114
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC BÀ RA - VŨNG TÀU ĐỀ TÀI: “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀO LĨNH VỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC QUỸ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG” LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8430101 NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC: TS. VŨ VĂN ĐÔNG HC VIÊN THC HIN: NGUYỄN VĂN TẤN BÀ RA-VŨNG TÀU, NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ĐỀ TÀI: “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN

QUẢN TRỊ VÀO LĨNH VỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC QUỸ ĐẤT CÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ

MÔI TRƯỜNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số ngành: 8430101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN ĐÔNG

HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN TẤN

BÀ RỊA-VŨNG TÀU, NĂM 2019

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

i

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Đông

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan đây là công trình NC riêng tác giả dưới sự hướng dẫn của TS.

Vũ Văn Đông. Các số liệu, kết quả NC trong luận văn là trung thực.

Tác giả

Nguyễn Văn Tấn

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

iii

LỜI CÁM ƠN

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu, đã

hết lòng tận tụy, truyền đạt kiến thức quý báu trong thời gian tác giả học tại trường. Đặc

biệt là TS. Vũ Văn Đông đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.

Bên cạnh đó, sự động viên của gia đình đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt

quá trình học tập. Tác giả gửi lời cám ơn đến các anh/chị và các bạn đồng nghiệp của

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức, song không

tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô và các

bạn đọc.

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày …… tháng …… năm 2019

Tác giả

Nguyễn Văn Tấn

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN --------------------------------------------------------------------------------- ii

LỜI CÁM ƠN ------------------------------------------------------------------------------------ iii

MỤC LỤC ---------------------------------------------------------------------------------------- iv

DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT --------------------------------------------- vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ ---------------------------- ix

TÓM TẮT ----------------------------------------------------------------------------------------- xi

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NC ---------------------------------------------------------------- xii

PHẦN MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------- Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NC ----------------------------------------- Trang 6

1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI ------------------------- Trang 6

1.1.1. Tổng quan các công trình NC nước ngoài ------------------------------------- Trang 6

1.1.2. Nhận xet -------------------------------------------------------------------------- Trang 11

1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ TRONG NƯỚC -------- Trang 11

1.2.1. Tổng quan các công trình NC trong nước ----------------------------------- Trang 11

1.2.2. Nhận xet -------------------------------------------------------------------------- Trang 14

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 --------------------------------------------------------------- Trang 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ CÁC NHÂN

TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT VÀO DOANH NGHIỆP ---------

-------------------------------------------------------------------------------------------- Trang 15

2.1. TỔNG QUAN VỀ KTQT ------------------------------------------------------- Trang 15

2.1.1. Các khái niệm về KTQT ------------------------------------------------------- Trang 15

2.1.2. Vai tro, chức năng của KTQT ------------------------------------------------- Trang 16

2.2 MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT TRONG

DOANH NGHIỆP ---------------------------------------------------------------------- Trang 21

2.3. MỘT SỐ LY THUYẾT NỀN TẢNG CÓ LIÊN QUAN CÁC NHÂN TỐ TÁC

ĐỘNG VIỆC VẬN DỤNG KTQT -------------------------------------------------- Trang 27

2.3.1. Ly thuyết bất định -------------------------------------------------------------- Trang 28

2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ------------------------------------------ Trang 28

2.3.3. Ly thuyết xã hội học (sociological theory) ---------------------------------- Trang 29

2.3.4. Ly thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) ----------------- Trang 30

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

v

2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KTQT TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, KHAI

THÁC QUỸ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU THUỘC SỞ

TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ------------------------------------------------------ Trang 31

2.4.1. Giới thiệu về Sở Tài nguyên và Môi trường -------------------------------- Trang 31

2.4.2. Giới thiệu về Trung tâm phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

--------------------------------------------------------------------------------------------- Trang 32

2.4.3. Tổng quan lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng

Tàu --------------------------------------------------------------------------------------- Trang 32

2.5. PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

--------------------------------------------------------------------------------------------- Trang 40

2.5.1. Thuận lợi ------------------------------------------------------------------------- Trang 40

2.5.2. Khó khăn-------------------------------------------------------------------------- Trang 41

2.5.3. Khảo sát thực tế vận dụng kế toán quản trị vào lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất

công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu -------------------------------------------- Trang 43

2.6. MÔ HÌNH NC DỰ KIẾN -------------------------------------------------------- Trang 44

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 --------------------------------------------------------------- Trang 45

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NC ---------------------------------------------- Trang 46

3.1. PHƯƠNG PHÁP NC ------------------------------------------------------------- Trang 46

3.2. NC ĐỊNH TÍNH ------------------------------------------------------------------ Trang 47

3.2.1. NC định tính ---------------------------------------------------------------------- Trang 47

3.2.2. Kết quả thảo luận chuyên gia ------------------------------------------------- Trang 48

3.2.3. Mô hình NC chính thức -------------------------------------------------------- Trang 49

3.3. NC ĐỊNH LƯỢNG --------------------------------------------------------------- Trang 50

3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ------------------------------------------------- Trang 54

3.3.2. Mô tả khảo sát ------------------------------------------------------------------- Trang 54

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 --------------------------------------------------------------- Trang 55

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NC ------------------------------------------------------- Trang 56

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ -------------------------------------------------------------- Trang 56

4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ------------------------------- Trang 57

4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ----------------- Trang 57

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA --------------------------------------------- Trang 60

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

vi

4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY --------------------------------------------------------- Trang 64

4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH --------------------------------------------------------- Trang 65

4.4.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ------------------------------------------- Trang 65

4.4.2 Kiểm định phương sai ---------------------------------------------------------- Trang 66

4.4.3. Hiện tượng đa cộng tuyến ----------------------------------------------------- Trang 67

4.4.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ----------------------------------- Trang 68

4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ HỒI QUY ------------------------------------------ Trang 69

4.6. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NC ----------------------------------------------------- Trang 71

4.6.1. Đối với nhóm trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp ----------- Trang 71

4.6.2. Đối với nhóm các nhân tố chi phi cho việc tổ chức KTQT --------------- Trang 71

4.6.3. Đối với nhóm các nhân tố văn hóa DN -------------------------------------- Trang 72

4.6.4. Đối vói nhóm nhân tố đặc thù ngành nghề kinh doanh -------------------- Trang 73

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 --------------------------------------------------------------- Trang 73

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ -------------------- Trang 74

5.1. KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------ Trang 74

5.2. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, KHAI

THÁC QUỸ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU - Trang 75

5.2.1. Xây dựng văn hoá DN --------------------------------------------------------- Trang 76

5.2.2. Nhân tố đặc thù ngành nghề kinh doanh ------------------------------------- Trang 76

5.2.3. Nhân tố trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp ------------------- Trang 76

5.2.4. Tổ chức KTQT trong DN với chi phí hợp ly -------------------------------- Trang 77

5.3. KIẾN NGHỊ ----------------------------------------------------------------------- Trang 78

5.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ---- Trang 79

5.4.1. Những hạn chế của luận văn -------------------------------------------------- Trang 79

5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo --------------------------------------------------- Trang 79

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 --------------------------------------------------------------- Trang 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

vii

DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Tư viêt tăt Nội dung

ACCA Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc

AMT Kỹ thuật sản xuất tiên tiến

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCTC Báo cáo tài chính

BĐKH Biến đổi khi hậu

BP Biến phi

BPQLDN Biến phi quản ly doanh nghiệp

CIMA Viện điều lệ kế toán quản trị

CP NVLTT Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp

CP NCTT Chi phi nhân công trực tiếp

CP SXC Chi phi sản xuất chung

CP BH Chi phí bán hàng

CP QLDN Chi phi quản ly doanh nghiệp

CSDL Cơ sở dữ liệu

DN Doanh nghiệp

DN FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNSX Doanh nghiệp sản xuất

ĐP Định phi

ĐKĐĐ Đăng ky đất đai

EFA Phân tich nhân tố khám phá

EMA Kế toán quản trị môi trường

EPM Quản lý hiệu suất doanh nghiệp

EU Liên minh Châu Âu

FTA Hiệp định thương mại tự do

GĐTC Giám đốc tài chinh

GTGT Giá trị gia tăng

GPMB Giải phóng mặt bằng

KTQT Kế toán quản trị

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

viii

Tư viêt tăt Nội dung

KTT Kế toán trưởng

KTTC Kế toán tài chinh

KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất

IFAC Hiệp hội kế toán quốc tế

JIT Quản trị Just in Time

IMA Viện kế toán quản trị Hoa Kỳ

MAPs Vận dụng kế toán quản trị

M & A Mua bán và sát nhập

NBD Nước biển dâng

NC Nghiên cứu

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NVL Nguyên vật liệu

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PTQĐ Phát triển quỹ đất

QH Quy hoạch

QSDĐ Quyền sử dụng đất

RCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

SMA Kế toán quản trị chiến lược

SX Sản xuất

TCTD Tổ chức tin dụng

TPP Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

TQM Quản trị chất lượng toàn diện

TM Thương mại

TSCĐ Tài sản cố định

TNMT Tài nguyên và Môi trường

TTPTQĐ Trung tâm phát triển quỹ đất

VHDN Văn hóa doanh nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

XTTM Xúc tiến thương mại

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT Ký hiệu Tên bảng Trang

1. Bảng 2.1 Hiện trạng đất công theo đơn vị hành chính cấp huyện 37

2. Bảng 3.1 Kết quả thảo luận chuyên gia về nhân tố tác động đến

việc vận dụng KTQT 48

3. Bảng 3.2 Thang đo khả năng vận dụng KTQT trong DN 51

4. Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu 56

5. Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Văn hóa 57

6. Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Ngành nghề 58

7. Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Trình độ 58

8. Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Chi phi 59

9. Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức 59

10. Bảng 4.7 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Vận dụng 60

11. Bảng 4.8 Kết quả kiểm định KMO và Bartl tt các biến độc lập 60

12. Bảng 4.9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 61

13. Bảng 4.10 Kết quả hồi quy (Lần 1) 64

14. Bảng 4.11 Kết quả hồi quy (Lần 2) 64

15. Bảng 4.12 Mức độ giải thích của mô hình 65

16. Bảng 4.13 Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tich phương sai

ANOVA 65

17. Bảng 4.14 Kiểm định Spearman’s rho 66

18. Bảng 4.15 Bảng phân tích hồi quy 69

19. Bảng 4.16 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 70

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

x

DANH MỤC HÌNH ẢNH

TT Ký hiệu Tên hình Trang

1. Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu của Tuan Mat (2010) 11

2. Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Kader và Luther, R. (2008) 22

3. Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Alper Erserim (2012) 22

4. Hình 2.4

Mô hình nghiên cứu của Tuan Zainun Tuan Mat

(2010) 23

5. Hình 2.5

Mô hình giả thuyết nghiên cứu các nhân tố tác động

đến khả năng vận dụng KTQT 44

6. Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 46

7. Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức 49

8. Hình 4.1 Đồ thị phân tán 68

9. Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu chính thức 70

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

xi

TÓM TẮT

Lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất công thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có chức năng Quản lý quỹ đất được giải phóng mặt bằng; Quỹ

đất đã nhận chuyển nhượng; Quỹ đất đã tạo lập và phát triển; Quỹ nhà đất đã xây dựng

để phục vụ tái định cư; Các khu đất không còn sử dụng hoặc chuyển đổi công năng,

giảm nhu cầu sử dụng của các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh và các cơ quan trung ương

đóng trên địa bàn tỉnh. Theo nhận định của Sở TN-MT thì việc quản ly và khai thác đất

công tốt sẽ góp phần tận dụng nguồn tài nguyên đất, tăng nguồn ngân sách và có quỹ

đất giúp tái định cư làm giàu cho địa phương.

Bài nghiên cứu đã tiến hành thực hiện được những điều tra: dựa trên cơ sở lý luận

về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị vào trong doanh nghiệp

nói chung. Từ đó, tác giả xác định và đo lường các nhân tố tác động đến việc vận dụng

kế toán quản trị trong lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất công thuộc Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện các

chính sách góp phần tăng cường việc vận dụng kế toán quản trị giúp đơn vị tận dụng

được các công cụ quản trị vào trong quản lý. Từ cơ sở đó, các nhà quản trị có được các

thông tin kịp thời và thich hợp, hữu hiệu, hiệu quả nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định

trong quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở tài

nguyên và Môi trường.

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

xii

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

1. Kết cấu tổng thể của luận văn

Luận văn “Các nhân tố tác động đên việc vận dụng kê toán quản trị vào lĩnh

vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở

Tài nguyên và Môi trường” bao gồm 93 trang: mục lục, danh mục bảng biểu, danh

mục hình vẽ, phụ lục và nội dung năm chương. Nội dung 5 (năm) chương bao gồm:

Phần mở đầu: Giới thiệu chung về nghiên cứu (5 trang); Chương 1: Tổng quan liên quan

đến đề tài nghiên cứu (14 trang); Chương 2: Cở sở lý thuyết (38 trang); Chương 3:

Phương pháp nghiên cứu (10 trang). Chương 4: Kết quả nghiên cứu (18 trang); Chương

5: Kết luận - Giải pháp - Kiến nghị (8 trang).Tổng số hình vẽ là 10hình; tổng số bảng

biểu là:19 bảng.

2. Kết quả đạt được của luận văn

Thông qua việc nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng

KTQT trong lĩnh vực quản ly, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để đưa ra các gợi ý cụ thể về các nhân tố tác

động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly, khai thác quỹ đất công trên địa

bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, gợi ý các chính sách

đối với các cấp quản ly Nhà nước nhằm góp phần nâng cao việc vận dụng KTQT trong

lĩnh vực quản ly, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở

Tài nguyên và Môi trường.

NC này sẽ cung cấp cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo để thiết lập

các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly, khai thác quỹ đất

công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc

nhằm cải thiện công tác KTQT trong lĩnh vực công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo thống kê sơ bộ ban đầu của các địa phương cho thấy, tổng diện tích đất công

trên địa bàn các huyện, thành phố hiện đang quản ly hơn 3.800 ha. Trong số này, có

nhiều diện tich đất công đang bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đich và có nguy cơ thất

thoát.

TP.Vũng Tàu là địa bàn có 47,8 ha đất công đang bị tổ chức, cá nhân lấn chiếm,

như: Xi nghiệp Cảng tàu khách Vũng Tàu lấn chiếm gần 156m2, Công ty TNHH

JolieMod Việt Nam lấn chiếm 197 m2; Nhà hàng Lan Rừng lấn chiếm 1.642 m2; Nhà

hàng Ô Quắn (Công ty Du lịch tỉnh BR-VT) lấn chiếm hơn 1.348 m2; DNTN Việt Hùng

chiếm 2.657 m2 tại 120B Chi Lăng, phường 12; Công ty TNHH Phạm Anh chiếm 5.170

m2 tại đường Võ Nguyên Giáp, phường 12… Một số diện tich đất công nằm xen kẽ

trong khu dân cư cũng bị tình trạng tượng tự. Điển hình là tại khu ao cá đường Võ Thị

Sáu (phường 2) với diện tích 31.008 m2 có tình trạng người dân lấn chiếm bờ hồ và phân

khu nuôi cá trên hồ; đất ven biển tại phường 2 bị lấn chiếm 22.051 m2 (3 thửa)…

Còn tại địa bàn huyện Xuyên Mộc, trong những năm qua, tình hình lấn chiếm đất

công diễn ra hết sức phức tạp. Theo ông Nguyễn Văn Linh, Phó Phong TN-MT huyện

Xuyên Mộc, tổng diện tich đất công trên địa bàn hơn 724 ha, trong đó đất xây dựng trụ

sở, các công trình công cộng, đất nghĩa địa và đất trống chưa sử dụng là 479 ha, phần

còn lại đất bị lấn chiếm sử dụng nằm rãi rác trên địa bàn các xã, thị trấn. Khu vực có

diện tich đất công bị lấn chiếm nhiều nhất tập trung ở khu dân cư Láng Hàng (xã Bình

Châu) khu đất công 156 ha ở xã Phước Thuận, khu 10 ha nuôi tôm giống (xã Phước

Thuận).

Tương tự, báo cáo của UBND huyện Đất Đỏ cho biết, phần diện tich đất công do

địa phương quản lý bị lấn chiếm, tranh chấp là 9,6 ha. Còn tại TP.Bà Rịa và các huyện

còn lại cũng có tình trạng đất công bị lấn chiếm ở một số nơi trên địa bàn, nhưng diện

tích bị lấn chiếm không nhiều, địa phương quản lý chặt chẽ hơn.

Theo ông Nguyễn Thiên Vũ, Trưởng Phòng Quy hoạch Kế hoạch - Chi cục Quản

ly đất đai (Sở TN-MT), nguyên nhân dẫn đến quỹ đất công bị lấn chiếm, sử dụng sai

mục đich là do một số nơi không thực hiện quản ly đến từng thửa đất, không lập sổ theo

dõi riêng, không thực hiện công khai theo quy định để người dân giám sát, không lập kế

hoạch bố trí sử dụng đất… Ngoài ra, do con nhiều diện tich đất công nằm rãi rác, xen

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

2

kẽ với các thửa đất nông nghiệp khác, khó xác định được ranh giới với thửa đất giao cho

hộ dân, cá nhân theo Nghị định 64/CP của Chính phủ quy định về giao đất nông nghiệp

cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đich sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, gây khó

khăn cho công tác quản lý và thống kê diện tich đất công. Việc quản lý lỏng lẻo, không

xác định được diện tich đất công dẫn đến một số diện tich đất bị sử dụng sai mục đich,

không phát huy hiệu quả.1

Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu là một trong những vấn đề đang sôi động về quản ly đất đai, chi phi xây

dựng, đền bù, quy hoạch….Và việc vận dụng KTQT sẽ tận dụng được các công cụ quản

trị để giúp các nhà quản trị có được các thông tin kịp thời và thich hợp, hữu hiệu, hiệu

quả nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định trong quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa

bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, với lịch sử hình thành kinh tế thị trường muộn

so với các nước trên thế giới, việc giảng dạy đào tạo KTQT tại Việt Nam mới chỉ bắt

đầu từ những năm đầu thập niên 90 của thế ky 20, do đó hiện nay phần lớn bộ phận kế

toán công tác tại các đơn vị hành chinh sự nghiệp tại Việt Nam cụ thể là Sở Tài nguyên

và Môi trường vẫn con bơ ngơ it nhiều đối với việc vận dụng KTQT. Tổng quan các

công trình nghiên cứu trước cho đến nay, tác giả thấy rằng việc vận dụng KTQT vào

hoạt động quản trị trong các các đơn vị hành chinh sự nghiệp (HCSN) vẫn con nhiều

vướng mắc, hệ quả tất yếu là trong thực tế ty lệ vận dụng KTQT trong các đơn vị hành

chinh sự nghiệp nói chung con rất thấp, các công cụ kỹ thuật KTQT được vận dụng hầu

hết là công cụ kỹ thuật truyền thống và hiệu quả đóng góp cho công tác quản trị chưa

cao. Việc vận dụng KTQT trong tại đơn vị hành chinh sự nghiệp như Sở Tài nguyên và

Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong lẫn

bên ngoài, có thể làm gia tăng tinh khả thi của việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản

ly, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và

Môi trường hoặc ngược lại. Do đó, tác giả cho rằng việc nghiên cứu nhằm nhận diện và

lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực

quản ly, khai thác quỹ đất công tại Sở Tài nguyên và Môi trường là chủ đề quan trọng

và cấp thiết. Chinh vì vậy, tác giả đã lựa chọn nội dung nghiên cứu “Cac nhân tô tac

đông đến viêc vận dung kế toan quản tri trong lĩnh vực quản lý, khai thac quỹ đất

1(Nguồn:http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201708/quan-ly-su-dung-quy-dat-cong-

con-long-leo-754105/truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2019)

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

3

công trên đia bàn tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu thuôc Sở Tài nguyên và Môi trường” để

thực hiện luận văn của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu (NC)

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản

ly, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và

Môi trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Khám phá, nhận diện các nhân tố tác động đến việc vận dụngKTQTtrong lĩnh

vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở Tài

nguyên và Môi trường.

- Đánh giá và đo lường các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong

lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở

Tài nguyên và Môi trường.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT

trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua

đối tượng nghiên cứu này, luận văn sẽ nhận diện các nhân tố nào tác động đến việc vận

dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Có nhiều nhóm nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN nói

chung và lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, tác sẽ sẽ chọn lọc những nhóm nhân tố

phu hợp và mang tinh chất đặc thu với lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa

bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra do hạn chế về thời gian và nguồn lực thực hiện

của luận văn, tác giả giới hạn phạm vi tiến hành khảo sát các các bộ quản ly trong lĩnh

vực quản lý, khai thác quỹ đất công từ cấp Sở, Ban, Ngành, mục đich để đa dạng hóa sự

khác biệt về nhân tố văn hóa, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh … của cán bộ quản

lý giữa các các cấp từ Sở, Ban, Ngành.

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

4

Thời gian khảo sát trong vong 3 tháng kể từ tháng 10 năm 2018. (10/2018 –

12/2018)

Đối tượng khảo sát: Các nhân viên làm việc bộ phận tài chính và bộ phận quản

lý và khai thác quỹ đất công; Các cấp lãnh đạo bậc trung và bậc cao quản lý và khai thác

quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

4. Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản

lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và

Môi trường?

- Mức độ ảnh hưởng của các từng nhân tố tác động đến việc vận dụng

KTQTtrong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường?

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Thông qua việc nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng

KTQT trong lĩnh vực quản ly, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để đưa ra các gợi ý cụ thể về các nhân tố tác

động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly, khai thác quỹ đất công trên địa

bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, gợi ý các chính sách

đối với các cấp quản ly Nhà nước nhằm góp phần nâng cao việc vận dụng KTQT trong

lĩnh vực quản ly, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở

Tài nguyên và Môi trường.

Nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo để

thiết lập các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly, khai thác

quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

hoặc nhằm cải thiện công tác KTQT trong lĩnh vực quản ly, khai thác quỹ đất công trên

địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng kết hợp hai phương pháp NC định tinh và định lượng như sau:

- Phương pháp định tinh: dung công cụ phỏng vấn kết hợp với xin y kiến

chuyên gia để xác định các nhóm nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng KTQT trong

lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

5

Tài nguyên và Môi trường. Từ nội dung trao đổi và phỏng vấn chuyên gia, tác giả sẽ sử

dụng kết quả thảo luận cuối cung để làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho

công tác khảo sát.

- Phương pháp định lượng: dung công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu bằng

cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc

vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, từ đó tiếp tục dung công cụ phần mềm

SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy

của các thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý,

khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường, đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng. Các

công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương (Chi-square), Conbach’s Alpha, phân tich

nhân tố khám phá (EFA), phân tich hồi quy đa biến.

7. Kêt cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, nội dung luận văn được chia thành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài NC

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình NC

Chương 3: Phương pháp NC

Chương 4: Phân tich kết quả NC

Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong chương 1, tác giả sẽ trình bày những nội dung sau đầy: (1) Tổng quan các

công trình nghiên cứu nước ngoài; (2) Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước.

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các DN có thể tóm tắt

ở một số mảng như sau:

Thư nhất, các nghiên cứu tổng thể liên quan về sự thay đổi và nguyên nhân

dẫn đên sự thay đổi trong việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp (DN) noi

chung qua các giai đoạn phát triển của KTQT.

Theo Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC) (1998) nghiên cứu về quá trình phát triển

của KTQT chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 (trước 1950) với nội dung chinh là xác định

chi phí và kiểm soát tài chinh của DN. Giai đoạn 2 (1950-1960) với nội dung chinh là

cung cấp thông tin và kiểm soát chi phi. Giai đoạn 3 (1970-1980) với nội dung giảm

lãng phi và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Giai đoạn 4 (1980 đến nay) tạo ra giá trị

doanh nghiệp bằng cách sử dụng các nguồn lực đạt hiệu quả.

Năm 2013 tác giả Gary Cokin tiếp tục nghiên cứu sự phát triể của KTQT sẽ rẻ

sang xu hướng phân tich và dự báo. Trên cở sở các số liệu của quá khứ (do kế toán tài

chinh cung cấp), DN so sánh, đánh giá và dự báo trong tương lai về mục tiêu, chiếc lược

kinh doanh. Và trong ky nguyên phân tich dự báo này, tác giả đã tổng hợp 7 (bảy) xu

hướng chinh của KTQT bao gồm: (1) Phân tich sản phẩm sang kênh phân phố sản phẩm;

(2) Nâng cao vai tro của KTQT trong việc nâng cao hiệu suất DN; (3) Tăng cường nội

dung kế toán dự báo; (4) Phân tich trong kinh doanh; (5) Sử dụng nhiều phương pháp

KTQT; (6) Ứng dụng công nghệ thông tin; (7) Quản ly chi phi.

Tại Châu Âu, có các công trình tiêu biểu về KTQT như sau:

Công trình nghiên cứu về thức ăn và nước giải khát tại nước Anh năm 2006 của

tác giả Abdel-Kader và Luther. Tác giả cho rằng doanh nghiệp cần áp dụng các kỹ thuật

KTQT tiên tiến để cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất để phân tich về DN và so

sánh với các đối thủ cạnh tranh. Những nghiên cứu KTQT tại Châu Âu hầu hết đều nhấn

mạnh nội dung: phân loại chi phi, kiểm soát, quản ly và cung cấp thông tin cho nhà quản

trị DN.

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

7

Nhóm tác giả Bruggeman et al. (1996), O‘Dea (1998), Pierce và O‘Dea (1998)

có cung quan điểm khi DN sử dụng các công cụ truyền thống KTQT vẫn được tuy nhiên

cần bổ sung các kỹ thuật KTQT hiện đại như kỹ thuật quản trị mới ABC, kế toán chi phi

mục tiêu. Tuy nhiên, nhóm tác giả cho rằng các kỹ thuật tiên tiến đóng vai tro bổ trợ chứ

không phải thay thế toàn bộ các kỹ thuật truyền thống. Tiếp đến, tác giả Hyvonen (2007),

tác giả nghiên cứu việc vận dụng KTQT vào DN với mục tiêu là đo lường các chỉ số tài

chinh và kiểm soát chi phi con bổ sung thêm việc đo lường các chi tiêu phi tài chinh như

sự hài long khách hàng, thái độ của khách hàng,…

Tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương có các công trình nghiên cứu về KTQT

như sau:

Tại Nhật năm 1991 công trình về KTQT củ tác giả Scarbrough et al., tác giả

khuyến khich vận dụng nhiều công cụ kỹ thuật hiện đại của KTQT như TQC, TPM, JIT,

VE và ROS sẽ cung cấp cho nhà quản trị nhiều thông tin phục vụ cho quá trình phân

tich, kiểm soát chi phi. Trần Ngọc Hung (2016) cho rằng cần vận dụng các kỹ thuật hiện

đại KTQT trong quá trình phân tich và cung cấp thông tin chi phi trong quá trình ra

quyết định vì nó có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Là một trong những người tiên phong, Simmonds (1981, 16) đã khái niệm SMA

theo hướng KTQT phát triển và hỗ trợ cho quản trị chiến lược, có nghĩa SMA là “…

viêc cung cấp và phân tich dư liêu KTQT vê một DN và các đôi thu canh tranh cua no

đê sư dung và kiêm soát chiên lươc doanh nghiêp”. Theo đó sự phát triển của SMA để

đáp ứng cho nhu cầu quản trị nhằm đạtđến sự thành công và “…đat đươc một lơi thê

canh tranh bên vưng”. Sau này ngày càng nhiều học giả tiếp tục phát triển nghiên cứu

chuyên sâu của SMA trong ứng dụng và liên kết của kế toán và chiến lược trong thực

tiễn Slagmulder (1997) đã tiến hành việc nghiên cứu ly thuyết nền tảng nhằm mục đich

tìm hiểu cách hệ thống kiểm soát quản ly hỗ trợ việc ra quyết định đầu tư chiến lược và

phu hợp với chiến lược của DN.

Nhóm tác giả (Naranjo and Hartman, 2006) cho rằng: “những hệ thống KTQT

được sử dụng để khắc phục những khó khăn này cũng như hỗ trợ sự thay đổi chiến lược”.

Trong giai đoạn này, tác giả Simonds (1981) giới thiệu khái niệm về SMA, và đồng thời

Shank và Govindarajan (1993) cũng phát triển y tưởng về quản trị chi phi chiến lược.

Theo đó, quản trị chi phi chiến lược được khái niệm là “sư quan trị viêc sư dung các

thông tin chi phi một cáchdứt khoát tai một hoăc nhiêu hơn trong bôn giai đoan cua chu

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

8

ky quan trị chiên lươc bao gồm: tao lập chiên lươc, truyên đat chiên lươc trong DN,

phát triên và thưc hiên các sách lươc đê ứng dung chiên lươc, phát triên và vận dung

các thu tuc kiêm soát nhăm giám sát mức độ thành công cua các bươc ứng dung cũng

như đat đươc các muc tiêu cua chiên lươc”. Theo Shank và các cộng sự, quản trị chi phi

chiến lược là sự tich hợp bởi ba nhân tố: (1) Các nhân tố bên ngoài tác động đến DN

nhằm mục đich quản trị chi phi hiệu quả, (2) Vai tro của kế toán chi phi trong một DN;

(3) Các tiêu thức phân bổ chi phi thuộc về hai mảng: cấu trúc và hoạt động của tổ chức.

Alawattage và Wickramasingh (2007) cũng đã đưa ra nhận xét dựa trên nghiên

cứu của mình rằng sự thay đổi trong KTQT như một phương pháp nghiên cứu để hiểu

phương thức tác động của các nhân tố bên ngoài làm thay đổi quá trình định hướng trong

nội bộ DN. Theo họ, tiến trình thay đổi thể hiện và phản ánh vấn đề là các công cụ kỹ

thuật KTQT được nêu bật lên, vận dụng và thay đổi như thế nào trước những yêu cầu

thay đổi của môi trường nơi DN hoạt động.

Theo Laitinen (2003), các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của KTQT được dán

nhãn là “các nhân tố đóng vai tro động cơ thúc đẩy”, và được các nhà nghiên cứu liệt kê

cụ thể như các nhân tố khuyến khich sự thay đổi (vi dụ như sự cạnh tranh của thị trường,

cấu trúc DN, công nghệ sản xuất sản phẩm); các chất xúc tác cho sự thay đổi (vi dụ như

sự yếu kém về chỉ số tài chinh, sự sụt giảm về thị phần, sự thay đổi của tổ chức...); các

nhân tố làm cho quá trình thay đổi dễ dàng (vi dụ như nguồn nhân lực kế toán, mức độ

về tự trị, yêu cầu về kế toán …). Sự tương tác giữa các nhân tố nói trên khuyến khich sự

thay đổi không chỉ lĩnh vực KTQT mà con các lĩnh vực khác có liên quan như cấu trúc

và chiến lược của DN. Laitinen (2003) đã sắp xếp các nhân tố này vào sáu nhóm khác

nhau bao gồm: nhu cầu thông tin, thay đổi về công nghệ và môi trường, sự săn sàng thay

đổi, nguồn lực để thay đổi, mục tiêu của sự thay đổi và các yêu cầu từ bên ngoài. Ngoài

ra tác giả cũng sử dụng bốn loại hạng mục khác nhau của các nhân tố để giải thich sự

thay đổi của KTQT bao gồm: các nhân tố của DN, các nhân tố tài chinh, các nhân tố

thúc đẩy và các kỹ thuật quản trị (Laitinen, 2003). Sự thay đổi ở môi trường kinh doanh

và công nghệ được sử dụng như là các nhân tố khuyến khich trong việc giải thich sự

thay đổi của KTQT và sự thay đổi của các nhân tố khác của DN như cấu trúc và chiến

lược. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố tác động

qua về lẫn nhau theo dây chuyền và nguyên nhân - kết quả khi xem xét sự thay đổi của

KTQT. Vi dụ như ba nhân tố được xem xét ở đây là các nhân tố thúc đẩy, nhân tố của

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

9

DN và nhân tố tài chinh: sự thay đổi trong môi trường và công nghệ được xem như là

các nhân tố thúc đẩy để giải thich sự thay đổi của KTQT và các nhân tố khác của DN

như cấu trúc và chiến lược. Và bên cạnh đó, các nhân tố cấu trúc và chiến lược của DN

lại có mối liên hệ với KTQT trong cung bối cảnh thay đổi. Con đối với các nhân tố tài

chinh thì đóng vai tro là sản phẩm đầu ra đối với sự thay đổi của KTQT và cấu trúc DN.

Bằng nghiên cứu của mình Grandlund (2001) đã chỉ ra rằng các chỉ số tài chinh yếu kém

có thể đặt áp lực kinh tế lên DN để buộc DN có những sự thay đổi về việc vận dụng các

kỹ thuật KTQT nhằm tạo ra một hiệu quả làm việc cao hơn. Và cũng đồng quan điểm

đó, Baines và Langfield-Smith (2003) chỉ ra rằng nếu sự thay đổi của KTQT dựa trên

những thông tin kế toán đáng tin cậy sẽ tạo ra sự cải thiện về thành tich của DN. Và điều

đó cũng có nghĩa là các thành tich về tài chinh cũng là các chỉ báo sớm hay kết quả đầu

ra của sự thay đổi về KTQT. Trong một nghiên cứu tổng hợp các nghiên cứu thực tiễn

tiến hành tại Uc, Anh và Mỹ, Lobo et al. (2004) đã xác định vai tro của các nhân tố

(nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài và nhân tố thuộc về DN) tác động đến sự thay

đổi của KTQT như sau:

- Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài: sự toàn cầu hóa của các thị trường, sự

tiến bộ của thông tin và các công cụ kỹ thuật sản xuất, sự gia tăng cạnh tranh.

- Nhân tố thuộc về DN: năng lực, mối quan hệ với các khách hàng và các nhà

cung ứng, sự giảm biên chế, sự gia công, sự phăng hóa về cấu trúc DN và sự hợp tác

đồng đội trong DN.

Rất nhiều DN đã trải qua những sự thay đổi quan trọng trong môi trường kinh

doanh như sự tiến bộ về kỹ thuật công nghệ, sự gia tăng cạnh tranh trong môi trường

kinh doanh, những chiến lược quản trị mới hay là xu hướng tập trung vào các dịch vụ

chăm sóc khách hàng … Và có rất nhiều nghiên cứu có liên quan về sự thay đổi của

KTQT cũng chỉ ra rằng sự thay đổi của môi trường hoạt động sẽ có tác động lên việc

lựa chọn những hệ thống KTQT hay những công cụ kỹ thuật KTQT được đánh giá hiệu

quả nhất, để từ đó dẫn đến việc DN phải cân nhắc lại các chiến lược và tiến hành tái cấu

trúc nhằm đặt được những thành quả cao hơn (Burns and Vaivio, 2001; Choe, 2004;

Gomes et al., 2007).

Thư hai, NC về các nhân tố tác động đên việc vận dụng KTQT trong các DN

Cung với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế, KTQT cũng đã có rất nhiều

sự thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi của KTQT không phải là hiện tượng đồng nhất. Các

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

10

nghiên cứu chỉ ra rằng các sự thay đổi trong hệ thống KTQT mới hay các công cụ kỹ

thuật mới bị ảnh hưởng bởi cả nhân tố bên ngoài (môi trường) cũng như các nhân tố nội

tại (liên quan đến DN). Theo như Shields (1997) thì các nhân tố tiềm năng dẫn dắt sự

thay đổi bao gồm yếu tố cạnh tranh, các công nghệ, cấu trúc doanh nghiệp và các chiến

lược. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này cũng chỉ ra các vai tro khác nhau khi

tác động đến quá trình thay đổi của KTQT.

Tại Anh quốc năm 2018 nhóm tác giả Abdel-Kader và Luther, R. đã nghiên cứu

khi vận dụng KTQT trong lĩnh vực thức ăn và nước uống với việc vận dụng nhiều công

cụ kỹ thuật hiện đại của KTQT như: kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT), quản trị chất

lượng toàn diện (TQM),…kết quả nhóm tác giả nhận định sức mạnh nguồn lực khách

hàng có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DN bao gồm các nội dung:

- DN nếu nhận thức về sự bất ổn cao của môi trường sẽ lựa chọn vận dụng KTQT

ở mức độ phức tạp hơn so với DN nhận thức về sự bất ổn thấp;

- DN nếu phải đối mặt với nguồn lực khách hàng mạnh hơn sẽ lựa chọn vận

dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn so nhằm cải thiện quy trình ra quyết định và kiểm

soát để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn;

- DN nếu áp dụng thiết kế tổ chức phân quyền sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở

mức độ phức tạp hơn so với DN áp dụng thiết kế tổ chức tập quyền;

- DN có quy mô lớn sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn so với

DN có quy mô nhỏ;

- DN nếu có áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến (ATM), quản trị chất lượng

toàn diện (TQM), quản trị Just in Time (JIT) sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ

phức tạp hơn so với DN không áp dụng.

Năm 2010, tác giả Tuan Mat nghiên cứu vận dụng KTQT trong các DNSX tại

Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi cấu trúc DN có ảnh hưởng đến chiến

lược kinh doanh của DN. Và tiếp tục phát triển nghiên cứu của nhóm tác giả (Abdel-

Kader và Luther, 2008; Erserim, 2012) tiến hành nghiên cứu ở các DNSX tại Thổ Nhĩ

Kỳ về tác động của các nhân tố: “bao gồm VHDN, đặc điểm của DN và các nhân tố môi

trường bên ngoài đến việc vận dụng KTQT”. Mô hình NC và các biến như sau:

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

11

Năm 2012, tác giả Ahmad tiến hành nghiên cứu vận dụng KTQT tại DN nhỏ và

vừa tại Malaysia chứng minh việc vận dụng KTQT giúp DN tăng hiệu quả và hiệu suất

và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: quy mô DN, mức độ cạnh tranh, vận dụng các kỹ

thuật KTQT tiên tiến. Cung quan điểm trên, năm 2013 nhóm tác gải Prowle and Lowth

có bổ sung thêm nhân tố tác động đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ nhà quản

trị.

1.1.2. Nhận xet

Qua việc NC các công trình nghiên cứu trên thế giới, tác giả nhận thấy các NC

trước đã chỉ ra được được tiến trình và xu hướng phát triển của KTQT từ việc vận dụng

vào DN những công cụ kỹ thuật quản trị sơ lược ban đầu cho đến những hệ thống hoạch

định phát triển phức tạp ngày nay, những thay đổi của KTQT để có thể đáp ứng nhu cầu

ngày càng đa dạng của DN và các nguyên nhân dẫn đến những sự thay đổi trong việc

vận dụng KTQT vào DN nói trên. Tuy nhiên với sự gia tăng cạnh tranh do quá trình

phăng hóa thế giới mang lại, ngày càng có nhiều các nghiên cứu thực trạng vận dụng

KTQT trong các DN ở cả các nước đã và đang phát triển. Các khảo sát NC hiện nay

cũng đã chỉ ra một số các nhân tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào DN.

1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ TRONG NƯỚC

1.2.1. Tổng quan các công trình trong nước

Để tồn tại được trong một môi trường kinh doanh biến động và cạnh tranh hết

sức gay gắt, các DN Việt Nam ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng trong mối quan

hệ giữa việc xây dựng chiến lược và điều hành DN. Trong thực tế, xây dựng thành công

NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG

- Nhận thức về sự bất ổn của môi trường

- Nhận thức về mức độ cạnh tranh

VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

- Xác định chi phí và kiểm soát tài chính

- Thông tin cho việc quản trị hoạch định và

kiểm soát

- Giảm sự lãnh phí nguồn lực kinh doanh

- Tạo ra giá trị bằng cách sử dụng nguồn lực có

hiệu quả NHÂN TỐ DOANH NGHIỆP

- Thiết kế bộ máy quản lý

- Thiết kế bộ máy kế toán

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Tuan Mat (2010)

Nguồn: Tuan Mat (2010)

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

12

được một chiến lược có khoảng cách rất xa với việc điều hành thành công DN, vì việc

xây dựng thành công chiến lược không có nghĩa là đảm bảo vận dụng thành công chiến

lược. Một tin hiệu đáng mừng là đối với các DN lớn tại Việt Nam, cụ thể là theo khảo

sát trong Top 500 DN lớn nhất Việt Nam, đã có đến 68% các DN đã và đang triển khai

áp dụng các công cụ kỹ thuật đánh giá, đo lường chiến lược cho DN. Và cũng theo khảo

sát của Diễn đàn VNR500 thì có đến 7% DN được khảo sát đã và đang áp dụng thẻ Bảng

điểm cân bằng cũng như 36% DN đang có kế hoạch áp dụng trong quá trình xây dựng

chiến lược của mình (VNR500, Số 3, 2009).

Tuy nhiên, theo các khảo sát, nghiên cứu về việc áp dụng KTQT vào DN Việt

Nam nói chung và DN trong một giai đoạn dài từ 1997 cho đến 2010 (Phạm Văn Dược,

1997; Trần Anh Hoa, 2003; Phạm Ngọc Toàn, 2010) thì các DN chưa chú trọng đến

việc vận dụng các công cụ kỹ thuật của KTQT vào hoạt động quản ly DN, thậm chi ở

một số các DN con chưa có khái niệm về vận dụng KTQT hoặc chưa có bộ máy KTQT

riêng biệt để phục vụ cho nhu cầu quản trị của DN. Sau đó vào năm 2012, Đoàn Ngọc

Phi Anh khi tiến hành khảo sát trên 220 các DN Việt Nam với quy mô vừa và lớn đã chỉ

ra một số nhân tố như yếu tố cạnh tranh càng cao, phân cấp quản ly càng lớn thì càng

khiến cho các DN có xu hướng sử dụng càng nhiều các công cụ của SMA; và khi DN

sử dụng càng nhiều công cụ của SMA thì thành quả về cả hai mặt tài chinh – phi tài

chinh đạt được càng cao (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012).

Khi tìm hiểu về các nghiên cứu trong nước có đề cập đến KTQT trong DNNVV

thì tác giả nghiên cứu, tập hợp, phân tich và tổng hợp được một số luận văn thạc sĩ, luận

văn tiến sĩ, công trình nghiên cứu và bài báo tiêu biểu có tinh chất, nội dung về cơ bản

có liên quan đến luận văn như sau:

Phạm Văn Dược (1997), “Phương hương xây dưng nội dung và tô chức vận

dungKTQT vào các doanh nghiêp Viêt Nam”, Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Kinh

Tế TPHCM, 159 trang. Luận văn của tác giả đã góp phần tổng hợp các quan điểm về

KTQT, phương hướng xây dựng nội dung KTQT cũng như phương hướng tổ chức vận

dụng KTQTDN. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp cần có để tổ chức vận dụng KTQT

trong các DN Việt Nam.

Phạm Châu Thành (2001), “Vận dung KTQT vào các DN thương mai Viêt Nam”,

Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 161 trang. Luận văn của tác giả đã

tổng hợp các ly luận về KTQTcũng như thực trạng công tác KTQT trong các DN thương

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

13

mại Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất các quan điểm cung những nội dung chủ yếu vận

dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam với các mô hình cụ thể nhằm tạo ra khả

năng vận dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam một cách có hiệu quả.

Trần Anh Hoa (2003), “Xác lập nội dung và vận dungKTQT vào các

DNViêtNam”, Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 180 trang. Luận văn

của tác giả đã phân tich thực trạng của hệ thống kế toán Việt Nam nhằm chỉ ra những

mặt hạn chế về cơ cấu tổ chức hệ thống. Bên cạnh đó tác giả đã hệ thống hóa một số nội

dung cơ bản của KTQT phu hợp với yêu cầu và đặc điểm quản ly của DN Việt Nam. Từ

đó tác giả đưa ra các giải pháp khả thi nhằm vận dụng một cách nhanh chóng và có hiệu

quả KTQT vào quản ly các DN Việt Nam.

Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007, 22), nghiên cứu “Tô chức công tác kê toán trong

các doanhnghiêp vưa và nho ơ Viêt Nam”, “Luận văn của tác giả đã hệ thống hóa một

số vấn đề ly luận chung về công tác tổ chức kế toán, tiến hành khảo sát và đánh giá

những ưu, nhược điểm của hệ thống kế toán ở DN. Dựa vào kết quả khảo sát, tác giả

cũng đã đề xuất những giải pháp để để hệ thống ngày càng hoàn thiện và góp phần phục

vụ tốt hơn cho công tác kế toán tại DN”.

Phạm Ngọc Toàn (2010), “Xây dưng nội dung và tô chứcKTQT cho các

DNNVVơViêt Nam”, Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 131 trang.

Luận văn của tác giả đã tổng hợp, phân tich, trình bày các nội dung và tổ chức KTQT

trong DN, cũng như đã tổng hợp kinh nghiệm nội dung tổ chức KTQT của một số quốc

gia ở Châu Á và các nước phát triển khác. Đối với trong nước, tác giả cũng đã khảo sát

hiện trạng tình hình tổ chức cũng như nội dung KTQT đang áp dụng trong các DNNVV,

từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hỗ trợ cho các DNNVV tổ chức tốt

KTQT, tăng cường cung cấp thông tin phục vụ cho các quyết định quản ly.

Đoàn Ngọc Quế và Trịnh Hiệp Thiện (2014), SMA trong môi trường kinh doanh

hiện đại, KTQT trong môi trương kinh doanh hiên đai, Ky yếu hội thảo khoa học, Trường

Đại học Kinh Tế TPHCM. Bài báo của các tác giả đã tổng hợp lịch sử quá trình phát

triển của SMA, khái quát các kỹ thuật của SMA cũng như sự tác động của việcmôi

trường kinh doanh thay đổi (quá trình toàn cầu hóa, tinh linh hoạt của môi trường kinh

doanh) tác động đến hệ thống KTQT. Đối với trong nước, các tác giả cũng đã bước đầu

thống kê hiện trạng tình hình chương trình đào tạo về SMA cũng như đưa ra các kiến

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

14

nghị, định hướng về đào tạo cũng như vận dụng triển khai SMA vào các DN tại Việt

Nam.

1.2.2. Nhận xét

Tại Việt Nam, qua một quá trình nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển

KTQT tại Việt Nam, các tác giả đã đề xuất các phương hướng về vận dụng và xây dựng

KTQT tại các DN Việt Nam. Việc phân tich chi tiết và đưa ra các mô hình KTQT cho

mỗi loại hình DN khác nhau về ngành nghề (sản xuất, thương mại), về quy mô

(DNNVV, DN lớn) … đã giúp cho việc vận dụng KTQT vào các DN có được hướng đi

rõ ràng hơn.

Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam vẫn con thiếu các khảo sát chỉ ra các nhân

tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công

trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo phương

pháp định tinh và định lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng mức

độ khả thi của việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công

trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này tác giả đã trình bày việc tìm hiểu của mình về những nghiên

cứu trước đây đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện. Hai nhóm nội

dung cơ bản được đề cập trong chương này là: nêu bật lên những công trình tiêu biểu

trước đây đã thực hiện trong và ngoài nước có liên quan đến luận văn và nêu ra những

hạn chế trong các nghiên cứu đó cũng như sự cấp thiết đối với việc tiến hành tiếp tục

nghiên cứu các nhân tố tác động việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai

thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường.

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ CÁC NHÂN

TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT VÀO DOANH NGHIỆP

2.1. TỔNG QUAN VỀ KTQT

2.1.1. Các khái niệm về KTQT

Trong nghiên cứu của mình vào năm 1991, Scapens nhấn mạnh rằng cho đến nay,

không có một khái niệm nào về KTQT được toàn bộ các trường phái chấp nhận rộng

rãi, xuất phát từ ly do là một số các khái niệm thì quá chung chung không phu hợp với

một cấu trúc cụ thể nào, số con lại thì lại quá hep chỉ chuyên về một vài mảng hoạt động,

một vài khia cạnh của KTQT (Scapens, 1991). Tuy nhiên hầu hết các cuộc cách mạng

về sự thay đổi khái niệm KTQT có thể phát triển dựa trên ba trường phái chinh; đó là

việc phát triển từ các khái niệm của Viện KTQT Hoa Kỳ (IMA), Viện điều lệ KTQT

(CIMA) và Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC).

Sự thay đổi về khái niệm KTQT của CIMA thể hiện rằng KTQT đã tiến đến gần

hơn mối quan tâm của các nhà quản trị cấp cao về việc tập trung vào tinh hiệu quả, hoạch

định chiến lược và tạo ra giá trị. Và đến nay, xu hướng của năm 2015 thì CIMA đã đưa

ra khái niệm KTQT đơn giản là bao hàm kế toán tài chinh và cộng thêm phần giá trị gia

tăng.

Theo luật kế toán Việt Nam, do Quốc hội ban hành năm 2015 định nghĩa về

KTQT “…viêc thu thập, xư ly, phântich và cung cấp thông tin kinh tê, tài chinh theo yêu

cầu quan trị và quyêt định kinh tê, tài chinh trong nội bộ đơn vị kê toán”. Tuy nhiên

theo góc nhìn của tác giả thì xet dưới góc độ liên kết mật thiết giữa hai phân hệ KTTC

và KTQT, giữa các môn khoa học về quản trị tài chinh doanh nghiệp, phân tich hoạt

động kinh doanh với KTQT trong việc sử dụng con người, cơ sở dữ liệu kế toán cũng

như mục đich nhằm đáp ứng yêu cầu về thông tin để các nhà quản ly có thể ra quyết

định, chúng ta có thể xem xet KTQT như là môn khoa học kết hợp và giao thoa giữa

một số nội dung của KTTC, quản trị tài chinh doanh nghiệp và phân tich hoạt động kinh

doanh nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị ngày càng được nâng cao và đa dạng của DN.

Hay nói cách khác, KTQT bao hàm phần dữ liệu kế toán quá khứ của KTTC, các dữ liệu

về các chỉ số tài chinh của quản trị tài chinh doanh nghiệp và phát triển thêm hướng

quản trị các chỉ số phi tài chinh, các công cụ phân tich về hiệu quả, cơ hội kinh doanh

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

16

của phân tich hoạt động kinh doanh cả trong quá khứ kết hợp với xây dựng dự báo, kế

hoạch về các thông tin quản trị cho hoạt động tương lai của DN.

2.1.2. Vai tro, chức năng của KTQT

Hiromoto (1988, 34): “nghiên cứu cũng bàn về vai tro, chức năng của KTQT, cho

rằng mục tiêu hàng đầu của KTQT là cung cấp cho người ra quyết định các thông tin

đúng thời hạn, chinh xác và thich hợp, phản ánh về mặt hiệu quả tài chinh của DN”.

Tương tự, theo Garison và Noreen (2000) thì các thông tin KTQT được sử dụng để giúp

các nhà quản trị thực hiện các chức năng như hoạch định, hướng dẫn, khuyến khich và

kiểm soát. Huitabat (2005, 10) khi tiến hành cuộc khảo sát về KTQT tại các nước đang

phát triển có đưa ra kết luận rằng: “hầu hết các ly thuyết về KTQT đều nhấn mạnh rằng

chức năng hoạch định, kiểm soát, đánh giá hành vi hoạt động, cải thiện và phát triển

chiến lược cạnh tranh và đưa ra quyết định là những chức năng chinh của KTQT nhằm

duy trì và đạt được mục tiêu của DN”.

Theo Ersnt & Young và IMA (2003, 1) thì “… Các kê toán quan trị viên ngày

càng đươc xemnhư là nhưng nhà đôi tác kinh doanh chứ không con đơn thuần là nhưng

ngươi giư sô sách như trươc kia nưa, và ho ngày càng tập trung nhiêu hơn vào các vấn

đê chiên lươc chinh, vươt ra khoi giơi han cua kê toán tài chinh …”. Nhóm các tác giả

Kaplan và Atkison (1998, 29) cho rằng: “vai tro của các nhân viên kế toán quản trị ngày

càng thoát ly ra khỏi chức năng truyền thống từ người “giữ sổ sách” hay “người kiểm

soát” chuyển dần sang vai tro hỗ trợ kinh doanh hay nhà tư vấn kinh doanh nội bộ. đã

nhấn mạnh rằng hoạt động của các kế toán viên quản trị không con là “bookkeeprs” như

trong hoạt động quá khứ mà thay vào đó một kế toán viên quản trị đã trở thành thành

viên trong ban quản ly để giúp họ đạt được mục tiêu của DN”. Hơn thế nữa, ”(Kaplan

and Atkinson (1998, 2) “… hê thông KTQT đong vai tro quan trong trong viêc giup

cácnhà quan trị trong một DN co tô chức phức tap trong phân cấp co thê hoach định và

kiêm soát hoat động cua DN”. DN cũng có thể sử dụng các thông tin này để phát triển

các chiến lược cạnh tranh, chỉ đạo các hoạt động cải thiện cũng như đánh giá hiệu quả”.

Bên cạnh vai tro KTQT thể hiện ở vai tro chung trong DN, một số học giả con

nghiên cứu thêm vai tro của KTQT trong mỗi giai đoạn đặc biệt. Như May (1995) khi

nghiên cứu về vai tro của KTQT trong việc cải thiện hành vi tổ chức, đã khăng định rằng

trong quá trình tái cấu trúc DN (BPR – business process re-engineering) thì KTQT đóng

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

17

vai tro dẫn dắt, hay trong việc đưa ra sáng kiến cải thiện hành vi tổ chức thông qua quản

trị hệ thống chi phi dựa trên hoạt động (ABCM – activities – based cost management)

thì KTQT đóng góp vai tro rất lớn trong việc nghiên cứu và cung cấp các bảng phân tich

nhằm tạo ra một sự cải thiện hiệu quả. Tác giả con thêm vào rằng thông qua quản trị hệ

thống chi phi dựa trên hoạt động (ABCM – activities – based cost management) thì các

nhân viên KTQT con giúp mọi người trong DN hiểu rõ nguồn lực nào được sử dụng và

kết quả nào được tạo ra thông qua mỗi hành động hay mỗi quá trình diễn ra trong tổ

chức, từ đó làm cho quá trình ra quyết định được tốt hơn.

Hệ thống KTQT là một hệ thống thông tin nơi tạo ra các thông tin để đáp ứng

yêu cầu của các nhà quản trị nhằm mục đich tạo ra giá trị và quản ly các nguồn lực. Nó

góp phần tạo nên một hệ thống thông tin rộng khắp toàn DN, bao gồm các thông tin

thường xuyên cũng như các thông tin phục vụ cho các mục đich đặc biệt như đánh giá,

đo lường, hoạch định, kiểm soát một hoặc nhiều loại sản phẩm, dịch vụ nào đó. Chinh

vì vậy, hệ thống thông tin KTQT không thể có khả năng đáp ứng được toàn bộ các yêu

cầu về thông tin của các nhà quản trị để ra quyết định, thay vào đó những thông tin này

có thể phải tìm kiếm từ những nguồn khác, thậm chi là bên ngoài DN (Langfield-Smith,

2012).

Theo cách tiếp cận của Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA F5 –

2014, 15) thì: “nội dung của KTQT trong DN có thể tóm tắt ở bốn mảng sau: chi phi và

các công cụ kỹ thuật KTQT; các công cụ kỹ thuật ra quyết định; dự toán và kiểm soát;

đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát”.

2.1.2.1. Chi phí và các công cụ kỹ thuật KTQT (Specialist cost and

management accounting techniques)

Theo ACCA, khái niệm tinh chi phi là quá trình xác định các chi phi của các sản

phẩm, dịch vụ hoặc các hoạt động (ACCA F5 2014, 4). Các kỹ thuật KTQT có liên quan

bao gồm ABC (activities based costing), chi phi mục tiêu (target costing); chi phi chu

kỳ sống (life cycle costing); kế toán thông lượng (throughput accounting) và chi phi môi

trường (environmental costing).

(i) Kê toán chi phí theo hoạt động (ABC-activities based costing): kế toán

chi phitheo hoạt động là quá trình nhận diện các nhân tố (cost drivers) gây ra hay dẫn

dắt các chi phi của các hoạt động chinh của DN. Các chi phi chung được phân bổ và

chia nhỏ vào các trung tâm chi phí hay nhóm chi phí (cost pool).

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

18

(ii) Xác lập chi phí mục tiêu (target costing): xác lập chi phi mục tiêu liên quan

đếnviệc xác lập chi phi mục tiêu cho một sản phẩm, được nhận diện bằng giá bán mục

tiêu và lợi nhuận biên mục tiêu. Chi phi mục tiêu = giá bán (mục tiêu) – (trừ) lợi nhuận

(mục tiêu).

(iii) Chi phi chu kỳ sống (life cycle costing): chi phi chu kỳ sống của một sản

phẩmlà tất cả các chi phi có thể quy vào cho một chu kì xác định của sản phẩm đó, bắt

đầu từ giai đoạn thai nghén lên y tưởng thiết kế cho đến khi sản phẩm đi vào giai đoạn

thoái trào.

(iv) Kê toán thông lượng (throughput accounting): kế toán thông lượng hỗ trợ

hệthống quản trị sản xuất nhằm mục đich tối đa hóa thông lượng và qua đó, tối đa hóa

lượng tiền có được từ bán hàng.

(v) Chi phi môi trường (environmental costing): chi phi môi trường ngày càng

trởnên quan trọng đối với DN bởi các ly do sau: (1) Nhận diện chi phi môi trường có

liên quan đến mỗi loại sản phẩm hay dịch vụ có thể hỗ trợ quá trình ra quyết định về giá

bán; (2) Đảm bảo phu hợp với các quy định về các tiêu chuẩn; (3) Có thể là giải pháp

tiềm năng tiết kiệm chi phi; (4) Từ đó có thể hiểu thêm về khái niệm KTQT môi trường

(EMA – environmental management accounting) là quá trình tạo ra và phân tích các

thông tin tài chính và phi tài chinh nhằm mục đich hỗ trợ quá trình quản trị môi trường

nội bộ.

2.1.2.2. Các kỹ thuật ra quyêt định (decision-making techniques)

Phân tích CVP (CVP analysis): trong ngắn hạn, các nhà quản trị có thể sử

dụngcông cụ phân tich CVP (cost – volume – profit) để phân tich mối liên quan giữa

các nhân tố nội tại như chi phi (chi phi sản xuất, chi phi quản ly DN), sản lượng sản

xuất, khối lượng tiêu thụ, đơn giá bán và lợi nhuận dự kiến. Các chỉ tiêu như sản lượng

và doanh thu của DN tại điểm hoa vốn (break-even point) có thể giúp các nhà quản trị

đưa ra các quyết định phu hợp cho mỗi bối cảnh kinh doanh khác nhau tại mỗi thời điểm

khác nhau dựa trên nội lực của DN (Langfield-Smith 2012, 600-612).

Phân tích các nhân tố giới hạn (Limited factors analysis): tất cả các DN đều

cómột mức công suất tối đa về cho việc sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ, bởi vì

luôn có một sự giới hạn về nguồn lực săn có. Luôn luôn có it nhất một nguồn lực bị hạn

chế hơn các nguồn lực khác, đó được gọi là nhân tố giới hạn. Vậy nhân tố giới hạn là

bất kỳ một nhân tố nào nằm trong tình trạng báo động về nguồn cung ứng và điều này

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

19

làm cho DN không thể mở rộng hoạt động của nó trong tương lai, điều này dẫn đến luôn

tồn tại một mức tối đa công suất mà DN có thể hoạt động.

Các quyêt định về giá (Pricing decisions): ngày nay trong kinh doanh có

rấtnhiều các yếu tố khác ngoài chi phi ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm. Có thể kể đến

các yếu tố sau, bao gồm: sự nhạy cảm của giá cả, sự nhận thức về giá cả của khách hàng,

chất lượng của sản phẩm, các nhà phân phối trung gian, các đối thủ cạnh tranh, chủng

loại sản phẩm … (ACCA F5, 125-160)

Các quyêt định ngăn hạn (Short-term decisions): trong quá trình quản ly

DN,các nhà quản trị phải đối diện với việc ra các quyết định ngắn hạn. Các quyết định

này chinh là sự lựa chọn các phương án kinh doanh dựa trên những thông tin thich hợp,

nhằm xem xét khả năng gia tăng lợi nhuận từ việc ra quyết định hay việc lựa chọn quyết

định nào sẽ đem lại lợi nhuận tối đa cho DN.

Khi triển khai chi tiết các dạng quyết định trên ta sẽ có các trường hợp sau:

Thứ nhất, quyết định mua hay tự sản xuất (make or buy decisions)

Thứ hai, quyết định thuê ngoài (outsourcing)

Thứ ba, các quyết định tiếp tục gia công (futher processing decisions)

Thứ tư, các quyết định đóng cửa (shut down decisions)

Các rủi ro và tình trạng bất ổn (Risk and uncertainty): việc ra quyết định

luôncó liên quan đến việc quyết định những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, và rõ ràng

rằng tương lai luôn thay đổi dẫn đến quyết định có thể trở nên rất tệ hoặc kết quả thực

tế có thể khác rất xa so với ước tinh ban đầu. Do vậy vai tro KTQT thể hiện ở chỗ có

thể cung cấp các thông tin cho các nhà quản trị ra quyết định nhằm mục đich giúp họ

đánh giá và cân nhắc các khả năng có thể xảy ra, cho du là kịch bản tệ nhất.

2.1.2.3. Dự toán và kiểm soát (budgeting and control)

Dự toán (Budgetary system):theo Brewer và các đồng nghiệp, dự toán là một

kếhoạch được thể hiện cụ thể bằng những con số về việc huy động và sử dụng những

nguồn lực trong một giai đoạn cụ thể. Một khi dự toán được xác lập, các hoạt động thực

tế sẽ được so sánh với dự toán để đảm bảo các kế hoạch được tuân thủ (Brewer et al.,

2010, 308).Đây là một công cụ quản ly hiệu quả theo phương pháp định lượng của hầu

hết các nhà quản trị ở hầu hết các cấp độ, và có tinh tương thich cao du cho DN hoạt

động ở ngành nghề, lĩnh vực nào du là TM hay SX. Đây cũng là một công cụ kỹ thuật

KTQT it bị ảnh hưởng bởi tinh chất quy mô của DN, có nghĩa là sự phức tạp của

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

20

dự toán có thể bị chi phối bởi quy mô DN, nhưng du cho DN lớn nhỏ đều có thể áp dụng

công cụ kỹ thuật này.

Ban đầu khi mới đưa vào sử dụng trong DN, công cụ kỹ thuật dự toán chỉ có chức

năng kiểm soát nhưng ngày nay thì dự toán kinh doanh đã có rất nhiều mục tiêu và mục

đich sử dụng khác nhau tuy theo mỗi DN. Một cách tổng thể dự toán kinh doanh bao

gồm hai chức năng chinh là hoạch định và kiểm soát. Tuy nhiên sau đó rất nhiều tác giả

đã thảo luận các ly do khác nhau khi DN sử dụng công cụ kỹ thuật dự toán. Theo tổng

hợp của Drury (2004), khi xét về mục đich của việc lập và sử dụng dự toán của các nhà

quản ly, chúng ta có thể khái quát một số mục đich chinh sau đây: “Lập kế hoạch

(planning); Sự phối hợp giữa các phong ban (co-ordination); Sự truyền đạt thông tin

(communication); Phân bổ nguồn lực (resource allocation); Đánh giá kết quả thực hiện

(performance evaluation); Sự phân bổ trách nhiệm (responsibility distribution); Sự xác

lập mục tiêu (establishing objectives); Sự động viên (motivation); Sự nhận thức

(awareness); Sự khuyến khich (incitement)”

Phân tich định lượng trong dự toán (quantitative analysis in budgeting): để

dựbáo cho một số các chỉ tiêu trong dự toán, các nhà quản trị có thể sử dụng các công

cụ phân tich như phương pháp cực đại – cực tiểu (The high-low method); ly thuyết

đường cong kinh nghiệm (learning curve theory); giá trị kỳ vọng (expected values in

budgeting) và bảng tinh (Spreadsheet).

Dự toán và các chi phi tiêu chuẩn (Budgeting and standard costing): chi phí

tiêu chuẩn là chi phi để tạo ra một đơn vị sản phẩm/dịch vụ (dựa trên tinh toán của mức

tiêu hao tiêu chuẩn của nguồn lực và đơn giá tiêu chuẩn). Khái niệm chi phi tiêu chuẩn

dung trong việc đánh giá hàng tồn kho, chuẩn bị dự toán chi phi và cung cấp thông tin

kiểm soát các biến động.

Phân tích hiệu quả và và các khía cạnh về cách ứng xử (Performance analysis

and behavior aspects): phân tich biến động được sử dụng để phân tich vàđánh giá kết

quả hiệu suất làm việc trong quá khứ. Nó cũng dung cho mục tiêu kiểm soát: sự biến

động nghiêm trọng có thể chỉ ra rằng một mặt hiệu suất đã bị mất kiểm soát và sự đo

lường nên được thực hiện sớm nhằm cải thiện hiệu suất trong tương lai.

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

21

2.1.2.4. Đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát (Performance

measurement and control)

Hệ thống thông tin quản trị hiệu quả (Performance management

information system): Hệ thống thông tin quản trị hiệu quả cung cấp thông tin nhằm

đảm bảo thực hiện sự đo lường hiệu quả. Thông tin KTQT có thể được sử dụng để hỗ

trợ kế hoạch chiến lược, kiểm soát và và ra quyết định. Kế toán quản trị chiến lược khác

biệt so với KTQT truyền thống ở chỗ nó hướng tới xu thế bên ngoài và xu hướng tương

lai.

Nguồn thông tin quản trị và các báo cáo quản trị (Sources of management

information and management reports): trong ngắn hạn, các nhà quản trị có thể sửdụng

công cụ phân tich CVP (cost – volume – profit) để phân tich mối liên quan giữa các

nhân tố nội tại như chi phi (chi phi sản xuất, chi phi quản ly DN), sản lượng sản xuất,

khối lượng tiêu thụ, đơn giá bán và lợi nhuận dự kiến. Các chỉ tiêu như sản lượng và

doanh thu của DN tại điểm hoa vốn (break-even point) có thể giúp các nhà quản trị đưa

ra các quyết định phu hợp cho mỗi bối cảnh kinh doanh khác nhau tại mỗi thời điểm

khác nhau dựa trên nội lực của DN. Bên cạnh đó, các quyết định ngắn hạn, dài hạn của

DN cũng sẽ được gia tăng độ chinh xác nếu nhà quản trị ra quyết định dựa trên nguồn

thông tin KTQT thich hợp và kịp thời, đầy đủ (Langfield-Smith 2012, 600-612).

- Quản trị hiệu suất trong các DN tư nhân (Performance management in private

sector organizations)

- Hiệu quả bộ phận và chuyển giá (Divisional performance and transfer pricing)

Xuất phát điểm của kế toán theo các trung tâm trách nhiệm bắt đầu từ việc phân

quyền trong DN. Khi mới bắt đầu thành lập và phát triển với quy mô nhỏ, DN thường

quản ly theo hình thức tập quyền (centralised). Tuy nhiên sau đó theo sự lớn mạnh về

quy mô, các nhà quản trị bắt buộc phải lựa chọn hình thức quản ly phân quyền

(decentralised). Theo đó các trưởng bộ phận được phân quyền và chịu trách nhiệm cũng

như được đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận mình phụ trách, và dẫn đến nhu cầu

về vận dụng kế toán theo các trung tâm trách nhiệm (responsibility accounting system)

(Langfield-Smith 2012, 600-612).

2.2. MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG

KTQT TRONG DN

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

22

Từ các kết quả nghiên cứu về việc vận dụng KTQT trên thế giới, có thể rút ra và

tổng hợp một số mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT như sau:

Theo kết quả nghiên cứu của -Kader và Luther, R. (2008) ở các DN hoạt động

trong ngành công nghiệp thực phẩm, nước uống tại Anh Quốc, tác giả đã kiểm định

thành công mô hình gồm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT như sau:

Theo nghiên cứu của Alper Erserim (2012) được tiến hành ở các DNSX tại Thổ

Nhĩ Kỳ, mô hình đã được tác giả đã kiểm định thành công gồm hai nhân tố tác động đến

việc vận dụng KTQT như sau:

Nhận thức về sự bất ổn của môi trường

Quản trị JIT

Quy mô DN

Nguồn lực khách hàng

Tổ chức phân quyền

Kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT)

Quản trị chất lượng toàn diện (TQM)

Khả năng vận dụng KTQT

trong DN

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của nghiên cứu của - Kader và Luther, R. (2008)

Nguồn: Kader và Luther, R. (2008)

Văn hóa DN

Thiết kế phân quyền

Khả năng vận dụng KTQT

trong DN

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của nghiên cứu của Alper Erserim (2012)

Nguồn: Alper Erserim (2012)

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

23

Trong nghiên cứu của mình về sự tác động của các yếu tố sự thay đổi về môi

trường kinh doanh, thay đổi về công nghệ tiên tiến, sự thay đổi về chiến lược và sự thay

đổi về cấu trúc DN đã tác động như thế nào đến sự vận dụng triển khai KTQT; Tuan

Zainun Tuan Mat (2010) đã kiểm định thành công mô hình như sau:

Ngoài ra con có rất nhiều những nghiên cứu khác về sự tác động của các nhân tố

khác đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp như: nhân tố trình độ của nhân viên

kế toán DN, sự hỗ trợ của chinh phủ (Kamilah Ahmad, 2012, Ismail and King, 2007,

McChlery et al., 2004) ….

Từ các mô hình trên, tác giả tóm lược một số nhân tố được cho là có tác động đến

việc vận dụng KTQT trong DN và đã được kiểm định qua các nghiên cứu trên thế giới

như sau:

Thứ nhất, quy mô DN là một nhân tố quan trọng được cho là có sự tác động đến

cảcấu trúc lẫn các sự sắp xếp về mặt kiểm soát trong DN. Các DN lớn có nguồn lực để

lựa chọn vận dụng KTQT với mức độ phức tạp hơn so với các DN nhỏ. Vi dụ như Reid

(1995) đã chỉ ra các bằng chứng cho thấy sự tác động của nhân tố quy mô DN đối với

các công cụ kỹ thuật kiểm soát khi nghiên cứu về vai tro của hệ thống KTQT trong quá

trình thâu tóm và sát nhập. Bên cạnh đó, Haldma và Laats (2002) cũng chỉ ra rằng mức

độ phức tạp của kế toán chi phi và hệ thống dự toán có xu hướng tăng theo quy mô của

DN. Một DN lớn thường có tổng nguồn lực lớn hơn, cũng như có hệ thống truyền đạt

nội bộ tốt hơn dẫn đến việc truyền đạt về vận dụng KTQT được thuận tiện hơn. Hơn

nữa, một DN lớn hơn thì có hệ thống phức tạp hơn cũng như phải đối diện với nhiều vấn

đề khó khăn hơn. Kết quả là DN đó phải đoi hỏi phải kiểm soát nhiều hơn hoạt động của

mình và dựa vào nhiều thông tin hơn; do đó DN cần vận dụng KTQT một cách tổng thể

Chiến lược kinh doanh

Cấu trúc vốn DN

Khả năng vận

dụng KTQT

trong DN

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Tuan Zainun Tuan Mat (2010)

Nguồn: Tuan Zainun Tuan Mat (2010)

Kỹ thuật sản xuất tiên tiến

(AMT)

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

24

và phức tạp hơn (Abdel-Kader and Luther, 2008). Hoặc như Khaled Abed Hutaibat

(2005) tác giả đã chỉ ra rằng có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhân tố quy mô DN (được đo

lường bằng số lượng nhân viên và doanh thu) với việc vận dụng KTQT. Theo đó khi

quy mô DN tăng lên thì DN có xu hướng gia tăng, mở rộng việc vận dụng các công cụ

kỹ thuật KTQT. Điều này được ly giải là một DN có quy mô lớn thì thông thường có

nguồn lực tài chinh tốt hơn để trang trải các chi phi về thông tin kế toán hơn là các DN

có quy mô nhỏ. Hơn thế nữa, các nhà quản trị và kế toán viên trong các DN quy mô lớn

thường phải xử ly một lượng thông tin lớn hơn so với các DN nhỏ, bên cạnh đó mức độ

phức tạp về phân quyền trong DN hay về số lượng lớn dây chuyền sản xuất … cũng dẫn

đến việc các DN có quy mô lớn có xu hướng thường hay vận dụng KTQT cũng như vận

dụng ở mức độ phức tạp hơn so với các DN có quy mô nhỏ.

Thứ hai, nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường cũng được nhiều nhà nghiên

cứu đềcập đến mặc du kết quả trái ngược nhau. Khi bàn về thị trường cạnh tranh, Mia

and Clare (1999) cho rằng chinh thị trường cạnh tranh đã tạo ra sự hỗn loạn, áp lực, rủi

ro và bất ổn cho các DN. Do đó DN hoạt động trong môi trường càng cạnh tranh thì có

nhu cầu càng lớn về các hệ thống chi phi phức tạp để có thể có được thông tin chi phi

sản phẩm chinh xác hơn, bởi vì đối thủ cạnh tranh sẽ tận dụng những sai sót của DN để

chiếm lợi thế cạnh tranh nếu DN ra quyết định dựa trên những thông tin không chinh

xác (Drury et al., 1993). Và sau đó, tiếp tục dong nghiên cứu của mình, Drury (2000)

khăng định rằng để đạt được sự thành công cũng như cạnh tranh hiệu quả trong một môi

trường toàn cầu hóa và ngày càng cạnh tranh, các DN đang phải xem tiêu chi thỏa mãn

khách hàng như một trong những ưu tiên hàng đầu. Và do đó, các DN đang phải lựa

chọn những phương pháp quản trị mới, thay đổi hệ thống sản xuất, đầu tư vào các công

cụ kỹ thuật mới … Và các công cụ kỹ thuật KTQT, như là một phần của hệ thống DN,

cũng bị tác động nghiêm trọng bởi những thay đổi này. Trong ly thuyết kế toán, các nhà

ly luận về thuyết ngẫu nhiên đã thừa nhận rằng môi trường cạnh tranh là một nhân tố

quyết định về cấu trúc và cường độ về việc vận dụng KTQT trong DN (Anderson và

Lanen, 1999). Và khi sự cạnh tranh ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, thì DN phải hoạt

động cực kỳ hiệu quả nhằm đạt được sự thỏa mãn về khả năng tồn tại (Laitinen, 2001).

Con theo Khaled Abed Hutaibat (2005) tác giả đã chỉ ra rằng khi có sự cạnh tranh cao

trên thị trường, du là thị trường trong nước hay quốc tế, DN buộc sẽ phải hướng sự chú

y của mình vào tinh hiệu quả, lợi nhuận cũng như sự thỏa mãn khách hàng. Và điều này

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

25

đoi hỏi cao hơn về tinh kịp thời và chinh xác của thông tin KTQT. Hơn nữa, sự gia tăng

cạnh tranh và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sẽ khiến cho DN sẽ phải sử dụng nhiều

công cụ kỹ thuật KTQT hơn. Hay nói cách khác, có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhân tố

mức độ cạnh tranh của thị trường và việc vận dụng KTQT vào các DN.

Thứ ba, nhân tố thiết kế tổ chức phân quyền được kiểm định chỉ ra tác động đến

việcvận dụng KTQT theo hướng là trong DN có tổ chức phân quyền thì lựa chọn các

công cụ kỹ thuật KTQT phức tạp hơn so với DN có tổ chức tập quyền. Ly giải cho điều

này, Abdel-Kader và Luther, R.(2008) cho rằng trong các DN có tổ chức phân quyền,

các nhà quản trị muốn thành công phải thiết kế được hệ thống KTQT nhằm cung cấp

các thông tin thich hợp cho các nhà quản trị lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định.

Thứ tư, tác giả Abdel-Kader và Luther, R., (2008, 12): “nhân tố nguồn lực khách

hàng được kiểm định chỉ ra tác động đến việc vậndụng KTQT theo hướng là khi DN

phải đối mặt với nguồn lực khách hàng càng mạnh thì càng phải lựa chọn vận dụng

KTQT ở mức độ phức tạp hơn nhằm cải thiện quá trình ra quyết định và kiểm soát, để

có thể đáp ứng được việc duy trì sự thỏa mãn yêu cầu của khách hàng”.

Thứ năm, nhân tố ngành nghề kinh doanh/các nhân tố kỹ thuật sản xuất tiên

tiến(ATM), kỹ thuật quản trị toàn diện (TQM), kỹ thuật quản trị Just in time … theo ly

thuyết ngẫu nhiên đó là các nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng KTQT.

Thông thường trong một số ngành nghề đặc thu như ngành dược, hóa chất … thì NVL

đầu vào thường rất đắt và phải luân chuyển liên tục hàng tồn kho, do đó các DN sẽ sử

dụng nhiều công cụ kỹ thuật KTQT hơn so với những DN ở các ngành nghề khác. Ngoài

ra một số sản phẩm đặc thu giá cả bị khống chế phần nào bởi chinh sách bình ổn của

Chinh phủ, do đó DN trong những ngành này càng cần sử dụng nhiều hơn các công cụ

kỹ thuật KTQT nhằm đánh giá, kiểm soát chi phi, đo lường lợi nhuận, hiệu suất của từng

dong, từng loại sản phẩm khác nhau để có thể ra quyết định kịp thời như mở rộng SX,

tạm dừng … để có thể đạt được lợi nhuận kỳ vọng của DN (Khaled Abed Hutaibat,

2005, Tuan Zainun Tuan Mat, 2010, Abdel-Kaderand Luther, R., 2008).

Thứ sáu, nhân tố nhận thức về sự bất ổn của môi trường tác động đến việc vận

dụngKTQT theo hướng là khi DN đối mặt với sự bất ổn cao của môi trường thì DN có

xu hướng áp dụng tổ chức phân quyền, và kết quả là phải vận dụng KTQT ở mức độ

phức tạp hơn. Các báo cáo chi tiết và phức tạp hơn từ hệ thống KTQT sẽ giúp giảm bớt

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

26

sự bất ổn và cải thiện quá trình ra quyết định (Chong and Chong, 1997, trich trong

Khaled Abed Hutaibat, 2005).

Thứ bay,khi nghiên cứu về tác động của nhân tố văn hóa DN đến việc vận

dụngKTQT, AlperErserim (2012) đã chỉ ra rằng các loại hình văn hóa DN như: văn hóa

hỗ trợ; văn hóa cải tiến và văn hóa quản ly theo mục tiêu có tác động đến việc vận dụng

KTQT.

Thứ tám,khi nghiên cứu về nhân tố chiến lược kinh doanh, rất nhiều tác giả đã

chỉ rarằng có sự tác động của nhân tố này lên việc vận dụng KTQT (Langfield-Smith

1998b, Baines &Langfield-Smith 2003, Perera et al. 2007, Tuan Zainun Tuan Mat and

Malcolm Smith 2014). Điều này có thể được diễn giải là khi theo đuổi lợi thế cạnh tranh,

các DN thường vận dụng hệ thống KTQT nhằm hỗ trợ cho các chiến lược ưu tiên đặc

biệt, vi dụ như DN có thể vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT như các chương trình

cải thiện chất lượng hay chuẩn đối sánh (Benchmarking) để hỗ trợ cho chiến lược khác

biệt. Do đó khi các DN lựa chọn hay thay đổi các chiến lược kinh doanh khác nhau thì

sẽ dẫn đến việc vận dụng KTQT khác nhau.

Thứ chin, trong DNsự hiện diện của các nhân viên kế toán có đủ trình độchuyên

môn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng KTQT. Thông thường trong

các DN lớn thường có các phong ban kế toán/tài chinh chuyên biệt, do đó họ thường có

xu hướng tuyển dụng những nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện

những báo cáo cũng như thực hiện những tư vấn chuyên nghiệp. Ngược lại, ở những

DN nhỏ thì có sự nghi ngờ rằng không phải hầu hết các DN này đều thuê mướn các nhân

viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn (Kamilah Ahmad, 2012). Các nghiên cứu trước

đó cũng chỉ ra rằng có sự tương thich giữa việc hiện diện của các nhân viên kế toán

chuyên nghiệp với mức độ hiểu biết cao về vận dụng KTQT trong DN (Ismail and King,

2007); hay sự hiện diện của các nhân viên kế toán chuyên nghiệp trong DNNVV giúp

cho sự phát triển của việc vận dụng KTQT trong DNNVV (McChlery et al., 2004).

Thứ mươi, nhân tố ty lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN được kiểm

định chỉ ratác động đến việc vận dụng KTQT theo hướng là khi có sự tham gia của của

các nhà đầu tư ngoại, DN sẽ sử dụng nhiều công cụ kỹ thuật KTQT hơn so với những

DN không có sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại. Điều này được ly giải bởi hai ly do:

một mặt các nhà quản trị và kế toán viên của DN có thể thông qua giao tiếp để học hỏi

những kinh nghiệm, kiến thức quản trị từ chinh những nhà đầu tư ngoại; mặt khác chinh

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

27

các nhà đầu tư ngoại đặt ra yêu cầu cao hơn về thông tin kế toán được báo cáo so với

các nhà đầu tư trong nước (Khaled Abed Hutaibat, 2005).

Thứ mươi một, Nhận thức về KTQT của nhà quản trị DN sẽ làm tăng khả năng

vận dụng kế toán quản trị trong DN do Nhà quản trị hiểu biết về kế toán quản trị, đánh

giá cao về tinh hữu ich của công cụ kỹ thuật KTQT và có nhu cầu cao về việc vận dụng

kế toán quản trị trong DN (Trần Ngọc Hung, 2016)

Thứ mươi hai, Yêu cầu về chi phi tổ chức kế toán quản trị càng thấp và hiệu quả

thì càng gia tăng khả năng vận dụng KTQT vào DN (Trần Ngọc Hung, 2016)

2.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CÓ LIÊN QUAN CÁC NHÂN TỐ

TÁC ĐỘNG VIỆC VẬN DỤNG KTQT

Trong các thập niên vừa qua, có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới dựa trên

các ly thuyết được xây dựng nhằm diễn tả các mối liên quan giữa các nhân tố tác động

đến việc vận dụng KTQT trong DN. Có thể kể đến một vài ly thuyết tiêu biểu như ly

thuyết dự phong; ly thuyết về mối quan hệ lợi ich – chi phi (cost benefit theory), lý

thuyết về mối liên hệ con người (Human relations theory; Mayo 1993, Lewin 1948); ly

thuyết về tâm ly học xã hội của các tổ chức (Social psychology of organization theory;

MC Gregor 1960; Likert 1961; Vroom 1964); ly thuyết bất định của các tổ chức

(Contingency theory of organizations; Burns and Stalker 1961, Lawrence and Lorsch

1967; Thompson 1967; Galbrith 1973); thông tin kinh tế và ly thuyết đại diện

(Information economics and agency theory; Marschak and Radner 1972; Holmstrom

1979); ly thuyết về tâm ly xã hội (Social Psychology; Taylor et al, 2003) …

Các ly thuyết này it nhiều đều đã được chứng minh có mối liên hệ và tác động

đến quá trình vận dụng KTQT trong DN, từ việc tác động đến việc vận dụng các công

cụ kỹ thuật KTQT như dự toán, công cụ kỹ thuật đánh giá hiệu quả của cá nhân, tổ chức

trong DN (kế toán trách nhiệm) đến việc giải thich sự thay đổi trong quá trình áp dụng

KTQT tại DN …

Trong nghiên cứu của mình, để phục vụ cho việc xem xet đánh giá các tác động

của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất

công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, tác

giả chọn ra một số ly thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu của đề tài bao gồm: ly thuyết

bất định (hay ly thuyết ngẫu nhiên), ly thuyết đại diện, ly thuyết xã hội học và ly thuyết

về mối quan hệ lợi ich – chi phi (cost benefit theory)

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

28

2.3.1. Ly thuyêt bất định

2.3.1.1. Nội dung ly thuyêt

Vào giữa thập niên 1960 và kep dài đến thập niên những năm 1970, khái niệm về

ly thuyết bất định hay “ly thuyết ngẫu nhiên” được các tác giả CIMA và Tiessen (1978,

68) cho rằng: “ly thuyết bất định đưa ra giả thuyết là một quy trình và cấu trúc hiệu quả

của DN là bất định trong bối cảnh của DN”. Năm 2013, tác giả Mullin cho rằng kết quả

và hiệu quả của hoạt động DN phụ thuộc vào bộ máy tổ chức của DN.

2.3.1.2. Áp dụng ly thuyêt bất định vào việc vận dụng KTQT

Ly thuyết này được rất nhiều các nhà nghiên cứu lựa chọn để nghiên cứu các

nhân tố bất định tác động đến sự vận dụng triển khai các kỹ thuật KTQT vào DN (Gordon

và Miller, 1976; Hayes, 1977; Waterhouse và Tiessen, 1978; Otley, 1980; Nicolaou,

2000; Gerdin và Greve, 2004). Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng không có

một mô hình KTQT nào là phu hợp cho tất cả các loại hình DN cũng như trường tồn qua

các giai đoạn khác nhau, và các nhân tố tác động, tác động đến việc triển khai vận dụng

các kỹ thuật KTQT có thể chia làm hai loại: yếu tố nội tại bên trong DN và yếu tố bên

ngoài DN (Walker, 1996; Haldma và Lddts, 2002).

Sau đó Chenhall (2003) tiếp tục thảo luận khung ly thuyết bất định dựa trên khia

cạnh chức năng với giả định rằng hệ thống kiểm soát quản trị được phát triển, lựa chọn

nhằm mục đich giúp đạt được các chỉ tiêu và mục tiêu đề ra của DN. Hệ thống KTQT

trong trường hợp này là bất định đối với các yếu tố như môi trường kinh doanh bên

ngoài, công nghệ của DN, cấu trúc của DN, quy mô DN, chiến lược của DN và văn hóa

dân tộc.

2.3.2. Lý thuyêt đại diện (Agency theory)

2.3.2.1. Nội dung ly thuyêt

Năm 1976, nhóm tác giả Jensen and Meckling cần thiết lập mối quan hệ nhà đầu

tư và nhà quản trị doanh nghiệp. Nhà quản ly được hiểu như là người được ủy thác có

quyền quyết định đối với tài sản của công ty, giữa nhà quản trị doanh nghiệp và nhà đầu

tư có mối quan ủy thác. Đối với nhà quản trị họ muốn khăng định vai tro của mình trong

quá trình quản ly bằng cách tăng giá trị của doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu. Đối

với nhà đầu tư họ mong muốn kết quả và hiệu quả mà sau quá trình hoạt động sản xuất

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

29

kinh doanh mang lại cho họ cụ thể là lợi nhuận, giá trị cổ phiếu tăng lên,…Chinh vì thế,

lợi ich của nhà đầu tư và nhà quản trị là khác nhau, do đó cần có sự điều tiết để mối quan

hệ này không xảy ra xung đột.

2.3.2.2. Áp dụng ly thuyêt đại diện vào việc vận dụng KTQT

Ly thuyết đại diện cho rằng các công ty cổ phần, các công ty phải niêm yết trên

sàn giao dịch cần phải cung cấp nhiều thông tin về kế toán tài chinh và nội dugn các

thông tin phải đảm bảo lợi ich cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các báo cáo của kế toán

phải đánh gái được trách nhiệm quản ly của tổ chức, bộ phận, cá nhân. (Jensen and

Meckling (1976)

2.3.3. Ly thuyêt xã hội học (sociological theory)

2.3.3.1. Nội dung ly thuyêt

Một cách tổng thể, ly thuyết xã hội học là các khung phân tich dung để nghiên

cứu các hiện tượng xã hội. Khái niệm “ly thuyết xã hội học” bao hàm các y tưởng về

việc xã hội thay đổi và phát triển như thế nào, các phương pháp để giải thich về hành vi

xã hội (social behavior), về sức mạnh và cấu trúc xã hội, về giới tinh và sắc tộc, về sự

hiện đại và hiện tượng xã hội hoá, về các cuộc cách mạnh và các xã hội ly tưởng

(Harrington 2005, 1). Trong mỗi nghiên cứu về xã hội học, mỗi chủ đề sẽ được nêu bật

hơn so với các chủ đề con lại, vi dụ như các chủ đề về bản chất của đời sống xã hội (the

nature of social life), mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cấu trúc của các tổ chức xã

hội, vai tro và khả năng biến đổi xã hội, cũng như các chủ đề về giới tinh, chủng tộc và

giai cấp … (Elliot 2008).

2.3.3.2. Áp dụng ly thuyêt xã hội học vào việc vận dụng KTQT

Ly thuyết xã hội học tập trung vào việc làm thế nào tổ chức được thành lập thông

qua tương tác giữa con người, tổ chức và xã hội. Covaleski et al.(1996) cho rằng sự tồn

tại của một tổ chức yêu cầu phu hợp với xã hội về hành vi có thể chấp nhận được để đạt

được mức độ cao của hiệu quả sản xuất. Từ đó, các nghiên cứu của các nhà ly thuyết xã

hội học xem xét hệ thống KTQT về mặt thực tiễn xã hội hơn là chỉ về mặt kỹ thuật để

đưa ra quyết định nội bộ và hiệu quả tổ chức.

Ly thuyết xã hội học cho thấy hệ thống KTQT trong DN không chỉ là những vấn

đề mang tinh nội bộ DN mà nó chịu tác động ảnh hưởng trong một bối cảnh xã hội

chung, nó liên quan đến các chế độ, chinh sách hiện hành và giải quyết các mối quan hệ

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

30

với người lao động trong DN. Chinh vì vậy các mục tiêu của DN đặt ra phải nằm trong

mục tiêu chung mà xã hội chấp nhận được. Điều này phu hợp với xu hướng phát triển

bền vững và lợi ich DN phải gắn với lợi ich chung của xã hội. Vi dụ các tiêu chuẩn chi

phi phải xây dựng trên cơ sở định mức chung của ngành, hay việc lập các kế hoạch về

chi phi tiền lương phải trên cơ sở mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, các thông

tin về chi phi KTQT cung cấp cũng sẽ chịu sự tác động bởi các quy định của các chinh

sách thuế, chinh sách tài chinh của Nhà nước…

2.3.4. Ly thuyêt quan hệ lợi ich – chi phí (Cost benefit theory)

2.3.4.1. Nội dung ly thuyêt

Ly thuyết quan hệ lợi ich – chi phi chỉ ra rằng lợi ich có được từ việc các thông

tin kế toán được cung cấp phải được xem xét trong mối quan hệ với chi phi dung để tạo

ra và cung cấp thông tin đó. Xét một cách tổng thể thì lợi ich từ thông tin kế toán có thể

phục vụ cho người sử dụng: là các bên có liên quan, là nhà đầu tư và ngay cả chinh bản

thân DN; con chi phi thì do người lập báo cáo thông tin kế toán gánh chịu nhưng xet

rộng ra thì chi phi này do xã hội gánh chịu. Vì vậy luôn luôn phải xem xét và cân bằng

mối quan hệ này nhằm đảm bảo chi phi tạo ra không được vượt quá lợi ich mang lại (Vũ

Hữu Đức, 2010).

2.3.4.2. Áp dụng ly thuyêt quan hệ lợi ich – chi phí vào việc vận dụng

KTQT

Mục đich của KTQT là nhằm hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị DN, nên mỗi

DN khác nhau có yêu cầu về hệ thống KTQT khác nhau, vận dụng các công cụ kỹ thuật

KTQT khác nhau. Ly thuyết quan hệ lợi ich – chi phi tác động đến việc vận dụng KTQT

thông qua hai nhân tố: mức chi phi đầu tư cho việc tổ chức KTQT và lợi ich do thông

tin KTQT mang lại cho DN. Rõ ràng là đối với một DN với quy mô siêu nhỏ, nhu cầu

thông tin quản trị đơn giản thì việc đầu tư một bộ máy KTQT cồng kềnh với hàng loạt

các công cụ kỹ thuật KTQT phức tạp sẽ không phu hợp do lợi ich mang lại từ việc vận

dụng KTQT không tương xứng với chi phi bỏ ra đầu tư. Ngược lại đối với một DN có

quy mô lớn, cần các thông tin thich hợp phức tạp để ra quyết định thì việc đầu tư một

khoản chi phi tương thich cho hệ thống KTQT phức tạp là điều chấp nhận được.

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

31

2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG LĨNH

VỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC QUỸ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA

– VŨNG TÀU THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

2.4.1. Giới thiệu về Sở tài nguyên môi trường

a. Vị trí, chức năng

Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cơ quan chuyên môn

thuộc UBND Tỉnh; có chức năng giúp UBND Tỉnh thực hiện công tác quản ly Nhà nước

đối với các hoạt động về Tài nguyên đất, Khi tượng thủy văn, Đo đạc và Bản đồ trên địa

bàn Tỉnh theo quy định của pháp luật.

b. Nhiệm vụ

Trình UBND Tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản ly Tài nguyên đất,

Tài nguyên nước, Tài nguyên khoáng sán, Môi trường, Khi tượng thủy văn, Đo đạc và

Bản đồ ở địa phương theo phân cấp của Chinh phủ.

2.4.1.2. Cơ cấu tổ chức

a. Lãnh đạo Sở

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Giám

đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh về toàn bộ các hoạt động

của Sở đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Giám

đốc do Chủ tịch UBND Tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp

vụ do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và theo quy định của Đảng, Nhà nước về

công tác cán bộ.

Phó Giám đốc Sở là người giúp việc Giám đốc Sở, phụ trách một hoặc một số

lĩnh vực công tác do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về

các nhiệm vụ công tác được giao. Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND Tỉnh bổ nhiệm

theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và

đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ.

b. Cơ cấu tổ chức của Sở gồm:

- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

+ Văn phòng Sở.

+ Thanh tra Sở.

+ Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn.

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

32

+ Phòng Tài nguyên khoáng sản.

+ Phong Pháp chế.

+ Phong Kế hoạch - Tài chinh.

- Các đơn vị trực thuộc Sở gồm có:

+ Trung tâm Công nghệ Thông tin.

+ Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường.

+ Trung tâm Phát triển quỹ đất.

+ Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường.

+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Chi cục Bảo vệ Môi trường.

+ Chi cục Quản lý Đất đai.

+ Chi cục Biển và Hải đảo.

2.4.2. Giới thiệu về Trung tâm phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu

+ Mã số thuế: 3500645379

+ Địa chỉ: Số 565A Nguyễn An Ninh, Phường Nguyễn An Ninh, Thành phố

Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Đại diện pháp luật: Phạm Văn Nghiệp.

+ Ngày hoạt động: 11/05/2005 (Đã hoat động 14 năm).

2.4.3. Tổng quan lĩnh vực quản ly, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu

2.4.3.1. Khái niệm về lĩnh vực quản ly, khai thác quỹ đất công

Tổng hợp và báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh;

Thống kê, xác định chính xác số lượng, diện tích, vị trí, thực trạng quản lý sử

dụng các khu đất công trên địa bàn tỉnh;

Xác định quỹ đất có giá trị kinh tế cao;

Xây dựng danh mục quỹ đất công, đất có khả năng đem lại giá trị kinh tế cao đã

đủ điều kiện đấu giá, thanh toán BT; danh mục quỹ đất cần đầu tư, dự kiến kinh phí cần

đầu tư, nguồn vốn để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo ra quỹ đất sạch;

Xây dựng kế hoạch khai thác cụ thể hàng năm và giai đoạn từng khu đất cụ thể

trên địa bàn các huyện, thành phố.

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

33

2.4.3.2. Trách nhiệm quản ly quỹ đất công của các cấp trên địa bàn tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu

- Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh

+ Quỹ đất được giải phóng mặt bằng; quỹ đất đã nhận chuyển nhượng; quỹ

đất đã tạo lập và phát triển; quỹ nhà đất đã xây dựng để phục vụ tái định cư.

+ Các khu đất không còn sử dụng hoặc chuyển đổi công năng, giảm nhu cầu

sử dụng của các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh và các cơ quan trung ương đóng trên địa

bàn tỉnh.

+ Quỹ đất công được tạo lập theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng

năm của cấp huyện nhưng chưa khai thác.

+ Quỹ đất bãi bồi đã được đo vẽ, đưa vào quản lý và có giá trị kinh tế cao.

+ …

- Sở Tài chính

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12

năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản

công và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy

định việc sắp xếp lại tài sản công (trụ sở cũ các cơ quan, đơn vị).

- Sở Xây dựng

Chịu trách nhiệm quản lý đất nhà ở xã hội đối với các dự án do ngân sách nhà

nước cấp tỉnh đầu tư.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chịu trách nhiệm quản lý diện tich đất rừng rà soát nằm ngoài quy hoạch bảo vệ

và phát triển rừng trong khi chưa triển khai phương án sử dụng đất.

Các khu đất rừng đã rà soát nằm ngoài quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng chưa

khai thác thì đơn vị được giao quản lý có trách nhiệm bảo toàn diện tich được giao,

thường xuyên kiểm tra, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm. Thủ trưởng cơ quan, đơn

vị quản lý quỹ đất này chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra các vi phạm trong

quá trình quản lý, khai thác hoặc để đất bị lấn, chiếm.

- Trách nhiệm quản lý quỹ đất công của cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý quỹ đất công sau:

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

34

UBND các huyện, thành phố rà soát quỹ đất công trên địa bàn và xây dựng

phương án quản lý, khai thác quỹ đất công được giao quản lý.

Trường hợp thiếu sót quỹ đất công trên địa bàn của huyện, thành phố nào thì

UBND các huyện, thành phố đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

- Trách nhiệm quản lý quỹ đất công của cấp xã

+ Đất thu hồi theo quy định tại Khoản 1, Điều 64 và các Điểm a, b, c, d, e và g

Khoản 1, Điều 65 Luật Đất đai năm 2013 là đất thuộc hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

+ Đất bãi bồi bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông thuộc địa

phận xã, phường, thị trấn theo quy định tại Khoản 2, Điều 141 Luật Đất đai năm

2013.

+ Đất chưa sử dụng.

+ Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đich công ich.

Các khu đất công chưa khai thác thì đơn vị được giao quản lý có trách nhiệm bảo

toàn diện tich được giao, thường xuyên kiểm tra, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý quỹ đất công chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu

xảy ra các vi phạm trong quá trình quản lý, khai thác hoặc để đất công bị lấn, chiếm.

2.4.3.3. Quy trình quản ly, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu

Ngày 21/3/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Chỉ thị số

06/CT-UBND về tăng cường công tác quản ly nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, nhiều nội dung định hướng cụ thể về công tác quản lý, khai

thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh.

Ngày 16/9/2016, Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu có kết luận số 394-

TB/TU về công tác quản lý, sử dụng và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh sau khi

nghe UBND tỉnh báo cáo về tình hình, quản lý khai thác quỹ đất công trên địa bàn.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, để tổng hợp về tình hình quản lý, sử

dụng, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu

UBND các huyện, thành phố và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiến hành 02 đợt rà

soát và đề xuất việc sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (năm 2016,

thưc hiên theo Công văn sô 2008/STNMT-CCQLĐĐ ngày 03/6/2016; năm 2017, thưc

hiên theo Công văn sô 565/STNMT-CCQLĐĐ ngày 20/02/2017 và sô 2539/STNMT-

CCQLĐĐ ngày 05/6/2017).

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

35

Ngày 11/4/2017, Thường trực Tỉnh ủy tiếp tục có văn bản số 2279-CV/TU và

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản số 3472/UBND-VP ngày 26/4/2017 về việc

lập danh mục các khu đất ven biển trên đất liền và huyện Côn Đảo có thể nhận nhà đầu

tư.

Công tác quản lý, khai thác quỹ đất công; đất có khả năng đem lại giá trị kinh tế

cao còn nhiều bất cập, chưa cụ thể hóa được tình hình quản lý, sử dụng và khai thác quỹ

đất công tại các địa phương; chưa xác định được các khu đất có khả năng đem lại giá trị

kinh tế cao, quỹ đất được sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất gây lãng phí nguồn lực

đất đai.

Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xin chủ trương lập dự

án quản lý và khai thác quỹ đất công và đất có điều kiện, khả năng đem lại giá trị kinh

tế cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý tại Công văn số 9217/UBND-VP ngày 26/10/2016

về việc chủ trương lập dự án quản lý và khai thác quỹ đất công và đất có điều kiện, khả

năng đem lại giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phê duyệt đề cương

chi tiết và dự toán kinh phí dự án “Quan lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu” tại Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2017.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài

nguyên đất (nay là Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai) - Tổng cục Quản ly đất đai

- Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện, đến nay hoàn thành báo cáo kết quả

dự án “Quan lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

Cụ thể:

- Sở Tài nguyên và Môi trường: tổ chức nhiều cuộc họp làm việc với đơn vị tư

vấn cùng với các đơn vị thuộc Sở chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo;

Tổ chức 02 Hội nghị báo cáo, xin ý kiến các Sở, ngành và UBND các huyện,

thành phố thuộc tỉnh: tháng 11/2017 và tháng 5/2018.

Sau các Hội nghị, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị tư vấn tổ

chức làm việc lại với các Sở, ngành (Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…)

và UBND các huyện có ý kiến góp y để cập nhật, chuẩn hóa thông tin số liệu; tiếp thu ý

kiến, chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo.

- Báo cáo UBND tỉnh (có sự tham dự của các Sở, ngành và UBND các huyện,

thành phố thuộc tỉnh):

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

36

Tiếp tục hoàn thiện theo kết luận của PCT UBND tỉnh Lê Tuấn Quốc và văn bản

góp ý (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Châu Đức và UBND

thành phố Bà Rịa) hoàn thiện báo cáo.

- Báo cáo Thường trực UBND tỉnh ngày 07 tháng 5 năm 2018: Hội nghị do

CT UBND tỉnh chủ trì, thành phần các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố thuộc

tỉnh.

Ngày 23/5/2018, UBND tỉnh có Thông báo Kết luận của Thường trực UBND

tỉnh ngày 07 tháng 5 năm 2018.

Thực hiện Kết luận cuộc họp giao ban Thường trực Ủy ban nhân dân Tỉnh về dự

án quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại Thông báo

Số 235/TB-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa hoàn thiện dự án quản lý,

khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể như sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị tư vấn đã tiếp thu cập nhật ý

kiến của các thành viên dự họp hoàn chỉnh báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt và các sản

phẩm dự án quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đảm

bảo đáp ứng mục tiêu, nội dung dự án;

- Rà soát danh mục đất công theo đúng quy định của pháp luật, trong đó phân định

diện tich đất công (đã bồi thường giải phóng mặt bằng, đang con xử lý tranh chấp, lấn

chiếm), đề xuất nguyên tắc khai thác, phân cấp quản ly đảm bảo có hiệu quả.

Tổng diện tich đất công trên địa bàn toàn tỉnh (làm tròn): 10.336,79 ha

Phương án khai thác:

- Quỹ đất công dành để đấu giá: 1.317,78 ha

- Quỹ đất công dự kiến dành thanh toán BT: 1.266,09 ha

- Quỹ đất công dành để thực hiện các dự án xã hội hóa: 68,52 ha

- Quỹ đất công dành thực hiện nhà ở xã hội: 54,82 ha.

Quỹ đất công còn lại để cấp huyện, cấp xã quản lý xây dựng phương án khai thác

7.629,58 ha. Trong đó 1.422,99 ha đất sử dụng vào các mục đich công cộng, trụ sở cơ

quan, quốc phòng, an ninh.

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

37

2.4.3.4. Kêt quả quản ly, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu năm 2018

Theo kết quả rà soát tinh đến ngày 31/12/2018, tổng diện tích đất công trên địa bàn

toàn tỉnh là 10.336,79 ha nằm trên địa bàn các huyện, thành phố (thứ tự theo biểu thống kê

diện tich đất đai) cụ thể tại Bảng 1 dưới đây:

Diễn giải các cột số liệu trong bảng:

A: Đơn vị hành chính cấp huyện

B: Tổng diện tich đất công

C: Quỹ đất công cấp tỉnh quản ly (Đã có QĐ giaoTTPTQĐ tỉnh)

D: Tổng số

E: Đã sử dụng vào các mục đich TSCQ, ANQP, công cộng

F: Đất công ich (5%), đất công trình, trụ sở cũ, đất đã thu hồi nhưng chưa giao, đất

chưa sử dụng…

G: Đất bãi bồi (đất mới hình thành)

H: Đất lâm nghiệp (nằm ngoài quy hoạch BV&PT rừng)

STT A B C Quỹ đất công tại cấp huyện

D E F G H

(1) (2) (3)=(4)+(5) (4) (5)=(6)+…(9) (6) (7) (8) (9) Tổng số 10.336,79 548,39 9.788,40 1.422,99 3.390,49 523,39 4.451,53

1 Huyện Đất Đỏ 1.955,54 41,69 1.913,85 135,02 666,72 21,30 1.090,81

2 Huyện Long

Điền 664,17 5,21 658,96 250,95 226,82 29,22 151,97

3 TP. Bà Rịa 760,43 37,09 723,33 216,43 321,00 185,90

4 Huyện Xuyên

Mộc 1.515,50 21,73 1.493,76 208,06 522,21 16,50 747,00

5 Huyện Châu

Đức 339,78 0,52 339,26 168,30 170,96

6 Huyện Côn

Đảo 857,60 1,97 855,64 68,84 23,39 179,00 584,40

7 Huyện Tân

Thành 1.620,66 86,81 1.533,84 230,34 194,55 84,50 1.024,45

8 TP. Vũng Tàu 2.623,10 353,36 2.269,74 145,04 1.264,84 192,87 667,00

Bảng 2.1: Hiện trạng đất công theo đơn vị hành chính cấp huyện

Đơn vị tính: ha

(i) Diện tich đất công đã có quyết định giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh

Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã được giao 51 khu đất với tổng diện tích

548,39 ha, trong đó:

a) Đất nhận chuyển nhượng từ Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN):

109,67 ha. Nguồn gốc đất do Ủy ban nhân dân tỉnh nhận chuyển nhượng lại từ NHCTVN

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

38

theo chỉ đạo của Chính phủ, có nguồn gốc từ vụ án Epco - Minh Phụng, giao cho Trung

tâm Phát triển quỹ đất quản lý - khai thác có diện tich đất là 125,4 ha. Hiện nay Còn lại

109,67 ha (đã giao và đấu giá 15,73 ha) nằm trên địa bàn phường 10, phường 11 thành

phố Vũng Tàu.

Hiện trạng đất khi tiến hành bàn giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất còn nhiều

vấn đề phải xử lý, cụ thể như sau:

+ Con trên 83 trường hợp, khiếu nại kiến nghị trên đất trong giai đoạn bồi thường,

giải phóng mặt bằng cho Epco - Minh Phụng năm 1996 - 1997 chưa xử ly được, con cư

ngụ, sinh sống, canh tác trên lô đất.

+ Còn trên 20 hộ kinh doanh dịch vụ biển.

+ Việc bàn giao mốc giới không đầy đủ do các hộ tranh chấp, khiếu nại ngăn cản

và nhổ mốc.

+ Còn nhiều khoảng xen kẽ giữa các lô đất nhận chuyển nhượng từ NHCTVN chưa

bồi thường, giải phóng mặt bằng do trước đây dự kiến để lại làm đường giao thông trong

khu vực và một số diện tich NHCTVN đã bán đấu giá cho các tổ chức, cá nhân trước khi

Trung tâmPhát triển quỹ đất nhận bàn giao, có hiện tượng thường xuyên xảy ra tranh chấp,

lấn chiếm, xây dựng trái phép.

b) Đất công còn lại: gồm 50 khu vực với diện tích 438,72 ha.

Các khu đất công này được giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý - khai

thác, có nguồn gốc từ đất thu hồi các dự án vi phạm pháp luật, đất do tự nguyện giao trả,

đất do tổ chức giải thể, đất hết thời hạn sử dụng,… nằm trên địa bàn các huyện, thành

phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hầu hết các diện tich đất này còn nhiều vấn đề phải

xử ly để tạo đất sạch khai thác.

(ii) Quỹ đất công tại cấp huyện

Đất công đã sư dung ôn định vào các muc đich tru sơ cơ quan, công trình sư

nghiêp, an ninh quôc phòng, công cộng

Trên cơ sở kết quả khảo sát quỹ đất công, căn cứ tình hình sử dụng đất công, diện

tich đất công đã sử dụng ổn định vào các mục đich trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp,

an ninh quốc phong và đất công cộng trên địa bàn tỉnh là 1.422,99 ha.

(iii) Đất công ích (5%), đất công trình, trụ sở cũ, đất đã thu hồi nhưng chưa giao,

đất chưa sử dụng…

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

39

Diện tich đất Đất công ich (5%), đất công trình, trụ sở cũ, đất đã thu hồi nhưng

chưa giao, đất chưa sử dụng… có diện tích là 3.390,49 ha

(iv) Đất bãi bồi

Diện tich đất bãi bồi trên địa bàn tỉnh là 523,39 ha. Đây là kết quả rà soát sơ bộ,

hiện nay Văn phong Đăn ky đất đai tỉnh đang tiến hành đo đạc (đã hoàn thành các huyện

Long Điền, Xuyên Mộc, Đất Đỏ).

(v) Đất lâm nghiệp nằm ngoài quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Toàn tỉnh có 33.377 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất 4.460 ha, chiếm

13,36% diện tich đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ 12.152 ha (36,41%) và rừng đặc

dụng 16.765 ha (50,23%).

Diện tich đất công là đất lâm nghiệp chỉ xác định đối với phần diện tich đất rừng

nằm ngoài quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số

1184/QĐ-UBND ngày 10/5/2014 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt

Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Phần diện tích nằm

ngoài quy hoạch phát triển rừng theo Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 10/5/2014

của UBND tỉnh với ranh giới cắm mốc năm 2002; phần diện tích rừng đã được UBND

tỉnh bàn giao về cho các địa phương theo Quyết định số 6271/QĐ-UB ngày 05 tháng 8

năm 2002 về việc giao rừng và đất lâm nghiệp nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp cho

UBND thành phố Vũng Tàu để quản lý, bảo vệ, sử dụng và Quyết định số 6269/QĐ-UB

ngày 05 tháng 8 năm 2002 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc giao rừng và đất

lâm nghiệp nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp cho UBND huyện Long Đất để quản lý,

bảo vệ, sử dụng bàn giao.

Theo kết quả báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số

1056/SNN-CCKL ngày 23/4/2018 về việc rà soát diện tich đất ngoài quy hoạch lâm

nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổng diện tich đất rừng nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp là

5.378,48 ha trong đó diện tich đã có quyết định giao địa phương quản lý 2.900,35 ha;

BQL rừng phòng hộ quản lý: 1.797,13 ha; BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu -

Phước Bửu quản ly: 681,00 ha. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại có 926,95 ha đã giao cho

hộ gia đình cá nhân, hoặc các tổ chức khác đối với phần diện tich đã có quyết định giao cho

địa phương quản lý, cụ thể:

- Khu đất 59,05 ha tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc thu hồi theo Quyết

định số 2567/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 đã cấp GCNQSDĐ cho dân;

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

40

- Khu du lịch Hồ Tràm 156 ha tại huyện Xuyên Mộc đã giao cho công ty

Petrolimex 90,00 ha;

- Khu di tích lịch sử xã Xà Bang, huyện Châu Đức 65,60 ha đã giao cho Công ty

Cây xanh và Đô thị Vũng Tàu;

- KCN Mỹ Xuân 712,30 ha tại huyện Tân Thành thu hồi theo Quyết định số

1184/QĐ-UBND ngày 10/6/2014 hiện do KCN Mỹ Xuân quản lý.

Như vậy, diện tich đất lâm nghiệp nằm ngoài quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

là 4.451,53 ha, trong đó:

- Diện tích do UBND cấp huyện quản lý: 1.973,40 ha;

- BQL rừng phòng hộ quản lý: 1.797,13 ha;

- BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu quản lý: 681,00 ha.

Hiện nay, Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh đang quản lý rừng theo bản đồ ranh giới

và mốc bảng các loại rừng được phê duyệt theo Quyết định số 2670/QĐ-UB ngày 11/4/2002

của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mốc chôn khá lâu, khoảng cách các mốc khá xa, địa

hình địa vật thay đổi nhiều, quá trình đô thị hóa, làm vườn…. hầu hết mốc đã hỏng hoặc

dịch chuyển, thậm chí mất cả mốc. Bản đồ theo Quyết định số 2670/QĐ-UB ngày 11/4/2002

đã được số hóa, tuy nhiên bản đồ số hóa có chất lượng không cao. Việc xác định ranh giới

rừng phòng hộ còn nhiều khó khăn, có sự chồng lấn ranh giới giữa đất rừng và đất của dân.

Phần diện tich đất lâm nghiệp là kết quả rà soát bằng máy vi tinh, thực tế có sự

chồng lấn giữa đất rừng phong hộ và đất của tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Hiện nay,

UBND tỉnh đã có chủ trương lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2030 từ đó xác định chinh xác

hơn phần diện tich nằm ngoài ranh giới bảo vệ và phát triển rừng để phu hợp với các

quy định của Luật Lâm nghiệp.

2.5. PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA -

VŨNG TÀU

2.5.1. Thuận lợi

Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, khai thác quỹ

đất công chặt chẽ, hiệu quả;

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

41

Công tác đo đạc địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chinh đang được thực hiện

đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý quỹ đất công. Nhiều địa phương đang lập

các dự án về đo đạc, xây dựng hồ sơ địa chính quỹ đất công để quản lý, khai thác tốt

hơn. Một số phường tại TP Vũng Tàu đã xây dựng các biển báo tại các khu vực quỹ đất

công để công tác quản ly được chặt chẽ hơn.

2.5.2. Kho khăn

Phần lớn quỹ đất thu hồi đều giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý.

Tuy nhiên, đa số các lô đất không có mốc giới tại thực địa, trên đất còn có tài sản, từ đó

gây khó khăn cho công tác tiếp nhận và quản lý quỹ đất. Quỹ đất giao cho Trung tâm

Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý gồm cả đất được quy hoạch là đất công trình công cộng

không thể đấu giá quyền sử dụng đất.Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường mới chỉ

tinh toán, định lượng được hiệu quả, khả năng khai thác quỹ đất nhận chuyển nhượng

từ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đối với các quỹ đất công còn lại (kể cả quỹ đất

thu hồi của các doanh nghiệp vi phạm đang do Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý),

Sở chưa đủ cơ sở, thông tin để tinh toán, định lượng.

- Chưa có quy định về cho thuê đất ngắn hạn để có phương án khai thác tối đa

đối với quỹ đất này trong thời gian chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều phối để

sử dụng đầu tư dự án theo quy hoạch.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chưa chú trọng, quan tâm và có kế hoạch

cụ thể, chặt chẽ trong quản lý, sử dụng và khai thác quỹ đất công. Phần lớn quỹ đất công

do cấp huyện, cấp xã quản lý chỉ trên giấy tờ, hồ sơ địa chính, không có ranh mốc, diện

tích có sự chênh lệch so với hiện trạng.

- Hầu hết các huyện, thành phố đều còn diện tich đất trống, bán đấu giá không

thành, chưa cho thuê hoặc chưa khai thác sử dụng.Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội

đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần có

văn bản và làm việc cụ thể với các địa phương về tình hình quản lý, sử dụng, khai thác

quỹ đất công, tuy nhiên các địa phương chưa quan tâm, phối hợp chặt chẽ, chậm trễ

trong báo cáo, không kịp thời cung cấp số liệu, không nắm được cụ thể trên địa bàn

huyện bao nhiêu diện tích có thể khai thác đấu giá quyền sử dụng đất.

- Hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và cấp huyện gặp nhiều khó

khăn, cụ thể:

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

42

+ Về nguồn ngân sách: ngân sách không có nguồn để bố trí triển khai thực hiện

các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư; chưa có cơ chế cụ thể đối với Trung

tâm về việc sử dụng vốn bán đất thuộc sở hữu nhà nước để tái đầu tư cho việc phát triển

quỹ đất theo chức năng.

+ Về văn bản quy định: những quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư thường

xuyên thay đổi làm khó khăn trong tổ chức thực hiện. Việc quản ly quỹ đất đã thu hồi

con nhiều bất cập như đất được giao quản ly nhưng chưa xác lập pháp ly; đất được giao

quản ly nhưng con hộ sử dụng.

+ Về sự phối hợp giữa các cơ quan: các công trình, dự án đều liên quan đến nhiều

ngành, địa phương cần có thời gian và sự hỗ trợ, phối hợp của các cấp có thẩm quyền

nên việc trình duyệt còn chậm, ảnh hưởng đến kế hoạch cũng như tiến độ triển khai thực

hiện;

+ Về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất phục vụ làm việc dù từng bước có cải thiện. Song,

so với nhu cầu vẫn còn thiếu một số máy móc, thiết bị, phần mềm kỹ thuật cần thiết chưa

đáp ứng được nên việc khai thác sử dụng nguồn nhân lực của Trung tâm chưa triệt để; vấn

đề này đoi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Về nhiệm vụ, Trung tâm Phát triển quỹ đất chưa thực hiện chức năng tạo quỹ

đất sạch. Ngoài ra, chồng chéo trong nhiệm vụ đấu giá trong quy định chức năng, nhiệm

vụ; nhiều văn bản quy định. Trung tâm hiện chỉ thực hiện chức năng giải phóng mặt

bằng và đấu giá quyền sử dụng đất, chưa thực hiện hết chức năng theo quy định.

+ Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: giai đoạn đầu công tác bồi thường

giải phóng mặt bằng do ngân sách tỉnh cấp để triển khai, về sau do không có nguồn kinh

phí bố trí cho các dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các chủ đầu tư gặp nhiều khó

khăn về tài chinh nên chưa đóng tiền thuê đất để có nguồn vốn bổ sung cho công tác bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư cho các dự án. Trong những năm qua, đều thực hiện việc lập

hồ sơ để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án nhưng không có kinh phi nên đều để

lại không thực hiện được, chủ yếu phối hợp các Sở, ngành xử ly các trường hợp khiếu

nại.

+ Về công tác quản lý khai thác quỹ đất: Các diện tích giao cho Trung tâm quản lý

đều còn phức tạp do còn phải giải quyết các tồn tại đều có tranh chấp, khiếu nại phức tạp

đang tồn tại trước khi nhận bàn giao, một số diện tích phải có kinh phí bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư và một số diện tich đất được giao đấu giá nhưng không thực hiện được do phải

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

43

hoán đổi cho người bị thu hồi đất nơi khác. Trong thời gian qua chủ yếu là quản lý, bảo

vệ, phối hợp địa phương để xử ly các trường hợp vi phạm Luật đất đai. Công tác quản lý

khai thác quỹ đất trong tình hình hiện nay một số diện tích thuộc quy hoạch đất công trình

công cộng, quốc phòng an ninh hoặc còn là những nơi hẻo lánh xa xôi chưa thể khai thác

được và tổ chức khai thác đấu giá được, đồng thời quỹ đất quản ly là đất thu hồi của

các dự án vi phạm Luật đất đai nên việc bàn giao gặp nhiều khó khăn do người bị thu hồi

đất không hợp tác chấp hành.Trong số 551,20 ha đất được giao cho Trung tâm quản lý,

khai thác nằm rãi rác ở các huyện, thành phố thuộc tỉnh, do địa bàn rộng nên công tác

quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

+ Về đấu giá quyền sử dụng đất: gặp nhiều khó khăn.

+ Về kinh phí, chi phí và vốn cho hoạt động: Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh

những năm sau này gặp khó khăn do công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giảm đi

nhiều, các chủ đầu tư dần rút khỏi các dự án, nguồn ngân sách tỉnh hạn chế do tình hình

kinh tế trong thời gian qua, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thay đổi ảnh hưởng

đến tiến độ, giải ngân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nguồn thu của

Trung tâm đều phải nộp cho ngân sách điều phối, chưa có cơ chế tài chính rõ ràng trong

nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất. Do đó, các hoạt động của Trung tâm Phát triển

quỹ đất chủ yếu là tập trung cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ có nguồn

thu từ phần trăm của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Việc bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư hạn chế thì ảnh hưởng đến sự hoạt động và tồn tại của các Trung tâm Phát

triển quỹ đất. Hoạt động của Trung tâm đều phụ thuộc toàn bộ vào ngân sách tỉnh, mọi

chi phí cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ đều phải xin ngân sách, không có nguồn thu

tự chủ, được phân bổ cụ thể nên hoạt động không được chủ động, công việc bị kéo dài,

chậm trễ.

2.5.3. Khảo sát thực tê vận dụng kê toán quản trị vào lĩnh vực quản ly, khai

thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Sau khi khảo sát thực trạng công tác kế toán lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ đất

công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhưng ưu nhược điểm sau:

2.5.3.1. Ưu điểm

Tất cả các nội dung liên quan đến thu – chi của lĩnh vực quản lý, khai thác quỹ

đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều lập dự toán.

Quyết toán phải so sánh chi phí thực tế và dự toán theo yêu cầu của Nhà nước.

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

44

Nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và yêu cầu về hóa đơn chứng từ rất

nghiêm ngặt và chặt chẽ đáp ứng theo quy định của Nhà Nước.

Khi phân tich chi phi thì đơn vị chỉ tập trung về chi phí tài chính và so sánh với

các chi phí kế hoạch nên khi giá đất hay các chi phí biến động thì chỉ ghi nhận tăng hay

giảm chi phí chứ chưa phản ánh được nguyên nhân tăng giảm cụ thể.

Quy trình thu – chi rất chặt chẽ.

2.5.3.2. Nhược điểm

Mặc du đã dự toán cho từng hoạt động nhưng mọi hoạt động của Trung tâm đều

phụ thuộc toàn bộ vào ngân sách tỉnh, mọi chi phí cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ

đều phải xin ngân sách, không có nguồn thu tự chủ, được phân bổ cụ thể nên hoạt động

không được chủ động, công việc bị kéo dài, chậm trễ.

Đơn vị chưa phân loại chi phí theo cách ứng xử thành chi phí khả biến và bất biến

và chưa có vận dụng công cụ kế toán quản trị vào trong công tác quản lý tại đơn vị và

chưa thấy được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong công tác quản lý.

2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN

Nguồn lực khách hàng

Quy mô doanh nghiệp

Mức độ cạnh tranh thị trường

Thiết kế tổ chức phân quyền

Ngành nghề kinh doanh

Nhận thức về sự bất ổn của môi trường

Văn hóa doanh nghiệp

Hình 2.5: Mô hình giả thuyêt nghiên cứu các nhân tố tác động đên khả năng vận dụng KTQT

Nguồn: Tác gia tông hơp

Khả năng vận dụng KTQT

trong DN

Chiến lược kinh doanh

Trình độ nhân viên kế toán

Ty lệ sở hữu vốn

Nhận thức về KTQT

Yêu cầu về chi phí tổ chức

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

45

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này tác giả đã cung cấp những cơ sở ly luận tổng quát về các vấn đề

thuộc về KTQT. Bắt đầu từ việc giới thiệu các khái niệm KTQT cung với vai tro, chức

năng của KTQT trong việc hỗ trợ các nhà quản trị DN ra quyết định. Bên cạnh đó tác

giả cũng khái quát về lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, những thuận lợi và khó khăn

mà của đơn vị đang phải đối mặt khi vận dụng KTQT. Ngoài ra, ở cuối chương tác giả

cũng đồng thời giới thiệu các ly thuyết liên quan về việc vận dụng KTQT trong DN nói

chung, các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các DN nói chung và trong

lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trực

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nói riêng. Từ đó tác giả sẽ làm rõ phần cơ sở ly luận

của ly thuyết các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và

khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trực thuộc Sở Tài nguyên

và Môi trường. Dựa trên những nghiên cứu ly luận về nhân tố tác động đó tác giả sẽ tiến

hành phân tích, khảo sát, đánh giá và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến

việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường ở chương tiếp theo.

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

46

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với sự trợ giúp của

một nghiên cứu định tính nhỏ. Trước hết, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính nhỏ để

kiểm tra sự phù hợp của mô hình và thước đo các biến có được từ lý thuyết. Sau đó, tác

giả điều chỉnh mô hình và thước đo (chủ yếu là từ ngữ) cho phù hợp với bối cảnh cụ thể

của trung tâm. Cuối cùng, tác giả thực hiện nghiên cứu khảo sát. Chương này trình bày

quy trình và kết quả nghiên cứu định tính, mô hình và giả thuyết điều chỉnh sau nghiên

cứu định tinh, và phương pháp nghiên cứu định lượng.

3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài NC được thực hiện qua hai bước chính: (1) NC sơ bộ sử dụng phương pháp

NC định tính, (2) NC chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

NC sơ bộ định tinh dung để (1) khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan

sát dùng để đo lường các khái niệm NC. NC định tinh này được thực hiện thông qua kỹ

thuật thảo luận nhóm tập trung. NC định tinh được thực hiện thông qua hình thức phỏng

vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý

thuyết đã được đặt ra.

Khả năng vận dụng KTQT vào DN

Cơ sở lý thuyết Phỏng vấn chuyên gia

Nghiên cứu định tính

Thang đo

nháp

Thảo luận nhóm Thang đo chính thức

Nghiên cứu chính thức Thang đo

chính thức

Phân tích Cronbachs Alpha

Phân tích nhân tố khám phá

EFA

Phân tich tương quan

Phân tích mô hình hồi quy bội

Phân tích T-test và ANOVA

Kết luận và hàm ý quản trị

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác gia tông hơp

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

47

3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.2.1. Nghiên cứu định tinh

Để thực hiện nghiên cứu định tinh, tác giả tiến hành Phỏng vấn chuyên gia để

tìm hiểu các chủ đề cụ thể xoay xung quanh việc xác định các nhân tố tác động đến khả

năng vận dụng KTQT trong các lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, nhằm thu thập đến mức

tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. Để thực hiện điều này, tác giả tiến hành thảo

luận và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực KTQT và

lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công. Thành phần tham dự các cuộc thảo luận cũng

như khảo sát gồm 05 chuyên gia gồm: Phó và Trưởng phong Tài chinh, Phó và trưởng

phong Quản ly và Khai thác quỹ đất công và TS. Vũ Văn Đông là giáo viên hướng dẫn

đề tài.

Việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua bảng câu hỏi được tác giả chuẩn

bị từ trước nhằm yêu cầu các chuyên gia cho biết y kiến về các nhân tố tác động đến

việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Sau khi tổng hợp y kiến chuyên

gia, tác sẽ sẽ tiến hành đối chiếu với các kết quả tổng hợp nghiên cứu có liên quan trên

thế giới và sẽ thảo luận với các chuyên gia để đi đến thống nhất cao về việc bổ sung,

hiệu chỉnh và giữ lại những nhân tố được cho là phu hợp nhất đối với đặc thu lĩnh vực

quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài

nguyên và Môi trường cũng như môi trường văn hóa, bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam.

Cuối cung tác giả sẽ tổng hợp các y kiến và gửi email cho các thành viên tham dự để

thống nhất y kiến lần cuối, từ đó làm cơ sở để hoàn thiện các thành phần của bảng câu

hỏi cũng như thang đo các nhân tố. Bảng câu hỏi nhằm đo lường mức độ tác động của

các nhân tố đến khả năng vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất

công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi

gửi đến các nhân viên trong bộ phận tài chinh, lãnh đạo bậc trung và bạc cao, nhân viên

trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

để khảo sát sẽ được tham khảo y kiến các chuyên gia một lần nữa để kiểm tra lại và

thống nhất về ngôn ngữ trình bày. Tất cả các biến quan sát trong bảng câu hỏi (thành

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

48

phần thang đo) đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với viêc lưa chon sô1 là hoàn toàn

không đồng y với phát biểu và viêc lưa chon sô 5 là hoàn toàn đồng y với phát biểu.

3.2.2. Kêt quả thảo luận chuyên gia

Sau khi trao đổi bằng các kỹ thuật phỏng vấn và xin y kiến chuyên gia, kết quả

thảo luận về mô hình đề xuất ban đầu về các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng

KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các tiêu chi đo lường được tổng hợp như

sau:

Bảng 3.1: Kêt quả thảo luận chuyên gia về nhân tố tác động đên việc vận dụng KTQT

ST

T NHÂN TỐ

NGHIÊN

CỨU GỐC

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

CHUYÊN GIA

KẾT

LUẬN

1 Quy mô DN

Klaus Flacke

và Klaus

Segbers

(2005), Khaled

Abed Hutaibat

(2005)

Loại bỏ vì theo ý kiến của các

chuyên gia đề tài nghiên cứu trên

1 đơn vị cụ thể nên không cần xét

đến quy mô DN

Loại bỏ

2 Văn hóa DN Alper Erserim

(2012)

Giữ lại vì văn hóa DN có ảnh

hưởng đến việc quản ly và điều

hành trong đơn vị

Giữ lại

3

Trình độ nhân

viên kế toán

DN

Ismail and

King (2007),

McChlery et

al. (2004)

Giữ lại vì trình độ nhân viên kế

toán trong đơn vị cao hay thấp thì

khả năng vận dụng nhiều công cụ

kế toán trong quản lý nhiều hay ít

Giữ lại

4 Chiến lược

kinh doanh

Tuan Zainun

Tuan Mat

(2010)

Loại bỏ vì mọi hoạt động đều do

UBND tỉnh giao cụ thể Loại bỏ

5 Mức độ sở hữu

của Nhà nước

Tuan Zainun

Tuan Mat

(2010)

Loại bỏ vì theo ý kiến của các

chuyên gia đề tài nghiên cứu đơn

vị công

Loại bỏ

6 Cạnh tranh của

thị trường

Tuan Zainun

Tuan Mat

(2010)

Loại bỏ vì đây là đơn vị công và

triển khai công việc theo quy

định của UBND tỉnh và Sở Tài

nguyên và Môi trường

Loại bỏ

7 Sự bất ổn của

môi trường

Tuan Zainun

Tuan Mat

(2010)

Loại bỏ vì theo ý kiến của các

chuyên gia đề tài nghiên cứu đơn

vị công

Loại bỏ

8 Tổ chức phân

quyền

Tuan Zainun

Tuan Mat

(2010)

Loại bỏ vì đây là đơn vị công và

triển khai công việc theo quy

định của UBND tỉnh và Sở Tài

nguyên và Môi trường và bộ máy

Loại bỏ

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

49

ST

T NHÂN TỐ

NGHIÊN

CỨU GỐC

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

CHUYÊN GIA

KẾT

LUẬN

quản lý phân công công việc và

trách nhiệm rõ ràng.

9 Nguồn lực

khách hàng

Tuan Zainun

Tuan Mat

(2010)

Loại bỏ vì đây là đơn vị công và

triển khai công việc theo quy

định của UBND tỉnh và Sở Tài

nguyên và Môi trường

Loại bỏ

10

Đặc thù ngành

nghề kinh

doanh

Khaled Abed

Hutaibat

(2005), Tuan

Zainun Tuan

Mat (2010),

Abdel-Kader

and Luther,

R.(2008)

Giữ lại vì đặc thu lĩnh vực quản

lý và khai thác quỹ đất công có

ảnh hưởng đến việc quản lý và

điều hành trong đơn vị

Giữ lại

11

Nhận thức về

KTQT của nhà

quản trị DN

Trần Ngọc

Hùng (2016)

Nhà quản trị doanh nghiệp phải

am hiểu về KTQT đánh giá cao

về tinh hữu ich của các công cụ

kỹ thuật KTQT

Giữ lại

12

Chi phí cho

việc tổ chức

KTQT

Trần Ngọc

Hùng (2016)

Việc tổ chức KTQT tại đơn vị

phải mang lại hiệu quả Giữ lại

Nguồn: Tác gia tông hơp

3.2.3. Mô hình nghiên cứu chinh thức

Văn hóa DN

Trình độ nhân viên kế toán

Chi phí cho việc tổ chức KTQT

Đặc thù ngành nghề kinh doanh

Khả năng vận dụng

KTQT

Nhận thức về KTQT

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức

Nguồn: Tác gia tông hơp

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

50

3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Nghiên cứu định lượng là để kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các

nhân tố tác động nhằm xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến

chất lượng dịch vụ và thỏa mãn nhu cầu khách hàng thông qua bảng chỉ tiêu đã được

mô phỏng trong bảng câu hỏi phỏng vấn có được từ nghiên cứu định tinh theo thang đo

Liker 5 cấp độ. Phương pháp khảo sát được chọn là phương pháp điều tra chọn mẫu.

Thang đo các yếu tố tác động đến khả năng vận dụng kế toán quản trị trong lĩnh

vực quản lý và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài

nguyên và Môi trường được điều chỉnh thông qua 2 kỹ thuật chính:

Phương pháp phân tich nhân tố khám phá EFA: phương pháp này dung để thu

nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta thu thập được lượng biến quá lớn

nhưng các biến có mối liên hệ với nhau nên chúng ta gom chúng thành các nhóm biến

có liên hệ để xem xet và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản có tác động đến

khả năng vận dụng kế toán quản trị trong lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất công trên

địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Phương pháp trich hệ số được sử dụng là Principal Component Analysis với phép

xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Các biến quan sát

có trọng số Factor loading nhỏ hơn 0.5 (Tabachnik & Fidell, 1989, Using Multivariate

Statitics, Northridge, USA: Harper Collins Publishers) sẽ bị loại. Thang đo chấp nhận

khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 0.5.

Trong phân tích nhân tố, yêu cầu thiết yếu là hệ số KMO (Kaiser – Meyer –

Olkin) phải có giá trị (0.5 ≤ KMO ≤1) thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, còn hệ số

KMO 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thich hợp với các dữ liệu. Kaiser

(1974) đề nghị KMO ≥0.9 rất tốt, KMO>0.8 tốt, KMO≥0.7 được, KMO≥0.6 tạm được,

KMO≥0.5 xấu và KMO0.5 là không chấp nhận được.

Phương pháp hệ số tin cậy Crobach’s Alpha: phương pháp này được thực hiện

sau khi phân tích nhân tố khám phá. Công cụ Crobach’s Alpha để kiểm định mối tương

quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó giảm

Crobach’s Alphathì sẽ được loại bỏ để Crobach’s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải

thich rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó.

Sau khi phân tích nhân tố và kiểm định hệ số tin cậy, thang đo được đưa vào phân

tích hồi quy tuyến tính bội với đầu vào là các nhân tố đã được xác định nhằm xem xét

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

51

mức độ ảnh hưởng đến khả năng vận dụng kế toán quản trị trong lĩnh vực quản lý và

khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường.

Xây dựng bảng câu hỏi

[Phu luc 02: Nội dung bang câu hoi khao sát sơ bộ vơi thang đo định tính]

Phần câu hỏi được xây dựng trên kết quả nhân tố của nghiên cứu định tính và mỗi

biến quan sát được đo bằng thang đo Liker với 5 mức độ. Ngoài ra bảng câu hỏi bổ sung

thêm phần thông tin và đặc điểm của cán bộ tham gia khảo sát. Bảng câu hỏi chính thức

này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Bảng khảo sát bao gồm 2 phần:

Phần I: Thông tin cá nhân của nhiên viên phòng tài chính, phòng quản lý và khi

thác quỹ đất công, lãnh đạo cấp cao và cấp trung của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu tham gia khảo sát.

Phần II: Thang đo các biến được sắp xếp trong 5 nhân tố ảnh hưởng đến khả

năng vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Gồm 5 thang đo biến độc lập, 1 thang đo

biến phụ thuộc là khả năng vận dụng kế toán quản trị trong lĩnh vực quản lý và khai thác

quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bảng câu hỏi khảo sát được mã hóa các thang đo như sau:

Thước đo khả năng vận dụng kế toán quản trị trong lĩnh vực quản lý và khai thác

quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bảng 3.2: Thang đo khả năng vận dụng KTQT trong DN

TT CÁC PHÁT BIỂU MÃ HÓA

I VĂN HÓA DN

(Alper Erserim 2012)

1 Sự hỗ trợ từ các nhà quản trị đối với nhân viên trong doanh

nghiệp Vanhoa_1

2 Sự hỗ trợ lẫn nhau từ các nhân viên trong các phong ban trong

doanh nghiệp Vanhoa_2

3 Sự đồng thuận về mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp Vanhoa_3

II TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRONG DN

(Ismail and King, 2007; Mc Chlery et al., 2004)

4 Nhân viên kế toán đào tạo chuyên sâu về kế toán quản trị Trinhdo_1

5 Nhân viên kế toán có am hiểu về lĩnh vực hoạt động Trinhdo_2

6 Nhân viên kế toán được cập nhật thường xuyên về kiến thức

chuyên môn Trinhdo_3

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

52

TT CÁC PHÁT BIỂU MÃ HÓA

7 Nhân viên kế toán có kinh nghiệm trong việc tổ chức

thực hiện KTQT phu hợp với đặc điểm ngành nghề hoạt động Trinhdo_4

III ĐẶC THÙ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

(Tuan Zainun Tuan Mat, 2010) và điêu chỉnh theo y chuyên gia

8 Quy định pháp ly liên quan quản ly quỹ đất công Nganhnghe_1

9 Quy định pháp ly liên quan khai thác quỹ đất công Nganhnghe_2

10 Thủ tục giải quyết các vấn đề thu hồi quỹ đất công Nganhnghe_3

IV NHẬN THỨC VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Trần Ngoc Hùng (2016)

11 Nhà quản trị đánh giá cao về tinh hữu ich của công cụ kỹ thuật

KTQT Nhanthuc_1

12 Nhà quản trị có hiểu biết về các công cụ kỹ thuật KTQT Nhanthuc_2

13 Nhà quản trị có nhu cầu cao về vận dụng KTQT Nhanthuc_3

14 Nhà quản trị chấp nhận mức chi phi cao trong việc đầu tư vận

dụng KTQT Nhanthuc_4

V CHI PHÍ CHO VIỆC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Trần Ngoc Hùng (2016)

15 Yêu cầu chi phi đầu tư công nghệ phục vụ việc tổ chức KTQT Chiphi_1

16 Yêu cầu chi phi tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia về tổ chức

KTQT Chiphi_2

17 Yêu cầu tổ chức KTQT phải mang tinh hiệu quả Chiphi_3

VI KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KTQT TRONG DN

18 Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT chi phi (costing

system) Vandung_1

19 Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT dự toán

(budgeting system) Vandung_2

20 Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT đánh giá hiệu suất

(performance evaluation system) Vandung_3

21 Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT hỗ trợ quá trình ra

quyết định (decision support system) Vandung_4

22 Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT chiến lược

(strategic management system) Vandung_5

Nguồn: Tác gia tông hơp

Như vậy, ta co thước đo chinh thức như sau:

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

53

Đối với khả năng vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức gồm

05 thành phần như sau: (1) Văn hóa doanh nghiệp gồm 03 biến quan sát; (2) Trình độ

nhân viên kế toán trong doanh nghiệp gồm 04 biến quan sát; (3) Đặc thù ngành nghề

kinh doanh gồm 03 biến quan sát; (4) Nhận thức về kế toán quản trị của nhà quản trị

doanh nghiệp gồm 04 biến quan sát; (5) Chi phí cho việc tổ chức công tác kế toán quản

trị trong doanh nghiệp gồm 03 biến quan sát. Khả năng vận dụng kế toán quản trị vào

trong DN gồm có 5 biến quan sát.

Từ mô hình nghiên cứu ở trên, kết hợp với phần bàn luận và thống nhất y kiến

với các chuyên gia tác giả đề xuất 05 giả thuyết cần phải kiểm định, bao gồm:

Giả thuyêt H1 - Các DN có văn hóa DN hỗ trợ mạnh thì khả năng vận dụng KTQTthành

công cao hơn.

Giả thuyêt H2 - Các DN có nhân viên kế toán được đào tạo có chứng chỉ nghề hoặcbằng

cấp kế toán chuyên nghiệp thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn.

Giả thuyêt H3 - Khi vận dụng KTQT nếu Đặc thu ngành nghề kinh doanh phức tạp và

hiện đại thì khả năng vận dụng KTQT thành công càng cao.

Giả thuyêt H4 - Các DN có người chủ/người điều hành DN có hiểu biết về

KTQT,đánhgiá cao tinh hữu ich của các công cụ kỹ thuật KTQT thì khả năng vận dụng

KTQT thành công cao hơn.

Giả thuyêt H5 - Khi vận dụng KTQT nếu yêu cầu về đầu tư chi phi tổ

chứcKTQTcàngthấp thì khả năng vận dụng KTQT thành công càng cao.

Xác định kích thước mẫu

Theo lý thuyết Hair (1998) cho rằng kich thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến

150. Theo Guilford (1954) cho rằng kich thước mẫu phải là 200. Norusis (2005), kích

thước mẫu phải là 300. Trong khi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho

rằng kich thước mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Trong

nghiên cứu này có 17 biến quan sát, vì vậy số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 17 * 5 =

85

Trong nghiên cứu thống kê, kich thước mẫu càng lớn thì tinh đại diện càng cao,

độ tin cậy càng lớn. Trong phạm vi của đề tài, với số lượng nhân viên quản lý cấp cao

và cấp trung tại Sở Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo các cấp tại các huyện thuộc

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong lĩnh vực quản ly đất là 250. Tuy nhiên, trong quá trình

khảo sát vì điều kiện nhân viên thuộc phòng tài chính và phòng quản lý và khai thác quỹ

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

54

đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, lãnh đạo cấp cao và cấp trung của Sở Tài

nguyên và Môi trường chỉ khảo sát 240 người (240/250 ≥90% mẫu đại diện trên tổng

thể tương đối cao). Bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho nhân viên để họ trả lời và gửi

lại cho tác giả tối đa trong 1 tuần. Người trả lời không cần để lại danh tính trên bảng câu

hỏi, đảm bảo rằng các câu trả lời thăng thắng, khách quan và có độ tin cậy cao.

Thu thập dữ liệu

Tiến hành thu thập bằng 2 phương pháp:

+ Phương pháp phỏng vấn cá nhân và tự ghi chép lại.

+ Gửi câu hỏi cho các nhân viên trong Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn

cách ghi và sau đó thu thập lại.

Kết quả khảo sát được làm sạch (loại bỏ các kết quả có nhiều ô thiếu thông tin

hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở xác định không đáng tin cậy) được nhập vào

phần mềm SPSS 20.0 và mã hóa các biến quan sát theo bảng mã hóa thang đo.

3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Trên thông tin bản khảo sát sau khi thu thập sẽ được mã hóa, nhập vào phần mềm

SPSS 20.0 và chạy thống kê lớn nhất, bé nhất để kiểm tra các sai sót có thể có thể có

trong quá trình nhập dữ liệu. Sau đó, các dữ liệu được chạy phân tích thống kê. Các

phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là: Đánh giá độ tin cậy thang

đo bằng hệ số tin cậy Conbach’s Alpha, phân tich nhân tố khám phá EFA, thống kê mô

tả, kiểm định hồi quy tuyến tính, kiểm định Anova bằng phần mềm SPSS 20.0.

3.3.2. Mô tả khảo sát

Tổng cộng có 240 bảng khảo sát được gửi đi bằng cách phát bảng câu hỏi trực

tiếp. Trong đó có 235 bảng câu hỏi thu về nhưng chỉ có 226 bảng câu hỏi có câu trả lời

hợp lệ. Dữ liệu được nhập, mã hóa, làm sạch và phân tich các bước như đề cập ở trên

bằng phần mềm SPSS 20.0.

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

55

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày các phương pháp nghiên cứu nhằm để đánh giá thang đo

các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ

đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước cơ bản: (i) nghiên cứu

định tinh nhằm khám nhân tố mới, hiệu chỉnh mô hình và thang đo; (ii) nghiên cứu định

lượng nhằm xác định thang đo và đánh giá sơ bộ thang đo.

Chương 3 cũng đề cập tới việc sẽ xây dựng phương trình hồi quy tuyến tinh phản

ánh mối tương quan giữa các nhân tố tác động và mức độ tác động đến việc vận dụng

KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

56

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Khảo sát được thực hiện tại Sở Tài nguyên và Môi trường với tổng cộng 226

người tham gia khảo sát này. Các nhân viên tham gia khảo sát đều là người Việt Nam,

dân tộc Kinh. Bảng 4.1: Tóm tắt kết quả thống kê mô tả biến định tính. Phần tiếp theo

sẽ thống kê đặc điểm của nhân viên tham gia khảo sát.

Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Số người Tỷ lệ (%)

1. Đặc điểm giới tính

Nam 136 60%

Nữ 90 40%

2. Đặc điểm độ tuổi

Dưới 25 tuổi 90 39,82%

Từ 25 - 40 tuổi 96 42,47%

Từ 40 - dưới 50 tuổi 29 12,83%

Trên 50 tuổi 11 4,87%

3. Đặc điểm về trình độ chuyên môn

Trung cấp 100 44,24%

Cao đăng 70 30,97%

Đại học, Sau Đại học 56 24,77%

4. Đặc điểm về thu nhập

Dưới 4 triệu 50 22.12%

Từ 4 triệu đến 8 triệu 90 39.82%

Từ 8 - dưới 10 triệu 60 26.54%

Trên 10 triệu 26 11.50%

(Nguồn: Tính toán cua tác gia băng SPSS 20)

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

57

Trong số 226 nhân viên quản lý cấp cao và cấp trung được khảo sát, về độ tuổi

cao nhất là từ 25 đến 40 chiếm 42,47% và nhóm tuổi dưới 25 chiếm 39,82%, còn lại là

nhóm từ 40 đến dưới 50 tuổi chiếm 12,83% và nhóm trên 50 tuổi chiếm 4,8%. Về trình

độ, kết quả khảo sát có trình độ trung cấp chiếm cao nhất với 44,24%, kế tiêp là trình độ

cao đăng chiếm 30,97%, còn lại trình độ đại học sau đại học chiếm 24,77. Về thu nhập,

chiếm ty lệ cao 39,82% là những nhân viên quản lý cấp cao và cấp trung có thu nhập từ

4 đến 8 triệu, tiếp theo là mức thu nhập từ 8 đến dưới 10 triệu chiếm 26,54%, còn lại

mức thu nhập dưới 4 triệu chiếm 22.12%, trên 10 triệu chiếm 11,50%.

4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Theo Nunnally và Burnstein (1994, 16): “Thang đo trước hết sẽ được phân tích

hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến có hệ số tương quan tổng (item-total

correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận để phân tích trong các

bước tiếp theo khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên”. (Phụ lục - 04).

4.2.1.1. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Văn hoa

Theo Nunnally và Burnstein (1994, 16): “Kết quả Cronbach’s Alpha của thang

đo là 0,811 > 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo

đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong

phân tích nhân tố tiếp theo”.

Bảng 4.2: Kêt quả đánh giá độ tin cậy thang đo Văn hóa

Item-Total Statistics

Biên quan

sát

Trung bình thang

đo nêu loại biên

Phương sai thang

đo nêu loại biên

Tương quan

biên tổng Kêt luận

Thang đo “Văn Hoa”: Cronbach's Alpha = 0.811

Vanhoa_1 5.76 1.296 .532 .862

Vanhoa_2 5.47 1.006 .771 .622

Vanhoa_3 6.32 1.029 .695 .705

(Nguồn: Tính toán cua tác gia băng SPSS 20)

4.2.1.2. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Ngành nghề

Nhận xet: “Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,722 > 0,6; các hệ số

tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, tất

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

58

cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp

theo”.

Bảng 4.3: Kêt quả đánh giá độ tin cậy thang đo Ngành nghề

Item-Total Statistics

Biên quan

sát

Trung bình thang

đo nêu loại biên

Phương sai thang

đo nêu loại biên

Tương quan

biên tổng Kêt luận

Thang đo “Ngành nghề”: Cronbach's Alpha = 0.722

nganhnghe_1 6.12 1.629 .630 .520

nganhnghe_2 6.06 2.134 .576 .601

nganhnghe_3 5.85 2.265 .443 .745

(Nguồn: Tính toán cua tác gia băng SPSS 20)

4.2.1.3. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Trình độ

Nhận xet: “Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,904 > 0,6; các hệ số

tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, tất

cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp

theo”.

Bảng 4.4: Kêt quả đánh giá độ tin cậy thang đo Trình độ

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

Thang đo “Trình độ”: Cronbach's Alpha = 0.904

trinhdo_1 7.76 4.532 .918 .824

trinhdo_2 8.52 5.522 .794 .876

trinhdo_3 7.70 4.754 .738 .904

trinhdo_4 8.53 5.966 .749 .894

(Nguồn: Tính toán cua tác gia băng SPSS 20)

4.2.1.4. Kiểm định độ tin cậy đối với Chi phí

Nhận xet: “Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,834 > 0,6; các hệ số

tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, tất

cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp

theo”.

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

59

Bảng 4.5: Kêt quả đánh giá độ tin cậy thang đo Chi phi

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

Thang đo “Chi phi”: Cronbach's Alpha = 0.834

chiphi_1 5.58 1.346 .837 .619

chiphi_2 5.90 1.318 .681 .805

chiphi_3 7.28 1.926 .618 .851

(Nguồn: Tính toán cua tác gia băng SPSS 20)

4.2.1.5. Kiểm định độ tin cậy đối với Nhận thức

Nhận xet: “Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,828 > 0,6; các hệ số

tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, tất

cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp

theo”.

Bảng 4.6: Kêt quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

Thang đo “Nhận thức”: Cronbach's Alpha = 0.828

nhanthuc_1 8.96 2.222 .662 .781

nhanthuc_2 8.68 2.037 .730 .748

nhanthuc_3 9.54 2.095 .648 .788

nhanthuc_4 8.77 2.313 .585 .814

(Nguồn: Tính toán cua tác gia băng SPSS 20)

4.2.1.6. Kiểm định độ tin cậy đối với Vận dụng

Nhận xet: “Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,866> 0,6; các hệ số tương

quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, tất cả các

biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo”.

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

60

Bảng 4.7: Kêt quả đánh giá độ tin cậy thang đo Vận dụng

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

Thang đo “Vận dụng”: Cronbach's Alpha = 0.866

Vandung_1 13.98 5.346 .636 .850

Vandung_2 13.92 5.531 .609 .856

Vandung_3 13.79 5.659 .518 .879

Vandung_4 13.87 4.859 .848 .796

Vandung_5 13.87 4.859 .848 .796

(Nguồn: Tính toán cua tác gia băng SPSS 20)

4.2.2. Phân tich nhân tố khám phá EFA

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, các thang đo được đánh giá tiếp

theo bằng phương pháp phân tich nhân tố khám phá EFA. Kết quả Cronbach’s Alpha

cho thấy có 17 biến quan sát của 05 thành phần đo lường khả năng vận dụng kế toán

quản trị đủ yêu cầu về độ tin cậy. Vì vậy, 17 biến quan sát của thang đo này được tiếp

tục đánh giá bằng EFA (Phụ lục 4).

Sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép xoay

Varimax khi phân tích factor cho 22 biến quan sát.

Bảng 4.8: Kêt quả kiểm định KMO và Bartl tt các biên độc lập

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .715

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 2105.125

Df 136

Sig. .000

(Nguồn: Tính toán cua tác gia băng SPSS 20)

Với giả thuyết H0 đặt ra trong phân tích này là giữa 17 biến quan sát trong tổng

thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KM và Bartlett’s trong phân tich

nhân tố cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (Sig. = 0,000 < 0,005); hệ số KMO cao (bằng

0,715 > 0,5). Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan

với nhau và phân tích nhân tố EFA rất thích hợp.

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

61

Cột Cumulative trong bảng Tổng phương sai được giải thích (Total Variance

Explained) - (Phụ lục 3) là 73,986%. Điều này có nghĩa là 73,986% thay đổi của nhân

tố được giải thích bởi các biến quan sát.

Bảng Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) - (Phụ lục 2)

cho thấy có 6 nhân tố có giá trị Eigen lớn hơn 1. Đây là 6 nhân tố có được từ kết quả

của phân tích nhân tố khám phá. Chi tiết của mỗi nhân tố được thể hiện ở bảng Ma trận

nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) - (Bảng 4.9).

Bảng Ma trận nhân tố xoay cho thấy các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố

(Factor loading) lớn hơn 0,5. Có 6 nhân tố được trích tại giá trị Eigen là 1,345 và phương

sai trich được là 73,986% lớn hơn 50%, Kết quả phân tích các biến trên có 22 biến quan

sát và tạo thành 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với các biến đặc trưng của nhân tố

được sắp sếp lại khác với mô hình lý thuyết ban đầu.

Bảng 4.9: Kêt quả phân tích nhân tố khám phá

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

trinhdo_1 .954

trinhdo_2 .881

trinhdo_4 .847

trinhdo_3 .831

nhanthuc_2 .865

nhanthuc_3 .814

nhanthuc_1 .801

nhanthuc_4 .749

chiphi_1 .927

chiphi_2 .866

chiphi_3 .782

Vanhoa_2 .874

Vanhoa_1 .795

Vanhoa_3 .792

nganhnghe_1 .885

nganhnghe_2 .765

nganhnghe_3 .675

Eigenvalues 4.414 2.586 2.245 1.987 1.345

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

62

Tổng phương sai

trích 4.414 2.586 2.245 1.987 1.345

Hệ số

Cronbach’pha 0.904 0.828 0.834 0.811 0.722

Nhân tố 1 (X1): được đặt lại tên “Trình độ” bao gồm 4 biến quan sát:

Nhân tố Ky hiệu Các biên quan sát

Trình độ

trinhdo_1 Nhân viên kế toán đào tạo chuyên sâu về kế toán quản trị

trinhdo_2 Nhân viên kế toán có am hiểu về lĩnh vực hoạt động

trinhdo_3

Nhân viên kế toán có kinh nghiệm trong việc tổ chức

thực hiện KTQT phu hợp với đặc điểm ngành nghề hoạt

động

trinhdo_4 Nhân viên kế toán được cập nhật thường xuyên về kiến

thức chuyên môn

Nhân tố 2 (X2): được đặt lại tên “Nhận thức” bao gồm 4 biến quan sát:

Nhân tố Ky hiệu Các biên quan sát

Nhận

thức

nhanthuc_1 Nhà quản trị đánh giá cao về tinh hữu ich của công cụ kỹ

thuật KTQT

nhanthuc_2 Nhà quản trị có hiểu biết về các công cụ kỹ thuật KTQT

nhanthuc_3 Nhà quản trị có nhu cầu cao về vận dụng KTQT

nhanthuc_4 Nhà quản trị chấp nhận mức chi phi cao trong việc đầu tư

vận dụng KTQT

Nhân tố 3 (X3): được đặt lại tên “chi phi” bao gồm 3 biến quan sát:

Nhân tố Ky hiệu Các biên quan sát

Chi phí

chiphi_1 Yêu cầu chi phi đầu tư công nghệ phục vụ việc tổ chức

KTQT

chiphi_2 Yêu cầu chi phi tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia về tổ chức

KTQT

chiphi_3 Yêu cầu tổ chức KTQT phải mang tinh hiệu quả

Nhân tố 4 (X4): được đặt lại tên “Văn hóa” bao gồm 3 biến quan sát:

Nhân tố Ky hiệu Các biên quan sát

Văn hóa

Vanhoa_1 Sự hỗ trợ từ các nhà quản trị đối với nhân viên trong doanh

nghiệp

Vanhoa_2 Sự hỗ trợ lẫn nhau từ các nhân viên trong các phong ban

trong doanh nghiệp

Vanhoa_3 Sự đồng thuận về mục tiêu phát triển chung của doanh

nghiệp

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

63

Nhân tố 5 (X5): được đặt lại tên “Ngành nghề” bao gồm 3 biến quan sát:

Nhân tố Ky hiệu Các biên quan sát

Ngành

nghề

nganhnghe_1 Quy định pháp ly liên quan quản ly quỹ đất công

nganhnghe_2 Quy định pháp ly liên quan khai thác quỹ đất công

nganhnghe_3 Thủ tục giải quyết các vấn đề thu hồi quỹ đất công

Với tất cả kết quả phân tích EFA trên cho chúng ta kết luận rằng các khái niệm

nghiên cứu trong mô hình giả thuyết đã đạt giá trị hội tụ, hay nói cách khác, các biến

quan sát đã đại diện được cho các khái niệm nghiên cứu cần phải đo.

Từ kiểm định độ tin cậy của thang đo và nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả

điều chỉnh mô hình nghiên cứu và kì vọng dấu của các hệ số hồi quy như sau:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa Trình độ nhân viên kế toán với Khả năng

vận dụng KTQT

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa Nhận thức về KTQTvới Khả năng vận dụng

KTQT

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa Chi phí cho việc tổ chức KTQTvới Khả

năng vận dụng KTQT

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa Văn hóa DN việc với Khả năng vận dụng

KTQT

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa Đặc thù ngành nghề kinh doanhvới Khả

năng vận dụng KTQT

Trình độ nhân viên kế toán

Nhận thức về KTQT

Chi phí cho việc tổ chức KTQT

Văn hóa DN

Khả năng vận dụng KTQT

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức

Nguồn: Tác gia tông hơp

Đặc thù ngành nghề kinh doanh

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

64

4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY

Để phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng vận dụng KTQT trong

lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc

Sở Tài nguyên và Môi trường. Tác giả thực hiện phương pháp hồi quy tuyến tinh đa

gồm 5 yếu tố là biến độc lập và 1 biến phụ thuộc là khả năng vận dụng KTQT. Kết quả

thực hiện hồi quy được trình bày dưới Bảng 4.10 bằng phương pháp Enter như sau:

Bảng 4.10: Kêt quả hồi quy (Lần 1)

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

Collinearity

Statistics

B Std.

Error Beta

Tolerance VIF

1

(Constant) 3.486 .032 109.548 .000

X1 .107 .032 .191 3.358 .001 1.000 1.000

X2 .050 .032 .090 1.582 .115 1.000 1.000

X3 .094 .032 .168 2.956 .003 1.000 1.000

X4 .238 .032 .424 7.447 .000 1.000 1.000

X5 .132 .032 .236 4.141 .000 1.000 1.000

a. Dependent Variable: Y

Nhận xet: “Dựa vào giá trị sig của các hệ số hồi quy cho thấy, giá trị sig của X2

lớn hơn mức y nghĩa 5% do đó các yếu tố này không ảnh hưởng đến Khả năng vận dụng

KTQT trong lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất, Vì vậy, biến X2 được loại ra khỏi

mô hình và tiếp tục thực hiện theo mô hình hồi quy thứ 2”.

Bảng 4.11: Kêt quả hồi quy (Lần 2)

Coefficientsa

Model Chưa chuẩn hóa Đã chuẩn

hóa

t Sig. Collinearity

Statistics

B Sai số

chuẩn

Beta Tolerance VIF

1

(Constant) 3.486 .032 109.167 .000

X1 .107 .032 .191 3.346 .001 1.000 1.000

X3 .094 .032 .168 2.946 .004 1.000 1.000

X4 .238 .032 .424 7.421 .000 1.000 1.000

X5 .132 .032 .236 4.126 .000 1.000 1.000

a. Dependent Variable: Y

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

65

Nhận xet: “Kết quả hồi quy lần 2 cho thấy, giá trị Sig của các biến X1, X3, X4 và

X5 đều nhỏ hơn 5% nên có y nghĩa thống kê, Tuy nhiên, kết quả hồi quy cần được kiểm

định các hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi, tự tương quan, sai số

tuân theo luật phân phối chuẩn, nếu mô hình vi phạm một trong bốn giả thuyết cơ bản

này thì việc ước lượng hồi quy tuyến tính sẽ không con chinh xác, do đó mô hình cần

kiểm định các giả thuyết”.

4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH

4.4.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 4.11 cho thấy R hiệu chỉnh bằng 0,7 có nghĩa là 70% sự biến thiên của Y

(Khả năng vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất công trên địa

bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) được giải thích bởi sự

biến thiên của 04 biến độc lập X1, X3, X4, X5.

Bảng 4.12: Mức độ giải thích của mô hình

Model Summaryb

Mode

l

R R

Squar

e

Adjuste

d R

Square

Std.

Error of

the

Estimat

e

Change Statistics Durbin

-

Watson R

Square

Chang

e

F

Chang

e

df

1

df2 Sig. F

Chang

e

1 .547

a .780 .707 .47369 .300 22.993 4

21

5 .000 1.568

a. Predictors: (Constant), X5, X4, X3, X1

b. Dependent Variable: Y

Nhận xet: “Trong bảng phân tich phương sai (Bảng 4.12), cho thấy trị số F có

mức y nghĩa với Sig. = 0,000 (< 0,05) có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tinh đưa ra là phu

hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào đều có y nghĩa trong thống kê

với mức y nghĩa 5%”.

Bảng 4.13: Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tich phương sai ANOVA

ANOVAa

Model Sum of

Squares

df Mean Square F Sig.

1

Regression 20.637 4 5.159 22.993 .000b

Residual 48.242 215 .224

Total 68.879 219

a. Dependent Variable: Y

b. Predictors: (Constant), X5, X4, X3, X1

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

66

4.4.2 Kiểm định phương sai

Để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nghiên cứu sử dụng phương

pháp kiểm định Spearman’s rho. Ta thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập và phần dư

có giá trị Sig lớn hơn 5%, Vì vậy, mô hình không bị phương sai thay đổi.

Bảng 4.14: Kiểm định Spearman’s rho

Correlations

X1 X2 X3 X4 X5 Y ABSRE

S

Spearman'

s rho

X1

Correlatio

n

Coefficien

t

1.00

0 -.103 -.066 -.045 -.010 .115 .021

Sig. (2-

tailed) . .129 .330 .505 .877 .089 .758

N 220 220 220 220 220 220 220

X2

Correlatio

n

Coefficien

t

-.103 1.00

0 -.058 -.094 -.030 .008 -.059

Sig. (2-

tailed) .129 . .395 .164 .653 .909 .380

N 220 220 220 220 220 220 220

X3

Correlatio

n

Coefficien

t

-.066 -.058 1.00

0 .023 -.014 .118 .109

Sig. (2-

tailed) .330 .395 . .738 .831 .081 .107

N 220 220 220 220 220 220 220

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

67

X4

Correlatio

n

Coefficien

t

-.045 -.094 .023 1.000 -.073 .389*

* .016

Sig. (2-

tailed) .505 .164 .738 . .281 .000 .818

N 220 220 220 220 220 220 220

X5

Correlatio

n

Coefficien

t

-.010 -.030 -.014 -.073 1.000 .103 .202**

Sig. (2-

tailed) .877 .653 .831 .281 . .128 .031

N 220 220 220 220 220 220 220

Y

Correlatio

n

Coefficien

t

.115 .008 .118 .389*

* .103 1.000 .007

Sig. (2-

tailed) .089 .909 .081 .000 .128 . .920

N 220 220 220 220 220 226 220

ABSRE

S

Correlatio

n

Coefficien

t

.021 -.059 .109 .016 .202*

* .007 1.000

Sig. (2-

tailed) .758 .380 .107 .818 .031 .920 .

N 220 220 220 220 220 220 220

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

4.4.3. Hiện tượng đa cộng tuyên

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

68

Kết quả hồi quy mô hình hồi quy (2) (Bảng 4.12) cho thấy giá trị phóng đại

phương sai của các biến nhỏ hơn 10 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến,

tức là mức độ giải thích của yếu tố gồm X1, X3, X4, X5 lên biến phụ thuộc riêng rẽ và

không có mối tương quan với nhau.

4.4.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Hình 4.1: Đồ thị phân tán

Quan sát đồ thị phân phối của phần dư (Hình 4.1) ta thấy giá trị trung bình của

phần dư bằng 0 độ lệch chuẩn 0,991 nên phương sai của phần là hằng số (phương sai

được tính bằng bình phương của độ lệch chuẩn). Vì vậy, phần dư của mô hình tuân theo

luật phân phối chuẩn.

Ngoài ra, kiểm định Durbin – Watson (d)Bảng 4.12 cho thấy kết quả d = 1,586

(1< d <3) nên ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau hay không có tương

quan giữa các phần dư.

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

69

➔Kêt luận: Qua các kết quả kiểm định trên cho thấy các giả định của hàm hồi

quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình hồi quy đã xây dựng là phù hợp với tổng

thể.

4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ HỒI QUY

Dựa vào giá trị sig của các hệ số hồi quy trong Bảng 4.13 cho thấy, giá trị sig của

X1, X3, X4 và X5 đều nhỏ hơn mức y nghĩa 5% do đó các yếu tố này ảnh hưởng Khả

năng vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

So sánh mức độ tác động của 05 biến này vào biến phụ thuộc Khả năng vận dụng

KTQT (Y) theo thứ tự giảm dần như sau: ta thấy biến biến X4 (văn hóa) (β6 = 0,424),

và kế tiếp biến X5 (ngành nghề) (β1 = 0,236), tiếp đến là biến Năng lực phục vụ (NLPV)

(β3 = 0,132), kế đến là biến X1 (trình độ) (β5 = 0,191), và tác động thấp nhất là biến X3

(Chi phi) (β2 = 0,0.168). Như vậy các giả thuyết H1, H3, H4, H5 đều được chấp nhận ở

độ tin cậy 95%.

Bảng 4.15: Bảng phân tích hồi quy

Coefficientsa

Model Chưa chuẩn hóa Đã chuẩn

hóa

t Sig. Collinearity

Statistics

B Sai số

chuẩn

Beta Tolerance VIF

1

(Constant) 3.486 .032 109.167 .000

X1 .107 .032 .191 3.346 .001 1.000 1.000

X3 .094 .032 .168 2.946 .004 1.000 1.000

X4 .238 .032 .424 7.421 .000 1.000 1.000

X5 .132 .032 .236 4.126 .000 1.000 1.000

a. Dependent Variable: Y

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng:

Y= 3.486 + 0.107*X1+0.94*X3+0.238*X4+0.132*X5

Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng:

Y= 0.191*X1+0.168*X3+0.424*X4+0.236*X5

Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 3.18 như sau:

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

70

Bảng 4.14: Tổng hợp kêt quả kiểm định các giả thuyêt nghiên cứu

Gải thuyêt Kêt quả

Sig Kêt luận

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ

dương giữa Trình độ nhân viên kế

toán với Khả năng vận dụng

KTQT

.001 Chấp nhận giả thuyêt

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ

dương giữa Nhận thức về

KTQTvới Khả năng vận dụng

KTQT

.115 Bác bỏ giả thuyêt

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ

dương giữa Chi phí cho việc tổ

chức KTQTvới Khả năng vận

dụng KTQT

.004 Chấp nhận giả thuyêt

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ

dương giữa Chi phí cho việc tổ

chức KTQTvới Khả năng vận

dụng KTQT

.000 Chấp nhận giả thuyêt

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ

dương giữa Văn hóa DN việc với

Khả năng vận dụng KTQT

.000 Chấp nhận giả thuyêt

Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết phù hợp với dữ

liệu nghiên cứu và có 04 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận là H1, H3, H4, H5. Qua

kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ta được mô hình kết quả nghiên cứu như Hình 4.2

Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu chính thức

Nguồn: Tác gia tông hơp

Trình độ nhân viên kế toán

Chi phí cho việc tổ chức KTQT

Văn hóa DN

Đặc thù ngành nghề kinh doanh

Khả năng vận dụng

KTQT

+ 0.191

+ 0.168

+ 0.424

+ 0.236

Page 84: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

71

4.6. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6.1. Đối với nhom trình độ nhân viên kê toán trong doanh nghiệp

Nguồn lực nhân sự luôn đóng một vai troquan trọng đối với sự thành bại của các

DN nói chung và lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nói riêng. Do đó vận dụng KTQT vào

lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc

Sở Tài nguyên và Môi trường tất nhiên cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nguồn lực nhân sự,

mà cụ thể là trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán. Đây là lực lượng nong cốt trong

việc triển khai và vận dụng KTQT, nên nếu trình độ chuyên môn về KTQT không đáp

ứng yêu cầu sẽ khiến cho việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ

đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ

không thực hiện được, hoặc thực hiện nhưng không hiệu quả.

Kết quả bàn luận này tương thich với nghiên cứu trước đây của Ismail and King

(2007), McChlery et al. (2004). Theo kết quả này thì trình độ nhân viên kế toán càng

cao dẫn đến khả năng thành công cao khi vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Xét về

khia cạnh này hầu hết các chuyên gia đều đồng tình, tuy nhiên khi vận dụng vào lĩnh

vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài

nguyên và Môi trường thì vấn đề trình độ của nhân viên kế toán được đo lường như thế

nào lại cần phải xem xét kỹ lương. Do vậy bên cạnh hệ thống bằng cấp do các trường

Đại học, Cao đăng (chuyên nghiệp và dạy nghề) phát hành thì các chứng chỉ nghề nghiệp

đặc thu của ngành kế toán như chứng chỉ Kế toán trưởng, CPA, ACCA, CMA …vv..

cũng cần được đưa vào xem xet thêm, đào tạo đúng chuyên ngành và am hiểu về ngành

nghề. Vì vậy kết quả thảo luận thống nhất sử dụng các biến quan sát liên quan đến bằng

cấp bao gồm bằng cử nhân, chứng chỉ trung cấp, cao đăng nghề trong nước và chứng

chỉ kế toán – kiểm toán quốc tế, am hiểu ngành nghề và được đào tạo đúng chuyên ngành

để phục vụ đo lường trình độ nhân viên kế toán trong DN.

4.6.2. Đối với nhóm các nhân tố chi phi cho việc tổ chức KTQT

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chi phi cho việc tổ chức KTQT trong lĩnh vực

quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài

nguyên và Môi trường tương thich với mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT theo

hướng là nếu yêu cầu chi phi về đầu tư công nghệ phục vụ việc tổ chức KTQT trong DN

Page 85: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

72

thấp hay yêu cầu chi phi tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia về tổ chức KTQT trong DN

thấp sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT. Thông thường một hệ

thống KTQT có thể được tin học hóa (computerized system) hoặc xử ly thủ công

(manual system) tuy theo điều kiện kinh tế của DN, mức độ chi tiết của thông tin yêu

cầu cũng như lợi ich do thông tin mang lại … Qua khảo sát thực tế thì một rào cản lớn

đối với việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa

bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chinh là sự lo ngại tốn

kém về chi phi tổ chức KTQT, trong khi đó lợi ich mang lại có thể khó để đo lường cụ

thể. Hơn thế nữa trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hiện nay vẫn con khó tiếp cận các

nguồn vốn do nhà nước cấp.

4.6.3. Đối với nhom các nhân tố văn hoa DN

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong DN có sự hỗ trợ từ các nhà quản trị đối với

nhân viên hay có sự đồng thuận về mục tiêu phát triển chung, có sự hỗ trợ lẫn nhau từ

các nhân viên trong các phong ban sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng

KTQT; đó chinh là các đặc điểm của nền văn hóa DN hỗ trợ hoặc văn hóa DN hướng

về mục tiêu. Kết quả này cũng phu hợp với nghiên cứu trước đây của Alper Erserim

(2012) cũng như ly thuyết bất định. Điều này cũng phu hợp khi xét về việc vận dụng các

công cụ kỹ thuật KTQT như xây dựng chi phi tiêu chuẩn; các công cụ kỹ thuật ra quyết

định; dự toán và kiểm soát; đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát … đều đoi hỏi sự

đồng thuận từ các phong ban kinh doanh, kế toán, mua hàng và Ban Giám đốc. Từ đó

mới có thể dễ dàng xây dựng được các kế hoạch, mục tiêu kinh doanh cụ thể cũng như

có thể đưa ra những đánh giá hay cách thức kiểm soát phu hợp.

Tại Việt Nam, trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thì xét về đặc điểm văn hóa DN

mang đậm net văn hóa đơn vị công, đơn vị Nhà nước, và điều này cũng khá tương thich

với các đặc điểm của nền văn hóa DN hỗ trợ hoặc văn hóa DN hướng về mục tiêu. Do

đặc thu của nền văn hóa DN mang tinh gia đình là có sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành

viên trong công ty, do đó sự chia sẻ về thông tin hay hỗ trợ lẫn nhau từ các cấp quản ly

đối với nhân viên hay là giữa các nhân viên với nhau sẽ là tiền đề tốt cho việc vận dụng

KTQT trong doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là nếu trong lĩnh vực quản ly và khai thác

Page 86: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

73

quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

xây dựng được một nền văn hóa DN mạnh thì điều đó không chỉ là phao cứu sinh đối

với DN trong giai đoạn khó khăn khủng hoảng (vì có thể tận dụng được tinh thần gắn

kết của nhân viên) mà con là tiền đề cơ bản để có thể giúp trong lĩnh vực quản ly và khai

thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường triển khai thuận lợi các công cụ kỹ thuật KTQT nhằm gia tăng hiệu quả quản ly.

4.6.4. Đối voi nhom nhân tố đặc thù ngành nghề kinh doanh

Nhân tố ngành nghề kinh doanh đây là nhóm nhân tố được các chuyên gia yêu

cầu giữ lại vì ngành nghề tại phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong quá trình xử

ly các nghiệp vụ đúng quy trình, quy định, biểu mẫu,…

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày các kết quả nghiên cứu tìm được nhằm để đánh giá các

yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong trong các lĩnh vực quản ly và khai thác

quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Từ các bước nghiên cứu được thực hiện tuần tự theo quy trình, tác giả đã tìm ra

được kết quả ban đầu với các nhân tố tác động với mức độ tác động cụ thể, đồng thời

cũng mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Dựa trên kết quả khảo sát chỉ ra các nhân tố tác động với mức tác động cụ thể

đến việc vận dụng KTQT trong trong các lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công

trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, tác giả đã tiến

hành bàn luận, so sánh đối chiếu kết quả khảo sát với các nghiên cứu trước đây. Từ đó

tác giả tiếp tục đã trình bày các giải pháp dựa trên kết quả khảo sát nhằm góp phần gia

tăng khả năng thành công khi lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường vận dụng KTQT.

Page 87: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ

Khi vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT vào trong lĩnh vực quản ly và khai thác

quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các nhà nghiên cứu khoa học đã

chứng minh có rất nhiều lợi ich thu được cho các nhà quản trị trong công việc, và làm

cho kết quả kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, có rất nhiều các nhân tố tác động

tới việc vận dụng KTQT vào DN, các nhân tố này có thể tác động tiêu cực hay tich cực

là do cách nhận biết và vận dụng trong thực tế của các bên tham gia. Trong chương này,

dựa vào kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 3 cũng như đối chiếu so sánh các phần

tổng quan ly luận đã được trình bày ở các chương trước, tác giả đưa ra các kết luận và

kiến nghị nhằm nâng cao tinh khả thi khi vận dụng KTQT vào trong lĩnh vực quản ly và

khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường.

5.1. KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như

tại Việt Nam có liên quan đến đề tài, tác giả một lần nữa khăng định lại vai tro quan

trọng của việc vận dụng KTQT như là một công cụ kỹ thuật quản trị hữu hiệu trong các

DN. Xuất phát từ lợi ich của việc vận dụng KTQT, tác giả đã tiến hành phân tich nhằm

tìm ra các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ

đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, để

rồi từ đó đưa ra các kiến nghị đề xuất và giải pháp. Bằng phương pháp kết hợp kết hợp

nghiên cứu định tinh (như phương pháp hỏi y kiến chuyên gia) và định lượng (như

phương pháp kiểm định trung bình mẫu độc lập và chi bình phương, phân tich hồi quy

đa biến, phân tich nhân tố khám phá), tác giả đã xác định được các nhóm nhân tố bao

gồm: Văn hoá doanh nghiệp; Đặc thu ngành nghề kinh doanh; Trình độ nhân viên kế

toán trong DN; Chi phi cho việc tổ chức KTQT lần lượt tác động đến việc vận dụng

KTQT trong trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo mức tác động từ cao xuống thấp. Y

nghĩa của nhóm nhân tố tác động và các biến quan sát trong nhóm thể hiện như sau:

Nhân tố văn hóa DN có y nghĩa là nếu trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ

đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường xây

Page 88: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

75

dựng được cho mình một nền văn hóa DN mạnh sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc

vận dụng KTQT trong DN.

Nhân tố đặc thu ngành nghề kinh doanh đây là ngành nghề chịu sự quản ly bởi

nhiều văn bản pháp luật. Do đó, cấp nhà quản trị và nhân viên luôn luôn cập nhật kiến

thức, văn bản pháp luật mới để thực hiện các công việc đúng quy định nhà nước tránh

trường hợp người dân kiện tụng liên quan vấn đề phát sinh liên quan đến thu hồi, đền

bu, giải tỏ,…

Nhân tố trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp: nhân viên được đào tạo

đúng chuyên ngành. Đặc biệt là sinh viên đang được đào tạo tại các trường trung cấp,

Cao đăng, Đại học,… phải được đào tạo gắn kết giữa ly thuyết và thực thành liên quan

đến công tác kế toán quản trị để sinh viên ra trường có thể tổ chức công tác KTQT tại

đơn vị.

Nhân tố chi phi cho việc tổ chức KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ

đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có y

nghĩa là khi tổ chức KTQT trong trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên

địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nếu tinh toán, lập dự

toán về chi phi đầu tư (bao gồm chi phi công nghệ, chi phi tư vấn) ở mức độ phu hợp với

khả năng của DN thì sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT trong DN.

5.2. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN

LÝ, KHAI THÁC QUỸ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG

TÀU

Từ hàm y kết quả nghiên cứu ở trên, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp dựa trên

tác động của các nhân tố như: Đặc thu ngành nghề kinh doanh, Trình độ nhân viên kế

toán trong doanh nghiệp; Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp, chiến lược

doanh nghiệp, Chi phi cho việc tổ chức KTQT, Nhân tố văn hoá DN. Các nhóm giải

pháp này lần lượt áp dụng trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường như sau:

Giải pháp đối với các trong các lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công

trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

Để gia tăng tinh khả thi của việc vận dụng KTQT trong lĩnh vực quản ly và khai

thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi

Page 89: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

76

trường cần phải lưu y một số giải pháp liên quan đến tác động từ các nhóm nhân tố đã

được chứng minh qua khảo sát như sau:

5.2.1. Xây dựng văn hoá DN

Qua khảo sát cho thấy nhân tố này tác động lớn đến khả năng thành công của DN

khi vận dụng KTQT. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trên, nếu trong lĩnh vực quản ly

và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và

Môi trường đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa mạnh thì đây sẽ là một nhân

tố tác động tich cực đến khả năng thành công việc vận dụng KTQT vào DN, đặc biệt là

trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đang phải đối diện với áp lực toàn cầu hóa lớn như

hiện nay.

Một DN có nền văn hóa doanh nghiệp mạnh đồng nghĩa với việc có thêm sự đồng

thuận cao giữa các thành viên trong DN về các mục tiêu chung, từ chiến lược cho đến

việc chia sẻ và nhìn nhận về các mục tiêu ngắn hạn. Từ đó sẽ làm gia tăng khả năng

thành công khi vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT như: hệ thống dự toán, hệ thống

kế toán trung tâm trách nhiệm (nếu có). Do có được sự đồng thuận cao nên việc chia sẻ

các mục tiêu cũng như các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc được dễ dàng hơn.

Điều này sẽ giúp cho DN ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động của

mình. Do có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty, nên việc chia sẻ về

tầm nhìn – chiến lược hoặc đơn giản hơn là các kế hoạch hành động, mục tiêu ngắn hạn

của DN sẽ dễ dàng được mọi thành viên thấu hiểu và đồng long; và đây là một chất xúc

tác cực kỳ quan trọng cho việc vận dụng các kỹ thuật KTQT.

5.2.2. Nhân tố đặc thù ngành nghề kinh doanh

Nhân viên và nhà quản trị phải luôn cập nhật kiến thức về quy định quản ly và

khai thác quỹ đất công. Giải quyết mọi nghiệp vụ đúng quy định, quy trình và tuân thủ

luật pháp.

5.2.3. Nhân tố trình độ nhân viên kê toán trong doanh nghiệp

Đào tạo nhân viên am hiểu kiến thức về kế toán quản trị và am hiểu về ngành

nghề và kỹ năng làm việc nhóm.

Page 90: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

77

5.2.4. Tổ chức KTQT trong DN với chi phi hợp ly

Hai vấn đề cần lưu y về chi phi tổ chức KTQT trong trong lĩnh vực quản ly và

khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường là chi phi về nguồn lực con người và chi phi về đầu tư trang thiết bị ban đầu, chi

phi tư vấn.

Về công tác nhân sự để đoi hỏi có một bộ phận kế toán quản trị độc lập với kế

toán tài chính hiện nay trong trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa

bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là không cần thiết thậm

chi phản tác dụng do sự lỏng lẻo trong quan hệ giữa hai bộ phận độc lập trong cung

phong ban. Do đó tác giả mạnh dạn đề xuất lựa chọn mô hình kết hợp giữa KTTC và

KTQT, trong đó một phần thông tin quá khứ của bộ phận KTTC sẽ làm cơ sở để phục

vụ cho công tác KTQT, tuy nhiên nên có it nhất một nhân sự kế toán chuyên trách về xử

ly thông tin KTQT. Và do đặc thu công việc phải liên hệ với các phong ban khác trong

vai tro thu thập và phản hồi thông tin, nhân sự này it nhất giữ vị tri phó phong kế toán

để có thể giữ vai tro đối trọng. Bên cạnh đó công tác tổ chức KTQT trong DN rõ ràng

khó có thể thành công nếu bên cạnh Giám đốc tài chinh/ Kế toán trưởng không có vai

tro tich cực tham gia của các Trưởng đơn vị phong ban khác như Giám đốc; đặc biệt là

Nhà quản trị bộ phận quản ly và khai thác quỹ đất công, Bộ phận tài chinh. Các bộ phận

này phải được họp thường xuyên hàng tháng để cập nhật tình hình biến động về của

từng dự án cụ thể đến việc chuẩn bị nguồn lực của các bộ phận phục vụ và tác động

trong ngắn hạn của các kế hoạch hành động của DN, từ đó làm cơ sở đề điều chỉnh các

chỉ tiêu, kế hoạch cho phu hợp.

Về yêu cầu tin học hóa bộ máy kế toán thì việc ứng dụng công nghệ tin học vào

hệ thống kế toán là yêu cầu bức thiết hiện nay của hầu hết các DN vì tinh tiện ich và đáp

ứng nhanh nhu cầu thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định nhanh chóng trong môi

trường kinh doanh biến động phức tạp. Tuy nhiên tuy vào tình hình khả năng tài chinh

của DN cũng như trình độ tin học của nhà quản trị mà mỗi DN có thể lựa chọn phần

mềm phu hợp. Các yêu cầu tối thiểu của một phần mềm kế toán hiện nay (có thể bán

săn trên thị trường hoặc thiết kế lại theo nhu cầu DN hoặc đặt hàng thiết kế mới hoàn

toàn) nhằm đáp ứng công tác KTQT bao gồm:

Page 91: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

78

Thứ nhất, đảm bảo công tác công tác phân loại chi phi được thực hiện dễ dàng và

tiệnlợi. Từ đó công tác tập hợp dữ liệu để phân tich về mặt hiệu quả hoạt động hay tinh

toán chi phí trong từng trường hợp đều có thể tiến hành dễ dàng.

Thứ hai, bên cạnh việc bảo mật thông tin thì việc đảm bảo việc phân quyền truy

cậpthông tin được thực hiện dễ dàng và tiện lợi. Vi dụ khi cần truy cập nhập dữ liệu về

từng dự án, từng khu đất đang quản ly cũng có thể truy cập dữ liệu này. Điều này đảm

bảo tinh thông suốt của thông tin, giúp cho công tác trao đổi thông tin hiệu quả hơn,

đồng thời làm cho công tác giám sát tinh hiệu quả của công việc trong DN tăng lên.

5.3. KIẾN NGHỊ

Đối với các nhà quản trị trong trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công

trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, việc thay đổi

tư duy quản trị là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Tự trang bị và cập nhật kiến thức

quản trị cho bản thân, trong đó có KTQT là việc mà không chỉ các nhà quản trị ở các

DN lớn nên làm mà ngay cả bản thân các nhà quản trị ở các trong lĩnh vực quản ly và

khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường cũng nên y thức về điều đó. Bên cạnh đó, các nhà quản trị trong lĩnh vực quản ly

và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và

Môi trường nên thay đổi tư duy quản ly, sớm kết hợp với các trường đại học để trao đổi

về nhu cầu đặt hàng nhân sự về lực lượng lao động nói chung và lực lượng hành mô

phỏng các tình huống kinh doanh trong thực tế mà bản thân DN đã phải trải qua hoặc

đương đầu.

Ngoài ra, trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nên kết hợp chặt chẽ với các trường

đại học trong các cuộc khảo sát nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của DN về số liệu nhu

cầu sử dụng đất của người dân,… Vì lợi thế về chuyên môn nghiên cứu cũng như lực

lượng cộng tác viên là các sinh viên đang theo học, các trường đại học có thể nhận đặt

hàng các cuộc khảo sát cho trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa

bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường với chất lượng cao và

chi phi hợp ly. Đổi lại, các cộng tác viên là sinh viên sẽ có cơ hội cọ xát làm quen với

môi truờng làm việc sau này, nâng cao năng lực xử ly tình huống … Hơn thế nữa, các

trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng nên tạo điều kiện cho lực lượng sinh viên cuối

Page 92: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

79

cấp được đi thực tập tại DN mình, vì đó sẽ là những cơ hội để tuyển chọn được lực lượng

lao động tay nghề cao mà không mất các chi phi môi giới trung gian.

Và cuối cung, việc xây dựng cho doanh nghiệp mình một nền văn hóa doanh

nghiệp mạnh là điều mà các nhà quản trị trong trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ

đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cần

cân nhắc và sớm lựa chọn mô hình văn hóa phu hợp và tiến hành triển khai. Trước làn

sóng hội nhập toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ thì ngoài việc đóng vai tro quan trọn và

để tránh những thất thoát về nguồn lực nhân sự, văn hóa doanh nghiệp con thật sự là

một chất keo kết gắn nhân viên, quản ly và là chất xúc tác để có thể triển khai vận dụng

các công cụ kỹ thuật KTQT vào công tác quản ly trong lĩnh vực quản ly và khai thác

quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

5.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Mặc du đã cố gắng nỗ lực nghiêm túc trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn

thành luận văn, tuy nhiên theo tác giả luận văn vẫn con một số hạn chế sau đây:

5.4.1. Những hạn chê của luận văn

Mục tiêu của luận văn là tìm ra các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT

trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, tuy nhiên theo như kết quả của luận văn thì các

nhân tố trong nghiên cứu này chỉ mới đại diện được 70% biến quan sát, như vậy con

một ty lệ thất thoát 30% các nhân tố tác động chưa được phát hiện.

Bên cạnh đó, nhân tố văn hóa doanh nghiệp là một nhân tố phức tạp và có thể

được diễn giải dưới rất nhiều dạng biến quan sát khác nhau tuy theo cấp độ và loại hình

văn hóa doanh nghiệp tại mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian và phạm vi nghiên

cứu có giới hạn nên tác giả chỉ chọn ra được một số biến đại diện cho nhân tố này.

5.4.2. Hướng nghiên cứu tiêp theo

Từ những hạn chế của đề tài, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất thêm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT

trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua việc mở rộng tham khảo y kiến của các

chuyên gia cũng như mở rộng phạm vi lấy mẫu.

Page 93: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

80

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Trong chương 4 tác giả cũng đã mạnh dạn đưa ra các kiến nghị nhằm giúp cho

quá trình đào tạo, định hướng, hỗ trợ và thực hành KTQT từ bản thân DN trong lĩnh vực

quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài

nguyên và Môi trường hay các trường đại học đã và đang đào tạo kiến thức KTQT có

thể diễn ra và kết hợp một cách hiệu quả và mang lại kết quả thiết thực hơn. Ngoài ra

tác giả cũng đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo để có thể hoàn thiện hơn vấn đề về vận

dụng triển khai KTQT trong trong lĩnh vực quản ly và khai thác quỹ đất công trên địa

bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, cũng như tìm hiểu

thêm tác động của những nhân tố khác chưa được khám phá ra ở trong nghiên cứu này.

Page 94: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

i

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài chinh, Thông tư sô 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 06 năm 2006 về việc

Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

2. Đoàn Ngọc Phi Anh, (2012). Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế

toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tap chi Pháttriên kinh

tê. 264: 9-15

3. Đinh Phi Hổ, (2011). Phương pháp nghiên cứu định lương và nhưng nghiên

cứuthưc tiên trong kinh tê phát triên – Nông nghiêp. NXBPhương Đông.

4. Đoàn Ngọc Quế và Trịnh Hiệp Thiện (2014), Kế toán quản trị chiến lược trong môi

trường kinh doanh hiện đại, Kê toán quan trị trong môi trương kinhdoanh hiên đai,

Ky yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM

5. Đinh Thị Phương Vy, (2007). Tô chức công tác kê toán quan trị tai Công ty CPSX

kinh doanh dịch vu và xuất nhập khâu quận 1(FIMEXCO). Luận văn thạc sĩ. Đại

học Kinh Tế TP.HCM.

6. Hồ Thị Huệ, (2011). Xây dưng kê toán quan trị trong doanh nghiêp san xuất taiTP

Hồ Chi Minh. Luận văn thạc sĩ.Đại học Kinh Tế TP.HCM.

7. Phạm Văn Dược, (1997). Phương hương xây dưng nội dung và tô chức vậndung

kê toán quan trị vào các doanh nghiêp Viêt Nam.Luận án tiến sĩ. Đạihọc Kinh Tế

TP.HCM.

8. Phạm Văn Dược, Huỳnh Lợi, (2009). Mô hình và cơ chê vận hành kê toán quan

trị. Nhà sách Kinh tế.

9. Phan Thị Thu Hà, (1997). Một sô y kiên vê viêc tô chức thưc hiên kê toán quantrị

trong doanh nghiêp thương mai Viêt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh Tế

TP.HCM.

10. Phạm Ngọc Toàn, (2010). Xây dưng nội dung và tô chức kê toán quan trị chocác

doanh nghiêp nho và vưa ơ Viêt Nam.Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.

11. Phạm Châu Thành, (2001). Vận dung kê toán quan trị vào các doanh nghiêpthương

mai Viêt Nam.Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.

12. Nguyễn Thị Huyền Trâm, (2007). Tô chức công tác kê toán trong các doanhnghiêp

vưa và nho ơ Viêt Nam. Luận văn thạc sĩ.Đại học Kinh Tế TP.HCM.

Page 95: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

ii

13. Trần Văn Tung, (2014). Xây dưng mô hình thiêt lập thông tin kê toán cho viêcra

quyêt định cua nhà quan trị trong doanh nghiêp thương mai ơ Viêt Nam. Đề tài

nghiên cứu cấp trường –Trường Đại học Công nghiệp TPHCM.

14. Trần Ngọc Hung, (2016). Các nhân tô tác động đên viêc vận dung KTQT trong

DNVVN. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.

15. Trần Tiến Khai, (2012). Phương pháp nghiên cứu kinh tê – Kiên thức cơ ban. NXB

Lao động Xã hội.

16. Trần Anh Hoa, (2003). Xác lập nội dung và vận dung kê toán quan trị vào cácdoanh

nghiêp Viêt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.

17. Võ Văn Nhị và các tác giả, (2011). Xây dưng mô hình tô chức kê toán cho cácdoanh

vưa và nho. NXB Lao động.

18. Vũ Hữu Đức, (2010). Nhưng vấn đê cơ ban cua ly thuyêt kê toán. NXB Lao động.

TIẾNG ANH

1. Abdel-Kader M. and Luther. R, (2006). Management accounting practices in the

British food and drinks industry. British Food Journal, 108: 336-357.

2. CIMA, (2005). Management Accounting Official Terminology. The Chartered

Institute of Management Accountant.

3. Chenhall, R. H., (2003). Management control systems design within its

organizational context: Findings from contingency-based research and directions

for the future. Accounting, Organizations and Society, 28(2–3), 127–168.

4. Chenhall, R.H., (2004). The role of cognitive and affective conflict in early

implementation of activity-based cost management. Behavioral Research in

Accounting, 16, 19–44.

5. IFCA (1998), Management Accounting Concepts, page 84-99.

6. Institute of Management Accountants (2004), Conceptual Famework for

Managerial costing, Report of the IMA managerial costing conceptual famework

task force.

7. IFCA (1998), Management Accounting Concepts, page 84-99.

8. Institute of Management Accountants (2004), Conceptual Famework for

Managerial costing, Report of the IMA managerial costing conceptual famework

task force.

Page 96: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

PHỤ LỤC

DANH MỤC PHỤ LỤC

Ký hiệu Nội dung

Phụ lục - 01 Kết quả khảo sát chuyên gia

Phụ lục - 02 Bảng câu hỏi khảo sát

Phụ lục - 03 Kiểm tra thang đo

Phụ lục - 04 Khám phá nhân tố

Phụ lục - 05 Phân tích hồi quy

Phụ lục - 01: Kêt quả thảo luận chuyên gia về nhân tố tác động đên việc vận dụng

KTQT

ST

T

NHÂN

TỐ

NGHIÊN CỨU

GỐC

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

CHUYÊN GIA

KẾT

LUẬN

1 Quy mô

DN

Klaus Flacke và

Klaus Segbers

(2005), Khaled

Abed Hutaibat

(2005)

Loại bỏ vì theo ý kiến của các

chuyên gia đề tài nghiên cứu trên 1

đơn vị cụ thể nên không cần xet đến

quy mô DN

Loại

bỏ

2 Văn hóa

DN

Alper Erserim

(2012)

Giữ lại vì văn hóa DN có ảnh hưởng

đến việc quản ly và điều hành trong

đơn vị

Giữ lại

3

Trình độ

nhân

viên kế

toán DN

Ismail and King

(2007), McChlery

et al. (2004)

Giữ lại vì trình độ nhân viên kế toán

trong đơn vị cao hay thấp thì khả

năng vận dụng nhiều công cụ kế

toán trong quản lý nhiều hay ít

Giữ lại

4

Chiến

lược

kinh

doanh

Tuan Zainun

Tuan Mat (2010)

Loại bỏ vì mọi hoạt động đều do

UBND tỉnh giao cụ thể

Loại

bỏ

5 Mức độ

sở hữu

Tuan Zainun

Tuan Mat (2010)

Loại bỏ vì theo ý kiến của các

chuyên gia đề tài nghiên cứu đơn vị

công

Loại

bỏ

Page 97: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

ST

T

NHÂN

TỐ

NGHIÊN CỨU

GỐC

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

CHUYÊN GIA

KẾT

LUẬN

của Nhà

nước

6

Cạnh

tranh của

thị

trường

Tuan Zainun

Tuan Mat (2010)

Loại bỏ vì đây là đơn vị công và

triển khai công việc theo quy định

của UBND tỉnh và Sở Tài Nguyên

và Môi trường

Loại

bỏ

7

Sự bất

ổn của

môi

trường

Tuan Zainun

Tuan Mat (2010)

Loại bỏ vì theo ý kiến của các

chuyên gia đề tài nghiên cứu đơn vị

công

Loại

bỏ

8

Tổ chức

phân

quyền

Tuan Zainun

Tuan Mat (2010)

Loại bỏ vì đây là đơn vị công và

triển khai công việc theo quy định

của UBND tỉnh và Sở Tài Nguyên

và Môi trường và bộ máy quản lý

phân công công việc và trách nhiệm

rõ ràng.

Loại

bỏ

9

Nguồn

lực

khách

hàng

Tuan Zainun

Tuan Mat (2010)

Loại bỏ vì đây là đơn vị công và

triển khai công việc theo quy định

của UBND tỉnh và Sở Tài Nguyên

và Môi trường

Loại

bỏ

10

Đặc thù

ngành

nghề

kinh

doanh

Khaled Abed

Hutaibat (2005),

Tuan Zainun Tuan

Mat (2010), Abdel-

Kader and Luther,

R.(2008)

Giữ lại vì đặc thu lĩnh vực quản lý

và khai thác quỹ đất công có ảnh

hưởng đến việc quản ly và điều

hành trong đơn vị

Giữ lại

11

Nhận

thức về

KTQT

của nhà

quản trị

DN

Trần Ngọc Hung

(2016)

Nhà quản trị doanh nghiệp phải am

hiểu về KTQT đánh giá cao về tinh

hữu ich của các công cụ kỹ thuật

KTQT

Giữ lại

12

Chi phí

cho việc

tổ chức

KTQT

Trần Ngọc Hung

(2016)

Việc tổ chức KTQT tại đơn vị phải

mang lại hiệu quả Giữ lại

Nguồn: Tác gia tông hơp

Page 98: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Phụ lục - 02: Bảng câu hỏi

Phiếu: …

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN

Kính chào Anh/Chị! Tác giả tên Nguyễn Văn Tấn, là học viên năm cuối Viện

sau Đại học và hợp tác quốc tế trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện tác giả đang thực

hiện một chương trình nghiên cứu khoa học về “Cac nhân tô tac đông đến viêc vận

dung KTQT trong lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất công trên đia bàn tỉnh Bà

Ria – Vũng Tàu thuôc Sở Tài nguyên và Môi trường”

Mọi thông tin của Anh/Chị sẽ được bảo mật. Tác giả rất mong Anh/Chị dành chút

ít thời gian quý báu giúp tác giả, hoàn thành các câu hỏi dưới đây:

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

1 Giới tinh Nam Nữ

2 Độ tuổi Dưới 25 tuổi Từ 25 - 40 tuổi

Từ 40 - dưới 50 tuổi Trên 50 tuổi

3 Có gia đình chưa Có Chưa

4 Thời gian làm việc tại Sở Tài nguyên

và Môi trường

Dưới 5 năm Từ 5 - 10 năm

Từ 10 - dưới 20

năm Trên 20 năm

5 Trình độ chuyên môn Trung cấp Cao đăng

Đại học Sau Đại học

6 Vị tri làm việc Quản ly cấp cao Quản ly cấp trung

Quản ly cấp thấp Nhân viên

7 Thu nhập hiện tại Dưới 4 triệu Từ 4 - dưới 8 triệu

Từ 8 - dưới 10 triệu Trên 10 triệu

8 Hình thức làm việc Lao động chinh

thức

Lao động khoán

việc

Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu

Viện Sau đại học và hợp tác quốc tế

Chương trình nghiên cứu: “Các nhân tố tác

động đên việc vận dụng KTQT trong lĩnh

vực quản lý và khai thác quỹ đất công trên

địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở

Tài nguyên và Môi trường”

Page 99: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC

VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ (KTQT) TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ

KHAI THÁC QUỸ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Những câu hỏi sau đây lên quan đến nâng cao khả năng vận dụng KTQT vào

trong lĩnh vực quản lý và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Hãy khoanh tròn con số thích hợp thể hiện mức

độ đồng ý hay không đồng y đối với mỗi câu theo thang đo mức độ đồng y như sau:

Xin lưu y, Các câu trả lời của Quý Anh/Chị không có đúng hay sai, chúng đều là

những đóng góp rất có giá trị và thiết thực đối với đề tài nghiên cứu này.

Để trả lời mỗi phát biểu bên dưới, Anh/chị hãy khoanh tròn vào con số thể hiện

đúng nhất quan điểm của Anh/chị, theo qui ước như sau:

▪ Mỗi hàng khoanh một số

▪ Chọn theo thang đo

Thang đo mức độ

1. Hoàn toàn không đồng ý

2. Không đồng ý

3. Phân vân, lương lự

4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Ví dụ: Nếu rất không đồng ý với phát biểu đó, khoanh tron số 1. Ví dụ:

ST

T CÁC PHÁT BIỂU MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý

I VĂN HÓA DN

(Alper Erserim 2012)

1 Sự hỗ trợ từ các nhà quản trị đối với nhân viên trong

doanh nghiệp 1 2 3 4 5

2 Sự hỗ trợ lẫn nhau từ các nhân viên trong các phong

ban trong doanh nghiệp 1 2 3 4 5

3 Sự đồng thuận về mục tiêu phát triển chung của doanh

nghiệp 1 2 3 4 5

II TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRONG DN

(Ismail and King, 2007; McChlery et al., 2004)

Page 100: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

ST

T CÁC PHÁT BIỂU MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý

4 Nhân viên kế toán đào tạo chuyên sâu về kế toán quản

trị 1 2 3 4 5

5 Nhân viên kế toán có am hiểu về lĩnh vực hoạt động 1 2 3 4 5

6 Nhân viên kế toán được cập nhật thường xuyên về kiến

thức chuyên môn 1 2 3 4 5

7

Nhân viên kế toán có kinh nghiệm trong việc tổ chức

thực hiện KTQT phu hợp với đặc điểm ngành nghề hoạt

động

1 2 3 4 5

III ĐẶC THÙ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

(Tuan Zainun Tuan Mat, 2010) và điêu chỉnh theo y chuyên gia

8 Quy định pháp ly liên quan quản ly quỹ đất công 1 2 3 4 5

9 Quy định pháp ly liên quan khai thác quỹ đất công 1 2 3 4 5

10 Thủ tục giải quyết các vấn đề thu hồi quỹ đất công 1 2 3 4 5

IV NHẬN THỨC VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Trần Ngoc Hùng (2016)

11 Nhà quản trị đánh giá cao về tinh hữu ich của công cụ

kỹ thuật KTQT 1 2 3 4 5

12 Nhà quản trị có hiểu biết về các công cụ kỹ thuật KTQT 1 2 3 4 5

13 Nhà quản trị có nhu cầu cao về vận dụng KTQT 1 2 3 4 5

14 Nhà quản trị chấp nhận mức chi phi cao trong việc đầu

tư vận dụng KTQT 1 2 3 4 5

V CHI PHÍ CHO VIỆC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Trần Ngoc Hùng (2016)

15 Yêu cầu chi phi đầu tư công nghệ phục vụ việc tổ chức

KTQT 1 2 3 4 5

16 Yêu cầu chi phi tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia về tổ

chức KTQT 1 2 3 4 5

17 Yêu cầu tổ chức KTQTCP phải mang tinh hiệu quả 1 2 3 4 5

VI KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KTQT TRONG DN

18 Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT chi phi (costing

system) 1 2 3 4 5

19 Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT dự toán

(budgeting system) 1 2 3 4 5

20

Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT đánh giá hiệu

suất

(performance evaluation system)

1 2 3 4 5

21

Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT hỗ trợ quá trình

ra quyết định

(decision support system)

1 2 3 4 5

22 Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT chiến lược

(strategic management system) 1 2 3 4 5

KẾT THÚC - Xin chân thành cám ơn quy Anh/Chị

Page 101: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Phụ lục – 03: Kiểm tra thang đo

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 226 100.0

Excludeda

0 .0

Total 226 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.811 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

Vanhoa_1 5.76 1.296 .532 .862

Vanhoa_2 5.47 1.006 .771 .622

Vanhoa_3 6.32 1.029 .695 .705

Kiểm tra thang đo Nghành nghề

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 226 100.0

Excludeda

0 .0

Total 226 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.722 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

nganhnghe_1 6.12 1.629 .630 .520

nganhnghe_2 6.06 2.134 .576 .601

nganhnghe_3 5.85 2.265 .443 .745

Page 102: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Kiểm tra thang đo Trình độ

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 226 100.0

Excludeda

0 .0

Total 226 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.904 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

trinhdo_1 7.76 4.532 .918 .824

trinhdo_2 8.52 5.522 .794 .876

trinhdo_3 7.70 4.754 .738 .904

trinhdo_4 8.53 5.966 .749 .894

Kiểm tra thang đo Chi phi

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 226 100.0

Excludeda 0 .0

Total 226 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.834 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

chiphi_1 5.58 1.346 .837 .619

chiphi_2 5.90 1.318 .681 .805

chiphi_3 7.28 1.926 .618 .851

Page 103: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Nhận thức

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 220 97.3

Excludeda 6 2.7

Total 226 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.828 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

nhanthuc_1 8.96 2.222 .662 .781

nhanthuc_2 8.68 2.037 .730 .748

nhanthuc_3 9.54 2.095 .648 .788

nhanthuc_4 8.77 2.313 .585 .814

Kiểm tra thang đo Vận dụng

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 226 100.0

Excludeda

0 .0

Total 226 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.866 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

Vandung_1 13.98 5.346 .636 .850

Vandung_2 13.92 5.531 .609 .856

Vandung_3 13.79 5.659 .518 .879

Vandung_4 13.87 4.859 .848 .796

Vandung_5 13.87 4.859 .848 .796

Page 104: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Phụ lục – 04: Khám phá nhân tố Factor

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .715

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 2105.12

5

df 136

Sig. .000

Total Variance Explained

Compon

ent

Initial Eigenvalues Extraction Sums of

Squared Loadings

Rotation Sums of

Squared Loadings

Tot

al

% of

Varian

ce

Cumulati

ve %

Tot

al

% of

Varian

ce

Cumulati

ve %

Tot

al

% of

Varian

ce

Cumulati

ve %

1 4.41

4 25.964 25.964

4.41

4 25.964 25.964

3.33

2 19.598 19.598

2 2.58

6 15.214 41.178

2.58

6 15.214 41.178

2.67

0 15.709 35.306

3 2.24

5 13.206 54.384

2.24

5 13.206 54.384

2.35

5 13.854 49.160

4 1.98

7 11.690 66.074

1.98

7 11.690 66.074

2.20

5 12.973 62.133

5 1.34

5 7.912 73.986

1.34

5 7.912 73.986

2.01

5 11.853 73.986

6 .850 4.999 78.985

7 .679 3.995 82.980

8 .561 3.302 86.282

9 .459 2.697 88.979

10 .330 1.942 90.922

11 .318 1.873 92.795

12 .291 1.709 94.504

13 .273 1.605 96.109

14 .223 1.311 97.419

15 .198 1.165 98.584

16 .154 .909 99.493

17 .086 .507 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Page 105: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

trinhdo_1 .738

trinhdo_3 .711

trinhdo_2 .708

Vanhoa_3 .621

nganhnghe_2 .617

trinhdo_4 .617 -.517

nhanthuc_2 .638

nhanthuc_1 .636

nhanthuc_3 .620

nhanthuc_4 .608

Vanhoa_2 .542 .549

nganhnghe_3 .532

chiphi_2 .789

chiphi_1 .786

chiphi_3 .538 .601

nganhnghe_1 .502 .557

Vanhoa_1 -.556

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 5 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

trinhdo_1 .954

trinhdo_2 .881

trinhdo_4 .847

trinhdo_3 .831

nhanthuc_2 .865

nhanthuc_3 .814

nhanthuc_1 .801

nhanthuc_4 .749

chiphi_1 .927

chiphi_2 .866

chiphi_3 .782

Vanhoa_2 .874

Vanhoa_1 .795

Vanhoa_3 .792

nganhnghe_1 .885

nganhnghe_2 .765

nganhnghe_3 .675

Page 106: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

Component Transformation Matrix

Component 1 2 3 4 5

1 .683 .323 .394 .439 .284

2 -.558 .781 .053 .075 .265

3 -.374 -.513 .079 .528 .558

4 -.252 -.131 .904 -.134 -.291

5 .133 -.074 .137 -.711 .673

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

Component Score Coefficient Matrix

Component

1 2 3 4 5

Vanhoa_1 -.039 .028 -.077 .429 -.134

Vanhoa_2 -.058 -.029 -.023 .435 -.035

Vanhoa_3 -.021 -.032 .018 .370 -.015

nganhnghe_1 -.042 -.003 -.008 -.127 .490

nganhnghe_2 .091 -.024 .040 -.102 .402

nganhnghe_3 -.047 -.027 -.049 .040 .337

trinhdo_1 .302 -.006 -.029 -.028 -.048

trinhdo_2 .276 .005 -.026 -.024 -.033

trinhdo_3 .264 -.003 -.070 -.049 .107

trinhdo_4 .270 -.036 .002 -.030 -.073

chiphi_1 -.043 -.020 .417 -.043 .000

chiphi_2 -.048 -.013 .397 -.039 -.067

chiphi_3 -.013 -.012 .337 -.018 .033

nhanthuc_1 -.029 .303 -.009 .062 -.043

nhanthuc_2 .011 .333 -.037 -.056 -.006

nhanthuc_3 -.008 .314 -.021 -.020 -.027

nhanthuc_4 -.026 .286 .002 -.013 -.008

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

Component Scores.

Page 107: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Phụ lục – 05: Phân tích hồi quy

Model Summaryb

Model R R

Square

Adjusted

R Square

Std. Error

of the

Estimate

Change Statistics Durbin-

Watson R

Square

Change

F

Change

df1 df2 Sig. F

Change

1 .555a .780 .707 .47204 .308 19.024 5 214 .000 1.595

a. Predictors: (Constant), X5, X4, X3, X2, X1

b. Dependent Variable: Y

ANOVAa

Model Sum of

Squares

df Mean Square F Sig.

1

Regression 21.195 5 4.239 19.024 .000b

Residual 47.684 214 .223

Total 68.879 219

a. Dependent Variable: Y

c. Predictors: (Constant), X5, X4, X3, X2, X1

Coefficientsa

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig. Collinearity

Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) 3.486 .032 109.548 .000

X1 .107 .032 .191 3.358 .001 1.000 1.000

X2 .050 .032 .090 1.582 .115 1.000 1.000

X3 .094 .032 .168 2.956 .003 1.000 1.000

X4 .238 .032 .424 7.447 .000 1.000 1.000

X5 .132 .032 .236 4.141 .000 1.000 1.000

a. Dependent Variable: Y

Coefficient Correlationsa

Model X5 X4 X3 X2 X1

1

Correlations

X5 1.000 .000 .000 .000 .000

X4 .000 1.000 .000 .000 .000

X3 .000 .000 1.000 .000 .000

X2 .000 .000 .000 1.000 .000

X1 .000 .000 .000 .000 1.000

Covariances

X5 .001 .000 .000 .000 .000

X4 .000 .001 .000 .000 .000

X3 .000 .000 .001 .000 .000

X2 .000 .000 .000 .001 .000

X1 .000 .000 .000 .000 .001

Page 108: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

a. Dependent Variable: Y

Collinearity Diagnosticsa

Model Dimension Eigenvalue Condition

Index

Variance Proportions

(Constant) X1 X2 X3 X4 X5

1

1 1.000 1.000 .00 .24 .28 .06 .42 .00

2 1.000 1.000 .00 .19 .02 .56 .23 .00

3 1.000 1.000 .00 .33 .10 .33 .23 .00

4 1.000 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 1.00

5 1.000 1.000 1.00 .00 .00 .00 .00 .00

6 1.000 1.000 .00 .24 .59 .05 .12 .00

a. Dependent Variable: Y

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

N

Predicted Value 2.6553 4.5597 3.4864 .31109 220

Residual -1.25163 1.39903 .00000 .46662 220

Std. Predicted

Value -2.671 3.450 .000 1.000 220

Std. Residual -2.652 2.964 .000 .989 220

a. Dependent Variable: Y

Page 109: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức
Page 110: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Hồi quy lần 2

Model Summaryb

Model R R

Square

Adjusted

R Square

Std.

Error of

the

Estimate

Change Statistics Dur

bin-

Wat

son

R Square

Change

F

Change

df

1

df2 Sig. F

Change

1 .547

a .300 .287 .47369 .300 22.993 4 215 .000

1.5

68

a. Predictors: (Constant), X5, X4, X3, X1

b. Dependent Variable: Y

ANOVAa

Model Sum of

Squares

df Mean

Square

F Sig.

1

Regression 20.637 4 5.159 22.993 .000b

Residual 48.242 215 .224

Total 68.879 219

a. Dependent Variable: Y

b. Predictors: (Constant), X5, X4, X3, X1

Coefficientsa

Page 111: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardi

zed

Coefficie

nts t Sig.

Collinearity

Statistics

B Std.

Error Beta

Toleran

ce VIF

1

(Constant) 3.486 .032 109.1

67 .000

X1 .107 .032 .191 3.346 .001 1.000 1.000

X3 .094 .032 .168 2.946 .004 1.000 1.000

X4 .238 .032 .424 7.421 .000 1.000 1.000

X5 .132 .032 .236 4.126 .000 1.000 1.000

a. Dependent Variable: Y

Collinearity Diagnosticsa

Model Dimension Eigenvalue Condition

Index

Variance Proportions

(Constant) X1 X3 X4 X5

1

1 1.000 1.000 .00 .40 .58 .03 .00

2 1.000 1.000 .00 .37 .37 .26 .00

3 1.000 1.000 .00 .00 .00 .00 1.0

0

4 1.000 1.000 .00 .23 .05 .72 .00

5 1.000 1.000 1.00 .00 .00 .00 .00

a. Dependent Variable: Y

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 2.7101 4.5487 3.4864 .30697 220

Residual -1.21983 1.37108 .00000 .46934 220

Std. Predicted Value -2.529 3.461 .000 1.000 220

Std. Residual -2.575 2.894 .000 .991 220

a. Dependent Variable: Y

Page 112: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Kiểm tra tự tương quan

Correlations

X1 X2 X3 X4 X5 ABSRES

Spearman's

rho

X1

Correlation

Coefficient 1.000 -.103 -.066 -.045 -.010 .036

Sig. (2-tailed) . .129 .330 .505 .877 .594

N 220 220 220 220 220 220

X2

Correlation

Coefficient -.103 1.000 -.058 -.094 -.030 -.047

Sig. (2-tailed) .129 . .395 .164 .653 .487

N 220 220 220 220 220 220

X3

Correlation

Coefficient -.066 -.058 1.000 .023 -.014 .114

Sig. (2-tailed) .330 .395 . .738 .831 .093

N 220 220 220 220 220 220

X4

Correlation

Coefficient -.045 -.094 .023 1.000 -.073 .063

Sig. (2-tailed) .505 .164 .738 . .281 .354

N 220 220 220 220 220 220

Page 113: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

X5

Correlation

Coefficient -.010 -.030 -.014 -.073 1.000 .230**

Sig. (2-tailed) .877 .653 .831 .281 . .001

N 220 220 220 220 220 220

ABS

RES

Correlation

Coefficient .036 -.047 .114 .063 .230** 1.000

Sig. (2-tailed) .594 .487 .093 .354 .001 .

N 220 220 220 220 220 220

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Page 114: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C BÀ R Alib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/20003/1/Nguyen-Van-Tan.pdf · Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhận thức

Kiểm định Spearman's rho

Correlations

X1 X2 X3 X4 X5 Y ABSRES

Spearman'

s rho

X1

Correlation

Coefficient 1.000 -.103 -.066 -.045 -.010 .115 .021

Sig. (2-

tailed) . .129 .330 .505 .877 .089 .758

N 220 220 220 220 220 220 220

X2

Correlation

Coefficient -.103 1.000 -.058 -.094 -.030 .008 -.059

Sig. (2-

tailed) .129 . .395 .164 .653 .909 .380

N 220 220 220 220 220 220 220

X3

Correlation

Coefficient -.066 -.058 1.000 .023 -.014 .118 .109

Sig. (2-

tailed) .330 .395 . .738 .831 .081 .107

N 220 220 220 220 220 220 220

X4

Correlation

Coefficient -.045 -.094 .023 1.000 -.073 .389** .016

Sig. (2-

tailed) .505 .164 .738 . .281 .000 .818

N 220 220 220 220 220 220 220

X5

Correlation

Coefficient -.010 -.030 -.014 -.073 1.000 .103 .202**

Sig. (2-

tailed) .877 .653 .831 .281 . .128 .331

N 220 220 220 220 220 220 220

Y

Correlation

Coefficient .115 .008 .118 .389** .103 1.000 .007

Sig. (2-

tailed) .089 .909 .081 .000 .128 . .920

N 220 220 220 220 220 226 220

ABSRES

Correlation

Coefficient .021 -.059 .109 .016 .202** .007 1.000

Sig. (2-

tailed) .758 .380 .107 .818 .331 .920 .

N 220 220 220 220 220 220 220

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).