39
BỘ CÔNG THƯƠNG _______________ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc _______________________________________ Số: /TTr-BCT Hà Nội, ngày tháng năm 2014 DỰ THẢO TỜ TRÌNH CHÍNH PHỦ Về Dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Thực hiện Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, Chính phủ giao Bộ Công Thương ban hành văn bản qui phạm pháp luật mới thay thế quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 theo hướng “Nghiên cứu, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các dự án đầu tư trong lĩnh vực CNHT theo Danh mục lĩnh vực và sản phẩm CNHT do Chính phủ ban hành, cũng như các dự án sử dụng nhiều nguồn cung cấp vật tư, nguyên liệu..., từ thị trường nội địa” và “qui định cụ thể tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo hướng đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, minh bạch theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm”. Tại Thông báo số 61/TB- VPCP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Văn phòng chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch công tác năm 2014 của ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT).

554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

  • Upload
    haphuc

  • View
    220

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

BỘ CÔNG THƯƠNG_______________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

Số: /TTr-BCT Hà Nội, ngày tháng năm 2014

DỰ THẢO

TỜ TRÌNH CHÍNH PHỦVề Dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, Chính phủ giao Bộ Công Thương ban hành văn bản qui phạm pháp luật mới thay thế quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 theo hướng “Nghiên cứu, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các dự án đầu tư trong lĩnh vực CNHT theo Danh mục lĩnh vực và sản phẩm CNHT do Chính phủ ban hành, cũng như các dự án sử dụng nhiều nguồn cung cấp vật tư, nguyên liệu..., từ thị trường nội địa” và “qui định cụ thể tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo hướng đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, minh bạch theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm”. Tại Thông báo số 61/TB-VPCP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Văn phòng chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch công tác năm 2014 của ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT).

Bộ Công Thương kính trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH:

1. Vai trò công nghiệp hỗ trợ đối với nền kinh tế Việt Nam

1.1. Quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp .

CNHT được coi là ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu, thông qua việc cung cấp linh kiện, phụ tùng và các qui trình kỹ thuật. Công nghiệp hỗ trợ không phải là ngành công nghiệp mang tính chất “phụ trợ” hay “hỗ trợ”, đây là ngành xương sống của nền công nghiệp quốc gia. Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, Công nghiệp quốc gia không

Page 2: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

thể tồn tại và phát triển được nếu không có ngành CNHT phát triển bởi công nghiệp hỗ trợ quyết định giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Việc dựa vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm tăng chi phí sản xuất, tăng nguy cơ nhập siêu, tính cạnh tranh của sản phẩm thấp. Bên cạnh đó, khi nhu cầu thị trường có thay đổi, khả năng thay đổi để thích ứng với yêu cầu của thị trường của các sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh thấp do không chủ động được nguyên liệu đầu vào.

1.2. CNHT tăng tính chủ động cho nền kinh tế

CNHT được coi là ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu, thông qua việc cung cấp các phụ tùng, linh kiện và các qui trình xử lý kỹ thuật. Nếu CNHT trong nước không phát triển thì các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp sẽ phải lệ thuộc vào nước ngoài đặc biệt trong trường hợp có biến động về quan hệ ngoại giao, khi đó ngành chế tạo ở quốc gia này chỉ là ngành gia công, lắp ráp đơn thuần và khả năng cạnh tranh rất thấp và phụ thuộc vào bên ngoài. Như vậy phát triển CNHT sẽ đảm bảo tính chủ động cho nền kinh tế. Một quốc gia phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu và thu hút đầu tư FDI như Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, với ngành CNHT có năng lực cạnh tranh tốt đảm bảo cho các sản phẩm công nghiệp có tính cạnh tranh cao, nhờ đó, có thể duy trì nguồn vốn FDI cho ngành lắp ráp cuối cùng tương đối lâu. Việc chủ động được nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sẽ giảm nhập siêu, tăng dự trữ ngoại hối, giảm sức ép lên cán cân thanh toán, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Trong bối cảnh tình hình biển Đông còn nhiều phức tạp do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước và độc lập tự chủ của đất nước, càng cho thấy sự cấp thiết phải đặt ngành CNHT ở vị trí cao hơn các ngành khác trong ưu tiên phát triển.

1.3. Công nghiệp hỗ trợ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Phát triển CNHT giúp các doanh nghiệp chỉ cần chọn, tập trung vào chuyên môn hóa vào khâu mà mình có khả năng làm tốt nhất với một mức đầu tư chi phí hợp lý nhất, giảm được giá thành sản phẩm. Kết quả là xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng có sự phân công lao động ngày càng sâu sắc.

Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại: một cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế trong đó tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Đối vơi Việt Nam, để hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý cần phải phát huy vai trò các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó công nghiệp hỗ trợ phát triển là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa phát

2

Page 3: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

triển. Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phần lớn do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện với qui mô sản xuất nhỏ, đây là khu vực tạo ra nhiều việc làm, chiếm tới hơn 97% số doanh nghiệp ở Việt Nam. CNHT là ngành bao trùm số lượng lớn các ngành công nghiệp khác nên ngành này đang thu hút một số lượng lớn lao động đáng kể, cung cấp các chi tiết, thiết bị, linh kiện để lắp ráp sản phẩm chính. Các công đoạn đó thường do doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện, vì vậy, công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ kéo theo doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là biện pháp hữu hiệu nhât để đối phó với khủng hoảng kinh tế, là đối trọng để cân bằng với sự bị tác động nhanh và mạnh của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với các Tập đoàn kinh tế khổng lồ. Việc thành lập và sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp này không đòi hỏi nguồn vốn lớn, cơ chế hoạt động linh hoạt...

Hơn nữa, lao động ngành này đòi hỏi phải có những lao động có tay nghề, có trình độ được đào tạo, dẽ dàng tiếp thu công nghệ mới. Kết quả là cơ cấu lao động thay đổi từ từ, từng bước nâng cao dần tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý hơn.

1.4. CNHT tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài

Tỷ lệ chi phí về CNHT cao hơn rất nhiều so với chi phí lao động trong giá thành sản phẩm hoàn chỉnh, nên dù Việt Nam có ưu thế lao động dồi dào và rẻ thì CNHT không phát triển cũng làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài FDI. Ngày nay, khi các tập đoàn đa quốc gia lựa chọn địa điểm đầu tư, họ không chỉ xét đến lợi thế về nhân công mà còn tính đến các lợi thế so sánh khác về đầu tư sản xuất như linh kiện, phụ tùng, dịch vụ sản xuất, những yếu tố giúp họ cạnh tranh được về giá và chất lượng. Theo đó, một nhà lắp ráp đa quốc gia có thể vẫn ở lại Việt Nam cho dù trong tương lai Việt Nam đang mất dần đi lợi thế về chi phí lao động ngày càng cao, miễn là lợi ích mà họ nhận được từ việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào có giá cạnh tranh có thể bù đắp được chi phí lao động đang ngày càng tăng cao.

1.5. Công nghiệp hỗ trợ thúc đẩychuyển giao và nâng cao trình độ công nghệ sản xuấtVới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ, tốc độ thay đổi công nghệ diễn rất nhanh, vòng đời của sản phẩm công nghệ ngắn, phát triển công nghệ cao cả trong lĩnh vực linh kiện, thiết bị và hệ thống. Xu thế chung, các Tập đoàn Đa quốc gia giữa bản quyền, thiết kế và tạo ra sản phẩm mới, sản xuất các linh kiện chủ yếu với công nghệ cao đóng vai trò bí quyết công nghệ, có vai trò quyết định đối với 1 sản phẩm và tổ chức điều hành sản xuất trực tiếp để thu lợi nhuận. Do đó, những công nghệ còn lại và không có vai trò quyết định với một sản phẩm sẽ được giao cho các nhà sản xuất khác. Xu thế này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp CNHT Việt nam để tiếp nhận

3

Page 4: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

công nghệ sản xuất, đổi mới trang thiết bị, máy móc và công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý

2. Điều kiện phát triển CNHT

2.1. Điều kiện về thị trường

- Nhu cầu thị trường linh phụ kiện

Qui mô thị trường này phải đủ lớn và ổn định để lôi kéo các doanh nghiệp công nghiệp tham gia vào lĩnh vực cung ứng. Ở Việt Nam, hiện nay dung lượng thị trường một số ngành đã đủ lớn để tập trung phát triển ngành cung ứng linh kiện và phụ tùng, đặc biệt là ngành Điện tử.

- Khả năng liên kết

Đặc điểm của các thị trường các nước đang phát triển là sự chênh lệch về khả năng công nghệ và quản lý giữa các doanh nghiệp hạ nguồn và các doanh nghiệp nhỏ, sự hạn chế về thông tin, pháp luật và các rào cản đến từ văn hóa và tập quán kinh doanh sẽ là những trở ngại cho việc thiết lập các quan hệ liên kết công nghiệp lâu dài. Nếu việc liên kết không được bảo đảm bền vững lâu dài giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm CNHT thì khả năng lôi kéo các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào lĩnh vực CNHT sẽ rất khó khăn. Mặt khác, sự chênh lệch khá lớn cũng hạn chế việc lựa chọn đối tác, tìm nhà cung ứng của các doanh nghiệp lớn. Ở đây các cơ quan Chính phủ phải đóng vai trò cực kì quan trọng, là cầu nối giữa các doanh nghiệp CNHT và khách hàng.

- Điều kiện về lợi thế so sánh

Điều kiện cuối cùng trong các điều kiện thị trường là việc tạo dựng các động cơ để các doanh nghiệp chế tạo và lắp ráp thực hiện các chiến lược nội địa hoá và mua ngoài. Động cơ cơ bản nhất để các công ty nước ngoài lựa chọn chiến lược là lợi thế so sánh mà chiến lược sử dụng nội địa hoá và thuê ngoài mang lại, bao gồm lợi thế về chi phí như các khoản thuế và lợi thế về công nghệ và tính chủ động của qui trình sản xuất.

2.2. Điều kiện hạ tầng nền công nghiệp

Các hoạt động CNHT được hình thành trên cơ sở phát triển chung của các ngành cơ bản này, như ngành vật liệu và các công nghệ công nghiệp cơ bản.

Sự cân đối khu vực thượng nguồn bao gồm các ngành cung ứng và sản xuất nguyên vật liệu chủ chốt (sắt, thép, nhựa, hóa chất, cao su....) và nhu cầu hạ nguồn bao gồm các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp và chế tạo (điện tử, ô tô, xe máy, ...) sẽ là điều kiện cần thiết để phát triển khu vực trung gian-công nghiệp hỗ trợ. Trong lợi thế so sánh về qui mô kinh tế, việc phải nhập khẩu

4

Page 5: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

phần lớn các vật liệu cơ bản đã làm các sản phẩm CNHT Việt Nam giảm tính cạnh tranh.

Các công nghệ cơ bản công nghiệp như công nghệ đúc, hàn, ép, xử lý bề mặt, xử lý nhiệt và chế tạo khuôn mẫu quyết định việc hình thành công nghiệp hỗ trợ. Sự sẵn sàng về nguồn lực, công nghệ, nhân lực và vốn trong khu vực này đảm bảo công nghiệp hỗ trợ phát triển bền vững.

2.3. Điều kiện về nguồn nhân lực

Khi vấn đề dung lượng về thị trường đã được giải quyết, thị trường có nhu cầu thì nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển CNHT là nguồn lao động có kỹ năng cao do hàm lượng công nghệ trong sản phẩm CNHT. Chất lượng nguồn nhân lực quan trọng hơn nhiều so với máy móc. Công nhân có trình độ cao vận hành máy móc cũ thậm chí còn hiệu quả hơn công nhân có trình độ thấp vận hành máy móc mới.

2.4. Khả năng công nghệ sản xuất

Phần lớn sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đều có hàm lượng công nghệ khá, vì vậy, CNHT đòi hỏi phải có sự đầu tư chiều sâu về thiết bị, máy moc và công nghệ sản xuất. Các doanh nghiệp lắp ráp luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại linh, phụ kiện. Vì thế nếu các doanh nghiệp không áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong sản xuất thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của nhà lắp ráp. Sản phẩm CNHT thường xuyên thay đổi theo yêu cầu của các Tập đoàn lắp ráp, vì vậy công nghệ và thiết kế của các doanh nghiệp CNHT cũng phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên đây là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,loại hình chủ yếu sản xuất sản phẩm CNHT.

Các Tập đoàn lắp ráp thiết kế và chế tạo các sản phẩm ở hạ nguồn đặt ra những yêu cầu cho khu vực CNHT phải triển khai nghiên cứu và sản xuất những vật liệu, bộ phận hay chi tiết sản phẩm phù hợp.

Theo chiều ngược lại, việc áp dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào chế tạo các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính dẫn dắt khu vực hạ nguồn nhờ tạo ra những bộ phận chi tiết hoặc vật liệu mới góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực hạ nguồn.

2.4. Nguồn lực tài chính

Đối với một ngành đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao như CNHT thì sự đầu tư nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng. Đầu tư vào lĩnh vực CNHT thời gian thu hồi vốn dài, có độ rủi ro nên khiến các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư sản xuất các sản phẩm CNHT.. Điều này cho thấy, việc cân đối nguồn lực vốn của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm các ngành CNHT phát triển có hiệu quả, bền vững.

5

Page 6: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

Hiện nay, năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn còn rất kém một phần cũng vì không có đủ tiềm lực tài chính. Các tổ chức tín dụng Việt nam chưa có đánh giá tín dụng tốt về CNHT cho các doanh nghiệp. Vì thế chính sách giúp huy động tối đa nguồn lực tài chính, bao gồm các nguồn lực trong và ngoài nước có thể coi là bước đi quyết định trong quá trình hình thành và phát triển CNHT.

2.5. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp

Đóng vai trò tích cực trong các mối liên kết khu vực và toàn cầu hiện nay chính là các Tập đoàn đa quốc gia. Với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và đặc biệt thương hiệu mạnh, các tập đoàn này thiết lập mạng lưới sản xuất và phân phối rộng khắp trên thế giới với chiến lược và thương hiệu thống nhất toàn cầu. Mỗi chi nhánh trong mạng lưới đó sẽ được chuyên môn hóa hợp lý nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và chi phối thị trường theo khu vực. Theo đó, theo lợi thế so sánh, những bộ phận hay chi tiết nhất định được sản xuất ở 1 quốc gia để cung cấp cho chi nhánh ở các quốc gia khác. Việc sản xuất như vậy tạo điều kiện cho các chi nhánh, bộ phận phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình, bổ trợ cho nhau, tập trung nguồn lực để có thể tạo ra những sản phẩm có giá thành cạnh tranh, chất lượng đảm bảo.

Ngày nay, không một Tập đoàn nào còn thực hiện sản xuất khép kín theo mô hình tích hợp dọc từ sử dụng nguyên liệu sơ chế để sản xuất các linh kiện, phụ tùng cho đến lắp ráp hoàn chỉnh. Các công đoạn khác nhau trong qui trình sản xuất được thực hiện tại các chi nhánh khác nhau trong của doanh nghiệp hoặc mua từ các doanh nghiệp hỗ trợ khác ngoài mạng lưới. Do quá trình toàn cầu hóa, một sản phẩm hoàn chỉnh có xuất xứ từ 1 nước nhưng các chi tiết, phụ tùng của có thể xuất phát từ nhiều nước khác nhau. Quá trình chuyên môn hóa này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, nhưng lại tùy thuộc vào khả năng hội nhập quốc tế.

Như vậy, để có thị trường, theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp khi sản xuất các loại linh kiện và phụ tùng không chỉ dựa vào nhu cầu của cá nhà lắp ráp nội địa mà cần phải chủ động tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của các khách hàng nước ngoài, từ đó tham gia vào mạng lưới sản xuất của họ.

3. Thực trạng công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

3.1. Thực trạngSố lượng doanh nghiệp và lao động trong ngành công nghiệp

Năm 2000 2005 2011 2012 2013(UT)

TTBQ (%/năm) 2001-2005

2006-2011

Số lượng doanh nghiệp 10938 25874 54341 56177 58013 18,8% 10,6%

6

Page 7: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

Lao động (nghìn người) 3889,3 5423,1 7391,4 7639,4 7887,4 6,9% 4,8%

Số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng

Năm 2005 2011 2012 2013* TTBQ(%/năm)2006-13

Linh kiện phụ tùng kim loại 304 552 604 656 10,09%Linh kiện điện- điện tử 125 322 369 416 16,22%Linh kiện nhựa- cao su 113 249 280 311 13,49%Tổng 542 1123 1253 1383 12,42%

Tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước của các nhà lắp ráp tại Việt NamLĩnh vực hạ nguồn Tỷ lệ % cung ứng trong nước

Xe máy 85-90%Ô tô 15-40%Sản xuất thiết bị đồng bộ 20%Sản xuất máy nông nghiệp, máy động lực 40-60%Sản xuất máy công nghiệp 40%Công nghiệp công nghệ cao 10%

Tỷ lệ sử dụng linh kiện điện-điện tử nội địa của các nhà lắp ráp ở Việt NamLĩnh vực hạ nguồn Tỷ lệ % cung ứng trong nước

Điện tử gia dụng 30-35%Điện tử tin học, viễn thông 15%Điện tử chuyên dụng 5%Ô tô- xe máy 40%Công nghiệp công nghệ cao 5%

Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện nhựa- cao suLĩnh vực hạ nguồn Tỷ lệ % cung ứng trong nước

Điện tử 20%Xe máy 95%Ô tô 15%Công nghiệp công nghệ cao 5%

Tỷ lệ cung ứng nội địa trong nước cho các nhà lắp ráp thấp, thường do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đảm nhiệm. Sản phẩm CNHT chủ yêu do doanh nghiệp FDI sản xuất. Các sản phẩm doanh nghiệp nội địa sản xuất có chất lượng thấp, giá thành cao (công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới (do hạn chế nguồn lực, qui trình sản xuất kém…) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nội địa. Trừ lĩnh vực xe máy, các ngành khác doanh nghiệp nội địa chỉ cung cấp các loại linh kiện phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng rất thấp. Số lượng doanh nghiệp CNHT cũng quá ít so với các doanh nghiệp công nghiệp chính. Ngay cả khi đã chọn được nhà cung cấp nội địa, các doanh nghiệp lắp ráp cũng chưa yên tâm về chất lượng đồng đều của

7

Page 8: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

các loạt sản phẩm. Các doanh nghiệp CNHT muốn phát triển phải đáp ứng được 3 yếu tố, chất lượng ổn định, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Hiện nay, rất ít các doanh nghiệp Việt nam đáp ứng được cả 3 yếu tố trên. Trong giai đoạn trước mắt, việc các doanh nghiệp CNHT Việt Nam đóng vai trò nhà cung ứng lớp 1 cho các Tập đoàn lắp ráp đa quốc gia là hết sức khó khăn, đặc biệt đối với các linh kiện và vật liệu có hàm lượng công nghệ khá.

Có thể đánh giá, ngành CNHT Việt Nam còn quá non trẻ, mới chỉ ở bước khởi đầu, cần phải được Nhà nước hỗ trợ mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.

3.2. Hạn chế

3.2.1. Năng lực của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng

Sự yếu kém trong năng lực cung ứng các sản phẩm được thể hiện hiện ở số lượng doanh nghiệp CNHT còn quá ít. Theo tính chất đa cấp và đa dạng của các sản phẩm CNHT, mỗi sản phẩm hạ nguồn cần có hàng chục doanh nghiệp CNHT để cung cấp chi tiết và phụ kiện. Số doanh nghiệp CNHT phải cấp số nhân của doanh nghiệp chính. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa bằng 50% doanh nghiệp chính. Với sự thiếu hụt các doanh nghiệp CNHT buộc các doanh nghiệp chính phải tìm kiếm nguồn cung cấp từ bên ngoài, đây chính là nguyên nhân gây nhập siêu trong sản xuất công nghiệp.

Phần lớn các doanh nghiệp CNHT Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ, năng lực sản xuất yếu kém, qui mô nhỏ, sản phẩm chủ yếu là linh kiện giản đơn, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị, công nghệ sản xuất lạc hậu, hầu như không tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp khách hàng. Khoảng cách giữa yêu cầu của các Tập đoàn đa quốc gia và khả năng của các doanh nghiệp sản xuất nội địa khá lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam có trình độ công nghệ bậc thấp, kém hẳn các doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc, còn so với doanh nghiệp các nước phát triển còn thua xa. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung mở rộng qui mô, thiếu đầu tư chiều sâu công nghệ và thiết bị. Do đó, chỉ có một số rất ít các nhà sản xuất trong nước có thể cung ứng linh phụ kiện đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy các doanh nghiệp này linh hoạt và nhạy bén nhưng khả năng tài chính hạn chế, năng lực tổ chức sản xuất còn yếu kém nên qui mô và chất lượng sản phẩm của dây chuyền sản phẩm không cải thiện được nhiều. Các sản phẩm sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Thành phần kinh tế có nguồn gốc từ nhà nước: Thành phần kinh tế này chậm chạp trong việc đổi mới tư duy và cách thức sản xuất. Hình thức sản xuất tích hợp theo chiều dọc, theo đó chuỗi giá trị hoàn chỉnh cho một sản phẩm từ thiết kế, chế tạo linh phụ kiện cho tới lắp ráp, phân phối sản phẩm vẫn được thực hiện trong một doanh nghiệp. Đây là cách thức sản xuất lạc hậu, khiến

8

Page 9: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

cho nguồn lực bị phân tán, tăng chi phí và làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Các sản phẩm CNHT do doanh nghiệp Nhà nước sản xuất có chất lượng không cao nhưng giá thành cao (vì công nghệ chậm đổi mới, quản lí không hiệu quả...) nên chỉ tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước. Và như thế khi dùng những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ này mà lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh tại các doanh nghiệp nhà nước không có sức sạnh tranh. Đây là mối liên kết công nghiệp kém hiệu quả và bó chân lẫn nhau trong doanh nghiệp nhà nước do không tuân theo qui luật chuỗi giá trị. Đây là nguyên nhân chính mà trong thời gian quan, sau khi gia nhập WTO, không còn bảo hộ, các sản phẩm công nghiệp chế tạo Việt Nam gần như biến mất trên thị trường.

3.2.2. Khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa còn hạn chế.

Các doanh nghiệp Việt Nam do khả năng tài chính hạn chế, không đủ sức để đầu tư vào công nghệ và thiết bị mới nên không đủ năng lực sản xuất ra các loại linh kiện, phụ tùng chất lượng cao. Mặt khác, khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế khi tiếp nhận, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài do trình độ của cán bộ kỹ sư và công nhân kỹ thuật thấp.Với vai trò xương sống của các ngành công nghiệp chính, CNHT đòi hỏi sự đầu tư có chiều sâu về máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp lắp ráp thường đặt ra những yêu cầu CNHT phải triển khai nghiên cứu và sản xuất những vật liệu, bộ phận hay chi tiết sản phẩm phù hợp với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Các doanh nghiệp CNHT phải áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại thì mới có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu. Ở chiều ngược lại, việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại vào CNHT sẽ có chất dẫn dắt sự phát triển khu vực chế tạo lắp ráp sản phẩm, khu vực hạ nguồn. Nhờ CNHT tạo ra những chi tiết, bộ phận và vật liệu mới góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực hạ nguồn.

Sản phẩm CNHT thường xuyên thay đổi theo yêu cầu của các Tập đoàn lắp ráp, vì vậy công nghệ và thiết kế của các doanh nghiệp CNHT cũng phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên đây là vấn đề nan giải đối với với các doanh nghiệp CNHT Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khả năng thích ứng, đáp ứng được sự thay đổi của sản phẩm là vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do khả năng nghiên cứu và phát triển không đủ mạnh.

3.3. Nguyên nhân

3.3.1. Sự bất cập về nhận thức đối với công nghiệp hỗ trợ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chiến lược phát triển công nghiệp được xây dựng trên khả năng cạnh tranh quốc tế. Khả năng cạnh tranh quốc tế lại được xây dựng bằng nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm,

9

Page 10: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

chi phí thời gian, chuyên môn hóa tiếp thị và dịch vụ hậu mãi. Nhân tố chi phí sản xuất, như đã nói ở chính là việc sẵn có sản phẩm CNHT ở trong nước. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với số lượng lớn nên giá thành hạ do tính kinh tế theo qui mô sản xuất. Đối với một số ngành, CNHT cung cấp tới 85-95% giá trị sản xuất công nghiệp.

Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp Việt Nam đã quen với việc sản xuất tích hợp theo chiều dọc, theo đó, mọi khâu của quá trình sản xuất sản phẩm đều được khép kín trong nội bộ doanh nghiêp, bất cứ doanh nghiệp cũng muốn có sản phẩm mang thương hiệu, trong khi khả năng cạnh tranh kém do cách tổ chức sản xuất. Trên thực tế, có rất ít các sản phẩm công nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh và có thương hiệu quốc tế, chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước. Trình độ công nghiệp Việt Nam có thể sản xuất “được” nhiều sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trưởng và hội nhập toàn cầu, sản xuất “đươc” phải được hiểu theo nghĩa là có khả năng trình độ công nghệ sản xuất “được” sản phẩm, đồng thời sản phẩm phải mang tính cạnh tranh và tồn tại “được” trên thị trường. Nguyên nhân chính sản phẩm công nghiệp có giá thành cao là phụ thuộc chủ yếu vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu. Trong điều kiện hội nhập quốc tế với nhiều hiệp định tự do sắp có hiệu lực hoàn toàn, sự cạnh tranh toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp ngày càng gay gắt, phải thay đổi nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của CNHT, nếu không phát triển ngành CNHT sẽ không có ngành công nghiệp chế tạo.

3.3.2. Các doanh nghiệp CNHT đều thiếu vốn và công nghệ

Một thực tế hiện nay, khoảng cách giữa khả năng các doanh nghiệp cung ứng nội địa với các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay là rất lớn về yêu cầu chất lượng, giá bán cũng như thời gian giao hàng. Nguyên nhân do các doanh nghiệp CNHT gặp rất nhiều khó khăn về vốn và công nghệ để có thể đầu tư trang thiết bị, mua chuyển giao công nghệ sản xuất phù hợp.

3.3.3. Chất lượng nguồn nhân lực thấp.

Việt Nam có nhiều thuận lợi về nguồn nhân lực như nguồn lao động trẻ, dồi dào. Tuy nhiên đối với CNHT thì nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng chuyên môn mới là điều quyết định. Nguyên nhân của việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp do nội dung đào tạo tại các trường kỹ thuật lạc hậu, không gắn với thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, sự mất cân đối trong phát triển kinh tế cũng tạo ra tâm lý lao động xã hội chỉ quan tâm đến các ngành thương mại và dịch vụ. Về trung hạn, Việt Nam sẽ tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thay cho việc nghiên cứu, phát hiện công nghệ, trong việc gia công, sản xuất các chi tiết quan trọng thay cho việc nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng để tiếp thu tốt các kỹ năng, kỹ thuật và công nghệ thì yêu cầu cấp bách phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao.

10

Page 11: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

3.3.4. Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế Việt Nam trong thời gian dài vừa qua chưa tạo đủ điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Một số lĩnh vực đem lại tỷ suất lợi nhuận cao như bất động sản, chứng khoán đã làm nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất công nghiệp hạn chế. Bên cạnh đó, việc khởi tạo doanh nghiệp công nghiệp chế tạo khó khăn và nhiều rủi ro hơn nhiều việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Đồng thời việc thu hồi vốn chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp do lãi suất tín dụng cao.

3.3.5. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp còn yếu kém, thiếu sự phối hợp liên kết giữa nhà lắp ráp với các nhà sản xuất hỗ trợ, giữa các nhà sản xuất CNHT với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI và nội địa. Sự liên kết này cần phải có sự hỗ trợ và tác động của Nhà nước.

3.3.6. Đầu tư của nhà nước cho phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế.

Mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng của CNHT đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, nhưng sự đầu tư các nguồn lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ chưa tương xứng.

Các chủ trương mới mang tính chất động viên tuyên truyền, nhà nước chưa đầu tư đủ nguồn lực bao gồm ngân sách và nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ. Sự quan tâm và đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ chưa tương xứng với vai trò đặc biệt quan trọng của nó. Riêng ngành điện tử và dệt may da dày, năm 2013, giá trị nhập khẩu linh kiện và vật liệu khoảng 40,14 tỷ USD gấp 4,5 lần giá trị SXCN ngành điện, bằng 4 lần SXCN ngành dầu khí. Tuy nhiên nếu xét về mặt cấu trúc kinh tế, 2 ngành này cũng chỉ là các yếu tố đầu vào của sản xuất công nghiệp, cũng như các yếu tố về cơ sở hạ tầng đất đai, nước, thông tin liên lạc và nguồn nhân lực. Việc phát triển các ngành này, đảm bảo các yếu tố đầu vào, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế tạo phát triển. Tuy nhiên, xét cho cùng đây chỉ là các yêu tố đầu vào phục vụ sản xuất, là điều kiện cần của sản xuất, đóng góp gián tiếp vào qua trình phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, đóng góp vào GDP của các ngành công nghiệp chế tạo lại thấp trong so sánh tương quan với ngành điện và dầu khí, chưa tương xứng với giá trị SXCN. Nguyên nhân chủ yếu là các ngành công nghiệp chế tạo chủ yếu sử dụng linh kiện và phụ tùng là nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia khâu lắp ráp là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong cơ cấu chuỗi giá trị. Các Tập đoàn đa quốc gia có xu hướng dịch chuyển các dự án lắp ráp vào các nước đang có nguồn nhân lực giá rẻ như Việt Nam. Nếu Việt Nam không tận dụng cơ hội nhu cầu về sản phẩm CNHT của các dự án của một số

11

Page 12: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, cải tiến chất lượng ngành công nghiệp và nền kinh tế, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam là rất cao.

Hiện nay, các chính sách và đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ đang mang tính dàn trải, lồng ghép trong nhiều chính sách và chương trình khác nhau. Có nhiều đầu mối cùng triển khai các hoạt động trợ giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng rất khó khăn và chưa thực sự nhịp nhàng ăn khớp.Với nguồn lực ngân sách nhà nước còn eo hẹp, phần đầu tư cho ngành CNHT rất hạn chế. Các doanh nghiệp rất khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước. Để tạo sự phát triển đột phá của ngành CNHT, Nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng cho ngành công nghiệp hỗ trợ, bao gồm cả các dự án đầu tư và sự hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời cần dành riêng nguồn lực đầu tư mạnh mẽ cho ngành CNHT, không lồng ghép với các chương trình khác. Với đặc điểm các doanh nghiệp Việt nam có năng lực còn yếu, cần thiết phải thành lập Quĩ đầu tư CNHT riêng cho ngành CNHT Việt Nam

Hiện nay, điểm yếu cơ bản của ngành CNHT Việt Nam là chưa chủ động được vật liệu đầu vào cơ bản như sắt, thép chế tạo, nhựa, chất dẻo…Trong đó, Việt Nam Việt Nam có lợi thế so sánh với nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú như các loại quặng kim loại và dầu mỏ. Để tạo sự chủ động được vật liệu đầu vào của ngành CNHT, Nhà nước phải tham gia đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản cơ bản. Các dự án này mang tính chất thượng nguồn này thường có qui mô lớn, yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, thường là hàng tỷ đô la các thành phần kinh tế khác không đủ năng lực để đầu tư.

4. Kinh nghiệm quốc tế

4.1. Hàn Quốc

Để tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như giải quyết sự chênh lêch về cán cân thương mại với Nhật Bản, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thúc đẩy chính sách phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ vào năm 2001. Do sự suy yếu của ngành công nghiệp hỗ trợ trong quá khứ, càng có nhiều Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm cách xuất khẩu ra nước ngoài, ngược lại rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất đã phải nhập khẩu linh kiện và nguyên vật liệu từ Nhật Bản. Điều này gây ra sự mất cân bằng cán cân thương mại triền miên với Nhật Bản và hạn chế phát triển công nghiệp nói chung của Hàn Quốc. Năm 2001, thâm hụt thương mại với Nhật Bản trong các ngành công nghiệp Hỗ trợ là 10,5 tỷ USD, chiếm 28,1% tỷ lệ phụ thuộc vào nhập khẩu từ Nhật Bản. Do đó, các doanh nghiệp ưu tiên kinh doanh sản phẩm hoàn chỉnh nay đã bắt đầu chuyển sang kinh doanh sản phẩm trong công nghiệp hỗ trợ

Chính phủ Hàn Quốc thiết lập các chương trình hỗ trợ thông qua việc ban hành Đạo luật đặc biệt về sản xuất linh kiện và vật liệu vào tháng Hai năm 2001 có hiệu lực đến ngày 30 tháng 12 năm 2011. Trong tháng 8 năm 2011,

12

Page 13: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

Quốc hội (do Ủy ban Kinh tế Tri thức) đề xuất việc sửa đổi, trong đó sẽ kéo dài hiệu lực thêm 10 năm cho đạo luật đặc biệt này. Chính phủ thành lập và công bố sáng kiến ngày 01 tháng 11 năm 2011 về "Vật liệu và Linh kiện Tầm nhìn 2020". Sáng kiến này được tạo ra để xem xét lại các chính sách trong ngành CNHT trong mười năm qua và đề xuất các định hướng chính sách mới và tầm nhìn cho thập kỷ tới.

Cùng với việc ban hành đạo luật về Công nghiệp hỗ trợ, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng "Quy hoạch cơ bản giai đoạn 1, cho ngành công nghiệp hỗ trợ (MCT-2010)" với sáng kiến phát triển những linh kiện có thể tạo cho lợi nhuận lớn trong một thời gian ngắn đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu một cách bền vững. Sau khi thiết lập thành công cơ sở hạ tầng vào giữa những năm 2000 và đến cuối năm, mục tiêu chính của Chính phủ là khuyến khích các doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc tập trung vào phát triển kỹ thuật và công nghệ ngành công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ Hàn Quốc đã công bố "Chính sách mới cho khuyến khích doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp hỗ trợ" trong tháng của năm 2006. Kể từ cuối những năm 2000, trọng tâm của ngành CNHT Hàn Quốc đã được chuyển sang phát triển ngành công nghiệp vật liệu, sau khi các tiêu chuẩn của ngành công nghiệp linh kiện đã được ban hành. Sự chuyên môn hóa và mở rộng của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ được khuyến khích bởi các hoạt động mua bán và sáp nhập và quan hệ đối tác toàn cầu để nhằm mục đích tạo ra sự cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế. Để tạo điều kiện liên minh chiến lược giữa các tập đoàn quốc tế và các tập đoàn nội địa Hàn Quốc trong ngành công nghiệp hỗ trợ tiếp tục phát triển, việc cung cấp và hỗ trợ tiếp thị , xúc tiến thương mại tổng thể các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được đẩy mạnh. Việc mở rộng (nhu cầu cao) sản phẩm linh kiện và vật liệu của ngành CNHT được bảo đảm độ tin cậy thông qua việc hỗ trợ lẫn nhau giữa cung và cầu, góp phần tác động lan tỏa nền kinh tế quốc gia.

Để nâng cao các tiêu chuẩn về độ tin cậy cho các sản phẩm CNHT (linh kiện và vật liệu) trong nước, hơn mười năm qua, khoảng 363 triệu USD được đầu tư để xây dựng mười Trung tâm phát triển CNHT với chức năng hỗ trợ công nghệ sản xuất và quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp (sản xuất thử nghiệm sản phẩm CNHT, kiểm tra độ tin cậy của công nghệ). Các trung tâm đã trang bị hơn 2.173 loại thiết bị và đã chứng nhận được 931 mặt hàng.

Trong mười năm thực hiện Luật về linh kiện và vật liệu, (2001-2011), Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư khoảng 2 tỷ USD cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, xuất iêu linh kiện và phụ tùng tăng từ 20 tỷ USD lên 90 tỷ năm 2011. Trong những năm tiếp theo từ 2011-2020, Chính phủ Hàn Quốc tập trung chủ yếu phát triển công nghệ vật liệu như các doanh nghiệp chế tạo LSC (Lithium secondary cells), LCD glass panels và SP (Saphire Panels), dự kiến Chính phủ hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và đầu tư cho các tập đoàn tư nhân

13

Page 14: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

trong nước đang dẫn đầu thị trường toàn cầu với kinh phí khoảng 1 tỷ USD/năm. Mục tiêu đến năm 2020, xuất siêu ngành linh kiện và vật liệu đạt 250 tỷ USD.

Sau 10 năm thực hiện Luật đặc biệt về linh kiện và vật liệu với khoảng 2 tỷ USD đầu tư, Hàn Quốc đã đạt được thành tựu vô cùng lớn trong ngành sản xuất linh kiện và vật liệu. Ngành sản xuất này tăng trưởng liên tục, từ năm 2008 đến năm 2012 với tốc độ 11%. Ngoài việc cung cấp cho các nhà lắp ráp trong nước, năm 2012, xuất siêu đạt 90,9 tỷ USD.

4.2. Thái Lan

Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan tập trung vào một số chính sách cụ thể sau:

Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Trong chiến lược phát triển CNHT của Thái Lan, các công ty FDI, đặc biệt là các công ty Nhật Bản đóng vai trò quan trọng. Các công ty lắp ráp của Nhật bản đứng ở trên cùng của tháp công nghiệp, đồng thời với việc tham gia vào xây dựng các tầng tháp bên dưới để làm nền tảng. Đối với ngành ô tô, tổng số các nhà sản xuất linh kiện có hơn 2.200 công ty, trong đó cung ứng vòng trong khoảng 650 công ty và khoảng 70% trong số doanh nghiệp trên có sự tham gia của dòng vốn FDI. Các doanh nghiệp này đã tạo ra những sự liên kết kỹ thuật rất tốt và nhờ đó phát triển công nghệ cho các công ty chế tạo linh kiện của Thái Lan. Bên cạnh đó định hướng mua sắm của các công ty Nhật Bản đã khuyến khích đáng kể sự phát triển của các công ty cung ứng địa phương. Các công ty Nhật Bản tạo ra thị trường đối với sản phẩm và do vậy đã tạo ra được hệ thống cung ứng từ các công ty địa phương.

Chính sách phát triển doanh nghiệp địa phương trong công nghiệp hỗ trợ thông qua các hoạt động như kết nối doanh nghiệp trong nước bằng chính sách cụm công nghiệp và các doanh nghiệp FDI, chính sách phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế và cơ sở dữ liệu. Thái Lan thực hiện chính sách công nghiệp hóa dựa vào FDI theo hướng tiếp cận mở, không nặng về can thiệp bằng biện pháp hành chính; không quá kỳ vọng ngay vào chế tạo sản phẩm mang thương hiệu quốc gia mà chú trọng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp trong nước kết hợp chặt chẽ với họ để tiếp thu kỹ năng và kiến thức sản xuất.

Năm 1998, Thái Lan đã thành lập Cục công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng các tổ chức theo ngành như Viện nghiên cứu Ô tô Thái Land (Thailand Automative Institute-TAI), Viện nghiên cứu điện và điện tử (EEI), Viện dệt may phục vụ công nghiệp hỗ trợ. Cục phát triển CNHT phối hợp các viện này thực hiện các nhiệm vụ chính như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ, thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu.

14

Page 15: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

Về tổ chức và hoạch định chính sách CNHT, Thái Lan thực hiện linh hoạt nên đã tạo ra được nền sản xuất CNHT phát triển. Vì vậy, mặc dù bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên nhưng nền kinh tế của họ vẫn duy trì tăng trưởng dài hạn.

4.3. Malaysia

Tại Malaysia, ưu đãi thuế, cả trực tiếp và gián tiếp, được qui định tại các luật như: Luật Đầu tư 1986, Luật Thuế thu nhập 1967, Luật Hải quan 1967, Luật thuế tiêu thụ 1972, Luật tiêu thụ đặc biệt 1976 và Luật vùng phi thuế quan 1990. Các hoạt động bao gồm các khoản đầu tư vào sản xuất, nông nghiệp, du lịch (bao gồm cả khách sạn) và các ngành dịch vụ đã được phê duyệt cũng như R & D, đào tạo và các hoạt động bảo vệ môi trường. Các ưu đãi về thuế trực tiếp cấp hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ nộp thuế thu nhập trong một thời gian quy định, trong khi ưu đãi thuế gián tiếp là dưới hình thức miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bán hàng.

Malaysia đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách ấn tượng từ một nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào chế tạo.Thu nhập GDP trên đầu người của Malaysia đạt trên 10.000 USD. Malaysia đã xây dựng đượcmạng lưới CNHT có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu cảu các nhà chế tạo thiết bị gốc trên toàn cầu trong việc cung ứng linh kiện, phụ kiện và các dịch vụ chế tạo chính xác ở các ngành đòi hỏi công nghệ cao và phức tạp như ô tô, máy móc, thiết bị sản xuất dầu và khí, thiết bị hàng không, thiết bị y tế và thậm chí cả thiết bị quốc phòng.

- Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ

Chiến lược phát triển công nghiệp của Malaysia trải qua nhiều giai đoạn. Từ sau khi giành độc lập năm 1957 đến năm 1990, chính sách chủ yếu là thay thế nhập khẩu chuyển sang định hướng xuất khẩu dựa vào FDI chế tạo. Trong thời kỳ này chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ được đề ra cùng với chiến lược công nghiệp hóa hướng ngoại.

Từ năm 1990 đến nay, để thúc đẩy CNHT phát triển, đồng thời để khắc phục những khó khăn do khủng hoảng kinh tế và sự trỗi dậy của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Malaysia dã ban hành các Kế hoạch phát triển công nghiệp 1,2 và 3.Các ưu đãi đầu tư tại Malaysia do Cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia (MIDA) quyết định. Trên cơ sở danh mục các hoạt động và các sản phẩm ưu tiên phát triển, MIDA sẽ phê duyệt dự án và cấp ưu đãi. Bên cạnh đó Chương trình Liên kết công nghiệp, Chương trình cấp ưu đãi tài tính do ngân hàng SME thực hiện, Chương trình kết nối kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh là các công cụ chính nhằm khuyến khích các doanh nghiệp lớn và người bán (các nhà cung cấp nội địa) liên kết.

- Thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển CNHT.

15

Page 16: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

Với chiến lược phát triển CNHT dựa vào đầu tư nước ngoài, Malaysia đã thành công trong việc hội nhập ngược vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bằng chính sách định hướng dòng vốn nước ngoài vào ngành CNHT, chính phủ Malaysia đã giao MIDA lập và thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế và đơn giản thủ tục hành chính nhằm thu hút FDI vào ngành CNHT. Đầu năm 1990, các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng cường đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ ở Malaysia nhờ vào sự tập trung của các Tập đoàn đa quốc gia. Đến năm 2000, các Tập đoàn đa quốc gia đã bắt đầu tăng dần mua sắm nội địa yếu tố đầu vào để giảm thiểu chi chí và tiết kiệm thời gian sản xuất. Trong thời gian này, các doanh nghiệp cung ứng nội địa đóng vai trò là nhà cung ứng lớp 2 và nhận 1 phần công đoạn sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Còn các nhà cung ứng nước ngoài nắm các bí quyết công nghệ đóng vai trò cung ứng bậc 1, tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao mang tính chất bí quyết. Việc hội nhập ngược vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của Malaysia được thực hiện bằng việc mua nguyên liệu đầu vào của nước ngoài hoặc các tập đoàn đa quốc gia và thực hiện gia tăng giá trị tại Malaysia. Các chính sách ưu đãi thu hút dòng vốn FDI đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ nhằm thay thế nhập khẩu đã có hiệu quả nhất định, chuyển sang cung cấp cho thị trường sản xuất và lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm công nghiệp theo chương trình nội địa hóa. Đến nay, nghành CNHT đã phát triển và nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu mở rộng xuất khẩu linh và phụ kiện, phụ tùng thông qua hợp tác với chính các FDI đã đầu tư vào lớp 1 ở Malaysia.

- Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp hỗ trợ.

+ Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Nhóm doanh nghiệp các nhà cung ứng linh kiện và phụ tùng có qui mô lớn hơn

Chương trình này phát triển mạng lưới sản xuất nội địa với một công ty lớn đóng vai trò mỏ neo là công ty đứng đầu mạng lưới sản xuất CNHT, gánh vác trách nhiệm tổ chức mạng sản xuất, đưa ra các yêu cầu chuẩn mực và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành các nhà cung ứng-thầu phụ trong mạng lưới sản xuất của mình.

- Chính sách phát triển cụm công nghiệp

Phát triển cụm công nghiệp được hiểu là mở rộng sự phát triển theo cụm, là sự hội tụ, tập trung các hoạt động trong chuỗi sản xuất bao gồm sản xuất, cung ứng, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, cơ sở hạ tầng và acsc thể chế cần thiết.

- Chính sách kết nối kinh doanh nhằm phát triển CNHT.

16

Page 17: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

+ Chương trình phát triển nhà cung cấp (vendor depvelopment program) năm 1988.

+ Chương trình kết nối công nghiệp ILP năm 1996 (industrial linkage program)

Các chương trình trên có mục đích cấp tín dụng ưu đãi, kết nối kinh doanh và hỗ trợ địa điểm nhà xưởng, nghiên cứu triển khai, đổi mới công nghệ…

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chính phủ Malaysia thành lập Quĩ phát triển nhân lực. Trong các tổ chức đào tạo có Tổng công ty năng suất Malaysia (MPC) trực thuộc Bộ Kinh tế, tổ chức các khóa đào tạo và cung cấp dịch vụ tư vấn về năng suất và chất lượng. Đây cũng là cơ quan duy nhất ở Malaysia cấp chứng nhận Môi trường Chất lượng cho doanh nghiêp. Đào tạo của Tổng công ty này hướng đến quản lý nhiều hơn là kỹ năng kỹ thuật.

Với các chính sách tích cực đến nay, Malaysia đã trở thành nước có năng lực và chất lượng sản xuất đẳng cấp quốc tế, chuyển từ vị thế nhà cung cấp đơn lẻ thành nhà cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực linh kiện và phụ tùng.

4.4.Bài học kinh nghiệm

Mặc dù là CNHT, nhưng trong thực tế các nước Đông Á đều không coi đây là ngành mang tính chất hỗ trợ hay phụ trợ. Trái lại, họ coi đây là những ngành có tính chất quyết định đối với sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Từ nhận thức đúng đắn như vậy, các nước này đã có những chính sách và tăng cường đầu thích đáng cho lĩnh vực này.

Về mặt quan điểm, chúng ta khẳng định phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm chế tạo có hàm lượng công nghệ cao mang thương hiệu Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các Tập đoàn đa quốc gia chi phối ngành công nghiệp thế giới hiện nay, không đồng nghĩa với việc chúng ta cố gắng bằng mọi giá phải sản xuất những sản phẩm mang thương hiệu của mình. Sản phẩm của ngành công nghiệp ô tô trong những năm qua và kinh nghiệm các nước cho thấy, để có thể phát triển được ngành công nghiệp chính trong tương lại phải xuất phát từ việc củng cố xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngay.

Mạng lưới tổ chức công nghiệp ngày càng chặt khiến cho khái niệm công nghiệp của một nước đang có xu hướng mờ dần và bị thay thế bởi khái niệm ngành công nghiệp của khu vực và cao hơn là châu lục. Đặc biệt trong bối cảnh, Việt Nam tiến tới cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015 và Hiệp định AFTA có hiệu lực hoàn toàn vào năm 2018. Mạng lưới phân công công nghiệp không chỉ bó hẹp trong một nước mà đã mở rộng ra trên cả khu vực hay thế giới.

17

Page 18: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

Điều này ảnh hưởng tới mỗi Tập đoàn Đa quốc gia trong việc quyết định chiến lược đầu tư vào các khu vực và các quốc gia. Các Tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới.Với tiềm lực mạnh về tài chính, khoa học công nghệ, đặc biệt là thương hiệu mạnh, các Tập đoàn này có mạng lưới sản xuất và phân phối rộng với chiến lược phát triển thống nhất trên toàn cầu. Các bộ phận trong mạng lưới đó được chuyên môn hóa hợp lý nhằm khai thác lợi thế mỗi quốc gia và khu vực. Chiến lược, chính sách đầu tư của các tập đoàn vào một quốc gia sẽ ảnh hưởng tới ngành CNHT của nước đó. Trong xu thế các Hiệp định thương mại tự do khu vực được mở rộng trên các địa bàn của thế giới, các Tập đoàn thường đầu tư theo chiến lược vùng, khu vực.

- Xây dựng chính sách phát triển CNHT phù hợp theo hướng tạo dựng thị trường như kêu gọi đầu tư nước ngoài vào khu vực lắp ráp, chưa quá kỳ vọng ngay vào chế tạo sản phẩm mang thương hiệu quốc gia; xây dựng các điều kiện để phát triển các doanh nghiệp công nghiệp trong nước, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Thu hút đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia có vị thế là nhà cung cấp toàn cầu linh kiện và phụ tùng vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

- Tăng cường vai trò Chính phủ trong việc tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu và hỗ trợ doanh nghiệp nội địa về tài chính, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.

- Phát triển doanh nghiệp lớn giữ vai trò chủ đạo song song với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực CNHT.

- Phát triển cụm CNHT.5. Nhu cầu sản phẩm CNHT ở Việt Nam5.1. Nhu cầuHiện nay, dung lượng thị trường một số ngành đã đủ lớn để tập trung phát

triển ngành cung ứng linh kiện và phụ tùng, đặc biệt ngành điện - điện tử, cơ khí chế tạo tập trung ở một số tập đoàn đa quốc gia như Samsung, LG, Nokia và các công trình công nghiệp nặng, năng lượng. Trong những năm tới đây, nhu cầu về vật liệu, linh phụ kiện và phụ tùng sẽ tiếp tục tăng, dự kiến kim ngạch nhập khẩu các ngành điện-điện tử, dệt may-da dày, thép, cơ khí chế tạo trên có thể lên tới khoảng gần 70 tỷ USD.

Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ năm 2013

S TT Mặt hàng nhập khẩu Năm 2013(tỷ USD)

Năm 2014 dự kiến (tỷ USD)

1 Máy tính, sp điện tử và linh kiện

17,69 23,9

2 Điện thoại các loại và linh kiện

7,6 11,8

3 Kim loại và các sản phẩm 13 14,4

18

Page 19: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

từ kim loại4 Dệt may và da dày 14,85 17,5

Tổng cộng 53,14 67,6Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp và đóng góp GDP năm 2012

Stt Ngành,thành phần kinh tế

Giá trị sản xuất công nghiệp

(tỷ USD)

Tỷ lệ (%) GDP Tỷ lệ đóng góp GDP (%)

1 Kinh tế Nhà nước 38 16,4 16,4

2 Sản xuất và phân phối điện, khí …

9,5 4,12 4,12

3 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên

10 4,63 4,63

Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế nhà nước chỉ đạt 40 tỷ USD vào năm 2014, nhỏ hơn nhiều giá trị nhập khẩu linh phụ kiện một số ngành chủ yếu trên, khoảng 53,2 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu linh kiện và vật liệu khoảng 40,14 tỷ USD gấp 6 lần giá trị SXCN ngành điện, bằng 5 lần SXCN ngành dầu khí. Điều đó cho thấy qui mô và tiềm năng phát triển của ngành CNHT là rất lớn. Tuy nhiên, đóng góp vào GDP của các ngành công nghiệp chế tạo lại thấp trong so sánh tương quan với ngành điện và dầu khí, chưa tương xứng với giá trị SXCN. Nguyên nhân chủ yếu là các ngành công nghiệp chế tạo chủ yếu sử dụng linh kiện và phụ tùng là nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia khâu lắp ráp là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong cơ cấu chuỗi giá trị. Các Tập đoàn đa quốc gia có xu hướng dịch chuyển các dự án lắp ráp vào các nước đang có nguồn nhân lực giá rẻ như Việt Nam. Nhu cầu về sản phẩm CNHT của các dự án của một số tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư ở Việt Nam đã đủ điều kiện để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, cải tiến chất lượng ngành công nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy ngành CNHT đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cấp thiết phải phát triển nhằm nâng cao độc lập tự chủ của đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Hiện nay, các chính sách và đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ đang mang tính dàn trải, lồng ghép trong nhiều chính sách và chương trình khác nhau. Với nguồn lực ngân sách nhà nước còn eo hẹp, phần đầu tư cho ngành CNHT rất hạn chế. Các doanh nghiệp rất khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước. Để tạo sự phát triển đột phá của ngành CNHT, Nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng cho ngành công nghiệp hỗ trợ, bao gồm cả các dự án đầu tư và sự hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời cần dành riêng nguồn lực đầu tư mạnh mẽ cho ngành CNHT, không lồng ghép với các chương trình khác. Với đặc điểm các doanh nghiệp Việt nam có năng lực còn yếu, cần thiết phải thành lập Quĩ đầu tư CNHT riêng cho ngành CNHT Việt Nam.

19

Page 20: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

Hiện nay, điểm yếu cơ bản của ngành CNHT Việt Nam là chưa chủ động được vật liệu đầu vào cơ bản như sắt, thép chế tạo, nhựa, chất dẻo…Trong đó, Việt Nam có lợi thế so sánh với nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú như quặng kim loại và dầu mỏ. Để tạo sự chủ động được vật liệu đầu vào của ngành CNHT, Nhà nước phải tham gia đầu tư các dự án này. Các dự án mang tính chất thượng nguồn này thường có qui mô rất lớn, các thành phần kinh tế khác không đủ năng lực để đầu tư .

6. Giải pháp. Trên cơ sở các tồn tại, hạn chế của các văn bản pháp lý hiện hành, Thủ

tướng Chính phủ đã có chỉ đạo xây dựng Nghị địnvề phát triển CNHT thay thế cho các văn bản pháp lý cũ với các ưu đãi đủ sức hấp dẫn, minh bạch dễ hiểu và dễ áp dụng. Văn bản mới sẽ tập trung vào các giải pháp sau:

6.1. Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNHT và công nghiệp cơ bản như ô tô, cơ khí chế tạo.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, khái niệm nền công nghiệp quốc gia đang bị mờ dần. Thay vào đó là nền công nghiệp mang tính khu vực và thế giới. Các Tập đoàn đa quốc gia vời nguồn lực vô cùng lớn, thương hiệu mạnh đã và đang chi phối hoạt động công nghiệp thế giới theo khu vực. Hoạt động sản xuất công nghiệp trong hiện tại và tương lai sẽ theo hướng toàn cầu hóa. Để tham gia vào các chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu, cần đẩy mạnh khâu hợp tác quốc tế. Khoảng cách giữa trình độ sản xuất của các doanh nghiệp nội địa và yêu cầu về chất lượng và công nghệ sản phẩm CNHT của các Tập đoàn lắp ráp khá lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể thu hẹp và san bằng được khoảng cách này. Vì vậy việc các doanh nghiệp nội địa đóng vai trò nhà cung cấp lớp 1 là hết sức khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu hiện tại của các Tập đoàn đa quốc gia đang sản xuất ở Việt Nam, cần phải có chính sách ưu đãi đủ sức hấp dẫn thu hút đầu tư các nhà cung cấp lớp 1 vào Việt Nam để giảm bớt nhập siêu, tạo thêm việc làm cho người lao động trong nước. Đồng thời khi các doanh nghiệp này đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp nội địa có thể làm “thầu phụ” cho họ. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp nội địa từng bước nâng cao trình độ, dần tiếp cận với yêu cầu của các Tập đoàn đa quốc gia.

Để thu hút các dự án FDI vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ, cần có các ưu đãi thích hợp đủ sức hấp dẫn, trong đó đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia có vị thế là nhà cung cấp toàn cầu linh kiện và vật liệu. Đối với các doanh nghiệp FDI có qui mô vừa trở lên,thường có nguồn lực tương đối mạnh, vì vậy, một trong những ưu đãi mà họ quan tâm nhất khi đầu tư vào Việt Nam là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp CNHT vừa và nhỏ của Nhật Bản và Hàn Quốc có trình độ công nghệ và sản xuất rất cao cũng là đối tượng cần phải hướng tới để thu hút. Các doanh nghiệp này có qui mô vừa và nhỏ, họ cần có sự hỗ trợ và sẵn sàng về mặt hạ tầng như mặt bằng, hệ thống nhà xưởng, thủ tục hành chính...trong các cụm công nghiệp hỗ trợ.

6.2. Quĩ đầu tư CNHT.Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có qui mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất sản phẩm

20

Page 21: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

tương đối nhỏ nên các ngân hàng thường không mặn mà với việc thẩm định và cho các doanh nghiệp này vay. Đây chính là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp CNHT nội địa phát triển sản xuất. Vì vậy để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ phát triển, cần có chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp này có thể vay vốn dễ dàng thông qua Quĩ đầu tư CNHT với các hoạt động như ủy thác cho vay thông qua ngân hàng thương mại, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay....

6.3. Xây dựng cụm công nghiệp hỗ trợViệc phát triển công nghiệp hỗ trợ theo cụm nhóm nhằm đạt tới sự đồng bộ

tối đa nhằm tối ưu hóa qui trình sản xuất, cung ứng cho sản phẩm cuối cùng, tạo điều kiện cho việc phân công lao động và chuyên môn hóa trong ngành cao hơn. Việc sản xuất theo cụm nhóm tạo điều kiện tổ chức thông tin giữa các doanh nghiệp sản xuất CNHT, giữa các nhà lắp ráp và doanh nghiệp CNHT. Cụm CNHT đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong khâu kiểm tra chất lượng của các doanh nghiệp lắp ráp đối với các sản phẩm linh kiện và vật liệu. Việc thiết lập cụm CNHT nhằm hội tụ các cơ sở lắp ráp và chế tạo theo ngành. Có chế độ ưu đãi thích hợp cho phép các công ty đứng đầu mạng lưới sản xuất toàn cầu thiết lập cụm công nghiệp hỗ trợ tập trung các nhà cung ứng của riêng họ.

Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp hỗ trợ có thể tạo nên chuỗi giá trị của một sản phẩm hoặc một cụm chi tiết từ khâu cung cấp nguyên liệu cho đến việc lắp ráp thành cụm chi tiết giao cho Tập đoàn lắp ráp. Một cụm công nghiệp như vây, ngoài các nhà sản xuất có thể bao gồm các nhà cung cấp vật liệu, các nhà thầu phụ và các nhà cung cấp, cho thuê tài chính máy móc thiết bị...

Để tránh lãng phí tài nguyên đất đai và lạm dụng chính sách đầu tư dàn trải, tận dụng các khu cụm công nghiệp hiện tại hoặc đất đã được qui hoạch cho phát triển công nghiệp để qui hoạch và xây dựng đầu tư cụm CNHT. Trong gia đoạn đầu, khuyến khích thành lập cụm CNHT tập trung thu hút ở 3 lĩnh vực chính trong cung ứng công nghiệp hỗ trợ gồm sản xuất linh kiện kim loại, sản xuất linh kiện nhựa và cao su, sản xuất linh kiện điện-điện tử.

6.4. Chương trình quốc gia phát triển CNHT6.4.1. Hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệpCông nghệ là chìa khóa để các doanh nghiệp sản xuất linh kiện và vật

liệu. Để nâng cao trình độ công nghệ cho doanh nghiệp, cần có hợp phần hỗ trợ công nghệ trong chương trình quốc gia, thực hiện các nội dung cụ thể sau:

+ Hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp mua, chuyển giao và ứng dụng, làm chủ công nghệ, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mục tiêu thuộc Danh mục ưu tiên phát triển và đã xác định được thị trường....Hỗ trợ các doanh nghiệp thiết kế, kiểm định chất lượng sản phẩm....

+ Thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các Tập đoàn Đa quốc gia đến các doanh nghiệp nội địa...

+ Tăng cường hợp tác công nghệ với nước ngoài.6.4.2. Xúc tiến thương mại, tạo dựng thị trường, tạo liên kết doanh

nghiệp CNHT và các doanh nghiệp khách hàng trong và ngoài nước.

21

Page 22: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

6.4.3. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có của các doanh nghiệp.

6.4.4. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các qui trình sản xuất ISO...nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.

6.4.5. Xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào CNHT.6.4.6. Xây dựng và cập nhật dữ liệu về công nghiệp và CNHT trên

website, có sự liên kết với website các hiệp hội, ngành hàng nước ngoài. Tuyên truyền, thay đổi nhận thức về CNHT.

6.4.7. Xây dựng hệ thống Trung tâm phát triển CNHTXây dựng hệ thống Trung tâm phát triển CNHT nhằm hỗ trợ các doanh

nghiệp, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ về mặt công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Trung tâm này bao gồm tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, trung tâm thiết kế mẫu, trung tâm kiểm định chất lượng, sàn giao dịch nguyên vật liệu, chi tiết linh kiện....Trung tâm này sẽ là nơi các doanh nghiệp có liên quan có thể sử dụng các dịch vụ và thông tin, có thể coi là điểm gặp gỡ giữa cung và cầu trong sản xuất linh kiện cụ thể như sau:

- Sản xuất CNHT có đặc thù thâm dụng công nghệ kỹ thuật với trình độ nguồn nhân lực cao, có thể khẳng định đây là ngành khó khởi sự kinh doanh so với ngành thương mại dịch vụ. Mặt khác các sản phẩm cũng thường xuyên thay đổi thiết kế, mẫu mã để phù hợp với sự thay đổi của thị trường sản phẩm chính. Do phần lớn các doanh nghiệp CNHT là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp này không có khả năng nghiên cứu và phát triển. Để đáp ứng yêu cầu của ngành sản xuất CNHT, cần phải có biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước về công nghệ sản xuất thông qua Trung tâm phát triển CNHT. Đồng thời Trung tâm sẽ hỗ trợ chuyên gia, thiết kế, sản xuất thử nghiệm sản phẩm, kết hợp kiểm nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu các Tập đoàn.

- Hỗ trợ tư vấn về quản trị doanh nghiệp và các dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực.

- Hỗ trợ, thúc đẩy kết nối mạng lưới tiêu thụ, kết nối với nhu cầu của các nhà cung ứng lớp cao hơn và các tập đoàn lắp ráp đa quốc gia trong và ngoài nước.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH

Thực hiện Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ yêu cầu đưa nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, qui định các tiêu chí rõ ràng dễ hiểu, minh bạch vào văn bản qui phạm pháp luật mới,

Nội dung Dự thảo Nghị định bảo đảm phù hợp, hài hòa với các quy định của các Luật Đầu tư, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, Luật đất đai, Luật Công nghệ cao… và các văn bản pháp luật có liên quan.

22

Page 23: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

III. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO NGHỊ ĐỊNH:

1. Quan điểm Trên thực tế nếu một doanh nghiệp Việt Nam được một doanh nghiệp

toàn cầu chấp thuận nhà cung cấp (đã qua được vòng sơ tuyển về năng lực kỹ thuật, năng lực sản xuất, quản trị doanh nghiệp và khả năng cung ứng) đủ điều kiện tham gia đấu thầu cung ứng hoặc cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, có nghĩa bản thân doanh nghiệp đó đã trở thành doanh nghiệp đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, có đẳng cấp quốc tế. Các doanh nghiệp như vậy sẽ có có khả năng sản xuất tham gia vào các chuỗi sản xuất toàn cầu khác nhau. Như vậy có thể nói rằng các doanh nghiệp CNHT nội địa tham gia được vào các chuỗi cung ứng của các Tập đoàn đa quốc gia là hết sức khó khăn, trừ khi có sự hỗ trợ nhiều mặt của Nhà nước.

Với các giải pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ đã phân tích, Nghị định về phát triển CNHT sẽ tập trung vào các biện pháp nhằm hỗ trợ về vốn, công nghệ, quản trị sản xuất… khắc phục các điểm yếu của các doanh nghiệp CNHT Việt Nam. Đồng thời, bổ sung một số ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và các qui định về cụm CNHT nhằm thu hút các Tập đoàn đa quốc gia cung cấp linh kiện và vật liệu toàn cầu đầu tư vào Việt Nam. Nghị định bao gồm các nội dung chính sau:

- Chính sách về cụm công nghiệp hỗ trợ.

- Các chính sách về nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

- Chương trình quốc gia phát triển CNHT nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nội địa về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị sản xuất, tạo dựng thị trường.., kết nối các Tập đoàn lắp ráp đa quốc gia và các nhà cung ứng lớp trên FDI nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI để sản xuất các sản phẩm có yêu cầu trình độ thấp lên cao.

- Xây dựng các Trung tâm phát triển CNHT độc lập cho ngành CNHT.

- Các ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần có các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đủ sức hấp dẫn, rõ ràng, minh bạch, ổn định phù hợp cam kết quốc tế hướng đến doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực CNHT, đặc biệt là các Tập đoàn đa quốc gia sản xuất CNHT đã có sẵn mối liên kết với các Tập đoàn đa quốc gia lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh.

- Các ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước về cơ sở hạ tầng, vốn vay.

2. Một số vướng mắc

23

Page 24: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

2.1. Cơ sở pháp lý ban hành Nghị định.

Có một số ý kiến cho rằng chưa có Luật về CNHT vì vậy chưa đủ căn cứ xây dựng Nghị định. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng việc ban hành Nghị định đầy đủ căn cứ pháp lý, cụ thể như sau:

- Phù hợp qui định Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật số 17/2008/QH12: Việc ban hành Nghị định về khuyến khích phát triển CNHT phù hợp với với Khoản 2, Điều 14 của Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật số 17/2008/QH12 quy định “Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ”.

- Phù hợp Luật Đầu tư: Điều 27 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 qui định về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, ngoài 8 nhóm ngành nghề đã được liệt kê cụ thể tại 8 khoản, tại khoản 9 qui định về những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích được hưởng ưu đãi. Đối với những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích sẽ tuân theo qui định tại Điều 31 “căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư, Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư”.

Ngoài ra, Nghị quyết 103/NĐ-CP của Chính phủ và Thông báo số 61/TB-VPCP của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch công tác năm 2014 của ngành Công Thương chỉ đạo việc xây dựng Nghị định.

2.2. Các chính sách ưu đãi

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ không thuộc đối thượng ưu đãi đầu tư theo qui định hiện hành. Vì vậy, các dự án sản xuất CNHT không được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập, tiền sử dụng đất…Theo các qui định tại quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2014, các ưu đãi không mới, tham chiếu các ưu đãi tại các qui định hiện hành. Bản thân các qui định nằm ở rất nhiều văn bản khác nhau, có tính pháp lý rất khác nhau như Nghị định, Thông Tư, Quyết định nên hiểu và vận dụng các chính sách đối với các doanh nghiệp cũng rất khó khăn. Các ưu đãi khác về hạ tầng cơ sở, tiền sử dụng đất, khoa học công nghệ....; các ưu đãi này nằm rải rác ở rất nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác nhau không đồng nhất về mặt hình thức như Nghị định 56/2009/NĐ-CP về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, thông tư 96/2011/TT-BTC, thông tư 14 và thông tư 20/2012/NHNN, Nghị định số

24

Page 25: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

120/2010/NĐ-CP, nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 và Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước... Việc áp dụng các văn bản này tương đối khó khăn, phức tạp và khó hiểu đối với các nhà đầu tư.

Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ yêu cầu đưa nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, qui định các tiêu chí rõ ràng dễ hiểu, minh bạch vào văn bản qui phạm pháp luật mới. Với yêu cầu như vậy, Nghị định được dự thảo theo hướng đưa các ưu đãi với mức độ tối thiểu bằng các ưu đãi đã có rải rác tại các văn bản khác nhau được gom vào Dự thảo Nghị định để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và đặc biệt mang tính ổn định cao.

Tuy nhiên có một số vướng mắc như sau:

a. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 32/2013/QH13 điều chỉnh Luật thuế thu nhập doanh nghiệp qui định chỉ các dự án mới đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao và các ngành công nghệ cao được hưởng ưu đãi cao nhất, mức thuế suất 10% trong thời gian 15 năm.

Tuy nhiên, ngành CNHT khó đáp ứng được các yêu cầu trên để hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Địa bàn đầu tư: ngành CNHT có đặc điểm là ngành công nghiệp phụ thuộc vào ngành công nghiệp chính, yêu cầu về nguồn nhân lực cao. Vì vậy để có giá thành cạnh tranh, ngành CNHT chỉ có thể phát triển tại các vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc hay miền Trung. Ngành này khó có thể phát triển được tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và khoảng cách xa các khách hàng là các nhà lắp ráp.

- Luật công nghệ cao tập trung vào 4 công nghiệp bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa. Theo quyết định 49/2010/Qđ-TTg phê duyệt Danh mục sản phẩm công nghệ cao, chỉ có một số rất ít sản phẩm là sản phẩm CNHT thuộc lĩnh vực vật liệu như thép chế tạo, hợp kim đặc biệt, sợi cacbon cường độ cao dùng cho vật liệu compozit …không phù hợp với nhu cầu đa dạng về trình độ công nghệ của sản phẩm CNHT.

- Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12, phần chi phí cho kinh phí chuyển giao và mua công nghệ nhằm đổi mới công nghệ không được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

b. Thuế thu nhập cá nhân

Ngành CNHT là ngành thâm dụng công nghệ, trong khi các doanh

25

Page 26: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

nghiệp CNHT nội địa có trình độ còn yếu. Cần phải có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thuê các chuyên gia nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Theo Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 và số 04/2007/QH12 sửa đổi, đối tượng này không thuộc diễn được miễn giảm.

Kiến nghị: Trước mắt, thời gian đến năm 2018 khi Hiệp định khu vực tự do Asean có hiệu lực hoàn toàn không còn nhiều, cần phải triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm thu hút đầu tư nhằm phát triển CNHT. Nếu sửa hoặc xây dựng Luật mới và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật liên quan sẽ mất nhiều thời gian. Kiến nghị cho áp dụng thí điểm một số loại thuế đến năm 2020. Trong quá trình áp dụng thí điểm, sẽ nghiên cứu để sửa các Luật liên quan và nghiên cứu sự cần thiết xây dựng Luật về phát triển CNHT.

3. Đề cương chi tiết

Tên gọi: Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 32 Điều

Chương 1: Những quy định chung

Chương này gồm 3 Điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ.

Chương 2: Các Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

Chương này gồm 5 Điều quy định về các Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phát triển công nghệ công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ phát triển thị trường

Chương 3: Cụm công nghiệp hỗ trợ

Chương này gồm 14 Điều quy định về Mục tiêu, Chức năng, nhiệm vụ, Tiêu chí cụm công nghiệp hỗ trợ của cụm công nghiệp hỗ trợ; quy định các hoạt động đầu tư, tổ chức các phân khu chức năng của cụm công nghiệp hỗ trợ; Quy hoạch phát triển, thẩm quyền, trình tự và điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp hỗ trợ; quy định chi tiết Hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp hỗ trợ; Thời hạn bảo đảm xây dựng và vận hành khai thác, Mô hình, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức quản lý cụm công nghiệp hỗ trợ; quy định các điều khoản Hỗ trợ, ưu đãi và vốn đầu tư xây dựng cụm công nghiệp hỗ trợ.

Chương 4: Các biện pháp phát triển và ưu đãi đối với CNHT

Chương này gồm 7 Điều bao gồm Chương trình quốc gia phát triển công nghiệp hỗ trợ; thành lập Quĩ đầu tư, trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ; quy định đối tượng và thủ tục xét ưu đãi; quy định các chính sách, nguyên tắc áp dụng ưu đãi và cách thức Quản lý chính sách ưu đãi.

26

Page 27: 554-Dự thảo Tờ trình Thủ tướng về Nghị dịnh CNHT.doc

Chương 5: Điều khoản thi hành

Chương này gồm 4 Điều quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị định và quy định về hiệu lực thi hành của Nghị định và qui định về hiệu lực, trách nhiêm thi hành của Nghị định.

IV. KIẾN NGHỊTrên đây là những nội dung cơ bản trong Dự thảo Nghị định của Chính

phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.Bộ Công Thương gửi kèm theo Tờ trình này: 1. Dự thảo Nghị định (Dự thảo 5).2. Thuyết minh chi tiết Dự thảo Nghị định.3. Văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp về Dự thảo Nghị định.4. Báo cáo của Bộ Công Thương giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định

của Bộ Tư pháp.5. Bản tổng hợp và giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn

vị có liên quan.6. Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Bộ Công Thương kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành./.

Nơi nhận: - Như trên;- Văn phòng Chính phủ;- Bộ Tư pháp;- Lưu: VP, PC.

BỘ TRƯỞNG

Vũ Huy Hoàng

27