21
BÀI THAM LUẬN tham dự Hội nghị an toàn giao thông Việt Nam năm 2015 của Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc Tên chủ đề: Nghiên cứu, phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT ĐTNĐ trên địa bàn quản lý I. Phần mở đầu: Giao thông vận tải đường thủy Việt Nam đã có quá trình phát triển lâu đời do điều kiện sông nước tự nhiên phong phú và sự tiện dụng của bản thân phương thức vận tải này. Những năm qua hoạt đông vận tải thủy nội địa luôn gắn liền với các giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và đóng góp tích cực vào hoạt động giao thông vận tải chung của đất nước. Sản lượng vận tải thủy luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 30% trong tổng sản lượng giao thông vận tải nội địa chung của toàn quốc. Nó không những vận chuyển có hiệu quả các loại hàng hóa lớn, cồng kềnh mà giá thành thấp nhất trong các phương thức vận chuyển hàng hóa. Thời gian gần đây, vận tải thủy phát triển nhanh cả về cơ sở hạ tầng và lực lượng sản xuất vận tải, hỗ trợ đắc lực cho phương thức vận tải trên bộ. Do tác động của cơ chế thị trường, cùng với việc tăng nhanh khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách theo nhiều phương thức với nhu cầu phục vụ tăng cao, lực lượng phương tiện vận tải thủy cũng phát triển đa dạng với nhiều chủng loại. 1

ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

BÀI THAM LUẬNtham dự Hội nghị an toàn giao thông Việt Nam năm 2015

của Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc

Tên chủ đề: Nghiên cứu, phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu

quả công tác bảo đảm TTATGT ĐTNĐ trên địa bàn quản lý

I. Phần mở đầu:Giao thông vận tải đường thủy Việt Nam đã có quá trình phát triển lâu đời do

điều kiện sông nước tự nhiên phong phú và sự tiện dụng của bản thân phương thức vận tải này. Những năm qua hoạt đông vận tải thủy nội địa luôn gắn liền với các giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và đóng góp tích cực vào hoạt động giao thông vận tải chung của đất nước. Sản lượng vận tải thủy luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 30% trong tổng sản lượng giao thông vận tải nội địa chung của toàn quốc. Nó không những vận chuyển có hiệu quả các loại hàng hóa lớn, cồng kềnh mà giá thành thấp nhất trong các phương thức vận chuyển hàng hóa.

Thời gian gần đây, vận tải thủy phát triển nhanh cả về cơ sở hạ tầng và lực lượng sản xuất vận tải, hỗ trợ đắc lực cho phương thức vận tải trên bộ. Do tác động của cơ chế thị trường, cùng với việc tăng nhanh khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách theo nhiều phương thức với nhu cầu phục vụ tăng cao, lực lượng phương tiện vận tải thủy cũng phát triển đa dạng với nhiều chủng loại. Vì vậy, tình hình trật tự an toàn giao thông trong đó ATGTĐT đang diễn ra hết sức phức tạp, đang là mối lo thường trực, là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, Đảng và nhà nước và cả hệ thống chính trị rất quan tâm đến TTATGT: Chỉ thị số 18 -CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ; Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 03/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải, đường thủy nội địa. Chính vì vậy, để thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy, giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn giao thông đường thủy nói riêng gây ra, chúng ta cùng nghiên cứu, phân tích đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng GTĐTNĐ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

1

Page 2: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

quy định về công tác quản lý nhà nước trên đường thuỷ nội địa và để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT ĐTNĐ trên địa bàn quản lý.II. Hiện trạng kết cấu hạ tầng GTĐTNĐ trên địa bàn quản lý: 1. Hệ thống luồng tuyến, báo hiệu trên các tuyến ĐTNĐ trong phạm vi quản lý: a. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên:

Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ GTVT về việc công bố đường thủy nội địa quốc gia, tổng cộng có 6.658,6 Km đường thủy nội địa quốc gia được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đưa vào quản lý, khai thác và bảo trì. Các sông, kênh đưa vào quản lý khai thác nhưng chủ yếu vẫn là tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có nên mùa mưa lưu tốc nước chảy xiết, mùa khô thì khan cạn, dòng chảy quanh co, không có tuyến vận tải đồng cấp, nhiều công trình vượt sông có chiều rộng khoang thông thuyền nhỏ, chiều cao tĩnh không thấp, do đó đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện cũng như công nghệ vận tải của các doanh nghiệp vận tải bị hạn chế, hiệu quả khai thác không cao, đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

- Với đặc điểm sông đồng bằng sông Hồng do nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều nên nhiều sông, kênh ảnh hưởng của thủy triều, mùa mưa đến sớm, lũ đến nhanh và đột ngột, hệ thống sông có hình nan quạt làm nước bị dồn nén, nước rút chậm.

- Các sông Miền núi và Trung du địa hình ngắn, độ dốc lớn, ít ảnh hưởng của thủy triều, nước lũ lên nhanh và rút cũng rất nhanh.

b. Hạ tầng giao thông, luồng tuyến, báo hiệu đường thủy nội địa:Hiện nay, Chi cục ĐTNĐ phía Bắc được Cục ĐTNĐ Việt nam giao tổ chức

quản lý, bảo trì các tuyến luồng tại 09 đơn vị (05 Công ty Cổ phần QLĐS và 04 Công ty CPQLBTĐT) với tổng chiều dài là 2719,9 km (trong đó có 692 Km sông cấp 1; 662,9 Km sông cấp 2; 936,5 sông cấp 3; 372,5 Km sông cấp 4 và 56 Km sông cấp 5), với 63 tuyến sông trung ương, 7516 báo hiệu, 3799 đèn BH; được Chi cục tổ chức quản lý, báo trì ĐTNĐ là đầu mối kết nối giao thông ĐTNĐ quan trọng với các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định…vv.

c. Đặc điểm một số tuyến sông:

2

Page 3: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

- Tuyến sông Hồng dài 553km từ cửa Ba Lạt (phao số 0) Nam Định đến ngã 3 Nậm Thi, Lào Cai, sông Hồng có chiều rộng trung bình tương đối lớn từ 300m ¸ 700m có diễn biến luồng phức tạp đặc biệt về mùa lũ nước chảy xiết và mùa cạn ở vùng trung du và miền núi như Lào Cai..., vùng cửa sông có ảnh hưởng thủy triều, báo hiệu 1457BH, đèn 439. Mực nước cao 10,58m, thấp 1.20m; lưu lượng vận tải trung bình 139.133 lượt; 36.812.350tấn /ph. tiện/năm.

- Tuyến sông Đáy dài 163km từ (phao số 0) cửa Đáy (Kim Sơn, Ninh Bình) đến cảng Vân Đình có chiều rộng trung bình khoảng 100m ¸ 150m, báo hiệu 566BH, đèn 269, vùng ảnh hưởng thủy triều có mực nước cao 3.56m, thấp 1.03m; lưu lượng vận tải lớn nhất 128.32 lượt; 3.626.000tấn /ph. tiện/năm.

- Tuyến sông Luộc dài 72km từ ngã 3 cửa Luộc (Thái Bình) đến hạ lưu cầu Quý Cao (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) 200m có chiều rộng trung bình khoảng 200m; Trạm (triều Dương), báo hiệu 371BH, đèn 226, mực nước cao 4.79m, thấp -0.05m; lưu lượng vận tải lớn nhất 79.100 lượt; 14.933.000tấn /ph. tiện/năm.

- Tuyến sông Trà Lý dài 70km từ ngã 3 Phạm lỗ (Hưng Yên) đến cửa Trà Lý (Thái Bình) có chiều rộng trung bình khoảng 150m; báo hiệu 203, đèn 86. Trạm (Thái Bình) mực nước cao 2.75m, thấp -0.28m; lưu lượng vận tải lớn nhất 14.400 lượt; 1.757.000tấn/ph. tiện/năm.

- Tuyến sông Văn úc dài 57km từ ngã 3 cửa Dưa (Tứ Kỳ, Hải Dương) đến cửa Văn úc (Tiên Lãng, Hải Phòng) có chiều rộng trung bình khoảng 250m; báo hiệu 90BH, đèn 43, Trạm (Thái Bình) mực nước cao 4.08m, thấp 0.4m; lưu lượng vận tải lớn nhất 14.987 lượt; 2.483.000tấn /ph. tiện/năm.

- Tuyến sông Lạch Tray dài 49km từ ngã 3 Kênh Đồng (An Lão, Hải Phòng) đến cửa Lạch Tray (Dương Kinh, Hải Phòng) có chiều rộng trung bình khoảng 150m; báo hiệu 243, đèn 159, Trạm (Kênh Đồng) mực nước cao 3.87m, thấp 1.28m; lưu lượng vận tải lớn nhất 31.171lượt; 12.647.000tấn /ph. tiện/năm.

- Tuyến sông Lô dài 115km từ ngã ba Việt Trì (Vĩnh Phúc) cũ đến ngã ba sông Lô, sông Gâm (Tuyên Quang) có chiều rộng trung bình 250m; báo hiệu 484, đèn 383, sâu trung bình 2,5m; lưu lượng vận tải 96.516 lượt; 23.778.000 tấn /ph. tiện/năm.

- Tuyến sông Thái Bình dài 100km từ cửa Thái Bình đến ngã ba Lác (Bắc Giang) có chiều rộng trung bình 120m; báo hiệu 218, đèn 146, sâu trung bình 2,5m; lưu lượng vận tải 39.526 lượt; 13.198.058 tấn /ph. tiện/năm.

3

Page 4: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

c. Một số tuyến vận tải chính:- Tuyến vận tải Quảng Ninh – Phả Lại qua các sông Đá Bạch, sông Kinh Thày- Tuyến vận tải Quảng Ninh- Hải Phòng – Ninh Bình qua các luồng ba Mom,

sông Lạch Tray, sông Luộc…- Tuyến vận tải Hà Nội – Hải Phòng qua sông Đuống, sông Kinh Thày- Tuyến vận tải Hà Nội – Việt Trì - Lào Cai qua sông Hồng.- Tuyến vận tải Việt Trì - Hòa Bình qua sông Hồng, sông Đà.- Tuyến vận tải Việt Trì - Tuyên Quang qua sông Lô.

2. Hiện trạng cảng, bến TNĐ: Trong những năm qua, cùng với sự phát tiển kinh tế của đất nước, trước nhu cầu đòi hỏi vận chuyển hàng hóa nhiều cảng, bến thủy nội địa được mở ra, đa dạng, hoạt động xen kẽ trên cùng một hệ thống đượng thủy nội địa. Các cảng bến thủy nội địa chủ yếu lợi dụng địa hình tự nhiên, do không có quy hoạch nên các chủ cảng bến không đầu tư xây dựng quy mô, lâu dài, vùng nước cảng bến chật hẹp, không có vùng neo đậu cho phương tiện. - Đối với các cảng do nhà nước quản lý được xây dựng từ lâu đến nay hạ tầng cơ sở, thiết bị đã cũ nát, lạc hậu như cảng Hà Nội, Đáp Cầu, Nam Đinh...đã không giữ được vai trò đầu mối của mình. - Các cảng bến của nhà máy, xí nghiệp đặc biệt là các cảng của các Công ty liên doanh được đầu tư hiện đại, thiết bị bốc xếp chuyên dùng, mức độ cơ giới hóa cao nhưng hạn chế do luồng tuyến và các công trình qua sông ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận phương tiện, chi phí cao cho việc phải chuyển tải... - Các cảng bến do tư nhân, hợp tác xã đầu tư xây dựng chủ yếu lợi dụng địa hình tự nhiên để bốc xếp hàng hóa nên hạ tầng cơ sở yếu kém, bốc xếp bằng thủ công. Đặc biệt là các bến hoạt động không được cấp phép đang trở thành một vấn đề bức xúc trong công tác quản lý hiện nay. Hiện nay, trên địa bàn quản lý của Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc có 1082 cảng bến đã được công bố và cấp giấy phép hoạt động và 1.112 bến chưa được cấp phép. Trong đó, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 2 quản lý 807 cảng bến và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 quản lý 275 cảng bến. Như vậy, có thể thấy số lượng bến thủy nội địa hoạt động không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa là rất lớn, chưa kể đến hết năm 2015 theo quy định của Thông tư 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/8/2014 quy định quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, nếu

4

Page 5: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

địa phương không có quy hoạch cảng bến thủy nội địa thì số lượng bến thủy nội địa hết hạn giấy phép hoạt động sẽ tăng lên rất nhiều. Mặt khác, trên các tuyến đường thủy hiện nay tình trạng khai cát diễn biến phức tạp, phương tiện không được kiểm tra, đậu đỗ ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên tuyến, chở quá tải trọng, không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không có bằng, chứng chỉ chuyên môn ... việc tổ chức quản lý gặp nhiều khó khăn, tiểm ẩn những mối nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông. 3. Các công trình vượt sông trên tuyến: Trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia thuộc phạm vi quản lý có 118 cầu qua sông với tĩnh không từ 1.5 m đến 25 m, 245 đường dây điện với tĩnh không từ 5 m đến 29,66 m (có bảng thống kê kèm theo). III. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về công tác quản lý nhà nước trên đường thuỷ nội địa: - Luật Thanh tra ngày 15/11/2010; - Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; - Luật Giao thông ĐTNĐ ngày 15/6/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông ĐTNĐ ngày 17/6/2014; - Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật GTĐTNĐ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GTĐTNĐ. - Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

- Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31/05/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải;

- Nghị định 110/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2014 quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; - Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTHH, ĐTNĐ; - Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam

5

Page 6: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

- Thông tư số 15/2012/TT-BGTVT ngày 10/5/2012 Quy định về trang bị và sử dụng phao cứu sinh, dụng cụ nổi, phao cứu sinh cá nhân trên PTVT hành khách ngang sông - Thông tư số 22/2014/TT-BGTVT hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và ô tô.

- Thông tư 70/2014/TT-BGTVT Quy định về quản lý Đường thủy nội địa- Thông tư 80/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày

30/12/2014 Quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên ĐTNĐ;- Thông tư 66/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày

12/11/2014 Quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới;

- Thông tư 50/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 17/10/2014 Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa

- Thông tư 75/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 19/12/2014 Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa; - Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ trưởng Giao thông vận tải quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải;

- Thông tư 26/2013/TT-BGTVT ngày 10/9/2013 của Bộ GTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT được giao nhiệm vụ trong công tác bảo đảm TTATGTĐTNĐ.

- Thông tư số 64/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ trưởng Giao thông vận tải quy định việc thành lập; nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

- Thông tư 64/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ GTVT về ban hành định mức kinh tế kỹ thuật quản lý bảo trì ĐTNĐ. - Thông tư 26/2014/TT-BGTVT ngày 08/7/2014 của Bộ GTVT về hướng dẫn đấu thầu, đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích quản lý, bảo trì ĐTNĐ quốc gia thuộc dự toán chi ngân sách trưng ương. - Quyết định số 467/QĐ-CĐTNĐ ngày 30/6/2009 của Cục ĐTNĐ Việt Nam về phân định phạm vi tổ chức quản lý, bảo trì các tuyến ĐTNĐ quốc gia.

6

Page 7: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

- Quyết định số 796/QĐ-CĐTNĐ ngày 26/6/2015 của Cục ĐTNĐ Việt Nam về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục ĐTNĐ phía Bắc.IV. Tình hình trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa:

1. Công tác bảo đảm TTATGTĐTNĐ: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự và khắc phục ùn tắc giao thông; với mục tiêu "Thông suốt - An toàn - Liên tục, siết chặt kinh doanh vận tải thủy, chống quá mớn quá tải"; "Đèn sáng - luồng thông - giao thông thuận lợi an toàn"

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, nhận thức được trách nhiệm và tầm quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn giao thông Đường thuỷ nội địa, Chi cục luôn xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chi cục đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa, chủ động đề xuất và thực hiện, tham gia theo chỉ đạo của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam để trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông Đường thuỷ nội địa. Chi cục thường xuyên xây dựng và báo cáo Cục để chỉ đạo tổ chức triển khai các kế hoạch, biện pháp để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về an toàn giao thông Đường thuỷ nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình theo phân cấp ủy quyền.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông Đường thuỷ nội địa đã được tăng cường triển khai bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông Đường thuỷ nội địa của các đối tượng tham gia giao thông và nhân dân các xã ven sông; góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các xã nơi có các tuyến sông do đơn vị quản lý đi qua đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông Đường thuỷ nội địa. Tháng 9 hàng năm là tháng cao điểm an toàn giao thông, Chi cục đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức ra quân và ký cam kết thực hiện Luật Giao thông Đường thuỷ nội địa với các xã - phường - thị trấn, trường học ven sông để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự, an toàn giao thông Đường thuỷ nội địa tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chủ phương tiện vận tải; phương tiện chở khách; chủ cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu, chủ các cảng, bến thuỷ nội địa.

7

Page 8: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

- Công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa: Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị quản lý ĐTNĐ khu vực kiểm tra, khảo sát tuyến luồng, phát hiện xử lý kịp thời vật chướng ngại, khắc phục các điểm thường gây tai nạn giao thông; thực hiện công tác quản lý bảo trì ĐTNĐ theo đúng phương án được phê duyệt, kịp thời bổ sung, điều chỉnh các báo hiệu cho phù hợp với thực tế diễn biến luồng, phát quang những vị trí báo hiệu bị che khuất; đảm bảo báo hiệu đúng phương án, màu sắc rõ ràng, ánh sáng ban đêm đúng chế độ, đảm bảo giao thông ĐTNĐ được thông suốt, an toàn. Tăng cường kiểm tra các vị trí điều tiết đảm bảo an toàn giao thông ĐTNĐ không để xảy ra sự cố tai nạn giao thông hoặc ùn tắc giao thông tại các khu vực này. Đôn đốc, hướng dẫn chủ công trình lập phương án bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí trọng điểm, công trường thi công công trình, khu vực qua cầu có khoang thông thuyền, tĩnh không hạn chế về mùa lũ. Thường xuyên thông báo hiện trạng luồng và các tình hình đột xuất của luồng, vật chướng ngại trên luồng, chuyển đổi vị trí báo hiệu, chuẩn tắc kỹ thuật luồng ĐTNĐ thuộc phạm vi trách nhiệm đến Cảng vụ ĐTNĐ khu vực, các Sở giao thông vận tải và cơ quan liên quan.

- Công tác thanh tra, kiểm tra phối hợp liên ngành và xử lý vi phạm: Chỉ đạo các Đội TT-AT trực thuộc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATGTĐTNĐ trên các tuyến đường thủy trong khu vực quản lý, tại khu vực trọng điểm về ATGT, các cảng, bến khách, phương tiện thủy chở khách, các công trình thi công trên đường thủy. Đặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa lễ, hội, mùa thi tập trung thực hiện ký cam kết, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn đối với 100% các bến khách ngang sông, dọc sông trong khu vực quản lý và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm quy định an toàn giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt là các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, như thi công công trình trên đường thủy nôi địa khi chưa được sự chấp thuận, không có phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; phương tiện thủy hoạt động không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật, thiếu dụng cụ cứu sinh; thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; chở quá số người được phép chở trên phương tiện, chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện theo quy định. Trong 9 tháng đầu năm 2015, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc đã chỉ đạo các Đội TT-AT trực thuộc tổ chức ký cam kết thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa với 978 chủ bến hàng hóa, bến khách ngang sông, phương tiện; tiếp tục kiểm tra. Tham gia 54 cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên, 23 cuộc phối hợp liên ngành xử lý vi phạm hành chính; Kiểm tra

8

Page 9: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

2.522 trường hợp; lập biên bản vi phạm 742 đối tượng; đình chỉ hoạt động 410 cảng, bến TNĐ, 272 phương tiện; xử lý vi phạm hành chính nộp Kho bạc Nhà nước 127.950.000 đồng; - Tham mưu cho Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trong công tác quản lý chuyên ngành. Phối hợp với Chi cục Đăng kiểm khu vực, Phòng Cảnh sát Đường thủy các địa phương, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực và các đơn vị hữu quan thành lập Đoàn liên ngành cơ sở kiểm tra việc thực hiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông về hoạt động vận tải hành khách ngang sông, vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải khách du lịch, nhà hàng nổi, phương tiện lưu trú ngủ đêm; kiểm tra hoạt động khai thác cảng, bến hành khách, bến khách ngang sông; công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; công tác khai thác, bảo trì và đảm bảo an toàn giao thông của bến khách ngang sông.

2. Tình hình TTATGTĐTNĐ trong những năm gần đây: - Thống kê tình hình TNGT từ 2012 đến 9 tháng đầu năm 2015:

NămSố vụ tai nạn

Số người chết

Số người bị thương

Số phương tiện bị chìm đắm

Ước tính thiệt hại về tài sản(tỷ đồng)

2011 230 171 25 181 38

2012 118 108 12 132 11

2013 92 49 11 96 10

2014 90 66 10 130 139

tháng 2015

91 38 7 82 18,6

(Nguồn Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) - 9 tháng đầu năm 2015 trên khu vực quản lý của Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc quản lý xảy ra 34 tai nạn giao thông đường thủy làm chết 13 người, 34 phương tiện bị đắm, trong đó có 20/34 phương tiện chở vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi) chiếm 58,82% phương tiện bị tai nạn (có bảng thống kê kèm theo)

3. Nguyên nhân:- Lưu lượng vận tải thủy phát triển với tốc độ rất nhanh cả về số lượng và

trọng tải phương tiện. Lưu lượng vận tải 6 tháng đầu năm 2015 đạt: 35.672 lượt

9

Page 10: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

phương tiện tăng 17% so với cùng kỳ năm 2014, với 13.765.446 tấn phương tiện tăng 40% so với cùng kỳ năm 2014.

- Phương tiện chở hàng hóa vượt quá tải trọng (quá dấu chuyên chở) được phép chở của phương tiện.

- Người điều khiển phương tiện không tuân thủ quy tắc giao thông và báo hiệu giao thông ĐTNĐ.

- Người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc có bằng, chứng chỉ chuyên môn nhưng không phù hợp.

- Phương tiện không đăng kiểm hoặc không thực hiện việc đăng kiểm đúng thời gian quy định.

- Trao quyền điều khiển phương tiện cho người điều khiển phương tiện không đúng chức trách nhiệm vụ khi điều khiển phương tiện hành trình qua khu vực hạn chế giao thông... - Do còn tồn tại nhiều bến thủy nội địa hoạt động không đủ điều kiện để cấp phép hoạt động, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép... nên việc tổ chức kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm của các phương tiện gặp nhiều khó khăn.

- Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn, giông, lốc. V. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGTĐTNĐ trên địa bàn quản lý: 1.Giải pháp chỉ đạo điều hành:

- Bám sát chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trong công tác bảo đảm TTATGTĐTNĐ. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 03/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ, Chương trình hành động số 44/CTHĐ-UBATGTQG ngày 08/3/2013 của UBATGTQG và chủ đề bảo đảm trật tự an toàn giao thông hàng năm.

- Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định, tổ chức cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của Chi cục. Tham gia ý kiến để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp thực tiễn hoạt động của ngành nhằm giảm phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.

10

Page 11: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

- Thương xuyên nắm bắt tình hình hoạt động GTĐTNĐ trên địa bàn quản lý để có biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo chính xác đồng thời thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức, viên chức Chi cục.

2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông ĐTNĐ:

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật GTĐTNĐ phù hợp với thực tiễn. Đề xuất tăng nặng mức xử phạt, bổ sung hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi vi hành chính là nguyên nhân gây tai nạn giao thông: cảng bến hoạt động không có giấy phép, phương tiện hoạt động không có đăng ký, đăng kiểm; trang thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, cứu hỏa không đảm bảo chất lượng, số lượng; thuyền viên không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với loại phương tiện điều khiển; chở hàng hóa quá khổ, quá trọng tải (quá dấu chuyên chở) hoặc quá số người được phép chở theo quy định; xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách tại các cảng, bến chưa được công bố, cấp giấy phép hoạt động hoặc không đúng nơi quy định. - Thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực ĐTNĐ, bảo đảm công tác xử lý vi phạm chặt chẽ, đúng quy định. - Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành của TW và địa phương trong công tác bảo đảm TTATGTĐTNĐ trên địa bàn. Thực hiện quyết liệt công tác quy hoạch cảng, bến thủy nội địa, kiên quyết giải tỏa, đình chỉ các bến thủy nội địa không bảo đảm các điều kiện cấp phép hoạt động theo quy định, để bảo đảm các cảng bến hoạt động được công bố, cấp phép và các phương tiện thủy vào rời cảng bến được kiểm tra và làm thủ tục rời cảng bến theo quy định. - Đề xuất Bộ GTVT, Cục ĐTNĐVN chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện việc bố trí nơi tạm giữ phương tiện thủy vi phạm theo Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/7/2006 của Chính phủ về quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bám tuyến, bám luồng, thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh báo hiệu kịp thời diễn biến của luồng; đánh giá, nắm bắt thông tin, xác định các vị trí nguy hiểm dễ xảy ra TNGT đường thủy, để qua đó tham mưu, đề xuất các giải pháp phòng ngừa. - Khảo sát, kiểm tra các tuyến luồng đủ điều kiện để đề xuất nâng cấp tuyến luồng phù hợp với phát triển của phương tiện.

11

Page 12: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thi hành nhiệm vụ và gắn trách nhiệm liên quan của cơ quan, đơn vị, người thực thi nhiệm vụ khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy do lỗi chủ quan gây ra. - Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp kiểm tra liên ngành 3 Cục cấp cơ sở. Xác định các địa bàn có nguy cơ mất an toàn, dễ xảy ra tai nạn giao thông để lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, xử lý dứt điểm, sau đó nhân rộng cách làm.

3. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông ĐTNĐ:

- Nội dung tuyên truyền được tập trung vào hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy; tuyên truyền để xây dựng ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, của cộng đồng đối với pháp luật và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa; đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng các tuyến sông, bến cảng, khu dân cư, đoàn tàu an toàn, văn minh, văn hoá; tuyên truyền về các văn bản QPPL về giao thông đường thủy nội địa, việc chấp hành mặc áo phao cứu sinh hoặc mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông... - Tăng cường công tác tuyên truyền đến chủ cảng bến, chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, đặc biệt là các văn bản mới ban hành: Phương tiện thủy hoạt động phải bảo đảm các điều kiện an toàn, được đăng ký, đăng kiểm, thuyền viên làm việc trên phương tiện phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với loại phương tiện; không chở hàng hóa vượt quá dấu chuyên chở (quá trọng tải) của phương tiện; tuân thủ nghiêm quy tắc giao thông và chỉ dẫn của báo hiệu ĐTNĐ; thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ khi điều khiển phương tiện...

- Tiếp tục triển khai sâu rộng trong toàn đơn vị về nội dung an toàn giao thông năm 2015; chủ động, sáng tạo hình thức tuyên truyền phù hợp với địa bàn quản lý. Tổ chức cho chủ cảng, bến thủy nội địa, chủ phương tiện ký cam kết thực hiện những quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa; nhân rộng các mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy”, Chương trình hành động thực hiện cuộc vận động “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”; “Vì an toàn trẻ em trên sông nước”, góp phần xây dựng thế trận toàn dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy.

12

Page 13: ĐỀ CƯƠNG BÀI THAM LUẬNstatic.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/ĐỀ... · Web viewĐặc biệt tập trung vào các thời điểm trong dịp lễ, tết, mùa

4. Phát động phong trào thi đua:- Nâng cao ý thức trách nhiệm của CBCNV trong việc thục thi nhiệm vụ, tăng

cường giáo dục, quán triệt cho CBCNV nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ; có hình thức động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời, thiết thực đối với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác này. Tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, quy trình công tác, xử lý vi phạm hành chính cho CBCNV.

- Vận động cán bộ CNV trong toàn đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế văn hóa công sở, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông và coi đó như tiêu chí để bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm. Trên đây là tham luận nghiên cứu, phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT ĐTNĐ trên địa bàn quản lý của Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc báo cáo tham dự Hội nghị an toàn giao thông Việt Nam năm 2015./.

13