93
Tấm Lòng Cha Trên Trời Tác giả: Floyd Mcclung jr Tại sao Tôi Sống trong Khu Đèn Đỏ ở Amsterdam? 1. Trái Tim Tan Vỡ của Con Người 2. Tấm Lòng Cha Trên Trời 3. Người Cha Chờ Đợi 4. Tấm Lòng Tan Vỡ của Cha Thiên Thượng 5. Chúa Là Người Cha Yêu Thương 6. Tại Sao Chúa Hàn Gắn Những Tấm Lòng Tan Vỡ 7. Làm Thế Nào Chúa Hàn Gắn Những Tấm Lòng Tan Vỡ 8. Những Hội Chứng của Saulơ 9. Cha Thuộc Linh Trong Chúa 10. Đối Phó với Sự Thất Vọng Phần Kết Phụ Lục A Phụ Lục B Tại sao Tôi Sống trong Khu Đèn Đỏ ở Amsterdam? Khi hai con tôi, Misha, Matthew và tôi ngắm xem một bức tranh nọ, chúng tôi cảm thấy thật buồn bã. Bức tranh này được vẽ trên một tấm vải lớn, với những đường nét rất mạnh bạo và như của một đứa trẻ. Trong bức tranh có hình của một người thật gầy với cái đầu hình vuông thật to. Màu sắc tối tăm và hình dáng thiếu sức sống khiến bức tranh này thật lạnh lùng và cay đắng. Mũi của người này giống như mỏ chim và hai cánh tay to lớn nhô ra khiến người này giống như một con quái vật. Bức tranh được đặt tên là Con Người . Nhưng một hướng dẫn viên ở viện bảo tàng Stedelijk tại Amsterdam cho biết, tên nguyên thủy của bức tranh là Cha Tôi vẽ ra bởi họa sĩ Karel Appel. Tôi và hai con tôi thảo luận về bức tranh này khá lâu. Họa sĩ Karel Appel đã có một mối tương giao như thế nào với cha mình? Quan trọng hơn nữa, chúng tôi thảo luận rằng việc này ảnh hưởng cái nhìn của anh ta với Chúa ra sao? Chúng tôi không biết Karel Appel có tin Chúa không? Và nếu có, ông ta có tin rằng Chúa là một người Cha yêu thương không? Tôi viết quyển sách này bởi vì hầu hết mọi người không biết Chúa là Người Cha yêu thương. Họ không biết Chúa là Đấng mà họ có thể yêu mến và tin cậy, một Người đáng được họ bày tỏ sự trung thành và sự dâng mình tuyệt đối. Mỗi người, dù tin Chúa hay không tin, đều có đôi lúc suy gẫm về câu

Tam long cha tren troi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tam long cha tren troi

Tấm Lòng Cha Trên Trời Tác giả: Floyd Mcclung jr

Tại sao Tôi Sống trong Khu Đèn Đỏ ở Amsterdam?1. Trái Tim Tan Vỡ của Con Người2. Tấm Lòng Cha Trên Trời3. Người Cha Chờ Đợi4. Tấm Lòng Tan Vỡ của Cha Thiên Thượng5. Chúa Là Người Cha Yêu Thương6. Tại Sao Chúa Hàn Gắn Những Tấm Lòng Tan Vỡ7. Làm Thế Nào Chúa Hàn Gắn Những Tấm Lòng Tan Vỡ8. Những Hội Chứng của Saulơ 9. Cha Thuộc Linh Trong Chúa10. Đối Phó với Sự Thất VọngPhần KếtPhụ Lục APhụ Lục B

Tại sao Tôi Sống trong Khu Đèn Đỏ ở Amsterdam?

Khi hai con tôi, Misha, Matthew và tôi ngắm xem một bức tranh nọ, chúng tôi cảm thấy thật buồn bã. Bức tranh này được vẽ trên một tấm vải lớn, với những đường nét rất mạnh bạo và như của một đứa trẻ. Trong bức tranh có hình của một người thật gầy với cái đầu hình vuông thật to. Màu sắc tối tăm và hình dáng thiếu sức sống khiến bức tranh này thật lạnh lùng và cay đắng. Mũi của người này giống như mỏ chim và hai cánh tay to lớn nhô ra khiến người này giống như một con quái vật.Bức tranh được đặt tên là Con Người . Nhưng một hướng dẫn viên ở viện bảo tàng Stedelijk tại Amsterdam cho biết, tên nguyên thủy của bức tranh là Cha Tôi vẽ ra bởi họa sĩ Karel Appel.Tôi và hai con tôi thảo luận về bức tranh này khá lâu. Họa sĩ Karel Appel đã có một mối tương giao như thế nào với cha mình? Quan trọng hơn nữa, chúng tôi thảo luận rằng việc này ảnh hưởng cái nhìn của anh ta với Chúa ra sao? Chúng tôi không biết Karel Appel có tin Chúa không? Và nếu có, ông ta có tin rằng Chúa là một người Cha yêu thương không?Tôi viết quyển sách này bởi vì hầu hết mọi người không biết Chúa là Người Cha yêu thương. Họ không biết Chúa là Đấng mà họ có thể yêu mến và tin cậy, một Người đáng được họ bày tỏ sự trung thành và sự dâng mình tuyệt đối. Mỗi người, dù tin Chúa hay không tin, đều có đôi lúc suy gẫm về câu

Page 2: Tam long cha tren troi

hỏi Đức Chúa Trời là ai và Ngài là Người như thế nào.Quyển sách này đã được viết ra nhằm cho bạn biết một khía cạnh khác để nhìn vào Chúa một cách khác ngoài những ai hay những gì mà thiếu vắng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.Có người tin Chúa, nhưng nghĩ rằng Ngài chỉ là một quyền lực vô tri, vô giác hoặc là một Đấng quá cao xa mà không thể biết đến một cách thân mật được.Có người khác muốn biết Chúa một cách thân mật, nhưng phải phấn đấu để làm điều này. Họ nhìn vào Chúa như một ông già, râu dài và bạc, bận áo đen, trừng trừng nhìn xuống từ thiên đàng tìm kiếm người nào đó để phán xét họ, vì họ đã dám cười trong ngày Chúa Nhật.Một phần của sách này cho thấy Chúa là Cha và làm sao điều đó liên quan với chúng ta là những người đang cố gắng phấn đấu để tin cậy vào Ngài, vì đã trải qua những đau khổ, những thắc mắc, hoặc những kinh nghiệm đầy thất vọng.Một phần khác của sách này chỉ dẫn chúng ta nên đáp ứng như thế nào đối với Chúa nếu thật sự Ngài là Người Cha yêu thương. Nói về Chúa: “Ngài là ai? Ngài như thế nào?” là một chuyện. Nhưng nói về trách nhiệm của chúng ta đối với Người Cha này là một việc khác nữa nếu thật sự Ngài là Đấng công bình và yêu thương.Tôi tin Chúa đã sáng tạo chúng ta để trở nên giống như Ngài, dĩ nhiên trong một tỉ lệ nhỏ hơn. Ngài sáng tạo chúng ta để chúng ta yêu thương lẫn nhau, có trách nhiệm chăm sóc tạo vật của Ngài, và để trở thành những người an tâm và tự tin biết rằng chúng ta là ai trước mặt Chúa. Nhưng sự ích kỷ và những vết thương nội tâm đã kìm giữ chúng ta lại, không cho chúng ta trở thành người mà Chúa mong muốn. Bạn có thể tưởng tượng thế gian này sẽ hạnh phúc như thế nào nếu chúng ta sống đúng theo ý định ban đầu của Chúa khi Ngài sáng tạo chúng ta.Vì Chúa thật sự quan tâm đến chúng ta, và vì chúng ta có thể được hàn gắn những vết thương lòng và thoát khỏi sự ích kỷ, ấy chính là động cơ thúc đẩy gia đình chúng tôi sống tại khu đèn đỏ ở Amsterdam. Ấy cũng chính là lý do chúng tôi đã sống ở Afghanistan trong ba năm, bởi vì những người như Steve mà lang thang vào nhà tôi ở Kabul, Afghanistan một ngày kia, và kể cho chúng tôi một câu chuyện hi hữu.

Trái Tim Tan Vỡ của Con Người

Tôi gặp người bạn trẻ này lần đầu tiên trên tầng năm của khách sạn Olfat ở Kabul, Afghanistan. Anh cho biết tên anh là Steve, nhưng tôi có cảm tưởng

Page 3: Tam long cha tren troi

rằng đây không phải là tên thật của anh. Chiếc quần jean của anh đã cũ và bạc màu, không phải vì anh theo thời trang mua những quần áo nhuộm sẵn, nhưng vì đã bận quá nhiều trên “con đường hippie”. Anh đã du lịch với một người bạn tên Jack từ Amsterdam trên xe buýt Magic, một hãng xe buýt rẻ tiền nhưng không bảo đảm hành khác sẽ đến nơi an toàn.Steve cố lẫn tránh và thối lui, và chỉ đến thăm vài lần trong những tuần đầu sau khi chúng tôi gặp nhau. Lúc đó chúng tôi gồm có Sally, vợ tôi, chính tôi, và một số người bạn đầy nhiệt huyết đảm trách một phòng mạch miễn phí cho những người Tây Phương đã bấp bênh đến Trung Á để tìm mạo hiểm, ma túy, vì quá chán ngán và thù hận nền văn hóa Tây Phương của họ. Nhiều người này đã bị đẩy ra ngoài vòng pháp luật của xã hội bởi sự ruồng bỏ và mặc cảm xa lạ. Không có điều gì xung quanh họ cho họ thấy họ có giá trị và được yêu mến trong nơi họ đang sống. Steve cũng như vậy, không phải là một trường hợp ngoại lệ.Tôi sẽ không bao giờ quên ngày mà Steve hỏi tôi nếu tôi muốn biết ngày hạnh phúc nhất trong đời anh là ngày gì không? Vì quá hăm hở để biết thêm về anh ta, tôi đã không ngờ được câu trả lời của anh sau đó. Lúc ấy anh ta vẫn rất khép kín và không muốn tâm sự về chính mình trong những lúc nói chuyện bình thường. Những nỗi đau thương khóa kín trong lòng anh và những sự thù hận dường như nổ tung trong một tràng lời nói căm phẩn, “Tôi sẽ nói cho ông biết ngày hạnh phúc nhất của đời tôi”, Steve nói với một nụ cười kỳ dị trên khuôn mặt, “Đó là ngày sinh nhật thứ mười một của tôi và cả hai cha mẹ tôi đã chết trong một tai nạn xe hơi!”Tôi không tin được những gì mà tai tôi đang nghe. Steve tiếp theo, “mỗi ngày trong cuộc sống của tôi, họ nói với tôi rằng họ thù ghét tôi và đã không muốn có tôi. Cha tôi ghen ghét tôi và mẹ tôi luôn luôn nhắc tôi rằng tôi chỉ là hậu quả của một sự rủi ro đáng tiếc. Họ đã không có ý định sanh tôi, và họ cũng không muốn có tôi. Tôi rất vui rằng họ đã chết”.Sau đó chúng tôi mất liên lạc với Steve. Nhưng tôi vẫn nhớ đến anh nhiều lần từ lúc đó.Steve là một trong nhiều thanh niên bước đi theo con đường hippie mà chúng tôi đã làm bạn ở Afghanistan. Rất nhiều người trẻ tuổi này đã chịu đau khổ, ruồng bỏ, và tìm lối thoát khỏi thực tế phủ phàng vì những mối liên hệ đổ vỡ trong gia đình.Trong những năm đầu của 1970, Sally và tôi khám phá rằng không phải chỉ có một số thanh niên “du lịch thế giới” này là một phần của một xã hội đau thương. Từ lúc đó chúng tôi đã đầu tư cuộc đời mình để giúp những người đổ vỡ và đau thương, và không chỉ những thanh niên hay những người bỏ nhà ra đi. Chúng tôi nhận thấy rằng không có giai cấp nào trong xã hội mà có thể tránh khỏi sự đau thương trong những mối liên hệ đổ vỡ.

Page 4: Tam long cha tren troi

Trong thập niên 1970, có người ước lượng rằng có khoảng 10 triệu phụ nữ Hoa Kỳ lệ thuộc vào thuốc an thần. Một nhà tâm lý học cho tôi biết khoảng 70% của tất cả những tội ác hung bạo đã gây ra bởi những thanh thiếu niên từ những gia đình ly dị hoặc gia đình chỉ có một mẹ hoặc một cha. Trung bình một bậc phụ huynh ở Châu Âu coi tivi ba tiếng rưỡi mỗi ngày nhưng chỉ để 30 giây trò chuyện với con cái mình!Không, những thanh thiếu niên đau khổ, ghiền thuốc phiện và đang hấp hối trong những “khách sạn” đầy rận rệp không chỉ có ở Afhanistan mà còn ở nhiều nơi khác. Họ là hậu quả của một thế hệ bị gieo rắc bởi chủ nghĩa cá nhân, vật chất, và khoái lạc. Cha mẹ họ đã khước từ Chúa, khước từ nền luân lý đạo đức tuyệt đối, và tầm quan trọng của đơn vị gia đình. Vì thế, sự ruồng bỏ và những vết thương nội tâm là thông thường . Con tôi có lần học trong một lớp với mười hai trẻ em khác mà cháu là đứa trẻ duy nhất đến từ gia đình có cha và mẹ còn sống bên với nhau.Chúng ta không thể làm ngơ trước những ảnh hưởng kinh hoàng mà xã hội hiện nay đang có trên cảm xúc của chúng ta. Sự lệ thuộc vào máy vi tính và kỹ thuật, sự thành thị hóa nhanh chóng, tội ác, sự hung bạo, và sự hăm dọa diệt chủng bởi vũ khí nguyên tử đã ảnh hưởng nhiều người một cách sâu đậm.Như tôi đã bày tỏ, câu chuyện của Steve không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nếu chúng ta để thì giờ quan tâm, và lắng nghe đến những người xung quanh, họ sẽ bắt đầu tin cậy chúng ta và mở lòng để chia xẻ với chúng ta những đau đớn và lo sợ của họ.Một thanh niên thượng lưu một ngày kia đến với chúng tôi xin được tư vấn (counseling). Anh ta tâm sự rằng cha của anh đã bắt anh quan sát khi ông hành hạ mẹ anh và cắt mẹ anh bằng con dao. Một em gái khác chia xẻ sự nhục nhã vì bị cưỡng hiếp bởi cha, anh em, và người ông của mình. Một thanh niên nữa tâm sự rằng cha mẹ anh đã giao anh cho ông bà vì họ không muốn nuôi anh. Anh không có ích lợi cho họ. Ông bà anh sau đó giao anh cho một viện mồ côi lúc năm tuổi, nơi mà anh bị đánh mỗi Chúa nhật bởi người cai quản nếu anh không chịu đi nhà thờ. Nhiều năm sau, anh trở thành người tin Chúa qua chúng tôi ở Afghanistan. Sau đó, anh trở về nhà với một món quà để bày tỏ tình thương và sự tha thứ đối với cha mẹ anh. Nhưng mẹ anh đã quát tháo lên và nhất quyết không cho anh vào nhà. Một người chồng trẻ tuổi đẹp trai khác đã rơi nước mắt vì anh không thể nhớ được một lần nào mà cha nói với anh rằng cha yêu anh.Chúng ta dễ quên rằng ngày nay trên thế giới vấn đề mà nhiều người mang những nỗi đau thương nội tâm là chuyện thường. Tôi đã từng thắc mắc tại sao tôi và vợ tôi thu hút nhiều người cần sự giúp đỡ quá như vậy. Tôi tự hỏi chúng tôi có điều gì bất bình thường không? Nhưng tôi kết luận rằng khi

Page 5: Tam long cha tren troi

chúng ta là những người theo Chúa, để thì giờ quan tâm và tạo ra một không khí yêu thương, tiếp nhận, và tha thứ, nhiều người sẽ mở lòng họ cho chúng ta.Một lần kia, Sally và tôi ngồi trong phòng của một cô gái mãi dâm trong khu đèn đỏ ở Amsterdam. Chúng tôi lắng nghe trong sự ngạc nhiên khi Annerie (không phải tên thật), cởi mở tâm sự với chúng tôi về mối liên hệ của cô với một người “mối lái”. Cô ta và một cô mãi dâm khác cùng trợ giúp người này. Anh ta sống nửa ngày ở nhà Annerie và nửa ngày ở nhà cô mãi dâm kia. Khi Sally hỏi cô ta tại sao cô bỏ tiền nuôi người này khi cô biết anh ta đang sống với một người đàn bà khác, cô ta trả lời sau vài phút suy nghĩ, “Gái mãi dâm cũng cần người để cùng khóc và cười”.“Tại sao?” Tôi tự hỏi. Tại sao một cô gái mãi dâm phải trả tiền để có tình bạn? Điều gì đã xảy đến thế giới chúng ta?Tôi sẽ không bao giờ quên một buổi tâm sự với một em gái ở Cornwall. Em đã khóc rất nhiều khi kể lại em đã chịu sự bối rối như thế nào, bởi vì cha em muốn có con trai. Em đã được đặt tên của một người nam và đã cố gắng để trở thành một người con trai để làm vừa lòng cha mình, nhưng em không thể làm được. Vì thế em đã mang một vết thương lòng, tất cả chỉ vì em là con gái và cha em đã khước từ em.Tôi cũng sẽ không quên một em gái khác được lớn lên trong một gia đình “tốt”, giàu có, và tin Chúa. Em đã ước gì mình chết đi, vì mẹ luôn so sánh em với người chị đã chết, rằng chị ấy luôn giỏi giang hơn em. Cuối cùng, trong sự tuyệt vọng, em cảm thấy con đường duy nhất mà em có thể khiến mẹ yêu em và hài lòng với em là em phải chết, bởi vì mẹ em luôn có sự trìu mến khi nói về người chị đã chết của em!Vậy thì chúng ta có lạ gì khi nhiều người có hình ảnh méo mó về Chúa? Họ nhìn Chúa qua những song sắt của kinh nghiệm của họ, và nếu những kinh nghiệm này là đau thương thì nó góp phần vào ấn tượng sai lầm về Chúa. Nhiều thanh niên phản ứng rất hung bạo khi được chia xẻ rằng Chúa là một Người Cha. Họ là những trẻ mồ côi thuộc linh: đau khổ, cô đơn, bối rối, và tách rời.Nếu đặt Chúa vào những nghịch cảnh trong cuộc đời thì khi có ấn tượng xấu về Chúa vì những kinh nghiệm đau buồn, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nhiều và sẽ khó có một mối liên hệ tốt với Chúa. Chúng ta không muốn nghe về Chúa hay nói về Ngài. Hoặc nếu chúng ta muốn biết về Chúa, chúng ta không thể đến gần trong sự yêu mến và tin cậy. Kinh Thánh cho biết điều này là “lòng buồn bã” và “trí bị nao sờn”. Châm ngôn chép “lòng khoái lạc làm cho mặt mày vui vẻ. Nhưng tại lòng buồn bã trí bèn bị nao sờn” (ChCn 15:13). “Tâm thần người nâng đỡ sự bịnh hoạn mình. Nhưng trí bị nao sờn ai chịu sao nổi” (18:14).

Page 6: Tam long cha tren troi

Một ví dụ về một người với tâm thần tan vỡ trong Kinh Thánh là Micanh, con của vua Saulơ. Cô ta đã được nuôi dưỡng trong một hoàn cảnh đầy va chạm và tranh chấp. Cha cô là một người không kiên nhẫn, không tự tin, dễ nóng giận và ghen ghét. Chắc chắn cô ta đã bị ảnh hưởng không ít bởi sự giận dữ không kềm chế của cha cô.Sự ghen ghét của Saulơ đối với Đavít, vua tương lai đã khiến ông nghĩ kế để sát hại Đavít. Để dụ dỗ, ông đã hứa gả con gái mình cho Đavít nếu Đavít giết 100 người Philitin (kẻ thù của dân Do thái lúc bấy giờ), Saulơ nghĩ bụng “chắc chắn Đavít sẽ bị dân Philitin giết chết và hắn sẽ khuất mắt ta mãi mãi”.Nhưng bực tức thay cho Saulơ, Đavít thành công. Hơn thế nữa, Đavít làm trội hơn điều Saulơ đòi hỏi: Đavít giết 200 quân Philitin! Saulơ gả Micanh làm “giải thưởng” cho Đavít. Tuy nhiên chẳng bao lâu Đavid phải lẩn trốn trước một cơn thịnh nộ khác của Saulơ và đã để Micanh lại. Vài năm sau, Đavít trở lại và lúc đó Micanh đã lấy một người đàn ông khác. Đavít nhất quyết đòi nàng trở lại, nghịch với ước muốn của nàng và chồng mới của nàng. Cuối cùng, Micanh đã bị tách ra khỏi vòng tay của người chồng của mình và bị ép trở lại với Đavít, mặc dù người chồng của cô đau khổ và than khóc không muốn sự chia ly.Dường như Micanh bị di chuyển từ người đàn ông này đến người đàn ông khác như là một con chốt trong một ván cờ. Lòng tôi đau xót cho Micanh. Vì lớn lên trong một hoàn cảnh như vậy, thật dễ hiểu tại sao cô phản ứng lại với Đavít trong sự đắng cay. Và sau cùng sự đắng cay này đã dẫn dến sự đối đầu với Đavít.“Nhưng khi hòm của Đức Giêhôva vào thành Đavít, thì Micanh, con gái của Saulơ, dòm ngang qua cửa sổ, thấy Đavít múa nhảy trước mặt Đức Giêhôva, thì trong lòng khinh bỉ người... Đavít cũng trở về đặng chúc phước cho nhà mình. Nhưng Micanh, con gái của Saulơ, đến đón người mà nói rằng: Hôm nay vua Ysơraên được vinh hiển thay, mà ở trần trước mặt các con đòi của tôi tớ vua, làm như một kẻ không ra gì vậy! Đavít đáp với Micanh rằng: Ấy tại trước mặt Đức Giêhôva, là Đấng đã chọn lấy ta làm hơn cha nàng và cả nhà người, lập ta làm vua Chúa Ysơraên, là dân của Đức Giêhôva; phải, trước mặt Đức Giêhôva, ta có hát múa. Ta sẽ hạ mình xuống nhiều hơn nữa, tự xem mình là hèn mạt. Dầu vậy, những con đòi nàng nói đó lại sẽ tôn kính ta. Vì vậy, Micanh, con gái Saulơ, không sanh con cho đến ngày nàng thác.”(IISa 2Sm 6:16, 20-23)Micanh đã bị tổn thương trầm trọng. Thật rất khó cho cô, cũng như những người trong trường hợp của cô. Nhưng chỉ có một lối thoát khỏi ngục tù của sự đau thương, là sự tha thứ. Bạn có thể phản đối rằng điều này không thể

Page 7: Tam long cha tren troi

làm được. Không đâu, không phải không làm được đâu! Rất khó, nhưng có thể làm được. Nhiều người đã làm được điều này và ngày nay họ đã được sự tự do. Tôi biết vì tôi đã tâm sự và cầu nguyện với nhiều người như vậy.Ngày nay có nhiều người trong tình cảnh của Micanh, nhưng họ không phải kết cuộc như cô, hay như Steve, chàng thanh niên quá hao mòn với hận thù đến nỗi anh mừng rỡ vì cha mẹ anh chết đi.Điều gì gây nên sự khác biệt này? Tấm lòng của Cha Trên Trời. Chỉ có Ngài mới thay đổi chúng ta, hàn gắn chúng ta, và ban cho chúng ta sự trọn vẹn trở lại. Nhưng trước hết chúng ta phải dò xét kỹ lưỡng tại sao chúng ta bị tổn thương. Hơn nữa, những vết thương này đang cản trở tình yêu thương của Người Cha và sự hàn gắn của chúng ta như thế nào?

Tấm Lòng Cha Trên Trời

Cô bé là một thiếu nữ hay e thẹn, và cao hơn một số bạn. Tôi đã rất mệt mỏi và tôi không muốn nói chuyện nữa nhất là với một thiếu niên đang vui cười. Tôi vừa giảng dạy xong cho một nhóm thiếu niên Nam Phi về tấm lòng của Cha thiên thượng và tôi rất mong muốn được nghỉ ngơi. Nhưng có một điều gì đó đã cáo trách tôi khiến tôi phải lắng nghe cẩn thận những gì em sắp nói.Câu hỏi của em dường như vô nghĩa, nhưng tôi tự hỏi không biết em đang cố gắng để tâm sự với tôi một điều gì khác không? Có lẽ câu hỏi của em chỉ là cách để duy trì cuộc đàm thoại giữa em với tôi cho đến khi em có thể tâm sự hết những gì từ đáy lòng của mình. Tôi chờ đợi, và sau khi em nói xong, tôi hỏi em có điều gì muốn nói thêm không? Em thấy lòng nhẹ hẳn lên. Sau đó, em ngồi xuống bên tôi trong một giảng đường chật hẹp, đông đúc, và nói thầm vào tai tôi. “Mục sư cho phép em khóc trên vai của mục sư nhé?” “Được”, tôi trả lời, “Nhưng em phải cho tôi biết tại sao?”Cô bé bắt đầu tuôn tràn nước mắt khi câu chuyện được bày tỏ ra. Cha em đã chết khi em còn rất nhỏ. Từ lúc đó, em không có người nào để dựa vào mà khóc, không người cha để tâm sự về những thắc mắc, thất vọng, những thành đạt trong trường học và những dự định trong cuộc sống. Trong lòng em có một nỗi đau buồn. Em rất nhớ cánh tay đã ôm ấp và an ủi em ngày nào.Cô bé khóc trên vai tôi, không e lệ, trước các bạn của em, và sau đó chúng tôi trò chuyện với người Cha thiên thượng. Chúng tôi xin Cha hàn gắn vết thương mà đã khiến lòng em thiếu vắng.Và Chúa đã làm điều đó. Vài năm sau khi tôi trở lại Nam Phi, tôi gặp lại em. Lúc đầu, tôi không nhận ra em. Nhưng sau khi em nhắc lại với tôi, những kỷ niệm tuôn tràn trở lại. Em cảm ơn tôi đã cầu nguyện với em và chia xẻ cuộc đời em đã thay đổi như thế nào. Trong thời gian ngắn ngủi đó em đã kinh

Page 8: Tam long cha tren troi

nghiệm được tình yêu thương của Cha thiên thượng.Một trong những khải tượng tuyệt diệu nhất từ Kinh Thánh là Đức Chúa Trời chính là Cha chúng ta. Thế nhưng bạn nghĩ như thế nào khi bạn nghe chữ “cha”? Bạn có nghĩ về sự bảo vệ, chu cấp, ấm áp, dịu hiền không? Hay chữ này vẽ lên những hình ảnh khác cho bạn? Từ Kinh Thánh Chúa đã cho thấy Ngài là người Cha nhân từ, tha thứ luôn và muốn sống cùng chúng ta trong từng khoảnh khắc của cuộc đời. Đây không phải chỉ là một hình ảnh đẹp đẽ nhưng cũng là một hình ảnh xác thực. Tuy nhiên dường như mỗi người đều có một ý nghĩa khác nhau về Chúa. Lý do là vì họ vô tình gắn cảm xúc và ấn tượng của họ đối với người cha trên thế gian và những người có uy quyền vào khái niệm của họ đối với Cha thiên thượng. Những kinh nghiệm đẹp đẽ khiến chúng ta biết và hiểu Chúa, cũng như những kinh nghiệm xấu gây ra những hình ảnh méo mó về tình yêu của Chúa.Bạn có bao giờ ngẫm nghĩ tại sao chúng ta lại sinh ra trên thế gian này yếu đuối, thiếu thốn, nhưng rồi từ từ lớn lên trong thể xác, tinh thần, và cảm xúc, để trở nên một người tự lập và trưởng thành không? Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao Chúa không sinh chúng ta ra hoàn tất trong thân thể như Ngài đã dựng nên Ađam và Êva không?Tôi tin rằng Chúa muốn chúng ta sinh ra nhỏ bé, hoàn toàn lệ thuộc và bất lực, bởi vì Ngài muốn gia đình là nơi mà tình yêu của Ngài được bày tỏ ra. Chúa muốn gia đình là nơi những đưa trẻ lớn lên nhận biết mình được thông cảm, yêu mến, và tiếp nhận. Vì sống trong khung cảnh yêu thương và an toàn này, những đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin và sẽ có khái niệm đúng về chính mình như ý nghĩ mà Chúa có đối với các em. Các em là những đứa trẻ được yêu mến, trân trọng, quí giá, và tốt lành.Tuy nhiên, nếu lý tưởng này không xảy ra thì sao? Nếu cha mẹ bạn đã thất bại trong vài phương diện khi nuôi nấng bạn thì sao? Rất nhiều người đã chịu đau đớn và ruồng bỏ bởi gia đình mình đến nỗi những người này khó thấy được Chúa là ai. Tuy nhiên, hiểu biết được phẩm chất của Chúa là điều tối hậu nếu chúng ta muốn yêu Chúa.Tôi muốn nêu ra bảy phương diện mà dễ có quan niệm sai lầm về Chúa và tình yêu của Ngài cho chúng ta. Để dễ dàng thông đạt những điều này, tôi sẽ chỉ nói về phẩm chất Người Cha của Chúa. Tuy nhiên, rất quan trọng để chúng ta nhấn mạnh rằng Kinh Thánh dạy “Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”. Nói một cách khác, bản chất của Chúa gồm có cả nam lẫn nữ. Vì thế nếu một gia đình không có cả cha và mẹ thì không thể bày tỏ đầy đủ được tình yêu của Cha thiên thượng, bởi vì cả hai tượng trưng những khía cạnh riêng biệt về phẩm chất của Chúa. Khi gia đình chỉ có một phụ huynh, Chúa sẽ bù đắp cho sự thiếu tình thương từ người Cha hay người Mẹ khi chúng ta cầu

Page 9: Tam long cha tren troi

nguyện và xin Chúa giúp đỡ. Tuy nhiên, ý định của Chúa là chúng ta có cha lẫn mẹ vì khi hợp tác với nhau , cả hai phản ảnh một hình ảnh đầy đủ hơn về Chúa.Tôi muốn bạn nhìn vào quá khứ của mình và xem thử mối liên hệ của bạn với Chúa có bị ngăn trở trong bất cứ phương diện nào không? Bạn có bị ngăn trở bởi một sự thất bại, thiếu vắng tình thương chăm sóc, từ một hoặc cả hai cha lẫn mẹ của bạn trong những phương diện sau đây không?Uy quyền của Cha Mẹ Có bao giờ bạn đến nhà một người bạn và được tiếp đón bởi một chú chó con được nuôi trong nhà này không? Chó con này có thể lánh xa bạn, run rẩy sợ hãi, hoặc nhảy lên người của bạn bày tỏ tình cảm thân mật của nó qua cái lưỡi, cái đuôi và những móng chân dơ. Một chó con bị hất hủi không thể tin cậy bạn vì nó đã bị ngược đãi. Ngược lại một chú chó con vui mừng sẽ cố muốn “thoa bóp” mặt bạn với cái lưỡi của nó chứng tỏ nó có chủ nhân tốt. Và cũng như vậy là cách mà chúng ta đến gần với Chúa. Kinh nghiệm trong quá khứ ảnh hưởng sự đáp lại của chúng ta khi Chúa đưa tay Ngài cho chúng ta.Uy quyền có thể đem đến sự đau đớn cho người khác như thế nào? Hãy mường tượng một cánh cửa phòng ngủ bị đá mở toan. Một cậu bé bị đánh thức giấc giữa đêm khuya bởi một người đàn ông say rượu và giận dữ. Cậu bé kinh hoảng bị hành hạ tàn nhẫn trong đêm tơi bời bởi vóc dáng to lớn của người đàn ông mà em gọi là “cha”. Cậu bé này sẽ nghĩ gì khi em nghe chữ “cha” những năm sau này?Một em gái mãi dâm, mười lăm tuổi, với cặp mắt trống vắng, mỗi đêm làm những điều nhục mạ danh giá mình. Em không thiết đến điều gì xảy ra cho em nữa. Em đã không cảm thấy trong sạch từ khi em bị cha em cưỡng hiếp. Một cô gái mãi dâm khác ở Amsterdam nói vì sao cô lại không đòi tiền những người đàn ông đến với cô vì ông nội của cô đã làm điều đó “miễn phí”.Một thế hệ lảo đảo bước đi qua tuổi thanh thiếu niên, nhưng rồi cũng đem sự đau đớn cho chính con cái mình. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, điều này cứ vẫn tái diễn. Có ai an ủi chúng ta? Ai sẽ làm cha cho những đứa trẻ này? Cánh tay của ai sẽ rộng mở đủ để ôm ấp tất cả những đứa trẻ cô đơn trên thế giới? Ai sẽ rơi nước mắt vì sự đau đớn của chúng ta? Ai sẽ an ủi chúng ta trong sự cô đơn? Chỉ có Cha. Tấm lòng của Ngài tan vỡ vì bị những người con của Ngài khước từ, những người con mà Ngài mong muốn hàn gắn vết thương cho. Như chó con bị hất hủi, chúng ta thụt lui lánh xa Chúa nghĩ rằng Ngài cũng giống những người có uy quyền trong đời sống chúng ta. Nhưng Chúa không phải vậy. Chúa là tình yêu tuyệt hảo. Chúa là Người Cha mà đã dạy điều này cho các bậc cha mẹ, “Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con

Page 10: Tam long cha tren troi

cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó” (Eph Ep 6:4).Sự trung tín của Cha Mẹ Bạn là con của Chúa và ngay lúc này Chúa đang gọi tên bạn, nhưng có lẽ trong lòng, bạn nghi ngờ sự thành tín của Ngài. Khi còn bé, bạn đã phải kinh nghiệm sự thiếu vắng của người cha vì sự chết hoặc vì ly dị. Có lẽ bạn bị “mồ côi” bởi sự đòi hỏi của nghề nghiệp của cha mẹ bạn. Hay là những sự thất hứa và sự lơ là của cha mẹ trong ký ức của tuổi niên thiếu khiến ám ảnh bạn? Bạn có từng khóc la hàng giờ khi còn bé, nhưng không ai đến để xóa dịu sự khó chịu và cơn đói của bạn? Bạn có từng khóc thút thít sau cánh cửa khóa kín khi còn bé, bị bỏ rơi một mình? Bạn có cảm thấy không thể nhận diện được sự hiện diện của Chúa với bạn không? Tấm lòng của bạn đối với Chúa mềm mại hay chai đá với sự chua cay và nghi ngờ?Có lẽ bạn nói, “Nhưng nếu Chúa yêu tôi thật nhiều, tại sao tôi không cảm nhận được Ngài và thấy Ngài?” Chúa không là người phản bội bạn đâu, mà chính những người xung quanh bạn. Quá nhiều lần chúng ta thất bại, không trở thành tiếng nói và bàn tay của Chúa cho những người chưa biết Ngài. Rất ít người chịu để mình được hướng dẫn bởi tấm lòng tan vỡ của Chúa Jesus đối với những người cần được thấy tình yêu của Ngài bày tỏ qua chúng ta. Chúa Jesus không bị thu hút đến những nơi thoải mái, nhưng đến những người đau đớn. Ngài tìm kiếm chúng ta với tình yêu của Ngài từ lúc chúng ta thở hơi thở đầu tiên đến lúc chúng ta trút hơi thở cuối cùng.Cha Trên Trời của bạn đã ở cùng bạn chập chững bước đi. Cha đã ở với bạn qua sự đau khổ và thất vọng. Ngài cũng đang hiện diện hiện nay trong giờ phút này. Ngài đã cho cha mẹ của bạn tạm thời, và trong vài năm này họ có trách nhiệm dồn dập bạn với tình thương như tình thương của Ngài. Tình yêu thương và sự an toàn của một gia đình đã được Chúa định trước để chuẩn bị cho bạn nhận lấy tình yêu của Ngài. Nếu cha mẹ chúng ta thất bại đối với chúng ta, thì chúng ta phải nhận thức điều đó, tha thứ cho họ, và tiến lên tiếp tục mở lòng mình đối với tình yêu của Chúa. Cha yêu thương của bạn đang chờ đợi bạn, ngay lúc này, với cánh tay mở rộng. Điều gì đang kềm giữ bạn?Không nhiều người biết Chúa một cách trọn vẹn với cuộc sống ngắn ngủi trên trái đất này. Nhiều người trong chúng ta như tên cướp chết trên cây thập tự kề bên Chúa. Đầu tiên thì anh ta thấy một thân thể đẫm máu, biến dạng, nhưng sau đó anh nhận ra được phẩm chất thật của Chúa, và trong giây phút cuối của cuộc đời, đã vào gia đình của Chúa qua đức tin. Chúng ta cũng phải thấy xuyên qua được sự méo mó về Chúa gây ra bởi tôn giáo và sự thương mại. Chúng ta cũng phải vượt qua những sự thất bại của những người ruồng bỏ chúng ta, và nhìn thấy được Đấng yêu thương đang mở rộng vòng tay nói

Page 11: Tam long cha tren troi

rằng: “Còn Ta đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật” (GiGa 10:10).Nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được” (IITi 2Tm 2:13).Sự rộng lượng của Cha Mẹ Một vài năm trước đây người bạn tôi đã đến một làng quê ở Miền Nam Thái Bình Dương. Anh đã quan sát nhiều đứa bé đang chơi đùa với nhau. Và anh đã chia xẻ với tôi rằng các em này ít khi bị nghe những lời quở mắng như, “Đừng đụng vào cái này. Hãy để nó yên! Phải cẩn thận”. Những căn nhà của họ thật đơn sơ, chỉ có nền bằng đất, mái lợp tranh và những chiếc chiếu cuộn tròn được thả xuống mỗi tối để làm tường.Ngược lại, ngày nay những căn nhà tối tân đầy dẫy những thứ đồ đạc đắt tiền và mảnh mai và những máy móc hiện đại đã đem đến những lời quở trách cho các em vì bản tánh tò mò tự nhiên. Bao nhiêu lần những bà mẹ đã nổi cơn tức giận khi đứa con mình lỡ tay làm vỡ một vật đắt tiền hoặc có giá trị lưu niệm? Các em luôn được nhắc rằng đồ vật rất quan trọng và có giá trị lớn lao. Các em phải làm thể nào để chăm sóc nó. Các em ít khi nghe những lời đơn sơ, thân mật, “Cha mẹ yêu con ”.Có những ý nghĩ mà luôn được lập lại và rất tác hại xâm chiếm tiềm thức của tâm trí của các con em chúng ta. “Đồ vật quan trọng hơn tôi . Đồ vật quan trọng hơn tôi !” Chúng ta phải làm gì? Từ bỏ nhà cửa chúng ta? Dĩ nhiên là không. Nhưng chúng ta phải nhận thức rằng khái niệm của chúng ta về sự rộng lượng của Chúa có thể bị tàn phế bởi kinh nghiệm của chúng ta khi còn bé. Chúng ta phải thay đổi sự chọn lựa của chúng ta để tạo một bước đột phá (radical) ngõ hầu truyền đạt tình yêu thương của Chúa cho các con chúng ta.Thật ra sự rộng lượng là trong bẩm sinh của Chúa chúng ta. Những gì Chúa sáng tạo cho chúng ta thấy màu sắc rực rở, phức tạp và kiến trúc mà không cần phải quá công phu như vậy. Một bông hoa nhỏ đang long lanh trong nắng trên một triền núi ở Ý mang đầy ý nghĩa, mặc dù có thể mắt con người không bao giờ thấy nó. Nó không có giá trị kinh tế, nhưng nó được Chúa sáng tạo trong sự mong mỏi rằng một ngày nào đó, con cái của Ađam và Eva sẽ ngắm xem và hưởng phước bởi vẻ đẹp của nó.Sự biểu lộ lớn nhất về tấm lòng Người Cha của Chúa dường như đến từ sự quan tâm của Ngài vào các chi tiết của cuộc sống. Ngài ao ước chúng ta được hưởng nhiều cái bất ngờ bởi sự ban cho đặc biệt của Ngài. Những sự vui thú nho nhỏ, những vật quí báu mà chỉ có Cha mới biết chúng ta đang ao ước. Chúa không phải là một Người keo kiệt, luôn muốn chiếm đoạt, hoặc theo chủ nghĩa vật chất. Chúng ta dùng con người như đồ vật nhưng Chúa dùng đồ vật để ban phước cho con người. Con người có giá trị vô cùng, gấp

Page 12: Tam long cha tren troi

nhiều lần so với đồ vật. Chúa bày tỏ sự rộng lượng của Chúa qua nhiều cách hơn là chỉ qua những vật chất. Ngài cho chúng ta thấy những gì mà không chạm đến được nhưng nó có giá trị lớn hơn nhiều như: sự tha thứ, sự thương xót, và tình yêu.Tình yêu của Cha Mẹ Bạn có biết đối với Chúa bạn rất hấp dẫn hay không? Một trong những điều cản trở Ngài là khi chúng ta cảm thấy xác thịt chúng ta rất ghê tởm trước mặt Chúa. Khi con trai tôi bị lấm bùn ở sau nhà, tôi bồng em lên, tắm rửa em bằng vòi nước. Tôi ghét bùn đã làm bẩn con tôi, chứ không phải tôi ruồng bỏ con tôi.Đúng vậy, bạn đã phạm tội. Thật như thế, bạn đã phá vỡ trái tim của Chúa. Nhưng bạn vẫn là trung tâm điểm của tình yêu của Chúa - con ngươi của mắt Chúa. Ngài là người đeo đuổi chúng ta với tấm lòng tha thứ. Chúng ta nói rằng, “tôi tìm được Chúa”, nhưng thật ra, Chúa đã tìm được chúng ta sau bao nhiêu năm qua.Nhiều trẻ em, nhất là các em trai, đã lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương. Các em không được Cha mình thể hiện tình cảm một cách rõ rệt hoặc không được thông cảm khi các em bị đau khổ. Bởi vì con người có khái niệm sai lầm về nam nhi, chúng ta được khuyên rằng, “Con ơi, đừng khóc. Con trai không được khóc”. Chúa Jesus không như vậy. Sự thương xót và thông cảm của Ngài vô bờ bến. Ngài cảm thấy sự đau xót của chúng ta sâu đậm hơn chính chúng ta nữa vì Ngài nhạy cảm gấp mấy lần đối với sự đau khổ hơn chúng ta.Bạn có thể đã lảng quên hầu hết những nỗi đau buồn của bạn nhưng Chúa không quên. Ngài nhớ tuyệt đối từng thời điểm của đời sống bạn. Nước mắt bạn đang hòa trộn với nước mắt Ngài, ngay trong lúc này.Chúa đã ở cùng bạn khi bạn chịu sự trêu chọc ác độc của bạn bè trên sân trong trường và khi bạn bước đi một mình, cố tránh ánh mắt của những người xung quanh. Khi bạn ngồi một mình trong lớp toán, bối rối và chán nản, Ngài đã ở cùng bạn. Khi lên bốn tuổi, bạn bị lạc và lang thang rất sợ hãi trong đám đông, Chúa là Người cảm động tấm lòng của người phụ nữ hiền lành đó để giúp bạn tìm mẹ bạn. “Ta đã dùng dây nhân tình dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến” (OsHs 11:4).Đôi khi chúng ta không hiểu Chúa yêu chúng ta mê mẫn như thế nào. Cha mẹ bạn có thể khoe những tấm hình của bạn trong album. Nhưng điều đó làm sao so sánh được với khả năng vô hạn của Chúa để cùng vui sướng trước sự thành công của bạn. Chúa chính là Người đã nghe chữ đầu tiên phát ra từ miệng bạn. Những giờ phút mà bạn đã tìm tòi với những bàn tay bé nhỏ của bạn đã đem sự vui thỏa thật nhiều cho Cha Trên Trời. Những điều quý nhất của Chúa là những kỷ niệm về những tiếng cười trong quá khứ của bạn.

Page 13: Tam long cha tren troi

Chưa hề có một em bé như bạn và sẽ chẳng bao giờ có một em bé như bạn.Môise có một lần chúc phước cho các chi phái Ysơraên. Ông chúc phước cho một chi phái nọ rằng họ sẽ đặt nơi cư ngụ của họ giữa vai của Chúa (PhuDnl 33:12). Đây thật là một lời chúc phước tuyệt diệu. Đó cũng là nơi chúng ta cư ngụ. Dưới mắt con người dù chúng ta trở thành một người đầy uy quyền danh tiếng hay có chức vị quan trọng chúng ta sẽ không bao giờ ngưng là em bé trong cánh tay của Chúa.Sự hiện diện của Cha Mẹ Có một phẩm chất về Chúa mà ngay cả người cha mẹ tốt nhất cũng không thể làm được. Đó là khả năng của Chúa hiện diện với bạn luôn luôn. Là cha mẹ chúng ta không thể quan tâm cho con cái hai mươi bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày. Chúng ta là những tạo vật hạn chế mà không thể quan tâm đến nhiều việc cùng một lúc được. Nhưng Chúa thì khác. Không những Ngài có thể ở cùng bạn luôn luôn, Ngài còn quan tâm đến bạn trọn vẹn. “Lại hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài hay săn sóc anh em” (IPhi 1Pr 5:7).Chúa luôn luôn có những ý nghĩ trìu mến đối với bạn, làm như là chỉ có một mình bạn trên thế giới này thôi vậy. “Ngài làm điều đó như thế nào? Làm thế nào Ngài có thể quan tâm mật thiết đến với hàng tỉ người cùng một lúc”. Tôi không biết, nhưng tôi biết điều này không khó gì đối với Đấng sáng tạo thế gian. Ai biết được Ngài làm như thế nào? Hãy cứ vui hưởng điều này đi!Cha mẹ của bạn thường bận tâm với những công việc của họ, và đôi khi không chú ý gì đến những sự xảy ra nho nhỏ trong đời sống của bạn. Nhưng Chúa thì không phải vậy Chúa rất quan tâm. Chúa là Đấng coi trọng về chi tiết. Tại sao Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời đếm từng sợi tóc trên đầu bạn? Không phải là vì Đức Chúa Trời quan tâm đến toán học trừu tượng đâu. Ngài không phải là một máy vi tính mà đang cần những dữ kiện. Hình ảnh này cho chúng ta thấy rằng Chúa biết chúng ta rất chi tiết và Ngài quan tâm đến đời sống chúng ta.Hãy tưởng tượng một em trai đã làm việc suốt buổi chiều đóng đinh những miếng gỗ vụn. Cuối cùng em từ nhà kho đi ra và khoe với mẹ chiếc tàu chiến ba tầng. Em rất mong đợi cha về nhà. Hôm nay cha về trễ. Vào lúc 6.30 một người đàn ông mệt mỏi và bận tâm cuối cùng về đến nhà. Thức ăn tối đã nguội lạnh và đang chờ ông cũng như nhiều việc sửa chữa khác cần làm trong nhà. Em bé vui mừng hãnh diện khoe cho cha chiếc tàu này. Nhưng ông chỉ nhìn thoáng qua và cứ miệt mài với cái máy tính. Người cha không thấy, nhưng Chúa đã thấy. Cha Trên Trời luôn luôn thấy, và luôn luôn sung sướng nhận lấy những gì tay bạn đã làm. Ngài đã đang và sẽ luôn luôn là Người Cha thật của bạn. Đừng bao giờ bực tức đối với những thất bại của cha mẹ bạn. Họ chỉ là những em bé đã lớn lên và cũng đã có em bé khác. Ngược lại hãy vui mừng trong tình yêu thương tuyệt diệu của Cha Trên Trời.

Page 14: Tam long cha tren troi

Sự chấp nhận của Cha Mẹ Chúng ta đang sống trong một xã hội nhấn mạnh công suất của con người. Sự tiếp nhận luôn luôn có điều kiện. Nếu bạn được chọn vào đội banh, nếu bạn đem về nhà những điểm tốt, nếu bạn có dung nhan đẹp đẽ, nếu bạn có tiền, nếu bạn thành công thì bạn được thừa nhận và “được yêu”. Nhưng Chúa là Chúa của tình yêu thương vô điều kiện . Tình yêu thương của Chúa không dựa vào năng suất. Chúa yêu chúng ta vì Chúa là tình yêu thương . Những lời hứa của Chúa có điều kiện. Chúng ta phải vâng lời mới được phước. Nhưng tình yêu của Ngài vô điều kiện. Điều này có nghĩa là bởi vì Chúa là tình yêu thương, bởi bản tính và sự lựa chọn của Ngài chúng ta không cần phải làm gì để khiến Chúa yêu chúng ta. Chúng ta cần phải đến với Chúa để nhận tình yêu của Ngài, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải trở thành một người thánh thiện trước. Cứ đến ngay lúc này. Bạn chỉ cần thành thật với Ngài. Chúa rất vui sướng để tha thứ cho bạn. Mặc dù trong quá khứ bạn đã chống nghịch cùng Chúa mạnh liệt như thế nào, nhưng Ngài vẫn yêu bạn.Có lẽ bạn không có khả năng để nhận lãnh tình yêu và sự tán thưởng của Chúa. Một mối tình thật sự phải có sự trao tặng và nhận lãnh của tình yêu. Hãy tưởng tượng rằng một ngày kia tôi cảm thấy yêu đương và quyết định mua cho vợ tôi một đóa hoa và sau đó tặng vợ tôi và nói rằng: “Anh yêu em, Sally”. Thí dụ sau đó vợ tôi đi lấy tiền để trả cho đóa hoa này. Bạn nghĩ tôi sẽ cảm thấy như thế nào. Chắc chắn tôi không muốn vợ tôi làm điều đó! Tôi chỉ muốn vợ tôi đáp lại tình yêu mà tôi dành cho vợ tôi. Tôi muốn biết vợ tôi yêu tôi như tôi yêu vợ tôi.Bạn phản ứng như thế nào đối với Chúa nếu Ngài nói rằng Ngài yêu bạn? Bạn có thể nhận tình yêu của Ngài mà không phải rối rít làm điều này điều kia để được Ngài tán thành không? Một trong những hình ảnh đẹp nhất của sự bình an và thỏa lòng của con người là hình ảnh của một em bé đang ngủ trong vòng tay của mẹ, sau khi no nê. Đứa bé không còn bực bội và đòi hỏi nữa nhưng nghỉ ngơi trong sự ôm ấp của cánh tay yêu thương. Một sự vui thỏa đậm đà tràn dâng vào âm thanh của những bài ca ru ngủ của những người mẹ trong lúc này. Trong Kinh Thánh tiên tri Sôphôni có chép về tình cảm tương tự mà lòng của Chúa dành cho chúng ta “Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng quyền năng sẽ giải cứu ngươi: Ngài sẽ vui mừng cả thể vì cớ ngươi; vì lòng yêu thương mình Ngài sẽ nín lặng; và vì cớ ngươi Ngài sẽ ca hát mừng rỡ” (SoXp 3:17).Chúa đã yêu bạn rồi. Suốt cuộc đời bạn đã phải gắng sức có thành tích và tranh đấu. Kể cả khi là một em bé bạn đã bị so sánh với những em bé khác. Người này nói bạn mập quá hay ốm quá, hoặc thừa hưởng cái chân của cha bạn hoặc mũi của mẹ bạn. Nhưng Chúa đã vui sướng với sự đặc biệt của bạn

Page 15: Tam long cha tren troi

và Ngài vẫn đang vui sướng.Đúng, trong đời sống bạn và qua đời sống bạn có bao nhiêu chuyện cần làm. Sẽ có những ngày mà Chúa cho bạn thấy sự thông hiểu sâu sắc trong lãnh vực tội lỗi và ích kỷ của đời sống bạn mà cần được thay đổi và vâng phục. Nhưng Chúa không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự thay đổi. Chúa biết sự hạn chế của chúng ta và Ngài ban cho chúng ta quyền năng và ân điển để làm công việc mà Chúa đòi hỏi chúng ta. Chúa rất dịu hiền và thương xót. Nhiều lúc Chúa chỉ nói “Ta yêu con”. Ngay cả khi Chúa không vui với những gì chúng ta đã làm, Chúa vẫn yêu chúng ta. Con tôi có lần học được một bài hát mà tóm tắt được tình yêu thương vĩ đại mà Chúa đã cho chúng ta.Chúa Giêxu yêu tôi khi tôi làm tốt, Khi tôi làm những điều tôi nên làm. Chúa Giêxu yêu tôi khi tôi làm xấu, Mặc dù Ngài rất đau buồn.Sự truyền thông của Cha Mẹ Bạn có cảm thấy khó khăn nhìn thẳng vào mắt của người mà mình đang nói chuyện không? Có phải trước đây những lúc duy nhất mà bạn nhìn thẳng vào mắt của cha mẹ bạn là những lúc họ la mắng và chỉ trích bạn không?Sự giao thông một cách cởi mở và ấm cúng thì rất khó cho nhiều cha mẹ nhất là những người cha. Nhưng Chúa luôn luôn nói lên tình yêu của Ngài cho chúng ta. Thật vậy Ngài yêu chúng ta đến nỗi Ngài ban cho chúng ta Con Một của Ngài, hầu cho ai tin Con ấy không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời (GiGa 3:16).Một em gái có lần nói với tôi rằng em không thể cầu nguyện. Dường như thiên đàng là một bức tường đá. Em không nhớ bao giờ nghe được tiếng Chúa nói trong lòng em. Khi chúng tôi cầu nguyện với nhau em nhận thấy rằng em coi Chúa như cha ruột của mình - một người tốt, nhưng là một người rất yên lặng và nhút nhát. Ông ta ít khi nói chuyện với con mình và không bao giờ nói với chúng rằng ông yêu chúng. Khi cô ta thú nhận rằng cha cô ta đã là một người yếu đuối kể cả phụ lòng em, em đã có thể tha thứ và chấp nhận ông như vậy. Điều này đã mở rộng một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ trong mối liên hệ của em với Chúa. Đức tin đã được tuôn ra trong lòng em để em cầu nguyện, biết rằng Chúa yêu em và em đã nghe được tiếng Chúa.Nếu bạn thấy bạn bị cản trở trong mối liên hệ với Chúa, bởi vì một số thất bại của cha mẹ bạn thì hãy đem những điều này đến với Chúa. Bạn phải tha thứ trong tấm lòng đối với những người đã xúc phạm đến bạn. Nếu bạn không tha thứ sự cay đắng sẽ hủy diệt bạn và bạn sẽ không thấy được sự bình an với Chúa. Hãy cũng nhận thức rằng không phải chỉ một mình bạn là như vậy đâu. Tôi chưa hề gặp một người toàn hảo hoặc một bậc phụ huynh mà không có lỗi lầm. Tất cả mọi người đều phải chịu những sự đau khổ khác nhau trong cuộc sống. Điều quan trọng là bạn biết thật sự Chúa là ai chứ

Page 16: Tam long cha tren troi

không phải bạn nghĩ Chúa là ai. Ngài là bậc cha mẹ toàn hảo. Ngài luôn luôn kỷ luật trong tình yêu thương. Ngài là thành tín, rộng lượng, nhơn từ và công bằng. Ngài yêu bạn là một người đặc biệt đối với Ngài. Bạn có muốn nhận tình yêu thương và trìu mến của Ngài không? Bạn có muốn mở lòng và bước vào một mối liên hệ mật thiết với Người Cha thật sự không? Ngài đang kiên nhẫn chờ đợi bạn đến với Ngài.

Người Cha Chờ Đợi

Người ta nói với tôi rằng lần đầu tiên Sawat lên lầu thượng của khách sạn, anh rất sửng sốt. Anh ta không bao giờ nghĩ rằng có những việc như vậy. Mỗi phòng có một cửa sổ nhìn ra hành lang và trong mỗi phòng có một cô gái. Một số trông lớn tuổi và đang đùa giỡn. Nhưng nhiều cô chỉ có mười hai hoặc mười ba, và có em nhỏ hơn nữa. Họ trông bối rối và sợ hãi.Đây là lần đầu tiên Sawat bước vào thế giới mãi dâm của Bangkok. Tất cả đều bắt đầu trong sự ngây thơ khờ dại, nhưng chẳng bao lâu anh đã bị sa vào tội lỗi như một miếng gỗ trong một dòng sông giận dữ. Dòng sông này quá mạnh và quá nhanh đối với anh.Chẳng bao lâu anh bắt đầu bán thuốc phiện cho những khách hàng và thương lượng để đem du khách đến khách sạn. Anh đã hạ thấp đến độ giúp đỡ mua bán những thiếu nữ, thiếu niên, một vài em chỉ chín hoặc mười tuổi. Đây là một sự thương mại ghê tởm, và anh trở thành một trong những “nhà thương mại” trẻ tuổi và quan trọng.Sawat trở thành một nhân vật chính yếu trong những nhà thương mại lớn nhất và ghê tởm nhất trên thế giới: kinh doanh về tình dục ở Thái Lan. Người ta ước lượng rằng có trên 10% của tất cả thanh thiếu niên nữ ở Thái Lan trở thành gái mãi dâm. Những lầu thượng của đa số các khách sạn được dùng làm điều này. Những phòng sau của các sàn nhảy, tiệm rượu cũng vậy. Mặc dù việc làm này không được khuyến khích bởi gia đình vua chúa của Thái Lan, nhiều gia đình nghèo khổ vẫn bán con gái của họ để trả nợ. Ai biết được các em bé, nhiều em chỉ mười tuổi, nét mặt sợ hãi này sau này sẽ trở nên như thế nào sau khi các em không còn “hấp dẫn” nữa?Sawat làm nhục gia đình và danh dự của cha mình. Anh đã đến Bangkok để trốn thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ ở thôn quê. Anh ta đã tìm được sự thích thú, và khi sống giàu có trong cuộc sống bẩn thỉu này, anh đã trở nên rất nổi tiếng. Nhưng chẳng bao lâu, thế giới của anh bắt đầu sụp đổ. Nhiều điều không may đã xảy ra cho anh: anh bị cướp và khi bắt đầu gây dựng lại, anh bị bắt giam. Tất cả mọi việc đã thất bại. Có tiếng đồn trong xã hội đen rằng anh là mật vụ của cảnh sát. Cuối dùng, anh bị hất hủi và sống trong một xó bẩn thỉu kế bên đống rác trong thành phố.

Page 17: Tam long cha tren troi

Ngồi trong xó này, anh nhớ về gia đình anh, nhất là cha anh. Anh nhớ lời cha anh trước khi anh lìa nhà ra đi: “Cha đang chờ đợi con”. Cha anh là một người Cơ đốc nhân từ ở một làng ở miền nam, gần biên giới Mã Lai. Liệu cha anh vẫn chờ đợi anh sau tất cả những gì anh đã làm, gây hổ nhục cho danh dự của gia đình không? Liệu cha anh sẽ tiếp nhận anh về nhà sau khi anh đã khước từ tất cả những gì anh học về Chúa? Đã có tiếng đồn về đến thôn làng của gia đình anh về cuộc sống tội lỗi và tội ác của anh.Cuối cùng anh ta nghĩ ra một chương trình.Anh viết, “Cha yêu dấu, con muốn quay về nhưng con không biết cha sẽ nhận con sau khi tất cả những điều con đã làm. Con đã phạm tội rất lớn đối với cha, xin cha tha thứ cho con. Tối thứ bảy này con sẽ ngồi trên xe lửa đi ngang làng chúng ta. Nếu cha còn đợi chờ con, xin cha treo miếng vải trên cây bồ đề trước nhà cho con biết”.Trên chuyến xe lửa về nhà, anh suy nghĩ về cuộc đời tội lỗi của anh. Anh biết cha anh có toàn quyền để từ chối gặp lại anh. và khi chiếc xe bắt đầu về đến làng, anh ta trở nên rất lo lắng. Anh sẽ phải làm gì nếu không có miếng vải treo trên cây trước nhà?Ngồi đối diện với Sawat là một người lạ nhân từ đã để ý rằng chàng trai đồng hành với mình bắt đầu trở nên rất lo lắng. Cuối cùng Sawat không thể chịu đựng áp lực trong lòng nữa. Câu chuyện của anh tuôn tràn ra. Anh chia xẻ với người này tất cả. Khi họ bắt đầu vào làng, Sawat nói: “Ông ơi, tôi không thể nhìn được. Ông có thể nhìn xem cho tôi không? Nếu cha tôi không tiếp nhận tôi về nhà thì sao?”Sawat vùi đầu mình giữa hai đầu gối. “Ông có thấy không? Trong làng chỉ có một nhà có cây bồ đề trước cửa”.“Anh ơi, cha anh không có treo một miếng vải... Hãy nhìn xem! Này, ông ta đã bao phủ trọn cây bồ đề bởi rất nhiều tấm vải trắng”. Sawat không thể tin được mắt anh. Thật vậy cây bồ đề đã được bao trùm, và trước sân người cha già của anh đang vui mừng nhảy nhót và đang vẫy một miếng vải trắng! Người Cha của anh chạy đến gần xe lửa. Khi xe ngừng tại trạm, người cha ôm chầm lấy người con, nước mắt tuôn ra vì vui mừng “Cha đã chờ đợi con!” ông ta lớn tiếng reo mừng.“Ngài lại phán rằng: Một người kia có hai con trai. Người em nói với cha rằng: Thưa cha, xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được. Người cha liền chia của mình cho hai con.Cách ít ngày, người em tóm thâu hết, đi phương xa, ở đó, ăn chơi hoang đàng, tiêu sạch gia tài mình. Khi đã xài hết của rồi, trong xứ xảy có cơn đói lớn; nó mới bị nghèo thiếu, bèn đi làm mướn cho một người bổn xứ, thì họ sai ra đồng chăn heo. Nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn mà ăn cho no, nhưng chẳng ai cho. Vậy nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: tại nhà cha ta, biết bao người

Page 18: Tam long cha tren troi

làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói! Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha, không đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy.Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình. Khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn. Con thưa cùng cha rằng: Cha ơi, tôi đã đặng tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con của cha nữa. Nhưng người cha bảo đầy tớ rằng: hãy mau mau lấy áo tốt nhứt mặc cho nó; đeo nhẫn vào ngón tay, mang giày vào chơn. hãy bắt bò con mập làm thịt đi. Chúng ta hãy ăn mừng vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất bây giờ lại thấy được. Đoạn, họ khởi sự vui mừng” (LuLc 15:11-24)Thật là một hình ảnh tuyệt đẹp về Chúa được bày tỏ qua hai câu chuyện này. Câu chuyện trong Kinh Thánh thường được gọi là “đứa con hoang đàng” nhưng tôi nghĩ đúng hơn thì nên gọi là “người cha chờ đợi”. Có ba khía cạnh về phẩm chất của người cha trong hai câu truyện này nhất là câu chuyện trong Kinh Thánh, để giúp chúng ta hiểu tấm lòng Cha Trên Trời.Cha đã yêu con mình đủ đến nỗi cho phép con lìa gia đình . Người cha đã bỏ nhiều thời giờ để chuẩn bị cho con mình được trưởng thành trong phong tục của người Do Thái. Điều này có nghĩa là để nhiều giờ để dạy con mình về luật pháp của Chúa. Dù ông biết con có thể gặp những trắc trở như thế nào khi bỏ nhà đi và dù ông đã cố gắng chuẩn bị cho anh trở thành một người công chính và trách nhiệm trong xã hội Do Thái, nhưng ông đã khôn ngoan cho phép con ông đi không phản đối cũng không áp lực.Người Cha này hiểu được mục đích của kỷ luật và huấn luyện. Ông không muốn có sự vâng lời bên ngoài, ông muốn chiếm hữu tấm lòng của người con. Bấy giờ người con đã đến tuổi xin phần gia tài, như phong tục người Do Thái, cho phép. Người cha đồng ý mặc dù rất buồn khi thấy người con cứng đầu của mình đã nhẫn tâm và tự cao khi đòi hỏi một phần của gia tài khi còn trẻ như vậy.Người cha đã tạo cơ hội để có mối liên hệ thật sự qua sự sẵn sàng cho phép người con sự tự do này. Mặc dù bên trong ông đau buồn về đứa con, ông không cố ép người con có mối liên hệ với mình. Ông chỉ sẵn sàng phục vụ người con như ông đã luôn làm. Ông không cho người con sự tự do vì đồng ý với con, nhưng vì ông yêu con và vì ông đủ khôn ngoan để chờ đợi khi người con muốn có sự liên hệ này. Ông đã dành rất nhiều năm hướng dẫn con đi đúng hướng. Ông đã để hàng trăm giờ để dạy con tìm kiếm từ luật pháp của Chúa. Ông đã vun xới tình bạn với con từ khi con ông sinh ra. Bây giờ người con phải chọn lựa. Và người cha đã để anh đi. Ông biết rằng nếu ông ép buộc người con ở lại là ông đòi hỏi sự vâng phục theo khuôn khổ bên ngoài nhưng không có mối liên hệ bên trong. Ông hiểu Chúa đủ để biết rằng

Page 19: Tam long cha tren troi

một người có thể sống dưới luật pháp Môise, mà đồng thời trong lòng có thể thờ phượng và ao ước theo những thần khác. Không, ông muốn một mối liên hệ với người con hơn là sự vâng lời vì ép buộc. Nhưng ông phải chờ đợi đến khi người con sẵn sàng làm điều này. Ông sẽ cầu nguyện và chờ đợi. Tấm lòng của ông sẽ theo con ông, nhưng ông phải chờ đợi đến khi anh về nhà.Khi một người cha đối phó như vầy đối người con chống nghịch, điều này cho thấy người cha hiểu được tấm lòng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã quyết định cho con người sự tự do. Và khi Ngài làm điều này, Ngài đã sẵn sàng gánh chịu sự khước từ của con người. Chúa không muốn có một “tôn giáo”, nghĩa là một sự vâng lời một cách ép buộc vào những luật pháp. Ngài muốn một mối liên hệ từ đáy lòng với những người đã sáng tạo. Ban cho con người sự tự do lựa chọn là một sự nguy hiểm. Nhưng nếu không có sự nguy hiểm này thì sẽ không có một mối liên hệ chân thật. Không phải Ngài muốn chúng ta có quyền lựa chọn chống nghịch lại Ngài. Tuy nhiên một giải đáp nào khác ngoài sự tự do cá nhân của chúng ta sẽ xúc phạm đến mối liên hệ chân thật.Sự tự do này có thể bị xúc phạm nếu chúng ta không cho người khác chính sự tự do mà Chúa đã ban cho chúng ta. Nếu chúng ta ép buộc đức tin hoặc sự vâng lời của người khác vào khuôn khổ quá áp lực, sự hăm dọa, qui luật, “chiến tranh lạnh”, đòi hỏi quá đáng hoặc những thủ đoạn khác, thì chúng ta phá hủy điểm chính yếu của Cơ đốc Giáo. Việc này phá hủy ân điển của Chúa và dẫn đến chủ nghĩa theo luật pháp tôn giáo.Nhiều khi những kẻ thiếu tự tin thường tìm sự bảo an qua sự vâng theo khuôn khổ bên ngoài của luật pháp tôn giáo, hoặc sự hài lòng của con người, thay vì đặt đức tin vào mối liên hệ mật thiết với Chúa Giêxu vì cái chết của Ngài trên cây thập tự.Ông đã yêu con mình sâu đậm đến nỗi ông trông nom mỗi ngày chờ đợi con ông về . Có một người kia mỗi tối đến tòa giảng lớn để nghe một nhà truyền giáo danh tiếng giảng Tin lành. Đêm này qua đêm nọ ông đã đến. Nhưng lòng ông không cảm động, nhất quyết rằng ông không cần phải bước lên khi được kêu gọi tin Chúa. Ông ta nghĩ rằng, “Tôi có thể cầu nguyện ở đây ngay chỗ tôi ngồi”. Và mỗi đêm ông trở lại để nghe tiếp tục và luôn ngồi đúng chỗ cũ. Đêm này qua đêm nọ một người tiếp tân trẻ tuổi lịch sự mời người khách giàu có này bước lên để tiếp nhận Chúa Giêxu.Và mỗi lần như vậy ông ta nói với người tiếp tân trẻ tuổi rằng “Tôi có thể cầu nguyện tại đây, ngay chỗ tôi ngồi. Tôi không cần phải bước lên để cầu nguyện hay trở thành một người tin Chúa”. Và sau đó người tiếp tân luôn luôn trả lời lịch sự, “Tôi xin lỗi ông, nhưng ông lầm rồi. Ông không thể cầu nguyện ở đây. Ông phải bước lên nếu ông muốn hứa nguyện dâng mình để tiếp nhận Chúa Giêxu làm Chúa và Đấng Cứu rỗi của ông”. Cuộc đàm thoại

Page 20: Tam long cha tren troi

như vầy lập lại dường như hằng đêm, nhưng người đàn ông này nhất định không chịu bày tỏ “Cảm xúc trước tập thể”.Nhưng đến đêm cuối cùng sau nhiều đêm truyền giảng. Người thượng khách này vẫn ngồi chỗ cũ mà ông ta đã ngồi nhiều đêm trước. Người giáo sĩ giảng xong và lần cuối cùng ông mời thân hữu đáp ứng bằng cách bước lên trên tòa giảng để chứng tỏ tấm lòng muốn dâng mình cho Chúa Giêxu. Một lần nữa người tiếp tân mời người khách này bước lên trên. Anh ta nói rằng “Tôi sẽ bước đi với ông nếu ông muốn bước lên phía trên để dâng cuộc sống cho Chúa”.Lần này người đàn ông ngước lên, mắt đẫm lệ. Ông đã được cảm động sâu sắc qua bài giảng. Ông đáp lại với anh tiếp tân: “Xin anh bước lên với tôi, tôi cần dâng đời sống tôi cho Chúa. Tôi sẵn sàng bước lên để cầu nguyện”. Người tiếp tân trẻ tuổi liền đáp lại: “Ông ơi, ông không cần bước lên để tiếp nhận Chúa. Ông có thể cầu nguyện tại đây nơi ông đang ngồi”.Khi người thượng khách này đã chịu hạ mình xuống thì Chúa mới có thể đáp ứng lại với ông ngay vị trí của ông. Đứa con lầm lạc cuối cùng đã có thái độ như vậy. Anh ta đã nhận thấy tội lỗi của mình. Và sau đó sự thay đổi đã xảy ra trong lòng anh. Người cha của anh đã muốn anh nhận thức sự đau đớn và buồn rầu về tội lỗi của anh. Người cha thiết tha ao ước có một mối liên hệ từ đáy lòng với người con bướng bĩnh, nhưng ông biết điều này không thể có được nếu người con không thay đổi lòng. Mỗi ngày người Cha đứng ở cuối đường và chờ đợi con mình. Ông ta rất mong người con trở lại. Thật sự kiên nhẫn và sự thương xót của ông lớn lắm thay.Người con không thể đổ lỗi cho người cha vì nan đề của mình. Cuối cùng anh ta đã phải ăn với heo vì sự ngu xuẩn của anh. Nhưng sau khi nhận thức được sự ngu xuẩn của mình, anh ăn năn về sự ích kỷ của mình và quyết định quay trở về nhà với người cha đang chờ đợi. Trong câu truyện này ân điển và sự ăn năn đến với nhau. Vì anh biết Cha mình rất yêu thương, anh đã quyết định trở về nhà, sau khi nhận thức thái độ và hành động sai lầm của mình. Sự nhận thức về tình yêu thương của người cha cuối cùng đã đem anh đến vị trí ăn năn. Tôi tin rằng khi chúng ta biết đến Cha Trên Trời là khi chúng ta yêu Ngài! Và yêu Cha Trên Trời là trở lại với Ngài.Cha Trên Trời của chúng ta mong mỏi chúng ta quay về. Dù nhu cầu bạn là gì, Cha Trên Trời đang chờ đợi bạn quay trở về với Ngài. Kinh Thánh dạy rằng: “Đức Giê-Hô-va còn chờ đợi để làm ơn cho các ngươi Ngài sẽ được tôn lên mà thương xót các ngươi” (EsIs 30:18). Một câu Kinh Thánh khác chép rằng: “Các ngươi không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem các ngươi đến sự ăn năn sao?” (RoRm 2:4). Chúa là người Cha chờ đợi. Người Cha đã yêu người con đến nổi khi người con trở về nhà ông không

Page 21: Tam long cha tren troi

lên án người con vì lỗi lầm của nó, nhưng đã tha thứ và mở tiệc lớn ăn mừng ! Thật là một người cha cao quý! Thật vậy, khi chúng ta đọc câu chuyện trong Kinh Thánh này một lần nữa chúng ta sẽ nhận thấy rằng người cha này không những chỉ là người Cha chờ đợi mà còn là người cha chạy đến. Khi ông thấy đứa con bẩn thỉu, mệt mỏi và tội lỗi bước đến từ đằng xa, đang đắn đo và lo ngại, không biết người cha sẽ đối xử với mình như thế nào, thì người cha đã chạy đến quàng tay và ôm chầm lấy con mình. Người Cha đã không cầm giữ tình cảm của mình đối với người con mà đã phạm tội. Ông ta đã tha thứ hoàn toàn. Niềm vui của ông ta nói lên tất cả điều đó.Hãy nhìn xem tình yêu thương mà Cha trên trời dành cho chúng ta. Ngài gọi chúng ta “con trai” hoặc “con gái”. Chúng ta là hoàng tử và công chúa. Chúng ta thuộc về Vua trên trời. Ngài là Cha của chúng ta! Ngài không ép buộc chúng ta thuộc về Ngài. Đây là quyền lựa chọn của chúng ta. Và khi chúng ta phản nghịch và hành động trong sự ích kỷ, Ngài không trở nên lạnh lùng hay chai đá và từ bỏ chúng ta Ngài khóc vì chúng ta và chờ đợi chúng ta. Mỗi ngày Ngài tìm kiếm chúng ta, lo lắng, chờ đợi chúng ta. Và khi chúng ta trở lại Ngài mở một tiệc lớn để vui vẻ ăn mừng.Chúa không bỏ qua sự chống nghịch và ích kỷ của chúng ta. Ngài rất đau lòng khi thấy chúng ta làm khổ chính mình và những người khác. Điều này là sai và chúng ta biết điều đó vì Ngài đã nói với chúng ta nhiều lần. Nhưng sự đau đớn của Chúa, tấm lòng tan vỡ của Ngài, sự thương xót của Chúa, và sự sẵn sàng ban cho chúng ta thật nhiều tình yêu mà cuối cùng chiếm hữu tấm lòng của chúng ta. Biết Ngài là yêu Ngài và yêu Ngài là vâng lời Ngài.Chúng ta không nên nghĩ rằng vì Ngài dễ tha thứ, tình yêu Ngài là ủy mị và mềm yếu. Ngài rất mạnh mẽ. Ngài có thể gầm lên như sư tử. Trong sự yên lặng của Ngài thì có một sức mạnh vĩ đại. Không ai biết về Ngài có thể nghi ngờ điều đó. Ngài không phải là một Đức Chúa Trời rỗng tuếch. Sự thù ghét tội ác của Ngài không cho phép chúng ta có sự hai lòng. Nhưng sự thương xót của Ngài là vô hạn đối với những người cần đến Ngài. Ngài thấy tấm lòng của chúng ta. Ngài biết ý tưởng sâu sắc nhất của chúng ta. Dưới ánh mắt thánh khiết và soi thủng của Ngài thì có sự bình an cho những người thiết tha muốn vào gia đình của Ngài.Kinh Thánh diễn tả bản chất của người Cha chờ đợi qua nhiều phương diện. Không chỗ nào trong lời Chúa cho chúng ta đổ lỗi Chúa vì những sự bất công. Mặc dù nhiều người vu khống Chúa vì những nan đề và đau khổ của họ, chúng ta thấy rõ rằng bản chất của Ngài không chỗ trách được. Hãy xem một số phẩm chất mà Kinh Thánh dạy về Chúa.1. Đấng sáng tạo Chúa sáng tạo chúng ta trong hình ảnh của Ngài với sự tự do lựa chọn, nếu chúng ta có đáp lại tình yêu Chúa hay không?

Page 22: Tam long cha tren troi

“Vì trong Ngài, chúng ta có sự sống, di chuyển, và hiện hữu. Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài” (Cong Cv 17:28).“Chúng tôi là đất sét, Ngài là thợ gốm của chúng tôi; chúng tôi thảy là việc của tay Ngài” (EsIs 64:8).2. Đấng chu cấp Đấng sẵn sàng chu cấp cho chúng ta những nhu cầu thể xác, cảm xúc, trí tuệ và tâm linh.“Vậy nếu các ngươi vốn là xấu còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao” (Mat Mt 7:11).3. Người bạn và người khuyên nhủ Đấng mà ao ước được có một mối liên hệ mật thiết với chúng ta và chia xẻ cho chúng ta những lời khuyên lơn và hướng dẫn khôn ngoan với chúng ta.“Ngài là Đấng dẫn dắt tôi trong khi tôi trẻ” (Gie Gr 3:4).“Ngài sẽ được xưng là Đấng lạ lùng, là Đấng Mưu Luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha đời đời là Chúa bình an” (EsIs 9:6).“Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi” (Thi Tv 73:24).4. Đấng sửa phạt Ngài là Đấng sửa phạt và kỷ luật chúng ta trong tình yêu thương.“Hỡi con, chớ dễ ngươi sự sửa phạt của Chúa...vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt... Nhưng nếu anh em được khỏi sự sửa phạt...thì anh em là con ngoại tình chớ không phải là con thật. Thật các sự phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng? Nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy” (HeDt 12:5, 6, 8, 11).5. Đấng Cứu Chuộc Đấng tha thứ tội lỗi của con cái Ngài và đem những điều tốt ra từ những sự thất bại và yếu đuối của chúng ta. Đấng mà xem chúng ta trở lại từ con đường lầm lạc.“Đức Giêhôva có lòng thương xót, hay làm ơn, chậm nóng giận và đầy sự nhân từ. Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu. Đức Giêhôva thương xót kẻ kính sợ Ngài, khác nào cha thương xót con cái mình vậy.” (Thi Tv 103:8, 12, 13).6. Đấng an ủi Đấng chăm sóc cho chúng ta và an ủi cho chúng ta trong hoạn nạn.“Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi” (IICo 2Cr 1:3).7. Đấng bảo vệ và giải thoát Đấng sẵn sàng bảo vệ bênh vực và giải thoát con cái Ngài.

Page 23: Tam long cha tren troi

“Người nào ở nơi kín đáo của Đấng Chí Cao sẽ được hằng ở dưới bóng của Đấng toàn năng. Tôi nói về Đức Giêhôva rằng: ‘Ngài là nơi nương náu tôi và là đồn lũy tôi; cũng là Đức Chúa Trời tôi, tôi tin cậy nơi Ngài’. Ngài sẽ giải cứu ngươi. . .” (Thi Tv 91:1-3).8. Người Cha Đấng mà muốn giải thoát chúng ta ra khỏi sự thờ tà thần để Ngài trở thành người Cha của chúng ta.“Ta sẽ làm Cha các ngươi, các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa toàn năng phán như vậy” (IICo 2Cr 6:18).9. Cha của những kẻ mồ côi Đấng chăm sóc cho những kẻ vô gia đình và những góa phụ.“Đức Chúa Trời ở nơi thánh Ngài, là Cha kẻ mồ côi và quan sát của người góa bụa. Đức Chúa Trời làm cho kẻ cô độc có nhà cửa” (Thi Tv 68:5, 6).10. Cha yêu thương Đấng bày tỏ chính Ngài cho chúng ta và hàn gắn chúng ta với Ngài qua Chúa Giêxu Christ.“Vì chính Cha yêu thương các ngươi, nhơn các ngươi đã yêu mến Ta và tin rằng ta từ nơi Cha mà đến” (GiGa 16:27).

Có nhiều từ ngữ khác trong Kinh Thánh được dùng để diễn tả bản chất của Cha Trên Trời chúng ta. Liệt kê dưới đây là một số từ ngữ đó và địa chỉ của những câu Kinh Thánh mà bạn có thể tham khảo, khi bạn suy gẫm về bản chất tuyệt diệu của Đức Chúa Trời chúng ta. Ngài là:Kiên nhẫn Thi Tv 78:35-39Ân cần GiGa 2:11; 19:25-27Thánh khiết 2:13-22Nhận thức 2:23-25Cảm thương LuLc 19:1-10Tế nhị 8:40-48Chăm sóc Mat Mt 9:35-38Diệu hiền GiGa 12:1-8Khoan dung 4:7-27Tha thứ 8:1-11Công bình PhuDnl 32:4-5Yêu thương và nhân từ XuXh 34:6-7Thương xót CaAc 3:23; LuLc 23:29-43Quan tâm 18:15-17Rộng rãi Mat Mt 14:13-21; 15:30-38Quyền năng 17:14-21Khôn ngoan 17:24-27

Page 24: Tam long cha tren troi

Mạnh mẽ 4:35-41Yêu thương LuLc 6:27-36Mặc dù Kinh Thánh dạy rằng Chúa là Đấng yêu thương và công bình, đã có một thời gian trong đời tôi, tôi tôn kính Ngài nhưng tôi đã không yêu Ngài. Thậm chí tôi còn sợ Ngài vì Ngài có quyền năng kinh khủng. Nhưng tôi đã không yêu Ngài vì sự tốt lành của Ngài.Nhưng đến khi tôi nhìn xuyên qua được thành kiến của tôi về Đức Chúa Trời, vượt qua được sự ham thích tranh cãi và tranh luận, và xin Chúa bày tỏ Ngài cho tôi thấy sự ích kỷ của tôi qua mắt Ngài, lúc đó tôi bắt đầu kinh nghiệm được một mối liên hệ sâu đậm hơn với Chúa.Lúc đó tôi khám phá ra được tấm lòng tan vỡ của Đức Chúa Trời.

Tấm Lòng Tan Vỡ của Cha Thiên Thượng

Sau khi đã giảng dạy và khuyên nhủ trong suốt một tuần ở Na Uy, tôi cảm thấy thật mệt mỏi. Tôi thích hòa đồng với mọi người, nhưng đến cuối tuần, sau nhiều ngày làm đến 18 tiếng đồng hồ, tôi chỉ muốn có thì giờ một mình. Mỗi ngày, 18 tiếng làm việc, đến cuối tuần tôi đã mệt nhoài và không muốn gặp bất cứ ai.Khi tôi bước ra khỏi taxi trước phi trường quốc tế ở thành phố Oslo, tôi cầu nguyện thầm với Chúa. Lời cầu xin của tôi rất đơn giản. Tôi chỉ mong ước một ghế trên máy bay dành riêng cho mình để không bị ai quấy rầy và có chổ để duỗi chơn cho thân hình hai mét của tôi, và nghỉ ngơi trong ba giờ đồng hồ khi bay về thành phố Amsterdam.Bước đi giữa những hàng ghế trên máy bay, đầu tôi cúi xuống một chút để tránh đụng trần. Tôi tìm được một dãy ghế trống, gần đầu máy bay. Điều này có nghĩa là tôi có chỗ để duỗi chân và một chuyến bay yên tĩnh về phi trường Schiphol. Tôi mỉm cười một cách tự mãn rồi ngồi xuống, nghĩ rằng Chúa rất tốt và đã trả lời cầu nguyện của tôi, ban cho tôi sự yên tỉnh và thanh thản. “Chúa hiểu rằng tôi rất mệt mỏi” tôi nghỉ điều đó.Khi tôi ngồi xuống, một người đàn ông mỉm cười, quần áo nhếch nhác đến gần và chào tôi một cách náo nhiệt “Chào ông, ông có phải là người Mỹ hay không?”“Vâng... Vâng” Tôi trả lời không được vui vẻ lắm, khi bắt đầu ngồi xuống. Tôi đã chọn ngồi ghế ngoài nghĩ rằng khó có ai có thể ngồi cạnh tôi vì họ phải bước qua đôi chân dài của tôi! Tôi nghe người đàn ông chào tôi ngồi ở ghế phía sau, nhưng tôi không chú ý đến và bắt đầu đọc sách.Sau một vài phút anh ta nói với đầu tới. “Ông đang đọc gì vậy?” Anh hỏi khi anh nhìn qua vai tôi. “Kinh Thánh” Tôi trả lời với thái độ miễn cường. Anh này không thấy tôi muốn được yên tịnh hay sao? Tôi ngã người ra vào ghế.

Page 25: Tam long cha tren troi

Nhưng vài phút sau, cặp mắt này lại một lần nữa nhìn qua ghế tôi. “Ông làm nghề gì?” Ông ta hỏi tôi.Vì không muốn có một cuộc đàm thoại dài dòng tôi trả lời rất ngắn gọn. “Một công việc xã hội” Tôi nói với hy vọng rằng anh ta sẽ không muốn hỏi nữa. Tôi bắt đầu cảm thấy hơi khó chịu vì mình đang gần như nói dối. Nhưng tôi không dám nói tôi đang tham gia giúp đỡ những người thiếu thốn ở nội thành Amsterdam. Điều này sẽ chắc chắn gây sự tò mò thêm.“Tôi có thể ngồi cạnh ông được không?” Anh ta hỏi khi anh bước qua chân tôi. Dường như anh ta không chú tâm gì đến sự gắng sức của tôi để tránh tiếp xúc với anh ta. Anh ta quay nhìn tôi, miệng sặc mùi rượu. Khi anh nói hơi rượu bay ra đầy mặt tôi.Tôi rất bực tức bởi sự thiếu tế nhị của người đàn ông này. Tại sao anh không thấy tôi muốn được yên tỉnh? Tất cả ước vọng của tôi để có một buổi sáng yên tịnh đã bị phá tan bởi sự thiếu tế nhị này. “Chúa ôi! Xin giúp đỡ con”. Tôi kêu cầu bên trong. Cuộc đàm thoại di chuyển chậm chạp lúc đầu. Tôi cho biết một ít về công việc của chúng tôi tại Amsterdam. Tôi cũng bắt đầu tự hỏi tại sao người đàn ông này khẩn thiết cần một người để nói chuyện như vậy. Khi cuộc đàm thoại bắt đầu diễn tiến tôi cảm thấy chính tôi là người thiếu tế nhị.“Vợ tôi trước đây như ông vậy”, anh bắt đầu chia xẻ. “Bà ta đã cầu nguyện với các con tôi, ca hát cho chúng nó và đem chúng đến nhà thờ. Thật vậy, bà ta là người bạn thật sự và duy nhất mà tôi đã có”. Ông ta nói chậm rãi, nước mắt bắt đầu rơi. “Đã có?” Tôi hỏi: “Tại sao anh nói về chị như vậy?”. “Bà ta đã mất rồi”. Lúc này nước mắt bắt đầu rơi trên đôi má của anh. “Bà ta đã chết ba tháng trước đây, khi sinh ra đứa con thứ năm của chúng tôi. Tại sao vậy? Tại sao Đức Chúa Trời yêu thương của ông lại cất đi vợ tôi? Bà ta rất nhân từ. Tại sao không phải tôi? Tại sao không cất tôi đi? Tại sao lại là bà? Và bây giờ chính quyền nói rằng tôi không đủ khả năng chăm sóc con cái tôi, và chúng nó đã đi mất luôn!”Tôi với tay ra và nắm lấy tay anh và chúng tôi cùng khóc. Thật tôi quá ích kỷ và không nhạy cảm. Tôi chỉ nghĩ đến nhu cầu cần nghỉ ngơi của mình trong khi một người như người đàn ông này khẩn thiết cần một người bạn. Ông tiếp tục chia xẻ hết cho tôi câu chuyện của anh. Sau khi vợ anh chết, chính quyền cho một người nhân viên xã hội đến. Người này khuyên rằng những đứa trẻ này nên được chăm sóc bởi chính quyền. Anh ta quá đau khổ đến nỗi anh ta không thể làm việc nữa. Vì thế anh ta mất việc làm. Trong chỉ một vài tuần anh ta đã mất tất cả: vợ anh, con anh, và công việc làm của anh. Bấy giờ là tháng chạp nên anh đã quyết định rời khỏi nhà. Anh ta không thể chịu được ý nghĩ ở nhà một mình trong mùa Giáng Sinh mà không có vợ con

Page 26: Tam long cha tren troi

anh. Và anh đã cố gắng chôn vùi sự đau khổ của mình qua rượu.Dường như anh ta quá cay đắng để nhận sự an ủi. Anh đã lớn lên với bốn người cha ghẻ và anh chưa bao giờ biết người cha thật của anh. Tất cả những người đàn ông này đều là những người khắc nghiệt. Khi tôi nói về Đức Chúa Trời, anh phản ứng rất cay đắng anh nói “Đức Chúa Trời? Tôi nghĩ nếu Đức Chúa Trời hiện hữu, Ngài chắc là một quái vật! Tại sao Đức Chúa Trời yêu thương của anh khiến điều này xảy ra cho tôi?”Khi tôi ở trên máy bay cùng người đàn ông đau khổ này, tôi được nhắc nhở rằng có rất nhiều người trên thế giới của chúng ta không hiểu biết về Đức Chúa Trời yêu thương. Khi chia xẻ rằng Đức Chúa Trời là một người Cha chỉ gợi lên một sự đau đớn và tức giận cho họ. Khi nói về tấm lòng Cha thiên thượng với những người này mà không cảm thông với những đau khổ của họ, là một sự tàn nhẫn. Cách duy nhất mà tôi có thể trở thành một người bạn với người đó, trên chuyến bay từ Olso đến Amsterda, là trở thành chính tình yêu thương của Chúa cho anh ấy. Tôi đã không trả lời suông. Tôi đã không có những câu trả lời đó. Tôi đã để anh ta cứ tức giận và xức một ít dầu trên vết thương của anh. Anh muốn tin vào Chúa, nhưng bên trong anh cảm thấy mình không được đối xử công bình. Anh cần một người nói với anh rằng anh có thể giận dữ, và cũng nói với anh rằng Chúa cũng rất tức giận. Khi tôi đã lắng nghe, quan tâm, và khóc với anh, lúc đó anh đã sẵn sàng nghe tôi nói rằng Thượng đế đau đớn hơn anh nhiều bởi những gì đã xảy ra cho anh và vợ anh.Chưa có người nào nói với anh rằng trái tim của Chúa đang tan vỡ .Anh lắng nghe trong sự yên lặng khi tôi giải thích rằng sự sáng tạo của Chúa đã bị hư hỏng bởi tội lỗi và sự ích kỷ, rằng nó khác hẳn bây giờ so với lúc Ngài sáng tạo nó. Nó đã suy đồi. Nó không còn bình thường. Câu hỏi mà anh hỏi và cũng là một câu hỏi mà chúng ta đều hỏi trong những giai đoạn khác nhau là tại sao Đức Chúa Trời để việc này xảy ra? Tại sao Ngài không can thiệp? Tại sao Ngài sáng tạo một điều gì mà lại để nó suy đồi và hư hoại? Nếu Ngài là Cha yêu thương, tại sao Ngài để cho tất cả sự đau đớn và bất công xảy ra trên thế gian này?Tôi đã cố gắng giúp đỡ anh với những câu trả lời mà trước đây đã giúp tôi. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng trước khi chúng ta cố gắng trả lời những câu hỏi này với trí óc chúng ta, chúng ta phải cảm nhận điều này trong tấm lòng của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ trả lời những câu hỏi này như là một cách thức để tập luyện trí óc thì điều đó rất thiếu tế nhị. Nếu chúng ta cảm thấy đau buồn và nhạy cảm trước sự đau đớn của người khác, thì tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chỉ dẫn họ đúng hướng để tìm những câu trả lời này. Chúng ta phải nhớ rằng nhiều người từ chối sự hiện hữu của Chúa bởi vì kinh nghiệm đau khổ của họ chứ không phải vì họ chống nghịch. Khi họ

Page 27: Tam long cha tren troi

chịu đau đớn họ lên án Chúa. Họ không thể hiểu được tại sao một Đức Chúa Trời nhân từ lại chứa chấp tội ác trong vũ trụ của Ngài. Vì thế họ khước từ sự hiện hữu của Ngài.Nhưng lên án Chúa không thể đem đến sự giải đáp. Nếu không có một Đức Chúa Trời mật thiết và quyền năng sự đau khổ mất hết ý nghĩa. Nếu không có Đức Chúa Trời, con người chỉ là một kết quả phức tạp của sự may rủi . Và sự đau khổ chỉ là kết cuộc của một sự tiến hóa. Có lẽ trường hợp sống tồn của những kẻ mạnh nhất, nhưng nếu không có Đức Chúa Trời thì sẽ không có luân lý tuyệt đối, và vì thế sẽ không có căn bản nào để nói rằng bất cứ sự đau khổ nào là sai luân lý. Khi chúng ta khước từ sự hiện hữu của Ngài, chúng ta khước từ ý nghĩa của chính sự sống và vì thế chúng ta nói rằng dù con người đau khổ hay không, không có quan trọng gì. Chúng ta cũng không thể trả lời câu hỏi: “Tại sao những kẻ vô tội phải chịu đau khổ?” bởi vì không có sự vô tội. Sự vô tội ám chỉ tội lỗi và tội lỗi ám chỉ rằng phải có những điều tuyệt đối và sai luân lý.Tôi tin rằng sự đau đớn là sai, và sự hiện hữu của Chúa cho chúng ta có thể nói điều này một cách chắc chắn. Nhưng điều này đem chúng ta tới một sự cân nhắc quan trọng. Chúa cảm thấy như thế nào về sự đau khổ và tội ác trong tạo vật của Ngài? Kinh Thánh đã trả lời rất rõ ràng. Kinh Thánh chép rằng điều đó đem đến sự buồn rầu trong lòng Ngài. “Đức Giêhôva thấy sự hung ác của loài người rất nhiều trên mặt đất, và các ý tưởng của lòng họ là xấu luôn, và tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng” (SaSt 6:5-6).Đến đây chúng ta đã hỏi những câu hỏi về sự công bình của Chúa. Bây giờ hãy đổi đề tài và đặt những câu hỏi về sự phản ứng của chúng ta về tội ác và sự đau khổ. Chúng ta có phản ứng mạnh mẽ như Ngài đối với tội ác trong thế gian không? Quan trọng hơn nữa chúng ta phản ứng với những tội ác trong cuộc đời chúng ta như thế nào? Chúng ta có chia xớt sự buồn rầu của Chúa về tội lỗi và những sự hủy diệt mà tội lỗi ảnh hưởng đến không? Chúng ta sẽ là người giả hình nếu chúng ta nói rằng chúng ta quan tâm đến sự đau khổ của thế gian, nhưng lại không đau đớn về sự đau khổ mà chính sự ích kỷ của chúng ta đã ảnh hưởng đến Chúa và người khác.Tội lỗi khiến tấm lòng Chúa rất đau buồn. Tội lỗi của tôi và bạn đã đem đến sự đau đớn sâu thẳm nhiều cho tấm lòng Chúa. Bởi vì đây không phải là một sự luyện tập trí thức và tôi nghĩ rằng bạn sẽ không đọc một cuốn sách như vầy nếu bạn không muốn tìm kiếm chân lý thật sự. Tôi xin đề nghị bạn nhưng ngay bây giờ và suy gẫm về một câu hỏi rất quan trọng. Nếu bạn chưa bao giờ kinh nghiệm được sự đau buồn của Chúa về tội lỗi, tại sao bạn không mời Ngài đến để đem sự đau buồn thật sự trong lòng bạn về tội lỗi và hậu quả của nó?

Page 28: Tam long cha tren troi

Chúng ta không bao giờ kinh nghiệm được sự hàn gắn trọn vẹn cho những vết thương nội tâm, hoặc nhận lãnh hoàn toàn tình yêu của Cha Trên Trời nếu chúng ta không chia xẻ sự đau buồn của Chúa về tội lỗi và sự ích kỷ. Kinh Thánh dạy rằng có sự khác biệt giữa sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời và sự buồn rầu theo thế gian. Sứ đồ Phaolô đã viết cho các tín hữu của hội thánh Côrinhtô rằng: “Nay tôi lại mừng, không phải mừng về sự anh em đã phải buồn rầu, song mừng về sự buồn rầu làm cho anh em sanh lòng hối cải. Thật, anh em đã buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, đến nỗi chưa chịu thiệt hại bởi chúng tôi chút nào. Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự cứu rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết” (IICo 2Cr 7:9-10).Sự ăn năn không chỉ là sự xin lỗi. Sự ăn năn là sự nhận thức lỗi lầm của mình đến nỗi nhất quyết chấm dứt tội lỗi. Sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời không phải chỉ là xưng tội. Nếu chúng ta xưng tội nhưng vẫn tiếp tục phạm tội, chúng ta chưa thật sự kinh nghiệm được sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời. Sự ăn năn cũng không có nghĩa là cảm thấy không vui vì những gì mình đã làm. Đôi khi chúng ta cảm thấy không vui vì chúng ta bị khám phá hoặc khi chúng ta phải ngưng phạm tội. Nhưng sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời thì không căn cứ vào cảm xúc và động cơ ích kỷ. Sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời căn cứ vào sự đau buồn mà tội lỗi đem đến cho Chúa và những người khác. Sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sinh ra một sự thay đổi trong thái độ của chúng ta đối với tội lỗi. Chúng ta bắt đầu ghét tội lỗi và yêu sự thánh sạch.Sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời cũng đem đến sự kính trọng Chúa và luật pháp Chúa một cách mới mẻ. Nếu chúng ta ngẫm nghĩ thì chúng ta sẽ thấy luật pháp Chúa rất hữu lý: chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ nói dối, chớ lấy chồng hoặc vợ của người khác...vâng theo những luật pháp này không phải là tự ép mình sống theo luân lý bên ngoài, nhưng sống theo con đường mà chúng ta đã được sáng tạo để sống. Xe hơi được chế tạo để sử dụng trên đường phố chứ không phải để lướt trên kênh hay chạy trên đồng hoặc trên sườn núi. Những chiếc xe được tạo ra để chạy bằng xăng chứ không phải bằng nước hay nước ngọt. Nhiều người có thể nói rằng nếu không lái xe trên núi hay trong hồ nước thì không còn thích thú nữa. Tuy nhiên những chiếc xe này đã không được chế tạo để chịu như vậy. Nếu chúng ta không sử dụng một chiếc xe đúng theo quy định thì chúng ta sẽ làm nó hư hỏng.Đối với chúng ta cũng vậy. Chúa đã sáng tạo chúng ta để chúng ta yêu thương lẫn nhau, để bày tỏ sự nhân từ, rộng lượng, tha thứ, trung thực, chung thủy đối với chồng và vợ, tin nhận Chúa và sống trong sự thông công với Ngài. Thật ra sự quan trọng nhất và ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng ta được tìm thấy trong sự yêu mến Chúa. Nếu chúng ta yêu mến Chúa, vâng

Page 29: Tam long cha tren troi

theo luật pháp Chúa sẽ đến một cách rất tự nhiên. Chúng ta không nên cố gắng vâng theo luật pháp của Chúa để được lên Thiên đàng, hoặc tránh xuống địa ngục hoặc được tôn trọng, hoặc được một điều gì từ Chúa. Chúng ta nên vâng theo luật pháp Chúa vì Chúa yêu chúng ta và vì chúng ta muốn đáp lại tình yêu của Ngài bằng cách làm vừa lòng Ngài bởi lời nói và hành động. Sự vâng lời là sự đáp lại yêu thương đến với Chúa.ở thành phố Amsterdam có luật không cho phép chồng đánh vợ. Tôi không đánh vợ tôi và tôi cũng chẳng có một người cảnh sát đi theo sau chỉa súng vào lưng tôi nói rằng: “Tôi đang đứng sau anh nên anh không được đánh vợ anh”. Tại sao tôi không đánh vợ tôi? Có phải sự sợ luật pháp thúc đẩy tôi không? Không! Ấy là bởi tình yêu thương .Chia sớt tấm lòng tan vỡ của Chúa sẽ giải thoát chúng ta để chúng ta thù ghét những gì Chúa thù ghét, mà không cảm thấy chúng ta mất đi sự liêm chính. Nhiều người hận thù Chúa vì tôn giáo. Họ liên hệ Chúa với rơm rác và đạo đức giả mà họ đã thấy trong Cơ đốc Giáo, và họ đã khước từ Ngài cũng như những rơm rác và đạo đức giả mà họ đã thấy trong Cơ đốc Giáo, và họ đã khước từ Ngài cũng như những rơm rác này. Nhiều người phân vân về sự hiện hữu của Chúa và đã không muốn tin Chúa vì thấy những hình ảnh sai lầm về Đức Chúa Trời hoặc Đấng Christ qua những người trong hội thánh. Tôi nghĩ người Úc là một điển hình về điều này. Một số người, kể cả chính người Úc, sẽ nói với bạn rằng đa số những người Úc không thiết gì về Chúa. Nhưng tôi không tin điều này. Họ đã không khước từ Chúa, nhưng họ khước từ những hình ảnh sai lạc về Chúa. “Đức Chúa Trời” mà họ khước từ, tôi cũng khước từ.Khi Bob Hawke được làm thủ tướng của Úc Đại Lợi, qua một cuộc phỏng vấn, ông chia xẻ rằng ông đã học được sự quan tâm đến tầng lớp lao động qua sự quan tâm sâu sắc của cha ông đối với tầng lớp này. Xuất phát từ đức tin của cha ông nơi Cha Trên Trời. Nhưng Bob Hawke đã từ bỏ đức tin của ông trong Chúa vì một kinh nghiệm thất vọng với hội thánh trong khi dự một hội nghị ở Ấn Độ. John Smith, một người bạn Úc chia xẻ trong một buổi nói chuyện về đức tin tại một đại học rằng có ba hình ảnh sai lầm về Đức Chúa Trời mà người Úc khước từ mà họ nghĩ rằng họ khước từ Đức Chúa Trời của Kinh Thánh:

1. Một Đức Chúa Trời lãnh đạm2. Đức Chúa Trời thiên vị kẻ giàu3. Đức Chúa Trời phán xét không công bìnhNhững người Mỹ đầu tiên đến Châu Mỹ vì lý do tôn giáo. Nhưng những người Úc đầu tiên đến Úc vì bị kết án. Một nhà văn viết lên rằng gởi đi những tù nhân không ai muốn từ Anh Quốc sang Úc là cũng như vứt đi rác

Page 30: Tam long cha tren troi

rưởi càng xa chừng nào càng tốt khỏi tư gia. Có người đã bị trục xuất vì một tội nhỏ như ăn cắp một ổ bánh. Úc Đại Lợi đã bị coi như là một trại tù lớn. Nhiều người cai tù đã là linh mục và mục sư. Bạn có thể tưởng tượng những người này cảm thấy thế nào về Chúa nếu họ bị trục xuất một cách bất công và sự tuyên án của họ được thi hành bởi một mục sư hay linh mục. Như John Smith nói, “Úc Đại Lợi có một lịch sử khiến họ không tin cậy vào Chúa khi thật sự họ không nên tin cậy vào con người”.Nếu bạn đã bị xúc phạm bởi sự đạo đức giả trong hội thánh, hoặc nếu bạn khước từ một “Đức Chúa Trời” thất thường đã giao cho con người luật pháp mà họ giữ không được và đem họ xuống địa ngục nếu họ giữ không được, hoặc nếu bạn tức giận trước sự nghèo khổ và bất công và bạn thấy dường như có một Đức Chúa Trời không quan tâm, thì bạn có thể bắt đầu một lần nữa mà không phải mất sự chính trực của mình. Bạn đã không khước từ Đức Chúa Trời của Kinh thánh, bạn đã không từ chối Đức Chúa Giêxu Christ!Đức Chúa Trời của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời mà đã bày tỏ chính mình qua Đức Chúa Giêxu Christ, rất ghét tội lỗi. Ngài rất tức giận trước sự bất công. Sự khác biệt giữa chúng ta và Chúa không phải ở chỗ tức giận trước sự bất công, nhưng ở chỗ Ngài là tuyệt đối công bình và chúng ta không như vậy.Nhiều người, như người đàn ông mà tôi đã gặp trên máy bay, tức giận Chúa vì họ bị tổn thương. Họ phản ứng như vậy vì những thất vọng riêng tư hoặc vì bất bình đối với sự bất công trong thế giới xung quanh họ. Nhưng một người hạ mình, trung thực không thể luôn luôn giận dữ đối với Chúa bởi vì cuối cùng người đó phải công nhận rằng chính mình phạm những tội mà mình đã lên án Chúa. Chúng ta cũng đã phạm chính những tội lỗi mà chúng ta lên án người khác. Chúng ta lên án Hitler kịch liệt, nhưng chúng ta có kịch liệt như vậy khi đối xử với sự hận thù trong tấm lòng của chúng ta hay không? bạn có thể nói, “Tôi không hận thù người Do thái” Nhưng có một người nào bạn đang thù ghét hay không, một người hàng xóm chẳng hạn? Một người học cùng lớp? Hay một người làm cùng sở? Nếu chúng ta đã thù hận một người, bất cứ người nào, thì đây cũng chính là thái độ đã thúc đẩy Hitler.Một người tự cao sẽ tiếp tục lên án Chúa, bởi vì người đó không chịu thú nhận tội lỗi của mình. Khi muốn đối phó với tội ác trong thế gian, chúng ta phải bắt đầu với chính mình. Nếu chúng ta không chấp nhận trách nhiệm của chính mình về tội ác, cuối cùng chúng ta sẽ bác bỏ sự giải thích của Chúa về sự nhân từ và tội ác, và tự nghĩ ra một lý do hay một triết lý để thối thác chính mình, không chịu cúi đầu trước Ngài và không nhận lấy quyền cai trị của Ngài trong đời sống chúng ta.Nếu chúng ta tin Chúa, nhưng vẫn lên án Chúa là bất công, chúng ta chưa

Page 31: Tam long cha tren troi

bao giờ hạ mình đủ để tự thấy được sự ích kỷ của chúng ta đã đem sự đau buồn thế nào đến với tấm lòng của Ngài.Tấm lòng của Chúa đang tan vỡ. Tội lỗi đã làm tan vỡ trái tim của Ngài. Nhưng Chúa không chỉ buồn rầu về tội lỗi. Ngài đã làm một điều để giải quyết tội lỗi. Tội lỗi là một thứ đắt giá nhất trong vũ trụ và Chúa đã phải trả. Chúa đã ban chính Con của Ngài, hy sinh để chuộc tội cho tội lỗi của tất cả thế gian. Con người đáng bị trừng phạt vì bất tuân luật pháp Chúa, nhưng Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài để chịu hình phạt mà chúng ta đáng phải chịu.Nếu bạn là một người đang thiếu sự tự tin, hoặc nếu bạn đang bị tổn thương trong nội tâm, bạn đang dễ bị rơi vào cám dỗ và trở thành một người quá quan tâm đến chính mình. Rất dễ cho bạn để nhiều thì giờ thương hại cho chính mình, hoặc suy nghĩ về nhu cầu của chính mình. Vì thế, điều rất quan trọng là bạn phải đối diện một cách thẳng thắn với sự nguy hiểm của sự đặt mình vào trung tâm. Bạn phải quan tâm hơn về sự buồn rầu mà Chúa phải chịu trong lòng Ngài về sự ích kỷ của con người, hơn là sự đau buồn bạn đang chịu. Khi bạn đặt Chúa lên trên đời sống bạn, bạn sẽ vươn ra khỏi sự tự thương hại và sự sợ hãi mà đang làm khổ mình. Chúa đang mong muốn bạn được hàn gắn những nỗi đau đớn này và những hậu quả chúng nó đem đến. Nhưng điều đó không thể xảy ra nếu bạn không đặt Đấng sáng tạo và Cha Trên Trời vào trung tâm điểm của đời sống bạn thay vì chính mình.Chúa không sáng tạo chúng ta để chúng ta sống một cuộc sống ích kỷ nhưng để chúng ta phục vụ Chúa và những người xung quanh. Khi chúng ta đầu hàng Chúa chúng ta được giải thoát để yêu người khác và chính mình, không phải một cách ích kỷ, nhưng với chính tình yêu thương mà Ngài dành cho chúng ta. Chúa sáng tạo chúng ta và quan tâm cho chúng ta. Chúng ta rất quý giá trước mặt Ngài. Khi chúng ta biết được về tình yêu này, chúng ta sẽ thoát ra khỏi sự điều khiển bởi nhu cầu của chúng ta. Yêu thương những người khác từ một tấm lòng bình an, sẽ giữ gìn tình yêu chúng ta trong sạch và không bị nhơ nhuốc bởi sự ích kỷ và thủ đoạn để điều khiển người khác.Tấm lòng của Chúa bị tan vỡ bởi sự kiêu ngạo, hận thù, cay đắng, không chân thật, tham lam và tất cả những thứ ích kỷ khác. Nhưng cũng vậy sự chân thật, sự tha thứ, tình yêu thương, sự rộng lượng và sự ao ước làm vừa lòng Chúa, đem đến một nỗi vui mừng cho tấm lòng Ngài, và nhiều hơn nữa trên thế giới đầy sự ích kỷ này.Bạn có bao giờ kinh nghiệm được sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời về tội lỗi chưa? Hãy đổi sự tức giận thành sự buồn rầu. Sự tức giận sẽ không thay đổi bạn nhưng kinh nghiệm được sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sẽ thay đổi bạn. Nếu bạn chưa bao giờ để tấm lòng mình tan vỡ, thì xin Chúa bày tỏ cho bạn tình trạng của tấm lòng bạn qua mắt của Ngài. Tôi không nói về sự

Page 32: Tam long cha tren troi

dò xét nội tâm (introspection), nghĩa là nhìn vào quá khứ một cách buồn bã và khiến chúng ta lên án mình, hoặc cảm thấy thất bại. Tôi nói về sự thù ghét tội lỗi như Chúa thù ghét tội lỗi, vì bạn thấy được nó nguy hại như thế nào.Tấm lòng Chúa tan vỡ vì tội lỗi, và nếu bạn muốn nhận tình yêu Cha Trên Trời, bạn không nên coi thường sự nhân từ của Ngài. Nếu con tôi muốn kinh nghiệm tình yêu của tôi khi chúng nó đã làm điều gì sai, chúng nó sẽ không nhận được điều đó bằng cách làm ngơ đối với tội lỗi của chúng hay coi thường sự tha thứ của tôi. Vì tôi yêu chúng, tôi muốn chắc chắn rằng chúng nó không dửng dưng trước những gì chúng đã làm. Tôi ao ước quàng vai chúng nó với cánh tay của tôi và yêu chúng. Nhưng tôi yêu chúng đủ để hướng dẫn chúng nó đến sự ăn năn thật sự đối với những gì chúng nó làm. Khi chúng nó không vâng lời, hoặc sống ích kỷ, thì tôi để thì giờ để khiến chúng thật sự hiểu những gì chúng đã làm và tại sao những điều này sai. Sau đó, tôi giúp chúng nó làm đúng. Khi chúng thú nhận chúng đã sai lầm và bày tỏ sự đau buồn thật sự, chúng có thể nhận tình yêu của tôi. Tôi trao tình yêu cho chúng vô điều kiện, nhưng tôi kinh nghiệm được rằng nếu chúng nó phạm tội lỗi gì mà chúng nó biết là sai, chúng nó thật sự không có sự tự do nhận lãnh hay hưởng thụ tình yêu thương và tiếp nhận của tôi. Tôi sẽ tiếp tục yêu chúng mặc dù chúng nó phạm tội, nhưng vì tôi yêu chúng tôi sẽ không thỏa mãn đến khi chúng nó nhận tình yêu của tôi.Nhiều khi chúng ta làm những điều sai quấy vì chúng ta đang đau khổ, nhưng điều đó không thể là lý do để bào chữa mình. Mặc dù nếu những người khác xúc phạm chúng ta, chúng ta phải đối phó với chính thái độ và hành động của chúng ta. Chúng ta có muốn nhận tình yêu cha Thiên thượng không? Tình yêu đó sẽ tràn ngập trí óc và tâm hồn chúng ta nếu chúng ta chỉ cần chấp nhận trách nhiệm về những gì mình đã làm, nói hoặc suy nghĩ và cầu xin Chúa tha thứ cho chúng ta. Khi chúng ta biết chúng ta sai lầm, chúng ta nên để thì giờ cho Chúa làm việc trong lòng chúng ta. Chúng ta không nên coi thường tội lỗi dù nó nhỏ cách mấy. Khi chúng ta đã làm điều này thì chúng ta sẽ nhận được tình yêu của Ngài.Khi chúng ta làm trọn phần của mình chúng ta nhận trọn tình yêu thương của Chúa. Tôi không thể hàn gắn chính mình. Chỉ có Chúa làm điều đó. Nhưng tôi có thể chấp nhận khi tôi sai lầm trong một hoàn cảnh để tôi không còn chú tâm vào sự đổ lỗi cho kẻ khác hay bào chữa và thương hại cho chính mình. Khi tôi làm điều đó tôi sẽ chú tâm vào Chúa. Sau đó tất cả mọi việc sẽ tốt đẹp.Có một lần có một cậu bé đã xé một hình ảnh của bản đồ thế giới từ một tờ báo Cơ đốc, cắt nó ra từng mảnh và cố gắng ráp trở lại. Cuối cùng em đã oà khóc và đến với cha em vì em không thể ráp lại hình ảnh thế giới được! Cha em đã quan sát em và biết rằng bên mặt kia của tấm hình bản đồ thế giới là

Page 33: Tam long cha tren troi

bức hình của Chúa Giêxu. Sau đó ông giúp cậu bé lật lại từng mảnh hình và ráp lại đúng chỗ, giải thích cho em rằng nếu Chúa Giêxu được đặt đúng chỗ thì chúng ta mới có thể hàn gắn thế giới được.Tấm lòng Cha Trên Trời đang tan vỡ vì tội lỗi chúng ta. Nếu chúng ta để tấm lòng mình tan vỡ bởi những gì mà khiến tấm lòng Ngài tan vỡ, thì Ngài sẽ được đặt vào trung tâm của đời sống chúng ta. Lúc đó và chỉ lúc đó chúng ta có thể hàn gắn thế giới của chúng ta.

Chúa Là Người Cha Yêu Thương

“Ba ơi, Thượng đế giống như ai?”Tôi còn nhớ trong một đêm nọ vài năm trước đây tôi đã cố gắng để trả lời câu hỏi của Misha, con gái tôi, lúc đó lên năm tuổi.Khi tôi ngẫm nghĩ về câu hỏi của Misha, tôi nhận thấy rằng trong sự đơn sơ của một đứa trẻ, em đã hỏi một câu hỏi mà nhiều người ngày nay cũng thắc mắc. Có lẽ những người lớn đặt câu hỏi này bằng một cách khác, nhưng thật ra câu hỏi chính yếu vẫn không thay đổi. “Nếu có một Đức Chúa Trời , thì Ngài là ai ?”Kinh Thánh dạy rằng Thượng đế không phải là một người hiện hữu như tôi và bạn. Nhưng Ngài đã bày tỏ chính Ngài cho chúng ta một cách rõ ràng và dễ hiểu để chúng ta biết Ngài là ai. “Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con Một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha cho chúng ta biết” (GiGa 1:18).Tôi chia xẻ với con gái tôi Đức Chúa Trời giống ai. Tôi nói rằng Ngài giống Chúa Giêxu. Thật vậy, có một lần Chúa nói, “Ai đã thấy ta tức là đã thấy Cha” (GiGa 4:9). Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời trong hình thể con người. Trong Kinh Thánh chúng ta thấy có nhiều đoạn nói về Chúa Giêxu bày tỏ về Đức Chúa Trời cho chúng ta. Một trong những đoạn này chép về việc một số người mẹ Do thái muốn Chúa Giêxu đã quở trách môn đồ của Ngài và khiến họ đem những đứa trẻ này đến với Chúa. Chúa đặt chúng vào cánh tay của Ngài và trò chuyện với chúng. Chúa để thì giờ lắng nghe những mẫu chuyện và những trò chơi của chúng. Ngài không ngại bị dơ bẩn bởi những đứa trẻ ngồi trong lòng của Ngài, những đứa trẻ mũi chảy lòng thòng và với nhiều sự dơ bẩn khác nữa. Khi thấy Chúa Giêxu để thì giờ cho những em bé, chúng ta nhận thức được rằng Chúa Giêxu có thì giờ cho con người. Ngài quan tâm kể cả những việc nhỏ bé nhất trong cuộc đời. Chúa Giêxu rất nhẫn nại. Cha Trên Trời giống như Con của Ngài .Đức Chúa Trời cũng giống như Đức Chúa Giêxu dừng lại để nói chuyện với người đàn bà Sa-ma-ri bên giếng. Bạn có thể hỏi “Điều này Chúa làm có gì

Page 34: Tam long cha tren troi

đặc biệt không?” Trong thời kỳ Chúa Giêxu, người Do Thái thù ghét và ghê tởm người Sa-ma-ri. Họ bị kỳ thị như những chủng tộc ngày nay trong xã hội của chúng ta. Người mà Ngài dừng lại để nói chuyện không những chỉ là một người Sa-ma-ri nhưng cũng là một người đàn bà . Trong nền văn hóa và thời kỳ này, phụ nữ bị xem như vô giá trị. Người Do thái bấy giờ không tôn trọng người phụ nữ không nghĩ họ ngang hàng với người đàn ông, cũng không tin rằng họ có hiểu những lời giáo huấn thuộc linh.Chúa Giêxu đã nâng người phụ nữ này lên vị trí ngang hàng và có giá trị. Ngài làm điều này qua sự lật đổ phong tục tập quán, nói chuyện với bà trước mặt mọi người. Làm như vậy Chúa Giêxu cho chúng ta thấy về bản tánh của Đức Chúa Trời. Chúa đã sáng tạo người nam và người nữ trong hình ảnh Ngài. Cả hai đều có giá trị như nhau đối với Ngài. Và khi tâm sự trực tiếp về nhu cầu thuộc linh của bà, Chúa Giêxu không những bày tỏ sự quan tâm của Ngài đối với bà một cách cá nhân, nhưng cũng bày tỏ qua hành động của Ngài rằng Cha Trên Trời chăm sóc đến người nam và người nữ như nhau.Tuy nhiên không những người phụ nữ này là người Sa-ma-ri, bà ta cũng là một người sống rất buông thả và vô luân. Chúa Giêxu biết điều này. Nhưng Ngài đã không hổ thẹn khi nói chuyện với bà ta trước mặt những người khác. Ngược lại Ngài muốn nói chuyện với bà. Đó là lý do Ngài đi qua xứ Sa-ma-ri Ngài muốn dành thì giờ để bày tỏ tình yêu thương chân thật cho người đàn bà mà có tiếng trong thành Sa-ma-ri là người buông thả. Ngài đã thấy xuyên qua được sự cứng rắn bên ngoài của bà, sự đùa cợt lớn tiếng, và sự mỉa mai về tôn giáo. Ngài thấy được tấm lòng của bà. Ngài thấy được rằng bà ao ước thêm một điều gì, một điều mà sẽ khỏa lấp nỗi trống vắng của bà. Ngài thấy nhu cầu của bà cần được yêu thương và chăm sóc, được làm một người đặc biệt. Và bà đã nhận được tình yêu của Chúa. Ngài đã giúp bà thấy được Đức Chúa Trời qua một phương diện mà bà chưa bao giờ thấy trước đây. Đó là lý do Chúa Giêxu đã đến. Ngài đến để bày tỏ Đức Chúa Trời cho chúng ta, và đem chúng ta đến Đức Chúa Trời.Đức Chúa Trời giống như ai? Ngài giống như Đức Chúa Giêxu. Điều này không có nghĩa là giống về hình dáng con người, bởi vì Đức Chúa Trời là thần linh. Nhưng qua tình yêu thương và sự quan tâm của Chúa Giêxu đối với con người, chúng ta thấy Đức Chúa Trời thật sự là ai. Khi chúng ta tìm hiểu về cuộc đời Chúa Giêxu trong Kinh Thánh, chúng ta nhận thức rõ rằng Chúa không phải chỉ là một thầy tôn giáo. Bởi hành động và lời nói, Chúa cho thấy rằng Ngài là một khải tượng đặc biệt đến từ Đức Chúa Trời. Và không phải là Đấng mà những người lãnh đạo Do thái bấy giờ mường tượng. Chúa Giêxu giảng rằng Đức Chúa Trời là Cha của Ngài, một Đức Chúa Trời thương xót và tha thứ , nhân từ và yêu thương . Đúng vậy Ngài cũng là

Page 35: Tam long cha tren troi

thánh khiết và công chính. Nhưng nhiều người nghĩ rằng nếu bạn tin Đức Chúa Trời là thánh khiết, bạn không được cười hoặc vui, không được mặc quần áo màu sắc rực rỡ, hoặc yêu chuộng nghệ thuật, hoặc yêu đời! Nhưng Kinh Thánh đã bày tỏ một Đức Chúa Trời chân thật, một Đức Chúa Trời đã sáng tạo sự sống, và sáng tạo để chúng ta được vui thảo. Chúa Giêxu phán với môn đồ Ngài “Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật” (GiGa 10:10).Đối với một số người, gọi Chúa bằng “Cha” thì rất khó. Dường như họ có thể gọi Ngài bằng bất cứ tên gì khác ngoài tên “Cha” hoặc “Bố”. Họ kinh nghiệm một phản ứng mạnh trong cảm xúc mà họ không hiểu được. Dường như có một sự ngăn trở trong tâm lý khi họ dùng chữ “Cha” hoặc “Bố” khi nói với hoặc về Chúa.Tại sao vậy? Tôi thiết nghĩ có một số lý do khác nhau. Một lý do là nhiều người đã lớn lên trong sự giáo huấn rằng họ phải dùng chữ “Ngài” để bày tỏ sự tôn kính đối với Chúa. Họ cảm thấy nếu họ dùng những từ ngữ thân mật khi nói về Chúa hoặc tâm sự với Ngài là họ vô lễ. Nhưng Kinh Thánh dạy chúng ta gọi Chúa bằng “Cha” khi chúng ta cầu nguyện (Mat Mt 6:9), và Ngài muốn chúng ta có một mối liên hệ thân mật một đối với Ngài.Nhiều người khác không thể gọi Chúa bằng “Cha” một cách dễ dàng vì họ không biết Chúa một cách cá nhân . Kinh Thánh phân biệt giữa sự biết đến Chúa và sự biết đến Ngài một cách cá nhân. Trong GiGa 1:12 có chép, “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời là ban cho những kẻ tin danh Ngài”. Câu Kinh Thánh này dạy rằng có hai điều chúng ta phải làm để trở thành con cái Chúa. Thứ nhất, chúng ta phải tin vào danh Chúa. Điều này có nghĩa chúng ta tin Chúa Giêxu là Con Đức Chúa Trời, và Ngài đã chết trên cây thập tự để gánh hình phạt cho tội lỗi chúng ta, và Ngài đã được sống lại từ kẻ chết như Kinh Thánh đã chép. Thứ nhì, chúng ta phải tiếp nhận Ngài. Điều này có nghĩa là chúng ta phải vượt qua sự đồng ý trong trí thức (intellectual agreement) để thật sự cầu nguyện và xin Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng ta, và mời Chúa Giêxu Christ ngự trị trong đời sống chúng ta. Khi chúng ta làm hai điều này, Thượng đế sẽ trở thành Cha Trên Trời của chúng ta.Nhiều người khác không thể tự do gọi Chúa là “Cha” vì những vết thương nội tâm mà họ đã mang lấy từ những nỗi đau buồn trong mối liên hệ với cha xác thịt của họ. John Smith từ Melbourne, Australia kể lại một cuộc đàm thoại với một thiếu niên bụi đời. Đây là một du đảng mà đã cho John cơ hội chia xẻ về Chúa. “Được rồi, Chúa giống như thế nào?” cậu ta hỏi. Vừa tốt nghiệp trường thần học, John nhanh nhẹn trả lời, “Chúa giống như một người Cha”. Lập tức, đôi mắt của em bừng cháy với sự hận thù và hung bạo. “Nếu Chúa giống như ông già của tôi thì ông cứ giữ Chúa ông đi!” John

Page 36: Tam long cha tren troi

khám phá sau đó qua một nhân viên xã hội rằng cha của thiếu niên này đã hãm hiếp chị của em liên tục và đã hành hạ mẹ của em thường xuyên.Bạn có những vết thương này trong mối liên hệ với cha thể xác của bạn không? Cha bạn có bỏ nhà đi theo một người đàn bà khác không? Cha bạn có bỏ rơi bạn khi bạn còn bé không? Cha bạn có làm ngơ hoặc so sánh bạn với những người khác không? Cha mẹ bạn có muốn đánh bạn không? Bạn có bị hành hạ, đánh đập, thống trị hay điều khiển không? Hay là bạn được chìu chuộng và bị hư hỏng đến mức bạn cần phải có kỷ luật và sự hướng dẫn cho đời sống?Nếu bạn không thể tự do tâm sự với Chúa như một người Cha vì bất cứ lý do gì, tôi tin rằng khi bạn đọc xong sách này và học hỏi những gì Kinh Thánh dạy về Chúa là Người Cha, bạn sẽ gần gũi Ngài hơn và bạn có thể gọi Ngài là Cha của bạn. Nếu bạn đang tranh đấu để làm điều này, có lẽ bạn cần được hàn gắn trong những vết thương lòng mà đang khiến bạn khó tin cậy Chúa. Chúa thật hàn gắn những tấm lòng đau thương. Điển hình là trường hợp của Francois. . .

Tại Sao Chúa Hàn Gắn Những Tấm Lòng Tan Vỡ

Francois đã đưa chính phủ Pháp ra tòa để bắt họ không trợ cấp tiền cho anh nữa! Điều này có khó tin quá không? Câu chuyện của anh là một trong những trường hợp lạ kỳ nhất mà tôi đã kinh nghiệm, và đã thể hiện tình yêu và quyền năng của Chúa để chữa lành và biến đổi đời sống của một người.Anh đến với chúng tôi vài năm trước đây khi Sally và tôi sống ở một căn nhà tên là “Ark” ở Amsterdam, (“Ark” là một cộng đồng tín hữu, một nhà tạm trú để giúp đỡ những người đang bị thống trị bởi những nan đề trong cuộc sống. Căn nhà này được cất lên trên hai nhà nổi gần cảng ở trung tâm ga xe lửa). Lần đầu tiên tôi gặp Francois, đôi mắt anh thật khờ dại và trống rỗng. Tóc anh dài, xoắn, và nhơ bẩn. Anh không thông thạo trong tiếng Anh. Sau vài giờ, hai nhân viên nói tiếng Pháp biết rõ hơn về tình cảnh của anh. Lúc đó, anh đang dùng thuốc phiện và ma túy thường xuyên, và anh đã bị chấn động não vĩnh viễn vì một tai nạn xe hơi. Anh cũng đang trong tình trạng sống trong ảo tưởng, không còn biết gì về thực tế hiện tại. Lúc chúng tôi tìm thấy anh, anh đang đứng trên bến gần nhà chúng tôi, dự tính tự vận. Anh đã mất đi hy vọng để sống và khả năng để đối phó với thực tế.Và thật như vậy: chấn động não, gia đình ruồng bỏ, ma túy, nô lệ bởi đạo Satan, nan đề tâm lý đã khiến anh tuyệt vọng về cuộc sống. Chính phủ Pháp đã tuyên bố rằng anh đã bị tật nguyền suốt đời và trợ cấp cho anh mỗi tháng.Sau mười tháng cầu nguyện, kiêng ăn, và hàng trăm giờ khuyên lơn và chăm sóc, một trong những nhân viên hứa nguyện giúp Francois đến với tôi và nói

Page 37: Tam long cha tren troi

rằng, “Francois muốn nói chuyện với anh. Anh cảm thấy rằng anh không nên nhận tiền trợ cấp hàng tháng từ chính phủ Pháp nữa”.“Tại sao vậy?” Tôi hỏi, hơi sửng sốt vì biến cố vừa xảy ra. “Tôi nghĩ để Francois giải thích cho anh thì tốt hơn”.Cuộc đàm thoại sau đó chắc chắn là một trong những niềm sung sướng nhất trong chức vụ của tôi trong hơn hai mươi năm giúp đỡ những người khốn cùng. Bập bẹ nói tiếng Anh mà anh đã học được trong mười tháng sống với chúng tôi, Francois bày tỏ Chúa đã hàn gắn anh sâu sắc như thế nào. Anh đã suy nghĩ tỉnh táo, không những chỉ về chính mình nữa. Anh bày tỏ sự thương xót của một người Cơ đốc nhân, và ao ước trở thành người có trách nhiệm. Thật cuộc đàm thoại này khác hẳn với cuộc nói chuyện giữa tôi với anh mười tháng trước, khi anh mới đến nhà Ark! Trong mười tháng đó, Francois đã thoát khỏi sự nô lệ dưới quyền ma quỉ, được hàn gắn sâu đậm trong tâm linh và thể xác. Điều này không có nghĩa anh không còn nan đề hoặc anh đã giải quyết hết tất cả những vết thương mà tích lũy từ quá khứ. Tuy nhiên, sự hàn gắn mà anh kinh nghiệm là thật sự và vĩnh viễn, chứng minh bởi mười một năm sau đó. Trong mười tháng này, Francois đã kết luận rằng cuộc sống có ý nghĩa đối với anh. Anh không còn muốn chết nữa. Thật vậy, anh đã bắt đầu cứng rắn hơn về sự sống và những gì anh muốn làm. Anh cảm nhận thật rõ rằng anh phải chia xẻ với người khác về sự tha thứ tội lỗi, và sự phục hồi trong nhân cách mà anh đã nhận được qua sự tin cậy trong Chúa Giêxu. Anh muốn trở thành một nhà truyền giáo.Nhưng trước hết thì anh phải đối đầu về sự khó khăn với chính phủ Pháp. Francois trở về Pháp, tuyên bố với chính quyền rằng anh không “mất trí” và anh có thể làm việc như một người công dân có trách nhiệm để tự nuôi sống mình. Chánh quyền chưa bao giờ nghe người nào đòi chính phủ ngưng gởi tiền trợ cấp hàng tháng cho Francois. Nhưng điều này đã không ngăn trở anh. Sau khi cầu nguyện và tìm sự khuyên bảo của người khác, anh quyết định tìm một luật sư để đem chính phủ Pháp ra toà để bắt buộc họ ngưng gởi tiền trợ cấp tàn phế. Nhưng anh không biết trước những trắc ẩn mà đang chờ đợi anh.Một vài người “bạn” của Francois liên lạc với luật sư của anh và thuyết phục ông ta rằng “điều tốt nhất cho tất cả” là Francois nên tiếp tục nhận tiền trợ cấp, và ông nên làm chứng nghịch lại Francois khi ra tòa. Trước sự sửng sốt của Francois, người luật sư của ông làm điều này. Anh ta rất thất vọng. Nhưng đến ngày cuối cùng của sự xử án thì bắt đầu có sự thay đổi.Quan tòa gọi anh lên để chất vấn một lần nữa:“Anh nói anh là một người Cơ đốc nhân?”“Dạ phải”.

Page 38: Tam long cha tren troi

“Anh tin rằng Chúa Giêxu Christ đã thay đổi cuộc sống của anh?”“Dạ phải”.“Và anh tin rằng Ngài đã chữa lành những nan đề quá khứ của anh, và anh có thể có công việc làm bình thường?”“Dạ phải”.Một lần nữa, người quan tòa lập lại câu hỏi, “Anh tin Chúa Giêxu là Đấng Cứu rỗi cá nhân của anh, và Ngài đã tha thứ tội lỗi cho anh?”“Dạ phải”.“Tốt lắm, tôi cũng tin như anh! Cuộc xử án đến đây chấm dứt!”Quan toàn đã xét xử tốt cho Francois. Chính ông cũng tin Chúa Giêxu Christ là Đấng Cứu rỗi cho mình! Trước những sự ngăn trở không ngờ được, nhất là ở Pháp, Chúa đã dùng một quan tòa Cơ đốc để xử trường hợp của Francois. Francois thật vui mừng. Mặc dù đối diện với những khó khăn của nan đề trong quá khứ, trước những cản trở của những người bạn bất trung và người luật sư làm chứng nghịch cùng anh, Chúa đã ban cho anh sự chiến thắng. Trong lúc còn mới trong đức tin, Francois đã thấy được quyền năng của Chúa làm việc cho anh khi anh làm đúng theo lẽ thật.Điều này không có nghĩa là từ đó trở đi, anh không còn có nan đề nữa. Mặc dù Chúa làm phép lạ chữa bệnh và phục hồi, Ngài thường làm điều này qua một quá trình, thay vì tức khắc. Chúa muốn chúng ta tham dự trong quá trình chữa lành. Chúng ta phải đáp lại tình yêu của Chúa trong sự vâng lời và hạ mình để sự hàn gắn có thể xảy ra. Quá trình này được gọi là “Sự làm nên thánh”. (Sự làm nên thánh là tẩy thanh một điều gì nhơ bẩn trong tội ác hay ích kỷ. Cũng có nghĩa là biệt riêng ra để được thanh khiết, trong sạch hay trọn vẹn).Thật là một sự khích lệ cho chúng ta khi thấy Kinh Thánh dạy rõ về sự hàn gắn nội tâm. Trong sách Êsai, tác giả chỉ về tương lai khi Chúa sẽ sai một Đấng Cứu Thế để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và sự ích kỷ. EsIs 53:3 chép rằng Đấng Cứu Thế sẽ là người “từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm”. Tác giả viết tiếp rằng, “người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta” và rằng, “bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh”. Đây là sự hàn gắn cho tội lỗi ích kỷ của chúng ta và hậu quả của sự ích kỷ, tức là vết thẹo và vết thương chúng ta phải mang trong bản tánh và cảm xúc. Trong đoạn sáu của sách này cho chúng ta biết rằng Đấng Mê-si-a, Đấng Cứu Thế, sẽ “giảng Tin Lành cho kẻ khiêm nhường...rịt những kẻ vỡ lòng đang rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục” và sách này chép rằng những kẻ khóc sẽ được “ban đầu vui mừng”. Trong Thi Tv 34:18 Đavít nói rằng, “Đức Giêhôva ở gần những người có lòng đau thương, và cứu kẻ nào có tâm hồn thống hối”. Tác giả Thi thiên trong đoạn 147:3 chép rằng Chúa “chữa lành người có lòng đau thương và bó vết thương của họ”. Đây là

Page 39: Tam long cha tren troi

tin mừng cho thế giới tan vỡ của chúng ta .Mặc dù Chúa đã làm rất nhiều cho chúng ta, nhiều người vẫn tự hỏi tại sao Chúa ngồi trên trời, xa lánh khỏi sự đau đớn và thực tế phũ phàng của thế giới băng hoại này. Họ cảm thấy Chúa phụ bạc họ và họ trở nên cay đắng đối với Ngài vì điều đó. Họ hỏi, “Tại sao Chúa đã sáng tạo chúng ta để rồi bỏ rơi chúng ta?”Sau khi đứng giữa một sự bất đồng đau buồn giữa hai người bạn, mà đã gợi lại nhiều vết thương lòng, một người bạn tôi đã than khóc với Chúa trong đêm tối, “Con tha thứ cho Chúa. Con tha thứ cho Chúa. Con tha thứ cho Chúa”. Trong lúc đó anh mới hiểu rằng anh đã đổ lỗi cho Chúa một cách sai lầm. Anh đã lên án Chúa vì những sự khó khăn mà hai bạn anh đang gặp.Nhiều người chúng ta cũng thường đổ lỗi cho Chúa phải không? Trong lòng chúng ta, chúng ta thường lên án Chúa khi người khác xúc phạm nặng nề đến chúng ta. Sâu thẳm trong lòng chúng ta, sau khi phân tích tất cả, chúng ta nghĩ Chúa chịu trách nhiệm về những điều xảy ra.Nhưng chúng ta không được lên án Chúa. Ngài không phải là tác giả của tội lỗi và Ngài cũng không cám dỗ chúng ta với tội lỗi. Trong tất cả đường lối của Ngài, Chúa là Đấng công bình. Ngài không phải là nguyên nhân của nan đề chúng ta và Ngài đã không bỏ rơi chúng ta trong khi chúng ta gặp hoạn nạn. Chúa đã đến và sống giữa chúng ta. Ngài đã thành người. Ngài đã chịu đựng tất cả những sự đau khổ chúng ta chịu và còn nhiều hơn nữa.Chúa sáng tạo con người và con người đã khước từ Chúa. Chúa sai sứ giả tiên tri đến để nhắc nhở con người rằng Chúa đã sáng tạo con người. Nhưng họ đã ném đá những tiên tri và sát hại những sứ giả. Cuối cùng Chúa đã đến. Đấng Sáng Tạo đã bước vào thế giới Ngài tạo dựng nhưng những tạo vật đã không nhìn nhận Đấng Sáng Tạo của mình. Thậm chí, họ đã đóng đinh Đấng Sáng tạo trên cây thập tự. Sau đó Đấng Sáng tạo đã làm gì? Ngài đã đảo ngược lại, dùng tội ác kinh khiếp nhất của con người, để làm nguồn gốc cho sự tha thứ con người. Chúng ta đã giết Ngài nhưng Ngài dùng hành động ích kỷ nhất của chúng ta để làm nguồn gốc cho sự tha thứ của chúng ta .Chúa Giêxu Christ là Đấng xoa dịu sự đau khổ cũng như đã từng bị đau khổ. Ngài đã trải qua tất cả sự đau đớn mà con người đã từng kinh nghiệm. Kinh Thánh dạy rằng Ngài đã bị cám dỗ trong mọi phương diện mà chúng ta bị cám dỗ. Kinh Thánh dạy Chúa Giêxu là một thầy tế lễ cho chúng ta. “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thông sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội” (HeDt 4:15-16).Bạn có thật sự hiểu đoạn này nói gì không? Bạn có thấy sự khác biệt giữa Chúa và những người phục vụ trong danh Chúa, nhưng không quan tâm đến những kẻ họ phục vụ không? Không có ai như Chúa Giêxu. Ngài là Đức

Page 40: Tam long cha tren troi

Chúa Trời, nhưng một Đức Chúa Trời mà chúng ta có thể đến một cách dễ dàng. Và Ngài không ngại ngùng tham gia vào đời sống chúng ta. Thật vậy, Ngài đã trải qua những gì chúng ta trải qua, để chúng ta biết chắc Ngài yêu chúng ta. Ngài đã ngồi một mình, bị tất cả bạn bè lìa bỏ. Ngài chịu kỳ thị và sự khước từ ghẻ lạnh. Ngài biết thế nào là sự mất đi một người Cha. Ngài không ở trên trời, xa lánh khỏi thực tế của thế gian này. Ngài đã đến trở thành một người như chúng ta.Ngài ra đời trong sự túng thiếu, ở một làng quê bị khinh thường là con dân, một dân tộc bị kỳ thị. Ngài chẳng đẹp trai và bị những người xung quanh đặt nghi vấn về sự thân thiện của Ngài. Ngài sớm mồ côi cha. Trong những năm cuối đời, Ngài lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm không một nơi nương tựa. Việc làm của Ngài bị hiểu lầm và Ngài đã chết trong sự cô đơn. Ngài đã làm cả điều này cho bạn và tôi, Ngài đã làm điều đó để cho chúng ta thấy sự yếu đuối của Ngài nhưng đó cũng là một hành động hy sinh cho chúng ta để chúng ta được nên trọn lành.Chúa Giêxu Christ, Con Đức Chúa Trời, đã đến thế gian để đem cho chúng ta sự hồi phục và hy vọng. Chúng ta bị cô lập vì sự ích kỷ của chúng ta và sự ích kỷ của những kẻ xúc phạm đến chúng ta. Chúng ta kinh nghiệm sự cô quạnh trong lòng, với Chúa, và với người khác. Chúa Giêxu đã đến để đem sự xum hợp thay cho sự xa cách, sự hồi phục thay cho đau thương, trọn vẹn thay cho tan vỡ.Kinh Thánh cũng dạy chúng ta rằng Chúa Giêxu sẽ trở lại. Khi Ngài trở lại lần thứ hai, Ngài sẽ làm trọn quá trình chữa lành và hàn gắn mà Ngài đã bắt đầu cho con người khi Ngài đến hai ngàn năm trước đây. Ngài sẽ kết thúc những gì Ngài bắt đầu. Chúng ta có thể ao ước ngày Chúa trở lại vì Ngài đã đến rồi. Ngài sẽ làm tiêu tan sự đau đớn, buồn khổ, bệnh hoạn, và tất cả sự ích kỷ. Sau đó Ngài sẽ cai trị thế giới với quyền năng vô hạn. Nhưng ngày nay Ngài cai trị với sự nhẫn nại và thương xót. Ngài đã đến để thiết lập sự cai trị của Ngài. Nhưng Ngài muốn chiếm hữu tấm lòng con người với tình yêu thương không phải với quyền lực hay sự ép buộc.“Nước Chúa” - sự cai trị của Ngài trong con người - đã đến, nhưng chưa trọn vẹn ở đây. Kinh Thánh hứa rằng khi Chúa thiết lập quyền cai trị của Ngài trọn vẹn, tất cả những bệnh tật, đau đớn trong thể xác và nội tâm sẽ bị mất đi. Chúng ta đang bắt đầu thấy điều này, nhưng những điều này sẽ thực hiện hoàn toàn khi Chúa trở lại. Hiện nay những điều này đang xảy ra nhiều. Nhưng đến lúc đó, sẽ được trọn vẹn.Tại sao Chúa quyết định làm như vậy? Tại sao Chúa không hoàn toàn thiết lập quyền cai trị với tất cả lời hứa của Ngài ứng nghiệm ngay lúc này ? Đó là vì Ngài muốn thiết lập uy quyền qua sự đáp lại một cách tự nguyện của chúng ta. Ngài có thể dùng vũ lực và quyền năng tuyệt đối để ép buộc con

Page 41: Tam long cha tren troi

người quy phục Ngài. Nhưng điều đó có ích chi nếu chúng ta phục vụ Ngài vì sợ hãi chứ không vì sự yêu mến Chúa? Ngài không muốn điều đó. Ngài có thể dùng phép lạ và tiền bạc để quyến rũ chúng ta. Nhưng điều đó có ích chi nếu chúng ta chỉ phục vụ Ngài bởi vì những gì chúng ta nhận được từ Chúa, không vì phẩm chất của Chúa.Chúa đang tìm kiếm những người mà sẽ hoàn thành ý định ban đầu khi Ngài sáng tạo con người. Chúa muốn kết bạn với chúng ta . Và Chúa không chỉ muốn điều này với một nhóm người ích kỷ. Mục tiêu của Ngài là hiệp một tất cả những người yêu mến Ngài vào một gia đình. Vì thế, nơi nào có người yêu mến Chúa, Ngài kéo họ gần nhau để hưởng thụ tình bạn sâu đậm, sự chăm sóc và tương trợ lẫn nhau, sự vui mừng trong tình yêu thương, tha thứ, hàn gắn trọn vẹn mà Chúa đã ban cho họ. Hội thánh được sáng lập ra với mục đích như những đơn vị gia đình này.“Gia đình của Cha” là một con đường để đem tình yêu và sự chữa lành của những người đang đau khổ. Khi chúng ta yêu, chấp nhận, và tha thứ lẫn nhau, như con cái Chúa và như anh chị em trong Chúa, tình yêu của Ngài tuôn tràn qua chúng ta để hàn gắn lẫn nhau. Sự thông công và tình bạn là một trong những ân phước của Hội thánh. Chúng ta có thể định nghĩa ân phước là một cách để đem đến sự ân điển. Những ân phước gồm có lễ báp têm trong nước và lễ tiệc thánh. Qua anh chị em trong gia đình Chúa, Chúa chu cấp tình yêu và sự chấp nhận để giải thoát chúng ta khỏi sự sợ hãi và để chúng ta trưởng thành trọn vẹn hơn. Chúng ta có thể sống thật, không giả dối, và có sự gần gũi với người khác mà không sợ bị khước từ. Chúng ta có thể tiếp nhận người khác mặc dù họ có những khuyết điểm. Chúng ta có thể tha thứ mặc dù người khác xúc phạm đến mình. Tất cả những điều này có thể xảy ra vì ân điển của Chúa. Chính ân điển của Ngài, tình yêu mà chúng ta không xứng đáng để nhận, đã làm điều này cho chúng ta. Chúng ta không có khả năng trong chính mình để yêu người khác. Nhưng Chúa tác động khiến chúng ta có thể làm được điều này. Chúng ta không có khả năng để chữa lành lẫn nhau, nhưng qua chúng ta, Chúa chữa lành người khác. Mỗi người tín hữu có chức vụ này. Chúng ta là “Mang lại ơn lành của Chúa”.Đến đây tôi xin có một lời nhắn nhủ nhỏ. Nếu chúng ta bị tổn thương, chúng ta phải cẩn thận không chăm chú vào con người và coi họ như là nguồn gốc của sự chữa lành trong cuộc sống chúng ta. Con người không thể trao cho chúng ta những gì chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta. Nếu bạn muốn con người chữa lành cho bạn, bạn sẽ dễ dàng thất vọng . Hãy chú tâm vào Cha Trên Trời. Ngài chỉ là Đấng duy nhất mà có thể hàn gắn cho chúng ta trọn vẹn. Ngài sẽ thường làm điều này qua con người, nhưng nhớ rằng Chúa là nguồn gốc và con người chỉ là dụng cụ.Sự chữa lành trong nội tâm thường luôn là một quá trình, cần nhiều thời

Page 42: Tam long cha tren troi

gian. Có một lý do quan trọng để giải thích điều này. Cha thiên thượng của chúng ta không chỉ muốn chúng ta được thoát khỏi sự đau đớn của những vết thương trong quá khứ. Ngài cũng muốn đem chúng ta đến sự trưởng thành, thuộc linh lẫn cảm xúc. Việc này cần rất nhiều thời gian, vì chúng ta cần thì giờ để quyết định chính chắn. Ngài yêu chúng ta đủ để dùng nhiều tháng và năm để hàn gắn vết thương của chúng ta, và cũng gầy dựng tánh nết của chúng ta. Nếu chúng ta sẽ tiếp tục làm những điều khờ khạo, ích kỷ mà sẽ làm đau lòng chính mình, và khích động những người khác xúc phạm đến mình.Vì Chúa yêu chúng ta, Chúa chờ đợi đến khi chúng ta muốn được sự trưởng thành trong bản tính nết của mình. Chúa chờ đến khi chúng ta sẵn sàng để được chữa lành. Thường thường sự cư xử chân thật với người khác sẽ tuôn tràn sự chữa lành này trong đời sống chúng ta.Chúa đã chữa lành các tâm thần đau khổ như thế nào?Trong chương tới, tôi sẽ liệt kê từng bước để giúp chúng ta được chữa lành trong cảm xúc và tâm linh. Những bước này không phải là một công thức huyền bí hay một cái bùa linh nghiệm mà chúng ta vẫy trước mặt Chúa. Những chân lý trong những bước này phải được áp dụng trong đời sống của chúng ta khi chúng ta sẵn sàng chịu dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh (nếu bạn không biết làm thế nào để được hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh, hãy xin Ngài giúp bạn. Chúa hứa sẽ giúp những người kêu cầu Ngài). Dùng những bước này và áp dụng một cách cá nhân trong trường hợp của bạn.Nếu nan đề của bạn rất phức tạp, bạn có thể cần sự giúp đỡ của một người tư vấn (counselor) chuyên nghiệp. Khi chọn người tư vấn bạn có quyền đặt câu hỏi trước khi họ hỏi bạn. Tôi nghĩ rất quan trọng để nhấn mạnh rằng bạn không nên để mình được giúp đỡ và khuyên nhủ bởi bất cứ người nào nếu bạn không cảm thấy dễ chịu, và không chắc người đó có khả năng giúp bạn. Có một sự hoàn toàn khác biệt giữa một người bạn Cơ đốc mà cố gắng giúp bạn qua sự khuyến khích và tình yêu thương, và một người tự xưng là “người tư vấn”, nhưng không đủ khả năng.Chúng ta không cần phải sống trong sự tổn thương. Vì Chúa yêu chúng ta và đã vì ta chịu đau đớn và chết nên ta không cần phải mang vết thương này suốt đời. Chúng ta có thể được hàn gắn và giải thoát.Nhưng có một giá chúng ta phải trả. Có một lần tôi gặp một người đàn ông ở Ấn độ mà không muốn trả giá này. Thật vậy, ông ta tuyên bố một điều mà chưa người nào từng tuyên bố với tôi. Tôi gặp ông một ngày giữa chợ ở miền nam Ấn độ.

Làm Thế Nào Chúa Hàn Gắn Những Tấm Lòng Tan Vỡ

Page 43: Tam long cha tren troi

Có một lần tôi gặp một người đàn ông đã tuyên bố rằng mình chưa bao giờ phạm tội! Tôi gặp ông trong chợ ngoài trời ở Madras, Ấn độ. Vì có đồng sở thích về tôn giáo, cuộc đàm thoại qua loa nhanh chóng trở nên nghiêm nghị. Khi tôi chia xẻ rằng tôi tin Chúa tha thứ cho những kẻ thú nhận tội lỗi của mình, ông quả quyết rằng ông chưa bao giờ làm một điều gì sai trong suốt cuộc đời ông!“Ông chưa bao giờ nói dối?” Tôi hỏi“Không chưa bao giờ”, ông trả lời“Ông chưa bao giờ ăn cắp một vật gì hay thù ghét một người nào?”“Không, không một lần nào”“Ông có phạm tội tà dâm không?”“Không”“Bất tuân cha mẹ?”“Không”“Gian lận trong các cuộc thi trắc nghiệm?”“Cũng không có điều này”Tôi rất ngạc nhiên. Sau đó, tôi nghĩ ra một câu hỏi khác. “Tôi chắc rằng ông rất hãnh diện về việc ông chưa bao giờ phạm tội phải không?”, tôi hỏi lắc léo.“Đúng vậy”, ông trả lời, “rất hãnh diện, rất hãnh diện”.“Ông vừa mới phạm tội đó!” tôi nói, “ông vừa mới phạm tội lần đầu tiên! Ông là một người tự kiêu!” Nghe vậy, ông ta phá lên cười và tán thưởng tôi vì tôi đã bắt gặp ông phạm tội lần đầu tiên.Mặc dù chúng ta không phải tất cả đều tự mãn như người đàn ông này, chúng ta đều có mang tội lỗi nguyên thủy từ Ađam. Ađam đã khước từ quyền cai trị của Chúa trên đời sống của ông và chọn con đường riêng. Chúng ta tất cả đều làm như vậy. Chúng ta khó thú nhận rằng mình cũng đã phản nghịch lại cùng Chúa và khước từ quyền cai trị của Ngài trên đời sống chúng ta.Khi không thú nhận việc cơ bản nhất của nan đề trong con người, tức là sự ích kỷ, đối phó với những vết thương và những nhu cầu chưa được thỏa mãn chỉ trì hoãn những gì chắc chắn phải xảy ra. Thuốc giảm đau không thể duy trì cuộc đời của một người đang bị ung thư sắp chết. Nó có thể cất đi sự đau đớn, (và điều đó rất quan trọng khi một người đang thật đau đớn), nhưng tại sao chúng ta dùng thuốc giảm đau khi có một thuốc trị dứt bệnh ung thư?Điều này cũng sẽ xảy ra cho chúng ta, nếu chúng ta tìm một thứ thuốc giảm đau nhưng chối bỏ nan đề căn bản nhất của chúng ta. Tuyệt diệu thay, Chúa mong ước tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta thú nhận sự kiêu ngạo và ích kỷ của mình và xin Chúa tha thứ cho. Chúng ta càng nên làm điều này nếu

Page 44: Tam long cha tren troi

trong lòng chúng ta chống đối dữ dội và không muốn làm điều đó.Khi Chúa nói với chúng ta rằng chúng ta đã chống nghịch cùng Chúa, Chúa không nói Chúa lên án hoặc khước từ chúng ta. Nhiều người nghĩ rằng Chúa từ bỏ họ khi họ thấy trong Kinh Thánh nói rằng họ là những người có tội. Thật sự không phải vậy đâu. Chúa chỉ muốn chúng ta hiểu rõ nan đề căn bản nhất của chúng ta và làm thế nào để chiến thắng nó.Nhưng chúng ta không chỉ là những kẻ có tội. Chúng ta cũng là người bị người khác xúc phạm đến . Có những điều làm nghịch cùng chúng ta mà đến từ người khác vì họ cố ý qua sự ích kỷ của họ, hoặc vì vô tình bởi họ không hoàn hảo. Những điều này ảnh hưởng sâu đậm đến chúng ta. Chúng ta không thể phản ứng sai quấy, lấy cớ rằng chúng ta đã bị người khác làm tổn thương. Nhưng khi chúng ta cố gắng phản ứng lại một cách ngay thẳng trong tình yêu thương khi bị bạc đãi hay xúc phạm, điều này sẽ giúp chúng ta hiểu được chính mình và những người khác.Nếu bạn muốn được hàn gắn nội tâm và hưởng phước trọn vẹn, tôi đề nghị bạn đi qua những bước sau đây một cách chậm rãi và với tinh thần cầu nguyện. Hãy để thì giờ đọc từng bước để cầu nguyện và áp dụng vào cuộc sống của bạn. Nếu điều này khiến lòng bạn đau đớn nếu vết thương chưa được lành. Muốn vết thương này được lành thật sự, vết thương cũ phải được mở ra và tẩy sạch nhiễm trùng, hoặc những cay đắng mà đã tích trữ ở đó. Mặc dù bạn có thể đau đớn trong một thời gian nhưng việc này sẽ đem đến cho bạn sự vui mừng lớn lao và sự chữa lành trọn vẹn trong tương lai. Đừng cố lẫn tránh mà không đối phó với nan đề thực tế của bạn không khéo bạn sẽ mắc sai lầm là trì hoãn thời điểm mà bạn cần “giải phẫu”.Làm thế nào Chúa chữa lành những vết thương của chúng ta Bước 1: Thú nhận bạn cần sự chữa lành Đối với nhiều người đây không phải là một nan đề. Nhưng nếu chúng ta bị tổn thương và không thú nhận chúng ta có nhu cầu, chúng ta chắc chắn sẽ không được lành hoặc được giúp đỡ trong cuộc sống. Thú nhận nhu cầu của mình là một dấu hiệu tâm trí chúng ta còn lành mạnh. Hơn nữa điều này biểu lộ chúng ta là những người thành thật.Tất cả chúng ta cần sự chữa lành và phát triển trong cảm xúc và các tính của chúng ta. Đừng nghĩ rằng bạn là một trường hợp ngoại lệ . Khi chúng ta sẵn sàng để học hỏi và tự hạ mình xuống đó là lúc Chúa có thể làm việc trong đời sống chúng ta. Một số chúng ta tranh đấu trong lòng không muốn thú nhận nhu cầu của mình vì sợ người khác chối bỏ. Nhưng ngược lại khi chúng ta thú nhận nhu cầu của mình, những người khác sẽ tôn trọng chúng ta hơn khi thấy sự thành thật của chúng ta. Chúng ta ai nấy đều có thể nhớ lại một lần khi chúng ta thành thật về sự yếu đuối và chia xẻ nhu cầu của mình. Nhưng sau đó có người đã không đáp lại với chúng ta trong tình yêu

Page 45: Tam long cha tren troi

thương hay sự khôn ngoan. Nhưng bạn đừng để kinh nghiệm buồn này kềm giữ không cho bạn được chữa lành như Chúa muốn. Hãy vượt qua những sự nhỏ nhen trong hành động của người khác. Đừng để những sự khước từ trong quá khứ quyết định hành động và thái độ của bạn cho tương lai.Hãy bắt đầu bằng cách thành thật với Chúa. Dù sao chăng nữa Chúa cũng đã biết tất cả những điều sâu kín trong lòng bạn rồi. Ngài sẽ không khước từ bạn. Thật vậy, Ngài đang ao ước và chờ đợi bạn có sự thành thật để bạn nhận tình yêu thương và sự giúp đỡ của Ngài. Hãy chia xẻ tất cả với Ngài. Chia xẻ với Ngài những đau buồn, những sợ hãi, thất vọng, và tất cả những điều khác của bạn. Ngài rất yêu quí sự thành thật. Sau đó bạn cần mở lòng với một người mà có thể giúp bạn đi qua những bước này để bạn được chữa lành.Nếu bạn đã xúc phạm đến những người khác bạn cũng phải cần đến với họ, và hàn gắn. Tất cả những điều này đều là một phần của sự thú nhận nhu cầu của bạn. Bạn làm điều này không phải để được Chúa tha thứ, nhưng vì bạn đã được tha thứ. Kết quả của sự liên hệ chân thật với Chúa là sự mong ước những mối liên hệ tan vỡ với những người khác cũng được phục hồi.John Stott khuyên chúng ta có sự thận trọng trong khía cạnh này trong quyển sách, “Xưng tội của Bạn ”. Ông nói về 3 sự xưng tội: tội lỗi thầm kín, tội lỗi với những cá nhân, tội lỗi với tập thể. Chúng ta chỉ nên xưng những tội này tùy mức độ mà nó xảy ra. Nếu là một tội thầm kín, nghĩa là một tội trong tâm trí mà chưa lộ ra hành động hoặc lời nói, thì chỉ cần xưng với Chúa. Dĩ nhiên chúng ta có sự tự do để chia xẻ những điều này với những người bạn thân hoặc những tín hữu, vì muốn có sự trung thực và muốn được người khác nhắc nhở về trách nhiệm trong khía cạnh yếu đuối này của mình. Nhưng chúng ta không bị bắt buộc làm điều đó. Đó là quyền lựa chọn của chúng ta. Thật vậy, chúng ta chỉ nên làm điều này khi chúng ta thấy có thể tin cậy những người đó, và khi chúng ta thấy Chúa hướng dẫn chúng ta cách rõ ràng. Đừng bao giờ làm điều này vì ép buộc. Khi có chia xẻ chúng ta cũng phải khôn ngoan và cẩn thận về những gì mình chia xẻ.Có khi chúng ta xưng một tội thầm kín trong lòng với người khác là một sự thiếu khôn ngoan. Nếu đây là lỗi của chúng ta, và nếu người chúng ta phạm tội nghịch cùng không biết thì chúng ta không nên đè nặng họ với tội này. Chúng ta chỉ nên làm điều đó trừ khi có lý do rõ rằng điều đó sẽ giúp ích cho họ. Nếu chúng ta nghi ngờ, chúng ta trước nên hết tìm kiếm sự khuyên nhủ khôn ngoan từ những người khác.Có những tội lỗi bí mật hay riêng tư mà rất xấu hổ để chúng ta chia xẻ. Tôi nghĩ rằng cần phải có sự phục hồi trong sự mặc cảm tội lỗi này, nhất là trong phương diện tội lỗi của tình dục.Nếu bạn đang ở trong một buổi nhóm mà Chúa đang hướng dẫn nhóm ấy

Page 46: Tam long cha tren troi

xưng tội cách tập thể, bạn đừng cảm thấy ép buộc để xưng tội trước nhóm những gì bạn đã làm trong sự thầm kín. Nếu bạn cảm thấy Chúa muốn bạn nói một điều gì, bạn có thể vâng lời Chúa và đồng thời có sự khôn ngoan bằng cách nói rằng, “Tôi đã xúc phạm đến Chúa”, hay, “Chúa đã cho tôi thấy sự lớn lao của sự tha thứ của Chúa mặc dù tôi đã không vâng lời Chúa trong quá khứ”, hoặc “Tôi đã không sống đúng theo sự kêu gọi của Chúa và Chúa cho tôi thấy tôi là một người đạo đức giả. Chúa muốn tôi xưng nhận rằng tôi đã phạm tội cùng Ngài, và tôi nhận sự tha thứ của Ngài”Đừng xưng tội tình dục trước tập thể vì bị áp lực bởi người khác. Nếu không có những lý do chính đáng, bạn có thể khiến những người khác bị cám dỗ bởi ý tưởng nhơ bẩn, và đè nặng họ với những hình ảnh khêu gợi trong trí óc họ. Những người trong nhóm không nên chịu gánh nặng bởi sự xưng tội tình dục của một người khác là họ chưa được hỏi trước nếu họ muốn nghe hay không. Hành động này có thể đem sự nhục mạ cho Chúa, quảng cáo tội lỗi, áp lực những người khác cảm thấy họ phải đào sâu vào quá khứ để xưng tội. Nó có thể khiến một số người xưng những tội trước tập thể mà họ chưa hòa giải với những cá nhân liên hệ trong tình cảnh này. Có những khi chúng ta cần chia xẻ những điều này với một người tư vấn (counselor) trưởng thành nếu chúng ta tranh đấu với sự tự lên án và cảm thấy Chúa không thể tha thứ chúng ta. Nhưng chúng ta không nên làm điều đó trước tập thể.Nếu bạn cần phải xin một người nào đó tha thứ cho bạn khi bạn phạm tội với họ, đừng đi vào chi tiết hoặc thiếu khôn ngoan trong lời nói. Chỉ nói những gì cần nói. Thú nhận rằng bạn đã phụ lòng hay phạm tội cùng họ và xin họ tha thứ. Điều đó đủ rồi.Một qui tắc tốt để chúng ta theo là nếu tội lỗi thầm kín, hãy xưng với Chúa. Nếu tội lỗi với cá nhân khác, hãy xin những cá nhân này tha thứ cho bạn. nếu tội lỗi này là với tập thể, hãy xưng tội trước tập thể đó.Khi bạn cảm thấy yếu đuối trong một phương diện, chia xẻ với vài người bạn mà bạn kính trọng để giúp đỡ, nhắc nhở bạn là một điều tốt. Nhưng một lần nữa, bạn nên làm điều này với sự an tâm và dễ chịu với những người này và không phải vì bạn bị áp lực bắt làm điều đó.Để tóm tắt lại, những bước dẫn đến sự hàn gắn, lành lặn, và liên hệ đến sự thành thật của chúng ta về nhu cầu của mình, là như vầy:(1)Hãy thành thật về nhu cầu và tội lỗi của mình. Sự thành thật về nhu cầu và tội lỗi sẽ tuôn tràn ân điển của Chúa trong đời sống bạn.(2)Hãy nhận ân điển của Chúa. Ân điển là một món quà của tình yêu, sự tiếp nhận, và tha thứ của Chúa cho chúng ta. Ân điển ban cho chúng ta sự an tâm trong Ngài. Sự an tâm này sẽ tuôn tràn đức tin trong Chúa trong lòng chúng

Page 47: Tam long cha tren troi

ta.(3) Hãy tin cậy Chúa và những người khác. Đức tin đem đến sự tin cậy và khiến chúng ta có thể có liên hệ mật thiết với Chúa và những người khác. Một không khí nghi kÿ lan rộng và ngăn cách chúng ta với mọi người.(4) Xây dựng liên hệ mật thiết với Chúa và những người xung quanh. Chúng ta có thể có những mối liên hệ với Chúa và với người khác, trong tình yêu thương và trông cậy, nếu chúng ta hạ mình. Sau đó Chúa sẽ tuôn tràn tình yêu và sự tha thứ trong chúng ta và trong tấm lòng của chúng ta đối với người khác.Nhưng những điều ngược lại với quá trình hàn gắn này cũng dễ xảy ra:(1)Những mối liên hệ tan vỡ: Khi sự tương giao bị tan vỡ chúng ta sẽ cảm thấy rất khó mà tin cậy những người khác.(2) Sống theo luật pháp. Khi những mối tương giao với người khác bị sứt mẻ, chúng ta thường trở nên phán đoán và chỉ trích người khác. Lúc đó chúng ta sống bởi “luật pháp” và không phải bởi ân điển. Điều này sẽ khiến chúng ta nghi ngờ người khác.(3)Sự nghi ngờ: khi chúng ta không tin cậy người khác, chúng ta thường “suy bụng ta ra bụng người”. Điều này đem đến hậu quả rằng chúng ta nghĩ họ cũng không tin cậy chúng ta.(4)Bức tường ngăn trở: Tường lũy đem sự ngăn cách. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự tương giao mật thiết.Khi chúng ta nói về sự thành thật về nhu cầu của mình, chúng ta cần phân biệt giữa một tội lỗi, một vết thương, và một ách nô lệ. Đối với tội lỗi thì chúng ta cần sự tha thứ, một vết thương cần sự chữa lành, một ách nô lệ thuộc linh chúng ta cần sự giải thoát. Đôi khi chúng ta cần sự giúp đỡ trong cả ba lãnh vực này. Bạn không thể xưng tội một vết thương như bạn xưng một tội lỗi. Nhưng nếu vì bị tổn thương mà bạn đã bắt đầu có một thái độ hoặc một phản ứng sai lầm, mặc dù người xúc phạm đến bạn có lỗi, Chúa vẫn sẽ khiến bạn chịu trách nhiệm vì sự phản ứng sai lầm của bạn . Thật vậy, Chúa không cho rằng người đó phạm tội 80% trong sự xích mích này và bạn chỉ có 20%, nhưng cả hai bạn và người đó chịu trách nhiệm 100% vì hành động của mình. Đến khi nào bạn chấp nhận trách nhiệm 100% về hành động của mình, sự chữa lành sẽ bị cản trở trong đời sống bạn. Tại sao vậy? Nếu chúng ta có thái độ ghen ghét, cay đắng, và không tha thứ, sự chữa lành và

Page 48: Tam long cha tren troi

tha thứ của Chúa sẽ bị ngăn trở. “Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi” (Mat Mt 6:14-15).Để tóm tắt điểm này, tôi không thể nhấn mạnh đủ sự quan trọng của việc thú nhận nhu cầu cần chữa bệnh của chúng ta, nếu thật sự có nhu cầu đó trong cuộc sống chúng ta. Tôi thấy rất nhiều người bận rộn làm việc Chúa. Nhưng những công việc này bị hoen ố bởi vì họ không có động cơ đúng. Họ có thể gắng sức làm việc vì muốn chứng minh về khả năng của mình, muốn được người khác nhìn nhận và tán thưởng, hoặc vì họ có mặc cảm thiếu tự tin và an tâm về chính mình, không phải vì động cơ muốn chứng minh cho người khác thấy mình là một người “quan trọng”. Nếu làm điều này, về sau, chúng ta sẽ làm hài lòng Chúa, chúng ta sẽ cảm thấy vui thỏa hơn trong lòng, chúng ta sẽ thích thú công việc mình hơn, và sẽ là một ơn phước nhiều hơn đối với người khác, nếu chúng ta dùng thì giờ để có sự hàn gắn trọn vẹn trong nội tâm của mình.Bước 2: Thú nhận những cảm xúc tiêu cực Nhiều người chúng ta thâu trữ những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta không được dạy qua những thí dụ điển hình để biết làm cách nào nhận biết và bày tỏ cảm xúc của chúng ta. Vì thế chúng ta tích trữ những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thất vọng, sợ hãi, cay đắng, và mặc cảm tội lỗi từ tuổi trẻ thơ. Những cảm xúc mà không nói ra được sẽ tích trữ trong lòng chúng ta. Đè nén cảm xúc này trên cảm xúc khác thì như đè một lớp rác trên một lớp rác khác trong một bao nylon. Chắc chắn nó sẽ vỡ. Sự tích trữ những cảm xúc mà chúng ta không biết hoặc không bày tỏ được, sẽ đem đến hậu quả vô vùng tai hại. Tất cả bệnh hoạn từ đau bao tử đến tự vận có thể xảy ra. Chúng ta không biết cách đối phó với nan đề. Chúng ta lớn lên trong thể xác nhưng sự phát triển về cảm xúc bị trì trệ. Điều này gây ra cản trở lớn không cho chúng ta tiếp nhận hoặc trao tặng trong mối liên hệ của chúng ta với người khác và đối với Chúa. Nhiều cảm xúc nguy hiểm mà chúng ta thường tích trữ trong lòng gồm có sự mặc cảm vì bị khước từ, giận dữ, sợ hãi và mặc cảm tội lỗi.Tiến sĩ Phil Blakely, một nhà tâm lý học Cơ đốc, khuyên rằng để đối phó với nan đề này, chúng ta cần phải “giải tỏa”. Điều này có nghĩa là, nói ra những cảm xúc mà mình đã lâu nay đè nén bên trong. Để làm việc này, rất quan trọng để chúng ta có một người giúp chúng ta bày tỏ những cảm xúc này. Đối với người Cơ đốc, điều này phải bắt đầu bằng sự cầu nguyện. Nếu chúng ta không đến với Chúa trước khi chúng ta đến với người khác, nếu chúng ta không đặt Ngài trên người khác, chúng ta sẽ không bao giờ được chữa lành. Chúa là Đấng Sáng tạo chúng ta, là Cha thiên thượng của chúng

Page 49: Tam long cha tren troi

ta. Ngài ao ước chúng ta chia xẻ những cảm xúc của mình với Ngài vì Ngài quan tâm sâu đậm đến chúng ta.Dĩ nhiên chúng ta cũng cần tâm sự với người khác. Chúng ta rất cần phát triển tình bạn với những người mà giúp chúng ta sống thật lòng với mình, sống không giả dối. Nhưng những người ấy cũng yêu chúng ta đủ để thách thức chúng ta khi chúng ta làm điều gì sai lầm.Những cảm xúc bị đè nén không phải là nguồn gốc của những nỗi khó khăn của chúng ta. Nhưng nó có thể là sự cản trở nghiêm trọng khi chúng ta muốn nhận định và đối đầu với nguồn gốc của nan đề này. Và những cảm xúc sẽ trở nên một nan đề lớn nên chúng nó bị đè nén trong một thời gian dài. Dĩ nhiên sự biểu lộ cảm xúc không phải là thuốc tiên. Bày tỏ cảm xúc của chúng ta sẽ làm sạch những gì ngăn trở để chúng ta có thể giải quyết nan đề này. Biểu lộ cảm xúc đè nén về mặc cảm tội lỗi không có nghĩa là chúng ta đã đối phó với nguồn gốc của mặc cảm tội lỗi. Đây là lý do thuyết tâm lý học tương đối đã thất bại nặng nề. Khi một người nói ra được mặc cảm tội lỗi của họ, họ có thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nhưng sau này, nếu họ không chấp nhận trách nhiệm về sự vi phạm luật lệ về luân lý của Chúa, mặc cảm tội lỗi của họ sẽ trở lại (trừ khi họ đã đốt cháy lương tâm của họ và không còn khả năng để có cảm xúc nữa). Dù cảm xúc không phải là tội lỗi, chúng nó có thể dẫn đến thái độ tội lỗi nếu chúng ta biểu lộ những cảm xúc này một cách tiêu cực đối với Chúa, những người xung quanh, và ngay cả chính mình. Đó là lý do chúng ta cần tiêu chuẩn của Chúa, được dạy trong Kinh Thánh, để làm thước đo phán đoán xem những cảm xúc của chúng ta có khiến chúng ta phạm tội không? Nếu có, chúng ta phải đối phó với chúng như những gì bệnh hoạn và sai lạc .Chúa không muốn rằng chúng ta sống do cảm xúc hay vì cảm xúc của chúng ta. Nhiều người nghĩ rằng nếu họ cảm thấy điều gì tốt là tốt và điều gì xấu vị tất nó phải xấu. Đây là thuyết sinh tồn (existentialism), và không phải là đạo Chúa theo Kinh Thánh. Chân lý được bày tỏ trong Kinh Thánh hướng dẫn chúng ta, chứ không phải cảm xúc của chúng ta. Chúa ban cho chúng ta khả năng có cảm xúc. Ý định của Ngài là chúng ta dùng cảm xúc của chúng ta. Chúa ban cho chúng ta khả năng có cảm xúc. Ý định của Ngài là chúng ta dùng cảm xúc như là một sự khuyến khích để chúng ta quyết định chính chắn. Nếu chúng ta không sống theo luật của Chúa, thì chúng ta sẽ bóp méo ý định nguyên thủy của Ngài đối với cảm xúc, và sẽ dùng cảm xúc để tăng cường một cuộc sống khoái lạc và ích kỷ. Chúa không ban cho chúng ta khả năng có cảm xúc để nó cai trị chúng ta. Nhưng Chúa ban cảm xúc để nó làm tôi mọi cho chúng ta, giúp đỡ chúng ta sống thánh khiết hơn. Nhiều người bị cai trị hoàn toàn bởi cảm xúc của họ. Trong khi đó, có những người khác lại không biết rằng họ có những cảm xúc sâu đậm. Họ đè nén cảm xúc của họ

Page 50: Tam long cha tren troi

đến nỗi họ nghĩ một người Cơ đốc không nên bày tỏ xúc cảm của mình. Ý tưởng này không phải là ý tưởng của một người trưởng thành hay “thánh thiện”. Chúa đã sáng tạo chúng ta để sống một đời sống cân đối mà chúng ta có thể bày tỏ và có sự thích thú trong cảm xúc của mình. Chúng ta có sự tự do để đối phó với cảm xúc mình một cách thành thật và xây dựng. Nhưng Chúa đã không sáng tạo chúng ta để chúng ta trở thành tù nhân của cảm xúc.Những người chồng, người cha, người lãnh đạo thuộc linh có thể giúp những người xung quanh họ thật nhiều, nếu họ tạo cơ hội để những người này bày tỏ cảm xúc mình một cách dễ dàng. Ước muốn hướng dẫn người khác sẽ không hiệu quả và thậm chí tai hại nữa nếu chúng ta không tạo cho những người mà chúng ta hướng dẫn có cơ hội này. Khi chúng ta làm người khác cảm thấy dễ chịu để họ có thể thành thật, chúng ta sẽ dẫn họ đến một mối liên hệ sâu sắc hơn với Chúa. Những người chúng ta hướng dẫn sẽ tin cậy chúng ta nhiều hơn và sẽ thấy sự quan tâm của chúng ta với họ. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn để chia xẻ cho họ. Khi không có sự tin cậy, thì cũng sẽ không có uy quyền. Khi chúng ta tạo cơ hội để những người xung quanh có thể sống thành thật, chúng ta đem cho họ ân điển. Điều này cũng sẽ giúp chúng ta có sự an tâm khi nói thẳng thắng không những về những cảm xúc của họ, mà còn về những nhu cầu trong đời sống của họ.Nếu người chúng ta đang hướng dẫn thiếu sự tin cậy một cách trầm trọng về những người khác, nhất là những người có uy quyền, có lẽ lý do là vì họ chưa bao giờ có cơ hội bày tỏ cảm xúc thật sự của họ trong một bối cảnh yêu thương và chấp nhận.Vợ tôi, Sally, có lần chia xẻ với tôi về một số nan đề cá nhân mà vợ tôi đang gặp phải. Tôi phản ứng bằng cách bắt đầu đưa ra những lời khuyên lơn để giúp vợ tôi giải quyết nan đề. Tôi không bao giờ quên phản ứng của vợ tôi. “Em không đến với anh để anh khuyên em hay giảng cho em. Em biết em phải làm gì rồi. Khi anh đưa ra những lời khuyên lơn, em cảm thấy anh không lắng nghe hay quan tâm đến em. Em cần một người để lắng nghe tâm sự của em . Nếu em không thể chia xẻ với anh , em có thể đến với ai bây giờ ?”.Ngay lúc đó, tôi quyết định rằng tôi phải trở thành một người chồng mà luôn tạo sự tự do và an tâm cho vợ tôi, cũng như nhiều người khác nữa. Tôi muốn họ có thể chia xẻ cảm xúc của họ với tôi mà không sợ bị xét đoán, bị giảng dạy, hoặc bị quở trách. Dĩ nhiên tôi cũng phải giúp họ làm cách nào để tránh tâm sự một cách quá tiêu cực hoặc quá đòi hỏi.Để giải thoát ra khỏi vòng nô lệ của sự đè nén cảm xúc và nghi ngờ, hãy xin Chúa ban cho bạn cơ hội để chia xẻ với một người hướng dẫn thuộc linh, có uy quyền trong Chúa, một người mà bạn có thể dễ dàng chia xẻ những cảm xúc thật của mình. (Dĩ nhiên bạn cũng cần tha thứ những người trong quá

Page 51: Tam long cha tren troi

khứ mà đã không tạo cho bạn cơ hội để làm điều này). Động cơ thúc đẩy bạn chia xẻ cảm xúc của mình không phải là để thuyết phục kẻ khác thấy như mình, nhưng là để bạn sống thành thật.Tuy nhiên, sự thành thật không phải là mục tiêu. rất dễ cho chúng ta có sự thành thật và thẳng thắng nhưng đồng thời cũng có sự tàn nhẫn. Nếu một người nói lên tất cả những lỗi lầm của bạn một cách lạnh lùng, không yêu thương, hoàn toàn không quan tâm đến ảnh hưởng của lời nói của họ trên bạn, thì sự thẳng thắng của họ không phải là tiết hạnh nhưng ngược lạc, điều này biểu lộ sự thiếu tình thương. và cũng rất có thể có một người phạm tội chia xẻ “thành thật” về tội lỗi của mình, nhưng không bày tỏ một chút thống hối nào về lỗi lầm của mình. Động cơ thúc đẩy chúng ta có sự thành thật là vì chúng ta muốn trở thành người mà Chúa muốn chúng ta trở thành, chứ không phải vì cơ hội giải tỏa cảm xúc, hay để có vài mối liên hệ tốt đẹp.Nếu bạn bị xúc phạm bởi một người có uy quyền thuộc linh hay bạn bất đồng với họ, trách nhiệm của bạn là tìm kiếm Chúa trước khi đến với họ. Nếu bạn không hiểu một quyết định của họ sau khi cầu nguyện, bạn có thể xin họ làm sáng tỏ sự nhận định của họ. Chúng ta có sự tự do để bất đồng với những người lãnh đạo thuộc linh, nhưng chúng ta không nên để điều này ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta. Chúng ta có thể bất đồng nhưng không trở nên phán xét hay mất sự thông công. Sự bất hòa không bao giờ xảy ra vì sự bất đồng. Nó xảy ra khi chúng ta vượt quá sự bất đồng, khi chúng ta chỉ trích và đoán xét người ấy. Không có một nan đề nào về sự hiệp một mà không giải quyết được nếu chúng ta có thêm sự hạ mình và tha thứ . Chúa rất quan tâm đến thái độ của tấm lòng chúng ta, cũng như muốn giúp chúng ta trưởng thành trong sự cởi mở và thành thật về những cảm xúc của chúng ta.Để tóm tắt, sự bày tỏ những cảm xúc đè nén rất quan trọng cho chúng ta. Giữ những cảm xúc này trong lòng sẽ rất nguy hại, và sẽ đem lại cho chúng ta một thái độ xấu. Nhưng khi đem chúng nó ra, Chúa muốn chúng ta có trách nhiệm trong cách chúng ta chia xẻ, và cách chúng ta để những cảm xúc này ảnh hưởng đến lời nói, hành động, và thái độ của mình. Sự thành thật cộng với sự nhận thức trách nhiệm đối với hành động mình, sẽ giúp chúng ta nhận lãnh sự chữa lành của Chúa khi chúng ta đang tổn thương trong nội tâm.Bước 3: Tha thứ những người đã xúc phạm đến bạn Tha thứ không có nghĩa là chúng ta quên đi lỗi lầm mà một người đã xúc phạm đến chúng ta. Tha thứ cũng không phải là một cảm xúc huyền bí thiêng liêng. Tha thứ, rất đơn giản, là sự bày tỏ tình yêu và chấp nhận dù bị người khác xúc phạm.Tha thứ là một quá trình và không phải chỉ là một hành động làm một lần.

Page 52: Tam long cha tren troi

Chúng ta tiếp tục tha thứ đến khi sự đau đớn mất đi. Vết thương càng sâu đậm chừng nào thì cần sự tha thứ lớn hơn chừng ấy. Một người bác sĩ phải giữ vết thương trong thân thể chúng ta sạch sẽ để nó lành lặn tốt đẹp. Chúng ta cũng vậy phải giữ những vết thương lòng sạch sẽ, không có cay đắng để nó được lành. Sự tha thứ khiến cho vết thương được sạch sẽ. Khi bạn nghĩ về một người và cảm thấy đau buồn, hãy tha thứ cho họ. Điều này không phức tạp đâu. Hãy chỉ nói với Chúa bạn tha thứ cho người ấy, và bạn quyết định yêu thương họ với tình yêu của Chúa. Bởi đức tin, hãy nhận lãnh tình yêu của Chúa để bạn có thể yêu họ. Cứ tiếp tục làm điều này mỗi khi bạn nghĩ về người đó cho đến khi bạn cảm thấy tình yêu của Chúa tuôn tràn trong tấm lòng bạn cho họ.Động cơ để chúng ta tha thứ là vì sự tha thứ của Chúa dành cho chúng ta. Nếu bạn cảm thấy khó tha thứ một người nào, hãy để thì giờ suy gẫm về sự bao la của sự tha thứ của Chúa. Nếu bạn không thấy sự bao la này bạn cần phải tiếp tục cầu nguyện và xin Chúa cho bạn thấy qua mắt Chúa về tấm lòng của chúng ta. Xin Chúa cho bạn thấy trái tim chai đá của bạn. Xin Chúa hãy làm bất cứ điều gì cần thiết để phá vỡ sự chai đá của lòng bạn đến khi nó trở thành mềm mại với sự thương xót. Chúa sẽ trả lời sự cầu nguyện của bạn nếu bạn kêu cầu thành thật và khẩn thiết.Bước 4: Tiếp nhận sự tha thứ Nếu bạn bị người khác xúc phạm và bạn phạm tội trong khi phản ứng lại, điều quan trọng không chỉ là tha thứ cho người xúc phạm đến bạn, nhưng cũng xin Chúa tha thứ cho bạn vì đã phản ứng sai lầm. Khi bạn làm điều này, bạn sẽ nhận thấy bạn cần phải tha thứ cho chính mình. Chúng ta nhiều khi nặng nề đối với chính mình hơn những người khác đối với mình.Nếu bạn thất bại, hãy xưng tội mình với Chúa. Hãy nói với Chúa rằng bạn nhận lãnh sự tha thứ của Ngài và bạn cũng tha thứ cho chính mình. Mỗi lần bạn cảm thấy có mặc cảm thất bại trở lại, hãy nói với Chúa rằng bạn không tiếp nhận nó vì Chúa đã tha thứ cho bạn.Có một sự khác biệt giữa sự cáo trách về tội lỗi và sự lên án. Sự lên án đến từ mặc cảm thất bại trong khi sự cáo trách đến khi chúng ta phạm tội. Sự cáo trách thì rất rõ rệt và đến từ Chúa. Ngược lại, sự lên án thì mập mờ, tổng quát và đến từ chúng ta hoặc kẻ thù của chúng ta, tức là Satan.Nếu bạn nghĩ bạn đã phạm tội, nhưng không biết chắc chắn, hãy xin Chúa cáo trách bạn. Nếu điều này không đến khi bạn chờ đợi trong sự cầu nguyện, cảm ơn Chúa vì tình yêu và sự tha thứ của Ngài và tiếp tục sống vui thỏa trong Chúa. Tiếp tục mở lòng bạn để Chúa cho bạn thấy có thái độ sai quấy nào, nhưng đừng bị tê liệt bởi sự xem xét nội tâm. Nếu Chúa muốn bày tỏ cho bạn những thái độ sai quấy, Ngài có khả năng làm điều đó nếu bạn mở lòng cho Ngài. Đừng vùi đầu trong sự thương hại chính mình. Nó rất nguy

Page 53: Tam long cha tren troi

hại.Nếu bạn có thái độ xấu đối với bất cứ người nào đã xúc phạm đến bạn, rất quan trọng là bạn thú nhận tội này với Chúa. Nhưng hãy cẩn thận: sự tự thương hại dễ là một sự giả mạo của sự ăn năn thật sự. Khi chúng ta ăn năn sau khi nhìn nhận sự sai lầm của chính mình trong một vấn đề, điều này thường khiến Đức Thánh Linh Chúa cũng cáo trách làm những tấm lòng của người khác nữa. Mà nếu việc này không xảy ra, bạn cũng phải có trách nhiệm giữ tấm lòng mình ngay thẳng trước mặt Chúa. Nếu chúng ta trở nên chỉ trích, cứng lòng, ghen tị, tự lập, kiêu ngạo, đoán xét, không ăn năn, hoặc cay đắng, thì chúng ta cần phải đối với sự phản ứng của chúng ta . Khi chúng ta có sự vỡ lòng trước Chúa, thì Chúa sẽ tha thứ và hàn gắn vết thương của chúng ta. Qua sự tha thứ, chúng ta có sự hàn gắn.Bước 5: Tiếp nhận tình yêu của Cha thiên thượng Trong mỗi tấm lòng của chúng ta đều có một khoảng trống mà chỉ có Chúa mới khỏa lấp được. Khi bạn phạm tội và xin được tha thứ, hoặc khi bạn tranh đấu với sự thiếu tự tin, cảm thấy mình thấp kém hơn người khác, có lẽ khoảng trống đó chưa được khỏa lấp thật sự. Trong những lúc như vậy, bạn hãy xin Chúa Thánh Linh đầy dẫy tấm lòng bạn. Hãy chống lại sự luôn luôn chăm chú đến mình bởi sự chăm chú đến Chúa. Tôi không thể nhấn mạnh đủ sự quan trọng của bước này trong quá trình hàn gắn. Sự tự thương hại và tự cho mình là trung tâm làm buồn lòng Đức Thánh Linh . Nếu bạn làm buồn lòng Thánh linh của Đức Chúa Trời, thì bạn chưa được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Xin Chúa tha thứ bạn mỗi khi bạn làm buồn Ngài, và xin Chúa đầy dẫy Ngài với Đức Thánh Linh Chúa. Với đức tin, hãy nhận lấy Ngài (Eph Ep 4:25-5:21;).Khi bạn làm điều này, hãy tập trung ý tưởng và sự cầu nguyện vào bản tính và những khía cạnh về tấm lòng Người Cha của Ngài. Thờ phượng Ngài, tức làm trò chuyện với Ngài, ca ngợi Ngài, suy gẫm về Ngài. Hãy chú tâm về sự thành tín của Ngài, sự thánh khiết thanh sạch, sự thương xót, sự tha thứ và sự không hề lay chuyển của Ngài.Trau dồi một tinh thần thờ phượng là một trong những bí quyết hay nhất mà tôi biết để chúng ta nhận tình yêu của Cha. Hãy trau dồi đức tính này hơn tất cả những đức tính khác. Học thuộc lòng những câu Kinh Thánh hoặc bài hát để có thể dùng làm vũ khí chống lại sự cô đơn hay thất vọng. Thờ phượng là một cánh cửa dẫn chúng ta đến sự hiện diện của Chúa. Thờ phượng là lối đi mà dẫn chúng ta lánh xa sự tuyệt vọng và sự tự thương hại. Nhiều người nói với tôi họ không thể thờ phượng Chúa khi họ cảm thấy không muốn làm điều đó vì làm như vậy là đạo đức giả. Câu trả lời của tôi đối với ý nghĩ này là Chúa ta không thờ phượng Chúa vì chúng ta đang có xúc cảm như thế

Page 54: Tam long cha tren troi

nào, nhưng chúng ta thờ phượng Chúa vì Ngài là ai . Đôi khi tôi thờ phượng Chúa, và để mặc kệ cảm xúc của tôi . Tôi không muốn bị giam cầm bởi cảm xúc của tôi, nên tôi cứ ngợi khen Chúa. Tôi cố gắng trung thực với Chúa về cảm xúc của tôi. Nhưng sau đó tôi bắt đầu chú tâm vào Chúa là ai và không vào việc tôi có cảm xúc như thế nào.Bạn có muốn tiếp nhận tình yêu của Cha không? Vậy thì bạn hãy để thì giờ trong sự hiện diện của Ngài. Tiếp nhận tình yêu của Ngài không phải là tiếp nhận một phần gì. Đây là kết quả của sự ở trong sự hiện diện của Ngài, dâng lên cho Ngài. Chúng ta dâng cho Ngài những gì? Qua lời nói, ý tưởng, chúng ta có thể dâng lên Ngài sự vinh hiển, trìu mến, chú tâm, ngợi khen, và thờ phượng.Nếu bạn cảm thấy khó có thể làm điều này, tôi đề nghị bạn đọc qua Kinh Thánh, gạch dưới những đoạn nói rõ về phẩm chất của Chúa. Thi thiên là sách rất tốt để bạn bắt đầu làm điều này. Sau đó cầu nguyện và ngợi khen Cha dùng những bài thơ trong giờ cầu nguyện. Khi bạn làm điều này mỗi ngày, bạn sẽ thấy mình tăng trưởng trong tình yêu đối với Cha hơn. Bạn sẽ thấy Ngài tâm sự với bạn thân mật để đáp lời ca ngợi của bạn. Đừng ngạc nhiên khi Ngài nói lên những lời tán thưởng và trìu mến trong suốt ngày đó. Ngài thích yêu thương con cái Ngài. Bước 6: Hãy có ý tưởng của Chúa Để phản ứng với sự xúc phạm qua lời nói hoặc hành động của người khác đối với chúng ta, nhất là khi còn bé, chúng ta thường có những ý tưởng nguy hại về chính mình. Thí dụ, nếu cha mẹ bạn là những người cầu toàn và rất đòi hỏi, bạn có thể cảm thấy thất bại, không thể sống đúng mức độ mong muốn của họ. Một cách để phản ứng với điều này là chuẩn bị trước để đối phó với thất bại. Khi bạn “biết” bạn sẽ thất bại, bạn cố gắng bảo vệ chính mình để tránh sự thất vọng. Đáng tiếc thay, nếu bạn nghĩ bạn sẽ thất bại, bạn thường sẽ thất bại. Sự tái diễn về những ý nghĩ tiêu cực này thường là không đúng sự thật và không tốt cho bạn. Chúng nó thường lập ra trên nền tảng sợ hãi hoặc mặc cảm bị ruồng bỏ. Nếu bạn nghĩ bạn không được đẹp, bạn không những sẽ cảm thấy điều đó, bạn cũng sẽ hành động như vậy.Kinh Thánh dạy rằng chúng ta phải yêu Chúa với tất cả tấm lòng, tâm linh, trí óc, và thân thể, và chúng ta phải yêu kẻ lân cận như chính mình (LeLv 19:18, 19:19). Chúa muốn chúng ta yêu chính mình, không phải một cách ích kỷ, nhưng với tình yêu của Ngài. Chúa muốn chúng ta có ý tưởng của Chúa đối với chính mình, ý tưởng nhân lành, tôn trọng, quý mến và tin cậy.Nếu bạn thường có ý nghĩ tiêu cực về chính mình, tôi khuyên bạn ngưng ngay bây giờ và viết xuống hai hoặc ba ý nghĩ mà bạn thường có nhất. Sau khi làm điều này, hãy viết xuống ý tưởng của Chúa về bạn mà đối nghịch lại với những ý tưởng của bạn, dựa trên lời Chúa và phẩm chất của Ngài. Thí

Page 55: Tam long cha tren troi

dụ, nếu bạn viết rằng bạn nghĩ bạn sẽ luôn thất bại, viết ngược lại rằng, “Tôi có năng khiếu về...” và viết xuống một điều gì bạn có khả năng làm tốt. Hơn nữa hãy ghi xuống Kinh Thánh nói gì về khía cạnh đó trong cuộc sống của bạn. Thí dụ, “Tôi có thể làm được mọi sự nhờ Đấng thêm sức cho tôi” (Philip 4:13;). Mỗi lần bạn bắt đầu có ý nghĩ tiêu cực , hãy ngưng ngay và nói lên những ý tưởng tích cực kèm theo Kinh Thánh . Có thể bạn sẽ cần rất nhiều thời gian để bỏ được thói quen xấu và thay thế bởi thói quen tốt. Nhưng cứ tiếp tục nhắc bạn bởi chân lý Chúa đến khi bạn bẻ gãy được thói xấu này. Đừng bỏ cuộc đối với những ý tưởng lừa dối và lên án. Hãy chịu đựng. Với sự giúp đỡ của Chúa bạn có thể làm điều này. Kêu cầu Chúa mỗi lần bạn thất bại và cứ bắt đầu lại. Có bao giờ bạn để ý tại sao trong Kinh Thánh Chúa thường lập lại cho một người khi Ngài muốn khuyến khích người ấy không? Trong đoạn 1 của sách Giôsuê, Chúa nói với Giôsuê bốn lần “Đừng sợ”. Tại sao? Bởi vì Giôsuê cần được khuyến khích để suy gẫm ý tưởng Chúa về chính mình. Ông đang chuẩn bị ra chiến trường và ông cần sự khích lệ này. Tôi tin chắc rằng ông đã lập đi lập lại lời khích lệ này của Chúa cho chính mình.Nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến sự ngã lòng và xuống tinh thần là ý tưởng thất vọng về mình và tự lên án chính mình. Để thoát ra khỏi nguồn gốc gây ra sự chán chường này, chúng ta cần theo những bước tôi đã phác thảo ở trên, sau đó bạn phải nhất quyết không cho phép mình sống trong sự chán chường nữa . Chúng ta cần phải bỏ đi thói quen có ý tưởng tiêu cực bằng cách suy nghĩ những ý tưởng của Chúa.Quy tắc này cũng áp dụng không những đối với sự phản ứng trong lý tưởng nhưng cũng trong hành động của chúng ta nữa. Khi bạn cảm nhận rằng mình vẫn có sự phản ứng tiêu cực, bực bội, và ích kỷ, hãy viết nó xuống. Sau đó, bên cạnh những điều này, hãy viết bạn nghĩ Chúa muốn bạn nên phản ứng như thế nào? Khi bạn nhận thấy mình đã làm điều gì trong sự ích kỷ và tiêu cực, hãy ngưng ngay và cầu nguyện. Sau đó chọn cách mà Chúa muốn bạn phản ứng lại.Trong sự cầu nguện, xin Chúa tác động bạn để bạn áp dụng những ý tưởng và quyết định áp dụng trong hành động. Khi bạn thất bại, xin Chúa tha thứ và tiếp tục bước đi. Nếu Satan nói với bạn là bạn đã “thất bại một lần nữa” đồng ý với nó. Nhưng nói với nó rằng bạn nhất quyết không chịu thương hại lấy mình. Hãy chấp nhận trách nhiệm về sự thất bại của mình. Hãy xin Chúa tha thứ, giúp đỡ, và tiếp tục làm điều này sau mỗi thất bại. Tiếp tục cố gắng đến khi bạn có được những thói quen của sự công chính. Những thói quen xấu đã xâm nhập và phát triển trong biết bao nhiêu năm qua. Cho nên đừng nản lòng nếu chúng ta cần nhiều tuần hay nhiều tháng để thay đổi chúng nó bởi thói quen của Chúa. Bắt đầu giải quyết một hoặc hai thói quen xấu, và

Page 56: Tam long cha tren troi

dần dần đi đến những thói quen xấu khác. Khi chúng ta làm những việc làm được, Chúa sẽ làm những gì không làm được.Bước 7: Sự chịu đựng Chín mươi phần trăm của sự thành công là sự kết cuộc. Kinh Thánh dạy “Ai bền lòng cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu rỗi” (Mat Mt 10:22), và “nếu chúng ta chịu thử thách nỗi, thì sẽ cùng Ngài đồng cai trị” (IITi 2Tm 2:12). Sự chịu đựng có hai khía cạnh: Thứ nhất là sự hứa nguyện của chúng ta rằng chúng ta sẽ không bỏ cuộc. Sự cương quyết đi đến cùng. Thứ nhì liên quan đến sự tác động của Chúa. Những gì Chúa kêu gọi chúng ta, Ngài sẽ ban ân điển để chúng ta kết thúc. Mạng lệnh của Ngài cũng đồng thời là lời hứa để đem đền chiến thắng. Chúa dạy, “Hãy nên thánh, vì ta là thánh” (IPhi 1Pr 1:16). Đây không chỉ là một mạng lệnh, nhưng cũng là một lời hứa. Lời hứa là chúng ta sẽ nên thánh!Đôi khi bạn cảm thấy không thể đi đến cùng, không thể chịu đựng nỗi. Và có lẽ bạn nghĩ đúng! Nhưng khi chúng ta đến lúc chúng ta không thể chịu đựng hơn nữa, thì chúng ta sẽ thấy Chúa làm những việc con người không thể làm được. Chúng ta không cần đức tin để làm những việc có thể làm được! Vậy nếu bạn đang đối đầu với một tình cảnh không thể chịu nỗi, hãy ngợi khen Chúa. Đây là lúc bạn bắt đầu sử dụng đức tin.Tin cậy Chúa để làm một điều gì con người không làm được thì cũng như bước ra trên một cành cây vì Chúa. Bạn đang bước vào một tình huống đầy nguy hiểm, mà bạn biết bạn cần giúp đỡ, nếu bạn đang cảm thấy bị chôn vùi bởi nhu cầu, nan đề hoặc một tình cảnh không chịu nỗi, quỉ Satan rất vui mừng và nói với bạn rằng bạn sẽ thất bại, sẽ đầu hàng. Nó sẽ lãi nhãi rằng, “cành cây sẽ gãy!”. Vì thế khi bạn trên cành cây này, quỉ Satan sẽ làm gì? Nó sẽ cưa cành cây này đi! Nó không những tiên tri, nhưng cũng cố gắng thực hiện lời tiên tri này của nó. Nhưng cứ đứng yên và tin cậy Chúa. Khi quỉ Satan cưa đứt cành này, cây ấy sẽ ngã trên nó, và cành cây sẽ vẫn đứng y nguyên trên không trung!Tại sao sự chịu đựng là một bước trong quá trình chữa lành của Chúa cho chúng ta? Vì chúng ta bỏ cuộc nên chúng ta đã nhượng bộ vào sự oán giận, tức tối, đau khổ, ruồng bỏ, dục vọng, thói quen xét đoán, nghi ngờ, hay bất cứ điều gì mà làm chúng ta quẩn trí. Đôi khi chúng ta muốn Chúa làm một phép lạ và cất đi nan đề của chúng ta ngay lúc này . Nhưng Chúa muốn hướng dẫn chúng ta vào một quá trình để chuẩn bị chúng ta trong sự cai trị với Ngài ở Thiên đàng. Vì thế chúng ta cần gây dựng bản tính của mình, vượt qua và chịu đựng được những sự khó khăn hoặc cám dỗ và có những quyết định đúng.Thiên đàng không chỉ dành cho những thiên sứ chơi đàn cầm và sống trong biệt thự nguy nga lộng lẫy. Chúa muốn chúng ta cai trị với Ngài. Chúa muốn

Page 57: Tam long cha tren troi

mỗi người có một phần trong sự cai trị những tạo vật của Ngài. Nhưng việc này bắt đầu từ mối liên hệ của chúng ta với Chúa trên thế gian. Cha muốn chuẩn bị chúng ta là con cái Ngài để cai trị tất cả sự sáng tạo của Ngài. Làm thế nào chúng ta làm được điều này? Tôi không biết. Nhưng những khúc Kinh Thánh như IICo 2Cr 4:16-18 xác định rằng Chúa đang chuẩn bị chúng ta cho sự sống vĩnh cửu. “Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên, bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được, vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời vô cùng vậy”.Một người bạn tôi có lần nói, “Điều quan trọng là chúng ta kết thúc như thế nào!” Sứ đồ Phaolô trong thư đầu tiên đến hội thánh Côrinhtô rằng, “Anh em há chẳng biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng chỉ một người được thưởng sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng. Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiên kÿ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát. Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh chẳng phải là đánh gió. Song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng” (ICo1Cr 9:24-27).Có nhiều lần trong đời sống tôi khi tôi thất bại trong một lãnh vực mà tôi tranh đấu nhất, và quỉ Satan đến với tôi nói rằng, “Người đã thất bại một lần nữa! Người sẽ không bao giờ thành công đâu. Điều này quá khó mà”. Nó cố gắng làm tôi thất vọng đến độ tôi hoàn toàn muốn đầu hàng.Nếu bạn suy nghĩ một ít, bạn sẽ thấy quỉ Satan nói đúng một phần trong câu nói này. Vì thế tôi học được cách đối đáp lại với quỉ Satan, “Đúng vậy, ta đã thất bại. Nhưng đó là trách nhiệm của ta. Ta chấp nhận trách nhiệm của ta vì những gì ta đã làm. Cảm ơn ngươi đã nhắc nhở ta. Nhưng ta nhất quyết không tự thương hại mình về sự thất bại này. Và ngươi cũng nói đúng khi ngươi nói ta không thể thành công. Với sức riêng của ta, ta không làm được. Nhưng ta làm được mọi sự nhờ Đấng ban sức cho ta. Ta yếu đuối nhưng Ngài mạnh mẽ. Vì Đấng ở trong ta oai quyền hơn ngươi, dù ngươi là kẻ đang cai trị thế gian”.Sau đó quở mắng quỉ Satan và những suy tưởng thất bại mà nó đã gieo vào lòng tôi trong danh Chúa Giêxu Christ. Và tôi bắt đầu cầu nguyện với Chúa. Tôi xưng tội với Ngài và nhất quyết không thương hại lấy mình. Sự điều trị cho sự tự thương hại là sư xưng tội, lánh xa tội lỗi, và tiếp nhận sự tha thứ của Chúa.Khi chúng ta xưng tội, lánh xa chúng và quyết định thù ghét tội lỗi để chứng

Page 58: Tam long cha tren troi

tỏ một hành động trong đức tin, chúng ta nhận sự tha thứ của Chúa và Chúa ban cho chúng ta cơ hội để làm lại từ đầu. Ngài là Đức Chúa Trời của sự khởi đầu mới . Phần của chúng ta là hạ mình xuống và lánh xa tội lỗi và sự thất bại. Phần của Chúa là tha thứ và ban cho chúng ta sự khởi đầu mới. Ngài rất muốn làm điều đó, vì Ngài là Đức Chúa Trời của tình yêu thương. Khi “thất bại một lần nữa” nhưng không chịu nhận sự tha thứ của Chúa thì chúng ta quá kiêu ngạo. Nếu chúng ta thất bại, chúng ta thất bại! Chúng ta phải thành thật và thú nhận điều này, hạ mình xuống trước Chúa, và nhận sự tha thứ của Ngài.Ngài đang làm việc trong bạn. Sự tranh đấu là một phần của sự chiến thắng . Bạn đang học những bài học. Bạn đang học về sự tiếp nhận sự tha thứ của Chúa. Bạn đang học sự chịu đựng. Bạn đang rút kinh nghiệm từ những sai lầm và thất bại! Chúng ta phải thành thật và thú nhận điều này, hạ mình xuống trước Chúa, và nhận sự tha thứ của Ngài.Ngài đang làm việc trong bạn. Sự tranh đấu là một phần của sự chiến thắng. Bạn đang học những bài học, bạn đang học về sự tiếp nhận sự tha thứ của Chúa. Bạn đang học sự chịu đựng. Bạn đang rút kinh nghiệm từ những sai lầm và thất bại của mình. Bạn đang học cách giúp đỡ người khác và bạn đang học cách chiến đấu với kẻ thù là quỉ Satan.Chúng ta đang trong trận chiến! Đừng đầu hàng! Bạn đang bên phe chiến thắng!Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Giêxu Christ . . . Ấy vậy, hỡi những kẻ rất yêu dấu của tôi, như anh em đã vâng lời luôn luôn, chẳng những khi tôi có mặt mà thôi, lại bây giờ là lúc tôi vắng mặt, hãy càng hơn nữa, mà lấy lòng sợ sệt run rẩy làm nên sự cứu chuộc mình. Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài . . .Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi . . . Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Giêxu Christ . . . Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta...Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vừa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao? . . . Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm,hay là gươm giáo chăng?. . . Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự

Page 59: Tam long cha tren troi

sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẻ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Giêxu Christ, là Chúa chúng ta.(Phi Pl 1:6; 2:12-13; 4:13, 19; RoRm 8:26, 31-32, 35-39)

Những Hội Chứng của Saulơ

Ông ta là một người có dáng vóc cao lớn và nổi bật. Ông bước đi với dáng điệu oai nghi của các bậc vua chúa và mọi mắt đều chăm chú vào ông khi ông bước qua một đám đông.Ông có khả năng thu hút nhiều người theo mình, kêu gọi họ đứng lên vì một lý tưởng, và khuyến khích họ trở nên chiến thắng. Ai nấy đều ao ước có một người lãnh đạo như ông. Vóc dáng của ông thuyết phục nhiều người và khiến họ tin cậy ông. Họ không sợ thất vọng khi chia xẻ với ông về ước vọng thầm kín của họ. Ông là một nhà lãnh đạo của các nhà lãnh đạo.Nhưng họ đã nghĩ lầm. Dưới bộ vai khỏe mạng của người lãnh đạo cao lớn và dáng vóc tuyệt hảo này là một tấm lòng đầy dẫy sự ghen tị và sợ hãi. Sự thiếu tự tin của ông quá trầm trọng nền tảng của bản tính của ông cho rằng người đó là một đe dọa nghiêm trọng đến uy thế của ông trong quốc gia.Những người ngoài cuộc chỉ thấy khả năng thu hút qua sự khích động và truyền đạt, nhưng người nào quan sát kỹ hơn sẽ thấy được sự độc đoán, hoàn toàn điều khiển mọi người và mọi và mọi công việc dù rất nhỏ. Ông không tin người nào có thể hoàn thành công việc tốt đẹp như ông. Vì thế sự thống trị của ông trên những người xung quanh là một gánh nặng không thể chịu nỗi.Sự thông minh của ông trong chiến lược và khả năng diệu kỳ của ông để biết làm những điều thích hợp đúng lúc thuyết phục những người ở xa về sự oai nghi của ông. Nhưng điều này chỉ làm bối rối những người gần gũi ông. “Ông ta là người xức dầu của Chúa. Ông ta dường như lúc nào cũng đúng”. Họ nghĩ vậy. Họ không muốn nghĩ về những gì trước mắt: vi phạm qui tắc, thiếu phục vụ, không muốn thăng thức những người khác, nóng giận và không kiên nhẫn. Tất cả đều cho thấy rằng ông không xứng đáng làm vua. Thật vậy họ đều hổ thẹn và nhục nhã về những sự tức giận, những cơn u sầu, và phiền muộn của ông. Những hành vi này có thích hợp với một vị vua không?Nhưng có một người không còn bối rối với bản ngã của nhà vua nữa. Ông ta không còn khâm phục khả năng lãnh đạo tự nhiên của nhà vua. Ông muốn

Page 60: Tam long cha tren troi

tìm một điều gì hơn khả năng tự nhiên. Ông ta đã quan sát xem nhà vua có kính sợ và vâng lời Chúa từng chi tiết hay không. Ông muốn thấy sự hạ mình, dịu dàng, công chính, thương xót, và công bằng. Nhưng ông không thấy những điều này trong nhà vua.Nhưng oái oăm thay, ông ta chính là người đã đặt nhà vua vào chức vị này.Trong sự vâng lời Chúa, tiên tri Samuên đã xức dầu cho vua, cầu nguyện cho, và đặt ông làm vua trên dân Do thái. Nhưng tiên tri này, không như những người khác, không khâm phục bởi “quyền lực” của con người. Ông đã học từ bé rằng chỉ có một sự đáp lại đối với lời Chúa mà Ngài đẹp lòng: sự vâng lời tuyệt đối như của một đứa trẻ.Và lúc này, tấm lòng ông tức giận. Không phải sự tức giận không kềm hãm được, nhưng là sự phẫn nộ công chính. Thế là đủ rồi! Ông đã kiên nhẫn chờ đợi và đã nhận thấy sự hủy hoại nội bộ của vương quốc vì sự không vâng lời và sự bất chính của nhà vua. Ông ta thấy sự thiếu tự tin của nhà vua, thấy sự tranh đầu để tìm giá trị và an tâm trong sự tán thưởng của con người. Ông đã khắc khoải trong nhiều đêm, lo lắng về nhà vua, qua sự cầu thay và than khóc. Ông đã kiêng ăn nhiều ngày, xin Chúa thay đổi tấm lòng của vua, và giúp vua tìm sự vui thỏa trong sự tán thưởng của Chúa. Nhưng cuối cùng tất cả đều vô ích.Lúc bấy lời của Chúa đến với tiên tri Samuên: “Ta hối hận vì đã lập Saulơ làm vua; bởi người đã xây bỏ ta, không làm theo lời ta” (ISa1Sm 15:10).Sau cuộc đối chấp thật đau buồn, nhà vua đã bị tước quyền. Ông vẫn còn giữ chức vị của một nhà vua. Nhưng điều đó không bảo đảm uy quyền của ông. Uy quyền đến từ Chúa khi Chúa đặt một người vào chức vụ, xức dầu, tán thành, và tác động trên người ấy. Quyền lực có thể đến từ chức vị, nhưng uy quyền đến từ bản tính, từ sự vâng lời, và từ sự xức dầu của Chúa.Tiên tri Samuên nói với vua rằng, “Lúc ngươi còn nhỏ tại mắt ngươi, ngươi há chẳng trở nên đầu trưởng của các chi phái Ysơraên sao?” (15:17).Những dòng chữ “ngươi còn nhỏ tại mắt ngươi. . .” có nghĩa gì?Khi chúng ta dò xét kỹ lưỡng về đời sống của Saulơ, chúng ta thấy được một đặc điểm không nhầm lẫn được. Đó là sự bất an, tự ti mặc cảm, đau khổ nội tâm, tự lập, kiêu ngạo, và sợ con người. Tôi gọi những điều này “Những hội chứng của Saulơ”.Ông ta cảm thấy “nhỏ trong mắt mình” chúng ta không nên nhầm lẫn điều này với sự hạ mình. Nếu đó là ý nghĩa của lời nói của Samuên thì Saulơ đã không bị tước quyền. Samuên nói rằng mặc dù Saulơ có mặc cảm tự ti, nghĩa là nghĩ thấp về mình, ông ta vẫn phải chịu trách nhiệm trước Chúa về những hành động của ông. Mặc cảm tự ti không thể là một lời bào chữa cho sự không vâng lời.Trong 15:1-35, những đặc tính về mặc cảm tự ti được nêu ra: cứng đầu và tự

Page 61: Tam long cha tren troi

lập , (“Sự bội nghịch cũng đáng tội bằng sự tà thuật, sự cố chấp giống như tội trọng cúng lạy hình tượng” - câu 23), sự kiêu ngạo , (”Saulơ đã đến Cạtmên, dựng cho mình một đài kỷ niệm tại đó" - câu 12), sợ con người , (”Tôi đã can phạm mạng lịnh Đức Giêhôva, và lời của ông. Tôi sợ dân sự, nên nghe theo tiếng của họ” - câu 24), sự không vâng lời , (“Sao ngươi không vâng theo lời Đức Giêhôva? Vả sự vâng lời tốt hơn của tế lễ” - câu 19,22) nói cách đơn giản hội chứng Saulơ giống như vầy:Nan đề này dẫn đến nan đề khác. Nếu chúng ta không đối đầu với sự tổn thương nội tâm của chúng ta trong đường lối Chúa, nó sẽ dẫn chúng ta đến sự tự lập và sau đó dẫn đến sự kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo là sự chú tâm vào những gì con người suy nghĩ hơn là những gì Chúa nghĩ về mình. Điều này dẫn đến sự sợ người. Sự sợ người chắc chắn sẽ dẫn đến sự không vâng lời. Chúng ta vẫn có thể làm nhiều điều cho Chúa, nhưng nó trở thành một tôn giáo của những việc làm vô ích. Bất cứ điều gì phản ảnh mặc cảm tự ti, tự lập, sợ người, và sự không vâng lời, sẽ đem đến sự chết.Một số người bị tổn thương nội tâm trầm trọng nhất mà tôi được biết cũng chính là những kẻ kiêu ngạo và tự lập nhất. Khi chúng ta bị tổn thương nội tâm, chúng ta rất dễ rơi vào triệu chứng độc hại này. Nó làm tàn phế kể cả những tôi tớ mạnh mẽ của Chúa.Để chúng ta hiểu thêm về triệu chứng Saulơ, sau đây tôi sẽ diễn tả một số Hội chứng mà đang xâm chiếm vào cuộc sống chúng ta.1. Sự xa lánh và cô lập . Có Hội chứng Saulơ sẽ khiến chúng ta cắt đứt mối liên hệ với người xung quanh. Lẫn tránh là một cách để chúng ta che đậy hoặc bào chữa sự không muốn tha thứ những người đã gây tổn thương cho chúng ta. Đây cũng là một cách để chúng ta không hợp tác với những người chúng ta bất đồng.2. Sự chia rẽ . Hội chứng Saulơ cũng sẽ khiến chúng ta trở thành nguồn gốc của sự chia rẽ. Điều này dễ xảy ra, nhất là bởi vì khi có sự bất động hoặc xúc phạm, chúng ta cố tìm người khác để đồng ý với chúng ta. Kinh Thánh nói rằng Chúa ghê tởm khi chúng ta gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em (ChCn 6:19). Sự chia rẽ không phải gây ra bởi sự bất đồng. Không có một mối bất hòa nào giữa các tín hữu chân thật mà không giải quyết được nếu chúng ta hạ mình và tha thứ cho nhau nhiều hơn.3. Sự sở hữu . Ý nghĩ “công vụ của tôi”, “nhóm của tôi”, “ý kiến của tôi”, “công việc của tôi”, “chỗ đứng của tôi trong hội thánh” là ích kỷ và đến từ sự muốn tự lập. Kinh Thánh dạy rằng “sự bội nghịch cũng đáng bằng tội tà thuật”. Nó đến từ địa ngục (ISa1Sm 15:1-25). Đây là thái độ “cái tôi trước” và nó là tội lỗi.4. Quan niệm “chúng ta ” và “họ ”. Khi chúng ta mắc phải Hội chứng Saulơ, chúng ta sẽ bắt đầu có quan niệm về “chúng ta” và “họ”. “Chúng ta” có

Page 62: Tam long cha tren troi

nghĩa là những người đồng ý với mình. “Họ” là những người chúng ta bất đồng. Chúng ta sẽ có những ý nghĩ như vầy thay vì nghĩ rằng tất cả đều là một nhóm hoặc một thân thể trọn vẹn. Có ý tưởng như vầy là một dấu hiệu rằng chúng ta không chỉ bất đồng ý kiến, nhưng cũng đang xét đoán người khác và đang hợp tác gây bè phái trong hội thánh.5. Sự lôi kéo . Dùng thủ đoạn để bắt người khác làm theo ý muốn mình, dùng thủ đoạn để điều khiển người khác (manipulation). Những người tự cao và tự lập có thể điều khiển người khác bằng cách từ chối không chịu hợp tác, đòi hỏi người khác phải theo ý mình, có thái độ chỉ trích, và luôn luôn xét đoán người khác. Dĩ nhiên chúng ta đưa ra những lý do “thánh thiện” để bào chữa những thủ đoạn này, và điều đó lại càng nguy hiểm hơn. Chúng ta nghĩ chúng ta đang làm một việc thánh thiện nhưng thật sự chúng ta đang làm hoàn toàn trái nghịch. Nhiều nhà học giả Kinh Thánh nói rằng phép phù thủy chẳng qua chỉ là sự lạm dụng những ơn thuộc linh để điều khiển những người xung quanh!6. Là phần tử trong nhóm nhưng khước từ không chịu hòa đồng theo tinh thần hoặc quan niệm của nhóm . Chúng ta bào chữa sự bất hòa bởi sự bất đồng ý kiến. Nhưng sự hiệp một và tình yêu thương chân thật không căn cứ trên sự đồng ý (trừ khi nói về những giáo lý quan trọng trong niềm tin Cơ đốc). Lý do chính của sự bất đồng và không hòa mình là vì sự kiêu ngạo và tự lập.7. Không chịu học hỏi từ người khác . Hội chứng Saulơ khiến chúng ta khép kín lòng mình đối với người khác. Chúng ta không chịu nhận sửa sai và khuyên nhủ của người khác. Chúng ta trở nên chai lì.8. Có thái độ chỉ trích và đoán xét . Khi chúng ta đứng ngoài một nhóm, chúng ta dễ có khuynh hướng phán xét và chỉ trích họ. Chúng ta có thể bào chữa điều này bằng nhiều cách. Nhưng tất cả thật ra chỉ vì chúng ta đang nói xấu và phán xét động cơ của người khác.9. Không có kiên nhẫn . Chúng ta nghĩ rằng đường lối mình tốt hơn người khác và từ chối không chờ đợi những người đang bất đồng hoặc không thông cảm với chúng ta.10. Không đối đãi chân tình với người khác . Khi chúng ta bất đồng với một người trong thân thể của Đấng Christ hoặc khi họ xúc phạm đến chúng ta, chúng ta xa lánh họ, xét đoán họ trong lòng, và xé tan sự kính trọng của những người xung quanh dành cho người này. Hoặc khi có người nào làm điều này, chúng ta thường nghe những lời chỉ trích và tấn công mà không binh vực người ấy. Đây là sự “gieo sỉ nhục cho kẻ lân cận mình” (Thi Tv 15:3).11. Nghi ngờ . Hội chứng Saulơ gây sự nghi ngờ. Chúng ta lên án kẻ khác rằng họ không tin cậy chúng ta. Nhưng thật ra điều này là suy tưởng gây ra

Page 63: Tam long cha tren troi

bởi chính sự nghi ngờ của chúng ta và khiến chúng ta nghĩ rằng người khác cũng có thái độ như mình. Điều này bày tỏ sự đối khán của chúng ta đối với sự tổn thương hoặc bày tỏ sự cô lập của chúng ta. Nó chú trọng đến nhu cầu của chúng ta hơn nhu cầu của người khác.12. Thái độ đòi hỏi . Chúng ta nhất quyết là những người khác phải làm theo ý muốn của chúng ta.13. Không trung thành . Chúng ta dùng sự nghi ngờ, sự tổn thương, và nhu cầu của người khác để chiếm đoạt họ theo quan niệm của mình, thay vì cố gắng xây dựng sự hiệp một, tình yêu thương, sự tha thứ, và hàn gắn trong những mối tương giao với người xung quanh. Đây là một đặc điểm của hội chứng Saulơ.14. Sự vô ơn . Chúng ta chú tâm vào những gì người khác nên làm cho chúng ta hơn là vào tất cả những gì mà họ đã làm cho chúng ta rồi.15. Theo lý tưởng . Chúng ta tôn sùng một phương pháp, một tiêu chuẩn, hoặc một chương trình. Chúng ta đặt để nó quan trọng trên con người, nhất là những người chúng ta bất đồng ý kiến. Những lý tưởng trở nên quan trọng hơn sự hiệp một hay một thái độ ngay thẳng của tấm lòng.Mặc dù hội chứng Saulơ thường là những triệu chứng về sự tổn thương và sự mặc cảm vì bị ruồng bỏ mà chưa được giải quyết, nó vẫn là ích kỷ và sai lầm. Nó cần được được giải quyết một cách dứt khoát. Không có một nan đề nào về sự tự lập hoặc mặc cảm tự ti mà không giải quyết được nếu chúng ta có thêm sự hạ mình và tan vỡ ăn năn trong lòng . Kinh Thánh hứa rằng khi chúng ta hạ mình, Chúa sẽ ban cho chúng ta ân điển (Gia Gc 4:6-7). Chúng ta sợ bị nhục nhã. Nhưng đây không phải là sự sẵn lòng để cho người khác biết chúng ta thật sự là ai và sẵn sàng đứng bên Chúa chống cự lại tội lỗi của chúng ta. Nhiều người sẽ tôn trọng chúng ta thêm hơn , thay vì ít hơn, khi chúng ta hạ mình và thú nhận nhu cầu của mình. Chúa thì luôn luôn quí trọng chúng ta hơn.Nếu bạn đang mắc phải hội chứng Saulơ, bạn sẽ không bao giờ được tự do đến khi bạn chấp nhận trách nhiệm của mình và ăn năn về những thái độ sai lầm này trước Chúa. Đổ lỗi cho người khác hoặc bào chữa về nan đề của chúng ta sẽ không ích lợi gì. Hãy hạ mình trước mặt Chúa và người khác. Khóc than với Chúa trong sự khẩn thiết cầu xin.Nhiều năm trước đây, tôi nhận thấy một sự tái diễn trong đời sống tôi. Tôi bị tổn thương và ngập tràn sự bất an. Nhưng đồng thời tôi cũng rất tự cao và tự lập. Tôi ao ước được sự tiếp nhận và tán thành của người khác. Nhưng tôi quá tự cao để thú nhận nhu cầu khẩn thiết của mình, quá tự cao để thú nhận rằng mình cần sự giúp đỡ của người khác. Tôi bị ám ảnh bởi những gì người khác nghĩ về tôi, nhất là những người hướng dẫn. Và chỉ đến khi tôi hạ mình xuống trước người khác và ăn năn trước Chúa, Ngài cứu tôi thoát khỏi hội

Page 64: Tam long cha tren troi

chứng Saulơ. Tôi hứa nguyện với Chúa rằng tôi muốn Chúa giải quyết những nan đề này trong đời sống tôi hơn là ao ước được lãnh đạo, được quan tâm, và được tiếp nhận bởi người xung quanh. Tôi đặt tên giao ước này là “giao ước Joseph”. Một ngày nọ, tôi vào một khu rừng ở Holland. Tôi đến với Cha và kêu cầu Ngài. Tôi nói với Cha rằng tôi khao khát Ngài và sẵn sàng trả lời bất cứ giá nào để nhổ đi sự tự lập, sự kiêu ngạo, và sợ con người trong đời sống của tôi. Tôi nói với Chúa tôi sẽ chờ đợi Chúa dù bao lâu đi nữa để việc này hoàn thành, kể cả mười hai năm như Joseph đã chờ trong xứ Ai cập. Nhưng tôi không muốn có những lối tắt trong sự chỉnh đốn mối liên hệ tôi với Chúa. Đó là một lời cầu nguyện rất đắt. Nhưng tôi chưa bao giờ hối hận về lời cầu nguyện này. Chúa đã nghe tôi ngày đó và làm một công việc sâu sắc trong cuộc đời tôi.

Có sự khác biệt giữa sự tự lập (independence) và sự cá nhân (individual). Mỗi người chúng ta là đặc biệt. Vì thế mỗi chúng ta phải đứng trước Chúa, chịu trách nhiệm cho cá nhân mình. Chúng ta cần có sự cân đối giữa hai cực điểm, cân đối giữa sự tự lập ích kỷ và sự lệ thuộc không lành mạnh trong cảm xúc vào người khác. Ý muốn của Chúa là chúng ta có phụ thuộc lẫn nhau (interdependence). Điều này có nghĩa là Chúa muốn chúng ta trưởng thành trong sự phụ thuộc nhau một cách lành mạnh . Ngài sáng tạo chúng ta để sống tập thể. Chúa lập ra gia đình. Đây là một tập thể để chúng ta phát triển và nuôi dưỡng để trưởng thành. Chúa sáng tạo một cộng đồng của những người được tha thứ, tức là hội thánh, để chúng ta trưởng thành thuộc linh. Ngài không muốn chúng ta quá lệ thuộc trong cảm xúc vào những người xung quanh, vào gia đình, hoặc vào hội thánh, đến nỗi chúng ta không làm gì được nếu không có sự khích lệ của họ. Nhưng Ngài cũng không muốn chúng ta sống cô lập như những hoang đảo, xa lánh những người khác.Để thỏa mãn nhu cầu cần có một mối tương giao cân đối trong cảm xúc và giao thiệp, Chúa đã ban cho chúng ta gia đình. Trong gia đình này, Ngài là Cha chúng ta và những người được tha thứ là anh chị em của chúng ta. Ngài vui sướng khi gia đình chúng ta sum họp để vui mừng trước tình yêu và sự tha thứ mà Ngài đã ban cho chúng ta. Điều này đem đến sự vui thỏa lớn lao cho Chúa. Gia đình này là hội thánh. Hội thánh được gọi bởi nhiều tên khác nhau, và hoạt động trong nhiều cấu trúc và nền văn hóa khác nhau. Nhưng khi con cái Chúa đến với nhau trong danh Ngài, Chúa ở giữa họ. Đây là lời hứa của Chúa.Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản là sự cố gắng của con người để lập ra “gia đình của Chúa” mà không có đạo đức và luân lý. Chủ nghĩa tư bản hy sinh lợi ích của tập thể cho quyền lợi cá nhân và nâng cá nhân lên hết. Chủ

Page 65: Tam long cha tren troi

nghĩa cộng sản thì làm ngược lại. Chủ nghĩa này hy sinh quyền lợi cá nhân cho sự tốt đẹp của tập thể, tức là chính quyền và tôn chính quyền lên cao nhất. Trong gia đình của Chúa chúng ta là những cá nhân của nhau. Là những cá nhân chúng ta thuộc về lẫn nhau. Chúng ta có sự tự do để là những cá nhân đặc biệt, không bị đóng vào một khuôn khổ để suy nghĩ, hành động hoặc có trang phục giống nhau. Nhưng chúng ta cũng có sự tự do để yêu thương lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau hơn trong tình yêu thương. Đây là sự cân đối về chân lý mà chỉ tìm thấy trong Cơ đốc Giáo, và không từ nơi nào khác. Trong sự cân đối của chân lý này thì có sự tự do thật. Chúng ta không còn là nô lệ của sự mặc cảm tự ti hoặc ước vọng ích kỷ. Đấng Christ giải thoát chúng ta, không phải để chúng ta làm những điều muốn làm, nhưng để làm những điều chúng ta nên làm, và trở thành những người mà Chúa đã định khi Chúa sáng tạo chúng ta. Chúa giải thoát chúng ta để chúng ta phục vụ người khác và nhận lấy sự phục vụ của người khác cho chính mình.Tuy nhiên chúng ta sẽ không bao giờ thật sự biết sự tự do này nếu chúng ta đang bị thống trị bởi sự sợ con người. Kinh Thánh dạy rằng sợ người là một cái bẫy. Điều này thật đúng! Nó giam cầm chúng ta vào cảm xúc và ý tưởng của những người khác. Chúng ta trở nên tù nhân của sợ hãi, luôn luôn lo lắng những người khác nghĩ gì về mình, thống trị bởi hành động của người khác thay vì chỉ cần vâng lời Chúa. Bạn có cảm thấy bạn luôn luôn nhìn qua vai mình, cố gắng hiểu tại sao mình không được người khác mời tham dự không? Bạn có lo lắng khi những người khác nhóm lại, lo lắng họ đang nói gì về bạn không? Bạn có quyết định những hành động của mình bởi sự tán thành của người khác hơn là muốn làm vui lòng Chúa hay không? Nếu có, bạn đang bị trói buộc bởi sự con người.Phương thuốc chữa trị sự sợ con người là kính sợ Chúa! Sự kính sợ Chúa không phải là sự sợ hãi trong cảm xúc, hoặc sự sợ hãi trước sự phẫn nộ của Chúa hoặc những điều tương tự khác. Kinh Thánh định nghĩa sự kính sợ rất rõ:1. Sự kính sợ Chúa là sự ghét tội lỗi . ChCn 8:13 nói rằng: “Sự kính sợ Đức Giêhôva ấy là sự ghét điều ác”.2. Tình bạn và sự mật thiết với Chúa được đặt ngang hàng với sự kính sợ Chúa . Thi Tv 97:10 nói rằng: “Kẻ yêu mến Đức Giêhôva ghét sự ác”. 25:14 nói rằng, “Đức Giêhôva kết bạn thiết cùng người kính sợ Ngài”.3. Sự kính sợ Đức Giêhôva là một sự kính trọng sâu sắc và tôn kính trước sự oai nghiêm của Chúa . “Khắp thiên hạ khá kính sợ Đức Giêhôva. Các dân thế gian hãy kinh ngạc trước Ngài!” (Thi Tv 33:8).4. Sự kính sợ Chúa là sự khởi đầu của sự khôn ngoan và tri thức . ChCn 1:7 “Sự kính sợ Chúa là sự khởi đầu của tri thức.”Sự kính sợ Chúa không phải là sự thể hiện nét thánh thiện trên khuôn mặt

Page 66: Tam long cha tren troi

bạn, cũng không phải là một giọng nói đặc biệt khi bạn cầu nguyện, run rẩy như đang bị lạnh cóng. Sự kính sợ Chúa không phải là sự cảm động đặc biệt, một sự huyền bí mà chế ngự chúng ta. Nó cũng không phải là cách ăn mặc của bạn, hay là vì bạn đang tuân theo nhiều luật lệ.Sự kính sợ Chúa là sự khâm phúc Chúa! Điều này vượt quá sự tôn trọng bình thường. Tôi tôn trọng quỉ Satan nhưng tôi không khâm phục hắn. Sự kính sợ Chúa là yêu mến Chúa nhiều đến nỗi bạn thù ghét tất cả những gì Ngài thù ghét. Sự thù ghét này không phải đến từ một sự cuồng tín điên rồ, hoặc là sự phản ảnh của nền văn hóa chúng ta. Nó đến từ sự gần gũi mật thiết với Chúa, quá khâm phục bởi đức tính của Ngài đến nỗi chúng ta yêu những gì Chúa yêu và ghét những gì Chúa ghét. Chúng ta để tấm lòng của mình tan nát như tấm lòng của Chúa bị tan nát. Sự kính sợ Chúa không phải là sự tức giận vô ích. Đây là một sự nổi giận về sự tàn phá của tội lỗi. Sự kính sợ Chúa nhận thức được quyền lực thâm độc, lường gạt, áp bức, hủy hoại, và thù ghét quyền lực này.Sự kính sợ Chúa không xảy ra bởi sự ngẫu nhiên. Nó có được là vì chúng ta quyết định kính sợ Chúa (ChCn 1:28-29; 2:1-5), và đặt điều đó làm ưu tiên cao nhất trên đời sống của chúng ta. Nó đến vì chúng ta chán ngán sự điều khiển bởi sự sợ con người. Chúng ta chán ngán sự chịu thống trị bởi sự sợ hãi và mặc cảm tự ti của chúng ta. Điều này đến vì chúng ta kêu cầu Chúa, tìm kiếm điều đó, và khẩn thiết trong sự khẩn cầu.Hội chứng Saulơ có thể bị đập vỡ. Bạn có thể được tự do nhưng có một giá mà bạn phải trả. Nếu bạn muốn có sự hàn gắn nội tâm và bạn muốn biết tình yêu của Cha, thì bạn phải chọn sự kính sợ Chúa. Trong ChCn 14:26 có viết, “trong sự kính sợ Đức Giêhôva có nơi nương cậy vững chắc”. Chính sự kính sợ Chúa và sự hạ mình sẽ đem chúng ta gần tấm lòng của Chúa Cha vả sẽ cho chúng ta thoát ra để đến với sự hàn gắn trọn vẹn và sự nhận thấy giá trị của mình.

Cha Thuộc Linh Trong Chúa

Thế giới chúng ta đầy dẫy những người mồ côi trong cảm xúc và tâm linh. Điển hình là Mehmet Ali Agea. Anh ta sanh ta trong một buôn làng hẻo lánh trên miền cao nguyên ở Yesiltepe, Thổ Nhỉ Kỳ. Ali Agca là con trưởng của gia đình ba người con. Cha anh mất đi khi anh mười tuổi, và anh đã mỉm cười suốt lễ an táng! Ali đã thù ghét cha mình mãnh liệt, và những hình ảnh tàn bạo khủng khiếp về người cha đã in sâu vào tâm trí của Ali.Không lâu sau cái chết của cha, Ali đã lập một “danh sách ghen ghét” trong đó bao gồm những người và những điều trở thành mục tiêu của sự hận thù trong anh. Chỉ vì nghĩ về mẹ mà anh đã không để tên cha mình vào danh

Page 67: Tam long cha tren troi

sách đó.Ali Agca lớn lên với những cơn u sầu, kèm theo bởi những thời gian dài trong sự im lặng, cô lập và sự tái diễn không muốn ăn. Anh mang mặc cảm tội lỗi vì sự thù nghịch mà anh có đối với cha anh. Cuối cùng anh kết luận rằng sự căm thù là cách duy nhất để anh tẩy sạch những cảm xúc này. Anh ta là một đứa trẻ mồ côi không hiểu biết về tình thương.Khi còn niên thiếu anh đã bước theo một con đường bi thảm và tội ác: buôn ma túy, hung bạo, và cuối cùng vào trường huấn luyện những kẻ khủng bố ở Lebanon để học được những “kỹ thuật giải phóng” tối tân nhất.Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, con đường gây khủng bố của Mehmet Ali Agca đã bất chợt kết thúc. Anh ta trở nên lừng danh là người chĩa súng vào Giáo Hoàng John Paul II và định ám sát ông.Hiện nay Ali Agca đang ngồi trong một xà lim trống trải, sơn trắng ở ngục tù Rebibbia ở La Mã. Chính trong xà lim này mà Giáo Hoàng John Paul đã tha thứ cho anh và đem đến sự xúc động lớn cho thế giới cuối tháng 12, 1983. Mặc dù đây là một cuộc tâm sự hết sức mật thiết, điều này cũng bày tỏ một tấm gương tuyệt diệu của tình yêu thương Cơ đốc. Giáo Hoàng John Paul đã ngồi 21 phút, nắm bàn tay đã cầm khẩu súng định ám sát ông. Dù là người Tin Lành hay Công giáo, không ai có thể phủ nhận sự quan trọng của hành động của Giáo Hoàng John Paul. Những gì ông làm bày tỏ sâu sắc tấm lòng của một người Cơ đốc. Ông đã tìm đến kẻ thù của mình và tha thứ cho.Qua điều đó, ông đã cho Ali Agca có một sự hiểu biết mới mẻ về Chúa. Trong một cử chỉ đơn sơ, ông đã trao cho anh một lối thoát khỏi sự tối tăm và cay đắng trong tâm linh anh. Trong hai mươi mốt phút ngắn ngủi đó, John Paul nói rằng ông đã tâm sự với Ali, ”. . . như một người anh em”. Điều này mở đường cho anh đến với Cha.Nhu cầu để có cha và mẹ trong Chúa Hiện nay có rất nhiều người đang mồ côi, không những không có cha mẹ thuộc thể, nhưng cũng đang lênh đênh vì đang mất nguồn gốc thuộc linh và cảm xúc. Tôi đã trình bày trước đây rằng nhiều người rất cần sự hàn gắn nội tâm. Họ đã bị đẩy ra ngoài xã hội bởi sự tổn thương hoặc ruồng bỏ. Họ đang cô đơn trong thế giới này.Dường như trong Hội thánh cũng đầy dẫy những kẻ mồ côi thuộc linh đang lênh đênh trên đường đời. Họ có thể là những người đã được hướng dẫn đến với Chúa, nhưng không được chăm sóc sau đó. Ngoài ra, họ có thể là những người chưa trở thành phần tử trong gia đình thuộc linh vì sự thất bại nào đó trong chính họ hoặc trong người khác. Họ cần mái nhà ấm cúng của Hội thánh, nơi mà họ cảm thấy được yêu mến.Những người này khẩn thiết cần được chăm sóc. Họ cần được dạy dỗ với lời Chúa, được tư vấn với những quy tắc trong Kinh Thánh, được khuyến khích

Page 68: Tam long cha tren troi

và nâng đỡ bởi một người trưởng thành trong Chúa. Họ cần một người cha hoặc mẹ thuộc linh để giúp họ lớn lên trong Chúa.Những người khác cần được “tái giáo huấn của cha mẹ”, nghĩa là họ cần một gương mẫu mà chỉ có một người cha hoặc mẹ vững vàng và khôn ngoan có thể cho họ thấy. Khi một người thiếu sự dạy dỗ thích hợp từ cha mẹ trong những năm phát triển trong thể xác hoặc tinh thần, ngày nay họ vẫn cần một người để làm một gương cho họ. Điều này không có nghĩa là họ phải lệ thuộc một cách không lành mạnh vào người khác. Tuy nhiên, điều tối trọng là nhu cầu căn bản này của họ được thỏa mãn.Những gương trong Kinh Thánh Phierơ khuyến khích những trưởng lão chăn dắt bầy chiên của Đức Chúa Trời mà Ngài đã giao phó cho họ (IPhi 1Pr 5:2). Và Phaolô nói với người tín hữu Côrinhtô rằng: “Bởi chưng, dẫu anh em có một vạn thầy giáo trong Đấng Christ, nhưng chẳng nhiều cha. Vì cớ đó tôi đã sai Timôthê, là con yêu dấu của tôi, cùng là trung thành trong Chúa, đến cùng anh em. Người sẽ nhắc lại cho anh em biết đường lối tôi trong Đấng Christ, và tôi dạy dỗ cách nào, trong các hội thánh khắp nơi” (ICo1Cr 4:15-17). Phaolô nhắc hội thánh Têsalônica “Chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa anh em, như một người vú săn sóc chính con mình cách dịu dàng vậy...Anh em cũng biết rằng chúng tôi đối đãi mỗi người trong anh em, như cha đối với con, khuyên lơn, yên ủi, và nài xin anh em ăn ở một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời” (ITe1Tx 2:7, 11, 12). Chúng cũng cảnh cáo dịu dàng đối với những người “chăn chiên của Ysơraên” trong sách Êxêchiên đoạn 34. Chúng ta biết rõ Chúa nghĩ gì khi không có người nào trong dân sự Chúa để chăm sóc chiên, nâng đỡ những chiên yếu đuối, và đem những chiên lạc về đàn.Là Cha hoặc mẹ thuộc linh không phải chỉ hạn chế cho những mục sư hay người hướng dẫn thuộc linh. Những người “cha” hoặc “mẹ” trưởng thành đóng vai trò rất quan trọng, mặc dù không có chức vụ lãnh đạo trong hội thánh, nhưng có tấm lòng chăm sóc cho người khác. Nói về những người Cha trong Chúa, Giăng nói rằng, “Các ông đã biết Đấng có từ lúc ban đầu” (IGi1Ga 2:14). Người trẻ tuổi thường thích chống lại với Satan nhưng những người cha biết về Cha. Qua sự hiện diện của họ, họ chăm sóc những kẻ xung quanh vì sự trưởng thành và thấu hiểu của họ trong Chúa. Chúng ta nên để những người “cha” và “mẹ” này tự do để làm công việc chăm sóc nà trong hội thánh. Bằng sự cởi mở, thời gian cho người xung quanh, và với căn nhà luôn mở rộng cửa, đời sống họ đem lại sự an ủi và tình yêu cho nhiều người.Sự cần thiết để có sự cân đối Trong mọi việc, chúng ta có thể nhấn mạnh về người cha một cách thái quá. Ngày nay chúng ta không cần có thêm những người lãnh đạo mà lạm dụng uy quyền của mình. Kinh Thánh nói đến sự bình đẳng, uy quyền và công vụ

Page 69: Tam long cha tren troi

(ministry). Rất quan trọng để chúng ta thấy được sự khác biệt giữa ba khái niệm này. Ngày nay có nhiều sự hiểu lầm trong hội thánh của Chúa vì sự phân biệt rõ ràng chưa được bày tỏ ra.Người cha thuộc linh theo ý Chúa muốn phục vụ người khác, và coi tất cả nam và nữ bình đẳng với họ. Họ khởi đầu sự phục vụ với một quan niệm bình đẳng, thay vì uy quyền, vì họ quan tâm sự phục vụ hơn uy quyền. Khi bạn bắt đầu với một thái độ uy quyền, bạn sẽ chắc chắn cảm thấy mình cao trọng hơn người khác. Đây là một chủ nghĩa tôn trọng người cha mà trở nên thống trị và nghẹt thở cho người khác.Tôi nghĩ uy quyền thống trị này là uy quyền mà Chúa ám chỉ trong câu Mat Mt 23:9, “Đừng gọi người nào ở thế gian là cha mình...” Thật vậy, trong bối cảnh này, Chúa cảnh cáo về sự lạm dụng uy quyền và giả hình của người Pharasi. Chúa đang lên án những kẻ đang hướng dẫn vì sự tự cao, làm mọi việc để người khác thấy. Chúa không nói chúng ta không cần cha thuộc linh trong Chúa. Ngược lại như vậy. Ngài dạy rằng một người lãnh đạo thật phải hướng dẫn như một người cha yêu thương, không như một ông chủ hoặc một người được tôn sùng. Vì thế không phải danh hiệu mà chúng ta đặt ra cho một người hướng dẫn thuộc linh là quan trọng. Nhưng điều quan trọng là thái độ của những người có danh hiệu đó. (Chúa dùng ba danh hiệu trong 23:1-12 để cho thấy điều này). Bạn có thể gọi một người hướng dẫn là một người “phục vụ”. Nhưng nếu người đó là một người độc tài thì chẳng bao lâu danh hiệu này sẽ mất ý nghĩa. Có lẽ Chúa muốn dạy trong đoạn này rằng uy quyền không lệ thuộc vào danh hiệu hoặc chức vụ mà chúng ta đang nắm giữ. Nhưng điều quan trọng là chúng ta thật sự có tinh thần phục vụ và hạ mình trong cách cư xử với người khác hay không.Có lẽ những định nghĩa sau đây sẽ giúp bạn thấy được sự khác biệt của hai quan niệm này, của người cha thống trị và người cha theo ý Chúa (xin cũng xem Phụ Lục B).

Người Cha Thống Trị Người cha theo ý Chúa 1. Trong cách làm việc, nghĩ rằng mình là nguồn xuất phát của sự hướng dẫn cho cuộc sống của những người xung quanh.1. Tin rằng Chúa là nguồn của sự hướng dẫn và những người tín hữu phải tự lập lắng nghe tiếng Chúa.2. Nhấn mạnh quyền lợi của người hướng dẫn.2. Nhấn mạnh trách nhiệm của người hướng dẫn.3. Tách riêng người hướng dẫn và trao cho họ những đặc ân.3. Nhấn mạnh rằng thân thể của Đấng Christ cần phục vụ lẫn nhau, với Chúa là trung tâm điểm.

Page 70: Tam long cha tren troi

4. Tìm cách điều khiển hành động của người khác.4. Khuyến khích người xung quanh lệ thuộc vào Chúa.5. Nhấn mạnh sự quan trọng của người hướng dẫn chăm sóc những người xung quanh.5. Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trang bị những thánh đồ để bước vào chức vụ.6. Dùng nội qui và phép tắc để điều khiển và ép buộc người xung quanh vào khuôn khổ.6. Tạo một không khí có sự tin cậy và ân điển để khuyến khích sự trưởng thành thuộc linh.7. Đối phó với tội lỗi dựa trên hành động bên ngoài và theo khuôn tập thể.7. Đối phó với tội lỗi dựa trên thái độ bên trong tan vỡ thống hối trước Chúa.8. Nhấn mạnh sự đặc biệt của nhóm họ, và khải tượng đặc biệt Chúa ban cho họ, và không ban cho người khác.8. Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiệp một trong toàn thể hội thánh của Chúa và sự giữ tinh thần hạ mình trước người khác.9. Xét đoán sự tin kính Chúa của một người dựa trên sự đồng lòng của người ấy đối với người hướng dẫn. Không khuyến khích người khác có những ý tưởng và hành động khác nhau.9. Nhấn mạnh sự quan trọng của tấm lòng trước Chúa và không phải khuôn khổ giáo lý để làm căn bản của sự hiệp một.

Theo Kinh Thánh chúng ta không hề tự chiếm đoạt uy quyền nhưng phải được ban cho. Uy quyền không phải là một vị trí hay một quyền lợi. Đây là kết quả của đức tính của chúng ta, không phải một chức vụ chúng ta đang giữ hay là một danh hiệu trên cửa văn phòng của chúng ta. Uy quyền đến từ sự xức dầu của Đức Thánh Linh Chúa. Đây là một kết quả gồm có đức tính, sự khôn ngoan, ân tứ thuộc linh, và tấm lòng phục vụ. Trước khi uy quyền có hiệu lực đúng theo Kinh Thánh, uy quyền này cần được tiếp nhận bởi người khác. Điều này có nghĩa là, nếu một người không tiếp nhận điều gì mà người hướng dẫn bày tỏ, người hướng dẫn không có uy quyền trong cuộc sống của người đó, dù người hướng dẫn đúng hay sai. Nếu cố gắng để ép buộc thì sẽ dẫn đến sự dùng thủ đoạn để điều khiển người khác (manipulation) và sự cưỡng bức.Những người cha thuộc linh hiểu những qui tắc này về uy quyền. Họ biết đức tính của Cha nên họ có sự thoải mái khi phục vụ người khác. Điều này không nghĩa là họ không cương quyết hay họ không dám đối chất người xung quanh khi cần thiết. Họ đã học được và thực hành điều này vì họ biết đó là điều Cha muốn làm, và không phải vì họ là “người hướng dẫn”.Nhận lãnh từ những cha thuộc linh

Page 71: Tam long cha tren troi

Chúng ta cần sự khiêm nhường để nhận lãnh từ người khác. Khi Chúa đem một người vào cuộc sống chúng ta để dùng người đó làm gương và khuyên nhủ chúng ta, chúng ta phải có thái độ đúng để nhận tất cả những gì Chúa muốn chúng ta nhận qua người này.Chúa mong mỏi để an ủi và khuyến khích chúng ta qua người khác, nhưng Ngài không thể làm điều này nếu chúng ta không có thái độ muốn được chỉ dạy, không có tấm lòng mở rộng để nhận những gì Chúa dành cho chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ chúng ta không cần nhận lãnh từ người khác, đây không phải là sự hạ mình mà là sự kiêu hãnh . Dĩ nhiên chúng ta có trách nhiệm trước Chúa phải nhận biết những gì người khác nói là đúng hay sai. Chúng ta không thể đồng ý với người khác nếu chúng ta không cảm thấy thuyết phục rằng họ đúng.Có sự khác biệt giữa một tinh thần thuần phục và sự vâng lời tuyệt đối. Sự vâng lời tuyệt đối chỉ dành riêng cho Chúa. Sự thuần phục dành cho người. Sự thuần phục là một tinh thần mở lòng để nhận từ người khác. Nhưng chỉ có Chúa là Người duy nhất xứng đáng được sự hứa nguyện trung thành tuyệt đối của chúng ta.Khi một vài người anh dũng của Đavít nghe thoáng rằng ông muốn uống nước từ giếng ở Bếtlêhem, họ quyết định làm điều này cho ông. Nhưng có một trắc trở lớn. Những giếng này ở trong trại quân Philitin, quân thù của Đavít. Vì vậy, họ đã dũng cảm, liều mình đánh quân thù để đến và cướp lấy một ít nước giếng quí giá, mát lạnh này.Bạn có thể tưởng tượng khuôn mặt của họ như thế nào khi họ lảo đảo trở về trại, bị thương và đổ máu, nhưng rất hãnh diện về chiến công của mình. Nhưng sau đó, họ sửng sốt khi Đavít lấy nước mà họ dâng cho ông và đổ xuống đất! Đối với Đavít chỉ có một mình Chúa mới đáng được sự hiến dâng thân mình như vậy.Đavít từ chối không nhận sự trung thành và dâng mình tuyệt đối này. Điều đó chỉ thuộc về Chúa, không phải về người! Đúng vậy, quân lính của Đavít đã rất trung thành với ông. Nhưng Đavít biết rằng trong con người có sự dâng mình mà chỉ dành riêng cho Chúa, nên ông đã hướng sự dâng minh của quân lính ông vào Chúa. Chắc chắn họ đã cảm thấy phụ lòng. Nhưng những năm sau này họ chia xẻ với những người khác bài học mà Đavít dạy cho họ, rằng Đavít đã cho họ thấy rõ Chúa phải đứng đầu trong cuộc sống của họ. Sau này, họ tôn trọng Đavít hơn vì những gì ông đã làm.Được người Cha hoặc mẹ thuộc linh hướng dẫn không nghĩa là chúng ta cần phải có một mối liên hệ trịnh trọng và theo thủ tục với một người Cơ đốc trưởng thành. Đôi khi điều này chỉ có nghĩa là chúng ta quan sát đời sống của họ. Trong những lúc khác điều này có nghĩa là đến với họ để tìm sự khuyên nhủ và sự giải đáp cho những thắc mắc của chúng ta.

Page 72: Tam long cha tren troi

Chúa Giêxu đã làm Cha thuộc linh cho môn đồ của Ngài trong bốn giai đoạn:1. Ngài làm và họ quan sát2. Ngài làm và họ giúp đỡ Ngài3. Họ làm và Ngài giúp đỡ họ4. Họ làm và Ngài ra điLàm cha thuộc linh cho người khác Để trở thành một người Cha tốt, trong hội thánh hay trong gia đình, bầu không khí mà chúng ta tạo ra quan trọng hơn những lời mà chúng ta nói. Con người sẽ nhớ thái độ, hành động, và cách mà chúng ta nói lâu dài hơn những hàng chữ mà chúng ta nói ra. Những thái độ, lẽ sống cơ bản, và công cụ của chúng ta sẽ tạo ra một không khí bất cứ nơi nào mà chúng ta đi. Chúng ta đem nó đi với chúng ta.Thí dụ khi bạn đang gần gũi một người, chẳng bao lâu thì bạn sẽ biết họ có thật sự quan tâm đến bạn hay không. Họ nhỏ to tâm sự nhưng thật chân thành. Chẳng bao lâu bạn sẽ cảm thấy tự nhiên để thật sự cởi mở và thành thật với những người như vậy. Ngược lại khi bạn gần bên những người khác, bạn sẽ không chia xẻ với họ điều gì cá nhân, mặc dù họ có thể thề đại họ sẽ không nói cho người nào biết.Tôi nghĩ rằng để trở thành một người cha hoặc mẹ thuộc linh, kết quả của đời sống tin kính Chúa của chúng ta quan trọng hơn là những gì chúng ta làm. Trọng yếu là không khí mà chúng ta tạo ra. Dĩ nhiên chúng ta phải nói rõ ràng hơn làm cách nào để tạo ra một không khí tốt đẹp, nếu không chúng ta sẽ chỉ đốt một vài cây đèn cầy xinh xắn, mở nhạc thích hợp, và chúng ta nghĩ rằng mình có một “không khí thuộc linh”. Khi nói về không khí thuộc linh ý của tôi là những qui tắc của đời sống mà chúng ta bày tỏ qua lời nói và hành động. Điều này không xảy ra bởi sự ngẫu nhiên. Điều này là kết quả của suốt cuộc đời chúng ta.Có lần vài người thù nghịch ông Charles Finney, người truyền giảng danh tiếng của thế kỷ 19, cố làm nhục ông bằng cách mời ông giảng trong một hội nghị lớn của mục sư mà không mời trước. Finney đã lịch sự nhận lời mời trong giờ cuối. Và ông đã giảng một bài giảng mạnh mẽ trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó một sinh viên trẻ tuổi đến với ông và hỏi rằng ông đã chuẩn bị bao lâu cho bài giảng này. Finney trả lời: “Anh bạn ơi, tôi đã chuẩn bị bài giảng này trong suốt hai mươi năm qua”. Liệt kê dưới đây là một vài yếu tố để đóng góp vào một không khí yêu thương và trông cậy.Chúng ta sẽ tạo một không khí cho sự phát triển thuộc linh bởi tình yêu thương và sự tin cậy mà chúng ta dành cho người khác.Chúng ta sẽ tạo một không khí thân mật qua dành thì giờ thông công với

Page 73: Tam long cha tren troi

người khác.Chúng ta sẽ tạo một không khí để người khác cảm thấy hòa nhập khi chúng ta cho họ tham gia vào những quyết định quan trọng.Chúng ta tạo ra một không khí có trách nhiệm khi chúng ta tin cậy người khác.Chúng ta sẽ tạo một không khí có tình thương qua sự nhã nhặn và nhân từ của chúng ta với người khác.Chúng ta tạo ra một không khí có đức tin và khải tượng qua sự nhận thấy nhu cầu và sự giải quyết của Chúa trong những nhu cầu đó.Chúng ta sẽ tạo một không khí rộng lượng qua sự luôn luôn trao tặng cho người khác.Chúng ta sẽ tạo một không khí cho người khác thấy giá trị của con người qua sự để thì giờ và lắng nghe người khác.Chúng ta sẽ tạo một không khí để một người có ý nghĩ tốt đẹp và lành mạnh về mình qua sự luôn luôn xác nhận việc tốt và khuyến khích họ.Chúng ta sẽ tạo một không khí gần gũi Chúa bởi sự mở lòng hoàn toàn cho Đức Thánh Linh.Chúng ta tạo ra một không khí an ủi bởi sự chăm sóc những người đang bị tổn thương.Chúng ta sẽ tạo một không khí hiệp một trong nhóm qua sự ao ước thành thật để cho người khác bước vào công vụ của họ trong thì giờ của Chúa. Chúng ta tha thiết cầu nguyện rằng công việc của họ sẽ trở nên lớn hơn chúng ta.Chúng ta sẽ tạo một không khí vui mừng và bình an qua sự luôn luôn bày tỏ sự biết ơn và cảm tạ đối với Chúa trong mọi trường hợp.Chúng ta sẽ tạo một không khí an tâm qua sự nhận thấy những điểm tốt và những khả năng trong người khác.Chúng ta sẽ tạo một không khí vâng lời Chúa bởi sự kính sợ Ngài và không sợ người.Chúng ta sẽ tạo một không khí có sự trung thành bằng cách không bao giờ chỉ trích người khác.Chúng ta sẽ tạo một không khí thánh thiện bằng niềm tin mãnh liệt vào sự rộng lượng của Chúa.Chúng ta sẽ tạo một không khí trung thực qua sự mở lòng và thú nhận những yếu điểm và lỗi lầm của mình và xin người khác tha thứ khi chúng ta xúc phạm đến họ.Nếu chúng ta là cha mẹ hoặc những người hướng dẫn thuộc linh, và nếu đã làm tổn thương con cái chúng ta hay những người chúng ta hướng dẫn, thì chúng ta nên cầu nguyện một cách nghiêm trọng để đem lại sự bồi thường cho người khác. Họ cần nghe lời xin lỗi của chúng ta và chúng ta cần nghe

Page 74: Tam long cha tren troi

họ nói chúng ta được tha thứ. Chúng ta không nên nghĩ rằng cứ để quá khứ vào quá khứ. Nếu chúng ta hạ mình trong phương diện này, điều này thường sẽ đem lại sự chữa lành và hàn gắn và khiến những mối liên hệ của chúng ta sâu sắc hơn.Sự thừa hưởng lớn nhất nào mà người cha hoặc người mẹ có thể trao tặng cho con cái mình? Những món quà quí nhất của chúng ta là tình yêu và sự hạ mình của chúng ta. Nếu chúng ta làm điều này, chúng ta sẽ dạy dỗ qua đời sống của chúng ta chân lý của lời Chúa. Chúng ta tạo ra một không khí ân điển và xây dựng một con đường yêu thương giữa tấm lòng chúng ta và tấm lòng của những người khác. Không những điều này có thể khiến chúng ta có mối liên hệ mật thiết với người khác, nhưng cũng cho chúng ta thấy thật sự tấm lòng của Cha thiên thượng.

Đối Phó với Sự Thất Vọng

Thật là một thời điểm vĩ đại trong lịch sử của đất nước này. Sau nhiều năm nội chiến và tranh chấp, đất nước đã một lần nữa được thống nhất. Kẻ thù ở phía Nam đã bị đánh bại. Và bấy giờ, quan trọng hơn hết, sau hai mươi năm dài khô khan trong thuộc linh, sự thờ phương được phục hồi trong tân thủ đô của đất nước vừa được thống nhất. Sự cai trị của Saulơ đã chấm dứt, kết thúc sau cái chết trên chiến trận. Chàng trai trẻ tuổi Đavít bấy giờ trở thành người lãnh đạo. Và khắp nơi trên đất này, có sự trông mong nơi chàng. Sự đen tối như một màn đêm dài khủng khiếp đã tan biến đi và bình minh đang hé rạng.Đavít tuyên bố trước toàn dân rằng anh sẽ đem hòm giao ước của Chúa trở lại Giêrusalem. Hàng vạn người tụ tập trước thành phố để ăn mừng thời điểm quan trọng này. Mỗi gia đình và chi phái đều có người đại diện, và đám đông trở nên sống động trong sự mong mỏi và sôi nổi.Nhà vua Đavít trẻ tuổi đang tràn ngập trong niềm vui. Ông nghĩ rằng Chúa chắc thật vui lòng lúc đó vì dân tộc ông đã hiệp một, và ông cảm thấy họ có thể thờ phượng Chúa trở lại.“Đavít và cả nhà Ysơraên đều múa hát trước mặt Đức Giêhôva với đủ thứ nhạc khí bằng gỗ bá hương, đờn cầm, đờn sắt, trống, bạt, và mã la” (IISa 2Sm 6:5).Sau đó, thình lình không ai ngờ được, một việc bi thảm đã xảy ra. Những con bò kéo đã vấp chơn, và khi Uxa đưa tay ra để giữ vững hòm giao ước, ông đã ngã xuống đất và chết. Đavít thấy những gì xảy ra và ông điếng lặng trong lòng. Điều này có nghĩa gì? Tất cả đám đông cũng nín lặng khi nghe tin này.Đavít cảm thấy tức giận, hổ thẹn và sợ hãi cùng một lúc. Ông tự nghĩ tại sao

Page 75: Tam long cha tren troi

những điều này đã xảy ra, khi ông đang làm những gì Chúa truyền lệnh. Uxa chỉ chạm đến hòm giao ước...Mặc dù Đavít bối rối, ông biết chắc một điều: ông không thể tiếp tục đem hòm giao ước đi đến khi ông biết tại sao Chúa đoán phạt việc làm của ông. Nhưng ông đã thất vọng tràn trề . Phải chi ông biết được tại sao những gì ông đã làm mà không vừa lòng Chúa.Bạn có thể tưởng tượng sự thất vọng ê chề khi Đavít bước về nhà một mình. Ngày hôm ấy đã bắt đầu rất tốt đẹp, nhưng bấy giờ, sau sự khủng hoảng này, là một sự thất vọng tràn trề. Thật ông đã vật lộn với mặc cảm thất bại, tự lên án mình, và đồng thời tranh đấu với sự buồn giận đối với Chúa.“Đavít lấy làm buồn thảm (NIV, “tức giận") vì Đức Giêhôva đã hành hại Uxa và người ta gọi chỗ ấy hành hại Uxa cho đến ngày nay. Trong ngày đó, Đavít sợ Đức Giêhôva và nói rằng: “Đức Giêhôva sẽ thế nào vào nhà ta được?” (IISa 2Sm 6:8-9).Nhiều người chúng ta có thể thông cảm với Đavít. Có khi trong đời sống của chúng ta, chúng ta cảm thấy Chúa kêu gọi chúng ta làm điều gì. Vì thế chúng ta bước ra trong đức tin và sự vâng lời, nhưng chỉ gặp những sự thất bại. “Tại sao?", chúng ta tự hỏi. Chúng ta cố gắng vâng lời Chúa. Tại sao điều này thất bại. Bạn có bao giờ rơi vào trường hợp này chưa? Bạn có bao giờ bị tổn thương và bối rối vì thất vọng chưa?Có lẽ không phải vì bước ra trong sự vâng lời Chúa, nhưng bạn thất vọng vì tình cảnh mà bạn bị sa vào. Có những người nào phụ lòng bạn chăng? Bạn bị tổn thương bởi một người gần gũi bạn và thất vọng bởi hành động của họ phải không? Hay là bạn có một mơ ước nhưng không được hoàn thành, hoặc bạn không hiểu tại sao một lời hứa của Chúa chưa được thực hiện?Sự thất vọng có thể đem đến sự tổn thương, ngã lòng, cay đắng, tức giận, nghi ngờ, và sợ hãi. Nếu sự thất vọng thật trầm trọng, hậu quả có thể kéo dài nhiều tháng và năm. Đó là lý do rất quan trọng để chúng ta biết cách đối phó với sự thất vọng.Bản chất vĩnh cửu của sự thất vọng Paul Billeimer viết quyển sách, “Đừng phí sự đau khổ của bạn ” (Kingsway Publication 1983). Trong sách này, ông bày tỏ rằng những sự thất vọng của chúng ta có thể là một nguồn ơn phước lớn nếu chúng ta phản ứng lại một cách thích hợp. Không có điều gì có thể gây tổn thương nội tâm cho chúng ta, trừ khi nó khiến chúng ta phản ứng với một thái độ sai lầm. Sự phản ứng đối với sự thất vọng có thể giúp đỡ hoặc gây sự tai hại cho chúng ta. Bản chất vĩnh cửu của một điều gì không nằm trong điều đó, nhưng nằm trong sự phản ứng của chúng ta đối với nó. Những hoàn cảnh đầy thất vọng sẽ qua đi. Nhưng sự phản ứng lại của một người đối với chúng sẽ tích trữ lại trong phương diện đạo đức và thuộc linh mà sẽ tồn tại đời đời.

Page 76: Tam long cha tren troi

Khi thế gian này còn có nhân loại, thì sẽ vẫn tiếp tục có sự thất vọng trong cuộc sống. Một người bạn tôi có lần nói, “Chúng ta chắc chắn sẽ có sự hiệp nhất ở nơi này mặc dù nếu chỉ còn một mình tôi ở đây thôi!” Đối phó với sự thất vọng là tìm cách đối phó với sự yếu đuối của con người. Muốn làm như thế, chúng ta cần phát triển sự kiên nhẫn, sự linh động, và thông hiểu đường lối của Chúa. Đây là cách đẹp lòng Chúa mà chúng ta nên phản ứng lại trong mọi trường hợp. Điều này không có nghĩa chúng ta sẽ là những kẻ bị chà đạp. Nhưng điều này có nghĩa là chúng ta phải học biết đáp lại với thái độ như Chúa Giêxu đối với những người muốn đối xử với chúng ta như vậy.Học cách ăn uống trong sự hòa thuận Khi người Cơ đốc tìm cách yêu thương và chấp nhận lẫn nhau thì giống như anh chị em tìm cách ăn tối với nhau mà không cãi vã. Tôi còn nhớ có lần thật tức giận đối với chị tôi, Judy và em tôi, Alan trong một buổi ăn tối. Tôi cũng biết rằng cãi vã trong bữa ăn là một điều cha tôi không cho phép. Ông nhất quyết rằng chúng tôi phải dùng bữa trong sự hòa thuận.Tôi còn nhớ những lần tôi và em tôi, Alan, cãi nhau. Nhưng khi chúng tôi đến trường, tôi đã binh vực em tôi với cuộc sống mình nếu bất cứ đứa nào dám kiếm chuyện với nó. Trong gia đình của Chúa chúng ta cũng vậy phải không?Nhiều sự thất vọng của chúng ta đến từ sự đòi hỏi quá cao đối với những người xung quanh. Trở thành một Cơ đốc nhân không có nghĩa là bạn và những người xung quanh sẽ trở thành hoàn hảo ngay tức khắc. Chúng ta cần phải biết cách yêu thương anh chị em chúng ta, cũng như chúng ta đã biết ăn uống với nhau trong sự hòa thuận.Khi chúng ta thất vọng bởi hành động của một người anh chị em, chúng ta không được xua đuổi họ, hoặc cắt đứt sự thông công với họ. Có lẽ Chúa dùng họ trong cuộc sống của chúng ta để dạy dỗ chúng ta một điều gì. Đavít viết trong Thi Tv 119:75 rằng, “Bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn”.Có lẽ những người mà chúng ta cho rằng sự tấn công của quỉ Satan, chính là sự “khổ sở” đến từ Chúa trong sự yêu thương. Ngài muốn chúng ta chịu khổ sở này để dạy dỗ chúng ta có tình yêu thương và kiên nhẫn hơn! Hơn nữa, nếu thật bạn và tôi có tình yêu thương, chúng ta sẽ không có khó khăn khi đối phó với những người gây trở ngại cho chúng ta. Nếu tấm lòng chúng ta đầy dẫy không điều gì khác ngoài tình yêu thương, chúng ta sẽ luôn luôn phản ứng lại trong tình yêu thương. Tôi tin chắc rằng Chúa cho phép, thậm chí sắp đặt, những kinh nghiệm khó khăn để chúng ta vượt qua. Ngài muốn những yếu điểm trong bản tính và những thái độ sai lầm của chúng ta được phơi bày ra trong ánh sáng để Ngài thay đổi.Trau dồi sự hạ mình

Page 77: Tam long cha tren troi

Vua Đavít học cách đối phó với kinh nghiệm đầy thất vọng sau cái chết của Uxa. Nhưng anh thật hết lòng hạ mình khi làm điều này. Anh có thể trở nên cứng lòng trong sự tự cao, và đổ lỗi cho Chúa cho những gì đã xảy ra. Ngược lại, anh tìm ý Chúa để biết anh đã làm gì sai và Chúa muốn dạy anh điều gì qua tình cảm này. Đavít học được điều quan trọng hơn hết là anh phải hạ mình, để biết được Chúa muốn dạy anh điều gì.Sự hạ mình không phải chỉ là sự thành thật, nhưng cũng là sự đồng ý với Chúa về sự nhận định của Ngài trong một hoàn cảnh nào. Nhiều người rất thẳng thắng, nhưng họ không đi xa hơn nữa để đứng bên Chúa chống lại tội lỗi, để có tâm tình của Chúa đối với một người có tội. Cả hai cần thiết nếu chúng ta muốn biết cách đối phó với sự thất vọng trong cuộc sống.Dĩ nhiên, chúng ta cần sự an ủi và thông cảm trong lúc chúng ta thất vọng, nhất là khi có một sự bi thảm hay mất mát một người thân. Nhưng đối với những trường hợp về sự xích mích trong mối tương giao với người khác, hoặc khi chúng ta cảm thấy Chúa đã làm chúng ta thất vọng, thì chúng ta phải hạ mình trước Chúa để nhận ân điển để vượt qua sự khó khăn , ân điển để biết Chúa muốn dạy chúng ta điều gì qua sự khó khăn này.Đối với người mà đến với Chúa để tìm ý Ngài vì muốn biết tại sao Chúa để một tình cảnh xảy ra hoặc Chúa muốn dạy họ điều gì qua sự việc này, sự thất vọng sẽ đem đến sự trưởng thành mạnh mẽ và sự thấu hiểu thuộc linh. Ngược lại, sự tự cao là sự cản trở lớn nhất trong sự học hỏi khi gặp nghịch cảnh và thất vọng. Sự tự cao cũng là bức tường ngăn trở lớn nhất đối với sự phát triển thuộc linh. Vượt qua được sự tự cao là bí quyết để có sự chiến thắng và thông hiểu khi chúng ta thất vọng. Hãy nhận thức những triệu chứng của sự kiêu ngạo và xem thử chúng nó đang ngăn trở khiến chúng ta không thể phản ứng lại một cách ngay thẳng như thế nào:. . . Sự kiêu ngạo nhận thấy những sự sai lầm trong người khác, nhưng không bao giờ nhận mình có yếu điểm như người khác. Sự kiêu ngạo không bao giờ nói, “Đúng, tôi cũng đã làm điều đó”, hoặc “tôi rất thông cảm cho anh. Nếu không nhờ ân điển của Chúa, tôi cũng đã làm điều đó”.. . . Sự kiêu ngạo không thú nhận lỗi lầm hay chịu trách nhiệm cá nhân. Và nếu có, thì tự bào chữa và giải thích đến nỗi không còn cảm thấy đau buồn vì lỗi lầm nữa.. . . Sự kiêu ngạo bận tâm với sự đổ lỗi cho người khác, với sự chỉ trích và sự phân tích tại sao những người khác là sai.. . . Sự kiêu ngạo sinh ra sự cứng lòng, kiêu căng, tự lập, và cô lập.. . . Sự kiêu ngạo chú tâm vào việc làm vừa lòng người hơn Chúa.. . . Sự kiêu ngạo quan trọng sự chiến thắng một cuộc tranh cãi hơn là giữ tình bạn.. . . Sự kiêu ngạo không bao giờ nói, “Tôi có lỗi. Đây là lỗi của tôi. Xin anh

Page 78: Tam long cha tren troi

tha thứ cho tôi nhé?”. . . Sự kiêu ngạo khiến chúng ta cảm thấy mình thiêng liêng và gần Chúa hơn người khác. Điều này đem đến sự bào chữa trong tư tưởng rằng chúng ta cao trọng quá và không nên giao thiệp với một số người thấp hèn trước tập thể.. . . Sự kiêu ngạo sinh ra sự đòi hỏi. Nó chú tâm đến những gì chưa làm cho chúng ta thay vì những gì đã làm cho chúng ta. Nó luôn ao ước sống trong quá khứ hay tương lai nhưng không bao giờ thỏa mãn với đời sống hiện tại.. . . Sự kiêu ngạo gây ra sự vô ơn. Sự kiêu ngạo nói rằng, “Tôi xứng đáng được nhiều hơn và tốt hơn”. Sự kiêu ngạo không nghĩ rằng nó đáng bị địa ngục.. . . Sự kiêu ngạo đem đến sự chia rẽ. Sự kiêu ngạo khiến chúng ta so sánh mình với người khác và đem ra coi thường họ. Sự kiêu ngạo nói rằng nhóm của “tôi”, hội thánh của “tôi”, hoặc giáo phái của “tôi” có nhiều chân lý hơn những nhóm khác, hội thánh khác, và giáo phái khác.. . . Sự kiêu ngạo dẫn đến thái độ khó dạy và khó thay đổi.. . . Sự kiêu ngạo khiến chúng ta phán xét một hoàn cảnh vì sự quan trọng của nó đối với chúng ta, nhưng không đối với Chúa. Sự kiêu ngạo không thấy được cái nhìn của Chúa trong cuộc sống của một cá nhân hoặc của một nhóm.. . . Sự kiêu ngạo dẫn đến thái độ tiêu cực, phán xét, chỉ trích, nói hành và nói xấu sau lưng. Sự kiêu ngạo dùng lưỡi để hại người khác, phá hủy danh tiếng và vui sướng trong sự loan tin về sự thất bại và tội lỗi của người khác.. . . Sự kiêu ngạo đổ lỗi Chúa và người khác khi gặp nghịch cảnh.. . . Sự kiêu ngạo bào chữa sự cay đắng và thù hận.. . . Sự kiêu ngạo dẫn đến sự tự thương hại này đến sự tự thương hại khác, và càng thêm sự tự thương hại.. . . Sự kiêu ngạo nói rằng chúng ta có thể đạt được mức độ trưởng thành thuộc linh đến mức mà chúng ta không còn vương vấn bởi sự kiêu ngạo nữa. Điều này khiến chúng ta đặt sự tin cậy vào sự tự xưng mình là công chính một cách ghê tởm, và không đặt vào thập tự Chúa.Có một kinh nghiệm đau buồn và thất vọng nhất trong cuộc sống của tôi mà tôi học được về sự kiêu ngạo qua sự kiêu ngạo của chính tôi và của người khác.Tôi không bao giờ nghĩ rằng việc này sẽ xảy ra cho tôi. Tôi đã nghe về sự bất hòa và chia rẽ trong hội thánh và sự tranh chấp sâu đậm giữa người khác. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ nó sẽ xảy ra cho tôi.Thật vậy, chúng tôi đã nhấn mạnh nhiều về sự hiệp một, về những mối quan hệ với nhau, về việc cần có một “gia đình” yêu thương lẫn nhau, đến nỗi tôi trở nên hãnh diện rằng chúng tôi đang “tin kính Chúa” nhất trong hội thánh.

Page 79: Tam long cha tren troi

Tôi nhìn vào những nhóm khác và khinh rẻ họ (lúc đó tôi không nghĩ tôi đang làm những điều này) vì họ nguội lạnh, hời hợt và thiếu những quan hệ mật thiết. Tôi đã không muốn hòa đồng với một số phần tử trong thân thể Đấng Christ vì sự khờ khạo của họ trong sự truyền giảng và vì họ chưa thật sự theo Chúa.Tôi dạy về những ưu tiên trong hội thánh Chúa, về sự thành thật và sự trung thành. Tôi tin mạnh mẽ rằng hội thánh phải có sự thông công giữa các tín hữu, về sự quan trọng của sự dành thì giờ để trau dồi mối quan hệ, và về chất lượng của những quan hệ này. Tôi nhấn mạnh cách sống, nước Chúa, và sự công bằng. Ngày nay tôi cũng vẫn dạy về những điều này. Nhưng mười năm trước đây, tôi đã dạy đến một cực điểm khiến Chúa không còn là trung tâm của cuộc sống tôi nữa, nhưng mà là những tín hữu.Dĩ nhiên, điều này là một nan đề lớn. Chúng tôi trở thành một nhóm người mà đã tự yêu chính mình. Chúng tôi tự thấy mình là đặc biệt. Khi điều này xảy ra, thì đem lại nhiều nan đề lớn.Chúng tôi đã đặt ra những tiêu chuẩn rất cao cho chính mình. Những tiêu chuẩn này cao đến nỗi những tín hữu khác không thể sống theo được, và hơn nữa chính chúng tôi cũng không làm được.Vì thế chúng tôi trở nên chống nghịch với nhau. Ngày Giáng Sinh 1975 là những ngày buồn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi ngồi trên giường sáng hôm đó, hồi tưởng lại ước mơ tan vỡ của tôi. Tôi đã mơ ước có một cộng đồng (community) yêu thương sống cấp tiến (radical) theo Kinh Thánh đến nỗi chúng tôi có thể lay động thế giới. Nhưng tôi quên tính toán sự sa ngã của con người vào công thức để đạt sự thành công. Sự thất bại của chúng tôi thật tràn trề. Tôi đã bị tổn thương bởi tội lỗi của tôi và người khác đến nỗi tôi tuyệt vọng chính sự sống mình.Điều đó đã lung lay tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là người yếu đuối. Nhưng trong lúc đó, tôi đã nghĩ đến sự tự vận để thoát ra khỏi sự đau đớn và thất vọng.Tôi đã thất vọng với chính mình, và người khác, và kể cả Chúa nữa. Tại sao Chúa để việc này xảy ra? Tại sao Chúa không báo trước cho tôi? Tại sao các bạn tôi đã không trung tín với tôi? Tại sao người khác lên án tôi sau lưng tôi?Tôi không thể diễn tả nỗi đau đớn. Tôi cảm thấy bị đè bẹp, ruồng bỏ, và phụ bạc. Có lúc tôi tức giận và thù nghịch với chính những người tôi rất yêu mến. Thiên đàng nhỏ bé của chúng tôi, với những mối quan hệ trong tình yêu thương và hàn gắn đã biến thành một địa ngục của những mối quan hệ tan vỡ. Đây là một thực tế phủ phàng vì không có ân điển của Chúa để kềm giữ chúng tôi.Ban lãnh đạo bị chia rẽ. Nhóm chúng tôi bị tách ra, chia ra nhiều phe. Và có

Page 80: Tam long cha tren troi

những buổi họp, nhiều buổi họp đến nỗi tôi cảm thấy chán ngán. Chúng tôi họp lại để nói về nan đề của chúng tôi. Và chúng tôi nhóm riêng trong tư gia để nói xấu về nhau. Và chúng tôi có những buổi họp để bàn về những buổi họp. Có quá nhiều lời không cần thiết đã phát ra gây tổn thương. Quá nhiều sự nghi ngờ và lên án.Bây giờ tôi nhìn lại những ngày tháng đen tối khủng khiếp đó với sự cảm tạ Chúa. Đó là giờ phút đau đớn nhất của cuộc đời tôi và tốt đẹp nhất. Qua những ngày chia rẽ và ước mơ tan vỡ này, Chúa đã cho tôi thấy nhiều hơn tất cả cuộc đời tôi gộp lại về sự mặc cảm tự ti sâu sắc của tôi, sự kiêu ngạo, và sự bất cần người khác. Và đồng thời, Chúa cũng bày tỏ cho tôi sự thương xót và yêu thương và thành tín trội hơn tôi có thể mơ ước được.Vì sự đau đớn mà tôi kinh nghiệm trong những ngày đó, và vì sự hàn gắn và giải thoát mà đã đến với tôi khi tôi hạ mình xuống trước Chúa và người khác, tôi học hỏi nhiều bài học từ Chúa. Và cuối cùng sự biến đổi (breakthrough) đã đến với cuộc đời tôi một cách cá nhân. Nó xảy ra khi Chúa bày tỏ cho tôi cội rễ của thái độ sai lầm của tôi đối với người khác. Sau đó trong hai tiếng đồng hồ, sự thương xót của Chúa tràn ngập trên tôi, từng làn sóng này đến làn sóng khác. Tôi khóc thổn thức sâu đậm và tôi nghe Ngài dịu dàng phán cho tôi rằng, “Ta tha thứ cho con, và sẽ phục hồi lại tất cả những gì con đã mất”.Vì kinh nghiệm này, tôi đã trở nên cảnh giác hơn đối với sự tai hại của sự kiêu ngạo, và có sự mềm mại sâu sắc hơn đối với những người đang bị tổn thương và thất vọng, nhất là vì sự tan vỡ trong các mối quan hệ.Tôi nhận thấy rằng chúng ta không cần phải kinh nghiệm nan đề của mỗi người để thông cảm với họ. Sự thông cảm thật với người khác đến từ Đức Thánh Linh, không phải từ một sự thương hại trong xúc cảm. Chúa Giêxu chưa bao giờ phạm tội, nhưng Ngài thông cảm tội nhân hơn bất cứ một ai. Tuy nhiên, trải qua sự tổn thương và thất vọng sẽ khiến chúng ta mềm mại và dịu dàng hơn đối với nhu cầu của người khác, nếu chúng ta phản ứng một cách thích đáng với những gì chúng ta đã kinh nghiệm.Đavít đã hạ mình. Thật vậy, anh đã cứ tiếp tục làm điều này. Đó là lý do Kinh Thánh nói rằng anh là “người vừa lòng Ta.” (a man after God's own heart). Đavít chính là người viết trong 51:17, “của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương. Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu”.Tấm lòng đau thương đối với Đavít không phải là sự tuyệt vọng, hoặc sự thiếu hy vọng, hoặc sự tổn thương. Đây là sự hạ mình, trái ngược lại với sự kiêu ngạo. Vì vậy, Đavít học hỏi từ mỗi kinh nghiệm thất vọng trong cuộc sống của mình. Những Thi thiên tuyệt hảo ca ngợi Chúa đã viết ra từ lò lửa thử thách của sự thất vọng trong cuộc sống.

Page 81: Tam long cha tren troi

Chúng ta có muốn học hỏi để tin cậy Chúa như Đavít không?Để làm điều này, chúng ta cần hạ mình như Đavít đã làm. Khi nghịch cảnh đến với chúng ta, chúng ta có thể hạ mình hoặc trở nên cứng lòng và kiêu ngạo. Không có chỗ đứng nào ở giữa. Sự hỗn hợp của sự hành hạ mình và cứng lòng không đem lại kết quả mà Chúa muốn. Dù chúng ta không làm điều gì sai trong một hoàn cảnh, chúng ta vẫn phải biết làm sao để tha thứ và chúc phước cho kẻ thù chúng ta. Và điều này chỉ xảy ra nếu chúng ta có tấm lòng hạ mình.Sau đây là những qui tắc đơn giản mà tôi đã học hỏi được và đã giúp tôi trong sự thất vọng. Tôi đặt những qui tắc này qua câu hỏi để chúng ta có thể tự hỏi mình.1. Chúa ôi, Chúa muốn dạy dỗ con điều gì qua nghịch cảnh này? Con nên có thái độ nào? Con nên phản ứng như thế nào? Có những nguyên tắc nào trong Kinh Thánh mà con đã vi phạm?2. Tôi có sự không vâng lời nào trong khi gắng sức làm đúng không? Thời điểm và phương pháp có đúng không? Có những người thích hợp tham gia không?3. Tôi có cần tha thứ cho người nào trong sự thất vọng này không?4. Tôi có cần sự đóng góp ý kiến của một người yêu mến Chúa và trưởng thành trong Chúa trong trường hợp này không?5. Tôi đã tâm linh hóa một cách thoái hóa trường hợp này và quên đi bài học thực tế không?6. Tôi cần điều chỉnh và thay đổi như thế nào?7. Ai là người tôi cần phục vụ trong lúc này, thay vì lo lắng về chính mình?Rất khó cho một số người để tiếp thu những bài học trong cuộc sống. Nếu chúng ta lớn lên không có cha mẹ kính sợ Chúa làm gương mẫu, hoặc không có sự kỷ luật trong sự khôn ngoan và yêu thương, áp dụng những bài học từ sự thất vọng và nghịch cảnh có thể rất khó khăn và đầy hăm dọa cho chúng ta. Nếu đây là trường hợp của chúng ta, chúng ta dễ cảm thấy bị ruồng bỏ, thống trị bởi uy quyền độc đoán, hoặc rất sợ hãi trước một tình cảnh mà thật ra Chúa đã đặt để chúng ta được trưởng thành hơn. Nếu chúng ta có những cảm nghĩ này, có lẻ chúng ta chưa hiểu được làm thế nào để trưởng thành trong vài khía cạnh trong cuộc sống, nhất là những khía cạnh liên hệ đến sự rút kinh nghiệm từ sự thất vọng. (Nếu đây là nan đề của bạn, bạn có thể đọc sách của Đavít Seamands, “Hàn gắn những cảm xúc bị tổn thương ” và “Gạt bỏ những điều của con nít ” - Victor Books).Rốt cuộc, đối phó với sự thất vọng, và đáp lại với những gì Chúa muốn dạy chúng ta, sẽ liên quan nhiều hơn vào sự an tâm mà chúng ta cảm thấy trong tình yêu Chúa và vào sự gần gũi của chúng ta như thế nào với Chúa hơn tất cả những điều khác.

Page 82: Tam long cha tren troi

Khi Chúa Giêxu quì gối một mình cầu xin Chúa Cha trong đêm tối ở vườn Ghếtsêmanê, tấm lòng Chúa rất nặng nề. Ngài đối diện với sự chết. Ngài đối diện sự đau đớn khủng khiếp và không tưởng tượng được. Cha Ngài đã dò hỏi một điều rất khó từ Ngài. Chúa Giêxu không bị ép buộc để vâng lời. Ngài vâng lời Cha vì Ngài biết và tin cậy Cha.Chúa nói, “Xin ý Cha được nên, chớ không theo ý con!” (LuLc 22:42), nhưng điều này không có nghĩa Chúa bị ép buộc. Đây là một câu nói thành thật về sự dâng mình trong ý muốn của Cha, mặc dù Ngài đã cảm thấy như thế nào trước sự đau đớn Ngài phải trải qua.Cha thiên thượng mà Chúa đã tâm sự trong vườn Ghếtsêmanê là Đấng mà Ngài biết có nhiều kiên nhẫn, thương xót, yêu thương và nhân từ bất diệt, và đầy sự chăm sóc và quan tâm. Vì Chúa biết Cha, Ngài tin cậy và vâng lời. Đây không phải là một sự vâng lời ép buộc đối với một Người Cha thống trị, nhưng mà là sự vâng lời vì biết Cha là Đấng yêu thương.Trong sách này, tôi đã viết nhiều về tình yêu của Chúa và sự đáp lại của chúng ta đối với tình yêu Ngài. Ngài đòi hỏi nhiều từ chúng ta, nhưng Ngài cũng ban cho rất nhiều. Như một người đã nói, Ngài là Đấng “đòi hỏi tuyệt đối và trợ giúp tột đỉnh”. Như Thomas Smail nói trong sách, “Người Cha bị Lãng Quên (trang 37), “. . . Đấng mà chúng ta kêu cầu, là Đức Chúa Trời của Ghếtsêmanê có thể đòi hỏi tất cả kể cả chính chúng ta, vì Ngài đã hy sinh và ban cho chúng ta tất cả kể cả chính Ngài".Sự hàn gắn và sự thoát khỏi sự ích kỷ là ý muốn tuyệt đối của Chúa cho chúng ta. Chúng ta cố gắng hết mình. Tuy nhiên điều này sẽ không xảy ra qua bất cứ phương cách nào mà chúng ta có thể nghĩ ra để cải thiện chính mình. Chúng ta chỉ có thể làm điều này khi chúng ta trở lại với Đấng Sáng tạo chúng ta. Ngài là Đấng mong ước có liên hệ với chúng ta, đang chờ đợi chúng ta, và đã sai Con Ngài để chết cho chúng ta.

Phần Kết

Tôi đang cầm trên tay một bài báo nói về các em bé ghiền ma túy. Các em đã nghiện trước khi chào đời, “nuôi dưỡng” bởi ma túy khi còn ở trong bụng mẹ. Các em đã kinh nghiệm “gà tây lạnh” ngay sau khi sinh ra, run rẩy và ói mữa, và đầy những triệu chứng của một người nghiện ma túy.Một đơn vị đặc biệt đã được dành ra cho các em bé này trong khu hộ sinh ở bệnh viện Academic Medical Center ở Amsterdam. Dù các em được yêu thương chăm sóc bởi y tá và bác sĩ, các em sinh ra trong một địa ngục trên thế gian. Mẹ của các em là người nghiện ma túy, đa số là gái mãi dâm.Tôi đã thấy những gì xảy ra cho các em này khi các em lớn lên. Tôi sống

Page 83: Tam long cha tren troi

trong khu vực đèn đỏ ở Amsterdam, nơi các em sanh trưởng. Để xóa đi sự nhục nhã sau khi ra và làm khổ cho các em như vậy, nhiều người mẹ lại dùng thêm ma túy. Nhiều khi các em bị bỏ rơi trong phòng hàng giờ khi các người mẹ lang thang trên đường phố tìm “việc làm”. Những người đàn ông đến và đi, đa số chỉ vài giờ hoặc vài ngày, hoặc nếu các em may mắn hơn thì có hình bóng của người cha lâu hơn nữa.Tại sao tôi chia xẻ với bạn về những em bé ghiền ma túy đáng thương và những người mẹ thiếu thốn này? Tôi có hai lý do. Thứ nhất là để nhắc bạn rằng có rất nhiều người trong cuộc sống này gặp nhiều đau khổ hơn bạn. Thứ nhì là tôi mong mỏi bạn làm một điều gì về điều này. Không chỉ cho các em bé ghiền ma túy, nhưng cũng cho tất cả những người xung quanh bạn đang thiếu thốn. Nếu chúng ta không tham gia trong sự phục vụ và chăm sóc người khác trong một phương diện nào, chúng ta sẽ ngày càng chú tâm vào mình mà thôi. Chúng ta cứ thổi phồng các nan đề của chúng ta, và cuối cùng chúng ta sẽ biến chúng ta thành những kẻ ích kỷ. Phục vụ mọi người là một cách mà Cha chúng ta mang đến để chúng ta phát triển tâm linh và tình cảm của chúng ta.Như đã nêu ra trong sách này, tôi đã được kêu gọi bởi Chúa để phục vụ Ngài và người khác trong nội thành Amsterdam. Gia đình chúng tôi là một phần tử của một nhóm người yêu mến Chúa và tìm được sự thỏa mãn trong cuộc sống qua sự phục vụ Chúa trong hội thánh.Qua kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy những qui tắc và chân lý được bày tỏ trong sách này thật có hiệu quả. Và chúng tôi đang học hỏi thêm mỗi ngày. Phục vụ Chúa là một sự mạo hiểm tuyệt diệu, nhất là khi bạn là một phần tử trong một cộng đồng truyền giáo, một gia đình anh chị em trong Chúa đang bày tỏ cho nhau và những người chưa biết Chúa rằng tình yêu của Cha là chân thật.Nếu sách này giúp bạn, thúc đẩy bạn muốn giúp những người khác, bạn có rất nhiều cơ hội để phục vụ. Dĩ nhiên sự phục vụ Chúa và người xung quanh nên bắt đầu nơi bạn cư ngụ.

Phụ lục A: Làm Thế Nào Để Tìm một Người Tư Vấn hay Bác Sĩ Tâm Lý

Đáng tiếc thay, có thể có người thiếu khả năng nhưng vẫn “săn tìm” những người Cơ đốc thành thật, tự gọi mình là tư vấn hay bác sĩ tâm thần. Thêm vào đó, một số bác sĩ tâm thần có thể làm bối rối và phá hại đức tin của tín hữu, trong lúc bị buồn rầu hay thiếu thốn, qua sự tấn công đức tin Cơ đốc của họ.Một người tư vấn hay bác sĩ tâm thần được huấn luyện tốt có thể giúp đỡ

Page 84: Tam long cha tren troi

một người Cơ đốc rất nhiều nếu họ thông cảm được với đức tin Cơ đốc của người ấy. Họ là những người chuyên khoa cũng như những bác sĩ là chuyên khoa. Chúng ta không nên trông mong rằng họ sẽ đóng vai trò của một người hướng dẫn thuộc linh, người có trách nhiệm chu cấp nâng đỡ thuộc linh cho một người đang thiếu thốn. Nhưng họ có thể là một sự nâng đỡ lớn trong lãnh vực của họ.Sau đây là một số nguyên tắc để giúp bạn chọn một người tư vấn (counselor) hay một bác sĩ tâm thần:1. Cách tốt nhất để tìm một người tư vấn hay bác sĩ tâm thần là dựa vào lời giới thiệu từ một người lãnh đạo trong hội thánh có uy tín, từ bác sĩ bạn quen biết, hay từ một người bạn mà trước đó quen biết người tư vấn và bác sĩ tâm thần một cách cá nhân.2. Một người chuyên môn có khả năng và kinh nghiệm sẽ không cảm thấy xúc phạm khi một người khách hàng muốn tìm hiểu về khả năng chuyên môn, triết lý sống và bằng chứng nhận trình độ của họ.3. Phí tổn nên được thảo luận trước khi bạn bắt đầu chữa bệnh. Một người tư vấn hay bác sĩ tâm thần nên cho bạn biết bạn cần gặp họ bao nhiêu lần và thường xuyên như thế nào.4. Bạn thăm dò xem người tư vấn hay bác sĩ tâm thần có nhiều kinh nghiệm với nhu cầu của bạn. Nhiều người có kinh nghiệm trong lãnh vực khác nhau.5. Xem thử lời khuyên dẫn có nền tảng trên trời lời Chúa hay không? Lời tư vấn của họ có khác gì từ một người tư vấn chưa tin Chúa không?

Phụ lục B:Sự Sử Dụng và Lạm Dụng Uy Quyền

Nhiều người hướng dẫn dù tốt và thành thật nhưng vì thiếu sự trưởng thành, họ thường hay có khuynh hướng áp chế khi đối phó với những người ích kỷ hoặc những người có nhu cầu. Hơn nữa ngày nay có nhiều nhà lãnh đạo tà giáo gây ảnh hưởng trầm trọng đến giới thanh niên. Vì hai lý do này, điều rất quan trọng là chúng ta cần phải biết những cực điểm không lành mạnh mà người hướng dẫn có thể rơi vào trong khi sử dụng uy quyền của mình.Tôi hy vọng những gì liệt kê sau đây sẽ giúp đở những tín hữu trong các hội truyền giáo và hội thánh xem xét lại người nắm uy quyền mà họ đang tuân theo. Đồng thời, tôi cũng mong rằng những điều này sẽ giúp chính bạn là những người lãnh đạo, thật lòng dò xét lương tâm mình. Mong bạn xem thử mình có hướng dẫn trong sự mặc cảm tự ti hoặc đáp ứng sai lầm đối với những người cần quan tâm trong nhóm không?Sau đây là những nguyên tắc từ Kinh Thánh để người hướng dẫn có thể dùng để chăm sóc những người trong hội thánh hoặc nhóm mà đang cần sự

Page 85: Tam long cha tren troi

đối chất trong tình yêu thương. Tôi cũng thêm vào đâu những lời chỉ dẫn để chúng ta nên phản ứng như thế nào khi một người lãnh đạo đang đi sai lạc.Khi bàn luận về uy quyền chúng ta có thể đi quá xa vào một trong hai thái cực. Thái cực thứ nhất đề xướng một sự lãnh đạo tương tự như chủ nghĩa Cơ đốc “vô chính phủ”, chủ nghĩa mà cho rằng cứ để mỗi người tự cai trị mình, mà không cần chịu trách nhiệm hoặc vâng phục người khác . Thái cực thứ nhì đề xướng một hệ thống cấp bực từ trên xuống dưới, coi thấp sự quan trọng của một tín hữu, và tôn trọng một người có uy quyền vượt qua vị trí mà Chúa đặt để họ. Những người dám sống cấp tiến (radical) ở giữa hai thái cực này sẽ chắc chắn gặp phải nhiều lỗi lầm trong khi tìm lối đi. Nhưng cuối cùng sẽ tìm được phần thưởng cho sự cố gắng của họ: tình bạn mật thiết, sự chịu trách nhiệm với nhau trong Chúa, sự an bình khi vâng phục người khác trong chúa, sự thanh thản khi sống đẹp lòng Cha.Tôi hơi áy náy đối với những người từ đặt mình làm “người gác canh” cho hội thánh Đấng Christ, nhất là khi họ mau xét đoán và khắc nghiệt trong tấm lòng. Có lẽ đây là một hình thức của sự độc tài. Dĩ nhiên chúng ta cần người kêu gọi bởi Chúa để nhận thấy trước những sự sai lạc, nhưng rất quan trọng là họ phải tham khảo trọn vẹn, không có thành kiến, và cần nguyện cho những người chưa trưởng thành hoặc chưa sống theo đúng lời Chúa. Những người tham khảo như vậy càng phải có trách nhiệm là người trưởng thành và có sự nhận thức (Gia Gc 3:1). Họ cần phải đến với những người quá khích và tạo cơ hội để những người này ăn năn nếu họ làm sai (Mat Mt 5:21-26, 7:1-5;, GaGl 6:1-3). Tôi biết nhiều trường hợp về những người tham khảo về tà giáo đã xét đoán sai trật về những chi thể trong Đấng Christ. Họ làm tổn thương và xúc phạm đến những người này cùng mức độ mà họ lên án những người khác.Những tài liệu sau đây gồm có những nguyên tắc mà tôi nên áp dùng bằng nhau cho tất cả mọi người trong cơ thể của Đấng Christ.1. Nhất quyết muốn mọi người chia xẻ tất cả Nhất quyết đòi hỏi sự từ bỏ tài sản cá nhân là một cách để điều khiển đời sống của người khác.2. Cách cư xử với phái nữ Khi phái nữ không được cho phép có uy quyền, hoặc ý kiến của họ không được coi trọng bằng của phái nam, thì sự độc tài sẽ chắc chắn theo sau.3. Quyền năng của người hướng dẫn Kinh Thánh dạy chúng ta phải vâng phục những người Chúa đặt trên chúng ta (Cong Cv 20:28-31; ITi1Tm 1:3, 4:11; Tit Tt 1:13; 3:1; HeDt 13:17). Điều thắc mắc là chúng ta phải vâng phục đến mức độ nào và ở vị trí nào? Kinh Thánh dạy rõ rằng trong một số lãnh vực rõ rệt, người hướng dẫn có uy quyền, nhưng uy quyền này có hạn chế. Thí dụ, người hướng dẫn không có

Page 86: Tam long cha tren troi

quyền ép buộc một người làm điều gì trong đời sống cá nhân của họ. Nếu được xin bạn hãy tham khảo về tất cả những trường hợp trong Kinh Thánh khi những trưởng lão và sứ đồ thi hành uy quyền của họ. Bạn thấy có một trường hợp nào mà một người lãnh đạo nào, kể cả trong những ngày khủng hoảng trong hội thánh ban đầu ở Jêrusalem, đã thống chế hoặc điều khiển cuộc sống của người khác không? Kể cả Peter đã nói rõ với Anania và Saphira rằng họ có thể giữ tất cả tiền bạc và tài sản của họ. Làm những điều mà mọi người đang làm không phải là bắt buộc. Tội lỗi của họ không phải là vì họ giữ lại một ít nhưng vì họ nói dối. Không có một trường hợp nào trong Tân Ước mà giống như sự điều khiển mà các lãnh đạo ngày nay đặt trên con cái Chúa.Người lãnh đạo không có quyền xác nhận sự hướng dẫn cá nhân như việc cưới hỏi, tiếp tục phục vụ trọn thì giờ trong một nơi hay đi nơi khác để phục vụ. Được cầu nguyện với một người để tìm biết sự hướng dẫn cho người ấy là một đặc ân, nhưng không phải là một quyền lợi. Dĩ nhiên người hướng dẫn có thể có một lời cảnh cáo hay khuyên nhủ cho một người, nhưng điều đó chỉ nên chia xẻ như từ một người bạn. Nếu không thì sẽ khiến người này cảm thấy bị lên án và ép buộc phải làm theo ý người hướng dẫn vì người ấy có uy quyền.4. Thay đổi trong sự hướng dẫn Khi một người có sự thay đổi liên tục trong sự lãnh đạo mỗi hai hoặc ba năm, có thể đây là một dấu hiệu rằng người hướng dẫn này không thể có tình bạn lâu dài vì chưa trưởng thành đời sống họ hoặc có một cá tính thích thống trị người khác. Một cơ quan phải biết những người làm việc gần gũi với nhau ở bao lâu dưới một người hướng dẫn.5. Sự phản ứng của một người hướng dẫn dưới áp lực Nếu một người hướng dẫn luôn cảm thấy xúc phạm, điều này cho thấy rằng người ấy có mặc cảm tự tin vào mình và công việc của mình. Người ấy có thể muốn toàn quyền điều khiển những người khác. Người này thường không tự tin và bày tỏ việc này qua sự độc đoán của mình.6. Sự riêng biệt Nếu có một nhóm mà có một cái nhìn riêng biệt về vai trò của nhóm trong hội thánh, đây không những là dấu hiệu của sự tự cao mà còn là của sự độc tài. Những người này có coi tất cả những người yêu mến Chúa xung quanh như người tin Chúa và là phần tử trong cơ thể Đấng Christ không? Hãy cẩn thận đối với những người phân biệt một số tín hữu là biệt riêng cho Chúa, hoặc có một khải tượng hay kinh nghiệm hay giáo lý mà sanh ra hậu quả tự cao hay tách riêng.7. Tâm lý của bản tính của người hướng dẫn Người hướng dẫn có luôn luôn cần phải điều khiển những người xung quanh

Page 87: Tam long cha tren troi

không? Có nhiều người có sự sai trật về phương diện tâm lý này. Chúa có thể dùng những người này, nhưng họ phải để Chúa bẻ gãy điều đó trong đời sống của họ. Nếu không họ sẽ có khuynh hướng độc đoán và có thủ đoạn điều khiển người khác. Đôi khi việc này được lộ ra khi họ bắt đầu một công vụ mới, hoặc tỏ ra trong những lúc họ gặp khủng hoảng hay tranh chấp.8. Theo khuôn khổ trong nhóm Đôi khi chúng ta cần phải theo khuôn khổ, nhất là trong những cơ quan có chính sách và thủ tục để đạt mục tiêu của họ. Tuy nhiên, những chính sách và mục tiêu này nên được mở rộng trước tất cả các tín hữu trong hội thánh của Đấng Christ, và nên được thành lập dưới sự cân nhắc của những người yêu mến Chúa ngoài cơ quan này. Những điều này cần phải được giải thích cho những người muốn tham gia, để họ hiểu được những gì mong mỏi từ họ.9. Lìa khỏi nhóm Khi vài cá nhân muốn rời một nhóm, họ có bị nhóm khiến họ cảm thấy mặc cảm tội lỗi, hoặc bị áp lực để họ ở lại hay không? Họ có cảm thấy tổn thương khi họ lìa nhóm hay không? Họ có cảm tưởng như họ chỉ là tín hữu “hạng nhì” hay không nếu họ không sinh hoạt với nhóm nữa nhưng trở lại với hội thánh địa phương của họ? Họ có cảm thấy dễ chịu để trở lại thăm không?10. Sự muốn chiếm quyền sở hữu của ban hướng dẫn và nhân viên Người lãnh đạo có khiến những người làm việc chung với mình cảm thấy họ phải tiếp tục làm việc với nhóm hay không? Người lãnh đạo có gây ra một áp lực liên tục nào để điều khiển những người trong nhóm, ép buộc họ tiếp tục sinh hoạt với nhóm hay không? Họ có cảm thấy họ phải trốn thoát ra khỏi nhóm không? Có phải sự “hướng dẫn” và “che đậy” là cách dùng để giữ những người trong nhóm không? Sự muốn chiếm đoạt quyền sở hữu này thường đem đến nhiều sự tổn thương và khiến người khác cảm thấy lên án khi họ rời nhóm.11. Không khí không tin cậy Những người lãnh đạo có dùng luật lệ, qui tắc, Kinh Thánh, và các chính sách để điều khiển cuộc sống của người khác không? Hay là họ tạo ra một không khí có ân điển và sự tin cậy? Người hướng dẫn có tín cẩn sự trưởng thành của người khác, hay người hướng dẫn luôn luôn cho người xung quanh thấy rằng họ không được tín cẩn và những “luật lệ” phải được đặt ra để điều khiển cuộc sống họ. Dĩ nhiên phải có một mức độ vâng phục, nhất là trong những hội truyền giáo mà đã thành lập những chính sách và thủ tục để có hiệu quả hơn trong sự đạt mục tiêu của họ. Tuy nhiên kể cả những chính sách này phải có nền tảng trên sự tin cậy và không ép buộc những người bất đồng ý kiến. Hy vọng những lãnh vực có thể gây sự bất đồng ý kiến này được khám phá trước khi một người tham gia một hội truyền giáo. Nhưng

Page 88: Tam long cha tren troi

nếu không họ nên có sự tự do để tách rời, nếu có sự tranh chấp, trong sự tôn trọng lẩn nhau và sự đồng ý là tốt nhất có sự tách rời như vậy.12. Chất vấn và phê bình Người hướng dẫn có cảm thấy xúc phạm khi bị chất vấn hay phê bình xây dựng bởi người trong nhóm không? Người lãnh đạo có đủ tự tin và trưởng thành trong Chúa để khuyến khích người khác chia xẻ sự tổn thương và thất vọng của họ hoặc đặt những cân hỏi khi họ bất đồng không? Hay là khi làm điều này họ sợ người lãnh đạo buộc tội lại, hoặc bị xét đoán là “chỉ trích và bội nghịch”? Những người lãnh đạo đang chịu trách nhiệm dưới người nào ngoài họ và Chúa? Họ có cởi mở để được sửa sai không?13. Làm việc quá sức Người lãnh đạo có khiến người khác cảm thấy bị ép buộc làm việc quá giờ, “vắt kiệt sức” không? Có khi người hướng dẫn ép những người khác và khiến họ cảm thấy tội lỗi khi họ có thời gian rảnh rỗi để có sở thích riêng, giải trí, viết thơ, v.v. Người hướng dẫn có thể lầm lỗi vì bắt người khác làm việc quá sức và khiến họ cảm thấy lên án vì họ muốn có thì giờ để được tươi mới lại, để tiếp tục làm việc với sức mạnh trong tâm thần mà họ cần.

14. Sự nhơ nhuốc trong luân lý Thường thường những người độc đoán, những người hay dùng thủ đoạn điều khiển người khác, có sự nhượng bộ trong luân lý và đang sống tội lỗi. 15. Sự nhầm lẫn trong hai vai trò: cảm ứng và chăm sóc Một người hướng dẫn có thể trở thành độc đoán và lạm dụng nếu người ấy không phân biệt sự khác nhau giữa sự chăm sóc cá nhân và sự cảm ứng qua viễn tượng (visionary inspiration) đứng trước tập thể để cảm ứng một nhóm qua một “Lời Từ Chúa” là một việc. Nhưng chăm sóc một cá nhân là một việc khác. Nếu người lãnh đạo chăm sóc cá nhân như cách ông cảm ứng một tập thể, ông có thể gây sự “nghẹt thở” cho những người ông muốn chăm sóc, những nguời dưới sự “thống trị” của ông. Vai trò của một người tư vấn là nhắc nhở người khác qua nguyên tắc của Kinh Thánh và khuyến khích họ tìm kiếm Chúa và đặt Chúa trước trong sự vâng lời Ngài. Người hướng dẫn không có trách nhiệm để bắt người khác phải làm gì, hay sửa sai những sự lỗi lầm trong đời sống của họ, nhưng chỉ nên khuyến khích họ mở lòng và vâng phục Chúa.16. Các quyết định quan trọng và quyền sở hữu của các chính sách Người hướng dẫn có cho người khác cơ hội để được dự phần trong những quyết định trọng yếu về nhóm này hay không? Hay là những sự quyết định được đưa xuống một cách độc đoán? Những người trong nhóm có cảm thấy họ có phần trong sự thành lập và thay đổi những chính sách của tập thể không? Hay là họ cảm thấy bị gán là “phản nghịch” nếu họ có sự chất vấn?

Page 89: Tam long cha tren troi

17. Quá nhấn mạnh vào trách nhiệm của một người Khi một người quá nhất mạnh trong lãnh vực mà không nhấn mạnh ân điển và sự thương xót của Chúa, điều này sẽ gây ra sự tự lên án và nghi ngờ về tình yêu và sự tha thứ của Chúa. Chỉ có tình yêu thương nhân từ của Chúa mới dẫn con người đến sự thống hối.18. Để quá nhiều trách nhiệm trong sự sửa sai đời sống của người khác Mỗi người phải có sự tự do để trả lời trước Chúa khi họ sẵn sàng làm điều này. Sự cố gắng nhập vai Đức Thánh Linh sẽ luôn luôn dẫn đến sự tranh chấp và tổn thương.19. Từ chối không cho người khác có sự khiếu nại Khi một người bất đồng ý kiến với một quyết định của người hướng dẫn, người này sẽ bị “giam cầm” nếu người hướng dẫn từ chối không cho người ấy đến với người khác để hỏi ý kiến. Người hướng dẫn đang đặt áp lực không đúng trên người này. Qua việc này, người hướng dẫn bày tỏ sự thiếu tự tin và sự cần phải điều khiển người khác trong chính mình.20. Không thú nhận lỗi lầm, và từ chối sự hướng dẫn từ một vị trí thấp hèn Người hướng dẫn có thể sai lầm và dự phần trong một hoàn cảnh bất công. Điều này có thể bao gồm sự ủy thác một nhóm người dưới một người hướng dẫn thiếu trưởng thành, nhưng sau đó lại đổ lỗi cho họ là không hợp tác. Người hướng dẫn cũng có thể phạm lỗi khi lợi dụng sự rộng rãi về tài chánh của họ. Trong những trường hợp này, chúng ta nên thú nhận sự lỗi lầm và yếu đuối của mình và xin những người bị tổn thương tha thứ cho mình. Nếu người hướng dẫn không làm điều này, người ấy sẽ dễ đổ lỗi cho người khác về sự phản ứng của họ và lên án rằng họ có “thái độ sai lầm” và “bội nghịch”.21. Dạy dỗ rằng một người hướng dẫn luôn luôn phải được tuân phục trong bất cứ những gì ông nói vì ông là một người được “Chúa xức dầu ”CHỈ DẪN VỀ KỶ LUẬT TRONG HỘI THÁNH Chúng ta nên chỉ dẫn người khác vâng phục Chúa và Lời của Ngài, không phải con người. Dĩ nhiên con người phải học biết làm sao để đối phó với sự độc lập và tấm lòng cứng cỏi, nhưng điều này phải được đối phó với một tinh thần trái ngược: dịu dàng và yêu thương. Khi cần có một sự đối chất về một thái độ sai lầm, bạn nên dựa vào những lời chỉ dẫn theo Kinh Thánh sau đây:(1)GaGl 6:1-3 Hãy đến với người này với một tinh thần mềm mại và hạ mình, “chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành (cám dỗ) chăng.”(2)ChCn 18:17; PhuDnl 17:2-7; ITi1Tm 5:19. Luôn luôn lắng nghe từ hai bên về vấn đề này và tham khảo kỹ lưỡng tất cả khía cạnh trước khi quyết định.

Page 90: Tam long cha tren troi

(3)Gia Gc 3:18; 5:19-20; Mat Mt 18:15-18. Hãy theo tinh thần yêu thương đưa ra trong những phân đoạn này. Tìm mọi cách để đem một người trở lại . Đừng bao giờ đặt một người vào một vị trí mà khiến họ khó trở lại hoặc khó tìm sự khuyên nhủ hay giúp đở từ người khác . Hãy nhớ rằng phân đoạn Kinh Thánh nói về kỷ luật trong hội thánh có trước và theo sau bởi những câu “đừng khinh dễ một đứa nào trong những đứa trẻ này” (tức là những con chiên đang đi lạc), và tha thứ anh em chúng ta, “bảy mươi lần bảy” và không có nghĩa đúng bốn trăm chín mươi lần thôi!(4)ISa1Sm 12:23 cầu nguyện cho những người chúng ta quan tâm đến, để bạn chắc chắn có tấm lòng của Chúa cho họ. Điều này rất tốt để bạn không phản ứng lại với họ vì sự tổn thương và thất vọng của bạn, kể cả sự thất vọng đến từ tình yêu cho người đó, khi bạn biết người đó có thể làm tốt hơn. Chúng ta phải cầu nguyện đến khi chúng ta có tấm lòng của Chúa cho một người, và sau đó đến với họ khi chúng ta cảm thấy Chúa đã dọn lòng cho họ cho sự sửa sai. Chờ đợi thì giờ của Chúa có thể là tất cả.

(5)ChCn 11:14; 15:22; 24:6. Khi chúng ta gặp khó khăn với thái độ của người nào, tìm sự khuyên nhủ của một người mục sư lớn tuổi và trưởng thành (nhất là mục sư của người đó) để biết cách cư xử. Khi chúng ta tìm sự khuyên nhủ từ những người khác, chúng ta có sự cân nhắc và khôn ngoan, nhất là từ những người lớn tuổi và trưởng thành hơn ngoài nhóm hay cơ quan của chúng ta. Sự mở lòng để tìm sự khuyên nhủ này bày tỏ sự cẩn thận mà phản ảnh sự trưởng thành và mong mỏi thật sự những điều gì tốt nhất cho người đó.Thêm vào những nguyên tắc nêu trên, quan trọng để chúng ta thấy rằng những cơ quan Cơ đốc và các hội truyền giáo cần sự tự do để sa thải những người nếu họ không hợp tác với chính sách của tập thể, hoặc nếu họ có thái độ chia rẻ và bè phái. Điều này khác với kỷ luật trong hội thánh, vì nó liên quan đến sự duy trì tinh thần và sự hiệp một trong nhóm và sự trung tín với khải tưởng mà Chúa đã ban cho hội truyền giáo. Những cơ quan “para- church” - cơ quan có tính tôn giáo - và hội truyền giáo có trách nhiệm phải viết rõ những mục tiêu và chính sách trước khi một người tham gia, để không hoạt động một cách thất thường và người này hiểu được họ phải làm những gì để ủng hộ chính sách và mục tiêu của đoàn. Những trong các cơ quan hay các hội truyền giáo phải được cho biết rằng sự tham gia của họ sẽ bị kết thúc nếu họ rõ ràng là một cản trở cho sự thành đạt mục tiêu của cơ quan này. Điều này phải được thi hành trong tinh thần của Đấng Christ và

Page 91: Tam long cha tren troi

nguyên tác để sa thải phải được viết ra trong chính sách của cơ quan. Tuy nhiên, trong việc này cũng cần có cách thức để khiếu nại để tránh sự lạm dụng của uy quyền.LÀM THẾ NÀO ĐỂ CƯ Xử ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO KHI HỌ SAI LẦM Những nguyên tắc nêu trên cho chúng ta thấy phương thức để cư xử với những người mà chúng ta sửa sai khi chúng ta trong cương vị người hướng dẫn hay khi chúng ta đến với một anh chị em đang gặp khó khăn. Nhưng chúng ta làm gì khi một người hướng dẫn trên chúng ta, hay bất cứ người nào trong cương vị uy quyền, đang sai lầm trong thái độ hoặc hành động? Những phương thức sau đây có thể giúp bạn:(1)Bạn phải biết chắc về sự thật. Đừng phán đoán sai lầm và đừng nhận một kiện cáo người nào qua lời từ chỉ một người (ChCn 18:17; PhuDnl 13:12-15; ITi1Tm 5:19). Thật rất quan trọng để nghe nhiều phía trong một cuộc xung đột trước khi đưa đến một phán quyết cuối cùng.(2)Cầu nguyện cho người hướng dẫn. Bạn phải chắc chắn rằng bạn không có một tinh thần chỉ trích hoặc cội rễ cay đắng trong lòng đối với người này. Nếu bạn bị tổn thương và thất vọng, bạn nên tiếp tục tha thứ đến khi tấm lòng của bạn không còn tổn thương nữa. Bạn nên tiếp tục giữ một tấm lòng yêu thương, vì tình yêu bao phủ vô số tội lỗi (IPhi 1Pr 4:8). Bạn có thể mất sự khách quan trong một tình cảnh khi bạn gắn bó vào sự tổn thương của người khác. Nếu bạn đang khuyên nhủ một người bị tổn thương bởi một người lãnh đạo và bạn gắn bó vào sự đau khổ của họ, bạn có thể nghiêng về một bên trong sự bất hòa này. Bạn sẽ mất cơ hội để đem những lời khuyên nhủ theo Kinh Thánh đến với người đang bị tổn thương (thí dụ: tha thứ và cầu nguyện cho người mà làm tổn thương họ) và mất cơ hội trở thành một người đem lại sự hàn gắn và chữa lành trong mối liên hệ đổ vở này.(3)Cầu nguyện xin Chúa cho người lãnh đạo thấy khải tượng từ Chúa về điều sai lầm của họ, hoặc cầu nguyện cho người ấy biết làm điều gì thích hợp nếu người này cần sự khôn ngoan trong tình cảnh này. Rất quan trọng là chúng ta cầu thay cho người này để bày tỏ sự quan tâm thật sự của chúng ta đối với người ấy và ý muốn tốt đẹp nhất từ Chúa trong hoàn cảnh này.(4)Nếu người hướng dẫn đã làm điều gì sai và không có sự thay đổi gì, tìm kiếm Chúa trong sự hạ mình nếu Chúa muốn bạn nói chuyện với người đó. Nếu sự sai lầm thật rõ rệt như ăn cắp, phạm tội tình dục, lường gạt v.v...và bạn đã đến với họ và họ không ăn năn, sau đó, đến với một người kính sợ

Page 92: Tam long cha tren troi

Chúa trong hội thánh Chúa và xin họ đi với bạn gặp người đó (Mat Mt 18:15-18; LuLc 17:4).

(5)Nếu không có đáp ứng gì và điều này không phải là một sự bất tuân nghiêm trọng với nguyên tắc luân lý, đừng đến với những người khác trong hội thánh Chúa để chỉ trích người này. Kinh Thánh dạy rất nghiêm trọng về sự quan trọng của sự hiệp một và sự trích người này. Kinh thánh dạy rất nghiêm trọng về sự quan trọng của sự hiệp một và sự tha thứ trong Hội Thánh Chúa. Đến với những người khác khi bạn bất đồng với một quyết định có thể đặt bạn vào một vị trí mà gây ra tội lỗi lớn hơn tội lỗi mà bạn quan tâm trong cuộc sống của người hướng dẫn này. Trong Kinh Thánh có những lời cảnh cáo rất nghiêm trọng về việc “tự ra tay” để sửa sai. Chính Đavít đã không tấn công Saulơ dù lỗi lầm to lớn của ông ấy thể nào, vì Chúa đã đặt ông ta vào chức vị lãnh đạo. Đavít tin cậy Chúa sẽ giải quyết tình cảnh này (ISa1Sm 24:6 cũng xem Dan Ds 14:1-45; Eph Ep 4:26, 29-32). Nếu không có đáp ứng gì và điều này là một điều sai luân lý, đem vấn đề này lên ban lãnh đạo của hội thánh, cơ quan, hay giáo phái của người ấy.(6)Nếu người lãnh đạo độc tài và thiếu trưởng thành hoặc thiếu khôn ngoan, bạn có hai sự lựa chọn: bạn có thể ở dưới quyền của người ấy và tiếp tục cầu nguyện cho người này sau khi bạn đã đến với người đó và chia xẻ sự quan tâm, hay bạn có thể lìa khỏi nhóm. Quan trọng là bạn không ở lại và trở thành cay đắng và có thái độ chỉ trích. bạn có sự tự do trong Chúa để ra đi bất cứ lúc nào bạn cảm thấy áp lực quá mạnh cho bạn. Nhưng đừng ở lại và trở thành nguồn gốc của sự chia rẽ. Nếu bạn ở lại, bạn nên có đức tin rằng Chúa sẽ thay đổi hoàn cảnh này và Chúa muốn bạn ở đó để là một phước hạnh cho những người khác, và cho sự trưởng thành cá nhân của bạn. Chúa sẽ chứng minh rằng bạn đúng nếu bạn giữ tấm lòng thành và tiếp tục cầu nguyện và tin cậy vào Chúa. Tuy nhiên, nếu nan đề liên hệ đến sự nhơ nhuốc trong luân lý, hay sự nhượng bộ về những giáo lý quan trọng trong Kinh thánh như Kinh Thánh là lời của Chúa, bản tính siêu nhiên của Chúa Giêxu, sự chết và sống lại của Chúa Giêxu, sự chuộc tội của Ngài trên thập tự, thì sau khi bày tỏ cho ngươi này biết, bạn nên lìa nhóm này. ở lại một nơi có sự không trong sạch trong luân lý và giáo lý sai trật sẽ dễ dẫn bạn đến sự nhượng bộ trong chính cuộc sống của bạn.(7)Nếu bạn phân vân không biết phải làm gì , tìm sự khuyên lơn của những người yêu mến Chúa bên ngoài nhóm. Đến với một người mục sư trưởng thành hay một người lãnh đạo trong một cơ quan khác, mặc dù người hướng

Page 93: Tam long cha tren troi

dẫn của bạn nói rằng bạn không được làm điều đó! Mỗi người tín hữu có quyền làm điều này.Đồng lúc tôi vạch ra những sự lạm dụng của người có uy quyền, rất quan trọng là phải xác nhận nhu cầu để có những người lãnh đạo theo ý Chúa. Trở thành một người hướng dẫn khôn ngoan cần nhiều năm kinh nghiệm, và dĩ nhiên có nghĩa là trải qua nhiều sai lầm và thất bại. Kinh Thánh cho chúng ta thấy nhiều ví dụ về sự thất bại của những người sau này được dùng thật mạnh mẽ như: Môise, Abraham, Giacốp, Giôsép, Đavít, Phierơ, Phaolô, và nhiều người khác.Chúng ta rất cần những người cha khôn ngoan trong Chúa mà sẽ đem những Timôthê dưới cánh của họ và khuyến khích, huấn luyện họ trở thành khôn ngoan và thánh khiết. Nơi nào có sự lạm dụng uy quyền, dĩ nhiên cần sự sửa sai, nhưng quan trọng hơn, chúng ta cần phải có sự phục hồi và sự khuyên lơn và hết lòng quan tâm chăm sóc để chuộc lại những người đã thất bại . Người hướng dẫn nào mà làm điều này thì thật hiếm có và có phước. Nguyện xin những người như họ càng thêm hơn!