45
PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁO HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN MỤC LỤC I.MỞ BÀI..........................................2 1. Tính cấp thiết của đề tài:...................2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:.............2 3. Phạm vi nghiên cứu:..........................3 4. Lịch sử nghiên cứu:..........................3 5. Nội dung nghiên cứu:.........................4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:................4 II. NỘI DUNG:.....................................5 1. Tổng quan về lý thuyết:......................5 1.1 Cơ sở lý luận:.................................. 5 1.2 Cơ sở thực tiễn:................................ 8 2. PR nội bộ trong trường ĐH FPT:...............9 2.1 Tổng quan về đại học FPT:.........................9 2.2 PR nội bộ trong trường Đại học FPT:.................11 2.2.1 Nội san................................ 13 2.2.2Truyền thông đa phương tiện:............17 2.2.3 Văn hóa FU.............................20 3. Nhận xét, đánh giá, giải pháp:..............24 1

Trường đh fpt

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

MỤC LỤC

I.MỞ BÀI.......................................................................................................2

1. Tính cấp thiết của đề tài:..................................................................2

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:.....................................................2

3. Phạm vi nghiên cứu:..........................................................................3

4. Lịch sử nghiên cứu:...........................................................................3

5. Nội dung nghiên cứu:........................................................................4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:............................................................4

II. NỘI DUNG:..............................................................................................5

1. Tổng quan về lý thuyết:....................................................................5

1.1 Cơ sở lý luận:.....................................................................................5

1.2 Cơ sở thực tiễn:................................................................................8

2. PR nội bộ trong trường ĐH FPT:....................................................9

2.1 Tổng quan về đại học FPT:................................................................9

2.2 PR nội bộ trong trường Đại học FPT:..............................................11

2.2.1 Nội san........................................................................................13

2.2.2Truyền thông đa phương tiện:......................................................17

2.2.3 Văn hóa FU.................................................................................20

3. Nhận xét, đánh giá, giải pháp:........................................................24

III. KẾT LUẬN...........................................................................................26

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................27

1

Page 2: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

I.MỞ BÀI

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng trường đại học (ĐH), cao

đẳng (CĐ) không ngừng tăng lên với tốc độ khá nhanh. Theo thống kê của

Bộ GD-ĐT, từ năm 1998 đến nay đã có thêm 87 trường ĐH mới (33 trường

được thành lập mới, 54 trường nâng cấp từ trường CĐ), đưa tổng số trường

ĐH, CĐ lên 376 trường, trong đó có 81 trường ngoài công lập1.

Việc số lượng các trường ĐH, CĐ tăng nhanh góp phần mở ra nhiều sự

chọn lựa hơn đối với học sinh và cơ bản mặt bằng chung về chất lượng đào

tạo cũng được nâng cao. Gia tăng sự cạnh tranh buộc các tổ chức giáo dục

phải có những chính sách quảng bá cho tổ chức mình nhằm thu hút được

đông học sinh, nâng cao chất lượng đầu vào, tăng thêm uy tín cho trường.

Quan trọng là vậy song thực tế các trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay vẫn

chưa có sự đầu tư xứng tầm, chuyên nghiệp cho hoạt động xây dựng

“thương hiệu Đại Học”, một phần lớn nguyên nhân nằm ở chỗ thị trường

giáo dục bậc Đại học hiện nay “ cung” vẫn không đủ “cầu”.

Hiện nay, hầu như các trường đại học không đầu tư hoặc đầu tư chưa

thích đáng cho các hoạt động PR nói chung và PR nội bộ nói riêng. Trên thị

trường không có bất cứ tài liệu nào nghiên cứu về PR nội bộ trong các tổ

chức giáo dục. Cũng như không có tài liệu nào nêu lên tầm quan trọng của

PR nội bộ đối với các trường ĐH ra sao? “Trong thời gian tới, việc giáo dục

ĐH không mang tính “bao cấp” nhiều như hiện nay và nghiên cứu về PR nội

1 http://dantri.com.vn/c25/s25-361118/nhieu-truong-ngoai-cong-lap-kho-thuc-hien-dung-cam-ket.htm

2

Page 3: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

bộ trong trường đại học sẽ trở thành vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất

lượng dạy và môi trường học tập trong nhà trường.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:

Mục tiêu nghiên cứu:

Khái quát thực trạng PR nội bộ hiên nay trong các trường ĐH của Việt

Nam

Tìm ra những điểm nổi bật về mô hình PR nội bộ thành công của đại học

FPT.

Tìm ra điểm giống và khác nhau giữa PR nội bộ trong trường đại học và

với các doanh nghiệp.

Giải pháp cho các trường đại học Việt Nam để làm PR nội bộ hiệu quả.

Nhiệm vụ của đề tài:

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về PR nội bộ trong trường đại học

Nghiên cứu mô hình PR nội bộ được đánh giá là thành công hiện nay của

trường ĐH FPT.

Đưa ra những nhận định, giải pháp cho các hoạt động PR nội bộ trong

các trường ĐH.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Trong phần nghiên cứu, do hạn chế về thời gian và nhân lực, người viết

xin chỉ nghiên cứu giới hạn PR nội bộ trong trường ĐH FPT. Ngoài ra có

nghiên cứu thêm về PR nội bộ trong trường ĐH Quốc gia đặt trong sự so

sánh với PR nội bộ của ĐH FPT.

4. Lịch sử nghiên cứu:

PR vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù vài năm gần đây, các doanh

nghiệp, tổ chức đã ý thức được vai trò của PR đối với việc xây dựng thương

hiệu, quảng bá hình ảnh…song đầu tư cho PR còn hạn chế, nhất là đối với

3

Page 4: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PR nội bộ. Các tài liệu nghiên cứu chú trọng đến PR đối ngoại mà thiếu

quan tâm đến“PR nội bộ”. Do đó các tài liệu về truyền thông nội bộ trong tổ

chức không nhiều, đặc biệt là truyền thông nội bộ trong các trường đại học ở

Việt Nam. Dưới đây là một số tài liệu người viết tham khảo trong quá trình

làm tiểu luận này:

Building the University Brand from the Inside-Out - Lawrence V. Gould

& Tonja Vallin - Fort Hays State University. (Xây dựng thương hiệu Đại

học: nhìn nhận từ phía bên trong và bên ngoài).

PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp – Chủ biên: TS Đinh Thúy

Hằng.

PR lý luận và ứng dụng, 2008 – Chủ biên: PGS.TS Đinh Thúy Hằng.

Đề tài nghiên cứu: Quảng bá thương hiệu đại học, Hứa Hải Anh và cộng

sự, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí tuyên truyền.

5. Nội dung nghiên cứu:

Trong bài luận này, dựa vào những tài liệu tìm được, qua quá trình

nghiên cứu, tôi muốn giới hạn vấn đề và phạm vi nghiên cứu như sau: “Phân

tích hoạt động PR nội bộ trong trường Đại học FPT”. Trong mỗi công cụ PR

mà trường sử dụng đặt trong tương quan so sánh với các trường ĐH khác để

thấy sự khác biệt về cách thức ứng dụng trên cùng một công cụ truyền

thông.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:

Do thời gian, kinh phí, nhân lực hạn hẹp nên chưa thể tiến hành nghiên

cứu nhiều mô hình PR nội bộ trong các trường đại học khác như ĐH Ngoại

thương, ĐH Bách khoa, ĐH dân lập Thăng Long…Tuy nhiên, người viết đã

nỗ lực hết sức để tìm hiểu sâu về cách thức truyền thông nội bộ của trường

ĐH FPT. Mọi thông tin trong bài lấy trực tiếp từ tổ chức, đảm bảo tính chính

4

Page 5: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

xác và đáng tin cậy. Trong bài có đưa ra một số so sánh về các hoạt động PR

nội bộ các trường ĐH khác và một vài giải pháp mà người viết hy vọng có

thể áp dụng trong thực tế. Túy thuộc vào bối cảnh của từng trường mà áp

dụng. Đó là ý nghĩa lý luận của đề tài.

Về ý nghĩa thực tiễn, trong quá trình tìm kiếm tư liệu, có nhiều bài báo

mạng, báo in đề cập đến “văn hóa FU” song người viết chưa tìm thấy được

bất cứ tư liệu nào có cái nhìn tổng thể hoạt động PR nội bộ của trường ĐH

FPT. Do đó, hy vọng tiểu luận này sẽ trở thành tài liệu tham khảo hay ví dụ

minh họa có ích đối với những người đứng đầu các tổ chức giáo dục hay đối

với những người quan tâm tới hoạt động PR nội bộ trong các trường đại học.

II. NỘI DUNG:

1. Tổng quan về lý thuyết:

1.1 Cơ sở lý luận:

Trước khi tìm hiểu về PR nội bộ trong một trường đại học (học viện) như

thế nào, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm, chức năng và cơ cấu tổ chức của

một trường Đại học (học viện) nói chung ở Việt Nam hiện nay và về PR nội

bộ nói chung.

Đại học (Học viện)

Đại học là một tổ chức chuyên giáo dục và đào tạo các cá nhân theo

những ngành nghề xác định. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, ngoài khái

niệm Đại học (university) chúng ta cũng biết đến thêm khái niệm Học viện

(Academy hoặc Institute). Học viện là nơi giảng dạy tri thức kết hợp với

nghiên cứu khoa học, chuyên sâu về một ngành nghề nhất định. Đại học

thường chỉ tập trung vào việc giảng dạy đào tạo các ngành nghề khác nhau.

Về cơ bản thì 2 tổ chức này có cơ chế hoạt động gần như nhau. Đứng đầu

một trường Đại học là Hiệu trưởng, còn đứng đầu Học viện là Giám đốc.

5

Page 6: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Mỗi trường Đại học hay Học viện đều có một bộ phận hành chính, quản

lý lo các công việc sắp xếp lịch giảng dạy, và các vấn đề liên quan đến sinh

viên. Mỗi chuyên ngành sẽ được xếp thành một khoa, đứng đầu là trưởng

khoa và ở dưới là các giảng viên chuyên ngành.

Nhìn chung ta có thể thấy, cơ cấu tổ chức của một trường Đại học hay

Học viện đều khá gọn nhẹ với 2 khối Hành chính và chuyên môn. Trong đó

ở khối chuyên môn, các khoa nhỏ hơn cũng vận hành như một trường Đại

học nhỏ, với văn phòng hành chính và bên tổ chuyên môn.2

PR nội bộ

Trên thị trường, nhiều công ty, doanh nghiệp đã và đang tiến hành các

hoạt động truyền thông bên trong một cách “bản năng” thay vì biết nó dưới

cái tên “PR nội bộ”. Có nhiều cách hiểu về PR, điều đó cũng tương tự với

PR nội bộ.

“ PR nội bộ là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựng mối quan hệ

có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan với công chúng nội bộ

để đi tới thành công chung của tổ chức, cơ quan đó. Công chúng nội bộ ở

đâu là tập thể cán bộ, nhân viên của tổ chức, công ty và họ được liên kết với

nhau bằng các mối quan hệ chuyên môn và công việc.”3 (theo PR lý luận và

ứng dụng)

Theo quan điểm cá nhân, “PR nội bộ đơn giản là những hoạt động tác

động một cách có chủ đích, có kế hoạch bằng những cách thức truyền thông

phù hợp lên đối tượng mục tiêu là toàn bộ nhân viên trong tổ chức nhằm

đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa các đối tượng mục tiêu.”

Một số ý kiến cho rằng PR nội bộ chính là “ khác tên cùng nghĩa” với HR

– phụ trách nhân sự trong một tổ chức. Đây là một định nghĩa chưa chính 2 Hứa Hải Anh cùng cộng sự, Đề tài: Quảng bá thương hiệu đại học, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí tuyên truyền.3 TS. Đinh Thị Thúy Hằng, PR lý luận và ứng dụng, 2008, trang 210

6

Page 7: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

xác, khác biệt chính ở nhiệm vụ của PR nội bộ và HR. Nhiệm vụ HR là tìm

kiếm nhân sự, quản lý và phát triển nhân sự đó. Ngoài ra, bộ phận HR luôn

làm những công việc giám sát và theo dõi để báo cáo tình hình làm việc của

các nhân viên cho cấp trên. Trong khi đó bộ phận PR nội bộ sẽ kết hợp với

công đoàn công ty, đoàn thể, kết hợp với y tế,… tổ chức các hoạt động văn

thể mỹ, ngoại khóa trong công ty nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn

kết nội bộ. HR quản lý nhân sự về mặt hành chính như đãi ngộ, lương bổng,

…còn PR nội bộ tác động đến đời sống tinh thần của nhân viên.

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, PR nội bộ thường áp dụng một số công

cụ như: sử dụng các phương tiện in ấn ( bản tin nội bộ, sách về lịch sử hình

thành và phát triển công ty, thư, các bài phát biểu, các thông cáo); các hoạt

động giao tiếp ( nói chuyện, buổi họp, băng hình, triển lãm); xây dựng văn

hóa riêng cho tổ chức mình.

Các trường đại học cũng là một tổ chức, cung cấp dịch vụ giáo dục và đối

tượng mục tiêu của nhà trường là học sinh cấp 3. Mô hình trường học hoạt

động như một công ty, có sứ mệnh, mục tiêu, tầm nhìn, có chính sách truyền

thông, quảng bá…do đó nhìn chung đối với các trường ĐH, PR nội bộ và

các công cụ sử dụng căn bản cũng giống PR nội cho các doanh nghiệp.

Vai trò của PR nội bộ đối đối với các trường ĐH (Học viện)

Vai trò của PR trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu không còn xa

lạ với các doanh nghiệp. Nhưng với các trường ĐH ở Việt Nam, các hoạt

động PR vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng về nhân lực, vật lực, nếu có thì

thiên về PR đối ngoại, PR đối nội gần như bị “quên lãng”.

Các trường ĐH chỉ chú trọng quảng bá rầm rộ bên ngoài thay vì trước hết

nên xây dựng thương hiệu trong chính nội bộ của mình. . Nếu PR đối ngoại

xây dựng hình ảnh về tổ chức, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa khách hang

7

Page 8: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

mục tiêu và tổ chức thì PR nội bộ giúp thông tin nội bộ được truyền đạt nhất

quán, tạo một môi trường làm việc, học tập nghiêm túc song vẫn thân thiện,

cởi mở giữa lãnh đạo và nhân viên, sinh viên. Mỗi con người trong tổ chức

chính là một kênh truyền thông hữu hiệu, đáng tin cậy cho tổ chức đó.

Trong khi hiện nay, việc xếp hạng các trường đại học còn gặp nhiều bất

cập, ngoài chất lượng đào tạo thì việc hình thành văn hóa riêng của mỗi

trường tạo ra ưu thế cạnh tranh cao khi quảng bá thương hiệu của tổ chức và

thu hút học sinh, nâng cao chất lượng đầu vào.

Hơn nữa, PR nội bộ tốt tạo ra môi trường học tập thân thiện, mối quan hệ

giữa giảng viên, sinh viên, cán bộ trong trường cởi mở không còn mối quan

hệ mang tính một chiều như trước nữa.

Các hoạt đông PR nội bộ trong trường ĐH phải tiến hành trong thời gian

dài, đầu tư kinh phí và nhân lực đồng thời phải có đồng thuận từ lãnh đạo

đến nhân viên, sinh viên, cán bộ trong trường.

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Các trường ĐH ở Việt Nam không có các hoạt động PR hoặc nếu có

thường sử dụng cách thức đơn thuần là cập nhật thông tin lên website riêng.

Học sinh khi đăng ký thi gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm thông tin liên

quan đến trường học, ngành học, phương pháp giảng dạy…chọn trường do

gia đình, do điểm sàn hoặc chọn ngành học với lý do “nghe tên hay

hay”...Chính việc các trường ĐH không chú trọng cung cấp thông tin ngành

học cụ thể dẫn tới tình trạng sinh viên bỏ ngang hoặc ra trường cũng chuyển

sang làm ngành khác. PR đối ngoại đã thế, PR nội bộ còn “bi đát” hơn.

Các trường đa số đều có nội san song duy trì lấy hình thức còn hiệu quả

không cao. Nhiều sinh viên không biết đến sự có mặt của “nội san” hay nếu

muốn góp ý kiến thì đến đâu hay sắp ra trường mà không biết hiệu trưởng

8

Page 9: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

trường mình là ai…Đây là tình trạng chung của hầu hết các trường ĐH cả

công lập lẫn dân lập. Ngoại lệ vẫn có một số trường quan tâm và sử dụng PR

nội bộ hiệu quả, điển hình là hai trường: ĐH Ngoại thương và ĐH FPT. Do

thời gian nghiên cứu có hạn, nên tôi chỉ tập trung tìm hiểu về “truyền thông

nội bộ trong trường ĐH FPT”, cách thức thực hiện và hiệu quả mà nó mang

lại.

2. PR nội bộ trong trường ĐH FPT:

2.1 Tổng quan về đại học FPT:

Tập đoàn FPT thành lập năm 1988, hiện là tập đoàn công nghệ thông tin

và viễn thông số 1 của Việt Nam. Nhận thấy nhu cầu nguồn nhân lực chất

lượng cao ngày càng tăng và trở thành yếu tố sống còn trong việc phát triển

tập đoàn nói riêng và ngành công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam nói

chung, với sự hỗ trợ của tập đoàn Microsoft, tập đoàn đào tạo công nghệ

thông tin hàng đầu thế giới Aptech Ấn Độ, FPT chính thức thành lập trường

Đại học Tư thục FPT (8/9/2006). Ngay từ khi thành lập, trường FPT đã xác

định một tầm nhìn, sứ mênh, mục tiêu…

Về tầm nhìn:

"Trường Đại học FPT là môi trường sáng tạo và đổi mới, mang đến cho

sinh viên sự trưởng thành về nhân cách và năng lực để có thể vượt qua mọi

thách thức, đối đầu với mọi thay đổi, đi đến thành công, góp phần làm phồn

vinh đất nước và thúc đẩy tiến trình của nền kinh tế tri thức."

Về sứ mệnh:

Xây dựng mô hình của một trường đại học thế hệ mới, có triết lý giáo dục

hiện đại, gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của

đất nước, góp phần đưa ngành CNTT và các ngành kinh tế công nghệ khác

của Việt Nam lên ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới.

9

Page 10: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Mục tiêu trước mắt:

Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng vao chuyên ngành CNTT

và các nhóm ngành khác, trong đó có chuyên ngành về quản trị kinh doanh,

tài chính ngân hàng cho tập đoàn FPT cũng như cho các tập đoàn CNTT,

viễn thông và tài chính – ngân hàng toàn cầu tại Việt Nam và thế giới.

Điểm khác biệt giữa Đại học FPT và các trường khác là đào tạo theo hình

thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm gắn đào tạo với thực tiễn,

với nghiên cứu – triển khai và các công nghệ hiện đại nhất. Sinh viên năm 3

sẽ bắt đầu được đi làm và tham gia các dự án thực tế theo chương trình on-

the-job-training.

Sinh viên của FPT luôn được đánh giá cao bởi phong cách tự tin khi trả

lời phỏng vấn, khả năng ngoại ngữ, đó một phần nhờ cách thức đào tạo và

môi trường học tập cởi mở mà trường đại học FPT mang lại. Có thể nói PR

nội bộ đóng góp phần quan trọng trong việc xây dựng đại học FPT thành

một môi trường giáo dục kiểu mới, đào tạo con người hoàn thiện,hài hòa.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐẠI HỌC FPT

10

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

BAN CỐ VẤNBAN GIÁM HIỆU

(Một hiệu trưởng, các hiệu phó)

Cơ sở tại Hà Nội Cở sở tại Đà Nẵng Cơ sở tại TP. HCM

Phòng Tuyển

sinh và công

tác sinh viên

Ban Đào tạoBan đảm bảo

Công tác

sinh viên

Truyền thông

và cộng đồng

Phát triển cá

nhân

Tuyển sinh

Phòng

Nghiên cứu

phát triển

Page 11: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Các hoạt động PR của trường do 10 nhân viên trong phòng Tuyển sinh và

công tác sinh viên lập kế hoạch và thực hiện.

2.2 PR nội bộ trong trường Đại học FPT:

Là một trường đại học tư thục do doanh nghiệp lập ra, trường FPT vận

hành với cơ chế như một doanh nghiệp với các dịch vụ về giáo dục. Không

chia thành khối hành chính và chuyên môn mà phân thành các phòng ban

phụ trách từng mảng: ban đào tạo, ban tuyển sinh, ban nghiên cứu phát

triển , ban đảm bảo (cơ sở vật chất hạ tầng, nhân sự…).

Điểm khác biệt ở Việt Nam so nước ngoài đó là các trường công lập

được đánh giá cao hơn so với các trường tư thục. Điều đó hình thành từ

thành kiến của đa số người dân cho rằng chỉ cần đóng tiền là có thể học ở

trường tư. Ngay từ khi ra đời, trường Đại học FPT đã xác định tầm nhìn, sứ

mệnh, mục đích cũng như những giá trị cốt lõi của mình và đến nay qua 4

năm hoạt động, với những thành tựu trường đã đạt được góp phần xây

dựng thương hiệu Đại học của mình với cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục

đào tạo vượt trội (nhất là trong lĩnh vực CNTT) và hình thành văn hóa riêng

của trường, từng bước xây dựng mô hình “trường đại học thế hệ mới”. Việc

thay đổi cách nhìn nhận và tạo được thiện cảm từ xã hội có công lao không

nhỏ nhờ những hoạt động PR của phòng truyền thông trong trường.

Những hoạt động PR đối ngoại nổi bật phải kể đến sự kiện ngày hội

Opend Day. Đây là hoạt động được tổ chức thường xuyên, liên tục của ĐH

11

Page 12: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

FPT, kéo dài đến giữa tháng 4 cho đối tượng là học sinh Phổ thông trung

học, giáo viên, phụ huynh học sinh (đa phần đang sinh sống tại Hà Nội). Các

em học sinh được sinh viên và cán bộ trong trường dẫn đi tham quan trường,

lớp học, và được các thầy trong Ban giám hiệu tư vấn hướng nghiệp.

Ngoài ra, trường ĐH FPT còn tham gia các chương trình tư vấn mùa thi

cùng Tạp chí Thế giới mới, Ngày hội thanh niên thủ đô với nghề nghiệp do

Sở giáo dục đào tạo tổ chức (19/3/2010), chương trình Tư vấn trực tiếp tại

cộng đồng do Báo Thanh niên tổ chức (22/3/2010), tư vấn trực tuyến trên

báo điện tử vnExpress (20/3/2010)…

Thông qua những hoạt động truyền thông đối ngoại, những người tham

gia có thể tận mắt chứng kiến môi trường học tập, cách thức đào tạo và đặc

biệt là bản sắc văn hóa đặc trưng của trường, văn hóa FU (FU – FPT

University), từ giáo viên đến cán bộ và sinh viên.

Những từ ngữ : “PR nội bộ” hay “bản sắc văn hóa” nghe có vẻ đao to búa

lớn song nó được hình thành từ những hành động rất nhỏ: trả lời thư khách

hàng, viết bản tổng kết, việc nhân viên lễ tân trả lời khách, các mối quan hệ

trong tổ chức…Ở trường FPT, tôi tin rằng việc làm PR nội bộ của họ không

chỉ gây ấn tượng với tôi mà còn nhiều người khác. Khi quyết định tìm hiểu

về trường FPT, tôi đã gửi thư điện tử vào địa chỉ trên trang web của trường.

Đó là việc tôi vẫn làm khi muốn liên hệ với một tổ chức nào để xin tài liệu.

Và tính đến bây giờ, chỉ có 2/20 lá thư từ trước đến nay gửi đi là có hồi âm.

Một là của WWF, và một là của trường FPT còn lại đều là gọi điện đến tổng

đài của cơ quan hoặc đến tận văn phòng. Người trả lời thư của tôi là thầy

Nguyễn Xuân Phong – phó hiệu trưởng của trường. Sau đó việc hẹn gặp và

buổi phỏng vấn diễn ra đúng hẹn tại trường. Một việc làm nhỏ tạo ra những

12

Page 13: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ấn tượng tốt đối với người tiếp nhận. Không nhiều doanh nghiệp, thậm chí là

những công ty truyền thông làm được điều đó.

PR nội bộ có vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường làm

việc hiệu quả, tạo ra một hệ thống thông tin tin cậy cả về bề ngang và về dọc

trong tổ chức. Giữa lãnh đạo và nhân viên có sự hiểu biết lẫn nhau. Để đạt

được điều đó mỗi tổ chức áp dụng những công cụ khác nhau, với trường đại

học FPT – trường đào tạo về CNTT đó là: nội san , hệ thống quản lý thông

tin qua Internet, xây dựng văn hóa FU.

2.2.1 Nội san

Nhiều doanh nghiệp phát hành các xuất bản phẩm nội bộ hướng tới một

hay nhiều nhóm đối tượng. Đối tượng mục tiêu phổ biến là nhân viên trong

công ty, ngoài ra có thể hướng tới khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng…Các

trường đại học cũng có những xuất bản phẩm của mình. Học viện báo chí

tuyên truyền có Báo chí trẻ (do sinh viên chịu trách nhiệm) hay Tạp chí lý

luận và truyền thông (có các giảng viên của Học viện và Học viện Hành

chính quốc gian hợp tác); Đại học Quốc gia Hà Nội có “Bản tin Đại học

Quốc gia Hà Nội”, cả bản in và phiên bản điện tử trên trang web của

trường4…trường FPT có hai bản tin đối nội với phiên bản giấy và bản điện

tử. Nội san Cóc đọc phát hành rộng rãi trong trường dành cho toàn thể cán

bộ, nhân viên, học sinh FU, vừa có phiên bản giấy và bản điện tử. Nội san

Lóc cóc chỉ có phiên bản điện tử và chỉ dành cho đối tượng cán bộ, giảng

viên FU.

Bản tin Cóc đọc:

Tổng biên tập:Hiệu trưởng Lê Trường Tùng

Phó tổng biên tập: Hiệu phó Nguyễn Xuân Phong

4 http://bulletin.vnu.edu.vn

13

Page 14: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Biên tập: Phòng Tuyển sinh và công tác sinh viên, sự tham gia của sinh

viên trong trường

Bản tin 1số/tháng, màu sắc bắt mắt với nhiều chuyên mục hấp dẫn kèm

theo những câu khẩu hiệu dí dỏm, tạo nên nét cá biệt với các bản tin nội bộ

của các trường đại học khác. Để minh chứng cho điều đó, hãy cùng so sánh

hai bản tin nội bộ của Đại học FPT và đại học Quốc gia Hà Nội.

Tên

Bản tin

CÓC ĐỌC

Ao làng – nơi ộp oạp của họ nhà Cóc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

http://bulletin.vnu.edu.vn

14

Page 15: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Tên các

chuyên

mục

1.CÓC TIN - một vòng quanh FU

2.CÓC BUÔN – tin thì tin không tin thì…thôi.

3. CÓC LUẬN - luận bàn chuyện làng Cóc

4. CÓC GƯƠNG - Những tấm gương về Cóc

5. CÓC BIẾT - kỷ niệm FPT 21năm.

6. CÓC HỌC - Chuyện học tập của sinh viên

7. CÓC SỐNG - Chuyện đời sống sinh viên

8. CÓC ĂN CHƠI – Chơi mà học, học mà chơi

9. CÓC MỘNG MƠ – Góc vườn sáng tác

10. ẾCHLISH – Ngôn ngữ của họ nhà Ếch

11. CÓC THÈM HỌC - Mỗi kì một cuốn sách

12. ẾCHNOLOGY - Cập nhật công nghệ

13. CÓC CƯỜI

1.TIN TỨC

2. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM

GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

3. DIẾN ĐÀN

4. HÀ NỘI NGHÌN NĂM

5. TIÊU ĐIỂM

6. GIÁO DỤC

7. KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

8. DIỄN ĐÀN SINH VIÊN

9. GIẢNG ĐƯỜNG - CUỘC SỐNG

10. VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT

11.BLOG SINH VIÊN

12 THƯ GIÃN

Chưa đọc nội dung nhưng nhìn qua chuyên mục trình bày ở bìa bản tin,

chúng ta thấy sự khác biệt rõ ràng về định hướng phong cách bản tin. Bản

tin của Đại Học Quốc gia có những chuyên mục và lối hành văn theo phong

cách truyền thống, cung cấp nhiều thông tin về hợp tác của trường, các buổi

gặp gỡ, kỷ niệm khoa,…lượng thông tin cung cấp cho người đọc nhiều (bài

viết dài) song với lối viết khá nghiêm túc, diễn đạt “ hơi khô” không tạo cho

những đối tượng mục tiêu của bản tin: giáo viên, cán bộ, sinh viên trong

trường sự thu hút và hấp dẫn để tìm đọc. Đặc biệt, không chỉ nguyên trường

15

Page 16: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Quốc gia mà đây là tình trạng chung của những bản tin nội bộ trong các

trường Đại học, là quá nhiều bài nghiên cứu của các giảng viên, nhiều bài

viết chưa gắn liền với đời sống sinh viên đặc biệt là ở các mục Văn hoá -

Nghệ thuật, Hà Nội nghìn năm, giáo dục.

Về bản tin Cóc đọc với hơn 80 trang, chia thành nhiều mục nhỏ với tên

các chuyên mục tạo được sự liên kết với tên Bản tin tạo cho người đọc sự

liên kết, liên tưởng thú vị. Khi phỏng vấn thầy Phó Hiệu trưởng trường

FPT, tôi được biết, “CÓC” là linh vật của trường. Cóc là con vật có bề

ngoài xấu xí, song nó là loài vật thân thuộc trong cuộc sống, không ai không

biết đến câu chuyện “Con Cóc là cậu ông trời”, FU chọn Cóc là linh vật bởi

bản tính ương ngạnh, hơi cố chấp, làm những việc mà các loài vật khác e sợ.

FU hy vọng sinh viên FU như những chú cóc “dám nghĩ, dám làm”, đưa ra

các ý tưởng sáng tạo và hiện thực hoá các ý tưởng sáng tạo đó.

Khác với bản tin của Đại học Quốc gia, Bản tin của FU gây chú ý bởi

gam màu bắt mắt, hình ảnh các chú cóc ngộ nghĩnh, ảnh được “phủ sóng”

với mật độ khá nhiều. Trong đó hình ảnh của sinh viên, cán bộ trong trường

xuất hiện nhiều. Các bài viết đều khai thác các hoạt động của trường diễn ra

trong tháng đó với phong cách vui vẻ, thân mật, có sử dụng nhiều từ ngữ

chuyên ngành thông nghệ thông tin trong bài viết. Gọi tên các nhân vật tiêu

biểu bằng biệt danh – nickname hay thay viết tắt họ và tên đệm để thể hiện

cách xưng hô trang trọng như: HuyTN, HuyềnTTT, thầy Quang Tròn, thầy

ThànhNK…thể hiện sự thân mật, trìu mến giữa thầy và trò trong trường. Các

hoạt động của sinh viên qua các ngày Lễ, các sự kiện được cập nhật nhanh

chóng. Bản tin nội bộ không chỉ đề cập tới các hoạt động “học” mà “ăn và

chơi” của Cóc FU cũng được lên trang báo. Bản tin “Cóc đọc” cung cấp cho

các cóc FU thông tin các hoạt động của trường diễn ra trong tháng vừa qua

16

Page 17: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

và sắp tới, hoat động của các lớp trong trường, phỏng vấn gương mặt FU

xuất sắc, đồng thời phần Ếchlish và Ếchnology cung cấp các kiến thức cần

thiết cho các Cóc FU trong quá trình học tập.

Nhận xét:

Hai nội san của đại học Quốc gia và đại học FPT đều thực hiện tốt chức

năng chính là truyền tải thông tin, cập nhật chính xác về các hoạt động của

trường. Song hình thức và phong cách thể hiện khác nhau. Ở bản tin của

trường Đại học Quốc gia mang phong cách truyền thống, nhiều bài viết học

thuật, lượng thông tin và dung lượng bài viết nhiều không lôi cuốn sự chú ý

của đối tượng mục tiêu và đáng buồn khi chưa thể hiện được bản sắc riêng

của trường, có thể lý giải một phần bởi qui mô của Đại học Quốc gia lớn,

các phong trào bị chia tách, không có sự liên kết giữa các khoa. Về “Cóc

đọc” của FU, thông tin đưa ra với giọng văn dí dỏm, phong cách hài hước,

có các chuyên mục gắn bó với đời sống sinh viên – “Cóc ăn chơi”, “Cóc

sống”...Khi được hỏi về phong cách của “Cóc đọc”, Phó Tổng biên tập thầy

Nguyễn Xuân Phong có nói: “ Bản tin nội bộ bên cạnh truyền tải thông tin

còn phải lôi cuốn người đọc. Thông tin đầy đủ nhưng trình bày không thu

hút, không có độc giả thì không đạt được hiệu quả gì.” Cóc đọc là một ấn

phẩm nội bộ song nhà trường cũng phát nó cho học sinh phổ thông, giáo

viên, phụ huynh, qua đó giúp họ phần nào hiểu được bản sắc riêng của FU.

Bản tin Lóc Cóc

Bản tin dành phát hành 1số/tuần, phiên bản điện tử, không chia thành

trang, trình bày đơn giản, ngắn gọn. Đối tượng của “Lóc Cóc” dành cho cán

bộ, giảng viên trong trường. Bản tin cung cấp các thông tin cơ bản về các

hoạt động của cán bộ trong tuần qua và một vài kế hoạch hoạt động, giảng

dạy trong tuần mới. Trong đó có các cuộc phỏng vấn giáo viên, cán bộ trong

17

Page 18: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

trường về cuộc sống, giảng dạy, mơ ước, suy nghĩ, cảm nhận về các Cóc FU.

Ngoài “Cóc đọc” là bản tin nội bộ với đối tượng khá rộng rãi: sinh viên, cán

bộ, giảng viên là những đối tượng mục tiêu, còn “Lóc Cóc” là bản tin điện tử

chỉ phát hành hướng tới đối tượng giảng viên cán bộ trong trường với vai trò

chính là điểm tin.

Theo quan điểm cá nhân, tôi đánh giá cao các ấn phẩm nội bộ của trường

FPT. Việc cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác tới từng đối tượng

trong tổ chức tạo nên môi trường làm việc hiệu quả, sự tin tưởng giữa lãnh

đạo, giảng viên, sinh viên. Các ấn phẩm nội bộ của trường FPT nhận được

sự yêu thích của sinh viên, giảng viên trong trường, góp phần xây dựng và

quảng bá bản sắc văn hoá riêng của FU.

2.2.2Truyền thông đa phương tiện:

Website (http://www.fpt.edu.vn/)

Hầu hết các trường đại học đều có website riêng, song việc quan tâm và

sử dụng website một cách hiệu quả lại là vấn đề khác. Thực trang website

của các trường đại học hiện nay là điều đáng bàn. Website khi dựng lên

không có người phụ trách, không cập nhật thông tin thường xuyên về

trường, khoa, hoạt động trong trường,…Một vài trường sử dụng website

hiệu quả, thường là các trường áp dụng cách học tín chỉ.

Là trường chuyên đào tạo về công

nghệ thông tin, website được đầu tư bài

bản và chuyên nghiệp là điều dễ hiểu.

Quan trọng không phải bởi giao diện đẹp,

tốc độ nhanh…mà ở chất lượng thông tin

trên website.

18

Page 19: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Website cung cấp thông tin hướng tới nhiều đối tượng. Thông tin cơ bản

cho những người muốn tìm hiểu về đại học FPT, thông tin tuyển sinh cho

các thí sinh, phụ huynh, thông tin học tập, sự kiện cho sinh viên, giáo viên

trong trường. Bản tin nội bộ Cóc đọc phiên bản điện tử được cập nhật tiện

cho người ngoài tổ chức muốn tìm hiểu về văn hoá FPT.

Khi tìm hiểu truyền thông nội bộ trong đại học FPT, tôi thấy nhiều điều

bất ngờ về hệ thống xử lý và truyền thông tin của họ. Mỗi sinh viên trong

trường đều được cấp hòm thư (mail) và tài khoản (account) riêng. Khi có

thông báo nhà trường gửi thư vào các tài khoản đó, đảm bảo sinh viên nào

cũng biết đến các thông báo hay các hoạt động của trường mình. Phương

thức này làm hạn chế tối đa sự thiếu hiểu biết về thông tin, thông tin sai lệch

của các thành viên về tổ chức.

Sứ mệnh trường FPT muốn hướng tới là xây dựng mô hình trường đại

học thế hệ mới, môi trường học tập cởi mở, thân thiện, sinh viên - giảng viên

hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo. Để được vậy, việc tiếp nhận các ý

kiến phản hồi từ phía các thành viên trong trường đóng vai trò quan trọng.

Phương thức nhận phản

hồi

a. Forum

( http://www.svfpt.net )

19

Page 20: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Do cộng đồng sinh viên lập ra là diễn đàn có sự tham gia đông đảo của

các “Cóc FU” là nơi chia sẻ tâm sự về cuộc sống, học tập, và học hỏi kinh

nghiệm từ khoá trên. Forum là diễn đàn của sinh viên FU. Các cán bộ trong

phòng Truyền thông và cộng đồng coi đây là một kênh feedback hiệu quả

giúp nhà trường có những thay đổi cho phù hợp hơn.

b. Web http://ap.fpt.edu.vn/

Trường FPT Là trường tư thục, học phí cao song đi đôi với đó là cam kết

về chất lượng đào tạo. Giáo viên là người đánh giá khả năng học tập của

sinh viên, ngược lại sinh viên cũng được nhận xét về phương pháp giảng

dạy, thái độ giảng dạy của giáo viên. Sau một kỳ học, sinh viên đều phải gửi

một feedback trong đó đánh giá giảng viên giảng dạy trong kì vừa qua với

các tiêu chí: thái độ giảng dạy, chất lượng, sự hỗ trợ sinh viên như thế

nào…? Vào trang web http://ap.fpt.edu.vn/ , sinh viên đăng nhập tài khoản

cá nhân, sau đó có thể nêu các phản hồi của bản thân về học kỳ vừa qua,

mong muốn nhà trường có những thay đổi gì cho phù hợp.

20

Page 21: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Nội dung trang feedback

Việc sinh viên có quyền đưa ra những kiến nghị, phản hồi như vậy buộc

cả hai phía sinh viên - giảng viên ý thức về quyền lợi cũng như trách nhiệm

của mình. Sinh viên không ở thế bị động mà luôn chủ động hợp tác với các

thầy cô giáo và ngược lại.

2.2. 3 Văn hóa FU

Thương hiệu trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức, các tổ

chức giáo dục cũng không ngoại lệ. Đó không đơn thuần là dấu hiệu hữu

hình dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ mà đó là cơ sở để khẳng định vị

thế, uy tín, hình ảnh của tổ chức. Thương hiệu được duy trì từ nguồn năng

lượng bên trọng và nguồn năng lượng bên trong đó chính là văn hoá của tổ

chức, của doanh nghiệp. Và việc hình thành văn hoá riêng của tổ chức, định

hướng mọi người hiểu và tuân theo là việc đòi hỏi nhiều thời gian công sức

và chính nhà lãnh đạo là người tiên phong trong xây dựng văn hoá tổ chức.

21

Page 22: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Văn hoá của FU được nhận định là chìa khoá tạo nên sự khác biệt trong

thương hiệu của trường FPT so với các trường đại học công lập và tư thục

khác. Theo thầy Nguyễn Xuân Phong: “Trường không chỉ chú trọng đào tạo

kiến thức chuyên môn mà còn đào tạo nhiều kiến thức khác, về xã hội, về

các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, khởi nghiệp…). Nhà trường tạo môi

trường tốt nhất để các em phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện cả về thể chất

lẫn tinh thần.

Văn hoá trong FU hình thành trên môi trường học tập và làm việc cởi

mở, thân thiện. khoảng cách giữa giảng viên – sinh viên, lãnh đạo – sinh

viên thu hẹp. Các thầy cô giáo đóng vai trò người hướng dẫn, định hướng để

sinh viên phát huy tối đa khả năng bản thân. Sinh viên khi có thể gặp và

phản ánh ý kiến của mình với cán bộ trong phòng Công tác sinh viên hoặc

gặp trực tiếp Thầy Hiệu trưởng hay Các phó Hiệu trưởng.

Các hoạt động ngoại khoá của FU phát triển mạnh, tiên phong là các Câu

lạc bộ (CLB). Tính đến năm 2009, FU Hà Nội hiện có 20 CLB chính thức

hoạt động dưới sự quản lý của phòng Công tác sinh viên và sự tham gia hỗ

trợ chuyên môn, kỹ thuật của các thầy cô/ sinh viên khoá trên trong trường.

Một vài CLB điển hình như:

Nhóm CLB học thuật : Thuật Toán, Học thuật, Kinh doanh, tiếng Nhật…

Nhóm CLB nghệ thuật: Guita, Hiphop, Dance Sport, Thư pháp…

Nhóm CLB thể thao: Vivonam, Bóng đá, Bóng rổ…

Nhóm CLB giải trí truyền thông: Cóc đọc, Cóc nhìn, Raibow,

Hyperlinh…

Nhóm CLB về kỹ năng sống: Tình nguyện, Live Club, No shy club (CLB

tiếng Anh)…

22

Page 23: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Việc thành lập CLB ở FU không quá khó. Thầy Phong cho biết: “Ở FU

mọi ý tưởng đều được khuyến khích, có thể với các trường khác coi là điên

rồ, miễn là không vi phạm thuần phong mĩ tục và tuân thủ được những điều

kiện của trường thì đều được thành lập CLB.” Điển hình là CLB “rất lạ”:

CLB hoạt hình và truyện tranh…Thủ tục thành lập CLB bao gồm: mục đích,

bảng kinh phí hoạt động, những hoạt động cụ thể, chiêu nạp được số thành

viên nhất định…Sau khi thành lập CLB, nhà trường sẽ giúp đỡ thêm về kinh

phí và hỗ trợ cơ sở vật chất nếu cần.

Trong một năm cả trường cùng tham gia dã ngoại vào ngày thành lập

trường 8/9. Ngoài ra có mỗi lớp, mỗi khoá, mỗi CLB đều có những kế hoạch

của riêng mình.

Văn hóa FU luôn thể hiện trong các hoạt động sôi nổi mà nhà trường phát

động, hay các CLB dựng nên.

Có thể điểm qua một vài hoạt động “đình đám” của trường trong năm

vừa qua để thấy đời sống trong ngôi trường FPT như thế nào.

4/2009 sinh viên FU biểu diễn múa Yosakoi ở Lễ hội Hoa anh đào -

Nhật Bản.

7/2009: Cuộc thi “Khởi nghiệp Sinh viên FU 2009” với sự tham dự

của 28 nhóm sinh viên.

8/2009:cuộc thi hùng biện FU 2009 – “Hãy nói – Hãy chứng tỏ

mình”.

9/2009: Cuộc thi truy tìm Miss FU.

11/2009: Hội thao Olympic chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Các hoạt động trong trường có sự tham gia của các thầy cô trong ban

giám hiệu giáo viên trong trường, toàn thể sinh viên FU.

23

Page 24: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Trong một tổ chức, mỗi thành viên chính là một kênh quảng bá cho tổ

chức đó. Việc xây dựng văn hoá của tổ chức hiệu quả góp phần nâng cao uy

tín của thương hiệu. Xây dựng văn hoá thành công khi đạt được sự đoàn kết

của các cá nhân, sự tin tưởng và cùng hướng tới mục đích chung của cả nhân

viên lẫn lãnh đạo. Một tổ chức đào tạo giáo dục có thành công khi sinh viên

luôn cảm thấy chán nản với phương pháp dạy học, các cá nhân không hợp

tác với nhau và khoảng cách giữa thầy – trò ngày càng xa.

Tìm hiểu về truyền thông trong trường đại học FPT, ngoài tiến hành

phỏng vấn thầy Nguyễn Xuân Phong – Phó Hiệu trưởng của trường, tôi

phỏng vấn thêm 4 sinh viên ngẫu nhiên gặp. Trong đó có 1 sinh viên vừa

vào học 1 năm tên là L.N. B quê Thanh Hoá, học cấp 3 ở Hà Nội, sinh viên

khoá 5. L.N.B biết đến FU qua bạn bè, tham gia ngày hội Openday do

trường tổ chức, được nghe thầy Phong tư vấn hướng nghiệp. Thấy được sự

chuyên nghiệp trong đào tạo của trường, sự minh bạch trong cơ chế thi cử,

cơ sở vật chất tốt, các sinh viên khóa trên thân thiện và năng động. Kết quả

là dù thi đỗ Bách Khoa nhưng L.N.B vẫn lựa chọn trở thành sinh viên ở FU

mặc dù kinh tế gia đình không phải dư giả . Ngoài L.N.B thì phỏng vấn các

sinh viên khác, họ đều có ý kiến tốt về cách thức đào tạo của trường. Nhận

xét chung của sinh viên là: môi trường học tập thoải mái; các thầy cô giáo

thân thiện, phương pháp giảng dạy thú vị; nhà trường tổ chức nhiều hoạt

động sinh hoạt ngoại khoá, các cuộc thi cho sinh viên; tính kỷ luật cao, đi

học đúng giờ, thi cử minh bạch; hoạt động của các CLB sôi nổi.

Bảng tin trường không chỉ có các thông báo, công văn kỷ luật…mà có

các thông tin phong phú từ các CLB, các bài báo về kinh tế, chính trị,

CNTT, y tế …nhằm cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức về nhiều lĩnh

vực.

24

Page 25: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Môi trường học tập tốt song hằng năm có khoảng 5% sinh viên rời khỏi

trường vì nhiều nguyên nhân: do chương trình học quá nặng đòi hỏi cả về

ngoại ngữ, chuyên môn; do học phí quá cao; việc sinh viên tốt nghiệp không

đúng tiến độ chiếm khoảng 30 – 35% …chính điều đó gây áp lực khiến

nhiều sinh viên không tiếp tục theo học tại trường. ĐH FPT không giấu giếm

việc số lượng các sinh viên tốt nghiệp đúng tiến độ không đạt 100% hay việc

sinh viên bỏ học giữa chừng như một lời khẳng định sự nghiêm túc, minh

bạch, “học thật, thi thật” của trường. Đó đã trở thành điểm khác biệt của

trường khi bệnh thành tích đã trở nên cố hữu tại các trường công lập và dân

lập ở nước ta hiện nay.

3. Nhận xét, đánh giá, giải pháp:

25

Bài báo cung cấp thông tin

về các lĩnh vực

BẢNG TIN TRONG ĐẠI SẢNH CỦA

TRƯỜNG

Các thông tin y tế

Page 26: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Như trên đã nói, các trường ĐH, đặc biệt là các trường tư thục, đã hoặc

trong tương lai gần sẽ hoạt động dưới mô hình một doanh nghiệp do đó

truyền thông nội bộ về căn bản không khác nhiều giữa trường ĐH và doanh

nghiệp về đối tượng mục tiêu, về công cụ sử dụng, về lợi ích đem lại…

PR trong doanh nghiệp hay trong các trường ĐH đều sử dụng các công

cụ in ấn, truyền thông đa phương tiện, tổ chức sự kiện,…

Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở đối tượng mục tiêu. Đối tượng mục tiêu là

mỗi cá nhân trong tổ chức. Với doanh nghiệp, đó là lãnh đạo công ty, người

góp vốn, nhân viên trong doanh nghiệp và khách hàng chỉ là đối tượng gián

tiếp của PR nội bộ. Với các trường ĐH, đối tượng mục tiêu của truyền thông

nội bộ cũng là cán bộ trong trường, lãnh đạo trường còn sinh viên vừa là

trực thuộc tổ chức song cũng chính là khách hàng hiện tại của tổ chức, học

sinh cấp 3 là đối tượng khách hàng tiềm năng. Hiện nay, điểm khác biệt này

không ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động của PR nội bộ trong các trường

ĐH.

Có thể dễ dàng nhận ra các trường các hoạt động PR nội bộ tốt trong số

hàng trăm trường ĐH công lập và dân lập hiện nay. Trường công lập có thể

kể tới Ngoại thương, dân lập có ĐH FPT, ĐH Thăng Long. Đó là những cái

tên nội bật nhất. PR nội bộ đem lại nhiều lợi ích cho chính các trường ĐH

song do các lãnh đạo trường chưa nhận thức hoặc nhận thức chưa đủ về tầm

quan trọng của PR nội bộ để có sự đầu tư xứng tầm về kinh phí và nhân lực

cho hoạt động này.

So với các trường tư thục, các trường công lập gặp nhiều khó khăn về

nhân lực, kinh phí và do thủ tục hành chính phức tạp khi muốn tiến hành bất

cứ hoạt động PR nói chung và PR nội bộ nói riêng. Trong thời đại công nghệ

thông tin, website là bộ mặt thứ hai của bất kì tổ chức nào. Website của các

26

Page 27: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

trường ĐH nói chung đều trong tình trạng “ ít được quan tâm chăm sóc”. Có

trường thông tin ít khi được cập nhật, hoặc có thì được viết thiếu hấp dẫn,

“khô”. Các hoạt động của sinh viên còn nhỏ lẻ, “tự phát”.

Dưới đây là một số biện pháp mà cá nhân tôi nêu ra trên thực tế tìm hiểu

về truyền thông nội bộ của một số trường ĐH.

Website của trường hay của khoa có thể giao cho một nhóm sinh viên

phụ trách (trả lương hay tính vào điểm rèn luyện để khuyến khích). Song

vẫn phải có cán bộ trong trường giám sát.

Ban quản lý sinh viên phải hoạt động tích cực, gắn kết các hoạt động

riêng lẻ của từng khoa và sáng tạo ra một sự kiện độc đáo, mang dấu ấn, bản

sắc của trường mình. VD Miss Ngoại thương rất được chú ý, ngày hội

Openday của ĐH FPT…để khi nhắc tới hoạt động là gắn liền với hình ảnh

của trường.

Truyền thông đa phương tiện là xu hướng tất yếu. Các trường đại học

cần quan tâm hơn nữa tới việc tiếp nhận ý kiến và phản hồi nhanh chóng ý

kiến của sinh viên và các đối tượng liên quan. Có thể sử dụng forum, hòm

thư điện tử hay tự tạo cho mình một facebook, của trường.

Các ấn phẩm nội bộ cần xác định rõ đối tượng mục tiêu và phương

thức thể hiện hợp lý. Nội san phải mang phong cách của trường, các bài viết

thu hút (có sự hợp tác của sinh viên), không mang quá nhiều tính học thuật.

Quan trọng nhất là lãnh đạo cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của PR

nội bộ và sẵn sàng trở thành người tiên phong trong các hoạt động này.

III.KẾT LUẬN

PR nội bộ có vai trò quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Với các

tổ chức giáo dục như các trường ĐH lại càng quan trọng. Môi trường học tập

27

Page 28: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

tốt, mối quan hệ giữa thầy và trò cởi mở thân thiện là điều kiện tốt nhất cho

các sinh viên học tập và trau dồi kiến thức lẫn đạo đức.

Việc làm PR nội bộ cần đầu tư kinh phí, nhân lực, tâm huyết thay vì các

trường chỉ làm cho có và “bản năng” như hiện nay. Các trường cần tuyển

dụng ít nhất một chuyên viên PR được đào tạo bài bản hay tốt nhất là có

riêng một ban phụ trách truyền thông đối ngoại và đối nội. Việc thực hiện tốt

PR nội bộ sẽ mang lại tiềm lực cho tổ chức, đồng thời góp phần xây dựng

hình ảnh, tăng thêm uy tín của trường, tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị

trường giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài phỏng vấn thầy Phó hiệu trưởng Đại học FPT : Nguyễn Xuân Phong

(trực tiếp thực hiện).

28

Page 29: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

2. Building the University Brand from the Inside-Out - Lawrence V. Gould

& Tonja Vallin - Fort Hays State University. (Xây dựng thương hiệu Đại

học: nhìn nhận từ phía bên trong và bên ngoài).

3. http://dantri.com.vn/c25/s25-361118/nhieu-truong-ngoai-cong-lap-kho-

thuc-hien-dung-cam-ket.htm.

4. Đề tài: Quảng bá thương hiệu đại học, Hứa Hải Anh cùng cộng sự, khoa

Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí tuyên truyền.

5. PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp – Chủ biên: TS Đinh Thúy

Hằng.

6. PR lý luận và ứng dụng, 2008 - Chủ biênTS. Đinh Thị Thúy Hằng.

7. Website (http://www.fpt.edu.vn/).

Trong tiểu luận gồm:

Nội san Cóc đọc (kèm tiểu luận)

Nội san của trường ĐH Quốc gia.(kèm tiểu luận)

Phiên bản điện tử Lóc Cóc (gửi qua mail)

Brochure hướng dẫn tuyển sinh.(kèm tiểu luận)

29

Page 30: Trường đh fpt

PR ứng dụng – KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG QUẢNG CÁOHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

30