1

Click here to load reader

6 thonhuong bentre3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 6 thonhuong bentre3

6 nhóm đất và 11 loại

1/ Nhóm đất liếp: 62.972 ha (26,7% diện tích toàn tỉnh), phân bố chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và thị xã Bến Tre. Đây là nhóm đất không còn ở trạng thái tự nhiên, được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau: phù sau, phèn, mặn. Hầu hết tầng đất mặt đã xáo trộn. Các loại đất liếp thường có tuổi khác nhau, có loại hình thành khá lâu từ 50 – 80 năm, có loại chỉ mới hình thành 2 – 3 năm. Đất thường ít chua, hàm lượng dinh dưỡng trung bình.

2/ Nhóm đất cồn cát: 9.729 ha (4,2% diện tích toàn tỉnh), phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, có dạng hình vòng cung hay rẻ quạt, thường chạy song song với bờ biển. Nhóm đất này có đặc tính chung là tơi xốp, dễ thoát nước, giữ nước và giữ phân kém, nghèo chất dinh dưỡng. Đây là nhóm đất được sử dụng lâu đời nhất, là địa bàn cư trú chủ yếu của nhân dân trong tỉnh. Nhóm đất này được chia làm 2 loại: đất cồn cát (2.549 ha) và đất cồn cát bị nhiễm mặn (7.181 ha).

3/ Nhóm đất phù sa: 11.846 ha (5,1% diện tích toàn tỉnh), đây là nhóm đất trồng lúa chủ yếu ở tỉnh Bến Tre, tập trung ở huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Châu Thành và rải rác ở Mỏ Cày, thị xã Bến Tre, Giồng Trôm. Đây là loại đất thích hợp nhất cho cây lúa. Đất có thành phần chủ yếu là sét, có xác thực vật phân hủy tương đối nhiều, lượng dinh dưỡng khá, ít chua. Nhóm đất này được chia thành 3 loại: đất phù sa được bồi (132 ha), đất phù sa “glây” (4.479 ha), đất phù sa loang lổ có "glây" (7.235 ha).

4/ Nhóm đất phèn: 2.464 ha (1% diện tích toàn tỉnh), chủ yếu là loại đất phèn ít, phân bố tập trung ở 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách. Đất thường bị chua, đặc biệt vào mùa khô, tuy nhiên khả năng gây độc cho cây trồng không lớn, vì vậy hầu hết diện tích đất phèn ở Bến Tre đều canh tác được 2 vụ lúa, mặc dù năng suất vụ lúa đông xuân thường không cao.

5/ Nhóm đất mặn chua: 47.028 ha (20% diện tích toàn tỉnh) đây là nhóm đất có diện tích khá lớn, phân bố tập trung ở 4 huyện bị nhiễm mặn là Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri và Mỏ Cày. Đất mặn chua ở Bến Tre ít khi tập trung thành những vùng rộng lớn, thường là những khu vực nhỏ vài trăm hécta, độ chua thấp (36.253 ha). Nhóm đất này thường có 2 dạng, dạng ít hữu cơ và dạng có nhiều hữu cơ trong các tầng đất sâu. Do ảnh hưởng của triều, đất thường vừa bị chua vừa bị mặn, gây hạn chế nhiều đến khả năng sử dụng cho nông nghiệp.

6/ Nhóm đất mặn: 64.592 ha (27,4% diện tích toàn tỉnh), trong đó loại đất mặn nhiều (55.291 ha) thường tập trung ở các huyện ven biển của tỉnh. Đất bị mặn chủ yếu do tác động của nước triều và nước ngầm mặn, thường xảy ra vào mùa khô, do đó hầu hết diện tích đất mặn chỉ canh tác được một vụ lúa mùa mưa.

Sản xuất nông nghiệp ngày càng mở rộng, nhu cầu thâm canh, tăng vụ ngày càng được chú trọng, đặc biệt đối với vùng đất hẹp người đông. Hơn 20 năm qua, bằng những nỗ lực quan trọng, nhân dân Bến Tre cũng như cả đồng bằng Nam Bộ đã tiến hành nhiều công trình thau chua, rửa mặn, cải tạo đất đai nhằm khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả hơn. Hàng loạt những biện pháp khai thác và cải tạo đất được sử dụng trong thời gian qua khiến đất đai ở Bến Tre có những chuyển biến khá sâu sắc (theo cả hai chiều xấu hơn, hoặc tốt hơn). http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=177&Itemid=46