8
PV: Xin chào nhà báo Phùng Nguyên. Anh có thể cho độc giả biết được cơ duyên nào đã đưa anh đến với nghề báo? Nhà báo Phùng Nguyên: Hồi học cấp 3, tôi là học sinh chuyên Anh của tỉnh Nghệ An, năm lớp 11, tôi “đánh liều” gửi một truyện ngắn đầu tay mang tên “Về đâu sông ơi” tới báo Hoa Học Trò. Chẳng ngờ, truyện ngắn ấy lại được đăng vào số tết năm 1996, sau đó được giải nhất cuộc thi truyện ngắn Hương Mùa Xuân của báo Hoa Học Trò. Truyện ngắn đó đã được Hãng phim Truyền hình Việt Nam dựng thành phim. Từ đó, tôi thường xuyên cộng tác với báo Hoa Học Trò, báo Tiền Phong và một cách ngẫu nhiên, tôi thấy yêu công việc viết lách, muốn trở thành nhà báo. ời sinh viên, tôi thường lọ mọ đạp xe đi khắp nơi để viết báo. Ban đầu chỉ là những mẩu nhỏ như “Chuyện trường mình” trên báo Tiền Phong, rồi sau đó viết dài hơn, và mình viết phóng sự lúc nào không hay. Nhớ hồi thực tập ở báo Sinh Viên, 12 giờ đêm vào tiết trời mùa đông, mưa phùn gió bấc mò vào nghĩa trang Văn Điển để viết phóng sự: “00 giờ ở nghĩa trang Văn Điển”, vừa đi vừa run, phần vì sợ, phần vì lạnh. Rồi sau đó, vào vũ trường Newcentury viết phóng sự về đêm trắng với thiếu gia đi thác loạn… Càng ngày, tôi càng cảm thấy yêu nghề báo, nhất là với phóng sự, bởi vì phóng sự giúp tôi thâm nhập được rất nhiều góc độ của cuộc sống. Đặc biệt hơn nữa, nó đem đến cho tôi nhiều trải nghiệm, nhiều cung bậc khác nhau của cuộc sống. Tôi được đi, được gặp gỡ nhiều điều mới lạ. Phóng sự đem lại cho tôi những điều đó, tôi cảm thấy cuộc sống mình “giàu có” hẳn lên. Và thế là tôi bám riết lấy phóng sự, hay phóng sự không buông tha tôi, cũng chẳng thể nào phân định được nghề chọn người hay người chọn nghề nữa… PV: Có rất nhiều những nhà báo đã làm nên tên tuổi của mình nhưng lại có ít nhà báo “bén duyên” ở thể loại phóng sự. Vậy anh có thể chia sẻ cho các bạn độc giả Sinh viên Truyền hình biết một vài kinh nghiệm trong thể loại phóng sự nói riêng và các thể loại khác nói chung? Nhà báo Phùng Nguyên: Phóng sự là thể loại không phải ai cũng muốn viết và viết được. Trong báo chí, người ta phong cho nó là “trọng pháo”, phải lùi sâu để có những cú đại bác về thông tin. Muốn có bài phóng sự hay đòi hỏi phải đầu tư từ cách chọn đề tài đến thu thập tư liệu và cách thể hiện. Tôi cho rằng kiểu phóng sự nhập cuộc nửa vời, hay cưỡi ngựa xem hoa thì rất khó có những trang viết sinh động, thấm đượm hơi thở cuộc sống. Cái hay của phóng sự chính là chi tiết và giọng điệu. Nếu không chịu sống hết mình với nó, không quan sát và tìm hiểu sẽ không có chi tiết hay. Không có chi tiết hay sẽ không có phóng sự Nhà báo Phùng Nguyên: “Làm báo luôn cần sự dấn thân” Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An, nhà báo Phùng Nguyên sớm bộc lộ năng khiếu viết báo nên anh đã theo đuổi nghề báo và hiện đang công tác tại báo Tiền Phong. Anh được xem là một trong những cây viết phóng sự khá thành công và có trong tay không ít các tác phẩm phóng sự giá trị, được độc giả yêu thích và đón nhận. Nhà Báo Phùng Nguyên trong chuyến công tác tại Anh 9 Sinh viên Truyền hình CHÂN DUNG NHÂN VẬT

&+ 1'81*1+ 19:7 Nhà báo Phùng Nguyên: “Làm báo luôn cần sự ...ctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2014/3/27/1395911666982_noi...Xuân của báo Hoa Học Trò. Truyện

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

PV: Xin chào nhà báo Phùng Nguyên. Anh có thể cho độc giả biết được cơ duyên nào đã đưa anh đến với nghề báo?

Nhà báo Phùng Nguyên: Hồi học cấp 3, tôi là học sinh chuyên Anh của tỉnh Nghệ An, năm lớp 11, tôi “đánh liều” gửi một truyện ngắn đầu tay mang tên “Về đâu sông ơi” tới báo Hoa Học Trò. Chẳng ngờ, truyện ngắn ấy lại được đăng vào số tết năm 1996, sau đó được giải nhất cuộc thi truyện ngắn Hương Mùa Xuân của báo Hoa Học Trò. Truyện ngắn đó đã được Hãng phim Truyền hình Việt Nam dựng thành phim. Từ đó, tôi thường xuyên cộng tác với báo Hoa Học Trò, báo Tiền Phong và một cách ngẫu nhiên, tôi thấy yêu công việc viết lách, muốn trở thành nhà báo.

Thời sinh viên, tôi thường lọ mọ đạp xe đi khắp nơi để viết báo. Ban đầu chỉ là những mẩu nhỏ như “Chuyện trường mình” trên báo

Tiền Phong, rồi sau đó viết dài hơn, và mình viết phóng sự lúc nào không hay. Nhớ hồi thực tập ở báo Sinh Viên, 12 giờ đêm vào tiết trời mùa đông, mưa phùn gió bấc mò vào nghĩa trang Văn Điển để viết phóng sự: “00 giờ ở nghĩa trang Văn Điển”, vừa đi vừa run, phần vì sợ, phần vì lạnh. Rồi sau đó, vào vũ trường Newcentury viết phóng sự về đêm trắng với thiếu gia đi thác loạn…

Càng ngày, tôi càng cảm thấy yêu nghề báo, nhất là với phóng sự, bởi vì phóng sự giúp tôi thâm nhập được rất nhiều góc độ của cuộc sống. Đặc biệt hơn nữa, nó đem đến cho tôi nhiều trải nghiệm, nhiều cung bậc khác nhau của cuộc sống. Tôi được đi, được gặp gỡ nhiều điều mới lạ. Phóng sự đem lại cho tôi những điều đó, tôi cảm thấy cuộc sống mình “giàu có” hẳn lên. Và thế là tôi bám riết lấy phóng sự, hay phóng sự không buông tha tôi, cũng chẳng thể nào phân định được nghề chọn người hay người chọn nghề nữa…

PV: Có rất nhiều những nhà báo đã làm nên tên tuổi của mình nhưng lại có ít nhà báo “bén duyên” ở thể loại phóng sự. Vậy anh có thể chia sẻ cho các bạn độc giả Sinh viên Truyền hình biết một vài kinh nghiệm trong thể loại phóng sự nói riêng và các thể loại khác nói chung?

Nhà báo Phùng Nguyên: Phóng sự là thể loại không phải ai cũng muốn viết và viết được. Trong báo chí, người ta phong cho nó là “trọng pháo”, phải lùi sâu để có những cú đại bác về thông tin. Muốn có bài phóng sự hay đòi hỏi phải đầu tư từ cách chọn đề tài đến thu thập tư liệu và cách thể hiện. Tôi cho rằng kiểu phóng sự nhập cuộc nửa vời, hay cưỡi ngựa xem hoa thì rất khó có những trang viết sinh động, thấm đượm hơi thở cuộc sống. Cái hay của phóng sự chính là chi tiết và giọng điệu. Nếu không chịu sống hết mình với nó, không quan sát và tìm hiểu sẽ không có chi tiết hay. Không có chi tiết hay sẽ không có phóng sự

Nhà báo Phùng Nguyên: “Làm báo luôn cần

sự dấn thân”Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An, nhà báo

Phùng Nguyên sớm bộc lộ năng khiếu viết báo nên anh đã theo đuổi nghề báo và hiện đang công tác tại báo Tiền Phong. Anh được xem là một trong những cây viết phóng sự khá thành công và có trong tay không ít các tác phẩm phóng sự giá trị, được độc giả yêu thích và đón nhận.

Nhà Báo Phùng Nguyêntrong chuyến công tác tại Anh

9Sinh viên Truyền hình

CHÂN DUNG NHÂN VẬT

hay. Mà chi tiết là cái không bịa được. Ngay cả nhà văn viết tiểu thuyết cũng khó bịa chi tiết chứ đừng nói là viết phóng sự. Rồi giọng điệu của phóng sự chính là cái tạo nên cá tính và phong cách của nhà báo, cũng rất khó bắt chước. Viết phóng sự mỗi người một vẻ, không ai dạy ai được, nhưng đã theo thể loại này thì tôi nghĩ lúc nào cũng cần sự dấn thân, cần cái đầu lạnh và một cái tim nóng, cần độ quyết liệt đôi khi đến cực đoan, chứ không nửa vời, trung tính được…

PV: Chắc hẳn, khi chọn thể loại phóng sự để theo đuổi ước mơ của mình, anh sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình tác nghiệp để sáng tạo ra một tác phẩm hay. Vậy anh có thể cho độc giả biết những khó khăn mà anh gặp phải trong quá trình tác nghiệp?

Nhà báo Phùng Nguyên: Tôi có thể đúc kết lại những khó khăn từ những chuyến đi viết phóng sự cùng đồng nghiệp đó là “đi sướng viết khổ, đi khổ viết sướng”. Đi viết phóng sự thường là đến những điểm nóng, những nơi thiên tai thảm họa, những nơi cay đắng khổ cực chứ mấy khi được vào chốn “thảm nhung”. Có lần viết về bản “siêu đẻ” trên đỉnh núi của xã Mỏ Ba - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, tôi phải đi xe máy lên ngọn núi chót vót như chạm trời, đến lúc không đi được thì phải dắt bộ, trời đã sập tối và nghe nói nơi này vừa xảy ra một vụ cướp, kẻ cướp nó giết người lấy xe máy rồi phơi ruột người ta lên ngọn

cây. Sợ quá, may gặp ông trưởng bản đi qua, xin vào ngủ nhờ. Nhưng bữa đó không gặp được nhân vật chính – người đàn ông có 19 đứa con. Lần thứ 2 tôi lên cũng không gặp được. Lần thứ 3 từ Hà Nội lên ngọn núi chót vót, mới gặp được người đàn ông 19 người con. Vất vả ấy cũng chẳng thấm là bao so với những lần lên vùng cao Lai Châu, đi bộ mấy ngày đường, đói khát, suýt bị lũ cuốn trôi. Nhưng những thứ như vậy cũng chẳng là gì khi phải va chạm với tay giang hồ hay bảo kê trong xới bạc, đám mại dâm. Nhưng cũng chẳng đáng sợ so với việc bài viết của mình động chạm tới quyền lợi của một số vị chức sắc đeo kính trắng. Họ tiếp nhà báo rất lịch sự, những đòn thù của họ thường thâm độc và khó lường hơn cả. Kể chi những nỗi dọc đường, tất cả những vất vả hay nguy hiểm ấy cũng chẳng có gì đáng nói cả, bởi tôi nghĩ đã chấp nhận dấn thân thì chấp nhận trả giá, chuyện đã trở nên bình thường, vì nghề nào cũng có cái nghiệt ngã cả.

PV: Tác nghiệp ở nhiều nơi, am hiểu nhiều, chắc hẳn anh đã có cho mình rất nhiều những kỉ niệm. Anh có thể chia sẻ một vài kỉ niệm đáng nhớ nhất không?

Nhà báo Phùng Nguyên: Kỷ niệm đáng nhớ rất nhiều, nhưng đáng nhớ nhất là chuyến đi đầu tiên lên huyện vùng cao Si Ma Cai, đúng dịp 20.11, ngồi trò chuyện với cô giáo Liên – từ huyện Bắc Hà lên bản “gieo chữ”. Cô Liên tâm sự, đường đi rất khó

khăn, nguy hiểm phải trèo đèo lội suối nhưng lúc nào cô cũng cố gắng đi đúng giờ. Cô mời tôi khi nào xuống thị trấn Bắc Hà thì vào nhà cô chơi. Hôm sau tôi xuống, tìm đến nhà cô thì sững sờ vì nhìn thấy bức ảnh của cô trên bàn thờ, quan tài đặt giữa sân. Tôi khóc khi hay tin vì cô Liên đã chết trên đường lên Si Ma Cai dạy học, chắc cũng vì cố gắng để đi đúng giờ. Đó là kỷ niệm không thể nào quên với tôi. Sau đó, tôi đã viết phóng sự về trường cô và viết một truyện ngắn về cái chết của cô giáo Liên đăng trên báo Tuổi trẻ. Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm đáng nhớ và nhiều khi kỷ niệm đó nó được đánh dấu bằng những bài phóng sự của tôi, những bài báo mà mỗi khi đọc lại, tôi hình dung lại tất cả. Như cái lần trục vớt xe khách bị lũ cuốn trôi trên sông Lam, tôi đứng rất gần những thi thể ấy, nhìn thấy một bàn tay trẻ con nhỏ xíu từ trong cửa sổ xe khách từ từ hiện lên… Chi tiết ấy ám ảnh tôi mãi, cả tuần sau, tôi không sao ngủ được.

PV: Tác phẩm của anh rất sâu sắc và chứa đựng nhiều những triết lí nhân văn được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, không phải “đứa con” nào cũng giống nhau. Vậy anh có thể bật mí cho độc giả biết “đứa con tinh thần” nào anh cảm thấy “cưng” nhất không?

Nhà báo Phùng Nguyên: “Đứa con” mà tôi “cưng” nhất chắc chắn là những bài phóng sự tôi sẽ viết. Nó đang ở con đường phía trước, vào một ngày mới. Tôi vẫn còn đầy đam mê với nghề, và cũng đã hết những ảo tưởng về nghề, về mình để biết rằng bài phóng sự hài lòng nhất sẽ là bài mà mình chưa viết. Và tôi vui vì điều đó. Với tôi thì niềm vui lớn nhất khi một bài phóng sự được in, đấy là nó có thể góp phần thay đổi một phận người, một vùng đất, thay đổi một nhận thức chưa đúng, một định kiến, một hủ tục. Nói chung là nó phải có tính thực tiễn, có tính chiến đấu chứ không phải chỉ là làm văn theo kiểu tầm chương trích cũ…

Xin cảm ơn anh! Chúc anh cùng gia đình luôn mạnh khỏe, hạn phúc!

Du Nghĩa - Giáp Ngoan (CBC8A)

10 Sinh viên Truyền hình Xuân Giáp Ngọ2014

CHÂN DUNG NHÂN VẬT

Gặp anh trong ngôi nhà riêng rộng khoảng 20m2 nằm trên đường Quan Hoa (Cầu Giấy - Hà Nội), anh vui vẻ

mời tôi ngồi xuống chiếc bàn kê trệt giữa gian nhà. Dù khiếm thị, nhưng anh sở hữu một ngoại hình ưa nhìn, cao ráo với gương mặt điển trai. Ngồi bên cạnh anh là người em trai và hai bạn sinh viên của trường Nhạc viện Hà Nội. Trò chuyện với chúng tôi, anh Bình chia sẻ: “Anh vừa đi phát quà từ thiện ở Quảng Ninh về, chuẩn bị thực hiện dự án âm nhạc uy tín cho các ca sĩ ở Sài Gòn”.

Chàng trai khiếm thị tài năng sinh ra tại Quảng Ninh. Từ nhỏ, anh đã thể hiện mình là một người yêu âm nhạc, đi bất cứ đâu anh cũng hát, tiếng hát của anh được nhiều người yêu thích. Năm 6 tuổi, vì thấy con quá đam mê, bố mẹ đành chiều lòng cho anh đi học thanh nhạc để quên đi những nỗi khổ của bản thân.

Năm 9 tuổi, anh rời quê hương lên Hà Nội học. Nhận thấy chàng trai có năng khiếu âm nhạc, các thầy cô ở đây đã dày công đào tạo để giúp anh sớm đi theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp. Sau nhiều năm “ăn ngủ” với âm nhạc, giờ đây, anh còn đánh được nhiều loại nhạc cụ như: Đàn piano, guitar…. Ủng hộ niềm say mê âm nhạc của con, bố mẹ anh đã quyết định đầu tư cho anh mở một phòng thu ngay tại Cầu Giấy để anh có thể tiếp tục theo đuổi và thực hiện ước mơ của mình. Từ khi phòng thu được mở ra, muôn vàn khó khăn đã xảy ra

với anh. Vì chưa có tên tuổi trong làng nhạc, nên phòng thu của anh rất vắng khách. Lúc đầu chỉ có các bạn sinh viên của các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội đến thu các bài hát, nhưng dần dần, may mắn đã mỉm cười với anh. Anh được các ca sĩ nổi tiếng cả nước biết và tìm đến như: Mỹ Linh, Tuấn Hưng, Khắc Việt, Hồ Hoài Anh… Phòng thu ăn nên làm ra, anh mạnh dạn thực hiện nhiều dự án âm nhạc có uy tín.

Với người bình thường, làm được điều đó đã khó, nhưng đối với anh lại càng khó khăn hơn: “Ngày đó, hầu như tôi sống cùng với âm nhạc, vì không còn đôi mắt nên để học tốt được nhạc, tôi phải tự cảm nhận bằng trái tim của mình. Mới đầu học, tôi không nghĩ mình sẽ làm được điều đó. Quả thật, để có được những thành quả như hôm nay, tôi đã phải bỏ ra không ít công sức, mồ hôi và cả những giọt nước mắt” – anh chia sẻ.

Ngồi trò chuyện một lúc, anh mời tôi vào tham quan phòng thu. Phòng thu tuy không rộng nhưng lại đầy đủ mọi nhạc cụ của một phòng chuyên nghiệp. Anh vui vẻ chia sẻ: “Để có được phòng thu khang trang như bây giờ, anh đã phải chịu ơn bố mẹ rất nhiều, chính bố mẹ đã đưa anh đến với nghệ thuật, không có bố mẹ thì anh cũng không có như ngày hôm nay”.

Với những cố gắng không mệt mỏi của mình, năm 2009 chàng nhạc sĩ Nguyễn Thanh Bình đã vinh dự nhận giải thưởng nhạc sĩ triển vọng và ấn tượng cho sáng tác với ca khúc “Những giấc mơ trưa”. May mắn đã không dừng lại cho sự cố gắng đó, đến tháng 8-2012, anh lại may mắn nhận được giải thưởng phối khí của Bài hát Việt.

Nguyễn Thanh Bình chính là tấm gương sáng cho biết bao bạn trẻ học tập bởi nghị lực vượt lên số phận, dù ở hoàn cảnh nào thì vẫn luôn cố gắng để sống tốt hơn và tô đẹp thêm bức tranh cuộc sống. Anh Bình tâm sự: “Không ai đem cơ hội đến cho mình, mà chính mình phải tự tạo ra nó và phải biết nắm bắt lấy nó”.

Du Nghĩa (CBC8A)

Sinh ra dù không may mắn như những người bình thường khác, nhưng với niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng, chàng trai đất Quảng Ninh đã vượt lên trên tất cả bằng việc đạt được nhiều giải thưởng về âm nhạc. Đó là Nguyễn Thanh Bình – một chàng trai khiếm thị với nghị lực kiên cường.

Chàng nhạc sĩkhiếm thị với niềm đam mê

âm nhạc

11Sinh viên Truyền hình

CHÂN DUNG NHÂN VẬT

Trồng và chăm sóc đào tại Vân Tảo

Chúng tôi được người dân thôn Nội Thôn giới thiệu đến nhà anh Nguyễn Văn Long - người đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trồng đào. Một căn nhà nhỏ nằm giữa một vườn đào lớn là ấn tượng đầu tiên trong mắt tôi. Nhìn thấy chúng tôi, anh Long vui mừng tiếp đón như khách mua đào. Ngoài sân là các gốc đào già, khi hỏi mới biết đó là những gốc đào anh mua từ Sơn La về để ghép mắt đào nhân giống.

Đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này hiếm, ít nơi có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi). Đào bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất. Song nhiều người do không biết được đặc tính của cây đào,

kỹ thuật trồng, chăm sóc nên có năm đào nở sớm, có năm nở muộn không đúng vào dịp Tết hoặc có năm đào chỉ ra nụ rồi thâm đen không nở được.

Khi được hỏi về cách trồng và chăm sóc đào, anh Long tươi cười nói: “Trồng đào không khó, tôi tự học cách chăm sóc đào từ bố mẹ chứ không học qua trường lớp nào. Đặc tính của cây đào là chịu hạn hơn chịu nước. Nếu trồng đào nơi đất trũng và thừa nước, rễ sẽ thối và cây dễ bị chết. Nếu trồng trong bóng râm, ít ánh nắng, đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm nhưng đến mùa rất ít hoa. Khi nắm rõ được các đặc tính đó thì lại rất dễ chăm sóc và có được những gốc đào đẹp”. Anh chia sẻ thêm: “Để có được cây đào tốt trước hết là phải có gốc. Tôi phải tự mình đi một ngày một đêm lên Sơn La để chọn được gốc đào đẹp và ưng ý, gốc phải to, thân xám, ít sùi. Sau khi đã có gốc ta sẽ phải dùng cưa

cắt cụt những đầu cành rồi đem ghép mắt đào. Thường thì việc ghép mắt này được thực hiện vào cuối tháng 10 hàng năm và trồng trên đất pha”.

Anh Long đưa chúng tôi ra thăm vườn đào, khu vườn rộng khoảng 1ha có khoảng gần 200 gốc đào cả to và nhỏ. Những cây đào trong vườn đều đã được tuốt lá để chuẩn bị cho đào nở hoa phục vụ Tết nguyên đán. Thấy chúng tôi tò mò về cách tuốt lá, anh Long vui vẻ giải thích: “Vào trung tuần tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời tiết rét thì tuốt lá đào sớm hơn thời điểm trên vài ngày. Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Nam, thôn Nội Thôn - Vân Tảo - Thường Tín - Hà Nội là nơi có những gốc đào đẹp phục vụ cho dịp Tết nguyên đán. Có thể nói, những người trồng đào Vân Tảo đã góp phần mang sắc xuân về với mọi nhà.

Cách trồng và chơi đàodịp Tết của người dânđất Vân Tảo

12 Sinh viên Truyền hình Xuân Giáp Ngọ2014

Ống kính SV

bộ tán, thân cây đào, hãm cho đào không ra hoa sớm.”

Cách chơi đào Tết

Vào dịp Tết nguyên đán, thú vui chơi đào cũng rầm rộ hơn. Những người chơi đào đã tìm đến vườn đào để chọn và đặt trước những gốc đào đẹp. Để chọn được một cành đào đẹp, trước tiên bạn cần biết một cành đào đẹp thì có hoa cánh kép, màu thắm, cành đều, gốc thẳng. Thân đào có thể xù xì nhưng khoẻ, chắc. Cành vừa phải, dăm (nhánh nhỏ nhất của cành đào) nhỏ, nhiều hoa. Đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. Những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa. Chọn cành to nhỏ tùy theo không gian trong nhà. Điều quan trọng nhất là tán đào phải tròn, các nhánh phân bố đều. Không nên chọn cành có tán lệch và các nhánh đâm lên không

cùng bắt đầu từ một điểm trên thân gốc. Bạn nên tìm mua loại cành có dăm nhỏ. Đào dăm nhỏ thường có nụ rất nhiều và mập mạp, khi hoa nở có cánh dày trông rất đẹp. Anh Long ngậm ngùi “Năm nay khách chơi đào kĩ tính lắm, đào phải mới nảy mắt, không thâm, nhiều cành, dáng đẹp lại đặt hàng trước cả tháng trời, nếu thời tiết ủng hộ thì tốt nếu thời tiết xấu hoa nở sớm thì mình lại không bán được đào. Cây đào to giá cũng khoảng 15 triệu, nhỏ cũng 1 triệu trở lên, nếu hoa nở sớm thì kinh tế cũng giảm”.

Chia tay những người nông dân trồng đào, tôi cảm thấy mùa xuân dường như đang về sớm hơn ở vùng đào Vân Tảo. Việc trồng đào, chơi đào trong những ngày Tết là nét văn hóa truyền thống cần được giữ gìn và phát huy.

Lê Huệ - Việt Anh (CBC8A)

13Sinh viên Truyền hình

Ống kính SV

Chợ hoa đầu mối - muôn sắc hoa hội tụ

Nằm ở 236 Âu Cơ - phường Quảng An - Tây Hồ - Hà Nội, chợ hoa Quảng An được xem là chợ đầu mối buôn bán hoa lớn nhất Hà Nội. Hoa ở chợ Quảng An được nhập từ các vườn hoa lân cận như: vườn hoa Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm... Ngoài ra, hoa ở các vùng miền trong cả nước và một số loài hoa của nước ngoài cũng được nhập về đây. Anh Khánh - chủ một cửa hàng hoa ở đây cho biết: “Do thời tiết ấm làm hoa phát triển khá đúng thời vụ, không bị cháy hoa hay hoa nở muộn như năm trước, vì vậy, giá các loại hoa Tết năm nay cũng dao động không nhiều”.

Hoa trong khu chợ được bày bán ở các túp lều dựng tạm và mỗi gian là một loài hoa. Dưới ánh đèn vàng nhẹ, các loài hoa càng trở nên lung linh, huyền ảo. Hoa được bó thành những bó lớn, đủ loại: hồng Sapa bông to màu đỏ sẫm, hồng quế thơm ngào ngạt, hồng leo dịu dàng mảnh dẻ, hồng tiểu muội nhỏ nhắn, ưa nhìn... và rất nhiều loài hoa khác.

Anh Hồng Quân (Nghi Tàm - Tây Hồ) cho biết: “Hoa ở chợ Quảng An rất tươi, nhất là vào sáng sớm. Giá cả các loại hoa cũng rất hợp lý. Khi tới đây mua, tôi được thoải mái lựa chọn bởi có nhiều loại hoa khác nhau và rất đẹp nữa”.

Mỗi độ Xuân về, người ta thường tìm cho mình những thú vui tao nhã, đó có thể là trò chơi chọi gà, cờ vây trên phố hay dạo chơi những con phố với đủ sắc màu rực rỡ cho ngày Tết. Trong những thú vui đó, có một thứ không thể thiếu trong ngày Tết đó chính là những chậu hoa, cây cảnh, cành đào, cành quất… Và địa điểm được người dân cũng như khách du lịch thường xuyên lui tới đó là chợ hoa Quảng An.

Chợ hoa đêm Quảng An

14 Sinh viên Truyền hình Xuân Giáp Ngọ201414 Sinh viên Truyền hình

Điểm đến

Điểm du lịch

Ông Nguyễn Mạnh Tường (Tổ trưởng tổ quản lý chợ hoa Quảng An) cho biết: “Ngoài buôn bán hoa thì chợ còn là một điểm tham quan của khách du lịch. Nhiều hôm có cả đoàn đông khách nước ngoài tới đây thăm quan và mua rất nhiều hoa. Khách đến từ lúc tờ mờ sáng khi chợ vừa bắt đầu mở cửa”. Ngoài khách du lịch nước ngoài, chợ hoa Quảng An cũng trở thành một điểm đến lý tưởng của các bạn trẻ ở Hà Nội.

Đến chợ hoa đêm Quảng An, các bạn như được hòa mình vào bầu không khí nhộn nhịp của nơi đây, được ngắm những đóa loa lung linh với đủ thứ sắc màu rực rỡ. Đây cũng là lúc để bạn thư giãn sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Những hương thơm dịu nhẹ, mang sắc màu của đất trời như thức tỉnh những khoảng lặng trong tâm hồn để rồi một ngày khi đi xa Hà Nội, lòng chợt thấy nhớ nhung.

Phan Giang, Trần Mai (CBC8A)

15Sinh viên Truyền hình 15Sinh viên Truyền hình

Điểm đến

Vòng quanh huyện Bắc Yên, đi đến đâu, tôi cũng nghe thấy tiếng cười, tiếng hát vang rộn rã của các chàng trai, cô gái

H’mông với những bộ trang phục rực rỡ như những con bướm đỏ vàng đậu trên cành đào.

Tết cổ truyền của dân tộc H’mông, gia đình nào cũng chuẩn bị một con lợn, ba con gà và một ít gạo ngon để làm bánh dày. Phụ thuộc vào từng dòng họ mà người H’Mông có những cách cúng tổ tiên vào thời gian khác nhau, có nhà cúng vào ngày 30, nhưng cũng có nhà cúng đúng ngày mùng 1 Tết với mong muốn sang năm mới mọi người trong gia đình đều luôn mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và chăn nuôi được nhiều. Trước Tết, mọi đồ dùng như: Cuốc, xẻng, rìu.v.v.

trong gia đình đều được thu xếp để cạnh bàn thờ, bởi với phong tục của người H’mông, mọi người trong gia đình đều nghỉ ăn Tết thì mọi đồ dùng trong gia đình cũng được nghỉ.

Đối với người H’mông, ngày 30 và mùng 1 Tết, mọi người trong gia đình phải ăn kiêng các món như: Không được ăn bánh nướng, ăn cơm chan nước canh, đặc biệt kiêng tiêu tiền trong hai ngày đó. Người H’mông cho rằng, nếu làm trái phong tục thì họ sẽ bị mất mùa, lũ lụt, hạn hán, làm ăn không phát đạt. Ngoài ra, bánh dày là một thứ không thể thiếu trong ngày ngày Tết của đồng bào H’Mông, nó vừa được dùng để cúng tổ tiên, đồng thời cũng là một thứ bánh làm quà cho khách đến chúc Tết. Sau 30 Tết, con cháu đi chơi xuân, mặc những bộ váy, áo rực rỡ nhất. Đối với người già thì rủ nhau đi chúc Tết hàng xóm, láng giềng.

Bác Mùa Vàng Ly ở bản Pá Ông B, xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh

Sơn La chia sẻ: “Hai năm nay, bản Pá Ông A, Pá Ông B, chúng tôi được xã tổ chức các phong trào tại đây, tôi rất vui. Mong sao năm nay có nhiều chương trình để tổ chức nhiều hơn và mới hơn”.

Tết đến, các chàng trai, cô gái H’mông thường mặc những bộ trang phục đẹp đẽ để tham gia trò chơi ném pao. Ném pao để trao duyên cho người mình yêu, người mình nhớ, bắt đầu cho một tình yêu mới cùng mùa xuân đôi lứa. Trò chơi ném pao diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 7 và đã có không ít các chàng trai cô gái đã nên duyên vợ chồng. Còn với những em nhỏ thì rủ nhau đi đánh quay, đá cầu…

Hằng năm, chính quyền xã Xím Vàng đã chỉ đạo các bản trong xã đăng cai tổ chức các phong trào vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong Tết cổ truyền dân tộc. Đây không chỉ là các hoạt động vui chơi trong ngày Tết mà còn

Xuân đến cũng là lúc mà những ngôi nhà nhỏ bé của người dân tộc H’Mông (Bắc Yên - Sơn La) lại rộn ràng tiếng cười. Vào những ngày này, gió rét sương mù cao vút trên những ngọn núi trắng phau, bao phủ hết cả không gian núi rừng nơi đây. Cũng như bao dân tộc anh em khác, người dân tộc H’mông chào đón Tết cổ truyền với những cành đào bắt đầu nở hoa, báo hiệu một mùa xuân đã về.

Tết trên vùng caoBĂC YÊN

16 Sinh viên Truyền hình Xuân Giáp Ngọ201416 Sinh viên Truyền hình

Điểm đến