21
Lời nói đầu Trên thế gii mi quốc gia đều có mt trang phc riêng cho mình. Nếu phnNht Bn vn thào khi khoác trên mình chi ếc áo Kimono, phnHàn Quc hãnh din vi Hambok , người Trung Quc thào vnét gi cm trong b" xường sám " Thượng Hải . Người Việt Nam chúng ta thường thào vchiếc áo dài, thm chí nó được nâng lên thành quc phục, mang trong đó bản sắc văn hoá, hương vị dân tc thhin giá trthm mỹ, cái đẹp được bảo lưu và đổi mi theo sut chiu dài lch sca dân tc. Áo dài Vit Nam tlâu đã thu hút sự chú ý ca không biết bao nhiêu thế hnghsVit Nam. Tà áo dài mng manh, gi cm là thế, nhưng nó vn giđược nét kín đáo và duyên dáng và tôn nên vđẹp ca người phnVit Nam, nó thu hút con mt nghthut ca biết bao nhiêu ha s, và là ngun cm hng cho rt nhiu bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương và con người Vit Nam. Vy tà áo dài xut hin tbao gi? Sc sng mãnh lit ca chiếc áo dài đó ở đâu? Vì sao ảnh hưởng ca chiếc áo dài đến nhiu ngành trong xã hi li rng và lâu dài đến vy? Vi tt cnhng nghi vấn đó, em quyết định chọn đề tài là “ tìm hiu váo dài”. Ni dung bài tp ln: Phn 1: Lch sca áo dài và sphát trin ca chiếc áo dài qua các thi k. Phn 2: cu to và mt sloi vi may áo dài. Phần 3: Xu hướng phát trin ca áo dài và mt sthương hiệu sn xut áo dài ni tiếng ca Vit Nam. Dù đã có nhiều cgắng nhưng không thể tránh khi nhng thiết sót, em mong thy và các bạn giúp đỡ và chbảo cho em để em hoàn thiện hơn kiến thc ca mình. Đặc bit, em xin chân thành cảm ơn thầy NGUYN TRNG TUN đã tận tình chbảo cho em để em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Hà ni, ngày 18 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thc hin Ngô ThLành

tìm hiểu về áo dài Việt Nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

Lời nói đầu Trên thế giới mỗi quốc gia đều có một trang phục riêng cho mình. Nếu phụ nữ

Nhật Bản vẫn tự hào khi khoác trên mình chiếc áo Kimono, phụ nữ Hàn Quốc

hãnh diện với Hambok , người Trung Quốc tự hào về nét gợi cảm trong bộ " xường

sám " Thượng Hải . Người Việt Nam chúng ta thường tự hào về chiếc áo dài, thậm

chí nó được nâng lên thành quốc phục, mang trong đó bản sắc văn hoá, hương vị

dân tộc thể hiện giá trị thẩm mỹ, cái đẹp được bảo lưu và đổi mới theo suốt chiều

dài lịch sử của dân tộc. Áo dài Việt Nam từ lâu đã thu hút sự chú ý của không biết

bao nhiêu thế hệ nghệ sỹ Việt Nam. Tà áo dài mỏng manh, gợi cảm là thế, nhưng

nó vẫn giữ được nét kín đáo và duyên dáng và tôn nên vẻ đẹp của người phụ nữ

Việt Nam, nó thu hút con mắt nghệ thuật của biết bao nhiêu họa sỹ, và là nguồn

cảm hứng cho rất nhiều bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương và con người Việt Nam.

Vậy tà áo dài xuất hiện từ bao giờ? Sức sống mãnh liệt của chiếc áo dài đó ở đâu?

Vì sao ảnh hưởng của chiếc áo dài đến nhiều ngành trong xã hội lại rộng và lâu dài

đến vậy? Với tất cả những nghi vấn đó, em quyết định chọn đề tài là “ tìm hiểu về

áo dài”.

Nội dung bài tập lớn:

Phần 1: Lịch sử của áo dài và sự phát triển của chiếc áo dài qua các thời kỳ.

Phần 2: cấu tạo và một số loại vải may áo dài.

Phần 3: Xu hướng phát triển của áo dài và một số thương hiệu sản xuất áo dài nổi

tiếng của Việt Nam.

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiết sót, em mong thầy

và các bạn giúp đỡ và chỉ bảo cho em để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy NGUYỄN TRỌNG TUẤN đã tận tình

chỉ bảo cho em để em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn

Hà nội, ngày 18 tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Lành

Page 2: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

Contents

Lời nói đầu ................................................................................................................ 1

Phần 1: lịch sử của áo dài và sự phát triển của áo dài qua các thời kỳ. ............. 2

I- Lịch sử của chiếc áo dài. ................................................................................................................. 2

Kiểu áo dài sơ khai ...................................................................................................................... 3

Vào thời Nguyễn Phúc Khoát . .................................................................................................. 4

II- Sự phát triển của áo dài qua các thời kỳ. .................................................................................. 5

Áo dài Le Mur ............................................................................................................................. 5

Áo dài Lê Phổ .............................................................................................................................. 5

Áo dài với tay giác lăng............................................................................................................... 6

Áo dài miniraglan ....................................................................................................................... 7

Áo dài Trần Lệ Xuân .................................................................................................................. 7

Áo dài nam . ................................................................................................................................. 8

Một vài nét khác biệt giữa áo dài Việt Nam và 1 số nước ở Châu Á.......... Error! Bookmark not

defined.

PHẦN 2: CẤU TẠO CỦA ÁO DÀI VÀ 1 SỐ LOẠI VẢI MAY ÁO DÀI. ..........12

I. Cấu tạo của áo dài ......................................................................................................................... 12

Cổ áo .............................................................................................. Error! Bookmark not defined.

Tay áo ......................................................................................................................................... 15

Tà áo ........................................................................................................................................... 16

Những phụ kiện đi kèm ............................................................................................................ 17

II. 1 số loại vải may áo dài ............................................................................................................. 18

Phần 1: lịch sử của áo dài và sự phát triển của áo dìa qua các thời kỳ.

I- Lịch sử của chiếc áo dài.

ÁO DÀI là loại trang phục truyền thống của Việt Nam ,giúp che thân người từ

cổ đến hoặc quá đầu gối ,dành cho cả nam và nữ .Áo dài thường mặc vào các dịp lễ

Page 3: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

,hội trang trọng .hoặc nữ sinh mặc khi đi học ….Chiếc áo dài Việt Nam làm say

đắm lòng người,qua thương hiệu thời trang,bởi sự duyên dáng, dịu dàng,trang nhã-

một nét duyên dáng của người phụ nữ Việt,làm nổi bật nét đẹp của người phụ nữ Á

Đông.

Kiểu áo dài sơ khai.

Y phục xa xưa nhất của người Việt , theo những hình khắc trên mặt chiếc trống

đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang

phục với hai tà áo xẻ .

Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh , tương tự như áo tứ

thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc

phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc

trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài, về sau bỏ mũ lông chim

để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau

mang guốc gỗ, dép, giày.

Do công việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành

kiểu áo tứ thân gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau

phải, vạt nửa sau trái.

Áo tứ thân xuất hiện vào nhưng năm 1920-1930 thế kỉ 20 .

Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng

vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ. Áo có hai vạt trước và sau. Vạt

trước có hai tà tách riêng nhau theo chiều dài. Vạt phía sau cũng chia làm hai

nhưng khâu vào với nhau hình thành một đường dài gọi là sống áo. Vì ở thời này,

khổ vải chỉ có chừng 35–40 cm nên phải can tà lại với nhau để thành một vạt áo.

Như vậy vẫn gọi là áo có tứ thân. Áo tứ thân gồm hai vạt, bốn tà. Áo tứ thân không

có khuy, dài và có hai tay áo để xỏ vào khi mặc.

Phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép

với màu cùng gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả

trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu

bên trong; cổ áo viền 1 – 2 cm. Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Trên

sân khấu truyền thống, áo tứ thân dùng cho các vai nữ nông thôn, thường may bằng

vải màu sẫm có khuy tròn gài bên nách phải. Áo tứ thân là một trang phục của phụ

nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế

kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống .Sau đó

là sự ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại

trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Mỗi vạt có

hai thân nối sống , tượng trưng cho tứ cha mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước

Page 4: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả

nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan

điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông

phương.

Vào thời Nguyễn Phúc Khoát .

- Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát , thì ông được xem là người có công khai

sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam.Chịu ảnh hưởng nặng của văn

hóa Trung Hoa , cho đến thế kỉ 16 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường

hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa

Nguyễn xứ Đàng trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn

người Minh Hương bất mãn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp, mặc dù

người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới này, để gìn

giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về

ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Sắc dụ đó

như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống

tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền,

không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho

tiện khi làm việc thì được phép..." (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên).Căn cứ

theo những chứng liệu này ,có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố

định đã ra ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa

Nguyễn Vũ Vương (1739-1765).

-Một vài tài liệu cho rằng chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng

riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời

Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho

khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều.Chính vì thế mà

cải cách năm 1744 là một cuộc cải cách lớn về y phục cung đình chính để

đặt định y phục là các sách Hội điển ghi chép điển chương chế độ của các

Page 5: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

triều đại Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh và đặc biệt là Tam tài đồ hội của

Vương kỳ thời Minh. Năm 1744 cũng là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện

của quần chân áo chít, bộ trang phục ban đầu áp dụng tại hai vùng Thuận

Hóa, Quảng Nam, về sau được phổ biến rộng rãi trong toàn quốc, từng bước

trở thành quốc phục của triều Nguyễn.

Khi triều đình Huế ký hòa ướcPatenôtre nhượng quyền cai trị nước vào tay

Pháp năm 1884,văn hóa Tây Phương bắt đầu du nhập vào Việt Nam thì cuộc

sống bắt đầu biến đổi theo đà đua đòi của văn hóa phương Tây,nhất là

những đô thị lớn.

II- Sự phát triển của áo dài qua các thời kỳ và chiếc áo dài

trong thơ ca hội họa .

1.Sự phát triển ủa áo dài qua các thời kì.

Áo dài Le Mur

Từ "Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường , một

họa sĩ vào thập niên 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc

áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước

được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước

đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể

người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ

tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo

vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến

cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai,

ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt

phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm

chiếc bóp đầm.

Áo dài Lê Phổ

Page 6: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ cải tiến áo Le Mur và mẫu áo này

được hoan nghênh trong hội chợ Nữ Công Đà Nẵng.Đây là sự kết hợp giữa

áo Le Mur và áo tứ thân:nối vai và tay không phồng lên, cổ kín ,cài nút bên

phải,thân ôm sát người,2 tà áo mềm mại bay lượn.Áo dài lê phổ được may

bằng vải màu mặc với quần trắng,tóc búi lỏng.Trong suốt gần 30 năm sau

đó áo dài không thay đổi mấy,ngoại trừ phần eo áo, cổ áo ,gấu áo.

Áo dài với tay giác lăng

Thập niên 1960, có nhà may Dung ở Dakao,Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài

với cách ráp tay raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề

khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên

nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ

xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan

làn vải được bó sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo,

khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo

thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế.

Page 7: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

Áo dài miniraglan

Loại áo này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh,và được các nữ sinh Sài Gòn

ưa chuộng đến mãi cuối tháng 4 năm 1975. Áo ngắn tay ranglan có tà chỉ

ngắn tới bàn chân, nhưng hai ống quần ôm lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc

điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương hơn.

Áo dài Trần Lệ Xuân

Cuối năm 1958, khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước

Việt Nam Cộng Hòa , bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo

gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ

Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được

‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê

bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam.

Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó

không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến

ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc.

Page 8: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

Áo dài nam .

- Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống

và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng màu sắc óng

ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. Theo

sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn Vũ Vương thì sự quy định trang phục cho

nam giới ít gò bó và thoáng hơn, "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ

đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở

xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ

tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được" .

- Một giả thuyết khác cho rằng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc

dụ về quốc phục đã xuất hiện lối ăn mặc theo cách Việt Nam ở phái nam cho khác

biệt với lối ăn mặc của người khách trú . Cơ sở chính của cách tạo ra khác biệt là

lối cài nút về bên trái thay vì bên phải giống như người Hoa kiều .Sự khác biệt về

chất liệu vải (thường bằng the mỏng, và mặc ra ngoài áo bà ba trắng, với phụ tùng

lệ bộ kèm theo là khăn đóng (tức khăn vành cho nam). Có thể ngay từ đầu, "quốc

phục sơ khai" của nam giới đã chỉ có hai vạt và được biến cách trên chiếc áo Tàu

"nhà Thanh": dài gần tới gối và có đường xẻ hai bên từ hông trở xuống. Đến thập

kỷ 1930 khi xuất hiện áo nữ với hai tà dài thì được thay đổi chút ít cho gần gũi

chiếc áo dài nữ phục.

Page 9: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

Áo dài hiện đại

Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng

trên đường phố. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với

nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá

cách của các nhà thiết kế Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng, Thuận Việt… Không

chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc áo dài đã được cải biên thành áo

cưới, áo tà ngắn để mặc với quần jeans…

Cùng điểm qua những lần áo dài xuất hiện cùng các sao trên đường phố hoặc

trong các sự kiện:

Page 10: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

2.Chiếc áo dài trong thơ ca và hội họa .

Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được

nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại,nhất là trong thơ ca và hội họa .Như trong thơ của

nhà thơ “Huy Cận”cũng thấp thoáng hình ảnh chiếc áo dài trắng của nữ sinh

“Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong

Hôm xưa em đến mắt như lòng

Nở bừng ánh sáng em đi đến

Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng” (Áo trắng).

Hay họa sĩ “Tô Ngọc Vân “với bức tranh “thiếu nữ bên hoa huệ”

Page 11: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

3. Một biểu tượng của Việt Nam.

- Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc Áo Dài Việt

Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị

giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang

phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang

trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ

mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay

giày gì đều được. Nếu là trang phục cô dâu thì thêm áo choàng và chiếc khăn

đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc vương miện Tây phương tùy thích.

Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

- Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát

thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên

vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ

nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi

vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất

cao:mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người ,dành riêng cho người đó.

Page 12: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

PHẦN 2: CẤU TẠO CỦA ÁO DÀI VÀ 1 SỐ LOẠI VẢI MAY ÁO DÀI.

I. Cấu tạo của áo dài

-Áo dài từ cổ xuống đến chân .

- Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.

- Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang

hông.

- Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá

chân .Thân áo may sát vào phom người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi

bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.

- Áo được may bằng vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho

áo thêm rực rỡ.

-Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay.

-Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.

Page 13: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

- Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi

bóng, ... với trang phục đó người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.

Cổ áo:có các loại sau :

- Cổ bầu cao 6cm viền nhỏ.

- Cổ bầu cao 6cm không viền.

- Cổ bầu cao 6cm viền 1cm.

Page 14: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

- Cổ bầu cao 6cm 2 lớp viền 1cm.

- Cổ vuông cao 6cm viền 2 đường.

- Cổ vuông cao 6cm viền nhỏ.

Page 15: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

Tay áo có các loại sau :

- Tay ráp lăng ôm viền 3 đường.

- Tay ráp lăng ôm viền 4 cm

- Tay ráp lăng loe kết cườm cổ tay.

Page 16: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

- Tay ráp lăng loe không viền .

Thân áo.

- Tá trước, tà sau

Tà trước

Tà sau

Page 17: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

Những phụ kiện đi kèm

- Mấn đội đầu :dành cho áo dài cưới.

- Vòng cổ:

- Hoa tai:

Page 18: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

-Giầy :

II.Một số loại vải may áo dài.

1. Vải lụa chiffon.

a.Đặc điểm

.Chiffon là một loại vải mịn, trong suốt dệt từ sợi tơ thiên nhiên hoặc sợi nhân

tạo. sợi dùng để dệt được se rất chặt và thay đổi theo cả hai chiều khác nhau

nên vải Chiffon có cấu trúc mịn, tuy nhiên bề mặt không đều đặn, sờ vào sẽ có

cảm giác nhám như cát mịn và rất chắc. Từ Chiffon xuất xứ từ tiếng Pháp, phiên

âm từ tiếng Ả Rập: schiff: vải trong suốt.

Điểm đặc biệt của lụa Chiffon là được dệt từ 100% tơ tằm, không có pha

chất liệu tổng hợp, sản phẩm mỏng tang, trong mờ, mềm mại.Khác với lụa

chiffon dệt bằng sợi tổng hợp Polyester, tuy tính năng tương tự nhưng trơn

tru vô hồn, lụa chiffon tơ tằm có sự mềm mại, dịu dàng, ấm áp, tinh tế của tơ

sợi tự nhiên. Vải này làm ta có cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ, dễ chịu. Ngoài

ra, với công nghệ hiện đại, lụa Chiffon được dập nhún tạo nên cho bề mặt

vải những đường gân đặc trưng và làm cho chất liệu vải này có độ bồng.

b.Các loai vải chiffon.:chiffon có nhiều loại như :chiffon thường ,hmulti chiffon

(von nhung),single chiffon (von the) ,……

c.Tính chất,cách sử dụng.

Lụa chiffon rất nhẹ và rũ nên phải giặt khô hoặc giặt hấp để giữ được bề mặt vải

luôn bóng đẹp .

Page 19: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

2. Lụa Tơ tằm .

a.Đặc điểm

Tơ tằm là một trong những xơ thiên nhiên có giá trị đã được dùng làm

nguyên liệu trong công nghiệp dệt từ lâu đời.Tơ tằm là mặt hàng quý hiếm

so với các mặt hàng khác.Tơ tằm là sợi do con tằm nhả ra .Mỗi sợi tơ tằm là

sự đúc kết bền bỉ tự hoạt động nhả kén của những con tằm ăn dâu.

Fibroin là vật chất cơ bản trong tơ,chiếm khoảng 75% thành phần tơ.

Tơ tằm là loại tơ tự nhiên mảnh nhất ,tiết diện ngang gần như hình tam giác

,tơ có độ bóng cao,tơ nuôi có độ bóng cao hơn tơ dại và thường có màu

trắng hoặc màu kem.Tơ dại có màu nâu ,vàng cam hoặc xanh.

Là tơ có độ bền cao nhất ,chỉ giảm 20% độ bền khi ở trạng thái ướt ,có độ

bền mài mòn vừa phải ,tơ nhẹ và hay bị nhăn.

Khối lượng riêng của fibron là: Tơ tằm có độ bền cơ học khá cao ,cao hơn

xơ bông.

Tác dụng của nước:Tơ tằm có khả năng hấp thụ và thải hồi hơi nước tốt.

Tác dụng của axit: tương đối bền với axit vô cơ yếu và axit hữu cơ có nồng

độ trung bình.

Tác dụng của kiềm:Nó kém bền với kiềm,không bền với các chất oxy hóa .

Ngoài ra tác dụng của nhiệt độ :tơ tằm bền với chất khử ,bền với nhiệt độ

130-140 C trong thời gian ngắn ,ở nhiệt độ 170 C thì tơ bị phá hủy .

Đối với vi sinh vật :tơ tằm tương đối bền ,nếu nó chưa bị tác động mạnh của

tác nhân hóa học hoặc cơ học .

Tác dụng của ánh sáng và khí quyển : dưới tác dụng của ánh sáng Mặt trời

đặc biệt của tia tử ngoại sẽ làm cho fibroin giảm độ bền ,độ dãn ,giảm tính

đàn hồi ,tăng độ cứng ,độ giòn.

b.Các loại tơ tằm .

-Satin tơ tằm : Là loại vải có độ bóng, mềm, nhẹ .

Page 20: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

-Mutsolin tơ tằm: Là loại vải mỏng, mềm, nhẹ có độ rủ cao .

-Crếp tơ tằm: Là loại vải mỏng, mềm, nhẹ, xốp.

c.ưu điểm và nhược điểm của tơ tằm.

_Ưu điểm.

Vải lụa tơ tằm là sự mềm mại ,rủ nhẹ .Bên cạnh đó ,lụa tơ tằm có sự đàn hồi tốt

,thoáng mát,ánh sắc ngọc trai tôn lên sự sang trọng ,thanh cao của người mặc.

_Nhược điểm .

Tơ tằm dễ bị nhàu và khó là phẳng .

d.Sử dụng và bảo quản .

-Khi phơi:nên phơi ở nơi râm mát ,tránh ánh nắng măt trời chiếu trực tiếp vào vải

để vải không bị ngả màu.Để nơi khô ráo tránh ẩm ướt ,và vi sinh vật.

-Khi là:nên dùng khăn ẩm để lên mặt vải để sắp xếp lại cấu trúc của tơ nhờ các

phân tử nước,vì thế vải sẽ phẳng.

-Khi giặt :nên dùng xà phòng trung tính để giặt.và giăt bằng tay ,không trà sát hoặc

vò mạnh ,không sử dụng thuốc tẩy sẽ làm hỏng bộ áo dài .Còn đối với những bộ áo

dài màu đậm thì nên giặt riêng vì nó dễ bị phai màu.

d.Nhận biết .

-Bằng phương pháp cảm quan:vải tơ tằm mềm mại cầm mát tay .Rút 1 đoạn sơi

kéo đứt thấy sợi dai ,bền ,mối đứt gọn, không xù lông.

-Bằng phương pháp nhiệt hoc:khi đốt vải tơ cháy chậm,có mùi khét như mùi tóc

cháy ,tro màu đen ,vón cục tròn và dễ bóp vỡ.

3.Vải ren.

a.Đặc điểm.

Ren được tạo khi một sợi chỉ được vòng ,xoắn hoặc bện lại tới một sợi độc lập

khác ở mặt sau tấm vải.

Page 21: tìm hiểu về áo dài Việt Nam

.

b.Các loại vải ren.

-Ren kim được làm dùng kim và sợi ,nó linh hoạt nhất để làm ren nghệ thuật.

-Ren thêu được làm bằng việc di dời sợi trên nền khung dệt ,các sợi còn lại được

bao hoặc quấn với sợi thêu.

-Ren đăng ten được làm với những suốt và chiếc gối.

-Ren rua băng được làm bằng máy hoặc tay với những mẫu thiết kế sẵn sau đó nối

và tô điểm với renkim hoặc ren đăng ten.

-Ren nút là ren được thưc hiên với con thoi hoặc kim.

-Ren móc.

-Ren đan .

-Ren hóa học :mặt ren khâu được khâu với những sợi thêu từ những dạng liên tục

,mặt khâu được làm bằng những vật liệu chịu nhiệt hoặc không thấm nước.

4.vải lụa satin.

a.Đặc điểm

Satin là loại vải dệt áp dụng kĩ thuật dệt vân đoạn tạo ít sự liên kết giữa sợi ngang

và sợi dọc .

-Vải satin là loại vải dệt thường có bề mặt nhẵn bóng và lại một bề mặt mờ.Vải

satin dệt xu hướng có độ bóng cao do số lượng cao nổi lên trên vải.Bề mặt nổi có

xu hướng làm cho vải luôn bóng cũng như cung cấp cho nó một bề mặt mượt

mà.Bên cạnh các màu trơn ,lụa satin còn được in nhiều hoa văn phong phú đem lại

sự lựa chọn dễ dàng cho người tiêu dùng.

b.Sử dụng .