14
TỈNH ĐĂK NÔNG - Diện tích tự nhiên: 6.513,0 km 2 - Dân số năm 2005: 397.500 người - Mật độ dân số năm 2005: 61 người/km 2 - Tỷ trọng GDP ngành NN năm 2005: 59,66 % - Tăng trưởng BQ ngành NN từ 2000-2005: 9,3 % Tỉnh Đăk Nông là tỉnh mới tách ra từ tỉnh Đăk Lăk, nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp CampuChia với 130km đường biên giới. Tỉnh có 6 huyện: CưJut, ĐăkMil, Krôngnô, Đăk Song, Đăk R’lấp và Đăk Nông, trung tâm tỉnh lỵ đóng tại Gia Nghĩa. Tỉnh có quốc lộ 14 nối với Đăk Lăk, có quốc lộ 28 nối Đăk Nông với Lâm Đồng và Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh. Trong tương lai, khi dự án khai thác và chế biến boxit được triển khai thì tuyến đường sắt Đăk Nông-Chơn Thành-Dĩ An ra cảng Thị Vải sẽ được xây dựng mở ra cơ hội lớn cho Đăk Nông đẩy mạnh phát triển công nghiệp và khai thác các thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh. Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đăk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và Duyên Hải Miền Trung và nước bạn Cam Pu Chia. I. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Tuy là tỉnh mới được chia tách, song tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 - 2001 đạt 9,3 %, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước (7,6 %). Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp từ 76,8 % năm 2000, xuống còn 59,66 %, năm 2005. Việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung sản xuất hàng hoá xuất khẩu như: cà phê, cao su, tiêu, điều, đã đưa giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt trên 30 triệu USD. Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, nên vẫn là tỉnh nghèo so với các tỉnh trong 1

688 Da Knong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Daknong

Citation preview

Page 1: 688 Da Knong

TỈNH ĐĂK NÔNG

- Diện tích tự nhiên: 6.513,0 km2

- Dân số năm 2005: 397.500 người- Mật độ dân số năm 2005: 61 người/km2

- Tỷ trọng GDP ngành NN năm 2005: 59,66 %- Tăng trưởng BQ ngành NN từ 2000-2005: 9,3 %

Tỉnh Đăk Nông là tỉnh mới tách ra từ tỉnh Đăk Lăk, nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp CampuChia với 130km đường biên giới. Tỉnh có 6 huyện: CưJut, ĐăkMil, Krôngnô, Đăk Song, Đăk R’lấp và Đăk Nông, trung tâm tỉnh lỵ đóng tại Gia Nghĩa.

Tỉnh có quốc lộ 14 nối với Đăk Lăk, có quốc lộ 28 nối Đăk Nông với Lâm Đồng và Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh. Trong tương lai, khi dự án khai thác và chế biến boxit được triển khai thì tuyến đường sắt Đăk Nông-Chơn Thành-Dĩ An ra cảng Thị Vải sẽ được xây dựng mở ra cơ hội lớn cho Đăk Nông đẩy mạnh phát triển công nghiệp và khai thác các thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh.

Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đăk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và Duyên Hải Miền Trung và nước bạn Cam Pu Chia.

I. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ XÃ HỘI

Tuy là tỉnh mới được chia tách, song tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 - 2001 đạt 9,3 %, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước (7,6 %).

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp từ 76,8 % năm 2000, xuống còn 59,66 %, năm 2005. Việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung sản xuất hàng hoá xuất khẩu như: cà phê, cao su, tiêu, điều, đã đưa giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt trên 30 triệu USD. Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, nên vẫn là tỉnh nghèo so với các tỉnh trong Vùng. Mức thu nhập bình quân đầu người thấp 3,73 triệu đồng/người/năm, trong khi bình quân chung vùng Tây Nguyên đạt 5,07 triệu đồng /người/năm. GDP đầu người của Đăk Nông mới bằng 72% bình quân của toàn vùng, và chỉ bằng 56% bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên Đăk Nông là tỉnh còn nhiều tiềm năng về nông lâm nghiệp chưa được khai thác như: diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, tiềm năng thuỷ điện lớn, khoáng sản quý như boxit chưa khai thác.

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

1. Hiện trạng sử dụng đất Nông-Lâm nghiệp

- Đất sản xuất nông nghiệp năm 2005 là 200.326 ha, tăng so với năm 2003 là 47.812 ha, mỗi năm tăng 9.562 ha, chủ yếu là do tăng diện tích trồng cây hàng năm.

1

Page 2: 688 Da Knong

BIẾN ĐỘNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2000-2005

Đvt: Ha

Loại đất 2000 2005

§Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp 152.514 200.326

Tỷ lệ so với đất tự nhiên (%) 26,0 30,8

1- §Êt trång c©y hµng n¨m 49.284 90.670

- §Êt lóa 6.641 9.800

- §Êt ®ång cá ch¨n nu«i 22 350

- §Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c 42.621 80.520

2- §Êt trång c©y l©u n¨m 103.230 109.656

Trong ®ã ®Êt trång c©y ¨n qu¶ 700

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông 2000-2005

2. Sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPĐvt : tỷ đồng (giá HH)

Mục 2000 2002 2004 2005Tăng BQ(%)

2000-2005

Tổng giá trị sản xuất 1.660,34 1.599,50 2.360,83 3.565,13 13,58

Tỷ lệ (%) 100 100 100 100

1-Nông nghiệp 1.537,99 1.468,31 2.272,90 3.421,10 14,25

Tỷ lệ (%) 92,63 91,80 96,28 95,96

2-Lâm nghiệp 106,82 112,47 63,36 108,93 0,33

Tỷ lệ (%) 6,43 7,03 2,68 3,06

3-Thuỷ sản 15,53 18,93 24,57 35,10 14,55

Tỷ lệ (%) 0,94 1,18 1,04 0,98Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông 2000-2005

Cơ cấu kinh tế của ngành nông-lâm-thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 ít có sự dịch chuyển, năm 2005 cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng 95,96 %, lâm nghiệp chiếm 3,06 %, nuôi trồng thuỷ sản là 0,98 %. Đăk Nông là tỉnh thuần nông, trồng trọt và chăn nuôi chiếm gần 96 % GDP của ngành nông lâm nghiệp.

2.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt: Cũng như những tỉnh thuần nông khác, trồng trọt là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, điều. Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm tới 90,3% (2005).

Năm 2005, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 96.831 ha, trong đó cây lương thực có hạt 39.110 ha, cây công nghiệp hàng năm 27.233 ha; cây công nghiệp lâu năm 109.688 ha; cây ăn quả 2.692 ha; rau đậu các loại 10.471 ha, hệ số sử dụng đất cây hàng năm bình quân đạt 1,06 lần, thấp hơn so với các tỉnh khác trong vùng (trừ tỉnh Kon Tum).

2

Page 3: 688 Da Knong

DIỄN BIẾN SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

Mục ĐVT 2000 2002 2004 2005

Tốc độ tăng BQ

năm(%) 2000-2005

1. DT cây lương thực 1000ha 15,502 23,703 30,333 39,110 20,53

Trong đó :lúa cả năm 1000ha 8,223 10,628 11,914 12,973 7,89

2. SL lương thực 1000tấn

62,028 80,325 121,179 197,184 21,26

Trong đó : thóc 1000tấn

29,048 31,638 46,327 51,543 10,03

3. BQ LThực/người kg 203 235 334 482

4. Lạc 1000ha 4,225 6,408 6,927 7,921 11,04

5. Sắn 1000ha 0,688 5,296 8,364 17,176 70,96

6. Mía 1000ha 0,507 0,693 0,807 0,834 8,65

7. Đậu tương 1000ha 5,145 10,511 13,960 15,371 20,01

9. Bông vải 1000ha 4,463 4,616 1,519 2,660 -8,26

10. Rau, đậu 1000ha 5,647 6,934 8,925 10,471 10,84

11. Cà phê 1000ha 75,701 70,048 64,912 70,760 -1,12

12. Cao su 1000ha 3,231 5,498 7,627 8,455 17,39

13. Hồ tiêu 1000ha 4,537 5,803 6,544 5,575 3,49

14. Điều 1000ha 2,491 2,534 6,665 20,930 42,58

15. Cây ăn quả 1000ha 2,692

16. Chè 1000ha 0,065 0,056 0,084 0,088 5,18Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông 2000-2005

Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi, đáng chú ý diện tích cà phê năng suất thấp, vườn cây kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang cây trồng khác, diện tích chuyển đổi 5 ngàn ha. Các cây trồng chủ yếu vẫn duy trì mức tăng khá: cà phê 70,8 ngàn ha, sản lượng 100,6 ngàn tấn, giảm 20 ngàn tấn so với năm 2000; cao su 8,46 ngàn ha, sản lượng 2.552 tấn; cây điều diện tích tăng nhanh đạt 20,93 ngàn ha; lương thực sản lượng đạt 197,2 ngàn tấn, tăng 3,2 lần so với năm 2000, bình quân lương thực đạt 482 kg/người/năm. Sản lượng lương thực tăng là nhờ tăng diện tích ngô lai và lúa. Tăng diện tích cây lâu năm như cao su, cây điều, cây ăn quả là hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh.

b-Chăn nuôi

Lợi thế so sánh của Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng là chăn nuôi đại gia súc, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 240,73 tỷ đồng (2000) lên 466,6 tỷ đồng(2005). Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 13,81%, tỷ trọng trong cơ cấu nông nghiệp năm 2005 là 9,7%, thấp hơn so với các tỉnh khác trong vùng.

Đến nay có 4,912 ngàn con trâu; 15,464 ngàn con bò; 124,852 ngàn con heo; 0,826 triệu con gia cầm.

3

Page 4: 688 Da Knong

Từ năm 2000-2005 đã phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp, nhiều hộ gia đình đã trồng cỏ để chăn nuôi trâu bò. diện tích đồng cỏ chăn nuôi năm 2005 là 350 ha. Đây là hướng mới để phát triển nhanh đàn bò trong tỉnh rất thích hợp với chăn nuôi hộ gia đình.

DIỄN BIẾN ĐÀN VẬT NUÔI

Mục Đvt 2000 2002 2004 2005Tốc độ tăng

SLBQ 2000-2005 (% năm)

Đàn trâu con 3.696 4.395 4.238 4.912 4,85

Đàn bò con 13.456 6.968 12.477 15.464 2,34

Đàn lợn con 80.683 88.784 117.722 124.852 7,55

Đàn gia cầm 1000con 451.000 933.481 771.109 826.196 10,62

Thịt hơi các loại Tấn 7.451 8.634 9.063 10.179 5,34Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông 2000-2005

2.2. Lâm nghiệp

Theo số liệu kiểm kê đến năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 498.251 ha, độ che phủ của rừng là 56,3%, trong đó: đất rừng sản xuất 247 ngàn ha, đất rừng phòng hộ 92,625 ngàn ha, đất rừng đặc dụng 26,90 ngàn ha.

DIỄN BIẾN DIỆN TÍCH RỪNGĐvt: ha

Tổng số 2000 2004 2005Tăng BQ 2000-2005 (% năm)

1. Đất có rừng SX 297.267 234.041 263.163 -2,412. Đất có rừng phòng hộ 144.962 109.611 76.581 -11,983.Đất có rừng đặc dụng 56.022 26.834 30.650 -11,36Tổng số 498.251 370.486 370.394 -5,76

Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

Diện tích rừng giảm sút năm 2000 trở lại đây do công tác bảo vệ, chăm sóc, khoanh nuôi chưa hiệu quả. Vì vậy độ che phủ của rừng từ 76,5 % năm 2000 giảm còn 56,3 % năm 2005.

2.3. Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2005: 670 ha, sản lượng đạt 1,558 ngàn tấn, đạt giá trị 35.100 triệu đồng. Dự kiến sản lượng nuôi trồng và khai thác năm 2010 đạt 2,25 ngàn tấn thuỷ sản các loại, đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu trong tỉnh.

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG NGÀNH THUỶ SẢN

Tổng số Đvt 2000 2002 2004 2005Tốc độ tăng BQ

2000-2005 (% năm)I. Giá trị sản xuất Tr.đ 15.533 18.927 24.567 35.100 3,91II. Diện tích nuôi trồng ha 465 543 601 666 4,02III. Sản lượng Tấn 1.146 1.441 1.224 1.558 8,24Trong đó: - cá Tấn 1.123 1.415 1.211 1.537 8,28 - tôm Tấn 23 26 13 21 - 0,40Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông 2000-2005

4

Page 5: 688 Da Knong

3 Thuỷ lợi: Năm 2005 trên địa bàn tỉnh đã có 114 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó hồ đập 107, đập dâng: 06, trạm bơm: 01 công trình. Diện tích tưới được 7.601 ha (lúa: 1886 ha, cà phê và cây công nghiệp khác 5715 ha). Đắc Nông là tỉnh có hệ thống thuỷ lợi chưa phát triển so với các tỉnh khác trong vùng. Phát triển thủy lợi để tăng diện tích tưới và năng suất cây trồng là chiến lược lâu dài của tỉnh.

4. Đánh giá chung

Trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, nông-lâm nghiệp vẫn đóng 1 vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, trong nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng 85-90% cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp đang thực hiện từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả thấp sang các cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đăk Nông là tỉnh đang thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quyết định 150/TTg của Chính phủ có hiệu quả, đến năm 2010 chuyển gần 5000 ha cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác. Trồng điều bằng giống mới có thâm canh đang phát triển mạnh ở các huyện Đắc Lấp, Cư Jut triển vọng cho năng suất cao hơn các vườn điều giống cũ.

III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN 2020

1. Các mục tiêu chủ yếu năm 2010

Theo dự báo cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010, GDP ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống còn 45%, bình quân giảm 1%/năm, tốc độ tăng trưởng nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2006-2010 đạt 7,5%/năm. Đến năm 2020, GDP ngành nông nghiệp còn 35%.

Để tiếp cận mục tiêu trên trong nông nghiệp cần tập trung phát triển những sản phẩm hàng hoá chủ lực như: cao su, cà phê, điều, mía, cây ăn quả.

Tốc độ tăng trưởng ngành Nông-Lâm-Thủy sản năm 2006-2010 là 7,53% trong đó: nông nghiệp: 7,5%; lâm nghiệp: 8,14%; thuỷ sản: 10,18%. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 3.579,0 tỷ đồng.

Các sản phẩm chủ yếu cần ưu tiên phát triển là: cà phê, cao su, điều, bông vải; cây công nghiệp ngắn ngày : mía, lạc và đậu tương; cây thức ăn gia súc là cỏ trồng

BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2010 VÀ 2020 Đvt: (ha)

Hạng mục 2005 2010 2020

Tổng diện tích đất nông nghiệp 567.575 591.540 564.550

Đất sản xuất nông nghiệp 200.326 220.000 182.300

Tỷ lệ so với đất tự nhiên (%) 26,0 33,7 31,3

1- Đất trồng cây hàng năm 90.670 90.000 42.300

- Đất lúa 9.800 10.650 7.300

- Đất trồng cỏ chăn nuôi 350 1.800 2.500

- Đất trồng cây hàng năm khác 80.520 77.550 34.300

2- Đất trồng câylâu năm 109.656 130.000 140.000

Trong đó đất trồng cây ăn quả 700 10.000 0

5

Page 6: 688 Da Knong

Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội đến năm 2010 tỉnh Đăk Nông và Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

2. Các sản phẩm hàng hoá chủ yếu:

2.1. Nông nghiệp

DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CHÍNH

Mục Đơn vịHT

2005

Năm

2010

Năm

2020

Tốc độ tăng

(%/năm)

2005-2010

1. DT cây LT có hạt 1.000ha 39,110 50,750 34,800 4,44

Trong đó:-Lúa cả năm 1.000ha 12,973 15,750 14,800 3,29

2. Sản lượng LT 1.000tấn 197,184 286,000 215,800 6,39

Trong đó: thóc 1.000tấn 51,543 81,000 85,800 7,82

3. Lạc 1.000ha 7,921 13,000 15,000 8,6

4. Sắn 1.000ha 17,176 9,000 9,000 -10,21

5. Mía 1.000ha 0,834 3,000 2,600 23,78

6. Đậu tương 1.000ha 15,371 18,000 20,000

7. Thuốc lá 1.000ha 0 0 0

8. Bông vải 1.000ha 2,660 7,000 9,000 17,49

9. Rau, đậu các loại 1.000ha 10,471 20,000 14,000 11,39

10. Cà phê 1.000ha 70,760 60,000 55,000 -2,71

11. Cao su 1.000ha 8,455 15,000 17,000 10,03

12. Chè 1.000ha 0,088 0,45 0,500 31,26

13. Hồ tiêu 1.000ha 5,575 7,000 10,000 3,87

14. Điều 1.000ha 20,930 28,000 40,000 4,9

15. Cây ăn quả 1.000ha 2,361 5,000 8,000 13,32

Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội đến năm 2010 tỉnh Đăk Nông

a. Trồng trọt: Trồng trọt trong thời gian tới vẫn được xác định là ngành then chốt, mặc dù tỷ trọng có giảm nhưng vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Các cây trồng nông nghiệp của tỉnh chủ yếu vẫn là cây công nghiệp dài ngày có gái trị hàng hoá xuất khẩu như cà phê, cao su, điều, cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm có tiềm năng như: bông vải, mía, lạc, đậu tương. Cây lương thực chủ yếu là lúa và ngô lai, cây thực phẩm : rau đậu các loại.

- Cây lương thực có hạt: Chủ yếu là lúa và ngô lai: Diện tích lúa đến năm 2010 ổn định 15,75 ngàn ha gieo trồng, năng suất bình quân đạt 52 tạ/ha, sản lượng 81 ngàn tấn. Phát triển nhanh diện tích ngô lai, dự kiến đến năm 2010 đạt diện tích 35 ngàn ha, năng suất 58 tạ/ha, sản lượng 205,0 ngàn tấn, phục vụ tiêu dùng và chế biến thức ăn gia súc.

- Cây có bột: Chủ yếu là cây sắn cần phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn, làm thức ăn cho gia súc góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi. Tăng diện tích trồng sắn lên 9 ngàn ha vào năm 2010.

6

Page 7: 688 Da Knong

Trồng sắn thâm canh trên đất ít dốc và xen canh với đậu đỗm, lạc để tăng năng suất sắn lên 40 - 50 tấn/ha.

- Cây công nghiệp ngắn ngày: Tập trung phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày thay thế nhập khẩu, có thị trường tiêu thụ ổn định như: bông vải, mía đường, lạc, đậu tương. Khả năng mở rộng cây công nghiệp ngắn ngày trên cơ sở chuyển từ đất lúa, màu kém hiệu quả và tăng vụ, xen canh....

+ Cây mía: để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hịên có hoạt động hết công suất, dự kiến đến năm 2010 ổn định diện tích 3 ngàn ha, sản lượng 195 ngàn tấn.

+ Cây lạc: Dự kiến đến năm 2010 đưa diện tích lạc lên 13 ngàn ha, sản lượng 28 ngàn tấn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dầu thực vật và xuất khẩu lạc nhân.

+ Đậu tương: Dự kiến đưa diện tích đậu tương lên 18 ngàn ha vào năm 2010.

+ Bông vải: Có nhiều tiềm năng phát triển với quy mô tập trung trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2010 dự kiến đưa diện tích bông vải lên 7 ngàn ha.

- Cây công nghiệp lâu năm:Tập trung phát triển các loại cây thế mạnh của tỉnh, tạo khối lượng hàng hoá xuất khẩu chủ lực như: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu...

+ Cây cà phê: Là cây hàng hoá xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên do phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, trồng trên các loại đất tầng mỏng, không có nước tưới nên hiệu quả kinh tế thấp. Dự kiến đến năm 2010 sẽ chuyển 5 ngàn ha cà phê vối kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác; đồng thời tập trung đầu tư thâm canh và phát triển cà phê chè, sản lượng đến năm 2010 vẫn đạt 120 ngàn tấn.

+ Cây cao su: Là cây công nghiệp được khẳng định thích hợp trên vùng đất bazan của tỉnh, cao su là cây có hiệu quả kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Do vậy chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh đặt cao su là cây chiến lược thứ 2 sau cà phê. Diện tích dự kiến đến 2010 đạt 15 ngàn ha, sản lượng đạt 9,5 ngàn tấn.

+ Cây điều: Điều được xác định là cây trồng vừa che phủ đất vừa cho hiệu quả kinh tế, những năm gần đây tốc độ phát triển điều khá nhanh từ 2,50 ngàn ha năm 2000 tăng lên 6,66 ngàn ha vào năm 2005. Tuy nhiên do trồng điều giống cũ và chưa đầu tư thâm canh nên năng suất thấp, chất lượng kém. Vì vậy cần đầu tư thay thế dần giống điều cũ bằng các giống điều ghép, và đầu tư thâm canh để năng suất cao. dự kiến đến năm 2010 ổn định vườn điều ở mức 28 ngàn ha.

b. Chăn nuôi:

DỰ BÁO ĐÀN VẬT NUÔI ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020

Đơn vị 2005 2010 2020Tốc độ tăng(%/năm)

2005-2010

Đàn trâu 1.000con 4,912 5,500 5,500 1,18

Đàn bò 1.000con 15,464 29,500 60,500 2,81

Đàn lợn 1.000con 124,852 150,000 300,000 5,03

Đàn gia cầm 1.000con 826,196 1.500,0 3.000,0 13,47

Thịt hơi các loại 1.000tấn 10,179 19,000 44,500 18,00

7

Page 8: 688 Da Knong

Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội đến năm 2010 tỉnh Đăk Nông

Thế mạnh của Đăk Nông là chăn nuôi gia súc có sừng (trâu, bò, dê...) bên cạnh phương thức nuôi truyền thống, cần đầu tư nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, trồng cỏ, bổ sung thức ăn tinh cho gia súc. Tập trung đầu tư chương trình Sind hoá đàn bò và nạc hoá đàn heo, đến năm 2010 bò lai đạt 40%, heo lai đạt 70%.

2.2. Lâm nghiệp: Trồng rừng đi đôi với khoanh nuôi bảo vệ rừng, hạn chế và đóng cửa rừng. Cần tiến hành giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức quản lý, bảo vệ rừng.

Dự kiến đến năm 2010 có 391.635 ngàn ha rừng, 317,865 ngàn ha rừng sản xuất; 40,523 ngàn ha rừng phòng hộ; 33,247 ngàn ha rừng đặc dụng.

DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG

Đơn vị: ha

Tổng số 2005 2010Tốc độ tăng BQ năm(%)

(2005-2010)

1-Đất có rừng sản xuất 263.163 317.865 3,85

2-Đất có rừng phòng hộ 76.581 40.523 -11,95

3-Đất có rừng đặc dụng 30.650 33.247 1,64

Tổng số 370.394 391.635 1,12

Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

2.3. Thuỷ sản

THUỶ SẢN NUÔI TRỒNG

Tổng số Đvt 2005 2010 2020 Tốc độ tăng BQ năm(%)(2005-2010)

I-Diện tích nuôi trồng ha 666 1.700 2500 22,20

II-Sản lượng Tấn 1.558 2.250 7.200 20,26

Trong đó: - Cá Tấn 1.537 2.235 7.180 20,10

- Tôm Tấn 21 15 20 16,00Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội đến năm 2010tỉnh Đăk Nông

IV. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP

1- Thuỷ lợi

Dự kiến đến năm 2010 dự kiến mở rộng và xây dựng mới 27 công trình, công suất tưới thiết kế thêm là: 7.697ha, kinh phí xây dựng 373,20 tỷ đồng. Tổng diện tích được tưới là 14.882 ha.

2- Hệ thống dịch vụ nông nghiệp

Xây dựng mạng lưới trang trại bảo vệ thực vật thú y, các trạm thuỷ nông, các cơ sở chế biến phân bón, thức ăn gia súc, hệ thống các đại lý cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ sản xuất...

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn và cung cấp cho người dân các quy trình công nghệ sinh học, kỹ thuật thâm canh tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

8

Page 9: 688 Da Knong

Trong những năm tới cần xây dựng các trung tâm thương mại tập trung ở các thành phố, thị xã, trung tâm huyện lỵ, xây dựng hệ thống chợ cho các hộ thương nhân là hạt nhân thu mua, vận chuyển và phân phối hàng nông sản ở các xã vùng sâu, vùng xa.

3- Hệ thống chế biến nông lâm sản:

Tập trung đầu tư cho chế biến các hàng nông sản có lợi thế về nguyên liệu trong tỉnh như: cà phê, bông, điều, mía, sắn, ngô, các sản phẩm từ chăn nuôi.

- Chế biến cà phê: củng cố các xí nghiệp chế biến hiện có. Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến cà phê theo công nghệ ướt, xây dựng 1 số cơ sở chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu.

Đến năm 2010 dự kiến xây dựng 2 cơ sở chế biến cà phê ướt công suất 4000 tấn ở Đăk Mil và Đăk Song, xây dựng nhà máy chế biến cà phê hạt xuất khẩu công xuất 0.000 tấn/năm tại Gia Nghĩa, cơ sở chế biến cà phê bột xuất khẩu công suất 300tấn/năm tại Đăk Mil.

- Cao su: Xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su khoảng 2000 tân sản phẩm/năm ở Đăk R’lâp, cơ sở chế biến cao su thành phẩm ( 5000 bộ săm lốp ô tô, 250 ngàn băng tải cao su) ở cụm công nghiệp Nhân cơ, 1 cơ sở chế biến cao su mủ cốm tại Thuận An ( Đăk Mil) công suất 1500tấn/năm và cao su mủ tơ ở ĐăkNia 1200 tấn/năm.

- Mía đường: Mở rộng vùng nguyên liệu đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy đường hiện tại , tại khu công nghiệp Tâm Thắng, đầu tư các dây chuyền sản xuất các sản phẩm sau đường như: Cồn, phân vi sinh, nước giải khát...

- Chế biến điều: xây dựng thêm nhà máy chế biến hạt điều, công suất 2000 tấn/năm tại Đăk R’lấp.

- Chế biến dầu thực vật: Xây dựng nhà máy chế biến dầu thực vật, công suất 4000 tấn/năm tại khu công nghiệp Tâm Thắng.

- Chế biến bông sợi: xây dựng nhà máy sợi 4000 tấn/năm tại khu công nghiệp Tâm Thắng.

- Chế biến thức ăn gia súc: nâng công suất xưởng chế biến thức ăn gia súc lên 10.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Tâm Thắng. Hoàn thành nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 20.000 tấn/năm ở Đăk Song.

- Chế biến gỗ và lâm sản:

Đầu tư phát triển tinh chế gỗ xuất khẩu, sản xuất bột giấy, ván ép, sản xuất bao bì giấy các loại, sản xuất các sản phẩm từ mây, tre, lồ ô tại các khu công nghiệp Tâm Thắng và Nhân Cơ, xây dựng cơ sở chế biến gỗ và đóng hàng mộc dân dụng quy mô 500m3 gỗ tinh chế/năm ở Đăk Song.

9