20
http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ Số 28 (8.107) Thứ Năm ngày 28/1/2021 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 N hiều doanh nghiệp đặt đích danh các loại nông sản Việt xuất hiện trong giỏ quà tặng dịp Tết. Đó chính là nguyên nhân khiến cho một vài loại nông sản Việt “cháy hàng”. cHÀO NGÀY mớI V ới địa hình đường nhiều dốc cao, Đà Lạt là TP duy nhất cả nước chưa lắp đặt đèn tín hiệu giao thông. Đây là một trong những nét đặc trưng của TP ngàn hoa, TP du lịch. Thế nên quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức thi tuyển tìm ý tưởng chống ùn tắc giao thông hiệu quả cho TP Đà Lạt, treo thưởng trị giá một tỷ đồng với người đoạt giải nhất, cứ tưởng là “chuyện thật như đùa”. (Trang 2) Bản sắc du lịch Hôm qua (27/1), thảo luận các Văn kiện Đại hội XIII, các đại biểu cho rằng, đẩy mạnh cải cách tư pháp là xu thế tất yếu nhằm tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền để chúng ta có được nền Tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, đồng thời nâng cao công tác phòng chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo. (Trang 13) Nông sản Việt lên ngôi dịp Tết TRONG SỐ NÀY Những đối tượng có nguyện vọng về nước được ưu tiên giải quyết 10 Bộ Công an đã cấp hơn 1.300 căn cước công dân gắn chip quy trình 5 bước truy xuất nguồn gốc cây đào 15 6 l Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội. (Trang 3) C hiều 27/1, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp và Dự án “Tăng cường năng lực xây dựng pháp luật cho Văn phòng Chính phủ giai đoạn 2020- 2023” (Dự án GIZ, CHLB Đức) tổ chức Hội nghị đánh giá thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP; phương hướng triển khai công tác pháp chế gắn với triển khai Chỉ thị số 43/CT-TTg. (Trang 5) Xây DựNG Nhà NướC PháP quyềN: Khẳng định vị thế công tác pháp chế Đề xuất nhân rộng hệ thống cân tự động phạt nguội xe quá tải Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo Đ ề cao tinh thần tương thân, tương ái, không ai bị bỏ lại phía sau, những ngày này các địa phương trên cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện chăm lo Tết cho những người có hoàn cảnh khó khăn. T ổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) thí điểm kiểm soát tải trọng xe bằng hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe điện tử tự động trên quốc lộ 5 từ ngày 15/8/2020. (Trang 7) Cải cách, xây dựng nền Tư pháp trong sạch, vững mạnh l Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc (Tr.2) l Đổi mới giáo dục: Cán bộ quản lý là nhân tố quyết định thành công (Tr.4) l Công tác nhân sự: Nghiên cứu kỹ nhất để bầu chính xác (Tr.8) (Trang 20)

$ 4 % / 3 # 2 · 2021. 1. 27. · 2 + h o5 c = o fojm 7 d o9c n ol e l o n o i" n o, b iom % io ???fol e l oa b io i0 c ol m d o'. n k foa @oh b n m ol 7 i l e l m oj< og m e g

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn

    BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ

    Số 28 (8.107) Thứ Năm ngày 28/1/2021XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985

    Nhiều doanh nghiệp đặt đích danh các loại nôngsản Việt xuất hiện trong giỏ quà tặng dịp Tết.Đó chính là nguyên nhân khiến cho một vài loạinông sản Việt “cháy hàng”.

    cHÀO NGÀY mớI

    Với địa hình đường nhiều dốc cao, Đà Lạt là TPduy nhất cả nước chưa lắp đặt đèn tín hiệu giaothông. Đây là một trong những nét đặc trưng của TPngàn hoa, TP du lịch. Thế nên quyết định của UBNDtỉnh Lâm Đồng tổ chức thi tuyển tìm ý tưởng chốngùn tắc giao thông hiệu quả cho TP Đà Lạt, treo thưởngtrị giá một tỷ đồng với người đoạt giải nhất, cứ tưởnglà “chuyện thật như đùa”. (Trang 2)

    Bản sắc du lịch

    Hôm qua (27/1), thảo luận các Văn kiện Đại hội XIII, các đại biểu cho rằng, đẩy mạnh cảicách tư pháp là xu thế tất yếu nhằm tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền để chúng tacó được nền Tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, đồng thời nâng caocông tác phòng chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo.

    (Trang 13)

    Nông sản Việt lên ngôi dịp Tết

    TRONG SỐ NÀY

    những đối tượng có nguyện vọng về nước được ưu tiên giải quyết

    10Bộ công an đã cấp hơn 1.300 căn cướccông dân gắn chip

    quy trình 5 bước truy xuất nguồn gốccây đào 15

    6l Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội.

    (Trang 3)

    Chiều 27/1, Văn phòng Chính phủ phối hợp với BộTư pháp và Dự án “Tăng cường năng lực xây dựngpháp luật cho Văn phòng Chính phủ giai đoạn 2020-2023” (Dự án GIZ, CHLB Đức) tổ chức Hội nghị đánhgiá thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP; phươnghướng triển khai công tác pháp chế gắn với triển khaiChỉ thị số 43/CT-TTg. (Trang 5)

    Xây dựng nhà nước pháp quyền: Khẳng định vị thế công tác pháp chế

    Đề xuất nhân rộng hệ thống cân tự động phạt nguội xe quá tảiNhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo

    Đề cao tinh thần tương thân, tương ái, không ai bị bỏ lại phía sau, những ngày này các địa phương trên cảnước đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện chăm lo Tết cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

    Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải)thí điểm kiểm soát tải trọng xe bằng hệthống cân kiểm tra tải trọng xe điện tử tự độngtrên quốc lộ 5 từ ngày 15/8/2020.

    (Trang 7)

    Cải cách, xây dựng nền Tư pháptrong sạch, vững mạnh

    lBảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc (Tr.2)lĐổi mới giáo dục: Cán bộ quản lý là nhân tố quyết định thành công (Tr.4)lCông tác nhân sự: Nghiên cứu kỹ nhất để bầu chính xác (Tr.8)

    (Trang 20)

  • 2 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 28 (8.107) Thứ Năm 28/1/2021 THờI Sự[email protected]

    Với địa hình đường nhiềudốc cao, Đà Lạt là TP duynhất cả nước chưa lắp đặt đèntín hiệu giao thông. Đây là mộttrong những nét đặc trưng củaTP ngàn hoa, TP du lịch. Thếnên quyết định của UBND tỉnhLâm Đồng tổ chức thi tuyển tìmý tưởng chống ùn tắc giao thônghiệu quả cho TP Đà Lạt, treothưởng trị giá một tỷ đồng vớingười đoạt giải nhất, cứ tưởnglà “chuyện thật như đùa”.

    Theo các tư liệu, khi xâydựng TP Đà Lạt vào đầu thế kỷ20, người Pháp chỉ dự tính đápứng cho khoảng 90.000 dân.Hơn nữa, do đặc điểm đồi núiphức tạp, nên thiết kế các tuyếnđường khá nhỏ hẹp, uốn lượntheo các triền núi thơ mộng.

    Đến nay, dân số nơi này đã

    tăng lên gần 230.000 người. Mỗinăm đón trên 7 triệu lượt dukhách cùng các loại xe ngàycàng nhiều, khiến đường phố vốnđã hẹp lại thêm “chật” hơn vì rấtkhó mở rộng. Những năm gầnđây, TP này thường xuyên xảy rakẹt xe vào dịp cuối tuần, lễ Tếtkhi du khách đổ về tham quan,nghỉ dưỡng.

    Năm 2018, TP Đà Lạt từngđề xuất UBND tỉnh Lâm Đồngxây dựng bãi đậu xe công cộng 7tầng tại trung tâm TP. Chínhquyền TP cũng đã tính đến giảipháp cấm xe khách 45 chỗ vàonội ô Đà Lạt. UBND tỉnh cũngđã giao Sở Xây dựng lựa chọnthời điểm phù hợp, lấy ý kiếnngười dân, chuyên gia giaothông, cán bộ lão thành... các sở,

    ngành về việc lắp đèn tín hiệugiao thông ở một số điểm có mậtđộ giao thông cao.

    Ngày 26/1 vừa qua, UBNDLâm Đồng ban hành kế hoạch tổchức thi tuyển ý tưởng chống ùntắc giao thông ở TP Đà Lạt đến2025, tầm nhìn đến 2035, lựachọn giải nhất có tính khả thi đểtriển khai. Các ý tưởng dự thiphải đề ra các nhóm giải phápchống ùn tắc giao thông, khaithác giá trị hiệu quả quỹ đấtdành cho hạ tầng kỹ thuật củaĐà Lạt.

    Với những động thái trên,rồi đây có thể Đà Lạt sẽ cónhững đèn xanh đèn đỏ, sẽ chenchúc những bãi đậu xe, nhữngcon đường có thể sẽ được mởrộng… Mục đích rất tốt nhằmtránh kẹt xe. Nhưng nếu điều đóxảy ra, không ít người yêu dulịch sẽ rất buồn.

    Người ta yêu Đà Lạt vì cái gì,đến với Đà Lạt vì điều gì? Đó là

    một Đà Lạt rất khác các đô thịkhác, không đèn xanh đèn đỏ, ítxe cộ, mơ mộng lãng đãng trongsương, e ấp sóng đôi trong cáilạnh đặc trưng.

    Hàng chục năm trước đikhắp Đà Lạt không tìm nổi mộtcái máy lạnh, nhưng nay hìnhảnh những cục nóng điều hòa đãcó thể bắt gặp ở nhiều góc phố.Đó là điều đáng tiếc, nhưngkhông thể cưỡng lại, vì khí hậutoàn cầu nóng lên, TP sương mùkhông còn lạnh nhiều.

    Nhưng với kế hoạch lắp đènxanh, đèn đỏ, tiếp tục cho xe lớn,xe nhỏ tràn vào nội ô thì chúngta hoàn toàn có thể tính toán lại.Để giữ một Đà Lạt đặc trưngkhông xô bồ, không kẹt xe, ngườita hoàn toàn có thể chỉ cho xelớn lưu thông đến đầu TP, sau đódu khách sẽ được chuyển tảibằng các phương tiện khác.

    Bài học về bản sắc du lịch đãtừng được Phó Thủ tướng Vũ

    Đức Đam chỉ ra tại một hội nghịphát triển du lịch mới đây. Khiphát triển du lịch cộng đồng, mộtsố nơi, những ngày đầu cấp tậpphát động bà con nâng cấp hạtầng nông thôn hay ngay trongnhà mình để đón khách nướcngoài. Trong một thời gian ngắnnhững con đường nhỏ có nhữngbờ giậu, bờ rào xanh tươi đã biếnthành đường xi măng. Nhiều cănnhà thay mái ngói bằng mái tôn,trong nhà có thêm vách nhựa.Kết cục là du khách quay lưng.Du khách muốn những đặc trưngnông thôn, chứ không muốnnhững vách nhựa, mái tôn cả thếgiới đâu đâu cũng thấy.

    Đó là bài học Đà Lạt cần lưuý. Du khách cả nước yêu Đà Lạtvới những đặc trưng xô bồ khôngđèn xanh, đèn đỏ. Sau này nếuTP ngàn hoa lại chi chít nhữngđèn xanh, đèn đỏ, xe lớn xe nhỏ,e rằng tình yêu với Đà Lạt liệucó bị phai đi? MINH KHANG

    CHÀO NGÀY MớI

    Bản sắc du lịch

    Trong phiên thảo luận của Đại hội XIIIvề các Văn kiện sáng 27/1, Thượngtướng Phan Văn Giang - Tổng Tham mưutrưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng BộQuốc phòng đã trình bày tham luận củaĐoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội.

    Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ 2016 - 2021đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa vàtriển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụquân sự, quốc phòng theo Nghị quyết Đại hộiXII. Quân đội đã thực hiện tốt công tác nghiêncứu, nắm, đánh giá, dự báo tình hình, thammưu chiến lược; kiên quyết, kiên trì, xử lý kịpthời, linh hoạt, có hiệu quả các tình huống,

    không để bị động, bất ngờ, nhất là tình hìnhBiển Đông, bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn địnhđể xây dựng và phát triển đất nước...

    Để triển khai hiệu quả Nghị quyết Đạihội XIII của Đảng, tăng cường củng cốquốc phòng, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổquốc trong giai đoạn mới, Đoàn đại biểuĐảng bộ Quân đội đề xuất một số nhiệm vụ,giải pháp chủ yếu. Trong đó, tập trung lãnhđạo Quân đội và các lực lượng chức năngtăng cường cảnh giác, nâng cao năng lựcnghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lượcvới Đảng, Nhà nước về quân sự, quốcphòng; kiên quyết, kiên trì, đấu tranh, bảo

    vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; chủđộng, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với cácthách thức an ninh phi truyền thống.

    Quân đội được tập trung xây dựng cáchmạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiệnđại; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng,binh chủng, lực lượng; phấn đấu đến năm2025, cơ bản hoàn thành việc điều chỉnh tổchức biên chế theo hướng “tinh, gọn,mạnh”, từ năm 2030 xây dựng Quân độihiện đại. “Thường xuyên giữ vững và tăngcường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọimặt của Đảng”, Thượng tướng Phan VănGiang nói. H.THU

    Đảm bảo liêm chính tư pháp,thúc đẩy hoạt độngkinh doanh 

    Hôm qua (27/1), Ban Nội chínhTrung ương chủ trì, phối hợp vớiChương trình Phát triển Liên Hợp quốctại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phântích so sánh các cơ chế đảm bảo tuânthủ liêm chính tư pháp nhằm thúc đẩyhoạt động kinh doanh tại một số nướcvà bài học cho Việt Nam” trong khuônkhổ dự án “Thúc đẩy môi trường kinhdoanh công bằng ở ASEAN”.

    Phó Trưởng Ban Nội chính Trungương Nguyễn Thanh Hải cho biết,trong những năm qua, cùng với sự pháttriển kinh tế - xã hội, số lượng cáckhiếu kiện hành chính, tranh chấp dânsự, kinh tế, lao động không ngừng tănglên với mức độ và tính chất ngày càngphức tạp, đa dạng hơn. Bên cạnh đó,trong điều kiện Việt Nam ngày càngphát triển, mở rộng quan hệ kinh tếquốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài thìcác loại khiếu kiện, tranh chấp kinhdoanh có yếu tố nước ngoài cũng phátsinh nhiều hơn.

    Do vậy, yêu cầu về một nền tư phápmạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vàliêm chính, bảo vệ tốt hơn các quyềncủa người dân và doanh nghiệp tronghoạt động đầu tư, kinh doanh bằng việctạo điều kiện cho họ tiếp cận và đượchỗ trợ những điều kiện pháp lý tốt nhất,khách quan, minh bạch có ý nghĩa rấtquan trọng, qua đó góp phần làm lànhmạnh môi trường đầu tư, kinh doanh,thúc đẩy kinh tế phát triển.

    Mục tiêu của Báo cáo “Phân tích sosánh cơ chế đảm bảo liêm chính tưpháp để thúc đẩy kinh doanh tại một sốnước và bài học cho Việt Nam” nhằmhỗ trợ các cơ quan xây dựng chínhsách của Đảng và Nhà nước trong việcthực hiện Chiến lược hoàn thiện hệthống pháp luật, Chiến lược cải cách tưpháp để tìm hiểu các tiêu chuẩn quốctế và thực tiễn tốt trên thế giới về cơchế bảo đảm liêm chính tư pháp để tạođiều kiện xây dựng thể chế kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủnghĩa, đặc biệt là phát triển một môitrường kinh doanh công bằng, tạo điềukiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

    T.OANH

    Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

    Tuổi trẻ Việt Nam tiến bướcdưới cờ Đảng

    Ngày 27/1, Ban Bí thư TƯ Đoàn TNCS Hồ ChíMinh công bố kế hoạch tổ chức “Ngày thanhniên cùng hành động” chào mừng thành công Đạihội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kỷniệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam (3/2/1930 - 3/2/2021).

    Ngày thanh niên cùng hành động năm nay với chủđề “Tuổi trẻ Việt Nam tự hào tiến bước dưới cờĐảng” nhằm phát động phong trào đoàn viên, thanhniên thi đua lập thành tích chào mừng thành công Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; chàomừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộngsản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2021); thể hiện tìnhcảm, quyết tâm của đoàn viên, thanh niên trong triểnkhai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

    Ngày thanh niên cùng hành động năm nay diễnra ngày 3/2/2021, với sự tham gia của đông đảođoàn viên, hội viên, thanh niên trên cả nước vàthanh niên Việt Nam ở nước ngoài; với 91 điểmhoạt động, trong đó có 90 điểm trong nước đượcphân bổ đều khắp 63 tỉnh, thành phố và 1 điểm tạinước CHDCND Lào.

    Lễ phát động được tổ chức với 3 điểm cầu: HàNội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Các hoạt độnghưởng ứng sau lễ phát động được Ban Bí thư Trungương Đoàn chỉ đạo triển khai đồng loạt và đa dạngvề nội dung, trong đó tập trung vào các nội dungtrọng tâm như: Tuyên truyền về thành công Đại hộiXIII của Đảng; hoạt động Đoàn tham gia xây dựngĐảng; Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nôngthôn mới, xây dựng đô thị văn minh; hỗ trợ đoànviên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; thựchiện an sinh xã hội, “đền ơn đáp nghĩa”; chăm locho thanh, thiếu nhi, bảo vệ môi trường, ứng phóvới biến đổi khí hậu. T.SỰ

    Nhận định về diễn biến thời tiết trêncả nước dịp Tết Nguyên đán 2021,ông Trần Quang Năng, Trưởng phòngDự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo khítượng thủy văn quốc gia) cho biết, sẽ ítcó khả năng xảy ra thiên tai nguy hiểmtrong dịp Tết Tân Sửu 2021 và rất ít khảnăng xảy ra giông, lốc, sét, mưa đá nhưTết Canh Tý 2020. Theo ông Năng, Tếtnăm nay ở miền Bắc sẽ ấm, có nhiều khảnăng có mưa nhỏ, mưa phùn, sương mùvào buổi sáng. Ở miền Trung nhiều mây,

    nhiệt độ thấp hơn các năm trước. Ở miềnNam tương tự như các năm khác.

    “Nhiệt độ trung bình các tháng trongnăm 2021 có xu hướng từ xấp xỉ đến caohơn trung bình nhiều năm, riêng cáctháng cuối năm có xu hướng ở mức xấpxỉ đến thấp hơn trung bình nhiều nămcùng thời kỳ. Nắng nóng ở các khu vựccó khả năng xuất hiện tương đương sovới trung bình, tuy nhiên không gay gắtvà kéo dài như năm 2020”, ông TrầnQuang Năng đưa ra nhận định. L.M

    Đó là thông tin được PGS.TSLương Ngọc Khuê, Cục trưởngCục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB)- Bộ Y tế đưa ra tại Hội thảo trựctuyến về du lịch y tế giữa Việt Nam -Nhật Bản diễn ra hôm qua (27/1).

    Tại Hội thảo, PGS.TS Lương NgọcKhuê cho biết, trong khoảng 10 năm trởlại đây, du lịch y tế phát triển vô cùngmạnh mẽ như một ngành công nghiệptoàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang pháttriển. Ở lục địa châu Á, du lịch y tế đangmở rộng nhanh chóng. Nhật Bản vớinhiều ưu thế vượt trội của khoa học, kỹthuật, sự tận tâm, trình độ y khoa đã trởthành điểm đến của nhiều người bệnhmuốn tìm kiếm các dịch vụ có chất lượngcao, trong đó có những người bệnh từViệt Nam. Uớc tính, mỗi năm người Việtchi khoảng 2 tỷ USD ra nước ngoài đểKCB, trong đó chủ yếu là các bệnh như

    ung thư, tim mạch…Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang xây

    dựng Đề án “Thu hút người nước ngoài,người Việt Nam sống ở nước ngoài vàngười Việt Nam thu nhập cao KCB chấtlượng cao ở Việt Nam giai đoạn 2021 -2030” với mục tiêu đáp ứng nhu cầuKCB chất lượng cao tại Việt Nam củangười có khả năng chi trả, đồng thời thuhút người nước ngoài đến Việt NamKCB. Dự kiến, Đề án sẽ được triển khaitrên địa bàn Hà Nội, TP HCM, các tỉnh,thành phố trọng điểm như Quảng Ninh,Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa…

    Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê,trong tương lai hệ thống KCB Việt Namsẽ có thêm nhiều trung tâm điều trị chấtlượng cao phục vụ người Việt Nam,đồng thời thu hút người nước ngoài, đặcbiệt từ các bạn Nhật Bản trong lĩnh vựcdu lịch y tế. V.TÂN

    Người Việt chi khoảng 2 tỷ USD ra nước ngoàikhám, chữa bệnh mỗi năm

    Dự báo năm 2021 nắng nóng sẽ không gay gắt

  • Số 28 (8.107) Thứ Năm 28/1/2021 3XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn THờI Sự[email protected]ôm qua (27/1), thảoluận các Văn kiện Đạihội XIII, các đại biểu chorằng, đẩy mạnh cải cáchtư pháp là xu thế tất yếunhằm tiến tới xây dựngNhà nước pháp quyền,để chúng ta có được nềnTư pháp trong sạch,vững mạnh, dân chủ,nghiêm minh, đồng thờinâng cao công tácphòng chống thamnhũng do Đảng lãnh đạo. Đặt người dân vào vị trí trung tâm

    Tham luận về nội dung cải cáchtư pháp, Ủy viên Trung ương Đảng,Phó Chánh án Thường trực Tòa ánnhân dân Tối cao (TANDTC) LêHồng Quang nhấn mạnh, xây dựngđất nước hùng cường gắn với xâydựng nền tư pháp văn minh, hiệnđại là nội dung quan trọng của côngcuộc đổi mới.

    Theo ông Lê Hồng Quang,trước đây chúng ta coi việc giúpdân là làm thay cho dân, dẫn đếnTòa án phải thực hiện nhiều hoạtđộng tố tụng, còn người dân thì bịđộng khi đến Tòa án. Nhưng với tưduy đổi mới và cải cách tư pháp,Tòa án giúp dân chính là mang lạicông lý, công bằng cho người dân.Do đó, các phán quyết của Tòa ánkhông chỉ căn cứ vào chứng cứ cótrong hồ sơ mà còn dựa vào kết quảtranh tụng tại phiên tòa.

    Trong xét xử hình sự, bản áncủa Tòa án không chỉ áp dụng chếtài trừng trị, răn đe người phạm tộimà còn có tác dụng cảnh tỉnh, giáodục và phòng ngừa chung. Đối vớigiải quyết, xét xử các tranh chấpdân sự, kinh doanh thương mại,hành chính, lao động, Tòa án giờđây giữ vai trò trọng tài, hướngdẫn, giúp người dân thực hiệnquyền, nghĩa vụ tố tụng theo luậtđịnh. Tòa án luôn tạo điều kiệnthuận lợi để đương sự bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của họ,nhưng vẫn tuân thủ nghiêm phápchế, đồng thời đảm bảo được cônglý, công bằng xã hội.

    Qua cải cách, Tòa án thể hiệnsự gần dân ở việc đơn giản hóa thủtục hành chính tư pháp, minh bạchtrong ban hành và công bố bản án,quyết định, phát triển án lệ, tăngcường ứng dụng công nghệ thôngtin để người dân tiếp cận hoạt độngtố tụng. Bên cạnh đó, Tòa án giảiquyết xét xử các tranh chấp trongdân trên nền tảng pháp luật nhưngkhông tách rời đời sống hàng ngày.“Thẩm phán giờ đây không những

    tinh thông nghiệp vụ, giỏi kỹ năngxét xử mà còn phải am tường vềthực tiễn xã hội, thấu hiểu tâm tư,tình cảm, những khó khăn củangười dân ở nhiều góc độ để cóphương pháp giải quyết phù hợp.Từ đó, đưa ra được phán quyếtcông tâm, có sức thuyết phục” -ông Lê Hồng Quang cho biết.

    Nhấn mạnh việc đẩy mạnh cảicách tư pháp là xu thế tất yếu nhằmtiến tới xây dựng Nhà nước phápquyền, ông Quang cho rằng, cảicách tư pháp để chúng ta có đượcnền tư pháp trong sạch, vững mạnh,dân chủ, nghiêm minh… Trên tinhthần này, nhiệm vụ cải cách tư phápgiai đoạn hậu 2020 sẽ tiếp tục kiênđịnh, nhất quán nguyên tắc Đảnglãnh đạo toàn diện, thống nhất vàtrực tiếp đối với cơ quan tư pháp.Xác định cải cách tư pháp là độnglực quan trọng để nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động tư phápvà công tác phòng chống thamnhũng do Đảng lãnh đạo.

    Cùng với đó, hoạt động tư phápphải đặt người dân vào vị trí trungtâm; tận dụng sự phát triển củacông nghệ thông tin hướng tới xâydựng Tòa án thông minh, Tòa ánđiện tử. Đề cao vị trí, vai trò của cơquan thực hiện quyền tư pháp tronghệ thống chính trị; xác định đây làthiết chế độc lập, có cơ chế phù hợpđảm bảo độc lập tư pháp. Xâydựng cơ chế phù hợp, hạn chế tácđộng từ những chủ thể khác đốivới hoạt động tư pháp; thực hiệnnghiêm nguyên tắc “Thẩm phán,Hội thẩm xét xử độc lập và chỉtuân theo pháp luật”.

    Xử lý kỷ luật nghiêm minhtrên tinh thần nhân văn

    Đó là một trong những mục đíchhướng tới của công tác tác kiểm tra,giám sát, kỷ luật Đảng tại tham luậndo của ông Mai Trực, Ủy viên Trungương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy banKiểm tra Trung ương (UBKTTW)

    trình bày tại Đại hội.Theo ông Mai Trực, trong

    nhiệm kỳ vừa qua, UBKTTW vàUBKT các cấp đã kiểm tra khi códấu hiệu vi phạm đối với trên15.000 tổ chức đảng và trên 47.000đảng viên; tập trung nhiều vàonhững điểm “nóng”, những lĩnhvực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực,những vấn đề bức xúc mà dư luậnquan tâm. Trong đó có nhiều việcmới, việc tồn tại đã lâu, rất khókhăn, phức tạp, nhạy cảm, liên quannhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địaphương, gây bức xúc trong xã hộiđã được phát hiện, làm rõ, kết luậnvà xử lý kỷ luật nghiêm minh, có cảnhững đồng chí giữ cương vị caocủa Đảng, Nhà nước, những sĩ quancấp tướng trong lực lượng vũ trang,đương chức hoặc đã nghỉ hưu,... vớitinh thần không có “vùng cấm”,không có ngoại lệ, nhưng cũng rấtnhân văn. Mục đích chính là làmcho tổ chức đảng, đảng viên thấyđược vi phạm, khuyết điểm củamình để sửa chữa, khắc phục.

    Những việc làm đó đã khẳngđịnh quyết tâm chính trị cao củaBan Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư, cấp ủy cáccấp và bản lĩnh của ngành kiểm tratrong công cuộc xây dựng, chỉnhđốn Đảng. Các tổ chức đảng saukhi được kiểm tra, giám sát đều đãquyết tâm khắc phục, sửa chữa viphạm khuyết điểm, siết chặt lại kỷluật, kỷ cương, tập trung lãnh đạochỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chínhtrị đạt nhiều kết quả tích cực.

    Đối với công tác phòng chốngtham nhũng (PCTN), UBKT các

    cấp đã tiến hành kiểm tra ở nhữngnơi, những lĩnh vực mà trước đây íthoặc chưa được kiểm tra như: Cơquan tư pháp, các cơ quan trong lựclượng vũ trang, các tập đoàn kinh tếlớn của Nhà nước… Qua kiểm tra,đã kịp thời xử lý những đảng viêntham nhũng, xử lý nghiêm tổ chứcđảng và đảng viên không chấp hànhnghiêm các quy định của Đảng vàNhà nước về PCTN. Theo Phó Chủnhiệm UBKTTW, qua công táckiểm tra, giám sát đã kịp thời pháthiện những sơ hở, thiếu sót tronglãnh đạo, quản lý, những bất cậptrong cơ chế, chính sách, pháp luậtđể đề xuất, kiến nghị cấp có thẩmquyền bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

    Để góp phần tích cực hơn nữavào việc nâng cao năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của Đảng, thựchiện thắng lợi Nghị quyết Đại hộilần thứ XIII của Đảng đã đề ra, ôngMai Trực cho rằng công tác kiểmtra, giám sát cần nhận thức đúng,đầy đủ hơn. Việc xử lý kỷ luật phảinghiêm minh, kịp thời, không có“vùng cấm”, không có ngoại lệ,song phải trên tinh thần nhân văn,“trị bệnh cứu người”, mục đích làlàm cho tổ chức đảng, đảng viêntiến bộ hơn, làm tốt hơn. Công khaikết quả xử lý các vụ việc trên cácphương tiện thông tin đại chúngđể phát huy tối đa hiệu quả, tácdụng trong phòng ngừa, giáodục, răn đe, cảnh tỉnh vi phạm,tạo đồng thuận và hiệu ứng tốttrong xã hội, không để các thế lựcthù địch lợi dụng xuyên tạc,chống phá Đảng, Nhà nước.

    VÂN THANH

    Tham luận tại Đại hội Đảng XIII, Bộtrưởng Bộ Công an Tô Lâm chobiết, thời gian qua, lực lượng Công annhân dân đã chủ động, thường xuyênnắm chắc và dự báo sát, đúng tình hìnhtừ xa, từ sớm, từ cơ sở, thực hiện tốtchức năng tham mưu với Đảng, Nhànước đề ra và lãnh đạo thực hiện thắnglợi đường lối, chủ trương, quan điểm cóý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài vềbảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực

    lượng Công an nhân dân. Qua đó, tạomôi trường hòa bình, ổn định, để pháttriển kinh tế - xã hội mở rộng đối ngoại,nâng tầm vị thế đất nước. “Đây là thànhtựu bao trùm và quan trọng nhất”, Bộtrưởng Tô Lâm khẳng định.

    Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đạihội lần thứ XIII của Đảng về nhiệm vụbảo vệ an ninh, trật tự, Bộ trưởng BộCông an đề xuất 6 vấn đề. Trong đó, Đảngbộ Công an Trung ương và toàn lực lượng

    Công an nhân dân sẽ tiếp tục tổ chức quántriệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túcđường lối, chủ trương của Đảng, trọngtâm là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảngđể làm cơ sở tiếp tục đổi mới toàn diệncác mặt công tác công an. Lực lượngCông an nhân dân chủ động nắm chắctình hình từ sớm, từ xa, từ cơ sở trong mọitình huống; nắm tình hình từ khi mới khởinguồn các vấn đề phức tạp về an ninh trậttự để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhànước các chủ trương, giải pháp, cơ chế,chính sách, pháp luật phù hợp để bảo vệ

    lợi ích quốc gia, dân tộc, chủ quyền và anninh của đất nước. Giữ vững thế chủ độngchiến lược, không để bị động, bất ngờ...

    Bên cạnh đó, lực lượng Công an nhândân tập trung xây dựng thế trận lòng dânvững chắc về an ninh trật tự; phát huymạnh mẽ thế trận lòng dân trong nền anninh nhân dân. Phát huy vai trò nòng cốtcủa lực lượng Công an xã trong bảo đảman ninh trật tự tại cơ sở, theo phươngchâm “Trọng dân, gần dân, lúc dân cần,lúc dân khó, có Công an”.

    K.CHI

    Tập trung xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

    Cải cách, xây dựng nền Tư pháptrong sạch, vững mạnh

    lĐồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội.

    lÔng Lê Hồng Quang, Ủy viên Trungương Đảng, Phó Chánh án Thường trựcTANDTC đọc tham luận tại Đại hội.

    lÔng Mai Trực, Phó Chủ nhiệm UBK-TTW đọc tham luận tại Đại hội.

    Ngày 27/1/2021, Đại hội làmviệc cả ngày tại Hội trường, thảoluận các văn kiện Đại hội XIII.Buổi sáng, Ủy viên Bộ Chính trị,Thủ tướng Chính phủ đồng chíNguyễn Xuân Phúc thay mặtĐoàn Chủ tịch điều hành phiênhọp. Buổi chiều, đồng chí PhạmMinh Chính, Ủy viên Bộ Chínhtrị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng ban Tổ chức Trungương thay mặt Đoàn Chủ tịchđiều hành phiên họp.

    Hôm nay - 28/1/2021, Đại hộilàm việc tại Hội trường, tiếp tụcthảo luận các văn kiện Đại hội XIIIvà nghe báo cáo của Ban Chấphành Trung ương khóa XII về côngtác nhân sự Ban Chấp hành Trungương khóa XIII.

  • XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 28 (8.107) Thứ Năm 28/1/2021 [email protected]

    THờI Sự4TIN TỨC

    ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:Biến thách thức thành cơhội phát triển

    Đó là nội dung đáng chú ý trong thôngđiệp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcgửi tới Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến vềthích ứng với biến đổi khí hậu nhằm bàn vềcác giải pháp cấp bách để thích ứng với tìnhhình biến đổi khí hậu đang ngày càng tácđộng mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia trênthế giới diễn ra trong 2 ngày 25-26/1.

    Tại Phiên khai mạc Hội nghị, Tổngthống Pháp, Thủ tướng các nước Hà Lan,Anh, Đức, Đặc phái viên của Hoa Kỳ về khíhậu và Tổng Thư ký Liên Hợp quốc phátbiểu bày tỏ quan ngại trước những tác độngtiêu cực của biến đổi khí hậu, nhấn mạnhcộng đồng quốc tế cần khẩn trương hànhđộng, tăng cường hợp tác và hỗ trợ tài chínhcho hoạt động thích ứng với biến đổi khíhậu. Lãnh đạo các nước phát triển cam kếtsẽ ưu tiên hỗ trợ các hoạt động thích ứngvới biến đổi khí hậu trong viện trợ dành chocác nước đang phát triển.

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn XuânPhúc đã có thông điệp quan trọng gửi Hộinghị. Trong thông điệp, Thủ tướng NguyễnXuân Phúc cho biết Việt Nam là một trongnhững nước chịu tác động nặng nề nhất củabiến đổi khí hậu, trong đó khu vực ven biểnvà đồng bằng, đặc biệt là Đồng bằng sôngCửu Long, thường xuyên chịu tác độngnghiêm trọng của nước biển dâng, xâmnhập mặn và các hiểm họa liên quan đến khíhậu như bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạnhán; khu vực miền núi cũng thường xuyênbị lũ quét và sạt lở đất với tần suất ngàycàng gia tăng.

    Thủ tướng khẳng định để thích ứng vớibiến đổi khí hậu, bên cạnh việc tích cực táicấu trúc nền kinh tế theo hướng các-bonthấp, giảm phát thải khí nhà kính, Việt Namđã và đang có nhiều biện pháp nhằm tăngcường sức chống chịu và nâng cao năng lựcthích ứng của cộng đồng, các thành phầnkinh tế và hệ sinh thái; giảm nhẹ rủi ro thiêntai và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra;lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậuvào hệ thống chiến lược, quy hoạch quốcgia. Cùng với đó, đầu tư phát triển nguồnnhân lực, tăng cường nghiên cứu khoa học,phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại.

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn XuânPhúc đề nghị cộng đồng quốc tế tiếp tục hợptác, hỗ trợ Việt Nam trong thích ứng vớibiến đổi khí hậu. Ở tầm quốc tế, Thủ tướngcho rằng các quốc gia cần nâng cao nănglực thích ứng của cộng đồng, tăng cườngkhả năng chống chịu của tất cả các ngànhvà lĩnh vực trước các tác động tiêu cực củabiến đổi khí hậu. Thủ tướng nhấn mạnhthích ứng với biến đổi khí hậu cần gắn liềnvới phát triển bền vững, bình đẳng giới, xóađói nghèo; cần tăng cường hỗ trợ quốc tếdành cho các nước đang phát triển về tàichính và công nghệ phục vụ cho thích ứngvới biến đổi khí hậu; thúc đẩy quan hệ đốitác nhiều bên, khuyến khích, thu hút sựtham gia của các doanh nghiệp, các nhàkhoa học, cộng đồng dân cư và các tổ chứcphi chính phủ vào các hoạt động thích ứngvới biến đổi khí hậu.

    Thủ tướng cam kết Việt Nam sẽ tiếp tụctích cực tham gia vào các nỗ lực chung củacộng đồng quốc tế nhằm biến “thách thức”do biến đổi khí hậu thành “cơ hội” pháttriển bền vững cho tất cả mọi người, khôngđể ai bị bỏ lại phía sau. Thủ tướng Hà Lanvà nhiều đại biểu đã cảm ơn và tỏ trân trọngtrước sự tham gia, đóng góp tích cực vàhiệu quả của Việt Nam tại Hội nghị.

    ĐÔNG QUANG

    Nâng cao chất lượng giáo viên, cánbộ quản lý

    Khẳng định đội ngũ giáo viên, cánbộ quản lý giáo dục là nhân tố quyếtđịnh thành công sự nghiệp đổi mới giáodục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đềcập tới một số giải pháp thực hiện hiệuquả Nghị quyết 29 trong giai đoạn2021-2025, trong đó có việc nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên. Cụ thể,ngành sẽ rà soát, sắp xếp lại mạng lướicơ sở đào tạo giáo viên theo hướng xâydựng một số trường đại học sư phạmtrọng điểm tại các vùng, miền và củngcố các trường cao đẳng sư phạm, cơ sởđào tạo bồi dưỡng giáo viên ở các địaphương theo “mô hình vệ tinh” với cáctrường đại học sư phạm trọng điểm.

    Xây dựng cơ chế đặt hàng với cáctrường sư phạm trong việc đào tạo, bồidưỡng giáo viên cho địa phương, gắn đàotạo với nhu cầu sử dụng, bảo đảm việc

    đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầuđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầmnon, giáo dục phổ thông và phù hợp vớiquy định của Luật Giáo dục năm 2019.

    Cùng với đó là xây dựng đội ngũgiảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáodục đại học bảo đảm về chất lượng, hợplý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao và pháttriển khoa học, công nghệ cho đất nước,gắn với yêu cầu khởi nghiệp, đổi mớisáng tạo, yêu cầu của cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư. Trong đó có cơchế, chính sách để thu hút, trọng dụng vàphát huy vai trò của các giáo viên, giảngviên giỏi, các nhà khoa học, người cótrình độ tiến sĩ ở trong và ngoài nước đếnlàm việc, tham gia giảng dạy và nghiêncứu khoa học tại các cơ sở giáo dục ởViệt Nam.

    Rà soát, quy hoạch mạng lướitrường, lớp

    Bên cạnh các giải pháp nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên, Bộ trưởng BộGD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng nhấnmạnh đến công tác rà soát, quy hoạchmạng lưới trường, lớp. Ông cho biết, thờigian qua, các địa phương đã tiến hành ràsoát, quy hoạch một bước mạng lướitrường, lớp học. Tuy nhiên, một số địaphương thực hiện sáp nhập cơ học cáctrường, điểm trường lẻ có ít giáo viên, họcsinh. Việc quy hoạch, sắp xếp chưa quantâm đúng mức đến các điều kiện bảo đảmchất lượng giáo dục và dự báo nhu cầuphát triển nhân lực của địa phương.

    Bởi vậy, trong thời gian tới, các địaphương tiếp tục thực hiện rà soát, sắpxếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầmnon, phổ thông bảo đảm nguyên tắc tạothuận lợi cho việc học tập của học sinhgắn với các điều kiện bảo đảm chấtlượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chươngtrình giáo dục mầm non, phổ thông; khắcphục tình trạng nhiều điểm trường lẻ,trường học có quy mô nhỏ, chất lượnggiáo dục chưa cao để tập trung đầu tưnguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triểngiáo dục. Tăng cường đầu tư, phát triểnnhanh trường, cụm lớp cho cấp học mầmnon; ưu tiên tài chính và quỹ đất để bảođảm đủ trường, lớp cho học sinh học 2buổi/ngày, nhất là ở vùng khó khăn,trước hết tập trung cho giáo dục mầmnon và giáo dục tiểu học; bảo đảm đủ cácphòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh,công trình nước sạch.

    Giải pháp tiếp theo là khuyến khíchphát triển hệ thống các cơ sở giáo dụcngoài công lập ở những nơi có điều kiện;rà soát các cơ sở giáo dục mầm non độclập, bảo đảm thực hiện đúng các quyđịnh về tổ chức hoạt động và tiêu chuẩnđội ngũ, cơ sở vật chất tối thiểu để bảođảm chất lượng giáo dục. Thực hiện quyhoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đạihọc bảo đảm gắn với nhu cầu sử dụngnhân lực và tiếp cận quốc tế. Hình thànhmột số đại học, trường đại học trọngđiểm và khuyến khích phát triển cáctrường đại học tư thục, nhất là các trườngđại học tư thục không vì lợi nhuận.

    BẢO LAM

    Cuộc họp Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN-Nga lầnthứ 17 theo hình thức trực tuyến đã diễn ra ngày 26/1do Nga và Indonesia, nước điều phối quan hệ ASEAN-Ngađồng chủ trì, với sự tham dự của các Trưởng SOM và đạidiện các nước ASEAN và Phó Tổng Thư ký ASEAN. Đâylà dịp để hai bên kiểm điểm và đề xuất định hướng hợp tácASEAN-Nga trong thời gian tới, đồng thời trao đổi về cácvấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

    Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, các bên khẳngđịnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, bảođảm an ninh, an toàn trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnhdịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục là nguy cơ lớn, đe dọa trựctiếp đến đời sống kinh tế - xã hội các nước. Hai bên khẳngđịnh chia sẻ tầm nhìn và cam kết vì những mục tiêu chunglà đề cao luật pháp quốc tế, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương,xây dựng trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật lệ.

    Phát biểu tại Hội nghị, cảm ơn sự ủng hộ và đóng gópcủa Nga đối với vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Namtrong năm 2020, đoàn Việt Nam hoan nghênh những kết quả

    tích cực mà nước Nga đạt được trong thời gian qua, đặc biệttrong nỗ lực ứng phó Covid-19; khẳng định vai trò quantrọng của Nga đối với ASEAN và hợp tác khu vực, đánh giácao những tiến triển trong hợp tác ASEAN-Nga trong nămqua và khuyến khích Nga tham gia sâu rộng và đóng góptích cực hơn nữa vào các cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt,đóng góp vào nỗ lực chung thúc đẩy xây dựng lòng tin, đềcao luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm môi trường hoàbình, an ninh, ổn định, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiệnnay; trước mắt đề nghị Nga tiếp tục hỗ trợ ASEAN trongứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch và thúcđẩy phục hồi bền vững.

    Nhấn mạnh Việt Nam hoàn toàn ủng hộ sự tham gia sâurộng của Nga vào hợp tác ASEAN và khu vực, đoàn ViệtNam khẳng định sẵn sàng phối hợp với Nga và các nướcASEAN tiếp tục làm sâu sắc hơn hợp tác thiết thực và cùngcó lợi giữa ASEAN và Nga, góp phần nâng tầm quan hệ đốitác chiến lược hai bên, vượt qua những khó khăn, thách thứchiện nay và cùng phát triển. VIỆT NGA

    LIÊN BANG NGA-ASEAN:Việt Nam sẵn sàng làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác thiết thực

    ĐỔI MỚI GIÁO DỤC:

    Cán bộ quản lý là nhân tốquyết định thành công

    Đó là nhấn mạnh của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo (GD&ĐT) Phùng XuânNhạ khi trình bày tham luận“Tiếp tục thực hiện hiệu quảNghị quyết số 29-NQ/TW củaBan Chấp hành Trung ươngĐảng về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạogiai đoạn 2021-2025” tại Đạihội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII của Đảng ngày 27/1.

    l Ảnh minh họa.lBộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trìnhbày tham luận tại Đại hội.

  • Số 28 (8.107) Thứ Năm 28/1/2021 5XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn Tư PHÁ[email protected]

    Chiều 27/1, Văn phòngChính phủ (VPCP) phốihợp với Bộ Tư pháp vàDự án “Tăng cườngnăng lực xây dựng phápluật cho VPCP giai đoạn2020-2023” (Dự án GIZ,CHLB Đức) tổ chức Hộinghị đánh giá thực hiệnNghị định số55/2011/NĐ-CP;phương hướng triển khaicông tác pháp chế gắnvới triển khai Chỉ thị số43/CT-TTg.Góp phần hiệu quả trong kiện toàn các tổ chứcpháp chế

    Phát biểu khai mạc Hội nghị,Phó Chủ nhiệm VPCP Cao Huynhận định: Trong những năm qua,nhìn một cách tổng thể, việc tổchức, thực hiện Nghị định số55/2011/NĐ-CP quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức bộ máy của tổ chức phápchế đã đạt được những kết quảquan trọng. Sau 10 năm, việctriển khai Nghị định này đã gópphần kiện toàn các tổ chức phápchế tại các bộ, cơ quan đi vàohiệu quả, xây dựng được đội ngũngười làm công tác pháp chế, xâydựng pháp luật vững mạnh,chuyên nghiệp, chuyên mônchuyên sâu hơn. Công tác phápchế nói chung và công tác phápchế của các bộ, ngành với nhữngđóng góp âm thầm đã góp phầnquan trọng vào việc hoàn thànhcác nhiệm vụ chính trị quan trọngcủa bộ, ngành và Chính phủ.

    Tuy nhiên, ông Huy nhấnmạnh và thống nhất với nhậnđịnh: công tác quản lý nhà nướcbằng pháp luật và tổ chức thực

    hiện công tác pháp chế vẫn cònnhững hạn chế, bất cập. Trướcthực trạng nói trên, cuối tháng11/2020 vừa qua, lần đầu tiênChính phủ đã tổ chức Hội nghịvề công tác xây dựng pháp luậtvà nâng cao hiệu quả thi hànhpháp luật. Sau Hội nghị này, Thủtướng Chính phủ đã ban hànhChỉ thị số 43/CT-TTg về nângcao chất lượng công tác xâydựng, hoàn thiện hệ thống phápluật và tăng cường hiệu quả thihành pháp luật. Trong đó đãkhẳng định nhiệm vụ mà nhữngngười làm pháp chế, xây dựngpháp luật cần quán triệt và triểnkhai thực hiện.

    Vì vậy, ông Huy hoan nghênhviệc tổ chức Hội nghị và mongmuốn được lắng nghe nhữngđánh giá, phân tích, giải pháp củacác tổ chức pháp chế, đội ngũngười trực tiếp làm công tác phápchế về các vấn đề này, làm cơ sở,luận cứ xác đáng cho việc tổngkết, đánh giá việc thực hiện Nghịđịnh 55, triển khai nhiệm vụ côngtác pháp chế năm 2021 gắn vớitriển khai thi hành Chỉ thị 43.

    Mong được quan tâm vềphụ cấp làm công tác pháp chế

    Trên cơ sở gợi ý của ông CaoHuy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế(Bộ Nội vụ) Phan Trung Tuấnđồng tình cho rằng, việc banhành Nghị định 55 đã tạo ra hànhlang pháp lý cơ bản, quan trọng,đồng bộ, thống nhất cho tổ chức,hoạt động của các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ và UBND cấp tỉnh nóichung (trong đó có Bộ Nội vụ)và tổ chức pháp chế nói riêng.Tuy nhiên, theo ông Tuấn, trongbối cảnh thực hiện chủ trươngcủa Đảng, Quốc hội, Chính phủvề tinh gọn tổ chức bộ máy, tinhgiản biên chế thì việc thành lậptổ chức pháp chế (Phòng Phápchế) riêng ở các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND cấp tỉnh tạithời điểm này rất khó khăn vàkhó bảo đảm tính khả thi. Thựctế hiện nay cho thấy hầu hết cáccơ quan chuyên môn thuộcUBND cấp tỉnh đã hợp nhất, sápnhập Phòng Pháp chế với cácphòng chuyên môn khác. Hơn

    nữa, việc quy định chế độ phụcấp ưu đãi theo nghề của côngchức, cán bộ và viên chức phápchế quy định tại khoản 2 Điều 12Nghị định 55 đến nay chưa thựchiện được.

    Báo cáo Hội nghị một số kếtquả đạt được, hạn chế trong côngtác pháp chế của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Phó Vụtrưởng Vụ Pháp chế Nguyễn ThịMai Hiên đề xuất tăng cường sựphối hợp giữa các bộ, ngành,trong đó có vai trò quan trọng củaBộ Tư pháp và VPCP để chia sẻkinh nghiệm, tăng cường nguồnlực (nhân lực, kinh phí) thực hiệnhiệu quả tất cả các nhiệm vụ phápchế, ưu tiên các nhiệm vụ xâydựng văn bản. Đồng thời, nhiệmvụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức củatổ chức pháp chế cần tiếp tụcđược hoàn thiện, kiện toàn từTrung ương đến địa phương, theođó cần nghiên cứu sớm sửa đổiNghị định 55, trong đó phụ cấplàm công tác pháp chế cần đượcquan tâm…

    Bế mạc Hội nghị, Thứ trưởngBộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc

    khẳng định, xây dựng Nhà nướcpháp quyền là mục tiêu và nhiệmvụ lớn nêu tại Đại hội XIII. Bàiphát biểu của Tổng Bí thư, Chủtịch nước đặt vấn đề mạnh mẽđối với xây dựng thể chế phápluật, gắn với tổ chức thi hànhpháp luật. “Trong bối cảnh đó,công tác pháp chế với các chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn đượcnêu tại Nghị định số 55 sẽ tiếp tụccó nhiều cơ hội khẳng định vị thếquan trọng của mình. Vấn đề ởđây phụ thuộc nhiều vào chínhchúng ta, những người làm côngtác pháp chế có biết tranh thủ cơhội này không”, Thứ trưởngNgọc trăn trở.

    Để góp phần nâng cao chấtlượng và hiệu quả công tác phápchế, Thứ trưởng Ngọc đề nghịcác tổ chức pháp chế cần chủđộng, tích cực tham mưu cholãnh đạo các bộ, ngành các vấnđề liên quan đến xây dựng, hoànthiện pháp luật trên cơ sở làm tốtcông tác rà soát pháp luật, bámsát thực tiễn, những vấn đềvướng mắc, khó khăn; thi hànhpháp luật thuộc lĩnh vực quản lýnhà nước của bộ, ngành mình đểcó đầy đủ cơ sở thực tiễn chocác đề xuất hoàn thiện pháp luật.Quan trọng nữa là cần nâng caohiệu quả công tác phối hợp giữacác cấp, các ngành trong chỉđạo, điều hành công tác phápchế, giữa Bộ Tư pháp với các tổchức pháp chế; chủ động, kịpthời tháo gỡ những khó khăn,bất cập trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ.

    “Bộ Tư pháp với sứ mệnhgiúp Chính phủ thống nhất quảnlý công tác xây dựng, tổ chức thihành pháp luật sẵn sàng tạothuận lợi, đồng hành cùng các tổchức pháp chế”, Thứ trưởngNgọc cam kết. THỤC QUYÊN

    CÀ MAU:Tiếp tục nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước đốivới hoạt động đấu giá tài sảnTrong năm vừa qua, các tổ chức đấu giá tài sản trênđịa bàn tỉnh Cà Mau đã tổ chức đấu giá thành 116cuộc, có nhiều cuộc đấu giá tài sản, giá bán chênh lệchrất cao so với giá khởi điểm, thu ngân sách nhà nướcđạt hiệu quả cao.

    Với chức năng, nhiệm vụ của mình, hàng năm Sở Tưpháp đều chỉ đạo tăng cường kiểm tra, thanh tra định kỳvà đột xuất theo thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân,qua đó kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi viphạm. Thường xuyên phối hợp các sở, ban, ngành tăngcường thực hiện cơ chế kiểm soát hoạt động đấu giá, nhấtlà trong đấu giá quyền sử dụng đất như: xây dựngphương án đấu giá, lựa chọn hình thức đấu giá phù hợp,quy định bước giá, số vòng đấu giá sát thực tiễn cuộc đấugiá, giám sát chặt chẽ việc tổ chức đấu giá. Từ đó, hoạtđộng đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạtnhiều kết quả tích cực, góp phần hạn chế tối đa tình trạngvi phạm trong lĩnh vực đấu giá, nhất là hành vi thôngđồng, dìm giá, gây thất thoát tài sản nhà nước.

    Bên cạnh đó, hoạt động bán đấu giá tài sản trên địabàn tỉnh Cà Mau cũng còn những khó khăn, hạn chế như:

    việc xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá vẫn cònchưa được định giá sát với thị trường; việc bàn giao tàisản cho người mua được tài sản đấu giá còn gặp nhiềukhó khăn…

    Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhànước đối với hoạt động đấu giá tài sản trong thời gian tới,Sở Tư pháp Cà Mau đề nghị Bộ Tư pháp sớm trình Thủtướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tácquản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản theo ýkiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủTrương Hòa Bình; sớm xây dựng và ban hành văn bản quyđịnh tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, làm cơ sởcho các cơ quan, đơn vị có tài sản thực hiện việc chọn lựatổ chức đấu giá tài sản một cách công khai, khách quan,minh bạch, góp phần hạn chế tình trạng tiêu cực trong lựachọn tổ chức đấu giá tài sản… THANH TRÀ

    ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI:Lễ Bế giảng và trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2020Sáng 27/1, Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổchức Lễ Bế giảng và trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm2020. Tham dự buổi lễ có Quyền Chủ tịch Hội đồngtrường Chu Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Đoàn TrungKiên, các Phó Hiệu trưởng: Vũ Thị Lan Anh, Lê ĐìnhNghị, nguyên Phó Hiệu trưởng Trần Quang Huy cùngcác thầy, cô giáo và 293 học viên Lớp cao học khoá 26và Lớp Nghiên cứu sinh khoá 21.

    Theo Báo cáo tại buổi lễ, sau khi hoàn thành các họcphần trong chương trình đào tạo thạc sĩ, 278/308 họcviên đã bảo vệ luận văn thành công và được Hiệutrưởng công nhận tốt nghiệp theo Quyết định số4932/QĐ-ĐHLHN ngày 31/12/2020, trong đó 18 họcviên Lào đã được Trường trao bằng tốt nghiệp ngày28/12/2020. Cùng được công nhận tốt nghiệp với Lớpcao học khóa 26 còn có 09 học viên Lớp cao học khóa24 và 24 học viên cao học khóa 25.

    Đối với các nghiên cứu sinh, sau khi trải qua quy trìnhđào tạo hết sức chặt chẽ và nhiều khó khăn, thách thức,trong năm 2020, có 25 nghiên cứu sinh đã hoàn thànhChương trình đào tạo tiến sĩ, đã bảo vệ thành công luậnán tiến sĩ và được Hiệu trưởng ký quyết định công nhậnhọc vị và cấp bằng tiến sĩ.

    Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiênchúc mừng các học viên của Lớp cao học khoá 26 và LớpNghiên cứu sinh khoá 21. Đồng thời nhấn mạnh đây làtiền đề, là hành trang để các học viên vững bước trên conđường sự nghiệp, tiếp tục phấn đấu và cống hiến để xâydựng đất nước. Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên hy vọngcác học viên sẽ tiếp tục tự học, tự rèn luyện bản thân đểvận dụng hài hoà, phù hợp những kiến thức đã được họctrong nhà trường với thực tiễn công tác của từng họcviên; tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học củanhà trường, đặc biệt là các nghiên cứu sinh – nhữngngười vừa nhận được tấm bằng học vị cao nhất trong hệthống giáo dục Việt Nam. PHƯƠNG MAI

    TIN TứC

    XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN:

    Khẳng định vị thế công tác pháp chế

    lThứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại Hội nghị.

  • 6 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 28 (8.107) Thứ Năm 28/1/2021 CHUYểN độ[email protected]

    Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổngcục trưởng Tổng cục Du lịchđánh giá đây là mức giảm sâuhơn trung bình cả nước. Mặc dùvậy, TP vẫn là điểm sáng củangành Du lịch, khi tổng thu vẫnđạt 84.512 tỷ đồng, giảm39,6%, thấp hơn mức giảmchung của toàn ngành.

    Nhằm hỗ trợ các DN du lịchnhanh chóng phục hồi sau đạidịch, ngoài các giải pháp giảmgiá điện, giảm phí, lệ phí, Sở Dulịch cũng làm việc với Ngânhàng Nhà nước chi nhánh TP.

    Đến nay, 10/50 cơ sở lưu trú,lữ hành gặp khó khăn trong liênhệ với ngân hàng đã được giảmlãi suất cho vay. Bên cạnh đó,10 DN đang được xem xét cơcấu lại nợ gốc, ân hạn nợ gốc,

    hoãn thanh toán lãi, giảm lãi vàtái cấp hạn mức.

    Sang năm 2021, Sở Du lịchcho biết sẽ tiếp tục tập trung hỗtrợ DN, đồng thời truyền thông,quảng bá về điểm đến vàthương hiệu du lịch TP và thúcđẩy kích cầu, khai thác ứngdụng số trong du lịch.

    Ở kịch bản nếu tình hìnhdịch Covid-19 trên thế giớiđược kiểm soát, Việt Nam mởlại một số đường bay quốc tếđến một số quốc gia an toàn,ngành du lịch TP phấn đấu đón7 triệu lượt khách quốc tế và 26triệu lượt khách nội địa. Tổngthu với kịch bản này ước đạt97.700 tỷ đồng, phấn đấu đạt111.800 tỷ đồng.

    Trong trường hợp dịch

    Covid-19 trên thế giới chưađược kiểm soát, tình hình dịchtại Việt Nam diễn biến phức tạpvà cần tạm ngưng các đườngbay quốc tế, ngành Du lịch sẽtiếp tục duy trì hoạt động ởmức thấp nhất. Lượng kháchnội địa ước đạt 10 triệu lượt,phấn đấu đạt 10,5 triệu lượt,mang về tổng thu khoảng35.600 tỷ đồng.

    Tại Hội nghị, ông Siêu yêucầu ngành Du lịch TP đẩy mạnhquá trình cơ cấu, phát triển nhiềuloại hình du lịch mới đa dạng,đặc sắc mà TP có lợi thế nhưMICE (loại hình du lịch kết hợphội nghị, hội thảo, triển lãm, tổchức sự kiện, du lịch khenthưởng của các Cty cho nhânviên, đối tác), du lịch ban đêm.

    “Mỗi cuộc khủng hoảng nhưthế này là cơ hội để chúng ta tưduy lại, cơ cấu lại thị trường,sản phẩm... TP phải là trung tâmdu lịch sự kiện không chỉ của cảnước, khu vực mà còn của thếgiới”, ông Siêu nói.

    Từ góc độ DN, ông TrầnĐoàn Thế Duy, TGĐ Vietravelcũng cho rằng TP cần tập trungthúc đẩy phát triển cả nội tại

    lẫn liên kết bên ngoài. Trongđó, ngành Du lịch nên đầu tưnâng cấp và làm mới các điểmđến nội ô, ngoại thành, tạo điềukiện cho người dân TP đi dulịch tại chỗ với những dịch vụmới như du lịch sinh thái CầnGiờ, địa đạo Củ Chi, du lịchđường sông Sài Gòn, sản phẩmvăn hóa về đêm.

    Bản thân mỗi DN, theo bàVũ Thị Thanh Hiền, PGĐ kháchsạn Grand Saigon, cũng xácđịnh du lịch nội địa tiếp tục làmũi nhọn trong năm 2021, để từđó chủ động xây dựng thêmnhiều gói sản phẩm kết hợpgiữa dịch vụ lưu trú, ẩm thực,hội nghị, giải trí... phù hợp vàđáp ứng theo nhu cầu của thịtrường.

    Nhằm hình thành nhiều sảnphẩm mới đa dạng và thu hút dukhách đến TP, đại diện các đơnvị cũng đề cao tầm quan trọngcủa các chương trình liên kếtvùng và liên kết doanh nghiệp.

    HOÀNG NGỌC

    Những đối tượng có nguyện vọng về nước được ưu tiên giải quyết Theo Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, trong giai đoạnphòng chống dịch Covid-19, các cơ quan đại diệnngoại giao ở nước ngoài sẽ là đầu mối lên danh sáchnhững công dân có quốc tịch Việt Nam đang ở nướcngoài có nguyện vọng về nước, phân loại theo thứ tựđược ưu tiên và gửi về trong nước để trình các cơ quanliên quan đề nghị thu xếp máy bay Việt Nam sang đưacông dân về nước (công dân tự trả tiền vé máy bay) hoặctư vấn lựa chọn chuyến bay thương mại thích hợp nếucó thể thu xếp được. Trường hợp chưa thu xếp đượcngay chuyến bay, cơ quan đại diện có thể đề nghị nướcbạn hỗ trợ cho phép công dân Việt Nam được gia hạnthị thực…

    Hiện nay, những trường hợp công dân Việt Nam thựcsự có nguyện vọng cần về nước thuộc 4 đối tượng sau đâyđược ưu tiên giải quyết trước gồm: Học sinh dưới 18 tuổi,sinh viên các trường, ký túc xá đã đóng cửa; Người caotuổi (từ 60 tuổi trở lên); Người đang điều trị bệnh/có tiểusử bệnh lý nền (tim mạch, tiểu đường, ung thư...); Laođộng hết hợp đồng, thăm thân, du lịch bị kẹt tại địa bàn;…

    Theo Cục Lãnh sự, để giải quyết nguyện vọng củacông dân có nguyện vọng về nước, đề nghị công dân cónhu cầu cấp thiết, thật sự cần thiết về nước trong giai đoạnhiện nay liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Việt Nam tạinơi công dân đang cư trú hoặc Đại sứ quán kiêm nhiệm

    địa bàn để được tư vấn, hỗ trợ và đăng ký danh sách xinvề nước. M.LONG

    Năm 2020, 62 trạm thu phí BOTcó doanh số hơn 12 ngàn tỷTổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) vừa công bố báo cáosố thu dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án BOTtrong giai đoạn kinh doanh khai thác năm 2020. Theođó, trong năm 2020, tại 62 dự án BOT đã thu phí đạt12.636.332 triệu đồng.

    Cụ thể, số thu quý I năm 2020 đạt 3.281.038 triệuđồng; số thu quý II năm 2020 đạt 2.981.848 triệu đồng,số thu quý III năm 2020 đạt 3.154.769 triệu đồng; số thuquý IV năm 2020 đạt 3.218.677 triệu đồng.

    Tổng cục Đường bộ cho biết, hiện 8 dự án BOT đangtạm dừng thu phí gồm: Dự án đầu tư QL1A đoạn tránh TPThanh Hóa dừng thu từ 10/8/2017; Dự án đầu tư xây dựng

    QL1A đoạn tránh TP Hà Tĩnh dừng thu từ 21/02/2019;Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh thị trấn CaiLậy và tăng cường mặt đường đoạn Km 1987+560 - Km2014+000 tỉnh Tiền Giang theo hình thức Hợp đồng BOT;Dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến tránhhai đầu cầu từ ngã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránhTP Biên Hòa dừng thu từ 24/8/2020;

    Dự án cải tạo nâng cấp QL10 đoạn từ cầu La Uyên đếncầu Tân Đệ tỉnh Thái Bình và tuyến tránh Đông Hưng:Hiện đang tạm dừng thu tại Trạm thu phí cầu Tân Đệ đểdi chuyển trạm ra vị trí mới tại tuyến tránh Đông Hưng;Dự án nâng cấp, cải tạo QL1K theo hình thức hợp đồngBOT trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM dừng thu từ 31/10/2020; Dự án Cải tạo nâng cấpQL 2 đoạn Nội Bài-Vĩnh Yên dừng thu từ 14/10/2020; Dựán Sửa chữa nâng cấp một số đoạn qua các thị trấn trênQL20 dừng thu từ 20/10/2020.

    Hiện vẫn còn 4 dự án chưa báo cáo hoặc báo cáo thiếusố liệu, trong đó Dự án nâng cấp, cải tạo QL1K thuộc địabàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM; dự áncải tạo nâng cấp QL2, đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên, dù tạmdừng thu phí từ tháng 10/2020 nhưng đến nay DN dự ánkhông báo cáo số liệu trong tháng 10.

    Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình vàcải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình. DN dựán thiếu số liệu lưu lượng xe tại trạm Km17+100 Hòa Lạc- Hòa Bình, do DN chưa đối chiếu được với đơn vị cungcấp dịch vụ thu phí không dừng.

    Dự án cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn Bắc Ninh - UôngBí, theo hình thức BOT. DN báo cáo thiếu số liệu lưulượng xe, do DN dự án chưa đối chiếu được với đơn vịcung cấp dịch vụ thu phí không dừng. C.BẢN

    NGÀNH DU LỊCH TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2021:

    Hướng đến đối tượng du khách nội địaHôm qua (27/1), tại Hội nghị tổng kết ngành Du lịch TP HCM năm 2020,triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu(Phó Giám đốc Sở Du lịch TP) cho biết, lượng du khách nội địa đến TP trongnăm qua đạt gần 15,9 triệu lượt, giảm 51,5% so với năm 2019. Trong khi đó,khách quốc tế giảm đến 84,8%, chỉ còn hơn 1,3 triệu lượt.

    TIN TứC

    Tại Hội nghị, lãnh đạo Tổng cục Du lịch cũng giao nhiệm vụ chodu lịch TP dẫn dắt quá trình chuyển đổi số ngành từ tài nguyên đếncác sản phẩm, dịch vụ, thông qua các dự án du lịch thông minh.

    Liên quan đến vấn đề này, bà Vũ Thị Thanh Hiền cũng khẳngđịnh việc áp dụng công nghệ 4.0 vào quá trình vận hành, kinh doanhsẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận khách hàngtiềm năng, chăm sóc khách hàng, qua đó giảm chi phí và gia tănghiệu quả kinh doanh.

    “Sở đang thúc các DN cùng đẩy nhanh quá trình số hoá, tăng tươngtác với du khách bằng công nghệ nhằm chuẩn bị sẵn sàng khi có điều kiệnmở cửa thị trường khách quốc tế; Sở đang xây dựng, trình UBND TPHCM kế hoạch xây dựng bản đồ du lịch tương tác thông minh 3D/360TP HCM, ứng dụng công nghệ 4.0 vào quảng bá phát triển du lịch. Sởphối hợp Sở VHTT và đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ đề án quảng bá dulịch tại các khu vực tập trung đông du khách và các trục đường chính, cửangõ ra vào TP bằng màn hình LED để thu hút nhiều du khách đến vớiTP”, bà Hiếu nói.

    lBà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giámđốc Sở Du lịch TP HCM.

    lDu khách tham quan TP Hồ Chí Minh bằng xe buýt hai tầng.

    lẢnh minh họa.

  • Số 28 (8.107) Thứ Năm 28/1/2021 7XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn CHUYểN độ[email protected]ổng cục đường bộ (BộGiao thông Vận tải) thíđiểm kiểm soát tải trọngxe bằng hệ thống cânkiểm tra tải trọng xeđiện tử tự động trênquốc lộ 5 từ ngày15/8/2020.

    Sau hơn 3 tháng triển khai, xequá tải đã có dấu hiệu giảm sâu rõrệt, thậm chí có những ngàykhông có phương tiện nào viphạm. Trước hiệu quả của việc thíđiểm trên, Tổng cục Đường bộ đềxuất nhân rộng hệ thống cân tựđộng phạt nguội xe quá tải trênnhiều tuyến đường.

    Xe quá tải giảm mạnhTheo Tổng cục Đường bộ,

    việc đưa 2 bộ cân điện tử tự độngvào hoạt động thí điểm (trích xuấtdữ liệu về kết quả cân làm căn cứxử phạt) đã mang lại hiệu quả rấtcao trong công tác kiểm soát xequá tải trên quốc lộ 5.

    Theo thống kê từ ngày15/8/2020-30/11/2020 cho thấy,tổng số xe tải (xe thân liền khốilượng toàn bộ ≥16 tấn và tổ hợpxe đầu kéo sơ mi rơ-moóc) đượccân kiểm tra là 305.015 xe, trongđó có 451 xe (tỉ lệ bằng 0,15%) viphạm tải trọng đường bộ ở mứcxử phạt theo quy định tại Nghịđịnh số 100/2019/NĐ-CP.

    Trong đó, tỉ lệ xe vi phạm quátải trọng giảm dần theo từngtháng. Cụ thể, tháng đầu tiên, sốxe vi phạm giảm còn tỉ lệ 0,23%,số xe vi phạm theo ngày giảmxuống bình quân còn 7,2 xe/ngày;tháng thứ hai, số xe vi phạm giảmcòn tỉ lệ 0,18%%, số xe vi phạm

    theo ngày giảm xuống bình quâncòn 5,4 xe/ngày; tháng thứ bavà nửa đầu tháng thứ tư, số xevi phạm giảm còn tỉ lệ 0,15%,số xe vi phạm theo ngày giảmxuống bình quân còn 4,2xe/ngày. Đặc biệt, có 10 ngàykhông có xe vi phạm.

    Thông qua hệ thống cân nàyđã phát hiện và xử lý, ngăn chặnđược tình trạng các xe có trục phụcó cơ cấu nâng hạ trục, số xe viphạm tổng trọng lượng giảm rấtnhiều. Lực lượng chức năng đãxử lý hơn 14.000 xe vi phạm chởquá tải với tổng số tiền nộp Khobạc Nhà nước hơn 160 tỷ đồng.

    Hệ thống cân tự động tốc độcao, ứng dụng công nghệ cảmbiến lực có độ chính xác cao, ổnđịnh sẽ giải quyết tất cả các bấtcập trong kiểm soát xe quá tảitrước đây. Đặc biệt, hệ thống cânnày còn hỗ trợ việc áp dụng hìnhthức xử phạt nguội, loại bỏ tiêucực do lái xe, chủ xe không tiếpxúc được trực tiếp với lực lượngThanh tra giao thông hay Cảnhsát giao thông xử lý vi phạm. Bêncạnh đó, cũng sẽ loại bỏ được tìnhtrạng lái xe chống đối, đóng cửabỏ đi khiến quá trình xử lý của lựclượng chức năng gặp nhiều khókhăn như trước đây.

    Lập đề án nhân rộngTrao đổi với báo chí, Thứ

    trưởng Bộ Giao thông Vận tải LêĐình Thọ cho rằng, nếu khôngquyết liệt xử lý xe quá tải sẽ làmhư hỏng kết cấu hạ tầng giao thôngđường bộ. Sau khi thí điểm xonghệ thống cân kiểm soát tải trọng tựđộng thực sự mang lại hiệu quả,nên sớm tham mưu Chính phủnhân rộng thực hiện mô hình nàyđể kiểm soát xe quá tải.

    Theo Tổng cục Đường bộ, hànhlang pháp lý đã đầy đủ, thiết bị đểkiểm soát xe quá tải như hệ thốngcân tự động đã được quy định trongcác văn bản quy phạm pháp luật.Trước mắt, đề xuất cho lắp đặt cântự động trên một số hệ thống đườngbộ của Hà Nội, trong đó có đườngvành đai 3, cầu Thăng Long và dựán lắp đặt cân xe trên đường cao tốcPháp Vân - Cầu Giẽ.

    Ông Nguyễn Văn Huyện -Tổng cục trưởng Tổng cụcĐường bộ cho biết: “Để có thểtriển khai áp dụng rộng rãi môhình, công nghệ kiểm tra tảitrọng xe tốc độ cao, tự động,Tổng cục đang lập đề án kiểmsoát tải trọng xe bằng hệ thốngcân tự động báo cáo Bộ Giaothông Vận tải trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt”. “Đề áncũng xác định nguồn vốn đầu tư,đối với các dự án BOT sẽ do nhàđầu tư lắp đặt. Đối với hệ thốngquốc lộ sẽ do ngân sách nhànước đầu tư. Bên cạnh đó, Tổngcục đang xây dựng tiêu chuẩnthiết kế cơ sở hệ thống cân kiểmtra tải trọng xe tự động, tốc độcao trước tiên áp dụng cho cầuThăng Long và hệ thống cân tựđộng trên cả nước”, ông Huyệncho biết. SINH NGUYỄN

    Phân tích mới nhất của Tổchức Lao động quốc tế(ILO) về tác động của Covid-19 đối với thị trường lao độngcho thấy đại dịch đã gây nênthiệt hại khổng lồ về thời giờlàm việc và thu nhập. Nếuthiếu các chính sách phục hồilấy con người làm trung tâmgiúp sớm cải thiện tình hình thìtriển vọng phục hồi trong năm2021 sẽ chậm, không đồng đềuvà không chắc chắn.

    Số liệu mới nhất cho thấythời giờ làm việc toàn cầu đã sụtgiảm 8,8% trong năm vừa qua(so với quý 4 năm 2019), tươngđương với 255 triệu việc làmtoàn thời gian. Con số này gấpkhoảng bốn lần mức độ tổn thấtvề thời giờ làm việc trong cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầunăm 2009.

    Mức độ sụt giảm về thời giờlàm việc này bao gồm cả số giờlàm việc bị giảm của nhữngngười vẫn có việc làm và nhữngtrường hợp bị mất việc. Riêngmức độ mất việc làm đã ở mức“chưa từng có tiền lệ”, với 114

    triệu người. Đáng lưu ý là, 71%số việc làm bị mất này (tươngđương 81 triệu người) là ngườilao động không còn tham giahoạt động kinh tế, thay vì thấtnghiệp. Điều này có nghĩa làngười lao động rời bỏ thị trườnglao động do họ không thể làmviệc, có thể là do các biện phápkiểm soát đại dịch hay chỉ đơngiản là ngừng tìm việc.

    Những thiệt hại vô cùng lớnnày khiến thu nhập từ lao độngtrên toàn cầu giảm 8,3% (trướckhi có các biện pháp hỗ trợ),tương đương với 3,7 nghìn tỷUSD hay 4,4% tổng sản phẩmquốc nội (GDP) toàn cầu.

    Những gián đoạn thịtrường lao động do đại dịch đãảnh hưởng nặng nề hơn tới phụnữ so với nam giới. Tỷ lệ mấtviệc làm của phụ nữ trên toàncầu là 5%, trong khi con số nàyở nam giới là 3,9%. Đặc biệt làso với nam giới, phụ nữ dễ rờibỏ thị trường lao động và rơivào tình trạng không còn hoạtđộng kinh tế hơn.

    Lao động trẻ cũng bị ảnh

    hưởng đặc biệt nghiêm trọng,hoặc mất việc, rời bỏ lực lượnglao động hay trì hoãn tham gialực lượng lao động. Tỷ lệ mấtviệc của thanh niên (nhữngngười trong độ tuổi từ 15-24) là8,7%, trong khi tỷ lệ mất việccủa người trưởng thành là 3,7%.Báo cáo nhận định, tình trạngnày “nêu bật nguy cơ hiện hữucủa việc mất đi một thế hệ”.

    Mặc dù vẫn còn nhiều bất ổn,những số liệu dự báo năm 2021mới nhất cho thấy hầu hết cácnước sẽ phục hồi tương đốimạnh trong nửa cuối năm khicác chương trình tiêm phòng vắcxin bắt đầu được triển khai. Từdự đoán phục hồi này, Báo cáocũng nêu lên quan ngại về một“công cuộc phục hồi hình chữK”, theo đó những lĩnh vực vàngười lao động bị ảnh hưởngnặng nề nhất có thể bị bỏ lại phíasau trong công cuộc phục hồinày, gây gia tăng bất bình đẳngnếu không triển khai các biệnpháp khắc phục.

    Báo cáo đưa ra một số nhữngkhuyến nghị chính sách cho

    công cuộc phục hồi như có cácbiện pháp có tính mục tiêuhướng đến phụ nữ, thanh niên vàngười lao động có tay nghề thấp,được trả lương thấp và các nhómdân số khác bị ảnh hưởng nặngnề bởi đại dịch; hỗ trợ quốc tếcho các nước có thu nhập thấp vàtrung bình, là các nước có nguồntài chính hạn hẹp hơn để triểnkhai vắc xin và thúc đẩy phụchồi kinh tế và việc làm; chútrọng hỗ trợ các lĩnh vực bị ảnhhưởng nặng nề nhất, đồng thờitạo việc làm trong các lĩnh vựcđang phát triển…

    “Những dấu hiệu phục hồinày là rất đáng mừng nhưngcũng mong manh và rất khôngchắc chắn. Chúng ta đang đứngtrước ngã ba đường. Một conđường dẫn đến sự phục hồi

    không đồng đều, không bềnvững với bất bình đẳng và bất ổngia tăng và một viễn cảnh phảichứng kiến nhiều cuộc khủnghoảng hơn nữa. Con đường kialại chú trọng đến công cuộc phụchồi lấy con người làm trung tâmđể trở lại tốt hơn, ưu tiên việclàm, thu nhập và an sinh xã hội,quyền của người lao động và đốithoại xã hội. Chúng ta phải nhớrằng không một nước nào haymột nhóm đơn lẻ nào có thểđơn phương hồi phục sau đạidịch. Nếu chúng ta muốn phụchồi lâu dài, bền vững và baotrùm, đây chính là con đườngmà các nhà hoạch định chínhsách phải cam kết đi theo” -ông Guy Ryder - Tổng Giámđốc ILO nhận định.

    X.HOA

    TIÊU đIểM

    Triển vọng nào phục hồi thị trường lao động?

    lẢnh minh họa.

    Đề xuất nhân rộng hệ thống cân tự động phạt nguội xe quá tải

    lHệ thống cân tự động được Tổng cục Đường bộ thí điểm trên quốc lộ 5.

    Đánh giá về hiệu quả của hệ thống cân tự động, ông Đặng VănChung - Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông - Tổng cục Đường bộViệt Nam cho biết: “Hệ thống cân tự động có giá thành thấp hơn nhiềuso với phải đầu tư một trạm cân cố định. Đầu tư một hệ thống cân nàycó tổng mức đầu tư khoảng 30 tỷ đồng, trong khi nếu đầu tư xây dựngtrạm cân cố định như Dầu Giây hay trạm Quảng Ninh khoảng 100 tỷđồng. Phần mềm cân xe tự động cho phép hệ thống cân hoạt động tựđộng hoàn toàn, không cần thao tác vận hành và can thiệp của con ngườivà kiểm soát được 100% xe lưu thông trên đoạn đường đặt thiết bị cân.Hệ thống cân tự động cho ra kết quả cân rất nhanh, chỉ từ 3-15 giây.Hình ảnh xe vi phạm sẽ được gửi về Tổng cục, sau đó sẽ gửi thông báocho chủ phương tiện để xử phạt nguội”.

  • 8 THờI Sự XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 28 (8.107) Thứ Năm 28/1/2021 [email protected]ÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

    Đóng góp ý kiến vào Vănkiện Đại hội XIII củaĐảng, nhiều đại biểu chorằng Báo cáo chính trị doTổng Bí thư, Chủ tịch nướctrình trước Đại hội có mụctiêu tổng quát thể hiện rấttoàn diện trên tất cả các mặtvề kinh tế - xã hội, an ninh -quốc phòng và đối ngoại.

    Đại biểu Nguyễn HoàngThao, Chủ tịch UBND tỉnhBình Dương cho rằng: Mụctiêu cụ thể đến năm 2025 nướcta phát triển theo hướng côngnghiệp hiện đại và thoát khỏithu nhập trung bình thấp, đếnnăm 2030 trở thành một nước

    đang phát triển, có nền côngnghiệp hiện đại và đến năm2045 đất nước có nền kinh tếphát triển, có thu nhập cao... làmục tiêu nhiều khả quan.

    Theo Đại biểu NguyễnHoàng Thao, Bình Dương nằmtrong vùng kinh tế trọng điểm,phát triển khá cao và cũng làtỉnh nằm trong tốp đầu của cảnước. “Trong Văn kiện mới chỉđề cập đến phát triển kinh tếcủa thành phố Hồ Chí Minh,phát triển công nghiệp đô thịMộc Bài (Tây Ninh), phát triểncảng Cái Mép (Bà Rịa - VũngTàu)... Trong khi đó, BìnhDương là một tỉnh công

    nghiệp, hàng năm lượng hàngxuất nhập khẩu lên đến gần 50tỷ USD, chiếm gần 10% so vớicả nước (cả nước khoảng 540tỷ USD)”, đồng chí NguyễnHoàng Thao nêu ý kiến.

    Còn Đại biểu Võ NgọcThành, Chủ tịch UBND tỉnh GiaLai chia sẻ: Nếu nhìn lại trướcthời kỳ đổi mới thì Việt Nam làmột trong những nước có nềnkinh tế kém phát triển nhất củathế giới. “Nhưng đến nay, sau 35năm chúng ta thực hiện côngcuộc đổi mới, Việt Nam đã trởthành một nước phát triển trungbình và hiện tại chúng ta đangnằm trong nhóm 4 nước đứng

    đầu của khu vực Đông Nam Á.Đây là thành tựu hết sức ấntượng”, Đại biểu cho biết.

    Cũng theo Đại biểu Thành,tại phiên khai mạc Đại hội XIIIcủa Đảng, Tổng Bí thư, Chủtịch nước một lần nữa nhấnmạnh trong bài phát biểu củamình, đó là chưa bao giờ đấtnước chúng ta có cơ đồ, tiềmlực, vị thế và uy tín quốc tếnhư hiện nay.

    “Để đạt được điều này là nhờcó sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam, có đường lối sángtạo và linh hoạt trong từng thờikỳ, gắn với thực tiễn phát triểnđất nước và có sự đồng lòng,ủng hộ của người dân, có sựtham gia của toàn Đảng, toàndân và toàn quân trong côngcuộc xây dựng đất nước”, Đạibiểu đến từ Gia Lai khẳng định.

    Theo ông Thành, về côngnghiệp chế biến và về nănglượng tái tạo, trong khoảng 5năm tới Gia Lai sẽ có sự bứtphá tốt hơn rất nhiều so vớihiện nay. Những tiềm năng vềdu lịch và các đột phá trongviệc xây dựng hạ tầng sẽ đượcthể chế hóa và sẽ được xâydựng đồng bộ trong 5 năm tới.

    Tâm nguyện của nhiều đạibiểu mong rằng trong nhiệmkỳ tới, Đảng và Nhà nước ta sẽcó nhiều quyết sách mạnh mẽhơn nữa, tốt hơn nữa để pháttriển kinh tế vùng Đông NamBộ, kinh tế vùng Tây Nguyênnối với duyên hải miền Trungvà các nước Lào,Campuchia..., phấn đấu đưaViệt Nam trở thành nền kinh tếlớn ở khu vực, một sự trỗi dậyvà phát triển lớn mạnh. T.KÝ

    Đó là trao đổi của ông HầuA Lềnh, Ủy viên Trung ươngĐảng, Phó Chủ tịch, TổngThư ký Ủy ban Trung ươngMTTQ Việt Nam với báo chíbên lề Đại hội Đảng diễn rasáng nay (27/1) về công tácchuẩn bị nhân sự trình Đại hộilần thứ XIII.

    l Xin ông cho biết công tácchuẩn bị nhân sự khóa XIII,đặc biệt là các lãnh đạo chủchốt và những trường hợpthuộc diện đặc biệt?

    - Công tác chuẩn bị nhân sựcho khóa XIII được Ban Chấphành Trung ương khóa XIIchuẩn bị nghiêm túc. Trongsuốt khóa XII, ngay từ đầunhiệm kỳ đã xác định công tácnày là rất quan trọng, nhiệm vụthen chốt. Do đó, tại Hội nghịTrung ương 8 vào tháng10/2018, Trung ương đã thànhlập các tiểu ban chuẩn bị choĐại hội XIII, trong đó có Tiểuban nhân sự. Những trường hợpđặc biệt được Trung ương bànhết sức kỹ lưỡng.

    Sau khi có phương hướngcông tác nhân sự khóa XIII,Ban Chấp hành Trung ương đãthảo luận rất nhiều lần và tiếnhành công tác nhân sự từngbước, hết sức thận trọng, chặtchẽ, đúng quy trình tại các Hộinghị Trung ương 13, 14, 15. Cóthể nói, công tác chuẩn bị nhânsự khóa XIII được làm rất chặtchẽ, kỹ lưỡng và đảm bảo quytrình. Các đồng chí được BanChấp hành Trung ương giớithiệu ra Đại hội XIII cơ bản đápứng tiêu chuẩn, đủ điều kiện, cónăng lực và uy tín.

    l Các trường hợp đặc biệtđược giới thiệu vào Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trịkhóa XIII được thực hiện nhưthế nào, thưa ông?

    - Đối với các trường hợpđặc biệt thì nhiệm kỳ đại hộinào cũng có. Công tác nhân sựcủa chúng ta được kế thừa kinhnghiệm từ các nhiệm kỳ đại hộitrước. Đồng thời căn cứ vàotình hình thực tiễn, những

    trường hợp đặc biệt đã đượcBan chấp hành Trung ương bànbạc rất kỹ lưỡng trên cơ sở giớithiệu của Bộ Chính trị...

    Các đồng chí có trongtrường hợp đặc biệt chủ yếu làđặc biệt về độ tuổi, còn lại đềuđủ điều kiện về tiêu chuẩn vàđủ sức khỏe, có uy tín trên từnglĩnh vực công tác của mình. Vớiyêu cầu thực tế của đất nước,cần phải có những đồng chí tiếptục tham gia bằng kinh nghiệmvà uy tín của mình nên BanChấp hành Trung ương thốngnhất giới thiệu các đồng chí đóra Đại hội. Nếu được Đại hộitín nhiệm bầu thì với kinhnghiệm, các đồng chí sẽ cónhiều đóng góp cho đất nước.

    Trường hợp đặc biệt vẫnđược Ban Chấp hành Trung ươngbàn bạc rất thống nhất. Trong Đềán về nhân sự trình ra Đại hộiXIII sẽ báo cáo rất cụ thể và tạithời điểm này số lượng cụ thể cácchức danh của Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị, BanBí thư chưa được công bố vàhiện nay đang nằm trong Đề ántrình Đại hội lần này.

    l Trong công tác nhân sựnhiệm kỳ Đại hội XIII chúng ta

    đã chuẩn bị kỹ lưỡng như thếnào, thưa ông?

    - Nhiệm kỳ Đại hội nào thìcông tác nhân sự cũng được

    chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và chặtchẽ. Riêng trong nhiệm kỳ Đạihội XII, Đảng đã có nhiều giảipháp khắc phục, trước hết là ban

    hành các văn bản quy định vềnhiệm vụ và trách nhiệm của cáccán bộ cấp chiến lược, công tácgiám sát, đào tạo bồi dưỡng chođội ngũ cán bộ…

    Ngoài ra, Ban Chấp hànhTrung ương cũng ban hành cácquy trình mới, có điều chỉnh bổsung, đó là quy trình về nhận xét,đánh giá cán bộ hàng năm và lấyphiếu tín nhiệm hàng năm ở từngvị trí công tác khác nhau. Cùngvới đó là ban hành quy trình 5bước. Kỳ này, kể cả Ủy viênTrung ương Đảng tái cử hay cácđồng chí Ủy viên Trung ươngĐảng tham gia lần đầu đều thựchiện theo quy trình 5 bước rấtchặt chẽ. Thông qua quy trình 5bước này đã sàng lọc và lựa chọnđược những đồng chí đủ tiêuchuẩn về phẩm chất đạo đức, lốisống, năng lực công tác cũng nhưsở trường, triển vọng phát triển.

    Quy trình của các đồng chíỦy viên Trung ương Đảng làtheo 5 bước, còn các trườnghợp đặc biệt thuộc Bộ Chính trị,Ban Bí thư là 2 vòng 8 bước.Tức là vòng một thì lấy giấygiới thiệu của các đồng chí ủyviên Trung ương xem có đặcbiệt không, số lượng đặc biệt làbao nhiêu, đặc biệt ở vị trí nào?- đó là đối với các đồng chí chủchốt và Bộ Chính trị. Sau đó,Tiểu ban nhân sự sẽ tổng hợp ýkiến của các đồng chí Ủy viênTrung ương. Sau khi tổng hợpý kiến của các đồng chí Ủy viênTrung ương thì báo cáo BộChính trị, Bộ Chính trị sẽ thảoluận bỏ phiếu tập t