24
ACIAR in Vietnam Tháng 1 2017 <aciar.gov.au> Thu thập thông n thị trường cho quả mận từ Fivimart. Ảnh: Dự án quả ôn đới. (Đọc bài trang 12) Tin tức Chuyến thăm đầu ên của Đại sứ tới Tây Bắc (t2) Thúc đẩy bình đẳng giới trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp (t3) Biến đổi khí hậu - chủ đề chính trong kỳ họp của Hội đồng Cố vấn Chính sách ACIAR (t4) Tính bền vững của một dự án (t5) Đại sứ ếp các nhà khoa học từng tham gia chương trình Học bổng John Dillon (t6) Những sự kiện quan trọng sáu tháng đầu năm 2017 của ACIAR Việt Nam (t7) Cập nhật từ dự án Hướng tới chuỗi giá trị sắn bền vững tại Sơn La và Đắk Lắk (t8) Kết quả bước đầu của dự án nhuyễn thể sau hai năm triển khai tại Việt Nam (t10) Đánh giá giữa kỳ Dự án quả ôn đới (t12) Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó hạn mặn (t15) Đánh giá tổng kết dự án lúa-tôm ghi nhận những thành công nổi bật (t17) Đánh giá giữa kỳ và kế hoạch trong thời gian tới của dự án về quản lý dinh dưỡng, đất và nước (t19) Tin đào tạo Chúc mừng các ứng viên nhận học bổng ACIAR! (t21) Trải nghiệm trong nghiên cứu và cuộc sống của tôi tại Australia (t22) Gương mặt ACIAR Hết lòng cho cao nguyên trù phú (t23)

ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

ACIARin Vietnam Tháng 1 2017

<aciar.gov.au>

Thu thập thông tin thị trường cho quả mận từ Fivimart. Ảnh: Dự án quả ôn đới. (Đọc bài trang 12)

Tin tứcChuyến thăm đầu tiên của Đại sứ tới Tây Bắc (t2)Thúc đẩy bình đẳng giới trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp (t3)Biến đổi khí hậu - chủ đề chính trong kỳ họp của Hội đồng Cố vấn Chính sách ACIAR (t4)Tính bền vững của một dự án (t5)Đại sứ tiếp các nhà khoa học từng tham gia chương trình Học bổng John Dillon (t6)Những sự kiện quan trọng sáu tháng đầu năm 2017 của ACIAR Việt Nam (t7)

Cập nhật từ dự ánHướng tới chuỗi giá trị sắn bền vững tại Sơn La và Đắk Lắk (t8)Kết quả bước đầu của dự án nhuyễn thể sau hai năm triển khai tại Việt Nam (t10) Đánh giá giữa kỳ Dự án quả ôn đới (t12)Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó hạn mặn (t15)Đánh giá tổng kết dự án lúa-tôm ghi nhận những thành công nổi bật (t17)Đánh giá giữa kỳ và kế hoạch trong thời gian tới của dự án về quản lý dinh dưỡng, đất và nước (t19)

Tin đào tạoChúc mừng các ứng viên nhận học bổng ACIAR! (t21)Trải nghiệm trong nghiên cứu và cuộc sống của tôi tại Australia (t22)

Gương mặt ACIARHết lòng cho cao nguyên trù phú (t23)

Page 2: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

22

TIN TỨC<aciar.gov.au>

2

Vào tháng 10 năm 2016, tân Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick đã lần đầu tiên đến thăm Tây Bắc cùng các cán bộ của Đại sứ quán phụ trách các lĩnh vực Hợp tác Phát triển và Nông nghiệp. Đoàn đã đến thăm ba tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La và được lãnh đạo và nhân dân địa phương tiếp đón nồng nhiệt.

Đoàn đã chứng kiến nhiều ví dụ về những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của Việt Nam mang lại bởi các cải tiến kỹ thuật của Australia, và quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, trong đó có hợp tác về nghiên cứu nông nghiệp thông qua chương trình ACIAR.

Riêng tại Sơn La, ACIAR đang triển khai 5 dự án nghiên cứu. Trong các cuộc họp với Ngài Đại sứ, lãnh đạo tỉnh Sơn La đánh giá cao những hỗ trợ của Australia và mong muốn quan hệ hợp tác này ngày càng phát triển. Tại đây, đoàn đã đến thăm 4 điểm thuộc các dự án Nông Lâm kết hợp và Rau trái vụ. Ngài Đại sứ đã gặp gỡ với các cán bộ chủ chốt, nông dân và cả các doanh nghiệp tham gia và hưởng lợi từ dự án. Đại sứ cùng các đối tác đã chứng kiến những tác động tích cực của chương trình nghiên cứu trong việc nâng cao đời sống kinh tế, liên kết nghiên cứu với khối tư nhân, trao quyền cho phụ nữ, bảo vệ môi trường và xây dựng năng lực.

Trong các cuộc họp với các lãnh đạo ở Tây Bắc, Ngài Đại sứ đã thông báo một dự án phát triển mới của Chính phủ Australia trị giá 35 triệu đô Úc về tăng cường năng lực kinh tế cho phụ nữ tại Sơn La và Lào Cai, chú trọng bình đẳng giới trong hoạt

Chuyến thăm đầu tiên của Đại sứ tới Tây Bắc

Thăm điểm dự án AFLi. Ảnh: ACIAR Việt Nam.

Thăm điểm dự án rau. Ảnh: ACIAR Việt Nam.

“Với mỗi hecta rau an toàn, một năm, nông dân có thể thu 300 triệu đồng, nhiều gấp rưỡi so với trồng rau thông thường và nhiều gấp 14 lần so với mức thu 20 triệu đồng từ lúa và ngô.” – thông tin từ dự án rau trái vụ.

động nông nghiệp và du lịch. Các dự án hợp tác nghiên cứu thông qua ACIAR sẽ tiếp tục tập trung vào hỗ trợ liên kết thị trường cho một số loại nông sản Tây Bắc giàu tiềm năng, đồng thời hỗ trợ chương trình phát triển của Australia tại vùng này.

Lòng mến khách của người dân cùng với hương vị ẩm thực đặc trưng và cảnh đẹp Tây Bắc đã để lại những kỷ niệm khó quên đối với các thành viên trong đoàn qua chuyến công tác bận rộn nhưng rất thành công này.

Bà Thắm - Giám đốc công ty TAFOOD, đơn vị nhận chuyển giao công nghệ chế biến quả sơn tra từ dự án Nông lâm kết hợp, chia sẻ với Ngài Đại sứ: “Các thông tin từ các nghiên cứu của ACIAR đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những tiềm năng thị trường và vùng nguyên liệu, từ đó chúng tôi có thể xây dựng những kế hoạch kinh doanh thực tế và rõ ràng hơn”.

Page 3: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

33

TIN TỨC<aciar.gov.au>

3

Những chuẩn mực về giới trong cộng đồng nông nghiệp Việt Nam là gì? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với các dự án phát triển nhằm tạo ra hệ thống nông nghiệp bền vững cho năng suất và lợi nhuận cao hơn?

Các nhà nghiên cứu nông nghiệp tin rằng, nếu bỏ qua những đặc trưng về giới trong quá trình nghiên cứu sẽ làm giảm hiệu quả trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học và khiến vấn đề bất bình đẳng giới trở nên trầm trọng hơn. Để cải thiện vấn đề này, trong hai ngày 6 và 7 tháng 10 năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) đã tổ chức hội thảo về tăng cường áp dụng "lăng kính giới" trong nghiên cứu và phát triển sản xuất và chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam.

Các đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu, phát triển, các tổ chức phi chính phủ đã sôi nổi trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế về các khía cạnh giới trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là những thách thức đối với vai trò của nữ giới và nam giới ở nông thôn trong bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam đang có những thay đổi nhanh chóng. Đó là mức độ ngày càng tăng của thương mại hóa và hội nhập thị trường, nhu cầu sử dụng công nghệ tiết kiệm sức lao động, hay việc di cư dân số trẻ để tìm kiếm các cơ hội việc làm phi nông nghiệp.

Thúc đẩy bình đẳng giới trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp

Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: ACIAR Việt Nam.

Chia sẻ tại hội thảo, GS Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã nêu bật những nghịch lý về vai trò và ích lợi mà người phụ nữ được hưởng từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ông nói: “Phụ nữ chiếm trên 50% tổng số lao động nông nghiệp. Kinh tế thị trường, cải cách ruộng đất và phát triển nông thôn đã giúp tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, tuy nhiên, nam giới chứ không phải phụ nữ thường là đối tượng hưởng lợi chính”.

Bình đẳng giới là một trong những ưu tiên phát triển của Chính phủ Australia ở Việt Nam. Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Đại Biện lâm thời Đại sứ quán Australia, ông Layton Pike, nhấn mạnh: “Australia tập trung thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong tất cả các hoạt động của ĐSQ tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào vì các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam và Australia đã có quan hệ hợp tác lâu dài, và tin rằng việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong nông nghiệp sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”.

Hội thảo đã góp phần tạo nền tảng cơ sở cho chiến lược lồng ghép giới trong các dự án của ACIAR tại Việt Nam. Chi tiết về chiến lược này có trên trang <Vietnam.embassy.gov.au>. Thông tin cụ thể và các báo cáo của hội thảo có tại <aciargenderlens.wordpress.com>.

Page 4: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

44

TIN TỨC<aciar.gov.au>

4

Trong kỳ họp thường niên vào tháng 9 năm 2016, Hội đồng Cố vấn Chính sách (PAC) của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã thảo luận về các vấn đề chiến lược liên quan đến biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với nông nghiệp ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hội đồng có nhiệm vụ cố vấn cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Australia) về các vấn đề nông nghiệp của các nước đang phát triển và các chương trình cũng như chính sách liên quan đến nghiên cứu nông nghiệp để xác định và/hoặc tìm giải pháp cho các vấn đề đó.

Chủ tịch Hội đồng, GS Kym Anderson, phát biểu trong cuộc họp: “Nông nghiệp vừa bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu vừa làm biến đổi khí hậu. Nghiên cứu nông nghiệp có thể góp phần hỗ trợ nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu”.

TS Nguyễn Văn Bộ, thành viên Hội đồng Cố vấn từ Việt Nam cho biết: “Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã và đang trở thành thách thức lớn nhất. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (12/2016), do chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên tai1 và sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung nên sáu tháng đầu năm, tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm 0,18%. Tuy nhiên, với những

nỗ lực của ngành nên đến nay, theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 1,2%; giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) tăng 1,44%2 , trong đó: trồng trọt giảm 0,9%, chăn nuôi tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 6,17%; thuỷ sản tăng 2,91%“.

Sau cuộc họp, Hội đồng đề xuất ACIAR phát triển kế hoạch 10 năm để hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức, xây dựng năng lực cho các nghiên cứu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Các đề xuất của Hội đồng đã và đang được phía ACIAR xem xét một cách nghiêm túc. Thay vì thiết kế chiến lược 4 năm như trước kia, chiến lược 10 năm của ACIAR đang được xây dựng trong nửa đầu năm 2017. Trong đó, biến đổi khí hậu tiếp tục là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch tương lai.

1 Thiên tai từ đầu năm 2016 đã làm 1.424 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng; 520.414 ha lúa và 148.501 hoa màu bị thiệt hại; 387.945 ha cây công nghiệp, cây ăn quả, cây trồng lâu năm bị thiệt hại; 528 hồ, đập nhỏ, bị hư hại, 131km đê, kè bị sạt lở; 75.386 con gia súc và 1.746.300 con gia cầm bị chết,...

2 Tốc độ tăng GTSX năm 2015: Quý 1 tăng 2,45%, QII +1,82%; Quý III +1,77%, Quý IV +4,05%, cả năm +2,63%.Tốc độ tăng GTSX năm 2016: Quý 1 giảm 0,5%; QII +0,28%; Quý III -2,31%, Quý IV +6,02%; cả năm +1,44%.

Biến đổi khí hậu - chủ đề chính trong kỳ họp của Hội đồng Cố vấn Chính sách ACIAR

Các thành viên Hội đồng Cố vấn Chính sách tại trụ sở ACIAR Canberra. Ảnh: ACIAR.

Page 5: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

55

TIN TỨC<aciar.gov.au>

5

Tính bền vững của một dự ánTừ 2009 đến 2013, Trường Đại học Tây Bắc (TBU) đã tham gia phối hợp thực hiện các nội dung nghiên cứu về quản lý xói mòn đất, cây trồng tổng hợp và nghiên cứu chuỗi giá trị ngô, mận trong khuôn khổ Dự án ACIAR “Cải thiện khả năng liên kết thị trường cho nông hộ nhỏ vùng cao Tây Bắc Việt Nam” (AGB/2008/002). Tuy đã kết thúc nhưng những bài học kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu của dự án đã được các giảng viên, sinh viên của TBU tiếp tục sử dụng và thực hiện cho các nghiên cứu tiếp theo về xen canh cây họ Đậu với Ngô tại địa phương. Nghiên cứu này kế thừa các kết quả về kỹ thuật làm đất, kỹ thuật trồng xen và các phương pháp quản lý xói mòn đất canh tác ngô của dự án ACIAR nói trên.

Tại Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ các Trường Đại học và

Bài viết của Nguyễn Hoàng Phương — Trường Đại học Tây Bắc

Cao đẳng khối Nông - Lâm - Ngư - Thuỷ lợi toàn quốc lần thứ 7 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Trường Đại học Lâm nghiệp trong các ngày 26-27 tháng 11 năm 2016, ThS Nguyễn Hoàng Phương - Giảng viên Khoa Nông Lâm (Trường Đại học Tây Bắc) đã báo cáo các kết quả nghiên cứu nêu trên tại Hội đồng Khoa học Nông học chấm công trình nghiên cứu dự thi. Báo cáo của ThS Nguyễn Hoàng Phương được Hội đồng đánh giá cao và đạt giải Nhất.

TBU chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, hợp tác của ACIAR và các đối tác liên quan. TBU luôn sẵn sàng phối hợp thực hiện các hoạt động tương lai vì sự phát triển bền vững cho vùng Tây Bắc Việt Nam.

Ảnh trên: Báo cáo của ThS Nguyễn Hoàng Phương đạt giải Nhất tại Hội nghị. Ảnh cung cấp bởi Nguyễn Hoàng Phương.

Ảnh trái: ThS Nguyễn Hoàng Phương làm việc cùng các đồng nghiệp. Ảnh cung cấp bởi Nguyễn Hoàng Phương.

Page 6: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

66

TIN TỨC<aciar.gov.au>

6666666666666

Ngày 21 tháng 9 năm 2016 vừa qua, một số nhà khoa học đã từng tham gia chương trình John Dillon Fellowship (JDF) được Đại sứ Australia Craig Chittick mời dự bữa trưa tại nhà riêng. Họ đã chia sẻ với ông về những trải nghiệm qua chuyến đi và những lợi ích nhận được từ chương trình JDF.

Bốn cựu thành viên JDF có mặt tại buổi tiếp hiện đang là những nhà quản lý tại các viện nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu cũng như các trường đại học tại Việt Nam. Họ đánh giá cao các khóa học về kĩ năng giao tiếp và lãnh đạo, những chuyến thăm quan tới các viện, tổ chức và các doanh nghiệp tại Australia để học hỏi những kinh nghiệm thực tế.

TS Trần Minh Tiến nhận xét chương trình JDF rất thú vị, đặc biệt là khóa học về kĩ năng lãnh đạo giúp các nhà quản lý nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình để hoàn thiện bản thân. TS Phạm Thị Ngọc Linh nói về sự khác nhau giữa khái niệm nhà quản lý (manager) và người lãnh đạo (leader) và đánh giá cao việc ACIAR đã hỗ trợ và giúp đỡ chị trong cả hai vai trò. Chị cũng đã từng nhận học bổng John Allwright Fellowship (JAF) và học TS tại Perth trước khi tham gia JDF. TS Lưu Ngọc Quyến khâm phục Australia trong việc kết nối các doanh nghiệp với người nông dân. “Tôi rất ấn tượng với mối quan hệ tốt đẹp giữa người sản xuất và nhà phân phối của các

Đại sứ tiếp các nhà khoa học từng tham gia chương trình Học bổng John Dillon

tổ chức nông dân tại Alice Springs và Darwin”, TS Quyến nói với Đại sứ và các vị khách mời. TS Tiến có cùng quan điểm và gợi ý Việt Nam nên tham khảo có chọn lọc về phương pháp mà các tổ chức và viện nghiên cứu tại Australia chủ động tìm kiếm và quản lý các khoản tiền tài trợ cho nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có từ các doanh nghiệp. TS Mai Anh Khoa nhận thấy rằng kĩ năng giao tiếp là rất cần thiết vì một dự án thường làm việc với nhiều đối tác khác nhau với đa dạng thành phần.

Đại sứ Australia đặc biệt lưu tâm tới việc xây dựng một kế hoạch chiến lược nhằm đẩy mạnh mối quan hệ đối tác lâu năm giữa hai nước, trong đó các cựu du học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh của Australia đến Việt Nam và ngược lại.

John Dillon Fellowship và John Allwright Fellowship là hai chương trình học bổng dành riêng cho các nhà nghiên cứu tham gia trực tiếp vào các dự án do ACIAR tài trợ tại các nước đối tác. Trong suốt 23 năm qua, ACIAR đã có 18 thành viên JDF là người Việt, và học bổng JAF đã giúp 73 nghiên cứu sinh Việt Nam hoàn thành chương trình nghiên cứu bậc thạc sĩ và tiến sĩ tại Australia. Các cựu du học sinh đã có nhiều đóng góp cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp tại Việt Nam.

TS Trần Minh Tiến (trái) và TS Phạm Thị Ngọc Linh (phải) với Đại sứ Craig Chittick. Ảnh: ACIAR Việt Nam.

Page 7: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

77

TIN TỨC<aciar.gov.au>

7777777777777

Trong năm 2017, ACIAR Việt Nam sẽ triển khai 17 dự án mới và tổ chức một số sự kiện quan trọng, trong đó có:

• Phiên cuối của quá trình Tư vấn quốc gia về chiến lược cho ACIAR tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2027, diễn ra vào ngày 6 tháng 3

• Hội thảo khoa học và ngày kết nối thị trường nhằm nêu bật những tác động và tiềm năng của chương trình nghiên cứu tại Tây Bắc diễn ra vào tuần thứ hai của tháng 6. Quan hệ hợp tác giữa nông dân - doanh nghiệp - cán bộ nghiên cứu - nhà hoạch định chính sách nông nghiệp sẽ được củng cố thông qua sự kiện này.

Các ngày quan trọng:

Những sự kiện quan trọng sáu tháng đầu năm 2017 của ACIAR Việt Nam

NGÀY SỰ KIỆN

17 - 18/1 Họp thường niên Dự án Chính sách rừng trồng ADP/2014/047

30/1 Kết thúc cuộc thi nhiếp ảnh ACIAR

12 - 15/2 Đánh giá giữa kỳ dự án bò thịt tại Duyên hải Nam Trung Bộ

13 - 23/2 Chuyến công tác của InnovationXchange

16 - 17/2 Họp chương trình Thủy sản tại Brisbane

6/3 Phiên cuối Tư vấn quốc gia về chiến lược cho ACIAR tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2027

9/3 Triển khai dự án bò thịt Tây Bắc LPS/2015/037

14/3 Triển khai dự án Rau AGB/2014/035

21/3 Triển khai dự án AFLi 2 FST/2016/152

31/5 Hạn chót nộp đơn học bổng John Allwright Fellowship

6 - 11/6 Hội thảo và giới thiệu sản phẩm từ các dự án tại Tây Bắc

Tháng 6 Triển khai dự án Ngô 2 SMCN/2014/049

Vị trí các dự án tại Việt Nam năm 2017

Page 8: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

888

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

Việc sản xuất, chế biến và sử dụng sắn ở Đông Nam Á tạo thành một chuỗi giá trị hàng hóa phức tạp và đang có những chuyển biến nhanh chóng. Đối với khu vực này, sắn là cây trồng quan trọng, tạo nguồn thu và sinh kế cho nông dân và nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, đồng thời góp phần đáng kể phát triển kinh tế khu vực và các quốc gia. Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới các sản phẩm từ sắn, với giá trị xuất khẩu đạt trên 1,3 tỷ USD trong năm 2015. Tuy vậy, ngành sản xuất và kinh doanh sắn đang chịu ngày càng nhiều thách thức bởi nhiều yếu tố, cả từ bên trong và bên ngoài chuỗi, bao gồm xói mòn đất, suy giảm độ phì của đất, sâu bệnh hại và yêu cầu ngày càng tăng về chi phí công lao động. Mặt khác, nhu cầu toàn cầu về sắn tuy là rất lớn nhưng lại không ổn định, nguyên nhân là do sự cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác. Điều này tạo ra những rủi ro đáng kể cho cho nông dân trồng sắn.

Dự án “Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn quy mô nhỏ ở Việt Nam và Indonesia” có mục tiêu phát triển chuỗi giá trị sắn bền vững với sự tham gia của nông dân và các cơ sở chế biến, kinh doanh quy mô nhỏ. Dự án sẽ đánh giá những cơ hội và thách thức mà nông dân và cơ sở kinh doanh nhỏ ở Việt Nam và Indonesia phải đối mặt khi tham gia các chuỗi giá trị sắn khác nhau. Từ các kết quả nghiên cứu về hệ thống sản xuất và về các chuỗi giá trị, dự án sẽ xác định các cơ hội và giải pháp

thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chế biến sắn thông qua tăng cường liên kết giữa các tác nhân chính trong chuỗi (nhà nông, nhà kinh doanh, nhà chế biến) và các tác nhân hỗ trợ chuỗi (các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, cung cấp dịch vụ). Dự án cũng sẽ thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tại các tỉnh, mỗi quốc gia và ở quy mô quốc tế, nhằm giới thiệu kinh nghiệm và các mô hình thành công cho ứng dụng rộng rãi trong khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một phần của chương trình cấp khu vực gồm 5 nước tham gia do ACIAR tài trợ.

Ở Việt Nam, dự án chọn hai vùng trồng sắn quan trọng, gồm tỉnh Sơn La ở Tây Bắc và Đắk Lắk ở Tây Nguyên, làm địa bàn nghiên cứu. Tháng 9 năm 2016 dự án đã tổ chức hội thảo khởi động tại 2 tỉnh này để giới thiệu và thảo luận cơ sở lập kế hoạch hoạt động dự án, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tế của nông dân cũng như của các cơ sở kinh doanh và chế biến sắn. Tham dự hội thảo có đại điện cơ quan quản lý các cấp, các viện nghiên cứu, một số đơn vị thu gom và chế biến sắn, mạng lưới khuyến nông và nhóm thực hiện dự án. Hội thảo khởi động này cũng là một phần của quá trình xác định cơ hội cũng như thách thức phải đối mặt của các bên tham gia chuỗi giá trị sắn ở các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nhằm xác định những hoạt động ưu tiên của dự án trong ba năm tiếp theo.

Bài viết của Phạm Thị Sến1, Đỗ Trọng Hiếu1, và Jonathan Newby2

Nhóm dự án và các đối tác. Ảnh: ACIAR Vietnam.

Hướng tới chuỗi giá trị sắn bền vững tại Sơn La và Đắk Lắk

Page 9: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

999

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

Thảo luận nhóm về các hoạt động ưu tiên của dự án. Ảnh: Nhóm dự án. Hội thảo khởi động dự án tại tỉnh Sơn La. Ảnh: ACIAR Việt Nam.

Đại biểu hai tỉnh Sơn La và Đắk Lắk, bao gồm đại diện lãnh đạo tỉnh, các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, cán bộ khuyến nông các cấp và đại diện nông dân trồng sắn, tất cả đều bày tỏ sự quan tâm và cam kết hợp tác thực hiện dự án. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để dự án thành công, đạt các mục tiêu, tăng cường được liên kết giữa các bên liên quan và thúc đẩy ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật. Tất cả đại biểu đều cam kết hỗ trợ thực hiện các thử nghiệm nông học và xây dựng các mô hình trình diễn, dự kiến bắt đầu từ năm 2017.

Sau hội thảo khởi động các chuyên gia dự án tới từ Trường Đại học Queensland và CIAT đã tập huấn về đánh giá chuỗi giá trị cho nhóm nghiên cứu của dự án, cán bộ địa phương và đại diện một số doanh nghiệp. Tất cả học viên đã cùng thảo luận và lập được bản đồ các chuỗi cung ứng và tiêu thụ sắn, những thách thức và cơ hội đối với từng chuỗi và từng bên tham gia chuỗi. Kết quả thảo luận giúp xác định các hoạt động ưu tiên của dự án trong năm 2017 và làm cơ sở để dự án đề xuất các chiến lược truyền thông thúc đẩy mở rộng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Do giá sắn đang giảm đáng kể, nên việc tăng năng suất trong năm 2016-2017 sẽ là cần thiết để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và duy trì vùng nguyên liệu bền vững cho các cơ sở chế biến. Các đại biểu tham gia hội thảo và tập huấn đã xác định được những tiến bộ kỹ thuật dự án cần ưu tiên nghiên cứu phát triển và thúc đẩy ứng dụng, bao gồm (i) đa dạng bộ giống gồm nhiều giống năng xuất cao, phù hợp với điều kiện địa phương; (ii) kéo dài mùa thu hoạch và chế biến sắn; (iii) phòng trừ sâu bệnh hại (như bệnh chổi rồng); và (iv) canh tác sắn bền vững trên đất dốc (chống xói mòn và suy thoái đất). Các hoạt động sắp tới của dự án nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giống sắn và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng một số mô hình kinh doanh mới và đề xuất chính sách đều nhằm mục đích để cây sắn – một thành phần quan trọng trong các chuỗi giá trị hàng hóa toàn cầu – tiếp tục tạo sinh kế bền vững cho nông dân vùng cao khắp Việt Nam và đóng góp ý nghĩa cho phát triển kinh tế nông thôn.

Thông tin thêm về dự án có tại: https://goo.gl/P8EYDR.1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI)2 Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT)

Page 10: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

101010

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

101010

Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở phía Bắc Việt Nam và Australia” (FIS/2010/100) do ACIAR tài trợ được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 (RIA1) và Sở Công nghiệp Cơ bản New South Wales triển khai từ năm 2014. Mục tiêu của dự án là nhằm tăng sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Việt Nam để tạo thêm cơ hội sinh kế cho người dân ven biển phía Bắc.

Hàu Bồ Đào Nha (Crassostrea angulata) là đối tượng chính của dự án, được Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 nhập nội và phát triển nuôi từ năm 2008 dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Australia trong khuôn khổ dự án ACIAR. Tuy là loài mới nhưng với ưu thế vượt trội như chất lượng thịt ngon, kích thước và hình dạng hợp thị hiếu người tiêu dùng nên đến nay hàu Bồ Đào Nha đã được nuôi rộng rãi ở 28 tỉnh. Sản lượng hàu nuôi ước tính đạt khoảng 15.000 tấn/năm, trong đó Quảng Ninh và Hải Phòng là hai tỉnh có sản lượng chủ yếu. Hiện nay, sản phẩm hàu đã có mặt tại các chợ đầu mối, các siêu thị lớn (Metro, Aeon, Coopmart...), các nhà hàng, khách sạn sang trọng ở thành phố, thị xã và vùng nông thôn ven biển cho đến thành phố lớn như Hà Nội.

Sau hai năm triển khai, dự án đã thu được những kết quả khả quan, đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Đa dạng di truyền của các quần đàn hàu Bồ Đào Nha có nguồn gốc Việt Nam và Trung Quốc đáp ứng được yêu cầu về nguyên liệu sử dụng cho chương trình chọn giống. Chương trình chọn giống hàu đã được triển khai. Hệ thống ương ấu trùng và sản xuất giống hàu với công suất đủ cho sản xuất một đợt tới hơn 100 gia đình hàu đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng tại Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc, Cát Bà, Hải Phòng. Chương trình chọn giống hàu đã thu được thế hệ hàu giống thứ hai với sức sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống được cải thiện. Các gia đình hàu tốt nhất đã được sử dụng để sản xuất hàu giống cung cấp cho các đối tác tư nhân nhằm phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng hàu.

Một khó khăn dự án đang gặp phải là thiếu hàu cái trong mùa sinh sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chọn giống cũng như sản xuất giống. Tuy vẫn chưa xác định được nguyên nhân nhưng trong thời gian tới, các giải pháp đưa ra như cải thiện môi trường nuôi và triển khai nuôi tại các điểm khác nhau sẽ được áp dụng.

Kết quả bước đầu của dự án nhuyễn thể sau hai năm triển khai tại Việt Nam

Bài viết của Vũ Văn In1, Vũ Thị Ngọc Liên1, Michael Dove2, Wayne O’Cornor2

Nuôi hàu ở Vân Đồn, Quảng Ninh. Ảnh: Nhóm dự án.

Page 11: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

111111

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

111111

1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 2 Sở Công nghiệp Cơ bản New South Wales

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ TS Vũ Văn In <[email protected]>.

Chương trình kiểm soát chất lượng nước được thực hiện nhằm thu thập số liệu môi trường tại khu thí nghiệm nuôi hàu của dự án tại xã Bản Sen (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) bao gồm các số liệu lý hóa (ToC; pH; DO, S‰); dinh dưỡng (N - NH4+, N- NO2-, N - NO3-, P - PO43-), kim loại nặng (As, Hg, Cu, Pb, Zn) và đa dạng thực vật phù du. Sức khỏe hàu được kiểm soát thông qua việc lấy mẫu định kỳ và lưu giữ mẫu. Dự án đã thu các mẫu nước và hàu thương phẩm để phân tích các mẫu vi sinh (E. coli, Salmonella và Vibrio) có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, trong khi đó các khó khăn khác như tỷ lệ sống thấp do bị lây nhiễm ký sinh trùng ăn thịt hàu cũng đang được nghiên cứu nhằm đưa ra được các giải pháp quản lý hiệu quả.

Ảnh trái: Hàu thương phẩm. Ảnh: Nhóm dự án.

Xử lý số liệu hàu chọn giống. Ảnh: Nhóm dự án.

Ảnh dưới: Hệ thống nuôi nhân rộng phục vụ cho sản xuất các gia đình hàu. Ảnh: Nhóm dự án.

Page 12: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

121212

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

Nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng – tiềm năng cho phát triển

Trong năm 2015 và 2016, nhóm nghiên cứu dự án đã tiến hành phân tích toàn diện thị trường mận, và phân tích ít chi tiết hơn cho quả đào, hồng và lê ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Trung Quốc. Nhóm dự án đồng thời cũng nghiên cứu các chuỗi cung ứng từ Mộc Châu và Bắc Hà cho bốn loại quả trên.

Các kết quả quan trọng từ nghiên cứu trên là:

• Có thể tăng xuất khẩu mận chín và xanh sang Trung Quốc

• Ngành chế biến mận tại Việt Nam có triển vọng sau khi đã cân nhắc các tác động môi trường

• Mận Tam Hoa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt ở

Trung Quốc do giống mận này được ưa chuộng và chín sớm hơn 2-3 tuần so với mận Trung Quốc

• Mận chín có giá cao ở thị trường đô thị, và diện tích trồng mận tăng lên trong thập kỉ qua do phát triển xuất khẩu mận sang Trung Quốc. Sức hút của thị trường này đã làm giảm lượng cung và giữ giá cho thị trường nội địa

• Sản lượng mận ở tỉnh Lào Cai giảm, ở tỉnh Sơn La cũng giảm nhưng ít hơn trong vài năm gần đây

• Mận được nhập khẩu từ Trung Quốc khá lớn, tuy nhiên do mùa vụ ở hai nước khác nhau, việc này không ảnh hưởng đến các giống mận chín sớm của Việt Nam

• Thời gian thu hoạch ngắn và thị trường nhỏ vẫn có thể dẫn tới lượng cung lớn và giá giảm nhanh, khá rủi ro cho nông dân trồng mận

• Việc đa dạng hóa giống mận có thể giúp kéo dài mùa thu hoạch, tuy nhiên các giống mận chín muộn, vào cuối tháng 6 và tháng 7, sẽ phải cạnh tranh với mận nhập khẩu từ Trung Quốc

• Cần trồng mới thay thế các vườn mận già cỗi và cải thiện kỹ thuật canh tác

• Ở các vùng điều kiện tự nhiên không phù hợp để thu hoạch mận chín chất lượng cao có thể xây dựng quy trình sản xuất mận xanh

Đánh giá giữa kỳ Dự án quả ôn đớiBài viết của Oleg Nicetic1 và Đinh Thị Huyền Trâm2

Đầu tháng 10 năm 2016, dự án “Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường quả ôn đới ở khu vực” (AGB/2012/060) đã có 3 ngày hội thảo giữa kì (MTR) nhằm đánh giá các hoạt động đã tiến hành và phác thảo các điều chỉnh cần thiết cho những hoạt động tiếp theo.

Các cán bộ nghiên cứu và chuyên gia đánh giá thảo luận tại cửa hàng. Ảnh: ACIAR Việt Nam.

Page 13: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

131313

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

Từ nghiên cứu, một số can thiệp cụ thể đã được đề xuất:

• Phát triển chuỗi cung ứng mận chín chất lượng cao cho thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Trung Quốc (chủ yếu ở Nam Ninh)

• Tăng sản lượng mận xanh xuất khẩu đi Trung Quốc, và đánh giá tiềm năng phát triển các cơ sở chế biến mận xanh ngay tại Việt Nam

• Đa dạng hóa giống mận để kéo dài mùa thu hoạch

• Xây dựng quy trình sản xuất cụ thể cho thị trường mận xanh và mận chín

• Đánh giá giá trị của chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu cho quả ôn đới tại Tây Bắc Việt Nam

Các kết quả quan trọng, cũng như các đề xuất nói trên đã được chia sẻ với các đối tác trong các diễn đàn cấp tỉnh đầu tiên được tổ chức ở Lào Cai và Sơn La (tháng 9 năm 2015).

Thị trường hiện đại – cơ hội và thách thức

Trong mùa mận 2016, nhóm dự án cũng hỗ trợ xây dựng một chuỗi mận chín chất lượng cao, cung cấp loại mận tốt nhất từ Bản Ôn và bản Pakhen của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho các nhà bán lẻ hiện đại lớn ở Hà Nội, trong đó có Fivimart, Bác Tôm và thậm chí là Klever Fruit, một chuỗi bán lẻ tập trung vào hoa quả nhập khẩu chất lượng cao. Nông dân ở Pakhen đã có giấy chứng nhận sản xuất an toàn. Mận chất lượng cao được thu hái chuyển đến người thu gom để họ đóng gói và chuyển về Hà Nội trong ngày, thất thoát không đáng kể. Mặc dù chuỗi đã được thiết lập và hoạt động thành công, phân tích ban đầu cho thấy dù quả mận có giá trị cao tại thị trường, nông dân và người thu gom địa phương chỉ được hưởng lợi một phần nhỏ. Bên cạnh đó, lượng mận mà nhà bán lẻ có thể tiêu thụ và tiềm năng mở rộng trước mắt còn hạn chế.

Tình trạng của các vườn ươm – nhân tố lớn kìm hãm sự phát triển của ngành quả

Vào tháng 6 năm 2016, dự án tổ chức hai diễn đàn cấp tỉnh với các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Sơn La, tập trung vào việc sản xuất các cây giống ghép tại vườn ươm. Trước diễn đàn, các chuyên gia vườn ươm từ Australia và miền Nam Việt Nam đã được mời đến hợp tác với nhóm dự án, đánh giá tình hình hiện tại của ngành sản xuất giống (đối với cả vườn ươm nhà nước và tư nhân) ở Tây Bắc Việt Nam.

Một số vấn đề đã được xác định, bao gồm:

• Các vườn ươm tập trung vào một lượng rất nhỏ: 2 - 3 loại cây, với mỗi loại chỉ gồm 1 - 2 giống

• Các mắt ghép được lấy từ chỉ một số ít các cây mẹ đang già cỗi và suy giảm

• Gốc ghép được trồng từ hạt quả thu thập trong địa

phương, và cách làm này hiện đang có hiệu quả với những giống hiện có. Tuy nhiên khi mắt ghép của các giống mới được đưa vào thì tình hình sẽ thay đổi, và các cây mẹ cần phải được trồng để lấy gốc ghép trong tương lai

Một vài khuyến nghị đã được đưa ra, bao gồm, cần thiết phải:

• Xây dựng các chương trình tập huấn kỹ thuật về sản xuất giống và quản lý kinh doanh

• Phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn/hệ thống quản lý chất lượng giống phù hợp với Việt Nam

• Theo dõi các trường hợp cây con trồng mới không phát triển để xác định các nguyên nhân chính

• Đánh giá và cải thiện chất lượng các phòng thí nghiệm để hỗ trợ phát triển vườn ươm, trong việc xét nghiệm mầm bệnh và dinh dưỡng đất

• Xây dựng quan hệ và tạo uy tín đối với các mạng lưới lai tạo và ươm giống quốc tế

Bên cạnh đó, một bản đồ hệ thống thông tin địa lý – GIS – của hai huyện thuộc tỉnh Lai Châu đã được hoàn thành và gửi cho Sở Nông nghiệp Lai Châu. Bản đồ này sẽ giúp xác định các loại quả phù hợp cho những vùng nhất định, từ đó hỗ trợ quá trình xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất quả của chính quyền địa phương. Bản đồ GIS cho huyện Mộc Châu và Vân Hồ (tỉnh Sơn La) dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2017.

Những cản trở đối với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật – sự tham gia của các đối tác liên quan còn hạn chế

Nhóm dự án đã đánh giá 5 dự án liên quan đến cây ăn quả ôn đới đã được triển khai và kết thúc ở Tây Bắc Việt Nam nhằm hiểu rõ hơn về các yếu tố cản trở việc nông dân ứng dụng các công nghệ kỹ thuật với.

Kết quả ban đầu cho thấy nguyên nhân chủ yếu cản trở tác động của các dự án là do thiếu sự tham gia tích cực của nông dân, cán bộ khuyến nông và cán bộ nghiên cứu ở địa phương và thiếu sự khích lệ hay tạo điều kiện để họ tham gia. Ngoài ra việc thiết kế dự án chưa phù hợp - thông thường các dự án được thiết kế mà không tham khảo các kết quả của những dự án trước, và các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng còn chưa phù hợp với hoàn cảnh. Điều này có thể tránh được nếu như các đối tác tại địa phương được tham gia vào quá trình thiết kế dự án.

Cũng có những yếu tố quan trọng xảy ra sau khi dự án kết thúc ảnh hưởng đến việc áp dụng các kết quả dự án, ví dụ như thiếu quan tâm đến nông dân sau dự án, biến động giá và nông dân khó tiếp cận các yếu tố đầu vào cần thiết như cây giống ghép hay các giống cây phù hợp. Một điều khá thú vị là không có bằng chứng nào cho thấy các yếu tố gây cản trở cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật có liên quan đến yếu tố dân tộc.

Page 14: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

141414

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

Hoạt động tiếp theo

Hai năm đầu dự án đã tập trung vào nghiên cứu. Hai năm tiếp theo, dự án sẽ tập trung vào việc thúc đẩy, lên kế hoạch và tiến hành các hoạt động phát triển.

Các hoạt động sẽ bao gồm:

• Lên kế hoạch phát triển ngành cây ăn quả ôn đới, kể cả sản xuất giống ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Sơn La

• Hỗ trợ trạm giống Bắc Hà cải thiện sản xuất cây giống ghép và xây dựng kế hoạch sản xuất để mở rộng hoạt động và trở thành một cơ sở sản xuất giống lớn trong khu vực

• Thúc đẩy phát triển các mối quan hệ giữa các đơn vị xuất khẩu ở Việt Nam và các đơn vị chế biến mận ở Trung Quốc, và đánh giá tiềm năng của ngành chế biến mận tại Việt Nam

1 Trường Đại học Queensland 2 Dự án Quả ôn đới

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ TS Oleg Nicetic <[email protected]>.

• Đánh giá giá trị của chỉ dẫn địa lý và thương hiệu như một phương tiện giúp tăng thu nhập cho nông hộ nhỏ

Nhằm đạt được các mục tiêu phát triển nói trên, nhóm nghiên cứu sẽ được mở rộng với sự tham gia của các chuyên gia về ngành, quy hoạch và sản xuất cây giống. Nghiên cứu để hỗ trợ phát triển sẽ được tiếp tục và tập trung vào thị hiếu người tiêu dùng và phân khúc bán lẻ. Nghiên cứu về rào cản đối với áp dụng tiến bộ kỹ thuật sẽ tập trung nhiều hơn vào mối liên hệ giữa nhóm dân tộc và việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật có định hướng thị trường. Các chiến lược truyền thông để thúc đẩy sáng tạo sẽ được xây dựng dựa trên các nghiên cứu đó.

Thăm các chuỗi bán lẻ trong phiên đánh giá giữa kỳ. Ảnh: ACIAR Vietnam.

Mận từ kênh hàng chất lượng cao do dự án hỗ trợ được bày bán tại Fivimart. Ảnh: Dự án quả ôn đới.

Page 15: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

151515

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

Bối cảnh

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chủ lực của Việt Nam, được dự báo sẽ chịu nhiều tác động lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH). Thêm vào đó, các hoạt động phát triển thượng nguồn đang làm thay đổi chế độ thủy văn của sông Mê Kông. Tác động kép này đã khiến trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, nhất là hạn hán và xâm nhập mặn, xảy ra với tần suất thường xuyên và cường độ mạnh hơn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sản xuất, đặc biệt rất đáng quan ngại đối với các hộ nông dân trồng lúa. Trong bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, được sự tài trợ của ACIAR, đã tiến hành thực hiện nghiên cứu “Đánh giá khả năng ứng phó của nông dân trước BĐKH – các lựa chọn chính sách” (ADP/2011/039). Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm tìm hiểu về nhận thức của người dân đối với BĐKH, các biện pháp ứng phó và các yếu tố tác động, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao khả năng ứng phó BĐKH của người dân.

Hoạt động

Nghiên cứu đã tiến hành 3 vòng điều tra trên một nhóm 390 hộ nông dân trên địa bàn 4 huyện thuộc 2 tỉnh Bến Tre và Trà

Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó hạn mặn

Bài viết của Đỗ Huy Thiệp – Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

Vinh. Trong đó, vòng 1 tiến hành vào cuối năm 2012, thu thập thông tin của 3 năm 2010 – 2012, trong đó, năm 2011 các hộ bị thiên tai nhẹ; vòng 2 tiến hành vào đầu năm 2015 cho thấy, trong 2 năm 2013 và 2014, các hộ không bị thiên tai và; vòng 3, tiến hành vào giữa năm 2016, thu thập thông tin của năm 2015 và 2016 khi hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng diễn ra. Trong từng vòng điều tra, nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin về đặc điểm hộ, đặc điểm đất đai của hộ, hoạt động sản xuất nông nghiệp, tác động của thiên tai, các biện pháp ứng phó, chi phí ứng phó, nhận thức của hộ.

Bộ số liệu của dự án là bộ số liệu duy nhất và đầy đủ nhất tại Việt Nam cung cấp các thông tin chi tiết về tác động và ứng phó BĐKH của người dân trong khoảng thời gian 6 năm, chi tiết tới 2 mảnh đất lớn nhất của hộ. Từ bộ số liệu trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các phân tích định lượng nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu; tác động của tài sản nông hộ, điều kiện cơ sở hạ tầng, chính sách đến hành vi ứng phó hạn mặn của người dân; tác động của hành vi ứng phó đến năng suất lúa gạo; thay đổi độ co giãn của cung theo giá lúa gạo và đưa ra một số dự báo về tác động của thiên tai đến ngành hàng gạo Việt Nam.

Rất nhiều hộ nông dân tại Bến Tre đã chuyển từ trồng lúa sang trồng cỏ để chăn nuôi bò và dê nhằm hạn chế các tác động của BĐKH. Ảnh: CAP.

Page 16: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

161616

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

Các tác động

Nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định cả về mặt khoa học, nâng cao năng lực và đặc biệt là tác động về mặt chính sách.

Về mặt khoa học, nghiên cứu đã cung cấp một bộ số liệu rất chi tiết về tác động và ứng phó BĐKH tại khu vực ĐBSCL. Đây sẽ là cơ sở để các nhà nghiên cứu khác trong và ngoài nước khai thác phân tích hoặc sử dụng làm đầu vào cho các nghiên cứu khác. Trong khuôn khổ dự án, 9 bài viết đã được hoàn thành và đã được đăng/gửi đăng tại các tạp chí/hội thảo trong và ngoài nước. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra được độ co giãn của cung lúa gạo theo giá trong điều kiện BĐKH, đây dự kiến sẽ là đầu vào cho các mô hình dự báo ngành hàng trong tương lai (GTAP, CGE, CAPSim…).

Thứ hai, về mặt nâng cao năng lực, trong quá trình điều tra, nhóm nghiên cứu đã hợp tác cùng các sinh viên và giảng viên tại Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học An Giang và Đại học Quy Nhơn. Tổng cộng đã có hơn 60 giảng viên và sinh viên tại các trường đại học trên được tập huấn các kỹ năng liên quan đến thiết kế bảng hỏi, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng giám sát điều tra, kỹ năng nhập và làm sạch số liệu. Đây cũng là cơ hội để các giảng viên và sinh viên tích lũy thêm kiến thức thực tế khi trực tiếp phỏng vấn các hộ nông dân.

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ Đỗ Huy Thiệp <[email protected]>.

Về mặt tác động chính sách, nhóm nghiên cứu đã xây dựng 2 bản tóm lược chính sách phân tích tác động của các chính sách hỗ hỗ trợ tới khả năng ứng phó của hộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của BĐKH, từ đó đưa ra các thông tin về mặt hiệu quả của một số chính sách ứng phó. Hai bản tóm lược chính sách của dự án đã được gửi tới các nhà làm chính sách ở các cấp trung ương (Bộ NNPTNT, Bộ TN&MT, Ban Kinh tế Trung ương), cấp vùng (Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ) và cấp địa phương (Sở NNPTNT các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và lãnh đạo các huyện thuộc địa bàn nghiên cứu). Các đơn vị kể trên đã ghi nhận và phản hồi đối với kết quả dự án, ở cấp địa phương, một số kết quả nghiên cứu đã được đưa ngay vào kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp trong năm 2017.

Kết luận

Mặc dù nghiên cứu đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên do những hạn chế về mặt thời gian và kinh phí nên quy mô điều tra còn nhỏ, chưa mang tính đại diện cho cả nước. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục khai thác bộ số liệu để tiến hành các phân tích nâng cao, đồng thời đề xuất tiếp tục thực hiện các nghiên cứu đối với khu vực khác tại Việt Nam như Tây Nguyên hoặc Bắc Bộ.

Một buổi phỏng vấn tại Thạnh Phú – Bến Tre. Ảnh: CAP.

Nhóm nghiên cứu làm việc cùng Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre nhằm trình bày một số kết quả nghiên cứu và cập nhập tình hình hạn hán/xâm nhập mặn tại địa phương. Ảnh: CAP.

Nhóm nghiên cứu tập huấn kỹ năng điều tra cho các sinh viên tại trường Đại học An Giang. Ảnh: CAP.

Page 17: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

171717

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

Đánh giá tổng kết dự án lúa-tôm ghi nhận những thành công nổi bật

Bài viết của Jes Sammut1 và Châu Minh Khôi2

Luân canh lúa và tôm trong cùng hệ thống canh tác ngày càng phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong hệ thống này, lúa được canh tác trong mùa mưa khi độ mặn trong nước và đất thấp; tôm được nuôi trong mùa khô khi các điều kiện về môi trường nước, đất không thuận lợi cho trồng lúa. Đôi khi cũng có sự chồng lắp của hai hệ thống canh tác này. Điều kiện thiếu nước ngọt liên quan đến điều tiết, sử dụng nước trong khu vực và thời tiết thay đổi thất thường đã dẫn đến gia tăng độ mặn trong nước và trong đất ngay cả trong mùa mưa. Điều này đưa đến khó khăn cho nông dân khi canh tác lúa. Tác động của sự thay đổi về lưu lượng nước cũng như điều kiện thời tiết cũng đã gây ra sự suy giảm về chất lượng nước cho canh tác tôm trong mùa khô, đưa đến năng suất tôm thấp, gia tăng dịch bệnh và thất thu.

Trong năm 2013, ACIAR đã khởi động dự án “Nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác lúa-tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam” (SMCN/2010/083). Mục đích của dự án bao gồm đánh giá các thiết kế của hệ thống lúa-tôm và cải thiện các kỹ thuật canh tác để nâng cao năng suất lúa và năng suất tôm. Mục tiêu cụ thể của dự án là khảo sát sự tương tác giữa lúa và tôm trong chuỗi thức ăn, quản lý tốt hơn các yếu tố rủi ro và ảnh hưởng của yếu tố chất lượng đất và nước đến sản lượng lúa và tôm. Dự án đã lựa chọn 18 hộ nông dân tại xã Hòa Mỹ huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau để khảo sát chất lượng đất và nước, năng suất lúa và tôm và sự tương tác giữa điều kiện của

nông hộ, môi trường và kỹ thuật canh tác có ảnh hưởng đến năng suất lúa và tôm.

Hai năm đầu tiên dự án gặp nhiều khó khăn do độ mặn rất cao tại địa phương, nhưng nhóm nghiên cứu coi đây là cơ hội để khảo sát các yếu tố rủi ro, những khó khăn người dân phải đương đầu trong sản xuất, và để hiểu về sự tương tác giữa đất và nước từ đó giúp phát triển những kỹ thuật quản lý tốt hơn hoặc xây dựng các chính sách hỗ trợ dựa trên điều kiện của nông hộ. Cách tiếp cận chính của dự án là dựa vào phần mềm hỗ trợ nghiên cứu Bayesian Belief Network (BBN) giúp hiểu sâu hơn về sự tương tác giữa điều kiện kỹ thuật sản xuất, các yếu tố môi trường và sản lượng. Đây là công cụ nghiên cứu cần sự tham gia của các nhà nghiên cứu và các bên có liên quan. Để xây dựng BBN, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn, trao đổi nhóm để thu thập các thông tin về kiến thức chuyên môn của nông dân, cán bộ nghiên cứu và khuyến nông. BBN đã tiến hành thu thập thông tin liên quan đến hệ thống sản xuất lúa-tôm tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang. Kết quả từ công cụ hỗ trợ này đã được ứng dụng và đóng góp quan trọng cho những thành công trong năm thứ ba của dự án.

Hội thảo đánh giá dự án giữa kỳ năm 2015 đã đề xuất chuyển vùng nghiên cứu và áp dụng những kết quả đã đạt được từ thí nghiệm đồng ruộng, các đề xuất chuyên sâu từ BBN cho điểm nghiên cứu mới. Với sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và

Thử nghiệm kiểm tra giá trị của nuôi tôm “bùn” thay thế cho phân bón lúa tại xã Tân Bằng, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nhóm dự án.

Page 18: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

181818

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

1 Đại học New South Wales2 Đại học Cần Thơ

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ GS Jes Sammut <[email protected]> hoặc TS Nguyễn Văn Sáng <[email protected]>.

Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, nhóm nghiên cứu đã hợp tác cùng nông dân tại xã Tân Bằng huyện Thới Bình thực hiện các thí nghiệm đồng ruộng và đã đạt được những kết quả khả quan. Những bài học, các kết quả từ các thí nghiệm đồng ruộng và kỹ thuật canh tác cải tiến cùng với quyết định chuyển vùng nghiên cứu đến địa bàn có hệ thống canh tác lúa-tôm điển hình đã đưa đến thành công. Trong năm 2016, mặc dù điều kiện khô hạn gia tăng nhưng các nông hộ tham gia dự án tại Tân Bằng đạt năng suất lúa và tôm cao hơn các hộ khác trong khu vực.

Sau đánh giá giữa kỳ, các nhóm nghiên cứu đã hiểu sâu hơn về các tiến trình tự nhiên, yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác có ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống lúa-tôm. Nhóm nghiên cứu đã nhận diện và đề xuất các giải pháp để cải thiện mặn, nâng cao chất lượng đất của trảng trồng lúa. Nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp giảm phân bón, tận dụng bùn đáy từ vụ tôm để cung cấp cho vụ lúa. “Kết quả đạt được trong năm 2016 rất khả quan. Chúng tôi đã đề nghị đánh giá cuối kỳ sớm hơn để đánh giá về sự hiệu chỉnh của dự án theo hướng lặp lại một số thí nghiệm đồng ruộng. Chúng tôi mong muốn hiệu chỉnh và kiểm chứng lại một số mô hình cải tiến cho cả hai vùng. Nông dân và Sở NN-PTNT rất ủng hộ dự án và mong muốn thực hiện các thử nghiệm thêm ít nhất hai vụ. ACIAR đã đồng ý với đề xuất và đánh giá tổng kết đã được thực hiện vào tháng 12 năm 2016”, GS Sammut nói.

Đánh giá tổng kết của dự án được thực hiện bởi ông Barney Smith và GS Bùi Chí Bửu, có sự tham dự của ACIAR, các nhóm nghiên cứu, đại diện các địa phương và cơ quan quản lý. Hội thảo đánh giá được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ và tham quan các điểm thí nghiệm đồng ruộng tại xã Hòa Mỹ và xã Tân Bằng. Các đại biểu tham dự đã quan sát thực tế các điều kiện khó khăn, những thách thức cho nông dân và các nhóm nghiên cứu, cũng như ghi nhận những thành công tại địa điểm nghiên cứu mới.

Mặc dù báo cáo đánh giá còn cần thêm thời gian, các thành viên ban đánh giá đã chúc mừng sự thành công của dự án, đặc biệt là tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm nghiên cứu, giữa các nhóm và với nông dân địa phương.

Nhóm dự án, đánh giá viên, các bên liên quan và đại diện ACIAR tại Hội thảo. Ảnh: Nhóm dự án.

Các giống lúa chịu mặn được thử nghiệm tại nhiều điểm để chọn ra giống tốt nhất cho các điều kiện khác nhau. Ảnh: Nhóm dự án.

GS Bửu và nhóm dự án kiểm tra chất lượng hạt lúa tại điểm thử nghiệm thành công. Ảnh: Nhóm dự án.

Page 19: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

191919

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

Đánh giá giữa kỳ và kế hoạch trong thời gian tới của dự án về quản lý dinh dưỡng, đất và nước

Bài viết của Surender Mann1, Richard Bell1, Okke Batelaan2, Margaret Shanafield2, Phạm Vũ Bảo3, Hoàng Minh Tâm3, Hồ Huy Cường3, Hoàng Vinh3, Nguyễn Thị Thương3, Hoàng Thị Thái Hòa4, Trần Kim Lợi5

Dự án “Quản lý tổng hợp nước, đất và dinh dưỡng cho các hệ thống canh tác bền vững ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Australia” (SMCN/2012/069) được thực hiện từ 2014-2018 với mục đích nâng cao lợi nhuận và tính bền vững của các hệ thống canh tác nông hộ nhỏ phụ thuộc vào nước ngầm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (NTB), Việt Nam. Nước ngầm ở NTB là một nguồn tài nguyên có giá trị đối với đời sông nông dân, nhưng dễ rơi vào tình trạng bị khai thác quá mức và ô nhiễm do rửa trôi chất dinh dưỡng và các hóa chất nông nghiệp. Nâng cao kiến thức về tài nguyên nước ngầm sẽ cải thiện quy hoạch, quy định sử dụng nước nhằm sử dụng nước hiệu quả hơn để nâng cao sinh kế của người dân.

Hệ thống canh tác phụ thuộc vào nước ngầm ở NTB chủ yếu nằm trên đất cát và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nước từ 7-9 tháng của mùa khô. Hơn 330.000 ha đất cát nghèo dinh dưỡng và khí hậu cực đoan là những thách thức đối với sản xuất nông nghiệp và công tác xóa đói giảm nghèo ở NTB. Lạc, xoài và các loại rau là cây trồng chủ yếu được tưới bằng nước ngầm. Năng suất bị kìm hãm bởi những yếu tố hạn chế về lý tính và hóa tính của đất cát. Quản lý tổng hợp đất, nước và dinh dưỡng là giải pháp để nâng cao năng suất trên đất cát.

Dự án đang tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

• Làm thế nào để với nguồn nước ngầm sẵn có được khai thác và sử dụng cho tưới tiêu hợp lý?

• Các giải pháp kỹ thuật và chi phí hiệu quả để khắc phục những hạn chế của đất và làm giảm bớt sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cây ở vùng NTB là gì?

• Những công nghệ giúp người nông dân đang phụ thuộc vào nước ngầm ở vùng NTB có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nước, giảm tổn thất dinh dưỡng?

Hội thảo giữa kỳ (MTR) được tổ chức từ ngày 26-28 tháng 7 năm 2016 để đánh giá hoạt động của dự án và thảo luận kế hoạch tương lai.

Một số tác động khoa học quan trọng đạt được sau 2 năm triển khai dự án là:

i) Tưới nhỏ giọt cho xoài giúp tăng năng suất 29% và tiết kiệm 90% lượng nước sử dụng. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tưới nhỏ giọt cho cây xoài ở vùng NTB và dựa trên những kết quả đầy hứa hẹn này, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV) đang hoàn thiện các thủ tục đề nghị Sở NN&PTNT công nhận kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho cây xoài.

ii) Kết quả tích cực từ việc sử dụng mini-pan như một công cụ hướng dẫn cho việc lập lịch trình tưới cùng với kỹ thuật tưới phun mưa giúp đạt được năng suất, lợi nhuận cao hơn cho cây lạc và tiết kiệm 40-70% lượng nước tưới;

iii) Năng suất lạc ổn định khi bón K và S cho các ruộng thử nghiệm trên đất cát ở NTB. Hiệu quả kinh tế của K và S đã được xác định. Lượng K và S trong đất cát mất đi lớn hơn lượng mà cây lạc cần, và sự mất cân bằng này cần phải được xem xét trong việc xác định mức khuyến cáo và phương pháp bón cho cây trồng;

iv) Quản lý tổng hợp dinh dưỡng và nước (phun mưa + mini pan, sử dụng vật liệu hữu cơ (phân chuồng/than sinh

Hội thảo đánh giá giữa kỳ. Ảnh: Nhóm dự án.

Thăm mô hình thực địa trong phiên đánh giá. Ảnh: Nhóm dự án.

Tưới phun trên đậu phộngẢnh: Nhóm dự án.

Page 20: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

202020

CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN<aciar.gov.au>

học) kết hợp với các loại phân bón vô cơ) có hiệu quả cao trong việc tăng năng suất cây trồng, giảm lượng nước sử dụng và giảm rửa trôi dinh dưỡng;

v) Nồng độ nitrat lên đến 200mg/L và nồng độ muối (EC 10 dS/m) trong nước ngầm thể hiện rõ tại một số khu vực ở Ninh Thuận, đặc biệt ở những nơi rau được trồng với lượng phân bón cao (>200kg N/ha) như hành tây, dưa hấu vv;

vi) Sét là một thành phần bổ sung cho đất có hiệu quả cao trong việc tăng năng suất cho rau. Nhờ bổ sung bentonite với lượng 100t/ha, zeolite với lượng 150t/ha và đất sét với lượng 300t/ha, lưu trữ nước và dinh dưỡng trong đất được tăng lên, dẫn đến năng suất tăng từ 57-167%. Ngoài ra, lượng bùn bã mía ở mức 30t/ha giúp tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng trên cát. Hơn nữa, hiệu quả sử dụng và tiết kiệm nước được tăng lên từ 21-72% nhờ các thành phần bổ sung hoặc đất sét (tùy thuộc vào loại và tỉ lệ thành phần bổ sung).

vii) Mô hình SWAT thủy văn bán phân phối, mô hình nước mưa chảy tràn và mô hình dòng chảy nước ngầm MODFLOW đã được thiết lập và thử nghiệm. Việc phát triển các mô hình đã xác định những khoảng trống dữ liệu và từ đó dự án đã thu thập thêm dữ liệu để hỗ trợ tính toán cân bằng nước và nguồn nước bền vững.

viii) Kết quả về sự thiếu hụt đồng trong đất cát đã được thu thập ở Tây Nam Australia. Kết quả ban đầu từ một thí nghiệm trong chậu cho thấy bổ sung đồng giúp điều chỉnh hiệu quả sự thiếu hụt đồng trong sản xuất lạc nếu áp dụng vào thời kỳ ra hoa, còn nếu trì hoãn đến giai đoạn đâm tia sẽ không hiệu quả bằng.

Các hoạt động khác nằm trong khuôn khổ dự án cũng được triển khai tích cực. Một trong những đối tác của dự án, Đại học Flinders, đã phối hợp với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (NAWAPI), tổ chức thành công Hội thảo “Mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất” tại Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2016 nhằm giới thiệu về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất cũng như trình bày một số kết quả, ví dụ và những vấn đề cần quan tâm chính tại Việt Nam và Australia.

Các nghiên cứu chính được lên kế hoạch cho 2017:

Kế hoạch của hợp phần 1:

Mục tiêu của năm tới là hoàn tất việc hiệu chuẩn và xác nhận mô hình SWAT và mô hình MODFLOW cho lưu vực sông La Vy. Các mô hình này về sau sẽ được cải thiện khi có thêm nghiên cứu thực tế về thủy văn và địa vật lý tại lưu vực sông La Vy.

Việc quan trắc thường xuyên nước ngầm và chất lượng nước bề mặt sẽ được thực hiện cho các khu vực mục tiêu ở cả Bình Định và Ninh Thuận.

Kế hoạch của hợp phần 2:

Tưới phun mưa và lịch trình tưới theo mini-pan cho lạc; và tưới nhỏ giọt cho xoài là các công nghệ tưới nước hiệu quả

nhất. Kali (K) và Lưu huỳnh (S) thất thoát và dinh dưỡng được xác định cho từng biện pháp quản lý dinh dưỡng, loại đất, cây trồng và phương pháp tưới. Kết hợp các công nghệ tưới tiêu, phân bón là cách tiếp cận tổng hợp sẽ được thử nghiệm vào năm 2017 ở cả Bình Định và Ninh Thuận để phát triển các gói kỹ thuật phù hợp cho NTB.

Giá trị còn lại của K, S, Cu và B sẽ tiếp tục được xem xét để đánh giá cân bằng dinh dưỡng trên đồng ruộng, và mỗi lần đánh giá, tỷ lệ các chất dinh dưỡng có thể tiếp tục được điều chỉnh trong các gói quản lý để tối ưu hóa hệ thống sản xuất.

Cơ chế tích lũy carbon trong những loại đất đã bổ sung thành phần sét và vai trò của nó đối với chu trình dinh dưỡng và năng suất cây trồng sẽ tiếp tục được tìm hiểu trong những năm tiếp theo ở Tây Australia và Việt Nam. Các thí nghiệm tiếp theo cho cây rau về bổ sung bùn bã mía, bentonit, phân chuồng… vào đất cát sẽ được lên kế hoạch ở Ninh Thuận.

Kế hoạch của hợp phần 3:

Kết quả nghiên cứu và mô hình trình diễn đồng ruộng trong những năm qua đã được trình lên Sở NN & PTNT Bình Định để đánh giá và công nhận công nghệ phù hợp cho cây trồng. Các khuyến nghị khác từ Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ được thực hiện bởi nhóm dự án trong những năm tiếp theo.

Các thí nghiệm và mô hình trình diễn cho lạc và xoài sẽ tiếp tục thực hiện bởi nhóm nghiên cứu và phối hợp tham gia của cán bộ Sở NNPTNT để có những đánh giá, phê duyệt và kiến nghị với Bộ NNPTNT quan tâm đến chính sách và kinh phí cho mở rộng kết quả nghiên cứu của dự án.

Các lớp đào tạo, hội thảo đồng ruộng cho nông dân, cán bộ khuyến nông và người dân vùng dự án về công nghệ quản lý nước và dinh dưỡng sẽ tiếp tục thực hiện trong năm 2017.

1 Trường ĐH Murdoch2 Trường ĐH Flinders3 Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải NTB4 Trường ĐH Nông lâm Huế5 Trường ĐH Nông lâm Hồ Chí Minh

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ TS Surender Mann <[email protected]>.

Tưới nhỏ giọt trên xoài. Ảnh: Nhóm dự án.

Page 21: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

21

TIN ĐÀO TẠO<aciar.gov.au>

2121

Kết quả học bổng ACIAR cho đợt nhập học 2017 đã được công bố với 3 ứng viên Việt Nam cho chương trình John Allwright là Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Dạ Thảo và Vũ Văn Sáng, và 1 cho John Dillon là Đặng Kim Khôi. Họ đang trong quá trình chuẩn bị cho các khóa học sắp tới.

Nguyễn Thị Bình từ Viện Dược liệu (NIMM) chia sẻ khi nhận học bổng JAF: “Tôi đã tham gia 2 dự án ACIAR về sản xuất rau an toàn. Trong dự án hiện tại, tôi cùng với nhóm nghiên cứu tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu về quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng. Đề tài TS “Tìm hiểu vai trò của phân bón vi lượng trong việc nâng cao năng suất rau, hiệu quả sử dụng phân bón và chất lượng sản phẩm” sẽ rất quan trọng trong việc giúp tôi nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, từ đó có thể chia sẻ với các đồng nghiệp. Giải quyết được các khó khăn về đất và nhu cầu dinh dưỡng cho cây thuốc và cây rau bản địa có thể làm tăng năng suất, chất lượng nông sản và giúp người dân nghèo có những vụ mùa có giá trị cao hơn. Từ đó, Viện Dược liệu có thể đưa ra các khuyến cáo hữu ích cho người nông dân về các biện pháp trồng trọt tốt nhất để sản xuất dược liệu theo hướng thương mại, điều này có vai trò rất lớn đối với việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tại Việt Nam”.

Nguyễn Thị Dạ Thảo từ trường Đại học Huế sẽ quay lại Đại học Queensland, Australia, nơi cô đã hoàn thành khóa học Thạc sĩ. “Từ năm 2012, tôi đã tham gia vào dự án LPS/2012/062, “Nâng cao sức sản xuất bền vững và hiệu quả của các nông hộ chăn nuôi bò ở miền Trung Việt Nam” với vai trò chủ nhiệm hợp phần 3. Khi làm việc cùng nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và Australia, tôi được họ truyền cảm hứng trong việc giúp đỡ nông dân thoát khỏi đói nghèo. Ngoài ra, tôi cũng hiểu hơn về vai trò và tầm ảnh hưởng của phụ nữ trong các hộ chăn nuôi gia súc. Tôi nghĩ họ cần được tạo điều kiện để tham gia và hưởng lợi nhiều hơn. Sau khi hoàn thành chương trình học tiến sĩ, hi vọng tôi có thể cống hiến nhiều hơn trong việc cải

thiện sinh kế cho phụ nữ nông thôn tại Việt Nam. Ngoài ra, với tư cách là một nhà nghiên cứu và giảng viên nữ, tôi hi vọng có thể truyền cảm hứng và thu hút những nhà nghiên cứu nữ, các học sinh sinh viên của tôi và nông dân nữ trong các hoạt động nhằm thu hẹp khoảng cách giới vì nền nông nghiệp phát triển bền vững. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ACIAR và Chính phủ Úc đã tạo điều kiện cho tôi có được cơ hội này”.

Vũ Văn Sáng là nghiên cứu viên tài năng tiếp theo của dự án nhuyễn thể tham gia học bổng JAF. “Tôi bắt đầu tham gia dự án ACIAR từ năm 2014, sau khi học xong thạc sĩ tại Đại học New England, Australia. Nghiên cứu tiến sĩ sắp tới của tôi tập trung vào di truyền, chọn giống hàu và sinh học sinh sản (hóc môn peptide). Hy vọng sau khi hoàn thành chương trình JAF, tôi sẽ nắm được những kiến thức và kỹ năng hiện đại như sử dụng các kỹ thuật hóc môn để chủ động điều khiển sinh sản cho hàu, góp phần thực hiện chương trình chọn giống nâng cao sản lượng hàu nuôi tại Việt Nam. Tôi thực sự ấn tượng về đội ngũ giảng viên tại các Trường đại học Australia, họ rất chuyên nghiệp, tốt bụng và là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tôi theo đuổi. Ngoài ra tôi cũng mong muốn trau dồi thêm tiếng Anh trong thời gian này. Tôi rất hạnh phúc khi có cơ hội học thêm 4 năm nữa tại Australia”.

Chương trình John Dillon sẽ có thêm một thành viên người Việt là TS Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm tư vấn Chính sách Nông nghiệp (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn). Sau khi tốt nghiệp cử nhân tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2001, thạc sĩ Kinh tế phát triển quốc tế năm 2006, thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên và Môi trường năm 2007 và tiến sĩ chuyên ngành Chính sách Kinh tế năm 2014 đều tại trường Đại học Quốc gia Australia, Khôi đảm nhiệm vai trò giám đốc phía Việt Nam trong dự án “Đánh giá khả năng ứng phó của nông dân trước biến đổi khí hậu - các lựa chọn chính sách” (ADP/2011/039) do ACIAR tài trợ.

Chúc mừng các ứng viên nhận học bổng ACIAR!

THAY ĐỔI VỀ THỜI GIAN NỘP ĐƠN JAF:

Học bổng JAF năm 2018 sẽ bắt đầu nhận hồ sơ vào 9:00 (giờ Canberra) ngày 01 tháng 2 năm 2017 và ngừng nhận hồ sơ vào 24:00 ngày 15 tháng 5 năm 2017, sớm hơn 3 tháng so với các năm trước.

Bình (ở giữa) thảo luận với người dân. Ảnh cung cấp bởi Nguyễn Thị Bình.

Thảo (thứ hai từ phải sang) với các thành viên dự án và nông dân nữ. Ảnh cung cấp bởi Nguyễn Thị Dạ Thảo.

TS Khôi phỏng vấn nông dân tại Bến Tre. Ảnh: Dự án Chính sách ứng phó biến đổi khí hậu.

Vũ Văn Sáng (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1). Ảnh cung cấp bởi Vũ Văn Sáng.

21

Page 22: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

22

TIN ĐÀO TẠO<aciar.gov.au>

222222

Du học tại Australia luôn là giấc mơ của tôi, bởi tôi muốn học những điều mới trong một môi trường giáo dục quốc tế và trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau. Giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực và cuộc sống của tôi đã thực sự thay đổi khi tôi nhận được học bổng John Allwright Fellowship (JAF) cho nghiên cứu tiến sĩ về nuôi trồng thủy sản và giờ đây tôi đang sinh sống và học tập tại bang Queensland.

Trải nghiệm trong cuộc sống

Học tập tại Australia mang đến cho tôi những trải nghiệm cuộc sống tuyệt vời và khó quên. Lần đầu tiên đến sân bay Brisbane, tôi đã lo lắng về việc tìm chỗ ở, thích ứng với sự khác biệt văn hóa, và thích nghi với thời tiết cũng như môi trường sống mới tại Queensland. Tuy nhiên khác với những gì tôi nghĩ, khí hậu nơi đây khá dễ chịu, mùa hè nóng ẩm (nhiệt độ từ 23-31°C ) và mùa đông khô ấm (18°C ) nên tôi và các du học sinh Việt khác thích ứng một cách nhanh chóng.Australia quả thật là một đất nước an toàn với chất lượng cuộc sống cao, từng được ca ngợi là một trong những nơi đáng sống nhất cho những người đang học tập và nghiên cứu. Giao thông công cộng đi lại khá tuyệt vời với nhiều dịch vụ như tàu, xe buýt…và các phương tiện này đều chạy rất đúng giờ. Ngoài ra, học tập tại Australia cho tôi nhiều cơ hội gặp gỡ và kết thân với nhiều bạn bè quốc tế từ nhiều đất nước, văn hóa khác nhau. Qua việc sinh sống với gia đình người dân bản địa, tôi có cơ hội học hỏi, làm quen và tìm hiểu về văn hóa và thói quen sinh hoạt của người dân nơi đây qua các bữa ăn, tập quán, hoạt động giải trí, môi trường làm việc, cuộc sống gia đình bè bạn, thói quen giao tiếp và các giá trị đạo đức. Tôi nhận ra người Australia rất thân thiện và mến khách, đặc biệt là các vị khách nước ngoài không phân biệt màu da hay quốc tịch. Hơn nữa, trong thời gian học tập tại đây, tôi đã có cơ hội tham quan một số địa danh nổi tiếng tại Queensland như các bãi biển Sunshine Coast và Gold Coast, thưởng thức những bữa tiệc ngoài trời với sinh viên quốc tế, tất cả đã tạo nên một trải nghiệm sâu sắc đến khó quên.

Trải nghiệm trong nghiên cứu

Nền giáo dục hiện đại đã mở rộng vốn tri thức của tôi trong lĩnh vực nghiên cứu. Lý do quan trọng nhất khi lựa chọn học tập tại trường Đại học Sunshine Coast vì đây là ngôi trường danh tiếng cả trong và ngoài nước, được trang bị các thiết bị hiện đại và kỹ

thuật cao giúp hỗ trợ và phục vụ mục đích nghiên cứu của mình. Hơn nữa, tôi cực kỳ may mắn khi làm nghiên cứu với sự hướng dẫn của nhiều giáo sư nổi tiếng và hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên, cũng như được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp đã giúp tôi nâng cao khả năng nghiên cứu và tư duy phản biện với vai trò là một nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, trường còn giúp tôi tương tác với các sinh viên quốc tế khác trong phạm vi rộng để có cơ hội thảo luận học tập, chia sẻ suy nghĩ và tham gia trong lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Hơn nữa, nghiên cứu tại Australia mang lại một cơ hội lớn cho tôi để trải nghiệm học tập, theo học những khóa học không có ở Việt Nam. Australia là đất nước hoàn toàn phù hợp cho nghiên cứu của tôi, và tôi chỉ có những điều tuyệt vời để nói về đất nước này. Thật vậy, nền giáo dục này đã cho tôi cơ hội quý báu trong học tập nghiên cứu, trải nghiệm xã hội và văn hóa.

Kế hoạch tương lai sau khi hoàn thành nghiên cứu

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sunshine Coast, tôi sẽ áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm đã học tại Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc (NMBC, RIA1). Trước tiên, tôi sẽ chịu trách nhiệm giám sát một số chương trình chọn giống để góp phần nâng cao năng lực sản xuất các loài tôm và nhuyễn thể cũng như phát triển dự án (từ ACIAR và Chính phủ Việt Nam) để giúp nâng cao số lượng và chất lượng con giống sản xuất. Các dự án này không chỉ cung cấp con giống cho nông dân mà còn giúp họ học các kỹ thuật mới và kỹ năng quản lý, đồng thời cũng giúp họ nâng cao năng lực các trại giống của mình, việc này sẽ giảm áp lực về khai thác thủy sản hoang dã và bảo vệ một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Thứ hai, tôi hy vọng được cộng tác với các nhà khoa học tại Australia và quốc tế để thiết lập một mạng lưới nghiên cứu trên loài giáp xác và động vật thân mềm, góp phần thúc đẩy kinh tế và đồng thời tham gia vào các dự án đang được triển khai tại NMBC và các dự án mới trong tương lai gần. Ngoài ra tôi sẽ giám sát hướng dẫn cho sinh viên từ các trường đại học ở miền Bắc Việt Nam để giúp các em cải thiện năng lực nghiên cứu về kỹ thuật và kỹ năng cần thiết cho sản xuất giống và quản lý chương trình chọn giống.Tôi hy vọng với kiến thức tôi thu nhận được sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho nhiều trại giống, cũng như nâng cao chất lượng giống tôm và nhuyễn thể ở Việt Nam.

Trải nghiệm trong nghiên cứu và cuộc sống của tôi tại Australia

Bài viết của Cao Trường Giang, Nghiên cứu sinh tại Đại học Sunshine Coast

Gia đình Giang tại vùng núi Maleny, Queensland. Ảnh cung cấp bởi Cao Trường Giang.

Giang và bạn cùng nhóm nghiên cứu tại trường đại học Sunshine Coast. Ảnh cung cấp bởi Cao Trường Giang.

Thu hoạch tôm chân trắng tại Cát Bà, Hải Phòng.

Ảnh cung cấp bởi Cao Trường Giang.

Page 23: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

23

GƯƠNG MẶT ACIAR <aciar.gov.au>

232323

Mảnh đất Mộc Châu là nơi nhiều con người đang sống và làm việc với sự say mê, tình yêu và nhiệt huyết dành cho sự phát triển của vùng cao nguyên giàu tiềm năng. Niềm vui lớn nhất đối với họ là thấy quê hương mình ngày càng phát triển thịnh vượng. Tôi rất vui khi đã được trò chuyện và truyền cảm hứng cùng những người có nhiều đam mê trong những ngày mùa thu ở Mộc Châu.

Hằng, Tùng, Chương là ba nghiên cứu viên trẻ nhất của của Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) (với hơn 400 cán bộ). Tốt nghiệp đại học Tây Bắc và có kinh nghiệm làm việc trong một số dự án của ACIAR tại vùng Tây Bắc Việt Nam, cả ba nghiên cứu viên sẽ cùng tham gia dự án rau pha 2 (AGB/2014/035) vào năm sau tại hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ.

“Làm việc trực tiếp với nông dân hàng ngày có rất nhiều chuyện thú vị. Hiện nay, Tùng và mình (Hằng) đang cùng phụ trách bốn nhóm HTX trong dự án rau pha 1, mặc dù quy mô khác nhau nhưng những nhóm này đều đang hoạt động rất tốt. Khó khăn nhất là những bước đầu tiếp cận và thuyết phục bà con tin vào những kỹ thuật tiên tiến cùng với kiến thức cần thiết của dự án sẽ mang lại năng suất và lợi nhuận cao hơn. Sau một thời gian áp dụng và nhận thấy hiệu quả, bây giờ

nông dân trở nên cởi mở hơn, thân thiết và gắn bó với chúng mình như người nhà vậy”.

“Việc tiếp cận bà con đòi hỏi sự kiên trì từ nghiên cứu viên. Thông thường mất khoảng 2 tháng để trở nên gần gũi hơn với nông dân. Mình có lợi thế là người dân tộc Mường, nên quá trình giao tiếp và tạo dựng niềm tin trở nên đơn giản hơn nhiều. Chúng mình cũng nhờ sự trợ giúp của các chủ nhiệm HTX, những người có uy tín trong làng bản để đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với đông đảo bà con trong làng”, Tùng chia sẻ.

Chương nói về đời sống cá nhân: “Chúng mình còn nhiều khó khăn khác cần phải khắc phục. Về gia đình, Tùng sống xa vợ con còn vợ chồng mình (Chương và Hằng) cũng có con nhỏ. Về công việc cũng phải cố gắng học tiếng Anh để giao tiếp tốt hơn và tìm kiếm các cơ hội sau này”.

“Làm việc trong dự án được 4 năm, điều làm tụi mình thấy vui và tự hào nhất là được chứng kiến và chung tay đóng góp vào quá trình giúp bà con cải thiện đời sống kinh tế, có cuộc sống sung túc và hạnh phúc hơn. Năm vừa rồi, khoảng 450 tấn rau đã được bán về Hà Nội thông qua dự án, khiến rau trở thành cây trồng chính của nhiều hộ gia đình. Cả phụ nữ và nam giới

Hết lòng cho cao nguyên trù phú“Gắn bó với dự án và cao nguyên Mộc Châu từ mấy năm nay, chúng mình đã coi người dân nơi đây như người nhà và mảnh đất này như này như quê hương thứ hai rồi”, các nghiên cứu viên trong dự án rau chia sẻ.

Bài viết của Phạm Bích Thuỷ

Ba nghiên cứu viên trẻ đầy nhiệt huyết là cầu nối giữa dự án và nông dân cũng như cán bộ địa phương. Ảnh: ACIAR Việt Nam.

Page 24: ACIAR - vietnam.embassy.gov.auvietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Newsletter Jan17 _ VIE.pdf · Hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng ... thông báo một dự

24

GƯƠNG MẶT ACIAR <aciar.gov.au>

242424

đều tham gia bình đẳng vào sản xuất. Chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện để phát triển nghề trồng rau an toàn. Làm với ACIAR cũng được tham gia nhiều sự kiện, các diễn đàn, gặp gỡ nhiều đối tác, giúp chúng mình học hỏi được rất nhiều điều”, Hằng chia sẻ suy nghĩ của cả ba người.

Chương trình ACIAR luôn khuyến khích và tạo điều kiện giúp những người trẻ tham gia vào các hoạt động để trực tiếp đưa các kết quả nghiên cứu đến với cộng đồng. Xin cảm ơn Hằng, Tùng, Chương và tất cả các nghiên cứu viên trẻ đã đóng góp một phần quan trọng vào quá trình hoạt động của ACIAR tại Việt Nam.

***

Cô Xoa từng là cựu chủ tịch Hội nông dân xã Vân Hồ. Sau khi nghỉ hưu, gia đình cô và một số hộ thành lập HTX theo hỗ trợ của huyện và tham gia vào dự án rau an toàn của ACIAR. Là người có uy tín trong cộng đồng người Mường trong xã cũng như trong bản, với tâm huyết mong muốn cộng đồng mình thay đổi tập quán canh tác, tăng vụ và chuyển đổi cây trồng để nâng cao kinh tế.

“Cô hy vọng các gia đình khác cũng tham gia vào dự án, để có thu nhập cao hơn. Nếu chỉ vì lợi ích cho bản thân mình thì quá đơn giản, nhưng ý định của cô là tranh thủ từ dự án để giúp cả cộng đồng mình học một nghề có tính phát triển bền vững, lâu dài, mang lại thu nhập tốt hơn, và có thể truyền nghề cho các đời con cháu sau này. Ước mơ của cô là được thấy cả bản làng phát triển hơn, giàu có hơn.

Công tác vận động và tập huấn bà con gặp rất nhiều khó khăn. Từ lúc thành lập HTX chỉ có 7 hộ, cô cũng động viên mọi người kiên trì, đừng bỏ cuộc, HTX Vân Hồ ra đời vào 20 tháng 1 năm 2015. Sau những lứa đầu thất bại vì chưa có kinh nghiệm, từ tháng 6 năm 2015, HTX Vân Hồ bắt đầu bán sản phẩm ra thị trường. Năm 2015, vườn rau nhà cô với diện tích gần 2000m2 đã cho thu lãi khoảng 50 triệu, lớn hơn gấp 25 lần so với trồng lúa (trước đây với một vụ lúa mỗi năm, gia đình cô thu lãi khoảng 2,5 triệu đồng).

Với vai trò là chủ nhiệm HTX, cô rất cảm ơn chính quyền địa phương và dự án đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các cô. Nhất là các nghiên cứu viên của dự án như Hằng, Tùng,

“Ngày nào cô và chú cũng ra đồng làm việc cùng nhau”, cô Xoa tự hào chia sẻ. Ảnh: ACIAR Việt Nam.

Chương đã trực tiếp cầm tay chỉ việc cho các cô từ những bước đầu tiên.

Tuy nhiên trong tương lai vẫn còn rất nhiều khó khăn do bà con gặp vấn đề lớn nhất là thiếu vốn khởi nghiệp. Cô hy vọng sẽ có những chương trình hỗ trợ vay vốn của chính quyền để bà con tự tin tham gia hơn. Nguyện vọng của cô là trong năm 2017, HTX sẽ được mở rộng diện tích đến 5-10ha, với số thành viên 25-30 người (hiện tại HTX có 17 hộ thành viên với diện tích trên 4ha), và trong những năm tiếp theo, hy vọng HTX sẽ lên đến 30ha để có thể tự chủ trong việc bán hàng”.

Sự quyết tâm của cô Xoa dần được mọi người ghi nhận và làm theo. ACIAR xin chúc cô và gia đình sức khỏe và hạnh phúc trong năm mới.

Flashcards để học tiếng Anh có mặt ở khắp nơi trong căn nhà của họ. Ảnh: ACIAR Việt Nam.