8
Ngày 6/11, tại Đà Lạt, Học viện Lục quân đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại Cách mạng Tháng Mười Nga. Trung tướng Lê Anh Thơ - Chính ủy Học viện Lục quân chủ trì hội thảo. Phát biểu khai mạc hội thảo, Chính ủy Lê Anh Thơ nhấn mạnh: Hội thảo nhằm tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga đến mọi cán bộ, giảng viên, học viên, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên, viên chức quốc phòng, hạ sỹ quan - chiến sỹ trong toàn Học viện; góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, niềm tin tuyệt đối vào mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng Đảng bộ Học viện trong sạch vững mạnh, Học viện vững mạnh toàn diện. Với ý nghĩa đó, 32 tham luận gửi đến Ban tổ chức Hội thảo... “Hồi sinh” vùng đất dâu tằm TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Cánh cửa mở methadone TRANG 7 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Lực lượng DQTV thị trấn Lộc Thắng tham gia bảo vệ rừng TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4914 - THỨ BA NGÀY 7/11/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Dạy bơi trong khu sinh thái TRANG 5 TRANG 5 Tiếp nhận hồ sơ TTHC tại bộ phận một cửa ở UBND phường. Ảnh: V.T Giáo xứ Lạc Viên - điểm sáng thi đua yêu nước TRANG 4 TRANG 3 Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu. Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi. (CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH. THÁNG 6 NĂM 1949) ĐÀ LẠT: Nỗ lực giải quyết đúng hạn 100% thủ tục hành chính HỘI THẢO KHOA HỌC: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại Cách mạng Tháng Mười Nga XEM TIẾP TRANG 2 TRANG 2 Từ thực tiễn công tác điều động và luân chuyển cán bộ tại huyện Di Linh đã đem lại hiệu quả thiết thực. Việc điều động, luân chuyển đã giúp cho cán bộ tích lũy dần kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, nhất là cán bộ trẻ; từ đó, để tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài. Từ thực tiễn luân chuyển cán bộ tại Di Linh UBND TP Đà Lạt vừa có văn bản chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và UBND các xã, phường trên địa bàn sử dụng mẫu thiết kế logo để tuyên truyền cho Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII, năm 2017. Theo đó, các phòng, ban, đơn vị xã, phường thuộc thành phố thống nhất sử dụng mẫu thiết kế logo đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt để phục vụ cho công tác tuyên truyền, quảng bá, tổ chức các chương trình, hoạt động trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII. Công bố mẫu logo tuyên truyền Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt và công bố mẫu logo Festival Hoa Đà Lạt năm 2017. THỤY TRANG KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917 - 2017)

ĐÀ LẠT: Nỗ lực giải quyết đúng hạn 100% thủ tục hành chínhbaolamdong.vn/upload/others/201711/26352_Bao_Lam_Dong_ngay_7_11_2017.… · học sinh phải thông

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Ngày 6/11, tại Đà Lạt, Học viện Lục quân đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại Cách mạng Tháng Mười Nga. Trung tướng Lê Anh Thơ - Chính ủy Học viện Lục quân chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chính ủy Lê Anh Thơ nhấn mạnh: Hội thảo nhằm tuyên

truyền sâu rộng hơn nữa về ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga đến mọi cán bộ, giảng viên, học viên, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên, viên chức quốc phòng, hạ sỹ quan - chiến sỹ trong toàn Học viện; góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, niềm tin tuyệt đối vào mục tiêu, lý tưởng, con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng Đảng bộ Học viện trong sạch vững mạnh, Học viện vững mạnh toàn diện.

Với ý nghĩa đó, 32 tham luận gửi đến Ban tổ chức Hội thảo...

“Hồi sinh” vùng đất dâu tằm

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCCánh cửa mở methadone

TRANG 7

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTLực lượng DQTV thị trấn Lộc Thắng tham gia bảo vệ rừng

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4914 - THỨ BA NGÀY 7/11/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIDạy bơi trong khu sinh thái

TRANG 5

TRANG 5Tiếp nhận hồ sơ TTHC tại bộ phận một cửa ở UBND phường. Ảnh: V.T

Giáo xứ Lạc Viên - điểm sáng thi đua yêu nước

TRANG 4

TRANG 3

Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu. Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi.

(CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH. THÁNG 6 NĂM 1949)

ĐÀ LẠT: Nỗ lực giải quyết đúng hạn 100% thủ tục hành chính

HỘI THẢO KHOA HỌC: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại Cách mạng Tháng Mười Nga

XEM TIẾP TRANG 2

TRANG 2

Từ thực tiễn công tác điều động và luân chuyển cán bộ tại huyện Di Linh đã đem lại hiệu quả thiết thực. Việc điều động, luân chuyển đã giúp cho cán bộ tích lũy dần kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, nhất là cán bộ trẻ; từ đó, để tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài.

Từ thực tiễn luân chuyển cán bộ tại Di Linh

UBND TP Đà Lạt vừa có văn bản chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và UBND các xã, phường trên địa bàn sử dụng mẫu thiết kế logo để tuyên truyền cho Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII, năm 2017.

Theo đó, các phòng, ban, đơn vị xã, phường thuộc thành phố thống nhất sử dụng mẫu thiết kế logo đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt để phục vụ cho công tác tuyên truyền, quảng bá, tổ chức các chương trình, hoạt động trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII.

Công bố mẫu logo tuyên truyền Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII

Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt và công bố mẫu logo Festival Hoa Đà Lạt năm 2017. THỤY TRANG

KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917 - 2017)

2 THỨ BA 7 - 11 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Kiến nghị thay đổi cơ cấu đầu tư cho giáo dục, ưu tiên giáo dục miền núi, DTTSTheo báo cáo của Vụ Giáo dục

dân tộc, Bộ GDĐT, trong 5 năm thực hiện đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người theo Quyết định 2123/QĐ-TTg, đã có 13.655 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước với tổng kinh phí hơn 110 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai đề án cho thấy mặc dù cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng, nhưng so với nhu cầu, điều kiện tối thiểu, nhiều điểm trường ở vùng sâu, vùng xa chưa bảo đảm, việc bảo đảm quyền bình đẳng trong giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc. Là ĐBQH của một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm Tây Nguyên, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, PGS TS Triệu Thế Hùng đã có ý kiến phát biểu:

Thứ nhất, với nhiều dân tộc thiểu số, muốn nói được tiếng phổ thông, học sinh phải học gần như đối với học một ngoại ngữ. Khoản 2 điều 7 Luật Giáo dục hiện hành quy định rõ “Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác”, căn cứ quy định

này, tôi đề nghị trong chương trình giáo dục phổ thông không nên ép học sinh phải thông thạo tiếng Việt phổ thông ngay từ đầu cấp học phổ thông mà cần tổ chức dạy bằng tiếng dân tộc. Các tài liệu, sách giáo khoa cũng phải được thể hiện cả bằng tiếng dân tộc. Tiếng phổ thông cần được xem là một môn học trong chương trình để khi tốt nghiệp phổ thông các em có thể thành thạo tiếng phổ thông và tiếp tục học lên ở những cấp học cao hơn hoặc tham gia các hoạt động lao động xã hội.

Thứ hai, trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cần xem xét lại cách thức ưu tiên cho DTTS, miền núi và cho các đối tượng chính sách nói chung trong khi trình độ học vấn giữa học sinh miền xuôi với học sinh miền núi, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số còn có sự chênh lệch, chúng ta lại dùng chính sách cộng nhiều điểm như một sự ưu tiên. Thực tế cộng nhiều điểm không làm thay đổi trình độ của học sinh mà ngược lại, tiếp tục tạo nên sự chênh lệch về trình độ, tạo nên cơ chế đánh giá sai lệch và thực tế là chấp nhận sự yếu kém của những học sinh được ưu tiên kiểu này. Đề nghị Chính phủ xem xét lại có nên duy trì các hình thức ưu tiên bằng cách cộng nhiều điểm hoặc tuyển thẳng không qua kỳ thi nữa không? mà nên thay vào đó là

đầu tư để tập trung bồi dưỡng, phụ đạo kiến thức, điều động các thầy cô giáo giỏi và có phương pháp sư phạm phù hợp, tập trung đầu tư trường lớp và cơ sở vật chất, thực hiện các hoạt động tư vấn hướng nghiệp để đẩy mạnh việc phân luồng để các em học sinh có thực lực đáp ứng thực sự các nhu cầu và yêu cầu về trình độ đào tạo mà không cần cộng điểm.

Thứ ba: Để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông tại các địa bàn DTTS, miền núi thì cần có chính sách ưu tiên đặc biệt hơn nữa đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Hiện nay việc thu hút vào ngành sư phạm đã khó khăn, việc chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các vùng DTTS, miền núi sẽ lại càng khó khăn hơn. Cùng với chính sách đào tạo giáo viên người dân tộc thiểu số và thực hiện chính sách ưu đãi thu hút lực lượng giáo viên người miền xuôi có tâm huyết bám bản, bám trường. Đặc biệt, tôi đề nghị khẩn thiết, cần có chiến lược và chính sách phục hưng truyền thống dân tộc về quý trọng, tôn vinh nghề dạy học, thực sự coi nghề dạy học là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Lao động của nhà giáo là lao động trí tuệ của giới trí thức, vì vậy cần rất coi trọng đời sống tinh thần chứ không chỉ

là ưu tiên về chế độ vật chất. Nếu không thực sự coi trọng giá trị của người thầy thì chương trình giáo dục phổ thông dù hay đến mấy, cơ sở vật chất có tốt đến mấy cũng khó thực hiện có kết quả. Vì nhà giáo có vai trò quyết định sự thành bại của sự nghiệp giáo dục.

Thứ tư, việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông với học sinh người dân tộc thiểu số cần quán xuyến được đến các dân tộc rất ít người. Điều này là hết sức cần thiết, bởi có những dân tộc thiểu số ở nước ta chỉ còn vài nghìn người, thậm chí vài trăm người. Ở Tây Nguyên, như dân tộc Brau: 313 người, Cống: 1.676 người, Cơ Lao: 1.865 người… Cùng với các chính sách khác, thì chỉ có giáo dục, chương trình giáo dục phù hợp, phương pháp giáo dục hiện đại mới đem tới cho họ phép màu để tồn tại và tiếp tục phát triển cùng cộng đồng các dân tộc anh em.

Cử tri Tây Nguyên mong muốn chương trình giáo dục phổ thông phải thể hiện thực sự quyết tâm thay đổi cơ cấu đầu tư cho giáo dục, ưu tiên hàng đầu cho giáo dục miền núi, dân tộc thiểu số, thực sự đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nước nhà với tinh thần của NQ29/TW và Hiến pháp 2013.

HÀ NGUYỆT (lược ghi)

Ông Lê Hồng Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Di

Linh cho biết: Sau khi có Nghị quyết 11-NQ/TW và Kế hoạch 08-KH/TU, Huyện ủy Di Linh đã ban hành và triển khai kế hoạch về luân chuyển, tăng cường, điều động cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Đồng thời, Ban Thường vụ Huyện ủy đã kịp thời đánh giá và rút kinh nghiệm từ thực tiễn công tác luân chuyển cán bộ trong từng giai đoạn. Riêng trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Di Linh đã xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ gắn với công tác nhân sự đại hội Đảng và bầu cử đại biểu HĐND các cấp.

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết 11-NQ/TW và Kết luận số 24-KL của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Di Linh đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), các phòng, ban, đơn vị rà soát, đánh giá đối với cán bộ chủ chốt, cán bộ trong quy hoạch và số cán bộ được bố trí giữ các chức vụ cao hơn nhưng chưa trải qua công tác lãnh đạo ở cơ sở thuộc diện phải điều động, luân chuyển. Căn cứ kết quả đánh giá cán bộ và năng lực của từng cán bộ, Huyện ủy xây dựng phương án

Từ thực tiễn luân chuyển cán bộ tại Di Linh Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Di Linh đã thực hiện tốt Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 25/1/2002, của Bộ Chính trị và Kế hoạch 08-KH/TU, ngày 30/9/2002, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý” và Kết luận số 24-KL, ngày 5/6/2012, của Bộ Chính trị (Khóa XI) về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”... Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ trong quy hoạch của huyện đã được đào tạo và rèn luyện, từng bước trưởng thành từ thực tiễn công tác.

điều động, luân chuyển phù hợp với công tác chuyên môn và khả năng đảm nhận công việc. Trong quá trình thực hiện công tác điều động và luân chuyển cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai quy trình và danh sách cán bộ luân chuyển.

Liên tục trong 3 nhiệm kỳ qua, Huyện ủy Di Linh đã triển khai công tác điều động và luân chuyển cán bộ. Riêng tại thời điểm hiện nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã điều động, luân chuyển 9 cán bộ từ huyện đến các xã, thị trấn và đang giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy thị trấn Di Linh và các xã Đinh Lạc, Đinh Trang Thượng, Tân Thượng; Phó Bí thư Đảng ủy xã Gia Hiệp và xã Bảo Thuận; Chủ tịch UBND xã Bảo Thuận và xã Tam Bố; Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Trang Hòa. Đồng thời, Ban Thường vụ Huyện ủy điều động, luân chuyển 3 cán bộ từ xã này đến xã khác và đang giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Tân Châu; Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Thượng và xã Tân Lâm. Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy Di Linh còn điều động, luân chuyển một số cán bộ quản lý cấp huyện từ ngành này sang ngành khác.

Theo nhận xét của ông Nguyễn Canh, Bí thư Huyện ủy Di Linh: “Từ thực tiễn công tác điều động

và luân chuyển cán bộ tại huyện Di Linh đã đem lại hiệu quả thiết thực. Hầu hết số cán bộ luân chuyển đều nhận thức được vai trò, trách nhiệm và có ý thức trong việc tu dưỡng, rèn luyện, nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ mới, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc điều động, luân chuyển đã giúp cho cán bộ tích lũy dần kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, nhất là cán bộ trẻ; từ đó, để tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài. Việc luân chuyển cán bộ cũng đã góp phần khắc phục tư tưởng cục bộ, địa phương trong công tác tổ chức và cán bộ. Số cán bộ được luân chuyển đã cùng với cán bộ ở địa phương sở tại cải tiến phong cách, lề lối làm việc và tinh thần đoàn kết nội bộ…”.

Cũng theo Bí thư Huyện ủy Di Linh Nguyễn Canh, thông qua công tác điều động và luân chuyển cán bộ đã góp phần củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng “trong sạch vững mạnh” (TSVM); việc lãnh đạo, triển khai nhiệm vụ

chính trị và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đạt hiệu quả cao hơn. Điển hình như Đảng bộ xã Đinh Lạc, vào đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, Huyện ủy Di Linh đã điều động cán bộ huyện về làm Bí thư Đảng ủy xã. Bí thư Đảng ủy xã đã cùng với tập thể Đảng bộ Đinh Lạc tập trung khắc phục những khó khăn, tồn tại và đã phấn đấu đạt Đảng bộ TSVM vào cuối năm 2016. Đảng bộ thị trấn Di Linh, Đảng bộ xã Tân Châu và các Đảng bộ khác, được Huyện ủy tăng cường cán bộ, cũng đã góp phần trong việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng Đảng bộ ngày càng TSVM.

Ông Phan Hồng Vinh, Huyện ủy viên, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy, được Ban Thường vụ Huyện ủy Di Linh điều động về xã Đinh Lạc làm Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: “Ban đầu trong môi trường công tác mới, bản thân tôi hơi lo lắng. Tuy vậy, nhờ cố gắng học hỏi và được tập thể hỗ trợ, bản thân tôi đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Trước đây là cán bộ

Tại buổi họp mặt định kỳ năm 2017 với cán bộ luân chuyển vừa được tổ chức vào cuối tháng 10, Bí thư Huyện ủy Di Linh Nguyễn Canh đã phổ biến Quy định số 98-QĐ/TW, ngày 7/10/2017, của Bộ Chính trị về “Luân chuyển cán bộ”. Bí thư Huyện ủy yêu cầu các ban và các tổ chức Đảng trực thuộc phải thực hiện nghiêm túc quy định quan trọng này.

xã Gung Ré, năm 2003, ông Doãn Văn Hùng được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Tân Thượng. Sau đó 3 năm, ông tiếp tục được điều động về Tân Châu làm Bí thư Đảng ủy xã cho đến nay. Ông Doãn Văn Hùng chia sẻ: “Là một đảng viên, khi được cấp trên điều động, cho dù công tác ở bất kỳ xã nào, tôi cũng quyết tâm học hỏi, rèn luyện và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Trong công tác luân chuyển, điều động cán bộ ở huyện Di Linh, bên cạnh kết quả đạt được, cũng còn những hạn chế nhất định. Hàng năm, Huyện ủy đều tổ chức gặp mặt và tổng kết, đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm để có kế hoạch tiếp tục triển khai công tác điều động, luân chuyển cán bộ. Từ thực tiễn cho thấy, một số cán bộ mới được luân chuyển về cơ sở chưa có kinh nghiệm nên gặp lúng túng trong xử lý công việc; cán bộ giữ vị trí cấp phó còn e dè, chưa mạnh dạn phát huy vai trò tham mưu cho cấp trưởng… Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luân chuyển, một số ít cán bộ vi phạm khuyết điểm đã được Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời kiểm điểm, xử lý kỷ luật và điều chuyển công tác khác.

Từ thực tiễn việc điều động và luân chuyển cán bộ, Đảng bộ huyện Di Linh đã rút ra một số kinh nghiệm. Trong đó, điều quan trọng nhất là phải đánh giá đúng cán bộ; gắn công tác điều động, luân chuyển với công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; việc bổ nhiệm, bố trí cán bộ ở cấp cao hơn phải dựa vào quy hoạch và trên cơ sở đã được điều động, luân chuyển cán bộ... XUÂN LONG

... và trình bày tại hội thảo đã tập trung làm rõ: ý nghĩa

lịch sử và giá trị thời đại to lớn của Cách mạng Tháng Mười

Nga đối với lịch sử nhân loại; ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng

Việt Nam; những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng

Mười Nga đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay; và việc đẩy mạnh đấu tranh

trên lĩnh vực tư tưởng lý luận bảo vệ thành quả Cách mạng

Tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội hiện thực, bảo vệ chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của

Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta.

Một thế kỷ đã trôi qua, tuy có nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga và hơn 70 năm xây dựng chủ

nghĩa xã hội (1917 - 1991) của nhân dân Liên Xô vẫn là thực

tiễn lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các lực lượng yêu

chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới trong đó có

cách mạng Việt Nam.LÊ HỮU TÚC

Ý nghĩa lịch sử... TIẾP TRANG 1

3 THỨ BA 7 - 11 - 2017KINH TẾ

Thuê đất trồng dâuXã Đam Bri là nơi từng tập trung

diện tích dâu tằm lớn của Bảo Lộc với sự nổi danh của Nông trường dâu tằm Kohinda. Cái tên Kohinda đã gắn bó với nhiều người đi kinh tế mới vào vùng đất này lập nghiệp. Họ làm công nhân cho nông trường, nhận khoán đất đai để trồng dâu nuôi tằm. Họ từng ăn nên làm ra với cây dâu, con tằm và rồi cũng sạt nghiệp vì chúng. Một khoảng thời gian dài hơn 10 năm, từ năm 1990 đến năm 2000, người dân nơi đây đã xa lánh ngành nghề từng gắn bó với mình hàng chục năm trước. Từ 3.000 ha dâu, có thời điểm, diện tích này giảm xuống chỉ còn khoảng 100 ha. Người dân chặt phá dâu để chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, giá kén tăng cao và ổn định đã làm cho diện tích dâu dần tăng trở lại. Trồng dâu nuôi tằm đang trở thành ngành nghề nóng bởi đem lại nguồn thu nhập rất cao cho người nông dân.

27 năm rời vùng đất Thái Bình vào xã Đam Bri lập nghiệp, vợ chồng ông Trần Xuân Khánh và Phạm Thị Hà (Thôn 10, xã Đam Bri) cũng đã có nhiều thăng trầm theo từng bước thăng trầm của nghề trồng dâu nuôi tằm. Nông trường Kohinda giải thể, ông Khánh từ một công nhân của Nông trường cũng về vườn trồng chè, cà phê. Vài năm trở lại đây, vợ chồng ông đã bắt đầu quay lại trồng dâu, nuôi tằm. Với 3 sào đất trồng dâu, bình quân mỗi tháng ông nuôi từ 1,5 đến 2 hộp tằm. Từ đầu năm đến nay, gia đình ông Khánh đã thu về được 150 triệu đồng. Với khoảng 4 -5 lứa tằm nuôi vào từ nay đến cuối năm, gia đình ông còn thu thêm một khoản kha khá. Ông Khánh chia sẻ: Trồng dâu nuôi tằm bây giờ đã nhàn hơn trước nhờ có nhiều công cụ hỗ trợ như: Máy băm lá dâu, máy dập kén, né gỗ và nuôi dưới nền nhà… Nhờ đó, công lao động ở tất cả các khâu đều giảm, người trồng dâu nuôi tằm thu lợi cao hơn.

Bà Mai Thị Phượng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đam Bri, vừa dẫn chúng tôi đến các gia đình trồng dâu nuôi tằm có tiếng ở xã vừa khoe hiệu quả mà nghề này đem lại với niềm tự hào.

Theo tính toán của bà Phượng, với 1 ha dâu, bình quân mỗi tháng người nông dân có thể nuôi 3 hộp tằm và sản lượng kén thu được khoảng 1,8 tạ. Với giá bán 160.000đ/kg kén như hiện tại thì đem lại nguồn thu nhập gần 30 triệu đồng.

Sau khi trừ chi phí về giống tằm,

TIẾN TỚI TUẦN VĂN HÓA TRÀ VÀ TƠ LỤA LÂM ĐỒNG 2017

“Hồi sinh” vùng đất dâu tằmNếu so sánh 300 ha dâu hiện có của TP Bảo Lộc với diện tích 3.000 ha vào thời hoàn kim trước đây thì con số này chẳng “thấm” vào đâu, đó là chưa nói tới 5.000 ha dâu của toàn tỉnh. Thế nhưng, sự “hồi sinh” của cây dâu, con tằm tại vùng đất từng được mệnh danh là thủ phủ dâu tằm tơ của cả nước lại có một ý nghĩa rất quan trọng, bởi Bảo Lộc là nơi tập trung phần lớn nhà máy se tơ, dệt lụa của cả nước nên việc hình thành vùng nguyên liệu gắn liền với sản xuất, chế biến sẽ góp phần tạo sự phát triển bền vững nơi đây.

nhân công thì mỗi ha dâu cũng đem về lợi nhuận khoảng 25 triệu đồng/tháng. Bình quân mỗi năm nuôi được 10 tháng thì con số này là 250 triệu đồng/năm.

Hiện tại, do nhu cầu nuôi tằm tăng cao nên nhiều gia đình không đủ đất trồng dâu đã đi thuê đất tại một số vùng lân cận. Ngoài 5 sào dâu hiện có, bà Lương Thị Liên (Thôn 8, xã Đam Bri) đang thuê thêm 4 sào đất để trồng dâu tại xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm) với giá 3 triệu đồng/năm. Bà chia sẻ: Thời gian gần đây, tôi phá bớt cà phê và thuê thêm đất để trồng dâu nuôi tằm. Nuôi heo thua lỗ quá, may mà còn có dâu tằm nên cũng tạm ổn. Chồng đi làm xa nên tôi phải thuê thêm lao động để trồng gần 1 ha dâu, nuôi bình quân 3 hộp tằm/tháng. Đối với diện tích dâu thuê ở xa nhà gần 10 cây số, sau khi thu hái, tôi thuê xe chở về. Trồng dâu nuôi tằm hiện cho thu nhập khá cao, bình quân 1 lao động có thể thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng nên sắp tới, tôi sẽ mở rộng thêm diện tích trồng dâu và sản xuất tằm con.

Nếu như trước đây, người nông dân phải mua trứng tằm về tự băng tằm con để nuôi với mức độ rủi ro cao thì hiện tại họ chỉ mua tằm con tuổi 3 từ các hộ nuôi tằm con tập trung về nuôi. Việc này giúp giảm thời gian nuôi tằm xuống còn gần một nửa so với trước đây, chỉ còn từ 15 đến 20 ngày. Mức độ an toàn và sản lượng kén cũng cao hơn hẳn vì tằm khỏe, ít dịch bệnh. Bà Vương Thị Thu (Thôn 10, xã Đam Bri)chia sẻ: Nuôi tằm tuổi 3 mà gặp lứa tốt thì mỗi hộp có thể thu được 60 - 65 kg kén, bán được gần 10 triệu đồng. Sau khi trừ tiền giống cộng với phân tro, công chăm sóc thì nông dân cũng còn thu nhập rất khá sau hơn nửa tháng nuôi.

Bị động giống tằmLẽ dĩ nhiên, cây dâu hiện tại

không phải là cây trồng chủ lực của Bảo Lộc và người dân trồng tự phát là chủ yếu. Ông Nguyễn Văn Hán, Chủ tịch UBND xã Đam Bri cho biết: Con tằm rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nếu diện tích dâu bị nhiễm thuốc trừ sâu từ những vườn trồng cây khác xung quanh thì con tằm sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, xã khuyến cáo bà con chỉ trồng dâu, nuôi tằm ở khu vực phù hợp. Còn theo ông Nghiêm Xuân Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Bảo Lộc giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì Bảo Lộc sẽ trở thành trung tâm sản xuất, chế biến tơ lụa của tỉnh. Đặc biệt, hiện tại, tơ lụa Bảo Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận về nhãn hiệu. Do đó, việc tổ chức quy hoạch, phát triển sản xuất dâu tằm sẽ theo định hướng gắn vùng nguyên liệu với phát triển các nhà máy công nghệ tiên tiến; gắn nhà máy với người trồng dâu, nuôi tằm nhằm đảm bảo tiêu thụ lượng tơ kén cho địa bàn toàn tỉnh.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho ngành dâu tằm phát triển bền vững thì giống tằm đang là vấn đề đáng bàn. Hiện tại, Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng đã chủ động sản xuất được giống dâu với nhiều giống cho năng suất từ 25 - 30 tấn/ha. Theo ông Đặng Vĩnh Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, thành công quan trọng của ngành dâu tằm tơ là trước đây Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng đã nghiên cứu thành công hai giống dâu mới là S7CB và VA201 cho năng suất tăng gấp 3 - 4 lần so với giống cũ. Giống mới này đã nhanh chóng được chuyển đổi, đầu tư thâm

canh tại các vùng trồng dâu trong toàn tỉnh. Tiếp nối thành công đó, hiện 2 giống dâu mới là BL03 và BL06 cho năng suất cao hơn 15% giống dâu bình thường; còn giống VA211 cũng đã được nghiên cứu thành công, đang vận động bà con tiếp tục chuyển đổi. Thế nhưng, khó khăn nhất hiện nay vẫn là giống tằm. Lâm Đồng và một số tỉnh miền Bắc như Mộc Châu, Sơn La đều nuôi tằm lưỡng hệ nhưng lại không có nơi sản xuất giống tằm. Hơn 90% giống tằm hiện tại được các tư thương nhập từ Trung Quốc về, rồi phân phối cho các hộ nuôi tằm con bán lại. Riêng tại Lâm Đồng có 4 đơn vị nhập trứng tằm trực tiếp từ Trung Quốc về bán lại. Trứng tằm được nhập chủ yếu theo đường tiểu ngạch, phi mậu dịch nên độ rủi ro cao. Trứng tằm nhập từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang cửa khẩu Móng Cái (Lạng Sơn) với khoảng cách 500 - 600 km nên quá trình vận chuyển ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trứng giống. “Giống tằm cho người dân thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng vấn đề này chưa được quan tâm. Trước đây, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng có một tập đoàn giống tằm với hơn 50 giống gốc để làm cặp lai. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp kinh phí để duy trì tập đoàn giống làm cặp lai. Nhưng, từ năm 2016, nguồn kinh phí này bị cắt nên việc sản xuất giống tằm càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề nghiên cứu, sản xuất giống tằm đang là đòi hỏi cấp thiết mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần quan tâm để Việt Nam dần chủ động trong công tác giống, giảm dần sự lệ thuộc vào Trung Quốc” - ông Thọ kiến nghị.

HỮU SANG

Né gỗ thay thế cho né tre giúp chất lượng kén tằm tăng cao và giảm công gỡ kén khi thu hoạch. Ảnh: H.S

Công nhận khu du lịch trọng điểm hồ Đại Ninh

Trong quý IV/2017, các sở: Tài chính, Văn hóa - Thể thao

và Du lịch chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Sài Gòn - Đại Ninh hoàn thành các thủ tục công nhận Khu Du lịch hồ

Đại Ninh, huyện Đức Trọng là khu du lịch trọng điểm để

được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước về tiền thuê đất,

thuê mặt nước…Giai đoạn từ quý I/2018 đến

quý 4/2018, Công ty Sài Gòn - Đại Ninh thi công hoàn thành hạ tầng kỹ thuật toàn khu dự

án du lịch tại các xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh

Loan thuộc huyện Đức Trọng nói trên.

Với tổng nguồn vốn đầu tư 25.243 tỷ đồng, mục tiêu của

khu du lịch trọng điểm hồ Đại Ninh là xây dựng khu thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái trên diện tích hơn 3.595

ha; trong đó gần 1.960 ha lòng hồ, hơn 1.305 ha đất rừng

và gần 330 ha đất ngoài lâm nghiệp.

Tỷ lệ xây dựng công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng tối

đa 20% đối với đất rừng sản xuất và 50% đối với đất ngoài lâm nghiệp. Những hạng mục đầu tư trong khu du lịch trọng

điểm hồ Đại Ninh gồm các khu đất ở biệt thự đa năng, đảo xanh, đô thị trung tâm;

khu thương mại, dịch vụ, tài chính, hội chợ triển lãm,

nghỉ dưỡng ven hồ; khu rừng nguyên sinh, bảo tồn thiên nhiên, cây xanh ven sông,

vườn hoa thế giới… MẠC KHẢI

Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 7

nhà máy dệt lụa đang hoạt động, mỗi năm, cung cấp cho

thị trường trong và ngoài nước hơn 4 triệu mét lụa, chiếm hơn

70% tổng sản lượng lụa cả nước. Theo đó, mẫu mã, chủng loại lụa trên địa bàn tỉnh cũng

rất đa dạng và phong phú.Là “thủ phủ” dâu tằm của

cả nước, Lâm Đồng hiện có gần 40 doanh nghiệp, cơ sở

ươm tơ (15 doanh nghiệp ươm tơ tự động và hơn 20 cơ sở ươm tơ cơ khí), với lượng tơ thành phẩm sản xuất được trên 10.000 tấn/năm. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, ngoài

nguồn nguyên liệu kén trong tỉnh, các doanh nghiệp, cơ sở

ươm tơ còn thu mua kén tại các địa phương lân cận như Đắk Nông, Đồng Nai, Bình

Phước... Sản phẩm tơ lụa trong cả nước nói chung và Lâm

Đồng nói riêng được xuất khẩu qua các thị trường chính là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và

Thái Lan.KHÁNH PHÚC

Lâm Đồng chiếm trên 70% sản lượng lụa cả nước

4 THỨ BA 7 - 11 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

T rao đổi với chúng tôi về tinh thần này, ông Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Lạc

Viên (Đơn Dương) cho biết: Ngay từ đầu năm 2010 khi tỉnh và huyện có chủ trương phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, Giáo xứ Lạc Viên sẵn sàng vào cuộc vì thấy đây chính là chủ trương hợp lòng dân, đảm bảo lợi ích thiết thực cho dân. Thành công về nông thôn mới cho thấy sự nỗ lực bền bỉ của các cấp chính quyền cùng nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, trong đó có một bộ phận rất lớn là bà con giáo dân ở khắp các giáo xứ, xóm đạo. Giáo xứ Lạc Viên đã được chính quyền biểu dương ghi nhận về tinh thần này và trở thành điểm sáng về đoàn kết thi đua yêu nước, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Được biết, không chờ đến khi tỉnh và huyện có chủ trương xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, mà ngay từ những năm 2005 - 2007, bà con trong Giáo xứ Lạc Viên đã có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường trong Giáo xứ. Cụ thể, dưới sự điều hành của Hội đồng Giáo xứ mà dấu ấn sâu đậm nhất là Linh mục Phạm Công Phương, Quản hạt Đơn Dương, cũng là nguyên quản xứ tiên khởi của Giáo xứ Diom - nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống của huyện, xây dựng giáo xứ xanh - sạch - đẹp được bắt đầu ngay từ năm 2008. Giáo xứ đã thành lập Ban Môi trường, trong đó, các thành viên là người uy tín trong Giáo xứ, đại diện các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, vận động giáo dân thực hiện thu gom rác và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn, sạch đẹp khu dân cư. Đến đầu năm 2015, huyện Đơn Dương cho thành lập đội xe thu gom rác thải nên Ban Môi trường của Giáo xứ Lạc Viên đã bàn giao lại cho đội và tiếp tục phối hợp cùng huyện để vận động bà con giáo dân tham gia bảo vệ môi trường. Ban Môi trường cũng đã tham mưu với Hội đồng Giáo xứ mua hàng trăm cây xanh trồng bên đường nội đồng mới mở của Lạc Viên; riêng khuôn viên của giáo xứ thì cây xanh, hoa nở rực rỡ bốn mùa, trở thành khuôn viên kiểu mẫu được nhiều giáo xứ học tập.

Giáo xứ Lạc Viên - điểm sáng thi đua yêu nướcĐơn Dương được nhắc đến bởi sự trù phú về rau, hoa và sự “đột phá” trong việc huy động sức dân xây dựng nông thôn mới. Góp chung vào sự thành công ấy là Giáo xứ Lạc Viên - một điểm sáng của giáo dân về tinh thần đoàn kết thi đua yêu nước, xây dựng địa phương giàu mạnh.

Xác định việc quan tâm, động viên, chăm lo đời sống cho bà con giáo dân là trách nhiệm của không chỉ các vị đứng đầu giáo xứ, các vị chức sắc tôn giáo mà còn là trách nhiệm chung của Hội đồng Giáo xứ Lạc Viên. Vì thế, hàng năm cứ vào dịp Tết Nguyên đán, lễ Noel, Giáo xứ thường xuyên tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà, động viên những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người già bệnh tật, ốm đau… với tổng kinh phí trong 5 năm qua (2012 - 2017) ước khoảng gần 300 triệu đồng. Thực hiện sửa chữa 3 căn nhà, xây mới 17 căn nhà bác ái cho người nghèo với tổng kinh phí trên 1,1 tỷ đồng, bình quân mỗi căn nhà bác ái được hỗ trợ từ 75 - 80 triệu đồng, với diện tích từ 55 - 80 m2 và các tiện nghi nội thất thiết yếu để phục vụ cho các thành viên trong hộ nghèo, hộ khó khăn được đảm bảo sinh hoạt hàng ngày. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần không nhỏ giúp bà con vượt qua mọi khó khăn, bệnh tật hiểm nghèo, tiếp thêm niềm tin, nghị lực cho hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống. Khi được hỏi, đa số bà con giáo dân vô cùng cảm kích trước sự quan tâm, trách nhiệm của Hội đồng Giáo xứ, trước tình cảm, tấm lòng cao cả của các vị linh mục, chức sắc Công giáo tại địa phương.

Đóng góp quan trọng vào chương trình xây dựng nông thôn mới phải kể tới chính là việc tích cực vận động bà con giáo dân tham gia xây dựng đường làng, ngõ xóm sáng - xanh - sạch - đẹp.

Trong 5 năm qua, Giáo xứ Lạc Viên đã thực hiện bê tông hóa được 30 con đường, trong đó có con đường dài hơn 1 km, rộng từ 1,5 - 6 m, bê tông dày từ 12 - 17 cm rất chắc chắn và khang trang. Tổng kinh phí ước khoảng trên 2,1 tỷ đồng, trong đó huy động nhân dân trong vùng đóng góp là trên 300 triệu đồng.

Chia sẻ về quá trình thực hiện xã hội hóa xây dựng nông thôn mới, ông Nguyễn Văn Bình cho hay: Việc mở đường luôn là công việc khó giải quyết nhất, khi đó linh mục quản xứ phải đích thân giải thích, vận động để người dân hiến đất mở đường, và khi dân chịu bán thì giáo xứ cũng sẵn sàng đền bù thỏa đáng để mở đường vì lợi ích chung của cộng đồng. Cũng có khi xây dựng đường không chỉ ở trong khu dân cư mà ngay cả những con đường nối liền với đường nội đồng cũng cần linh mục quản xứ vận động để mở đường và bê tông hóa. Ngày nay, nhiều con đường dẫn vào thôn, tổ dân phố, nhiều con đường bê tông nối dài ra tận cánh đồng rau hoa đều được bê tông hóa, thuận tiện trong giao thương hàng hóa, giúp người nông dân trong Giáo xứ Lạc Viên và các vùng lân cận tiết kiệm chi phí trong vận chuyển hàng hóa nông sản đi khắp muôn nơi.

Đặc biệt, dấu ấn về hai cây cầu ở Giáo xứ Lạc Viên ai cũng biết đến, trong đó vai trò khởi xướng chính là Linh mục Phạm Công Phương. Đó là vào khoảng cuối năm 2016, cây cầu sắt đã bị cuốn trôi do xả lũ và làm nghiêng cây cầu tràn bê tông, tuy nhiên, ngay sau đó, Giáo xứ đã nhanh chóng phục hồi lại 2 cây cầu để đảm bảo việc đi lại tạm thời cho nhân dân.

Ngoài ra, Giáo xứ Lạc Viên còn đầu tư toàn bộ kinh phí cho hệ thống đèn chiếu sáng tại 15 km con đường nối từ Diom B đến Diom A, từ B’Kăn đến cây cầu vượt lũ trên Quốc lộ 27 đoạn từ Lạc Bình đến Lạc Viên B, từ Labouye A đến Diom B và các con đường trong xóm với tổng số 400 bóng đèn 50W, tổng kinh phí trên 300 triệu đồng. Giáo xứ đã giao nhiệm vụ cho các tổ dân phố và bà con giáo dân cùng quản lý, bảo trì, bảo dưỡng và chi trả điện năng tiêu thụ hàng tháng. Con đường “sáng - xanh - sạch - đẹp” bắt nguồn từ chủ trương xây dựng nông thôn mới ở Giáo xứ Lạc Viên nhiều năm qua đã phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực, được nhân dân đồng thuận. Mô hình đã trở thành mô hình điểm cho nhiều giáo xứ, khu dân cư trong tỉnh học tập, xây dựng, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi, khơi dậy tình đoàn kết lương giáo giữa các địa phương trong huyện nông thôn mới Đơn Dương và nhiều địa phương khác trong tỉnh.

NGUYỆT THU

Bà con giáo dânsinh hoạt dự lễtại nhà thờGiáo xứ Lạc Viên. Ảnh: N.Thu

* Thư viên Lâm Đông đã giới thiệu đến độc giả hơn 50 đầu sách về thiên nhiên, đất nước, con người Nga - Xô viết trong quá khứ và hiện tại, ánh sáng lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga soi sáng cho cách mạng Việt Nam. Có thể kể những tác phâm: 10 ngày rung chuyển thế giới, Hăng hái tiến lên dưới ngọn cờ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười (Lê Duân - 1969), Liên bang Xô Viết sau 60 năm Cách mạng Tháng Mười

(Trường Chinh - 1977), Cách mạng Tháng Mười và cách mạng Việt Nam (1977), Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng Mười... Ngoài ra, còn nhiều bài viết tư liệu chuyên sâu đăng trên các báo, tạp chí.

Trưng bày đã đưa đến cho độc giả nhận thức thêm sâu sắc hơn tầm vóc lịch sử, ý nghĩa và giá trị hiện thực của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

* Câu lạc bộ (CLB) Khoa hoc va ky thuât Đa Lạt đã phối hợp cùng Thư viện Lâm Đồng tổ chức giao lưu kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017) với sự tham dự của các nhà khoa học trong CLB, các nhà quân sự đến từ Học viện Lục quân, các nhà văn, nhà thơ, những người từng được học tập, được đào tạo trên đất nước Nga - Xô viết, cùng bạn đọc yêu mến nước Nga.

Các nhà khoa học, các nhà văn,

nhà thơ đã cùng nhau đọc nhiều vần thơ và hát những bài ca về con người Nga, đất nước Nga tươi đẹp, nhân hậu, bao dung; cùng kể lại những kỷ niệm không thể quên trong những ngày tháng đến nước Nga học tập, được thầy cô giáo tận tình dạy dỗ, được nhân dân Nga đùm bọc, chở che. Qua đó, bày tỏ lòng biết ơn và nghĩa tình sâu nặng đối với dân tộc Nga đã dành cho nhân dân Việt Nam.

QUYNH UYÊN

Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga

Chào mừng 72 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2017), Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Đạ Huoai, Ban quản lý Di tích Cát Tiên đã tổ chức triển lãm một số hình ảnh, hiện vật Di tích khảo cổ học Cát Tiên.

Triển lãm đã giới thiệu hơn 100 hình ảnh và hơn 100 hiện vật tiêu biểu trong tổng số hơn một nghìn hiện vật đã tìm được trong các cuộc khai quật di tích từ năm 1994 - 2006. Các hiện vật trưng bày gồm có bộ Ngẫu tượng Linga - Yoni lớn (đây là Mukhalinga duy nhất tìm được tại di tích Cát Tiên) và một số Linga vàng, mảnh vàng khắc tạc hình các vị thần Balamon giáo và các hiện vật: gốm, đá quý...

Được biết Di tích khảo cổ học Cát Tiên đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2014. Với giá trị to lớn về văn hóa - lịch sử, di tích Cát Tiên cần được tuyên truyền quảng bá tới đông đảo công chúng và nhất là các em học sinh, khơi gợi lòng tự hào và ý thức bảo vệ, gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.

LƯƠNG MINH

Triển lãm hình ảnhvà cổ vật Di tích khảo cổ học Cát Tiên

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 76,51%

Tin từ Bảo hiểm Xã hội tỉnh, tính đến đầu tháng 10/2017, tổng số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh là 993.796 người, đạt 76,51% tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế. Tỷ lệ này có tăng nhưng vẫn còn thiếu 1,3% tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với chỉ tiêu được giao.

Nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT năm 2017, Bảo hiểm Xã hội tỉnh chỉ đạo BHXH huyện, thành phố tổ chức thực hiện tiến độ phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; nhất là, phát triển đối tượng tham gia BHYT, trong đó tập trung vào 2 nhóm đối tượng là học sinh và hộ gia đình tham gia BHYT. Tiếp tục thực hiện kế hoạch tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT tại các khu dân cư; phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan vận động người dân tham gia BHYT hộ gia đình.

Chủ động xây dựng kế hoạch giảm nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện đối chiếu lao động, quỹ tiền lương và đôn đốc giảm nợ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, không để các đơn vị thuộc khối Hành chính sự nghiệp nợ gối đầu... NGUYÊN THI

5 THỨ BA 7 - 11 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Anh Đỗ QuốcThái (SN 1980) - ông chủ của Khu tích hợp My Garden cho hay, đi

nhiều tỉnh, anh thấy nhiều nơi có bể dạy bơi cho trẻ em. Trong khi địa phương mình cũng nhiều ao hồ, việc biết bơi để tránh đuối nước là rất cần thiết nhưng lại chưa có lớp dạy bơi cho trẻ nhỏ. Nhiều gia đình nếu muốn thì cũng phải cho con cái lên tận Đà Lạt để học bơi. Vậy là trong không gian của khu sinh thái tích hợp My Garden, anh quyết định dành một diện tích để xây dựng bể bơi, vừa làm nơi dạy bơi cho trẻ nhỏ, vừa là nơi để người lớn giải trí và luyện tập thể thao.

Bể bơi sạch sẽ, rộng rãi có diện tích tầm 200 m2 được mở ra chủ yếu dành cho đối tượng trẻ em, học sinh, sinh viên với nhu cầu học bơi

ngày càng lớn. Hồ bơi của anh Thái đều đặn mở các khóa dạy bơi vào mùa hè với 4 thầy dạy, thu hút đông đảo trẻ em tham gia. Anh Thái cho biết, mỗi mùa hè có trung bình từ 4 đến 6 khóa được mở, mỗi khóa có 30 - 40 em nhỏ tham gia. Số trẻ em ở huyện Lâm Hà biết bơi nhờ vậy mà tăng lên đáng kể. Các em nhỏ không những được rèn luyện sức khỏe, mà còn được trang bị kỹ năng để phòng đuối nước.

Bể bơi chỉ là một phần của khu vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi ở My Garden. Được anh Thái ví như một “chiếc vé” trở về tuổi thơ, khu vui chơi gồm những trò chơi bập bênh, xích đu,... hoàn toàn dân dã. Ngoài ra còn có một bãi cát dành riêng để người dân đến đánh bóng chuyền miễn phí mỗi buổi chiều.

Đi theo hướng phát triển hướng vào cộng đồng, vào dịp Noel hay Trung thu, anh Thái đều tổ chức phát quà, phát kính bơi miễn phí cho trẻ em tại địa phương.

Ở thị trấn Đinh Văn, anh Thái được nhiều người gọi với cái tên Thái “khùng”. Khùng, bởi cách đây 8 năm, anh đã đi con đường mà ít người dám mạo hiểm lựa chọn. Khi đã trải qua một thời gian sinh sống và làm việc tại Sài Gòn, anh Thái nhận ra rằng, chẳng nơi nào thân thiết và gần gũi bằng nơi chôn nhau cắt rốn, bằng vùng đất mà mình sinh ra và lớn lên cùng gia đình, người thân, bè bạn. Anh từ bỏ Sài Gòn hoa lệ, trở về quê nhà xây dựng nên My Garden - khu sinh thái tích hợp gồm nhiều dịch vụ như quán cà phê, nhà nghỉ, nhà

hàng tiệc cưới, câu cá giải trí,....Lúc bấy giờ, Lâm Hà chưa phải

là một địa phương có thể phát triển du lịch hoặc dựa vào lượng khách du lịch để phát triển mảng dịch vụ, tuy nhiên, với suy nghĩ mình không dám đi tiên phong thì đợi tới lúc nào mới có người bắt đầu, anh Thái vẫn sẵn sàng mạnh dạn đầu tư khu tích hợp giải trí này với mong muốn tạo ra không gian thư giãn, giải trí, góp phần làm giàu lên đời sống tinh thần của người dân địa phương, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của cả người lớn và trẻ em.

Xuất phát từ niềm đam mê với cây cảnh, My Garden nhằm thỏa mãn niềm đam mê đó của anh Thái, đồng thời tạo ra một khu sinh thái để mọi người có thể thưởng thức, đặc biệt là sinh vật cảnh. Từ lúc bắt đầu,

Dạy bơi trong khu sinh tháingay cả bạn bè, gia đình anh Thái đều phản đối, thậm chí anh còn từng bị bố từ mặt. Vậy mà 8 năm qua, anh vẫn bền bỉ với khu sinh thái của mình, với niềm say mê to lớn: “Đam mê giúp mình không thấy mệt, tại vì mình làm vì mình thích, mình thấy thỏa mãn và tâm đắc”.

“Thành quả lớn nhất mà đến giờ mình đạt được là những lời cảm ơn của mọi người, nhất là các phụ huynh khi con cái họ nhờ đây mà biết bơi” - anh Thái chia sẻ. Anh bảo rằng: “Mình làm vì cộng đồng thì khi được cộng đồng chấp nhận, lợi nhuận và hiệu quả kinh tế mới có thể tự tìm đến mình”. Trải qua hành trình 8 năm vừa học hỏi vừa xây dựng khu sinh thái, đến nay, My Garden của anh Thái đã dần trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách ở huyện Lâm Hà, giúp anh vững vàng hơn về con đường mà mình lựa chọn.

VIỆT QUYNH

Những điểmcần khắc phục Là đơn vị dẫn đầu tỉnh về ứng

dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính (CCHC) theo đánh giá xếp loại của tỉnh năm 2016, thành phố Đà Lạt những tháng đầu năm 2017 vẫn tiếp tục đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác CCHC trên địa bàn.

Tỷ lệ giải quyết hồ sơ của các xã phường trên địa bàn những tháng đầu năm nay cơ bản đạt 100%, ở cấp thành phố tỷ lệ giải quyết hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đạt trên 99%, tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ khảo sát mức độ hài lòng của người dân trên địa bàn cũng tăng lên với trên 94%.

Về cơ bản, hệ thống văn phòng điện tử, chữ ký số, hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống một cửa liên thông, một cửa hiện đại của Đà Lạt đến nay đã phát huy hiệu quả, được sử dụng ở mức độ cao hơn. Trang thông tin của thành phố cũng đang được vận hành tốt.

Mục tiêu của Đà Lạt trong năm nay phải nâng được những chỉ tiêu thành phần còn đạt thấp như đánh giá của Sở Nội vụ Lâm Đồng trong năm 2016. Cụ thể, đó là công tác hiện đại hóa nền hành chính (chỉ đạt 87,5% trong năm 2016), công tác cải cách bộ máy nhà nước (chỉ đạt 87,5% trong năm 2016), cải cách bộ máy nhà nước (xếp hạng 9/12 huyện, thành trong tỉnh năm 2016), nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức (xếp hạng 10 trong tỉnh năm 2016), nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân thông qua điều tra xã hội học…

Những tháng đầu năm nay, theo đánh giá của Đà Lạt, thành phố vẫn có những hạn chế trong CCHC cần

ĐÀ LẠT:

Nỗ lực giải quyết đúng hạn 100% thủ tục hành chính Đà Lạt yêu cầu các đơn vị phòng - ban, phường - xã trên địa bàn nỗ lực giải quyết đúng hạn 100% thủ tục hành chính (TTHC) trong những tháng cuối năm, kể cả trên một cửa hiện đại và trên hồ sơ giấy, chấm dứt việc trễ hạn trong giải quyết TTHC.

sớm được khắc phục. Đó là tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hạn trong lĩnh vực đất đai, cấp phép xây dựng còn chậm; chưa thực hiện gửi văn bản xin lỗi khi giải quyết hồ sơ trễ hạn; việc kiểm soát nội bộ trong hệ thống hầu như chưa thực hiện; số lượng giải quyết TTHC ở mức độ 3 (19 thủ tục) và mức độ 4 (16 thủ tục) vẫn còn thấp, chỉ đạt 12% số TTHC giải quyết. Vẫn còn tình trạng tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả tại phòng làm việc, nhất là trong các thủ tục đầu tư công, quy hoạch, thâm định dự toán; việc thực hiện giải quyết các TTHC về đất đai chưa tốt, nhất là việc công khai lấy ý kiến người dân về nguồn gốc đất trong quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc ứng dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuân ISO còn chậm, đặc biệt ở khối các phường - xã vẫn chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của thành phố.

Một điểm hạn chế khác trong ứng dụng công nghệ thông tin là hệ thống văn phòng điện tử chưa được kết nối với tỉnh và các cơ quan ban ngành, đơn vị trong thành phố nên chưa thực hiện việc gửi văn bản liên thông; tại nhiều cơ quan, cán

kết quả tại phòng làm việc của các phòng - ban chuyên môn, đơn vị thực hiện TTHC.

Thành phố cũng cho biết những tháng cuối năm sẽ ban hành quy trình giải quyết TTHC áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuân ISO đối với các thủ tục chưa ban hành qui trình hoặc thủ tục phải điều chỉnh quy trình, đảm bảo toàn bộ TTHC được áp dụng ISO kể cả ở xã - phường.

Trước mắt, các đơn vị phòng - ban cần tăng cường việc áp dụng giải quyết TTHC ở mức độ 3 và mức độ 4, nâng mức giải quyết TTHC lên mức độ 3 ít nhất phải được khoảng 40% số TTHC thuộc thâm quyền thực hiện; mỗi phòng - ban, đơn vị phường xã phải thực hiện ít nhất 1 thủ tục ở mức độ 4, đồng thời đảm bảo toàn bộ TTHC giải quyết đúng hạn kể cả trên một cửa hiện đại và trên hồ sơ giấy, chấm dứt việc trễ hạn trong giải quyết TTHC.

Trong thời gian cuối năm, thành phố sẽ tăng cường thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa liên thông, yêu cầu các UBND phường - xã trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chi nhánh Văn phòng đất đai thành phố phải tổ chức lấy ý kiến người dân, công khai xác nhận nguồn gốc đất để gửi kết quả về thành phố.

Để nâng cao chỉ số CCHC, thành phố cũng yêu cầu từng phòng - ban - đơn vị phải thực hiện tốt việc kiểm soát nội bộ trong bộ phận một cửa; nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống văn phòng điện tử, thư điện tử công vụ, chữ ký số, mở rộng hệ thống văn phòng điện tử kết nối với tỉnh và các đơn vị của thành phố; tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của trang thông tin điện tử thành phố, đảm bảo mỗi phường - xã đều có 1 địa chỉ và được cập nhật thường xuyên đầy đủ trên trang thông tin điện tử của thành phố. VIẾT TRỌNG

Hiện dịch vụ công điện tử có 4 mức độ- Mức độ 1: Dịch vụ công trực tuyến đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông

tin về quy trình, thủ tục, hồ sơ, thời hạn, phí và lệ phí thực hiện dịch vụ trên trang thông tin điện tử

- Mức độ 2: Từ mức độ 1 trên nhưng cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ

- Mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng, việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ

- Mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho người sử dụng.

bộ công chức còn chưa thực hiện việc xử lý văn bản trên hệ thống văn phòng điện tử. Cùng đó là tình trạng chấp hành giờ giấc chưa nghiêm, đi trễ về sớm, uống cà phê ngoài cơ quan trong giờ làm việc, uống rượu bia trong buổi trưa ngày làm việc.

Chấm dứt trễ hạntrong giải quyết hồ sơTrong thời điểm cuối năm bận

Tiếp nhận hồ sơ TTHC tại bộ phận một cửa ở UBND phường của Đà Lạt. Ảnh: V.T

rộn này, Đà Lạt đã yêu cầu các đơn vị, các phường, xã trên địa bàn cần chấn chỉnh tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; nghiêm túc chấp hành lề lối nội quy làm việc của đơn vị, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ. Các đơn vị cần rà soát các trường hợp chưa đủ chuân về chuyên môn nghiệp vụ để yêu cầu bổ sung, đề xuất đào tạo bổ sung lý luận chính trị, quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố.

Đà Lạt cũng yêu cầu các đơn vị rà soát lại các TTHC do tỉnh ban hành đang được thực hiện tại ở cấp thành phố cũng như cấp phường - xã, đảm bảo tất cả phải được công khai tại bộ phận một cửa của thành phố và bộ phận một cửa cấp xã - phường, cập nhật và công khai trên trang thông tin điện tử thành phố.

Thành phố yêu cầu tất cả hồ sơ phải được tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa, tuyệt đối không thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả

Là quán cà phê sân vườn, nhưng mỗi buổi chiều, trong không gian của My Garden lại rộn ràng tiếng trẻ em học bơi, quẫy nước. Được xây dựng và đi vào phục vụ từ hơn 2 năm nay, bể bơi ở đây được xem như lớp dạy bơi đầu tiên của thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà.

6 THỨ BA 7 - 11 - 2017

Ông Nguyễn Như Chương, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng - Sở Khoa học

Công nghệ Lâm Đồng tự hào chia sẻ: “Trung tâm chúng tôi có bộ sưu tập nguồn gen các loại giống nấm với gần 100 chủng loài, vừa là nấm nội địa, vừa nhập ngoại. Trong đó có nhiều loại nấm rất quý hiếm, mới được phát hiện và đang trong quá trình nghiên cứu”. Bộ sưu tập chia làm hai loại với nấm ăn và nấm dược liệu. Nấm ăn rất đa dạng, từ nấm vùng ôn đới như nấm mỡ, nấm hương, kim châm; nấm xứ nóng như nấm rơm, nấm mối cho đến nấm có phổ sinh sống rộng như nấm chân dài hay bào ngư… Mỗi giống lại chia rất nhiều chủng loài khác nhau, với hình thức và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Với nhiều loại nấm, việc bảo tồn nguồn giống mang ý nghĩa quan trọng. Riêng với nấm ăn, Trung tâm xác định, việc bảo tồn song song với việc đưa cây nấm ra cộng đồng là hoạt động cần thiết và được triển khai thường xuyên.

Thăm Trạm thực nghiệm của Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng trên địa bàn thị trấn Thạnh Mỹ, Đơn Dương, ngắm màu vàng tươi của những cây nấm Kim Đỉnh đang lớn từng ngày trong nhà nấm, chúng tôi lắng nghe cán bộ kỹ thuật chia sẻ về công việc của mình. Anh Dương Trường Chinh, cán bộ kỹ thuật của trạm chia sẻ, hiện trạm đã thực hiện được tất cả các khâu trong quá trình chuyển giao giống nấm. Từ sản xuất bịch nấm, cấy meo, ủ… cho đến chăm sóc và thu hoạch nấm. Không chỉ là sản xuất, đây còn là khu thử nghiệm để trạm hoàn thiện quy trình sản xuất các giống nấm từ phòng thí nghiệm tới

Đưa “nấm chân dài” tới nông dânTrung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng vừa tiến hành thử nghiệm và chuyển giao quy trình trồng nấm chân dài, một loại nấm ăn có giá trị cao cho nông dân huyện Đơn Dương.

cây nấm thành phẩm. Giới thiệu với khách khu nhà làm việc đang xây dựng, trong đó chủ yếu là khu vực nuôi cấy mô, anh Chinh cho biết đây sẽ là nơi sản xuất và cung cấp cho nông dân những cây mô chất lượng, trong đó có giống nấm. Anh bảo, Trung tâm đang thực hiện chức năng của mình, từ lưu trữ nấm, kỹ thuật nuôi cấy cho tới kỹ thuật chăm sóc.

“Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên phù hợp với rất nhiều loại nấm, từ nấm xứ nóng tới nấm xứ lạnh. Đặc biệt, Đà Lạt là nơi có thể trồng nhiều loại nấm ôn đới có giá trị mà nơi khác không trồng được” - Trưởng phòng Công nghệ sinh học của Trung tâm Phan Quốc Chính đánh giá. Anh Chính cho biết, ở nhiều nơi, để trồng được nấm ôn đới thậm chí phải làm “nhà nấm” chuyên dụng, lắp điều hòa để đảm bảo nhiệt độ. Với Lâm Đồng, khí hậu đã là yếu tố thuận lợi trời cho. Anh Chính cũng

nhận xét, nhu cầu sử dụng nấm của thị trường Việt Nam là khá lớn. Nhưng hiện tại, do người trồng nấm Việt chưa đáp ứng được nên nấm chủ yếu vẫn nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là thiệt thòi rất lớn cho cả người tiêu dùng và người trồng nấm Việt.

Làm sao để đưa được cây nấm từ phòng thí nghiệm ra với người nông dân trồng nấm là mục tiêu của Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, ông Nguyễn Như Chương chia sẻ. Nhiều giống nấm của Trung tâm có giá trị cao và thị trường ưa chuộng như nấm chân dài, nấm linh chi, bào ngư xám, bào ngư vàng… hiện đã và đang được sản xuất, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Trung tâm đang hướng tới việc chuyển giao các giống nấm giá trị cao này ra ngoài nông dân, để người trồng nấm sản xuất với số lượng lớn phục vụ thị trường rộng rãi.

DIỆP QUỲNH

Đầu tư 90 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa Tỉnh lộ 725

Ngày 31/10, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 2390/QĐ - UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 725 (đoạn từ km 132 + 420 đến km 134 + 920 thuộc 2 xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm) và (đoạn từ km 167 + 220 đến km 175 + 270 thuộc buôn Con Ó, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh) có tổng chiều dài 10,5 km.

Đây là dự án do Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư. Dự án có tổng kinh phí đầu tư 90 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Theo đó, đoạn từ km 132 + 420 đến km 134 + 920 (thuộc 2 xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm) và đoạn từ km 167 + 220 đến km 173 + 070 (thuộc buôn Con Ó, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh) sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, với bề rộng nền đường 7,5 m, bề rộng mặt đường 5,5 m và lề đường rộng mỗi bên 1 m.

Riêng, đoạn từ km 173 + 070 đến km 175 + 270 (buôn Con Ó, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị có bề rộng nền đường 15,5 m, bề rộng mặt đường 9,5 m và lề đường rộng mỗi bên 3 m. Tất cả các đoạn được sửa chữa, nâng cấp đều được bê tông nhựa nóng mác C19 dày 7 cm. Ngoài ra, tại các đoạn qua khu dân cư và địa hình dốc cũng được đầu tư xây mương thoát nước bằng bê tông xi măng.

Thời gian triển khai thực hiện Dự án từ cuối năm 2017 - 2022.

KHÁNH PHÚC

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Thị trấn Lộc Thắng có tổng diện tích tự nhiên 8.031 ha, chia thành 24 tổ dân

phố, với 4.601 hộ, 19.200.000 nhân khẩu, gồm 10 dân tộc khác nhau. Đời sống của người dân trên địa bàn thị trấn Lộc Thắng vẫn còn gặp khó khăn, nhất là đồng bào DTTS khi công ăn việc làm thiếu ổn định, dễ phát sinh tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển (BVPT) rừng. Trong lúc, diện tích rừng trên địa bàn thị trấn lên đến 1.492 ha, dù có đến 7 đơn vị chủ rừng (gồm 2 DNNN và 5 DNTN) được giao QLBV, nhưng diện tích rừng rộng lớn, địa bàn phức tạp, đi lại khó khăn, đặc điểm người dân, địa bàn giáp ranh với nhiều địa phương như đã nói, khiến việc quản lý, bảo vệ rừng gặp vô vàn khó khăn, phức tạp.

Nhận thức được điều đó, nên khi đăng ký thi đua quyết thắng, Ban CHQS thị trấn Lộc Thắng đã xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tập thể, cá nhân trong việc phối

hợp với chính quyền; Ban Lâm nghiệp thị trấn, Hạt Kiểm lâm huyện, các đơn vị chủ rừng trong công tác tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn thị trấn nêu cao ý thức chấp hành Luật BVPT rừng, cam kết không chặt hạ rừng, không lấn chiếm đất rừng trái phép. Cùng với đó, tiến hành tuần tra, kiểm soát rừng, hướng dẫn các hộ dân có vườn gần rừng đốt dọn vệ sinh vườn tuân thủ đúng kỹ thuật, không để xảy ra nguy cơ cháy rừng.

Đặc biệt, thông qua công tác tuần tra, truy quét những đối tượng có hành vi phá hoại rừng nên trong nhiều năm qua đã có hàng chục vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép được phát hiện, xử lý.

Điển hình một số vụ việc như: Vụ phá rừng trái phép tại khoảnh 4, TK 447 thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Lâm, diện tích và lâm sản thiệt hại 0,15 ha; 70 cây thông ba lá có khối lượng 51,148 m3; vụ phá rừng trái phép tại khoảnh 1, TK 448, thuộc lâm phần quản lý của Công ty Toàn Thọ Long, lâm sản thiệt hại 18 cây thông ba lá, khối lượng 6,380 m3; vụ phá rừng trái phép tại khoảnh 6, khoảnh 7, TK 446, thuộc lâm phần quản lý của Công ty Vĩnh Tiến, lâm sản thiệt hại 34 cây thông ba lá, khối lượng 11,947 m3 và vụ phá rừng trái phép tại khoảnh 1, TK 448 thuộc lâm phần quản lý của Công ty Toàn Thọ Long, lâm sản thiệt hại 71 cây thông ba lá, khối lượng 15,805 m3…

Điều đáng nói là, với sự tích cực tham gia công tác

quản lý, bảo vệ rừng, nhất là trong lĩnh vực tuần tra, kiểm soát rừng, truy quét các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ - Phát triển rừng của lực lượng DQTV đã trở thành chỗ dựa vững chắc, để cán bộ chính quyền, cán bộ kiểm lâm vững tin hơn trong ngăn chặn, triệt phá, xử lý các đối tượng vi phạm. Vì thế, hiệu quả của công tác QLBV rừng được nâng cao hơn nên tình trạng phá rừng trên địa bàn thị trấn Lộc Thắng ngày càng được thuyên giảm và hiện không còn các “điểm nóng” phá rừng như những năm trước đây. Thay vào đó, ý thức bảo vệ rừng và tuân thủ Luật Bảo vệ - Phát t r iển rừng của người dân ngày càng được nâng cao nên chính quền và kiểm lâm địa phương mong rằng mô hình này sẽ được nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

Lực lượng DQTV thị trấn Lộc Thắng tham gia bảo vệ rừng5 năm qua (2012 - 2017), thực hiện phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) thị trấn Lộc Thắng, Bảo Lâm đã động viên lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) phối hợp với ngành kiểm lâm huyện thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn, góp phần hạn chế tối đa tình trạng vi phạm tài nguyên rừng.

Mới đây, tại xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, Công ty Điện lực Lâm Đồng đã khởi công công trình cấp điện cho 7 thôn chưa có điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó công trình có quy mô xây dựng khoảng 49,07 km đường dây trung thế; 30,19 km đường dây hạ thế; 20 trạm biến áp, tổng giá trị công trình khoảng 28 tỷ đồng do các đơn vị nhà thầu từ TP Hồ Chí Minh thi công. Các công trình cấp điện sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Thái Đắc Toàn - Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng cho biết: Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 99,39% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, trong đó khu vực nông thôn là 98,64%. Việc hoàn thành cấp điện cho các thôn chưa có điện trên địa bàn tỉnh là cơ sở để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu về xóa nghèo bền vững, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân khu vực nông thôn. DIỄM THƯƠNG

Khởi công công trình cấp điện cho 7 thôn chưa có điện

Đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Công ty Điện lực Lâm Đồng cùng thực hiện nghi thức khởi

công công trình. Ảnh: D.Thương

Thu hoạch nấm Kim Đỉnh tại Đơn Dương. Ảnh: D.Q

7 THỨ BA 7 - 11 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Ở trọ, chạy xe cả 100 km mỗi ngày để cai nghiệnNhà ở cách xa Cơ sở điều trị

thay thế hơn 120 km, đã gần 2 năm nay mỗi ngày anh T.V.T (27 tuổi, ngụ TP Bảo Lộc) phải thức dậy lúc 5h30 sáng bắt xe đò đến điểm uống methadone, nằm trong Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS trên đường Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, TP Đà Lạt. Tới nơi cấp phát thuốc, xuất trình chứng minh nhân dân để các dược sỹ kiểm tra hồ sơ điều trị, uống xong ly methadone lại tất tả bắt xe về TP Bảo Lộc để kịp đi làm. Ngồi lán lại cơ sở điều trị thay thế, T. kể, giờ tiền lương mỗi tháng của anh được hơn 4 triệu đồng, đã tự lo liệu được cuộc sống, không phải xin hay trộm đồ của ba mẹ đem đi bán lấy tiền hút chích. Anh mừng, gia đình anh cũng mừng. Mặc dù chưa hoàn toàn hết bứt rứt, giày vò mỗi khi lên cơn nhưng gần như quá khứ nghiện ngập, vào trường ra trại đã ở lại phía sau.

“Em bắt đầu “bập” vào heroin từ năm 2012 cùng với đám bạn bè gần nhà. Ngày nào cũng viện đủ lý do xin tiền gia đình. Bố không cho thì trộm đồ đi cầm, nhà làm ra bao nhiêu cũng không đủ cho em chơi heroin. Tới lúc nhà không còn gì đáng giá em bỏ đi bụi cùng đám bạn nghiện, suốt ngày trộm vặt, đánh bài, ban đêm đói thuốc thì đi cướp giật điện thoại, vặn kính xe ô tô ở TP Hồ Chí Minh. Năm 2014 thì bị vào tù tội trộm cắp. Ra tù thì mẹ buồn phiền nhiều rồi mất vì bệnh tật nhưng em vẫn tiếp tục chơi ma túy rồi bị nghiện nặng. Nghĩ đã hết thuốc chữa thì năm 2015 nghe trên tỉnh có cơ sở điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone. Tưởng đi điều trị cho bố và các em vui nhưng mọi chuyện dần đổi khác, em không còn nghiện hút nữa, nửa năm sau đi làm kiếm tiền được” - T. bộc bạch.

Bệnh nhân N. (29 tuổi, ngụ tại huyện Bảo Lâm) cho biết: Trước

Cánh cửa mở methadoneKhông có tiền cai nghiện ma túy tập trung tại các trung tâm, trong khi cai nghiện ở nhà hiệu quả rất thấp, hàng trăm người đã tìm tới lối thoát là chương trình cai nghiện thay thế bằng thuốc methadone từ năm 2015 tới nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đây là cánh cửa mở cho người nghiện ma túy với mong muốn cách ly hẳn “cái chết trắng”, làm lại cuộc đời.

Thuốc cai nghiện hiệu quả với người nghiện heroinThuốc methadone là ma túy loại nhẹ, nhờ tính chất “nhẹ” này mà nó được dùng để thay thế và giảm nhẹ rối

loạn gây ra do ngưng loại ma túy mạnh như heroin. Methadone được dùng giải độc cho người nghiện heroin. Khi ngưng dùng methadone, sự thiếu thuốc không quá đột ngột, cơ thể thích ứng với sự giảm dần tác dụng và không xảy ra “hội chứng cai thuốc” quá trầm trọng. Nhờ vậy, người nghiện dễ chấp nhận cai nghiện và dần không bị tái nghiện. Uống thuốc cai nghiện “thay thế” là methadone có hai lợi điểm: hạn chế sự lây lan HIV/AIDS nhờ dùng thuốc bằng cách uống thay vì tiêm chích; gây “hội chứng cai thuốc” nhẹ hơn để người nghiện dễ chấp nhận việc cai nghiện hoàn toàn. Hiện methadone là liệu pháp điều trị chuẩn quốc tế cho người nghiện heroin. Khi được kiểm soát chặt chẽ, đây là liệu pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Ngoài ý nghĩa dự phòng lây truyền HIV, chương trình methadone còn mang ý nghĩa hết sức nhân văn, giúp người nghiện ma túy trở về với cuộc sống đời thường để tiếp tục học tập, làm việc.

* Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Hứa Quốc Hồng - Huỳnh Ngọc Mai, nguồn gốc sang nhượng của ông Tôn Thiện Thanh theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M628693, ngày cấp 9/9/1998. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt thông báo: Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng Đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M628693 và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Hứa Quốc Hồng - Huỳnh Ngọc Mai. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt không chịu trách nhiệm giải quyết.

Sau khi hoàn tất thủ tục, đề nghị ông, bà liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt để được giải quyết hồ sơ.

* Ông Nguyễn Hữu Tuấn được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận QSDĐ số AI555482 cấp ngày 16/5/2007 vào sổ theo dõi số H06527, tại thửa đất số 108, tờ bản đồ số 62, xã Đinh Trang Hòa, diện tích 7.233 m2 đất trồng cây lâu năm; thời hạn sử dụng: Đến tháng 10/2043 đối với đất trồng cây lâu năm.

Năm 2007, ông Nguyễn Hữu Tuấn chuyển nhượng QSDĐ thửa đất số 108, tờ bản đồ số 62, xã Đinh Trang Hòa, diện tích 7.233 m2 đất trồng cây lâu năm cho ông Đỗ Văn Kiều thường trú tại Thôn 15, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật, ông Nguyễn Hữu Tuấn đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Đỗ Văn Kiều quản lý.

Hiện nay, ông Nguyễn Hữu Tuấn ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Trang Hòa hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Đỗ Văn Kiều theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo* Hộ Đỗ Hữu Hào được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận

QSDĐ số P 764122 cấp ngày 7/11/1999 tại thửa 161, 162, tờ bản đồ 31C với tổng diện tích 3.269 m2 đất trồng cây lâu năm, vào sổ theo dõi số 2983/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 26 quyển 2 Đồng Lạc, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 161, tờ bản đồ số 30A, xã Đinh Lạc, diện tích 1.255 m2 đất trồng cây lâu năm;

- Thửa đất số 162, tờ bản đồ số 30A, xã Đinh Lạc, diện tích 2.014 m2 đất trồng cây lâu năm;

+ Thời hạn sử dụng: Đến 15/10/2043 đất trồng cây lâu năm.Năm 2004, hộ ông Đỗ Hữu Hào chuyển nhượng QSDĐ cho ông Phan

Văn Minh thường trú tại thôn Tân Nghĩa, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ Đỗ Hữu Hào đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Phan Văn Minh.

Hiện nay, hộ Đỗ Hữu Hào ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Phan Văn Minh theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

kia một ngày anh phải mất 400.000 đồng để sử dụng ba liều heroin và cũng nghiện hơn 4 năm, nhiều lần vi phạm pháp luật để kiếm tiền “nướng” vào ma túy. Tuy nhiên, điều trị thay bằng methadone được hơn một năm nay, anh đã chấm dứt không còn sử dụng heroin. Vài tháng qua, gia đình đã yên tâm hơn vì anh không còn cảm giác vật vã mệt mỏi như lúc sử dụng heroin mà có thể làm việc bình thường trở lại. Để làm được điều đó, N. chia sẻ do nhà quá xa điểm uống thuốc hơn 130 km, anh đã lựa chọn lên Đà Lạt ở trọ, tìm việc làm thêm để việc chữa trị liên tục không bị gián đoạn, tái nghiện lại như nhiều lần trước.

Bác sĩ chuyên khoa Nhữ Đình Hưng, Trưởng phòng khám Cơ sở điều trị thay thế, đánh giá điều trị thay thế mang lại hiệu quả rõ rệt cho hằng trăm bệnh nhân nghiện ma túy. Nhiều người nghiện sau khi điều trị đã giảm hẳn phụ thuộc vào heroin. Họ vừa chữa trị, cai nghiện vừa tranh thủ làm các công việc trang trải cuộc sống, giảm bớt phụ thuộc gia đình. Tuy nhiên, chỉ cần ngừng thuốc là người bệnh có nguy cơ tái nghiện. Tùy mức độ lệ thuộc vào ma túy, có người chỉ cần ngừng một ngày là tái nghiện, có người 5-6 ngày vẫn chịu đựng được.

Những thách thức phía trướcÔng Đỗ Công Kim - Giám đốc

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS (Sở Y tế Lâm Đồng) cho biết, tháng 7/2015, Cơ sở điều trị thay thế đi vào hoạt động và được coi là cơ sở điều trị thay thế duy nhất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ trước tới nay. Tới đầu tháng 1/2016 mới có thêm một điểm cấp phát thuốc methadone tại Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh phục vụ bệnh nhân 3 huyện phía Nam. Việc điều trị thay thế qua hơn 2 năm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết bệnh nhân đã cải thiện được sức khỏe và cơ bản cắt được cơn thèm ma túy so với trước khi dùng thay thế methadone. Đồng thời, số lượng bệnh nhân đăng ký tăng dần qua từng năm.

Như năm 2015 có khoảng 100 bệnh nhân, năm 2016 tăng lên 300 bệnh nhân và tới năm 2017 (tính tới đầu tháng 11) lên 392 bệnh nhân. Và nếu tính tích lũy thì số bệnh nhân đã điều trị là 501 bệnh nhân. Tuy nhiên, khó khăn trong điều trị thay thế còn nhiều thách thức. “Một cơ sở điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện (trừ nghiện ma túy đá, thuốc lắc không có thuốc điều trị thay thế) nhân lực, vật lực hạn hẹp thì chỉ khoảng 500 bệnh nhân là quá tải. Còn Cơ sở cấp phát thuốc methadone không quá 100 bệnh nhân. Trong khi đó, Công an tỉnh Lâm Đồng thông tin, tới thời điểm hiện nay có khoảng 2.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó, số lượng người nghiện

các chất như heroin, thuốc phiện,… chiếm tỷ lệ khá lớn bên cạnh loại nghiện như ma túy đá, thuốc lắc” - ông Kim phân tích và thông tin thêm, hiện nay Cơ sở điều trị thay thế vẫn tiếp tục nhận hồ sơ, đăng ký điều trị tự nguyện nhưng cũng gần tới ngưỡng quá tải.

“Giải pháp quan trọng, cấp thiết trước mắt là cần mở rộng mạng lưới cơ sở điều trị, điểm cấp phát thuốc methadone để có thể đáp ứng được số lượng người nghiện có nhu cầu ngày càng cao. Tôi ví dụ từ năm 2015 tới nay đã có 104 bệnh nhân bỏ trị, ngoài vi phạm tội trộm cắp, cướp giật, bạn bè rủ rê hút chích lại thì nguyên nhân chính là do đường đi lại quá xa, không thể tới điểm uống thuốc mỗi ngày. Trong khi đó, 98% bệnh nhân bỏ trị sẽ quay lại với ma túy và bị nghiện trở lại sẽ tiếp tục là gánh nặng cho gia đình, xã hội” - ông Kim nói.

Sở Y tế Lâm Đồng cho biết, theo Kế hoạch điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng methadone trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020 vào đầu năm nay, UBND tỉnh đặt ra mục tiêu tới năm 2020 toàn tỉnh điều trị thay thế cho 1.000 bệnh nhân. Để làm được điều đó, UBND tỉnh đang giao cho Sở Y tế khẩn trương hướng dẫn các địa phương như TP Bảo Lộc thành lập Cơ sở điều trị thay thế, huyện Lâm Hà, Di Linh thành lập Cơ sở cấp phát thuốc methadone.

CHÍNH THÀNH

LÂM ĐỒNG:Giá trị thiệt hạido cơn bão số 12ước trên 92 tỷ đồng

Một cây trắc bị bão số 12 quật đổtại TP Đà Lạt. Ảnh: C.Thành

Tiếp tục thống kê về tình hình thiệt hại do cơn bão số 12

gây ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ông Phùng Khắc Đồng - người phát ngôn của UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Tính

đến 7h ngày 6/11, toàn tỉnh Lâm Đồng có 3 người chết. Cụ

thể, có 2 người trú tại huyện Lạc Dương và 1 người trú tại thành phố Đà Lạt. Toàn tỉnh có 3 căn nhà sập, 87 căn nhà

bị tốc mái, 2 vị trí ngập nặng, nhiều cây xanh, cột điện bị ngã đổ; nhiều vị trí giao thông bị hư

hỏng, 1 cầu sắt bị cuốn trôi. Thiệt hại về nông nghiệp

nặng nề với hơn 400 ha bị hư hỏng. Trong đó, có hơn 60 ha

rau hoa, 100 ha lúa, 100 ha cà phê, 100 ha bắp, 20 ha nhà

kính... Tổng giá trị thiệt hại ước trên 92 tỷ đồng.

Để khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra,

UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành các văn bản chỉ đạo Ban

Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; các

sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và UBND các huyện,

thành phố triển khai ngay các nội dung, biện pháp để khắc

phục. Đồng thời, lãnh đạo UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo

công tác khắc phục tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề

do bão số 12.N. NGÀ

8 THỨ BA 7 - 11 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ ĐÀ LẠT

Căn cứ Nghị quyết số 169A/NQ-HĐTV ngày 24/03/2017 của Hội đồng thành viên Tổng Công ty Cà phê Việt Nam - Công ty TNHH MTV về việc chuyển nhượng vốn của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt; Công văn số 7405/UBCK-QLCB ngày 31/10/2017 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hồ sơ công bố thông tin về việc thoái vốn của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam xin thông báo bán đấu giá cổ phần như sau:

1. Tổ chức có cổ phiếu được thoái vốn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt- Địa chỉ: Số 115, Quốc lộ 20, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.- Điện thoại: (026) 33 841 376 Fax: (026) 33 841 0182. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, hồ tiêu,

điều, cao su, lương thực, nông sản và các loại cây công nghiệp khác; 3. Vốn điều lệ: 67.000.000.000 đồng (Sáu mươi bảy tỷ đồng).4. Điều kiện tham dự đấu giá: Tất cả các nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định

tại Quy chế bán đấu giá cổ phần do Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh ban hành.

5. Tên, địa chỉ tổ chức tư vấn và bán đấu giá: Công ty CP chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Agriseco - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh). Địa chỉ: 2A Phó Đức Chính, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

6. Cổ phần bán đấu giá:- Loại cổ phần: Phổ thông, tự do CN - Giá khởi điểm: 10.100 đồng/cổ phần- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần - Số lượng mua tối thiểu: 100 cổ phần- Số lượng cổ phần bán đấu giá: 972.200 cổ phần - Số lượng mua tối đa: 972.200 cổ phần7. Địa điểm cung cấp đơn đăng ký tham gia đấu giá, nộp tiền đặt cọc: - Cung cấp đơn đăng ký tham gia đấu giá: Tại Agriseco - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh (Địa chỉ:

2A Phó Đức Chính, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) hoặc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt (Địa chỉ: Số 115, Quốc lộ 20, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam).

- Nộp tiền đặt cọc: Theo điều 11.2 quy định tại Quy chế bán đấu giá cổ phần do Agriseco - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh ban hành.

8. Thời gian phát đơn, đăng ký và nộp tiền đặt cọc: Từ 08h30 ngày 3/11/2017 đến 15h30 ngày 29/11/2017 (Liên hệ: Mr Đức 028.39142034, Di động: 0948271214).

9. Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá: Nộp trực tiếp hoặc gửi thư bảo đảm qua đường bưu điện đến Agriseco - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh trước 15h30 ngày 1/12/2017.

10. Thời gian tổ chức đấu giá: Bắt đầu từ 10h30 ngày 4/12/2017 tại Agriseco - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh - 2A Phó Đức Chính, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

11. Thời gian nộp tiền mua cổ phần: Từ 8h30 ngày 5/12/2017 đến 15h30 ngày 11/12/2017.12. Thời gian hoàn trả tiền đặt cọc: Từ 8h30 ngày 5/12/2017 đến 15h30 ngày 11/12/2017.(Nhà đầu tư tham gia đấu giá có thể nhận: Bản công bố thông tin, Quy chế bán đấu giá trên

website: www.vinacafe.com.vn, www.agriseco.com.vn và tại địa điểm Tổ chức bán đấu giá).

TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT

Triển khai Kế hoạch số 59/KH-CĐYT ngày 27/10/2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng về việc tuyển dụng viên chức theo hình thức xét tuyển năm 2017, Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng thông báo tổ chức xét tuyển viên chức năm 2017 như sau:

1. Nhu cầu tuyển dụng: 5 chỉ tiêu2. Thời gian phát hành và địa điểm nộp hồ sơ:Từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2017: Phát hành hồ sơ, tài liệuTừ ngày 11/11 đến ngày 24/11/2017: Thu nhận hồ sơ, lệ phí dự tuyểnĐịa điểm phát hành, thu nhận hồ sơ: Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng

(16 Ngô Quyền, Phường 6, thành phố Đà Lạt).3. Thời gian và địa điểm tổ chức xét tuyển:Tổ chức xét tuyển ngày 8/12/2017 tại Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng

(16 Ngô Quyền, Phường 6, thành phố Đà Lạt).* Về tiêu chuẩn, điều kiện, lệ phí xét tuyển, hình thức xét tuyển được quy

định cụ thể tại Thông báo số 25/TB-CĐYT ngày 1/11/2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng (đăng trên website: caodangytelamdong.edu.vn).

Thông báo này được thông báo trên Báo Lâm Đồng, niêm yết công khai tại Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng.

Mọi thông tin xin liên hệ trực tiếp về Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng qua số điện thoại: 0633.822153.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt được thành lập từ năm 1952. Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, trường luôn giữ vững và phát huy truyền thống “Dạy tốt, học tốt”. Hiện nay, Trường THPT Bùi Thị Xuân là một trong những trường có chất lượng cao của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng, là địa chỉ tin yêu của cha mẹ học sinh và học sinh.

Được sự cho phép của Sở Giáo dục - Đào tạo Lâm Đồng, Trường THPT Bùi Thị Xuân tổ chức Lễ - Hội kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập trường, 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam vào lúc 7h30’ ngày 19 tháng 11 năm 2017. Nhà trường thông báo và trân trọng kính mời quý vị đại biểu, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về tham gia Lễ - Hội.

Vì không thể gửi giấy mời đến tất cả quý vị đại biểu, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nên thông báo này thay cho giấy mời và vui lòng chuyển lời đến những người đã, đang công tác, học tập và quan tâm đến nhà trường đăng ký tham dự Lễ - Hội trước ngày 15/11/2017.

Mọi liên hệ xin liên lạc: Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt;+ Website: buithixuandalat.edu.vn+ Điện thoại: 02633.525858+ Email: [email protected]+ Tài khoản tiền gửi:- Tên tài khoản: Trường THPT Bùi Thị Xuân- Số tài khoản: 112 000 065 555 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi

nhánh Lâm Đồng+ Cô Hoàng Thị Hồng - Kế toán, ĐT: 0123 515 5045.Trân trọng cảm ơn!

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨCHIỆU TRƯỞNG

NGUYỄN HỮU HÓA

THÔNG BÁO(V/v tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt,

35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam)

THÔNG BÁOTuyển dụng cán bộ năm 2017

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Địa bàn tỉnh Lâm Đồng tổ chức thi tuyển cán bộ năm 2017, cụ thể như sau:

I. VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG1. Chuyên viên nghiệp vụ (9 chỉ tiêu): 7 Quản lý khách hàng; 2 Giao dịch viên.- Chi nhánh Lâm Đồng: 2 Giao dịch viên.- Chi nhánh Đà Lạt: 2 Quản lý khách hàng.- Chi nhánh Bảo Lộc: 5 Quản lý khách hàng.2. Nhân viên nghiệp vụ (4 chỉ tiêu): 3 Quản lý khách hàng; 1 Kiểm ngân.- Chi nhánh Lâm Đồng: 1 Quản lý khách hàng.- Chi nhánh Đà Lạt: 2 Quản lý khách hàng, 1 Kiểm ngân.II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN TUYỂN DỤNG1. Điều kiện chung- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.- Tuổi đời không quá 35.- Sức khỏe tốt, không có dị tật, không mắc bệnh xã hội.- Có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự; không trong thời gian bị truy cứu

trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị biện pháp giáo dục tại địa phương, đang chữa bệnh, cai nghiện…

2. Các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể đối với các vị trí tuyển dụng: Xem chi tiết trên website tuyển dụng của BIDV tại địa chỉ http://tuyendung.bidv.com.vn.

III. HÌNH THỨC TUYỂN DỤNGQua 3 vòng thi:Vòng 1: Sơ tuyển hồ sơ.Vòng 2: Thi nghiệp vụ và Ngoại ngữ.Vòng 3: Phỏng vấn trực tiếp.IV. HỒ SƠ DỰ TUYỂNĐăng ký thông tin dự tuyển theo hướng dẫn của BIDV tại website http://tuyendung.

bidv.com.vn.V. THỜI GIAN, CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ1. Thời gian: Đến hết ngày 12/11/20172. Cách thức: Ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến tại website http://tuyendung.bidv.com.vn.Thông báo tuyển dụng của BIDV được đăng trên website http://tuyendung.bidv.com.vn,

http://vietnamworks.com từ ngày 20/10/2017 và trên Báo Lao động, Thanh niên và các báo địa phương (nơi đơn vị của BIDV có nhu cầu tuyển dụng).

Ghi chú:Mọi thông tin chi tiết về đợt tuyển dụng: Số báo danh ứng viên, lịch thi, địa điểm

thi, kết quả thi tuyển… sẽ được đăng tải trên website tuyển dụng của BIDV tại địa chỉ http://tuyendung.bidv.com.vn và được gửi tới email của thí sinh đủ điều kiện dự thi các vòng.

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM