16
Cột mốc 240 Trên đường đi ngang Đồng Tháp, đừng quên ghé qua cửa khẩu Thường Phước, nơi có cột mốc 240, và đây cũng chính là nơi dòng Mekong bắt đầu chảy vào Việt Nam. Từ nơi này nhìn ra, bạn sẽ cảm nhận được sự vĩ đại của con sông đã đi qua nhiều quốc gia. Bắt đầu từ Tây Tạng Trung Quốc, sông Mekong chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, để rồi dừng lại ở Việt Nam, rẽ ra thành 9 nhánh tạo nên dòng Cửu Long huyền thoại đã vun đắp biết bao phù sa, tạo nên sự trù phú cho cả một miền Tây Nam Bộ rộng lớn. Rừng tràm Trà Sư Điểm đến tiếp theo là rừng tràm Trà Sư, thuộc huyện Tịnh Biên, một huyện vùng biên giới. Đặc sản ở đây là thốt nốt. Bạn đừng quên ghé vào một quán ven đường, thưởng thức một ly thốt nốt mát lạnh để hạ nhiệt rồi lại tiếp tục chuyến đi nhé. Trà Sư là khu rừng ngập nước điển hình của vùng Tây sông Hậu, là nơi cư ngụ của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng nước ta. Rừng tràm Trà Sư Vừa đến rừng tràm, bạn đã có thể cảm nhận sự trong lành và nguyên sơ nơi đây. Gió thổi rì rào mát rượi qua những ngọn cây, chim hót líu lo vang cả một góc rừng. Chiếc xuồng nhỏ từ từ đưa bạn len lỏi qua những rặng cây

An Giang - Trip

  • Upload
    huy

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Trip guide for traveling

Citation preview

Page 1: An Giang - Trip

C t m c 240ộ ốTrên đường đi ngang Đồng Tháp, đừng quên ghé qua cửa khẩu Thường Phước, nơi có cột mốc 240, và đây cũng chính là nơi dòng Mekong bắt đầu chảy vào Việt Nam. Từ nơi này nhìn ra, bạn sẽ cảm nhận được sự vĩ đại của con sông đã đi qua nhiều quốc gia. Bắt đầu từ Tây Tạng Trung Quốc, sông Mekong chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, để rồi dừng lại ở Việt Nam, rẽ ra thành 9 nhánh tạo nên dòng Cửu Long huyền thoại đã vun đắp biết bao phù sa, tạo nên sự trù phú cho cả một miền Tây Nam Bộ rộng lớn.

R ng tràm Trà Sừ ưĐiểm đến tiếp theo là rừng tràm Trà Sư, thuộc huyện Tịnh Biên, một huyện vùng biên giới. Đặc sản ở đây là thốt nốt. Bạn đừng quên ghé vào một quán ven đường, thưởng thức một ly thốt nốt mát lạnh để hạ nhiệt rồi lại tiếp tục chuyến đi nhé. Trà Sư là khu rừng ngập nước điển hình của vùng Tây sông Hậu, là nơi cư ngụ của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng nước ta.

R ng tràm Trà Sừ ư

Vừa đến rừng tràm, bạn đã có thể cảm nhận sự trong lành và nguyên sơ nơi đây. Gió thổi rì rào mát rượi qua những ngọn cây, chim hót líu lo vang cả một góc rừng. Chiếc xuồng nhỏ từ từ đưa bạn len lỏi qua những rặng cây tràm, tiến sâu hơn vào rừng. Trên mặt nước bao phủ một màu xanh ngát của loại bèo cám, những bông hoa tràm trắng tinh rơi rụng khắp nơi. Bạn có thể thấy những chú cò sải cánh trên mặt nước tìm thức ăn, những chú bìm bịp đang gọi nhau í ới, những chích, những le le đứng đâu đó trên những cành tràm khẳng khiu. Cả một khu vườn vang rộn tiếng chim hót, hòa với màu xanh mặt nước. Không gian thanh mát đến không ngờ sẽ giúp bạn quên đi những bon chen mệt nhoài của cuộc sống, và ôm chầm lấy cả vùng không gian xanh này để tận hưởng từng khoảnh khắc ngọt ngào diệu kỳ của thiên nhiên.

Page 2: An Giang - Trip

Trên m t n c bao ph m t màu xanh ngát c a lo i bèo cámặ ướ ủ ộ ủ ạ

Page 3: An Giang - Trip

Giữa rừng tràm có một khu tháp canh. Nếu bạn thích cảm giác được trải qua một đêm hoang vu ở rừng, sáng ra tỉnh dậy trong ánh bình minh với hàng ngàn tiếng chim hót đang hòa ca khắp nơi, hãy liên lạc với kiểm lâm để một lần trải nghiệm cảm giác tuyệt vời này nhé.

Đ i Tà Pồ ạRời Trà Sư, bạn hãy tiếp tục thẳng hướng về Tri Tôn để ghé vào đồi Tà Pạ. Đây cũng là một địa danh không được du khách biết đến nhiều, nhưng lại quyến rũ biết bao nhiêu “dân phượt” tìm về. Đồi chỉ cao 120m, trên đồi có ngôi tự Chun Num cổ kính được xây dựng theo lối kiến trúc của người Khơme.

Từ cổng chùa đi vòng ra phía sau tầm 200m, bạn sẽ lên đến đỉnh đồi. Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt quan sát cả huyện Tri Tôn trù phú. Phía dưới là cánh đồng Tà Pạ đầy màu sắc, một bên là thảm lúa vàng rực, bên thì mạ mới lên xanh rì, điểm trên đồng là một vài cây thốt nốt cao vút. Xa xa là màu lam của khói đốt đồng, lững thững những chú trâu đang bước về trong ánh tà dương. Bác nông dân cũng vừa xong việc đồng án, quẩy gánh ra về sau một ngày vất vả lao đao.

Page 4: An Giang - Trip

Cánh đ ng Tà P đ y màu s cồ ạ ầ ắ

Hẳn đây sẽ là một bức tranh chiều tuyệt đẹp gợi nhiều kí ức cho những ai đã từng đi qua tuổi thơ ở miền quê Việt Nam. Trên đồi Tà Pạ còn có một hồ nước trong veo xanh màu ngọc bích. Mặt hồ phẳng lặng như gương soi bóng núi non, mờ ảo phía sau là dãy Cô Tô hùng vĩ. Đây cũng là nơi hẹn hò lãng mạn của nhiều đôi trai gái địa phương tìm đến để trao nhau lời hẹn ước trăm năm.

Page 5: An Giang - Trip

H n c trong veo trên đ i Tà Pồ ướ ồ ạ

Nếu bạn vẫn còn đủ sức khỏe rong ruổi cuộc hành trình, thì An Giang vẫn còn rất nhiều nơi cho bạn ghé thăm. Hãy đến thăm làng sen ở Thoại Sơn, rồi qua khu di chỉ văn hóa Óc Eo đang được khai quật, nghiên cứu. Hay leo núi Cô Tô, vãng cảnh chùa Bồng Lai, men theo dòng suối đến hồ Soài So, với khu vườn xanh mát bao quanh chân núi…

Thông tin phượt An Giang:– Từ Sài Gòn theo hướng QL62 đến thị trấn Hồng Ngự – Đồng Tháp theo tỉnh lộ 841 sẽ tới cửa khẩu Thường Phước.

– Từ Thường Phước qua đò ngang tới Phú Lộc, Phú Lợi, Phú Hữu, Đồng Ky, hỏi đường qua Búng Bình Thiên.

– Từ thị xã Châu Đốc, rẽ trái khoảng 17km đến thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên. Từ đây, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến Km số 6, tiếp tục rẽ trái đi theo một con đường nhỏ dài khoảng gần 4km là đến rừng tràm Trà Sư.

– Từ chợ Tri Tôn đi hết đường Nguyễn Trãi một đoạn ngắn (theo hướng về Khu du lịch đồi Tức Dụp), bạn sẽ bắt gặp cây lâm vồ to lớn. Đối diện với gốc cây cổ thụ này là cổng chùa Tà Pạ (người dân hay gọi là chùa Núi hay chùa Chưn Num theo tiếng Khơ-me), nơi bắt đầu con đường chính dẫn lên đồi Tà Pạ.

Page 6: An Giang - Trip

Đi bằng xe máy:Từ Sài Gòn - Châu Đốc đi như sau: Theo quốc lộ 1 đến ngã 3 An Thái Trung (chợ An Hữu), rẽ phải về Cao Lãnh, qua phà Cao Lãnh thì đi theo bờ sông Tiền đến Chợ Mới, qua phà Thuận Giang cập bờ sông Hậu, đến phà Năng Gù thì qua phà đó, chạy theo quốc lộ 91 khoảng 30km là tới núi Sam. Hành trình này khoảng 220km, ngắn hơn hành trình xe Mai Linh khoảng 40km.

Lưu ý: Nếu phượt bằng xe máy thì chú ý mang theo đầy đủ giấy tờ xe, bằng lái, bảo hiểm xe. Người ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm. Nên tuân thủ tốc độ quy định.

Nên đến vào thời điểm nào?

Đến An Giang mùa nào cũng đẹp, song nếu đến vào tháng 4 hay tháng 8 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào hai lễ hội lớn là lễ hội bà chúa Sứ và lễ hội đua bò. Các tháng 7-8 có mưa nên cần mang theo áo mưa hay dụng cụ đi mưa.

Các điểm tham quan và khám phá

Long Xuyên không là trung tâm liên hợp du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, nhưng có những hoạt động đặc thù cá biệt rất hấp dẫn du khách, nhất là người nước ngoài nhờ có sắc thái du lịch miền núi và tham quan cộng đồng dân tộc Chămpa, Khmer cùng với kết hợp hành hương. Một số tours ngắn ngày nhắm vào tham quan sinh hoạt nuôi cá bè, chương trình du lịch xanh, và tham gia lễ hội người Khmer, Chămpa cũng như lễ hội "Vía bà Châu Đốc" ở núi Sam.

Page 7: An Giang - Trip

Ở Long Xuyên có ba di tích được xếp hạng cấp quốc gia, đó là: Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đình Mỹ Phước và Bắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc).

Cù Lao Ông Hổ và nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Cù lao Ông Hổ do phù sa sông Hậu bồi đắp. Trên cù lao có ngôi nhà gỗ, nơi gìn giữ những kỷ niệm về Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái xum xuê. Cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hoà Hưng cách Trung tâm Thành phố Long Xuyên bởi một nhánh sông Hậu chảy qua. Bằng nhiều phương tiện và con đường thuỳ, bộ khác nhau, chúng ta có thể đến với Cù lao Ông Hổ, nơi đây chúng ta sẽ có dịp thăm lại ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn Đức Thắng và các di vật ngày xưa của Bác. 

Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của Bác là cụ Tôn Văn Đề xây dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nên sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12 mét, dài 13 mét, rộng hơn 150m2. 

Không chỉ có thể, đến với cù lao khách còn được nghỉ tại nhà dân (Homestay) dể thưởng thức các loại trái cây, món ăn đặc sản và nghe đàn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam Bộ, thăm các bè cá ven bờ cù lao và hiện đang xúc tiến chương trình “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng”… Nơi đây, quý khách có thể tận hưởng được hương vị cuộc sống của vùng sông nước Nam Bộ.

Đình Mỹ Phước

Đình Mỹ Phước là một ngôi đình khang trang, bề thế và là một di tích kiến trúc nghệ thuật của tỉnh An Giang.

Page 8: An Giang - Trip

Ngôi đình nằm trong khuôn viên có diện tích 3800m2, xung quanh có tường gạch bao, có một cửa chính và ba cửa phụ bằng gạch và xi măng. Cổng chính xây theo kiểu tam quan, trên có ba chữ "Mỹ Phước (Phúc) Đình", hai bên có hai con lân bằng đất nung tráng men xanh.

Qua cổng tam quan, ở hai bên có hai miếu: miếu Sơn Quân và miếu Hội Đồng. Ngôi đình chính dài 37m, rộng 16,5m (610,5m2), gồm chín gian, có ba cửa chính. Bờ nóc gắn hai con rồng uốn khúc, đuôi xoắn, chầu nậm rượu. Nóc nhà võ ca gắn hai con phượng và bát tiên ở hai bên. Ở giữa có hình bát quái, hai bên có hai con nai. Mặt trước mái đình giữa đắp hình địa cầu, hai bên có hai con cá hóa rồng. Hai đầu đao có hình nhật nguyệt và hình người. Mái lợp ngói âm dương, có ba tầng mười hai mái, được đắp tượng cá hóa rồng, nhật nguyệt, lưỡng long tranh châu, phượng, lân và bát tiên.

Đình là một quần thể gồm nhiều nhà vuông có bốn cột cái, mở rộng ra chung quanh bằng kèo đâm và kèo quyết. Các nhà nối liền theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, tạo nên một không gian rộng rãi.

Nội điện có khám thờ thần thành hoàng làng. Bàn thờ Hội đồng được chạm lộng sơn son thiếp vàng. Có hai bộ bao lam chạm trổ hoa lá và bát tiên, sơn son thiếp vàng. Vị thần được thờ là Nguyễn Hữu Cảnh, một vị tướng của Chúa Nguyễn Phúc Chu (1738 - 1795), người có công chiêu dân khai phá vùng đất miền Tây Nam Bộ. Ngôi đình có sắc phong từ thời Tự Đức năm thứ 5 (1852). Ngoài ra, đình còn thờ Tả ban, Hữu ban, tiền hiền, hậu hiền, Đông hiến, Tây hiến…Và đặc biệt hơn nhiều ngôi đình khác là nơi đây còn thờ thần Thị, tức ông Nguyễn Văn Võ, người có công lập chợ Long Xuyên.

Chùa Ông Bắc

Di tích chùa Ông Bắc (Quảng Đông Tỉnh Hội quán) tuy không to lớn, nhưng là một di tích kiến trúc chính thống của dân tộc Hoa.

Di tích này nằm trên đường Phạm Hồng Thái, mặt chính hướng ra sông Long Xuyên, cách cầu Duy Tân khoảng 10m, thuộc phường Mỹ Long, T.p Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia vào thánh 6 năm 1987.

Hội quán này được xây dựng cách đây trên 100 năm, khi vùng đất này còn mang tên Đông Xuyên, sau đó thuộc thôn Mỹ Phước, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Kiên, tỉnh An Giang thời Nhà Nguyễn. 

Theo những người cao tuổi và căn cứ vào bia ký kể lai lịch chùa, thì ban đầu chùa khá đơn sơ do những người Hoa từ tỉnh Quảng Đông đến lập nghiệp xây dựng để làm nơi hội họp, sinh hoạt.

Nội thất chùa có cấu trúc cảnh phong thủy, thoáng mát, trên đỉnh cao tứ giác có nhiều bức chạm trổ đẹp, hình tam cấp tượng trưng cho ba cõi: Thiên, địa, nhân.

Page 9: An Giang - Trip

Nhìn chung, chùa đã thể hiện toàn cảnh một mô hình thu nhỏ của các ngôi nhà Quan lại phong kiến Trung Hoa.

Ngoài ra, Long Xuyên còn có công viên Nguyễn Du, quảng trường Hai Bà Trưng, chợ nổi Long Xuyên...được nhiều du khách tìm đến tham quan.

Công viên Nguyễn Du rộng khoảng 700 m² cận kề bên sông Hậu. Nơi trung tâm khuôn viên là một hồ nước nhân tạo, khiến phong cảnh nơi đây thêm đẹp và thoáng mát.

Chợ nổi Long Xuyên

Là nơi tập trung hàng trăm xuồng, ghe từ khắp nơi đến để mua bán hàng hóa (chủ yếu là hàng nông sản). Ai bán loại nào sẽ treo hàng ("bẹo" hàng) trên cây sào cao để người mua dễ nhận biết. Chợ nổi chỉ hoạt động từ khoảng 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày... Ngoài ra khách còn được thưởng thức những món ăn, nước uống hết sức là bình dị trên chiếc xuồng chèo của những cô gái miệt vườn như: Bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, cà phê…

Làng dệt thổ cẩm Châu GiangVị trí: Làng dệt thổ cẩm Châu Giang ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Làng Châu Giang nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm.

Chùa Giồng Thành (Long Hương Tự)

Vị trí: Chùa Giồng Thành thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cách trung tâm tỉnh khoảng 75km về hướng Châu Đốc, cách huyện lỵ Tân Châu 3km.

Page 10: An Giang - Trip

Đặc điểm: Chùa Giồng Thành là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986.

Chùa Xà Tón (Xvay-ton)

Vị trí: Chùa Xà Tón nằm ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Chùa Xà Tón (Xvay-ton) là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.

Di tích Quản cơ Trần Văn Thành

Vị trí: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành nằm giữa đồng lúa Lạng Vinh, bên bờ kênh Xáng Vinh Tre (kênh Tri Tôn), thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, 

Đặc điểm: Đền thờ do ông Trần Văn Nhu, con trai cả ông Trần Văn Thành đứng ra xây dựng năm 1897 để tưởng nhớ cha.

Núi Cấm

Vị trí: Núi Cấm nằm trong cụm Thất Sơn ở miền Tây Nam Bộ, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam; chùa Vạn Linh với ngôi tháp bề thế, linh thiêng.

Nhà bảo tàng tỉnh An Giang

Vị trí: Nhà bảo tàng tỉnh An Giang toạ lạc bên đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. 

Đặc điểm: Nhà bảo tàng tỉnh An Giang là nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển của tỉnh An Giang.

Cù Lao Giêng

Vị trí: Cù Lao Giêng thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Cù Lao Giêng (hay Diên, Riêng, Den, Ven) mà người Khmer gọi “Koh-Teng” có một bề dày lịch sử rất tự hào, nơi đã ghi lại dấu son lịch sử của phong trào cách mạng từ những năm 1930 với lá cờ đỏ búa liềm trên cột dây thép xã Long Điền A.

Page 11: An Giang - Trip

Rừng tràm Trà Sư

Vị trí: Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Trà Sư là khu rừng tràm với tổng diện tích 845ha, có nhiều loài chim quý.

Chùa Tây An

Vị trí: Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang. 

Đặc điểm: Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Ðộ, có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy. Chùa là một trong cụm di tích ở chân núi Sam.

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Vị trí: Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Lăng Thoại Ngọc Hầu là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.

Page 12: An Giang - Trip

Miếu Bà Chúa Xứ

Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, tại đây có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.

Cụm di tích núi Sam

Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, tại đây có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.

Khu di tích lịch sử Tức Dụp

Vị trí: Khu di tích lịch sử Tức Dụp thuộc địa phận thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Tức Dụp là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Khu di chỉ Óc Eo

Vị trí: Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập - Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Thành cổ Óc Eo là một thương cảng thời trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng Ba Thê.

Khách sạn, nhà nghỉ

Nhà nghỉ và khách sạn ở An Giang tập trung tại 3 điểm: khu vực núi Sam (thường dành cho khách hành hương, du khách không ở vì xa trung tâm), nội ô Châu Đốc và Long Xuyên. Giá khách sạn dao động từ 150.000 - 1 triệu đồng tùy quy mô. Một số khách sạn gợi ý như Bến Đá Núi Sam (2 sao) hay Victoria Châu Đốc. Đặc biệt tại Long Xuyên, ngoài khách sạn, nhà nghỉ chuyên dụng còn có khu phức hợp nhà hàng, nhà nghỉ, trại nuôi cá sấu.

Một địa chỉ nghỉ giá rẻ thường được khách bụi truyền tai là Nhà trọ số 6 Thanh Mai, gần công viên 30/4 và chợ Châu Đốc. Giá phòng khá rẻ, từ 80.000 - 150.000 đồng, điểm trừ là nhà trọ hơi cũ.

Ăn uống và mua về làm quà

Page 13: An Giang - Trip

An Giang có khá nhiều món ngon như cháo bò Tri Tôn, bún cá, bún nước khèn, các loại bánh, chè làm từ thốt nốt, súp bò viên, bò leo núi… Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức các món bánh hay cơm nị, cà púa của người Chăm.

Mua về làm quà: các loại mắm - chợ Châu Đốc được mệnh danh là Vương Quốc mắm, các loại khô (nhất là khô cá tra phồng với cách chế biến không giống bất kỳ loại cá khô nào khác - hầm chung với nước), tung lò mò, thổ cẩm Chăm…

Mang gì khi đi du lịch ở An Giang?

Bạn nêm mặc quần áo nhẹ, gọn, dễ vận động. Mang áo khoác, mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc đau bụng (đề phòng khi thưởng thức các món lạ). Nên mang giày thể thao hay giày bệt để leo núi, và cầm theo bộ kim, chỉ, nút áo, kim băng đề phòng các trường hợp bất ngờ.

Ngoài ra, nếu có dự định dã ngoại và qua đêm trên núi Cấm thì phải trang bị lều, áo ấm, thức ăn...