117
1 LI CẢM ƠN Nghiên cu ln vết đã được thí điểm thành công và đạt được nhiu kết qutốt đẹp sau hơn 2 năm triển khai. Chúng tôi gi li cảm ơn chân thành đến lãnh đạo ca Tng cc Dy nghề, đặc bit là TS.Nguyn Tiến Dũng (Tng cục trưởng TCDN), PGS.TS Cao Văn Sâm (Phó tng cục trưởng TCDN). Schđạo sát sao và cam kết mnh mca cp lãnh đạo trong việc đưa Nghiên cu ln vết vào hthng dy nghđã góp phn to ln to nên sthành công ca nghiên cứu này. Chúng tôi cũng rt trân trng shp tác tốt đẹp ca 18 cơ sở Đào tạo nghđã tham gia vào nghiên cứu này trong sut hơn hai năm qua. Nếu không có shtrnhiệt tình và đóng góp tích cực ca quý v, chúng tôi đã không thtrin khai thành công và ci thiện đáng kể các công cca Nghiên cu ln vết. Xin chân thành cảm ơn tất cquý v. Chúng tôi mong mun tiếp tc nhận được sđóng góp của quý vtrong thi gian tới để có thnhân rng Nghiên cu ln vết ti Vit Nam.

1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

  • Upload
    docong

  • View
    232

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

1

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp sau

hơn 2 năm triển khai. Chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo của Tổng cục

Dạy nghề, đặc biệt là TS.Nguyễn Tiến Dũng (Tổng cục trưởng TCDN), PGS.TS Cao Văn

Sâm (Phó tổng cục trưởng TCDN). Sự chỉ đạo sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh

đạo trong việc đưa Nghiên cứu lần vết vào hệ thống dạy nghề đã góp phần to lớn tạo nên

sự thành công của nghiên cứu này. Chúng tôi cũng rất trân trọng sự hợp tác tốt đẹp của

18 cơ sở Đào tạo nghề đã tham gia vào nghiên cứu này trong suốt hơn hai năm qua. Nếu

không có sự hỗ trợ nhiệt tình và đóng góp tích cực của quý vị, chúng tôi đã không thể

triển khai thành công và cải thiện đáng kể các công cụ của Nghiên cứu lần vết. Xin chân

thành cảm ơn tất cả quý vị. Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự đóng góp của

quý vị trong thời gian tới để có thể nhân rộng Nghiên cứu lần vết tại Việt Nam.

Page 2: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

2

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG .................................................................................... 4 DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... 5 CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................................... 6 TÓM TẮT BÁO CÁO ...................................................................................................... 7 I GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................ 11

1 Bối cảnh của Nghiên cứu lần vết ........................................................................ 12

2 Đề cương Nghiên cứu lần vết .............................................................................. 14

2.1 Mục đích của Nghiên cứu lần vết ................................................................ 14

2.2 Phạm vi và nhóm đối tượng của Nghiên cứu lần vết ................................. 14

2.3 Phương pháp luận ........................................................................................ 14

2.4 Công cụ .......................................................................................................... 15

II TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM NGHIÊN CỨU LẦN VẾT VÀ NÂNG CAO NĂNG

LỰC CHO CÁN BỘ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

................................................................................................................................... 17 1 Tổng quan tình hình triển khai thí điểm khảo sát Lần vết .............................. 18

2 Xây dựng năng lực phân tích dữ liệu ................................................................. 20

3 Tóm tắt kết quả của các hội thảo ........................................................................ 22

4 Tình hình triển khai Nghiên cứu lần vết ............................................................ 25

4.1 Khảo sát cơ bản............................................................................................. 25

4.2 Khảo sát lần vết............................................................................................. 26

4.3 Những khó khăn chính trong quá trình thực hiện Nghiên cứu lần vết ... 27

III KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU LẦN VẾT .......................................................... 30 1 Vòng 1 Năm 2009-2010 ........................................................................................ 31

1.1 Các khía cạnh về nhóm tuổi và giới tính (khảo sát cơ bản) ...................... 31

1.2 Học nghề và kế hoạch tương lai (khảo sát cơ bản) .................................... 33

1.3 Việc làm ......................................................................................................... 37

1.4 Đánh giá chất lượng đào tạo ........................................................................ 44

2 Vòng 2 – năm 2010-2011...................................................................................... 46

Page 3: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

3

2.1 Các khía cạnh về nhóm tuổi và giới tính (khảo sát cơ bản) ...................... 46

2.2 Học nghề và kế hoạch tương lai (khảo sát cơ bản) .................................... 48

2.3 Việc làm ......................................................................................................... 52

2.4 Đánh giá chất lượng đào tạo ........................................................................ 61

IV CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............. 65 1 Các bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 66

2 Kết luận và các khuyến nghị ............................................................................... 69

V PHỤ LỤC .................................................................................................................. 71 1 Tư liệu về các hội thảo ......................................................................................... 72

1.1 Tư liệu hội thảo I (05.06.2009 tại Hà Nội) .................................................. 72

1.2 Tư liệu hội thảo II (12.08.2009 tại Hà Nội) ................................................. 77

1.3 Tư liệu hội thảo III (19.08.2009 tại Nha Trang) ........................................ 81

1.4 Tư liệu hội thảo IV (12/05/2010 tại Hà Nội) ............................................... 82

1.5 Tư liệu hội thảo V (13/5/2010 tại Hà Nội) ................................................... 83

1.6 Tài liệu hội thảo VI (10.01.2011 tại Hà Nội) ............................................... 88

1.7 Tư liệu hội thảo VII (21.06.2011 tại Hà Nội) .............................................. 89

1.8 Tư liệu hội thảo VIII (23.06.2011 tại Hà Nội) ............................................ 90

1.9 Một số bức ảnh về các cuộc hội thảo ........................................................... 93

2 Bảng hỏi cơ bản .................................................................................................... 99

3 Bảng hỏi lần vết .................................................................................................. 103

4 Bảng hỏi kết hợp ................................................................................................ 108

5 Danh sách các cán bộ tham gia Nghiên cứu lần vết ........................................ 114

Page 4: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

4

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Tuổi của học viên tốt nghiệp tính theo trường .................................................... 31

Bảng 2: Giới tính của học viên tốt nghiệp tính theo trường ............................................. 32

Bảng 3: Ngành học theo tỷ lệ học viên nữ ........................................................................ 32

Bảng 4: Bằng tốt nghiệp của học viên tại các cơ sở Đào tạo nghề tham gia khảo sát ...... 34

Bảng 5: Đánh giá chất lượng của các cơ sở Đào tạo nghề tham gia khảo sát .................. 35

Bảng 6: Tham gia các khóa Đào tạo nghề trước khi nhập học khóa đào tạo hiện tại ....... 36

Bảng 7: Kế hoạch sau khi tốt nghiệp và % học viên tìm được việc làm ngay sau khi tốt

nghiệp ................................................................................................................................ 37

Bảng 8: Tình hình việc làm 6 tháng sau khi tốt nghiệp .................................................... 38

Bảng 9: Khoảng thời gian cần để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp .......................... 39

Bảng 10: Lương tháng/thu nhập từ tự kinh doanh ............................................................ 40

Bảng 11: Giờ làm việc và mức lương tính theo giờ .......................................................... 41

Bảng 12: Chức vụ/vị trí công tác của học viên tốt nghiệp trong doanh nghiệp và quy mô

doanh nghiệp ..................................................................................................................... 42

Bảng 13: Đào tạo nghề và đào tạo bổ sung bởi doanh nghiệp .......................................... 43

Bảng 14: Đánh giá chủ quan về chất lượng đào tạo ......................................................... 44

Bảng 15: Đánh giá chất lượng đào tạo, phân theo trường ................................................ 45

Bảng 16: Tuổi của học viên tốt nghiệp tính theo trường .................................................. 46

Bảng 17: Giới tính của học viên tốt nghiệp tính theo trường ........................................... 47

Bảng 18: Ngành học theo tỷ lệ học viên nữ ...................................................................... 47

Bảng 19: Bằng tốt nghiệp của học viên tại các cơ sở Đào tạo nghề tham gia khảo sát .... 49

Bảng 20: Đánh giá chất lượng các cơ sở Đào tạo nghề tham gia khảo sát ...................... 49

Bảng 21: Tham gia các khóa Đào tạo nghề trước khi nhập học khóa đào tạo hiện tại ..... 51

Bảng 22: Khoảng thời gian cần để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp ........................ 55

Bảng 23: Lương tháng/thu nhập từ tự kinh doanh ............................................................ 56

Bảng 24: Giờ làm việc và mức lương tính theo giờ .......................................................... 58

Bảng 25: Chức vụ/vị trí công tác của học viên tốt nghiệp trong doanh nghiệp và quy mô

doanh nghiệp ..................................................................................................................... 59

Bảng 26: Đào tạo nghề và đào tạo bổ sung bởi doanh nghiệp ......................................... 60

Bảng 27. Đánh giá chủ quan về chất lượng đào tạo ......................................................... 62

Bảng 28. Đánh giá chất lượng đào tạo, phân theo trường ................................................ 63

Page 5: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

5

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Hình 1: Lương tháng/thu nhập từ đi làm thuê hoặc tự kinh doanh vòng khảo sát 1 ......... 41

Hình 2: Lương tháng/thu nhập từ đi làm thuê hoặc tự kinh doanh vòng khảo sát 2 ......... 57

Page 6: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

6

CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

BMZ Bộ hợp tác và phát triển kinh tế liên bang

HTTC Hợp tác Tài chính

TCDN Tổng cục Dạy nghề

GIZ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức

GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức

ILO Tổ chức Lao động Quốc tế

ILSSA Viện Khoa học Lao động và Xã Hội của Bộ LĐTBXH

GS&ĐG Giám sát và Đánh giá

Bộ GDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ LĐTBXH Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội

Viện NCKHDN Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề Quốc gia

RWI Viện nghiên cứu kinh tế Rheinisch-Westfälisches

HTKT Hợp tác Kỹ thuật

HDNVN Hội Dạy nghề Việt Nam

Page 7: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

7

TÓM TẮT BÁO CÁO

Lĩnh vực ưu tiên “Phát triển kinh tế bền vững và Đào tạo nghề” là một phần quan trọng

trong Hợp tác Việt – Đức. Là một phần trong lĩnh vực ưu tiên này, thay mặt BMZ một số

dự án hợp tác đã được triển khai trong những năm gần đây với mục tiêu nhằm tăng cường

nguồn cung lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, và theo nhu cầu thị trường.

Hai dự án đáng chú ý là “Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề Việt Nam”, hỗ trợ cho 11 cơ sở Đào

tạo nghề từ năm 2006 đến 2010 thông qua hợp tác tài chính và hợp tác kỹ thuật, và

“Chương trình Đào tạo nghề 2008” (là một hợp phần của “Chương trình Đổi mới Đào tạo

nghề Việt Nam”) hỗ trợ cho 5 cơ sở Đào tạo nghề qua các hình thức hợp tác kỹ thuật và

hợp tác tài chính từ năm 2010 đến năm 2014. Những hoạt động trong khuôn khổ hợp tác

kỹ thuật nhằm cải thiện chất lượng đào tạo tại các cơ sở Đào tạo nghề, chỉnh sửa các mô

đun đào tạo để tăng sự phù hợp với thị trường lao động, tư vấn và bồi dưỡng giáo viên,

cán bộ quản lý, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, đồng thời

phát triển các tài liệu dạy học tương ứng. Vì vậy, doanh nghiệp thuộc các ngành đang

phát triển ở Việt Nam sẽ được cung cấp đầy đủ lực lượng học viên tốt nghiệp đủ năng lực

từ các cơ sở Đào tạo nghề.

Cùng với việc triển khai các dự án này là nỗ lực giám sát quá trình tiến hành và đánh giá

kết quả dự án. Vì vậy, Nghiên cứu lần vết tình hình việc làm của các học viên tốt nghiệp

từ các cơ sở Đào tạo nghề tại Việt Nam được thiết kế trong sự hợp tác giữa Viện

NCKHDN/TCDN, GIZ và RWI (thay mặt GIZ). Bên cạnh việc giám sát và đánh giá dự

án, mục tiêu của Nghiên cứu lần vết là nhằm liên tục đảm bảo và cải thiện chất lượng đào

tạo tại các cơ sở Đào tạo nghề theo định hướng nhu cầu thị trường lao động, đồng thời thí

điểm việc thu thập các số liệu về tình trạng việc làm của học viên tốt nghiệp tại các cơ sở

Đào tạo nghề trên thị trường lao động toàn quốc.

Nghiên cứu lần vết được bắt đầu thí điểm tại 11 cơ sở Đào tạo nghề vào năm 2009, và

được mở rộng thêm tám cơ sở Đào tạo nghề trong năm 2010. Thiết kế cơ bản của Nghiên

cứu lần vết là nhằm thu thập số liệu về học viên tốt nghiệp của các cơ sở Đào tạo nghề

theo hai giai đoạn, tại thời điểm tốt nghiệp (khảo sát cơ bản) và 6 tháng sau đó (khảo sát

lần vết). Ngoài việc triển khai thu thập số liệu để giám sát và đánh giá tình hình thực tế

Page 8: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

8

của chương trình, mục tiêu chính là nhằm xây dựng một chiến lược giám sát địa phương

một cách bền vững. Vì vậy, đại diện của các cơ sở Đào tạo nghề và Viện

NCKHDN/TCDN đã tham gia vào quá trình thiết kế và triển khai Nghiên cứu lần vết

ngay từ đầu. Những người chịu trách nhiệm chính của các cơ sở Đào tạo nghề được tập

huấn bởi RWI1 với sự cộng tác của Viện NCKHDN bằng một loạt các hội thảo nhằm a)

thu thập số liệu trong cả hai giai đoạn và b) phân tích số liệu, nhờ vậy họ có thể tự tiếp

tục tiến hành Nghiên cứu lần vết cho các đợt học viên tốt nghiệp trong tương lai. Mỗi

trường được tập huấn qua hai khóa về thu thập và phân tích số liệu.

Sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của tất cả các đối tác bao gồm các cơ sở Đào tạo nghề,

Viện KHDN/TCDN, GIZ, RWI đã đóng góp vào thành công của công tác triển khai thí

điểm Nghiên cứu lần vết. Trong khi sự tham gia của các cơ sở Đào tạo nghề tạo ra tính

chủ động ở cấp địa phương, hợp phần nâng cao năng lực đóng góp vào việc xây dựng

một cơ cấu bền vững để triển khai Nghiên cứu lần vết ở tầm vĩ mô (TCDN) ngoài phạm

vi của các chương trình hợp tác phát triển. Đồng thời việc hợp tác chặt chẽ và triển khai ở

cấp trường tạo điều kiện cho việc thu thập và phân tích số liệu với chi phí thấp.

Báo cáo tổng hợp của các bên tham gia bao gồm Viện KHDN, GIZ và RWI nêu lên các

kinh nghiệm về Nghiên cứu lần vết trong Đào tạo nghề tại Việt Nam trong vòng ba năm

qua, từ khi bắt đầu vào giữa năm 2009 đến khi phân tích số liệu vòng hai của học viên tốt

nghiệp vào giữa năm 2011. Báo cáo mô tả lại sự hình thành các công cụ khảo sát, một

loạt những hội thảo với sự tham gia của tất cả các bên và các cơ sở Đào tạo nghề, kết quả

thu được từ số liệu của hai vòng học viên tốt nghiệp, các kinh nghiệm rút ra từ quá trình

triển khai.

Hai vòng đầu của Nghiên cứu lần vết (tốt nghiệp của năm 2009 và 2010) đã khảo sát

được tổng cộng hơn 8000 học viên trong đợt khảo sát cơ bản. Hơn 4500 học viên tốt

nghiệp tham gia khảo sát lần vết tại thời điểm 6 tháng sau khi tốt nghiệp, đã cung cấp

được các thông tin rất có giá trị về tình hình việc làm, đào tạo tại chỗ và chất lượng đào

tạo. Khoảng 80% học viên tốt nghiệp tìm được việc làm sau khi ra trường, và khoảng

12% vẫn thất nghiệp 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Trong khi phần lớn các học viên tốt

1 Thay mặt GIZ

Page 9: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

9

nghiệp cho rằng họ đã được đào tạo đầy đủ cho công việc thì có một lượng đáng kể học

viên tốt nghiệp đã phải đào tạo tại chỗ ngay từ khi bắt đầu làm việc, ám chỉ rằng vẫn còn

nhiều khía cạnh cần được cải thiện trong chất lượng đào tạo tại các cơ sở Đào tạo nghề.

Hơn hai năm triển khai Nghiên cứu lần vết đã mang lại nhiều kinh nghiệm và bài học cho

việc tiếp tục mở rộng nghiên cứu này trong tương lai. Liên quan đến khảo sát cơ bản, ba

bài học được rút ra. Đầu tiên, việc ấn định thời gian và chuẩn bị cho khảo sát là rất quan

trọng. Thứ hai, việc xác định và thu thập địa chỉ phù hợp cho khảo sát lần vết là yếu tố

then chốt. Thứ ba, có nhiều cách – sẽ được mô tả chi tiết trong báo cáo này – để đạt được

việc thu thập các dữ liệu liên lạc có giá trị.

Liên quan đến khảo sát lần vết, năm bài học đáng được đề cập đến. Đầu tiên, nhân lực

phục vụ cho Nghiên cứu lần vết cần được lên kế hoạch đầy đủ tại các cơ sở và tại Viện

NCKHDN. Kinh nghiệm cho thấy rằng tốt nhất nên bố trí cán bộ chuyên biệt làm toàn

thời gian cho Nghiên cứu lần vết (tại một số thời điểm). Thứ hai, cần phải nỗ lực nâng

cao nhận thức của học viên tốt nghiệp về Nghiên cứu lần vết để cải thiện các khóa đào

tạo tại các cơ sở Đào tạo nghề. Thứ ba, xác định cách thức để tăng tỉ lệ phản hồi là rất

quan trọng (một vài đề xuất đã được đưa ra bởi các cơ sở Đào tạo nghề từ kinh nghiệm

của họ). Kết hợp các phương pháp liên lạc khác nhau cũng mang lại hiệu quả tốt. Thứ tư,

tiếp tục hợp tác giữa các đối tác dự án và cơ sở Đào tạo nghề là yếu tố quan trọng để các

trường tiếp tục triển khai Nghiên cứu lần vết sau khi chấm dứt hợp phần hợp tác kỹ thuật.

Thứ năm, một số cơ cấu mở rộng cần thiết cho việc triển khai Nghiên cứu lần vết hàng

năm một cách bền vững: hỗ trợ kỹ thuật từ Viện NCKHDN/TCDN, giám sát chất lượng

khảo sát trong các cơ sở Đào tạo nghề, xây dựng các chính sách, cơ sở pháp lý để thể chế

hóa nghiên cứu này.

Để duy trì một cách bền vững đồng thời nhân rộng Nghiên cứu lần vết trên toàn quốc,

cần phải tiếp tục xây dựng năng lực cho Viện NCKHDN để trong thời gian tới Viện có

thể tự tổ chức các khóa đào tạo cho số lượng lớn các cơ sở Đào tạo nghề. Vì vậy, cần có

nhiều hơn nữa các cán bộ được giao nhiệm vụ triển khai Nghiên cứu lần vết – không chỉ

để tập huấn cho các trường mà còn phải giám sát việc thu thập số liệu và chất lượng số

liệu. Bên cạnh đó, để nhân rộng nghiên cứu, cần phải đảm bảo việc thu thập số liệu để

phân tích được chuẩn hóa. Cuối cùng, một khía cạnh quan trọng trong việc duy trì bền

Page 10: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

10

vững nghiên cứu này là xác định cách để công bố và tuyên truyền rộng rãi kết quả của

Nghiên cứu lần vết, biến nó thành một công cụ định hướng thường xuyên và hiện hữu

cho cả các cơ sở Đào tạo nghề ở cấp địa phương cũng như cho TCDN ở cấp quốc gia.

Page 11: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

11

I GIỚI THIỆU CHUNG

Page 12: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

12

1 Bối cảnh của Nghiên cứu lần vết

“Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề, Việt Nam” và “Chương trình Đào tạo nghề 2008” (PVT

2008) thuộc “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” là một phần của lĩnh vực

ưu tiên về “Phát triển kinh tế bền vững và Đào tạo nghề” đã được thống nhất giữa chính

phủ Việt Nam và chính phủ Đức. Mục tiêu tổng thể của lĩnh vực ưu tiên này là tăng

cường nguồn cung lực lượng lao động được đào tạo, có đủ năng lực và theo nhu cầu thị

trường. Trong “Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề, Việt Nam” và PVT 2008, các đối tác Việt

Nam được hỗ trợ thông qua Hợp tác kỹ thuật (HTKT) và Hợp tác tài chính (HTTC). Các

hoạt động của HTKT được lồng ghép với các hoạt động của HTTC tạo môi trường thuận

lợi cho việc sử dụng các trang thiết bị đào tạo mới phù hợp với các nghề trong đào tạo

định hướng thị trường lao động. Các hoạt động HTKT tập trung vào việc chỉnh sửa các

mô đun đào tạo để phù hợp hơn với thị trường lao động, cung cấp các dịch vụ tư vấn và

bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên dạy nghề cũng như cho cán bộ quản lý, áp dụng và

phát triển các tài liệu dạy và học có liên quan, tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở Đào

tạo nghề với doanh nghiệp, với mục tiêu tổng thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của

các cơ sở Đào tạo nghề.

Trong khuôn khổ của “Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề, Việt Nam” 11 cơ sở Đào tạo nghề Việt

Nam đã được hỗ trợ thông qua HTKT và HTTC từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 5 năm

2010. Trong khuôn khổ PVT 2008, 5 cơ sở Đào tạo nghề được lựa chọn đang nhận được

sự hỗ trợ từ HTKT và HTTC trong thời gian từ 2010 đến 2014.

Hiện nay, phần lớn các cơ sở Đào tạo nghề tại Việt Nam chưa có một hệ thống giám sát

và đánh giá (GS&ĐG) để giám sát đầu ra của dịch vụ đào tạo. Không có các công cụ

GS&ĐG, các cơ sở Đào tạo nghề có thể không liên tục cung cấp trình độ và chất lượng

đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Trong bối cảnh này, Nghiên cứu lần

vết là một công cụ GS&ĐG quan trọng nhằm đo sự thành công của các học viên học

nghề trên thị trường lao động. Nó cung cấp các thông tin hữu ích, VD: các cựu học viên

đã có việc làm? ở đâu? trong lĩnh vực nào? và họ đánh giá khóa Đào tạo nghề mà họ đã

theo học có phù hợp với công việc hiện tại của họ hay không. Là sự phản hồi từ bên

ngoài cho ban quản lý trường, Nghiên cứu lần vết là một công cụ phù hợp để kiểm tra và

Page 13: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

13

cải thiện chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó Nghiên cứu lần vết cũng là một công cụ giám

sát để đánh giá tác động của “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam”. Với những

lý do nêu trên, vào đầu năm 2009 trong khuôn khổ “Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề, Việt

Nam”, một bản đề cương Nghiên cứu lần vết đã được phát triển và thí điểm thành công

tại các cơ sở Đào tạo nghề đối tác. Nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của lãnh đạo

các cơ sở Đào tạo nghề cũng như của Tổng cục Dạy nghề về sự cần thiết của công cụ

GS&ĐG này, Nghiên cứu lần vết đã từng bước được triển khai, cải thiện và mở rộng ra

phạm vi lớn hơn.

Page 14: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

14

2 Đề cương Nghiên cứu lần vết

2.1 Mục đích của Nghiên cứu lần vết

Nghiên cứu lần vết cung cấp các thông tin về sự thành công của cựu học viên trên thị

trường lao động, phản hồi về chất lượng đào tạo và những khuyến nghị để nâng cao chất

lượng đào tạo. Bởi vậy các mục đích chính của Nghiên cứu lần vết là đảm bảo và nâng

cao chất lượng đào tạo đối với cấp cơ sở Đào tạo nghề. Với cấp chính sách, Nghiên cứu

lần vết đóng góp vào điều hành hệ thống Đào tạo nghề định hướng theo thị trường lao

động. Bên cạnh đó, Nghiên cứu lần vết còn được sử dụng như một công cụ để đánh giá

tác động của chương trình Đào tạo nghề.

2.2 Phạm vi và nhóm đối tượng của Nghiên cứu lần vết

Từ năm 2009 đến 2010, Nghiên cứu lần vết được triển khai thí điểm tại 11 cơ sở Đào tạo

nghề đối tác thuộc “Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề, Việt Nam”. Nghiên cứu này được mở

rộng ra 18 cơ sở Đào tạo nghề trải rộng khắp các miền của Việt Nam gồm 10 trường cũ

(thuộc “Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề, Việt Nam”), 5 trường đối tác mới (thuộc PVT 2008)

và 3 trường ngoài dự án trong năm 2010 – 2011. Đối tượng của Nghiên cứu lần vết là các

học viên sắp rời trường và các cựu học viên.

2.3 Phương pháp luận

Chọn mẫu là bước đầu tiên khi triển khai Nghiên cứu lần vết. Tùy thuộc vào nhu cầu và

năng lực của mỗi cơ sở Đào tạo nghề, có thể dùng phương pháp chọn toàn bộ số học viên

tốt nghiệp hoặc chọn mẫu đại diện ngẫu nhiên để khảo sát.

Nghiên cứu lần vết được triển khai theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là khảo sát cơ bản

được triển khai 1 tuần trước khi học viên tốt nghiệp rời trường. Thời điểm muộn nhất để

khảo sát cơ bản là ngày cựu học viên quay về trường nhận bằng tốt nghiệp. Khảo sát cơ

bản nhằm mục đích thu thập các thông tin cơ bản về các đặc điểm xã hội – nhân khẩu

học, kế hoạch về sự nghiệp trong tương lai của bản thân và những mong chờ của các học

viên tốt nghiệp thuộc nhóm đối tượng khảo sát và để có thông tin liên lạc khi triển khai

khảo sát lần vết ở giai đoạn 2 (xem ở dưới). Phương pháp được áp dụng cho khảo sát cơ

bản là phát bảng hỏi trực tiếp cho học viên/cựu học viên. Giai đoạn 2, khảo sát lần vết

Page 15: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

15

cần được triển khai ít nhất là 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Khảo sát lần vết nhằm mục đích

thu thập những thông tin về tình hình việc làm của cựu học viên và những phản hồi của

họ về chất lượng đào tạo. Các thông tin được thu thập qua 2 phương pháp chính: Gửi

bảng hỏi qua đường bưu điện hoặc email và qua phỏng vấn bằng điện thoại hoặc phỏng

vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi.

2.4 Công cụ

Một số các công cụ đã được phát triển cho triển khai Nghiên cứu lần vết trong khuôn khổ

Hợp tác Việt Đức về Đào tạo nghề bao gồm bảng hỏi khảo sát cơ bản, bảng hỏi khảo sát

lần vết và bảng hỏi tổng hợp, công cụ quản lý và sử lý dữ liệu bằng excel cũng như quyển

sổ tay.

Bảng hỏi khảo sát cơ bản được soạn thảo gồm phần lớn những câu hỏi đóng và được cấu

trúc thành 3 phần chính (i) Thông tin cá nhân (mã số học viên tốt nghiệp, tên, giới, năm

sinh, lớp, chuyên ngành và bằng tốt nghiệp cao nhất) (ii) Các kế hoạch trong tương lai

sau khi tốt nghiệp (iii) Các thông tin liên lạc (địa chỉ gửi thư, điện thoại và địa chỉ email).

Bảng hỏi được đính kèm trong phụ lục.

Bảng hỏi lần vết được chia thành 4 phần chính (i) Thông tin cá nhân (giới, năm sinh, lớp,

chuyên ngành và loại bằng) (ii) Kinh nghiệm trên thị trường lao động và đào tạo (tình

hình việc làm, cách thức tìm được việc làm, mức lương, vị trí công việc vv…), (iii) Đào

tạo nâng cao, (iv) Đánh giá về đào tạo. Bảng hỏi được đính kèm trong phụ lục.

Bảng hỏi tổng hợp được sử dụng để khảo sát cựu học viên, những em không tham gia

khảo sát cơ bản. Bảng hỏi này được phát triển dựa trên bảng hỏi khảo sát cơ bản và bảng

hỏi khảo sát lần vết. Bảng hỏi được đính kèm trong phần phụ lục.

Excel được sử dụng là một công cụ chính quản lý và phân tích dữ liệu cho Nghiên cứu

lần vết bởi nó thân thiện với người sử dụng và chi phí thấp. Bảng nhập dữ liệu được thiết

kế bằng Excel và được chuẩn hóa cho tất cả các cơ sở Đào tạo nghề tham gia. Có 3 bảng

nhập liệu tương ứng với 3 bảng hỏi (bảng hỏi cơ bản, lần vết và tổng hợp).

Các chức năng khác nhau trong Excel được sử dụng để chọn mẫu, tự động kết nối để sản

xuất thư hàng loạt, mã hóa và lưu trữ thông tin bảng hỏi, sát nhập các bộ dữ liệu khác

Page 16: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

16

nhau, tạo các bảng chính và thống kê để tập hợp thông tin, trình bày và báo cáo các kết

quả khảo sát.

Sổ tay được phát triển để từng bước hướng dẫn cán bộ triển khai Nghiên cứu lần vết của

các cơ sở đạo tạo nghề trong việc triển khai nghiên cứu, quản lý và phân tích các dữ liệu

đã thu thập được. Để biết thêm chi tiết, đề nghị xem quyển sổ tay.

Page 17: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

17

II TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM NGHIÊN CỨU LẦN VẾT VÀ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ TRIỂN KHAI

NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Page 18: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

18

1 Tổng quan tình hình triển khai thí điểm khảo sát Lần vết

Từ đầu năm 2009, Đề cương Nghiên cứu lần vết bắt đầu được đưa ra thông qua việc xây

dựng bộ phiếu gồm các câu hỏi mang tính chuẩn hóa và hệ thống quản lý dữ liệu đơn

giản nhưng hiệu quả. Các Nghiên cứu lần vết được thực hiện trong sự hợp tác chặt chẽ

giữa các bên gồm: GIZ, 11 trường dạy nghề thuộc dự án, RWI (thay mặt GIZ), và Viện

NCKHDN/TCDN trong khuôn khổ Dự án "Hỗ trợ Kỹ thuật dạy nghề Việt Nam". Trên cơ

sở những thành tựu đạt được từ kết quả thực hiện Nghiên cứu lần vết năm 2009, trong

khuôn khổ dự án PVT 2008, nghiên cứu đã được tiếp tục triển khai trong năm 2010 mở

rộng thêm tại 5 trường dạy nghề (đối tác của Dự án và 4 trường dạy nghề khác (không

thuộc dự án) mang tính "so sánh". Với mục tiêu cơ bản là xây dựng một chương trình

giám sát mang tính bền vững ở cấp địa phương: các phiếu hỏi đã được phát triển trong sự

hợp tác chặt chẽ với tất cả các bên có liên quan và thảo luận giữa các cơ sở đào tạo nghề

và các chuyên gia của dự án. Một bảng hỏi kết hợp giữa bảng hỏi khảo sát Cơ bản và Lần

vết đã được xây dựng dành cho các trường dạy nghề mới tham gia vào nghiên cứu. Các

cán bộ của các trường đã được tham gia khóa tập huấn về thu thập dữ liệu, xử lý và cách

thức phân tích dữ liệu do chuyên gia tư vấn quốc tế RWI tiến hành, đây là các cán bộ hạt

nhân đóng vai trò tiếp tục triển khai Nghiên cứu lần vết đối với sinh viên tốt nghiệp trong

tương lai. Ngoài ra, một số nghiên cứu viên của Viện NCKH DN cũng được tập huấn để

hỗ trợ triển khai Nghiên cứu lần vết với vai trò như các chuyên gia địa phương. Các

trường dạy nghề và Viện NCKHDN ngay từ đầu đã trực tiếp tham gia trong quá trình lập

kế họach, triển khai nghiên cứu và phân tích kết quả.

Quá trình thực hiện Nghiên cứu lần vết có sự hợp tác chặt chẽ giữa tất cả các bên liên

quan, nghiên cứu nhấn mạnh vào việc xây dựng năng lực cho các bên tham gia (nhà

trường) và điều này thể hiện thông qua các cuộc hội thảo và tập huấn kỹ năng đã được tổ

chức, cụ thể là: Hội thảo đầu tiên diễn ra tại Hà Nội vào ngày 05 tháng 6 năm 2009 với

thành phần tham gia gồm đại diện các trường, đại diện TCDN và một số các cơ quan

khác có liên quan đã tiến hành thảo luận nhằm xây dựng phương pháp tiếp cận Nghiên

cứu lần vết và đạt được sự đồng thuận về việc triển khai thực hiện. Hội thảo thứ hai (ngày

12 tháng 8 năm 2009 tại Hà Nội) đã tập trung thảo luận nhằm thống nhất về cách thức

thực hiện nghiên cứu. Cuộc thảo luận này cũng nhằm cụ thể hóa các nội dung/hoạt động

trong phương pháp thực hiện và xây dựng khung thời gian cho triển khai nghiên cứu. Hội

thảo/tập huấn lần thứ ba vào ngày 19 tháng 8/2009 tại Nha Trang đã tiến hành đào tạo

cho đại diện các trường tham gia về các kỹ năng để thu thập dữ liệu sử dụng cho cuộc

khảo sát lần vết. Sau khi kết thúc hai vòng điều tra cơ bản và lần vết năm 2009, cuộc tập

huấn lần thứ tư đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12 tháng 5 năm 2010. Cuộc tập huấn

Page 19: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

19

lần này tập trung đào tạo về kỹ năng xử lý và phân tích các dữ liệu do chính các trường

đã thu thập dữ liệu. Hội thảo cuối cùng của vòng 1 diễn ra vào ngày 13 tháng 5, 2010 tại

Hà Nội một lần nữa đã tập hợp tất cả các bên liên quan để trình bày và thảo luận về kết

quả của Nghiên cứu lần vết, đồng thời xác định các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực

hiện Nghiên cứu lần vết trong tương lai. Sau đó, các đại biểu tham gia thảo luận theo ba

cấp độ/nhóm : đầu tiên là nhóm thảo luận ở cấp quốc gia mang tính “quản lý”, nhóm thứ

hai đại diện cho các trường dạy nghề đã trực tiếp tham gia thí điểm và nhóm thứ ba gồm

5 trường mới sẽ tham gia nghiên cứu và các trường này cũng nhận được hỗ trợ tương tự

từ phía GIZ và chuyên gia tư vấn từ RWI trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt-Đức mới.

Giống như vòng khảo sát đầu tiên, cán bộ trực tiếp tham gia của 5 trường dạy nghề mới

thuộc PVT 2008 cùng với 4 trường dạy nghề ngoài dự án - được lựa chọn như là một

nhóm so sánh, tiếp tục tham gia vào hai cuộc tập huấn kỹ thuật được tổ chức tại Hà Nội

(vào ngày 10 tháng 1 và ngày 21 tháng 6 năm 2011). Hội thảo cuối cùng của vòng 2 tổ

chức ngày 23 tháng 6 năm 2011 đã trình bày kết quả của vòng khảo sát thứ hai của

Nghiên cứu lần vết, đồng thời phác thảo thời gian biểu thực hiện Nghiên cứu lần vết cho

các cơ sở dạy nghề Việt Nam.

Page 20: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

20

2 Xây dựng năng lực phân tích dữ liệu

Như đã nêu trong các nội dung trước, điểm đáng ghi nhận trong quá trình thực hiện

nghiên cứu là việc tổ chức các khóa tập huấn về phân tích dữ liệu. Mỗi cán bộ của các

trường dạy nghề được tham gia ít nhất hai khóa đào tạo kỹ năng về xử lý và đánh giá dữ

liệu. Các khóa tập huấn tổ chức sau mỗi lần kết thúc 1 cuộc khảo sát (cơ sở hoặc lần vết)

và sử dụng chính dữ liệu vừa thu được từ khảo sát. Điều này cho phép những người tham

gia làm việc trên dữ liệu riêng của trường mình. Mỗi cuộc tập huấn được tổ chức mang

tính tổng hợp cả về mặt lý thuyết và thực hành. Lý thuyết bao gồm những nội dung như

chọn mẫu điều tra, cách triển khai, thời gian khảo sát và cách thức lưu trữ dữ liệu. Phần

thực hành bao gồm đào tạo từ các kỹ năng nhỏ thực tế. Các nội dung thực hành bao gồm

định dạng, mã hóa và làm sạch dữ liệu, sáp nhập và phân tích dữ liệu.v.v. Như vậy, cuộc

tập huấn đầu tiên tập trung vào các vấn đề thực hiện và chuẩn bị dữ liệu, còn cuộc tập

huấn thứ hai chủ yếu đi vào phân tích dữ liệu. Trong mỗi cuộc tập huấn, các cán bộ tham

gia đều nhận được dữ liệu từ chính trường mình thu thập và bộ dữ liệu tổng hợp từ tất cả

các trường dạy nghề. Việc sử dụng cả dữ liệu chung và dữ liệu riêng đem lại hai lợi ích.

Trước hết, cán bộ tham gia sẽ tập trung phân tích dữ liệu nhiều hơn bởi vì họ có thể trực

tiếp hiểu biết được các đặc trưng về sinh viên tốt nghiệp của trường mình. Thứ hai, nhận

thức về quản lý chất lượng dữ liệu đối với cán bộ được nâng lên bởi vì họ đã được đào

tạo các kỹ năng để giải quyết/ đối mặt với nhiều vấn đề có thể xảy ra trong một bộ dữ liệu

khi khảo sát hoặc mã hóa không thực hiện đúng qui trình. Cả hai lợi thế đặc biệt quan

trọng để có thể duy trì thực hiện Nghiên cứu lần vết một cách bền vững ở cấp trường. Từ

góc độ đào tạo, cần thiết có thêm cuộc tập huấn thứ ba nhằm hỗ trợ các trường dạy nghề

viết báo cáo từ dữ liệu có được.

Để xây dựng và chuyển giao năng lực thực hiện giữa RWI cho các nghiên cứu viên của

Viện NCKHDN, các cán bộ của Viện đã tham gia trong cuộc tập huấn gần đây nhất về

phân tích dữ liệu. Việc chuyển giao năng lực đã được nêu lên trong hội thảo (lần thứ 7,

23 tháng 6-2011) Viện NCKHDN được xác định sẽ đóng góp một phần vào việc tập

huấn, đào tạo mở rộng cho các trường. Trước đó, các nghiên cứu viên của Viện đã có

đóng góp thông qua việc tham gia soạn thảo các chương trình và nhiệm vụ đào tạo. Ngoài

ra, nghiên cứu viên của Viện cần được đào tạo và hỗ trợ để chuẩn bị trong việc tiến hành

Page 21: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

21

đào tạo sau này. Bên cạnh các hỗ trợ đã thực hiện, nghiên cứu viên của Viện đã tiếp nhận

đào tạo tương tự như những người tham gia từ các trường dạy nghề. Sự hỗ trợ này rất

hiệu quả để Viện xây dựng kế hoạch tập huấn, đào tạo của mình, những khóa đào tạo do

Viện phần lớn đảm nhiệm mà không có sự hỗ trợ của chuyên gia RWI. Kết quả của hội

thảo được mô tả cụ thể hơn trong chương sau đây.

Page 22: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

22

3 Tóm tắt kết quả của các hội thảo

Như đã trình bày trong phần II.1, tổng cộng có 8 hội thảo (4 hội thảo đề cập đến công tác

triển khai và các kết quả của Nghiên cứu lần vết và 4 hội thảo nâng cao năng lực) đã diễn

ra trong hơn 2 năm qua trong quá trình thực hiện các cuộc Nghiên cứu lần vết thuộc “Hỗ

trợ Kỹ thuật Dạy nghề, Việt Nam” và PVT 2008. Toàn bộ tài liệu ghi chép lại các kết quả

của từng hội thảo được cung cấp ở phần phụ lục. Các nội dung chính của 4 hội thảo nâng

cao năng lực (Hội thảo số III, IV, VI và VII) đã được nêu trong mục II.2. Phần này chỉ

tóm tắt các kết quả chính của 4 hội thảo còn lại liên quan đến triển khai và kết quả của

Nghiên cứu lần vết.

Hoạt động Nghiên cứu lần vết được bắt đầu bằng “Hội thảo khởi động về giám sát trong

Đào tạo nghề - Nghiên cứu lần vết và khảo sát trường” vào tháng 6 năm 2009 trong

khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề, Việt Nam”. Trong hội thảo này, các thông

tin về kinh nghiệm của các cơ sở Đào tạo nghề trong việc triển khai Nghiên cứu lần vết

đã được thu thập. Ngoài ra, các kinh nghiệm trong nước và quốc tế của các chuyên gia tư

vấn trong và ngoài nước đã được chia sẻ nhằm chuẩn bị cho việc phát triển đề cương thực

hiện Nghiên cứu lần vết một cách bền vững tại Việt Nam. Trong 11 cơ sở Đào tạo nghề

đối tác có mặt tại hội thảo, một số cơ sở đã có kinh nghiệm triển khai Nghiên cứu lần vết

hoặc xuất phát từ sáng kiến của bản thân họ hoặc trong khuôn khổ một dự án lớn mà họ

đã tham gia. Những kinh nghiệm này tương đối đa dạng. Một trở ngại mà các cơ sở Đào

tạo nghề chia sẻ là thiếu nguồn nhân lực và nguồn tài chính để triển khai Nghiên cứu lần

vết. Bởi vậy, một bản đề cương triển khai Nghiên cứu lần vết một cách bền vững với

cách tiếp cận phù hợp và chi phí triển khai thấp đã được đồng thuận phát triển và cung

cấp cho 11 cơ sở Đào tạo nghề đối tác trong khuôn khổ của dự án.

Tiếp theo các kết quả của hội thảo khởi động, hội thảo thứ hai “Nghiên cứu lần vết –

Quyết định và chuẩn bị tổng thể” được tổ chức vào ngày 12/08/2009 tại Hà Nội. Tại hội

thảo này, 11 cơ sở Đào tạo nghề, GIZ cũng như Viện NCKHDN/TCDN đã thảo luận và

nhất trí phương pháp Nghiên cứu lần vết (cần có cả khảo sát cơ bản và khảo sát lần vết),

bộ công cụ và thời gian biểu triển khai Nghiên cứu lần vết (giai đoạn thí điểm: vòng 1 từ

2009 - 2010). Hội thảo đã rất thành công bởi các đại biểu tham dự hội thảo đã đạt được

sự nhất trí về mục đích, nội dung và sự cần thiết của một Nghiên cứu lần vết được triển

Page 23: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

23

khai bền vững nhằm đảm bảo chất lượng Đào tạo nghề và phát triển chất lượng đào tạo

theo nhu cầu của thị trường lao động.

Sau khi thí điểm Nghiên cứu lần vết tại 11 cơ sở Đào tạo nghề, một hội thảo tổng kết

vòng 1 đã được tổ chức vào tháng 5 năm 2010 với sự tham gia của đại diện TCDN, Viện

NCKHDN, 11 cơ sở Đào tạo nghề thuộc dự án “Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề, Việt Nam”, 5

cơ sở Đào tạo nghề thuộc hợp phần “Chương trình Đào tạo nghề 2008”, nhóm cán bộ

GIZ (trước đây là GTZ) và các chuyên gia RWI. Trong hội thảo này, các kết quả của

Nghiên cứu lần vết từ hai khía cạnh: chung (tất cả 11 cơ sở Đào tạo nghề) và từng trường

đã được trình bày. Những kết quả này là sự phản hồi của cựu học viên đối với cấp lãnh

đạo của các cơ sở Đào tạo nghề về chất lượng đào tạo và tình hình của họ trên thị trường

lao động. Các bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Nghiên cứu lần vết tại 11 cơ

sở Đào tạo nghề đã được chia sẻ nhằm hoàn thiện việc triển khai Nghiên cứu lần vết

trong tương lai. Các nhóm làm việc trong hội thảo vạch ra các bước để họ có thể tham

gia. Ngoài ra, 11 cơ sở Đào tạo nghề đã phát triển và thống nhất bộ bảng hỏi chuẩn hóa. 5

cơ sở Đào tạo nghề mới trong khuôn khổ PVT 2008 đã xác định những yêu cầu cho việc

triển khai Nghiên cứu lần vết và vạch ra cách tiếp cận phù hợp để liên lạc với các cựu học

viên nhằm triển khai Nghiên cứu lần vết của họ từ năm 2010. 10 trong tổng số 11 cơ sở

Đào tạo nghề đã cam kết tiếp tục triển khai Nghiên cứu lần vết sau khi dự án “Hỗ trợ Kỹ

thuật Dạy nghề, Việt Nam” kết thúc.

Tương tự như vòng 1, sau khi triển khai Nghiên cứu lần vết (2010-2011), 5 cơ sở Đào tạo

nghề đối tác mới (thuộc PVT 2008), 4 cơ sở Đào tạo nghề thuộc nhóm so sánh và trường

Cao đẳng LILAMA cũng như trường Cao đẳng bách nghệ Hải Phòng đã được mời tham

dự hội thảo tổng kết báo cáo các kết quả của Nghiên cứu lần vết vòng 2 vào tháng 6 năm

2011. Tại hội thảo, các đại biểu đã được cung cấp bức tranh tổng thể quá trình triển khai

Nghiên cứu lần vết. Các bài học kinh nghiệm từ 2009 đến 2011 giữa các trường mới và

trường cũ được chia sẻ nhằm triển khai Nghiên cứu lần vết trong tương lai được thuận

tiện hơn. Chuyên gia quốc tế đã báo cáo các kết quả ban đầu của Nghiên cứu lần vết và

rất nhiều những khám phá thú vị được phát hiện qua các kết quả. Tất cả đại biểu tham dự

hội thảo đã tham gia thảo luận về các kết quả rất tích cực và đã đóng góp nhiều ý tưởng

cho kế hoạch trong tương lai. Các đại biểu nhận thức được tầm quan trọng của Nghiên

Page 24: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

24

cứu lần vết là một công cụ nâng cao chất lượng đào tạo một cách hiệu quả và sẽ tiếp tục

triển khai nó như một hoạt động thường xuyên. Ngoài ra, các đại biểu đã nêu lên nhu cầu

của họ là cần sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ phía GIZ và hỗ trợ về mặt tài chính từ TCDN

cho việc triển khai Nghiên cứu lần vết. Các đại biểu cũng khuyến nghị cần nhân rộng

Nghiên cứu lần vết ở phạm vi lớn hơn và đã thảo luận về những yêu cầu ở cấp chính sách

cho việc nhân rộng cũng như duy trì hoạt động Nghiên cứu lần vết ở các trường đang

tham gia.

Page 25: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

25

4 Tình hình triển khai Nghiên cứu lần vết

4.1 Khảo sát cơ bản

Đối với vòng khảo sát đầu tiên (2009-2010), đa số các trường của tiến hành khảo sát cơ

bản vào tháng 8 và tháng 9 năm 2009. Do thời gian học viên tốt nghiệp các trường dạy

nghề khác nhau nên đến tháng 12 năm 2009 dữ liệu của 10 trong số 11 trường tham gia

khảo sát mới được chuyển giao cho dự án. Đối tượng chính của điều tra cơ bản là sinh

viên ở trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề với số lượng khảo sát là 4.662 sinh viên

chiếm 2/3 trong tổng số học viên tốt nghiệp (6871 sinh viên). Trong vòng khảo sát thứ

hai (2010-2011), với sự tham gia của 5 trường dạy nghề mới dữ liệu cơ bản được thu thập

và tổng hợp từ tháng 6 năm 2010 cho đến tháng 12 năm 2010 với số lượng 3.675 sinh

viên (xem chi tiết trong phụ lục 6). Sau đây là các bước tiến hành đối với điều tra cơ bản

theo chương trình của dự án:

- Đầu tiên, các trường dạy nghề chuẩn bị danh sách các sinh viên sẽ tốt nghiệp

trong năm và quyết định về cỡ mẫu của cuộc điều tra tùy thuộc vào nhu cầu và

năng lực hiện có của mình. Căn cứ vào mục tiêu của Nghiên cứu lần vết, những

sinh viên học trong ngành nghề đào tạo được hỗ trợ bởi dự án GIZ sẽ là đối tượng

ưu tiên khảo sát.

- Thời điểm tiến hành điều tra cơ bản là trước khi thi tốt nghiệp. Phần lớn các

trường dạy nghề tổ chức một cuộc họp lớp để giới thiệu về mục đích, tầm quan

trọng và trách nhiệm của các học viên trong việc tham gia vào Nghiên cứu lần vết

cụ thể là trả lời phiếu khảo sát. Sau đó, các bảng hỏi được phân phát cho các học

viên. Ngoài ra, các trường đều nhắc nhở và khuyến khích học viên tốt nghiệp

thông báo lại cho trường về bất kỳ sự thay đổi về địa chỉ liên hệ hoặc số điện

thoại. Tuy nhiên, một số sinh viên đã rời trường trước khi khảo sát cơ bản nên

thông tin cơ bản lại phải thu thập bằng nhiều cách khác như: sử dụng dữ liệu/ hồ

sơ của học viên được lưu trữ tại trường, thông qua mạng lưới các cựu sinh viên,

trưởng lớp hoặc liên lạc với gia đình học viên… Trong vòng khảo sát sau

2010/2011 các trường tham gia đã không gặp phải vấn đề này và các hoạt động đã

được tiến hành theo kế hoạch.

Page 26: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

26

Sau khi kết thúc điều tra cơ bản, chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu được kiểm tra trước

khi tiến hành nhập liệu. Nhìn chung, chất lượng dữ liệu cơ bản là đạt yêu cầu. Chỉ trong

một số trường hợp, có vẻ là dữ liệu đã được điền vào chỉ với thông tin mang tính hành

chính.

4.2 Khảo sát lần vết

Cuộc khảo sát lần vết thường bắt đầu sau 6 tháng tính từ khi học viên tốt nghiệp. Các

trường thường mất 2 tuần để chuẩn bị cho cuộc khảo sát và thời gian thu thập thông tin

kéo dài từ 4 đến 8 tuần. Khi tiến hành ở tất cả các trường thì cuộc khảo sát kéo dài gần ba

tháng. Các phương pháp dự án đưa ra sử dụng để thu thập thông tin trong cuộc khảo sát

Lần vết bao gồm: gửi phiếu hỏi qua thư – đường bưu điện và phỏng vấn điện thoại (dựa

trên bảng câu hỏi) trong các trường hợp không có địa chỉ và điện thoại liên hệ thì điều tra

qua e-mail. Trong vòng đầu tiên (2009-2010), khảo sát Lần vết bắt đầu vào tháng 2 năm

2010 và tiến hành khảo sát toàn bộ học viên đã tham gia khảo sát cơ bản. Đến tháng 5

năm 2010, thu được phản hồi từ 2.662 sinh viên tốt nghiệp, chiếm hơn 50% mẫu khảo

sát. Đây là một kết quả khá khả quan. Trong vòng hai (2010-2011), với khối lượng khảo

sát tương tự vòng 1, thời gian khảo sát lần vết cũng mất gần ba tháng từ tháng 3 đến

tháng 6 năm 2011. Toàn bộ số học viên tham gia khảo sát cơ bản của 10 trường cũ và 5

trường mới đã được khảo sát bằng cách sử dụng các bảng câu hỏi Lần vết. Còn bảng hỏi

Tổng hợp2 được sử dụng mở rộng khảo sát những học viên tốt nghiệp không tham gia

khảo sát cơ bản đối với những trường dự án và dành cho các trường không thuộc dự án3

sử dụng (do các học viên của các trường này chưa tham gia điều tra cơ bản). Tổng cộng

có 3.926 học viên tham gia khảo sát Lần vết, trong đó 2606 trả lời bảng hỏi Lần vết và

690 trả lời bảng hỏi Tổng hợp.

Các bước tiến hành cuộc khảo sát Lần vết như sau:

- Thứ nhất, danh sách khảo sát lần vết các sinh viên tốt nghiệp đã có được từ kết

quả khảo sát cơ bản. Hầu hết các trường dự kiến sẽ khảo sát khoảng 300 sinh viên

2 Bảng hỏi kết hợp được thiết kế dựa trên bảng hỏi cơ bản và lần vết. Bảng hỏi này được dùng cho những

học viên tốt nghiệp không tham gia vào khảo sát cơ bản

3 Các trường thuộc nhóm so sánh tham gia Nghiên cứu lần vết sau khi học viên năm 2011 của họ đã tốt

nghiệp, rời trường và thời gian khảo sát cơ bản đã qua.

Page 27: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

27

tốt nghiệp. Gần 6 tháng sau khi tốt nghiệp, các trường dạy nghề bắt đầu gửi bảng

câu hỏi cùng với một phong bì dán tem có ghi sẵn địa chỉ của nhà trường dạy

nghề để học viên gửi trả lại. Tuy nhiên, một số trường đã không thể thực hiện

tuần tự từ bước này. Do sự thiếu hụt nguồn nhân lực và rút kinh nghiệm từ kết

quả khảo sát vòng 1 với nhận định tỷ lệ phản hồi qua thư là thấp nên có nhiều

trường tiến hành khảo sát qua điện thoại ngay từ đầu.

- Sau 3 tuần, các trường tiến hành phỏng vấn qua điện thoại đối với các học viên

không gửi thư trả lời.

Sau khi hoàn thành khảo sát, các trường tiến hành kiểm tra chất lượng phiếu khảo sát và

nhập dữ liệu vào bảng nhập liệu Lần vết và Tổng hợp.

4.3 Những khó khăn chính trong quá trình thực hiện Nghiên cứu lần vết

Thiếu nguồn lực: Thiếu nguồn nhân lực, cụ thể là cán bộ tham gia luôn là một vấn đề

khó khăn đối với các trường tham gia trong cả 2 vòng khảo sát. Thông thường, mỗi

trường có 2 cán bộ trực tiếp phụ trách triển khai Nghiên cứu lần vết với nhiệm vụ chính

là tiến hành điều tra Cơ bản và Lần vết. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân lực, hiện nay

một số trường chỉ còn một cán bộ tham gia. Vì vậy, việc thực hiện lần vết tùy thuộc vào

hoàn cảnh của cá nhân tham gia, nếu cán bộ đó có việc đột xuất hoặc phải thực hiện các

nhiệm vụ ưu tiên khác thì quá trình triển khai nghiên cứu sẽ bị chậm trễ. Sự thiếu hụt của

nguồn nhân lực trong Nghiên cứu lần vết cũng dẫn đến sự chậm trễ trong cả các công

việc sau khảo sát, đó là nhập và chuyển dữ liệu.

Sinh viên tốt nghiệp thay đổi địa chỉ liên lạc, số điện thoại: Sau khi tốt nghiệp, nhiều

sinh viên thay đổi địa chỉ của họ, đặc biệt là sinh viên ở khu vực nông thôn. Nhiều học

viên chuyển chỗ ở thuê nhà gần nơi làm việc, do đó một số địa chỉ thu thập được khi họ

còn đang đi học là không còn giá trị. Đây là một trong những lý do khiến cho tỷ lệ phản

hồi thấp (tỷ lệ phản hồi qua thư cao nhất là khoảng 50%, hầu hết các trường dạy nghề

chỉ đạt được tỷ lệ phản hồi 20-30% ). Một lý do khác là gia đình sinh viên tốt nghiệp có

thể nhận được thư nhưng không thể gửi nó tới sinh viên tốt nghiệp bởi vì họ cũng không

biết địa chỉ chính xác. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất đối với những người

thực hiện cuộc điều tra lần vết. Các cán bộ phải dành nhiều thời gian và công sức để tìm

Page 28: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

28

cách liên lạc với sinh viên tốt nghiệp như: hỏi các bạn cùng lớp họ hoặc liên lạc với

những doanh nghiệp thường tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của trường mình.

Nhận thức của học viên tốt nghiệp về vai trò tham gia, đóng góp cho Nghiên cứu lần

vết còn thấp: Vấn đề này cũng là một thách thức lớn đã được báo cáo bởi rất nhiều cán

bộ triển khai nghiên cứu lần vết. Sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các học viên học nghề

nhận thức về trách nhiệm của mình khi tham gia nghiên cứu này còn thấp. Học viên do

không hiểu biết rõ ràng về mục đích của Nghiên cứu lần vết, không quan tâm hoặc cảm

thấy không thoải mái khi trả lời các câu hỏi về những đánh giá của cá nhân đối với chất

lượng đào tạo. Vì nhiều lý do nêu trên nên các sinh viên tốt nghiệp chưa sẵn sàng để cung

cấp thông tin, đặc biệt là trả lời qua thư. Thông thường, sinh viên tốt nghiệp hay trả lời

rằng họ đang bận công việc nên không có thời gian để trả lời và gửi lại câu hỏi. Một lý do

khác là một số câu hỏi làm cho họ cảm thấy “không thoải mái” khi trả lời. Tuy nhiên, qua

phỏng vấn điện thoại các cán bộ có cơ hội để giải thích và làm cho học viên cảm thấy

thoải mái và tự tin để trả lời các câu hỏi. Đó là lý do tại sao các cuộc phỏng vấn qua điện

thoại thường là sự lựa chọn đầu tiên để tiến hành khảo sát lần vết trong nhiều trường dạy

nghề đặc biệt là ở vòng thứ hai.

Kinh phí dành cho Nghiên cứu lần vết còn hạn chế và thiếu cơ chế để khuyến khích

cho cán bộ thực hiện: Nghiên cứu lần vết sử dụng bộ công cụ đơn giản (câu hỏi ngắn và

đơn giản) đồng thời phương pháp tiến hành cuộc điều tra cũng khá dễ dàng (gửi thư và

điện thoại) do đó chi phí dành cho nghiên cứu này là khá thấp. Tuy nhiên, đây lại là một

hoạt động mới với gần như tất cả các cơ sở đào tạo nghề vì vậy không phải là dễ dàng để

phân bổ tài chính cho nghiên cứu. Lãnh đạo của các trường đã có thể phê duyệt ngân sách

để thực hiện nghiên cứu này. Tuy nhiên, chi phí ở mức rất khiêm tốn do đó hầu hết các

cơ sở đào tạo nghề tiết kiệm chi phí bằng cách gửi thư thường thay vì gửi thư bảo đảm

EMS và nhiều trường đã không thể mở rộng cỡ mẫu của cuộc khảo sát như mong muốn.

Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, đối với cán bộ trực tiếp thực hiện Nghiên cứu lần vết ở

nhiều trường thì công việc này được coi là một nhiệm vụ bổ sung nhưng lại không có cơ

chế khuyến khích cho họ (phụ cấp hoặc tăng tiền lương). Điều này không phải là vấn đề

lớn nếu các cán bộ chỉ thực hiện các cuộc khảo sát mang tính thí điểm 1 hoặc 2 năm. Tuy

nhiên trong dài hạn thì việc thiết lập cơ chế khuyến khích đối với cán bộ tiến hành

Page 29: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

29

Nghiên cứu lần vết rất cần thiết vì đây thực sự là công việc không nhỏ và điều này sẽ góp

phần nâng cao động lực cũng như trách nhiệm đối với công việc của cán bộ tham gia.

Thiếu kinh nghiệm và sáng kiến trong công việc: Nghiên cứu lần vết là một hoạt động

mới mẻ đối với nhiều trường dạy nghề mới nên các cán bộ tham gia chưa/không có nhiều

kinh nghiệm để giải quyết với những khó khăn một cách linh hoạt. Một số cán bộ đã

không chia sẻ thông tin về các vấn đề phát sinh một cách kịp thời với các chuyên gia

trong nước và dự án GIZ. Vì những nguyên nhân khác nhau hoặc do bận công việc nên

các cán bộ chưa chủ động liên hệ với dự án một cách thường xuyên. Cán bộ dự án và tư

vấn thường xuyên liên lạc để trao đổi và nhắc nhà trường về lịch trình và tiến độ thực

hiện khảo sát. Những cán bộ tham gia nên đóng vai trò chủ động hơn và hiểu rằng thực

hiện Nghiên cứu lần vết là trách nhiệm, nhiệm vụ của mình theo như cam kết của nhà

trường.

Page 30: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

30

III KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU LẦN VẾT

Page 31: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

31

1 Vòng 1 Năm 2009-2010

1.1 Các khía cạnh về nhóm tuổi và giới tính (khảo sát cơ bản)

Xem xét các đặc điểm xã hội- nhân khẩu học của học viên tốt nghiệp được khảo sát như

nhóm tuổi, Bảng 1 cho thấy tuổi trung bình của học viên của các cơ sở Đào tạo nghề khác

nhau khá đồng đều. Về nguyên tắc, tuổi của học viên có thể từ 17 đến 40, nhưng theo kết

quả khảo sát, độ tuổi trung bình nhất quán khoảng 21 tuổi, chỉ có 4% là dưới 20 tuổi và

1% của cỡ mẫu là từ 29 tuổi trở lên.

Xem xét việc phân bổ giới tính trong Bảng 2, tỷ lệ học viên nữ chiếm khoảng 41% trong

tổng cỡ mẫu với độ chênh lệch đáng kể giữa các cơ sở Đào tạo nghề. Một nguyên nhân

của sự chênh lệch này là các chuyên ngành đào tạo mà các trường cung cấp-một số ngành

thu hút học viên nữ nhiều hơn so với học viên nam. Điều này thể hiện rất rõ khi phân loại

các ngành học theo tỷ lệ học viên nữ (Bảng 2). Mười ngành học có tỷ lệ học viên nữ cao

nhất tập trung vào các lĩnh vực may mặc hoặc công việc văn phòng, tiếp theo là du lịch

(với ngoại lệ là ngành công nghệ công nghiệp).

Bảng 1: Tuổi của học viên tốt nghiệp tính theo trường

Cơ sở Đào tạo nghề Trung bình Tối thiểu Tối đa

Cỡ

mẫu

Đại học Nguyễn Tất Thành 21,39 18 35 1848

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 22,68 20 34 94

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 21,53 18 28 278

Cao đẳng nghề Nha Trang 21,53 19 34 421

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 21,47 19 30 425

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 21,05 18 40 304

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 21,73 19 38 277

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 21,19 19 27 364

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 21,14 20 28 149

Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn 22,75 17 31 136

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 20,68 19 26 329

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 21,41 17 40 4626

Page 32: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

32

Bảng 2: Giới tính của học viên tốt nghiệp tính theo trường

Cơ sở Đào tạo nghề % nữ học viên Cỡ mẫu Đại học Nguyễn Tất Thành 62,73% 1.881

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 32,98% 94

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 2,52% 278

Cao đẳng nghề Nha Trang 32,78% 421

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 0,00% 425

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 20,72% 304

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 11,76% 17

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 50,00% 364

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 18,79% 149

Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn 19,85% 136

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 42,25% 329

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 40,86% 4.662

Bảng 3: Ngành học theo tỷ lệ học viên nữ

Nghành học* Cỡ mẫu Nam Nữ

May công nghiệp 63 0,00% 100,00%

Kế toán 666 4,35% 95,65%

Công nghệ công nghiệp 72 8,33% 91,67%

Quản trị kinh doanh 10 10,00% 90,00%

May 146 12,33% 87,67%

Thư ký văn phòng 23 13,04% 86,96%

Tài chính và Ngân hàng 126 19,84% 80,16%

Tiếng Anh 84 22,62% 77,38%

Tài chính 386 24,35% 75,65%

Du lịch 123 26,83% 73,17%

Dịch vụ nhà hàng 46 28,26% 71,74%

Dịch vụ khách sạn 7 28,57% 71,43%

Đồ họa tin học 37 35,14% 64,86%

Tin học văn phòng 47 55,32% 44,68%

Kỹ thuật viên công nghệ thông tin 14 57,14% 42,86%

Tin học 182 58,79% 41,21%

Đồ họa 10 60,00% 40,00%

Cắt gọt 98 67,35% 32,65%

Page 33: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

33

Tiện công nghệ cao 93 67,74% 32,26%

Quản lý đô thị 46 69,57% 30,43%

Các ngành khác 10 70,00% 30,00%

Điện tử 364 83,24% 16,76%

Điện 233 96,14% 3,86%

Điện công nghiệp 78 96,15% 3,85%

Điện tử công nghiệp 49 97,96% 2,04%

Ô-tô 177 98,87% 1,13%

Cơ khí chế tạo 246 99,59% 0,41%

Điện dân dụng và điện công nghiệp 70 100,00% 0,00%

Lắp ráp và sửa chữa máy tính 73 100,00% 0,00%

Xây dựng 109 100,00% 0,00%

Bảo trì và cơ khí 15 100,00% 0,00%

Điện lạnh 56 100,00% 0,00%

Hàn 157 100,00% 0,00%

Hàn công nghệ cao 33 100,00% 0,00%

* CĐN Thanh Hóa không được tính trong bảng này

Học viên nam theo học các nghề kỹ thuật như điện, lắp ráp máy tính, xây dựng và hàn

nhiều hơn. Trong khi ở 10 ngành được ưa chuộng nhất bởi học viên nữ, vẫn có tỷ lệ nhất

định là học viên nam, thì ở 10 ngành được học viên nam theo học nhiều nhất, hầu như

không có học viên nữ theo học.

1.2 Học nghề và kế hoạch tương lai (khảo sát cơ bản)

Hầu như tất cả học viên trả lời khảo sát cơ bản đều đã hoàn thành chương trình Đào tạo

nghề, như được thể hiện trong Bảng 4. Tỷ lệ được nhận bằng là 98% với mức xếp hạng

tốt nghiệp trung bình là 2,25. Xin chú ý là mức đánh giá này là do học viên cung cấp và

không phải là thông tin lấy nguồn từ dữ liệu hành chính của cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, do

thời gian khảo sát cơ bản cũng là thời gian học viên tốt nghiệp, nên thông tin này có thể

được coi là dữ liệu đáng tin cậy.

Page 34: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

34

Khi so sánh các cơ sở Đào tạo nghề, hầu hết học viên được khảo sát đều được nhận bằng

tốt nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ này phải được xem xét cẩn trọng vì đa phần các trường, ở đợt

triển khai đầu, đều tiến hành khảo sát cơ bản vào đúng ngày tổ chức lễ tốt nghiệp, khi

trao bằng cho học viên. Mẫu khảo sát đã chỉ bao gồm những học viên đã hoàn thành

chương trình và được cấp bằng và bỏ qua những học viên đã bỏ học trước đó.

Bảng 4: Bằng tốt nghiệp của học viên tại các cơ sở Đào tạo nghề tham gia khảo sát

Cơ sở Đào tạo nghề

% được

nhận bằng

tốt nghiệp

Cỡ

mẫu

Xếp loại

bằng tốt

nghiệp

Cỡ

mẫu

Đại học Nguyễn Tất Thành 96% 1317 2,14 1.280

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố

Hồ Chí Minh 100% 94 2,56 94

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 100% 278 2,63 278

Cao đẳng nghề Nha Trang 98% 346 2,40 383

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 0 0

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 100% 304 1,91 304

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 100% 280 1,98 167

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 100% 322 2,50 363

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 100% 149 2,38 149

Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn 100% 136 1,00 136

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái Nguyên) 99% 329 2,75 327

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 98% 3555 2,25 3481

*Xếp loại bằng tốt nghiệp được đánh giá từ 1 (trung bình) đến 5 (xuất sắc)

Page 35: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

35

Bảng 5: Đánh giá chất lượng của các cơ sở Đào tạo nghề tham gia khảo sát

Cơ sở Đào tạo nghề

Đánh giá chất lượng

đào tạo * Cỡ mẫu

Đại học Nguyễn Tất Thành 2,10 1.527

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố

Hồ Chí Minh 2,14 94

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 1,45 278

Cao đẳng nghề Nha Trang 2,03 380

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 2,00** 425

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 1,67 304

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 1,31 280

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 2,01 363

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 2,09 149

Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn 2,25 136

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái Nguyên) 2,00 329

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 1,95 4.265

* Được đo trên thang từ 1 đến 5. Trong đó, 5 là hoàn toàn không đồng ý với câu: “Khóa đào tạo đã cung cấp cho bạn những

kiến thức và kỹ năng đáp ứng được với công việc hiện tại” Thông tin này rất có thể không chính xác do lỗi báo cáo.

Học viên tốt nghiệp cũng được yêu cầu đánh giá một cách chủ quan chất lượng của khóa

đào tạo mà họ nhận được tại các cơ sở Đào tạo nghề. Như Bảng 5 chỉ rõ, các học viên

nhìn chung đánh giá trường mình là “tốt”, với hai trường hợp ngoại lệ là “rất tốt” là

Trường Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh và Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An. Tổng

cộng, khoảng 83% học viên trong mẫu khảo sát cho rằng khóa đào tạo đã cung cấp cho

họ những kiến thức và kỹ năng đáp ứng được với công việc hiện tại (được thể hiện bằng

việc trả lời “đồng ý” hoặc “hoàn toàn đồng ý” trong câu hỏi về chất lượng đào tạo được

trích dẫn ở cuối Bảng 5.

Chỉ có một tỷ lệ nhỏ học viên đã tham gia các khóa Đào tạo nghề trước khi học khóa đào

tạo hiện tại ở trường (Bảng 6). Duy nhất có trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh là có một số lượng đáng kể học viên đã tham gia các khóa Đào

tạo nghề với thời gian đào tạo khoảng 1 năm trước khi học khóa Đào tạo nghề hiện tại.

Page 36: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

36

Bảng 6: Tham gia các khóa Đào tạo nghề trước khi nhập học khóa đào tạo hiện tại

Cơ sở Đào tạo nghề

% tham gia các

khóa Đào tạo

nghề trước khi

học khóa đào

tạo hiện tại Cỡ mẫu

Độ dài của

kháo Đào tạo

nghề trước đó

(tháng)*

Cỡ

mẫu

Đại học Nguyễn Tất Thành 10,44% 1848 12,18 128

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 1,06% 94 24,00 1

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 0,36% 278 0

Cao đẳng nghề Nha Trang 4,62% 411 24,00 4

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 100,00%** 425 0

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 0,00% 304

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 0,00% 280

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 0,00% 364

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 90,60%** 149 1,01*** 135

Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn 0

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 0,61% 329 18,00 2

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 17,31% 4482 6,86 270

*Câu trả lời về thời gian học chỉ được tính khi người được khảo sát trả lời rằng đã tham gia Đào tạo nghề trước khi nhập học

chương trình hiện tại.

**Thông tin này rất có khả năng bị lỗi

***133 học viên được khảo sát nói rằng đã tham gia khóa Đào tạo nghề kéo dài một tháng trước khi nhập học chương trình hiện tại

Page 37: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

37

Bảng 7: Kế hoạch sau khi tốt nghiệp và % học viên tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp

Cơ sở Đào tạo nghề

Tiếp tục

học

Vừa làm

vừa học Đi làm

Đã tìm

được việc*

Đại học Nguyễn Tất Thành 125 1478 200 7%

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 5 2 87 72%

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 30 125 0

Cao đẳng nghề Nha Trang 24 204 173 31%

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 0 0 421 100%

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 26 0 278 9%

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 11 38 231 13%

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 239 59 64 13%

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 66 4 79 0%

Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn 74 33 27 11%

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 5 71 252 1%

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 605 2014 1812 34%

*Tỷ lệ học viên đã tìm được việc tại thời điểm khảo sát cơ bản trong tổng số học viên trả lời rằng muốn đi làm ngay sau khi

học xong

Xem xét kế hoạch sau tốt nghiệp của tổng lượng học viên trong Bảng 7, hầu hết học viên

có kế hoạch học tiếp hoặc vừa học vừa làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, xu hướng này

được tạo ra chủ yếu bởi Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Một lượng lớn học viên của

trường này muốn vừa học vừa làm sau khi ra trường. Nếu không tính Đại học Nguyễn Tất

Thành, số lượng học viên muốn kiếm việc làm ngay sau khi ra trường chiếm số lượng lớn

nhất trong cỡ mẫu. Cột cuối cùng trong Bảng 7 thể hiện Tỷ lệ học viên đã tìm được việc

tại thời điểm khảo sát cơ bản trong tổng số học viên trả lời rằng muốn đi làm ngay sau

khi học xong. Nếu tính trên tổng số học viên được khảo sát, tỷ lệ này giảm xuống còn

23%.

1.3 Việc làm

Phần này tập trung vào dữ liệu thu thập từ vòng khảo sát lần vết, 6 tháng sau khi học viên

tốt nghiệp. Bảng 8 trình bày kết quả về tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp theo lời của

học viên. Trong khi có sự không đồng nhất giữa các trường, tổng số học viên trả lời rằng

đã kiếm được việc làm hoặc tự kinh doanh chiếm khoảng hai phần ba (65%). Trong số

Page 38: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

38

này 12% trả lời rằng sẽ vừa đi làm vừa đi học tiếp (cột 2). Khoảng một phần tư tổng số

học viên tốt nghiệp tiếp tục học thêm (23%, cột 3), trong khi 12% cho biết đang thất

nghiệp.

Bảng 8: Tình hình việc làm 6 tháng sau khi tốt nghiệp

Cơ sở Đào tạo nghề

Có việc

làm hoặc

tự doanh

Có việc

làm và

đi học

tiếp

Đang

học tiếp

Thất

nghiệp N

Đại học Nguyễn Tất Thành 78,68% 21,32% 0,00% 0,00% 197

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 71,79% 5,13% 7,69% 15,38% 78

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 0,50% 5,00% 93,50% 1,00% 200

Cao đẳng nghề Nha Trang 0,00% 100,00% 0,00% 0,00% 3

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 47,95% 2,05% 46,58% 3,42% 146

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 92,88% 6,76% 0,00% 0,36% 281

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 13,87% 23,40% 45,13% 17,60% 483

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 36,19% 40,00% 17,14% 6,67% 105

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 49,51% 7,28% 6,31% 36,89% 206

Trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng

Sơn 90,51% 0,00% 0,24% 9,25% 411

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 55,25% 12,54% 14,92% 17,29% 295

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 53,43% 11,98% 23,08% 11,52% 2405

Tỷ lệ học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp cao nhất ở Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ

An và Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh và thấp nhất ở Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng

Yên và Trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn. Hầu hết các học viên của Đại học Sư

phạm Kỹ thuật Hưng Yên trả lời rằng họ muốn tiếp tục học sau khi tốt nghiệp. Đây là lý

do cần được tìm hiểu sâu hơn nữa.

Sáu tháng sau khi tốt nghiệp, hơn một nửa số học viên trả lời đã tìm được việc làm cho

biết các em tìm được việc ngay trong tháng đầu tiên sau khi ra trường (Bảng 9) và một

phần ba cần từ một đến ba tháng để tìm được việc làm. Tại trường Cao đẳng nghề Thanh

Hóa, hầu như tất cả học viên đều tìm được việc làm trong tháng đầu tiên sau khi ra

Page 39: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

39

trường. Điều này cho thấy hoặc là có rất nhiều việc làm cho lao động tại địa phương, chất

lượng đào tạo rất tốt và/hoặc có thể mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và các doanh

nghiệp địa phương.

Bảng 9: Khoảng thời gian cần để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp

< 1 tháng 1-3 tháng > 3 tháng N

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 74% 26% 0% 197

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 22% 70% 7% 67

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 14% 29% 57% 7

Trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng

Sơn 0% 100% 0% 6

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 1% 7% 92% 74

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 56% 22% 21% 264

Đại học Nguyễn Tất Thành 42% 36% 22% 200

Cao đẳng nghề Nha Trang 31% 65% 4% 80

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 29% 44% 27% 117

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 96% 2% 2% 372

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 15% 65% 20% 205

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 53% 31% 16% 1.589

Mức lương của học viên đã tìm được việc làm cũng có nhiều khác biệt giữa các vùng

miền. Mức lương tháng do học viên báo cáo là từ khoảng 1,5 triệu đồng - cựu học viên

của trường Trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn đến 2, 8 triệu đồng -cựu học viên

Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Bảng 10), mặc dù đa phần học viên có mức

lương trung bình là 2, 3 triệu đồng. Mức lương tối thiểu mà học viên tốt nghiệp của các

trường khác nhau kiếm được cũng là vấn đề được quan tâm. Học viên đã tốt nghiệp của 5

trong số các trường được khảo sát có mức lương tối thiểu từ 1,5 triệu đồng trở lên.

Page 40: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

40

Bảng 10: Lương tháng/thu nhập từ tự kinh doanh

Lương tháng/thu nhập tính theo đơn vị triệu

đồng Việt Nam

Trung

bình Tối thiểu Tối đa N

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 2,78 1,50 3,70 197

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 2,24 1,49 5,67 65

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 1,60 1,00 3,00 10

Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn 1,49 1,49 1,49 23

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 2,48 1,00 5,67 72

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 2,41 1,00 5,67 269

Đại học Nguyễn Tất Thành 2,52 1,00 5,67 202

Cao đẳng nghề Nha Trang 1,63 1,49 2,85 81

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 1,80 0,65 5,67 117

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 2,59 1,50 6,00 372

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 1,61 1,00 2,85 205

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 2,30 0,65 6,00 1613

.

Thu nhập trung bình trong Bảng 10 được miêu tả cùng độ lệch chuẩn (được thể hiện bởi

đường kẻ mảnh trong Hình 1). Thu nhập trung bình được sắp xếp theo vị trí địa lý của

các cơ sở Đào tạo nghề trên trục thẳng Bắc-Nam. Không có biểu hiện rõ ràng nào trên

trục này cho thấy học viên tốt nghiệp từ các cơ sở Đào tạo nghề ở phía Nam có mức thu

nhập trung bình thấp hơn so với cựu học viên của các cơ sở đào tạo nghề ở phía Bắc.

Trường hợp ngoại lệ duy nhất là trường Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An, nơi mức thu

nhập trung bình của học viên tốt nghiệp đặc biệt cao.

Page 41: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

41

Hình 1: Lương tháng/thu nhập từ đi làm thuê hoặc tự kinh doanh vòng khảo sát 1

Bảng 11 cung cấp thông tin về giờ làm việc và lương theo giờ của học viên sáu tháng sau

khi tốt nghiệp. Số giờ làm việc trung bình trên tuần là 49. Đây là con số khá ổn định ở

các trường khác nhau, trừ một vài trường ngoại lệ. Học viên tốt nghiệp của hai trường

cho biết các em làm việc trung bình 59 giờ mỗi tuần. Mức lương tính theo giờ có mối

quan hệ nghịch với số giờ làm việc, thể hiện rằng người lao động phải làm thêm giờ để

kiếm thêm thu nhập, bù vào mức lương thấp.

Bảng 11: Giờ làm việc và mức lương tính

theo giờ Giờ làm việc trên tuần

Mức lương tính theo

giờ (VNĐ)

Trung

bình N Trung bình N

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 51 197 54822 197

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 49 67 45787 65

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 43 10 64759 10

Trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng

Sơn 48 32 30957 23

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 59 11 45506 11

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 51 272 47503 248

Đại học Nguyễn Tất Thành 45 199 69675 195

Cao đẳng nghề Nha Trang 59 82 28353 81

TCN

Việ

t Đ

ức

Lạn

g Sơ

n

ng

ngh

iệp

Việ

t

Đứ

c

N V

iệt

Đứ

c V

ĩnh

Ph

úc

Đại

họ

c SP

KT

ng

Yên

Đại

họ

c SP

KT

Nam

ĐỊn

h

N C

ôn

g n

ghiệ

p T

han

h

a

N K

ỹ th

uật

Việ

t Đ

ức

Ngh

ệ A

n

N V

iệt

Đứ

c H

à Tĩ

nh

N N

ha

Tran

g C

ĐN

Kỹ

thu

ật C

ôn

g

ngh

ệ H

CM

Đ

ại h

ọc

Ngu

yễn

Tất

Th

ành

Tổn

g

Page 42: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

42

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 51 117 36291 117

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 49 372 53240 372

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 48 205 33763 205

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 49 1564 48736 1524

Mức lương theo giờ của học viên tốt nghiệp từ Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và

Đại học Nguyễn Tất Thành ở trên mức trung bình có thể được giải thích bởi cấp bậc của

các em trong doanh nghiệp (Bảng 12). Bảng 12 cũng cho thấy các học viên tốt nghiệp từ

các cơ sở Đào tạo nghề trong mẫu khảo sát của chúng tôi đều bắt đầu làm việc tại doanh

nghiệp ở vị trí công tác cao hơn cấp bậc thấp nhất. Chỉ có học viên của Đại học Sư phạm

Kỹ thuật Nam Định và Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc là có vị trí bắt đầu làm việc

tại doanh nghiệp rất thấp. Điều này, tuy nhiên, không phụ thuộc vào quy mô của doanh

nghiệp mà học viên vào làm việc. Hai biến số này chỉ có mối quan hệ tương quan rất yếu.

Bảng 12: Chức vụ/vị trí công tác của học

viên tốt nghiệp trong doanh nghiệp và quy

mô doanh nghiệp

Chức vụ/vị trí trong

doanh nghiệp * Số lượng nhân viên

Trung

bình N Trung bình N

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 2.07 197 0

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 4.46 63 1730 7

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 5.00 9 153 11

Trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng

Sơn 0 22 11

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 1.09 74 45 13

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 3.17 41 20 45

Đại học Nguyễn Tất Thành 3.19 158 91 151

Cao đẳng nghề Nha Trang 0 28 22

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 1.60 114 1066 115

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 4.78 372 487 5

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 1.04 201 457 205

Tất cả các trường 2.95 1,229 425 585

*các chức vụ/vị trí công tác được chia thành 10 bậc, trong đó bậc 1 là thấp nhất và 10 là cao nhất

Page 43: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

43

Bảng 13 cho thấy đa phần học viên tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề

mà họ được học. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn học viên được đào tạo bồi dưỡng bởi doanh

nghiệp. Điều này có thể cho thấy học viên tốt nghiệp vẫn cần được đào tạo bổ sung. Chỉ

số tương quan thuận đáng kể giữa việc học viên được đào tạo bồi dưỡng bởi doanh

nghiệp và việc học viên được làm việc phù hợp với ngành đào tạo chính là bằng chứng

khẳng định điều này. Dữ liệu cho thấy (sau khi đã loại trừ trường Cao đẳng nghề Thanh

Hóa, nơi tất cả học viên đều trả lời rằng họ được đào tạo bồi dưỡng bởi doanh nghiệp từ 2

đến 5 tháng), đối với khoảng 30% trong số các học viên tốt nghiệp được đào tạo bổ sung,

khóa học mà họ được học có độ dài dưới 2 tuần. Khoảng 30% nữa được đào tạo bổ sung

bởi doanh nghiệp trong thời gian từ 2 đến 5 tuần và 33% được đào tạo bổ sung trong thời

gian từ 1 đến 2 tháng. Do đó, việc học viên phải được đào tạo bổ sung bởi doanh nghiệp

sau khi tốt nghiệp là khá phổ biến, cho thấy cần cải thiện chương trình đào tạo tại trường

nghề.

Bảng 13: Đào tạo nghề và đào tạo bổ sung

bởi doanh nghiệp Việc làm phù hợp với

nghề đã học

Được đào tạo bổ sung

bởi doanh nghiệp

% N % N

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh 63% 195 100% 197

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 71% 63 34% 61

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 30% 10 25% 24

Trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng

Sơn 0 92% 12

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 85% 75 37% 70

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 100% 301 88% 52

Đại học Nguyễn Tất Thành 68% 195 76% 192

Cao đẳng nghề Nha Trang 71% 82 70% 10

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 50% 117 60% 117

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 100% 372 100% 372

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 58% 205 27% 205

Tất cả các trường 79% 1615 73% 1312

Page 44: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

44

1.4 Đánh giá chất lượng đào tạo

Đánh giá của học viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của các cơ sở Đào tạo nghề được

thực hiện thông qua một số câu hỏi trong bảng hỏi. Những câu hỏi này được thiết kế để

bao phủ được những khía cạnh chất lượng đào tạo có thể chịu tác động của những hỗ trợ

từ GIZ. Nhìn chung, học viên tốt nghiệp hài lòng với khóa đào tạo (Bảng 14) vì trên 80%

các câu trả lời của các câu hỏi đánh giá đều ở 2 mức cao nhất “đồng ý” hoặc “hoàn toàn

đồng ý”. Chỉ có hai câu hỏi nhận được mức đánh giá khá đa dạng với khoảng một phần

tư câu trả lời rơi vào nhóm “trung lập” hoặc thấp hơn. Đây là hai câu hỏi về các kỹ năng

và kiến thức cần thiết và mức độ cập nhật của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, kết quả

được tổng hợp trong Bảng 14 cho thấy mức độ hài lòng rất cao của học viên tốt nghiệp

đối với khóa đào tạo họ đã nhận được tại các cơ sở Đào tạo nghề.

Bảng 14: Đánh giá chủ quan về chất lượng đào tạo

Hoàn

toàn

đồng ý

Đồng ý

Đồng ý

phần

nào

Không

đồng ý

Hoàn

toàn

không

đồng ý N

Khóa đào tạo đã cung cấp cho bạn

những kiến thức và kỹ năng đáp ứng

được với công việc hiện tại

17% 60% 21% 1% 1% 2442

Giáo viên có trình độ đáp ứng được

yêu cầu đào tạo 19% 67% 13% 0% 0% 2430

Giáo trình và nội dung giảng dạy

được cập nhật phù hợp với thực tiễn 16% 60% 23% 1% 0% 2420

Cơ sở Đào tạo nghề này là một cơ sở

đào tạo có danh tiếng 17% 67% 14% 2% 0% 2368

Tôi hài lòng với chất lượng đào tạo 18% 67% 14% 1% 0% 2159

Sự đánh giá chung này được phân tích cụ thể cho từng trường ở Bảng 15. Điểm trung

bình của các câu trả lời cho từng câu hỏi đánh giá được tính cho từng trường. Điểm càng

cao nghĩa là học viên đánh giá càng thấp. Do đó, điểm càng thấp nghĩa là học viên đánh

giá càng tốt. Các ô có mức đánh giá tốt hơn so với mức trung bình của câu hỏi đánh giá

được bôi đậm. Hai cơ sở Đào tạo nghề ( Hà Tĩnh và Thanh Hóa) được đánh giá cao hơn

mức trung bình cộng của tất cả các trường trong tất cả các câu hỏi đánh giá. Điều này có

nghĩa là học viên tốt nghiệp của hai trường này thỏa mãn về chất lượng đào tạo nhận

Page 45: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

45

được tại trường nhiều hơn so với mức thảo mãn của học viên tốt nghiệp các trường nói

chung. Tương tự, học viên tốt nghiệp Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An đánh giá chất

lượng đào tạo của trường trên mức trung bình, trừ câu hỏi về chương trình đào tạo là bị

học sinh đánh giá thấp hơn so với mức trung bình.

Bảng 15: Đánh giá chất lượng đào tạo, phân theo

trường Đánh giá:

Kỹ năng Cán bộ

Chương

trình Trường

Chất

lượng

(1) (2) (3) (4) (5)

Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh

trung

bình 1,86 1,74 1,63 1,77 1,76

N 223 223 223 223 223

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh

trung

bình 2,02 2,04 2,14 2,39 2,11

N 85 85 84 85 84

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

trung

bình 2,36 2,10 2,30 2,34 2,34

N 194 195 196 193 191

Trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng

Sơn

trung

bình 2,00 1,00 3,00

N 50 50 49 0 0

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

trung

bình 2,08 2,04 2,29 2,10 2,19

N 91 82 80 80 80

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An

trung

bình 1,99 1,91 2,18 1,99 1,73

N 287 264 256 260 55

Đại học Nguyễn Tất Thành

trung

bình 2,44 2,21 2,31 2,34 2,29

N 537 540 542 537 537

Cao đẳng nghề Nha Trang

trung

bình 2.26 2,09 2,64 2,09 1,98

N 93 109 108 109 109

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên)

trung

bình 2,21 2,18 2,28 2,13 2,14

N 206 206 206 206 206

Cao đẳng nghề Thanh Hóa

trung

bình 1,51 1,49 1,46 1,45 1,42

N 411 411 411 411 411

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc

trung

bình 2,26 2,05 2,09 1,83 2,07

N 265 265 265 264 263

Page 46: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

46

Tất cả các trường

trung

bình 2,09 1,94 2,08 2,00 1,99

N 2,442 2,430 2,420 2,368 2,159

(1) Khóa đào tạo đã cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng đáp

ứng được với công việc hiện tại

(2) Giáo viên có trình độ đáp ứng được yêu cầu đào tạo

(3) Giáo trình và nội dung giảng dạy được cập nhật phù hợp với thực tiễn

(4) Cơ sở Đào tạo nghề này là một cơ sở đào tạo có danh tiếng

(5) Tôi hài lòng với chất lượng đào tạo

Được đo trên thang từ 1 đến 5 (1 là đánh

giá cao nhất, 5 là đánh giá thấp nhất)

2 Vòng 2 – năm 2010-2011

2.1 Các khía cạnh về nhóm tuổi và giới tính (khảo sát cơ bản)

Tương tự như vòng Nghiên cứu lần vết thứ nhất, Bảng 16 cho thấy lứa tuổi trung bình

của học viên là rất tương đồng giữa các trường. Về nguyên tắc, tuổi của học viên có thể

từ 17 đến 40, nhưng theo kết quả khảo sát, độ tuổi trung bình nhất quán khoảng 21 tuổi,

chỉ có 6% là dưới 20 tuổi và 1% của cỡ mẫu là từ 29 tuổi trở lên.

Bảng 16: Tuổi của học viên tốt nghiệp tính theo trường

Cơ sở Đào tạo nghề Trung bình Tối thiểu Tối đa

Cỡ

mẫu

Trung cấp nghề Ninh Thuận 21.65 17 35 189

Cao đẳng nghề Bắc Ninh 20.63 20 26 265

Cao đẳng nghề Long An 20.91 18 41 91

Cao đẳng nghề An Giang 22.73 21 34 45

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 21.91 19 34 237

Đại học Nguyễn Tất Thành 22.19 20 28 364

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 21.32 20 35 94

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 20.40 18 31 300

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 21.04 18 32 374

Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa 21.77 20 32 355

Cao đẳng nghề Nha Trang 22.95 20 35 434

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 21.55 20 29 350

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 22.67 20 32 402

Tất cả các trường 21.74 17 41 3500

Page 47: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

47

Xem xét việc phân bổ giới tính trong Bảng 17, tỷ lệ học viên nữ chiếm khoảng 26% trong

tổng cỡ mẫu, thấp hơn đáng kể so với vòng trước (41%). Có độ chênh lệch đáng kể giữa

các cơ sở Đào tạo nghề. Một phần nguyên nhân của sự chênh lệch này là các chuyên

ngành đào tạo mà các trường cung cấp-một số ngành thu hút học viên nữ nhiều hơn so

với học viên nam. Điều này thể hiện rất rõ khi phân loại các ngành học theo tỷ lệ nữ học

viên (Bảng 18). Mười ngành học có tỷ lệ nữ học viên cao nhất tập trung vào các lĩnh vực

may mặc hoặc công việc văn phòng, ngoài ra còn có ngành tin học và dịch vụ nhà hàng.

Bảng 17: Giới tính của học viên tốt nghiệp tính theo trường

Cơ sở Đào tạo nghề % học viên nữ N

Trung cấp nghề Ninh Thuận 11,28% 195

Cao đẳng nghề Bắc Ninh TC 0,75% 265

Cao đẳng nghề Long An 0,00% 98

Cao đẳng nghề An Giang 0,00% 50

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 50,00% 364

Đại học Nguyễn Tất Thành 86,49% 111

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 0,41% 244

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 31,35% 303

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 33,78% 376

Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa 0,00% 357

Cao đẳng nghề Nha Trang 35,33% 368

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 38,56% 402

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh 15,53% 438

Tất cả các trường 24,59% 3571

Bảng 18: Ngành học theo tỷ lệ học viên nữ

Ngành học* Cỡ mẫu Nam Nữ

May công nghiệp 68 0,00% 100,00%

May và thiết kế thời trang 38 10,53% 89,47%

Công nghệ may mặc 78 11,54% 88,46%

Page 48: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

48

Công nghệ may –thời trang 46 15,22% 84,78%

Kế toán 150 16,67% 83,33%

Dịch vụ nhà hàng 57 36,84% 63,16%

Tin học 277 37,91% 62,09%

Sửa chữa và lắp ráp máy tính 22 59,09% 40,91%

Đồ họa (Trung cấp) 17 70,59% 29,41%

Tiện 9 77,78% 22,22%

Điện tử 28 78,57% 21,43%

Cắt gọt kim loại 370 87,30% 12,70%

Điện 167 88,62% 11,38%

Điện tử công nghiệp 170 89,41% 10,59%

Kỹ thuật điện 65 90,77% 9,23%

Cơ khí 59 93,22% 6,78%

Điện công nghiệp 475 95,16% 4,84%

Công nghệ ô-tô 427 99,77% 0,23%

Hàn 516 99,81% 0,19%

Điện tử dân dụng 21 100,00% 0,00%

Lắp đặt và điều khiển điện 19 100,00% 0,00%

Chế tạo dụng cụ cơ khí cầm tay 3 100,00% 0,00%

Kỹ thuật cơ khí 15 100,00% 0,00%

Điện lạnh và điều hòa khôngkhis 85 100,00% 0,00%

Tổng 3184 78,49% 21,51%

Học viên nam theo học các nghề kỹ thuật như điện, lắp ráp máy tính, xây dựng và hàn

nhiều hơn. Trong khi ở 10 ngành được ưa chuộng nhất bởi học viên nữ, vẫn có tỷ lệ nhất

định là học viên nam, thì ở 10 ngành được học viên nam theo học nhiều nhất, hầu như

không có học viên nữ theo học.

2.2 Học nghề và kế hoạch tương lai (khảo sát cơ bản)

Trong nhóm học viên được khảo sát năm 2010-1011, tổng cộng 94% học viên được nhận

bằng. Trong khi đó, nhóm được khảo sát ở vòng 1 có tới 99% học viên được nhận bằng

do thời điểm khảo sát là vào lễ tốt nghiệp của khóa học. Tỷ lệ được tốt nghiệp tổng của

nhóm được khảo sát ở vòng 2 cũng bị giảm xuống do hai trường hợp ngoại lệ là Trung

cấp nghề Ninh Thuận 33% và Cao đẳng nghề An Giang 15%. Điểm xếp loại tốt nghiệp

trung bình của nhóm học viên được khảo sát ở vòng này đạt cao hơn : 2.60 so với nhóm

năm ngoái là 2.25.

Page 49: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

49

Bảng 20: Đánh giá chất lượng các cơ sở Đào tạo nghề tham gia khảo sát

Cơ sở Đào tạo nghề

Đánh giá chất lượng

đào tạo * Cỡ mẫu

Trung cấp nghề Ninh Thuận 2,46 181

Cao đẳng nghề Bắc Ninh TC 1,93 265

Cao đẳng nghề Long An 1,96 98

Cao đẳng nghề An Giang 2,36 45

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 1,72 242

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 2,01 363

Đại học Nguyễn Tất Thành 2,27 109

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 0

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái Nguyên) 1,86 376

Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa 2,00** 357

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố

Hồ Chí Minh 2,00** 435

Bảng 19: Bằng tốt nghiệp của học viên tại các cơ sở Đào tạo nghề tham gia khảo sát

Cơ sở Đào tạo nghề

% được

nhận bằng

tốt nghiệp Cỡ mẫu

Xếp loại

bằng tốt

nghiệp Cỡ mẫu

Trung cấp nghề Ninh Thuận 33% 175 2.71 45

Cao đẳng nghề Bắc Ninh TC 100% 265 3.00 265

Cao đẳng nghề Long An 100% 98 0

Cao đẳng nghề An Giang 15% 47 3.29 7

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 99% 243 2.45 243

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 0 2.50 363

Đại học Nguyễn Tất Thành 100% 111 2.39 111

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 0 0

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 100% 378 2.45 376

Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa 100 % 167 2.71 357

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 100% 438 2.39 437

Cao đẳng nghề Nha Trang 100% 368 2.41 329

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 100% 402 2.99 402

Tất cả các trường 94% 2692 2.60 2935

*thang đánh giá xếp từ 1 (trung bình) đến 5 (xuất sắc)

Page 50: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

50

Cao đẳng nghề Nha Trang 2,22 351

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 2,23 401

Tất cả các trường 2,05 3223

*Được đo trên thang từ 1 đến 5. Trong đó, 5 là hoàn toàn không đồng ý với câu: “Khóa đào tạo đã cung cấp cho bạn những

kiến thức và kỹ năng đáp ứng được với công việc hiện tại” Thông tin này rất có thể không chính xác do lỗi báo cáo

Học viên tốt nghiệp cũng được yêu cầu đánh giá một cách chủ quan chất lượng của khóa

đào tạo mà họ nhận được tại các cơ sở Đào tạo nghề. Như Bảng 20 chỉ rõ, các học viên

nhìn chung đánh giá trường mình là “tốt”. Tổng cộng, khoảng 81% học viên trong mẫu

khảo sát cho rằng khóa đào tạo đã cung cấp cho họ những kiến thức và kỹ năng đáp ứng

được với công việc hiện tại (được thể hiện bằng việc trả lời “đồng ý” hoặc “hoàn toàn

đồng ý” trong câu hỏi về chất lượng đào tạo được trích dẫn ở cuối Bảng 20).

Chỉ có một tỷ lệ nhỏ học viên đã tham gia các khóa Đào tạo nghề trước khi học khóa đào

tạo hiện tại ở trường (Bảng 21). Duy chỉ có trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

và Cao đẳng nghề Nha Trang là có một số lượng đáng kể học viên đã tham gia các khóa

Đào tạo nghề trước khi học khóa Đào tạo nghề hiện tại.

Page 51: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

51

Bảng 21: Tham gia các khóa Đào tạo nghề trước khi nhập học khóa đào tạo hiện tại

Cơ sở đào tạo

% tham gia các

khóa Đào tạo nghề

trước khi nhập học

khóa đào tạo hiện

tại Cỡ mẫu

Độ dài của

kháo Đào

tạo nghề

trước đó

(tháng)* Cỡ mẫu

Trung cấp nghề Ninh Thuận 13,81% 181 8,50 6

Cao đẳng nghề Bắc Ninh TC 100,00%** 265 3,00 265

Cao đẳng nghề Long An 3,06% 98 18,00 2

Cao đẳng nghề An Giang 2,17% 46 0

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 0,84% 237 2,00 1

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 0,00% 364 0

Đại học Nguyễn Tất Thành 100,00%** 111 31,03 111

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 0,00% 304 0

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 2,12% 377 13,50 2

Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa 100,00%** 348 3,00 357

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 5,29% 435 34,50 24

Cao đẳng nghề Nha Trang 18,75% 368 36,00 69

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 35,34% 399 3,49 124

Tất cả các trường 28,19% 3533 9,54 961

**Câu trả lời về thời gian học chỉ được tính khi người được khảo sát trả lời rằng đã tham gia Đào tạo nghề trước khi nhập học

chương trình hiện tại.

**Thông tin này rất có khả năng bị lỗi

Page 52: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

52

Bảng 22: Kế hoạch sau khi tốt nghiệp và % học viên tìm được việc làm ngay sau khi tốt

nghiệp

Cơ sở Đào tạo nghề

Tiếp tục

học

Vừa làm

vừa học Đi làm

Đã tìm

được việc*

Trung cấp nghề Ninh Thuận 16 126 39 11%

Cao đẳng nghề Bắc Ninh TC 17 75 173 2%

Cao đẳng nghề Long An 15 8 75 0%

Cao đẳng nghề An Giang 4 11 31 3%

Cao đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An 9 52 148 52%

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 239 59 64 13%

Đại học Nguyễn Tất Thành 21 17 68 28%

Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc 25 78 201 32%

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên) 59 111 208 2%

Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa 0 0 357 100%

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh 47 282 95 28%

Cao đẳng nghề Nha Trang 36 107 222 20%

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 106 171 125 5%

Tất cả các trường 594 1097 1806 34%

*Tỷ lệ học viên đã tìm được việc tại thời điểm khảo sát cơ bản trong tổng số học viên trả lời rằng muốn đi làm ngay sau khi

học xong

Xem xét kế hoạch sau tốt nghiệp của tổng lượng học viên trong Bảng 22, hầu hết học

viên có kế hoạch kiếm việc làm hoặc vừa học vừa làm sau khi ra trường. Trường hợp

ngoại lệ là Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Trường này có 65% học viên trả lời

rằng muốn học tiếp. Cột cuối trong bảng 22 thể hiện tỷ lệ học viên đã tìm được việc tại

thời điểm khảo sát cơ bản trong tổng số học viên trả lời rằng muốn đi làm ngay sau khi

học xong (đã loại trừ những học sinh muốn vừa học vừa làm). Tổng cộng, khoảng 34%

trong số học viên muốn đi làm sau khi ra trường đã tìm được việc tại thời điểm thực hiện

khảo sát cơ bản. Con số này bằng tỷ lệ có được trong vòng Nghiên cứu lần vết trước.

Nếu tính trên tổng số học viên được khảo sát, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 24%.

2.3 Việc làm

Phần này tập trung vào dữ liệu thu thập từ khảo sát lần vết 6 tháng sau khi học viên tốt

nghiệp và là dữ liệu của nhóm tham gia vòng khảo sát năm 2010-2011. Bảng 23 trình bày

kết quả về tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp theo lời của học viên. Trong khi có sự

Page 53: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

53

không đồng nhất đáng kể giữa các trường, tổng số học viên trả lời rằng đã kiếm được

việc làm hoặc tự doanh chiếm khoảng 70%, cao hơn 5% so với nhóm được khảo sát trong

vòng trước. Trong số này 8% trả lời rằng sẽ vừa đi làm vừa đi học tiếp (cột 2). Khoảng

một phần mười tổng số học viên tốt nghiệp tiếp tục học thêm (9%, cột 3), trong khi 13%

cho biết đang thất nghiệp. So với vòng Nghiên cứu lần vết trước đó, tỷ lệ thất nghiệp giữ

nguyên ổn định, nhưng tỷ lệ học viên cho biết sẽ học tiếp thì thấp hơn đáng kể.

Bảng 23: Tình hình việc làm 6 tháng sau khi tốt nghiệp

Cơ sở Đào tạo nghề

Có việc

làm hoặc tự

doanh

Có việc

làm/tự

doanh và

đi học tiếp

Đang

học tiếp

Thất

nghiệp N

Cao đẳng nghề Cơ điện-Luyện kim

Thái Nguyên 99% 1% 0% 0% 172

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ

LADEC 54% 27% 11% 8% 63

Cao đẳng nghề Xây dựng và Cơ điện

Bắc Ninh 13% 59% 27% 1% 82

Trung cấp nghề Ninh Thuận 43% 28% 10% 20% 178

Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt

Bắc-Vinacomin 57% 1% 5% 36% 75

Cao đẳng nghề Kinh tế-Kỹ thuật Bắc

Ninh 59% 0% 5% 37% 87

Cao đẳng nghề Long An 79% 2% 2% 16% 82

Cao đẳng nghề An Giang 70% 2% 3% 25% 128

Đại học Nguyễn Tất Thành 63% 3% 23% 11% 111

Cao đẳng nghề Việt –Đức Nghệ An 99% 1% 0% 0% 191

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 100% 0% 0% 0% 313

Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức

(Thái Nguyên) 39% 3% 33% 26% 288

Cao đẳng nghề Công nghệ Kỹ thuật

TP Hồ Chí Minh 97% 3% 0% 0% 69

Cao đẳng nghề Nha Trang 64% 18% 5% 14% 199

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 70% 8% 9% 13% 2038

*Bao gồm cả các học viên mà thông tin về kế hoạch học tiếp bị bỏ

trống

Tỷ lệ học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp cao nhất ở Cao đẳng nghề Thanh Hóa, Cao

đẳng nghề Việt-Đức Nghệ An, Cao đẳng nghề Cơ điện-Luyện kim Thái Nguyên và Cao

đẳng Công nghệ Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh và thấp nhất ở Bắc Ninh, Trung cấp nghề

Page 54: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

54

Ninh Thuận và Cao đẳng Công nghiệp (Thái Nguyên). Tuy nhiên, tỷ lệ học viên có việc

làm ở Thanh Hóa rất cao, gợi ý rằng việc chọn mẫu khảo sát có thể mang tính chọn lọc

(có thể dữ liệu được thu thập chỉ thông qua các cuộc phỏng vấn tại doanh nghiệp).

Sáu tháng sau khi tốt nghiệp, gần một phần ba số học viên trả lời đã tìm được việc làm

cho biết các em tìm được việc ngay trong tháng đầu tiên sau khi ra trường (Bảng 24) và

một nửa cần từ một đến ba tháng để tìm được việc làm. Tại trường Cao đẳng nghề Cơ

điện-Luyện kim Thái Nguyên, hầu như tất cả học viên đều tìm được việc làm trong tháng

đầu tiên sau khi ra trường. Điều này cho thấy hoặc là có rất nhiều việc làm cho lao động

tại địa phương, chất lượng đào tạo rất tốt và/hoặc có thể mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà

trường và các doanh nghiệp địa phương.

Page 55: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

55

Bảng 22: Khoảng thời gian cần để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp

Cơ sở Đào tạo nghề < 1 tháng 1-3 tháng > 3 tháng N

Cao đẳng nghề Cơ điện-Luyện kim Thái

Nguyên 100% 0% 0% 172

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ

LADEC 22% 39% 39% 49

Cao đẳng nghề Xây dựng và Cơ điện Bắc

Ninh 25% 29% 46% 56

Trung cấp nghề Ninh Thuận 0% 100% 0% 120

Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc-

Vinacomin 5% 16% 79% 38

Cao đẳng nghề Kinh tế-Kỹ thuật Bắc Ninh 8% 57% 35% 51

Cao đẳng nghề Long An 64% 27% 9% 67

Cao đẳng nghề An Giang 20% 41% 40% 91

Đại học Nguyễn Tất Thành 4% 92% 5% 191

Cao đẳng nghề Việt –Đức Nghệ An 47% 0% 53% 68

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 12% 48% 40% 120

Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức (Thái

Nguyên) 21% 77% 2% 313

Cao đẳng nghề Công nghệ Kỹ thuật TP

Hồ Chí Minh 41% 46% 13% 61

Cao đẳng nghề Nha Trang 0% 11% 89% 166

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 26% 49% 25% 1,563

Mức lương của học viên đã tìm được việc làm cũng có nhiều khác biệt giữa các vùng

miền. Mức lương tháng do học viên báo cáo là từ 2.4 triệu đồng -cựu học viên của trường

Cao đẳng nghề Xây dựng và Cơ điện Bắc Ninh đến 4,1 triệu đồng -cựu học viên Trường

Cao đẳng nghề Thanh Hóa (Bảng 25), với mức lương trung bình của học viên tất cả các

trường là 2, 9 triệu đồng. Mức lương tối thiểu mà học viên tốt nghiệp của các trường khác

nhau kiếm được cũng là vấn đề được quan tâm. Học viên đã tốt nghiệp của 9 trong số các

trường được khảo sát có mức lương tối thiểu từ 1, 5 triệu đồng trở lên.

Page 56: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

56

Bảng 23: Lương tháng/thu nhập từ tự kinh doanh

Lương tháng/thu nhập tính theo đơn vị triệu

đồng Việt Nam

Cơ sở Đào tạo nghề

Trung

bình Tối thiểu Tối đa N

Cao đẳng nghề Cơ điện-Luyện kim Thái

Nguyên 2.76 2.76 2.76 172

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ

LADEC 2.82 0.90 4.49 51

Cao đẳng nghề Xây dựng và Cơ điện Bắc

Ninh 2.37 0.90 4.49 55

Trung cấp nghề Ninh Thuận 2.59 1.80 3.00 120

Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc-

Vinacomin 2.75 1.80 4.49 40

Cao đẳng nghề Kinh tế-Kỹ thuật Bắc Ninh 2.77 1.80 4.49 49

Cao đẳng nghề Long An 2.63 1.50 4.50 67

Cao đẳng nghề An Giang 2.79 1.20 9.00 91

Đại học Nguyễn Tất Thành 2.60 1.50 4.49 73

Cao đẳng nghề Việt –Đức Nghệ An 2.54 1.80 2.76 191

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 4.09 1.20 6.00 313

Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức (Thái

Nguyên) 2.45 1.20 4.49 119

Cao đẳng nghề Công nghệ Kỹ thuật TP

Hồ Chí Minh 2.87 2.76 6.00 74

Cao đẳng nghề Nha Trang 2.49 1.50 7.00 166

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 2.91 0.90 9.00 1581

.

Page 57: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

57

Hình 2: Lương tháng/thu nhập từ đi làm thuê hoặc tự kinh doanh vòng khảo sát 2

Thu nhập trung bình được miêu tả cùng độ lệch chuẩn (được thể hiện bởi đường kẻ mảnh

trong Hình 2. Thu nhập trung bình được sắp xếp theo vị trí địa lý của các cơ sở Đào tạo

nghề trên trục thẳng liên tục Bắc-Nam. Rõ ràng là các cơ sở Đào tạo nghề ở phía Bắc báo

cáo mức thu nhập trung bình thấp hơn so với mức thu nhập của học viên các trường phía

Nam. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là trường Cao đẳng nghề Thanh Hóa, nơi mức thu

nhập trung bình của học viên tốt nghiệp đặc biệt cao.

Số giờ làm việc trung bình trên tuần là 48,6, rất gần với con số thu thập được trong vòng

Nghiên cứu lần vết trước (Bảng 26). Đồng thời, ở vòng này, số giờ làm việc trung bình

của học viên của các trường khác nhau, còn đồng đều hơn cả vòng trước. Học viên tốt

nghiệp của hai trường cho biết các em làm việc trung bình 59 giờ mỗi tuần. Mức lương

tính theo giờ có mối quan hệ nghịch với số giờ làm việc. Có vẻ như có ít sự khác biệt về

mức lương theo giờ giữa các trường hơn ở vòng trước.

ng

ngh

iệp

Việ

t Đ

ức

N C

ơ đ

iện

Lu

yện

kim

TN

N K

inh

tế

Kỹ

thu

ật B

ắc

Nin

h

N C

ơ đ

iện

Xây

dự

ng

Bắc

N

inh

N C

ôn

g n

ghiệ

p T

han

h

a

N K

ỹ th

uật

Việ

t Đ

ức

Ngh

ệ A

n

N N

ha

Tran

g

TCN

Nin

h T

hu

ận

N C

ôn

g n

ghệ

KT

HC

M

Đại

họ

c N

guyễ

n T

ất T

hàn

h

N L

on

g A

n

N K

ỹ th

uật

ng

ngh

LAD

EC

N A

n G

ian

g

Tổn

g

Page 58: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

58

Bảng 24: Giờ làm việc và mức lương tính

theo giờ Giờ làm việc trên tuần

Mức lương tính theo giờ

(VNĐ)

Cơ sở Đào tạo nghề

Trung

bình N Trung bình N

Cao đẳng nghề Cơ điện-Luyện kim Thái

Nguyên

0 0

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ

LADEC

46,70 46 73733 46

Cao đẳng nghề Xây dựng và Cơ điện Bắc

Ninh

53,51 53 45809 50

Trung cấp nghề Ninh Thuận 48,00 120 53898 120

Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc-

Vinacomin

46,42 38 71652 38

Cao đẳng nghề Kinh tế-Kỹ thuật Bắc Ninh 47,10 51 58788 49

Cao đẳng nghề Long An 49,63 67 53169 67

Cao đẳng nghề An Giang 47,78 91 58304 88

Đại học Nguyễn Tất Thành 47,89 73 54390 73

Cao đẳng nghề Việt –Đức Nghệ An 48,00 191 52895 191

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 50,00 134 81265 134

Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức (Thái

Nguyên)

49,57 119 50157 118

Cao đẳng nghề Công nghệ Kỹ thuật TP

Hồ Chí Minh

48,00 65 59405 65

Cao đẳng nghề Nha Trang 0 0

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 48,63 1048 58892 1039

Mức lương theo giờ của học viên tốt nghiệp từ Cao đẳng nghề Thanh Hóa và Cao đẳng

nghề Kỹ thuật Công nghệ LADEC ở trên mức trung bình có thể được giải thích bởi cấp

bậc của các em trong doanh nghiệp (Bảng 27). Bảng 27 cũng cho thấy các học viên tốt

nghiệp từ các cơ sở Đào tạo nghề trong mẫu khảo sát của chúng tôi hầu hết bắt đầu làm

việc tại doanh nghiệp ở vị trí công tác cao hơn cấp bậc thấp nhất. Chỉ có học viên của Đại

học Nguyễn Tất Thành và Cao đẳng nghề Công nghiệp Thái Nguyên là có vị trí bắt đầu

làm việc tại doanh nghiệp rất thấp. Điều này, tuy nhiên, không phụ thuộc vào quy mô của

doanh nghiệp mà học viên vào làm việc. Hai biến số này không có mối quan hệ tương

quan.

Page 59: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

59

Bảng 25: Chức vụ/vị trí công tác

của học viên tốt nghiệp trong

doanh nghiệp và quy mô doanh

nghiệp

Chức vụ/vị trí trong doanh nghiệp

* Số lượng nhân viên

2-20 10-200 200-300

Cơ sở Đào tạo nghề % %

% N Trung

bình N

Cao đẳng nghề Cơ điện-Luyện

kim Thái Nguyên 0% 0% 100% 172 0

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công

nghệ LADEC 22% 62% 16% 50 3,80 44

Cao đẳng nghề Xây dựng và Cơ

điện Bắc Ninh 29% 41% 30% 56 3,73 44

Trung cấp nghề Ninh Thuận 80% 20% 0% 110 3,55 20

Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt

Bắc-Vinacomin 3% 39% 58% 38 2,61 36

Cao đẳng nghề Kinh tế-Kỹ thuật

Bắc Ninh 34% 50% 16% 50 4,38 50

Cao đẳng nghề Long An 18% 57% 25% 67 3,16 67

Cao đẳng nghề An Giang 23% 55% 21% 91 3,28 86

Đại học Nguyễn Tất Thành 62% 38% 0% 191 0

Cao đẳng nghề Việt –Đức Nghệ

An 68% 26% 1% 69 2,11 73

Cao đẳng nghề Thanh Hóa 9% 24% 66% 118 2,39 106

Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức

(Thái Nguyên) 1% 24% 74% 313 4,01 313

Cao đẳng nghề Công nghệ Kỹ

thuật TP Hồ Chí Minh 18% 77% 4% 57 4,82 17

Cao đẳng nghề Nha Trang 8% 79% 13% 166 4,79 163

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề 24% 37% 39% 1548 3,66 1019

+Chỉ có 3 trường hợp trong các doanh nghiệp quy mô 1 và 3 trường hợp

trong các doanh nghiệp có trên 300 nhân viên

**các chức vụ/vị trí công tác được chia thành 10 bậc, trong đó bậc 1 là thấp

nhất và 10 là cao nhất

Bảng 28 cho thấy đa phần học viên tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề

mà họ được học. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn học viên được đào tạo bồi dưỡng bởi doanh

nghiệp. Điều này có thể cho thấy học viên tốt nghiệp vẫn cần được đào tạo bồi dưỡng

thêm. Chỉ số tương quan thuận và đáng kể giữa việc học viên được đào tạo bồi dưỡng

Page 60: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

60

thêm bởi doanh nghiệp và việc học viên làm việc khá là không phù hợp với ngành đào

tạo chính là bằng chứng khẳng định điều này. Dữ liệu cho thấy trên 50% học viên được

đào tạo bồi dưỡng bởi doanh nghiệp, khóa đào tạo có độ dài dưới 2 tuần. Khoảng 40%

trong số các học viên tốt nghiệp được đào tạo bổ sung bởi doanh nghiệp, khóa học mà họ

được học có độ dài từ một đến hai tháng. Khoảng 6% nữa được đào tạo bổ sung bởi

doanh nghiệp trong thời gian trên 2 tháng. Do đó, việc học viên phải được đào tạo bổ

sung bởi doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp là khá phổ biến, cho thấy cần cải thiện chương

trình đào tạo tại trường nghề.

Bảng 26: Đào tạo nghề và

đào tạo bổ sung bởi doanh

nghiệp Việc làm phù hợp với nghề đã học

Được đào tạo bổ sung tại

doanh nghiệp

Rất phù

hợp

Phù

hợp

Không

phù

hợp

Cơ sở Đào tạo nghề % % % N % N

Cao đẳng nghề Cơ điện-

Luyện kim Thái Nguyên 100% 0% 0% 172 100% 172

Cao đẳng nghề Kỹ thuật

Công nghệ LADEC 59% 24% 18% 51 39% 51

Cao đẳng nghề Xây dựng

và Cơ điện Bắc Ninh 71% 2% 27% 41 38% 53

TCN Ninh Thuận 0% 100% 0% 108 97% 110

CĐN Công nghiệp Việt

Bắc-Vinacomin 29% 45% 26% 38 41% 37

Cao đẳng nghề Kinh tế-

Kỹ thuật Bắc Ninh 28% 64% 8% 50 27% 49

Cao đẳng nghề Long An 49% 44% 6% 63 28% 67

Cao đẳng nghề An Giang 34% 54% 12% 91 24% 88

ĐH Nguyễn Tất Thành 87% 0% 13% 71 90% 73

Cao đẳng nghề Việt –Đức

Nghệ An 100% 0% 0% 191 9% 191

CĐN Thanh Hóa 0% 100% 0% 313 100% 313

Cao đẳng Công nghiệp

Việt Đức (Thái Nguyên) 19% 43% 38% 120 59% 118

Cao đẳng nghề Công nghệ

Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 85% 15% 0% 41 93% 57

Cao đẳng nghề Nha Trang 73% 20% 7% 161 28% 142

Tất cả các cơ sở Đào tạo

nghề 49% 43% 8% 1511 62% 1521

Page 61: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

61

2.4 Đánh giá chất lượng đào tạo

Đánh giá của học viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của các cơ sở Đào tạo nghề được

thực hiện thông qua một số câu hỏi trong bảng hỏi. Những câu hỏi này được thiết kế để

bao phủ được những khía cạnh chất lượng đào tạo có thể chịu tác động của những hỗ trợ

từ GIZ. Nhìn chung, học viên tốt nghiệp hài lòng với khóa đào tạo (Bảng 29) vì trên 70%

các câu trả lời của các câu hỏi đánh giá đều ở 2 mức cao nhất “đồng ý” hoặc “hoàn toàn

đồng ý”. Tuy nhiên, một phần tư các câu trả lời cho 4 câu hỏi trong số năm câu hỏi đánh

giá rơi vào nhóm “trung lập” hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, kết quả được tổng hợp trong

Bảng 29, giống như ở vòng nghiên cứu trước, cho thấy mức độ hài lòng rất cao của học

viên tốt nghiệp đối với khóa đào tạo họ đã nhận được tại các cơ sở Đào tạo nghề.

Page 62: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

62

Bảng 27. Đánh giá chủ quan về chất lượng đào tạo

Hoàn

toàn

đồng ý

Đồng ý

Đồng ý

phần

nào

Không

đồng ý

Hoàn

toàn

không

đồng ý N

Khóa đào tạo đã cung cấp cho bạn

những kiến thức và kỹ năng đáp ứng

được với công việc hiện tại

7% 68% 23% 1% 0% 1135

Giáo viên có trình độ đáp ứng được

yêu cầu đào tạo 5% 75% 17% 3% 0% 2024

Giáo trình và nội dung giảng dạy

được cập nhật phù hợp với thực tiễn 6% 67% 26% 1% 0% 1864

Cơ sở Đào tạo nghề này là một cơ sở

đào tạo có danh tiếng 22% 50% 26% 2% 0% 1910

Tôi hài lòng với chất lượng đào tạo 5% 72% 23% 1% 0% 1731

Sự đánh giá chung này được phân tích cụ thể cho từng trường ở Bảng 30. Điểm trung

bình của các câu trả lời cho từng câu hỏi đánh giá được tính cho từng trường. Điểm càng

cao nghĩa là học viên đánh giá càng thấp. Do đó, điểm càng thấp nghĩa là học viên đánh

giá càng tốt. Các ô có mức đánh giá tốt hơn so với mức trung bình của câu hỏi đánh giá

được bôi đậm. Năm cơ sở Đào tạo nghề được đánh giá cao hơn mức trung bình cộng của

các trường trong hầu hết các câu hỏi đánh giá. Điều này có nghĩa là học viên tốt nghiệp

của các trường này thỏa mãn về chất lượng đào tạo nhận được tại trường nhiều hơn so với

mức thảo mãn bình quân của học viên tốt nghiệp các trường.

Page 63: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

63

Bảng 28. Đánh giá chất lượng đào tạo,

phân theo trường

Đánh giá:

Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng

Cơ sở Đào tạo nghề (1) (2) (3) (4) (5)

Cao đẳng nghề Cơ điện-Luyện kim Thái

Nguyên

trung

bình 1,76 2,01 1,91 2,00* *

N 172 172 150 172 0

Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ

LADEC

trung

bình 2,67 2,64 2,80 3,22 2,72

N 61 61 60 58 58

Cao đẳng nghề Xây dựng và Cơ điện Bắc

Ninh

trung

bình 2,10 1,74 1,89 2,13 2,07

N 78 77 75 71 72

Trung cấp nghề Ninh Thuận

trung

bình 2,00 2,78 2,59 2,97 2,97

N 109 178 147 178 175

Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc-

Vinacomin

trung

bình 3,00 2,22 2,30 2,32 2,28

N 1 74 74 74 74

Cao đẳng nghề Kinh tế-Kỹ thuật Bắc Ninh

trung

bình 2,20 2,18 2,28 2,33 2,04

N 85 85 85 85 85

Cao đẳng nghề Long An

trung

bình 1,92 1,92 1,86 2,26 1,46

N 13 91 90 91 90

Cao đẳng nghề An Giang

trung

bình 2,23 2,18 2,35 2,29 2,11

N 130 130 129 130 130

Đại học Nguyễn Tất Thành

trung

bình 2,78 2,25 2,50

N 111 111 111 0 0

Cao đẳng nghề Việt –Đức Nghệ An

trung

bình 2,00 1,70 1,68 2,00

N 0 191 74 191 191

Cao đẳng nghề Thanh Hóa

trung

bình 2,00 2,00 1,00 2,00

N 0 313 313 313 313

Cao đẳng Công nghiệp Việt-Đức (Thái

Nguyên)

trung

bình 2,18 2,33 2,37 2,07 2,11

N 298 297 297 297 298

Cao đẳng nghề Công nghệ Kỹ thuật TP

Hồ Chí Minh

trung

bình 2,17 2,15 2,38 2,48 2,29

N 40 40 55 46 41

Cao đẳng nghề Nha Trang trung 2,24 2,09 2,33 2,73 2,39

Page 64: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

64

bình

N 37 204 204 204 204

Tất cả các cơ sở Đào tạo nghề

trung

bình 2,19 2,18 2,23 2,10 2,19

N 1135 2024 1864 1910 1731 (1) Khóa đào tạo đã cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng đáp

ứng được với công việc hiện tại

(2) Giáo viên có trình độ đáp ứng được yêu cầu đào tạo

(3) Giáo trình và nội dung giảng dạy được cập nhật phù hợp với thực tiễn

(4) Cơ sở Đào tạo nghề này là một cơ sở đào tạo có danh tiếng

(5) Tôi hài lòng với chất lượng đào tạo

Được đo trên thang từ 1 đến 5 (1 là đánh

giá cao nhất, 5 là đánh giá thấp nhất)

*Các câu trả lời thuộc hạng mục này có

vấn đề nghiêm trọng về dữ liệu

Page 65: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

65

IV CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KẾT LUẬN VÀ

KHUYẾN NGHỊ

Page 66: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

66

1 Các bài học kinh nghiệm

Quá trình triển khai khảo sát cơ bản và khảo sát lần vết đã mang lại nhiều triển vọng để

cải thiện quy trình triển khai các cuộc khảo sát trong tương lai. Những bài học quan trọng

nhất của khảo sát cơ bản được tóm tắt dưới đây, tiếp theo đó là các bài học từ khảo sát lần

vết.

Một trong những vấn đề cần được lưu ý là các hoạt động chuẩn bị tại cơ sở Đào tạo nghề.

Các trường cần lập kế hoạch hoàn chỉnh để đảm bảo việc thu thập thông tin được trôi

chảy trước khi học viên tốt nghiệp. Thời gian tốt nhất để thu thập thông tin là trước khi

học viên thi tốt nghiệp. Thời gian muộn nhất có thể là ngày phát bằng/chứng chỉ tốt

nghiệp. Tuy nhiên, tốt nhất nên tiến hành khảo sát cơ bản trong lớp học, vì học viên sẽ

tập trung hơn là ở trong phòng họp hay ngoài sân trường. Bảng hỏi nên được phát cho

học viên trong buổi họp giới thiệu hoặc trong lễ tốt nghiệp. Không phải tất cả học viên tốt

nghiệp đều về dự lễ tốt nghiệp tại trường, nên cán bộ triển khai có thể để bảng hỏi tại

phòng- nơi học viên tốt nghiệp đến lấy bằng tốt nghiệp để học viên có thể điền vào.

Trong cả quá trình này, nâng cao ý thức của học viên tốt nghiệp về Nghiên cứu lần vết

đóng vai trò rất quan trọng. Tầm quan trọng và sự liên quan của Nghiên cứu lần vết cần

được giới thiệu rõ ràng đến học viên ngay từ khi triển khai khảo sát cơ bản. Học viên tốt

nghiệp cần nhận định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các thông

tin cần thiết khi được khảo sát lần vết. Vì vậy, cán bộ triển khai cần đầu tư thời gian và

nỗ lực để thảo luận với học viên tốt nghiệp về mục đích của khảo sát, khẳng định tính bảo

mật của thông tin, giải thích nội dung bảng hỏi nhằm làm cho học viên thấy thoải mái và

tự tin để trả lời các câu hỏi. Để có thể liên lạc được với học viên sau này, cán bộ triển

khai cần đảm bảo thu thập đầy đủ và chính xác tất cả các chi tiết thông tin liên lạc. Hai

loại địa chỉ liên lạc cần được thu thập trong phiên bản mới của bảng hỏi cơ bản (Địa chỉ

gia đình và địa chỉ của học viên).

Liên quan đến các bài học của khảo sát lần vết, có năm điểm chính cần quan tâm. Đầu

tiên, sau hai vòng khảo sát lần vết, khó khăn lớn nhất mà các trường gặp phải và khó giải

quyết đó là thiếu hụt nhân lực. Lãnh đạo nhà trường cần bố trí kế hoạch nhân sự, phân bổ

công việc cho cán bộ triển khai rõ ràng, riêng biệt và cần bổ sung người hỗ trợ trong các

giai đoạn cao điểm như tiến hành phỏng vấn qua điện thoại trong khảo sát lần vết. Thực

Page 67: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

67

tế chỉ ra rằng tại những trường, khi có cán bộ chuyên trách cho việc khảo sát thì công

việc hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, các trường cần giảm thiểu thay đổi

nhân sự triển khai Nghiên cứu lần vết. Nếu việc thay đổi không thể tránh được, thì các

quy định về chuyển giao công việc và nhiệm vụ (cho cán bộ mới) cần được thiết lập.

Khuyến khích cán bộ triển khai chia sẻ thông tin, đồng thời hướng dẫn và chuyển giao kỹ

năng cho các cán bộ khác trong cơ sở Đào tạo nghề là điều rất quan trọng. Thêm vào đó,

các cơ sở Đào tạo nghề cần báo cho dự án (GIZ/TCDN) về các thay đổi nhân sự triển

khai Nghiên cứu lần vết để dự án có thể cung cấp hỗ trợ cần thiết cho nhà trường. Hơn

nữa, cán bộ phụ trách Nghiên cứu lần vết tại các cơ sở Đào tạo nghề cần chủ động hơn

trong toàn bộ quá trình triển khai (từ khi lập kế hoạch nhân sự, tài chính, thời gian, nộp

lên cho lãnh đạo trường, tiến hành khảo sát và nhập liệu để xử lý).

Thứ hai, cải thiện tỉ lệ phản hồi bằng cách phỏng vấn qua điện thoại là phương án phổ

biến, thuận tiện và nhanh chóng đối với phần lớn các cơ sở Đào tạo nghề. Tuy nhiên,

bảng hỏi cần được xây dựng để phù hợp với phương pháp phỏng vấn qua điện thoại. Các

đại biểu đề xuất trong hội thảo cuối cùng rằng cần phải xây dựng năng lực cho cán bộ

triển khai Nghiên cứu lần vết về kỹ năng phỏng vấn qua điện thoại, điều này cũng làm

tăng sự tin cậy của số liệu thu thập được. Hơn thế nữa, để tăng tỉ lệ phản hồi qua thư, cán

bộ cần kiểm tra lại địa chỉ của học viên. Ngoài ra, bảng hỏi lần vết cần được giới thiệu và

giải thích với học viên ngay tại thời điểm tiến hành khảo sát cơ bản. Có một sáng kiến

cho rằng có thể kèm một phiếu bốc thăm trúng thưởng vào phong bì đựng bảng hỏi để

làm học viên hứng khởi, thích thú về khả năng nhận “một số lợi nhuận” và trả lời bảng

hỏi. Tùy theo từng tình huống, mỗi trường sẽ chọn một phương án tốt nhất để triển khai

khảo sát lần vết. Nhìn chung, cách tốt nhất để cải thiện tỉ lệ phản hồi là dùng kết hợp

nhiều phương pháp (gửi thư qua bưu điện, gọi điện thoại, email ..v.v).

Thứ ba, khuyến khích các cơ sở Đào tạo nghề đã tham gia (ví dụ như các cơ sở Đào tạo

nghề thuộc dự án “Hỗ trợ kỹ thuật dạy nghề Việt Nam”) tiếp tục triển khai Nghiên cứu

lần vết. Thành công của hai vòng Nghiên cứu lần vết chủ yếu nhờ vào sự nhiệt tình tham

gia của các cơ sở Đào tạo nghề mà không có hỗ trợ tài chính từ GIZ. Tuy nhiên, cán bộ

triển khai và các trường vẫn gặp một số khó khăn (như đã đề cập ở trên: nhân lực, ngân

sách v.v.). Thật ra, vẫn còn một số cán bộ phụ trách triển khai Nghiên cứu lần vết tại các

trường cũ và mới chưa tự tin khi tiến hành khảo sát và phân tích số liệu, vì vậy cần thiết

Page 68: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

68

phải đào tạo cho các cán bộ mới và đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ cũ. Thêm vào đó,

cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, các phương án thực hành tốt giữa các cơ sở Đào tạo

nghề đang tham gia nghiên cứu để cải thiện chất lượng và hiệu quả của Nghiên cứu lần

vết. Dự án GIZ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, điều phối

các cơ sở Đào tạo nghề thuộc dự án và đảm bảo các trường theo đúng biểu thời gian và

đạt mục tiêu đề ra. Các đại biểu đề xuất thành lập một diễn đàn hướng dẫn tại trang web

của Chương trình www.tvet-vietnam.org nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin.

Cuối cùng, cấp lãnh đạo của các cơ sở Đào tạo nghề cần phân bổ nguồn lực, chú trọng

hơn vào việc triển khai Nghiên cứu lần vết như một hoạt động hàng năm, xem xét quá

trình triển khai theo định kỳ, tìm các phương án giải quyết vấn đề, rút ra các bài học để

cải thiện chất lượng nghiên cứu dẫn đến cải thiện chất lượng các khóa đào tạo tại các cơ

sở Đào tạo nghề tham gia nghiên cứu.

Page 69: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

69

2 Kết luận và các khuyến nghị

Mở rộng phạm vi triển khai Nghiên cứu lần vết và cơ cấu việc sử dụng các kết quả của

nghiên cứu này là hai vấn đề cần xúc tiến. Bên cạnh đó, chất lượng số liệu cần được đảm

bảo bằng cách đề ra những yêu cầu ở cấp trường đồng thời tạo nhận thức phù hợp ở cấp

lập kế hoạch.

Để triển khai trên diện rộng hơn, cần phải có nỗ lực mạnh mẽ trong việc xây dựng năng

lực cho đội ngũ cán bộ của Viện NCKHDN để họ có thể tự tổ chức các khóa tập huấn.

Nên đảm bảo có đủ cán bộ được giao nhiệm vụ chuyên trách triển khai Nghiên cứu lần

vết. Các cán bộ phải được trang bị đủ năng lực để tổ chức các hội thảo tập huấn cấp vùng.

Tại thời điểm hiện tại, chỉ có một cán bộ của Viện NCKHDN có khả năng tiến hành

những khóa tập huấn. Vì vậy, việc tổ chức các khóa tập huấn trên toàn quốc cần được bắt

đầu với quy mô nhỏ, tạo điều kiện cho Viện KHDN lấy thêm kinh nghiệm để mở rộng

đào tạo cho nhiều người hơn.

Hơn nữa, cán bộ Viện KHDN cần được đào tạo chuyên sâu trong việc phân tích số liệu

và công bố kết quả của Nghiên cứu lần vết. Khảo sát chỉ có cơ hội được duy trì bền vững

khi các kết quả và khuyến nghị từ khảo sát được truyền tải đến đối tượng phù hợp. Hiện

nay, ngoài các hội thảo ra, không có một sự kiện nào để công bố kết quả khảo sát, điều đó

cho thấy rằng việc các trường có đủ khả năng để tự phân tích và tự rút ra kết luận là vô

cùng quan trọng.

Trên cơ sở đó, khuyến nghị đưa ra là cần phải cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên cho

tất cả các trường đang triển khai khảo sát và yêu cầu họ báo cáo đầy đủ về số liệu thu

thập được. Điều đó đảm bảo rằng các trường có sử dụng số liệu của họ thu thập, chứ

không chỉ thu thập và để đấy. Hơn nữa, cần phải hỗ trợ TCDN công bố kết quả Nghiên

cứu lần vết và rút ra bài học từ đó. Công bố kết quả tạo điều kiện cho việc học hỏi các

phương pháp tốt nhất từ các cơ sở Đào tạo nghề được xếp hạng cao về cả tỉ lệ học viên

tìm được việc làm lớn và cả đánh giá chất lượng đào tạo tốt từ các học viên tốt nghiệp.

Về chất lượng số liệu, cần phải đảm bảo rằng các trường không chỉ phỏng vấn một mẫu

mang tính chọn lọc, ví dụ như chỉ liên lạc học viên qua một số doanh nghiệp. Hơn nữa, số

liệu được nhập vào phải dùng cùng một mẫu chuẩn và cùng một cách mã hóa. Bài học rút

ra từ hơn 2 năm triển khai Nghiên cứu lần vết ở Việt Nam cho thấy việc mã hóa lại và

Page 70: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

70

làm sạch số liệu tiêu tốn rất nhiều thời gian thậm chí đối với cả các trường tham gia khảo

sát gần đây. Vì nghiên cứu sẽ được mở rộng trên toàn quốc, rất cần phải đề ra tiêu chuẩn

báo cáo bắt buộc cho các khảo sát trong tương lai. Tuy nhiên, việc thiết kế các tiêu chuẩn

bắt buộc cần phải làm thận trọng để tránh tạo động cơ làm giả số liệu. Chúng tôi không

chấp nhận việc liên hệ kết quả Nghiên cứu lần vết với phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các

trường tại thời điểm này vì nó sẽ tạo ra hậu quả là các trường có thể chế biến số liệu theo

hướng có lợi cho phân bổ ngân sách về trường. Kế hoạch này chỉ triển khai thành công

nếu các trường không tham gia vào việc thu thập số liệu. Các thay đổi chính sách, chỉ tiêu

và những kết luận khác chỉ nên rút ra sau khi Nghiên cứu lần vết đã được triển khai một

các vững chắc sau một vài vòng thu thập số liệu. Hơn thế nữa, cần nâng cao nhận thức

của các cơ sở Đào tạo nghề về tầm quan trọng của Nghiên cứu lần vết và khuyến khích

các trường thể hiện sự làm chủ đối với công tác triển khai Nghiên cứu lần vết. Một điểm

mấu chốt cuối cùng cho sự thành công khi nhân rộng Nghiên cứu lần vết là vai trò chủ

đạo của TCDN trong việc đưa ra hướng dẫn/quy định cho các cơ sở Đào tạo nghề. Bên

cạnh đó, TCDN cần phân công trách nhiệm và công việc cho các cơ quan cấp dưới, bố trí

đội ngũ cán bộ chuyên trách từ các phòng ban để triển khai Nghiên cứu lần vết một cách

hiệu quả.

Tóm lại, điều kiện cần thiết cho việc triển khai Nghiên cứu lần vết trên toàn quốc một

cách bền vững là: chỉ đạo/hướng dẫn rõ ràng từ cấp lãnh đạo, một hệ thống báo cáo các

kết quả Nghiên cứu lần vết hiệu quả, kinh nghiệm trong việc phát hiện ra những điểm bất

thường trong số liệu để tìm ra những chủ định làm giả số liệu, một kế hoạch xây dựng

năng lực liên tục cho cán bộ kỹ thuật và sự làm chủ ở cấp triển khai.

Page 71: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

71

V PHỤ LỤC

Page 72: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

72

1 Tư liệu về các hội thảo

1.1 Tư liệu hội thảo I (05.06.2009 tại Hà Nội)

1.1.1 Giới thiệu

Để xây dựng Nghiên cứu lần vết đối với những học viên đã tốt nghiệp nhằm đánh giá nhu

cầu thị trường lao động, một hội thảo với sự tham gia của các cơ sở Đào tạo nghề và các

cơ quan khác thuộc hệ thống Đào tạo nghề của Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội. Nội

dung chính của hội thảo là thu thập các thông tin có liên quan đến kinh nghiệm của các

cơ sở đào tạo trong việc thực hiện các Nghiên cứu lần vết và hình thành sự thích hợp của

dự án. Việc trao đổi kinh nghiệm và thông tin giữ một vai trò quan trọng, ngoài ra Dự án

“Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề Việt Nam” cũng muốn cung cấp cho các đại biểu tham gia

hội thảo một số kiến thức cơ bản về động cơ, mục đích cũng như nội dung của Nghiên

cứu lần vết, để từ đó nhận biết được những khó khăn và các vấn đề phát sinh trong quá

trình thực hiện các Nghiên cứu lần vết hiện có. Chương trình của hội thảo được chia

thành 3 phần, phần đầu tập trung vào phổ biến các thông tin về các Nghiên cứu lần vết

của cựu học viên; phần hai tập trung làm việc theo nhóm; và phần ba là thuyết trình và

thảo luận kết quả làm việc của các nhóm. Tài liệu này tóm tắt theo thứ tự thời gian các

nội dung và kết quả hội thảo, bao gồm cả các bài thuyết trình đã được trình bày.

1.1.2 Hội thảo

Các đại biểu và cơ quan chính tham dự hội thảo gồm: PGS., TS. Cao Văn Sâm, Phó tổng

cục trưởng, TCDN; TS. Ngô Thành Can, Ban QLDA ODA, TCDN; Đại diện các vụ của

TCDN và Viện NCKHDN; Đại diện của Viện KHLĐ và XH, Bộ LĐTBXH; Đại diện của

Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng/P. hiệu trưởng và cán bộ triển khai Nghiên cứu lần

vết của 11 cơ sở Đào tạo nghề, Đại diện của Tổ chức Lao động Quốc tế - Hợp phần

Thông tin thị trường lao động và đại diện của Dự án “Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề, Việt

Nam”.

PGS., TS. Cao Văn Sâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề khai mạc hội thảo và

nhấn mạnh rằng thành công của công tác Đào tạo nghề được quyết định bởi tỷ lệ thành

công trong gia nhập thị trường lao động của các học viên đã tốt nghiệp. Tiếp theo, ông

Schwarz điểm lại tình hình tổng quát và lý do tổ chức hội thảo, bao gồm thông tin cơ bản

về thực trạng kinh tế Việt Nam. Về vấn đề này, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của

việc nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động, cùng với mối quan hệ giữa các cơ sở Đào

Page 73: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

73

tạo nghề với các doanh nghiệp. Chính vì vậy cần nghiên cứu tình hình việc làm của học

viên sau khi tốt nghiệp. Ông Schwarz cũng giới thiệu một trong những chuyên gia tư vấn,

ông Kluve, người sau đó đã giới thiệu sơ lược về Nghiên cứu lần vết.

Tiếp theo đó, trong bài thuyết trình quan trọng đầu tiên của hội thảo, bà Nguyễn Hoàng

Nguyên, nghiên cứu viên thuộc Viện NCKHDN đã trình bày về các kết quả và phương

pháp thực hiện gần đây về Nghiên cứu lần vết trong Đào tạo nghề tại Việt Nam. Nghiên

cứu được thực hiện trên 3000 công ty, 1000 giáo viên và 10000 học viên. Bà Nguyên đã

giới thiệu Nghiên cứu lần vết được thực hiện bởi Viện NCKHDN, TCDN trong khuôn

khổ một dự án ADB tại Việt Nam từ năm 2002 đến 2005.

1.1.3 Làm việc theo nhóm

Các đại biểu trong hội thảo được chia ra làm 4 nhóm để thảo luận. Nội dung làm việc

theo nhóm tập trung vào thảo luận ở 3 cấp triển khai Nghiên cứu lần vết:

1) Thiết lập khung Nghiên cứu lần vết có tính bền vững

2) Quản lý và tổ chức Nghiên cứu lần vết ở cấp cơ sở Đào tạo nghề

3) Triển khai Nghiên cứu lần vết tại cơ sở Đào tạo nghề: các vấn đề thực tế

Nhóm thứ nhất bao gồm các công chức chính phủ (từ các cục, vụ của TCDN, hoặc Bộ

LĐTBXH, Bộ GD & ĐT), những người sẽ thu thập dữ liệu về các cơ sở Đào tạo nghề và

các cựu học viên ở cấp độ tổng thể. Trong giai đoạn chuẩn bị cho hội thảo, các câu hỏi

định hướng thảo luận đã được chuẩn bị cho từng nhóm thảo luận. Đáng tiếc là trong suốt

thời gian làm việc buổi chiều, các đại diện của các cơ quan chính phủ có liên quan

(TCDN) đã không có mặt. Điều đó có nghĩa là nhóm làm việc đã không thể có đầy đủ các

thành viên của mình và các vấn đề liên quan đến Nghiên cứu lần vết ở cấp độ cao nhất đã

không được thảo luận. Tuy nhiên, từ những buổi làm việc với các phòng, ban của TCDN

trong những ngày trước hội thảo, chúng tôi nhận thấy rằng, có một sự quan tâm thực sự

của TCDN theo cách “từ trên xuống dưới”. Cụ thể, các ý kiến cho rằng, các Nghiên cứu

lần vết tuy cung cấp dữ liệu về các cựu học viên theo cách từ dưới lên trên nên được hỗ

trợ bằng chính sách và nên có một khung điều chỉnh cụ thể để đảm bảo việc thu thập dữ

liệu thống nhất.

Page 74: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

74

Nhóm thứ hai bao gồm các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của các cơ sở Đào tạo nghề, tức

là những người có trách nhiệm thực hiện các nghiên cứu ở cấp quản lý cao cấp trong

phạm vi trường.

Kết quả của nhóm 2 được tóm tắt như sau: Các đại biểu đã bày tỏ nhu cầu thông tin về

học viên tốt nghiệp nhằm tiếp tục nâng cao trình độ cho học viên mới.

Thông tin

chung

Việc làm của học viên Phản hồi của học viên về

chất lượng đào tạo

Nhu cầu đào tạo

nâng cao

Tên

Tuổi

Giới

- Cựu học viên đã có việc

làm?

- Cựu học viên đang làm việc

cho công ty/doanh nghiệp

nào?

- Thái độ làm việc của cựu

học viên?

- Bằng cách nào cựu học viên

tìm được việclàm?

- Thu nhập/lương trung bình

là bao nhiêu?

- Mất bao nhiêu thời gian để

cựu học viên làm quen với

công việc?

- Công việc hiện tại của cựu

học viên có liên quan đến

nghề được đào tạo không?

- Trình độ nghề của học

viên?

- Các nhân tố ảnh hưởng

đến chất lượng đào tạo

(giáo viên, quản lý,

giáo trình…)?

- Các kỹ năng làm việc

khác (các kỹ năng làm

việc theo nhóm, các kỹ

năng làm việc độc lập)?

Nhu cầu đào tạo bồi

dưỡng

Nhu cầu đào tạo lại

(để thay đổi nghề

nghiệp)?

Phản hồi lại những thông tin này, nhóm 2 đã bày tỏ nhu cầu cần nguồn nhân lực, nguồn

tài chính, giáo trình khung, cơ chế quản lý. Ngoài ra để triển khai được Nghiên cứu lần

vết, các kỹ năng khảo sát, ngân sách và sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường đều

trở nên cần thiết.

Thành phần của nhóm làm việc thứ ba là cán bộ các trường và các điều phối viên (tiềm

năng) có trách nhiệm thực hiện các nghiên cứu ở cấp độ thực hiện, tức là chuẩn bị/gửi các

phiếu hỏi, thu thập dữ liệu, vv…Liên quan đến khả năng nguồn lực ở các cơ sở Đào tạo

nghề để triển khai Nghiên cứu lần vết và những hỗ trợ thêm về nguồn lực đã được lưu ý

Page 75: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

75

rằng các cơ sở Đào tạo nghề có nhiều nguồn lực cho Nghiên cứu lần vết, tuy nhiên họ cần

sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nước và từ các doanh nghiệp. Những vấn đề chính trong quá

trình theo sát các cựu học viên là trước hết cần tuyên truyền một cách đầy đủ để nâng cao

nhận thức của học viên về lợi ích trong việc giữ mối liên hệ với trường đã học. Thứ hai,

nếu hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho phép, có thể cấp cho mỗi học viên một địa

chỉ email để trường có thể giữ liên hệ với họ sau này. Chuẩn hóa các mẫu đăng ký học

viên, thành lập hội hoặc ban cựu học viên để hỗ trợ các nghiên cứu lần vết.

Một số trường đã triển khai Nghiên cứu lần vết và có kinh nghiệm trong việc thiết kế

bảng hỏi và chọn lựa phương pháp khảo sát, thu thập và sử lý dữ liệu.

1.1.4 Tóm tắt

Hội thảo nêu bật một số vấn đề chính trong việc thực hiện các nghiên cứu lần vết

trong Đào tạo nghề tại Việt Nam:

(1) Trong số các các cơ sở Đào tạo nghề kỹ thuật có mặt tại hội thảo, một số cơ sở đã có

kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu trước đó, hoặc tự làm hoặc trong khuôn khổ

một dự án lớn hơn. Những kinh nghiệm này vì vậy là khá đa dạng, từ các cuộc khảo

sát tiến hành trong thời gian ngắn với thời hạn một năm không có thiết kễ mẫu rõ

ràng đến những mẫu phức tạp hơn - có nghĩa là tiến hành trong thời gian dài – các

bảng hỏi và những nỗ lực đáng kể trong việc theo sát các học viên (ví dụ như gọi

điện thoại cho những người không trả lời khi được khảo sát bằng hình thức văn

bản). Các bảng hỏi tương ứng cũng đã được các trường cung cấp ngay sau hội thảo.

(2) Các kinh nghiệm và nỗ lực hiện có trong việc theo sát các học viên chứng tỏ rằng

một mặt các trường đã nhận thức được sự cần thiết phải tìm hiểu về việc tham gia thị

trường lao động của các học viên đã tốt nghiệp và đánh giá của họ về các trường đã

chuẩn bị kiến thức cho họ như thế nào để tham gia thị trường lao động. Mặt khác,

cần phải biết cách thiết kế mẫu có phương pháp, lấy được mẫu đại diện và đạt tỷ lệ

trả lời cao nhằm đảm bảo thu thập được dữ liệu có giá trị. Hội thảo dường như đã

tạo ra bước thực hiện đầu tiên theo hướng này. Nhìn chung, các trường có vẻ rất

quan tâm đến việc tham gia thực hiện nghiên cứu tình hình việc làm của học viên sau

khi tốt nghiệp một cách thống nhất.

(3) Trong khi thực tế là các nghiên cứu tình hình việc làm của học viên sau khi tốt

nghiệp trước đó được triển khai bởi các cơ sở đào tạo trong dự án Đào tạo nghề và

Page 76: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

76

điều đó chứng tỏ rằng các cơ sở này cũng có các nguồn lực để thực hiện các nghiên

cứu, tại hội thảo các cơ sở vẫn cho rằng họ cần hỗ trợ tài chính bổ sung nhằm thực

hiện đề án do GTZ/RWI nêu ra. Đương nhiên, việc xây dựng năng lực theo yêu cầu

sẽ được thực hiện trong phạm vi dự án - cụ thể là đào tạo kỹ năng khảo sát và hỗ

trợ công nghệ thông tin.

Page 77: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

77

1.2 Tư liệu hội thảo II (12.08.2009 tại Hà Nội)

1.2.1 Giới thiệu

Dựa trên kết quả của cuộc hội thảo lần thứ nhất được tổ chức để xây dựng một cuộc khảo

sát lần vết một cách bền vững, cuộc hội thảo lần thứ hai với sự tham dự của đại diện các

trường dạy nghề cũng như những đại diện của cơ quan khác trong hệ thống dạy nghề Việt

Nam đã được tổ chức tại Hà Nội. Trọng tâm của cuộc hội thảo lần thứ hai là thảo luận và

thống nhất về việc triển khai cuộc khảo sát lần theo dấu vết học viên học nghề đã tốt

nghiệp. Hội thảo này cũng nhằm mục đích thảo luận về những nội dung về phương pháp

triển khai cuộc khảo sát lần theo dấu vết học viên tốt nghiệp và khung thời gian tổng thể

của cuộc khảo sát lần theo dấu vết học viên tốt nghiệp.

Cuộc hội thảo được phân chia thành 4 phần, trong đó phần thứ nhất đề cập đến việc triển

khai cuộc khảo sát lần theo dấu vết học viên tốt nghiệp, phần thứ hai nhằm thảo luận về

bảng khảo sát, phần thứ ba về chi tiết của kế hoạch triển khai và thời gian biểu của khảo

sát lần theo dấu vết học viên tốt nghiệp. Trong phần thứ tư, hội thảo được chia thành các

nhóm, thảo luận về những vấn đề trong triển khai và về nhu cầu hỗ trợ của các trường.

Tài liệu này đưa ra cái nhìn tổng quan theo trình tự về những nội dung và các kết quả của

cuộc hội thảo, trong đó có các bài thuyết trình đã được giới thiệu tại hội thảo.

1.2.2 Hội thảo

Những đại diện chính và các cơ quan đã tham gia hội thảo bao gồm: PGS. TS. Cao Văn

Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề; Đại diện phòng, ban có liên quan của

Tổng cục Dạy nghề; các đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đại diện của Viện Khoa

học Lao động và Xã hội, Bộ LĐTBXH; Hiệu trưởng/P. hiệu trưởng và cán bộ triển khai

Nghiên cứu lần vết của 11 cơ sở Đào tạo nghề; dự án Hỗ trợ kỹ thuật Dạy nghề, Việt

Nam.

Ông Schwarz đã khai mạc hội thảo và giới thiệu chương trình hội thảo và những mục tiêu

chính của cuộc hội thảo lần thứ hai. Sau phần giới thiệu của ông Schwarz, giáo sư Cao

Văn Sâm, đại diện Tổng cục Dạy nghề, đã có bài phát biểu khai mạc. Giáo sư Cao Văn

Sâm đã cho rằng khảo sát lần theo dấu vết học viên học nghề tốt nghiệp sẽ là một công cụ

quan trọng để kiểm soát chất lượng trong lĩnh vực dạy nghề. Ông Sâm hy vọng rằng

trong tương lai các cuộc khảo sát lần vết như vậy sẽ được triển khai trên diện rộng hơn, ở

nhiều trường dạy nghề hơn.

Page 78: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

78

Sau bài phát biểu của PGS. Cao Văn Sâm, ông Ehlert đã có bài thuyết trình về những

mục tiêu, việc triển khai và những giá trị gia tăng của Nghiên cứu lần vết đạt tiêu chuẩn

và bền vững. Những mục tiêu chính là tính bền vững và nâng cao hiệu quả Đào tạo nghề.

PGS. Sâm nhấn mạnh rằng các thông tin thu thập được sẽ giúp nâng cao kế hoạch và bố

trí nguồn lực ở cấp trường cũng như ở cấp cao hơn và rằng nghiên cứu này có chi phí

triển khai thấp.

Ý kiến phản hồi của các đại biểu tham dự hội thảo về việc sử dụng bảng hỏi khảo sát cơ

bản mà các trường cần phải điền vào trước tiên phải mang tính trung lập và có câu hỏi về

cảm giác có một bảng khảo sát bổ sung. Sau khi giải thích thêm, các đại biểu tham dự đã

hiểu rõ vấn đề hơn bởi vì nó cho phép thu thập thông tin gần như không mất một chút chi

phí nào và hỗ trợ Nghiên cứu lần vết bằng cách tạo ra nhận thức về Nghiên cứu lần vết và

cung cấp thông tin liên lạc. Ý tưởng phải có hai lần khảo sát cho một khóa tốt nghiệp

cũng được các đại biểu tham dự hội thảo đón nhận tích cực bởi vì nó cho phép hai lần

khảo sát nêu lên sự biến động của cựu học viên.

Sau bài thuyết trình về phương pháp triển khai, ông Ehlert đã có bài thuyết trình về bảng

hỏi khảo sát cơ bản và bảng khảo sát lần vết (bản dự thảo). Ông Ehlert cũng giải thích về

nguyên nhân cần phải kết hợp giữa khảo sát qua đường bưu điện và khảo sát qua điện

thoại (Khảo sát qua thư tuy không tốn kém nhưng thường có tỷ lệ phản hồi thấp hơn cần

được thực hiện trước, khảo sát qua điện thoại với chi phí đắt hơn cần được sử dụng sau

như là phương thức theo dõi sau đó), cũng như những nguyên nhân của việc sử dụng các

câu hỏi đóng (dễ trả lời và trả lời nhanh). Ông Ehlert đã trình bày cách sử dụng phương

pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản làm phương pháp mẫu. Sau phần trình bày về các

bảng hỏi, Excel đã được giới thiệu là một công cụ quản lý dữ liệu của cuộc khảo sát.

Thực tế chỉ ra rằng người ta có thể dễ dàng sử dụng Excel để đánh giá dữ liệu đầu vào và

dữ liệu ban đầu. Các đại biểu tham dự hội thảo đã có những phản hồi rất hữu ích về các

bảng khảo sát. Kết quả của cuộc thảo luận là một số câu hỏi đã được bổ sung. Nhiều lưu

ý về dịch thuật và diễn đạt các bảng khảo sát cũng được hoàn thiện trong các phiên bản

thử nghiệm của các bảng khảo sát.

Page 79: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

79

1.2.3 Làm việc theo nhóm

Các nhóm công tác đã thảo luận về nhu cầu hỗ trợ và triển khai Nghiên cứu lần vết và

giới thiệu về các kết quả của các nhóm ở phần cuối của cuộc hội thảo. Để hỗ trợ các

nhóm thảo luận về việc triển khai Nghiên cứu lần vết, một danh mục các đầu việc cần

thực hiện khi triển khai Nghiên cứu lần vết đã được phát cho các nhóm.

Kết quả của nhóm công tác 1 như sau: Mỗi trường cần ít nhất 2 cán bộ được tập huấn về

các kỹ thuật thu thập và nhập dữ liệu. Cần hỗ trợ tài chính cho nhân sự thu thập và xử lý

dữ liệu và cho sinh viên trả lời các bảng khảo sát. Cần hướng dẫn cụ thể về cách thức lấy

mẫu và cỡ mẫu. Cũng như cần có những thông tin hướng dẫn về cách thức tổ chức các

buổi tập trung để triển khai khảo sát cơ bản và cách phỏng vấn, nhập dữ liệu.

Nhóm 2 đã đưa ra những gợi ý liên quan đến tính toán chi phí triển khai Nghiên cứu lần

vết:

1. Bảng khảo sát: 5 trang x 200 VND = 1.000 VND

2. Tem thư và phong bì 7.500 VND/1 lần x 2 lần = 15.000 VND

3. Điện thoại: 2000 VND/1 phút x 5 phút/1 bảng khảo sát = 15.000 VND

4. Thưởng cho học viên tốt nghiệp đã trả lời bảng khảo sát: 2 bảng khảo sát x 10.000

VND = 20.000 VND

5. Nhập dữ liệu: 4000 VND/ 1 bảng khảo sát

6. Thù lao cho nghiên cứu viên + phí quản lý:

3 người/ 1 trường x 3.000.000 VND = 27.000.000 VND

7. Phí dự phòng: 10% tổng chi phí.

1.2.4 Các kết quả

Kết quả chính về cuộc hội thảo lần thứ hai là các đại biểu tham dự hội thảo đã thống nhất

về

1. tầm quan trọng của việc có một cuộc khảo sát lần vết bền vững tại Việt Nam.

2. Tổ chức triển khai một cuộc khảo sát thông tin cơ bản kết hợp với một cuộc khảo

sát lần vết

3. Khác với những đề xuất rất hữu ích về một số câu hỏi bổ sung và những đề xuất

về cách diễn đạt lời văn tốt hơn, những nội dung của hai bảng khảo sát mà đã

Page 80: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

80

được các đại biểu tham dự chấp nhận theo như cách thức những nội dung này đã

được giới thiệu –- và

4. thời khóa biểu triển khai cuộc khảo sát lần theo dấu vết.

Nói tóm lại, cuộc hội thảo này đã đạt được thành công trong việc tạo ra cơ sở để tổ chức

một cuộc khảo sát lần theo dấu vết học viên tốt nghiệp bằng cách tạo ra sự đồng thuận về

những mục tiêu, nội dung, nhu cầu cần có một cuộc khảo sát lần theo dấu vết học viên

một cách bền vững để đảm bảo chất lượng và cải thiện công tác dạy nghề.

Page 81: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

81

1.3 Tư liệu hội thảo III (19.08.2009 tại Nha Trang)

1.3.1 Tóm tắt

Hội thảo (tập huấn) lần thứ ba thảo luận về việc tổ chức cuộc khảo sát lần theo dấu vết

học viên tốt nghiệp ở cấp độ triển khai. Để thực hiện được mục tiêu này, các đại diện từ

tất cả 11 trường dạy nghề đã được mời tham dự cuộc hội thảo tại Trường Cao đẳng nghề

Nha Trang. Toàn bộ chương trình đã được trình bày trong thời gian biểu và danh mục

kiểm tra mà đã được các đại biểu tham dự thảo luận trong cuộc hội thảo lần thứ hai. Hội

thảo đã tổ chức tập huấn về cách sử dụng Excel và Word để tổ chức cuộc khảo sát. Các

đại biểu tham dự đã học được cách thức sử dụng và điều chỉnh các bảng tính Excel để

phục vụ cho nhu cầu quản lý dữ liệu của cuộc khảo sát. Các đại biểu tham dự cũng đã học

được những nội dung cơ bản về các kỹ thuật lấy mẫu được sử dụng trong cuộc khảo sát

này. Cuối cùng các đại biểu tham dự đã được tập huấn về cách thức kết nối Word vào

trong một cơ sở dữ liệu Excel để in thư tự động. Tất cả các chủ đề này là nội dung hướng

dẫn mà các đại biểu tham dự đã theo dõi qua máy tính để bàn. Bài hướng dẫn dựa trên dữ

liệu khảo sát được thu thập trong giai đoạn thử nghiệm các bảng khảo sát.

1.3.2 Các kết quả

Trong phần tập huấn thực tế, các đại biểu tham dự đã sử dụng Excel và Word để quản lý

cuộc khảo sát và xử lý dữ liệu khảo sát. Các đại biểu cũng làm quen với những vấn đề có

thể xảy ra trong cuộc hội thảo và thời gian biểu mà các đại biểu phải theo sát. Tất cả các

đại biểu tham dự đã có ý kiến phản hồi tốt về cuộc hội thảo.

Page 82: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

82

1.4 Tư liệu hội thảo IV (12/05/2010 tại Hà Nội)

1.4.1 Tóm tắt

Hội thảo (tập huấn) lần thứ tư về xử lý và phân tích dữ liệu Nghiên cứu lần vết cho các

cán bộ đại diện từ 11 trường dạy nghề. Hội thảo tập huấn được tổ chức tại phòng thực

hành máy tính của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Toàn bộ chương trình được thiết

kế dựa trên thời gian biểu và các nội dung yêu cầu đã được thảo luận trong hội thảo lần

thứ hai. Hội thảo tập huấn đã cung cấp các kỹ năng sử dụng Excel để phân tích điều tra.

Những người tham gia đã được đào tạo kỹ năng làm thế nào để hợp nhất các dữ liệu từ

khảo sát cơ sở và lần vết. Họ cũng biết làm thế nào để mã hóa lại các dữ liệu khảo sát, mã

hóa bằng số hoặc không dùng số. Cuối cùng, tập huấn về kỹ năng tạo ra bảng chéo sử

dụng chức năng của “Pivot-Table. Trong quá trình này, những người tham gia đã học

được cách sử dụng các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và số liệu mô tả khác để phân

tích dữ liệu với những thông tin phong phú. Tất cả các nội dung này đã được chuẩn bị

trong tài liệu hướng dẫn cũng như chương trình đào tạo đã được cài đặt sẵn trong các

máy tính trong phòng tập huấn. Tài liệu hướng dẫn cũng là một phần của Sổ tay quản lý

dữ liệu khảo sát đã được phát trong cuộc tập huấn. Chuyên gia Christoph Ehlert chịu

trách nhiệm chính trình bày và tập huấn cho các đại biểu. Các nội dung chi tiết về kỹ

năng đào tạo có ghi trong sổ tay hội thảo.

1.4.2 Kết quả

Những người tham gia đã được đào tạo và thực hành cách sử dụng các công cụ Excel để

xử lý số liệu điều tra và phân tích dữ liệu. Họ cũng đã được học để xử lý những vấn đề có

thể xảy ra trong quá trình khảo sát, về tầm quan trọng việc sử dụng mã sinh viên một

cách thống nhất để kết hợp dữ liệu từ bảng hỏi cơ bản và lần vết. Nhìn chung, cuộc tập

huấn đã nhận được thông tin phản hồi rất tích cực.

Page 83: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

83

1.5 Tư liệu hội thảo V (13/5/2010 tại Hà Nội)

1.5.1 Giới thiệu

Sau khi kết thúc tập huấn kỹ thuật – nội dung trình bày ở trên vào ngày 12 tháng 5,

2010), hội thảo cuối kỳ mang tính chất tổng kết kết quả của giai đoạn thí điểm Nghiên

cứu lần vết được tổ chức vào ngày tiếp theo (13 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội). Những

người tham gia vẫn là đại diện bao gồm cả cán bộ trực tiếp tham gia và lãnh đạo của 11

trường dạy nghề đã thực hiện Nghiên cứu lần vết 2009/2010, đại diện 5 trường dạy nghề

sẽ được hỗ trợ trong dự án sắp tới, đại diện Tổng cục Dạy nghề và Viện NCKH DN, cũng

như các thành viên trong nhóm dự án GIZ và các chuyên gia tư vấn từ RWI. Trọng tâm

của hội thảo là xem xét và thảo luận về quá trình thực hiện, kết quả của Nghiên cứu lần

vết trong năm trước của tất cả 11 trường cũng như triển vọng cụ thể của từng trường.

Những nội dung này được diễn ra vào phiên họp buổi sáng. Buổi chiều tổ chức thảo luận

theo ba nhóm với các nội dung: a) Nhóm 1: Thảo luận về các trở ngại trong việc thu thập

các số liệu thống kê giáo dục dạy nghề ở cấp quốc gia, với các đại diện từ Bộ LĐTBXH,

TCDN b) Nhóm 2: Thảo luận để lập kế hoạch tiếp theo cho Nghiên cứu lần vết năm

2010 với đại diện của 11 trường, và c) Nhóm 3, thảo luận về lập kế hoạch cho Nghiên

cứu lần vết mới với 5 trường mới thuộc dự án "PVT 2008" . Dưới đây là tóm tắt theo thứ

tự thời gian của các nội dung và kết quả của hội thảo.

1.5.2 Quá trình hội thảo

Phó Tổng cục trưởng TCDN PGS.TS. Cao Văn Sâm khai mạc hội thảo, trong bài phát

biểu ông đã nói đến 5 mục tiêu của hội thảo: i) thống nhất về các thông tin của sinh viên

tốt nghiệp, ii) cần phân tích chuyên sâu để tìm hiểu cách thức sinh viên tốt nghiệp có thể

tìm thấy việc làm sau khi học nghề , iii) xác định những tác động của Nghiên cứu lần vết

đối với giáo dục dạy nghề ở Việt Nam trong mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề việc làm,

iv) xác định các khuyến nghị cho tương lai, làm thế nào để thực hiện các Nghiên cứu lần

vết trong toàn bộ hệ thống giáo dục dạy nghề ở Việt Nam, và v) phác thảo và chuyển giao

nghiên cứu này cho TCDN trong giai đoạn tiếp theo. Cần thiết phải nhân rộng Nghiên

cứu lần vết trong 5 trường dạy nghề mới được lựa chọn cho giai đoạn dự án tiếp theo.

Hơn nữa, TCDN có thể xem xét nhân rộng nghiên cứu trong các trường khác, các

"trường đầu mối – trọng điểm" , TCDN cũng có định hướng giao nhiệm vụ cho Viện

NCKHDN tiếp tục triển khai công việc để phát triển nghiên cứu rộng khắp hơn nữa. Cuối

Page 84: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

84

cùng, TCDN yêu cầu GIZ tiếp tục hợp tác để triển khai Nghiên cứu lần vết sau khi hội

thảo kết thúc.

Tiếp đến chuyên gia tư vấn trong nước của Viện NCKH DN đã trình bày về quá trình

thực hiện vòng đầu tiên của Nghiên cứu lần vết, từ lúc chuẩn bị ban đầu đến các hoạt

động tiếp theo trong vòng 6 tháng. Bài trình bày đã đề cập đến hai vấn đề lớn đối với các

trường: i) Việc thiếu hụt nhân lực thực hiện ở các trường ii) Làm thế nào để sinh viên

nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia cung cấp thông tin cho Nghiên cứu lần

vết. Ông PGS., TS. Tiến – Viện trưởng Viện NCKH DN có bổ sung các Nghiên cứu lần

vết là rất quan trọng và cần thiết cho bản thân nhà trường.

Nhiều đại diện tham gia đã đưa ra ý kiến là để tiến hành điều tra thông qua gửi thư cũng

như gọi điện thoại đạt hiệu quả thì cần dành nhiều thời gian và hỗ trợ tài chính hơn cho

quá trình thực hiện. Cuối cùng, điều quan trọng nhất đó là TCDN cũng phải cung cấp

những hỗ trợ cần thiết để các trường tiến hành nghiên cứu . PGS. Sâm đồng ý với các ý

kiến đóng góp trên. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng mà các cuộc khảo sát lần vết

cần được thực hiện hàng năm bởi chính các trường, có thể được lồng ghép vào các

chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại diện từ trường Nha Trang đã đóng góp nhiều ý kiến có thể tóm tắt lại theo những

điểm dưới đây: Thứ nhất, cần cố gắng thu thập phản hồi từ phía các công ty về chất lượng

của sinh viên tốt nghiệp. Thứ hai, TCDN nên xây dựng những quy định: ví dụ về việc

thành lập các đơn vị ở trường chịu trách nhiệm thực hiện cuộc khảo sát lần vết, về phân

công nhiệm vụ cho cán bộ và phân bổ nguồn lực tài chính. Thứ ba, thời gian khảo sát sau

6 tháng thậm chí đến 12 tháng vẫn còn tương đối ngắn, khảo sát lần vết nên được tiến

hành ở một quy mô rộng hơn, trong thời gian lâu hơn. Thứ tư, đại biểu này cũng đồng ý

rằng các trường sẽ sẵn sàng dành một phần kinh phí để tiến hành khảo sát lần vết.

Sau đó, TS. Kluve trình bày phân tích dữ liệu tổng hợp, đưa ra kết quả của Nghiên cứu

lần vết của tất cả 11 trường tham gia.

1.5.3 Thảo luận theo nhóm

Vào buổi chiều, những người tham dự hội thảo được chia thành ba nhóm để thảo luận về

cách thức và kế hoạch triển khai Nghiên cứu lần vết trong tương lai theo 3 nhóm tương

ứng với ba cấp: cấp quốc gia/ quản lý hành chính (nhóm A), cấp trường – 11 trường thí

điểm (nhóm B) và (nhóm C) gồm cấp 5 trường mới của Dự án PVT 2008. Dưới đây là

kết quả thảo luận của các nhóm:

Page 85: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

85

Nhóm A, đưa khuyến nghị về việc ban hành quy định chính thức và các hướng

dẫn (các cơ chế hỗ trợ, tài chính, nguồn nhân lực, vv) để mở rộng hơn nữa Nghiên cứu

lần vết trong việc đóng góp cho sự phát triển của hệ thống dạy nghề tại Việt Nam. Hơn

nữa, các cơ sở Đào tạo nghề khác cần được giới thiệu và tuyên truyền về lợi

ích của Nghiên cứu lần vết. Bên cạnh yêu cầu chính là tiếp tục duy trì khảo sát lần vết tại

11 trường , việc xác định một cán bộ chịu trách nhiệm chính thì việc cung cấp tài liệu, cơ

sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho thực hiện nghiên cứu cũng cần được xác định.

Hơn nữa, nhóm cũng khuyến nghị không giới hạn số lượng trường và các vùng/ miền của

nghiên cứu này và cần thiết tổ chức tập huấn cho những người thực hiện. Ở cấp quản lý,

Bộ LĐTBXH nên xác lập các mục tiêu cụ thể, bộ GD-ĐT đưa ra những góp ý đối với các

trường chuyên nghiệp, còn TCDN tổ chức quá trình thực hiện và Viện NCKHDN tiến

hành phân tích dữ liệu cũng như đưa ra các bài học kinh nghiệm. Tóm lại, bước cơ bản

cần thực hiện để mở rộng nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc là: Xây dựng khung pháp

lý, đưa ra các hướng dẫn, kế hoạch triển khai nghiên cứu, kế hoạch phân bổ nhân sự, tài

chính và sự hợp tác giữa các Bộ: Bộ Giáo dục, Bộ LĐTBXH, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ

Tài chính.

Nhóm thảo luận B về kế hoạch triển khai Nghiên cứu lần vết 2010, về cơ bản đều đồng ý

với các nôi dung của phiếu hỏi. Các trường cũng đã chia sẻ kinh nghiệm về cách thức

triển khai nghiên cứu khảo sát. Nhìn chung, có 3 cách thức chính để khảo sát như đã đề

cập trong báo cáo: khảo sát qua thư, điện thoại và khảo sát trực tiếp, cách thức thực hiện

được chia sẻ qua đặc điểm của mỗi trường. Một vài trường mong muốn khảo sát học viên

thêm 1 lần nữa (khảo sát sau 12 tháng) tuy nhiên đa số vẫn muốn tiến hành khảo sát cơ

bản và khảo sát sau 6 tháng. Hầu hết các trường đều đồng ý tiếp tục triển khai nghiên cứu

vào năm sau 2010/2011 và đã xây dựng kế hoạch cho năm 2010 trong đó đã xác định số

lượng và cách thức dự kiến khảo sát. Bảng sau đây tóm tắt về cách thức các trường dự

kiến tiến hành khảo sát trong đó: M1: khảo sát qua thư, M2: phỏng vấn qua điện thoại và

M3: khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc, M4: khảo sát qua email.

Page 86: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

86

Kế hoạch khảo sát 2010: Số lượng và cách thức dự kiến khảo sát

Tên các trường dạy nghề tham gia

Cách thức khảo sát

Số lượng khảo sát sau 6 tháng

01. Trường CĐN Việt - Đức Nghệ An M1:20%

M2: 70%

M3: 10%

300

02 Trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc M1:50%

M2,M3: 50%

200

03 Trường CĐN Việt - Đức Hà Tĩnh M1: 70%

M2: 30%

300

04 Trường CĐ nghề Việt Đức Thái Nguyên M1: 10%

M2:90%

300

05 Trường CĐ Công nghiệp Thanh Hoá M1:30%

M2,3:70%

400

06 Trường CĐ kỹ thuật công nghiệp Tp. Hồ

Chí Minh

M2, M1, M3 200

07 Trường CĐN Nha Trang M2, M1, M3

100

08 Trường dạy nghề Lạng Sơn

09 Trường ĐH SPKT Nam Định M2: 70%

Chưa xác định

10 Trường ĐH SPKT Hưng Yên M1: 60%

M2:35%

M3:5%

200

11 Trường CĐN Nguyễn Tất Thành M4:50%

M2,3:50%

100% SVTN

Nhóm B cũng bày tỏ sự cần thiết phải nhận được sự hỗ trợ từ TCDN, dự án và các tổ

chức khác.

Nhóm C thảo luận về việc chuẩn bị Nghiên cứu lần vết của 5 trường thuộc dự án PVT

2008, đưa ra các yêu cầu để thực hiện Nghiên cứu lần vết tại các trường. Những yêu cầu

Page 87: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

87

được đưa ra là sự quan tâm và hỗ trợ từ phía lãnh đạo trường / vấn đề nguồn lực con

người (cán bộ chịu trách nhiệm và phân công công việc), nguồn lực tài chính và đào tạo

cho những người thực hiện. Trong số 5 trường, có 2 trường đã tự tiến hành Nghiên cứu

lần vết tuy nhiên kinh nghiệm còn nhiều hạn chế.

1.5.4 Kết quả

TS. Kluve (RWI) tóm tắt kết quả và triển vọng của nghiên cứu trong phần kết thúc hội

thảo. Ông nhấn mạnh rằng trong cuộc họp buổi sáng thảo luận về phạm vi thực hiện của

nghiên cứu và các kết quả đạt được từ tất cả các trường cũng như kết quả của từng trường

cụ thể - đây là những thông tin rất bổ ích về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp

cũng như rút ra được các bài học nghiệm quý báu từ các trường. Cuộc họp này góp phần

tạo ra thành công của nghiên cứu thí điểm lần vết được thực hiện bởi những nỗ lực đáng

kể của tất cả các bên liên quan: các chuyên gia tư vấn, nhóm dự án "Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy

nghề Việt Nam", Viện NCKH DN. Nhưng quan trọng nhất là đóng góp từ chính các

trường đào tạo nghề, những người trực tiếp thực hiện nghiên cứu và cho thấy khả năng

đáng ghi nhận trong việc thu thập và phân tích dữ liệu. Các nhóm làm việc sau đó tập

trung vào thảo luận về kế hoạch/triển vọng của Nghiên cứu lần vết. TS. Kluve nhấn mạnh

rằng kết quả thu được là sự đóng góp của cả nhóm làm việc có tổ chức và đã mô tả các

bước cụ thể về cách thức có thể tham gia, b) 11 trường đã đóng góp để hoàn thiện bộ câu

hỏi, và b) 5 trường mới đã xây dựng các bước tiếp theo trong việc thực hiện Nghiên cứu

lần vết của trường mình.

Page 88: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

88

1.6 Tài liệu hội thảo VI (10.01.2011 tại Hà Nội)

1.6.1 Tóm tắt

Hội thảo (tập huấn) lần thứ sáu tập trung vào việc chọn mẫu và mã hóa bảng hỏi, xây

dựng các số liệu thống kê tổng quan và phân tích dữ liệu ở cấp trường, sử dụng dữ liệu

khảo sát cơ bản. Với mục đích này, đại diện từ 9 cơ sở Đào tạo nghề đã được mời đến

Phòng Máy tính của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Toàn bộ chương trình được tích

hợp vào bảng thời gian biểu triển khai và danh sách hướng dẫn những việc cần làm được

phát cho học viên cùng với cuốn Sổ tay Quản lý Dữ liệu Khảo sát. Khóa tập huấn hướng

dẫn học viên cách dùng Excel để chuẩn bị khảo sát và phân tích dữ liệu khảo sát. Các học

viên đã học cách tạo ra các bộ đáp án lựa chọn để chỉnh sửa mẫu nhập dữ liệu khảo sát cơ

bản. Họ cũng học cách tạo các bảng đối chiếu biến số bằng cách sử dụng chức năng

Pivot-table của Excels. Trong quá trình này, các học viên đã học cách tính giá trị bình

quân, độ lệch chuẩn và các số liệu mang tính miêu tả nhằm cô đọng nhiều thông tin đa

dạng vào các bộ dữ liệu. Tất cả các nội dung này được thực hiện bằng bài giảng, sau đó là

phần thực hành của học viên trên máy tính PC. Bài giảng cũng sử dụng một phần của

cuốn Sổ tay Quản lý Dữ liệu Khảo sát đã được phát cho học viên trong khóa tập huấn.

Bà Beate Dippmar đã phát biểu khai mạc và ông Mr. Christoph Ehlert thực hiện khóa tập

huấn này.

1.6.2 Kết quả

Học viên đã học sử dụng Excel để chuẩn bị khảo sát, xử lý và phân tích dữ liệu một cách

cụ thể và thực tế. Phản hồi về khóa tập huấn đều tốt.

Page 89: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

89

1.7 Tư liệu hội thảo VII (21.06.2011 tại Hà Nội)

1.7.1 Tóm tắt

Hội thảo (tập huấn) lần thứ 7 tập trung vào việc phân tích, ở cấp độ vận hành, dữ liệu thu

thập được từ Nghiên cứu lần vết. Với mục đích này, đại diện từ 12 cơ sở Đào tạo nghề (5

trường đối tác mới, bốn trường thuộc nhóm so sánh và ba trường đối tác cũ) đã được mời

đến Phòng Máy tính của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Khóa tập huấn hướng dẫn

học viên cách dùng Excel để phân tích dữ liệu khảo sát. Các học viên đã học cách sát

nhập dữ liệu từ khảo sát cơ bản và dữ liệu từ khảo sát lần vết đã thu thập được khi triển

khai Nghiên cứu lần vết. Họ cũng học cách mã hóa dữ liệu khảo sát từ dạng định tính

sang dạng số (định lượng). Cuối cùng, các học viên học cách tạo các bảng đối chiếu biến

số bằng cách sử dụng chức năng Pivot-table của Excels. Trong quá trình này, các học

viên đã học cách tính giá trị bình quân, độ lệch chuẩn và các số liệu mang tính miêu tả

nhằm cô đọng nhiều thông tin đa dạng vào các bộ dữ liệu. Tất cả các nội dung này được

thực hiện bằng bài giảng, sau đó là phần thực hành của học viên trên máy tính PC. Bài

giảng cũng sử dụng một phần của cuốn Sổ tay Quản lý Dữ liệu Khảo sát đã được chuyển

cho học viên trong khóa tập huấn.

PSG. TS. Cao Văn Sâm đã phát biểu khai mạc và ông Christoph Ehlert thực hiện khóa

tập huấn này.

1.7.2 Kết quả

Học viên đã học sử dụng Excel để xử lý và phân tích dữ liệu khảo sát một cách cụ thể và

thực tế. Họ cũng đã học về các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình khảo sát và về tầm

quan trọng của mã số học viên duy nhất và nhất quán để kết hợp thông tin từ bảng hỏi cơ

bản và bảng hỏi lần vết. Bên cạnh cách phân tích các kết quả về tình hình việc làm của

học viên và đánh giá chất lượng đào tạo, các học viên con học cách phân tích và so sánh

các đặc điểm của học viên trả lời bảng hỏi và học viên không phản hồi nhằm tìm ra các

vấn đề về chọn mẫu. Phản hồi về khóa tập huấn đều tốt.

Page 90: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

90

1.8 Tư liệu hội thảo VIII (23.06.2011 tại Hà Nội)

1.8.1 Phạm vi và nội dung của hội thảo

Mục tiêu của hội thảo nhằm trình bày các kết quả chung của Nghiên cứu lần vết tại 5 cơ

sở Đào tạo nghề thuộc dự án Chương trình Đào tạo nghề 2008 và 4 cơ sở thuộc nhóm so

sánh; để chia sẻ bài học/kinh nghiệm thực hành tốt nhất giữa các trường cũ và mới tham

gia khảo sát và lập kế hoạch cho công tác triển khai Nghiên cứu lần vết trong tương lai.

PGS.TS. Cao Văn Sâm – Phó Tổng cục trưởng – TCDN trong phần phát biểu khai mạc

đã nếu rõ tầm quan trọng của Nghiên cứu lần vết như một công cụ hữu hiệu để cải thiện

chất lượng đào tạo. Ông đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia và cán bộ GIZ

trong quá trình triển khai và chuyển giao công nghệ của Nghiên cứu lần vết. Ông mong

muốn hội thảo sẽ đề ra phương hướng và kế hoạch để nhân rộng nghiên cứu này ra các cơ

sở Đào tạo nghề trên toàn quốc.

Hội thảo bao gồm 4 phần chính. Phần một đưa ra tổng quan về Nghiên cứu lần vết bao

gồm mục tiêu, tầm quan trọng, tính hữu dụng và tiến độ triển khai. Phần hai, chuyên gia

quốc tế báo cáo ngắn gọn các kết quả bản đầu của Nghiên cứu lần vết tại 9 trường được

khảo sát trong năm 2010-2011. Rất nhiều phát hiện thú vị được suy ra từ kết quả này.

Trong phần này, các trường cũng trình bày phân tích của mình về các số liệu thu thập

được. Sau hai ngày tập huấn và thực hành, các cán bộ triển khai đã có thể tự trình bày kết

quả ban đầu của các số liệu thu thập được và diễn giải chúng theo nhiều khía cạnh khác

nhau. Phần ba mang đến cho đại biểu nhiều bài học kinh nghiệm tốt từ các trường cũ và

trường mới qua quá trình triển khai Nghiên cứu lần vết. Phần bốn được tiến hành theo

hình thức nhóm với hai bộ câu hỏi để thảo luận, cấp chính sách và cấp triển khai.

1.8.2 Thảo luận nhóm

Tổng số 45 đại biểu tham gia hội thảo, được chia làm bốn nhóm để thảo luận về các đề tài

khác nhau. Nhóm 1 bao gồm đại diện TCDN/Viện NCKHDN, hiệu trưởng/ hiệu phó của

các trường tham gia. Ba nhóm còn lại (2, 3 và 4) bao gồm các cán bộ chịu trách nhiệm

triển khai Nghiên cứu lần vết tại 11 cơ sở Đào tạo nghề.

Nhóm 1 thảo luận về các yêu cầu chính để triển khai Nghiên cứu lần vết một cách bền

vững trong tương lai, các hỗ trợ cần thiết từ TCDN (Viện KHDN và các phòng ban khác)

Page 91: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

91

và các đối tác Việt Nam khác. Họ nêu ra rằng Nghiên cứu lần vết cần được đặt là một

nhiệm vụ của vụ công tác học sinh sinh viên trong TCDN. Hơn thế nữa, TCDN cần ban

hành quy định bắt buộc triển khai Nghiên cứu lần vết và bố trí nguồn tài chính để các

trường tiến hành. VCCI cần đóng vai trò hỗ trợ Nghiên cứu này. Bên cạnh đó, đến năm

2015, TCDN cần yêu cầu tất cả các cơ sở Đào tạo nghề triển khai Nghiên cứu lần vết

thường xuyên. Phải xây dựng một kế hoạch phù hợp và khả thi để triển khai Nghiên cứu

lần vết và tổ chức đào tạo cho các cơ sở Đào tạo nghề về Nghiên cứu lần vết cũng như

xây dựng quan hệ với doanh nghiệp. Cuối cùng, vụ Công tác HSSV phải giám sát theo

dõi việc triển khai ở cấp trường. Liên quan đến các đối tác khác, Bộ LĐTBXH cần ban

hành các tài liệu pháp lý để hướng dẫn các phòng ban liên quan phối hợp triển khai

Nghiên cứu lần vết để mang lại kết quả tin cậy và bền vững. Cuối cùng, tránh nhiệm của

Sở LĐTBXH, các cơ quan đoàn thể trong việc triển khai Nghiên cứu lần vết cần được

nâng cao.

Nhóm làm việc còn đề xuất cần tiến hành một khảo sát doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu

về thông tin thị trường lao động của các trường và của TCDN. Mối quan hệ giữa các cơ

sở Đào tạo nghề và các doanh nghiệp cần được thiết lập, duy trì và nâng cao. Ít nhất phải

có một đại diện của doanh nghiệp trong thành viên ban tư vấn nhà trường. Hội nghị

doanh nghiệp nên được tổ chức hàng năm, hợp đồng và cam kết giữa doanh nghiệp và

nhà trường có thể được ký kết tại hội nghị.

Nhóm làm việc 2 và 4 đưa ra một số đề xuất nhằm cải thiện Nghiên cứu lần vết. Mặc dù

một số trường thích dùng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại ngay từ đầu của khảo

sát lần vết, nhiều trường khác vẫn đề xuất sử dụng gửi bảng hỏi qua bưu điện là ưu tiên

số một, sau đó dùng phỏng vấn qua điện thoại như một lựa chọn thứ hai. Lý do khi không

dùng duy nhất một phương pháp phỏng vấn qua điện thoại là vì phần lớn sinh viên ra

trường sẽ không thoải mái để trả lời một cách thành thật về đánh giá chất lượng đào tạo

khi bị phỏng vấn trực tiếp bởi thầy/cô của họ. Để tăng cường sự tin cậy của thông tin thu

thập qua đường điện thoại, nhóm đề xuất nên đề cử người phỏng vấn là người được tin

tưởng và có quan hệ gần gũi với sinh viên. Để tăng cường tỉ lệ phản hồi, cần thành lập

các nhóm cựu học viên, trường nhóm sẽ là người đầu mối liên lạc cho khảo sát lần vết.

Bên cạnh đó, các diễn đàn trên website của trường nên được thiết lập để giúp việc thông

Page 92: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

92

tin liên lạc với cựu học viên được tốt hơn. Để nâng cao nhận thức về Nghiên cứu lần vết,

tầm quan trọng và những lợi ích của nó cần được truyền thông rõ ràng đến sinh viên.

Cán bộ triển khai ở ba nhóm đều bày tỏ nhu cầu được tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật bởi chuyên

gia của GIZ và TCDN khi triển khai Nghiên cứu lần vết. Họ cần được đào tạo về kỹ năng

phỏng vấn (qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp), về phần tích số liệu nâng cao và

giới thiệu cơ bản các ví dụ mẫu của một báo cáo tốt. Phần lớn cán bộ triển khai yêu cầu

lãnh đạo nhà trường hỗ trợ nguồn nhân lực và tài chính, đồng thời nâng cao nhận thức

của các phòng ban liên quan trong trường để phối hợp triển khai Nghiên cứu lần vết tốt

hơn.

1.8.3 Tóm tắt/Khuyến nghị

Tất cả các đại biểu đều tham gia rất tích cực, nhiệt tình trong các cuộc thảo luận và đóng

góp ý kiến nhằm cải thiện công tác triển khai Nghiên cứu lần vết, báo cáo và kế hoạch

tương lai. Họ đều nhận thức rõ tầm quan trọng và sự thiết yếu của Nghiên cứu lần vết

như một công cụ hiệu quả để quản lý chất lượng Đào tạo nghề. TCDN/Viện NCKHDN,

lãnh đạo của các cơ sở Đào tạo nghề và các cán bộ triển khai rất lạc quan về kết quả của

Nghiên cứu lần vết và sẵn sàng tiếp tục triển khai thường xuyên. Các đại biểu của hội

thảo mong muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ GIZ và TCDN để có

thể triển khai Nghiên cứu lần vết một cách thông suốt. Các đại biểu đề xuất nhân rộng.

Nghiên cứu lần vết ra quy mô lớn hơn.

Page 93: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

93

1.9 Một số bức ảnh về các cuộc hội thảo

Bức ảnh 1: PGS., TS. Cao Văn Sâm phát biểu khai mạc tại Hội thảo về triển khai và các

kết quả của Nghiên cứu lần vết (vòng 1) trong tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội.

Bức ảnh 2: PGS., TS. Mạc Văn Tiến đang điều hành Hội thảo về các kết quả của Nghiên

cứu lần vết (vòng 2) vào tháng 6 năm 2011 tại Hà Nội.

Page 94: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

94

Bức ảnh 3: Ông Christoph Ehlert đang trình bày các kết quả của Nghiên cứu lần vết

(vòng 2) tại Hội thảo tổng kết vào tháng 6 năm 2011 tại Hà Nội.

Bức ảnh 4: GS., TS. Jochen Kluve đang trình bày đề cương Nghiên cứu lần vết tại Hội

thảo Nghiên cứu lần vết và Khảo sát trường vào tháng 6 năm 2009 tại Hà Nội.

Page 95: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

95

Bức ảnh 5: Hội thảo về các kết quả của Nghiên cứu lần vết (vòng 2) vào tháng 6 năm

2011 tại Hà Nội.

Bức ảnh 6: Khóa đào tạo bồi dưỡng về phân tích dữ liệu được tổ chức tại Trường Đại học

Bách Khoa Hà Nội vào tháng 6 năm 2011.

Page 96: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

96

Bức ảnh 7 – 10: Làm việc theo nhóm trong khóa tập huấn và trong các hội thảo tổng kết về triển khai

Nghiên cứu lần vết.

Bức ảnh 11: Ông Thắng trường Đại học Nguyễn Tất

Thành đang trình bày kết quả làm việc

nhóm.

Bức ảnh 12: Ông Tân – hiệu trưởng trường CĐ Công

nghiệp Việt Bắc TKV – đang chia sẻ ý

kiến trong hội thảo.

Page 97: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

97

Bức ảnh 13: Ông Hanno Knaup, cố vấn kỹ thuật “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề

Việt Nam”, đang trao chứng chỉ cho các cán bộ triển khai Nghiên cứu lần vết, những

người đã hoàn thành khóa học về Nghiên cứu lần vết.

Bức ảnh14: Các cán bộ triển khai Nghiên cứu lần vết của 11 cơ sở đào tạo nghề trong hội

thảo về các kết quả của Nghiên cứu lần vết vòng 2 vào tháng 6 năm 2011.

Page 98: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

98

Bức ảnh 15: Đại biểu tham dự Hội thảo về các kết quả của Nghiên cứu lần vết vòng 1 vào

tháng 5 năm 2010.

Bức ảnh 16: Đại biểu tham dự Hội thảo về các kết quả của Nghiên cứu lần vết vòng 2 vào

tháng 6 năm 2011.

Page 99: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

99

2 Bảng hỏi cơ bản

Page 100: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

100

Địa chỉ và biểu tượng của trường

BẢNG HỎI VỀ THÔNG TIN CƠ BẢN

Các em học viên thân mến,

Bảng câu hỏi này là bước khởi đầu của nghiên cứu tìm hiểu tình hình việc làm của học

viên sau khi tốt nghiệp nhằm tìm hiểu tình hình thị trường lao động của các học viên tốt

nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề và với mong muốn cải thiện tình hình học tập của các

học viên học nghề. Chúng tôi muốn biết những trải nghiệm của em trong quá trình học

tập, vì vậy chúng tôi đề nghị em cung cấp cho chúng tôi một số thông tin nhằm giúp nhà

trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Trân trọng cảm ơn em! (Đề nghị chỉ đánh dấu vào một ô đối với mỗi câu hỏi)

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: ……………………………………….…Lớp: …………………….. Ngành/Nghề đào tạo:……………………………. Khoa:…………………… 1. Giới tính Nam Nữ 2. Ngày/tháng/năm sinh ______/_____/19_______ 3. Bằng tốt nghiệp cao nhất mà em có (không tính học nghề)?

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng Đại học Khác, ghi cụ thể ……………………

4. Trước khi đăng ký vào học tại (Tên cơ sở đào tạo nghề), em đã từng học nghề

chưa? Chưa (đề nghị chuyển sang câu số 9) Rồi

5. Chứng chỉ/Bằng nghề cao nhất mà em có trước khi em vào học (Tên cơ sở đào tạo

nghề)? Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề khác, ghi cụ thể….. Giấy chứng nhận học nghề hướng nghiệp (ở trường phổ thông)

6. Em đã học nghề ở đâu, trước khi em vào học tại (Tên cơ sở đào tạo nghề)?

Trung tâm dạy nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề Cơ sở đào tạo khác, ghi cụ thể……………………………………………………….….

7. Em có thể cho biết tên của cơ sở đào tạo nghề mà em đã học không?

………………………………………………………………………………..…………………

8. Em có thể cho biết khóa đào tạo kéo dài bao lâu không? ------/------(tháng hoặc năm)

Mã số học viên:

Page 101: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

101

9. Liên quan đến khóa học của em tại (Tên cơ sở đào tạo nghề): Em có nhận được chứng chỉ/bằng tốt nghiệp không?

Có Không chưa

Đề nghị em cho biết loại chứng chỉ/bằng em được nhận?

Trung bình Trung bình khá Khá Giỏi Xuất sắc 10. Em đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường ở mức độ nào?

Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt Hoàn toàn không tốt

B. KẾ HOẠCH SẮP TỚI 11. Sau khi tốt nghiệp em có kế hoạch làm gì?

Học tiếp Vừa làm vừa học

Đi làm (đề nghị chuyển sang câu 13) Khác, cụ thể………………….………..

12. Em muốn học tiếp ngành nghề gì?………………………………………………..……………………..……… Cấp trình độ muốn học tiếp?

Trung cấp Cao đẳng Đại học khác:……………….... 13.Em đã tìm được việc chưa? (làm thuê hoặc tự kinh doanh) Chưa (chuyển sang câu 16) Rồi

14.Khóa đào tạo tại nhà trường trang bị cho em những kiến thức, kỹ năng phù hợp với

yêu cầu của cơ sở mà em đang làm việc ở mức độ nào? Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp Hoàn toàn không phù hợp

15.Em hãy cho biết tên, địa chỉ công ty và lĩnh vực hoạt động của công ty:

Tên công ty:……………………………………………………………………….

Địa chỉ: Số nhà:…….……. Phố/thôn/xóm …………………….……………….

Xã/phường ……………Quận/huyện…………...……..tỉnh/thành phố...………..

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

Công nghiệp

Xây dựng

Thương mại

Dịch vụ khác (khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, v.v)

Cơ quan nhà nước (cơ quan bộ, ủy ban nhân dân, v.v)

Giáo dục / đào tạo

Ngành khác, nêu cụ thể: ……………………………………………………………….

C.THÔNG TIN LIÊN LẠC 16. Đề nghị em cho chúng tôi biết thông tin liên lạc của em để tiếp tục tham gia

vào khảo sát tình hình việc làm 6 tháng sau khi tốt nghiệp: a. Địa chỉ liên hệ của em: Số nhà:…….……. Phố/thôn/xóm ………………….…….. Xã/phường …………………Quận/huyện…………...……..tỉnh/thành phố …………..

Page 102: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

102

Điện thoại cố định: ____/__________ Di động: _____________ Email: ……………………………………………………………………….

b. Địa chỉ gia đình (người thân): Số nhà:…….……. Phố/thôn/xóm …………….…… Xã/phường …………………Quận/huyện…………...……..tỉnh/thành phố …………...

ĐT cố định: ___/__________ Số ĐT di động của bố/mẹ, người thân: ___________ Tất cả các câu trả lời của em sẽ được giữ bí mật, những cán bộ hoặc các cơ sở đều không thể biết em tham gia vào cuộc khảo sát này và cả những câu trả lời cùa em ngoài nhà trường gửi cho em bảng câu hỏi này. Tất cả những thông tin nhận ra em như tên của em, địa chỉ của em sẽ được loại bỏ ra khỏi hệ thống dữ liệu vào cuối cuộc nghiên cứu khảo sát này.

Page 103: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

103

3 Bảng hỏi lần vết

Page 104: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

104

Địa chỉ và biểu tượng của trường

Bảng hỏi về tình hình việc làm của học viên

sau khi tốt nghiệp

Các bạn cựu học viên thân mến,

Chúng tôi rất vui mừng nếu như bạn có thể điền vào bảng câu hỏi dưới đây về kinh

nghiệm công tác của bạn kể từ khi bạn tốt nghiệp từ (tên cơ sở đào tạo nghề). Những

thông tin bạn cung cấp sẽ rất quan trọng đối với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng

đào tạo.

Nếu bạn có câu hỏi nào liên quan đến bảng hỏi này, xin liên hệ với:

- Tên người liên hệ: ………………………………………………

- Số điện thoại: ……………………………………………………

- Email: …………………………………………………………….

Chân thành cám ơn!

(Đề nghị chỉ đánh dấu 1 ô đối với mỗi câu hỏi)

A. Thông tin cá nhân

1. Giới tính nam nữ

2. Ngày sinh __/__/19__

3. Ban hãy cho biết xếp loại chứng chỉ/bằng nghề được nhận?

Trung bình Trung bình khá Khá Giỏi Xuất sắc

B. Kinh nghiệm trên thị trường lao động và đào tạo 4. Bạn hãy cho biết tình hình việc làm của bạn:

Làm công ăn lương Tự sản xuất, kinh doanh Không đi làm -> đề nghị chuyển sang câu 15

5. Bạn làm việc trung bình bao nhiêu giờ trong một tuần?-----------------------giờ 6. Bao lâu sau khi tốt nghiệp bạn bắt đầu làm công việc hiện nay?

Dưới 1 tháng 1 - 3 tháng Trên 3 tháng 7. Bạn đã tìm được công việc này bằng cách nào?

Do trường giới thiệu Quan hệ cá nhân (gia đình, bạn bè) Do cơ quan dịch vụ việc làm Thông qua quảng cáo trên internet

Qua quảng cáo trên báo / đài / TV Hội chợ việc làm

Khác, nêu cụ thể: ___________________________________________ ______

Mã số cựu học viên

Page 105: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

105

8. Khóa đào tạo tại [tên cơ sở đào tạo nghề] đã cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng đáp ứng được với công việc hiện tại của bạn?

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý phần nào Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

9. Công việc đang làm liên quan như thế nào với nghề bạn đã được đào tạo tại [tên cơ

sở đào tạo nghề]? Có liên quan Liên quan một phần Không liên quan

10. Đề nghị bạn cho biết thu nhập hàng tháng của bạn (tính bằng VND). Viết chính xác

thu nhập hoặc đánh dấu vào một trong những ô lựa chọn dưới đây: Thu nhập chính xác: __________________ VND

Các ô lựa chọn: <1 triệu 1-2 triệu 2-4 triệu 4-8 triệu >8 triệu

11. Có bao nhiêu người đang làm việc tại công ty nơi bạn đang làm? Nếu tự sản xuất

kinh doanh thì hãy cho biết số người làm việc cho bạn bao gồm cả bạn

1 2-10 10-200 200-300 > 300

12. Kể từ khi làm việc ở đây bạn có được đào tạo bổ xung tại nơi làm việc không?

Có Không (đề nghị chuyển sang câu 13)

Bạn hãy cho biết tổng thời gian bạn được công ty đào tạo bổ xung kể từ khi bạn bắt đầu làm việc:

Dưới 2 tuần 2-5 tuần 1-2 tháng 2-5 tháng Trên 5 tháng 13. Giả sử tại cơ sở bạn đang làm việc, các chức vụ/vị trí công tác được chia thành 10

bậc, trong đó bậc 1 là thấp nhất và 10 là cao nhất. Chức vụ/ vị trí công tác của bạn nằm ở bậc nào dưới đây:

14. Bạn hãy cho biết tên, địa chỉ và điện thoại của công ty/cơ sở nơi bạn đang làm việc:

Tên:______________________________________________

Địa chỉ:_____________________________________________

Điện thoại:_____________ Email/website:...........................................

Cho biết lĩnh vực sản xuất/kinh doanh của công ty/ cơ sở nơi bạn đang làm việc:

Nông-lâm-ngư nghiệp Xây dựng

Công nghiệp Dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, v.v)

Giáo dục / đào tạo Cơ quan nhà nước (cơ quan bộ, ủy ban nhân dân,…)

Thương mại Ngành khác, nêu cụ thể: ___________________ Đề nghị trả lời phần này (từ câu hỏi 15 đến câu hỏi 17) nếu bạn đang không làm việc: 15. Bạn hãy cho biết lý do bạn không đi làm:

Không tìm được việc làm --------------------------------> tiếp tục trả lời từ câu 16

Đi học tiếp ----------------------------------------------------> tiếp tục trả lời phần C

Lý do khác (đề nghị ghi rõ): ---------------------------- -> tiếp tục trả lời phần D

Page 106: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

106

16. Bạn đã xin công việc nào?

Công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo

Công việc không liên quan đến ngành nghề được đào tạo 17. Bạn hãy cho biết lý do bạn chưa tìm được việc làm? (Câu này bạn có thể đánh dấu

vào nhiều ô)

Khóa đào tạo đã học không đáp ứng được yêu cầu công việc

Trình độ ngoại ngữ không đạt

Trình độ máy tính không đạt

Thiếu kinh nghiệm làm việc

Thiếu thông tin về việc làm

Lý do khác, đề nghị ghi rõ: ___________________________________ C. Đào tạo nâng cao 18. Hiện nay, bạn có đang tiếp tục đi học không?

Có Không =>(đề nghị chuyển sang phần D) Nếu có, đề nghị bạn ghi tên của cơ sở đào tạo và loại hình đào tạo mà bạn đang học: Tên cơ sở đào tạo: _______________________________________________ Tên khóa đào tạo: ____________________________________________________ Cấp trình độ của khóa học:

Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác

D. Đánh giá công tác đào tạo Bạn đồng ý tới mức độ nào đối với những đánh giá dưới đây về công tác đào tạo tại (tên cơ sở đào tạo nghề)? 19. Các giáo viên ở cơ sở đào tạo nghề có trình độ đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý phần nào Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

20. Giáo trình và nội dung giảng dạy được cập nhật phù hợp với thực tiễn.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý phần nào Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

21. Đề nghị bạn đánh giá phần đào tạo lý thuyết và phần đào tạo thực hành riêng, bạn

hãy nhận xét hai phần đào tạo này đã trang bị cho cuộc sống nghề nghiệp của bạn ở mức độ nào?

Thực hành: Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

Lý thuyết: Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

22. Nếu bạn có thể cải tiến chất lượng khóa học, theo bạn lĩnh vực nào cần cải tiến nhất?

Tài liệu (sách, v.v.) Trình độ sư phạm của giáo viên Trang thiết bị (máy móc, công cụ, v.v.) Kiến thức lý thuyết chuyên môn của Cơ sở vật chất (phòng học, thư việnv.v.) giáo viên về môn học mà họ dạy Thực tập/ thực hành tại cssx kinh doanh Kỹ năng thực hành của giáo viên ở

lĩnh vực nghề họ dạy

Page 107: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

107

23. Đánh giá chung: Cơ sở đào tạo nghề này là một cơ sở đào tạo có danh tiếng Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý phần nào Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

24. Đánh giá chung: Tôi hài lòng với chất lượng đào tạo mà tôi đã được lĩnh hội tại cơ

sở đào tạo nghề. Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý phần nào Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Bảo vệ giữ liệu: Tất cả các câu trả lời của bạn sẽ được giữ bí mật, những cán bộ hoặc các cơ sở đều không thể biết bạn tham gia vào cuộc khảo sát này và cả những câu trả lời cùa bạn ngoài nhà trường gửi cho bạn bảng câu hỏi này. Tất cả những thông tin nhận ra bạn như tên của bạn, địa chỉ của bạn sẽ được loại bỏ ra khỏi hệ thống dữ liệu vào cuối cuộc nghiên cứu khảo sát này (khoảng sau 1 năm).

Page 108: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

108

4 Bảng hỏi kết hợp

Page 109: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

109

Địa chỉ và biểu tượng của trường

Bảng hỏi về tình hình việc làm của học viên

sau khi tốt nghiệp

Các bạn cựu học viên thân mến,

Chúng tôi rất vui mừng nếu như bạn có thể điền vào bảng câu hỏi dưới đây về kinh

nghiệm công tác của bạn kể từ khi bạn tốt nghiệp từ (tên cơ sở đào tạo nghề). Những

thông tin bạn cung cấp sẽ rất quan trọng đối với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng

đào tạo.

Nếu bạn có câu hỏi nào liên quan đến bảng hỏi này, xin liên hệ với: (điền các thông tin của cán bộ chịu trách nhiệm)

- Tên người liên hệ: ………………………………………………

- Số điện thoại: ……………………Email: …………..………….

Chân thành cám ơn!

(Đề nghị chỉ đánh dấu 1 ô đối với mỗi câu hỏi)

C. Thông tin cá nhân 1. Giới tính nam nữ

2. Ngày sinh __/__/19__

3. Đề nghị cho biết thông tin về khóa đào tạo mà bạn đã tham gia tại (tên cơ sở đào

tạo nghề)

Lớp: …………………Khoa:……………………

Ngành/Nghề đào tạo:……………………………...

Cấp trình độ đào tạo: Trung cấp nghề Cao đẳng nghề

4. Liên quan đến khóa đào tạo của bạn tại (tên cơ sở đào tạo nghề), hãy cho biết bằng

tốt nghiệp của bạn xếp loại nào?

Trung bình Trung bình khá Khá Giỏi Xuất sắc

5. Bằng tốt nghiệp cao nhất mà bạn có (không tính học nghề) trước khi bạn vào học tại (tên cơ sở đào tạo nghề)?

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Cao đẳng Đại học Khác, ghi cụ thể…………………………

6. Trước khi đăng ký vào học tại (tên cơ sở đào tạo nghề), bạn đã từng học nghề chưa?

Rồi Chưa (đề nghị chuyển sang phần B)

7. Chứng chỉ/Bằng nghề cao nhất mà bạn có trước khi học tại (tên cơ sở đào tạo nghề)?

Mã số cựu học viên

Page 110: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

110

Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề khác, ghi cụ thể…….

Giấy chứng nhận học nghề hướng nghiệp (ở trường phổ thông)

8. Bạn đã học nghề ở đâu, trước khi bạn vào học tại (tên cơ sở đào tạo nghề)? Trung tâm dạy nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề

Cơ sở đào tạo khác, ghi cụ thể ……………………………………………….….

9. Bạn có thể cho biết tên của cơ sở đào tạo nghề mà mình đã học không?

………………………………………………………………………..…………………

10. Bạn có thể cho biết khóa đào tạo kéo dài bao lâu không? ------(tháng) B. Kinh nghiệm trên thị trường lao động

11. Bạn hãy cho biết tình hình việc làm hiện tại của bạn:

Làm công ăn lương Tự sản xuất, kinh doanh Không đi làm -> đề nghị chuyển sang câu 22

12. Bạn làm việc trung bình bao nhiêu giờ trong một tuần?-----------------------giờ 13. Bao lâu sau khi tốt nghiệp bạn bắt đầu làm công việc hiện nay?

Dưới 1 tháng 1 - 3 tháng Trên 3 tháng 14. Bạn đã tìm được công việc này bằng cách nào?

Do trường giới thiệu Quan hệ cá nhân (gia đình, bạn bè) Do cơ quan dịch vụ việc làm Thông qua quảng cáo trên internet

Qua quảng cáo trên báo / đài / TV Hội chợ việc làm

Khác, nêu cụ thể: ___________________________________________ ______ 15. Khóa đào tạo tại [tên cơ sở đào tạo nghề] đã cung cấp cho bạn những kiến thức và

kỹ năng đáp ứng được với công việc hiện tại của bạn? Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý phần nào Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

16. Công việc đang làm liên quan như thế nào với nghề bạn đã được đào tạo tại [tên cơ

sở đào tạo nghề]? Có liên quan Liên quan một phần Không liên quan

17. Đề nghị bạn cho biết thu nhập hàng tháng của bạn (tính bằng VND). Viết chính xác

thu nhập hoặc đánh dấu vào một trong những ô lựa chọn dưới đây: Thu nhập chính xác: __________________ VND

Các ô lựa chọn: <1 triệu 1-2 triệu 2-4 triệu 4-8 triệu >8 triệu

18. Có bao nhiêu người đang làm việc tại công ty nơi bạn đang làm? Nếu tự sản xuất

kinh doanh thì hãy cho biết số người làm việc cho bạn bao gồm cả bạn.

1 2-10 10-200 200-300 Hơn 300

Page 111: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

111

19. Kể từ khi làm việc ở đây bạn có được đào tạo bổ xung tại nơi làm việc không? Có Không (đề nghị chuyển sang câu 20)

Bạn hãy cho biết tổng thời gian bạn được công ty đào tạo bổ xung kể từ khi bạn bắt đầu làm việc?

Dưới 2 tuần 2-5 tuần 1-2 tháng 2-5 tháng Trên 5 tháng 20. Giả sử tại cơ sở bạn đang làm việc, các chức vụ/vị trí công tác được chia thành 10

bậc, trong đó bậc 1 là thấp nhất và 10 là cao nhất. Chức vụ/ vị trí công tác của bạn nằm ở bậc nào dưới đây:

21. Bạn hãy cho biết tên, địa chỉ và điện thoại của công ty/cơ sở nơi bạn đang làm việc: Tên:______________________________________________

Địa chỉ:_____________________________________________

Điện thoại:_____________ Email/website:...........................................

Cho biết lĩnh vực sản xuất/kinh doanh của công ty/ cơ sở nơi bạn đang làm việc:

Nông-lâm-ngư nghiệp Xây dựng

Công nghiệp Dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, v.v)

Giáo dục / đào tạo Cơ quan nhà nước (cơ quan bộ, ủy ban nhân dân,…)

Thương mại Ngành khác, nêu cụ thể: _________________ Đề nghị trả lời phần này (từ câu hỏi 22 đến câu hỏi 24) nếu bạn đang KHÔNG làm việc: 22. Bạn hãy cho biết lý do bạn không đi làm:

Không tìm được việc làm --------------------------------------> tiếp tục trả lời từ câu 23

Đi học tiếp --------------------------------------------------------> tiếp tục trả lời từ phần C

Lý do khác (đề nghị ghi rõ): ----------------------------------> tiếp tục trả lời từ phần D 23. Bạn đã xin công việc nào?

Công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo

Công việc không liên quan đến ngành nghề được đào tạo 24. Bạn hãy cho biết lý do bạn chưa tìm được việc làm? (Câu này bạn có thể đánh dấu

vào nhiều ô)

Khóa đào tạo đã học không đáp ứng được yêu cầu công việc

Trình độ ngoại ngữ không đạt

Trình độ máy tính không đạt

Thiếu kinh nghiệm làm việc

Thiếu thông tin về việc làm

Lý do khác, đề nghị ghi rõ: ___________________________________

Page 112: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

112

C. Đào tạo nâng cao

25. Hiện nay, bạn có đang tiếp tục đi học không?

Có Không =>(đề nghị chuyển sang phần D)

Nếu có, đề nghị bạn ghi tên của cơ sở đào tạo và loại hình đào tạo mà bạn đang học:

Tên cơ sở đào tạo: _______________________________________________

Tên khóa đào tạo: ______________________________________________

Cấp trình độ của khóa học:

Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác

D. Đánh giá công tác đào tạo Bạn đồng ý tới mức độ nào đối với những đánh giá dưới đây về công tác đào tạo tại (tên cơ sở đào tạo nghề)? 26. Các giáo viên ở cơ sở đào tạo nghề có trình độ đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý phần nào Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

27. Giáo trình và nội dung giảng dạy được cập nhật phù hợp với thực tiễn.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý phần nào Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

28. Đề nghị bạn đánh giá phần đào tạo lý thuyết và phần đào tạo thực hành riêng, bạn

hãy nhận xét hai phần đào tạo này đã trang bị cho cuộc sống nghề nghiệp của bạn ở mức độ nào?

Thực hành: Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

Lý thuyết: Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém 29. Nếu bạn có thể cải tiến chất lượng khóa học, theo bạn lĩnh vực nào cần cải tiến

nhất? Tài liệu (sách, v.v.) Trình độ sư phạm của giáo viên Trang thiết bị (máy móc, công cụ, v.v.) Kiến thức lý thuyết chuyên môn Cơ sở vật chất (phòng học, thư việnv.v.) của giáo viên về môn học mà họ dạy Thực tập/ thực hành tại cssx kinh doanh Kỹ năng thực hành của giáo viên ở

lĩnh vực nghề họ dạy 30. Đánh giá chung: Cơ sở đào tạo nghề này là một cơ sở đào tạo có danh tiếng

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý phần nào Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

31. Đánh giá chung: Tôi hài lòng với chất lượng đào tạo mà tôi đã được lĩnh hội tại cơ

sở đào tạo nghề. Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý phần nào Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Page 113: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

113

Tính bảo mật giữ liệu: Tất cả các câu trả lời của bạn sẽ được giữ bí mật, những cán bộ hoặc các cơ sở đều không thể biết bạn tham gia vào cuộc khảo sát này và cả những câu trả lời cùa bạn ngoài nhà trường gửi cho bạn bảng câu hỏi này. Tất cả những thông tin nhận ra bạn như tên của bạn, địa chỉ của bạn sẽ được loại bỏ ra khỏi hệ thống dữ liệu vào cuối cuộc nghiên cứu khảo sát này (khoảng sau 1 năm).

Page 114: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

114

5 Danh sách các cán bộ tham gia Nghiên cứu lần vết

STT Họ và tên Cơ quan Vòng 1 Vòng 2

01 Phan Vĩnh An Trường Trung cấp nghề Ninh Thuận X

02 Nguyễn Thịnh Trường Trung cấp nghề Ninh Thuận X

03 Nghiêm Xuân Giang Trường CĐN Công nghiệp Việt Bắc TKV X

04 Phạm Tuấn Anh Trường CĐN Công nghiệp Việt Bắc TKV X

05 Nguyễn Đắc Sinh Trường CĐN Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh X

06 Khương Quang Sơn Trường CĐN Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh X

07 Nguyễn Văn Hòa Trường CĐN Long An X

08 Đoàn Phạm Sơn Trung Trường CĐN Long An X

09 Phạm Quốc Cường Trường CĐN An Giang X

10 Mong Phước Phương Du Trường CĐN An Giang X

11 Hoàng Văn Tá Trường CĐN Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên X

12 Bùi Quang Sự Trường CĐN Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên X

13 Võ Trần Vũ Phi Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LADEC X

14 Phan Văn Nam Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LADEC X

15 Trịnh Hồng Thuyên Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LADEC X

16 Hồ Hoàng Tuấn Trường TCN Kinh tế Kỹ thuật Công đoàn An Giang X

Page 115: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

115

17 Nguyễn Văn Hậu Trường TCN Kinh tế Kỹ thuật Công đoàn An Giang X

18 Nguyễn Đức Dục Thanh Trường TCN Kinh tế Kỹ thuật Công đoàn An Giang X

19 Chu Bá Chín Trường CĐN Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh X

20 Nguyễn Quốc Hiệu Trường CĐN Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh X

21 Phùng Chí Định Trường TCN Việt Đức Lạng Sơn X

22 Vi Hoài Nam Trường TCN Việt Đức Lạng Sơn X

23 Trần Văn Điện Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa x X

24 Nguyễn Mạnh Cường Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa X

25 Ngô Thanh Bình Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên x X

26 Đỗ Tiến Mười Trường ĐH SP Kỹ Thuật Hưng Yên x X

27 Trần Duy Đồng Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ TP HCM x

28 Vũ Thị Hồng Lê Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ TP HCM x x

29 Lưu Đức Tuyến Trường CĐN Nha Trang x

30 Huỳnh Tấn Trịnh Trường CĐN Nha Trang x X

31 Lê Minh Tân Trường CĐN Việt Đức Vĩnh Phúc x X

32 Hoàng Văn Trung Trường CĐN Việt Đức Vĩnh Phúc X

33 Vũ Quốc Khánh Trường CĐN Việt Đức Vĩnh Phúc x

34 Nguyễn Sĩ Tùng Trường CĐ Công nghiệp Việt Đức x

35 Phan T. Thanh Thủy Trường CĐ Công nghiệp Việt Đức x x

Page 116: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

116

36 Nguyễn Lương Kiên Trường ĐHSPKT Nam Định x X

37 Phạm Thanh Huyên Trường CĐN Việt Đức Hà Tĩnh x X

38 Nguyễn Khắc Bình Trường CĐN Việt Đức Nghệ An x x

39 Phạm Trọng Thơ Trường CĐN Việt Đức Nghệ An x X

40 Phan Hữu Tấn Đức Trường Đại học Nguyễn Tất Thành x

41 Võ Trường Minh Trường Đại học Nguyễn Tất Thành x

42 Tô Hoài Thắng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành X

43 PGS. TS. Mạc Văn Tiến Viện trưởng - Viện Nghiên cứu khoa học dạy

nghề/TCDN

x X

44 Beate Dippmar Cố vấn kỹ thuật cao cấp - GIZ x X

45 Nguyễn T. Bích Ngọc Điều phối viên - GIZ x X

46 Lê T. Hồng Nhi Điều phối viên - GIZ X

47 GS. TS. Jochen Kluve Chuyên gia tư vấn quốc tế - RWI x X

48 Christoph Ehlert Chuyên gia tư vấn quốc tế - RWI x X

49 Nguyễn Hoàng Nguyên Chuyên gia tư vấn trong nước - Viện Nghiên cứu khoa

học dạy nghề/ TCDN

x x

Page 117: 1 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu lần vết đã được thí điểm thành công và

117