614

“Quà Pháp bảo cao quý hơn mọi món quà khác” − Đức Phật · hơi khó hiểu. Trong trường hợp đó, quý vị hãy bỏ qua những chỗ khó hiểu và

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • “Quà Pháp bảo cao quý hơn mọi món quà khác”

    − Đức Phật

  • PAṬIPADĀAll commercial rights reserved© 2005 Ācariya Mahā Boowa Ñāṇasampanno Thera

    Tác giả: Ācariya Mahā Boowa ÑāṇasampannoDịch sang tiếng Anh: Ācariya PaññāvaḍḍhoDịch sang tiếng Việt: Nhóm biên dịch Diệu HạnhThiết kế bìa và ruột: Melita Halim, Aaron Rychlo và PT Diệu Hạnh

    Liên hệ xin sách và góp ý xin gửi email tới [email protected]

  • Ngài Ācariya Mahā Boowa Ñāṇasampanno viết

    Ngài Ācariya Paññāvaḍḍho dịch sang tiếng Anh

    Nhóm Diệu Hạnh dịch sang tiếng Việt

    NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

    PAṬIPADĀCon đường tu tập của ngài Ācariya Mun

  • Không được phép bán Pháp như hàng hóa ở chợ.

    Được phép tái bản sách này dưới mọi hình thức

    để ấn tống, như món quà Pháp bảo, và không

    cần xin bất kỳ giấy phép nào nữa. Cấm hoàn toàn

    việc tái bản sách này dưới bất kỳ hình thức nào

    với mục đích thương mại.

    — Ajaan Mahā Boowa Ñāṇasampanno

  • Ngài Ajaan Sao Kantasīlo

  • Ngài Ajaan Mun Bhūridatta Thera

  • Ngài Ajaan Mahā Boowa Ñāṇasampanno

  • Ngài Ajaan Paññāvaḍḍho

  • MỤC LỤC

    LỜI GIỚI THIỆU xv

    1. KAMMAṬṬHĀNA 1

    2. RÈN LUYỆN TÂM 29

    3. ANH CẬN SỰ MẶC ĐỒ TR ẮNG 51

    4. BỔ SUNG VỀ CÁCH RÈN LUYỆN VÀ PHÁP THOẠI CỦA NGÀI AJAAN MUN 63Cách ứng xử và tu tập tại chùa rừng 80Viết thêm về cách rèn luyện và kỷ luật 87

    5. NHỮNG MẨU CHUYỆN TU TẬP CỦA CÁC VỊ TỲ KHEO 99Lần đầu tiên chạm trán với hổ 102

    6. CÁC PHÁP TU KHỔ HẠNH 109Khổ hạnh sống dưới cội cây 114Khổ hạnh đi khất thực 117Khổ hạnh ăn trong bình bát 120Khổ hạnh đắp y may từ vải bỏ đi 121Khổ hạnh sống trong rừng 123

    7. CÂU CHUYỆN VỀ NGÀI AJAAN CHOB 126Chư Thiên thăm viếng ngài để nghe Pháp 130Một vị A-la-hán đến vén mở Pháp 134Gặp một con rắn độc 153Chạm trán với rất nhiều hổ 160Cách chư Thiên thích nghe Pháp 174

    8. TỲ KHEO “KIỂU HIỆN ĐẠI” 193

    9. VỀ CÁC CHÚNG SINH TRONG CÕI MA QUỶ 201

  • 10. THỰC HÀNH CÁC KHỔ HẠNH 223Đại học Tổng hợp rừng núi 225Mục đích và địa điểm tu tập 235Sự vất vả của Tỳ kheo Hành thiền 246Ngồi thiền định trong nhiều giờ 253

    11. BẢN CHẤT CỦA THAM, CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI CƠN ĐAU VÀ Ô NHIỄM 267Bản chất đau khổ của tham 267Cách chiến đấu chống lại cơn đau và ô nhiễm 272

    12. TIỂU SỬ NGẮN GỌN VỀ NGÀI AJAAN KHAO 284Một con voi to đến thăm 288Cách tu tập của ngài 293Chiến đấu chống lại ô nhiễm 297Loại bỏ vô minh 314Bổ sung về cách tu tập của ngài Ajaan Khao 326

    13. CÁC PHƯƠNG PHÁP THAM THIỀN 359Phương pháp đi kinh hành 359Cách ngài Ajaan Mun xác định hướng đi kinh hành 362Cách đi thiền hành 362Phương pháp ngồi thiền định 374Cách thiết lập niệm ngay tại đây và bây giờ 375Cách nghĩ niệm trong thiền chuẩn bị 376Cần lưu tâm và cẩn trọng khi tham thiền 378“Nghĩ niệm từ” dùng trong thiền chuẩn bị đúng cách 382Thiết lập vị trí và độ cao cho đối tượng của tâm 383Có cảm giác hơi thở ngừng lại 385Tâm hộ kiếp 386Khi nào tâm hộ kiếp biến mất? 388Xuất khỏi định 392

    14. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NIỆM 395Nghe giảng Pháp từ Thầy 402

  • 15. CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÁC VỊ TỲ KHEO HÀNH THIỀN 413Ứng xử theo cách tiết kiệm 413Kích cỡ của bình bát 442“Tỳ kheo Hiện đại” muốn thay đổi Giới Luật thế nào 444“Tỳ kheo Hiện đại” bán các vị Ācariya của mình thế nào 454Phong tục và cách ăn 469

    16. THÔNG LỆ CỦA CÁC VỊ TỲ KHEO HÀNH THIỀN 473Truyền thống kính trọng và tôn sùng đối với thầy và huynh đệ 473Việc tụng kinh hàng ngày 487Các tục lệ và nghi lễ khác nhau 489Pháp đàm 496

    17. CÁC VẤN ĐỀ TRONG ĐỊNH VÀ TUỆ KHÁC NHAU THẾ NÀO 505Câu chuyện của Khun Mae Kaew 508Vấn đề khởi sinh với Tuệ giác 524

    18. BÀN THÊM VỀ CÁCH ỨNG XỬ VÀ ĐÀM LUẬN PHÁP 529

    19. CHUYỆN VỀ NGÀI AJAAN BROM 543Xương của ngài biến thành xá lợi sau một thời gian ngắn 547Đạt được giải thoát khỏi Đau khổ 548

    20. PHƯƠNG PHÁP TU TẬP VÀ GIẢNG DẠY CỦA NGÀI AJAAN MUN 557Quán Thập nhị nhân duyên 562Tóm lược việc tu thiền của ngài 569Kết luận 571

    PHỤ LỤC 573Ngũ uẩn (Khandha) 573Trí nhớ (Saññā) 574Các phận sự về thân (Khandha-vatta) 574Các pháp tu Khổ hạnh (Dhutaṅga) 57510 trói buộc (Saṁyojana) 576Vinaya-Mukha 577Cảnh (Ᾱrammaṇa) 577

    TỪ VỰNG - GIẢI THÍCH CÁC TỪ PĀLI 579

  • DANH SÁCH TÊN RIÊNG TIẾNG THÁI

    Trong bản dịch Cách phát âm Nghĩa

    Ajaan Achan Sư, thầy

    Ajaan Brom Achan Brom

    Ajaan Chob Achan Chóp

    Ajaan Mahā Boowa Achan Ma-há Bu-a

    Ajaan Mun Achan Măn

    Ajaan Sao Achan Sảo

    Khun Mae Kaew Khun Me Kẻo

    Sakon Nakhon Sa-cỏn Nà-khòn

    Udon Thani Udon Thà-nì

    Wat Oạt chùa

    Wat Pa Baan Taad Oạt Pa Bán Tạt

  • LỜI GIỚI THIỆU CỦA NGƯỜI DỊCH THÁI - ANH

    Cuốn sách này là bản dịch về cách tu tập Dhutaṅga Kammaṭṭhāna (Hành thiền Khổ hạnh) của ngài Ajaan Mun Bhuridatta Thera, do ngài Ajaan Mahā Boowa Ñāṇasampanno Thera viết kèm theo cuốn tiểu sử ngài Ācariya Mun.

    Ngài Ajaan Mahā Boowa hiện giờ (1995) 82 tuổi, đã thọ giới tỳ kheo 62 năm. Ngài đã lập Chùa Rừng Baan Taad 40 năm trước, và đang sống và trụ trì tại ngôi chùa này. Trước đó, ngài đến tu học với ngài Ajaan Mun, thiền sư của mình, trong vòng 8 năm từ năm 1941. Ngài Ajaan Mahā Boowa đã ghi lại trong cuốn sách này phần lớn những gì thu lượm được và người đọc có thể phần nào mường tượng được sự khó nhọc, vất vả mà ngài đã trải qua.

    Trước cuốn sách này đã có hai bản dịch. Bản dịch đầu tiên được in thành nhiều tập trong tạp chí “World Fellowship of Buddhists Journal” nhưng bản này không được hoàn chỉnh, có nhiều chỗ không chính xác. Bản dịch thứ hai của ngài Ajaan Suchaat Abhijato đầy đủ và khá chính xác. Ban đầu, tôi định dùng bản dịch này, chỉnh sửa và cải thiện phần tiếng Anh (cũng đã khá tốt rồi), nhưng sau đó tôi cân nhắc văn phong, ý nghĩa chính xác của nhiều thuật ngữ chuyên môn và cả cách diễn đạt tinh tế ẩn trong từ ngữ. Cuối cùng, tôi thấy dịch lại từ đầu dễ dàng hơn, và dịch hoàn toàn theo giọng văn của tôi. Trước hết, tôi xin ghi nhận rằng bản dịch của ngài Ajaan Suchaat đã giúp tôi rất nhiều.

    Cuốn sách này có nhiều chỗ khó hiểu đối với những ai không quen với lý thuyết và thực hành theo Phật giáo Theravada. Vì vậy, khi đọc lần đầu, độc giả nên bỏ qua những giải thích sâu về giáo Pháp mà tiếp tục tìm hiểu về phương pháp và cách thực hành của các vị Ācariya được đề cập trong sách. Tuy vậy, cần thấy rằng sẽ không thể hiểu được trọn vẹn và chính xác phương

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Munxvi

    pháp các vị Ācariya thực hành nếu không đọc để biết những lý do căn bản dẫn đến hành động của các ngài.

    Bản dịch này sử dụng nhiều từ Pāli. Nhưng trong mọi trường hợp, các từ đó được dịch trong ngoặc, trong chú thích, và trong vài trường hợp, các từ thông dụng như “Dhamma”, “Samādhi” v.v. không được dịch . Nguyên tắc của tôi trong việc sử dụng từ Pāli là thà người đọc không hiểu còn hơn hiểu sai do dịch ép. Nhưng dù sao đi nữa vẫn có phần từ vựng đầy đủ và khá tốt ở cuối sách, vài từ đặc biệt còn được giải thích đầy đủ hơn trong phần phụ lục. Khi dịch, tôi dùng cả từ Ajaan và Ācariya, cả hai đều có cùng một nghĩa là “Thầy”, nhưng trong tiếng Thái, Ajaan cũng được dùng để nói đến một vị sư cao hạ. Thường thường, khi nhắc tới một vị sư cao hạ hoặc gọi thay cho tên của vị đó, tôi dùng từ “Ajaan”, nhưng nếu muốn nói về một vị thầy thì tôi dùng từ chuẩn Pāli là “Ācariya”.

    Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình tới người (muốn giấu tên) đã đánh máy cả cuốn sách này, sửa bản thảo hai lần và làm một số việc khác trong khi vẫn chăm sóc gia đình và trông nom một ngôi nhà.

    Bhikkhu PaññāvaḍḍhoChùa Rừng Baan Taad

    (1995)

  • LỜI NGƯỜI DỊCH ANH - VIỆT

    Cuốn sách này được dịch từ bản dịch sang tiếng Anh của ngài Ajaan Paññāvaḍḍho “Paṭipadā - Venerable Ācariya Mun’s path of practice” do ngài Ajaan Mahā Boowa Ñāṇasampanno Thera (1913-2011) viết bằng tiếng Thái về con đường tu tập của ngài Ajaan Mun.

    Ngài Ajaan Paññāvaḍḍho (1925 - 2004) đã theo học với ngài Ajaan Mahā Boowa trong 41 năm tại Chùa Rừng Baan Taad và qua đời tại đây. Lúc còn tại tiền, ngài đã là vị tỳ kheo phương Tây cao hạ nhất đi theo con đường tu tập của ngài Ajaan Mun. Việc ngài dịch những lời dạy của ngài Ajaan Mahā Boowa đã giúp nhiều thế hệ Phật tử đến với truyền thống tu trong rừng của Thái.

    Đối với độc giả chưa quen với cách tu này, cuốn sách này có thể có phần hơi khó hiểu. Trong trường hợp đó, quý vị hãy bỏ qua những chỗ khó hiểu và đọc tiếp. Rồi khi đọc lại, quý vị sẽ thấy dễ hiểu hơn. Để thuận lợi cho bạn đọc, các từ Pāli thông dụng trong bản tiếng Anh đã được dịch sang tiếng Việt.

    Trong quá trình dịch, tôi đã tham khảo cuốn Kammaṭṭhāna của ngài Ajaan Mahā Boowa Ñāṇasampanno do ngài Ajaan Suchart dịch sang tiếng Anh. Tôi cũng may mắn được một Mae Chee muốn giấu tên chia sẻ chương 1 cuốn Paṭipadā do cô dịch từ tiếng Thái sang tiếng Việt. Tôi vô cùng biết ơn ngài Ajaan Suchart và Mae Chee đã giúp tôi rất nhiều trong việc biên dịch này.

    Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng vì khả năng có hạn, ấn phẩm này không khỏi còn nhiều sai sót. Để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn, xin bạn đọc ghi lại những chỗ cần chỉnh sửa, cải tiến và gửi về [email protected].

    PT Diệu HạnhTháng 1 năm 2020

  • Món quà Pháp bảo này là đóng góp về

    công sức, tài vật và tinh thần của rất nhiều người.

    Không thể ghi nhận hết công đức của họ

    trên trang giấy này.

    Xin tri ân Tất cả!

  • 1

    KAMMAṬṬHĀNA

    Từ “Kammaṭṭhāna” là một thuật ngữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong Pháp và được các vị Dhutaṅga Bhikkhu (Tỳ kheo Khổ hạnh) tu tập. Nhưng ý nghĩa thực sự của kammaṭṭhāna sẵn có ở mọi người – đàn ông, đàn bà, người xuất gia và người tại gia, vì nó đề cập đến những thứ như tóc, lông, và những bộ phận còn lại trên cơ thể.

    Có lẽ không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của từ “ kammaṭṭhāna” hoặc “Dhutaṅga Kammaṭṭhāna Bhikkhu” (Tỳ kheo Hành thiền Khổ hạnh), nhưng cuốn sách này chỉ đề cập đến cách thực hành Dhutaṅga Kammaṭṭhāna (Hành thiền Khổ hạnh) do ngài Ajaan Mun (Bhūridatta Thera) truyền dạy. Ngoài dòng này, tôi không biết hoặc không có nhiều kinh nghiệm về các cách tu tập khác, mà chỉ biết sơ sơ, không có cơ hội tìm hiểu. Tuy nhiên, cách ngài Ajaan Mun dìu dắt đệ tử thì tôi hiểu khá tường tận, đã thấy, đã nghe và đã thực hành chúng. Trước khi viết về điều đó, tôi sẽ đưa ra giải thích về từ kammaṭṭhāna (hành thiền) vì đây là nền tảng trong phương pháp tu tập của các vị Kammaṭṭhāna Bhikkhu (Tỳ kheo Hành thiền) và là chỉ dẫn cho thấy kammaṭṭhāna tương thích với những cách tu tập được mô tả trong cuốn sách này thế nào.

    Từ “kammaṭṭhāna” đã được các Phật tử biết đến từ rất lâu và được hiểu với nghĩa là “nơi làm việc (hay nền của công việc, nghiệp xứ)”. Nhưng “việc” ở đây là việc rất quan trọng và có ý nghĩa, là việc phá tan thế giới của hiện hữu (bhava); nghĩa là đập tan sự sinh (tương lai), ô nhiễm, ái dục, gỡ bỏ và phá hủy mọi vô minh ra khỏi tâm. Mục đích của tất cả những việc này là để giải thoát khỏi khổ đau. Nói cách khác, là để thoát khỏi sinh, già, bệnh và chết, vì đó là những cây cầu nối ta với vòng luân hồi, khiến các chúng sinh không dễ gì thoát ra để được tự do. Đó là ý nghĩa của từ “việc làm” hay “làm việc” trong khung cảnh này hơn

    1

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun2

    là các nghĩa khác, ví như những công việc thường được làm trong thế gian. Thành quả của công việc tu tập này, cho dù chưa đạt được mục đích cuối cùng, vẫn mang lại hạnh phúc trong kiếp sống hiện tại và vị lai. Do đó, các vị tỳ kheo quan tâm và thực hành theo các cách này thường được biết đến như các Dhutaṅga Kammaṭṭhāna Bhikkhu (Tỳ kheo Hành thiền Khổ hạnh), một danh hiệu thể hiện sự tôn trọng và thành kính mà những đạo hữu Phật tử dành cho họ.

    Một hình thức kammaṭṭhāna (đề mục thiền) đã luôn rất quan trọng từ thời Đức Phật, và được Thầy tế độ trao dạy trong buổi lễ thọ giới, bao gồm năm bộ phận của cơ thể: “KESA – tóc, LOMA – lông, NAKHĀ – móng, DANTĀ – răng, TACO – da” theo cả chiều thuận và chiều nghịch. Dạy những đề mụcnày để giới tử lấy làm phương pháp quán theo chiều xuôi và chiều ngược,quán niệm ngược xuôi những bộ phận đó cho đến khi thuần thục và biếtđược rõ ràng 1 trong 5, hoặc cả 5 bộ phận đó. Vì 5 bộ phận đó là những bộphận quan trọng trên cơ thể của cả đàn ông và đàn bà.

    Tuy nhiên, “ kammaṭṭhāna”, với nghĩa “đối tượng trụ đỡ” (ārammaṇa, cảnh) của bất kỳ một tâm cụ thể nào, thì có rất nhiều loại, và theo sách vở thì người quan tâm tra cứu có thể thấy 40 đề mục như vậy1. Lý do chính cần có nhiều loại kammaṭṭhāna (đề mục thiền) như thế là để những người muốn tu tập, nhưng có tính cách khác nhau, có thể chọn một hay nhiều loại cho phù hợp với tính cách của mình. Cũng giống như có nhiều loại bệnh, do đó, cần có các loại thuốc khác nhau để điều trị.

    Phương pháp là phải chọn một trong những đối tượng đó và niệm thầm lặp đi lặp lại tên của nó (parikamma-bhāvanā, thiền chuẩn bị) trong mọi tư thế phù hợp hay thích hợp của cơ thể. Ví dụ lặp đi lặp lại KESA... KESA... KESA... KESA..., hay LOMA... LOMA... LOMA... LOMA..., với tâm có niệm để duy trì kiểm soát liên tục, không để tâm đi lang thang nơi khác, mà vẫn hay biết đối tượng Pháp cụ thể này, là cái có tên mình đang niệm, và không thay đổi thường xuyên giữa các đối tượng Pháp – sự thay đổi này là đặc tính của người nửa vời và không mục đích. Cần tiếp tục làm như vậy cho đến khi thực sự trải nghiệm được kết quả hoặc thực sự biết được rằng đối tượng niệm đó không phù hợp tính cách của mình, rồi

    1. Có thể tìm thấy danh sách đầy đủ trong ‘Từ điển Phật học’ của ngài Ñānatiloka hay trong ‘Visuddhimagga’ (được dịch là ‘Thanh tịnh đạo’).

  • K A MM AṬṬH Ā NA 3

    hãy chuyển sang đối tượng mới.Khi hành giả đã biết được đối tượng nào phù hợp với tính cách của mình

    thì cần lấy nó làm điểm neo tựa cho tâm2 và tiếp tục duy trì không suy giảm hay nản lòng cho đến khi trải nghiệm được kết quả và càng ngày càng tới gần nền Pháp3, nơi đó hành giả cần thay đổi đối tượng Pháp – và điều này hành giả sẽ tự mình biết lấy.

    Kết quả từ việc tu tập các Pháp này hay bất kỳ Pháp nào khác phù hợp với tính cách hành giả là hạnh phúc và định tĩnh tăng trưởng trong tâm mà hành giả chưa từng trải nghiệm trước đây. Sự tĩnh lặng này của tâm bắt đầu từ cấp độ thấp nhất, đạt được sự an tĩnh trong vài tích tắc, rồi tăng lên một quãng thời gian dài hơn, rồi cuối cùng đến một trạng thái định tĩnh mà hành giả muốn nghỉ ở đó bao lâu cũng được, và xuất ra khỏi đó lúc nào hành giả muốn. Trạng thái định tĩnh cuối cùng này vi tế và sâu sắc hơn nhiều so với các trạng thái khác.

    Khi tâm định tĩnh, nó có thể xả ly mọi cản trở về cảm xúc thường gây rắc rối theo nhiều cách khác nhau và chỉ còn lại “sự hay biết” và “sự sáng chói” là những phẩm chất vốn có của tâm, cũng như hạnh phúc phát sinh từ sự định tĩnh tùy theo cấp độ của tâm. Không còn gì ở đó nữa, vì tại thời điểm đó, tâm không có sự nâng đỡ của cảnh và tâm là chính nó và chỉ một mình nó mà thôi. Dù cho ô nhiễm (kilesa) vi tế vẫn còn trong tâm, chúng cũng không xuất đầu lộ diện được, vì như nước trong, tĩnh lặng, không một bợn nhơ, cho dù có cặn thì cũng đã lắng xuống đáy, không làm nước vẩn đục. Do đó, nước trong, sạch và có thể dùng để uống, tắm rửa hay cho các mục đích sinh hoạt khác.

    Tâm không có sự nâng đỡ của cảnh luôn bình an trong bản thân nó. Tâm được ở một mình bao lâu thì nó hạnh phúc, kỳ diệu, đầy ý nghĩa và quý báu, làm “người chủ” của nó phải ngưỡng mộ nó nhiều và lâu bấy nhiêu. Lúc đó, tâm đầy ý nghĩa và tuyệt vời, mà sau đó rất lâu cũng không hề thuyên giảm. Đó là vì tâm sâu sắc và kỳ diệu đã ở trong ta rồi. Khi tâm được thanh lọc, ta quay vào trong và thực sự chạm được nó, thậm chí chỉ trong một tích tắc

    2. Nghĩa là đối tượng thiền, có thể là một từ “BUDDHO”, hoặc cảm giác hơi thở vào và thở ra, v.v. được giữ trong tâm cho đến khi trở thành bạn đồng hành và làm nơi trú ngụ để tâm hướng tới Pháp. 3. Bhūmi-Dhamma: nghĩa đen: “nền đất của Pháp” nghĩa là ruộng Pháp.

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun4

    thôi, ta trực kiến được ngay là nó kỳ diệu thế nào. Nhưng nếu để nó qua đi, để nó tuột khỏi tay, và trạng thái tâm đó suy giảm vì không duy trì được đúng phương pháp tu tập hoặc cố phát triển tâm hơn nữa, trải nghiệm đó sẽ làm ta mong ước có lại được trạng thái ấy và sẽ vô cùng thất vọng nếu không đạt được. Có lẽ vì lý do này mà dưới thời Đức Phật, tâm của một vị Thánh Tăng (Sāvaka)4 đã tiến bộ và suy giảm tới sáu lần, cho đến khi vị đó rất thất vọng và nuối tiếc vì không đạt được mong ước của mình. Nhưng cuối cùng vị đó cũng đã trở thành một trong các vị Thánh A-la-hán nhờ sự tinh tấn và kiên trì làm cây cầu nối tới chứng đắc Pháp Bất tử (Amata) – cõi hạnh phúc. Ngài làm được như vậy nhờ nương vào Kammaṭṭhāna Dhamma (Pháp Thiền) làm cách thức tiến lên phía trước.

    VÔ LƯỢNG CHƯ PHẬT VÀ CÁC VỊ THÁNH A-LA-HÁN ĐỆ TỬ CỦA MỖI NGÀI đã nhập Vô dư Niết-bàn trong thời quá khứ vô tận, kể cả các vị dưới thời Đức Phật, Ẩn sĩ Gô-ta-ma và các vị Thánh Tăng của Ngài đã tịch diệt mấy ngàn năm về trước đã đạt được quả vị Phật và quả vị A-la-hán nhờ thực hành một hay nhiều pháp kammaṭṭhāna (thiền) – ví dụ 5 Kammaṭṭhāna5 (đề mục thiền) kể trên. Không một vị nào chứng ngộ được Pháp mà không dùng kammaṭṭhāna (thiền), do đó ta có đủ lý do để có thể tuyên bố rằng kammaṭṭhāna (thiền) là cái nôi của tất cả các vị Thánh. Đó là vì trước khi sắc pháp (rūpa) hay danh pháp (nāma)6 của một vị tỳ kheo hay một Phật tử tại gia có thể phát triển và chuyển biến từ trạng thái của một người bình thường (puthujjana) sang trạng thái của một vị Thánh (Ariya puggala) từ bậc thấp nhất đến cao nhất, vị đó phải có một Pháp Thiền làm công cụ để “gột

    4. Sāvaka: Thánh Tăng: nghĩa đen: “người nghe được”. Chỉ những người “nghe được” Giáo Pháp. Đó là một thuật ngữ để chỉ những người đã đắc “Đạo” “Nhập lưu” và caohơn nữa. Sāvaka Arahant – chỉ những người đã trở thành A-la-hán nhờ nghe Pháp trực tiếp từ Đức Phật.5. Ý nói đến 5 trong 32 bộ phận của cơ thể, một trong số 40 kammaṭṭhāna (đề mụcthiền). (Người dịch Việt) 6. Thân (sắc): rūpa, tên (danh): nāma. Ở đây nói đến ngũ uẩn. Sắc chỉ sắc uẩn và danh chỉ bốn uẩn là thọ (vedanā), tưởng nhớ (saññā), hành (sankhāra), thức (viññāṇa). Xemthêm Phụ lục trang 573.

  • K A MM AṬṬH Ā NA 5

    rửa mình”. Đó là công cụ, bằng nhiều cách khác nhau, có thể nhào nặn và thay đổi suy nghĩ và hiểu biết, vốn là nền tâm đã có “hạt giống” vòng luân hồi (vaṭṭa)7 trong đó, đến độ chúng phải tan biến hết. Sau đó, nó sẽ thay đổi và trở thành “tâm-Phật”, toàn bộ một thế giới mới của tâm khởi lên trong thanh tịnh hoàn toàn.

    Do vậy, tất cả các vị Phật đều coi kammaṭṭhāna (thiền) là một Pháp thiết yếu và quan trọng sống còn, và mọi “Vị Thầy của Thế gian” (Sāsadā)8 đều đã luôn tán dương kammaṭṭhāna trong giới những người đi theo tôn giáo của mình cho đến tận thời nay. Cũng y như vậy, trong Giáo Pháp của Đức Phật Ẩn sĩ Gô-ta-ma, Ngài luôn tán dương việc hành thiền như một hình mẫu và truyền thống không thay đổi từ cổ xưa cần được tuân theo. Ngài là bậc vô thượng, và Ngài đã thành Phật nhờ tu tập 40 pháp thiền, trong đó quán niệm hơi thở (ānāpānasati)9 là một ví dụ. Đức Phật cũng dạy thiền cho các đệ tử của mình, các pháp thiền này đã được truyền dạy tới chúng ta đến tận ngày nay, và đó vẫn là những cây cầu nối chúng sinh trên thế gian tới tận Niết-bàn, hay cho tới khi sức mạnh của các thiện phước (vāsanā) cuối cùng của những người đi theo Đức Phật chấm dứt. Vì vậy, thuật ngữ “kammaṭṭhāna” (hành thiền, nghiệp xứ) vẫn luôn là một Pháp môn đặc biệt trong hệ thống Giáo Pháp (Sāsana), và sẽ luôn là như vậy.

    Những ai có niềm tin vào Phật Pháp nhưng chưa vun trồng và tu tập theo đường lối kammaṭṭhāna (hành thiền), dù đã biết được chút gì đó về những thứ ẩn náu trong bản thân mình, cả tốt lẫn xấu, cũng không nên nghĩ rằng mình thật là thông minh trong hiểu biết tự mình có được, kể cả khi có thể nhớ tất cả rồi đọc thuộc lòng Tam Tạng. Vì Tam Tạng chỉ là bảng tổng kết của cái thiện và bất thiện, hay các hiện tượng tự nhiên trong ta, sẽ không thay đổi cho đến khi được nhận diện thông qua một hình thức tu tập, trong đó kammaṭṭhāna (thiền) chỉ rõ con đường dẫn tới Sự thật theo đúng ý định của Đấng Thế Tôn khi Ngài vén mở Pháp và dạy cho thế gian.

    7. Vaṭṭa: nghĩa đen: “vòng quay”. Vòng quay của sinh tử luân hồi.8. Sāsadā: Nói đến các vị Phật từ quá khứ vô thủy đến Đức Phật Gô-ta-ma, Đức Phật hiện tại. 9. Ānāpānasati: Pháp tu tập biết rõ hơi thở đang vào và đang ra.

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun6

    Bốn mươi đề mục thiền này là cái tủ lưu giữ Tam Tạng10. Các đề mục này là phương tiện để phá tan vòng sinh tử. Chúng là công cụ để đập tan “vòng quay” (cakka) dẫn chúng sinh xoáy trong vòng quay sinh và tử tới mức họ không còn biết kiếp trước và kiếp sau, cũng không biết về đau khổ (dukkha) cũ và mới luôn lẫn lộn trong vô vàn kiếp sống của họ, tất cả đều được các pháp thiền này cắt bỏ hoàn toàn.

    Cách tu tập không có một trong những Pháp này làm điểm tựa và trợ giúp dưới bất kỳ hình thức nào đều sẽ không dẫn đến việc đoạn tận được các ô nhiễm và khối Đau khổ trong mình, mà cũng không giảm bớt, cải thiện hay diệt trừ được chúng. Cách tu tập có các Pháp này trợ giúp và nâng đỡ chắc chắn sẽ đoạn tận hoàn toàn Đau khổ.

    Vì vậy, hành giả tu tập nhằm đạt định tĩnh và hỷ lạc, để hiểu biết rõ ràng và xuyên thấu tất cả các Pháp cần coi các Kammaṭṭhāna Dhamma (Pháp Thiền) này như đường sống xuyên suốt quá trình tu tập của mình, từ bậc thấp nhất đến cao nhất trong Pháp, là tự do (vimutti) của Niết-bàn. Bất cứ ai tu tập để vun bồi đức hạnh theo con đường thiện lành và chân thật theo bất kỳ phương pháp nào, khi đạt tới tình huống có tính quyết định thực sự – nói cách khác, là khi họ chuyển từ trình độ hay nền tâm và Pháp thấp hơn lên mức độ cao hơn – người đó sẽ phải nhìn lại và lựa chọn một trong những Kammaṭṭhāna Dhamma (Pháp Thiền) này làm phương tiện để đi tiếp, nhờ vậy, có thể vượt qua và thoát ra ngoài một cách nhẹ nhàng và an toàn. Vì các Pháp này là tổng hợp của mọi Sự Thật của Pháp (Sacca-Dhamma), có Đạo, Quả và Niết-bàn ở điểm cao tuyệt đỉnh. Tất cả các Pháp này đều nằm trong giáo lý của Đức Phật (Buddha Sāsana), được từng Vị Thầy Vĩ Đại (Sāsadā) ở mỗi thời đại vén mở và truyền dạy theo cùng một cách thức, rồi sau đó được trao truyền kế tiếp từ thầy sang trò.

    Những ai còn hồ nghi về các vị Phật, những bậc đã vén mở và truyền dạy Giáo Pháp vào các thời đại khác nhau, cho đến Vị Thầy Vĩ Đại hiện nay là Đức Phật của chúng ta, nên tu tập và tìm hiểu Pháp kammaṭṭhāna (thiền) mà Đức Phật đã trình bày, chứng minh là đúng đắn bằng con đường trí tuệ, cho đến khi đạt được kết quả như Ngài đã nhắm tới. Khi đó, nhờ hiểu biết và kinh nghiệm có được từ quá trình tu tập của chính mình, hành giả sẽ biết rõ

    10. Cốt lõi của Tam Tạng. (Người dịch Việt)

  • K A MM AṬṬH Ā NA 7

    rằng Vị Thầy Vĩ Đại và Pháp không khác nhau mà chính là một. Điều này phù hợp với cốt lõi của Pháp mà Đức Thế Tôn đã chỉ dạy một cách ngắn gọn:

    “Ai thấy Pháp là thấy Như Lai.”.

    Pháp trong câu này thể hiện tất cả các Đấng Như Lai rất rõ ràng và cho ta thấy rằng các bậc Như Lai luôn ở trong Pháp và không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Mặc dù mỗi vị Phật đều đã nhập Vô dư Niết-bàn từ lâu rồi như cách hiểu quy ước của thế gian, sự thật vẫn là Đấng Như Lai chính là Pháp này.

    Tất cả những ai đã thấy Pháp trong tâm rõ ràng và chắc chắn thì không hồ nghi về các Đấng Như Lai – và Ngài đang ngụ ở đâu. Thế gian thường hiểu rằng một khi đã nhập Niết-bàn, các Ngài tan biến vào hư không và Vị Thầy Vĩ Đại không còn ở đây từ bi dạy chúng ta nữa. Sự thật là Pháp mà Ngài đã ban tặng và giúp các đệ tử của Ngài Chứng ngộ, thực ra, chính là Vị Thầy Vĩ Đại của chúng ta.

    Nếu ai có đủ quan tâm chú ý để muốn có Vị Thầy Vĩ Đại trong tâm mình, thì Vị Thầy sẽ luôn ở đó, như thể Đức Phật vẫn đang còn sống. Điều này chỉ phụ thuộc vào mức độ toàn tâm toàn ý tôn kính và trân trọng của người đó, và phụ thuộc vào mức độ chú tâm tới Pháp, hiện thân của Đức Phật, và vào mức độ người đó coi Pháp quan trọng hơn những thứ khác như thế nào. Vì thậm chí nếu Đức Phật còn tại thế thì cũng không giúp gì được cho người không quan tâm tới Pháp, và người đó cũng vẫn lạc đường như trước mà không được lợi ích gì.

    Do đó, để mai sau không phải nuối tiếc và hối hận, và để được hạnh phúc trong tâm cả trong hiện tại và vị lai, ta cần tu tập, tự trau dồi theo Giáo Pháp mà Đức Phật đã ban tặng như di sản của Ngài và thế vào chỗ Ngài. Thành quả sẽ y hệt như vậy về mọi mặt, như thể Đức Phật vẫn còn sống, không hề khác biệt. Nói cách khác, ta sẽ luôn có Pháp, Vị Thầy Vĩ Đại ở trong tâm.

    Chủ đề kammaṭṭhāna (thiền) đến đây đã được xem xét lặp đi lặp lại và dài dòng đến mức độc giả chắc thấy nhàm chán rồi. Tôi hy vọng các vị sẽ thứ lỗi cho tôi vì không đủ khả năng nên thỉnh thoảng lặp đi lặp lại. Nhưng ở chừng mực nào đó, tôi nghĩ đấy là điều cần thiết, vì có thể có một số độc giả vẫn

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun8

    chưa hiểu hết ý nghĩa của kammaṭṭhāna (thiền), việc lặp lại có thể giúp họ hiểu và học được một số cách tu tập. Để rồi khi họ thấy muốn thực hành một chút thì sẽ dễ dàng hơn.

    TỪ ĐÂY TRỞ ĐI CHÚNG TA SẼ XEM XÉT LỘ TRÌNH TU TẬP mà ngài Ajaan Mun đã dìu dắt các đệ tử của mình thực hiện một cách đúng đắn cho đến tận ngày nay. Tu tập theo cách ngài dạy rất khó vì nó đi ngược lại cách của thế gian về thân, khẩu và ý. Nền tảng cơ bản của cách tu tập này là 13 Khổ hạnh (Dhutaṅga) và 14 Phận sự (khandha-vaṭṭa)11, phần lớn là những pháp tu đối với thân vật lý từ việc cần làm khi tiếp khách; cho đến tận 40 kammaṭṭhāna (đề mục thiền), là những pháp tu về tâm. Những phương pháp này tương ứng với các hình thức nỗ lực khác nhau.

    Những ai đã chọn cuộc sống làm Tỳ kheo Hành thiền Khổ hạnh một cách trọn vẹn cần chấp nhận khó khăn khi làm những việc đi ngược lại thói quen cố hữu đã ăn sâu vào thân và tâm họ đến độ trở thành những xu hướng cá tính mạnh mẽ rất khó loại bỏ. Họ phải chiến đấu để loại bỏ chúng không chùn bước, không bỏ cuộc, vì phong cách và phương thức của người xuất gia khác với cư sĩ trên mọi phương diện. Trong hành xử, phong thái, sự kiềm chế và cẩn trọng, họ phải làm theo cách riêng của tỳ kheo, đó là với phong thái điềm đạm và trang nghiêm. Do vậy, vị Tỳ kheo Khổ hạnh cần rất nghiêm khắc trong các phận sự tu tập khác nhau để thấy thoải mái và thanh thản trong mình và là một tấm gương đáng ngưỡng mộ cho người khác tin tưởng. 13 Khổ hạnh và các phận sự khác nhau cho đến tất cả các kammaṭṭhāna (đề mục thiền) đều là những phương pháp tu tập nhằm uốn nắn những xu hướng tính cách ương bướng.

    Các tỳ kheo xuất thân từ cư sĩ và có xu hướng tính cách cũng giống cư sĩ. Nếu không có phương pháp uốn nắn, hay nếu không áp dụng kỷ luật thì có lẽ các tỳ kheo cũng không đi quá được cái mốc làm lễ thọ giới và sẽ làm hại chính họ, làm sụp đổ ngôi chùa và tôn giáo của họ. Nói chung, xu hướng tính cách của con người là thích đày đọa và tàn hại bản thân và người khác bằng nhiều cách khác nhau, và họ làm điều này triền miên mà không có chủ định.

    11. Xem Phụ lục trang 574.

  • K A MM AṬṬH Ā NA 9

    Đó là do những việc ấy đã thành thói quen, cộng thêm lòng tham muốn mọi thứ dẫn dắt họ. Hoặc vì họ không thể hiểu đúng tình huống nhưng đã vội vàng kết luận và phỏng đoán. Điều này làm họ gặp đau khổ và rắc rối vào mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, hiếm khi có được sự thanh thản và thoải mái trong thân và hạnh phúc trong tâm như họ hằng mong ước.

    Cụm từ “đày đọa và tàn hại bản thân” trong đoạn trên có nghĩa là những suy nghĩ khác nhau gây hại cho bản thân họ mặc dù tự họ có thể hoặc không thể biết đó là (suy nghĩ) sai lầm, rằng chúng là ngòi nổ đang cháy dẫn đến việc làm hại và hủy diệt người khác, đến điểm chúng tràn vào lời nói và hành động – có thể gọi là tàn sát và hủy diệt mọi thứ.

    BÂY GIỜ CHÚNG TA CHUYỂN SANG MÔ TẢ CÁCH RÈN LUYỆN THỰC TẾ của các tỳ kheo khi sống với ngài Ajaan Mun. Sau đó, chúng ta sẽ viết về chuyện của một số các đệ tử của ngài sau khi rời ngài Ajaan đáng kính đi thực hành và sống độc cư.

    Những ai mới đến thiền viện của ngài Ajaan Mun để rèn luyện và thực hành kammaṭṭhāna (thiền) thường được ngài dạy rằng họ phải tự luyện mình tinh tấn và năng nổ khi làm công việc và nhiệm vụ mà một tỳ kheo phải làm. Ngài dạy họ nghe, nhìn phải sắc bén, chuyển động phải nhanh nhẹn, khéo léo, làm các việc nhanh nhẹn chứ không chậm chạp, lóng ngóng. Ngài dạy họ cần phải tháo vát và dùng sự khéo léo cho các việc trong, ngoài cho mục đích của Pháp bằng mọi cách, mà không ngồi ì vô thức. Di chuyển tới lui phải có niệm hiện hữu. Ngài dạy họ cẩn thận và chính xác trong mọi hoàn cảnh.

    Đối với việc hành thiền, ngài Ajaan Mun dạy tất cả các phương pháp, bắt đầu bằng 5 đề mục thiền làm nền tảng rồi tiếp đến các đề mục thiền khác, tùy sự phù hợp với tính cách của từng cá nhân. Khi nghe ngài giảng Pháp, họ cũng thực hành thiền định. Tâm của một số người trở nên tĩnh lặng và yên bình. Trạng thái định khởi sinh trong họ, mặc dù họ chưa hề được trải nghiệm trước đó kể từ ngày đầu hành thiền. Nhiều vị tỳ kheo và sa-di đến để ngài Ajaan Mun rèn luyện đã gặt hái được nhiều thành quả trong thiền định khi ngồi nghe ngài giảng theo rất nhiều cách khác nhau tùy vào tính cách của từng cá nhân, và trải nghiệm của họ rất hiếm khi trùng nhau.

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun10

    Đón nhận lời giảng từ ngài Ajaan Mun là cách rất tốt làm dịu tâm người nghe, đưa vào cả trạng thái định (samādhi) và tuệ (paññā) ở các tầng cao thấp khác nhau. Những ai chưa hề trải nghiệm trạng thái định tĩnh thì bắt đầu có định tĩnh, nhưng những ai đã trải nghiệm một chút định tĩnh thì tăng độ sâu của định tĩnh mỗi lần nghe ngài giảng Pháp. Những ai đã có nền định sẽ dần dần tăng sự vững chắc của nền đó, còn đối với những ai bắt đầu dùng tuệ giác thì lời ngài là cách giúp họ tăng trưởng tuệ giác mỗi lần. Cuối cùng, đối với những ai đã có nền tuệ giác, khi nghe ngài giảng thì như thể ngài giúp họ triển khai phương pháp niệm và tuệ cho thêm rộng, thêm sâu mỗi lần.

    Sau khi nghe giảng Pháp, các tỳ kheo tỏa ra tu tập, mỗi người ở một nơi và theo cách riêng của mình. Đối với việc ngủ và nghỉ, ngài Ajaan không ấn định nguyên tắc hay nội quy gì, vì ngài để mỗi người tự tìm cái phù hợp nhất với mình. Đó là do những khác biệt trong tình trạng cơ thể (dhātu–khandha) khỏe yếu của mỗi người, khả năng cố gắng của mỗi người trong việc phát triển mình, và mức độ quyết tâm khác nhau ở từng khía cạnh Pháp. Một số người nghỉ ban đêm trong khi một số thì nghỉ một lúc ban ngày và tăng cường nỗ lực lúc về đêm, nằm xuống và ngủ rất ít, hay hoàn toàn không hề ngủ vài đêm khi họ tinh tấn tu tập. Do đó, ngài Ajaan Mun để mọi người tự xác định xem thế nào thì tiện cho họ trong việc nghỉ, ngủ và nỗ lực tu tập.

    Trên con đường tiến bộ mà ngài Ajaan Mun đã dạy, nhóm 5 đề mục thiền và 13 Khổ hạnh12 được ngài coi là rất quan trọng. Thực ra, gọi đó là “đường sống” của các vị Tỳ kheo Khổ hạnh đệ tử của ngài cũng đúng.

    Những ai đến tu tập dưới sự chỉ dạy của ngài, sau một thời gian ngắn chắc chắn sẽ được dạy phải thực hành các đề mục thiền này và các pháp Khổ hạnh. Nếu đó là mùa khô ngài sẽ dạy đi vào rừng và sống dưới gốc cây13, ngài nói:

    “Ở đó, những cái cây cổ thụ có tán lá dày, tỏa bóng mát và bình an, phù hợp với việc hành thiền. Nơi đó thời tiết thuận lợi, không có náo động và hỗn loạn của thế gian. Những ngọn đồi ấy là nơi tai và mắt sẽ mở ra trong

    12. 5 đề mục thiền là tóc, lông, móng, răng, da (Tham khảo chú thích 2 trang 3).Về 13 Khổ hạnh, xem Phụ lục trang 575.13. Sống dưới gốc cây là một trong các pháp tu Khổ hạnh.

  • K A MM AṬṬH Ā NA 11

    niềm vui với Pháp. Đó đều là những nơi tốt đẹp để sống, phát triển tu tập, tìm bình an và hạnh phúc trong tâm. Những cánh rừng hoang dã đó là nơi có thể loại bỏ mọi loại lười nhác và sợ hãi. Người lười biếng và nhút nhát cần đi đến sống ở những nơi ấy, để giúp tăng cường nỗ lực và chuyên cần, đồng thời cũng vượt qua nỗi sợ, cho lòng can đảm và dũng cảm khởi sinh, giảm bớt gánh nặng và áp lực lên tâm vốn đã quá nặng nề.”

    “Trên đồi kia, trong hang kia, hay dưới vách đá cheo leo kia, không khí trong lành phù hợp với việc hành thiền và tâm dễ dàng gom tụ và rơi vào trạng thái định tĩnh. Một khi tâm định tĩnh, hành giả có thể nhìn thấy vô số điều kỳ lạ và thần bí ngoài mức độ nhận biết thông thường. Trên đồi kia, trong hang kia, dưới mỏm đá kia – có những thứ đó, và bất kỳ ai ra ở đó đều phải thận trọng và thu thúc. Không được nghĩ một cách bất cẩn rằng vì không nghe được hay nhìn thấy ai hay cái gì, nên không có gì ở đó nữa. Vì có nhiều thứ huyền bí và vi tế hơn những gì tâm bình thường có thể trải nghiệm được. Thực ra, có rất nhiều thứ chứ không phải chỉ có những vật chất mà ta thấy quanh ta trên thế gian này. Chỉ là ta không có giác quan phù hợp để thấy rõ ràng sự tồn tại của chúng như cách ta nhận biết các vật khác trên thế gian mà thôi. Thế nên, mặc dầu chúng hiện hữu, nhiều hay ít như chúng là, đối với ta chúng như thể hoàn toàn không tồn tại.”

    “Do vậy, người tu tập cần cẩn thận hành động một cách khiêm nhường và đúng mực trong mọi tình huống và ít nhất cũng là từ tốn và điềm đạm. Mà nếu họ được hơn thế nữa thì tất cả chư Thiên ở các cõi khác nhau, các tầng trời khác nhau, và những ai sống ở quanh đó trên thế giới này, và ở đâu đâu nữa, sẽ đều hoan hỷ và đầy lòng ngưỡng mộ họ.”

    “Thế gian này không thiếu gì vô vàn các chúng sinh cả thô lẫn tế. Thậm chí trong thân người và động vật cũng có rất nhiều loại ký sinh trùng và do đó, người tu tập nhằm giải thoát khỏi các quy luật của tự nhiên (sabhāva-dhamma)14 trong khắp Tam giới không nên khẳng định hay phủ định những thứ mà họ tự mình biết và thấy, nói rằng chúng thực sự tồn tại hay không tồn tại và không có thật.”

    14. Sabhāva-dhamma: những thứ như nó là trong bản thân nó hay trong bản chất của nó.

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun12

    “Thậm chí trong các đối tượng vật chất cũng có những thứ cả thô lẫn tế và chúng ta vẫn chưa biết hết mọi điều về chúng. Đôi khi, có người vấp vào những thứ có thể dẫn đến tổn thất rất nhiều tài sản, và tính cách này vẫn có trong bản chất của những người ngoan cố và bảo thủ. Vì khi đi lại vụng về, ngu ngốc, ngớ ngẩn và không có niệm, anh ta có thể vấp vào nhiều thứ, trong khi anh ta tin rằng hoàn toàn không có gì ở đó cả. Nhưng thế thì sao những thứ anh ta không tin là có mặt tại địa điểm đó và vào lúc đó lại có thể làm tổn hại thế được? Điều này đủ để chứng minh xu hướng bất cẩn đã thành thói quen của anh ta như thế nào. Dĩ nhiên, ngoại trừ khi anh ta không có ý định nhượng bộ hay muốn được chứng minh điều gì. Khi đó, không có cách nào để anh ta biết được sự thật có sẵn ở khắp mọi nơi trong thế gian và trong Pháp.”

    “Trên ngọn đồi kia, trong hang kia, và dưới vách đá cheo leo kia, Thầy đã ở đó và tu tập; đó là những nơi thu hút tâm và giải thoát tâm khỏi mọi suy tư và lo lắng bởi những lao xao và quấy nhiễu của đời thường. Nếu có mục đích đi tìm “cõi” tự do thoát khỏi đau khổ, hãy tìm những nơi như vậy để sống, tu tập và để đặt đời mình và mọi thứ vào tay của Pháp. Khi đó, sẽ như Vị Thầy Vĩ Đại hiện ra trước mặt trong mọi hoàn cảnh. Cả lúc ngủ lẫn lúc thức, ta luôn hạnh phúc và công việc liên quan đến tâm sẽ tiến bộ một cách vững chắc chứ không dè dặt hay rời rạc như thường thấy ở những nơi bị lao xao và phiền nhiễu. Đức Phật và các vị Thánh A-la-hán15 đã chịu hy sinh và các ngài hy sinh bằng cách hiến đời mình cho Pháp ở những nơi như vậy. Nhưng những ai không thấy tác hại của ô nhiễm, ái dục, và vòng luân hồi sẽ còn luôn lang thang không mục đích và luôn đặt trước chỗ cho mình ở nghĩa trang của sinh và tử. Cách họ đi là cách của người không có đích đến ở đoạn cuối đường và họ không thấy vui ở những nơi Đức Phật và các vị A-la-hán ở. Đây là một bãi hài cốt, và kia là một cách rừng hoang! Hãy đi đến sống ở nơi đó với người miền núi. Đó là những nơi nuôi dưỡng và thúc đẩy động cơ làm việc để cắt dòng chảy bất tận của vòng luân hồi trong tâm bằng mọi cách, làm nó yếu dần theo từng giai đoạn tinh tấn nỗ lực. Người làm những việc như vậy ở nơi phù hợp, với ước vọng cắt bỏ khát khao sinh tử thêm nhiều kiếp nữa, rất khác

    15. Xem chú thích 4 trang 4.

  • K A MM AṬṬH Ā NA 13

    những người bình thường trên thế gian. Nhưng ở nơi không phù hợp, kể cả khi họ đi thiền hay ngồi thiền trong một quãng thời gian như nhau, kết quả rất khác biệt. Đó là vì sự chú tâm, sự sát sao của niệm và tuệ theo được tâm mình và xúc cảm nói chung đối với các việc trong môi trường xung quanh là rất khác nhau; do đó, kết quả có được từ các điều kiện khác nhau cũng phải khác nhau.”

    “Người tu tập và thực sự lấy Đức Phật làm nơi nương tựa cần niệm tưởng tới Giáo Pháp mà ngài ban cho ta nhiều hơn là nghĩ tới khó khăn và vất vả, trong đó nỗi sợ chết là quan trọng nhất. Còn những khó khăn khác nữa như thiếu tứ vật dụng16, chẳng hạn thức ăn từ khất thực; khó khăn trong việc cố gắng tu luyện và chấn chỉnh cái tâm hoang dại, vụng về và ưa mạo hiểm vì đó là bản chất sơ khai của tâm; và nỗi vất vả khi đi thiền hay ngồi thiền trong một khoảng thời gian dài tạo nên cảm giác đau đớn dày vò cả thân lẫn tâm. Còn có những nỗi vất vả khi tâm không chịu sống trong giới hạn bắt buộc đã hạn định trước; nỗi khó nhọc của cái đói và yếu vì ăn ít, vì không ăn một hai ngày hay nhịn ăn nhiều ngày liền vì nó phù hợp với tính cách của từng người, nhờ vậy công việc với tâm có thể tiến triển dễ dàng hơn; vất vả vì phải sống một mình, và nỗi cô đơn không có bạn hay thầy, người đã chỉ dẫn, dạy bảo và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho ta ở bên cạnh; nỗi vất vả do nhớ gia đình, họ hàng và bạn bè, những người đã từng cho ta sự nồng ấm và vỗ về; nỗi vất vả khi bị ướt sũng vì mưa và phải chịu khổ khi không có chỗ trú che mưa nắng; sự khó nhọc khi bị cảm, sốt cao, đau đầu và đau nhừ khắp các bộ phận cơ thể mà không có thuốc hay các phương tiện để tự chăm lo cho mình; nỗi khó nhọc vì sợ chết khi sống một mình trong rừng núi mà không có ai chăm sóc hay bảo vệ, và khi chết rồi không có ai đoái hoài đến cái thây của ta để cho quạ, diều hâu, chó và ruồi tranh giành đục khoét với nhau. Tất cả những loại suy nghĩ này đều là những cản trở trên con đường tới Niết-bàn. Ta không được phép nhượng bộ để chúng gây rối tâm ta, vì chúng có thể tàn hại một người, làm người đó không thể vượt đến chỗ an lành.”

    “Cần thấy ngay rằng những suy nghĩ này là bản chất của thế giới tập

    16. Tứ vật dụng gồm quần áo, thức ăn, chỗ ở, và thuốc men.

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun14

    khởi (samudaya, nguyên nhân gây khổ)17. Đây chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho đau khổ để chúng khởi lên và tràn đầy tâm đến khi không còn lối thoát nữa. Người tu hành cần có lòng dũng cảm và sức chịu đựng đối với nắng, mưa, đói và rất nhiều nỗi đau khổ, nhọc nhằn khởi lên trong thân và tâm, cũng như việc chịu đựng những cái đau cả bên ngoài lẫn bên trong mà mọi người đều đương nhiên chấp nhận.”

    “Người tu tập phải luyện tâm vững chắc và mạnh mẽ để chống lại sức mạnh của những cơn bão luôn chờ thời cơ để nổi lên. Chúng thường nổi lên từ chính trong tâm, nơi chúng đã chực sẵn để đột nhập và xâm hại ta và làm tê liệt cố gắng lao động của ta, để ta suy yếu và trở nên bất lực, rồi sức mạnh, quyết tâm và sự sẵn sàng chịu đựng khó khăn trước đây của ta dần dần tiêu tan, đến khi ta không thể tiến bộ được chút nào nữa. Cuối cùng, ta dừng lại, bị nhấn chìm và chôn sâu trong đau khổ, như đã từng vậy. Ngày lại ngày, ta càng trượt xa khỏi Vị Thầy Vĩ Đại và ‘Buddhaṁ Saraṇaṁ Gacchāmi’18 trở thành những từ sáo rỗng mà ai cũng có thể tụng. Nhưng điều quan trọng là sự thật của từ ‘Buddhaṁ’ đã dần dần nhạt nhòa và biến mất khỏi tâm. Đức Phật gọi đó là ‘người bỏ cuộc; người bị ma ô nhiễm đánh bại’, nghĩa là không thể chống lại những ý nghĩ thấp kém và xấu ác trong mình. Kẻ bị ma ô nhiễm đánh bại đã nhượng bộ và để cho đống đau khổ trong suy nghĩ (sankhāra)19 của mình chà đạp và tiêu diệt mình một cách đắc thắng, mà không nghĩ được cách cứu mình bằng niệm và tuệ. Vì niệm và tuệ sẵn có là đã đủ cho ta thoát thân khi sử dụng những cách điêu luyện của chiến binh để tự cứu mình ra khỏi vực sâu.”

    “Kẻ thù nào trên đời này cũng không có được sức mạnh vi tế và sắc bén như kẻ thù ở trong tâm – ô nhiễm và ái dục. Kẻ thù này là gánh nặng cho người yếu, lười và không giỏi suy nghĩ, tính toán. Nên bất cứ khi có gì xảy ra, họ chỉ chờ và chịu thua mà không cố tìm một đường thoát.”

    “Đây là loại tính cách ma ô nhiễm yêu thích. Ai muốn trở thành người

    17. Đây là yếu tố thứ hai trong Tứ Diệu Đế: 1) Khổ, 2) Nguyên nhân gây Khổ, 3) Diệt Khổ, 4) Con đường dẫn đến diệt Khổ.18. ”Con xin nương tựa nơi Đức Phật”.19. Sankhāra: Suy nghĩ, suy nghĩ tưởng tượng, suy nghĩ “nhào trộn và nấu”, sự thêu dệt trong suy nghĩ. Uẩn thứ tư trong năm uẩn (Hành uẩn).

  • K A MM AṬṬH Ā NA 15

    được chúng yêu thích thì hãy luyện tập theo cách này và huân tập những tính cách ấy để trở thành tên nô lệ được chúng yêu thích nhất, loại không bao giờ ngoi lên để ngẩng mặt nhìn ánh sáng của Giáo Pháp – cái có thể đưa họ đến tự do cuối cùng thoát khỏi khổ đau. Dù sinh ra ở bối cảnh nào trong tương lai, họ cũng chỉ để tâm mình phục tùng ô nhiễm – thứ luôn có quyền lực hơn Pháp trong tâm họ. Nghĩ mà buồn là cả những tỳ kheo thuộc loại tu hành rồi cũng để mình nằm dưới sự điều khiển thấp kém như vậy mà không dùng chút niệm hay tuệ nào để kéo mình lên một chút. Ít nhất đủ để thở và sống với sự an bình của Giáo Pháp như đáng phải có với những ai tu Đạo, đi vào núi và hang, mang theo “ô dù”20 và bình bát để tu tập và hành thiền. Nhưng kể cả người đã đến đây để tu luyện và thực hành cách này rồi cũng nhượng bộ cho ô nhiễm và ái dục để chúng chà đạp lên, tiêu diệt mình rồi tụng kinh đám ma cho mình như chúng muốn hay sao? Nếu vậy, trái tim của vị thầy sẽ tan vỡ và vị ấy sẽ chết trước học trò của mình.”.

    Khi nói về cách dạy của ngài Ajaan Mun, rất khó có thể nắm bắt và thể hiện các phương pháp đầy tính cách của ngài, vì đó là cách của Bậc Hiền Trí có hiểu biết xuyên thấu sống trong thời đại này. Do đó, rất tiếc rằng khi viết cuốn “Tiểu sử ngài Ācariya Mun Bhūridatta Thera” và khi viết cuốn sách này “Paṭipadā: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun”, tôi không có đủ trí nhớ hoặc khả năng để thể hiện được tương xứng với sự vĩ đại của ngài. Do vậy, tôi không thể đào sâu để tìm ra ẩn ý thật sự trong từ ngữ và Giáo Pháp của ngài – phần có ý nghĩa nhất trong sự nghiệp đào tạo của ngài – để trình bày cho quý độc giả theo cách hoàn toàn thỏa mãn và phù hợp với ngài Ajaan đáng kính, người xứng đáng được gọi là “Người tràn đầy Giáo Pháp” (theo ý kiến của tôi). Nhưng nếu sai, tôi xin được thứ lỗi.

    KHI DẠY CÁC TỲ KHEO, NGÀI AJAAN ĐÁNG KÍNH NHẤN MẠNH R ẤT NHIỀU đến việc hành trì Khổ hạnh. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến việc cần sống ở những nơi thanh vắng như trong rừng, trên núi, trong hang và dưới những

    20. Một chiếc ô lớn (klod) treo vào bất kỳ chỗ nào phù hợp, xung quanh là một màn che muỗi rủ dài từ mép của ô.

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun16

    vách đá cheo leo. Tôi có cảm tưởng ngài luôn nhấn mạnh những nơi đó gần như mỗi lần dạy chúng tôi. Nếu ngài không nhắc tới những địa điểm này trong phần đầu thì sẽ nhắc đến khi tổng kết cuối bài giảng. Điều này thống nhất với người tu Đạo, thích sống trong rừng núi suốt đời mình và xuất gia một cách chân thực21.

    Sự dạy dỗ của ngài rất hiếm khi để cho cốt lõi của Pháp tách rời khỏi pháp tu Khổ hạnh. Ngay sau khi ngài đưa các vị tỳ kheo đi thưởng ngoạn những cách rừng, những ngọn đồi, hang động và những vách đá cheo leo, là những nơi đẹp đẽ, ngài sẽ đưa họ (trong bài giảng) vào làng khất thực để dạy các bài Pháp khác nhau. Ngài dạy họ cách đắp y và ứng xử đúng mực, thu thúc. Không được nhìn ngó chỗ nọ chỗ kia và khắp mọi nơi, là biểu hiện của người thất niệm, mà phải nhìn một cách có kiểm soát, yên lặng, có niệm trong mọi chuyển động của mình. Đồng thời, tâm của họ phải suy nghĩ về bất kỳ Pháp gì là thói quen tu tập và phát triển của họ. Khất thực22 luôn được coi là nhiệm vụ rất quan trọng đối với các Tỳ kheo Khổ hạnh đi theo con đường tu tập của ngài Ajaan Mun, không bao giờ được bỏ qua, chỉ ngoại trừ khi không ăn thì không cần thiết phải đi. Ngài dạy rằng khi đi khất thực, họ cần tinh tấn làm việc trong tâm mà không giải đãi biếng nhác, từ khi bắt đầu đi đến tận khi quay về nơi ở, khi sắp xếp thức ăn, đặt vào bình bát và ăn bằng tay. Trước khi ăn, họ phải niệm “paṭisaṅkhā yoniso”23 làm nền tảng, với sự khéo léo phù hợp với mức độ niệm và tuệ cơ bản của mỗi người. Cần phải làm như vậy ít nhất trong một phút trước khi ăn một cách từ tốn và khiêm nhường trong khi có niệm cả về mình lẫn bình bát. Thức ăn trong bát rất đa dạng theo hình thức, tính chất và màu sắc. Khi tất cả thức ăn ở trong bát, ta có cảm giác gì về nó? Ta phải chờ và xem trò lừa bịp giả dối của tâm thể hiện thế nào khi ăn. Cần thiết lập niệm và tuệ để chờ và ghi nhận và thẩm tra cả cái đói có thể được tạo ra

    21. Trong Tỳ kheo Hành thiền thì có hai loại xuất gia. Loại thứ nhất là xuất gia bìnhthường, loại thứ hai là khi vị tỳ kheo bắt đầu có thái độ của một vị tỳ kheo ở trong tâm và không còn suy nghĩ, cảm xúc hay hành động như cư sĩ. Loại thứ hai này được coi là “xuất gia chân thực”. 22. Việc đi khất thực buổi sáng để xin thức ăn vào bình bát. 23. Đây là hai từ đầu tiên trong bài kệ Pāli có nội dung tóm lược là; “Tôi quán thức ăn từ lần khất thực này, không phải là cho khoái lạc, sức khoẻ, sắc đẹp, v.v., mà chỉ để qua được cảm giác đau của cái đói và giữ cơ thể tồn tại tiếp tục tu tập Giáo Pháp”.

  • K A MM AṬṬH Ā NA 17

    một cách không tự nhiên, là công việc của ái dục (mắt nảy lửa và tâm của khỉ), cái tâm lừa đảo có thể nghĩ rằng nếu thức ăn được trộn khác đi thì vị của nó sẽ thay đổi theo như thế nào. Bằng cách quán tưởng như vậy, tâm sẽ trở nên chán ghét, ghê tởm, trở nên mất hứng thú và không còn khao khát muốn ăn. Điều này đi ngược lại xu hướng tự nhiên của người thực hành pháp này với mục đích sửa chữa mình bằng mọi cách để loại trừ mọi sự không thanh tịnh trong tâm.

    Phương pháp thẩm tra hay quán tưởng mà mỗi người sử dụng tùy vào việc người ấy khéo léo về mặt nào. Có thể là ở việc quán tưởng sự nhờm gớm, hoặc quán tưởng các yếu tố vật chất24 hay bất kỳ cách nào khác có thể loại trừ ô nhiễm, ái dục và sự quên mất mình. Đó đều là những cách tu tập đúng đắn khi ăn đối với từng người, phù hợp với sự khéo léo và khả năng của mình. Khi ăn phải đặt nhiệm vụ là luôn có niệm trong từng quá trình bằng cách quan sát tác động qua lại giữa tâm (citta) và thức ăn được đưa vào đang tiếp xúc với các bộ phận vị giác nhạy cảm và thân (dhātu–khandha) khi nhai và nuốt.

    Ta không được để tâm tuột khỏi tầm kiểm soát và bị thu hút bởi vị của các loại thức ăn khác nhau – tức là quên mình. Vì có một loại đói do phản ứng vật lý của cơ thể yếu đi và cần cái gì đó để bù đắp dưỡng chất cần thiết, và cũng có một loại đói nữa do sức mạnh thống trị của ái dục (taṇhā) – sự bấn loạn của tâm đi tìm khoái lạc. Loại đầu được coi là trạng thái bình thường của các uẩn, thậm chí vị A-la-hán cũng có như tất cả những người khác. Nhưng ta luôn phải cẩn thận và cảnh giác đối với loại thứ hai và phải kiểm soát nó. Nếu ta xao lãng, để nó đi đường nó không kiềm chế, nó sẽ hủy hoại ta. Vì đó là loại ham muốn nằm dưới quyền kiểm soát của ái dục tràn ngập mọi thứ, mọi nơi, và không bao giờ thỏa mãn cả.

    Người tu hành cần luôn chú tâm với niệm và tuệ để canh chừng quá trình ăn mỗi khi ăn, nhờ vậy tâm sẽ có thể quen với việc kiểm tra và kiểm soát bản thân trong nhiều tình huống khác nhau khi đứng, đi, ngồi, nằm, ăn và tất cả các hoạt động khác, kể cả các hoạt động quanh chùa như quét sân... Đó là những nhiệm vụ chư Tăng phải làm mà không được quên niệm và tuệ – những yếu tố chính trong công việc tu hành của họ. Vì nếu không có niệm và tuệ trong tâm, làm gì thì họ cũng chỉ thành những con rối đang diễn mà đối với chúng việc làm của họ

    24. Bốn yếu tố vật chất (dhatu, tứ đại) là Đất, Nước, Lửa và Gió.

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun18

    không có nghĩa lý gì – vì họ không nhận biết được bản thân. Sau khi ăn, cần rửa và lau khô bình bát. Nếu có nắng, phải phơi một lúc

    trước khi cất vào đúng chỗ. Sau đó họ quay sang các việc như thiền đi, thiền ngồi, hay các việc khác. Sau khi ăn, thường đi thiền tốt hơn ngồi thiền, vì hoạt động này giúp thoát khỏi trạng thái buồn ngủ tốt hơn các phương pháp khác. Nhưng ngày nào nhịn ăn, có thể hành thiền bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ tư thế nào mà ít khi bị buồn ngủ.

    Vì vậy, những ai hợp với cách tu tập này, thường thích nhịn ăn một ngày, có khi 2 hay 3 ngày, cho đến 19–20 ngày hay cả tháng, nhiều vị hoàn toàn không ăn mà chỉ uống nước. Tuy vậy sau khi nhịn ăn vài ngày, đa số mọi người cũng uống một ít Ovaltin (nếu có), đủ cho cơ thể khỏi yếu. Họ không uống hàng ngày, mà chỉ những ngày họ thấy rất mệt và yếu.

    Thời ngài Ajaan Mun làm thầy, không hề có thắc mắc về sữa, Ovaltine, đường trắng, ca-cao, cà phê hay những thứ tương tự như thế. Người ta còn không tìm được ảnh chụp những thứ đấy để mà ngắm nghía khi bị đói, mặc dù nhìn những thứ đó khó có thể làm ta hết đói. Thời đó rất khác bây giờ, giờ thì cái gì cũng nhiều đến mức đã thành dư thừa hơn là đói kém và thiếu thốn. Có lẽ vì thế mà các Tỳ kheo Hành thiền Khổ hạnh thấy rất khó có thể theo được con đường của ngài Ajaan Mun. Họ than phiền công khai rằng tâm không thể gom tụ và định tĩnh được. Nó luôn bấn loạn. Tâm như vậy vào mọi lúc và gần như ở mọi nơi. Nhưng thực ra, làm sao có thể trông đợi nó an tĩnh được (và ở đây, xin độc giả thứ lỗi khi tôi viết xuống đây sự thật của vấn đề); vì buổi sáng họ đi khất thực và quay về với bình bát đầy thức ăn mặn và ngọt, thỉnh thoảng còn xách thêm cả tô thức ăn dư, khi quay về hội trường, đồ đựng thức ăn được xếp thành nhiều hàng. Nhưng không có cách gì để tránh nhận vật thực được – vì toàn các tín chủ muốn tạo phước báu bằng các việc thiện và họ đã cố gắng đến từ khắp mọi nơi xa gần để xin phước báu từ các Tỳ kheo Hành thiền Khổ hạnh với những nụ cười và nét mặt hân hoan. Dù có dâng cúng nhiều bao nhiêu đi nữa, họ cũng không sợ không còn lại gì nhờ sức mạnh của đức tin dẫn đường cho mọi cố gắng.

    Thế là đã đủ phiền toái lắm rồi, nhưng đến buổi trưa, hay buổi chiều và tối, lại có nước đá, nước cam, nước ngọt, ca-cao, cà phê, nước mía, đường, cái gì cũng rất nhiều tới mức không sao dùng hết được, rồi chỉ còn cách đầu hàng

  • K A MM AṬṬH Ā NA 19

    – chìm nghỉm với nhau!Do vậy, vị Tỳ kheo Khổ hạnh đó rất giàu nhưng hành thiền không ra sao.

    Họ lờ đờ và mệt mỏi, như con thuyền bị chất nặng chỉ chực chìm mà còn chưa rời bến. Do vậy, những ai nhắm vào “bến bờ” Niết-bàn thường rất cẩn thận, cảnh giác và nghiêm ngặt với bản thân mình và không chỉ nghĩ đến cái miệng và dạ dày của mình, hay việc đó khó khăn và vất vả đến thế nào, vì họ quyết tâm chiến đấu chống lại những chướng ngại trên đường tu tập. Họ không thể bất cẩn với các việc, hay với thức ăn, tứ vật dụng và các vật khác mà họ được dâng cúng. Kể cả khi có nhiều họ cũng chỉ nhận ít thôi, biết lượng thế nào là đủ.

    Những người không nằm (ngủ) cũng tương tự như những người tiết chế lượng ăn hay người nhịn ăn hoàn toàn, vì đó là những phương pháp dẫn tới sự tĩnh lặng và hạnh phúc trong tâm. Những ai hợp với việc nhịn ăn, khi nhịn ăn càng lâu, tâm họ càng trở nên tĩnh lặng và rõ ràng, và nền tảng25 của họ tăng trưởng từ từ và trở nên vi tế hơn. Khi đó sẽ đạt được định nhanh hơn và dễ chịu hơn bình thường, và khi ra khỏi định để suy nghĩ và nghiên cứu theo cách của tuệ thì tâm họ sẽ thành thạo, lanh lợi, táo bạo và thẩm tra cái gì cũng đều rõ ràng, thấu suốt như tâm mong muốn. Như cái đói và mệt, thay vì là một vấn đề và là sự dày vò đối với thân và tâm, lại trở thành một biện pháp trơn tru và thoải mái để họ tiến bộ mỗi khi tiết chế lượng ăn hay nhịn ăn.

    Những ai có bản chất phù hợp với cách này sẽ luôn phấn đấu và tu tập bằng cách nhịn ăn, hài lòng với việc có ít, như cách đã nói ở trên, kể cả khi họ ở giữa vô kể tứ vật dụng. Vì họ nhìn vào đó như cái chỉ đủ để duy trì sự sống từ ngày này qua ngày khác, trong khi cái cốt lõi là Pháp ở trong tâm. Họ giữ cách đó một cách đầy quyết tâm và không dao động, lấy mạng sống của mình ra để đảm bảo là họ không bao giờ cho phép tụt dốc hay bỏ cuộc. Đối với những người tu tập và sẵn sàng chết vì chân lý và Giáo Pháp thực sự dẫn đến Đạo, Quả và Niết-bàn, nơi nào cũng phù hợp với việc hành thiền. Đấy là mục đích của họ và họ không lo đến bất kỳ đau khổ và khó khăn nào có thể có. Nếu không còn đủ khả năng hay còn non nớt ở mặt nào đó, họ dâng hiến

    25. ”Nền tảng” có nghĩa là nền tảng hoạt động của tâm. Nền tảng thấp sẽ làm các suy nghĩ, và hoạt động thô và thấp khởi sinh, còn nền tảng cao sẽ làm các suy nghĩ và hoạt động vi tế tương ứng khởi sinh.

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun20

    tâm mình cho Pháp, là con đường để giải phóng họ hoàn toàn khỏi mọi Đau khổ, và không có gì là bí mật trong đó để biến nó thành sai lầm được. Do vậy, dù là đi, đứng, ngồi hay nằm, họ đều làm việc như thể họ đang ở trước Phật, Pháp và Tăng trong mọi tình huống, chỉ trừ khi họ ngủ. Ngoài ra, họ dành tất cả thời gian còn lại để đạt giải thoát khỏi ô nhiễm – những thứ cột trói họ và làm họ vướng víu theo nhiều cách khác nhau. Họ thanh lọc tâm khỏi ô nhiễm mà không bỏ cuộc hoặc nản chí – như thể họ chuẩn bị đập tan ô nhiễm và đẩy được chúng ra khỏi tâm tại thời điểm đó, không gì còn lại có thể làm họ phiền toái nữa.

    Những ai có xu hướng tính cách phù hợp với phương pháp này sẽ khẩn trương tu tập cách này và luôn cố gắng không chểnh mảng hay suy giảm nỗ lực, điều có thể làm vài ô nhiễm, trong số những ô nhiễm đã loại trừ được, quay lại, nắm giữ tâm và cười nhạo báng, đè mạnh áp chế lên tâm thêm một lần nữa. Còn đối với những ô nhiễm vẫn còn trong tâm, các tỳ kheo này cố gắng tiếp tục chiến đấu chống lại chúng cho đến khi đạt được thắng lợi vẻ vang.

    Những ai có tính cách phù hợp với một cách và đã tuyệt đối quyết tâm nhắm đến đích của Pháp thường tăng cường nỗ lực theo cách đó. Ví dụ, những ai thấy việc giảm lượng ăn là hợp lý đối với tính cách của mình sẽ luôn sử dụng cách này trong quá trình tu tập và thường không bỏ phương pháp này suốt đường Đạo của mình cho đến hết đường hay đến điểm mà tại đó thân trở nên rã rời, mệt mỏi, kiệt sức và ngoài khả năng chịu đựng. Khi đó, họ có thể nới lỏng ra một chút và ăn nhiều lên theo yêu cầu của tình huống, rồi sau đó lại giảm bớt lượng ăn như đã làm trước đây, thay đổi luân phiên theo cách này cho hợp với hoàn cảnh.

    Những ai thấy phù hợp với đi thiền sẽ luôn cố gắng làm việc trong tư thế đi nhiều hơn các tư thế khác. Mặc dù thỉnh thoảng họ có thể đổi sang tư thế khác, điều đó chỉ là để thay đổi tư thế vật lý, sau đó họ sẽ quay lại việc đi là việc họ thấy có hiệu quả hơn các cách khác.

    Những ai phù hợp với việc ngồi thiền hơn các cách khác sẽ cố gắng làm việc trong tư thế ngồi nhiều hơn, chỉ sử dụng các tư thế khác để tạm thời thay đổi tư thế. Cũng tương tự với người phù hợp với tư thế đứng hay nằm, họ dùng cách đó nhiều nhất, tất cả đều phụ thuộc vào sự khéo léo của từng

  • K A MM AṬṬH Ā NA 21

    cá nhân. Kể cả địa điểm nơi họ làm việc cũng phải phù hợp với tính khí mỗi người khác nhau, vì có người thích và thấy hành thiền tốt hơn trong không gian rộng mở và có khí hậu tốt như ra ngoài trời vào buổi tối hay nửa đêm. Những người khác lại hành thiền tốt hơn khi sống trong hang, trên đỉnh đồi hay sườn núi, trong rừng hay bên bờ ao hay những nơi có nước khác, cái giúp họ đạt được thiền tốt nhất rất khác nhau giữa người này với người kia. Trong mọi trường hợp, những ai tu tập và có mục đích tự vun bồi sẽ biết được tính khí của chính mình khá rõ và sẽ luôn cố làm việc ở bất kỳ tư thế và địa điểm phù hợp với tính cách riêng của tâm họ.

    NGÀI AJAAN MUN DẠY CÁC ĐỆ TỬ CỦA MÌNH ĐƯỜNG LỐI TU TẬP cả pháp bên trong lẫn bên ngoài rất tỉ mỉ, chính xác. Ngài dạy từng khía cạnh của Pháp ở mọi cấp độ và mọi phương pháp áp dụng thực tế, theo cách diễn giải hợp lý, gây ấn tượng sâu sắc và nhập tâm nhất. Những ai được ngài dạy đầy đủ rồi và muốn tự tăng cường nỗ lực sẽ kính cẩn từ giã ngài và ra đi tìm một nơi thanh vắng và an bình. Mỗi người sẽ tự chọn một huyện phù hợp với tính khí của mình và rồi tìm một chỗ để ở. Ví dụ, những ai muốn sống ở nơi đồi núi sẽ đến huyện có đồi núi và tìm một nơi thích hợp để ở và tu tập phù hợp với sở thích của mình. Nhưng điều quan trọng nhất là cần có nước để giặt giũ, tắm rửa, để uống và dùng cho các mục đích khác. Không thể thiếu nước được, vì ta có thể nhịn không ăn vài ngày một lần, nhưng không thể nhịn uống. Nước không giống thức ăn. Nước không làm thân nặng nề để thân trở thành kẻ thù đối với công việc về tâm. Do đó, không cần nhịn uống để tạo thêm khó khăn, vất vả không cần thiết, vì nước là nhu cầu thiết yếu với sự tồn tại của cơ thể.

    Vì vậy, việc tìm một nơi phù hợp để làm việc thì đầu tiên cần tính đến việc có nước. Thậm chí có thể phải lấy nước từ các nguồn cách xa 1km cũng được, vì xách nước trong khoảng cách đó không khó. Đối với việc đi khất thực, nếu có một làng có khoảng hơn 4 gia đình thì là đủ cho một vị Tỳ kheo Khổ hạnh. Đây không phải là vấn đề lớn vì thường thì một vị Tỳ kheo Hành thiền Khổ hạnh không quan tâm tới việc thức ăn là mặn hay ngọt hay là cái gì nữa. Vị đó nhận được cái gì từ khất thực thì đều thấy hài lòng cả, dù trong nhiều ngày chỉ là cơm không. Vì nhiều khi vị đó nhịn ăn và nhiều lúc lại có nhiều (thức ăn),

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun22

    đến giờ đã quen với việc đó rồi.Nghe có vẻ khoác lác nhưng đó là sự thật và phù hợp với những gì xảy

    đến hàng ngày với những vị sống theo cách kammaṭṭhāna (hành thiền) này. Tôi cũng đã trải qua và lớn lên quen với cách sống này, nhưng tôi chưa bao giờ thấy chán ghét nó cả. Nhiều khi lại có lý do để khoác lác với đệ tử về cái nghèo và sự thiếu thốn vật chất của mình, mặc dù người trên thế gian thường thấy xấu hổ vì nghèo. Nói chung, mọi người không thích nói về cái nghèo và sự thiếu thốn vật chất của họ và gia đình, điều đó được coi là rất đáng xấu hổ, nhưng trong các vị Tỳ kheo Hành thiền thì người ta vẫn có thể khoe về điều đó mà không sợ ai cười cả.

    Tôi có thể viết về điều đó mà không hề thấy xấu hổ, vì cách sống của Tỳ kheo Hành thiền là sống nghèo và thiếu thốn từ thời của vị thầy lập ra dòng tu này. Bắt đầu từ ngài Ajaan Mun, người lập nên dòng này thời nay bằng cách tự mình sống như vậy. Rồi đệ tử của ngài học theo, tiếp đến đệ tử của đệ tử của ngài thiên theo cách thực hành thiếu thốn và vất vả.

    Việc sẵn sàng chịu chút đói một cách nhẫn nại và tự nguyện bắt nguồn từ việc vun bồi tâm, và tâm thấy nhẹ nhàng hơn so với lúc ăn bình thường. Thân và tâm lúc đó sẽ bớt lờ đờ và bớt chậm chạp hơn – vì đó là những đặc tính của sự lười biếng luôn bao trùm, làm ta không muốn làm gì để điều trị tâm theo bất kỳ hướng nào. Kết quả cuối cùng của việc này là để tâm đi theo cách riêng của nó – ăn nhiều dưới sự điều khiển của ái dục (taṇhā) luôn ngự trị. Vào ngày như vậy, ta không muốn thấy hay nghĩ về nơi thực hành thiền đi, vì ta chỉ muốn nằm suốt ngày, đó chính là điều mà “Sếp lớn” muốn. Viết dài ở đây là tự quảng bá mình với tư cách là một Tỳ kheo Hành thiền về sự quan trọng đặc biệt của vấn đề này – do đó, tốt nhất nên dừng tại đây.

    Khi suy nghĩ về điều này thì thấy tâm của vị Tỳ kheo Hành thiền hay của những người khác và của bản thân ta có lẽ rất giống nhau. Càng được chạy theo ham muốn của mình thì ta lại càng thích và rồi sung sướng nghĩ về vô số chuyện không ngừng và không để ý đến bất kỳ sự thật hay khoa học hay sách giáo khoa nào cả. Toàn bộ câu chuyện đó là câu chuyện của địa ngục và ta hài lòng mở ra và đọc nó ngày đêm, trong mọi lúc mà không hề thấy mệt hay chán. Như thể vẫn còn chưa đủ, chúng ta còn đủ gan thu sức mạnh để lấy địa ngục làm sân chơi, nơi chúng ta có thể cười đùa mà không để ý đến hay sợ

  • K A MM AṬṬH Ā NA 23

    Diêm Vương. Đây là điều có thể xảy ra khi ô nhiễm làm chủ tâm.Vị Tỳ kheo Hành thiền sử dụng nhiều cách khác nhau để chấn chỉnh cái

    tâm càn rỡ của mình; nhiều khi là bằng cách nhịn ăn, hay bằng cách không nằm nghỉ, bằng cách lên núi, hay sống trong hang hay dưới những vách đá cheo leo, và nhiều khi vị đó ngồi thiền định để chấn chỉnh ước muốn thỏa thuê trong suy nghĩ và tưởng tượng. Vị đó cần dùng bất kỳ phương pháp nào có thể để chấn chỉnh tâm và vượt qua sự chống đối ương ngạnh; đủ để có thể thoải mái và sống yên ổn qua ngày.

    Nói chung, cho đến khi các vị Tỳ kheo Hành thiền đạt được tâm ở cấp độ cao hơn, là lúc tâm luôn luôn mang lại sự mãn nguyện cho họ, họ có lẽ sẽ luôn rèn luyện theo cách đã mô tả ở trên. Cụ thể là tôi đã thấy ngài Ajaan Mun khuyên những người đi theo ngài thực hành cách này. Sau khi từ giã ngài, các vị tỳ kheo này liền lên núi hoặc vào hang với mục đích rèn luyện tâm theo cách đã mô tả ở đây.

    Nhiều đêm, họ hoàn toàn không nằm xuống ngủ cho thân nghỉ ngơi vì tâm thích đi dạo chơi mông lung và họ phải thực hành thiền định để cột nó lại. Nhưng khi đi lên núi, họ cũng thường phải dựa vào những thứ gây sợ hãi để giúp họ hàng phục và chấn chỉnh tâm – ví dụ như hổ! Những con vật như thế được coi là rất hiệu quả trong việc chấn chỉnh tâm của vị Tỳ kheo Hành thiền. Ngay khi nghe được một tiếng gầm bên triền núi bên kia, tâm đã sẵn sàng quy phục và ở kề bên, không dám thể hiện bất kỳ một ý nghĩ kỳ quặc đùa bỡn nào như nó vẫn thường làm.

    Đôi khi, tiếng gầm của vị thầy vĩ đại này rất mạnh mẽ và đầy quyền uy, bật ra rất gần. Khi đó, dường như ta quên cả thở và ngay lập tức quên cả ô nhiễm vẫn làm tâm say đắm trong những ý nghĩ kỳ quặc hoang dại với những trò ăn chơi hát múa. Tất cả chúng đều biến mất hoàn toàn và điều duy nhất còn lại là nỗi sợ và một tấm thân run rẩy. Thỉnh thoảng, vì sợ quá, cảm tưởng như hơi thở đứt thật và mặc dù trời lạnh, thân lại rất nóng và đầm đìa mồ hôi. Điều này phù hợp nhất với những tâm táo bạo và ngang ngạnh, không muốn nghe âm thanh của Giáo Pháp khẩn khoản chỉ dạy. Nhưng bây giờ, đột nhiên tâm sẵn sàng tin vào Đức Phật và sẵn sàng quy phục tới độ dâng đời mình vào tay Ngài ngay lập tức. Lúc đó, ta không còn nghĩ về hổ nữa, vì phải nghĩ dù chỉ tí chút cũng làm tăng nỗi sợ hãi lên rất nhiều đến nỗi có thể bị điên.

  • PAṬIPADĀ: Con đường tu tập của ngài Ācariya Mun24

    Khi đó, nỗi sợ điên và sợ chết có ảnh hưởng rất lớn, bắt ta ép tâm trở về với “BUDDHO”, “BUDDHO” ở trong; và khi đã làm thế một lúc lâu, từ “BUDDHO” và tâm có thể quyện vào làm một. Từ đó trở đi, tâm trở nên tĩnh lặng tới mức chỉ còn một trạng thái biết mà không còn gì khác nữa. Mọi nỗi sợ hãi đều biến mất, như thể đã được nhổ rễ và vứt đi, và thay vào đó, lòng dũng cảm và sự táo bạo khởi sinh mà không có một suy nghĩ nào về sợ hãi hay bất kể cái gì trên toàn vũ trụ.

    Khi đó, tâm trực tiếp thấy được là nỗi sợ hổ này tai hại thế nào và Đức Phật, Đức Pháp và Đức Tăng mới giá trị làm sao. Tâm lúc đó ổn định, không còn lao xao, dao động và đi tới đi lui tiếp xúc với bất kỳ một đối tượng dễ khơi dậy phản ứng tình cảm (ārammaṇa, cảnh) nào. Chỉ còn lại trạng thái an bình, hạnh phúc. Tâm tràn đầy dũng cảm và sức mạnh chắc chắn đến mức tâm có thể đổi ngược hoàn toàn và trở thành người bạn thân thiết với kẻ thù của mình – con hổ. Thực tế, ta còn thấy là ta muốn nhảy lên mình hổ và chơi đùa với nó như bạn thân mà không hề băn khoăn là nó có thể làm hại ta hay không, như ta vẫn nghĩ trước đây khi rất sợ. Dường như tâm ta có thể làm bạn với mọi chúng sinh trong rừng mà không mảy may suy nghĩ là bất kỳ động vật nào hay những thứ kỳ bí hơn có thể cả gan làm nguy hại đến ta. Thực tế, ta nghĩ rằng những động vật hoang dã thực sự không thể hại ta. Vì cái có thể làm hại là tâm (của động vật đó) khởi sinh suy nghĩ dẫn đến hành động, nhưng hiện giờ, tâm của riêng ta có quyền lực đối với chúng, làm sức mạnh và cường độ ý chí của chúng suy yếu đi.

    Bất kể là ở đâu, dù ở trong rừng, trên đồi, dưới vách đá cheo leo, trong rừng sâu, trên triền núi hay những nơi khác nữa, Tỳ kheo Hành thiền sẽ tìm một nơi làm khởi sinh sợ hãi để giúp mình tăng cường nỗ lực làm việc dễ dàng hơn. Động vật hoang dã như hổ rất hiệu quả trong việc giúp tăng trưởng nỗ lực nên vị ấy thích hổ, mặc dù rất sợ chúng. Thích hổ vì chúng làm nỗi sợ khởi sinh rất nhanh. Chỉ cần nhìn thấy dấu chân của chúng trên đường mòn, trước cửa hang hoặc ở đâu đó đã làm cho nỗi sợ tiềm tàng ẩn náu sâu trong tâm ngay lập tức trỗi dậy, làm vị ấy thấy bất an và bất ổn tại nơi ở. Khi đó, dù làm gì đi nữa, vị ấy luôn thấy như nó sắp đến thăm mình, do đó, tâm luôn trong trạng thái cảnh giác. Ngay khi trạng thái cảnh giác khởi sinh, trạng thái đấu tranh tinh tấn đã ở trong mình. Vì, khi sợ, tâm phải quay đầu và hồi tưởng Giáo Pháp làm nơi nương tựa, hay dùng bất kỳ cái gì để chống lại và hạn chế nỗi sợ

  • K A MM AṬṬH Ā NA 25

    khi nó khởi sinh. Nhớ tới Pháp bao lâu là bấy lâu vị ấy làm công việc tăng cường sức mạnh của niệm, tuệ và sự tinh tấn trong mình bằng mọi cách. Kết quả là trạng thái định tĩnh dần dần hiện lên trong tâm, ngắn hay dài tùy mức độ tinh tấn, cho đến khi hoàn toàn rút vào sự tĩnh lặng liên tục.

    Do vậy, cho dù thích hay sợ hổ, đối với những vị có ý định học được Giáo Pháp, việc thích hay sợ hổ đều giúp cho mục đích học Pháp này. Do đó, họ lập tức đạt được sức mạnh trong tâm ngay khi những việc đó hiện ra – mặc dù ta khó lòng có thể tin là có những việc như vậy, nhưng thực tế là nhiều vị Tỳ kheo Hành thiền Khổ hạnh đã đạt được kết quả theo cách này. Tất cả đều nhờ vào sự can đảm từ việc xả ly. Nếu phải chết, thì sẽ chết thôi, vì vào thời điểm đó vị ấy không tiếc đời mình nữa.

    Khi thực sự đối diện với cái chết mà không có đường thoát và không tìm được nơi nương tựa nào khác, ta phải cố gắng nghĩ cách tự cứu mình. Pháp, theo bản chất, là nơi nương tựa quý báu và hữu ích nhất. Khi ta dâng hiến cho Pháp và Pháp vào được tâm, làm nơi nương tựa của tâm thì bất kỳ khi nào ta thực sự cần một nơi nương tựa, Pháp cho ta thấy kết quả ngay lập tức, ngay trước mắt và ở trong tâm, không còn gì để ngờ vực nữa.

    Cho dù những người chưa bao giờ làm thế hay trải nghiệm được cái gì như thế có thể nghi ngờ và nói là không thể như vậy được, nhưng có người đã tự mình làm thế, đã trải nghiệm điều đó một cách rõ ràng và có bằng chứng, cho dù những người khác có thể không đồng ý và không chấp nhận điều đó. Ai đúng ai sai là dành cho các nhà phê bình quyết định. Nhưng người đã trải nghiệm những điều này trong tâm của bản thân mình sẽ không phê bình hay bình luận gì.

    Điều quan trọng là những thứ mà một người đã trải nghiệm rõ ràng trong mình không còn là câu hỏi với người đó nữa – như trải nghiệm về Phật Pháp ở các cấp độ cao thấp. Đối với Đức Phật và các vị Thánh Tăng, không còn câu hỏi ngờ vực nào ở bất kỳ đâu về bất kỳ khía cạnh nào của Pháp, nhưng ai chưa trải nghiệm để khẳng định thì không thể không sinh nghi ngờ. Do vậy, ví dụ Pháp Phật dạy rằng: “Tứ Diệu Đế là thực, thiện và ác là thực, thiên đường và địa ngục tồn tại thực sự, và Niết-bàn là thực”. Trong trường hợp đặc biệt của Đức Phật và các vị Thánh Tăng là không còn hoài nghi vì các ngài đã