34
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TI NHÀ MÔN: SINH 12 TUN (4/2/2020 9/2/2020) A. YÊU CU HC SINH: - Ôn tp ni dung kiến thức cơ bản. - Làm bài tp luyn tp phần C sau đó trao đổi vi các bn trên nhóm zalo ca lớp, so đáp án GV cung cấp và báo cáo kết quscâu trlời đúng. B. NI DUNG KIN THỨC CƠ BẢN I. Môi trường sng và các nhân tsinh thái. 1. Môi trường: - Môi trường sng là phn không gian bao quanh sinh vt mà đó các yếu tcu tạo nên môi trường trc tiếp hay gián tiếp tác động lên ssinh trưởng, phát trin và nhng hoạt động khác ca sinh vt. - Các loại môi trường sng chyếu: + Môi trường đất gm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sng. + Môi trường trên cn bao gm mặt đất và lp khí quyển, là nơi sinh sống ca phn ln sinh vật trên trái đất. + Môi trường nước gm những vùng nước ngọt, nước lvà nước mn có các sinh vt thusinh. + Môi trường sinh vt gm có thc vật, động vật và con người, là nơi sống ca các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cng sinh. 2. Nhân tsinh thái: - Nhân tsinh thái là tt cnhng nhân tmôi trường có ảnh hưởng trc tiếp hoc gián tiếp tới đời sng ca sinh vt. - Các nhóm nhân tsinh thái: + Nhóm nhân tsinh thái vô sinh là tt ccác nhân tvt lý và hoá hc ca môi trường xung quanh sinh vt. + Nhóm nhân tsinh thái hu sinh là thế gii hữu cơ của môi trường, là nhng mi quan hgia mt sinh vt (hoc nhóm sinh vt) này vi mt sinh vt (hoc nhóm sinh vt) khác sng xung quanh. Trong nhóm nhân tsinh thái hu sinh, nhân tcon người được nhn mnh là nhân tảnh hưởng ln tới đời

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ

MÔN: SINH 12

TUẦN (4/2/2020 – 9/2/2020)

A. YÊU CẦU HỌC SINH:

- Ôn tập nội dung kiến thức cơ bản.

- Làm bài tập luyện tập ở phần C sau đó trao đổi với các bạn trên nhóm zalo của

lớp, so đáp án GV cung cấp và báo cáo kết quả số câu trả lời đúng.

B. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.

1. Môi trường:

- Môi trường sống là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố

cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát

triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- Các loại môi trường sống chủ yếu:

+ Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất

sinh sống.

+ Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của

phần lớn sinh vật trên trái đất.

+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các

sinh vật thuỷ sinh.

+ Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của

các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh.

2. Nhân tố sinh thái:

- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.

- Các nhóm nhân tố sinh thái:

+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hoá học của

môi trường xung quanh sinh vật.

+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là

những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật

(hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu

sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời

Page 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

sống của nhiều sinh vật.

3. Giới hạn sinh thái:

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi

trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới

(min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra

ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.

Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu:

- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm

bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt

động sinh lí của sinh vật.

Một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật :

Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60 C đến 420 C. Nhiệt độ

5,60 C gọi là giới hạn dưới, 420 C gọi là giới hạn trên. Khoảng nhiệt độ thuận lợi

cho các chức năng sống của cá là từ 200 C đến 350 C. Khoảng nhiệt độ chống

chịu là từ 5,60 C đến 200 C và từ 350 C đến 420 C.

4. Nơi ở và ổ sinh thái:

- Nơi ở là địa điểm cư trú của loài.

- Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái”

(hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường

nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

- Ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái:

Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau.

Những loài có ổ sinh thái giao nhau, khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh

càng khốc liệt, dẫn đến có thể loại trừ nhau, tức là loài thua cuộc hoặc bị tiêu

diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống

trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng

phân hóa ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.

Tại sao có nhiều loài cùng nơi ở nhưng lại không cạnh tranh với nhau ?

Có nhiều loài cùng nơi ở nhưng lại không cạnh tranh với nhau do chúng có ổ

sinh thái khác nhau.

- Ao là nơi ở của tôm, cá ốc . . ..

Page 3: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

Tán cây là nơi ở của côn trùng, chim . . .

II. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

1. Quần thể sinh vật.

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống

trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể

trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những

thế hệ mới.

- Ví dụ :

+ Các tập hợp cá thể sau đây là quần thể :

1. Cá trắm cỏ trong ao 2. Voi ở khu bảo tồn Yokđôn

3. Ốc bưu vàng ở ruộng lúa 4. Sen trong đầm

5. Sim trên đồi

+ Tập hơp các cá thể sau đây không phải là quần thể :

1. Cá rô phi đơn tính trong hồ 2. Bèo trên mặt ao

3. Các cây ven hồ 4. Chuột trong vườn

5. Chim ở lũy tra làng

2. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Các cá thể trong quần có các mối quan hệ:

- Quan hệ hỗ trợ: sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội. Quan hệ hỗ trợ

giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác

tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả

năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

- Hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện “hiệu quả nhóm”.

Ví dụ : Các cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước

tốt hơn cây sống riêng rẽ. Các cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ sinh trưởng

nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ, cây liền rễ bị

chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. Chó rừng hỗ trợ

nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Bồ nông

xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

- Quan hệ cạnh tranh: quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau

thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con

cái. Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại. Cá mập thụ tinh

trong, phôi phát triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng

Page 4: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

chưa nở và phôi nở sau, do đó, lứa con, non ra đời chỉ một vài con, nhưng rất

khỏe mạnh.

- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể

duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của quần thể.

- Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ hay cạnh tranh

- Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của

sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh :

- Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tố ưu

nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống

chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn, ... Nhờ đó

mà khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể tốt hơn.

- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể

duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các

cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khỏe và đào thải các cá thể yếu, nên

thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên.

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các

nhân tố sinh thái

A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật

B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật

C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của

sinh vật

D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật

Câu 2: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường

A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật

B. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước

C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước

D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn

Câu 3: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật

B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh

sinh vật

Page 5: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường

xung quanh sinh vật

D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung

quanh sinh vật

Câu 4: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

A. thực vật, động vật và con người

B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người

C. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật

với nhau.

D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người

Câu 5: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng

thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là

A. nhân tố hữu sinh B. nhân tố vô sinh

C. các bệnh truyền nhiễm D. nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa

sáng

Câu 6: Giới hạn sinh thái là

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có

thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian

B. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình

thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu

C. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi

D. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất

Câu 7: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng

đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

A. môi trường B. giới hạn sinh thái C. ổ sinh thái

D. sinh cảnh

Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng

hẹp

B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so

với loài sống ở vùng cửa sống

Page 6: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

C. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ

thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh

D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn

sinh thái

Câu 9: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất

B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống

tốt nhất

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường

D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất

Câu 10: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh

thái thì chúng thường có vùng phân bố

A. hạn chế B. rộng C. vừa phải D. hẹp

Câu 11: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh

thái thì chúng thường có vùng phân bố

A. hạn chế B. rộng C. vừa phải D. hẹp

Câu 12: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số nhân tố này

nhưng lại hẹp đối với một số nhân tố khác thì chúng thường có vùng phân bố

A. hạn chế B. rộng C. vừa phải D. hẹp

Câu 13: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa

A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di –

nhập vật nuôi

B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng

trong nông nghiệp

C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng

dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông

nghiệp

D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi

Câu 14: Nơi ở là

A. khu vực sinh sống của sinh vật B. nơi cư trú của loài

C. khoảng không gian sinh thái

D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

Page 7: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

Câu 15: Ổ sinh thái là

A. khu vực sinh sống của sinh vật B. nơi thường gặp của loài

C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn

tại, phát triển ổn định, lâu dài của loài

D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

Câu 16: Quần thể là một tập hợp cá thể có

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh

sản tạo thế hệ mới

B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm

xác định

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời

điểm xác định

D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời

điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

Câu 17: Những con voi trong vườn bách thú là

A. quần thể B. tập hợp cá thể voi C. quần xã D. hệ sinh

thái

Câu 18: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?

A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể

B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới

C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành

các loài mới

D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp

Câu 19: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ

A. hỗ trợ B. cạnh tranh C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh D. không

có mối quan hệ

Câu 20: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể là

A. hỗ trợ lẫn nhau trong tim kiếm thức ăn và chống lại kẻ thù

B. hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù. Đảm bảo khả năng sống ót

và sinh sản của các cá thể

C. đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơ với điều kiện môi trường

Page 8: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

D. hạn chế khả năng chống chịu với điều kiện của môi trường

Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh trạnh cùng loài là do

A. có cùng nhu cầu sống B. đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi

C. đối phó với kẻ thù D. mật độ cao

Câu 22: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

A. môi trường sống B. ngoại cảnh

C. nơi sinh sống của quần thể D. ổ sinh thái

Câu 23: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể có ý nghĩa

A. đảm bào cho quần thể tồn tại ổn định

B. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù

hợp

C. giúp khai thác tối ưu nguồn sống

D. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn

Câu 24: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa

A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của

môi trường

B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn

C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn

D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

Câu 25: ( CĐ 2011) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

A. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.

B. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.

C. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở

mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.

D. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.

Câu 26: ( CĐ 2012) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm

cho

A. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.

B. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tố đa

C. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.

Page 9: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

D. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của

môi trường.

Câu 27: ( ĐH 2018) Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của

một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ

nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài. B. ức chế - cảm nhiễm.

C. hỗ trợ khác loài. D. hỗ trợ cùng loài.

Page 10: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

TUẦN (10/2/2020 – 16/2/2020)

A. YÊU CẦU HỌC SINH:

- Ôn tập nội dung kiến thức cơ bản.

- Làm bài tập luyện tập ở phần C sau đó trao đổi với các bạn trên nhóm zalo của

lớp, so đáp án GV cung cấp và báo cáo kết quả số câu trả lời đúng.

B. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái trong quần

thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên, trong quá trình sống tỉ lệ này

có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời gian và điều kiện sống (em bảng dưới).

Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản

của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

- Ý nghĩa về hiểu biết tỉ lệ giới tính: Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa

quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường.. Trongchăn nuôi, người

ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh

tế.

II. Nhóm tuổi

- Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi : nhóm tuổi

trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.

- Ngoài ra, người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi thọ sinh lí, tuổi thọ

sinh thái và tuổi quần thể.

+ Tuổi thọ sinh lí là khoản thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh cho đến lúc

chết vì già.

+ Tuổi thọ sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể cho đến khi chết vì

những nguyên nhân sinh thái.

+ Tuổi quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.

- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ

thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

- Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc có dịch

bệnh... các cá thể non và

già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

- Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên

nhanh chóng, sinh sản tăng, từ

Page 11: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

đó kích thước quần thể tăng lên.

- Ngoài ra, nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu

tố khác như mùa sinh sản tập tính di cư, ...

Tháp tuổi của quần thể

- Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già, ta có tháp tuổi hay tháp dân số.

Mỗi nhóm tuổi được xem như một đơn vị cấu trúc tuổi của quần thể. Do đó, khi

môi trường biến động, tỉ lệ các nhóm tuổi biến đổi theo, phù hợp với điều kiện

mới. Nhờ thế, quần thể duy trì được trạng thái ổn định của mình.

III. Sự phân bố

Gồm 3 kiểu phân bố:

- Phân bố theo nhóm

- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi

có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn,

các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư,

trú đông, chống kẻ thù…).

- Phân bố đồng đều

- Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt

giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay

gắt.

- Phân bố ngẫu nhiên

- Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng

được nguồn sống tiềm tàng của môi trường

IV. Mật độ cá thể

- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích

hay thể tích của quần thể.

- Ảnh hưởng của mật độ cá thể:

+ Mật độ cá thể trong quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản (là

đặc trưng cơ bản rất quan trọng) của quần thể, vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới

nhiều yếu tố khác như mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng

sinh sản và tử vong của cá thể từ đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần

thể (kích thước quần thể). Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá

thể cạnh tranh nhau gay gắt để giành thức ăn, nơi ở... dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng

cao. Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì ngược lại, các cá thể trong quần thể

tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

Page 12: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

+ Mật độ cá thể trong quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc

tùy theo điều kiện của

môi trường sống.

V. Kích thước quần thể

- Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian

sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của

quần thể.

- Kích thước quần thể có 2 cực trị : kích thước tối thiểu và kích thước tối đa.

+ Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì sự

tồn tại của loài. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ

rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

Nguyên nhân là do:

• Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm,

quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

• Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá

thể cái ít.

• Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, đe doạ

sự tồn tại của quần thể.

+ Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt

được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nếu kích

thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật... tăng cao,

dẫn tới một số cá thể di cư ra khỏi quần thể.

- Những nhân tố nào làm thay đổi kích thước quần thể

+ Kích thước của quần thể thay đổi phụ thuộc vào 4 yếu tố: sức sinh sản, mức

độ tử vong, số cá thể nhập cư và xuất cư.

+ Sức sinh sản, mức độ tử vong, số cá thể nhập cư và xuất cư (phát tán của quần

thể) của quần thể thường bị thay đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường

sống như sự biến đổi khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, số lượng kẻ thù... và mức

độ khai thác của con người. Ngoài ra, mức độ tử vong cao hay thấp của quần thể

còn phụ thuộc nhiều vào tiềm năng sinh học của loài như khả năng sinh sản, sự

chăm sóc con cái...

VI. Tăng trưởng

- Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học (đường cong lí thuyết, tăng

trưởng theo hàm số mũ): đứng về phương diện lí thuyết, nếu nguồn sống của

quần thể và diện tích cư trú của quần thể không giới hạn và sức sinh sản của các

Page 13: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

cá thể trong quần thể là rất lớn - có nghĩa là mọi điều kiện ngoại cảnh và kể cả

nội tại của quần thể đều hoàn toàn thuận lợi cho sự tăng trưởng của quần thể thì

quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Khi ấy đường cong tăng trưởng

quần thể theo tiềm năng sinh học có dạng chữ J.

- Tăng trưởng thực tế -tăng trưởng trong điều kiện hạn chế (đường cong tăng

trưởng hình chữ S - logistic): trong thực tế, đa số các loài không thể tăng trưởng

theo tiềm năng sinh học vì lẽ :

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1: Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu

A. theo lứa tuổi của cá thể. B. do nguồn thức ăn.

C. do nhiệt độ môi trường. D. do nơi sinh sống.

Câu 2: Tỉ lệ giới tính thay đổi, không chịu ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?

A. Điều kiện sống của môi trường.

B. Mật độ cá thể của quần thể.

C. Mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.

D. Điều kiện dinh dưỡng.

Câu 3: Đặc trưng nào sau đây là quan trọng nhất của một quần thể ?

A. Tỷ lệ đực cái B. Mật độ cá thể C. Sức sinh sản D. Tỷ lệ

nhóm tuổi

Câu 4: Đặc trưng nào sau đây chi phối các đặc trưng khác của quần thể?

A. Khả năng sinh sản. B. Mật độ cá thể.

C. Mức tử vong của cá thể. D. Tỉ lệ đực, cái.

Câu 5: Màu sắc đẹp và sặc sỡ của con đực thuộc nhiều loài chim có ý nghĩa chủ

yếu là:

A. Nhận biết đồng loại B. Dọa nạt

C. Khoe mẽ với con cái trong mùa sinh sản D. Báo hiệu

Câu 6: Trong tháp tuổi của quần thể ổn định có

A. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

B. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại.

C. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi

sau sinh sản.

Page 14: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

D. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.

Câu 7: Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng ở dạng tháp tuổi nào?

A. Dạng ổn định B. Dạng suy vong C. Dạng phát triển D. Tùy từng

loài

Câu 8: Trong tháp tuổi của quần thể trẻ có

A. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.

B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại.

C. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại.

D. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 9: Một quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi

A. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản. B. nhóm đang sinh sản

C. nhóm trước sinh sản D. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản

Câu 10: Không có khái niệm tuổi nào sau đây?

A. Tuổi loài là tuổi trung bình của các cá thể trong loài.

B. Tuổi sinh lí là khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh cho đến khi

chết vì già.

C. Tuổi quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

D. Tuổi sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể cho đến khi chết vì

những nguyên nhân sinh thái.

Câu 11: Quần thể thông thường có những nhóm tuối nào?

A. Nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.

B. Nhóm trước sinh sản, nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.

C. Nhóm còn non và nhóm trưởng thành.

D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản.

Câu 12: Trong tháp tuổi của quần thể già có

A. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.

B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại.

C. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại.

D. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 13: Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên;

Page 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

A. Tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn địnhB. Hạn chế vì quần thể sẽ

suy thoái

C. Tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ D. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.

Câu 14: Tuổi quần thể là:

A. Tuổi bình quần của quần thể B. Thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh

C. Tuổi thọ trung bình của loài D. Thời gian sống thực tế của cá thể

Câu 15: Những loài nào dưới đây có tuổi trước sinh sản dài hơn nhiều so với tuổi

sinh sản và sau sinh sản ?

A. Các loài chuột. B. Chuồn chuồn, ve sầu, thiêu thân.

C. Các loài ếch nhái. D. Các loài chim.

Câu 16: Tuổi sinh thái là

A. Tuổi bình quần của quần thể B. Tuổi thọ do môi trường quyết định

C. Tuổi thọ trung bình của loài. D. Thời gian sống thực tế của cá thể

Câu 17: Nhận xét nào sau đây không chính xác?

A. Kiểu phân bố các cá thể trong quần thể theo nhóm thường gặp trong tự nhiên, khi

môi trường sống không đồng nhất.

B. Kiểu phân bố đồng đều các cá thể trong quần thể chỉ có thể gặp khi điều

kiện sống trong môi trường đồng nhất, các cá thể của loài có tính lãnh thổ cao.

C. Kiểu phân bố ngẫu nhiên các cá thể trong quần thể chỉ có thể gặp khi điều

kiện sống trong môi trường đồng nhất, các cá thể của loài có không có tính lãnh

thổ hoặc quần tụ.

D. Các kiểu phân bố đồng đều, theo nhóm hoặc ngẫu nhiên đều có thể gặp

trong tự nhiên với xác suất ngang nhau vì môi trường sống đa dạng và phong

phú.

Câu 18: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái

gì?

A. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

C. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.

D. Các cá thể hỗ trợ nhau chóng chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

Câu 19: Phân bố theo nhóm (hay điểm) là

Page 16: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

A. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể

thích sống tụ họp với nhau.

B. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng

nhất, các cá thể không thích sống tụ họp với nhau.

C. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng

nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất.

D. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất,

các cá thể thích sống tụ họp với nhau.

Câu 20: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể, kiểu phân bố ngẫu nhiên

thường gặp khi

A. điều kiện sống phân bố không đồng đều và giữa các cá thể không có sự hỗ

trợ lẫn nhau.

B. điều kiện môi trường phân bố ngẫu nhiên và không có sự cạnh tranh giữa

các cá thể trong quần thể.

C. điều kiện sống phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh giữa các cá

thể trong quần thể.

D. điều kiện sống phân bố đồng đều và kích thước quần thể ở mức vừa phải.

Câu 21: Phân bố đều cá thể trong quần thể là

A. thường gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất và khi có sự cạnh tranh

gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. dạng ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường không

đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao.

C. dạng thường gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường

đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao.

D. dạng ít gặp trong điều kiện tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi

trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao.

Câu 22: Kiểu phân bố ngẫu nhiên các cá thể trong quần thể không có đặc trưng

nào sau đây ?

A. Các cá thể không thích sống tụ họp và cũng không có tính lãnh thổ.

B. Rất ít gặp trong thiên nhiên.

C. Xảy ra ở môi trường sống không đồng nhất.

D. Xảy ra ở môi trường sống đồng nhất.

Page 17: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

Câu 23: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong

quần thể?

A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong

môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong

môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các các thể trong quần thể.

C. Ý nghĩa của phân bố theo nhóm là giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều

kiện bất lợi của môi trường sống.

D. Ý nghĩa của phân bố đồng đều là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá

thể trong quần thể.

Câu 24: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái

gì?

A. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chóng lại với điều kiện bất lợi của môi trường.

B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

Câu 25: Hình thức phân bố cá thể ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái

gì?

A. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

C. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

D. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chóng lại với điều kiện bất lợi của môi trường.

Câu 26: Phân bố ngẫu nhiên là

A. dạng ít gặp, xuất hiện trong môi trường không đồng nhất, nhưng các cá thể

không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp.

B. dạng ít gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất, nhưng các cá thể không

cạnh tranh gay gắt.

C. dạng ít gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất, nhưng các cá thể không

có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp.

D. dạng thường gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất, nhưng các cá thể

không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp.

Câu 27: Những loài có sự phân bố cá thể theo nhóm là

Page 18: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

A. các cây cỏ lào, cây chôm chôm mọc ở ven rừng, giun đất sống đông đúc ở nơi

đất có độ ẩm cao, đàn trâu rừng.

B. các cây gỗ trong rừng nhiệt đới, các loài sâu sống trên tán lá cây, các loài sò

sống trong phù sa vùng thuỷ triều.

C. đàn trâu rừng, chim cánh cụt.

D. chim cánh cụt, dã tràng cùng nhóm tuổi, cây thông trong rừng.

Câu 28: Những loài có sự phân bố cá thể đều là

A. các cây cỏ lào, cây chôm chôm mọc ở ven rừng, giun đất sống đông đúc ở nơi

đất có độ ẩm cao, đàn trâu rừng.

B. chim cánh cụt, dã tràng cùng nhóm tuổi, cây thông trong rừng.

C. các cây gỗ trong rừng nhiệt đới, các loài sâu sống trên tán lá cây, các loài sò

sống trong phù sa vùng thuỷ triều.

D. đàn trâu rừng, chim cánh cụt.

Câu 29: Phân bố cá thể theo nhóm của quần thể là:

A. Kiểu phân bố phổ biến nhất, có ở những sinh vật sống bầy đàn.

B. Kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều.

C. Kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi

trường.

D. Kiểu phân bố làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng ít nhất buộc phải có, đủ khả

năng duy trì nòi giống và sự tồn tại của loài.

B. Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng cá thể hay sinh khối tối thiểu

của quần thể khi quần thể mới bắt đầu hình thành.

C. Kích thước tối đa là số lượng nhiều nhất cho phép đạt được, đảm bảo sự

cân bằng với sức chứa của môi trường.

D. Sự cạnh tranh trong quần thể xảy ra thường xuyên khi quần thể có kích

thước tối đa.

Câu 31: Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của

quần thể là

A. Sức tăng trưởng của quần thể B. các yếu tố không phụ thuộc mật

độ

Page 19: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

C. Nguồn thức ăn từ môi trường D. sức sinh sản

Câu 32: Dựa vào số lượng cá thể, những loài nào sau đây thường có kích thước

quần thể lớn ?

A. Cầy vằn, cáo. B. Sóc, chuột. C. Voi, hổ, gấu . D. Sơn

dương, hươu nai.

Câu 33: Quần thể khó bị diệt vong khi bị khai thác quá mức là những quần thể

A. thuộc loài có tuổi thọ dài, tuổi chín sinh dục muộn và sức sinh sản thấp

B. có kích thước nhỏ.

C. chịu tác động rất mạnh của các nhân tố hữu sinh.

D. thuộc loài có kích thước cơ thể nhỏ

Câu 34: Mức sinh sản không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Tỉ lệ đực, cái của quần thể.

B. Số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá

thể.

C. Số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ.

D. Sự phân bố cá thể của quần thể.

Câu 35: Những yếu tố nào không ảnh hưởng tới kích thước quần thể?

A. Sinh sản B. Nhập cư và xuất cư C. Tỷ lệ giới tính D. Tử vong

Câu 36: Điều nào không phải là nguyên nhân khi kích thước xuống dưới mức tối

thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong?

A. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn

đến suy thoái quần thể.

B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các

cá thể cái ít.

C. Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần

thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

D. Mật độ cá thể bị thay đổi, làm giảm nhiều khả năng hỗ trợ về mặt dinh dưỡng

giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 37: Kích thước của quần thể là

A. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

B. Khối lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

Page 20: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

C. số lượng cá thể, khối lượng (sinh khối) hoặc năng lượng tích luỹ trong các

cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

D. năng lượng tích luỹ trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của

quần thể.

Câu 38: Gọi Nt và N0 là số lượng cá thể ở thời điểm t và t0 ,B là mức sinh sản, D

là mức tử vong, I là mức nhập cư và E là mức xuất cư. Thì kích thước quần thể

được mô tả bằng công thức tổng quát nào dưới đây?

A. Nt = N0 – B + D – I + E B. Nt = N0 + D – B + E – I

C. Nt = N0 + B – D + I – E D. Nt = N0 + B – I + D – E

Câu 39: Mức độ tử vong là

A. số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

B. số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị diện tích.

C. số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thể tích.

D. số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một lứa đẻ.

Câu 40: Trong hồ nước tự nhiên, quần thể nào sau đây dễ tăng kích thước gần với

hàm số mũ?

A. Ếch, nhái B. Vi khuẩn lam. C. Cá chép. D. Cá mè

hoa

Câu 41: Mức độ sinh sản là

A. khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một đơn vị thể tích.

B. khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một đơn vị diện tích.

C. khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một đơn vị thời gian.

D. khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một lứa đẻ.

Câu 42: Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào sau

đây?

A. Mức độ tử vong. B. Sức sinh sản.

C. Tỉ lệ đực, cái. D. Cá thể nhập cư và xuất cư.

Câu 43: Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới tối đa được hiểu

như thế nào?

A. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất trong thời gian tồn tại của

quần thể. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể

đạt được, cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Page 21: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

B. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì

và phát triển. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể

có thể đạt được, cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy

trì và phát triển. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể

có thể đạt được, vượt ra ngoài khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể không thể duy

trì và phát triển. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể

có thể đạt được, vượt ra ngoài khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Câu 44: Khi kích thước quần thể giao phối xuống dưới mức tối thiểu, mức sinh

sản sẽ giảm. Giải thích nào sau đây là đúng?

A. Do sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm nên làm giảm khả năng sinh sản.

B. Do các cá thể có xu hướng giao phối gần nên mức sinh giảm.

C. Do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cái giảm nên mức sinh giảm.

D. Do số lượng giảm nên các cá thể có xu hướng di cư sang quần thể khác

làm giảm mức sinh.

Câu 45: Nhân tố liên quan đến mật độ và có tác dụng giới hạn kích thước quần

thể không phải là

A. tập tính ăn thịt (hiệu quả săn bắt của loài ăn thịt cao khi loài con mồi có

kích thước lớn)

B. nhiệt độ thay đổi đột ngột (cao quá hoặc thấp quá) vượt quá giới hạn sinh

thái có thể làm chết một số cá thể trong quần thể.

C. sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần

thể tăng khi kích thước quần thể tăng lên làm giảm sức sống và sinh sản của các

cá thể trong quần thể.

D. các bệnh dịch truyền nhiễm và các chất thải độc tăng lên khi kích thước

quần thể tăng lên, có thể gây chết các cá thể của quần thể.

Câu 46: Mật độ cá thể của quần thể là

A. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

B. khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

C. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích của quần thể.

D. số lượng cá thể trên một đơn vị thể tích của quần thể.

Câu 47: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới

Page 22: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

A. Cấu trúc tuổi của quần thể

B. Kiểu phân bố cá thể của quần thể

C. mức độ sử dụng nguồn sống và khả năng sinh sản và mức độ tử vong của

các cá thể trong quần thể.

D. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 48: Sự phát tán, di cư một số cá thể từ quần thể này sang quần thể khác không

có ý nghĩa

A. điều chỉnh mật độ cho quần thể B. giảm bớt được sự cạnh tranh

C. để tránh được giao phối cận huyết D. giúp dễ tìm thấy đồng loại thân

thuộc

Câu 49: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới

A. tập tính bầy đàn và hình thức di cư các cá thể trong quần thể.

B. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.

C. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.

D. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

Câu 50: Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong quần thể như thế

nào?

A. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh

nhau; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau. B. Khi

mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt;

khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau.

C. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau

gay gắt; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

D. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh

nhau; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

Câu 51: Những loài cây nào sau đây có kiểu tăng trưởng quần thể gần với hàm

số mũ ?

A. Cây bạch đàn và cây phi lao. B. Các loài cây thân gỗ vùng nhiệt đới.

C. Các loài cây thân gỗ vùng ôn đới D. Các loài cây ngắn ngày (cây 1 năm)

Câu 52: Tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E. Coli trong điều kiện thí nghiệm

là:

A. Do nguồn sống thuận lợi B. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

Page 23: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

C. Tăng trưởng thực tế của quần thể vi khuẩn D. Do không có kẻ thù.

Câu 53: Từ đồ thị dạng chữ S mô tả sự phát triển số lượng cá thể của quần thể

trong môi trường bị giới hạn cho thấy

A. số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản vượt trội

so với tốc độ tử vong.

B. số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ quan hệ hỗ trợ diễn ra

mạnh mẽ trong quần thể.

C. số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ môi trường đầy đủ chất

dinh dưỡng.

D. số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản bằng tốc

độ tử vong.

Câu 54: Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi

A. môi trường có nguồn sống dồi dào, thoả mãn mọi khả năng sinh học của

các cá thể trong quần thể.

B. môi trường có nguồn sống dồi dào, cung cấp đầy đủ thức ăn cho các cá thể

trong quần thể.

C. môi trường có nguồn sống dồi dào, không gian cư trú của quần thể không

giới hạn, cung cấp đầy đủ chỗ ở cho các cá thể trong quần thể.

D. môi trường có nguồn sống dồi dào, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống và

nơi trú ẩn của các cá thể trong quần thể.

Câu 55: Dân số nhân loại phát triển như thế nào trong các giai đoạn : nguyên

thuỷ, của nền văn minh nông nghiệp, của thời đại công nghiệp và hậu công

nghiệp?

A. Ở giai đoạn nền văn minh nông nghiệp dân số bắt đầu tăng.

B. Ở giai đoạn của thời đại công nghiệp dân số luôn ổn định .

C. Ở giai đoạn nguyên thuỷ dân số tăng nhanh.

D. Ở giai đoạn nguyên thuỷ dân số không tăng .

Câu 56: Điều nào dưới đây không đúng đối với quần thể khi môi trường không

bị giới hạn?

A. Mức tử vong là tối thiểu. B. Mức sinh sản của quần thể là tối đa.

C. Mức tăng trưởng là tối đa. D. Mức tử vong là tối đa.

Câu 57: Tính chất nào sau đây không phải của kiểu tăng trưởng theo tiềm năng

sinh học?

Page 24: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

A. Chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh.

B. Kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm.

C. Sinh sản nhanh, sức sinh sản cao; mẫn cảm với sự biến động của các nhân

tố vô sinh.

D. Không biết chăm sóc con non hoặc chăm sóc con non kém.

Câu 58: ( CĐ 2009) Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học

có các đặc điểm

A. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn

B. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều , đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít

C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều

D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn

Câu 59: ( CĐ 2011) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

A. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.

B. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.

C. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở

mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.

D. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.

Câu 60: ( CĐ 2012) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm

cho

A. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.

B. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tố đa

C. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.

D. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của

môi trường.

Câu 61: ( ĐH 2013) Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết

luận nào sau đây không đúng?

A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh

số lượng cá thể của quần thể

B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

C. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ

thuộc vào điều kiện môi trường.

Page 25: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

D. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một

đơn vị thời gian.

Câu 62: ( ĐH 2011) Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu

thì:

A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.

B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với

những thay đổi của môi trường.

C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể

đực với cá thể cái nhiều hơn.

D. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

Câu 63: ( ĐH 2010) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể

dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không

phù hợp?

A. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn

tại của quần thể.

B. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu

của các cá thể trong quần thể.

C. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể

cái ít

D. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi

với những thay đổi của môi trường.

Câu 64: ( CĐ 2010) Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát

biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể

trong quần thể.

B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong

môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ

nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong

môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 65: ( ĐH 2013) Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong

điều kiện nào sau đây?

Page 26: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất

cư theo mùa.

B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của

cá thể.

C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng

cá thể.

D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả

năng sinh sản của loài.

Câu 66: ( ĐH 2010) Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng

cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa

đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8C.

C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên

gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy

thường xuất hiện nhiều.

Câu 67: ( CĐ 2011)Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo

tiềm năng sinh học khi

A. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).

B. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.

C. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.

D. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.

Câu 68: ( ĐH 2009) Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể

thường gặp khi

A. Điều kiện sống phân bốđồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể

trong quần thể.

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt

giữa các cá thể trong quần thể.

C. Điều kiện sống phân bốđồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các

cá thể trong quần thể.

D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các

cá thể trong quần thể.

Page 27: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

Câu 69: ( ĐH 2012)Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái

tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên

nhanh chóng.

B. sự cạnh tranh về nơi ở của cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể

tăng lên nhanh chóng.

C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh

cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.

D. sự hỗ trợ của cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay

đổi của môi trường của quần thể giảm.

Câu 70: ( CĐ 2009) Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số

lượng cá thể trong quần thể và

A. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể

B. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng

C. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể

D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thế

Câu 71: ( CĐ 2009)Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động

vật thường gặp khi

A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các

cá thể trong quần thể

B. Điều kiện sống phân bốđồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao

C. Điều kiện sống phân bố trong đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các

cá thể trong quần thể.

D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ

họp với nhau (bầy đàn)

Câu 72: ( CĐ 2013)Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu

phân bố phổ biến nhất là

A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân bố theo nhóm.

C. phân bố theo chiều thẳng đứng. D. phân bố đồng đều.

Câu 73: ( CĐ 2013) Môi trường sống của các loài giun kí sinh là

A. môi trường nước. B. môi trường đất. C. môi trường sinh vật. D. môi

trường trên cạn.

Page 28: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

Câu 74: ( ĐH 2012) khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây

không đúng?

A. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi

trường.

B. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và

điều kiện sống của môi trường.

C. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh

giữa các cá thể cùng loài giảm.

D. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau

gay gắt.

Câu 75: ( CĐ 2012) Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước

của quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi

A. mức độ sinh sản giảm, sự cạnh tranh tăng.

B. mức độ sinh sản không thay đổi, mức độ tử vong tăng.

C. mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.

D. mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.

Câu 76: ( CĐ 2013) Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là

A. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể.

B. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể.

C. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.

D. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển.

Câu 77: ( CĐ 2012)Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích

thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai

đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm

số lượng cá thể là do

A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.

B. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa)

của môi trường.

C. kích thước của quần thể còn nhỏ.

D. nguồn sống của môi trường cạn kiệt.

Câu 78: ( ĐH 2009)Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể

sinh vật?

Page 29: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử

vong luôn tối thiểu.

B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn

mức tử vong.

C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức

tử vong.

D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa,

mức tử vong là tối thiểu.

Câu 79: ( CĐ 2010) Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là

A. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

B. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức

chứa của môi trường.

C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.

Câu 80: ( ĐH 2011) Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển

khác nhau như sau :

A : Tháp tuổi của quần thể 1 B : Tháp tuổi của quần thể 2 C : Tháp tuổi

của quần thể 3

Quan sát 4 tháp tuổi trên có thể biết được

A. quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy

thoái).

B. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm (suy

thoái).

C. quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm (suy

thoái).

D. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy

thoái).

Câu 81: ( ĐH 2013) Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào

sau đây là đúng?

A B C

Page 30: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới

diệt vong.

B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong

của quần thể.

C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của

môi trường.

D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và

phát triển.

Câu 82: ( CĐ 2011)Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể

sinh vật?

A. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.

B. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng.

C. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau.

D. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.

Câu 83.(ĐH 2017) Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của

quần thể được gọi là

A. mật độ cá thể của quần thể. B. kích thước tối thiểu của quần thể.

C. kiểu phân bố của quần thể. D. kích thước tối đa của quần thể.

Page 31: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

A. YÊU CẦU HỌC SINH:

- Ôn tập nội dung kiến thức cơ bản.

- Làm bài tập luyện tập ở phần C sau đó trao đổi với các bạn trên nhóm zalo của

lớp, so đáp án GV cung cấp và báo cáo kết quả số câu trả lời đúng.

B. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Biến động số lượng cá thể trong quần thể

1. Khái niệm

Biến động số lượng của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần

thể quanh giá trị cân

bằng tương ứng với sức chứa của môi trường (sinh sản cân bằng với tử vong).

2. Các kiểu biến động số lượng cá thể

Có 2 kiểu biến động số lượng cá thể: biến động theo chu kì và biến động không

theo chu kì

a. Biến động theo chu kì

- Biến động số lượng cá thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi

có tính chu kì của môi trường

- Ví dụ: Ở Việt Nam, vào mùa xuân – hè có khí hậu ấm áp, sâu bênh phát triển

mạnh. Muỗi thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.

b. Biến động không theo chu kì

- Biến động không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể cá thể của quần

thể không theo quy luật nào.

- Số lượng cá thể quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do những điều

kiện bất thường của thời tiết hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức.

- Ví dụ: Rừng tràm U Minh Thượng ở Việt Nam bị cháy đã xua đuổi và giết

chết rất nhiều thú rừng.

3. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể.

- Do thay đổi của các nhân tố vô sinh trong môi trường. Các nhân tố này không

bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

Page 32: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

• Trong số các nhân tố này, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ

rệt nhất

• Sự thay đổi của những nhân tố sinh thái vô sinh làm ảnh hưởng đến trạng thái

sinh lí của sinh vật -> sức sinh sản giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống con

non thấp

- Các nhân tố hữu sinh bị chi phối bởi mật độ quần thể được gọi là các nhân tố

phụ thuộc mật độ:

• Các nhân tố thường gặp là: sự cạnh tranh giữa các cá thể, số lượng kẻ thù, sức

sinh sản và mức độ tử vong, khả năng phát tán của các cá thể …

II. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

- Quần thể sống trong môi trường xác định có xu hướng tự điều chỉnh số lượng

cá thể

- Trong điều kiện môi trường thuận lợi, sức sinh sản tăng lên và tỉ lệ tử vong

giảm đi -> số lượng cá thể tăng lên

- Trong điều kiện môi trường có nhiều bất lợi, sức sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong

tăng, một số cá thể xuất cư, cạnh tranh giữa các cá thể gay gắt -> số lượng cá thể

giảm

- Trạng thái cân bằng quần thể là trạng thái mà tại đó số lượng cá thể của quần

thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1 : Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi:

A. có hiện tượng ăn lẫn nhau.

B. số lượng cá thể nhiều thì tự chết.

C. số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường.

D. tự điều chỉnh.

Câu 2 : Biến động nào sau đây là biến động theo chu kỳ?

A. Số lượng bò sát giảm vào những năm có mùa đông giá rét.

B. Số lượng chim, bò sát giảm mạnh sau những trận lũ lụt.

C. Nhiều sinh vật rừng bị chết do cháy rừng.

D. Ếch nhái có nhiều vào mùa mưa.

Câu 3 : Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của

quần thể là?

A. Sự thay đổi mức độ sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô

sinh và hữu sinh.

Page 33: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

B. Sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả

quần thể.

C. Sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật kí sinh.

D. Tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.

Câu 4 : Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của

quần thể là?

A. Sức sinh sản. B. Sự tử vong.

C. Sức tăng trưởng của cá thể. D. Nguồn thức ăn

từ môi trường.

Câu 5 : Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kỳ là:

A. số lượng mèo rừng tăng => số lượng thỏ tăng theo.

B. số lượng mèo rừng giảm => số lượng thỏ giảm theo.

C. số lượng thỏ tăng => số lượng mèo rừng tăng theo.

D. D.số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm.

Câu 6 : Chuồn chuồn, ve sầu... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng

rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây?

A. Không theo chu kỳ. B. Theo chu kỳ ngày đêm.

C. Theo chu kỳ tháng. D. Theo chu kỳ mùa.

Câu 7: Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của

các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?

A. Phân bố cá thể. B. Kích thước của quần thể.

C. Tăng trưởng của quần thể. D. Biến động số lượng cá thể.

Câu 8 : Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi:

A. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao.

B. môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.

C. mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở.

D. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể.

Câu 9 : Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ?

A. Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa.

B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân.

C. Gà rừng chết rét.

D. Cá cơm ở biển Peerru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm

/lần

Câu 10 : Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của

quần thể?

A. Khí hậu. B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn.

C. Lũ lụt. D. Nhiệt độ xuống quá thấp.

Câu 11 : Trong quá trình tiến hóa, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống

sót bằng cách, trừ:

A. chăm sóc trứng và con non.

B. tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cá thể cái.

Page 34: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN: SINH 12 TUẦN (4/2/2020 …- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

C. chuyển từ thụ tình ngoài sang thụ tinh trong.

D. đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu 12 : Tín hiệu chính để điều khiển nhịp điệu sinh học ở động vật là:

A. độ ẩm C. độ dài chiếu sáng.

B. trạng thái sinh lý của động vật D. nhiệt độ.

Câu 13 : Số lượng cá thể trong quần thể có khuynh hướng ổn định là do:

A. có sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.

B. quần thể khác đều chỉnh nó.

C. chúng có xu hướng tự đều chỉnh.

D. có hiện tượng cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau.

Câu 14. (ĐH 2017) Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá

thể của quần thể sinh vật theo chu kỳ?

A. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng

vào năm 2002.

B. Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa,

giảm vào mùa khô.

C. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần

phun thuốc trừ sâu.

D. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước

vào năm 2016.

Câu 15: ( CĐ 2010) Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh

vật sau:

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa

đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C.

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện

nhiều.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng

tháng 3 năm 2002.

(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (4).