64
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÀI LIỆU Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam Hà Nội, ngày 14/9/2018

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TÀI LIỆU

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh

động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

xâm nhiễm vào Việt Nam

Hà Nội, ngày 14/9/2018

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

CHƯƠNG TRÌNH

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu

Đông và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Thời gian Nội dung Đơn vị thực hiện

08h00 - 08h30 Đăng ký đại biểu Cục Thú y

08h30 - 08h35 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại

biểu Cục Thú y/Văn phòng Bộ

08h35 - 08h40 Khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp

và PTNT

08h40 - 09h05

Phát triển chăn nuôi và công tác

phòng chống dịch bệnh vụ Thu

Đông 2018-2019

Đại diện Bộ Nông nghiệp

và PTNT

09h05 - 09h25

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Tình

hình và kinh nghiệm phòng,

chống dịch bệnh trên thế giới

Đại diện FAO tại Việt Nam

09h25 - 09h50 Thảo luận

Phó Thủ tướng Chính phủ

và Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và PTNT

09h50 - 10h10 Nghỉ giải lao

10h10 - 11h00 Ý kiến của các địa phương

Lãnh đạo UBND các tỉnh,

các Sở, ngành, Hiệp hội,

doanh nghiệp liên quan

11h00 - 11h30 Ý kiến của các Bộ, ngành Đại diện các Bộ, ngành

tham dự

11h30 - 12h00 Phát biểu kết luận và chỉ đạo thực

hiện

Phó Thủ tướng Chính phủ

Trịnh Đình Dũng

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

i

MỤC LỤC

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI ............................... 1

I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CHĂN NUÔI ................................................... 1

1. Bối cảnh của ngành chăn nuôi .................................................................. 1

2. Kết quả sản xuất của các loại vật nuôi chính ............................................ 2

II. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THỜI GIAN

TỚI .................................................................................................................... 8

1. Quan điểm phát triển ................................................................................. 8

2. Mục tiêu phát triển .................................................................................... 9

3. Định hướng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới .............................. 10

4. Các giải pháp chính ................................................................................. 10

PHẦN 2: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM ........................ 17

I. BỆNH CÚM GIA CẦM .............................................................................. 17

1. Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 ....................... 17

2. Tình hình và nguy cơ xâm nhiêm vi rút cúm A/H7N9 ........................... 18

3. Chủ động giám sát, cảnh báo lưu hành vi rút Cúm gia cầm ................... 18

4. Nhận định tình hình dịch bệnh ................................................................ 18

II. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG............................................................... 19

1. Tình hình dịch bệnh ................................................................................ 19

2. Nhận định tình hình dịch bệnh ................................................................ 19

III. BỆNH TAI XANH TRÊN LỢN ............................................................... 19

1. Tình hình dịch bệnh ................................................................................ 19

2. Nhận định tình hình dịch bệnh ................................................................ 19

IV. BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT VÀ Ở NGƯỜI ............................................. 20

1. Tình hình bệnh Dại ở động vật ............................................................... 20

2. Tình hình bệnh Dại ở người .................................................................... 20

3. Nhận định tình hình dịch bệnh ................................................................ 20

V. BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ........................................................... 20

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

ii

1. Tóm tắt một số đặc điểm chính của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ............. 20

2. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới ................................. 21

3. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc ............................ 21

4. Kinh nghiệm phòng, chống bệnh Dịch tả Châu Phi trên thế giới và tại

Trung Quốc ................................................................................................. 22

5. Các biện pháp phòng bệnh đã thực hiện tại Việt Nam ........................... 24

V. TÓM TẮT KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

ĐỘNG VẬT .................................................................................................... 26

1. Các hoạt động chỉ đạo, điều hành ........................................................... 26

2. Công tác chủ động phòng dịch bệnh ....................................................... 27

3. Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật .................. 27

4. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc

xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật .................................................. 28

5. Về nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật ....... 28

VI. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG

DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT ............................................................................. 29

1. Thuận lợi ................................................................................................. 29

2. Khó khăn ................................................................................................. 29

VII. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VỤ THU ĐÔNG NĂM

2018 - 2019 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO ...................................................... 30

1. Mục tiêu ................................................................................................... 30

2. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ................................. 30

3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn

Châu Phi xâm nhiêm vào Việt Nam ............................................................ 31

4. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu động vật, sản phẩm

động vật ....................................................................................................... 34

PHẦN 3: CÁC PHỤ LỤC ................................................................................. 35

Phụ lục 1: Giá lợn hơi của Việt Nam so với Thái Lan và Trung Quốc .......... 35

Phụ lục 2: Số lượng chuỗi liên kết theo vùng chăn nuôi ................................ 35

Phụ lục 3: Nội dung Công điện của Thủ tướng Chính phủ ............................. 36

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

iii

Phụ lục 4: Nội dung Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ......................... 40

Phụ lục 5: Công văn số 2053/TY-DT ngày 30/8/2018 của Cục Thú y ........... 43

Phụ lục 6: Công văn số 2615/TY-DT ngày 07/9/2018 của Cục Thú y ........... 46

Phụ lục 7: Năng lực xét nghiệm bệnh Dịch tả Châu Phi của các phòng thí

nghiệm thuộc Cục Thú y ................................................................................. 50

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI

I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CHĂN NUÔI

1. Bối cảnh của ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh có nhiều thuận

lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, trở ngại:

a) Thuận lợi

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) lĩnh vực

chăn nuôi đang hướng tới những năm 2020 như một cuộc cách mạng về thực

phẩm trong mối phát triển tương quan về mức thu nhập, môi trường, gia tăng

dân số và y tế cộng đồng... Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa/người ngày càng tăng

nhanh ở các nước đang phát triển; sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển

dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang

các nước châu Á Thái Bình Dương. Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và

tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất, sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực

này có ảnh hưởng quyết định đến “cuộc cách mạng” về chăn nuôi trên toàn cầu.

Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới nhất là các nước Châu Á

Thái Bình Dương được dự báo sẽ không ngừng tăng trưởng, hợp tác và trao đổi

quốc tế về chăn nuôi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

ngày càng sâu rộng. Việt Nam đã có sự trao đổi về khoa học, công nghệ, vật tư

và sản phẩm chăn nuôi với hầu hết các nước phát triển trên thế giới.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã và đang là chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành chăn nuôi được xác định là ngành

kinh tế trọng điểm, còn không gian và dư địa lớn trong nông nghiệp cần tập

trung đầu tư phát triển. Nhiều chính sách của nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi

đã được Chính phủ và các địa phương ban hành đang phát huy hiệu quả thúc đẩy

sản xuất chăn nuôi, như: Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 phê

duyệt Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020; Quyết định số

899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và Quyết định

1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông

nghiệp giai đoạn 2017-2020; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018

(thay thế Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013) về chính sách khuyến

khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số

50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn

nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020….

Môi trường và những chính sách trên đã góp phần quan trọng thúc đẩy

ngành chăn nuôi nước ta phát triển và hội nhập sâu rộng với chăn nuôi trong khu

vực và trên thế giới. Sản xuất chăn nuôi trong nước đã tạo ra khối lượng lớn sản

phẩm, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

2

một phần cho xuất khẩu; bước đầu đã hình thành nền tảng cho phát triển công

nghiệp ngành chăn nuôi, như công nghiệp chế biến TACN, chế biến sữa, công

nghiệp chuồng trại và chọn tạo giống; tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi

thời gian qua luôn ở mức cao, trung bình từ 5-6%/năm, góp phần duy trì mức

tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp. Tính từ năm 2005 đến nay sản lượng

thịt các loại tăng trên 3 lần (từ 1,6 triệu tấn lên 5,3 triệu tấn), trứng tăng 3,9 lần

(từ 3,0 tỷ quả lên 11,8 tỷ quả), sữa tươi tăng 18,6 lần (từ 51,5 ngàn tấn lên 960

ngàn tấn), thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng gần 4,8 lần (từ 4,3 triệu tấn lên

21,0 triệu tấn) trở thành nước đứng vị trí số 01 trong các nước ASEAN về công

nghiệp chế biến TACN…

b) Khó khăn

Việt Nam đã gia nhập các hiệp định tự do thương mại khu vực và thế

giới như WTO, AFTA, FTA… nên sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước sẽ

phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu.

Chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán chiếm tỷ lệ cao; năng suất chăn nuôi

thấp, giá thành sản phẩm cao; kiểm soát dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh

nguy hiểm; an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; giết mổ, chế biến và kết nối

thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn tồn tại nhiều bất cập.

Tổ chức quản lý ngành và nguồn lực đầu tư cho chăn nuôi chưa tương

xứng với yêu cầu thực tiên sản xuất và đòi hỏi phát triển, hội nhập.

2. Kết quả sản xuất của các loại vật nuôi chính

a) Chăn nuôi lợn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn của cả nước năm 2016

là 29,1 triệu con, tăng 4,8 % so cùng kỳ năm 2015, tổng số lợn thịt xuất chuồng

đạt 51,1 triệu con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 3,7 triệu tấn tăng

0,7% so với năm 2015. Năm 2017, tổng đàn lợn của cả nước là 27,4 triệu con,

giảm 5,7 % và tổng số lợn thịt xuất chuồng đạt 49,1 triệu con, giảm 4,1% so với

cùng kỳ năm 2016, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 3,74 triệu tấn tăng

1,9% so với năm 2016. Tại thời điểm 01/4/2018, tổng đàn lợn giảm khoảng

6,2%, đến tháng 6/2018 tổng đàn lợn giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm

2017; tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Quý I/2018 đạt khoảng 1.026

nghìn tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ; quý II/2018, sản lượng đạt khoảng 830

nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ 2017.

Năm 2017, chăn nuôi lợn Việt Nam đứng thứ 7 thế giới (sau Trung Quốc,

Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin và Nga) về số lượng đầu con xuất chuồng và

đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt, nằm trong nhóm 10 nước có chăn nuôi lợn

lớn nhất thế giới (Nguồn USDA Foreign Agriculture Service).

* Quy mô và sản lượng thịt lợn qua các năm theo vùng chăn nuôi

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

3

Bảng 1: Tổng đàn lợn, sản lượng thịt xuất chuồng năm 2017.

Vùng chăn nuôi Tổng đàn lợn

(con)

Số lợn thịt xuất

chuồng (con)

SL thịt hơi xuất

chuồng (tấn)

ĐBSH 7.085.530 14.349.480 1.170.654

TD & MNPB 6.786.781 9.136.975 585.500

BTB & DHMT 4.977.998 9.592.523 671.963

Tây Nguyên 1.806.214 3.334.263 213.234

ĐNB 3.245.356 6.208.402 508.920

ĐBSCL 3.504.860 6.410.609 583.078

Cả nước 27.406.739 49.032.253 3.733.349

Đồng bằng sông Hồng và Trung du Miền núi phía Bắc là 2 khu vực có tổng

đàn lợn lớn nhất, chiếm 50,6% tổng đàn lợn chăn nuôi trên cả nước. Tuy nhiên,

năm 2017, tất cả các khu vực đều có xu hướng giảm đàn so với năm 2016, mức

giảm mạnh nhất phải kể đến là khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung

bộ, với mức giảm lần lượt là 8,2% và 8,1%; các tỉnh khu vực Đông Nam bộ có tỷ

lệ giảm là 3,4%; tổng đàn lợn quý I/2018 của cả nước giảm khoảng 6,2% so với

cùng thời điểm năm 2017

* Xuất, nhập khẩu

Năm 2017, cả nước nhập khẩu 2.027 con lợn giống cụ kỵ, ông bà, giảm

73,3% so với năm 2016 (9.521 con). Các giống lợn được nhập khẩu chủ yếu là

các giống thuần Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain, trong đó về số lượng

giống Yorkshire chiếm 39,1%, Landrace chiếm 34,1 %, Duroc chiếm 22% và

Pietrain chiếm 4,8% (Nguồn Tổng cục Hải quan).

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu một số sản phẩm thịt lợn, chủ yếu

là chân giò, xương sụn, thịt ức, thịt vai, sườn đông lạnh, ba chỉ, mỡ và nội tạng.

Năm 2017 nhập khẩu 6.332 tấn (tương đương 90.457 con lợn thịt) giảm 84,5%

so với năm 2016 và chiếm tỷ lệ 0,23% so với tổng sản lượng thịt lợn sản xuất

trong nước năm 2017.

Thịt lợn xuất khẩu (chủ yếu là lợn sữa và lợn choai) đông lạnh tăng đều

qua các năm. Năm 2016, cả nước xuất khẩu 12.727 tấn thịt lợn sữa, lợn choai

đông lạnh; năm 2017, cả nước xuất khẩu 16.986 tấn thịt lợn sữa và lợn choai

đông lạnh, trong đó lợn sữa chiếm 70%, lợn choai chiếm 30%; trong 06 tháng

đầu năm 2018 sản lượng thịt lợn sữa, choai đông lạnh xuất khẩu đạt 4.952 tấn;

và lần đầu tiên vào tháng 6/2018 Việt Nam đã xuất khẩu thịt lợn đông lạnh sang

Myanma bằng con đường chính ngạch.

Ngoài ra, Việt Nam còn xuất tiểu ngạch một lượng đáng kể lợn sống sang

thị trường Trung Quốc, Campuchia. Tuy nhiên, từ Quý 4/2016 lợn xuất khẩu

sang Trung Quốc giảm dần và giảm nhanh trong các tháng đầu năm 2017, đến

thời điểm hiện nay không còn xuất khẩu mặt hàng này.

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

4

* Phương thức chăn nuôi

- Chăn nuôi trang trại

Số lượng trang trại chăn nuôi lợn hiện nay là 11.737 trang trại, với tổng đàn

là 16,6 triệu con chiếm tỷ lệ 51,9% tổng đàn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng

từ các trang trại này chiếm gần 56,7% sản lượng thịt lợn hơi của cả nước.

Sự phân bố trang trại theo các vùng chăn nuôi là không đồng đều, mật độ

trang trại chăn nuôi lợn lớn nhất được tập trung vào vùng Đồng bằng Sông Hồng

và Đông Nam bộ, vùng Trung du Miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long,

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và thấp nhất là vùng Tây Nguyên.

- Chăn nuôi nông hộ

Năm 2011, cả nước có khoảng trên 4,13 triệu hộ chăn nuôi lợn, đến năm

2016 số lượng hộ chăn nuôi lợn của cả nước giảm xuống còn 3,4 triệu hộ và sau

đợt khủng hoảng về giá thịt lợn năm 2017 thì hiện nay sô hộ chăn nuôi lợn đã

giảm đi nhiều, ước tỉnh chỉ còn khoảng 2,5 triệu hộ (nguồn Tổng điều tra nông

nghiệp và nông thôn – Tổng cục Thống kê).

- Chăn nuôi lợn gia công

Chăn nuôi theo trang trại gia công có xu hướng tăng trong những năm gần

đây, cụ thể: Năm 2016, cả nước có 2.688 trang trại chăn nuôi lợn gia công,

chiếm tỷ lệ 22,9% tổng số trang trại chăn nuôi lợn với tổng đầu con là 2,9 triệu

con chiếm tỷ lệ 9,1% tổng đàn lợn của cả nước; năm 2017, cả nước có 2.982

trang trại chăn nuôi lợn gia công (tăng 10,9% so với năm 2016), chiếm tỷ lệ 29,3

% tổng số trang trại chăn nuôi lợn của cả nước với tổng đầu con là 3,9 triệu con

chiếm tỷ lệ 13,2% tổng đàn lợn của cả nước; Quý I/2018 cả nước có 3.010 trang

trại chăn nuôi lợn gia công (tăng 0,9% so với năm 2017), chiếm tỷ lệ 30,8 %

tổng số trang trại chăn nuôi lợn của cả nước với tổng đầu con là 4,3 triệu con

chiếm tỷ lệ 15,2% tổng đàn lợn của cả nước.

Hộ chăn nuôi lợn gia công còn chiếm tỷ lệ thấp do không đáp ứng đủ các

điều kiện theo yêu cầu của các doanh nghiệp, cụ thể: năm 2017 có khoảng 216 hộ

chăn nuôi lợn gia công (tăng 3,5% so với năm 2016) với tổng đầu con là 186,4

ngàn con; Quý I/2018 cả nước có 219 hộ chăn nuôi lợn gia công (tăng 3,2% so với

năm 2017) với tổng đầu con là 192,5 ngàn con.

- Liên kết chăn nuôi

Chăn nuôi lợn theo mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với trang

trại, HTX, tổ hợp tác có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, cụ thể:

năm 2017 cả nước có 973 chuỗi (tăng 30,6% so với năm 2016) với tổng đầu con

là 1.181.409 con chiếm tỷ lệ 3,9% tổng đàn lợn của cả nước; Quý I/2018 số

lượng chuỗi liên kết là 1.105 chuỗi (tăng 13,6% so với năm 2017) với tổng đầu

con là 1.237.272 con chiếm tỷ lệ 4,3%.

Xu hướng hiện nay đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói

riêng là thực hành chăn nuôi theo chuỗi liên kết để đảm bảo chia sẻ trách nhiệm,

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

5

lợi ích giữa các bên, tránh rủi ro, giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và

cân đối cung cầu các sản phẩm chăn nuôi.

b) Chăn nuôi gia cầm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2017, tổng đàn gia cầm cả nước

là 385,46 triệu con, trong đó đàn gà chiếm 76,59%, đàn vịt chiếm 19,44%, đàn

ngan và ngỗng tương ứng chiếm 3,76% và 0,21%. Trong giai đoạn từ năm 2015

đến tháng 4/2018, tổng đàn, sản lượng thịt xuất chuồng và sản lượng trứng gia

cầm cả nước đều tăng cao; sản lượng trứng gia cầm năm 2017 đạt 10,63 tỷ quả,

tăng 1,2 tỷ so với năm 2016, trong đó trứng gà chiếm 58,37%; trứng vịt chiếm

40,57%

* Quy mô và sản lượng thịt gia cầm qua các năm

Số lượng đầu con gia cầm được phân bố cụ thể theo các vùng sinh thái:

vùng Đồng bằng Sông Hồng có đàn gia cầm lớn nhất chiếm 25,72%, Trung du

và Miền núi phía Bắc chiếm 20,88%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

chiếm 20,57%; Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 17,15%; Đông Nam bộ chiếm

10,85% và thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 4,84%.

Bảng 2: Số lượng đầu con gia cầm theo các vùng sinh thái.

Loài gia

cầm

ĐB

Sông

Hồng

Miền núi

và Trung

du

Bắc

Trung Bộ

& DHMT

Tây

Nguyên

Đông

Nam

Bộ

ĐB sông

Cửu

Long

Cả nước

Gà 74.731 68.799 58.219 16.003 39.122 38.335 295.209

Vịt 20.170 8.133 17.239 1.826 2.293 25.288 74.948

Ngan 4.080 3.397 3.679 761 388 2.193 14.498

Ngỗng 141 143 157 50 33 278 801

Tổng 99.122 80.472 79.294 18.639 41.835 66.094 385.457

Tỷ lệ

(%) 25,72 20,88 20,57 17,15 10,85 4,84 100

Năm 2017, vùng có sản lượng trứng gia cầm cao nhất là Đồng bằng Sông

Hồng chiếm 30,4% tổng sản lượng trứng gia cầm của cả nước, Đồng bằng Sông

Cửu Long chiếm 17,55%, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm

17,69%, Trung du và Miền núi phía Bắc chiếm 15,57%, Đông Nam bộ chiếm

14,18% và thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 4,60%.

* Xuất, nhập khẩu

Tháng 8 năm 2017 lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu lô thịt gà qua chế

biến sang Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng và an toàn thực

phẩm. Tính đến hết tháng 7 năm 2018, số lượng thịt gà chế biến xuất sang Nhật

Bản là 708.494 kg, bình quân gần 60 tấn/ tháng và số lượng xuất đi tăng dần

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

6

theo từng tháng. Tuy về số lượng và giá trị kinh tế không lớn nhưng đây là dấu

mốc quan trọng khẳng định được thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi Việt

Nam.

Trứng vịt muối, trứng cút cũng đang được xuất khẩu sang Singapore, Úc,

Nhật Bản và một số thị trường khác. Năm 2016 xuất khẩu trứng vịt muối 13,28

triệu quả; năm 2017 xuất khẩu tăng nhẹ so với năm 2016 và đạt 14,57 triệu quả.

Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 2,4 triệu con gia cầm giống; thịt gia cầm

86 nghìn tấn giảm 29,5% so với năm 2016.

* Phương thức chăn nuôi

Hiện nay, có 2 phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi trang

trại và chăn nuôi nông hộ. Trong đó, chăn nuôi trang trại đang có xu hướng phát

triển nhanh.

- Chăn nuôi trang trại:

Cả nước có 10.838 trang trại chăn nuôi gia cầm, chiếm 51,2% tổng số

trang trại chăn nuôi trên cả nước. Trong đó có 8.470 trang trại chăn nuôi gà

(chiếm khoảng 30% tổng đàn), cung cấp 45,8% sản lượng thịt và 39,0% sản

lượng trứng; 2.368 trang trại chăn nuôi thủy cầm, cung cấp khoảng 14,1% sản

lượng thịt và 17,8% sản lượng trứng của cả nước.

Trang trại chăn nuôi gà phát triển mạnh tại vùng Đông Nam bộ và vùng

Đồng bằng Sông Hồng; trang trại chăn nuôi thủy cầm phát triển mạnh tại vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ.

- Chăn nuôi nông hộ:

Chăn nuôi gia cầm nông hộ vẫn chiếm chủ yếu về số đầu con và sản

lượng thịt, trứng (chăn nuôi gà trong nông hộ chiếm khoảng 70% về đầu con và

60% về sản lượng).

Tỷ lệ chăn nuôi gia cầm nông hộ có sự khác nhau giữa các vùng sinh thái:

vùng Bắc Trung bộ & Duyên hải miền Trung 28,5%; vùng Đồng bằng Sông

Hồng chiếm 22,7%; Trung du và Miền núi phía Bắc 21,9%; vùng Đồng bằng

Sông Cửu Long 15,0%; Đông Nam Bộ 6,7% và Tây Nguyên 5,1%.

* Chăn nuôi gia cầm gia công

Trong những năm qua, các trang trại chăn nuôi đã liên kết nhằm hỗ trợ lẫn

nhau trong quá trình sản xuất như: hỗ trợ vốn sản xuất; mua vật tư đầu vào khối

lượng lớn và giá rẻ; gắn sản xuất chăn nuôi với giết mổ, chế biến và tiêu thụ

hình thành chuỗi sản phẩm... điều này đã góp phần giảm giá thành sản xuất, tăng

hiệu quả chăn nuôi.

Chăn nuôi gia công với hình thức liên kết với doanh nghiệp cung ứng con

giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm; người chăn

nuôi xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải theo yêu cầu kỹ thuật của

doanh nghiệp, tổ chức sản xuất và nhận tiền công theo hợp đồng ký kết. Doanh

nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi gia công như: Công ty CP Việt

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

7

Nam, Công ty Japfa Comfeed, Công ty Emivest, Công ty TNHH MTV Bình

Minh… Hình thức liên kết này được triển khai ở một số địa phương như: Hà

Nội, Yên Bái, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế,

Trà Vinh, Đồng Nai, Sóc Trăng…Liên kết chăn nuôi theo hình thức nuôi gia

công cũng đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển tại các địa phương trong

thời gian qua.

c) Chăn nuôi trâu

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đàn trâu cả nước tại thời điểm

01/10/2017 là 2.491,66 nghìn con, giảm 1,1% cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn từ

2013-2017, đàn trâu của cả nước có xu hướng giảm nhẹ, tốc độ bình quân giảm

0,76%/năm.

Chăn nuôi trâu tập trung chủ yếu ở 2 khu vực là Trung du và Miền núi

phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, cụ thể: Trung du và Miền núi

phía Bắc có 1.403,67 nghìn con, chiếm 56,33%; Bắc Trung bộ và Duyên hải

miền Trung có 808,23 nghìn con, chiếm 32,44%; Đồng bằng sông Hồng có

125,00 nghìn con, chiếm 5,02%; các vùng còn lại số lượng không đáng kể.

Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2017 là 87,96 nghìn tấn, tăng 1,53%

so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng thịt trâu sản xuất trong cả nước chiếm

1,8% tổng sản lượng thịt hơi các loại. Vùng có sản lượng thịt trâu xuất chuồng

đạt cao nhất là Trung du và Miền núi phía Bắc 35,91 nghìn tấn, chiếm 40,82%,

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 34,93 nghìn tấn, chiếm 39,71%, Đồng

bằng sông Hồng 7,09 nghìn tấn, chiếm 8,06%, các vùng khác chiếm số lượng

không đáng kể.

Các tỉnh có sản lượng thịt trâu cung cấp cho thị trường cao nhất cả nước lần

lượt là Thanh Hóa 14.108 tấn, Nghệ An 8.430 tấn, Sơn La 4.520 tấn, Tuyên

Quang 4.051 tấn, Hà Tĩnh 4.029 tấn, Phú Thọ 4.008 tấn, Thái Nguyên 3.382 tấn,

Bắc Kạn 3.105 tấn, Bắc Giang 2.455 tấn, Lạng Sơn 2.389 tấn. Lượng thịt trâu sản

xuất tại 10 tỉnh này chiếm 57,39% tổng lượng thịt trâu sản xuất trong cả nước.

d) Chăn nuôi bò

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đàn bò của cả nước tại thời điểm

01/10/2017 là 5,65 triệu con, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó,

đàn bò sữa là 301,65 nghìn con, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn

2013-2017 đàn bò thịt hầu như ít có biến động nhưng đàn bò sữa thì vẫn tăng

cao, trung bình là 13,0 %/năm.

Phân bố đàn bò nhiều nhất là khu vực Bắc trung bộ và Duyên hải miền

Trung 2.303,16 nghìn con, chiếm 40,73%; tiếp theo là Trung du và Miền núi

phía Bắc 990,14 nghìn con, chiếm 17,51%; Tây Nguyên 754,68 nghìn con,

chiếm 13,35%; Đồng bằng sông Cửu Long 726,79 nghìn con, chiếm 12,85%;

Đồng bằng sông Hồng 490,67 nghìn con, chiếm 8,68% và thấp nhất là Đông

Nam bộ 389,46 nghìn con, chiếm 6,89%.

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

8

Sản lượng thịt bò xuất chuồng năm 2017 là 321,67 nghìn tấn, sản lượng

sữa tươi là 881,26 nghìn tấn, tăng lần lượt 4,23% và 10,83% so với cùng kỳ năm

2016. Giai đoạn 2013-2017 sản lượng thịt bò và sữa bò liên tục tăng, tốc độ tăng

trưởng thịt đạt 3,04% và sản lượng sữa tăng trưởng đạt 18,20%.

Vùng có sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt cao nhất là Bắc Trung bộ và

Duyên hải miền Trung 136,55 nghìn tấn, chiếm 42,45%, Đồng bằng sông Cửu

Long 52,30 nghìn tấn, chiếm 16,26%, Tây Nguyên 40,44 nghìn tấn, chiếm 12,57%,

Đồng bằng sông Hồng 34,71 nghìn tấn, chiếm 10,79%, Trung du và Miền núi phía

Bắc 31,62 nghìn tấn, chiếm 9,83%, Đông Nam bộ 26,03 nghìn tấn, chiếm 8,09%.

10 tỉnh có sản lượng sữa bò nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh 285.545 tấn,

Nghệ An 225.969 tấn, Sơn La 81.800 tấn, Lâm Đồng 75.485 tấn, Hà Nội 40.186

tấn, Long An 28.565 tấn, Tây Ninh 22.732 tấn, Sóc Trăng 17.323 tấn, Vĩnh

Phúc 16.939 tấn. Sản lượng sữa bò sản xuất tại các tỉnh này chiếm 90,56% tổng

sản lượng sữa sản xuất của cả nước.

đ) Chăn nuôi dê

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đàn dê của cả nước tại thời điểm

01/10/2017 là 2,56 triệu con, tăng 26,49% cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn 2013-

2017, đàn dê của cả nước liên tục tăng cao, trung bình 17,8%/năm.

Vùng có số lượng dê nhiều nhất là Trung du và Miền núi phía Bắc 945,30

nghìn con, chiếm 36,98%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 623,50 nghìn

con, chiếm 24,39%; Đồng bằng sông Cửu Long 402,08 nghìn con, chiếm 15,73%;

Tây Nguyên 327,72 nghìn con, chiếm 12,82% và ít nhất là Đồng bằng sông Hồng

104,60 nghìn con, chiếm 4,09%.

Sản lượng thịt dê sản xuất hàng năm tăng trưởng mạnh, sản lượng thịt dê

xuất chuồng năm 2017 là 26,26 nghìn tấn, tăng 24,20% so với cùng kỳ năm

2016. Giai đoạn 2013-2017 sản lượng thịt dê xuất chuồng hàng năm đều tăng

cao, tăng bình 11,62%/năm.

Các tỉnh có sản lượng thịt dê cung cấp lớn cho thị trường năm 2017, bao

gồm: Thanh Hóa 3.205 tấn, Đồng Nai 2.578 tấn, Bến Tre 2.020 tấn, Nghệ An

1.675 tấn, Hà Giang 1.673 tấn, Tiền Giang 1.500 tấn, Ninh Thuận 1.405 tấn,

Sơn La 897 tấn, Bình Phước 811 tấn, Bà Rịa - Vũng Tàu 789 tấn.

II. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THỜI

GIAN TỚI

1. Quan điểm phát triển

- Ngành chăn nuôi là ngành sản xuất hàng hoá lớn và quan trọng trong

nông nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu an ninh dinh dưỡng cho xã hội vừa tạo việc

làm, tăng thu nhập cho nông dân.

- Phát triển ngành chăn nuôi hiện đại, hiệu quả và bền vững theo hướng

công nghiệp hóa khu vực chăn nuôi trang trại và chuyên nghiệp hóa chăn nuôi

nông hộ. Song song với phương thức chăn nuôi công nghiệp, phát triển phương

thức chăn nuôi hữu cơ gắn với chăn nuôi truyền thống.

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

9

- Xã hội hóa đầu tư phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và

hội nhập quốc tế, trong đó nhà nước xây dựng cơ chế chính sách khuyên khích

phát triển, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham

gia đầu tư phát triển.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

- Đến năm 2025 phần lớn các sản phẩm chăn nuôi hàng hóa đều được sản

xuất theo mô hình trang trại và trong các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp với chất

lượng tốt, độ an toàn cao và giá thành thấp nhất so với các nước trong khu vực.

- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2030 đạt trên 40%, trong

đó, năm 2020 đạt khoảng 35 % và năm 2025 đạt khoảng 38%.

- Kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiêm nguy hiểm; kiểm

soát tốt vấn đề an toàn thực phẩm, nhất là vấn đề vi sinh vật, lạm dụng kháng

sinh, hóa chất trong chăn nuôi.

- Kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường cho vật

nuôi, con người và cung ứng nguồn hữu cơ sạch làm phân bón cho cây trồng.

b) Chỉ tiêu cụ thể

- Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2018-2020 đạt trung bình 4-5%

năm; giai đoạn 2021-2025 đạt trung bình 3-4 % năm và giai đoạn 2026-2030 đạt

trung bình 2-3% năm.

- Sản lượng thịt móc hàm các loại: đến năm 2020 đạt khoảng 4.400 ngàn

tấn, trong đó: thịt lợn chiếm khoảng 67%, thịt gia cầm chiếm khoảng 27%, thịt

bò chiếm khoảng 3%; đến năm 2025 đạt khoảng 5.300 ngàn tấn, trong đó: thịt

lợn khoảng 63%, thịt gia cầm khoảng 30%, thịt bò khoảng 5%; đến năm 2030

đạt khoảng 6.100 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn khoảng 60%, thịt gia cầm khoảng

32%, thịt bò khoảng 8%. Trong đó xuất khẩu từ 20-30% sản lượng thịt lợn, 15-

20% thịt và trứng gia cầm.

- Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2020 đạt khoảng khoảng 13 tỷ quả và

khoảng 1 triệu tấn; đến năm 2025: khoảng 15 tỷ quả và khoảng 1,8 triệu tấn; đến

năm 2030: khoảng 17 tỷ quả và khoảng 2,6 triệu tấn.

- Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2020 đạt khoảng 46 kg

thịt xẻ, khoảng 120 quả trứng, khoảng 10,5 kg sữa; đến năm 2025 đạt khoảng 53

kg thịt xẻ, khoảng 145 quả trứng, khoảng 18 kg sữa và đến năm 2030 đạt

khoảng 59 kg thịt xẻ, khoảng 160 quả trứng, khoảng 25 kg sữa.

- Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt

tương ứng theo các mốc thời gian: đến năm 2020 khoảng 50 % và 20 %, đến

năm 2025 khoảng 70% và 50 %, đến năm 2030 khoảng 90% và 70%.

- Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt

sản xuất ra hàng năm tương ứng theo các mốc thời gian: đến năm 2020 khoảng

15%, đến năm 2025 khoảng 30%, đến năm 2030 khoảng 50%.

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

10

3. Định hướng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới

a) Chăn nuôi lợn

Song song với phát triển đàn lợn ngoại theo hướng trang trại công nghiệp,

cần mở rộng nhanh quy mô đàn lợn nuôi theo hướng kết hợp giữa chăn nuôi hữu

cơ với chăn nuôi truyền thống, sử dụng các giống lợn bản địa và giống lợn lai có

chất lượng cao.

Tổng đàn lợn ổn định ở quy mô đầu con có mặt thường xuyên khoảng 30

triệu con, trong đó đàn lợn nái biến động trong khoảng 2,5 triệu con, đàn lợn

ngoại nuôi trang trại, công nghiệp chiếm khoảng 70 %.

b) Chăn nuôi gia cầm

- Đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công

nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát.

- Tổng đàn gà tăng bình quân trên 3%/năm, số đầu con có mặt thường xuyên

khoảng 400 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 50%.

- Tổng đàn thủy cầm ổn định khoảng 100 triệu con có mặt thường xuyên,

trong đó đàn thủy cầm nuôi công nghiệp chiếm khoảng 50%.

c) Đàn bò sữa đạt quy mô khoảng 800.000 con, trong đó khoảng 50%

nuôi tập trung và 50% nuôi trong các nông hộ.

d) Đàn bò thịt ổn định ở quy mô khoảng 6 triệu con, trong đó trên 90% là

đàn bò lai.

đ) Đàn trâu ổn định ở quy mô khoảng 3 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu

ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và nuôi trong các nông hộ ở các

tỉnh đồng bằng sông Hông và đồng bằng sông Cửu Long.

e) Thức ăn chăn nuôi

Ổn định ở quy mô công suất thiết kế các nhà máy khoảng 40 triệu tấn, sản

lượng thực tế khoảng 32 triệu tấn, trong đó thức ăn chăn nuôi theo phương thức

chăn nuôi công nghiệp khoảng 70% còn lại là thức ăn hữu cơ và các loại thức ăn

truyền thống.

- Khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp sản xuất nguyên liệu thức ăn

chăn nuôi, nhất là các chế phẩm sinh học và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng

các nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp, như: bã, men bia, bã dứa, bã sắn, tiết và

phụ phẩm lò mổ, vỏ đầu tôm, đầu xương và mỡ cá tra...

- Chuyển phần lớn diện tích đất bãi và một phần diện tích đất ruộng sang

thâm canh trồng cỏ và các loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng các

giống năng suất cao, giàu dinh dưỡng. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu

này khoảng 400 ngàn ha.

4. Các giải pháp chính

a) Định hướng sản phẩm

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

11

- Điều chỉnh định hướng phát triển sản phẩm chăn nuôi gắn với tiềm

năng, lợi thế so sánh và thích ứng với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất

khẩu. Trong đó cần chỉ ra được các nhóm sản phẩm quốc gia, sản phẩm đặc

trưng của từng địa phương; chỉ ra được các vùng khuyên khích chăn nuôi, hạn

chế chăn nuôi và cấm chăn nuôi.

- Sản phẩm chăn nuôi chủ lực quốc gia, bao gồm: lợn, gia cầm, bò sữa, bò

thịt.

+ Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm trọng điểm ở những nơi có điều kiện

về đất đai, nguồn nước ngọt và môi trường sinh thái. Phần lớn các địa phương

trong nước đều có thể phát triển được chăn nuôi lợn, gia cầm. Tuy nhiên mật độ

chăn nuôi lợn, gia cầm hiện nay đang khá dầy ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng,

Đông Nam Bộ, những nơi này cần cân nhắc khi đầu tư mở rộng.

+ Chăn nuôi bò sữa: ngoài tập trung ở các vùng cao nguyên Lâm Đồng,

Mộc Châu, có thể mở rộng ra các địa phương có điều kiện về diện tích trổng cỏ,

cây thức ăn xanh, khả năng đầu tư và kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa.

+ Chăn nuôi bò thịt: tập trung ở Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ,

Tây Nguyên, Đông Nam bộ và một số vùng có kinh nghiệm chăn nuôi và khả

năng đầu tư.

- Rà soát, điều chỉnh phát triển các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công

nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và khả năng xuất

khẩu. Hạn chế mở mới và mở rộng quy mô các nhà máy chế biến thức ăn chăn

nuôi công nghiệp tại khu vực các tỉnh tỉnh đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

và đồng bằng sông Cửu Long.

- Tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo

hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá, đảm bảo yêu

cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ với môi trường.

b) Khoa học và công nghệ

- Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng

kết hợp nghiên cứu cơ bản và đẩy mạnh các nghiên cứu chuyển giao; xã hội hoá

hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong chăn nuôi để mọi thành phần

kinh tế đều được tham gia đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ trong chăn

nuôi. Trong đó cần coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học

ứng dụng của các doanh nghiệp.

- Về giống vật nuôi: ngoài việc nghiên cứu nhập bổ sung các nguồn giống

cao sản, giống chất lượng của nước ngoài, cần tập trung phục tráng, nhân thuần

các giống bản địa có nguồn gen tốt cung cấp vật liệu di truyến để nhân giống, lai

tạo các công thức giống thương phẩm phù hợp với nhu cầu sản xuất của từng

phân khúc thị trường khác nhau cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cụ thể:

+ Tiếp tục chương trình cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng

Zêbu hoá trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

12

đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống ở những nơi chưa có điều kiện

làm thụ tinh nhân tạo.

Chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, bò sữa cao sản và nhập nội bổ

sung một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái trong nước

để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao,

cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt. Nhập bổ sung tinh bò thịt cao sản, bò

sữa năng suất cao và một số bò đực cao sản để sản xuất tinh.

+ Bình tuyển chọn lọc đàn trâu, đàn dê, cừu trong sản xuất tạo đàn cái nền

và đực giống tốt cung cấp cho nhu cầu cải tiến, nâng cao chất lượng đàn giống

trong sản xuất, thực hiện tốt giải pháp đảo đực giống giữa các vùng nhằm tránh

tình trạng cận huyết và phát huy ưu thế lai.

+ Quản lý giống lợn, giống gia cầm theo mô hình tháp giống gắn với từng

vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm. Đảm bảo mỗi thương hiệu sản phẩm

đặc thù, được sản xuất từ một một tháp giống tương thích.

Chọn lọc, cải tiến, nhân thuần nâng cao năng suất, chất lượng các giống

lợn, gia cầm bản địa có nguồn gen quí; nhập nội bổ sung giống gốc các giống

lợn, gia cầm cao sản trong nước chưa có hoặc còn thiếu.

Xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản

xuất, từng phân khúc thị trường đảm bảo có cơ số sản phẩm đủ lớn và đồng nhất

về chất lượng đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở, chất

lượng đực giống lợn, nhất thiết đực giống sử dụng trong các trạm sản xuất tinh

nhân tạo phải được kiểm tra năng suất mới được khai thác tinh thương phẩm.

Hàng năm các địa phương cần tổ chức đánh giá bình tuyển chất lượng đối với

đàn đực giống hoạt động dịch vụ gieo tinh trực tiếp trên địa bàn, nhằm loại thải

những đực giống kém chất lượng, không có lý lịch nguồn gốc giống rõ ràng.

+ Cải tiến, nâng cao chất lượng giống ong, tằm và giống dâu: hoàn thiện

hệ thống sản xuất và cung ứng giống ong, tằm; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn

giống quốc gia với một số giống ong, tằm chủ yếu. Thực hiện quản lý chặt chẽ

giống tằm theo 3 cấp từ Trung ương đến địa phương.

- Nghiên cứu sản xuất cây thức ăn thô xanh và chế biến, bảo quản các loại

phụ phẩm nông, công nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp (TMR) chăn nuôi, vỗ béo

gia súc ăn cỏ trong các trang trại và nông hộ, nhất là cung cấp đủ nguồn thức ăn

dự trữ vào mùa đông, mùa khô cho cho đàn gia súc ăn cỏ ở các tinh vùng cao.

- Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn

nuôi để giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

Khuyên khích phát triển việc áp dụng công nghệ sinh học trong chê biến các chế

phẩm sinh học phục vụ phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi hữu cơ.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng

loại vật tư, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhất

thiết phải áp dụng quy trình sản xuất GMP, ISO, HACCP, VietGAP,

Page 18: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

13

GlobalGAP… đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, các

cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi tập trung.

- Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi khép kín các khâu, đảm

bảo người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật để sản xuất được các sản

phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả, bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình

chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ và trang trại; đào tạo

nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ quản lý và nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật

cho người chăn nuôi.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá,

công nhận chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, thuôc thú y, chế phẩm xử lý cải

tạo môi trường, nhằm đưa nhanh giống mới, vật tư chăn nuôi, thú y có chất

lượng phục vụ kịp thời cho sản xuất.

c) Về tài chính và tín dụng

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi

trường cho các cơ sở giống, cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp sản

phẩm chăn nuôi nằm trong khu vực đã được quy hoạch.

+ Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong

sản xuất. Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó

khăn, vùng sâu, vùng xa.

+ Sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi áp dụng công nghệ cao, công

nghệ sinh học; trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trước hết là hệ thống

thuỷ lợi và giống cho phát triển ngô, đậu tương và trồng cỏ.

+ Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm hội chợ, chợ đầu mối giới

thiệu, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ việc tổ chức hội chợ, triển lãm,

hội thi, đấu giá con giống và sản phẩm chăn nuôi.

+ Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển

giống vật nuôi, cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi theo

hướng công nghiệp, cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi áp dụng công

nghệ cao, công nghệ sinh học.

- Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân

vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi

và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗ trợ lãi suất

tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến

công nghiệp trên địa bàn.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công

nghiệp hoặc giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp được

hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành.

Page 19: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

14

- Xây dựng chính sách bảo hiểm vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro

về thiên tai, dịch bệnh, thị trường... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ

một phần, nguời chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác.

- Nhằm thúc đẩy nhanh việc hình thành các chỗi liên kết trong chăn nuôi

và nâng cao hiệu quả hỗ trợ, cần hạn chế phương thức hỗ trợ trực tiếp cho người

chăn nuôi mà hỗ trợ thông qua doanh nghiệp, hợp tác xã để doanh nghiệp, hợp

tác xã đầu tư, hỗ trợ trở lại cho người chăn nuôi.

d) Về đất đai

- Chủ cơ sở giết mổ tập trung, bảo quản, chế biến công nghiệp sản phẩm

chăn nuôi và các chợ đầu mối, các cơ sở chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi

giao đất, thuê đất với các chính sách ưu đãi nhất theo quy định của pháp luật về

đất đai.

- Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp trong vùng quy

hoạch phát triển chăn nuôi được ưu tiên giao đất, thuê đất với khung giá thấp và

thời gian lâu dài.

đ) Về thương mại

- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gắn với các chuỗi liên

kết. Các địa phương, các trung tâm mua bán, siêu thị, chợ đầu mối ưu tiên tạo

điều kiện thuận lợi để các sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, gắn với các chuỗi

liên kết được giới thiệu và tiêu thụ.

- Các chương trình bình ổn, hỗ trợ xúc tiên thương mại ưu tiên giới thiệu,

tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, gắn với các chuỗi liên kết, nhất

là các chuỗi liên kết có nhiều người chăn nuôi tham gia.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các chợ đầu mối (cả

trên môi trường mạng) nhằm giới thiệu quảng bá, đấu giá giống vật nuôi và các

sản phẩm chăn nuôi, trước tiên là đối với mặt hàng lợn thịt.

- Mở rộng chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm chăn nuôi với các

thị trường tiềm năng; phát triển mạnh hoạt động hội chợ, triển lãm quốc tế tại

Việt Nam về ngành chăn nuôi, trong đó tổ chức có hiệu quả hơn các hoạt động

triển lãm Vietstock và Vietnam Index.

e) Nâng cao chất lượng hạ giá thành thức ăn chăn nuôi

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng

việc phối hợp hợp lý trong khẩu phần và kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu

trong sản xuât, nhập khẩu và bảo quản, vì chất lượng nhiều nguyên liệu thức ăn

chăn nuôi rất rê biến đổi trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh việc áp dụng

công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các loại hóa chất, chế

phẩm sinh học làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thay thế nguồn nguyên liệu

nhập khẩu.

Page 20: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

15

- Nhà nước cùng doanh nghiệp khẩn trương đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ

tầng cảng biển, kho bãi chuyên dùng phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu

và thức ăn chăn nuôi.

- Khuyến khích phát triển mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi

hữu cơ bằng công nghệ và thiết bị nghiền trộn nhỏ và cơ động phù hợp với loại

hình chăn nuôi nông hộ, hợp tác xã.

- Thâm canh trồng cỏ, ngô dầy, lúa chín xáp… kết hợp công nghệ chế

biến thức ăn thô xanh hỗn hợp (TMR) để chăn nuôi và vỗ béo các loại gia súc ăn

cỏ.

g) Phòng chống dịch bệnh

- Triển khai tốt công tác dịch tê và đẩy nhanh tiến độ triển khai các

chương trình kiểm soát, khống chế một số bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi như:

bệnh cúm gia cầm, bệnh LMLM, dịch tả…

- Kết hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và người chăn nuôi triển khai

khẩn trương và hiệu quả công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch phục vụ sản

xuất chăn nuôi, nhất là ở các vùng chăn nuôi hàng hóa trọng điểm, vùng sản

xuất nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

- Đầu tư từ ngân sách và xã hội hóa huy động nguồn lực xã hội, nhất là

các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư nghiên cứu để sớm nhất có

thể tự sản xuất được các loại vác xin quan trọng phục vụ sản xuất, như vacxin

LMLM, cúm gia cầm, dịch tả…

h) Giết mổ và chế biến các sản phẩm chăn nuôi

- Khuyến khích hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp bằng các chính

sách hỗ trợ hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp và tằng cường các biện

pháp quản lý tạo áp lực đối với các hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, thủ công không

đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm chăn

nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu

cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

i) Đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý

cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là cấp cơ sở. Chú trọng đào tạo kỹ

năng quản lý, kỹ thuật chăn nuôi, quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm cho

người chăn nuôi thông qua các hoạt động khuyến nông, các chương trình dậy

nghề.

- Chuẩn hóa chương trình và xã hội hoá hoạt động đào tạo nghề cho người

chăn nuôi, trong đó trọng tâm là hoạt động dậy nghề, hoạt động khuyến nông và

các doanh nghiệp.

- Quy hoạch đào tạo các cán bộ nghiên cứu và cán bộ giảng dạy có trình

độ chuyên sâu về giống, dinh dưỡng, thú y, công nghệ chế biến, an toàn thực

Page 21: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

16

phẩm...tạo điều kiện cho cho các chuyên gia nước ngoài, cán bộ trẻ tham gia hợp

tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy.

k) Tổ chức sản xuất

- Tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi theo các chuỗi

liên kết, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp, hiệp hội và hợp

tác xã. Đảm bảo đến từ năm 2022 không còn cơ sở, hộ chăn nuôi hàng hóa mà

sản xuất không gắn trong chuỗi, không biết bán cho thị trường nào, theo tiêu

chuẩn nào.

- Phát triển nhanh các doanh nghiệp và tập đoàn lớn, đủ khả năng đầu tư

theo các chuỗi khép kín vào ngành chăn nuôi, vừa có thể hỗ trợ dẫn dắt người

chăn nuôi sản xuất theo thị trường vừa cùng với nhà nước trong điều tiết cung

cầu các sản phẩm chăn nuôi.

- Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành chăn

nuôi tốt. Trong đó, nhất thiết các cơ sở chăn nuôi phục vụ xuất khẩu phải áp

dụng quy trình thực hành chăn nuôi VietGAP, GlobalGAP…

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các hội, hiệp hội ngành

hàng chăn nuôi phù hợp với nền kinh tế thị trường, trong đó hội, hiệp hội là đầu

mối tạo diên đàn chung khâu nối các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và hộ

chăn nuôi để tìm ra những giải pháp thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.

l) Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành chăn nuôi

- Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị chuồng trại, thiết

bị chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp hóa chất, sinh học sản xuất các loại

hóa chất, chế phẩm sinh học thay thế nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, các

chế phẩm xử lý môi trường trong chăn nuôi, thú y nhập khẩu.

- Khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm hỗ trợ quản lý, quản trị

các hoạt động kinh doanh chăn nuôi, nhất là các loại phần mềm phù hợp với đặc

thù của chăn nuôi trang trại nhỏ và chăn nuôi nông hộ nước ta.

m) Hợp tác quốc tế

- Tăng cường trao đổi hợp tác về chăn nuôi, thú y với các nước và khu

vực có tiềm năng khoa học công nghệ và thị trường vật tư, sản phẩm chăn nuôi

với Việt Nam, nhất là những thị trường có thể nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi.

- Xây dựng các chương trình hài hòa hóa hệ thống chất lượng sản phẩm

chăn nuôi của Việt Nam với các công ước quốc tế và các nước có tiềm năng trao

đổi vật tư, sản phẩm chăn nuôi với Việt Nam.

- Thiết lập hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm chăn nuôi phù hợp vừa

nhằm tạo môi trường cho phát triển các sản phẩm chăn nuôi chất lượng, an toàn

thực phẩm vừa bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Page 22: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

17

n) Tăng cường năng lực quản lý

- Kiện toàn tổ chức bộ máy và thể chế chính sách quản lý ngành chăn nuôi

theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp và hiệu quả, phủ hợp với nền kinh tế thị

trường, hội nhập quốc tế.

- Quản lý chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện. Các cơ sở chăn

nuôi tập trung, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy

định của pháp luật khi tham gia vào hoạt động chăn nuôi, đảm bảo các yếu tố về

môi trường, an toàn thực phẩm, phúc lợi vật nuôi và thị trường tiêu thụ.

- Thay đổi cách tiếp cận trong hoạt động quản lý để người sản xuất, kinh

doanh tự chủ động trong kiểm soát lượng, an toàn sản phảm của mình. Cơ quan

quản lý nhà nước thực sự là kiến tạo, thông qua xây dựng các chính sách pháp

luật và tổ chức hoạt động kiểm tra, thanh tra để khuyến cáo những cách làm hay

và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

- Xã hội hóa hoạt động các dịch vụ công lĩnh vực chăn nuôi để mọi thành

phần kinh tế có đủ điều kiện đều có thể tham gia các hoạt động dịch vụ công

nhằm công khai, minh bạch các hoạt động quản lý, giảm áp lực về biên chế,

ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để người dân có thể nhận được chất lượng các

dịch vụ công tốt nhất.

PHẦN 2: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM

I. BỆNH CÚM GIA CẦM

1. Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6

- Trong 08 tháng đầu năm 2018, trên phạm vi toàn quốc chỉ có 04 ổ dịch

Cúm gia cầm (CGC) do vi rút cúm A/H5N6 gây ra tại thành phố Hải Phòng và

tỉnh Nghệ An. Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 13.215 con.

Bảng 3: Tình hình dịch CGC năm 2017 - 2018.

Nội dung so sánh Tháng 1-8/2017 Tháng 1-8/2018

Số xã có dịch 40 4

Số huyện có dịch 31 3

Số tỉnh có dịch 21 2

Số gia cầm mắc bệnh,

chết, tiêu hủy

50.316 13.215

- So với cùng kỳ năm 2017, diện dịch và mức độ dịch CGC trong 8 tháng

đầu năm 2018 giảm mạnh, cụ thể: số xã có dịch giảm 90% và số gia cầm mắc

bệnh và tiêu hủy giảm 74%. Ngoài ra, một số hộ chăn nuôi khác có gia cầm nghi

nhiêm bệnh CGC đã được phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch lây lan ra.

- Về vắc xin: Vắc xin Navet-Vifluvac của Công ty Navetco – Việt Nam và

vắc xin H5N1 Re6, H5N1 Re5 của Trung Quốc.

Page 23: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

18

2. Tình hình và nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm A/H7N9

- Trên người: Trong 8 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc ghi nhận thêm 02

trường hợp người bị nhiêm vi rút cúm A/H7N9. Tính từ cuối tháng 03/2013 đến

ngày 25/7/2018, Trung Quốc đã có 1.625 người bị nhiêm vi rút cúm A/H7N9

(bao gồm cả 03 trường hợp người Trung Quốc đến Ca-na-đa và Ma-lai-xi-a thi

phat bệnh), trong đó đã có 623 ca tử vong.

- Trên gia cầm: Trung Quốc đã lấy tổng cộng 2.500 mẫu gà, vịt, bồ câu,

vẹt và mẫu môi trường tại các chợ gia cầm để xét nghiệm. Kết quả phát hiện 280

mẫu dương tính với CGC độc lực thấp A/H7N9 và 49 mẫu dương tính với CGC

độc lực cao A/H7N9.

- Mặc dù các ca bệnh trên người có giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017,

nhưng nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác (A/H5N2, A/H5N8)

chưa có ở Việt Nam xâm nhiêm vào nước ta là rất cao, là mối nguy đối với sức

khỏe cộng đồng.

3. Chủ động giám sát, cảnh báo lưu hành vi rút Cúm gia cầm

- Năm 2017: Các chương trình giám sát CGC tại các chợ buôn bán gia

cầm sống đóng trên địa bàn của 35 tỉnh/thành phố. Tổng số có 6.665 mẫu gộp đã

được lấy. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 1.676 (25,14%) mẫu gộp dương tính

cúm týp A, 1.76% dương tính với vi rút cúm A/H5N1, 0.84% dương tính với vi

rút cúm A/H5N6 và KHÔNG có mẫu nào dương tính cúm A/H7N9.

- Năm 2018: Các chương trình giám sát CGC tại các chợ buôn bán gia

cầm sống đóng trên địa bàn của 35 tỉnh/thành phố. Tổng số có 3.038 mẫu gộp đã

được lấy. Kết quả xét nghiệm cho thấy 0.72% dương tính với vi rút cúm

A/H5N1 và 1.74% dương tính với vi rút cúm A/H5N6 và KHÔNG có mẫu nào

dương tính cúm A/H7N9.

4. Nhận định tình hình dịch bệnh

- Nguy cơ dịch bệnh CGC phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất

cao. Một số chủng vi rút CGC (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm

nhiêm vào Việt Nam do vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia

cầm nhập lậu.

- Các địa phương cần tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu

gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời; chủ động

triển khai giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm, cảnh báo và thực hiện các biện

pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có dịch bệnh hoặc có mẫu giám sát cho kết

quả dương tính với các chủng vi rút CGC.

- Các địa phương cần sử dụng đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm

đạt hiệu quả cao nhất.

Page 24: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

19

II. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

1. Tình hình dịch bệnh

- Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước đã xảy ra 9 ổ dịch LMLM típ O

tại 03 huyện Phù Yên, Bắc Yên và Sông Mã của tỉnh Sơn La làm 612 con gia

súc mắc bệnh.

Bảng 2: Tình hình dịch LMLM năm 2017 - 2018.

Nội dung so sánh Tháng 1-8/2017 Tháng 1 – 8/2018

Số xã có dịch 5 9

Số huyện có dịch 2 3

Số tỉnh có dịch 2 1

Số gia súc mắc bệnh 1.391 612

Số gia súc mắc

bệnh, chết, tiêu hủy

13 0

- So với cùng kỳ năm 2017, mặc dù dịch xuất hiện tại 01 tỉnh, nhưng số

lượng ổ dịch nhiều hơn, tuy nhiên dịch LMLM đã được kiểm soát tốt và không

lây lan sang các tỉnh, thành khác. Ngoài ra, một số hộ chăn nuôi khác có gia súc

nghi nhiêm bệnh LMLM đã được phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch lây

lan ra diện rộng.

2. Nhận định tình hình dịch bệnh

Các ổ dịch vừa qua chủ yếu xảy ra trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng

vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ

dịch cũ; các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn

gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung

ứng con giống gia súc, xóa đói giảm ngheo cần tăng cường giám sát, phát hiện

sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển

gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của

Cục Thú y về lưu hành chủng vi rút LMLM và hướng dẫn sử dụng vắc xin để tổ

chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

III. BỆNH TAI XANH TRÊN LỢN

1. Tình hình dịch bệnh

Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước chỉ xảy ra 01 ổ dịch Tai xanh trên

lợn vào ngày 25/6/2018, đàn lợn của một hộ chăn nuôi tại xóm 9, xã Quỳnh

Tam, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với 20 con lợn mắc bệnh. Cơ quan

chuyên môn thú y đã phối hợp với địa phương tổ chức xử lý và kiểm soát được ổ

dịch, không để dịch lây lan.

2. Nhận định tình hình dịch bệnh

Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ

dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát

dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về

Page 25: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

20

kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết

mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

IV. BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT VÀ Ở NGƯỜI

1. Tình hình bệnh Dại ở động vật

Mặc dù trong phạm vi cả nước có 01 ổ dịch Dại trên đàn chó được báo

cáo (ngày 24/8/2018, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), nhưng

thông qua hoạt động chủ động giám sát (ở phạm vi hẹp về quy mô và thời gian

thực hiện) cho thấy vi rút Dại còn lưu hành ở nhiều nơi, do đó đây là môi nguy

lớn đối với người dân và đàn động vật mẫn cảm.

2. Tình hình bệnh Dại ở người

Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có 50 ca người mắc bệnh (tất cả 50

ca đều tử vong) tại 22 tỉnh, thành phố, bao gồm: Lào Cai (06), Kon Tum (04),

Hòa Bình (04), Tuyên Quang (04), Cà Mau (03), Sơn La (04), Hà Nội (03), Điên

Biên (03), Kiên Giang (02), Đắk Lắk (02), Gia Lai (02), Bến Tre (02), Phú Thọ

(02), Yên Bái (01), Vĩnh Phúc (01), Bắc Giang (01), Nghệ An (01), Quảng Ngãi

(01), Thái Nguyên (01), Thanh Hóa (01), Bình Phước (01) và Lạng Sơn (01); so

với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2017, số ca bệnh Dại giảm 10 trường hợp.

3. Nhận định tình hình dịch bệnh

Nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới là rất cao do công

tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương chưa được thực hiện tốt; cụ thể,

18/63 tỉnh chưa thống kê, không có báo cáo về số hộ nuôi chó, tổng đàn chó để

phục vụ cho công tác tiêm phòng; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó nuôi

đạt thấp và công tác tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại chưa được thực

hiện nghiêm túc.

V. BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

1. Tóm tắt một số đặc điểm chính của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African Swine Fever – viết

tắt là ASF) là bệnh truyền nhiêm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bản chất của vi rút

gây bệnh dịch tả Châu Phi không tự lây lan, phát tán nhanh so với một số mầm

bệnh khác như vi rút gây bệnh LMLM, Tai xanh trên lợn, Dịch tả lợn cổ điển.

- Các nước đã từng có dịch đã chỉ rõ bệnh dịch tả Châu Phi lây lan chủ

yếu do có yếu tố của con người tác động như việc vận chuyển lợn và các sản

phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, vi rút bệnh dịch

tả Châu Phi có thể gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao so với những bệnh khác như

LMLM và Dịch tả lợn cổ điển.

- Hiện chưa có vắc xin, thuốc điều trị được bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

giải pháp phòng bệnh là chính, chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh

xâm nhiêm vào trong nước; tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản

phẩm của lợn; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học,.... Trong trường

hợp phát hiện lợn mắc bệnh, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và

Page 26: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

21

chưa lây lan. Bệnh dịch tả Châu Phi không lây nhiêm và gây bệnh ở người (Phụ

lục 5).

2. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới

- Năm 1921, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya,

Châu Phi và sau đó đã trở thành dịch bệnh địa phương tại nhiều nước Châu Phi.

- Năm 1957, lần đầu tiên bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện và

báo cáo tại Châu Âu và đến nay dịch bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nước Châu

Âu, trong đó Armenia và Liên bang Nga báo cáo bệnh xuất hiện vào năm 2007

và Azerbaijan vào năm 2008; sau đó bệnh cũng đã được phát hiện tại một số

nước Châu Mỹ.

- Năm 2007, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở dãy núi Caucasus giữa

Châu Âu và Châu Á tại quốc gia Georgia. Đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

là bệnh địa phương ở nhiều nước trên thế giới.

- Từ năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ,

bao gồm các quốc gia tiếp giáp giữa Châu Âu và Châu Á (Bun-ga-ri, Trung

Quốc, Cote D'Ivoire, CH Séc, E-xtô-ni-a, Hung-ga-ri, Kê-ni-a, Lát-vi-a, Lít-va,

Môn-đô-va, Ni-giê-ri-a, Ba Lan, Ru-ma-ni, Liên bang Nga, Nam Phi, U-crai-na

và Dăm-bi-a) báo cáo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, được thể hiện ở bản đồ dưới

đây. Tổng số lợn bệnh là 228.311 con, số lợn chết vì bệnh là 20.633, tổng đàn

lợn có nguy cơ, đã buộc phải tiêu hủy là 562.761.

Bản đồ thể hiện phân bố của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi hiện nay

(cập nhật đến ngày 10/9/2018 trên trang web của OIE và tài liệu của FAO).

3. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc

- Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 01/8/2018, bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long

Giang của Trung Quốc. Tổng số lợn bị bệnh là 47 con, bị chết là 47 con (tỷ lệ

Page 27: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

22

chết vì bệnh là 100%) trong tổng đàn có nguy cơ gồm 19.373 con. Ngay lập tức,

toàn bộ 336 con lợn của đàn nhiêm bệnh đã bị tiêu hủy, sau đó toàn bộ tổng đàn

có nguy cơ gồm 19.373 con đã buộc phải tiêu hủy (không có con lợn nào được

phép giết mổ để tiêu thụ).

- Theo thông tin cập nhật từ OIE và FAO, tính từ đầu tháng 8/2018 đến

ngày 10/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh

(bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết

Giang). Tổng cộng đã có hơn 38.000 con lợn các loại đã buộc phải tiêu hủy.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc có chiều hướng lây lan dần về phía

Nam (đến các tỉnh gần với biên giới Việt Nam).

Bản đồ các tỉnh có bệnh Dịch tợn Châu Phi tại Trung Quốc, tính đến ngày

10/9/2018. Số liệu theo thông báo của OIE và FAO.

4. Kinh nghiệm phòng, chống bệnh Dịch tả Châu Phi trên thế giới và

tại Trung Quốc

a) Khi chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện

Page 28: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

23

Ngày 05-07/2018, FAO và OIE đã phối hợp tổ chức cuộc họp xin ý kiến

các các chuyên gia kỹ thuật đến từ các tổ chức quốc tế, một số nước Châu Âu,

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á. Hội nghị đã đưa

ra khuyến cáo, bao gồm:

- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi

là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh,

sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận

chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh các nhân những người tham gia chăn nuôi;

thực hành chăn nuôi tốt và an toàn dịch bệnh.

- Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời

phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.

- Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn

và các sản phẩm của lợn.

- Tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, điều tra và ứng phó dịch

bệnh của các cơ quan chuyên môn thú y các cấp.

- Trong trường hợp phát hiện, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ

và chưa lây lan; tiêu hủy đàn lợn nhiêm bệnh và các đàn lợn xung quanh có

nguy cơ nhiêm bệnh; khoảnh vùng dịch, vùng đệm; cấm vận chuyển lợn và các

sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch; hỗ trợ

tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy.

- Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y

nơi gần nhất bất khì khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi

nhiêm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu. Tuyên

truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nhận thức và thực hành chăn nuôi tốt; không

cho lợn ăn các sản phẩm thức ăn thừa chưa qua xử lý chín bảo đảm thời gian và

nhiệt độ tiêu diệt mầm bệnh.

- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Thái Lan đã ban hành Lệnh tạm dừng nhập khẩu lợn và các sản phẩm

thịt lợn từ Trung Quốc (trừ sản phẩm ruột lợn muối đã qua công đoạn diệt vi rút

Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định của OIE); đồng thời tổ chức kiểm soát chặt

hành lý của khách du lịch tại sân bay, cửa khẩu, cảng biển, sử dụng chó để phát

hiện, mở hành lý kiểm tra nếu nghi ngờ; xây dựng, rà soát lại toàn bộ Kế hoạch

ứng phó khẩn cấp đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Kinh nghiệm tại Trung Quốc:

+ Trước diên biên tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại Nga

và một số nước Châu Âu vào năm 2014, ngày 4/7/2014, FAO đã triển khai Dự

án hợp tác kỹ thuật (TCP) phối hợp với Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, Trung

tâm Dịch tê và Thú y Trung Quốc (CAHEC) và Trung tâm Phòng chống dịch

bệnh động vật Trung Quốc (CADC) nhằm tăng cường sự chuẩn bị ứng phó và

xây dựng chiến lược phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc.

Page 29: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

24

+ Ngày 24/11/2015, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ban hành hướng

dẫn kỹ thuật về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhằm giúp cho các cơ

quan liên quan thực hiện đầy đủ Kế hoạch quốc gia Khống chế bệnh động vật

trung và dài hạn (2012 – 2020) và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành

chăn nuôi lợn.

+ Các biện pháp cụ thể bao gồm: Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét

nghiệm; đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kể cả các cán bộ thú y cơ sở để bảo

đảm khả năng tự nhận diện và ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Xây

dựng và ban hành Kế hoạch dự phòng đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Tổ

chức thông tin, tuyên truyền và báo dịch chính xác, kịp thời;Bố trí các nguồn lực

phòng và chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; trang bị kiến thức và các nguồn lực

cho hệ thống thú y các cấp; Diện tập thực hành ứng phó và phòng, chống bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi; Nghiên cứu chuỗi sản xuất, kinh doanh lợn và các sản

phảm của lợn để chủ động giám sát, cảnh báo nguy cơ xuất hiện bệnh Dịch tả

lợn Châu Phi.

b) Khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện

- Trung Quốc đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp kiểm soát

dịch bệnh, trong đó có việc đóng các cửa chợ buôn bán lợn sống, không cho

phép vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn ra khỏi địa bàn các tỉnh có bệnh;

đồng thời thiết lập các vùng bị dịch đe dọa là 3 km và vùng bảo vệ là 10 km;

tiêu hủy đàn lợn nhiêm bệnh và các đàn có nguy cơ, kem theo việc hỗ trợ tài

chính với mức khoảng 115 USD/con lợn (không phân biệt lợn to nhỏ).

- Trung Quốc đã tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình dịch bệnh tại hơn 23

nghìn địa điểm, bao gồm giám sát lâm sàng và chủ động lấy mẫu xét nghiệm của

lợn chết, lợn bệnh. Kết quả, các cơ quan của Trung Quốc đã phát hiện được 120

mẫu dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trong số hơn 9.900 mẫu xét

nghiệm.

5. Các biện pháp phòng bệnh đã thực hiện tại Việt Nam

a) Văn bản chỉ đạo của Chính phủ

Ngày 12/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số

1194/CĐ-TTg gửi các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân (UBND) các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai các biện pháp

ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm vào Việt Nam (Phụ lục 3).

b) Văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày 30/8/2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát riển nông thôn

(NN&PTNT) đã ban hành Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY gửi Chủ tịch

UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành có liên quan về việc chủ động ngăn

chặn nguy cơ xâm nhiêm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam (Phụ lục 4).

c) Văn bản hướng dẫn kỹ thuật của Cục Thú y

- Ngày 30/8/2018, Cục Thú y đã ban hành Công văn số 2053/TY-DT gửi

Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố để hướng dẫn

Page 30: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

25

các biện pháp kỹ thuật nhằm chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiêm bệnh Dịch

tả lợn Châu Phi vào Việt Nam (Phụ lục 5).

- Ngày 07/9/2018, Cục Thú y đã ban hành Công văn số 2105/KH-TY-DT

về Kế hoạch chủ động triển khai giám sát để ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu

Phi xâm nhiêm vào Việt Nam; trong đó, Cục Thú y đã và đang thực hiện: (1)

Xét nghiệm bổ sung để xác định bằng chứng của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi ở

tất cả các mẫu bệnh phẩm của lợn được các tổ chức, cá nhân gửi đến các phòng

thí nghiệm thuộc Cục Thú y từ đầu năm 2018 đến nay; (2) Đề nghị các địa

phương phối hợp tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của

lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam;

Các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc

trong quá trình vận chuyển (Phụ lục 6).

d) Các hoạt động chủ động phòng bệnh

- Từ năm 2013, Cục Thú y đã phối hợp với FAO tổ chức tập huấn và cung

cấp nguyên vật liệu chẩn đoán xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Đến nay,

tất cả 8 phòng thí nghiệm của Cục Thú y (bao gồm: Trung tâm Chẩn đoán thú y

Trung ương và 7 Chi cục Thú y vùng, Phụ lục 7) đã thực hiện tốt việc xét

nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng kỹ thuật Real-time PCR (là kỹ thuật

hiện đại và nhanh nhất hiện nay); kết quả có được trong vòng 03 giờ kể từ khi

nhận được mẫu. Hiện tại, các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y đã có đủ

nguyên liệu xét nghiệm trên 2.000 mẫu.

- Phòng thí nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương và Chi

cục Thú y vùng VI đã tham gia xét nghiệm, so sánh năng lực xét nghiệm với

Phòng thí nghiệm thú y quốc gia của Úc (AAHL) là phòng thí nghiệm tham

chiếu của OIE bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Kết quả đạt yêu cầu 100% và đã được

chứng nhận bảo đảm năng lực xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Phía

AAHL cũng đã cung cấp bổ sung nguyên liệu xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu

Phi cho Việt Nam để đủ xét nghiệm 1.000 mẫu.

- Từ ngày 16 - 30/8/2018, Cục Thú y đã thành lập 08 Đoàn công tác trực

tiếp đến các địa bàn trọng điểm về chăn nuôi và có nguy cơ về dịch bệnh của 54

tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước để kiểm tra, đôn đốc công tác phòng,

chống dịch bệnh động vật.

- Ngày 24/8/2018, Cục Thú y đã làm việc với các chuyên gia của FAO tại

Việt Nam để bàn và thống nhất các nội dung kỹ thuật và xây dựng kế hoạch

hành động nhằm ngăn chặn và ứng phó với nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

xâm nhiêm vào Việt Nam.

- Ngày 03/9/2018, trên cơ sở mong muốn của Công ty CP Việt Nam là

cùng chung tay với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để tổ chức ngăn

chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm vào Việt Nam, Cục Thú y đã có văn

bản gửi Công ty CP Việt Nam đề nghị hỗ trợ mua và cung cấp các nguyên vật

liệu chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, với tổng kinh phí dự kiến

khoảng 100.000 USD (đủ để xét nghiệm khoảng 3.500 mẫu).

Page 31: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

26

- Từ ngày 05 - 07/9/2018, được sự đồng ý của Bộ NN&PTNT, Cục Thú y

đã cử đoàn công tác (gồm đại diện Lãnh đạo Cục, Phòng Dịch tê thú y và Chi

cục Thú y vùng VI) dự Hội nghị tham vấn các tổ chức và chuyên gia quốc tế về

kỹ thuật tổ chức kiểm soát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Thái Lan. Tại cuộc họp

này, Đoàn công tác của Việt Nam đã có cuộc họp với Trưởng cơ quan thú y của

FAO Rome và đề nghị hỗ trợ Việt Nam, cụ thể: (1) Có một Chương trình hỗ trợ

kỹ thuật khẩn cấp (TCP) để giúp Việt Nam chủ động ngăn chặn và ứng phó với

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; (2) Hỗ trợ về chẩn đoán, xét nghiệm và điều tra dịch

bệnh; (3) Hỗ trợ xây dựng Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi. Trưởng cơ quan thú y của FAO đã đồng ý về chủ trương và đề nghị

Việt Nam có văn bản chính thức gửi FAO để có cơ sở xem xét hỗ trợ.

- Từ ngày 11 - 12/9/2018, Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các Công ty CP

Việt Nam và Công ty CEVA Việt Nam mời chuyên gia quốc tế về bệnh Dịch tả

lợn Châu Phi để tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật chủ chốt của Cục Thú y, các

đơn vị thuộc Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y của một số tỉnh, thành phố

và một số doanh nghiệp chủ lực về chăn nuôi lợn.

- Cục Thú y đã thường xuyên và kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ

quan truyền thông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện

pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

V. TÓM TẮT KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH

BỆNH ĐỘNG VẬT

1. Các hoạt động chỉ đạo, điều hành

- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là:

+ Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc

tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại.

+ Công điện số 427/CĐ-TTg ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tập trung phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút CGC có khả

năng lây sang người xâm nhiêm vào Việt Nam.

+ Công văn số 18/TTg-KGVX của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung

phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút CGC có khả năng lây sang

người xâm nhiêm vào Việt Nam.

+ Công điện khẩn 1263/CĐ-BNNTY ngày 05/02/2018 của Bộ

NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống CGC, ngăn chặn vi rút

cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm xâm nhiêm vào Việt Nam.

+ Công văn số 1256/BNN-TY ngày 02/02/2018 của Bộ NN&PTNT về

việc triển khai tháng tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2018.

+ Công điện khẩn số 2704/CĐ-BNN-TY ngày 10/4/2018 về việc tăng

cường các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh Dại năm 2018.

Page 32: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

27

+ Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30/8/2018 của Bộ

NN&PTNT về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiêm bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi vào Việt Nam.

- Hướng dẫn địa phương thực hiện các quy định tại Thông tư 07/2016/TT-

BNNPTNT quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn và Thông tư

14/2016/TT-BNNPTNT quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Triển khai Chương trình phòng chống bệnh Dại quốc gia năm 2018;

Chương trình 30a và Chương trình quốc gia LMLM.

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội bố trí kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh

LMLM giai đoạn 2016-2020, Chương trình 30a.

2. Công tác chủ động phòng dịch bệnh

- Tổ chức xây dựng và thực hiện Chương trình, kế hoạch quốc gia; Kế

hoạch chủ động phòng chống dịch của các địa phương;

- Tổ chức giám sát dịch bệnh, lập bản đồ dịch tê phân bố dịch bệnh, tổ

chức giải trình tự gien mầm bệnh, đánh giá sự biến đổi vi rút, đánh giá hiệu lực

vắc xin và thông báo rộng rãi cho các địa phương.

- Phối hợp với Tổ chức quốc tế và các nước (FAO, OIE), CDC Hoa Kỳ,

Nhật Bản,… thực hiện các chương trình giám sát CGC A/H5N1, A/H5N6,

A/H7N9, giám sát bệnh Dại động vật, giám sát bệnh LMLM tại Việt Nam,..

- Triển khai và chỉ đạo các địa phương thực hiện "Chương trình quốc gia

giám sát bệnh CGC", tập trung vào chuỗi sản xuất gia cầm xuất khẩu, nhằm đảm

bảo an toàn dịch bệnh đối với CGC, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, tạo điều kiện

thuận lợi trong việc xuất khẩu thịt gà chế biến của Việt Nam ra thế giới.

- Tổ chức tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2018.

- Triển khai hoạt động truyền thông về phòng, chống dịch bệnh động vật.

3. Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có 166 cơ sở chăn nuôi và 11

vùng được công nhận ATDB, cụ thể như bảng sau:

Bảng 3: So sánh tình hình xây dựng vùng, cơ sở ATDB.

TT Nội dung so sánh Tháng 1-8/2017 Tháng 1-8/2018

1 Cơ sở ATDB do địa

phương cấp

198 (trâu bò:16; gia

cầm: 85; lợn: 97)

150 (trâu, bò, dê: 12;

lợn: 83; chó, mèo:

14; gia cầm: 41)

2 Cơ sở ATDB do Trung

ương cấp 0 5 (bò: 3, dê, cừu: 1;

gà: 1)

3 Vùng ATDB do Trung

ương cấp

38 (trâu bò: 24; gia

cầm: 2; chó meo: 12)

11 (lợn: 2; chó mèo:

5; gia cầm: 4)

Tổng cộng 236 166

Page 33: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

28

- Hiện nay, toàn quốc có 50 vùng (cấp quận) và 1.092 cơ sở ATDB.

- Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng các chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh để

xuất khẩu cho các Công ty: Phú Gia, GreenFeed, Masan, Biển Đông, CP Việt

Nam,…

4. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong

việc xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật

- Xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản: Công ty TNHH Koyu &

Unitek đã xuất khẩu được trên 800 tấn thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản.

- Xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh sang Malaysia.

- Xuất khẩu thịt lợn đông lạnh sang Myanmar: Hỗ trợ Công ty TNHH

Liên doanh Thực phẩm Mavin xuất khẩu 10.195 kg thịt lợn mảnh sang thị

trường Myanmar.

- Xuất khẩu thịt lợn đông lạnh sang Ả rập xê út: Hỗ trợ Công ty TNHH

Diamond xuất khẩu 20.882 kg thịt lợn mảnh sang thị trường Ả rập xê út.

- Xuất khẩu mật ong sang EU: Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu được

hơn 60.000 tấn mật ong, trị giá trên 2 triệu USD.

- Xuất khẩu trứng vịt muối, lòng đỏ trứng vịt muối: Hỗ trợ 05 Công ty: Ba

Huân, Meko, Vân Anh Nguyên, Vĩnh Nghiệp và Trại Việt xuất khẩu trứng vịt

muối và lòng đỏ trứng vịt muối sang Singapore.

- Xuất khẩu trứng gà giống sang Myanmar: Hỗ trợ Công ty Belga Việt

Nam xuất khẩu trứng gà giống sang Myanmar.

- Xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang Malaysia, Ấn Độ: Hỗ trợ Công ty

Vinamilk và Công ty Bel Việt Nam chuẩn bị hồ sơ, cung cấp thông tin theo yêu

cầu của Cục Thú y Malaysia; hỗ trợ Công ty Cổ phần sữa Việt Nam xuất khẩu

sữa và sản phẩm sữa sang Ấn Độ.

- Xuất khẩu yến và các sản phẩm yến sang Trung Quốc: Hướng dẫn Công

ty Yến Quân chuẩn bị hồ sơ, thực hiện giám sát dịch bệnh và các điều kiện cần

thiết khác để xuất khẩu yến và các sản phẩm yến sang Trung Quốc.

5. Về nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật

- Công ty NAVETCO đã sản xuất thành công và đưa vào sử dụng vắc xin

phòng bệnh Cúm gia cầm trong nhiều năm qua.

- Nghiên cứu sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh LMLM type O

(Công ty RTD đã sản xuất được khoảng 200.000 liều vắc xin thương mại; Công

ty NAVETCO cũng đã sản xuất thành công vắc xin và thực hiện việc đăng ký

lưu hành theo quy định); đang thực hiện tương tự với vắc xin LMLM type A.

- Nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh Dại: Công ty NAVETCO đăng

ký sản xuất 01 sản phẩm Navet – Rabivac; Công ty HANVET đăng ký sản xuất

01 sản phẩm Rabiva vắc xin đơn giá.

Page 34: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

29

VI. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG

CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

1. Thuận lợi

- Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

và phát triển bền vững đang được Bộ, các địa phương triển khai quyết liệt.

Trong đó, các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi theo chuỗi sản

phẩm, công tác phòng chống dịch bệnh, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh,

an toàn thực phẩm được ưu tiên quan tâm hàng đầu.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thú y hoàn chỉnh, đồng bộ, phù

hợp với luật thú y của OIE, do đó đã và đang được áp dụng hiệu quả.

- Công tác chủ động kiểm tra của Bộ NN&PTNT tại các địa phương đã

phát hiện những bất cập, tồn tại ở cơ sở, từ đó tiếp tục tham mưu cho Bộ

NN&PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo khắc phục những tồn tại hoặc sửa đổi

chính sách kịp thời.

- Công tác thú y được UBND các tỉnh, thành phố quan tâm hơn, huy động

các ngành chức năng của địa phương hỗ trợ, phối hợp với ngành thú y xử lý dịch

bệnh chủ động hơn, hiệu quả hơn.

- Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong hệ

thống thú y tích cực thực hiện phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm,... với

nỗ lực cao nhất đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ đã được áp dụng có hiệu quả vào

công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực thú y.

- Hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế (FAO, USAID, CDC,...), chính phủ các

nước (Hoa Kỳ, Hàn Quốc,...) trong giám sát dịch bệnh động vật.

2. Khó khăn

- Công tác thú y tại một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực

sự được các cấp chính quyền của một số địa phương quan tâm đúng mức, chưa

chủ động lập kế hoạch và chưa bố trí đủ kinh phí.

- Công tác thú y tại một số địa phương bị xáo trộn do sắp xếp lại bộ máy

tổ chức, sát nhập Trạm Thú y huyện với các đơn vị khác thành đơn vị sự nghiệp

trực thuộc UBND huyện quản lý; một số địa phương giao UBND xã tuyển chọn

và quản lý nhân viên thú y xã nên chất lượng chưa tốt và công tác thú y tại cơ sở

không phát huy hiệu quả.

- Việc phê duyệt kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia LMLM năm

2018 chậm, kéo theo kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM đợt 1/2018 của các

địa phương cũng bị chậm.

- Kinh phí thực hiện Chương trình 30a được lồng ghép trong Chương

trình mục tiêu quốc gia giảm ngheo bền vững và không hướng dẫn kinh phí mua

vắc xin, một số tỉnh chuyển kinh phí về cho huyện mua vắc xin gây chậm chê

trong việc mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng.

Page 35: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

30

- Tổng đàn vật nuôi của cả nước lớn, trong khi đó phần lớn được nuôi

theo hình thức truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, không bảo đảm an toàn về dịch

bệnh, thường trực nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

- Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tại các địa phương rất thấp;

chủ yếu thực hiện tiêm phòng theo kế hoạch, trong khi đó số lượng gia súc, gia

cầm thực tế trong diện tiêm cao hơn rất nhiều.

- Việc chấp hành các quy định của pháp luật về thú y của một số tổ chức,

cá nhân còn chưa cao. Một số dự án xóa đói giảm ngheo không tuân thủ quy

định về kiểm dịch động vật đã làm phát sinh và lây lan ổ dịch LMLM.

- Hoạt động buôn bán và vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập

lậu qua biên giới khó kiểm soát, dẫn tới nguy cơ lây lan mầm bệnh, đặc biệt các

bệnh truyền nhiêm nguy hiểm qua biên giới là rất cao.

- Tại một số địa phương, việc tuyên truyền, cập nhật thông tin và các văn

bản chỉ đạo về công tác thú y còn chậm hoặc không cập nhật, lưu trữ, đặc biệt

tại cấp huyện và cấp xã; công tác tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn,

nghiệp vụ cho cán bộ thú y chưa được thực hiện thường xuyên.

- Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, diên biến thời tiết phức tạp như

nắng nóng, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn; vi rút gây bệnh lưu hành rộng

rãi,.. làm cho công tác phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

VII. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VỤ THU ĐÔNG

NĂM 2018 - 2019 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

1. Mục tiêu

Tiếp tục kiểm soát, khống chế không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy

ra và lây lan diện rộng; Chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải

pháp phòng, chống phù hợp và hiệu quả; tạo điều kiện cho chăn nuôi hàng hóa

phát triển bền vững, đặc biệt là tổ chức xây dựng thành công các vùng, các chuỗi

cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE

nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu động vật, sản phẩm của động

vật; góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiêm các bệnh truyền nhiêm cho người.

2. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác chủ động phòng chống dịch bệnh động vật

trên cạn, nhất là các dịch bệnh động vật nguy hiểm như Cúm gia cầm, Tai xanh

lợn, LMLM gia súc, bệnh Dại động vật; Đôn đốc địa phương thực hiện các

Chương trình, Đề án, Kế hoạch quốc gia của Chính phủ, của Bộ về chủ động

phòng chống dịch bệnh động vật.

- Hướng dẫn địa phương chủ động tăng cường công tác giám sát chặt địa

bàn, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên gia súc, gia cầm,

không để lây lan ra diện rộng; đặc biệt là thực hiện tháng vệ sinh, khử trùng.

Page 36: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

31

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở, tổ

chức giám sát chủ động, đánh giá biến đổi vi rút và lưu hành mầm bệnh, lập bản

đồ dịch tê, đánh giá hiệu lực của vắc xin,....

a) Đối với bệnh CGC

- Triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự

lưu hành vi rút cúm H5N1, H7N9, H5N6 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm

nhập lậu, không rõ nguồn gốc, trên chim hoang dã.

- Tiếp tục giám sát lưu hành của các nhánh vi cúm A/H5 và xác định hiệu

lực các loại vắc xin phù hợp; xây dựng bản đồ dịch tê.

- Xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia

phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025.

b) Đối với bệnh LMLM

- Thực hiện giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM theo Chương trình

quốc gia phòng, chống bệnh LMLM năm 2018 và các năm tiếp theo.

- Tiếp tục xác định típ vi rút LMLM lưu hành và chủng loại vắc xin phù

hợp, xây dựng bản đồ dịch tê để phục vụ công tác phòng, chống dịch; đẩy mạnh

công tác giám sát, sản xuất vắc xin LMLM trong nước để phòng, chống dịch.

c) Đối với bệnh Tai xanh ở lợn

- Tiếp tục tổ chức kiểm soát tốt, không để phát sinh ổ dịch Tai xanh trên

lợn để tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn phát triển bền vững.

d) Đối với bệnh Dại động vật

- Triển khai các hoạt động của “Chương trình quốc gia khống chế và tiến

tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021”.

- Chủ động triển khai các hoạt động giám sát bệnh Dại tại các tỉnh, thành

phố trọng điểm để cảnh báo, kịp thời phát hiện động vật nhiêm bệnh để xử lý

tiêu hủy, tránh nguy cơ lây lan sang người và động vật khác.

- Xây dựng phần mềm giám sát bệnh Dại theo hướng sử dụng công nghệ

4.0 trong quản lý dịch bệnh động vật.

3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnh dịch tả

lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

a) Giải pháp về chỉ đạo

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức chỉ đạo của Thủ tướng Chính

phủ tại Công điện khẩn số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018; Công điện khẩn số

6741/CĐ-BNN-TY ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện "Kế hoạch hành động ngăn

chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm

nhiêm vào Việt Nam" ở các cấp; tổ chức diên tập, thực hành và ứng khó trong

các tình huống khi chưa có dịch và khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Page 37: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

32

- Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương nhất là các địa

phương giáp biên giới, các địa phương có tổng đàn lợn với số lượng lớn, các địa

phương có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ các nước

đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

b) Giải pháp về kiểm soát vận chuyển

- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn,

sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức

cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

- Tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp

vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực

biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam.

- Tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy,

đường hàng không và khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang

thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín đến Việt Nam.

c) Giải pháp về quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học

- Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực

biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam.

- Tổ chức triển khai tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực

chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng

vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi

buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

d) Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh

- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát

đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết

không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu,

không rõ nguồn gốc thì cần lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của

pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại các

địa phương giáp biên giới, tại các địa phương có nhiều khách du lịch và có

phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập

lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; các loại

lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc trong

quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông,

xúc xích,….; Xét nghiệm bổ sung để xác định bằng chứng của vi rút Dịch tả lợn

Châu Phi ở tất cả các mẫu bệnh phẩm của lợn được các tổ chức, cá nhân gửi đến

các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y từ đầu năm 2018 đến nay.

Page 38: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

33

đ) Giải pháp về xử lý khi phát hiện có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Tiêu hủy đàn lợn nhiêm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ

nhiêm bệnh (cơ quan thú y nơi gần nhất cần lấy mẫu để xét nghiệm trước khi

tiêu hủy toàn đàn lợn, sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín).

- Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể

và phù hợp cho từng vùng.

- Cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua

chế biến chín ra khỏi vùng dịch.

- Bất kỳ ai khi phát hiện lợn bị bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

cần báo ngay cho Nhân viên thú y, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hành chăn nuôi tốt.

- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thực hiện ngay các

biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống theo đúng quy định của Luật

thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hanh Luật; đặc biệt phải dừng việc vận

chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có

lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy (Nghị

định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ).

e) Giải pháp về hợp tác quốc tế

Phối hợp với các tổ chức quốc tế (FAO, OIE,…) và các nước để:

- Kịp thời cập nhật thông tin về tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy

ra ở các nước; chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để có giải pháp quản lý, ngăn

chặn kịp thời và hiệu quả.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ khẩn cấp, đặc

biệt để tăng cường, nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát, điều tra

ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu

Phi xâm nhiêm vào Việt Nam.

g) Giải pháp về truyền thông nguy cơ

- Hằng ngày theo dõi diên biến tình hình dịch bệnh của các nước đang có

dịch, nhất là tại Trung Quốc để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan

truyền thông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp

phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất những người

làm thú y cơ sở, người chăn nuôi, tất cả người dân về bệnh Dịch tả lợn Châu

Phi. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm vào Việt Nam, nhưng tránh hiểu lầm và gây

hoang mang trong xã hội.

Page 39: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

34

4. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu động vật, sản

phẩm động vật

- Tập trung hỗ trợ các chuỗi sản xuất thịt lợn nhằm đảm bảo an toàn dịch

bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu các nước, tạo điều kiện

thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường có tiềm năng.

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đặc biệt là tiếp

tục hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động

vật ra thị trường nước ngoài.

- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp như Công ty GreenFeed, Phú Gia, CP

Việt Nam, Leow Casing, Ba Huân, công ty TNHH Vân Anh Nguyên, doanh

nghiệp tư nhân Vĩnh Nghiệp, công ty Hương Quỳnh Đăng, công ty Cổ phần hoa

quả Tiền Giang, Công ty TNHH Công Danh,... có nhu cầu xuất khẩu động vật

và sản phẩm động vật ra thị trường nước ngoài.

- Tiếp tục làm việc, trao đổi với Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines,

Singapore, Hàn Quốc, Úc, Nga, Hoa Kỳ, Mexico và Ả rập xê út về gỡ bỏ lệnh

cấm nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật tại một số thị trường, đồng thời

thúc đẩy phía bạn cho phép nhập khẩu lợn sống, thịt lợn đông lạnh, lợn sữa ,

trứng gà tươi, tôm tươi nguyên con, cá cảnh,…/.

Page 40: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

35

PHẦN 3: CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Giá lợn hơi của Việt Nam so với Thái Lan và Trung Quốc

Nước 2015 2016 2017 2018

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2

Việt

Nam 45,5 46,0 50,5 50,0 54,0 50,0 48,0 37,5 35,5 23,5 36,5 35,5 38,5

48,5

Thái

Lan 40,2 43,5 44,8 40,9 42,9 45,5 42,2 35,9 36,3 40,2 40,9 38,5 38,0

39,0

Trung

Quốc 48,9 50,2 60,7 57,6 61,4 69,3 64,3 56,7 54,5 48,5 45,5 41,6 39,5

47,6

Phụ lục 2: Số lượng chuỗi liên kết theo vùng chăn nuôi

Vùng chăn

nuôi

2016 2017 I/2018

SL

chuỗi

liên

kết

Tỷ lệ

(%)

Số đầu

con (con)

SL

chuỗi

liên

kết

Tỷ lệ

(%)

Số đầu

con (con)

SL

chuỗi

liên

kết

Tỷ lệ

(%)

Số đầu

con (1000

con)

ĐBSH 51 6,8 250.082 58 6,0 334.559 69 6,2 355.826

TDMNPB 236 31,9 159.500 242 24,9 167.742 342 30,9 149.792

BTB&DHMT 282 37,8 258.070 290 29,8 231.950 291 26,3 200.368

Tây Nguyên 86 11,5 55.000 124 12,7 46.400 134 12,1 112.000

ĐNB 9 1,2 31.500 151 15,5 330.654 151 13,7 330.454

ĐBSCL 81 10,9 27.838 108 11,1 70.104 118 10,7 88.832

Tổng 745 100 782.590 973 100 1.181.409 1.105 100 1.237.272

Page 41: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

36

Phụ lục 3: Nội dung Công điện của Thủ tướng Chính phủ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1194 /CĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 thang 9 năm 2018

CÔNG ĐIỆN

Về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến

ngày 10 tháng 9 năm 2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi (bệnh không lây nhiêm và gây bệnh ở người), với tổng số

lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con. Cũng theo OIE và Tổ chức Nông

lương Liên hợp quốc (FAO), từ đầu tháng 8 năm 2018 đến ngày 09 tháng 9 năm

2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm:

An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với

tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiêm vào nước ta

thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn

nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía

Bắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn là rất cao.

Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân các nước đã và

đang có dịch bệnh, đặc biệt cư dân biên giới vận chuyển và tiêu thụ các sản

phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín (như đã được

phát hiện tại sân bay đến của Hàn Quốc) cũng có thể đưa vi rút bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi xâm nhiêm vào Việt Nam.

Trước tình hình nêu trên, để chủ động phòng, chống, ngăn chặn bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm vào nước ta, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các

Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập

trung chỉ đạo, triển khai ngay các biện pháp như sau:

Page 42: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

37

1. Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ

lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình

thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, ngành liên quan:

a) Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực

biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam.

b) Tổ chức triển khai tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực

chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng

vôi bột hoặc hóa chất từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10 năm 2018.

c) Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi

đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (hằng ngày vệ

sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào

khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực

chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở

sản xuất giống;…); cần tập trung đối với đàn lợn tại các địa phương giáp biên

giới, có phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

và các địa phương có nhiều khách du lịch.

Trường hợp đàn lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không

rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ

nguồn gốc thì cần lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật)

để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.

d) Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn;

thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn;

xây dựng phương án đóng cửa chợ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và

có các biện pháp xử lý khi phát hiện có vi rút Dịch tả lợn Châu Phi;

đ) Khi phát hiện có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải báo cáo ngay cho Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; dừng việc vận chuyển và xử lý ngay lợn,

sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã xác định

dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định của Luật thú y và

các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật thú y.

e) Khẩn trương xây dựng và ban hành “Kế hoạch hành động ngăn chặn và

ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm địa

bàn” theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm cơ sở

triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả;

g) Thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp

ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm vào Việt Nam;

3. Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(Ban chỉ đạo 389 quốc gia) và Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các

Page 43: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

38

trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào

Việt Nam.

4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Tài chính và Ủy ban

nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức kiểm

soát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không và

khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả các sản

phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín đến Việt Nam.

5. Bộ Công Thương thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, diên biến

thị trường đối với thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn để có giải pháp bảo đảm lưu

thông, tránh gây bất ổn về thị trường trong nước; chỉ đạo lực lượng quản lý thị

trường tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý

các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép.

6. Bộ Công an chỉ đạo lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, theo dõi nắm

tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán,

vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, vận

chuyển trái phép; có biện pháp giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng

ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng

tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

7. Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng tăng cường tổ

chức kiểm tra, kiểm soát, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn

phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các vụ việc nhập

lậu động vật, sản phẩm động vật; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng,

quản lý nội bộ; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho

nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật,

sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp

tay cho buôn lậu.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Ban hành, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện "Kế

hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả

lợn Châu Phi xâm nhiêm vào Việt Nam";

b) Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương nhất là các địa

phương giáp biên giới, các địa phương có tổng đàn lợn với số lượng lớn, các địa

phương có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ các nước

đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

c) Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn

nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; các

loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc

trong quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm

bông, xúc xích,….;

d) Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch

và ứng phó với dịch bệnh; đề nghị các tổ chức quốc tế, các nước hỗ trợ chủ động

ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm vào Việt Nam;

Page 44: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

39

đ) Thường xuyên cập nhật tình hình, diên biến bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

e) Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

9. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng Chính phủ bảo đảm kinh phí

phục vụ công tác phòng chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm

nhiêm vào Việt Nam; đề xuất phương án hỗ trợ kinh phí trong trường hợp phát

hiện lợn, các sản phẩm của lợn dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và

buộc phải tiêu hủy.

10. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại

chúng cần thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diên biến tình hình

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch. Nội dung tuyên

truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật đến

người chăn nuôi, tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực

phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đồng thời hướng dẫn các biện pháp

chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm vào Việt Nam, tránh

gây hoang mang trong xã hội.

11. Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ

động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực

hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự xâm nhiêm và lây lan bệnh Dịch tả

lợn Châu Phi từ nước ngoài vào Việt Nam.

12. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo Mặt

trận Tổ quốc các địa phương chủ động, tham gia cùng chính quyền các cấp, các

Bộ, ngành liên quan trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật nói chung

và Dịch tả bệnh Châu phi nói riêng có hiệu quả.

Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương thực hiện nghiêm Công điện này./.

Nơi nhận: - Như trên;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Trợ lý TTg,

TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KGVX, CN,

NC, V.I, QHĐP;

- Lưu: VT, NN (3) Loan. 12

THỦ TƯỚNG

ĐÃ KÝ

Nguyễn Xuân Phúc

Page 45: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

40

Phụ lục 4: Nội dung Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Số: 6741 /CĐ-BNN-TY

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2018

CÔNG ĐIỆN KHẨN

Về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, điện:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Bộ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Giao

thông vận tải, Tài chính, Công an và Bộ Quốc phòng.

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 01/8/2018, bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever – viết tắt là ASF) lần

đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Tính

đến ngày 25/8/2018, tổng cộng đã có 04 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi được Trung

Quốc báo cáo cho OIE với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 10.000 con;

mặt khác, từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia (bao gồm: Trung Quốc,

Liên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hung-ga-ri, Lát-vi-a, Môn-đô-va, Phần Lan,

Rô-ma-ni, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a) báo cáo có Dịch tả lợn Châu Phi.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiêm nguy hiểm do vi rút

gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn

hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại

nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng,

lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ

mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm

bệnh. Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi; vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ

dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; các biện pháp chủ yếu như kiểm

dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được

nhiều nước đã và đang áp dụng.

Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút Dịch tả lợn

Châu Phi vào Việt Nam thông qua việc buôn bán, vận chuyển lợn và các sản

phẩm của lợn nhập lậu, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi và thương mại

quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Uỷ

Page 46: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

41

ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có

liên quan phối hợp chỉ đạo triển khai một số nội dung sau đây:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy

ban nhân dân các cấp và các Ban, ngành liên quan:

a) Tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ

nước ngoài vào Việt Nam; tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn

và sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc qua biên giới, kể cả quà

tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng

buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức giám

sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật;

b) Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện

lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu

Phi; hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợn nhập lậu trái phép thì cần lấy mẫu gửi đến

Chi cục Thú y vùng quản lý địa bàn hoặc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung

ương để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh;

c) Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng,

chống dịch bệnh tại các cửa khẩu và các địa bàn có nguy cơ cao;

d) Tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham

gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào

trong nước tiêu thụ; không mua bán lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc

rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng

tích cực triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh Dịch tả

lợn Châu Phi. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu lợn,

sản phẩm của lợn đến người chăn nuôi, ngành chăn nuôi; khuyến cáo người dân

không sử dụng sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

3. Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Công an,

Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng) chỉ đạo các lực lượng chức

năng phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên

giới triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi lây lan qua biên giới.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y:

a) Chủ động liên hệ với các tổ chức quốc tế (OIE, FAO), các nước để nắm

bắt thông tin, diên biến tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; đề nghị hỗ trợ

và phối hợp tìm các giải pháp chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiêm bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.

b) Chỉ đạo các Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, Lạng Sơn và

Quảng Ninh:

- Chủ động phối hợp, hướng dẫn các Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham

mưu và đề xuất với chính quyền địa phương các tỉnh phía Bắc chỉ đạo tăng

Page 47: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

42

cường việc giám sát, phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển bất hợp pháp

lợn và các sản phẩm lợn vào Việt Nam;

- Theo dõi diên biến tình hình dịch bệnh trên lợn nói chung và nguy cơ

lây lan bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để kịp thời triển khai các giải pháp nhằm ngăn

chặn sự xâm nhiêm của bệnh này vào Việt Nam.

c) Chỉ đạo các Chi cục Thú y vùng và Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung

ương:

- Khẩn trương rà soát năng lực, xây dựng và ban hành quy trình chẩn

đoán, xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để thống nhất áp dụng trong phạm

vi toàn quốc; chuẩn bị các điều kiện, trang thiết bị và các nguyên vật liệu cần

thiết để thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

- Hướng dẫn, phối hợp và đôn đốc các Chi cục Chăn nuôi và Thú y các

tỉnh trong việc theo dõi, giám sát và ứng phó (nếu phát hiện có sự xuất hiện)

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Uỷ

ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các Bộ, ngành

liên quan chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên và thường xuyên

thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời

các vấn đề phát sinh./.

Nơi nhận: - Như trên;

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (để b/c);

- Văn phòng Chính phủ (để b/c);

- Đài truyền hình Việt Nam;

- Đài tiếng nói Việt Nam;

- Sở NN & PTNT, Chi cục Thú y/CNTY các tỉnh, TP;

- Cục TY; Cục CN; Trung tâm Khuyến nông QG;

- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;

- Lưu: VT, TY. <300 b>.

Page 48: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

Phụ lục 5: Công văn số 2053/TY-DT ngày 30/8/2018 của Cục Thú y

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC THÚ Y

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2053/TY-DT Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2018

V/v chủ động triển khai các biện pháp

ngăn chặn nguy cơ xâm nhiêm bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam

Kính gửi:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú

y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương;

- Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương;

- Chi cục Thú y vùng I – VII;

- Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, Lạng Sơn

và Quảng Ninh.

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Cục Thú y đề nghị các đơn vị chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy

cơ xâm nhiêm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam như sau:

1. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

a) Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya vào năm

1921 và sau đó đã trở thành dịch địa phương tại nhiều nước Châu Phi.

- Năm 1957, lần đầu tiên bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện và

báo cáo tại châu Âu và đến nay dịch bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nước châu

Âu, trong đó Armenia và Liên bang Nga báo cáo bệnh xuất hiện vào năm 2007

và Azerbaijan vào năm 2008; bệnh cũng đã được phát hiện tại một số nước châu

Mỹ.

- Năm 2007, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở dãy núi Caucasus giữa

châu Âu và châu Á tại quốc gia Georgia.

- Đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là dịch địa phương ở nhiều nước

trên thế giới.

- Từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia (bao gồm: Trung Quốc,

Liên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hung-ga-ri, Lát-vi-a, Môn-đô-va, Phần Lan,

Rô-ma-ni, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a) báo cáo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

b) Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc

- Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 01/8/2018, bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long

Giang của Trung Quốc. Tổng số lợn bị bệnh là 47 con, bị chết là 47 con (tỷ lệ

Page 49: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

44

chết vì bệnh là 100%) trong tổng đàn có nguy cơ gồm 8.792 con; tổng số lợn đã

giết hủy bắt buộc là 8.745 con (không có con lợn nào được phép giết mổ để tiêu

thụ). Ngày 03/8/2018, Phòng thí nghiệm thú y quốc gia của Trung Quốc đã lấy

mẫu xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR và giải trình tự gien và đã

kết luận dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

- Ngày 16/8/2018, OIE tiếp tục thông báo ổ dịch thứ 2 bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi xuất hiện tại thành phố Giai Mộc Tư thuộc tỉnh Hắc Long Giang làm

tổng số 30 con lợn mắc bệnh, cả 30 con lợn chết (100%) trong tổng đàn có nguy

cơ gồm 260 con; tổng số lợn đã buộc phải giết hủy là 230 con.

- Đến ngày 14/8/2018, cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc đã tổ chức

kiểm tra sàng lọc khẩn cấp 35,54 triệu con lợn sống trên toàn tỉnh Hắc Long

Giang, đồng thời đã lấy 10.226 mẫu xét nghiệm phát hiện vi rút Dịch tả lợn

Châu Phi. Kết quả đã phát hiện được 07 mẫu dương tính trên lợn thuộc 02 làng

nơi đã xảy ra các ổ Dịch tả lợn Châu Phi. Do đó, toàn bộ số lợn sống tại 02 làng

này đã được giết hủy.

2. Tóm tắt một số đặc điểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever – viết tắt

là ASF) là một bệnh truyền nhiêm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm

lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi

lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên

đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASFV) có sức đề kháng cao

trong môi trường. Lợn khỏi bệnh lâm sàng có khả năng mang vi rút trong thời

gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại

trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị được bệnh Dịch tả lợn Châu

Phi, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay

từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; Các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch

nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều

nước đã và đang áp dụng.

Thông tin chi tiết về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Phụ lục đính kèm.

3. Chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam

Cục Thú y đề nghị chủ động áp dụng các biện pháp phòng nguy cơ xâm

nhiêm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam, cụ thể như sau:

a) Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Chi

cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Báo cáo các cơ quan có thẩm quyền của địa phương xem xét, chỉ đạo

khẩn trương thực hiện những nội dung sau:

- Tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ

nước ngoài vào Việt Nam; tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn

và sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc qua biên giới, kể cả quà

tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng

Page 50: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

45

buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức giám

sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật;

- Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn

bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợn nhập lậu trái phép thì cần lấy mẫu gửi đến Chi

cục Thú y vùng quản lý địa bàn hoặc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương để

chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh;

- Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng,

chống dịch bệnh tại các cửa khẩu và các địa bàn có nguy cơ cao;

- Tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham

gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào

trong nước tiêu thụ; không mua bán lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc

rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh.

b) Đối với Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, Lạng Sơn và

Quảng Ninh

- Chủ động phối hợp, hướng dẫn các Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham

mưu và đề xuất với chính quyền địa phương các tỉnh phía Bắc chỉ đạo tăng

cường việc giám sát, phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển bất hợp pháp

lợn và các sản phẩm lợn vào Việt Nam;

- Theo dõi diên biến tình hình dịch bệnh trên lợn nói chung và nguy cơ

lây lan bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để kịp thời triển khai các giải pháp nhằm ngăn

chặn sự xâm nhiêm của bệnh này vào Việt Nam.

c) Đối với các Chi cục Thú y vùng I-VII và Trung tâm Chẩn đoán thú y

Trung ương

- Khẩn trương rà soát năng lực, xây dựng và ban hành quy trình chẩn

đoán, xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để thống nhất áp dụng trong phạm

vi toàn quốc; chuẩn bị các điều kiện, trang thiết bị và các nguyên vật liệu cần

thiết để thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

- Hướng dẫn, phối hợp và đôn đốc các Chi cục Chăn nuôi và Thú y các

tỉnh trong việc theo dõi, giám sát và ứng phó (nếu phát hiện có sự xuất hiện)

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Cục Thú y đề nghị các đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện và thường

xuyên thông báo về Cục Thú y để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh./.

Nơi nhận: - Như trên;

- Bộ trưởng Nguyên Xuân Cường (để b/c);

- Thứ trưởng Vũ Văn Tám (để b/c);

- Cục trưởng (để b/c);

- Lưu: VT, DT.

Page 51: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

Phụ lục 6: Công văn số 2615/TY-DT ngày 07/9/2018 của Cục Thú y

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC THÚ Y

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2615 /KH-TY-DT Hà Nội, ngày 07 thang 9 năm 2018

KẾ HOẠCH

Chủ động triển khai giám sát để ngăn chặn bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

Kính gửi:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y,

Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương;

- Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương;

- Chi cục Thú y vùng I – VII;

- Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, Lạng Sơn và

Quảng Ninh.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

tại Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30/8/2018 về việc chủ động

ngăn chặn nguy cơ xâm nhiêm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam, Cục

Thú y đề nghị các đơn vị khẩn trương chủ động triển khai giám sát để ngăn chặn

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm vào Việt Nam như sau:

1. Xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm của lợn từ đầu năm 2018 đến nay

Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương và các Chi cục Thú y vùng I –

VII thực hiện:

- Rà soát lại toàn bộ các mẫu bệnh phẩm từ lợn (mẫu máu, huyết thanh,

mô,…) được các đơn vị tiếp nhận và xét nghiệm các bệnh khác từ tháng 01/2018

đến nay và xét nghiệm bổ sung để phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

- Phương pháp xét nghiệm: Kỹ thuật Real-time PCR (giao Chi cục Thú y

vùng VI chủ trì, phối hợp với Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương và các

Chi cục Thú y vùng khác đề xuất, trình Cục Thú y ban hành và Quy trình lấy

mẫu và xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi).

2. Giám sát lâm sàng để kịp thời phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn

nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

của địa phương để tổ chức:

Page 52: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

47

a) Hướng dẫn người chăn nuôi và thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám

sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh tích

điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc

lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép thì cần lấy

mẫu (trước khi tiêu xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) gửi đến Chi cục

Thú y vùng quản lý địa bàn hoặc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương để

chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

b) Việc giám sát lâm sàng cần tập trung vào đối tượng các đàn lợn tại các

địa phương giáp biên giới và tại các địa phương có nhiều khách du lịch, phương

tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

3. Chủ động giám sát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

a) Đối tượng lấy mẫu xét nghiệm

- Các mẫu bệnh phẩm của lợn (kể cả lợn rừng nuôi) được các tổ chức, cá

nhân gửi đến Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương và các Chi cục Thú y

vùng I – VII để chẩn đoán, xét nghiệm các bệnh của lợn thì cần xét nghiệm bổ

sung để phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

- Các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái

phép từ nước ngoài vào Việt Nam.

- Các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ

lợn hoặc trong quá trình vận chuyển.

b) Loại mẫu

- Mẫu máu của lợn bệnh (đang sốt trong giai đoạn đầu); máu cần được

chống đông bằng bổ sung EDTA 0,5%.

- Mẫu hạch lâm ba dưới hàm, hạch lâm ba trước đùi, hạch hạnh nhân,

hạch lâm ba ruột, lách, phổi, gan, thận.

- Mẫu thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích,….

Các loại mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ âm 80°C đến 4°C và vận

chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy.

c) Số lượng mẫu

Mỗi loại đối tượng lấy ngẫu nhiên khoảng 30 mẫu/tháng; Các loại lợn, sản

phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào

Việt Nam phải lấy mẫu xét nghiệm 100%.

d) Tần suất và thời gian lấy mẫu

Hằng tháng lấy mẫu các đối tượng nêu trên để xét nghiệm từ tháng 9 –

12/2018.

đ) Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm

- Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố chủ động lấy mẫu

của các đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh

Page 53: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

48

tích điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu,

nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam.

- Các Chi cục Thú y vùng I – VII, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào

Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh chủ động lấy mẫu của lợn (kể cả lợn giống), sản

phẩm của lợn (thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích,…).

e) Xét nghiệm mẫu

- Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương và các Chi cục Thú y vùng I –

VII thực hiện.

- Phương pháp xét nghiệm: Kỹ thuật Real-time PCR.

4. Kinh phí thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xét nghiệm mẫu thì phải chi trả toàn

bộ chi phí theo quy định hiện hành.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Chi cục

Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ kinh

phí cho hoạt động do các đơn vị thực hiện.

c) Đối với các đơn vị thuộc Cục Thú y.

- Chủ động sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh được cấp

hoặc nguồn thu phí trong công tác thú y của đơn vị mình để thực hiện.

- Trường hợp chưa có kinh phí hoặc kinh phí vượt quá khả năng thì phải

có báo cáo bằng văn bản gửi Cục Thú y để xem xét, quyết định.

- Xây dựng dự toán chi tiết để trình Cục Thú y xem xét, phê duyệt trước

ngày 15/9/2018 để có cơ sở tổ chức thực hiện.

5. Biện pháp can thiệp trong quá trình giám sát

Trong quá trình thực hiện, nếu có kết quả xét nghiệm mẫu dương tính với

vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, các đơn vị thực hiện ngay những nội dung sau:

a) Báo cáo Cục Thú y bằng điện thoại và văn bản để kịp thời chỉ đạo các

biện pháp xử lý và phòng, chống dịch bệnh.

b) Thông báo ngay cho Chi cục Thú y/Chi cục Chăn nuôi và Thú y bằng

điện thoại và văn bản về kết quả xét nghiệm; đề nghị Chi cục Thú y cấp tỉnh

phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện ngay việc tiêu hủy toàn bộ đàn lợn,

sản phẩm của lợn có mẫu dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

c) Chi cục Thú y vùng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của địa

phương tiến hành điều tra ổ dịch để xác định nguồn gốc, nguyên nhân lợn, sản

phẩm của lợn dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi và hướng dẫn thực hiện

các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

d) Triển khai các biện pháp phòng, chống theo quy định của Luật thú y và

Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông

Page 54: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

49

nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật

trên cạn.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn

vị thông báo hoặc báo cáo bằng văn bản về Cục Thú y để phối hợp xử lý kịp

thời./.

Nơi nhận: - Như trên;

- Bộ trưởng Nguyên Xuân Cường (để b/c);

- Thứ trưởng Hà Công Tuấn (để b/c);

- Cục trưởng (để b/c);

- Các Phó Cục trưởng;

- Các phòng: TC, KDĐV, HTQT&TT (để t/h);

- Lưu: VT, DT.

Page 55: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

50

Phụ lục 7: Năng lực xét nghiệm bệnh Dịch tả Châu Phi của các phòng thí

nghiệm thuộc Cục Thú y

Page 56: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

9/11/2018

1

NĂNG LỰC XÉT NGHIỆM BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI

CỦA CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM THUỘC CỤC THÚ Y

Hà Nội, ngày 14/9/2018

CHẨN ĐOÁN‐XÉT NGHIỆMCHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Dịch tả lợn châu Phi và Dịch tả lợn cổ điển khó có thể chẩn đoán phân biệtnếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích. Vì vậy, trong mọi trường hợp,phải lấy mẫu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh.

Các bệnh khác cần được chẩn đoán phân biệt với bệnh Dịch tả lợn châuPhi bao gồm các bệnh:

‐ Bệnh tai xanh (PRRS), đặc biệt là thể cấp tính,

‐ Bệnh Đóng dấu lợn,

‐ Bệnh Phó thương hàn,

‐ Bệnh Tụ huyết trùng,

‐ Bệnh liên cầu khuẩn do Streptococcus suis,

‐ Bệnh Glasser, bệnh ký sinh trùng đường máu do Trypanosoma gây ra,

‐ Hội chứng viêm da sưng thận do PCV2,

‐ Bệnh giả dại ở lợn choai

Page 57: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

9/11/2018

2

Vì không có vắc‐xin, phát hiện sớm xác định bệnhlà cần thiết để thực hiện các biện pháp kiểm soátđể tránh lây dịch bệnh. Do đó, chẩn đoán xétnghiệm tại phòng thí nghiệm là rất quan trọng

CHẨN ĐOÁN‐XÉT NGHIỆM

Máukháng đông

Hạch (nốt lympho)

LáchThận

Phổi

CHẨN ĐOÁN‐XÉT NGHIỆM(các loại bệnh phẩm)

Page 58: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

9/11/2018

3

• Nhiệt độ bảo quản: +4‐8oC

• Bệnh phẩm được đóng gói và chuyển nhanh về phòng thí nghiệm trong vòng 8‐24 giờ

Bảo quản và vận chuyển mẫu

‐ Loại mẫu: máu kháng đông; phủ tạng, ve,..

‐ Thời gian có kết quả nhanh: 3‐5 giờ

Kỹ thuật Realtime PCR

Page 59: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

9/11/2018

4

Phương pháp xét nghiệm:– Phương pháp Realtime PCR

– Quy trình được xây dựng từ năm 2013, đã được 

– Qui trình đã được công  nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO 17025:2005 và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Năng lực xét nghiệm phát hiện vi rút gây bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại Chi cục Thú y vùng VI

TT Tên nguyên liệu Trình tự

1 Mồi xuôi ASFV 5’‐CTGCTCATGGTATCAATCTTATCGA‐3’

2 Mồi ngược ASFV 5’‐GATACCACAAGATCRGCCGT‐3’

3 Đoạn dò ASFV 5’‐ FAM‐CCACGGGAGGAATACCAACCCAGTG‐BHQ1‐3’

TT Thành phần nguyên liệu Nồng độ Thể tích (µl) cho 

1 phản ứng

1 Nước không có RNA và DNA 5,5

2 Dung dịch SuperMix 2X 12,5

3 Mồi  xuôi ASFV 20 µM 0,5

4 Mồi ngược ASFV 20 µM 0,5

5 Đoạn dò ASFV 6 µM 1Tổng thể tích dung dịch cho 1 phản ứng: 20

6 Mẫu chiết tách (DNA) 5Tổng thể tích cho 1 phản ứng: 25

Nhiệt độ Thời gian Số chu kỳ

50oC 2 phút 1

95oC 2 phút 1

95oC 15 giây45

60oC 45 giây

Mẫu dương tính khi giá trị Ct < 40Mẫu âm tính khi không có giá trị Ct Mẫu nghi ngờ khi giá trị 40 ≤ Ct ≤ 45

Page 60: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

9/11/2018

5

Recognized ISO/IEC 17025Laboratory from 2011

VLAT – 009ISO/IEC 17025:2005

Laboratory ID

9/11/2018 9

Quy trình được tại RAHO6 công nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025

Được công nhận từ năm 2013

Page 61: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

9/11/2018

6

Được tái công nhận từ năm 2018

So sánh liên phòng với Phòng thí nghiệm quốc gia Úc (AAHL)‐Năm 2014

Page 62: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

9/11/2018

7

So sánh liên phòng với Phòng thí nghiệm quốc gia Úc (AAHL)‐Năm 2015

So sánh liên phòng với Phòng thí nghiệm quốc gia Úc (AAHL)‐Năm 2016

Page 63: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

9/11/2018

8

9/11/2018 15

Thiết bị Histopathology

Automatic Tissue processor Embedding

Microtome Microscopy with computer

9/11/2018 16

Thiết bị Sinh học phân tử

Homogenizer DNA/RNA Automatic Extraction system

Realtime Apparatus GS Junior 454 sequencer

Page 64: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/6_180912_Baocao... · Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới

9/11/2018

9

Hình ảnh lớp tập huấn Dịch tả heo Châu Phi tại Chi cục Thú y vùng VI năm 3013

Xin cảm ơn quý vị đại biểu