23
Nghiên cu Quy hoch tng than toàn giao thông đường bti Vit Nam Báo cáo gia k(Bn tho) Email: [email protected] III-6-1 6. Chiến lược phát trin hthng giáo dc an toàn giao thông đến năm 2020 1 6.1 Dbáo vnhu cu giáo dc an toàn giao thông tnay đến 2020 ....................... 1 6.2 Cách tiếp cn và mc tiêu giáo dc an toàn giao thông tnay đến 2020 ............ 3 6.3 Chiến lược phát trin hthng giáo dc ATGT trong nhà trường......................... 5 6.4 Chiến lược giáo dc an toàn giao thông trong cng đồng .................................. 12 6.5 Ltrình thc hin mc tiêu và tiến độ thc hin các chiến lược ........................ 18 Bng III.6.1.1 Dbáo quy mô hc sinh, sinh viên giai đon 2008 – 2020 .................. 2 Bng III.6.5.1 Tiến độ thc hin các chiến lược giáo dc ATGT trong nhà trường ...20 Bng III.6.5.2 Tiến độ thc hin các chiến lược giáo dc ATGT cng đồng ............. 21 Hình III.6.2.1 Các nc thang để đạt đến mc tiêu giáo dc ATGT .............................. 4 Hình III.6.2.2 Tóm tt các mc tiêu ca giáo dc ATGT .............................................. 5 Hình III.6.3.1 Mi liên hgia các gii pháp tăng cường giáo dc ATGT trong nhà trường .................................................................................................... 6 Hình III.6.3.2 Phương thc đánh giá hiu qugiáo dc ATGT trên hc sinh ............ 12 Hình III.6.4. 1 Dkiến cơ cu tchc thc hin giáo dc ATGT xã (phường)...... 14 Hình III.6.4. 2 Cơ cu qun lí dán xây dng mô hình thí đim .............................. 17

6. Chiến lược phát triển hệ thố ụ đến năm 20201 6 vn.pdfNghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-1

6. Chiến lược phát triển hệ thống giáo dục an toàn giao thông đến năm 20201 6.1 Dự báo về nhu cầu giáo dục an toàn giao thông từ nay đến 2020 ....................... 1

6.2 Cách tiếp cận và mục tiêu giáo dục an toàn giao thông từ nay đến 2020 ............ 3

6.3 Chiến lược phát triển hệ thống giáo dục ATGT trong nhà trường......................... 5

6.4 Chiến lược giáo dục an toàn giao thông trong cộng đồng .................................. 12

6.5 Lộ trình thực hiện mục tiêu và tiến độ thực hiện các chiến lược ........................ 18

Bảng III.6.1.1 Dự báo quy mô học sinh, sinh viên giai đoạn 2008 – 2020 .................. 2

Bảng III.6.5.1 Tiến độ thực hiện các chiến lược giáo dục ATGT trong nhà trường ...20 Bảng III.6.5.2 Tiến độ thực hiện các chiến lược giáo dục ATGT cộng đồng ............. 21

Hình III.6.2.1 Các nấc thang để đạt đến mục tiêu giáo dục ATGT .............................. 4 Hình III.6.2.2 Tóm tắt các mục tiêu của giáo dục ATGT.............................................. 5

Hình III.6.3.1 Mối liên hệ giữa các giải pháp tăng cường giáo dục ATGT trong nhà

trường .................................................................................................... 6 Hình III.6.3.2 Phương thức đánh giá hiệu quả giáo dục ATGT trên học sinh............ 12

Hình III.6.4. 1 Dự kiến cơ cấu tổ chức thực hiện giáo dục ATGT ở xã (phường)...... 14 Hình III.6.4. 2 Cơ cấu quản lí dự án xây dựng mô hình thí điểm ..............................17

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-1

6. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG 2020

6.1 Dự báo về nhu cầu giáo dục an toàn giao thông từ nay đến 2020

1) Những năm tới đây, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh theo mục tiêu phát triển đã được nêu trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X là: “Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020".Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng trong đó có hạ tầng cơ sở giao thông đã và sẽ được đầu tư đáng kể. Song, sự phát triển của hạ tầng cơ sở giao thông sẽ không đáp ứng kịp sự gia tăng mạnh mẽ của các phương tiện giao thông và lượng người tham gia giao thông từ nay đến năm 2020.

2) Việt nam là quốc gia có mật độ dân số khá cao đặc biệt là ở đô thị, thành phố lớn với số dân hiện có là hơn 85 000 000 người, dự báo tới 2020 dân số sẽ là hơn 100 000 000 người. Tỷ lệ dân số ở thành thị sẽ tăng lên nhanh chóng theo quá trình đô thị hoá. Mật dộ dân số ở Hà Nội hiện là 3 600 người/ km2, ở thành phố Hồ Chí Minh là 2 900 người /km2; đều gấp hơn 10 làn tiêu chuẩn cho phép. Về cơ cấu dân số, Việt Nam là nước dân số trẻ, tỷ lệ người đi học chiếm 27%, người trong độ tuổi lao động chiếm 65% dân số. Lực lượng này là lực lượng chủ yếu tham gia giao thông và sẽ không ngừng tăng lên từ nay tới 2020. (Xem bảng dự báo quy mô tăng số học sinh và dân số). Dự báo đó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tác động đến đối tượng học sinh, những người trong độ tuổi lao động những kiến thức, kỹ năng và hành vi tham gia giao thông.

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ

Email: [email protected] III-6-2

Bảng III.6.1.1 Dự báo quy mô học sinh, sinh viên giai đoạn 2008 – 2020

2007 2008 2012 2015 2020

I Qui mô HS 23055768 23797009 27415074 29999684 33840035 II Khối Giáo dục 19194329 19771809 21919374 23248711 24766179 1 Mầm non 3322826 3388232 3795722 4427967 4960366 Dân số (1-5

tuổi) 7977915 8017700 8170784 8291048 8494867

Nhà trẻ 611659 653137 862268 1193546 1427632 Mẫu giáo (3-5

tuổi) 2711167 2735094 2933454 3234421 3532734

Mẫu giáo 5 tuổi 1208605 1247817 1383167 1439620 1513055 Dân số 5 tuổi 1342894 1356323 1411395 1454162 1528339 2 Phổ thông 15871503 16383578 18123652 18820744 19805812 Tiểu học 6685586 6753648 6988773 7094129 7237265 Dân số (6-10

tuổi) 6892357 6926819 7059366 7165787 7346732

Trung học Cơ

sở 6135777 6269230 6843072 6946232 7194303

Dân số (11-14 tuổi)

6817530 6851618 6982726 7087992 7266972

Trung học Phổ

thông 3050139 3360699 4291808 4780383 5338245

Dân số (15-17 tuổi)

5545708 5601165 5799740 5975478 6280288

III Khối Đào tạo 3861439 4025200 5495700 6750973 9073856 1 Học nghề 1656439 1662500 2415400 2639373 3059756 Dạy nghề dài

hạn 499639 394350 918000 1055749 1223903

Dạy nghề ngắn hạn

1156800 1268150 1497400 1953136 2294817

2 Trung cấp CN 624900 709900 950000 1100000 1500000 3 Đại học, Cao

đẳng 1574900 1646900 2119900 3000000 4500000

Cao đẳng 374900 396900 449900 600000 1000000 Đại học 1200000 1250000 1670000 2400000 3500000 IV Dân số trung

bình 85070072 86195192 92199256 99996384 100110920

Nguồn:Bộ GD&ĐT

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-3

3) Về ý thức xã hội: Sự tuân thủ kỷ cương xã hội của người Việt Nam không cao do những điều kiện lịch sử như nếp sống của đất nước sản xuất nông nghiệp nhỏ trong nhiều thế kỷ, lại trải qua nhiều năm tháng chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Cùng với yếu tố khách quan trên là công tác quản lý xã hội còn có nhiều bất cập. Những tồn tại ấy đã dẫn đến thực tiễn là tâm lý tuỳ tiện, không có thói quen tôn trọng pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông nói riêng là phổ biến trong người dân. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu, sâu xa dẫn đến tình trạng gia tăng tai nạn giao thông và cũng là thách thức lớn đối với việc giáo dục ATGT. Giáo dục ATGT cần tạo ra những thay đổi, những chuyển biến cơ bản trong nếp nghĩ, thói quen của mỗi một công dân về chấp hành pháp luật ATGT.

Những dự báo trên đòi hỏi phải có chiến lược giáo dục ATGT phù hợp với tình hình mới.

6.2 Cách tiếp cận và mục tiêu giáo dục an toàn giao thông từ nay đến 2020

1) Cách tiếp cận:

(1) Giáo dục ATGT là một nội dung của giáo dục pháp luật. Giáo dục ATGT không chỉ là cung cấp kiến thức mà đòi hỏi phải hình thành ý thức, hành vi, kĩ năng tương ứng có tính bền vững. Đây không chỉ là quan điểm tiếp cận mà còn là yêu cầu tiên quyết của giáo dục ATGT.

Xuất phát từ quan điểm tiếp cận này mà giáo dục ATGT cần đưa vào giáo dục trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.

(2) Giáo dục ATGT cần được tiến hành ở cả trong nhà trường và cả ở trong cộng đồng, là hình thức giáo dục thường xuyên, suốt đời.

(3) Giáo dục ATGT đòi hỏi phải có sự tham gia của các lực lựợng xã hội, các ban, ngành, đoàn thể; huy động các phương tiện truyền thông đại chúng với những hình thức tuyên truyền, giáo dục thiết thực, đa dạng.

2) Mục tiêu giáo dục ATGT

(1) Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đến năm 2020: Tất cả các học sinh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở dạy nghề đều được học về ATGT với các hình thức chính khóa và ngoại khóa; tất cả mọi người dân đều được tiếp cận với giáo dục ATGT để có được những hiểu biết cơ bản về pháp luật trật tự ATGT, có thái độ và kỹ năng thực tế tham gia giao thông và có trách nhiệm vào việc giải quyết các vấn đề về ATGT ở mức độ phù hợp với từng loại đối tượng; tạo nên chuyển biến tích cực trong ý thức, kỹ năng và hình thành văn hoá giao thông của người dân; góp phần kiềm chế tai nạn giao thông.

Các nấc thang để đạt đến mục tiêu của giáo dục ATGT được minh hoạ ở sơ đồ dưới đây:

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ

Email: [email protected] III-6-4

Hình III.6.2.1 Các nấc thang để đạt đến mục tiêu giáo dục ATGT

Củng cố thói quen, hình thành văn hoá ATGT

Thay đổi thái độ, hành vi

Tăng cường thể chế

Xây dựng nhận thức

(2) Các mục tiêu cụ thể:

a) Chính phủ ban hành những văn bản pháp quy, quy định nhiệm vụ giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục và trong cộng đồng với những yêu cầu cụ thể.

b) Hoàn thiện chương trình giáo dục ATGT ở nhà trường và trong cộng đồng với nội dung mang tính toàn diện, hệ thống, phù hợp với điều kiện phát triển giao thông cả nước cũng như đáp ứng những vấn đề cấp bách của giao thông các địa phương và với phương pháp thích hợp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu tổng quát.

c) Tất cả các giáo viên, cán bộ chuyên trách về ATGT đều đã qua đào tạo hoặc được bồi dưỡng về nội dung, phương pháp giáo dục ATGT. Số giáo viên còn lại và mọi người dân trong cộng đồng đều được tuyên truyền, giáo dục về ATGT ở mức độ phổ thông.

d) Hoàn thiện sách giáo viên, sách cho học sinh, tài liệu phổ thông về giáo dục ATGT, bổ sung danh mục thiết bị, phương tiện giáo dục ATGT cho mọi đối tượng. Trang bị tài liệu, thiết bị giáo dục ATGT để tới 2020 các cơ sở giáo dục - đào tạo đã đạt chuẩn quốc gia sẽ có đầy đủ, các cơ sở còn lại sẽ có tối thiểu tài liệu, phương tiện, thiết bị giáo dục ATGT. Các cộng đồng xã, phường sẽ có tài liệu, trang thiết bị cần thiết để giáo dục ATGT cho mọi người dân.

e) Có 70% các cơ sở giáo dục - đào tạo đạt tiêu chuẩn trường học đảm bảo ATGT, giảm 70% số học sinh, sinh viên và giảm 50% số người dân trong cộng đồng vi phạm ATGT so với hiện nay.

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-5

Hình III.6.2.2 Tóm tắt các mục tiêu của giáo dục ATGT

6.3 Chiến lược phát triển hệ thống giáo dục ATGT trong nhà trường.

1) Xác định các vấn đề của giáo dục ATGT trong nhà trường

Hiện nay, mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục nói chung đang được đổi mới, bước đầu đáp ứng nhu cầu của người học. Trong chương trình giáo dục chung, giáo dục an toàn giao thông đã được triển khai trong các cơ sở giáo dục và đào tạo với những nội dung cụ thể. Đã có sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội, các ban, ngành ngoài cộng đồng cùng tham gia giáo dục an toàn giao thông. Nhiều cơ sở giáo dục đã có những sáng tạo trong việc triển khai giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường. Chính phủ đang ngày càng quan tâm đến giáo dục an toàn giao thông và đã ban hành nhiều văn bản pháp quy đề cập đến giáo dục luật lệ an toàn giao thông.

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đối tượng giáo dục

Tất cả người học

Phạm vi giáo dục

Trong và ngoài nhà trường

Phương diện tác động

- Kiến thức - Thái độ - Kỹ năng

Năng lực hành động cụ thể

- Tham gia GT - Góp phần giải quyết các vấn đề về ATGT

MỤC TIÊU CỤ THỂ

Hoàn thiện nội dung, chương trình, phương

pháp, hình thức GD ATGT

trong và ngoài nhà trường

Cung cấp tài liệu, thiết bị, phương tiện GD ATGT

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,

cán bộ tuyên

truyền GD ATGT

Tăng số lượng cơ sở giáo dục, cộng đồng đảm

bảo ATGT. Giảm số người vi phạm Luật Giao thông

Thể chế hoá công tác giáo dục ATGT trong nhà trường và

ngoài cộng đồng

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ

Email: [email protected] III-6-6

Song, sự phát triển hệ thống giáo dục nói chung còn đứng trước nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp và chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Giáo viên có nơi còn thiếu, chưa có điều kiện tiếp cận và cập nhật được những thành tựu, công nghệ mới trong phương pháp giáo dục của thế giới. Giáo dục ATGT chưa được coi là một phần quan trọng của giáo dục kĩ năng sống. Việc triển khai giáo dục ATGT còn có những hạn chế về nội dung, phương pháp và các điều kiện thực hiện. Thêm vào đó, các yếu tố ngoại cảnh như diện tích chật hẹp của các trường, sự phân luồng giao thông bất hợp lý ở khu vực trường tọa lạc, sự nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật giao thông không nghiêm của người lớn (kể cả phụ huynh) khi tham gia giao thông đã khiến cho hiệu quả của công tác giáo dục an toàn giao thông không cao. Để việc giáo dục ATGT trong nhà trường có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ góp phần chuyển biến nhận thức về ATGT một cách mạnh mẽ trong toàn ngành, đồng thời tạo những tiền đề pháp lí, nguồn lực để thực hiện các mục tiêu giáo dục ATGT

Dưới đây là các giải pháp chính và cũng là các chiến lược của giáo dục ATGT trong nhà trường cần được nghiên cứu, tổ chức thực hiện:

- Xây dựng các quy định có tính pháp quy về giáo dục ATGT trong nhà trường

- Tiếp tục cuộc vận động chấp hành nghiêm túc luật giao thông, xây dựng văn hoá ATGT trong toàn ngành.

- Hoàn thiện nội dung chương trình, hình thức, phương pháp; cung cấp tài liệu, thiết bị, học liệu giáo dục ATGT và tổ chức tập huấn cho giáo viên.

- Xây dựng yêu cầu chuẩn cơ sở giáo dục đảm bảo ATGT, hướng dẫn quản lí, đánh giá thực hiện trật tự ATGT trường học.

Hình III.6.3.1 Mối liên hệ giữa các giải pháp tăng cường giáo dục

ATGT trong nhà trường

Chính sách, cơ chế tổ chức GD ATGT trong nhà trường

Tạo môi trường: Vận động thực hiện

ATGT, xây dựng văn hoá

ATGT

Quản lý, đánh giá thực hiện

ATGT

Nội dung chương trình, hình thức,

phương pháp tổ chức GDATGT, giáo

viên, tài liệu, phương tiện

Quá trình giáo dục ATGT

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-7

2) Xây dựng các quy định có tính pháp quy về giáo dục ATGT trong nhà

trường

(1) Các quy định hiện hành: Giáo dục ATGT được đưa vào chương trình năm học của GDMN (1 chủ điểm), giáo dục tiểu học (6 tiết ngoại khóa), trung học cơ sở (1 tiết chính khóa ở lớp 7,8; 2 tiết ở lớp 6), đối với lớp 9 10,11,12 là tích hợp với các bài học khác; đối với đại học, cao đẳng là 1 buổi trong tuần “Sinh hoạt công dân” đầu khóa. Khuyến khích việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và sự phối hợp của các lực lượng ngoài nhà trường trong giáo dục ATGT song chưa có quy định số giờ, cơ chế phối hợp rõ ràng.

(2) Các đề xuất:

Cần khẳng định chính sách, cơ chế tổ chức giáo dục ATGT trong nhà trường thông qua các quy định có tính pháp quy, cụ thể:

a) Quy định: Giáo dục an toàn giao thông là một hoạt động giáo dục trong nhà trường, được bố trí trong kế hoạch năm học với các tiết học chính khoá và các tiết học ngoài giờ lên lớp, có yêu cầu đánh giá kiến thức, thái độ, kĩ năng của người học.

- Về thời lượng:

Đối với giáo dục mẫu giáo: 1 chủ điểm: 3 tuần

Đối với giáo dục tiểu học: Chính khóa: 6 tiết, ngoại khóa :4 tiết

Đối với giáo dục trung học cơ sở: Chính khóa: 2 tiết, ngoại khóa: 4 tiết

Đối với trung học phổ thông: Chính khóa: 1 tiết, ngoại khóa: 4 tiết

Giờ ngoại khoá được bố trí trong số giờ dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp trong phân phối chương trình hiện nay (Trung học cơ sở: 96 tiết/năm; trung học phổ thông: 108 tiết/năm). Ngoài việc bố trí các giờ chính khoá và ngoại khoá cần tiến hành tích hợp giáo dục ATGT vào các môn học, các hoạt động giáo dục khác trong điều kiện cho phép.

Đối với đại học, cao đẳng, trung cấp và trường dạy nghề: 4 tiết trong tuần "Sinh hoạt công dân" đầu khoá học, và các các hoạt động ngoại khoá của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đối với các trường đặc thù như: Sư phạm, Giao thông vận tải, Cảnh sát... bố trí các học phần riêng.

- Về giáo viên dạy an toàn giao thông:

Đối với giáo viên mẫu giáo, tiểu học: Giáo viên trực tiếp đứng lớp phụ trách. Đối với trung học cơ sở và phổ thông trung học: Giáo viên môn Giáo dục công dân. Đối với đại học, cao đẳng, trung cấp và trường dạy nghề: Giáo viên dạy môn Giáo dục pháp luật (nếu có) hoặc do Phòng quản lý học sinh, sinh viên chịu trách nhiệm

- Về sự tham gia giáo dục an toàn giao thông của các lực lượng ngoài nhà trường: Bao gồm các lực lượng chính như hội cha mẹ học sinh; ngành công an, ngành tư pháp, ngành giao thông vận tải, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Nhà trường

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ

Email: [email protected] III-6-8

là đầu mối phối hợp các lực lượng trên để tổ chức các hoạt động giáo dục ATGT theo kế hoạch.

(3) Kế hoạch thực hiện:

Đơn vị chủ trì thực hiện: Bộ Giáo dục & Đào tạo. Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Uỷ ban ATGTQG, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để xây dựng và ban hành văn bản, tạo cơ sở pháp lí cho việc tổ chức giáo dục ATGT trong nhà trường.

3) Tiếp tục cuộc vận động chấp hành nghiêm túc luật giao thông, xây dựng văn hoá ATGT trong toàn ngành

(1) Sau khi có Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã yêu cầu các cấp quản lí giáo dục, các cơ sở giáo dục phối hợp với các cơ quan trên địa bàn, với ngành Công an, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động cuộc vận động: " Học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông"; kí kết kế hoạch liên tịch giữa các ngành liên quan để tạo sức mạnh đồng bộ trong việc thực hiện Nghị quyết 32/2007/NĐ-CP (Chỉ thị 52/2007/CT-BGD&ĐT ngày 31/8/2007)

Đây là việc làm có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện ATGT trong học sinh, sinh viên. Song, để cuộc vận động thực sự phát huy sức mạnh trong thực tiễn, cần tiếp tục cuộc vận động với một số định hướng sau:

a) Mục đích: Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức, hành vi, kĩ năng tham gia và giữ gìn trật tự ATGT trong cán bộ quản lí, giáo viên và tất cả học sinh, sinh viên.

b) Nội dung chính: Thực hiện nghiêm túc luật giao thông (không vượt đèn đỏ, không chở quá người quy định, không uống rượu khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiếm khi đi xe máy...) và xây dựng văn hoá giao thông (hành vi ứng xử văn minh khi tham gia và giải quyết những vấn đề của giao thông...)

c) Các giải pháp chính:

- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các mức độ và phạm vi khác nhau

- Tổ chức các hoạt động trong và ngoài nhà trường ( tuyên truyền, hội thảo, diễn đàn...)

- Kí và thực hiện cam kết đối với các đơn vị và cá nhân

- Đưa việc thực hiện văn hoá ATGT vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua đơn vị và cá nhân

(2) Kế hoạch thực hiện: Bộ Giáo dục & Đào tạo là đầu mối phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng kế họach hoạt động của từng ngành, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-9

4) Hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, trang cấp tài liệu, thiết bị, phương tiện giáo dục ATGT các cấp học, tổ chức tập huấn cho giáo viên

(1) Nội dung chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục ATGT hiện hành:

Nội dung chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục an toàn giao thông cũng như phương pháp giáo dục nói chung còn nghèo nàn, đơn điệu, mang nặng tính hàn lâm, chưa chú trọng đến năng lực thực hành của người học; chưa phản ánh nhu cầu của thực tiễn phát giao thông từng vùng, miền; chưa gắn bó với các lực lượng ngoài nhà trường. Cơ sở vật chất, kỹ thuật để giáo dục, giảng dạy an toàn giao thông (sách, thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy học) còn rất thiếu cả về chủng loại và số lượng; nội dung chưa cập nhật và chưa phù hợp với phương pháp tăng cường tính tích cực của người học, chưa có những thiết bị phục vụ cho những hoạt động ngoại khoá giáo dục ATGT. Việc điều tra điểm cũng cho thấy cho thấy hầu hết giáo viên dạy ATGT chưa được đào tạo ở trường sư phạm, cũng chưa được bồi dưỡng đầy đủ về phương pháp giáo dục ATGT, có nơi không đủ giáo viên.

(2) Các đề xuất:

a) Cần có sự bổ sung nội dung, phương pháp giáo dục an toàn giao thông đối với các cấp học như sau:

- Đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học (cả trung học cơ sở và trung học phổ thông) cần thêm nội dung tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ giáo dục con em mình các nội dung về giáo dục an toàn giao thông.

- Đối với cấp trung học phổ thông, trung cấp, đại học, cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp cần thêm nội dung về cấp cứu tai nạn giao thông (gồm có 5 bài cả lý thuyết và thực hành: Về băng bó vết thương, cầm máu, cố định vết thương, hồi sinh cấp cứu và vận chuyển nạn nhân). Đưa vào chương trình ngoại khoá các khoá học lái xe mô tô, ô tô cho những học sinh, sinh viên có nhu cầu và đủ điều kiện

- Đưa giáo dục an toàn giao thông vào chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Đưa học phần phương pháp giáo dục ATGT cho các cấp học vào chương trình đào tạo của các trường sư phạm (đại học, cao đẳng, trung cấp)

b) Thiết kế chương trình giáo dục an toàn giao thông đảm bảo tính hệ thống và tính phù hợp

Tính hệ thống đòi hỏi nội dung giáo dục an toàn giao thông của các cấp học được củng cố và mở rộng trên cả ba phương diện: kiến thức, thái độ và kỹ năng.

Như cùng là hình thành kỹ năng nhưng ở cấp Tiểu học là kỹ năng nhận ra những hành vi vi phạm luật giao thông, đến cấp Trung học phổ thông thì không chỉ nhận ra những hành vi vi phạm (ở mức độ khó nhận ra hơn) mà

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ

Email: [email protected] III-6-10

còn hình thành kỹ năng tuyên truyền việc chấp hành luật giao thông. Tính phù hợp đòi hỏi nội dung giáo dục một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông của đô thị và của cả nước trong vòng hơn 10 năm tới, mặt khác lại cần có nội dung phù hợp với từng vùng, miền và địa bàn khác nhau (đô thị, nông thôn, sông nước, miền núi cao), thậm chí đặc thù của địa bàn cụ thể quanh khu vực trường tọa lạc. Có thể thiết kế khung chương trình chung cho các vùng, từ đó các cấp quản lý giáo dục địa phương và các cơ sở sẽ tự thiết kế bài học và các hoạt động giáo dục cụ thể.

c) Phương pháp giáo dục ATGT đòi hỏi phải tích hợp nội dung giáo dục ATGT trong các môn học và các hoạt động giáo dục khác (đối với cấp Tiểu học: tích hợp với Tự nhiên xã hội, Đạo đức, Tiếng Việt..., đối với các cấp học khác: tích hợp với các môn Giáo dục công dân, Giáo dục pháp luật...). Đối với các tiết học chính khoá và ngoại khoá về ATGT cần tăng cường các phương pháp thúc đẩy sự tham gia, trải nghiệm, thực hành ở người học. Các hình thức tổ chức linh hoạt, đa dạng các hoạt động cùng với các thiết bị, đồ dùng dạy học phải hấp dẫn, lôi cuốn người học.

d) Phải thống kê, rà soát lại về số lượng cũng như chất lượng của các tài liệu, thiết bị giáo dục an toàn giao thông từng cấp học. Trên cơ sở đó, đề xuất hoàn thiện nội dung, hình thức tài liệu, thiết bị cho giáo viên và học sinh; xây dựng danh mục chung và danh mục tối thiểu tài liệu, thiết bị GDATGT các cấp học cũng như xây dựng kế hoạch cung cấp sách giáo viên, sách học sinh, đĩa VCD và các thiết bị, phương tiện giáo dục ATGT đến các cơ sở giáo dục. Tiến tới xây dựng các khu thực hành an toàn giao thông cho học sinh, trước mắt là cho học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở.

e) Tổ chức khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên giảng dạy an toàn giao thông hiện có. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ giáo dục ATGT. Trong kế hoạch có đặt ra việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán. Trước hết, cần xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy về an toàn giao thông trong các trường Sư phạm (các hệ trung cấp, giáo dục nghề nghiệp đến Cao đẳng, Đại học)

(3) Kế hoạch thực hiện:

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các sở Giáo dục & Đào tạo địa phương để thực hiện. Bộ Giáo dục & Đào tạo tiến hành khảo sát, đánh giá về sự thực hiện nội dung, chương trình, về năng lực, trình độ đội ngũ, về tài liệu thiết bị, phương tiện giáo dục. Trên cơ sở đó, phối hợp với Bộ Giao thông vân tải, Bộ Công an để hoàn thiện chương trình, tài liệu, thiết bị, phương tiện giáo dục ATGT và xây dựng, thực hiện kế họach trang cấp tài liệu, thiết bị cũng như đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trên phạm vi toàn quốc.

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-11

5) Xây dựng yêu cầu chuẩn cơ sở giáo dục đảm bảo ATGT và hướng dẫn quản lí, đánh giá thực hiện trật tự ATGT trường học.

(1) Ở ta hiện chưa có những quy định đánh giá kết quả của giáo dục ATGT trên hành vi, kỹ năng, thái độ của người học. Cũng chưa có tiêu chí cho một trường học đảm bảo ATGT. Gần đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số 4458/QĐ-GDDT (ngày 22/8/2007) ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông. Kinh nghiệm quản lý giáo dục ATGT ở Nhật Bản cho thấy cần có tiêu chí trường học đảm bảo ATGT.

(2) Các đề xuất:

a) Cần xác lập tiêu chuẩn trường học đảm bảo ATGT với các tiêu chí cụ thể. Tiêu chuẩn này sẽ bao gồm các yếu tố về việc tổ chức giao thông, bố trí các tín hiệu giao thông trong khuôn viên của trường và cả khu vực xung quanh nơi trường toạ lạc. Tiêu chuẩn đó cũng bao gồm các dữ liệu thống kê về số vụ tai nạn giao thông của giáo viên, học sinh từng quý, từng tháng ( nếu có ).

b) Cần đánh giá công tác giáo dục ATGT trường học trên các phương diện: Tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục an toàn giao thông (trong đó bao gồm cả việc giáo dục ATGT cho cộng đồng); số lượng, trình độ giáo viên; số lượng tài liệu, thiết bị, phương tiện giáo dục an toàn giao thông, việc quản lý an toàn giao thông trường học, hiệu quả giáo dục an toàn giao thông trên người học.

c) Đánh giá hiệu quả giáo dục ATGT trên người học cần dựa vào kết quả nhận thức, thái độ, hành vi và cả kĩ năng tham gia của người học. Việc đánh giá này chủ yếu dựa trên sự quan sát, mà thực chất cũng là quản lý những hành vi tham gia giao thông , các hành vi vi phạm luật giao thông ( nếu có ); trách nhiệm tham gia vào các hoạt động giải quyết những vấn đề của ATGT ( tuyên truyền về chấp hành luật giao thông, cấp cứu nạn nhân giao thông...) của học sinh, sinh viên. Kinh nghiệm của một số trường phổ thông cho thấy để quản lí được sự tham gia giao thông của học sinh cần dựa trên sự tự giác của học sinh, đồng thời dựa trên sự cam kết, quan sát của phụ huynh, sự giám sát của công an, của các đoàn thể, của nhân dân địa phương sở tại. Chỉ với sự phối hợp các lực lưọng mới có thể quản lí được các hành vi vi phạm luật GT (nếu có) cũng như trách nhiệm tham gia vào các hoạt động giải quyết các vấn đề về giao thông của học sinh, sinh viên. Như vậy, cần xây dựng cơ sở thu thập dữ liệu quản lý việc thực hiện trật tự ATGT của học sinh, sinh viên thông qua sự phối hợp các lực lượng giáo dục.

(3) Kế hoạch thực hiện:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an để xây dựng tiêu chuẩn trường học đảm bảo ATGT, bổ sung vào nội dung quy định trường học an toàn (Quyết định 4458/QĐ-GDDT ngày 22/8/2007), vào tiêu chuẩn quy định trường học đạt chuẩn quốc gia các cấp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ

Email: [email protected] III-6-12

xây dựng văn bản hướng dẫn quản lý, đánh giá công tác giáo dục ATGT trường học

Hình III.6.3.2 Phương thức đánh giá hiệu quả giáo dục ATGT trên học sinh

6.4 Chiến lược giáo dục an toàn giao thông trong cộng đồng

1) Xác định các vấn đề của giáo dục an toàn giao thông trong cộng đồng

Để mọi người dân khi tham gia giao thông đều phải có hiểu biết, kỹ năng nhất định về an toàn giao thông (ATGT) thì việc giáo dục ATGT không thể chỉ tiến hành trong nhà trường mà phải được tiến hành ở cả trong cộng đồng. Mặt khác, các phương tiện giao thông, hạ tầng cơ sở giao thông cũng như các hoạt động giao thông ngày càng phát triển thì ngay cả người đã có hiểu biết, kỹ năng nhất định cũng phải bổ sung những kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông phù hợp trong những điều kiện mới.

Thời gian gần đây giáo dục ATGT trong cộng đồng đã trở thành mối quan tâm lớn của các cấp chính quyền, đoàn thể. Các phương tiện truyền thông, các tổ chức quần chúng như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở các cấp đã có những chương trình truyền thông, chương trình hành động với nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền giáo dục ATGT theo những cách thức phù hợp với từng ban, ngành, đoàn thể. Những hoạt động đó đã tạo nên sự chuyển biến về nhận thức, tâm lý của người dân khi tham gia giao thông, tạo nên nhu cầu được giáo dục về ATGT. Kết quả điều tra về sự cần thiết sử dụng các biện pháp tác động đến ATGT (bao gồm 12 biện pháp: Tăng cường cưỡng chế giao thông, cải thiện hạ tầng cơ sở giao thông, tổ chức các chiến dịch ATGT...) cho thấy về thứ tự tầm quan trọng thì biện pháp tổ chức các chiến dịch tuyên truyền ATGT xếp thứ 2 và biện pháp giáo dục ATGT cho người dân đứng thứ 4 trong số 12 biện pháp ( nguồn: Kết quả nghiên cứu diện hẹp năm 2007). Do vậy, nhu cầu tuyên truyền, giáo dục ATGT

Các lực lượng giáo dục

Phương thức đánh giá chủ yếu

Nhà trường

Phụ huynh

Công an

Đoàn thể, các tổ chức

khác

Kết quả các hoạt động GD

Thực hiện bài tập (test)

Cam kết

Quan sát

Kết quả các hoạt động GD

Cam kết

Giám sát

Kiểm tra

Hiệu quả giáo dục An toàn

giao thông trên học

sinh, sinh viên

Nhận thức

Thái độ

Hành vi, kỹ năng

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-13

trong cộng đồng ngày càng trở nên cấp bách hơn.

Song, việc giáo dục ATGT trong cộng đồng ở Viêt nam đã chưa được thể chế hóa, chưa hình thành hệ thống giáo dục ATGT tại cộng đồng. Điều đó có nghĩa là chưa có một tổ chức nào chịu trách nhiệm toàn diện từ khâu lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, đánh giá việc thực hiện... để việc giáo dục ATGT trong cộng đồng được tiến hành một cách thống nhất, thường xuyên, có mục đích thiết thực. Nội dung giáo dục ATGT trong cộng đồng chưa phong phú. Hình thức tuyên truyền, giáo dục thiếu hấp dẫn, chưa phù hợp với thực tiễn địa phương và các nhóm đối tượng. Và cũng thiếu những tài liệu hữu dụng về giáo dục ATGT, chưa có môi trường vật chất ( phòng, nhóm) để tổ chức hoạt động giáo dục ATGT trong cộng đồng.

Dưới đây là các chiến lược chính của công tác tuyên truyền giáo dục ATGT trong cộng đồng cần được nghiên cứu, triển khai thực hiện:

- Khảo sát các hoạt động giáo dục ATGT trong cộng đồng, đề xuất cơ cấu tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ATGT trong cộng đồng.

- Tổ chức chiến dịch truyền thông quốc gia giáo dục ATGT cho mọi người.

- Xây dựng các điều kiện tổ chức tuyên truyền giáo dục ATGT cho cộng đồng: Tài liệu, phương tiện, tập huấn cán bộ chuyên trách giáo dục ATGT trong cộng đồng.

- Xây dựng mô hình thí điểm giáo dục ATGT có hiệu quả trong cộng đồng.

2) Khảo sát các hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong cộng đồng, đề xuất cơ cấu tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ATGT cộng đồng

(1) Những hoạt động giáo dục ATGT trong cộng đồng hiện hành

Những năm qua, việc tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, kỹ năng để đảm bảo trật tự ATGT đã được phát sóng trên các kênh phát thanh, truyền hình như: Chương trình "Tôi yêu Việt Nam" của Đài Truyền hình Trung ương, chuyên mục ATGT của Đài phát thành Trung ương và địa phương... Nhiều các báo như báo Nhân dân, Tiền phong, Giao thông Vận tải, Pháp luật, Bạn đường... đều có các chuyên mục về ATGT. Ngoài ra, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp cùng chính quyền, đoàn thể, ban, ngành các cấp đã tổ chức một số hoạt động tuyên truyền, giáo dục ATGT thông qua các hình thức tổ chức chiến dịch, hội thi, sân khấu hoá, hội thảo, ký cam kết, tham gia giữ gìn trật tự ATGT... Những hoạt động đó có mục tiêu rõ ràng, góp phần thay đổi hành vi, thái độ người dân khi tham gia giao thông.

Song, những hoạt động trên chủ yếu vẫn là mang tính chất thông báo, tuyên truyền; mới là bề nổi, chưa đi vào chiều sâu, chưa có sự phản hồi, đối thoại của người dân - đối tượng thụ hưởng sự giáo dục. Các hoạt động đó thường được tổ chức nhiều nhất trong tháng 9 là tháng "An toàn giao thông" hoặc nếu ở các thời điểm khác thì tùy thuộc vào khả năng tài chính và chức năng hoạt động của từng tổ chức đoàn thể, từng bộ, ngành... mà chưa được thiết kế theo kế hoạch tổng thể, nhất quán. Ở các xã, phường chưa có được những hình thức tuyên truyền, giáo dục ATGT theo kế hoạch hàng năm, chưa có người chịu trách nhiệm trực tiếp về giáo dục ATGT ở cộng đồng, đặc biệt là ở những vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh, miền núi cao, nơi nhiều người dân còn chưa hình

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ

Email: [email protected] III-6-14

dung hết hoạt động cũng như văn hóa giao thông ở những vùng kinh tế phát triển, mà đó cũng chính là hình ảnh giao thông trong tương lai của địa phương họ.

(2) Các đề xuất

a) Cần có sự khảo sát đầy đủ các hoạt động tuyên truyền giáo dục ATGT đã có trong cộng đồng và tham khảo kinh nghiệm của một số nước khác trong lĩnh vực này.

b) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là cơ quan đầu mối chỉ đạo thiết lập hệ thống giáo dục ATGT trong cộng đồng, cụ thể: Có chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính với quyền lợi và trách nhiệm kèm theo, có trách nhiệm phối hợp thực hiện của các cơ quan truyền thông, các bộ, ngành, các đoàn thể cùng các điều kiện tài chính để thực hiện.

c) Lãnh đạo chính quyền các cấp đưa nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục ATGT trong cộng đồng vào kế hoạch hàng năm. Kinh nghiệm của các nước Anh, Nhật Bản cho thấy ở cộng đồng cần có người chuyên trách về công tác tuyên truyền giáo dục ATGT, cán bộ này sẽ tham mưu cho lãnh đạo chính quyền kết hợp các ban, ngành, đoàn thể trong cộng đồng, tận dụng các cơ sở của hệ thống văn hoá, giáo dục có sẵn như trường học, trung tâm học tập cộng đồng , nhà (trung tâm) văn hoá xã (phường) phục vụ giáo dục ATGT cho mọi người dân trong cộng đồng.

Hình III.6.4.1 Dự kiến cơ cấu tổ chức thực hiện giáo dục ATGT ở xã (phường)

(3) Kế hoạch thực hiện

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ,

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao -

Lãnh đạo xã

- Ngành công an - Văn hoá xã hội cấp xã

Trường Tiểu học

Trường Mầm non

- Nhà văn hoá xã - Đài truyền thanh

TT học tập cộng đồng

Chuyên trách Giáo dục ATGT

cộng đồng

Cộng đồng

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-15

Du lịch có đề án thiết lập hệ thống giáo dục ATGT cộng đồng. Cụ thể: Tổ chức

bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu hoạt động...Giáo dục ATGT cộng đồng

đòi hỏi cán bộ có tính chuyên nghiệp nhưng là cán bộ kiêm nhiệm ở cộng đồng,

có trách nhiệm và quyền lợi nhất định.

3) Tổ chức chiến dịch truyền thông quốc gia giáo dục ATGT cho mọi người.

(1) Để tạo ra sự chuyển biến mang "tính đột phá " trong nhận thức của người dân về ATGT cần tổ chức một chiến dịch truyền thông quốc gia về ATGT cho mọi người dân.

a) Mục đích: Nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về TTATGT sẽ được nâng cao, tạo ra sự chuyển biến chung trong toàn xã hội về việc chấp hành pháp luật TTATGT. Từ đó, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

b) Đối tượng: Toàn thể các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.

c) Nội dung cơ bản

- Những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra

- Những quy định về TTATGT ( đối với các loại đối tượng, phương tiện tham gia giao thông)

- Những hành vi vi phạm ATGT

- Những gương điển hình trong thực hiện ATGT

d) Các giải pháp chính:

- Tổ chức lễ phát động chiến dịch ở cả cấp TƯ và địa phương

- Tổ chức các xe diễu hành tuyên truyền

- Xây dựng chương trình, tài liệu, pa nô, áp phích tuyên truyền giáo dục trên đài truyền hình, đài phát thanh, mạng internet...

- Đưa nội dung tuyên truyền vào sinh hoạt của các tổ dân phố, các cơ quan, doanh nghiệp...

(2) Kế hoạch thực hiện:

Bộ thông tin truyền thông là đầu mối phối hợp với Đài truyền hình vIệt Nam, Bộ văn hoá, thể thao và du lịch xây dựng kế hoạch tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện.

4) Xây dựng các điều kiện tổ chức tuyên truyền giáo dục ATGT cho cộng

đồng: Tài liệu, phương tiện, tập huấn cán bộ

(1) Do giáo dục ATGT trong cộng đồng thời gian qua chủ yếu được tiến hành qua các phương tiện truyền thông đại chúng nên phương pháp chính là truyền tải thông tin. Những nội dung cơ bản được đề cập trong tuyên truyền là: Luật giao thông đường bộ, những yêu cầu của trật tự ATGT, những vụ tai nạn giao thông điển hình, bình luận các hành vi vi phạm ATGT...Ngoài ra, cũng có một số hoạt động giáo dục ATGT do các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức quần

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ

Email: [email protected] III-6-16

chúng nhưng chỉ mang tính phong trào, nhất thời. Chưa có quy định cán bộ chịu trách nhiệm chính về giáo dục ATGT trong cộng đồng trong khi mỗi xã (phường) có 01 cán bộ văn hoá xã hội. Các tài liệu, thiết bị kèm theo, do vậy cũng phần nhiều là tài liệu tuyên truyền như: Pa-nô, áp phích, tờ rơi, hình ảnh các vụ tai nạn giao thông, các tài liệu hướng dẫn cho các tình nguyện viên là đoàn viên THCS Hồ Chí Minh như: "Cẩm nang công tác ATGT", "Kịch bản truyền thông về ATGT", "Hướng dẫn thi tìm hiểu về ATGT "; một số bài dạy (thí điểm ) ATGT dùng cho trung tâm học tập cộng đồng...Số lượng tài liệu còn ít ỏi và nội dung tài liệu chưa phù hợp với mọi đối tượng trong cộng đồng.

(2) Các đề xuất:

a) Khảo sát nội dung, phương pháp, điều kiện giáo dục ATGT trong cộng đồng trong nước và ở nước ngoài. Xây dựng nội dung giáo dục ATGT trong cộng đồng với những kiến thức, kỹ năng cơ bản về luật giao thông, thái độ, kĩ năng tham gia giao thông, tuyên truyền về ATGT, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông. Cũng cần lưu ý bên cạnh tính phổ biến thì còn đòi hỏi tính đặc thù. Cần căn cứ vào từng nhóm tham gia giao thông và điều kiện cụ thể từng vùng miền trong từng giai đoạn mà đưa ra những nội dung giáo dục ATGT thiết thực.

b) Về phương pháp giáo dục ATGT trong cộng đồng: Việc thông qua các phương tiện truyền thông là rất cần thiết . Ngoài ra, đòi hỏi sử dụng các phương pháp có sự tham gia trực tiếp của người dân như: đối thoại, thảo luận, thuyết phục, tham gia… với các hình thức như: Hội thảo, thi tìm hiểu, ký cam kết, tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự ATGT ….Khuyến khích các cơ sở có các hình thức giáo dục ATGT sáng tạo, linh hoạt; tuỳ theo điều kiện, khả năng từng cộng đồng.

c) Cần có những quy định cụ thể về điều kiện, phương tiện tổ chức giáo dục ATGT trong cộng đồng. Về cơ sở hoạt động có thể tận dụng các cơ sở đã có như: trường học, trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hoá ở tại xã (phường). Về tài liệu cần cung cấp sách, tranh, biển báo giao thông, sa bàn, đĩa VCD…và các đạo cụ cần thiết khác thể hiện nội dung, đáp ứng phương pháp giáo dục ATGT( như đã nêu ở phần a/, b/ ) của mục này).

Riêng đối với vùng xa xôi, khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thể áp dụng hình thức như của Nhật Bản là có các xe ô tô chuyên dụng đến tận thôn, bản thực hiện nhiệm vụ giáo dục ATGT. Xe ô tô mang theo chuyên gia và các tài liệu, phương tiện giáo dục ATGT cho cộng đồng. Và người dân sẽ được cung cấp các thông tin cũng như các tài liệu, phương tiện cần thiết để được tham gia và thụ hưởng giáo dục ATGT.

d) Có kế hoạch tiến hành đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ làm công tác giáo dục ATGT trong cộng đồng., trung bình mỗi xã (phường) là 01 người. Đây là cán bộ kiêm nhiệm chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT cộng đồng, có thể kiêm là giảng viên, tuyên truyền viên.

(3) Kế hoạch triển khai:

UBATGTQG là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Thông tin & truyền thông, Bộ Văn hoá, thể thao & du lịch tổ chức biên soạn nội dung

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-17

chương trình, danh mục các tài liệu, thiết bị; quy định các hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục, cách chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT tại cộng đồng và kế hoạch tổ chức tập huấn cho cán bộ, giảng viên

5) Xây dựng, thực hiện mô hình thí điểm giáo dục ATGT có hiệu quả trong cộng đồng

(1) Thiết kế mô hình giáo dục ATGT ở các vùng khác nhau: Thành phố, nông thôn, miền núi cao, bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, các hoạt động chính, cơ chế thực hiện, các điều kiện nhân lực, vật lực, dự kiến kết quả. Tiếp đó là xây dựng dự án để triển khaii thực hiện mô hình này.

(2) Dự kiến cơ cấu quản lý dự án thực hiện mô hình thí điểm

Hình III.6.4.2 Cơ cấu quản lí dự án xây dựng mô hình thí điểm

Trong thực hiện mô hình thí điểm cần xây dựng tiêu chí đánh giá mô hình và cũng là để đánh giá công tác giáo dục ATGT cộng đồng. Việc đánh giá đó cần được phủ trên cả 3 cấp độ: Cộng đồng với ATGT, gia đình với ATGT và công

Uỷ ban ATGTQG Ban ATGT tỉnh

Giám sát & Đánh giá

Hỗ trợ chuyên môn: Bộ GD-ĐT, Bộ VH-TT-DL,

Bộ TT-TT

Ban ATGT cấp quận, huyện

Giám sát & Đánh giá

Ban điều hành dự án cấp xã

Hỗ trợ chuyên môn: Trường hoc,

TThọc tập CĐ, nhà văn hoá

Thôn, ấp, bản

Giám sát & Đánh giá

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ

Email: [email protected] III-6-18

dân với ATGT (bao gồm dữ liệu thống kê về số vụ vi phạm ATGT của người dân)

(3) Kế hoạch thực hiện:

Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia là cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch, một số địa bàn được lựa chọn làm thí điểm để thiết kế mô hình, xây dựng dự án triển khai thực hiện.

6.5 Lộ trình thực hiện mục tiêu và tiến độ thực hiện các chiến lược

1) Lộ trình thực hiện mục tiêu

Lộ trình triển khai chia làm 4 giai đoạn (1) Giai đoạn I: 2008-2010

Mục tiêu: Thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trước mắt tạo cơ sở, động lực cho việc thực hiện mục tiêu chung.

Các hoạt động chính:

- Khảo sát giáo dục ATGT trong nhà trường, đặc biệt là trong cộng đồng: Ai làm, nội dung, cách thức, các phương tiện, điều kiện...

- Xây dựng văn bản quy định mục đích, nội dung, thời lượng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường.

- Xây dựng, ban hành văn bản quy định nhiệm vụ, nội dung giáo dục ATGT và cán bộ phụ trách giáo dục ATGT trong cộng đồng.

- Tổ chức chiến dịch truyền thông quốc gia giáo dục ATGT cho mọi người, sau đó là cuộc vận động xây dựng văn hoá ATGT trong ngành giáo dục nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ về nhận thức của người dân về thực hiện ATGT

- Lên kế hoạch xây dựng các mô hình thí điểm về giáo dục ATGT trong nhà trường, trong cộng đồng, kế hoạch cung cấp tài liệu, thiết bị, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ giáo dục ATGT trong cộng đồng.

(2) Giai đoạn II: 2011-2012

Mục tiêu: Xây dựng các điều kiện về nhân lực, vật lực cho giáo dục ATGT trong nhà trường và cộng đồng.

Các hoạt động chính:

- Xây dựng chương trình, tài liệu, thiết bị, phương tiện tuyên truyền giáo dục ATGT chính khoá và ngoại khoá trong các cơ sở giáo dục và trong cộng đồng.

- Tiến hành bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, tuyên truyền viên giáo dục ATGT trong nhà trường và trong cộng đồng.

- Triển khai các hoạt động thí điểm ngoại khoá về giáo dục ATGT của các cơ

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-19

sở giáo dục và thí điểm mô hình giáo dục ATGT trong cộng đồng.

(3) Giai đoạn III: 2013-2015 Mục tiêu: Tạo sự chuyển biến cơ bản trong giáo dục ATGT thông qua việc triển khai các hoạt động. Tất cả các cơ sở giáo dục đều thực hiện giáo dục ATGT trong đó 50% số trường học đạt tiêu chuẩn trường học đảm bảo ATGT; 70% số xã (phường) tiến hành giáo dục ATGT trong cộng đồng.

Các hoạt động chính:

- Tiếp tục triển khai cung cấp tài liệu, trang thiết bị cho giáo dục ATGT trong nhà trường và trong cộng đồng.

- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, tuyên truyền viên giáo dục ATGT, sử dụng hình thức xe tuyên truyền giáo dục ATGT đến các nơi xa xôi, hẻo lánh.

- Mở rộng cuộc xây dựng văn hoá ATGT từ trong nhà trường ra cộng đồng.

(4) Giai đoạn IV: 2016-2020 Mục tiêu:

Hoàn thành các mục tiêu đã đề ra: Tất cả các xã( phường ) đều tiến hành giáo dục ATGT theo kế hoạch, 70% số trường học đạt tiêu chuẩn trường học đảm bảo ATGT, giảm 70% số học sinh, sinh viên; 60% số người dân trong cộng đồng vi phạm ATGT so với hiện nay.

Các hoạt động chính:

- Tiến hành tiến hành tổng kết việc thực hiện các dự án, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các điều chỉnh cần thiết để đạt mục tiêu tổng quát.

- Mở rộng địa bàn thực hiện các dự án.

2) Tiến độ thực hiện các chiến lược

Tiến độ thực hiện các chiến lược giáo dục ATGT trong nhà trường và trong cộng đồng được thể hiện ở hai bảng dưới đây:

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ

Email: [email protected] III-6-20

Bảng III.6.5.1 Tiến độ thực hiện các chiến lược giáo dục ATGT trong nhà trường

Năm

Thực hiện chiến lược 2008 - 2010

2011 – 2012

2013 – 2015

2016 - 2020

Chuẩn bị dự thảo

Xin ý kiến chuyên gia

1. Các quy định có tính pháp quy về giáo dục ATGT trong nhà trường

Ban hành văn bản

Phối hợp các ban, ngành xây dựng kế hoạch, nội dung cuộc vận động

Phát động cuộc vận động

2. Vận động chấp hành Luật Giao thông; Xây dựng văn hoá ATGT toàn ngành

Giám sát thực hiện

Bổ sung nội dung phương pháp GD ATGT, hoàn thiện chương trình

Xây dựng yêu cầu, danh mục tài liệu, thiết bị giáo dục ATGT

Trang cấp tài liệu, thiết bị

3. Hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp; Hoàn thiện và trang cấp tài liệu, thiết bị; Tập huấn giáo viên

Tập huấn giáo viên

Phối hợp các ban, ngành xây dựng tiêu chuẩn trường học đảm bảo ATGT

4. Xây dựng yêu cầu chuẩn cơ sở giáo dục đảm bảo ATGT. Quản lý đánh giá thực hiện ATGT trường học

Hướng dẫn thực hiện quản lý, đánh giá thực hiện trật tự ATGT

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email: [email protected] III-6-21

Bảng III.6.5.2 Tiến độ thực hiện các chiến lược giáo dục ATGT cộng đồng

Năm

Thực hiện chiến lược 2008 - 2010

2011 – 2012

2013 – 2015

2016 - 2020

Khảo sát hoạt động GD ATGT cộng đồng trong nước và nước ngoài

1. Khảo sát hoạt động GD ATGT trong cộng đồng. Đề xuất cơ cấu tổ chức thực hiện GD ATGT cộng đồng

Phối hợp các ban, ngành, thiết lập hệ thống giáo dục ATGT cộng đồng

Phối hợp các ban ngành xây dựng kế hoạch, nội dung chiến dịch

Tổ chức lễ phát động chiến dịch

2. Tổ chức chiến dịch truyền thông quốc gia giáo dục ATGT cho mọi người

Truyền thông về chiến dịch

Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục ATGT cộng đồng

Xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo dục ATGT cộng đồng

3. Xây dựng các điều kiện tổ chức giáo dục ATGT cộng đồng: Tài liệu, phương tiện, tập huấn cán bộ

Thực hiện kế hoạch

Xây dựng mô hình thí điểm và dự án

Thực hiện

4. Thử nghiệm mô hình giáo dục ATGT có hiệu quả trong cộng đồng

Xây dựng tiêu chí đánh giá