18
K K T T Q Q U U Đ Đ Á Á N N H H G G I I Á Á M MÔ Ô H H Ì Ì N N H H T T H H N N G G H H I I M M T T R R N N G G C C Â Â Y Y B B N N Đ Đ A A D D Á Á N N T T R R N N G G R R N N G G K K F F W W2 2 T T I I H H À À T T Ĩ Ĩ N N H H , , Q Q U U N N G G B B Ì Ì N N H H , , Q Q U U N N G G T T R R B B N N G G P P H H Ư Ư Ơ Ơ N N G G P P H H Á Á P P P P H H Â Â N N T T Í Í C C H H Đ Đ N N H H L L Ư Ư N N G G T T H H M M T T H H C C V V T T Lê Quốc Huy, Ngô Đình Quế và Nguyễn Đức Minh Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, the trial model in Ha Tinh province was found to be the most successful regarding scientific theoretical & practical aspects; the success and forest stand development of their trail models were clearly, in which the species of Aquilaria crassna, Erhythrophleum fordii, and then Peltophorum tonkinensis were considered the best top with good growth rate (D & H) and stand development (Diameter Class structure analysis) as well as other important indices of measurement and observation viz., Important Value Index (IVI), Diversity Index (H), D-D curve. The trial models in Ha Tinh were well developed when taking into account of their performance approach, tending, protection and management after that. The trial models have improved significantly the quality of vegetation and cover, all quantitative indices studied in Ha Tinh Models viz. IVI, H, Cd have been significantly increased; the H value was rather high (2,5-3,05) and at the level in between the H value of natural tropical rain forest (5.02-5.4) and H of tropical rain forest plantation (1.68-2.0). I. Đặt vấn đề Chọn lựa cơ cầu loài cây trồng trong các chương trình và dự án trồng rừng tại Việt Nam hiện nay đang còn là vấn đề đau đầu cho các nhà quản lý và kỹ thuật, đặc biệt các dự án trồng cây bản địa. Hiện tại, Việt Nam đã có 5 Chương trình và dự án lớn Quốc gia và Quốc tế đã tiến hành các hoạt động trồng rừng cây bản địa, đó là Chương trình 327, chương trình 661, các dự án trồng rừng KfW và dự án tròng rừng phòng hộ JBIC tại 5 tỉnh miêng Trung. Song thực tế, các hoạt động này vẫn chưa có đầy đủ các cơ sở khoa học, kết quả và các minh chứng thực tiễn, cho nên các kết quả đạt được chưa được theo mong muốn, thậm chí kết quả thất bại. Để góp phần giải quyêt vấn đề nêu trên, từ năm 1999, Dự án trồng rừng Việt Đức KfW2 đã tiến hành xây dựng các mô hình thnghiệm trồng rừng 10 loài cây bản địa với các phương thức khác nhau tại 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Nhằm đánh giá kết quả xây dựng mô hình, rút ra được những kết luận khoa học quan trọng, cũng như các bài học kinh nghiệm làm cơ sở áp dụng cho các dự án tiếp theo, quy mô sản xuất lớn hơn, Ban quản lý Dự án Việt Đức Trung ương, Cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng thuộc Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các mô hình thử nghiệm trồng rừng cây bản địa tại dự án 3 tỉnh. Công việc được

Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

KKKẾẾẾTTT QQQUUUẢẢẢ ĐĐĐÁÁÁNNNHHH GGGIIIÁÁÁ MMMÔÔÔ HHHÌÌÌNNNHHH TTTHHHỬỬỬ NNNGGGHHHIIIỆỆỆMMM TTTRRRỒỒỒNNNGGG CCCÂÂÂYYY BBBẢẢẢNNN ĐĐĐỊỊỊAAA DDDỰỰỰÁÁÁNNN “““TTTRRRỒỒỒNNNGGG RRRỪỪỪNNNGGG KKKFFFWWW222 TTTẠẠẠIII HHHÀÀÀ TTTĨĨĨNNNHHH,,, QQQUUUẢẢẢNNNGGG BBBÌÌÌNNNHHH,,, QQQUUUẢẢẢNNNGGG TTTRRRỊỊỊ”””BBBẰẰẰNNNGGG PPPHHHƯƯƯƠƠƠNNNGGG PPPHHHÁÁÁPPP PPPHHHÂÂÂNNN TTTÍÍÍCCCHHH ĐĐĐỊỊỊNNNHHH LLLƯƯƯỢỢỢNNNGGG TTTHHHẢẢẢMMM TTTHHHỰỰỰCCC VVVẬẬẬTTT

Lê Quốc Huy, Ngô Đình Quế và Nguyễn Đức Minh Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng,

2005

Abstract

Among three project provinces, the trial model in Ha Tinh province was found to be the most successful regarding scientific theoretical & practical aspects; the success and forest stand development of their trail models were clearly, in which the species of Aquilaria crassna, Erhythrophleum fordii, and then Peltophorum tonkinensis were considered the best top with good growth rate (D & H) and stand development (Diameter Class structure analysis) as well as other important indices of measurement and observation viz., Important Value Index (IVI), Diversity Index (H), D-D curve. The trial models in Ha Tinh were well developed when taking into account of their performance approach, tending, protection and management after that.

The trial models have improved significantly the quality of vegetation and cover, all quantitative indices studied in Ha Tinh Models viz. IVI, H, Cd have been significantly increased; the H value was rather high (2,5-3,05) and at the level in between the H value of natural tropical rain forest (5.02-5.4) and H of tropical rain forest plantation (1.68-2.0).

I. Đặt vấn đề

Chọn lựa cơ cầu loài cây trồng trong các chương trình và dự án trồng rừng tại Việt Nam hiện nay đang còn là vấn đề đau đầu cho các nhà quản lý và kỹ thuật, đặc

biệt các dự án trồng cây bản địa. Hiện tại, Việt Nam đã có 5 Chương trình và dự án lớn Quốc gia và Quốc tế đã tiến hành các hoạt động trồng rừng cây bản địa, đó là

Chương trình 327, chương trình 661, các dự án trồng rừng KfW và dự án tròng rừng phòng hộ JBIC tại 5 tỉnh miêng Trung. Song thực tế, các hoạt động này vẫn

chưa có đầy đủ các cơ sở khoa học, kết quả và các minh chứng thực tiễn, cho nên các kết quả đạt được chưa được theo mong muốn, thậm chí kết quả thất bại.

Để góp phần giải quyêt vấn đề nêu trên, từ năm 1999, Dự án trồng rừng Việt Đức KfW2 đã tiến hành xây dựng các mô hình thử nghiệm trồng rừng 10 loài cây

bản địa với các phương thức khác nhau tại 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

Nhằm đánh giá kết quả xây dựng mô hình, rút ra được những kết luận khoa học quan trọng, cũng như các bài học kinh nghiệm làm cơ sở áp dụng cho các dự án

tiếp theo, quy mô sản xuất lớn hơn, Ban quản lý Dự án Việt Đức Trung ương, Cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng

thuộc Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các mô hình thử nghiệm trồng rừng cây bản địa tại dự án 3 tỉnh. Công việc được

Page 2: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

2

tiến hành thực hiện từ ngày 2 tháng 6 đến 15 tháng 8 năm 2005. Bài này nhằm giới

thiệu phần kết quả đánh giá mô hình tại Hà Tĩnh và Quảng Bình bằng phương pháp phân tích định lượng thảm thực vật.

II. Mục tiêu

- Đánh giá kết quả trồng rừng thử nghiệm bằng các loài cây bản địa tại 3 tỉnh Hà

Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị về sinh trưởng phát triển, khả năng phát triển

lâm phần.

- Nhằm phân tích đánh giá định lượng cấu trúc, chức năng, dạng phân bố, trật tự

mức độ ưu thế, mức độ đa dạng sinh học của thảm thực vật bao gồm thảm thực

vật cây gỗ (trong đó có các loài cây trồng rừng dự án), thảm cây bụi và thảm thực vật thân thảo bằng các chỉ số định lượng như Chỉ số giá trị quan trong- IVI (Importance Value Index), chỉ số Đa dạng Sinh học thực vật H (Shannon-

Weiner Index), Phương pháp phân tích Định lượng Đường cong Đa dạng ưu thế (Dominance Diversity- D-D Curve) và phương pháp phân tích cấu trúc theo cấp

đường kính.

- Đề xuất một số ý kiến về cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện lập địa và biện

pháp kỹ thuật liên quan.

III. Nội dung và phương pháp tiến hành

3.1. Nôi dung phương pháp phân tích đánh giá định lượng thảm thực vật

3.1.1. Phân tích đánh giá thảm thực vật với chỉ số giá trị quan trọng IVI

(a) Phương pháp Ô tiêu chuẩn hay phương pháp Quadrat

Phương pháp Quadrat (Mishra, 1968; Rastogi, 1999 và Sharma, 2003). Quadrat có kích cỡ 1m x 1m cho nghiên cứu thực vật thân thảo, 5m x 5m cho

nghiên cứu cây bụi & cây tái sinh và 10m x 10m cây gỗ lớn.

Việc bố trí các ô tiêu chuẩn trong nghiên cứu đánh giá này được thực hiện kết

hợp giữa phương pháp ô tiêu chuẩn hệ thống theo tuyến từ chân đồi lên đỉnh vuông góc với đường đồng mức kết hợp với phương pháp ô tiêu chuẩn đơn giản ngẫu

nhiên như trình bày trong sơ đồ 1. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, các thông tin số liệu cần thiết được đo đếm và thu thập đó là:

(i) loài và số lượng loài thực vật theo ô cho cây gỗ, cây bụi và thực vật thảo, (ii) số lượng cá thể của mỗi loài xuất hiện trong ô, (iii) đường kính của mỗi cá thể (gốc cho cây bụi và cây thảo, dường kính ngực

cho cây gỗ), và độ tàn che của tổng số các cá thể tính riêng cho mỗi loài;

Page 3: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

3

Các số liệu hiện trường được sử dụng để tính toán các giá trị tương đối như

tần xuất, mật độ, độ tàn che và tổng diện tích mặt cắt ngang mỗi loài (basal area), và cuối cùng tính toán được Chỉ số Giá trị quan trọng IVI (Importance Value

Index) theo Mishra, 1968; Rastogi, 1999, Sharma, 2003 và Huy, 2005.

(b) Chỉ số Giá trị Quan trọng (IVI):

Khái niệm Chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index - IVI) được

các tác giả Curtis & Mclntosh (1950); Phillips (1959); Mishra (1968) áp dụng để biểu thị cấu trúc không gian, mối tương quan & trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật. Chỉ số IVI biểu thị tốt hơn, toàn diện hơn cho các tính chất

tương đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt đối của mật độ, tần xuất, độ ưu thế, vv... Chỉ số IVI của mỗi loài được tính bằng một trong 2 công thức sau đây:

1. IVI = RD + RF + RC (Rastogi, 1999 và Sharma, 2003), 2. IVI = RD + RF + RBA (Mishra, 1968)

Trong đó: RD là mật độ tương đối, RF là tần xuất xuất hiện tương đối, RC là

độ tàn che tương đối và RBA là tổng tiết diện thân tương đối của mỗi loài. Chỉ số IVI của một loài đạt giá trị tối đa là 300 khi hiện trường nghiên cứu chỉ có duy nhất

loài cây đó.

3.1.2. Tính toán phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học

(a) Chỉ số đa dạng sinh học loài H: (Shannon and Weiner’s Index):

Theo Shannon- Wiener (1963) như sau:

sH= - ∑ {Ni/N} log2 {Ni/N}

i=1Trong đó: H = Chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon- Wiener, Ni = Số lượng cá thể hoặc IVI của loài thứ i. N = Tổng số số lượng cá thể/ IVI của tất cả các loài trong hiện

trường.

(b) Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Concentration of Dominance-Cd):

Chỉ số này được tính toán theo Simpson (1949) như sau:

sCd = ∑ {Ni/N}2

i=1Trong đó: Cd = Chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson, Ni = Số lượng cá thể hoặc IVI của loài thứ i. N = Tổng số số lượng cá thể/ IVI) của tất cả các loài trong hiện

trường.

Page 4: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

4

3.1.3. Phương pháp phân tích đường cong đa dạng ưu thế

Khái niệm “Niche”: được định nghĩa là khoảng không gian đa chiều cần thiết cho các nhu cầu về nguồn tài nguyên, nguyên liệu, nơi cư trú và các điều kiên môi

trường sống khác của một loài (Hutchinson, 1957; Crawley, 1997).

Đường cong “đa dạng ưu thế” (D-D curve) được xây dựng trên cơ sở giá trị

IVI của các loài, để nhằm phân tích trật tự ưu thế và sự “chia sẻ và cạnh tranh sử dụng” nguồn tài nguyên “hạn chế” giữa các loài trong quần thể thực vật. Gía trị IVI

được sử dụng như một thước đo cho Niche của loài/ mức độ chiếm dụng nguồn tài nguyên. Điều này dựa trên cơ sở của sự tương quan thuận giữa không gian mà một

loài chiếm cứ trong quần thể với khối lượng nguồn tài nguyên mà loài đó chiếm lấy và sử dụng (Whittaker 1975, Pandey 2002). Các kết quả nghiên cứu thấy đường

cong D-D có 3 dạng phân bố chủ yếu là (i) Dạng hình học (geometric

distribution series (ii) Dạng Logaris- bình thường (log-normal distribution

series và (iii) Dạng Logaris (log distributionseries)

3.2. Mô hình trồng rừng cây bản địa ở Hà Tĩnh

3.2.1. Đặc điểm tự nhiên nơi trồng rừng thực nghiệm.

Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở Bắc trung bộ , có toạ độ địa lý 17054’ – 18 064’ vĩ

bắc và 105005’ – 105 0 25’ kinh độ đông .

Khu vực Truông Bát , nơi xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm các loài

cây bản địa , nằm tiếp giáp của 3 huyện Thạch Hà - Hương Khê - Can Lộc cách thị xã Hà Tĩnh về phía tây theo con đường quốc lộ 15A đi Hương Khê , nằm giữa vùng

đồng bằng và bậc thềm ven biển phía Đông - Đông Bắc; Nhiệt độ trung bình năm : 24.0 0C, lượng mưa bình quân năm : 2,607.8 mm; Độ ẩm không khí : 85 %

Điểm xây dựng mô hình thực nghiệm , được chọn tại vùng núi làng Nhoà Chẫm, thuộc thôn Đông Bụt , tiểu khu 293 khoảnh II vùng Truông Bát . Với diện

tích trồng rừng cây bản địa là 23 ha , nơi có độ dốc từ 10 – 20 0 , độ che phủ của rừng còn 40-60 % , cây gỗ tái sinh yếu .

3.2.2. Nội dung xây dựng mô hình thử nghiệm

(a) Mô hình trồng với mật độ 500 cây / 1 ha , diện tích 10ha.

- Công thức A1 : Trồng 1 hàng cây bản địa trên băng chặt 3 m , băng chữa 5 m , cự ly 8 m x 2,5 m , mật độ 500 cây/ 1 ha , diện tích 5 ha

- Công thức A2 : trồng 2 hàng cây bản địa trên băng chặt 8 m, băng chữa 5 m , cự ly 8 m x 2,5 m mật độ 500 cây / 1 ha . diện tích 5 ha.

(b) Mô hình trồng với mật độ 1,000 cây / 1 ha, diện tích 10 ha

Page 5: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

5

- Công thức B1 : Trồng 1 hàng cây bản địa trên băng chặt 2 m , băng chữa 2 m , cự ly 4 m x 2,5 m , mật độ 1.000 cây/ 1 ha , diện tích 5 ha

- Công thức B2 : Trồng 2 hàng cây bản địa trên băng chặt 5 m , băng chữa 3 m , cự ly 4 m x 2,5 m , mật độ 1.000 cây/ 1 ha , diện tích 5 ha

(c) Mô hình trồng cây bản địa xen Keo trên lập địa xấu , diện tích 3 ha ( mô hình C)

- Trồng keo năm 1999 với mật độ 1.600 cây/ 1ha, cự ly trồng 2 x 2,5 m.

- Trồng cây bản địa dưới tán keo năm 2000 với mật độ 800 cây/1 ha, cự ly trồng 5 x 2,5 m

(d) Thời vụ trồng cây bản địa

- Tháng 11- 12 / 1999 đối với các công thức A1, A2, B1, B2

- Tháng 11 – 12 / 2000 đối với công thức C.

IV. Kết quả và bàn luận

Page 6: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

Cây Trầm dó trong mô hình thử nghiệm trồng cây bản địa tại Hà Tĩnh: CT A1 & CT A2

Mộ số kết quả thử nghiệm trồng cây bản địa tại Hà Tĩnh: Trầm dó, Lim xanh, Lim xẹt

Page 7: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

4.1. Kết quả phân tích đánh giá định lượng thảm thực vật

4.1.1. Kết quả phân tích đánh giá thảm thực vật các mô hình bằng chỉ số giá trị quan trọng IVI

Bảng 3.1: Kết quả phân tích định lượng chỉ số IVI thảm thực vật các mô hình thử nghiệm tại Hà Tĩnh.MÔ HÌNH B2 MÔ HÌNH B1 MÔ HÌNH A2 MÔ HÌNH A1 MÔ HÌNH C ĐẤT TRỐNG (ĐC)

# Tên loài IVI # Tên loài IVI # Tên loài IVI # Tên loài IVI # Tên loài IVI # Tên loài IVI

Địa phương Địa phương Địa phương Địa phương Địa phương Địa phơngCây gỗ Cây gỗ Cây gỗ Cây gỗ Cây gỗ Cây gỗ

1 Ba bét 54.2 1 Ba bét 39.7 1 Dó trầm 60.8 1 Ba bét 50.0 1 Keo lá tràm 182.9 12 Re gừng 21.3 2 Dó trầm 36.4 2 Lim xẹt 45.4 2 Trẩu 28.0 2 Lim xẹt 45.2 23 Vạng trứng 19.3 3 Trẩu 32.1 3 Lim xanh 37.3 3 Dó trầm 24.8 3 Dó trầm 24.0 34 Dó trầm 18.7 4 Lim xanh 29.4 4 Ba bét 29.5 4 Trámtrắng 20.9 4 Lim xanh 23.5 45 Lim xẹt 17.2 5 Lim xẹt 24.4 5 Sòi tía 28.1 5 Lim xanh 20.3 5 Lát hoa 13.4 56 Dung 13.4 6 Spp. 17.2 6 Trẩu 16.5 6 Vạngtrứng 19.4 6 Dẻ 11.0 67 Ràng mít 13.2 7 Dẻ 13.1 7 Spp.(Ficus) 14.6 7 Dẻ 16.2 Tổng 300 Tổng8 Trâm 12.2 8 De hơng 10.0 8 Vạng trứng 12.9 8 Lim xẹt 15.89 Bai bái 11.3 9 Đẻn 9.0 9 Dẻ 12.5 9 Giè 13.4

10 Lim xanh 10.2 10 Kháo vàng 7.6 10 Mỡ 6.2 10 Re gừng 13.211 Trẩu 10.0 11 Re gừng 7.1 11 Màng tang 5.7 11 Ngát 12.612 Re hơng 9.0 12 Lát hoa 6.5 12 Trâm 5.6 12 Thôi ba 12.013 Chẹo 8.2 13 Trâm 5.8 13 Thôi ba 5.3 13 Trâm 11.314 Spp.2 7.8 14 Mít nài 5.7 14 Lát hoa 5.1 14 Bởi bung 10.815 Ngát 7.6 15 Spp.(Ficus) 5.6 15 Thẩu tấu 4.9 15 Màng tang 8.916 Mạ thưa 6.7 16 Ngứa 5.4 16 Bởi bung 4.8 16 Chẹo 8.017 Dẻ 6.6 17 Máu chó 5.4 17 Dổi 4.7 17 Dâu da 6.418 Thôi ba 5.7 18 Dâu da x. 5.0 18 Ràng mít 0.0 18 Lát hoa 4.119 Đẹn 5.3 19 Lòng mang 4.9 Tổng 300 19 Ràng mít 3.920 Côm tầng 5.2 20 Ràng mít 4.8 Tổng 30021 Giè 4.9 21 Vải rừng 4.622 Trám trắng 4.7 22 Sơn ta 4.223 Cò ke 4.2 23 Ngát 3.924 Mán đỉa 4.2 24 Gõ (Lau) 3.425 Ngứa 4.0 25 Chẩn 3.126 Đước 3.2 26 Bởi bung 2.927 Lànhnghạnh 3.1 27 Thôi ba 2.9

Page 8: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

8

MÔ HÌNH B2 MÔ HÌNH B1 MÔ HÌNH A2 MÔ HÌNH A1 MÔ HÌNH C ĐẤT TRỐNG (ĐC)

# Tên loài IVI # Tên loài IVI # Tên loài IVI # Tên loài IVI # Tên loài IVI # Tên loài IVI

Địa phương Địa phương Địa phương Địa phương Địa phương Địa phơng

28 Màng tang 2.4 Tổng 30029 Spp.3 2.230 Spp. 1 2.031 Lát hoa 2.0

Tổng 300Cây bụi và Tái sinh Cây bụi và T.sinh Cây bụi và T.sinh Cây bụi và TS Cây bụi và T.sinh Cây bụi và T.sinh

1 Trâm 59.8 1 Bùm bụp 96.6 1 Bùm bụp 64.1 1 Mua 98.1 1 12 Trẩu 50.7 2 Mua 67.6 2 Mua 64.1 2 Lấu 46.8 2 23 Bai bái 50.5 3 Ba bét 31.3 3 Cỏ lào 51.1 3 Ba gạc 43.0 3 34 Chè cọ 31.3 4 Cây gỏi cá 30.3 4 Ba bét 30.1 4 Ba bét 34.6 4 45 Cây hón 31.3 5 Trẩu 27.9 5 Ficus spp. 25.9 5 Trẩu 16.4 5 56 Dó trầm 29.5 6 Dó trầm 20.3 6 Thẩu tấu 23.2 6 Spp. 15.6 6 67 Dền 17.5 7 Lim xẹt 12.5 7 Trẩu 22.0 7 Thẩu tấu 13.2 7 78 Ràng mít 15.7 8 Cây hón 7.0 8 Spp. 19.7 8 Bùm bụp 10.7 8 89 Re gừng 13.8 9 Trám 6.5 Tổng 300 9 Trâm 7.8 9 9

Tổng 300 Tổng 300 10 Tu vệ 7.0 10 1011 Giè 7.0 11 11

Tổng 300 Tổng TổngThực vật thảo Thực vật thảo Thực vật thảo Thực vật thảo Thực vật thảo Thực vật thảo

1 Cỏ lá tre 143.6 1 Cỏ lá tre 145.0 1 Cỏ lá tre 150.6 1 Cỏ lá tre 111.2 1 Cỏ lá tre 170.92 Bơm bớm 51.5 2 Bơm bớm 41.2 2 Bơm bớm 62.9 2 Cỏ giang 56.6 2 Mần trầu 31.33 Chặt chìu 32.3 3 Màu càu 33.8 3 Chặt chìu 33.6 3 Dương xỉ 1 44.5 3 Cỏ giang 29.64 Chân chim 29.1 4 Chặt chìu 30.1 4 Spp. 1 23.0 4 Mần trầu 27.1 4 Dơng xỉ 1 16.05 Cỏ chân vịt 14.9 5 Mần chầu 13.1 5 Spp. 2 14.5 5 Bòng bong 17.6 5 Bòng bong 15.86 Spp. 1 13.9 6 Spp. 1 12.1 6 Chân chim 8.1 6 Bơm bớm 16.1 6 Bơm bớm 15.77 Cỏ lách 8.1 7 Cỏ lá 7.2 7 Cỏ lách 7.4 7 Cỏ gà 10.6 7 Ba gạc(TS) 10.58 Spp. 2 6.7 8 Spp. 2 6.1 Tổng 300 Tổng 8 Lấu (T.sinh) 5.9 8 Cỏ gấu 5.1

Tổng 300 9 Ba gạc(TS) 5.8 9 Cỏ gấu 5.2 9 Cỏ gà 5.110 Tế guột 5.6 10 Cỏ tranh 5.2 Tổng 300

Tổng 300 Tổng 300

Page 9: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

Kết quả phân tích chỉ số IVI trong bảng cho thấy trong hầu hết các mô hình

trồng rừng thử nghiệm cây bản địa tại Can Lộc – Hà Tĩnh (B1, B2, A1, A2) không có các loài nào có giá trị IVI quá cao, cạnh tranh lấn át các loài khác còn lại trong

quần thể thực vật, đố với cả cây gỗ và cây bụi. Đặc biệt đối với các loài cây gỗ, và cây trồng rừng, giá trị IVI cao nhất tại CT B2 là 54,2/300 (Ba bét), 39,7/300 (Ba

bét) tại CT B1, 60,8/300 (Dó trầm) tại CT A2 và 50/300 (Ba bét) tại CT A1.

Cây gỗ: nhìn chung trong các lâm phần mô hình thử nghiệm không có loài nào chiếm ưu thế quá mạnh, có giá trị IVI quá lớn, cạnh tranh áp đảo các loài còn

lại trong quần thể. Sự chênh lệnh không nhiều về “dãy giá trị IVI” cho thấy một chật tự ưu thế tương đối, các loài trong đó có trật tự ưu thế và phát triển ổn định,

chia sẻ tương đối đồng đều các giá trị IVI (Nich Space), có nghĩa sử dụng tương đối hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều này cũng cho thấy, các quần thể

thực vật này có tính đa dạng tương đối cao (vấn đề này sẽ được bàn luận kỹ hơn trong phần sau).

Các loài cây trồng rừng: sau 5 năm tiến hành các biện pháp trồng làm giàu rừng với 5 loài cây bản địa là Dó trầm, Lim xẹt, Lim xanh, Ràng ràng mít và Lát

hoa, 3 loài cây trong đó có tính thích ứng, “hoà hợp cộng đồng” và sinh trưởng phát triển tốt trong một quần thể các loài cây bản địa hiện có và tái sinh, đó là Dó trầm,

Lim xẹt và Lim xanh. Điều này đựoc thể hiện ỏ các giá trị IVI định lượng mà chúng đang có qua các phép phân tích; cây Dó trầm luôn đừng đàu bảng về giá trị

IVI trong 3 loài cây triển vọng này, giá trị IVI cao nhất đạt đựoc tại CT A2 là 60,8/300, và hiện tại đang giữ vị trí ưu thế số 1 trong quần thể, tiếp theo là

36,4/300, đứng vị trí thứ 2 trong trật tự IVI, trật tự ưu thế tại CT B1 và 18,7/300 xếp thứ 4 tại CT B2. Loài triển vọng thứ 2 là Lim xẹt, tương ứng với các giá trị IVI,

vị trí trong trật tự IVI và CT là: 45,5/300, vị trí 2 trong CT A2; 24,4/300, vị tri 4 trong CT B1; 17,2/300, vị trí 5 trong CT B2 và 15,8, vị trí 8 trong CT A1; một cách

tương tự, Lim xanh có các giá trị và vị trí như sau: 37.3/300, vị trí 3 trong CT A2; 29,4/300, vị trí 4 trong CT B1; 20,3/300, vị trí 5 trong CT A1 và cuối cùng là

10,2/300, vị trí 10 trong CT B2.

Trong khi đó 2 loài là Ràng ràng mít và Lát hoa thể hiện sự thích ứng hoà

hợp, cạnh tranh và sinh trưởng kém trong quần thể thực vật mà chúng được đưa vào trồng; Cây Lát hoa thể hiện sự sinh truởng kém nhất, có giá trị IVI thấp nhất

trong 5 loài cây trồng rừng tại các mô hình và luôn đứng cuối cùng trong dãy giá trị IVI, và trật tự ưu thế của quần thể thực vật cây gỗ: 2/300, vị tri cuối cùng (30/30)

trong CT B1, 4,1/300, vi trí áp chót (18/19) trong CT A1, 5,1/300, vị trí 14/18 trong CT A2, và 6,5/300, vị trí 12/27 trong CT B1. Tương tự, Ràng ràng mít có các giá trị

và vị trí tương ưng như sau: 0/300, vị tri cuối 18/18, trong CT A2; 3,9/300, vị trí cuối 19/19 trong CT A1; 4,8/300, vị trí 20/27 trong CT B1 và 13,2/300, vị trí 7/30

Page 10: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

10

trong CT B2. Nhìn chung 2 loài cây trồng rừng này không có khả năng sinh trưởng

phát triển, không thích ứng được với các điều kiện lập địa , môi trường, và cạnh tranh trong quần thể, để tồn tại sinh trưởng và phát triển.

Các kết quả phân tích định lượng này hoàn toàn phù hợp với các kết quả đo đếm đánh giá sinh trưởng của các loài cây và Mô hình, cung như kết quả phân tích

điều kiện đất đai, lập địa. Các kết luận tổng hợp chung cho thấy: trong 4 mô hình này, cây Dó trầm, Lim xẹt sau đó là sao đen rât có triển vọng thành rừng, hiện tại đang sinh trưởng phát triển rất tốt trong lâm phần mô hình, trong quần thể thực vật,

và chiếm được giá trị IVI cao, vị trí cao trong trật tự IVI, trật tự ưu thế trong các loài cây gỗ. Nguợc lại, 2 loài là Ràng ràng mít và Lát hoa thì không sinh trưởng

phát triển được trong các mô hình này, giá trị IVI rất thấp, và trật tự xếp hạng thấp nhất trong quần thể.

Các kết quả phân tích định lượng IVI cũng cho thấy rằng, trên các hiện trường trồng thử nghiệm cây bản đại của dự án tại Can Lộc – Hà Tĩnh, ngoài các cây tiên

phong là Ba bét hiện có đang chiếm ưu thế với giá trị IVI cao nhất, còn có một số loài cây bản địa khác có giá trị kinh tế, và sinh trưởng tốt trong các lâm phần mô

hình, chẳng hạn như loài Vạng trứng. Vậy các đề xuất cây trồng bổ sung làm giàu rừng nên quan tâm tới loài cây bản địa rất có triển vọng trên các hiện trường khu

vực này.

Trong khi đó các kết quả phân tích định lượng chỉ số IVI của thảm thực vật

cây gỗ tại các mô hình thử nghiệm trồng cây bản địa của Quảng Bình thì cho kết quả thấy rõ ràng rằng: các loài cây bản địa trồng rừng có giá trị IVI rất thấp: Trám

trắng là 9,1/300, xếp vị trí thứ 16/25 và Trường Sâng & Huỷnh là 5,5/300, xếp vị trí thứ 23/25 & 24/25 trong tổng số các loài thực vật thân gỗ đang có mặt trong quânf

thể thực vật của hiện trường thử nghiệm nghiên cứu. Qua đó có thể thấy rõ là, do nhiều các nguyên nhân khác nhau, các cây trồng rừng bản địa thử nghiệm tại các

mô hình của Quảng Bình là sinh trưởng phát triển kém, có các chỉ số phân tích định lượng rất thấp, và có vị trí rất thấp trong trật tự ưu thế trong tổng thể quần thể thực

vật nghiên cứu; thể hiện khả năng phát triển và thành rừng kém.

Thảm thực vật cây bụi: không có những đặc điểm nổi bật đáng chú ý trong

kết quả phân tích IVI đối với thảm thực vật cây bụi, hiện tại trên một số hiện trường mô hình thử nghiệm, hai loài Bùm bụp và Mua đang chiếm ưu thế mạnh, và

có giá trị IVI cao hơn nhiều so với các loài cây bụi khác còn lại trong quần thể; cụ thể tại mô hình B1, Bùm bụp và mua là 2 loài đồng ưu thế (co-dominance) với giá

trị IVI cao, tương ứng là 96.6 và 67.6, tương tự trên hiện truờng CT A2 cũng vậy, chúng đồng ưu thế với giá trị IVI tương ứng là 64,1 & 64,1; trên hiện trường CT

Page 11: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

11

A1, cây Mua chiếm ưu thế tuyệt đối, với giá trị IVI cao nhất là 98,1/300.

Thảm thực vật thân thảo: loài cỏ lá tre luôn chiêm ưu thế cao, với giá trị IVI cao nhất trong quần thể thực vật thảo: 143/300, ưu thế 1, CT B2; 145/300, ưu thế 1,

CT B1 và 150/300, ưu thế 1, CT A2, và do vậy lấn át mạnh sự sinh trưởng phát triển của các loài thực vật thân thảo khác trong quần thể, làm giảm tính đa dạng

sinh học (chỉ số H thấp, chỉ số Cd cao), giảm tính hiệu quả của khái niệm “ cùng chia sẻ sử dụng tài nguyên thiên nhiên” của quần thể thực vật. Tuy nhiên nếu so sánh với kết quả phân tích IVI của thảm thực vật thảo tại Lô đối chứng (Mô hình

C) thì có giá trị thấp hơn, tại lô Đối chứng, cỏ lá tre con có giá trị IVI cao hơn (171/300), và do đó cạnh tranh lấn át mạnh hơn các loài thân thảo trong quần thể;

giá trị IVI của thảm thực vật thảo dưói tán rừng keo lá tràm trồng hỗn giao cây bản địa (111/300) lại thấp hơn so với các gía trị IVI của thảm TV thảo tương ứng các

CT A1,2 & B1,2.

Phân tích đinh lượng IVI thảm thực vật trong các hiện trường mô hình C:

- Các loài cây gỗ và cây trồng rừng: chủ yêu là cây trồng rừng với cây phù trợ

là keo lá tràm được trồng trước 1 năm (1600 cây/ha), sau đó trồng dưới tán keo các loài Lim xẹt, Lim xanh, Dó trầm, lát (800 cây/ha); do đó trong phân tích IVI, Keo

lá tràm luôn chiếm ưu thế cao, với giá trị IVI rất cao, 183/300, các loài cây bản địa còn lại trong đó chia nhau lượng IVI ít ỏi còn lại khoảng 120. Cây Lim xẹt và Dó

trầm vẫn được coi là có triển vọng nhất trong số các loài cây bản địa trồng thử nghiệm trong mô hình này.

- Kết quả phân tích thảm thực vật thân thảo dưới tán rừng keo trồng xen cây bản địa và ngoài hiện trường đất trống (lô đối chứng): như trình bày ở trên, kết quả

phân tích IVI của thảm thực vật thảo tại Lô đối chứng (Mô hình C), loài cỏ lá tre có giá trị IVI rất cao (170/300), ưu thế lấn át mạnh sự sinh trưởng phát triển của các

loài thực vật thân thảo khác sống trong quần thể, làm giảm tính đa dạng sinh học, giảm chỉ số đa dạng sinh học loài H, giảm sinh hiệu quả sử chia sẻ sử dụng nguồn

tài nguyên thiên nhiên của quần thể thực vật này. Trong khi đó, giá trị IVI của thảm thực vật thảo dưói tán rừng keo lá tràm trồng hỗn giao cây bản địa (111/300) thấp

hơn nhiều so với gía trị IVI của thảm TV thảo lô đối chứng, và còn thấp hơn cả các giá trị IVI tương ứng của các mô hình CT A1,2 & B1,2.

4.1.2. Kết quả phân tích đánh giá định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thảm thực vật

Trong tất cả các mô hình trồng thử nghiệm cây bản địa tại Hà tĩnh, mô hình

Page 12: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

12

CT C có giá trị chỉ số đa dạng sinh học H thấp nhất (1,25), và chỉ số H cao nhất là

tại mô hình trồng bổ sung 1000 cây của 5 loài cây bản địa là Dó trầm, Lim xẹt , Lim xanh, Ràng ràng mít và Lát hoa, CT B2 (3,01), CT B2 (2,92).

Tại mô hình CT C, trồng keo tai tượng mật độ ban đầu là 1600 cây/ha, sau đó trồng bổ xung thêm 800 cây/ha các laọi cây bản địa khác như Dó, Lim xanh, xẹt và

lát; tuy nhiên hiện tại, keo tai tượng vẫn đang là loài cây chiếm ưu thế và đang lấn át mạnh các loài cây bản địa trồng dưới tán, làm giảm sinh trưởng phát triển của các loài cây bản địa này. Do tính chiếm ưu thế cao, lấn át mạnh của keo cho nên chỉ

số Cd. ở hiện trường này cũng cao nhất trong tất cả (0,41), và do đó tất yếu dẫn đến chỉ số đa dạng H thấp nhất như vưa nêu trên. Điều này dẫn đến khuyến cáo rằng,

mô hình cần phải tiến hành các biện pháp điều chỉnh tác động nhằm làm giảm bớt tính ưu thế và lấn át của keo tai tượng tới các laòi cây bản địa đang sinh trưởng

trong đó: áp dụng biện pháp tỉa thưa.

Bảng : Kết quả phân tích định lượng các chỉ số thảm thực vật hiện trườngMô hình trồng rừng thử nghiệm cây Bản địa dự án KfW2 tại Hà Tĩnh (cây gỗ, bụi và thảo): chỉ số H, Cd. và SR

Phong phú loài (SR) Chỉ số đa dạng SH (H) Chỉ số Cd.Hiện trường/Mô

hìnhCây gỗ

Cây bụi

Cây thảo

Cây gỗ

Cây bụi

Cây thảo

Cây gỗ

Cây bụi

Cây thảo

CT B2 31 9 8 3,01 2,09 1,59 0,07 0,14 0,29

CT B1 27 9 10 2,92 1,88 1,74 0,07 0.19 0,28

CT A2 18 8 9 2,46 1,97 1,45 0,11 0,15 0,32

CT A1 19 11 2,76 2,02 0.07 0,18

CT C 6 10 1,25 1,84 0,41 0,21

Đ/c C 9 1,51 0,36

Sau 5 năm trồng ở 2 mật độ khác nhau trên 4 loại hiện trường khác nhau, nhưng khá tương đồng về hiện trạng thực bì ban đầu với chủng loại, tổ thành loài

cây, mật độ cây tái sinh, hiện tại kết quả phân tích định lượng chỉ số đa dạng sinh hoc H cho thấy: trồng bổ sung ở mật độ 1000 cây/ha của 5 loài cây bản địa nêu trên

đã làm tăng hơn đáng kể tính đa dạng sinh học của thảm thực vật cây gỗ (H= 3,01 ở CT B2 & H = 2,92 ở CT B1) so với CT trồng bổ sung mật độ 500 cây/ha, với cùng

5 loài cây trên (H= 2,46 tại CT A2 & H= 2,76 tại CT A1) , kể cả hiện trường đất trống làm đối chứng.

Các kêt quả phân tích định lượng giá trị đa dạng sinh học H của thảm thực vật cây bụi và thực vật thân thảo cho kết quả không có những khác biệt đáng kể, cây

bụi: H giao động từ 1,88 đến 2,09, thực vật thảo, H giao động từ 1,45 đến 1,74. Sự khác nhau về giá trị H của thảm thực vật thảo chủ yếu được tạo ra từ sự chiếm ưu

Page 13: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

13

thế ở các mức độ khác nhau của loài cỏ lá tre trong các quần thể thực vật này.

Theo Pandy et al., 1988, giá trị H trong các rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm là khoảng từ 5.06- 5.40 so với 1.16 – 3.40 cho rừng ôn đới (Braun, 1950; Monk 1967;

Riser and Rice, 1971; Singhal et al., 1986) và cũng cho cả rừng trồng nhiệt đới (Pandy et al., 1988). Theo đó, kết quả phân tích ở đây cho thấy, chỉ số đa dang sinh

học H của các thảm thực vật trong các mô hình rừng thử nghiệm của dự án đang tiến triển, phát triển và nằm trong khoảng giữa giá trị H của rừng trồng nhiệt đới và rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm. Như vây có thể nói rằng, các mô hình trông rưng thử

nghiệm cây bản địa của dự án KfW2 tại Hà Tĩnh đang trong quá trình phát triển, chuyển hoá và diễn thế từ rừng trồng nhiệt đới sang rừng tự nhiên bền vững nhiệt

đới ẩm.

4.1.3. Kết quả phân tích đường cong đa dạng ưu thế (D-D curve)

Đường cong “đa dạng ưu thế” (D-D curve) được xây dựng trên cơ sở giá trị

IVI của các loài, nhằm mục đích phân tích trật tự ưu thế và sự “chia sẻ sử dụng” nguồn tài nguyên “hạn chế” giữa các loài trong quần thể thực vật. Gía trị IVI được sử dụng như một thước đo cho Niche của loài/ mức độ chiếm dụng nguồn tài

nguyên. Điều này dựa trên cơ sở của sự tương quan thuận giữa không gian mà một loài chiếm cứ trong quần thể với khối lượng nguồn tài nguyên mà loài đó chiếm lấy

và sử dụng (Whittaker 1975, Pandey 2002).

Từ các kết quả phân tích IVI, dường cong đa dạng ưu thế (D-D Curve) được

trường cho thấy rằng thảm thực vật của hiện trường đối chứng có D-D phân bố Logais-bình thường, các loài trong đó chia sẻ IVI (Niche space) khá ngang bằng,

không có loài nào chiếm giữ giá trị IVI cao và ưu thế lấn át các loài khác. Nhưng ở hiện trường bị “xâm lấn” bởi loài P.hysterophorus, toàn bộ cấu trúc phân bố của

thảm thực vật đã bị thay đổi và D-D chuyển thành dạng “dạng phân bố hình học” trong đó P. hysterophorus chiếm giá trị IVI cao (107) và ưu thế lấn át mạnh các

loài thực vật bản địa khác (Huy & Seghal, 2004).

Page 14: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

14

Hình : Đường cong đa dạng ưu thế (D-D curve) của thảm thực vật cây gỗ trong các mô hình trồng rừng thử nghiệm cây bản địa dự án KfW2 tại Hà Tĩnh

Kết quả

phân tích đường cong đa dạng ưu thế cho thấy tất cả 4 mô hình trồng rừng thử nghiệm cây bản địa của dự án tại Hà Tĩnh đều có dạng gần với Dạng Logaris- bình

thường (log-normal distribution series); có nghĩa rằng trong các hiện trường phân tích đánh giá, thảm thực vật cây gỗ không có loài nào chiếm ưu thế cao, lấn át các

loài khác. Tất cả các loài này chia sẻ giá trị IVI “tương đối” ngang bằng. Quần thể này có tính cạnh tranh cao giữa các loài, tính đa dạng sinh học cao và sử dụng hiệu

quả nguồn tài nguyên. Đây là dạng tiêu biểu cho các thảm thực vật tươi trong điều kiện ổn định tự nhiên, nhưng khi bị tác động thay đổi, nó sẽ thay đổi dạng phân bố

(Verma, 2000; Pandey 2002).

Hình : Đường cong đa dạng ưu thế (D-D curve) của thảm thực vật cây gỗ trong mô hình trồng thử nghiệm cây bản địa dưới tán rừng keo dự án KfW2 tại Hà Tĩnh

§ ­ êng cong § a d¹ ng ¦ u thÕ (D-D curve)

0

10

20

30

40

50

60

70

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31TrËt tù loµi (1-31)

ChØ

Gi¸

trÞ

Qua

n tr

äng

IVI

CT B2

CT B1

CT A2

CT A1

Page 15: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

15

Kết quả phân tích D-D của mô hình này cho thấy có dạng

phân bố gần với Dạng hình học

(geometric distribution series):có nghĩa rằng trong hiện trường đang có 1 loài chiếm ưu thế cao, lấn át sinh trưởng các loài thực

vật khác. Đó chính là keo tai tượng. Trên đường cong D-D

keo tai tượng chiếm phần lớn giá trị IVI ở phần đỉnh của

Niche (top niche) 185/300 và các loài cây trồng rừng bản địa

trong đó chia sẻ nhau phần giá trị IVI ít ỏi còn lại, đường D-D

có dạng thẳng đứng. Hiện trường có đường cong D-D dạng

này nói lên tính cạnh tranh giữa các loài thấp, vì 1 loài lấn át mạnh các loài kia, tính đa dạng loài thấp và sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên. Dạng này cũng cho biết

rằng thảm thực vật chưa đạt độ bão hoà ổn định và hàng năm có xâm nhập bổ xung của các loài từ bên ngoài vào các khoảng trống (Pandey, 2002). Cần có biện pháp

tác động điều chỉnh đối với keo tai tượng để làm giảm sự lấn áp, tạo điều kiện sinh trưởng tốt cho các loìa cây trồng rừng bản địa trong đó dưới tán keo.

4.1.4. Kết quả phân tích cấu trúc thảm thực vật lâm phần theo cấp đường kính

Các kết quả phân tích cấu trúc lâm phần theo cấp đường kính được trình bày trong bảng và đồ thị .

Trong đó công thức B1 có số lượng cây con là >8000 cây/ha ở cấp đương kính nhỏ <1cm, điều này đảm bảo số lượng cây con ở cấp đương kính nhỏ đủ lớn

để đào thải dần trong quá trình sinh trưởng phát triển của lâm phần, va do đó đủ cung cấp những cây có chất lượng cao, có năng lực cạnh tranh cao để tồn tại và

phát triển tốt ở những cấp đường kính lớn hơn sau đó. Cấu trúc lâm phần theo cấp đường kính cho thấy, số lượng cây ở các câp đương kính lớn là rất ít, đặc biệt là

cấp đương kính >20 cm. Điều này dễ hiểu, vì đây là lâm phần trê, mới được hình thành, cho nên trong vòng nhiều năm tới, lâm phần sẽ không có các cây có đường

§ ­ êng cong §a d¹ ng ¦ u thÕ (D-D curve)

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

1 2 3 4 5 6TrËt tù loµi (1- 7)

Ch

Ø sè

Gi¸

trÞ

Qu

an t

rän

g IV

I

CT C

Page 16: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

16

kính đủ lớn đẻ cho khai thác.

Các lâm phân khác là B2, A2, và A1, có số lượng nhỏ cây con, cấp đường kính bé <1cm, chỉ từ 4000-5000 cây/ha; điều này sẽ không đảm bảo đủ số lượng

cây con để chọn lọc và đào thải tự nhiên trong suốt quá trình hình thành, sinh trưởng, phát triển của lâm phần, để đảm bảo cung cấp các cây chất lượng cao trong

nhưng năm tói cho cấp đường kính lớn hơn; đây có thể nói là lâm phần không bền vững về mặt cấu trúc và chức năng.

Liên quan tới khía cạnh ký thuật và quản lý cá lâm phần này, nguyên nhân

gây ra vấn đề nêu trên là:

(i) lâm phần còn trẻ, các nguồn gieo giống chưa rồi rào, nên bị hạn chế số

lượng lớn cây con ở cấp đường kính < 1cm: điều này chỉ có thể khác phục bằng cách thường xuyên bổ sung, bảo vệ chăm sóc các nguồn gieo giốn,

cây mẹ, bảo vệ cây con mục đích, và tạo điều kiện tốt cho tái sinh tự nhiên.

(ii) (ii) do qua trình chăm sóc, phát don thực bì, người dân đã vô tình phát dọn cả những cây con mục đích, do đó làm giảm số lượng nghiêm trọng do

hoạt động này; điều này có thể khắc phục dễ dàng bằng các hương dẫn kỹ thuật chăm sóc, phát don thực bì, bảo vệ, giữ lại cây con mục đích.

Bảng : Phân tích cấu trúc các Mô hình rừng tại Hà Tĩnh theo Cấp đờng kính

Cấp ĐK < 1 cm 1-5 cm 6-10 cm 11-20 cm 21-30 cm >30 cm

SL cây/ha CT B2 5066 866 743 92 25 0CT B1 8100 525 442 133 0 0CT A2 4666 183 342 133 0 0CT A1 4000 608 483 83 0 0

CÊu tróc m« h×nh rõng theo c©p ®­ êng kÝnh

CT B2

CT B1

CT A2

CT A1

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

9000

< 1 cm 1-5 cm 6-10 cm 11-20 cm 21-30 cm >30 cm

CÊp ®­ êng kÝnh

Sè l­

îng

c©y/h

a

CT B2

CT B1

CT A2

CT A1

Page 17: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

17

V. Kết luận chung

1. Các mô hình trồng rừng thử nghiệm cây bản địa của dự án KfW2 rất có ý nghĩa về mặt lý luận khoa học và thực tiễn áp dụng. Kết quả mô hình, và báo cáo là cơ sở quan trọng để cung cấp các thông tin số liệu cần thiết về khả năng áp dụng thành công trồng các loài cây bản địa cụ thể trên các dạng lập địa khác nhau theo các công thức và biện pháp tiếp cận đã áp dụng.

2. Các mô hình trồng cây bản địa tại Hà Tĩnh được đánh giá là thành công nhất cảvề ý nghĩa khoa học và thực tiễn áp dụng, mức độ thành công và khả năng thành rừng cây bản địa hỗn giao bền vững của các mô hình là rõ rệt; trong đó, loài cây Dó trầm, Lim xanh, sau đó là Lim xẹt sinh trưởng tốt nhất, tăng trưởng nhanh và thành công nhất trong các mô hình: thể hiện ở các chỉ số đo đếm sinh trưởng, tăng trưởng về chiêu cao, đường kính, tổ thành, cũng như các chỉ số phân tích định lượng thảm thực vật (chỉ số Giá trị quan trọng IVI, chỉ số Đa dạng sinh học H, phân tích đường cong D-D curve). Các mô hình trồng thử nghiệm cây bản địa tại Hà Tĩnh thể hiện tốt cả về biện pháp thực hiện tiếp cận trong khi xây dựng mô hình, chăm sóc sau đó và cả hiện tại các biện pháp quản lý mô hình của bên tiếp nhận quản lý mô hình thực hiện rất nghiêm túc.

3. Các mô hình trồng rừng thử nghiệm cây bản địa đã làm cải thiện đáng kể các đièu kiện lập địa và môi trường khu vực: làm tăng lượng mùn, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K trong đất so với ban đầu, cải thiện đang kể chất lượng thảm thực vật và độ che phủ, các chỉ số phân tích đánh giá thảm thực vật tại các Mô hình của Hà Tĩnh tăng cao: chỉ số IVI có phân bố Logarit chuẩn, chỉ số Cd. thấp, chỉ số Đa dạng sinh học cao 2,5-3,05 nằm trong khoảng giữa rừng trồng nhiệt đới và rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm.

VI. tài liệu tham khảo chính

Hồ sơ thiết kế và phê duyệt thiết kế các mô hình trồng thử nghiệm cây bản địa của dự án Trồng rừng tại Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

Page 18: Abstract - MekongInfo · Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2005 Abstract Among three project provinces, ... biệt các dự án trồng cây bản địa

18

Các báo cáo đánh giá hàng năm của Ban QLDA 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị về sinh trưởng của các loài cây trồng rừng trong các mô hình thử nghiệm

Le Quoc Huy. 2005. Phương pháp nghiên cứu định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Bộ NN & PTNT. 3 + 4: 117-121

Arunnachalam, A. 2002. Species diversity in two different forest types of Western Ghats, India. Annals of Forestry. 10(2): 204-213

Crawley, Michael J. 1997. The structure of plant communities. In: Crawley, Michael J. eds. Plant Ecology. 2nd ed., Cambridge: Blackwell Science

Huy, L.Q. and Seghal, R.N. 2004. Invasion of Parthenium hysterophorus in chir-pine forests and its allelopathic effects. Abstracts of an International Workshop on Protocols and Methodologies in Allelopathy held April 2-4, 2004 in Palampur (HP) India. CSK HP Agricultural University, Palampur (HP) India: International Allelopathy Society. p. 52.

Huy, L.Q., 2004. Invasion of Parthenium hysterophorus Linn. in chir pine forests and its effect on soil characteristics. Nauni, Solan: COF. UHF

Thesis (M.S.c) - UHF, Solan- India, 2004

Misra, R. 1968. Ecology work book. New Delhi: Oxford & IBH Publishing Co.,

Odum, P.E. 1971. Fundamentals of ecology. Saunders Philadelphia, Pennsylavania.

Pandey, P.K., Sharma, S.C. and Banerjee, S.K. 2002. Biodiversity studies in a moist temperate Western Himalayan forest. Indian Journal of Tropical Biodiversity. 10: 19-27

Plielou, E.C. 1975. Ecology diversity. New York: John Wiley & Sons

Rastogi, Ajaya 1999. Methods in applied Ethnobotany: lesson from the field. Kathmandu, Nepal: International Center for Integrated Mountain Development (ICIMOD).

Rolan, Robert G. 1973. Laboratory and field investigation in general ecology. New York: The Macmillan Company

Shannon, C.E. and Wiener, W. 1963. The mathematical theory of communities. Illinois: Urbana University, Illinois Press.

Sharma, P.D. 2003. Ecology and environment. 7th ed., New Delhi: Rastogi Publication

Simpsom, E.H. 1949. Measurment of diversity. London: Nature 163:688

Verma, R.K. 2000. Analysis of species diversity and soil quality under Tectona grandis L.f. and Acacia catechu (L.f.) Wild plantations raised on degraded bhata land. Indian Journal of Ecology. 27(2): 97-108

Whittaker, R.H. 1975. Communities and Ecosystems. 2nd ed., NewYork: McMillan Pub. Co.

Xu, Xiaoniu, ...[et al.], 2001. Structure and species diversity of Subtropical evergreen broad-leaved forest in Northern Okinawa Island, Japan. Journal of Forest Researsh. 6: 203-210