21

Click here to load reader

duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

  • Upload
    hoangtu

  • View
    212

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

BỘ CÔNG AN

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ VÀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

CỦA LỰC LƯỢNG BẢO ĐẢM AN NINH, TRẬT TỰ TẠI ĐỊA BÀN CƠ SỞ

Nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và lực lượng Công an, Cảnh sát các nước trên thế giới cho thấy lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sởlà lực lượng ra đời trước tiên để đáp ứng nhu cầu sống trong môi trường an toàn, trật tự của cư dân địa phương1. Khi Nhà nước ra đời, trên cơ sở thống nhất và tổ chức lại lực lượng này trên phạm vi toàn lãnh thổ, chính quyền các quốc gia đã hình thành lực lượng chuyên trách của Nhà nước2, trang bị cho họ những quyền luật định để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội,bảo đảm an ninh quốc gia.Hiện nay, lực lượng này có mặt ở hầu hết các quốc gia, giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương và góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo đảm an ninh quốc gia.

Ở Việt Nam,ngay từ khi Cách mạng tháng 8 thành công, Đảng, Nhà nước ta đã coi trọng công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của lực lượng Công an xã. Ngày 10/10/1950, Bộ Nội vụ đã ban hành Nghị định số 438 NV/NgĐ, trong đó quy định thành lập tại mỗi xã trong toàn quốc một Ban công an xã để giữ gìn an ninh, trật tự trong xã. Ban Công an xã nằm trong hệ thống tổ chức Việt Nam Công an vụ, đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính xã. Theo quy định này, lực lượng Công an xã được xác định là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, 1 Ở các nước Trung Quốc, Ai Cập hay tại các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức, trước khi xuất hiện thuật ngữ “police” thì các quốc gia này đều tổ chức lực lượng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại mỗi vùng trên toàn lãnh thổ.

Ở Việt Nam, nguồn gốc của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam được xem là bắt đầu từ các đội Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác... do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức. Sau cuộc Cách mạng tháng Tám (nổ ra ngày 19 tháng 8 năm 1945), chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng Công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi là Công an, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.2 Hai từ phổ biến nhất để chỉ lực lượng này là “Công an” và “Cảnh sát”. Từ "Công an" được sử dụng tại các quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nghĩa của nó được ghép bởi hai chữ hán: "công" nghĩa là "công cộng" và "an" nghĩa là "an toàn, trật tự"; theo đó, "Công an" có nghĩa là "lực lượng gìn giữ trật tự công cộng". Từ “police” tạm dịch ra là “Cảnh sát” có nguồn gốc La tinh được sử dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam sử dụng cả từ Công an và từ Cảnh sát; trong đó, Cảnh sát là một trong hai lực lượng cấu thành của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Page 2: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

sự quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Từ đó đến nay, dựa trên mô hình tổ chức nêu trên, Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm, xây dựng lực lượng Công an xã, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm củng cố cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của lực lượng này để bảo đảm thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

Tài liệu dưới đây trình bày vai trò, chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của lực lượngbảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở của một số nước trên thế giới

I. TRUNG QUỐC

1. Cơ cấu tổ chức của lực lượng Công an nhân dân Trung Quốc

Luật Công an nhân dân Trung quốc năm 1995 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách, tiêu chí tuyển chọn nhân lực và giám sát hoạt động của lực lượng Công an nhân dân Trung Quốc.Theo đó, cơ cấu lực lượng Công an nhân dân Trung Quốc bao gồm: Lực lượng bảo đảm trị an, lực lượng bảo đảm quốc an, Cảnh sát trại giam, các cơ sở cải tạo lao động và Cảnh sát tư pháp; trong đó, lực lượng bảo đảm trị an là lực lượng thực hiện phần lớn vai trò, nhiệm vụ của lực lượng Công an. Lực lượng này đặt dưới sự điều hành, chỉ đạo của Bộ Công an.

Trực thuộc Bộ Công an là hệ thống cơ quan Cảnh sát địa phương, được tổ chức tương ứng với 4 cấp chính quyền địa phương tại Trung Quốc là thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, vùng tự trị; huyện; hạt; xã. Hiện nay, ở Trung Quốc có 4 sở Cảnh sát tại các thành phố trực thuộc Trung ương (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh), 5 sở Cảnh sát tại vùng tự trị, 22 sở Cảnh sát tỉnh. Số lượng phòng, đội, trạm Cảnh sát thuộc sở Cảnh sát tỉnh là khác nhau tùy theo diện tích, mật độ dân cư trên vùng. Ví dụ, ở tỉnh Phúc Kiến chỉ có 89 đội Cảnh sát; trong khi đó, tại Quảng Đông có 121 phòng Cảnh sát cấp hạt, 20 đội Cảnh sát tại khu vực vùng trung tâm kinh tế, 20 đội Cảnh sát tại các xã vùng ngoại ô. Cấp đội, trạm là cấp thấp nhất trong hệ thống các cấp Công an địa phương, có chức năng liên hệ trực tiếp với người dân tại địa bàn cơ sở.

2. Tổ chức, hoạt động, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở Trung Quốc (đội, trạm Cảnh sát Trung Quốc và lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc)

2.1. Đội, trạm Cảnh sát Trung Quốc

2

Page 3: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

Hệ thống cơ quan Cảnh sát địa phương ở cấp cơ sở là các đội, trạm chịu sự quản lý, điều hành của Bộ Công an; đồng thời, phối hợp giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến giữ gìn an ninh công cộng, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn cơ sở. Ngoài ra, trong công tác điều tra tội phạm, các đội, trạm Cảnh sát địa phương chịu sự giám sát hoạt động của Viện kiểm sát đối với một số tội danh liên quan đến chức vụ, tham nhũng…

Về tổ chức của đội, trạm Cảnh sát được bố trí tại các địa bàn là khác nhau, ở các vùng nông thôn, thông thường có một cấp trưởng, một cấp phó, một công chức tỉnh lỵ và một chiến sĩ Công an. Tại các vùng đô thị, cơ cấu tổ chức bao gồm một số công chức và khoảng 7-8 Cảnh sát.

Phạm vi hoạt động của các đội, trạm Cảnh sát Trung quốc là khá rộng và liên quan đến mọi mặt đời sống xã hội tại địa phương. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thực thi pháp luật hình sự (điều tra, bắt, tra hỏi/xét hỏi và tạm giữ), đăng ký thông tin cư trú, cấp thẻ tạm trú (bao gồm cả công dân vãng lai/ngoại tỉnh và công dân nước ngoài), cấp thẻ căn cước cho cư dân sinh sống trên địa bàn (thông tin về ngày, tháng, năm sinh, chết, kết hôn và ly dị được lưu giữ và xác nhận thông qua thủ tục kiểm tra)…, quản lý công tác nhập cư, lực lượng tại các đội, trạm Cảnh sát Trung quốc còn quản lý các mặt liên quan đến sở hữu tài sản, giao thông, sử dụng vật liệu nổ, súng ống, đạn dược và thuốc độc, trực tiếp thực hiện quản lý việc đăng ký lưu trú của khách vãng lai vào các khách sạn, đăng ký thông tin đối với nhà hát, rạp chiếu phim, các trạm phát thanh và thực hiện một số nhiệm vụ liên quan công tác thống kê…

Trong số các nhiệm vụ được giao thì việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thường trú được xác định là quan trọng đối với lực lượng Cảnh sát địa phương. Nếu không có chức năng này, sẽ không nắm bắt được thông tin về tình hình dân cư, không thực hiện quản lý được các vấn đề phát sinh liên quan đến an ninh, trật tự xuất phát từ hiện tượng một số lượng lớn dân cư từ nông thôn sẽ di chuyển lên các thành phố để học tập, làm việc. Từ tháng 4/1984 trở đi, Cảnh sát địa phương quản lý dân cư thông qua thẻ cư trú. Trên thẻ cư trú bao gồm nội dung họ tên, giới tính, quốc tịch, dân tộc, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú của chủ thẻ. Về việc thực thi pháp luật hình sự của Cảnh sát địa phương, các quy định của luật hình sự Trung quốc quy định viên chức Cảnh sát hoặc công dân có thể bắt giữ đối tượng tình nghi chỉ trong trường hợp khẩn cấp. Kế hoạch bắt giữ phải doTòa án hoặc Viện kiểm sát quyết định. Bị cáo chỉ bị tạm giam tối đa 07 ngày và bị thẩm vấn trong vòng 24h để thực hiện quá trình điều tra.Trước khi hỏi cung đối tượng, điều tra viên phải thông tin cho bị cáo về tội danh và yêu cầu bị cáo xuất trình bằng chứng. Một điều đặc biệt trong xu hướng công việc của lực lượng Cảnh sát địa phương Trung Quốc hiện nay đó là

3

Page 4: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

họ không chỉ hướng tới mục tiêu phòng chống tội phạm mà thông qua công tác tư vấn, hỗ trợ để khuyến khích, động viên, thúc đẩy mong muốn tốt đẹp của người dân.

2.2. Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc

Ngoài hệ thống Cảnh sát địa phương trực thuộc Bộ Công an nêu trên, Trung Quốc còn có lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc (được gọi tắt là lực lượng Vũ cảnh), đóng vai trò quan trọng, thực thi các nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Lực lượng Vũ cảnh được thành lập năm 1983 với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trong nước và có căn cứ ở khắp Trung Quốc.[1] Kể từ đó đến nay, lực lượng Vũ cảnh thường xuyên được huy động để đối phó với sự bất ổn ngày càng gia tăng trong vùng thôn quê Trung Quốc, liên hệ đến các vụ tranh chấp đất đai và phản đối việc cưỡng bách di dời, thường liên hệ đến thành phần nông dân bị đẩy đi chỗ khác để nhà nước dùng đất của họ vào các kế hoạch xây cất.

Tại kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 11 năm 2009 đãthông qua Luật Cảnh sát vũ trang nhân dân của nước này. Đây là đạo luật mới quy định về một lực lượng quan trọng nhằm bảo vệ an ninh và trật tự xã hội của Trung Quốc, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng Cảnh sát vũ trang để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh của đất nước, duy trì sự ổn định xã hội và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức. Luật này xác định sứ mệnh thực thi luật pháp, cơ chế chỉ huy, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc. Theo quy định của Luật, lực lượng này chủ yếu chịu trách nhiệm bảo vệ dân sự, xử lý các cuộc bạo loạn, các hành động phạm tội bạo lực quy mô lớn, các cuộc tấn công khủng bố và cứu trợ thiên tai, thảm họa, phòng cháy, chữa cháy… Tuy nhiên, lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân có những hạn chế nhất định về quyền bắt giữ và khám xét.

Lực lượng Cảnh sát vũ trang có mặt ở khắp Trung Quốc, có sự chỉ huy, chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương. Về tổ chức, mặc dù lực lượng này chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Quốc vụ viện (quyết định các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, hỗ trợ phương tiện, tài chính cho lực lượng…) và Ủy ban Quân sự Trung ương (quyết định về cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự, chỉ huy, đào tạo, huấn luyện, các công tác chính trị…) ; tuy nhiên, liên quan đến việc thực thi các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì lực lượng này chịu sự lãnh đạo, chỉ huy của cơ quan Công an cùng cấp. Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc có khoảng 660.000 binh sĩ, được trang bị vũ khí và các phương tiện khác, có khả năng cơ động cao.

II. HÀN QUỐC

4

Page 5: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

1. Cơ cấu tổ chức lực lượng Cảnh sát Hàn Quốc

Hệ thống Cảnh sát Hàn Quốc khá chặt chẽ, được tổ chức theo ngạch dọc, cơ quan cấp dưới không hoạt động độc lập mà chịu sự chỉ đạo, trực thuộc cơ quan Cảnh sát cấp trên. Ngoài Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (là cơ quan Cảnh sát trung ương trực thuộc Bộ Quản lý hành chính và Ngoại giao Hàn Quốc) đóng tại Seoul thì tại 16 tỉnh, thành lớn của Hàn Quốc có các sở Cảnh sát, dưới sở có phòng (tổng cộng là 250 phòng), dưới phòng có đội (512 đội) và 1436 trạm tuần sát trực thuộc (là cấp cơ sở cuối cùng).Về biên chế, Hàn Quốc có Công chức Cảnh sát và Cảnh sát nghĩa vụ.Công chức Cảnh sát là biên chế thực hiện vai trò chỉ huy, Cảnh sát nghĩa vụ là lính nghĩa vụ có thời hạn, có vai trò thực thi nhiệm vụ cụ thể. Hiện nay, toàn quốc có khoảng 105 nghìn Cảnh sát thì trong đó có 10 nghìn là công chức Cảnh sát và còn lại là Cảnh sát nghĩa vụ, cụ thể:

Sở cảnh sát Trạm cảnh sát

Nhân lực

Seoul 100 24,736

Busan 140 7,736

Daegu 800 4,499

Incheon 80 4,437

Daejeon 105 2,274 

Gwangju 500 3,895

Ulsan 3 1,829

Gyeonggi 30 12,483

Gangwon 17 3,695

Chungbuk (North Chungcheong) 11 2,901

Chungnam (South Chungcheong) 19 5,808

Jeonbuk (North Jeolla) 15 4,498

Jeonnam (South Jeolla) 26 7,408

Gyeongbuk (North Gyeongsang) 24 5,765

Gyeongnam (South Gyeongsang) 22 5,589

Jeju 2 1,282

Về hệ thống cấp bậc của cảnh sát Hàn Quốc, bao gồm 3 cấp:

5

Page 6: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

- Cấp Cao cấp gồm 4 bậc:

+ Trị an Tổng giám: Đây chính là Trưởng cơ quan Cảnh sát quốc gia, tương đương Bộ trưởng;

+ Trị an Chính giám: Cấp Thứ trưởng cơ quan Cảnh sát quốc gia, Trưởng cơ quan Cảnh sát địa phương;

+ Trị an giám: Đây là cấp của những Cảnh sát giữ vị trí Trưởng cơ quan Cảnh sát địa phương (Giám đốc sở), Viện trưởng Viện Cảnh sát địa phương, Viện trưởng Viện Giáo dục cảnh sát, Hiệu trưởng trường Đại học Cảnh sát, Tổng Cục trưởng Cảnh sát;

+ Cảnh vụ quan: Những Cảnh sát cấp Tổng cục trưởng hoặc Phó trưởng cơ quan Cảnh sát địa phương, tương đương ở Việt Nam có thể là Phó Giám đốc Công an.

- Cấp Trung Cấp gồm 4 bậc:

+ Tổng Cảnh: Cảnh sát cấp Cục trưởng tại các sở Cảnh sát địa phương;

+ Cảnh Chính: Cảnh sát cấp trưởng phòng tại các sở Cảnh sát địa phương;

+ Cảnh Giám: Là những người làm tại các sở Cảnh sát địa phương, với hàm cấp ở mức đội trưởng;

+ Cảnh vĩ: Là những người làm tại các sở Cảnh sát địa phương, với hàm cấp ở mức trạm trưởng, nhóm trưởng.

- Tuần Cảnh, Cảnh trưởngvà Cảnh tra: Đây là những người làm việc tại các sở, đội hay đơn vị cơ động ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với dân. Những người này được coi là “Gốc rê” của Cảnh sát.

Cảnh sát Hàn Quốc không phải là Công an nói chung vì họ không làm phần việc về an ninh, họ chỉ làm phần việc về trị an. Cấp cơ sở mang phù hiệu lá Mugunghwa (quốc hoa của Hàn Quốc); cấp trung cấp mang phù hiệu lá Hoa Mugunghwa ngũ giác; cấp cao cấp mang phù hiệu lá hoa Mugunghwa 5 cánh. Trong mỗi cấp, mỗi bậc khác biệt số lượng một hoa.

Cơ quan Cảnh sát quốc gia có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành hoạt động, chỉ định các chức danh của tất cả sở Cảnh sát tại địa phương; Cảnh sát địa phương chịu trách nhiệm giữ gìn trật tự công cộng tại địa phương.

2. Về chức năng, nhiệm vụ của đội, trạm Cảnh sát là cấp cơ sở cuối cùng trong hệ thống tổ chức của lực lượng Cảnh sát Hàn Quốc

Đội Cảnh sát và trạm Cảnh sát là đơn vị trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, thực hiện công tác trị an tại đơn vị hành chính cấp cuối cùng trong các đơn vị

6

Page 7: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

hành chính. Lực lượng này thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát Hàn Quốc nói chungtại địa bàn cơ sở, bao gồm:

- Công tác hành chính;

- Bảo đảm an toàn, giữ gìn trật tự công cộng, kiểm soát giao thông;

- Phòng, chống tội phạm, xung đột của trẻ vị thành niên;

- Điều tra vụ, việc hình sự, kiện tụng, bắt giữ tội phạm, bắt giam đối tượng đáng ngờ …;

- Quản lý trại cải tạo, tạm giam, chuyển trường hợp, đối tượng tình nghi có liên quan đến vụ án hình sự sang cơ quan tố tụng có thẩm quyền;

- Phòng, chống tội phạm hình sự;

- Phòng, chống gián điệp; tình báo, thu thập thông tin tình báo

III. BỈ

1. Cơ cấu tổ chức lực lượng Cảnh sát Bỉ

Ở Bỉ, trước kia có nhiều cơ quan cùng chịu trách nhiệm về giữ gìn trật tự, an toàn xã hội như: Hiến binh quốc gia Bỉ trực thuộc Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp; Cảnh sát địa phương trực thuộc Thị trưởng; Cảnh sát tư pháp thuộc Viện kiểm sát; Cảnh sát đường sắt trực thuộc công ty đường sắt Bỉ.Sau thỏa thuận octopus, ngày 7/12/1988, Quốc Hội thông qua Luật sát nhập lực lượng Cảnh sát, theo đó, chia lực lượng Cảnh sát Bỉ theo hai cấp độ: Cảnh sát liên bang và Cảnh sát địa phương. Hai lực lượng này hoạt động độc lập, thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát hành chính, tư pháp theo phạm vi vùng lãnh thổ. Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm trước Nghị viện về tổ chức, hoạt động và thanh tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của hai lực lượng này. Để thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ thành lập Hội đồng Cảnh sát liên bang, bao gồm Chủ tịch hội đồng và đại diện Bộ Nội vu, Bộ Tư pháp, Tổng Kiểm sát, Thống đốc liên bang, Kiểm sát liên bang, Thẩm phán, Thị trưởng (tối thiểu 03 Thị trưởng), Đội trưởng đội Cảnh sát địa phương.

Hiện nay, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở thì lực lượng Cảnh sát địa phương ở Bỉ đã được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Cảnh sát xã trước kia và lữ đoàn lãnh thổ của Cảnh sát liên bang và được phân chia thành các đội theo vùng. Trong vùng có các xã, thị trấn và mỗi xã, thị trấn này có các đồn Cảnh sát. Cụ thể, có khoảng 192 đội Cảnh sát; trong số đó có 43 đội phụ trách chỉ một xã hoặc thành phố, còn 149 đội còn lại phụ trách nhiều xã/thị trấn. Số lượng người trong một đội Cảnh sát địa phương có thể khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện diện tích, mức độ đô thị hóa. Những đội nhỏ thì phụ trách địa phận dân cư tầm 500 người, đội lớn thì tầm 28000 người.

7

Page 8: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

Mỗi một đội có đội trưởng do Thị trưởng chỉ định, có nhiệm kỳ đương chức là 5 năm, chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, chính sách, biện pháp Cảnh sát địa phương và chỉ đạo, sắp xếp, phân chia nhiệm vụ trong đội. Đội trưởng thực thi các hoạt động theo ủy quyền của Thị trưởng đối với những đội Cảnh sát địa phương chỉ phụ trách một xã/thành phố hoặc theo quyết định của Hội đồng Cảnh sát đối với những đội Cảnh sát liên xã.

Tại các xã có một đội Cảnh sát thì Thị trưởng là người chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực; tuy nhiên, quy định tại Luật về sáp nhập lực lượng Cảnh sát không xác định chính xác Thị trưởng là người có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công tác của Cảnh sát tại địa phương. Đối với xã liên vùng, Cảnh sát trưởng chịu sự chỉ đạo, điều hành của Hội đồng Cảnh sát liên xã. Hội đồng Cảnh sát bao gồm Thị trưởng của các xã và do Đức Vua thành lập, tuyển lựa thành viên, giải thể thông qua một Nghị định quy định về các nội dung đó. Một nhiệm kỳ của Hội đồng Cảnh sát là 6 năm. Hội đồng Cảnh sát phải họp ít nhất 1 năm 10 lần không tính những lần khẩn cấp, mỗi thành viên tương ứng một phiếu bầu để bỏ phiếu biểu quyết.

Về cơ cấu nhân sự, mỗi đội Cảnh sát bao gồm viên chức Cảnh sát, Cảnh sát viên; bộ phận cán bộ hành chính và hậu cần. Quân số do Hội đồng Cảnh sát hoặc Hội đồng xã/thành phố quyết định theo những tiêu chí, chuẩn mực nhất định được quy định tại Nghị định Hoàng gia (Arrêté Royal). Hiện nay, có khoảng 30.000 viên chức Cảnh sát địa phương và khoảng 900 người làm công tác hành chính, hậu cần tại 195 đội Cảnh sát.

2. Chức năng, nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở và hoạt động của lực lượng Cảnh sát địa phương

Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của lực lượng này là bảo đảm sự gắn kết với người dân tại một địa phương nhất định để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Thông thường, Cảnh sát địa phương Bỉ phải bảo đảm tối thiểu 7 chức năng, nhiệm, hoạt động vụ sau đây:

a) Tuần tra: Đây không chỉ là việc di chuyển đi lại tại địa bàn thông thường mà phải thông qua những cuộc hội thoại, trao đổi ý kiến, liên hệ cá nhân, nhắc nhở cư dân để nắm bắt tình hình, mật độ dân số tại địa phương. Ít nhất tại địa bàn có khoảng 4000 dân phải có một Cảnh sát viên.

b) Tiếp công dân: Mỗi vùng sẽ có một trạm Cảnh sát thường trực để đón tiếp công dân. Ngoài ra, khi công dân có yêu cầu, Cảnh sát cần có mặt hoặc thông qua điện thoại, thư tín yêu cầu sự có mặt, tư vấn thì Cảnh sát địa phương có mặt để đáp úng một cách chính đáng các yêu cầu của công dân.

c) Can thiệp: Ở mỗi địa phương, đều có một viên chức Cảnh sát hành chính và tư pháp tại chỗ hoặc có thể liên hệ bằng điện thoại để phục vụ các yêu

8

Page 9: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

cầu liên quan đến thủ tục hành chính, trả lời, hoặc đến giải quyết những khiếu nại, khiếu kiện, các sự việc dân sự và các yêu cầu về hành chính, tư pháp tại địa phương.

d) Trợ giúp cho các nạn nhân: Thông qua việc bố trí đón tiếp hoặc bố trí lực lượng để thông tin, trợ giúp và bảo vệ các nạn nhân bị gặp nạn, nhân chứng cần bảo vệ.

đ) Tìm kiếm, thăm dò dư luận: Theo quy định của Luật sáp nhập lực lượng Cảnh sát ngày 7/12/1988 và một chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì Cảnh sát địa phương phải thực hiện nhiệm vụ khảo sát, thăm dò, điều tra tình hình dân cư, dư luật này để nắm bắt tình hình, hiện tượng tại địa phương hoặc theo các nhiệm vụ mang tính chất liên bang. Thông thường, từ 7-10% trong tổng số công viên chức Cảnh sát địa phương thực hiện nhiệm vụ này.

e) Giữ gìn trật tự công cộng: Khi có những sự kiện công cộng như là biểu tình, lê hội địa phương mà ảnh hưởng hoặc có thể gây mất an ninh, trật tự, thì Cảnh sát địa phương cần có mặt để giữ gìn trật tự, lập lại sự bình yên, an toàn và sức khỏe công cộng.

g) Bảo đảm an toàn giao thông: Được hiểu là Cảnh sát địa phương có chức năng bảo đảm an ninh, trật tự, thông suốt cho các tuyến giao thông tại địa phương (không bao gồm các xa lộ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát liên bang), thực hiện biện pháp nghiệp vụ, can thiệp khi giao thông hỗn loạn, lập biên bản các vụ tai nạn và thực thi nhiệm vụ về giao thông theo yêu cầu của cơ quan có thấm quyền nhằm bảo đảm thông suốt, an toàn trên đường.

Về cách thức tổ chức hoạt động, thông thường, một hội đồng thường trực thuộc Cảnh sát địa phương đại diện cho các đội Cảnh sát là cơ quan chịu trách nhiệm truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên (Thị trưởng hoặc Đội trưởng Đội Cảnh sát) để bảo đảm thực hiện các công việc của Cảnh sát địa phương.

Theo quy định của Luật sáp nhập Cảnh sát thì Cảnh sát liên bang và Cảnh sát địa phương thực hiện các nhiệm vụ một cách độc lập, hầu như chỉ trao đổi, hỗ trợ trong phạm vi hẹp và không tồn tại mối quan hệ trật tự trên dưới giữa hai lực lượng này mà họ cùng tham gia thực hiện các công việc trong phạm vi hoạt động của mình để bảo đảm trị an trong nước nói chung. Tuy nhiên, Luật cũng quy định trong một số trường hợp liên quan đến thiên tai, địch họa, tụ tập đông người quá khích đe dọa đến trật tự công cộng mà lực lượng Cảnh sát địa phương không đủ khả năng, phương tiện, trang bị, nhân lực để bảo đảm việc giữ gìn trật tự công cộng thì Thị trưởng có thể yêu cầu viện trợ từ phía Cảnh sát liên bang, thậm chí quân đội để tái thiết lại trật tự công cộng. Ngoài ra, Cảnh sát địa phương còn nhận sự trợ giúp về nhân sự, ngân sách, tài

9

Page 10: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

chính, chi trả các khoản nợ, chi tiêu mua sắm của Nhà nước liên bang. Theo đó, Nhà nước Liên bang có thẩm quyền hoãn hoặc hủy một số các quyết định của hội đồng xã, hội đồng Cảnh sát. Cảnh sát địa phương còn chịu sự thanh tra, giám sát của Ủy ban thường trực giám sát lực lượng Cảnh sát (trực thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ), Tổng Thanh tra Cảnh sát liên bang và địa phương (thuộc Nghị viện), Cơ quan giám sát tên gọi là COC (kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ hành chính, tư pháp của lực lượng Cảnh sát).

Về tuyển dụng, đánh giá, kỷ luật chế độ, lương, thưởng, phương tiện áp dụng cho Cảnh sát liên bang và Cảnh sát địa phương, không có sự phân biệt giữa lực lượng Cảnh sát liên bang và địa phương. Dấu hiệu nhận biết phương tiện của Cảnh sát địa phương Bỉ là ba gạch màu xanh nước biển trên các phương tiện.

IV. MỘT SỐ CÁC QUỐC GIA KHÁC

1. ANH

Ở Anh có Luật Cảnh sát năm 1964 chia lực lượng Cảnh sát thành ba cấp, bao gồm: Cảnh sát trưởng, cơ quan có thẩm quyền Cảnh sát và Bộ Nội vụ.

- Cảnh sát trưởng đứng đầu lực lượng thực thi nhiệm vụ Cảnh sát, được tuyển chọn trong số danh sách do Bộ Nội vụ đề cử và cơ quan có thẩm quyền về lực lượng này ở địa phương sẽ ra quyết định tuyển lựa.

- Cơ quan có thẩm quyền về Cảnh sát chịu trách nhiệm bảo đảm quản lý tài chính của lực lượng Cảnh sát và giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách của Cảnh sát trưởng. Cơ quan này được thành lập gồm 2/3 là ủy viên hội đồng địa phương và 1/3 là quan viên hành chính.Ngoài ra, còn có một số nhân vật quan trọng của địa phương. Cơ quan tiến hành họp hàng tháng để nghe báo cáo của Cảnh sát trưởng về các hoạt động của lực lượng Cảnh sát và cách thức thực hiện và để đạt mục tiêu đã đề ra.

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ có vai trò trung tâm, chịu trách nhiệm ban hành văn bản, quy chế xác định việc bổ nhiệm, thăng chức, cách chức hoạt động, kỷ luật, đồng phục, giờ giấc, lương thưởng cho các công chức thực thi nhiệm vụ Cảnh sát.

Ba cấp này thống nhất với nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên toàn lãnh thổ nước Anh và tại các vùng, miền địa phương nước Anh, không xác định phân cấp trung ương hay địa phương.

2. MỸ

Cơ quan cảnh sát Mỹ được chia thành hai cấp: 10

Page 11: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

- Ở cấp độ quốc gia, có các cơ quan Cảnh sát như là FBI, USSSS, US Marshal, USPP, US Capitol, US Pentagon và một số lực lượng khác chịu trách nhiệm về vấn đề tội phạm liên bang.

- Ở cấp cơ sở: Mỗi bang của Mỹ lại có đội Cảnh sát riêng bảo đảm thực thi pháp luật hình sự, bảo đảm an toàn giao thông trên đường. Trong mỗi bang lại có các đồn, trạm Cảnh sát địa phương. Cảnh sát trưởng không do cơ quan có thẩm quyền cấp trên chỉ định mà do người dân địa phương bầu chọn.

Ngoài ra còn có các lực lượng Cảnh sát khác tại sở Cảnh sát các thành phố, thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành phòng, chống tội phạm các loại.

Lực lượng Cảnh sát các cấp ở Mỹ hoạt động độc lập, không có sự chỉ đạo, quan hệ cấp trên, dưới giữa các cơ quan ở trung ương và địa phương, chỉ có quan hệ phối hợp và trong mối liên hệ thực thi pháp luật.

3. CANADA

Ở Canada có Cảnh sát hoàng gia Canada là lực lượng Cảnh sát liên bang, chịu trách nhiệm trước chính phủ liên bang của Canada về bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh trên toàn bộ lãnh thổ Canada. Ngoài ra, chỉ có tỉnh Québec và Ontario, có lực lượng Cảnh sát địa phương tên gọi là Sûreté du Québec (SQ) và Police provinciale de l'Ontario (PPO).

Bộ luật hình sự Canada và luật hình sự địa phương có quy định về việc thành lập những cơ quan Cảnh sát riêng tại các xã, thị trấn, trong đó, quy định chỉ những tỉnh có số lượng dân cư trên mức 5.000 người bắt buộc có một sở Cảnh sát. Vì vậy, hầu hết các tỉnh có số lượng dân cư ít, không thành lập sở Cảnh sát địa phương mà sử dụng dịch vụ Cảnh sát của Cảnh sát liên bang hoặc Cảnh sát địa phương của vùng Québec, Ontario để bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn của mình. Trong trường hợp có xung đột, hoặc nghi ngờ kết quả điều tra, địa phương có thể thuê dịch vụ của các cơ quan Cảnh sát khác nhau để bảo đảm tính khách quan, tránh xung đột lợi ích hay có thể hợp tác các cơ quan Cảnh sát lại để bảo đảm giải quyết những vấn đề lớn yêu cầu tập hợp lực lượng. Mức phí chi trả cho dịch vụ bảo đảm an ninh, trật tự tùy thuộc vào độ giàu có và dân số trong vùng.

4. Ý

Cấu trúc lực lượng Cảnh sát nước Ý khá phức tạp, được cấu thành bởi nhiều lực lượng và có thẩm quyền khác nhau; cụ thể:

Ở trung ương có lực lượng Cảnh sát đặc biệt như Cảnh sát trại giam, lực lượng bảo vệ rừng của Nhà nước; lực lượng vừa có chức năng Cảnh sát, vừa có chức năng quân đội (bảo vệ tổ quốc, bảo vệ các tổ chức, phòng, chống tội phạm qua biên giới); lực lượng Cảnh sát tài chính do Bộ Tài chính quản lý, điều hành (đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu, tham nhũng,

11

Page 12: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

rửa tiền, thoái vốn, vệ sinh an toàn thực phẩm…); lực lượng Cảnh sát nhà nước có chức năng của Cảnh sát hành chính, tư pháp và nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn công cộng, phòng, chống tội phạm và cứu trợ trong trường hợp tai nạn hoặc thảm họa.

Ở cấp địa phương có Cảnh sát địa phương. Lực lượng này có chức năng của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và Cảnh sát tư pháp. Trong đó, khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự công cộng, Cảnh sát địa phương chỉ đóng vai trò phụ trợ, thực hiện một số nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho cá nhân, trật tự công cộng, cứu hộ tai nạn; bởi vì, đây là chức năng độc quyền của lực lượng Cảnh sát nhà nước. Khi thực hiện vai trò của Cảnh sát tư pháp thì lực lượng Cảnh sát địa phương dưới sự chỉ đạo của quan tòa. Cảnh sát địa phương ở Ý được trang bị đồng phục và vũ khí. Cảnh sát trưởng chính là ngài Thị trưởng, có trách nhiệm kiểm tra hoạt động của lực lượng và thông qua những biện pháp được pháp luật quy định.

KẾT LUẬN

Như vậy, qua nghiên cứu tham khảo tài liệu của một số nước cho thấy vai trò, vị trí, mô hình tổ chức, hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các quốc gia là khác nhau. Không có mô hình nào có thể áp dụng chung cho các nước và không có mô hình nào là ưu việt hơn cả. Có thể rút ra một số nhận xét liên quan đến vai trò, vị trí, mô hình, tổ chức hoạt động của các lực lượng này như sau:

Một là, vai trò, vị trí của lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn công cộng tại địa bàn cơ sở ở các nước là khác nhau: Ở những quốc gia như Trung Quốc, Canada, lực lượng này đóng vai trò nòng cốt thực hiện chức năng bảo đảm trị an cơ sở nói riêng và góp phần quan trọngtrong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên toàn lãnh thổ nói chung. Trong khi đó, ở những nước như Ý, Đức, Bồ Đào Nha, lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương này chỉ thực hiện một trong số nhiệm vụ Công an, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự trong nước (lực lượng Cảnh sát quốc gia là lực lượng chính). Ở một số nước khác như Anh, Hà Lan, chính quyền không tổ chức lực lượng Cảnh sát theo mô hình Trung ương – địa phương.

Hai là, lực lượng Cảnh sát tại địa phương hay trung ương đều thực hiện các nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm an ninh quốc gia thông qua các công việc tuần tra, điều tra tội phạm, điều tra tình hình địa bàn, đăng ký quản lý cư trú, xử lý vấn đề về tai nạn, giao thông… Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác của Cảnh sát hành chính, tư pháp, giao thông, hình sự. Lực lượng Cảnh sát địa phương ở các nước hầu hết được trang bị vũ khí, sắc phục riêng. Mức độ, phạm vi hoạt động, thẩm quyền hoạt động trong các lĩnh vực

12

Page 13: duthaoonline.quochoi.vnduthaoonline.quochoi.vn/.../2365/5._Kinh_nghiem_quoc_te.docx · Web viewtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian,

nêu trên và loại vũ khí được trang bị của lực lượng Cảnh sát địa phương và Cảnh sát trung ương ở các nước là khác nhau.

Ba là,mô hình tổ chức lực lượng Cảnh sát địa phương phụ thuộc nhiều vào mô hình tổ chức chính quyền địa phương và mối quan hệ giữa Trung ương – Địa phương ở mỗi quốc gia. Quá trình nghiên cứu cho thấy, có sự tương đồng nhất định về xác định vai trò, vị trị, chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức, hoạt động giữa các nước có cùng mô hình tổ chức chính quyền địa phương như:ỞMỹ theo mô hình chính quyền địa phương tập quyền, theo đó, Cảnh sát các bang của Mỹ không trực thuộc Cảnh sát trung ương mà hoàn toàn độc lập với Cảnh sát trung ương. Theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương tập quyền/phân quyền như ở các nước Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha thì lực lượng Cảnh sát được tổ chức theo hướng cơ quan Cảnh sát địa phương vừa trực thuộc cơ quan Cảnh sát trung ương, vừa chịu sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương. Đối với các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, cơ quan Công an địa phươngđặt dưới sự chỉ huy của cơ quan Công an cấp trên, sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

13