14
Bmáy giúp việc ca Quc hội và Ủy ban Thường vQuc hi Phm ThHng Nhung Khoa Lut Luận văn ThS. ngành: Lý luận và lịch snhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 Người hướng dn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung Năm bảo v: 2010 Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận ca việc hình thành và phát triển ca bmáy giúp việc ca Quc hội và Ủy ban Thường vQuc hội qua các thời kỳ. Nghiên cứu cơ sở thc tiễn cũng như đánh giá thực trng hoạt động ca bmáy giúp việc ca Quc hội và Ủy ban Thường vQuc hi hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thc tiễn cùng với thc trng hoạt động ca bmáy giúp việc ca Quc hội và Ủy ban Thường vQuc hội, đưa ra một skiến nghgóp phần vào việc hoàn thiện bmáy giúp vic. Keywords. Pháp luật Vit Nam; Quc hi; Bmáy nhà nước; Ủy ban thường vContent MĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, hoạt động ca Quc hi nói chung và các cơ quan của Quc hi đã đạt được nhiều thành tựu khi sắc đáng trân trọng trên tất ccác lĩnh vực hoạt động như lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trng của đất nước. Vai trò và vị trí của Quc hi Việt Nam trên các diễn đàn liên Nghị viện song phương và đa phương ngày càng được cng cvà tăng cường. Có được kết quđó, bên cạnh nhng yếu tchquan và khách quan khác, đặc biệt có sự đóng góp hiệu quvà tích cực của Văn phòng Quc hi - cơ quan tham mưu, giúp việc cho Quc hi và các cơ quan của Quc hi. Nhn thức được tm quan trng vtính chất tham mưu, giúp việc của Văn phòng Quc hi đối vi Quc hi cũng như mong muốn đóng góp một phn kiến nghca bản thân - một công chức Văn phòng Quc hi - vào việc cng cố, hoàn thiện cơ quan giúp việc này, tác giả xin chọn đề tài "Bmáy giúp vic ca Quc hi và Ủy ban Thường vQuc hi" làm khóa luận tt nghip thạc sĩ Luật hc chuyên ngành Lý luận và lịch svNhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cu của đề tài Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng phc vhoạt động ca Quc hi và các cơ quan Quc hi, bmáy tham mưu, giúp việc rt cần được tăng cường năng lực để đáp ứng yêu cầu trong thi kmi. Xuất phát từ những yêu cầu trong vic tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nói chung và cơ quan lập pháp nói riêng, trong thời gian ti, Quc hi của chúng ta sẽ không ngừng được tăng cường vi việc nâng cao số lượng đại biu Quc hi chuyên trách, thành lập mi mt scơ quan chuyên môn, tăng cường hơn nữa tính dân chủ

Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thườ ụ Quốc hộirepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6039/1/00050000258.pdfđược củng cố và tăng cường

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban

Thường vụ Quốc hội

Phạm Thị Hồng Nhung

Khoa Luật

Luận văn ThS. ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01

Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung

Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển của bộ máy

giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội qua các thời kỳ. Nghiên cứu

cơ sở thực tiễn cũng như đánh giá thực trạng hoạt động của bộ máy giúp việc của

Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và

thực tiễn cùng với thực trạng hoạt động của bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy

ban Thường vụ Quốc hội, đưa ra một số kiến nghị góp phần vào việc hoàn thiện bộ

máy giúp việc.

Keywords. Pháp luật Việt Nam; Quốc hội; Bộ máy nhà nước; Ủy ban thường vụ

Content

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, hoạt động của Quốc hội nói chung và các cơ quan của Quốc hội

đã đạt được nhiều thành tựu khởi sắc đáng trân trọng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động như

lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Vai trò và vị trí của

Quốc hội Việt Nam trên các diễn đàn liên Nghị viện song phương và đa phương ngày càng

được củng cố và tăng cường. Có được kết quả đó, bên cạnh những yếu tố chủ quan và khách

quan khác, đặc biệt có sự đóng góp hiệu quả và tích cực của Văn phòng Quốc hội - cơ quan

tham mưu, giúp việc cho Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Nhận thức được tầm quan

trọng về tính chất tham mưu, giúp việc của Văn phòng Quốc hội đối với Quốc hội cũng như

mong muốn đóng góp một phần kiến nghị của bản thân - một công chức Văn phòng Quốc hội

- vào việc củng cố, hoàn thiện cơ quan giúp việc này, tác giả xin chọn đề tài "Bộ máy giúp

việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội" làm khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ Luật học

chuyên ngành Lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động của Quốc hội và các cơ quan

Quốc hội, bộ máy tham mưu, giúp việc rất cần được tăng cường năng lực để đáp ứng yêu cầu

trong thời kỳ mới. Xuất phát từ những yêu cầu trong việc tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc

đổi mới toàn diện đất nước nói chung và cơ quan lập pháp nói riêng, trong thời gian tới, Quốc

hội của chúng ta sẽ không ngừng được tăng cường với việc nâng cao số lượng đại biểu Quốc

hội chuyên trách, thành lập mới một số cơ quan chuyên môn, tăng cường hơn nữa tính dân chủ

và tính đại diện trong hoạt động của Quốc hội… Cùng với đó là yêu cầu bức thiết về việc hoàn

thiện bộ máy giúp việc cho Quốc hội, đảm bảo thực hiện đúng, đủ và hiệu quả chức năng

nhiệm vụ của mình. Thời gian gần đây cũng có không ít bài viết cũng như Hội thảo về việc

tăng cường năng lực của bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội và các cơ quan của Quốc

hội như Hội thảo "Tăng cường năng lực bộ máy giúp việc Quốc hội trong thời kỳ mới" tổ chức

tại Hải phòng năm 2006, hoặc Hội thảo "Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Quốc hội: thực

trạng và kiến nghị" tổ chức vào tháng 7/2009 tại Hà Tĩnh. Gần đây nhất, Viện Nghiên cứu lập

pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ

chức Hội thảo "Vị trí, vai trò của Quốc hội và bộ máy giúp việc Quốc hội trong quá trình hoàn

thiện bộ máy nhà nước" tổ chức vào tháng 8/2009. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một công

trình chuyên khảo nào mang tính khái quát toàn diện về hệ thống giúp việc Quốc hội từ sơ khai

cho đến nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục đích: Nhằm đưa ra định hướng đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như

chức năng tham mưu, trợ giúp của bộ máy giúp việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

- Nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển của bộ máy giúp

việc qua các thời kỳ

Nghiên cứu cơ sở thực tiễn cũng như đánh giá thực trạng hoạt động của bộ máy giúp việc

hiện nay

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn cùng với thực trạng hoạt động của bộ máy

giúp việc, đưa ra một số kiến nghị vào việc hoàn thiện bộ máy giúp việc

4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đề tài có nội dung xoay quanh vấn đề về bộ máy giúp việc Quốc hội - một cơ quan nhà

nước với chức năng, nhiệm vụ đặc thù nên tác giả qua phân tích và tổng hợp các dữ liệu để

xây dựng luận văn với nội dung tìm hiểu bộ máy giúp việc Quốc hội từ khi ra đời cho đến

nay. Từ đó nghiên cứu thực trạng và hiệu quả hoạt động của bộ máy giúp việc này, tìm ra

những mặt đã đạt được, những hạn chế tồn tại và đưa ra một số kiến nghị có thể phần nào

hữu ích cho việc kiện toàn bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

trong giai đoạn tới.

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các

nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nguyên

tắc của lý luận về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng về Nhà nước, pháp luật

trong thời kỳ đổi mới. Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích

các thông tin tư liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, phương pháp rà soát, tập hợp, tổng

hợp, đối chiếu....

6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận

văn gồm 3 chương:

Chương 1: Sự cần thiết phải có bộ máy giúp việc và vị trí, vai trò của bộ máy giúp việc.

Chương 2: Thực trạng hoạt động của bộ máy giúp việc Quốc hội và Ủy ban Thường vụ

Quốc hội hiện nay.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đổi mới và hoàn thiện bộ máy giúp việc Quốc hội và

Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chương 1

SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ BỘ MÁY GIÚP VIỆC VÀ VỊ TRÍ,

VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY GIÚP VIỆC

1.1. Sự cần thiết và vị trí, vai trò của bộ máy giúp việc Quốc hội và Ủy ban Thường

vụ Quốc hội

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì Quốc hội có một vị trí, vai trò rất quan

trọng trong bộ máy nhà nước, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền

lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan

duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thực

hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Để thực hiện chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Quốc hội đã thành lập Ủy ban Thường vụ Quốc hội - là cơ

quan thường trực của Quốc hội và thành lập Hội đồng dân tộc, các Ủy ban - là các cơ quan

tham mưu của Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát, quyết định các vấn đề

quan trọng của đất nước. Đồng thời, Quốc hội còn giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ

chức bộ máy giúp việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy

ban của Quốc hội; quy định tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan giúp việc. Trên cơ sở quy

định này của pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập Văn phòng Quốc hội và

một số cơ quan khác

Mặc dù bộ máy giúp việc không thông qua bất cứ quyết định nào trên danh nghĩa Quốc

hội hoặc cơ quan của Quốc hội, nhưng nó lại đóng vai trò chính trong việc soạn thảo nhiều

quyết định quan trọng của Quốc hội. Thực tiễn phát triển của chế độ đại nghị ở các nước

cũng cho thấy hoạt động của nghị viện không thể thiếu sự trợ giúp của một bộ máy giúp việc

chuyên nghiệp. Chính hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp của bộ máy giúp việc nghị

viện là điều kiện quan trọng bảo đảm cho hiệu quả hoạt động của đại biểu - nhất là trong điều

kiện phần lớn đại biểu Quốc hội nước ta hoạt động kiêm nhiệm, bản thân mỗi đại biểu không

thể bao quát được tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, trong khi đó lĩnh vực lập pháp bao

trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội. Vì vậy, đại biểu càng phải cần đến sự

giúp đỡ của bộ máy giúp việc.

Trong những năm gần đây, thực tế và những đòi hỏi phát triển của Quốc hội nước ta càng

cho thấy rằng khó có thể hình dung hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của

Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà lại thiếu sự đóng góp của bộ máy giúp việc, bởi lẽ trong quá

trình thực hiện các chức năng của mình, bất kỳ Quốc hội nào cũng luôn luôn cần đến các yếu

tố trợ giúp về chuyên môn, về vật chất, kỹ thuật... để các quy trình và thủ tục được tiến hành

theo đúng quy định của pháp luật Cho đến nay, Văn phòng Quốc hội là một bộ máy hành

chính duy nhất được tổ chức với vai trò tham mưu, giúp việc và tổ chức phục vụ các hoạt

động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dù đại biểu Quốc hội, các cơ quan của

Quốc hội có thay đổi theo nhiệm kỳ thì bộ máy giúp việc vẫn cần được đảm bảo tính thống

nhất và ổn định trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội - đặc thù của một bộ máy hành

chính nhà nước hoàn chỉnh với những nguyên tắc hoạt động vốn có là: chế độ thủ trưởng,

mệnh lệnh và phục tùng.

1.2. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội qua các thời kỳ

1.2.1.Văn phòng Ban Thường trực Quốc hội (1946 - 1960)

Đây là thời kỳ sơ khai của việc hình thành bộ máy giúp việc Quốc hội và Ủy ban Thường

vụ Quốc hội. Những năm 1946 - 1960 là chặng đường phát triển đầu tiên của Văn phòng Ban

Thường trực Quốc hội, công tác Văn phòng ngày càng nhiều với quy mô và yêu cầu chất

lượng công việc ngày càng cao, nhiệm vụ của Văn phòng đã được cụ thể hóa và phân công

theo các mảng công việc cũng như lề lối làm việc của Văn phòng bắt đầu có những chuyển biến

tích cực và ngày càng ổn định. Và ngày 02-3-1946 có giá trị lịch sử là ngày mở đầu truyền

thống hoạt động của Văn phòng Quốc hội (lúc đó là Văn phòng Ban Thường trực Quốc).

1.2.2. Văn phòng Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960 - 1981)

Thời kỳ 1960 - 1981 là giai đoạn có những bước tiến quan trọng đánh dấu sự đổi mới và

bước đầu hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc. Văn phòng Ủy ban Thường vụ

Quốc hội là cơ quan giúp việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có chức năng vừa làm công

tác tham mưu, vừa phục vụ trực tiếp cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban

của Quốc hội. So với trước, tuy chức năng của Văn phòng về cơ bản không thay đổi nhưng

theo Nghị quyết 87 NQ/TVQH, nhiệm vụ của Văn phòng đã được xác định cụ thể. Tổ chức,

nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội từng bước được

đổi mới, kiện toàn để đáp ứng yêu cầu tham mưu, phục vụ các hoạt động của Quốc hội, các cơ

quan Quốc hội ngày càng được tăng cường, mở rộng.

1.2.3. Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước (1981 - 1992)

Mô hình tổ chức Văn phòng trong giai đoạn này có điểm dáng lưu ý xuất phát từ chỗ

Quốc hội đã bắt đầu có những đổi mới quan trọng, về cơ cấu, tổ chức. Bên cạnh Hội đồng

Nhà nước là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của Quốc hội thì còn có một số

Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách tại Quốc hội và hình thành các vụ

chuyên môn giúp việc Ủy ban. Toàn bộ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cũng như tổ

chức cán bộ của các vụ này do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước quy

định. Tuy nhiên, với việc hình thành bộ phận thường trực của một số Ủy ban của Quốc hội,

thì công việc của các vụ chuyên môn còn chịu thêm sự chỉ đạo, điều hành của Chủ nhiệm và

Thường trực Ủy ban của Quốc hội.

1.2.4. Văn phòng Quốc hội từ năm 1992 đến nay

Thời kỳ này, Văn phòng Quốc hội được tổ chức theo hai Nghị quyết đó là Nghị quyết số

02NQ/UBTVQH19 ngày 17 - 10 - 1992 và sau đó là Nghị quyết số 417/2003/NQ-

UBTVQH11ngày 01/10/2003.. Nghị quyết 417 đã có sự thay đổi cơ bản về mô hình tổ chức

các vụ chuyên môn phục vụ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Đây cũng là mô

hình khá nhạy cảm về mặt chỉ đạo, điều hành và phức tạp về mặt pháp lý. Ngày 29-9-2005

Chủ nhiệm Văn phòng đã ban hành Quyết định số 1758/QĐ-CNVP về Quy chế làm việc của

Văn phòng Quốc hội và ban hành đồng loạt các quyết định xác định rõ chức năng, nhiệm vụ

của các vụ, đơn vị trong Văn phòng Quốc hội. Việc ban hành các văn bản này phần nào đã

hạn chế được sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và tạo ra quy trình xử lý công việc

thống nhất trong Văn phòng. Cho đến nay, về cơ bản tổ chức bộ máy của Văn phòng Quốc

hội đã dần ổn định, đáp ứng được yêu cầu phục vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

1.3. Đặc điểm của Quốc hội Việt Nam quyết định cơ cấu tổ chức và tính chất,

phương thức hoạt động của bộ máy giúp việc trong thời đại mới

Một số đặc điểm của Quốc hội mang tính chất quyết định việc hình thành cũng như cơ

cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy giúp việc:

- Đa số các đại biểu Quốc hội nước ta hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, không thường

xuyên làm việc tại Quốc hội. Như vậy, nhiệm vụ chính của họ không phải duy nhất là làm đại

biểu, càng không phải thường xuyên, chuyên nghiệp làm công tác thẩm tra, giám sát hoặc cho

ý kiến thảo luận về các dự án luật, mà là đảm nhiệm phần chính công việc tại cơ quan, tổ

chức, địa phương, đơn vị nơi họ đang hàng ngày công tác.

- Đối với các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, chỉ theo nhiệm kỳ của Quốc hội,

đặc điểm này khác với tính chất chuyên trách của một công chức.

- Từ năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội

giúp việc cho các Đoàn đại biểu Quốc hội

Những đặc điểm trên đây có ý nghĩa quyết định trong việc nghiên cứu để tổ chức bộ máy

tham mưu phục vụ cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và

cả các đại biểu Quốc hội.

1.4. Tham khảo mô hình cơ quan giúp việc cho Quốc hội (Nghị viện) của một số

nước trên thế giới

1.4.1. Cơ quan giúp việc cho Nghị viện Liên bang Đức

Đứng đầu Văn phòng Quốc hội là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Liên bang Đức chịu

sự điều hành về mặt hành chính của Chủ tịch Quốc hội Liên bang; có văn phòng riêng và bộ

phận biên bản.

Bộ máy Văn phòng Quốc hội Liên bang Đức được tổ chức thành 4 hệ thống chính sau:

Tổng vụ Nghị viện và nghị sĩ (P); Tổng vụ Khoa học và quan hệ đối ngoại (W); Tổng vụ

Thông tin và văn kiện (I); Tổng vụ Bộ phận trung tâm (Z)

Việc tổ chức bộ máy Văn phòng Quốc hội Liên bang Đức theo những mảng công việc

nêu trên nhằm đảm bảo cho các hoạt động được liên tục, không bị ngắt quãng, có tính đến sự

gắn kết của các loại hình công việc văn phòng và hoạt động của Quốc hội Liên bang.

1.4.2. Cơ quan giúp việc cho Nghị viện Thụy Điển

Văn phòng Quốc hội Thụy Điển được sắp xếp theo cơ cấu sau:

Ban Điều hành Quốc hội đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội được Ban

Điều hành hỗ trợ trong việc thực hiện nhiệm vụ điều hành toàn bộ Văn phòng Quốc hội và

cân nhắc vạch kế hoạch công tác cho Quốc hội (Riksdag)

Ban Quốc tế của Riksdag phụ trách các vấn đề giao tiếp quốc tế của Riksdag và giúp

việc cho Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội trong các cam kết quốc tế của họ

Ban Hành chính quản trị chịu trách nhiệm về các công việc liên quan tới tài chính và an

ninh trong Riksdag

Ban Thư ký Văn phòng Quốc hội giúp lên kế hoạch và thực hiện công việc trong Văn

phòng Quốc hội

Ban thư ký các ủy ban của Quốc hội và Ủy ban các vấn đề EU hỗ trợ các nghị sĩ của

các ủy ban liên quan trong công việc của họ

Tiểu Ban Truyền thông chịu trách nhiệm thúc đẩy việc mở rộng và truy cập thông tin

cùng những tài liệu cơ bản thực tế về Riksdag, các hoạt động của nó và EU.

1.4.3. Cơ quan giúp việc cho Nghị viện Nhật Bản

Ở Nhật bản, mỗi viện đều có văn phòng riêng của mình, đứng đầu là Tổng thư kí, Tổng

thư kí không phải là nghị sĩ Quốc hội.

Văn phòng Quốc hội là cơ quan hỗ trợ hoạt động của nghị viện, xử l‎ý các sự vụ hành chính.

Văn phòng Quốc hội gồm 1 phòng, 9 vụ và 1 ban.

Hoạt động của Văn phòng Quốc hội Nhật Bản được phân thành 5 chức năng chính: Chức

năng thứ nhất - tổ chức các cuộc họp; năng thứ hai - Nghiên cứu điều tra (Ban Nghiên

cứu); Chức năng thứ ba - Hành chính tổng hợp; Chức năng thứ tư - Lưu trữ hồ sơ (Vụ

Lưu trữ); Chức năng thứ 5 - Bảo vệ an ninh

Văn phòng Quốc hội còn có Cơ quan nghiên cứu đặt dưới sự kiểm soát của Chủ nhiệm

Văn phòng, Ban nghiên cứu được thành lập nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ lập pháp cho

Quốc hội.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY GIÚP VIỆC QUỐC HỘI VÀ ỦY BAN

THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

2.1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc (Văn phòng Quốc hội) Quốc hội và Ủy ban

Thường vụ Quốc hội trong giai đoạn này

Xét tổng thể, mô hình Văn phòng Quốc hội hiện tại được tổ chức như sau: Đứng đầu Văn

phòng Quốc hội là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường

vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội về công tác của Văn phòng. Các Phó chủ nhiệm Văn

phòng Quốc hội giúp Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệm vụ. Chủ nhiệm, các

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm,

cách chức. Sau đây là cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Quốc hội theo mô hình hiện tại.

2.1.1. Các vụ trực tiếp giúp việc cho Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội

Theo quy định hiện hành, số lượng các vụ chuyên môn giúp việc cho Hội đồng Dân tộc,

các Ủy ban của Quốc hội hiện có 10 vụ. Mỗi Hội đồng và Ủy ban này có một vụ giúp việc

trực tiếp đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành Văn phòng Quốc hội (trên thực tế cũng đặt

dưới sự chỉ đạo của Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội). Căn cứ vào

các quyết định cũng như quy chế hoạt động của từng đơn vị mà mỗi vụ có chức năng hoạt

động riêng, phục vụ riêng lĩnh vực mà mình được phân công đảm nhiệm

2.1.2. Các vụ trực tiếp giúp việc các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngoài các vụ chuyên môn, trực tiếp giúp việc cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của

Quốc hội như trên, cơ cấu của bộ máy giúp việc còn có các vụ thuộc các Ban của Ủy ban

Thường vụ Quốc hội, giúp việc cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cơ quan thường trực của

Quốc hội - trên các lĩnh vực được Quốc hội giao phó. Theo cơ cấu hiện hành thì có 3 vụ,

đơn vị tương đương cấp vụ và một Viện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2.1.3. Các vụ, đơn vị phục vụ chung

Nói đến cơ cấu của bộ máy giúp việc Quốc hội không thể không tính đến khối các vụ,

đơn vị phục vụ chung. Đây là các đơn vị được thành lập với chức năng chủ yếu giúp việc trên

các lĩnh vực chung, các mảng về hành chính, quản trị, thông tin, tài chính, tổ chức cán bộ….

Hiện nay, số lượng các đơn vị phục vụ chung trực thuộc Văn phòng và Chủ nhiệm Văn

phòng Quốc hội có cả thảy 17 vụ, đơn vị, chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của lãnh đạo

Văn phòng Quốc hội.

2.1.4. Mối quan hệ phối hợp công tác giữa các đơn vị trong Văn phòng Quốc hội

Theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành thì mỗi vụ, đơn vị của Văn phòng

Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể, phụ trách những mảng công việc chuyên

môn khác nhau. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ chung của Văn phòng Quốc hội là cơ

quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội thì các Vụ, đơn vị trong Văn phòng không hoạt động

độc lập, riêng lẻ mà trong hầu hết các lĩnh vực công tác đều đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt

chẽ, nhịp nhàng với các vụ, đơn vị khác trong Văn phòng

Tuy chỉ là những hoạt động hỗ trợ, phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

cũng như những chức năng, nhiệm vụ quan trọng khác của Quốc hội và các cơ quan của

Quốc hội, nhưng mảng công tác này lại đòi hỏi các vụ, đơn vị trong Văn phòng Quốc hội

phải phối hợp thật sự nhịp nhàng và hiệu quả.

2.2. Thực trạng hoạt động của Văn phòng Quốc hội trong những năm gần đây

2.2.1. Thực trạng hoạt động

2.2.1.1 Trong lĩnh vực nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp cho Quốc hội và Ủy ban Thường

vụ Quốc hội

Tham mưu giúp việc cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác xây

dựng luật, pháp lệnh; phối hợp phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giải thích

Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Văn phòng đã tham mưu, phục vụ Quốc hội xây dựng và ban

hành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và triển khai có hiệu quả việc thực hiện chương

trình này. Văn phòng đã phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ quan soạn thảo, cơ quan

chủ trì thẩm tra, các bộ, ngành, tổ chức hữu quan trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Các văn bản luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã góp

phần xây dựng hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường

lối đổi mới của Đảng, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân

Trong quá trình phục vụ công tác xây dựng pháp luật, các vụ phục vụ Hội đồng Dân

tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với Ban soạn thảo, góp phần nâng cao

chất lượng của các văn bản luật, pháp lệnh. Đồng thời, tổ chức phục vụ các cuộc khảo sát

thực tế, xin ý kiến, tập hợp, tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu

quan và cử tri về một số dự án luật quan trọng và đề xuất hướng tiếp thu. Để phục vụ Quốc

hội trong việc xem xét, thông qua các dự án luật, bộ luật với số lượng lớn tại mỗi kỳ họp,

các vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã phải hoạt động với

cường độ cao, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan hữu quan để

hoàn tất các công việc giúp cơ quan của Quốc hội chủ trì thẩm tra hoặc có dự án trình Quốc

hội cũng như cơ quan phối hợp thẩm tra hoàn tất các báo cáo, chỉnh lý các dự án luật, pháp

lệnh, dự thảo nghị quyết…

Kết quả là Văn phòng đã phục vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI thông qua được 84 luật và

bộ luật, 15 Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, 34 pháp lệnh và nhiều nghị quyết, quyết

định quan trọng khác, đưa số lượng văn bản pháp luật được thông qua trong nhiệm kỳ tăng

lên rất nhiều so với trước đây. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, cho tới nay Văn phòng đã

phục vụ Quốc hội thông qua được 64 luật và 11 Nghị quyết có chứa quy phạm, phục vụ Ủy

ban Thường vụ Quốc hội ban hành được 15 pháp lệnh và 7 Nghị quyết có chứa quy phạm

pháp luật.

2.2.1.2. Giúp việc cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các

Ủy ban của Quốc hội trong lĩnh vực giám sát

Văn phòng đã tham mưu giúp Quốc hội xây dựng chương trình giám sát hàng năm, triển

khai thực hiện giám sát tại kỳ họp Quốc hội; phục vụ các Đoàn giám sát của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội, của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Nhận thức rõ giám sát là

một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội, Văn phòng đã luôn quan tâm nghiên cứu,

tham mưu, đề xuất và từng bước cải tiến công tác phục vụ, góp phần quan trọng để Quốc hội

thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Tháng 6-2003, Văn phòng đã phối hợp phục vụ việc xây dựng và trình Quốc hội thông

qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội thực

hiện chức năng giám sát của mình một cách đầy đủ và có hiệu quả; phục vụ Ủy ban Thường

vụ Quốc hội cho ý kiến và phục vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt

động giám sát hàng năm; phục vụ Quốc hội thực hiện giám sát tối cao tại kỳ họp đối với các

chuyên đề quan trọng như tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo; đầu tư xây dựng cơ bản; chất

lượng giáo dục…

Từ năm 2004, Văn phòng đã thực hiện việc tổng hợp chương trình và tình hình hoạt động

giám sát hàng tháng, hàng quý để giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc

hội, các đại biểu Quốc hội có cơ sở tiến hành giám sát một cách tích cực và chủ động. Thông

qua hoạt động giám sát, Văn phòng đã tham mưu cho các cơ quan của Quốc hội kiến nghị với

Chính phủ và các cơ quan hữu quan sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp

với tình hình thực tế. Văn phòng còn phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên

quan trong việc phục vụ thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với các Bộ

trưởng và người đứng đầu các cơ quan Nhà nước tại các kỳ họp Quốc hội. Đặc biệt, bắt đầu

từ kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XI, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp trả lời chất vấn của

đại biểu Quốc hội tại Hội trường. Đây là nét đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội

góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động chất vấn, được đông đảo cử tri cả nước hoan

nghênh.

Năm 2007, Văn phòng Quốc hội tiến hành Nghiên cứu, tham mưu phục vỦyUỷ ban

thường vụ Quốc hội chuẩn bị thực hiện hoat đông ch ất vấn tại các phiên họp cua Ủy ban

Thường vụ Quốc hội. Đến năm 2008, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu tiến hành tổ chức

chất vấn, trả lời chất vấn tại 2 phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là một bước đổi

mới trong hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong việc thực hiện đầy đủ

hơn quy định của pháp luật về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội, góp phần nâng cao

hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chất vấn cũng như trách nhiệm của người trả lời chất vấn

trong hoạt động quản lý, điều hành.

Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác phục vụ hoạt động giám sát, Văn phòng

Quốc hội đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, phân công nhiệm vụ

cụ thể đối với các Vụ, Cục, đơn vị trong việc tổng hợp, tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ

Quốc hội điều hòa hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội; phục vụ các Đoàn giám

sát làm việc với Bộ, ngành và địa phương; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện lời hứa của đại

biểu đã trả lời chất vấn tại kỳ họp; chủ động đề xuất việc áp dụng những kết quả nghiên cứu

khoa học để cải tiến việc tiến hành các hoạt động giám sát…

2.2.1.3. Tham mưu cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc quyết định các

vấn đề quan trọng của đất nước

Trong việc Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Văn phòng đã tổ

chức phục vụ Quốc hội bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao của Nhà nước; quyết định việc xem

xét, thông qua nhiệm vụ, kế hoạch 5 năm và hàng năm; dự toán ngân sách; phân bổ thu chi và

tổng quyết toán ngân sách nhà nước; các vấn đề về chính sách tài chính, tiền tệ, xã hội, đối

ngoại.

Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XI, Văn phòng đã phục vụ Quốc hội ra Nghị quyết

về phương án xây dựng Công trình thủy điện Sơn La. Đây là công trình quan trọng quốc gia

và là công trình lớn nhất của nước ta từ trước đến nay với 70% vốn đầu tư trong nước. Nhiệm

kỳ Quốc hội khóa XII, Văn phòng đã phục vụ Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề về

tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; thông qua Nghị quyết về

chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo; chủ

trương xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Việc tham mưu, phục vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định

các vấn đề quan trọng của đất nước được thực hiện công phu, dành nhiều thời gian, công

sức trong việc phục vụ thẩm tra, tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình để trình Quốc hội

thông qua. Ngoài ra, Văn phòng đã chuẩn bị chu đáo các công việc để phục vụ Quốc hội

quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

hàng năm; quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách

nhà nước; quyết định chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia; phục vụ Quốc hội và Ủy ban

Thường vụ Quốc hội quyết định việc phân bổ ngân sách Trung ương cho các tỉnh, thành

phố

Văn phòng cũng đã tích cực, chủ động nghiên cứu, tổ chức phục vụ Quốc hội xem xét

quyết định các chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình quan trọng quốc gia; xem xét

việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh (nổi bật nhất đó việc sát nhập một số

tỉnh trong quy hoạch và mở rộng Thủ đô Hà Nội); các vấn đề về tổ chức bộ máy nhà nước và

xem xét phương án xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới; cho ý kiến về Đề án

cải cách tiền lương, một số chính sách thuế, vấn đề cải cách giáo dục, cải cách tư pháp và một

số vấn đề quan trọng khác…

2.2.1.4. Phục các công tác khác của Quốc hội như bầu cử, công tác đối ngoại, công tác dân

nguyện… và các công tác khác thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ

của Văn phòng Quốc hội

Về công tác bầu cử: Văn phòng đã tham mưu, đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội

và Hội đồng bầu cử ban hành các văn bản hướng dẫn như quy định về quyền bầu cử, ứng cử

của công dân; việc lập danh sách cử tri; quy trình vận động bầu cử… Qua các đợt kiểm tra,

giám sát, Văn phòng đã tham mưu, giúp các đoàn trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn địa phương

kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bầu cử góp phần đưa đến thành công

qua mỗi đợt bầu cử.

Về Công tác đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng đã phục vụ Quốc hội, các cơ quan của

Quốc hội triển khai các hoạt động đối ngoại một cách chủ động. Văn phòng đã tổ chức và

phục vụ đón tiếp số lượng lớn các Đoàn đại biểu Quốc hội các nước đến thăm chính thức tại

Việt Nam. Đồng thời, phục vụ các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cán bộ nước ta đi công tác,

dự các hội nghị quốc tế tại các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và Trung Đông.

Về công tác dân nguyện: Văn phòng đã phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung xử

lý, giải quyết được nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài; đôn đốc, theo dõi các bộ, ngành giải

quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Cùng với đó là việc đề xuất và phục vụ Ủy ban Thường vụ

Quốc hội giám sát việc khiếu nại tồn đọng lâu ngày, phối hợp chặt chẽ với các Đoàn đại biểu

Quốc hội và Văn phòng Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp các ý kiến, kiến

nghị của cử tri làm tài liệu để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tham khảo; đôn đốc, theo dõi

các bộ, ngành giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và phục vụ Ban Dân nguyện theo dõi

việc thực hiện lời hứa của người bị chất vấn.

Về lĩnh vực phục vụ các hoạt động chung của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc

hội. Văn phòng Quốc hội phục vụ các hoạt động chung như tổ chức, quản lý thông tin

nghiên cứu khoa học, đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện làm việc, hoạt động thường

xuyên của các cơ quan của Quốc hội cũng như đối với các đại biểu Quốc hội. Trong thời

gian diễn ra các kỳ họp, phiên họp, Văn phòng đã tham mưu để Ủy ban Thường vụ Quốc

hội sắp xếp, bố trí nội dung hợp lý vừa tiết kiệm được thời gian, vừa đạt hiệu quả. Các bộ

phận chuyên môn của Văn phòng luôn đi sâu nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng biên tập để

nâng cao chất lượng các văn bản phục vụ việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban Thường vụ

Quốc hội.

2.2.2. Đánh giá khái quát thực trạng hoạt động của Văn phòng Quốc hội

2.2.2.1. Những mặt được

- Tham mưu, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện chức năng lập pháp của Quốc hội. Tham

mưu giúp việc cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác xây dựng luật, pháp

lệnh; phối hợp phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giải thích Hiến pháp, luật,

pháp lệnh;

- Tham mưu, phục vụ có hiệu quả chức năng giám sát tối cao của Quốc hội, giúp việc cho

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong

lĩnh vực giám sát.

- Tham mưu, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện chức năng quyết định những vấn đề

quan trọng của đất nước. Văn phòng Quốc hội đã phục vụ Quốc hội ra những quyết định có

chất lượng ngày càng cao, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của

đất nước, chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, an ninh - quốc phòng, tổ chức bộ máy và

nhân sự cấp cao của nhà nước.

- Ngoài những phương diện hoạt động cơ bản trên, Văn phòng Quốc hội cũng có nhiều

cố gắng, tích cực trong việc tham mưu phục vụ các công tác khác của Quốc hội như bầu cử,

công tác đối ngoại, xử lý đơn thư khiếu nại, giải quyết kiến nghị của cử tri; bảo đảm các điều

kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật; tổ chức công tác thông tin, báo chí và nghiên cứu khoa học,

công tác hành chính, văn thư - lưu trữ phục vụ hoạt động của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội

2.2.2.2. Những hạn chế cần khắc phục

- Việc phục vụ chức năng lập pháp còn nhiều bất cập cụ thể là ở chất lượng tham mưu

xây dựng luật. Điều đó được thể hiện qua chất lượng tham mưu về nội dung một số văn bản

luật, pháp lệnh còn chưa cao, có những nội dung chưa được nghiên cứu thấu đáo để cụ thể

hóa trong văn bản; chưa tham mưu, đề xuất được những giải pháp có tính khả thi cao

- Chât lương va hiêu qua hoat đông giam sat vân con ơ mưc đô khiêm tôn , chưa đi vao

chiêu sâu , có những vấn đề hâu giam sat vân chưa đươc quan tâm xư ly va giai quyêt hoă c

giải quyết không dứt điểm . Công tác phục vụ hoạt động giám sát chưa tốt, dẫn đến việc một

số lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội mà cử tri quan tâm chưa được nghiên cứu, đề xuất

phương thức giám sát kịp thời và có hiệu quả

- Việc cung cấp thông tin, tài liệu đến đại biểu Quốc hội còn chưa kịp thời và đầy đủ,

chưa tổ chức tốt công tác nghiên cứu, dự báo và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác làm cơ

sở cho các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội xem xét quyết định

những vấn đề quan trọng của đất nước

2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

- Việc đổi mới tổ chức bộ máy của Văn phòng Quốc hội tiến hành còn chậm, chưa đáp

ứng kịp với lộ trình của những thay đổi toàn diện của đất nước;

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo gặp không ít khó khăn, lúng túng do tổ chức bộ máy theo mô

hình ba khối phục vụ, nhiều hoạt động còn chồng lấn, do chưa cá biệt hóa được lĩnh vực hoạt

động của từng loại đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội

- Tính độc lập về tổ chức - nhân sự của Văn phòng Quốc hội chưa rõ nét, chưa tạo khả

năng điều hành thống nhất và có hệ thống để đạt được hiệu quả quản lý cao trong việc thực

hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được xác định.

- Công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ thực hiện chưa tốt,

chưa đồng bộ, chưa khoa học, đặc biệt cơ chế đánh giá cán bộ còn chưa khách quan - chưa có

sự kết hợp đúng đắn giữa lợi ích và nghĩa vụ trong mỗi cá nhân, đơn vị.

- Công tác đánh giá thực tiễn chưa được quan tâm, chú trọng thường xuyên, làm cơ sở

kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định về chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội.

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN BỘ MÁY GIÚP VIỆC

QUỐC HỘI VÀ ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

3.1. Một số yêu cầu đặt ra đối với bộ máy giúp việc nhằm đạt hiệu quả cao trong

công tác phục vụ các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban

Thường vụ Quốc hội

- Yêu cầu thể chế kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng bằng các đạo luật, các

quyết định của Quốc hội và bảo đảm hiệu quả thực hiện;

- Yêu cầu có đủ các đạo luật, bảo đảm cả số lượng và chất lượng để điều chỉnh kịp thời

các quan hệ kinh tế - xã hội;

- Yêu cầu đổi mới và hợp lý hóa về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của

Quốc hội;

- Yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác giữa các cơ quan lập pháp trong khu vực

và trên thế giới;

- Yêu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội, bảo đảm thực hiện các quyền dân chủ của nhân

dân cũng đang đòi hỏi phải đổi mới các hoạt động của Quốc hội cho phù hợp.

3.2. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện bộ máy giúp việc

3.2.1. Từ mô hình cơ quan giúp việc của Quốc hội một số nước tham chiếu đến bộ

máy giúp việc của Quốc hội nước ta

- Nên thành lập một bộ máy giúp việc riêng - bộ máy chuyên phục vụ Chủ tịch Quốc hội

thay vì như hiện nay, giúp việc cho Chủ tịch chỉ có chức danh Trợ lý và Thư ký Chủ tịch.

- Ngoài chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội như hiện tại có thể có thêm một chức

danh khác, chẳng hạn như chức danh Tổng Thư ký Quốc hội, để đảm nhiệm hai lĩnh vực khác

nhau - một chuyên về tham mưu trong lĩnh vực chuyên môn và một chuyên về cơ sở vật chất

kỹ thuật, nhân sự và điều kiện làm việc.

- Từ cơ cấu của Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học đang tồn tại, nên

mở rộng thêm vấn đề về thông tin, truyền thông tới công chúng - có thể gọi là Phòng Thông

tin công chúng - tạo nên mối quan hệ tương tác giữa Quốc hội với cử tri cũng như với các cơ

quan hữu quan, các Bộ, ngành, các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương.

- Trong tương lai, nên tiến tới thành lập một văn phòng riêng giúp việc đại biểu Quốc

hội.

3.2.2. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện bộ máy giúp việc

- Nên quy định Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội chỉ là một cơ cấu tổ chức của bộ máy

giúp việc, tức là chỉ là một bộ phận của Văn phòng Quốc hội hoạt động tại địa phương chứ

không đơn thuần là cơ quan giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội.

- Nên có quy định rõ ràng để tránh tình trạng song trùng lãnh đạo như hiện nay: Chủ

nhiệm Văn phòng Quốc hội và Chủ nhiệm Ủy ban cùng lãnh đạo, chỉ đạo; Đồng thời, việc

phân định không rõ ràng này sẽ dẫn đến nhiều khó khăn, trước hết là những băn khoăn, lúng

túng khi thừa hành nhiệm vụ cấp trên của cán bộ, công chức phục vụ đồng thời cũng là khó

khăn trong việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của chính các cấp lãnh đạo khi gặp phải

những bất cập như đã nêu trên.

- Vấn đề tuyển dụng và đào tạo công chức Quốc hội là những công chức lập pháp thực

thụ chứ không phải đơn thuần là công chức hành pháp như hiện nay, vì vậy cần có sự đầu tư

cả về thời gian và nguồn lực cho việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng công chức làm việc cho

Quốc hội.

- Vấn đề về chế độ đãi ngộ đối với công chức Quốc hội nói riêng và cả bộ máy phục vụ

Quốc hội nói chung cần được quan tâm hơn nữa, sao cho đảm bảo cơ bản về mặt đời sống để

cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác và nhiệt tình cống hiến.

- Nên áp dụng hình thức ký kết hợp đồng thuê ngoài đối với một số loại hình có thể sử

dụng dịch vụ công; thậm chí cả trong trường hợp thuê chuyên gia làm luật cũng là một loại

hình dịch vụ có thể áp dụng trong quá trình xây dựng luật.

KẾT LUẬN

Có thể thấy, trải qua hơn 60 năm với 12 khóa, Quốc hội nước ta ngày càng phát huy được

vai trò là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các

hoạt động của Quốc hội trên cả ba lĩnh vực: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan

trọng của đất nước ngày càng có hiệu lực và hiệu quả. Với những kết quả đã đạt được, Quốc

hội đã ngày càng chiếm được lòng tin của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Trong điều

kiện Quốc hội hoạt động theo kỳ họp, các đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm là chủ

yếu thì một trong những giải pháp quan trọng góp phần đổi mới Quốc hội là khả năng và

năng lực của bộ máy giúp việc cho Quốc hội và các đại biểu Quốc hội. Việc tăng cường năng

lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy giúp việc cho đại biểu Quốc hội là điều hết

sức quan trọng để có thể tham mưu, hỗ trợ các đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc

hội trong việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Đối với Quốc hội Việt Nam cũng như các Nghị viện hay Quốc hội của các nước trên thế

giới thì Văn phòng Quốc hội có một vị trí, vai trò rất quan trọng, luôn luôn được xác định là

một bộ máy giúp việc thường xuyên, ổn định, là một cơ quan tham mưu, phục vụ mọi hoạt

động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Đây là một thiết chế không thể thiếu được,

nếu không có Văn phòng Quốc hội thì Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội rất khó có thể

hoạt động được. Chính vì lý do đó, gắn liền với tiến trình lịch sử của Quốc hội Việt Nam,

Văn phòng Quốc hội không ngừng lớn mạnh, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra trong công

cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Cùng với quá trình phát triển tổ chức và hoạt động của

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, bộ máy giúp việc của Quốc hội đã từng bước đổi mới và

phát triển qua từng thời kỳ với các tên gọi khác nhau: Từ 1946 đến 1960 là Văn phòng Ban

Thường trực Quốc hội; từ 1960 đến 1981 là Văn phòng Ủy ban Thường vụ Quốc hội; từ 1981

đến 1992 là Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước; từ 1992 đến nay là Văn phòng

Quốc hội. Mặc dù qua từng thời kỳ, với những tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản tính chất

giúp việc của Văn phòng Quốc hội không thay đổi và ngày càng được bổ sung để hoàn thiện

hơn xứng đáng với vai trò là bộ máy giúp việc cho Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước

cao nhất.

Trong phạm vi đề tài "Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội"

tác giả đã đi từ việc nêu vấn đề về sự cần thiết phải có bộ máy giúp việc đến khái quát hóa

quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức cũng như chức năng hoạt động của bộ máy. Trên cơ sở

đó đánh giá thực trạng hoạt động và đưa ra một số kiến nghị, một phần dựa trên sự tham khảo

của cơ chế giúp việc nghị viện của một số nước, phần khác là những đề xuất của bản thân qua

quá trình công tác tại cơ quan Văn phòng Quốc hội nhằm góp phần vào việc củng cố và hoàn

thiện bộ máy giúp việc Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Với điều kiện về thời gian,

kinh nghiệm cũng như kiến thức còn hạn chế, tác giả đã hoàn thành luận văn nhưng vẫn

không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô

và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

References

1. Bộ Tư pháp (1990), Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức năm 1946 và các lần sửa đổi,

bổ sung, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

2. Hội đồng Nhà nước (1981), Nghị quyết số 01NQ/HĐNN ngày 06/7 quy định về Tổ chức,

nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Hà Nội.

3. Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960 (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,.

4. Lịch sử Văn phòng Quốc hội (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nghị viện Châu Âu (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Quyền (2007), "Về mô hình đơn vị giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy

ban của Quốc hội ", Nghiên cứu lập pháp, (9).

7. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.

8. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

9. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

10. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

11. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

12. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội.

13. Quốc hội (2003), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hà Nội.

14. Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền Cộng hòa Liên bang Đức (2008), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

15. Quốc hội và các thiết chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (2009), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Tăng cường năng lực bộ máy giúp việc Quốc hội trong thời kỳ mới (Kỷ yếu hội thảo)

(2007), Nxb Tư pháp, Hà Nội

17. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1962), Nghị quyết số 87NQ/TVQH ngày 16/01 về Tổ chức

Văn phòng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội.

18. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1992), Nghị quyết số 01NQ/UBTVQH9 ngày 26/9 về đổi

tên Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thành Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.

19. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1992), Nghị quyết số 02/NQ-UBTVQH9 ngày 17/10 về tổ

chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.

20. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Nghị Quyết 417/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 01/10 về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.

21. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết 416/NQ-UBTVQH11 ngày 25/9 quy định

về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hà

Nội.

22. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Nghị quyết số 614/2008/UBTVQH ngày 29/4 về việc

thành lập Viện Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội.

23. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 782/NQ-UBTVQH12 thành lập Vụ Công tác

miền Trung và Tây Nguyên, Hà Nội.

24. Lê Thanh Vân (2006), "Cơ sở xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Văn phòng Quốc hội", Nghiên cứu lập pháp, (11).

25. Văn phòng Quốc hội (1996), Quy chế số 1377QĐ/CNVP ngày 16/10 về quy chế làm việc

của Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.

26. Văn phòng Quốc hội (2004), Quyết định số 514/QĐ-CNVP ngày 10/11 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Trung tâm bồi

dưỡng đại biểu dân cử, Hà Nội.

27. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 1758/QĐ-CNVP ngày 29/9 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.

28. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 837/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm Văn

phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Văn hóa, giáo dục,

thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Hà Nội.

29. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 838/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Hành chính,

Hà Nội.

30. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 839/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Quốc phòng và

An ninh, Hà Nội.

31. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 840/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Đối ngoại, Hà

Nội.

32. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 841/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Dân tộc, Hà

Nội.

33. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 842/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Kinh tế và

Ngân sách, Hà Nội.

34. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 843/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Các vấn đề xã

hội, Hà Nội.

35. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 844/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Khoa học,

công nghệ và môi trường, Hà Nội.

36. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 845/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Công tác đại

biểu, Hà Nội.

37. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 847/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Bảo vệ, Hà

Nội.

38. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 848/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Dân nguyện,

Hà Nội.

39. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 849/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, Hà Nội.

40. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 850/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Kế hoạch - Tài

chính, Hà Nội.

41. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 851/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Trung tâm Thông

tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

42. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 852/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Công tác phía

Nam, Hà Nội.

43. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 853/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Trung tâm Tin

học, Hà Nội.

44. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 854/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Cục Quản trị, Hà

Nội.

45. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 855/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Tổng hợp, Hà

Nội.

46. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 856/QĐ-CNVP ngày 28/4 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Vụ Tổ chức - Cán

bộ, Hà Nội.

47. Văn phòng Quốc hội (2005), Quyết định số 871/QĐ-CNVP ngày 12/5 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Báo Người Đại

biểu nhân dân, Hà Nội.

48. Văn phòng Quốc hội (2010), Quyết định số 410/QĐ-VPQH ngày 07/5 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Vụ Công tác phía Nam, Hà Nội.

49. Văn phòng Quốc hội (2010), Quyết định số 413/QĐ-VPQH ngày 07/5 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội.

50. Văn phòng Quốc hội (2010), Quyết định số 414/QĐ-VPQH ngày 07/5 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Vụ Công tác Miền Trung và Tây Nguyên, Hà Nội.

51. Văn phòng Quốc hội (2010), Quyết định số 415/QĐ-VPQH ngày 07/5 của Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Nhà khách 165 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hà Nội.

52. Văn phòng Quốc hội (2010), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2009 của Văn phòng Quốc

hội, Hà Nội.