32

BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CanhTranh_23_forweb.pdf · cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng. Luật Bảo vệ quyền

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

l Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả l Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranhl Chống các hành vi phản cạnh tranh l Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngl Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Thư Ban biên tậpNăm 2010 sắp qua với nhiều sự kiện mang ý nghĩa quan trọng

trong công tác quản lý của Cục Quản lý cạnh tranh trên ba lĩnh vực:cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông quavào ngày 17 tháng 11 năm 2010 với đa số phiếu tán thành. Với nhữngquy định mới như: trách nhiệm bảo hành; trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra; trách nhiệm thu hồi hànghóa; quy định về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung,...Đây sẽ là một văn kiện pháp lý rất quan trọng trong công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới.

Các hoạt động quản lý liên quan trên các lĩnh vực cạnh tranhkhông lành mạnh, hạn chế cạnh tranh đã góp phần tạo dư luận tốttrên thị trường, góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng vàlành mạnh cho các doanh nghiệp.

Hoạt động về phòng vệ thương mại phải đối phó với các vụ kiệnliên quan tới các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam vàđồng thời theo đuổi các vụ kiện đối với hàng hóa nước ngoài có dấuhiệu bán phá giá vào thị trường Việt Nam. Các hoạt động này đã gópphần bảo vệ hàng hóa trong nước trước làn sóng bảo hộ thị trườngcủa nước nhập khẩu, nâng cao thế mạnh cho hàng hóa Việt Namtrên thị trường thế giới.

Bản tin số tháng 12 sẽ điểm lại một số hoạt động của Cục Quảnlý cạnh tranh cũng như trên thế giới trong năm 2010.

Nhân dịp năm mới 2011, Ban biên tập Bản tin “Cạnh tranh vàNgười tiêu dùng” xin gửi tới Quý độc giả lời chúc sức khỏe và thànhcông trong công tác.

BAN BiêN Tập

BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 61/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2009

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BiêN TậpBẠCH VĂN MỪNG

pHó TỔNG BiêN TậpNGUYỄN PHƯƠNG NAM

BiêN Tập viêNLÊ PHÚ CƯỜNG, NGUYỄN THàNH HẢi,

PHAN CôNG THàNH, NGUYỄN VĂN THàNH, Bùi ViệT TRƯỜNG, NGUYỄN PHƯƠNG THẢo

HỘi đồNG Cố vẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HoàNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. Bùi NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THàNH ViNH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANiEL VANHoUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TiN CẠNH TRANH (CCid)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

đại diện tại Tp. Hồ Chí MinhTầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM

phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

v C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Trong số này BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

5 HOẠT đỘNG TRONG KỲ

10 vẤN đỀ - SỰ KiỆN

14 TRANG QUốC TẾ

22 GóC NGƯời TiêU dùNG

23 HỎi đÁp

28 NGHiêN CỨU - TRAO đỔi

30 TẢN MẠN

26 pHÁp LUậT vỀ CẠNH TRANH

v C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Sáng ngày 30 tháng 11 năm 2010,Cục Quản lý cạnh tranh đã phốihợp với Cục Thương mại điện tử

và Công nghệ thông tin tổ chức hộithảo “Bảo vệ người tiêu dùng tronggiao dịch điện tử” tại Khách sạn Hilton - Số 1 Lê Thánh Tông, Hà Nội.Hội thảo được sự tài trợ của Ngânhàng Thương mại cổ phần Đại Dương(ocean Bank) và Công ty Vật giá.Tham dự hội thảo có đại diện cácBộ/Ngành, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệngười tiêu dùng, các doanh nghiệpkinh doanh trực tuyến, các siêu thịđiện máy, các ngân hàng, các hiệp hộingành hàng, các luật sư cùng đôngđảo các cơ quan báo chí và truyềnhình. Mục đích của buổi hội thảonhằm mang đến cho người tham dựcái nhìn tổng quát về hoạt động củacác cơ quan nhà nước có thẩm quyềncũng như các giải pháp của các

doanh nghiệp trong việc bảo vệnhững quyền lợi chính đáng củangười tiêu dùng khi tham gia các giaodịch điện tử. Qua đó, hội thảo đã gópphần nâng cao ý thức của người tiêudùng và doanh nghiệp đối với việcbảo vệ thông tin cá nhân trong cácgiao dịch điện tử; khuyến khích cácdoanh nghiệp xây dựng chính sáchvà quy chế bảo vệ thông tin cá nhânnhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêudùng.

Tại buổi hội thảo, các diễn giả đãcó phần trình bày về các quy địnhpháp lý đối với các website thươngmại điện tử bán hàng hóa và cungứng dịch vụ cũng như các ứng dụngkỹ thuật nhằm nâng cao mức độ antoàn của các giao dịch điện tử. Cácdiễn giả cũng đưa ra những chia sẻ vàmột số kinh nghiệm khi gặp phảinhững tình huống giao dịch không

đảm bảo như đặt hàng qua mạng,nhận hàng không đúng yêu cầu,…Ngoài ra, các đại biểu cũng được giớithiệu về hoạt động gắn nhãn TrustVncho các website thương mại điện tửuy tín nhằm đảm bảo tính xác thực vàtin cậy cho người tiêu dùng.

Hội thảo đã tạo ra một diễn đànmở để các cơ quan quản lý nhà nước,các nhà chuyên môn, các doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân người tiêudùng và cơ quan báo chí gặp gỡ, chiasẻ và trao đổi thẳng thắn về vấn đềnày. Chương trình hội thảo đã nhậnđược những phản hồi tích cực từ phíacác đại biểu tham dự. Những ý kiếnđược đề cập tại hội thảo sẽ góp phầntìm ra các giải pháp tháo gỡ vướngmắc, đảm bảo tốt nhất quyền lợi củangười tiêu dùng và các doanh nghiệpkinh doanh chân chính.

pHƯƠNG THẢO

Hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng tronggiao dịch điện tử”

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

v C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Hội thảo Thực thi Luật Cạnh tranh trong sở hữu trí tuệ tại Hồ Chí Minh

Luật Cạnh tranh đã được Quốchội ban hành ngày 03 tháng 12năm 2004 và chính thức có hiệu

lực từ 01 tháng 7 năm 2005. Cùng vớiLuật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, LuậtCạnh tranh đã góp phần tạo lập mộtmôi trường pháp lý công bằng, bảovệ quyền và lợi ích chính đáng củadoanh nghiệp.

Nhằm nâng cao hiểu biết củacộng đồng các cơ quan quản lý,doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, giảngviên và sinh viên các trường đại họctại địa phương về Luật Cạnh tranh,qua đó thiết thực góp phần thực thihiệu quả Luật Cạnh tranh đặc biệttrong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Ngày 03tháng 12 năm 2010, tại TP. Hồ ChíMinh, Cục Quản lý cạnh tranh - BộCông Thương với sự hỗ trợ của Tổchức JiCA Nhật Bản tổ chức buổi Hộithảo với chủ đề: “Thực thi Luật Cạnhtranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ”.

Buổi hội thảo diễn ra với sự chủ trìcủa Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnhtranh – ông Trần Anh Sơn và sự thamgia của các chuyên gia của Cục Quảnlý cạnh tranh; Bộ Tư pháp và Giảngviên trường Đại học Kinh tế Luật; Đạidiện các Sở/Ngành liên quan tại TP.HồChí Minh; Các văn phòng luật tạiTP.Hồ Chí Minh; Các trường Đại họckinh tế, luật tại TP.Hồ Chí Minh; Đạidiện các công ty, các doanh nghiệptại TP.Hồ Chí Minh

Phát biểu tại Hội thảo Tiến sĩNguyễn Hữu Huyên từ Bộ Tư pháp đãnêu lên thực trạng pháp luật cạnhtranh không lành mạnh và sở hữu trítuệ tại Việt Nam, đồng thời đưa ra cácgiải pháp giúp tạo ra môi trường lànhmạnh và đảm bảo thực thi có hiệuquả các văn bản pháp luật được banhành trong đó nhấn mạnh yếu tốphối hợp chặt chẽ giữa các cơ quanquản lý là rất quan trọng và mangtính quyết định.

Đại diện của Ủy ban thương mạilành mạnh Nhật Bản (JFTC), ôngigarashi đã có bài phát biểu về thựcthi luật chống độc quyền tại NhậtBản, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trítuệ. Những thực tế từ việc thực thiluật chống độc quyền được Chuyêngia nêu lên là những kinh nghiệm rấthữu ích đối với việc thực thi Luật Cạnhtranh ở Việt Nam nói chung và trong

lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng.Đến từ trường Đại học Kinh tế

Luật, Đại học Quốc gia. TP. Hồ ChíMinh, ông Nguyễn Ngọc Sơn có bàiphát biểu về pháp luật về hành vi hạnchế cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữutrí tuệ, trong đó nêu ra cơ sở cho việcxác lập sự can thiệp của pháp luậtcạnh tranh vào việc thực thi quyền sởhữu trí tuệ và những đặc thù của chếđịnh pháp luật về các hành vi hạn chếcạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trítuệ như: Tùy theo loại và giá trị, các tàisản trí tuệ có thể được khai thác vàtạo ra cho chủ sở hữu những lợi thếkhác nhau trong cạnh tranh (thậm chílà thống lĩnh hoặc độc quyền). Nhữnghành vi lạm dụng vị thế mà quyền sởhữu trí tuệ đem lại do chính chủ sởhữu thực hiện nhằm gây thiệt hại chođối thủ cạnh tranh, cho người tiêudùng và nhằm hạn chế cạnh tranh. Sựcan thiệp của pháp luật cạnh tranhtrong các hành vi này được coi như sựgiới hạn pháp lý đối với quyền củachủ sở hữu vì lợi ích chung của thịtrường. Qua đó, đánh giá sơ lược về

các quy định của Luật Cạnh tranh cóthể áp dụng điều chỉnh các hành vinày. Bài phát biểu cũng đưa ra nhữnghành vi trực tiếp liên quan đến sở hữutrí tuệ có kèm theo các ví dụ minhhọa sống động trong thực tế.

Các đại biểu tham dự hội thảocho rằng vấn đề thực thi pháp luậtcạnh tranh và sở hữu trí tuệ là kháthời sự, việc giải quyết cơ quan nàođứng ra xử lý cần có sự phối hợp nhịpnhàng giữa các cơ quan quản lý,tránh tình trạng doanh nghiệp đồngthời nộp khiếu nại lên nhiều cơ quanvà có sự chồng chéo trong khi thụ lýcác vụ việc liên quan.

Đồng thời, cơ quan quản lý cạnhtranh cần đẩy mạnh công tác tuyêntruyền phổ biến mạnh mẽ hơn nữapháp luật về cạnh tranh trong lĩnhvực sở hữu trí tuệ, qua đó ngăn chặnnhững vụ việc tương tự diễn ra trongtương lai, góp phần tạo dựng đượcmôi trường cạnh tranh lành mạnh vàbình đẳng cho các doanh nghiệp.

Lê dUy

v C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Xây dựng lộ trình hỗ trợ năng lựctrong lĩnh vực bảo vệ người tiêudùng của ASEAN

Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 01 tháng 12năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh, BộCông Thương đã tham dự Hội thảo về

Xây dựng lộ trình hỗ trợ năng lực trong lĩnhvực bảo vệ người tiêu dùng của ASEAN tạiMalaixia.

Chương trình Hội thảo nằm trong khuônkhổ Chương trình Hợp tác phát triển Asean vàôt-xtrây-li-a giai đoạn ii (AADCP ii). Mục đíchcủa Chương trình là đánh giá tổng thể thựctrạng bảo vệ người tiêu dùng tại các nướcASEAN; xác định các nhu cầu cần hỗ trợ, từ đócó kế hoạch tư vấn, hỗ trợ phù hợp cho từngquốc gia thành viên.

Tại Hội thảo, Ban thư ký Chương trình đãtrình bày các báo cáo về thực trạng bảo vệngười tiêu dùng tại các quốc gia ASEAN, trongđó tập trung vào các nội dung: hệ thống vănbản pháp luật điều chỉnh; hoạt động và vai tròcủa các chủ thể; điều kiện cơ sở vật chất vàtrình độ nguồn nhân lực; các hoạt động trọng

tâm trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.Theo bảng đánh giá được tổng hợp từ

Chương trình, Việt Nam đã có những bướctiến nổi bật trong hoạt động bảo vệ ngườitiêu dùng, đặc biệt là việc thông qua LuậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thờigian gần đây và nỗ lực thực hiện các hoạtđộng tuyên truyền, cung cấp thông tin tớingười tiêu dùng. Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạnchế liên quan tới cơ chế thực thi đảm bảoquyền lợi người tiêu dùng và trình độ của cáccán bộ, nhân viên hoạt động trong các cơquan, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng.

Theo đề xuất của Việt Nam, trong thờigian sắp tới lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùngcần được hỗ trợ các nội dung sau: hỗ trợ xâydựng kế hoạch dài hạn; nâng cao trình độnguồn nhân lực; xây dựng các chương trìnhcho các lĩnh vực tiêu dùng quan trọng; tuyêntruyền và nâng cao nhận thức tiêu dùng chongười dân và đẩy mạnh hoạt động của các tổchức xã hội bảo vệ người tiêu dùng.

Các nội dung chỉnh sửa và đề xuất củacác quốc gia tiếp tục được Ban thư kýChương trình tổng hợp và báo cáo chínhthức tại Hội nghị Bảo vệ người tiêu dùng củaASEAN lần thứ 4 (ACCP), diễn ra tại Bruneivào năm 2011.

TùNG BÁCH

v C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Trong khuôn khổ hợp tác giữaCục Quản lý cạnh tranh (QLCT)và Cơ quan bảo vệ người tiêu

dùng Hà Lan, trong 3 ngày từ 23 đếnngày 25/11/2010 vừa qua, Cục Quảnlý cạnh tranh phối hợp với chuyên giacủa Cơ quan bảo vệ người tiêu dùngHà Lan tổ chức thành công khóa đàotạo “Kỹ năng điều tra các hành vi cạnhtranh không lành mạnh và bảo vệngười tiêu dùng”.

Tại khóa đào tạo các chuyên giacủa Cơ quan bảo vệ người tiêu dùngHà Lan đã giới thiệu tổng quan vềLuật Bảo vệ người tiêu dùng cũngnhư quá trình điều tra và thực thi Luật

của Hà Lan, cùng với quy định bảo vệngười tiêu dùng trong thể chế pháplý EU và một số vụ việc điển hình đãđược xử lý tại Tòa án Châu Âu. Bêncạnh đó, các chuyên gia cũng đưa racác vụ việc giả định và hướng dẫncách xác định các vấn đề liên quan vàthực hiện kế hoạch điều tra. Tại khóađào tạo, Cục Quản lý cạnh tranh cũngđã giới thiệu về Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng vừa được Quốc hộithông qua vào ngày 17 tháng 11 năm2010 và các kế hoạch triển khai thựcthi trong thời gian tới.

Khóa đào tạo có sự tham gia củacác cán bộ đến từ một số Sở Công

Thương của các tỉnh, thành phố ởmiền Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, HảiDương, Thanh Hóa, Thái Bình, NamĐịnh... Qua 3 ngày học tập và thảoluận rất sôi nổi cùng các chuyên giatrong và ngoài nước, khóa đào tạo đãkết thúc thành công tốt đẹp. Đâycũng là một trong những hoạt độngcủa Cục nhằm tuyên truyền, phổ biếnvà đào tạo các cán bộ của Cục cũngnhư các cán bộ ở các Sở CôngThương có thể áp dụng và đưa LuậtCạnh tranh và Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng vào cuộc sống thựctiễn.

THU Hà (TTĐT ĐTV)

Khóa đào tạo về“Kỹ năng điều tracác hành vi cạnhtranh không lànhmạnh và bảo vệngười tiêu dùng”

v C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Ngày 03 tháng 6 năm 2010, Cục trưởng Cục Quảnlý cạnh tranh đã ban hành Quyết định số 62/QĐ-QLCTvề việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh đối với Côngty TNHH Điện tử Samsung Vina. Sau khi tiến hành điềutra sơ bộ, ngày 01 tháng 7 năm 2010, Cục trưởng CụcQuản lý cạnh tranh đã ký Quyết định số 81/QĐ-QLCTvề việc điều tra chính thức đối với Công ty TNHH Điệntử Samsung Vina do đã thực hiện hành vi quảng cáonhằm cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, Công tyTNHH Điện tử Samsung Vina đã thực hiện quảng cáosản phẩm điều hòa không khí Samsung 2010 vớinhững nội dung quảng cáo thiếu chính xác, khiếnngười tiêu dùng có thể hiểu sai về tính năng, côngdụng sản phẩm.

Ngày 20 tháng 9 năm 2010, Cục Quản lý cạnhtranh đã ban hành Quyết định số 126/QĐ-QLCT xửphạt Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina với số tiềnlà 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnhtranh không lành mạnh, vi phạm quy định tại khoản 3Điều 45 Luật Cạnh tranh.

QUyẾT THắNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ban hànhcác Quyết định số 59/QĐ-QLCT ngày 27 tháng 5 năm2010 về việc điều tra sơ bộ và Quyết định số 77/QĐ-QLCT ngày 24 tháng 6 năm 2010 về việc điều tra chínhthức vụ việc cạnh tranh đối với Công ty TNHH Điện tửSharp Việt Nam do đã thực hiện hành vi quảng cáonhằm cạnh tranh không lành mạnh. Công ty TNHHĐiện tử Sharp Việt Nam đã thực hiện quảng cáo sảnphẩm điều hòa không khí 2010 trên một số phươngtiện truyền thông với nội dung quảng cáo có thể làmsai lệch nhận thức của khách hàng/người tiêu dùng vềbản chất công nghệ cũng như tính năng, công dụngvà giá trị của sản phẩm máy điều hòa không khí Sharp2010.

Ngày 20 tháng 9 năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranhđã ban hành Quyết định số 124/QĐ-QLCT xử phạtCông ty TNH Điện tử Sharp Việt Nam với số tiền là 30triệu đồng đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều45 Luật Cạnh tranh.

QUyẾT THắNG

Cục Quản lý cạnh tranh điều tra,xử lý công ty TNHH Điện tử Samsung Vina về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh

Cục Quản lý cạnh tranh điều tra,xử lý công ty TNHH Điện tửSharp Việt Nam về hành viquảng cáo nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh

Cục Quản lý cạnh tranh điều tra,xử lý Công ty TNHH LG ElectronicsViệt Nam về hành vi quảng cáonhằm cạnh tranh không lànhmạnh

Ngày 22 tháng 6 năm 2010, Cục trưởng Cục Quảnlý cạnh tranh đã ban hành Quyết định số 69/QĐ-QLCTvề việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh đối với Côngty TNHH Supor Việt Nam và Quyết định số 102/QĐ-QLCT ngày 30/7/2010 về việc điều tra chính thức đốivới Công ty này do đã thực hiện hành vi vi phạm LuậtCạnh tranh về khuyến mại nhằm cạnh tranh khônglành mạnh. Công ty TNHH Supor Việt Nam đã thựchiện chương trình khuyến mại đối với sản phẩm nồicanh Supor, có nội dung tặng hàng hóa cho kháchhàng dùng thử kèm theo điều kiện khách hàng đổi cácloại nồi nhôm đang sử dụng do doanh nghiệp khácsản xuất.

Ngày 29 tháng 9 năm 2010, Cục Quản lý cạnhtranh đã ra Quyết định số 129/QĐ-QLCT xử phạt Côngty TNHH Supor Việt Nam với số tiền là 30 triệu đồngđối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh khônglành mạnh, vi phạm quy định tại khoản 4, Điều 46 LuậtCạnh tranh.

QUyẾT THắNG

Cục Quản lý cạnh tranh điều tra,xử lý công ty TNHH Supor ViệtNam về hành vi khuyến mạinhằm cạnh tranh không lànhmạnh

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ban hành cácQuyết định số 64/QĐ-QLCT ngày 16 tháng 6 năm 2010về việc điều tra sơ bộ và Quyết định số 99/QĐ-QLCTngày 15 tháng 7 năm 2010 về việc điều tra chính thức vụviệc cạnh tranh đối với Công ty TNHH LG Electronics ViệtNam do đã thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnhtranh không lành mạnh vi phạm Luật Cạnh tranh. Theođó, Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam đã giới thiệucác sản phẩm thuộc Bộ sưu tập điều hòa nhiệt độ LG2010 trên một số phương tiện truyền thông đại chúngvới những nội dung quảng cáo không rõ ràng, thiếuchính xác khiến người tiêu dùng có thể hiểu sai về tínhnăng, công dụng, bản chất và giá trị của công nghệcũng như sản phẩm điều hòa nhiệt độ của Công ty.

Ngày 21 tháng 9 năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranhđã ban hành Quyết định số 128/QĐ-QLCT xử phạt Côngty TNHH LG Electronics Việt Nam với số tiền là 30 triệuđồng đối với hành vi Quảng cáo nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều45 Luật Cạnh tranh.

QUyẾT THắNG

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

v C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Ngày 07 tháng 12 năm 2010, BộThương mại Mỹ (DoC) vừa rathông báo chính thức về việc

tiếp tục áp thuế chống bán phá giáđối với tôm nước ấm đông lạnh từViệt Nam.

Theo kết quả cuối cùng của Đợtrà soát 5 năm (rà soát hoàng hôn) lầnthứ nhất đối với việc áp thuế chốngbán phá giá đối với Tôm nước ấmđông lạnh nhập khẩu từ Việt Namcông bố cuối tháng 11 vừa qua, 28doanh nghiệp trong danh sách chịumức thuế chống bán phá giá từ4,30% đến 5,24%, các doanh nghiệpcòn lại chịu mức thuế suất toàn quốclà 25,76%. Lý do DoC tiếp tục áp thuếchống bán phá giá với tôm nước ấmđông lạnh Việt Nam là vì việc gỡ bỏthuế chống bán phá giá đối với mặthàng này có thể dẫn đến việc tái diễn

tình trạng bán phá giá.Theo quy định của Tổ chức

Thương mại thế giới (WTo), sau mỗi05 năm kể từ khi áp thuế chống bánphá giá, cơ quan thẩm quyền củanước nhập khẩu phải tiến hành đánhgiá và xác định việc hủy bỏ thuếchống bán phá giá đối với sản phẩmnhập khẩu có ảnh hưởng hoặc gâythiệt hại đáng kể đến ngành sản xuấttrong nước hay không. Nếu xét thấyhàng hóa nhập khẩu không hoặc chỉgây thiệt hại không đáng kể thì phảihủy bỏ việc áp dụng thuế chống bánphá giá đối với sản phẩm nhập khẩuđó.

Với quyết định mới này của DoC,Việt Nam lại mất năm năm nữa mớicó cơ hội được hủy bỏ thuế chốngbán phá giá.

Lê NGUyễN

Ngày 18 tháng 11 năm 2010,Tổng vụ Thương mại, Ủy banChâu Âu (EC) đã ra thông báochính thức chấm dứt thuế chốngbán phá giá áp dụng đối với mặthàng vít thép không gỉ xuất xứ từViệt Nam, Thái Lan và indonesiakể từ ngày 20 tháng 11 năm 2010.

Ngày 14 tháng 11 năm 2005,Ủy ban Châu Âu (EC) đã ra quyếtđịnh áp thuế chống bán phá giáđối với sản phẩm vít thép khônggỉ xuất xứ từ Trung Quốc, indone-sia, Đài Loan, Thái Lan và ViệtNam. Các mặt hàng vít thépkhông gỉ của Việt Nam chịu ápthuế chống bán phá giá có mã CN gồm: 73181210, 73181410,73181530, 73181551, 73181561,73181570. Các công ty có liênquan trong vụ việc này của ViệtNam bao gồm Header Plan Co.Ltd (HPV) – là công ty 100% vốnĐài Loan đầu tư tại tỉnh Đồng Naivà một số công ty trong nước nhưcông ty 4 - 5, công ty 1 - 3,… Theoquyết định này, mức thuế chốngbán phá giá áp dụng đối với tất cảcác công ty của Việt Nam là 7.7%.

Trong năm 2008, HPV đã đệđơn lên EC yêu cầu tiến hành ràsoát giữa kỳ cho riêng HPV trongphạm vi của vụ việc này. Kết quảlà HPV đã đáp ứng đủ 5 tiêu chíMET và được hưởng mức thuế là0% trong khi các nhà sản xuất ViệtNam khác vẫn chịu mức thuế là7.7%.

Như vậy, cho đến nay, Ủy banChâu Âu đã chấm dứt áp thuếchống bán phá giá đối với 4 mặthàng có xuất xứ từ Việt nam baogồm: Mì chính (2003), oxyde kẽm(2007), xe đạp (2010) và Ốc-vítbằng thép không gỉ (2010). Cácmặt hàng vẫn còn chịu thuếchống bán phá giá của EU baogồm: Giày mũ da, vòng khuyênkim loại và đèn huỳnh quang.

Sỹ GiẢNG

Liên minh Châu Âuthông báo chính thứcchấm dứt thuế chốngbán phá giá đối vớivít thép không gỉxuất xứ từ Việt Nam

Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đốivới Tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

v C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Ban Thư ký WTO báo cáo giảm các vụ điều tra và ápdụng biện pháp chống bán phá giá

Ban Thư ký WTo vừa công bố báocáo nửa đầu năm 2010, sốlượng các cuộc khởi xướng điều

tra chống bán phá giá mới đã giảm29% so với cùng kỳ năm 2009. Sốlượng các biện pháp chống bán phágiá mới áp dụng trong nửa đầu năm2010 cũng giảm so với cùng kỳ năm2009.

Đặc biệt, từ tháng Một tới thángSáu năm 2010, 19 quốc gia thànhviên của WTo báo cáo đã tiến hànhkhởi xướng tổng cộng 69 cuộc điềutra chống bán phá giá, so với con sốcùng kỳ năm 2009 là 97 cuộc khởixướng điều tra từ 18 thành viên WTo.Tổng cộng, đã có 59 biện pháp chốngbán phá giá được áp dụng bởi 14quốc gia thành viên trong nửa đầunăm 2010, giảm 5% so với con số 62biện pháp được áp dụng từ 16 quốcgia thành viên trong cùng kỳ năm2009. Trong đó, 15 cuộc khởi xướngđiều tra và 10 trong số 59 biện phápđược áp dụng trong nửa đầu năm2010 là từ Thành viên phát triển, sovới con số này của nửa đầu năm 2009là 15 cuộc khởi xướng điều tra và 15biện pháp được áp dụng.

Theo báo cáo, quốc gia thànhviên khởi xướng điều tra nhiều nhấttrong nửa đầu năm 2010 là Ấn Độ với17 vụ khởi xướng mới, tiếp theo làLiên Minh Châu Âu với 8 vụ,Achentina (7 vụ), Braxin và israel mỗinước khởi xướng 5 vụ. Các quốc giakhác là Australia, Trung Quốc mỗinước khởi xướng 4 vụ điều tra; in-donesia, Hàn Quốc mỗi nước tiếnhành khởi xướng 3 vụ điều tra; TháiLan, Colombia và Hoa Kỳ mỗi nước đãkhởi xướng 2 vụ; Canada, Chile, Ja-maica, Mexico, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳvà Ukraina mỗi nước khởi xướng 1 vụđiều tra. Số lượng các vụ điều tra bởiẤn Độ, Braxin, israel, Liên minh ChâuÂu tăng; các vụ điều tra bởiAchentina, Canada, Trung Quốc,Colombia, Mỹ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ vàUkraina giảm so với cùng kỳ năm2009. Trong khi đó, số lượng các vụkhởi xướng điều tra bởi Australia vàMexico là không đổi so với cùng kỳnăm 2009. Các quốc gia Chile, Ja-maica, Hàn Quốc, Đài Bắc và Thái Lanchỉ đệ trình báo cáo các cuộc điều trađược khởi xướng của nửa đầu năm2010, không đệ trình báo cáo nửa

đầu năm 2009, trong khi các quốc giakhác như CostaRica, Pakistan, Peru vàNam Phi lại không đệ trình báo cáocho nửa đầu năm nay.

Trong suốt nửa đầu năm 2010,hàng hóa Trung Quốc vẫn là đốitượng thường xuyên nhất của cáccuộc điều tra chống bán phá giá với23 vụ khởi xướng mới, giảm 30% sovới con số 33 vụ của nửa đầu năm2009. Hàng hóa xuất khẩu của Liênminh Châu Âu (bao gồm các quốc giathành viên riêng biệt) là đối tượng bịđiều tra nhiều thứ hai, với 11 vụ khởixướng, tiếp theo là Hoa Kỳ (5 vụ), HànQuốc và Thái Lan (mỗi nước 4 vụ),Malaysia và Đài Bắc (mỗi nước 3 vụ),Braxin và Nhật Bản (mỗi nước 2 vụ),Belarus, Bosnia và Herzegovina, Chile,Cộng hòa Dominican, Ấn Độ, indone-sia, Mexico, Na Uy, Singapore, NamPhi, Ukraine và Việt Nam (mỗi nước 1vụ).

Các sản phẩm bị khởi xướng điềutra nhiều nhất trong nửa đầu năm2010 bao gồm các sản phảm tronglĩnh vực kim loại (20 vụ), hóa chất (11vụ), các sản phẩm nhựa và cao su (7

vụ) và các sản phẩm gốm và thạchcao (6 vụ). Trong số 20 vụ khởi xướngđối với sản phẩm kim loại có 6 vụ doẤn Độ tiến hành; 3 vụ do indonesiatiến hành; Colombia, Liên minh ChâuÂu, Thái Lan và Hoa Kỳ mỗi nước tiếnhành 2 vụ, các nước tiến hành 1 vụđiều tra bao gồm: Achentina, israel vàHàn Quốc.

Liên quan tới việc áp đặt các biệnpháp chống bán phá giá chính thức,Ấn Độ là quốc gia áp đặt nhiều nhấtvới 17 biện pháp trong nửa đầu năm2010, con số này không thay đổi sovới cùng kỳ năm 2009. Tiếp theo làThổ Nhĩ Kỳ với 9 biện pháp được ápdụng, Achentina, Trung Quốc mỗinước áp dụng 7 biện pháp, Hoa Kỳ ápdụng 5 biện pháp, Braxin áp đặt 3biện pháp, Canada, Liên minh ChâuÂu, israel mỗi nước 2 biện pháp, cácnước khác áp dụng 1 biện pháp baogồm: Australia, Ai Cập, Mexico, Peruvà Nam Phi. Các nước không đệ trìnhbáo cáo tình hình áp dụng biện phápchống bán phá giá cho giai đoạn đầunăm 2010 là Chile, Colombia, HànQuốc, Pakistan và Thái Lan.

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Tăng cường hạn chế hàng giả, hàngnhái trên thị trường

Hàng xuất khẩu của TrungQuốc bị áp dụng biện phápchống bán phá giá nhiều nhấttrong giai đoạn này, với 25biện pháp được áp dụng, consố này giảm 17% so với 30biện pháp áp dụng với hàngxuất khẩu của Trung Quốctrong cùng kỳ năm 2009.Đứng thứ hai trong danh sáchcác nước có hàng hóa bị ápdụng biện pháp chống bánphá giá là Liên minh Châu Âu(bao gồm các nước thànhviên độc lập) chịu 6 biệnpháp, tiếp theo là hàng xuấtkhẩu của Hoa Kỳ bị áp dụng 5biện pháp, Đài Bắc (4 biệnpháp), indonesia, Nga và TháiLan hàng hóa mỗi nước bị 3biện pháp. Australia, HongKong, Trung Quốc, Ấn Độ, Cáctiểu vương quốc Ả Rập, HànQuốc, Kuwait, Nam Phi, ThổNhĩ Kỳ, Ukraina và Việt Nam,hàng hóa mỗi nước bị ápdụng 01 biện pháp chốngbán phá giá.

Hai quý đầu năm 2010,hàng hóa trong lĩnh vựckhoáng sản kim loại là đốitượng thường xuyên nhất củaviệc áp đặt biện pháp chốngbán phá giá chính thức với 18trong số 59 biện pháp đượcáp dụng. Sản phẩm hóa chấtlà đối tượng của 12 biện phápđược áp dụng, sản phẩm caosu, nhựa bị áp dụng 11 biệnpháp, sản phẩm dệt may chịu6 biện pháp, các sản phẩmmáy móc và thiết bị điện tử (5biện pháp) trong khi các sảnphẩm giầy dép và sản phẩmthạch cao và gốm mỗi loại 2biện pháp. Trong số 18 biệnpháp áp dụng đối với sảnphẩm khoáng sản kim loại, ẤnĐộ áp dụng 7 biện pháp,Trung Quốc 3 biện pháp,Canada 2 biện pháp, Thổ NhĩKỳ , Hoa Kỳ cũng áp dụng 2biện pháp, Liên minh Châu Âu01 biện pháp, Mexico 01 biệnpháp.

Số liệu nêu trên được BanThư ký WTo tổng hợp từnhững thông tin trong báocáo 6 tháng đầu năm của cácquốc gia thành viên đệ trìnhlên Ủy ban Thực tiễn vềChống bán phá giá.

Lê NGUyễN

Theo một cuộc khảo sát của Hội Tiêuchuẩn và bảo vệ người tiêu dùngViệt Nam (Vinastas), có tới 62%

người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàngnhái mà không biết. Vì vậy, việc ban hànhNghị định số 112/2010/NĐ-CP sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt viphạm hành chính trong hoạt độngthương mại được các chuyên gia đánhgiá “hi vọng sẽ hạn chế được hàng giả,hàng nhái”.

Theo Nghị định, mức phạt đối với mộtsố hành vi vi phạm trong kinh doanh sẽtăng lên. Cụ thể, đối với hành vi kinhdoanh hàng hóa thuộc danh mục hànghóa cấm kinh doanh, mức phạt từ 10-15triệu đồng sẽ tăng lên là 10-20 triệu đồngđối với lượng hàng hóa vi phạm có giá trịtừ trên 50-70 triệu đồng. Trường hợphàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70 đếndưới 100 triệu đồng sẽ bị phạt từ 20-30triệu đồng thay vì mức cũ là 15-20 triệuđồng. Phạt từ 30-35 triệu đồng đối vớihành vi kinh doanh hàng hóa cấm kinhdoanh có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Nghị định cũng bổ sung thêm một sốmức phạt mới chẳng hạn như nếu kinhdoanh hàng hóa có nhãn, nhưng bị chelấp, rách nát, mờ không đọc được thìcũng phạt 5 -7 triệu đồng. Đặc biệt vớihành vi kinh doanh hàng giả có thể bịphạt tiền từ 300.000 đồng đến đến30.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lầnmức tiền phạt trên đối với một trong cáctrường hợp: hành vi vi phạm là của cánhân, tổ chức sản xuất, chế biến, phatrộn, gia công, lắp ráp, tái chế, chế tác,phân loại, sang chiết, nạp, đóng gói, nhậpkhẩu hàng giả; hàng giả là lương thực,thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốcphòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phânbón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,giống cây trồng, giống vật nuôi nếukhông bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2010 đến nay,việc kiểm soát tình hình hàng giả, hàng

nhái đã có nhiều tiến triển, nhưng thực ra,vẫn còn những hạn chế. Theo Chi cụcquản lý thị trường Hà Nội, tại Hà Nội đangxuất hiện ngày càng nhiều hàng giả viphạm sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ cónguồn gốc từ Trung Quốc. Các mặt hàngnày được đối tượng kinh doanh hàng giảđặt hàng từ Trung Quốc và hoàn thiệnbao bì, nhãn mác tại Việt Nam với các loạitem giả hàng Thái Lan, Singapore hoặcViệt Nam... Đa phần các mặt hàng làm giảnày là hàng tiêu dùng như quần áo, giầydép, kính, mỹ phẩm, điều hòa.

Các mặt hàng vi phạm hiện nay kháđa dạng về chủng loại từ cấp thấp đếncấp cao, từ hàng tiêu dùng đến vật tư,nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là rượu,thuốc lá, thực phẩm, phân bón, giống câytrồng... gây ảnh hưởng trực tiếp đến sứckhỏe và lợi ích người tiêu dùng. Nguyênnhân là do việc sản xuất, kinh doanhhàng giả, hàng nhái luôn đem lại nhữngkhoản lợi nhuận lớn. Đồng thời, số lượnghàng hóa lưu thông trên thị trường lớn làmôi trường lý tưởng cho nạn sản xuấthàng nhái, hàng giả gia tăng. Với sự pháttriển của khoa học công nghệ, việc sảnxuất kinh doanh hàng giả, hàng nháingày càng được áp dụng những côngnghệ cao, hiện đại nên rất khó phân biệtđược hàng thật và giả.

Trong cuộc họp giao ban đánh giátình hình sản xuất 11 tháng đầu năm2010, đại diện bộ Công thương cũng chobiết, từ đầu năm đến nay, lực lượng quảnlý thị trường trong cả nước đã xử lýkhoảng hơn 50.000 vụ vi phạm, trong đóhơn 11.000 vụ sản xuất, buôn bán hànggiả với số tiền thu được lên tới trên chụctỷ đồng.

Trước tình hình đó, việc gia tăng mứcphạt sẽ tạo hành lang pháp lý để quyềnlợi người tiêu dùng được đảm bảo gópphần hạn chế nạn hàng giả, hàng nhái.

QUyẾT THắNG

(Tổng hợp)

v C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

v C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Ngày 14 tháng 12 tại Phủ Chủ tịch, Vănphòng Chủ tịch nước đã đọc công bốLệnh của Chủ tịch nước đối với Luật Viên

chức, Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng. Thạm dự buổi Họp báo cóông Lê Danh Vĩnh Thứ trưởng Bộ CôngThương, ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởngBộ Nội Vụ, ông Chu Phạm Ngọc Hiển Thứtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng cáccơ quan ban ngành, cơ quan báo chí TrungƯơng và Địa Phương…

Phát biểu tại buổi Họp báo Thứ trưởng BộCông Thương Lê Danh Vĩnh nhấn mạnh vềnhững điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, đồng thời nêu rõ, số vụ việcvà mức độ vi phạm quyền lợi người tiêu dùngngày càng gia tăng, có tính chất tinh vi và phứctạp.

Ngoài những vi phạm về hàng hóa, các viphạm về dịch vụ cung ứng cho người tiêudùng cũng xảy ra thường xuyên. Các gian dốivề đo lường, cân đong, đo đếm ở các mặt hàngnhư xăng dầu, thực phẩm… gây thiệt hạikhông nhỏ cho người tiêu dùng.

Thế nhưng các quy định pháp lý còn nhiềubất cập, chưa theo kịp thực tế cuộc sống. Cácquy định về cơ chế giải quyết khiếu nại của

người tiêu dùng và chế tài áp dụng với cáchành vi xâm phạm khó thực hiện.

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, vấn đề giải quyết tranh chấp giữa ngườitiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hànghóa, dịch vụ được quy định bằng các hình thứcnhư thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

Bên cạnh các phương thức giải quyết tranhchấp nói trên, trường hợp phát hiện hành vi viphạm pháp luật của tổ chức, cá nhân vi phạmgây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, ngườitiêu dùng, lợi ích cộng đồng thì người tiêudùng hoặc tổ chức xã hội có quyền yêu cầutrực tiếp bằng văn bản đến cơ quan quản lýnhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyệnnơi thực hiện giao dịch đứng ra giải quyết.

Mặt khác, Luật cũng xác định vị trí, vai tròcủa tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng như quyền khởi kiện vì lợi íchcộng đồng của tổ chức bảo vệ người tiêudùng. Tổ chức này cũng được Nhà nước cấpkinh phí và các điều kiện khác khi thực hiệnnhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng7 năm 2011.

MiNH đẠT

Văn phòng Chủ tịchnước Họp báo công bốLệnh của Chủ tịchnước đối với Luật Bảovệ quyền lợi ngườitiêu dùng

v C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

TRANG QUốC Tế

Tổng giá trị các vụ muabán và sáp nhập trongnửa đầu năm 2010

trên toàn cầu tăng 9% sovới năm 2009. Trong đó,Châu Á Thái Bình Dương(Bao gồm Trung Á và TrungĐông) có mức tăng trưởngkhiêm tốn hơn là 5% do sựsụt giảm tại thị trường Aus-tralia và Nhật Bản. Đángchú ý là các vụ giao dịch tạiAustralia có mức giảmđáng kế là 40% tương ứngvới 58 tỷ USD do trong năm2009 có vụ sáp nhập lớngiữa Rio Tinto và BHP. TạiNhật Bản, hơn một nửa vụsáp nhập mua lại tại NhậtBản thuộc về các thương vụđầu tư của các công ty NhậtBản ra nước ngoài, chủ yếutrong lĩnh vực tài chính,năng lượng, tài nguyênkhoáng sản và thực phẩmđồ uống. Những giao dịchnày chịu ảnh hưởng củatình trạng suy thoái chungcủa thị trường và mối quanngại về an ninh quốc giacũng như nhu cầu mở rộngra thị trường nước ngoài dothị trường thực phẩm đồuống trong nước đã bãohòa.

Cùng với sự tăngtrưởng kinh tế mạnh mẽcũng như sự phát triển củacác công ty, các nước đangphát triển và các nước côngnghiệp mới tại Châu Á đãcó giá trị các hoạt độnggiao dịch M&A tăng tới 45%so với năm trước. Cácthương vụ tại Trung Quốcvà Hong Kong cũng đượchưởng lợi từ sự tăng trưởngcủa các quỹ đầu tư từ nướcngoài vào Trung Quốctrong hai năm vừa qua. Xuhướng này tiếp tục diễn ratrong năm 2010, trong đóTrung Quốc chiếm 84%trong tổng số 4 tỷ USD giátrị quỹ đầu tư trong quý inăm 2010 tại Châu Á.

Tổng quan hoạt động mua bán và sáp nhập tạiChâu Á Thái Bình dương 6 tháng đầu năm 2010

GiAO dịCH M&A Có THÔNG BÁO TẠi MỘT Số NƯớC/KHU vỰC

Giá trị giao dịch M&A Số lượng giao dịch M&A

6 thángđầu

2010(TriệuUSd)

6 thángđầu

2009(TriệuUSd)

Thayđổi vềgiá trị(TriệuUSd)

Thayđổi %

6 thángđầu

2010(Số vụM&A)

6 thángđầu

2009(Số vụM&A)

Thayđổi về

sốlượng

Thayđổi %

Châu Mỹ 523,399 442,706 80,694 18% 5,595 5,505 90 2%

Châu Âu 268,579 293,275 (24,696) -8% 6,939 6,705 234 3%

Châu Á –TBD 231,481 221,429 10,052 5% 6,121 5,922 199 3%

Châu Đại dương 54,495 89,725 (35,230) -39% 919 962 (43) -4%

Đông Nam Á 25,321 16,544 8,777 53% 1,168 977 191 20%

Bắc Á 90,597 69,254 21,343 31% 2,285 2,082 203 10%

Nam Á 28,299 8,923 19,376 217% 614 614 - -0%

Trung Á 1,234 3,353 (2,120) -63% 21 32 (11) -34%

Nhật Bản 31,535 33,630 (2,095) -6% 1,114 1,255 (141) -11%

Các nước còn lại 41,586 16,426 25,160 153% 574 389 185 48%

Giá trị giao dịchM&A toàn cầu 1,065 973,836 91,210 9% 19,229 18,251 708 4%

v C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Trung Quốc lấy lại vị trídẫn đầu về giá trị cácthương vụ M&A tại khuvực Châu Á Thái BìnhDương trong nửa đầunăm 2010, tiếp theo làAustralia, Nhật Bản và ẤnĐộ. Australia có giá trị giaodịch M&A tăng bấtthường trong nửa đầunăm 2009 do có vụ sápnhập giữa Rio Tinto – BHPvà nếu loại bỏ thương vụnày thì sẽ làm giảm tỷ lệcủa nước này trong tổnggiá trị giao dịch M&A củakhu vực Châu Á Thái BìnhDương xuống còn 15%.

Các giao dịch M&Atrong nước tiếp tục chiếmtỷ trọng lớn, đặc biệt trongcác lĩnh vực sản xuất vàkhai thác nguyên nhiênliệu, công nghiệp và bấtđộng sản do xu hướng cáccông ty nhà nước và cáccông ty tại địa phươngtăng cường mở rộng quymô và củng cố thị trường.Đáng chú ý là các thươngvụ như China MobileGroup Guangdong mualại 20% cổ phiếu của Ngânhàng Phát triển PudongThượng Hải với trị giá 5,8tỷ USD; Hebei iron & Steelmua lại 2,3 tỷ USD củaHangang Hanbao iron &Steel và Nanjing Xinwangmua lại tài sản của mỏthan từ Tập đoàn côngnghiệp than Yima.

Đầu tư ra nước ngoàicủa Trung Quốc cũng tăngmạnh và đạt mức 22 tỷUSD hay 30% của tổng giátrị các giao dịch M&Atrong nửa đầu năm 2010,tăng tương ứng 12% và15% so với cùng kỳ 2 nămtrước. Phần nửa các giaodịch này là trong lĩnh vựcnăng lượng và 1/3 là làtrong lĩnh vực nguyên liệusản xuất. Vụ đầu tư rangoài lớn nhất đáng chú ýlà Sinopec internationalmua lại 9,03% cổ phiếucủa Syncrude Canada Ltdvới giá 4,6 tỷ USD; CNooCLtd mua lại 50% cổ phiếucủa Bridas Corp với giá 3,1

Giá trị giao dịch M&A Số lượng giao dịch M&A

6 thángđầu

2010(TriệuUSd)

6 thángđầu

2009(TriệuUSd)

Thayđổi vềgiá trị(TriệuUSd)

Thayđổi %

6 thángđầu

2010(Số vụM&A)

6 thángđầu

2009(Số vụM&A)

Thayđổi về

sốlượng

Thayđổi %

Các nước đangphát triển tạiChâu Á

81,243 56,273 24,969 44% 2,886 2,299 587 26%

Trung Quốc 50,852 39,918 10,934 27% 1,498 1,086 412 38%

Ấn Độ 16,298 8,797 7,502 85% 560 557 3 1%

indonesia 5,715 3,445 2,269 66% 249 167 82 49%

Malaysia 4,010 2,089 1,920 92% 346 319 27 8%

Philipines 3,849 1,771 2,078 117% 67 57 10 18%

Việt Nam 518 253 266 105% 166 113 53 47%

Các nước mớicông nghiệphóa tại Châu Á

42,956 29,665 13,291 45% 965 1,123 (158) -14%

Hồng Kông 20,689 11,665 9,025 77% 356 544 (188) -35%

Hàn Quốc 11,170 8,446 2,724 32% 332 347 (15) -4%

Singapore 7,362 6,033 1,329 22% 192 165 27 16%

Đài Loan 3,735 3,522 213 6% 85 67 18 27%

TRANG QUốC Tế

v C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

tỷ USD; Sinochem Corp mua lại 40%cổ phiếu của Peregrino Project với giá3,1 tỷ USD và Zhejiang Geely HldgGrp Co Ltd mua lại Volvo với giá 1,5 tỷUSD. Với đồng Nhân dân tệ tăng giámạnh và với tình hình tài chính củacác công ty tương đối sáng sủa thì rấtcó thể sẽ tiếp tục có sự đầu tư mạnhmẽ ra nước ngoài của Trung Quốc,đặc biệt trong bối cảnh nước nàyđang muốn đảm bảo an ninh nănglượng, tìm kiếm công nghệ cao và tìmcách tiếp cận với thị trường nướcngoài. Tuy nhiên, việc Trung Quốctăng cường đầu tư ra ngoài cũng gặpphải những trở ngại nhất định, đặcbiệt trong các thương vụ liên quan tớicác thương hiệu nổi tiếng của mộtquốc gia hay các lĩnh vực liên quantới an ninh, dịch vụ công hoặc dịch vụtài chính. Các ví dụ điển hình của cácvụ M&A không thành công donguyên nhân này gần đây là Chinalcobị từ chối khi mua Riotinto và ChinaNonferrous Metal Mining không muađược Lynas Corp trong năm 2009;China Minmetal không thành côngkhi muốn mua Noranda của Canada;tại Mỹ, Haier bị từ chối khi mua lạiMaytag và China National offshoreoil Corp không mua được Unocaltrong năm 2005, Northwest Non Fer-rous international investment khôngthành công khi mua Firstgold Corptrong năm 2009, hay thương vụHuawei Technology muốn mua3Com, 2Wire inc, Motorola đềukhông nhận được sự chấp thuận củaChính phủ Mỹ.

Các giao dịch M&A tại Australiatrong nửa đầu năm 2010 chủ yếu

diễn ra trong lĩnh vực nguyên nhiênliệu, đáng chú ý là thương vụ Na-tional Broadband Network mua lạimảng kinh doanh đường truyền cốđịnh của Telstra và kế hoạch mua củaArrow Energy đối với Công ty liêndoanh 50:50 giữa Shell Energy Hold-ings Australia Ltd và PetroChina in-ternational investment Co. Với việcChính phủ Australia nới lỏng quyđịnh về thuế lợi tức đối với tài nguyênthì giao dịch M&A trong lĩnh vực nàytrong thời gian tới sẽ có nhiều khởisắc.

Hoạt động M&A tại Nhật Bảntrong nửa đầu năm 2010 chủ yếu làdiễn ra giữa các doanh nghiệp trongnước, đặc biệt là trong lĩnh vực côngnghệ cao, sau đó là công nghiệp vàbất động sản. Giao dịch có giá trị lớnlà các giao dịch sáp nhập với giá trị1,5 tỷ USD giữa Tập đoàn UnitedUrban investment Corp với NipponCommercial investment Corp vàSumitomo Corp mua lại 40% tậpđoàn Jupiter Telecommunications vớigiá 1,4 tỷ USD.

Cũng trong thời gian này, tại ẤnĐộ, giá trị các giao dịch M&A tăngmạnh trong đó đáng chú ý là 4 giaodịch lớn nhất (với giá trị hơn 1 tỷ USD)chiếm 64% tổng giá trị giao dịch.Trong đó, GTL infrastructure mua lạimảng kinh doanh viễn thông của Re-liance infratel với giá 10,9 tỷ USD vàvụ mua lại mảng kinh doanh dịch vụviễn thông di động của Aircel đối vớicủa với trị giá 1,8 tỷ USD hay vụ mualại của Abbott Laboratories đối vớimảng kinh doanh giải pháp chăm sóc

sức khỏe của Piramal Healthcare.Cuối cùng, Newcrest Mining mua lạiLihir Gold tại Papua New Guinea vớigiá 8,3 tỷ USD đã đóng góp vào tổnggiao dịch M&A trong 6 tháng đầunăm 2010 lên mức đáng kể.

Lĩnh vực tài nguyên chiếm 34%trong tổng giao dịch M&A tại Châu ÁThái Bình Dương trong nửa đầu năm2009 là do có vụ sáp nhập giữa RioTinto và BHP, trong khi nửa đầu năm2010 các vụ M&A trong lĩnh vực nàygiảm sút và trong lĩnh vực bất độngsản, công nghiệp và viễn thông lạităng.

Vụ sáp nhập lớn trong lĩnh vực tàinguyên là Newcrest Mining mua lạiLihir Gold Ltd – một công ty khai thácvàng tại Papua New Guinea với giá8,6 tỷ USD và Hebei iron & Steel mualại 100% công ty Hangan Hanbaoiron & Steel Co Ltd với giá 2,3 tỷ USD.

Giao dịch trong lĩnh vực dịch vụtài chính trong 6 tháng qua là giữaChina Mobile Group Guangdong CoLtd mua lại 20% cổ phần của Ngânhàng Phát triển Pudong Thượng Hảivới giá 5,8 tỷ USD và Petro China CoLtd mua lại 41,5% của China Petro-leum Finance Co Ltd – một nhà cungcấp dịch vụ tài chính với giá 1,4 tỷUSD.

Lĩnh vực bất động sản có giaodịch đáng chú ý của CapitaLandChina mua lại 100% cổ phiếu của ori-ent oversea Development Ltd với giá2,2 tỷ USD; United Urban investmentCorp sáp nhập với Nippon Commer-cial investment Group tại Nhật Bản vàMori Trust Sogo Reit mua lại TokyoShiodome Building từ Mori TrustHoldings với giá 1,2 tỷ USD.

Trong lĩnh vực công nghiệp, giaodịch lớn bao gồm Enterprise Turn-around initiative Corporation củaNhật Bản mua lại toàn bộ tài sản củaJapan Airlines với giá 7 tỷ USD; ChinaLounge investment mua lại 62% cổphiếu của Denway Motors Ltd – Mộtnhà sản xuất xe máy với giá 3 tỷ USD.

Trong lĩnh vực viễn thông, GTL in-frastructure mua lại mảng kinhdoanh viễn thông của Reliance in-fratel với giá 10,9 tỷ USD và 1,8 tỷ USDmua lại hoạt động kinh doanh viễnthông di động của Aircel; NationalBroadband Network mua lại mảngkinh doanh đường truyền cố địnhcủa Telstra với giá 7,9 tỷ USD là nhữnggiao dịch có giá trị lớn nhất trong nửađầu năm 2010.

HOàNG QUÂN

v C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Ủy ban Châu Âu (EC) đã mở mộtcuộc điều tra chính thức đối vớiGoogle, sau khi các đối thủ của

hãng này cáo buộc hãng này đã lạmdụng vị thế thống trị của mình tronglĩnh vực tìm kiếm trực tuyến để chơikhó các đối thủ cạnh tranh.

Động thái trên của EC là nhằm gâyáp lực buộc gã khổng lồ tìm kiếm inter-net của thung lũng Silicon phải cónhững nhượng bộ để giải quyết cáckhiếu nại chống độc quyền và ngănchặn một cuộc chiến dai dẳng.

Cuộc điều tra của EC được khởiđộng 9 tháng sau khi trang web chuyênso sánh giá cả Foundem (Anh) và côngcụ tìm kiếm luật pháp ejustice.fr (Pháp)cáo buộc thuật toán tìm kiếm củaGoogle đã hạ thấp các website của họtrong các kết quả tìm kiếm bởi họ lànhững đối thủ của hãng này.

Bing, bộ máy tìm kiếm web của Mi-crosoft cũng đệ đơn khiếu nại lên EC vềnhững điều kiện và điều khoản sử dụngtiêu chuẩn của Google.

EC sẽ điều tra xem liệu Google cólạm dụng vị thế thống trị trong lĩnh vựctìm kiếm trực tuyến bằng cách hạ thấpxếp hạng các kết quả tìm kiếm khôngtrả tiền của các đối thủ cạnh tranh haykhông.

Tuy nhiên, một vị đại diện của ECcho rằng cuộc điều tra của EC không có

nghĩa khẳng định hành vi thương mạicủa Google là sai mà cần phải đợi kếtquả cuộc điều tra.

Phía Google cho biết sẽ hợp tác vớicuộc điều tra này và sẽ làm việc với Ủyban để làm rõ những vấn đề liên quan.

Ủy ban Châu Âu cũng sẽ xem xétnhững cáo buộc cho rằng Google đangthiết lập những nghĩa vụ độc quyền đốivới các đối tác quảng cáo, ngăn họ đặtmột số quảng cáo cạnh tranh trên cácwebsite của họ cũng như trên máy tínhvà các phần mềm nhằm hạ bệ các côngcụ tìm kiếm cạnh tranh.

Hồi tháng 1, Microsoft đã kết thúccuộc chiến pháp lý kéo dài một thập kỷvới EC bằng việc đồng ý cung cấp chongười tiêu dùng Châu Âu cách truy cậptốt hơn tới các trình duyệt internet cạnhtranh ngay trên hệ điều hành Windowscủa hãng.

Gã khổng lồ phần mềm đã bị phạttổng cộng 2,4 tỷ USD vì những hành vivi phạm luật chống độc quyền ở châuÂu.

Ủy ban Châu Âu có thể phạt cáccông ty lên tới 10% doanh thu toàn cầucủa họ vì vi phạm những nguyên tắccủa EU. Trước đây, Ủy ban này đã từngphạt intel 1,06 tỷ euro vì đã lạm dụng vịthế thống trị thị trường của hãng.

Lê NGUyễN

Google bị EU tiến hành điều tra

v C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

TRANG QUốC Tế

Pepsico mua 66% cổ phần của Côngty sản xuất các thực phẩm bơ sữa,nước giải khát Wimm-Bill-Dann củaNga trị giá 3,8 tỷ USD

Thương vụ này đưa PepsiCo trởthành hãng thực phẩm và đồuống lớn nhất tại Nga, là

doanh nghiệp đi đầu trong thịtrường sữa đang phát triển rấtnhanh tại nước này, đồng thời làmtăng sự hiện diện của hãng tại haithị trường quan trọng là Đông Âu vàTrung Á.

Ngày 02/12/2010, PepsiCo, mộttrong những công ty sản xuất thựcphẩm và đồ uống lớn nhất thế giới,và Wimm-Bill-Dann, công ty thựcphẩm và đồ uống lớn ở Nga thôngbáo PepsiCo đồng ý mua 66% cổphần trong Wimm-Bill-Dann, trị giá3,8 tỷ USD, thương vụ này đang chờcác cơ quan chức trách của Ngathông qua.

Thương vụ này sẽ mang lại choPepsiCo vị thế thống trị trên thịtrường Nga đang phát triển nhanh,đưa Nga trở thành thị trường lớnthứ hai của công ty sau thị trườngMỹ, cũng như thúc đẩy kế hoạch xâydựng mảng kinh doanh dinh dưỡngtrên toàn cầu, dự kiến sẽ đạt doanhsố 30 tỷ USD vào năm 2020, so vớixấp xỉ 10 tỷ USD hiện nay.

Với vụ mua bán này, PepsiCo và

Wimm-Bill-Dann sẽ nắm giữ 6 trêntổng số 20 thương hiệu thực phẩmvà đồ uống ở Nga.

Theo PepsiCo, Chính phủ Ngaủng hộ khoản đầu tư này của hãng.PepsiCo dự định sau thỏa thuận nàysẽ tiến hành chào mua số cổ phầncòn lại của Wimm-Bill-Dann Foods,công ty có doanh thu đạt khoảng2,4 tỷ USD trong năm kết thúctháng 6/2010.

Vụ mua bán của PepsiCo chothấy xu hướng các công ty thựcphẩm và đồ uống của Mỹ đangdòm ngó thị trường Nga và các thịtrường đang nổi có dân số thuộctầng lớp trung lưu gia tăng nhanhchóng. Đối thủ của PepsiCo là Coca-Cola Co.

ông Sergei Plastinin, chủ tịchcủa Wimm-Bill-Dann cho rằngthương vụ này là một sự kiện lịch sửđối với cả 2 công ty và đối với nướcNga. “Wimm-Bill-Dann được thànhlập 18 năm trước chỉ với vài nhânviên và một phòng làm việc”, ôngcho biết. “Cho đến nay, chúng tôi đãcó 16.000 nhân viên và 38 cơ sở sảnxuất”.

pv

v C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Sau quá trình điều tra, Ủy ban đãquyết định rằng những hành vicủa oNP –thông qua hai hình

thức – đã gây hạn chế cạnh tranh trênthị trường xét nghiệm lâm sàng tạiPháp.

Từ tháng 10/2003, các thành viênoNP đã thống nhất mục tiêu thỏathuận, liên kết nhằm cản trở sự pháttriển của các doanh nghiệp, làmchậm hoặc ngăn chặn các vụ muabán, sáp nhập, thay đổi chủ trươnghoặc vốn của các doanh nghiệp đốithủ cạnh tranh. Trên thực tế, cho đếnnay những hành vi này vẫn còn tiếptục tồn tại.

Bên cạnh đó, từ tháng 9/2004 đến9/2007, oNP đã quyết định áp đặt giádịch vụ tối thiểu, gây thiệt hại đặcbiệt đối với các bệnh viện nhà nướcvà các doanh nghiệp bảo hiểm, bằngcách cấm giảm giá, chiết khấu 10%đối với dịch vụ công cộng trong cáchợp đồng tư nhân. Kết quả điều tracho thấy trong thời gian nêu trên, giádịch vụ xét nghiệm đã tăng gấp 2,3lần tại Pháp so với các quốc gia thànhviên EU khác.

Ủy ban đã ra tổng mức phạt 5triệu Euro đối với oNP và các cơ quanquản lý có liên quan. Vụ việc này chỉđơn thuần liên quan đến hành viphản cạnh tranh của oNP và phánquyết không xem xét đến cách thứcmà thị trường dịch vụ xét nghiệm tạiPháp điều chỉnh bởi các quy định củaLuật.

Thị trường dịch vụ xét nghiệm tạiChâu Âu có doanh thu ước tínhkhoảng 25 tỷ Euro, trong đó thịtrường Pháp chiếm 4 tỷ Euro.

Bối cảnh vụ việcCuộc điều tra bắt đầu do đơn

khiếu nại của LABCo Group gửi tới Ủyban Châu Âu vào tháng 10/2007. Sauđó, oNP được yêu cầu gửi ý kiến đốivới đơn khiếu nại trong tháng 4/2008.Ủy ban đã tiến hành khám xét vănphòng oNP vào tháng 11/2008.Tuyên bố phản đối bao gồm các vănbản và giấy tờ liên quan được oNPgửi đến Ủy ban vào tháng 10/2010.

Hội Dược sỹ quốc gia oNP là cơquan chuyên môn thuộc chính phủPháp với chức năng đảm bảo cácdược sỹ thực hiện theo nhiệm vụchuyên môn. Với mục đích này, phápluật công nhận quyền quản lý cácdược sỹ, đặc biệt là kiểm soát giấyphép hành nghề của các dược sỹ. Tuynhiên, các quyết định trong vụ việchạn chế cạnh tranh chỉ liên quan đếnlợi ích kinh tế của các thành viên Hiệphội trên thị trường và hoàn toànkhông liên quan đến các nhiệm vụ vềy tế công cộng được giao bởi Chínhphủ Pháp, oNP đã tự động sử dụngquyền hạn của mình để thực hiện cáchành vi mà không theo hướng dẫncủa Chính phủ.

Các thành viên của oNP tham giavà hoạt động kinh doanh trên thịtrường theo sự chỉ dẫn và quyết địnhđộc lập của oNP và các cơ quan chứcnăng có liên quan, cụ thể là đối vớihành vi hạn chế cạnh tranh trong vụviệc này, oNP phải đứng ra có tráchnhiệm với tư cách là Hiệp hội đã viphạm pháp luật cạnh tranh EU.

Khi tính toán mức phạt, Ủy bancũng đã xem xét ấn định mức phạtđối với hành vi vi phạm lần đầu vàkhả năng chấp hành phạt hành chínhcủa các cơ quan chủ quản có liênquan, theo quy định tại Quy định số1/2003 của EU.

vũ LỘC

EC ra phán quyết đối với Hội Dược sỹ quốc gia Pháp vềhành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trường dịch vụ xétnghiệm tại phòng khám

Ủy ban Châu Âu EC đã ra quyếtđịnh phạt Hội dược sỹ quốc giapháp (Ordre national des phar-maciens - ONp) và cơ quanquản lý trong lĩnh vực này 5triệu Euro đối với hành vi ấnđịnh giá tối thiểu dịch vụ xétnghiệm lâm sàng. Hành vi ấnđịnh giá dịch vụ tối thiểu đãgây ảnh hưởng đến cạnh tranhvà cản trở sự phát triển trên thịtrường. Hành vi đã vi phạm cácquy định chống độc quyền EUvà các quy định về chống cáchành vi hạn chế cạnh tranh(điều 101 Hiệp ước EU). ONp làcơ quan chuyên trách quản lýcác dược sỹ tại pháp hoạt độngtuân thủ theo đúng chuyênmôn nghiệp vụ. Hành vi này đãgây hạn chế cạnh tranh, ảnhhưởng đến các doanh nghiệptrên thị trường và bệnh nhântại pháp khi phải trả mức phícao cho dịch vụ xét nghiệm. dohành vi này vẫn tiếp diễn vàchưa hoàn toàn bị loại bỏ, ỦyBan đã yêu cầu ONp chấm dứthành vi ngay lập tức.

Ông Joanquin Almunia – Phó chủ tịch Ủy ban phụ trách về chính sáchcạnh tranh EC cho rằng “Một tổ chức đại diện và đứng về phía lợi ích tư nhânkhông thể thay thế Nhà nước trong việc ban hành các quy tắc riêng nhằmgây hạn chế cạnh tranh trên thị trường, cũng như gây ảnh hưởng đến quátrình phát triển của thị trường bởi các hành vi pháp luật đã quy định cấm” .Ông cũng cho biết thêm rằng với tư cách là một hiệp hội của doanh nghiệp,ONP và các thành viên, cũng giống như các chủ thể tham gia thị trường, cầntuân thủ nghiêm ngặt Luật pháp EU”.

v C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

TRANG QUốC Tế

Nidec quyết định mua lại phần sản xuất động cơ chấtlượng cao của Sanyo

triển công nghệ thân thiện vớimôi trường, ví dụ như pin sạcvà pin mặt trời.

Tháng 06/2010, Sanyocũng tuyên bố sẽ bán lại côngty con sản xuất thiết bị bándẫn đang trong tình trạngthua lỗ cho Công ty chuyên vềthiết bị bán dẫn Arizona vớigiá 33 tỷ Yên.

Vừa qua, Sanyo dự kiếncông bố mức lỗ trong năm2010 là 23 tỷ Yên (tươngđương với 298 triệu USD) vàothời điểm hết năm tài chínhtháng 3/2011 thay vì mức lợi

nhuận kỳ vọng sau khi hoàn tất vụ mua lại Công ty oN Semi-conductor ở mức 5 tỷ yên.

Sau đó, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của Nidecđã giảm 1.1% ở mức 8740 yên. Sanyo đóng cửa ở mức khôngđổi là 137 yên và Panasonic tăng 0.3% ở mức 1194 yên. Trongkhi đó, chỉ số Nikken N225 đã tăng 0.5%.

MAi HOA

Tập đoàn sản xuất động cơ Nidec Corp của Nhật Bảnđã tuyên bố mua lại phần hoạt động sản xuất độngcơ mini chất lượng cao của Công ty Sanyo Electric

trong một hợp đồng trị giá 83 triệu USD.Vụ mua lại đánh dấu chuỗi mua bán sáp nhập gần

nhất cảu Nidec, khi Công ty này quyết định mua lại haicông ty con của Emerson Electric với mục tiêu nângdoanh thu thêm 70% với mức 1 nghìn tỷ yên (tươngđương với 83 triệu USD),

Nidec cho rằng đã đồng ý mua lại cổ phiếu của SanyoSeimitsu Co, là một côngty rất mạnh trong lĩnhvực sản xuất thiệt bị rungcho các sản phẩm điệnthoại.

Sanyo, vốn nằm trongkế hoạch mua lại của Tậpđoàn Panasonic vàotháng 4/2010, có ý địnhgiảm bớt một số hoạtđộng sản xuất không cốtlõi để tập trung vào phát

v C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Tập đoàn GE mua lại công ty sản xuất đường ống dẫn dầuWellstream với giá 1,3 tỷ USD

Tập đoàn lớn nhất nước Mỹ GE đãđồng ý mua lại công ty sản xuấtđường ống dẫn dầu Wellstream

Holdings Plc với giá 800 triệu bảng(Anh) (tương đương 1,3 tỷ USD), dođó GE tiếp dục dấn sâu vào lĩnh vựccung cấp dầu được khai thác ngoàikhơi.

Đây là hợp đồng mới nhất tronghàng loạt thương vụ mua bán và sápnhập của GE nhằm tăng cường sự

hiện diện ở lĩnh vực công nghiệp dầumỏ. Điều này cho thấy bất chấp vụ tainạn tràn dầu của tập đoàn BP ở VịnhMexico mùa hè vừa qua, ngành côngnghiệp khoan thăm dò nước sâu sẽtiếp tục phát triển.

Thương vụ này cũng sẽ giúp GEcó 1 chỗ đứng vững chắc ở thị trườngBrazil, nơi mà Wellstream hiện đangcó 1 nhà máy sản xuất

Brazil đã khám phá ra hàng tỉthung dầu dưới tầng nước sâu trongvài năm gần đây – thông thường thìchi phí cao đối với nhà sản xuất dầuvà cơ hội lớn cho nhà sản xuất trangthiết bị - và người dân Brazil đượckhuyến khích sử dụng các nguyênliệu sản xuất trong nước.

GE và Wellstream cho biết vừaqua GE sẽ trả 780 xu (Anh) bằng tiềnmặt cùng với một số cổ tức đặc biệttrị giá 6 xu cho mỗi cổ phiếu của Well-stream. Trước đó, vào tháng 9 Well-stream đã từ chối giá bỏ thầu750xu/cổ phiếu của GE

Wellstream là một trong số 3 nhàsản xuất chính duy nhất về đườngống đứng linh hoạt, cùng với các thiếtbị khoan dưới đáy biển.

Mặc dù các công ty khác sản xuấtloại ống đứng cố định và công nghệtiên tiến hơn, nhưng hai đối thủ cạnhtranh chính của công ty vẫn là Tech-nip của Pháp và Prysmian của Ý

Dịch vụ năng lượng là một lĩnhvực trọng tâm chính đối với GE.

Tháng 10/2010, GE đã thành côngtrong việc bỏ ra 3 tỷ USD để thu muacông ty Dresser inc, nhà sản xuấtđộng cơ chạy bằng khí gas dượcdùng trong thiết bị sản xuất khí gasvà dầu.

NGUyễN HùNG

Ngày 13/12 Tổ chức Thương mạiThế giới (WTo) đã ra phánquyết, theo đó Mỹ được phép

áp đặt thuế nhập khẩu bổ sung đốivới lốp xe Trung Quốc.

Năm ngoái, Chính quyền Tổngthống obama đã áp thuế trừng phạtlên đến 35% đối với lốp xe nhập khẩutừ Trung Quốc. Trung Quốc gọi độngthái này là "hành động bảo hộ" và chorằng các biện pháp đó là không hợplý.

Trong phán quyết của WTo chobiết Mỹ "đã không sai khi thực hiệnđúng với các nghĩa vụ của họ". Đạidiện Thương mại Mỹ Ron Kirk nói:"Đây là một chiến thắng lớn cho HoaKỳ, và đặc biệt là cho công nhân vàdoanh nghiệp Mỹ."

Quy định của WTo cho phép cácquốc gia thành viên áp thuế bổ sungtạm thời đối với hàng hóa bị ảnhhưởng nghiêm trọng do tràn ngậphàng hóa nhập khẩu. Các điều khoảnđưa thêm này nhằm đối phó với hàngnhập khẩu Trung Quốc trong giaiđoạn 12 năm trong quá trình chuyểnđổi kinh tế kể từ khi Trung Quốc gianhập WTo vào 2001.

Mỹ thông báo lên WTo rằng sảnphẩm lốp xe nhập khẩu của TrungQuốc đã tăng vọt cả về số lượng vàthị phần, và cần thiết phải áp dụngnhững biện pháp phòng vệ thươngmại theo điều khoản gia nhập WTocủa Trung Quốc.

Trong vòng 4 năm qua, lượng lốpxe nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng

gấp 3 lần. Kết quả là sản xuất lốp xecủa Mỹ giảm hơn 1/4 trong cùng thờiđiểm, dẫn đến 14% lao động trongngành công nghiệp này mất việc làm.

Trung Quốc phản đối rằng mứcthuế của Mỹ khiến ngành côngnghiệp sản xuất lốp xe của nước nàymất tới 1 tỷ USD (630 triệu Euro), vàgây dư thừa 100.000 sản phẩm đượcsản xuất từ Trung Quốc.

ông Kirk nói thêm: "Chúng tôi đãcông bố rõ ràng rằng việc áp đặt thuếđối với lốp xe của Trung Quốc là hoàntoàn phù hợp với các qui định củaWTo. Điều đó có nghĩa rằng WTo đãđồng ý với chúng tôi, trên tất cả mọimặt".

MiNH đẠT

WTO ủng hộ Mỹ đánh thuế mặt hàng lốp xe Trung Quốc

v C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Ngày 19 tháng 11 năm 2010, tạikhách sạn Nikko Hà Nội đãdiễn ra hội thảo “Vai trò của

người tiêu dùng nữ trong thực thipháp luật Bảo vệ người tiêu dùng”.Hội thảo do dự án Mutrap iii phối hợpvới Câu lạc bộ tiêu dùng nữ tổ chứctập trung nhằm nhấm mạnh vai tròcủa người tiêu dùng nữ trong côngtác bảo vệ người tiêu dùng và giớithiệu những nét mới của Luật Bảo vệngười tiêu dùng vừa được Quốc hộithông qua vào ngày 17 tháng 11 năm2010. Hội thảo có sự tham gia của bàVũ Thị Bạch Nga - Trưởng Ban Bảo vệngười tiêu dùng; bà Nguyễn ThịHoàng Thúy - Giám đốc Dự án EU-Việt Nam MUTRAP iii cùng hơn 100đại biểu đại diện cho các cơ quan, tổchức hữu quan và người tiêu dùng.

Tại Hội thảo, bà Đinh Thị Mỹ LoanPhó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệphội bán lẻ Việt Nam đã có bài diễnthuyết về “Người tiêu dùng nữ trongsự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng”trong đó giới thiệu một số đặc điểmcủa người tiêu dùng nữ trong thời kỳhội nhập, khẳng định vai trò quantrọng của người tiêu dùng nữ trênphạm vi toàn thế giới. Ngoài ra, bàLoan cũng nêu ra một số vi phạmquyền lợi người tiêu dùng điển hìnhtại Việt Nam hiện nay trong một sốlĩnh vực nổi cộm như an toàn vệ sinhthực phẩm, chất luợng hàng hoá,hàng giả, dịch vụ tài chính…; từ đóđưa ra một số chiến luợc chung đểnâng cao công tác bảo vệ người tiêudùng nói chung cũng như nâng caovai trò của người tiêu dùng nữ nóiriêng.

Cũng tại Hội thảo, bà Vũ Thị BạchNga đã có bài phát biểu về Luật Bảovệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD)Việt Nam, một số vấn đề cần lưu ý. Bàiphát biểu tập trung giới thiệu vềnhững nội dung cơ bản của Luật Bảovệ quyền lợi người tiêu dùng như:quyền của người tiêu dùng; tráchnhiệm của doanh nghiệp cung cấphàng hoá, dịch vụ, trách nhiệm thôngtin hàng hoá, dịch vụ cho người tiêudùng, trách nhiệm của bên thứ bacung cấp thông tin về hàng hoá, dịchvụ cho người tiêu dùng, trách nhiệmcung cấp bằng chứng giao dịch; tráchnhiệm bảo hành; giải quyết khiếu nại

vai trò của người tiêu dùng nữ trong thực thi pháp luậtbảo vệ người tiêu dùng

cho người tiêu dùng… Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi – Chủ

nhiệm Câu lạc bộ Người tiêu dùng nữcũng có bài phát biểu về vai trò củaNTD nữ trong việc thực thi pháp luậtbảo vệ NTD tại Việt Nam trong đónhấn mạnh về vai trò và vị thế củaNTD trong đời sồng và trên thịtrường, những mối quan tâm và khảnăng thực thi của NTD nữ đối với luậtpháp bảo vệ NTD tại Việt Nam, Câulạc bộ NTD nữ thực hiện bảo vệquyền lợi người tiêu dùng nữ trong

hoạt động của mình, vai trò của NTDnữ trong việc thực thi Pháp luật bảovệ NTD.

Hội thảo đã góp phần phổ biến,tuyên truyền đến NTD về pháp luậtbảo vệ NTD, tạo tiền đề để triển khaicác hoạt động phổ biến, nâng caokiến thức tiếp theo về Luật Bảo vệNTD vừa được thông qua cũng nhưnâng cao vai trò của NTD nữ trongthực thi công tác bảo vệ quyền lợiNTD.

THUỲ LiNH

v C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Giao dịch điện tử là một loạihình giao dịch mới trong giaodịch thương mại tại Việt Nam,

cùng với những ưu điểm của giaodịch điện tử, nhiều doanh nghiệp đãthành công trong cung cấp dịch vụthông qua giao dịch điện tử, vẫn tồntại nhiều doanh nghiệp, cá nhân lợidụng giao dịch điện tử để lừa dốingười tiêu dùng. Để có cách nhìntoàn diện hơn về giao dịch điện tửcũng như khuyến cáo người tiêudùng trước tình trạng lừa dối, sửdụng thông tin cá nhân bất hợp phápcủa người của người tiêu dùng đểtrục lợi bất chính, Cục Quản lý cạnhtranh đã phối hợp với Cục Thươngmại điện tử và Công nghệ thông tintổ chức Hội thảo “Bảo vệ người tiêudùng trong giao dịch điện tử” tạikhách sạn Hilton số 1 Lê Thánh Tôngvào 8h ngày 30 tháng 11 năm 2010.

Tham dự buổi Hội thảo có sựtham dự của ông Nguyễn PhươngNam - Phó Cục trưởng Cục Quản lýcạnh tranh, ông Trần Hữu Linh - PhóCục trưởng Cục Thương mại điện tửvà Công nghệ thông tin, Tiến sĩ Vũ Thị

Bạch Nga - Trưởng Ban Bảo vệ ngườitiêu dùng Cục Quản lý cạnh tranh, Đạidiện một số doanh nghiệp tiêu biểucung cấp giao dịch điện tử, các luậtsư, người tiêu dùng và các phươngtiện thông tin đại chúng đưa tin.

Cùng với sự phát triển của nềnkinh tế đất nước, thương mại điện tửtại Việt Nam đã phát triển khôngngừng, nhiều hình thức giao dịchđiện tử đã được thực hiện như cácdịch vụ bán hàng qua mạng, giaodịch qua mạng của các chủ thể trongnền kinh tế, gần 100% các doanhnghiệp Việt Nam đã triển khai giaodịch điện tử ở các mức độ và quy môkhác nhau, thậm trí nhiều dịch vụcông của cơ quan quản lý nhà nướcđã sử dụng dịch vụ này như kê khaithuế, khai báo hải quan, thủ tục xuấtnhập khẩu…

Đạt được kết quả như trên củagiao dịch điện tử là do những ưuđiểm vượt trội của giao dịch điện tửso với các phương thức giao dịchthương mại khác như tiết kiệm thờigian, tiết kiệm chi phí để tiến hànhgiao dịch, giảm các chi phí trung gian

trong quá trình ký kết làm giảm giáthành sản phẩm và điều đặc biệt củathương mại điện tử là xóa nhòa kháiniệm biên giới giữa các quốc gia bởicác giao dịch điện tử có thể thực hiệntrên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, việc giao dịch điện tửvẫn còn nhiều vấn đề khiến ngườitiêu dùng và doanh nghiệp chưamạnh dạn sử dụng giao điện tử nhưbị tiết lộ thông tin cá nhân, chưa antâm về nhà cung cấp sản phẩm dịchvụ, cũng như đối tượng giao dịch làhàng hóa và chất lượng dịch vụ chưađược đảm bảo như quảng cáo quagiao dịch điện tử, các phương thứcgiải quyết khiếu nại người tiêu dùngthông qua giao dịch điện tử chưa đạtkết quả cao.

Nguyên nhân là do giao dịch điệntử tại Việt Nam là một phương thứcgiao dịch mới, chính vì vậy về các vănbản pháp luật hiện hành vẫn còn lỗhổng, các chế tài với hành vi phạmgiao dịch điện tử chưa đủ sức dăn đe,với người tiêu dùng thì không tìmhiểu kỹ về thông tin trên quảng cáo,chưa biết tự bảo vệ mình trong giao

Người tiêu dùng với giao dịch điện tử tại việt Nam hiện nay

v C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

dịch thông thường nói chung và giaodịch diện tử nói riêng, về phía cácdoanh nghiệp thì thường trốn tránhtrách nhiệm, thậm chí còn lợi dụnggiao dịch điện tử để lừa gạt người tiêudùng.

Xu hướng của thương mại điện tửtrên thế giới và tại Việt Nam trongtương lai sẽ phát triển mạnh do:

- Thương mại điện tử ngày càngchiếm tỉ trọng lớn, giá trị thương mạingày càng tăng. Theo www.emar-keter.com thì doanh thu bán lẻ tại thịtrường Mỹ tăng mạnh qua các năm:

Tại Việt Nam theo www.vatgia.comđến tháng 10 năm 2010, có 30 triệungười sử dụng internet dự kiến đạt 40triệu người trong 3 năm tới.

- Các chủ thể tham gia giao dịchđiện tử ngày càng nhiều, không chỉgiao địch giữa người tiêu dùng vớidoanh nghiệp mà còn người tiêudùng với cơ quan nhà nước, ngườitiêu dùng với nhau, doanh nghiệpgiao dịch với doanh nghiệp và cơquan quản lý nhà nước với cơ quanquản lý nhà nước.

- Các công cụ hỗ trợ giao dịchđiện tử ngày càng phát triển nhưcông nghệ thông tin, sự bùng nổ in-ternet, các hình thức thanh toán điệntử được áp dụng rộng rãi, khôn khổpháp lý dần được hoàn thiện.

- Nhận thức của người tiêu dùngvề giao dịch điện tử ngày được nângcao.

Để tạo điều kiện cho giao dịchđiện tử phát triển nhanh ổn địnhtương xứng với những tiềm năng vốncó của của lĩnh vực này cần có sự phốihợp, nỗ lực của các đối tượng thamgia thị trường.

Với cơ quan quản lý cần hoànthiện cơ sở pháp lý, tăng cường tuyêntruyền phổ biến kiến thức về giaodịch điện tử để các doanh nghiệp cócơ sở thực hiện giao dịch điện tử vàphải thực hiện nghĩa vụ trong giao

dịch điện tử, đặc biệt cần xử lýnghiêm những vụ việc vi phạm giaodịch điện tử.

Với các doanh nghiệp kinh doanhtheo thương mại điện tử, cần tăngcường năng lực thực hiện các nghĩavụ theo giao dịch điện tử như cáccông cụ trợ giúp là internet, điệnthoại, web, thanh toán điện tử. Ngoàira cần nghiêm túc thực hiện cácnghĩa vụ sau bán hàng với sản phẩmvà dịch vụ của mình cung cấp.

Với người tiêu dùng, ngoài tựtrang bị cho mình kiến thức về tiêudùng, học cách bảo vệ mình tronggiao dịch điện tử, cần phải lên tiếngkhi quyền lợi bị xâm phạm, hoặc yêucầu các cơ quan bảo vệ người tiêudùng bảo vệ quyền lợi chính đángcủa mình.

Ngoài cơ quan quản lý nhà nước,người tiêu dùng, doanh nghiệp cungcấp sản xuất và cung cấp dịch vụ giaodịch điện tử thì các ngân hàng cũngcần nâng cao năng lực hoạt động,tăng thêm các điểm thanh toán điệntử tại các cửa hàng, siêu thị và cácdoanh nghiệp cung cấp hàng hóa,dịch vụ thông qua thương mại điệntử.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợicủa người tiêu dùng trong giao dịchđiện tử bà Vũ Thị Bạch Nga đưa rakhuyến cáo với người tiêu dùng trongtất cả các công đoạn của sử dụngdịch vụ như trước giao dịch, tronggiao dịch và sau giao dịch.

Trước giao dịch Thương mại điệntử người tiêu dùng cần:

Lựa chọn website bán hàng uy tínđược thể hiện qua thương hiệu nổitiếng, địa chỉ đăng ký và liên lạc rõràng, được cộng đồng người tiêu tiêudùng đánh giá và giới thiệu tốt;

Nghiên cứu kỹ các điều khoản sửdụng website như chính sách muahàng, thanh toán, vận chuyển, chínhsách hoàn trả, chính sách bảo hành,chính sách giải quyết khiếu nại.

Trong khi giao dịch điện tử ngườitiêu dùng cần:

Kiểm tra các thông tin mô tả sảnphẩm, giá, số lượng, phẩm chất trướckhi nhấn nút mua hàng; Kiểm tratổng giá trị thanh toán trước khi chấpnhận thanh toán; Lựa chọn phươngthức thanh toán cho phù hợp; Kiểmtra dấu hiệu thanh toán an toàn; Kiểmtra lại giá trị thanh toán, địa chỉ giaohàng, tên người được hưởng thanhtoán trước khi thanh toán; sao lưu cáchóa đơn bán hàng, hóa đơn thanhtoán.

Sau khi giao dịch thương mạiđiện tử người tiêu dùng cần:

Kiểm tra email để xác nhận đơnhàng và hóa đơn thanh toán; Theodõi thông tin vận chuyển do ngườibán cung cấp; Tuyệt đối không trả lờibất kỳ email hoặc một hình thức yêucầu cung cấp thông tin tài chính hoặccá nhân nào; Kiểm tra thông tin tàikhoản với ngân hàng để biết chínhxác số tiền đã được thanh toán. Nếusố tiền thanh toán lớn hơn số phảithanh toán cần yêu cầu ngân hàngtạm đóng tài khoản; Sau khi nhậnđược hàng hóa, dịch vụ cần kiểm trachất lượng có đúng như thông tinquảng cáo không; Nên thông báocho người bán biết về việc đã nhậnđược hàng hoặc có ý kiến góp ý đểngười bán hoàn thiện dịch vụ cungcấp.

THS. đOàN QUANG đÔNG

Năm Tỉ USd

2007 127.7

2008 146

2009 164.3

2010 182.5

2011 200.6

2012 210.4

v C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

>> Câu hỏi 1: việc gia hạnáp dụng biện pháp tự vệđược quy định như thếnào??

� Trả lờiTheo quy định tại Điều 26 Pháp

lệnh về Tự vệ, Bộ Công thương xemxét gia hạn việc áp dụng biện pháptự vệ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đạidiện cho ngành sản xuất trong nướccó hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụngbiện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhânđại diện cho ngành sản xuất trongnước với điều kiện toàn bộ hàng hóado tổ chức, cá nhân đó sản xuấtchiếm ít nhất 25% sản lượng hànghóa tương tự hoặc hàng hóa cạnhtranh trực tiếp được sản xuất trongnước.

Hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụngbiện pháp tự vệ phải bao gồm bằngchứng cho thấy ngành sản xuấttrong nước đó đã thực hiện các biệnpháp điều chỉnh cần thiết để nângcao khả năng cạnh tranh và phảiđược gửi cho Bộ Công thương chậmnhất là 6 tháng trước ngày biện pháptự vệ đó hết hiệu lực.

Các thủ tục về điều tra, công bố,thông báo quy định tại Chương Điềutra để áp dụng các biện pháp tự vệđược áp dụng tương ứng cho việcgia hạn áp dụng biện pháp tự vệ.

Mức độ áp dụng biện pháp tự vệtrong thời gian gia hạn không đượccao hơn mức độ áp dụng trong thờigian ngay trước đó.

>> Câu hỏi 2: Thời hạn ápdụng biện pháp tự vệ đượcquy định thế nào?việc tái ápdụng biện pháp tự vệ đượcquy định như thế nào?

� Trả lờiTheo quy định tại Điều 27 Pháp

lệnh về Tự vệ, một biện pháp tự vệđã được áp dụng đối với một loạihàng hóa có thể được áp dụng trở lạiđối với loại hàng hóa đó theo cácquy định như sau:

1. Trong trường hợp một biệnpháp tự vệ đã được áp dụng đối vớimột loại hàng hóa trên 4 năm thì chỉđược tái áp dụng đối với loại hànghóa đó sau một thời gian bằng mộtnửa thời gian đó.

2. Trong trường hợp một biệnpháp tự vệ được áp dụng đối vớimột loại hàng hóa từ 6 tháng đến 4năm thì chỉ được tái áp dụng đối vớiloại hàng hóa đó sau 2 năm.

3. Trong trường hợp một biệnpháp tự vệ được áp dụng đối vớimột hàng hóa có thời hạn dưới 6tháng thì chỉ có thể tái áp dụng biệnpháp tự vệ đó khi có đủ các điều kiệnsau đây

a) Ít nhất sau 1 năm, kể từ ngàyáp dụng biện pháp tự vệ trước đó;

b) Biện pháp tự vệ đã được ápdụng đối với loại hàng hóa khôngquá 2 lần trong thời gian 5 nămtrước ngày tái áp dụng biện pháp tựvệ.

4. Việc tái áp dụng một biệnpháp tự vệ đối với một loại hàng hóaphải được thực hiện theo các thủ tụcnhư khi biện pháp này được áp dụnglần đầu tiên.

>> Câu hỏi 3: Có nhữngquyết định nào về kết quả ràsoát các biện pháp tự vệ?

� Trả lờiTheo quy định tại Điều 25 Pháp

lệnh về Tự vệ, sau khi rà soát các biệnpháp tự vệ, Bộ Công thương ra mộttrong các quyết định sau đây:

1. Duy trì các biện pháp tự vệđang được áp dụng.

2. Giảm nhẹ mức độ áp dụng cácbiện pháp đó.

3. Đình chỉ các biện pháp tự vệđang được áp dụng.

Hà pHẠM

HỏI ĐáP

VĂN BẢN PHáP LUẬT MỚI BAN HÀNH

v C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong hai ngày 29 và 30tháng 11 năm 2010, Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh công bố 4 Luậtvừa được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa Xii trong đó cóLuật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gồm 6 chương, 51 điều cóhiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Trong đó, Luật quyđịnh rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa dịch vụtrong việc cung thông tin cho người tiêu dùng bao gồm: Việc ghinhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai giáhàng hoá, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ; cảnh

báo khả năng hàng hoá, dịch vụ cóảnh hưởng xấu đến người tiêu dùngvà các biện pháp phòng ngừa; cungcấp thông tin về khả năng cung ứnglinh kiện, phụ kiện thay thế củahàng hoá; cung cấp hướng dẫn sửdụng, điều kiện, thời hạn, địa điểm,thủ tục bảo hành; thông báo chínhxác, đầy đủ cho người tiêu dùng vềhợp đồng theo mẫu, điều kiện giaodịch chung trước khi giao dịch…

Thông tư số 41/2010/TT-ByT vềquy chuẩn kỹ thuật quốc gia đốivới các sản phẩm sữa lên men. Ngày18 tháng 11 năm 2010, Bộ Y tế banhành Thông tư số 41/2010/TT-BYT vềQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối vớicác sản phẩm sữa lên men.

Theo đó, Quy chuẩn quy định các

chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêucầu quản lý đối với các sản phẩm sữalên men. Vì vậy, các tổ chức, cá nhânnhập khẩu, sản xuất, kinh doanh cácsản phẩm sữa lên men tại Việt Nam;Các tổ chức, cá nhân có liên quanphải tuân thủ nghiêm ngặt quychuẩn này.

Thông tư đưa ra các quy định kỹthuật của các chỉ tiêu liên quan đếnan toàn thực phẩm đối với các sảnphẩm sữa lên men như các chỉ tiêu lýhoá; giới hạn tối đa các chất nhiễmbẩn; chỉ tiêu vi sinh vật; danh mụcphụ gia thực phẩm được phép sửdụng phù hợp với quy định hiệnhành…Đồng thời, việc ghi nhãn cácsản phẩm sữa lên men phải theođúng quy định tại Nghị định số89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 củaChính phủ về nhãn hàng hoá và cácvăn bản hướng dẫn thi hành.

Bên cạnh đó, các sản phẩm sữalên men được nhập khẩu, sản xuất,kinh doanh trong nước phải đượccông bố hợp quy phù hợp với các quyđịnh kỹ thuật tại Quy chuẩn này trước

khi lưu thông trên thị trường. Đồngthời, phương thức, trình tự, thủ tụccông bố hợp quy được thực hiện theoquy định về chứng nhận hợp chuẩn,chứng nhận hợp quy và công bố hợpchuẩn, công bố hợp quy được banhành kèm theo Quyết định số24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Côngnghệ và các quy định khác của phápluật.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sảnxuất các sản phẩm sữa lên men đăngký bản công bố hợp quy tại cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyềntheo phân cấp của Bộ Y tế và bảođảm chất lượng, an toàn theo đúngnội dung đã công bố. Tổ chức, cánhân chỉ được nhập khẩu, sản xuất,kinh doanh các sản phẩm sữa lênmen sau khi đăng ký bản công bốhợp quy với cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền và bảo đảm chấtlượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phùhợp với các quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày01 tháng 06 năm 2011.

Luật Tố tụng hành chính của Quốc hội.Ngày 24 tháng11 năm 2010 Quốc hội đãban hành Luật tố tụng hành chính số64/2010/QH12 trong đó quy định nhữngnguyên tắc cơ bản trong tố tụng hànhchính; trình tự, thủ tục khởi kiện và giảiquyết các vụ án hành chính; thi hành ánhành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và tráchnhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, ngườitiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ củangười tham gia tố tụng, của cá nhân, cơquan, tổ chức có liên quan.

Nghị định 112/2010/Nđ-Cp của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính tronghoạt động thương mại

Bên cạnh việc đưa ra một số sửa đổi liên quan tới các hành vi viphạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Vi phạmquy định về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Xử phạt viphạm hành chính về đăng ký kinh doanh, Vi phạm quy định về hànghóa cấm kinh doanh, Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhậplậu,… Nghị định cũng đưa ra các sửa đổi bổ sung liên quan tới quyđịnh về nhãn hàng hóa, xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả, v..v

v C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

Chỉ thị số 1875/CT-TTg về cácbiện pháp bình ổn thị trườngnhững tháng cuối năm.

Để bảo đảm đạt được tốc độ tăngtrưởng khoảng 6,5%, chỉ số giá tiêudùng cả năm ở mức khoảng 8%, bìnhổn giá cả thị trường những thángcuối năm, ngày 11/10/2010 Thủtướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số1875/CT-TTg yêu cầu các bộ, cơ quanliên quan, UBND các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương tiếp tục chỉđạo triển khai quyết liệt các giải phápbảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩymạnh sản xuất đã được đề ra tại Nghịquyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010của Chính phủ, trong đó, cần chútrọng việc tiếp tục chỉ đạo, áp dụngcác biện pháp kịp thời tháo gỡ khókhăn để các doanh nghiệp đẩy mạnhsản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giáthành sản phẩm, tăng lượng hànghóa cung ứng ra thị trường; tăng

cường chỉ đạo thực hiện các giải phápbảo đảm nguồn hàng, tuân thủ cácquy định về giá. Các Bộ: Công thương,Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Y tế, Xây dựng chậm nhất làtrong quý iV năm 2010 phải hoànthành và công bố quy hoạch pháttriển sản xuất và hệ thống phân phốicác sản phẩm chủ yếu như xăng dầu,phân bón, thép xây dựng, xi măng,lương thực, thuốc chữa bệnh theochủ trương của Chính phủ tại Thôngbáo số 133/TB-VPCP ngày 20/4/2009của Văn phòng Chính phủ.

Tại Chỉ thị này, Thủ tướng cũnggiao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp vớiBộ Công Thương, các bộ, cơ quan vàUBND tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, căn cứ quy định củapháp luật hiện hành về: thuế, kiểmsoát siêu lợi nhuận, chống liên kếtđộc quyền nâng giá và đầu cơ tráipháp luật, chỉ đạo các cơ quan chức

năng tăng cường kiểm soát các yếutố hình thành giá và việc xác định giábán các mặt hàng thiết yếu, mặt hàngthuộc diện bình ổn giá theo quy địnhhiện hành, nhất là các mặt hàng:thuốc chữa bệnh, sản phẩm sữa, thépxây dựng và vật liệu xây dựng, khíga…;

Chỉ thị cũng đề cao việc tăngcường kiểm tra, kiểm soát để bảođảm mọi tổ chức, cá nhân thực hiệnnghiêm quy định về đăng ký, niêmyếu giá và bán theo giá niêm yết; xử lýnghiêm các hành vi vi phạm về địnhgiá, liên kết định giá để thu lợi bấthợp lý; điều hành giữ ổn định giáđiện, giá than bán cho các hộ sảnxuất điện, xi măng, phân bón, giấytheo đúng chỉ đạo của Chính phủ; sửdụng linh hoạt các công cụ thuế, phí,quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăngdầu.

Lê dUy

Thông tư số 68/2010/TT-BNNpTNT củaBộ Nông nghiệp và phát triển nông thônngày 3 tháng 12 năm 2010 về Danh mục chỉtiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệsinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thựcphẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sảnxuất lưu thông trong nước Số: 68/2010/TT-BNNPTNT.

Danh mục này là căn cứ để cơ quan kiểmtra chỉ định chỉ tiêu cần phân tích. Việc chỉđịnh chỉ tiêu phân tích căn cứ vào danh mụcnêu trên và các thông tin sau: Lịch sử tuân thủquy định về vệ sinh an toàn thực phẩm củanhà sản xuất, nhà nhập khẩu; Tình hình thựctế về nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm từnơi sản xuất, nước sản xuất; Tình hình thực tếlô hàng và hồ sơ kèm theo; Chỉ tiêu được chỉđịnh phân tích phải do thủ trưởng cơ quankiểm tra quyết định, phù hợp với hướng dẫn,quy định của pháp luật hiện hành.

v C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Những ví dụ kiểu trên còn có thểtìm thấy ở nhiều ngành khác, từngân hàng, thép, vận tải… cho đếncà phê. Mỗi ngành lại có thể đưa racác lý do riêng để giải thích choquyết định của mình. Quả thực, việckhuyến khích hợp tác là rất cần thiết.Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệpViệt Nam cần đoàn kết trong bốicảnh đang phải đối mặt với cạnhtranh ngày càng gay gắt từ nướcngoài. Doanh nghiệp Việt Nam luônđứng trước những nguy cơ chèn éptừ phía các đối tác nước ngoài và vìthế, cần cùng nhau tạo ra sự đốitrọng đủ mạnh. Tuy nhiên, như đãnói, câu chuyện lại ở mức độ, nộidung và phạm vi của hợp tác. Nếuhiểu tinh thần chỉ đạo về khuyếnkhích đoàn kết hợp tác theo nghĩabắt tay hạn chế sự cạnh tranh thìchắc chắn doanh nghiệp sẽ trở nên

trì trệ, chậm đổi mới. Đó là chưa kểđến thiệt hại cho người tiêu dùng vàxã hội nói chung.

Cần nhắc lại Luật Cạnh tranh đãquy định cho miễn trừ có thời hạnđối với một số thỏa thuận hạn chếcạnh tranh nhất định[13]. Điều kiệntrước tiên để được hưởng miễn trừ làthỏa thuận phải nhằm hạ giá thành,có lợi cho người tiêu dùng. Điều kiệnthứ hai là phải thuộc một trong sốsáu trường hợp Luật định, bao gồm:hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hìnhkinh doanh, nâng cao hiệu quả kinhdoanh; thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật,công nghệ, nâng cao chất lượnghàng hoá, dịch vụ; thúc đẩy việc ápdụng thống nhất các tiêu chuẩn chấtlượng, định mức kỹ thuật của chủngloại sản phẩm; thống nhất các điềukiện kinh doanh, giao hàng, thanhtoán nhưng không liên quan đến giá

TƯ DUY PHÁT TRiỂN vàVẤN ĐỀ THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAMNCS. Lê THàNH viNH

(Đại học Monash, Melbourne, Autralia)

(Tiếp theo kỳ trước)

v C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

và các yếu tố của giá; tăng cường sứccạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ vàvừa; tăng cường sức cạnh tranh củadoanh nghiệp Việt Nam trên thịtrường quốc tế. Việc các cơ quan nhànước khuyến khích các doanhnghiệp thuộc ngành mình quản lýliên kết, thỏa thuận cần phải tuân

thủ các yêu cầu của Luật, đồng thờicần tôn trọng kết quả đánh giá

của cơ quan được Luật Cạnhtranh giao nhiệm vụ thẩm

định và quyết định các hồsơ đề nghị hưởng miễn

trừ. Việc không tuânthủ Luật không

những vi phạmnguyên tắc

Nhà nướcpháp quyềnmà nguyhại hơn, là

tạo ra nhữngtác động tiêu cực tới việchình thành văn hóa cạnh

tranh lành mạnh của doanh nghiệpViệt Nam.

1.3 Mở cửa hay bảo hộCũng kể từ khi tư duy kinh tế kế

hoạch hóa được thay đổi, quan điểmđóng cửa hay tự cung tự cấp đã dầnnhường chỗ cho tư duy mở cửa vàhội nhập. Chính sách mở cửa đãchính thức trở thành một nội dungtrong chiến lược phát triển của ViệtNam kể từ Đại hội Đảng lần thứ Vinăm 1986. Tuy có nhiều bước thăngtrầm trong quá trình mở cửa và hộinhập, có thể nói, đến nay thực tế đãkhẳng định tính đúng đắn của quyếtsách này. Nghị quyết số 07-NQ/TWngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị vềHội nhập kinh tế quốc tế khẳng địnhquan điểm: “Chủ động hội nhập kinhtế quốc tế và khu vực theo tinh thầnphát huy tối đa nội lực, nâng caohiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảmđộc lập, tự chủ và định hướng xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, anninh quốc gia, giữ gìn bản sắc vănhoá dân tộc, bảo vệ môi trường”.

Chúng tôi cho rằng, việc đảmbảo độc lập, tự chủ, giữ định hướngxã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích củadân tộc, an ninh chủ quyền quốc gia,giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vàbảo vệ môi trường là rất quan trọngvà chính đáng. Tuy nhiên, không thểvì mục tiêu bảo hộ mà dẫn đến làmtrì trệ nền sản xuất trong nước.

Mở cửa đồng nghĩa với việc ViệtNam chấp nhận cạnh tranh từ nướcngoài. Cạnh tranh từ hàng hóa nướcngoài sẽ tạo áp lực cho doanhnghiệp trong nước tìm cách cải tiếnnâng cao sức cạnh tranh của mình.Tuy nhiên, mở cửa quá nhanh sẽ cóthể làm cho doanh nghiệp trongnước chưa kịp chuẩn bị và đi đếnphá sản. Ngược lại, bảo hộ quá lâu lạilàm các doanh nghiệp trì trệ, chậmđổi mới. Vì vậy, điều cần bàn là cácbước đi và lộ trình mở cửa phù hợp.Nếu có bảo hộ thì cần có thái độ rõràng và dứt khoát về thời hạn cũngnhư những yêu cầu cụ thể để doanhnghiệp được bảo hộ phải tự thấy áplực cạnh tranh mà đổi mới.

Có thể nói, tư tưởng nhìn nhậnchủ động hội nhập để tạo áp lựccạnh tranh cho doanh nghiệp trongnước đổi mới và phát triển gần đâymới trở nên phổ biến.

Rõ ràng, bất kỳ một nền kinh tếnào còn duy trì bảo hộ là phổ biếnthì tinh thần ủng hộ nỗ lực xây dựngmột nền kinh tế năng động và cótính cạnh tranh cao sẽ bị giảm sútđáng kể. Điều này chỉ tiếp tục làmchậm trễ quá trình đổi mới chuyểnsang nền kinh tế vận hành theo cơchế thị trường và cạnh tranh. Trongbối cảnh đó, cơ quan thực thi sẽ cònphải đối mặt với nhiều khó khăn khimuốn xây dựng văn hóa cạnh tranhvà trực tiếp hơn là đưa Luật Cạnhtranh đi vào cuộc sống một cáchnhanh chóng.

3. Thay lời kếtCác phân tích ở trên không nằm

ngoài mục đích mong muốn xâydựng một nền kinh tế thị trường,

trong đó, cạnh tranh giữa các doanhnghiệp được nhìn nhận thích đáng.Luật Cạnh tranh vì thế cần phải đượcphát huy những sức mạnh vốn cócủa nó. Việc xây dựng và bổ sung cácnguồn lực cũng như hoàn thiện cácquy định của pháp luật là hoàn toàncần thiết. Xây dựng văn hóa cạnhtranh là việc làm lâu dài, nhưng lạiphải thường xuyên và nhất quán. Tưduy phát triển cũng nên được nhìnnhận lại một cách xuyên suốt. Cácnhà lãnh đạo, nhà hoạch định chínhsách và quản lý cần đề cao hơn nữavai trò tích cực của cạnh tranh trongnền kinh tế, từ đó đi đến nhất quántrong ban hành chính sách và hànhđộng quản lý cụ thể.

(13) Chỉ 5 loại thỏa thuận hạn chế cạnhtranh quy định tại Khoản 1-5, Điều 8, LuậtCạnh tranh mới được cơ quan có thẩmquyền xem xét cho hưởng miễn trừ. Cácthỏa thuận này bao gồm: thoả thuận ấnđịnh giá hàng hoá, dịch vụ một cách trựctiếp hoặc gián tiếp; thoả thuận phân chiathị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hànghoá, cung ứng dịch vụ; thoả thuận hạn chếhoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sảnxuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; thoảthuận hạn chế phát triển kỹ thuật, côngnghệ, hạn chế đầu tư; thoả thuận áp đặtcho doanh nghiệp khác điều kiện ký kếthợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ, hoặcbuộc doanh nghiệp khác chấp nhận cácnghĩa vụ không liên quan một cách trựctiếp đến đối tượng của hợp đồng.

(14) Điều này đã được Bộ Chính trị nhậnđịnh trong Nghị quyết số 07/07-NQ/TWngày 27/11/2001.

TẢN MẠN

v C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 23 - 2010

HOA CẢi THÁNG GiêNG, HAi

Chẳng ai biết tên hoa có tự bao giờ.Giữa nắng Xuân hoa cải như nàngthôn nữ hồn nhiên khoe sắc rạng

rỡ, đung đưa trong gió nhẹ. Một chiềulang thang bắt gặp bên vệ đường sắcvàng rực rỡ như níu kéo một thời dĩvãng khiến ai bỗng chợt thẫn thờ.

Tháng Chạp, cái lạnh còn se sắt,người dân quê tôi lại tất tả dọn cỏ xớiđất trồng rau. Nào tần ô, xà lách, cải,hành ngò được gieo trên những vạt đấtđã được dần tơi mịn. Khi từng tia nắngxuân trải vàng sưởi ấm xuống muôn vậtcỏ cây cũng là lúc những mầm non hénở, non tơ mơn mởn. Không gian nhưbừng lên sức sống, những luống cải trởmình vươn cao hân hoan trong nắngmới.

Qua tháng Giêng, Hai những bôngcải trổ hoa vàng rực một khoảng trờimênh mang. Gió đưa thoang thoảngthinh không nồng nàn mùi hương hănghắc đặc trưng của loài hoa quê mùa, cứngập ngừng trong mỗi bước chân aiqua, để rồi dù đi xa vẫn còn nhớ mãi sắcvàng li ti ánh trong mỗi chiều hoànghôn. Những buổi sương mai cánh hoanhư được dát bằng thuỷ tinh, trong suốtlấp lánh.

Với tôi, không biết tự bao giờ hoa cảicứ vấn vương gợi hoài niệm về một thờiquá vãng, nơi đó có dòng sông Thu Bồnchạy qua, là nơi tuổi thơ tôi chìm đắm

trong những trò chơi con trẻ, trốn tìmtrên những vạt cải ven sông mà kỷ niệmlà sắc hoa vàng ám ảnh. Đó là nơi lũ trẻchúng tôi vui đùa chơi trò đám cưới,hồn nhiên gắn những cánh hoa vàngtrên tóc để rồi dần rơi rụng theo bướcchân ai mỗi chiều; là nơi cô bé khóc òakhi những vòng hoa kết duyên rơi mấtđể bây giờ vẫn còn tiếc nuối một thờituổi thơ vụng dại.

Mỗi giấc mơ là một thế giới huyềnảo, lung linh như những giọt sươngđêm rưng rưng miền ký ức; có giấc mơtôi thấy mình lạc vào giữa một cánhđồng cải vàng chạy dài vô tận, trở về vớibãi sông rực rỡ sắc vàng, lòng chợt naonao trong niềm khát khao thầm kín củamột thời thơ dại. Giữa mênh mông hoa,cảm thấy mình thật bé nhỏ, những xúccảm trần gian bỗng rời xa chỉ còn lại sắcvàng đam mê, quyến rũ.

Quê tôi mùa này bãi biền ven sôngThu Bồn trải dài trong nắng nhữngthảm màu mê hoặc. Trong gió nhẹthoảng mùi hương nồng nàn hăng hắcchợt nhớ bài hát năm nào “có một mùahoa cải nở vàng trên bến sông, em đangthì con gái, đợi anh chưa lấy chồng” chợtthấy lòng lắng lại. Nơi quê nhà giờ nàycó lẽ cải đã ra bông, cô bé năm xưa vònghoa rơi mất đã đi lấy chồng...

Lê NGUyễN

(Sưu tầm)

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

CHỨC NĂNG & NHiỆM vỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp

dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAvà các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCA;

� Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCA;

� Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền vềquản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháptự vệ và các hoạt động khác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCA;� Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việc

theo chỉ đạo của Cục trưởng; � Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công.

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (vCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCid)

phòng Tổng hợp (TH)

phòng Công nghệ (iTd)phòng phát triển dịch vụ thông

tin và dữ liệu chuyên ngành(idSd)

phòng Thông tin và dữ liệuchuyên ngành (Aidd)

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂM đàO TẠO điỀU TRA viêN