90
QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD Ban hành: 01 – ngày…/…/… Sửa đổi : 00- …/.../… Phê duyệt sửa đổi: MỤC LỤC Chương 1: Quy định chung 3 Chương 2 Tổng quan về động cơ điện 1. Khái niệm chung về độn cơ điện 2. Ỷ nghĩa các thông số ghi trên máy 3. Bố trí các mối dây ra trên hộp nối 4. Dây quấn động cơ. 5. Phương pháp khởi động 6 6 6 8 12 18 Chương 3: Nội dung thực hiện quá trình bảo dưỡng, sửa chữa 1. Các quy định chung. 2. Mô tả thiết bị, hệ thống. 3. Các tài liệu kỹ thuật liên quan. 4. Công tác chuẩn bị. 5. Trình tự thực hiện 23 23 23 25 26 28 Chương 4: Các hư hỏng và biện pháp khắc phục 1. Bảng ghi số liệu bảo dưỡng, check list, lý lịch thiết bị. 37 37 1

2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

Embed Size (px)

DESCRIPTION

dien

Citation preview

Page 1: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

MỤC LỤC

Chương 1:

Quy định chung 3

Chương 2

Tổng quan về động cơ điện

1. Khái niệm chung về độn cơ điện

2. Ỷ nghĩa các thông số ghi trên máy

3. Bố trí các mối dây ra trên hộp nối

4. Dây quấn động cơ.

5. Phương pháp khởi động

6

6

6

8

12

18

Chương 3:

Nội dung thực hiện quá trình bảo dưỡng, sửa chữa

1. Các quy định chung.

2. Mô tả thiết bị, hệ thống.

3. Các tài liệu kỹ thuật liên quan.

4. Công tác chuẩn bị.

5. Trình tự thực hiện

23

23

23

25

26

28

Chương 4:

Các hư hỏng và biện pháp khắc phục

1. Bảng ghi số liệu bảo dưỡng, check list, lý lịch thiết bị.

2. Bảo trì tiên đoán.

37

37

37

Chương 5:

Hướng dẫn quấn lại động cơ

1. Khảo sát số liệu.

46

46

1

Page 2: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

2. Tính toán số liệu

3. Sơ đồ dây quấn.

4. Trình tự vẽ sơ đồ trải

5. Thi công quấn dây

6. Hướng dẫn đo kiểm tra cách điện

46

47

48

51

63

2

Page 3: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

CHƯƠNG 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích

Quy trình này được biên soạn nhằm quy định trình tự và nội dung thực hiện trong công tác

bảo dưỡng, sửa chữa Động cơ điện của Nhà máy thuỷ điện XKM3.

2. Đối tượng của quy trình

ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÂN PHỐI TÀI LIỆU

Stt Tên đơn vị, cá nhân Số lượng

1 Ban Giám đốc

2 Phòng Quản lý kỹ thuật

3 Phân xưởng Sửa chữa

4

5

CHỦ TRÌ SOẠN THẢO:

NGƯỜI SOẠN THẢO NGƯỜI KIỂM TRA

Chữ ký:

Họ và tên: Bùi Văn Hoàn- Nguyễn Văn

Lợi- Nguyễn Gia Hiếu.

Chức vụ: NV. PXSC.

Chữ ký:

Họ và tên:

Chức vụ:

3

Page 4: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

ĐƠN VỊ THAM GIA XEM XÉT:

Stt Tên đơn vị tham gia xem xét

1

2

NGƯỜI DUYỆT

Chữ ký:

Họ và tên :

Chức vụ :

TÓM TẮT SỬA ĐỔI

Lần sửa Ngày sửa Nội dung sửa

4

Page 5: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Phạm vi áp dụng quy trình

Quy trình được áp dụng trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa Động cơ điện do Công ty quản

lý vận hành.

ĐỊNH NGHĨA VIẾT TẮT

a. Định nghĩa, viết tắt

5

Page 6: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trước khi đi vào phần chi tiết quy trình bảo dưỡng, sửa chữa động cơ điện. Trong chương này

giới thiệu tổng quát về các thông số, đặc tính, cách đấu nối của động cơ điện điển hình.

1. Khái niệm chung về động cơ không đồng bộ.

1.1 Khái niệm.

- Động cơ không đồng bộ 3 pha là máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lý cảm ứng

điện từ, có tốc độ Rô- tor khác với tốc độ của từ trường quay trong máy.

1.2 Cấu tạo.

Động cơ điện không đồng bộ bao gồm các bộ phận chính sau:

- Phần tĩnh hay còn gọi là Stator.

- Phần quay hay còn gọi là Rotor.

- Và vỏ bảo vệ thiết bị.

Hình : Cấu tạo động cơ điện

2. Ý nghĩ các thông số ghi trên nhãn máy.

Thông thường trên mỗi động cơ, nhà sản xuất đều dập nhãn tren thân máy, nó cung cấp các

thông số cơ bản về động cơ cho người dùng.

6

Page 7: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Nhãn động cơ điện

Kiểu: 3P 315 L2

Ký tự " 3P " là chỉ động cơ 3 phase.

Số " 315" là chỉ từ chân động cơ tới tâm trục quay (mm).

Ký hiệu S, M, N chỉ kích thước lắp đặt theo chiều dài thân

+. S: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân ngắn.

+. M: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân trung bình.

+. L: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân dài.

Đối với các động cơ có chiều cao tâm quay dưới 90mm. Ký hiệu bằng chữ cái A, B,

C (ví dụ 80A, 80B) kích thước lắp đặt động cơ giống nhau.

Số cuối cùng chỉ số đôi cực của động cơ.

+. Số "2" tương ứng với số đôi cực của động cơ 2p=2 tương ứng tốc độ 3000v/p

+. Số "4" tương ứng với số đôi cực của động cơ 2p=4 tương ứng với tốc độ 1500v/p.

+. Số "6" tương ứng với số đôi cực của động cơ 2p=6 tương ứng với tốc độ 1000v/p

+. Số "8" tương ứng với số đôi cực của động cơ 2p=8 tương ứng với tốc độ 750v/p.

~3P.

Động cơ sử dụng lưới xoay chiều 3 phase.

Cấp F

Cấp chịu nhiệt của quận dây, cấp F tương ứng với nhiệt độ là 155 độ C.

IP 55

Là cấp bảo vệ của động cơ, bảo vệ xâm nhập của nước, bụi bẩn.

7

Page 8: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

220HP

Là công suất trên trục động cơ, công suất mã lực.

160 kW

Là công suất theo đơn vị W.

∆/ Y : 380/660 V và 294/170 A

Lưới điện 3 phase nối tam giác, dòng điện dây định mức của động cơ là : 19,8A.

Lưới điện 3 phase nối sao, dòng điện dây định mức của động cơ là : 170A.

2970 v/p

Tốc độ của động cơ quay trên trục 2970v/p.

50Hz

Động cơ sử dụng lưới có tần số: 50Hz.

Và một số thông tin khác về kích thước và trọng lượng của động cơ.

3. Các bố trí các mối dây ra trên hộp nối.

3.1 Cực tính quận dây.

Để giúp hình dung về quận dây và cực tính quận dây, nội dung trong phần này giới thiệu về

cách xác định cực tính của quận dây.

Khi bộ dây của máy điện 1Phase hoặc 3Phase không phân biệt được các đầu dây để nối cho

đúng vào hộp cực nối dây thì phải tiến hành xác định điểm đầu và điểm cuối (giả thiết) của các

pha dây.

Có nhiều phương pháp xác định, nhưng ở đây chỉ giới thiệu phương pháp an toàn và hiệu

quả nhất là dùng nguồn điện một chiều để xác định cực tính quận dây.

Dụng cụ gồm có:

Nguồn 1 chiều có thể là Pin hoặc Ắc quy, điện áp 6V – 9V.

Đồng hồ VOM thang đo.

Cách tiến hành;

8

Page 9: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Trước tiên dùng VOM xác định các đầu dây của cùng một quận dây cùng một pha

bằng cách đo điện trở quận dây. Khi xác định được 3 quận dây riêng biệt, đánh dấu

lại.

Hình: Đánh dấu cuộn dây tìm được.

Các đầu quận dây 1- 1', 2- 2', 3- 3' là cùng một pha. Sau đó nối mạch theo nguyên lý sau:

Hình: Nguyên lý kiểm tra cực tính sử dụng nguồn 1 chiều.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đóng khóa K.

Bước 2: Quan sát đồng hồ VOM, nếu:

9

Page 10: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Kim mV- mét lệch theo chiều kim đồng hồ thì đầu "+" nối với nguồn và nối với

kim đồng hồ là khác tên. Tức là nếu coi đầu số 1 là đầu của pha số 1 thì đầu số 3

của pha 3 là đầu cuối. Đánh dấu để ghi nhớ.

- Kim mV không nhảy thì đầu "+" nối với kim đồng hồ và nối với nguồn là cùng

tên. Tức là đầu số 1 và số 3 lần lượt là đầu cuộn dây số 1 và số 3.

Bước 3: Làm tương tự để xác định đầu dây của pha số 2.

Bước 4: Giả thiết tìm được các đầu dây và lần lượt đặt tên là A, B, C cho các đầu dây

số 1, 2,3 và X, Y, Y cho các đầu cuối 1', 2', 3.

Bước 5: Khi đã xác định được cực tính, cần đấu vào hộp cực theo tên đã ghi trên hộp

cực.

Hình: Hộp cực nối dây trên máy điện ba pha.

3.2 Phương pháp ra dây.

Trong động cơ điện không đồng bộ 3 phase có nhiều phương pháp ra dây, nhưng phương

pháp phổ biến nhất là : Động cơ 3 phase 6 đầu dây ra. Trong khuân khổ quy trình này, giới thiệu

về phương pháp ra dây này.

Theo như mục 3.1 trong chương này, việc đánh dấu tên các cực tính đầu dây mang tính quy

ước, mục đích nhằm phân biệt đầu và cuối của quận dây.

10

Page 11: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Giả sử, các đầu dây ra dây của 3 phase dây cuốn stator được đánh thứ tự bằng các ký tự số

theo tiêu chuẩn nema như sau:

+. Đầu của các phase được đánh số thứ tự theo: 1, 2, 3.

+. Cuối của các phase được đánh số thứ tự theo: 4, 5, 6.

3.2.1 Ra dây hình Y

Muốn thực hiện phương pháp ra dây hình Y, chúng ta tạo mối nối chung bằng phương pháp

đấu dính chung 3 đầu dây đồng tính của 3 bối dây.

- Mối nối có thể là giao điểm của ba đầu 1, 2, 3. Với phương pháp này các đầu dây nguồn

L1, L2, L3 sẽ được cấp vào các đầu còn lại 4, 5,6. Và ngược lại.

Hình: Phương pháp ra dây hình Y

Khi động cơ đấu Y vận hành:

11

Page 12: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

U dây Y= √3 U đm pha.

3.2.2 Phương pháp ra dây hình ∆.

Hình: Phương pháp ra dây hình ∆

Muốn thực hiện phương pháp đấu ∆ ta cần phải dựng 3 đỉnh. Đỉnh của ∆ có thể xem là giao

điểm của 2 đầu khác tính chất của quận dây.

Khi đấu bằng phương pháp ∆.

U dây ∆ = U đm pha

Tóm lại, với động cơ 3 phase 6 đầu ra, thay đổi sơ đồ đấu dây khi vận hành nhằm tạo sự

tương thích giữa điện áp quy định của nhà sản xuất cho mỗi sơ đồ điện dây với điện áp nguồn

lưới.

4. Dây quấn động cơ.

4.1. Khái niệm.chung về dây quấn.

4.1.1 Khái niệm

12

Page 13: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Dây quấn động cơ tạo ra sức điện động cần thiết cho máy làm việc, đồng thời tam gia vào

quá trình biến đổi trong máy.

4.1.2 Các yêu cầu kỹ thuật.

- Tạo ra khe hở một từ trường phân bố hình sin( dây quấn phần cảm) và đảm bảo được một

sứ điện động và một dòng điện tương ứng với công suất điện từ của máy ( đối với phần ứng).

- Trị số lệch pha phải bằng nhau, ba pha lệch góc 120, 2 pha lệch góc 90.

- Trở kháng các pha bằng nhau.

Hình: Mô tả dây quấn trong máy điện.

4.1.3 Phân loại dây quấn.

Phân loại theo chức năng:

- Dây quấn làm việc.

- Dây quấn mở máy.

Theo cách thực hiện dây quấn:

- 1 lớp: Dây quấn đồng khuân, dây quấn đồng tâm

- 2 lớp: Dây quấn xếp và dây quấn sóng.

4.2 Sơ đồ dây quấn.

4.2.1 Bối dây.

13

Page 14: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Bối dây trên sơ đồ trải được tạo bởi hai cạnh nằm trong hai rãnh cách nhau một bước quấn

dây y. Phần của bối dây nằm trong rãnh gọi là cạnh tác dụng, phần còn lại nối liền hai cạnh

tác dụng gọi là phần đầu nối.

Hình: Mô tả bối dây

4.2.2 Các thông số

Trước khi đi vào sơ đồ trải dây, phần này giới thiệu các thông số cấu hình lên sơ đồ trải dây.

Số cực P:

- Số cực từ của động cơ luôn luôn là số chẵn.

- Công thức tính: p ¿nf

Trong đó: n là tốc độ quay của động cơ; f là tần số điện áp đưa vào.

- Hoặc ta tính số cực P dựa vào cách đấu nối đầu bối dây.

+. Trường hợp 1: Số cực = số bối dây

14

Page 15: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hai bối dây đấu nối tiếp cùng tên, có nghĩa là đầu tổ bối dây thứ nhất nối với đầu tổ

bối thứ 2, cuối bối dây thứ nhất nối với cuối bối dây thứ 2.

+. Trường hợp 2: Số cực = 2x Số bối dây.

Hai bối dây nối tiếp khác tên, có nghĩa đầu tổ bối dây thứ nhất nối cuối tổ bối dây thứ

hai hoặc cuối tổ bối dây thứ nhất nối đầu tổ bối dây thứ hai.

Trường hợp 3: Số cực = 2x số bối dây.

Hai bối dây đấu song song cùng tên.

Trường hợp 4: Số cực =số bối dây.

Hai bối dây đấu song song khác tên.

15

Page 16: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Bước dây quấn y:

- Bước dây quấn là khoảng cách tác dụng đầu và cuối của một bối dây.

+. Trường hợp: y=1 tức là y= T ( bước quấn vừa đủ.)

+. Trường hợp: y> 1 ( bước quấn dài)

+. Trường hợp: y<1 ( bước quấn ngắn.)

Tổ bối dây.

- Tổ bối dây được tạo bởi một hoặc nhiều bối dây đấu nối tiếp nằm trong cùng một nhóm

cực pha, các bối dây được đấu nối tiếp trong quá trình quấn. Việc đấu nối tiếp các tổ bối dây của

các pha sẽ quyết định tốc độ quay của động cơ. Các bối dây sẽ được đấu nối tiếp nhau bằng một

trong hai cách: Nối tiếp cùng tên hoặc nối tiếp khác tên.

Bước cực T:

- Bước cực: là khoảng cách giữa hai cực từ liên tiếp

- Công thức: T= Z/2p

Với Z là số rãnh, p là số đôi cực

Góc lệch pha giữa hai rãnh liên tiếp:

- Góc lệch pha giữa hai rãnh liên tiếp: α= p* 2π/Z.

Dây quấn một lớp,dây quấn hai lớp.

- Dây quấn một lớp: là kiểu quấn trong một rãnh chỉ chứa một cạnh tác dụng trong toàn bộ

số rãnh của máy điện. Được áp dụng trong kiểu quấn đồng tâm, đồng khuân.

16

Page 17: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Minh họa bối dây quấn một lớp

- Dây quấn 2 lớp là kiểu dây quấn trong một rãnh có hai cạnh tác dụng ( hai cạnh tác dụng

của hai bối dây) thuộc cùng một pha nếu y= T, một số rãnh chứa hai cạnh tác dụng nếu y>T,

hoặc Y< T trong toàn bộ rãnh của máy điện. Được áp dụng cho tất cả các kiểu quấn.

Sự phân chia nhóm bối dây:

- Bộ dây quấn của động cơ điện xoay chiều ba pha được chia làm ba quận dây đặt lệch góc

nhau 120 độ điện.

- Mỗi cuộn dây gọi là một pha.

- Mỗi pha gồm 1 hay nhiều tổ bối dây.

- Mỗi tổ bối dây gồm 1 hay nhiều bối dây.

- Mỗi bối dây gồm một hay nhiều vòng dây.

4.3 Phương pháp vẽ sơ đồ quấn dây Satator.

Bước 1: Tính toán thông số và cách vẽ.

- Bước cực (T ): T= Z/ 2p

- Đặc tính dây quấn (q ): q ¿Z

2 pm

q: là số cạnh tác dụng được bố trí dưới một cực từ của một pha dây quấn.

m: là số pha.

Z; là số rãnh.

p: là số đôi cực.

17

Page 18: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Bước quấn trung bình (ytb ): ytb =Z

2 pm+€

Nếu y= T thì €= 0.

Nếu y< T thì: y ngắn =y đủ*α

Nếu y> T thì : y dài = y đủ *µ

- Bước pha: yp

Là khoảng cách giữa các đầu pha hay cuối pha để tạo thành góc lệch 120 độ điện

yp= 120o/β

Trong đó β là góc độ điện của một rãnh: β= p*3600/ Z.

- Tính số bối dây toàn máy ( n):

Gọi số tổ bối dây của một pha là u thì u=p (trong đó p là số đôi cực). Thì số tổ bối dây của

toàn máy là: n= u.m= 3p.

Bước 2: Vẽ sơ đồ trải

- Sau khi tính toán thông số dùng ba mẫu biểu thị 3 pha hoặc ba nét khác nhau. Tiến hành

lần lượt vẽ 3q với màu khác nhau cho đến hết rãnh Z. Nối các q của cùng 1 pha theo bước quấn

ta được sơ đồ bộ dây.

18

Page 19: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Ví dụ sơ đồ trải quận dây

5. Phương pháp khởi động.

Trước tiên ta quy định như sau:

Itt: dòng điện khởi động trực tiếp qua dây nguồn khi cung cấp nguồn điện lưới vào dây quấn

Stator của động cơ.

I y: dòng điện khởi động qua dây nguồn khi bộ dây Stator đấu Y.

U pha: điện áp pha nguồn cấp vào Stator lúc khởi động.

U dây: điện áp dây nguồn cấp vào Stator lúc khởi động.

Z pha: Tổng trở tương đương của 1 pha dây quấn tại thời điểm khởi động động cơ.

5.1 Khởi động trực tiếp (đấu ∆).

Hình: Khởi động trực tiếp.

Dòng khởi động trực tiếp được xác định:

Itt=U dây √3Zpha

5.2 Khởi động với sơ đồ đấu Y.

19

Page 20: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Khởi động với sơ đồ đấu Y.

Dòng điện với khởi động sơ đồ đấu Y được xác định như sau:

Iy= U dâyZpha√3

5.3 Khởi động Y- ∆

Hình: Mạch khởi động Y-∆.

Từ mục 4.1 và 4.2 khi dung hợp 2 phương pháp đổi đấu từ Y sang ∆, dòng điện khởi động

động cơ là:

20

Page 21: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Itt= Iy3

Như vậy dòng điện giảm 3 lần so với khởi động trực tiếp.

5.4 Khởi động mềm.

Khởi động mềm là phương pháp khởi động cơ điện bằng cách sử dụng bộ biến đổi điện áp

xoay chiều để điều khiển điện áp Stator bằng cách điều khiển góc kích SRC.

Như ta đã biết, Moment khởi động cơ có tỉ lệ với bình phương dòng điện: Mmotor ~ I2.

Dòng khởi động trực tiếp lại tỉ lệ với điện áp cấp cho động cơ. Vì vậy, khi khởi động trực

tiếp thì I kđ M kđ rất lớn. Với những động cơ lớn sẽ gây ra các tác hại như sau:

- Tác hại về điện năng: Gây sụt áp điện lưới, dòng khởi động lớn, nếu duy trì lâu sẽ gây nóng và hại động cơ

- Tác hại về cơ khí: Mô- men khởi động lớn gây ra hiện tượng giật cơ khí làm các bộ chuyển động nhanh hỏng.

Khởi động mềm có tác dụng hạn chế áp và dòng khi khởi động giúp động cơ khởi động và dừng êm hơn.

Hình: Mạch động lực khởi động mềmBộ khởi động mềm hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng mạch biến đổi xung áp xoay

chiều. Bộ biến đổi bao gồm 6 SRC mắc song song ngược.

21

Page 22: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Bộ biến đổi xung áp xoay chiều.

Nguồn điện qua bộ biến đổi được cấp đến cho động cơ, nhờ bộ biến đổi này ta hạ được giá

trị trước khi đưa đến khởi động động cơ, sau đó tăng dần giá trị điện áp đến giá trị định mức của

động cơ. Dòng điện tỉ lệ với điện áp nên khi điện áp đưa vào giảm thì dòng điện khởi động giảm

và Momen khởi động cũng giảm theo.

Hình: Quá trình tăng điện áp của khởi động mềm.

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn gian như sau:

Tại mỗi một pha nguồn cấp cho động cơ có một cặp SRC mắc ngược song song. Nhiệm vụ

chính của các cặp SRC này như sau:

22

Page 23: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Giai đoạn khởi động: Cặp SRC cho một phần điện áp thông qua và tăng theo thời

gian đặt, theo đặc tính đường dốc cho tới khi đạt điện áp khởi động.

Giai đoạn chạy máy: Cặp SRC cho hoàn toàn điện áp thông qua.

Gia đoạn dùng máy: Các cặp SRC giảm điện áp theo thời gian đặt, theo đặc tính

đường dốc cho tới khi dừng máy.

Hình: Mô tả SRC cho điện áp qua trên một pha

23

Page 24: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG THỰC HIỆN

QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA

1. Các quy định chung.

1.1 Quy định về an toàn.

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa.

- Thực hiện nghiêm túc việc giám sát an toàn cho đội ngũ công tác trong suốt thời gian bảo

dưỡng sửa chữa cho tới khi kết thúc công việc.

1.2 Ghi chép số liệu , hình ảnh trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa.

- Toàn bộ các bước triển khai và thực hiện trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa cần phải

được ghi chép đầy đủ và chi tiết.

- Thực hiện việc sao lưu lại các ghi chép đó đưa vào lý lịch thiết bị.

1.3 Quy định về con người, thiết bị , vật tư.

1.3.1 Về con người.

- Được hướng dẫn đào tạo và sát hạch vầ an toàn lao động.

- Được đào tạo về phương pháp bảo dưỡng và sửa chữa động cơ điện.

- Được khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

1.3.2 Về thiết bị.

- Các thiết bị đo phải đạt hiệu chuẩn và còn hiệu lực làm việc trong thời gian hiệu chuẩn.

- Các thiết bị phải có hướng dẫn vận hành cụ thể được Lãnh đạo công ty duyệt.

1.3.3 Quy định về vật tư.

- Vật tư thay thế đúng theo yêu cầu nhà chế tạo.

- Vật tư tiêu hao đầy đủ và đúng chủng loại

2. Mô tả thiết bị/ hệ thống .

24

Page 25: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Động cơ điện trong nhà máy bao gồm các động cơ công nghiệp phục vụ sản xuất như bơm

dầu, bơm nước... và các đông cơ dân dụng phục vụ cho sinh hoạt của nhân viên nhà máy như

quạt, bơm nước...

Các động cơ chủ yếu có trong các hệ thống sau:

- Hệ thống Phòng cháy chữa cháy.

- Hệ thống nước làm mát.

- Hệ thống khí nén.

- Hệ thống bơm dầu.

- Hệ thống xử lý nước và thoát nước.

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt.

Hình:Bơm điện trong hệ thống nước làm mát.

25

Page 26: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Hệ thống bơm tháo cạn

3. Các tài liệu kỹ thuật liên quan.

3.1 Bản vẽ kỹ thuật.

- Bản vẽ XKM 304: Hệ thống phòng cháy chữa cháy.

- Bản vẽ XKM 317: Hệ thống nước làm mát.

- Bản vẽ XKM 318: Hệ thống khí nén.

- Bản vẽ XKM 319: Hệ thống dầu.

- Bản vẽ XKM 321: Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt.

- Bản vẽ XKM 322: Hệ thống xử lý và thoát nước.

3.2 Thông số kỹ thuật.

- Lý lịch thiết bị đi kèm của các hệ thống ( hồ sơ chất lượng: catalogue, Co, CQ..):

+. Thông số nhà sản xuất.

+. Lý lịch sửa chữa.

26

Page 27: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

4. Công tác chuẩn bị.

4.1 Nhân sự.

Theo yêu cầu bảo dưỡng sủa chữa, lên kế hoạch chuẩn bị nhân lực cho công việc trong đó có

quy định phân cấp cho các thành viên. Nhân sự bao gồm:

+. Độ trưởng : 01 người.

+. Công nhân: 06 người

+. Lái cẩu trục: 01 người.

Tùy vào tình huống công việc, số lượng người có thể thay đổi.

4.2 Công cụ, dụng cụ bảo dưỡng sửa chữa.

STT Tên dụng cụ Quy cách Đơn vị Số lượng

1 Búa sắt 10 kg Cái 1

2 Búa sắt 2kg Cái 1

3 Búa nhựa 2kg Cái 1

4 Bộ cle 8-32mm Bộ 1

5 Cảo bạc đạn Thủy lực Cái 1

6 Mỏ lết 250mm Cái 1

7 Lục giác 8-32mm Bộ 1

8 Đồng hồ vạn năng Bộ 1

9 Máy gia nhiệt Bộ 1

10 Máy hàn máy 1

11 Cẩu trục 50 tấn cái 1

4.3 Vật tư tiêu hao, vật tư thay thế.

4.3.1 Vật tư tiêu hao.

STT Tên dụng cụ Quy cách Đơn vị Số lượng

1 Cồn công nghiệp lit 10

27

Page 28: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

2 Băng keo cách điện Cuộn 3

3 Sơn cách điện Lit 2

4 Giấy cách điện 0.5mm M2 3

5 Sơn chống gỉ Lit 1

6 Chổi quét sơn Cái 5

7 Giẻ lau Kg 5

8 Keo dog Hộp 1

9 Xăng rửa L 5

10 Que hàn kg 2

11 RP7 Lọ 2

4.3.2 Vật tư thay thế.

STT Tên dụng cụ Quy cách Đơn vị Số lượng

1 Dầu bôi trơn

2 Bạc đạn

3

4

4.4 Mặt bằng bảo dưỡng sửa chữa.

- Mặt bằng sửa chữa tại sàn 451 nhà máy XKM3.

4.5 Biện pháp bảo dưỡng tổng thể.

- Đo và xác nhận giá trị dòng điện, điện áp, độ rung, nhiệt độ.

- Cô lập nguồn điện tới động cơ.

- Tháo cáp cấp nguồn, cáp điều khiển, cáp nguồn điện sấy, tín hiệu đầu dò nhiệt độ.

- Đo điện trở cách điện cuộn dây.

- Cách ly tháo đường ống, tháo bu lông chân đế, khớp nối và cẩu ra vị trí sửa chữa.

- Tháo hộp quạt và cánh quạt.

- Tháo nắp đỡ bearing và các vòng chèn.

28

Page 29: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Rút rô- to ra khỏi động cơ.

- Vệ sinh, kiểm tra tất cả các chi tiết tháo ra. Thay thế các chi tiết hỏng.

- Lắp lại động cơ.

- Cẩu chuyển, lắp đặt và căn chỉnh.

- Vệ sinh kết thúc làm việc trả lại hiện trường ban đầu.

- Đo, chạy thử, nghiệm thu.

5. Trình tự thực hiện.

5.1 Biện pháp an toàn.

- Người tham gia bảo dưỡng là người có kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên môn sửa

chữa động cơ điện, đã được đào tạo kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động.

- Đã được đào tạo qui trình an toàn điện, an toàn hóa chất, quy trình phòng cháy chữa cháy

và sát hạch đạt yêu cầu.

- Được trang bị bảo hộ lao động và sử dụng đúng quy trình các trang bị này.

- Khi làm việc trên cao hơn 2 m thì phải đeo dây an toàn, phải có thang xe thang hoặc giàn

giáo và phải tuân thủ quy tắc an toàn khi làm việc trên cao.

- Trước khi tháo dỡ thiết bị phải quan sát, đánh giá mức độ, trình tự và phương pháp tháo

dỡ; đánh dấu kỹ càng, dễ thấy rồi mới được tháo dỡ.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại công cụ dụng cụ bảo dưỡng sửa chữa; thống kê kiểm đếm công

cụ, dụng cụ trước thực hiện và sau khi kết thúc công việc.

- kiểm tra chụp hình tổng thể các chi tiết trước khi tháo lắp đặt.

- Chuẩn bị đầy đủ nội dung, biểu mẫu trước khi tiến hành sửa chữa bảo dưỡng.

5.2 Các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa.

- Công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhằm để ngăn ngừa phát hiện các hư hỏng để sửa chữa

phục hồi nâng cao tuổi thọ của thiết bị.

- Sử dụng đúng các dụng cụ chuyên dùng cho các thiết bị theo yêu cầu lắp đặt của nhà chế

tạo.

29

Page 30: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Để ngăn ngừa sự xâm nhập của các chất bẩn, vật lạ trong suốt thời gian tháo ra, phải đậy

kín tất cả các ống và vỏ bằng các tấm bạt che trước khi đấu nối vào hệ thống.

- Trong khi lắp lại thiết bị các vòng đệm, vòng chèn...đều được thay mới. Các vòng ren của

vỏ cần được làm sạch, và bao, che, bảo vệ lại trong suốt thời gian tháo ra.

- Sử dụng đúng lực siết bu- lông theo yêu cầu của nhà chế tạo.

- Tất cả các mối hàn lắp ống, các mối hàn chi tiết áp lực khác đều được thực hiện bởi các

nhân viên có tay nghề và kiểm tra bằng các phương án thích hợp.

- Các chi tiết thay thế:

+. Các chi tiết thay thế không đúng sẽ gây lên hư hại thiết bị trong quá trình vận hành.

Vì thế luôn kiểm tra các chi tiết thay thế theo đúng thông số yêu cầu của nhà chế tạo

trước khi lắp đặt.

+. Khi đặt hàng chỉ nên sử dụng danh sách vật tư của nhà chế tạo thiết bị.

- Dụng cụ và các thiết bị nâng:

+. Các dụng cụ đặc biệt, dụng cụ chuyên dùng được hướng dẫn bởi nhà chế tạo.

+. Các thiết bị nâng, cáp treo đều được thử tải trước khi sử dụng cho công tác bảo dưỡng.

- Nhận dạng thiết bị:

+. Khi các chi tiết được tháo ra, chúng phải được làm sạch và đánh dấu kỹ lưỡng trước

khi chúng lắp lại với nhau và đảm bảo ăn khớp chính xác.

+. Phải sắp xếp lại thứ tự các chi tiết tháo ra sao cho khi lắp lại được nhanh chóng và

thuận tiện.

- Kiểm tra đo lường:

+. các thông số cần kiểm tra và đo lường được ghi rõ trong biên bản kiểm tra và theo chỉ

dẫn của nhà chế tạo ở tài liệu đính kèm.

+. Tổng hợp các biên bản thiết bị để đưa vào lý lịch thiết bị.

- Lắp đặt lại:

+. Các chi tiết lắp đặt lại sau khi kiểm tra đánh giá phải có kết quả như sau;

Đảm bảo sạch sẽ, không bám các vật lạ

30

Page 31: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Đảm bảo tính năng kỹ thuật

Không vết nứt, bị ăn mòn và cháy sém của kim loại.

Các bề mặt chèn kín phải được làm sạch và các lỗ, rãnh không có vết xước. Nếu

cần thiết phải đánh bóng bề mặt bằng đá mài dầu.

Trước khi lắp đặt các chi tiết trở lại phải bôi trơn các bề mặt ren, bề mặt trượt và

các bề mặt tiếp xúc

Luôn luôn lắp các chi tiết trở lại đúng như trước khi tháo ra.

Đảm bảo các bu lông, đai ốc đầu nối các ống và các tấm khóa, được khóa chặn an

toàn theo đúng chỉ dẫn lắp đặt.

Trong quá trình lắp đặt, người nhóm trưởng luôn có mặt để kiểm tra các chi tiết ở

từng vị trí cho đúng.

Dùng các biên bản kiểm tra để kiểm tra giám sát trong toàn bộ quá trình bảo

dưỡng, trong biên bản kiểm tra ghi rõ hạng mục bảo dưowngx, hạng mục cần

kiểm tra và số liệu liên quan tới hạng mục đó.

5.3 Các công tác thí nghiệm kiểm tra, đo đạc trước khi bảo dưỡng sửa chữa.

Bước 1: Kiểm tra, ghi nhận các thông số trước khi dừng: điện áp, dòng điện, độ

rung, nhiệt độ, tiếng ồn.

Bước 2: Đăng ký phiếu công tác.

Bước 3: Phối hợp với vận hành viên án động, cô lập thiết bị.

Bước 4: Kiểm tra và ghi nhận tình trạng bên ngoài động cơ: sơn, nguồn động lực,

bu- lông, dây tiếp địa.

Bước 5: Tháo hộp đấu nối, đánh dấu và tháo nguồn động lực, nguồn sấy, nguồn

tín hiệu.( Chú ý cuốn băng keo cách điện các đầu dây tháo ra).

Bước 6: Tháo các cảm biến (nếu có).

Bước 7: Đo, ghi nhận điện trở một chiều các quận dây stator.

Bước 8: Đo và ghi nhận điện trở cách điện của cuộn dây satator.

5.4 Trình tự chi tiết thực hiện quá trình bảo dưỡng sửa chữa.

31

Page 32: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

5.4.1 Các bước tháo dỡ động cơ:

5.4.1.1 Các bước tháo động cơ ra khỏi bệ móng.

Bước 1: Đóng tất cả các van cấp vào ra liên quan tới động cơ.

Bước 2: Đánh dấu và tháo các ống dầu, đánh dấu vào tháo các ống nước làm mát...

Bước 3: Đánh dấu và tháo bu lông liên kêt động cơ với chân đế.

Bước 4: Dùng cẩu di chuyển động cơ tới vị trí rộng rãi.

Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bên ngoài động cơ.

Bước 6: Tiến hành bảo dưỡng sửa chữa động cơ.

5.4.1.2 Các bước tháo chi tiết động cơ:

Hình: Chi tiết động cơ điện

Tháo buli ra khỏi trục động cơ:

Bước 1: Sử dụng vam 2 càng, 3 càng hoặc bàn ép thủy lực ép cho puli ra khỏi

trục động cơ.

32

Page 33: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Sử dụng vam để tháo Puli.

Tháo Quạt gió:

Bước 1: Làm dấu ở nắp che quạt gió.

Bước 2: Tháo nắp che cánh quạt gió.

Bước 3: Tháo cánh quạt ra khỏi trục động cơ.

Bước 4: Kê cánh quạt lên bục gỗ để vệ sinh và kiểm tra.

Nếu liên kết giữa cánh quạt và trục động cơ là then giữ thì sử dụng vam để tháo, hoặc sử

dụng hai buloong phù hợp siết vào ren đã tạo sẵn để đẩy cánh quạt ra. Nếu bắt bằng vit thì sử

dụng tuốc- nơ- vít để tháo ra.

Tháo nắp mỡ:

Nắp mỡ là bộ phận che ổ bi vòng ngoài với loại vòng bi cầu của mặt trước động cơ.

Bước 1: Đánh dấu vị trí buloong nắp mỡ trước, sau, trong, ngoài tránh trường

hợp làm sai vị trí của nắp mỡ trước, sau, trong, ngoài.

Bước 2: Tháo nắp mỡ.

Tháo buloong nắp trước, nắp sau động cơ:

Bước 1: Đánh dấu vị trí nắp trước, lắp sau.

Bước 2: Dùng tuốc nơ vít hoặc cờ- lê, mỏ- nết phù hợp với vít, buloong hoặc

ecu tháo nắp trước lắp sau. Khi tháo phải nới đều, đối xứng các buloong, ecu.

Sau đó dùng búa cao su hoặc miếng gỗ với búa nguội, hoặc dùng búa nguội

với đục mỏng đục vào khe hở lắp ghép giữa nắp và thân, để làm nắp sau bung

33

Page 34: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

ra khỏi trục động cơ và thân. Búa đánh vừa phải, đều đều, từ từ và cậy dần từ

bốn góc tại các vị trí đối xứng và vào các gờ của nắp, thân. Tránh làm lệch,

méo, nứt, vỡ.

Tháo Roto ra khỏi Satator:

Nắp mỡ là bộ phận che ổ bi vòng ngoài với loại vòng bi cầu của mặt trước động cơ.

Bước 1: Lót giấy cách điện hoặc bìa lên đầu của bộ dây.

Bước 2: Dùng pa- lăng hoặc cẩu trục đưa Rô- to ra khỏi Stator, tránh làm xây

sát, hỏng cách điện dây quấn.

Bước 3: Sau khu đã rút Rô- to ra, phải đặt lên trên giá đỡ không để Rô- to trực

tiếp xuống nền xưởng hoặc mặt sàn.

Nếu máy điện có chổi than thì trước tiên ta phải nhấc chổi than ra khỏi hộp chổi than

5.4.1.3 Làm sạch động cơ.

Các chi tiết máy sau khi tháo dỡ cần được làm sạch bằng xăng hoặc dầu hỏa và được lau

khô, sấy khô sau khi rửa. Bộ phận dây quấn phải dùng hơi khí nén để thổi bụi bẩn, trường hợp

dính dầu mỡ nhiều phải rửa thì dùng xăng không pha chì hoặc dầu nhẹ để rửa sau sấy khôn ngay.

5.4.2 Kiểm tra tổng quát tình trạng động cơ.

5.4.2.1 Xem xét vỏ máy.

Vỏ máy thường là các bộ phận lắp ghép dễ hư hỏng như vỡ lỗ bắt buloong, chờn ren, conh

vênh cánh quạt, quay sát cơ khí, biến dạng khớp nối...Nhìn chung các chi tiết biến dạng của thân

máy dù nhỏ nhưng cũng cần được sửa chữa khịp thời. Trường hợp đắp, hàn chú ý nên tránh làm

cong vênh do biến dạng của nhiệt.

5.4.2.2 Kiểm tra Rô- to.

- Quan sát bề mặt lõi thép Rô- to thấy bị sát không nhẵn thì phải sửa.

- Trục và thân Rô- to không được lắp lỏng, trục phải thẳng, ở vị trí lắp ráp phải nhẵn.

- Với Rô- to dây quấn cần chú ý: Đầu dây quấn có bị xước sát không, nếu có bụi bẩn phải

rửa sạch bằng xăng không pha chì và sấy khô. Kiểm tra độ chắc chắn của đai hãm đầu dây quấn.

34

Page 35: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Cánh quạt trên thân trục phải chắc chắn, không biến dạng hoặc gẫy vỡ, toàn bộ phải làm

sạch bụi bẩn và dầu mỡ.

- Kiểm tra vành trượt và vành góp: Bề mặt vành trượt phải nhẵn sạch, không bị vẹt lõm,

vành góp phải tròn đều, không bị xém cháy do nhiệt, các lá góp phải cách điện với nhau và cách

điện với vỏ. Quan sát các lá góp phải sạch, không có bụi than, không có vật dẫn bắc cầu. Dùng

dao hoặc cưa cưa rãnh và dùng giấy nháp đánh sạch đều. Cổ góp vành trượt phải cố định chặt

chẽ trên trục, không có hiện tượng nứt, vỡ phần thân cách điện.

5.4.2.3 Kiểm tra vòng bi, bạc đỡ.

- Kiểm tra vòng bi, bạc: vòng bi sau khi rửa sạch phải quay trơn, không có bi dơ, bi bị vỡ.

Nếu cần phải thay bi thì dùng vam tháo ra, dòng bi đúng chủng loại ép vào trục. Việc tra mỡ vào

vòng bi cần chú ý điều kiện làm việc và tốc độ quay của máy để chọn loại mỡ phù hợp, có các

loại sau khi sử dụng cần biết được:

+. Mỡ tốc độ cao: Có màu nâu sẫm hoặc đen, mỡ gốc Natri, bề mặt mỡ nhám, chịu được

nhiệt độ cao nhưng sợ nước, dễ bị phân hóa. Dùng thích hợp cho các ổ bi vận hành ở tốc độ cao,

mang tải lớn, không bị ngấm nước ( dùng cho động cơ có tốc độ 1500 vòng/ phút trở lên.)

+. Mỡ tốc độ thấp: Là loại mỡ gốc Canxi, màu vàng không sợ nước dùng cho các ổ bi

chịu tải nhẹ, tốc độ thấp (dùng cho máy có tốc độ 1500 vòng/ phút trở xuống.)

+. Mỡ hỗn hợp: Còn gọi là mỡ gốc hỗn hợp Natri và Canxi do hai loại mỡ trên tạo thành,

dùng thích hợp cho vận hành cao tốc, chịu tải lớn.

- Với máy chạy bằng bạc, khi kiểm tra cần chú ý: Bạc và trục quay trơn, hầu như không có

độ dơ, bề mặt tiếp xúc bạc và trục nhẵn và có dầu bôi trơn, khi thay bạc mới phải rà bạc bằng bột

bà và dầu, khi ép bạc vào gối đỡ chú ý không để bị lệch gây biến dạng.

5.4.2.4 Kiểm tra Stator

Trên lõi Stator có lõi thép từ, dây quấn và vỏ thân máy. Công việc kiểm tra, bảo dưỡng sửa

chữa bằng cách:

35

Page 36: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Quan sát mặt trong của Stator nếu thấy có vỗ vết xước hoặc lá thép bị xô, biến dạng phải

sửa, có thể dùng nêm gỗ và búa gõ nắn, nơi cần dũa thì dùng dũa sửa nhưng cần phải có tấm bìa

kê đệm để tránh xây sát lớp men dây và cũng là không cho mạt thép lọt qua dây quấn.

- Nếu lõi thép bị gỉ có thể dùng giấy nhám đánh sạch, sau đó quét lên một lớp sơn cách

điện loãng rồi sấy khô.

- Kiểm tra các đầu bộ dây có bị xước xát hoặc có vật lạ hay không, khi đầu bộ dây có biểu

hiện lão hóa, cách điện giòn mủn thì nên sấy khô và quét lên một lớp sơn cách điện (sơn phủ) rồi

tiếp tục sấy khô sơn.

- Lõi thép Stator phải được ghép chặt chẽ với vỏ máy.

- Vỏ máy và các vị trí lắp ráp phải nhẵn.

Nếu không có hư hỏng gì trên Stator, kiểm tra và ghi lại các thông số sau:

- Điện trở cách điện.

- Điện trở hai đầu dây ( điện trở cuộn dây).

5.4.3 Các bước lắp đặt và nghiệm thu.

5.4.3.1 Lắp đặt chi tiết động cơ.

Bước 1: Kiểm tra lại lần cuối trước khi lắp lại động cơ.

Bước 2: Đưa roto vào trong động cơ

Sử dụng cẩu trục hoặc ba- lăng đưa ro- to lên.

SLót tấm phin ở giữa khe hở roto và satator.

Kết hợp cẩu và balang đưa roto vào trong.

Bước 3: Lắp buloong của nắp trước, lắp sau của động cơ.

Bước 4: Lắp nắp mỡ.

Bước 5: Lắp cánh quạt vào trục động cơ, lắp nắp che cánh quạt.

Bước 6: Lắp buli vào trục động cơ

Bước 7: Quay thử roto động cơ. Động cơ quay trơn tru không có tiếng cọt kẹt.

Bước 8: Sơn lại vỏ động cơ nếu cần.

5.4.3.2 Nghiệm thu không tải và làm biên bản nghiệm thu.

36

Page 37: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Bước 1: Đăng ký nghiệm thu.

Bước 2: Đo điện trở cách điện và điện trở một chiều của hai đầu cuộn dây.

5.4.3.3 Cẩu và lắp động cơ vào.

Bước 1: Đưa động cơ vào vị trí ban đầu.

Bước 2: Lắp động cơ vào khớp với vị trí đã đánh dấu.

Bước 3: Lắp các buloong khớp nối chắc chắn.

Bước 4: Căn chỉnh và lắp buloong chân đế.

Bước 5: Lắp buloong tiếp địa.

Bước 6: Tháo băng keo cách điện các đầu cáp động lực và đấu lại theo đúng dấu đã

làm.

Bươc 7: Lắp các cảm biến nhiệt độ, ...đấu các dây tín hiệu.

5.4.4 Các bước kết thúc công việc

Vệ sinh dọn dẹp nơi làm việc.

Bàn giao trả lại tình trạng vận hành bình thường.

Kết thúc phiếu công tác.

Khóa phiếu công tác.

5.5 Công tác thí nghiệm, kiểm tra đo đạc sau bảo dưỡng sửa chữa.

- Đo cách điện động cơ và cáp áp lực.

- Lấy thông số có tải Ikđ, Ilv, Ulv và theo dõi bạc đạn.

- Kiểm tra độ rung, tiếng cọ quẹt...

- Kiểm tra nhiệt độ gối trục.

5.6 Công tác nghiệm thu sau bảo dưỡng sửa chữa.

- Công tác nghiệm thu: Thực hiện theo đúng các quy định nghiệm thu của công ty

- Kết thúc phiếu công tác: Thực hiện theo quy trình phiếu công tác của công ty.

37

Page 38: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

CHƯƠNG 4

CÁC HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

1. Bảng ghi số liệu bảo dưỡng, check list, bảng lý lịch thiết bị.

2. Bảo trì tiên đoán.

Bảo trì tiên đoán là để lườn trước những hư hỏng thiết bị sắp xả ra, để đánh giá nguyên nhân

hư hỏng trước khi nó xảy ra hư hỏng nặng nề. Bảo trì tiên đoán được theo dõi như sau:

Các sự cố lặp lại được xác định và loại trừ.

Thiết bị lắp đặt được thực hiện theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Thực hiện để kiểm tra để đảm bảo rằng các thiết bị được lắp mới và lắp lại là không

có lỗi.

Bộ phận bên trong Mô- tơ có thể là sự kiện tiềm ẩn khi nó không quay. Cách ly nguồn mô tơ

trước khi thực hiện bất cứ bảo trì nào mà đòi hỏi tiếp xúc với các bộ phận bên trong

Các điểm chính trong cách thức dò tìm hư hỏng trong mô- tơ AC.

Mô- tơ không thể khởi động hoặc tăng tốc chậm.

Mô- tơ chạy có tiếng ồn.

Mô- tơ quá nóng.

Ổ đỡ Mô- tơ nóng hoặc kêu.

38

Page 39: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Vấn đê số 1: Động cơ không thể khởi động hoặc tăng tốc chậm

39

Kiểm tra xem động cơ có đủ cả 3 pha hay không ?

Khắc phục cấp lại nguồn điện

yy

NO

Kiểm tra bộ bảo vệ quá tải có tác động không ?

Thay thế hay reset lại thiết bị, xem có tác động lần nữa khi khởi động không ?

YES

Kiểm tra xem động cơ có đủ cả 3 pha hay không ?

NO

YES

Thay thế bộ khởi động nguồn.yy

Xem điện áp cấp cho động cơ có duới 10% Udm không

Khắc phục lại nguồn điện áp đúng định mức.

Kiểm tra đầu nối tại hộp nối có bị lỏng hoặc hư không

Sửa chữa khắc phục lại chỗ nối

NO

NO

NO

YES

YES

NO

Page 40: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

40

Động cơ được sử dụng mang tải quá lớn không đúng thiết kế.

Lắp đặt động cơ đúng thiết kế hoặc thay động cơ có thiết kế lớn hơn.

Thiết bị truyền động kẹt vướng hoặc quá tải.

Loại bỏ các tác động gây kẹt vướng hoặc quá tải.

Lỗi chế tạo, bộ phận chuyển động bị hư hỏng.

Thay thế bộ khởi động.

Vòng bi hư, trục cong vênh hoặc các bộ phận hư hỏng gây gia tăng ma sát các thiết bị quay.

Sửa chữa hoặc thay thế.

Kiểm tra Stator, các quận giây bị hở, ngắn mạch hoặc chạm đất.

Sửa chữa quận dây hoặc thay thế động cơ khác.

Kiểm tra Rô- to, các dây chằng hoặc lõi thép bị bể.

Thay thế Rô- to.

NO

NO

YES

YES

YES

NO

NO

YES

YES

YES

NO

Page 41: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Vấn đề số 2: Động cơ chạy có tiếng ồn.

41

Kiểm tra độ rung và các tiếng kêu phát ra từ thiết bị quay hoặc cơ cấu truyền tới động cơ.

Xác định nơi phát ra tiếng kêu và làm giảm hoặc cách ly động cơ với cơ cấu truyền động bằng gối Coupling.

Kiểm tra buloong bệ móng có lỏng hay thiếu sót gì không

Kiểm tra siết lại buloong, căn tâm lại động cơ.

Quạt làm mát động cơ có bị va chạm hay cọ xát phần quay hay kẹt trong vỏ bảo vệ các phần tử.

Kiểm tra sửa chữa quạt, nắp đậy hoặc các phần tử gây nên cọ, quet. Loại bỏ các tạp chất trong hộp quạt.

Khoảng cách, khe hở không khí giữa Rotor và Satator có bị quá sát không?

Đặt Rotor lại vị trí chính giữa vòng bi hoặc định vị lại vị trí của vòng bi.

Kiểm tra xung quanh động cơ, gối đỡ có tiếng kêu không?

Bổ sung dầu mỡ bôi trơn nếu vòng bi kêu lớn. Thay thế vòng bi.

Điện áp giữa các pha có cân bằng ko?

Cân bằng lại điện áp các pha.

NO

NO

NO

YES

YES

YES

NO

NO

YES

YES

YES

Page 42: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Vấn đề 3: Động cơ quá nóng.

42

Sai sót và lỗi chế tao. Bạc đạn hỏng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ma sát trong thiết bị quay hoặc thiết bị truyền động

Sửa chữa hoặc thay thế mới

Các bạc đạn khô? Bổ sung mỡ bôi trơn.

Các nắp đậy động cơ bị hư, cọ quẹt cánh quạt làm mát hay cọ quẹt rotor là nguyên nhân gây tăng ma sát.

Sửa chữa hoặc thay thế động cơ.

YES

YES

YES

NO

NO

Kiểm tra xem điện áp các pha có khác nhau không.

Khôi phục lại điện áp cân bằng trên các pha.

Điện áp có thấp hoặc cao quá 10% điện áp định mức không

Khôi phục đúng điện áp, hoặc lắp động cơ phù hợp mức điện áp

Kiểm tra xem Satator xem có quận dây nào ngắn mạch hay chạm đất hay ko?

Sửa chữa động cơ hoặc thay thế động cơ khác.

YES

YES

YES

NO

NO

Page 43: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Vấn đề 4: Ổ đỡ Mô- tơ nóng hoặc kêu.

43

Kiểm tra tải , quá tải của ổ đỡ, độ rung quá lớn của tải tác động lên ổ đỡ.

Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế ổ đỡ.

Nắp đậy của ổ đỡ bị đặt không đúng gây nên sự va đập mạnh

Kiểm tra lắp lại cho đúng

Cong trục hoặc lỗi cấu tạo ổ đỡ dẫn đến gối động cơ quá nóng hoặc kêu.

Kiểm tra, căn tâm hoặc thay thế trục.

Chất bôi trơn trên bạc đạn bị dơ bẩn hoặc sai chủng loại dầu mỡ

Làm sạch và bổ sung dầu mỡ bôi trơn.

YES

YES

YES

YES

NO

NO

NO

Page 44: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Vấn đề 5: Một số sự cố thường gặp trong quản lý vận hành động cơ điện.

Dưới đây là một số sự cố thường hay gặp trong vận hành động cơ điện:

STT Sự cố thường gặp Nguyên nhân Cách khắc phục

1 - Động cơ bị nóng quá mức bình

thường, không có điểm nóng tập trung. Ngoài

ra không có hiện tượng gì khác.

- Thông gió không tốt, bụi bẩn

làm tắc đường thông gió, hỏng quạt

hoặc quạt quay ngược chiều.

- Dầu mỡ văng phủ vào dây

quấn Stator.

- Động cơ quá tải, ống dẫn nước

làm mát bị tắc hoặc không đủ lưu

lượng

- Làm sạch đường ống thông

gió, sửa lại cánh quạt gió.

- Làm vệ sinh công nghiệp, lau

chùi dầu mỡ bằng xăng sau đó sấy

khô.

- Kiểm tra ngồn 3 pha loại trừ

quá tải.

- Kiểm tra đường nước làm mát

2 - Toàn bộ lõi thép và Satator bị nóng

nhưng ko bị quá tải

- Thông gió không tốt.

- Có khả năng điện áp lưới cao

hơn điện áp định mức của động cơ.

- Làm thông thoáng đường

thoát gió.

- Kiểm tra điện áp lưới, nếu

không cao hơn điện áp định mức thì

phải thay động cơ.

3 - Lõi Stator nóng từng mảng ngay cả - Khi quay Rotor chạm vào - Làm mất chỗ xước, quét sơn

44

Page 45: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

khi chạy ở điện áp định mức. Stator hoặc tấm tôn silic không tốt.

- Buloong ép chặt bị sát chạm

với lá thép.

- Dây quấn Stator bị ngắn mạch,

cách điện với vỏ bị đánh thủng làm tại

đó bị cháy hỏng.

cách điện lên các lá thép bị chập. Căn

chỉnh lại vị trí Rotor và Stator, thay

gối đỡ bị mòn.

- Dùng VOM kiểm tra xác định

hư hỏng.

4 - Toàn bộ quận dây bị nóng quá mức

bình thường.

- Động cơ quá tải hay thiết bị

thông gió bị hư hỏng.

- Điện áp đặt vào động cơ quá

thấp so với điện áp định mức.

- Đấu nhầm quận dây Stator.

- Kiểm tra dòng điện Stator,

giảm phụ tải hệ thống thông gió.

- Tăng điện thế nguồn hoặc

giảm tải.

- Đấu lại cuộn dây Stator.

5 - Cuộn dây Stator nóng cục bộ quá mức

bình thường, cường độ dòng các pha không

giống nhau, động cơ có hiện tượng quay

chậm lại, có tiếng kêu, Aptomat ngắt.

- Dây quấn Satator bị chập giữa

các vòng dây của một pha.

- Cuộn dây Stator có một số bối

ngược đầu dây

- Ngắn mạch 2 pha nhưng chưa

gây cháy nổ.

- Quấn lại bố dây hoặc thay bối

dây mới.

- Kiểm tra chính xác bối dây

nào ngược, đâu lại cho đúng.

- Dùng VOM tìm điểm chạm

vỏ và sửa lại.

6 - Khởi động động cơ có tiếng gầm rú,

dòng 3 pha khác nhau, Aptomat tác động

- Cuộn dây 1 pha hay 2 pha bị

đấu ngược, các đầu ra của động cơ bị

- Dùng phương pháp xác định

45

Page 46: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

đấu lẫn do mất ký hiệu đầu dây. cực tính su đó đấu lại cho đúng.

7 - Trong động cơ có tiếng kêu không

bình thường, dòng điện ba pha không giống

nhau, bộ dây Stator phát nóng không đều

- Đấu sai bộ dây Satator - Dùng phương pháp xác định

cực tính su đó đấu lại cho đúng.

8 - Lúc vận hành Rotor bị kéo lệch về

một phía gây sát cốt

- Do gối đỡ trục đã bị mòn hoặc

bệ đỡ của trục đỡ không đúng, Stator

và Rotor bị biến dạng làm khe hở

không khí không đề.

- Cân bằng Rotor chưa tốt.

- Trong dây quấn của Stator bị

chập các vòng dây hoặc bị các loại

ngắn mạch khác.

- Điều chỉnh khe hở giữa cổ

trục và cut- xi- nê, hoặc thay cut- xi-

nê mới.

- Cân bằng lại Rotor.

- Dùng VOM kiểm tra dây bị

hỏng và đấu lại cho đúng.

46

Page 47: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

CHƯƠNG 5

HƯỚNG DẪN CÁCH QUẤN LẠI ĐỘNG CƠ.

1 Khảo sát số liệu.

- Trước tiên, cần căn cứ vào kết cấu ống dây,hình thức khởi động, số đầu dây ra, điện áp sử

dụng để xác định là loại động cơ gì. Từ đó phân biệt được đâu là đầu của các pha, đâu là đầu

cuối của chúng.

2 Tính toán số liệu.

Bước 1

- Bộ dây Rotor hoặc Stator trong động cơ điện thường được tẩm sơn cách điện nên rất chắc

chắn. Trước hết ta phải dùng cưa hoặc máy cắt cắt cụt các đầu mối nối về một phía của bối dây.

Các mảnh đầu nối được cắt ra được giũ lại để lấy số liệu

Hình:

Bước 2.

47

Page 48: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Tống cho các nêm giũ dây tuột ra khỏi rãnh, sau đó dùng tuốc nơ vit bẩy cho phần còn lại

của các bối dây tụt sang phía ống dây chưa bị cắt. Đối với động cơ lớn có thể dùng búa hoặc đột

đập cho sơn cách điện bong ra rồi tháo dần các vòng dây ra khỏi rãnh.

Hình: Lấy bối dây và làm sạch rãnh.

Bước 3: Lấy số liệu:

- Khi lấy số liệu, nên gõ nhẹ các mảnh đầu nối đã cắt ở trên cho sơn cách điện bong ra, dựa

vào màu men và cỡ dây, ta đếm được số vòng dây quấn cho từng bối dây của các quận dây. Để

tránh nhầm lẫn ta lấy số liệu ở ba mảnh đầu nối khác nhau. Số liệu chính thức sẽ được lấy ở

mảnh có trị số trung bình.

Bước 4: Vệ sinh lõi thép.

3. Sơ đồ dây quấn

Giả sử số liệu ta thu được như sau:

Z= 24, 2p= 4, m=3, a=1. Cuộn dây xếp kép, bước đủ.

5.3.1 Tính toán các thông số trên sơ đồ trải.

Bước cực: T= Z/2p= 2p/4= 6.

48

Page 49: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Số rãnh dưới một cực của một pha: q= Z/(2p*m)= 24/(3*4)= 2.

Bước quấn dây: Là dây quấn xếp nên các dây trong một tổ bối có cùng chu vi, vì vậy

chỉ có một bước quấn. Dây quấn xếp kép bước đủ, ta có bước dây quấn y=T=6. Đơn

vị của bước cực T được tính là số khoảng cách, vì vậy ta có bước quấn dây trong

trường hợp này là y=7 rãnh, từ rãnh 1 tới rãnh 7.

Khoảng cách giữa các đầu pha liên tiếp (thứ tự pha):

A÷B÷C=2*q+1= 2*2+1=5

4. Trình tự vẽ sơ đồ trải.

Bước 1:

Vạch các đoạn thẳng song song, cách đều thể hiện các rãnh của lõi thép Stato và đánh thứ tự

từ 1 tới Z (24 rãnh lõi thép). Dây quấn xếp kép nên mỗi rãnh của lõi thép Stator được thể hiện

bằng một đường nét liền và nét đứt, thể hiện hai cạnh tác dụng của hai lớp trên và dưới của mỗi

rãnh.

Hình: mô tả xếp kép

Bước 2:

Phân vùng các cực và đánh dấu chiều dòng điện trong các rãnh.

Bước 3

Căn cứ vào bước quấn dây, vẽ các bối dây, tổ bối dây của pha thứ nhất theo nguyên tắc:

49

Page 50: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Mỗi bố dây có một cạnh nằm ở lớp trên của rãnh này, cạnh kia nằm ở lớp dưới cảu rãnh

khác, cách nhau bằng bước quấn y. Khi biểu diễn bối dây, tổ bối dây ta vẽ hai nửa của bối dây

theo các ký hiệu rãnh tương ứng. Một nửa bối dây nằm phía trên rãnh được vẽ bằng nét liền, nửa

kia được vẽ bằng nét đứt thuộc về cạnh nằm ở lớp dưới

Bước 4:

Nối tiếp các tổ bối dây của pha thứ nhất theo chiều dòng điện đã chọn trong các rãnh hoặc

theo quan hệ giữa các số cực và số tổ bối dây

50

Page 51: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Theo chiều dòng điện đã chọn trong các rãnh thì cuối của tổ bối dây thứ nhất phải được nối

với đầu của bối tổ dây thứ 2.

Nếu căn cứ vào số cực và số tổ bối dây thì ta thấy rằng: ta có 4 tổ bối dây, mà số cực máy là

2p=4 (số cực= số tổ bối dây), vậy ta phải sử dụng cách nối cùng tên, nghĩa là đầu cuối của tổ bối

dây thứ nhất phải được nối với đầu cuối của tổ bối dây thứ 2.

Bước 5.

Bằng cách tương tự, ta vẽ được các bối dây, tổ bối dây của pha thứ 2.

51

Page 52: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Bước 6:

Cũng bằng cách tương tự, ta vẽ được các bối dây, tổ bối dây còn lại. Hoàn thành sơ đồ trải tổ

bối dây.

52

Page 53: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Sơ đồ trải hoàn thiện

5 Thi công quấn dây.

5.1 Lót rãnh cách điện Stator.

Giấy lót cách điện giữa các bối dây với rãnh phải là các loại giấy dầy, dai, ít hút ẩm và có

điện áp đánh thủng cao. Đó là các loại bìa cách điện chuyên dùng, vải lụa cách điện thường, vải

lụa cách điện amiang và các loại giấy mica.

Cách làm bìa lót rãnh:

Bước 1: Xác định kích thước mẫu.

Cắt miếng bìa cách điện có chiều dài lớn hơn chiều dài của lõi thép (4-6 )mm. Chiều rộng

lấy bằng chu vi mặt cắt ngang của rãnh. Cắt và gấp mép hai đầu miếng bìa về mỗi phía (2-

3mm), tùy động cơ nhỏ hay vừa mà gấp 2 hay 3mm. Làm như thế để khi uốn đầu bối dây, giấy

không bị rách. Nên gấp mép giấy ra phía ngoài để chúng không chiếm chỗ bối dây.

53

Page 54: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Giấy cách điện lót rãnh Stator

Bước 2: Đưa giấy cách điện vào rãnh Stator.

Lồng miếng bìa vào rãnh rồi dùng một long tre lùa vào rãnh để ép miếng bìa sát vào thành

rãnh. Long tre có mặt cắt ngang đồng dạng với mặt căt ngang của rãnh, có chiều dài dài hơn rãnh

một chút và khi đút vào rãnh phải gần khít.

Bước 3: Gia công bìa cho đủ số rãnh.

Nếu thấy miếng bìa vừa rãnh thì lấy đõ làm mẫu để cắt cho các rãnh khác, còn nếu chưa vừa

rãnh thì cắt lại cho chuẩn để gia công hàng loạt cho vừa số rãnh.

Bước 4: Làm nêm.

Vót nêm với mặt cắt có thể là hình thang hoạc hình bán nguyệt, chiều dài bằng với chiều dài

của bìa úp. Chiều rộng nên căn cứ vào rãnh và khoảng trống còn thừa của rãnh sau khi đã lồng

dây. Trong quá trình lót cách điện rãnh cúng ta dùng thanh tre để đẩy cách điện sát vách rãnh.

Sau khi lót xong toàn bộ cách điện chúng ta kiểm tra cách điện rãnh phải mở bung sát vách rãnh

và không được thấp hơn cổ rãnh.

Chú ý:

- Để bìa đỡ bị gẫy ta nên catwscheos một góc 45 độ theo thớ bìa.

54

Page 55: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Nêm tre lên để lại phần cật, khi nêm quay phần cật lên phía trên.

5.2 Quấn các bối dây cho một pha dây quấn.

Hình: Máy quấn dây

Bước 1: Làm khuân

- Tính chu vi khuân quấn theo công thức sau đây: CV= 2*(Kl*y+L').

Trong đó:

y: Bước quấn.

L: chiều dài cạnh tác dụng.

L': Chiều dài lõi sắt từ Stator: L'= L+ 8 (mm)

Kl: Hệ số cho dưới bảng công thức sau Kl¿πµ (Dt+h)

Z

Trong đó:

Dt: đường kính trong rotor (mm).

Z: tổng số rãnh Stator.

h: chiều cao răng rãnh Stator (mm).

µ: hệ số được xác định theo số cực từ, được tra theo bảng dưới đây

55

Page 56: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

2p µ

2 1,27 ÷ 1,3

4 1,33 ÷ 1,35

6 1,5

8 1,7

Bảng: Bảng tra hệ số µ

Bước 2: Thao tác gỡ bối dây.

Hình1 : Thao tác gỡ bối dây.

Hình trên mô tả thao tác gỡ các dây cột giũ các cạnh tác dụng của bối dây. Chỉ tháo dây cột

của một cạnh của bối dây.

56

Page 57: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Sau đó thao tác căng hai đầu bối dây, có tác dụng làm rời các vòng dây của bối dây. Khi

thao tác căng hai đầu bối dây không cần dùng lực, tránh làm cong đầu mối.

Hình:

Tiếp theo xới từng vòng dây của cạnh tác dụng rời ra, sắp song song, không làm rối vòng

dây ở phía đầu nối. Thao tác thực hiện trên cạnh tác dụng được gỡ dây cột.

Hình: Mô tả xới vòng dây.

57

Page 58: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Mô tả thao tác gỡ rối vòng dây

Bước 3: Lồng dây vào rãnh Stator.

Trước khi lồng dây ta phải nghiên cứu kỹ sơ đồ tròn để xác định khoảng cách lồng dây chiều

lồng và đấu dây.

Khi lồng dây phải tuân thủ nguyên tắc, cạnh ở lớp dưới lồng vào trước, cạnh ở lớp trên lồng

vào sau, bối dây nhỏ lồng vào trước, bối dây lớn lồng vào sau.

Trước khi nối mối dây cần cạo sach các đầu dây, xoắn lại chắc chắn rồi mới hàn thiếc bên

ngoài

Khi đấu dây dựa vào sơ đồ trải dây, tất cả các đầu mối nối đề được lồng ghen cách điện

amiang để chống đánh xuyên ra các bối xung quanh.

58

Page 59: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Dùng giấy cách điện lót cạnh dây chờ chưa lồng vào rãnh.

Hình: Quay bối dây 180 độ để chuẩn bị lồng dây vào rãnh.

59

Page 60: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Căng cạnh tác dụng để giữ song song các vòng dây khi lồng dây.

Hình: Thao tác lồng dây vào rãnh.

60

Page 61: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Thao tác xếp song song các cạnh dây vào rãnh dùng cây miết.

Hình: Đưa giấy nêm miệng rãnh từ một phía vào rãnh.

61

Page 62: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Đưa từ từ giấy nêm vào rãnh.

Hình: Chuẩn bị đưa bối dây kế tiếp vào Stator.

62

Page 63: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

(Thao tác này chỉ được thực hiện khi đã xới và xếp các vòng dâng song song)

Hình: Quay 180 độ đưa bối dây kế tiếp vào Stator.

Bước 4: Lót cách điện đầu nối giữa từng bối dây.

Sau khi lồng toàn bộ dây quấn vào rãnh chúng ta phải lót cách điện đầu nối giữ từng đầu nối

của các bối dây.

Bước 5: Đóng nêm tre vào rãnh Stator để giữ bối dây.

63

Page 64: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Hình: Mô tả đóng nêm giữ bối dây

Sau khi lót cách điện phần đầu dây xong thì tiến hành đóng nêm miệng rãnh. Trong quá

trình đóng nêm cẩn thận tránh làm rách bìa úp.

Bước 6: Đưa đầu dây ra ngoài.

Hàn nối các đầu dây ra của các quận dây, bọc ghen cách điện cho các mối hàn nối dây ra.

Dây ghen bọc phải dài che phủ mối hàn và dây dẫn ra cho đến hốc ra dây trên vòng động cơ.

Bước 7: Đai dây.

Dây dùng cột bó phải là loại dây chịu nhiệt ko được đứt hoặc có mối nối.

Sáp sếp các đầu dây đai gọn gàng dùng dây đai giũ chặt.

Hình: Cuộn dây sau khi được nêm và đai xong.

Bước 8: Đo kiểm tra.

Tiến hành đo thông mạch các pha, đo cách điện vỏ, đo chạm các pha với nhau.

Thông số cách điện với vỏ phải đạt 0,5 MΩ

64

Page 65: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Bước 9 : Tẩm sấy động cơ

Trước khi tẩm sấy động cơ thì các ống dây Rotor hoặc Stator phải được sấy khô sao cho

không cò hơi nước xung quanh dây quấn cũng như bìa cách điện.

Nhúng , hoặc tưới sơn cách điện vào ống dây, và đem đi sấy.

Lập lại trong 2 tới 3 lần để đảm bảo độ chắc chắn của quận dây.

6. Hướng dẫn đo- kiểm tra điện trở cách điện

6.1 Các định nghĩa :

- Điện trở cách điện: là điện trở của cách điện khi đặt một điện áp một chiều vào cách điện

của thiết bị điện.

- Hệ số hấp thụ: là tỷ số giữa điện trở cách điện đo được sau 60 giây (R60”) kể từ lúc đặt

điện áp và điện trở cách điện đo sau 15 giây (R15”).

- Hệ số phân cực: là tỷ số giữa điện trở cách điện đo được sau 10 phút kể từ lúc đặt điện áp

và điện trở cách điện đo sau 1 phút.

6.2 Ý nghĩa của phép đo :

- Điện trở cách điện là hạng mục kiểm tra đầu tiên để đánh giá sơ bộ về tình trạng cách điện

của các thiết bị điện

- Để đánh giá sự biển đổi của dòng điện rò qua cách điện theo thời gian, khi đo điện trở

cách điện xác định thêm hệ số hấp thụ và hệ số phân cực

6.3 Phương pháp đo điện trở cách điện:

- Gián tiếp :

Dùng vônmét và ampemét một chiều đo dòng điện rò ở các điện áp tiêu chuẩn

500V,1000V,2500V,5000V

65

Page 66: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Rcđ = Uđ/Irò (MΩ)

Uđ : Điện áp một chiều đặt vào cách điện

Irò :Dòng điện rò đo được

- Phương pháp trực tiếp :

Dùng Mêgaômét chuyên dùng có điện áp trên các cực đo :

500V,1000V,2500V,5000V

Lúc này trị số trên mêgôm là trị số thực của Rcđ

6.5 Sử dụng mêgômmét:

Hình: Thiết bị đo điện trở cách điện

Đo Rcđ giữa phần dẫn và vỏ .

66

Page 67: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

Đo Rcđ giữa phần dẫn và vỏ có loại trừ dòng rò từ mạch khác

Đo Rcđ giữa hai phần dẫn có loại trừ dòng rò từ mạch khác

6.6 Công tác chuẩn bị :

- Kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện, cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp, vỏ thiết bị phải được nối đất.

- Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm, sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống.

- Đối với các loại máy điện: thực hiện thêm việc nối tắt các đầu dây ra của mỗi cuộn dây được đo.

- Vệ sinh các bề mặt cách điện bên ngoài của đối tượng được thí nghiệm để loại trừ sai số đo do dòng rò bề mặt.

- Lựa chọn điện áp thí nghiệm, số phép đo phù hợp với quy định của ngành điện đối với từng đối tượng thiết bị được thí nghiệm.

- Kiểm tra nguồn, các đầu nối và dây đo của Mê-gôm-met phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo.

- Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người canh an toàn.

- Ghi nhận các giá trị nhiệt độ môi trường từ nhiệt kế .

67

Page 68: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

- Khi thí nghiệm máy điện : ghi thêm nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây từ các đồng hồ nhiệt lắp trong đối tượng đo.

- Tháo các nối đất tạm thời đang nối trên các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm.

6.7 Tiến hành đo và lấy số liệu :

- Chọn điện áp thí nghiệm trên thiết bị đo về vị trí điện áp thích hợp. Đối với động cơ hạ áp, chọn mức điện áp ở thang đo 500V.

- Cấp nguồn thí nghiệm trên thiết bị đo về vị trí ON đồng thời theo dõi đồng hồ thời gian.

- Ghi nhận lại các giá trị điện trở cách điện ở các :thời điểm 15 giây và thời điểm 60 giây hoặc các thời điểm khác sau khi đặt điện áp đo theo yêu cầu của phép đo.

- Đo cách điện của đối tượng thí nghiệm của máy điện theo quy định :

+. cách điện của các phần dẫn điện so với vỏ .

+. cách điện giữa các phần dẫn điện so với nhau.

- Đối với các máy điện tĩnh, máy điện quay: khi giá trị đo không ổn định thì tạm thời ngừng đo, đấu tắt các đầu cực cuộn dây và đấu đất ít nhất trong 5 phút để xả hoàn toàn các điện tích dư.

- Sau khi đo xong thì tắt nguồn thí nghiệm, dùng sào tiếp địa để nối đất các đầu cực đối tượng cần thí nghiệm nhằm xả điện tích dư.

- Đấu nối sơ đồ đo thích hợp với phép đo kế tiếp và tiến hành các bước tương tự để đo và lấy số liệu.

- Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên một đối tượng thiết bị, cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái ban đầu.

6.8 Giá trị đo điện trở cách điện.

Đánh giá kết quả đo điện trở cách điện theo bảng sau: ( theo TCVN 394- 2007)

Bảng: Trị số tối thiểu của đo điện trở cách điện.

68

Page 69: 2015.12.11 Dong Co Dien- Sent

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XKM3.QT- 0046A.SCD

Ban hành: 01 – ngày…/…/…

Sửa đổi : 00- …/.../…

Phê duyệt sửa đổi:

69