? Từ đó có quyết định đúng đắn cho việc lựa chọn các phương án kinh doanh, huy động vốn.

+ Đối với nhà cho vay (Ngân hàng, tổ chức tín dụng) hay nhà cung cấp ... thì những đối tượng này đặc biệt chú ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình công nợ, hiệu quả sử dụng vốn ... để có quyết định nên cho doanh nghiệp vay hay bán hàng chịu không ?

Do những lợi ích trên nên trong quá trình kinh doanh phải xác định đúng đắn qui mô, cơ cấu của lượng vốn này, tránh tình trạng thiếu hụt hay lãng phí. Mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể về sử dụng VLĐ trong những thời gian khác nhau, có như vậy quá trình SXKD mới đem lại hiệu quả cao.

III- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH :

1) Tài liệu sử dụng để phân tích ;

Trang 3

Page 4: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Tài liệu sử dụng để phân tích là những số liệu, dữ liệu, chứng từ, sổ sách có liên quan mà nhà phân tích cần phải dựa vào đó làm cơ sở để phân tích.

Ý nghĩa của những tài liệu này là nhằm cung cấp những thông tin chính xác về tình hình của doanh nghiệp cho nhà phân tích nhằm phục vụ cho việc phân tích được thuận lợi.

1.1. Bảng cân đối kế toán :

a. Nội dung của bảng cân đối kế toán ;

BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm. Gồm hai phần :

- Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hoá tài sản thành tiền.

- Phần nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu.

b. Ý nghĩa của BCĐKT :

BCĐKT có ý nghĩa về mặt kinh tế và pháp lý. Về mặt kinh tế : số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát qui mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý : số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu. Như vậy, tài liệu từ BCĐKT cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :

a. Nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện

Trang 4

Page 5: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm ba phần chính :

Phần I : Lãi, lỗ : Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo 3 hoạt động :

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Hoạt động tài chính

+ Hoạt động bất thường

Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (phí, lệ phí).

Phần III : Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. Phần này phản ánh số thuế GTGT dược khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ.

b. Ý nghĩa của Bảng kết quả hoạt động kinh doanh :

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền, dự báo hoạt động trong tương lai. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đánh giá được hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp : Đây là một trong các nguồn thông tin rất bổ ích cho người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh còn cho phép đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, đặc biệt là thanh quyết toán thuế GTGT, qua đó đánh giá phần nào tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

1.3. Các thông tin khác :

Bên cạnh việc sử dụng các BCTC cần được sử dụng thêm các sổ chi tiết, các hợp đồng kinh tế .v.v... để phân tích tình hình quản lý sử dụng VLĐ được cụ thể hơn, hoàn thiện hơn.

Chẳng hạn, dựa vào sổ chi tiết công nợ ta biết được các khoản phải thu của doanh nghiệp đối với từng khách hàng, từ đó có biện pháp thích

Trang 5

Page 6: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

hợp đối với mỗi khách hàng, hoặc khi hàng tồn kho tăng thì dựa vào sổ chi tiết thành phẩm tồn kho, ta biết được loại hàng nào còn tồn đọng, loại nào thích ứng trên thị trường, từ đó ta quyết định đúng đắn, phù hợp .

- Tuy nhiên, khi phân tích không chỉ giới hạn trong phạm vi các BCTC hay sổ chi tiết mà mục tiêu của phân tích là đưa ra những dự báo giúp việc ra quyết định về vốn trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, cần quan tâm đến các thông tin chung như :

- Những thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:

Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh và trong phương hướng hoạt động nên để đánh giá tình hình tài chính, nhà phân tích cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm :

+ Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, gồm cả chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh.

+ Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh.

+ Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, và các đối tượng khác.

+ Các chính sách hoạt động khác

+ v.v...

- Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế :

+ Thông tin về tăng trưởng kinh tế, suy thoái kinh tế.

+ Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ.

+ Thông tin về lạm phát.

+ Các chính sách kinh tế lớn của Chính phủ, chính sách chính trị, ngoại giao của Nhà nước ...- Những thông tin theo ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

như :

+ Mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành.

+ Mức độ cạnh tranh và qui mô của thị trường.

+ Tính chất cạnh tranh của thị trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng.

+ Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

+ v.v...

2) Các phương pháp sử dụng để phân tích :

2.1. Phương pháp so sánh :

Trang 6

Page 7: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính. Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kĩ thuật so sánh.

- Tiêu chuẩn so sánh : là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. Khi phân tích tài chính, nhà phân tích thường sử dụng các gốc sau :

+ Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. Thông thường, số liệu phân tích được tổ chức từ 3 đến 5 năm liền kề.

+ Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt dodongj tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Số liệu trung bình ngành thường được các tổ chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng cơ quan thống kê cung cấp theo nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp không có số liệu trung bình ngành, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của một doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để căn cứ phân tích.

+ Sử dụng các số kế hoạch, số dự đoán để đánh giá doanh nghiệp có đạt được các mục tiêu tài chính trong năm. Thông thường các nhà quản trị doanh nghiệp chọn gốc so sánh này để xây dựng chiến lược hoạt động cho tổ chức mình.

- Điều kiện so sánh : Yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dụng kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau.

- Kĩ thuật so sánh : trong phân tích tài chính thường thể hiện qua các trường hợp sau :

+ Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua 2 hay nhiều kỳ, qua đó phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu (tăng, giảm) khi phân tích báo cáo tài chính dạng so sánh cần chú ý mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế để phần thuyết minh số liệu chặt chẽ hơn.

+ Trình bày báo cáo tài chính theo quy mô chung : Với việc so sánh này một chỉ tiêu báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung và các chỉ tiêu liên quan sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm tiêu chỉ tiêu quy mô chung đó.

+ Thiết kế chỉ tiêu có dạng tỷ số. Một tỉ số được xây dựng khi các yếu tố cấu thành nên tỉ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế. Với nguyên tắc thiết kế các tỉ số như thế nhà phân tích có thể xây dựng chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Các tỉ số còn lại là công cụ hỗ trợ công tác dự toán tài chính.

2.2. Phương pháp loại trừ :

Trang 7

Page 8: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Trong một số trường hợp, phương pháp này được sử dụng trong phân tích tài chính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính xác định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phương pháp này còn là công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định.

2.3. Phương pháp cân đối liên hệ :

Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả, cân đối, cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm. Dựa vào những cân đối cơ bản đó người ta vận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét những tác động ảnh hưởng của nhân tố này đến nhân tố kia như thế nào và ảnh hưởng đến biến động của chỉ tiêu phân tích.

2.4. Phương pháp phân tích tương quan :

Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan với nhau. Chẳng hạn mối tương quan giữa doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dư của các khoản nợ phải thu cũng tăng, hoặc doanh thu dẫn đến yêu cầu về dự trữ hàng cho kinh doanh tăng. Một trường hợp khác là tương quan giữa chỉ tiêu "chi phí đầu tư xây dựng cơ bản" với chỉ tiêu "nguyên giá tài sản cố định" ở doanh nghiệp. Cả hai số liệu này đều trình lên Bảng cân đối kế toán. Một khi trị giá các khoản xây dụng cơ bản gia tăng thường phản ánh doanh nghiệp có tiềm lực về cơ sở hạ tầng trong thời gian đến. Phân tích tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỷ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp.

IV- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG :

1) Phân tích tình hình phân bổ vốn lưu động :

Để khái quát về tình hình quản lý vốn lưu động, ta tiến hành phân tích việc thực hiện phân bổ vốn lưu động, muốn phân tích như vậy thì ta cần phải lập bảng phân tích như sau :

Chỉ tiêu Năm N Năm N + 1 Chênh lệch (+ -)

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)

* TSCĐ & ĐTNH

1. Tiền

2. Đầu tư ngắn hạn

3. Các khoản phải thu

Trang 8

Page 9: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

4. Hàng tồn kho

5. TSLĐ khác

Với tỷ trọng TSLĐi = TSCÂ

TSLÂitrëGiaï

Σ x 100%

Với việc lập bảng phân tích như trên giúp ta biết được tình hình phân bổ vốn lưu động ở doanh nghiệp như thế nào, tỉ trọng từng loại TSLĐ trong tổng tài sản lưu động và việc phân bổ như thế đã hợp lý hay chưa. Xem xét xu hướng biến động của các loại tài sản này qua các năm để thấy dược sự biến động đó có tốt không. Từ đó có cơ sở để đi sâu phân tích sự biến động của từng bộ phận VLĐ. Tuy nhiên để có những đánh giá nhận xét chính xác thì cũng cần xét đến yếu tố loại hình doanh nghiệp . Vì có thể việc phân bổ này phù hợp với những doanh nghiệp này nhưng lại không phù hợp với những doanh nghiệp khác.Thông thường ở doanh ngiệp thương mại thì VLĐ lớn hơn ở doanh nghiệp sản xuất. Hay tùy thuộc vào quan điểm của từng doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp có chủ trương nới lỏng chính sách tín dụng thương mại nên làm cho khoản phải thu tăng lên ... Với việc phân tích như thế, ta có được cái nhìn khái quát được phần nào về tình hình quản lý vốn lưu động.

2. Phân tích VLĐ ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng.

2.1. Phân tích VLĐ ròng :

Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và giá trị tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài hạn.

haûndaìitæâáöu

âënhcäúsaínTaìi

xuyãnthæåìng

väúnNguäön

roìng

âäünglæuVäún−=

Chỉ tiêu thể hiện nguồn gốc của vốn lưu động hay phân tích bên ngoài về vốn lưu động :

- Nếu vốn lưu động ròng < 0 (tức NVTX - TSCĐ & ĐTDH <0) nghĩa là NVTX không đủ để tài trợ cho TSCĐ & ĐTDH, sự thiếu hụt này được bù đắp bằng một phần nguồn vốn tạm thời hay nợ ngắn hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này không tốt vì Doanh nghiệp luôn chịu áp lực về các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh dài hạn để tạo ra một cân bằng mới theo hướng bền vững.

- Nếu Vốn lưu động ròng bằng 0 (tức NVTX - TSCĐ & ĐTDH = 0) nghĩa là NVTX vừa đủ để tài trợ cho toàn bộ các khoảng TSCĐ & ĐTDH. Cân bằng tài chính trong trường hợp này tuy có tiến triển và bền vững hơn so với trường hợp 1 nhưng cũng chưa an toàn, có nguy cơ mất tính bền vững.

Trang 9

Page 10: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

- Nếu vốn lưu động ròng > 0 (tức NVTX - TSCĐ & ĐTDH > 0) trong trường hợp này, NVTX không chỉ sử dụng để tài trợ cho TSCĐ & ĐTDH mà còn sử dụng để tài trợ một phần cho TSLĐ của Doanh nghiệp, cân bằng tài chính lúc này rất tốt và an toàn.

- Tuy nhiên để đánh giá cân bằng tài chính trong dài hạn, ta cần phải xem xét vốn lưu động ròng trong chuỗi thời gian thì mới dự toán những khả năng triển vọng về cân bằng tài chính trong tương lai. Phân tích vốn lưu động ròng quá nhiều kỳ có những trường hợp sau :

+ Nếu VLĐ ròng giảm và âm : đánh giá mức đó an toàn và bền vững tài chính của doanh nghiệp càng giảm, vì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ TSCĐ. Doanh nghiệp sẽ gặp áp lực về thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản nếu không thanh toán đúng hạn và có hiệu quả kinh doanh thấp.

+ Nếu VLĐ ròng dương và tăng qua nhiều năm : đánh giá mức an toàn của doanh nghiệp là tốt vì không chỉ TSCĐ mà cả TSLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Tuy nhiên để phân tích kỹ lưỡng cần phải xem xét các bộ phận cấu thành nguồn vốn thường xuyên. Để đạt được mức an toàn như thế thì doanh nghệp phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu hay tăng nợ dài hạn. Nếu tăng chủ sở hữu thì sẽ tăng tính độc lập về tài chính của Doanh nghiệp nhưng lại giảm đi hiệu ứng đòn bảy nợ. Ngược lại, tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bảy tài chính sẽ phát huy tác dụng nhưng bên cạnh đó lại chịu rũi ro về sử dụng nợ. Còn nếu Vốn lưu động dương và tăng do thanh lý liên tục TSCĐ làm giảm quy mô tài sản cố định thì chưa thể kết luận tính an toàn về tài chính có thể doanh nghiệp đang trong thời kỳ suy thoái, phải thanh lý TSCĐ.

+ Nếu VLĐ ròng có tính ổn định : Nghĩa là VLĐ ròng không tăng, không giảm hoặc có tăng, có giảm nhưng không đúng kế qua nhiều năm, điều đó thể hiện các hoạt động của doanh nghiệp đang trong thái ổn định. Tuy nhiên trong trường hợp này cũng cần xem xét đến nguồn tài trợ để có được sự ổn định đó.

Ngoài ra, VLĐ ròng còn được tính là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn.

VLĐ ròng = TS LĐ & ĐTNH - Nợ ngắn hạn.

Chỉ số cân bằng này thể hiện rõ cách thực sử dụng vốn lưu động ròng: VLĐ được phân bố vào các khoản phải thu hàng tồn kho hay các khoản cao như tiền. Nó nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Do đó mà phân tích theo chỉ tiêu này là nhấn mạnh đến phân tích bên trong của Doanh nghiệp. Ngoài ra mối quan hệ giữa các yếu tố TSLĐ & ĐTNH với nợ ngắn hạn còn thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Trang 10

Page 11: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

2.2. Phân tích nhu cầu VLĐ ròng và ngân quỹ ròng :

- Chỉ tiêu nhu cầu VLĐ ròng hoạt động kinh doanh một cách tổng quát được tính như sau :

)haûnngàõnvaykãøkhäng(

haûnngàõnNåü

thuphaíi

nåü

khotäön

Haìng

roìngVLÂ

cáöuNhu−+=

-Dựa vào chỉ tiêu nhu cầu VLĐ ròng và NQR, ta phân tích về cân bằng tài chính như sau :

+ Nếu VLĐ ròng lớn hơn nhu cầu VLĐ ròng thì phần chênh lệch là các khoản vốn bằng tiền còn lại sau khi đã bù đắp các khoản vay ngắn hạn khoản này gọi là ngân quỹ ròng. Ngân quỹ ròng dương thể hiện một cân bằng tài chính an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp, sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐ ròng, nên không gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn.

+ Nếu VLĐ ròng bằng nhu cầu VLĐ ròng, hay ngân quỹ ròng bằng 0, toàn bộ các khoản vốn bằng tiền là đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn. Đây là dấu hiệu về tình trạng mất cân bằng tài chính.

+ Nếu VLĐ ròng nhỏ hơn nhu cầu VLĐ ròng, hay ngân quỹ ròng là số âm điều này nghĩa là VLĐ ròng không đủ để tài trợ nhu cầu VLĐ ròng và doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần TSCĐ khi VLĐ ròng âm. Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn và bất lợi đối với doanh nghiệp.

3. Phân tích tình hình quản lý các khoản mục cụ thể của vốn lưu động:

Từ việc phân tích cơ cấu vốn lưu động, ta có thể thấy được khái quát tình hình phân bổ VLĐ và sự biến động của VLĐ, cụ thể là tăng lên hay giảm đi qua các năm và việc tăng lên hay giảm đi này của VLĐ chủ yếu là do sự tăng lên hay giảm đi của các bộ phận cấu thành nên VLĐ như tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu hay tài sản lưu động khác. Từ đó, ta đi sâu phân tích từng bộ phận của VLĐ để thấy được những nguyên nhân dẫn đến sự biến động này.

3.1. Phân tích việc quản lý vốn bằng tiền :

Để phân tích sự biến động của vốn bằng tiền, trước tiên ta phải phân tích số liệu theo bảng phân tích sau :

BẢNG PHÂN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN

Chỉ tiêuNăm N Năm N + 1 Chênh lệch (±)

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)Tiền

Trang 11

Page 12: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

+ Tiền mặt

+ Tiền gửi NH

...

Vốn bằng tiền là một yếu tố cấu thành của vốn lưu động, nên sự biến động của vốn bằng tiền ảnh huởng đến sự biến động của vốn lưu động. Trong phần phân tích vốn bằng tiền này ta đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động của vốn bằng tiền từ đó ảnh hưởng đến biến động của vốn lưu động. Cụ thể do sự tăng, giảm như vậy tốt hay xấu đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đánh giá chính xác vấn đề này cũng cần xét đến mục đích của doanh nghiệp vì các nhà quản lý tài chính nào cũng dự trữ vốn bằng tiền của doanh nghiệp cho 3 mục đích chính đó là mục đích hoạt động, mục đích dự phòng và mục đích đầu tư.

Việc dự trữ tiền cho mục đích hoạt động nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có thể mua sắm hàng hoá, vật liệu và thanh toán cho các chi phí cần thiết cho hoạt động liên tục của Doanh nghiệp. Đối với mục đích này thì tuỳ theo đối tượng doanh nghiệp mà nhu cầu cần thiết về tiền cho từng doanh nghiệp là khác nhau, chẳng hạn như Doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn với sự thay đổi theo mùa vụ thì cần tiền để mua hàng tồn kho nên lượng tiền dự trữ số lớn, các doanh nghiệp thương mại thì hướng tiền thu vào được, phối hợp chặt chẽ với nhu cầu tiền. Do đó, trong số tiền trên tổng số tài sản lưu động tương đối thấp.

Đốivới mục đích dự phòng liên quan đến khả năng dự đoán nhu cầu chi tiền. Nếu khả năng dự đoán cao thì dự phòng sẽ thấp, hay khả năng vay mượn tiền nhanh chóng thì nhu cầu dự phòng sẽ thấp xuống, điều này phụ thuộc vào uy tín của doanh nghiệp.

Đối với việc dự trữ cho mục đích đầu tư và chuẩn bị sẵn sàng để lợi dụng cơ hội sinh lợi. Thông thường thì việc dự trữ tiền cho mục đích này là rất hiếm hoi vì nó tuỳ thuộc vào cá tính của nhà đầu tư.

3.2. Phân tích tình hình quản lý của khoản phải thu :

Tương tự như vốn bằng tiền, khoản phải thu khách hàng cũng là một yếu tố cấu thành nên vốn lưu động và cũng là một yếu tố rất quan trọng trong cơ cấu vốn lưu động. Đây là một bộ phận tác động mạnh đến sự biến động của vốn lưu động. Để xem xét sự biến động của khoản phải thu ta lập bảng phân tích sau :

BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU

Chỉ tiêu Năm N Năm N + 1 Chênh lệch (±)Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

Khoản phải thu

Trang 12

Page 13: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

+ Khoản phải thu khách hàng

+ Trả trước cho người bán

...

Việc phân tích như trên giúp ta thấy được những nguyên nhân dẫn đến biến động của khoản phải thu từ đó ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động, mà cụ thể là từng bộ phận trong khoản phải thu tăng, giảm như thế nào, và sự tăng, giảm này là tốt hay xấu, từ đó ảnh hưởng đến vốn lưu động nói riêng và tình hình của doanh nghiệp nói chung. Chẳng hạn, những sự biến động của từng bộ phận trong khoản phải thu làm cho khoản này giảm đi so với năm trước, điều này chứng tỏ trong năm này doanh nghiệp có thể thực hiện thành công những biện pháp thu hồi nợ các khoản phải thu nên làm cho khoản phải thu giảm đi nhưng sự giảm đi này chỉ tương đối, nếu giảm mạnh thì điều đó là không tốt vì có thể làm cho một số khách hàng ít có khả năng thanh toán chuyển sang mua hàng của doanh nghiệp khác, từ đó làm ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ, nên ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh nói chung.

Nếu những tác động của các bộ phận trong khoản phải thu làm cho khoản phải thu tăng lên só với năm trước, chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp là kém hiệu quả, đây là biểu hiện xấu vì khả năng hoán chuyển thành tiền của các khoản nợ phải thu kém nên làm giảm hiệu quả của vốn lưu động của doanh nghiệp. Lúc này, đối với bộ phận nào mà tác động mạnh nhất đến sự tăng lên của khoản phải thu thì cần có biện pháp khống chế sự gia tăng này.

Tuy nhiên để phân tích một cách chính xác hơn cũng cần phải xem xét đến các yếu tố như chính sách tín dụng của doanh nghiệp hay đối tượng doanh nghiệp kịnh doanh. Chẳng hạn về chính sách tín dụng, thì việc tăng lên hay giảm đi của khoản phải thu có thể là do doanh nghiệp áp dụng chính sách nới lỏng hay thắt chặt tín dụng đối với khách hàng nên sự tăng, giảm này là chủ động từ phía doanh nghiệp, do đó mà không thể kết luận là quản lý kém hiệu quả các khoản phải thu. Hay về đối tượng doanh nghiệp, có thể những doanh nghiệp như doanh nghiệp thương mại thường bộ phận khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong vốn lưu động nên sự tăng lên của chỉ tiêu là một biểu hiện tốt vì nó chứng tỏ trong năm nay, doanh nghiệp đạt được mức tiêu thụ rất cao.

3.3. Phân tích tình hình quản lý hàng tồn kho :

Phân tích hàng tồn kho là việc rất quan trọng bởi lẽ giá trị hàng tồn kho thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản lưu động nên sự biến động của chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của vốn lưu động. Mặt khác, bất kì một doanh nghiệp nào đi nữa cũng muốn có một khoản tồn kho thích hợp, các khoản dự trữ này sẽ đủ đảm bảo cho tính liên

Trang 13

Page 14: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

tục của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự an toàn khi có biến cố bất thường xảy rá, hay dự trữ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết. Nên một lần nữa ta thấy được tầm quan trọng của hàng tồn kho là như thế nào. Để phân tích biến động của chỉ tiêu tồn kho ta lập bảng sau :

BẢNG PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO

Chỉ tiêuNăm n Năm n+1 Chênh lệch (±)

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)Hàng tồn kho1) NVL tồn kho2) CCDC tồn kho3) T.phẩm tồn kho...

Từ bảng phân tích trên thì ta sẽ thấy được sự biến động của hàng tồn kho như thế nào và biết được nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó, cụ thể là do bộ phận nào trong hàng tồn kho chủ yếu gây nên sự biến động đó và sự biến động này tốt hay xấu. Chẳng hạn trong năm n+1, tổng giá trị của hàng tồn kho tăng so với năm n là nao nhiêu, trong đó chủ yếu là bộ phận nào của hàng tồn kho tăng lên. Nếu là do nguyên vật liệu thì sự gia tăng này có thể là tốt vì có thể trong năm này doanh nghiệp cần sản xuất một lượng lớn sản phẩm theo đơn đặt hàng hay do năm trước sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ mạnh nên năm nay cần dự trữ thêm NVL để tăng sản lượng sản xuất, còn nếu do thành phẩm tồn kho tăng lên thì có thể đó là một biểu hiện xấu vì chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp kém hơn nên làm cho thành phẩm tồn kho tăng lên, nên có thể dẫn đến ứ động vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cần có biện pháp thích hợp trong khâu tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Ngược lại, hàng tồn kho giảm đi so với năm trước thì chủ yếu là do bộ phận nào, NVL tồn kho, TP tồn kho hay CP SXKD dở dang. Tương tự như vậy, sự giảm xuống của các bộ phận này là tốt hay xấu, từ đó có biện pháp thích hợp để quản lý.

Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản lý cần có một lượng tồn kho thích hợp cho doanh nghiệp của mình, chẳng hạn trong ngành sản xuất như các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị có lượng tồn kho rất cao vì thời gian hoàn thành sản phẩm lâu nên không thể đánh giá là không tốt. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường tỉ lệ tồn kho thấp vì không cần nguyên vật liệu tồn kho, hay sản phẩm dở dang tồn kho, do đó cũng không thể đánh giá là tốt được.

4. Phân tích hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu động

Trang 14

Page 15: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

4.1. Phân tích hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu động nói chung

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được xem xét qua các chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay bình quân của vốn lưu động, số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động thể hiện doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả không, hợp lý không. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay thấp.

a) Số vòng quay bình quân của vốn lưu động (hệ số đảm nhiệm vốn lưu động)

)voìng(quánbçnhVLÂ

thuaáönthuDoanhVLÂcuíaquánbçnhquayvoìngSäú =

Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hay một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhận bao nhiên đồng doanh thu. Trị giá chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh nên hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng lớn. Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ, thanh toán. Ngược lại chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ vốn lưu động quay càng chậm nên hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng thấp, cần phải có những biện pháp thích hợp trong việc quản lý hàng tồn kho, phải thu và tiêu thụ để làm tăng số vòng quay vốn lưu động. Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loại tài sản lưu động của doanh nghiệp.

b) Số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động :

VLÂquayvoìng1cuía

quánbçnhngaìySäú)voìng/ngaìy(360x

thuáönDT

quánbçnhVLÂ=

)voìng/ngaìy(VLÂcuíaquánbçnhquayvoìngSäú

360=

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng. Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng vốn càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.

Trong đó : VLĐ bình quân = 2

nàmcuäúiVLÂnàmâáöuVLÂ +

4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho :

Chỉ tiêu phân tích :

a) Số vòng quay hàng tồn kho :

H (Số vòng quay HTK) = quánbçnhkhotäönhaìngtrëGiaï

baïnhaìngväúnGiaï

Trang 15

Page 16: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trị giá chỉ tiêu này càng cao thì công việc kinh doanh được đánh giá là tốt, khả năng hoán chuyển tài sản này thành tiền cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá thì cũng không phải là tốt vì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt trong dự trữ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Ngược lại chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong khâu dự trữ nên làm cho khả năng hoán chuyển thành tiền của vốn lưu động thấp, làm giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

b) Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho :

N (số ngày của 1 vòng quay HTK) = baïnhaìngväúnGiaï

quánbçnhkhotäönhaìngtrëGiaï x 360

Chỉ tiêu này cũng thể hiện khả năng luân chuyển của hàng tồn kho nhanh hay chậm. Nó cho biết là để hàng tồn kho quay được 1 vòng thì mất bao nhiêu ngày. Khác với chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho càng nhỏ thì tốt chứng tỏ hàng tồn kho quay nhanh, ngược lại càng lớn thì hàng tồn kho quay chậm.

4.3. Phân tích hiệu quả quản lý, sử dụng khoản phải thu :

Chỉ tiêu phân tích :

- Số vòng quay của khoản phải thu khách hàng (H phải thu)

H phải thu = haìngkhaïchthuphaíikhoaíncaïcquánbçnhnåüdæSäú

raâáöuGTGTThuãúchëubaïnthuáönDT +

Trong đó :

haìngkhaïchthuphaíikhoaín

quánbçnhnåüdæSäú=

2

kyìcuäúithuphaíidæSäúkyìâáöuthuphaíidæSäú +

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng nhanh. Điều này được đánh giá là tốt vì khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh, do vậy đáp ứng được nhu cầu thanh toán nợ. Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá có thể không tốt vì có thể doanh nghiệp thắt tín dụng bán hàng, do vậy dẫn tới có thể ánh hưởng đến doanh nghiệp của doanh nghiệp. Vì vậy khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến chính sách tíndụng bán hàng của doanh nghiệp:

Số ngày của một chu kỳ nợ (Nn) :

Nn = raâáöuGTGTThuãúchëubaïnthuáönDThaìngkhaïchthuphaíikhoaíncaïcquánbçnhnåüdæSäú

+ x 360

Trang 16

Page 17: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của 1 chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đến khi thu tiền. Chỉ tiêu này nếu so sánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cho từng khách hàng thì sẽ đánh giá được tình hình thu hồi nợ và khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh hay chậm.

Trang 17

Page 18: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

PHẦN II

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29 - 3

A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY:

I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY:

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

- Sau ngày miền Nam giải phóng, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống mới, 38 nhà công thương, tiểu thương ở Đà Nẵng đã cùng nhau góp hơn 200 lạng vàng để thành lập “Tổ hợp Dệt khăn 29-3”. Ngày 29/3/1976 Tổ hợp đã chính thức đi vào hoạt động với số công nhân ban đầu là 58 người.

- Từ năm 1976 đến năm 1978 là giai đoạn làm quen với công nghệ Dệt, sản phẩm trong giai đoạn này chỉ là khăn mặt và chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước. Để có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất. Ngày 28/11/1978 UBND Tỉnh QNĐN (cũ) cho phép Tổ hợp chuyển thành “Xí nghiệp Công ty hợp doanh 29-3”.

- Từ năm 1979 - 1984: Xí nghiệp từng bước phát triển sản xuất với những bước đi vững chắc, mặt bằng xí nghiệp được mở rộng lên 10.000m2

trong đó có 3.000m2 nhà xưởng được xây dựng. Ngày 29/3/1984 Xí nghiệp được phép chuyển thành Đơn vị quốc doanh có tên gọi là “Nhà máy Dệt 29/3”.

- Từ năm 1984 - 1989: Nhà máy liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch với sản lượng năm sau cao hơn năm trước trên 20%. Trong thời gian này nhà máy được Tỉnh bầu là lá cờ đầu và được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng III.

- Từ năm 1989 - 1992: Nhà máy gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ chính là Liên Xô (cũ) và Đức bị mất. Trong tình hình đó Nhà máy cố gắng mở rộng thị trường đa dạng hoá sản phẩm và thành lập một xưởng may mặc xuất nhập khẩu.

- Ngày 3/11/1992 theo quyết định số 3156/QĐ-UB của UBND Tỉnh QNĐN (cũ) Nhà máy Dệt 29/3 đổi tên thành Công ty Dệt may 29-3 với tên giao dịch HACHIBA với tổng kinh doanh trên 7 tỷ đồng Việt Nam.

- Từ năm 1992 đến nay Công ty không ngừng mở rộng sản xuất, trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị mới với năng suất và chất lượng cao, đào tạo tay nghề cho công nhân ... Từ đó tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã ổn định trở lại và từng bước phát triển.

2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Trang 18

Page 19: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Công ty Dệt may 29-3 là một doanh nghiệp quốc doanh hoạt động dưới sự quản lý của Sở Công nghiệp Thành phố Đà Nẵng, Công ty Dệt 29-3 có nhiệm vụ chức năng chủ yếu như:

+ Sản xuất và kinh doanh mặt hàng kinh doanh gồm: khăn mặt, khăn tay, khăn tắm, khăn trải giường ... phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội địa.

+ Gia công các mặt hàng may mặc như: áo Jacket, áo sơ mi, quần Short và các mặt hàng dệt kim.

+ Góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước đề ra.

+ Duy trì và phát triển sản xuất ổn định.

II- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT MAY 29-3:

Công ty Dệt may 29-3 là một đơn vị quốc doanh trực thuộc Sở Công nghiệp Thành phố Đà Nẵng thực hiện những chức năng của mình là sản xuất kinh doanh mặt hàng khăn bông các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đồng thời công ty nhận thực hiện gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng của mọi khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty được phân định rõ ràng với 2 ngành chính là ngành dệt may và may mặc.

1. Ngành dệt:

Dệt khăn bông là ngành truyền thống của Công ty Dệt may 29-3. Hoạt động này đã đưa công ty từng bước khởi đầu (1976 - 1978) đến lúc hưng thịnh (1984 - 1989), rồi gặp khó khăn trong những năm (1990 - 1992). Sau đó ổn định và phát triển như ngày nay.

Sản phẩm ngành dệt của công ty gồm nhiều loại từ khăn mặt, khăn tắm đến áo choàng tắm với các kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Với nguyên vật liệu dùng cho sản xuất khăn bao gồm: sợi, hoá chất, màu in lấy từ một số nhà cung cấp trong nước như Công ty Dệt Hoà Thọ, Công ty Dệt Huế , Công ty Sợi Nha Trang ... và ngoài ra công ty còn nhập sợi từ một số nước khác như Ấn Độ, Pakistan... bằng đường biển qua Cảng Đà Nẵng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt của công ty bao gồm cả trong lẫn ngoài nước, trong đó thị trường nước ngoài là chủ yếu, bao gồm các nước như: Nhật Bản, EU, Nga... Đây là thị trường đòi hỏi tương đối khắc khe và chất lượng song lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Chứng tỏ công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững và phát triển thị trường này.

SƠ ĐỒ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ HIẾU TIÊU THỤ KHĂN BÔNG

Trang 19

Khăn bông

Khách hàng nội địa

Khách hàng nước ngoài

Miền Bắc Khăn dày, bông nổi

Miền Trung :4Khăn trơn, nâu sẫm

Miền Nam : In hoa, cỡ lớn

Nhật Bản Trơn, mềm, xốp

EU, Nga :Khăn dày, sặc sỡ

Thị trường khác : Trơn các loại

Page 20: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty khá rộng nhưng trong tình hình cạnh tranh hiện nay, để giữ vững và mở rộng thị trường là điều hết sức khó khăn. Do ngày càng xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh lớn với quy trình công nghệ mới, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với mẫu mã đa dạng phong phú, chất lượng cao. Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty như: Công ty Dệt Khai Minh Hà Nội (Miền Bắc), Công ty Dệt Phong Phú và Công ty Dệt Sài Gòn (Miền Nam) là 2 đối thủ mạnh với Công ty Dệt Phong Phú lớn mạnh về mọi mặt với thiết bị hiện đại, nhiều bộ phận công nghệ dệt điều khiển bằng điện tử nên mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm cao, thích hợp với nhu cầu trong và ngoài nước, còn ở Miền Trung, là Công ty Dệt Hải Vân cũng là một đối thủ lớn. Còn trên thị trường Châu Á phải kể đến những công ty dệt lâu đời của Trung Quốc. Do đó, đòi hỏi công ty phải nổ lực hết mình để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng phong phú về mẫu mã, chủng loại, thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến để có thể duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ.

2. Ngành may mặc:

Nhành này ở công ty được bắt đầu hình thành từ năm 1992 với hình thức gia công hành xuất khẩu cho các đơn vị trong và ngoài nước. Doanh thu ngành may mặc chỉ chiếm 20% trong tổng doanh thu nhưng lợi nhuận chiếm 25% trong lợi nhuận toàn công ty. Sản phẩm của ngành may mặc của công ty bao gồm áo Jacket các loại, áo sơ mi, quần thể thao, bộ đồ thể thao...

Trang 20

Page 21: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Hầu hết toàn bộ sản phẩm của ngành may mặc của công ty đều được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, trong đó chủ yếu là ở các nước như: Đài Loan, Nhật Bản và EU. Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có xu hướng phát triển tốt, việc giao lưu quốc tế được mở rộng trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó nước ta có những chính sách tích cực đối với việc sản xuất hàng xuất khẩu (áp dụng thuế suất 0% thuế GTGT cho hàng xuất khẩu) nên tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may nói chung và Công ty Dệt may 29-3 nói riêng những cơ hội tốt để phát triển.

III- TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY DỆT MAY 29-3:

1. Cơ cấu tổ chức sản xuất:

Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty được biểu hiện qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ SẢN XUẤT CÔNG TY

Công ty Dệt may 29-3 thực hiện chức năng chính là sản xuất mặt hàng khăn bông các loại phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời công ty nhận ký hợp đồng gia công nhiều loại mặt hàng may mặc, sản phẩm sản xuất ra theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Song với chức năng của công ty, nhiệm vụ của bộ phận sản xuất là tiến hành chỉ đạo và giám sát chặt chẽ các hoạt động của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức sản xuất của mình, thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mục tiêu của công ty đề ra.

Bộ phận sản xuất của công ty là xưởng dệt và xưởng may:

Trang 21

Công ty Dệt may 29-3

Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ sản xuất

Xưởng may

Xưởng dệt Tổ mộc Tổ lò hơi Nhà kho

Phân xưởng chuẩn

bị

Phân xưởng

dệt

Phân xưởng hoàn

thành

Ghi chú: Quan hệ trực

tuyến Quan hệ phối hợp

Page 22: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

- Xưởng dệt: trực tiếp chế biến sợi (nguyên vật liệu chính) thành sản phẩm khăn thôgn qua việc nấu, tẩy, nhuộm và dệt để tạo ra thành phẩm khăn.

- Xưởng may: phần lớn nhận nguyên vật liệu của khách hàng, bộ phận này sẽ tiến hành gia công theo yêu cầu của khách hàng để tạo ra thành phẩm theo đúng quy định của đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký kết giữa công ty với khách hàng.

2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Dệt may 29-3:

Khái quát chung sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

Trang 22

Giám đốc

Phó Giám đốc I Phó Giám đốc II Phó Giám đốc III

PhòngTC-HC

PhòngK.toán

PhòngKD-XNK

PhòngĐHSX

PhòngK.thuật

Phòng KTCLmay

Phòng cơ nhiệt điện

PhòngQLDS

Giám đốc xí nghiệp may xuất khẩu

Giám đốc xí nghiệp dệt

Xưởng cắt

1

Xưởng cắt

2

Xưởng cắt

3

Xưởng cắt

4

Xưởng

h.tấc

Xưởng dệt

Xưởng

hthành

Xưởng

KCS

Xtẩy nhuộm in

hoa

Xưởng

h.tấc

Xưởng was

1

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năngQuan hệ phối hợp

Page 23: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Tại mỗi phòng ban của công ty đều có những chức năng, nhiệm vụ tương đối độc lập.

- Giám đốc: là người quản lý điều hành tất cả các hoạt động của công ty.

+ Phó Giám đốc I: (Phụ trách kinh doanh)

Trợ lý cho Giám đốc về kinh tế và chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất thống kê lao động.

+ Phó Giám đốc II: (Phụ trách công tác nội chính)

Thay mặt Giám đốc ký phát các văn bản, chứng từ thông báo, phụ trách về mặt đời sống đối với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.

+ Phó Giám đốc III: (Phụ trách về mặt kỹ thuật)

Chuyên kỹ thuật, tổ chức sản xuất đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật.

- Phòng tổ chức hành chính (TC-HC): Tổ chức dân sự, giải quyết chính sách.

- Phòng kế toán: lập kế hoạch tài chính, tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính, tổ chức bảo quản và lưu trữ dữ liệu kế toán.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu (KD-XNK): xây dựng kế hoạch sản xuất, tham mưu cho Giám đốc, ký kết hợp đồng kinh tế, quản lý kho, mua vật tư.

- Ban quản lý công trình (phòng điều hành sửa chữa): đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cao dự án.

- Phòng kỹ thuật: lập kế hoạch khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm, thiết kế mẫu mã, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm.

- Phòng cơ nhiệt điện: đảm bảo hệ thống mạng lưới điện các phòng ban trong công ty đều vận hành tốt.

- Phòng quản trị đời sống: chịu trách nhiệm về giữ phúc lợi, khen thưởng và các chính sách khác cho cán bộ công nhân viên.

Ngoài ra công ty còn có 2 Xí nghiệp may và dệt đứng đầu là Giám đốc xí nghiệp, dưới 2 Giám đốc là các xưởng, bộ phận phụ thuộc có chức năng và nhiệm vụ cụ thể tương đương với tên gọi.

Trang 23

Page 24: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

IV- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29-3:

Để thực hiện tốt công tác kế toán với đầy đủ các chức năng về thông tin kiểm tra và giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mô hình tổ chức hạch toán kế toán được áp dụng là mô hình kế toán tập trung. Mọi công tác kế toán đều tập trung ở phòng tài vụ, các phân xưởng chỉ có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp các số liệu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đưa vào sản xuất, tính ngày công... và định kỳ chuyển sốliệu đó cho phòng kế toán giúp việc xử lý thông tin một cách kịp thời cũng như bộ máy kế toán gọn nhẹ.

1. Tổ chức bộ máy kế toán:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm trước công ty về toàn bộ công tác hạch toán kế toán, đồng thời điều hành mọi hoạt động chung cho phòng.

- Kế toán tổng hợp: tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tài chính theo định kỳ, kế toán tổng hợp kiêm luôn phần công nợ với khách hàng.

- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ lập các chứng từ thu chi tiền mặt, tiền gởi và thanh toán công nợ.

Trang 24

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp kiêm kế toán giá

thành

Kế toán thanh toán

Kế toán Vật tư

Kế toán TSCĐ

Kế toán XDCB

Thủ quỹ

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Page 25: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

- Kế toán tài sản cố định kiêm luôn kế toán tiêu thụ: là người theo dõi sự biến động tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ, đồng thời theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm.

- Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi nguồn vốn XDCB và các quỹ của công ty.

- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp để tính giá thành, đồng thời kế toán vật tư kiêm luôn phần công nợ với nhà cung cấp.

- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi bảo quản tiền mặt.

2. Hình thức kế toán:

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức “Nhật ký chứng từ” với kỳ hạch toán là quý. Hệ thống sổ sách bao gồm: Sổ cái, các sổ kế toán chi tiết, Nhật ký chứng từ, bảng kê và báo cáo kế toán.

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

Trang 25

Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết

BK ghi Nợ các TK

Nhật ký chứng từ (BK ghi Có)

Sổ cái

Báo cáo kế toán

Bảng tổng hợp chi tiết

Page 26: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập các bảng kê nhật ký chứng từ đối với chứng từ thu chi thì lập sổ quỹ, các đối tượng theo dõi chi tiết thì lập sổ kế toán chi tiết. Cuối kỳ, căn cứ vào số tổng cộng trên bảng kê ghi vào nhật ký chứng từ. Sau đó kế toán tổng hợp căn cứ vào NKCT để ghi sổ cái. Các sổ chi tiết được lập thành bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu số liệu với sổ cái. Các sổ chi tiết được lập thành bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu số liệu với sổ cái. Căn cứ vào NKCT, sổ cái, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo kế toán.

B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY:

I- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY:

1. Phân tích tình hình phân bổ vốn lưu động tại công ty:

Để có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong kỳ của công ty và sự biến động của nó , ta tiến hành phân tích cơ cấu TSLĐ tại công ty như sau:

BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

Chỉ tiêuNăm 2001 Năm 2002 Chênh lệch (±)

Số tiền TT (%)

Số tiền TT (%)

Số tiền TT (%)

*TSLĐ&ĐTNH 47.881.265.845 68.897.800.484 21.016.534.639 43,89

1. Tiền 449.815.261 0,94 814.497.523 1,18 364.682.262 81,07

2. Các k. phải thu 8.019.644.689 16,75 11.709.477.996 17 3.689.833.307 46,01

3. hàng tồn kho 38.846.326.134 81,13 54.224.834.808 78,7 15.384.508.674 39,61

4. TSLĐ khác 571.479.761 1,18 2.148.990.157 3,12 1.577.510.396 276,04

* Tổng tài sản 115.376.568.497 166.000.910.176

%TSLĐ/Tổng Tsản 41,5 41,5

Qua bảng số liệu phân tích trên ta nhận xét sau:

+ TSLĐ vào cuối năm 2002 so với năm 2001 là 21.016.834.639 đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 43,89%, đây là một tỷ lệ tăng tương đối lớn. Do tất cả các khoản mục của VLĐ đều tăng nhưng chủ yếu do khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên vì hai khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị TSLĐ của công ty cụ thể như sau: các khoản phải thu năm 2002 tăng lên so với năm 2001 với giá trị tăng là 3.689.833.307 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 46,61%. Giá trị hàng tồn kho tăng 15.384.508.674 đồng, tươngứng với tỷ lệ tăng 39,61% so với năm 2001.

Trang 26

Page 27: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

+Xét về tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho so với xu hướng không thay đổi. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng gần 20% còn hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khoản 80% trong tổng giá trị TSLĐ là tỷ lệ quá cao. Nếu vẫn tiếp tục duy trì tình trạng này thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Ta thấy tài sản lưu động chiếm tỷ trọng 41,5% trong tổng tài sản của công ty vào năm 2001 và đến năm 2002 vẫn là 41,5%. Như vậy mặt dù TSLĐ tăng mạnh với tỷ lệ tăng 43,89% nhưng tỷ trọng vẫn không thay đổi, chứng tỏ rằng trong năm 2002 công ty có sự đầu tư và TSCĐ nên làm cho tổng tài sản tăng lên và tỷ trọng của từng tài sản vẫn không thay đổi.

2. Phân tích vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng tại công ty:

2.1. Phân tích vốn lưu động ròng:

Dựa vào công thức đã xác định ở phần I và số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2001, 2002 ta lập bảng sau:

BẢNG PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002Chênh lệch (±)

Số tiền TL(%)

TSLĐ&ĐTNH 47.881.265.845 68.897.800.484 21.016.534.639 43,89

Nợ ngắn hạn 63.185.113.653 83.371.072.181 20.185.958.528 31,95

VLĐ ròng (15.303.847.808) (14.473.279.697) 830.576.111 (5,43)

Ta thấy vốn lưu động ròng của công ty trong 2 năm đều âm, trong đó năm 2001 là (15.303.847.808) đồng năm 2002 là (14.473.279.697). Trong năm 2002 có tăng so với 2001 là 830.576.111 nhưng sự tăng lên này cũng không cải thiện được cân bằng tài chính của công ty.

Trong năm 2001, vốn lưu động ròng của công ty là con số âm: (15.303.847.808) điều này cho thấy: nguồn vốn thường xuyên của công ty trong năm này không đủ để tài trợ cho toàn bộ TSCĐ mà phải vay ngắn hạn để bu đắp cho khoản thiếu hụt này, điều này làm cho cân bằng tài chính của công ty là rất xấu vì phải chịu áp lực và thanh toán nợ vay ngắn hạn, dẫn đến rủi ro kinh doanh cao. Đến năm 2002, tình trạng này vẫn được duy trì với mức âm là: (14.473.271.697). Mặc dù TSLĐ có tăng lên với tỷ lệ tăng cao nhưng nợ ngắn hạn cũng tăng lên không kém với giá trị tăng là 20.185.958.528 tương đương với tỷ lệ 31,95% do công ty trong năm này đầu tư lớn vào TSCĐ nên buộc phải vay ngắn hạn để bù đắp.

2.2. Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng:

Trang 27

Page 28: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Ta có bảng phân tích như sau:

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002Chênh lệch (±)

Số tiền TL(%)

Hàng tồn kho 38.840.326.134 54.224.834.808

Nợ phải thu 8.019.644.689 11.709.477.996

Nợ ngắn hạn 63.185.113.653 83.371.072.181

Vay ngắn hạn 48.416.811.127 63.356.074.481

Nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn

14.768.302.526 20.014.997.700 5.246.695.174 35,53

1. VLĐ ròng (15.303.847.808) (14.473.271.697) 830.576.111 5,43

2. Nhu cầu VLĐR 32.091.668.297 45.919.315.104 13.827.646.807 43,09

3. Ngân quỹ ròng (47.395.516.105) (60.392.586.201) (12.934.070.096) (27,29)

Nhu cầu VLĐR của công ty trong năm 2001 là 32.091.668.297đồng. Trong khi vốn lưu động ròng là (15.303.847.808) đồng nên ngân quỹ ròng trong trường hợp này là âm (47.395.516.105) sang năm 2002, hàng tồn kho và nợ phải thu tăng mạnh với tỷ lệ tăng lần lượt là 39,61% và 46,01%, trong khi nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) tăng 5.246.695.174 đồng (35,93) nên làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng tăng lên với giá trị là 13.827.646.807 đồng (43,09%). Vốn lưu động ròng lúc này càng không đủ để đầu tư cho nhu cầu vốn lưu động ròng nên đẩy ngân quỹ ròng xuống (60.392.586.201). Do đó, buộc phải vay ngăn hạn để bù đắp phần thiếu hụt này của ngân quỹ ròng, làm tăng rủi ro do mất cân bằng tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp kém, rủi ro kinh doanh cao do phải chịu áp lực của các khoản vay ngắn hạn.

3. Phân tích tình hình quản lý các khoản mục cụ thể của VLĐ tại công ty:

3.1. Phân tích khoản mục vốn bằng tiền:

Tiền tại công ty được theo dõi trên 2 tài khoản: tài khoản tiền mặt tại công quỹ công ty và tài khoản tiền gởi ngân hàng. Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn bằng tiền là phân tích tình hình biến động của 2 loại này trong kỳ như thế nào, từ đó ta biết được tình hình thu chi của công ty, khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán trong năm ra sao... để phân tích ta lập bảng sau:

BẢNG PHÂN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN

Trang 28

Page 29: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Chỉ tiêuNăm 2001 Năm 2002 Chênh lệch (±)

Số tiền TT (%)

Số tiền TT (%)

Số tiền TT (%)

*Tiền 449.815.261 814.497.523 364.682.262 81,08

1. Tiền mặt tại quỹ 70.524.277 15.68 41.451.117 5,09 (29.073.160) (41,23)

2. Tiền gởi NHàng 379.290.984 84,32 773.046.406 94,91 393.755.422 103,82

Nhìn lại bảng trên ta thấy tiền của công ty chủ yếu là tiền gởi ngân hàng, khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền của công ty. Trong năm 2002, tiền của công ty tăng lên 364.682.262 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 81,08%, trong đó chủ yếu là do khoản tiền gởi ngân hàng tăng lên về mặt giá trị lẫn tỷ trọng. Cụ thể năm 2001 với giá trị 379.290.984 đồng chiếm tỷ trọng 84,33% đến năm 2002 tăng đến 773.046.406 đồng với tỷ trọng 94,92% tuy tăng với tỷ lệ cao 103,82% nhưng tỷ trọng của tiền trong tổng tài sản lưu động vẫn không đáng kể (từ 0,94 lên 1,18%) . Sự gia tăng này của tiền là tương đối tốt vì nó làm tqăng khả năng thanh toán nhanh của công ty nhưng vẫn không làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

3.2. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng khoản phải thu:

Lập bảng phân tích khoản phải thu như sau:

BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU

Chỉ tiêuNăm 2001 Năm 2002 Chênh lệch (±)

Số tiền TT (%)

Số tiền TT (%)

Số tiền TT (%)

* Các khoản phải thu

8.019.644.689 11.709.477.996 3.689.833.307 46

1. Phải thu của khách hàng

6.451.096.366 80,44 7.885.994.046 67,35 1.404.897.680 21,78

2. Trả trước cho người bán

489.611 0,01 260.309.719 2,22 259.820.108

3. Thuế GTGT được khấu trừ

512.229.898 6,39 1.168.930.179 9,98 656.700.281 128,2

4. Phải thu nội bộ 1.551.882.966 13,25 1.551.882.966 100

5. Các khoản phải thu khác

1.055.828.814 13,16 842.361.086 7,12 (213.467.728)

Trang 29

Page 30: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Qua số liệu tính toán trên ta thấy khoản phải thu của công ty năm 2002 tăng so với năm 2001 là 3.689.833.367 với tỷ lệ tăng là 46%. Trong đó chủ yếu do khoản phải thu khách hàng và phải thu nội bộ tăng cụ thể năm 2002 khoản phải thu của khách hàng tăng với giá trị là 1.404.897.680 với tỷ lệ tăng 21,78%, khoản phải thu nội bộ tăng 1.551.882.966 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 100%. Tổng 2 ảnh hưởng này làm cho khoản phải thu của công ty tăng lên.

Trong năm 2002, khoản phải thu của khách hàng tăng v ề mặt giá trị nhưng tỷ trọng chiếm trong khoản phải thu lại giảm từ 80,44% còn 67,35%. Tuy nhiên mức tỷ trọng này vẫn còn khá cao. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty vẫn chưa được tốt. Tỷ trọng của khoản phải thu nội bộ năm 2001 là 0% nhưng sang năm 2002 tăng lên đến 13,25. Nguyên nhân có sự tăng mạnh về tỷ trọng là do: trong tháng 4/2002 công ty sát nhập Xí nghiệp Dệt An Hoà trở thành đơn vị trực thuộc công ty.

Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong khoản phải thu nên sự biến động của khoản mục này ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động khoảnphải thu. Sau đây là tình hình thu nợ của một số khách hàng chủ yếu của công ty.

Chỉ tiêu

Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch (±)

Số tiền TT (%)

Số tiền TT (%)

Số tiền TT (%)

Phải thu K.hàng 6.451.096.449 7.885.994.046 1.434.897.680

+ Công ty Bumin 129.160.449 2,01 - (129.160.449)

+ Đại lý CocaCola 517.009.490 8,01 511.509.490 6,48 (5.500.000)

+ Đại lý Coca Hiệp Hoà - ĐN

228.661.500 3,54 228.661.500 2,9 0

+ Xkhẩu dệt HOVEI

508.461.800 4,88 263.907.748 3,34 (244.554.052)

+ Công ty KHORSUN-OLGA

- 2.040.782.648 25,87 2.040.782.648

+ Cty Mitsubishi 4.267.934.763 66,15 622.548.828 7,9 (3.645.385.935)

+ Cty GRANDEZA

407.510.884 6,31 - (407.510.884)

+ XN may công ty Worldwwise

- 2.909.300.959 36,9 2.909.300.959

Trang 30

Page 31: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

+ Các khách hàng khác

392.357.480 6,1 2.128.282.873 16,61 1.735.925.393

Nhìn chung, việc thu hồi nợ ở khách hàng chủ yếu của công ty là tương đối tốt, đa số các khoản nợ của khách hàng này đều giảm vào cuối năm 2002. Nhưng bên cạnh đó, nợ phải thu của các khách hàng khác lại tăng lên, từ đó làm khoản phải thu khách hàng của công ty tăng lên. Do đó, công ty cần có biện pháp thu hồi nợ thích hợp đối với nhóm khách hàng này qua đó có thể làm tăng tốc độ quay vòng vốn của khoản phải thu nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

3.3. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng hàng tồn kho:

BẢNG PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO

Chỉ tiêuNăm 2001 Năm 2002 Chênh lệch (±)

Số tiền TT (%)

Số tiền TT (%)

Số tiền TT (%)

* Hàng tồn kho 38.840326.134 54.224.834.808 15.384.508.674 39,6

1. NVL tồn kho 9.952.314.373 25,63 14.877.559.233 27,44 4.925.244.860 49,49

2. CCDC trong kho

305.994.517 0,79 431.400.142 0,8 125.405.625 40,99

3. CPSXKD dở dang

15.877.021.353 40,88 25.157.951.416 46,4 9.280.930.063 58,46

4. Thành phẩm trong kho

12.704.995.891 32,7 13.726.698.562 25,31 1.021.702.671 8,04

5. Hàng gởi đi bán

31.225.455 0,05 31.225.455 100

Qua số liệu tính toán được ở trên, ta thấy rằng giá trị hàng tồn kho của công ty vào cuối năm 2002 tăng so với năm 2001 là 15.384.508.674 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 39,6% do tất cả các khoản mục của hàng tồn kho tăng lên. Trong đó chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 9.280.930.063 đồng (tỷ lệ tăng 58,46%), nguyên vật liệu tăng 4.925.244.860 đồng (tỷ lệ tăng 49,49%) và thành phẩm tồn kho tăng 1.021.702.671 đồng (8,04%) . Các khoản mục còn lại tuy có tăng nhưng do tỷ trọng chiếm trong tổng giá trị hàng tồn kho thấp nên sự gia tăng này không đáng kể.

Xét về tỷ trọng ta thấy trong 2 năm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm trên 40% nguyên vật liệu tồn kho hơn 25%, thành phẩm tồn kho trong năm 2002 có giảm so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Điều

Trang 31

Page 32: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

này chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho vẫn chưa tốt, trong đó chủ yếu là việc quản lý nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho. Sau đây là tình hình tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm của công ty trong 2 năm:

Thành phẩm tồn kho ĐVT

Năm 2001 Năm 2002Chênh lệch

(±)Giá trị TT (%)

Giá trịTT (%)

Tổng số 12.704.995.891 13.726.698.562 1.021.702.671

- Dệt khăn 8.713.575.992 68,58 9.521.113.283 69,36 807.537.291

+ Nội địa Chiếc 1.794.527.246 2.308.128.921 513.601.675

Ao choàng tắm lớn 30 x 80 BSen

65 x 140 trắng70 x 140 H thoi

...

Chiếc Chiếc

ChiếcChiếc

52.215.71417.577.875

14.999.87529.148.619

41.748.917-

82.063.05529.148.619

(10.466.797)(17.577.875)

67.063.1800

+ Xuất khẩu Chiếc 6.919.048.746 7.212.984.362 293.935.616

28 x 40 SANYO.A28 x 40 SANYO.B

28 x 40 EHUB28 x 40 ENSHUA

...

ChiếcChiếc

ChiếcChiếc

160.285.44771.262.733

25.849.45518.947.113

99.074.83013.578.740

25.849.45518.947.113

(61.210.617)(57.683.993)

00

- May mặc 3.991.419.899 31,42 4.205.555.279 214.165.380

Ao sơ miAp lạnh

Quần ...

Chiếc Chiếc

Chiếc

333.773.41125.274.900

313.820.208

367.690.16127.605.000

3.253.637.325

33.916.7502.330.100

2.939.817.117

Nhận xét: thành phẩm tồn kho tăng lên do thành phẩm ngành dệt và may mặc đều tăng lên, trong đó thành phẩm dệt tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn hơn. Thành phẩm dệt chiếm trên 68%, thành phẩm may mặc chiếm trên 30% và có xu hướng không thay đổi trong 2 năm. Do đó, công ty cần có biện pháp hợp lý làm giảm hàng tồn kho qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Năm

NVL tồn khoĐVT

Năm 2001 Năm 2002Chênh lệch

(±)Giá trịTT (%)

Giá trịTT (%)

Trang 32

Page 33: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

- NVL chính

+ Sợi cotton 2+ Sợi cotton 2/2HT

+ Sợi cotton 32/2HT+ Sợi Ne 20/1HT

+ Sợi Ne 32/2AHT+ Sợi Ne 24/2HT

+ Sợi Peco+ Sợi Vissco

...

KgKg

KgKg

KgKg

KgKg

821.422.704

212.462.9975.737.500

379.563.569-

--

1.855.000352.800

8,25 941.628.301

--

-275.202.563

162.158.750166.243.298

1.855.000352.800

6,32 120.205.597

(212.462.997)(5.737.500)

379.563.569275.202.563

162.158.750166.243.298

00

- Nhiên liệu

+ Dầu Mazout + Dầu Diezen

+ Dầu nhờn HD40...

Lít Lít

Lít

114.642.257

97.046.5653.678.124

921.497

1,15 179.636.548

131.742.928450.550

799.000

1,2 64.994.221

34.696.363

(3.227.574)

(122.497)

- Vật liệu phụ + Hoá chất

Mulurine Blue 4770Dầu dừa

...

KgKg

1.991.231.367

476.16023.500

20 1.845.825.685

476.160-

12,4 (145.405.682)

0(23.500)

... ...Tổng cộng: 9.952.314.373 14.877.559.233 4.925.244.860

Nhận xét: Nhìn chung NVL tồn kho của công ty tăng lên đa số các khoản muc tăng lên, trong đó tỷ trọng của các khoản mục trong NVL tồn kho vẫn ít thay đổi, chứng tỏ công tác quản lý NVL tồn kho vẫn chưa tốt, làm ứ đọng vốn trong khâu dự trữ. Do đó công ty cần xây dựng mô hình tồn kho NVL phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất NVL tồn kho nhưng vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

II- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG:

1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung:

Dựa vào công thức ở phần I và số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty trong 1 năm, ta lập bảng phân tích sau:

BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN CỦA VỐN LƯU ĐỘNG

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch (±)

Trang 33

Page 34: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Doanh thu thuần 104.966.996.380 111.497.377.933 6.530.381.553

VLĐ bình quân 45.577.113.642,5 58.379.533.164,5 12.802.419.522

Số vòng quay b/q của VLĐ

2,3 1,9 (0,4)

Số ngày b/q của một vòng quay VLĐ

156,5 189,5 33

Trong đó :

VLĐ bình quân năm 2001 =

VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm

2

= 43.272.961.440 + 47.881.265.845

2

= 15.577.113.642,5

VLĐ bình quân năm 2002 =

VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm

2

= 47.881.265.845 + 68.897.800.484

2

= 58.389.533.164,5

Số vòng quay vốn lưu động năm 2001 à 2,3 vòng và mất 156,5 ngày cho 1 vòng quay năm 2002, vốn lưu động quay được 1,9 vòng trong 1 năm và mất 189,5 ngày cho 1 vòng quay. Như vậy, giảm đi 0,4 vòng và phải tốn thêm 33 ngày cho mỗi vòng quay. Sự giảm xuống của số vòng quay của VLĐ và sự tăng lên số ngày cho 1 vòng quay do trong năm 2002, tốc độ tăng của VLĐ cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên làm cho số vòng quay giảm đi, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng của vốn lưu động. Mặt khác, ta thấy số vòng quay bình quân của vốn lưu động của 2 năm vẫn còn thấp điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao.

2. Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho:

Trang 34

Page 35: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN CỦA HÀNG TỒN KHO

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch (±)

Giá vốn hàng bán 92.520.694.445 98.729.571.180 6.208.876.735

Giá trị hàng tồn kho bình quân

35.899.249.146,5 46.532.580.471 10.633.331.324,5

Số vòng quay của hàng tồn kho

2,58 2,12 (0,46)

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

139,5 169,8 30,3

Trong đó :

Giá trị hàng tồn kho b/q năm 2001

=

Giá trị hàng tồn kho đầu năm + giá trị hàng tồn kho cuối năm

2

= 32.958.172.159 + 38.840.326.134

2

Giá trị hàng tồn kho b/q năm 2002

=

Giá trị hàng tồn kho đầu năm + giá trị hàng tồn kho cuối năm

2

= 38.840.326.134 + 54.224.834.808

2

Từ bảng phân tích ta thấy hàng tồn kho của công ty trong năm 2002 quay chậm hơn so với năm 2001 là 0,46 vòng, do đó làm tăng thêm số ngày cho vòng quay là 30,3 ngày. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho kém hiệu quả hơn từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cụ thể là trong năm 2001, số vòng quay của hàng tồn kho là 2,58 vòng trong năm mất 139,5 ngày cho 1 vòng quay, sang năm 2002 thì số vòng quay giảm xuống còn 2,12 vòng, số ngày mất cho 1 vòng quay tăng lên đến 169,8 ngày.

3. Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu:

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2001 Chênh lệch (±)

Doanh thu bán chịu 103.359.589.996 114.081.541.293 10.721.951.297

Trang 35

3= 5.899.249.146,5

3= 46.532.580.471

Page 36: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Số dư nợ b/q của khoản phải thu khách hàng

5.846.339.514 7.168.545.206 1.322.205.692

Spps vòng quay của khoản phải thu k/hàng

17,6 15,9 (1,7)

Số ngày của 1 chu kỳ nợ

20,3 22,6 2,1

Trong đó :

Số dư nợ b/q các khoản phải

thu KH năm 2001

=

Số dư nợ b/qcác khoản Số dư nợ b/q các khoản

Pthu K/hàng đầu năm Pthu K/hàng cuối năm

2

= 5.241.582.662 + 6.451.096.366

2

= 5.846.339.514

Số dư nợ b/q các khoản phải

thu KH năm 2002

=

Số dư nợ b/qcác khoản Số dư nợ b/q các khoản

Pthu K/hàng đầu năm Pthu K/hàng cuối năm

2

= 6.451.096.366 + 7.885.994.046

2

= 7.168.545.206

Số vòng quay của khoản phải thu khách hàng năm 2001 là 17,6 vòng với chu kỳ nợ bình quân là 20,5 ngày, năm 2002 là 15,9 vòng với chu kỳ nợ bình quân là 22,6 ngày. Tuy năm 2002 số vòng quay có giảm đi 1,7 ngày nhưng nhìn chung thì khoản phải thu khách hàng của 2 năm là tương đối nhanh, điều này chưa hẳn là tốt việc thu hồi nợ nhanh có thể dẫn tới một số khách hàng của công ty có thể chuyển sang mua hàng của công ty khác, từ đó làm giảm doanh thu của công ty nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang 36

+

+

Page 37: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

PHẦN III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29 - 3

I- NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN:

Tổ chức công tác kế toán theo kiểu tập trung đảm bảo công tác quản lý chung của công ty, đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tài sản.

Phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng giữa các nhân viên trong phòng phù hợp với khả năng từng nguồn nhằm đảm bảo tốt công tác hạch toán kế toán tại công ty.

Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, sử dụng nhiều sổ chi tiết nên rất thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra.

Tuy nhiên, công tác hạch toán kế toán của công ty còn một số nhược điểm đó là chưa mở sổ theo dõi chi tiết công nợ phải thu theo từng thời điểm làm ảnh hưởng đến công tác phân tích vốn lưu động chưa lập thuyết minh báo cáo tài chính và báo cao lưu chuyển tiền tệ.

II. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY:

Qua những phân tích ở phần II, ta có thể rút ra những nhận xét như sau:

- Lượng vốn lưu động ròng của cả 2 năm 2001, 2002 đều âm rất lớn, qua đây ta có thể biết được tình hình tài chính của công ty chưa tốt do nguồn vốn thường xuyên của công ty không đủ để tài trợ cho TSCĐ. Mặt khác, nhu cầu về vốn lưu động ròng của công ty là rất lớn và có xu hướng gia tăng trong năm 2002 do hàng tồn kho, các khoản phải thu tăng mạnh nên vốn lưu động ròng không đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu về vốn lưu động ròng. Vì vậy công ty phải vay ngắn hạn để tài trợ cho một phần TSCĐ và tài trợ hoàn toàn cho vốn lưu động. Do đó áp lực thanh toán của công ty là rất lớn, rủi ro về tài chính rất cao. Trong năm đến công ty cần dự đoán nhu cầu vốn lưu động cũng như có kế hoạch tìm ra nguồn tài trợ hợp lý để giảm bớt những rủi ro nói trên.

- Lượng tiền dự trữ của công ty tương đối thấp, dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, nhất là các khoản nợ ngắn hạn.

- Khoản phải thu của công ty trong năm 2002 tăng lên về giá trị lẫn tỷ trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động, cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty vẫn còn nhiều hạn chế , dẫn đến tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn lớn. Đây là vấn đề nan giải của công ty từ nhiều năm qua, do có một số khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong việc

Trang 37

Page 38: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

thanh toán nợ. Trong khi đó công ty đi vay ngắn hạn để trang trải cho nhu cầu về vốn lưu động. Làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh là phải trả một khoản lãi vay ngắn hạn.

- Hàng tồn kho trong năm 2002 với giá trị rất lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng TSLĐ, do dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, nếu vẫn tiếp tục duy trì tình trạng này thì có thể dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm đi hiệu quả của vốn lưu động. Công ty cần phải có những biện pháp tồn kho hợp lý để vừa có thể đáp ứng đủ nhu cầu về nguyên vật liệu, thành phẩm, đồng thời giảm đến mức thấp nhất tình trạng ứ đọng trong dự trữ hàng tồn kho, từ đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng tốt hơn.

- Tuy còn nhiều hạn chế về khả năng quản lý và sử dụng vốn lưu động nhưng với lợi thế là một công ty đã tồn tại phát triển hơn 20 năm qua, có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ những năm khó khăn nhất cho đến nay và với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tuổi đời, tay nghề cao đã từng gắn bó với công ty nhiều năm qua. Tin chắc rằng công ty sẽ cải thiện tốt việc quản lý vốn lưu động nói riêng, và quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung nhằm đưa công ty từng bước phát triển hơn nữa, xứng đáng với tầm vóc của một doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong ngành dệt may trong nước.

III. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG:

1. Xác định nhu cầu VLĐ cần thiết và tìm nguồn tài trợ:

1.1. Xác định nhu cầu tối thiểu về VLĐ:

Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, công ty cần một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng với quy mô và tính chất công việc của mình. Nếu số vốn lưu động dự trữ quá thấp do với nhu cầu sẽ gây khó khăn cho tính liên tục của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, ngược lại nếu quá cao sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn, vốn lưu động chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm cho giá thành tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và nhất là đối với công ty Dệt may 29/3 đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao.

Ở công ty Dệt may 29/3, cần phải có phương pháp để xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch, phương pháp này thường căn cứ vào số vòng quay VLĐ năm báo cáo, kết hợp với nhiệm vụ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và doanh thu đạt được trong năm đến. Công thức xác định nhu cầu vốn lưu động như sau:

Trang 38

Page 39: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

)t1(L

MV

0

11 +

=

Trong đó:

1V : Nhu cầu VLĐ bình quân cần thiết năm kế hoạch.

M1: doanh thu thuần năm kế hoạch

t(%): tốc độ tăng vòng quay VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo

L0 : số vòng quay VLĐ năm báo cáo (với L0 = 1,9 năm 2002)

Trong năm 2003, công ty phấn đấu tăng tốc độ luân chuyển VLĐ 15% tốc độ tăng của doanh thu khoảng 7,5% so với năm 2002. Như vậy doanh thu dự kiến đạt được của công ty năm 2003 khoản gần 120.000.000.000 đồng.

1V = %)151(9,1

000.000.000.120

+ = 54.919.908.470 đồng

Như vậy, để năm 2003 doanh thu đạt được là 120.000.000.000đồng với mức tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động 15%, công ty phải cần số VLĐ bình quân cần thiết là: 54.919.908.470đồng.

1.2. Tổ chức đảm bảo nhu cầu VLĐ cần thiết:

Sau khi xác định nhu cầu VLĐ cần thiết của công ty trong kỳ đến, nhiệm vụ đặt ra là phải xác định nguồn tài trợ, khả năng đảm bảo nhu cầu đó. Nguồn tài trợ cho nhu cầu này là nguồn vốn lưu động huy động trong nội bộ doanh nghiệp và nguồn vốn lưu động huy động từ bên ngoài doanh nghiệp.

Số vốn thừa hoặc thiếu so với nhu cầu vốn lưu động hay chính là nguồn vốn lưu động công ty cần huy động từ bên ngoài được xác định theo công thức sau:

Vtt = V1 - (Vtc + Vbs)

Trong đó:

Vtt: Số VLĐ thừa hoặc thiếu so với nhu cầu

Vtc: nguồn VLĐ trong nguồn vốn kinh doanh ở đầu kỳ kế hoạch

Vbs: VLĐ doanh nghiệp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh trong năm kế hoạch.

Trong năm 2003, công ty mong muốn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu dạt được như năm 2002, với mức tỷ suất năm 2002 là

%11,0933.377.497.111

573.011.119 ≈

Trang 39

Page 40: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Giả sử với những nổ lực của mình, công ty đã đạt được mức tỉ suất như trên. Như vậy lợi nhuận dự kiến sau thuế mà công ty đạt được trong năm 2003 là:

120.000.000.000 x 0,11% = 132.000.000 đồng.

Lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch vẫn ở mức thấp, do đó nguồn tài trợ cho tài sản lưu động của công ty chủ yếu vẫn là vỗn vay. Vốn lưu động có trong nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2002 là: 6.810.446.909 đồng. (Căn cứ vào sổ chi tiết TK 411: nguồn vốn kinh doanh của công ty) Lượng vốn thiếu hụt trong năm kế hoạch mà công ty phải tìm nguồn bù đắp là:

54.919.908.470 - 6.810.446.909 = 48.109.461.561 đồng.

Đây là lượng vốn lưu động thiếu hụt mà công ty cần phải tìm nguồn tài trợ để đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, công ty đang sử dụng nguồn vốn tạm thời tài trợ cho TSLĐ và một phần TSCĐ. Vì vậy, bên cạnh việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động, công ty cần tìm nguồn tài trợ thích hợp cho 2 loại tài sản này nhằm làm giảm bớt khoản vay ngắn hạn, từ đó có thể giảm áp lực về thanh toán ngắn hạn. Việc vay vốn dài hạn ở ngân hàng của công ty còn nhiều hạn chế, một phần do từ phía ngân hàng, một phần do công ty chưa xây dựng được dự án có hiệu quả, có sức thuyết phục. Do đó để ngân hàng xét duyệt cho vay dài hạn, công ty cần dựa trên những cơ sở khoa học, tình hình thực tế của công ty để xây dựng những dự án có tính khả thi, hiệu quả cao. Ngoài ra, nếu xây dựng những dự án có sức thuyết phục thì công ty có thể được xét cho vay từ nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Hiện tại, công ty có thể huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của mình, kêu gọi mọi người góp sức cùng công ty để từng bước cải thiện được tình hình khó khăn về vốn. Điều này có thể thực hiện được ở công ty do đây là công ty Nhà nước đã từng bước đi lên từ những năm khó khăn nhất, hơn nữa, cán bộ công nhân viên rất tin tưởng vào khả năng cũng như tương lai của công ty mình.

2. Biện pháp quản lý hàng tồn kho:

Như đã trình bày ở trên, vấn đề hiện nay ở công ty là cần tìm ra giải pháp nhằm giải quyết hàng tồn kho một cách tối ưu. Vì vậy việc tìm ra biện pháp nhằm quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả hàng tồn kho là cần thiết. Công ty nên phân loại hàng tồn kho theo từng khoản mục nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. Sau đó dựa vào tình hình biến động của mỗi loại ở hiện tại và dự đoán trong tương lai mà có biện pháp xử lý kịp thời.

Về nguyên vật liệu, do không có kế hoạch dự trữ mua hợp lý nên gây khó khăn trong việc sử dụng vốn. Vì vậy việc đầu tiên trong giải pháp

Trang 40

Page 41: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

nguyên vật liệu là phải lập kế hoạch dự trữ , kế hoạch mua nguyên vật liệu hợp lý, ngoài việc khắc phục tình trạng hiện tại, lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, còn giúp công ty từng bước phát triển bền vững trong tương lai.

2.1. Xây dựng mô hình tồn kho EOQ cho sợi:

Đối với công ty Dệt may 29/3 do đặc điểm hoạt động kinh doanh là dệt khăn và may gia công nguyên vật liệu chủ yếu là cho ngành dệt, còn ngành may nguyên vật liệu chính do bên đặt gia công cung cấp hay đặt mua từng nước ngoài. Để quản lý tốt nguyên vật liệu, ta phải xây dựng mô hình tồn kho hợp lý trên cơ sở cực tiểu hoá chi phí và đảm bảo tiến độ sản xuất của công ty, cần xác định nên mua bao nhiêu nguyên vật liệu và mỗi lần mua với sản lượng bao nhiêu để tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí, ứ đọng vốn hay thiếu hụt làm ách tắc sản xuất ở công ty Dệt may 29/3, sợi là NVL chính dùng cho ngành dệt may và là NVL tồn kho chủ yếu. Do đó, ta có thể sử dụng mô hình EOQ để xác định số lượng sợi một lần mua, số liệu sợi tồn kho hợp lý tại công ty. Đây là mô hình sản lượng sợi đặt hàng hiệu quả nhất.

Công thức như sau:

Q* = H

S.D2

Trong đó:

Q* : sản lượng sợi đặt hàng tối ưu

S: chi phí một lần đặt hàng

D: sản lượng sợi cần sử dụng trong năm

H: Chi phí tồn trữ cho 1 kg sợi

Ở Công ty Dệt may 29/3 chi phí tồn trữ thường chiếm 5% chi phí mua hàng, giá 1kg sợi bình quân khoản 28.000đ/1 kg. Chi phí tồn trữ cho 1kg sợi là 28.000đ x 5% = 1.400đ.

Sản lượng khăn bông dự kiến tiêu thụ năm 2003 là 500 tấn khăn. Định mức sản xuất 1 kg cần 1,12kg sợi nên số lượng sợi cần dùng sản xuất trong năm là 560.000kg sợi. Chi phí mỗi lần đặt hàng khoản 1.000.000 đồng.

Như vậy, lượng đặt hàng tối ưu trong năm như sau:

Q* = 400.1

000.000.1x000.560x2 = 28.284,3 kg.

Số lần mua tối ưu trong năm:

Trang 41

Page 42: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

n = 3,284.28

000.560 ≈ 20 lần.

Chi phí đặt hàng trong năm:

20 x 1.000.000 = 20.000.000 đồng

Chi phí tồn kho: = 2

400.1x3,284.28 = 19.799.010đồng

Tổng chi phí tồn kho trong năm:

20.000.000 + 19.799.010 = 39.799.010đ

Công ty dự kiến sợi dự trữ bảo kiểm là 500kg, khi đó lượng sợi dự trữ trung bình tối ưu là:

2

3,284.28 + 500 = 14.642,15 kg.

Vốn lưu động bình quân ( V ) cần cho lượng sợi tồn kho:

V = nàmtrongmualáönSäú

khotäönphêchitäøngmuagiaï +

= 20

010.799.39000.560x000.28 + = 785.989.950 đồng.

- Một vấn đề làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động không thể không nói đến là việc cấp phát nguyên vật liệu ở công ty. Trong quá trình sản xuất, công ty cấp phát nguyên vật liệu theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất căn cứ vào định mức và số vật tư có trong kho, trong khi đó khâu lập kế hoạch định mức tiêu hao nguyên vật liệu chưa được coi trọng ở công ty. Công ty cứ giữ định mức cũ 1,12 kg sợi để sản xuất 1 kg khăn khi đã có sự thay đổi về máy móc, công ty cũng chưa có kế hoạch giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Vì vậy việc cấp phát theo cách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận sản xuất, nhưng ảnh hưởng sử dụng vật tư không hợp lý. Để khắc phục tình trạng này, đi đôi với việc thay đổi máy móc, công ty cần tiến hành lập lại định mức tiêu hao nguyên vật liệu và phấn đấu đạt đến định mức đó, việc cấp phát nguyên vật liệu sẽ dựa theo hạn mức. Dựa vào hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu, căn cứ vào số lượng cần sản xuất, lập phiếu cấp phát hạn mức giao cho các bộ phận sản xuất và kho. Căn cứ vào phiếu, kho chuẩn bị và định kỳ cấp theo số lượng ghi trong phiếu. Như vậy, theo cách này vừa đảm bảo tính chủ động cho bộ phận sử dụng như bộ phận cấp phát, vừa đảm bản khâu quản lý nguyên vật liệu được chặt chẽ, chính xác.

2.2. Biện pháp quản lý sản phẩm dở dang tại công ty:

Sản phẩm dở dang là một bộ phận trong hàng tồn kho, có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất cũng như trong quản lý sử dụng vốn

Trang 42

Page 43: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

lưu động. Nếu sản phẩm dở dang trong khâu sản xuất cao sẽ làm chậm vòng quay vốn lưu động, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty, nhưng nếu quá thấp dễ dẫn đến việc gián đoạn sản xuất giữa các khâu, không đảm bảo hiệu quả sản xuất và cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cần phải cải tiến công tác quản lý sản phẩm dở dang giữa các khâu sản xuất được tốt hơn.

Với công ty Dệt may 29/3 việc sản xuất thông qua một dây chuyền sản xuất liên tục, tuy nhiên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng tương đối cao (năm 2002, chiếm 46,4% trong tổng giá trị hàng tồn kho) làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Điều này là do tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, do việc trang bị máy móc chưa đồng bộ làm cho một số bộ phận sau phải chờ bộ phận trước. Do đó, mà hoạt động chưa hết công sức và điều này ảnh hưởng đến chiều hướng tích cực trong việc sử dụng VLĐ tại công ty, vì vậy cần phải đầu tư đúng lúc và có hiệu quả vào máy móc, thiết bị sản xuất đảm bảo cho dây chuyền sản xuất hoạt động được đồng bộ, tăng năng suất lao động và đồng thời cũng giảm bớt sản phẩm dở dang trong hàng tồn kho.

Ngoài ra một số biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản phẩm dở dang là công ty cần kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất quản lý máy móc thiết bị như: di tu, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.

2.3. Biện pháp giảm tồn kho thành phẩm:

Muốn tăng vòng quay hàng tồn kho thì doanh nghiệp nào cũng quan tâm nhiều đến việc tiêu thụ thành phẩm vì bên cạnh việc tăng vòng quay của hàng tồn kho thì còn làm tăng hiệu quả sản xuất vốn lưu động đồng thời tăng lợi nhuận doanh nghiệp để tăng vốn nhằm tái sản xuất.

Hiện tại công ty đang quản lý một số máy móc thiết bị lạc hậu nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ đó làm cho hiệu quả của công ty thấp. Để khắc phục tình trạng trên công ty cần phải đổi mới máy móc trang thiết bị, sửa chữa bảo dưỡng lại những máy móc thiết bị hiện có nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó giảm được lượng sản phẩm tồn kho làm cho vốn lưu động bị ứ đọng.

Trong khi từng bước thay đổi trang thiết bị, máy móc hiện đại. Công ty cần cố gắng giữ những khách hàng quen thuộc của mình có thể bằng các biện pháp kích thích tiêu thụ hay tập trung nghiên cứu đa dạng hoá những sản phẩm đang được khách hàng nước ngoài ưa chuộng như áo choàng tắm, khăn trải giường.. .Đối với thị trường trong nước, đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn, dồi dào với những đòi hỏi chất lượng không cao lắm, nên công ty cần nghiên cứu kỹ thị trường này, đưa ra các biện pháp kích thích tiêu thụ, mở rộng việc tiêu thụ qua các đại lý.

Trang 43

Page 44: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Thực tế, hiện nay người tiêu dùng sử dụng khăn nhiều nhưng bản thân mỗi người tiêu dùng đều không biết mình đang sử dụng sản phẩm nào của công ty nào, chất lượng khăn của mỗi công ty ra sao. Vì vậy, công ty cần tìm mọi biện pháp làm nổi bật hình ảnh sản phẩm của mình trong nhận thức của người tiêu dùng, có thể bằng cách đi chào hàng, trưng bày sản phẩm, có chính sách chiết khấu ... cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, công ty cần mở rộng việc bán hàng của mình ra 2 thị trường lớn trong nước: thị trường miền Bắc, thị trường miền Nam. Đây là 2 thị trường tiêu thụ lớn trong nước và có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh nên để mở rộng sang 2 thị trường này thì công ty cần nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp.

Đối với ngành may mặc, công ty cần tìm kiếm khách hàng, tự thiết kế sản phẩm hợp thời trang để từng bước chuyển từ hình thức gia công sang xuất khẩu hay tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước.

3. Biện pháp quản lý khoản phải thu:

Khoản phải thu là một bộ phận của VLĐ, việc quản lý khoản phải thu có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt cũng như thực tế tình hình kinh doanh của công ty hiện nay thì việc cho khách hàng nợ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao quản lý khoản phải thu một cách có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Ở công ty Dệt may 29/3 hiện nay có một số khách hàng có yêu cầu thời hạn tín dụng nhưng chưa được quan tâm. Điều này có thể làm mất đi một mối lợi cho công ty vì đi kèm với việc nới rộng thời hạn tín dụng là sự tăng lên của doanh thu. Để đánh giá yêu cầu tín dụng của khách hàng, công ty nên thu thập các thông tin về tư cách tín dụng khách hàng, sau đó dùng phương pháp cho điểm để xác định thời hạn tín dụng có thể chấp nhận đối với khách hàng.

Thông qua việc áp dụng phương thức phân tích yêu cầu tín dụng sẽ thu hút được khách hàng có tài chính yếu hơn làm cho doanh số bán tăng lên, bên cạnh đó phải bỏ ra các khoản chi phí như chi phí vốn đầu tư cho việc áp dụng yêu cầu tín dụng, chi phí cho việc thu tiền ... Do đó, công ty còn tính toán phần chênh lệch giữa thu nhập tăng thêm và chi phí tăng thêm để đảm bảo có lời cho doanh nghiệp ta tiến hành như sau:

Bước 1: Phân loại khách hàng dựa trên tỷ trọng doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty qua các năm.

Bước 2: Xác định yêu cầu của thời hạn tín dụng của khách hàng: căn cứ vào sổ theo dõi công nợ của công ty để xác định thời hạn tín dụng mà khách hàng yêu cầu.

Trang 44

Page 45: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Bước 3: đánh giá khách hàng bằng phương pháp cho điểm. Tổng số điểm tối đa là 10, trong đó:

+ Phẩm chất, tư cách tín dụng: dựa vào khả năng thanh toán của khách hàng đối với doanh nghiệp về các khoản nợ. Điểm tối đa là 4.

+ Vốn của khách hàng: đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Điểm tối đa của khoản này là 1.

+ Năng lực trả nợ: dựa vào khả năng thanh toán của khách hàng đối với các khoản nợ mhà doanh nghiệp phải trả. Điểm tối đa là 2.

+ Thế chấp: xem xét tài sản dùng để tài trợ cho các khoản nợ. Điểm tối đa là 2.

+ Điều kiện kinh tế: nói đến khả năng phát triển của khách hàng dựa trên đánh giá chủ quan của doanh nghiệp. Điểm tối đa là 1.

Bước 4: Xác định độ tin cậy đối với khách hàng: Tổng điểm x 10/100.

Thời hạn tín dụng có thể chấp nhận

=Độ tin cậy về yêu cầu tín

dụng từng KHx

Thời hạn tín dụng khách

hàng yêu cầu

Bước 5: Xác định doanh số tăng thêm khi áp dụng thời hạn tín dụng mới cho khách hàng.

- Tính thu nhập ròng tương ứng với phần tăng thêm:

TNR = TN tăng thêm - Chi phí vốn đầu tư

Trong đó :

TN tăng thêm

=Doanh thu tăng thêm

-Giá vốn tương

ứngvới DT tăng thêm+

Chi phí khác

Chi phí vốn đầu tư = khoản phải thu tăng thêm x chi phí vốn

Khoản phải thu tăng thêm

=Doanh thu tăng thêm

xThời hạn tín dụng có thể chấp nhận

360

Nếu TNR > 0 : chấp nhận đối với khách hàng.

Nếu TNR <=0: không chấp nhận thời hạn tín dụng cho khách hàng.

Hiện nay, công ty chưa mở sổ theo dõi chi tiết công nợ phải thu theo thời hạn thanh toán, để quản lý tốt công nợ phải thu nhằm thu hồi vốn lưu động cho công ty để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy cần phải mở sổ chi tiết công nợ phải thu

Trang 45

Page 46: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

theo thời hạn thanh toán để quản lý các khách hàng nợ và theo dõi thời gian thu hồi nợ (theo các hợp đồng mua bán sản phẩm của công ty đối với khách hàng).

SỔ THEO DÕI CHI TIẾT CÔNG NỢ

Đối tượng khách hàng:

Địa chỉ:

TT

Chứng từ Nội dung Phát sinh Số dư Thời hạn thanh toánSố Ngày Nợ Có Nợ Có

Số dư đầu kỳ:

Theo thiết kế mẫu sổ theo dõi chi tiết công nợ từng khách hàng nhất là thời hạn thanh toán để có cơ sở yêu cầu khách hàng thanh toán đúng theo thời hạn cam kết trong hợp đồng, qua đó biết được thời điểm nêu sẽ thu hồi được công nợ của khách hàng để cho nhà quản lý tốt vốn lưu động mà có ở khách hàng.

Đến cuối mỗi quý, kế toán công nợ phải tổng hợp các khách hàng nợ để theo dõi khoản công nợ phải thu đến hạn như sau:

K.hàngTổng dư nợ

Thời hạn

thanh toán

Thanh toán đúng hạn

Quá hạnGhi chú1-

15ngày16-

30ngàyTrên 30

ngày

Cộng

Trang 46

Page 47: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

Lời mở đầu

Vốn là một yếu tố quan trọng và cần thiết phải quan tâm đối với bất kì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Bởi lẻ, muốn đứng vững trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa nhiều thành phần kinh tế thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một số vốn đủ mạnh để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đồng thời cũng nhằm mục đích mở rộng quy mô sản xuất. Việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động. Do đó vấn đề về vốn là vấn đề không thể không đề cập đến.

Mặt khác, Công ty Dệt may 29/3 là một doanh nghiệp Nhà nước ra đời cách đây hàng chục năm. Trong những năm trở lại đây khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, quá trình kinh doanh ngày càng mở rộng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi công ty cần phải năng động, sáng tạo trong quá trình kinh doanh cũng như việc sử dụng và khai thác tối ưu các nguồn vốn lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình. Trong khi đó, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty trong những năm trước là chưa tốt, đó là tình trạng thiếu vốn, khả năng thanh toán kém, vay vốn ngân hàng lớn, chịu lãi vay cao. Do vậy, mỗi quyết định liên quan đến việc đầu tư vốn phải được cân nhắc thận trọng. Câu hỏi đặt ra với công ty là làm thế nào để quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả.

Để tìm hiểu những vấn đề nêu trên, nên em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3”.

Trang 47

Page 48: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

PHỤ LỤCBẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2002

Ngày 31/12/02002

TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM

A. TSLĐ VÀ ĐTNH 100 47.881.265.845 68.897.800.484

I. Tiền 110 449.815.261 814.497.523

1. Tiền mặt tại quỹ 111 70.524.277 41.451.117

2. Tiền gởi ngân hàng 112 379.290.984 773.046.406

III. Các khoản phải thu 130 8.019.644.689 11.709.477.996

1. Phải thu của khách hàng 131 6.451.096.366 7.885.994.046

2. Trả trước cho người bán 132 489.611 260.309.719

3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 512.229.898 1.168.930.179

4. Phải thu nội bộ 134 1.551.882.966

- Vốn KD ở các đơn vị trực thuộc 135 -

- Phải thu nội bộ khác 136 1.551.882.966

5. Các khoản phải thu khác 138 1.055.828.814 842.361.086

6. Dự phòng cáckhoản phải thu khó đòi 139 -

IV. Hàng tồn kho 140 38.840.326.134 54.224.834.808

1. Hàng mua đang đi trên đường 141 -

2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 9.952.314.373 14.877.559.233

3. CCDC trong kho 143 305.994.517 431.400.142

4. Chi phí SXKD dở dang 144 15.877.021.353 25.157.951.416

5. Thành phẩm tồn kho 145 12.704.995.891 13.726.698.562

6. Hàng hoá tồn kho 146 -

7. Hàng gởi bán 147 31.225.455

8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 -

V. TSLĐ khác 150 571.479.761 2.148.562.957

1. Tạm ứng 151 448.624.500 608.100.928

2. Chi phí trả trước 152 280.011.758

3. Chi phí chờ kết chuyển 153 116.737.929 530.313.271

4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 6.117.332 730.137.000

Trang 48

Page 49: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

VI. Chi sự nghiệp 160 - 427.200

1. Chi sự nghiệp năm trước 161 427.200

2. Chi sự nghiệp năm nay 162 -

B. TSCĐ & ĐTDH 200 67.495.302.652 97.103.109.592

I. Tài sản cố định 210 53.043.595.866 54.009.446.961

1. TSCĐ hữu hình 211 53.043.595.866 54.009.446.961

- Nguyên giá 212 73.883.558.629 85.188.963.797

- Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (20.839.962.763) (31.179.516.836)

2. TSCĐ thuê tài chính 214

- Nguyên giá 215

- Giá trị hao mòn luỹ kế 216

3. TSCĐ vô hình 217

- Nguyên giá 218

- Giá trị hao mòn luỹ kế 219

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 75.000.000

1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 75.000.000

2. Góp vốn liên doanh 222

3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 228

4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229

III. Chi phí XDCB dở dang 230 14.451.706.786 43.018.662.631

IV. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn 240

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 115.376.568.497 166.000.910.076Z

Trang 49

Page 50: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2002

Ngày 31/12/02002

NGUỒN VỐN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂMA. NỢ PHẢI TRẢ 300 104.497.725.898 151.368.205.393I. Nợ ngắn hạn 310 63.185.113.653 83.371.072.1811. Vay ngắn hạn 311 48.416.821.127 63.356.074.4812. Nợ dài hạn đến hạn trả 3123. Phải trả cho người bán 313 9.247.757.738 9.893.677.4694. Người mua trả tiền trước 314 107.648.521 648.356.4655. Thuế và các khoản phải nộp cho NN 315 360.238.346 458.762.7596. Phải trả CVN 316 2.272.950.220 4.605.603.8097. Phải trả các đơn vị nội bộ 317 1.551.882.9668. Các khoản phải trả khác 318 2.779.697.701 2.856.714.232II. Nợ dài hạn 320 41.282.835.706 67.084.132.3501. Vay dài hạn 321 41.282.835.706 67.084.132.350III. Nợ khác 330 29.776.539 913.000.8621. Chi phí phải trả 331 913.000.8622. Tài sản thừa chờ xử lý 332 29.776.539B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 10.878.842.599 14.632.704.683I. Nguồn vốn quỹ 410 10.878.842.599 14.632.704.6831. Nguồn vốn kinh doanh 411 11.537.464.014 15.145.119.0282. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 (636.421.075) (636.421.075)3. Chênh lệch tỷ giá 413 (28.496.156) 114.651.3314. Quỹ phát triển kinh doanh 4145. Quỹ dự trữ 4156. Lãi chưa phân phối 416- Năm trước - Năm nay 7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 417 6.295.816 (20.644.601)8. Nguồn vốn đầu tư XDCB 418II. Nguồn kinh phí 420

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 115.376.568.497 166.000.910.076

Trang 50

Page 51: Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130814084709_65671

Chuyãn âãö täút nghiãûp

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2001, 2002

CHỈ TIÊU NĂM 2001 NĂM 2002

Tổng doanh thu Dệt - May 104.986.480.348 111.506.641.123

Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 85.867.288.297 94.911.847.324

Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 19.483.968 9.263.190

Chiết khấu

Giảm giá 19.483.968

Giá trị hàng bán bị trả lại 9.263.190

1. Doanh thu thuần 104.966.996.380 111.497.377.933

2. Giá vốn hàng bán 92.520.694.445 98.729.571.180

3. Lợi tức gộp (10-11) 12.446.301.935 12.767.806.753

4. Chi phí bán hàng 1.627.110.641 2.607.980.600

5. Chi phí QLDN 4.112.675.693 5.488.764.018

6. Lợi tức thuần từ hoạt động SXKD 6.706.515.601 4.671.062.135

- Thu nhập hoạt động tài chính 1.006.915.960 996.376.951

- Chi phí hoạt động tài chính 7.380.088.131 5.622.642.123

7. Lợi tức hoạt động tài chính (6.373.172.171) (4.626.265.172)

- Các khoản thu nhập bất thường 683.870.332 215.353.358

- Chi phí bất thường 836.402.074 85.133.303

8. Lợi tức bất thường (152.531.742) 130.220.055

9. Tổng lợi tức trước thuế 180.811.688 175.017.018

10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 57.859.738 56.005.445

11. Lợi tức sau thuế 122.951.950 119.011.573

Trang 51