6
BN TÓM TT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIT NAM RI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ TH01/05/ 2012 WORLD BANK No. 2 Page 1 Ri ro thiên tai: Nhng thách thc ngày mt gia tăng đối vi phát triển đô thị Việt Nam đã đạt được những tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận ktkhi thc hiện chính sách Đổi Mi năm 1986. Công cuc cải cách cũng đã tạo nên thay đổi đối vi dân sđô thị của đất nước. Vi 30% dân ssng tại các vùng đô thị, tăng trưởng bình quân 3.4%/năm, cuốn “Đánh giá quá trình đô thị hóa Việt Nam” năm 2012 đã chỉ ra rng Việt Nam đang tiến tới ngưỡng đô thị hóa nhanh, đánh dấu bi schuyển đổi kinh tế da vào sn xut công nghiệp. Đô thhóa là mt lực đẩy tích cc cho phát trin, tuy nhiên, đô thị hóa nhanh và thiếu kế hoch đồng bthgia tăng rủi ro và gây thit hi tới con người và tài sản cũng như ngun lc. Cùng vi stăng trưởng dân sgần đây, có tới khong 70% dân sVit Nam đang đứng trước nguy cơ btác động bi ri ro thiên tai. 20 năm qua, thiên tai đã cướp đi sinh mạng ca 12,800 người và gây ra mc thit hại bình quân hàng năm vào khong 1%-1.5% GDP. Ngun: Da trên EM-DAT/CRED Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng có khả năng làm tăng thêm hu quphc tp của thiên tai, đặc bit là tmức độ thường xuyên, nghiêm trng và dày dc ca các skiện khí tượng thủy văn. Rất nhiu thành phViệt Nam đang phải chịu tác động ngày càng tăng ca thiên tai. Điều này đã tạo nên mt thách thc to ln không chbi mức độ tập trung dân cư và ngun lc cao ti các khu vực đô thị mà còn bi vai trò quan trng ca nhng khu vc này trong sphát trin kinh tế và giảm nghèo đầy ấn tượng ca Vit Nam. Chính sách quc gia và khung thchế Vit Nam là mt trong nhng quc gia chu nhiu tác động ca thiên tai nht trong khu vc Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cbão nhiệt đới, lũ lụt, xói lvà hạn hán. Trước những nguy cơ tim n ca thiên tai, chính phVit Nam - hp tác cht chvi ban ngành và tchc khác - đang ngày mt tăng cường hoạt động qun lý ri ro thiên tai ca mình. Chiến lược Quc gia vphòng tránh và gim nhthiên tai đến 2020, và “Chương trình mc tiêu Quc gia vng phó biến đổi khí hậu” ca Việt Nam đã tạo nên mt khung chính sách tng thcho các hoạt động qun lý ri ro thiên tai và thích ng vi biến đổi khí hu. Nhng ni dung này sđược bsung và cng cbi các quy định pháp lý ràng buc khác. Vcơ cấu, BTài nguyên và Môi trường đóng vai trò chủ cht trong các hoạt động dbáo khí tượng - thủy văn, điều phi vng phó biến đổi khí hu. Trong khi BNông nghip và Phát trin Nông thôn ginhim vchính đối vi hoạt động phòng chng và gim nhri ro thiên tai. Ngoài ra, BXây dng chu trách nhim vi hthng tiêu thoát nước đô thị và các công trình công cng, BKế hoạch và Đầu tư chịu trách nhim vi nhng vấn đề liên quan đến đâu tư, xây dng qui hoch, kế hoch phát trin. Lng ghép Qun lý Ri ro Thiên tai Bão nhiệt đới và lũ lụt là hai loi hình thiên tai thường xuyên xy ra nht ti các thành phca Vit Nam. Trong mt báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới có tiêu đề “Thành phố và ngp lt: Cm nang hướng dn qun lý ri ro ngp lụt đô thị tng hp cho thế k21” (2012), người viết đã đưa ra những li khuyên và hướng dn cthmang tính kthuật để đối phó và kim soát tình trng ngp lt đô thị. Bn báo cáo lp lun rằng để có hthng qun lý ngp lụt đô thị mang tính lng ghép, vn da vào qun lý ri ro, cn phi có mt scân bng gia các Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

B N TÓM T T THÔNG TIN VI T NAM R I RO THIÊN TAI TRONG MÔI … · 2016-07-10 · BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: B N TÓM T T THÔNG TIN VI T NAM R I RO THIÊN TAI TRONG MÔI … · 2016-07-10 · BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI

TRƯỜNG ĐÔ THỊ 01/05/ 2012

W O R L D B A N K N o . 2

Page 1

Rủi ro thiên tai: Những thách thức ngày một gia

tăng đối với phát triển đô thị

Việt Nam đã đạt được những tăng trưởng kinh tế

đáng ghi nhận kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới

năm 1986. Công cuộc cải cách cũng đã tạo nên thay

đổi đối với dân số đô thị của đất nước. Với 30% dân

số sống tại các vùng đô thị, tăng trưởng bình quân

3.4%/năm, cuốn “Đánh giá quá trình đô thị hóa ở

Việt Nam” năm 2012 đã chỉ ra rằng Việt Nam đang

tiến tới ngưỡng đô thị hóa nhanh, đánh dấu bởi sự

chuyển đổi kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp. Đô

thị hóa là một lực đẩy tích cực cho phát triển, tuy

nhiên, đô thị hóa nhanh và thiếu kế hoạch đồng bộ có

thể gia tăng rủi ro và gây thiệt hại tới con người và tài

sản cũng như nguồn lực. Cùng với sự tăng trưởng dân

số gần đây, có tới khoảng 70% dân số Việt Nam đang

đứng trước nguy cơ bị tác động bởi rủi ro thiên tai. 20

năm qua, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 12,800

người và gây ra mức thiệt hại bình quân hàng năm

vào khoảng 1%-1.5% GDP.

Nguồn: Dựa trên EM-DAT/CRED

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng có khả năng làm tăng

thêm hậu quả phức tạp của thiên tai, đặc biệt là từ

mức độ thường xuyên, nghiêm trọng và dày dặc của

các sự kiện khí tượng thủy văn. Rất nhiều thành phố

ở Việt Nam đang phải chịu tác động ngày càng tăng

của thiên tai. Điều này đã tạo nên một thách thức to

lớn không chỉ bởi mức độ tập trung dân cư và nguồn

lực cao tại các khu vực đô thị mà còn bởi vai trò quan

trọng của những khu vực này trong sự phát triển kinh

tế và giảm nghèo đầy ấn tượng của Việt Nam.

Chính sách quốc gia và khung thể chế

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác

động của thiên tai nhất trong khu vực Châu Á-Thái

Bình Dương, bao gồm cả bão nhiệt đới, lũ lụt, xói lở

và hạn hán. Trước những nguy cơ tiềm ẩn của thiên

tai, chính phủ Việt Nam - hợp tác chặt chẽ với ban

ngành và tổ chức khác - đang ngày một tăng cường

hoạt động quản lý rủi ro thiên tai của mình.

“Chiến lược Quốc gia về phòng tránh và giảm nhẹ

thiên tai đến 2020”, và “Chương trình mục tiêu Quốc

gia về ứng phó biến đổi khí hậu” của Việt Nam đã tạo

nên một khung chính sách tổng thể cho các hoạt động

quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí

hậu. Những nội dung này sẽ được bổ sung và củng cố

bởi các quy định pháp lý ràng buộc khác. Về cơ cấu,

Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò chủ chốt

trong các hoạt động dự báo khí tượng - thủy văn, điều

phối về ứng phó biến đổi khí hậu. Trong khi Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn giữ nhiệm vụ chính

đối với hoạt động phòng chống và giảm nhẹ rủi ro

thiên tai. Ngoài ra, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm với

hệ thống tiêu thoát nước đô thị và các công trình công

cộng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm với

những vấn đề liên quan đến đâu tư, xây dựng qui

hoạch, kế hoạch phát triển.

Lồng ghép Quản lý Rủi ro Thiên tai

Bão nhiệt đới và lũ lụt là hai loại hình thiên tai

thường xuyên xảy ra nhất tại các thành phố của Việt

Nam. Trong một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế

giới có tiêu đề “Thành phố và ngập lụt: Cẩm nang

hướng dẫn quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tổng hợp cho

thế kỷ 21” (2012), người viết đã đưa ra những lời

khuyên và hướng dẫn cụ thể mang tính kỹ thuật để

đối phó và kiểm soát tình trạng ngập lụt ở đô thị.

Bản báo cáo lập luận rằng để có hệ thống quản lý

ngập lụt đô thị mang tính lồng ghép, vốn dựa vào

quản lý rủi ro, cần phải có một sự cân bằng giữa các

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

wb406484
Typewritten Text
68546
wb406484
Typewritten Text
Page 2: B N TÓM T T THÔNG TIN VI T NAM R I RO THIÊN TAI TRONG MÔI … · 2016-07-10 · BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI

TRƯỜNG ĐÔ THỊ 01/05/ 2012

W O R L D B A N K N o . 2

Page 2

giải pháp mang tính công trình và phi công trình.

Lồng ghép Quản lý Rủi ro Ngập lụt Đô thị là một

cách tiếp cận mang tính tầm nhìn, bao quát, chiến

lược và hợp tác. Bản báo cáo này đã đưa ra những gợi

ý cơ bản cho các thành phố đang phải đối mặt với

nguy cơ ngày càng gia tăng của tình trạng ngập lụt.

Dưới đây là một danh sách của 12 nguyên tắc cơ bản

đó, tuy nhiên, tài liệu tóm tắt này sẽ chỉ tập trung vào

một số nguyên tắc trong số 12 nguyên tắc được nêu

ra.

Nguyên tắc hướng dẫn Lồng ghép Quản lý Rủi ro Đô

thị

1. Mỗi kịch bản rủi ro ngập lụt đều có sự khác nhau:

không có thiết kế chung cho phương án quản lý rủi ro

ngập lụt.

2. Các thiết kế quản lý ngập lụt phải có khả năng đối phó

với tương lai bất trắc và đầy biến động.

3. Đô thị hóa nhanh đòi hỏi phải lồng ghép quản lý rủi ro

ngập lụt vào quy hoạch và quản lý đô thị thường xuyên.

4. Một chiến lược tổng hợp đòi hỏi phải sử dụng các biện

pháp phi cấu trúc và các thước đo hiệu quả để “đạt

được sự hài hòa đúng đắn”

5. Các biện pháp công trình có thể dịch chuyển rủi ro đến

vùng thương lưu và hạ lưu.

6. Không thể xóa bỏ hoàn toàn rủi ro ngập lụt.

7. Các giải pháp phòng chông ngập lụt mang lại đa lợi ích

nhiều hơn là chỉ có vai trò quản lý rủi ro ngập lụt.

8. Cần xem xét các hậu quả to lớn về mặt sinh thái và xã

hội của việc thực hiện quản lý ngập lụt.

9. Việc làm rõ trách nhiệm xây dựng và vận hành chương

trình rủi ro ngập lụt đóng vai trò then chốt.

10. Thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro ngập lụt đòi hỏi

phải có sự phối hợp giữa các bên liên quan.

11. Cần thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức

và củng cố tinh thần sẵn sàng ứng phó.

12. Lên kế hoạch để nhanh chóng phục hồi sau ngập lụt và

tranh thủ hoạt động phục hồi để xây dựng năng lực.

Nguồn: World Bank (2012) “Thành phố và ngập lụt: Hương dẫn quản lý

rủi ro ngập lụt tổng hợp cho thế kỷ 21”

Hiểu về các nguy cơ trong phát triển đô thị

Trong khi không thể triệt tiêu hoàn toàn nguy cơ ngập

lụt đô thị, nhằm kiểm soát tốt hơn những tác động của

nó, hạn chế ảnh hưởng và hỗ trợ quá trình tái thiết,

các nhà hoạch định chính sách cần phải hiểu nguyên

nhân và các nguy cơ mà ngập lụt đô thị có thể gây ra

với cuộc sống của người dân. Ví dụ, sự kết hợp giữa

mưa lớn và mực nước sông dâng cao là nguyên nhân

hàng đầu gây nên tình trạng ngập úng ở các thành phố

như Hà Nội, Cần Thơ, trong khi tại các thành phố ven

biển như Hải Phòng, Nha Trang hay Thành phố Hồ

Chí Minh, tình trạng ngập úng là do sự kết hợp của

mưa lớn, nước sông dâng cao và triều cường.

Ngoài ra, cũng cần phải thấy được mức độ mà thiên

tai có thể ảnh hưởng đến người dân và tài sản của họ,

đặc biệt là trước những nguy cơ về mặt không gian và

cấu trúc của quá trình định cư - có sẵn hoặc đang

được xây dựng. Đô thị hóa thiếu kế hoạch, tương lai

đầy bất trắc và sự biến đổi khí hậu sẽ làm tăng thêm

tính bất ổn trong quá trình hoạch định chính sách, và

điều này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng khi xây

dựng những biện pháp đối phó với tình trạng ngập lụt

đô thị.

Ví dụ, phân tích các trận lụt gần đây ở thành phố Hồ

Chí Minh cho thấy tình trạng ngập lụt có thể bị trầm

trọng thêm do sự phát triển đô thị nhanh đã gây ảnh

hưởng lên độ thấm của đất, và do đó tạo thêm gánh

nặng cho hệ thống tiêu thoát. Tuy nhiên việc dự đoán

gia tăng dân cư đô thị trong tương lai đã phải tính đến

yếu tố bất ổn trong việc phân bố dân cư cả về quy mô

lẫn không gian. Tương tự, tác động của việc phát

triển đô thị trong tương lai lên nguy cơ ngập lụt cũng

chịu tác động của chính sách và sự lựa chọn của cư

dân đô thị, những người này có thể chọn hoặc không

chọn sinh sống tại những khu vực có nguy cơ ngập

lụt, hoặc họ có thể áp dụng những thiết kế đô thị phù

hợp hơn.

Page 3: B N TÓM T T THÔNG TIN VI T NAM R I RO THIÊN TAI TRONG MÔI … · 2016-07-10 · BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI

TRƯỜNG ĐÔ THỊ 01/05/ 2012

W O R L D B A N K N o . 2

Page 3

Ra quyết định phù hợp

Thay vì cố gắng tìm ra giải pháp cho việc chống lũ lụt

thì các thành phố nên chọn một cách tiếp cận thiết

thực hướng tới việc giải quyết những nguy cơ bất trắc

và khó xác định. Cách tiếp cận ấy sẽ được xây dựng

dựa trên sự kết hợp giữa tính linh hoạt cao vàcác giải

pháp thiết kế kỹ thuật, có tính đến những điểm yếu

hoặc nguy cơ thất bại tiềm tàng. Cách tiếp cận này có

thể giúp các thành phố tránh việc bị mắc kẹt trong

những đầu tư tài chính dàn trải và không phù hợp với

những thay đổi trong tương lai. Cùng với sự phát

triển của thành phố, những chiến lược chống ngập lụt

đô thị quy mô lớn thường phải đối mặt với nhiều

thách thức ngay cả trước khi nó được hoàn thiện, ví

dụ như “Kế hoạch tổng thể” của thành phố Hồ Chí

Minh năm 2001 nhằm giảm thiểu ngập lụt bằng cách

nâng cấp hệ thống tiêu thoát đã không phát huy tác

dụng do lượng mưa cao hơn dự kiến trong các đợt cao

điểm.

Sự cân bằng giữa những giải pháp mang tính công

trình và phi công trình.

Thực hiện phương pháp tiếp cận mạnh mẽ nhằm kiểm

soát nguy cơ ngập lụt đòi hỏi việc áp dụng một cách

cân bằng giữa những phương pháp mang tính công

trình và phi công trình. Với sự tồn tại của những yếu

tố mang tính bất ổn như vừa nêu trên, kiểm soát nguy

cơ ngập lụt đô thị không thể thuần túy dựa vào những

giải pháp kỹ thuật cơ bản mà phải có một hướng tiếp

cận lồng ghép và linh hoạt. Bảng dưới đây sẽ liệt kê

tất cả các giải pháp công trình và phi công trình. Các

giải pháp mang tính công trình bao gồm từ các kỹ

thuật cơ bản, như hệ thống đê điều và chống lụt, đến

những giải pháp hoàn thiện mang tính tự nhiên và bền

vững hơn như đầm lầy hay bãi đệm tự nhiên.

Hiệu chỉnh bởi Ngân hàng Thế giới (2012) “Thành phố và ngập lụt:

Hương dẫn quản lý rủi ro ngập lụt tổng hợp cho thế kỷ 21.”

Số liệu dưới đây cho thấy một kế hoạch đầu tư nâng

cấp hồ Bún Xáng thuộc thành phố Cần Thơ. Mục tiêu

của kế hoạch này là sử dụng hồ Bún Xáng như một

nơi trữ nước vào mùa mưa lớn. Bằng cách đó, gánh

nặng lên hệ thống tiêu thoát nước sẽ giảm xuống,

thời gian cho phép để thoát hết lượng nước mưa sẽ

tăng lên. Kế hoạch này cũng góp phần xây dựng khả

năng đối phó với biến đổi khí hậu và triều cường.

Ngoài ra, nó còn hướng tới mục tiêu cải tạo chất

lượng nước và môi trường vì một không gian xanh.

Để bảo vệ thành phố Hồ Chí Minh khỏi nạn triều

cường, một kế hoạch đầu tư xây dựng 170km đê

chiều dài và 12 cửa phòng lũ lớn có giá trị khoảng 2

tỷ đô la Mỹ đã đang được chuẩn bị. Dự án Kiểm soát

triều cường bằng phương pháp đất lấn biển dù đã

được phê duyệt nhưng vẫn còn gây nhiều tranh cãi

bởi tình trạng ngập mặn đã trở nên nghiêm trọng hơn

Page 4: B N TÓM T T THÔNG TIN VI T NAM R I RO THIÊN TAI TRONG MÔI … · 2016-07-10 · BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI

TRƯỜNG ĐÔ THỊ 01/05/ 2012

W O R L D B A N K N o . 2

Page 4

so với dự tính lúc ban đầu. Việc xây dựng một con đê

biển cũng đang được cân nhắc hiện nay.

Các giải pháp công trình tỏ ra là không có tính bền

vững dưới sự tác động của khí tượng thủy văn, sụt lún

đất hoặc những yếu tố bất ổn khác trong quá trình đô

thị hóa. Hiện nay, Trung tâm Điều hành Chương trình

chống ngập nước của thành phố Hồ Chí Minh đang

chuẩn bị một Chiến lược Lồng ghép Quản lý Ngập lụt

(IFMS) nhằm đồng bộ hóa những kế hoạch lớn hiện

có liên quan đến hệ thống cống thoát nước mùa bão,

hệ thống kiểm soát lũ, với kế hoạch phát triển không

gian đến 2025 và xây dựng một Hồ Chí Minh thích

ứng với biến đổi khí hậu. Những nỗ lực này cũng

nhằm đối phó với tình trạng gia tăng của lượng mưa

và triều cường diễn ra trong một thập kỷ trở lại đây.

Những thay đổi không lường trước được đã gây ra

những quan ngại rằng những kế hoạch cũ có thể đã

không những kiểm soát được tình trạng ngập lụt ở

thành phố mà thậm chí còn làm cho tình trạng này

xấu hơn tại một số khu vực nhất định. Chính vì vậy,

chiến lược IFMS sẽ được quyết định bởi một khung

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định phù hợp (DSS).

Quy hoạch đất sử dụng và quy định phát triển mới

Việc mở rộng đô thị một cách nhanh chóng đã tạo

nên cơ hội để phát triện những khu định cư mới có

thể phối kết hợp cơ chế lồng ghép quản lý ngập lụt

sớm trong quy hoạch đô thị cơ bản. Việc đầu tư vào

quản lý đô thị tốt hơn, chẳng hạn như đầu tư vào hệ

thống xử lý chất thải rắn, cũng làm giảm rủi ro ngập

úng và có thể mang lại lợi ích về mặt sức khỏe và môi

trường, và có thể được sử dụng để tạo việc làm và

giảm nghèo. Các quy định có thể hướng dẫn việc xây

dựng tránh những khu vực có nguy cơ bị ngập, bão,

triều cường hay lở đất.

Đánh giá các giải pháp quản lý rủi ro ngập úng

Quan chức thành phố thường đối mặt với những

quyết định khó khăn giữa nguồn lực khan hiếm và

đầu tư. Để đưa ra được những quyết định đúng đắn,

họ cần phải có khả năng lượng hóa được các tác động

của những khoản đầu tư trong kế hoạch hoặc đề xuất

như là một cách gỉam thiểu rủi ro. Có các phương

pháp và công cụ để giúp các thành phố có thể đánh

giá được các tình huống khác nhau, qua đó đưa ra

những quyết sách bền vững. Cân nhắc giữa chi phí và

lời ích của một hành động cụ thể nào đó hoặc kết hợp

giữa một loạt các biện pháp khác nhau là một phần

của chiến lược ưu tiên đầu tư cho những hoạt động

hiệu quả và cấp bách nhất. Thay vì cứ đi tìm kiếm

những giải pháp thay thế, nên kết hợp các giải pháp

khác nhau nhằm tạo khả năng thích ứng với mọi bối

cảnh khác nhau. Cách thức này đang được coi là

chiến lược đúng đắn, bao gồm sự linh hoạt hay các

giải pháp ít phải hối tiếc và phát huy tác dụng ngay cả

trước những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai.

Việc kết hợp nhiều biện pháp khác nhau có thể mang

lại lợi ích lâu dài và giúp giảm thiểu chi phí chống

ngập lụt. Ví dụ, một cách sử dụng hiệu quả diện tích

đất ít ỏi còn lại ở các thành phố và khu vực đô thị

đông dân cư là xây dựng các bể chứa làm chậm lũ đa

mục đích để trữ nước lũ phục vụ cho việc điều tiết

lượng nước chảy ra khi cần thiết. Vào những thời

điểm khác, các bể chứa này được sử dụng để phục vụ

các mục đích như thể thao, giải trí hoặc bãi đỗ xe.

Việc thu gom nước mưa cũng có thể được coi là một

biện pháp mang tính đổi mới nhằm ngăn chặn tình

trạng ngập úng. Công việc này tạo thành một phần

của hệ thống thoát nước bền vững và đồng thời có thể

sử dụng cho các mục đích khác ngoài sinh hoạt, dẫn

đến bảo tồn được nguồn nước.

Nguồn: Ranger and Garbett-Shiels, 2011, LSE in World Bank

(2012) “Cities and Flooding.”

Xây dựng năng lực và phối kết hợp đa ngành

Xây dựng năng lực con người để đối phó lại với tình

trạng ngập lụt đóng một vai trò quan trọng trong việc

quản lý rủi ro ngập lụt. Một điều tra gần đây về quan

điểm và mức độ hiểu biết của cộng đồng về rủi ro khí

hậu và thiên tai tại Thành phố Cần Thơ cho thấy khả

năng đối phó với thiên tai của đại bộ phận dân số là

cao, khả năng “sống chung với lũ” lại khác nhau tùy

thuộc vào các mức kinh tế - xã hội khác nhau. Bản

điều tra cũng nêu bật tầm quan trọng của việc cần

phải có sự tham gia tích cực của các hộ gia đình,

chính quyền sở tại và địa phương trong quá trình xây

Page 5: B N TÓM T T THÔNG TIN VI T NAM R I RO THIÊN TAI TRONG MÔI … · 2016-07-10 · BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI

TRƯỜNG ĐÔ THỊ 01/05/ 2012

W O R L D B A N K N o . 2

Page 5

dựng các chương trình ứng phó và lên kế hoạch hành

động cho tương lai. Sự tham gia này bao gồm từ việc

đánh giá, lên kế hoạch tới thực hiện và quản lý các

hoạt động nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai và

biến đổi khí hậu. Nhằm đáp ứng mối quan tâm của

chính quyền thành phố, Kế hoạch hành động ứng phó

ban đầu (LRAP) đã được xây dựng cho ba thành phố

gồm Hà Nội, Cần Thơ và Đồng Hới. Đây được coi

như một công cụ nghiên cứu và tài liệu kế hoạch giúp

chính quyền thành phố tăng cường khả năng đối phó

với các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và

thiên tai, góp phần vào công cuộc hướng tới mục tiêu

tăng trưởng và phát triển chung của thành phố. LRAP

cũng được sử dụng như một công cụ tiếp cận cộng

đồng.

Việc ghi nhận các nguy cơ còn lại cũng cho thấy rằng

các thành phố cần tiếp tục nâng cao chất lượng thông

tin về rủi ro, hệ thống cảnh báo sớm, kế hoạch khẩn

cấp, sơ tán và phục hồi sau thảm họa. Dự báo ngập lụt

là một công cụ cần thiết để cung cấp cho người dân

tại những vùng có nguy cơ thông tin sơm nhằm đối

phó, qua đó giảm thiểu thiệt hại về người và của.

Chiến lược tài trợ và bảo hiểm rủi ro thiên tai cũng sẽ

giúp giải quyết tác động của thiên tai và tạo điều kiện

cho quá trình phục hồi nhanh.

Lồng ghép quản lý rủi ro ngập lụt được xây dựng dựa

trên sự phối kết hợp đa ngành, đa cấp và trên tòan xã

hội. Các bước giảm thiểu rủi ro ngập lụt cần phải

được thực hiện với sự tham gia một cách tòan diện

của các cá nhân và tập thể có liên quan. Các biện

pháp được lựa chọn cần phải trên cơ sở đồng thuận

của các bên, và phù hợp với điều kiện thiên nhiên,

môi trường và xã hội. Với mục tiêu tập trung nâng

cao năng lực ứng phó của cộng đồng, mô hình quản

lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đông, thuộc Dự án

Quản lý Rủi ro Thiên tai cấp quốc gia đầu tiên đã

được triển khai rộng khắp tại Việt Nam năm 2010.

Tổng kết

Thông qua các khỏan vảy, hỗ trợ kỹ thuật và phân

tích, Ngân hàng Thế giới đang đóng một vai trò tích

cực trong nỗ lực quản lý rủi ro thiên tai của Việt

Nam. Hoạt động hỗ trợ nội dung này đã được chính

thức ghi nhận trong Chiến lược hỗ trợ quốc gia của

Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2007-2011. Dự án

Quản lý Rủi ro Thiên tai đang trong quá trình thực

hiện có giá trị 86 triệu đô la Mỹ và một Chương trình

Hỗ trợ Chính sách ứng phó biến đổi khí hậu có giá trị

70 triệu đô đều hướng tới mục tiêu tăng cường năng

lực chính phủ và địa phương trong việc đối phó và

giảm thiểu rủi ro thiên tai. Các hợp phần trong

Chương trình hỗ trợ chính sách (DPO) tập trung vào

việc hỗ trợ chính phủ nâng cao khả năng đối phó với

nguồn nước. Trong dự án Giảm nghèo Khu vực Miền

núi phía Bắc giai đoạn II, nội dung giảm thiểu rủi ro

thiên tai cũng được đưa vào nhằm tăng khả năng ứng

phó với thiên tai của cộng đồng dân cư thu nhập thấp.

Trong dự án Đường Giao thông Nông thôn III, một

khỏan đầu tư 14 triệu đô đã được phân bổ cho 8 tỉnh

để sửa chữa những con đường vốn bị bão lũ tàn phá.

Ngân hàng Thế giới cũng đang hỗ trợ thành phố Hồ

Chí Minh phát triển và thử nghiệm công cụ Ra quyết

định phù hợp (Robust Decision Making) cho phép sử

dụng các thông tin xác xuất trong phân tích dự báo

mà không chịu áp lực của việc phải đưa ra những

quyết định mang tính chính xác cao nhất trong những

điều kiện đầy bất trắc. Công cụ này sẽ cũng cấp một

khung phân tích định lượng để giúp các nhà hoạch

định chính sách có thể so sánh một cách hệ thống các

giải pháp thay thế.

Quỹ Toàn cầu hỗ trợ Giảm thiểu và Phục hồi sau

Thiên tai (GFDRR) đã cung cấp một khỏan tín dụng

trị giá 3.4 triệu đô nhằm lồng ghép chương trình

Quản lý Rủi roThiên tai vào các khoản đầu tư phát

triển. Một phần của chương trình này bao gồm các

công cụ và hướng dẫn ứng phó để lồng ghép giảm

thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu vào

quản lý đô thị và xây dựng đường sá, ví dụ Sách

hướng dẫn Ứng phó với Biến đổi Khí hậu tại 3 thành

phố Hà Nội, Cần Thơ và Đồng Hới, sách hướng dẫn

lồng ghép ứng phó trong các dự án đầu tư đô thị, và

một tài liệu nghiên cứu khác về xây dựng hệ thống đê

điều tại các thành phố Đồng Hới, Quy Nhơn và Nha

Trang – đều đã đang được xây dựng và thử nghiệm.

Ngoài Quỹ toàn cầu GFDRR, các quỹ khác bao gồm

Quỹ đô thị Singapore, AusAID tài trợ thông qua

Ngân hàng Thế giới đã giúp xây dựng năng lực thiết

kế đô thị cho những thành phố lớn và vừa tại Việt

Nam. Quỹ Môi trường Tòan cầu (GEF) đang giúp đỡ

thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nâng cao năng

lực chính quyền sở tại và phát triển thêm nhiều hướng

tiếp cận bền vững nhằm lồng ghép giao thông với

thiết kế và phát triện đô thị trong bối cảnh tác động

tương lai của biến đổi khí hậu.

Với mục tiêu nâng cao năng lực ứng phó của các

thành phố tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp

Page 6: B N TÓM T T THÔNG TIN VI T NAM R I RO THIÊN TAI TRONG MÔI … · 2016-07-10 · BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI

TRƯỜNG ĐÔ THỊ 01/05/ 2012

W O R L D B A N K N o . 2

Page 6

tục cải thiện năng lực ứng phó và ngăn chặn thiên tai

của các thể chế, đẩy mạnh việc lồng ghép quản lý rủi

ro thiên tai vào thiết kế phát triển, các dự án sử dụng

công cụ quản lý rủi ro thiên tai trong kế hoạch sử

dụng đất và thiết kế hạ tầng ứng phó, hỗ trợ nỗ lực

lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai với biến đổi khí hậu.

Các nguồn tài liệu chính:

Ngân hàng Thế giới (2012) Thành phố và ngập lụt: Hương

dẫn quản lý rủi ro ngập lụt tổng hợp cho thế kỷ 21.

http://www.gfdrr.org/urbanfloods.

Ngân hàng Thế giới (2012) Đánh giá đô thị hóa tại Việt

Nam.

Ngân hàng Thế giới (2012) Sổ tay về lập kế hoạch cho

phát triển đô thị an toàn trước thiên tai: Điều chỉnh phù

hợp các kinh nghiệm tại các thành phố của Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới (2010) Bão: Sự lựa chọn cho kế hoạch

tài chính về rủi ro thiên tai tại Việt Nam. Washington, D.C.

Bản tóm tắt này được chuẩn bị bởi Abhas Jha, Dzung Huy

Nguyen and Zuzana Svetlosakova. Mọi câu hỏi xin liên hệ

[email protected] hoặc ghé trang

http://www.gfdrr.org/urbanfloods.