193
Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN s 1 - 6/2014 1 Ý KI ẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TS. Đoàn Đức Lân Phó Hi ệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc Tóm t ắt: Bài báo chia s ẻ các ý kiến về quan điểm xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ, nhấn mạnh đến tính phù hợp của kế hoạch với chiến lược phát triển v à th ực tiễn của Nhà trường, phù h ợp với tính thực tiễn của ng ành Giáo dục và Đào tạo, của địa phương và khu vực trong bối cảnh đổi mới và toàn c ầu hóa. Kế hoạch cũng cần chú ý đến tính khả thi và đảm bảo sự tham gia của các giảng vi ên, cán b ộ khi xây dựng kế hoạch. Bài báo c ũng tư vấn về các bước lập kế hoạch và một số các công cụ có thể sử dụng, về một số hướng nghi ên cứu phù h ợp. Nhà trường đang tri ển khai xây dựng kế hoạch năm học mới 2014 - 2015. Để tư vấn cho các đơn vị, cá nhân về ho ạt động nghi ên c ứu khoa học, chuyển giao công nghệ, chúng tôi có một số ý kiến trao đổi như sau: T ừ khóa: Khoa h ọc công nghệ, lập kế hoạch, sự tham gia. 1. Đặt vấn đề Về quan điểm xây dựng kế hoạch:Kế hoạch cần phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của Nhà trường. Chúng ta đã và đang rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ và năng lực của đội ng ũ. Đây l à công vi ệc có ý nghĩa rất quan trọng, mang t ính chất quyết định đối với sự nghiệp phát triển. Công tác đào t ạo đội ngũ được thực hiện thông qua các khóa học d ài hạn (sau đại học), các khóa h ọc, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, kể cả các hội nghị, hội thảo khoa h ọc, seminar ch uyên môn, thảo luận đánh giá giờ giảng dạy…Đối với các khóa học đại học, sau đại h ọc, sinh viên và học viên thường kết thúc khóa học bằng việc báo cáo luận văn, luận án -kết quả của thực hiện một đề t ài nghiên c ứu tốt nghiệp. Trong quá trình xây dựng và t ổ chức thực hiện đề t ài nghiên cứu khoa học ở các cấp (cấp cơ sở, cấp Bộ, Tỉnh…) các chương tr ình và d ự án hợp tác, chúng tôi th ấy rằng một trong những y êu c ầu về hiệu quả của các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần đạt được là hi ệu quả về đ ào t ạo. Điều đó có nghĩa là vi ệc gắn kết công tác đào t ạo cán bộ với các chương tr ình, d ự án, đề t ài nghiên cứu khoa học không chỉ được khuyến khích, mà là yêu c ầu đặt ra khi sử dụng các nguồn lực khoa học công nghệ. 2. Nội dung nghiên cứu Nâng cao chất lượng đào t ạo nguồ n nhân l ực, phát triển khoa học công nghệ không chỉ l à nhiệm vụ của m ột nhà trường, ở tầm quốc gia th ì đó là quốc sách, như Đảng ta từng khẳng định: "Giáo dục đ ào tạo v à khoa h ọc côn g nghệ là qu ốc sách hàng đầu". Nhi ều nước phát triển, trong đó có các nước châu Á không quá xa xôi với Việt Nam, đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc l à nhờ thực hiện chiến lược đúng đắn về phát triển nguồn nhân lực. Nước Singapore nhỏ bé, với nền tảng ban đầu l à nh ững l àng chài ven bi ển lạc hậu, khan hiếm tài nguyên đã trở thành con r ồng châu Á: thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 3 tr ên th ế giới, trở thành trung tâm tài chính th ứ 4 thế giới. Điều khiến quốc gia nghèo tài nguyên này đạt được những thứ hạng như vậy, chính l à yếu tố con người, l à trí tu ệ, sự phát tri ển nền kinh t ế dựa tr ên tri thức (4). Người Nhật Bản thường cúi mình rất thấp khi chào nhau, nhưng đằng sau vẻ khiêm nhường ấy tiềm ẩn một sức mạnh vô biên để vươn lên trước thi ên nhiên kh ắc nghiệt, t ài nguyên nghèo nàn, th ảm họa nguy ên t ử, để vươn lên tiếp thu v à phá t tri ển khoa học công nghệ với ý chí, lòng t ự tôn dân tộc, tinh thần võ sĩ đạo (Bushido) v à n ền tảng văn hóa với những nét đẹp như ng ọn núi Phú Sĩ và hoa Anh đào ! Có thể nói, chính con người l à nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển.

Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

1

Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNGKẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

TS. Đoàn Đức LânPhó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc

Tóm tắt: Bài báo chia sẻ các ý kiến về quan điểm xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ, nhấn mạnh đến tínhphù hợp của kế hoạch với chiến lược phát triển và thực tiễn của Nhà trường, phù hợp với tính thực tiễn của ngành Giáo dụcvà Đào tạo, của địa phương và khu vực trong bối cảnh đổi mới và toàn c ầu hóa. Kế hoạch cũng cần chú ý đến tính khả thivà đảm bảo sự tham gia của các giảng viên, cán bộ khi xây dựng kế hoạch. Bài báo cũng tư vấn về các bước lập kế hoạchvà một số các công cụ có thể sử dụng, về một số hướng nghiên cứu phù hợp.

Nhà trường đang triển khai xây dựng kế hoạch năm học mới 2014 - 2015. Để tư vấn cho các đơn vị, cá nhân vềhoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, chúng tôi có một số ý kiến trao đổi như sau:

Từ khóa: Khoa học công nghệ, lập kế hoạch, sự tham gia.

1. Đặt vấn đềVề quan điểm xây dựng kế hoạch: Kế hoạch cần phù hợp với chiến lược và định hướng phát

triển của Nhà trường. Chúng ta đã và đang rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ và năng lực của đội

ngũ. Đây là công việc có ý nghĩa rất quan trọng, mang t ính chất quyết định đối với sự nghiệp pháttriển. Công tác đào tạo đội ngũ được thực hiện thông qua các khóa học dài hạn (sau đại học), các khóa

học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, kể cả các hội nghị, hội thảo khoa

học, seminar chuyên môn, thảo luận đánh giá giờ giảng dạy…Đối với các khóa học đại học, sau đạihọc, sinh viên và học viên thường kết thúc khóa học bằng việc báo cáo luận văn, luận án - kết quả củathực hiện một đề tài nghiên cứu tốt nghiệp. Trong quá trình xây dựng và t ổ chức thực hiện đề tài

nghiên cứu khoa học ở các cấp (cấp cơ sở, cấp Bộ, Tỉnh…) các chương trình và dự án hợp tác, chúng

tôi thấy rằng một trong những yêu cầu về hiệu quả của các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần đạt được

là hiệu quả về đào tạo. Điều đó có nghĩa là việc gắn kết công tác đào tạo cán bộ với các chương trình,

dự án, đề tài nghiên cứu khoa học không chỉ được khuyến khích, mà là yêu cầu đặt ra khi sử dụng các

nguồn lực khoa học công nghệ.2. Nội dung nghiên cứuNâng cao chất lượng đào tạo nguồ n nhân lực, phát triển khoa học công nghệ không chỉ là

nhiệm vụ của một nhà trường, mà ở tầm quốc gia thì đó là quốc sách, như Đảng ta từng khẳng định:

"Giáo dục đào tạo và khoa học côn g nghệ là quốc sách hàng đầu". Nhiều nước phát triển, trong đó có

các nước châu Á không quá xa xôi với Việt Nam, đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc là nhờ thực hiện

chiến lược đúng đắn về phát triển nguồn nhân lực. Nước Singapore nhỏ bé, với nền tảng ban đầu là

những làng chài ven biển lạc hậu, khan hiếm tài nguyên đã trở thành con rồng châu Á: thu nhập bình

quân đầu người đứng thứ 3 trên thế giới, trở thành trung tâm tài chính thứ 4 thế giới. Điều khiến quốcgia nghèo tài nguyên này đạt được những thứ hạng như vậy, chính là yếu tố con người, là trí tuệ, sự

phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức (4). Người Nhật Bản thường cúi mình rất thấp khi chào nhau,

nhưng đằng sau vẻ khiêm nhường ấy tiềm ẩn một sức mạnh vô biên để vươn lên trước thiên nhiên

khắc nghiệt, tài nguyên nghèo nàn, thảm họa nguyên tử, để vươn lên tiếp thu và phá t triển khoa họccông nghệ với ý chí, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần võ sĩ đạo (Bushido) và nền tảng văn hóa với những

nét đẹp như ngọn núi Phú Sĩ và hoa Anh đào ! Có thể nói, chính con người là nhân tố hàng đầu quyết

định sự phát triển.

Page 2: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

2

Phương châm đào tạo của Nhà trường cũng chú trọng đến nâng cao chât lượng thực hành, bên

cạnh đảm bảo kiến thức lý thuyết. Do vậy, hoạt động khoa học công nghệ cũng cần gắn kết với thựctiễn của ngành, của địa phương và khu vực. Nhiều giảng viên đã khẳng định rằng nếu kết q uả của cácnghiên cứu khoa học trong thực tiễn được phản ánh vào bài giảng, thì giờ dạy sẽ có sức hấp dẫn, sinhđộng, lôi cuốn người học hơn. Các chủ điểm nghiên cứu cần liên quan mật thiết với đổi mới chươngtrình, đào tạo, với phương pháp giảng dạy đặc t hù của các Khoa, Bộ môn, liên quan mật thiết với họcphần giảng dạy của các giảng viên. Các nghiên cứu cần gắn kết với những vấn đề thời sự toàn cầu(như bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, toàn cầu hóa…),với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, với thực tiễn của các tỉnh Tây Bắc và chiến lượcphát triển bền vững kinh tế - xã hội của Quốc gia và khu vực.

Kế hoạch khoa học công nghệ cũng cần đảm bảo tính khả thi, trên cơ sở phân tích khách quanđặc điểm tình hình của đơn vị về đội ngũ giảng viên, cán bộ, các lĩnh vực hoạt động, nguồn lực về tài

chính và cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm, khu thực nghiệm, các thiết bị, phương tiện, tài sản liên

quan), phân tích những cơ hội và thách thức trong thực tế.Để đảm bảo nguồn lực cho các hướng nghiên cứu dài hạn, chuyên sâu, việc thiết kế và đề xuất

các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần chú ý kế thừa các hoạt động nghiên cứu trước đó. Mỗi côngtrình nghiên cứu, khi kết thúc sẽ còn nhiều vấn đề mở ra, còn những cô ng việc dang dở. Nhiều nhà

khoa học đã dành trọn thời gian làm việc trong cuộc đời để theo đuổi một công trình, một hướngnghiên cứu và dù trải qua nhiều khó khăn, họ cũng đóng góp cho kho tàng tri thức của chúng ta nhữngphát hiện thú vị. Nếu chúng ta thay đổi quá nhiều chủ điểm nghiên cứu, sẽ khó thu được những kết quảchuyên sâu, nhất là hiện tại điều kiện nghiên cứu của chúng ta còn nhiều hạn chế.

Việc huy động sự tham gia của toàn bộ giảng viên, cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch là rấtcần thiết để phát huy trí tuệ tập thể, đảm bảo tính phù hợp thực tiễn, sáng tạo và khả thi của kế hoạch.

Với kinh nghiệm đã được JICA tập huấn tại Việt Nam và Nhật Bản về quản lý chu trình dự án(PCM - Project Cycle Management), chúng tôi cho rằng việc xác định rõ rệt các đầu vào, thiết kế các hoạtđộng cụ thể kèm theo kế hoạch thời gian, chỉ ra các đầu ra (kết quả) cần đạt được - là rất cần thiết (2).

2.1. Tư vấn về các bước để xây dựng kế hoạchTrước hết, chúng ta cần đánh giá được thực trạng hoạt động khoa học, công nghệ của đơn vị,

xác định những thành công đạt được và những điểm còn tồn tại, hạn chế, phân tích những nguyên nhân

nhân của thành công và hạn chế, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Phân tíchSWOT sẽ là một công cụ hiệu quả có thể s ử dụng.

Công việc tiếp theo là rà soát các văn bản về đường lối, văn bản pháp quy, quy định, kế hoạch, chiếnlược, chương trình phát triển khoa học, công nghệ của Trung ương, địa phương và của Nhà trường (1).

Nếu điều kiện cho phép, có thể tổ chức các chuyến thăm quan, học tập, tham khảo kinh nghiệm,thành tựu của các Trường Đại học, Học viện, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các đối tác liên quan.

Tiến hành khảo sát thực tiễn tại một số địa phương Tây Bắc để xác định phương hướng, chủđiểm cần thực hiện các nghiên cứu (khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục,khoa học công nghệ), các hoạt động công nghệ, phù hợp với đặc thù của Nhà trường, của địa phươngvà khu vực.

Page 3: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

3

Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, các cuộc thăm quan, học tập, khảo sát thực tế không thựchiện được thì chúng ta có thể tìm hiểu qua các nguồn tài liệu, bằng các phương tiện thông tin như sửdụng internet, trao đổi qua mail, khai thác website, kết hợp các chuyến công tác…

Dựa vào kết quả của các hoạt động nêu trên, chúng ta xác định các vấn đề, chủ điểm, các hoạtđộng khoa học công nghệ cần thực hiện. Phân tích cây vấn đề và cây mục tiêu cũng là các công cụ trợgiúp hiệu quả. Các kết quả dự kiến đạt được (đầu ra) cần được xác định bằng các chỉ số cụ thể.

Dự thảo kế hoạch cần được thông qua hội thảo lấy ý kiến của các giảng viên cán bộ trong đơnvị, nếu điều kiện cho phép có thể ý kiến tư vấn của các chuyên gia, đối tác liên quan.

Các đơn vị xem xét, căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị để lựa chọn các nội dung mà

chúng tôi tư vấn, vận dụng linh hoạt cho phù hợp với thực tiễn.2.2. Tư vấn một số hướng nghiên cứu khoa họcĐổi mới toàn diện nền giáo dục bao hàm đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng

dạy, đổi mới phương thức quản lý giáo dục. Các nghiên cứu khoa học sư phạm cần tập trung theohướng này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ các thầy cô giá o tương lai. Do vậy việc nghiên

cứu đổi mới chương trình, nội dung, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy ở các bậc học phổthông cũng rất cần thiết.

Đối với các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học kinh tế và công nghệ, cầnchú ý đến định hướng phát triển bền vững cho khu vực Tây Bắc, tức là cải thiện cuộc sống của ngườidân, phát triển kinh tế địa phương, gắn liền với bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên, môi trường.Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển sản xuât nôngnghiệp bền vững và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tây Bắc với diện tích đất tự nhiên rộng, tài

nguyên phong phú và sự đa dạng bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc - là không gian tiềm năngcho các nghiên cứu nông lâm nghiệp, nghiên cứu văn hóa và phát triển cộng đồng.

3. Kết luậnTây Bắc là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội , an ninh quốc

phòng của đất nước. Tây Bắc luôn thu hút được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, của cácban, ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế (3).Chúng ta có nhiều thuận lợi trong việc phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực,nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho, khẳng định vị thế của Nhà trường trong bối cảnhđổi mới và hội nhập.

Việc xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ phù hợp và sự nỗ lực, chủ động, kiên nhẫn, s áng

tạo để tổ chức thực hiện kế hoạch đó - sẽ giúp chúng ta có thêm những thành tựu, đạt được nhiều hơnnữa các sản phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần thực hiện thành công kế hoạch năm họcmới của Nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30/5/2011 về nội dung hoạtđộng khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.

[2] Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), 2007. Tài liệu tập huấn Quản lý Chu trình Dự án.[3] Đoàn Đức Lân, 2014. Bài viết: "Nỗ lực vì sự phát triển vùng Tây Bắc" . Website: utb.edu.vn.

Nguồn: http://www.utb.edu.vn/index.php/2013-05-25-09-32-25/news/428-na-la-c-va-sa-pha-t-tria-n-va-ng-ta-y-ba-c/.

Page 4: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

4

[4] Công ty tư vấn du học ASCI, 2014. Giáo dục Singapore phát huy tiềm năng con người.Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/du-hoc/giao-duc-singapore-phat-huy-tiem-nang-con-nguoi-2940560.html/16/1/2004/.

SOME IDEAS ON PLAN-MAKING OF SCIENTIFICAND TECHNOLOGICAL ACTIVITIES

Dr. Doan Duc LanVice-rector, Tay Bac University

Abstract: This paper presents the author’s viewpoint towards plan-making of scientific and technologicalactivities and emphasizes on feasibility of the plan in relation to the university’s strategic directions and practices, regionaland local education in the context of renovation and globalization. Some guidelines are also proposed so that plan-makerscan base on to make the plan more workable and well-participated by lecturers. The paper also recommends somenecessary steps for the plan-making, the needed tools, and some possible research directions in the future.

Từ khóa: Sciencetific and technological, plan-making, participated.

Page 5: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

5

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NÔNG NGHIỆP BẢO TỒN VÀ KHẢNĂNG ỨNG DỤNG CHO VÙNG TÂY BẮC VIỆ T NAM

ThS. Nguyễn Hoàng PhươngTrung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm nghiệp

Tóm tắt: Nông nghiệp bảo tồn sử dụng năng lượng sinh học không làm hại đến môi trường nhờ lớp phủ thực vậtvà các chức năng nông học chính được đảm bảo. Kỹ thuật này khắc phụ c các trở ngại nông học, giúp các nhà nông học chủđộng giải quyết nguyên nhân, chứ không phải triệu chứng của các vấn đề. Tuy nh iên, để thực hiện được chúng ta cần đảmbảo duy trì một ngưỡng sinh khối cần hoàn trả cho đất tối thiểu để hệ thống Nông nghiệp bảo tồn vận hành hiệu quả đồngthời cần đạt được một sự chênh lệch lớn giữa “sinh khối hoàn trả cho đất - sinh khối mất đi” ngay trong những năm đầutiên. Để áp dụng nông nghiệp bảo tồn cho vùng cao Tây Bắc Việt Nam cần giải quyết triệt để các vấn đề về kỹ thuật làmđất, diện tích đất sử dụng cho sản xuất, lựa chọn đúng đối tượng cây trồng chính và cây trồng xen đồng thời truyên truyềnnâng cao nhận thức của người dân về nông nghiệp bảo tồn.

Từ khóa: Nông nghiệp bảo tồn, che phủ, sinh thái, sinh khối, bơm sinh học, Tây Bắc .

1. Đặt vấn đềMột số đặc điểm nổi bật của Nông nghiệp bảo tồn: Kỹ thuật gieo thẳng trên lớp phủ thực vật

thường xuyên lấy ý tưởng từ hệ sinh thái tự nhiên, không làm đảo lộn đất mà thậm chí còn thâm canh

đất. Như vậy, hoạt tính của chất hữu cơ trong Nông nghiệp bảo tồn gần giống trong hệ sinh thái tựnhiên và các sinh vật sống của đất đóng một vai trò quan trọng. Nhìn chung, việc sử dụng hàng loạtnăng lượng công nghiệp phục vụ canh tác của nền nông nghiệp truyền thống được thay thế bằn g việcsử dụng năng lượng canh tác sinh học không làm hại đến môi trường.

Việc quản lý các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn dựa trên mô hình vận hành tổng hợp của hệsinh thái trồng trọt. Trước tiên, thông qua sản lượng và mức độ hoàn trả sinh khối cao, việc q uản lýnày có mục đích là tăng tỷ lệ chất hữu cơ của đất (và duy trì tỷ lệ ở mức cần thiết) và tăng hoạt tínhsinh học (cường độ và đa dạng sinh học) vốn là hai yếu tố cơ bản cho sự vận hành hiệu quả của Nôngnghiệp bảo tồn và thực hiện các chức năng bổ tr ợ khác nhau:

- Tích trữ, huy động và điều tiết các dòng chất dinh dưỡng và nước;- Điều hòa các bất thường về thời tiết;- Phòng chống dịch hại, v.v.

Như vậy, các chức năng nông học chính được đảm bảo trước tiên là nhờ sự đa dạng chức năngsinh học trong các hệ thống (điều mà các hệ thống truyền thống đã đánh mất). Với mục đích là đảmbảo sản lượng các cây trồng chính (để đáp ứng nhu cầu của người nông dân và các đòi hỏi của thịtrường), các hệ thống này bao gồm cả các cây che phủ được lựa chọn để đảm nhiệm các chức năngsinh thái hệ cơ bản (làm tơi xốp đất, tuần hoàn và huy động các chất dinh dưỡng, kiểm soát cỏ dại và

côn trùng có hại, v.v.).Hơn nữa, phương thức vận hành của các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn giúp cho tác động tới

môi trường của các “hành vi sai lầm” (bón nhiều phân hóa học hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật saiquy định) được hạn chế nhờ lớp phủ thực vật và hoạt tính sinh học, ngược lại so với các hệ thống truyềnthống mà trong đó việc sử dụng thái quá các chất nêu trên thường dẫn đến tình trạng ô nhiễm cao.

Các hệ thống cây trồng trong Nông nghiệp bảo tồn được thiết kế và làm phù hợp để khắc phụccác trở ngại nông học chính đã được xác định và xếp theo thứ tự ưu tiên. Chúng chủ động giải quyếtnguyên nhân, chứ không phải triệu chứng của các vấn đề thông qua việc bảo vệ (phòng ngừa) và phụchồi (điều trị) đất đai và sự cân bằng sinh thái. Hơn nữa, chúng còn cung cấp một số dịch vụ sinh thái

Page 6: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

6

hệ, đặc biệt với một tác động rất tích cực trong lĩnh vực lưu giữ cacbon và giảm khí gây hiệu ứng nhà

kính (trong khi các hệ thống truyền thống lại “làm mất” cacbon).Các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn “sung sức” nhất là các hệ thống có khả năng đảm bảo các

chức năng sinh thái hệ trong những điều kiện thực hiện khác nhau. Người ta cũng tìm cách biến các h ệthống này càng bềnvững càng tốt, nghĩalà có khả năng phụchồi và phát triểnbình thường sau khiđã chịu một sự cốlớn.

Cuối cùng,

các hệ thống Nôngnghiệp bảo tồn đượcđiều chỉnh phải hài

hòa với điều kiệncủa các nông hộ, vớicác hạn chế và các

phương tiện của người nông dân, và tài sản của họ, trong một bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể (nhu cầuvà cơ hội của thị trường, hạn chế rủi ro, v.v)[1].

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Điều kiện triển khai các hệ thống Nông nghiệp bảo tồnCác hệ thống Nông nghiệp bảo tồn chủ yếu dựa vào chất lượng và khối lượng của sinh khối

được sản xuất và hoàn trả cho lớp phủ và cho đất (sinh khối bề mặt và rễ). Chất lượng sinh khối có vaitrò trong các dạng chức năng sinh thái hệ cần thực hiện, trong khi khối lượng lại ảnh hưở ng trực tiếptới cường độ của các chức năng này. Tồn tại một ngưỡng sinh khối cần hoàn trả cho đất, nếu đạt hoặcvượt ngưỡng này thì các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn sẽ vận hành hiệu quả, dưới ngưỡng này thì

chúng sẽ vận hành kém. Ngưỡng này tương ứng với khối lượng chất hữu cơ được khoáng hóa. Nó thayđổi chủ yếu tùy theo khí hậu, chất lượng sinh khối, đất và phương thức quản lý đất (cày cuốc haykhông). Nếu sự cung cấp cao hơn ngưỡng này, đất (và cây trồng) sẽ hưởng lợi từ chúng theo tỷ lệthuận với hiệu số “sinh khối hoàn trả - sinh khối mất đi do khoáng hóa”.

Ngược lại, các hệ thống với mức hoàn trả chất hữu cơ thấp hơn khối lượng đã mất đi (trườnghợp của các hệ thống có sản lượng sinh khối thấp và/hoặc khai thác quá mức, đặc biệt là để làm thứcăn gia súc) không cho phép duy trì bền vững định mức chất hữu cơ của đất. Chúng chỉ có thể làm

chậm sự suy thoái của đất và đảm nhiệm một vài chức năng nông học, điều này sẽ hạn chế hiệu quả và

lợi ích của chúng. Thông thường, các hệ thống này được xếp vào trong một thuật ngữ chung là nông

nghiệp bảo tồn, chúng không cho phép duy trì một lớp phủ thực vật thường xuyên. Vì vậy, chúngkhông đáp ứng được định nghĩa về kỹ thuật gieo thẳng trên lớp phủ thực vật thường xuyên vốn là mộtdạng đặc biệt của nông nghiệp bảo tồn (và dạng này cung cấp rất nhiều hệ thống khác nhau, dựa trên

một số nguyên tắc cần tuân thủ).

Page 7: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

7

Để nhanh được hưởng lợi từ tác động của cá c thực hành Nông nghiệp bảo tồn , cần đạt đượcmột sự chênh lệch lớn giữa “sinh khối hoàn trả cho đất - sinh khối mất đi” ngay trong những năm đầutiên sau khi triển khai các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn. Sự chênh lệch lớn sẽ cho phép các hệ thốngnày thực hiện các chức năng sinh thái hệ của chúng, và dẫn đến sự cải tạo nhanh đất đai và sự phục hồicân bằng sinh thái. Sự cải thiện này sẽ tạo thuận lợi để đạt được sản lượng sinh khối cao và cho phép

tiếp tế dễ dàng cho “máy bơm” của các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn trong những năm tiếp theo.Trên đất nghèo kiệt, việc thu được sản lượng sinh khối cao trong những năm đầu đượ c thực

hiện thông qua sự phục hồi độ phì bằng phân bón (hữu cơ hoặc vô cơ), hun đất và/hoặc sử dụng cáccây che phủ có khả năng sản xuất sinh khối cao trên đất có độ phì kém. Đất càng suy thoái thì việc“khởi động” các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn càng khó, càng lâu và/hoặc tốn kém.

Dưới một mức độ suy thoái nhất định thì việc triển khai Nông nghiệp bảo tồn không mang lạihiệu quả kinh tế trong những năm đầu và cần có sự đầu tư. Ngược lại, trong rất nhiều bối cảnh nôngnghiệp, sự đa dạng cao của các hệ thống và của các quy trình kỹ thuật trong Nông nghiệp bảo tồn cho

phép thích ứng với đa số các tình hình kinh tế - xã hội. Nó cho phép đề xuất các hệ thống có hiệu quảkinh tế, bền vững và có lợi, phù hợp với điều kiện và có mức độ rủi ro có thể chấp nhận đ ược đối vớicác dạng nông hộ khác nhau. Tuy nhiên, sự đa dạng của các hệ thống và lợi ích của chúng, cũng nhưmức độ dễ triển khai của chúng, phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, v.v.)và kinh tế - xã hội (hệ thống nông nghiệp, hệ thống chăn nuôi, điều kiện thị trường, các quy tắc cộngđồng, v.v.). Nếu môi trường càng ít bị hạn chế (không gian và các phương tiện sẵn có, sức ép lên sinh

khối thấp, v.v.) thì khả năng cải thiện càng cao, với các hệ thống dễ quản lý. Ngược lại, nếu môi

trường càng bị hạn chế (sức ép lên sinh khối cao, tiềm năng sản lượng thấp, các phương tiện bị hạnchế, v.v.) thì càng phải cẩn trọng để lựa chọn cá c hệ thống Nông nghiệp bảo tồn và phương thức quảnlý phù hợp[1].

2.2. Khả năng ứng dụng Nông nghiệp bảo tồn tại vùng Tây Bắc Việt Nam2.2.1. Mức độ đáp ứng và giải pháp về đất canh tác và cây trồngĐất canh tác vùng cao Tây Bắc Việt Nam đa phần là đất dốc với diện tích khoảng 284.345 ha,

trong đó 75% là đất đang bị suy thoái nghiêm trọng do phương thức canh tác truyền thống của ngườidân là phát - đốt.

Đây là khó khăn lớn cho các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn vì thời gian để xây dựng hệ thốngsẽ lâu dài hoặc tốn kém chi phí ban đầu cho việc cải tạo đất. Như vậy một số giải pháp có thể áp dụngcho vùng Tây Bắc là:

- Dừng việc đốt nương, tiến hành phát dọn nương nhưng không đốt;- Chuyển dịch ngay diện tích đất còn tốt, đất mới khai hoang sau bỏ hóa sang canh tác theo

hướng nông nghiệp bảo tồn để giảm thời gian và công sức cải tạo đất;- Áp dụng kỹ thuật canh tác không làm đất hoặc làm đất tối thiểu ;

- Bỏ hóa diện tích đất canh tác đã bị thoái hóa để phục hổi lại sức sản xuất của đất ;

- Tăng cường thâm canh đất bằng để đảm bảo an ninh lương thực và giảm áp lực lên đất dốc .

Hiện nay đất canh tác đang được sử dụng chủ yếu đề trồng các loài cây lương thực như Ngô,Lúa, Sắn và Cây công nghiệp như Cà phê, Cao su. Trong các loài cây trồng trên không phải loài cây

nào cũng có thể áp dụng các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn do đặc điểm sinh học và nhu cầu sinh thái

Page 8: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

8

khác nhau dẫn đến việc áp dụng biện pháp làm đất cần phải nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện. Một sốloài cây trồng có thể áp dụng ngay các biện pháp kỹ thuật của Nông nghiệp bảo tồn gồm:

- Cây lương thực: Cây Ngô, cây Lúa nương, cây Sắn .

- Cây công nghiệp: Cây Cà phê, cây Chè.

2.2.2. Mức độ đáp ứng và giải pháp về điều kiện khí hậuVùng Tây Bắc Việt Nam với đặc trưng khí hậu có một mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến

tháng 3 năm sau với điều kiện khô hạn và lạnh dẫn đến việc cung cấp nước cho cây trồng xen - bơmsinh học rất khó khăn. Đa phần các loài cỏ sử dụng cho Nông nghiệp bảo tồn hiện nay đều cần nướcđều đặn và ổn định trong cả năm dù không nhiều. Việc thiếu nước kết hợp với lạnh giá là yếu tố hạnchế lớn đến việc áp dụng kỹ thuật bơm sinh học và sử dụng các loài cỏ nhập ngoại. Một số giải phápcó thể áp dụng cho khu vực như sau:

- Sử dụng các loài cây họ đậu bản địa để trồng xen như các giống: Đậu Nho Nhe, ĐậuH’Mông…

- Sử dụng các loài cỏ hòa thảo bản địa trồng thành băng sau đó cắt và che phủ vào giữa luốn g

các loài cây trồng.2.2.3. Mức độ đáp ứng và giải pháp về kinh tế - xã hộiĐiều kiện sống của nông dân vùng Tây Bắc còn khá khó khăn mức thu nhập bình quân đầu

người chỉ đạt khoảng 904 nghìn đồng/năm. Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, mức độ tiếp nhận và

ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa cao dẫn đến việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo Nông nghiệpbảo tồn sẽ gặp khó khăn lớn. Hơn nữa do giải pháp N ông nghiệp bảo tồn không mang lại lợi ích kinhtế ngay trước mắt nên việc thuyết phục người dân chấp n hận và áp dụng kỹ thuật này là vấn đề khônghề dễ dàng. Để áp dụng được kỹ thuật Nông nghiệp bảo tồn cần tiến hành một số giải pháp sau:

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về tác hại của xói mòn đất, canh tác theohình thức phát đốt và những ưu điểm của Nông nghiệp bảo tồn;

- Xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật để người dân thăm quan, học tập;- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho cán bộ và người dân khu vực.3. Kết luậnHệ thống Nông nghiệp bảo tồn giúp việc sử dụng hàng loạt năng lượ ng công nghiệp phục vụ

canh tác của nền nông nghiệp truyền thống được thay thế bằng việc sử dụng năng lượng canh tác sinhhọc không làm hại đến môi trường. Đồng thời các chức năng nông học chính được đảm bảo: Sảnlượng các cây trồng chính, Các chức năng sinh thái hệ cơ bản .

Phương thức vận hành của các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn giúp cho tác động tới môitrường của việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu được hạn chế nhờ lớp phủ thực vật và hoạttính sinh học.

Các hệ thống cây trồng trong Nông nghiệp bảo tồn được thiết kế và làm phù hợp để khắc phụccác trở ngại nông học giúp chủ động giải quyết nguyên nhân, chứ không phải triệu chứng của các vấnđề thông qua việc bảo vệ (phòng ngừa) và phục hồi (điều trị) đất đai và sự cân bằng sinh thái.

Các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn được điều chỉnh phải hài hòa với điều kiện của các nông hộ,với các hạn chế và các phương tiện của người nông dân, và tài sản của họ, trong một bối cảnh kinh tế -

xã hội cụ thể (nhu cầu và cơ hội của thị trường, hạn chế rủi ro, v .v).

Page 9: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

9

Tồn tại một ngưỡng sinh khối cần hoàn trả cho đất và nếu đạt hoặc vượt ngưỡng này thì các hệthống Nông nghiệp bảo tồn sẽ vận hành hiệu quả, và dưới ngưỡng này thì chúng sẽ vận hành kém.

Để nhanh hưởng lợi từ nông nghiệp bảo tồn cần đạt được một sự chênh lệch lớn giữa “sinhkhối hoàn trả cho đất - sinh khối mất đi” ngay trong những năm đầu tiên sau khi triển khai các hệthống Nông nghiệp bảo tồn. Đất càng suy thoái thì việc “khởi động” các hệ thống Nông nghiệp bảo tồncàng khó, càng lâu, càng tốn kém.

Để áp dụng Nông nghiệp bảo tồn cho vùng cao Tây Bắc Việt Nam cần giải quyết triệt để cácvấn đề về kỹ thuật làm đất canh tác, diện tích đất sử dụng cho sản xuất, lựa chọn đúng đối tượng câytrồng chính và cây trồng xen đồng thời truyên truyền nâng cao n hận thức của người dân về Nông

nghiệp bảo tồn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hải Thanh, 2010. Sổ tay thực hành gieo thẳng tại Madagasca (Bản dịch tiếngPháp). Dự án: Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Sinh Thái tại khu vực Miền Núi Việt Nam.

[2] Boulakia S, Kou P. Leng V, Sar V, 2011. Introduction to DMC cropping systems - Casestudy of Cambodia. CA Workshop 2nd.

[3] Chabierski S, Sona S, & Séguy L, 2011. Design of DMC cropping system for sustainable maizeproduction in Cambodia. CA Workshop 2nd.

[4] Jean A. Saludadez, 2011. Technology knowledge network in CA narrative of a farmer. CAWorkshop 2nd.

[5] João Carlos de Moraes Sá, 2011. History of Conservation Agriculture in Brazil. CA Workshop 2nd.[6] João Carlos de Moraes Sá, 2011. Managing C by CS in CA for C sequestration, soil quality,

crop profitability and enviroments. CA Workshop 2nd.

ADVANTAGES OF CONSERVATION AGRICULTURE AND THE ABILITYTO APPLY FOR THE NORTHWEST REGION OF VIET NAM

Nguyen Hoang Phuong M.ACenter of Agriculture and Forestry Science

Abstract: Bioenergical conservation agriculture does not harm the environment because vegetation and majoragronomic functions is guaranteed. This technique overcome agronomic obstacles helps ogronomic scientist proactivelyaddress the cause, but not only the symptoms of the problem. However, there exists a threshold biomass required toreimburse the land and if they meet or exceed this threshold, the system of new Conservation agriculture should operateefficiently and gain a big difference between " biomass reimburse soil-biomass loss " within the first year. To apply thisagricultural conservation to the upland northwest Vietnam needs to thoroughly solve the technical problems of soil, landuse for production, choosing right crops and simultaneous intercrop Council propagate the awareness of the people aboutconservation agriculture.

Key worlds: Conservation agriculture, mulch, ecology, biomass, bio-pum, North-Western.

Page 10: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

10

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI VÀ TIỀM NĂNG CỦA MỘT SỐGIỐNG CỎ TRỒNG TẠI KHU VỰC NÚI CAO TÂY BẮC

TRONG GIAI ĐOẠN TUỔI THIẾT LẬP

CN. Bùi Văn Hảo, CN. Lê Xuân Tùng,CN. Nguyễn Thị Quyên, ThS. Vũ Thị Thảo

Khoa Nông Lâm

Tóm tắt: Để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn cho gia súc vào vụ đông ở vùng núi Tây B ắc. Qua quá trìnhkhảo sát thực tế tại địa phương và những ưu điểm khi trồng cây thức ăn như giải quyết được tình trạng thiếu thức ăn nóichung, góp phần tăng cường độ màu mỡ đất, chống xói mòn, giải quyết được tình trạng thiếu lao động, p hát triển mangtính bền vững, chúng tôi đã tiến hành trồng 6 giống cỏ nhập nội (cỏ Mulato, cỏ Guatemala, cỏ ghine, cỏ pát, cỏ Voi, cỏVA06), hai giống cỏ bản địa(cỏ Lau, cỏ Gai) tại khu vườn thực nghiệm Khoa Nông Lâm - Trường Đại học Tây Bắc trongkhoảng thời gian từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 với mục đích đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suấtchất xanh của 8 giống cỏ trong giai đoạn tuổi thiết lập. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB)với 8 công thức và 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy bước đầu có thể lựa chọn mộ t số giống cỏ có tỷ lệ sống vànăng suất cao như cỏ Voi (94,12%; 21,31tấn/ha/lứa), cỏ Guatemala (95,61%; 13,24 tấn/ha/lứa ), cỏ Mulato (93,50%;15,30 tấn/ha/lứa) để trồng ở khu vực Tây Bắc.

Từ khóa: Cỏ Mulato, cỏ VA06, cỏ Voi, cỏ Ghine, cỏ Pát, cỏ Guatemala .

1. Đặt vấn đềKhu vực Tây Bắc được biết tới là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, bao

gồm 6 tỉnh là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái. Đây là khu vực rộng lớn(5,64 triệu ha) và mật độ dân số thấp (dân số toàn khu vực chỉ có 3,5 triệu người). Với địa hình đồinúi hiểm trở, diện tích đất rừng và đất đồi chiếm chủ yếu nên Tây Bắc rất có tiềm năng về phát triểnchăn nuôi đại gia súc ăn cỏ. Hàng năm số lượng đàn trâu bò của các tỉnh không ngừng được tănglên. Cụ thể với tỉnh Sơn La, năm 2000 tổng số lượng bò của toàn tỉnh mới chỉ là 87.600 con thì đếnnăm 2011 đã tăng lên 188.000 con, Việc phát triển ngành chăn nuôi trâu bò không chỉ giúp ngườidân tăng thêm thu nhập mà còn gọp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Mặc dù ngành chănnuôi trâu bò của khu vực Tây Bắc đã đạt được những thành công, tuy nhiên nó còn gặp không ítnhững khó khăn, thách thức như vấn đề giống, nguồn thức ăn.. .

Với đặc điểm thời tiết của khu vực, mùa đông khô, lạnh và kéo dài. Vì vậy tình trạngthiếu thức ăn cho trâu bò vào mùa đông diễn ra phổ biến. Số lượng trâu bò bị chết rét trong mùa

đông do thiếu thức ăn không ngừng tăng lên. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn này, trong khuôn

khổ hoạt động của dự án JICA nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khảnăng thích nghi và tiềm năng của một số giống cỏ trồng tại khu vực núi cao Tây Bắc trong giaiđoạn tuổi thiết lập”.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nội dung nghiên cứuĐánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của các giống trong

giai đoạn tuổi thiết lập.

2.2 Phương pháp nghiên cứuThí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 8 công thức và 3 lần

nhắc lại. Trong thí nghiệm đảm bảo sự đồng đều về thời gian, địa điểm, phân bón,….Chỉ khác nhauvề yếu tố thí nghiệm, đó là giống cỏ khác nhau.

Page 11: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

11

2.3. Kết quả và thảo luận2.3.1. Tỷ lệ sống của các giống cỏ

Bảng 2.1. Tỷ lệ sống của các giống cỏ thí nghiệm sau trồng 30 ngày (%)

STT Giống cỏ Tỷ lệ sống (%)

1 Cỏ Voi 94,12

2 Cỏ VA06 93,54

3 Cỏ Guatemala 95, 61

4 Cỏ Mulato 93,50

5 Cỏ Ghinê 97,24

6 Cỏ Pát 96,32

7 Cỏ Gai 63,37

8 Cỏ Lau 45,23

Tỷ lệ sống của các giống cỏ thí nghiệm sau khi trồng 30 ngày đều đạt ở mức cao. Hầu hết cácgiống cỏ đều đạt tỷ lệ sống trên 90% do được trồng bằng hệ thống hom thân và rảnh thân nên khảnăng mọc mầm nảy chồi và ra rễ tốt hơn so với gieo bằng hạt. Trong các giống cỏ thí nghiệm chỉriêng 2 giống cỏ bản địa đạt tỷ lệ sống thấp cỏ Lau (45,23%), cỏ Gai (63,37%).

2.3.2. Chiều cao của các giống cỏBảng 2.2. Chiều cao của các giống cỏ ở các ngày tuổi

Giống cỏ Chiều cao của cỏ ở các ngày tuổi (cm)

45ngày tuổi

60ngày tuổi

75ngày tuổi

90ngày tuổi

Cỏ Voi 69,56 ± 4,47 123,67 ± 3,21 151,45± 2,61 175,34±2,56

Cỏ VA06 68,43 ± 3,48 117,72 ± 5,87 144,86±5,83 168,23±1,65

Cỏ Guatemala 41,25 ± 3,16 68,14 ± 3,26 102,92± 1,76 125,65±2,76

Cỏ Lau 69,25 ± 4,93 114,67 ± 7,43 147,85 ± 5,98 181,67±4,23

Cỏ Mulato 73,00 ± 2,12 93,60 ± 6,84 - -

Cỏ Ghinê 74,24 ± 5,27 92,80 ± 6,32 - -

Cỏ Pát 71,29 ± 3,66 88,93 ± 4,56 - -

Cỏ Gai 40,81 ± 2,95 60,34 ± 3,78 - -

Chiều cao của các giống cỏ có sự khác biệt giữa các nhóm cỏ. Nhóm cỏ thân bụi (cỏ Ghinê,

cỏ Pát, cỏ Mulato….) ở thời điểm 45 ngày tuổi, đạt được chiều cao tốt hơn so với nhóm cỏ thân

đứng (cỏ Voi, cỏ VA06…). Tuy nhiên đến thời điểm 60 ngày tuổi thì lại có sự thay đổi ngược lại,nhóm cỏ thân đứng phát triển chiều cao nhanh và mạnh hơn nhóm cỏ thân bụi. Ở 60 ngày tuổi chiềucao của cỏ Voi đạt 123,67 cm, trong khi đó chiều cao của cỏ Mulato chỉ đạt 93,60 cm. Sở dĩ có sựthay đổi lớn giữa 2 nhóm cỏ vì nhóm cỏ thân bụi đến thời điểm 60 ngày tuổi, cỏ đã cơ bản thành

thục nên sự tăng về chiều cao châm hơn so với nhóm có thân đứng (đang trong giai đoạn phát triểnmạnh về chiều cao). Ở giai đoạn 90 ngày tuổi, chiều cao của 4 giống cỏ thân đứng đều đạt mức trên

100 cm. Trong đó cao nhất là cỏ Lau với chiều cao đạt 1,81 cm. Cỏ VA06 và cỏ Voi có chiều caogần tương đương nhau, lần lượt là 168,23 cm và 175,34 cm. Riêng chỉ có cỏ Guatemala đạt chi ềucao thấp nhất, chiều cao của cỏ này chỉ đạt 125,65 cm.

Page 12: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

12

2.4. Năng suất chất xanh của các giống cỏBảng 2.3. Năng suất chất xanh của các giống cỏ ở ngày tuổi khác nhau

Giống cỏ Năng suất chất xanh của các giống cỏ ở các ngày tuổi (tấn/ha/lứa)

45ngày tuổi

60ngày tuổi

75ngày tuổi

90ngày tuổi

Cỏ Voi 11,39b 21,31b 26,07b 30,38b

Cỏ VA06 12,51a 22,30a 27,27a 31,58a

Cỏ Guatemala 8,01d 13,24d 19,38c 24,12c

Cỏ Lau 6,59e 8,13f 11,42d 12,75d

Cỏ Mulato 11,86b 15,30c

Cỏ Ghinê 8,13d 10,32e

Cỏ Pát 10,66c 13,32d

Cỏ Gai 4,26f 6,41g

CV% 3,8 1,1 1,2 1,9

LSD0,05 0,61 0,27 0,52 0,92

Năng suất chất xanh của các giống cỏ có sự khác biệt rõ rệt. Ở 45 ngày tuổi thì cỏ VA06 và cỏMulato là 2 giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất tương ứng với 12,51 tấn/ha/lứa và 11,86

tấn/ha/lứa. Ở thời điểm này cỏ Lau và cỏ Gai cho năng suất chất xanh thấp nhất với mức năng suấtlần lượt tương ứng là 6,59 tấn/ha/lứa và 42,6 tấn/ha/lứa. Sang tới giai đoạn 60 ngày tuổi, năng suấtchất xanh của các giống cỏ có sự tăng mạnh. Cỏ Voi đạt mức năng suất chất xanh 21,31 tấn/ha/lứa,cỏ Mulato đạt 15,30 tấn/ha/lứa. Đến thời điểm 90 ngày tuổi thì năng suất chất xanh của cỏ Voi,VA06 cũng đạt được mức cao. Cụ thể mức năng suất của cỏ Voi đạt 30,38 tấn/ha/lứa, cỏ VA06 đạtmức 31,58 tấn/ha/lứa. Qua đây có thể thấy, nhóm cỏ Ghinê, cỏ Voi, cỏ VA06, cỏ Pát, cỏ Mulato và

cỏ Guatemala là những giống cỏ có tiềm năng cho năng suất chất xanh cao, phù hợp với việc pháttriển các mô hình trồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc.

Năng suất chất xanh của các giống cỏ tạithời điểm 90 ngày tuổi

0

510

15

20

2530

35

Giống cỏ

Năng

suất ch

ất xanh

(tấn/h

a/lứa

)

Series1

3. Kết luậnTrong quá trình nghiên cứu bước đầu nhóm chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ sống của các giống

cỏ nhập nội (cỏ Mulato, cỏ Guatemala, cỏ ghine, cỏ pát, cỏ Voi, cỏ VA06) đều cao trên 90%, còn

hai giống cỏ bản địa (cỏ Lau, cỏ Gai) thì thấp, chiếm tỷ lệ 45,23% và 63,37% .

Page 13: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

13

Năng suất chất xanh của các giống cỏ nhập nội cũng rất tốt, đạt cao nhất là cỏ VA06 với31,58 tấn/ha/lứa ở thời điểm 90 ngày tuổi.

Bước đầu chúng tôi đã lựa chọn được một số giống cỏ năng suất cao như cỏ VA06, cỏ Voi,cỏ Guatemala để trồng tại vùng núi cao Tây Bắc phù hợp với mô hình phát triển chăn nuôi gia súcgóp phần giải quyết tình trạng thiều thức ăn cho gia súc trong vụ đông.

Lời cảm ơn : Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các chuyên gia Nhật Bản, BanQuản lý dự án JICA, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn

thành nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đoàn Ân, Võ Văn Trị, 1976. Gây giống và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao . NxbNông nghiệp, Hà Nội.

[2] Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Văn Mậu, 1985. Kết quả nghiên cứutập đoàn cỏ nhập nội , Tạp chí KHKT Nông nghiệp.

[3] Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, 1995. Các yếu tố tác động đến đồng cỏ, Giáotrình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc . Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[4] Trần Tấn Khanh, 2003. Đánh giá hiện trạng đồng cỏ tự nhiên và nghiên cứu một số biệnpháp kỹ thuật nhằm cải thiện nguồn thức ăn xanh cho gia súc (Luận án tiến sỹ nông nghiệp).

EVALUATION ON ADAPTABILITY AND POTENTIALITY OF SOME FORAGE SPECIESIN NORTHWESTERN ALPINE REGIONS OF VIETNAM

IN THE YEAR OF ESTABLISHMENT

Bui Van Hao B.A, Le Xuan Tung B.A,Nguyen Thi Quyen B.A, Vu Thi Thao M.A

Faculty of Agriculture and Forestry

Abstract: To overcome the lack of food for cattle in winter in the mountainous areas in the Northwest andthrough our actual experiments in local community, planting food crops has proved to be of great advantages. It helpssolve to the problem of food shortage, make the soil more productive, control erosion, and resolve the lack of labors. Wehas just planted 06 types of exotic grass (such as: Mulato grass, Guatemala grass, Ghine grass, Pat grass, Voi grass, VA06grass). Among them, 02 types are local grass (Lau grass, Gai grass) which are in the garden of Faculty of Agriculture andForestry - Tay Bac University (from March to December 2013) with the pupose of evaluating the possible potential ofgrowth and yield of 8 species of grass in the year of establlishment. The experiment was arranged in a randomizedcomplete block design (RCB) with 8 treatments and 3 replicates. The results show that we can choose some kinds of grasswhich have high possibility of survival and productivity such as elephant grass (94.12%; 21,31 tone/ha/ages), Guatemalagrass (95.61%; 13,24 tone/ha/ages ), Mulato grass (93.50%; 15,30 tone/ha/ages) to be planted in the local areas.

Key words: Mulato grass, King grass, Guatemala grass, VA06 grass, Ghine grass.

Page 14: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

14

THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀICÂY THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ TẠI SƠN LA

ThS. Vũ Đức Toàn, CN. Nguyễn Thị Quyên, CN. Nguyễn Thùy Trang,ThS. Nguyễn Hoàng Phương, CN. Bùi Văn Hảo

Khoa Nông Lâm

Tóm tắt: Để khắc phục vấn đề thiếu thức ăn cho trâu bò trong vụ đông, một trong những giải pháp được đưa ra làkhảo sát cụ thể tình hình chăn nuôi trâu bò, tìm ra loài cây, cỏ có tiềm năng để trồng thử nghiệm và nhân rộng các mô h ình.Kết quả khảo sát cho thấy tại tỉnh Sơn La, tập quán chăn nuôi của mỗi dân tộc có những đặc điểm khác nhau nhưng hầu hếttất cả đều sử dụng phương pháp chăn thả tự do và phương pháp chăn dắt, phương pháp thâm canh không phổ biến. Có rấtnhiều loài cây, cỏ được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi nhưng tập trung chủ yếu vào 1 0 loài, trong đó có hai loài cỏ tiềmnăng có thể phát triển, đó là cỏ Gai và cỏ Lau. Bên cạnh đó, người dân đã và đang sử dụng 7 loại phụ phẩm nông nghiệplàm thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, một số giống cỏ nhập nội có năng suất cao cũng đã bước đầu được người dân đưa vàotrồng làm thức ăn cho trâu bò.

Từ khóa: Chăn nuôi, trâu bò, cỏ bản địa, thức ăn gia súc.

1. Đặt vấn đềSơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc của tổ quốc, là nơi sinh sống củ a 12 dân tộc anh em,

nhân dân trong vùng có truyền thống chăn nuôi từ lâu đời, ngoài việc cung cấp cho nhu cầu thực phẩmcủa người dân, trâu bò còn là nguồn sức kéo không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp của địaphương. Tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò hàng năm tăng khá (5,7%/năm), từ 263.700 con năm 2005tăng lên 354.100 con năm 2011.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2 năm trở lại đây, đàn trâu bò ở một số địa phương,nhất là ở các vùng núi cao, có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đếntình trạng giảm sút về số lượng, nhưng chủ yếu xuất phát từ việc thiếu nguồn thức ăn trong mùa

đông và dịch bệnh. Mặt khác, diện tích rừng, bãi chăn thả cho trâu bò ngày càng bị thu hẹp dochuyển đổi mục đích sử dụng đất, người dân hầu hết vẫn áp dụng phương thức chăn nuôi quảngcanh, chăn thả tự do, ít trồng cỏ. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng chăn nuôi cũng nhưcác loài cây bản địa, nhập nội có tiềm năng để gây trồng phát triển làm thức ăn cho trâu bò là hết sứccấp thiết đối với khu vực nghiên cứu.

Trong khuôn khổ Dự án TBU - JICA, Nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát

triển một số cây thức ăn gia súc”, với mục đích điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi trâu bò tại khuvực Tây Bắc; thu thập một số giống cây thức ăn gia súc bản địa và nhập nội để gây trồng thử nghiệm.Đợt khảo sát được tiến hành từ tháng 9 đến hết tháng 12 năm 2012.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Mục tiêu nghiên cứuTìm hiểu tình hình chăn nuôi trâu bò, tình hình trồng và sử dụng thức ăn cho gia súc nhai tại

khu vực tỉnh Sơn La và thu thập thông tin về các giống cây thức ăn gia súc nhập nội tại các Viện,

Trung tâm tại Hà Nội và các vùng lân cận.

2.2. Nội dung nghiên cứu- Khảo sát tình hình tình hình trồng và sử dụng các loài cây làm thức ăn chăn nuôi trâu bò tại

khu vực nghiên cứu.- Thu thập thông tin và đưa ra danh sách các loại cây, cỏ bản địa có khả năng gây trồng, phát

triển làm thức ăn cho trâu bò trong mùa đông.- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về các giống cây thức ăn gia súc nhập nội tại các viện,

Page 15: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

15

trung tâm, nông trường.2.3. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp điều tra, phỏng vấn: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, phỏng vấn các nông

hộ chăn nuôi tại 3 huyện Thuận Châu, Mai Sơn và Mộc Châu của tỉnh Sơn La bằng hệ thống câu hỏiđược thiết kế sẵn trong phiếu điều tra, kết hợp quan sát thực tế tại thực địa. Đồng thời, tiến hành điềutra, tìm hiểu về các loài cỏ nhập nội tại 3 đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì – Hà

Nội; Viện Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) Phú Thọ; Trung tâm Nghiên cứu pháttriển chăn nuôi miền núi Sông Công - Thái Nguyên.

Phương pháp xử lí, phân tích, tổng hợp thông tin: Ghi chép chi tiết các thông tin dựa trên quan

sát, phỏng vấn để tổng hợp số liệu, đánh giá về việc cung cấp nguồn thức ăn, phương thức chăn nuôivà nguyên nhân dẫn đến thiếu thức ăn cho trâu bò vào mùa đông. Các thông tin được tổng hợp dựatrên kết quả thống kê và phân tích định lượng, định tính để đưa ra được những đánh giá chung về thựctrạng chăn nuôi và sử dụng các loài cây cỏ làm thức ăn cho trâu bò tại khu vực nghiên cứu.

3. Kết quả và thảo luận3.1. Tình hình chăn nuôi gia súc tại địa phương3.1.1. Quy mô chăn nuôiQuy mô chăn nuôi được chia thành 3 mức độ: Nuôi ít hơn 5 con; Từ 5 - 10 con và trên 10 con.

Kết quả điều tra theo từng huyện được tổng hợp trong Hình 3.1.1.

Hình 3.1.1. Biểu đồ quy mô chăn nuôi theo từng huyệnKết quả điều tra cho thấy, quy mô chăn nuôi có sự khác biệt giữa 3 huyện: Mộc Châu có số hộ

chăn nuôi quy mô trên 10 con cao nhất với 25% số hộ được phỏng vấn, tỷ lệ này ở Thuận Châu và Mai

Sơn tương ứng với 15% và 0%. Số hộ nuôi dưới 5 con chiếm tỷ lệ cao nhất là huyện Mai Sơn (82,5%;Thuận Châu 47,5%; Mộc Châu 40%), lý do chính Mai Sơn là vùng canh tác Ngô và cây công nghiệpnhư Cà Phê, mía điển hình của tỉnh, không có nhiều bãi chăn thả, diện tích trồng cỏ ít. Mặt khác, theoý kiến của người dân việc sử dụng tràn làn không kiểm soát thuốc trừ cỏ trong canh tác Ngô, đã gây

ngộ độc cho trâu bò khi ăn cỏ tại những khu vực này, nên c ác hộ gia đình thường nuôi nhốt với sốlượng ít. Nguồn thức ăn chính cho trâu bò người dân tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, như thâncây Ngô, ngọn mía, rơm rạ. Thuận Châu và Mộc Châu diện tích rừng còn nhiều, nên số hộ nuôi từ 5con trở lên cao hơn, do áp dụng phương thức chăn thả tự do, phụ thuộc vào tự nhiên là chính, mất ítcông chăm sóc.

Page 16: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

16

3.1.2. Cơ cấu đàn trâu bò theo từng huyện

Hình 3.1.2. Biểu đồ cơ cấu đàn trâu bò theo từng huyện

Cơ cấu đàn là một chỉ tiêu quan trọng cho biết mục tiêu chăn nuôi lấy sức kéo hay sản xuấtthịt. Tại khu vực nghiên cứu, giống trâu bò chủ yếu là giống bản địa, hoàn toàn thích hợp với phươngthức chăn thả tự do. Về tỷ lệ đực cái, Mai Sơn có tỷ lệ trâu bò đực cao nhất với 64%, con số này tạiThuận Châu và Mộc Châu là 30% và 36%, với lý do người dân nuôi lấy sức kéo là chính. Các huyệnThuận Châu và Mộc Châu, ngoài sử dụng làm sức kéo, các hộ gia đình chăn nuôi trâu bò sinh sản và

lấy thịt, nên cơ cấu đàn tương đối đồng đều.

3.1.3. Phương thức chăn nuôi

Hình 3.1.3. Biểu đồ phương thức chăn nuôi theo từng huyện

Phương thức nuôi, đề tài chia thành 3 phương thức: Quảng canh; bán thâm canh và thâm canh.

Kết quả điều tra cho thấy, phương thức nuôi quảng canh vẫn là phương thức phổ biến tại khu vựcnghiên cứu, với tỷ lệ cao (88 - 100%) tại 2 huyện Thuận Châu và Mộc Châu, khu vực còn nhiều rừng

làm nơi chăn thả, người dân không có thói quen dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa đông, đây cũng

là nguyên nhân làm trâu bò chết nhiều do thiếu sức chống chịu. Tại Mai Sơn tỷ lệ nuôi quảng canh

thấp nhất với 27% số hộ trả lời áp dụng, còn lại là chăn nuôi theo phương thức thâm canh và bán thâm

canh (chăn dắt kết hợp nuôi nhốt) với tỷ lệ tương ứng là 40% và 33%.

3.2. Tình hình trồng và sử dụng cây, cỏ làm thức ăn cho trâu bò

3.2.1. Các loài cây, cỏ bản địaKết quả điều tra cho thấy, tại khu vực nghiên cứu thành phần các loài thực vật vô cùng đa dạng

nên thức ăn tự nhiên của trâu bò theo phương thức chăn thả tự do cũng rất phong phú, nh óm nghiên

cứu đã thống kê được 1 0 loài cây cỏ phổ biến và trâu bò thường ăn nhiều, trong đó có 2 loài cây tiềm

năng có khả năng gây trồng là Cỏ Lau và Cỏ Gai.

Page 17: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

17

Bảng 3.2.1. Danh mục các loài cây, cỏ bản địa dùng làm thức ăn cho trâu bò

Ngoài các loài cây cỏ tự nhiên thì phụ phẩm nông nghiệp cũng là nguồn thức ăn cho trâu bò,

đặc biệt là vào mùa đông, được người dân tận dụng. Địa phương sử dụng nhiều nhất là Mai Sơn, do

đây là vùng chuyên canh Ngô, Mía điển hình của tỉnh Sơn La. Phương pháp xử lý thức ăn tích trữ cho

mùa đông chủ yếu là dự trữ rơm khô và bổ sung thức ăn xanh b ằng thân cây chuối, ngọn mía, lá tre,...

3.2.2. Phụ phẩm nông nghiệp

Bảng 3.2.2. Danh mục một số loài cây cho phụ phẩm làm thức ăn cho trâu bò tại khu vực

STT Tên phổthông

Tên khoa học Phương thức sử dụng

1 Đậu tương Glycine max (L.) Merr Người dân sử dụng thân lá sau thu hoạch cho trâu bòăn thêm.

2 Cây ngô Zea mays L. Một số hộ sử dụng thân lá cây ngô còn tươi cho trâubò ăn.

3 Sắn Manihot esculanta Crantf Thân cây sắn tươi được băm nhỏ cho trâu bò ăn thêmvào mùa đông.

4 Khoai lang Ipomoea batats L. Thân và lá khoai lang tươi

5 Rơm lúa Oryza sativa L. Rơm khô được tích trữ làm thức ăn dự trữ cho trâu bòvào mùa đông.

6 Cây chuối Musa cocinea Andr Lá chuối tươi thường làm thức ăn cho trâu bò khihiếm thức ăn trong mùa đông.

7 Cây mía Saccharum officinarum Ngọn và lá mía là thức ăn ưa thích của trâu bò, nhưngchỉ có nhiều ở Mai Sơn.

3.2.3. Các giống cỏ nhập nội

Qua điều tra tại các đơn vị ngoài tỉnh, nhóm nghiên cứu đã thu thập được 14 giống cỏ nhập nội,

đã được nghiên cứu và trồng thử nghi ệm tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có nhiều loài cỏ

có khả năng thích nghi với điều kiện khô, lạnh của vùng cao như cỏ Voi, Mulato,….

STT Tên địa phương Tên khoa học

1 Cỏ Lau Saccharum arundinaceum Rotz

2 Cỏ Chít Thysanolena maxima (Roxb) Kantz

3 Cỏ Tranh Imperata cylindrica (Linn) Beauv

4 Cỏ Mần Trầu Eleusine indica (Linn) Gaertn

5 Thài lài rừng Forrestica marginatus Hassk

6 Giang Ampelocalamus patellaris (Gambl)

7 Tre lộc ngộc Bambusa bambos (L.) Voss

8 Bương Dendrocalamus fragelliferus

9 Cỏ Cứt lợn Ageratum conyzoides L.

10 Cỏ Gai Cynodon dactylon L.

Page 18: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

18

Bảng 3.2.3. Danh mục một số loài cây cỏ nhập nội phổ biến

STT Tên phổ thông Tên khoa học

1 Cỏ Sả/Ghinê Panicum maximum Jacq.,TD58

2 Cỏ Voi Pennisetum purpureum Schumach

3 Cỏ VA06 P. purpureum x P. americanum

4 Cỏ Stylo Stylosanthes guianensis (Aul) Swaptf

5 Cỏ Pangola Digitaria decumbens

6 Cỏ Pát Paspalum attratum

7 Cỏ Signal Brachiaria decumbens

8 Cỏ Vetiver Chrysopogon zizanioides

9 Cỏ Mutalo B. ruziziensis x B. decumbens x B. brizantha

10 Cỏ Guatemala Tripsacum andersonii

11 Keo dậu Leucaena leucocephala

12 Cỏ Lông para Brachiaria mutica

13 Cỏ Ruzi Brachiaria ruziziensis

14 Cỏ Setaria Setaria anceps

4. Kết luận- Tình hình chăn nuôi trâu bò tại khu vực nghiên cứu chưa phát triển do người dân chăn nuôi

chủ yếu theo quy mô nhỏ lẻ, lấy sức kéo, ít đầu tư, nguồn thức ăn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên ;

- Tình hình trồng và sử dụng thức ăn cho gia súc tại khu vực nghiên cứu chưa phổ biến;- Nguyên nhân gây chết trâu bò vào mùa đông một phần do thiếu thức ăn, công tác phòng

chống rét cho trâu bò chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là các bản vùng ca o;

- Có 2 loại cỏ bản địa có tiềm năng cần gây trồng thử nghiệm làm thức ăn cho trâu bò trong

mùa đông là Cây Lau và Cỏ Gai;- 6 giống cỏ nhập nội có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

gồm: Cỏ Voi, Mulato, VA06, cỏ Sả, cỏ Pát, cỏ Guatemala, có thể gây trồng ở vùng cao.

Lời cám ơn: Chúng tôi gửi lời cám ơn tới Dự án TBU – JICA và các đối tác liên quan đã hỗ trợcho nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nghiêm Văn Cường, 2008. Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhậpnội trong quy trình thức ăn gia súc tại Công ty Giống bò sữa Mộc Châu , Luận văn thạc sĩ sinh học ,Đại học Thái Nguyên.

[2] Nguyễn Thiện, Lê Hòa Bình, 1994. Thức ăn cho gia súc nhai lại kỹ thuật trồng và sử dụng,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[3] Nguyễn Thiện, 2004. Trồng cỏ nuôi bò sữa , Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.[4] Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc -gia cầm

Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.[5] Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật, 1993.1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới.

Page 19: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

19

BREEDING SITUATION AND DEVELOPING POTENTIAL OF SOME PLANTSUSED FOR CATTLE IN SON LA, TBU - JICA PROJECT, 2012

Vu Duc Toan B.A, Nguyen Thi Quyen B.A, Nguyen Thuy Trang B.A,Nguyen Hoang Phuong M.A, Bui Van Hao B.A

Faculty of Agriculture and Forestry

Abstract: Breeding cattle among ethnic minority communities in the North West area in recent years tend todecline. One of the causes is that cattle often die of cold and lack of food during the winter. It is, therefore, necessary togive out some solutions to this problem. We have made a survey on the situation to find out the kinds of grass for trialplanting and replicate the pattern. Also, it will contribute to solve the problems mentioned above. The survey results showthat in Son La province, Each ethnic group has different ways of husbandry practice but most use the method of freegrazing and shepherding, the method of intensive farming is not common. There are many species of feeding plants forcattle but the local people mainly make use of 10 species, including Gai and Lau. In addition, people often use 7 kinds ofagricultural by products for cattle. Besides, some exotic kinds of grass have been planted in some areas but not common.

Keywords: Breeding, cattle, local-grass, agricultural products for cattle.

Page 20: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

20

TÌNH HÌNH THU HÁI VÀ TIÊU THỤ NẤM MỐI (TERMITOMYCESALBUMINOSUS) TRONG TỰ NHIÊN TẠI TỈNH SƠN LA

ThS. Đặng Văn Công, TS. Đoàn Đức Lân,ThS.Trần Quang Khải, CN.Vũ Phương Liên

Khoa Nông Lâm

Tóm tắt: Khảo sát nhằm thu thập các thông tin liên quan đến tình hình thu hái và tiêu thụ nấm Mối trong tự nhiênphục vụ cho nghiên cứu và nuôi trồng nấm Mối trong điều kiện nhân tạo . Khảo sát được tiến hành tại huyện Quỳnh Nhai,huyện Thuận Châu và khu vực Thành phố Sơn La , tỉnh Sơn La trong thời gian từ th áng 4 đến tháng 11 năm 2013. Đốitượng được khảo sát đó là người thu hái và người bán nấm Mối. Kết quả khảo sát đã cho thấy việc thu hái nấm Mối trongtự nhiên hoàn toàn dựa theo kinh nghiệm bản địa, sau đó được tiêu thụ ngay tại các chợ địa phương với giá 80.000 -150.000 đồng/kg nấm tươi.

Từ khóa: Nấm Mối, thu hái, tiêu thụ.

1. Đặt vấn đềNấm là loại thực vật làm thức ăn rất ngon và nhiều chất bổ dưỡng, nhưng bên cạnh đó nấm

cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ở người. Hiện nay do người nông dân quá lạm dụngphân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm cho cây nấm mọc tự nhiên cũng ảnh hưởng và nhiễm độc hại.Khi thu hái nấm về ăn có thể xảy ra tình trạng ngộ độc cho người sử dụng.

Những năm gần đây thời tiết không thuận lợi, nắng nhiều hơn mưa nên nấm mọc giảm hơn sovới các năm trước. Đôi khi trong một khu vực mọc nấm Mối thỉnh thoảng cũng có đan xen một vài cây

nấm trông rất giống nhau nhưng nếu tinh mắt để ý kỹ sẽ thấy khác “loài”. Những người chuyên nghiệphái nấm nhiều khi cũng bị nhầm lẫn, vì mắt thường cũng rất khó để phân biệt giữa nấm độc và không

độc, đặc biệt là nấm mọc hoang ở vườn, ruộng và nấm hái trong rừng. Mặc dù đã có rất nhiều bài viếtcảnh báo về các vụ ngộ độc do ăn nấm dại, nấm rừng nhưng tình trạng này vẫn xảy ra thường xuyên

trong mùa thu hái nấm, nếu không kịp thời cứu chữa có thể dẫn đến tử vong hoặc làm tổn hại đến sứckhỏe.

Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần thu thập cơ sở dữ liệu về nấm Mối phục vụ nghiên cứunhân giống và nuôi trồng nấm Mối trong điều kiện nhân tạo chúng tôi tiến hành “Khảo sát tình hình

thu hái và tiêu thụ nấm Mối trong tự nhiên tại tỉnh Sơn La” .

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2013.

- Địa điểm: Huyện Quỳnh Nhai, huyện Thuận Châu; Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La .

2.2. Vật liệu nghiên cứu: Giống nấm Mối.2.3. Nội dung nghiên cứu: Tình hình thu hái và tiêu thụ nấm Mối trong tự nhiên.

2.4. Phương pháp nghiên cứu2.4.1. Quan sát trực tiếp: Quan sát tại các khu vực có nấm Mối mọc xác định vị trí mọc nấm

(Rừng, vườn nhà hay nương rẫy).2.4.2. Phỏng vấn: Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng với hai đối tượng: các hộ

dân thu hái nấm Mối, người bán nấm Mối ngoài chợ. Mỗi đối tượng phỏng vấn 30 phiếu được lựachọn dựa trên thông tin thu thập được từ khảo sát thực địa.

Các thông tin cần thu thập:+ Đối tượng người thu hái nấm Mối: Khu vực mọc nấ m Mối; diện tích tổ nấm Mối; Thời điểm

mọc nấm Mối trong năm; Số đợt nấm Mối mọc/năm; Dấu hiệu thời tiết nhận biết sắp có nấm Mối

Page 21: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

21

mọc; Thời gian từ khi thấy nấm Mối mọc lên khỏi mặt đất đến khi thu hái; đặc điểm của tổ nấm Mối;Dụng cụ đào/lấy nấm Mối; độ sâu đào; Thời gian hái nấm Mối; Bộ phận thu hái; Số lượng nấm Mốithu hái được/1 lần; Mục đích sử dụng sau khi thu hái; Cách sử dụng nấm Mối làm thực phẩm; Cảmquan về mùi vị nấm Mối.

+ Đối tượng người bán nấm Mối: T hu mua của người thu hái hay trực tiếp t hu hái được rồimang bán; Địa điểm bán nấm Mối; giá bán/1 kg; Bán cho đối tượng nào; C ách bảo quản và thời gianbảo quản.

2.4.3. Thu thập các tài liệu thứ cấp : Thu thập các thông tin về nấm Mối thông qua các báocáo khoa học, tài liệu tham khảo, tài liệu trên Internet.

3. Kết quả3.1. Tình hình thu hái nấm Mối trong tự nhiên tại Sơn La

Bảng 1. Tổng hợp kết quả phỏng vấn người thu hái nấm Mối

STT Nội dung Trả lời % Trên số ngườiđược hỏi

1 Khu vực mọc nấm Mối Vườn nhà (vườn cà phê) 10Nương rẫy (nương ngô) 30Rừng tự nhiên 60

2 Diện tích tổ nấm Mối Rộng khoảng 3 – 5 m2 1003 Thời điểm mọc nấm Mối

trong nămTháng 5 dương lịch 83,33Tháng 5 và tháng 7 dương lịch 16,67

4 Số đợt nấm Mối mọc/năm Chỉ mọc 1 lần: tháng 5 83,33Mọc 2 lần/năm: tháng 5 và tháng 7 16,67

5 Dấu hiệu thời tiết nhận biếtsắp có nấm Mối mọc

Thời tiết oi bức, sau đó trời có mưa kho ảng2 – 3 ngày là nấm mọc

100

6 Thời gian từ khi thấy nấmMối mọc lên khỏi mặt đấtđến khi thu hái

Khoảng 3 – 4 ngày 23,33Thu hái ngay khi tìm thấy tổ nấm Mối 76,67

7 Phân bố của cây nấm tại tổnấm Mối

Mọc chụm 2 – 3 cây/1 vị trí 26,67Nấm mọc rải rác từng cây không đều 73,33

8 Dụng cụ đào/lấy nấm Mối Đào bằng thuổng, dao 86,67Nhổ bằng tay 13,33

9 Thời điểm hái nấm Mốitrong ngày

Hái bất cứ khi nào tìm thấy nấm Mối 76,67Hái vào sáng sớm (5-6 giờ sáng) 23,33

10 Độ sâu đào Đào sâu khoảng 20 – 30 cm 10011 Bộ phận thu hái Thu tận gốc (toàn bộ cây nấm) 70

Thu phần thân (để lại gốc nấm) 3012 Số lượng nấm Mối thu được/

1 lần (kg hoặc số cây nấm)Khoảng 2 – 3 kg/ tổ/ lần háiNếu tổ nấm mọc 2 lần/năm thì lần sau thuđược ít hơn lần trước

66,67

Được một vài cây 33,3313 Mục đích thu hái Để làm món ăn 36,67

Đem ra chợ bán 63,3314 Cách chế biến Nấu canh, hoặc xào 10015 Mùi, vị khi ăn nấm Mối. Ăn có vị ngọt, giòn, không có mùi 100

Hàng năm nấm Mối xuất hiện vào đầu mùa mưa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.Thường nấm Mối xuất hiện ở nơi đất cao vì mối không thể làm ổ ở nơi đất quá ẩm ướt. Nấm Mối chủyếu mọc ở rừng tự nhiên (60%), một số mọc ở vườn cà phê (10%) hoặc nương ngô (30%), do một sốmảnh rừng bị chặt phá để trồng ngô và cà phê.

Theo thông tin thu thập từ người dân thì nấm Mối chủ yếu chỉ mọc 1 đợt/năm vào đầu tháng 5

Page 22: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

22

dương lịch (83,33%), một số tổ Mối mọc 2 lần/năm (16,67%): Đợt 1 khoảng đầu tháng 5, đợt 2 vào

đầu tháng 7, đợt 2 nấm sẽ ra ít hơn đợt 1.Kinh nghiệm từ những người thu hái nấm Mối cho biết khi trời nóng bức chuẩn bị có mưa, sau

khi mưa xong nấm Mối sẽ mọc (100%). Nấm Mối thường mọc tại những vị trí có tổ Mối (Kiểm trabằng cách: Đào xung quanh vị trí có nấm Mối mọc sẽ phát hiện thấy con Mối, hoặc khi trời mưa sẽthấy Mối cánh bay ra từ khu vực có nấm Mối mọc).

Thời điểm thu hái: Nấm Mối được thu hái vào sáng sớm, khoảng 5 - 6 giờ sáng (23,33%) đốivới các tổ nấm Mối mọc ở vườn nhà hoặc nương ngô gần nhà. Tuy nhiên phần lớn nấm Mối được thuhái ngay khi người dân tìm thấy cây nấm Mối mọc (76,67%) vì nếu để lâu thì cây nấm bị già hoặc bịngười khác thu hái mất.

Cách thu hái: Việc thu hái nấm Mối diễn ra một cách tự nhiên, người dân vào rừng phát hiệnthấy nấm Mối thì thu hái. Một số người có kinh nghiệm thì đ ánh dấu vị trí nấm Mối mọc để năm sau tìmđến thu hái. Theo kinh nghiệm của người dân nấm Mối sẽ tiếp tục mọc ra ở vị trí năm trước đã mọc.

Khu vực nấm Mối mọc rộng khoảng 3 - 5 m2. Khi phát hiện thấy nấm Mối, nếu như đất mềmvà ẩm thì có thể dùng tay nhổ cả cây (13,33%), nếu như đất cứng thì phải dùng dao hoặc thuổng đào

sâu khoảng 20 - 30 cm, sau đó nhổ cây nấm lên (86,67%).

Cây nấm mọc rải rác từng cây phân bố không đều (73,33%) hoặc mọc chụm 2 - 3cây/1 vị trí(26,67%) từ sâu bên trong tổ Mối, nên khi thu hái người dân đào sâu 20 - 30 cm (100%) mới có thể thuhái được cây nấm.

Phần lớn người dân thu hái toàn bộ cây nấm từ gốc đến mũ nấm (70%), một số người cho rằngnên để lại phần gốc nấm để làm thức ăn cho Mối, năm sau nấm sẽ mọc nhiều hơn (30%).

Năng suất: Khối lượng nấm Mối thu hái được tùy thuộc vào từng tổ nấm Mối và tùy theo năm. Cónhững tổ nấm Mối thu hái 2 - 3 kg (66,67%), có tổ chỉ thu hái được khoảng một vài cây nấm (33,33%).

Mục đích thu hái: Nấm Mối sau khi thu hái chủ yếu được mang ra chợ bán (63,33%) do hiệnnay nấm Mối có giá trị cao, một số hộ sử dụng làm thức ăn (36,67%).

Chế biến và mùi vị khi ăn nấm Mối: Nấm Mối có hương vị ngon, vị ngọt, giòn và không có

mùi khó chịu đặc trưng (100%). Sau khi thu hái nấm Mối được mang về nhà rửa sạch để bỏ phần đấtbám bên ngoài, sau đó có thể chế biến thành nhiều món ăn tùy thuộc vào sở thích và điều kiện củatừng gia đình. Một số hộ thì nấu canh nấm Mối cùng với rau ngót, một số hộ thì xào với thịt bò, các hộgia đình có điều kiện kinh tế thì cuốn n ấm Mối với thịt rồi nướng, hoặc các món ăn khác.

Page 23: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

23

3.2. Tình hình tiêu thụ nấm Mối tại Sơn LaBảng 2. Tổng hợp kết quả phỏng vấn người bán nấm Mối

STT Nội dung Trả lời % trên số người đượchỏi

1 Cách thức thu mua và mangbán

Thu mua lại của ngườ i thu hái được 40Thu hái được và mang bán 60

2 Địa điểm bán nấm Mối Chợ địa phương 50Bán dong trên đường 13,33Bán buôn cho các hộ dân bán rau ở chợ. 33,33Bán cho nhà hàng, quán ăn 3,33

3 Giá bán 80.000 – 100.000 đồng/kg 76,67100.000 – 150.000/kg 23,33

4 Khoảng thời gian từ lúc háinấm xong đến khi mang bán

Mang đi bán ngay sau khi thu hái 80Để bảo quản 20

5 Cách bảo quản Tủ lạnh 3,33Điều kiện thường (chỗ râm mát) 96,67

6 Thời gian bảo quản 1 ngày 96,672 ngày 3,33

Vì nấm Mối chỉ mọc trong tự nhiên nên lượng nấm Mối thu hái được ít. Trước đây phần lớnnấm Mối sau khi thu hái về sử dụng trong gia đình, một số hộ dân thu hái được nhiều thì mới đem rachợ bán. Nhưng do giá nấm Mối cao nên hiện nay khi có nấm Mối người dân đề u mang nấm ra chợbán (60%) hoặc đi thu mua lại của người dân để bán (40%).

Địa điểm bán: Nấm Mối chủ yếu được bán tại các chợ địa phương (50%), bán buôn cho ngườibán rau ở chợ (33,33%) hoặc bán rong trên đường (13,33%), chỉ có 3,33% người dân bán cho nhà

hàng và quán ăn.Cách bảo quản: Đa phần nấm Mối sau khi thu hái được mang đi bán và bán hết trong ngày

(80%), tuy nhiên có những thời điểm nấm Mối mọc rộ, không bán hết nên người dân bảo quản để bánvào ngày hôm sau (20%). Khoảng 96,67% người dân bảo quản nấm Mối trong điều kiện thường, đểnơi râm mát, thời gian bảo quản được 1 ngày; C hỉ có 3,33 % người dân bảo quản nấm Mối trong tủlạnh (hộ có điều kiện kinh tế), thời gian bảo quản được 2 ngày.

Giá bán: Giá nấm Mối dao động từ 80.000 - 150.000 đồng/kg, tùy vào thời điểm và tùy vào

lượng nấm nhiều hay ít. Vào đầu mùa, nấm Mối mới mọc nhu sử dụng nấm Mối cao, trong khi lượngnấm Mối thu hái được ít nên bán được giá 100.000 - 150.000 đồng/kg (23,33%). Khi nấm mọc rộ thì

giá bán chỉ còn 80.000 - 100.000 đồng/kg (76,67%). Tuy vậy, nấm Mối vẫn được coi là có giá trị hơnmột số loại nấm trồng hiện nay (nấm Sò, nấm Rơm…).

Nhu cầu tiêu dùng: Nấm Mối rất được ưa thích nên lượng nấm Mối thu hái được không đủ đápứng nhu cầu. Khách hàng muốn mua được nấm Mối thì phải đi ra chợ từ rất sớm (khoảng 6 - 7 giờsáng), vì lượng nấm Mối ít nếu không đi sớm sẽ không mua được, ngoài ra đi chợ sớm sẽ mua đượccây nấm tươi ngon hơn.

4. Kết luận4.1. Kết luậnThu hái: Nấm Mối được thu hái trong tự nhiên theo kinh nghiệm bản địa của người dân. Sau

khi thu hái nấm Mối được sử dụng để làm thức ăn hoặc mang bán.Tiêu thụ: Nấm Mối được bán tại các chợ địa phương với giá từ 80.000 - 150.000 đồng/kg.

Lượng sản phẩm nấm Mối thu hái được không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Page 24: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

24

4.2. Đề nghịNấm Mối có giá trị kinh tế cao, hiện nay chưa có công trình khoa học nào công bố trồng thành

công nấm Mối trong điều kiện nhân tạo. Trường Đại học Tây Bắc đóng trên địa bàn tỉnh Sơn La - Nơicó loài nấm Mối phát triển cần có những nghiên cứu chuyên sâu để nuôi trồng loại nấm này, góp phầnbảo tồn và phát triển những loại thực vật bản địa có giá trị.

Lời cảm ơn: Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới Dự án TBU – JICA và các đối tác liên quan đã

hỗ trợ cho nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] G2V Star , 2009 . Nấm và mối - Mối quan hệ cộng sinh . Nguồn: PhysOrg.http:/ /www.khoahoc.com.vn/khampha/kham -pha/25471_Nam-va-moi-Moi-quan-hecong-sinh.aspx/ .

[2] Hồ Đình Hải, 2012. Nấm mối. Nguồn: https://sites.google.com/site/raurungvietnam/nam-an-dhuoc/nam-moi/.

THE HARVEST AND CONSUME TO SELL (TERMITOMYCES ALBUMINOSUS)IN NATURE IN SON LA PROVINCE

Dang Van Cong M.A, Dr. Doan Duc Lan,Tran Quang Khai M.A, Vu Phuong Lien B.A

Faculty of Agriculture and Forestry

Abstract: The survey aims to collect information related to the collecting and consuming of Termite mushrooms innature and cater to research and cultivation Termite mushroom in the artificial conditions. The survey was conducted inQuynh Nhai, Thuan Chau and Son La city area, Son La province during the period from April to November 2013, with twoobjects that are surveyed person harvest and person sell Termite mushroom. Survey results showed that Termitemushrooms to harvesting in nature based on local experience, immediately after harvest it is consumed in the local marketwith prices 80.000 - 150.000/kg of fresh mushrooms.

Key worlds: Termite, harvest, sell.

Page 25: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

25

SÂU HẠI CÀ PHÊ CHÈ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SÂU HẠI CHÍNH BẰNGMỘT SỐ BIỆN PHÁP CANH TÁC

ThS. Bùi Thị Sửu, TS. Vũ Quang GiảngKhoa Nông Lâm

Tóm tắt: Sâu hại trên cà phê chè tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được nghiên cứu năm 2013. Kết quảcho thấy, 20 loài côn trùng trên cà phê, tập chung ở 7 bộ côn trùng đã được ghi nhận. Trong đó, 4 loài côn trùng gây hại chính(Rệp sáp mềm nâu; Sâu đục thân mình trắng; Mọt đục quả; Bọ xít muỗi). Dọn sạch cỏ và quả của năm ngoái làm giảm sự gâyhại của rệp sáp mềm nâu (22,2% cây bị hại) và mọt đục quả cả phê (10,2% quả bị hại). Tỉa cành tạo tán đúng kĩ thuật làm giảmsự gây hại của rệp sáp mềm nâu (2,6 % cây bị hại) và sâu đục thân hại cà phê (5,13% quả bị hại).

Từ khóa: Sâu hại cà phê, rệp sáp mềm nâu, sâu đục thân mình trắng, mọt đục quả, biện pháp canh tác.

1. Đặt vấn đềVới sự ưu đãi đặc biệt về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng cùng với sự sôi động của thị trường

cà phê, diện tích cà phê chè ở các tỉnh Tây Bắc đã liên tục tăng mạnh. Theo quyết định số 1987/QĐ -BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ NN-PTNT phê duyệt "Quy hoạch ngành cà phê VN đến năm 2020 -tầm nhìn đến 2030" thì đến năm 2020, diện tích cà phê chè ở vùng Tây Bắc được quy hoạch khoảng9.500 ha. Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến hết năm 2011, tổng diện tích cà phê chèở vùng Tây Bắc (C hủ yếu tại Sơn La và Điện Biên) đã lên tới gần 9.000 ha. Tại tỉnh Sơn La, UBNDtỉnh cuối năm 2011 đã phê duyệt quy hoạch diện tích cây cà phê chè đến năm 2020 sẽ ổn định khoảng10.000 ha. Tỉnh Điện Biên cũng cho biết, quy hoạch diện tích cà phê của tỉnh này đến năm 2020 sẽkhoảng trên 6.000 ha. Như vậy theo “quy hoạch riêng” của Sơn La và Điện Biên thì đến năm 2020,tổng diện tích cà phê chè ở 2 tỉnh này sẽ lên tới trên 16.000 ha, vượt 6.500 ha so với quy hoạch mà BộNN-PTNT phê duyệt.

Bên cạnh những thành công kể t rên thì cà phê Việt Nam nói chung cũng như vùng Tây Bắc nóiriêng gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó là vấn đề dịch hại liên tiếp gây hại, làmgiảm năng suất và chất lượng cà phê.

Biện pháp hóa học là biện pháp có những ưu điểm dập dịch nha nh, dễ sử dụng. Biện pháp nàyđược áp dụng rộng rãi để phòng trừ sâu hại cà phê và là biện pháp không thể thiếu để ngăn chặn sựbùng phát về số lượng của dịch hại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và cần thiết của thuốc hóahọc thì biện pháp này luôn tồn tại những nhược điểm rất lớn. Trước hết, sử dụng thuốc hóa học gây ônhiễm môi trường sống, ảnh hưởng sức khỏe của con người. Sau đó, là vấn đề hình thành các nòi sâuchống thuốc; Làm một số loài sâu thứ yếu trở thành loài sâu nguy hiểm hơn; Làm chết nhiều loài côntrùng có ích; Dư lượng trong nông sản làm độc cho người. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc hóa học vớilượng lớn cho cà phê như hiện nay dễ làm ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏecủa người dân.

Trong khuôn khổ Dự án TBU - JICA, Nhóm nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu “Phòng chốngsâu hại cà phê theo hướng phòng trừ tổng hợp ” với biện pháp canh tác kỹ thuật là biện pháp nền kếthợp với biện pháp sinh học để đạt hiệu quả phòng trừ cao mà không ảnh hưởng đến con người, môitrường sống. Sử dụng thuốc hóa học khi quần thể dịch hại đạt ngưỡng phòng trừ và chọn lựa các loạithuốc phân giải nhanh, ít ảnh hưởng đến con người, môi trường.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Mục tiêu nghiên cứuNghiên cứu đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại cà phê chè theo hướng phòng trừ tổng hợp .

2.1.2. Nội dung nghiên cứu- Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.- Đánh giá hiệu quả khống chế các sâu hại chính trên cà phê của biện pháp làm cỏ dọn vườn.- Đánh giá hiệu quả khống chế các sâu hại chính trên cà phê của biện pháp tỉa cành, tạo tán.2.1.3. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp điều tra thành phần sâu hại: Số điểm điều tra không hạn chế. Tại mỗi điểm

điều tra 10 cây. Trên mỗi cây quan sát, phá t hiện sự có mặt của các loài sâu hại; các dấu vết và triệuchứng bị hại.

Page 26: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

26

Phương pháp điều tra các loài sâu hại chính trong các thí nghiệm ngoài thực địa :- Rệp sáp mềm nâu: Trong mỗi ô thí nghiệm, điều tra theo kiểu cuốn chiếu, 5 cây điều tra 1

cây; 5 hàng điều tra 1 hàng. Trên mỗi cây bị rệp điều tra 12 cành phân bố đều 3 tầng, 4 hướng. Phâncấp cành bị hại. Từ đó, xác định các c hỉ tiêu: Tỷ lệ cây bị hại (%); T ỷ lệ cành bị hại (%) và chỉ số hại(%).

- Sâu đục thân: Trong mỗi ô thí nghiệm, điều tra theo kiểu cuốn chiếu, 5 cây điều tra 1 cây; 5hàng điều tra 1 hàng. Từ đó, xác định tỷ lệ cây bị hại (%) .

- Mọt đục quả: Trong mỗi ô thí nghiệm điều tra 1000 quả ngẫu nhiên. Từ đó, xác định tỷ lệ quảbị hại.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài thực địa : Bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB);2 công thức; 3 lần nhắc lại:

- Thí nghiệm 1: Hiệu quả khống chế sâu hại cà phê của biện pháp làm cỏ dọn vườn .+ Công thức 1 (CT1m): Làm sạch cỏ và dọn sạch quả xót lại trên cây (Lần 1: làm cỏ kết hợp

dọn các quả còn xót lại trên cây vào đầu tháng 2; Các lần sau: 1 tháng/lần đến khi thu quả).+ Công thức 1 (CT2m): Làm cỏ theo tập quán của dân (Lần 1: làm cỏ , không dọn tàn dư và

các quả cà phê còn xót lại trên cây vào đầu tháng 2; Lần 2: Tháng 4 - 5).- Thí nghiệm 2: Hiệu quả khống chế sâu hại cà phê của biện pháp tỉa cành tạo tán .

+ Công thức 1 (CT1h): Tỉa cành tạo tán theo quy trình (Nguyên tắc tỉa theo hình ống khói; Lần1: Sau vụ thu hoạch (Tháng 1) cắt bỏ những cành vượt, cành tăm, cành vòi voi, cành xà gần mặt đ ất, cànhyếu ớt có sâu bệnh, cành cấp 1 cách thân chính dưới 20cm ; Lần 2,3,4,5: Cắt bỏ những cành vượt, cành tăm(tháng 4, 6,8, 11).

+ Công thức 2(CT2h): Tỉa cành tạo tán theo tập quán của dân. (Lần 1: Sau vụ thu hoạch; Lần 2:Tháng 4 - 5).

Phương pháp xử lí, phân tích: Ghi chép chi tiết các thông tin dựa trên quan sát, điều tra đểtổng hợp thông tin, xác định thành phần sâu hại cà p hê, mức độ phổ biến của chúng. Qua đó xác địnhcác sâu hại chính trên cà phê chè. Tổng hợp các số liệu điều tra và xử lý th ống kê ở độ tin cậy 95% đểxác định hiệu quả khống chế sâu hại cà phê của các biện pháp canh tác áp dụng trên nương cà phê.

3. Kết quả và thảo luận3.1. Thành phần sâu hại cà phê chè và mức độ phổ biến của chúng.

Bảng 3.1. Thành phần sâu hại cà phê chè tại Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La năm 2013

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/ Họ BPBH MĐPBI Bộ cánh vảy (Lepidoptera)1 Sâu hồng Zeuzera coffea Nietner Cossidae Thân,

cành+

2 Sâu róm Euproctis pseudoconspersaStrand

Lymantriidae Lá ++

3 Bọ nẹt Thosea chinensis Walker Eucleidae Lá -

II Bộ cánh cứng (Coleoptera)4 Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus

Fabricius.,Curculionidae Lá, cành ++

5 Sâu đục thânmình trắng

Xylotrechus quadripes Chevrolat Cerambycidae Thân,cành

+++

6 Mọt đục cành Xyleborus morstatti Haged Ipidae Cành -7 Mọt đục quả Stephanoderes hampei Fer. Ipidae Quả +++

8 Sâu tiện vỏ Dihammus cervinus Hope Cerambycidae Thân +

III Bộ cánh đều (Homoptera)9 Rệp mềm xanh Coccus viridis Green Coccidae Cành lá,

quả+

10 Rệp sáp hại quả,rễ

Pseudococcus citri Risso Pseudococcidae Cành, lá,quả, rễ

++

11 Rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus Coccidae Cành, là,quả

+++

12 Rệp sáp hình báncầu

Saissetia coffeae Walker Coccidae Cành,lá,quả

+

Page 27: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

27

13 Rệp muội nâu Toxoptera aurantii Fouse Aphididae Lá, cành +14 Ve sầu Chưa định danh Cicadidae Rễ ++

15 Rầy xanh Chlorita flavescensFabricius Jassidae Búp -IV Bộ cánh thẳng (Orthoptera)16 Dế mèn lớn Brachytrupes portentorus (Licht) Gryllidae Rễ ++17 Châu chấu Oxya chinensis Thunberg Acrididae Lá +

V Bộ mối (Isoptera)18 Mối Macrotermes sp. Termitidae Rễ, thân +VI Bộ cánh tơ (Thysanoptera)19 Bọ trĩ Diarthrothrips coffeae Williams Thripidae Lá -VII Bộ cánh nửa (Hemiptera)20 Bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterh Miridae Chồi búp +++

Ghi chú: BPBH: Bộ phận bị hại; MĐPB: Mức độ phổ biến.- : ít gặp < 1% điểm có sâu

+ : gặp lẻ tẻ từ 1% - 5% điểm có sâu++ : phổ biến > 5% - 25% điểm có sâu

+++ : nhiều > 25% - 45% điểm có sâu++++ : Rất nhiều > 45% điểm có sâu

Kết quả điều tra cho thấy, thành phần sâu hại trên cà phê chè rất đa dạng, có 20 loài sâu hại có mặttrên nương cà phê, tập chung ở 7 bộ côn trùng. Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) 3 loài chiếm 15% tổng sốloài; Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 2 loài, chiếm 10%; Bộ Cánh đều (Homoptera) 7 loài, chiếm 35%;Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 5 loài, chiếm 25%; Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 1 loài, chiếm 5% ; Bộ mối(Isoptera) 1 loài, chiếm 5% và Bộ Cánh tơ (Thysanoptera) 1 loài, chiếm 5%. Trong các loài trên có 4loài sâu hại chính: Rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum Linnaeus); Sâu đục thân mình trắng(Xylotrechus quadripes Chevrolat); Mọt đục quả (Stephanoderes hampei Fer.); Bọ xít muỗi (Helopeltistheivora Waterh).

3.2. Hiệu quả khống chế sâu hại cà phê của biện pháp làm cỏ dọn vườn3.2.1. Hiệu quả khống chế rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum Linnaeus) của biện

pháp làm cỏ dọn vườnBảng 3.2.1. Tỷ lệ hại và chỉ số rệp hại (%) trên vườn cà phê làm cỏ theo quy trình và vườn làm cỏ

theo tập quán của dân tại Chiềng ban - Mai Sơn - Sơn La năm 2013Công thứcthí nghiệm Tháng 5/2013 Tháng 6/2013 Tháng 7/2013

Tỷ lệcâyrệp(%)

Tỷ lệcànhrệp(%)

Chỉ sốhại(%)

Tỷ lệcây rệp

(%)

Tỷ lệcànhrệp(%)

Chỉ sốhại(%)

Tỷ lệcây rệp

(%)

Tỷ lệcànhrệp(%)

Chỉ sốhại(%)

CT1m 10.5b 73.0b 24.4b 14.3b 71.7b 21.3b 15.2b 72.1b 20.75b

CT2m 26.6a 87.2a 38.8a 35.4a 75.9a 27.9a 37.4a 78.6a 28.83a

Utn 5.9 5,5 6.3 8.1 4.0 4.70 9.6 5.6 5.9U(0.05) = 1,96

Kết quả điều tra cho thấy, làm cỏ dọn vườn theo quy trình góp phần giảm 16,1 % - 22,2% sốcây bị rệp; Trên 12,2% số cành bị rệp và trên 8,08% chỉ số hại so với làm cỏ theo tập quán của dân.Trên thực tế, trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy ở công thức làm cỏ theo tập quán c ủa dân, nhiềuloài cỏ tồn tại trên vườn trong thời gian dài tạo điều kiện cho kiến làm tổ. Đây là tác nhân phân tán rệptừ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác nên tỷ lệ cây bị rệp, tỷ lệ cành bị rệp và chỉ sốrệp hại cao.

Page 28: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

28

3.2.2. Hiệu quả khống chế sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) củabiện pháp làm cỏ dọn vườn

Bảng 3.2.2. Tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng trên vườn cà phê làm cỏ theo quy trình vàvườn làm cỏ theo tập quán của dân tại Chiềng ban - Mai Sơn - Sơn La năm 2013

Ngày ĐTTỷ lệ cây bị hại (%) Utn

CT1m CT2mTháng 5/2013 5.03a 5.63a Utn=1.69

Tháng 6/2013 11.95a 12.23a Utn=1.47

Tháng 7/2013 13.47a 13.78a Utn=1.54

Tháng 9/2013 13.62a 14.07a Utn=1.55

U0,05=1.96

Kết quả điều tra và so sánh 2 tỷ lệ ở mức ý nghĩa 95%, chúng tôi thấy ở cả 4 kì điều tra tỷ lệcây cà phê bị sâu đục thân trên công thức cà phê làm cỏ theo quy trình và công thức làm cỏ theo tậpquán của dân đều tương đương nhau.

3.2.3. Hiệu quả khống chế mọt đục quả (Stephanoderes hampei Fer.) của biện pháplàm cỏ dọn vườn

Bảng 3.2.3. Tỷ lệ quả cà phê bị mọt hại trên vườn cà phê làm cỏ dọn vườn theo quy trình và vườnlàm cỏ theo tập quán của dân tại Chiềng ban - Mai Sơn - Sơn La năm 2013

Công thứcthí nghiệm Tỷ lệ quả bị mọt hại (%)

Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 9CT1m - 1,17a 8,18a 20,5a

CT2m - 4,28b 14,57b 30,7b

Utn=2.85 Utn=5.78 Utn=4.54

U0,05=1,96

Tuổi quả cà phê phù hợp cho mọt phát sinh gây hại là giai đoạn quả được hơn 100 ngày sau ra hoa.Mặt khác, so sánh 2 tỷ lệ ở độ tin cây 95% cho thấy từ khi có sự xuất hiện mọt đục vào quả cà phê, tỷ lệquả bi đục ở công thức làm cỏ theo quy trình luôn thấp hơn công th ức làm cỏ theo tập quán của dân(khoảng 3,11% - 10,2%).

Như vậy, làm cỏ dọn vườn đúng kĩ thuật hạn chế sự phát triển, gây hại của rệp sáp mềm nâu và mọtđục quả cả phê.

3.3. Đánh giá hiệu quả khống chế sâu hại cà phê của biện pháp tỉa cành tạo tán3.3.1. Hiệu quả khống chế rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum Linnaeus) của biện

pháp tỉa cành tạo tánBảng 3.3.1. Tỷ lệ hại và chỉ số rệp hại trên vườn cà phê tỉa cành theo tập quán của dân và vườn cà

phê tỉa cành quy trình tại Chiềng ban - Mai Sơn - Sơn La năm 2013

Công thứcthí nghiệm Tháng 4/2013 Tháng 6/2013 Tháng 8/2013

Tỷ lệcây rệp

(%)

Tỷ lệcànhrệp(%)

Chỉ sốhại (%)

Tỷ lệcây rệp

(%)

Tỷ lệcành

rệp (%)

Chỉ sốhại(%)

Tỷ lệcây rệp

(%)

Tỷ lệcànhrệp(%)

Chỉ sốhại(%)

CT1h 20,23a 76,35b 22,25b 24,80a 72.51b 20.40b 24.25a 72.95b 20.83b

CT2h 21,12a 85,87a 33,89a 25,94a 81,32a 25.24a 26.78a 81.67a 43.75a

Utn 1.49 3.45 6.37 1.19 3.00 2.70 1.69 5.65 9.96

U0.05 = 1,96

Ghi chú: Các chữ a,b - Biểu thị sự sai khác nhau về tỷ lệ và chỉ số rệp hại ở độ tin cậy 95%

Page 29: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

29

Kết quả so sánh ở độ tin cậy 95% nhận thấy, tỉa cành tạo tán theo quy trình có thể giảm tỷ lệcây bị rệp (khoảng 2,6 %), tỷ lệ cành bị rệp hại (khoảng 9 %) và chỉ số hại (khoảng 22, 9%) so với tỉacành theo tập quán của dân. Lý do chính, tỉa cành tạo tán theo đúng quy trình đã loại bỏ được các cành vôhiệu (chồi vượt, cành tăm, cành không thể cho quả) qua đó loại bỏ chồi có rệp, tạo điều kiện cho cây sinhtrưởng tốt, tăng khả năng chống chịu rệp. Mặt khác, tỉa cành tạo tán giúp vườn thông thoáng, thay đổi môitrường sống theo chiều hướng bất lợi cho rệp.

3.3.2. Hiệu quả khống chế sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) củabiện pháp tỉa cành tạo tán

Bảng 3.3.2. Tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng ( Xylotrechus quadripes Chevrolat) trên côngthức tỉa cành tạo tán theo quy trình và tỉa cành tạo tán theo tập quán của dân

tại Chiềng ban - Mai Sơn - Sơn La năm 2013

Công thức Tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thânTháng 4/2013 Tháng 6/2013 Tháng 8/2013

CT1h 2.04a 6.47b 8.72b

CT2h 2.01a 12.45a 13.85a

Utn=1.45 Utn=3.12 Utn=2.87

U0,05=1.96

Tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân của công thức tỉ a cành theo tập quán của dân và tiả cành tạotán theo quy trình ở kì điều tra thứ nhất là tương đương nhau. Tuy nhiên, ở 2 kì điều tra sau tỷ lệ cây càphê bị sâu đục thân ở công thứ tỉa cành theo quy trình luôn thấp hơn công thức tỉa cành theo tập quáncủa dân (5,13%). Lý do chính, tỉa cành tạo tán đúng kĩ thuật giúp cây cà phê có một bộ tán cân đối;thân cây cà phê được tán lá che phủ là điều kiện bất lợi cho sâu đục thân xâm nhập.

3.3.3. Hiệu quả khống chế mọt đục quả (Stephanoderes hampei Fer.) của biện pháptỉa cành tạo tán

Bảng 3.3.3. Tỷ lệ quả bị mọt đục quả trên công thức tỉa cành tạo tán theo quy trình và tỉa cành tạotán theo tập quán của dân tại Chiềng ban - Mai Sơn - Sơn La năm 2013

Công thứcthí nghiệm

Tỷ lệ quả bị mọt hại (%)

20/4 29/ 6 31/8CT1h - 3,8a 25,5a

CT2h - 3,2a 26,3a

Utn=1.15 Utn=1.24U0,05=1,96

Kết quả cho thấy, tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả của công thức tỉa cành theo tập quán của dânvà tỉa cành tạo tán theo quy trình ở các 2 công thức là tương đương nhau. Qua đó, chúng tôi nhận thấymặc dù tỉa cành theo đúng quy trình nhưng khâu làm cỏ dọn vườn không tốt, không loại bỏ được cácquả khô rụng dưới đất là nơi mọt ẩn náu từ vụ trước sẽ có điều kiện tấn công sang vụ sau.

Như vậy, tỉa cành tạo tán đúng kĩ thuật hạn chế sự phát triển, gây hại của rệp sáp mềm nâu và sâuđục thân hại cà phê.

Qua đó, chúng tôi nhận thấy để khống chế sự gây hại của các sâu hại chính trên cà phê cần làm cỏdọn vườn kết hợp tỉa cành tạo tán đúng kỹ thuật.

4. Kết luận

- Thành phần sâu hại trên cà phê chè rất đa dạng, có 20 loài sâu hại có mặt trên nương cà phê, tậpchung ở 6 bộ côn trùng. Trong đó, 4 loài xuất hiện rất nhiều trên đồng ruộng là: Rệp sáp mềm nâu(Coccus hesperidum Linnaeus); Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat); Mọt đụcquả (Stephanoderes hampei Fer.); Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterh).

- Làm cỏ dọn vườn đúng kĩ thuật hạn chế sự phát triển, gây hại của rệp sáp mềm nâu (22,2% cây)và mọt đục quả cả phê (10,2% quả).

- Tỉa cành tạo tán đúng kĩ thuật hạn chế sự phát triển, gây hại của rệp sáp mềm nâu (2,6% cây) vàsâu đục thân hại cà phê (5,13% cây).

Page 30: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

30

Lời cảm ơn : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý dự án JICA và các chuyên gia NhậtBản đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Nhóm tác g iả cũng biết ơn những người dân tạiChiềng Ban, Mai Sơn, Sơn La đã cho nhóm sử dụng các nương cà phê để bố trí thí nghiệm, thu thậpcác dữ liệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Chắt, 1999. Cà phê sâu bệnh, cỏ dại và biện pháp phòng trừ . Nxb Nôngnghiệp, tr.19 - 21.

[2] Võ Chấp, 1997. Nghiên cứu vai trò của một số biện pháp ký thuật đối với cây cà phê tạiDak Lak đến rệp sáp hại rễ và biện pháp phòng trừ bằng hóa học (Luận văn Thạc sĩ khoa học Nôngnghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội ).

[3] Vũ Quang Giảng, 2008. Sự phân bố của rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum L) trêncây cà phê chè và hiệu lực của một số thuốc hóa học. Hội nghị côn trùng học toàn q uốc lần thứ 6 - HN2008, tr.540.

[4] Nguyễn Văn Hành và Ctv, 1999. Một vài suy nghĩ về hường phòng trừ sâu Bore ( Xylotrechusquadripes Chev) hại cà phê. Tạp chí BVTV số 5 - 1990.

[5] Phan Quốc Sủng, 1995. “Những sâu hại chủ yếu ở cà phê Việt Nam và biện pháp phòng trừđối với sâu đục thân (Xylotrechus quadripes Chev)”. Kỷ yếu 10 năm nghiên cứu khoa học (1983 - 1993).Viện nghiên cứu cà phê, tr.441.

INSECT PESTS CATIMOR COFFEE AND EFFECT OF SOME NATURALCONTROL FOR MAJOR INSECT PESTS

Bui Thi Suu M.A, Dr. Vu Quang GiangFaculty of Agriculture and Forestry

Abstract: Insect pests on Catimor coffee in Chieng Ban commune, Mai Son district, Son La province werestudied in 2013. Twenty species of insect belong sevent order from coffee gardens are recorded during present study. Inwhich, four insect species (Soft brown scales; White coffee stem borer; Coffee berry bore; Mosquito bug) are major pestson coffee. Weeding and removing remnant fruit reduce damage of soft brown scale (22,2% infested plants) and coffeeberry bore (10,2% infested berry). Pruning non-fruit branches reduce damage of soft brown scale (2,6% infested plants) andwhite coffee stem borer (5,13% infested plants).

Keywords: Coffee pests, soft brown scales, white coffee stem borer, coffee berry bore, cultural control.

Page 31: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

31

XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH RƠM LÁTHÔNG MÃ VĨ (PINUS MASONIA LAMB) TẠI MỘT SỐ KHU VỰC

RỪNG TRỒNG THÔNG MÃ VĨ THUỘC TỈNH SƠN LA

ThS. Trần Quang Khải, ThS. Đào Thị Mai HồngKhoa Nông Lâm

Tóm tắt: Trong mấy thập kỷ gần đây, rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhânchủ yếu là do công tác bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại chưa được quan tâm đúng mức. Để có cơ sở cho việc quảnlý bệnh rơm lá Thông ở hiện tại và trong tương lai, nhằm tạo ra những khu rừng trồng năng suất cao và ổn định, chúng tôitiến hành điều tra thu mẫu và xác định nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tác hại của bệnh đến rừng trồng Thông tại Sơn La.Kết quả nghiên cứu đã xác định được loài Nấm gây bệnh có hai giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Giai đoạn vô tính là NấmCercosporapini densiflorace Hori et Nambu, giai đoạn hữu tính là Nấm Mycosphaerellaa gibsonni H.EranS gây ra bệnhrơm lá thông và đề xuất một số biện pháp hạn chế bệnh rơm lá Thông hại theo hướng IPM.

Từ khóa: Rừng Thông, bệnh rơm lá Thông, sâu bệnh hại, bảo vệ rừng.

1. Đặt vấn đềSơn La là tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, rừng chiếm vị t rí chiến lược và có ý nghĩa phòng hộ,

bảo vệ tài nguyên môi trường rất quan trọng. Thực tế cho thấy diện tích rừng của Sơn La đã và đang bịtàn phá nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm cả về diện tích, trữ lượng, chất lượng và độ che phủ, diện tíchđất trống đồi núi trọc ngày càng tăng cao.

Thông mã vĩ là loài cây có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện lập địa, sinh trưởng tốt trên

đất trống đồi núi trọc, đất feralit nghèo, tầng đất mỏng, tỷ lệ đá lẫn cao. Thông mã vĩ có giá trị lớn về mặtkinh tế và môi t rường, chúng cung cấp nguyên vật liệu cho ngành khai thác than, ngành xây dựng. GỗThông mã vĩ bền đẹp được sử dụng trong công nghiệp chế biến ván dăm, ván dán và làm đồ trang trí.Nhựa Thông mã vĩ là nguyên liệu cần thiết cho ngành chế biến clophan, dầu Thông mã vĩ dùng trong

công nghiệp tạo sơn, xà phòng, vec -ni, dược liệu và nhiều mặt hàng khác. Thông mã vĩ giữ vai trò quan

trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ và điều tiết nguồn nước, chấtphytonxit trong rừng Thông có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, Thông được trồng rộng rãi ởnhiều nước ôn đới và á nhiệt đới. Ở Việt Nam, Thông không chỉ được trồng ở Sơn La mà còn được trồngở Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, … và phát triển mạnh ở Miền Trung. Nhưng do nhiều nguyên

nhân khác nhau dẫn đến chất lượng Thông mã vĩ trồng ở Sơn La không đáp ứng được yêu cầu mục tiêu

của nhà kinh doanh cũng như của người dân. Một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọnglà công tác bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại chưa đư ợc quan tâm đúng mức.

Bệnh cây rừng là một loại tác hại tự nhiên vô cùng phổ biến. Bệnh hại thường làm cho cây

rừng sinh trưởng kém, lượng sinh trưởng hàng năm của cây gỗ giảm xuống, một số bệnh hại có thểlàm cho cây chết, thậm chí có thể gây chết hàng loạt. Trong các loài sâu bệnh hại chủ yếu ở rừng trồngThông mã vĩ phải kể đến bệnh Rơm lá Thông. Bệnh hại cả cây con và cây trưởng thành, lá bị hạithường khô không rụng tạo thành búi làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây và làm suy giảm giátrị kinh tế , lợi ích sinh thái môi trường. Để có cơ sở cho việc quản lý bệnh hại này ở hiện tại và trong

tương lai, nhằm tạo ra những khu rừng trồng năng suất cao và ổn định, chúng tôi tiến hành điều tra thumẫu và xác định nguyên nhân gây bệnh làm cơ sở đưa ra một s ố định hướng giảm thiểu ảnh hưởng củabệnh hại đến rừng trồng Thông mã vĩ tại Sơn La.

Page 32: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

32

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Mục tiêu nghiên cứuXác định được nguyên nhân gây bệnh làm cơ sở đ ề xuất các biện pháp phòng trừ Nấm gây

bệnh rơm lá trên loài cây Thông mã vĩ.2.2. Nội dung nghiên cứu- Xác định nguyên nhân gây bệnh rơm lá Thông ;

- Đề xuất một số biện pháp hạn chế bệnh rơm lá Thông hại theo hướng IPM .

2.3. Phương pháp nghiên cứuĐịnh loại Nấm thông qua việc mô tả triệu chứng của bệnh ngoài hiện trường. Qu an sát và mô

tả tổ chức bị bệnh bằng kính lúp cầm tay ở các điểm điều tra tại khu vực rừng trồng Thông mã vĩ và

thu thập mẫu bệnh điển hình. Quan sát sợi Nấm, cơ quan sinh sản của Nấm tại phòng thí nghiệm bằngkính hiển vi soi nổi và kính hiển vi quang học. Tiến hành phân lập Nấm bệnh trên môi trường PDA và

thí nghiệm lây bệnh nhân tạo. Từ những kết quả nghiên cứu về hình thái và giải phẫu của Nấm bệnhđối chiếu với các chuyên khảo định loại Nấm của các tác giả Zhao Liping(1983), Ainswoth (1973),

F.G. Brown (1968), Sutton B. (1980) và Richard T. Hanlin (1990) để định loại Nấm gây bệnh.

3. Kết quả nghiên cứu3.1. Xác định vật gây bệnh3.1.1. Mô tả triệu chứng của bệnh đốm đỏ lá ThôngBệnh rơm lá thông là bệnh phổ biến và nghiêm trọng đối với cây con ở vườn ươ m và rừng mới

trồng. Bệnh chủ yếu xuất hiện từ giai đoạn gieo ươm đến khoảng tuổi 10 ở Thông mã vĩ và khoảngtuổi 6 ở các loài Thông khác. Bệnh xâm nhiễm trước hết những lá tán dưới của cây rồi lan dần lên trên,

bệnh nặng có thể làm cho cây chết. Nấm bệnh xâm nhiễm giữa lá, trên lá kim xuất hiện các chấm vàng

từng đoạn sau đó lan dần lên trên đầu lá. Bệnh nặng làm cho lá cây có màu vàng (như màu vàng củarơm) và khô, rồi xuất hiện màu nâu sẫm hoặc nâu xám, lá bệnh rủ xuống xoăn lại và không rụng, lábệnh xoăn quấn lại với nhau giống như búi rơm. Trên đốm bệnh có nhiều chấm đen tạo thành từngđám, đó là cuống bào tử và bào tử phân sinh. Các đám chấm đen không liên tục trên lá.

Hình 3.1. Ảnh cây Thông bị bệnh rơm lá

3.1.2. Một số đặc điểm của cơ quan sinh sản NấmSau nhiều lần quan sát đo đếm kích thước các bào tử trên kính hiển vi quang học xác định hình

dạng màu sắc và các đặc trưng khác được thể hiện như sau:

Page 33: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

33

Bệnh rơm lá Thông do Nấm bào tử đuôi thuộc ngành phụ nấm bất toàn gây ra. Chất đệm trên lá

thường mọc trong xoang khí khổng, cuống bào tử mọc thành bó chìa ra từ khí khổng, màu nâu sẫm, hơiuốn cong, có 2 - 5 vách ngăn, kích thước 10 - 45m x 2 - 2.5m. Bào tử đơn bào, mọc đơn lẻ, hình lưỡiliềm, hình que hoặc roi, hơi uốn cong, có 2 - 7 vách ngăn, kích thước có chiều dài 20m - 60m, chiềurộng 3m - 3.7m, không màu hoặc màu vàng nhạt. Giai đoạn hữu tính mới được phát hiện.

Hình 3.2. Ảnh bào tử Nấm gây bệnh rơm lá Thông

3.1.3. Kết quả định loạiTrên cơ sở triệu chứng của bệnh, hình thái và kích thước bào tử, cuống bào tử và tham khảo,

đối chiếu với các tài liệu phân loại Nấm của các tác giả Zhao Liping(1983), F.G. Brown (1968).

+ Giai đoạn vô tính (Anamorph): Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do nấm bào tử đuôiCercosporapini densiflorace Hori et Nambu, thuộc chi Nấm bào tử sợi ( Cercosporapini), họ Nấm bào

tử sợi (Dematiaceae), bộ Nấm bào tử sợi (Hyphales), lớp Nấm bào tử sợi (Hyphomyectes), ngành phụNấm bất toàn (Deuteromycotina), ngành Nấm thật (Eumycota), giới Nấm (Fungi).

+ Giai đoạn hữu tính (Telemorph): Trên cơ sở hình thái và kích thước bào tử tham khảo, đốichiếu với tài liệu chuyên khảo Nấm túi của Richard T. Halin 1990, loài Nấm được xác định là nấmxoang cầu Mycosphaerellaa gibsonni H.EranS, chi Nấm xoang cầu (Mycosphaerellaa), họ Nấm túiđệm (Dothideaceae), bộ Nấm túi đệm (Dothidiles), lớp Nấm xoang (Loculoascomycets), ngành phụNấm túi (Ascomycotia), ngành Nấm thật (Eumycota), giới Nấm (Fungi).

3.1.4. Điều kiện phát bệnhKhi nuôi cấy Nấm trong môi trường PDA nhân tạo, quan sát thấy Nấm không hình thành bào

tử, nhưng khi cho thêm một ít đường, điều chỉnh độ pH: 5 - 6, tiến hành chiếu đèn huỳnh quang liên

tục ở nhiệt độ 20 - 250C sau 5 ngày nuôi đã hình thành nhiều bào tử. Để bào tử Nấm trong điều kiệnnhiệt độ 180C nảy mầm chậm, tăng nhiệt độ lên 250C sau 4h quan sát thấy bào tử nảy mầm, Nấm nảymầm thích hợp nhất ở nhiệt độ 24 - 280C và độ ẩm 95%, nếu ở môi trường khô hạn ống mầm của Nấmngừng sinh trưởng, sau 24h nếu cho thêm giọt nước Nấm lại tiếp tục sinh trưởng. Chứng tỏ Nấm bệnhcó khả năng chống chịu khô hạn.

Nấm tiến hành qua đông bằng sợi Nấm nằm trong mô bệnh. Khi lấy lá bệnh vùi trong đất quan

sát thấy khả năng sống của Nấm tùy theo độ sâu khi vùi, càng sâu thì khả năng sống của Nấm càng

giảm. Sau khi qua đông vào mùa sinh trưởng mới Nấm tiến hành lây lan, nếu gặp điều kiện thích hợpNấm hình thành bào tử phân sinh. Bào tử lây lan nhờ gió.

Page 34: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

34

Cây con gieo ươm 2 năm lá bệnh già, vào mùa xuân hè nhất là tháng 4 - 5 hình thành hàng loạtbào tử và là nguồn xâm nhiễm quan trọng, thán g 8 - 9 bệnh phát triển mạnh nhất, tháng 11 bệnh giảmdần xuống. Nhiệt độ và độ ẩm cao rất có lợi cho sự xâm nhiễm của vật gây bệnh.

Cây Thông được gieo ươm mọc trong điều kiện tầng đất mỏng, đất cày thô, giữ nước kém, câytrồng hay gieo ươm với mật độ cao , sinh trưởng kém bệnh thường nặng. Vườn ươm liên canh, khôngloại bỏ cây bệnh, đất không cày sâu bệnh cũng rất nặng.

Bệnh phát sinh nhiều trên cây Thông nhựa, sau 1 - 2 năm bệnh vẫn nhiều. Đối với Thông mã vĩtuy dễ bị bệnh nhưng sau 2 - 3 năm bị bệnh, thậm chí 10 năm vẫn bị bệnh nhưng bệnh nhẹ do sức đềkháng tăng lên. Đối với Thông Caribbeae khả năng đề kháng tốt nên ít bị bệnh.

3.2. Đề xuất một số biện pháp phong trừ theo hướng IPMMục đích cuối cùng của nghiên cứu bệnh cây rừng là phòng trừ bệnh, bảo v ệ sự sinh trưởng và

phát triển của cây rừng, làm tăng thêm lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái môi trường. Dựa vào nhữngkết quả nghiên cứu trên và của các tác giả trong và ngoài nước, giải pháp phòng trừ bệnh theo hướngIPM được đề xuất với việc tuân thủ nguyên tắc: “Phòng là chính, trừ là phụ, lấy biện pháp kỹ thuậtlâm nghiệp là chính, biện pháp hoá học là phụ, lấy phòng bệnh bảo vệ cây kết hợp với các biện pháplàm tăng sản lượng và phẩm chất của gỗ rừng” .

Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp phòng trừ sau:- Vào các tháng mưa nhiều, độ ẩm lớn (điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát sinh, phát triển)

ta cần tiến hành chặt bỏ cây, cành bị bệnh nặng và làm tốt công tác vệ sinh rừng, chặt tỉa thưa loại bỏnhững cây sinh trưởng kém, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao sức đề khángvới bệnh hại. Ngoài ra ta cần phải theo dõi thường xuyên, kịp thời ngăn chặn bệnh không để cho bệnhlây lan và phát triển.

- Chọn đất và cây trồng thích hợp v ùng sinh thái với phương châm “đất nào cây ấy” để nângcao tính chống chịu của cây. Không nên trồng Thông trên vùng đất quá chua, những lập địa thoát nướckém, bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa hay những nơi đất quá nghèo dinh dưỡng.

- Sau khi rừng khép tán phải tiến hành tỉa thưa hợp lý, tránh để cây chứa nhiều nước mưa, độẩm cao, tạo điều kiện cho bào tử nấm nảy mầm. Mùa tỉa thưa tốt nhất là mùa khô.

- Nên trồng rừng hỗn giao để hạn chế sự lây lan và phát triển của bệnh rơm lá Thông. Trồngrừng với mật độ phù hợp và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật .

- Cần tuyển chọn những giống cho năng xuất cao, có tính kháng bệnh và có khả năng chống chịutốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Nên chọn giống từ những rừng có sức sống cao, sinhtrưởng tốt, không sâu bệnh. Đối với những hạt để làm giống thì ta cần phải qua kiểm nghiệm trước.

- Tránh lập vườn ươm gần những khu vực bị bệnh, vườn ươm được xây dựng cần cách xa nơirừng trồng cùng loài để tránh sự lây lan của vật gây bệnh từ cây rừng đến cây con.

- Làm tốt công tác kiểm dịch, không đem cây con bị bệnh từ vùng này sang vùng khác. Khoanh

vùng những khu vực có dịch bệnh xuất hiện, không cho chúng lây lan rộng và tích cực áp dụng cácbiện pháp tiêu diệt ngay. Nếu bệnh lây lan tới các khu vực mới cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp đểtiêu diệt như: chặt bỏ cây, cành bị bệnh, lá bệnh rụng đem đốt hoặc chôn sâu dưới đất. Không thu háihạt giống từ những cây mẹ ở vùng bị bệnh và mang cây con bị bệnh đem đi trồng.

- Nghiêm cấm các hành vi đốt rừng, chặt phá rừng, chăn thả gia súc bừa bãi vì dễ dẫn đến gâ y

tổn thương cơ giới cho cây. Đây là cơ hội thụân lợi cho nấm gây bệnh rơm lá Thông xâm nhiễm.

Page 35: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

35

- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho các cán bộ, người dân ở những khu vực gần rừng.- Đồng thời cần phun thuốc nước Bordo 1% hoặc Tuzet (Hỗn hợp Mon zet, Zineb, Thiram),

hoặc Benlate 0.1%, với chu kỳ phun 5 - 7 ngày phun một lần, phun 3 - 4 lần.4. Kết luận- Xác định được nguyên nhân gây bệnh: Giai đoạn vô tính ( Anamorph) là do Nấm bào tử đuôi

Cercosporapini densiflorace Hori et Nambu, Giai đoạn hữu tính (Telemorph) là Nấm xoang cầuMycosphaerellaa gibsonni H.EranS gây ra.

- Đề xuất được một số biện pháp phòng trừ Nấm bệnh dựa trên nguyên tắc tổng hợp (IPM).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Văn Mão, 1997. Bệnh cây rừng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.[2] Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão, 2001. Điều tra dự tính dự báo sâu

bệnh hại trong lâm nghiệp. Nxb nông nghiệp, Hà Nội.[3] Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão, 2004. Bảo vệ thực vật. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.[4] Ainsworth G.C ,1973. The fungi. London, New York.[5] Brian C. Sutton, 1980. The Coleomycetes, Fungi Imperfecri with Pyenidia, Commonwealth

Mycological Institute. Printed in Great Bristain.[6] Brown G.F, 1968. Forest tree pests and deseases in plantation. London.[7] Richard T. Hanlin, 1990. Illustrated Genera of Ascomycetes, The American Phythopathological

Society. St. Paul. Minesota.[8] Zhao L.P, 1983. Systema Mycologycum. Beijing.

IDENTIFY THE CAUSES OF PINE MAWEI STRAW (PINUS MASONIANA LAMB)IN SOME PINE MAWEI PLANTATION AREAS IN SON LA PROVINCE

Tran Quang Khai M.A, Dao Thi Mai Hong M.AFaculty of Agriculture and Forestry

Abstract: In recent decades, forests have been severely reduced in both quantity and quality. It is mainly becauseforest protection, pest and disease prevention have not been given due attention. To have a basis for the diseasemanagement of pine needles straw currently and future, from that to create high-yield and stable plantations, we conductedsampling survey and identify causes for mitigate the impacts of the disease in Son La pine plantation. The research resultshave identified pathogenic fungi which has two phases of growth and development. Asexual stage is fungus isCercosporapini densiflorace Hori et Nambu, sexual stage is fungi cause disease Mycosphaerellaa gibsonni H.EranS whichcauses disease for pine straw we also proposed some measures to limit harmful diseases pine straw towards IPM.

Keywords: Forest protection, pest and disease, disease pine leaf straw, forest pine.

Page 36: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

36

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RACỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ThS. Hoàng PhúcKhoa Lý luận Chính trị

Tóm tắt: Giáo dục thế kỷ XXI đang đứng trước sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, đặc biệt xu thế hộinhập, toàn cầu hóa đã và đang tác động đến phát triển giáo dục đại học. Trước bối cảnh quốc tế đó, triết lý về giáo dục của t hế kỷXXI có những biến đổi to lớn, trong đó đặc biệt coi trọng đến sự phát triển năng lực tự học của người học, chính hoạt độngtự giác, tích cực của cá nhân trong quá trình tự học đóng vai trò quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cáchnghề nghiệp của sinh viên.

Thế kỉ XXI đang chứng kiến sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, đặc biệt xu thế hội nhập, toàn cầuhóa, tri thức hóa nền kinh tế đã và đang tác động đến phát triển giáo dục đại học. Trước bối cảnh quốc tế đó, triết lý về giá odục của thế kỷ XXI có những biến đổi to lớn, được thể hiện vào tư tưởng chủ đạo là lấy việc học là học để biết, học để làm,học để chung sống cùng nhau, học để làm người và hướng tới xây dựng một xã hội học tập, học tập suốt đời.

Từ khóa: Tự học, năng lực, năng lực tự học.

1. Đặt vấn đềNhận thức chung về xu thế giáo dục đại học thế kỷ XXI : Tại hội nghị Thế giới về “Giáo dục đại học

thế kỉ XXI: Tầm nhìn và hành động ” (5/10/1998 tại trụ sở UNESCO ở Paris). Hội nghị có 115 bộ trưởng và

4300 chuyên gia tham gia. Đây là hội nghị thế giới đầu tiên về giáo dục đại học. Hội nghị tập trung thảo luậnvề giáo dục đại học và để thỏa thuận về một nền giáo dục đại học mà chúng ta cầ n cho thế giới sắp tới, đó là:

Nền giáo dục đại học vì ai, do ai và tại sao như vậy, và nền giáo dục đại học đ áp ứng cho một kiểu xã hội và

một thế giới như thế nào. Trong báo cáo bế mạc, hội nghị đã nêu ra bối cảnh những thách thức chủ yếu mà

giáo dục đại học phải đối mặt trong thế kỷ XXI. Đó là khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông, nềnkinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa, với những thách thức về hội nhập, hợp tác quốc tế, giữa sự vô hạn về trithức và khả năng có hạn của nhận thức con người để tiếp thu... Đặc biệt là một số quan niệm học tập là mộtkho báu tiềm ẩn, học tập suốt đời và xã hội học tập.

Thập niên đầu của thế kỷ XXI, giáo dục đại học thế giới phát triển rất nhanh chóng với những xuhướng biểu hiện rõ rệt: đại chúng hóa, thị trường hóa, đa dạng hóa và quốc tế hóa. Sứ mạng của giáo dục đạihọc càng được khẳng định: đào tạo những con người có trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm công dân,tạo ra một không gian mở cho đào tạo và học tập suốt đời; thúc đẩy và truyền bá tri thức qua giảng dạy và

nghiên cứu; giúp hiểu biết, giải thích, bảo vệ, truyền bá văn hóa dân tộc và khu vực, quốc tế và lị ch sử; đónggóp vào sự phát triển và cải tiến giáo dục nhất là trong việc đào tạo giáo viên…Trong đó, xu thế đào tạo lấymục tiêu phát triển năng lực tự học của người học được xem là một trong những định hướng chủ đạo.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Giáo dục đại học định hướng phát triển năng lực tự họcTrong khoa học giáo dục, chương trình dạy học mang tính hàn lâm còn được gọi là chương trình định

hướng nội dung dạy học. Chương trình định hướng nội dung tồn tại phổ biến trên thế giới cho đến giữa thế kỷXX và ngày nay vẫn còn ở nhiều nước. Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục này là chú trọng việctruyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các học phần đã được quy định trong chương trình đào tạo mỗingành. Ngày nay, chương trình dạy học định hướng nội d ung không còn thích hợp, do có nhữngnguyên nhân cơ bản sau:

Nội dung tri thức nhanh thay đổi và bị lạc hậu, việc quy định những nội dung chi tiết trong chươngtrình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương trình dạy học nhanh chóng bị lạc hậu so với tr i thức hiệnđại. Do đó việc tự học ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng họctập suốt đời.

Page 37: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

37

Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựatrên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức đã học trên lớp mà không hướng vào đánh giá năng lực vận dụngtri thức trong thực tiễn.

Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáodục là những con người mang tính thụ động cao, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Do đó chươngtrình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động mang tính khu vựchóa, toàn cầu hóa đối với người lao động. Với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng không ngừng thay đổi phát triểnđòi hỏi người lao động phải có khả năng thích ứng nhanh, điều đó đòi hỏi năng lực tự học, tự bồi dưỡng kỹnăng của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng, năng lực này phải được ươm mầm phát triển từ các cơ sở đào

tạo, đặc biệt là bậc đại học.2.1.1. Năng lực và năng lực tự họcKhái niêm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng la tinh “competentia” có nghĩa là gặp gỡ. Ngày

nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năngthực hiện của cá nhân đối với một công việc. Năng lực còn được hiểu là khả năng, công suất của một doanhnghiệp, thẩm quyền pháp lý của một cơ quan...

Theo từ điển tâm lý học (Vũ Dũng, 2000) “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâmlý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt đông nhấtđịnh”. Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sửdụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm đểchiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biếnnó thành sở hữu của chính bản thân người học.

Như vậy, năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết cáctình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng cách giải quyết vấn đềmột cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.

Với tư cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội t ụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng,kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm, hiểu một cách khái quát, năng lực là khả năngthực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huốngkhác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết kỹ năng, kỹ xảo và kinh

nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới

hoặc tương tự với chất lượng cao cũng như là khả năng thực hiện có hiệu quả hoạt động học tập cả vềchuyên môn và nghiệp vụ.

Quá trình đào tạo ở các trường đại học chỉ là sự đào tạo ban đầu, trang bị kiến thức cơ bản nền tảnglàm cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo. Do đó việc tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết địnhcho sự thành đạt của mỗi người.

Như vậy, năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng, là điều kiện cần mà sinh viên đại học phảicó, vì nó là chìa khóa tiến vào thế kỉ XXI - thế kỉ với quan niệm học suốt đời, xã hội học tập. Có năng lực tựhọc mới có thể tự học suốt đời được. Vì vậy học tập ở trường đại học, mà quan trọng nhất là học cách học,cách tiếp cận tri thức.

2.1.2. Vai trò của tự học đối với sự phát triển nhân cách của người họcTự học có ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách sinh viên (SV). Các nhà

Page 38: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

38

Tâm lý học duy vật biện chứng cho rằng: Bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lý con người là quá

trình tiếp thu, lĩnh hội hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà loài người đã phát hiện, tích lũy và tồn tại dướidạng hệ thống những tri thức khoa học.

Để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, người học phải tự tìm tòi, tự tổ chức việc chiếmlĩnh những tri thức khoa học của nhân loại, tức là SV phải tự học. Điều đó còn có ý nghĩa rất lớn trongmôi trường dạy học ở bậc đại học, vì nếu không có tự học thì SV không thể hoàn thành nhiệm vụ họctập theo phương châm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Nhờ có hoạt động tự học mà

SV có thể hình thành được những năng lực cơ bản để có thể “ học tập suốt đời”. Nó cho phép SV sau

khi ra trường có thể tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng vớinhững yêu cầu mới của xã hội. Như vậy, mỗi người đều suốt đời cứ bổ sung, bổ sung mãi cho nhữngkiến thức đã được học ở nhà trường. Cuộc sống đòi hỏi rất nhiều kiến thức mà chúng ta phải tự học đểtích lũy tri thức.

Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người có nhiều yếu tố, đó là: yếu tố bẩm sinh ditruyền, yếu tố môi trường, điều kiện xã hội, yếu tố giáo dục và hoạt động tự giác tích lũy kiến thức của cánhân. Trong các yếu tố đó thì hoạt động của cá nhân đóng vai trò là yếu tố quyết định sự phát triển nhân cáchcủa người học.

Như vậy, hoạt động tự giác, tích cực của cá nhân trong quá trình tự học đóng vai trò quyết địnhđến việc hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp của SV bậc đại học. Vì nhân cách nghề (gồm trithức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp…) chỉ có được trong quá trình tự học, tự rèn luyện củamỗi SV. Tuy nhiên, tự học của SV vẫn cần thiết phải có sự hướng dẫn, tổ chức của giảng viên nhằm giúpSV thực hiện những nhiệm vụ học tập trong quá trình đào tạo ở trường. Phương pháp dạy học trong nhà

trường được thực hiện theo đặc trưng từng môn học, dướ i sự tổ chức, điều khiển của người dạy buộcngười học tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của bản thân. Hay nói cách khác, muốn hoạt độnghọc tập đạt kết quả thì người dạy phải tổ chức và điều khiển người học hoạt động tự học, tự nghiên cứumột cách có kế hoạch, hệ thống và hoàn toàn chủ động.

2.1.3. Một số năng lực tự học cơ bản cần trang bị cho người học trong quá trình dạy họcPhát triển năng lực tự học của mỗi người cần huy động và sử dụng tổ hợp nhiều năng lực, trong đó có

các năng lực cơ bản sau:

Năng lực tự nhận biết tìm tòi và phát hiện vấn đềNăng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề hết sức quan trọng đối với SV trong quá trình học tập ở

trường đại học. Năng lực này sẽ giúp SV tự làm giàu kiến thức của mình, vừa rèn luyện các kĩ n ăng tư duy,thói quen phát hiện, tìm tòi, những kiến thức mới của môn học.

Năng lực này đòi hỏi SV phải quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu khoahọc. Trên cơ sở những lý luận và hiểu biết đã có của mình, SV phát hiện ra các khó khăn, những hạn chế, cácđiểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung, các tri thức muốn khám phá... Việc thường xuyên rèn luyệnnăng lực này tạo cho SV thói quen hoạt động trí tuệ, tìm tòi, nhìn nhận các kiến thức trong học tập, thực hành,

thực nghiệm, nghiên cứu khoa học một cách sáng tạo.Năng lực tự giải quyết vấn đềQuá trình học tập của SV là một quá trình tự lĩnh hội, tự phát triển kiến thức thông qua việc giải quyết

các mâu thuẫn giữa nhu cầu hiểu biết kiến thức và kĩ năng của nghề nghiệp với năng lực tự học của SV. Mâuthuẫn này luôn tồn tại, nảy sinh trong học tập, thí nghiệm, rèn kĩ năng dạy học nhưng cũng liên tục được gi ải

Page 39: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

39

quyêt bởi chính bản thân SV. Vì vậy ở trường đại học, cần bồi dưỡng cho SV năng lực giải quyết vấn đềtrong học tập, nghiên cứu khoa học để họ có khả năng xử lý tốt các tình huống, các vấn đề nảy sinh trongthực tiễn công tác sau này.

Năng lực tự giải quyết vấn đề bao gồm: Khả năng trình bày vấn đề, xác định cách thức tiếp cậnđối tượng, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, thu t hập và xử lý thông tin, đề xuất các nguồn lực, giải phápgiải quyết vấn đề... Thực tế cho thấy nhiều SV hoàn toàn bị động, không biết hệ thống hóa và xử líthông tin như thế nào khi tiếp cận một vấn đề mới. Để phát triển năng lực này, vai trò hướng dẫn, gi úp

đỡ của giảng viên ngay từ những hoạt động ban đầu khi giải quyết vấn đề của SV là rất cần thiết.Thực tế trong dạy học hiện nay, đa số sinh viên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học chưa nhiều

và hiệu quả, đa số sinh viên chưa thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học,tự nghiên cứu. Vì vậy, với chức năng và nhiệm vụ của mình, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên biếtcách xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học trên cơ sở kế hoạch chung của khoa, nhà trường. Kế hoạch đ ượcxây dựng phải có mục đích, nội dung, phương pháp rõ ràng và có tính khả thi cao, phù hợp với năng lực củacá nhân và thời gian tự học cho phép, phải đảm bảo sự cân đối hợp lý trong việc sử dụng thời gian vào các

hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí. Đồng thời, có thể dự báo được các tình huống, các biến độngcó thể xảy ra làm ảnh hưởng đến đến việc thực hiện kế hoạch học tập của cá nhân hoặc lớp.

Năng lực hệ thống hóa và khái quát hóa tài liệu học tập, tham khảoGiáo trình và tài liệu tham khảo là nguồn tri thức đa dạng và phong phú, giúp người học mở rộng đào

sâu tri thức, tăng vốn hiểu biết của mình và thoả mãn nhu cầu nhận thức của bản thân. Tuy nhiên, đọc giáotrình và tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động tự nghiên cứu của bản thân không đơn giản như đọc sáchbáo mang tính chất giải trí, mà đọc ở đây là học tập, mà muốn đọc hiểu phải có tư duy phân biệt đúng sai, cóthái độ phê phán, có sự tập trung cao độ hay nói cách khác là phải có thái độ nghiêm túc và phương phápkhoa học, phù hợp thì mới mang lại hiệu quả. Vì vậy, không phải sinh viên nào cũng dễ dàng thực hiện được,cho nên trong dạy học giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên có kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo,điều này không chỉ thuận lợi trong quá trình học mà còn có ý ng hĩa to lớn trong những năm tháng sau này đểsinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu trau dồi tri thức liên tục trong quá trình công tác.

Việc hướng dẫn sinh viên kỹ năng hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu là công việc rất quantrọng, nó giúp người học ph át triển năng lực nhận thức của bản thân, có khả năng khái quát, hệ thốnghoá tài liệu dưới hình thức làm d àn ý, đề cương, sơ đồ, mô hình…V à giúp sinh viên nắm được tài

liệu nghiên cứu một cách tổng quát, toàn diện và có chiều sâu. Hiện nay, nhiều sinh viê n chưa thựchiện tốt được kỹ năng này bởi vì để thực hiện được, sinh viên cần phải nỗ lực tư duy ở mức độ caođể khái quát hệ thống hoá kiến thức những yếu tố cơ bản, có cùng đặc điểm, sắp xếp theo một trật tựlôgíc nhất định bằng những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

Trong quá trình đọc, sinh viên phải phân tích, nghiên cứu kỹ tài liệu để hiểu sâu sắc vấn đề thì mớikhái quát được và phải tùy theo khả năng của mình để khái quát hoá, hệ thống hóa vấn đề dưới dạng đềcương, sơ đồ cho phù hợp. Để giúp sinh viên có kỹ năng hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu trong hoạtđộng tự học, giảng viên phải giúp các sinh viên hiểu hệ thống hóa, khái quát hóa là gì, được thực hiện dướihình thức, thao tác nào.

Hệ thống hoá là năng lực nhận biết được tính lôgíc của nộ i dung đã đọc, tìm ra những điểm tươngđồng và khác biệt của sự vật, hiện tượng để sắp xếp các ý, phần thành một hệ thống chặt chẽ. Thực hiệnđược như vậy sẽ giúp người học nắm kiến thức có hệ thống, nhanh chóng, rõ ràng, dễ hiểu hơn.

Page 40: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

40

Kỹ năng khái quát hóa vấn đề rất cần thiết đối với mọi môn học của sinh viên. Nhờ có kỹ năng này

mà sinh viên có thể khái quát một vấn đề nào đó qua nhiều tài liệu khác nhau để nắm được cái chungnhất, và từ cái chung này khi làm bài kiểm tra có thể triển khai mở rộng ra thành một bài luận hoàn

chỉnh, mà sinh viên không nhất thiết phải học thuộc lòng một khối lượng lớn tri thức của môn học.Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễnViệc học tập và rèn luyện của sinh viên đồng thời cũng là quá trình rèn luyện tư duy trong việc

phát hiện vấn đề, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học trong việc giải quyết vấn đề. Kết quả việc học tậpcủa sinh viên được thể hiện ngay trong thực tiễn quá trình học tập, thực hành, khả năng thu thập và

lĩnh hội tri thức.Rèn luyện năng lực vận dụng, là từng bước giúp cho sinh viên có khả năng định hướng và

nhanh chóng nắm bắt đúng đối tượng một cách chính xác trong hoạt động trí tuệ, có khả năng xử lýnhạy bén các thông tin trước những tình huống khác nhau (vì bản thân thông tin chưa là tri thức khichưa được xử lý), biết phê phán, phân tích đánh giá các quan điểm, lý thuyết và phương pháp củangười khác để tiếp thu cái hay cái tốt, khắc phục cái lạc hậu, lệch lạc và quan trọng hơn cả là hình

thành được tính độc lập trong tư duy và huy động được tri thức l ý luận và kinh nghiệm để giải quyếtcác vấn đề thực tiễn đặt ra mà không phụ thuộc vào người khác.

Năng lực đánh giá và tự đánh giáTrong dạy học theo kiểu truyền thống, đề cao quyền uy của người thầy, tính tự chủ của SV bị

hạn chế rất nhiều, ít có sự phản hồi trực tiếp với giảng viên về mặt tri thức từ phía SV.Dạy học đề cao vai trò tự chủ của SV, đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích, bắt

buộc SV đánh giá và tự đánh giá … SV phải biết chính xác mặt mạnh, yếu của bản thân mình mới cóthể học tập, có thể tự tin trong phát hiện, giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức đã học.

Như vậy, các năng lực đã nêu trên đan xen, tác động hỗ trợ với nhau, tạo nên năng lực tự học ởSV. Các năng lực đó cũng chính là năng lực của người nghiên cứu khoa học. V iệc rèn luyện được cácnăng lực đó, chính là đặt SV vào vị trí của người nghiên cứu khoa học, cách khác đó là sự rèn luyện đểphát triển năng lục tự học, tự nghiên cứu cho SV.

3. Kết luậnDạy học theo hướng phát triển năng lực tự học ở bậc đại học đòi hỏi việc dạy không đơn giảng là

truyền thụ kiến thức có sẵn trong chương trình cho SV mà giảng viên phải là người hướng dẫn SV tựnghiên cứu, bản thân bài giảng ở đại học cũng phải là một tài liệu nghiên cứu khoa học. Điều này phù hợpvới một trong các khuyến nghị của hội nghị thế giới về giáo dục đại học trong thế kỷ XXI: Tầm nhìn và

hành động (Pari, 10/1998), đó là: Cần đặc biệt chú ý việc nâng cao kiến thức thông qua tự nghiên cứu và sựcần thiết phải có một mô hình mới của giáo dục đại học, đó là giáo dục lấy người học làm trung tâm. Họclà phương thức để con người tiếp thu tri thức, hành vi trong cuộc sống. Việc học giúp cá nhân lĩnh hộinhững tri thức và được tích lũy trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hoạt cộng đồng. Việc lĩnhhội tri thức của mỗi người chỉ đạt được kết quả khi họ tự học. Do vậy phát triển năng lực tự học, tự nghiên

cứu có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy con người tích lũy kinh nghiệm, tri thức khoa học để năng caonăng lực nhận thức thế giới khách quan vốn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng.

Page 41: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phan Trọng Ngọ, 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường . Nxb Đại họcSư phạm Hà Nội.

[2] Nguyễn Cảnh Toàn, 2002. Học và dạy cách học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

IMPROVING SELF-STUDY CAPACITY - THE PRESENT EDUCATIONAL ISSUESFOR VIETNAMESE UNIVERSITIES

Hoang Phuc M.AFaculty of Political Education

Abstract: Education in the 21st century is facing dramatically changes in science and technology, especially the integritytrend and globalization have had great impact on educational development in universities. In the presence of that international setting,the educational philosophy of the 21st century has changed dramatically which attaches much importance to improving self-studycapacity of learners. The consciousness itself and active participation of each individual in self-study process play important role inthe formation of career and the development of dignity for students.

Keywords: Self-study, capacity, self-study-capacity.

Page 42: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

42

GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TIỂU HỌCLÀM QUEN VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG

HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN)TS. Trần Thị Thanh Hồng

Khoa Tiểu học Mầm nonTóm tắt: Mô hình trường học mới (VNEN) là một trong những mô hình nhà trường hướng tới đổi mới phương

pháp dạy học tích cực và tích hợp. Hiện nay, sinh viên Trường Đại học Tây Bắc đang gặp nhiều khó khăn trong việc làmquen với đổi mới quá trình sư phạm này. Các giải pháp chính để giúp sinh viên tiếp cận với phương pháp dạy học theo môhình trường học mới là giúp các em hiểu được bản chất, cách tổ chức l ớp học, cách dạy và cách học.

1. Đặt vấn đềMô hình “Trường Tiểu học mới Việt Nam” thuộc Dự án GPE-VNEN, được Bộ Giáo dục và Đào

tạo chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm từ năm học 2011 - 2012 tại 1.447 trường tiểu học trong cảnước. Mô hình này kế thừa những mặt tích cực của mô hình dạy học truyền thống, kết hợp với đổi mớiđược xem như dấu hiệu khởi đầu cho một bước đổi mới toàn diện mục tiêu giáo dục, nội dung, chươngtrình, phương pháp,...

Ở tỉnh Sơn La, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bắt đầu từ năm học 2012 -

2013, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã triển khai thực hiện thí đ iểm “Mô hình trường học mới ViệtNam” (VNEN) ở các lớp 2,3 và lớp 4 tại một số trường tiểu học. Những thay đổi về bản chất của môhình trường học mới đã đặt ra yêu cầu cần trang bị cho sinh viên ngành tiểu học những hiểu biết cănbản về cách tổ chức dạy học theo một quan điểm giáo dục mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay mà

trước hết là để phục vụ cho sinh viên thực hành kiến tập và thực tập là rất cần thiết. Đây cũng là nộidung được đề cập tới trong bài viết này.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng làm quen với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN của sinh viên

ngành tiểu học tại Trường Đại học Tây BắcNăm học 2012 - 2013, Trường Tiểu học Quyết Thắng - Thành phố Sơn La đã triển khai mô hình

VNEN cho các khối lớp 2,3,4. Khi thực hành nghiệp vụ sư phạ m tại trường tiểu học này, sinh viên gặpkhó khăn không nhỏ về tâm lý đứng lớp, lúng túng trong việc soạn giáo án và phương pháp tổ chứccác hoạt động dạy học. Có nhiều nguyên nhân gây ra các hạn chế đó, trong đó nguyên nhân có ảnhhưởng nhiều hơn là do sinh viên chưa được trang bị tài liệu học tập và phương pháp dạy học theo môhình trường học mới.

Nhận thức đúng đắn về thực trạng trên, Ban chủ nhiệm Khoa Tiểu học - Mầm non đã mời giáoviên dạy tại các trường tiểu học có triển khai mô hình VNEN nói chuyện nhằm tháo gỡ phần nào khó

khăn cho sinh viên. Tuy vậy, mô hình VNEN vẫn đang chỉ là lý thuyết, vẫn là vấn đề rất mới mẻ đốivới sinh viên do đó, việc tìm giải pháp khắc phục những trở ngại trên là việc làm cấp bách.

2.2. Giải pháp hướng dẫn sinh viên ngành tiểu học làm quen với phương pháp dạy họctheo mô hình VNEN

2.2.1. Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu tài liệu dạy và học trong mô hình VNEN

Trong mô hình VNEN, việc thí điểm được thực hiện ở ba môn Tiếng Việt, Toán và Tự nhiên -

Xã hội ở trường tiểu học. Chương trình của ba môn này vẫn giữ nguyên theo chương trình mà Bộ Giáodục và Đào tạo đã ban hành, chỉ có thay đổi về tài liệu, phương pháp dạy - học và phương pháp đánhgiá kết quả học tập của học sinh.

Page 43: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

43

Tài liệu dạy và học được biên soạn lạ i theo nội dung của sách giáo khoa và yêu cầu về chuẩnkiến thức, kỹ năng hiện hành. Cái khác trước là bài học thiết kế được biên soạn cho từng bài theo ba

hoạt động: Hoạt động cơ bản (giúp học sinh trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức, thôn g

qua hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân, hoặc hướng dẫn của giáo viên nếu thấy cần thiết); Hoạt độngthực hành (giúp học sinh áp dụng trực tiếp kiến thức đã học, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng);Hoạt động ứng dụng (giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế, cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ,người lớn). Trong từng hoạt động, tùy theo bộ môn, tài liệu thiết kế theo nhiều kiểu: hoạt động cánhân, hoạt động đôi, hoạt động nhóm ba người trở lên.

Tài liệu cũng đã sắp xếp “ba trong một”, nghĩa là sách giáo khoa, sách giáo viên và sách hướngdẫn học sinh tự học đều được thể hiện trong một cuốn sách.

Khi sử dụng tài liệu, mặc nhiên giáo viên phải thay đổi hoàn toàn cách dạy (giữ vai trò hỗ trợ,thúc đẩy, hướng dẫn học sinh thự c hiện các hoạt động học tập); Học sinh phải thay đổi hoàn toàn cách

học (cách tiếp thu nội dung bài giảng chủ yếu bằng hình thức tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên

và dưới sự quản lý của Hội đồng tự quản học sinh trong mỗi lớp) chứ không còn kiểu “thầy giảng, trònghe” như phương pháp truyền thống lâu nay.

2.2.2. Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu cách tổ chức lớp học theo mô hình VNEN

Theo mô hình VNEN vào các lớp này, bàn ghế không đặt như trước đây (cùng hướng lên bảng)mà được sắp xếp, ghép lại cho 5, 6 nhóm học sinh. Học sinh được t ổ chức ngồi học theo nhóm, ngồiquay mặt vào nhau để cùng trao đổi và tự học. Quản lý lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh” do cácem bầu ra và đảm nhiệm. Trong các tiết học, học sinh không phải ngồi nghe cô giáo giảng mà thườnghoạt động theo nhóm dưới s ự hướng dẫn của cô giáo để xây dựng bài học, vì thế cách sắp xếp bàn

ghế, chỗ ngồi cho học sinh cũng phải theo nhóm; sắp xếp kiểu như thế này còn giúp cho cô giáo dễdàng tiếp cận để trao đổi với từng nhóm và từng học sinh trong quá trình giảng dạy.

Lớp học được chia thành từng phần, trang trí thành góc Toán; Góc Tiếng Việt; Góc Tự nhiên -

Xã hội; Góc các hoạt động giáo dục; Góc cộng đồng; Hộp thư ý kiến của bạn;… Đây là các góc giúpcô giáo hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động giáo dục bổ trợ ngoài các tiết học, hoặc giúp côgiáo thu nhận ý kiến góp ý, đề xuất của học sinh (như hộp thư ý kiến của bạn),…Cách trang trí lớphọc đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, an toàn.

Cách tổ chức lớp học cũng khác hoàn toàn so với một lớp học truyền thống. Ban Cán sự lớptrước đây nay được thay thế bằng Hội đồng tự quản học sinh. Hội đồng này thành lập vì học sinh, chohọc sinh, bởi học sinh do tập thể lớp bầu ra chứ không phải do cô giáo chủ nhiệm chỉ định. Hội đồngkhá đông, có Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch và 6 uỷ viên phụ trách 6 ban (Ban Học tập, Ban Thư viện, BanĐối ngoại, Ban Tư vấn, Ban Văn nghệ - Thể dục - Thể thao, Ban Sức khỏe - Vệ sinh). Hội đồng tựquản đảm nhiệm tổ chức toàn bộ các hoạt động của lớp, khi cần thiết mới nhờ thày giáo trợ giúp.

2.2.3. Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu cách dạy và học theo mô hình VNEN

Trong VNEN, phương pháp dạy và học có sự thay đổi cơ bản. Đó là thay phương pháp dạy họctruyền thống bằng một phương pháp dạy học mới và tăng cường các hoạt động giáo dục - tổ chức dạyhọc bằng hoạt động nhóm của học sinh. Ở đây, cách dạy “thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép”không còn xuất hiện mà thay vào đó là việc thày giáo đi đến từng nhóm hướng dẫn học sinh đọc tài

liệu; thầy nêu câu hỏi, thầy gợi ý để các em trong từng nhóm thảo luận, trao đổi, tự tìm hiểu nội dung

Page 44: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

44

mà chính thầy cần phải truyền thụ cho các em. Lớp học thật sự sôi động (học sinh được trình bày, nói

rõ ý kiến, suy nghĩ của mình).

Việc áp dụng phương pháp dạy học mới mang ý nghĩa hiện đại. Phương pháp tổ chức dạy h ọcbằng hoạt động nhóm của học sinh, mỗi tiết học không tạo áp lực đối với các em. Học sinh được hình

thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác, cộng đồng trách nhiệm, biết thừa nhận ưu điểmcủa bạn, được học hỏi bạn để tự hoàn thiện. Học sinh lu ôn chủ động cùng nhau xây dựng nội dung bài

học. Vì vậy, các em hiểu nội dung bài học cơ bản hơn, sâu sắc hơn. Cũng từ hoạt động thảo luậnnhóm, nhiều kỹ năng của học sinh được hình thành như kỹ năng tổ chức hoạt đông, kỹ năng ứng xử,giao tiếp, kỹ năng phối hợp, kỹ năng tự học, phát huy kỹ năng sống ...

Phương pháp dạy và học theo VNEN đã thể hiện rõ quan điểm dạy học lấy học sinh là trung tâm,

giáo viên có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập để các emphát triển. Hoạt động học tập của học sinh diễn ra chủ yếu bằng hình thức tự học dưới sự hướng dẫncủa giáo viên và dưới sự quản lí của Hội đồng tự quản học sinh trong mỗi lớp. Ở đây, hoạt động họctập không chỉ giới hạn trong sách mà còn mở rộng ra thực tế cuộc sống của chính học sinh ở cộngđồng. Đây được coi là phương pháp học tập hiệu quả, tích cực, làm thay đổi tư duy trong dạy và học.Nhà trường không còn là nơi chỉ dạy chữ mà là nơi giáo dục toàn diện cho học sinh.

2.2.4. Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu cách đánh giá quá trình học tập của học sinhtheo mô hình VNEN

Mô hình VNEN rất coi trọng việc đánh giá quá trình học tập của học sinh thông qua các hoạtđộng học tập do giáo viên tổ chức. Đánh giá cả quá trình học tập (đánh giá vì học của học sinh for),

chứ không chỉ đánh giá kết quả học tập (đánh giá về học của học sinh on). Trong các trường tiểu họchiện nay, việc đánh giá học sinh chủ yếu tập trung đánh giá về kiến thức, kỹ năng, còn mô hình

Trường tiểu học mới chú trọng:- Đánh giá năng lực của học sinh theo các tiêu chuẩn như: Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến

bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và hoạt động theo từng môn học;- Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của học sinh như: Khả năng tự phục vụ, tự

quản, giao tiếp, hợp tác, tự học, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề;- Đánh giá sự hình thành và phát triển các phẩm chất của học sinh (yêu cha mẹ và gia đình, yêu

trường lớp, bạn bè, thầy cô, yêu quê hương, đất nước, sự tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung

thực, kỷ luật,...);- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà không so sánh với các học

sinh khác...

Mô hình VNEN, đánh giá kết hợp nhiều hình thức khác nhau như đánh giá thường xuyên, đánhgiá định kì kết quả học tập, đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học. Đánh giá thường xuyên,

toàn diện là quan trọng nhất.Tham gia đánh giá thường xuyên đối với học sinh gồm: Giáo viên, họcsinh, cha mẹ và những người có trách nhiệm trong cộng đồng (gọi chung là phụ huynh). Trong quá

trình đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi vào Nhật kí đánh giá của mình những điều cần lưu ý, giúp

cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân hoặc tập thể học sinh được thuận lợi.3. Kết luậnPhương pháp dạy học theo mô hình Trường học mới được coi là phương pháp học tập hiệu quả,

tích cực. Để áp dụng hiệu quả mô hình này khi thực hành nghiệp vụ sư phạm cũng như giảng dạy sau

Page 45: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

45

này thì việc giúp sinh viên tìm hiểu thực tế giáo dục, nắm vững bản chất của mô hình VNEN có ý

nghĩa quan trọng. Cần sớm thực hiện các giải pháp giúp sinh viên làm quen với phương pháp dạy họctheo mô hình Trường học mới vì đó là những vấn đề liên quan máu thịt tới việc đào tạo giáo viên tiểuhọc đáp ứng được yêu cầu công cuộc đổi mới trong giáo dục hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học . Dự án phát triểngiáo viên tiểu học. Nxb Giáo dục.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tiếng Việt lớp 3 . Dự ánmô hình Trường học mới Việt Nam . Nxb Giáo dục.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Tổ chức lớp học theo mô hình trường học kiểu mới . Dự ánmô hình Trường học mới Việt Nam, Hà Nội.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy học theo mô hình Trường học mới Việt Nam năm 2012 . Tàiliệu tập huấn, Hà Nội.

SOLUTIONS GUIDING THE PRIMARY SCHOOL TEACHINGUNDER-GRADUATES TO THE TEACHING METHODS OF VIETNAM

NEW SCHOOL MODEL (VNEN)Dr. Tran Thi Thanh Hong

Faculty of Kindergarten and Primary Education

Abstract: Viet Nam New School Model (VNEN) is one of the school models which is aiming towards thepositive and integrated teaching methods. As a matter of fact, the primary school teaching under-graduates of Tay BacUniversity are experiencing difficulties in getting used to this pedagogical process. The main suggested solution is to helpthe students understand the nature, classroom organization, teaching and learning styles, etc applied in Viet Nam Newschool model.

Page 46: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

46

THỰC TRẠNG CÁC KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠOLƯU HỌC SINH LÀO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ThS. Nguyễn Quốc TháiBộ môn Tâm lý Giáo dục

Tóm tắt: Lưu học sinh Lào đang học tập tại Trường Đại học Tây Bắc được tiếp nhận theo thoả thuận hợp tác giáodục giữa tỉnh Sơn La với 8 tỉnh Bắc Lào: U Đôm Xay, Phông Xa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Luông NặmThà, Xiêng Khoảng, Xay Nhạ Bu Ly. Là người nước ngoài đến học tập tại Việt Nam nên Lưu học sinh Lào gặ p không ítcác khó khăn, do đó việc phát hiện thực trạng và tìm giải pháp khắc phục những khó khăn trong công tác đào tạo lưu họcsinh Lào tại Trường Đại học Tây Bắc nhằm đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo cho các lưu học sinh Lào là việc làmcần thiết và có ý nghĩa.

Từ khóa: Lưu học sinh Lào, khó khăn, học tập, chất lượng đào tạo.

1. Đặt vấn đề

Chất lượng đào tạo được xem là một tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động giáodục và đào tạo có tính liên tục khởi đầu quá trình đào tạo đến kết thúc quá trình đó. Nó chịu nhiều tácđộng bởi các yếu tố như: Đội ngũ giáo viên, trình độ hiện có của học sinh, chương trình, mục tiêu đàotạo, phương pháp, cách thức quản lí đào tạo... Để có cơ sở xây dựng được hệ thống biện pháp nhằmnâng cao chất lượng đào tạo cho các lưu học sinh Lào tại Trường Đạ i học Tây Bắc, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu phát hiện thực trạng các khó khăn trong công tác đào tạo lưu học sinh Lào tại Trường Đạihọc Tây Bắc, trong đó tập trung tìm hiểu các vấn đề sau: Thực trạng kết quả học tập, thực trạng đầuvào, thực trạng trình độ tiếng Việt của Lưu học sinh Lào và thực trạng nhận thức của giảng viên trựctiếp giảng dạy lưu học sinh Lào Trường Đại học Tây Bắc.

2. Nội dung nghiên cứu1.1. Thực trạng kết quả học tập của lưu học sinh Lào

Nhằm đánh giá kết quả học tập tại Trường Đại học Tây Bắc của lưu học sinh Lào, chúng tôi đã

tiến hành tổng hợp điểm của các em sau khi năm học 2012 - 2013 kết thúc. Kết quả thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1. Kết quả học tập của lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Tây Bắc

Mức độ xếp loại SL (52) % XGiỏi (8,5 đến 10) 0 0 0

Khá (7 đến 8,4) 0 0 0

Trung bình (5,5 đến 6,9) 14 29,6 5,8

Trung bình yếu (4 đến 5,4) 37 68,5 4,8

Kém (Dưới 4) 1 1,9 3,6

X 5

Nhận xét: Kết quả học tập của lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Tây Bắc đến hết năm học2012 - 2013 xếp loại trung bình yếu với điểm trung bình chung là 5.

Kết quả cho trên thấy lưu học sinh Lào gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập tạiTrường Đại học Tây Bắc. Đó cũng là thách thức đặt ra đối công tác đào tạo lưu học sinh Lào tạiTrường Đại học Tây Bắc.

1.2. Thực trạng các khó khăn trong công tác đào tạo lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Tây Bắc1.2.1. Thực trạng đầu vào của lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Tây BắcChất lượng đào tạo ở bậc đại học chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi trình độ đầu vào của sinh viên

nên chúng tôi đã tiến hành đánh giá trình độ đầu vào của lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Tây

Page 47: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

47

Bắc. Thông qua việc thống kê kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, c húng tôi thấy trình độ đầuvào của lưu học sinh Lào như sau:

Bảng 2. Điểm tốt nghiệp trung học phổ thông của lưu học sinh Lào

Mức độ

X.Sắc Giỏi Khá TB Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

3 5,6 9 16,7 21 38,9 14 25,9 4 7,4 3 5,6

Trong kết quả thi tốt nghiệp của lưu học sinh Lào thì số lưu học sinh đạt điểm xuất sắc chiếm

4,8 %, điểm giỏi chiếm 17%, điểm khá chiếm 39,6%, điểm trung bình khá chiếm 26,4 %, điểm trung

bình chiếm 7,5 % và điểm yếu chiếm 5,7 %. Như vậy, đa số lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tậpcó điểm thi tốt nghiệp đạt từ trung bình trở lên. Tuy nhiên, vẫn còn một số em lưu học sinh Lào đạt

điểm yếu (5,6 %). Với kết quả học tập như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đ ến chất lượng quá trình đào

tạo lưu học sinh Lào tại các trường chuyên ngh iệp mà họ tham gia học tập, nghiên cứu. Nếu căn cứ

theo Quy chế công tác người nước ngoài sang Việt Nam học tập thì những lưu học sinh này vẫn chưa

đủ điều kiện để xét tuyển.Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, khảo sát thực tế tại nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về thời gian học phổ thông giữa học sinh Lào và

Việt Nam. Những lưu học sinh Lào đang học tại Trường Đại học Tây Bắc theo học phổ thông hệ 11năm trong khi đó ở Việt Nam là 12 năm. Mặt khác, khi ph ỏng vấn cán bộ Sở Giáo dục và du lịch của

Lào với yêu cầu so sánh chương trình học và đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì đều nhận

được câu trả lời là yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông tại Lào thấp hơn rất nhiều so với ở Việt

Nam. Rất có thể những vấn đề này có thể làm ảnh hưởng tới chất lượn g đào tạo lưu học sinh Lào tại

Trường Đại học Tây Bắc.1.2.2. Thực trạng trình độ tiếng Việt của Lưu học sinh Lào

Trình độ tiếng Việt là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo lưu học sinh nói chung và lưu học

sinh Lào nói riêng. Nhằm đánh giá trình độ tiếng Việt của lưu học sinh Lào, chúng tôi đã sử dụng bài

trắc nghiệm đo 3 kĩ năng: Đọc, viết, nghe (tương đương trình độ B) - những kĩ năng lưu học sinh Lào

sử dụng nhiều hơn cả trong quá trình sinh hoạt và học t ập, nghiên cứu gồm ba dạng: Chọn từ đúng;Đọc và trả lời câu hỏi; Điền từ thích hợp. Kết quả như bảng 3:

Bảng 3. Trình độ tiếng Việt của lưu học sinh Lào

Kĩ năng Đạt Chưa đạt

SL % SL %

Nghe 5 11.4 39 88.6

Nói 15 34.1 29 65.9

Đọc 7 15.9 37 84.1

X 9 18,75 39 81,25

Kết quả Bảng 3 cho thấy, chỉ có 18,75% lưu học sinh Lào đạt yêu cầu trình độ tiếng Việt tươngđương trình độ B. Qua quan sát và trò chuyện, chúng tôi thấy lưu học sinh Lào có thể đọc và nắmthông tin theo kiểu miêu tả. Vốn từ của lưu học sinh Lào ở mức khá đối với việc giao tiếp, sinh hoạt

Page 48: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

48

hàng ngày, thường mắc các lỗi dùng danh từ đơn vị (cái, con, chiếc, tấm); Lỗi dùng từ không đúng sắcthái (được, bị)…Ở nhóm kĩ năng viết, lưu học sinh Lào có thể viết những câu tiếng Vi ệt đơn giản vớikết cấu một chủ ngữ, một vị ngữ. Với những câu phức có kết cấu phức tạp, các em thường viết sai ngữpháp. Hiện tượng viết sai chính tả rất phổ biến. Ở nhóm kĩ năng nghe, lưu học sinh Lào có thể nghe và

nắm bắt được những thông tin đơn giản, tường minh, các khái niệm, thuật ngữ khoa học của một sốmôn học các em không hiểu rõ nội dung.

Từ kết quả trên, chúng tôi kết luận về trình độ tiếng Việt của lưu học sinh Lào Trường Đại họcTây Bắc như sau:

- Lưu học sinh Lào có thể sử dụng tiếng Việt phục vụ sinh hoạt và học tập nhưng ở mức độđơn giản. Tiếng Việt của lưu học sinh Lào đạt trình độ cơ bản, không phải là tiếng Việt nâng cao.

- Trong các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, kĩ năng nghe của lưu học sinh Lào còn nhiều hạn chếkhi phải vừa nghe, vừa nắm thông tin, vừa phân tích và ghi chép. Lưu học sinh Lào rất khó khăn đểtiếp cận, hiểu và nhớ được những nội dung học tập trong chương trình đào tạo đại học.

- Trình độ tiếng Việt giữa lưu học sinh Lào các khoá không có sự chênh lệch quá lớn.1.2.3. Thực trạng nhận thức của giảng viên trực tiếp giảng dạy lưu học sinh Lào

Trường Đại học Tây BắcGiảng viên là người quyết định chất lượng đào tạo trong trường đại học, do đó chúng tôi tiến

hành khảo sát sự ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của giảng v iên tới kết quả học tập của lưu họcsinh Lào Trường Đại học Tây Bắc. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu những giảng viên trực tiếpgiảng dạy tại các lớp có lưu học sinh Lào tham gia học tập với các câu hỏi xung quanh nội dung “Giảngviên có chú ý sử các phương pháp dạy học phù hợp với các lưu học sinh Lào hay không?”. Kết quả là:

Đại đa số giảng viên giảng dạy tại các lớp có lưu học sinh Lào đều không có các biện pháp hỗ trợ haythay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với việc tiếp thu của lưu học sinh Là o. Lí giải cho sự khôngthay đổi phương pháp dạy học của mình, các giảng viên cho rằng trong quá trình giao tiếp với lưu họcsinh Lào thì họ nhận thấy các em cũng nghe, nói, giao tiếp được bằng tiếng Việt như sinh viên Việt Namnên không cần thiết cần có sự hỗ trợ hay thay đổi về phương phương giảng dạy cho phù hợp.

Theo chúng tôi, chính những nhận thức trên của các giảng viên đã góp phần dẫn tới những khókhăn và kết quả học tập thấp của lưu học sinh Lào vì trên thực tế trình độ tiếng Việt của lưu học sin h

Lào mới chỉ đáp ứng được việc giao tiếp thông thường còn việc học tập và nghiên cứu thì rất hạn chếnên các em thường gặp khó khăn trong ghi chép và nghe giảng với tốc độ dành cho sinh viên ViệtNam và xuất hiện nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Để kiểm chứng cho kết luận này, chúng tôi đã khảosát mức độ khó khăn khi tiến hành các khâu trong hoạt động học tập ( Căn cứ vào thang điểm Likert,chúng tôi quy ước mức độ khó khăn như sau: 1 1,4X : Khó khăn mức thấp; 1,5 2,4X : Khó

khăn mức trung bình; 2,5 3X : Khó khăn mức cao) và các nguyên nhân dẫn đến các khó khăntrong quá trình học tập của lưu học sinh Lào ( Căn cứ vào thang điểm Likert ). Kết quả thu được thểhiện ở Bảng 4 và Bảng 5.

Bảng 4. Mức độ khó khăn về kỹ năng tiến hành các khâu của hoạt động học tậpcủa lưu học sinh Lào Trường Đại học Tây Bắc

Các khâu của HĐHT X TB

1 Ghi chép, tiếp thu bài giảng 144 3 2,5

Page 49: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

49

2 Ôn tập, hệ thống hoá tri thức 139,2 2,9 5

3 Chuẩn bị bài trước khi lên lớp 115,2 2,4 7

4 Tự học, sắp xếp thời gian học tập 129,6 2,7 6

5 Làm việc độc lập với sách, tài liệu 144 3,0 2,5

6 Chuẩn bị và tiến hành xemina 144 3,0 2,5

7 Kiểm tra, đánh giá 144 3,0 2,5

X 2,9

Kết quả Bảng 4 cho thấy:- Lưu học sinh Lào khi tiến hành các kỹ năng trong từng khâu của hoạt động học tập đều gặp

phải những khó khăn ở mức độ cao với điểm trung bình X = 2,9.

- Mức độ khó khăn giữa các khâu là không đồng đều xếp the o một hệ thống thứ bậc nhất định,trong đó lưu học sinh Lào gặp khó khăn cao nhất trong việc tiến hành kỹ năng “Ghi chép, tiếp thu bài

giảng”, “ Làm việc độc lập với sách, tài liệu”, “ Chuẩn bị và tiến hành xemina”, “ Kiểm tra, đánh giá”với X = 3.

Bảng 5. Nguyên nhân khách quan đến khó khăn trong hoạt động học tậpcủa lưu học sinh Lào Trường Đại học Tây Bắc

STT Các nguyên nhân chủ quan X TB

1 Do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp 134,4 2,8 1,5

2 Do ít được hướng dẫn về phương pháp học tập 134,4 2,8 1,5

3 Do ảnh hưởng cách dạy cũ ở phổ thông 120 2,5 4,5

4 Do thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo 120 2,5 4,5

5 Kiến thức tiếp thu trong ngày là quá nhiều 86,4 1,8 7

6 Do lượng tri thức phải tiếp thu ở trường sư phạm là quá lớn 110,4 2,3 6

7 Do tính chất học tập ở trường đại học 124,8 2,6 3

X 2,5

Bảng 5 cho thấy: Khó khăn trong học tập của Lưu học sinh Lào chịu nhiều ảnh hưởng nhất lànguyên nhân “Do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp” và nguyên nhân “Do ít đượchướng dẫn về phương pháp học tập” cùng có điểm trung bình X = 2,8. Các em cho biết giảng viên

thường giảng bài quá nhanh, ít ghi chép lên bảng nên các em t hường tiếp thu và ghi chép không kịp vì

vậy rất khó để hiểu bài.

Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy sự nhận thức chưa chính xác của giảngviên về trình độ nhận thức và trình độ tiếng Việt của lưu học sinh Lào đã ảnh hưởng tới chất lượng đà o

tạo lưu học sinh Lào Trường Đại học Tây Bắc.

2. Kết luận* Kết luận:

- Kết quả học tập của Lưu học sinh Lào Trường Đại học Tây Bắc ở mức trung bình yếu.- Kết quả học tập trên của Lưu học sinh Lào là do Trường Đại học Tây Bắc gặp phải nhiều khó

khăn trong quá trình đào tạo Lưu học sinh Lào như sau:

Page 50: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

50

+ Trình độ đầu vào của Lưu học sinh Lào còn hạn chế do yêu cầu chương trình, chất lượng và

thời lượng của giáo dục phổ thông giữa Lào và Việt Nam có sự chênh lệch nhau.+ Trình độ tiếng Việt của Lưu học sinh Lào mới chỉ đáp ứng được việc phục vụ sinh hoạt và

học tập nhưng ở mức độ đơn giản chứ chưa thể đáp ứng được một cách toàn diện yêu cầu đào tạo ởbậc Đại học, nhất là thiếu hệ thống các thuật ngữ chuyên ngành.

+ Nhận thức của giảng viên trực tiếp giảng dạy lưu học sinh Lào chưa đúng về trình độ nhậnthức và tiếng Việt của các em nên chưa chú ý những biện pháp hỗ trợ và phương pháp dạy học phù hợp.

* Kiến nghị:- Lưu học sinh Lào cần trải qua thời gian dự bị đại học trước khi vào học chính thức nhằm bổ

trợ thêm các kiến thức phổ thông căn bản cần thiết cho việc học ở đại học mà Lưu học sinh Lào còn

thiếu hụt so với chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam.- Cần tăng thời gian học tiếng Việt để bổ sung chương trình dạy tiếng Việt nâng cao và chú trọ ng

trang bị tiếng Việt chuyên ngành cho Lưu học sinh Lào nhằm đáp ứng được yêu cầu đào tạo bậc đại học.- Giảng viên cần phải thay đổi nhận thức về lưu học sinh Lào để qua đó xây dựng hệ thống

phương pháp dạy học đặc thù hỗ trợ lưu học sinh Lào để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 1999. Quy chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam ( Banhành theo Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ).

[2] Nguyễn Hữu Châu, 2008. Chất lượng giáo dục những vấn đề lý luận và thực tiễn , NxbGiáo dục Hà Nội.

[3] Nguyễn Ngọc Chinh, 2007. Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt cho học sinh nướcngoài tại Đại học Đà Nẵng (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Mã số. MS: B2006 – III - 4).

[4] Bùi Thanh Hoa, 2013. Thực trạng trình độ tiếng Việt của lưu học sinh Lào Trường Đại họcTây Bắc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào Trường Đại họcTây Bắc”.

CURRENT SITUATION ON TRAINING LAO’S STUDENTSAT TAY BAC UNIVERSITY

Pham Quoc Thai B.ADepartment of Psychology Education

Abstract: According to the agreements between Son La province and eight provinces in the North of Laos (UDom Xay, Phong Xa Ly, Bo Keo, Hua Phan, Luong Pha Bang, Luong Nam Tha, Xien Khoang and Xay Nha Bu Ly), manyLao’s students have been sent to study at Tay Bac University. Being foreign students in Vietnam, Lao’s students are facinga lot of difficulties. Therefore, it is extremely essential and significant to find out the shortcomings and give somesuggestions to solve those problems. This will contribute to improvement of training quality.

Keywords: Lao’s students, difficulties, study, traning quality.

Page 51: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

51

BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC VĂN HỌCCHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, GIÁO DỤC

MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮCThS. Điêu Thị Tú UyênKhoa Tiểu học Mầm non

Tóm tắt: Trong chương trình đào tạo đại học giáo dục tiểu học và đại học giáo dục mầm non, các học phần vănhọc chỉ là môn học cơ bản nhưng lại có vị trí hết sức q uan trọng. Đó là các học phần tiên quyết để học tập nhiều mônchuyên ngành, là nền tảng kiến thức cho sinh viên trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình dạy môn tiếng Việt (đốivới bậc học tiểu học) và dạy lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (đối với bậc h ọc mầm non) khi trở thành giáo viên. Từ việc đánhgiá tình hình học tập văn học của sinh viên hai chuyên ngành trên tại khoa Tiểu học Mầm non, tác giả bài viết đề xuất mộtsố biện pháp cụ thể nhằm giúp nâng cao tính tích cực học tập văn học của sinh viên: Xây dựng và thông báo kế hoạch giảngdạy cho sinh viên; Hướng dẫn sinh viên cách tự học và cách học tập trên lớp; Kết hợp chặt chẽ giữa cung cấp kinh nghiệmhọc tập gắn với kinh nghiệm thực tiễn cho người học; Tổ chức hoạt động nghiên cứu cho sinh viên hướ ng đến mục tiêu tạo rasản phẩm học tập; Tổ chức các hoạt động thực tế, tham quan, ngoại khoá, sinh hoạt chuyên đề văn học ; Thi “Sinh viên yêuthích văn học”; Ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp đặc trưng môn học và có hiệu quả thiết thực nhằm nâ ngcao chất lượng giờ học văn.

Từ khóa: Biện pháp, nâng cao, tích cực, học tập, văn học, sinh viên, giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non.

1. Đặt vấn đềVài nét về tình hình học tập văn học của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học và giáo dục

mầm non Trường Đại học Tây Bắc: Trong trường đại học, học tập không chỉ là nhiệm vụ chính mà

còn là nhiệm vụ mang nhiều tính chất đặc thù của sinh viên so với học sinh ở bậc học phổ thông. Tínhchất đặc thù thể hiện ở tính chuyên ngành, chuyên nghiệp, và tính tích cực, chủ động trong tiếp thu và

xử lý tri thức khoa học. Nói như vậy, tính tích cực, chủ động chính là một nhiệm vụ quan trọng củasinh viên khiến họ vươn đến một tầm cao mới trong việc làm chủ kho tri thức khoa học của nhân loại.

Trên thực tế, tại khoa Tiểu học Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, đa phần sinh viên ngày

càng phát huy được sự tích cực, chủ động trong nắm bắt tri thức khoa học. Đây là hệ quả của việc đổi

mới phương pháp dạy học đại học được quan tâm sâu sắc, hình thức dạy học truyền thống (ngườ i dạytruyền thụ kiến thức, sinh viên tiếp nhận kiến thức) đã được khắc phục, bổ sung, thay đổi cho phù hợp

với yêu cầu lấy người học làm trung tâm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, hình thức đào tạo theo

học chế tín chỉ đang được áp dụng ngày càng quy c ủ, bài bản vào trong chương trình đào tạo đại học

nói chung, chương trình đào tạo của Trường Đại học Tây Bắc nói riêng. Nó thể hiện rất rõ xu thế dạy

học lấy người học làm trung tâm. Sinh viên được tạo điều kiện để thực sự trở thành chủ thể học tích

cực. Họ không chỉ tiếp thu kiến thức thụ động từ người dạy mà phải là những người biết cách học thế

nào. Họ còn có thêm vai trò là người cùng trao đổi trong nhóm, trong lớp học, người tham gia vào môi

trường cộng tác dạy - học. Khác với đào tạo theo niên chế, trong khối lượng học tập của hệ tín chỉ, số

tiết tự học tăng, được tính vào chương trình học, có hướng dẫn, có sự kiểm tra, đánh giá kết quả của

giảng viên. Hơn nữa, việc đánh giá thường xuyên theo học chế tín chỉ cũng giảm tình trạng sinh viên

đợi đến lúc thi mới học, mới ôn. Với quy chế đánh giá điểm này, sinh viên phải nỗ lực trong suốt quá

trình học tập môn học.Tuy nhiên, cũng phải nghiêm túc nhìn nhận một cách sâu sắc thực tế, để thấy kết quả chưa phải

đã hoàn toàn khả quan. Một bộ phận sinh viên trong khoa Tiểu học Mầm non, khi học tập một số họcphần khoa học xã hội, nhất là văn học còn chưa thực sự tích cực, chủ động nghiên cứu, nắm bắt và xử

lý kiến thức phục vụ cho quá trình học tập của cá nhân. Quan niệm học văn chủ yếu là nghe giảng và

ghi chép; Tâm lý thụ động, chờ đợi thầy cô cung cấp kiến thức, ghi chép, làm đề cương, ôn tập, thi

theo cách học cũ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận sinh viên. Những sinh viên này tỏ ra chưa thích

ứng, hoặc chưa quan tâm tới các hoạt động mang tính chủ động trên đây khi học tập. Trong số họ, có

Page 52: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

52

nhiều sinh viên thậm chí còn vụng về ngay cả trong thao tác đơn giản là ghi chép nhanh những thôngtin kiến thức cần thiết mà giảng viên trao đổi trên lớp. Nhiều sinh viên còn ấu trĩ trong việc cập nhậtthông tin từ nhiều nguồn tư liệu đa dạng, phong phú, hiện đại như báo chí, Internet... Hoặc không quantâm tìm đọc tác phẩm, đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến môn học (ngay cả khi giảng viên đã

giới thiệu tên tài liệu, chỉ dẫn cách đọc)... Có những trường hợp chưa thà nh thạo trong cách xử lý cácđơn vị kiến thức thu được từ các nguồn. Ví dụ: Trong khi dạy bài Truyện ngụ ngôn (chương 2, Các thểtự sự dân gian Việt Nam, học phần Văn học dân gian - đối tượng: Sinh viên Cao đẳng giáo dục Mầmnon, năm học 2012 - 2013), chúng tôi yêu cầu sinh viên thực hiện các công việc sau: Chuẩn bị giáotrình; Thu thập tài liệu tham khảo; Đọc bài giới thiệu về Truyện ngụ ngôn trong giáo trình Văn học dângian (Đinh Gia Khánh chủ biên - Nxb Giáo dục) và các bài giới thiệu có liên quan trong các tài liệutham khảo khác; Chọn lọc, hệ thống các đơn vị kiến thức trọng tâm (theo hệ thống câu hỏi của giảngviên) và viết báo cáo nhóm; Trình bày báo cáo nhóm, thảo luận tập thể lớp; Thảo luận, trao đổi cùng

giảng viên trong giờ học chính khoá để thốn g nhất kiến thức. Kết quả: Có 2/4 nhóm không biết cáchxử lý thông tin kiến thức, nên báo cáo vừa không thể hiện được việc thu thập các đơn vị kiến thứctrọng tâm vừa nghèo nàn, đơn điệu, không có dẫn chứng thuyết phục, hành văn rườm rà, thiếu khúcchiết. Đặc biệt, trong thư mục tài liệu tham khảo mà sinh viên báo cáo lại không có nhiều đầu tài liệu.Cá biệt có nhóm chỉ đọc một cuốn giáo trình. Trong khi đó, ngay từ khi bắt đầu học tập học phần,giảng viên đã dành thời gian hướng dẫn sinh viên phương pháp t ự học, tự nghiên cứu chuẩn bị kiếnthức theo đặc trưng môn. Điều đó chứng tỏ một số sinh viên thiếu năng lực học tập và không quan tâm

đến việc phải chủ động chiếm lĩnh tri thức mà chỉ trông đợi vào giảng viên và bạn học cung cấp chomình. Kết quả, giờ học không thể đạt được hiệu quả tối đa như mong muốn. Hậu quả là những sinhviên đó sẽ mất dần khả năng chủ động, sáng tạo trong học tập. Điều này gây ra ảnh hưởng lâu dài hơn,khi ra công tác, sinh viên sẽ không thể tự lực thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên m ôn để trở thành

người giáo viên giỏi.Trong giờ học văn, nhiều sinh viên không quan tâm đến hoạt động thảo luận, thực hành, là

những hoạt động quan trọng nhằm giải quyết thấu đáo các đơn vị kiến thức có vấn đề, và giúp tạo sựcộng tác chặt chẽ giữa người học - người học, người học - người dạy. Sức ỳ của những sinh viên này

rất lớn. Nếu yêu cầu chuẩn bị thảo luận theo nhóm, họ sẽ ỷ lại, trông đợi vào những bạn học khá đạidiện nhóm làm hộ mọi việc. Còn nếu yêu cầu nêu ý kiến trong giờ thảo luận trê n lớp, họ sẽ tìm cớthoái thác hoặc trả lời cho xong việc. Ví dụ: Ý kiến của em cũng giống ý kiến của các bạn; Em cũngđồng ý với ý kiến của bạn...

Văn học là lĩnh vực đặc thù, nó vừa là môn học vừa là một loại hình nghệ thuật. Sinh viên tham

gia học văn không chỉ nhằm tích luỹ kiến thức, phục vụ lâu dài cho quá trình học tập và ra giảng dạysau này mà còn thông qua việc tiếp xúc với văn chương để làm giàu tâm hồn mình, để sống tinh tế,nhạy cảm và sâu sắc hơn. Vì thế, việc yêu văn học, say mê với môn văn và chủ đ ộng, tích cực tham giahọc tập văn học đối với sinh viên trong xu thế hiện nay cần được quan tâm một cách sâu sắc. Để khắcphục tình trạng trên và nâng cao hơn nữa tính tích cực, chủ động của một bộ phận sinh viên còn thụđộng trong học tập văn học, theo tôi, người dạy cần thực hiện một số biện pháp cụ thể nhằm đổi mớiphương pháp giảng dạy trên lớp và phương pháp hướng dẫn sinh viên học tập.

Page 53: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

53

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Biện pháp nâng cao tính tích cực của sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học và

giáo dục mầm non trong học tập văn họcHiện nay, khung chương trình đào tạo mới của hai chuyên ngành này gồm các học phần cụ thể về

văn học: Đối với đại học giáo dục tiểu học (ĐHGDTH) là học phần Văn học (5 tín chỉ) (Giới thiệu văn họcdân gian, văn học thiếu nhi Việt Nam, văn học thiếu nhi nước ngoài), cao đẳng giáo dục tiểu học(CĐGDTH) là học phần Văn học (4 tín chỉ) (Giới thiệu văn học dân gian, văn học thiếu nhi Việt Nam, vănhọc thiếu nhi nước ngoài); Đối với đại học giáo dục mầm non (ĐHGDMN) và cao đẳng giáo dục mầm non(CĐGDMN) là học phần Văn học dân gian (3 tín chỉ) (Giới thiệu văn học dân gian Việt Nam, văn học dângian nước ngoài dành cho thiếu nhi) và Văn học thiếu nhi (4 tín chỉ) (Giới thiệu văn học thiếu nhi ViệtNam và văn học thiếu nhi nước ngoài ). Do môn học có những nét đặc thù (vừa cung cấp kiến thức khoahọc; Rèn kỹ năng cảm thụ văn chương vừa bồi dưỡng tinh thần, bồi dưỡng thái độ, tư tưởng, tình cảm chongười học) nên để đạt được hiệu quả tốt nhất, khi giảng dạy, giảng viên cần quan tâm đến một số biện phápcơ bản:

2.2. Xây dựng và thông báo kế hoạch giảng dạy (đề cương chi tiết học phần) cho sinh viên

Trước khi học tập học phần, giảng viên cần căn cứ vào đề cương chi tiết học phần đã được duyệt đểhoạch định toàn bộ kế hoạch giảng dạy bộ mô n và giới thiệu cụ thể với sinh viên để các em nắm bắt đượcnhững đơn vị kiến thức sẽ được học tập, nghiên cứu; Phương pháp học tập, nghiên cứu các đơn vị kiếnthức đó; Tác phẩm văn học, giáo trình và các nguồn tài liệu tham khảo khác.

2.3. Hướng dẫn sinh viên cách tự học và cách học trên lớp2.3.1. Đối với việc tự họcGiảng viên cần quan tâm và hướng dẫn sinh viên các kỹ năng tự học cụ thể: Kỹ năng đọc tác phẩm

văn học (kỹ năng này nên được quan tâm hàng đầu, vì hiện nay, sinh viên và giới trẻ nói chung t hườngngại và thiếu kỹ năng đọc văn, nhất là các tác phẩm văn học cổ, trung đại); Kỹ năng đọc tài liệu, sàng

lọc thông tin từ tài liệu; Kỹ năng lựa chọn thông tin mang tính vấn đề; Kỹ năng tạo lập sơ đồ kiến thứctrọng tâm; Kỹ năng đặt ra và cùng các đối t ác học tập (bạn cùng nhóm, bạn cùng lớp, giảng viên) giảiquyết vấn đề...

Ví dụ: Đối với việc chuẩn bị cho bài Truyện ngụ ngôn (Chương 2, Các thể tự sự dân gian ViệtNam, học phần Văn học dân gian, đối tượng: ĐHGDMN, CĐGDMN), giảng viên cần hướng dẫn sinhviên chủ động tự học, tự nghiên cứu trước khi đến lớp bằng các hoạt động cụ thể. Các hoạt động cơ bảnlà đọc các truyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam; Tóm tắt nội dung chính của mỗi truyện; Đọc giáo trình

và tài liệu tham khảo, tập trung vào những thông tin chính: Khái niệm, bản chất thể loại, nội dung cơbản và đặc trưng nghệ thuật của thể loại ; Lựa chọn những thông tin mang tính vấn đề để cùng trao

đổi, thảo luận với đối tác học tập như: Sự khác nhau về đối tượng và mục đích phản ánh giữa thể loạingụ ngôn và thể loại cổ tích (nhóm cổ tích loài vật); Sự khác nhau về cách sử dụng tiếng cười giữatruyện ngụ ngôn và truyện cười dân gian; Sự khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa truyện ngụngôn Việt Nam và truyện ngụ ngôn thế giới; Những cách quan niệm khác nhau về truyện ngụ ngôn;Quan niệm của con người đương đại về giá trị của truyện ngụ ngôn ...

2.3.2. Đối với việc học ở trên lớpGiảng viên cần tạo cho sinh viên nhiều hơn nữa cơ hội phát huy tối đa sự chủ động của cá nhân

đối với các hoạt động học tập. Nói như thế không có nghĩa là giảng viên chỉ nêu yêu cầu học tập để sinh

Page 54: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

54

viên tự thực hiện. Trong dạy học, dù hình thức đào tạo có thay đổi, có tiên tiến đến đâu thì vai trò ngườihướng dẫn chiếm lĩnh tri thức khoa học vẫn thuộc về người thầy. Chỉ có điều, n gười thầy trên lớp họchiện nay phải hết sức năng động, linh hoạt để vừa truyền thụ kiến thức hàn lâm vừa thu hút sinh viên vào

các hoạt động học tập, khuyến khích họ thể hiện sự năng động, sáng tạo của bản thân. Ví dụ:- Tổ chức cho sinh viên thực hiện c ác hoạt động học tập theo nhóm: chuẩn bị báo cáo nhóm

(cùng tìm tư liệu, cùng đọc, tìm cách xử lý thông tin phù hợp với yêu cầu môn học, viết báo cáo thuhoạch cá nhân và đối chiếu, thảo luận để chọn thông tin mang tính vấn đề); Thảo luận nhóm trên lớpnhằm thống nhất quan điểm hoặc tranh luận tìm giải pháp giải quyết vấn đề; Thảo luận với giảng viên

(trong và ngoài giờ học) để tìm được cái đích của những thắc mắc khoa học; Tiếp tục quan tâm nghiên

cứu vấn đề mở, để cập nhật thêm thông tin khoa học mới về vấn đề đã được trao đổi...Trong hoạt độngnày, giảng viên nên chú ý đều tới các thành viên khác nhau của nhóm học tập chứ không nên chỉ khaithác thông tin từ đại diện nhóm. Việc này sẽ kích thích các sinh viên vốn thụ động hoặc nhút nhát tíchcực tham gia vào việc nghiên cứu, học tập.

- Tổ chức cho sinh viên tham gia vào hoạt động sáng tạo trong học tập. Ví dụ: Khi dạy bài Ca

dao – dân ca (Chương 3, Các thể trữ tình dân gian Việt Nam , học phần Văn học dân gian – đại học giáodục mầm non, cao đẳng giáo dục mầm non), giảng viên có thể dàn dựng một hoạt cảnh diễn xướng dânca cho sinh viên trong lớp trực tiếp tham gia diễn xuất. Đây là hoạt động vừa tạo được cho sinh viên cái

nhìn thực tế sâu sắc về đặc trưng nội dung, nghệ thuật của một thể loại văn học truyề n thống vừa tạođược một không khí hào hứng, một ấn tượng mới lạ trong giờ học.

Đáng chú ý, do đặc thù của môn học, ở trên lớp, giảng viên không chỉ tạo ra các hoạt động họctập cho sinh viên mà cũng cần thể hiện vai trò của người bình văn một cách rõ nét , tránh biến giờ họcvăn thành giờ tổ chức các hoạt động học tập khô khan, chỉ thu nhận kiến thức. Để đạt được hiệu quả nhưmong muốn, cuốn hút sinh viên vào không khí văn chương, người dạy cần có những điểm nhấn kiếnthức trọng tâm bằng lời bình hàm súc, có tính nghệ thuật. Đồng thời, người dạy văn cũng cần tạo khôngkhí đặc biệt (có định hướng mà vẫn phóng khoáng tự do) cho giờ văn bằng cách để cho người học đượcbộc lộ một cách tự nhiên, thoải mái, cởi mở những thắc mắc, suy nghĩ riêng của mình về tác ph ẩm, vềnhà văn, về các hiện tượng văn học. Giảng viên đừng làm người “chạy đua với nhà văn” trên con đườngđi đến bạn đọc sinh viên mà nên đóng vai trò là người bạn đọc có kinh nghiệm hơn định hướng, giúp choquá trình giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc sinh viên diễn ra đúng nghĩa, để nội tâm của nhà văn gặp gỡnội tâm của bạn đọc trẻ tuổi. Điều đó giúp sinh viên phát huy tối đa vai trò của chủ thể tiếp nhận văn học,kích thích sinh viên yêu thích văn học và hứng thú với môn học hơn bao giờ hết.

2.4. Kết hợp chặt chẽ việc cung cấp kinh nghiệm học tập gắn với kinh nghiệm thực tiễn(nói cách khác là rèn luyện kỹ năng nghề) cho người học

Các học phần văn học trong chương trình đào tạo sinh viên đại học, cao đẳng (cả tiểu học và

mầm non) là học phần điều kiện t iên quyết cho việc học nhiều học phần chuyên ngành. Hơn nữa, đâyđều là các học phần cung cấp kiến thức cơ bản để khi tốt nghiệp s inh viên sử dụng trong dạy môn tiếngViệt ở bậc tiểu học hoặc dạy lĩnh vực phát triển ngôn ngữ ở bậc mầm non. Vì lý do này, gi ảng viên

nên kết hợp chặt chẽ việc cung cấp kinh nghiệm học tập gắn với kinh nghiệm thực tiễn (rèn luyện kỹnăng nghề) nhằm tăng cường thêm tính tích cực, chủ động cho người học.

Page 55: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

55

Ví dụ: Khi dạy Chương 4, Khái quát văn học thiếu nhi (học phần Văn học – đại học giáo dục tiểuhọc), ngoài những đơn vị kiến thức cứng trong chương trình, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên tiếp tụctìm hiểu, trao đổi về những thông tin mang tính thời sự như: Quá trình phát triển và những thay đổi vềquan niệm nghệ thuật, về nội dung, thi pháp của văn học thiếu nhi hiện nay; Các tác giả, tác phẩm vănhọc thiếu nhi được độc giả nhỏ tuổi hiện nay yêu thích; Giá trị giáo dục và những bất cập trong sách,truyện cho đối tượng thiếu nhi hiện nay ... Để sau này trở thành giáo viên tiểu học, các em có thể địnhhướng cho học trò tiếp xúc với những tác phẩm văn học tốt.

- Kết hợp các hoạt động học tập với hoạt động thực hành như rèn kỹ năng phân tích tác phẩmvăn học; Kỹ năng đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học để sinh viên có thêm năng lực cần thiết khi dạyhọc tiếng Việt, Tập làm văn cho học sinh tiểu học hay dạy thơ, truyện cho trẻ mầm non. Các tác phẩmhoặc trích đoạn làm phương tiện cho hoạt động này thuộc chương trình tiếng Việt tiểu học và chươngtrình thơ, truyện dành cho trẻ mầm non h iện hành.

2.5. Tổ chức hoạt động nghiên cứu cho sinh viên hướng đến mục tiêu tạo ra sản phẩm học tậpKhông chỉ học các môn khoa học tự nhiên mà ngay cả học văn, nếu biết cách, sinh viên vẫn có

thể hướng tới mục tiêu tạo ra các sản phẩm học tập. Nê n, trong phạm vi và căn cứ vào đặc trưng củamôn học, người dạy có thể tổ chức một số hoạt động nghiên cứu, học tập hướng đến mục tiêu tạo ra sảnphẩm học tập cho sinh viên. Ví dụ: Khi dạy các học phần văn học, người dạy có thể tập hợp các văn bảntác phẩm liên quan đến chương trình đào tạo, được giới thiệu lại trong chương trình phổ thông, yêu cầusinh viên thu thập tài liệu (về xuất xứ của tác phẩm, các nhận định, đánh giá hay về tác phẩm, cảm thụtác phẩm…), viết thu hoạch, tập hợp để giảng viên chỉnh sửa, in ấn thành tập tư liệu học tập. Ví dụ:Những phần có thể tạo thành sản phẩm học tập như Văn học thiếu nhi Việt Nam (với tác phẩm Dế Mèn

phiêu lưu kí của Tô Hoài, thơ Trần Đăng Khoa, thơ Phạm Hổ); Văn học thiếu nhi nước ngoài (với thầnthoại Hy Lạp, ngụ ngôn La phông ten, truyện cổ Grim, truyện cổ Anđecxen…). Tư liệu này có tác

dụng phục vụ chính quá trình học tập bộ môn cũng như quá trình dạy học cho học sinh bậc học tiểuhọc và mầm non sau này. Kiểu hoạt động học tập hướng đến mục tiêu tạo sản phẩm học tập sẽ thực sựkích thích sự chủ động, tính năng động, sáng tạo của sinh viên vì lợi ích thiết thực của nó.

2.6. Tổ chức các hoạt động thực tế, tham quan, ngoại khoá, sinh hoạt chuyên đề văn học,thi “sinh viên yêu thích văn học” để bồi dưỡng thêm tính t ích cực và năng lực văn học

Thông qua các hoạt động thực tế, tham quan, giảng viên có thể định hướng cho sinh viên quan

tâm, thu nhận nhiều thông tin có liên quan đến môn học, ghi chép lại thành sổ tay văn học nhằm tíchluỹ thêm tư liệu văn học khi cần thiết.

Đồng thời, giảng viên cũng có thể thông qua hoạt động ngoại khoá được tổ chức thường niên

tại khoa như (Học vui - vui học, Rung chuông vàng ) hoặc sinh hoạt chuyên đề văn học, thi sinh viên

yêu thích văn học… Tăng cường khích lệ sinh viên tích cực thể hiện khả năng nắm bắt tri thức vănhọc, tri thức xã hội, khả năng giao tiếp, tổ chức và điều hành một hoạt động chuyên môn thuộc lĩnhvực văn học. Mỗi một hoạt động dù nhỏ cũng là một cơ hội để sinh viên hiểu đời, hiểu mình, từ đóphát huy tối đa những năng lực đôi khi bị che lấp bởi sự e ngại, sự mặc cảm, tự ti vì không khá bằngbạn học khác. Trong trường hợp này, người dạy cần tinh ý và dành nhiều cơ hội hơn cho những sinhviên còn thụ động trong hoạt động học tập trên lớp.

Page 56: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

56

2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp đặc trưng môn học và có hiệu quảthiết thực nhằm nâng cao chất lượng giờ học văn

Trong xu thế dạy học hiện đại, công nghệ thông tin trở thành một phần không thể thiếu củahoạt động học tập nhằm cung cấp cho người học những kênh kiến t hức mới mẻ, hiện đại, hấp dẫn, thúcđẩy tính năng động, tích cực và sáng tạo của họ. Giờ học văn truyền thống cũng đã dần được thay thếbởi giờ học văn vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học, hiện đại bởi những phương tiệncông nghệ thông tin hiện đại. Người dạy cần nắm bắt kịp thời, sáng tạo hình thức dạy học hiện đại này

để làm mới môn Văn. Ví dụ trong các học phần văn học có một số đơn vị kiến thức như truyện thầnthoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao - dân ca, văn học thiếu nhi Việt Nam và văn học thiếu nhi nướcngoài... Có thể thiết kế bài giảng điện tử hoặc các kênh hình, kênh âm thanh minh hoạ nhằm giúpngười học có thêm cái nhìn vừa mới mẻ vừa phong phú, sâu sắc kiến thức văn học vốn đã xa, rất xavới thời đại hiện đại. Chú ý, nguồn tư liệu này chỉ sử dụng như một trong các hình thức ví dụ minh hoạchứ không nên lạm dụng làm mất đi thời gian và cơ hội tham gia các hoạt động học tập, thực hành

thực tế của chủ thể sinh viên.

3. Kết luậnVăn học là một lĩnh vực đặc thù. Đối với sinh viên, nó vừ a là môn học vừa là một loại hình

nghệ thuật. Việc đọc văn, học văn không chỉ giúp sinh viên tích luỹ kiến thức mà còn làm phong phú

tâm hồn mình, sống tinh tế, nhạy cảm và sâu sắc hơn. Yêu văn học, say mê với môn văn và chủ động,tích cực tham gia học tập văn học đối với sinh viên sẽ đem lại những lợi ích thiết thức, đầy ý nghĩa chocác em trong những năm tháng học đại học. Vấn đề quan trọng là cách học văn thế nào để đạt được ýnguyện. Những biện pháp đề xuất trên đây dù sao mới chỉ là suy nghĩ, kinh nghi ệm tổ chức hoạt độngdạy học của cá nhân, và trong khuôn khổ các học phần văn học chúng tôi trực tiếp giảng dạy cho sinhviên đại học giáo dục tiểu học và đại học giáo dục mầm non, cao đẳng giáo dục mầm non. Rấtmong nhận được sự quan tâm, trao đổi thêm củ a các đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Khoa Tiểu học Mầm non, 2013. Chương trình Đại học giáo dục tiểu học ; Chương trìnhĐại học giáo dục mầm non hiện hàn. Trường Đại học Tây Bắc.

[2] Phan Trọng Luận, 2002. Văn học giáo dục thế kỉ XXI. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

MEASURES TO ENHANCE POSITIVE LEARNING ATTITUTE TO LITERATUREAMONG STUDENTS MAJORING IN PRIMARY AND EARLY CHILDHOOD EDUCATION

AT TAY BAC UNIVERSITYDieu Thi Tu Uyen M.A

Faculty of Kindergarten and Primary EducationAbstract: In the training program of Primary and Early Childhood Education, literature is only a basic subject but

it plays an important role. That is the prequisite to study more specialized subjects, the knowledge base for students duringthe learning process as well as teaching Vietnamese (for primary school level) and teaching areas of language development(preschool to grade school) to become teachers. From the study “Evaluating the actual leaning of literature among studentsmajoring Primary and Early Childhood Education, the author proposes some specific measures to enhance positive learningof literature which include providing students with research and learning methods in the classroom; Providing learningexperiences associated with practical experiences (in other words, job skills training), organizing practical activities, fieldtrips, extracurricular literature; Application of information technology appropriately to characterized subjects and practicalefficiency to improve the quality of education.

Keywords: Measures, enhance, positive, studying, literature, students, primary education, preschool education.

Page 57: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

57

THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN CHUYÊNNGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ThS. Phạm Đức Viễn, ThS. Nguyễn Văn Chiêm, ThS. Dương Xuân LượngKhoa Thể dục Thể thao

Tóm tắt: Đánh giá thực trạng về kỹ năng sư p hạm của sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, tôi đưa ra 10 kỹnăng sư phạm cơ bản và điều tra tìm hiểu hầu hết thầy cô giáo cho rằng kỹ năng sư phạm thực hành của sinh viên chuyênngành Giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả dạy học chưa cao, cần có những giải pháp cụ thể để nâng caokỹ năng sư phạm thực hành cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất.

Từ khóa: Giáo dục thể chất, kỹ năng sư phạm, sinh viên, giải pháp.

1. Đặt vấn đềCông tác đào tạo chuyên ngành giáo dục thể chất của Trường Đại học Tây Bắc trong những năm

gần đây đã có những chuyển biến rất tích cực về chất lượng đào tạo. Số lượng s inh viên khá, giỏi ratrường có chuyên môn vững vàng đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy ở các trường phổ thông. Tuynhiên nhiều sinh viên vẫn còn rất lúng túng và gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác kỹ năng sư phạmxử lý tình huống trong tiết học... Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học. Điều này đã đặt racho Nhà trường những yêu cầu và giải pháp cụ thể trong công tác đào tạo nghiệp vụ, từng bước “chuẩnhoá” những kỹ năng sư phạm cho sinh viên, giúp các em hoàn thiện được năng lực dạy học môn thể dụcở bậc phổ thông một cách tốt nhất, đáp ứng được mục tiêu dạy học và nhiệm vụ của người giáo viên

trước xu thế đổi mới về giáo dục hiện nay.

2. Nội dung nghiên cứuĐánh giá thực trạng về kỹ năng sư phạm của sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất và điều

tra tìm hiểu năng lực sư phạm thực hành của sinh viên để có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao kỹnăng sư phạm thực hành cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất.

Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:- Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu ;

- Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm;

- Phương pháp điều tra sư phạm ;

- Phương pháp toán học thống kê.

3. Kết quả nghiên cứu3.1. Đánh giá của giáo viên phổ thông về kỹ năng sư phạm của sinh viên chuyên ngàn h giáo dục thể chấtÝ kiến của giáo viên thể dục của các trường phổ thông đã từng có sinh viên chuyên ngành Giáo

dục thể chất Trường Đại học Tây Bắc về thực hành phổ thông là những người trực tiếp hướng dẫn vềchuyên môn nghiệp vụ cho sinh viên trong quá trình các em thực hành ở đó, vì vậy ý kiến đánh giá củagiáo viên được chúng tôi rất quan tâm. Để tìm hiểu sự đánh giá của giáo viên về vấn đề này, chúng tôi

đã tiến hành phỏng vấn 28 giáo viên đang giảng dạy tại các trường Trung học phổ thông và Trung họccơ sở Chiềng Sinh tại thành phố Sơn La, kết quả được trình bày tại Bảng 1.

Page 58: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

58

Bảng 1. Tự đánh giá của giáo viên chuyên ngànhGiáo dục thể chất trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở Chiềng Sinh (n=28 )

TT Kỹ năng cơ bản Mức độ đánh giá ĐiểmRất tốt

(4 điểm)Tốt

(3 điểm)Trung bình

(2 điểm)Yếu

(1 điểm)n % n % n % n %

1 Kỹ năng biên soạn kế hoạch,tiến trình, giáo án giảng dạy

0 0 4 14,3 10 35,7 14 50 1,64

2 Kỹ năng tổ chức và quản lý giờhọc

4 14,3 7 25 14 50 3 10,7 2,42

3 Kỹ năng làm mẫu (thị phạm)động tác

8 28,6 13 46,4 7 25 0 0 3,03

4 Kỹ năng phát hiện những sailầm thường mắc và đưa ra biệnpháp sửa chữa

5 17,9 9 32,1 14 50 0 0 2,67

5 Kỹ năng sử dụng bài tập, dụngcụ bổ trợ dẫn dắt (phương tiệndạy học)

6 21,4 10 35,7 12 42,9 0 0 2,78

6 Kỹ năng giảng giải, phân tíchkỹ thuật động tác

0 0 2 7,2 13 46,4 13 46,4 1,60

7 Kỹ năng tổ chức, trọng tài thiđấu

8 28,6 13 46,4 7 25 0 0 3,04

8 Kỹ năng bảo hiểm, giúp đỡ vàsơ cứu chấn thương

5 17,9 9 32,1 11 39,3 3 10,7 2,57

9 Kỹ năng tạo tác phong nhà sưphạm

3 10,7 7 25 12 42,9 6 21,4 2,32

10 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập của học sinh

4 14,3 6 21,4 15 53,6 3 10,7 2,39

Qua Bảng 1 cho thấy đánh giá của những giáo viên thể dục của các trường phổ thông đã từngtham gia hướng dẫn thực tập và thực hành sư phạm cho các sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất ,đạt được theo đánh giá của các thầy, cô về kỹ năng sư phạm thực hành (điểm trung bình chung theo

cách quy ước của chúng tôi với các mức tương ứng như sau: Rất tốt 4 điểm, Tốt 3 điểm, Trung bình 2

điểm, Yếu 1 điểm), cụ thể các kỹ năng đó là:

* Những kỹ năng đạt loại tốt:- Kỹ năng làm mẫu (thị phạm) động tác đạt 3,03 điểm.- Kỹ năng tổ chức, trọng tài thi đấu đạt 3,04 điểm.* Những kỹ năng đạt loại trung bình:

- Kỹ năng tổ chức và quản lý giờ học đạt 2,42 điểm.- Kỹ năng phát hiện những sai lầm thường mắc và đưa ra biện pháp sửa chữa đạt 2,67 điểm.- Kỹ năng sử dụng bài tập, dụng cụ bổ trợ dẫn dắt (phương tiện dạy học) đạt 2,78 điểm.- Kỹ năng bảo hiểm, giúp đỡ và sơ cứu chấn thư ơng đạt 2,57 điểm.- Kỹ năng tạo tác phong nhà sư phạm đạt 2,32 điểm.- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt 2,39 điểm.* Những kỹ năng đạt loại yếu:- Kỹ năng biên soạn kế hoạch, tiến trình, giáo án giảng dạy đạt 1,64 điểm.- Kỹ năng giảng giải, phân tích kỹ thuật động tác đạt 1,60 điểm.

Page 59: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

59

3.2. Tự đánh giá về kỹ năng sư phạm của sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất năm thứ 4Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã ti ến hành phỏng vấn 60 sinh viên K51 chuyên ngành giáo

dục thể chất Trường Đại học Tây Bắc. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại Bảng 2.

Bảng 2. Tự đánh giá của sinh viên chuyên ngànhGiáo dục thể chất Trường Đại học Tây Bắc (n=60)

TT Kỹ năng cơ bản Mức độ đánh giá Điểm

Rất tốt(4 điểm)

Tốt(3 điểm)

Trung bình(2 điểm)

Yếu(1 điểm)

n % n % n % n %1 Kỹ năng biên soạn kế hoạch,

tiến trình, giáo án giảng dạy12 20 10 16,6 30 50 8 13,4 2,43

2 Kỹ năng tổ chức và quản lýgiờ học

0 0 15 25 16 26,6 29 48,4 1,67

3 Kỹ năng làm mẫu (thị phạm)động tác

20 33,4 25 41,6 10 16,6 5 8,34 3,00

4 Kỹ năng phát hiện những sailầm thường mắc và đưa rabiện pháp sửa chữa

10 16,7 13 21,7 31 51,6 6 10 2,45

5 Kỹ năng sử dụng bài tập,dụng cụ bổ trợ dẫn dắt(phương tiện dạy học)

13 21,6 12 20 29 48,4 6 10 2,53

6 Kỹ năng giảng giải, phântích kỹ thuật động tác

0 0 12 20 33 55 15 25 1,95

7 Kỹ năng tổ chức, trọng tài thiđấu

22 36,6 21 35 15 25 2 3,4 3,05

8 Kỹ năng bảo hiểm, giúp đỡvà sơ cứu chấn thương

11 18,3 14 23,3 25 41,7 10 16,7 2,43

9 Kỹ năng tạo tác phong nhàsư phạm

12 20 10 16,7 27 45 11 18,3 2,38

10 Kỹ năng kiểm tra, đánh giákết quả học tập của học sinh

21 35 22 36,6 13 21,7 4 6,7 3,00

Qua Bảng 2 cho thấy theo đánh giá của những sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất đã tham

gia thực hành, thực tập tại cơ sở, các em đã tự đánh giá năng lực sư phạm của mình thể hiện có 3 kỹnăng đạt loại tốt, 5 kỹ năng đạt trung bình và 2 kỹ năng đạt loại yếu, kết quả cụ thể như sau:

* Những kỹ năng đạt loại tốt:- Kỹ năng làm mẫu (thị phạm) động tác đạt 3,00 điểm.- Kỹ năng tổ chức, trọng tài thi đấu đạt 3,05 điểm.- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt 3,00 điểm.* Những kỹ năng đạt loại trung bình:

- Kỹ năng biên soạn kế hoạch, tiến trình, giáo án giảng dạy đạt 2,43 điểm.- Kỹ năng phát hiện những sai lầm thường m ắc và đưa ra biện pháp sửa chữa đạt 2,45 điểm.- Kỹ năng sử dụng bài tập, dụng cụ bổ trợ dẫn dắt (phương tiện dạy học) đạt 2,53 điểm.

Page 60: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

60

- Kỹ năng bảo hiểm, giúp đỡ và sơ cứu chấn thương đạt 2,43 điểm.- Kỹ năng tạo tác phong nhà sư phạm đạt 2,38 điểm.* Những kỹ năng đạt loại yếu:- Kỹ năng tổ chức và quản lý giờ học đạt 1,76 điểm.- Kỹ năng giảng giải, phân tích kỹ thuật động tác đạt 1,95 điểm.4. Kết luậnQua kết quả điều tra về sự đánh giá và tự đánh giá của các đối tượng trên, chúng tôi thấy rằng tuy

không lớn nhưng vẫn có sự khác biệt giữa sự đánh giá của các đối tượng về thực trạng trình độ năng lựcsư phạm của sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Tây Bắc, cụ thể là: Theo sự đánhgiá của đội ngũ giáo viên thể dục đã từng tham gia hướng dẫn kiến tập và hướng dẫn thực hành phổthông cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, họ cho rằng trong 10 kỹ năng cơ bản của người giáo viên

thể dục thì có 7 kỹ năng là sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Tây Bắc là đạt yêu

cầu, 3 kỹ năng còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai. Đối với sinh viên

năm cuối hiện nay vẫn đang còn học trong trường thì lại tự đánh giá rằng trong 10 kỹ năng cơ bản củangười giáo viên thể dục thì có tới 8 kỹ năng sinh viên cho là thực hiện đạt yêu cầu và chỉ có 2 kỹ năngtheo các em là vẫn còn yếu .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Hồng Hạnh, 1995. Tìm hiểu kỹ năng trình bày bảng của sinh viên . Nxb Cao đẳng Sưphạm Hà Nội.

[2] Nguyễn Xuân Sinh, 2008. Năng lực sư phạm của người giáo viên thể dục thể thao. Nxb Thểdục Thể thao, Hà Nội.

[3] Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, 2007. Lý luận và phương pháp thể dục thể thao. Thể dụcThể thao , Hà Nội.

[4] Nguyễn Đức Văn, 1987. Phương pháp toán học thống kê thể dục thể thao. Nxb Thể dục Thểthao, Hà Nội.

THE CURRENT SITUATION OF PEDAGOGICAL SKILLS AMONG STUDENTS OFSPECIALIZED PHYSICAL EDUCATION AT TAY BAC UNIVERSITY

Pham Duc Vien M.A, Nguyen Van Chiem M.A, Duong Xuan Luong M.AFaculty of Sport

Abstract: To evaluate the reality of the pedagogical skills among students of physical education, we offer 10 basicpedagogical skills and have implemented an investigation into the current situation. The results show that most teacherswho participated in the study admit that the actual teaching skills among students of physical education at Tay BacUniversity are limited in quality. This article aims at giving specific measures to enhance practical teaching ability forstudents of physical education at Tay Bac University.

Keywords: Physical education, pedagogical skills, student, solution.

Page 61: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

61

THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍTHEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ThS. Nguyễn Thị HuệKhoa Sử Địa

Tóm tắt: Dạy học với sơ đồ tư duy ngày càng được quan tâm và vận dụng một cách sáng tạo. Sơ đồ tư duy gópphần đổi mới phương pháp dạy học, mang lại hiệu quả cao, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo cho sinh viên. Sơ đồ tư duythực sự là một công cụ hữu ích. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Nó là một phương tiện ghichép đầy sáng tạo và rất hiệu quả, giúp các em sinh viên trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng sáng tạo trong quá trình họctập. Vì vậy, việc nắm vững qui trình và các hình thức thiết kế Sơ đồ tư duy là rất quan trọng và cần thiết. Đó cũng là nhữngvấn đề tác giả muốn đề cập trong bài viết này.

Từ khóa: Sơ đồ tư duy, dạy học địa lý.

1. Đặt vấn đềNgày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và công nghệ, kiến thức loài người

tăng theo cấp số nhân cùng với những thay đổi lớn lao trong đời sống xã hội, đã đặt ngành Giáo dục và

Đào tạo trước những thách thức và những vận hội mới: Nhà trường phải đào tạo ra những con người có

đạo đức, trí tuệ, năng động, tự chủ, có khả năng lĩnh hội được khối lượng thông tin lớn luôn biến động và

vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá,

hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Phát triển tư duy cho người học luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong giáo dục đạihọc. Để hướng người học có cách thức học tập, nghiên cứu tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần

giúp sinh viên khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp họ hệ thống và phát triển được những

kiến thức... Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại

những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: Ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả

năng sáng tạo… Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh l iên kết” là mô

hình các Sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy hay Bản đồ tư duy (Mind map) do Tony Buzan sáng lập ra là một công cụ tư duy

dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não, là một trong những công cụ hữu ích trong giảng dạy

và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn. Hiện nay Sơ đồ tư duy đang ngày càng

được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi rất cao ở người học tính tự giác, tích cực và chủ động.

Người học phát huy tối đa khả năng tự học, tự tìm tòi và sáng tạo của họ. Có rất nhiều hướng để thay

đổi nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với mục tiêu đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã đặt ra.

Trong đó, Sơ đồ tư duy được xem như một phương tiện, đồng thời là một giải pháp hữu hiệu cho việc

tổ chức dạy học theo tín theo hệ thống tín chỉ.Hiện đang công tác ở trường đại học, tôi nhận thấy cần nhanh chóng nắm bắt và cập nhật liên

tục thông tin, thay đổi phương pháp dạy học để phù hợp với xu thế dạy học hiện đại. Việc đổi mới

theo hướng tích cực, phù hợp với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một yêu cầu b ắt buộc đối vớitất cả các giảng viên. Mỗi giảng viên tự lựa chọn cho mình một “hướng đi” phù hợp nhất. Bản thân

tôi nhận thấy việc vận dụng Sơ đồ tư duy vào tổ chức các hoạt động dạy học cho sinh viên là rất cần

thiết, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lí theo hệ thống tín chỉ ở

các trường đại học hiện nay.

Page 62: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

62

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quy trình xây dựng sơ đồ tư duyTheo Tony Buzan có 7 bước để lập Sơ đồ tư duy:- Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm của một tờ giấy trắng kéo sang một bên vì bắt đầu từ trung tâm

cho não sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.- Bước 2: Dùng một hình ảnh, bức tranh (hay từ ngữ) cho ý tưởng trung tâm một hình ảnh có giá

trị ngàn lời vì nó huy động rất nhiề u kỹ năng tư duy trên vỏ não: màu sắc, hình thể, đường nét, kíchthước, kết cấu, nhịp điệu thị giác, và đặc biệt là sự tưởng tượng.

- Bước 3: Nối các nhánh tới hình ảnh trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấpmột và cấp hai….Vì não làm việc bằng sự liên tưởng, nối các nhánh lại sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễdàng hơn rất nhiều.

- Bước 4: Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng vì đường thẳng mang lại sự buồn tẻ cho não, giốngnhư các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.

- Bước 5: Luôn sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắcmang đến cho sơ đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận chotư duy sáng tạo.

- Bước 6: Sử dụng một từ khóa trong mỗi dòng. Từ khóa (key word) là những khái niệm trọngtâm mà từ đó hàng loạt các khái niệm khác được triển khai.

- Bước 7: Dùng những hình ảnh xuyên suốt. Hình ảnh: Bao gồm tất cả các hình vẽ, biểu tượng,kí hiệu, tranh ảnh, video…

2.2. Các cách thiết kế Sơ đồ tư duy* Thiết kế Sơ đồ tư duy thủ côngSơ đồ tư duy có thể được sử dụng rộng rãi ở các trường học, nó có thể được thiết kế thủ công

đơn giản trên bảng hoặc trên giấy.Trên bảng: Với một ít phấn màu các loại khác nhau, giảng viên có thể cùng sinh viên lần lượt thể

hiện các ý lên Sơ đồ tư duy bởi các màu khác nhau, và những ý được triển khai từ một nội dung thì có

màu giống nhau.Trên giấy: Giảng viên và sinh viên có thể sử dụng các khổ giấy lớn cùng với bút chì, bút màu để

vẽ Sơ đồ tư duy. Ngoài ra, sinh viên có thể tự thiết kế Sơ đồ tư duy vào vở thể hiện nội dung bài học.

Hình 1. Sơ đồ tư duy trong học phần Địa lí tự nhiên đại cương II(Chương III. Nước trong khí quyển)

* Thiết kế Sơ đồ tư duy bằng một số phần mềm tin học

Page 63: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

63

Phần mềm Buzan’s iMindmap™: Một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản dùng thử30 ngày. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện. Đây là một phần mềm rất hữu hiệu bởicác tính năng ưu việt như linh hoạt, dễ trình chiếu, có thể xuất sang power point hay sang ảnh để gắnvào word. Hiện nay, phần mềm inmindmap được sử dụng nhiều nhất là phần mềm mindmap 6.01.Trang chủ tại www.imindmap.com

Phần mềm Inspiration: Sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software, Inc. Sản phẩm cóphiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rất dễ dùng và nhiều màu sắc. Có thể dùng

thử 30 ngày. Trang chủ tại: www.inspiration.com

Phần mềm Visual Mind: Sản phẩm thương mại của công ty Mind Technologies. Phần mềm dễ sửdụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại :

www.visual-mind.com

Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình trên Java. Các icon chưađược phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ chức năng để thực hiện mind mapping. Trang chủtại: http://freemind.sourceforge.net/wiki/index.php/Main_Page

Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo một danh sách các phần mềm loại mind mapping tại địachỉ sau: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_mind_mapping_software

Trong phạm vi nghiên cứu tôi đã sử dụng phần mềm Buzan’s iMindmap™ để thiết kế hệthống sơ đồ tư duy phục vụ dạy học một số học phần cụ thể trong chương trình đào tạo ngành đạihọc sư phạm địa lí.

Hình 2. Sơ đồ tư duy trong học phần Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam III(Chương 2. Trung du miền núi Bắc Bộ)

2.3. Ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy họcSơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng

tạo, hiện đang được hàng triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sựđáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Lập Sơ đồ tư duy là một cách thức cựckỳ hiệu quả để ghi chú. Các Sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các th ông tin mà còn cho thấy cấu trúctổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúpbạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.

Page 64: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

64

Trong những năm gần đây, Sơ đồ tư duy đã được sử dụng khá rộng rãi trong dạy và học ở trườngphổ thông và bước đầu được đưa vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Qua thực tế cho thấyviệc giảng dạy này đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nóiriêng, việc sử dụng sơ đồ tư duy thực sự góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học.

Hình 4. Ưu điểm của sơ đồ tư duy trong dạy họcThứ nhất, Sơ đồ tư duy dễ nhìn, dễ hiểu và dễ nhớ. Thông qua Sơ đồ tư duy giảng viên đã chuẩn

bị sẵn hay sinh viên có thể tự lập Sơ đồ tư duy cho mình dưới sự hướng dẫn của giảng viên để bài họctrở nên dễ thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Khi giảng viên dạy học bằng Sơ đồ tư duy, thông qua hình ảnhvà màu sắc trên bản đồ, kích thích được hứng thú cho sinh viê n. Cùng một nội dung nhưng các em cóthể thêm nhánh, thêm chú thích dưới dạng hình vẽ nhiều màu sắc tùy vào cách hiểu, cách lĩnh hội kiếnthức trong bài học của mình. Sử dụng Sơ đồ tư duy giúp sinh viên dễ dàng hệ thống hóa kiến thức củamột bài, một chươn g hay toàn bộ chương trình học.

Thứ hai, việc sử dụng Sơ đồ tư duy giúp kích thích hứng thú học tập, khả năng tư duy và sángtạo của sinh viên. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế Sơ đồ tư duy theo mạch tư duy của mỗingười không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ giáo khoa Địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt cácnhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau,cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể thể hiện Sơ đồ tư duy theo một cách riêng . Vì vậy vẽ Sơđồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của sinh viên, tăng tính độc lập và rèn luyện khảnăng tự học cho sinh viên cũng như tính thẩm mỹ của các em trong quá trình thành lập Sơ đồ tư duy.

Thứ ba, thiết kế và sử dụng Sơ đồ tư duy giúp phát huy khả năng tư duy và tiềm năng ghi nhớcủa bộ não. Sơ đồ tư duy sử dụng các hình ảnh, màu sắc, đường nét theo cách thiết kế của mỗi người,làm cho kiến thức trở nên sinh động hơn. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với sơ đồ tư duy, các em sẽ pháthuy tối đa khả năng tư duy của cả hai bán cầu não. Nhờ đó, các em sẽ nhớ nhanh được những kiếnthức trọng tâm, những kĩ năng đã được học trong bài, tạo cho các em hứng thú trong học tập và sáng

tạo không ngừng.Thứ tư, dạy học với Sơ đồ tư duy từng bước rèn luyện cho s inh viên cách xác định chủ đề và

phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Chủ đề của mỗi bài chính là từ khoá trung tâm của bản đồ, từtừ khoá trung tâm, tìm kiếm và phát triển thêm ý chính. Từ các ý chính sẽ triển khai thêm các ý phụ

Page 65: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

65

cấp nhỏ hơn. Như vậy học tập với Sơ đồ tư duy sẽ giúp các em biết tìm kiếm và sắp xếp các ý mộtcách logic theo mạch tư duy.

Thứ năm, Sơ đồ tư duy giúp giảng viên và sinh viên dễ dàng trình bày ý tưởng trước lớp và tiếtkiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bà i giảng. Đồng thời việc học tập theo sơ đồ tưduy giúp hướng dẫn cho sinh viên biết chọn lọc kiến thức và ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm củaSơ đồ tư duy nên người thiết kế sơ đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi”thông tin cần thiết nhất và logic, vì vậy, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp sinh viên dần dần hình thành

cách ghi chép có hiệu quả.Đặc biệt khi giảng viên dạy học theo Sơ đồ tư duy và hướng dẫn sinh viên cách thức làm việc

với sơ đồ tư duy sẽ tường bước cho các em ti ếp cận với một phương pháp học tập có hiệu quả. Sơ đồtư duy là phương pháp dạy học chú trọng vào liên kết các kiến thức theo một mạch logic, chính vì vậy,học tập với Sơ đồ tư duy sẽ giúp sinh viên biết cách liên kết các kiến thức lại với nhau, tránh tình trạnghọc nhiều nhưng không hiểu hay không nắm được bản chất của vấn đề. Vì vậy, sử dụng Sơ đồ tư duysẽ giúp sinh viên dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả. Việc rèn luyện phương pháp học tậpcho sinh viên không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Tuy

nhiên việc thiết kế và sử dụng Sơ đồ tư duy đòi hỏi thời gian, công sức và trình độ tin học nhất định.

Do đó nhà trường cần tạo điều kiện cho các giảng viên chuyên ngành phương pháp dự các lớp tập huấnvề Sơ đồ tư duy do Bộ giáo dục tổ chức. Các giảng viên và sinh viên cần tiếp cận Sơ đồ tư duy mộtcách thường xuyên và có kĩ năng sử dụng chúng thành thạo trong quá trình dạy và học.

3. Kết luậnQua nghiên cứu tôi nhận thấy rằng, dạy và học với Sơ đồ tư duy sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho

dạy học Địa lí nói riêng và phục vụ dạy học trong các nhà trường nói chung. Học tập với Sơ đồ tư duysẽ tạo hướng thú học tập cao hơn, mức độ hiểu bài của sinh viên cũn g sâu sắc hơn. Từ đó giúp nângcao chất lượng, hiệu quả dạy học và góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí ở trường đạihọc. Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở cácbậc học cao hơn vì chúng g iúp người dạy và người học trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng,

suy nghĩ sáng tạo, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã

học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới,…Sử dụng Sơ đồ tư duy trong tổ chức hoạt động dạy học hiện nay là một trong những nội dung đổi

mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Thông qua việc thiết kế Sơ đồ tưduy giảng viên đã tạo ra một hệ thống đối tác trong hoạt động dạy học và với ph ương tiện này việc dạyhọc sẽ nhẹ nhàng hơn, mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học.

Qua thực tế cho thấy, tiết học có sử dụng phương pháp Sơ đồ tư duy có hiệu quả cao hơn tiết họcthông thường, gây được hứng thú học tập, kích thích tư duy tích cực và khả năng sáng tạo của sinh viên,

các em hăng say xây dựng, thành lập Sơ đồ tư duy cùng giảng viên và tự mình thành lập nên các Sơ đồ tưduy. Giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn và tổ chức hoạt động tìm tòi của sinh viên, giúp các em tựxây dựng được mối quan hệ giữa các kiến thức trọng tâm, kiến thức chính và các cấp độ kiến thức thấphơn. Sinh viên chủ động hơn trong việc tìm kiếm, lĩnh hội tri thức, thiết lập tư duy. Điều đó khẳng địnhviệc vận dụng Sơ đồ tư duy trong tổ chức hoạt động dạy học địa lí ở Trường Đại học Tây Bắc bước đầu đã

đem lại hiệu quả cao. Đây sẽ là một hướng đi mới và hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việcnâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học hiện nay.

Page 66: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Đình Châu, Kỳ 2, tháng 9/2009. Sử dụng bản đồ tư duy - một biện pháp hiệu quả hỗtrợ học sinh học tập môn toán. Tạp chí Giáo dục.

[2] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Số chuyên đề TBDH năm 2009. Sử dụng bản đồ tưduy góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Tạp chí Khoa học giáo dục.

[3] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, tháng 10, năm 2010. Thiết kế bản đồ tư duy giúp họcsinh tự học và tập dượt nghiên cứu toán học. Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ.

[4] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, 2011. Dạy tốt, học tốt các môn học bằng bản đồ tưduy. Nxb Giáo dục Việt Nam.

[5] Tony Buzan, 2008. Sơ đồ tư duy (The mind map book). Nxb tổng hợp thành phố Hồ ChíMinh.

[6] Tony Buzan, 2007. Bản đồ Tư duy trong công việc. Nxb Lao động Xã hội.

DESIGN DIAGRAMS IN TEACHING GEOGRAPHY BY CREDIT SYSTEMIN TAY BAC UNIVERSITY

Nguyen Thi Hue M.AFaculty of History and Geography

Abstract: Teaching method using diagrams (Mind map) is becoming more and more popular and creatively applied.It contributes to innovate the teaching method, provide high efficiency and improve students’ thinking abilities as well astheir creativity.

Mind map is a really beneficial learning tool. Mapping is an extremely effective way of thinking to take notes. It is acreative and effective note taking way to help students enhance their knowledge and strengthen their creativities in theirlearning processes.

Therefore, mastering processes and design forms of thinking diagram is very important and necessary. This article isaiming to clarify this issue.

Keywords: Diagram of thinking, teaching geography.

Page 67: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

67

THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA NỮ SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ThS. Nguyễn Bá Điệp, ThS. Trần Văn HạnhKhoa Thể dục thể thao

Tóm tắt: Trên cơ sở đánh giá thực trạng và so sánh thể lực của 316 nữ sinh viên ngành sư phạm Trường Đại họcTây Bắc với quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bài báo đã xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng vàxây dựng các biện pháp phát triển thể lực cho nữ sinh viên khối sư phạm trong N hà trường.

Từ khóa: Phát triển thể chất, nữ sinh, ngành sư phạm.

1. Đặt vấn đềGiáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được

của nền giáo dục nói chung. Nó góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lựccho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Điều tra khảo sát thể lực của học sinh - sinh viên là một mặt của điều tra thể chất nhân dân, đâylà một vấn đề cấp thiết, nhằm đánh giá về mặt thể lực của học sinh - sinh viên. Kết quả đánh giá mộtcách đúng đắn về tình trạng thể lực sinh viên trong mỗi một giai đoạn khác nhau giúp cho các nhà

trường, Nhà nước, các cơ quan chức năng có liên quan có những số liệu khách quan về nguồn lực laođộng, làm cơ sở để xây dựng lại cơ cấu đội ngũ lao động, cải tiến nội dung chương trình GDTC trườnghọc, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Để có được những thông tin về quy luật và mức độ phát triển thể lực của nữ sinh viên Trường Đạihọc Tây Bắc cần có những nghiên cứu theo dõi qua nhiều năm mới cho phép nhận thức được đầy đủ nhữngnhân tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và xã hội đến phát triển thể lực của sinh viên. Vì vậy chúng tôinghiên cứu đề tài: “Thực trạng thể lực của nữ sinh viên ngành sư phạm Trường Đại học Tây Bắc”.

Mục đích nghiên cứu: Bài báo xác định thực trạng về thể lực của nữ sinh viên ngành sư phạmTrường Đại học Tây Bắc, đồng thời tiến hành nghiên cứu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển thể lực của nữ sinh viên sư phạm. Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển thể lực cho sinhviên trong nhà trường. Kết quả điều tra cũng là cơ sở cho việc đánh giá có hiệu quả chương trình

GDTC trong nhà trường, cải tiến chương trình GDTC trong nhà trường hiện nay.Trong quá trình điều tra, đánh giá bài báo sử dụng các phương pháp: Phương pháp quan sát sư

phạm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra s ư phạm, phương pháp điều tra xã hội học,phương pháp toán học thống kê.

Bài báo được tiến hành nghiên cứu ở Trường Đại học Tây Bắc.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Kết quả điều tra và thảo luậnKết quả điều tra thực trạng thể lực của nữ sinh viên ngành sư phạm Trường Đại học Tây Bắc: Để

đánh giá toàn diện quá trình học tập môn giáo dục thể chất của nữ sinh viên Đại học Tây Bắc, đề tài

tiến hành kiểm tra thông qua các bài kiểm tra trong tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho sinh viên

các trường đại học và cao đẳng trên cả nước theo Quyết định số 53/2008/QĐ -BGDĐT ban hành ngày18 tháng 9 năm 2008, bao gồm:

- Lực bóp tay thuận (KG);

- Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s);- Bật xa tại chỗ (cm);

Page 68: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

68

- Chạy 30m XPC (s);

- Chạy con thoi 4 x 10m (s);

- Chạy tuỳ sức 5 phút (m).

Đối tượng được kiểm tra bao gồm 316 sinh viên. Kết quả kiểm tra được trình bày ở Bảng 1.Bảng 1. Kết quả kiểm tra thể lực của nữ sinh viên ngành sư phạm

Trường Đại học Tây Bắc theo quy định hiện hành của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Tiêu chuẩn/Đối tượng

Nội dung kiểm tra

Lực bóptay thuận

(kg)

Nằm ngửagập bụng

(lần/30giây)

Bật xatại chỗ(cm)

Chạy 30mXPC(giây)

Chạy conthoi

4 x 10m(giây)

Chạy tuỳsức5 m

(phút)

Tốt Số lượng 18 18 8 23 19 18

% 5,69 5,69 2,53 7,27 6.01 5,69Khá Số lượng 34 34 22 31 32 22

% 10,75 10,75 6,96 9,81 10,12 6,96Đạt Số lượng 156 147 153 151 70 67

% 49,36 46,51 48,41 47,78 22,15 21,2Khôngđạt

Số lượng 108 117 133 111 153 276

% 34,17 37,02 42,08 35,12 48,41 87,34

Qua kết quả Bảng 1 cho thấy, nữ sinh viên Trường Đại học Tây Bắc không đạt tiêu chuẩn thể lực ở cácnội dung kiểm tra chiếm tỷ lệ lớn, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo đưa ra đối với sinh viên đại học, cao đẳng. Đặc biệt số đạt theo chuẩn quy định có xu hướng giảmdần với các năm học tiếp theo. Tuy nhiên, số sinh viên đạt chỉ tiêu về sức mạnh chiếm tỷ lệ cao.

Yếu tố ảnh hưởng đến thể lực và công tác giáo dục thể chất của nữ sinh viên ngành sư phạmTrường Đại học Tây Bắc

Để xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng tới thể lực của nữ sinh viên ngành sư phạm và

hiệu quả GDTC trong Trường Đại học Tây Bắc, bài báo tiến hành lấy kết quả phỏng vấn các giáo viên

trực tiếp giảng dạy môn học giáo dục thể chất, các cán bộ quản lý cấp trường... Kết quả phỏng vấnđược trình bày ở Bảng 2.

Page 69: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

69

Bảng 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDTC của nữ sinh viên ngành sư phạmvà hiệu quả công tác GDTC tại Trường Đại học Tây Bắc (n = 60)

TT Nội dung Kết quả phỏng vấnRất

quan trọngQuantrọng

Khôngquan trọng

Sốlượng

% Sốlượng

% Sốlượng

%

1 Các văn bản liên quan đến GDTCtrong trường đại học, học viện, caođẳng

45 70.59 10 17.65 5 11.76

2 Nhận thức về vị trí, vai trò của giáodục thể chất trong cán bộ quản lý,giáo viên và sinh viên

60 100 0 0 0 0

3 Cơ sở vật chất dành cho giáo dục thểchất

55 52.94 3 17.65 2 29.41

4 Chất lượng và số lượng đội ngũ giáoviên thể dục

55 52.94 3 29.41 3 17.65

5 Chế độ, chính sách dành cho nhữngngười làm công tác GDTC trong nhàtrường.

40 66.67 15 25 5 8.33

6 Cải tiến nội dung, chương trình mônhọc

48 80 7 11.67 5 8.33

7 Công tác nghiên cứu khoa học phụcvụ cho GDTC

52 86.67 5 8.33 3 5

8 Hướng dẫn ngoại khoá các môn thểthao cho sinh viên

53 88.33 1 1.67 6 10

9 Sự quan tâm đầu tư của phụ huynhsinh viên cho phát triển thể chất

49 81.67 3 5 8 13.33

10 Kinh phí dành cho tập luyện và thiđấu các giải TDTT

50 83.33 6 10 4 6.67

11 Ý thức học tập của sinh viên 56 93.33 4 6.67 0 0.00

Qua kết quả Bảng 2 cho chúng ta thấy, các ý kiến đồng ý ở mức rất quan trọng và quan trọngtập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến thể lực của nữ sinh viên ngành sư phạm và hiệu quả công tácGDTC.

Qua đó đề tài tiến hành xây dựng biện pháp phát triển thể lực cho nữ sinh viên ngành sư phạmTrường Đại học Tây Bắc.

2.2. Biện pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh viên ngành sư phạm Trường Đại học Tây BắcSau khi chọn giả định được 8 biện pháp đề tài tiến hành phỏng vấn các cán bộ giảng viên, các

chuyên gia, các huấn luyện viên của trung tâm huấn luyện tỉnh Sơn La về việc lựa chọn các biện pháptốt nhất để phát triển thể lực cho nữ sinh viên ngành sư phạm Trường Đại học Tây Bắc. Kết quả phỏngvấn được trình bày ở Bảng 3.

Page 70: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

70

Bảng 3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nhằm nâng cao thể lựccủa nữ sinh viên ngành sư phạm Trường Đại học Tây Bắc (n=32)

TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấnRấtcầnthiết

Tỷ lệ(%)

Cầnthiết

Tỷ lệ(%)

Khôngcần thiết

Tỷ lệ (%)

1 Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyềngiáo dục về vai trò, ý nghĩa của công tácGDTC

27 84.37 3 9.37 2 6.26

2 Đổi mới phương pháp dạy học môn thểdục chính khoá.

31 96.88 1 3.12 0 0

3 Đổi mới hình thức quản lý, tổ chứchướng dẫn sinh viên tập luyện TDTTngoài giờ học, ngoại khoá.

29 90.63 3 9.37 0 0

4 Khuyến khích mỗi sinh viên tập luyệnmột môn thể thao tự chọn.

26 81.25 4 18.75 0 0

5 Tăng cường tổ chức thi đấu các môn thểthao giữa các lớp, khoa với nhau trongnhà trường.

26 81.25 3 9.37 3 9.37

6 Tăng cường cơ sở vật chất và kinh phícho hoạt động TDTT trong nhà trường.

28 87.50 4 12.50 0 0

7 Cải tiến công tác tuyển sinh, giảm sốlượng tuyển sinh hàng năm.

1 3.12 5 15.62 24 34.37

8 Tăng cường lực lượng giáo viên 4 12.50 15 46.87 11 75.00

Kết quả ở Bảng 3 cho thấy có 6/8 biện pháp đạt từ 80% tán thành trở lên được xác định là rấtcần thiết và cần thiết được đề tài lựa chọn làm biện pháp phát triển thể lực cho nữ sinh viên ngành sưphạm Trường Đại học Tây Bắc.

2.3. Phân tích, bàn luận kết quả nghiên cứu* Kết quả Bảng 1 cho thấy: Hầu hết các kiểm tra mà đề tài lựa chọn kiểm tra thể lực cho sinh

viên Trường Đại học Tây Bắc, tỷ lệ sinh viên không đạt yêu cầu còn rất cao, cụ thể:Ở kiểm tra lực bóp tay thuận: Sinh viên chưa đạt yêu cầu còn chiếm tỷ lệ cao 34,17%, trong khi

đó loại tốt chiến tỷ lệ thấp 5,69%; Loại khá chiếm 10,75%; Đạt yêu cầu chiếm 49,36% .

Ở kiểm tra nằm ngửa gập bụng: Sinh viên chưa đạt yêu cầu còn chiếm tỷ lệ cao 37,02%, trongkhi đó loại tốt chiến tỷ lệ thấp 5,69%; Loại khá chiếm 10,75%; Đạt yêu cầu chiếm 46,51% .

Ở kiểm tra bật xa tại chỗ: Sinh viên chưa đạt yêu cầu còn chiếm tỷ lệ cao 42,08%, trong khi đóloại tốt chiến tỷ lệ thấp 2,53%; Loại khá chiếm 6,96%; Đạt yêu cầu chiếm 48,51% .

Ở kiểm tra chạy 30m XPC: Sinh viên chưa đạt yêu cầu còn chiếm tỷ lệ cao 35,12%, trong khiđó loại tốt chiến tỷ lệ thấp 7,27%; Loại khá chiếm 9,81%; Đạt yêu cầu chiếm 47,78% .

Ở kiểm tra chạy con thoi 4 x 10m: Sinh viên chưa đạt yêu cầu còn chiếm tỷ lệ cao 48,41%,trong khi đó loại tốt chiến tỷ lệ thấp 6,01%; Loại khá chiếm 10,12%; Đạt yêu cầu chiếm 22,15%.

Ở kiểm tra chạy tùy sức 5 phút: Sinh viên chưa đạt yêu cầu còn chiếm tỷ lệ cao 87,34%, trong

khi đó loại tốt chiến tỷ lệ thấp 5,69%; Loại khá chiếm 6,96%; Đạt yêu cầu chiếm 21,2% .

* Qua Bảng 2 cho chúng ta thấy: Tất cả các nguyên nhân mà đề tài đưa ra để phỏng vấn cácchuyên gia, các giáo viên, huấn luyện viên đều cho rằng đó là nhữ ng nguyên nhân chính dẫn đến thểlực của nữ sinh viên Trường Đại học Tây Bắc hiện nay còn chưa tốt. Điều đó chứng tỏ, muốn nâng caothể lực cho nữ sinh viên thì nhất thiết phải có các biện pháp phù hợp và kịp thời.

* Qua kết quả Bảng 3: Đề tài đã lựa chọn được 6 biện pháp phát triển thể lực cho nữ sinh viên

Trường Đại học Tây Bắc, các biện pháp đó là:

Page 71: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

71

- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền giáo dục về vai trò, ý nghĩa của công tác GDTC ;

- Đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục chính khoá;- Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức hướng dẫn học sinh tập luyện thể dục thể thao (TDTT)

ngoài giờ học, ngoại khoá;- Khuyến khích mỗi học sinh tập luyện một môn thể thao tự chọn;- Tăng cường tổ chức thi đấu các môn thể thao giữa các lớp, khoa với nhau trong nhà trường;

- Tăng cường cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động TDTT trong nhà trường.3. Kết luậnKết quả đánh giá thực trạng thể lực đã chỉ ra đặc điểm phát triển thể lực của nữ sinh viên

Trường Đại học Tây Bắc hiện nay là chưa đạt yêu cầu so với cù ng lứa tuổi, hầu hết ở các bài kiểm tratỷ lệ chưa đạt yêu cầu còn chiếm tỷ lệ cao.

Qua kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đã xác định được những nguyên nhân chính dẫn đến tình

trạng thể lực hiện nay của nữ sinh viên Trường Đại học Tây Bắc còn yếu, đồng thời cũng đã lựa chọnđược 6 biện pháp phát triển thể lực cho sinh viên trong nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ GD&ĐT, 1996. Khảo sát học sinh phổ thông từ lớp 1 - 12 trên địa bàn 12 tỉnh và thànhphố. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2] Ủy ban TDTT, 2003. Điều tra thể chất nhân dân từ 6 đến 60 tuổi. Nxb Thể dục Thể thao,Hà Nội.

[3] Ủy ban TDTT, 2003. Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi . Nxb Thể dụcThể thao , Hà Nội.

PHYSICAL STATUS OF PEDAGOGIC FEMAL STUDENTS AT TAY BAC UNIVERSITY

Nguyen Ba Diep M.A, Tran Van Hanh M.AFaculty of Sport

Abstract: On the basis of an assessment of the status and power of the 316 pedagogic female students at Tay BacUniversity in comparison with current regulations of the Ministry of Education and Training, the paper has identified thecause of problems and building measures for the physical development of students in the school teaching blocks.

Keywords: Physical development, female students, padagogic.

Page 72: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

72

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁPNÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH CHO

SINH VIÊN KHỐI KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ThS. Nguyễn Minh KhoaKhoa Thể dục Thể thao

Tóm tắt: Trong thực tiễn dạy và học nội dung chạy cự ly trung bình (CLTB) của khối không chuyên còn nhữnghạn chế do đó ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên, đề xuất giải pháp khắcphục hạn chế, nâng cao hiệu quả học tập nội dung chạy CLTB cho sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc.

1. Đặt vấn đềMục đích giáo dục và đào tạo là tạo ra những con người Việt Nam mới có đầy đủ các phẩm

chất, năng lực: Trí, Đức, Thể, Mỹ, Lao. Có đầy đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu học tập, lao động xâydựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức khoẻ trí tuệ là những thứ quý giá nhất của mỗi con người, mỗi quốcgia. Sức khoẻ và trí tuệ có mối liên hệ hữu cơ tác động qua lại với nhau: Có sức khoẻ tốt giúp chohọc tập, lao động trí óc và nhiều lĩnh vực khác đạt hiệu quả cao, ngược lại có trí tuệ sẽ biết cách giữgìn sức khoẻ, nâng cao thể lực, sống học tập và làm việc vớ i chất lượng cao.

Thực trạng thể lực, sức khỏe của học sinh sinh viên hiện nay nói chung và học sinh sinh viên

Đại học Tây Bắc nói riêng còn nhiều hạn chế đặc biệt là tố chất sức bền. Từ thực tiễn giáo dục thể chất(GDTC) cho thấy đa phần sinh viên còn chưa tự giác tích cực trong học tập, chưa thể hiện được sựkiên trì, khả năng sức bền trong hoạt động chạy CLTB và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn đánh giá sứcbền theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sức bền là tố chất đặc trưng của con người. Thực t iễn chỉ ra rằng để có sức bền tốt người taphải tập luyện kiên trì cả một quá trình bền bỉ liên tục. Trong chạy CLTB ngoài sức bền chung thì sứcbền chuyên môn có vai trò quyết định quan trọng đến thành tích. Nếu sức bền chuyên môn không tốtthì việc thoát “cực điểm”, sự điều tiết diễn biến hoạt động bên trong cơ thể không tốt dẫn tới cơ thểkhó có thể duy trì được hoạt động chạy đến hết cự ly hoặc chạy hết với trạng thái thể lực suy kiệt dẫnđến thành tích kém, kết quả là không đạt yêu cầu của môn học.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cần thiết nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và đề xuấtgiải pháp nâng cao hiệu quả học tập chạy cự ly trung bình cho sinh viên khối không chuyên

Trường Đại học Tây Bắc.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứ u: Nghiên cứu thực trạng học tập chạy CLTB của sinh viên khối

không chuyên Trường Đại học Tây Bắc, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp khắc phục hạnchế, nâng cao hiệu quả dạy và học chạy CLTB.

2.2. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứubao gồm: Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm,phương pháp toán học thống kê.

2.3. Thực trạng dạy và học tập nội khóa chạy cự ly trung bình của sinh viên khối khôngchuyên Trường Đại học Tây Bắc

* Về cơ sở vật chất sân bãi : Từ khảo sát thực tế cơ sở vật chất sân bãi hiện nay và theo đánh giácủa giáo viên giảng dạy và sinh viên học tập nội dung chạy CLTB cho thấy: Sân bãi học tập thiếu, chất

Page 73: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

73

lượng sân bãi kém, số lượng lớp học đông không đáp ứng được yêu cầu học tập, nhiều khi giáo viên phảitổ chức cho sinh viên học tập trên đường trong nhà trường không đảm bảo an toàn cho dạy và học.

* Về chương trình: Chương trình học tập nội dung chạy CLTB được thể hiện trong chươngtrình GDTC dành cho sinh viên khối không chuyên được trình bày tại Bảng 1.

Bảng 1. Chương trình Giáo dục thể chất dành cho khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc

Học kỳ Nội dung học Tín chỉ Số tiết học Số tuần học

ILý thuyết

1,52 1

Chạy cự ly trung bình 15 5Chạy cự ly ngắn 15 5Nhảy dây 14 4

IINhảy cao

1,514 5

Đẩy tạ 14 5Nhảy xa 14 5

Tổng 3 88 30

Qua Bảng 1 cho thấy: Chương trình học tập nội dung chạy CLTB được thực hiện trong học kỳ Ivới số tiết học trên lớp là 15 tiế t, học trong 5 buổi trong thời gian 5 tuần (15 tiết/ 5 buổi/ 5 tuần). Như vậyviệc sắp xếp chương trình trong một tuần học một buổi 3 tiết với thời gian 150 phút là quá nhiều thờigian trong một buổi học, không phù hợp với đối tượng về thời lượng học tập vận động trong giờ họcGDTC, trong khi đó số lượng buổi học trong tuần thiếu không đảm bảo tính thường xuyên, khoảng cáchgiữa hai buổi học cách nhau quá xa do đó không đảm bảo được việc phát phát triển năng lực sức bền.

* Thực trạng triển khai chương trình học tập nội dung chạy cự ly trung bình: Trong

chương trình GDTC dành cho sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc diễn ra tronghai kỳ I, II của năm thứ nhất gồm 6 nội dung (trình bày tại Bảng 1), nội dung chạy CLTB đượcthực hiện trong 5 tuần mỗi tuần 3 tiết trong một buổi. Việc triển khai chương trình còn gặp nhiềukhó khăn do cơ sở vật chất sân bãi học tập chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung môn học chạyCLTB; Mặt khác do điều kiện khách quan về thời tiết ảnh hưởng đến việc triển khai nội dungchương trình. Do vậy, khó đảm bảo được theo tiến trình giảng dạy, học tập theo kế hoạch ít nhiềuảnh hưởng đến hiệu quả học tập nội dung môn học.

* Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên: Theo đánh giá của các giáo viên và qua quá

trình quan sát sư phạm hoạt động học tập nội dung chạy CLTB cho thấy: Thực trạng hoạt động học tậpcủa sinh viên còn thiếu tính tự giác tích cực, thiếu sự kiên trì trong tập luyện, sợ mệt mỏi, tập luyệnmang tính hình thức thiếu sự cố gắng. Do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ học và hiệu quả pháttriển sức bền chuyên môn nội dung học tập.

* Thực trạng hoạt động dạy: Qua quá trình quan sát sư phạm hoạt động dạy nội dung chạyCLTB cho thấy thực trạng hoạt động tổ chức giờ học chưa thực sự chặt chẽ, thiếu sự nghiêm minh làm

cho người học có sự chểnh mảng thiếu tập trung, thiếu nghiêm túc; Trong giờ học còn nặng về phântích làm cho mật độ vận động của giờ học thấp, rất khó mang lại hiệu quả phát triển thể lực; Thực hiệngiờ dạy quá khuôn mẫu, cứng nhắc nên thiếu sự đa dạng, thi ếu tính linh hoạt không kích thích đượcngười học tích cực học tập; Việc sử dụng các phương tiện nhằm nâng cao sức bền chuyên môn chạyCLTB là các bài tập vận động chưa hợp lý, chưa phù hợp với đối tượng làm cho việc thực hiện các bài

tập quá mức so với tâm lý và thể lực các em, do đó mức độ hoàn thành bài tập không tốt làm ảnhhưởng đến hiệu quả phát triển sức bền chuyên môn.

Page 74: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

74

2.4. Thực trạng hoạt động ngoại khóa chạy cự ly trung bình của sinh viên khối khôngchuyên Trường Đại học Tây Bắc

Quá trình nghiên cứu tiến hành tìm hiểu mức độ tham gia hoạt động ngoại khoá chạy CLTBcủa sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc kết quả trình bày tại Bảng 2.

Bảng 2. Mức độ tham gia hoạt động ngoại khoá chạy cự ly trung bình của sinh viênkhối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc (n = 226)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không tham gia

n % n % n %

5 2,2 70 31 151 66,8

Qua Bảng 2 cho thấy: Mức độ tham gia hoạt động ngoại khoá của sinh viên khối không chuyên

Trường Đại học Tây Bắc chỉ đạt 33,2% trong đó tham gia ngoại khóa ở mức độ thường xuyên có 2%

và sinh viên không tham gia hoạt động ngoại khóa chạy CLTB chiếm 61%. Như vậy, khó có thể manglại sự phát triển sức bền chuyên môn khi thời gian học tập bắt buộc là không đủ và giờ lên lớp chỉmang tính chất tổ chức hướng dẫn người học nắm bắt kiến thức, phương pháp và khả năng tự tổ chứctập luyện chuyên môn.

Quá trình nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về thời gian của một buổi ngoại khóa chạy CLTB củasinh viên khối không chuyên kết quả được trình bày tại Bảng 3.

Bảng 3. Thời gian vận động một buổi tập ngoại khóa chạy cự ly trung bình của sinh viênkhối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc (n=226)

< 30 phút 30 – 60 phút 60 – 90 phút > 90 phút

N % n % n % n %

196 86,7 25 11,1 5 2,2 0 0

Qua Bảng 3 cho thấy: Đa phần sinh viên tập luyện với thời gian < 30 phút chiếm 86,7%.Với thời gian tập luyện của một buổi tập ngoại khóa như vậy chưa đủ để đảm bảo hiệu quả pháttriển sức bền chuyên môn.

2.5. Kết quả học tậpQuá trình nghiên cứu tiến hành đánh giá kết quả học tập nội du ng chạy CLTB của sinh viên

khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc. Kết quả được trình bày tại Bảng 4.

Bảng 4. Kết quả học tập nội dung chạy CLTB của sinh viên khốikhông chuyên Trường Đại học Tây Bắc (n = 226)

TT Điểm Xếp loại Kết quản %

1 < 4 Không đạt 151 68,82 > 4 Đạt 75 33,2

Qua Bảng 4 cho thấy: Kết quả học tập nội dung chạy CLTB của sinh viên khối không chuyên

không đạt chiếm tỷ lệ cao 68,8%.2.6. Nguyên nhân

Từ thực trạng trên cho thấy có các nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau ảnh hưởngđến hiệu quả học tập chạy CLTB của sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc , gồm cácnguyên nhân chủ yếu sau:

Page 75: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

75

- Do nhận thức của người học về vị trí, vai trò môn học chưa đúng đắn, coi đây là môn phụkhông quan trọng.

- Do tính chất hoạt động của nội dung học là sự lặp đi lặp lại dễ gây nhàm chán ảnh hưởng đếntinh thần, ý trí tập luyện của người tập .

- Do điều kiện sân bãi tập luyện chưa đảm bả o, chưa đáp ứng yêu cầu học tập .

- Do thời lượng chương trình học tập GDTC nói chung và thờ i lượng nội dung CLTB nói riêng

còn quá ít chưa đảm bảo thời gian cho sự phát triển sức bền chuyên môn.

- Do sinh viên chưa tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa chuyên môn.

- Giáo viên còn những hạn chế nhất định trong hoạt động lên lớp nội dung môn học.2.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nội dung chạy cự ly trung bình cho sinh viên

khối không chuyên Trường Đại học Tây BắcCăn cứ vào cơ sở khoa học lý luận chuyên ngành, trên cơ sở thực tiễn hoạt động dạy và học tập

nội dung chuyên môn, căn cứ vào các đ iều kiện liên quan, quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp cơbản nhằm nâng cao hiệu quả học tập chạy CLTB cho sinh viên khối không chuyên Trường Đại học TâyBắc. Quá trình nghiên cứu đồng thời tiến hành khảo nghiệm hiệu quả các giải pháp đưa ra từ nhữ ng đánhgiá của cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy chuyên môn. Kết quả được trình bày tại Bảng 5.

Bảng 5. Các giải pháp và đánh giá hiệu quả các giải pháp (n = 33)

TT Giải pháp Tínhkhoa học

Tínhkhả thi

n % n %

1Nâng cao nhận thức của người học về vị trí, vai trò củaGDTC nói chung và chạy CLTB nói riêng

33 100 32 97

2Trang bị và nâng cấp sân bãi tập luyện đảm bảo đáp ứngyêu cầu dạy và học

32 97 27 81

3Tăng thời lượng chương trình học tập GDTC nói chungvà thời lượng nội dung chạy CLTB nói riêng

33 100 27 81

4Nâng cao tính thường xuyên trong hoạt động ngoại khóachạy CLTB cho sinh viên

33 100 29 87

5Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy theo hướng tăngcường thời lượng cho các bài tập phát triển thể lựcchuyên môn

32 97 32 97

6Thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức giờ học theohướng tăng cường chủ động, sáng tạo của sinh viên 32 97 32 97

7 Tổ chức dự giờ đánh giá chuyên môn giáo viên giảngdạy

33 100 33 100

Qua Bảng 5 cho thấy: Các giải pháp quá trình nghiên cứu đưa ra được đánh giá cao về tínhkhoa học (đạt tỷ lệ 97% trở lên) và tính khả thi (đạt tỷ lệ 81% trở lên). Qua đó cho thấy các giải phápđưa ra đảm bảo khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả học tập nội dung chạy CLTB cho sinhviên khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc.

3. Kết luậnThực trạng hoạt động dạy và học còn những hạn chế do điều kiện chủ quan, khách quan khác

nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả học tập nội dung chạy CLTB của sinh viên khối khôngchuyên Trường Đại học Tây Bắc .

Quá trình nghiên cứu đã tìm ra đư ợc 7 giải pháp được đánh giá cao trong việc khắc phục những

hạn chế từ thực trạng và đảm bảo mang lại chất lượng, hiệu quả học tập nội dung chạy CLTB:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của người học về vị trí, vai trò của GDTC nói chung và chạyCLTB nói riêng.

Page 76: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

76

Giải pháp 2: Trang bị và nâng cấp sân bãi tập luyện đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học.Giải pháp 3: Tăng thời lượng chương trình học tập GDTC nói chung và thời lượng nội dung

chạy CLTB nói riêng.

Giải pháp 4: Nâng cao tính thường xuyên trong hoạt động ngoại khóa chạy CLTB cho sinh viên.

Giải pháp 5: Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy theo hướng tăng cường thời lượng cho cácbài tập phát triển thể lực chuyên môn.

Giải pháp 6: Thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức giờ học the o hướng tăng cường chủ động,sáng tạo của sinh viên.

Giải pháp 7: Tổ chức dự giờ đánh giá chuyên môn giáo viên giảng dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ GDĐT, 2012. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về giáo dục thể chất ở trường phổ thôngViệt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam.

[2] Bộ GDĐT, Ngày 18/8/2008. Quy định về kiểm tra đánh giá thể lực HS, SV ban hành theoQuyết định số 53/2008/Bộ GD&ĐT .

[3] Bộ GDĐT, 2006. Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất, Y tế trường học . NxbThể dục Thể thao Hà Nội.

[4] Nguyễn Đại Dương , 2006. Sách giáo khoa Điền kinh dùng cho sinh viên đại học Thể dụcThể thao. Nxb Thể dục Thể thao.

[5] Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, 2007. Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao . Nxb Thểdục Thể thao.

THE CURRENT SITUATION AND MEASURES TO IMPROVE THE PERFORMANCE OFAVERAGE DISTANCE RUNNING FOR STUDENTS OF NON-MAJOR

AT TAY BAC UNIVERSITYNguyen Minh Khoa M.A

Faculty of Sport

Abstract: The limitations of learning and practising average distance running have been the main causes for thelow quality of teaching and learning the subject physical education. The study aims at evaluationg the real situation, findout the causes, and on that basis suggest some solutions to overcome these limitations and improve learning quality ofaverage distance running for non-major students at Tay Bac University.

Page 77: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

77

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH SƠN LAGIAI ĐOẠN 2005 -2010

Th.S Đặng Thị NhuầnKhoa Sử Địa

Tóm tắt: Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nôngnghiệp. Vì vậy, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng có ý nghĩa to lớn nhằm góp phần t húc đẩy nông nghiệp phát triểntheo hướng bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao đã và đang là vấn đề rất được quan tâm. Bài báo tập trung phân tíchsự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2005 - 2010. Để từ đó thấy được sự chuyể n dịch trong nộibộ cây lương thực, với việc chuyển một phần từ trồng lúa sang trồng ngô và việc chuyển một phần diện tích từ trồng câycông nghiệp hàng năm sang trồng cây công nghiệp lâu năm, cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Từ khóa: Sơn La, cây trồng, chuyển dịch cơ cấu.

1. Đặt vấn đềNông nghiệp (theo nghĩa hẹp) ngày càng chiếm vị trí quan trọng về giá trị sản xuất của khu vực I

(nông - lâm - thủy sản) của tỉnh Sơn La. Nếu như năm 2005, nông nghiệp chiếm 81,6 % giá trị nông,lâm, thủy sản thì đến năm 2010 đã tăng lên với 86,0 % [1]. Có sự chuyển dịch này là do Sơn La đã khai

thác tốt lợi thế của tỉnh, chú trọng tới việc đảm bảo an ninh lương thực, phát triển sản phẩm có tínhhàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong nông nghiệp cũng đang có sự chuyển dịch từng bước giữa trồng trọt và chăn nuôi theohướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (từ 73,5 % năm 2005 xuống còn 70,8 % năm 2010) và tăng tỉtrọng ngành chăn nuôi (tương ứng là 25,8% và 28,6%), phần còn lại thuộc về dịch vụ hầu như khôngthay đổi. Trong nội bộ ngành trồng trọt cũng đang diễn ra sự chuyển dịch rõ nét và tích cực, góp phầnsử dụng hợp lý tài nguyên, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát chung

- Trồng trọt là ngành sản xuất c hính luôn chiếm > 70 % giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La,giá trị sản xuất của ngành trồng trồng trọt luôn tăng từ 1957,8 tỉ đồng (năm 2005) lên 5095,5 (năm2010) tăng 2,6 lần so với năm 2005.

- Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt đạt 9,8 % (năm 2005) và 9,1 % năm 2010 (giá so sánhnăm 1994), có sự tăng trưởng như trên là do điều kiện khí hậu đất đai thích hợp đã tạo điều kiện pháttriển nhiều loại cây trồng, trong đó có các loại đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao.

- Cơ cấu cây trồng cây trồng của tỉnh gồm có có cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rauđậu, thực phẩm...Trong đó cây hàng năm đóng góp phần lớn giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.

Hình 1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế phân theo nhóm cây trồngtỉnh Sơn La năm 2005 và 2010 (đơn vị: %)

56.6

9.1

4.9

5.5

9.2

14.7

58.2

5.9

6.7

5.8

14.3

9.1Cây lương thực

Rau đậu

Cây công nghiệp hàngnămCây công nghiệp lâunămCây ăn quả

Page 78: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

78

Nhóm cây lương thực vẫn giữ vai trò chủ đạo, mặc dù có xu hướng giảm nhẹ trong cơ cấu, donhóm cây khác có xu hướng tăng lên. Các nhóm cây trồng khác như cây công nghiệp, cây ăn quả tuycó sự giảm nhẹ về tỉ trọng song giá trị tuyệt đối tăng khá nhanh.

Bảng 1. Diện tích các loại cây trồng tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2010

Năm Tổng số(nghìn ha)

Chia ra

Cây

lươngthực

Cây rau

đậuCây công

nghiệp hàng

năm

Cây công

nghiệp lâunăm

Cây ănquả

Cây

khác

2005 275,6 194,8 5,9 19,2 6,5 25,2 24,0

2010 265,7 177,3 6,0 13,5 14,2 22,5 32,2

Nguồn [1]

- Về tổng diện tích có xu hướng giảm nhẹ, nhưng trong đó các nhóm cây ăn quả, cây lương thực, câycông nghiệp hàng năm có xu hướng giảm, một phần do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất chuyên

dùng và đất thổ cư, mặt khác là do chuyển sa ng trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Còn cây công

nghiệp lâu năm, cây đặc sản có xu hướng tăng lên (đặc biệt là sự gia tăng diện tích cây cao su).2.2. Sự chuyển dịch trong nhóm cây lương thực có hạt- Cây lương thực là nhóm cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng tỉnh Sơn La chiếm 70,7% (2005),

66,7% (2010) trong tổng diện tích các loại cây trồng.Bảng 2. Một số chỉ tiêu sản xuất lương thực Sơn La 2005 - 2010

Chỉ tiêu 2005 2010

Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha)

- Tỉ lệ % so với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ- Tỉ lệ % so với vùng Tây Bắc

194,8

50,9

177,3

Năng suất lúa (tạ/ha)Năng suất ngô (tạ/ha)

25,5

27,9

32,97

31,5

Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)- Tỉ lệ % so với vùng Trung du miền núi BắcBộ- Tỉ lệ % so với vùng Tây Bắc

529,9

56

564,41

Lương thực có hạt bình quân đầu người(kg/người) 522,2 516,5

Nguồn [3]

Trong những năm qua nhờ đẩy mạnh việc thâm canh, đầu tư cho thủy lợi và tiến bộ khoa học kỹthuật, nên sản lượng lương thực của tỉnh đã tăng lên đáng kể. Bước đầu đảm bảo an ninh lương thựccủa tỉnh theo quan điểm sản xuất hàng hóa và chủ động được trong việc đáp ứng nhu cầu lương thựctại chỗ, đồng thời tạo đà cho sự chuyển dịch trong nội bộ cây lương thực.

- Trong giai đoạn 2005 - 2010 nội bộ cây lương thực cũng có sự chuyển dịch đáng kể.

Page 79: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

79

Bảng 3. Diện tích và sản lượng cây ngô và cây lúa 2005 và 2010

NămCây lúa Cây ngô

Diện tích(nghìn ha)

Sản lượng(nghìn tấn)

Diện tích(nghìn ha)

Sản lượng(nghìn tấn)

2005 60,50 154,24 134,31 375,662010 44,59 147,00 132,70 417,41

Nguồn [1]

+ Lúa là cây lương thực chủ đạo, chiếm 25,15% diện tích và 26,04% sản lượng cây lương thực có

hạt của tỉnh năm 2010. Trong giai đoạn 2005 - 2010 diện tích và sản lượng lượng lúa có giảm. Điều

này chúng tỏ sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang diễn ra, và sự chuyển đổi diện tích sang việc trồng

các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao (một phần chuyển sang trồng ngô và cây cao su đặc biệt là ở

những diện tích trồng lúa nương kém hiệu quả). Lúa nước được trồng tập trung ở các cánh đồng lớn

như Mường Tấc (huyện Phù Yên) và được trồng ở các khu ruộng nhỏ, phân tán ở các thung lũng hẹp,

ruộng bậc thang ven sông suối ở Thuận Châu, Yên Châu, Sông Mã. Trong những năm qua nhờ việc

đưa các giống lúa mới cho năng suất cao và đảm tốt các hệ thống dịch vụ cho phát triển ngành trồng

trọt nên năng suất lúa không ngừng tăng từ 25,4 tạ/ha (năm 2005) lên 32,9 tạ/ha (2010).

+ Ngô là cây trồng quan trọng trong sản xuất lương thực ở Sơn La, đang trở thành nông sản hàng

hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh. Trong những năm gần đây với việc đưa những giống ngô

Lai cho năng suất cao, khả năng chịu hạn tốt đã được đưa vào trồn g ở nhiều huyện trong tỉnh. Vì vậy,

diện tích trồng ngô tương đối ổn định, nhưng sản lượng ngô thì tăng lên rõ rệt. Diện tích ngô năm 2005

là 143,31 nghìn ha (chiếm 68,94%) và năm 2010 là 132,70 nghìn ha (chiếm 74,85% diện tích trồng cây

lương thực có hạt), đứng đầu về diện tích trồng ngô của cả nước và đứng thứ 2 cả nước về sản lượng

ngô thu hoạch (sau Đăk Lăc).Ngô được phân bố hầu khắp ở các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất Mộc Châu (27,69

nghìn ha, chiếm 20,9% diện tích trồng ngô), Mai Sơn (19,9 nghìn ha, chiếm 15,1%), Sông Mã (18,92

nghìn ha, chiếm 14,25%), Phù Yên (14,45 nghìn ha chiếm 10,9%). Riêng bốn huyện trên chiếm năm

2010 đã chiếm tới 61,1 % diện tích trồng ngô của cả tỉnh.

Về sản lượng bốn huyện trên cũng đạt giá trị lớn, với 260,72 nghìn tấn chiếm 62,4% trong tổng sảnlượng ngô của toàn tỉnh. Năng suất ngô cũng tăng lên khá nhanh từ 27,9 tạ (năm 2005) lên 31,45 tạ /ha

(năm 2010). Trong tổng sản lượng lương thực có hạt của tỉnh Sơn La thì sản lượng lương thực hàng hóa

chiếm trên 45%, mà trong đó chủ yếu là ngô. Trong nhóm cây lương thực có hạt, chuyển dịch rõ nét nhất

là diện tích từ lúa sang ngô và sự chuyển dịch này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, với việc đưa

các giống ngô lai đã làm cho năng suất và sản lượng ngô không n gừng tăng lên. Có thể nói cây ngô đã

góp phần xóa đói giảm nghèo và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc

cũng như tạo đà cho sự phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh trong những năm qua.

2.3. Suy giảm diện tích cây công nghiệp hàng năm- Cây công nghiệp hàng năm với tổng diện tích gieo trồng khoảng 13,1 nghìn ha, chiếm 7,4% diện

tích cây hàng năm của tỉnh năm 2009. Những năm gần đây, diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm có

sự suy giảm, từ gần 10% năm 2005 xuống còn 7,4% trong tổng diện tích trồng cây hàng năm năm 2009.

Nguyên nhân chính là do thị trường bị thu hẹp, hiệu quả sản xuất thấp và việc mở rộng diện tích trồng

cây công nghiệp lâu năm. Các loại cây công nghiệp chủ yếu của tỉnh như đậu tương, mía, bông, lạc…

Page 80: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

80

* Đậu tương: là một trong những nông sản hàng hóa có giá trị của tỉnh, do khá thích hợp với điềukiện sinh thái tại địa phương. Tuy vậy, diện tích và sản lượng đậu tương giảm khá nhanh, diện tíchgiảm gần một nửa, từ trên 12 nghìn ha (2005) xuống còn 7 nghìn ha (200 9), sản lượng giảm từ trên 13

nghìn tấn (2005) xuống 10 nghìn tấn (2009). Đậu tương được trồng nhiều nhất ở Phù Yên, trên 3,3

nghìn ha (chiếm 44,4%), Mai Sơn, 2,3 nghìn ha (chiếm 29,6% diện tích đậu tương của tỉnh).* Mía là cây trồng có diện tích phát triển không ổn định trong thời gian gần đây. Giai đoạn 1995 –

1999, diện tích mía tăng nhanh do nhân dân vùng trồng mía đã tập trung đầu tư thâm canh, đồng thờiđưa vào sản xuất những giống mía mới có trữ đường cao, trên thị trường giá đường tăng và ổn địnhdẫn đến nhà máy thu mua mía cây giá cao có lợi cho người nông dân trồng mía; nhưng từ năm 2000trở đi thì diện tích trồng mía không ổn định, dao động trong khoảng 3 - 4 nghìn ha. Nguyên nhân là do

thị trường bị thu hẹp, sản phẩm bị ứ đọng nhiều do công nghi ệp chế biến chưa phát triển; bên cạnh đó,mía được trồng chủ yếu trên đất đồi không được tưới tiêu nên năng suất không cao, hiệu quả thấp hơncác cây trồng khác nên người dân bỏ dần trồng mía.

* Các cây công nghiệp ngắn ngày khác có bông, lạc (được trồng n hiều nhất ở huyện Quỳnh Nhai),cải lấy hạt (được trồng tập trung ở Yên Châu) song diện tích cũng giảm nhẹ.

2.4. Mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm, một số cây đặc sản có giá trị kinh tế cao- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của tỉnh tăng gần 2 lần trong giai đoạn 2005-2009, năm

2009 đạt trên 11,7 nghìn ha với diện tích cho thu hoạch trên 6,7 nghìn ha, gồm các cây chủ yếu là chè,

cà phê, cao su…Chè: là cây công nghiệp lâu năm chính với diện tích 4,2 nghìn ha và sản lượng chè búp tươi 23,2

nghìn tấn (2009). Chè được trồng tập trung đặc biệt tại cao nguyên Mộc Châu (gần 3 nghìn ha, chiếm71% diện tích trồng chè của tỉnh), được dùng làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến chè hiện có tạitỉnh. Nhiều giống chè mới cho năng suất cao và chất lượng tố t đã được trồng như Ô long, Kim tuyên,San tuyết… việc mở rộng diện tích trồng chè ở những vùng có quy hoạch đã trở thành phong trào tựgiác của nhiều hộ gia đình. Trong những năm qua cây chè Kim tuyên đã thể hiện được ưu thế pháttriển nhanh, chất lượng t ốt, hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác trong tỉnh.

Cà phê: do Sơn La nằm ở vĩ độ cao, có mùa đông lạnh nên có điều kiện để phát triển cà phê chè.

Tổng diện tích cà phê của tỉnh năm 2009 trên 3,6 nghìn ha với sản lượng cà phê nhân gần 4, 5 nghìn

tấn. Cà phê được trồng nhiều nhất tại thành phố Sơn La (1,6 nghìn ha), Mai Sơn (1,5 nghìn ha). Cũngnhư các tỉnh khác trong vùng, trước đây cà phê chè được trồng với diện tích khá lớn, nhưng trongnhững năm gần đây, diện tích cà phê ít được mở rộng do bị ảnh hưởng bởi sương muối. Tuy diện tíchgiảm nhưng nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh và cải tạo các giống cà phê mớithay dần các giống cà phê cũ, nên năng suất quả tươi năm 2009 tăng 87,84%, sản lượng cà phê nhân

tăng gấp 4 lần so với năm 2000. Sản phẩm cà phê chủ yếu là phục vụ cho xuất khẩu, trong 6 năm(2000-2006) Công ty cà phê và cây ăn quả đã xuất khẩu trực tiếp 1.565 tấn, tổng doanh thu xuất khẩu2,1 triệu USD.

Ngoài ra, cây công nghiệp lâu năm của tỉnh còn có dâu tằm nhưng diện tích đang bị thu hẹpmạnh. Đặc biệt, dự án trồng cây cao su đã được triển khai, đến nay, diện tích trồng cao su của tỉnh đạtgần 4 nghìn ha, được trồng tập trung tại Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, mở ra một hướng đimới cho nông nghiệp của tỉnh trong việc kết hợp hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường.

Page 81: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

81

- Trong cơ cấu về diện tích các loại cây trồng của tỉnh, nhóm cây ăn quả đứng thứ 2 sau cây lươngthực, năm 2009 đạt trên 22 nghìn ha (chiếm 8.6% tổng diện tích các loại cây trồng và 64,8% trong d iệntích các cây lâu năm). Tuy diện tích trồng cây ăn quả có sự giảm nhẹ (từ 25 nghìn ha năm 2005 xuống 22nghìn ha năm 2009) song việc ưu tiên diện tích cho trồng các loại cây đặc sản đã được chú trọng. Nhiềugiống cây ăn quả có chất lượng, năng suất và h iệu quả kinh tế cao đã được khảo nghiệm tại Sơn La, từngbước triển khai, tổng kết nhân rộng các mô hình phục vụ cho cải tạo các vườn tạp của nhân dân. Nhómcây ăn quả của tỉnh vô cùng phong phú về chủng loại, có nhiều loại cây đặc sản, nhiều nhất là:

Nhóm cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới: Mơ, mận, lê, đào… phân bố ở các vùng núi cao và núi

trung bình. Mơ được trồng phổ biến là giống mơ vàng với diện tích 459 ha, đặc biệt là trên cao nguyên

Nà Sản (Mai Sơn), cho sản lượng trên 2,2 nghìn tấn (năm 2009). Mận có diện tích trên 2,6 nghìn ha, chủyếu là mận hậu, đạt sản lượng trên 21,5 nghìn tấn, trong đó nổi tiếng nhất là mận tam hoa ở Mộc Châu.

Nhóm cây ăn quả có nguồn gốc cận nhiệt: Cam, quýt, bưởi, nhãn, hồng… Diện tích cam, quýtcủa tỉnh năm 2009 là 195 ha, nổi tiếng nhất là giống quýt Bản Hìn. Nhãn được trồng khá phổ biến vớidiện tích gần 12 nghìn ha, cho sản lượng 32,5 nghìn tấn, tập trung nhiều ở huyện Sông Mã, Mai Sơn,thành phố Sơn La.

Nhóm cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới: Là nhóm phong phú nhất về chủng loại và phân bốrộng rãi. Trong đó có những loại đặc sản như: chuối tây (Yên Châu), xoài (Yên Châu và cao nguyên

Nà Sản). Năm 2009, diện tích trồng xoài toàn tỉnh trên 3,6 nghìn ha, cho sản lượng 8,6 nghìn tấn.Qua việc phân tích thực tế về việc chuyển dịch trong nhóm cây công nghiệp và sự gia tăng diện

tích các cây đặc sản , đó là sự chuyển dịch theo hướng tích cực vì nó đã góp phần đa dạng hóa các loạinông sản hàng hóa, giảm thiểu sự rủi ro cho người nông dân khi chỉ canh tác độc canh cây lương thựchoặc cây công nghiệp lâu năm trên những vùng đất dốc như Sơn La.

3. Kết luậnChuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng là hướng đi

thích hợp của tỉnh trong thời kì công nghiệp hóa. Hiện tại, trong cơ cấu cây trồng đang diễn ra đồngthời hai xu hướng chuyển dịch: thứ nhất là chuyển dịch trong nội bộ cây lương thực với việc chuyển từlúa sang ngô, thứ hai là việc chuyển một phần diện tích từ trồng cây công nghiệp hàng năm sang câyrau đậu, thực phẩm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, nhất là các loại cây đặc sản có giá trị kinh tếcao. Với việc chuyển dịch một phần diện tích trồng lúa sang trồng ngô cho năng suất cao và hình thành

nên các vùng trồng ngô hàng hóa, bởi vậy diện tích và sản lượng ngô gia tăng nhanh. Bê n cạnh đó sựchuyển dịch trong nhóm cây công nghiệp, đó là việc chuyển một phần diện tích từ trồng cây côngnghiệp hàng năm sang trồng cây công nghiệp lâu năm và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, điều này

không những có ý nghĩa về kinh tế mà còn mang ý n ghĩa về môi trường, vì nó cũng phần nào hạn chếđược việc xói mòn đất ở những vùng có độ dốc lớn như Sơn La.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cục thống kê Sơn La, Niên giám thống kê Sơn La năm 2005 và 2010.[2] Báo cáo Kế hoạch Phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La 5 năm giai đoạn 2010 -

2015, Sơn La.[3] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011 . Nxb Thống kê 2012.[4] Sở NN&PTNT Sơn La, 2009. Rà soát bổ sung qui hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn

tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2020, Sơn La.

Page 82: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

82

A SHIFTING THE CROPS STRUCTURE IN SON LA PROVINCEBETWEEN 2005 AND 2010

Dang Thi Nhuan M.AFaculty of History and Geography

Abstract: Son La is a moutainous province in the Midland and the North region of Vietnam. Its economy mainlydepends on agriculture in which farming plays an important role. Therefore, shiftingthe crops structure which is consideredto bring alot of benefits and contribute to the agricultural sustainable development is getting more and more concern. Thisarticle focuses on analysing crop structural shifting progress in Son la between 2005 - 2010. From that, we can see thetransition in the internal food crops such as switching from rice to maize and transfering a part of the industrial annualcrops to perennial industrial crops and high economic value specialty crops.

Keywords: Son La, crops, shifting structure.

Page 83: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

83

TIỀM NĂNG TỰ NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DULỊCH TỈNH NINH BÌNH

TS. Đỗ Thuý Mùi, Đinh Huy DũngKhoa Sử Địa

Tóm tắt: Ninh Bình là tỉnh giàu tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch. Nhiều dạng địa hình cácxtơ độc đáo, nhiềuphong cảnh thiên nhiên kì thú. Khí hậu, nguồn nước, sinh vật đều mang những nét đặc trưng riêng, đó là điều kiện thuận lợiđể thu hút khách du lịch. Bài viết này sẽ đánh giá các điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch ở Ninh Bình, trên cơ sở đó, đ ềxuất một số định hướng góp phần khai thác hợp lý hơn tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh này.

Từ khóa: Ninh Bình, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, hang động, tiềm năng du lịch tự nhiên.

1. Đặt vấn đềTrong những năm qua, nhất là từ năm 2001 đến nay, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển khá

nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyếtviệc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh,làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịchcủa tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát triển. Lượng khách du lịch đến NinhBình giai đoạn 2001 - 2008 tăng bình quân 21,4%/năm. Riêng năm 2008, ngành du lịch đón h ơn 1,9triệu lượt khách, trong đó có 584.000 lượt khách quốc tế.

Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Hiệu quả hoạtđộng kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốctế còn rất ít. Bài viết đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình, đồng thời đềxuất các định hướng để phát triển du lịch theo hướng bền vững.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những tiềm năng để phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

Vị trí địa lí: Ninh Bình nằm ở rìa phía nam và tây nam của Đồng bằng sông Hồng. Diện tích tựnhiên 1.420km2, chiếm 0,04% diện tích của cả nước. Ninh Bình có hệ tọa độ địa lí từ 19 055’B đến20026’B (xóm Lạc Hồng, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan) và 105 032’Đ (núi Điện thuộc rừng CúcPhương) đến 10601’Đ (bến đò Mười thuộc xã Xuân Thiện, huyện Yên Khánh). Phía tây bắc giáp Hòa

Bình (ranh giới chung dài 66km), phía tây nam giáp Thanh Hóa (ranh giới chung dài 79,5 km), phía

đông và đông bắc giáp Nam Định và Hà Nam (ranh giới chung dài 84km), phía nam là vịnh Bắc Bộvới chiều dài dường bờ biển là 16,5km.

Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa lưuvực sông Hồng và lưu vực sông Mã, giữa vùng Đồng bằng Bắc Bộ với vùng nú i rừng Tây Bắc của Tổquốc. Vị trí như vậy rất thuận lợi để hình thành các tuyến du lịch với các tỉnh vùng Đồng bằng sôngHồng, Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Lãnh thổ Ninh Bình vừa nằm ở rìa Đồng bằng Bắc Bộ, lại vừanằm trong vùng chuyển tiếp Hòa Bình - Thanh Hóa nên nền địa hình và địa chất có cấu tạo khôngđồng nhất. Do đặc điểm địa chất, kiến tạo, Ninh Bình có nhiều dạng địa hình, nhất là các hang động rấtthuận lợi để phát triển du lịch.

Địa hình : Ninh Bình có hướng từ tây bắc xuống đông nam từ vùng núi Nho Quan, Tam Điệpđến miền đồng bằng Hoa Lư, Yên Khánh rồi thấp dần ra vùng biển Kim Sơn. Phía tây và tây bắc củatỉnh là khu vực đồi cácxtơ xâm thực Cúc Phương. Tiếp đó là dải đồng bằng tích tụ - xâm thực NhoQuan kéo tới Đồng Giao - Tam Điệp... Xét về mặt địa mạo thì địa hình cácxtơ là dạng địa hình đặc

Page 84: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

84

trưng, độc đáo nhất ở Ninh Bình, đồng thời lại có ý nghĩa to lớn đối với du lịch. Kiểu địa hình cácxtơđộc đáo nhất là khu vực Cố Đô Hoa Lư và Tam Cốc - Bích Động. Đây là biển cácxtơ Vịnh Hạ Longhay “Hạ long trên cạn” , Ninh Bình có hàng trăm “hòn đảo” xinh xắn nằm rải rác trong một vùng đồngchiêm trũng. Chân các núi đá vôi có nhiều hang động ngập nước. Đặc biệt, hang cácxtơ rất phổ biếntạo nên nhiều cảnh đẹp ngoạn mục. Những hang động nổi tiếng như Bích Động, Thiên Tôn, động HoaLư, hang Dơi (Hoa Lư), Địch Lộng (Gia Viễn). Rừng Cúc Phương có động Người xưa, động TrăngKhuyết... Hang động rất phong phú về hình thái và chủng loại, trong hang có nhiều dạng bồi tụ (thạchnhũ) tạo nên những cảnh đẹp huyền ảo có sức lôi cuốn đặc biệt đối với du khách.

Khí hậu: Là thành phần quan trọng của tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Trongcác chỉ tiêu khí hậu, có 2 chỉ tiêu cần chú ý là: Nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngo ài ra còn có một sốyếu tố khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Điều kiện khíhậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động trong du lịch.

Là một bộ phận của Đồng bằng sông Hồng, nên Ninh B ình nẳm trong đới khí hậu gió mùa chí

tuyến Á đới có mùa đông lạnh khô. Nhiệt độ trung bình năm là 23,2 0C - 23,40C. Tổng nhiệt hoạt độngtrong năm vào khoảng 85000C. Ninh Bình có chế độ nhiệt phân thành hai mùa: Mùa đông kéo dài từtháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa đông thường có gió mùa đônglạnh làm cho số tháng có nhiệt độ trung bình xuống tới 18 0C tới 2 - 3 tháng làm cho du lịch mùa này

giảm đi rõ rệt.Do ảnh hưởng của các hệ thống gió mùa nên lượng mưa phân bố không đều trong năm. Lượng

mưa trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm tới 86 - 91% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trungbình năm là 1870mm, trong đó ở Nho Quan là 1910mm, thị xã Ninh Bình là 1830mm và Kim Sơn là1870mm. Độ ẩm trung bình là 85%.

Trở ngại lớn nhất của khí hậu Ninh Bình đối với sản xuất là mùa mưa bão. Vào mùa hạ hầunhư năm nào cũng xảy ra úng lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp, giao thông vậntải và hoạt động du lịch, đặc biệt đối với vùng trũng Nho Quan, Gia Viễn và Hoa Lư.

Nguồn nước: Với lượng mưa phong phú, hệ thống sông ngòi của Ninh Bình có mật độ khoảng0,6 – 0,9 km/km2. Mạng lưới sông suối của tỉnh phân bố tương đối đều, gồm hàng chục con sông lớnnhỏ. Một số con sông chính là sông Đáy, sông Nho Quan, sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Vân.Ngoài hệ thống sông, Ninh Bình còn có nhiều hồ đầm như: Đầm Cút (Gia Viễn), hồ Thường Sung, hồĐồng Liên (Nho Quan), hồ Đông Thái và Yên Thắng (Yên Mô). Các hồ này điều có cảnh quan đẹp,nằm ngay chân các núi đa vôi, có thể phát triển du lịch.

Một đặc điểm khá độc đáo của thủy văn Ninh Bình, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong sinhhoạt và du lịch là các suối nước khoáng. Nước suối Kênh Gà nổi tiếng có tác dụng chữa bệnh và dùng làm

nước giải khát. Ngoài ra, các suối nước nóng Thường Sung (Cúc Phương), Kỳ Phú (Nho Quan) đều có ýnghĩa chữa bệnh và du lịch. Các nguồn nước cácxto chảy từ trong hang ra cung cấp nước cho các conmương, ngòi rạch có ở hầu hết các chân núi đặc biệt là khu vực núi đá vôi Hoa Lư (Trường Yên, Tam

Cốc,...) chúng vừa là nguồn nước sạch, vừa tạo ra các cảnh quan kỳ thú cho du khách chiêm ngưỡng.Tài nguyên sinh vật: Ninh Bình có thảm thực vật tự nhiên nói chung còn lại rất ít, chủ yếu là các

lùm cây bụi. Chỉ có rừng Cúc Phương là nơi có địa hình đá vôi hiểm trở và lại đư ợc Nhà nước quy hoạchbảo vệ từ lâu nên rừng còn phong phú. Ngoài ra, ở một số nơi trên các sườn núi đá vôi có thảm thực vậtthứ sinh nghèo. Ở ven biển thuộc huyện Kim Sơn có một ít rừng ngập mặn với cây sú vẹt thưa thớt.

Page 85: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

85

Vườn quốc gia Cúc Phương được bao bọc bởi các núi đá vôi có độ cao trung bình 300 - 400m.

Đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Mây Bạc, cao 656m. Theo số liệu điều tra, Cúc Phương có: 8 9 loài thú,

307 loài chim, 110 loài bò sát, 65 loài cá, 2000 loài côn trùng. Đặc biệt, trong rừng có trung tâm bảotồn các loài linh trưởng và các loài rùa, có sức hấp dẫn nhất định đối với du khách.

Trong các loài thú Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm, nh ư báo gấm, báolửa, gấu ngựa... Và nhiều loài là đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ. Ở Cú c Phương, có mộtloài thú linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam ra chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế giới, đólà loài Vọoc mông trắng - một báu vật của tạo hóa, loài vật này đã được chọn làm biểu tượng của vườnquốc gia Cúc Phương. Cúc Phương là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới với nhiều sắc lông, kíchcỡ, âm thanh giọng hót. Trong tổng số 307 loài, Cúc Phương có nhiều loài chim quý hiếm chẳng hạnnhư gà lôi trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất, đuôi cụt bụng vằn.... Chính v ì vậy, CúcPhương được chọn là một trong nhưng điểm xem chim lý tưởng của các nhà khoa học và những ngườicó sở thích xem chim trong và ngoài nước. Thế giới của côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng. Mùa

bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng. Những cánh bướm lấp lánh trong vườnlàm cho Cúc Phương trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

2.2. Những định hướng để phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

Để khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh, cần phải có một số định hướng lớngiúp cho Ninh Bình khai thác hợp lý hơn các tài nguyên du lịch của tỉnh.

- Trước hết, cần điều tra, khảo sát, quy hoạch hợp lý các tài nguyên du lịch. Đánh giá đúngtiềm năng và khả năng khai t hác để có kế hoạch đầu tư hợp l ý, có hiệu quả.

- Có những biện pháp bảo vệ các loại tài nguyên này. Một số hang động cần phải được bảo vệ,tránh đập đẽo các măng đá, nhũ đá làm mất vẻ đẹp hoang sơ trong hang động. Các khu rừng quốc gia,nhất là rừng Cúc Phương phải được quản lí chặt hơn, tránh khai thác gỗ, khai thác các loại lâ m sản bừabãi trong khu vực.

- Xây dựng khu nghỉ dưỡng ở khu vực có suối nước nóng như ở suối Kênh Gà, Thường Sung,Kì Phú. Cần đầu tư để xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng hơn như n ghỉ dưỡng, ẩm thực,chữa bệnh… Để có thể thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải được đánh giáđầy đủ tiềm năng để khai thác hợp lý, tránh khai thác tràn lan, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở tỉnh và đến các điểm du lịch để có thể thu hút lượng kháchdu lịch nhiều hơn.

- Xây dựng hệ thống các nhà hàng, khách sạn để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách du lịchcả trong nước và nước ngoài. Các nhà hàng, khách sạn cần được đầu tư đổi mới, nâng cấp trang thiếtbị phục vụ khách du lịch, nhất là hệ thống mạng in ternet trong các khách sạn.

- Làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh Ninh Bình, giới thiệu các điểm du lịch của địaphương để có thể đón được khách nhiều hơn, nhất là khách quốc tế.

Có chính sách ưu đãi cho đầu tư về du lịch: Cho vay vốn với lãi suất thấp, cho thuê đất xâydựng khu du lịch nhà ở. Xây dựng cơ chế môi trường đầu tư du lịch thông thoáng để khuyến khích thuhút vốn đầu tư nước ngoài.

- Đào tạo nguồn lao động trong ngành du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Chútrọng đào tạo t iếng Anh giao tiếp, đào tạo phẩm chất đạo đức trong kinh doanh để nâng cao hình ảnhđất nước, con người Việt Nam nói chung trong con mắt bạn bè quốc tế.

Page 86: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

86

- Hạn chế hiện tượng chèo kéo du khách, ăn xin, chụp giật ở các điểm du lịch.3. Kết luậnNinh Bình có nhiều tiềm năng về tự nhiên để phát triển du lịch: Địa hình mang sắc thái riêng,

độc đáo, có nhiều hang động, nhiều dạng địa hình cacxtơ; Khí hậu trong lành, mát mẻ, hấp dẫn kháchdu lịch trong nước và quốc tế; Nguồn nước, sinh vật cũng rất thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên,

Ninh Bình chưa khai thác được các thế mạnh đó, hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao. Cần có cácgiải pháp để quy hoạch du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, các nhà hàng, khách sạn, làm tốt công tácquảng bá, giới thiệu hình ảnh Ninh Bình, có chính sách kêu gọi đầu tư. Đào tạo, nâng cao chất lượnglao động trong ngành du lịch. Có những chính sách đổi mới, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cónhư vậy, mới có thể khai thác được những thế mạnh về du lịch của tỉnh này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Thông (chủ biên), 2002. Địa lý các tỉnh và thành phố (tập 3). Nxb Giáo dục.[2] Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình - Sở Thương mại - Du lịch. Báo cáo kết quả thực hiện kế

hoạch 5 năm 2001 - 2005 và chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010.[3] Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Chương trình phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn

2002 - 2005 và 2010.[4] Nguồn: http://www.ninhbinh.gov.vn.

POTENTIAL NATURAL AND ORIENTATION FOR PROPSED DEVELOPMENTOF TOURISM NINH BINH

Do Thuy Mui M.A, Dinh Huy DungFaculty of Historic and Geography

Abstract: Ninh Binh is a province with plenty of natural potential for tourism development. It has various types ofunique Caxton terrain and numerous of amazing natural sceneries. Besides, the climate, water resources, and creature hereare exclusive, which offers favorable conditions to attract tourists. This article will evaluate the natural conditions fortourism development in Ninh Binh, and then suggest some orientation to exploit more reasonablely the natural tourism

resources in this province.Keywords: Ninh Binh, community tourism, eco-tourism, caves, natural tourism potential.

Page 87: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

87

ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TẠO MEROZOI ĐẾN KHU VỰC ĐÔNG DƯƠNG

ThS. Nguyễn Văn MinhKhoa Sử Địa

Tóm tắt: Đông Dương nằm ở đông nam của lục địa Á - Âu rộng lớn, bị xô ép bởi mảng Ấn - Úc và mảng TháiBình Dương. Cũng như các khu vực khác, Đông Dương chịu ảnh hưởng tác động của các chu kỳ địa chất kiến tạo chungtrên Trái Đất, mỗi chu kỳ để lại một biểu hiện khác nhau, bài báo đề cập đến thời kỳ Trung Sinh Đại, giai đoạn có ảnhhưởng lớn đến đặc điểm tự nhiên (địa chất, tính chất của đất ,đá) của khu vực này. Bởi ảnh hưởng đó, bài viết chỉ ra sựphong phú về tài nguyên và tự nhiên khác, cùng yêu cầu khai thác hợp lí lãnh thổ này.

1. Đặt vấn đềNghiên cứu về Đông Dương, về địa chất, địa hình… Đã có nhiều tác giả đề cập, cả các tác giả

nước ngoài như Pháp, Liên bang Nga, Anh… Cùng các tác giả của các nước trong khu vực Đông

Dương và Việt Nam, nhưng đề thấy tác động của địa chất một thời kỳ lên khu vực này và ảnh hưởng

của nó đến việc khai thác lãnh thổ chưa thật nhiều. Với mong muốn đó, bài báo muốn chỉ ra tác động

của một thời kỳ địa chất có ảnh hưởng lớn

đến khu vực Đông Dương, đó là thời kỳ

Trung sinh Đại (Merozoi).2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về khu vựcĐông Dương là một bán đảo ở Đông

Nam Á, giáp Ấn Độ về phía tây và BiểnĐông về phía đông. Theo nghĩa hẹp thì bán

đảo Đông Dương bao gồm ba nước Đông

Dương từng là thuộc địa của Pháp:

Campuchia, Lào và Việt Nam . Theo nghĩarộng, với tên Bán đảo Trung Ấn, thì bán đảo

Đông Dương bao gồm ba nước trên cùng

với: Malaysia bán đảo (phần phía nam củabán đảo Mã Lai, không tính quần đảo Mã

Lai), Myanma (tức Miến Điện cũ), mộtphần của Ấn Độ thuộc Anh (trước 1947), và Thái Lan. Khu vực này ban đầu được người Pháp gọi là

Indo - Chine (Ấn Độ - Trung Hoa) để chỉ khu vực nằm phía đông của Ấn Độ và phía nam Trung Quốc,

chịu ảnh hưởng văn hóa của hai vùng này. Người Việt thường gọi là Đông Dương để phân biệt vớiTây Dương (châu Âu) và Tiểu Tây Dương (khu vực bán đảo Ấn Độ). Đôi khi người ta cũng gọi là bán

đảo Trung - Ấn hay bán đảo Ấn - Hoa, theo sát nghĩa của Indochine. Người Trung Quốc dịch âm Indo

- Chine thành Ấn Độ - Chi Na (印度支那). Người Hoa tại Đông Nam Á, Đài Loan thì gọi là Trung

Nam bán đảo (中南半島).

2.2. Đặc điểm địa chất đại Trung SinhKhi nghiên cứu về lịch sử địa chất Việt Nam cũng như khu vực Đông Dương, Dovjikov, Trần

Đức Lương và những người khác đều có nhận xét chung về kiến tạo khu vực này trong Merôzôi,

thường nó được gắn liền với vận động kiến tạo Kimeri. Thời kỳ này là giai đoạn cuối cùng của phá

hủy và biến đổi lục địa Đông Dương, khi phần lớn khu vực này được biến thành một nền trẻ, trên cơ sở

Bản đồ - vị trí khu vực Đông Dương [9]

Page 88: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

88

của vỏ lục địa được biến đổi. Theo đó, giai đoạn “Trung Sinh Đại được chia thành hai giai đ oạn phụlà Indosini và Nhạn Sơn (còn gọi là Yến Sơn)” [6].

Giai đoạn Indosini: Cuối Paneozoi (kỷ Pecmi), hoạt động hồi sinh đã thay đổi chế độ san

bằng kiến tạo (bán bình nguyên) [2] và bắt đầu cho một chuyển động kiến tạo mới. Chuyển động kiếntạo phụ Indosini tác động lên khu vực Đông Dương theo hai khu vực khác nhau.

Ở khu vực phía nam [3], các hệ vùng trũng bị thu hẹp và phát triển dưới dạng hai hố sụt sâu, hẹplà Mê Công và Sầm Nưa. Vùng trũng Sầm Nưa nằm ở phía bắc của địa khối trung tâm trung Việt Nam(địa khối Kông Tum), phát triển như một địa máng gối chồng hình thành tr ên cơ sở của địa khối nânglên Pu Hoạt - Sông Mã. Do hiện tượng nghịch đảo kiến tạo vào cuối Pecmi, trong vùng trũng rìa sông

Cả và sự di chuyển lượn sóng lên phía bắc nên rìa nam của khối nâng Pu Hoạt - Sông Mã bị lôi cuốnvào quá trình sụt lún để hình thành địa máng Sầm Nưa. Địa máng Sầm Nưa hình thành một cấu trúchẹp, sâu chứa thành hệ flisơ ở phía dưới và các trầm tích lục nguyên ở phía trên. Ở phía tây bắc, địamáng Sầm Nưa nối liền với địa máng Mê Công, là tàn dư của địa máng Trung - Miến.

Ở khu vực phía bắc[6], chuyển động hồi sinh kiến tạo đã tăng cường mức độ hoạt động của cáckiến trúc phía bắc, đặc biệt là khu vực phía bắc Việt Nam, cụ thể là đã biến đổi các vùng trũng hậu lụcđịa sông Đà và đông bắc Việt Nam thành những địa máng kiểu mới, phát triển với đặc trưng khác hẳnvới kiểu địa máng “kinh điển” đã được mô tả ở khu vực châu Âu, các địa máng này được gọi là “ địamáng trên nền kiểu Thái Bình Dương ” [6 Tr 23].

Giai đoạn phụ Indosini kết thúc bằng hiện tượng nghịch đảo kiến tạo, hoạt động uốn nếp và thu

hẹp diện tích của các miền võng địa máng. Hiện tượng này diễn ra ở khu vực Đông Dương với các loạtđá macma có thành phần biến đổi từ siêu bazơ đến graboit và granit.

Giai đoạn Nhạn Sơn: Đây là khâu cuối cùng của mọi hoạt động kiến tạo biến đổ i cơ sở lục địatuổi Proterozoi ở châu Á nói chung và khu vực Đông Dương nói riêng, để chuyển sang một giai đoạnphát triển mới của khối lục địa được kết rắn - miền nền trẻ. Giai đoạn phụ Nhạn Sơn là thời gian pháttriển của những trầm tích chủ yếu là lục địa chứa phun trào và cũng là thời gian phổ biến rộng rãi nhấtthành tạo macma phun trào và xâm nhập có thành phần phức tạp, từ siêu bazơ đến axit. Trong thờigian này, có thể nhận thấy một số đặc điểm sau: Những nét lớn của kiến tạo phụ Indosini vẫn đượcphát triển mang tính kế thừa, hoạt động macma phun trào và xâm nhập mãnh liệt, thành tạo hệ màu đỏdày, chuyển động nâng lên tạo địa hình tương phản dạng núi trung bình, đồng thời thu hẹp diện tíchlắng đọng ở các vùng trũng. Như vậy, giai đoạn phụ Nhạn Sơ n được kết thúc bằng một hoạt động nânglên tạo núi, đồng thời với sự hoạt động khá mạnh của macma và thu hẹp diện tích trầm đọng các vùng

trũng. Điều này giống như hoạt động của các miền máng trong lịch sử địa chất.Chính do hoạt động địa chất trong Merozoi diễn ra, tác động đến khu vực này như vậy, mà

nhiều tác giả khi nghiên cứu thường đồng nhất chu kỳ kiến tạo Kimeri với giai đoạn lịch sử địa chất.Tuy nhiên, theo tôi từng giai đoạn trong Merozoi cũng sẽ có những dấu hiệu riêng và tác động của nóđến khu vực này cũng không phải là ít. Vì vậy, ta cũng đi xét đặc điểm địa chất trong từng kỷ củanguyên đại này.

Kỷ Triats (T): Là kỷ đầu tiên của nguyên đại Trung sinh. Năm 1840, Đ. Philip đã xác lậpNguyên đại Trung sinh thành ba kỷ là Triats, Jura và Krêta . Hội nghị địa chất quốc tế lần thứ II tạiBôlônhơ đã thông qua và tồn tại cho đến ngày nay.

Page 89: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

89

Triats kéo dài khoảng 45 triệu năm (251 - 203), Triats biểu hiện tác động trên nhiều địa máng

trên thế giới, đến địa máng Địa Trung Hải (trong đó có địa máng Đông Dương), địa máng Thái Bình

Dương... Nhìn chung, trong đầu và giữa kỷ biển được mở rộng hơn trong khu vực địa máng, nhất là

khu vực địa máng Trung - Ấn, đến cuối kỷ thì chế độ lục địa lại được xác lập. Sự tác động của Triats

trên Đông Dương khá phức tạp, thành phần tướng đá bị phân dị, các miền võng khác nhau được hình

thành, hoạt động phun trào mạnh mẽ, cuối kỷ có hoạt động nghịch đảo. Tác động của Triats đến ĐôngDương biểu hiện ở các khu vực khác nhau: Miến Điện - Mã Lai, địa khối Indosini và Việt Nam, mỗi

vùng sản phẩm của Triats để lại cũng khác nhau; Nếu như ở trên lãnh thổ Miến Điện là hệ tầng

Napang với các loại đá phiến sét màu từ đen đến vàng có chứa nhiều hóa thạch, thì ở Malayxia lại phổbiến các hệ tầng cát kết xen kẹp các lớp đá vôi, đôi khi còn có cả sản phẩm phun trào. Trong khi đó, ởđịa khối Indosini (Thái Lan, hạ Lào, nam trung bộ Việt Nam) thì đặc trưng là cuội kết, cát kết, acgilit

màu đỏ, tím và hóa thạch phổ biến của nhóm chân rìu của tướng hồ đầm.

Kỷ Jura (J): Kỷ kéo dài khoảng 58 triệu năm (195 - 137). Hệ Jura do nhà khoa học A. Bronhia

phân định năm 1829, lấy tên theo dãy núi Jura (biên giới giữa Pháp và Thụy Sỹ). Hệ được chia thành

ba thống: hạ (Liat), trung (Doge) và thượng (Manmơ).Nếu ở trong Triats muộn, hoạt động nghịch đảo tạo sơn với sự thịnh hành của chế độ lục địa,

thì trong Jura vẫn là sự kế thừa của quá trình tạo sơn đó mà trầm tích tướng lục địa hình thành nhiều

nơi cùng với thành tạo các tầng đá phun trào. Sự tác động của Jura đến các khu vực địa máng trên thếgiới chủ yếu cũng là quá trình tạo lục, vì thế trên địa máng Đông Dương về cơ bản cũng là quá trình

tiến triển của lục địa, nhưng biểu hiện của chúng là khác nhau trên các đơn vị. Nếu ở Miến Điện, Jura

để lại loạt cuội kết, cát kết thô và đá phiến màu đỏ tím, ở Thái Lan là loạt trầm tích vụn rộng lớn phát

triển trên hệ tầng Corat, ở Campuchia hình thành “loạt cát kết”*[9] thì ở Việt Nam và Lào là sản phẩm

vụn thô thuộc hệ tầng Hà Cối (đông bắc Việt Nam) phân bố ở nhiều nơi: Nậm Pô, Sầm Nưa, Phông Sa

Lỳ cùng cát kết, bột kết màu đỏ tím.

Kỷ Krêta (K): Là kỷ tiếp theo Jura, kéo dài khoảng 70 triệu năm (137 - 67), hệ này do nhà địachất người Bỉ Omaliut Aloy phân định năm 1822. Krêta còn có nghĩa là Phấn trắng, hệ này gồm có 2

thống là: thống hạ với 6 bậc và thống thượng cũng có 6 bậc[5] (Bảng thang địa chất tuổi Merozoi).

Trong Krêta tiếp tục quá trình tạo núi sau nền tiếp theo Jura, trầm tích lục địa được hình thành

ở nhiều nơi, đồng thời với quá trình đó là các hoạt động phun trào. Vì vậy, tác động của Krêta đến khu

vực Đông Dương chủ yếu là các sản phẩm của hai quá trình này và xen lẫn với sản phẩm của Jura.

Chúng ta có thể thấy ở Miến Điện trầm tích Krêta có màu đỏ, thành tạo ở những vùng trũng riêng biệt

có xen lẫn trầm tích của Jura. Ở Thái Lan, Krêta tiếp tục tích đọng trầm tích lục địa của tầng Corat, với

đặc điểm màu đỏ, chủ yếu là cát kết, sản phẩm này cũng bắt gặp ở phía tây Campuchia. Trong khi đó,ở Việt Nam và Lào sản phẩm của Krêta lại là loạt đá cát kết và đá phiến màu đỏ tím rất đặc trưng, tùytừng nơi với võng uốn khác nhau, bề dày của lớp trầm tích Krêta thay đổi; Ở Yên Châu (Việt Nam) độdày chỉ vài ba trăm mét, nhưng ở Quảng Bình (Việt Nam) và hạ Lào thì độ dày đã lên hàng nghìn mét.

Cùng với các loạt trầm tích màu đỏ, đỏ tím ở trên, Krêta cũng hình thành loạt trầm tích phun

trào khá dày (trên 1.500m), cấu tạo bởi Otofia và Comendit. Do hoạt động tạo núi diễn ra khá mạnh ởkhu vực Đông Dương làm cho xâm nhập mắcma diễn ra khá mạnh, nên sản phẩm này xuất hiện ởnhiều nơi như: Việt Nam, Thái Lan, Lào, thậm chí còn có ở cả Miến Điện và Vân Nam (Trung Quốc).

Page 90: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

90

3. Ảnh hưởng của địa chất Merozoi đến khu vực Đông DươngSự tác động của địa chất thời kỳ Merozoi có ảnh hưởng to lớn đến khu vực Đông Dương nói riêng

cũng như trên toàn thế giới về mọi mặt, sự tác động này biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ cổ sinh

vật, địa hình cho tới cổ khí hậu. Trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu tạp chí tôi không thể trình bày

hết từng góc độ một, mà tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chủ yếu là địa chất khoáng sản, cổ địa lí và sản

phẩm trầm tích, những thứ có ảnh hưởng lớn tới đời sống và hoạt động kinh tế của khu vực này.

3.1. Cổ địa lí

Trong các dẫn liệu địa chất từ hóa thạch sinh vật, trầm tích và các dấu hiệu địa chất khác, hoàn

cảnh cổ địa lí trong Merozoi đã khá rõ ràng. Ta thấy trong từng kỷ đều có sự khác biệt.

Trong Triats (T): Do kế tiếp chu kỳ kiến tạo Hecxini nên hoàn cảnh cổ địa lí trong thời kỳ này

gần với Pecmi và khí hậu nhìn chung là khô hạn.

Trong Jura (J): Hoàn cảnh cổ địa lí đã có sự thay đổi nhiều, tính chất khí hậu có sự dịu bớt, nếu

khô hạn ở Triat thì sang Jura đã ấm và ẩm hơn đây là nguyên nhân của hệ sinh thái rừng và trầm tích

chứa than đá tuổi Triat.

Trong Kreta (K): Nhiều vùng khí hậu khô nóng lại được thiết lập, điều kiện khí hậu khô nóng

này là nguyên nhân của các trầm tích chứa muối dạng vụng biến và các thành hệ màu xám có chứa

khoáng sản than đá.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng

Với những hoạt động địa chất, ngoài biểu hiện địa hình như hiện nay thổ nhưỡng cũng là một

hệ quả tất yếu.

Trong kỷ Triats do hoạt động địa chất là sự phá vỡ tính chất bán bình nguyên của đại Cổ sinh

nên chúng ta thấy sự suất hiện của kiểu trầm tích nửa lục địa[9] điều này được chứng minh bởi sự xuất

hiện trầm tích Cacbonat ở một số vùng Đông Dương (Sông Đà, An Châu - Việt Nam; Sầm Nưa -

Lào,…) và một số vùng khác như Anpơ, Capca. Nhưng đến giữa và cuối kỷ này, ta thấy sự có mặt của

trầm tích màu đỏ ở khu vực này và các vùng rộng lớn của lục địa Á - Âu.

Sang Jura, liên quan đến sự ít thay đổi của địa chất và cổ khí hậu ấm, ẩm nên thời kỳ này sựphổ biến của trầm tích màu đỏ cuối Triats và những thành hệ màu xám chiếm vị trí đáng chú ý hơn[5].

Đến Kreta, nhìn chung không có sự thay đổi lớn so với Triats, nên cũng không có sự biến động

lớn về trầm tích mà chủ yếu là trầm tích màu đỏ, còn trầm tích Cacbonat màu xám bị thu hẹp đáng kểchỉ tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Âu.

3.3. Đặc điểm khoáng sản

Trong Merozoi khá giàu khoáng sản nguồn gốc trầm tích và nguốn gốc macma[5], đây là hệ quả tất

yếu của hoạt động địa chất của nguyên đại này, nó được chứng minh cụ thể trong sản phẩm khoáng sản sau:

Khoáng sản nhiên liệu: Đầu tiên là khoáng sản nhiên liệu than đá, đây là sản phẩm phổ biến

trong Merozoi, phần lớn than đá được hình thành trong các vùng trũng nội địa. Ở khu vực ĐôngDương, than đá được hình thành từ cuối Triat (Việt Nam, Miến Điện, hạ Lào) và nam Trung Quốc,

nhưng phần lớn than đá được hình thành vào Jura và Kreta. Nhiên liệu cũng là một trong những

khoáng sản quý và quan trọng. Trong Merozoi, dầu mỏ hình thành phổ biến ở khu vực thềm lục địabiển Đông của Đông Dương (Việt Nam, Cam Pu Chia, Thái Lan). Ngoài ra sản phẩm này còn hình

thành ở Nam Âu, Tây Âu, Bắc Mĩ.

Page 91: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

91

Khoáng sản phi kim loại: Đáng chú ý là các khoáng sản đi kèm thành hệ bay hơi, trong điều

kiện khô nóng mà Merozoi đã trải qua ở kỷ Triat như muối mỏ, thạch cao.

Khoáng sản kim loại: Liên quan đến sản phẩm phong hóa như boxit và caolanh gặp ở nhiều nơinhư Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miễn Điện, nam Trung Quốc… Đặc biệt là ở Việt Nam boxit được

đánh giá có trữ lượng khoảng hơn 10 tỉ tấn, trong đó tập trung ở Tây Nguyên khoảng hơn 8 tỉ tấn và là

một trong những khu vực có trữ lượng hàng đầu thế giới. Ngoài ra các khoáng sản kim loại khác cũngkhá phổ biến ở khu vực này như sắt, florit, đồng… Xuất hiện ở nhiều nơi. Tuy nhiên, các khoáng sản

kim loại quý hiếm như vàng, bạc và sắt cổ sinh không xuất hiện ở khu vực này, điều này cũng rất phù

hợp với các đặc điểm cổ địa chất và cổ địa lí.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần kể đến các khoáng sản có nguồn gốc nội sinh, do hoạt động

macma trong Jura và Kreta rất mạnh (như đã trình bày ở phần trên), nên đã hình thành các khoáng sản

nội sinh, khoáng sản công nghiệp như: Thiếc, vonfram, đồng, chì, đá quý… Đặc biệt là vành đai thiếc

Thái Bình Dương.4. Kết luận

Như vậy chúng ta có thể kết luận được rằng, kiến tạo Merozoi đã để lại cho khu vực ĐôngDương những nét biến đổi cơ bản và ảnh hưởng đến tự nhiên lãnh thổ này như sau:

Về mặt địa chất: Hoạt động hồi sinh kiến tạo Merozoi xóa bỏ chế độ kiến tạo Paneozoi. Trong

sự hồi sinh của mình, Merozoi (Kimeri) đã thành tạo các địa máng kiểu Thái Bình Dương.

Chuyển động nghịch đảo kiến tạo Indosini dẫn đến sự nâng lên dạng uốn nếp khu vực, đồng

thời mang tính chất kế thừa. Cuối cùng, chuyển động Nhạn Sơn kết thúc hoạt động địa máng và kèm

theo hoạt động xâm nhập, phun trào mạnh mẽ.

Ảnh hưởng đến tự nhiên: Merozoi ảnh hưởng đến khu vực Đông Dương nói riêng và các vùnglân cận rất mạnh mẽ, tác động đến cả cổ địa lí, khí hậu, sinh vật; đặc biệt là đến trầm tích - thổ nhưỡng

và khoáng sản.

Sự tác động của kiến tạo nguyên đại này đã tạo ra đa dạng, sự giàu có về mặt tài nguyên

khoáng sản, đất đai và thiên nhiên.Cần có nhiều hơn những nghiên cứu kiến tạo khu vực này, đặc biệt là giai đoạn Trung sinh đại

giúp chúng ta hiểu, lí giải được nguyên nhân sự đa dạng về tự nhiên để khai thác, sử dụng lãnh thổ này

một cách hợp lí hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Văn Quang, Đỗ Hữu Hào, Lê Thành Hiên , Cấu trúc địa chất miền Bắc Việt Nam.Nxb KHKT.

[2] Vũ Tự Lập, 1978. Địa lí tự nhiên Việt Nam. Nxb KH&KT.[3] Tổng Cục Mỏ và Địa chất, 1989. Địa chất Việt Nam. Tập 1 - Địa tầng.[4] Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 1995. Địa chất Việt Nam. Tập 2, Các thành tạo

magma.[5] Tống Duy Thanh, 1976. Địa sử. Nxb KHKT, Hà Nội.[6] Trần Đức Lương, 1971. Kiến tạo miền bắc Việt Nam và các miền lân cận .Tuyển tập Nxb

KH&KT Hà Nội.[7] Tổng cục ĐCVN , 1965. Hóa thạch chỉ đạo địa tầng Trias miền Bắc Việt Nam .[8] Tổng cục địa chất , 1/4/1969. Địa chất, Tập san khoa học kỹ thuật, Số 83 - 84, Hà Nội.[9] Geology of Cambodia, Laos and Viet Nam, 2000. Published by the Geologycal survey of Viet Nam.

Page 92: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

92

THE AFFECTION OF MEROZIC TECTONIC ON INDOCHINA

Nguyen Van Minh M.AFaculty of Historic and Geography

Abstract: Indochina is located in the South East of the Asia-Europe continental, It is pressed by India –Australiatectonic and Atlantic tectonic. Indochina has been affected by many mountain processes in the Earth, each has individualeffect. The article deals with the Mesozoic period, which affected on natural (geology, soil, stone) of Indochina. The articlepoints out other natural and resources variety, requirement about suitable exploitation in this area.

Page 93: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

93

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC DI TÍCHLỊCH SỬ - VĂN HÓA HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN (QUẢNG NGÃI) PHỤC VỤ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH.ThS. Nguyễn Thanh Tưởng

Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Tóm tắt: Lý Sơn hiện nay phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, chưa đáp ứng được đầy đủ nhucầu của khách du lịch. Những thành tựu mà du lịch Lý Sơn đạt được còn hạn chế mà nguyên nh ân chủ yếu là chưa đánh giáhết tiềm năng của tài nguyên du lịch, chưa có hoặc rất ít các mô hình du lịch hợp lý với các loại hình du lịch hấp dẫn dukhách. Các loại hình du lịch còn đơn điệu, chưa liên kết chặt chẽ trong phát triển giữa các địa phương, mộ t số dự án đầu tưcòn nhỏ lẻ, manh mún, mang tính chất tạm thời đã dẫn đến phá vỡ cảnh quan du lịch và quy hoạch du lịch của vùng. Bàiviết này tiến hành đánh giá khả năng khai thác các Di tích lịch sử - văn hóa ở huyện đảo Lý Sơn (về mặt số lượng, chấtlượng và mức độ thuận lợi trong việc khai thác vào mục đích phát triển du lịch bằng hệ thống các chỉ tiêu), phân tích thựctrạng và đề xuất một số giải pháp khai thác chúng một cách hợp lý nhằm góp phần phát triển du lịch huyện Lý Sơn theohướng bền vững và hiệu quả hơn.

Từ khóa: Tài nguyên du lịch , di tích lịch sử - văn hóa, phát triển du lịch, loại hình du lịch , Lý Sơn.

1. Đặt vấn đềTài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa, một trong những loại

hình du lịch phổ biển nhất trên thế giới. Để đóng góp vào sự phát triển thành công của một vùng thì sự kếthợp giữa hai loại tài nguyên: Tự nhiên và nhân văn là hết sức quan trọng. Hơn nữa, nằm trong cùng mộtquần thể thì sự hỗ trợ bổ sung cho nhau của hai loại hình du lịch: Sinh thái và văn hóa là thực sự cần thiết,tạo nên sức hấp dẫn và sự đa dạng cho sản phẩm du lịch của mỗi vùng. Vì vậy, việc đánh giá, phân tíchthực trạng và đề xuất giải pháp khai thác các Di tích lịch sử - văn hóa góp phần phát triển du lịch huyện đảoLý Sơn theo hướng bền vững là vấn đề có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các căn cứ để đánh giá2.1.1. Khái quát khu vực nghiên cứu

Đảo Lý Sơn tục danh là Cù Lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là cù lao có nhiều cây ré,nằm trên vùng biển Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, trong phạm vi 15 o32’04’’ đến 15o38’14’’vĩ độ Bắc và

109o05’04’’ đến 109o14’12’’ kinh độ Đông, là một điểm quan trọng trên đường cơ sở phân định ranhgiới quốc gia trên biển của Việt Nam. Nằm cách đảo Lý Sơn khoảng trên 4 km về phía Bắc l à đảo Bé(hay còn được gọi là Cù Lao Bờ Bãi). Diện tích của huyện đảo là khoảng 9,97 km² với số dân trên

21.020 nguời. Về mặt hành chính, khu vực đảo Lý Sơn được tổ chức thành đơn vị cấp huyện: Huyệnđảo Lý Sơn, bao gồm đảo Lý Sơn và đảo Bé, trực thuộc tỉn h Quảng Ngãi. Huyện đảo Lý Sơn có 3 xã

là: An Vĩnh, An Hải (trên đảo Lớn) và xã An Bình (trên đảo Bé). Tuy là một đảo nhỏ nhưng Lý Sơn cóvị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thuận lợi cho việc phát triển mộtsố ngành kinh tế như trồng tỏi, đánh bắt thủy sản và đặc biệt là phát triển du lịch.

2.1.2. Mục đích đánh giáMục đích đánh giá tổng hợp Di tích lịch sử - văn hóa (DTLS - VH) là xác định khả năng (hiện

có, tiềm năng) của các DTLS - VH về mặt số lượng, chất lượng của huyện đảo Lý Sơn từ đó có thểchọn phương án tối ưu nhằm sử dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo vệđược tài nguyên và môi trường.

2.1.3. Xác định các yếu tố và chỉ tiêu đánh giáĐể đánh giá các DTLS - VH huyện đảo Lý Sơn, chúng tôi sử dụng một hệ thống bao gồm các chỉ

tiêu: mật độ DTLS - VH; Số lượng DTLS - VH; Số di tích được xếp hạng Quốc tế (theo chứng chỉ của

Page 94: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

94

UNESCO tháng 12/1993); Số di tích được xếp hạng Nhà nước (theo quyết định của Bộ VH - TT); Sốdi tích được xếp hạng cấp địa phương (theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi); Số di tích đặcbiệt quan trọng. Các chỉ tiêu đánh giá có thể là định lượng hoặc định tính.

2.2. Xây dựng thang đánh giá2.2.1. Điểm của bậc và hệ số của các yếu tốSau khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, tiến hành phân bậc các chỉ tiêu, bao nhiêu bậc thì có bấy

nhiêu điểm số tương ứng với chúng. Theo mục tiêu đánh giá, các bậc áp dụng cho đánh giá các DTLS

- VH huyện đảo Lý Sơn sẽ là:

- Rất nhiều (dày đặc) tương ứng 4 điểm.- Nhiều (dày) tương ứng 3 điểm.- Trung bình tương ứng 2 điểm.- Ít (thưa) tương ứng 1 điểm.

Bảng 1. Điểm từng cấp (bậc) của từng chỉ tiêu

Mật độdi tích

Số lượngdi tích

Số di tíchđược xếp hạng

Quốc tế

Số di tíchđược xếphạng Nhà

nước

Số di tíchđược xếp hạng

cấp địaphương

Số di tíchđặc biệt quan

trọng

RN

N TB

I RN

N TB

I RN

N TB

I RN

N TB

I RN

N TB

I RN

N TB

I

4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1

Ghi chú: RN: rất nhiều; N: nhiều; TB: trung bình; I: ít

Để tiến hành đánh giá bằng cách tính điểm cần xác định số điểm cho mỗi bậc. Trong thang đánh giá, sốđiểm của mỗi bậc của các yếu tố điều bằng nhau theo thứ bậc từ cao xuống thấp của 4 bậc là các điểm 4, 3,2, 1. Sau đó xác định hệ số từ cao xuống thấp là 3,2,1 để xác định sự phân hóa giữa các yếu tố.

Trong số các yếu tố được dùng làm cơ sở đánh giá chúng tôi xác định 2 yếu tố có hệ số 3 (caonhất) là số di tích được xếp hạng Quốc tế và số di tích đặc biệt quan trọng; 2 yếu tố có hệ số 2 (trungbình) là số di tích được xếp hạng Nhà nước và mật độ DTLS - VH; 2 yếu tố có hệ số 1 (thấp nhất) là sốdi tích được xếp hạng cấp địa phương và số lượng DTLS - VH.

2.2.2. Điểm đánh giáBảng 2. Điểm số của các bậc chỉ tiêu

Mật độ

di tích

Số lượng

di tích

Số di tích

được xếp hạng

Quốc tế

Số di tích

được xếp hạng

Nhà nước

Số di tích

được xếp hạng

cấp tỉnh

Số di tích

đặc biệt quan

trọng

R

N

N TB I R

N

N T

B

I R

N

N T

B

I R

N

N T

B

I R

N

N T

B

I R

N

N T

B

I

8 6 4 2 4 3 2 1 12 9 6 3 8 6 4 2 4 3 2 1 12 9 6 3

Ghi chú: RN: rất nhiều; N: nhiều; TB: trung bình; I: ít

Điểm đánh giá bao gồm điểm đánh giá riêng của từng yếu tố và điểm đánh giá tổng hợp. Điểmđánh giá riêng của từng yếu tố là điểm của các bậc đánh giá nhân với hệ số của yếu tố. Như vậy điểmđánh giá riêng cao nhất dành cho bậc cao nhất của các yếu tố có hệ số cao nhất là 12 điểm (4x3) và điểmđánh giá riêng thấp nhất của các yếu tố có hệ số thấp nhất là 1 điểm (1x1). Điểm đánh giá tổng hợp là

Page 95: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

95

tổng số các điểm đánh giá riêng của từng yếu tố. Trên cơ sở số điểm đánh giá tổng hợp của mỗi khu vựcđánh giá có thể xác định mức độ thuận lợi của các DTLS - VH phục vụ mục đích phát triển du lịch.

Bảng 3. Xác định mức độ thuận lợi của các DTLS - VH

Mức đánh giá Số điểm Tỷ lệ % so với số điểm tối đaRất thuận lợi 39 - 48 81 - 100%Khá thuận lợi 29 - 38 61 - 80%Trung bình 19 - 28 41 - 60%Kém thuận lợi 12 - 18 25 - 40%

2.3. Kết quả đánh giá2.3.1. Kết quả đánh giá riêng từng chỉ tiêu

a) Số lượng di tíchLý Sơn là một hòn đảo có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, trong đó các DTLS - VH

chiếm một vai trò quan trọng. Huyện đảo Lý Sơn đã và đang là một nơi thu hút sự quan tâm tìm hiểukhông chỉ đối với các nhà nghiên cứu, mà còn là một điểm du lịch hấp dẫn.

Bảng 4. Số lượng di tích của huyện đảo Lý Sơn

STT Tên các di tích Số di tíchđược xếp

hạng Quốc tế

Số di tíchđược xếp hạng

Nhà nước

Số di tíchđược xếp hạng

cấp tỉnh

Số di tíchđặc biệt quan

trọng

1 Đình làng An Hải - x - -2 Chùa Hang - x - -3 Âm Linh Tự - x - -4 Nhà thờ Phạm Quang Ảnh - - x -5 Nhà thờ Võ Văn Khiết - - x -6 Đền thờ cá ông Lăng Chánh - - x -7 Dinh bà Thiên Y - A – Na - - x -8 Di tích dinh Tam Hòa - - x -9 Nhà lưu niệm đội Hoàng sa

kiêm quản Bắc Hải- - x -

10 Lăng cá Ông (Đông Hải) - - x -Tổng số di tích các cấp 0 3 7 0

Hiện nay Lý sơn có 10 DTLS - VH (03 di tích lịch sử cấp quốc gia và 07 di tích lịch sử cấptỉnh) so với toàn tỉnh Quảng Ngãi là 137 di tích (23 di tích được Bộ VH, TT & DL công nhận là Di

tích cấp Quốc gia, 114 di tích được UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định xếp hạng cấp Tỉnh) chiếm7,3%. Nếu tính tỷ lệ % của các DTLS - VH trên tổng số lượng các huyện, thành phố Quảng Ngãi (TỉnhQuảng Ngãi có 1 thành phố và 13 huyện) là 7,1%. Như vậy so với toàn tỉnh thì số lượng các DTLS -

VH ở Lý Sơn là tương đối nhiều (10/137 di tích). Nhưng nếu tính theo thang số học đệm cho số lượngdi tích (từ 0-31: ít; từ 32-62: trung bình; từ 63-93: nhiều; trên 93: rất nhiều) thì mức độ số lượng DTLS

- VH ở Lý Sơn là ít. Như vậy qua kết quả đánh giá trên, có thể xếp loại số lượng DTLS - VH ở Lý Sơnlà ít với số điểm là 1x1=1.

b) Mật độ di tíchHuyện Lý Sơn có mật độ DTLS - VH là 1 di tích (10 di tích/10km2) so với toàn tỉnh Quảng

Ngãi mật độ DTLS - VH là 0,026 di tích (137 di tích/5153 km2). Như vậy, mật độ DTLS - VH ở LýSơn là rất lớn, gấp 38,5 lần so với toàn tỉnh.

Page 96: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

96

Chỉ số mật độ di tích được thể hiện thang số học đệm (từ 0-0,46: ít; 0,46-0,92: trung bình; từ0,92-1,38: nhiều; trên 1,38: rất nhiều) thì DTLS - VH ở Lý Sơn là nhiều (dày). Như vậy qua kết quảđánh giá trên, có thể xếp loại mật độ DTLS - VH ở Lý Sơn là nhiều (dày) với số điểm là 3x2=6.

c) Số di tích được xếp hạng Nhà nướcHiện nay Lý sơn có 03 DTLS - VH cấp quốc gia (Chùa Hang, Đình làng An Hải và Âm Linh

Tự), chiếm 13% so với tổng DTLS - VH cấp quốc gia của toàn tỉnh Quảng Ngãi (23 di tích). Như vậyso với toàn tỉnh thì số lượng các DTLS - VH cấp quốc gia ở Lý Sơn là lớn (3/23 di tích). Nhưng nếutính theo thang số học đệm cho số DTLS - VH cấp quốc gia (từ 0-3,25: ít; từ 3,25-6,5: trung bình; từ6,5-9,75: nhiều; trên 9,75: rất nhiều) thì số lượng DTLS - VH cấp quốc gia ở Lý Sơn là ít. Như vậyqua kết quả đánh giá trên, có thể xếp loại số lượng DTLS - VH cấp quốc gia ở Lý Sơn là ít với số điểmlà 2x1=2.

d) Số di tích được xếp hạng cấp địa phương (cấp tỉnh)Lý sơn có 07 DTLS - VH cấp tỉnh so với toàn tỉnh Quảng Ngãi là 114 di tích chiếm 6,1%. Như

vậy so với toàn tỉnh thì số lượng các DTLS - VH ở Lý Sơn là ít (7/114 di tích) có thể xếp loại số lượngDTLS - VH cấp tỉnh ở Lý Sơn là ít với số điểm là 1x1=1.

e) Số di tích được xếp hạng Quốc tế và số di tích đặc biệt quan trọng ở huyện đảo LýSơn là không có nên không đánh giá.

2.3.2. Kết quả đánh giá tổng hợp

Bảng 5. Kết quả đánh giá tổng hợp các DTLS - VH ở huyện đảo Lý Sơn

Các chỉ tiêu/Số điểmĐánh giá tổng hợp

Điểmtổng hợp

Mứcđánh giá

Tỷ lệ % so với số điểmtối đa

Số lượng di tích 1

10 Kémthuận lợi

10/48 x 100%=20,8%

Mật độ di tích/km2 6

Số di tích được xếp hạng Quốc tế 0

Số di tích được xếp hạng Nhà nước 2

Số di tích được xếp hạng cấp địa phương 1

Số di tích đặc biệt quan trọng 0

Page 97: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

97

Bảng 6. Kết quả đánh giá tổng hợp các DTLS - VH ở tỉnh Quảng Ngãi

TT Tên Huyện,TP

SL MĐ QT

NN

ĐP

ĐB

ĐTC MĐG TL(%)

1 TPQuảng Ngãi

8 8/160,1534 km²=0,056 0 1 7 0 6 Kém TL 12,5

2 Ba Tơ 9 9/1.136,7 km²=0,008 0 1 8 0 6 Kém TL 12,5

3 Bình Sơn 18 19/463,86 km²=0,041 0 4 14 0 6 Kém TL 12,5

4 Đức Phổ 15 15/371,67 km²=0,040 0 2 13 0 6 Kém TL 12,5

5 Minh Long 1 1/216.4 km²=0,005 0 0 1 0 2 Kém TL 5

6 Mộ Đức 14 14/212,23 km2 = 0,066 0 1 13 0 6 Kém TL 12,5

7 Lý Sơn 10 10/10 km²=1 0 3 7 0 10 Kém TL 20,8

8 Tư Nghĩa 15 15/205,3624 km²=0,073 0 2 13 0 6 Kém TL 12,5

9 Trà Bồng 4 4/419,26 km2=0,01 0 1 3 0 6 Kém TL 12,5

10 Tây Trà 0 0/337,76 km2=0 0 0 0 0 0 Kém TL 0

11 Sơn Tịnh 18 18/243,4131 km²=0,074 0 5 13 0 8 Kém TL 16,6

12 Sơn Tây 2 2/382,22 km²=0,005 0 0 2 0 2 Kém TL 5

13 Sơn Hà 3 3/750,31 km²=0,004 0 0 3 0 2 Kém TL 5

14 Nghĩa Hành 10 10/234,12 km²=0,043 0 3 7 0 6 Kém TL 12,5

Ghi chú: SL: số lượng di tích; MĐ: mật độ di tích/km2; QT: Số di tích được xếp hạng cấp Quốc tế; NN:Số di tích được xếp hạng Nhà nước; ĐP: Số di tích được xếp hạn g cấp địa phương; ĐB: Số di tích đặc biệt quan trọng;ĐTC: Điểm tổng cộng; MĐG: Mức đánh giá; TL: Tỷ lệ % so với số điểm tối đa.

Qua bảng điểm đánh giá tổng hợp cho thấy: Điểm đánh giá tổng hợp cho các DTLS - VH ởhuyện đảo Lý Sơn là rất thấp, với số điểm là 10 điểm - số điểm được đánh giá kém thuận lợi cho việckhai thác, sử dụng các DTLS - VH phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không chỉxem xét ở kết quả xếp loại mà còn chú ý đến điểm đánh giá tổng hợp và điểm đánh giá thành phần đểcó thể nhìn nhận toàn diện nhằm đưa ra những giải pháp khai thác, sử dụng các DTLS - VH phục vụphát triển du lịch phù hợp.

2.4. Phương hướng khai thác các DTLS - VH ở huyện đảo Lý Sơn phục vụphát triển du lịch

2.4.1. Thực trạng khai thác, sử dụng các DTLS - VH phục vụ phát triển du lịch- So với toàn tỉnh Quảng Ngãi thì số lượng các DTLS - VH ở Lý Sơn là tương đối nhiều nếu so

với tương quan diện tích của đảo, với mật độ di tích là 1 di tích/1 km2. Nhưng chủ yếu là các DTLS -

VH ở Lý Sơn xếp hạng cấp tỉnh (7 di tích). Trong khi đó số lượng các DTLS - VH xếp hạng Nhà nướcchỉ có 3, còn số lượng các DTLS - VH xếp hạng Quốc tế và số di tích đặc biệt quan trọng là không có.

Những DTLS - VH có giá trị lớn là những di tích có kiến trúc độc đáo gắn liền với thẳng cảnh và lễhội. Nếu như di tích nào hội tụ 3 yếu tố kiến trúc độc đáo: Danh lam, thắng cảnh và lễ hội thì di tích đócó ý nghĩa đối với du lịch cao nhất. Trên thực tế, DTLS - VH ở Lý Sơn chưa hội tụ đủ 3 yếu tố trên.

Bên cạnh đó là một huyện đảo nằm cách đất liền 1 5 hải lý nên việc tiếp cận của du khách, cũng nhưviệc khai thác, sử dụng các DTLS - VH phục vụ phát triển du lịch là hết sức hạn chế, đặc biệt là trong

mùa mưa bão.

Page 98: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

98

- Năm 2007, tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận và khai trương tuyến du lịch “Biểnđảo Lý Sơn”, gồm các điểm du lịch theo tuyến chùa Hang, đình làng An Hải, chùa Đục, miệng núi lửa,di tích lịch sử Hải đội Trường Sa - Hoàng Sa, Âm linh tự và một số ngôi nhà cổ tại huyện Lý Sơn. Bêncạnh đó, huyện Lý Sơn đã thành lập ban chỉ đạo về phát triển du lịch biển đảo, ban hành quy chế quảnlý và khai thác thắng cảnh, DTLS - VH, xây dựng kế hoạch số 78 theo chương trình hành động số17Ctr/HU Lý Sơn ngày 03/7/2007 về phát triển du lịch biển đảo giai đoạn 2007 - 2010 và định hướngđến năm 2015, hoàn thiện việc phân loại di sản văn hóa theo luật di sản, lập hồ sơ đề nghị công nhậncác DTLS - VH, danh lam thắng cảnh. Đã tiến hành khảo sát, thống kê số lượng nhà cổ trên địa bàn

huyện đưa vào danh mục các điểm tham quan phục vụ du khách. Tuyên truyền vận động toàn dân làm

du lịch, theo mô hình du lịch cộng đồng.Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã đưa vào khai thác loại hình du

lịch sinh thái biển đảo và du lịch dựa vào cộng đồng. Đó là đưa du khách vào ở trong các nhà dân, nhà

cổ, đồng thời tìm hiểu văn hóa lịch sử của huyện đảo. Lý Sơn có những điều kiện du lịch hết sức độcđáo mà không nơi nào có được, đó là du lịch sinh thái biển và tìm hiểu DTLS - VH.

- Huyện Lý Sơn đã khảo sát và lập danh sách các DTLS - VH cần được đầu tư tôn tạo, bảo tồnvà quy hoạch phục vụ phát triển du lịch, bao gồm: Chùa Hang, Chùa Đục, Đình làng Lý Hải, HangCâu, Lăng cá ông Nam Hải, Cổng tò Vò, Âm Linh Tự, nhà thờ Phạm Quang Ảnh, nhà trưng bày hảiđội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, Dinh Bà Thiên Y -A-Na, Dinh Tam Tòa, Nhà cổ, Mù Cu, Nhà Pha,

Đình làng An Vĩnh, Lăng Tân, núi Thới Lới, núi Giếng Tiền, nhà thờ Võ Văn Khiết. Tuy nhiên, hiệnnay công tác đầu tư tôn tạo, bảo tồn và quy hoạch các DTLS - VH nói trên chỉ mới thực hiện ở một sốđiểm như đình làng An Vĩnh, nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, Âm Linh Tự. Cácđiểm được đầu tư tôn tạo và bảo tồn mới đạt 3 trong tổng số 19 điểm du lịch (chiếm 15,8%). Chính vì

thế, DTLS - VH vẫn chịu một sức ép lớn từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và có xu hướng suythoái nếu không được đầu tư tôn tạo và bảo tồn đúng mức.

- Do sự bảo quản không tốt khiến cho Hương ước của hai làng An Vĩnh (Lý Vĩnh) và An Hải(Lý Hải) cùng nhiều sắc phong, thần phả ở đình làng và đền miếu đến nay không còn. Đây là cá c tài

liệu có giá trị để nghiên cứu, đánh giá chính xác về truyền thống lịch sử văn hóa của người Việt trên

đảo Lý Sơn. Bên cạnh đó, do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền xã đã khiến cho hàng loạt cổ vật ởcác đình chùa, lăng, dinh, miếu bị lấy cắp và đưa đi khỏi đảo phân tán ở các nơi. Đồng thời các di tíchđình, miếu không được bảo quản chu đáo nên các tài liệu thành văn còn lưu sót lại bị mục nát hư hoại.Thực trạng này đem lại hệ quả Lý Sơn mất đi nguồn tài sản cổ vật vô giá và khiến cho các nhà nghiên

cứu và khách du lịch vấp phải khó khăn về tư liệu hiện vật trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cácDTLS - VH vùng đảo Lý Sơn.

- UBND huyện Lý Sơn đã phối hợp với các cơ quan báo, đài trong và ngoài tỉnh để giới thiệudanh lam thắng cảnh, các khu DTLS - VH và các lễ hội truyền thống của huyện bằng nhiều hình thức:qua kênh thông tin mạng xã hội, tờ rơi, tập gấp, phát hành sách thơ văn ca ngợi thắng cảnh và con

người Lý Sơn, làm đĩa DVD truyên truyền quảng bá du lịch biển đảo Lý Sơn trên các tàu caotốc…Tuy nhiên, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ở Lý Sơn chưa đạt được hiệu quả cao và chưathường xuyên.

Trong thời gian qua, du lịch huyện Lý Sơn cũng đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt làlượng khách du lịch đến với Lý Sơn ngày càng đông.

Page 99: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

99

Bảng 7. Số lượng du khách đến Lý Sơn giai đoạn 2008 - 2012

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 20121. Tổng lượt khách 2.500 4.515 8.800 9.450 10.690Khách quốc tế (lượt khách) 147 42 120 200 350Khách nội địa (lượt khách) 2.353 4.473 8.680 9.250 10.3402. Tổng doanh thu (tỷ đồng) 1.250 2.278 5.280 6.142 7.483

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Lý Sơn về tìn h hình phát triển KTXH năm 2013

Tóm lại: Việc khai thác, sử dụng các DTLS - VH phục vụ phát triển du lịch ở huyện Lý Sơnvẫn chưa đạt được hiệu quả cao, sản phẩm du lịch còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chỉ mới khaithác được phần nhỏ nguồn tài nguyên du lịch, chỉ có các loại hình tham quan đơn điệu, chưa có cácchương trình, sản phẩm lôi cuốn, hấp dẫn cho du khách. Các DTLS - VH ngày càng xuống cấp do

thiếu kinh phí trùng tu tôn tạo, bảo quản, ý thức không tốt của người dân và du khách trong việc xả rácthải, gây hư hại xuống cấp di tích và ô nhiễm môi trường, làm mất vẻ mĩ quan, tạo nên môi trườngkhông an toàn cho hoạt động du lịch.

2.4.2. Phương hướng khai thác các DTLS - VH ở huyện đảo Lý Sơn phục vụ phát triển du lịchVấn đề quy hoạch, khai thác, bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch nhân văn không chỉ là bổn

phận của Nhà nước, của nhân dân Lý Sơn mà còn của cả ngành du lịch đang sử dụng các DTLS - VH

làm đối tượng kinh doanh. Bảo tồn, tôn tạo các DTLS - VH là một trong những yếu tố đảm bảo cho sựthành công của du lịch Lý Sơn trong tương lai. Vấn đề đặt ra là làm sao để các DTLS - VH Lý Sơnphát huy được chức năng kinh tế mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ, không phá vỡ không gian vốn có,để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn đầu tư tôn tạo với thực tế nguồn vốn có khả năng khai thácđược, mâu thuẫn giữa lợi ích xã hội về bảo vệ di sản với lợi ích dân cư sở tại về sinh kế và nâng cao

chất lượng cuộc sống, cần phải:- Lập hồ sơ khoa học để nhìn nhận một cách đầy đủ, khách quan giá trị của các DTLS - VH trên

nhiều mặt: lịch sử, kiến trúc, văn hóa, mỹ thuật…- Quy hoạch chi tiết hệ thống các DTLS - VH của Lý Sơn, trong đó xác định những di tích đặc

biệt giá trị, những di tích cần được bảo vệ nguyên trạng, phương án chống xuống cấp các di tích, nângcấp cơ sở hạ tầng cho những nơi có các DTLS - VH.

- Không gian cũng là một phần không thể thiếu của kiến trúc, do vậy cẩn thận trong việc cấp giấyphép xây dựng các công trình mới ảnh hưởng đến cảnh quan ở những khu vực nhạy cảm. Cương quyếtcưỡng chế phá bỏ những trường hợp lấn chiếm di tích, trả lại không gian cho di tích.

- Thống nhất cơ chế quản lý: Tình trạng quản lý chồng chéo không hiệu quả như hiện nay c ầnđược thay thế bởi duy nhất một đầu mối quản lý. Bảo quản và giữ gìn tốt các cổ vật, tài liệu của cácDTLS - VH, tránh tình trạng mất cắp và hư hại như trong thời gian vừa qua.

- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọn g và giá trị trên

nhiều mặt của các DTLS - VH, qua sự hiểu biết đó sẽ hình thành cho người dân Lý Sơn - những ngườiđang sống cùng các di tích niềm tự hào thiêng liêng về các di sản vô giá mà cha ông đã để lại. Chínhsự bảo vệ của người dân mới là sự bảo v ệ quan trong nhất, trực tiếp và có tác dụng nhất.

- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện, thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý khu di tích, Quychế quản lý và khai thác các DTLS - VH. Bên cạnh đó, cần phải đào tạo kiến thức về du lịch, về nhữnggiá trị của DTLS - VH cho hướng dẫn viên du lịch - đây là người rất quan trọng trong việc giới thiệu,chuyển tải những giá trị của các DTLS - VH đến với khách du lịch.

Page 100: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

100

- Về kinh phí đầu tư, tôn tạo và bảo tồn các DTLS - VH là rất lớn, Lý Sơn phải tích cực huy độngvốn từ các nguồn: nguồn ngân sách Nhà nước cấp; kêu gọi sự tài trợ của các thành phần kinh tế, các tổchức cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ; tổ chức các hội thảo, các sự kiện vănhóa, lập “Bảo tàng cổ vật Lý Sơn” trưng bày cổ vật, giới th iệu đầy đủ về quá trình hình thành và phát

triển của Lý Sơn, nhằm tạo kinh phí từ sự đóng góp tự nguyện của khách mời, từ tiền bán vé…- Việc khai thác phải đi đôi với giữ gìn, trùng tu và tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống của

dân tộc thể hiện qua các di tích, nhằm tạo ra và duy trì các sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng,khuyến khích phát triển các loại hình du lịch gắn với bảo tồn di tích và văn hóa bản địa… Điều này

còn có ý nghĩa đối với việc xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa t rong mối quan hệ vớicác di tích lịch sử trên đảo Lý Sơn.

- Để khai thác có hiệu quả các DTLS - VH ở trên huyện đảo Lý Sơn phục vụ phát triển du lịchphải hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cho du lịch. Đặc biệt chú ý ưu tiên xem xétcác dự án đầu tư phát triển hệ thống điện, nước, đường giao thông và bến cảng. Đầu tư phát triển hệthống khách sạn, nhà hàng và các công trình phục vụ du lịch, vì hiện tại cơ sở vật chất kỹ thuật phụcvụ du lịch còn rất hạn chế. Bên cạch đó dầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, đápứng ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa.

- Liên kết một số doanh nghiệp du lịch, một số điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực miền trung(đặc biệt là Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam) để cùng xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch, tổ chức cáctour du lịch văn hóa kết hợp với sinh thái biển đảo. Bên cạnh đó, làm các đoạn phim giới thiệu về đảoLý Sơn, phát xen kẽ giữa các chương trình trên sóng đài phát thanh truyền hình Quảng Ngãi; Thựchiện các phim phóng sự về đảo Lý Sơn trên các kênh VTV; Mời phóng viên các báo trung ương và địaphương viết bài quảng bá, giới thiệu về tài nguyên du lịch đảo Lý Sơn. In tập gấp, bưu ảnh giới thiệuđiểm đến đảo Lý Sơn: Các tập gấp này sẽ cung cấp các thông t in về đảo Lý Sơn cho du khách khi thamquan; thiết kế các bưu ảnh với hình ảnh đảo Lý Sơn, các DTLS - VH, cảnh biển hài hòa với hình ảnhcây tỏi bán cho khách tham quan làm sản phẩm lưu niệm, vừa giúp quảng bá hình ảnh đảo Lý Sơn vừatạo doanh thu.

3. Kết luậnNghiên cứu này đã xác định được toàn bộ các DTLS - VH của huyện đảo Lý Sơn về mặt số

lượng, chất lượng, mức độ thuận lợi trong việc khai thác vào mục đích phát triển du lịch bằng hệ thốngcác chỉ tiêu, phân tích được thực trạng khai thác các DTLS - VH, từ đó đề xuất khai thác chúng mộtcách hợp lý và bền vững hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Đức An, 1990. Tổng quan hệ thống đảo Việt Nam, Đề tài khoa học thuộc Chương trìnhBiển cấp Nhà nước (Mã số :48B-12), Hà Nội.

[2] Lê Văn Huy, 2011. Phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi . Luận văn Thạc sĩ,Đại học Đà Nẵng.

[3] Phạm Trung Lương, , 2008. Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch BắcTrung Bộ. Đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội .

[4] Nguyễn Thanh Tưởng, PGS.TS Lê Văn Thăng, số tháng 6/2011. Sơn Trà quản lý môi trườngdu lịch. Tạp chí Du Lịch Việt Nam.

[5] Nguyễn Thanh Tưởng, số tháng 10/2011. Bà Nà quản lý môi trường du lịch. Tạp chí Du LịchViệt Nam.

[6] Nguyễn Thanh Tưởng, số tháng 9/2012. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng quản lý môi trường du

Page 101: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

101

lịch. Tạp chí Du Lịch Việt Nam.[7] Nguyễn Thanh Tưởng, số 2(01)2012. Giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo thành

phố Đà Nẵng . Tạp chí Khoa học và Giáo dục - Trường ĐHSP Đà Nẵng.[8] Nguyễn Thanh Tưởng, số tháng 9/2013. Hội An quản lý môi trường du lịch. Tạp chí Du Lịch

Việt Nam.[9] Nguyễn Thanh Tưởng, số 03/2013. Đánh giá SWOT đối với phát triển du lịch ở các đảo từ

Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Quảng Nam.

SITUATION AND SOLUTION OF MINING HISTORIC CULTURAL SITES - LY SONISLAND DISTRICT (QUANG NGAI) FOR TOURISM DEVELOPMENT

Nguyen Thanh Tuong M.AFaculty of History and Geography, Da Nang University of Education

Abstract: Ly Son current tourism development is not commensurate with the existing potential, not yet fully meetthe needs of tourists. Accomplishments achieved by Ly Son tourism is still limited and the main causes as that the potentialof tourism resources have not been fully addressed, no or very few reasonable tourism models or types to attract visitors.The types of tourism there is monotonous, yet closely linked in development among locals, some investment projects aresmall, scattered and temporary which led to gamage landscape and regional tourism planning. This article assessed theability to exploit the historical cultural sites in Ly Son island district (in terms of quantity, quality and ease of exploitationto serve tourism development purposes with Us target system), analyze the situation and propose some solutions to exploitthem in a reasonable way to contribute to tourism development in Ly Son district towards sustainable and more efficient.

Keywords: Tourism resources, historic sites – cultural, tourism development, forms of tourism, Ly Son.

Page 102: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

102

GÓP PHẦN LÀM RÕ THÊM QUÁ TRÌNH HOÁN ĐỔI VƯƠNG QUYỀN TỪTRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ SANG TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN

ThS. Trần Thị PhượngKhoa Sử Địa

Tóm tắt: Sự suy yếu của một triều đại bao giờ cũng là mầm mống cho sự xác lập của một triều đại mới, đây làquy luật tất yếu của lịch sử và hai triều đại Lý - Trần cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên chúng ta có thể thấyrằng quá trình hoán đổi vương quyền từ nhà Lý sang nhà Trần là một hiện tượng đặc biệt tron g lịch sử dân tộc.

Từ khóa: Sự xác lập, vương triều Trần.

1. Đặt vấn đềTrong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam sự thay thế quyền lực giữa nhà Lý và nhà Trần

là một hiện tượng đặc biệt. Nếu như một triều đại mới lên thay thế cần có một số yếu tố vô cùng quan

trọng như : Sự bùng nổ của phong trào nông dân (tiêu biểu phải kể đến hàng loạt các phong trào đầu thếkỉ XVI khiến cho nhà Lê sơ suy yếu đưa đến sự thành lập của nhà Mạc ); Tác động của các cuộc nộichiến (Sự tranh chấp quyền lực của các thế lực cát cứ đưa đến sự thành lập của một vương triều mớinhư loạn 12 sứ quân đã đưa đến sự thành lập của nhà Đinh ); Do nguồn gốc xuất thân từ dòng dõi quý

tộc, có quan hệ với hoàng tộc của triều đại trước (Như trường hợp của Hồ Quý Ly); Sự giúp đỡ củacác thế lực mạnh trong triều đình để đưa đến sự lên ngôi (Lý Công Uẩn) hay vai trò to lớn trong cuộcchiến đấu giải phóng dân tộc (Sự thành lập của nhà Lê sơ sau khi đánh thắng quân Minh )… Nhưng sựthay thế giữa nhà Lý và nhà Trần lại không cần đến những yếu tố đó, sự thay thế này như một lẽ tấtyếu của lịch sử, một yêu cầu mà lịch sử cần nhà Trần phải đáp ứng.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sự suy yếu của nhà Lý

Có thể nói vào đời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127), nhà Lý đã đạt đến đỉnh cao của sự thịnhtrị. Nhưng từ đời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) trở về sau thì tình hình chính sự dần sút kém. Cácvua lên ngôi đều nhỏ tuổi (Thần Tông 11 tuổi, Anh Tông 5 tuổi, Cao Tông 2 tuổi) và đều chết yểu(Thần Tông chết 21 tuổi, Cao Tông 37 tuổi), quyền hành nằm trong tay bọn n goại thích, gian thần,nịnh thần như Đỗ Anh Vũ, Đỗ Yên Di.

Thêm vào đó, lúc này bọn quý tộc nhà chùa cũng sa sỉ không kém, khiến cho tể tướng Đàm DĩMông phải tâu với vua rằng:"Đương nay số tăng đồ và phu dịch ngang nhau. Chúng tự kết bè lũ, lập càn

người chủ, tụ họp từng bọn làm nhiều điều ô uế… Nếu không cấm đi, để lâu ngày tất càng thêm tệ " [19,

tr.166]. Nhà vua y lời Đàm Dĩ Mông bắt nhiều tăng đồ phải hoàn tục. Đây là một đòn đả kích vô cùng lớnđối với Phật giáo bởi nhà Lý là triều đại sùng bái đạo Phậ t nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, khiến cho đời sống nhân dân cực khổ, phiêu tán,

hàng loạt các cuộc nổi dậy của nhân dân đã diễn ra. Tiêu biểu như năm 1140, cuộc khởi nghĩa củaThân Lợi ở vùng Thái Nguyên, Lạng sơn, có lần kéo vào tận kinh thành Thăng Long; cuộc nổi dậy củanhân dân Đại Hoàng do Phí Lang cầm đầu năm 1202 khiến cho Cao Tông phải cầu hòa, nhưng trênthực tế triều đình đã không thể kiểm soát miền tây nam của kinh thành Thăng Long nữa.

Các cuộc hỗn chiến giữa các phe phái phong kiến diễn ra càng làm cho chính quyền trung ươngnhà Lý suy yếu. Tiêu biểu là nạn loạn Đoàn Thượng và nạn loạn Quách Bốc. Năm 1207, Đoàn Thượng- một hào trưởng lớn nổi dậy ở Hồng Châu (Hải Dương) khiến cho Cao Tông phải phái quân đi đánhdẹp Hồng Châu. Các tướng lĩnh triều đình nhân đó cũng đánh nhau tranh giành quyền lực.

Page 103: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

103

Đây là những nguyên nhân căn bản đã dẫn đến sự suy yếu của nhà Lý và trong những nguyên

nhân đó chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến các cuộc hỗn chiến, bởi đây là mầm mống cho việc nhà

Trần có thể giành được vương quyền.2.2. Quá trình xác lập vương triều TrầnMở đầu cho quá trình này chính là việc Trần Lý đã sắp xếp cho con gái của mình là Trần Thị

Dung lấy hoàng tử Lý Sảm (tức Lý Huệ Tông sau này). T rần Lý vốn làm nghề đánh cá, sau trở nên

giàu có đã dựa vào thế lực họ Lưu và họ Tô trong vùng để có được một chức quan nhỏ. Nhân loạn lạc,Trần Lý chiếm cứ miền Hải Ấp. Họ Trần có binh lực nổi dậy, tạm về phe Quách Bốc. Với nạn loạnQuách Bốc thì hoàng tử Sảm cùng mẹ là nguyên phi Đàm Thị và hai em gái đã được đưa về miền HảiẤp (Hưng Hà - Thái Bình) nhờ công của Trần Lý. Trần Lý đã đư a Lý Sảm lên ngôi vua ở Hải Ấp (đốilập với vương triều của Lý Cao Tông). Lúc này Lý Sảm lấy con thứ của Trần Lý là Trần Th ị Dung. Vềsau Trần Thị Dung một bước trở thành nguyên phi của nhà Lý. Như vậy, đã hình thành một triều đình

nhỏ ở vùng Thái Bình, tuy người họ Lý làm vua, nhưng quyền hành thực tế vào tay anh em họ Trần.Họ Trần dần dần tổ chức thành một dòng quý tộc mới. Thế là từ một ông lão đánh cá, một người dânbình thường như bao người khác nhưng nhờ sự tính toán khôn ngoan của Trần Lý đã đặt nền móng choviệc xác lập vương triều Trần sau này.

Bước tiếp theo trong quá trình này, cũng có thể nói là bước quan trọng nhấ t và gian nan nhất đóchính là quá trình "dọn đường" của Trần Tự Khánh. Năm 1210, Lý Cao Tông mất, Thái tử Sảm trở vềkinh đô, lên ngôi vua tức Lý Huệ Tông. Chính quyền Trung ương nhà Lý được phục hồi nhưng lúc nàyđã suy yếu, cả nước hình thành ba thế lực cát cứ lớn đó là: Thế lực họ Đoàn ở vùng Hải Dương, HảiPhòng; thế lực Nguyễn Nộn ở Sơn Tây; Thế lực Trần Tự Khánh ở Thái Bình, Nam Định và Nam

Hưng Yên. Triều đình nhà Lý thực tế chỉ kiểm soát được vùng xung quanh Thăng Long. Trần TựKhánh là con thứ của Trần Lý, anh vợ của Lý Huệ Tông, đã thay cha thống lĩnh binh chủng, trở thành

một thế lực khá mạnh. Khi thế lực họ Trần mạnh lên lại trở thành mục tiêu của nhà Lý. Nhà Lý dựavào thế lực của họ Đoàn để diệt trừ họ Trần, nhưng càng đánh thế lực họ Trần càn g mạnh, kiểm soát cảmiền Lý Nhân (Hà Nam), Bắc Ninh, Bắc Giang… Rồi chiếm cả vùng kiểm soát của họ Nguyễn. HuệTông lúc này lại tự làm tướng đi đánh Tự Khánh nhưng thất bại. Tuy Tự Khánh đã chiếm được kinhthành Thăng Long nhưng không lên ngôi. Họ Trần vẫn lấy danh nghĩa phò nhà Lý để thu phục lòng

dân và dễ bề tiến đánh thế lực họ Đoàn. Về sau, Lý Huệ Tông lại dựa vào thế lực của Nguyễn Nộn,cộng thêm thế lực họ Đoàn chống họ Trần nhưng cũng thất bại. Đến năm 1216, khi bị các tướng ĐỗÁt, Đỗ Nhuế chống lại Huệ Tông thì Huệ Tông lại nương nhờ họ Trần. Trần Tự Khánh đem quân đếnđón rước Huệ Tông, đưa trở lại ngôi vua. Thế là thế lực họ Trần dần dần nắm hết những chức vụ quantrọng trong triều đình. Trải qua 13 năm đất nước bị chia xẻ bởi các thế lực hào trư ởng, chính quyềnnhà Lý càng suy yếu, nay được thống nhất lại. Quyền lực chính quyền trung ương lại dần dần tậptrung, củng cố dưới sự lãnh đạo của họ Trần. Như vậy, ngay lúc này nhà Trần đã có thể giành lấyquyền bính về tay dòng họ mình bởi nhà Lý đã vô cùng suy yếu, không còn thực quyền nữa, nhưng vì

sao nhà Trần không thực hiện việc cướp ngôi của nhà Lý? Có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau

như nhà Trần muốn nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân để sau này khi nắm chính quyền sẽkhông gặp phải sự phản kháng nào? Cũng có thể nhà Trần muốn gây dựng mối quan hệ với vua quannhà Lý để lấy lòng tin của họ? Hoặc là do các thế lực cát cứ mới bị tiêu diệt cần thời gian để loại bỏhoàn toàn?… Nhưng có lẽ thực tế lịch sử đã cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất đó chính là bởi màn

Page 104: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

104

kịch đảo chính "thay tên, đổi họ" vô cùng độc đáo và thành công của hai nhân vật Trần Thủ Độ và

Trần Thị Dung.Trần Thị Dung vốn có tên là Trần Thị Ngừ. Do họ Trần xuất thân chài lưới nên thường đặt

tên theo tên các loài cá. Bà người thôn Gia Lưu, Hải Ấp (nay là Làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyệnHưng Hà, tỉnh Thái Bình). Bà là con gái của Trần Lý, em gái kế của Trần Thừa và Trần Tự Khánh,

tức là cô ruột của Trần Thái Tông (1226 - 1258). Phần trên chúng ta đã đề cập đến bà với sự sắp xếpcủa Trần Lý và cậu ruột bà là Tô Trung Từ đã trở thành vợ của Lý Huệ Tông với nạn loạn QuáchBốc năm 1209.

Đầu năm 1211, Trần Thị Dung được phong làm nguyên phi. Bà sinh đượ c 2 con gái với LýHuệ Tông là công chúa Thuận Thiên Lý Ngọc Oanh và công chúa Chiêu Thánh (Phật Kim) - sau này

trở thành Lý Chiêu Hoàng.

Sau này do Trần Tự Khánh xung đột với các hào trưởng địa phương thân với nhà Lý và có lầnxung đột với quân của Huệ Tông nên bà bị thái hậu Đàm T hị là mẹ Huệ Tông ghét. Huệ Tông nghe lờimẹ, phế truất ngôi phi của bà, cho làm ngự nữ.

Tuy nhiên, sau đó các phe thân nhà Lý cũng như chính Lý Huệ Tông bị Trần Tự Khánh đánhbại. Vì yêu bà, đầu năm 1216, Huệ Tông lại lập bà làm Thuận Trinh phu nhân. Đàm Thái hậu choTrần Tự Khánh là kẻ phản trắc, thường chỉ Trần Thị Dung mà nói là bè đảng của giặc, bảo H uệ Tôngđuổi bỏ đi. Sau đó Đàm Thái hậu lại sai người nói với bà, bảo phải tự sát. Huệ Tông biết bèn ngăn lại.Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống của phu nhân. Mỗi bữa ăn Huệ Tông thường chia cho bà

một nửa và không lúc nào cho rời bên cạnh.Tháng 4 năm 1216, các tướng ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội) là Đỗ Át, Đỗ Nhuế

chống lại triều đình. Lý Huệ Tông dựa vào Lý Bát, sai Bát đánh lại, nhưng không thắng. Trước tình thếđó, Huệ Tông đành lạ i quay về nương nhờ anh em họ Trần.

Khi đó trong triều, Đàm Thái hậu ngày ngày muốn giết Trần Thị Dung, sai người cầm chénthuốc độc bắt bà phải chết. Huệ Tông ngăn lại không cho, rồi đêm ấy cùng với bà lẻn đi đến chỗ quâncủa Tự Khánh; gặp khi trời đã sáng, phải nghỉ lại ở nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, gặptướng của Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón. Huệ Tông bèn đỗ lại ở bãi Cứu Liên và

truyền cho Tự Khánh đến chầu. Tự Khánh, vì ý đồ chính trị của họ Trần nên k hi đón được Huệ Tôngvẫn kính cẩn phò trợ. Họ Trần nắm quyền trong triều, bà được Huệ Tông phong làm hoàng hậu. Trongquá trình xác lập của vương triều Trần thì Trần Thị Dung như một chiếc cầu nối xoa dịu mọi mâuthuẫn giữa nhà Lý và nhà Trần.

Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Sau khi Trần Tự Khánh mấtvào cuối năm 1223 thì đến đầu năm 1224, Trần Thừa (anh trai Tự Khánh) được cử làm Phụ Q uốc Tháiúy, Trần Thủ Độ (em họ Trần Tự Khánh) được cử làm Điện Tiền C hỉ huy sứ. Trần Thủ Độ thực sự làngười thay thế nắm quyền trong triều đình. Đối với nhà Lý, ông tỏ ra còn cứng rắn hơn Trần Tự Khánh.

Quay trở lại với vương triều nhà Lý, Lý Huệ Tông không có con trai từ lâu đã phát bệnhcuồng, bỏ bê công việc triều chính. Dưới sự sắp xếp c ủa Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung một màn kịchđảo chính “thay tên, đổi họ” giữa nhà Lý và họ Trần đã diễn ra. Năm 1225, dưới sức ép của Trần ThủĐộ, Huệ Tông đã nhường ngôi cho con gái thứ của mình là công chúa Chiêu Thánh khi đ ó mới 7 tuổi,tự mình làm Thái Thượng hoàng. Quyền lực trong triều lúc này hoàn toàn nằm trong tay Trần Thủ Độ.

Page 105: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

105

Bước tiếp theo trong kế hoạch của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung đó là sắp xếp cho TrầnCảnh (con của Trần Thừa, gọi Trần Thị Dung là cô ruột, gọi Trần Thủ Độ là chú họ) vào cung giữchức Chánh thủ chuyên hầu hạ Lý Chiêu Hoàng. Năm 1226, hai người cùng với Trần Thừa đã ép Lý

Chiêu Hoàng phải lấy Trần Cảnh sau đó nhường ngôi cho chồng. Như vậy, dưới sự sắp xếp tài tình củaTrần Thủ Độ cộng thêm sự giúp sức của Trần Thị Dung màn đảo chính đã diễn ra nhanh gọn, khônggặp phải bất cứ sự phản kháng nào, kể cả của quan lại, quý tộc họ Lý. Đến đây, nhà Lý đã chấm dứt sựtồn tại của mình trên 200 năm, đưa đến sự xác lập của một vương triều mới - vương triều nhà Trần.

3. Kết luậnQua quá trình phân tích chúng ta có thể thấy rằng sự thay thế quyền lực từ nhà Lý sang nhà

Trần có hàng loạt những điểm đặc biệt mà chúng ta khó có thể tìm thấy ở một triều đại nào khác.

Trước hết là vị trí trong xã hội: họ Trần có thể biến dòng họ mình từ nông dân trở thành quý tộc, đểsau đó lại trở thành những thế lực lớn làm "chỗ dựa" vững chắc cho nhà Lý trấn an đất nước, rồi chínhbà Hoàng đế cuối cùng của triều Lý và là vị nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Namđã rút khỏi chính sự, lui về chốn hậu cung để nhường ngôi cho chồng. Việc Lý Chiêu Hoàng nhườngngôi cho Trần Cảnh là một việc làm thuận theo lẽ tự nhiên, thuận theo lễ nghi của lễ giáo phong kiến,đặc biệt ở một đất nước Nho giáo dù chưa phải là Quốc giáo nhưng mới trải qua hơn 1000 năm Bắcthuộc đã khiến nó ăn sâu, thấm đẫm vào tư tưởng người Việt thì điều này lại càng trở nên bình thường.Trong Nho giáo có Tam cương tức là ba mối quan hệ căn bản trong xã hội gồm: "vua - tôi", "cha -

con", "chồng - vợ", người chồng, người đàn ông tr ong gia đình bao giờ cũng phải được coi trọng, đượcđặt ở vị trí tối thượng, rồi từ phạm vi gia đình có thể mở rộng ra phạm vi đất nước. Lý Chiêu Hoàng

không thể cứ thế mà cai trị đất nước, không thể đặt mình lên vị trí tối cao vì là phụ nữ, vì những ràng

buộc của lễ giáo phong kiến nên đã phải nhường ngôi cho chồng. Việc làm đó là thuận theo lẽ tự nhiên

nên sẽ không gặp phải bất kì sự phản kháng nào của quần chúng nhân dân, kể cả quý tộc nhà Lý. Đâychính là căn cứ, là cơ sở để Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung có thể thực hiện màn kịch đảo chính củamình. Màn kịch đảo chính "thay tên, đổi họ" của hai nhân vật này đã diễn ra thật êm đẹp, đạt được kếtquả viên mãn, đưa đến sự thành lập của triều đại nhà Trần khi nhà Lý đã vô cùng suy yếu.

Như vậy, sự thay thế quyền lực giữa nhà Lý và nhà Trần diễn ra trong một thời gian lâu dài và

là kết quả tất yếu của tiến trình lịch sử: khi một triều đại suy yếu cần có một vương triều khác đủ mạnhlên thay thế để lãnh đạo, xây dựng và phát triển đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trương Hữu Quýnh, 2009. Chế độ ruộng đất và một số vấn đề lịch sử Việt Nam . Nxb Thếgiới, Hà Nội.

[2] Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), 1999. Đại cương Lịch sử Việt Nam , Tập I. Nxb Giáo dục,Hà Nội.

[3] Đào Tố Uyên (chủ biên), 2008. Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập II. Nxb Đại học Sư phạm.[4] Nguyễn Thị Phương Chi,Hà Nội 2009. Kinh tế, xã hội thờ i Trần (Thế kỷ XIII – XIV). Nxb

Giáo dục Việt Nam .[5] Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh, 1980. Lịch sử Việt Nam, quyển I, trước 1427 .

Nxb Giáo dục, Hà Nội.[6] Lưu Văn An, 2008. Thể chế chính trị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám dưới góc nhìn

hiện đại. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 106: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

106

[7] Ủy ban KHXH Việt Nam, Viện Sử học, 1980, Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần . NxbKhoa học xã hội, Hà Nội.

A CLARIFICATION OF THE SWAPPING PROCESS OF KINGSHIPFROM LY DYNASTY TO TRAN DYNASTY

Tran Thi Phuong M.AFaculty of History and Geography

Abstract: The decline of a dynasty always signals the beginning of a new dynasty. This is an indispensableprinciple of the history; and two dynasties Ly - Tran are not an exception. However, we can see that the process ofswapping of the kingship from Ly Dynasty to Tran dynasty is a special phenomenon in the history.

Keywords: Foundation, Tran dynasty’s.

Page 107: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

107

MỘT SỐ THẮNG LỢI TIÊU BIỂU CỦA CỦA LIÊN QUÂN L ÀO - VIỆTTRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954

ThS. Đinh Ngọc RuẫnKhoa Sử Địa

Tóm tắt: Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, liên quân Lào - Việt, thực hiện hiệp đồng tác chiến chặt chẽvà giành được một số chiến thắng quan trọng trên chiến trường Lào đó là: Trung Lào, Hạ Lào và Thượng Lào. Nhữngchiến thắng này cùng với chiến thắng Điệ n Biên Phủ trên chiến trường Việt Nam, đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Navavà buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán, kí kết Hiệp định Giơnevơ, công nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹnlãnh thổ của nhân dân ba nước Đông Dương .

Từ khóa: Thắng lợi tiêu biểu, liên quân Lào-Việt, Đông -Xuân 1953-1954, trung Lào, hạ Lào, thượng Lào.

1. Đặt vấn đềDo vị trí địa lí gần gũi và chịu những tác động chung của những yếu tố khách quan bên ngoài,

nên hai quốc gia Lào, Việt đã hình thành một đồng minh mang tính chất hoàn toàn tự nhiên. Sau chiếntranh thế giới thứ hai, được sự giúp đỡ của Anh, Mỹ, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ĐôngDương. Nhân dân Đông Dương nói chung, đặc biệt quân, dân hai nước Lào - Việt nói riêng, lại sátcánh bên nhau cùng chung chiến hào đánh Pháp. Trong cuộc tiến công chiến lược 1953 - 1954, trên

chiến trường Lào, liên quân hai nước tích cực triển khai chiến đấu và giành được những chiến thắngquan trọng. Những thắng lợi trên chiến trường Lào, cùng với những thắng lợi từ chiến trường hai nướcViệt Nam và Campuchia, đ ã buộc thực dân Pháp ngồi vào bản đà m phán, kí kết Hiệp định Giơnevơcông nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ba nước Đông Dương. Ở nội dung bài

viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới một số thắng lợi tiêu biểu của liên quân Lào - Việt trên chiến trườngLào trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Hoàn cảnh mới của cuộc kháng chiếnThất bại liên tiếp trên chiến trường Đông Dương, đã buộc thực dân Pháp phải cử tướng Hăngri

Nava sang Đông Dương (19/5/1953), đảm nhận nhiệm vụ Tổng chỉ huy đội quân viễn chinh thay choSa lăng bị triệu hồi về nước. Sau một thời gian ngắn thị sát tình hình Đông Dương, Nava đã có một kếhoạch đệ trình trước Hội đồng tham mưu trưởng và Hội đồng quốc phòn g tối cao Pháp. Nội dung kếhoach Nava chia làm hai bước:

“Trong chiến cuộc năm 1953 - 1954, thực hiện phòng ngự chiến lược ở phía Bắc vĩ tuyến 18,tránh giao chiến toàn diện, ngược lại, cố gắng thực hiện tiến công ở phía Nam vĩ tuyến 18, nhằm bình

định miền Nam và miền Trung Đông Dương, đặc biệt tiến công chiếm đóng Liên khu V (Việt Nam).Sau khi nắm được ưu thế về lực lượng cơ động, từ mùa Thu năm 1954, sẽ chuyển lên tiến công

ở phía Bắc vĩ tuyến 18, tạo nên một cục diện quân sự khiến Pháp có được một gi ải pháp chính trị chocuộc chiến tranh” [5: tr188-189]

Để thực hiện kế hoạch tác chiến phòng ngự chiến lược ở phía Bắc vĩ tuyến 18 và tiến công ởphía Nam vĩ tuyến 18 trong thời gian năm 1953 - 1954, Bộ tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương đề ra haigiai đoạn tác chiến:

Giai đoạn một, mùa hè và đầu mùa Thu năm 1953: Tiến hành bình định vùng đồng bằng Bắcbộ, Trung bộ và Nam bộ Việt Nam và ở Lào nhằm quấy rối hậu phương của đối phương và mở rộngkhu vực chiếm đóng ra các vùng xung quanh LuôngPhabang và cánh đồng C hum.

Page 108: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

108

Giai đoạn hai, mùa khô năm 1953 - 1954, tiến hành những chiến dịch lớn nhằm phá cuộc tiếncông của đối phương (vào tháng 10 và 11) và những chiến dịch nhằm chiếm vùng tự do của đốiphương ở phía Nam vĩ tuyến 18.

Nhằm đối phó với kế hoạch Nava, Trung ương Mặt trận Lào và Chính phủ Lào kháng chiến đã

đề ra chủ trương tích cực củng cố khu giải phóng về mọi mặt, tăng cường xây dựng lực lượng quânchủ lực, xây dựng bộ đội địa phương. Về kế hoạch tác chiến cụ thể, Trung ương Đảng Lào chủ trươngphối hợp với quân tình nguyện Việt Nam mở các cuộc tấn công quy mô lớn vào vùng địch kiểm soát,mở rộng vùng giải phóng. Trong khi đó, Bộ chính trị của ta triệu tập một cuộc họp để bàn về hoạch tácchiến trong Đông - Xuân 1953 - 1954. Kế hoạch tác chiến được thông qua, riêng tại Lào những hướngtiến công được x ác định có Trung Lào, Hạ Lào, cùng với việc tấn công lên Tây Bắc Việt Nam, nhằmgiải phóng Lai Châu và uy hiếp Thượng Lào .

Như vậy, lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, hai nước Lào - Việt, có một kếhoạch tác chiến phối hợp trên quy mô hai nước.

2.2. Một số thắng lợi tiêu biểu của liên quân Lào - Việt trên chiến trường Lào trong chiếncuộc Đông Xuân 1953 - 1954

Để phá vỡ kế hoạch Nava, lực lượng cách mạng ba nước Đông Dương nói chúng, của liên quân

Lào - Việt nói riêng đã được triển khai trong một thế trận hiệp đồng chặt chẽ với ý thức “ Đông Dươnglà một chiến trường”.

Thực hiện kế hoạch tác chiến trong Đông Xuân 1953 - 1954, từ cuối tháng 11 năm 1953, mộtbộ phận chủ lực của ta tiến lên Lai Châu và cùng thời gian này, một cánh quân khác của ta cũng lên

đường tiến sang Trung, Hạ Lào. Lực lượng tham gia tiến công địch ở hướng này có trung đoàn 66 và101, cùng với các đơn vị quân tình nguyện liên khu 4, Liên khu 5 đã sang phối hợp với bạn hoạt độngtừ những năm trước và một số đơn vị Pathét Lào. Để tiến hành chiến dịch, một bộ chỉ huy liên quân

Lào - Việt được thành lập. Ngày 21/12/1953, liên quân Lào - Việt tập kích tiêu diệt một tiểu đoàn bộbinh và một đại đội pháo của địch ở Khămna, sau đó tiêu diệt gọn một đại đội địch từ Banaphào tớiứng cứu. Đêm 22/12, liên quân Lào - Việt đánh thiệt hại nặng một số tiểu đoàn địch ở Khămna. Đòn

tấn công bất ngờ trên đã làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở Trung Lào, tạo điềukiện cho trung đoàn 66 truy kích tiêu diệt gọn một tiểu đoàn địch ở Pacuội khi chúng rút chạy khỏiMụgiạ và Banaphào. Trong hai ngày 23 và 24, một đơn vị bộ đội ta và bộ đội bạn tiến công Lạc Sao,Căm Cớt, diệt một loạt vị trí dọc đường số 12, giải phóng thị xã Nhommarát, rồi tiến vào giải phóngthị xã Thà Khẹc và toàn bộ tỉnh Khăm Muộn. Tính chung, trong đợt tiến công này, liên quân Lào -

Việt đã giải phóng một khu vực rộng lớn gần 40.000 km 2 với khoảng 40 vạn dân. Phòng tuyến củađịch ở Trung Lào bị phá vỡ. Báo chí địch cho rằng đây là một thảm kịch đối với quân Pháp bởi ĐôngDương đứng trước nguy cơ bị chia cắt làm đôi. Để cứu vãn tình thế, Nava vội vã cho điều động 19 tiể u

đoàn bộ binh cơ động, 3 tiểu đoàn pháo binh từ các chiến trường Bắc Bộ, Nam Bộ đến Xavanakhẹt tổchức thành một tập đoàn cứ điểm lớn ở Sê nô. Đến cuối tháng 12/1953, quân địch ở Trung Lào đã lên

tới 26 tiểu đoàn, trở thành nơi tập trung quân lớn thứ ba trên chiến trường Đông Dương. Rõ ràng, vớiviệc tập trung binh lực của địch tại Trung Lào sau đòn tiến công của liên quân Lào - Việt đã bước đầuphá vỡ được kế hoạch tập trung quân của Nava tại đồng bằng Bắc Bộ.

Page 109: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

109

Từ cuối tháng 1 năm 1954, tiếng súng phối hợp trên chiến trường Hạ Lào cũng bắt đầu nổ. Cầnphải lưu ý một điều là, trước đó trong cuộc tấn công Tr ung Lào cuối tháng 12/1953, trung đoàn 101 đã

cho mũi thọc sâu đánh xuống Hạ Lào, tạo bàn đạp cho lực lượng lớn của ta phát triển xuống phía Nam.Thực hiện kế hoạch tấn công Hạ Lào, tiểu đoàn 436 thuộc trung đoàn 101 đã gấp rút vận động

xuống Hạ Lào cùng phối hợp với 1 đại đội quân tình nguyện liên khu 5 và bộ đội, du kích Pathét Lào

mở chiến dịch tiến công quân địch. Từ cuối tháng 1 năm 1954 đến cuối tháng 2 năm 1954, liên quân

Lào - Việt liên tục tiến công, truy kích địch, loại khỏi vòng chiến đấu 3000 tên, giải phóng hoàn toàn

tỉnh Atôpơ, cao nguyên Bô lô ven và Nam Xaravan rộng hơn 20.000 km2,, nối liền vùng giải phóng HạLào với Trung Lào và vùng giải phóng Bắc Tây Nguyên của Việt Nam. Tiếp đà thắng lợi, liên quân

Lào - Việt tiến công giải phóng Chămpaxắc. Từ Chămpaxắc, liên quân Lào - Việt phối hợp với quângiải phóng Khơme Ítxarắc tiến công quân địch trên đất Campuchia, giải phóng một vùng đất đai rộnglớn thuộc Đông Bắc Campuchia.

Những thắng lợi trên, chứng tỏ quyết định mở mặt trận ở Trung, Hạ Lào trong Đông Xuân1953 - 1954 của ta là chính xác, đã chọn đúng khu vực xung yếu mà địch không thể bỏ. Thắng lợi này

còn đồng thời đặt ra một phương án là nếu phối hợp với chiến trường Tây Bắc Việt Nam, một cuộctiến công khác đồng thời nổ ra tại Thượng Lào thì Nava sẽ phải tiếp tục phân tán lực lượng về phíanày.

Trong khi liên quân Lào - Việt thực hiện tiến công ở Trung, Hạ Lào, tại chiến trường ViệtNam, quân ta cũng tiến quân lên Tây Bắc (cuối năm 1953). Phát hiện hướng tiến công của ta, Pháp choquân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Sau đó, trước cuộc tiến công của ta, địch bỏ Lai Châu, rút về cốthủ tại Điện Biên Phủ, đồng thời Nava quyết định tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tậpđoàn cứ điểm lớn nhất, mạnh nhất trong cuộc chiến tranh Đông Dương nhằm bảo vệ Tây Bắc, che chởcho Thượng Lào và tiêu diệt chủ lực của ta.

Đầu tháng 12 năm 1953, Tổng quân ủy Võ Nguyên Giáp đã gửi lên Bộ chính trị dự kiến kếhoạch đánh Điện Biên Phủ. Hạ tuần tháng 12 năm 1953, Bộ chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủlàm điểm quyết chiến lược trong Đông Xuân 1953 - 1954. Triển khai kế hoạch tác chiến, quân dânViệt Nam nhanh chóng thiết lập thế trận bao vây quân địch và tịch cực chuẩn bị mọi mặt cho chiếntrường Điện Biên Phủ.

Một điều đáng nói là trong quá trình chuẩn bị cho trận chung kết Điện Biên Phủ, nghệ thuậtphối hợp chiến trường của liên quân Lào - Việt đã phát triển tới đỉnh cao. Điều này được khẳng địnhqua cuộc tiến công của liên quân hai nước trong chiến dịch Thượng Lào đầu năm 1954. Như chúng tađã biết, trong kế hoạch tiến công Điện Biên Phủ, lúc đầu ta chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh”,nhưng qua thực tế chiến trường, Tổng quân ủy quyết định chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”. Vớiquyết định này, quân ta buộc phải thực hiện việc kéo pháo từ trận địa chuẩn bị ra ngoài, nhằm triểnkhai chu đáo mọi mặt cho một cuộc tiến công diễn ra sau đó. Để thực hiện kế hoạch mới, Đảng ủychiến dịch đưa đại đoàn 308 sang Thượng Lào, phối hợp với bạn tiến công địch. Hoạt động của liên

quân Lào - Việt trên chiến trường Thượng Lào, trước hết nhằm thu hút không quân và lực lượng cơđộng địch, tạo điều kiện cho quân ta tại chiến trường Điện Biên Phủ, đưa pháo ra an toàn theo kếhoạch “ đánh chắc, tiến chắc”. Hơn nữa, hoạt động c ủa liên quân tại đây còn có nhiệm vụ nghi binhchiến dịch, làm sai lạc sự phán đoán của địch, vừa tiêu diệt một bộ phận sinh lực, đập tan con đườnghành lang nối liền Luông Phabăng với Điện Biên Phủ, thiết thực chuẩn bị cho trận đánh sắp tới.

Page 110: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

110

Trải qua gần một tháng của chiến dịch Thượng Lào, liên quâ n Lào - Việt đã truy kích địch trên

chặng đường dài 200 km, đánh thiệt hại nặng quân địch ở Mường Khoa (31/1/1954), Mường Ngòi,

Nậm Ngà (3/2/1954), giải phóng hoàn toàn tỉnh Phông Xa Lỳ (24/2/1954) và lưu vực sông Nậm Hu.Tính chung, trong toàn chiến dịch, liên quân đã tiêu diệt và làm tan rã 17 đại đội địch, trong đó có 1tiểu đoàn lính lê dương bị tiêu diệt gọn, thu hàng chục tấn vũ khí, đạn dược, giải phóng một vùng đấtđai rộng lớn khoảng 10.000 km2, cô lập hoàn toàn Điện Biên Phủ.

Trước đòn tiến công bất ngờ của liên quân Lào - Việt, đặc biệt là Luông Pha Băng bị uy hiếp,Nava phải lập một cầu hàng không tăng viện cho Thượng Lào. Ông ta đã vét từ đồng bằng Bắc Bộbinh đoàn cơ động số 7, tiểu đoàn khinh quân ngụy số 301 từ Xiêng Khoảng, cùng với một số tiếuđoàn, trung đoàn bộ binh từ một số mặt trận khác, tăng cường cho Luông Pha Băng và Mường Sài đểthành lập hai tập đoàn cứ điểm mới. Như vậ y, qua chiến dịch, Nava phải tiếp tục phân tán khối chủ lựccơ động ở đồng bằng Bắc Bộ, biến Thượng Lào thành nơi tập binh lực lớn thứ tư của địch trên chiếntrường Đông Dương .

Đánh giá về chiến dịch Thượng Lào, kí giả người Pháp Rô -Be-Ghi-Lanh trong tập “Kết thúc

những ảo tưởng” cho rằng: “Đ ó là một cuộc chạy việt dã quái đản, xuyên qua rừng rậm, vượt trên sứcbất cứ một đội quân nào”, “Mặt trận Lào quả là một cái bơm, bơm cạn hết nguồn sinh lực của các mặttrận khác: đồng bằng, Át Lăng và cả Trung Lào cũng đều phả i rút bớt quân để ném cho cái “Chiếntrường bị đe dọa là Mường Sài và Luông Pha Băng” [3;tr130].

Việc liên quân Lào - Việt mở chiến dịch Thượng Lào có ý nghĩa hết sức quan trọng và là mộtbước chuẩn bị chu đáo cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Vì vậy, chiến trường Thượng Lào và chiếntrường Điện Biên Phủ gắn liền với vận mệnh của nhau. Chiến dịch Thượng Lào t hắng lợi, đã tạo tiềnđề trực tiếp cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

Để củng cố, mở rộng những thắng lợi to lớn mà quân và dân ba nước đã giành được, đặc biệt làcủa quân, dân Lào - Việt trong những tháng mở đầu chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, chúng ta tậptrung toàn bộ lực tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh bại hoàn toàn kế hoạch Nava.

3. Kết luậnCùng chung hiểm họa mất nước, vì mục tiêu độc lập tư do, hai dân tộc Lào - Việt đã đoàn kết

bên nhau chung chiến hào đánh Pháp. Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1953 - 1954, bộ đội PathétLào cùng quân tình nguyện Việt Nam triển khai hiệp đồng tác chiến chặt chẽ và giành được nhữngchiến thắng quan trọng như: Trung Lào, Hạ Lào, nhất là chiến thắng Thượng Lào, đã làm cho kế hoạchNava bị đảo lộn và bắt đầu phá sản. Những thắng lợi trên còn góp phần quan trọng vào việc chuẩn bịcho trận quyết chiến chiến lược của quân dân Việt Nam tại chiến trường Điện Biên Phủ. Với chiếndịch Điện Biên Phủ toàn thắng, thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, kí kết Hiệp địnhGiơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Đông Dương, kết thúc thắnglợi cuộc kháng chiến chống Pháp.

Một trong những nhân tố dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dânĐông Dương là tình đoàn kết chiến đấu giữa quân, dân hai nước Lào - Việt. Truyền thống đó tiếp tụcđược phát huy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), cũng như trong công cuộc xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc của hai dân tộc hiện nay.

Page 111: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] 2008. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng lịch sử . Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[2] Phan Gia Bền, Đặng Bích Hà, Phạm Nguyên Long, Huỳnh Lứa..., 1978. Lược sử nước Lào .

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nôi.[3] Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 2001. Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử. Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội.[4] Phạm Chí Nhân, 2004. Đại đoàn 308 với chiến dịch Điện Biên Phủ . Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội.[5] Nguyễn Hùng Phi, TS. Buasi Chalơnsúc, 2006. Lịch sử Lào hiện đại (tập I) . Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

SOME TYPICAL SUCCESSES OF LAOS - VIET NAM’S COALITION ON THEBATTLEFIELD OF LAOS IN WINTER- SPRING 1953 - 1954

Dinh Ngoc Ruan M.AFaculty of History and Geography

Abstract: In the Winter- Spring 1953- 1954, Laos - Vietnam’s coalition worked close with to attain some importantvictories in the Laos’s battleground such as: Upper land, lower land and midland of Laos. These victories along with thevictory of the Battle of Dien Bien Phu in Viet Nam the Navarre plan failed and enforced the French to sign on GenevaAccords to recornise of sovereignty, independence and territorial intergrity of the people in three Indochina countries.

Keywords: Typical successes, Laos - Viet Nam’s coalition, winter-spring 1953 - 1954, upper land of Laos, lowerland of Laos, midland of Laos.

Page 112: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

112

NHÓM HƯ TỪ TIẾNG VIỆT MANG Ý NGHĨA PHỦ ĐỊNHTRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH

TS. Bùi Thanh HoaKhoa Ngữ văn

ThS. Nguyễn Thị HươngKhoa Ngoại ngữ

Tóm tắt: Nhóm hư từ phủ định trong tiếng Việt gồm không, chẳng, chả, đâu/ đâu có, nào/ nào có, khỏi, cóc,đếch, ứ, chưa. Về ý nghĩa, các hư từ này phủ nhận, bác bỏ sự tồn tại của một sự tình, một việc, hành động hay đặc điểmnào đó và có thể kèm theo các tình thái đánh giá chủ quan của người nói. Về vị trí và đặc điểm kết hợp, nhóm phụ từ phủđịnh thường đứng trước biểu thức ngôn ngữ chứa nội dung phủ định, riêng không và đâu có thể đứng sau. Biểu thức ngônngữ này có thể là từ hoặc cụm từ, có thể giữ vai trò chủ ngữ, vị ngữ hay các thành phần phụ khác trong câu. Về sử dụng,các hư từ trong nhóm có thể tham gia thực hiện hành động ngôn ngữ trực tiếp thuộc nhóm tường thuật, hay bác bỏ,… cóthể bổ sung cho phát ngôn những hiệu lực giao tiếp gián tiếp. Ngoài không có thể tham gia vào mọi phong các h chức năng,các hư từ còn lại trong nhóm thường xuất hiện trong các phong cách nghệ thuật, sinh hoạt hay nghị luận. Trong bài viếtnày, chúng tôi đặt nhóm hư từ phủ định trong tiếng Việt trong sự đối chiếu với tiếng Anh nhằm tìm ra những nét tươngđồng và dị biệt trong việc biểu hiện nội dung phủ định giữa hai ngôn ngữ.

Từ khóa: Hư từ, đồng nghĩa, phủ định.

1. Đặt vấn đềPhủ định hiểu theo nghĩa thông thường là “bác bỏ sự tồn tại, sự cần thiết của cái gì” [6;778].

Như vậy, cùng với khẳng định, phủ định là một thao tác quan trọng trong tình thái nhận thức của conngười đối với hiện thực và đối với những điều được nói tới. Phủ định trong phát ngôn được thực hiệnbằng các phương tiện từ vựng (thực từ, hư từ) hoặc các cấu trúc câu. Bài viết khảo sát các hư t ừ tiếngViệt mang ý nghĩa phủ định. Đây là nhóm hư từ đồng nghĩa với sự đồng nhất và khác biệt tinh tế vềnghĩa giữa các thành viên, thể hiện sự phong phú và sinh động của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ.Những đặc điểm ngữ nghĩa ấy được đặt trong sự đối chiế u với tiếng Anh để tìm hiểu điểm giống và

khác giữa hai ngôn ngữ trong việc biểu hiện nội dung phủ định.Các phương diện ngữ pháp, cấu trúcchúng tôi sẽ tìm hiểu trong một bài viết khác.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nhóm hư từ mang ý nghĩa phủ định trong tiếng Việt2.1.2. Nhóm hư từ mang ý nghĩa phủ định trong tiếng Việt bao gồm các từ: Không, chẳng/

chả, đâu/ đâu có, nào/ nào có, đếch, cóc, ứ . Cả nhóm có ý nghĩa khái quát chung biểu thị sự phủ định,bác bỏ đối với điều được nêu ra sau đó (đối tượng bị phủ đ ịnh có thể là một hiện tượng, sự vật, hoạtđộng, trạng thái, tính chất hoặc tính cách).

Ví dụ:(1) Tôi không tin vào giọt nước mắt của bà.

(1) có thể được cải biến thành:

(1a) Tôi chẳng/chả tin vào giọt nước mắt của bà.

(1b) Tôi nào/nào có/đâu có tin vào giọt nước mắt của bà.

(1c) Tôi đếch/cóc/ứ tin vào giọt nước mắt của bà.

2.1.3. Tuy nhiên, mỗi hư từ trong nhóm lại có những sắc thái ý nghĩa phủ định khá riêng biệtKhông có khả năng biểu đạt sự phủ định đối với những nội dung, đối tượng rất rộng và phong

phú. Đó có thể là các kiểu sự tình trong câu cũng như các vai nghĩa, các cảnh huống. Trong đó có nhiềuloại sự tình, vai nghĩa hay cảnh huống chỉ có thể bị phủ định bởi không. Nhất là các sự tình quan hệ.

(2) Bàn chữ nhật không để ăn cơm .

Page 113: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

113

(3) Việc này không tại nó.

Nội dung phủ định sự tình quan hệ mục đích và nguyên nhân trong những ví dụ trên chỉ đượcthực hiện bởi không. Khó có thể thay không bằng các phụ từ khác trong nhóm.

Ngữ liệu cho thấy, không được dùng khi người nói muốn phủ nhận sự cho phép thực h iện mộthành động, trạng thái nào đó.

(4) Mày không được vào đây .

Nếu thay không bằng chẳng(4a) Mày chẳng được vào đây .

Phát ngôn chỉ còn nội dung miêu tả một sự tình, thông báo một thông tin. Phần nghĩa cho phépvà tình thái mệnh lệnh sẽ bị mất đi. Sắc thái phủ định này của không khiến không thường xuất hiệntrong những phát ngôn chứa các biểu thức thể hiện ý chí, quyết tâm hay hành động tuyên bố.

(5) Nhưng ta nhất định không được chết. Không được chết vào đêm nay .

(6) Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm

nô lệ. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

Không cũng được dùng khi người nói muốn phủ định sự tồn tại của các hiện tượng có thuộctính sự vật hay thuộc tính vật chất.

(7) Những căn nhà không cả vách che đằng trước vì chẳng ai thèm tham lam của ai cái gì.

(8) Đường không. Cầu cũng không.

Sắc thái phủ định sự tồn tại của không có thể tường minh thành không có. Yếu tố sự vật tínhtrong ý nghĩa phủ định của không khiến phụ từ này thường xuất hiện trong những phát ngôn có tình

thái hoàn toàn khách quan.

Chẳng/chả thể hiện ý nghĩa phủ định có kèm theo sắc thái đánh giá của người nói đối với nộidung, đối tượng phủ định.

(9) Sau cái chết của lão Hạ, số phận Cún chẳng đổi thay mấy.Nội dung phủ định của chẳng ở đây là sự đổi thay của số phận Cún. Ngoài ý nghĩa phủ định

này, chẳng còn có hàm ý: Lẽ ra, số phận Cún phải đổi thay sau cái chết của lão Hạ. Nếu thay chẳngbằng không, phát ngôn trên sẽ mất đi hàm ý nhận xét ấy. Vì vậy, có thể mô tả sắc thái phủ định này

của chẳng như sau: Chẳng + A (đối tượng bị phủ định) = Đáng lẽ, lẽ ra phải A . Nói cách khác,

chẳng mang ý nghĩa phủ định dùng cho những trường hợp khác với bình thường (với nghĩa khôngđược như bình thường) hay ngược với lẽ thư ờng. Vì vậy, chẳng thường kết hợp với mà tạo thành mô

hình a mà chẳng b ( a và b là hai thuộc tính luôn tồn tại song song) thể hiện sự đánh giá nội dung phủđịnh là ngược với lẽ thường. Chẳng hạn: có lớn mà chẳng có khôn; có đầu mà chẳng có cuối,…

Ngữ liệu cho thấy, chẳng trong nhiều trường hợp chỉ mang tính phủ định một cách tương đốichứ không tuyệt đối như không.

(10) Ra tù, Bường chẳng chịu làm ăn gì, mở một quán thịt chó nhưng được hơn một năm thì phá sản.Phần nội dung bị phủ định bởi chẳng là chịu làm ăn đã được phát triển tiếp tục trong nội dung

của câu thành hành động mở một quán thịt chó ở vế sau. Trường hợp này, nếu thay chẳng bằng không,

phát ngôn sẽ trở nên mâu thuẫn và không lôgíc.

Theo quan sát của chúng tôi, có một từ trong nhóm có thể thay thế cho chẳng trong các trườnghợp kể trên. Đó là chả. Có thể khẳng định, sắc thái ý nghĩa của chẳng và chả là khá đồng nhất. Có khảnăng giữa hai từ này có tồn tại quan hệ biến âm nào đó trong lịch sử. Nhưng phạm vi báo cáo của chúng tôi

Page 114: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

114

không tìm hiểu về lịch sử ngữ âm hay từ nguyên nên dùng dự đoán này như một giả thuyết cho sự đồngnhất rất cao về sắc thái ý nghĩa của chẳng và chả.

Nào/nào có thể hiện nội dung phủ định nằm ngoài dự đoán, suy nghĩ và sự chấp nhận củangười nói. Vì vậy, nào/nào có thường được dùng khi người nói muốn nhấn mạnh sự phủ định hay bácbỏ điều gì đó.

(11) - Chết! Lạy ông, con cháu nào dám thế! Sao ông nghĩ vẩn vơ làm vậy?Nào trong trường hợp này lại thể hiện sắc thái phủ định bác bỏ của người nói ( con cháu) đối với

điều mà người nghe (ông) cho là đúng hoặc cho là đã xảy ra, với hàm ý khẳng định: điều đó không thể xảyra. Sắc thái nhấn mạnh của nào ở đây có thể tường minh thành không bao giờ, không khi nào, không thểnào. Nội dung này của nào khiến câu có thêm sắc thái phân bua, thanh minh, như trong ví dụ sau:

(12) Bà cụ nghển lại, mặt bán diện, gầy rốc rác:- Tôi nào có mở cổng cho nó.Tôi có chìa khoá đâu.Đâu/đâu có thể hiện nội dung phủ định (việc, vật, trạng thái) xảy ra ngoài dự liệu, dự tính của

người phủ định. Do đó, đâu có thêm tình thái thời gian quá khứ cho nội dung phủ định.(13) Anh chỉ kể để mà kể chứ đâu biết nàng cứ nằng nặc muốn đến để tận mắt chứng kiến nơi

hồi bé anh sống, mơ mộng và đau khổ.Nội dung đâu biết nàng cứ nằng nặc muốn đến là sự việc đã xảy ra và đã kết thúc trước thời

điểm nói. Tại thời điểm phát ngôn, nhân vật anh đã biết về việc nàng cứ nằng nặc muốn đến.Chức năng đánh dấu tình thái không chủ định, không mong muốn khiến đâu trong những

trường hợp như phát ngôn trên có thể được mô tả tương đương về nghĩa qua biểu thức chứa từ giá mà.

Nếu công thức hoá nội dung phủ định của đâu trong trường hợp này thành: a đâu x (a là chủ thể củahành động phủ định, x là đối tượng, hành động, trạng thái bị phủ định) thì công thức này tương đươngvới giá mà a x. Chẳng hạn, ví dụ sau

(14) Tôi cầu cứu rừng già của tôi, nhưng sự thực thì rừng già đâu còn để tôi chạy trốn.Nội dung phủ định a đâu x có thể được giải thích bằng cách nói chứa giá mà a x

(14a) Tôi cầu cứu rừng già của tôi, nhưng sự thực thì giá mà rừng già còn để tôi chạy trốn.Sắc thái phủ định này của đâu không lặp lại ở các phụ từ khác trong nhóm đồng nghĩa.Cóc mang sắc thái nhấn mạnh nội dung phủ định với thái độ quyết liệt của người nói. Nội dung

phủ định của cóc còn có tình thái liên nhân rõ ràng, nó cho thấy mối quan hệ vai giao tiếp của ngườinói và người nghe là ngang hàng và không gần gũi, thân thiết, không thiện chí.

(15) Tao cóc sợ. Tao chấp cả ba mày.

Đếch gia tăng cho nội dung phủ định sự nhấn mạnh với mục đích làm người nghe tin vào

điều mình nói.

(16) - Kìa, các bác ăn đi. Nóng sốt mới ngon. Sang năm muốn xơi thịt trâu chọi phải xuốngsớm, phải có thổ công, đảm bảo với các bác đã ăn, nghiện đếch dứt được .

Trường hợp này, sắc thái phủ định của đếch mang tính tuyệt đối hơn không.

Tình thái chủ quan trong nội dung phủ định của đếch còn thể hiện ở chỗ, hư từ này thường kèm theo

một nội dung đánh giá âm tính hoặc thái độ không tích cực của người nói đối với nội dung hoặc đốitượng, hành động bị phủ định.

(17) Ông lại làm thơ. Nhưng báo đếch nào người ta lại đăng thứ thơ ấy. Thành ra ông có tài

thi sĩ mà đếch1ai biết. Và do vậy ông cũng đếch2công nhận ai là nhà thơ .

Page 115: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

115

Ứ có nội dung phủ định dùng cho điều mà người nói không muốn, không có nhu cầu hoặckhông thích.

(18) Con ứ đi học đâu.Ứ ở đây tương đương về nghĩa với không muốn. Sắc thái phủ định này của ứ khiến phát ngôn

có thêm tình thái cầu khiến, ở đây là đề nghị: cho con nghỉ học. Mặt khác, vì có tình thái đề nghị nên ứthường dùng để phủ định những việc, hành động, trạng thái chưa hoặc chuẩn bị diễn ra. Sắc thái phủđịnh này hoàn toàn khác với nào (phủ định điều mà người nghe cho là đúng hoặc đã xảy ra) .

Sắc thái phủ định của ứ mang tính tình thái liên nhân cao. Người nói thường dùng hư từ này

trong giao tiếp với người có vai giao tiếp cao hơn mình về tuổi tác, đồng thời có quan hệ tình cảm thânthiết, gần gũi như giữa con cái với cha mẹ, giữa con cháu với ông bà hoặc một số quan hệ tình cảm đặcbiệt khác.

2.1.4. Ý nghĩa sắc thái hoá của từng hư từ trong nhóm như đã phân tích bên trên cho thấynội dung phủ định trong phát ngôn tiếng Việt có những đặc điểm rất phong phú và tinh tế. Mộtcách tổng quát, có thể phân xuất các sắc thái phủ định ấy như sau

Về tình thái chủ quan và khách quan. Tình thái khách quan gồm không. Tình thái chủ quangồm chẳng, chả, nào, nào có, đâu, đâu có, cóc, đếch, ứ.

Về tình thái liên nhân và biểu cảm, có thể phân xuất thành các nhóm: Nhóm thể hiện quan hệ liên

nhân ngang hàng hoặc trên hàng với sắc thái biểu cảm không tích cực, không thiện ch í (đếch, cóc); Nhóm

thể hiện quan hệ liên nhân ngang hàng hoặc dưới hàng với sắc thái biểu cảm thân mật, gần gũi ( ứ).

Về sắc thái phủ định, có thể phân xuất thành các nhóm: Nhóm thể hiện sự nhấn mạnh nội dungphủ định (chẳng, chả, nào, nào có, đâu, đâu có , đếch, cóc, ứ); Nhóm thể hiện sự đánh giá về nội dungphủ định (chẳng, chả, nào, nào có, đâu, đâu có, chưa), trong nhóm này, có đánh giá về sự bất thườngcủa nội dung phủ định (chẳng, chả), có đánh giá về khả năng xảy ra của nội dung phủ định (nào, nào

có, đâu, đâu có, chưa); Nhóm thể hiện phủ định miêu tả gồm không; Nhóm thể hiện phủ định bác bỏgồm nào, nào có, đâu, đâu có, đếch.

Về mức độ phủ định, có thể phân xuất hai nhóm: nhóm phủ định tuyệt đối (không, nào, nào có,

cóc, đếch) và nhóm phủ định tương đối (chẳng, chả, đâu, đâu có, ứ).

Về mặt cấu tạo, các hư từ trong nhóm thường kết hợp với các từ chỉ thời gian ( bao giờ, khinào,lúc nào, hề…), không gian (đâu, ở đâu, chỗ nào, chốn nào…) hoặc phiếm chỉ (ai, gì, sao…)… Tạothành những biểu thức ngôn ngữ có tính cố định cao.

3. Nhóm từ mang ý nghĩa phủ định trong tiếng Anh3.1. Nhóm từ mang ý nghĩa phủ định trong tiếng Anh gồm các từ: No, not, never, hardly/

hardly ever, seldom/rarely, barely/scarcely. Về đại thể, các từ này đều biểu thị ý nghĩa phủ định đối vớicác sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ, trạng thái… Xuất hiện đi kèm chúng trong một phát ngôn.

Ví dụ:(19) There is no answer for this question. (Không có câu trả lời cho câu hỏi này)

(20) I do not have anything to say. (Tôi không có gì để nói)

(21) He will never do that again. (Anh ta sẽ không bao giờ làm điều đó nữa)(22) She can hardly/hardlyever become a good teacher.

(Cô ấy khó có thể trở thành một người giáo viên tốt)(23) He seldom/rarely comes to my house. (Anh ấy hiếm khi đến nhà tôi)

Page 116: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

116

(24) He can scarcely/barely have said so. (Anh ấy chắc chắn không nói vậy)3.2. Mỗi phủ định từ nói trên trong tiếng Anh lại có một đặc điểm ngữ nghĩa riêng biệtVà vì là ngôn ngữ biến hình nên những đặc điểm ngữ nghĩa ấy đồng thời biểu hiện cả những

khác biệt về mặt ngữ pháp và cấu trúc.No mang ý nghĩa phủ định “không”, trực tiếp đối với các sự vật, hiện tượng, thuộc tính, đặc

điểm… No thường kết hợp trực tiếp với các danh từ, tính từ… Tạo thành những ngữ phủ định như:nowhere, nothing, nobody, no more, no pain no gain… Và có sắc thái nhấn mạnh.

Ví dụ:(25) The boys invited no one to their party. (Các cậu bé không mời ai đến bữa tiệc của chúng cả)(26) Tim has gone nowhere this summer. (Tim chưa đi chơi đâu trong dịp hè này)

(27) She has no more to add to the discussion. (Cô ấy không có gì để nói thêm vào cuộc tranh luận)Not mang ý nghĩa phủ định “không phải” đối với các hành động, trạng thái hoặc đặc điểm tính

chất hay sự vật hiện tượng. So với no, not có biên độ phủ định rộng hơn. Not thường kết hợp với cáctrợ động từ và đứng trước động từ, tính từ hay cụm danh từ ở trong câu.

Ví dụ:(28) She will not come to the party tomorrow. (Cô ấy sẽ không đến bữa tiệc ngày mai)

-> phủ định một hành động.(29) Tom has not finished the report. (Tôm chưa hoàn thành báo cáo) -> phủ định một quá trình.

(30) She is not feeling well. (Cô ấy không cảm thấy khỏe cho lắm) -> phủ định một trạng thái.(31) She is not a good teacher. (Cô ấy không phải là một giáo viên tốt)->phủ định một thuộc tính của một người.Bên cạnh đó, not còn kết hợp với trợ động từ do tạo thành tổ hợp cầu khiến có nội dung phủ định.Ví dụ:(32) Do not begin without me. (Đừng bắt đầu nếu thiếu tôi)(33) Do not waste any time. (Đừng lãng phí thời gian)(34) Do not think about him. (Đừng nghĩ về hắn)Never mang ý nghĩa phủ định có kèm theo tình thái thời gian “không bao giờ” hoặc “chưa”, có

sắc thái nhấn mạnh nội dung phủ định trong câu.Ví dụ: (35) Snow never falls in summer. (Tuyết không bao giờ rơi vào mùa hè)Sắc thái ngữ nghĩa nhấn mạnh của never khiến từ này thường xuất hiện trong những câu nói có

tính thành ngữ, chân lí, khái quát…Ví dụ: (36) Never say die! (Không bao giờ bỏ cuộc)Hardly/ Hardly ever(khó có thể), Rarely/Seldom (hiếm khi), Barely/Scarcely (chắc chắn

không) mang ý nghĩa phủ định khả năng xảy ra trên thực tế của một hành động, trạng thái. Vì bản thâncác từ/ cụm từ này mang ý nghĩa phủ định nên luôn được dùng trong câu khẳng định. Ngoài ra, có mộtđiểm khác biệt với tiếng Việt là các từ này thường được sử dụng trong loại câu đảo ngữ (invertedsentences) nhằm nhấn mạnh ý phủ định trong câu.

Ví dụ:(37) Hardly/ Hardly evercan he come to the party because of his illness.

(Anh ấy khó mà đến được bữa tiệc vì đang bị ốm)(38) Rarely/Seldomhave I eaten better food.

Page 117: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

117

(Hiếm khi nào tô i được ăn thức ăn ngon hơn thế)(39) Barely/ Scarely does the mail arrives before noon.

(Lá thư chắc chắn không đến trước buổi trưa được)4. Kết luậnNhư vậy, nếu nội dung phủ định trong các phát ngôn tiếng Việt được thực hiện bởi các hư từ có

khá nhiều sắc thái như: Phủ định tuyệt đối và phủ định tương đối; Phủ định kèm thái độ và sự đánh giácủa người nói; phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ… Thì có thể thấy trong tiếng Anh, những sắc tháinày phần nào có ít màu sắc hơn. Tính chất tư ơng đối, sự đánh giá (tích cực hay tiêu cực) của người nóilà những sắc thái phủ định chúng tôi chưa tìm thấy tr ong các phủ định từ tiếng Anh. Khi muốn nhấnmạnh nội dung phủ định hay thể hiện tình cảm, thái độ, sự đánh giá của mình đối với nội dung phủđịnh, người nói tiếng Anh thường thể hiện qua hình thức ngữ âm, ngữ điệu bằng cách thay đổi cao độ,trường độ của giọng nói, hoặc người nghe phải tự tìm hiểu dựa vào ngữ cảnh. Loại câu đảo ngữ sửdụng các từ mang nghĩa phủ định tuy không phổ biến trong văn nói tiếng Anh nhưng cũng thườngđược sử dụng (phổ biến trong văn viết) nhằm nhấn mạnh ý phủ định của người nói/người viết. Đây làđiểm khác biệt mang tính đặc thù không có trong tiếng Việt.

Từ những quan sát trên, có thể thấy nhóm hư từ tiếng Việt mang ý n ghĩa phủ định có số lượngphong phú hơn so với nhóm từ phủ định trong tiếng Anh. Sự chi tiết hóa nội dung phủ định thành các

mức độ, sắc thái… Khác nhau trong giao tiếp khiến số lượng các hư từ mang ý nghĩa phủ định trongtiếng Việt có sự biến động nhất định chứ không phải là cố định, bất biến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Hữu Châu, 1986. Các bình diện của từ và từ tiếng Việt . Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[2] Đỗ Hữu Châu, 1982. Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động. Tạp chí Ngôn ngữ

(số 3), tr.18-33.[3] Đỗ Hữu Châu, 1981. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.[4] Alan Cruse, 2004. Meaning in langguage - An introduction to semantics and Pragmatics

(second edition). Oxford University Press.[5] Nguyễn Thiện Giáp, 1985. Từ vựng học tiếng Việt . Nxb Đại học và Trung học

Chuyên nghiệp, Hà Nội.[6] Nguyễn Văn Hiệp, 2008. Cơ sở ngữ nghĩa phâp tích cú pháp. Nxb Giáo dục, Hà Nội.[7] John Lyons, 1995. Linguistisc semantic: an introduction. Cambrigde University Press.[8] Hoàng Phê, 1992. Từ điển tiếng Việt. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.[9] Nguyễn Anh Quế, 1988. Hư từ trong tiếng Việt hiện đại. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[10] Nguyễn Đức Tồn, 2006. Từ đồng nghĩa tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[11] Nguyễn Văn Tu, 1982. Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt. Nxb Đại học và

Trung học Chuyên nghiệp.[12] Betty Schrampfer Azar, 2001. Understanding and using English Grammar. Pearson Education.[13] John Eastwood, 2006. Oxford Practice Grammar. Oxford University Press.[14] Thomson, A.J and Martinet, A. V, 2006. A practical English Grammar. Oxford University Press.[15] William Bright (Editor in chief), 1992. International encyclopedia of linguistics, Volume 3,

Oxford University Press.[16] Nguồn 1: http://esl.about.com/od/Intermediate_Verbs/a/Negative-Structures.html.[17] Nguồn 2: http://www.onestopenglish.com/grammar/.[18] Nguồn 3: http://www.macmillandictionary.com/.

Page 118: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

118

FUNCTION WORDS OF NEGATION IN VIETNAMESE IN COMPARISON WITH SOMEPOSSIBLE EQUIVALENTS IN ENGLISH

Dr. Bui Thanh HoaLiterature Faculty

Nguyen Thi Huong M.AFaculty of Foreign Language

Abstract: In Vietnamese, function words of negation include không, chẳng, chả, đâu/đâu có, nào/nào có, khỏi,cóc, đếch, ứ, chưa (no, not at all, do not, never, yet). In a sense, these words, that might be used concomitantly withdifferent subjective evaluation of speaker, deny or refute the existence of a thing, an action or a certain characteristic. Theseadjuncts, except không and đâu, usually stand before an expression, and can function as the object, the predicative or thecomplement in a sentence. In use, the above mentioned words of negation can either directly execute a speech act orindirectly supplement an utterance. Just không can participate in any functional language styles; others usually appear inart, living activities or deliberate writing. In this piece of writing, we intend to make a contrastive analysis between the twolanguages: English and Vietnamese regarding to the ways of using words of negation. Hopefully, some meaningfulsimilarities and differences would be drawn and they will be of some help for those who are concerned.

Keywords: Function word, synonymy, negation.

Page 119: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

119

MỘT SỐ BIỂU HIỆN SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH QUA CÁC TÍN HIỆUNGÔN TỪ TRONG CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM

TS. Vũ Tiến DũngKhoa Tiểu học Mầm non

Tóm tắt: Kì thị giới tính trong ngôn ngữ là một hiện tượng phổ quát trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới vàđang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học xã hội. Bài viết đề cập tới một hiện tượng kì thị giớitính được biểu hiện khá rõ với nhiều nội dung khác nhau qua các tín hiệu ngôn từ trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.

Từ khóa: Tiếng Việt, tín hiệu ngôn từ, kỳ thị giới tính, ca dao, tục ngữ .

1. Đặt vấn đềCon người trong lịch sử hình thành và phát triển đã sáng tạo ra vô vàn những giá trị vật chất

cũng như tinh thần nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những sản phẩm có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng đó chính là việc sáng tạo ra ngôn ngữ (Language). F.De Saussure cho rằng “ngôn ngữlà một hiện thực xã hội" . (Dẫn theo[4, tr.7]), nó góp phần không nhỏ trong việc phản ánh thực trạng -

hình thái ý thức xã hội mà nó đang tồn tại. Một trong những mối quan tâm của ngôn ngữ học xã hộihiện nay là vấn đề giới tính trong ngôn ngữ. Việc nghiên cứu ngôn ngữ và giới tính có hai hướng tiếpcận chính: ngôn ngữ của giới và quan niệm giới tính (sexism) trong ngôn ngữ . Hướng ngôn ngữ củagiới chuyên nghiên cứu sự khác biệt trong cách dùng một ngôn ng ữ giữa nữ giới và nam giới. Hướngquan niệm giới tính trong ngôn ngữ chỉ ra cách dùng các tên gọi nghề nghiệp, chức danh thường lànhững từ chỉ nam giới mặc dù đương sự là nữ giới, tức là không có một tên gọi dành cho nữ giới. Dođó, một số nhà nghiên cứu cho rằng có tình trạng trọng nam khinh nữ, thiếu bình đẳng trong cách dùng

một ngôn ngữ cụ thể. Bài viết nhỏ này tập trung vào hướng thứ hai - quan niệm giới tính trong ngônngữ - sẽ phác thảo một cách nhìn có tính chất truyền thống về sự kì thị giới tính (trọng nam khinh nữ)bộc lộ qua ngôn từ trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Về khái niệm kì thị giới tính trong ngôn ngữTheo Từ điển tiếng Việt, kì thị là sự phân biệt đối xử do thành kiến (thường nói về thái độ đối với

các dân tộc) [9, tr.516]. Hiểu theo hướng này thì sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ là sự phân biệt đốixử do thành kiến xã hội về giới tính trong ngôn ngữ. Sự phân biệt đối xử do thành kiến có nghĩa là sựcoi trọng người này và coi khinh người kia do thành kiến x ã hội về một mặt nào đó là sự biểu hiện ýnghĩa của từ kì thị. Tuy nhiên, với cách hiểu như vậy, dung lượng của một thuật ngữ có vẻ như chậthẹp, không thuận lợi trong quá trình sử dụng tiếp theo.

Trần Xuân Điệp cho rằng kì thị là sự coi khinh người này v à coi trọng người kia về một mặt nào

đó do thành kiến xã hội. Trong xã hội loài người đang tồn tại nhiều hình thức kì thị như: kì thị tínngưỡng, kì thị về sắc tộc, kì thị về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế hay tình trạng hônnhân v.v… Tất cả những hình thức kì thị đó đều được biểu đạt rất rõ trong ngôn ngữ. Chẳ ng hạn, vớicác cách nói như: “Mặt búng ra sữa” là biểu hiện sự kì thị về tuổi tác - coi thường tuổi trẻ hay “ngườidân tộc mà! Có biết gì đâu” là thể hiện sự kì thị về dân tộc - coi thường sự hiểu biết của người dân tộc.

Miller & Swift (1972) định nghĩa: "Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ hay ngôn ngữ mang tính kì

thị giới tính là bất kì cách diễn đạt nào thể hiện thái độ và sự trông mong về giới hoặc bất kì cách diễnđạt nào thể h iện tính trội cố hữu của giới này so với giới kia." (Dẫn theo [4, tr.12])

Kì thị giới tính (KTGT) được hiểu là sự coi thường giới này và coi trọng giới kia. Một biểu hiện

Page 120: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

120

rất cụ thể của sự KTGT trong xã hội loài người là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Như v ậy, trong ngônngữ KTGT là sự biểu đạt bằng ngôn ngữ qua hình thức rất dễ nhận thấy, đó là sự coi thường nữ giới -

coi trọng nam giới.2.2. Các tín hiệu ngôn từ thể hiện sự kì thị giới tính trong ca dao, tục ngữ Việt Nam

2.2.1. Nữ giới thường gắn với tính thụ động - nam giới thường gắn với tính chủ độngSự thiếu cân đối về mặt ngữ nghĩa được thể hiện trong cặp đối lập giữa nữ giới gắn với tính bị

động và nam giới gắn với tính chủ động. Theo Nilsen (1990) cho rằng sự sử dụng ngôn ngữ trong thựctế đã thể hiện quan niệm định kiến về văn hóa, đó là nữ giới đóng vai trò bị động hoặc yếu đuối còn

nam giới lại luôn giữ vai trò chủ động hoặc mạnh mẽ. Đặc điểm chung này về giới được thể hiện rất rõtrong ca dao Việt Nam:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?Hình ảnh ẩn dụ “mận” trong tư duy của người Việt luôn là nam giới, còn hình ảnh ẩn dụ “đào”

trong tư duy của người Việt luôn là nữ giới vì hình ảnh “mận” gắn với tính chủ động: "Hỏi đào", còn

“đào” gắn với sự bị động - bị mận hỏi. Tính chủ động gắn với nam giới, tính bị động gắn với nữ giớiđã nâng lên thành tính biểu trưng trong tư duy của người Việt. Chúng ta dễ dàng nhận ra được hình

ảnh ẩn dụ "thuyền"- luôn di chuyển, chủ động để chỉ nam giới, hình ảnh ẩn dụ "bến" - cố định, thụđộng để chỉ nữ giới trong câu ca dao sau:

Thuyền về có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Sự chủ động của nam giới trong tình yêu cũng được thể hiện khá mạnh mẽ trong câu ca dao:Gặp đây anh nắm cổ tay

Anh hỏi câu này có lấy anh không?Nữ giới trong xã hội xưa không có quyền chủ động trong tình yêu lứa đôi, họ không có qu yền

chủ động bày tỏ tình cảm của mình với nam giới:Bồ câu mà đỗ nóc nhà

Mấy đời đàn bà đi hỏi đàn ông.

Trong xã hội phong kiến, họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc hà khắccủa lễ giáo phong kiến với những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định cho số phậncủa mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào bởi quy định “tam tòng” nghiệt ngã : “Tại gia tòng phụ, xuất giátòng phu, phu tử tòng tử”. Điều ràng buộc ấy dẫn theo bao bất hạnh của người phụ nữ:

Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như hạt mưa saHạt vào giếng ngọc, hạt ra ruộng cày

Khi cất lên lời than thân, họ so sánh “thân em…” Với những hình ảnh mong manh, yếu đuốinhư "tấm lụa đào", "hạt mưa sa". Những hình ảnh so s ánh ấy làm nổi bật thân phận bơ vơ, bất trắc và

bị động, lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội xưa.2.2.2. Nữ giới gắn với sắc dục - nam giới gắn với tài năng

Người Việt nêu lên một quan niệm sống, đánh giá nam - nữ rất khác biệt và đó là biểu hiện sựKTGT rất rõ:

Page 121: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

121

Trai thời trung hiếu làm đầuGái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

Nam giới lấy "trung hiếu" làm lẽ sống, nữ giới hướng mục tiêu giữ gìn "tiết hạnh". Khi nói"trinh tiết", “trinh tiết” thì phần lớn người nghe đều hiểu đó là sự ám chỉ phụ nữ. Quan niệm sống và

sự lựa chọn bạn đời trong quan hệ lứa đôi của nữ giới thiên về mặt mặt tài năng; còn nam giới thiên vềsắc đẹp là cách nhận thức theo lẽ thường của người Việt:

Gái tham tài, trai tham sắcNhưng đọc tới câu: “Thứ nhất thịt bò tái, thứ nhì gái đương tơ", chúng ta thấy bộc lộ sự KTGT:

xã hội đánh giá giá trị của nữ giới chủ yếu về mặt thể xác, sắc dục.Chính vì vậy, đại bộ phận những người Việt Nam đều cho rằng việc quan trọng nhất của nữ giới

trong cuộc đời họ chính là gia đình (chồng con) còn người nam giới lại đặt sự nghiệp lên hàng đầu.Trai thì: Lập chí cho bền, chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con.Gái thì: Lấy chồng cho bõ tấm chồng

Bõ công trang điểm má hồng răng đen.2.2.3. Nữ giới gắn với liên tưởng tiêu cực - nam giới gắn với liên tưởng tích cực

Trong ứng xử, nhìn nhận về giới, người Việt luôn quan niệm nữ giới - đàn bà luôn đi liền vớinghĩa tiêu cực. Đơn cử, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không khó khăn lắm để bắt gặp nhữngcâu nói như: “nói dai như đàn bà” hay “đái không qua ngọn cỏ”… Ám chỉ sự thiển cận của người phụnữ. Trong ca dao, tục ngữ, người ta cũng gán cho nữ giới những phẩm chất trí tuệ luôn thua kém namgiới. Về trí tuệ thì:

Khôn ngoan cũng thể đàn bà

Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông.Hay

Đàn ông nông nổi giếng khơiĐàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

Khổng Tử đã từng cho rằng: “chỉ có đàn bà và tiểu nhân là hạng khó dạy. Khi ta gần thì họnhờn, xa thì họ oán” hoặc "phụ nhân nan hóa". Chính vì xuất phát từ quan niệm này nên tính định kiếnvề giới lại càng được thể hiện rõ nét và nổi bật hơn cả là trên phương diện quan niệm về công việc sựnghiệp của nam và nữ. Nam giới trong ca dao, tục ngữ bao giờ cũn g thể hiện sinh ra là để làm nhữngcông việc lớn:

Đã sinh ra kiếp đàn ông

Đèo cao, núi thẳm, sông cùng sá chi.

Với người đàn ông, không ai chịu bị mang tiếng là bất lực hay núp váy vợ… Dư luận xã hội luônchế nhạo, mỉa mai với người đàn ôn g không làm được những việc lớn:

Làm trai cho đáng nên traiKhom lưng, gắng sứ, gánh hai hạt vừng.

Có thể nói, chính quan niệm "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" đã gây nên những sự bấtcông đối với phụ nữ mà chính bản thân người đàn ông cũng phải chịu nhiều sức ép trong cuộc sống:Họ buộc phải là người thành đạt: người xây nhà.

Nếu như quan niệm đàn ông là trụ cột trong gia đình, là người làm việc lớn thì phụ nữ lại làm

những việc vặt như cơm nước, bếp núc, quét nhà:

Page 122: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

122

Vắng đàn ông quạnh nhà

Vắng đàn bà quạnh bếp.Nếu chẳng may người phụ nữ nào không hoàn thành tốt việc bếp núc thì người ấy bị coi là

chẳng phải đàn bà:

Đàn bà chẳng phải đàn bà

Thổi cơm cơm khét, muối cà cà chua.

Bên cạnh đó, cách nhìn tiêu cực về người phụ nữ trong xã hội xưa còn được thể hiện trong việcnếu như người phụ nữ và người nam giới có một đặc điểm nào đó giống nhau thì ngay lập tức ở namgiới sẽ biến thành sự tích cực còn với n gười phụ nữ được nhìn nhận là nét tiêu cực. Ví dụ, cùng là đặcđiểm rộng miệng nhưng cách đánh giá lại khác nhau hoàn toàn:

Đàn ông rộng miệng thì sang

Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.

Những hình ảnh đượ c sử dụng trong ca dao, tục ngữ cũng luôn có sự phân biệt với hai giới.Nam bao giờ cũng được ví với những hình ảnh to lớn, còn phụ nữ thì đi kèm với những hình ảnh nhỏbé, yếu đuối. Ví dụ như: Nam thực như hổ, nữ thực như miêu ; người phụ nữ luôn là liễu yếu đào tơ,còn nam giới thì đại trượng phu, ăn to nói lớn.

2.2.4. Hình ảnh so sánh và tên gọi thể hiện sự KTGTNho giáo xâm nhập vào Việt Nam mang theo tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức

của người dân Việt Nam trong suốt bao năm qua. Với quan niệm “nam nội nữ ngoại”, “nhất nam viết hữu,thập nữ viết vô” nên người phụ nữ trong xã hội xưa trở nên hết sức rẻ rúng. Ý thức được những điều này

nên họ thường ví thân mình với những sự vật, vật dụng hết sức tầm thường trong khi đó người đàn ông thì

được ví với những sự vật hết sức cao sang. Và ca dao đã phản ánh rất rõ nét về điều đó:- Thân anh như cái hoa senThân em như cái bèo hèn trong ao.-Thân anh như cái tàn vàngThân em như cái chiếu rách nhà hàng bỏ quên.

Những hình ảnh đối lập giữa cái cao sang với cái thấp hèn trong câu ca dao: "cái hoa sen" với"cái bèo hèn" và "cái tán vàng" với “cái chiếu rách” đã bộc lộ thái độ kì thị nữ giới trong xã hội xưa.

Với quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng”, nữ giới sau khi đi lấy chồng, mất luôn tên gọicủa mình và dùng chính tên gọi là chức danh của chồng để gọi cho tên của mình. Ví dụ:

Trong làng bà Tú, bà Cai

Có khôn thì lấy vợ hai cho chồngTrong trường hợp này thì bà Tú, bà Cai được hiểu theo nghĩa là vợ của ông Tú, ông Cai.2.2.5. Cách thức xưng hô và sự KTGTĐịnh kiến nam tôn nữ ti đã được người xưa khái quát lên thành một phương châm ứng xử trong

xưng hô giữa nam giới và nữ giới:Đã sinh ra phận đàn bà

Hơn ba, bảy tuổi vẫn là đàn em.Điều đó phản ánh sự bất bình đẳng khá rõ trong xưng hô giữa những người khác giới.

Và ngày nay nguyên tắc xưng hô đó vẫn tồn tại trong xưng hô vợ chồng.

Page 123: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

123

2.2.6. Quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hộiVăn hóa truyền thống của người Việt vốn trọng tính nữ, đề cao phụ nữ trong việc giáo dục con

cái, gánh vác các công việc gia đình.

Sự xâm nhập của các tôn giáo lớn như Nho giáo, Thiên chúa giáo và nhất là Hồi giáo vốn coithường phụ nữ. Chế độ phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng để thống trị xã hộicho nên quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã trở thành nhận thức tư tưởng của xã hội đương thời. Đâycó lẽ là nguyên nhân chính yếu dẫn đến thái độ KTGT trong xã hội xưa, được biểu hiện qua các tínhiệu ngôn từ.

3. Kết luậnNói KTGT trong ngôn ngữ thường chúng ta hiểu đó là sự KTGT trong ngôn ngữ đối với nữ

giới. Tìm hiểu những tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự kì thị giới tính trong tiếng Việt có lẽ dễ tìm thấy rõnhất trong ca dao, tục ngữ tiếng Việt.

Ca dao, tục ngữ Việt Nam biểu hiện rất rõ sự KTGT ở rất nhiều khía cạnh: nam giới luôn gắnvới tính chủ động, nữ giới gắn với tính thụ động, lệ thuộc; nam giới gắn với tài năng và những việclàm cao cả, nữ giới gắn với những việc là tầm thường; nữ g iới lệ thuộc vào nam giới; lệ thuộc vào

danh hiệu của người chồng; nam giớ i có quyền sở hữu nữ giới v.v.. Và những cách nói rập khuôn coithường nữ giới đang tồn tại trong tư duy của người Việt. Tất cả những biểu hiện về sự KTGT trongngôn ngữ có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhưng ở Việt Nam, sự kì thị đó có nguyên nhân chính yếu bắtnguồn từ tư tưởng của Nho giáo.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đang có chủ trương, chính sách về bình đẳng giới. Những biểuhiện KTGT trong ngôn ngữ dần dần sẽ phai mờ đi trong nhận thức của mỗi người khi mà nam giới và

nữ giới xác lập được sự bình đẳng trong đời sống gia đình và xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Tiến Dũng, 2007. Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính . Nxb Giáo dục.[2] Vũ Tiến Dũng, 2002. “Tìm hiểu một vài biểu thức tình thái gắn với tính lịch sự của nữ giới

trong giao tiếp”. Tạp chí Ngôn ngữ (số 3) tr.59-66.[3] Trần Xuân Điệp, 2004. Sự kì thì giới tính trong ngôn ngữ . Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại

học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.[4] Vũ Thị Thanh Hương, 1999. “ Giới tính và lị ch sự”. Tạp chí Ngôn ngữ, (số 8) tr.17-30.[5] Lương văn Hy, 2000. “ Ngôn từ và nhóm xã hội: Dẫn nhập những vân đề cơ bản và những

Trường phái lí thuyết chính”, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt . Nxb Khoa học Xãhội, Hà Nội, tr. 9 - 38.

[6] Nguyễn Văn Khang, 2000. Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản. Nxb Khoa học Xã hội.[7] Nguyễn Văn Khang (chủ biên), 1996. “Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ”, Ứng

xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, tr.176-186, Hà Nội. Nxb Văn hóa Thông tin.[8] Vũ Ngọc Phan, 1994. Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội.[9] Hoàng Phê (chủ biên), 1998. Từ điển Tiếng Việt. Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

Page 124: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

124

SOME MANIFESTATIONS OF GENDER DISCRIMINATION VIA THE LANGUAGESIGNALS LIKE FOLK - SONG AND PROVERBS IN VIETNAMESE

Dr. Vu Tien DungFaculty of Kindergarten and Primary Education

Abtract: Gender discrimination - a universal phenomenon in language is getting more and more attraction ofresearchers of social linguistics worldwide. This article refers to the gender discrimination phenomenon which is quiteclearly expressed in many different aspects via the language signals in Vietnamese folk-songs and proverbs.

Keywords: Vietnamese, language signals, folk-song, proverbs.

Page 125: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

125

BA CON ĐƯỜNG THOÁT LI CỦA NGƯỜI NHO SĨVÀ TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN DỮ TRONG “TRUYỀN KỲ MẠN LỤC”

TS. Ngô Thị PhượngKhoa Ngữ Văn

Tóm tắt: Truyền kỳ mạn lục là “thiên cổ tùy bút” của Nguyễn Dữ. T ập truyện xuất hiện 3 nhân vật được xếp vào hàngngũ nho sĩ tiêu biểu và họ thoát li vào những con đường khác nhau. Nhân vật Hà Nhân thoát li vào trần thế, sống kiệt cùng trần thế.Nhân vật Từ Thức đến cõi tiên, một chốn xa xăm huyền ảo. Nhân vật ẩn sĩ trong “Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na” tìmđến núi rừng lánh đời. Nguyễn Dữ không mâu thuẫn trong cách tìm đường cho nho sĩ. Ông m ượn sự thoát li để phản ánh xã h ộibiến động và thể hiện quan niệm về nho sĩ lí tưởng.

Từ khóa: Thoát li, nho sĩ, Truyền kỳ mạn lục.

1. Đặt vấn đềNguyễn Dữ và tập Truyền kỳ mạn lục: Theo nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, Nguyễn Dữ

(còn phiên âm là Nguyễn Tự, hoặc Nguyễn Dư), người làng Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, tỉnh HảiDương, nay là thôn Đỗ Lâm, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Có tài liệu ghi rằng,ông quê ở xã Đoàn Tùng, huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Dương. Cha của Nguyễn Dữ là Nguyễn TườngPhiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 7 (1496) đời Lê Thánh Tông.

Năm sinh và năm mất của Nguyễn Dữ hiện chưa rõ. Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề ghirằng: Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), và là bạn học của Phùng KhắcKhoan (1528 - 1613). Nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng suy luận, khẳng định: “Để nói cho vừa phải thì

có thể nói Nguyễn Dữ là người có năm sinh xấp xỉ với Nguyễn Bỉnh Khiêm, và có thể kém NguyễnBỉnh Khiêm vài ba tuổi… Nguyễn Dữ sinh vào khoảng thập niên cuối thế kỉ XV và mất khoảng thậpniên thứ 4, thế kỉ XVI, thọ khoảng 50 tuổi” [4, tr.50].

Theo Vũ Khâm Lân (1702 - ?), người biên soạn Bạch Vân Am cư sỹ phả kí thì Nguyễn Dữkhông ra làm quan, ở ẩn ở núi rừng Thanh Hóa mà làm ra sách Truyền kì. Sách đấy được Nguyễn BỉnhKhiêm phủ chính trở thành cuốn “thiên cổ kì bút”.

Nhưng theo Lê Quý Đôn, trong bài tựa đề ở đầu cuốn Kiến văn tiểu lục, Bùi Huy Bích trong

Hoàng Việt thi tuyển và một số bài tựa của các cuốn Truyền kì in về sau thì Nguyễn Dữ có đi thiHương, đậu Hương tiến (tức Cử nhân), sau đi thi Hội, “đỗ tam trường” và có ra làm quan Tri huyệnThanh Toàn (nay là huyện Tam Đảo, huyện Vĩnh Phúc) được một năm thì cáo quan về, lấy lí do làphụng dưỡng mẹ già cho tròn đạo hiếu, từ đó “ trải mấy năm dư, chân không đặt đến chốn đô hội”. Bài

tựa Truyền kì mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm 1547 là tài liệu ghi chép sớm nhất có đoạn: “Tập lụcnày là trước tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trướcNguyễn Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy vănchương để truyền nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường, từng được bổlàm Tri huyện Thanh Tuyền. Được một năm, ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu. Mấy năm dưkhông đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này để ngụ ý…” [5, tr.204].

Từ khoảng thời gian sinh - mất, có thể thấy rằng, Nguyễn Dữ sinh ra và hành tàng ở cuối thế kỉXV - nửa đầu thế kỉ XVI. Đây cũng là thời kì rối ren của “vua quỷ” và “vua lợn” triều đại nhà Lê. Dựavào trước tác mà suy luận, chúng ta có thể thấy, nhiều khả năng, Nguyễn Dữ từng làm quan nhưng mộttrong những nguyên nhân khiến ông về ở ẩn là do đại thế bất an, bất mãn với kẻ đương qu yền. Cũngchính vì từ quan ở ẩn mà ông có điều kiện toàn tâm chấp bút, trở thành “cha đẻ của loại hình truyền kì

Việt Nam” [7, tr.213].

Page 126: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

126

Truyền kỳ mạn lục là sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ, gồm 4 tập, mỗi tập 5 truyện. Cốnghiến này có tính chất “mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam” [2, tr.213], có tínhchất bước ngoặt của văn xuôi tự sự trung đại, đánh dấu việc đưa con người thực sự trở thành nhân vậttrung tâm của văn học. Tác phẩm thể hiện tiếng nói tố cáo hiện thực và khuynh hướng tư tưởng rõ rệt.Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh khẳng định rằng: thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh

loài vật, cây cỏ... Tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷcương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; Những kẻquan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người,bức hại chồng người… Từ hiện thực đó, người nho sĩ muốn tìm nơi lánh mình. Cuộc chạy trốn của họtoát lên tiếng nói phê phán, đồng thời lột tả suy nghĩ của tác giả về phẩm cách người nho sĩ.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sự thoát li và con đường thoát li của nhân vật nho sĩ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ2.1.1. Sự thoát liTheo nhà lí luận Pháp, Henri Benac “Thoát li” là khái niệm đồng nghĩa với “siêu thoát”. Siêu

thoát “tức là việc trốn chạy để thoát khỏi thế giới quen thuộc, đến một thế giới mới hay thế giới tưởngtượng” [3, tr 301].

Những mong muốn được thoát li vốn đã xuất hiện từ lâu ở con người bởi co n người luôn kiếmtìm một cuộc sống được giải thoát khỏi những giới hạn, quay lưng lại thực tế, thoát khỏi sự nhàm

chán. Nhà lí luận Pháp cũng cho rằng con người thoát li bởi hai lí do chính: một là, thực tại không làm

cho họ thỏa mãn và hai là, bởi sự đi qua không trở lại của thời gian.2.1.2. Con đường thoát li của nhân vật nho sĩTrước hết chúng ta cần nắm bắt khái niệm “nho sĩ” để phân biệt kiểu loại nhân vật trong văn

chương trung đại. Hai từ “nho sĩ” gắn liền với Nho giáo - học thuyết bao gồm các nguyên tắc đạo đức,chính trị do Khổng Tử sáng lập, nhằm duy trì trật tự xã hội phong kiến. Còn “nho sĩ” là khái niệmđược nhắc đến thường xuyên trong tất cả các giáo trình khảo cứu về văn học giai đoạn này. Theo Từđiển Tiếng Việt, khái niệm nho sĩ được hiểu là “người theo Nho giáo, thuộc tầng lớp trí thức trong xã

hội phong kiến” [8, tr.698].

Theo Hán Việt từ điển thì “nho” là văn tự có cấu tạo hai phần “một bên chữ Nhân, là người,một bên chữ nhu là cầu, nghĩa là các người trong đời cần phải có”. [2, tr.78 ]. Sự giải thích này nhấnmạnh tầm quan trọng của học thuyết Nho giáo trong một thời điểm cụ thể ở xã hội xưa.

Như vậy, khái niệm “nho sĩ” được hiểu là: Người theo Nho giáo thuộc tầng lớp trí thức, bên

cạnh đó, nhấn mạnh Nho giáo cần thiết cho mọi người .

Bên cạnh việc đi tìm câu trả lời thế nào là nho sĩ, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra con đường xuấtxử - hành tàng của họ. Trong công trình Loại hình học tác giả - nhà nho tài tử và văn học Việt Nam , TrầnNgọc Vương đã cụ thể hóa con đường nhập cuộc của nhà n ho thành mô hình: Học - thi cử - đỗ đạt - làm

quan - cáo quan - ẩn dật, hoặc học - thi cử - không đỗ đạt, các loại thầy - ẩn dật [11, tr.37 - 39].

Từ căn cứ này, chúng tôi có thể phân loại nhân vật và nhận thấy trong Truyền kì mạn lục củaNguyễn Dữ có xuất hiện 3 nhân vật được xếp vào hàng ngũ nho sĩ tiêu biểu, có người đi học, ngườitừng làm quan, người đang ẩn dật, đó là:

(1) Nhân vật Hà Nhân trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây (Tây viên kỳ ngộ kí)Trong tác phẩm này, Nguyễn Dữ có 5 lần nhắc tới việc đi học:

Page 127: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

127

Lần 1: Mở đầu tác phẩm giới thiệu: “Hà Nhân, người học trò quê ở Thiên Trường, khoảng nămThiệu Bình ngụ ở kinh sư để tòng học cụ Ức Trai”. Hiển nhiên, thầy dạy của Hà Nhân, không ai trong

nước Nam không biết, đó chính là Nguyễn Trãi, bậc đại danh nho.Lần 2: Đoạn thứ nhất, khi bắt đầu biến cố: “một buổi đi học, đường tất phải qua phường Khúc

Giang”. Lần này, xác minh chàng đang theo học đạo nho thực thụ chứ không còn là tìm thầy để họcnhư trong phần giới thiệu.

Lần 3: Việc đi học của Hà Nhân được xác minh trong bài ca tiễn biệt của người con gái họLiễu: “Nho sinh bỗng có một người/ Văn chương kinh sử tót vời làu thông”.

Lần 4: Trong lời thưa chuyện cùng cha mẹ, Hà Nhân xác minh việc học của mình: “ Con nghĩmình dòng dõi tấn thân, mà sự học hành chưa thành danh gì cả (…), đợi cho đường mây nhẹ gót, thỏanguyện bình sinh” thì mới thành gia thất”.

Lần 5: Hà Nhân “sắm lễ, để lại đến trường cũ theo học”.Như vậy, Hà Nhân thực sự là một nho sĩ, bởi chàng theo học đạo Nho, có được thầy dạy danh tiếng,

nhưng sự học đến đâu, thì phải bàn xét. Trong khi đi học, Hà Nhân dần rời xa sách vở, từ bỏ chữ nghĩathánh hiền, mải mê lạc thú trần tục, “thấy hai người con gái đứng bên trong bức tường đổ nhí nhoẻn cườiđùa, hoặc hái quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném” thì không giữ được mình. Chẳng bao lâu, chàng “lả lơicợt ghẹo”, “tựa ngọc kề vàng”, “sóng đào nghiêng ngả”. Ngay cả khi về bên cha mẹ mà cùng vẫn khôngnguôi “tưởng nhớ hai nàng, lúc nào cũng ủ ê rầu rĩ”. Lúc quay trở lại kinh sư “tuy mượn tiếng du học,nhưng bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng” quên cả thời gian bóng câu qua cửa. Nguyệt hoa mê mải,khi hai nàng Đào, Liễu đã từ giã cõi đời vẫn chưa tan giấc mây mưa. Đến cuối tác phẩm, khi hai nàng đã

tan lìa thân xác, tịnh không thấy tác giả nhắc tới việc Hà Nhân có trở lại sách đèn.

Nghiên cứu hình tượng nho sĩ, Đinh Gia Khánh đã từng chia ra hai khuynh hướng: ẩn dật và nhậpthế cứu đời [6, tr.170]. Chàng Hà Nhân chẳng thuộc khuynh hướng nào. Kẻ sĩ trong xã hội xưa thườngđứng cao hơn trần tục, chỗ đứng của nho s inh là ở cửa Khổng sân Trình. Vậy mà họ Hà quay về vớitục, thoát li vào trần thế, sống kiệt cùng trần thế. Nguyên do vì đâu, đạo Nho không giữ nổi chân chàng

khiến lạc bước tìm hoa?

(2) Nhân vật Từ Thức trong tác phẩm Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên (Từ Thức tiên hôn lục)

Xây dựng chân dung Từ Thức, Nguyễn Dữ không đề cập nhiều tới chuyện dùi mài kinh sử như HàNhân, chỉ điểm xuyết vài chi tiết cho thấy chàng là bậc nho sĩ:

Lần 1: “Người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm Tri huyện Tiên Du”.Lần 2: Từ vốn hay rượu, hay thơ, bỏ bê việc quan, nên “thường bị quan trên quở trách:- Thân phụ thầy làm đến đại thần mà thầy không làm nổi một chức Tri huyện hay sao?”.

Như vậy, cả hai lần trên, tác giả đều nhắc đến nguồn gốc Từ Thức, vốn dòng dõi nho gia, qu ý tộc.Thêm vào đó, có nhiều chi tiết, Nguyễn Dữ lấy phẩm chất nho sĩ mà soi chiếu nhân vật. Tình huốngtruyện mở ra với biến cố “cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gẫy khấc, bị người coihoa bắt giữ lại”. Từ thấy vậy “động lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng

để chuộc lỗi cho người con gái ấy”. Hành động cho thấy chàng là con người nghĩa khí. Còn hành độngtrả ấn tín cho thấy Từ là người thẳng thắn: “Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình

trong áng lợi danh”, nên “bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về”.

Page 128: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

128

Lần 3: Yêu thơ, chàng coi những sáng tác của Đào Tiềm là vật bất li thân nên luôn “mang mấyquyển thơ của Đào Uyên Minh”. Khi gặp cảnh tiên trên bể Thần Phù chàng nghĩ nếu “không phải là chỗđền đài thờ phụn g, tất là cái xóm của những bậc lánh đời, như những nơi núi Thứu, nguồn Đào chẳng hạn”.

Đến đây, chúng ta có thể thấy chân dung người nho sĩ phong kiến hoàn bị.Nhưng người nho sĩ này cũng “lạc bước” ngẫu nhiên, chỉ có điều chàng khác Hà Nhân, đi lạc

vào chốn tiên, một chốn xa xăm huyền ảo. Con đường thoát li của Từ là chuyển dịch không ngừng,tiêu khiển “lênh đênh trên áng giang hồ”. Từ đem thiên nhiên đối lập với xã hội, tin ‘nước biếc nonxanh vốn chẳng phụ gì ta đâu”. Không gian chung quanh “toàn là nh ững lâu đài nguy nga, mây xanh

ráng đỏ, bám ở lan can, cỏ lạ hoa kì”. Chàng siêu thoát vào thiên đường cách biệt rồi lại muốn trở về?Đó là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Dữ.

(3) Nhân vật ẩn sĩ trong Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na (Na Sơn tiều đối lục)

Lần 1: Khác với hai tác phẩm trên, ở đây, nhân vật chính không có tên cụ thể : “ai hỏi họ tên,

nhà cửa, tiều phu chỉ cười không trả lời”, nhưng người viết gián tiếp giới thiệu đầy hàm ý: “Đươngthời cho là người thuộc hạng Thần Môn, Tiếp Dư chứ Thái Hòa trở xuống đều không đủ kể”. Cũng cầnnói rõ, Thần Môn vốn là người giữ cổng thành, sau là hiền sĩ của Khổng Tử, thấy đời loạn thì không

làm nữa mà ẩn thân; còn Tiếp Dư, Thái Hòa là những bậc tài danh, muốn trốn không làm quan liềngiả ngông, lánh mình.

Lần 2: Chân dung người nho sĩ hiện lên qua đối thoại giữa người tiều phu và quan hầu của HồHán Thương là Trương công. Mặc dù chỉ nhận mình là “thường dân” nhưng c hân khí bậc anh nho vẫnhiện rõ: “- Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông lão già lánh bụi, gửi tính mệnh ở lều tranh quán cỏ, tìm sinh

nhai trong búa gió rìu trăng; ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục; bạn cùng ta là

hươu nai tôm cá, quẩn bên ta là tuyết gió trăng hoa; chỉ biết đông kép hè đơn, nằm mây mà ngủ khói;múc khe mà uống, bới núi mà ăn; chứ có biết gì đâu ở ngoài là triều đại nào, vua quan nào?” .

Lần 3: Do không thể chối bỏ sự thật về mình, tiều phu đành thẳng thắn thú nhận mình là kẻ sĩ nhưngmột mực chối từ con đường quay về triều chính: “xin ông vui lòng trở về, làm ơn từ chối hộ kẻ cư sĩ này”.

Lần 4: Qua lời cảm thán của tác giả: “người tiều phu ấy có lẽ là kẻ sĩ đắc đạo đó chăng?”Như vậy, người tiều phu ẩn dật rõ ràng không lạc bước một cách ngẫu nhiên như hai chàng Hà

Nhân và Từ Thức, con đường siêu thoát có chủ đích rõ ràng. Ông tiều đến với một “thiên đường cáchbiệt” - rừng núi để ẩn dật.

Chọn nhân vật thoát li để gửi gắm tư tưởng nhưng ba nhân vật lại có 3 con đường khác nhau:Trần tục, lên tiên và rừng núi. Vậy tư tưởng của Nguyễn Dữ thống nhất hay mâu thuẫn ?

3. Tư tưởng biểu đạt của Nguyễn Dữ3.1. Mượn sự thoát li để phản ánh xã hộiTrước hết, Nguyễn Dữ đưa nhân vật vào các môi trường khác nhau, nó giống như một phép

thử. Dường như Nguyễn Dữ không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về cuộcsống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cuộc đời. Ông ngợi camối tình tự do đầy nhục tính của nho sĩ Hà Nhân, ông hỉ hả đồng tình với cửa động chốn tiên cùng TừThức, ông ngạo nghễ thách thức tiếp sức người tiều phu trong cuộc chiến bảo vệ chính kiến. So vớigiai đoạn trước, đạo cương thường Nho gia khiến con người phải “thức nhẵn nẻo sơ chung” ,“Trốngrời canh còn đọc sách/ Chiêng xế bóng chửa thôi chầu” thì nay đạo học có phần thưa nản: Không lên

Page 129: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

129

tiên, ẩn dật thì chốn vào nhục dục tầm thường. Qua các con đường thoát li, Nguyễn Dữ muốn phản ánhhiện thực xã hội đương thời.

Đạo Nho không đủ sức mạnh giữ chân Hà Nhân. “Kẻ sĩ gánh cặp đến học ở Trường An, tưởngnên chăm chỉ về học nghiệp, tuy không dám mong đến được chỗ vô dục nhưng giá gắng tiến được đếnchỗ quả dục thì tốt lắm”. Nguyên do của sự thoát li ẩn sau trong lí do suy tàn học thuật.

Với Từ Thức, chàng thoát li bởi “không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong

áng lợi danh”. Thực tại chật hẹp, con người rơi vào mệt mỏi, xã hội áp đặt sự đơn điệu, khiến Từ buồnchán mà trả ấn. “Hình ảnh nhân vật Từ Thức mang triết lí về con đường sống của một bộ phận trí thứctrước hiện trạng thối nát của xã hội: trả ấn từ quan, thoát li hiện thực, trở về với thiên nhiê n, thể hiệntâm trạng bất mãn với kẻ cầm quyền [9, tr.29].

Với người tiều phu ẩn dật, con đường khiến ông tìm vào núi nằm ở chỗ “triều đình vẩn đục, rốiloạn”, “nên lo tránh đi” là để “bưng tai chuyện thế eo xèo”. Ông bị ép làm quan nên cuối cùng phải nóithẳng: “ta tuy chân không bước đến thị thành, mình không vào đến cung đình, nhưng vẫn thường đượcnghe tiếng ông vua bây giờ là người thế nào. Ông ấy thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sứcdân để dựng cung Kim Âu, dốc cạn của kho để mở phố Hoa Nhai; phao phí gấm là, vung vãi châu

ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiềnmua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng; lòng dân động lay…”.

Đến đây, người đọc có thể đã rõ tư tưởng của Nguyễn Dữ, mặc dù ba nhân vật thoát li bằng 3con đường khác nhau nhưng họ đều có chung nguyên nhân thoát li: Xã hội đương thời chật hẹp, gò bó,

thối nát, học thuật Nho giáo suy tàn, kẻ sĩ không có minh chúa để thờ. Trong cơn “ba động” của xã

hội, họ không có định hướng chung nên phải tự dò dẫm tìm đường. Khuất Nguyên nước Sở gieo mình

xuống dòng Mịch La quyên sinh, mảnh hồn chưa chiêu được, bởi thất thế oan khuất, tài đống từ chốitin dùng, âu không phải là chuyện của riêng Khuất Nguyên nước Sở lắm thay?

3.2. Chân dung người nho sĩTừ câu chuyện thoát li của các nhân vật, Nguyễn Dữ đã chỉ ra lối sống của người nho sĩ đương thời.Trước hết, trong hiện tại, họ chênh chao dao động chọn đường . Lên tiên không thành, về trần

sai lạc, ở ẩn truy sát. Ở thế kỉ XVI, Nguyễn Dữ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, tiên nghiệm sựtuyệt giao của xã hội phong kiến với người trí thức. Điều đó, sau này tới thế kỉ XIX, Trần Tế Xươngđã xác minh bằng một loạt các sáng tác, khẳng định học thuật suy tàn:

Nào có ra gì cái chữ nhoÔng nghè ông cống cũng nằm coChi bằng đi học làm ông phán

Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò. (Chữ nho)

Đưa mỗi nhân vật vào một con đường thoát li khác nhau nhưng dường như kết cục lại không cóhậu, nó cho thấy Nguyễn Dữ phân vân với chính phép thử của mình.

Kết cục truyện Cuộc kì ngộ ở Trại Tây, Hà Nhân biết mình chung thân cùng “những hạng gáilẳng lơ dâm đãng nếu không thì là những u hồn trệ phách, hiện lên thành yêu quỷ”, bấy giờ chàng mớitỉnh ngộ, tự nghĩ mình bấy lâu mê mải, chỉ là “đán h bạn với hồn hoa”, bỏ quên cửa Khổng sân Trình.

Con đường thoát li của chàng không đem lại hạnh phúc, tiền đồ dang dở.Từ Thức lấy vợ tiên cũng để lại cho người đọc những băn khoăn tương tự. Xã hội thế kỉ XVI

khủng hoảng, đạo Nho không còn mang đến những giá trị tối hậu nên chẳng đủ sức giữ con người ở lại

Page 130: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

130

với trần thế. Hành động phản kháng của nhân vật Từ Thức đã chứng minh điều đó. Trần thế chẳngdung mình, Từ Thức từ quan để lánh đời, giữ mình trong sạch. Chàng thoát lên tiên. Chấm dứt conđường hành đạo của nho sĩ, Từ Thức chuyển mình đi theo con đường lánh thân của Đạo giáo, coi sựnhàn tản, vô vi là tất cả. “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi” (Đạo vĩnh hằng là không làm mà làm tất cả).Không can thiệp vào đời sống xã hội, mặc nó vận hành tự nhiên. Cõi ti ên từ lâu đã là niềm mơ ước,niềm khát khao của người trần thế. Ở cõi tiên, con người được hưởng hạnh phúc siêu hình. Mơ ước đã

đạt được, nhưng sống ở cõi tiên, Từ Thức chẳng cảm thấy hạnh phúc như người ta vẫn tưởng tượng.Từ trở về với trần tục, trần tục không chờ đón. Từ thất bại hai lần khi ở chốn trần và thất bại cả ở cõi

tiên, vậy hạnh phúc của con người ở đâu? Một câu hỏi không có lời đáp nhưng gián tiếp chối bỏ cảNho lẫn Đạo. Từ Thức cô đơn. Hành trình cô độc trên xuất xử hành tàng như một xu thế c hung của bậcchính nhân trong xã hội suy tàn. Ngay cả việc ở tiên hay ở trần, chàng cũng chỉ có thể đối thoại vớibóng mình. Cô đơn bủa vây Từ tứ phía, cổng đời ngấm ngầm xua đuổi, cửa tiên lại hư vô. Bước chânTừ ngập ngừng, có phần dò dẫm vào chốn tiên, rồi đau đáu về trần, chàng không chắc chắn cho mộttương lai phía trước. Chi tiết này cho thấy lòng người, thời cuộc nhiều chênh chao trước biến ảo vôthường, vô định. Sự luẩn quẩn của cuộc đời Từ phản ánh ước mơ thoát tục của nhân dân ta và phảnánh sự dao động của Nguyễn Dữ trên hành trình kiếm tìm chân lí.

Mặc dù con đường thoát li của kẻ sĩ không viên mãn song Nguyễn Dữ muốn gửi gắm niềm tinvào họ và ngầm đưa ra những suy nghĩ của mình về chân dung nho sĩ lí tưởng.

Trước hết người nho sĩ phải lấy sự h ọc làm trọng. Đức thánh Khổng trong Tam tự kinh từngrăn dạy học trò rằng: “Ngọc bất trác, bất thành khí/ Nhân bất học, bất tri lý” (Một viên ngọc dù có quý

giá nhưng không mài giũa thì không trở thành một dụng cụ tốt, người không học thì không biết đạonghĩa ở đời). Nếu người tốt mà không học thì sẽ bị u tối che lấp nên dễ thành kẻ ác “Hiếu nhân bất hiếu họckì tế giả ngu”. Người nhiệt tình mà vô học cũng dễ thành phá hoại; có những phẩm chất tốt như “dũng”,“trực”, “trí”... Mà chẳng chịu học cũng dễ thành “cuồng”, “loạn”, (dũng vô học tất cuồng). Con ngườiphải học để “trí giả bất hoặc” [1, tr.292]. Vì vậy, với chàng Hà Nhân, việc thoát li vào chốn trần tục,chểnh mảng học hành, son phấn tình nồng là điều đáng chê trách. Việc làm của Hà Nhân làm nho

phong sĩ khí suy đồi, vẻ đẹp nho sinh suy giảm. Thẳng thắn lên án những tỳ vết ở tầng lớp mình, cuốitác phẩm, Nguyễn Dữ bình luận: “Chàng họ Hà lòng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài kia mới thừa cơquyến rũ. Nếu không thì cũng giống nguyệt quái hoa yêu, mê ho ặc sao được mà chẳng thu mình nép

bóng ở trước Lương công là một bậc chính nhân. Kẻ sĩ gánh cặp đến Trường An, tưởn g nên chăm chỉvề nghiệp học…” Dùng cách phản đề, Nguyễn Dữ rạch ròi phân định, điều gì người Nho sĩ nên làm,

điều gì nên tránh.

Phê phán nho sĩ để có cái nhìn công bình, nhưng cảm hứng chung của Nguyễn Dữ là ca ngợihình ảnh đẹp của người trí thức chân chính. Nho sĩ phải là người thoát vòng danh lợi , có tấm lòng

khẳng khái, cương trực .

Chàng Từ Thức không vì “ số lượng năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh”, nên

từ quan ngao du.Người tiều phu đứng cao hơn cường quyền danh lợi. Kẻ sĩ có cuộc sống thanh bần an lạc,

hưởng vui thú với chuyện “trồng dâu, trồng gai”, áo mặc sẵn cây lá”, cổ đeo chuỗi “cỏ lan”, “Mặc aixe ngựa/ Mặc ai phố phường”. Quanh năm sống cùng “trúc, mai, rừng suối, muôn vàn cảnh thanh”, anhưởng thú thanh cao: thích ngủ, thích cờ, thích thơ…”.

Page 131: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

131

Nho sĩ không nên tham cầu những cái ở ngoài phận mình, len lỏi vào đường làm quan, “chẳngnhững xấu hổ với các bậc tiên hiền, lại còn phụ bạc với vượn hạc” ( Người tiều phu ở núi Na)… Quanđiểm này cũng xuất hiện trong một số tác phẩm khác của tập truyện, chẳng hạn như Bữa tiệc đêm ở Đà

Giang: “Chúng tôi nương mình bên cành khói, nấu vết chốn hang mây, ngủ thì lấy cỏ làm đệm êm,

khát thì lấy nước suối làm rượu ngọt, vương chân có khói ráng, kết bạn có hươu nai, chỉ biết ăn báchnhai tùng, ngâm trăng vịnh gió, ngõ hầu mới khỏi vướng lưới trần”. Trong lời hát, người tiều phu háttiếp: “Khe trong suối biếc nước ngon lành/ Đường thế chi màng đến lợi danh/ Hang đá dễ nương mình

phóng khoáng/ Vòng trần khôn đặt bước chông chênh”.Chấp nhận cuộc sống thanh bần lạc đạo, xã hội không để họ yên mà dồn đến chân tường,

không còn cách nào khác kẻ sĩ sẵn sàng đối đầu với cái chết để bảo toàn dan h tiết. Sau nhiều lời phủdụ, ép buộc quay về triều chính phục vụ cường quyền không lay chuyển lòng người, số phận người ẩnsĩ ở núi Na bị đe dọa: “Nếu còn để ý chút nào đến đám dân chúng, mà bỏ lỡ dịp này không ra thì tôi sợrằng sẽ mục nát cùng cỏ cây, không bao giờ lại có dịp gặp gỡ hay này nữa”. Kết quả, “Hồ Hán Thươngcả giận, sai đốt cháy núi; núi cháy hết vẫn không thấy gì, chỉ thấy con hạc đen lượn trên không bay

múa”. Có lẽ, con hạc đen là một biểu tượng về sự thanh cao, là sự hóa thân siêu thoát c ủa chính ngườiẩn sĩ sau cái chết cháy. Qua hình tượng này, Nguyễn Dữ muốn khẳng định, cái đẹp luôn bất tử, dù nó

phải chịu sự chà đạp tàn khốc của cái xấu xa.Nhưng nhìn một cách công bình, cách hành đạo cô thân của các nho sĩ có phần tiêu cực. Giữ

mình trong sạch, các nho sĩ tìm cách trốn đời, trong khi dân chúng lầm than, binh lửa rối ren, gia đình

li tán, “phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì vợ đổi, ai nấy đều vai xưng tay rách rấtlà khổ sở”. Việc giữ mình cho thấy nho sĩ bất lực trướ c cường quyền, phải chọn con đường thoát li làbất đắc dĩ. Vì vậy, để hình ảnh người nho sĩ luôn trọn vẹn, Nguyễn Dữ chỉ ra tấm lòng không nguôi

quên cuộc đời. Trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên có đoạn: “ Nhưng Từ, từ khi bỏ nhà ra đi thấm thoátđã được một năm, ao sen đã đổi thay màu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăngsáng dòm qua cửa sổ tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bângkhuâng quấy nhiễu không sao ngủ được”. Truyện Người tiều phu ở núi Na cũng canh cánh nỗi niềmdân - nước: “Ta chân không bước đến thị thành” nhưng “vẫn thường nghe tiếng ông vua bây giờ làngười thế nào?...”. Tấm lòng không nguôi hướng về đời cho thấy tinh thần nhập thế của người nho sĩ.

Hiển nhiên, từ những cảm nhận trên của người đọc, Nguyễn Dữ đã xây dựng chân dung ngườinho sĩ - đại trượng phu hoàn hảo: Xin mượn bài dạy của thầy Mạnh Tử - người học trò xuất sắc củaNho gia để khép lại vấn đề:

“Thế nào là Đại trượng phu ?

Phú quý bất năng dâm,Bần tiện bất năng di,Uy vũ bất năng khuất”Ai theo được như vậy thì gọi là Đại trượng phu”.4. Kết luậnNói tóm lại, mượn con đường thoát li của người nho sĩ, Nguyễn Dữ muốn phơi bày những cái

xấu xa của xã hội phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lýtưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn

bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương

Page 132: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

132

những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không chỉ thể hiện tưtưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động bế tắc của chính tác giả trước sự rạn nứt của ý thức hệphong kiến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dương Thu Ái - Nguyễn Kim Hanh (sưu tầm và biên dịch), 2011. Khổng Tử với luận ngữ. NxbCông an Nhân dân, Hà Nội.

[2] Đào Duy Anh (biên soạn) - Hãn Mạn Tử (hiệu đính), 2001. Từ điển Hán Việt, quyển hạ. NxbKhoa học Xã hội, Hà Nội .

[3] Henri Benac, 2001. Dẫn giải ý tưởng văn chương . Nxb Giáo dục, Hà Nội .[4] Lại Văn Hùng, số 10, năm 2002. “Bàn thêm về vấn đề tác giả, tác phẩm Truyền kỳ

mạn lục”, Tạp chí Văn học.[5] Cù Hựu - Nguyễn Dữ, 1999. Tiễn đăng tân thoại - Truyền kì mạn lục. Nxb Văn học, Hà Nội.[6] Đinh Gia Khánh, 1964. Văn học cổ Việt Nam, tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội.[7] Nguyễn Đăng Na, 1999. Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Truyện ngắn.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.[8] Hoàng Phê (chủ biên và các tác giả khác), 1998. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. Trung tâm Từ

điển ngôn ngữ xuất bản, Hà Nội - Đà Nẵng.[9] Lê Văn Tấn, 2013. Tác giả nhà nho ẩn dật và văn học trung đại Việt Nam . Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.[10] Vũ Thanh , 1994. “Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kì Việt Nam”,

Tạp chí Văn học.[11] Trần Ngọc Vương , 1995. Loại hình học t ác giả - nhà nho tài tử và văn học Việt Nam .

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

THREE WAYS TO LEAVE OF CONFUCIANS AND THOUGHT OF NGUYEN DU IN“TRUYEN KY MAN LUC”(COLLECTION OF STRANGE TALES)

Dr. Ngo Thi PhuongLiterature Faculty

Abstract: Collection of strange tales is a “thien co tuy but” - a unique and excellent literary work by Nguyen Du.Through classification, it can be seen that there are 3 characters ranked among distinguished Confucian scholars and theyescape by three different ways. Character Ha Nhan went into the life, live to die with the life. Character Tu Thuc went toparadise, a magical far-away place. The anchorite in “Chuyen doi dap cua nguoi tieu phu o nui Na” came to mountains andforests to get away from life. With no conflict in finding the way for Confucians scholar, Nguyen Du uses the leave toreflect the changing of society and demonstrated his point of view on ideal man.

Keywords: Leave, confucian scholar thought.

Page 133: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

133

NGHỆ THUẬT SO SÁNH TRONG DÂN CA VỀ TÌNH YÊU TRAI GÁICỦA DÂN TỘC HMÔNG

ThS. Hà Thị HảiKhoa Ngữ Văn

Tóm tắt: Dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông thường xuyên sử dụng nghệ thuật so sánh. Mọi phươngdiện của người tình đều được đem ra so sánh và kiểu lấy người ví vật là kiểu thường gặp nhất. N hững hình ảnh được dùngđể so sánh rất mộc mạc, giản dị, gần gũi với cuộc sống bình dị của người Hmông. Sử dụng nghệ thuật so sánh đã làm tăngthêm vẻ đẹp và sự lôi cuốn của những áng dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông.

Từ khóa: Nghệ thuật so sánh, dân ca tình yêu, dân tộc H’mông.

1. Đặt vấn đềDân ca Hmông vô cùng phong phú, bao gồm nhiều loại như: Tiếng hát tình yêu, tiếng hát làm

dâu, tiếng hát mồ côi… trong đó, tiếng hát tình yêu hay còn gọi là dân ca về tình yêu trai gái (Gầuplềnh) là loại hay nhất, hấp dẫn nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người nghe và cả người hát. Sứccuốn hút của dân ca Hmông về tình yêu trai gái không chỉ ở nội dung phong phú với các cung bậc cảmxúc say đắm lòng người mà còn ở nghệ thuật độc đáo của nó. Nh ững cung bậc cảm xúc về nỗi nhớngười yêu, về niềm vui hạnh phúc khi được yêu, về nỗi buồn khi xa cách và cả những lời thở than,trách móc người yêu đã được thể hiện đầy đủ và sinh động qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắcnhư so sánh, trùng điệp, nhân hóa… Đặc biệt, biện pháp so sánh đã được các tác giả dân gian sử dụngvới tần số rất lớn, làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm so sánhCó nhiều quan niệm của các học giả, các nhà nghiên cứu văn học về biện pháp so sánh. Sau

đây, chúng tôi nêu ra quan niệm của Lại Nguyên Ân làm cơ sở cho việc triển khai vấn đề nghiên cứu:So sánh là “một phương thức chuyển nghĩa (tu từ), một biện pháp nghệ thuật trong đó việc biểu

đạt bằng ngôn ngữ hình tượng được thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tươngđồng nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc điểm của sự vật hoặc hiện tượng này qua thuộc tính, đặc điểmcủa sự vật hoặc hiện tượng khác ” [1, tr 385].

Trong phép so sánh thường sử dụng các từ chỉ quan hệ so sánh: như, như là, như thể… đặt giữahai vế (đối tượng đem so sánh và đối tượng được dùng để đối chiếu, so sánh).

Ví dụ:Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. (Ca dao)

Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người. (Đỗ Trung Quân)

Page 134: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

134

2.2. Nghệ thuật so sánh trong dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc HmôngKhảo sát lời dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông, chúng tôi nhận thấy tác giả dân

gian sử dụng nghệ thuật so sánh với tần số rất lớn. Trong tổng số 110 bài dân ca về tình yêu trai gái

của dân tộc Hmông trong cuốn Dân ca Mèo và cuốn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, chúng tôi thống kê

thấy có 65 bài sử dụng nghệ thuật so sánh.Trước hết, trong lời dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông, mọi phương diện của người

tình đều được đem ra so sánh: Ng oại hình, hành động, ngôn ngữ (lời hứa, câu hát), cảm xúc, thân phận…So sánh để làm nổi bật ngoại hình của người tình:

Ngón tay ngón chân mình mềm trắng như lông chim câuNgón tay ngón chân mình mềm trắng như lông con vịt.

Vẻ đẹp mềm mại tinh khiết của đôi tay và bàn chân cô gái đã được cụ thể hóa qua những hình

ảnh so sánh đẹp và gần gũi trong đời sống.So sánh hành động:

Cô quấn xà cạp gọn xinh như trôn ốc xâyCô lấy chồng đảm đang được việc nhà việc cửaCô quấn xà cạp gọn đẹp như trôn ốc xoáyCô lấy chồng cáng đáng được gia đình.

Trong trang phục truyền thống, phụ nữ Hmông thường dùng một dải vải quấn quanh bắp chân,gọi là quấn xà cạp. Hành động quấn xà cạp của cô gái qua hình ảnh so sánh “ gọn xinh như trôn ốcxây”, “như trôn ốc xoáy” chứng tỏ cô rất khéo léo và trong con mắt của chàng trai, một người con gáikhéo léo như vậy khi lấy chồng sẽ đảm đang, cáng đáng, chăm lo chu toàn gia đình nhà chồng.

Lời hẹn, câu hát, lời nói của người yêu cũng được tác giả dân gian đem ra so sánh.Ví dụ 1:

Gái Giàng Xay hẹn trai Giàng Tú

Xuân qua hè, chẳng thấyNhư con cá giỡn đùa nấp trong hốc đá.

……Gái Giàng Xay hẹn trai Giàng Tú

Như mặt trời, mặt trăng, treo lơ lửng từ tận phương trời .

Ví dụ 2:Câu hát sắp hết, câu hát chưa hết

Hết như hang sâu đá bạc.

……Lời hát không hếtHết như bụi đùm đũm .

Trong ví dụ 1, lối so sánh lời hứa của cô gái như “con cá đùa giỡn…”, như “mặt trăng, mặttrời” của chàng trai mang hàm ý trách cô gái đã đùa giỡn làm khổ chàng, lời hứa của cô không thậttâm nên không bao giờ họ có thể gặp nhau. Còn ở ví dụ 2, qua lối so sánh trực tiếp lại khẳng định lờihát của cô gái còn mãi (đùm đũm là một loại cây lá to, thân có gai, quả như quả dâu, màu đỏ tươi, ăncó vị ngọt mát, lá rụng lại có lá non nẩy tiếp quanh năm).

Page 135: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

135

So sánh tâm trạng, tình yêu:

Ví dụ 1:Buồn lòng ta, buồn như dế than, chim hót mùa đôngTình đôi ta như mặt trăng, mặt trời kết nghĩa

Ví dụ 2:Ta muốn kết mình như kết ngôi xao xanhTa ưng kết mình như kết vì sao lơ lửng giữa trời .

Tác giả dân gian trong bài dân ca ở ví dụ 1 đã dùng âm thanh da diết của dế, tiếng hát buồn, đứtđoạn của chim trong mùa đông lạnh giá để so sánh đã làm nổi bật nỗi buồn ảm đạm trong lòng chàng

trai vì chưa tìm được người ưng ý. Trong cả hai ví dụ, những hình ảnh so sánh như mặt trăng, mặt trời,ngôi sao đều ở cõi cao xa không cùng đã diễn tả được trọn vẹn tình yêu không bao giờ thành của đôitrai gái, làm tăng lên nỗi buồn lan tỏa trong từng câu hát của chủ thể trữ tình.

So sánh thân phận:Thân em như cây si séng không có rễNước dâng em theo nước nổiThân em như cây si séng không có chânNước chảy em theo nước trôi.

Dùng hình ảnh si séng - một loài cỏ dại, có mùi thơm như cây kinh giới để so sánh, bài dân ca

trên đã diễn tả được thân phận người phụ nữ không nơi nương tựa , dễ bị dòng đời đưa đẩy dập vùi, đólà thân phận đáng thương của người phụ nữ Hmông trong xã hội Phong kiến thuở xưa.

Những cặp sự vật mà dân ca Hmông về tình yêu trai gái dùng để so sánh với nhau về mặt chỉnhthể không giống nhau: Ngón tay ngón chân - lông chim câu; tình yêu - mặt trăng, mặt trời, thân em -

cây si séng… Và đó là tiền đề của so sánh. Nếu không, sẽ không cần có sự so sánh làm gì. Song hai sựvật không giống nhau ấy, về mặt cục bộ còn có một số nét tương đồng, gần gũi (độ trắng của ngón

chân ngón tay và lông chim câu, sự bồng bềnh trôi nổi của thân phận người phụ nữ và cây si séng

không rễ…), đó là chỗ dựa của so sánh. Nếu không “thì sẽ không có cách nào phân biệt được. Hai cáiđó đầy đủ cả rồi, lúc ấy mới có thể tạo thành được mối quan hệ củ a so sánh” đúng như quan niệm củaLưu Hiệp - nhà lí luận văn học Trung Quốc khi nhận xét về thủ pháp này [3, tr 296].

Qua những ví dụ đã nêu ở trên, chúng ta thấy đối tượng được dùng để so sánh trong dân ca vềtình yêu của dân tộc Hmông khá phong phú, đa dạng: Từ con vật, cỏ cây đến vũ trụ…, từ hình ảnh đếnâm thanh… Tất cả đều có thể là đối tượng dùng để so sánh cốt làm nổi bật điều mà chủ thể trữ tình

muốn nói đến.Một điều thú vị là trong những đối tượng mà dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông

dùng để so sánh với người tình và các phương diện của tình yêu như con vật, sự vật, vũ trụ… thì con

vật là đối tượng được dùng để so sánh nhiều nhất :Lớn dậy, em ra ngoài, nét mặt hoa đẹp giòn như con nhện giăng tơ.

Đôi ta như chim khướu lạc đàn

Đôi ta như chim mi lạc bạn.

Page 136: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

136

Chàng như con gà trống của mẹ của cha vừa mới tập gáyTa như con gà mái bới khắp nơi không có chuồng.

Bây giờ, thân em như trâu măng đã có chuồngThân em như ngựa măng đã có tàu.

Em như con ốc bò rờ rẫm trên mỏm đá.Anh như con cào cào chưa mọc cánh.

Đây là kiểu lấy người ví vật . Thông thường, nếu đó là con vật đẹp có nghĩa là tác giả dân gianmuốn ca ngợi người được ví, nếu đó là con vật xấu, ác có nghĩa là tác giả dân gian muốn mỉa mai, phê

phán người bị ví. Trong dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông, những con vật là đối tượngđược dùng để so sánh thường là những con vật bình dị, dân dã như con nhện, chim khướu, chim mi, cá,gà trống, gà mái, trâu, ngựa, con ốc, con cào cào … Và khi so sánh, mục đích của tác giả dân gian chủyếu là để cụ thể hóa đối tượng so sánh (đôi ta, chàng, em, thân em…) chứ không mang hàm ý ca ngợihay phê phán con người. Những con vật cao quý như long, li, quy, phượng… Ít được dùng để so sánh.

Dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông không chỉ so sánh đời người với vũ trụ: “Đờingười như bóng râm từ từ ngả ngả bên núi. Đời người như bóng râm từ từ ngả bên đồi” để diễn tả tốcđộ biến đổi của cuộc đời con người một cách cụ thể, sinh động, từ đó nhắc nhở người yêu về tuổi gi à

mau tới mà còn so sánh ngược lại, nghĩa là so sánh vũ trụ với trang phục của con người, giúp ngườinghe hình dung ra sự chuyển động của vũ trụ:

Gió về, gió thổi cây rừng, rung rung như nếp váy độngGió về, gió thổi cây rừng, rung rung như tà vạt bay.

Tuy nhiên, cách so sánh ngược lại như trên rất ít gặp.Có những bài dân ca tình yêu Hmông sử dụng so sánh liên hoàn.

Ví dụ:Ta không được cùng em tâm sựNhìn thấy em như hoa nở bên đồiĐược cùng em tâm sựThì lòng ta thẫn thờ như ma quỷ ghẹoTa không được cùng em than thởNgó thấy em như hoa nở bên núi

Được cùng em than thởThì lòng ta thẫn thờ như quỷ ma trêu .

Chỉ trong một đoạn lời hát ngắn, tác giả dân gian đã sử dụng bốn tỉ dụ liên tiếp, điều đó càng

làm nổi bật nỗi lòng và tâm trạ ng thẫn thờ, bứt rứt không yên của chàng trai khi không được tròchuyện cũng như khi được trò chuyện với người mình yêu.

Có thể thấy, những hình ảnh được dùng để so sánh trong dân ca về tình yêu trai gái của dân tộcHmông thường rất mộc mạc, giản dị, gần gũi, thân thuộc với cuộc sống lao động bình dị của con ngườinhư hình ảnh con trâu, con ốc, chim câu, gà, vịt, vết chân chuột, chiếc quai giày, chai nước lã, chỉ đen,cái nong… Những hình ảnh sang trọng, tươi đẹp, cao quý ít được sử dụng để so sánh.

Page 137: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

137

Là một phương thức tư từ, một thủ pháp nghệ thuật phổ biến nên chúng ta dễ dàng gặp biệnpháp so sánh trong văn học của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia khác. Dân ca tình yêu trai gái của dântộc Thái cũng sử dụng khá nhiều biện pháp so sánh:

Anh nghèo xơ như bã quả chanhNghèo dính như vỏ màng quả sungNghèo mặc áo vỏ cơi, nằm đệm vỏ liếngThành vợ anh, em sẽ đeo lẵng chạy nhà dưới xin muối…

Chàng trai dùng hình ảnh so sánh rất sinh động: nghèo như “ bã quả chanh” (không còn gì)như “vỏ màng quả sung” (rất mỏng) để diễn tả cảnh nghèo đến cùng cực, đến tột đỉnh của mình và

vẽ ra một tương lai vất vả nếu cô gái thành vợ mình. Đây có thể là câu hát thử lòng cô gái củachàng trai nhưng cũng có thể là tình cảnh thực của chàng, qua đó ta thấy được sự thật thà, tru ng

thực, một phẩm chất đáng quý của chàng trai Thái trong cách ứng xử với người yêu.

Dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Mường cũng dùng biện pháp so sánh thể hiện ước muốnrất táo bạo của các cô gái Mường:

Thân anh như quạt vẽ rồngEm như chiếu rách vào hàng bỏ quên

Ước gì mưa gió nổi lên

Cho chiếc chiếu rách nằm trên quạt rồng!Còn dân ca tình yêu của dân tộc Dao đã so sánh vẻ đẹp của con người với vũ trụ bao la:

Trần thế sao có người xinh đẹpNhư mây che rợp cả vùng trờiƯớc chi ta được cùng người đẹpSướng gì hơn chung sống một nơi.

Dân ca tình yêu của dân tộc Hán (Trung Quốc) có khá nhiều điểm tương đồng với dân catình yêu trai gái của dân tộc Hmông. Người Hán cũng sử dụng khá đậm đặc biện pháp so sánhtrong dân ca của mình:

Tiết thu e sắp đến nơiGió may đuổi bạt khí trời nắng oi

Trong hòm quạt bỏ quên rồiGiữa đường ân ái ôi thôi còn gì… (Oán ca hành tự)

Người phụ nữ trong bài dân ca này tự ví mình với cái quạt bị bỏ quên giữa mùa thu để diễn tảnỗi đau khổ khi bị chồng ruồng bỏ, thể hiện thân phận của người phụ nữ dưới chế độ Phong kiến bịphụ thuộc, bị quyết định bởi người đàn ông.

Như vậy, thông qua biện pháp so sánh, trong lời dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông,những sự vật trừu tượng được cụ thể hóa, sống động hơn, dễ hình dung hơn, tạo nên sự lôi cuốn, hấpdẫn đối với người nghe trong mọi hoàn cảnh diễn xướng.

3. Kết luậnDân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông sử dụng biện pháp so sánh với tần số khá lớn.

Giá trị của nghệ thuật so sánh trong lời dân ca về tình yêu trai gái của dân tộc Hmông như một hành vi

nhận thức bằng nghệ thuật là ở chỗ: Việc đem xáp lại gần nhau những đối tượng khác nhau (chàng trai,

cô gái, tình yêu… Với vũ trụ, sự vật, sự việc…) giúp phát hiện được ở đối tượng - bên cạnh những dấu

Page 138: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

138

hiệu cơ bản - những dấu hiệu bổ sung, làm tăng thêm ấn tượng nghệ thuật của lời dân ca trong lòng

người hát và người nghe. Sử dụng nghệ thuật so sánh đã làm tăng thêm vẻ đẹp vốn có của những ángdân ca về tình yêu trai gái của dân tộc H mông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lại Nguyên Ân, 2003. 150 thuật ngữ văn học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.[2] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, 1998. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.[3] Khâu Chấn Thanh, 1994. Lí luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc. Nxb Giáo dục, Hà Nội.[4] Doãn Thanh (sưu tầm - biên dịch), 1967. Dân ca Mèo. Nxb Văn học, Hà Nội.

COMPARISON ART IN FOLK SONGS OF HMONG ETHNIC PEOPLEHa Thi Hai M.ALiterature Faculty

Abstract: Comparison art is one of common feature in love folk songs of Hmong ethnic people. All aspects ofthe lovers compared, and the most popular type is comparing between people and objects. The images taken to make acomparison seem very rustic, casual, close to idyllic life of the Hmong. It is seen that the use of comparation art helps toraise the beauty and attraction of these remarkable pieces of folk songs.

Keywords: Comparison art, folk songs, Hmong ethnic.

Page 139: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

139

TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH THÀNHTRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VIỆT NAM

CN. Dương Văn MạnhKhoa Lý luận Chính trị

Tóm tắt: Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh để dựng nước và giữ nước đã tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộcViệt Nam. Trong đó có thể nói những yếu tố cơ bản hun đúc nên thống đoàn kết dân tộc là: Các dân tộc cùng chung sốngtrong hoàn cảnh thiên nhiên nhiều tiềm năng nhưng đầy bất trắc, cùng chung lợi ích, vận mệnh lịch sử, có chung ý thứcbảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc thống nhất trong tính đa dạng. Do đó, bài viết này góp phần làm sáng tỏ cơ sởhình thành truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam.

1. Đặt vấn đềĐoàn kết là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn

năm, dân tộc ta phải dành nhiều thời gian và nguồn lực cho cuộc đấu tranh để dựng nước và giữ nước.Trong lịch sử lâu dài và thăng trầm đó, sức mạnh vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản làsự đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Vậy, yếu tố nào hình thành nên truyền thống đoàn kết dân tộc ta(ĐKDT)? Bài viết này nhằm mục đích làm sáng tỏ một số yếu tố hình thà nh đoàn kết của dân tộc ta.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các dân tộc nước ta cùng chung sống trong hoàn cảnh thiên nhiên nhiều tiềm năng

nhưng đầy bất trắcĐặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên và môi trường sinh thái nước ta chứa đựng nhiều

tiềm năng to lớn, đồng thời lại gây nhiều khó khăn, thách thức hiểm nghèo đối với con người. Quanhững tư liệu về lịch sử, kết quả khảo cổ và một số đề tài khoa học khác khẳng định có nhiều chứng cứcho thấy từ thời cổ đại cư dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề trồ ng trọt và đánh bắt. Mong muốncủa các cư dân khi đến đây là xây dựng một cuộc sống ổn định, văn minh, thoát dần cuộc sống háilượm, săn bắt bấp bênh đầy nguy hiểm để tìm tới cuộc sống định cư vững vàng và sung túc.

Ở nước ta, trong muôn vàn những yếu tố địa lý có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của conngười thì môi trường sông nước là yếu tố thường xuyên và có tác động mạnh mẽ nhất. Các cư dân đầutiên đến vùng đất này chọn nơi định cư có địa thế tương đối thuận lợi là khu vực hạ lưu có nhiều sôngngòi chằng chịt nằm giữa một bên là đồi núi cao và một bên là biển cả. Bởi vì địa hình đó thuận lợicho công việc trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt nhất. Tuy nhiên, công việc khởi đầu của họ không hềdễ dàng do sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Trước cảnh bốn bề "rừng thiêng nước độc", nhiều vùng

trũng thấp nên muốn khai hoang, cải tạo đất, phát triển sản xuất thì họ nhất thiết phải dựa vào sứcmạnh của tập thể, đồng cam cộng khổ, có phước cùng hưởng, có hoạ cùng chia. Theo đề tài KX.07.02

(Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước) do GS. Phan Huy Lê chủ biên, thì có nhiều chứngcứ cho thấy cư dân xa xưa ở khu vực phía Bắc nước ta đã khai thác ruộng đất theo phương thức tậpthể, đất đai canh tác trong một thời gian dài thuộc chế độ ruộng đất công. Đến nay mô hình ruộng đấtcông vẫn còn dấu tích ở nhiều nơi.

Nguồn nước dồi dào của các con sông với địa hình dốc đổ ra hướng biển Đông, mưa lớn tập trungchỉ một thời gian ngắn trong năm là nguyên nhân gây ra lũ lụt. Thêm nữa, ngoài khơi vùng biển nước ta làmột trong những trung tâm phát sinh bão nhiệt đới, trung bình hàng năm có đến hơn 10 cơn bão đổ bộ vào

đất liền tàn phá ghê gớm nhà cửa, mùa màng và cuộc sống con người ở đây. Việc xây dựng hệ thống đê

điều ngăn lũ bảo đảm sản xuất và đời sống là mối quan tâm chu ng của cộng đồng. Hoàn thành hệ thống đê

Page 140: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

140

điều có đến hàng nghìn ki-lô-mét là công trình vĩ đại tốn nhiều công sức của nhiều thế hệ tự nó đã nói lên ý

chí mạnh mẽ, sức mạnh to lớn của sự đoàn kết chung lòng xây dựng đất nước của ông cha ta. Thực tế và

kinh nghiệm cuộc sống đã dạy cho nhiều thế hệ con người ở đây bài học:Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.

Thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, sâu bệnh phát sinh khiến cho con người phảichống chọi vất vả. Những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn thì với tình nghĩa "đồng bào", tinh thần "lá lành

đùm lá rách", "thương người như thể thương thân",... Mọi người sẵn sàng giúp đỡ nhau để vượt quacơn hiểm nghèo.

Ca dao Việt Nam có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Hay:

Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng.

Cuộc đấu tranh gần như thường xuyên với thiên nhiên khắc nghiệt là cuộc vật lộn không kémphần ác liệt đã tác động sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của tru yền thống ĐKDT. Cũng từ đó,mối liên hệ giữa các cộng đồng lớn - nhỏ như gia đình - làng bản - dân tộc - quốc gia tạo thành sợi dâytinh thần kết chặt lại giữa các cá nhân trong cộng đồng ấy.

2.2. Các dân tộc nước ta cùng chung lợi ích và vận mệnh lịch sửTheo những tư liệu lịch sử, nhà nước đầu tiên của Việt Nam được thành lập từ thời các vua

Hùng (khoảng 2879 - 258 tr.CN) có tên gọi là Văn Lang. Nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở liên

minh của 15 bộ lạc thuộc phạm vi miền Bắc cho đến Hoành Sơn và một dải đất thuộc phía Bắc ViệtNam giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa. Trung tâm của nhà nước Văn Lang là vùng đất PhúThọ, Vĩnh Phúc và Sơn Tây ngày nay, dân số vào khoảng 50 vạn người [1, 7 -11]. Đến thời nhà

Nguyễn lãnh thổ Việt Nam mở rộng xuống phía Nam và sang phía Tây thu hút thêm nhiều dân tộc gianhập vào đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có đến 54 dân tộc chọnnơi đây làm nơi định cư sinh sống, cùng xem là Tổ quốc thiêng liêng của mình. Mặc dù 54 dân tộc đếnđây định cư vào những thời kỳ khác nhau trong lịch sử nhưng khi chọn Việt Nam là Tổ quốc thiêng

liêng, họ đã chung sức cùng nhau xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.Việt Nam ở vào một vị trí địa lý - chính trị có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Nơi đây còn

là vùng đất phì nhiêu, đường giao thông thủy bộ tiện lợi nằm bên cạnh một đế chế Trung Hoa rộng lớntrở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến những biến cố lịch sử, cuộc sống và truyền thống ViệtNam. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III tr.CN) đến thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam phảithường xuyên đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc với hơn 22 thế kỷ. Thật hiếm thấy mộtquốc gia - dân tộc nào trên thế giới lại có quá trình đấu tranh chống xâm lược kiên cường, bền bỉ và

anh dũng như dân tộc ta mà kẻ thù luôn là những đế chế hoặc đế quốc hùng mạnh vào bậc nhất thếgiới.

Trước cuộc chiến đấu không cân sức như vậy, con đường sống còn và chiến thắng của dân tộc làphải huy động cao độ sức mạnh tổng hợp về vật chất và tinh thần của cả dân tộc. Bởi "nước mất thì nhà

tan", mọi người vì nghĩa lớn mà chiến đấu hy sinh "vì nước quên nhà". Đồng bào cả nước từ miền xuôi

Page 141: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

141

đến miền ngược, từ Bắc chí Nam không phân biệt nam nữ, trẻ già, thành phần đều đoàn kết một lòng,

chung lưng đấu cật chiến đấu oanh liệt bảo vệ nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Qua nghiên

cứu đời sống các dân tộc, các nhà Dân tộc học đã nhận định rằng: Các dân tộc nước ta qua gắn bó máuthịt với quốc gia Việt Nam mà gắn bó máu thịt với nhau. Cùng chung sống trong Tổ quốc, mẹ Việ t Nam,

các dân tộc no đói có nhau, vinh nhục bên nhau, đồng cam cộng khổ, sống chết một lòng. Tinh thần đoàn

kết, tương trợ truyền thống đó được thể hiện qua sự nghiệp dựng nước và giữ nước của đại gia đình các

dân tộc trong trường kỳ lịch sử, nó là quy lu ật phát triển của dân tộc Việt Nam [2, 365].Thật vậy, lược qua lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến thế kỷ XX, tất cả những chiến

công hiển hách chống xâm lược chính là thành tích chung của 54 dân tộc anh em trên đất nước ViệtNam. Khi nhà Tần xua quân xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, nhân dân Bách Việtđoàn kết một lòng đánh đuổi quân Tần về nước. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã huy động đượcnhân dân cả 65 thành hồi ấy đồng loạt đứng lên khởi nghĩa. Sang thời nhà Trần, các dân tộc miền núiphía Bắc phối hợp với dân tộc Kinh đã anh dũng chiến đấu thắng giặc Nguyên - Mông. Cuộc khởinghĩa của Lê Lợi và Nguyễn Trãi chống sự đô hộ của nhà Minh, tụ nghĩa ở Lam Sơn là vùng đất sinhsống của dân tộc Mường, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng và lập nên chiến công vang dội ở ải ChiLăng. Cuộc hành quân thần tốc kỳ lạ từ Nam ra Bắc của Nguyễn Huệ tiêu diệt hơn 20 vạn quân Thanhcó sự tham chiến hiệu quả của đội "tượng binh" các dân tộc ở Tây Nguyên. Thời Pháp thuộc (thế kỷXIX), lịch sử ghi nhận có rất nhiều cuộc nổi dậy của các dân tộc anh em trên khắp cả nước. Từ khi cóĐảng với lãnh tụ Hồ Chí Minh, sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc được nhân lên gấp bội. Khắpnơi trong cả nước, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa và miền núi - chính là những vùng căn cứ địa vữngchắc của cách mạng. Những chiến công vang dội như Việt Bắc, Điện Biên Phủ, Buôn Mê Thuột, TâyNguyên làm kinh hoàng quân giặc đều thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhìn lại những trang vàng ấy của lịch sử, ta thấy bên cạnh chiến công hiển hách của các vị anhhùng dân tộc như: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ ChíMinh,... Còn có các đại biểu ưu tú của các dân tộc thiểu số như: Tôn Đản, Hà Bổng, Hà Đặc, Bế KhắcThiệu, Ma Luân, Phạm Cuông... Vì vậy, t rong dòng chảy của lịch sử Việt Nam luôn có sự hòa trộn mồhôi và xương máu biết bao thế hệ con người thuộc các dân tộc.

Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam không chỉ toàn những trang sử hào hùng, oanh liệt, không phải lúcnào các dân tộc cũng hòa thuận đoàn kết, không có mâu thuẫn. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, cóáp bức bất công thì các dân tộc ở nước ta không tránh khỏi xảy ra những xung đột xung quanh vấn đềchủ yếu là lợi ích. Có lúc vì lợi ích cá nhân, dòng tộc mà tập đoàn phong kiến cam tâm bán rẻ dân tộc,gây mâu thuẫn, chia rẽ dân tộc, tạo cơ hội cho thế lực bên ngoài xâm lược nước ta. Tuy nhiên, nét chủđạo, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam vẫn là mối quan hệ đoàn kết keo sơn giữa cácdân tộc anh em, giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số và giữa dân tộc thiểu số với nhau.

2.3. Các dân tộc nước ta có chung ý thức bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc thốngnhất trong tính đa dạng

Nước ta nằm ở khu vực tiếp xúc giữa đại lục và đại dương, nơi đầu mối của các đường giaothông tự nhiên nối liền giữa lục địa và tỏa ra các hải đảo, qua con đường hàng hải nối liền Ấn ĐộDương và Thái Bình Dương. Bởi vậy, Việt Nam là nơi giao thoa gặp gỡ của nhiều dân tộc trên đườngdi trú, nơi giao lưu rộng rãi của các nền văn hóa trong khu vực với các nề n văn hóa lớn trên thế giới.Trước đây có một số quan niệm cho rằng Việt Nam không phải là khu vực có nền văn hóa độc lập, mà

Page 142: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

142

chỉ là khu vực nằm giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Quan niệm đó đã bị bác bỏ bởi nhữngkết quả nghiên cứu khảo cổ học, l ịch sử, văn hóa,... Trong những thập niên gần đây. Những phát hiệnnày chứng minh từ thời tiền sử và sơ sử xa xưa, Việt Nam từng có một nền văn hóa khá phát triển vớimột cơ tầng văn hóa rõ nét. Mặc dù nằm bên cạnh và chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh là Trung

Hoa và Ấn Độ nhưng Việt Nam vẫn bảo tồn và phát triển được bản sắc văn hóa riêng do hoàn cảnhlịch sử cụ thể quy định.

Vào những năm 70 thế kỷ XX, tức ngay trong thời kỳ cả nước ta đang tiến hành cuộc chiếntranh chống Mỹ cứu nước, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra những căn cứ khoa học đầy thuyếtphục, chứng minh nền văn hóa Đông Sơn là sản phẩm tinh thần của dân tộc Việt Nam tương ứng vớithời Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Nền văn hóa đó có thời kỳ phát triển rực rỡ và lan tỏa ranhiều nước Đông Nam Á, đến tận miền Viễn Đông Xi-bê-ri bấy giờ. Chính nền văn hóa Đông Sơnhình thành nên cốt lõi để sau này phát triển lên thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, một nền vănhóa thống nhất và đa dạng.

Sự thống nhất của nền văn hóa dân tộc ta do thực tế khách quan của lịch sử quy định. Sự thốngnhất trong tính đa dạng là thuộc tính vốn có, là quy luật phát triển của nền văn hóa Việt Nam.

Sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam là do sự hội tụ của hai yếu tố: Một là, do chúng có chung

một cơ tầng là văn hó a Đông Nam Á mà nét chủ yếu là văn minh lúa nước. Hai là, do nguồn gốc lịch sửchung của nhiều nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á, Tày - Thái, Nam Đảo,... Sinh tụ lâu đời trên lãnh thổnước ta. Đối với các nhóm dân tộc không cùng chung nguồn gốc lịch sử thì c hính do sự tụ cư gần nhau lâuđời, chịu sự tác động môi trường và sinh thái như nhau, chung lợi ích và vận mệnh lịch sử, sự giao lưu vănhóa từ thế hệ này sang thế hệ khác đã làm nảy sinh nhiều yếu tố văn hóa thống nhất.

Nghiên cứu một số hiện tượng văn hóa ở các dân tộc, GS,TS Phan Hữu Dật cho rằng, thật khóxác định được dân tộc nào trong số các dân tộc trên đất nước ta là chủ nhân của hiện tượng văn hóanhư: Ta leo (vật bằng tre đan cắm lá thường thấy trên các nương rẫy, đầu đường vào bản hay trước cửanhà khi có kiêng cữ), hoa văn hình thập ngoặc, uống rượu cần, ăn cơm lam, lễ hội đâm trâu ... Rất cóthể đó là sản phẩm chung của quá trình lao động và sáng tạo của tất cả các dân tộc.

Tính đa dạng của nền văn hóa dân tộc thể hiện trong sắc thái văn hóa vùng và nét đặc sắc củatừng dân tộc. Theo nghiên cứu, phát hiện của các nhà văn hóa thì nước ta hiện có bảy vùng văn hóatương đối rõ ràng: Trung du và Đồng bằng Bắc Độ, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Việt Bắc,Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ, Đồng bằng d uyên hải Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên

và Nam Bộ. Mỗi vùng văn hóa đều có sắc thái riêng và được phân thành những tiểu vùng, mỗi tiểuvùng lại có một số yếu tố văn hóa riêng. Điều đó phần nào nói lên tính đa dạng của nền văn hóa ViệtNam. Hơn nữa, tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam còn thể hiện ở sắc thái văn hóa riêng của mỗidân tộc. Theo đó có thể chia sắc thái văn hóa các dân tộc thành ba cấp độ từ rộng đến hẹp, như sau:Sắc thái văn hóa của nhóm ngôn ngữ (Việt - Mường, Tày - Thái, Môn - Khmer, Mông, Dao,...); Sắcthái văn hóa của từng dân tộc (gồm có 54 dân tộc); Sắc thái văn hóa của từng bộ phận trong một dântộc (Thái trắng - Thái đen, Mông trắng - Mông đen - Mông hoa...). Những sắc thái văn hóa ấy tạo nên

tính đa dạng và phong phú của văn hóa dân tộc. Nó như những bông hoa với nhiều sắc màu và hươngthơm khác nhau trong vườn hoa chung của dân tộc Việt Nam.

Đề cao tính đa dạng của nền văn hóa dân tộc nhưng chúng ta cần ý thức rằng đó là tính đa dạngtrong sự thống nhất. Vì thế, không nên đem đối lập tính đa dạng với tính thống nhất; hoặc ngược lại

Page 143: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

143

cũng sẽ là sai lầm nếu quá nhấn mạnh tính thống nhất mà hạ thấp và bỏ quên tính đa dạng của nền vănhóa dân tộc. Cho nên nếu vì một lý do nào đó ta xem nhẹ hay đánh mất nó thì có nghĩa là làm suy yế u

đi sức mạnh tổng hợp của dân tộc.Các dân tộc cùng sống chung trên dải đất Việt Nam ý thức được rằng sức sống của mỗi dân tộc

chính là ở yếu tố nội sinh, tức những giá trị trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc. Đối với mỗi conngười Việt Nam, văn hóa và sự hiểu biết đem lại cho đời sống những điều tốt đẹp nhất về phẩm chấtmà nếu thiếu nó thì cuộc sống sẽ trở nên mất ý nghĩa. Vì thế mà tất cả mọi thành viên trong đại giađình các dân tộc Việt Nam đều có chung ý thức bảo vệ và phát triển nó.

Văn hóa như một cơ thể sống luôn diễn ra sự vận động biến đổi do hai yếu tố nội sinh và ngoạisinh, trong đó yếu tố nội sinh là chủ yếu còn yếu tố ngoại sinh là quan trọng. Nếu một nền văn hóa bịkhép kín, không giao lưu với bên ngoài giống như không có sự trao đổi chất sống thì sớm hay muộn sẽtrở thành nền văn hóa lụi tàn và cuối cùng biến khỏi nền văn hóa nhân loại.

Suốt mấy nghìn năm phát triển nền văn hóa dân tộc, người Việt Nam sớm hình thành ý thứcđộc lập, tự chủ, tự cường, dựa vào sức mạnh của bản thân là chính . Mặt khác, dân tộc ta lại có tinhthần rộng mở, không đố kỵ hẹp hòi, khép kín. Với tinh thần mở cửa như vậy, con người Việt Nam sẵnsàng giao lưu để chọn lọc văn hóa bên ngoài nhằm phát triển phong phú thêm văn hóa dân tộc mình.

Ngay cả khi bị các đế chế, đế quốc xâm lược kéo theo sự xâm lược, áp đặt văn hóa từ bên ngoài thì sựtiếp thu của các dân tộc ở nước ta cũng hết sức chủ động và sáng tạo. Hàng nghìn năm đô hộ của cácđế chế Trung Hoa, hàng trăm năm đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vậy mà đất nước Việt Namvẫn còn đó, dân tộc Việt Nam vẫn còn đó, nền văn hóa Việt Nam không hề bị lai căng hay mất gốc mà

lại càng thêm thấm đậm bản sắc dân tộc.Ý thức giữ gìn nền văn hóa tốt đẹp của các dân tộc còn thể hiện rõ trong văn học, nhất là văn

học dân gian. Văn học dân gian các dân tộc không phải ngẫu nhiên ghi nhận tất cả các dân tộc trên đấtnước ta đều cùng chung một nguồn gốc: Dân tộc Kinh có câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ với cáibọc trăm trứng nở trăm con là tổ tiên của các dân tộc, dân tộc Mông có câu chuyện kể về nguồn gốccác dân tộc do cùng một cục thịt phân ra treo ở trên các cây đào cây lý, dân tộc Thái có câu chuyện quảbầu mẹ trong quả bầu lần lượt chui ra các dân tộc... Cho dù văn học dân gian thường có tính hư cấu,nhưng phải chăng ngay trong tiềm thức các dân tộc ở nước ta muốn khẳng định nguồn gốc chung củadân tộc Việt Nam nên cùng dốc sức chăm lo, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

Các cụm từ trong tiếng Việt như: Đồng bào, Tổ quốc, mẹ Việt Nam trở thành thiêng liêng đốivới tất cả các dân tộc. Trong nền văn hóa Việt Nam, tiếng Việt của dân tộc Kinh được chọn làm ngôn

ngữ chung, gọi là Quốc ngữ. Tiếng Việt luôn được các cộng đồng chăm lo giữ gìn, phát triển đồng thờivới ngôn ngữ và chữ viết riêng của mỗi dân tộc.

Để phát triển nền văn hóa Việt Nam cần phải dựa trên quan điểm khách quan, khoa học, đánhgiá lại toàn bộ di sản nền văn hóa dân tộc. Quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về lĩnh vực đời sốngtinh thần xã hội cho chúng ta hiểu rằng tự thân nền văn hóa luôn hòa quyện yếu tố giai cấp, dân tộc và

nhân loại. Các yếu tố tạo thành nền văn hóa không phải tất cả đều tốt đẹp hay tất cả đều xấu. Vì vậy,việc chắt lọc, "gạn đục khơi trong" thúc đẩy nền văn hóa nước ta phát triển đúng hướng, đáp ứng yêu

cầu văn hóa là nền tảng tinh thần của xã h ội, là công việc có tầm quan trọng đặc biệt. Phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là quan điểm có tầm chiến lược của Đảng ta"làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới

Page 144: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

144

của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa củaloài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại" [5, 213]. Chiến lược phát triển nền vănhóa dân tộc của Đảng vừa phù hợp với yêu cầu thực t iễn của đất nước vừa đáp ứng đúng nguyện vọngvà tình cảm của các dân tộc trên đất nước ta.

3. Kết luậnNhư vậy, truyền thống đoàn kết Việt Nam có cơ sở hình thành từ hoàn cảnh đặc thù, do sự tác

động thường xuyên của hoàn cảnh thiên nhiên, chung lợi ích v à vận mệnh lịch sử, ý thức bảo tồn và

phát triển nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Ba yếu tố đó như ba chiếc trụ chụm lại tạo thành mộtcái đỉnh chung chính là truyền thống đoàn kết dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế XX, 2001. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[2] Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, 1995. Các triều đại Việt Nam. Nxb Thanh niên, Hà Nội.[3] Phan Hữu Dật, 2001. Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ

dân tộc hiện nay. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[4] Phan Hữu Dật, 2004. Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[5] Trần Văn Giàu, 2001. Tuyển tập Trần Văn Giàu. Nxb Giáo dục, Hà Nội.[6] Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, 1994. Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện

nay, Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KX-07. Đề tài KX 07-02, Tập 1, Hà Nội.

FIND OUT SOME OF THE TRADITIONAL FORMED ELEMENTSOF NATIONAL UNITY VIETNAM

Duong Van Manh B.AFaculty of Political Education

Abstract: Over thousands years of struggling for building and defending the country had created a tradition ofsolidarity in Vietnam. The basic elements forged unity are considered to be: The co living of ethnic minorities in potentialnut uncertain natural circumstance, the general join interest, historical destiny, common conservation and developmentsense of ethnic united cultures in diversity. Therefore, this article aims to clarify the basis of traditional forms of nationalunity Vietnam.

Page 145: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

145

ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HÓA TOÀN CẦU HIỆN NAYThS. Tòng Thị Quỳnh Hương

Khoa Sử Địa

Tóm tắt: Đô thị hóa là một quá trình vận động, biến đổi phức tạp mang tính quy luật về các mặt kinh tế, xã hội vàmôi trường, là một trong những đặc trưng nổi bật của nền văn minh nhân loại. Trải qua nhiều bước phát triển thăng trầm,đến nay, đô thị hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, tạo nên bối cảnh một thế giới đô thị với sự tương phản về trình độ pháttriển giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. Đồng thời, quá trình đô thị hóa còn đi đôi với quá trình hình thànhcác siêu đô thị và các chùm đô thị có số dân trên 1 triệu người. Bài viết này sẽ khái quát một số đặc điểm cơ bản của tìnhhình đô thị hóa thế giới hiện nay.

1. Đặt vấn đềBất cứ thời kì nào, đô thị hóa và phát triển đô thị cũng là một trong n hững động lực phát triển

quan trọng của các quốc gia. Ở hầu khắp các nước trên thế giới hiện nay, đô thị hóa đang diễn ra nhanhchóng và không ngừng tăng lên. Trải qua nửa thế kỉ, từ một thế giới mà trong đó hầu hết là dân cưnông thôn đã chuyển sang một thế giới của dân cư đô thị. Năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử nhânloại, tỉ lệ dân số sống trong các đô thị chiếm 50% tổng dân số sống trên Trái Đất, trong khi dân số nôngthôn trên thế giới không tăng, nghĩa là toàn bộ sự gia tăng dân số thế giới đã bị thu hút vào các đô thị.Tuy vậy, trình độ đô thị hóa có sự khác biệt giữa các nước, các nhóm nước và các khu vực trên thếgiới. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa còn kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của các siêu đô thị và các

chùm đô thị với số dân hàng triệu người, tạo nên bối cảnh một thế giới đô thị hóa đa dạng.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đặc điểm đô thị hóa toàn cầu hiện nay2.1.1. Dân cư thế giới ngày càng tập trung vào các đô thị, nhưng qui mô, tốc độ gia tăng,

mức độ đô thị hóa có sự khác biệt theo quốc gia, khu vực và theo nhóm nướcVào cuối thế kỉ 19, đô thị hóa chỉ diễn ra ở một số khu vực nhất định như ở Anh, Tây Âu và Bắc

Mỹ. Cả thế giới lúc đó có chưa đến 3% dân số sống trong đô thị. Trong những thập kỉ gần đây, quátrình đô thị hoá diễn ra mạ nh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt những năm cuối của thế kỉ XX. Năm 1975, tỉlệ dân đô thị của thế giới là 37,3%; đến năm 2003 tăng lên 48,3%; từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ dân sốđô thị trên thế giới luôn chiếm trên 50% dân số toàn cầu.

Hình 1. Dân số đô thị và nông thôn phân theo nhóm nước, 1950 - 2050(ĐVT: triệu người)

Nguồn: [4]

Số dân đô thị ở các nước phát triển

Số dân nông thôn ở các nước phát triểnSố dân đô thị ở các nước đang phát triển

Số dân nông thôn ở các nước đang phát triển

Page 146: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

146

Các chuyên gia của United Nations dự báo rằng: trong giai đoạn 2011 - 2050 dân số đô thị sẽ tăngkhoảng 1,7 lần, từ 3,63 tỉ người lên 6,25 tỉ người. Vào giữa thế kỉ này, dân số đô thị sẽ đạt mức củatổng dân số thế giới năm 2002. Nhưng dân số đô thị không phân bố đồng đều giữa các nhóm nước.Năm 1970, các nước phát triển và đang phát triển có số lượng dân đô thị tương đương nhau, lần lượt là676 triệu và 677 triệu. Năm 1970 được gọi là năm điểm cân bằng trong phân bố dân cư đô thị thế giới.Trước năm 1970, hầu hết dân cư đô thị sống ở các nước phát triển (422 triệu/737 triệu dân đô thị thuộcvề các nước phát triển). Nhưng từ năm 1950 tỉ lệ này đang giảm xuống. Từ năm 1970 dân cư đô thị ởcác nước đang phát triển dần vượt qua các nước phát triển và ngày càng gia tăng khoảng cách này. Sốlượng và mức tăng tuyệt đối của dân số th ành thị là điểm khác biệt lớn nhất chưa từng có trong lịch sửở các nước đang phát triển hiện nay. Hiện tại, sự tăng dân số đô thị thế giới tập trung hầu hết ở cácnước đang phát triển, khoảng 2,67 tỉ dân đô thị sống ở các nước này (chiếm khoảng 74% dân số đô thịthế giới). Đến năm 2030, sẽ có 4 tỉ/5 tỉ dân đô thị sống ở các nước đang phát triển. Trong khi dân số đôthị của các nước phát triển dự báo tăng chậm, từ 0,96 tỉ năm 2011 lên 1,13 tỉ năm 2050.

Hình 2. Tỉ lệ dân đô thị thế giới qua các năm (%)Nguồn: [4]

Tốc độ tăng của dân cư đô thị trên toàn thế giới đang giảm chậm (bảng 1). Giai đoạn 1950 – 2011tốc độ tăng trung bình 2,6%/năm, dân số đô thị tăng gấp 5 lần, từ 0,75 tỉ lên 3,63 tỉ. Trong giai đoạn2011 - 2030, dân số đô thị được dự báo tăng trung bình 1,7%/năm, điều này nếu được duy trì thì dân sốđô thị sẽ tăng gấp đôi trong 41 năm. Giai đoạn 2030 - 2050 tốc độ tăng dân số đô thị sẽ giảm xuốngcòn 1,1%/năm và dân số đô thị sẽ tăng gấp đôi trong 63 năm.

Page 147: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

147

Bảng 1. Dân số đô thị và nông thôn phân theo nhóm nước, 1950 - 2050 (* Dự báo)

Số dân (tỉ người) Tỉ lệ gia tăng hàng năm (%)

1950 1970 2011 2030* 2050* 1950-1970 1970-2011 2011-2030* 2025-2050*

Đô thị

Thế giới 0.75 1.35 3.63 4.98 6.25 2.98 2.41 1.66 1.13

Phát triển 0.44 0.67 0.96 1.06 1.13 2.09 0.89 0.52 0.29

Đang PT 0.30 0.68 2.67 3.92 5.12 4.04 3.33 2.02 1.34

Nông thôn

Thế giới 1.79 2.34 3.34 3.34 3.05 1.36 0.87 -0.01 -0.44

Phát triển 0.37 0.34 0.28 0.23 0.18 -0.48 -0.48 -0.92 -1.14

Đang PT 1.42 2.01 3.07 3.11 2.87 1.74 1.03 0.07 -0.40

(Nguồn: [4])

Sự tăng lên liên tục của dân số đô thị, cộng với sự giảm liên tục của dân cư nông thôn là kết quảcủa quá trình đô thị hóa không ngừng trên thế giới, điều này cũng có nghĩa là tỉ lệ dân sống trong đôthị đang ngày càng tăng lên. Trên toàn thế giới, mức độ đô thị hóa tăng lên t ừ 29,4% năm 1950 lên

52,1% năm 2011 và dự báo đạt gần 70% năm 2050.

Bảng 2. Tỉ lệ dân đô thị phân theo nhóm nước giai đoạn 1950 - 2050 (* Dự báo)

Tỉ lệ dân đô thị (%) Tỉ lệ gia tăng hàng năm (%)

1950 1970 2011 2030* 2050* 1950-1970 1970-2011 2011-2030* 2030-2050*

Thế giới 29.4 36.6 52.1 59.9 67.2 1.09 0.86 0.74 0.57

Phát triển 54.5 66.6 77.7 82.1 85.9 1.01 0.38 0.29 0.23

Đang PT 17.6 25.3 46.5 55.8 64.1 1.81 1.48 0.95 0.69

(Nguồn: [4])

Mức độ đô thị hóa có sự khác biệt trên thế giới. Trong lịch sử, quá trình đô thị hóa được bắt đầutừ các nước phát triển ngày nay. Năm 1920 các nước này mới có dưới 30% dân số sống trong đô thị ,

đến năm 1950 có hơn 1/2 dân số của các nước này là dân đô thị. Hiện nay, các nước phát triển đã đạtmức đô thị hóa cao. Năm 2011, 77,7% dân số của các nước phát triển (C hâu Âu là 73%; Bắc Mỹ, NhậtBản và Ôxtrâylia vượt mức 80%) sống trong các đô thị. Dự báo đến năm 2050, Bắc Mỹ, Ôxtrâylia và

Niudilân sẽ đạt mức đô thị hóa 90%, trong khi mức đô thị ở Châu Âu sẽ thấp hơn, đạt khoảng 82%(bảng 3). Tuy nhiên quá trình đô thị hóa đang diễn ra chậm lại, các nước phát triển đã bước vào giai

đoạn “hậu đô thị hóa” với tỉ lệ dân gia tăng hàng năm ở mức dưới 0,5%/năm.Ngược lại, các nước đang phát triển có mức đô thị hóa thấp nhưng tốc độ đô thị hóa đang tăng tốc

qua nhiều thập kỉ và mang tính bùng nổ. Nét đặc trưng cơ bản của quá trình này là sự thu hút dân cưnông thôn vào các thành phố lớn, trước hết vào thủ đô. Quá trình đô thị hóa vượt trước tốc độ côngnghiệp hóa ở hầu hết các nước là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các vấn đề đô thị như: giao thông,nhà ở, việc làm, tệ nạn xã hội…Vào năm 1970, 25,3% dân số ở cá c nước đang phát triển sống trong đôthị, đến năm 2011 là 46,5%, dự báo đến năm 2025, hơn 50% dân số các nước đang phát triển là dân đôthị. Trong khi dân số nông thôn trên thế giới không tăng, nghĩa là toàn bộ sự gia tăng dân số thế giới đã

Page 148: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

148

bị thu hút vào các đô thị. Sự di cư ồ ạt từ nông thôn vào đô thị là nhân tố chính quy định tốc độ tăngtrưởng cao của dân cư đô thị các nước đang phát triển. Trong các nước đang phát triển, Mỹ Latinh và

Caribê có mức độ đô thị hóa cao khác thường (79,1%), cao hơn cả Châu Âu. Ở Châu Phi và Châu Á, sốdân nông thôn vẫn chiếm chủ yếu, dân đô thị lần lượt chỉ chiếm 39,6% và 45%. Trong nhiều thập kỉ tới,mức độ đô thị hóa của 2 cựu lục địa này được dự báo sẽ tăng nhanh nhưng vẫn sẽ thấp hơn các nước pháttriển và khu vực Mỹ Latinh và Caribê.

Bảng 3. Tỉ lệ thị dân đô thị phân theo châu lục giai đoạn 1950 - 2050 (%) (* Dự báo)

Khu vựcTỉ lệ dân đô thị (%) Tỉ lệ gia tăng hàng năm (%)

1950 1970 2011 2030* 2050* 1950-

1970

1970-

2011

2011-

2030*

2030-

2050*

Châu Phi 14.4 23.5 39.6 47.7 57.7 2.47 1.27 0.98 0.96

Châu Á 17.5 23.7 45.0 55.5 64.4 1.52 1.57 1.10 0.74

Châu Âu 51.3 62.8 72.9 77.4 82.2 1.02 0.36 0.31 0.30

Mĩ Latinh và Caribê 41.4 57.1 79.1 83.4 86.6 1.61 0.80 0.28 0.19

Bắc Mĩ 63.9 73.8 82.2 85.8 86.6 0.72 0.26 0.22 0.16

Châu Đại Dương 62.4 71.2 70.7 71.4 73.0 0.66 -0.02 0.05 0.12

Nguồn: [4]

Dân số thành thị đông ở các nước đang phát triển, n hưng phân bố không đồng đều giữa các quốcgia. Năm 2011, 3/4 trong tổng số 3,63 tỉ dân số đô thị của thế giới sống ở 25 quốc gia. Ba nước TrungQuốc, Ấn Độ, Hoa Kì chiếm khoảng 37% trong tổng số dân đô thị của thế giới. 25 quốc gia có số dânđô thị lớn nhất phấn lớn đều có mức độ đô thị hóa cao, trừ 8 nước có tỉ lệ dân đô thị từ 28 -51%, đâyđồng thời cũng là các nước có số dân đông nhất thế giới: Băng -la-đét, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia,

Ni-giê-ria và Pakistan.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng dân số đô thị cũng chỉ tập trung ở một số quốc gia. Dự báo trongvài thập kỉ tới, Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước đóng góp khoảng 1/3 số dân đô thị tăng thêm trên thếgiới. Thời kì 2011 - 2030, dân số sống trong các đô thị của thế giới sẽ tăng thêm khoảng 1,4 tỉ người,gồm 276 triệu dân đô thị từ Trung Quốc, 218 triệu từ Ấn Độ, chiếm khoảng 37% tổng số dân đô thịtăng thêm của thế giới. Ngoài hai cường quốc dân số này, một số nước cũng có tốc độ tăng trưởng dânsố đô thị cao trong thời kì 2011 - 2030 như: Cộng hòa Công-gô và Ni-giê-ria (châu Phi), Băng-la-đét,

In-đô-nê-xia, Pakistan và Philippin (châu Á), Braxin, Mexico và Hoa Kì (châu Mỹ). 9 nước này ướcđoán sẽ đóng góp khoảng 26% số dân đô thị tăng thêm của thế giới.

2.1.2. Quá trình đô thị hóa đi đôi với quá trình hình thành các siêu đô thị và các chùm đô thịcó số dân trên 1 triệu người

Năm 2011, 3,63 tỉ dân đô thị đang sinh sống trong các đô thị có quy mô khác nhau trên thế giới.Quá nửa dân đô thị của thế giới (1,85 tỉ dân, khoảng 50,9%) sống trong các thành phố c ó quy mô dưới500.000 người (ở các nước phát triển là 55%, các nước đang phát triển là 50,2%). Các thành phố có sốdân từ 500 nghìn - 1 triệu người chiếm số lượng đông đảo và đang tăng lên (525 thành phố năm 2011,dự báo sẽ lên 750 thành phố vào năm 2025), nhưng chỉ chiếm 10% dân số đô thị thế giới. Số lượng cácthành phố có dân số dưới 5 triệu cũng rất lớn và đang tăng (394 thành phố năm 2011, tăng lên 573

thành phố năm 2025) và chiếm 21% dân số đô thị thế giới. Có 40 thành phố lớn (2011) với số dân từ 5

Page 149: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

149

triệu - dưới 10 triệu và dự báo sẽ tăng lên 59 thành phố năm 2025, chiếm 9% dân số đô thị. 3/4 trongsố các đô thị lớn này (sẽ là các siêu đô thị trong tương lai “megacities in waiting”) tập trung ở cácnước đang phát triển.

Bảng 4. Dân cư đô thị thế giới theo các cấp đô thị và nhóm nước qua các năm (* Dự báo)

Cấp đô thị Số dân

(Triệu người)Tỉ lệ

(%)

1970 2011 2025* 1970 2011 2025*

Thế giới Tổng 1352 3632 4643 100 100 100

10 triệu trở lên 39 359 630 2.9 9.9 13.6

5 – 10 triệu 109 283 402 8.0 7.8 8.7

1 – 5 triệu 244 775 1128 18.0 21.3 24.3

500.000 – 1 triệu 128 365 516 9.4 10.1 11.1

< 500.000 833 1850 1967 61.6 50.9 42.4

Các nước phát

triểnTổng 671 964 1043 100 100 100

10 triệu trở lên 39 105 136 5.9 10.9 13.1

5 – 10 triệu 48 54 81 7.1 5.6 7.8

1 – 5 triệu 124 210 229 18.5 21.7 21.9

500.000 – 1 triệu 66 87 111 9.9 9.0 10.7

< 500.000 393 509 485 58.5 52.8 46.5

Các nướcđang phát triển

Tổng 682 2668 3600 100 100 100

10 triệu trở lên 0 255 494 0.0 9.5 13.7

5 – 10 triệu 61 229 321 8.9 8.6 8.9

1 – 5 triệu 120 567 900 17.6 21.2 25.0

500.000 – 1 triệu 61 278 404 9.0 10.4 11.2

< 500.000 440 1339 1480 64.6 50.2 41.1

(Nguồn: [4])

Không một quốc gia nào phát triển mà không nhờ đến sự phát triển của các thành phố của mình.

Khu vực đô thị tạo ra 55% GDP của các nước có thu nhập thấp, 73% ở các nước có mức thu nhập trungbình và tới 85% ở các nước có thu nhập cao. 30 thành phố đứng đầu về GDP đã đóng góp hơn 16% vàoGDP toàn cầu. [2]. Vì vậy, những thành phố năng động được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển củacác quốc gia. Sự phát triển các thành phố lớn và cực lớn tạo ra lợi thế tập trung đầu tư, sản xuất, tăngcường hợp tác giữa các doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và khai thác thịtrường tại chỗ có sức mua cao hơn hẳn các vùng nông thôn và đô thị qui mô nhỏ [2]. Do đó, quá trình đôthị hóa đi đôi với việc hình thành các siêu đô thị và các chùm đô thị có số dân trên 10 triệu người. Hiệnthế giới có 23 siêu đô thị (2011), đến năm 2025 là 37. Tỉ lệ người sống trong các siêu đô thị của thế giớiđang có xu hướng tăng lên. Năm 2011, 9.9% dân số đô thị thế giới sống trong các siêu đô thị và tỉ lệ này

dự báo đến năm 2025 là 13.6%. Châu Á có 13 siêu đô thị, Mĩ Latinh có 4, Bắc Mỹ, châu Phi và châu Âu

mỗi châu có 2. 13/23 các siêu đô thị là thủ đô của các nước. Năm 2025, khi số lượng siêu đô thị tăng lên

37, châu Á đóng góp thêm 9, Mĩ Latinh thêm 2, Châu Phi, Châu Âu và Bắc Mỹ mỗi Châu thêm 1.

Page 150: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

150

Bảng 5. Dân số ở các siêu đô thị với số dân từ 10 triệu người trở lên qua các năm(ĐVT: Triệu người)

Năm 1970 Năm 1990STT Siêu đô thị Quốc gia Số dân STT Siêu đô thị Quốc gia Số dân

1 Tokyo Nhật Bản 23.3 1 Tokyo Nhật Bản 32.5

2 New York Hoa Kì 16.2 2 New York Hoa Kì 16.1

3 Mêhicô City Mêhicô 15.3

4 Sao Paolo Braxin 14.8

5 Bombay Ấn Độ 12.4

6 Osaka-Kobe Nhật Bản 11.0

7 Cancutta Ấn Độ 10.9

8 Lốt Angiơlét Hoa Kì 10.9

9 Sơun Hàn Quốc 10.5

10 Buenos Aires Achentina 10.5

Năm 2011STT Siêu đô thị Quốc gia Số dân STT Siêu đô thị Quốc gia Số dân

1 Tokyo Nhật Bản 37.2 13 Lốt Angiơlét Hoa Kỳ 13.4

2 Đêli Ấn Độ 22.7 14 Riode Janêrô Braxin 12.0

3 Mêhicô City Mêhicô 20.4 15 Manila Philipin 11.9

4 New York Hoa Kì 20.4 16 Matxcơva LB Nga 11.6

5 Thượng Hải Trung Quốc 20.2 17 Osaka-Kobe Nhật Bản 11.5

6 Sao Paulo Braxin 19.9 18 Ix-tan-bun Thổ Nhĩ Kỳ 11.3

7 Mumbai Ấn Độ 19.7 19 Lagôt Ni-giê-ria 11.2

8 Bắc Kinh Trung Quốc 15.6 20 Cairô Ai Cập 11.2

9 Đahaka Băng la đét 15.4 21 Quảng Châu Trung Quốc 10.8

10 Cancutta Ấn Độ 14.4 22 Thâm Quyến Trung Quốc 10.6

11 Karachi Pakistan 13.9 23 Pari Pháp 10.6

12 Buenos Aires Ac-hen-ti-na 13.5

(Nguồn: [4])

So sánh danh sách các siêu đô thị, chùm đô thị qua các năm 1970, 1990, 2011 có thể nhận thấy sự

phân bố các siêu đô thị đã chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và xu hướng

này vẫn tiếp tục trong tương lai. Năm 1990, có 5/10 siêu đô thị là của các nước đang phát triển, năm

2011 con số này là 17/23 và dự báo đến năm 2025 là 29/37.

Trong bối cảnh chung của thế giới đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam cũng đang tăngnhanh, tỉ suất gia tăng dân số đô thị hàng năm từ 3 - 4% (Tổng điều tra dân số năm 2009) song trình độ

đô thị hóa còn thấp, tỉ lệ dân đô thị so với tổng số dân chưa cao, mới chiếm khoảng 30% hiện nay. Đô

thị ở Việt Nam được cho là “bí hiểm và khó hiểu, không chắc chắn và hay thay đổi , đầy mâu thuẫn,vừa ngẫu hứng vừa hình thức, vừa kỉ luật vừa vô kỉ luật…” [3]. Vì vậy, việc nghiên cứu, so sánh xu

hướng đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta với xu hướng đô thị hóa đang diễn ra trên thế giới không chỉ

Page 151: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

151

có ý nghĩa nhận thức, mà còn có ý nghĩa trong chỉ đạo thực tiễn, góp phần tránh được những hậu quảkhông mong muốn về phát triển kinh tế - xã hội gắn với hiện tượng đô thị hóa không có kiểm soát.

3. Kết luậnĐô thị hóa là một quá trình vận động, biến đổi phức tạp mang tính quy luật qua từng gia i đoạn

lịch sử, làm nâng cao vai trò của các đô thị trong sự vận động phát triển không ngừng của xã hội loài

người. Trải qua hàng thế kỉ với nhiều bước tiến thăng trầm, đến nay, đô thị hóa đang diễn ra vô cùng

mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, với sự tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị. Tuy vậy, tốcđộ, quy mô và trình độ đô thị hóa có sự khác biệt giữa các quốc gia, các khu vực và các nhóm nước;đồng thời quá trình đô thị hóa còn kéo theo sự hình thành và phát triển của các siêu đô thị và chùm đô t hịvới số dân hàng triệu người, tạo nên bối cảnh một thế giới đô thị hóa phức tạp và nhiều màu sắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS.TS Đỗ Thị Minh Đức, 2005. “Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triểnvùng”. Tạp chí Khoa học số 2, Trường ĐHSP Hà Nội.

[2] GS.TS Đỗ Thị Minh Đức, 2006. Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh của thế giới đô thịhóa. Tạp chí Khoa học số 2, Trường ĐHSP Hà Nội.

[3] Nguyễn Thị Thiềng, 2006. Đô thị Việt Nam trong thời kì quá độ . Nxb Thế giới.[4] UN, 2012. World Urbanization Prospects The 2011 Revision.[5] 2012 World population data sheet. Source: www.prb.org.

SOME CHARACTERISTICS OF THE CURRENT GLOBAL URBANIZATION

Tong Thi Quynh Huong M.AFaculty of History and Geography

Abstract: Urbanization is a complicated process of movement and transformation in terms of economic, socialand environmental viewpoint. It is one of the salient features of human civilization. Through many up and downdevelopments, ongoing urbanization is powerful, creating a worldwide context of urban which make a dramatic contrastbetween developing countries and developed countries. At the same time, the process of urbanization is associated with theformation of megacities and urban agglomerations with a population of over 1 million. This article aims to summarizesome of the basic characteristics of urbanization in the world today.

Page 152: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

152

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÂN TÍCHTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CN. Nguyễn Hồng NhungKhoa Kinh tế

Tóm tắt: Phân tích tài chính có vai trò rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giáthực trạng tài chính doanh trong quá khứ và hiện tại, giúp cho các nhà quản lý cũng như các đối tượng quan tâm nắm bắtđược thực trạng tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được các chỉ tiêu xu hướng t ài chính, rủi ro tài chính trong tương lai,làm cơ sở để ra quyết định phù hợp với lợi ích kinh tế của mình. Tuy nhiên phân tích tài chính chưa được chú trọng trongcác doanh nghiệp, chất lượng phân tích tài chính chưa cao do ảnh hưởng của những nhân tố kh ách quan đến từ nền kinh tếvà nhân tốt chủ quan từ phía doanh nghiệp.

Từ khóa: Doanh nghiệp, phân tích tài chính, nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan, chất lượng.

1. Đặt vấn đềTrong nền kinh tế mở cửa và hội nhập, các doanh nghiệp càng gặp khó khăn tro ng hoạt động

sản xuất kinh doanh vì doanh nghiệp không chỉ chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nướcmà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vữngcần phải có các hoạt động: nghiên cứu nhu cầu th ị trường, phân tích tình hình của nền kinh tế, của bảnthân doanh nghiệp. Từ đó vạch ra các chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn, nhằm mục đích cuốicùng là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Thực tiễn đã chứng minh, nếu các nhà quản trị doanhnghiệp quan tâm đúng mức tới công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng ra quyếtđịnh của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia cổ tức,... Dựthảo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ, kiểm soát các hoạt động quản lý. Mặt khác, tạo thành các

chu kỳ đánh giá đều đặn hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năngsinh lời, khả năng thanh toán trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp thì họ sẽ có những quyết địnhđúng đắn và nhiều cơ hội thành đạt trong kinh doanh, ngược lại thì họ sẽ khó tránh khỏi những quyếtđịnh tài chính sai lầm và thất bại. Để làm tốt được điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện phântích đánh giá tình hình tài chính một cách khoa học, chi tiết để từ đó doanh nghiệp có kế hoạch, địnhhướng và hoạt động có hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy, chất lượng của hoạt động phân tích luôn chịuảnh hưởng của 2 nhân tố: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nhân tố chủ quan2.1.1. Quan điểm về phân tích tài chính tại doanh nghiệpVai trò của việc phân tích tài chính đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là rất to

lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên,

khái niệm về phân tích tài chính ở nước ta chưa thực sự phổ biến, nên nhiều nhà quản lý vẫn chưa hiểuhết vai trò, tầm quan trọng của phân tích tài chính trong quản lý doanh nghi ệp. Do đó, trong các doanhnghiệp phân tích tài chính vẫn chưa trở thành một hoạt động thường xuyên, chưa được chú trọng đầutư, xây dựng. Các chủ doanh nghiệp chưa quan tâm đến phân tích tài chính một phần cũng là do muốntiết kiệm các chi phí, tuy nhiên họ lại không thấy được những lợi ích to lớn mà phân tích tài chính

mang lại.Nếu như doanh nghiệp coi trọng công tác phân tích tài chính, doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu tư

cho hoạt động phân tích này: tuyển dụng nhân viên có trình độ cao và có kinh nghiệm về phân tích tài

chính, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho quá trình phân tích, lập một bộ phận chuyên trách việc phân

Page 153: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

153

tích tài chính… Ngược lại, nếu như doanh nghiệp không nhận thấy được tầm quan trọng của phân tíchtài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp, phân tích tài chính sẽ không được phát triển tại doanhnghiệp hoặc thực hiện một cách hình thức chiêu lệ, giao cho những người không có chuyên môn vềcông tác phân tích tài chính đảm nhiệm, do vậy sẽ dẫn tới chất lượng của hoạt động phân tích tài chí nh

không cao, các nhà quản lý không tận dụng kết quả phân tích để ra quyết định tài chính.

2.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phân tích tài chính

Công tác phân tích tài chính dựa chủ yếu vào số liệu trên các Bảng báo cáo tài chính và một sốcác loại số liệu khác. Vì vậy để phục vụ cho quá trình phân tích, doanh nghiệp phải có đầy đủ cơ sở vậtchất như: phương tiện lưu trữ thông tin, xử lý dữ liệu, các công cụ tính toán… Ngày nay, sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật cùng quá trình hiện đại hóa máy móc, thiết bị trong hoạt động của mình, việc lưutrữ thông tin, xử lý dữ liệu và các công cụ tính toán… Để phục vụ cho hoạt động phân tích tài chính củadoanh nghiệp không còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp chưa có đầy đủ điều kiệnđể quản lý và lưu trữ dữ liệu hoặc lưu trữ dữ liệu không khoa học, các công cụ tính toán còn thô sơ, chưahiện đại lại là trở ngại lớn đối với hoạt động phân tích tài chính tại các doanh nghiệp này.

2.1.3. Trình độ và đạo đức của cán bộ phân tíchKết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ và đạo đức nghề

nghiệp của đội ngũ nhân viên thực hiện công việc phân tích. Với những nhân viên có đạo đức nghềnghiệp, được đào tạo chuyên sâu và bài bản về công tác phân tích tài chính cộng với những kinhnghiệm có được trên thương trường, báo cáo phân tài chính doanh nghiệp của họ có chất lượng tốt, độtin cậy cao, phục vụ được việc ra quyết định tài chính của các nhà quản lý. Ngược lại, với các nhânviên có chuyên môn kém về hoạt động phân tích tài chính, hoặc chỉ làm kiêm nhiệm hoặc có năng lựctốt nhưng lại có đạo đức nghề nghiệp kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của hoạt động phântích tài chính trong doanh nghiệp, làm sai lệch kết quả phân tích.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức phân tích tài chính

Trong quá hình hoạt động, mỗi doanh nghiệp đều lập ra các phòng ban, bộ phận dưới sự chỉđạo chung của Ban giám đốc doanh nghiệp. Với mỗi phòng ban, bộ phận nếu được tổ chức cơ cấu mộtcách chặt chẽ, có sự phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng thì hoạt động của bộ phận, phòng ban đósẽ có hiệu quả, góp phần tạo ra sự thông suốt, trôi chảy và chất lượng trong tất cả các hoạt động củadoanh nghiệp.

Đối với phân tích tài chính cũng vậy, nếu doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách và các bộphận hỗ trợ tích cực như bộ phận thu thập và lưu trữ thông tin, bộ phận kế toán, kiểm toán nội bộ thì

hoạt động phân tích tài chính diễn ra thuận lợi, có chất lượng cao. Ngược lại, nếu tổ chức bộ phậnphân tích tài chính kiệm nhiệm, chồng chéo, “vừa thừa vừa thiếu” thì hoạt động phân tích bị cản trở,các nhà quản lý khó có thể dựa vào kết quả phân tích để ra các quyết định tài chính. Thực tế có nhiềudoanh nghiệp không có bộ phận phân tích tài chính riêng, không có hoạt động phân tích tài chính hoặcviệc này được giao cho trưởng phòng kế toán kiêm nhiệm.

2.2. Nhân tố khách quan2.2.1. Quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệpBất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ luật pháp về kinh

tế và các chính sách kinh tế của Nhà nước. Thông qua luật pháp về kinh tế và các chính sách kinh tế,

Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và định hướng

Page 154: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

154

cho các doanh nghiệp hoạt động theo chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước tại mỗi giai đoạn nhất

định. Sự thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế cũng như lu ật pháp kinh tế có ảnh hưởng rất lớn

đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó cần phải dự báo được sự ảnh hưởng của nhân tố này đến hoạt

động của doanh nghiệp trong tương lai để từ đó tiến hành phân tích và dự báo tài chính có hiệu quả.

Phân tích dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của các báo cáo tài

chính. Điều này bị ảnh hưởng lớn bởi các nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc và thực hành kếtoán lại có thể khác nhau giữa các công ty, các ngành, các quốc gia và trong các thời kỳ khác nhau. Dođó các nguyên tắc thực hành kế toán có thể làm sai lệch và làm mất đi ý nghĩa của các tỷ số tài chính.

Mặt khác, không chỉ có các nhà quản lý mới quan tâm đến kết quả của phân tích tài chính doanh

nghiệp mà còn có rất nhiều các đối tượng khác như: các nhà đầu tư, các chủ nợ, cơ quan quản lý nhà

nước… Đây là các đối tượng có quan hệ kinh tế, quan hệ quản lý với doanh nghiệp, hoạt động củadoanh nghiệp có ảnh hưởng tới chính lợi ích của họ. Do vậy, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanhkhông hiệu quả có xu hướng lợi dụng nguyên tắc kế toán để chủ động tạo ra các tỷ số tài chính như ý

muốn của mình để giữ uy tín với các đối tượng liên quan, khiến cho việc ph ân tích báo cáo tài chính

không còn là công cụ đánh giá khách quan.Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất và đồng bộ về công thức của một số chỉ tiêu trong các

sách, tài liệu về phân tích Báo cáo tài chính. Điều này làm cho việc so sánh số liệu được phân tích giữacác nguồn khác nhau tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó khăn cho các đối tượng quan tâm tới kết quả phân tíchtài chính của doanh nghiệp.

2.2.2. Số liệu trung bình ngành

Phân tích tài chính doanh nghiệp còn dựa trên số liệu bình quân ngành nhằm đánh giá, so sá nh

tỷ số tài chính của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, để thấy được doanh nghiệp đang ở mứcđộ nào: Kém, trung bình, cao hơn so với trung bình ngành. Tuy nhiên, để có được số liệu thống kê củatrung bình ngành về các tỷ số tài chính là rất khó, có những tỷ số không có số liệu trung bình ngành,

gây khó khăn cho quá trình phân tích và đưa ra đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặtkhác, hiện nay, có nhiều doanh nghiệp quy mô rất lớn và hoạt động đa ngành, thậm chí là những ngành

rất khác nhau nên khó xây dựng và ứng dụng hệ thống tỷ số bình quân ngành có ý nghĩa tại các công tynày. Do đó phân tích báo cáo tài chính thường có ý nghĩa nhất trong các công ty nhỏ và không có hoạtđộng đa ngành.

2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hộiMôi trường xã hội và chính trị luôn có những tác động nhất định đến hoạt động của nền kinh tế

nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng tại mỗi quốc gia. Những sự kiện như chiến tranh,

khủng hoảng kinh tế hay hệ thống luật pháp trong và ngoài nước có thể tạo ra những thay đổi về môi

trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn định cho nền kinh tế. Các yếu tố trên có thể tác động làm

cho nền kinh tế bị suy thoái, dẫn tới ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp: Giá nguyên vật liệu

đầu vào tăng, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, doanh thu sụt giảm, chu kì kinh doanh kéo dài, ứ đọng vốn,

người lao động bị cắt giảm tiền lương hoặc bị thất nghiệp, các báo cáo tài chính có thể bị làm sai lệch...

Hay như một yếu tố quan trọng trong kinh tế là lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài

chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch.

Page 155: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

155

Các yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiến cho các tỷ sốtài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường. Chẳng hạn vào mùa vụ hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình

thường nên nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ thấy công ty có vẻ hoạt động kém hiệu quả.3. Kết luậnBốn nhân tố chủ quan: quan điểm của ban lãnh đạo doanh nghiệp về phân tích tài chính doanh

nghiệp, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phân tích tài chính, trình độ và đạo đức của cán bộ phântích, cơ cấu tổ chức phân tích tài chính và 3 nhân tố khách quan: Những quy định của nhà nước liên quan

đến hoạt động phân tích tài chính, sự phát triển của thị trường thông tin, điều kiện kinh tế xã hội là nhữngnhân tố chủ yếu tác động đến phân tích tài chính doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng phân tích tài

chính, doanh nghiệp cần phải thay đổi, củng cố các nhân tố đến từ phía chủ quan của doanh nghiệp, sao

cho các quyết định tài chính đều được dựa trên báo cáo phân tích tài chính tin cậy, có chất lượng caonhằm giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS.TS Ngô Thế Chi, 2008. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp . Nxb Tài Chính.[2] PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, 2008. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Nxb Đại học

Kinh tế Quốc dân.[3] PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, 2011. Phân tích báo cáo tài chính. Nxb Tài Chính.

FACTORS AFFECTING FINANCIAL ANALYSIS IN BUSINESSNguyen Hong Nhung B.A

Faculty of Economics

Abstract: Financial analysis plays a vital role in the operation of an enterprise. It helps business evaluate thefinancial situations of the business in the past and the present, help managers and those who are concerned get to know thefinancial situation of the business, the anticipated financial indicator trends, financial risk in the future, as the basis formaking decisions in accordance with their economic interests. But financial analysis is not paid much attention to. Thequality of financial analysis is not high due to the influence of objective factors from the economy and subjective ones fromthe businesses themselves.

Keywords: Business, financial analysis, subjective factors, objective factors, quality.

Page 156: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

156

VẤN ĐỀ CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAMThS. Lò Thị Huyền Trang

Khoa Kinh tếTóm tắt: Hàng hóa công cộng cùng với hai tính chất cơ bản là: không cạnh tranh và không loại trừ khiến đối với khu

vực tư nhân hàng hóa công cộng được coi như là ”thất bại của thị trường”, đặc biệt ở Việt Nam nơi cơ chế về việc khuyếnkhích khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa vẫn chưa thật sự hoàn chính. Vì vậy, mặc dù hiện nay với xu thế chung của thế giớikhu vực tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa công cộng thì ở Việt Nam đây vẫn đang là mộtnguồn lực bị bỏ ngỏ. Bài viết đưa ra lý do nên chuyển đổi một số hoạt động cung ứng hàng hóa công cộng cho khu vực tưnhân, các vướng mắc còn tồn tại khiến hoạt động này ở Việt Nam còn hạn chế và hướng giải quyết của vấn đề đó.

Từ khóa: Hàng hóa công cộng, khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, tài chính công.

1. Đặt vấn đề

Các nhà kinh tế học cho rằng hàng hóa công cộng là một thất bại của thị trường. Điều nàymuốn nói đến vấn đề tư nhân không đầu tư kinh doanh hàng hóa công cộng. Việc cung cấp hàng hóacông cộng là rất cần thiết đối với xã hội. Nó là hàng hóa thường có lợi ích lớn hơn chi phí tạo ra. Dovậy, về mặt xã hội đó là hàng hóa cần thiết được cung cấp. Mặt khác, có nhiều hàng hóa công cộng cóý nghĩa quan trọng cho quốc gia nên nhất thiết phải sản xuất, chẳng hạn như quốc phòng. Tuy nhiên,hiện nay khu vực tư nhân rất ít quan tâm tới việc cung cấp hàng hóa công cộng. Vì vậy, bài viết nàyphân tích nguyên nhân khu vực tư nhân ít tham gia vào việc cung cấp hàng hóa công cộng và đưa racác giải pháp cho vấn đề này.

2. Nội dung

2.1. Khái quát về hàng hóa công cộng và cung cấp hàng hóa công cộng

Hàng hóa công cộng là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính chất: Không cạnh tranh và không thểloại trừ. Đối lập với hàng hóa công cộng là hàng hóa tư nhân không mang hai tính chất trên.

Trong đó, tính chất không loại trừ thể hiện ở việc cung cấp hàng hóa công cộng không thể loạitrừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng loại hàng hóa đó. Ví dụ: Quốc phòng là một hànghóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền còn không bảo vệ những aikhông làm việc đó. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễdàng, ví dụ: Bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem.

Tính chất không cạnh tranh: Một hàng hóa công cộng khi cung cấp thì tất cả những người tiêudùng loại hàng hóa đó đều có lợi ích cá nhân như nhau, không một cá nhân nào có lợi ích lớn hơn hoặccó thể ngăn cản cá nhân khác được hưởng lợi ích từ hàng hóa công cộng đó . Ví dụ: Pháo hoa khi bắnlên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn sovới hàng hóa cá nhân: một con gà nế u một cá nhân đã mua thì cá nhân khác không thể tiêu dùng congà ấy được nữa.

Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên được gọi là hànghóa công cộng thuần túy như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh ,... Các hàng hóa đó có chiphí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xongthì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng.

Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó vídụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những ngườitiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng c ủa những người tiêu dùng sau. Đó là nhữnghàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn. Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định giá thìgọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá. Ví dụ: Đường cao tốc, cầu,... Có thể đặt các trạmthu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn.

Trước đây việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ được phân chia thành hai thái cực: Khu vực tư nhâncung cấp hàng hóa tư nhân thuần túy, khu vực công cộng cung cấp hàng hóa công thuần túy. Theo“Cẩm nang Thống kê tài chính Chính phủ năm 2001”, khu vực công hợp thành bởi Khu vực Chínhphủ/Chính phủ và các doanh nghiệp công. Trong đó, khu vực Chính phủ/hay Chính phủ nói chung, bao

Page 157: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

157

gồm mọi đơn vị Chính phủ và mọi thể chế phi lợi nhuận, phi thị trường được các đ ơn vị Chính phủkiểm soát và tài trợ phần lớn.

“Đơn vị Chính phủ là những đơn vị thể chế mà hoạt động chính thức là thực hiện các chứcnăng của Chính phủ. Nghĩa là, các đơn vị đó có thẩm quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp đối vớicác đơn vị thể chế khác trong một lĩnh vực nhất định; Chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa và dịch vụcho cộng đồng nói chung hoặc từng hộ gia đình trên cơ sở phi thị trường; thực hiện các khoản thanhtoán chuyển giao để tái phân phối thu nhập và của cải; Đồng thời tài trợ cho các hoạt động của mìnhmột cách trực tiếp và gián tiếp, chủ yếu qua công cụ thuế khóa hoặc các chuyển giao bắt buộc khác từcác đơn vị thuộc các khu vực khác. Mọi đơn vị Chính phủ đều là thành viên của Khu vực Chính phủnói chung” [1, tr.17].

2.2. Vấn đề cung cấp hàng hóa công cộng của khu vực tư nhânTrên thế giới hiện nay, dần đã có sự phân định ngày càng rõ nét trong vai trò của khu vực công

và khu vực tư nhân. Chính phủ không cần thiết phải xuất hiện như một lực lượng kinh doanh nữa, màchuyển sang là người định hướng mục tiêu, tổ chức, điều tiết, hỗ tr ợ, hướng dẫn và tạo môi trườngkinh tế và pháp luật thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trên một số lĩnh vựctrọng yếu, Chính phủ vẫn là người đứng ra trực tiếp sản xuất và cung cấp. Chính phủ đã thúc đẩy hàngloạt cải cách về thể chế kinh tế để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, như khoánsản phẩm, phát triển các thành phần kinh tế, mở rộng các quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước,đổi mới công tác kế hoạch hóa, xuất nhập khẩu. Ngoài một số loại dịch vụ công cộng thiết yếu nhưquốc phòng, an ninh Chính phủ vẫn nắm quyền cung cấp độc quyền; các loại dịch vụ công cộng khôngthuần túy khác Chính phủ vẫn nắm quyền cung cấp, nhưng không hoàn toàn độc quyền mà đã chophép khu vực tư nhân tham gia cung cấp. Một số loại hình dịch vụ công cộng sẽ được cung cấp tốt hơnnếu đó nó là mục tiêu kinh doanh của các tư nhân. Đó là các dịch vụ có thể loại trừ bằng giá như y tế,giáo dục, truyền hình,…

Tuy nhiên, việc cung cấp hàng hóa công cộng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn theo phươngthức truyền thống, khu vực tư nhân hầu như không tham gia vào hoạt động này.

Đầu tư của tư nhân vào cơ sở hạ tầng (triệu USD)

Nguồn: WB Private Participation in Infrastructure Database, WB Public Expenditure Report; China Statistics

Nhìn vào đồ thị trên có thể thấy việc tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng làmột hàng hóa công cộng rất ít so với các quốc gia trong khu vực.

Hiện nay việc cung cấp hàng hóa công cộng của khu vực tư nh ân đã có xu hướng tăng lên tuynhiên vẫn còn chưa nhiều, ngoài ra chủ yếu chỉ đầu tư vào các hàng hóa công cộng không thuần túy.

Page 158: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

158

Đầu tư từ vốn khu vực nhà nước và ngoài nhà nước vào điện, khí đốt,nước, xử lý chất thải,giao thông - vận tải và truyền thôn g, 2007 - 2011

(ĐVT: 1.000 tỷ đồng)2007 2008 2009 2010 2011

Điện và khí đốt 26,1 26,3 48,2 47,5 50,0

Khu vực nhà nước

Khu vực tư nhân 23,3 31,8 19,2 23,0 21,5Tỷ trọng Khu vực nhà nước 52,8% 45,2% 71,5% 67,3% 69,9%

Khu vực tư nhân 47,2% 54,8% 28,5% 32,7% 30,1%Cấp nước

và xử lý chấtthải

Khu vực nhà nước 7,3 7,5 11,2 12,2 12,8Khu vực tư nhân 6,6 8,5 7,3 9,3 9,3

Tỷ trọng Khu vực nhà nước 52,6% 46,8% 60,4% 56,8% 57,9%Khu vực tư nhân 47,4% 53,2% 39,6% 43,2% 42,1%

Giao thông,vận tải và kho

bãi

Khu vực nhà nước 36,3 47,1 52,0 57,2 60,1Khu vực tư nhân 33,6 29,4 33,3 38,6 39,3

Tỷ trọng Khu vực nhà nước 51,9% 61,6% 61,0% 59,7% 60,5%Khu vực tư nhân 48,1% 38,4% 39,0% 40,3% 39,5%

Truyền thông Khu vực nhà nước 11,0 11,4 16,0 17,7 18,5Khu vực tư nhân 8,2 10,8 9,9 12,6 11,5

Tỷ trọng Khu vực nhà nước 57,3% 51,4% 61,9% 58,4% 61,8%Khu vực tư nhân 42,7% 48,6% 38,1% 41,6% 38,2%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Chính phủ đang có xu hướng xã hội hóa đầu tư, xây dựng. Tức là chính phủ khuyến khích cáccá nhân, tổ chức tư nhân đứng ra góp vốn, hay cùng thực hiện vai trò sản xuất và cung cấp hàng hóacông cộng. Hoặc Nhà nước có thể tiến hành khoán cho các doanh nghiệp tư nhân công việc cung cấpcác loại hàng hóa nà y. Ví dụ như cung cấp nước sạch, viễn thông ,…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhận thức từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước vàtừ chính những người dân về sự cần thiết phải có sự chuyển biến trong cung ứng dịch vụ công. Đó là,thứ nhất, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khu vực tư nhân về phương diện kinh tế,những thành tựu khoa học công nghệ đã làm cho khu vực tư nhân có thể tiếp nhận một số dịch vụtrước đây chỉ thuộc về nhà nước. Thí dụ, kỹ thuật truyền hình cáp phát triển cho phép nắm được thờigian sử dụng của từng máy thu hình, hoặc qua thiết bị tự ghi có thể đo chính xác lượng sử dụng khí ga,điện, nước của từng hộ tiêu thụ (để thu tiền). Thứ hai, sự thay đổi về mức sống tạo điều kiện cho cánhân có thể tự mua sắm cho mình những phương tiện mà trước đây chỉ có thể sử dụng công cộng. Cóthể thấy rõ điều này trong cung ứng dịch vụ công về lĩnh vực văn hóa; nếu như trước đây, người dânchỉ có thể xem phim ảnh tại các rạp chiếu công cộng, thì nay người ta có thể xem tại nhà qua đầu má yVCD, DVD. Ngoài ra, sự thay đổi về mức sống của người dân theo hướng chất lượng cuộc sống ngàymột nâng cao đòi hỏi số lượng các loại hình và chất lượng dịch vụ cũng cần phải ngày càng tăng đểđáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội. Thứ ba, lý do quan trọng khiến nhà nước cần đổi mới cơ chếcung ứng dịch vụ công thông qua cải cách và chuyển giao dần việc cung ứng dịch vụ công cho khuvực tư nhân là sự kém hiệu quả của khu vực công so với khu vực tư nhân trong lĩnh vực này. Thứ tư,sự góp phần của khu vực tư nhân giúp làm giảm chi đầu tư và các khoản chi thường xuyên cho khuvực công, hạn chế gánh nặng cho ngân sách nhà nước, cho phép tăng chi tiêu cho các lĩnh vực xã hội.

Các dự án nhà ở công cộng thường tốn kém hơn nhà ở của khu vực tư nhân khoảng 20%; chiphí thu gom rác thải do khu vực công cộng thực hiện thường cao hơn khu vực tư nhân 20%; chi phíphòng cháy, chữa cháy của khu vực tư nhân (nhưng do nhà nước cấp tiền) thấp hơn của khu vực côngcộng 47%. Khảo sát ở 58 quốc gia đang phát triển cho thấy chỉ có 6% số người được hỏi đánh giá dịchvụ công do nhà nước cung cấp là có hiệu quả còn 36% trả lời là không hiệu quả. Đặc biệt, dịch vụ xâydựng đường sá và dịch vụ y tế bị đánh giá là kém hiệu quả nhất.

Để xác định được mức cung cấp hàng hóa công cộng hiệu q uả, các cá nhân phải thực hiệnnguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp đồng thời phải công khai bộc lộ một cách trung thực nhu

Page 159: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

159

cầu của mình về hàng hóa đó. Sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra về vấn đề này: Thứ nhất, cá nhân nàođó biết được chi phí mà người khác phải đóng góp để có hàng hóa công cộng thì anh ta sẽ bộc lộ nhucầu ít hơn thực tế và đóng góp ít hơn gọi là hiện tượng kẻ đi xe không trả tiền hay là kẻ hưởng thụmiễn phí, trong kinh tế học, chỉ những người thụ hưởng các lợi ích từ hàng hóa công cộng mà khôngchịu tham gia gánh những chi phí cần thiết để các hàng hóa đó được cung cấp, hoặc chịu gánh nhữngchi phí nhưng ít hơn so với lợi ích mà họ được hưởng. Đây là những kẻ ngồi không hưởng lợi, thíchthụ hưởng mà không có trách nhiệm với cộng đồng và cũng là vấn đề thảm họa của mọi nền kinh tế vàlà một thất bại của thị trường .

Có ba nhân tố kết hợp với nhau làm nảy sinh tình trạng có kẻ đi xe không trả tiền. Nhân tố đầutiên là do hai thuộc tính không thể loại trừ và không cạnh tranh của hàng hóa công cộng như đã nói ởtrên gây ra; nguyên nhân thứ hai với giả định rằng một người tiêu dùng là con người kinh tế điển hình,người ta sẽ luôn có ý thức tối thiểu hóa chi tiêu cho một mức độ thỏa dụng xác định trước. Điều đó cónghĩa là nếu có thể không trả tiền, thì không nên trả. Và thứ ba, người ta có thể có ý nghĩ rằng khi mọingười khác gánh vác chi phí, mình không gánh thì vẫn có hàng hóa công cộng mà tiêu dùng. Hàng hóacông cộng không thuần túy càng rõ, nhất là những hàng hóa công cộng thuần túy, thì tình trạng nàycàng nghiêm trọng.

Thói quen sử dụng tài nguyên trên internet miễn phí và khả năng tìm kiếm dễ dàng trên mạngtoàn cầu, cũng dẫn đến việc nhiều người thích tìm thông tin, nhạc, phim, phần mềm, dữ liệu mà khôngmuốn trả tiền, đôi khi tiếp tay cho việc vi phạm bản quyền và gây thiệt hại cho người thực hiện và pháttriển.

Nếu có ít kẻ đi xe không trả tiền thì hàng hóa công cộng vẫn có thể cung cấp hiệu quả. Tuynhiên, trong cộng đồng lớn thì vấn đề trở nên phức tạp, không thể hoặc phải tốn chi phí rất lớn mới cóthể loại trừ những kẻ đi xe không trả tiền. Đặc biệt hàng hóa công cộng do tư nhân cung cấp thì họkhông có công cụ, chế tài để buộc những người sử dụng trả tiền. Đây chính là nguyên nhân quan trọngkhiến khu vực tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng.

Thứ hai, khi khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng có chi phí giao dịch rất lớn (chi phíđể duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá). Ví dụ, chi phí để duy trì hệ thống thu phí trênđường cao tốc. Do đó, sẽ là hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế. Mà điều đóchỉ có chính phủ mới làm được.

3. Giải pháp đối với việc cung cấp hàng hóa công cộng của khu vực tư nhânĐể tăng cường sự đóng góp của khu vực tư vào hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng có thể

xác định những lĩnh vực công mà khu vực tư nhân có thể đảm nhận, như: công chứng, giáo dục và đàotạo, y tế và chăm sóc sức khỏe, văn hóa, thể dục thể thao và khoa học công nghệ, vệ sinh môi trường,quản lý công viên, cây xanh, cấp nước sạch ở nông thôn, bổ sung nguồn phát triển cấp điện ở nôngthôn, vận tải công cộng,…Tiến hành để Nhà nước có thể ký hợp đồ ng với cơ sở ngoài công lập cungứng các dịch vụ trên.

Hợp đồng giữa nhà nước và khu vực tư nhân có thể qua 5 hình thức chính:

- Hợp đồng quản lý và cung ứng .

- Chìa khóa trao tay (DB).

- Thuê.

- Nhượng quyền khai thác kinh doanh.

- Sở hữu tư nhân.

Đồng thời, có thể thực hiện các biện pháp, chính sách tạo dễ dàng và khuyến khích đối với cơsở ngoài công lập cung ứng hàng hóa công cộng, như: Đơn giản hóa các thủ tục thành lập và hoạt độngcủa các doanh nghiệp này; Hỗ trợ về mặt bằng xây dựng và kết cấu hạ tầng; Hỗ trợ ngân sách và tíndụng đầu tư; Miễn giảm thuế;…

Page 160: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

160

4. Kết luậnKhuyến khích khu vực tư nhân cung ứng hàng hóa công là chủ trương quan trọng của Đảng và

Nhà nước ta. Trong nội dung trên ta có thể thấy vai trò của khu vực tư nhân trong việc tạo đ iều kiệnnâng cao chất lượng của các dịch vụ công trong khi nguồn chi ngân sách nhà nước lại có thể đượcgiảm tỉ trọng chi cho các mục đích chi tiêu này. Từ các số liệu và phân tích, ta có thể thấy rõ mặc dùvới vai trò như vậy, song số lượng các doanh ngh iệp ngoài khu vực công vẫn chưa quan tâm nhiều tớiviệc tham gia vào lĩnh vực cung cấp hàng hóa công cộng, nguyên nhân chính vẫn là do các tính chấtvốn có của hàng hóa công cộng khiến cho việc quản lý và thu hồi vốn khi cung cấp hàng hóa côngcộng của các đối tượng này khá khó khăn. Để giải quyết vấn đề đó, bài viết đã đưa ra giải pháp hợpđồng cung cấp hàng hóa công cộng giữa nhà nước và khu vực tư nhân, hi vọng đây sẽ là một giải pháphữu hiệu trong việc khắc phục hạn chế thị trường của hàng hóa công cộn g.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cẩm nang Thống kê tài chính Chính phủ, 2001. Nxb Thống kê.[2] GPS.TS. Phạm Văn Luận, ThS. Vũ Cương, Giáo trình Kinh tế công cộng. Nxb Thống kê.[3] ThS. Vũ Cương, Kinh tế và Tài chính công, 2002. Nxb Thống kê.[4] Trang web của Tổng cục thống kê. Nguồn: www.gso.gov.vn.[5] WB Private Participation in Infrastructure Database, 2012. WB Public Expenditure Report.

China Statistics.

PROBLEM OF PUBLIC GOODS PROVIDED BY THE PRIVATE SECTOR

Lo Thi Huyen Trang M.AFaculty of Economics

Abstract: Public goods with two basic properties are: Non-competitive and does not exclude that the privatesector for public goods is regarded as "market failures", especially in Vietnam where the mechanism for encouraging theprivate sector to provide goods is not truly complete. Thus, although the general trend of the world's private sectorincreasingly important role in the provision of public goods in Vietnam are still here as a resource left open. The paper whyshould convert some of the provision of public goods to the private sector, the problems that still exist in Vietnam thisactivity is limited and the resolution of that issue.

Keywords: Public goods, public sector, private sector, public finance.

Page 161: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

161

THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊNTRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

CN. Tòng Phương Trang, ThS. Đặng Công ThứcKhoa Kinh tế

Tóm tắt: Bài viết tập trung đi vào phân tích thực trạ ng giải ngân nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) củatỉnh Điện Biên trong những năm gần đây (giai đoạn 2008 - 2012) với mục đích tạo ra một cái nhìn tổng quan nhất về vấnđề giải ngân nguồn vốn ODA của tỉnh hiện nay và đưa ra một số phân tích, đán h giá cũng như những kiến nghị về giải phápthúc đẩy việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

Từ khóa: ODA, giải ngân ODA, tỉnh Điện Biên.

1. Đặt vấn đềĐiện Biên là một tỉnh miền núi biên giới, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km đường bộ về phía Tây

Bắc, có diện tích tự nhiên rộng 9.562,9 km2. Là tỉnh duy nhất ở nước ta có đường biên giới với 2 quốc gia(trong đó: tiếp giáp với Lào dài 360 km, Trung Quốc dài 38,5 km) . Trên 80% dân số tỉnh Điện Biên là

đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn hết sức khó khăn, tỷ lệ hội đói nghèo cao, kết cấu hạ tầng kinhtế - xã hội còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, Điện Biên đã có nhiều thay đổi tíchcực trong phát triển kinh tế nhờ có được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành trung ương và mộtphần là nhờ nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trong 5 năm trở lại đây, vốn ODA củatỉnh đã tăng đáng kể, nhiều chương trình dự án được đầu tư trên địa bàn tỉnh đã mang lại những hiệuquả rất thiết thực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu cải th iện cơ sở hạ tầng, nâng caođời sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tếtăng trưởng bền vững và thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế, tỉnh Điện Biên cũng nhưnhiều địa phương khác trong cả nước những năm qua đã xây dựng các chiến lược phát triển, huy độngcác nguồn lực phục vụ cho tăng trưởng. Và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có vai tròquan trọng là một trong những chất xúc tác thúc đẩy quá trình này. Tuy nhiên, trong nhiều năm quaviệc giải ngân ODA vẫn chưa tạo được sự bứt phá cần thiết, khiến cho các chương trình, dự án đình trệvà gây nên sự chậm trễ trong việc phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Vậy quá trình giải ngân nguồn vốn ODA của tỉnh Điện Biên trong những năm trở lại đây ra sao,còn những tồn tại và hạn chế nào và cần phải làm gì để có thể tăng cường hoạt động giải ngân? Đây lànhững câu hỏi cần có lời giải và cũng chính là nội dung mà bài viết sẽ đề cập tới.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Lý luận chung về ODAHỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức được gọi tắt là ODA bắt nguồn từ

cụm từ tiếng Anh - Oficial Development Assistance. Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như têngọi của nó là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp hoặc hỗ trợ cho các nước đangvà kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi chocông cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này.

Theo Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghịđịnh số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ thì Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu làhoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốcgia hoặc liên chính phủ bao gồm:

- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho các nhà tài trợ;

Page 162: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

162

- ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi) là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất,thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “ yếu tố không hoàn lại ” (còn gọi là “ thành tố hỗ trợ”) đạt ítnhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc;

- ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cungcấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “ yếu tố không hoàn lại ” đạtít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với c ác khoản vay không ràng buộc.

2.2. Thực trạng giải ngân vốn ODA tỉnh Điện Biên

Trong 5 năm trở lại đây, việc thu hút nguồn vốn ODA đầu tư vào tỉnh Điện Biên có chiều hướngkhá ổn định, vốn ODA hàng năm thường là năm sau tăng lên so với năm trước. Theo dõi bảng 1, thấyrằng từ năm 2008 đến 2011, lượng vốn ODA hàng năm liên tục tăng và năm 2011 đã tăng lên tới 1.39lần so với năm 2008. Tuy nhiên, năm 2012 lại trượt ra khỏi xu hướng này và giảm gần 68% so vớinăm 2011. Số dự án thực hiện cũng giảm dần do các dự án tới hạn trong giai đoạn này đều đã kết thúc.

Xét về vấn đề giải ngân nguồn vốn ODA, trong giai đoạn 2008 - 2012, tiến độ giải ngân là không

đồng đều, tỷ lệ giải ngân một số năm khá thấp như năm 2008, năm 2010 và năm 2011, trong đó thấpnhất là n ăm 2010 với 23,43% (bảng 1). Chỉ có năm 2009 và 2012 là tỷ lệ giải ngân khá cao, nhất lànăm 2012, đây là năm duy nhất tiến độ giải ngân vượt kế hoạch đề ra.

Bảng 1. Tình hình giải ngân vốn ODA giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên

Nhìn vào Bảng 1, có thể thấy năm 2008 là năm có tỷ lệ giải ngân thấp, trong năm này tỷ lệ giảingân các chương trình dự án chủ yếu dao động từ 30% đến 60%. Tuy nhiên, cũng có một số dự án tỷlệ giải ngân vốn là 100% như: Dự án phát trỉển giáo dục trung học cơ sở II và Chương trình tín dụngchuyên ngành IV(VN X-3 năm 2003): Dự án đường Nà Sáy - Mường Thín - Mường Mùn; dự án Hệthống cấp nước sinh hoạt thị trấn Tủa Chùa. Riêng Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông tỷlệ giải ngân là 0% khiến cho tỷ lệ giải ngân chung thấp.

Chuyển sang năm 2009, nhìn chung tiến độ giải ngân đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ giải ngânở mức tương đối cao với 86, 69%, chỉ có một số dự án thực hiện chưa tốt do các chủ đầu tư chậm trễhoàn tất các thủ tục nghiệm thu thanh toán. Các dự án có mức giải ngân cao trong năm có thể kể tới là:

Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA: 76,17% (53.171/69.810 triệu đồng), Dự án Bạn hữu trẻem: 80,40% (11.110/13.819 triệu đồng), Dự án đầu tư cho giáo dục: 96,21% (101.195/105.181 triệuđồng), Dự án đầu tư cho y tế: 68,16% (18.592/27.277 triệu đồng) (theo Báo cáo Tình hình vận độngvà thực hiện các chương trình, dự án ODA năm 2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên).

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Vốn ODA ký kết

(triệu đồng)85479 145667 185103 204513 138907

Vốn ODA thực tế giải ngân

(triệu đồng)47791 126272 43383 62449 224024

Tỷ lệ giải ngân vốn ODA

từ nhà tài trợ

(%)

55,91 86,69 23,43 30,54 161,28

Page 163: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

163

Đến năm 2010, tỷ lệ giải ngân lại sụt giảm rất mạnh, chỉ còn 23,43%, bằng 27% tỷ lệ giải ngânnăm 2009. Giá trị giải ngân so với kế hoạch đạt thấp do có các dự án thu gom và xử lý nước thải; mởrộng cấp nước TP Điện Biên Phủ. Đ ường Chà Tở - Mường Tùng được ghi kế hoạch đầu năm nhưngvẫn đang trong quá trình tiến hành các thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết nên chưacó đủ thủ tục để tiến hành giải ngân, các dự án còn lại các chủ đầu tư đang hoàn tất thủ thủ tục đểthanh toán. Nhìn chung tiến độ thực hiện các dự án chậm là do công tác phê duyệt kế hoạch năm và phê

duyệt kế hoạch từng hoạt động của các tổ chức tài trợ trước khi chuyển tiền cho tỉnh còn chậm và do ảnhhưởng của việc điều chỉnh lương nhân công xây dựng, giá cả nguyên, nhiên vật liệu dẫn đến phảiduyệt điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư.

So với năm 2010, tiến độ giải ngân năm 2011 có xu hướng tăng nhưng không đáng kể và đạt30,54% , tiến độ giải ngân nhanh tập trung chủ yếu trong quý IV, tập trung vào các dự án JICA SPL V,VI. Tình trạng giải ngân đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch vẫn xuất phát từ các dự án: Thu gom và xử lýnước thải; mở rộng cấp nước TP Điện Biên Phủ; đường Chà Tở - Mường. Đồng thời, công tác phê

duyệt kế hoạch hoạt động còn chưa kịp thời khiến cho tiến độ giải ngân bị hạn chế.Trong cả giai đoạn, chỉ có năm 2012 là tiến độ giải ngân vượt kế hoạch đề ra. Đây là tỷ lệ giải

ngân cao nhất trong giai đoạn 2008 - 2012. Trong đó vốn ODA giải ngân 224.024 triệu đồng đạt161,28% so với kế hoạch (Bảng 1), ở đây chủ yếu là giải ngân vốn JICA và vốn vay Quỹ Kuwait(Đường Chà Tở Mường Tùng), dự án giảm ng hèo đạt tỷ lệ cao. Như vậy, trong năm 2012 thì công tác

giải ngân vốn ODA là khá hiệu quả.2.3. Nhận xét về vấn đề giải ngân vốn ODA tại tỉnh Điện Biên

Ưu điểm: Công tác triển khai thực hiện các dự án ODA trên địa bàn đã có nhiều chuyển biếntích cực, dù tốc độ giải ngân nhiều năm còn thấp nhưng các dự án vẫn tiếp tục được đẩy nhanh tiến độtriển khai, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Ngoài ra, nhiều dự án đã đạt được tỷ lệ giải ngâncao và có dự án đã đạt 100% theo kế hoạch.

Hạn chế: Hoạt động giải ngân vốn ODA không đồng đều, có những dự án đạt 100% nhưng cũngcó dự án tỷ lệ giải ngân năm là 0% như Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông năm 2008.Nguyên nhân ở đây là cả 2 công trình đang thi công, yêu cầu của nhà tài trợ thì các nhà thầu nếu t ạmứng vốn thì phải có bảo lãnh của ngân hàng bằng 100% số tiền xin ứng do đó dự án không thực hiệncho nhà thầu ứng vốn kế hoạch năm 2008. Nhìn chung, tốc độ giải ngân vốn chậm chủ yếu là do chậmtrễ trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, công tác phê duyệt của các tổ chức tài trợ trước khichuyển tiền cho tỉnh còn chậm . Các thủ tục trình tự đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm nhiều thủ tục pháplý liên quan, chất lượng hồ sơ các dịch vụ tư vấn không cao . Một phần nữa là do ảnh hưởng của việcđiều chỉnh lương, giá cả dẫn đến phải duyệt điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư. Đồng thời, tiến độgiải phóng mặt bằng chậm cũng gây ảnh hưởng đến thi công… Đây là những nguyên nhân phổ biếndẫn tới tỷ lệ giải ngân vốn ODA thấp không chỉ ở tỉnh Điện Biên mà còn ở nhi ều địa phương khác.Thực tế này đặt ra sự cần thiết phải có các giải pháp và chính sách phù hợp từ phía các cấp lãnh đạo,các sở, ban, nghành của địa phương để nâng cao hiệu quả trong công tác giải ngân nói riêng và việc sửdụng vốn ODA nói chung.

2.4. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy giải ngân vốn ODA tại tỉnh Điện Biên

Từ những hạn chế đặt ra, tỉnh Điện Biên cần có chính sách hiệu quả hơn để tăng cường quản lývà sử dụng nguồn vốn ODA. Trước hết là việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính để khai thông việc

Page 164: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

164

thực hiện các chương trình, dự án và hỗ trợ nhà tài trợ trong việc giải quyết các thủ tục liên quan.

Ngoài ra, cần có sự tăng cường cung cấp thông tin, hỗ trợ giữa các cấp quản lý trong nâng cao trình độcán bộ, tăng cường năng lực vận động xúc tiến ODA. Thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng để tăngtốc độ giải ngân và nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn ODA từ phía nhà tài trợ. Đối với các doanh nghiệptham gia dự án, cần tạo điều kiện và có cơ chế chính sách, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận và sửdụng nguồn vốn ODA.

Đồng thời, việc nâng cao sự chủ động và nâng cao vai trò của chủ đầu tư và nhà quản lý trongviệc thực hiện các dự án cũng là một yếu tố quan trọng, cần có sự yêu cầu và đề nghị các nhà tài trợtiến hành công tác phê duyệt một cách nhanh chóng hơn.

3. Kết luậnODA không phải là nguồn vốn quyết định quan trọng nhất tới sự phát triển của nền kinh tế, tuy

nhiên không thể phủ nhận rằng đây là nguồn vốn thiết thực đối với các quốc gia đang phát triển đểphát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân. Đối với nước ta, ODA đã góp phần thúc đẩycông cuộc xóa đói giảm nghèo, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là tại cáctỉnh thành còn gặp nhiều khó khăn như tỉnh Điện Biên. Do đó, vấn đề giải ngân nguồn vốn ODA cầnđược nắm bắt và quan tâm sát sao để đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn này và phục vụ hiệu quảhơn nữa cho đời sống nhân dân trong tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 131/2006/ NĐ-CP ngày 09/11/2006.[2] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉn h Điện Biên, Báo cáo Tình hình vận động và thực hiện các

chương trình, dự án ODA năm 2008, 2009, 2010, 2012 và 2013.

THE CURRENT SITUATION OF ODA DISBURSEMENT ACTIVITIES IN DIEN BIENPROVINCE DURING THE PERIOD OF 2008 - 2012

Tong Phuong Trang B.E, Đang Cong Thuc B.EFaculty of Economics

Abstract: This paper focuses on analysing the actual situation of ODA (Oficial Development Assistance)disbursement activities in Dien Bien province in the period 2008-2012 and give a review of disbursement activity of thisprovince, then provide some suggestions to the use of the ODA in an effective way.

Keywords: ODA, ODA disbursement, Dien Bien province.

Page 165: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

165

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG LÚA TẺĐỊA PHƯƠNG TÂY BẮC BẰNG CHỈ THỊ SSR

ThS. Đoàn Thị Thuỳ Linh, ThS. Nguyễn Văn Khoa,ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền

Khoa Nông Lâm

Tóm tắt: SSR (Trình tự lặp lại đơn giản) là chỉ thị phân tử thế hiện tính đa hình cao và ổn định. SSR đ ược sửdụng rộng rãi để nghiên cứu đa dạng di truyền của cây trồng. Trong bài báo này, c húng tôi trình bày kết quả sử dụng 33 chỉthị SSR để phân tích đa dạng di truyền của 26 mẫu giống lúa tẻ địa phương. Có 105 allele được khuếch đại, số allele đượcnhân ở mỗi chỉ thị SSR dao động từ 2 tới 7. Hàm lượng thông tin đa hình trung bình là 0,49. Ở mức tương đồng di truyền55%, quần thể các mẫu giống được phân thành 2 nhóm rõ rệt.

Từ khoá: Chỉ thị SSR, đa dạng di truyền, lúa địa phương.

1. Đặt vấn đềLúa địa phương là nguồn lương thực chính và gắn liền với văn hóa ẩm thực truyền thống của

đồng bào các dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay cùng với sựxuất hiện của hàng loạt các giống lúa cải tiến cũng như các giống cây trồng mới thì diện tích cũng nhưsố lượng các giống lúa địa phương đang ngày càng bị xói mòn nghiêm trọng. Việc thu thập và nghiên

cứu đa dạng di truyền tập đoàn các giống lúa địa phương không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo tồn cácgiống lúa địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao.

Sử dụng chỉ thị phân tử trong nghiên cứu đa dạng di truyền cho phép đánh giá một số lượnglớn locus trải khắp bộ gen của nhiều loài cây. Những thông tin về đa dạng di truyền DNA có thể pháthiện sự khác biệt nhỏ nhất giữa các giống, vì thế giúp nhận dạng và phân biệt giống trong tập đoàn cây

trồng một cách chính xác nhất. Kỹ thuật DNA fingerprinting đã được áp dụng để nhận dạng và phân

biệt giống ở hơn 30 loại cây trồng khác nhau như cam chanh (Citrus spp.), chuối (Musa spp.), lúa mỳ(Triticum spp.), dâu tây... Sự phát triển nhanh chóng của các chỉ thị phân tử cung cấp một công cụ hiệuquả để nghiên cứu sự đa dạng di truyền và phân biệt quần thể các loài thực vật. Trong nghiên cứu đadạng di truyền lúa trồng, chỉ thị SSR (Simple sequence repeat) được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất.SSR phân bố rộng rãi trong hệ gen nhân chuẩn và phù hợp với nghiên cứu biến dị di truyền trong cácquần thể bởi vì có thể xác định được mức đa hình cao ngay cả đối với các cá thể họ hàng. Đã có hơn18.000 chỉ thị SSR được thiết lập (www.gramene.org, 2012), phủ kín trên bản đồ liên kết di truyền củalúa. Nhiều công trình nghiên cứu đa dạng di truyền và nhận dạng giống lúa đã sử dụng chỉ thị phân tửSSR cho kết quả tốt đã được công bố ( Choudhary G et al., 2013; Vũ Thị Thu Hiền et al., 2012; TrầnThị Lương et al., 2013; Trần Danh Sửu et al., 2008, 2010, 2011; Thuy T. T. Nguyen et al., 2012;Victoria C. Lapitan et al., 2007). Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi dùng chỉ thị SSR để nghiên

cứu đa dạng di truyền của 26 nguồn gen lúa địa phương thu thập tại một số địa phương khu vực TâyBắc Việt Nam giúp nhận dạng giống phục vụ công tác bảo tồn và cung cấp dữ liệu khoa học có giá trịcho công tác chọn tạo giống lúa tại Việt Nam.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Vật liệu nghiên cứuTrong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phân tích đa dạng di truyền của tập đoàn gồm 26

mẫu giống lúa tẻ (Bảng 1) bằng 33 chỉ thị SSR nằm trên 12 nhiễm sắc thể của bộ gen lúa được lựachọn từ bộ 50 chỉ thị SSR dùng trong phân tích đa dạng di truyền ở lúa dựa trên cơ sở dữ liệu

Page 166: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

166

RiceGenes (http://gramene.org). Các chỉ thị được tổng hợp bởi hãng IDT (Hoa Kỳ) dựa vào trình tựtrên Ngân hàng gen quốc tế (GenBank).

2.2. Phương pháp nghiên cứuLá lúa non được làm khô bằng máy hút chân không 2 ngày trước khi tách chiết DNA. Quá trình

tách DNA từ mẫu lá lúa được tiến hành theo hướng dẫn tách chiết DNA - Mini CTAB DNA extraction

protocol (Doyle, 1991). DNA từ lá lúa khuếch đại bằng các mồi đặc trưng sử dụng máy PCR ABI

97000D384. Chu kì nhiệt: 940C 4 phút, (940C 1 phút, 50–650C 1 phút - nhiệt độ thay đổi tuỳ từng cặpmồi, 720C 1 phút 50 giây)n, 720C 7 phút, 40C ∞ phút). Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose

4% và nhuộm với Ethidium bromide 0,01%.Kết quả điện di được xác định trên phổ điện di, vị trí DNA được xác định là vị trí các vệt sáng

quan sát dưới ánh sáng UV. Sự xuất hiện ổn định (1) hay không xuất hiện (0) của mỗi băng trên phổđiện di được sử dụng như một đặc trưng để mô tả biến dị DNA của các mẫu phân tích. Hai kiểu hình

điện di được xem là khác nhau khi giữa chúng có sự khác nhau ít nhất ở một vị trí băng điện di. Số liệuphân tích SSR được xử lý bằng phần mềm NTSYS pc2.1 và popgene3.1. Mức độ tương đồng di truyềngiữa các cặp mẫu phân tích sẽ được tính toán để xác định độ khác biệt giữa các mẫu giống. Hệ sốtương đồng di truyền tính theo công thức của Nei M. và Li. W. H. (Hệ số Nei, 1979):

Bảng 1. Các mẫu giống lúa tẻ dùng trong nghiên cứu

STT Tên giống Kýhiệu

Nguồn gốc STT Tên giống Kýhiệu

Nguồn gốc

1 Lúa Hăng (lại đọi) ĐB9 Điện Biên 14 Khẩu Ta bổng QN20 Quỳnh Nhai2 64 Mường tè LC1 Lai Châu 15 Khẩu Chăm Pa QN21 Quỳnh Nhai3 Mò Te LC2 Lai Châu 16 Tẻ thái Lan SC9 Sốp Cộp4 Xa pừ chí LC3 Lai Châu 17 Tẻ Bu Long SC11 Sốp Cộp5 Ple tơ MC1 Mộc Châu 18 Tẻ mèo hạt to SM8 Sông Mã6 Tẻ mèo nương Ngọc

ChiếnML7 Mường La 19 Tẻ, hạt dài SM30 Sông Mã

7 Thóc Mộ PY3 Phù Yên 20 Pẹ Lia TC2 Thuận Châu8 Thóc tẻ Dâu PY5 Phù Yên 21 Pẹ Thái Lan1 TC3 Thuận Châu9 Tẻ đỏ PY7 Phù Yên 22 Thóc Gie TC7 Thuận Châu10 Lai đỏ PY9 Phù Yên 23 Pẹ Cúa Pò TC8 Thuận Châu

11 Đỏ Mùa Chùa PY10 Phù Yên 24 Lia Sú TC16 Thuận Châu12 Lai tẻ PY12 Phù Yên 25 Lúa Po TC19 Thuận Châu13 Lúa nương cũ QN1 Quỳnh

Nhai26 Bẻ trông TC21 Thuận Châu

2NAB

S =

NA + NB

S: Hệ số tương đồng di truyền

NAB: Số băng DNA có ở cả A và B

NA: Số băng DNA có ở A

NB: Số băng DNA có ở B

Phân tích nhóm (cluster analysis) tiến hành theo phương pháp UPGMA (Unweighted Pair

Group Method with Arithmetric mean), thiết lập sơ đồ hình cây dựa trên phương pháp phân nhóm

UPGA theo tương đồng di truyền sử dụng chương trình phần mềm NTSYS pc2.1.

Hệ số đa dạng gen (PIC = Polymorphism Information Content) được tính theo công thứccủa Nei (1973):

PIC = 1 - ∑ Pi2

Page 167: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

167

(Pi: tần số xuất hiện của alen thứ i).

3. Kết quả và thảo luậnTrong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 33 mồi SSR được chọn lọc từ bộ gồm 50 mồi SSR để

phân tích sự đa dạng di truyền của 26 mẫu giống lúa tẻ địa phương khu vực Tây Bắc. Tính đa hình

được thể hiện ở sự xuất hiện hay không xuất hiện vạch DNA khi so sánh giữa các mẫu giống với nhau.26 mẫu giống nghiên cứu biểu hiện 105 allele ở 33 chỉ thị SSR.

Kết quả tóm tắt phân tích DNA của 26 mẫu giống lúa bằng 33 chỉ thị SSR được thể hiện ở hình

1 và bảng 2. Qua kết quả ở bảng 2 cho thấy, số allele thể hiện đa hình rất lớn, với 33 chỉ thị nghiên cứuthể hiện 105 allele, trong đó 100% số allele đều thể hiện sự đa hình ở cả 26 mẫu giống nghiên cứu

Trong số 33 chỉ thị SSR sử dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấ y có 10 chỉ thị SSRthể hiện 2 allele, 13 chỉ thị SSR thể hiện 3 allele, 6 chỉ thị SSR thể hiện 4 allele, 3 chỉ thị SSR thể hiện5 allele, 1 chỉ thị SSR thể hiện 7 allele (Bảng 2). Số lượng allele ở mỗi locus dao động từ 2 allele(RM283, RM431, RM338, RM413, RM133, RM125, RM433, RM484, RM536, RM277) tới 7 allele(RM154) với giá trị trung bình là 3,18 allele/locus được thể hiện ở bảng 2 và hình 2A.

Lad.1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Hình 1. Kết quả điện di một số mẫu giống lúa địa phương bằng mồi RM144

1.QN10, 2. SM13, 3. TC19, 4. SM22, 5. SM31, 6. QN17, 7. TC17, 8. SM11, 9.MS1, 10. QN13, 11. TC18, 12. LC1, 13. ĐB3, 14. SM18,15.SM30, 16. SM27, 17. SC1, 18. ĐB9, 19. SM14, 20. QN4, 21. SM25, 22. QN26, 23. ĐB5, 24. SM28

Bảng 2. Đa hình SSR ở 26 mẫu giống lúa tẻ nghiên cứu

TT Tên chỉ thịSSR

Nhiễm sắcthể

Sốallele

Tần số allele phổ biếnnhất

PIC Tỷ lệ dịhợp tử

1 RM495 1 3 0,68 0,47 0,042 RM283 1 2 0,86 0,23 0,043 RM237 1 4 0,61 0,54 0,044 RM431 1 2 0,61 0,48 0,005 RM154 2 7 0,64 0,10 1,006 RM452 2 3 0,39 0,52 0,007 OSR13 3 4 0,32 0,74 0,008 RM338 3 2 0,54 0,50 0,009 RM514 3 3 0,61 0,54 0,0010 RM307 4 4 0,54 0,60 0,0011 RM124 4 3 0,54 0,59 0,0012 RM507 5 3 0,57 0,58 0,0013 RM413 5 2 0,82 0,29 0,0014 RM161 5 4 0,50 0,61 0,0015 RM133 6 2 0,54 0,50 0,0016 RM162 6 4 0,36 0,70 0,0017 RM125 7 2 0,79 0,34 0,0018 RM455 7 3 0,57 0,52 0,0019 RM118 7 3 0,36 0,66 0,0020 RM408 8 3 0,79 0,35 0,00

Page 168: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

168

21 RM152 8 5 0,61 0,51 0,1422 RM44 8 5 0,36 0,74 0,0423 RM284 8 3 0,46 0,63 0,0024 RM433 8 2 0,64 0,48 0,0025 RM447 8 4 0,43 0,66 0,0026 RM316 9 3 0,64 0,46 0,0427 RM215 9 3 0,57 0,53 0,0428 RM171 10 3 0,46 0,64 0,0029 RM484 10 2 0,68 0,44 0,0030 RM536 11 2 0,57 0,52 0,0031 RM144 11 5 0,71 0,05 0,9332 RM19 12 3 0,82 0,29 0,0733 RM277 12 2 0,54 0,50 0,04

Tổng 105Trung bình 3,18 0,58 0,49 0,08

Min 2 0,32 0,05 0,00Max 7 0,86 0,74 1,00

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hiền et al., 2012 (2 -6

allele/locus, trung bình 3,75 allele/locus). Tuy nhiên, các kết quả phân tích về số allele ở các locusnghiên cứu này là thấp hơn so với nhiều nghiên cứu khác. Victoria C, Lapitan, 2007 đã nghiên cứu sựbiểu hiện của 164 chỉ thị SSR ở 24 mẫu giống lúa Philippines và báo cáo số allele dao động từ 2(RM114, RM312, RM408, RM420, RM451, RM556) đến 17 (RM473B), trung bình 5,89 allele/locus.

Trần Danh Sửu et al. , 2011 nghiên cứu trên lúa địa phương ở tỉnh Lào Cai đã phát hiện 235 allele tại36 locus, số allele đa hình tại mỗi locus biến động từ 3 đến 14, đạt trung bình 6,53/locus. Trần DanhSửu et al., 2010 nghiên cứu đa dạng di truyền của 45 giống lúa nếp đặc sả n địa phương vùng đồngbằng Bắc Bộ bằng 50 chỉ thị SSR đã phát hiện 234 allele, đạt trung bình 5 allele/locus, chỉ thị cho sốlượng allele nhiều nhất (10 allele) là các chỉ thị RM22, RM144, RM335. Kết quả của nghiên cứu này

về số tổng số allele và số allele trung bình thấp là do số chỉ thỉ SSR, số lượng mẫu sử dụng trongnghiên cứu này ít hơn so với các nghiên cứu của các tác giả khác.

Hình 2. Sự phân bố số alen (A) và chỉ số PIC (B) của 26 mẫu giống lúa tẻ bằng 33 chỉ thị SSR

Thông tin về tính đa hình được thể hiện qua giá trị PIC. Kết quả phân tích giá trị PIC thể hiện ởbảng 2 và hình 2B cho thấy 33 chỉ thị SSR được lựa chọn dùng trong nghiên cứu đều cho tính đa hình,

giá trị PIC dao động từ 0,05 (RM144) đến 0,74 (RM44). Trong đó, 10 chỉ thị SSR cho giá trị PIC trongkhoảng 0,51-0,60, 8 chỉ thị SSR cho giá trị PIC trong khoảng 0,41-0,50 (Hình 2B). Giá trị PIC trungbình của quần thể 26 mẫu giống nghiên cứu là 0,49 cho thấy mức độ đa dạng gen là khá lớn trong 26mẫu giống lúa nếp nghiên cứu. Giá trị PIC trung bình của nghiên cứu này là cao hơn so với kết quả

Số allele

Sốlocus

PIC

Sốlocus

A B

Page 169: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

169

nghiên cứu của Trần Danh Sửu et al,, 2008, 2010 (0,35; 0,43), Vũ Thị Thu Hiền et al., 2012 (0,50).Các nghiên cứu về giá trị PIC cao hơn cũng đã được báo cáo bởi các tác giả Choudhary G. et al, 2013

(0,87), Nguyen T. T. Thuy, 2013 (0,73). Kết quả này có thể được giải thích là do việc lựa chọn các chỉthị SSR khác nhau giữa các nghiên cứu.

Trong số 33 locus nghiên cứu, 10 locus đã phát hiện ít nhất 1 allele dị hợp tử và 23 locus không

có các allele dị hợp tử, tỷ lệ allele dị hợp tử cao nhất (1,00) quan sát được ở locus RM154, tỷ lệ dị hợptử trung bình đạt 8%. Mặc dù lúa là loài tự thụ phấn, nhưng nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy cóhơn một allele tại một locus của một giống và mức độ dị hợp tử trung bình đạt tương tự như kết quảthu được của Trần Danh Sửu, 2010 (2,4%), Olufowote et al., 1997; Garland et al., 1999; Lu et al.,2005; Giarrocco et al., 2007, các kết quả tương tự cũng được báo cáo trong các công trình nghiên cứuđối với lúa mỳ (Röder et al., 2002), lúa mạch (Sjakste et al., 2002) (dẫn theo Trần Danh Sửu, 2010).

Trong số 33 chỉ thị SSR được phân tích, 8 chỉ thị cho nhận dạng đặc biệt với 8 allele duy nhấtcủa 7 giống ở Bảng 3 .

Bảng 3. Các chỉ thị SSR cho allele đặc trưng ở 7 giốn g lúa tẻ

TT Tên giống Kí hiệu Tên chỉ thị SSR1 Ple tơ MC1 RM307, RM2372 Nếp, hạt tròn SM29 RM4473 Pẹ Cúa Pò TC8 RM4554 Bẻ trông TC21 RM4525 Tẻ Bu Long SC11 RM4086 Thóc tẻ Dâu PY5 RM3167 Tẻ đỏ PY7 RM161

Tổng số 7 8

Quan hệ di truyền giữa 26 mẫu giống lúa tẻ địa phương được phân tích UPGMA bằng phầnmềm NTSYS 2.1. Các giống có hệ số tương đồng cao sẽ được xếp vào một nhóm. Mối tương quan ditruyền giữa từng cặp mẫu giống được thể hiện hình 3. Hình 3 chỉ ra mức độ tương đồng di truyền giữacác mẫu giống lúa nghiên cứu. Các giống có hệ số tương đồng di truyền cao được xếp vào một nhóm.Kết quả nghiên cứu cho thấy 26 giống lúa nếp đều có sự khác nhau về đặc điểm phân tử, hệ số tươngđồng di truyền dao động từ 0,55 - 0,96. Trong đó, hệ số tương đồng di truyền cao nhất là 0,96 khi so

sánh giữa hai giống LC1 và SM8. Trong 26 mẫu giống lúa tẻ cũng có sự khác nhau về đặc điểm phântử rõ rệt, ở độ tương đồng 55%, 26 mẫu giống lúa tẻ phân thành 2 nhóm, nhóm I gồm 3 mẫu giống làLC2, MC1 và TC8, nhóm II gồm 23 mẫu giống.

Như vậy, phân tích đa hình DNA của 26 mẫu giống lúa nếp địa phương cho thấy sự khác nhau ở mứcphân tử. Không có mẫu giống nào giống nhau hoàn toàn khi phân tích với 33 chỉ thị SSR.

Page 170: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

170

Hình 3. Phân nhóm 26 mẫu giống lúa tẻ địa phương theo phân tích tương đồng di truyền

4. Kết luậnKết quả phân tích DNA của 26 mẫu giống lúa tẻ bằng 33 chỉ thị SSR thể hiện sự đa hình cao.

Số lượng allele ở mỗi locus dao động từ 2 allele tới 7 allele với giá trị trung bình là 3,18 allel e/locus,

10 locus đã phát hiện ít nhất 1 allele dị hợp tử và 23 locus không có các allele dị hợp tử, tỷ lệ allele dịhợp tử cao nhất (100%) quan sát được ở locus RM154, tỷ lệ dị hợp tử trung bình đạt 8%. Giá trị PICtrung bình của quần thể 26 mẫu giống lúa tẻ là 0,49 chứng tỏ mức độ đa dạng gen là khá lớn trongquần thể lúa tẻ nghiên cứu.

Phân tích UPGMA bằng phần mềm NTSYS 2.1 cho thấy 26 mẫu giống lúa tẻ có sự khác nhauvề đặc điểm phân tử rõ rệt, ở độ tương đồng 55%, 26 mẫu giống lúa tẻ phân thành 2 nhóm , nhóm I

gồm 3 mẫu giống là LC2, MC1 và TC8, nhóm II gồm 23 mẫu giống.Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Dự án JICA - TBU và Khoa công nghệ sinh

học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện về c ơ sở vật chất và đào tạo kĩ thuật giúp chúng tôithực hiện thành công nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Thị Thu Hiền, Phạm Văn Cường, 2012. Phân tích đa dạng di truyền mẫu giống lúacanh tác nhờ nước trời bằng chỉ thị SSR . Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012, tập 10, số 1: 15 -24.Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

[2] Trần Thị Lương, Lưu Minh Cúc, Nguyễn Đức Thành, 2013. Phân tích quan hệ di truyềnmột số giống lúa đặc sản, chất lượng, trồng phổ biến ở Việt Nam bằng chỉ thị phân tử SSR . Tạp chíSinh học, 35 (3): 384–356 .

[3] Trần Danh Sửu, 2008. Đánh giá đa dạng di truyền tài nguyên lúa Tám đặc sản miền BắcViệt Nam. Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

[4] Trần Danh Sửu, Nguyễn Thị Lan Hoa và cộng sự, 2010. Nghiên cứu đa dạng di truyền lúanếp địa phương ở các tỉnh đồ ng bằng Bắc Bộ bằng chỉ thị SSR. Kết quả nghiên cứu Khoa học và Côngnghệ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Page 171: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

171

[5] Trần Danh Sửu, Nguyễn Thị Lan Hoa và cộng sự, 2011. Nghiên cứu đa dạng di truyền cácgiống lúa địa phương tỉnh Lào Cai bằng chỉ thị ADN . Báo cáo khoa học. Trung tâm tài nguyên ditruyền thực vật. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

[6] Choudhary G, Ranjitkumar N, Surapaneni M, Deborah DA, Vipparla A, et al, 2013. MolecularGenetic Diversity of Major Indian Rice Cultivars over Decadal Periods. PLoS ONE 8(6): e66197.

[7] Thuy T. T. Nguyen, Nguyet M. T. Nguyen, Long H. Hoang, Naruto Furuya, KenichiTsuchiya., 2012. Genetic diversity in Vietnamese upland rice germplasm revealed by SSR markers. J.Fac. Agr., Kyushu Univ., 57 (2): 383–391.

[8] Victoria C. Lapitan, Darshan S. Brar, Toshinori Abe, Edilberto D. Redona, 2007.Assessment of genetic diversity of Philippine rice cultivars carrying good quality traits using SSRmarkers. Breeding Science 57: 263–270.

GENETIC DIVERSITY OF LOCAL RICE VARIETES IN THENORTHWEST BY SSR MOLECULAR MARKERS

Doan Thi Thuy Linh M.A, Nguyen Van Khoa M.A,Nguyen Thi Thu Hien M.A

Faculty of Agronomy and Forestry

Abstract: SSR (simple sequence repeats) is the molecular marker of high polymorphism and stability, which iswidely effectively used in studying the genetic diversity in plant. This paper, present results on the use of 33 primer pairs toanalyze the genetic diversity of 26 local rice varities. 105 alleles have been amplified, and the number of alleles wereamplified by each SSR primer pair ranged from 2 to 7. The average on polymorphic information contents of used primers is0.49. At the genetic similarity of 55%, the population of local rice was devided into 2 groups.

Keywords: SSR markers, genetic diversity, local rice.

Page 172: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

172

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG RAUMUỐNG NƯỚC VÀ RAU CẢI XOONG Ở KHU VỰC

THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

ThS. Hoàng Thị Bích NguyệtKhoa Sinh Hóa

Tóm tắt : Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi về việc phântích hàm lượng kim loại nặng có trong rau muống nước và rau cải xoong thuộc địa bàn Thành phố Sơn La bằng máy quangphổ hấp thụ nguyên tử ZEENIT.

Từ khóa: Sơn La, hấp thụ, nguyên tử, rau muống nước, rau cải xoong.

1. Đặt vấn đềRau là nguồn thực phẩm cung cấp cho con người chất sơ, vitamin cùng một số nguyên tố vi

lượng, tuy nhiên khi sử dụng những loại rau bị ô nhiễm thì đây chính là một trong những yếu tố ảnhhưởng đến sức khoẻ con người. Có nhiều loại rau nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu hai loại đó là rau

muống nước và rau cải xoong. Đây là hai loại thực vật thuỷ sinh và bán thuỷ sinh, thuộc loại thân mềmvà có khả năng hấp thụ kim loại dễ hơn các loại rau khác. Đây cũng là hai loại rau được trồng phổ biếnở nhiều nơi trên cả nước, trong đó có Sơn La. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là xác định kim loạiđồng, kẽm, cađimi trong rau muống nước và rau cải xoong được trồng ở những khu vực khác nhautrong địa bàn t hành phố Sơn La.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Vật liệu nghiên cứu: Trang thiết bị, dụng cụ, hoá chất2.1.1. Trang thiết bịMáy quang phổ hấp thụ nguyên tử ZEEnit 700 của Đức , cân phân tích Statorius có độ chính

xác 0,1mg, máy đo pH, máy cất nước, hệ thống Kendan xử lý mẫu.

2.2.2.Dụng cụ- Các dụng cụ thuỷ tinh: pipet, buret, bình định mức các loại, phễu lọc,... Của Đức và Trung

Quốc sản xuất. Tất cả được ngâm rửa bằng hỗn hợp sunfocromic.- Các dụng cụ phụ trợ khác: Bếp điện, tủ hốt, tủ sấy…2.2.3. Hoá chất- Các dung dịch chuẩn Cu(II), Cd(II), Zn(II), được pha từ dung dịch có nồng độ 1000 ppm của

hãng Merck (Đức) sản xuất.- Các dung dịch ion kim loại: Na+, K+, Ca2+, Mg 2+ , Ca 2+, Ba 2+, Al3+, Fe3+, Cr3+, Ni2+, Co2+,

Mn2+... Được pha từ các hóa chất tinh khiết loại pA.- Dung dịch H2O2, HCl, HNO3 loại pA.- Nước cất 2 lần…2.2. Quy trình phân tích

2.2.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu* Mẫu nước: Làm theo quy trình phân tích nước của đề tài năm 2012 .

* Mẫu rau: Chúng tôi tiến hành lấy mẫu nước vào hai thời điểm l à tháng 4 và tháng 8 trong

năm.Thời điểm này đúng thời kì thu hoạch. Địa chỉ thu mẫu rau ở thành phố Sơn La gồm:1. Tiểu khu 3 phường Chiềng Cơi: Diện tích trồng rau là 12410,1 m 2.

2. Tổ 1+2 phường Chiềng Lề: Diện tích trồng rau là 15.410 ,1 m2.

Page 173: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

173

3. Tổ 7+8 phường Tô Hiệu: Diện tích trồng rau là 13.230,1 m 2.

2.2.2. Xử lý mẫu- Nguyên tắc: Chuyển các ion kim loại về dạng muối vô cơ tan trong nước, rồi xác định hàm

lượng của chúng trong dung dịch đó.* Xử lí mẫu nước : Làm theo quy trình phân tích nước của đề tài năm 2012 .

* Xử lí mẫu rau: Sau khi thu các mẫu rau về, tiến hành phá mẫu để chuyển thành dạng bột.Sau đó cân một lượng xác định mẫu rau đã xay thành bột đó sau đó chuyển vào cốc, tẩm ướt bằng 2 mlnước cất hai lần, thêm 30 ml HNO3 63-68%, vài ml H2O2, lắc đều. Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt,đun trên bếp điện, trong tủ hốt trong khoảng 2 - 3 giờ, thường xuyên thêm HNO 3 63 - 68% cho đến khihết màu, tạo dung dịch trong suốt. Sau đó chuyển hết mẫu ra cốc, làm bay hơi hết axit, đến còn muố i

ẩm, định mức bằng HNO3 2% (nếu muối không tan hết thì thêm 1 - 2 ml dung dịch HNO3 63 - 68%).

Tùy thuộc vào hàm lượng kim loại cần xác định mà chúng tôi làm giàu hay pha loãng để hàm lượngkim loại cần xác định nằm trong khoảng tuyến tính của phương pháp. Cụ thể như sau:

- Đối với hai kim loại Cu, Zn cân chính xác 5 gam mẫu các loại rau ở dạng bột, sau khi phámẫu định mức trong bình bình 50ml.

- Đối với kim loại Cd, cân chính xác 100 gam mẫu các loại rau ở dạng bột, sau khi phá mẫu địnhmức 10 ml, một số mẫu có nồng độ quá nhỏ chúng tôi làm giàu lên gấp đôi.

2.3. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại trong mẫu rauCác mẫu rau được lấy vào thời điểm khác nhau trong năm và được kí hiệu khác nhau, kết quả

phân tích được thống kê trong các bảng sau:Bảng 3. Kết quả phân tích nồng độ đồng, cađimi, kẽm trong mẫu rau

STT Mẫu Nồng độ kim loại thu được (ppm)Cu Zn Cd

1 RM1 0,34172 2,3182 ------

2 RM2 0,54740 3,0383 ------

3 RM3 0,19166 1,3764 ------

4 RM4 0,21888 1,5645 ------

5 RM5 0,51881 1,8486 ------

6 RM6 0,35873 1,2667 ------

7 RCX1 0,24143 1,1405 ------

8 RCX2 0,43511 0,6532 0,0660

9 RCX3 1,08117 1,9854 ------

10 RCX4 0,92345 1,3442 ------

11 RCX5 0,50218 1,2890 ------

12 RCX6 0,22062 1,1363 ------

Page 174: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

174

Bảng 4. Kết quả tính hàm lượng kim loại đồng, chì cađimi, kẽm trong mẫu rau

STT Mẫu Hàm lượng ion kim loại nặng trong mẫu rau

(mg/kg rau)

Cu Zn Cd

1 RM1 3,4172 23,182 ------

2 RM2 5,4704 30,383 ------

3 RM3 1,9166 13,764 ------

4 RM4 2,1888 15,645 ------

5 RM5 5,1881 18,486 ------

6 RM6 3,5873 12,667 ------

7 RCX1 2,4145 19,854 ------

8 RCX2 4,3511 13,442 0,0066

9 RCX3 10,8117 19,854 ------

10 RCX4 9,2343 13,442 ------

11 RCX5 5.0218 12,890 ------

12 RCX6 2,2064 11,362 ------

Ghi chú: ------ Là kí hiệu nồng độ kim loại quá thấp dưới ngưỡng phát hiện của máy.

Từ các kết quả phân tích mẫu rau (bảng 3.39) chúng tôi thấy:

- Hàm lượng kim loại đồng (Cu) nằm trong khoảng 1,9166 - 10,8117 mg/kg.

- Hàm lượng kim loại kẽm (Zn) nằm trong khoảng 11,362 - 36,029 mg/kg.

- Hàm lượng kim loại cacđimi (Cd) trong mẫu RCX2 là 0,0066mg/kg.

Theo quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp & PTNT, quy định tối đa kim loại trong rau ghi ở Bảng 3.40.

Bảng 3.40. Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại trong các loại mẫu rau

TT Mẫu rau Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại trong các loại mẫu rau tươi.

Cd Cu Pb Zn1 Rau tươi

(mg/kg tươi)0,02 30 1 40

3. Kết luậnTrong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, chúng tôi đã xác định được mục tiêu củ a đề tài

là ứng dụng kỹ thuật F-AAS để phân tích, đánh giá hàm lượng các kim loại nặng trong rau muống nướcvà rau cải xoong. Chúng tôi đã tìm hiểu đối tượng, tham khảo tài liệu và lần lượt tiến hành kiểm tra lạicác điều kiện thích hợp rồi tiến hành phân tích trên mẫu thực. Đề tài thu được những kết quả sau:

1. Kiểm tra lại các thông số phù hợp với máy hấp thụ nguyên tử Zeenit 700 (CHLB Đức) đểxác định đồng, cađimi và kẽm.

2. Kiểm tra lại ảnh hưởng của 2 loại axit HCl, HNO 3 ở các nồng độ khác nhau, chọn ra đượcmôi trường phù hợp cho phép xác định kim loại nặng đồng, cađimi, kẽm là HNO 3 2M và kiểm tra sựảnh hưởng của các cation đến phép xác đồng, chì cađimi, kẽm.

Page 175: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

175

3. Trên cơ sở các điều kiện đã chọn, xác định được khoảng nồng độ tuyến tính và xây dựngđường chuẩn xác định đồng, cađimi, kẽm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa(F-AAS).

4. Thu mẫu ở các khu vực trồng rau phổ biến của Thành phố Sơn La, đó là: Tiểu khu 3 phườngChiềng Cơi, tổ 1+2 phường Chiềng Lề, tổ 7+8 phường Tô Hiệu và tiến hành xử lý mẫu, sau đó tiếnhành phân tích các mẫu.

5. Xác định hàm lượng đồng, cađimi, kẽm trong các mẫu nước và rau muống nước và rau cảixoong ở thành phố Sơn La bằng phương pháp đường chuẩn. Kết quả phân tích cho thấy hầu hết nước tướivà các loại rau trên ở các địa điểm lấy mẫu phân tích chưa bị ô nhiễm kim loại nặng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử trên máy Zeenit 700 hoàn

toàn phù hợp với việc phân tích hàm lượng nhỏ các kim loại trong mẫu nước và rau với độ ch ính xác

cao, độ lặp lại tốt, độ chọn lọc cao.Qua kết quả phân tích chúng tôi kết luận như sau: Đa số các mẫu rau nghiên cứu đều có hàm

lượng kim loại nặng dưới ngưỡng tiêu chuẩn Việt Nam. Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trongrau là do nguồn nước (hay do hàm lượng kim loại có trong nước). Ngoài ra có thể do các yếu tố khácnhư đất trồng hay thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học...

Chúng tôi cho rằng: Hàm lượng kim loại đồng, kẽm, cacđimi trong rau muống nước và rau cảixoong được trồng trong khu vực thành phố Sơn La không ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Ngọc Chức, 2009. Nghiên cứu phân tích hàm lượng một số kim loại nặng trongnước sinh hoạt, nước thải khu vực Từ Liêm bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử . Luận văn Thạcsĩ Khoa học Hoá học. ĐH Sư Phạm Hà Nội.

[2] Nguyễn Tinh Dung, 2000. Hoá học phân tích phần III: Các phương pháp định lượnghoá học. Nxb Giáo Dục.

[3] Doãn Văn Kiệt, Hoàng Thị Nguyệt, 2012. Khảo sát đánh giá hàm lượng kim loại nặng trongmột số nguồn nước sinh hoạt tại Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La . Đề tài cấp trường , Đại học Tây Bắc.

[4] Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT . “Quy định tối đa kim loại trong rau, Quyết định số106/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007.

[5] QCVN, 2008. 08: 2008/BTNMT, Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt ,Nxb Lao động - Xã hội.

[6] Phạm Hùng Việt , Trần Tứ Hiếu, Nguyễn Văn Nội, 1999. Hoá học môi trường cơ sở .ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội.

THE RESULTS OF ANALYSIS OF SOME HEAVY META CONCENTRATIONS INWATER SPINACH AND WATER CRESS IN SON LA CITY

Hoang Thi Bich Nguyet M.AFaculty of Biology and Chemistry

Abstract: The paper presents the result from our the analysis of heavy metal content in water spinach and watercress in Son La city by ZEENIT atomic absorption spectrometer.

Từ khóa: Son La, absorption, spectrometer, water spinach, water cress.

Page 176: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

176

LẦN ĐẦU TIÊN GHI NHẬN HAI LOÀI ẾCH NHÁIMEGOPHRYS MAJOR BOULENGER, 1908 VÀ QUASIPAA BOULENGERI(GUNTHER, 1889) (AMPHIBIA: ANURA) Ở HAI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

SỐP CỘP VÀ COPIA

ThS. Phạm Văn Anh, Trần Thị Thanh Nga, Phạm Thị HảiKhoa Sinh Hóa

Tóm tắt: Trong quá trình khảo sát và thu mẫu tại hai Khu rừng đặc dụng (KRĐD) Sốp Cộp và Copia, chúng tôiđã phát hiện và ghi nhận phân bố mới của 2 loài ếch nhái ở hai khu vực này, đó là loài Cóc mắt bên (Megophrys major)thuộc họ Cóc bùn (Megophrydae) và loài Ếch gai bua leng (Quasipaa boulengeri) thuộc họ Cóc lưỡi chẽ (Dicroglossidae)mà từ trước tới nay chưa có công trình nào công bố . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã bổ sung vù ng phân bố của hailoài này tại khu vực phía Nam của tỉnh Sơn La.

Từ khóa: Amphibia, Meghophridae, Dicroglossidae, phân bố, Sốp Cộp, Copia .

1. Đặt vấn đềKRĐD Sốp Cộp được thành lập theo quyết định số 3440/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Sơn La với diện tích 18.709 ha và KRĐD Copia được thành lập theo quyết định số3440/2010/QĐ-UB ngày 11/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La với tổng diện tích là 9.614.629

ha. Cả hai KBTTN Sốp Cộp và KRĐD Copia đều nằm ở phía Nam của tỉnh Sơn La và ngăn cách nhau

bởi dòng sông Mã. Theo Nguyễn Khanh Vân và nnk (2000) thì cả hai khu vực này nằm trong vùng khí

hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mùa hè mưa, thời kỳ khô kéo dài 4-5 tháng, lượng mưa bình

quân năm khoảng 1100 - 1500 mm. Theo báo cáo của Viện điều tra quy hoạch rừng (2003) và Lê Trần

Chấn và nnk (2012) thì hệ thực vật rừng ở hai khu vực này là khá đa dạng về thành phần loài, chất

lượng rừng còn khá tốt, do vậy đây là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật hoang dã. Về ếch nhái, kết

quả nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (2003) đã thống kê được 14 loài ở KRĐD Sốp

Cộp, nghiên cứu của Nguyễn Văn Sáng và Lê Nguyên Ngật (trong Lê Xuân Huệ và nnk, 2009) và

Nguyễn Văn Sáng (trong Lê Trần Chấn và nnk, 2012) đã thống kê được 22 loài ở KRĐD Copia.Trong các chuyến khảo sát về đa dạng sinh học gần đây tại hai KRĐD Sốp Cộp và Copia, chúng

tôi đã ghi nhận vùng phân bố mới của 2 loài ếch nhái, đó là loài Cóc mắt bên - Meghophrys major

(Boulenger, 1908) và loài Ếch gai bua leng - Quasipaa boulengeri (Gunther, 1889) tại hai khu vực này.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nguyên liệu và phương phápChúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa trên địa bàn KRĐD Copia (ở các xã: Chiềng Bôm, Co

Mạ, Long Hẹ thuộc huyện Thuận Châu) và KRĐD Sốp Cộp (ở các xã: Huổi Một, Nậm Mằn thuộc

huyện Sông Mã và các xã Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Cai thuộc huyện Sốp Cộp) trong

tháng 10 năm 2012 và tháng 03, 06,09 năm 2013. Thời gian thu thập mẫu vật chủ yếu vào ban đêm (từ18h đến 24h). Mẫu vật ếch nhái chủ yếu thu thập bằng tay và đựng trong các túi nilon hoặc túi vải cỡnhỏ. Mẫu vật sau khi chụp ảnh được gây mê, đeo nhãn và định hình trong cồn 80% trong vòng 10-20

tiếng, sau đó chuyển sang ngâm bảo quản trong cồn 70%. Mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại phòng

thực hành Khoa Sinh- Hóa, Trường Đại học Tây Bắc.

Các chỉ số đo theo Ohler (2007) với độ chính xác đến 0,1 mm bao gồm: SVL: Dài thân (đo từmút mõm đến lỗ huyệt), HL: Dài đầu (đo từ mút mõm đến góc sau xương hàm), HW: Rộng đầu (chiều

rộng lớn nhất của đầu), SL: Dài mõm (từ mút mõm đến góc trước ở mắt), IND: Khoảng cách gian mũi,

SNL: khoảng cách từ mút mõm đến lỗ mũi, NEL: Khoảng cách từ góc trước ổ mắt đến lỗ mũi, ED:

Page 177: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

177

Đường kính ổ mắt theo chiều ngang, UEW: Chiều rộng mí mắt trên, IOD: khoảng cách gian ổ mắt (đokhoảng cách ngắn nhất giữa hai ổ mắt), TD: Đường kính màng nhĩ, TED: khoảng cách giữa rìa trước

màng nhĩ và góc sau ổ mắt, AOD: Khoảng cách góc trước giữa hai ổ mắt, FLL: Dài chi trước (đo từmép ngoài của của đĩa ngón III đến lách), LAL: Dài cánh tay (đo từ nách đến khuỷu tay), HAL: Dài

bàn tay (đo từ khuỷu tay đến mút ngón tay III), HLL: Dài chi sau (đo từ mép ngoài đĩa ngón IV chânsau tới bẹn), FL: Dài đùi (đo từ lỗ huyệt đến đầu gối), TL: Dài ống chân (đo từ đầu gối đến gót chân),

TBW: Rộng ống chân, FOT: Dài bàn chân (đo từ gót chân đến mút ngón chân IV).

Định loại các loài ếch nhái tham khảo các tài liệu sau: Boulenger (1908, 1920), Bourret (1942), Taylor

(1962). Tên khoa học và tên phổ thông của các loài theo Nguyen et al. (2009).

2.2. Kết quả nghiên cứuDựa vào kết quả phân tích mẫu vật, chúng tôi mô tả đặc điểm hình thái hai loài ếch nhái Meghophrys

major và Quaspaa boulengeri thu được ở hai KRĐD Sốp Cộp và Copia, tỉnh Sơn La như dưới đây.2.2.1. Cóc mắt bên-Megophrys major Boulenger, 1908

Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu đực (PAE 286) và 2 mẫu cái (PAE 285, PAE 287) thu tháng03/2013 trong rừng thuộc bản Hua Ty, xã Co Mạ (N: 21o21.018; E: 103o35.751; 1495 m); 2 mẫu đựckhác (PAE 288, PAE 289) thu tháng 6/2013 trong rừng thuộc bản Nong Vai, xã Co Mạ ( N: 21o20.054;

E: 103o34.847; 1502 m) và 1 mẫu cái khác (PAE 284) thu ngày trong tháng 11/2012 trong rừng gầnbản Tà Cọ thuộc xã Huổi Một, huyện Sông Mã ( N: 21o00.466; E: 103o36.631; 1280 m). Các mẫu vậttrên đều do Phạm Văn Anh và nnk thu thập.

Đặc điểm nhận dạng: Các mẫu vật thu được ở KBT Copia và KBT Sốp Cộp Copia có đặc điểmnhận dạng phù hợp với mô tả của Boulenger (1908), Bourret (1942) và Taylor (1962).

Kích cỡ: Dài thân SVL trung bình con đực 66,8 - 70 mm (n = 3), con cái 86,1 - 90 mm (n =3);

đầu rộng hơn dài (H L 25 mm, HW 26 mm); Mõm hơi tù (SL 8,6 mm); Lỗ mũi có màng da che ở phíatrước, nằm gần mút mõm hơn so với ổ mắt (NEL 5 mm, SNL 4,2 mm); Khoảng cách gian ổ mắt (IOD7,9 mm) rộng hơn so với chiều rộng mí mắt trên (UEW 5,5 mm); Đường kính ngang ổ mắt (ED 9,2mm); Con ngươi dọc hình ô van; Màng nhĩ tròn, không rõ ràng, đường kính màng nhĩ (TD 5 mm); córăng là mía cạnh lỗ mũi trong; Lưỡi tròn khá phát triển, có khía phía sau.

Chi trước: Ngắn (FLL 46,9 mm); dài bàn tay (HAL 33,8 mm), tương quan chiều dài giữa các

ngón: IV<II<I<III; Mút ngón tay không có đĩa bám; tay không có màng bơi; Chai dưới khớp ngón tay rõ.

Chi sau: Dài đùi (FL 36,3 mm); Dài ống chân (TL 41,1 mm) gấp 5,6 lần rộng ống chân (TBW7,3 mm); Dài bàn chân (PL 34,6 mm); Tương quan chiều dài các ngón chân I<II<V<III<IV; Mút ngón

chân không có đĩa bám, chân không có màng bơi.Da toàn thân nhẵn; Có gai da nhỏ trên mí mắt; Nếp da sau gáy cắt nhau tạo thành chữ V ngược;

Nếp gấp lưng bên rõ chạy từ sau màng nhĩ tới bẹn.Màu sắc: Mẫu vật còn sống có màu nâu xám ở trên đầu và lưng, trên đầu có hình tam giác đều

màu nâu viền màu vàng đỉnh quay về phía lưng, đáy quay về phía trước, hai góc nằm trên hai mí mắt;mặt trên các chi màu nâu sáng với các vân đen; cằm màu nâu với 2 xọc trắng hai bên sát hàm, ngực,bụng và mặt dưới các chi màu kem. Đặc điểm phân biệt giới tính: Con đực có 1 túi kêu ẩn bên trong và

kích cỡ thường nhỏ hơn con cái.

Page 178: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

178

Một số đặc điểm sinh thái học: Mẫu vật của loài X. major được thu vào khoảng 20 -24h, ở khuvực ven bờ trong rừng thường xan h gồm cây gỗ vừa và nhỏ xen cây bụi. Các mẫu thu được thường đậutrên bờ hoặc ẩn mình dưới thảm lá mục, có mẫu thu được trong hốc cây chỉ để lộ hai mắt.

Phân bố: Ở Việt Nam loài ếch này được ghi nhận ở Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao

Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, ThừaThiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Đồng Nai, ở Sơn La loài này được ghi nhận ởTà Xùa, trên thế giới loài ếch này được ghi nhận ở Bắc Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, My anma,

Lào, Thái Lan (Nguyen et al., 2009). Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận loài này tại hai KRĐD SốpCộp và Copia thuộc phía Nam của tỉnh Sơn La. Ghi chú: Mẫu nghiên cứu có SVL nhỏ hơn so với mô tả của

Bourret (1942) con đực SVL 77 mm và con cái SVL 94mm.

Bảng 1. Các chỉ số đo mẫu vật của loài Megophrys major và Quaspaa verucospinosa

thu ở KBTTN Sốp Cộp và KRĐD Copia

Số đo Megophrys major Quaspaa boulengeriMẫu đực (n = 3) Mẫu Cái (n = 3) Mẫu đực

(n = 1)Mẫu Cái (n = 3)

Min-Max TB ± độlệch chuẩn

Min-Max TB ± độlệch chuẩn

Min-Max TB ± độlệch chuẩn

SVL 66,8-70 68,6±1,6 82,3-90 86,1±3,9 98,5 67,3-84,2 75,8±8,5

HL 23,5-26,4 25±1,5 31,7-34,1 32,7±1,3 41,5 28,3-35,1 32,4±3,6

HW 24,6-27,1 26±1,3 32,8-35,3 33,9±1,3 38,8 27,7-31,8 30,4±2,3

SL 8,1-9 8,6±0,5 10,9-11,5 11,2±0,3 16 10-12,6 11,5±1,3

IND 6,9-8,1 7,6±0,6 9,4-10,3 9,8±0,5 10,1 6,1-8,2 7,2±1,1

SNL 4-4,5 4,2±0,3 5,2-5,5 5,3±0,2 7,5 4,5-5,5 5±0,5

NEL 4,7-5,1 5±0,2 5,7-6 5,8±0,2 6,9 4,7-6,2 5,7±0,8

ED 8,6-10 9,2±0,7 10,3-10,5 10,4±0,1 12,5 8,6-10,5 9,5±1

UEW 5-6 5,5±0,5 6,7-7 6,9±0,2 8,7 5,9-7,1 6,5±0,6

IOD 7,1-8,4 7,9±0,7 10,3-11,2 10,7±0,5 8,8 6,4-7,5 7±0,6

TD 4,5-5,5 5±0,5 5-5,8 5,5±0,5 4,5 3-4 3,5±0,5

TED 4,8-6 5,3±0,6 7,2-8 7,5±0,4 5,5 4,5-5,2 4,9±0,4

AOD 11,2-12,3 11,8±0,6 14,3-15,4 14,7±0,6 16,3 10,3-13,1 11,9±1,5

FLL 42-50,1 46,9±4,3 51,9-60,1 56,3±4,1 64,9 46-53,5 50,2±3,8LAL 11,2-14 13,1±1,6 14-15,5 15±0,8 18,1 15-15,4 15,2±0,2

HAL 30,8-36,1 33,8±2,7 37,9-44,6 41,3±3,4 46,8 31-38,1 35±3,6

HLL 120,7-140,7 131,5±10,1 136,8-165,8 153,2±14,9 190,4 130,3-155,1 145,2±13,1

FL 33-38 36,3±2,8 41,8-45,7 43,6± 2 57,6 38-46,1 42,8±4,2

TL 37,7-44,5 41,1±3,4 44-52,1 48,2±4,1 58,2 41,3-48,5 45,4±3,7

TBW 6,3-8,2 7,3±1 9,6-11,3 10,3±0,9 19 12,1-14,2 13,4±1,1

FOT 32,2-36,6 34,6±2,2 38,3-45,9 42,2±3,8 51,4 35,1-41 38,5±3,1

Ghi chú: n = số cá thể, Min = giá trị tối thiểu, Max = giá trị tối đa, TB = giá trị trung bình

2.2.2. Ếch gai bua leng-Quaspaa boulengeri (Gunther, 1889)

Mẫu nghiên cứu: 1 mẫu đực (PAE 56) và 2 mẫu cái (PAE 55, P AE 57) thu tháng 10/2012 thu tại khurừng thuộc bản Hua Lương xã Co Mạ (N: 21o21.078; E: 103o34.151; 1410 m) và 1 mẫu cái khác (PAE98) thu vào tháng 03/2013 ở bản Huổi Hưa, xã Nậm Mằn (N: 21o58.204; E: 103o41.985; 1295 m) bởiPhạm Văn Anh và nnk.

Page 179: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

179

Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm nhận dạng: Các mẫu vật thu được có đặc điểm hình thái phù

hợp với mô tả của Gunther (1889) và Boulenger (1920).

Kích cỡ: Dài thân SVL con đực 98,5 mm (n = 1), SVL trung bình con cái 75,8mm; Đầu rộnghơn dài (HL 38,5 mm, HW 41,5 mm); Mõm tù (SL 16 mm); Lỗ mũi không có màng da che ở phíatrước, nằm gần mút mõm hơn so với ổ mắt (SNL 7,5 mm, NEL 6,9 mm); Khoảng cách gian ổ mắt(IOD 8,8 mm) hẹp hơn so với chiều rộng mí mắt trên (UEW 8,7 mm); Đường kính ngang ổ mắt (ED12,5 mm); Màng nhĩ tròn, không rõ ràng, đường kính màng nhĩ (TD 4,5mm); Có răng lá mía cạnh lỗmũi trong; lưỡi tròn khá phát triển.

Chi trước: To, ngắn (FLL 64,9 mm); Dài bàn tay (HAL 46,8 mm), tương quan chiều dài giữacác ngón: II<I<IV<III; Mút ngón tay hơi phình to, tròn, tạo thành đĩa bám nhỏ; Tay không có màng

bơi, chai dưới các khớp ngón rõ ràng.

Chi sau: Dài đùi (FL 57,6 mm); Dài ống chân (TL 58,2 mm) gấp 3,06 lần rộng ống chân (TBW19 mm); Dài bàn chân (FOT 51,4 mm); Tương quan chiều dài các ngón chân I<II<III<V<IV; Bàn

chân có màng bơi hoàn toàn.Da mặt lưng và hai bên hông sần sùi có những mụn cóc lớn chạy gần thẳng hàng, gờ da phía

trên màng nhĩ nổi rõ chạy từ phía sau ổ mắt về phía chi trước. Da mặt bụng và dưới các chi nhẵn.Đặc điểm phân biệt giới tính: Con đực thường lớn hơn con cái, có nhiều gai ở cằm, ngực và ở

các ngón tay I, II của chi trước, chai sinh dục phát triển ở gốc ngón cái, không có túi kêu.

Màu sắc: mẫu vật sống có màu nâu đen hoặc nâu xám pha lẫn những vết vàng nhạt ở trên lưng;mặt trên các chi có với các băng xám to chạy ngang; mặt bụng và mặt dưới các chi màu trắng.

Một số đặc điểm sinh thái học: Mẫu vật của loài Q. boulengeri được thu vào khoảng 19 -22h, ởkhu vực lòng suối trong rừng thường xanh có nhiều cây gỗ to và nhỏ. Các mẫu thu được ở trên các

tảng đá cạnh dòng suối hoặc các tảng đá giữa thác nước chảy mạnh.Phân bố: Ở Việt Nam loài ếch này được ghi nhận ở Hà Giang, Cao Bằng, Nghệ An, Kon Tum,

ở Sơn La loài này được ghi nhận ở Tà Xùa, trên thế giới loài ếch này được ghi nhận ở Trung Quốc(Nguyen et al., 2009). Đây lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận loài này ở hai KRĐD Sốp Cộp và Copia

thuộc phía Nam của tỉnh Sơn La.3. Kết luậnTheo kết quả nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng (2003) đã thống kê tại KRĐD Sốp

Cộp có 14 loài lưỡng cư thuộ c 5 họ; Theo Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngât, Hồ Thu Cúc (2009) và

Nguyễn Văn Sáng (2012) đã thống kê tại KRĐD Copia có 22 loài lưỡng cư thuộc 5 họ. Kết quảnghiên cứu của chúng tôi đã bổ sung thêm cho danh sách thành phần loài lưỡng cư ở KRĐD Sốp Cộpvà KRĐD Copia là 2 loài. Hơn nữa, chúng tôi cung cấp thêm những dẫn liệu về hình thái và đặc điểmsinh thái học của 2 loài bổ sung.

Lời cảm ơn: Các tác giả gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và cán bộ hai KRĐD Sốp Cộp và Copia

đã giúp đỡ đoàn khảo sát trên thực địa; các bạn sinh viên Nguyễn Văn Tân, Vì Anh Đức, Nguyễn ThịMến, Nguyễn Thị Bích Ngọc (Trường Đại học Tây Bắc); Các anh Lầu A Mua, Sùng A Dính (ở xã Co

Mạ, huyện Thuận Châu), Vàng A May (ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã) đã hỗ trợ thu mẫu và dẫnđường cho đoàn trong các chuyến khảo sát thực địa trong khu vực nghiên cứu.

Page 180: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

180

Hình 1. Bản đồ và ảnh mẫu, sinh cảnh sống

A. Vị trí hai KRĐD Sốp Cộp và Copia tại Sơn La ; B. Quasipaa boulengeri;

C. Megophrys major; D. Sinh cảnh sống của loài Quasipaa boulengeri ;

E. Sinh cảnh sống của loài Megophrys major.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Boulenger, G. A, 1908. A revision of the Oriental pelobatid batrachians(genus Megalophrys). Proceedings of the Zoological Society of London 1908: 407-430.

[2] Boulenger, G. A, 1920. A monograph of the South Asian, Papuan, Melanesian andAustralian frogs of the genus Rana. Records of the Indian Museum 20: 226pp.

[3] Bourret R, 1942. Les Batraciens de I’Indochine. Men Inst. Ocean Indoch, Ha Noi, 517pp.[4] Lê Trần Chấn (Chủ nhiệm), Vũ Đình Thống, Đặng Ngọc Cần, Phạm Văn Nhã, Trương

Văn Lả, Ngô Xuân Tường, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Trường Sơn, Vũ Anh Tài, Trần Ngọc Ninh,Nguyễn Hữu Tứ, Nguyễn Viết Lương, Lê Mai Sơn, Lê Văn Hưng, Phạm Đăng Trung, Lê Bá Biên,Lưu Thế Anh, Nguyễn Ngọc Thàn h, Mai Thành Tân, Trần Thị Thúy Vân, Bùi Văn Cường, GiàngA Tạ, Bùi Văn Thành, Nguyễn Tiến Thỏa, Nguyễn Văn Chính, 2012. Báo cáo tổng hợp dự ánđiều tra đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La. Trung tâm Đa dạng vàAn toàn Sinh học, Hà Nội.

[5] Frost, D. R, 2014. Amphibian species of the World: an online reference. Version 6.0(accessed in February 2014). Electronic Database accessible .Source:http://research.amnh.org/herpetology/amphibia/index.html. American Museum of Natural History,New York, USA.

[6] Günther, A. C. L. G, 1889. Third contribution to our knowledge of reptiles and fishes fromthe upper Yangtze-Kiang. Annals and Magazine of Natural History, Series 6, 4: 218–229.

[7] Lê Xuân Huệ (Chủ nhiệm), Nguyễn Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Phương Liên, TrầnThiếu Dư, Nguyễn Xuân Thành, Hoàng Vũ Trụ, Trần Huy Thái, Hà Văn Tuế, Nguyễn Quang Hưng,

Page 181: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

181

Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Minh, Phạm Tất Thế, Nguyễn Sinh Khang, Trương Văn Lả, Phạm ĐứcTiến, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Hà Quý Quỳnh và Lê Nguyên Ngật, 2009. Điều tra đánh giá đadạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Copia (Sơn La) và đề xuất các giải pháp để quản lý bảotồn. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài . Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

[8] Ohler A, 2007. New synonyms in specific names of frogs (Raninae) from the borderregions between China, Laos and Vietnam. Alytes, 25 (1-2), pp 55 – 74.

[9] Nguyen, V. S., Ho, T. C. & Q. T. Nguyen, 2009. Herpetofauna of Vietnam. EditionChimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.

[10] Taylor E. H., 1962. The amphibian fauna of Thailand, Univ. Kansas Sci. Bull.[11] Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, 2000. Các

biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 126 tr.[12] Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 2003. Dự án bổ xung, điều chỉnh xây dựng khu bảo tồn

thiên nhiên sốp cộp tỉnh Sơn La . Chi cục Kiểm lâm Sơn La, 65 tr.

FIRST RECORDS OF MEGOPHRYS MAJOR BOULENGER, 1908 AND QUASIPAABOULENGERI (GUNTHER, 1889) (AMPHIBIA: ANURA) FROM SOP COP AND COPIA

NATURAL RESERVES

Pham Van Anh M.A, Tran Thi Thanh Nga, Pham Thi HaiFaculty of Biology and Chemistry

Abstract: Based on recently collected specimens from Sop Cop and Copia nature reserves, we herein record two rarespecies of amphibians, namely Megophrys major of Megophrydae and Quasipaa boulengeri of Dicroglossidae. Our resultsbring additional data of amphibians diversity and morphology.

Keywords: Amphibia, Meghophridae, Dicroglossidae, allocation, Sop Cop, Copia.

Page 182: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

182

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÁI SINH CÂY SẮN (MANIHOT ESCULENTACRANTZ) THÔNG QUA PHÔI SOMA TỪ LÁ CHƯA TRƯỞNG THÀNH

ThS. Đỗ Hải LanKhoa Sinh Hóa

Tóm tắt: Tái sinh cây sắn (Manihot esculenta Crantz) thông qua phôi soma từ lá chưa trưởng thành đã đượcnghiên cứu. Vật liệu được sử dụng là các mảnh lá chưa trưởng thành của các cây in vitro từ 2 -3 tuần tuổi. Phôi soma đượccảm ứng tạo thành trên môi trường MS có bổ sung picloram với các nồng độ kh ác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trênmôi trường MS bổ sung 12 mg/l picloram, cả hai giống đều cho tỉ lệ hình thành phôi soma cao nhất. Sau 4 tuần, giốngKM94 cho tỷ lệ hình thành phôi (81,4 ±1,7%) cao hơn 11,4% so với giống KM140 (70,4 ± 2,9%). Tuy n hiên, khi cụmphôi được chuyển sang môi trường MS có bổ sung 0,3 mg/l BAP để nảy mầm tạo cây con, cho tỷ lệ tạo cây con ở giốngKM140 (82,1 ± 3,1%) lại cao hơn với giống KM 94 (79,2 ± 2,3%) nhưng không đáng kể (2,9%). Chồi cây được tạo ra đạtchiều dài khoảng 1,0-1,5 cm được chuyển sang môi trường MS không có chất kích thích sinh trưởng cho tỷ lệ ra rễ đạt100%, rễ sinh trưởng tốt nhất. Những cây tái sinh in vitro có bộ rễ hoàn chỉnh được trồng trong bầu giá thể trấu hun:đất cát(4:6) đạt tỷ lệ cây sống 100%. Quy trình tạo cây non hoàn chỉnh trong 16-18 tuần là cơ sở quan trọng cho xây dựng quytrình chuyển gene ở cây sắn.

Từ khóa: Cây sắn , nuôi cấy mô, lá chưa trưởng thành, phôi soma, tái sinh .

1. Đặt vấn đềCây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây có củ được trồng ở vùng cận nhiệt đới của Châu

Phi, Châu Á và Mỹ Latin, đáp ứng nhu cầu lương thực cho 500 triệu người (Thro et al.,1998). Củ sắncó hàm lượng chất khô chiếm 20% trong đó 80% là tinh bột. Mục đích sử dụng sắn khác nhau ở cácvùng, ở Châu Phi, sắn được sử dụng chủ yếu làm lương thực, trong khi đó ở Thái Lan, một nửa sảnlượng 20 triệu tấn sắn hàng năm được sử dụng cho công nghiệp tinh bột (Sriroth et al., 2001). Với sựphát triển kinh tế, lượng tinh bột cần cho công nghiệp tăng lên ở các quốc gia đang phát triển. Mặc dù

các nước nhiệt đới có nguồn tinh bột sắn (hoặc khoai tây, củ cải), nhưng vẫn phải nhập khẩu tinh bộtngô đắt đỏ (Sriroth et al., 2001). Để đủ lượng tinh bột sử dụng, tinh bột phải được biến đổi theo nhiềucách khác nhau. Nếu tinh bột sắn với những đặc tính mong muốn được tạo ra, đây sẽ là nguồn tinh bộtcạnh tranh với các nguồn tinh bột khác, người nông dân có thể trồng sắn để tăng thu nhập.

Các công nghệ chuyển gene mới đã mở ra các khả năng tạo ra những giống sắn chất lượng tốtbằng cách kết hợp các tính trạng mong muốn vào một số giống sắn vốn được nông dân ưa thích(Kawano et al., 2003). Chuyển gene thành công phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả của hệ thống táisinh. Đến năm 1995, hệ thống tái sinh duy nhất ở cây sắn là kiểu biệ t hóa phát sinh phôi soma. Các

hệ thống tái sinh cây sắn thông qua quá trình tạo phôi soma đã được cải tiến (Schopke et al., 1996).

Đối với bất cứ quá trình vi nhân giống nào, giai đoạn sinh trưởng cũng quyết định hiệu suất của quátrình. Stamp và Henshaw (1982, 1987), đã cảm ứng các thùy lá non (chưa trưởng thành ) 2,4-D để tạophôi (Tessy Joseph et al., 2001). Thay vì được cảm ứng bằng 2,4 -D, mô phân sinh đỉnh và thùy lá chưatrưởng thành được cảm ứng tạo phôi soma sơ cấp bởi picloram (Li et al., 1996; Z hang et al.,2001). Các

mảnh lá mầm màu xanh được tách từ phôi giai đoạn lá mầm được đặt lên môi trường P -CIM để cảmứng phôi soma thứ cấp. Cách cấy chuyển phôi soma đối với phát sinh phôi thứ cấp ảnh hưởng tới hình

thái của mô phát sinh phôi (Raemakers et al., 1997). Các phôi soma thứ cấp được chuyển sang môitrường bổ sung NAA hoặc BA để phôi trưởng thành (Tessy Joseph et al., 2001), hoặc có thể bổ sungthêm AgNO3 vào môi trường đã có BA nhằm kéo dài chồi.

Sự cải tiến các giống sắn chuyển gen đều dựa vào sự cải tiến các hệ thống nuôi cấy mô nhằmtạo ra các tế bào và mô làm nguyên liệu chuyển gen. Vật liệu khởi đầu (lá, đỉnh sinh trưởng) được sửdụng để cảm ứng tạo phôi soma qua tiền phôi sơ cấp. Phôi soma có thể chuyển hóa theo nhiều hướng

Page 183: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

183

như phôi soma có thể cho nảy mầm trực tiếp tạo thành cây con, phôi soma chuyển hóa tiếp thành phôi

soma thứ cấp, phôi soma được chọn lọc, nuôi cấy tạo thành mô sẹo tiền phôi tơi, được làm trưởngthành để trở lại phôi soma, từ mô sẹo tiền phôi tơi có thể tạo thành tế bào tr ần và ngược lại. Ở ViệtNam, sự tạo phôi soma và tạo các cơ quan của cây sắn mới chỉ đang được nghiên cứu. Bài báo này

trình bày kết quả quá trình xây dựng quy trình chi tiết cảm ứng tạo phôi soma qua lá chưa trưởng thành

để tái sinh hai giống sắn KM 140 và KM 94 của Việt Nam.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nguyên liệu và phương phápHai giống sắn KM94 và KM140 có nguồn gốc từ Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa

học nông nghiệp Việt Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây.

Đoạn thân trưởng thành của hai giố ng sắn KM94 và KM140 được giâm trong đất, sau 4 -6 tuần,các chồi nách phát triển thành đoạn thân màu xanh có đường kính 0,1 -0,2 cm. Lấy các đoạn thân này cắtthành các đoạn ngắn có độ dài 3-4 cm, sau đó rửa sạch dưới vòi nước 30 phút và bề mặt mẫu cấy đượckhử trùng trong 70% alcohol trong 30 giây và 0,1% mercuric chloride trong 10 phút, rồi rửa sạch mercuricchloride bằng nước cất khử trùng trong 3 phút, rửa lặp lại 5 lần. Mẫu cấy sau khi đã khử trùng được nuôicấy trên môi trường Murashigh - Skoog (MS) đặc bổ sung thêm 3% sucrose với mật độ 5 đoạn cắt/bình

tam giác 250 ml (50 ml môi trường/bình), cấy chuyển 2 tháng 1 lần. Lá vừa được tạo thành (chưa trưởngthành) của cây con sau 12-14 ngày tuổi được sử dụng làm mẫu cấy. Mẫu cấy được cắt thành các mảnh nhỏcó kích thước 2 × 2 mm được đặt trong đĩa Petri bao gồm 25 ml môi trường MS đặc bổ sung 2% sucrose,1 mg/l đồng sun phát (2 mM) và picloram ở các nồng độ 1, 3, 6, 9, 12 và 15 mg/l để tạo phôi soma. Mỗiđĩa môi trường đặt 10 mảnh mẫu, 5 đĩa/lần thi nghiệm, lặp lại 3 lần. Đầu tiên, thùy lá được đặt trong tối 1tuần rồi chuyển ra sáng khoảng 3 tuần để tạo phôi soma sơ cấp. Sau khi phôi soma sơ cấp được tạo thành,

việc cấy chuyển lặp lại 2 tuần 1 lần trên cùng môi trường để tạo phôi soma thứ cấp. Phương pháp được môtả bởi Li et al., (1996). Các lá mầm, được tách từ phôi giai đoạn lá mầm 14-15 ngày tuổi, được cắt thành

các mảnh nhỏ có kích thước 2 × 2 mm, đặt lên môi trường MS, 2% sucrose, 1 mg/l đồng sulphate (2mM), bổ sung BA ở các nồng độ 0; 0,3; 0,6; 0,9; 1,2; 1,5 mg/l trong thời gian 3 đến 4 tuần, đánh giá sốphôi tạo thành cây con.

Tạo rễ và ra cây: Các chồi đạt chiều dài từ 1 -1,5 cm được cấy chuyển sang môi trường MS0,2% sucrose có bổ sung IBA với các nồng độ khác nhau (0; 0,3; 0,6; 0,9; 1,2 mg/l) trong thời gian 4 tuần.Cây có bộ rễ hoàn chỉnh được chuyển ra nhà lưới, trồng trên giá thể bao gồm đất cát pha 60% cộng vớitrấu hun 40%, trong 2 tuần đầu tránh ánh sáng chiếu trực xạ.

Các môi trường sử dụng trong nghiên cứu này được chỉnh pH = 5,8 và bổ su ng thêm 7 g/l agar.

Khử trùng ở nhiệt độ 121 C, áp suất 1,5 atm trong thời gian 15 phút. Nuôi cấy ở nhiệt độ 25 2C, cườngđộ ánh sáng 3000 lux với thời gian chiếu sáng 16 h/ngày.

2.2. Kết quả và thảo luận2.1.1. Cảm ứng tạo phôi soma từ lá chưa trưởng thành của cây sắn nuôi cấy in vitro

Vật liệu ban đầu được cảm ứng tạo phôi soma bởi các chất kích thí ch sinh trưởng thuộc nhómauxin (2,4 - D, picloram, dicamba) (Stamp & Henshaw, 1987a; Szabados et al., 1987;

Mroginsky&Scocchi, 1993; Raemakers et al., 1993a; Li et al., 1995; Narayanaswamy et al.,1995).

Page 184: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

184

Trong nhóm auxin, 2,4D được áp dụng phổ biến nhất để tạo phôi soma. Tạo phôi soma trên môi trườngcó bổ sung picloram, dicamba cũng đã được báo cáo ở nhiều loài cây khác nhau (Raemakers et al.,

1997; Castillo et al., 1998; Groll et al., 2001; Mendoza and Kaeppler, 2002; Preeti and Kothari, 2004).

Trong nghiên cứu này, phôi soma được tạo ra trên môi trường MS bổ sung picloram với cácnồng độ khác nhau. Lá chưa trưởng thành của hai giống sắn KM94 và KM140 nuôi cấy in vitro đượcsử dụng để xác định hiệu quả nồng độ picloram trong việc tạo phôi soma. Các mẫu cấy được đặt trên

môi trường tạo phôi soma trong vòng 2 tuần, giai đoạn đầu của quá trình tạo phôi (phôi hình cầu) quansát được ở tuần thứ 3, giai đoạn sau của quá trình tạo phôi (hình chùy) có thể quan sát được ở tuần thứ4 (hình 1). Kết quả trong bảng 1 cho thấy khả năng tạo phôi soma và số phôi/mẫu trên tất cả các nồngđộ picloram được thử nghiệm ở hai giống tương đối cao . Ở cả hai giống sắn, với phạm v i, nồng độpicloram tăng dần từ 1-15mg/l, tỷ lệ tạo phôi soma và số phôi soma/mẫu cấy tăng dần, đều thấp nhất ởnồng độ picloram 1mg/l, đều đạt tỉ lệ cao nhất ở nồng độ 12mg/l.

Mặc dù cùng tỉ lệ thuận với nồng độ auxin, hai giá trị này ở KM 94 ở bất kì nồ ng độ picloramthí nghiệm nào cũng đều cao hơn ở KM 140, đặc biệt là ở nồng độ 12mg/l, KM 94 có giá trị tỷ lệ tạophôi soma và số phôi soma/mẫu cấy lần lượt là 81,4 ±1,7% và 42,3 ± 3,0 cao hơn KM 140 với hai giátrị lần lượt là 70,4 ± 2,9% và 27,9 ± 2,5, trong đó tỉ lệ tạo phôi soma của KM 94 cao hơn KM 140 là11% và số phôi trên mẫu cấy cao hơn 14,4. Kết quả này cũng phù hợp với công bố của Zhang và đồngtác giả, 2001, cũng chỉ ra ở nồng picloram 12 mg/l, tỷ lệ tạo phôi và số phôi/mẫu cấy cho kết quả tốtnhất. Danso và đồng tác giả (2010) cho rằng cả hai chất 2,4D và picloram đều cho hiệu quả cao (90 -

100%) quá trình tạo phôi soma tuy nhiên môi trường có bổ sung picloram quá trình tạo phôi somanhanh và vượt trội so với môi trường bổ sung 2,4D bởi vì piclor am tác động đến thành tế bào và làm

giãn tế bào nhanh hơn 2,4D. Tuy nhiên, sự phát triển của phôi được cảm ứng bởi NAA nhanh hơn2,4-D, dicamba hoặc picloram (Sofiari, 1996).

Khoảng 3 - 4 tuần sau khi tạo phôi và phôi chín trên môi trường có bổ sung picloram với các nồngđộ khác nhau. Để nảy mầm tạo thành các mầm cây hoàn chỉnh, các cụm phôi chín này được chuyểnsang môi trường có nồng độ BAP khác nhau (0; 0,3; 0,6; 0,9; 1,2; 1,5 mg/l). Giai đoạn này đóng vaitrò quyết định đối với đánh giá hiệu quả của quá trình tái sinh cây, đặc biệt là trong quá trình ch uyểngene vì nếu tái sinh cây kém trong khi số lượng phôi tạo ra nhiều, gene có chuyển vào mô, phôi được

Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ picloram tới sự hình thành phôi soma từ đỉnh chồi c ủa hai giống sắnKM94 và KM140 nuôi cấy in vitro. Giá trị phôi/mẫu cấy là tổng số phôi ở các hình dạng như tròn, tim,

cá đuối và lá mầm. Đánh giá được thực hiện sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung

picloram ở các nồng độ khác nhau.

Picloram(mg/l)

KM140 KM94Tỷ lệ phôi soma

(%) Phôi soma/mẫu cấy Tỷ lệ phôi soma(%) Phôi soma/mẫu cấy

1 23,2 ± 1,2 10,3± 2,1 28,6 ± 2,2 15,3 ± 2,63 41,3 ± 1,7 18,4 ± 2,0 49,3 ± 2,0 31,3 ± 2,06 56,7 ± 1,9 19,2 ± 1,2 70,3 ± 1,2 37,6 ± 1,89 61,5 ± 1,7 21,4 ± 1,5 72,5 ± 1,5 39,6 ± 1,212 70,4 ± 2,9 27,9 ± 2,5 81,4 ±1,7 42,3 ± 3,015 62,8 ± 1,2 24,2 ± 1,8 77, 8 ± 2,6 31,6 ± 2,0

Page 185: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

185

thì tỉ lệ cây chuyển gene cũng rất thấp. Kết quả được thể hiện bảng 2 cho thấy, ở tất cả các nồng độBAP thí nghiệm, các cụm phôi soma ở cả hai giống KM 140 và KM 94 đều nảy mầm với tỉ lệ tươngđối cao. Ngay cả BAP bằng 0 mg/l (môi trường không bổ sung BAP) phôi vẫn nảy mầm vởi tỉ lệ 45,6± 0,7 và 51,4 ± 2% lần lượt ở KM 140 và KM 94. Cả hai giống đều đạt tỉ lệ nảy mầm cao nhất ở nồngđộ BAP 0,3 mg/l, tuy nhiên giá trị này ở giống KM 140 (82,1 ± 3,1%) cao hơn ở giống KM 94 (79,2± 2,3%), sự sai khác về giá trị này ở hai giống hầu như không đáng kể. Giá trị này giảm dần ở cả haigiống khi nồng độ BAP tăng dần từ 0,6 - 1,5 mg/l.

2.1.2. Khả năng tạo rễ và ra cây

Sau 3 tuần nuôi cấy để tạo rễ, các chồi cây sắn mới được nảy mầm của hai giống KM94 và

KM140 đạt chiều dài từ 1 - 1,5 cm được chuyển sang môi trường MS bổ sung các nồng độ IBA khácnhau (0; 0,3; 0,6; 0,9; 1,2 mg/l). Kết quả cho thấy, ở tất cả các nồng độ thí nghiệm, các chồi đều xuấthiện rễ (tỉ lệ đạt 100%). Tuy nhiên, trên môi trường MS không có chất kích thích sinh trưởng IBA chokhả năng ra rễ nhanh hơn, số lượng rễ từ 3 - 4/mẫu cấy, các công thức bổ sung IBA ra rễ chậm hơnkhoảng 1-2 tuần với số lượng rễ ít, kích thước ngắn.

Cây sắn tái sinh có số lượng 2 -3 rễ và chiều dài từ 6 - 8 cm được chuyển ra trồng trên giá thể trấuhun trộn đất cát với tỉ lệ thể tích 4:6. Trong 2 tuần đầu cây được nuôi trong phòng nuôi cấy với nhiệtđộ 27C, cường độ chiếu sáng 1000 - 1500 lux, thời gian chiếu sáng 12 h/ngày. Sau đó, cây con đượcđưa ra trồng trong nhà lưới, tuần đầu tránh ánh sáng chiếu trực xạ, cung cấp đầy đủ nước. Tỉ lệ câysống đạt 100%.

Hình 1. Tái sinh cây sắn qua các giai đoạn khác nhau.A: Mô sẹo phát sinh từ lá chưa trưởng thành; C: Phôi soma đang nảy mầm;

B: Mô sẹo đang phân hoá phôi; D: Phôi soma tái sinh thành cây con;

E và F: Cây trên môi trường ra rễ; G: Cây trồng trên bầu đất.

F

A BC

D

G

E

Page 186: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

186

3. Kết luậnMột hệ thống tái sinh cây sắn hoàn chỉnh thông qua phôi soma từ lá chưa trưởng thành đã được

nghiên cứu thành công qua các bước: Cảm ứng tạo phôi soma, nảy mầm phôi, tái sinh, ra rễ và trồngcây trong bầu đất.

Lời cảm ơn: Công trình hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của Phòng Công nghệ tế bào thựcvật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] B.B. Hankoua, S.Y.C. Ng, I. Fawole, J. Puonti-Kaerlas, M. Pillay & A.G.O.Dixon,2005. Regeneration of a wide range of African cassava genotypes via shoot organogenesis fromcotyledons of maturing somatic embryos and conformity of the field-established regenerants. PlantCell, Tissue and Organ Culture, Volume 82, Issue 2, pp 221-231.

[2] C.J.J.M. Raemakers, E. Sofiari, E. Jacobsen & R.G.F. Visser, 1997. Regeneration andtransformation of cassava. Euphytica 96, pp 153–161.

[3] Danso EK, Elegba W, Oduro V, Kpentey P, 2010. Comparative study of 2,4D andpicloram on friable embryogenic calli and somatic embryos development in cassava (Malihotesculenta Crantz). International journal of intergrative biology, 10(2), pp 94-100.

[4] Guohua Ma & Qiusheng Xu, 2002. Induction of somatic embryogenesis and adventitiousshoots from immature leaves of cassava. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 70, pp 281–288.

[5] Groll, D.J. Mycock, V.M. Gray & S. Laminski, 2001. Secondary somaticembryogenesis of cassava on picloram supplemented media. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 65,pp 201–210.

[6] Kawano K, 2003. Thirty years of cassava breeding for productivity – biological andsocial factors for success. Crop Science, 43, pp 1325-1335.

[7] Mycock DJ, Wesley-Smith J and Berjak P, 1995. Cryopreservation of somaticembryos of four species with and without cryoprotectant pre-treatment. Ann Bot 75, pp 331–336.

[8] Nigel J. Taylor, Munyaradzi V. Masona , Rosa Carcamo, Thao Ho, Christian Schöpke& Claude M. Fauquet, 2001. Production of embryogenic tissues and regeneration of transgenic plantsin cassava (Manihot esculenta Crantz). Euphytica 120, pp 25–34.

[9] Peng Zhang, Salak Phansiri & Johanna Puonti-Kaerlas, 200. Improvement of cassava shootorganogenesis by the use of silver nitrate in vitro. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 67, pp 47–54.

[10] Sofiari E, Raemakers CJJM, Kanju E, Danso K, van Lammeren AM, Jacobsen E &Visser RGF, 1997. Comparison of NAA and 2,4-D induced somatic embryogenesis in Cassava. PlantCell Tiss Org Cult 50, pp 45–56.

[11] Taylor NJ, Edwards M, Kiernan RJ, Davey CDM, Blakesley D & Henshaw GG ,1996. Development of friable embryogenic callus and embryogenic suspension culture systems incassava (Manihot esculenta Crantz). Nat Biotech. 14, pp 726–730.

[12] Williams EG and Maheswaran G, 1986. Somatic embryogene-sis: factors influencingcoordinated behavior of cell as an embryogenic group. Annals of Botany 57, pp 443–462.

[13] Uzoma Ihemere, Diana Arias-Garzon, Susan Lawrence and Richard Sayre, 2006. Geneticmodification of cassava for enhanced starch production. Plant Biotechnology Journal, pp. 453–465.

[14] Zhang P, Phansiri S and Puonti-Kaerlas J, 2001. Improvement of cassavaorganogenesis by the use of silver nitrate in vitro. Plant Cell, Tiss and Org Cult, pp 67, pp 47-54.

Page 187: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

187

THE REGENERATION SYSTEM IN CASSAVA (MANIHOT ESCULENTA CRANTZ) VIASOMATIC EMBRYOGENESIS FROM IMMATURE LEAVES

Do Hai Lan M.AFaculty of Biology and Chemistry

Abtract: The regeneration of cassava (Manihot esculenta Crantz) via somatic embryos has been described. Theexplants used were immature leaves isolated from in vitro 2-3-week plants. Somatic embryogenesis was achieved in highfrequency by the addition in the induction MS medium of the auxin picloram over a wide range of concentrations. Ourresults show that the highest rate of somatic embryos formation for both cultivars was obtained by using 12 mg/l picloramsupplemented to MS media. Although the number of embryos per explant was similar between two cultivars for 4 weeks,the KM94 cultivar gave a higher rate (81,4 ±1,7%) than the KM140 cultivar (70,4 ± 2,9%). Somatic embryos weresubsequently transferred onto media (MS supplemented with 0.3 mg/l BAP) for the highest frequency of plantletregeneration (KM140 - 82,1 ± 3,1% and KM94 - 79,2 ± 2,3%). Shoots with the length of about 1.0-1.5 cm were transferredonto free - hormone MS media for 100% of rooting for 2 weeks. Complete plantlets were cultivated on a mixture of ricehusk and sand-soil under ratio 4:6 in greenhouse. This protocol required from 16 to 18 weeks and is entirely appropriate formass production of various cassava genotypes and further genetic transformation experiments.

Keywords: Callus culture, Manihot esculentum Crantz, apical shoots, somatic embryos, regeneration.

Page 188: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

188

KỸ THUẬT RNA INTERFERENCE (RNAi) VÀ ỨNG DỤNG RNAi TRONGTẠO CÂY DƯA HẤU CHUYỂN GEN KHÁNG VIRUS PRSV

ThS. Nguyễn Thị Thanh NgaKhoa Nông Lâm

Tóm tắt: RNA interference (RNAi) hiện đang được coi là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc tạo câychuyển gen kháng bệnh virus ở thực vật, trong đó có dưa hấu. RNAi là cơ chế bất hoạt gen ở giai đoạn RN A thông quacác RNA ức chế nhỏ siRNA hoặc miRNA. Sự ức chế virus được thực hiện nhờ vào sự bắt cặp bổ sung giữa các miRNAhoặc siRNA với các trình tự nucleotide tương đồng với nó trong genome của virus, vì thế gene tương ứng của virus sẽ bịhệ thống enzyme trong tế bào cắt, dẫn đến không tổng hợp được protein tương ứng. Khi virus không tổng hợp được đầyđủ các protein để phục vụ cho quá trình lắp ráp tạo virus hoàn chỉnh, sự nhân lên của virus trong cây sẽ không thể diễn ranhờ đó mà kiểm soát được bệnh vir us trong cây chuyển gen. Kỹ thuật RNAi đã được chúng tôi ứng dụng thành côngtrong việc tạo dòng cây dưa hấu chuyển gen kháng virus PRSV. Khi phân tích cây dưa hấu chuyển gen ở thế hệ T0 và T1,chúng tôi nhận thấy cấu trúc RNAi đã hoạt động tốt và được di truyền lại qua các thế hệ dưa hấu chuyển gen.

Từ khóa: Dưa hấu, RNAi, chuyển gen, kháng virus, PRSV.

1. Đặt vấn đềKỹ thuật RNAi trong kiểm soát bệnh virus hại thực vật: Virus là một trong những nguyên nhân

chủ yếu gây hại nặng nề ở nhiều loài cây trồng . Chiến lược kiểm soát virus ở cây trồng nói chung chủyếu dựa vào thuốc trừ sâu để tiêu diệt các loại côn trùng truyền bệnh, sử dụng thuốc diệt cỏ để tiêu

diệt cỏ dại cũng như các thực vật khác mang mầm bệnh. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có tácdụng phòng bệnh, khi cây đã bị nhiễm virus thì các phương pháp kiể m soát trên không còn tác dụng.Biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phòng và chống bệnh virus hại thực vật nói chung là tạo ra cácgiống cây trồng kháng bệnh virus, trong đó chuyển gen đang được coi là phương pháp có hiệu quảnhất để tạo cây trồng kháng virus. Trong các kỹ thuật chuyển gen, RNAi là kỹ thuật đang được quantâm nghiên cứu để tạo cây chuyển gen kháng virus.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm RNAi

RNAi là cơ chế tự nhiên của tế bào sống, làm bất hoạt sự hoạt động của một gen nào đó tronghoặc sau quá trình phiên mã thông qua cơ chế can thiệp của các RNA nhỏ. Năm 1998, khi Fire và

Mello lây nhiễm sợi đôi RNA (double stranded RNA, dsRNA) mã hóa cho một protein cơ bắp vào

giun tròn C. elegan (bao gồm cả sợi có nghĩa (sense) và sợi vô nghĩa (antisense)), đã phát hiện cơ chếRNAi. Họ phát hiện khi chỉ tiêm phân tử RNA mã hóa cho protein cơ bắp (sợi có nghĩa) không làm

thay đổi hành vi của giun tròn, khi tiêm phân tử RNA đối mã với RNA trên (sợi vô nghĩa) cũng khônglàm thay đổi gì. Tuy nhiên, khi tiêm đồng thời cả sợi có nghĩa và sợi vô nghĩa thì giun tròn có nhữngcử động lạ, cụ thể là co giật. Các biểu hiện này tương tự như ở những con giun tròn hoàn toàn thiếugen tổng hợp protein cơ bắp này. Fire và Mello đã giải thích hiện tượng trên là do sợi có nghĩa và sợivô nghĩa RNA có trình tự nucleotide hoàn toàn bổ sung với nhau nên chúng kết hợp lại với nhau tạo raRNA sợi đôi, và cho rằng phân tử RNA sợi đôi đó có thể làm bất hoạt gen man g cùng mật mã vớichúng. Fire và Mello đã sử dụng thuật ngữ “RNA interference” (RNAi) để đặt tên cho cơ chế này.

Khám phá này đã làm sáng tỏ nhiều thí nghiệm tiến hành trước đó, đồng thời đề ra một cơ chế tựnhiên để kiểm soát thông tin di truyền, mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới (Fire et al.., 1998). Nhờnhững phát minh quan trọng này, năm 2006 Fire và Mello đã được trao giải thưởng Nobel về Y học.

Page 189: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

189

2.2. Các thành phần quan trọng tham gia vào cơ chế RNAiEnzyme Dicer, enzyme Argonaute, phức hệ RISC (RNA-incluced silencing complex), siRNA

hoặc miRNA.2.2.1. Cơ chế RNAiCó 3 con đường bất hoạt RNA: (1) bất hoạt gen sau phiên mã (post-transcriptional gene

silencing, PTGS) thông qua siRNA (short interfering RNA); (2) bất hoạt gen sau phiên mã qua con

đường tạo ra các miRNA (micro-RNA) trong điều chỉnh biểu hiện gen của tế bào; (3) sự câm genphiên mã (transcriptional gene silencing - TGS) bằng cách liên kết với quá trình biến đổi nhiễm sắcthể trực tiếp qua siRNA, nó bao gồm sự methyl hóa histone và ADN (Baulcombe, 2004).

2.2.2. Sự ức chế RNA thông qua siRNAXảy ra ở tế bào chất và là con đường quan trọng trong tế bào thực vật nhiễm virus. Đối với

những virus có genome là ADN, các dsRNA có thể được tạo ra nhờ quá trình phiên mã bổ sung gốinhau (Baulcombe, 2004). Khi dsRNA xuất hiện trong tế bào chất, Dicer - một loại ribonuclease III đặchiệu cho các dsRNA được hoạt hóa và lập tức cắt những chuỗi kép RNA này thành những đoạn ngắnkhoảng 21 - 25 nucleotide, gọi là siRNA (Hannon, 2002). Các chuỗi kép siRNA đi vào phức hệ RISCvà được các helicase trong phức hệ RISC cắt các liên kết hydro tách chúng ra làm hai chuỗi đơn, trongđó chỉ có một chuỗi đơn siRNA có đầu 5’ có hoạt lực với Argonaute mới được gắn với phức hệ RISCtạo phức hợp siRNA - RISC (Schwarz et al., 2002,). Phức hợp siRNA-RISC nhận biết các phân tửmRNA của tế bào có trình tự tương đồng với trình tự của chuỗi đơn siRNA. Sau quá trình nhận dạng,các mRNA và siRNA bắt cặp bổ sung với nhau ở đoạn tương đồng, mRNA bị cắt đứt ở khoảng giữacủa chuỗi kép siRNA - mRNA tạo thành những đoạn nhỏ khoảng 12 nucleotide từ đầu 3’. Sau khi bịcắt đứt, mRNA bị tiêu hủy bởi các RNA nuclease (hình 1) (Verdel et al., 2004).

2.2.3. Cơ chế ức chế miRNANgay sau khi phát hiện ra RNAi, người ta nhanh chóng nhận ra rằng cơ chế này đã tồn tại từ lâu

trong tế bào bởi một hệ thống điều hòa biểu hiện gen gọi là micro -RNA (miRNA). miRNA là một loạiRNA nhỏ, kích thước khoảng 21-24 nucleotide, không mã hóa thông tin di truyền, có chức năng chủ yếulà điều khiển âm sau phiên mã vì cặp base có trình tự gần như bổ sung hoàn toàn với mRNA đích (Bartelet al., 2004). Khác với siRNA, miRNA có nguồn gốc từ các mRNA có cấu trúc kẹp tóc được phiên mã

từ hệ gen nhân trong khi siRNA thường có nguồn gốc từ mRNA sợi đôi hoặc những cấu trúc kẹp t óc kéo

dài được phiên mã từ transposon, ADN virus hoặc ADN ngoài nhiễm sắc thể. Trong nhân tế bào, các

phân tử miRNA được tạo ra thông qua quá trình phiên mã từ các gene gọi là các phân tử miRNA nguyên

thuỷ (pri-miRNA), các phân tử này có chứa các cấu trúc kẹp tóc (hairpin) và bị cắt bởi enzyme Droshađể tạo thành những sợi pre -miRNA (phân tử tiền microRNA). Các pre-miRNAs sau đó được di chuyểnra ngoài tế bào chất và bị enzyme Dicer cắt thành những đoạn ngắn miRNA sợi đôi (khoảng 21 - 24

nucleotide). Sau đó, các miRNA sợi đôi bị helicase cắt các liên kết hydro tạo ra miRNA sợi đơn, trongđó chỉ có một sợi có đầu 5’ có hoạt lực với Agronaute mới được kết hợp với phức hệ RISC tạo thành

phức hợp miRNA-RISC. Ở thực vật, cơ chế tương tác giữa phức hợp miRNA -RISC với mRNA đích sẽdẫn đến sự tiêu hủy mRNA, từ đó ức chế biểu hiện gen. Tuy nhiên, ở động vật, phức hợp miRNA -RISC

thường can thiệp chủ yếu bằng cách cản trở quá trình dịch mã của mRNA (Jones -Rhoades và Bartel,

2004). Mức độ tương đồng của miRNA trong phức hệ RISC với mRNA đích sẽ quyết định đến hiệu quả

Page 190: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

190

bất hoạt quá trình dịch mã của mRNA. Nói chung, mRNA đích sẽ bị tiêu hủy nếu trình tự của nó tươngđồng hoàn toàn với trình tự của miRNA. Mặt khác, nếu trình tự của miRNA chỉ cần tương đồng vớimRNA đích từ vị trí nucleotide thứ 2 đến 8 tính từ đầu 5’ thì miRNA sẽ liên kết với mRNA đích và ngăncản sự dịch mã mà không làm tiêu hủy mRNA (Den li et al., 2004) (Hình 1).

Hình 1. Con đường tạo thành RNAi.

Ghi chú: a, b: siRNA; c: miRNA

Nguồn: Dykxhoorn et al., 2003

2.2.4. Con đường làm câm gen thứ baLiên quan tới sự methyl hóa phân tử ADN và sự ức chế phiên mã. Cơ chế ức chế biểu hiện gen

này lần đầu tiên được khám phá trên thực vật, khi cấu trúc đoạn gen chuyển và RNA virus có xu

hướng methyl hóa ADN tạo nên trình tự nucleotide đặc hiệu (Jones et al., 2001). Năm 2002, khinghiên cứu sự nhân đôi của nấm men, Volpe và cs đã quan sát thấy sự hình thành sợi tạp sắc ở xungquanh vùng tâm động được liên kết với siRNA (Volpe et al., 2002). Năm 2003, Zilberman và cs đã

phát hiện sự methyl hóa ADN thông qua siRNA trên thực vật được liên kết với biến đổi histone(Zilberman et al., 2003). Một vai trò quan trọng của sự câm gen ở mức độ nhiễm sắc thể là bảo vệgenomee tránh những biến đổi gây ra bởi transposon (Baulcombe, 2004).

2.3. Ứng dụng RNAi trong tạo cây kháng virusHiện nay, việc tạo cây trồng chuyển gen kháng virus ứng dụng cơ chế gây bất hoạt gen RNAi

đang rất được chú ý nghiên cứu. Năm 1998, Waterhouse và cs đã sử dụng gen mã hóa cho protein xửlý sau dịch mã HC-pro của virus Y khoai tây để kháng lại chính virus đó. Đây là công bố đầu tiên vềứng dụng RNAi trong việc tạo cây trồng chuyển gen kháng virus. Ngay sau đó, kỹ thuật này đã đượcứng dụng để tạo ra nhiều loại cây trồng kháng virus khác (Wang et al., 2000; Kalantidis et al., 2002).

Trước đây, hầu hết các nghiên cứu chuyển gen RNAi tạo cây kháng virus đều tập trung vào việc bấthoạt gen mã hóa cho protein vỏ của virus (Andika et al., 2005; Park et al., 2005, Xu et al., 2004). Tuynhiên, tính kháng ở các cây chuyển gen thu được nhanh chóng bị yếu đi và thường không duy trì đượctính kháng ở thế hệ sau. Mặt khác, do tính kháng của cây chuyển gen đối với một số dòng virus liên

Page 191: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

191

quan mật thiết với độ tương đồng giữa trình tự gen tương ứng của virus đó và đoạn ge n được chuyểnvào cây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu độ tương đồng thấp hơn 90% thì cây chuyển genkhông kháng được dòng virus đó. Để khắc phục những nhược điểm này, ngày nay các nhà khoa học đã

chú ý chọn lựa vật liệu di truyền chuyển gen ở nhiều vùng có độ bảo thủ cao trong genome của virus.Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chuyển gen RNAi để tạo giống

cây trồng kháng bệnh virus. Kết quả ban đầu cho thấy đã tạo được các cây thuốc lá chuyển gen khángvirus khảm dưa chuột (CMV), kháng virus khảm thuốc lá (TMV) và kháng đồng thời cả 2 loại virusnày (Chu Hoàng Hà và cs, 2009); Cây đu đủ chuyển gen đa đoạn CP-Nib-HCpro của PRSV; Cây camXã Đoài, cam Sành, quýt đường Canh chuyển gen đa đoạn RdRp -CP-p20-p23 của CTV (Chu Hoàng

Hà và cs, 2010),… Đây là tiền đề quan trọng giúp mở ra khả năng ứng dụng kỹ thuật chuyển genRNAi trên các loại cây trồng quan trọng khác tại Việt Nam.

2.4. Ứng dụng kỹ thuật RNAi trong tạo cây dưa hấu kháng virus PRSV ở Việt NamDưa hấu là cây trồng quan trọng, có giá trị dinh dưỡng và thương mại cao trong họ Bầu bí, được

trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó quá nửa diện tích được trồng ở vùng ĐôngNam Á, Châu Phi, vùng biển Caribê và miền Nam nước Mỹ (Ellul et al., 2007). Ở Việ t Nam, Dưa hấuđược trồng rất phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Bắc như Vĩnh Phúc,Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội, Bắc Giang, Hòa Bình, Bắc Kạn,…

Dưa hấu thường bị nhiễm với nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh đốm vòng do PRSV gây ra . Các

mô tả về triệu chứng do PRSV gây ra trên cây họ bầu bí cho thấy hầu hết cây trong họ bầu bí nhiễmbệnh đều do PRSV-w gây ra với triệu chứng như khảm loang lổ, biến dạng, hoại tử trên lá, quả và thân

(Guner et al., 2002). Các đốm sáng xuất hiện là do hàm lượng diệp lục bị giảm mạnh, dẫn đến giảmkhả năng quang hợp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Cùng vớiZYMV, PRSV-w thường xuyên lây nhiễm vào dưa hấu (đồng thời hoặc riêng lẻ) và lan truyền nhanhchóng thông qua các loài rệp, các vết thương cơ giới, gây ra sự sụt giảm năng suất nghiêm trọng (Maet al., 2005).

Trong luận án tiến sỹ với tên luận án “Nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (Citrullus lanatusThumb.) chuyển gen kháng bệnh đốm vòng do virus PRSV” , chúng tôi đã tiến hà nh 3 lô thí nghiệmriêng biệt để chuyển cấu trúc RNAi/CP-Nib-Hcpro của PRSV vào 2 giống dưa hấu Việt Nam (F9 TiểuLong – Thăng Long (D2) và F1 TG938 (L2)), kết quả thu được 2 dòng dưa hấu chuyển gen có khảnăng kháng hoàn toàn với virus PRSV, hiệu suất chuyển gen đạt được là 1,81% đối với giống L2 và và

2,47% đối với giống D2, tỷ lệ kháng với PRSV khi tiến hành biotest đạt được tương ứng là 12,5%

(D2) và 20,0% (L2), tỷ lệ này cũng gần tương đương với tỷ lệ kháng virus mà Yang và cs (2011) đã

công bố (Yang et al., 2011). Khi kiểm tra sự có mặt của gen chuyển và khả năng kháng với PRSV củacây chuyển gen ở thế hệ T1, chúng tôi thu được nhiều dòng cây T1 có đoạn gen chuyển và có khảnăng kháng hoàn toàn với PRSV, tỷ lệ kháng hoàn toàn đối với PRSV ở thế hệ T1 đ ạt được là 42,87%

(D2) và 33,33% (L2), tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với ở thế hệ T0. Như vậy, cấu trúc RNAi củachúng tôi đã hoạt động tốt và được di truyền ở dưa hấu chuyển gen thế hệ T0 sang thế hệ T1. Các kếtquả này đã chứng minh hiệu quả của kỹ thuậ t RNAi trong việc tạo cây dưa hấu chuyển gen khángvirus. Cho đến nay, chưa có công trình nào khác về ứng dụng kỹ thuật RNAi trong chuyển gen vào

dưa hấu để tạo tính kháng đối với virus ở Việt Nam.

Page 192: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

192

3. Kết luậnChuyển gen bằng kỹ thuật RNAi là phương pháp có hiệu quả, đang rất được quan tâm nghiên

cứu để tạo giống cây trồng có khả năng kháng virus.Ở Việt Nam, kỹ thuật này đã được ứng dụngthành công trên rất nhiều đối tượng thực vật như khoai tây, thuốc lá, cam, bí ngô, đu đủ,… Đối vớidưa hấu, chúng tôi cũng đã chuyển thành công cấu trúc RNAi/CP -Nib-HCpro của PRSV vào hai

dòng dưa hấu, trong đó có một dòng có nguồn gốc Việt Nam. Các dòng dưa hấu chuyển gen mangcấu trúc RNAi này rất có triển vọng để làm giống trong tương lai. Tuy nhiên, do dưa hấu là loại câ y

thực phẩm cho con người, do đó rất cần có những nghiên cứu khác để đánh giá mức độ an toàn sinh

học của chúng với sức khỏe con người, động vật cũng như đánh giá ảnh hưởng của việc canh tác cácgiống dưa hấu chuyển gen này đến môi trường sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chu Hoàng Hà, Phạm Thị Vân, Lê Trần Bình, 2009. Tạo cây trồng chuyển gen khángbệnh virus bằng kỹ thuật RNAi . Báo cáo Hội nghị quốc gia về sinh vật biến đổi gen và quản lý an toànsinh học, Hà Nội 2009, pp. 19 - 28.

[2] Chu Hoàng Hà, Lê Trần Bình, Lê Văn Sơn, Nguyễn Chi Mai, Nguyễn Văn Phượng, ĐỗXuân Đồng, Đặng Thị Hương, Đỗ Đình Ca, N guyễn Minh Châu, Ngô Vĩnh Viễn, 2010. Báo cáo tổngkết đề tài Nghiên cứu tạo giống cây ăn quả kháng bệnh virus phổ rộng bằng chuyển gen đa đoạn .Chương trình KH & CN trọng điểm cấp nhà nước KC04.

[3] Fire A, Xu S, Montgomery MK, Kostas SA, Driver SE, Mello CC, 1998. Potent DNA specificgenetic interference by bouble – stranded RNA in Caenorhabditis elegans. Nature, 139, pp. 806 - 811

[4] Baulcombe D C, 2004. RNA silencing in plants. Nature 43, 356 - 63.[5] Carmell MA, Xuan Z, Zhang MQ, Hannon GJ, 2002. The Argonaute family: tentacles

that reach into RNAi, developmental control, stem cell maintenance, and tumorigenesis. Genes Dev16(21), pp. 2733 - 42.

[6] Hannon, G.J., 2002. RNA interference. Nature 418, pp. 244 - 251.[7] Schwarz DS, Hutvágner G, Haley B, Zamore PD, 2002. Evidence that siRNAs function

as guides, not primers, in the Drosophila and human RNAi pathways. Mol Cell. 10(3), pp. 537 - 48.[8] Verdel A, Jia S, Gerber S, Sugiyama T, Gygi S, Grewal SI, Moazed D, 2004. RNAi-

mediated targeting of heterochromatin by the RITS complex. Science. 303(5658), pp. 672-6.[9] Bartel DP, 2004. MicroRNAs: genomics, biogenesis, mechanism, and function, Cell.

116(2): pp. 281-97.[10] Jones - Rhoades MW and Bartel DP, 2004. Computational Identification of Plant

MicroRNAs and Their Targets, Including a Stress-Induced miRNA. Molecular Cell, Vol. 14, pp. 787 - 799[11] Denli AM, Tops BB, Plasterk RH, Ketting RF, Hannon GJ, 2004. Processing of

primary micro RNAs by the Microprocessor complex. Nature. 432(7014), pp. 231 - 5.[12] Jones L, Ratcliff F, Baulcombe DC, 2001. RNA - directed transcriptional gene

silencing in plants can be inherited independently of the RNA trigger and requires Met1 formaintenance. Curr Biol. 11(10), pp.747 - 57.

[13] Volpe TA, Kidner C, Hall IM, Teng G, Grewal SI, Martienssen RA, 2002. Regulation ofheterochromatic silencing and histone H3 lysine-9 methylation by RNAi. Science. 297(5588), pp. 1833 - 7.

[14] Zilberman D, Cao X, Jacobsen SE, 2003. ARGONAUTE4 control of locus-specificsiRNA accumulation and DNA and histone methylation. Science 299, pp. 716 - 719.

[15] Wang MB, Abbott DC, Waterhouse PM, 2000. A single copy of a virus-derivedtransgene encoding hairpin RNA gives immunity to barley yellow dwarf virus. Mol Plant Pathol. 1(6),pp. 347 - 56.

Page 193: Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC … · học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng,

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

193

[16] Kalantidis, K., Psaradakis, S., Tabler, M. and Tsagris, M., 2002. The occurrence ofCMV-specific short RNAs in transgenic tobacco expressing virus-derived double-stranded RNA isindicative of resistance to the virus. Mol. Plant Microbe Interact. 15, pp. 826 - 833.

[17] Andika IB, Kondo H, Tamada T, 2005. Evidence that RNA silencing-mediatedresistance to beet necrotic yellow vein virus is less effective in roots than in leaves. Mol PlantMicrobe Interact 18(3), pp. 194 - 204.

[18] Ellul P, Lelivelt C, Naval MM, Noguera FJ, Sanchez S, Atarés A, Moreno V, CorellaP, and Dirks R, 2007. Watermelon, Transgenic Crops V

[19] Guner N, Strange EB, Wehner TC, Pesic-VanEsbroeck Z, 2002. Methods forscreening watermelon for resistance to papaya ringspot virus type-W. Sci Hortic 94, pp. 297 - 307

[20] Park SM, Lee JS, Jegal S, Jeon BY, Jung M, Park YS, Han SL, Shin YS, Her NH, LeeJH, Lee MY, Ryu KH, Yang SG, Harn CH, 2005. Transgenic watermelon rootstock resistant toCGMMV (Curcumber green mottle mosaic virus) infection. Plant Cell Rep 24, pp. 350 -3 56.

[21] XU Y, KANG D, SHI Z, SHEN H, WEHNER T, 2004. Inheritance of Resistance toZucchini Yellow Mosaic Virus and Watermelon Mosaic Virus in Watermelon. Journal of Heredity2004: 95(6), pp. 498 - 502.

[22] Ma JB, Yuan YR, Meister G, Pei Y, Tuschl T, Patel DJ, 2005. Structural basis for 5'-end-specific recognition of guide RNA by the A. fulgidus Piwi protein. Nature 434(7033), pp. 666 - 70.

[23] Yang CF, Yu TA, Chiang CH, Wu HW, Li CM, Chen JH và Yeh SD, 2011.Generation of transgenic watermelon resistant to Zucchini yellow mosaic virus and Papaya ringspotvirus type W. Plant cell reports 30(3), pp. 359 - 71.

RNA INTERFERENCE TECHNIQUE (RNAi) AND APPLICATION OF RNAi TOPRODUCE TRANSGENIC WATERMELONS WHICH RESISTANT TO VIRUS PRSV

Nguyen Thi Thanh Nga M.AFaculty of Agriculture and Forestry

Abstract: RNAi (RNA interference) is currently considered the most effective method for creating transgenicplants which resistant to viral diseases in plants, including watermelon. RNAi is gene silencing mechanism in stage RNAthrough inhibition of small RNA siRNA or miRNA. The inhibition of virus was carried out by pairing complementaritybetween the miRNA or siRNA with similar nucleotide sequences in the genome of the virus, so gene of the virus will becut by enzyme in plant cells , correspondence protein will not be done synthesis. When virus do not synthesis all proteinsfor the viral assembly, the replication of viral in the tree will not take place and virus diseases will be controlled intransgenic plants. We applied successfully RNAi for creating transgenic watermelon lines resistant to PRSV virus. Resultof analysis transgenic watermelon plants at T0 and T1 generation shows the structure of RNAi works well and istransfered through the generations of transgenic watermelon.

Key words: Watermelons, RNAi, transgen, resistance to virus, PRSV.