33
CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP CỐ: ĐOÀN VĂN PHÚ 1800 - 1840 TP. Hồ Chí Minh – Mùa Thu Ất Hợi Năm 1995

BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

CUỘC ĐỜI

&

SỰ NGHIỆP

CỐ:

ĐOÀN VĂN PHÚ

1800 - 1840

TP. Hồ Chí Minh – Mùa Thu Ất Hợi Năm 1995

Page 2: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Hoàng Triều Sắc Tặng

Hiền Lương Từ

Đường Quan Binh Bộ Thượng Thư

Sung Hiệp Biện Đại Học Sĩ

Cáo Thọ Vinh Lộc Đại Phu

ĐOÀN CÔNG

HÚY: VĂN PHÚ

THỤY: VĂN Ý

CHI TÒA VỊ

Chú giải: Theo Hội Điển Sự Lệ Nguyễn Triều, Binh Bộ Thượng Thư Thuộc Đường Quan Tùng Nhất Phẩm Văn Giai – Tên Thụy

Được Quy Định Là VĂN Ý

Thầy Trụ Trì Chùa Hải Quan sưu tầm và viết qua Hán tự - Vào ngày 22 tháng 08 năm 1995

Page 3: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
Page 4: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

ĐOÀN VĂN PHÚSẮC TẶNG

BINH BỘ THƯỢNG THƯ

HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ

CÁO THỤ VINH LỘC ĐẠI PHU

TÊN THỤY LÀ VĂN Ý

LIỆT THỜ HIỀN LƯƠNG TỪ

Page 5: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

CỐ: ĐOÀN VĂN PHÚ

Sinh năm 1800 – Canh Thân tại Làng Sơn Tùng, Quảng Điền, Thừa Thiên – xuất thân Lại điển.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Trấn Tây Tướng Quân, Ông Trương Minh Giảng Binh Bộ Thượng Thư từ kinh đô Huế vào thay Ông. Ông từ bản doanh Trấn Tây Thành ở Long Xuyên về lại Tổng Đốc Vĩnh Long – Định Tường rồi thọ bệnh mất ngày 11 tháng 06 năm 1840 (Canh Tý) năm Minh Mạng thứ 21. Linh cửu (Quan tài) từ Nam Bộ đưa về Điện Thái Hòa làm lễ rồi đưa về Làng an táng tại xứ Cồn Xơn – Làng Sơn Tùng.

Mộ Ông từ xưa đến nay thường được gọi là mộ Quan lớn.

Hàng năm Kỵ vào ngày 11 tháng 06 Âm Lịch.

Page 6: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
Page 7: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
Page 8: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

CUỘC ĐỜI

&

SỰ NGHIỆP

CỐ:

ĐOÀN VĂN PHÚ

1800 - 1840

Page 9: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Cố Đoàn Văn Phú sinh năm 1800 (Canh Thân) tại Làng Sơn Tùng, Huyện Quảng Điền, Thừa Thiên. Ông xuất thân từ Lại điển, thân phụ ông là Đoàn Văn Tê, ông nội là Đoàn Quang Anh – nguyên là Hộ Bộ Thượng Thư đời Vua Lê Cảnh Hưng. Ngài Tằng Tổ là ông Đoàn Nhơn Thọ cùng với ông Đoàn Phúc Hòa hai người đồng Tộc họ Đoàn đã kết nghĩa anh em ruột thịt (Họ Đoàn Nhơn vai anh, Họ Đoàn Phúc vai em), cùng tu hành ở chùa cổ Sơn Tùng – chùa cổ được trùng tu lại năm 1754 và năm 1756 được Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát đến thăm đã ban tặng năm chữ cho Chùa Làng là: “Sắc Tứ Sơn Tùng Tự” và bốn câu đối:

1 – “Thủy Tú Sơn Minh Hải Quốc Vô Song Nguyên Phước Địa Trùng Hưng Cổ Tự Nam Thiên Đệ Nhất Thị Sơn Tùng”

Dịch nghĩa:Núi sông tốt đẹp, đất nước trong Hải quốc này không nơi nào sánh kịp.Chùa xưa tu bổ lại, Sơn Tùng là cảnh thứ nhất của trời Nam.

2 - “Pháp Vũ Tôn Phân Song Thọ Chi Đầu Liên Bối Diệp Hương Vân Liệu Nhiễu Đàm Hoa Anh Lý Hiện Kim Dung”

Dịch nghĩa:Mưa pháp rộn ràng đầu cành song thọ liền với cây bối diệpMây lành phất phưởng bông hoa ưu đàm xuất hiện kim dung.

3 –“Vạn Tượng Quang Trung Nhất Điểm Linh Quang Triêm Hóa Nhật Bách Hoa Nhị Nội Sở Chi Hàm Nhị Báo Xuân Minh”

Dịch nghĩa:Giữa muôn trượng quang minh gợi một điểm linh quang của vừng hóa nhật.

Trong trăm hoa nở nhị, có vài cành hàm nhị đón cảnh dương xuân.

4 – “Mai Ngọc Điện Xuân Phong Độc Ái Thanh Hương Cung Phật Tọa. Đào Hoa Khai Lệ Nhật Dĩ Lai Thể Sắc Ảnh Thiền Cung”

Dịch nghĩa:Hoa mai quyến rũ gió xuân, án Phật mùi hương ngào ngạt đếnBông đào tươi cười bóng nhật, cung Thiền cảnh đẹp lửng lơ đưa.

Page 10: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Đến đời Vua Minh Mạng chuẩn cho Tham Tri Công Bộ Đoàn Văn Phú xây Tam Quan chùa Làng để tăng vẻ tôn nghiêm chùa cổ “Sắc Tứ Sơn Tùng Tự” và tưởng thưởng công lao tận tụy xứng đáng của Công thần Đoàn Văn Phú.

Năm 1840 Minh Mạng mất, Thiệu Trị con trưởng của Minh Mạng lên ngôi. Năm 1842 vua Thiệu Trị về thăm chùa đã ban “Sắc chế long trào” bằng the vàng bao bọc hộp quý để vào chùa, để truyền thắng tích.

Địa linh nguyên phước địa này và chùa cổ Sơn Tùng có nhiều quan hệ với các Chúa Nguyễn ở Đàng trong.

Sau hậu liêu chùa cổ có bàn thờ tám Họ và các bậc tiền nhân có công với Nước với Làng và mỗi khi tế Đình làng đọc lên văn tế nghe thấy họ tên nhiều vị có nhiều công lao đóng góp cho đất nước, cho làng mà kính trọng thiêng liêng.

Sơn Tùng quả là địa linh sinh nhân kiệt.

Về học vấn của Cố Đoàn Văn Phú gia phả không còn, trong sử sách đọc không thấy ghi, chỉ nói ông xuất thân từ Lại điển. Năm Gia Long thứ 17 ông giữ chức Lệ Tùng Thư Ký Công Bộ 3 năm.

Minh Mạng năm đầu ông giữ chức Chủ Sự Lang Trung Công Bộ được phái đi công cán đặc biệt Trấn nhậm Đăng Xương Huyện – Chi Tả Biên sự vụ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được vinh thăng Binh Bộ Thượng Thư – Đại Học Sĩ. (Gia phả ghi).

Lại được phái đi nghiên cứu các thành quách ở phía Bắc như: Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An mà đặc biệt là Thăng Long thành, Cổ Loa thành để chuẩn bị kế hoạch cho việc xây dựng đại công trình Điện Thái Hòa là nơi thiết triều, cửa Đại Cung, cửa Ngọ Môn, lầu Ngọc Điệp, cổng Kỷ Niệm ở núi Hoành Sơn - Đèo Ngang theo sắc dụ của Vua Minh Mạng.

Page 11: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Sau 14 năm tận tụy mẫn cán, ông được Vua Minh Mạng giao giữ chức Tả Lang Trung Bộ Công và giữ Ấn triện Bộ Công. Năm Minh Mạng thứ 14 tức là năm 1833 thực hiện xây dựng Đại công trình nói trên, ông được Vua Minh Mạng giao làm Tham Biện Bộ Công trong Ban xây dựng, kiêm chức Đổng lý điều hành xây dựng cửa Đại Cung, cửa Ngọ Môn, lầu Ngọc Điệp, Điện Thái Hòa, nhà Tả Vu, Hữu Vu,…cổng Kỷ Niệm ở núi Hoành Sơn. Đây là một công trình lịch sử văn hóa rực rỡ, nằm trong Hoàng Thành cố đô cuối cùng của chế độ phong kiến nước Việt Nam được tổ chức Unesco của Liên hợp quốc đánh giá rất cao và là một trong những di sản văn hóa không những của Việt Nam mà là của Thế giới đang được Unesco tài trợ, phục chế, sửa sang để bảo tồn di tích cổ kính đã được tượng hình bằng trí tuệ, tiền của, bằng công sức lao động của người xưa, thật vô giá!

Việc bảo tồn di sản văn hóa còn là tưởng lệ đến công ơn của tiền nhân, rõ ràng di sản văn hóa này rất có lợi trực tiếp và lâu dài cho Thừa Thiên Huế. Đại công trình được làm khẩn trương trong hai năm rưỡi bắt đầu từ năm 1833 đến nữa năm 1835 thì hoàn thành và được ban thưởng kim tiền, ngân tiền từng hạng cho các chức bậc tham gia xây dựng công trình.

Sau lễ Đại Khánh Ông Đoàn Văn Phú được giao chức Tham Tri Bộ Công và giao đi Khâm phái đến tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường thanh tra toàn diện bố phòng quân sự biên phòng, các quân thứ, các tàu chiến…các hoạt động bảo vệ biên cương Tổ quốc, các hoạt động chính trị, kinh tế, đời sống của binh lính, tướng lĩnh.

Trong dịp này có gặp tháng nhuận, mà theo luật cũ thì tháng nhuận không được trả lương, ông đã mạnh dạn tâu lên Vua Minh Mạng cho trả lương tháng nhuận ấy. Vì nếu không trả thì binh lính ở chiến trường không có ăn, việc này Vua Minh Mạng chấp thuận ngay và nói rằng: “Không trả lương tháng nhuận là nói thời bình, còn chiến tranh mà không trả lương thì lấy gì mà ăn”, ông phát hiện tàu chiến một số bị hư hỏng và sửa chữa ngay, qua kiểm tra bố phòng ông còn thấy cửa sông Bến Nghé là vị trí xung yếu nên tâu Vua cho xây dựng đồn Bến Nghé. Vua chấp thuận và lệnh cho

Page 12: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Tuần Phủ Gia Định khẩn trương xây dựng để chống Pháp, vì năm 1813 Pháp và Y-Pha Nho đã hai lần đánh Gia Định thành, bị quân ta đánh lui nhưng về sau vị Lãnh binh và Công chúa vợ ông cùng ra trận hy sinh. Về sau, đồn Bến Nghé đã vang dội chiến công trong lịch sử chống quân xâm lược Pháp.

Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), Ông được Vua Minh Mạng giao ở lại Gia Định và giữ chức Tuần Phủ Gia Định – Biên Hòa. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) sắc dụ Ông thực thụ Tổng Đốc Định Tường và tiếp đó thực thụ cả Tổng Đốc Vĩnh Long. Cũng năm Minh Mạng thứ 17 nhập hai Tỉnh Vĩnh Long và Định Tường làm một gọi chung là Tỉnh Long Tường, như vậy là vùng Đông Nam Bộ và một phần Tây Nam Bộ rộng lớn hiện nay vùng này có 09 Tỉnh và một thành phố lớn.

Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), biên giới Tây Nam nổi loạn phá hoại biên cương Tổ quốc, Vua Minh Mạng sắc dụ ông Đoàn Văn Phú Tổng Đốc Long Tường quyền lãnh chức Trấn Tây Tướng Quân, lãnh ấn triện Trấn Tây Tướng Quân đóng bản doanh Trấn Tây Thành tại Long Xuyên tỉnh An Giang và thay cho ông Trương Minh Giảng về kinh đô Thuận Hóa lãnh chức Binh Bộ Thượng Thư, dưới quyền ông có nhiều tướng lĩnh như Đề Đốc Bùi Công Huyên, Tham Tán Lê Đại Cương…

Suốt 03 năm ở Trấn Tây Thành bảo vệ biên cương Tổ quốc, kiên trì dẹp loạn, an dân cho đến nửa năm 1840 Vua Minh Mạng sai Thượng Thư Bộ Binh Trương Minh Giảng vào thay cho ông Đoàn Văn Phú trở về làm Tổng Đốc Long Tường. Năm Minh Mạng thứ 21 ông thọ bệnh đột ngột từ trần vào ngày 11 tháng 06 năm Canh Tý – Minh Mạng thứ 21 tức ngày 09 tháng 07 năm 1840 thọ 40 tuổi.

Hội đồng các quan văn võ dưới quyền lập Ban kiểm kê tư trang, rương hòm không thấy có một đồng trinh nào, biên bản đã tâu về triều đình, đồng thời các quan vận động nhân dân giúp đỡ tiền bạc để kịp thời khâm liệm ông. Vua Minh Mạng được tâu báo vô cùng thương tiếc liền dụ cấp 03 cây gấm tàu và 200 quan tiền, Vua sai quan đến tế một đàn và cho đưa thi hài (quan tài) về kinh đô đặt trước Điện Thái Hòa để làm lễ theo nghi thức của triều đình.

Page 13: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Sau đó Vua cấp thêm 300 quan tiền để đưa tang về làng an táng, sau khi an táng đến nay, ngôi mộ của Ngài thường gọi là mộ Quan lớn.

Cũng năm Minh Mạng thứ 21 Vua làm lễ thượng thọ 50 tuổi, Vua ra sắc dụ: “Thương tiếc Đoàn Văn Phú tận trung, tận tụy, mẫn cán, có nhiều công lao to lớn, rất mực cư quan thanh bạch sắc tặng Binh Bộ Thượng Thư Hiệp Biện Đại Học Sỹ - Cáo Thọ Vinh Lộc Đại Phu – tên Thụy là Văn Ý – liệt thờ ở Hiền Lương Từ”.

Ông làm quan khoảng 23 năm và mất năm 40 tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của ông vì Nước vì Dân tuy ngắn ngủi nhưng ông đã đóng góp công lao to lớn trong công cuộc chống giặc ở Tây Nam bảo vệ biên cương Tổ quốc suốt ba năm ròng rã trong điều kiện cực kỳ gian khổ khó khăn thời đó, và ông cũng đóng góp to lớn trong việc chuẩn bị phòng thủ chống giặc Pháp mưu toan xâm lược Nam Bộ. Vì rằng năm Minh Mạng thứ 3 giặc Pháp đã quấy nhiễu Gia Định mấy lần và nội tình đất nước đã có nhiều phe nhóm chuẩn bị ngấm ngầm theo Tây.

Lịch sử đã chứng minh, Minh Mạng mất cuối năm (1840), Thiệu Trị con trưởng lên ngôi được 7 năm thì mất. Như vậy kể từ khi Gia Long chấp chính đến Thiệu Trị được 50 năm tạm ổn định coi như Việt Nam độc lập được 50 năm.

Kể từ khi Tự Đức lên ngôi vua thì đất nước lần lượt rơi vào tay quân Pháp, đất nước ta bị nô lệ từ đó, đầu tiên là nhượng 3 tỉnh miền Tây, rồi 3 tỉnh miền Đông…như vậy Lục tỉnh Nam Kỳ là của Pháp, rồi những điểm xung yếu khác như Đà Nẵng – Pháp gọi là Tourane, thành Hà Nội…

Đoạn lịch sử Việt Nam kể từ Chúa Nguyễn Hoàng trở xuống thì Tự Đức là ông vua gây ra tai họa đau thương nhiều nhất cho Dân tộc cho những nhân tài yêu nước. Tự Đức hầu như không có học tập tư tưởng chống xâm lăng của các đời trước, trong khi đất nước bị xâm lăng thì lo xây dựng lăng mộ cho riêng mình. Vì vậy mới có sự chống đối lại của những người yêu nước từ trong triều ra ngoài nội mà anh em Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Hữu Trực nêu cờ khởi nghĩa với khẩu hiệu tập hợp lực lượng để đánh vào nội thành Huế là:

Page 14: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

“ Vạn Niên là Vạn Niên nào Thành xây xương lính, hào đào máu dân”

Cuộc khởi nghĩa ngày 16 tháng 09 năm 1866 từ Vạn Niên kéo về Nam sông Hương qua chiếm gần hết thành nội thì bị phản bội, cuộc khởi nghĩa không toàn thắng, anh em Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Hữu Trực và những người trong thành khác bị tội tùng xẻo. Các Họ Đoàn một phen điêu đứng phải đổi thành họ Đoạn cho đến khi Cách mạng tháng 08 năm 1945 thành công mới trở lại thành họ Đoàn. Tuy nhiên các họ Đoàn ở cách xa kinh thành Huế họ mặc kệ họ cứ gọi là họ Đoàn.

Về sau, có 3 ông Vua yêu nước là Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân và những người yêu nước phò tá, kiên quyết chống Tây nhưng đều thất bại, vì một mặt thời cơ chưa có, lực lượng nhân dân là yếu tố quyết định chưa động viên và tập hợp được. Hơn nữa bọn gian thần tay sai theo Pháp quá đông là một cản trở đáng kể nên cuộc kháng chiến không thành và các Ông bị đi đày biệt xứ, các tướng lĩnh khác bị Pháp chặt đầu. Nhân dân vô cùng thương tiếc, bởi vậy những câu hò, câu thơ hiện còn tồn tại ở Núi Ngự - Sông Hương, khi những câu hò mái nhì cất lên hay những câu thơ ai oán với tiếng đàn tranh nhặc khoan réo rắc, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn cò…hòa tấu lên với giọng ca, giọng hò, giọng ngâm của những nghệ sĩ dân dã làm xúc động lòng người, sao mà đáng mến, đáng yêu như thế!

Tôi phải nói một đoạn này từ lịch sử Minh Mạng trở xuống để con cháu các đời sau họ hiểu cho đúng và cho đến Cách mạng tháng 08 thành công, nước Việt Nam độc lập. Tiếp đó là 02 cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và Mỹ toàn thắng nước nhà thống nhất, độc lập – tự do thì tôi mới có điều kiện để tìm thân thế sự nghiệp của Cố tôi.

Con người sinh ra rồi sớm muộn ai cũng phải chết, người chết vinh, kẻ chết nhục, người chết để tiếng tốt cho đời khen, người chết để cho đời chê trách, nguyền rủa không sao nói hết.

Ông Đoàn Văn Phú của Làng Sơn Tùng chúng ta, của họ Đoàn chúng ta từ chân đất, áo vải mà ra giúp nước, bản chất tận

Page 15: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

tụy, sáng tạo, trung thành, cương trực, giải quyết công việc nhanh chóng đi đâu cũng được tiếng khen. Đại Nam Nhất Thống Chí tập I trang 23 do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội xuất bản năm 1959 có ghi rằng: ” Đoàn Văn Phú người Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên do Lại điển xuất thân trong đời Minh Mạng làm Tả Tham Tri Bộ Công, sau đó ra làm Tổng Đốc Long Tường – làm quan thanh liêm, xử trí công việc nhanh chóng, đến đâu cũng được tiếng tốt”.

Ông Đoàn Văn Phú hoạt động nhiều nhất ở miền Nam Bộ, chỉ trừ tỉnh Hà Tiên ông chưa đến vì ở đó có dòng họ ông Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ được Vua giao coi sóc (Tỉnh Hà Tiên lúc đó từ biển Cà Mau cho đến cuối Hà Tiên giáp với Gò Công).

Ông Đoàn Văn Phú đã tận tụy xông xáo chuẩn bị phòng thủ cho 3 tỉnh miền Đông và xông pha trận mạc, đặc biệt là 3 năm làm Tổng Đốc Long Tường kiêm Trấn Tây Tướng Quân và đã thọ bệnh chết trên chiến trường, chỉ tiếc một điều là sử sách không ghi nguyên nhân cái chết của Ông.

Đặc biệt Ông là một Đại thần thời Minh Mạng mà khi chết trong rương hòm không có một đồng trinh, cấp dưới ông phải vận động nhân dân cho tiền để khâm liệm, trong khi chờ tâu báo về triều đình. Thời đó tin tức từ Long Tường mà về đến Huế là cả một thời gian dài chớ phải dễ dàng như bây giờ chỉ cần một phút điện thoại là biết ngay.

Trong chỉ dụ có ghi “Cư Quan Thanh Bạch” như 4 chữ vàng, “làm quan thanh bạch” giống như Dzerzhinsky nói “cái đầu phải sáng suốt, tỉnh táo, quả tim phải nồng cháy, bàn tay sạch sẽ” và Bác Hồ cũng căn dặn:

“Cần kiệm liêm chính, chí công vô tưTrung thành với nước, tận tụy với dân”

Cũng cần nói vài điểm về mối quan hệ giữa Ông với Vua Minh Mạng, đọc sử ta thấy 3 lần có ghi: Một lần xây mái của Điện Thái Hòa, một lần do sai sót của Tuần Phủ Gia Định và Ông bị giáng 2 cấp, vua Minh Mạng cho rằng Đoàn Văn Phú có liên đới

Page 16: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

gián tiếp chịu trách nhiệm nên bị hạ 2 cấp nhưng sau 3 tháng vua Minh Mạng nghĩ thế nào đó lại hoàn trả 2 cấp và thăng thêm cho 1 cấp. Khi dân chúng một vùng ở Châu Đốc nổi dậy chống quan quân địa phương, vua Minh Mạng phê phán sao Đoàn Văn Phú không đàn áp – Ông Phú liền tâu “Quan quân địa phương hà hiếp dân chúng đến mức họ không chịu nổi nên họ chống lại đó thôi, chứ họ không chống lại triều đình, không chống nhà vua nên thần không xử lý, thần sẻ xử lý quan quân nào hà hiếp dân” Minh Mạng nghe tâu rồi thôi khiển trách. Mới hay, đời nào cũng có chuyện nọ chuyện kia, nếu trong triều mà có những tên xiểm nịnh, xàm tấu thì tướng quan biên ải xa xôi cũng bị buồn phiền.

Chuyện thì nhiều, ở đây chỉ tóm lược nếu làm muộn chờ đầy đủ tư liệu, sợ thất lạc, nhưng thiết nghĩ đã hơn 150 năm mà nay sưu tầm được tài liệu như thế này mà tóm lược lại cho con cháu về sau để noi gương Tổ Tiên mình là một sự suy nghĩ về nguồn có ý nghĩa, có hiếu thuận.

Page 17: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Kết luận:Ông Đoàn Văn Phú xuất thân từ Lại điển, từ chân đất áo vải

đi lên, qua nhiều trọng trách từ trong triều ra ngoài nội, trở thành một Công thần, một Đại thần xông pha trận mạc, vì Nước vì Dân.Khi thọ bệnh từ giã cõi đời, từ giã quê hương làng Sơn Tùng mà Ông hằng yêu mến, xây dựng Tam quan chùa Làng, từ giã dòng Họ, con cháu, gia đình để về cõi vĩnh hằng hư vô bất tử - để lại 20 chữ vàng cho con cháu noi theo:

“Vì Nước tận trung Vì Dân tận hiếu Vi Thần liêm khiết Vi Nhân liêm giới Cư Quan thanh bạch”

Bây giờ đất nước ta không chỉ mươi, mười lăm triệu người như hồi đó, mà là một đất nước độc lập thống nhất vững mạnh, có tên tuổi vinh quang trên cộng đồng thế giới, đang xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, công bằng theo đường hướng Xã Hội Chủ Nghĩa mà Đảng Cộng Sản Đông Dương trước kia và Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay đã vạch ra, người yêu nước, yêu dân ai cũng mong rằng mọi người cần có tâm hồn Chân Thiện Mỹ, lương tâm đạo đức trong sáng làm nền tảng phát triển trí tuệ tài năng để xây dựng và giữ nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bởi nếu không có xã hội chủ nghĩa thì toàn dân không giàu mạnh được, không có công bằng được và không thể có văn hóa văn minh được.

Nói như vậy là để con cháu Dòng Họ phát huy truyền thống yêu nước, yêu dân. Tổ Tiên Ông Bà bao giờ cũng hy vọng con cháu “Hậu sinh khả úy”.

Sưu tầm – Phụng biênHậu duệ đời thứ 4 của Cố Đoàn Văn Phú

Cháu: Đoàn Quang Đáng Đoàn Quang Tiếp

Page 18: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

VÀI LỜI TỰ SỰ

Sau khi thi đỗ sơ học yếu lược rồi vào khoảng năm 11, 12 tuổi gì đó, thân phụ tôi lấy trên trần nhà xuống 3 cái ống tre rất to, trong đó đựng sắc bằng Cố Đoàn Văn Phú và gia phả, ông trinh trọng lấy tập sắc bằng ra, tôi thấy giấy vàng được viết chữ Nho rất đẹp và ông kể Cố Đoàn Văn Phú làm Tổng Đốc Đồng Nai và trước đó thăng chức Bộ Binh hay Bộ Lễ gì đó tôi không còn nhớ rõ. Cố thọ bệnh mất, vua Minh Mạng cho đưa về Huế để ở Điện Thái Hòa và sau đó cho đưa về Làng an táng. Ông kể nhiều chuyện khác nữa, trong đó khi đưa về có bà vợ kế về theo, bà lúc ấy đang có thai, về sau đến đời vua Tự Đức có gửi thư về hỏi thăm tình hình bà con làng xóm còn những ai, trong lúc này tình hình đất nước rối ren và kinh tế khó khăn không có điều kiện đi lại được.

Hồi ông kể vua Hàm Nghi và cụ Tôn Thất Thuyết chống Pháp ra Tân Sở rồi dần dần bị Pháp bắt, đến vua Thành Thái bị bắt, rồi vua Duy Tân khởi nghĩa thất bại, sau này đến phong trào yêu nước của cụ Phan Bội Châu, ông thân sinh tôi thỉnh thoảng đi Bến Ngự gặp cụ Phan, rồi đến làng Phú Lễ thăm bác Nguyễn Sinh Khiêm tức anh ruột của ông Nguyễn Ái Quốc. Ông say sưa kể nhiều chuyện, lúc giêng hai rãnh rỗi các cụ thường ngồi lại uống nước chè kể chuyện đời xưa, mình còn nhỏ chỉ ngồi nghe và lựa chọn mong sau này lớn lên làm sao gặp được ông Nguyễn Ái Quốc là người mà mình kính phục ngầm và tìm cho ra manh mối cố Đoàn Văn Phú. Quả thật “ Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” năm 1937 nhờ gặp được cách mạng, gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, mình tham gia và đã đóng góp trí tuệ sức lực cho đất nước, cho nhân dân và năm 1992 đến năm 1995 tìm ra được thân thế và sự nghiệp của Cố Đoàn Văn Phú.

Tuy còn nhiều vấn đề chưa thỏa mãn, chưa đạt được mong muốn vì thiếu nhiều điều kiện nên chưa tìm ra những nơi quan trọng khác, dù sao thì cơ bản đã được tốt. Chỉ mong hậu duệ có hiếu nghĩa, có tình cảm sẽ tìm thêm.

Page 19: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Sự thành công này tôi thầm cảm ơn các bạn:

Thi sĩ Hoàng Yến.Thi sĩ Lương An.Thầy Trụ trì chùa Hải Quan.Đã nhiệt tình giúp nhiều tài liệu quý.

Tp. Hồ Chí Minh – Mùa Thu 1995 - Ất HợiĐoàn Quang Đáng – Vân Hùng

Page 20: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

NHỮNG TÀI LIỆU ĐÃ SƯU TẦM – NGHIÊN CỨU – BIÊN SOẠN

của Cố: Đoàn Văn Phú

bao gồm những tài liệu sau đây:

1- Minh mệnh chính yếu tập I, tập II quyển Thể Thần.2- Đại Nam thực lục chính biên.3- Đại Nam chính biên liệt truyện.4- Đại Nam Nhất Thống Chí – XB năm 1959 tại Hà Nội.5- Gia phả bị hỏa hoạn năm 1952 mất gần hết.6- Tôn Nhơn Phủ chưa sưu tầm.7- Đại Nam thực lục chính biên còn thiếu quyển I đến cuốn XIII

chưa đọc. Sau này ai có điều kiện thì sưu tầm thêm cho đủ, để biết hoạt động của Cố từ năm 1833 về trước.

Page 21: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

ĐẠI NAM CHÍNH BIÊN LIỆT TRUYỆN QUYỂN IV NHỊ TẬP, QUYỂN XX TRANG 23A GHI:

Đoàn Văn Phú, Thừa Thiên Tỉnh, Quảng Điền nhân, Gia Long thập thất niên, Lệ Tùng Công Bộ Thư Ký. Minh Mệnh niên giám – Lịch Thọ Chủ Sự Lang Trung, thập tam niên dĩ mẫn cán, cử chức thăng thự Công Bộ Thị Lang, thập lục niên chuyển Công Bộ Tham Tri Lãnh Gia Định Tuần Phủ, tầm cải Thự Long Tường – Định Biên, đẳng tỉnh Tổng Đốc, thập cửu niên thực thọ Quyền Biện Trấn Tây sự vụ, nhị thập thất niên bệnh tốt.

Văn Phú vi nhân liêm giới cư quan thanh bạch, cửu dân chính hoạn nhất không tốt chi nhật, quan lại nhân dân tư ái chi quyên ngân trợ táng.

Đế nhã trọng kỳ liêm thảo, tặng Hiệp Biện Đại Học Sĩ, thưởng Tống Cẩm tam chi, tiền ngũ bách dẫn.

Dụ viết: “Thử vi nhân thần liêm khiết giả khuyến, Tự Đức thập thất niên liệt tự Hiền Lương Từ”.

Page 22: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

MINH MỆNH CHÍNH YẾU TẬP I QUYỂN 3 THỂ THẦN NĂM MINH MỆNH THỨ 21 – TRÍCH 45A

TRANG 163

Đoàn Văn Phú, làm Tổng Đốc tỉnh Cửu Long, Định Tường. Văn Phú làm quan thanh bạch, Vua nghe thấy ban khen, bèn xuống dụ trước hết hãy cấp cho 3 cây gấm tàu, 200 quan tiền và cho tế một đàn.

Đến khi đám tang đưa về đến Làng lại thưởng cho 300 quan tiền để khuyến khích người làm tôi liêm khiết (trang 45B).

Lại truy tặng cho hàm Hiệp Biện Đại Học Sĩ, người con là Đoàn Văn Trường vua cho ăn lương hàng (hàm) cửu phẩm, đợi đến năm 20 tuổi sẽ lượng cho quan chức.

Page 23: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ, TẬP I TRANG 213 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC HÀ NỘI 1959 CÓ GHI

Đoàn Văn Phú người Huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – do Lại điển xuất thân. Trong đời vua Minh Mạng làm Tả Tham Tri Bộ Công, sau đó ra Tổng Đốc Vĩnh Long – Định Tường, làm quan thanh liêm, xử trí công việc nhanh chóng, đi đâu cũng có tiếng tốt, năm Minh Mạng thứ 21 mắc bệnh chết tại chức, tặng Hiệp Biện Đại Học Sĩ, năm Tự Đức thứ 11 liệt thờ ở đền Hiền Lương Từ cùng 38 vị khác.

Page 24: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

MỘT TÀI LIỆU TÌM Ở GIA PHẢ CÒN SÓT LẠI CÓ GHI TÓM TẮT

Công cán ở Huyện Đăng Xương tỉnh Quảng Trị, sau khi đã hoàn thành trọng trách, Chi Tả Biên và Vinh thăng Binh Bộ Thượng Thư, sắc phong thọ Đại Học Sỹ trấn thủ tại Đăng Xương Huyện, Quảng Trị Tỉnh.

Page 25: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Sưu tầm ở Đại Nam thực lục Chính biên tập I và tập XVII trở đi, tập XII và trang 16 nói về xây dựng Điện Thái Hòa, Lầu Ngọ Môn, Cửa Đại Cung, Lầu

Ngọc Điệp (Năm Minh Mạng thứ 14 Quý Tỵ tức năm 1833)

Vua giao cho Thị Lang Bộ Công Đoàn Văn Phú và Nguyễn Trung Mậu giúp việc xây dựng các công trình kể trên, vua dụ rằng các công trình này rất quan trọng vì là địa điểm to lớn bậc nhất của Hoàng Thành. Đặc biệt Điện Thái Hòa là nơi hội triều chính của Quốc gia đại sự, là nơi bàn việc nước, cảnh quan Ngọ Môn, cửa Đại Cung phải đồ sộ, uy nghi, mỹ quan tương xứng với đại Hoàng Thành tiêu biểu rực rỡ của nước Đại Việt ta.

Khi mới xây đắp cung thành, mặt trước cung thành dựng làm cung điện, chính giữa là Điện Thái Hòa, hai cửa tả hữu là: Tả Túc và Hữu Túc, mặt trước Hoàng Thành là điện Kiều Nguyên, hai cửa tả hữu là: Tả Đoan và Hữu Đoan. Đến bây giờ dời Điện Thái Hòa hơi xế về phía Nam, đồ sộ và rộng lớn, dưới thềm điện ấy là bệ đỏ, dưới bệ đỏ là Long Trì, dưới Long Trì là hồ Thái Dịch, có xây cái cầu ở giữa, hai đầu cầu đều có cửa ngăn, cột đồng trụ chạm hoa bằng đồng đỏ, kẽm trắng, pha chế 4 phần đồng 6 phần kẽm.

Còn ở mặt trước cung thành, chỗ chính giữa xây cửa Đại Cung, một cửa giữa, một cửa tả, một cửa hữu, hai bên phía Bắc cửa đại cung làm hữu hanh lang, bên hông đều tả hữu giãi vũ điện Cần Chánh, thềm đằng trước cửa Đại Cung cách hơn hai trượng thì đến thềm phía Bắc điện Thái Hòa, bên tả bên hữu đều đặt cửa ngăn, bên tả là cửa Nhật Linh, bên hữu là cửa Nguyệt Hoa sau đổi là Nguyệt Anh.

Page 26: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Mặt trước Hoàng Thành chế chính giữa dựng cửa Ngọ Môn, giữa 1 cửa, 2 bên tả hữu mỗi bên một cửa tất cả có 5 cửa, cửa giữa và 2 cửa giáp 2 bên, trên cửa có gác rầm ngang thẳng làm bằng đồng, 58 cái rầm ngang làm bằng đồng đỏ và kẽm trắng pha chế 3 phần đồng 7 phần kẽm, 12 cái rầm thẳng pha chế 4 phần đồng 6 phần kẽm đều 3 tấc bề mặt, 2 tấc bề dày, 2 cửa bên tả hữu làm 2 cửa quyết, phía trên cửa làm lầu ngũ phượng, phía trước cửa có hồ Ngoại Kim Thủy Trì, trên hồ xây cầu Kim Thủy chính giữa, bên tả bên hữu mỗi chỗ một cái cầu, ở đầu bệ Long Trì, hồ Thái Dịch, cầu Kim Thủy là tầng trên, cửa Ngọ Môn đều có câu lơn, đều dùng gạch hoa bằng lưu ly các màu kiểu mẫu tôn nghiêm thật là chế độ thái bình thịnh trị.

Ngày Đinh Tỵ, tiết thanh minh, vua đến xem chỗ thợ làm Điện Thái Hòa thấy mái hiên thấp, vua Minh Mạng bảo Đổng Lý Đoàn Văn Phú rằng: “Đây là nơi triều cận, phải nên cao lớn, rộng rãi để cho đẹp mắt” Đoàn Văn Phú Tâu: “Ở xứ Thuận Hóa này gió bão dữ dội làm cao dễ bị tróc mái và sụp đổ”, vua không nghe và cho rằng: “Việc che mưa nắng tránh gió bão chỉ là việc nhỏ, mà để đẹp nơi triều cận mới là việc to, làm như thế khác gì tiếc con dê mà không trọng lễ”. Đổng Lý Đoàn Văn Phú liền phá đi làm lại.

Việc thiết lập cửa ải Hoành Sơn, vua nói rằng nay Nam Bắc một nhà, bốn phương vô sự, trong đó có các cửa ải Quảng Bình, Vũ Thắng là nơi hiểm yếu đủ cậy rồi, nên giao cho Thị Lang Công Bộ Đoàn Văn Phú đến núi Hoành Sơn ở khoảng tiếp giáp 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh thiết lập cửa ải ở núi Hoành Sơn, lập ra cửa ải này chỉ để xét hỏi quân gian, cũng là một đồn biên phòng và cũng chỉ để kỷ niệm thời chia cắt đất nước mà thôi. Ngươi đến đó nên xem xét kỹ hình thế mà đặt địa điểm xây cửa ải và trù tính việc làm cốt sao đỡ tốn kém. Sau thời gian ngắn thấy Bộ Công nhiều việc vua sai thư Bố Chính Quảng Bình là Trần Văn Tuân chuyên coi việc xây cửa ải và mời Đoàn Văn Phú về kinh.

Page 27: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Minh Mạng thứ 14 – Quý Tỵ, Mùa Hạ tháng 4 năm 1833: Việc xây dựng Điện Thái Hòa, cửa Đại Cung, cửa Ngọ Môn đã hoàn thành, vua ban thưởng cho các đổng lý: Lê Đăng Doanh, Hoàng Văn Khuê, Nguyễn Tăng Ninh, Lê Văn Đức, Tham Biện Đoàn Văn Phú, Nguyễn Trung Mậu và các nhân viên chuyên biện, tòng biện…cấp kim tiền, ngân tiền, có từng bậc khác nhau.

Mùa Hạ, tháng 6 năm 1833 khi lầu Ngọc Điệp làm xong, ban thưởng cho từ tổng tài trở xuống, trong đó có Đoàn Văn Phú thăng Tả Thị Lang Bộ Công.

TẬP XIV

Những năm tháng Đoàn Văn Phú công cán Nam Bộ liên tục cho đến khi tạ thế.

Minh Mạng năm thứ 15 Giáp Ngọ, mùa hạ tháng 5 năm 1834, thăng chức cho Đoàn Văn Phú từ Tả Thị Lang Bộ Công lên Tả Tham Tri Bộ Công rồi phái Đoàn Văn Phú đi đôn đốc công việc 2 tỉnh Định Tường, Biên Hòa (Định Biên).

Minh Mạng thứ 15 Giáp Ngọ, tháng 7 mùa thu năm 1834 dúng ngày 01 làm lễ mùa thu, Khâm phái đốc biện công việc 2 tỉnh Định Tường, Biên Hòa là Đoàn Văn Phú cùng với quan tỉnh Gia Định cùng đúng tên vào tờ tấu nói rằng: “Những lính do các đồn điền dồn bố làm các cơ, có hơn 600 người quê Gia Định, cứ trong số cho về theo lệ 5 đinh lấy 1, cùng lệ với 2 tỉnh Long Tường chọn được 145 người, cộng với lính mộ 2 cơ Gia Định, Gia Võ hiện có 27 người vậy xin dồn cả 3 đội: đội nhất, đội nhị, đội tam – cơ Gia Định nguyên 2 đội, Dực Bảo 23 người, nguyên cơ Phiên Thuận 21 người dồn làm 4 đội; nguyên các đội Giáo Dưỡng 53 người dồn làm 5 đội; lại nữa các đội pháo thủ 32 người dồn làm một đội pháo thủ 32 người; các đội tượng cơ 14 người dồn làm một đội tượng cơ, còn 2 đồn đóng ở bân tả hữu cửa sông Bến Nghé đều là xung yếu, mà xây đồn như vậy nhiều mặt quá yếu không đủ sức phòng

Page 28: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

thủ, nay xin thuê dân sửa đắp cũng cố bổ sung và mở rộng ra cho tương xứng sức mạnh phòng thủ vị trí cửa sông xung yếu, để nghiêm việc phòng bị”.

- Dồn bên tả từ trước đến sau dài 21 trượng 6 thước 5 tấc, từ tả đến hữu 22 trượng 6 thước.

- Dồn bên hữu từ trước đến sau dài 17 trượng 8 thước, từ tả đến hữu dài 12 trượng (chiều cao cũ đều cao 5 thước, chân dày 2 trượng, bốn góc đất có phái đài, mặt sau đều 1 cửa, nay đều đắp cao thêm 6 thước 3 tấc).

Việc tâu trình lên, vua Minh Mạng đều y theo.

Page 29: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

TẬP XVII TRANG 107 NĂM ẤT MÙI

MINH MẠNG THỨ 16 – MÙA THU THÁNG 8 1835 TÂY LỊCH

Ra lệnh cho các tướng quân, tham tán ở các quân thứ Gia Định rút về, chuẩn cho trích ra để lại 4 vệ là: Hậu nhất doanh Vũ Lâm; Hữu vệ doanh Hổ Úy mới phải đi cùng với Hậu báo nhị và Trung báo nhị, nguyên từ Bình Thuận phái đi theo cùng Đoàn Văn Phú, Nguyễn Văn Trọng, Tôn Thất Lương và phái viên Nguyễn Tri Phương ở Gia Định sai phái việc công.

Cũng Minh Mạng năm thứ 16, mùa đông tháng 11 năm 1835 vua ban tờ dụ viết chữ son trong đó có Quyền Tuần Vũ Gia Định Đoàn Văn Phú đều thực lòng ra sức chịu đựng khó nhọc, rõ ràng đều có công lao đều giao Bộ xét công ban thưởng.

Page 30: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

TẬP XVIII TRANG 141 NĂM BÍNH THÂN

MINH MẠNG THỨ 17 –

MÙA HẠ THÁNG 5 NGÀY MỒNG 1

NĂM 1836 TÂY LỊCH

Vua báo thị thần trong đó có Quyền Lãnh Tổng Đốc Định Biên (Gia Định – Biên Hòa) Đoàn Văn Phú thực thụ Tổng Đốc Vĩnh Long.

Trang 147: Tổng Đốc Long Tường (Vĩnh Long – Định Tường) Đoàn Văn Phú tâu nói: “Cơ võ sự thuộc tỉnh xin y theo lệ trước, có việc thi tập hợp đủ, không có việc thì về quê làm ăn, sau đó có tiếp tục tăng nữa đều ghi làm lính cơ võ cự, hàng năm đến tháng 2 thì tỉnh thao diễn 1 lần. Chuẩn y lời bàn luận của Bộ Binh, bắt đầu từ tháng 6 năm nay theo hiện có lính cơ 226 người, hàng tháng rút một đầu mục 40 hiến binh lưu tại ngũ, chi lương, ngày thường thao diễn, ngoài ra đều cho ở quê quán, đầy tháng lên thay số, hết lược lại bắt đầu. Hàng năm ngày mồng một tháng 2 tề tựu thao diễn một tháng, xong việc lại theo lệ thường luân phiên thay đổi nhau, khi có việc sai phái thì trưng dụng hết quân số, từ sau có tiếp tục tăng nữa cũng y theo lệ này, liệu cho lưu ngũ” ( Vậy Tổng Đốc Long Tường theo dụ nào chưa tìm ra).

Trang 224 – Minh Mạng năm thứ 17 – Bính Thân – 1836 mùa thu tháng 7 ngày mồng 1 làm lễ thụ hưởng, vua dụ trong đó có những người sơ suất trong việc kiểm soát có Tổng Đốc Nguyễn Văn Trọng và nguyên Tuần Phủ Đoàn Văn Phú đều giáng 2 cấp (không nói rõ việc gì).

Page 31: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

TẬP XIX TRANG 127 – NĂM ĐINH DẬU

MINH MẠNG THỨ 18 – MÙA HẠ THÁNG 5 NĂM 1837 TÂY LỊCH

Tổng Đốc Long Tường dâng tập thỉnh an nói: “Ruộng đất của dân hạt ấy có người nguyên ruộng nhiều mà biên vào ít, có người nguyên ruộng ít mà biên vào số nhiều, trong dân tình dư luận bất bình, xin cho dân thư tố cáo, khám thực chữa lại”, trang 205 Đinh Dậu – Minh Mạng thứ 18 – năm 1837 mùa thu tháng 7 ngày mồng 1 làm lễ thụ hưởng. Trong lúc tình hình biên giới phía Tây bất an, vua sai Đoàn Văn Phú Tổng Đốc Long Tường quyền lãnh ấn triện Trấn Tây Tướng Quân đến bản doanh Trấn Tây Thành tại An Giang để trấn an biên giới, cùng đi giúp việc có Tham Tán Lê Đại Cương và Đề Đốc Bùi Công Nguyên để bàn công việc. Mùa thu năm tháng 9 Minh Mạng thứ 18 năm 1837 vua dụ rằng: “Tướng quân Trương Minh Giảng về kinh chiêm yết, giao ấn triện lại cho Đoàn Văn Phú Trấn Tây Tướng Quân”, Trương Minh Giảng về kinh thụ chức Binh Bộ Thượng Thư.

Trang 285, Đinh Dậu Minh Mạng thứ 18 – 1837 mùa đông tháng 11: Quan thành Trấn Tây Đoàn Văn Phú tâu lên vua nói bọn loạn thần tên là Jiun làm phản, phiên phục phủ Hải Đông thành Trấn Tây vệ úy lãnh chức an phủ, quản lý các cơ thổ binh, ở đồn phủ là Sa Tháp song chứa người làm phản liên quan thông với giặc, mưu đem giặc Nặc – Ông –Jiun về nước Lạp bị dân phiên tố giác. Quan Trấn thành Đoàn Văn Phú, Lê Đại Cương, Bùi Công Nguyên mật sai Lãnh binh là Nguyễn Công Hòa đi nã bắt, xích giải vế thành xét trị, bè lũ hắn là cai đội cơ thập tịch biên sung quản là Đô Y thấy việc tiết lộ bèn họp trở về Tăng Cần lang giết hại dân Kinh buôn bán hơn 100 người để gây thanh thế. Án Phủ là Phạm Ngọc Oánh, Hiệp lý phủ vụ là Đoàn Đức Quảng sai quản cơ là

Page 32: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Bồn Đột đuổi theo đánh nhau ở Châm Bốc, bọn phản nghịch đều tan, Đề Y chỉ cùng mấy chục người chạy trốn. Đoàn Văn Phú được báo liền phái Úy phó lãnh binh là Vũ Đức Trọng đem biền binh đi theo bắt, đem việc tâu lên vua Minh Mạng, vua Minh Mạng cho rằng bọn Phú không biết dự phòng trước khi việc xãy ra, mỗi người đều bị giáng 1 cấp (việc này Đoàn Văn Phú đến tháng 9 mà tháng 11 xãy ra như vậy là mầm móng tổ chức phản loạn này là có từ lúc ông Trương Minh Giảng đương chức, ông Phú mới đến thay đã chống bạo loạn thắng lợi lại bị giáng một cấp là oan nhưng sau vài tháng lại được phục chức).

Suốt 3 năm nhậm chức Trấn Tây Tướng Quân có vô số việc không thể chép hết, trong đó có những việc còn tâu trình công việc của Long Tường và đến năm Minh Mạng thứ 21 tức năm 1840 ông Đoàn Văn Phú về lại Tổng Đốc Vĩnh Long – Định Tường rồi bạo bệnh mà chết ngày 11 tháng 06 Âm lịch hưởng thọ 40 tuổi - và cuối năm đó Minh Mạng làm lễ thượng thọ 50 tuổi, thưởng công lao cho các công thần, truy tặng, phong tặng và ân sủng cho gia đình có công rồi Minh Mạng cũng mất trong năm Minh Mạng thứ 21 (1840).

Page 33: BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ

Đoàn Văn Phú

Người huyện Quảng Điền, phủ Thừa Thiên. Gia Long năm thứ 17, Phú lệ theo làm Thư ký bộ Công. Khoảng năm Minh Mạng, trải bổ Chủ sự, Lang trung. Năm thứ 13, Phú vì nhanh giỏi được việc, thăng Thự Thị lang bộ Công. Năm thứ 16, chuyển làm Tham tri bộ Công, lĩnh Tuần phủ Gia Định, rồi đổi đi Thự Tổng đốc 2 tỉnh Long Tường, Định Biên. Năm thứ 19, được thực thụ (tổng đốc), quyền làm công việc thành Trấn Tây. Năm thứ 21, Phú ốm chết.

Văn Phú là người liêm khiết, ít tình diện, ở quan thanh bạch, lâu làm việc cai trị dân mà túi làm quan rỗng không. Ngày Phú chết, quan lại nhân dân nhớ tiếc quyên tiền giúp việc mai táng.

Vua trọng về lòng thanh liêm tiết tháo của Phú tặng cho hàm Hiệp biện Đại học sĩ, và thưởng cho 3 cây gấm Trung Quốc, 500 quan tiền. Dụ rằng : đó là để khuyến khích cho người làm tôi liêm khiết sau này.

Tự Đức năm thứ 11, bày thờ vào đền Hiền Lương.