264
Bộ Thủy sản Việt Nam Bộ Ngoại giao, Danida Đan Mạch VIỆT NAM HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH THỦY SẢN, PHA II 2006 – 2010 VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Bộ Thủy sản Việt Nam

Bộ Ngoại giao, DanidaĐan Mạch

VIỆT NAM

HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH THỦY SẢN, PHA II

2006 – 2010

VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Báo cáo này chứa đựng những thông tin hạn chế phổ biến và chỉ lưu hành nội bộ

Ref.104.Vietnam.803-200 Ngày 15 tháng 12 năm 2005

Page 2: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

TRANG ĐẦU

Tên nước : Việt Nam

Ngành : Thủy sản

Tên chương trình : Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản II

Cơ quan thực hiện : Bộ thuỷ sản

Thời gian : 5 năm

Ngày bắt đầu : 1 tháng 1 năm 2006

Tổng ngân sách : DKK

Đóng góp của Danida : 219,93 triệu DKK

Đại diện cho Tên/chức danh Ngày

Bộ thuỷ sản

_____________________ ________________________ ___________

Danida:

______________________ ________________________ ___________

Page 3: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản,Việt Nam

Thông tin tổng quát

Bối cảnh

Năm 1993, Ngành Thuỷ sản được chọn là một trong ba ngành được nhận viện trợ phát triển của Đan Mạch cho Việt Nam. Hoạt động chính đầu tiên là hỗ trợ việc xây dựng một Kế hoạch Tổng thể cho ngành, sau đó là hai dự án: Đánh giá Nguồn lợi Sinh vật Biển ở Việt Nam (ALMRV-I) và dự án Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản (SEAQIP-I). Giai đoạn hai của các dự án này đã được hợp nhất thành các hợp phần của Hỗ trợ Chương trình Ngành thuỷ sản (FSPS-I), chương trình này bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2000. Theo kế hoạch chương trình FSPS sẽ hoạt động trong 5 năm nhưng đã kéo dài thêm một năm và kết thúc vào tháng 12/2005. FSPS-I bao gồm các hợp phần:

1. Tăng cường Năng lực Quản lý Hành chính Ngành Thuỷ sản (STOFA)2. Hỗ trợ Nuôi trồng Thủy sản nước ngọt (SUFA)3. Hỗ trợ Nuôi trồng Thuỷ sản nước lợ và nước mặn (SUMA)4. Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản (SEAQIP-II)5. Hỗ trợ Tái cơ cấu ngành và Cổ phần hoá doanh nghiệp (SIRED).

Ngành thuỷ sản đã có những bước tiến vượt bậc trong thập kỷ qua và hiện nay là nguồn thu ngoại tệ ròng lớn nhất trong cả nước, góp vào sự phồn thịnh ngày càng tăng của nền kinh tế quốc gia. Đầu năm 2004, Danida đã tiến hành đợt đánh giá kỹ thuật FSPS-I. Báo cáo đánh giá đã kết luận rằng chương trình đã tiến triển tốt, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển và mục tiêu trước mắt của chương trình, đáp ứng được thậm chí vượt trong một số trường hợp các kỳ vọng thể hiện trong các Văn kiện Chương trình và Hợp phần. BTS đánh giá FSPS-I là cần thiết và thành công nhờ:

chương trình hỗ trợ gắn liền với các chương trình quốc gia được triển khai trong ngành;

trợ giúp kỹ thuật cho doanh nghiệp về các mặt giới thiệu các hệ thống quản lý chất lượng, hỗ trợ xây dựng năng lực, hỗ trợ marketing quốc tế rất phù hợp với các nhu cầu của ngành; và

hỗ trợ phát triển hoạt động khuyến ngư cũng như phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và biển tại cấp tỉnh và địa phương đều được tiếp nhận tốt .v.v. Những kết quả như đã thể hiện qua các chỉ số chính sẽ không thể đạt được nếu không có sự hỗ trợ của Danida trong suốt 10 năm qua.

Trọng tâm của Chương trình FSPS II

Hướng tiếp cận tổng quát và thiết kế của PSFS-II là lồng ghép và phối hợp các hoạt động giữa các hợp phần để các hợp phần đáp ứng toàn bộ các nhu cầu của Ngành Thủy sản Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu của chương trình. Vì thế, nhiều hoạt

i

Page 4: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản,Việt Nam

động hợp phần khác nhau sẽ được lồng ghép trong quá trình thực hiện hoặc sẽ bắt đầu từ các khảo sát cơ bản chung hoặc các nghiên cứu khả thi.

Chương trình đặc biệt chú trọng đến việc đưa cấp cơ sở và cộng đồng tham gia vào các hoạt động của các Hợp phần của chương trình, cả về mặt quản lý lẫn đào tạo và phát triển. Do đó, hầu hết sự hỗ trợ của chương trình ở dưới địa phương sẽ được dành cho các nhóm đồng quản lý trong đó trọng tâm sẽ dành cho việc xây dựng các mô hình đồng quản lý và hợp tác phù hợp với việc trao quyền cho các công đồng và hộ nghèo. Các chiến lược xóa đói giảm nghèo thiết thực sớm được xây dựng khi bắt đầu chương trình cũng sẽ được dùng để định hướng các hoạt động chương trình ở cả cấp trung ường và cấp tỉnh, và đảm bảo cho các hoạt động đó nhằm đúng đối tượng người dân nghèo.

FSPS II với trọng tâm là vấn đề xoá nghèo thông qua chiến lược phát triển 2 hướng sẽ được áp dụng tại 9 tỉnh điểm phù hợp với những cơ hội phát triển cụ thể và các chiến lược giảm nghèo sẽ được xây dựng cho từng tỉnh. Hướng chiến lược thứ nhất là hỗ trợ tạo cơ hội việc làm và sinh kế mới bằng cách tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững trong ngành thủy sản. Sự hỗ trợ này sẽ tập trung tạo ra và nâng cấp các đơn vị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản quy mô nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chế biến và kinh doanh thuỷ sản. Hướng chiến lược thứ hai là nhằm vào các tỉnh nghèo và các hộ gia đình nghèo, gồm cả đồng bào dân tộc, sống trong các điều kiện sinh thái đặc biệt như miền núi, hải đảo và đầm phá, tận dụng các cơ hội để tăng sản lượng thuỷ sản trong các hồ, hồ chứa và nuôi cá nước ngọt và nuôi biển. Các văn kiện hợp phần sẽ mô tả cụ thể các hoạt động khác nhau về xoá đói giảm nghèo mà FSPS-II sẽ tiến hành.

Chiến lược chung của chương trình là nhằm tăng số lượng cơ hội việc làm cho phụ nữ và cải thiện điều kiện làm việc cho họ. Điều này sẽ đạt được thông qua hỗ trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thuỷ sản tăng trưởng và hiện đại hoá, và thông qua việc đẩy mạnh các cơ hội công bằng đối với phụ nữ trong lĩnh vực hành chính thuỷ sản và các lĩnh vực khác. Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các hoạt động phát triển của chương trình sẽ không tự động trở thành hiện thực. Giai đoạn 1 của FSPS chủ yếu là hỗ trợ cho Ban vì Sự Tiến bộ của Phụ nữ Ngành Thủy sản ở cấp trung ương, vì vậy tác động của nó tới cấp địa phương còn hạn chế. Hướng tiếp cận cho FSPS-II sẽ là thu hút các hội phụ nữ địa phương tham gia càng nhiều càng tốt vào các hoạt động của chương trình.

Hỗ trợ của chương trình liên quan đến việc xây dựng/rà soát lại các văn bản dưới luật và các quy định của Luật Thuỷ sản mới được ban hành sẽ tạo ra một môi trường tích cực choquản trị nhà nước tốt vì mục tiêu quản lý bền vững các nguồn lợi thủy sản và sự phân phối công bằng quyền khai thác thuỷ sản cũng như sử dụng đất và mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản. FSPS-II sẽ hỗ trợ việc tìm ra phương thức tốt nhất về đồng quản lý, quản lý nuôi trồng thủy sản, sắp xếp về thể chế và các tổ chức hợp tác để tăng cường vị thế của ngư dân và các hộ sản xuất nhỏ trước các chủ nậu vựa và những đối

ii

Page 5: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản,Việt Nam

tượng có thế lực khác. Việc nâng cao vị thế của các hội nghề nghiệp để các tổ chức này có tiếng nói và hành động đại diện cho thành viên của mình cũng sẽ được hỗ trợ, và sẽ tạo cơ sở cho việc tăng tính đại diện đối với chính quyền địa phương và trung ương mở đường cho sự tham gia của cấp cơ sở vào việc xây dựng chính sách.

FSPS-II sẽ tăng cường năng lực của hệ thống hành chính thuỷ sản trong việc xây dựng các chính sách và kế hoạch chiến lược của ngành ở cấp trung ương và cấp tỉnh, trong đó có năng lực giải quyết các vấn đề về môi trường bên trong và bên ngoài ngành thuỷ sản. Quản lý thuỷ sản phần lớn là quản lý môi trường vì việc sử dụng và phát triển bền vững các nguồn lợi thuỷ sản phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng môi trường sống của thuỷ sản biển và các vùng nước nội đồng, chất lượng cũng như sự dồi dào của nguồn nước, kể cả nguồn nước không có thuốc trừ sâu và không bị ô nhiễm. Việc sử dụng các biện pháp khai thác huỷ diệt, phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản ven biển, thải các chất hữu cơ và dinh dưỡng từ các trang trại nuôi trồng thủy sản, sử dụng không đúng các loại thuốc và hoá chất, việc đưa vào nuôi trồng các loài nhập nội và tác động của chúng đối với đa dạng sinh học, v.v.., tất cả đều là những vấn đề quan trọng về môi trường ở Việt Nam mà sẽ được quan tâm trong quá trình thực hiện FSPS-II.

Ngành thuỷ sản được biết đến là một trong những ngành có nguy cơ cao trong lây truyền HIV/AIDS do tính chất biến động cao của những người làm việc trong ngành này. Chương trình sẽ hỗ trợ tiến hành một nghiên cứu về sự hiện hữu và và lây truyền của căn bệnh này trong ngành thuỷ sản và việc xây dựng một phương thức tiếp cận phù hợp và nhạy cảm về các biện pháp phòng tránh mà hệ thống quản lý hành chính thuỷ sản có thể triển khai. Sau khi có kết quả nghiên cứu, chương trình sẽ hỗ trợ BTS xây dựng và thực hiện một chiến lược ngành về phòng chống HIV/AIDS cũng như một chiến lược truyền thông phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về HIV/AIDS trong ngành thuỷ sản. Chiến lược này sẽ đảm bảo các chương trình về HIV/AIDS ở cấp cộng đồng của Chính phủ không bỏ qua các cộng đồng nghề cá bằng cách lồng ghép nhận thức về HIV/AIDS trong các hoạt động của chương trình.

Chiến lược thực hiệnTheo các Hướng dẫn về Quản lý Viện trợ của Danida, trách nhiệm thực hiện chương trình, bao gồm cả quản lý tài chính, sẽ do phía Việt Nam đảm nhiệm. Các cố vấn kỹ thuật quốc tế sẽ không trực tiếp giải quyết các vấn đề về mặt quản lý và tài chính trong thực hiện chương trình, như họ đã làm trong FSPS-I, mà sẽ tập trung vào vai trò cố vấn của họ trong các lĩnh vực chuyên môn riêng của từng người.

Sự thay đổi này trong quản lý chương trình sẽ tăng khối lượng công việc đối với tổ chức nhận viện trợ. Việc thực hiện và quản lý chương trình và vốn viện trợ sẽ được phân chia giữa các đơn vị thực hiện dự án, đó là các vụ, cục, viện nghiên cứu trực thuộc BTS và 9 tỉnh được lựa chọn. Kế hoạch và ngân sách thực hiện chương trình sẽ được lập riêng chotừng đơn vị thực hiện. FSPS-II sẽ hỗ trợ trực tiếp cho 9 tỉnh điểm là nơi các kế hoạch chi tiết sẽ được xây dựng trong Giai đoạn khởi đông (Phụ lục 11

iii

Page 6: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản,Việt Nam

cung cấp thêm thông tin về các tỉnh điểm). Sự hỗ trợ của Hợp phần STOFA-II về tăng cường năng lực quản lý hành chính thủy sản sẽ giúp đỡ BTS trong vai trò điều hành mới này.

Tóm tắt các hợp phần:

Mục tiêu phát triển của FSPS-II là: Các bộ phận dân cư nghèo ở nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản.

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản Giai đoạn II của Danida bao gồm 4 hợp phần:

1. Tăng cường Quản lý Hành chính Thủy sản 2. Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sản 3. Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Bền vững 4. Tăng cường Năng lực Sau Thu hoạch và Marketing

Hợp phần Tăng cường Quản lý Hành chính Thủy sản (STOFA-II) tiếp tục hỗ trợ về xây dựng năng lực trên cơ sở hoạt động của Hợp phần STOFA ở giai đoạn 1 và Nghị định 43/CP được ban hành năm 2003 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BTS. Việc xây dựng năng lực sẽ được tiến hành chủ yếu dưới hình thức đào tạo cán bộ, xây dựng các cơ cấu thể chế mới, và xây dựng và thực hiện các hệ thống thông tin quản lý thuỷ sản, bao gồm các hệ thống CNTT. Hợp phần sẽ hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách và kế hoạch hóa trong hệ thống hành chính thuỷ sản thông qua việc xây dựng năng lực dài hạn trong các đơn vị hành chính cấp Bộ và cấp tỉnh. Cụ thể Hợp phần STOFA-II sẽ hỗ trợ BTS trong quá trình tái cơ cấu và nâng cấp nền hành chính thủy sản ở trung ương và các cấp đã được phân cấp phù hợp với các kế hoạch và mục tiêu Cải cách Hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010.

Hợp phần Tăng cường Quản lý Khai thác Thuỷ sản tiếp tục sự hỗ trợ cần thiết để nâng cao năng lực thể chế cho việc hoạch định các chính sách khai thác thủy sản và thực hiện các chiến lược quản lý mà ALMRV-II của FSPS-I đã tiến hành . Hợp phần sẽ hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực thể chế của Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản (Cục KT&BVNLTS) và các Sở Thuỷ sản (STS) hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT (ở những tỉnh không có STS). Hợp phần cũng sẽ hỗ trợ các viện nghiên cứu trực thuộc BTS (Viện nghiên cứu hải sản, Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản và Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản) và Cục KT&BVNLTS trong việc xây dựng năng lực làm việc đa lĩnh vực và đảm nhận việc quản lý các nghiên cứu liên quan. Hợp phần sẽ hỗ trợ việc thực hiện Nghị định số 79/2003/ND-CP ngày 7/7/2003 quy định khung pháp lý cho sự tham gia rộng rãi của người dân ở cấp xã vào một loạt các lĩnh vực quản lý. Hợp phần cũng sẽ hỗ trợ cho Nhóm Chuyên trách Đồng Quản lý Khai thác Thủy sản, nhóm này sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện các dự án thí điểm, đánh giá và tổng kết kinh nghiệm để khuyến nghị với BTS về những phương

iv

Page 7: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản,Việt Nam

thức tiếp cận của Việt Nam đối với công tác đồng quản lý thủy sản thích ứng để phổ biến toàn quốc.

Hợp phần Phát triển Nuôi trồng Thuỷ sản Bền vững tiếp tục sự hỗ trợ mà SUMA và SUFA đã tiến hành trong FSPS-I. Hợp phần sẽ củng cố và đảm bảo những thành tựu có ý nghĩa đã đạt được trong suốt FSPS-I về các mặt thu nhập, việc làm và tiêu thụ thông qua sản xuất nuôi trồng thủy sản. SUDA sẽ tiếp tục phát triển năng lực lập kế hoạch nhằm đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả đối với những yêu cầu của ngành từ trung ương đến địa phương. Sự hỗ trợ của hợp phần sẽ được dành cho: (i) các sáng kiến về cải thiện và, nếu phù hợp, chứng nhận nguồn gốc và chất lượng giống thủy sản, tạo các loài và dòng mới, đa dạng hoá sản xuất và các dịch vụ nhằm tăng cơ hội cho sản xuất quy mô nhỏ; (ii) phát triển nuôi trồng thuỷ sản để cải tiến và giới thiệu các phương thức sản xuất mang tính cạnh tranh hơn cũng như các hệ thống và công thức nuôi kết hợp mới để đảm bảo rằng các hộ sản xuất quy mô nhỏ giữ được vai trò lớnvà rằng các rủi ro về kỹ thuật và thị trường trong lĩnh vực sản xuất mang tính thương mại hơn có thể được đáp ứng một cách hiệu quả; và (iii) xây dựng năng lực nhằm tăng cường và tập trung năng lực vào các dịch vụ thiết yếu để đảm bảo rằng ngành hoạt động có năng suất cao và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, và rằng công tác nghiên cứu và phát triển có thể đem lại những cải tiến liên tục nhằm vào các yêu cầu trong toàn ngành. Thông qua nuôi trồng thủy sản công tác xoá đói giảm nghèo sẽ được quan tâm đặc biệt nhất là các cộng đồng đồng bào dân tộc ở các huyện và thôn bản vùng sâu, vùng xa ở các vùng nước ngot.

Hợp phần Nâng cao Năng lực Sau Thu hoạch và Marketing sẽ được tiến hành trên cơ sở các hỗ trợ của SEAQIP-II, nhưng chú trọng hơn đến các nhà sản xuất phục vụ thị trường nội địa và việc kiểm soát vệ sinh, rủi ro trong khu vực sản xuất quy mô nhỏ cho thị trường nội địa. Hợp phần này sẽ làm việc với các hộ sản xuất cả trong nuôi trồng và đánh bắt, các hộ kinh doanh và cơ sở chế biến quy mô nhỏ với mục đích (i) hỗ trợ cho việc hình thành và xây dựng năng lực cho các cơ quan khuyến ngư và các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực thuỷ sản bằng cách cung cấp các dịch vụ trong các lĩnh vực vệ sinh, marketing và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; (ii) tăng cường hơn nữa các hệ thống marketing thông qua các trung tâm phát triển sản phẩm, và xây dựng hệ thống thương hiệu và tên gọi xuất xứ như những công cụ marketing; (iii) xây dựng năng lực cho các hệ thống thanh tra địa phương để kiểm tra về an toàn thực phẩm trên các tàu đánh cá, các bến cá, các trại nuôi và trong dây chuyền phân phối; (iv) hỗ trợ các tổ chức trong ngành để giúp cho hội viên đáp ứng được yêu cầu của quy định mới; và (v) hỗ trợ việc xây dựng một đội ngũ chuyên gia tư vấn và giảng viên trong nước.

Đội ngũ giảng viên này dự kiến được thành lập với sự tham gia của các chuyên gia tư vấn trong nước đã từng làm việc cho các dự án của SEAQIP-II và SIRED trong giai đoạn FSPS-I. Hợp phần cũng sẽ hỗ trợ việc tiếp tục xây dựng phương thức tiếp cận dựa trên rủi ro đối với công tác kiểm soát an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản, bao gồm trợ giúp xây dựng các cơ cấu tổ chức phù hợp và xây dựng năng lực trong BTS và các viện nghiên cứu hữu quan. Phương thức tiếp cận cấu trúc và hệ thống đối

v

Page 8: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản,Việt Nam

với đánh giá và quản lý rủi ro sẽ làm cho ngành thuỷ sản ở Việt Nam phù hợp với các yêu cầu quốc tế cần thiết cho việc gia nhập WTO và cho việc tiếp cận thị trường quốc tế. Hợp phần sẽ hỗ trợ đặc biệt cho việc tăng cường hiểu biết những nguy cơ về an toàn thực phẩm trong các sản phẩm nuôi trồng thủy sản cho thị trường trong nước, và xác định các chiến lược thực tế để quản lý các nguy cơ đó cho người tiêu dùng nội địa.

Ngân sách

Tổng số đóng góp của Danida cho FSPS-II ước tính là 219,93 triệu DKK cho thời gian 5 năm từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2010 và được phân chia theo Bảng 1 dưới đây. Ngoài ngân sách Chương trình, Danida sẽ chi trả các khoản về trợ giúp kỹ thuật dài hạn từ một nguồn khác. Phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam dưới hình thức nhân viên, lương và quản lý phí chung cho hạ tầng CNTT ước tính xấp xỉ bằng 10% ngân sách của Danida cho FSPS-II.

Bảng 1: Ngân sách FSPS-II, 2006-2010

Đơn vị tính: triệu DKK

Tổng số cho2006-2010

% trên tổng số

2006 2007- 2010

Tổng số cho cấp trung ương

Tổng số cho cấp tỉnh

Cấp chương trình và hạ tầng cơ sở 10,80 5% 1,94 8,86 10,801. Quản lý Hành chính 47,75 22% 9,77 37,98 38,66 9,092. Quản lý Khai thác Thủy sản 40,50 18% 5,50 35,00 23,53 16,973. Nuôi trồng Thủy sản 68,26 31% 9,55 58,71 36,09 32,174. Sau thu hoạch và Marketing 38,62 18% 6,28 32,34 23,65 14,97Chưa phân bổ 14,00 6% 14,00Tổng cộng 219,93 100% 33,04 186,89 132,73 73,20

vi

Page 9: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản,Việt Nam

Mục lục

Thông tin tổng quát..............................................................................................................i

1. Giới thiệu...........................................................................................................................14

2. Bối cảnh toàn ngành......................................................................................................15

2.1 Ý nghĩa của ngành trong nền kinh tế quốc dân.............................................................15Khai thác thuỷ sản...............................................................................................................................16Nuôi trồng thủy sản.............................................................................................................................17Marketing và chế biến........................................................................................................................17

2.2 Ý nghĩa của ngành thuỷ sản trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam............................182.3 Khung chính sách, pháp lý và thể chế..........................................................................19

Tình hình chung....................................................................................................................................19Bộ máy tổ chức của Bộ Thuỷ sản..................................................................................................21Các cơ quan đối tác chính của FSPS-II....................................................................................22

2.4 Sự tham gia của các nhà tài trợ, cơ chế và năng lực phối hợp của nhà tài trợ..............262.5 Những thách thức trong tương lai.................................................................................27

3. Thoả thuận viện trợ cho FSPS-II................................................................................29

3.1 Chiến lược thực hiện.....................................................................................................303.2 Những tính toán chiến lược.........................................................................................323.3 Sự gắn kết giữa các hợp phần.......................................................................................353.4 Xoá đói giảm nghèo......................................................................................................373.5 Các vấn đề đan chéo.....................................................................................................39

Bình đẳng giới.......................................................................................................................................39Qquyền con người, dân chủ hoá và quản trị nhà nước .....................................................41Môi trường..............................................................................................................................................41HIV/AIDS.................................................................................................................................................44

4. Mô tả Tóm tắt các Hợp phần.......................................................................................50

4.1 Hợp phần 1: Tăng cường Quản lý hành chính Thuỷ sản ( STOFA-II)........................504.2 Hợp phần 2: Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sản...............................................524.3 Hợp phần 3: Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Bền vững (SUDA)................................544.4 Hợp phần 4: Tăng cường Năng lực Sau thu hoạch và Tiếp thị....................................57

5. Ngân sách và các đầu vào.............................................................................................59

5.1 Đóng góp của Chính phủ Việt Nam và Nguyên tắc hỗ trợ liên quan của Danida.......605.2 Nhân lực bổ sung của Chính phủ cho thực hiện FSPS-II.............................................615.3 Ngân sáchphân bổ chi tiết..............................................................................................62

6. Quản lý và Tổ chức........................................................................................................66

6.1 Cấp trung ương.............................................................................................................666.2 Cấp tỉnh.........................................................................................................................676.3 Quá trình lập kế hoạch và ra quyết định.......................................................................68

7. Quản lý Tài chính và Mua sắm...................................................................................69

vii

Page 10: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản,Việt Nam

7.1 Quản lý ngân sách.........................................................................................................707.2 Chuẩn bị ngân sách.......................................................................................................717.3 Quản lý vốn...................................................................................................................717.4 Các Đơn vị thực hiện....................................................................................................737.5 Chuyển tiền từ ĐSQ Đan-mạch sang Bộ Tài chính/Vụ Tài chính Đối ngoại...............737.6 Báo cáo tài chính...........................................................................................................747.7 Các thủ tục Mua sắm....................................................................................................747.8 Các Thủ tục kiểm toán..................................................................................................75

8. Theo dõi giám sát, Báo cáo, Tổng kết và đánh giá..................................................76

8.1 Theo dõi giám sát và các chỉ số....................................................................................768.2 Báo cáo.........................................................................................................................788.3 Đánh giá và tổng kết.....................................................................................................79

9. Các Giả định và Rủi ro chính......................................................................................80

10. Kế hoạch thực hiện......................................................................................................81Phụ lục..........................................................................................................................................................83

Phụ lục 1: Khung logic về FSPS-II, cấp Chương trình..............................................84

Phụ lục 2: Nghị định số 43/2003//ND-CP của Chính phủ..........................................88

Phụ lục 3: Điều khoản Tham chiếu cho Ban Chỉ đạo Quốc gia FSPS-II...............93

Phụ lục 4: Điều khoản Tham chiếu cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, FSPS-II...............96

Phụ lục 5: Điều khoản Tham chiếu cho Ban QL Hợp phần và Ban QL tỉnh........98

Phụ lục 6: Điều khoản Tham chiếu cho Cố vấn Tài chính Cao cấp của FSPS II104

Phụ lục 7: Thoả thuận với các tỉnh................................................................................107

Phụ lục 8: Danh sách các nhà Tài trợ cho Ngành Thủy sản...................................108

Phụ lục 8: Danh sách các nhà Tài trợ cho Ngành Thủy sản...................................108

Phụ lục 9: Điều khoản tham chiếu cho Điều tra Cơ bản Kinh tế -Xã hội của FSPS II............................................................................................................................................110

Phụ lục 10: Các Hoạt động Nghiên cứu trong FSPS-II...........................................116

Phụ lục 11: Thông tin về các tỉnh điểm.......................................................................118

TỈNH SƠN LA......................................................................................................................................119TỈNH QUẢNG NINH.......................................................................................................................126TỈNH NGHỆ AN.................................................................................................................................134TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ.............................................................................................................144TỈNH ĐĂK LĂK..........................................................................................................................................150TỈNH BÌNH ĐỊNH.............................................................................................................................157TỈNH BẾN TRE...................................................................................................................................164TỈNH AN GIANG...............................................................................................................................169TỈNH CÀ MAU..................................................................................................................................176

viii

Page 11: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản,Việt Nam

Danh mục các từ viết tắt

ACIAR Trung tâmnghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia ALMRV-II Dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật Biển Việt Nam, giai đoạn IIBKH&CN Bộ Khoa học và Công nghệBKH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tưBTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trườngBTS BTSCCHCC Cải cách hành chính côngCPRGS Chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xoá đói giảm nghèoCKT&BVNLTS Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sảnDKK Kua-ron Đan MạchFMIS Hệ thống quản lý thông tin thuỷ sảnFSPS Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sảnICLARM Trung tâm quốc tế quản lý nguồn lực thuỷ sản (hiện nay là Trung

Tâm cá thế giới WFC)MIFRESTA Khung về mức độ ổn định, hoà bình và môi trườngNAFIQAVED Cục Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thú y thuỷ sản NORAD Cơ quan phát triển quốc tế Na UySEAFDEC Trung tâm Phát triển thuỷ sản Đông Nam ÁSEAQIP Hợp phần Tăng cường chất lượng xuất khẩu hải sản, Giai đoạn 2Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và phát triển nông thônSở TS Sở Thuỷ sảnSPS Chương trình hỗ trợ ngànhVASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt NamViện KT&QHTSViện kinh tế quy hoạch thuỷ sảnViện NCHS Viện Nghiên cứu hảisảnViện NC&NTTSViện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sảnVINAFISH Hội nghề cá Việt NamVụ HTQT Vụ Hợp tác quốc tế, BTSVụ KHTC Vụ Kế hoạch Tài chínhVụ TCCB Vụ Tổ chức Cán bộ, BTSVND Đồng Việt Nam

ix

Page 12: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản,Việt Nam

x

Page 13: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

1. Giới thiệu

Năm 1993, Ngành Thuỷ sản được chọn là một trong ba ngành được nhận viện trợ phát triển của Đan Mạch cho Việt Nam. Hoạt động chính đầu tiên là hỗ trợ việc xây dựng một kế hoạch tổng thể cho ngành, sau đó là các dự án: Đánh giá Nguồn lợi Sinh vật Biển Việt Nam (ALMRV I) và dự án Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản (SEAQIP I). Giai đoạn hai của dự án này đã được hợp nhất thành một hợp phần của Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản (FSPS I), chương trình này bắt đầu đi vào thực hiện từ tháng 1/2000. Theo kế hoạch chương trình FSPS sẽ hoạt động trong 5 năm nhưng đã kéo dài thêm một năm và kết thúc vào tháng 12/2005. FSPS I bao gồm các hợp phần:

1. Tăng cường Năng lực Quản lý Hành chính Ngành Thuỷ sản (STOFA)2. Hỗ trợ Nuôi trồng Thủy sản nước ngọt (SUFA)3. Hỗ trợ Nuôi trồng Thuỷ sản nước lợ và nước mặn (SUMA)4. Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản (SEAQIP II)5. Hỗ trợ Tái cơ cấu ngành và Cổ phần hoá doanh nghiệp (SIRED).

Ngành thuỷ sản đã có những bước tiến vượt bậc trong thập kỷ qua và hiện nay là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong cả nước, góp vào sự phồn thịnh ngày càng tăng của nền kinh tế quốc gia. Đầu năm 2004, Danida đã tiến hành đợt đánh giá kỹ thuật FSPS-I. Báo cáo đánh giá đã kết luận rằng chương trình đã tiến triển tốt, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển và mục tiêu trước mắt của chương trình, đáp ứng được thậm chí vượt trong một số trường hợp các kỳ vọng thể hiện trong các Văn kiện Chương trình và Hợp phần. BTS đánh giá FSPS-I là cần thiết và thành công nhờ:

chương trình hỗ trợ gắn liền với các chương trình quốc gia được triển khai trong ngành;

trợ giúp kỹ thuật cho doanh nghiệp về các mặt giới thiệu các hệ thống quản lý chất lượng, hỗ trợ xây dựng năng lực, hỗ trợ marketing quốc tế rất phù hợp với các nhu cầu của ngành; và

hỗ trợ phát triển hoạt động khuyến ngư cũng như phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và biển tại cấp tỉnh và địa phương đều được tiếp nhận tốt.

Những kết quả như đã thể hiện qua các chỉ số thực hiện chính sẽ không thể đạt được nếu không có sự hỗ trợ của Danida trong suốt 10 năm qua.

Đầu năm 2003, BTS và Đại sứ quán Đan Mạch đã nhất trí xem xét khả năng thành lập giai đoạn 2 của chương trình hỗ trợ cho ngành thủy sản. Giai đoạn 1 của FSPS tập trung hỗ trợ tăng trưởng của toàn ngành, còn giai đoạn 2 sẽ phấn đấu để sự hỗ trợ ngành tập trung nhiều hơn vào các tầng lớp cư dân nghèo khổ hơn ở Việt Nam. Quá trình tiền xây dựng FSPS-II khởi đầu bằng việc BTS tổ chức một hội thảo trong phạm vi Bộ vào tháng 5 năm 2003. Hội thảo đã xác định các lĩnh vực có thể được hỗ trợ trong giai đoạn 2. Tháng 10 và 11 năm 2003 Danida đã cử một đoàn chuyên gia sang

11

Page 14: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Việt Nam để tìm hiểu thực tế và lên kế hoạch. Dựa vào các kết luận của hội thảo, các bên đã thỏa thuận là BTS sẽ soạn thảo tài liệu ý tưởng cho 4 lĩnh vực được hỗ trợ cụ thể là: (i) Hành chính Thủy sản, (ii) Khai thác thuỷ sản, (iii) Nuôi trồng thuỷ sản, và (iv) Công nghệ sau Thu hoạch và Marketing. Các tài liệu ý tưởng đó đã được đưa ra thảo luận tại một số hội thảo nội bộ của BTS và đã trở thành điểm khởi đầu cho việc soạn thảo 4 hợp phần cho FSPS II. Quá trình soạn thảo này bắt đầu từ tháng 9 năm 2004 và bản dự thảo đầu tiên đã được đưa ra thảo luận tại hội thảo cho các bên sẽ được hưởng lợi của chương trình vào tháng 12 năm 2004.

Dựa vào kết quả của hội thảo, chính quyền của 9 tỉnh thí điểm được lựa chọn đã xây dựng các kế hoạch cho sự hợp tác và can thiệp hỗ trợ của FSPS II. Các kế hoạch này đã được đưa ra thảo luận với các Nhóm soạn thảo Văn kiện Hợp phần trong một loạt các hội thảo tổ chức tháng 3/2005, và các bên đã thỏa thuận được về các ưu tiên hỗ trợ. Dựa vào các thoả thuận này, các tỉnh sẽ xây dựng các kế hoạch chi tiết và trọng tâm của mình trong FSPS II.

Chương trình đã được Danida tiến hành thẩm định tháng 6/2005, còn chính phủ Việt Nam thì tiến hành thời gian sau đó.

2. Bối cảnh toàn ngành

2.1 Ý nghĩa của ngành trong nền kinh tế quốc dân

Ngành thuỷ sản là ngành đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của Việt Nam và được chính phủ Việt Nam xác định là một ngành tăng trưởng kinh tế chủ chốt (Bảng 2). Ngành thuỷ sản cũng đã thể hiện năng lực sản xuất đáng kể trong việc thực hiện cam kết với chính phủ, với giá trị xuất khẩu hải sản tăng từ 550 triệu Đô-la Mỹ năm 1995 lên 2,4 tỷ Đô-la năm 2004 – đạt mức tăng hàng năm là 16%.

Bảng 2: Giá trị thủy sản Việt Nam

Mục/Năm 1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Xuất khẩu hải sản (triệu USD)550 670 780 817 971

1.475

1.777

2.023

2.240

2.400

Tổng số doanh nghiệp được vào EU 18 48 61 68 100 153Sản lượng khai thác hải sản (triệu tấn) 929 963

1.062

1.131

1.213

1.220

1.357

1.380

1.648

1.724

Sản lượng nuôi trồng (triệu tấn)415 411 481 538 615 723 879 965 998

1.150

12

Page 15: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Sự tăng trưởng trong xuất khẩu hải sản đồng hành với tăng trưởng mạnh về sản xuất trong nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất từ khu vực sản xuất sơ cấp (khai thác và nuôi trồng) ước tính chiếm 4% GDP năm 2003.

Chính phủ Việt Nam có kế hoạch trong 5 năm tới sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào mở rộng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản. Chỉ tiêu trong Báo cáo thường niên năm 2004 của BTS là tiếp tục mở rộng xuất khẩu hải sản để đạt mức giá trị khoảng 3,5 tỷ USD vào năm 2010. Tuy nhiên, dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 5 Năm 2006-2010 của Chính phủ nêu lên mục tiêu "kim ngạch xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt 5 tỷ USD vào năm 2010". Mục tiêu này có thể đạt được thông qua việc tăng sản lượng của cả nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt lẫn nước lợ và nuôi biển, cải thiện các khâu chế biến sau thu hoạch và marketing, quản lý khai thác thủy sản tốt hơn. Sản lượng khai thác hải sản hiện nay được thừa nhận là đã vượt qua mức tối đa cho phép để đảm bảo tính bền vững, và mục tiêu là hạn chế mức khai thác trong khoảng 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc thiết lập và vận hành hệ thống thu mẫu thống kê về khai thác hải sản thuộc BTS (Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản) hiện đã gấn hoàn thành. Dự kiến đến năm 2006 hệ thống này sẽ được đưa vào hoạt động và sẽ cung cấp kịp thời các dữ liệu tin cậy nên có thể sử dụng hệ thống dữ liệu này như các số liệu chính thức về khai thác hải sản. Các số liệu mới, đáng tin cậy và kịp thời hơn này dự kiến sẽ khác đáng kể với bộ số liệu hiện có.

Khai thác thuỷ sản

Trong vài năm gần đây, đội tàu đánh bắt xa bờ đã được đầu tư đáng kể, nâng tổng số lên khoảng 7.000 chiếc. Việc tăng số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ là nhằm khai thác các nguồn lợi ngoài khơi được coi là dồi dào hơn, tuy nhiên kết quả đem lại còn dưới mức mong đợi và nhiều tàu thuyền trong số được đầu tư đã không thể hoàn trả được vốn vay cho chính phủ.

Theo các báo cáo tứôông kê chính thức, sản lượng khai thác thủy sản đã tăng từ mức 1,2 triệu tấn trong những năm cuối thập niên 90 lên 1,9 triệu tấn năm 2004. Khai thác hải sản ghi nhận trong năm 2004 là 1,7 triệu tấn và được coi là vượt mức bền vững. Sản lượng khai thác nước ngọt đóng góp 0,2 triệu tấn còn lại. Nhìn chung các nguồn lợi ven biển đang bị khai thác quá mức và yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải áp dụng các biện pháp quản lý nhằm điều tiết các hoạt động đánh bắt. Việc mở rộng đội tàu đánh bắt xa bờ đã tạo thêm áp lực khai thác quá mức lên các nguồn lợi ven biển vì các tàu này theo báo cáo là khai thác gần bờ nhằm tăng sản lượng đánh bắt và lợi nhuận.

Khai thác thuỷ sản nội đồng ở các khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông, và ở các hồ chứa, các vùng ngập nước và ruộng lúa cung cấp một nguồn dinh dưỡng quan trọng và thu nhập mang tính thời vụ cho nhiều người dân nông thôn. Tuy số liệu về nghề cá nước ngọt này không có nhiều, nhưng tổng sản lượng đánh bắt ước tính khoảng 200.000 tấn/năm, một con số được cho là thấp. Khai thác thủy sản nước ngọt là nguồn thu nhập và cung cấp thực phẩm quan trọng cho ngư dân nông thôn nghèo

13

Page 16: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

sản xuất quy mô nhỏ. Cũng giống như đối với nghề cá biển, cần phải tìm hiểu và áp dụng các biện pháp quản lý nhằm điều tiết và và đồng quản lý nghề cá này.

Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thuỷ sản đã tăng trưởng một cách đáng kể trong 5 năm vừa qua, đạt mức gần gấp đôi về sản lượng, đóng góp đáng kể vào sản xuất thuỷ sản trong nước cũng như kim ngạch xuất khẩu. Tổng diện tích nuôi trồng cũng tăng từ 630.000 ha lên khoảng 1,1 triệu ha. Mặc dù các hoạt động xúc tiến nuôi trồng thuỷ sản thành công với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm và tác động kinh tế đầy ấn tượng, nhiều hệ thống sản xuất đặc biệt ở các vùng ven biển đã không được quy hoạch và đang gặp các vấn đề về môi trường. Các vấn đề bất cập khác bao gồm nuôi thủy sản nhưng không quan tâm đến cảnh quan trong các khu du lịch, xây dựng cơ sở nuôi trồng không có đánh giá tác động môi trường, đưa vào nuôi các giống tôm và cá nhập nội và sử dụng các giống hoang dã với rủi ro về đa dạng sinh học và khả năng tác động đến các nghề thủy sản thủ công. Ngành tăng trưởng nhanh chóng này, với tiềm năng lớn giúp xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế, đòi hỏi gấp những cải tiến về công tác kế hoạch hóa và quản lý trại nuôi.

Marketing và chế biến

Hệ thống marketing cá và các sản phẩm thuỷ sản khác nói chung được coi là có tính cạnh tranh và hiệu quả đối với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Sự tăng trưởng về xuất khẩu là nhờ kết hợp giữa tăng khối lượng mà chủ yếu là dựa vào tăng nguồn cung cấp từ nuôi trồng đồng thời với tăng giá trị của các sản phẩm hải sản xuất khẩu. Trong giai đoạn 2000-2003, tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng đã tăng từ 250 triệu USD (17%) lên 780 triệu USD (35%). Việc đa dạng hoá thị trường hiện đang gặp khó khăn hơn chút ít mặc dù các sản phẩm hải sản của Việt Nam đã được nhập khẩu vào hơn 50 quốc gia trên thế giới. Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường tiêu thụ xấp xỉ 60% tổng sản lượng hải sản xuất khẩu của Việt Nam. Việc dựa quá nhiều vào các thị trường này đã dẫn đến các vấn đề về thị trường và giá bán thấp tại trại nuôi đối với những mặt hàng chủ chốt như tôm và cá da trơn. Việc đồng Euro mạnh lên và việc Mỹ áp đặt thuế quan sau phán quyết trong các vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn và tôm đã dẫn đến việc chuyển hướng sang thị trường EU và xuất khẩu đã tăng thêm gần 90% từ 2003 đến 2004 với giá trị là 215 triệu USD. Tính đến tháng 5/2005, tổng số các doanh nghiệp xuất khẩu có giấy phép nhập hàng vào EU đã tăng lên con số 171 so với 18 trong năm 1999.

2.2 Ý nghĩa của ngành thuỷ sản trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Chiến lược Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo Toàn diện (CPRGS) của Việt Nam thường xuyên đề cập đến ngành thủy sản như một lĩnh vực quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo. Chính phủ đã xác định ngành thuỷ sản là một ngành tăng trưởng kinh tế

14

Page 17: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

chủ chốt, gắn nó trực tiếp với chỉ số về tăng trưởng kinh tế trong các Mục tiêu Phát triển của Việt Nam: “(A1.10) Tỷ lệ tăng trưởng giá trị gia tăng của nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản”. Nói chung các Mục tiêu Phát triển của Việt Nam đều liên quan đến ngành thuỷ sản:

Mục tiêu 1: Giảm tỷ lệ hộ đói nghèoMục tiêu 3: Đảm bảo bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ Mục tiêu 7: Đảm bảo tính bền vững về môi trường

Các mối liên hệ giữa Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo và ngành thuỷ sản được xác định trong Phần IV: Các Chính sách và Biện pháp Lớn để phát triển các Ngành kinh tế và công nghiệp nhằm Đảm bảo Tăng trưởng bền vững và Xoá đói giảm nghèo như sau:

đảm bảo an ninh lương thực;

đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp;

coi trọng nghiên cứu thị trường và đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời; tăng đầu tư cho nông nghiệp;

gắn liền sản xuất sản phẩm có giá trị cao với xây dựng cơ sở bảo quản và chế biến;

xúc tiến nghiên cứu và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

mở rộng các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư phù hợp với điều kiện sản xuất ở các vùng khác nhau và căn cứ theo nhu cầu của người nghèo;

phát triển nghề cá và đa dạng hoá nuôi trồng; và

xây dựng chiến lược phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất và ổn định sinh kế cũng như sản xuất tại các vùng thường xảy ra thiên tai.

Các mục tiêu đó của CPRGS sẽ được lồng ghép trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 5 Năm mới của Chính phủ Việt Nam, giai đoạn 2006-2010, , trong đó tiếp tục công nhận vai trò quan trọng của ngành thuỷ sản trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội.

Không còn nghi ngờ gì nữa, ngành thủy sản đã đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo trong những năm qua. Những đóng góp tích cực này có được nhờ sự phát triển của ngành thuỷ sản, trong đó bao gồm:

Tăng xuất khẩu hải sản từ 550 triệu USD năm 1995 lên 2,4 tỷ USD

Số doanh nghiệp chế biến hải sản từ năm 1999 đến năm 2004 tăng

Số lượng lao động bình quân trong mỗi doanh nghiệp ước tính vào khoảng từ 750 – 1.000 người, làm tăng khoảng 100,000 việc làm (thông thường các lao động được tuyển dụng vào những doanh nghiệp mới được thành lập thường không có

15

Page 18: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

việc làm trước đó hoặc đang bán thất nghiệp, do đó sự gia tăng về thu nhập cũng như sinh kế là đáng kể).

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đã tăng từ 400.000 tấn vào giữa những năm 90 lên hơn 1,1 triệu tấn năm 2004. Hiệu quả tạo việc làm cho người lao động cũng tăng đáng kể từ 2–3 lần so với 10 năm trước đây, và dự tính đến cuối năm 2004 có khoảng 4 triệu người sống dựa vào nghề nuôi trồng.

Sản lượng khai thác hải sản cũng tăng đáng kể trong 10 năm qua từ 0,9 triệu tấn lên 1,7 triệu tấn.

Số lượng các thương lái (chủ yếu là tư thương) hoạt động giữa các nông dân nuôi trồng và ngư dân đã tăng lên đáng kể.

Hiệu quả việc làm mà ngành thủy sản tạo ra đã đem lại sự cải thiện đáng kể về sinh kế cho nhiều người nghèo ở các khu vực ven biển và nội đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo cũng có nhiều trường hợp bị tác động tiêu cực trong đó người nghèo ở nông thôn đầu tư bị thua lỗ mà không có khả năng tái đầu tư và gỡ lại những mất mát đó. Trong khi ngành thuỷ sản đã có nhiều nỗ lực cho sự tăng trưởng kinh tế, thì thực tế lại chứng tỏ là rất khó có thể đảm bảo cho người nghèo được hưởng lợi một cách bình đẳng với các bộ phận dân cư khá giả, và do đó mới có trọng tâm xóa đói giảm nghèo trong FSPS-II.

2.3 Khung chính sách, pháp lý và thể chế

Tình hình chung

BTS là cơ quan của chính phụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý ngành thủy sản, bao gồm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo vệ và phát triển các nguồn lợi thủy sản biển và nội đồng và quản lý các dịch vụ công trong cả nước , . Bộ đại diện cho quyền lợi của Nhà nước trong các doanh nghiệp quốc doanh thuộc BTS theo luật pháp và các quy định. Tham khảo thêm chi tiết trong Nghị định 43/2003/ND-CP của chính phủ (Phụ lục 2). BTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ sản mới được ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004.

Chính sách của BTS được chi phối chủ yếu bởi các chương trình quốc gia. Tính đến giữa năm 2005, ba chương trình quốc gia sau đây đang được triển khai:

1) Chương trình Quốc gia về Phát triển Xuất khẩu Hải sản đến năm 2005

Các mục tiêu gồm:

Công nghiệp hoá/hiện đại hoá ngành thủy sản và sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhằm đạt chỉ tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD năm 2005;

16

Page 19: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Nâng cao hiệu suất sản xuất và tăng lợi nhuận nhằm tái đầu tư và mở rộng sản xuất;

Phát triển ngành thuỷ sản và đưa ngành trở thành ngành kinh tế chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân, góp phần cải thiện đời sống người dân vùng ven biển và nông thôn;

Góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường và hệ sinh thái cũng như bảo vệ nguồn lợi quốc gia.

Một chương trình quốc gia mới sẽ được soạn thảo trong năm 2005 để đưa vào triển khai năm 2006. Dự kiến SEAQIP sẽ hỗ trợ BTS dự thảo chương trình này.

2) Chương trình Quốc gia Phát triển Nuôi trồng Thủy sản đến 2010

Các mục tiêu gồm:

Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an ninh thúc phẩm , cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu và nguyên liệu thô cho chế biến hải sản xuất khẩu.

Nâng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lên hơn 2 triệu tấn vào năm 2010; và

Tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản lên 2,5 tỷ USD và tạo thêm việc làm cho khoảng 2 triệu người vào năm 2010.

3) Chương trình Khai thác Xa bờ đến năm 2010 Các mục tiêu gồm:

Đảm bảo khai thác hiệu quả và bền vững các nguồn lợi hải sản tại các vùng biển xa bờ;

Giảm sức ép đối với các nguồn lợi ven bờ để bảo vệ và phục hồi các nguồn lợi đó;

Đảm bảo sự phát triển vững chắc của nghề cá nhằm tăng sản lượng cho tiệu thụ nội địa và xuất khẩu;

Từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá nghề cá;

Tạo việc làm và các nguồn thu nhập cho người lao động;

Bảo đảm góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội; và

Duy trì sự hiện diện dân sự tại các vùng biển xa bờ, khẳng định chủ quyền của quốc gia.

Các chính sách, chiến lược và kế hoạch khác đang được BTS xây dựng tính đến tháng 6/2005 gồm:

i) Kế hoạch Tổng thể Nghề cá – đã trình Văn phòng Thủ tướng chính phủ phê duyệt và dự kiến sẽ được thực hiện từ năm 2006;

17

Page 20: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

ii) Chiến lược Nghề cá biển Quốc gia – đang được BTS và Viện nghiên cứu hải sản soạn thảo với sự hỗ trợ của FAO và FSPS-I. Dự thảo 3 của chiến lược này đang được chuẩn bị sau cuộc hội thảo tại BTS trong tháng 4/2005. Chiến lược này dự kiến sẽ sẵn sàng được đưa vào thực hiện trong năm 2006;

iii) Chính sách và Chiến lược về Phát triển Nguồn Nhân lực – đang được BTS soạn thảo với sự hỗ trợ của FSPS-I. Lộ trình xây dựng chiến lược đã được Vụ tổ chức cán bộ và Hợp phần STOFA phối hợp soạn thảo, và việc xây dựng chiến lược đã được bắt đầu trong năm 2005;

iv) Chương trình Quốc gia về Khai thác và Bảo tồn Nguồn lợi, đang được Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản xây dựng căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 131-2004-QDTTg ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2004.

Bộ máy tổ chức của Bộ Thuỷ sản

BTS có 11 đơn vị trực thuộc giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản, gồm:

1. Vụ Nuôi trồng thuỷ sản2. Vụ Kinh tế Tập thể và Kinh tế Tư nhân3. Vụ Kế hoạch Tài chính4. Vụ Khoa học và Công nghệ5. Vụ Hợp tác Quốc tế6. Vụ Pháp chế7. Vụ Tổ chức và Cán bộ8. Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản9. Cục Quản lý Chất lượng An toàn Vệ sinh Thú y Thuỷ sản10. Ban Thanh tra11. Văn phòng Bộ

Bộ cũng quản lý các viện nghiên cứu và các cơ quan cung cấp dịch vụ như:

1. Viện Nghiên cứu Hải sản2. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản3. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 14. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 25. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 36. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia7. Trung tâm Thông tin Thuỷ sản8. Báo Thuỷ sản9. Tạp chí Thuỷ Sản10. Ba trường đào tạo kỹ thuật (các Trường Trung học Kỹ thuật và Dạy nghề Thuỷ

sản số 1, 2 và 4)

18

Page 21: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Các viện nghiên cứu và giáo dục tham gia các hoạt động thủy sản nhưng trực thuộc các bộ khác gồm:

1) Viện Hải dương học (ở Nha Trang với 1 phân viện ở Hải Phòng, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ);

2) Trường Đại học Thuỷ sản thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; và

3) Một số viện giáo dục khác tham gia nghiên cứu và giáo dục về nuôi trồng thuỷ sản.

Các cơ quan đối tác chính của FSPS-IIDưới đây là các cơ quan đối tác chính cho FSPS-II:

Vụ Hợp tác Quốc tế (HTQT)

Chức năng của Vụ HTQT là giúp BTS thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế và là đầu mối trong lĩnh vực hợp tác và hội nhập quốc tế. Vụ có 10 cán bộ nhân viên bao gồm 1 Vụ trưởng và 2 Vụ phó trong đó một người hiện đang làm Giám đốc Chương trình Quốc gia của FSPS-I. Việc ban hành Nghị định 43/CP không giao thêm trách nhiệm lớn nào cho Vụ này.

Vai trò của Vụ HTQT trong FSPS II: Giám đốc Chương trình Quốc gia củaFSPS-II sẽ được bổ nhiệm từ Vụ Hợp tác Quốc tế và sẽ chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý Ban Chỉ đạo Quốc gia trong FSPS-II. Thâm niên và kinh nghiệm công tác cũng như môi quan hệ tốt bên trong Bộ và với các viện nghiên cứu thuộc Bộ cũng như các cơ quan chính phủ khác là cần thiết.

Vụ Kế hoạch và Tài chính (KH&TC)

Chức năng của Vụ KHTClà giúp BTS quản lý nhà nước về kinh doanh, thống kê, tài chính, vật giá, đầu tư vốn, các dịch vụ công trong ngành thuỷ sản và xây dựng các kế hoạch tổng thể, và thể hiện quyền đại diện cho lợi ích của nhà nước trong các doanh nghiệp thuộc Bộ. Vụ hiện có 29 cán bộ nhân viên bao gồm 1 Vụ trưởng và 4 Vụ phó. Việc ban hành Nghị định 43/CP đã quy định một số thay đổi đáng kể và tăng phạm vi trách nhiệm của Vụ và hiện nay về cơ bản thì Vụ được thành lập từ 2 vụ trước đây là Vụ Kế hoạch & Đầu tư và Vụ Tài chính.

Vai trò của Vụ KH&TCtrong FSPS II: Vụ KHTC sẽ đóng vai trò quan trọng vì là cơ quan đối tác của FSPS-II nói chung và hợp phần STOFA-II nói riêng. Đặc biệt vụ sẽ chịu trách nhiệm về sự hỗ trợ được khởi động từ FSPS-I trong phạm vi các Hệ thống Thông tin Quản lý Thuỷ sản (FMIS). Với hệ thống này, trọng tâm điều hành sẽ chuyển sang sử dụng nền tri thức trong khi lập hoạch hóa và hoạch định chính sách của Bộ.

19

Page 22: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Vụ Tổ chức Cán bộ (TCCB)

Chức năng của Vụ TCCBlà giúp BTS thực hiện quản lý nhà nước đối với các vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự, công nhân viên chức trong ngành thuỷ sản. Vụ có 14 cán bộ nhân viên bao gồm 1 Vụ trưởng, 3 Vụ phó trong đó 1 vụ phó hiện đang đảm nhận vị trí Phó Giám đốc Chương trình cho FSPS I. Việc ban hành Nghị định 43/CP không quy định thêm những nhiệm vụ lớn nào cho Vụ.

Vai trò của Vụ TCCB trong FSPS II: Vụ TCCB là cơ quan đối tác quan trọng, đặc biệt đối với Hợp phần STOFA-II vì nhiệm vụ của Vụ bao gồm việc thành lập các cơ quan đơn vị mới, cải cách hành chính, xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo, phòng chống HIV/AIDS và hỗ trợ quá trình tái cơ cấu và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Vụ sẽ chịu trách nhiệm về sự hỗ trợ được khởi xướng từ FSPS-I trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực . Sự hỗ trợ này sẽ tiếp tục trong STOFA-II và sẽ dựa trên chiến lược Phát triển nguồn nhân lực đã được xây dựng trong FSPS-I.

Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản (NTTS)

Chức năng của Vụ NTTS là giúp BTS thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Vụ mới được thành lập theo Nghị định 43/CP. Vụ hiện chỉ có 5 biên chế, gồm cả 1 Vụ phó. Dự kiến biên chế của Vụ sẽ tăng đáng kể trong những năm tới do Vụ được giao nhiều trách nhiệm và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đang mở rộng nhanh chóng.

Vai trò của Vụ NTTS trong FSPS II: Vụ NTTS là cơ quan đối tác quan trọng, đặc biệt là đối với Hợp phần SUDA. Vụ sẽ chịu trách nhiệm phát huy các kết quả đạt được trong FSPS-I của các hợp phần SUMA và SUFA, và tiếp tục phát triển lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản với sự hỗ trợ của SUDA. Là đơn vị mới thành lập nên Vụ không có cơ sở mạnh về nguồn lực và với các cán bộ nhân viên sẽ được bổ sung trong những năm tới thì Vụ này cần được hỗ trợ để xây dựng năng lực để đảm nhiệm những vai trò mới và cao hơn trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng thủy sản.

Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản (KT&BVNLTS)

Chức năng của Cục KT&BVNLTS là giúp BTS thực hiện quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo tính bền vững của nguồn lợi và sự phát triển bền vững của khai thác thuỷ sản, an toàn cho ngư dân và các tàu thuyền đánh cá. Nhiệm vụ của Cục đã được điều chỉnh lại theo Nghị định 43/CP do Vụ Nghề cá trước đây đã giải thể và những vấn đề liên quan đến nghề cá được giao cho Cục còn những vấn đề liên quan đến nuôi trồng được giao cho Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản. Cục này hiện đang có 38 biên chế ở trung ương.

Vai trò của Cục KT&BVNLTS trong FSPS-II: Cục sẽ là cơ quan đối tác chính của Hợp phần Tăng cường Quản lý Khai thác Thuỷ sản trong FSPS II. Do đó Cục sẽ chịu

20

Page 23: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

trách nhiệm về các kết quả ALMRV đạt được . Đây sẽ là một thách thức vì Cục được giao phó đảm nhận nhiều lĩnh vực trách nhiệm mới.

Cục Quản lý Chất lượng An toàn & Vệ sinh Thú y Thuỷ sản (NAFIQAVED)Chức năng của Cục Quản lý Chất lượng An toàn Vệ sinh Thú y Thuỷ sản là giúp BTS quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản từ khâu sản xuất nguyên liệu thô cho đến chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản nhằm phòng chống dịch bệnh ở các loài thuỷ sản, đảm bảo chất lượng và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Nhiệm vụ của cục đã được điều chỉnh lại sau khi ban hành Nghị định 43/CP và trách nhiệm về quản lý thú y thuỷ sản là một lĩnh vực mới đối với Cục. Lĩnh vực này gồm:

i) hướng dẫn và sắp xếp công tác phòng chống và điều trị dịch bệnh;

ii) chỉ đạo và tiến hành các xét nghiệm về thú y đối với các loài động thực vật thủy sinh;

iii) giám sát và theo dõi việc thực hiện các quy định về thử nghiệm thức ăn, giống, thuốc thú y, hoá chất, các chế phẩm sinh học, v.v..

Cục hiện có 52 biên chế ở cấp trung ương, bao gồm 1 Cục trưởng và 1 Phó Cục trưởng. Cục có 6 Chi cục với 6 Chi cục trưởng, 8 Chi cục phó và khoảng 1.000 cán bộ nhân viên .

Vai trò của Cục Quản lý Chất lượng An toàn & Vệ sinh Thú y Thuỷ sản trong FSPS-II: NAFIQAVED sẽ là cơ quan đối tác chính của Hợp phần Sau Thu hoạch và Marketing song cũng là đối tác quan trọng trong các hoạt động dự kiến của các Hợp phần SUDA và STOFA-II. Cục sẽ cùng với Vụ Khoa học & Công nghệ chịu trách nhiệm phát huy những kết quả SEAQIP cũng như bởi các hợp phần SUMA/SUFA và STOFA trong FSPS-I đạt được

Vụ Khoa học và Công nghệ (Vụ KH & CN)

Chức năng của Vụ Khoa học & Công nghệ là giúp BTS quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến khoa học, công nghệ và môi trường trong phạm vi quản lý của BTS. Vụ Khoa học & Công nghệ là một đơn vị được thành lập từ lâu và chức năng nhiệm vụ không có thay đổi đáng kể do ban hành Nghị định 43/CP. Vụ KH&CNđóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các đề án nghiên cứu của BTS như:

i) giúp BTS quản lý việc đánh giá và công bố các kết quả nghiên cứu liên quan đến khoa học, công nghệ, và thông tin về khoa học, công nghệ trong nghề cá;

ii) giúp BTS thẩm định, đánh giá các dự án hợp tác trong nước và quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong nghề cá; kiểm tra

21

Page 24: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

và tiếp nhận, đánh giá sơ bộ và tổng kết các đề án nghiên cứu về khoa học, công nghệ và môi trường trong ngành thủy sản; và

iii) áp dụng và chuyển giao các công nghệ liên quan đến nghề cá.

Vài trò của Vụ KH&CN trong FSPS-II: Vụ sẽ là cơ quan đối tác chủ chốt, vì Vụ này sẽ chịu trách nhiệm quản lý Hợp phần Sau thu hoạch và Marketing và các hoạt động nghiên cứu sẽ được tiến hành trong FSPS-II.

Các cơ quan/đơn vị khác:

Một số các cơ quan trong nước khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện FSPS-II như:

i) Viện Nghiên cứu Hải sản ii) Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản (KT&QHTS)iii) Các Viện Nghiên cưú Nuôi trồng Thuỷ sản 1, 2 và 3iv) Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia (TTKNQG)

Ở cấp tỉnh, FSPS-II sẽ hợp ptác chặt chẽ với và hỗ trợ cho Sở Thủy sản (Sở TS) hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT (Sở NN&PTNT) của 9 tỉnh điểm là Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Đắk lắk, Bến Tre, Cà Mau và An Giang.

Tất cả các tỉnh ven biển đều có Sở Thuỷ sản. Hầu hết các tỉnh nội đồng không có Sở Thuỷ sản và ngành thuỷ sản thuộc trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các Sở Thuỷ sản là các cơ quan chức năng giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh (UBNDT) thực hiện quản lý nhà nước đối với nghề cá ở cấp tỉnh. Về mặt kỹ thuật, các Sở đó có trách nhiệm báo cáo cho BTS và chịu sự hướng dẫn của Bộ. Mỗi sở thủy sản thường có từ 15 đến 25 biên chế chính thức, tùy thuộc vào vai trò và giá trị của nghề cá và nuôi trồng thủy sản trong tỉnh. Các STSI hiện đang được tổ chức lại theo Thông tư Liên Bộ mới ban hành (số 01/2005/TTLB-BTS-BNV) về ”Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chức năng giúp Uỷ ban Nhân dân thực hiện quản lý nhà nước đối với nghề cá địa phương”.

Các STS và SNN&PTNT nói trên ở 9 tỉnh điểm sẽ là những cơ quan đối tác chính cho các hoạt động hỗ trợ của FSPS-II ở cấp tỉnh. Cả 9 tỉnh điểm đã tham gia tích cực vào việc xây dựng văn kiện FSPS-II và đã nêu lên những lĩnh vực ưu tiên cần hỗ trợ như được trình bày trong Phụ luc 11.

2.4 Sự tham gia của các nhà tài trợ, cơ chế và năng lực phối hợp của nhà tài trợ

Trong ngành thủy sản, Đan Mạch đã trở thành một nhà tài trợ chủ yếu từ đầu những năm ’90 và vẫn được coi là đối tác nước ngoài lớn của BTS. Trong 10 năm qua, tầm quan trọng của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân đã tăng lên đáng kể và trong suốt thời gian 10 năm đó, quan hệ đối tác chặt chẽ đã được xây dựng giữa BTS

22

Page 25: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

và DANIDA. DANIDA được cho là sẽ tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất của ngành trong những năm tới.

Tổng khung ngân sách cho các dự án và chương trình phát triển đang thực hiện trong ngành thuỷ sản là khoảng 60 đến 65 triệu USD, trong đó phần tài trợ của DANIDA vào khoảng 45 triệu USD (FSPS-I, và các dự án Khu Bảo tồn Biển). Các nhà tài trợ quan trọng khác cho ngành thuỷ sản gồm:

NORADCác hoạt động hỗ trợ chính của NORAD trong ngành thủy sản là: Xây dựng Luật Thuỷ sản Việt nam, Giai đoạn 2: Đưa luật vào cuộc sống; Xây dựng năng lực nghiên cứu và đào tạo nâng cao cho Viện 1 – Giai đoạn 2; và Xây dựng năng lực cho Trường đại học Thuỷ sản Nha Trang.

Ủy Hội Sông Mê-kông (MRC)Các hoạt động hỗ trợ chính của MRC trong ngành thủy sản là: Sinh thái học và những lợi ích của khai thác thuỷ sản; Quản lý nghề cá; Thông tin và xây dựng năng lực; và Nuôi trồng các loài cá bản địa ở sông Mê-kông.

Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hiệp quốc (FAO)Những hoạt động hỗ trợ chính của FAO trong ngành thủy sản là: đào tạo về quản lý thông tin thống kê thủy sản; Chiến lược quốc gia về quản lý và phát triển nghề cá biển ở Việt Nam; và Quản lý tổng hợp các hoạt động trên vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Một số dự án nhỏ hơn đang được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ khác như SNV (Hà-lan), AIDA (Tây Ban Nha) và ACIAR (Úc) về các lĩnh vực như an toàn vệ sinh thực phẩm, và nghiên cứu nuôi trồng. JICA (Nhật Bản) trước đây đã từng hoạt động trong ngành thuỷ sản, nhưng hiện nay chỉ tham gia hạn chế. Một dự án lớn hỗ trợ thiết lập Hệ thống Giám sát và Kiểm soát trên Biển đã được chuẩn bị trong một thời gian dài nhưng chưa rõ dự án đó rốt cuộc có được triển khai hay không. Các nhà tài trợ đa phương khác và các ngân hàng phát triển như Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB) đã bày tỏ sự quan tâm của họ. Ngân hàng thế giới hiện đang chuẩn bị hỗ trợ phát triển ngành thuỷ sản ở Việt Nam. Xem danh sách các dự án và chương trình được tài trợ đang triển khai trong Phụ lục 8.

Kể từ cuộc họp các nhà tài trợ (CPG) lần thứ 2 tháng 5/2000 do BTS tổ chức, các cuộc họp chính thức của các nhà tài trợ đã không được tổ chức thường xuyên. Tuy nhiên, khi các chính sách, chiến lược và kế hoạch tổng thế nêu trên được chuẩn bị, BTS có thể chủ động triệu tập một cuộc họp các nhà tài trợ để đưa ra bàn bạc các đề xuất đã được chuẩn bị kỹ cho các nhà tài trợ.

23

Page 26: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

2.5 Những thách thức trong tương lai

BTS đã bắt đầu một quá trình lâu dài cho phép Bộ tiến hành những cải cách nhằm thực hiện Chương trình Cải cách Hành chính Nhà nước của Chính phủ, giai đoạn 2006-2010.

Điều này tiếp sau việc ban hành Nghị định 43/CP, việc soạn thảo Thông tư liên bộ, việc thông qua Luật Thuỷ sản, và việc đưa vào áp dụng các mạng CNTT. Với các khung chính sách và pháp lý đã được tăng cường cùng với một nền tảng CNTT đã được thiết lập, những thách thức chủ yếu sẽ bao gồm giáo dục và đào tạo theo chỉ đạo của chính sách và chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực (sẽ được thực hiện từ năm 2006), đảm bảo việc tuyển dụng một thế hệ công chức mới cho BTS (hơn 30% đội ngũ cán bộ hiện tại sẽ nghỉ hưu trước năm 2010), hoàn tất việc thiết lập các luồng thông tin và một hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm về môi trường và dịch bệnh.

Việc khai thác hải sản hầu như chắc chắn đã ở - thậm chí với một số loài đã vượt - mức khai thác bền vững. Cho nên, BTS buộc phải chuyển trọng tâm quản lý từ tăng sản lượng khai thác sang bảo tồn và quản lý tốt hơn. Điều này đòi hỏi phải xây dựng các chính sách và chiến lược mới và một sự thay đổi cơ bản trong nguyên tắc về quản lý của Bộ. Hỗ trợ xây dựng năng lực cho BTS là cần thiết để giúp Bộ hoạch định các chính sách và quy định về quản lý bền vững. Ngoài ra, kinh nghiệm của BTS về quản lý khai thác cá nước ngọt, môt nguồn lợi quan trọng đốI với các cộng động dân cư ở nông thôn, lại rấthạn chế .

BTS hiện đã có những bước đi đầu tiên theo hướng cải tiến quản lý nghề cá biển và đang trong quá trình chuyển hướng sang quản lý nghề cá thích ứng dựa trên các chỉ số và trong khuôn khổ mô hình đồng quản lý. Thách thức còn lại sẽ là đảm bảo sự thay đổi về thể chế trong các hệ thống quản lý thuỷ sản của Việt Nam thông qua việc xây dựng các cơ cấu thể chế cho sự hợp tác rộng rãi giữa chính quyền các cấp và cộng đồng nông ngư dân trong các lĩnh vực như thu thập số liệu, xây dựng sự đồng thuận về kiến thức, các quyết định về quản lý và thực hiện. Phương thức tiếp cận mới này sẽ góp phần đảm bảo hệ thống tưvấn đa lĩnh vực hoạt động tốt tồn tại và các mô hình đồng quản lý nghề cá phù hợp của Việt Nam được xây dựng và bền vững.

Cho đến năm 2002 theo ước tính của BTS 42% diện tích phù hợp cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt và 80% diện tích phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ đã được sử dụng . Điều này cho thấy có tiềm năng nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhanh chóng cũng đối mặt với những vấn đề mà nếu không được giải quyết tốt có thể có những tác động tiêu cực nghiêm trọng, đặc biệt đối với nuôi nước lợ. Những vấn đề này liên quan đến sự phát triển không có kế hoạch, suy thoái môi trường, dịch bệnh trong các hệ thống nuôi trồng, chất lượng giống thấp, sử dụng giống đánh bắt trong tự nhiên với nguy cơ tiềm ẩn về tác động đa dạng sinh học, và những nguy cơ đẩy nông ngư dân nghèo ra ngoài lề các hệ thống nuôi trồng thâm canh ven biển. Đây là những vấn đề mà BTS đã nhận thức được và

24

Page 27: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

đã được sự đáp ứng của FSPS-I, nhưng còn nhiều việc cần phải làm để tiến hành lập kế hoạch và thực hiện quản lý trại nuôi tốt hơn.

Nguồn giống bố mẹ sạch bệnh và cách thức quản lý tốt hơn được áp dụng tại các trại ươm sẽ cải thiện chất lượng giống; phát triển giống cho các loài mới và đa dạng hoá các loài nuôi và phương pháp nuôi có tiềm năng giảm thiểu rủi ro; việc phân cấp sản xuất cá giống và khuyến khích các trại ươm tư nhân quy mô nhỏ ở các vùng sâu vùng xa sẽ đem lại lợi ích cho người nghèo; và việc thực hiện bộ quy tắc mới về thực hành và hướng dẫnvề quy hoạch nuôi trồng lành mạnh về môi trường sẽ đem lại lợi ích to lớn cho sự tăng trưởng bền vững của nuôi trồng thuỷ sản. Khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm đến tận ao nuôi và cải thiện công nghệ xử lý sau thu hoạch cũng có thể là chìa khoá cho việc tăng thu nhập từ sản xuất trong nuôi trồng thủy sản.

Tiếp cận các thị trường quốc tế và nội địa là vấn đề then chốt để tiếp tục phát triển ngành thủy sản. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam về cơ bản đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế vế sản phẩm xuất khẩu, nhưng sự phát triển không ngừng của các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm lại đặt ra những yêu cầu mới đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Điều này liên quan đặc biệt đến yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ sản xuất ban đầu, qua giống và thức ăn cho đến thành phẩm cuối. Từ năm 2005, Mỹ và EU sẽ áp dụng các hệ thống như vậy đối với các sản phẩm từ các nước Châu Âu và các nước đang phát triển. Hệ thống xử lý sau thu hoạch các sản phẩm hải sản ở Việt Nam rất không phù hợp cho việc đáp ứng các yêu cầu này, vì nó bao gồm một loạt các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Thách thức lớn đặt ra sẽ là phải bảo đảm và lập chứng từ về sản lượng đánh bắt và sản phẩm nuôi trồng được sản xuất và xử lý theo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và môi trường ngày càng khắt khe. Ngoài ra, cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng và tăng cường áp dụng các công tác vệ sinh tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh quy mô nhỏ liên quan đến sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng và khai thác phục vụ người tiêu dùng nội địa.

Một trong những thách thức lớn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ là việc xác định, hình thành và quản lý các “đơn vị” có đủ tiêu chuẩn để trở thành những “điểm truy xuất” trong toàn bộ dây chuyền. Những đơn vị như vậy có thể là các công ty chế biến, các tổ chức của nông dân nuôi trồng, các hiệp hội kinh doanh, hoặc các thương lái. Tất cả đều phải được xác định bằng một thủ tục thống nhất về tham chiếu và đảm bảo chất lượng. Một nghiên cứu khả thi và một nghiên cứu thí điểm theo hướng dẫn sơ bộ của CEN và dựa trên các thiết bị điện tử đơn giản đang được tiến hành trong FSPS-I. Một kết quả khả quan của các nghiên cứu này sẽ là điểm tham chiếu quan trọng cho việc thiết kế các hoạt động của FSPS II.

25

Page 28: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

3. Thoả thuận viện trợ cho FSPS-II

Giai đoạn II của FSPS sẽ hỗ trợ nền quản lý hành chính thủy sản đáp ứng những thách thức nêu bật trên đây, và củng cố những tiến triển đã diễn ra trong Giai đoạn I. Giai đoạn 2 sẽ phổ biến các công nghệ và kết quả từ Giai đoạn I trong đó đặt trọng tâm vào việc tiếp cận các tầng lớp dân cư nghèo khổ hơn, và sẽ tiếp tục hỗ trợ việc tăng cường quản lý và phát triển các công nghệ bền vững và áp dụng các tập quán thực hành, dịch vụ, hệ thống và thủ tục tốt nhất trong ngành thủy sản.

Trong Giai đoạn I của FSPS, mục tiêu phát triển tổng thể là “tăng trưởng kinh tế bền vững về môi trường và xã hội trong ngành thuỷ sản phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế”. Nhưng đối với Giai đoạn 2, mục tiêu phát triển sẽ hướng nhiều hơn vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Do đó, mục tiêu phát triển của FSPS-II là:

“Các bộ phân dân cư nông thôn nghèo tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thuỷ sản”.

FSPS II bao gồm 4 hợp phần:

1. Tăng cường Quản lý hành chính Thuỷ sản (STOFA)

2. Tăng cường Quản lý Khai thác Thuỷ sản

3. Phát triển Nuôi trồng thuỷ sản Bền vững

4. Tăng cường Năng lực Sau thu hoạch và Marketing

Các Hợp phần được mô tả đầy đủ nằm trong 4 tài liệu riêng, và được trình bày tóm tắt trong Chương 4 dưới đây.

Khung lô-gíc cấp chương trình được đính kèm thành Phụ lục 1.

3.1 Chiến lược thực hiện

Theo Hướng dẫn về Quản lý Viện trợ của DANIDA, trách nhiệm thực hiện chương trình (trong FSPS-II), bao gồm cả quản lý tài chính, sẽ thuộc về phía các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Về mặt thực tế, việc quản lý chương trình sẽ kết hợp các Ban quản lý Chương trình và Hợp phần của BTS, chịu trách nhiệm chung về các hoạt động thực hiện ở cấp quốc gia, và 9 ban quản lý cấp tỉnh chịu trách nhiệm về các hoạt động thí điểm ở các tỉnh được lựa chọn. Các kế hoạch công tác và ngân sách của chương trình sẽ được chuẩn bị riêng cho từng ban quản lý cấp Hợp phần và cấp tỉnh thực hiện. Do BTS sẽ chịu trách nhiệm chung về quản lý hoạt động hàng ngày của chương trình, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và tỉnh sẽ đóng vai trò thiết yếu trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện.

Bốn hợp phần sẽ được đặt trong các cục/vụ hữu quan của BTS, như được mô tả tại Chương 6. Không giống như trong Giai đoạn 1, các cố vấn kỹ thuật quốc tế sẽ không

26

Page 29: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

xử lý các vấn đề về quản lý và tài chính của chương trình, mà chỉ tập trung vào vai trò cố vấn của họ trong phạm vi các lĩnh vực chuyên môn của mỗi người.

Bảng Ma trận trong Bảng 3 dưới đây cho thấy cục/vụ/sở/viện nghiên cứu và các bên có lợi ích liên quan chính nào sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các kết quả đầu ra cụ thể nào. Các ô màu sẫm biểu thị các cơ quan sẽ chịu trách nhiệm về quản lý và điều phối các hoạt động và đầu ra cụ thể của Hợp phần . Các ô tô màu nhạt biểu thị các đơn vị sẽ góp phần thực hiện các đầu ra cụ thể và sẽ nhận hỗ trợ từ chương trình để làm việc đó. Ở các tỉnh, các đơn vị thực hiện chủ chốt hầu hết sẽ là STS (Sở Thủy sản). Ở tỉnh nào không có STS, thì trách nhiệm này sẽ do Sở Nông nghiệp và PTNT đảm nhiệm.

Các Kế hoạch và ngân sách thực hiện dự kiến cho năm đầu tiên (2006) đã được chuẩn bị chi tiết trong giai đoạn xây dựng văn kiện FSPS-II, được trình bày trong các Mô tả Hợp phần, và được mô tả tóm tắt trong Chương 5 của văn kiện này.

27

Page 30: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Bảng 3: Tổng quan các đơn vị thực hiện chính trong FSPS-II

Cấp quốc gia, BTS Cấp tỉnh

CÁC ĐẦU RA

Vụ H

ợp tác quốc tế

Vụ K

ế hoạch-Tài chính

Vụ Tổ chức

cán bộ

Cục

KT&

BV

NLT

Viện

KT&

QH

TSP

Vụ N

uôi trồng thủy sản

Trung tâm

khuyến ngư

NA

FIQA

VE

D Vụ K

hoa học-C

ông nghệ

Vụ Pháp chế

Viện nghiên

cứu hảI sản

Viện nuôi *

Tất cả các tỉnh điểm

Cấp Chương trình:Nghiên cứu X

XPhòng chống HIV/AIDS

XX

Hợp phần 1: Tăng cường Quản lý hành chính Thủy sản (STOFA)1.1. Năng lực quản lý hành chính

XX

XX

XX

1.2.Thay đổi về Tổ chức

XX

X

1.3.Nguồn nhân lực

XX

X

1.4. Hệ thống Thông tin

XX

X

Hợp phần 2: Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sản 2.1. Hoạch định chính sách

XX

x XX

2.2. Cơ cấu cố vấn

XX

x x x x

2.3. Đồng quản lý

XX

x x x x XX

Hợp phần 3: Phát triển Nuôi trồng thủy sản Bền vững (SUDA)3.1. Lập kế hoạch nuôi trồng thủy sản

XX

x x

3.2. Sản xuất giống

XX

x x x

3.3. Các hệ thống sản xuất

XX

x x x

3.4. Dịch vụ x x X x x

28

Page 31: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

X3.5. Chương trình khuyến ngư

x XX

x XX

Hợp phần 4: Tăng cường năng lực Sau thu hoạch & Marketing4.1. Vệ sinh/an toàn thực phẩm

x x XX

XX

4.2. Dịch vụ x XX

x

4.3. Quản lý rủi ro

XX

*) Hoặc các tổ chức nghiên cứu khác trong các trường đại học hoặc trực thuộc các Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên & Môi trường, v.v..

XX Có nghĩa là cơ quan này được giao trách nhiệm là đơn vị quản lý đầu mối (có Giám đốc hợp phần hoặc Phó giám đốc hợp phần) cho từng Hợp phần

x Sự tham gia của cơ quan này được yêu cầu hoặc mong đợi để thực hiện thành công các hoạt động trong kế hoạch

3.2 Những tính toán chiến lược

Sự hỗ trợ của FSPS II sẽ được đảm bảo trong thời gian 5 năm. Ngân sách do Danida tài trợ là 219,93 triệu DKK, trong đó không bao gồm chi phí cho các cố vấn quốc tế dài hạn. Sự hỗ trợ này sẽ được thực hiện thông qua 4 hợp phần.

Hợp phần Tăng cường Quản lý Hành chính Thuỷ sản phần lớn sẽ tập trung vào vấn đề xây dựng năng lực cho BTS và các hệ thống quản lý hành chính thủy sản cấp tỉnh. Việc xây dựng năng lực chủ yếu sẽ dưới hình thức đào tạo cán bộ, xây dựng các cơ cấu thể chế mới và xây dựng và thực hiện các hệ thống CN thông tin phục vụ quản lý thuỷ sản.

Hợp phần này sẽ tăng cường hơn nữa các quá trình hoạch định chính sách và kế hoạch hóa của ngành trong nền hành chính thủy sản thông qua xây dựng năng lực dài hạn tại các đơn vị ở trung ương và cấp tỉnh (tại 9 tỉnh điểm) chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào cho việc hoạch định chính sách chiến lược và lập kế hoạch của ngành. Sự hỗ trợ này cũng bao gồm kinh phí cho các đề án nghiên cứu ưu tiên hỗ trợ cho quá trình hoạch định chính sách và lập kế hoạch . Trong khuôn khổ hợp phần này, hỗ trợ cho quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong ngành thủy sản sẽ được tiếp tục trong thời gian 2 năm nữa.

29

Page 32: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Hợp phần Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sản sẽ trợ giúp kỹ thuật để nâng cao năng lực xây dựng chính sách ở cấp quốc gia cho Cục KT&BVNLTS và ở cấp tỉnh cho các Sở Thuỷ sản và các Chi Cục của Cục. Hiện không có cơ chế tư vấn nào cho việc quản lý khai thác thủy sản nước ngọt, một nguồn lợi quan trọng cho người nghèo ở các vùng nông thôn. Hợp phần sẽ hỗ trợ xây dựng và hoạt động của một cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực về quản lý khai thác thủy sản nước ngọt và tiếp tục hỗ trợ, , cho Nhóm Chuyên viên Nghề cá Biển được lập ra trong giai đoạn 1 của FSPS nhưng với mức độ giảm dần.

Hợp phần này sẽ hỗ trợ việc xây dựng 18 Tổng quan nghề cá tỉnh bao gồm cả nghề cá biển và nghề cá nước ngọt. Hợp phần sẽ hỗ trợ cho các viện nghiên cứu của BTS (Viện nghiên cứu thuỷ sản, Viện KT&QHTS và Viện nuôi trồng thuỷ sản) xây dựng năng lực công tác trong các nhóm đa lĩnh vực và quản lý các đề án nghiên cứu liên quan. Sự hỗ trợ này sẽ được thực hiện thông qua các suất học bổng đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ và chương trình trao đổi thực tập sinh với các viện nghiên cứu tương tự của EU và ở Đan-mạch.

BTS đã thông qua một chiến lược huy động cộng đồng tham gia quản lý và phát triển nghề cá đối với các nguồn lợi thuỷ sản ven biển, gần bờ và nước ngọt. Hợp phần sẽ hỗ trợ thành lập Nhóm Chuyên trách về Đồng quản lý trong khai thác thủy sản. Nhóm Chuyên trách sẽ tham gia vào việc xây dựng các hướng dẫn cho một loạt các nghiên cứu thí điểm về đồng quản lý, hỗ trợ thực hiện các mô hình thí điểm, và chịu trách nhiệm viết báo cáo đánh giá và tổng kết các kinh nghiệm thu được từ 6 mô hình thí điểm, đồng thời đưa ra các khuyến nghị với BTS về các phương thức tiếp cận phù hợp của Việt Nam đối với đồng quản lý nghề cá để nhân rộng và phổ biến trong toàn quốc. Hợp phần này sẽ hỗ trợ việc thực hiện các dự án thí điểm, bao gồm xây dựng chi tiết các chiến lược truyền thông, biên soạn “sổ tay hướng dẫn” về các phương pháp người dân cùng tham gia, nâng cao nhận thức và hỗ trợ cho các tổ chức cơ sở như VINAFIS hoặc các hợp tác xã.

Hợp phần Phát triển Nuôi trồng thuỷ sản Bền vững sẽ phát triển năng lực quy hoạch nuôi trồng thuỷ hiện tại để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của ngành từ trung ương đến địa phương, và đảm bảo sự nhìn nhận đối với lợi ích rộng lớn hơn của các bên có lợi ích liên quan. Điều này cũng gắn với Hợp phần Quản lý hành chính thủy sản về các triển vọng lồng ghép của ngành. Hợp phần sẽ tập trung vào mức độ hiểu biết về các mục đích thương mại của khu vực tư nhân/mục đích thương mại, việc phát triển các phương thức tiếp cận dựa vào quá trình hơn là thiên về các phương thức thiết kế chi tiết mang tính định kiến, và xây dựng, chia sẻ và sử dụng các chiến lược mang tính thực thế hơn và phù hợp với địa phương.

Hợp phần này sẽ nâng cao và, trong trường hợp thích hợp, chứng nhận xuất xứ và chất lượng giống, phát triển các loài và dòng mới, và đa dạng hoá sản xuất và dịch vụ nhằm tăng cơ hội cho các cơ sở sản xuất nhỏ được phân cấp. Việc hỗ trợ sẽ được thực hiện để xây dựng các phương thức tiếp cận trong sản xuất được nâng cao và mang tính

30

Page 33: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

cạnh tranh hơn, và các hệ thống và công thức nuôi kết hợp mới, với mục tiêu đặc biệt là đảm bảo cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ có vai trò mạnh mẽ và các rủi ro về kỹ thuật và thị trường trên quy mô sản xuất mang tính thương mại hơn có thể được đáp ứng một cách hiệu quả. Hợp phần cũng sẽ tăng cường và tập trung năng lực vào các dịch vụ thiết yếu để đảm bảo cho ngành hoạt động hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, và công tác Nghiên cứu & Phát triển có thể đem lại sự cải tiến liên tục đáp ứng đúng các như cầu trong toàn ngành.

Cuối cùng, sự hỗ trợ của Hợp phần này cho nuôi trồng thủy sản sẽ nhằm đào tạo cho 100,000 nông dân về thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, và giúp được 50% số đó thoát nghèo.

Hợp phần Nâng cao Năng lực Sau Thu hoạch và Marketing sẽ làm việc với các nhà sản xuất trong cả hai lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản, các thương lái và các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, hỗ trợ việc thành lập và xây dựng năng lực cho các cơ quan khuyến ngư và các hội nghề cá thông qua hệ thống cung cấp dịch vụ về an toàn vệ sinh, marketing và các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Các hệ thống marketing sẽ được tăng cường hơn nữa thông qua sự hỗ trợ cho một trung tâm phát triển sản phẩm, các trung tâm xúc tiến thị trường xuất khẩu tại các thị trường quốc tế, và xây dựng hệ thống thương hiệu và tên gọi xuất xứ sản phẩm như là các công cụ marketing.

Hệ thống kiểm soát vệ sinh chính thức, được xây dựng thành công ở cấp cơ sở chế biến xuất khẩu với sự hỗ trợ của SEAQIP-I và FSPS-II, vẫn chưa được triển khai xuống địa phương, và đối với các sản phẩm nuôi trồng và khai thác nhằm vào thị trường tiêu thị nội địa. Hợp phần sẽ hộ trợ thực hiện hệ thống này ở các tỉnh điểm. Hợp phần sẽ chú trọng hỗ trợ xây dựng năng lực cho các hệ thống thanh tra địa phương để kiếm tra an toàn vệ sịnh thực phẩm trên các tàu cá, bến cá, các trại nuôi và hệ thống phân phối. Hợp phần sẽ chú trọng hỗ trợ cho các tổ chức hưởng lợi để họ đáp ứng được yêu cầu của các quy định mới. Hợp phần cũng sẽ trợ giúp các hoạt động tạo thu nhập thay thế cho các nhóm đối tượng có thể bị ảnh hưởng về sinh kế do việc thực hiện các tiêu chuẩn cao hơn về vệ sinh và truy xuất nguồn gốc trong hệ thống phân phối. Các nhóm đối tượng này có thể là các cơ sở chế biến quy mô nhỏ hoạt động ở các khu vực cảng hoặc tại nhà, và thực hiện các công đoạn như phân loại, tuyển chọn và sơ chế thủ công.

Hợp phần này sẽ hỗ trợ xây dựng một đội ngũ chuyên gia tư vấn và giảng viên trong nước và nếu có điều kiện sẽ liên kết với Chương trình Hỗ trợ Phát triển Doanh Nghiệp của Danida ở Việt Nam (BFPS). Đội ngũ tư vấn và giảng viên này sẽ được hình thành với nòng cốt là các chuyên gia tư vấn đã từng làm việc cho các chương trình SEAQIP & SIRED của FSPS-I. Các chuyên gia tư vấn này sẽ cộng tác với các chuyên gia khác xây dựng các dịch vụ tư vấn thương mại cho các công ty chế biến thuỷ sản, các hội

31

Page 34: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

thương nhân và các tổ chức của người sản xuất. Các dịch vụ thương mại đó dự kiến sẽ là nguồn lợi cốt lõi cho việc thực hiện hàng loạt các hoạt động của Hợp phần.

Hợp phần cũng sẽ hỗ trợ để phát triển hơn nữa phương thức tiếp cận dựa trên nguy cơ đối với việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành thủy sản, bao gồm trợ giúp cho việc xây dựng các cơ cấu tổ chức thích hợp và xây dựng năng lực bên trong BTS và các cơ quan hữu quan. Phương thức tiếp cận được cấu trúc và có hệ thống đối với đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro sẽ làm cho ngành thủy sản ở Việt Nam phù hợp với các yêu cầu quốc tế cần thiết để gia nhập WTO và tiếp cận thị trường quốc tế. Hợp phần cũng sẽ hỗ trợ đặc biệt nhằm giúp nâng cao hiểu biết về các nguy cơ đối với an toàn vệ sinh thực phẩm trong các sản phẩm nuôi trồng thủy sản tiêu thụ nội địa, và xác định các chiến lược mang tính thực tiễn để quản lý các nguy cơ đó vì lợi ích của người tiêu dùng nội địa.

3.3 Sự gắn kết giữa các hợp phần

Phương thức tiếp cận và thiết kế chung của chương trình là lồng ghép và điều phối các hoạt động giữa 4 hợp phần để cho các hợp phần đó có thể đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của ngành thủy sản Việt Nam trong việc hoàn thành các mục tiêu của chương trình. Vì lý do này, nhiều hoạt động hợp phần khác nhau sẽ ít nhiều được lồng ghép trong khi thực hiện hoặc sẽ được bắt đầu tiến hành trên cơ sở các nghiên cứu cơ bản hoặc khả thi chung của cả chương trình.

Chương trình nhằm trao cho cấp cơ sở và cộng đồng một vai trò mạnh mẽ trong các hoạt động của các hợp phần, đứng về mặt quản lý cũng như đào tạo và phát triển. Như vậy, hầu hết sự hỗ trợ của chương trình ở cấp địa phương sẽ hướng vào các nhóm đồng quản lý và các sáng kiến nhằm hỗ trợ người nghèo. Việc xây dựng các mô hình hợp tác xã đồng quản lý phù hợp với việc trao quyền cho các cộng đồng và hộ gia đình nghèo sẽ được đặt biệt chú trọng. Các chiến lược xoá đói giảm nghèo sẽ được chuẩn bị ngay từ giai đoạn đầu của chương trình và sẽ hướng dẫn các hoạt động của từng hợp phần trong cách thứctiếp cận của các hợp phần đối với vấn đề xoá đói giảm nghèo.

Hợp phần Quản lý Khai thác Thủy sản sẽ hỗ trợ cụ thể cho việc thành lập các dự án và nhóm đồng quản lý nghề cá. Nhiều ngư dân hoạt động quy mô nhỏ, đặc biệt là những người đánh bắt thủy sản nước ngọt hoặc nước lợ, cũng thường xuyên tham gia nuôi trồng thủy sản. Do đó, các hoạt động cấp địa phương trong phạm vi các hợp phần Nuôi trồng Thủy sản hoặc Quản lý Khai thác Thủy sản được coi là có vai trò bổ sung và sẽ được phối hợp từ góc độ này. Việc hình thành các nhóm đồng quản lý trong khuôn khổ hai hợp phần này cũng sẽ đặt cơ sở cho các hoạt động của Hợp phần Sau thu hoạch và Marketing ở cấp cộng đồng.

Việc hình thành các dự án và nhóm đồng quản lý hoạt động tốt ở cấp địa phương là một hoạt động chính. Vì lý do này, việc sử dụng càng nhiều càng tốt các dự án thí

32

Page 35: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

điểm đang triển khai (FSPS-I) làm cơ sở cho việc thực hiện sẽ có lợi cho tất cả các hợp phần khi tiến hành các hoạt động ở cấp cộng đồng. Việc áp dụng phương thức tiếp cận này để cộng tác với Hợp phần Quản lý Khai thác Thủy sản sẽ tương đối dễ dàng cho các Hợp phần STOFA và Sau thu hoạch và Marketing. Việc sử dụng các dự án và nhóm đồng quản lý thí điểm này làm cơ sở trong, nếu khả thi, cũng sẽ có lợi cho Hợp phần Nuôi trồng thủy sản. Mặc dù có nhiều sự tương đồng giữa nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản về mặt thu hút người sử dụng tham gia ở cấp địa phương, mỗi hợp phần cũng có những thách thức riêng của nó.

Đây cũng là trường hợp giống như việc đào tạo giảng viên ở cấp cơ sở (khuyến ngư viên, lãnh đạo cộng đồng, chuyên gia tư vấn địa phương) trong đó các Hợp phần Quản lý Khai thác Thủy sản, Hợp phần Nuôi trồng thủy sản và Hợp phần Sau thu hoạch và Marketing sẽ hợp tác với nhau nhằm đảm bảo một phương thức tiếp cận ‘chuỗi cung cấp” toàn diện trong việc trợ giúp cho nông dân, ngư dân, thương lái và các bên có lợi ích liên quan quy mô nhỏ. Phương thức tiếp cận chung sẽ là đào tạo giảng viên càng sát với các nhóm đối tượng càng tốt và áp dụng các phương pháp đào tạo chung bao gồm trợ giúp kỹ thuật, chia xẻ kiến thức và xây dựng năng lực giữa các thành viên cộng đồng (lớp học đầu bờ). Mỗi hợp phần sẽ đảm bảo đầu vào kỹ thuật và phương thức tiếp cận phù hợp. Việc tổ chức các chương trình đào tạo sẽ là trách nhiệm của hợp phần nào sát nhất với nhóm đối tượng cụ thể hoặc cơ quan thực hiện trong tỉnh.

Các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sẽ được Hợp phần STOFA-II điều phối với sự hợp tác chặt chẽ của các hợp phần khác, đặc biệt liên quan đến tư vấn kỹ thuật và đào tạo về quản lý và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các tổ chức của các bên có lợi ích liên quan .

STOFA-II là một hợp phần đan chéo toàn chương trình, hợp phần này sẽ tương tác với tất cả các hợp phần khác ở cả cấp trung ương và địa phương. STOFA sẽ có vai trò điều phối đối với các mặt hoạt động chung về phát triển thể chế và xây dựng năng lực. Vai trò này bao gồm một phương thức tiếp cận hệ thống và phối hợp đối với việc biên soạn số liệu cho thông tin quản lý. Các đơn vị/cục/vụ và viện nghiên cứu được hưởng lợi từ sự trợ giúp lồng ghép đó bao gồm các ban thanh tra của Sở Thủy sản, Cục KT&BVNLTS ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh, NAFIQAVED, Vụ Nuôi trồng thủy sản của BTS, Viện nghiên cứu hải sản, Viện nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản1,2,3, và có thể một số cơ quan khác liên quan. Đặc biệt ở cấp tỉnh việc xây dựng năng lực thể chế trong các Sở TS và các cơ quan liên quan ở cấp địa phương rất cần có một phương thức tiếp cận phối hợp và hệ thống. .

Tất cả các hợp phần đều có hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, và sự hỗ trợ đó sẽ được thực hiện để tăng cường công tác quản lý nghiên cứu trong BTS. Hoạt động nghiên cứu trong FSPS-II sẽ được giám sát bởi Vụ Khoa học & Công nghệ (KHCN), sử dụng hệ thống quản lý nghiên cứu hiện có của BTS trong đó cóHội đồng Khoa học & Công nghệ (Phụ lục 10). FSPS-II cũng sẽ, thông qua STOFA-II, hỗ trợ xây dựng năng lực cho cán bộ của Vụ Khoa học & Công nghệ và cho Hội đồng Khoa học & Công nghệ

33

Page 36: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

trong việc quản lý nghiên cứu, bao gồm các hoạt động như chuẩn bị, thẩm định, theo dõi và đánh giá đề án. Sự hỗ trợ này sẽ được thực hiện chủ yếu là trong các năm 20076 và 2007, còn sau đó theo dự tính thì các hoạt động sẽ mang tính độc lập hơn.

Tối thiểu 10% của ngân sách trong quỹ nghiên cứu của SUDA sẽ được phân bổ cho việc cộng tác với các viện và đối tác nghiên cứu quốc tế và khu vực để giúp tăng cường các hoạt động nghiên cứu dựa trên nhu cầu của Việt Nam. Mục đích là nhằm xây dựng các thủ tục phân bổ minh bạch và kích thích công tác nghiên cứu có chất lượng chuyên môn cao. Cán bộ nghiên cứu công tác tại các viện nghiên cứu của BTS cũng như các nhà nghiên cứu về thủy sản và nuôi trồng thủy sản tại các trường đại học của Việt Nam sẽ được tiếp cận quỹ nghiên cứu này.

Một trong những công tác chuẩn bị cho FSPS-II là một cuộc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội sẽ được tiến hành. Cuộc điều tra này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản cho việc xây dựng các chỉ số và các điểm tham chiếu của Chương trình, đông thời sẽ giúp cho việc chuẩn bị các chiến lược có tính thực tế theo đó FSPS-II sẽ tiếp cận được với người nghèo. Cuộc điều tra cơ bản này có tầm quan trọng ở chỗ nó hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động cũng như cung cấp các chỉ số để theo dõi giám sát các kết quản đạt được của Chương trình. Việc đánh giá này sẽ cung cấp các số liệu trên cơ sở vùng, tức là theo tỉnh, huyện và xã, để xác định các địa bàn được ưu tiên nhận hỗ trợ, và các nghiên cứu chi tiết hơn về người nghèo ở các huyện và xã được lựa chọn. Điều khoản tham chiếu (TOR) cho cuộc điều tra cơ bản này được nêu trong Phụ lục 9.

3.4 Xoá đói giảm nghèo

Chương trình sẽ góp phần vào xóa đói giảm nghèo, trực tiếp thông qua việc tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản trong các hộ nghèo, và gián tiếp thông qua quản lý hành chính và quản trị nhà nước được cải thiệntrong hệ thống quản lý hành chính thuỷ sản.

Hợp phần STOFA sẽ đóng góp cho một trong các mục tiêu lớn về phát triển kinh tế-xã hội và xoá đói giảm nghèo cho giai đoạn 2001-2010 được nêu trong Chiến lược Toàn diện về Xoá đói Giảm nghèo và Tăng trưởng (CPRGS), đó là: “Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, thực hiện Chương trình Cải cách Hành chính nhà nước (PAR) cho giai đoạn 2001-2010. Chương trình Cải cách Hành chính nhà nước cần được đẩy mạnh ở 4 lĩnh vực: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ công chức, và tài chính công, với mục tiêu nâng cao tính hiệu quả và minh bạch của các chính sách nhà nước và các công cụ cung cấp dịch vụ; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin nhằm cải tiến các dịch vụ, và đảm bảo mối quan hệ công khai, minh bạch và ổn định giữa nhà nước với công dân và các doanh nghiệp. Cải cách hành chính cũng nhằm giảm thiểu tới mức tối đa tệ quan liêu, đẩy lùi tham nhũng và thực hiện quản lý nhà nước dân chủ và có dân tham gia ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.” (CPRGS tr. 35). Các mục tiêu của CPRGS được hi vọng là sẽ được lồng ghép vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 5 Năm (2006-2010) của Chính phủ.

34

Page 37: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Tính hiệu quả và hiệu suất của bộ máy Quản lý hành chính Thuỷ sản sẽ góp phần duy trì cơ hội việc làm và tạo thu nhập trong các cộng đồng ngư dân nghèo ở Việt Nam,góp phần giảm bớt tình trạng suy dinh dưỡng trong các cộng đồng mà ở đó thuỷ sản là nguồn cung cấp chất đạm (prô-tê-in) và vi chất dinh dưỡng chính. Việc tăng cường quản lý khai thác thuỷ sản sẽ duy trì cơ hội việc làm và tạo thu nhập trong các cộng đồng ngư dân nghèo ở Việt Nam, và góp phần xóa đói giảm nghèo trong các làng ven biển. Những công việc được đề xuất về thủy sản nước ngọt sẽ góp phần hỗ trợ cho quản lý tốt hơn nguồn lợi quan trọng này đối người nghèo.

Xóa đói giảm nghèo là nét đặc trưng cơ bản của Hợp phần Nuôi trồng thủy sản, và nó được đáp ứng trong 2 phương thức tiếp cận tổng thể: một là trong việc củng cố sự tăng trưởng trong thời gian qua về sản lượng và thu nhập gắn với sự gia tăng đáng kể sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên cả nước, và hai là trong việc hướng lợi ích của nuôi trồng thuỷ sản cho những đối tượng bị thiệt thòi. Phương thức tiếp cận thứ hai này nhằm tiếp cận các hộ gia đình cho đến nay vẫn chưa được hưởng các lợi ích của ngành và thăm dò các phương cách khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản một cách hiệu quả hơn ở các huyện nghèo và hẻo lánh. Trong nhiều trường hợp, điều này chắc chắn sẽ mang lại một triển vọng rộng lớn hơn về phát triển cộng đồng hướng vào sinh kế, và sẽ bao gồm một nền kinh tế gồm sản xuất và cung cấp lao động và dịch vụ hỗn hợp dựa vào doanh nghiệp nhỏ như chế biến thức ăn thuỷ sản, vận chuyển và ươm giống.

Bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của các hệ thống phân phối thủy sản, lợi nhuận của người tham gia hệ thống sẽ được duy trì ở mức bền vững. Các cộng đồng nghề cá bị thiệt thòi, đặc biệt là ở những vùng xa xôi hẻo lánh và hải đảo, sẽ được lợi nhiều nhất từ những thay đổi về cơ cấu trong hệ thống phân phối. Việc giảm bớt thất thoát sau thu hoạch sẽ cải thiện an ninh thực phẩm cho người tiêu dùng và giảm nguy cơ về mất vệ sinh thực phẩm cũng như các thiệt hại kinh tế sau thu hoạch. Tăng cường marketing sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản sẽ tăng nguồn thu cho nông dân, duy trì thu nhập ở các khu vực nông thôn và ven biển, trong đó có nhiều khu vực rất ít có các cơ hội khác để có thu nhập. Nâng cao quản lý các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm trong hệ thống cung cấp nguyên liệu sẽ giảm bớt nguy cơ không có đơn đặt hàng từ các thị trường xuất khẩu do những lo sợ về vấn đề sức khoẻ của khách hàng ở các thị trường này, và do đó tăng cường đảm bảo cho sinh kế trong toàn bộ hệ thống cung cấp nguyên liệu. Điều này cũng nâng cao đáng kể sức khoẻ của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là người nghèo là những đối tượng chịu nguy cơ nhiều nhất về hàng loạt các tác hại liên quan đến thuỷ sản tớ sức khỏe con người .

Trọng tâm xóa đói giảm nghèo sẽ trở thành hiện thực thông qua một chiến lược phát triển hai hướng sẽ được áp dụng ở 9 tỉnh điểm phù hợp với các cơ hội cụ thể ở từng tỉnh. Một hướng chiến lược là hỗ trợ việc tạo ra những nơi làm việc mới bằng cách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (bền vững) chung trong ngành thủy sản. Sự hỗ trợ này sẽ tập trung vào việc xây dựng và nâng cấp các đơn vị sản xuất nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ và các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thủy sản vừa và nhỏ. Hướng chiến

35

Page 38: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

lược kia là nhằm mục tiêu vào các tỉnh nghèo và hộ gia đình nghèo sống trong các hoàn cảnh sinh thái đạc biệt như miền núi, hải đảo và đầm phá. Với hướng này, các cơ hội để tăng sản lượng thủy sản ở các đầm và hồ chứa, và nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nuôi biển sẽ được khai thác.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 170/2005/QD-TTg, từ tháng 7/2005 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (MOLISA) đã áp dụng tiêu chí nghèo mới theo đó mức nghèo là thu nhập dưới 200.000 VND/đầu người/tháng (tương đương 77 DKK) ở các vùng nông thôn. FSPS-II sẽ theo hướng dẫn mới đó của Chính phủ trong việc thực hiện và theo dõi giám sát Chương trình.

Các văn kiện hợp phần sẽ mô tả cụ thể nhiều hoạt động khác nhau về xóa đói giảm nghèo sẽ được thực hiện trong FSPS-II.

3.5 Các vấn đề đan chéo

Bình đẳng giới

Ngành thủy sản ở Việt Nam là một trong những ngành kinh tế chủ chốt tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ. Những nơi làm việc đó trước hết là ở trong khối doanh nghiệp chế biến thủy sản, trong lĩnh vực marketing thủy sản và nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, nhưng các lĩnh vực khác như quản lý hành chính thủy sản và khai thác thủy sản cũng tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ. Các đánh giá sơ bộ của các tỉnh điểm (Phụ lục 11) cho thấy rõ vai trò quan trọng của phụ nữ trong ngành thủy sản ở Việt Nam, đặc biệt ở khâu sau thu hoạch và marketing, và cả ở một số hoạt động sản xuất.

Chiến lược chung của FSPS-II là tăng cơ hội việc làm cho phụ nữ và cải thiện điều kiện làm việc cho họ để hỗ trợ tăng trưởng và hiện đại hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thủy sản và thúc đẩy các cơ hội bình đẳng trong quản lý hành chính thủy sản và các lĩnh vực khác. Mọi người đều thừa nhận rằng việc thu hút phụ nữ tham gia một cách công bằng và bình đẳng vào các hoạt động phát triển trong Chương trình sẽ không diễn ra một cách tự động. Sự hỗ trợ cho Ủy ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ trong ngành thủy sản trong FSPS-I chủ yếu là thực hiện việc hỗ trợ ở cấp trung ương vì vậy tác động ở cấp địa phương rất hạn chế. Phương thức tiếp cận của FSPS-II sẽ là thu hút các hội phụ nữ địa phương tham gia các hoạt động chương trình càng nhiều càng tốt.

Trong Hợp phần STOFA-II, Chương trình sẽ hỗ trợ một chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong quản lý hành chính thủy sản nhằm xác lập các quyền và cơ hội bình đẳng cho các cán bộ nhân viên cả hai giới, các hướng dẫn rõ ràng cho việc tuyển dụng, kiểm tra năng lực, việc làm, thăng tiến, đánh giá, tái bổ nhiệm và miễn nhiệm, và sự minh bạch trong quá trình ra quyết định.

36

Page 39: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Nuôi trồng thuỷ sản được nhìn nhận là một lĩnh vực (tiểu ngành) trong đó sự tham gia của phụ nữ có thể có ý nghĩa và mang lại lợi ích. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác sụ tham gia của phụ nữ lại có thể trở thành gánh nặng và có tính chất bóc lột. Cơ hội cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào sản xuất và dịch vụ trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với các nhóm phụ nữ nghèo, bao gồm các hộ gia định mà phụ nữ là chủ hộ, sẽ được xác định và thúc tiến trong trường hợp chị em được hưởng lợi.

Chế biến thuỷ sản hầu như do lao động nữ độc chiếm, dù ở các nhà máy xuất khẩu quy mô công nghiệp hoặc trong các công đoạn phân loại, tuyển chọn và sơ chế tại các cơ sở quy mô nhỏ. Nhiều phụ nữ cũng được thu hút vào kinh doanh thuỷ sản, đặc biệt ở khâu bán lẻ. Việc sắp xếp lại khâu phân phối nhằm giảm số lượng giao dịch và các công đoạn chế biến chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến những phụ nữ tham gia phân phối và chế biến do không còn sinh kế xét ở lợi ích trước mắt. Tuy nhiên, về lâu về dài, năng suất tăng lên sẽ đem lại sự bền vững và bảo đảm cho số lao động còn lại. Nhóm có thể ảnh hưởng nhất là những phụ nữ làm nghề chế biến thủy sản tại nhà mà không có các biện pháp đảm bảo vệ sinh. Nhóm này sẽ đối mặt với khả năng bị mất sinh kế do yêu cầu phải áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh. Chương trình sẽ chú trọng đặc biệt đến những vấn đề này và hỗ trợ nhóm cảm nhiễm này bằng cách tìm giúp cho họ các nguồn thu nhập thay thế khác.

Hợp phần Quản lý Khai thác Thủy sản có tác động rất lớn, mặc dù chủ yếu là gián tiếp, đến lực lượng lao động nữ, bởi vì việc làm do phụ nữ đảm nhiệm là các công việc dịch vụ như vá lưới và cung ứng các vật tư thủy sản (đầu vào). Do hợp phần này nhằm đảm bảo việc sử dụng bền vững các nguồn lợi sinh vật biển, nên nó đem lại lợi ích cho tất cả những ai sống phụ thuộc vào các hoạt động khai thác thủy sản. Do đó việc quản lý khai thác thủy sản được cải tiến là điều kiện tiền đề để đảm bảo cho việc làm trên bờ. Tuy nhiên, sử dụng lao động nữ trong thủy sản nội đồng và thu hoạch nhuyễn thể là việc làm có ý nghĩa. Cho nên sự hỗ trợ của Chương trình cho việc phát triển nghề cá nội đồng và ở các vùng cửa sông sẽ đem lại lợi ích cho phụ nữ.

Sự hỗ trợ có ý nghĩa của chương trình cho việc xác định và thực hiện các mô hình đồng quản lý phù hợp trong tất cả các lĩnh vực (tiểu ngành) sẽ có lợi nhất cho phụ nữ. Bình đẳng giới sẽ được xúc tiến trong việc thiết lập các ban quản lý và các cơ quan cố vấn. Khả năng đặt ra cơ chế qui định có sự tham gia của phụ nữ vào các tổ chức địa phương về tín dụng, đồng quản lý nuôi trồng thủy sản và marketing cũng sẽ được xem xét.

Quyền con người, dân chủ hoá và quản trị nhà nước

FSPS-II sẽ hỗ trợ BTS thực hiện Cải cách Hành chính Nhà nước của Chính phủ trong ngành thủy sản, nhằm giảm tới mức tối đa tệ quan liêu, giảm bớt nạn tham nhũng và thực hiện quản trị nhà nước dân chủ có sự tham gia của ngườI dân ở tất cả các cấp. Sự hỗ trợ cho hiện đại hóa hệ thống hành chính thủy sản bao gồm việc thực hiện một hệ thống pháp lý và lập quy rõ ràng trong ngành và việc đặt ra các thủ tục hành chính

37

Page 40: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

ở cả trung ương và cấp tỉnh dựa trên các quy định của pháp luật, minh bạch và có hiệu quả.

Sự hỗ trợ của Chương trình cho việc xây dựng và sửa đổi các văn bản dưới luật và các quy định của Luật Thuỷ sản sẽ tạo ra một môi trường tích cực cho quản trị nhà nướcliên quan đến việc khai thác bền vững các nguồn lợi thuỷ sản và phân phối công bằng quyền khai thác thủy sản và sử dụng đất và mặt nước trong nuôi trồng thuỷ sản. Quản trị nhà nước cũng là cốt lõi của chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực cần được hỗ trợ trong quản lý hành chính thủy sản ở cả các cấp trung ương và địa phương. Việc FSPS-II tập trung phát triển đồng quản lý, các sắp xếp thể chế và các tổ chức hợp tác xã sẽ tăng cường vị thế của ngư dân và những người sản xuất quy mô nhỏ đối với các thương lái có thế lực và các đối tượng khác. Việc trao quyền cho các hội nghề của các bên có lợi ích liên quan để họ có tiếng nói và hành động thay mặt cho các thành viên của mình sẽ tạo cơ sở cho việc tăng tính đại diện của các tổ chức đó đối với chính quyền trung ương và địa phương và mở đường cho cấp cơ sở tham gia vào quá trình xây dựng chính sách.

Môi trường

Có nhiều vấn đề khác nhau về môi trường liên quan đến nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề cá ở Việt Nam. Những vấn đề đó nhìn chung liên quan đến: (1) những tác động của thay đổi môi trường đến nuôi trồng thủy sản và nghề cá; và (2) những tác động của sự phát triển của ngành đến môi trường, cả tích cực và tiêu cực. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản bền vững sẽ đòi hỏi những cải tiến trong việc quản lý các vấn đề về môi trường, cả trong ngành và thông qua việc tăng cường hợp tác với các ngành khác.

Nhìn chung, FSPS-II được phân loại thuộc hạng B (về tác động môi trường). Nhiều hoạt động quản lý môi trường cụ thể hơn đã được đưa vào các Văn kiện Hợp phần để đáp ứng các vấn đề cụ thể (trong đó một số hoạt động có thể được xếp vào hạng A) và những hoạt động có thể được tiến hành để hỗ trợ cho việc cải tiến quản lý môi trường trong ngành, ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh.

Sự hỗ trợ của Hợp phần STOFA-II sẽ bao gồm xây dựng năng lực để giải quyết đúng đắn các mối quan tâm về môi trường cả bên trong và ngoài ngành thủy sản. STOFA-II sẽ tiến hành Đánh giá môi trường chiến lược (viết tắt là SEA trong tiếng Anh) khi Hợp phần bắt đầu được thực hiện. Đánh giá này sẽ giúp xác định các can thiệp cụ thể để tăng cường công tác quản lý môi trường thông qua việc hoạch định chính sách và xây dựng năng lực được STOFA-II hỗ trợ. Kết quả của đánh giá này cũng sẽ giúp cho Hợp phần xác định nhu cầu tiến hành các Đánh giá tác động môi trường (viết tắt là EIA trong tiếng Anh) đối với các hoạt động cụ thể của hợp phần. Chương trình Hợp tác Phát triển Đan-mạch-Việt Nam về Môi trường (viết tắt là DCE trong tiếng Anh)

38

Page 41: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

giai đoạn 2005-2010 đang cộng tác với Bộ Tài nguyên & Môi trường (BTN&MT) và Bộ Kế hoạch & Đầu tư (BKH&ĐT) xây dựng các hướng dẫn về SEA ở Việt Nam nên hợp phần sẽ có sự hợp tác với DCE để đưa ra những hướng dẫn hữu ích và trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động rất mới này. Cũng có thể đưa vào áp dụng nguyên tắc mua sắm (trang thiết bị) thân thiện với môi trường, việc này có thể xem xét thông qua SEA. Sự hỗ trợ cho các dự án thí điểm về quản lý môi trường được khởi động trong giai đoạn 1 của STOFAtrong đó có chương trình quan trắc môi trường sẽ được hỗ trợ thêm trong FSPS-II để mở rộng tác dụng của các hoạt động thí điểm này.

Hợp phần Quản lý Khai thác Thủy sản hỗ trợ cho việc sử dụng bền vững các nguồn lợi thủy sản nước ngọt và biển ở Việt Nam, và do đó sẽ hỗ trợ cho việc tăng cường quản lý về mặt môi trường đối với các nguồn lợi biển và nước ngọt. Hợp phần sẽ tiếp tục hỗ trợ cho việc cung cấp một cơ sở thông tin rõ ràng và chính xác hơn để đảm bảo rằng việc ra quyết định về quản lý khai thác thủy sản là căn cứ vào những thông tin tốt nhất có được và được thực hiện một cách có hiệu quả về kinh tế để giảm thiểu những tác động tiêu cực về môi trường từ các hoạt động khai thác. Ngoài vấn đề khai thác quá mức, lĩnh vực khai thác thủy sản ở Việt Nam còn đối mặt với nhiều vấn đề khác về môi trường trong đó có việc sử dụng các kỹ thuật khai thác hủy diệt, tác động của những thay đổi về sinh cảnh ven biển trong các hệ sinh thái thủy sinh vùng đầm phá, cửa sông và nội đồng đối với các bãi cá đẻ , và của tình trạng ô nhiễm nước từ các hoạt động phát triển trong đất liền và ven biển và các sự cố tràn dầu. Để giúp cho BTS có được sự đáp ứng hiệu quả đối với những vấn đề như vậy, Đánh giá môi trường chiến lược (viết tắt là SEA trong tiếng Anh) về khai thác thuỷ sản sẽ được tiến hành trong giai đoạn đầu thực hiện, bao gồm cả khai thác biển và nội đồng. Những kinh nghiệm từ Chương trình Hợp tác Phát triển Đan-mạch-Việt Nam về Ngành Môi trường sẽ đươc sử dụng để tiến hành đánh giá nay. Kết quả của Đánh giá này cũng sẽ tạo cơ sở cho các hoạt động cụ thể nhằm tăng cường việc quản lý môi trường mà Hợp phần sẽ đưa vào trong giai đoạn hoạt động tiếp theo. Chương trình Hợp tác Phát triển Đan-mạch-Việt Nam về Môi trường cũng bao gồm Hợp phần Sinh Kế Bền Vững Trong và Xung Quanh các Khu Bảo tồn Biển.Điều được mong đợi là sẽ có sự chia sẻ các bài học trong việc xây dựng các phương thức tiếp cận đồng quản lý phù hợp được Hợp phần Khai thác Thủy sản của FSPS-II hỗ trợ.

Hợp phần Phát triển Nuôi trồng thủy sản Bền vững hỗ trợ một cách rộng rãi việc tăng cường quản lý môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, một tác nhân chủ yêú cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực này. Nhân thức về các vấn đề then chốt đang ngày càng tăng vì các vấn đề về sức tải đang ngày càng trở nên nổi cộm, và vì thị trường toàn cầu đang ngày càng đòi hỏi phải có các cách thức hợp lý về môi trường. Các vấn đề môi trường chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam bao gồm việc sử dụng các khu vực rừng ngập mặn và đất ngập nước trong nuôi trồng thủy sản ven biển và việc hủy hoại các hệ sinh thái ven biển, xả nước thải giàu chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ các trại nuôi, vàviệc đưa vào nuôi các loài nhập nội và tác động của chúng lên đa dạng sinh học trong nuôi trồng thủy sản ven biển và nội đồng.

39

Page 42: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Các rủi ro về tác động môi trường sẽ giảm đi hoặc tránh được thông qua sự hỗ trợ của SUDA để tăng cường quy hoạch nuôi trồng thủy sản, áp dụng các mô hình về năng lực môi trường và nguồn lợi, xúc tiến và khuyến khích áp dụng các cách thức nuôi trồng tốt hơn trong nông dân nuôi trồng, xúc tiến các hệ thống nuôi thân thiện với môi trường và rủi ro thấp như các mô hình lúa-cá và lúa-tôm, đồng thời thông qua việc thực hiện đánh giá môi trường trong quy hoạch và các quy định khác, đặc biệt đối với nuôi trồng thủy sản ven biển. Luật Thủy sản được thông qua gần đây tạo ra khung pháp lý cho việc ban hành các quy định về tăng cường quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Các vấn đề về môi trường gắn với nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã được xác định trong quá trình sàng lọc về môi trường cho FSPS-II, và đã có thỏa thuận về một Kế hoạch Quản lý Môi trường sẽ được chuẩn bị trong giai đoạn khởi độngcủa SUDA để đưa ra hướng dẫn cụ thể về các hoạt động giảm nhẹ tác động tiêu cực và quản lý môi trường cần thiết trong quá trình thực hiện Hợp phần.Văn kiện Hợp phần cũng xác định các vấn đề then chốt và các biện pháp quản lý khả thi tạo cơ sở cho Kế hoạch quản lý môi trường.

Hợp phần Sau thu hoạch và Marketing sẽ góp phần tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm ở tất cả các cấp phân phối, nhưng khác vớiFSPS-I hợp phần này sẽ chú trọng đặc biệt đến khâu sản xuất ban đầu, đó là xuất xứ của nhiều yếu tố nguy hại lớn. Một vấn đề nữa cũng được chú trọng đặc biệt là việc giải quyết vấn đề bệnh ký sinh trùng trong thủy sản lây truyền sang người tiêu dùng nội địa, việc tiếp tục thực hiện các đề xuất của Dự án FIBOZOPA hiện nay do DANIDA tài trợ. Hợp phần Sau thu hoạch và Marketing cũng sẽ khai thác các kinh nghiệm về quản lý môi trường, bao gồm các công nghệ sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải đã được hỗ trợ trong giai đoạn 1 của FSPS-I để hỗ trợ việc áp dụng rộng rãi hơn các kinh nghiệm đó trong các cơ sở xử lý sau thu hoạch quy mô nhỏ. Các vấn đề về bệnh nghề nghiệp và an toàn lao động cũng sẽ được xem xét vàgiải quyết nếu phù hợp.

Việc cộng tác với Bộ TN&MT là cơ quan chịu trách nhiệm chung về Đánh giá tác động môi trường và Bộ KH&ĐT (trách nhiệm chung về Đánh giá môi trường chiến lược cũng sẽ được xúc tiến.

HIV/AIDS

HIV/AIDS ở Việt Nam hiện đang ở giai đoạn dịch tập trung. Ước tínhcó từ 40 đến 120 người Việt Nam bị nhiễm bệnh mỗi ngày và căn bệnh này đang lây lan sang dân cư nói chung trong đó lớp người trẻ tuổi đang là nhóm nguy cơ đặc biệt chiếm tới 40% các ca nhiễm HIV được báo cáo. Theo dự báo đến năm 2010 Việt nam sẽ có trên 350.000 ca HIV với mức trung bình hàng năm là từ 20.000 đến 30.000 ca nhiễm mới.

Chính phủ Việt Nam trong những năm qua đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề HIV/AIDS. Một chỉ thị của Thủ tướng chính phủ trong năm 2003 đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một phương thức tiếp cận đa ngành toàn diện để ngăn ngừa sự gia tăng của đại dịch này. Mặc dù có sự thay đổi chính sách gần đây với một phương

40

Page 43: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

thức tiếp cận mới về giáo dục mà trọng tâm được dành nhiều hơn đến việc nâng cao nhận thức công chúng, các biện pháp phòng chống và khuyến khích một thái độ nhân đạo hơn đối với những người đang sống chung với HIV/AIDS, nhưng thái độ chung coi đây là một "tệ nạn xã hội" vẫn tồn tại, và điều này chỉ góp phần vào thái độ kỳ thị những người đang sống chung với HIV/AIDS. Tháng 3/2004 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Kiểm soát HIV/AIDS ở Việt Nam cho đến 2010 với tầm nhìn đến 2020. Một pháp lệnh mới về phòng chống và kiểm soát HIV/AIDS cũng đang được chuẩn bị.

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa đói nghèo và HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS càng làm cho tình trạng của các cộng đồng dân nghèo và các hộ gia đình nghèo bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tồi tệ hơn. Các con số ước tính cho thấy một hộ gia đình có một thành viên sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam phải chi tiêu nhiều gấp 13 lần về chăm sóc sức khỏe so với một hộ bình thường. Người ta cũng ước tính rằng các hộ gia đình có người bị HIV/AIDS sẽ tụt xuống dưới mức nghèo khổ chung của cả nước trừ phi họ ở trong số 20% hộ gia đình giàu có nhất. Những hộ trong số 40% hộ nghèo nhất sẽ tụt thêm xuống dưới mức thiếu đói do hậu quả của việc tăng chi phí chăm sóc y tế và mất thu nhập. Điều đó cho thấy HIV/AIDS có tác động kinh tế rất lớn đến các hộ gia định bị lây nhiễm và ảnh hưởng của căn bệnh này.

Một vài mối liên hệ khác nhau được cho là tồn tại giữa HIV/AIDS và các hoạt động nghề cá đòi hỏi phải lồng ghép HIV/AIDS vào nội dung chương trình FSPS-II. Các cộng đồng nghề cá, đặc biệt là các ngư dân sống lênh đênh nay đây mai đó làm nghề đánh cá, dường như rất dễ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có HIV/AIDS. Việc trên thực tế các cộng đồng ngư dân, trong đó có các ngư dân ở Việt Nam, thường xuyên sống ở những khu vực xa xôi hơn đã khiến cho việc nhận biết và xử lý HIV/AIDS trở nên nan giải hơn và gây trở ngại cho việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ.

Chiến lược cơ bản đối với HIV/AIDS trong FSPS-II sẽ là đảm bảo sự lồng ghép bên ngoài, nghĩa là điều chỉnh hoạt động chương trình để có thể tính đến tính chất dễ bị lây truyền HIV và tính chất cảm nhiễm trước những tác động của căn bệnh AIDS. Xét đến thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người đang sống chung với HIV/AIDS và gia đình của họ, Chương trình sẽ không trực tiếp hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng của HIV/AIDS. Điều này được chứng minh thêm với thực tế là hiện nay tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam không ở trong giai đoạn mà các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cần phải được dành lợi thế đặc biệt. Như vậy, do mối liên hệ giữa tình trạng đói nghèo và HIV/AIDS và định hướng xóa đói giảm nghèo của FSPS-II, Chương trình chỉ gián tiếp hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Để đảm bảo việc lồng ghép, Chương trình sẽ tiến hành một cuộc đánh giá cộng đồng ở một số tỉnh thí điểm được lựa chọn, trong đó sẽ điều tra các vấn đề như HIV/AIDS ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của FSPS-II cả hiện tại và trong những năm tới; các hoạt động của FSPS-II giảm nhẹ hoặc làm tăng thêm một cách không chủ ý tính dễ bị

41

Page 44: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

lây nhiễm HIV và tính cảm nhiễm trước tác động của AIDS như thế nào; và đáp ứng thế nào đối với những tác động đó. Các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng sẽ tham gia vào các cuộc đánh giá này.

Căn cứ vào những đánh giá này, Chương trình sẽ có những điều chỉnh cần thiết về cách thức hoạt động. Điều cần thiết là phương thức tiếp cận được lựa chọn cần mang tính linh hoạt và phù hợp , và có thể đáp ứng được những thay đổi có thể có trong tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam. Hơn nữa, có thể thấy trước rằng Chương trình sẽ giúp đỡ BTS trong việc tiến hành một nghiên cứu về mức độ hiện hành và lây lan của căn bệnh này trong ngành thủy sản và các biện pháp phòng chống mà hệ thống quản lý hành chính thủy sản ở cả trung ương và địa phương có thể áp dụng.

Sau khi có được kết quả của các cuộc nghiên cứu nói trên, Chương trình sẽ giúp đỡ BTS trong việc xây dựng và thực hiện một chiến lược phòng chống HIV/AIDS của ngành cũng như một chiến lược truyền thông phù hợp để nâng cao nhận thức về HIV/AIDS. Các cuộc nghiên cứu đó cũng có thể cho thấy sự cần thiết phải có những hoạt động phòng chống HIV/AIDS trực tiếp hơn. Ngân sách của Hợp phần STOFA-II sẽ được phân bổ khoản kinh phí 4 triệu DKK cho các hoạt động về HIV/AIDS chung cho toàn FSPS-II.

Các Bảng 4 và 5 trong các trang tiếp theo nêu tóm tắt các hoạt động can thiệp được Chương trình và các Hợp phần đề xuất nhằm xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề đan chéo.

42

Page 45: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Bảng 4: Chiến lược Xóa đói giảm nghèo của Chương trình và các vấn đề đan chéo

Cấp Chương trình Cấp Hợp phần Các Tỉnh điểmXóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ cho tăng trưởng ngành bền vững xuyên suốt các lĩnh vực hoạt động trong ngànhLựa chọn các tỉnh, huyện và xã nghèo có các tiềm năng xóa đói giảm nghèo thông qua thủy sản/nuôi trồng thủy sản

Tất cả Các Hợp phần Khai thác, Nuôi trồng thủy sản và Sau thu hoạch & Marketing có các biện pháp cụ thể để xóa đói giảm nghèo

Chú trọng vào các nhóm đối tượng nghèo có hoàn cảnh đặc biệt trong ngành thủy sản

Các chiến lược xóa đói giảm nghèo thực tế được chuẩn bị trong giai đoạn khởi động sẽ chỉ đạo phương thức tiếp cận

Giới Chương trình chú trọng vào các lĩnh vực hoạt động trong ngành và các can thiệp có tác dụng tạo ra hoặc đảm bảo các cơ hội việc làm cho phụ nữ.

Các cơ cấu đồng quản lý sẽ hỗ trợ cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định

Tất cả các hợp phần có các phương thức tiếp cận nhậy cảm về giới và trao quyền cho phụ nữ

Giới được lồng ghép trong tất cả các chiến lược xóa đói giảm nghèo và các kế hoạch công tác của các tỉnh

HIV/AIDS

Sẽ tiến hành khảo sát về mức độ hiện nhiễm trong các cộng đồng ngư dân và sự đóng góp của ngành ngăn chặn lây nhiễm. Sẽ xây dựng chiến lược về nâng cao nhận thức và phòng chống.Hỗ trợ Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS trong ngành thủy sản.

Các chiến lược về Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia sẽ được lồng ghép vào các hoạt động của hợp phần ở cấp tỉnh, huyện và cộng đồng.

Sự tham gia của chính quyền tỉnh vào Chương trình HIV/AIDS

Phổ biến thông tin ở cấp cộng đồng

Môi trường

Các vấn đề về môi trường được lồng ghép vào FSPS-II

Các vấn đề về môi trường có xuất xứ bên trong và bên ngoài ngành thủy sản được đáp ứng ở cấp hoạch định chính sách và chiến lược

Sự cộng tác với các Bộ khác và Chương trình Hợp tác Phát triển Đan-mạch-Việt

Các vấn đề môi trường sẽ được xác định cho từng hợp phần và các vấn đề cụ thể sẽ được xử lý một cách thích hợp trong các hợp phần

Các vấn đề về môi trường ở cấp tỉnh và địa phương trong nghề cá và nuôi trồng thủy sản sẽ được lồng ghép vào các kế hoạch công tác của tỉnh

43

Page 46: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Nam Quản trị nhà nước

Hỗ trợ việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch ở cấp trung ương và cấp tỉnh.Minh bạch trong Cải cách Hành chính Nhà nước trong ngành.Nghị định về dân chủ ở cơ sở được áp dụng trong ngành thủy sản.

Chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực thực hiện ở cả cấp trung ương và cấp tỉnhCác mô hình đồng quản lý được xây dựng và thử nghiệm

Các điển hình và địa điểm thí điểm các mô hình đồng quản lý.

Hỗ trợ chính quyền tỉnh xây dựng và thực hiện các phương thức tiếp cận đồng quản lý với các cộng đồng địa phương

Bảng 5: Trọng tâm cụ thể về xóa đói nghèo và các vấn đề đan chéo ở các kết quả đầu ra của hợp phần

Xóa

đói

giả

m

nghè

oG

iới

M

ôi tr

ường

Quy

ền c

on n

gười

, dâ

n ch

ủ &

quả

n tr

ị nh

à nư

ớcH

IV/A

IDS

Hợp phần 1: Tăng cường Quản lý hành chính Thủy sản Đầu ra 1: Năng lực xây dựng, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát các chính sách và văn bản pháp lý ở cấp trung ương và địa phương của hành chính thủy sản được tăng cường

X X

Đầu ra 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp và viện nghiên cứu trong ngành thủy sản được đổi mới tiên tiến.

X

Đầu ra 3: Nền tảng nguồn nhân lực ở các đơn vị hành chính sự nghiệp thủy sản và viện nghiên cứu và doanh nghiệp trực thuộc BTS được tăng cường và nâng cao về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp

X

Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được phát triển hơn nữa. X

Hợp phần 2: Tăng cường Quản lý Khai thác thủy sản Đầu ra 1: Năng lực hoạch định chính sách, chiến lược và kế hoạch hoạt động khai thác thủy sản của Cục KT&BVNLTS, gồm cả các Chi cục, các Sở TS và Sở NN&PTNT, được nâng cao.

X X

Đầu ra 2: Cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thácthủy sản biển và nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của cơ cấu này được đưa vào quy trình ra quyết định trong Cục KT&BVNLTS và các Sở TS và Sở NN&PTNT.

X X

44

Page 47: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Đầu ra 3: Các Phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiện. X X X X X

Hợp phần 3: Phát triển Nuôi trồng thủy sản Bền vững(SUDA)Đầu ra 1: Năng lực quản lý được cải tiến và năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm vớimôi trường được đưa vào hoạt động ở 9 tỉnh với sự tham gia của các bên có lợi ích liên quan thuộc cả khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng

X X

Đầu ra 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm là 1 phần của 1 ngành sản xuất giống chất lượng cao đa dạng và phân cấp quốc gia cho các phương thức nuôi thả mới.

X

Đầu ra 3: Một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan với các chiến lược sản xuất chính được phổ biến ở cấp quốc gia.

X

Đầu ra 4: Một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận được dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi.

X

Đầu ra 5: Một hệ thống có sự tham gia của cộng đồng được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, có sự chú trọng đặc biệt đến các nhóm người nghèo, được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo

X X X X X

Hợp phần 4: Tăng cường năng lực Sau thu hoạch và Marketing (PH&M)Đầu ra 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, các phương thức truy xuất nguồn gốc và marketing được nâng cao. X X X X X

Đầu ra 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, có chú trọng đến các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

X X X

Đầu ra 3: Năng lực phân tích và quản lý rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

X X

45

Page 48: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

4. Mô tả Tóm tắt các Hợp phần

Chương này mô tả nội dung chính của cả 4 Hợp phần. Xem Thông tin chi tiết hơn trong các Văn kiện riêng của từng Hợp phần.

4.1 Hợp phần 1: Tăng cường Quản lý hành chính Thuỷ sản ( STOFA-II)

Hợp phần Tăng cường Quản lý hành chính Thuỷ Sản (STOFA-II) của FSPS-II tiếp tục sự hỗ trợ cho ngành Thuỷ sản Việt Nam trên cơ sở hoạt động của Hợp phần STOFA của FSPS-I. Với việc ban hành Nghị định 43/CP trong năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, Bộ TS hiện đang trong quá trình cơ cấu lại và nâng cấp hệ thống quản lý hành chính thủy sản từ cấp trung ương và phân cấp đến địa phương theo các kế hoạch và mục tiêu của Cải cách Hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010.

Cụ thể, Hợp phần STOFA-II sẽ hỗ trợ BTS trong việc thực hiện Chương trình Cải cách Hành chính Nhà nước giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ trong 3 lĩnh vực chính sau đây:

Chiến lược Hành vi Tổ chức, đem lại thay đổi về các thái độ và giá trị; Chiến lược Cơ cấu Tổ chức, đem lại thay đổi về cơ cấu và thiết kế; Chiến lược Kỹ thuật Tổ chức, đem lại thay đổi về phương pháp và sản xuất.

Việc xây dựng năng lực chủ yếu sẽ dưới hình thức đào tạo/tập huấn cho cán bộ nhân viên, xây dựng các cơ cấu thể chế mới, và xây dựng và thực hiện các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) cho quản lý thủy sản.

STOFA-II sẽ hỗ trợ quá trình xây dựng chính sách và lập kế hoạch ngành trong phạm vi quản lý hành chính thủy sản thông qua xây dựng năng lực dài hạn trong các đơn vị, cấp trung ương và cấp tỉnh ở các tỉnh điểm, chịu trách nhiệm tạo ra đầu vào cho xây dựng chính sách chiến lược và kế hoạch ngành. Sự hỗ trợ này cũng bao gồm kinh phí cho các dự án nghiên cứu ưu tiên nhằm hỗ trợ cho quá trình xây dựng chính sách và lập kế hoạch, và một quỹ ủy thác để tiếp tục sử dụng và phát triển các tài liệu đào tạo được biên soạn cho các doanh nghiệp chế biến hải sản trong FSPS-I, và đảm bảo hoàn thành việc hỗ trợ cho quá trình sắp xếp lại và cải tạo các doanh nghiệp nhà nước trong ngành thành các doanh nghiệp tái cơ cấu và cổ phần hóa.

Mục tiêu trước mắt của Hợp phần STOFA-II là:

Quản lý nghề cá ở tất cả các cấp được tăng cường phù hợp với Cải cách Hành chính Nhà nước để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu sẽ đạt được thông qua việc thực hiện các kết quả (đầu ra) sau đây:

46

Page 49: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Kết quả 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát các chính sách và văn bản pháp lý ở cấp trung ương và địa phương của hành chính thủy sản được tăng cường.

Quản lý nhà nước của ngành thủy sản sẽ được tăng cường bằng cách hỗ trợ cho công tác chuyên môn của các đơn vị làm công tác Quản lý hành chính Thủy sản chịu trách nhiệm cụ thể về việc hoạch định, phổ biến, tuyên truyền và giám sát các chính sách, kế hoạch chiến lược và văn bản pháp quy chung của ngành, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của ngành. Những đơn vị này là Vụ Kế hoạch & Tài chính, Vụ Pháp chế và Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, ở cấp tỉnh là các phòng/ban quản lý của Sở TS. Việc trao đổi thực tập sinh với các viện nghiên cứu của Đan-mạch có kinh nghiệm về quản lý, lập kế hoạch và theo dõi giám sát thủy sản có thể được coi là một cơ chế khả dụng để xây dựng năng lực cho những cơ quan của BTS có khả năng tập huấn hiệu quả cho nhân viên và cùng đánh giá các đầu vào kỹ thuật cho quá trình xây dựng chính sách và kế hoạch hóa. Kết quả 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp và viện nghiên cứu trong ngành thủy sản được đổi mới tiên tiến.

Chiến lược về cơ cấu sẽ dẫn đến những thay đổi về cơ cấu và thiết kế bộ máy tổ chức, và tạo ra những mối quan hệ mới về tổ chức, điều này bao hàm một số vấn đề liên quan đến thiết kế bộ máy tổ chức, phát triển nghề nghiệp, phân tích việc làm, mô tả nhiệm vụ/công việc và năng lực, mong muốn về vai trò của bản thân và khốI lượng công việc. Chiến lược này sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của Tiểu Hợp phần quản lý và tổ chứccủa Hợp phần STOFA.

Kết quả 3: Nền tảng nguồn nhân lực ở các đơn vị hành chính sự nghiệp thủy sản và viện nghiên cứu và doanh nghiệp trực thuộc BTS được tăng cường và nâng cao về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

Chiến lược hành vi sẽ dẫn đến những thay đổi về thái độ ứng xử và các giá trị của cán bộ nhân viên, trên cơ sỏ đó sẽ tạo ra và hỗ trợ cho những hành vi mới về tổ chức phù hợp với các mục tiêu quản lý. Chiến lược này bao gồm đào tạo/tập huấn cho cán bộ nhân viên và các vấn đề về phát triển, các vấn đề về lãnh đạo chiến lược, các vấn đề về quản lý chương trình và dự án, các thủ tục tuyển dụng và thuê mướn, và các hệ thống thẩm định năng lực làm việc. Chiến lược này sẽ tiếp tục phat huy những thành quả đạt được của Tiểu Hợp phần phát triển nguồn nhân lực của Hợp phần STOFA.

Kết quả 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được tiếp tục phát triển.

Theo kế hoạch sẽ tiến hành một cuộc đánh giá tiểu hợp phần FMIS trên cơ sở đó các hoạt động được tiến hành để đạt được đầu ra này sẽ được xem xét trong quá trình xây dựng kế hoạch công tác của STOFA-II trong giai đoạn khởi động trong năm 2006.

47

Page 50: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Tài trợ của Đaniđa để thực hiện Hợp phần STOFA-IIlà 49,85 triệu DKK.

4.2 Hợp phần 2: Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sản

Hợp phần Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sản tiếp tục hỗ trợ việc cải thiện năng lực thể chế cho việc hoạch định và thực hiện các chính sách,chiến lược và kế hoạch quản lý khai thác thủy sản trên cơ sở của ALMRV-II thuộc FSPS I. Hợp phần này sẽ trợ giúp kỹ thuật cho việc nâng cao năng lực thể chế của Cục KT&BVNLTS và các Chi Cục và Sở TS các tỉnh. Hợp phần này cũng hỗ trợ cho các viện nghiên cứu của BTS (như Viện nghiên cứu hải sản, Viện KT&QHTSvà các viện nuôi trồng thuỷ sản) và Cục KT&BVNLTS để các đơn vị đó được năng lực công tác đa lĩnh vực và đảm nhiệm việc quản lý các nghiên cứu có liên quan.

Hợp phần này cũng giúp cho BTS thực hiện chiến lược đã được thông qua của Bộ về cộng đồng tham gia quản lý và phát triển thủy sản liên quan đến các nguồn lợi ven biển, vùng lộng và nước ngọt. Hợp phần cũng sẽ hố trợ việc thực hiện Nghị định số 79/2003/ND-CP ngày 7/7/2003 quy định khung pháp lý cho người dân ở cộng đồng tham gia vào hàng loạt các lĩnh vực quản lý rộng rãi. BTS có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này và do đó sẽ được hỗ trợ để tăng cường năng lực và xây dựng các chiến lược nhằm làm cho các cơ cấu cấp tỉnh, huyện và xã hoặc cộng đồng có khả năng tham gia vào quản lý và phát triển khai thác thủy sản. BTS đã đề cử Viện KT&QHTS điều phối tất cả các hoạt động đồng quản lý và vừa qua đã quyết định thành lập Nhóm công tác về đồng quản lý với các đại diện của Viện KT&QHTS, Cục KT&BVNLTS, Viện nghiên cứu hải sản, Vụ Pháp chế, Viện nuôi trồng thuý sản I và 3 và FSPS.

Hợp phần sẽ trợ giúp kỹ thuật để tăng cường năng lực hoạch định và thực hiện chính sách ở cấp trung ương cho Cục KT&BVNLTSvà ở cấp tỉnh cho các Sở TS và các Chi Cục của Cục KT&BVNLTS, trên cơ sở các kinh nghiệm về khai thác hải sản của ALMRV-II trong FSPS-I.

Nghề thủy sản nước ngọt rất quan trọng đổi với người dân nghèo ở nông thôn, nhưng hiện chưa có cơ cấu tư vấn cho quản lý khai thác thủy sản nước ngọt. Hợp phần sẽ hỗ trợ việc thiết lập và hỗ trợ một cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác thủy sản nước ngọt. Hợp phần cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ nhưng với mức độ giảm dần cho Nhóm Chuyên viên Nghề cá Biển được lập ra trong thời gian FSPS-I.

Hợp phần cũng sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng chi tiết Tổng quan Nghề Cá gồm cả hải sản và thủy sản nước ngọt cho tất cả 9 tỉnh điểm của FSPS để đảm bảo các Tổng quan Nghề cá đó được sử dụng như là các đầu vào cho các quá trình lập kế hoạch và ra quyết định về quản lý và phát triển khai thác thủy sản ở cấp tỉnh.

Mục tiêu trước mắt của Hợp phần Quản lý Khai thác Thủy sản là:

48

Page 51: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Năng lực thể chế cho việc hoạch định các chính sách quản lý khai thác thủy sản bền vững và thực hiện các chính sách đó ở cấp quốc gia và địa phương được tăng cường.

Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua việc thực hiện các kết quả (đầu ra) sau đây:

Kết qủa 1: Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch hoạt động khai thác thủy sản của Cục KT&BVNLTS, các Chi cục của cục , các Sở TS và Sở NN&PTNT, được nâng cao.

Hợp phần này sẽ trợ giúp kỹ thuật cho Cục KT&BVNLTS để nâng cao năng lực hoạch định chính sách quản lý thủy sản ở cấp quốc gia. Ở cấp tỉnh, trợ giúp kỹ thuật sẽ được dành cho các Sở thuỷ sản của các tỉnh điểm và các Chi Cục của Cục KT&BVNLTS . Hoạt động đầu tiên sẽ là xây dựng kế hoạch xây dựng năng lực để các cơ quan nêu trên hoàn thành được trách nhiệm quản lý khai thác thủy sản phù hợp với Nghị định 43/CP. Kết quả 2: Cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định của Cục KT&BVNLTS các Sở TS và Sở NN&PTNT.

Hiện không có cơ cấu tư vấn cho quản lý khai thác thủy sản nước ngọt. Hợp phần này sẽ hỗ trợ việc thiết lập một cơ sấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác thủy sản nước ngọt, và sẽ tiếp tục hỗ trợ cho nhóm Chuyên viên Nghề cá Biển nhưng vớI mức độ giảm dần mức độ. Hợp phần sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng chi tiết Tổng quan Nghề cá (cá biển và cá nước ngọt) cho 9 tỉnh điểm để đảm bảo các Tổng quan Nghề cá của các tỉnh đó được sử dụng làm đầu vào cho các quá trình lập kế hoạch và ra quyết định về quản lý và phát triển khai thác thủy sản ở các tỉnh đó. Hợp phần sẽ hỗ trợ cho các viện nghiên cứu của BTS (Viện nghiên cứu hải sản, Viện KT&QHTS và các Viện nuôi trồng thuý sản ) và Cục KT&BVNLTS trong việc xây dựng năng lực công tác đa lĩnh vực và đảm nhiệm việc quản lý các nghiên cứu liên quan. Việc hỗ trợ này sẽ được thực hiện thông qua các xuất học bổng đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ và xây dựng các chương trình trao đổi thực tập sinh với các viện nghiên cứu tương tự ở EU và Đan-mạch.

Kết quả 3: Các Phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiện.

Hợp phần sẽ hỗ trợ cho một Nhóm Chuyên trách về Đồng quản lý Khai thác Thủy sản, nhóm này sẽ tham gia lập kế hoạch cho các dự án thí điểm ở 9 tỉnh điểm và sẽ có nhiệm vụ tạo thuận lợi cho việc thực hiện những dự án này. Nhóm sẽ theo dõi và viết thành tài liệu về những kinh nghiệm thu được từ các dự án thí điểm đó và tạo thuận lợi cho quá trình chia sẻ thông tin giữa các dự án thí điểm, tạo ra một hệ thống học hỏi lẫn nhau về đồng quản lý thủy sản bằng cách cung cấp thông tin phản hồi cho các cộng đồng về các bài học rút ra từ các dự án thí điểm khác. Nhóm Chuyên trách sẽ chịu

49

Page 52: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

trách nhiệm dự thảo báo cáo đánh giá và rà soát các kinh nghiệm từ các dự án thí điểm và đưa ra khuyến nghị với BTS về các phương thức tiếp cận phù hợp của Việt Nam đối với đồng quản lý nghề cá thhích ứng ứng để được nhân rộng và phổ biến trong nước. Nhóm Chuyên trách sẽ tiếp tục xây dựng chi tiết các hướng dẫn thực hiện các mô hình đó rộng rãi hơn ở Việt Nam.

Tổng tài trợ của Danida cho Hợp phần Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sản là 40,5 triệu DKK.

4.3 Hợp phần 3: Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Bền vững (SUDA)

Nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất về mặt kinh tế của nền kinh tế Việt Nam. Phụ thuộc rất lớn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên có chất lượng, ngành này đang thu hút một số lượng đáng kể các hộ gia đình nông thôn và đem lại nguồn thu nhập, việc làm và cung cấp thực phẩmcó giá trị. Ngành này có giá trị xuất khẩu rất lớn, và qua việc cung cấp cho thị trường nội địa cũng mang lại nhiều lợi ích lớn cho quốc gia. Sự tăng trưởng và lợi nhuận của nuôi trồng thủy sản chắc chắn đã đóng một vai trò rất quan trọng trong những thành tích ngoạn mục về xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Sự hỗ trợ cho ngành này trong FSPS-I được nhằm đúng mục tiêu và rất hiệu quả, và mặc dù ngân sách hỗ trợ (của Chương trình) là không đáng kể so với kim ngạch và lợi nhuận tiềm năng của ngành, các đầu vào của Chương trình đã có ý nghĩa như một phương tiện hỗ trợ cho sự chuyển biến nhanh chóng và tích cực về năng lực kỹ thuật và thể chế (của ngành). Tuy nhiên, giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng trong ngành đang được thay thế bằng giai đoạn gia tăng áp lực lên nguồn lợi và môi trường, cạnh tranh lớn hơn trên thị trường toàn cầu và trong nước, và nhu cầu phát triển nhân lực và thể chế ở tất cả các cấp.

Mặc dù nuôi trồng thủy sản đã góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng dân cư, đặc biệt các vùng đông dân cư, nhưng lại có nguy cơ khá cao. Sự mở rộng không phải là không có giới hạn, thị trường và lợi nhuận không có gì bảo đảm, các mô hình sản xuất tiêu chuẩn không thể bất kỳ đâu cũng áp dụng được, và tăng trưởng có thể vượt ra ngoài tầm với của người nghèo. Hơn nữa, trong khi các lợi ích của nuôi trồng thủy sản đã vươn rộng, và có thể đóng góp nhiều hơn nữa thì những thách thức lớn hơn lại nổi lên trong việc đáp ứng các nhu cầu của những đối tượng ở các vùng sâu, vùng xa, nghèo về tài nguyên và ít khả năng tiếp cận với các mức độ nghèo khổ cao hơn và khó đối phó hơn nhiều.

Do vậy, những thách thức về phát triển đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là củng cố và đảm bảo những thành quả có ý nghĩa đã đạt được trong những năm qua về các mặt thu nhập, việc làm và tiêu thụ. Các lợi ích xã hội tạo ra bởi tính năng động về tăng trưởng ban đầu cần được duy trì, hoặc phát triển tích cực trong các quá trình thay đổi

50

Page 53: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

về kỹ thuật, thể chế và thương mại mà ta có thể mong đợi. Những thách thức đó cũng bao gồm việc mở rộng sự tiếp cận các lợi ích của nuôi trồng thủy sản đó cho các cộng đồng và các hộ gia đình nghèo hơn ở các vùng bị thiệt thòi hơn, trong đó nuôi trồng thủy sản có thể đóng vai trò quan trọng trong tăng cường sinh kế. Mục tiêu trước mắt của Hợp phần Phát triển Nuôi trồng thủy sản Bền vững (SUDA) là:

Một ngành nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, năng suất và bền vững đem lại tăng trưởng kinh tế và góp phần xoá đói giảm ngèo thông qua thu nhập và việc làm.

Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua các kết quả đầu ra sau đây:

Kết qủa 1: 9 tỉnh có năng lực quản lý cải tiến và quy hoạch nuôi trồng thủy sản bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm về môi trường với sự tham gia của các bên có lợi ích liên quan thuộc cả khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng, và kinh nghiệm ở địa phương được phản hồi từ các cấp địa phương đến trung ương.

Trọng tâm sẽ là phát triển năng lực quy hoạch hiện có để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả đối với nhu cầu của ngành từ cấp trung ương đến địa phương, và đảm bảo là các lợi ích của các bên liên quan khác được công nhận một cách đầy đủ. Kết quả này cũng sẽ liên kết với các Hợp phần khác của FSPS-II về các quan điểm ngành tổng thể. Các chỉ số liên quan đến số lượng và tỷ lệ giữa kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh và huyện với bằng chứng về sự tham gia của cộng dồng và các biện pháp bảo vệ môi trường.

Kết quả 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào công tác cung cấp giống và làm dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 phần của 1 ngành sản xuất giống chất lượng cao quốc gia đa dạng và được phân cấp phục vụ cho các cách thức nuôi thả mới.

Kết quả này nhằm nâng cao và chứng nhận nguồn gốc và chất lượng giống ở những nơi cho phép, phát triển các giống và dòng mới, và đa dạng hóa sản xuất và dịch vụ để gia tăng các cơ hội cho nền sản xuất tiểu chủ được phân cấp. Các chỉ số sẽ liên quan đến số lượng các loài sẵn có, việc xây dựng và sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng, số lượng các nhà sản xuất thủ công trong việc cung cấp cá hương, vấn đề thu nhập và việc làm trong các dịch vụ của mạng lưới giống.

Kết quả 3: Một hệ thống nuôi thuỷ sản đa dạng, hiệu quả, bền vững, và mang tính xã hội hoá được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan, với các chiến lược sản xuất chủ chốt được phổ biến ở cấp quốc gia.

Kết quả này sẽ phát triển các phương thức sản xuất cải tiến và cạnh tranh hơn, các hệ thống và hỗn hợp loài mới để đảm bảo những người sản xuất quy mô nhỏ vẫn giữ

51

Page 54: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

được vai trò mạnh mẽ của họ, các rủi ro về kỹ thuật và thị trường đối với quy mô sản xuất có tính thương mại cao hơn được đáp ứng một cách hiệu quả. Các chỉ số sẽ liên quan đến việc đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường, lợi ích đến tay người nghèo trong đó có đồng bào dân tộc sinh sống ở các vùng vùng miền núi xa xôi.

Kết quả 4: Một hệ thống dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận được dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi.

Kết quả này sẽ tăng cường và tập trung năng lực trong các dịch vụ thiết yếu để đảm bảo cho ngành hoạt động có hiệu suất và đạt các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo cho công tác Nghiên cứu và Phát triển có thể đem lại những cải tiến liên tục đáp ứng đúng các nhu cầu trong toàn ngành.

Kết quả 5: Một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư vớitrọng tâm là các nhóm người nghèo được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo.

Đầu ra này là cơ chế mà nhờ đó các kiến thức, kỹ năng và năng lực do các đầu ra khác đem lại có thể được sử dụng tại các thời điểm cần thiết với việc sử dụng các phương thức tiếp cận đa dạng, và liên kết với các quy trình phát triển cộng đồng cụ thể. Đến năm 2010, hệ thống này sẽ có năng lực mở rộng dịch vụ của nó ra ngoài mục tiêu này, mở rộng và cập nhật các kỹ năng một cách rộng rãi và tạo ra thị trường đào tạo mở rộng hơn.

Tổng tài trợ của Danida cho Hợp phần Phát triển Nuôi trồng thủy sản Bền vững (SUDA) là 68,26 triệu DKK.

4.4 Hợp phần 4: Tăng cường Năng lực Sau thu hoạch và Tiếp thị

Hợp phần Tăng cường Năng lực Sau thu hoạch và Marketing đáp ứng những mặt kém hiệu quả và rủi ro trong hệ thống marketing ở khâu sản xuất và phân phối, với trọng tâm là hỗ trợ nhiều cơ sở sản xuất và chế biến quy mô nhỏ tham gia trong hệ thống này.

Hợp phần này sẽ làm việc với những người sản xuất trong khai thác thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản, thương lái và những người chế biến quy mô nhỏ, hỗ trợ việc hình thành và xây dựng năng lực cho các cơ quan khuyến ngư và các hiệp hội những người có lợi ích trong nghề cá bằng cách cung cấp các dịch vụ sau thu hoạch, vệ sinh, marketing và các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

52

Page 55: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Các hệ thống marketing sẽ được tăng cường hơn nữa thông qua nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm các trung tâm xúc tiến thị trường xuất khẩu tại các thị trường quốc tế, phát triển hệ thống thương hiệu và tên gọi xuất xứ như các công cụ marketing, và hỗ trợ một trung tâm phát triển công nghệ và sản phẩm. Sự hỗ trợ cho trung tâm phát triển công nghệ và sản phẩm này phụ thuộc vào kết quả của một cuộc nghiên cứu tiền khả thi, các quyết định tiếp theo của BTS và một cuộc thẩm định hỗn hợp kết luận tích cực. Hệ thống các biện pháp kiểm soát vệ sinh chính thức, được xây dựng thành công ở các cơ sở chế biến xuất khẩu với sự hỗ trợ của hợp phần SEAQIP-I và FSPS-II, vẫn chưa được thực hiện ở cấp địa phương hoặc tại các cơ sở sản xuất và chế biến quy mô nhỏ. Vì vậy hợp phần nàysẽ hỗ trợ cho việc thực hiện các hệ thống kiểm soát vệ sinh tại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ ở các tỉnh điểm. Trọng tâm sẽ là hỗ trợ xây dựng năng lực cho các hệ thống thanh tra địa phương để kiểm tra về an toàn thực phẩm trên tàu cá, bến cá, trại nuôi trồng thủy sản và tại các điểm quan trọng trong dây chuyền phân phối. Hỗ trợ cho các tổ chức của các bên có lợi ích liên quan để giúp hội viên của họ đáp ứng được những yêu cầu của các quy định mớiI sẽ được coi trọng.

Hợp phần cũng sẽ trợ giúp các hoạt động tạo thu nhập thay thế cho các nhóm đối tượng mà sinh kế sẽ bị ảnh hưởng do việc áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn về vệ sinh và truy xuất nguồn gốc trong dây chuyền phân phối. Các nhóm này phổ biến là những cơ sở chế biến quy mô nhỏ hoạt động ở các khu vực cảng cá hoặc tại nhà, làm các công đoạn lựa chọn, phân loại và sơ chế thủ công. Hợp phần sẽ hỗ trợ việc xây dựng một đội ngũ chuyên gia tư vấn và giảng viên trong nước với mối liên kết phù hợp với Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (viết tắt là BSPS trong tiếng Anh) của DANIDA tại Việt Nam. Đội ngũ này sẽ được thành lập với hạt nhân là các chuyên gia tư vấn trong nước đã làm việc cho các chương trình SEAQIP và SIRED trong FSPS-I. Các chuyên gia tư vấn đó sẽ cùng với những chuyên gia tư vấn khác phát triển các dịch vụ thương mại có thể cung cấp cho các đối tượng như các công ty chế biến thủy sản, các hiệp hội thương nhân và các tổ chức của người sản xuất, các cơ quan khuyến ngư, và các tổ chức của nhà nước ở trung ương và địa phương. Dịch vụ thương mại được dự kiến sẽ là nguồn lực chính cho việc thực hiện nhiều hoạt động của hợp phần. Mục tiêu trước mắt của Hợp phần là:

Sinh kế của các bên hưởng lợi quy mô nhỏ được duy trì bền vững hơn nhờ nâng cao chất lượng, an toàn và khả năng truy xuất của sản phẩm hải sản trong suốt dây chuyền phân phối.

Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua việc thực hiện các kết quả sau đây:

53

Page 56: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Kết qủa 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc và cách thức marketing được nâng cao.

Kết quả này sẽ hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các quy định và hưỡng dẫn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc, sử lý sau thu hoạch và marketing, đồng thời giúp chính quyền địa phương (các Sở TS) trong việc thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra vệ sinh trên các tàu cá, tại các trại nuôi, bến cá và các cơ sở (chế biến) quy mô nhỏ. Kết quả này cũng sẽ hỗ trợ cho việc chuyển các hoạt động làm tăng giá trị ở quy mô nhỏ kém hiệu quả và mất vệ sịnh sang các cơ sở được xây dựng khang trang, với những tác động thấp nhất về mặt xã hội. Công tác tập huấn cho các bên hưởng lợi trong nghề cá về vệ sinh, sử lý, truy xuất và marketing cũng sẽ được thực hiện. Hợp phần sũng sẽ hỗ trợ cho việc đưa vào thực hiện các chiến lược mới về đăng ký nhãn mác sản phẩm thủy sản tập thể, tự nguyện dựa trên các đặc điểm cụ thể về sản xuất và chất lượng (vùng xuất xứ, phương pháp sản xuất, v.v..).

Kết quả 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại ổn định về mặt tài chính sẵn sàng phục vụ các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với trọng tâm là các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

Kết quả này sẽ bao gồm việc khuyến khích và hỗ trợ cho việc phát triển các công nghệ chế biến thủy sản mới và cải tiến trên cơ sở thu hồi được toàn bộvốn ; hỗ trợ cho mạng lưới dịch vụ đào tạo và tư vấn về chất lượng thủy sản, kỹ năng kinh doanh và marketing có sẵn cho các tổ chức thủy sản quy mô nhỏ với giá phải chăng; nâng cao năng lực đào tạo và phổ biến thông tin về công nghệ bảo quản, chất lượng sản phẩm thủy sản, marketing, kỹ năng kinh doanh và truy xuất nguồn gốc cho các khách hàng; và hỗ trợ cho các trung tâm xúc tiến xuất khẩu để giúp cho họ hoạt động hiệu quả tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Kết quả 3: Năng lực phân tích và quản lý rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Hợp phần sẽ cung cấp hỗ trợ để thiết lập cơ sở pháp cho việc phân tích rủi ro và nâng cao năng lực về thiết kế và thực hiện các nghiên cứu liên quan đến rủi ro tại các viện nghiên cứu kỹ thuật; hỗ trợ để đảm bảo cho việc hoàn thành các nghiên cứu về đánh giá nguy cơ từ các chất gây hại chính trong các sản phẩm thủy sản. Sự hỗ trợ này sẽ bao gồm phân tích nguy cơ đối với các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng nội địa và cho các thị trường xuất khẩu.

Các hoạt động này sẽ được thực hiện và là một bộ phận cấu thành của các hoạt động phát triển được tiến hành trong các tổ chức của các bên hưởng lợi là những tổ chức sẽ yêu cầu và được trợ giúp thích hợp củahợp phần Sau thu hoạch và tiếp thị sau khi có các kế hoạch công tác xác đáng, mô tả dự án và các chi tiết thực hiện khác làm theo đúng hướng dẫn chung của Ban Chỉ dậo Quốc gia của FSPS-II.

54

Page 57: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Tổng tài trợ của Danida cho Hợp phần Sau thu hoạch & Marketing là 38,62 triệu DKK.

5. Ngân sách và các đầu vào

Tổng ngân sách của DANIDA cho FSPS-II trong 5 năm là 219,93 triệu DKK, được phân bổ cho 4 hợp phần như được trình bày trong Bảng 6 dưới đây:

55

Page 58: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Bảng 6: Ngân sách của Danida cho FSPS-II

Đơn vị tính: triệu DKK

Tổng số cho2006-2010

% trên tổng số 2006 2007-

2010

Tổng số cho cấp trung ương

Tổng số cho cấp tỉnh

Cấp chương trình và hạ tầng cơ sở 10,80 5% 1,94 8,86 10,801. Quản lý Hành chính 47,75 22% 9,77 37,98 38,66 9,092. Quản lý Khai thác Thủy sản 40,50 18% 5,50 35,00 23,53 16,973. Nuôi trồng Thủy sản 68,26 31% 9,55 58,71 36,09 32,174. Sau thu hoạch và Marketing 38,62 18% 6,28 32,34 23,65 14,97Chưa phân bổ 14,00 6% 14,00Tổng cộng 219,93 100% 33,04 186,89 132,73 73,20

Ngoài ngân sách chương trình ra, DANIDA sẽ chịu các khoản chi phí về trợ giúp kỹ thuật quốc tế dài hạn từ một nguồn ngân sách riêng cho tổng số đầu vào là 345 tháng công (man-months) với giá trị là 25,75 triệu DKK.

Dòng ngân sách Chương trình và hạ tầng cơ sở bao gồm các chi phí, không kể những khoản khác, liên quan đến các cuộc kiểm toán và đánh giá độc lập hàng năm cũng như các đợt đánh giá theo dõi và điều phối thực hiện chương trình, và các chi phí cho các cuộc họp bán niên của Ban Chi đạo Quốc gia.

5.1 Đóng góp của Chính phủ Việt Nam và Nguyên tắc hỗ trợ liên quan của Danida

Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ cho FSPS-II bằng cách phân bổ vốn đối ứng phù hợp cho việc thực hiện. BTS và các Sở TS được lựa chọn sẽ là các cơ quan điều hành và vốn đối ứng sẽ được cấp ở cấp trung ương qua BTS và ở cấp tỉnh qua các Sở TS cho việc thực hiện các hoạt động đã được thỏa thuận.

Chính phủ Việt Nam sẽ cung cấp các đầu vào sau đây. Các nguyên tắc sau đây cũng sẽ được áp dụng để có được sự đồng tài trợ của DANIDA:

Đóng góp của Chính phủ Việt Nam:

Nhân viên và lương nhân viên trong các cơ quan thực hiện của chính phủ ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (xem Mục 5.2).

56

Page 59: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Phí quản lý chung (trừ các chi phí đi lại liên quan đến các hoạt động do DANIDA tài trợ). Các khoản phí này sẽ bao gồm nhà và nội thất văn phòng, sửa chữa và bảo dưỡng, điện, nước, truy cập internet, và chi phí sử dụng fax và điện thoại.

Đưa vào phần đóng góp của DANIDA:

Để vận hành hạ tầng cơ sở CNTT đã được xây dựng, gồm cả mạng LAN được thiết lập trong giai đoạn thực hiện FSPS-I, Danida sẽ cấp một khoản ngân sách hạn chế để đảm bảo các hệ thống đó sẽ tiếp tục hoạt động trong FSPS-II. Một khoản tiền tối đa là 500.000 DKK (85.000 USD) cấp từ ngân sách của Danida sẽ được phân bổ cho mục đích này (Danida sẽ chịu mọi chi phí đầu tư mới cho các hoạt động thí điểm liên quan đến các hoạt động của Chương trình). Tuy nhiên, BTS và các Sở TS cam kết sẽ dần dần thể hiện năng lực tiếp nhận đầy đủ trách nhiệm tài chính để vận hành các hệ thống của mình.

Mua các thiết bị bổ sung để mở rộng và tăng cường hơn nữa hạ tầng CNTT của BTS và các Sở TS được mô tả tại Hoạt động 4.3 của Hợp phần STOFA sẽ được tài trợ bởi Danida cũng như qua ngân sách thường xuyên của BTS theo nguyên tắc hai bên sẽ đóng góp bằng nhau.

Một ngân sách 31,6 triệu DKK (5,25 triệu USD) đã được phân bổ cho việc thực hiện "Một hệ thống có cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư và đào tạo" trong Đầu ra 5 của Hợp phần SUDA. Để đảm bảo tính bền vững của hệ thống, một nghiên cứu khả thi sẽ được tiến hành như là hoạt động đầu tiên thuộc Đầu ra này với mục đích xác định các tổ chức và đối tác phù hợp thuộc cả 2 khu vực nhà nước và tư nhân có thể đảm nhận trách nhiệm tiến hành hệ thống này và đảm bảo cho nó tiếp tục hoạt động sau khi hết FSPS-II. Cuộc nghiên cứu khả thi này được mong đợi là sẽ ước tính được các chi phí vận hành hệ thống khuyến nông sẽ được thiết lập theo Đầu ra 5 của Hợp phần SUDA. Cuộc nghiên cứu khả thi đó cũng cần đề xuất một cơ chế và thể thức cấp kinh phí theo đó các đối tác tư nhân và nhà nước sẽ dần dần đảm nhiệm trách nhiệm này.

Chính phủ ước tính rằng phần đóng góp của mình dưới hình thức nhân viên, lương nhân viên và phí điều hành chung sẽ lên đến khoảng 7,3% tổng số vốn viện trợ do Danida cung cấp. Do vậy, Chính phủ thông báo rằng với phần đóng góp này và phần đóng góp vào cơ sở hạ tầng CNTT, tổng mức đóng góp của Chính phủ được ước tính lên đến xấp xỉ 10% tổng mức tài trợ của Danida cho FSPS-II.

5.2 Nhân lực bổ sung của Chính phủ cho thực hiện FSPS-II

Căn cứ vào đánh giá nhu cầu rõ ràng của Chính phủ về năng lực của nhân viên thực hiện các hoạt động chương trình FSPS-II, DANIDA sẽ hoàn trả các khoản chi lương cho một số lượng hạn chế các nhân viên chuyên môn chủ chốt do Chính phủ tuyển dụng . Lương của các nhân viên này sẽ trả theo thang lương của Chính phủ với một khoản bù lương cho một thời hạn hợp đồng lao động đã được xác định. Tổng số nhân

57

Page 60: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

viên bổ sung được tuyển dụng cho FSPS-II ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh không vượt quá 30 người. Các chi phí này sẽ do ngân sách các Hợp phần chi trả.

Bất kỳ khoản bù lương hoặc phụ cấp nào cho nhân viên nhà nước tham gia thực hiện Chương trình sẽ được chi trả từ các khoản đóng góp của Chính phủ. Nhân viên nhà nước bao gồm các nhà khoa học, chuyên gia, các cán bộ nghiên cứu hiện đang làm việc tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các viện nghiên cứu trong hệ thống nhà nước. Những người này sẽ không được coi là chuyên gia tư vấn được chương trình trả phí nếu các cơ quan của họ tham gia vào FSPS II hoặc là cơ quan nhận tài trợ của FSPS II.

Chi phí đi lại liên quan đến Chương trình của cán bộ nhân viên nhà nước sẽ được thanh toán theo Hướng dẫn của Đại sứ quán Đan-mạch.

5.3 Ngân sách phân bổ chi tiết

Việc phân bổ Ngân sách Danida cho các đầu vào của các Hợp phần được nêu cụ thể trong Bảng 7.

Bảng 7: Phân bổ ngân sách cho các Hợp phần của FSPS-II

Loại và số lượng đầu vào theo Hợp phần Người-tháng (p/m) Đơn vị: triệu DKK

Đơn vị

Hành chính

Khai thác Thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Sau Thu hoạch

Cộng

Trợ giúp kỹ thuật quốc tế

p/m 141 60 84 60 345

Chuyên gia tư vấn quốc tế

p/m 25 27 20 78 150

Chuyên gia khu vực p/m 30 22 58 110Chuyên gia trong nước p/m 384 397 665 375 1.821

Văn phòng/hỗ trợ hậu cần

DKK 0,43 0,43

Điều tra/Khảo sát DKK 0,50 0,50 1,00Hội thảo DKK 0,30 2,33 1,88 4,51Đào tạo DKK 11,66 3,26 0,78 7,35 23,05Hoạt động khuyến ngư DKK 20,39 20,39Phát triển cộng đồng DKK 7,91 7,91Học bổng DKK 2,50 3,80 2,45 0,60 8,75

58

Page 61: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Tham quan nghiên cứu DKK 0,68 0,45 1,30 1,50 3,93Trao đổi nghiên cứu sinh

DKK 3,75 5,00 0,60 9,35

Nghiên cứu DKK 6,20 2,00 6,67 2,16 17,03Hạ tầng cơ sở/tiện nghi DKK 3,06Trang thiết bị DKK 3,70 0,57 1,74 6,01HIV/AIDS DKK 4,00Hoạt động thí điểm về đồng quản lý địa phương

DKK 6,75 6,75

Ngân sách của Danida phân cho các Đầu ra cho năm 2006 và thời gian còn lại được khái quát trong Bảng 8. Chi tiết thêm được nêu trong các Văn kiện Hợp phần.

59

Page 62: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Bảng 8: Ngân sách của các đầu ra Ngân sách FSPSII. 2006-2010, triệu DKK    2006 2007-

2010CỘNG

Cấp Chương trình 1,94 8,86 10,80Phối hợp, theo dõi và các chi phí khác 0,94 3,76 4,70Kiểm toán và đánh giá 1,00 4,00 5,00Dự phòng 1,10 1,10

Hợp phần 1: Tăng cường Quản lý hành chính TS

9,77 37,98 47,75

  Đầu ra 1 1,83 8,84 10,67  Đầu ra 2 3,05 6,35 9,40  Đầu ra 3 0,92 14,45 15,37  Đầu ra 4 3,96 4,37 8,33

Dự phòng 0,01 3,97 3,98   

Hợp phần 2: Tăng cường Quản lý khai thác TS

5,50 35,00 40,50

  Đầu ra 1 0,32 8,60 8;92  Đầu ra 2 2,16 10,54 12,70  Đầu ra 3 3,02 12,36 15,38  Dự phòng 3,50 3,50   Hợp phần 3: Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

9,55 58,71 68,26

Đầu ra 1 0,80 3,92 4,72Đầu ra 2 0,80 5,53 6,33Đầu ra 3 1,70 7,84 9,54

  Đầu ra 4  2,10 7,74 9,84  Đầu ra 5 4,15 27,47 31,62  Dự phòng 6,21 6,21 Hợp phần 4: Tăng cường năng lực sau thu hoạch và marketing

6,28 32,34 38,62

Đầu ra 1 5,18 19,00 24,18Đầu ra 2 0,86 4,37 5,23Đầu ra 3  0,24 5,47 5,71Dự phòng 3,50 3,50

   

60

Page 63: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Chưa phân bổ 0,0 14,00 14,00

TỔNG CỘNG, FSPS-II 33,04 186,89 219,93

61

Page 64: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

6. Quản lý và Tổ chức

6.1 Cấp trung ương

BTS là cơ quan thực hiện sẽ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hàng ngày của chương trình.

Một Ban Chỉ đạo Quốc gia (BCĐQG) sẽ được thành lập và được một Thứ trưởng của BTS và một đại diện của ĐSQ Đan-mạch tại Hà Nội làm đồng Trưởng Ban. Ngoài các đại diện của BTS và ĐSQ Đan-mạch, thành viên của ban chỉ đạo sẽ là đại diện của 9 tỉnh điểm được lựa chọn, đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, và đại diện của NORAD.

Nhiệm vụ chính của Ban Chỉ đạo Quốc gia sẽ bao gồm: phê duyệt tất cả các văn kiện kế hoạch, chịu trách nhiệm chung về theo dõi giám sát các hoạt động và đầu ra của Chương trình, chịu trách nhiệm theo dõi giám sát các thủ tục và kết quả kiểm toán, các quyết định về các vấn đề lớn liên quan đến thực hiện chương trình như ngân sách, mua sắm trang thiết bị, cố vấn kỹ thuật, chuyên gia ngắn hạn, nghiên cứu học tập. Bản Ghi nhớ về Đánh giá (Review Aide Memoire) cần phải được BCĐQG thông qua dưới hình thức biên bản họp Ban Chỉ đạo. Biên bản này sẽ bao gồm tất cả các khuyến nghị được ban chỉ đạo thông qua, đồng thời cũng trình bày các lập luận vì sao không chấp nhận đối với các khuyến nghị nào không được thông qua.

Ban Chỉ đạo Quốc gia có trách nhiệm đảm bảo cho mọi hoạt động được tiến hành đều nằm trong khuôn khổ của văn kiện chương trình, Hiệp định Chính phủ và các văn bản pháp lý khác như biên bản của Hội nghị Tư vấn Cấp cao giữa Đan-mạch và Việt Nam. Khi cần thiết có những sự điều chỉnh ra ngoài khuôn khổ của văn kiện chương trình thì Ban Chỉ đạo Quốc gia phải quyết định, nhưng Ban Chỉ đạo Quốc gia không được thay đổi các mục tiêu của chương trình.

BCĐQG sẽ họp 6 tháng 1 lần hoặc họp nếu thấy cần thiết hoặc nếu có yêu cầu của bất cứ thành viên nào. Điều khoản Tham chiếu cho BCĐQG được đính kèm trong Phụ lục 3.

Việc điều phối thực hiện chương trình thuộc trách nhiệm của Vụ Hợp tác Quốc tế (VHTQT) của BTS. BTS sẽ cử một Giám đốc Chương trình Quốc gia (GĐCT) là người sẽ chịu trách nhiệm chung về quản lý chương trình. Giám đốc Chương trình quốc gia cũng sẽ là Thư ký cho BCĐQG.

Đối với các đơn vị chịu trách nhiệm kỹ thuật về thực hiện 4 hợp phần, BTS sẽ cử cho mỗi đơn vị 1 Giám đốc Hợp phần Quốc gia (GĐHP). Giám đốc Hợp phần Quốc gia sẽ là người chịu trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày phụ trách hợp phần và được giao trách nhiệm quản lý hợp phần cả về hành chính và tài chính. Các Giám đốc

62

Page 65: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Hợp phần Quốc gia báo cáo cho Giám đốc Chương trình Quốc gia và Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Để hỗ trợ các Giám đốc Hợp phần Quốc gia, các Phó Giám đốc Hợp phần Quốc gia (PGĐHP) sẽ được cử ra với sự hợp tác của cơ quan đối tác, các cục, vụ và viện nghiên cứu của BTS. Phó Giám đốc Hợp phần Quốc gia chủ yếu sẽ được cử từ người của các cục, vụ và viện khác có tham gia chặt chẽ vào việc thực hiện chương trình để đảm bảo rằng các đầu ra và hoạt động đã được xác định được thực hiện trong các lĩnh vực liên quan, và để đảm bảo rằng sự phối hợp và truyền thông chặt chẽ được thực hiện một cách thích hợp từ cấp hoạt động đầu ra lên cấp quản lý cao cấp của các Tổ chức Hợp phần . Điều khoản tham chiếu của các Ban quản lý Hợp phần quốc gia và cấp tỉnh được nêu trong Phụ lục 5.

Các cố vấn quốc tế dài hạn sẽ làm việc tại các cục/vụ liên quan chịu trách nhiệm thực hiện hợp phần của BTS. Dự kiến cố vấn chương trình và lập kế hoạch sẽ làm việc tại Vụ Kế hoạch và Tài chính (VKH&TC), nhưng cũng hỗ trợ cho Giám đốc Chương trình Quốc gia trong việc thực hiện hợp phần STOFA. Cố vấn về phát triển nguồn nhân lực sẽ làm việc tại Vụ Tổ chức Cán bộ (VTCCB), hai cố vấn của SUDA tại Vụ Nuôi trồng thủy sản , cố vấn về khai thác thủy sản tại Cục KT&BVNLTS, và cố vấn về Sau thu hoạch & Marketing tại Vụ Khoa học & Công nghệ (VKH&CN).

Một Cố vấn Tài chính Quốc tế Cao cấp sẽ được đặt tại Vụ KH&TCvà phục vụ cho toàn bộ FSPS-II, trong một thời gian là 36 tháng. Vai trò của cố vấn này sẽ là giúp đỡ cho việc thiết lập các cơ chế cấp kinh phí, các thủ tục kế toán và báo cáo tài chính cho tất cả các Ban quản lý và tổ chức nhận tài trợ từ Danida thông qua Bộ Tài chính của Việt Nam. Ngoài các nhiệm vụ đó, Cố vấn tài chính cũng sẽ giúp xây dựng năng lực trong các cơ quan đối tác và giúp đảm bảo rằng các Ban quản lý có đủ nguồn lực để có thể đcảm đương công tác quản lý tài chính và kế toán. Điều khoản tham chiếu của cố vấn tài chính được nêu trong Phụ lục 6.

6.2 Cấp tỉnh

Tại cấp tỉnh, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh (UBNDT) sẽ chịu trách nhiệm chung về quản lý thực hiện chương trình. Các tỉnh thí điểm có thể xem xét việc thành lập Ban Chỉ đạo Tỉnh (hoặc một ban điều phối tương tự) do 1 Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban và gồm, ngoài Sở Thủy sản hoặc Sở NN&PTNT, các Sở Tài chính, Sở Khoa học & công nghệ, và các cơ quan hữu quan khác để đảm bảo cho công tác lập kế hoạch được đúng đắn và có sự phối hợp giữa các cơ quan này. Giám đốc Sở TS hoặc NN&PTNT sẽ báo cáo về tiến độ thực hiện chương trình cho UBND tỉnh.

Các chánh, phó giám đốc Sở TS/NN&PTNT chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chương trình Quốc gia về việc quản lý hoạt động can thiệp thí điểm ở tỉnh mình

63

Page 66: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

trong khuôn khổ 4 hợp phần. Điều khoản tham chiếu của Ban Chỉ đạo Tỉnh được nêu trong Phụ lục 4.

6.3 Quá trình lập kế hoạch và ra quyết định

Trong khi quá trình thực hiện chương trình, cả BTS và chính quyền các tỉnh đều có trách nhiệm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp quốc gia và cấp tỉnh trong quá trình lập kế hoạch. Các tỉnh sẽ làm việc với các cục, vụ hữu quan của BTS trong việc chuẩn bị các kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm. Sau khi đựoc phê duyệt ở cấp tỉnh (bởi Ban Chỉ đạo Tỉnh), các kế hoạch và ngân sách đó sẽ được trình, thông qua Ban Quản lý Chương trình Quốc gia, lên Ban Chỉ đạo Quốc gia để phê duyệt lần cuối. Quá trình lập kế hoạch và ra quyết định được minh họa trong sơ đồ dưới đây:

64

Đại sứ quánĐan-mạch

Bộ Tài chínhViệt Nam

Bộ Thủy sản Việt Nam

Sở Tài chính Sở TS/NN&PTNT

PROVINCE X

Sở Khoa học & Công nghệ

Ban Chỉ đạo FSPS II Tỉnh do Phó Chủ tịch tỉnh làm Trưởng ban

Ban Chỉ đạo Quốc gia (BCĐQG) gồm BTS, BTC, BKH&ĐT, UBNDT,

STS và ĐSQ Đan-mạch

Các cơ quan hữu quan khác(ví dụ Sở Lao động, , Sở tài

nguyên và môi trường

Page 67: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

7. Quản lý Tài chính và Mua sắm

Mỗi đơn vị thực hiện căn cứ vào các hướng dẫn liên quan do Bộ Ngoại giao Đan-mạch hoặc Chính phủ Việt Nam ban hành, trong trường hợp được áp dụng, sẽ thực hiện việc quản lý tài chính.

Quản lý tài chính sẽ bao gồm:

Quản lý ngân sách, Quản lý vốn, Báo cáo, Mua sắm, và Kiểm toán.

Nói chung, quản lý tài chính sẽ diễn ra ở 3 cấp và luồng vốn (fund flows) cũng sẽ được tổ chức qua các cấp đó:

1. Tiền sẽ được chuyển từ ĐSQ Đan-mạch tại Hà Nội sang tài khoản ngân hàng của Bộ Tài chính Việt Nam (Vụ Tài chính Đối ngoại).

2. Bộ Tài chính chuyển tiền cho BTS (Vụ Kế hoạch & Tài chính) và cho các tỉnh (Sở Tài chính ở 9 tỉnh điểm), các đơn vị này sẽ mở tài khoản tại ngân hàng thương mại để sử dụng cho việc chuyển tiền này. Theo yêu cầu của Giám đốc Chương trình Quốc gia, tiền sẽ được chuyển tiếp từ BTS và các Sở TC tỉnh đến các cục/vụ/sở có liên quan ở trung ương và ở cấp tỉnh chịu trách nhiệm về các hoạt động chương trình.

3. BTS và 9 tỉnh điểm sẽ là các đơn vị thực hiện. Vụ KH&TC tại BTS cũng như các Sở TC ở các tỉnh sẽ chịu trách nhiệm giải trình về việc sử dụng vốn của DANIDA. Đồng tiền giao dịch sẽ là đồng Việt Nam (VND).

Quản lý tài chính là trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, tức là Bộ Tài chính, BTS và 9 tỉnh điểm. Một Cố vấn Tài chính của Danida sẽ được hợp đồng làm việc trong 3 năm để giúp đỡ và cố vấn cho ban quản lý chương trình thực hiện công tác quản lý tài chính chung của chương trình. Khi đươc yêu cầu Cố vấn này sẽ giúp BTS và các cơ quan khác ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh nhận viện trợ Đan-mạch. Cố vấn Tài chính sẽ làm việc trong phạm vi Hợp phần STOFA, nhưng sẽ làm nhiệm vụ giúp đỡ và cố vấn cho tất cả 4 hợp phần.

Tiền được chuyển từ ĐSQ Đan-mạch đến các tài khoản ngân hàng cho Chương trình của Bộ Tài chính sẽ được ghi sổ là được giải ngân, và các đơn vị tiếp nhận sẽ chịu trách nhiệm giải trình về việc sử dụng số tiền đó trên cơ sở áp dụng các hệ thống và thủ tục kế toán được thỏa thuận giữa Chính phủ và ĐSQ Đan-mạch. Tiền lãi ngân hàng trên số tiền giữ tại ngân hàng không được coi là thuộc ngân sách của Chương trình và phải được trả lại cho ĐSQ Đan-mạch khi kết thúc mỗi năm tài khóa.

65

Page 68: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Các khoản tiền không được coi là đã chi cho các hoạt động theo kế hoạch công tác và ngân sách đã được phê duyệt của chương trình hoặc theo các thỏa thuận khác giữa bộ phận quản lý hành chính của chương trình và BNG/ĐSQĐM phải được chuyển trả về cho DANIDA (ĐSQ Đan-mạch).

Việc quản lý nguồn vốn sẽ được mô tả cụ thể trong Giai đoạn Khởi động của chương trình và trình bày trong (Sổ tay) Hướng dẫn Quản lý Vốn và được coi là một phần của (Sổ tay) Hướng dẫn Thực hiện Chương trình.

7.1 Quản lý ngân sách

Tổng ngân sách ghi trong Hiệp định Chính phủ giữa Đan-mạch và Việt Nam về tài trợ cho FSPS-II được tính bằng đồng Cu-ron Đan-mạch (DKK), trong khi đó luồng tiền mặt ở trong nước sẽ được tính toán bằng đồng tiền Việt Nam (VND). Tuy nhiên, ngân sách vẫn phải làm bằng đồng DKK bất kể các dao động về tiền tệ. Mọi giao dịch sẽ được tổng hợp bằng đồng DKK trong hệ thống kế toán của Bộ Ngoại giao Đan-mạch.

Ngân sách chung cho cả 4 hợp phần được ghi cụ thể trong Văn kiện Chương trình và được phê chuẩn bằng Hiệp định Liên Chính phủ. Những thay đổi lớn cần được sự phê duyệt của Ban Chỉ đạo Quốc gia, nếu thấy cần thiết theo khuyến nghị của đoàn đánh giá kỹ thuật. Việc sử dụng kinh phí chưa phân bổ cũng như việc phân bổ lại kinh phí giữa các Hợp phần, gồm cả phần dự phòng, sẽ do Ban Chỉ đạo Quốc gia quyết định. Việc tái phân bổ giữa các hợp phần, bao gồm các khoản dự phòng trên 10% số giải ngân dự kiến hàng năm cũng như việc sử dụng số kinh phí chưa phân bổ trên 10 triệu DKK cần được sự phê duyệt của Bộ Ngoài giao Đan-mạch, Copenhagen. Không được phép tái phân bổ kinh phí từ một hợp phần sang quỹ chưa phân bổ và từ quỹ chưa phân bổ sang ngân sách của một hợp phần.

Theo quy định của Chính phủ Việt Nam (Nghị định 17/CP), việc tăng ngân sách chương trình bằng việc sử dụng nguồn kinh phí chưa phân bổ lên trên 10% (hoặc trên 1 triệu USD cho các dự án đầu tư và 100.000 USD cho các dự án trợ giúp kỹ thuật) cần được sự phê duyệt trước của Chính phủ Việt Nam.

Nếu kinh phí do chính phủ Việt nam quản lý được giải ngân cho các hoạt động nằm ngoài phạm vi các mục tiêu và các quy định trong:

- Hiệp định liên Chính phủ,- Văn kiện Chương trình,- Mô tả Hợp phần,- Kế hoạch công tác và ngân sách được Ban Chỉ đạo Quốc gia phê duyệt,- Định mức chi hoặc Thang lương của ĐSQ Đan-mạch,

66

Page 69: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

thì Chính phủ Việt Nam sẽ phải thanh toán lại các khoản kinh phí đó cho ĐSQ Đan-mạch.

7.2 Chuẩn bị ngân sách

BTS và 9 tỉnh điểm sẽ lập ngân sách hàng năm theo các quy định đang được các cơ quan tài chính và kế toán của mình áp dụng. Các dự thảo đề xuất ngân sách cho các hoạt động của chương trình sẽ được gửi cho Giám đốc Chương trình Quốc gia để tổng hợp trước khi trình lên Ban Chỉ đạo Quốc gia phê duyệt.

7.3 Quản lý vốn

Mô hình luồng chuyển vốn được mô tả dưới đây đặt trách nhiệm theo dõi chi tiêu và quản lý vốn lên các tổ chức đối tác ở 3 cấp:

Vốn được quản lý và chuyển qua Bộ Tài chính BTS Các tỉnh thí điểm

Luồng chuyển vốn cho các cấp trung ương và cấp tỉnh được mô tả trong sơ đồ dưới đây.

67

Page 70: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

68

Page 71: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

DANIDA trực tiếp thực hiện các khoản giải ngân sau:

Thanh toán cho các cố vấn do Danida hợp đồng; Thanh toán cho các công ty và chuyên gia tư vấn do Danida hợp đồng; Các khoản mua sắm theo yêu cầu; Thanh toán cho các tổ chức Kiểm toán bên ngoài.

Các khoản thanh toán này, trừ cố vấn dài hạn, sẽ được ghi nợ trực tiếp vào các hợp phần, và bản kê hàng quý về những khoản chi đó sẽ được gửi cho tất cả các đơn vị thực hiện với một bản sao gửi cho Bộ Thủy sản để tổng hợp vào ngân sách chương trình.

Vé máy bay phải mua qua đại lý lữ hành do ĐSQ Đan-mạch chỉ định.

7.4 Các Đơn vị thực hiện

Các Đơn vị thực hiện sẽ sử dụng hệ thống kế toán sẽ được thỏa thuận để báo cáo giải trình cho các hoạt động chương trình. Bất kỳ hệ thống nào được sử dụng cũng phải có khả năng xử lý các dòng ngân sách cho chương trình và cung cấp các báo cáo tài chính theo yêu cầu. Bộ phận Tài Chính của ĐSQ Đan-mạch sẽ giúp đỡ cho quá trình này theo yêu cầu.

Sau khi Ban Chỉ đạo Quốc gia đã phê duyệt các kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm cho từng đơn vị thực hiện, Giám đốc Chương trình Quốc gia sẽ gửi yêu cầu chuyển tiền cho quý đầu của năm tài chính qua Vụ Kế hoạch & Tài chính của BTS lên Bộ Tài chính với một bản sao cho ĐSQ Đan-mạch. Sứ quán Đan mạch và Bộ tài chính sẽ chuyển số tiền được yêu cầu qua các tài khoản ngân hàng của chương trình. Tài khoản ngân hàng này sẽ xử lý các khoản chi định kỳ cũng như chi vốn sẽ được các đơn vị giải ngân.. Các thủ tục như sau:

1. Căn cứ các kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm đã được duyệt, các đơn vị thực hiện sẽ gửi yêu cầu hàng quý cho Bộ Tài chính qua BTS để xin cấp kinh phí.

2. Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền trực tiếp hàng quý vào tài khoản ngân hàng của từng đơn vị thực hiện ở trung ương và cấp tỉnh, hoặc theo yêu cầu khác.

7.5 Chuyển tiền từ ĐSQ Đan-mạch sang Bộ Tài chính/Vụ Tài chính Đối ngoại

Luồng tiền mặt từ ĐSQ Đan-mạch cho việc thực hiện chương trình sẽ được tổ chức như sau: Tiền được chuyển vào một Tài khoản Ngân hàng của Chương trình do Bộ Tài chính/Vụ TCĐN mở để cấp cho các hoạt động của chương trình. Tài khoản ngân hàng này sẽ do Bộ Tài chính/Vụ TCĐN kiểm soát trong khuôn khổ hệ thống quản lý tài chính bình thường của Bộ và Vụ để quản lý các nguồn thu của Chính phủ từ các dự án ODA.

69

Page 72: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

ĐSQ Đan-mạch sẽ chuyển tiền hàng quý vào tài khoản ngân hàng của Bộ Tài chính/Vụ TCĐN, theo yêu cầu cấp vốn nhận được. Việc chuyển tiền từ ĐSQ Đan-mạch cho các hoạt động trong kế hoạch công tác cho một quý cụ thể nào đó sẽ được thực hiện trong quý trước đó. Bộ Tài chính/Vụ TCĐN sau đó sẽ chuyển tiền vào tài khoản của các đơn vị thực hiện theo yêu cầu.

Đợt chuyển tiền đầu tiên sang Bộ Tài chính và tới các đơn vị thực hiện sẽ gồm 2 quý.

Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm giải trình về các khoản giải ngân hàng quý từ tài khoản ngân hàng của Chương trình, và cập nhật số dư còn trong tài khoản cho các đợt giải ngân tiếp theo. Các bản kê kế toán tổng hợp sẽ được Bộ Tài chính gửi cho ĐSQ Đan-mạch 1 tháng trước khi có yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản chương trình cho quý tiếp theo.

7.6 Báo cáo tài chính

Các đơn vị nhận kinh phí sẽ chịu trách nhiệm kế toán căn cứ trên các thỏa thuận đã được Ban quản lý Chương trình duyệt. Cố vấn Tài chính sẽ giúp các đơn vị tiếp nhận lập ra các thủ tục trong đó bao gồm các báo cáo hàng quý về:

Số kinh phí đã nhận được, đã chi tiêu và số dư; Các khoản giải ngân chia thành các mục chi theo ngân sách đã được duyệt; Dự báo ngân sách còn lại của năm tài chính; và Kiểm soát ngân sách về số kinh phí hiện có, đã giải ngân, trong kế hoạch và số dư

cuối kỳ dự kiến.

Các báo cáo này cần được gửi cho Giám đốc Chương trình Quốc gia đồng thời với bản sao gửi cho Bộ tài chính, và Cố vấn Tài chính sẽ giúp cho việc tổng hợp và kiểm tra chất lượng của các báo cáo.

Các báo cáo tổng hợp sẽ được gửi cho ĐSQ Đan-mạch.

7.7 Các thủ tục Mua sắm

Việc mua sắm mọi loại hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tài trợ của DANIDA chuyển qua Bộ Tài chính cho các đơn vị thực hiện sẽ được tiến hành theo các quy định về mua sắm do Bộ Ngoại giao Đan-mạch, Copenhagen, ban hành năm 2004 và có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng Mười hai năm 2006. Từ nay cho đến ngày 31 tháng Mười hai năm 2006 mọi công việc liên quan đến mua sắm phải thông qua Đại lý mua sắm do ĐSQ Đan-mạch chỉ định, và phải tuân thủ các hướng dẫn về mua sắm đã được ban hành hướng dẫn việc mua sắm cho các chương trình do Danida tài trợ ở Việt Nam. Các đơn vị tham gia (chương trình) và đại lý mua sắm phải ký một thỏa thuận về mua

70

Page 73: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

sắm dựa trên thỏa thuận chung được ký giữa Bộ Ngoại giao/ĐSQ Đan-mạch và đại lý mua sắm.

Danida muốn có sự công khai và minh bạch cao nhất có thể được liên quan đến việc mua sắm. Đối với việc mua sắm hàng hóa, cần phải tham chiếu bản “Hướng dẫn về Mua sắm” của Danida (Bộ Ngoại giao Đan-mạch, 2004).

Các thủ tục về mua sắm sẽ được mô tả đầy đủ trong cuốn sổ tay hướng dẫn về mua sắm (viết tắt là PIM trong tiếng Anh), trong đó có ghi các ngưỡng mua sắm thông thường. Việc sử dụng dịch vụ của các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế sẽ căn cứ theo các quy tắc và quy chế do Danida đặt ra.

Mọi quy định và hướng dẫn về mua sắm nêu trên cho các hoạt động do Đan mạch hỗ trợ ở Việt nam sẽ có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng Mười hai năm 2006. Quy định này cũng áp dụng cho việc mua vé máy bay. Sau ngày 31 tháng Mười hai năm 2006 hướng dẫn mới về mua sắm sẽ được hai bên Đan mạch và Việt nam thông báo.

7.8 Các Thủ tục kiểm toán

Hàng năm, ĐSQ Đan-mạch với sự hợp tác của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam sẽ chỉ định và ký hợp đồng với một công ty kiểm toán bên ngoài để tiến hành kiểm toán độc lập hàng năm đối với các báo cáo tài chính, và tiến hành kiểm toán đột xuất thay mặt cho ĐSQ Đan-mạch, trong đó bao gồm cả việc kiểm tra tài sản của các Hợp phần. Công ty kiểm toán sẽ gửi báo cáo kiểm toán cho các đối tác hữu quan. Mọi chi phí về kiểm toán sẽ được thanh toán từ ngân sách cấp Chương trình. Điều khoản tham chiếucho việc kiểm toán sẽ do ĐSQ Đan-mạch chuẩn bị với sự hợp tác của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và sẽ được gửi cho Ban Chỉ đạo Quốc gia phê duyệt.

Ban Quản lý Chương trình sẽ huy động các đối tác tham gia mọi hoạt động chương trình theo yêu cầu để hợp tác với công ty kiểm toán bằng cách cung cấp mọi thông tin cần thiết. Công tác kiểm toán sẽ bao gồm mọi giao dịch trong suốt thời gian của một năm tài chính nhất định.

Khi kết thúc một hợp phần, phải tiến hành kiểm toán lần chót trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc, hoặc như được thỏa thuận theo kế hoạch sẽ được xây dựng với sự hợp tác giữa đơn vị thực hiện và ĐSQ Đan-mạch. Kế hoạch này sẽ bao gồm hợp đồng sắp xếp phù hợp với kế toán hợp phần để đảm bảo nhân viên kế toán đó trợ giúp được cho kiểm toán lần chót.

8. Theo dõi giám sát, Báo cáo, Tổng kết và đánh giá 8.1 Theo dõi giám sát và các chỉ số

71

Page 74: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Mục đích của theo dõi giám sát chương trình là để cung cấp thông tin cho ban quản lý các đơn vị thực hiện và Ban quản lý Chương trình để lượng định tiến độ và hiệu quả các hoạt động và mức độ đạt được mục tiêu và các kết quả (đầu ra). Việc theo dõi giám sát có thể tạo cơ sở cho khả năng điều chỉnh các chiến lược của chương trình, các thủ tục, các sắp xếp về tổ chức, và phân bổ các nguồn lực; và nó sẽ cung cấp các số liệu cần thiết để báo cáo lên Chính phủ Việt nam và DANIDA. Các Văn kiện hợp phần đã liệt kê các chỉ số về mức độ đạt được các kết quả có thể kiểm chứng được xác định theo các nguyên tắc áp dụng cho FSPS-II. Chúng bao gồm 1 hoặc 2 chỉ số cho mỗi kết quả (đầu ra), với các chỉ tiêu được cụ thể hóa và cần đạt được khi kết thúc chương trình. Các Điểm Tham chiếu chỉ tiêu để theo dõi tiến độ từng bước trong thời gian thực hiện Chương trình cũng được đưa vào. Các chỉ số đã được xác định cho các mục tiêu trước mắt và cho từng kết quả đầu ra. Các Phương tiện Kiểm chứng cũng được đưa vào trong các Văn kiện Hợp phần. Các phương tiện kiểm chứng đó được liên kết, càng nhiều càng tốt, với các số liệu có thể hoặc cần được lấy ra từ hệ thống thông tin quản lý của Bộ/Sở Thủy sản hoặc từ các hệ thống quản lý khác ở địa phương có chứa đựng thông tin về kinh tế-xã hội. Trong FSPS-I, một hệ thống theo dõi giám sát khá toàn diện đã được các nhân viên của Chương trình xây dựng và quản lý. Mục đích ban đầu của hệ thống này là để theo dõi các hoạt động của FSPS, chứ không phải là theo dõi toàn bộ hoạt động của ngành, mặc dù có nhiều chỉ số đã phản ánh khía cạnh đó. Trong FSPS-II, cần xây dựng một hệ thống các chỉ số tại các đơn vị thực hiện để phản ánh các chỉ tiêu cho các đơn vị đó liên quan đến nhiệm vụ của họ trong phát triển ngành và gắn với các hoạt động được FSPS hỗ trợ. Việc xây dựng các hệ thống như vậy sẽ là một bộ phận cấu thành trong hoạt động trợ giúp của STOFA cho việc tăng cường năng lực quản lý hành chính thủy sản. Các chỉ số được xác định cho các đầu ra của chương trình cũng sẽ phải phù hợp cho các cơ quan thực hiện, trong khi đó các Điểm tham chiếu sẽ liên quan đến các thách thức cụ thể và hiện trạng của từng đơn vị. Một cuộc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội sẽ được tiến hành và là một phần của công tác chuẩn bị cho FSPS-II, . Cuộc điều tra cơ bản đó cần phải cung cấp hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động, cũng như việc đưa ra các chỉ số theo dõi giám sát cho các đơn vị thực hiện hợp phần. Cuộc điều tra cơ bản cần cung cấp những số liệu theo vùng, ví dụ như theo từng tỉnh, vùng, hoặc xã, với đơn vị vùng càng thấp càng tốt (tốt nhất là cấp xã). Phụ lục 9 nêu Điều khoản tham chiếu cho cuộc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội này. Kết quả của cuộc điều tra cơ bản sẽ được sử dụng để xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá cho FSPS-II. Ban Chỉ đạo Quốc gia sẽ có quyết định về tổ chức và nhiệm vụ của hệ thống này trong Giai đoạn Khởi động của Chương trình.

Bảng 9 dưới đây liệt kê các chỉ số cho Mục tiêu trước mắt của từng Hợp phần. Các chi tiết về các chỉ số theo đầu ra được nêu trong các Văn kiện Hợp phần.

72

Page 75: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Bảng 9: Các Chỉ số cho các Mục tiêu Hợp phần

Mục tiêu phát triển của Chương trình

Chỉ số kiểm chứng

Các Bộ phận dân cư nghèo ở nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thuỷ sản.

Số lượng các cộng đồng nghề cá được phân loại là nghèo giảm bớt 50% tính đến năm 2010.

Hợp phần 1: Tăng cường Quản lý hành chính Thuỷ sảnMục tiêu trước mắt Chỉ số kiểm chứngQuản lý ngành thủy sản ở tất cả các cấp được tăng cường phù hợp với Cải cách Hành chính Nhà nước để đảm bảo được tính hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

- Để tăng cường hiệu quả quản lý hành chính, GDP của thủy sản giá trị xuất khẩu trên số cán bộ hành chính sẽ tăng thêm 10% năm ở cả cấp trung ương và tỉnh.- Để hội nhập quốc tế, tính bằng số giấy phép của EU, Mỹ, Nhật và khu vực, số hiệp định song phương hoặc văn bản pháp lý được điều chỉnh hoặc xây dựng phù hợp với yêu cầu của WTO.

Hợp phần 2: Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sảnMục tiêu trước mắt Chỉ số kiểm chứngNăng lực thể chế được tăng cường để hoạch định các chính sách quản lý khai thác thủy sản bền vững và thực hiện các chính sách đó ở cấp quốc gia và cấp địa phương.

- Tăng số thỏa thuận ký chính thức giữa các cấp có thẩm quyền hữu quan và các bên hưởng lợi về quản lý nghề cá.- Tăng tỷ lệ các nghề cá hoạt động trong phạm vi kế hoạch quản lý nghề cá được thỏa thuận, nhằm đảm bảo tính bền vững của nguồn lợi, sự toàn vẹn của hệ sinh thái, hiệu quả kinh tế và tôn trọng lợi ích của các bên hưởng lợi, được tính bằng cách lấy số lượng trên tỷ lệ của (i) khu vực và vùng rõ rệt, (ii) mở rộng hoặc diện tích các khu vực địa lý, hoặc (iii) sản lượng/cá lên bờ.

Hợp phần 3: Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Bền vữngMục tiêu trước mắt Chỉ số kiểm chứngNgành nuôi trồng thủy sản đa dạng, năng suất và bền vững đem lại tăng trưởng kinh tế và góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua thu nhập và việc làm.

- Ở các khu vực có hoạt động của hợp phần mức tăng thu nhập của các hộ nghèo nhất đăng ký tham gia nuôi trồng thủy sản tăng thêm 8%/năm .

Hợp phần 4: Tăng cường năng lực Sau thu hoạch và Tiếp thịMục tiêu trước mắt Chỉ số kiểm chứngSinh kế của người sản xuất quy mô nhỏ được đảm bảo hơn do kết quả của chất lượng, an toàn vệ sinh và khả năng truy xuất của sản phẩm hải

- Giá trị sản lượng quốc gia của doanh nghiệp chế biến thủy sản tăng thêm 10%/năm.- Thu nhập của các bên hưởng lợi quy mô nhỏ (người sản xuất, thương lái cá, nậu vựa và người chế biến)

73

Page 76: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

sản cao hơn trong toàn bộ dây chuyên phân phối.

tăng thêm 10% ở các khu vực có hoạt động của hợp phần

8.2 Báo cáo

Chương trình sẽ lập một báo cáo sơ bộ trong 6 tháng đầu thực hiện Giai đoạn II. Báo cáo ban đầu này cần nêu những thay đổi có thể có so với kế hoạch công tác chi tiết được lập ra với sự tham gia của tất cả các đơn vị thực hiện lập trước khi chương trình bắt đầu. Báo cáo ban đầu cũng cần đề cập đến những thay đổi có thể có về các vấn đề tổ chức, thủ tục kế toán và theo dõi giám sát, và các vấn đề khác để làm sao quản lý chương trình được tốt. Báo cáo sơ bộ cần được chuẩn bị theo tài liệu Hướng dẫn về Quản lý Chương trình của DANIDA, và sẽ dựa một phần vào các báo cáo sơ bộ do các đơn vị thực hiện lập. Ban quản lý Chương trình sẽ hướng dẫn các đơn vị thực hiện về nội dung cũng như thời gian lập các báo cáo sơ bộ này.

Ban quản lý chương trình quốc gia chịu trách nhiệm nộp báo cáo đó cho Ban Chỉ đạo Quốc gia sau khi đã chuẩn bị chi tiết và tổng hợp lại báo cáoCác đơn vị thực hiện sẽ chuẩn bị các báo cáo tiến độ 6 tháng gửi lên Ban quản lý Chương trình. Ban quản lý chương trình sẽ hướng dẫn cho việc lập báo cáo tiến độ. Theo nguyên tắc chỉ đạo, các báo cáo cần theo đúng mẫu quy định được trình bày dưới dạng bảng biểu càng nhiều càng tốt, trong đó các kết quả thực hiện được so sánh trực tiếp với kế hoạch và phần văn bản cần được giảm đến mức tối thiểu. Cơ sở của việc làm này là nhằm giảm tải khốI lượng công việc cho từng đơn vị thực hiện, cũng như khối lượng công việc cho các bên nhận báo cáo, ví dụ như Ban quản lý Chương trình. Đối với các đơn vị thực hiện Hợp phần và cấp tỉnh đòi hỏi phải xem xét một cách có chất lượng báo cáo của từng đơn vị. Công tác dịch thuật cũng cần được cân nhắc ngay từ khi thiết kế các báo cáo. Các mẫu báo cáo, chủ yếu để điền số liệu vào, có thể được được in trước bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh cho thuận lợi. Các báo cáo tiến độ 6 tháng cần tập trung vào các chỉ tiêu đầu ra, giải ngân và các ách tắc.

Ban quản lý Chương trình có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo tiến độ hàng năm, toàn diện và tổng hợp, và trình lên BCĐQG. Báo cáo tiến độ hàng năm phải báo cáo về tiến độ so với các chỉ tiêu (ban đầu và đã được điều chỉnh) cho giai đoạn được báo cáo, trong đó phải bao gồm cả phần giải thích về các vấn đề khó khăn và ách tắc và đã tiến hành giải quyết vấn đề như thế nào, báo cáo về tiến độ đạt được các chỉ số đã được thoả thuận, báo cáo về mối liên kết giữa đầu ra và chi tiêu, những rủi ro và giả định đặt ra từ đầu thay đổi và tiến triển như thế nào , chi tiết của những thay đổi và điều chỉnh được khuyến nghị để các cấp có thẩm quyền phê duyệt và, nếu phù hợp, một đánh giá về sự phát triển của ngành trong năm đó.

Các báo cáo tiến độ cần ngắn gọn.

74

Page 77: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Ban Chỉ đạo Chương trình có nhiệm vụ gửi mọi báo cáo trên đến các cơ quan hữu quan của Việt nam theo đúng hưóng dẫn trong Nghị định chính phủ số 17/2001/NĐ-CP về Sử dụng và Quản lý ODA.

8.3 Đánh giá và tổng kết

Mục đích của các đợt đánh giá và tổng kết là để các đối tác Việt nam và các cơ quan liên quan của Đan-mạch đánh giá được tiến độ thực hiện chương trình và điều chỉnh sự hỗ trợ cho phù hợp với những thay đổi trong bối cảnh chương trình, sự phát triển ngành cũng như hiệu quả thực hiện chương trình. Việc đánh giá ngành hàng năm sẽ được BTS và DANIDA đồng thực hiện, và tốt hơn cả là với các nhà tài trợ khác nữa. Kết quả của Đánh giá sẽ được thể hiện tại Bản Ghi nhớ về Đánh giá (Review Aide Memoire) và sẽ được ký kết giữa ĐSQ Đan-mạch và đối tác quốc gia. DANIDA có thể, với sự phối hợp của BTS, tiến hành đánh giá kỹ thuật về các vấn đề cụ thể vào bất kỳ thời gian nào trong giai đoạn thực hiện hợp phần. Đánh giá kỹ thuật và các cuộc đánh giá toàn bộ chương trình ngành hoặc các phần của chương trình có thể được thực hiện trong thời gian thực hiện hoặc cuối giai đoạn thực hiện hợp phần. Ban thư ký Đánh giá của DANIDA và các cơ quan chức năng hữu quan của Việt Nam cũng như cơ quan nhận hỗ trợ có trách nhiệm chung tạo thuận lợi cho việc đánh giá đó.

9. Các Giả định và Rủi ro chính

Một số giả định và rủi ro làm căn cứ cho FSPS-II và các Hợp phần. Tuy nhiên, vì là Giai đoạn 2 của một Chương trình đặt cơ sở trên sự tương tác khá thành công với các đối tác trong nước, cho nên mức độ rủi ro chung đã được giảm đi. Tuy nhiên, sự thay đổi trong chiến lược quản lý chương trình quốc gia vẫn còn là một thách thức, nó đòi hỏi những nguồn lực to lớn từ tất cả các bên tham gia nhằm tìm ra phương thức tương tác hàng ngày phù hợp và lồng ghép các hoạt động chương trình.

Các Văn kiện Hợp phần đã mô tả đánh giá về các giả định và rủi ro ở cấp Hợp phần, cùng với các hoạt động có thể thực hiện để giảm nhẹ các rủi ro này. Các giả định sau đây áp dụng đối với việc thực hiện chương trình FSPS-II nói chung:

Chính sách của Chính phủ Việt Nam vẫn thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản và nghề cá và ngành (thủy sản) vẫn là một lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.

Các thị trường quốc tế và nội địa cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam tiếp tục mở rộng và đặc biệt Chương trình quốc gia Xuất khẩu hải sản được điều chỉnh và phê duyệt để được thực hiện trong giai đoạn 2006-2010.

Tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc thực hiện cải cách quản lý hành chính nhà nước trong BTS, đặc biệt Chiến lược Quản lý và Phát triển Nguồn nhân lực của BTS đang được xây dựng cần phải được hoàn thành trong năm 2006, và việc cải

75

Page 78: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

cách tiền lương công chức được thực hiện phù hợp với Kế hoạch Tổng thể và Chương trình Hành động Cải cách hành chính.

Chính sách phân cấp được thực hiện như dự định ở cả BTS và các tỉnh điểm.

Có đủ nhân viên phù hợp trong BTS và ở các tỉnh, gồm cả các Cục, Chi Cục và các tổ chức cấp địa phương, sẵn sàng và mong muốn tham gia thực hiện và điều phối các chiến lược và hoạt động của Chương trình.

Có hoặc có thể thiết lập các cơ chế và mối liên kết hiện thực và thực tế, theo đó Chương trình này có thể tương tác với các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo quốc gia.

Các nghị định và thông tư cần thiết sẽ được xây dựng một cách phù hợp và ban hành kịp thời để tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động chương trình.

Các nhóm liên quan trong ngành có khả năng đáp ứng một cách tích cực với những thay đổi trên thị trường ví dụ như những hạn chế thương mại liên quan đến các vấn đề như an toàn thực phẩm, hàng rào kỹ thuật hoặc chống phá giá.

Các tổ chức của các bên hưởng lợi ở cấp địa phương quan tâm đến và có ý muốn hình thành các tổ chức hợp pháp và đại diện dựa vào cộng đồng để tham gia vào các hoạt động của Chương trình.

Kế hoạch Tổng thể của ngành Thủy sản 2006-2010 được thông qua quy định khuôn khổ cho sự phát triển của ngành phù hợp với các ưu tiên đã được BTS khẳng định trong quá trình xây dựng văn kiện FSPS-II.

Các văn bản dưới luật về Luật Thủy sản được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc và quy tắc ứng xử quốc tế.

Những yếu tố rủi ro lớn sau đây đã được xác định:

BTS và chính quyền các tỉnh có thể không giữ được các nhân lực chủ chốt hoặc thu hút được nhân viên mới cần thiết do khu vực ngoài quốc doanh có các điều kiện tuyển dụng tốt hơn. Tuy nhiên, điểm này không được coi là rủi ro trước mắt.

Nuôi tôm và nuôi trồng thủy sản nước ngọt sẽ phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền ở cả cấp tỉnh và cấp trung ương. Điều này cho thấy các mô hình tốt nhất không được áp dụng và do đó gây ra thiệt hại lớn về môi trường và làm cho bệnh dịch lây lan không kiểm soát được. Rủi ro này trở thành hiện thực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân, thương lái và công nhân chế biến có thu nhập thấp. Chương trình sẽ giảm bớt những rủi ro này bằng cách lồng ghép các biện pháp để đảm bảo tính bền vững về môi trường, nhất là trong Hợp phần SUDA.

BTS không thể cam kết đủ năng lực để đảm nhận đầy đủ trách nhiệm thực hiện, điều phối và quản lý công việc hàng ngày của Chương trình, bao gồm cả quản lý tài chính của Chương trình. Điều này sẽ được giảm thiểu bằng cách phân bổ kinh phí cho một số lượng hạn chế các nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp chủ chốt sẽ được tuyển dụng làm việc trên cơ sở đã tiến hành đánh giá nhu cầu rõ ràng. Hơn

76

Page 79: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

nữa, với việc cử Cố vân Tài chính Quốc tế Cao cấp, cố vấn này sẽ đảm bảo tư vấn chuyên môn về quản lý tài chính theo đúng nguyên tắc cho BTS.

Tham nhũng vẫn còn là vấn đề như được nêu trong Hội nghị tư vấn Thường niên năm 2003, việc sử dụng sai kinh phí vẫn còn là một rủi ro cần được đánh giá và xử lý thận trọng trong phương thức quản lý chương trình và tài chính mới sẽ được đưa vào áp dụng cho FSPS-II. Cố vân Tài chính Quốc tế Cao cấp sẽ giúp đỡ và tư vấn cho Ban quản lý Chương trình thực hiện quản lý tài chính của Chương trình một cách đúng đắn.

Các Văn kiện Hợp phần có bao gồm các giả định về tài trợ và đồng tài trợ cho những hoạt động nhất định liên quan đến đội ngũ nhân viên khả dụng và các khoản đầu tư vào trang thiết bị. Các giả định đó đều gắn với cả 2 cấp trung ương và tỉnh. Cả hai điểm này đã được thảo luận kỹ với BTS, và đã đạt được các thỏa thuận về mức độ đồng tài trợ sẽ được thực hiện.

10. Kế hoạch thực hiện

Các Kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng Hợp phần được nêu trong các Văn kiện Hợp phần. Sơ đồ ở trang tiếp theo trình bày các hoạt động cấp chương trình.

Trong Giai đoạn Khởi động (hoặc Mở đầu), kế hoạch thực hiện chi tiết sẽ được chuẩn bị, căn cứ vào các cuộc họp tham vấn giữa các bên có lợi ích liên quan ở BTS và câp tỉnh.

Sơ đồ dưới đây cho thấy các hoạt động cấp chương trình. Tất cả các Hợp phần đều sẽ có 1 Giai đoạn Khởi động (Mở đầu) kéo dài 6 tháng, trong thời gian này các chiến lược quản lý và thực hiện mới sẽ được xây dựng. Thời gian này cũng sẽ tạo cơ sở cho việc chuẩn bị các kế hoạch công tác chi tiết cho từng hợp phần, và các kế hoạch công tác cho từng tỉnh trong 9 tỉnh điểm. Các hệ thống quản lý và theo dõi giám sát về tài chính ở cấp tỉnh và cấp trung ương sẽ được thiết lập trong Giai đoạn Khởi động.

Cuộc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội, sẽ được bắt đầu tiến hành trong năm 2005 và hoàn thành trong Giai đoạn Khởi động, sẽ tạo cơ sở cho việc theo dõi và đánh giá FSPS-II và cho việc chuẩn bị các chiến lược xóa đói giảm nghèo mang tính thực tế và có thể thực hiện được cho từng tỉnh.

77

Page 80: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Bảng 10: Các hoạt động cấp Chương trình

Năm: 2006 2007 2008 2009 2010Quý: 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

Thực hiện bốn hợp phầnBáo cáo Ban đầu XCác Báo cáo tiến độ x x x x x x x x xCác Kế hoạch công tác hàng năm

x x x x

Báo cáo hoàn thành xCác Đánh giá ngành thường niên

x x x x

Họp Ban Chỉ đạo x x x x x x x x x xXây dựng các Chương trình cho 9 tỉnh điểmĐánh giá/Điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội

** *

78

Page 81: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Phụ lục

Phụ lục 1: Khung logic về FSPS-II, cấp Chương trình..............................................84

Phụ lục 2: Nghị định số 43/2003//ND-CP của Chính phủ..........................................88

Phụ lục 3: Điều khoản Tham chiếu cho Ban Chỉ đạo Quốc gia FSPS-II...............93

Phụ lục 4: Điều khoản Tham chiếu cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, FSPS-II...............96

Phụ lục 5: Điều khoản Tham chiếu cho Ban QL Hợp phần và Ban QL tỉnh........98

Phụ lục 6: Điều khoản Tham chiếu cho Cố vấn Tài chính Cao cấp của FSPS II104

Phụ lục 7: Thoả thuận với các tỉnh................................................................................107

Phụ lục 8: Danh sách các nhà Tài trợ cho Ngành Thủy sản...................................108

Phụ lục 8: Danh sách các nhà Tài trợ cho Ngành Thủy sản...................................108

Phụ lục 9: Điều khoản tham chiếu cho Điều tra Cơ bản Kinh tế -Xã hội của FSPS II............................................................................................................................................110

Phụ lục 10: Các Hoạt động Nghiên cứu trong FSPS-II...........................................116

Phụ lục 11: Thông tin về các tỉnh điểm.......................................................................118

TỈNH SƠN LA......................................................................................................................................119TỈNH SƠN LA......................................................................................................................................119TỈNH QUẢNG NINH.......................................................................................................................126TỈNH NGHỆ AN.................................................................................................................................134TỈNH NGHỆ AN.................................................................................................................................134TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ.............................................................................................................144TỈNH ĐĂK LĂK..........................................................................................................................................150TỈNH BÌNH ĐỊNH.............................................................................................................................157TỈNH BẾN TRE...................................................................................................................................164TỈNH AN GIANG...............................................................................................................................169TỈNH CÀ MAU..................................................................................................................................176

79

Page 82: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Phụ lục 1: Khung logic về FSPS-II, cấp Chương trình

FSPS II sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đặc biệt là: Mục tiêu 1: Giảm tỉ lệ hộ nghèo và đói Mục tiêu 3: Đảm bảo bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ Mục tiêu 7: Đảm bảo bền vững môi trường.

Chương trình sẽ góp phần vào các mục tiêu của Chiến lược Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo toàn diện (CPRGS) liên quan đến nông ngiệp và phát triển nông thôn, đó là:

“Đảm bảo an ninh lương thực; đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; coi trọng nghiên cứu thị trường và đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời; tăng đầu tư vào nông nghiệp; gắn sản xuất nông sản có giá trị kinh tế cao với phát triển các cơ sở chế biến và bảo quản; thúc đẩy nghiên cứu và sử dụng hiệu qủa tài nguyên thiên nhiên; mở rộng các hoạt độngnông, lâm, ngư nghiệp và khuyến nông/khuyến ngư một cách phù hợp với các điều kiện sản xuất ở các vùng khác nhau theo hướng phục vụ nhu cầu của người ngèo; phát triển nghề cá và đa dạng nghề nuôi trồng; phát triển chiến lược phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại và ổn định đời sống và sản xuất ở những vùng thường xảy ra thiên tai".

Các Chỉ số Các Giả định và Rủi ro

Mục tiêu phát triển của FSPS II:Các Bộ phận dân cư nông thôn bị thiệt thòi hơn tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thuỷ sản.

Số lượng các cộng đồng nghề cá được phân loại là nghèo giảm bớt 50% tính đến năm 2010.

- Chính sách của Chính phủ tiếp tục thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản và nghề cá;- Các cải cách ở cơ sở và hành chính tiếp tục được thực hiện;- Thị trường quốc tế và nội địa cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam tiếp tục mở rộng.

Ghi chú: Các kết quả (đầu ra) dưới đây giống như các mục tiêu trước mắt của cả 4 hợp phần

80

Page 83: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Kết quả 1: Việc quản lý ngành thủy sản ở tất cả các cấp được tăng cường phù hợp với Cải cách Hành chính Nhà nước để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

- Để tăng cường hiệu lực hành chính, GDP của thủy sản hoặc mức xuất khẩu trên số nhân viên hành chính sẽ tăng 10%/năm cả ở cấp trung ương và cấp tỉnh.- Để hội nhập quốc tế, được lượng hóa bởi số giấy phép vào EU, Mỹ, Nhật-bản và khu vực; và số hiệp định song phương hoặc văn bản pháp lý được điều chỉnh hoặc xây dựng theo quy định của WTO.

- Ngành thủy sản vẫn là ngành kinh tế sản xuất lớn trên cơ sở bền vững góp phần đáng kể vào sắp xếp việc làm, tạo thu nhập, tăng xuất khẩu và xóa đói giảm nghèo.- Việc tiếp tục hoạt động kinh tế mạnh mẽ của ngành dẫn đến việc Chính phủ đầu tư thêm vào cải cách hành chính và xây dựng thể chế.- Sự hỗ trợ về chính trị và chính sách cho quá trình cải cách hành chính nhà nước sẽ tiếp tục.

Kết quả 2: Năng lực thể chế được tăng cường để hỗ trợ việc hoạch định các chính sách quản lý khai thác thủy sản bền vững và việc thực hiện các chính sách đó ở cấp quốc gia và cấp địa phương.

- Tăng số lượng các thỏa thuận chính thức ký giữa các cơ quan hữu quan hoặc các bên có lợi ích về quản lý thủy sản.- Tăng tỷ lệ các nghề cá hoạt động trong các kế hoạch quản lý thủy sản được thỏa thuận, nhằm đảm bảo sự bền vững của nguồn lợi, sự toàn vẹn của hệ sinh thái và hiệu quả kinh tế, và tôn trọng lợi ích của các bên hưởng lợi, được đo lường bằng số lượng/tỷ lệ hoặc (i) khu vực hoặc vùn rõ ràng, hoặc (ii) mở rộng hoặc diện tích các vùng địa lý, hoặc sản lượng cá nuôi trồng hoặc lên bến

- Chương trình lấy mấu thống kê hoạt động hiệu quả và cung cấp số liệu và chỉ số đáng tin cậy cho quản lý nghề cá thích ứng;- Hệ thống đăng ký đăng kiểm tiếp tục được cập nhật;- Cấp tỉnh và địa phương sẵn sàng và cam kết tham gia quản lý nghề cá thích ứng;- Chính quyền trung ương và cấp tỉnh sẵn sàng hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện đồng quản lý nghề cá thích ứng, và cấp địa phương thực sự mong muốn tham gia.

Kết quả 3: Ngành nuôi trồng thủy sản đa dạng, năng suất và bền vững đem lại tăng trưởng kinh tế và góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua tăng thu nhập và việc làm.

- Thu nhập của các hộ nghèo nhất tham gia nuôi trồng thủy sản ở các khu vực mục tiêu tăng lên 8%/năm.

- Các thị trường quốc tế và trong nước duy trì được nhu cầu đối với sản phẩm quốc gia.- Các chính sách vì người nghèo được thực hiện.- Có đủ số lượng các nhân viên và chuyên viên có năng lực cao sẵn thực hiện các hoạt động của SUDA.

81

Page 84: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Kết quả 4: Sinh kế của người sản xuất quy mô nhỏ được đảm bảo hơn nữa do kết quả của việc nâng cao chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hải sản trong toàn bộ dây chuyền phân phối.

- Giá trị sản lượng quốc gia của khối doanh nghiệp chế biến thủy sản tăng lên 10%/năm;- Thu nhập của các bên hưởng lợi quy mô nhỏ (người sản xuất, kinh doanh thủy sản, nậu vựa và nhà chế biến) tăng lên 10%/năm ở các khu vực mục tiêu được lựa chọn.

- Cung cấp bền vững các sản phẩm thủy sản;- Tính bền vững của các điều kiện thương mại và tiếp cận thị trường.

Các Hoạt động liên quan đến Kết quả 1:1.1: Tăng cường năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách và văn bản pháp lý ở cấp trung ương và địa phương của nền hành chính thủy sản.

1.2: Cải tiến Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị hành chính, sự nghiệp và viện nghiên cứu.

1.3: Tăng cường và nâng cao Nguồn nhân lực ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong ngành thủy sản (trực thuộc BTS) về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

1.4: Tiếp tục phát triển Hệ thống thông tin quản lý thủy sản (FMIS).

Các Hoạt động liên quan đến Kết quả 2:2.1: Nâng cao năng lực hoạch định và thực hiện chính sách, chiến lược và kế hoạch hoạt động khai thác thủy sản.

2.2: Lồng ghép sự tư vấn của Cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác thủy sản biển và nước ngọt hoạt động tốt vào quy trình ra quyết định trong NADAREP và các Sở TS/Sở NN&PTNT.

2.3: Xây dựng và thực hiện các Mô hình đồng quản lý nghề cá thích ứng của Việt Nam.

Các Hoạt động liên quan đến Kết quả 3:3.1: Đưa vào hoạt động năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản bao gồm các khía cạnh xã hội và môi trường và quản lý cải tiến ở 9 tỉnh với sự tham gia của các khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng.

3.2: Thu hút các nhóm người nghèo tham gia hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 bộ phận của 1 ngành sản xuất giống chất lượng cao đa dạng và được phân cấp trên toàn quốc, phục vụ cho các tập quán nuôi thả mới.

3.3: Đưa vào hoạt động một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội ở 9 tỉnh và các khu vực liên quan với các chiến lược sản xuất chủ yếu được phổ biến ở cấp quốc gia.

82

Page 85: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

3.4: Hỗ trợ một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận, trên cơ sở năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi.

3.5: Đưa vào áp dụng một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, có sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm người nghèo, thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo.

Các Hoạt động liên quan đến Kết quả 4:4.1: Nâng cao các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các tập quán marketing.

4.2: Làm cho các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, với trọng tâm đặt vào các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

4.3: Nâng cao năng lực phân tích4 và quản lý rủi ro trong an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

4 Tham chiếu phân tích rủi ro, FAO Fisheries Technical Paper, số 442, 2004, bao gồm chuỗi từ khóa bổ sung CD-ROM

83

Page 86: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Phụ lục 2: Nghị định số 43/2003//ND-CP của Chính phủ

NGHỊ ĐỊNH của Chính phủ số 43/2003/NĐ-CP ngày 02-5-2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản

CHÍNH PHỦCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ;

Căn cứ nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Thủy sản là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản, bao gồm: nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong nội địa và trên biển trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Thủy sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thủy sản.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hằng năm về thủy sản và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ.

3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy sản.

5. Về nuôi trồng thủy sản:

a) Quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch. Quy định việc xuất khẩu và nhập khẩu giống thủy sản, di giống, thuần hóa giống, bảo tồn, chọn tạo

84

Page 87: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

giống, công nhận giống mới, sản xuất kinh doanh giống; thống nhất quản lý chất lượng giống; xây dựng và quản lý hệ thống giống; đăng ký giống quốc gia;

b) Thống nhất quản lý về thức ăn nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản; các loại vật tư, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản; phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương kiểm soát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp đến môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.

6. Về khai thác thủy sản:

a) Thống nhất quản lý các hoạt động khai thác thủy sản của người và phương tiện trong nước, nước ngoài trong nội địa và trên vùng biển Việt Nam; chỉ đạo việc thực hiện khai thác thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch và các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

Quản lý và phân cấp quản lý ngư trường, bãi cá; cấp thu hồi giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật;

b) Quy định các nghề, phương tiện, đối tượng và mùa vụ khai thác thủy sản;

c) Thống nhất quản lý đăng kiểm phương tiện nghề cá. Đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thủy sản như: nồi hơi, bình chịu áp lực, thiết bị lạnh; quy định các chức danh và tiêu chuẩn các chức danh thuyền viên tầu cá; đăng ký và cấp sổ thuyền viên tàu cá; cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá theo quy định của pháp luật.

7. Về chế biến thủy sản:

a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch công nghiệp chế biến thủy sản. Quy định điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường trong chế biến, bảo quản và vận chuyển thủy sản. Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; phối hợp với các Bộ có liên quan trong việc ban hành các quy định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản nhập khẩu và thực phẩm thủy sản sản xuất để tiêu dùng trong nước;

b) Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thủy sản và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy định của pháp luật.

8. Về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản:

a) Quy định danh mục các loài thủy sản cần được bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan quy định các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên nước liên quan đến môi trường sống thủy sản;

b) Quy định vùng cấm khai thác, vùng hạn chế khai thác, các loài thủy sản cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu;

c) Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá, quản lý bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, quản lý các khu bảo tồn nội địa, khu bảo tồn biển.

9. Về dịch vụ hậu cần thủy sản:

85

Page 88: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

a) Quản lý, phát triển cơ khí thủy sản và hệ thống cảng cá, bến cá theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Thống nhất quản lý các dịch vụ cho khai thác nuôi trồng và chế biến trên biển.

10. Về thương mại thủy sản:

a) Phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng các chính sách thương mại thủy sản để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Nghiên cứu phát triển thị trường, phát triển công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản tìm kiếm mở rộng thị trường.

11. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác khuyến ngư, hướng dẫn, phổ biến thông tin và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo vệ nguồn lợi và môi trường các hệ sinh thái thủy sản.

12. Phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão: tìm kiếm cứu nạn, an toàn đi biển và bảo hộ lao động trong ngành thủy sản; giữ gìn trật tự an ninh, quốc phòng trên biển.

13. Tổ chức, chỉ đạo, thẩm định, giám định, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện có hiệu quả các dự án trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài về thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật.

15. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong ngành thủy sản.

16. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong ngành thủy sản theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.

17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

18. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ trong ngành thủy sản theo quy định của pháp luật.

19. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản theo thẩm quyền.

20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà

86

Page 89: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong ngành thủy sản.

22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ

a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

1. Vụ Nuôi trồng thủy sản;

2. Vụ Kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân;

3. Vụ Kế hoạch - tài chính;

4. Vụ Khoa học, công nghệ;

5. Vụ Hợp tác quốc tế;

6. Vụ Pháp chế;

7. Vụ Tổ chức cán bộ;

8. Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

9. Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản;

10. Thanh tra;

11. Văn phòng.

b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:

1. Viện Nghiên cứu hải sản;

2. Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản;

3. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I;

4. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II;

5. Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III;

6. Trung tâm Khuyến ngư quốc gia;

7. Trung tâm Tin học;

8. Báo Thủy sản;

9. Tạp chí Thủy sản.

Bộ trưởng Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp các trường hiện có trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Thay thế Nghị định số 50/CP ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy sản và các quy định trước đây trái với Nghị định này.

87

Page 90: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Thủy sản, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. Chính phủ    Thủ tướng      

PHAN VĂN KHẢI

--------------------------

88

Page 91: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Phụ lục 3: Điều khoản Tham chiếu cho Ban Chỉ đạo Quốc gia FSPS-II

1. Bối cảnh:

Một Ban Chỉ đạo Quốc gia (BCĐQG) sẽ được thành lập bao quát mọi hoạt động của Chương trình. Ngoài ra, các Ban Chỉ đạo Tỉnh cũng có thể được thành lập để đảm bảo sự phối hợp cần thiết các hoạt động ở cấp tỉnh. Các Ban Chỉ đạo Tỉnh phải thỉnh thị Ban Chỉ đạo Quốc gia để xin phê duyệt cuối cùng. Ban Chỉ đạo là cơ chế chính thức cho việc ra quyết định chung liên quan đến Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoan II, giữa Bộ Thủy sản và ĐSQ Đan-mạch tại Hà Nội.

2. Chức năng và phạm vi trách nhiệm:

Chức năng của Ban Chỉ đạo Quốc gia sẽ bao gồm phê duyệt tất cả các văn bản kế hoạch, chịu trách nhiệm chung về theo dõi các hoạt động và kết quả của Chương trình, trách nhiệm theo dõi các thủ tục và kết quả kiểm toán, và các quyết định liên quan đến các vấn đề thực hiện lớn như ngân sách, mua sắm, cố vấn kỹ thuật, chuyên gia tư vấn và nghiên cứu học tập ngắn hạn. BCĐQG phải ký Bản Ghi nhớ về Đánh giá (Review Aide Memoire) dưới hình thức biên bản của một cuộc họp Ban Chỉ đạo. Biên bản này sẽ bao gồm tất cả các khuyến nghị mà Ban Chỉ đạo tán thành, trình bày các lập luận về việc không đưa vào những khuyến nghị nào không được chấp nhận.

BCĐQG có trách nhiệm đảm bảo rằng mọi hoạt động được tiến hành trong khuôn khổ của Văn kiện Chương trình, Hiệp định liên Chính phủ, và các văn bản pháp lý khác như biên bản các cuộc tham vấn cấp cao giữa Đan-mạch và Việt Nam. Khi cần thiết có những hoạt động thực hiện lệch ra ngoài Văn kiện Chương trình, thì NSC phải ra quyết định. Tuy nhiên, BCĐQG không được thay đổi các mục tiêu của Chương trình.

3. Thành phần Ban Chỉ đạo:

Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm các thành phần sau đây:

Đại diện Bộ Thủy sản, Đại diện Đại sứ quan Đan-mạch tại Hà Nội, Đại diện 9 tỉnh thí điểm được lựa chọn, Đại diện Bộ Tài chính, Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại diện NORAD.

Những người có thể được mời tham dự các cuộc họp gồm:

89

Page 92: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Các cán bộ quản lý Chương trình và Hợp phần, Các cố vấn của Danida, Các cán bộ liên quan khác, ví dụ từ các tổ chức đối tác hoặc ĐSQ Đan-mạch.

4. Nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo gồm:

Thông qua các văn bản kế hoạch lớn (kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm, các kế hoạch và ngân sách 6 tháng được điều chỉnh, các yêu cầu kinh phí 6 tháng);

Theo dõi tiến độ chung của Chương trình có chú ý đến những sự trì hoãn, vấn đề khó khăn và ách tắc (thông qua các báo cáo tiến độ và tài chính, các quyết định về các hoạt động tiếp theo);

Theo dõi các thủ tục và kết quả kiểm toán được báo cáo trên cơ sở Điều khoản Tham chiếu của kiểm toán thường niên, đảm bảo sự bám sát những khuyến nghị trong báo cáo kiểm toán thường niên;

Theo dõi sự gắn kết tiếp tục giữa sự tiến triển của Chương trình và Hợp phần; Quyết định các hoạt động thực hiện khác với văn kiện chương trình; Thông qua các mô tả công việc được điều chỉnh cho các cố vấn; Quyết định các vấn đề về mua sắm trong nước; Thông qua việc ấn định thời gian cho các cuộc đánh giá ngành và chương trình; Ký duyệt bản Ghi nhớ về Đánh giá.

5. Thủ tục làm việc:

Các cuộc họp Ban Chỉ đạo sẽ do Thứ trưởng BTS chủ tọa; Giám đốc Chương trình Quốc gia sẽ đóng vai trò Ban Thư ký cho Ban Chỉ đạo; Các quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận; NSC họp 6 tháng một lần, hoặc nếu cần thiết hoặc do bất kỳ ủy viên nào của Ban

yêu cầu; Ban Thư ký sẽ thông báo cuộc họp Ban Chỉ đạo trước đó ít nhất một tuần, mọi văn

kiện cho cuộc họp sẽ được phân phát trước cho các thành viên ít nhất một tuần cùng với các thư mời và dự thảo chương trình nghị sự;

Ban Thư ký chịu trách nhiệm dự thảo biên bản của các cuộc họp Ban Chỉ đạo và gửi biên bản cho tất cả mọi người tham dự trong vòng 1 tuần sau cuộc họp. Ban chỉ đạo sẽ thông qua biên bản đó trong cuộc họp kế tiếp.

--------------------------

Phụ lục 4: Điều khoản Tham chiếu cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, FSPS-II

90

Page 93: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Ban Chỉ đạo cấp Tỉnh

1. Bối cảnh:

Ủy ban Nhân dân Tỉnh (UBNDT) chịu trách nhiệm thực hiện Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II, ở từng tỉnh trong 9 tỉnh thí điểm. UBNDT sẽ lập ra Ban Chỉ đạo Tỉnh (BCĐT) để đảm bảo sự phối hợp cần thiết các hoạt động ở cấp tỉnh.

BCĐT sẽ do một vị Phó Chủ tịch UBNDT đứng đầu và sẽ có trách nhiệm ra quyết định và điều phối các hoạt động của FSPS-II ở đơn vị thực hiện cấp tỉnh.

2. Chức năng và phạm vi trách nhiệm:

Chức năng của BCĐT sẽ là đảm bảo cho việc lập kế hoạch và thực hiện FSPS-II ở cấp tỉnh được đúng đắn và có sự điều phối.

Phạm vi trách nhiệm bao gồm việc chuẩn bị các văn bản kế hoạch của tỉnh, trách nhiệm theo dõi các hoạt động và kết quả của Chương trình ở cấp tỉnh, trách nhiệm theo dõi các thủ tục và kết quả kiểm toán, và các quyết định liên quan đến các vấn đề lớn về thực hiện ở cấp tỉnh.

BCĐT có trách nhiệm đảm bảo đảm cho tất cả các hoạt động được thực hiện ở cấp tỉnh đều phù hợp với văn kiện Chương trình và các kế hoạch công tác đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia phê duyệt, Hiệp định liên Chính phủ và các văn bản pháp lý khác như biên bản về các hội nghị tham vấn cấp cao giữa Đan-mạch và Việt Nam.

BCĐT thỉnh thị Ban Chỉ đạo Quốc gia để xin phê duyệt cuối cùng các kế hoạch công tác của tỉnh.

Căn cứ khuyến nghị của BCĐT và sau khi tham vấn Ban Chỉ đạo Quốc gia, UBNDT sẽ thành lập Ban Quản lý Chương trình Tỉnh đặt trong Sở Thủy sản hoặc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hàng ngày việc thực hiện FSPS-II. Ban quản lý chương trình sẽ do Giám đốc Chương trình Tỉnh (GĐCTT) là một Phó Giám đốc Sở TS hoặc Sở NN & PTNT làm việc bán chuyên trách và một Phó Giám đốc Chương trình Tỉnh (PPDD) làm việc chuyên trách quản lý.

3. Thành phần Ban Chỉ đạo:

Ngoài vị Phó Chủ tịch UBND Tỉnh, các thành viên khác của Ban Phối hợp Tỉnh có thể bao gồm Sở TS hoặc Sở NN & PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Khoa học & Công nghệ, và các ban ngành liên quan khác như Sở Lao động-Thương binh & Xã hội (SLĐ-TB&XH) và Sở Tài nguyên & Môi trường (TN-MT). Các Giám đốc của

91

Page 94: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Sở TS hoặc Sở NN&PTNT sẽ báo cáo về tiến độ thực hiện CHƯƠNG TRÌNH cho Ban Điều phối FSPS-I và sẽ chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chương trình Quốc gia về việc quản lý các hoạt động thí điểm ở tỉnh mình trong khuôn khổ 4 hợp phần. Các đại diện và các cán bộ liên quan khác có thể được mời tham dự các cuộc họp.

4. Nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo gồm:

Điều phối các nguồn lực và các bên có lợi ích liên quan thể thực hiện thỏa đáng các kế hoạch của tỉnh về FSPS-II;

Theo dõi tiến độ chung của Chương trình ở tỉnh, chú trọng đặc biệt đến những sự trì hoãn, các vấn đề khó khăn hoặc ách tắc (thông qua các báo cáo tiến độ và báo cáo tài chính, ra các quyết định về các hoạt động tiếp theo);

Theo dõi các thủ tục và kết quả kiểm toán được báo cáo trên cơ sở Điều khoản Tham chiếu của kiểm toán thường niên, đảm bảo sự bám sát những khuyến nghị trong báo cáo kiểm toán thường niên;

Theo dõi sự gắn kết tiếp tục giữa sự tiến triển của Chương trình Tỉnh và phát triển ngành.

Các sắp xếp cụ thể cần thiết cho việc thực hiện chương trình ở từng tỉnh sẽ được thảo luận giữa BTS và chính quyền các tỉnh và hoàn tất trong thời gian thực hiện Giai đoạn Khởi đầu.

------------------------

92

Page 95: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Phụ lục 5: Điều khoản Tham chiếu cho Ban QL Hợp phần và Ban QL tỉnh

1. Ban Quản lý Hợp phần:

Ban Quản lý của mỗi Hợp phần sẽ bao gồm Giám đốc Hợp phần Quốc gia (GĐHP) và các Phó Giám đốc Hợp phần Quốc gia (PGĐHP).

Trách nhiệm: Mỗi Ban Quản lý Hợp phần sẽ:1. Xây dựng các kế hoạch công tác và kế hoạch ngân sách cho việc thực hiện trong

suốt thời gian của Hợp phần (gồm cả Báo cáo Khởi động) và xây dựng các kế hoạch công tác hàng quý và hàng năm cho toàn Hợp phần. Các dự thảo kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm sẽ được trình lên Ban Chỉ đạo Quốc gia qua Ban Quản lý Chương trình Quốc gia để thông qua trước ngày 30/11 trong năm trước năm lập kế hoạch.

2. Quản lý tất cả các hoạt động Hợp phần và toàn bộ ngân sách Hợp phần; tổ chức việc thực hiện các hoạt động liệt kê trong Văn kiện Hợp phần và các hoạt động được NSC phê duyệt; quản lý và sử dụng hiệu quả các đầu vào của Hợp phần để đảm bảo đạt được các mục tiêu và kết quả (đầu ra) của Chương trình; và xây dựng các thủ tục quản lý phù hợp.

3. Đảm bảo rằng các kế hoạch thực hiện các hoạt động và ngân sách hàng năm của hợp phần và tiểu hợp phần đã được phê duyệt được xây dựng phù hợp với Văn kiện Chương trình và các Văn kiện Hợp phần của FSPS-II, và trình các văn bản đó lên Ban Quản lý Chương trình Quốc gia (BQLCTQG)để báo cáo.

4. Phối hợp với Ban Quản lý Chương trình Quốc gia trong việc tiếp tục xây dựng các chỉ số cho các mục tiêu và kết quả Hợp phần, và đảm bảo cho việc thiết lập hệ thống theo dõi giám sát.

5. Trình lên BCĐQG và BQLCTQGcác báo cáo tiến độ được nêu trong Văn kiện Chương trình.

6. Đề xuất các điều chỉnh trong các hoạt động của Hợp phần và Tiểu Hợp phần, đề xuất với NSC những điều chỉnh ngân sách giữa các mục ngân sách.

7. Tổ chức các quy chế và quy đinh liên quan đến nhân viên làm việc cho Hợp phần, và đến tài chính, tài sản và tài liệu kỹ thuật của Hợp phần nhằm quản lý mọi hoạt động Hợp phần phù hợp với các chính sách của hai Chính phủ và Hiệp định liên Chính phủ.

8. Thiết lập và xúc tiến các quan hệ công tác chặt chẽ và sự hợp tác hiệu quả với các Ban Quản lý Chương trình Tỉnh (BQLCTT), các cơ quan địa phương khác, các bên hưởng lợi, và các bên có lợi ích liên quan khác.

9. Có sự phối hợp làm việc chặt chẽ với Ban Quản lý Chương trình Quốc gia (BQLCTQG), và các Ban Quản lý Hợp phần khác.

93

Page 96: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

10. Căn cứ mô tả công việc được cung cấp, thảo luận và thỏa thuận với các Cố vấn Kỹ thuật về sự tham gia cụ thể của họ vào các hoạt động hợp phần. Hơn nữa, Ban Quản lý Hợp phần sẽ giám sát và theo dõi năng lực thực hiện của các Cố vấn Kỹ thuật và mỗi năm một lần cùng với ĐSQ Đan-mạch tiến hành họp đánh giá cá nhân các nhân viên. Cả 3 bên sẽ dự thảo và cùng thỏa thuận và ký tên vào Biên bản.

2. Bổ nhiệm các Giám đốc Hợp phần và Phó Giám đốc Hợp phần:

Các Giám đốc Hợp phần và Phó Giám đốc Hợp phần sẽ do Bộ trưởng Bộ Thủy sản bổ nhiệm. Các Giám đốc Hợp phần sẽ là Phó Vụ/Cục trưởng/Giám đốc của Vụ/Cục/Cơ quan tương đương hữu quan trực thuộc BTS làm việc bán chuyên trách cho các Hợp phần. Mỗi Hợp phần sẽ có 1 Phó Giám đốc chuyên trách và một, hoặc nhiều hơn, Phó Giám đốc bán chuyên trách.

Điều khoản Tham chiếu cho các Giám đốc Hợp phần:

Quy mô công việc của Giám đốc Hợp phần sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn trong, các nhiệm vụ sau đây:

1. Đại diện cho BTS trong quá trình làm việc với các đối tác Đan-mạch và các cơ quan hữu quan khác của Chính phủ Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Hợp phần của mình;

2. Phối hợp với Ban Quản lý Chương trình Quốc gia (BQLCTQG), các Ban Quản lý Hợp phần khác, các cố vấn quốc tế, khu vực và trong nước, các chuyên gia tư vấn làm việc trong Chương trình, các cơ quan khác nhau trong BTS, các cơ quan Việt Nam hữu quan khác, và chính quyền các địa phương trong việc thực các nhiệm vụ của Hợp phần.

3. Chịu trách nhiệm trước NSC về chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện mọi hoạt động Hợp phần đã được NSC thông qua theo các mục tiêu nêu trong Văn kiện Hợp phần;

4. Chịu trách nhiệm giải trình về số kinh phí nhận được; và chịu trách nhiệm sử dụng ngân sách Hợp phần và thông qua các dự toán ngân sách và báo cáo tài chính hàng quý, sáu tháng và hàng năm;

5. Khuyên nghị với Ban Quản lý Chương trình Quốc gia (BQLCTQG) và BCĐQG về việc thực hiện các nghĩa vụ và đóng góp của 2 Chính phủ theo quy định trong Văn kiện Hợp phần;

6. Biên soạn quy chế hoạt động của Hợp phần và trình lên BCĐ phê duyệt, quy chế hoạt động phù hợp được phê duyệt sẽ là một bộ phận cấu thành của Điều lệ chung của FSPS-II;

7. Ban hành, nếu phù hợp và được sự đồng ý trước của BQLCTQG, các hướng dẫn thực hiện để hỗ trợ cho các Ban Quản lý Chương trình Quốc gia của tỉnh và các

94

Page 97: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

dự án khác thuộc Hợp phần và liên quan đến các hoạt động Hợp phần như được nêu trong Văn kiện Hợp phần;

8. Quản lý, theo dõi và đánh gia năng lực thực hiện của các thành viên khác trong Ban Quản lý Hợp phần các nhân viên Hợp phần, và các chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài, đánh giá năng lực thực hiện của họ và phân công công việc cho họ, triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban Quản lý Hợp phần;

9. Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động như được nêu trong Văn kiện Hợp phần hoặc được duyệt bởi BCĐQG, các nhiệm vụ liên quan đến quản lý hành chính, kế toán và kiểm toán và việc quản lý trang thiết bị và tài sản Hợp phần theo các quy định hiện hành liên quan của Chính phủ Việt Nam, Văn kiện Chương trình và Hiệp định song phương.

10. Quyết định việc tuyển chọn và ký kết các hợp đồng (hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn) với các chuyên gia tư vấn và nhân viên trong nước; khuyến nghị với NSC về việc bổ nhiệm hoặc thay thế các Phó Giám đốc Hợp phần; và, phối hợp với các cố vấn của Danida, xác định (hoặc đề nghị chấm dứt hợp đồng với) các chuyên gia tư vấn nước ngoài;

11. Phê duyệt các báo cáo tài chính và chi tiêu trong phạm vi ngân sách được thông qua và nguồn lực tài chính của Hợp phần; trong trường hợp có bất kỳ thay đổi nào về nội dung và nhiệm vụ của Hợp phần, thì cần phải có sự phê duyệt của NSC và những thay đổi đó cần được phản ánh trong các báo cáo tiến độ;

12. Làm các báo cáo tiến độ và thực hiện hàng quý, 6 tháng và hàng năm của Hợp phần nộp cho Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia, Giám đốc Ban Quản lý Chương trình Quốc gia và các cơ quan hữu quan được quy định trong Hiệp định song phương; đề xuất các biện pháp cần thiết để hoàn thành các trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện Hợp phần.

Điều khoản Tham chiếu cho các Phó Giám đốc Hợp phần Quốc gia:

Các Phó Giám đốc Hợp phần Quốc gia giúp việc cho các Giám đốc Hợp phần Quốc gia hữu quan. Các Phó Giám đốc này đảm nhiệm công việc được giao và trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công việc do Giám đốc Hợp phần Quốc gia hữu quan phân công cho họ; và ký một số văn bản liên quan đến các hoạt động hợp phần giao cho họ theo sự ủy quyền của Giám đốc Hợp phần Quốc gia.

Phó Giám đốc Hợp phần Quốc gia chuyên trách, theo các Điều khoản Tham chiếu nêu trên, có trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày của Hợp phần khi Giám đốc Hợp phần Quốc gia vắng mặt và ký một số chứng từ tài chính của Hợp phần.

3. Điều khoản Tham chiếu cho ban quản lý chương trình tỉnh : Trách nhiệm của Ban Quản lý Chương trình Tỉnh (BQLCTT): Mỗi Ban Quản lý Chương trình Tỉnh sẽ:

95

Page 98: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

1. Xây dựng các kế hoạch công tác và kế hoạch ngân sách của Chương trình Tỉnh (bao gồm tất cả các hoạt động Hợp phần ở cấp tỉnh) trong suốt thời gian thực Chương trình (gồm cả Báo cáo Khởi động) và xây dựng các dự thảo kế hoạch công tác quý và năm. Các dự thảo kế hoạch công tác sẽ được trình lên Ban Quản lý Hợp phần (ở trung ương), Ban này sẽ phối hợp chặt chẽ với PPMU củng cố các kế hoạch đó và trình qua Ban Quản lý Chương trình Quốc gia lên NSC để phê duyệt. Báo cáo Công tác và Ngân sách hàng năm của Chương trình Tỉnh sẽ được nộp cho các Ban Quản lý Hợp phần trước ngày 15 tháng 11 trong năm trước năm lập kế hoạch.

2. Báo cáo cho Ban Chỉ đạo Tỉnh (BCĐT) về các kế hoạch công tác và dự toán ngân sách được NSC phê duyệt để có thể phân bổ ngân sách cho việc thực hiện.

3. Quản lý tất cả các hoạt động Chương trình trong tỉnh và ngân sách cho các hoạt động đó; tổ chức việc thực hiện các hoạt động đó và bất kỳ hoạt động nào khác do NSC và Ban Quản lý Chương trình Quốc gia (BQLCTQG) phê duyệt; quản lý và sử dụng hiệu quả các đầu vào cho hoạt động Chương trình trong tỉnh để đảm bảo đạt được các mục tiêu và kết quả của Chương trình; và thiết lập các thủ tục quản lý phù hợp.

4. Đảm bảo rằng các kế hoạch thực hiện các hoạt động Chương trình ở tỉnh và việc thực hiện ngân sách năm được phê duyệt cho các hoạt động Chương trình ở tỉnh được xây dựng, và rằng các Ban Quản lý Hợp phần thường xuyên được thông báo về các kế hoạch đó.

5. Tổ chức việc thực hiện các quy chế và quy định liên quan đến nhân viên Chương trình trong tỉnh và đến tài chính, tài sản và văn bản kỹ thuật của Chương trình nhằm quản lý mọi hoạt động của Chương trình theo các chính sách của Chính phủ hai nước, Văn kiện Chương trình và Hiệp định song phương.

6. Thiết lập và xúc tiến các quan hệ làm việc chặt chẽ và sự hợp tác hiệu quả với các Ban Quản lý Hợp phần, các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước làm việc cho Chương trình trong tỉnh, các bên hưởng lợi và các bên có lợi ích liên quan khác.

7. Báo cáo cho BCĐQG và các Ban Quản lý Hợp phần về tiến độ và mức độ hoàn thành trong việc thực hiện các hoạt động Chương trình, cũng như các khó khăn và vấn đề cần giải quyết một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời.

8. Thực hiện các nhiêm vụ khác liên quan đến Chương trình trong tỉnh do Ban Chỉ đạo Tỉnh giao phó, và phù hợp với Văn kiện Chương trình FSPS, các Mô tả Hợp phần và Hiệp định song phương giữa Chính phủ hai nước.

Mỗi Ban Quản lý Chương trình Tỉnh gồm: Giám đốc Chương trình Tỉnh (GĐCTT) và một số Phó Giám đốc Chương trình Tỉnh (PGĐCTT).

1. Bổ nhiệm các GĐCTT và PGĐCTT ở 9 tỉnh điểm:

96

Page 99: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

- Các Giám đốc và Phó Giám đốc Ban Quản lý Chương trình Tỉnh sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh hữu quan bổ nhiệm;

- Giám đốc Ban Quản lý Chương trình ở mỗi tỉnh điểm là một Phó Giám đốc Sở Thủy sản hoặc, ở tỉnh nào không có Sở Thủy sản, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, làm việc bán chuyên trách cho Chương trình;

- Mỗi Ban Quản lý Chương trình Tỉnh sẽ có một Phó Giám đốc chuyên trách và một hoặc nhiều hơn một Phó Giám đốc bán chuyên trách.

4. Điều khoản Tham chiếu cho các Giám đốc Ban Quản lý Chương trình Tỉnh (GĐCTT):

Phạm vi công tác của Giám đốc Ban Quản lý Chương trình Tỉnh sẽ bao gồm, nhưng không nhất thiết giới hạn trong, những nhiệm vụ sau đây:

1. Đại diện các Ban Quản lý Hợp phần trong quá trình làm việc với đối tác Đan-mạch và các cơ quan hữu quan khác của tình về các vấn đề liên quan đến Chương trình hoặc tỉnh sở tại;

2. Phối hợp với các Ban Quản lý Hợp phần, các cơ quan liên quan khác và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Quản lý Chương trình Tỉnh;

3. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo Tỉnh và các Ban Quản lý Hợp phần về chỉ đạo và tổ chức thực hiện mọi hoạt động Chương trình ở tỉnh đã được BCĐQG hoặc các cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh thông qua như quy định trong Văn kiện Chương trình và cá kế hoạch công tác được phê duyệt;

4. Chịu trách nhiệm giải trình về các khoản kinh phí nhận được và chịu trách nhiệm về việc sử dụng ngân sách Chương trình ở tỉnh; và về việc phê duyệt các dự trù ngân sách và báo cáo tài chính hàng quý, 6 tháng và thường niên;

5. Khuyến nghị với Ban Chỉ đạo Tỉnh về việc thực hiện các nghĩa vụ và đóng góp của UBNDT như quy định trong các Văn kiện Hợp phần;

6. Quản lý và đánh giá năng lực thực hiện của các thành viên khác trong Ban Quản lý Chương trình Tỉnh và nhân viên trong nước và cố vấn nước ngoài làm việc cho Chương trình ở tỉnh;

7. Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động (các kế hoạch công tác hàng năm) so BCĐQG thông qua, các hoạt động được phê duyệt theo hướng dẫn của các Ban Quản lý Hợp phần, và các nhiệm vụ liên quan đến quản lý hành chính, kế toán và kiểm toán, và quản lý các trang thiết bị và tài sản của Chương trình theo các quy định liên quan hiện hành của Nhà nước Việt Nam, Văn kiện Chương trình và Hiệp định song phương;

8. Quyết định việc tuyển chọn và ký kết hợp đồng với các chuyên gia tư vấn trong nước và nhân viên hỗ trợ; khuyến nghị với BCĐT về việc bổ nhiệm các Phó Giám đốc Ban Quản lý Chương trình Tỉnh ; và, sau khi tham vấn Ban quản lý Hợp phần và các cố vấn Đan-mạch, xác định và đề xuất chấm dứt hợp đồng với các chuyên gia tư vấn nước ngoài;

97

Page 100: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

9. Phê duyệt các kế hoạch tài chính và chi tiêu trong phạm vi nguồn lực tài chính trong tỉnh; trong trường hợp có bất kỳ thay đổi nào đối với nội dung và nhiệm vụ của Chương trình ở trong tỉnh, Giám đốc BQLCTT cần gửi yêu cầu cho Ban Quản lý Hợp phần để xin phê chuẩn và phản ánh những thay đối đó trong các báo cáo tiến độ;

10. Báo cáo về tiến độ và mức độ thực hiện các hoạt động Chương trình trong tỉnh cho BCĐT, các Ban Quản lý Hợp phần và các cơ quan hữu quan như quy định trong Hiệp định song phương; đề xuất các biện pháp cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện Chương trình.

Điều khoản Tham chiếu cho Phó Giám đốc Ban Quản lý Chương trình Tỉnh :

Các Phó Giám đốc BQLCTT ở mỗi tỉnh có chương trình giúp việc cho Giám đốc BQLCTT tương ứng. Các Phó Giám đốc này đảm nhận công việc được giao và trực tiếp phụ trách những lĩnh vực công việc do Giám đốc Hợp phần hữu quan phân công cho họ; và ký một số văn bản liên quan đến các hoạt động Chương trình giao cho họ theo sự ủy quyền của Giám đốc BQLCTT.

Các Phó Giám đốc chuyên trách, ngoài các Điều khoản Tham chiếu nêu trên, có trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày của Hợp phần ở tỉnh khi Giám đốc Hợp phần vắng mặt và ký một số chứng từ tài chính liên quan đến các hoạt động Chương trình ở tỉnh.

5. Vì Bản Điều khoản Tham chiếu hiện tại không mô tả được thấu đáo mọi khía cạnh nên sẽ được thảo luận thêm và hoàn tất trong Giai đoạn Khởi động.

98

Page 101: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Phụ lục 6: Điều khoản Tham chiếu cho Cố vấn Tài chính Cao cấp của FSPS II

Giới thiệu:Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn II, là giai đoạn tiếp tục sự hỗ trợ của Chính phủ Đan-mạch cho ngành thủy sản ở Việt Nam (2006-2010). Mục tiêu phát triển của Chương trình trong Giai đoạn II là: "Các bộ phần cư dân nghèo ở khu vực bị thiệt thòi hơn tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản."

Chương trình bao gồm 4 hợp phần:

1. Tăng cường Quản lý Hành chính Thủy sản 2. Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sản 3. Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Bền vững 4. Tăng cường Năng lực Sau Thu hoạch và Marketing

Cơ quan điều hành quốc gia chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ Chương trình là Bộ Thủy sản (BTS ). Ngoài ra, 9 tỉnh đã được lựa chọn làm các tỉnh thí điểm cho FSPS-II5. Mỗi Hợp phần và mỗi tỉnh sẽ lập ra một Ban Quản lý do phía Việt Nam lãnh đạo. Mỗi Ban Quản lý như vậy sẽ chịu trách nhiệm về ngân sách và thỉnh thị Ban Chỉ đạo Quốc gia . BCĐQG sẽ do một đại diện của BTS và một đại diện của Danida làm đồng chủ tịch. BCĐQG sẽ được thành lập ở cấp Chương trình với chức năng phê duyệt tất cả các văn kiện lập kế hoạch và ngân sách, đảm nhiệm trách nhiệm chung về theo dõi các hoạt động và kết quả Chương trình, và đảm nhiệm trách nhiệm theo dõi các thủ tục kiểm toán. BCĐQG được sự hỗ trợ của Vụ Hợp tác quốc tế của BTS, Vụ này đảm nhiệm việc điều phối sự trợ giúp được cung cấp qua các Hợp phần và ban quản lý tỉnh thuộc FSPS-II.

Các Ban Quản lý Hợp phần sẽ quản lý các hoạt động hàng ngày ở cả hai khía cạnh kỹ thuật và tài chính. Để hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động Hợp phần, sẽ bổ nhiệm (các) cố vấn kỹ thuật quốc tế chuyên trách.

Ở cấp tỉnh, UBND Tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động chương trình của FSPS-II. Sở Thủy sản hoặc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thực tế sẽ là cơ quan thực hiện ở cấp tỉnh. Ban quản lý cấp tỉnh cũng sẽ được thànn lập trong khuôn khổ Sở Thủy sản hoặc Sở NN&PTNT.

Mục tiêu công việc của Cố vấn Tài chính Cao cấp:

Vị trí Cố vấn Tài chính Quốc tế Cao cấp được thiết kế để phục vụ cho toàn thể FSPS-II. Việc quản lý tài chính của Chương trình là trách nhiệm của các Ban Quản lý Hợp phần và các ban quản lý của các Sở TS và Sở NN&PTNT. Vai trò của cố vấn tài chính là giúp đỡ cho việc thiết lập cơ chế cấp vốn, các thủ tục kế toán và chế độ báo cáo tài

5 Quảng Ninh, Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Đăk Lăk, Bến Tre, An Giang và Cà Mau.

99

Page 102: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

chính cho tất cả các ban quản lý và các tổ chức tiếp nhận viện trợ từ Danida thông qua Bộ Tài chính Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ này ra, cố vấn tài chính sẽ có nhiệm vụ giúp đỡ việc xây dựng năng lực trong các tổ chức đối tác và giúp đảm bảo rằng các ban quản lý khác nhau có đủ nguồn lực có sẵn để làm tốt việc quản lý tài chính và kế toán.

Điều mong muốn là cố vấn tài chính sẽ đảm bảo được rằng luồng kinh phí trong khuôn khổ Chương trình vận hành xuôn xẻ và phù hợp với các quy định của Danida và Chính phủ Việt Nam, cho phép các hoạt động được thực hiện mà không bị xáo trộn do những trục trặc về tài chính. Đồng thời, cố vấn tài chính được mong đợi là người có các kỹ năng và tính cách có thể tạo thuận lợi cho các tổ chức đối tác trong nước trong việc thực hiện quản lý tài chính và kế toán chất lượng cao.

Các Tiêu chí về thành công

Cố vấn tài chính cần trong thời gian 2 năm giúp đỡ và cố vấn cho việc thành lập một cơ chế vốn hiệu quả cho FSPS-II và tăng cường năng lực được cho các cán bộ Quản lý Tài chính và Đối tác Trong nước đủ để tiếp nhận các nhiệm vụ mà không cần có hỗ trợ quốc tế.

Phạm vi công việc và nhiệm vụ

Công việc của cố vấn tài chính sẽ bao gồm, nhưng không nhất thiết giới hạn trong, các nhiệm vụ sau:

Giúp đỡ Giám đốc Chương trình Quốc gia trong việc thiết lập các hệ thống quản lý tài chính và kế toán ở tất cả các cấp thực hiện (Bộ Tài chính, Bộ Thủy sản và các Sở TS/Sở NN&PTNT) phù hợp với các quy định của Chính phủ Việt Nam và yêu cầu của Danida;

Giúp đỡ việc thiết lập một hệ thống báo cáo tài chính trong các đơn vị của chương trình và đối với các bên thứ ba và hỗ trợ cho việc xây dựng các thủ tục kế toán và báo cáo hài hòa ở cấp chương trình;

Nghiên cứu và khuyến nghị phần mềm kế toán phù hợp đáp ứng được các yêu cầu về kế toán của Chính phủ cùng như Danida và sẽ được sử dụng ở tất cả các cấp thực hiện;

Giúp đỡ việc mô tả cụ thể các trách nhiệm về quản lý và báo cáo tài chính ở từng cấp;

Giúp đỡ các Ban Quản lý Hợp phần và các Sở TS/Sở NN&PTNT trong việc bồi dưỡng năng lực kế toán, xây dựng các Điều khoản Tham chiếu cho các kế toán viên và đưa họ vào môi trường công việc-nhiệm vụ;

Hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nhân viên trong nước tham gia quản lý tài chính và kế toán, xây dựng và thực hiện các khóa tập huấn theo yêu cầu về lập ngân sách, kế toán và báo cáo tài chính cho các kế toán viên và quản lý tài chính ở tất cả các cấp thực hiện;

100

Page 103: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Tiến hành các nghiên cứu khả thi về chế độ kế toán do FSPS-II thiết lập nhằm xây dựng lộ trình cho việc tích hợp hơn nữa chế độ kế toán (của Chương trình) và chế độ kế toán của các đơn vị trực thuộc BTS.

Năng lực

Năng lực chuyên môn: Cần có bằng Thạc sỹ (MSc.) hoặc Cử nhân (BSc.) về kinh tế hoặc quản lý tài chính

hoặc lĩnh vực liên quan;

Kiến thức và kinh nghiệm thực tế rộng rãi trong lĩnh vực quản lý tài chính và kế toán;

Kinh nghiệm làm việc ở các nước đang phát triển;

Các kỹ năng ngôn ngữ xuất sắc trong tiếng Anh và có hứng thú học hỏi kỹ năng cơ bản trong tiếng Việt Nam.

Phẩm chất cá nhân: Mềm dẻo và kiên nhẫn;

Tự tin và khiêm tốn với khả năng đưa vào áp dụng những tập quán quốc tế tốt nhất về kế toán và quản lý tài chính và làm cho các tập quan đó thích ứng với hoàn cảnh của một nước đang phát triển như Việt Nam;

Có năng lực làm việc trong môi trường đa văn hóa;

Có khả năng làm việc độc lập một cách có cơ cấu và có tổ chức, với định hướng mạnh về kết quả công việc;

Có khả năng tạo lập các mối quan hệ làm việc chặt chẽ với các đối tác, và tạo ra bầu không khí hợp tác;

Cởi mở và có kỹ năng lắng nghe tốt;

Dẻo dai, chủ động và sẵn lòng làm việc với tư duy sáng tạo.

Nơi làm việc:Vị trí làm việc của cố vấn tài chính sẽ ở Vụ Kế hoạch & Tài chính, Bộ Thủy sản/ở Hà Nội nhưng thường xuyên đi công tác đến các tỉnh điểm và các tổ chức hữu quan của BTS. Thời hạn Hợp đồng ban đầu sẽ là 2 năm. Cố vấn tài chính sẽ được hợp đồng theo các quy định và quy chế của Danida áp dụng cho các cố vấn dài hạn. Cố vấn tài chính sẽ hợp tác chặt chẽ với các Ban Quản lý Hợp phần, các ban quản lý của các Sở TS/Sở NN&PTNT, và các cơ quan hữu quan khác trực thuộc BTS.

---------------------------

101

Page 104: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Phụ lục 7: Thoả thuận với các tỉnh

Bộ Thủy sản và Danida là các bên cung cấp hỗ trợ trong Giai đoạn II của Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản (FSPS-II)

Bản Thỏa thuận cần bao gồm:

1. Mô tả sự hỗ trợ sẽ được BTS/Danida cung cấp, bao gồm cả ngân sách;

2. Mô tả sự cam kết của tỉnh, bao gồm cả ngân sách; 3. Mô tả các sắp xếp về tổ chức và quản lý cho việc thực hiện Chương trình ở tỉnh:

- Ban chỉ đạo,- Ban điều phối,- Quản lý công việc hàng ngày,- Trợ giúp kỹ thuật;

4. Mô tả các sắp xếp về quản lý tài chính:

- Luồng kinh phí,- Các thủ tục kế toán và báo cáo tài chính,- Kiểm toán;

5. Theo dõi, báo cáo và đánh giá;

6. Kế hoạch thực hiện:

- Kế hoạch biểu thị cho 5 năm,- Kế hoạch chi tiết và ngân sách cho năm đầu tiên.

---------------------------

102

Page 105: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Phụ lục 8: Danh sách các nhà Tài trợ cho Ngành Thủy sản

Trong ngành thủy sản, Đan-mạch là nước tài trợ chủ yếu từ đầu thập kỷ '90 và vẫn được coi là đối tác nước ngoài lớn của Bộ Thủy sản.

Toàn bộ khung ngân sách cho các dự án và chương trình phát triển đang được triển khai trong ngành thủy sản là vào khoảng 60-65 triệu USD, trong đó Danida chiếm xấp xỉ 45 triệu USD (FSPS-I và các Dự án Khu Bảo tồn Biển – MPA).

Các nhà tài trợ quan trọng khác trong lĩnh vực thủy sản và các dự án của họ bao gồm:

Cơ quan Phát triển Na-uy (NORAD)Các dự án đang triển khai của NORAD gồm:

Xây dựng Luật và Quy định về Thủy sản ở Việt Nam, Giai đoạn 2: Đưa Luật vào Cuộc sống;

Xây dựng năng lực nghiên cứu và giáo dục tiên tiến tại RIA-1 – Giai đoạn 2;

Xây dựng năng lực tại Trường Đại học Thủy sản ở Nha Trang.

Ủy hội Sông Mê-kong (MRC)Các dự án đang triển khai của MRC ở lưu vực sông Mê-kong, có sự tham gia của các viện nghiên cứu ở miền Trung và Nam Việt Nam, gồm:

Sinh thái và lợi ích Khai thác thủy sản; Quản lý Nghề cá; Thông tin và xây dựng năng lực; Nuôi trồng các loài cá bản địa trên Sông Mê-kông.

Tổ chức Nông - Lương- của Liên Hợp Quốc (FAO)Các dự án đang triển khai của FAO gồm:

Đào tạo về quản lý thông tin thống kê thủy sản; Chiến lược quốc gia về quản lý và phát triển hải sản ở Việt Nam; Quản lý lồng ghép các hoạt động khu vực đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật-bản (JICA)JICA trước đây đã hoạt động trong ngành thủy sản, nhưng hiện nay sự tham gia của tổ chức này rất hạn chế. Một dự án lớn hỗ trợ cho việc thành lập hệ thống Giám sát và Kiểm soát Biển đang được chuẩn bị trong một thời gian dài và hiện không rõ liệu cuối cùng dự án này có được triển khai thực hiện hay không.

103

Page 106: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)ADB cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho BTS trong năm 1996 cho mảng nghiên cứu và phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển của một dự án đầu tư, nhưng đến nay không còn tiếp tục nữa. Hiên ADB có tham gia một dự án nâng cao sinh kế ven biển miền Trung, trong đó bao gồm một số hoạt động về nuôi trồng thủy sản và nghề cá.

Ngân hàng Thế giới (WB)WB đã tiến hành một cuộc đánh giá ngành thủy sản trong năm 2004 và hiện đang xem xét hỗ trợ cho phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam.

Các nhà tài trợ khác:Một số dự án nhỏ hơn được các nhà tài trợ khác hỗ trợ như SVN (Hà-lan), AIDA (Tây-ban-nha), CIAR (Ô-xtra-li-a), và Ủy ban Châu Âu trong các lĩnh vực như an toàn vệ sinh thực phẩm, thương mại và nghiên cứu nuôi trồng thủy sản.

---------------------

104

Page 107: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

Phụ lục 9: Điều khoản tham chiếu cho Điều tra Cơ bản Kinh tế -Xã hội của FSPS II

Bối cảnhHỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn I (FSPS-I) được bắt đầu thực hiện từ năm 2000 và sẽ vận hành cho đến hết tháng 12/2005.

Năm 2003, việc chuẩn bị cho FSPS-II đã được bắt đầu theo khuyến nghị của đợt Đánh giá Ngành Hỗn hợp lần thứ 3. Một đoàn chuyên gia xây dựng văn kiện chương trình bắt đầu sang làm việc vào cuối năm 2004 và việc thẩm định chương trình đã được tiến hành tháng 6/2005. Văn kiện FSPS-II và các Mô tả Hợp phần là kết quả của một quá trình cùng tham gia mạnh mẽ lôi cuốn nhiều bên có lợi ích liên quan và các đoàn chuyên gia xây dựng văn kiện và thẩm định. FSPS-II bao gồm 4 Hợp phần, đó là:

Tăng cường Quản lý Hành chính Thủy sản Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sản Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Bền vững Tăng cường Năng lực Sau Thu hoạch và Marketing

Mục tiêu phát triển của FSPS-II là:

Các bộ phần cư dân nghèo ở khu vực nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản.

Các hoạt động của FSPS-II sẽ được thực hiện ở 9 tỉnh được lựa chọn thí điểm:

Sơn La Thừa Thiên-Huế Bến TreQuảng Ninh Bình Định Cà MauNghệ An Đăk Lăk An Giang

Xóa đói giảm nghèo là tâm điểm của Mục tiêu Phát triển này và được đáp ứng ở tất cả các hợp phần. Tuy nhiên, để cung cấp đầy đủ thông tin bối cảnh cho việc xây dựng các chỉ số và điểm tham chiếu của Chương trình, và để giúp cho việc chuẩn bị các chiến lược thực tế theo đó người nghèo có thể được Chương trình tiếp cận một cách hữu hiệu, BTS và ĐSQ Đan-mạch đã thỏa thuận tiến hành một cuộc đánh giá cơ bản về kinh tế-xã hội trong phạm vi 9 tỉnh mục tiêu của FSPS-II.

Cuộc điều tra kinh tế-xã hội này cần được bắt đầu trong năm 2005 và kết thúc vào cuối Giai đoạn Khởi động trong năm 2006.

Mục tiêu

Mục tiêu là thiết kế một chiến lược xóa đói giảm nghèo cho FSPS-II và thiết lập một hệ thống theo dõi các hoạt động của chương trình theo chiến lược này, bao gồm cả cuôc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội trên quy mô đầy đủ.

105

Page 108: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Kết quả (Đầu ra)

Các kết quả được mong đợi của cuộc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội là:

1. Các khuyến nghị cho chương trình về: (i) chiến lược xóa đói giảm nghèo; (ii) các chỉ số về kinh tế-xã hội và các điểm tham chiếu mục tiêu để theo dõi giám sát; (iii) thiết kế hệ thống Theo dõi & Đánh giá; và (iv) các tiêu chí lựa chọn các khu vực đối tượng (huyện, xã và thôn bản) ở 9 tỉnh thí điểm.

Kết quả này sẽ căn cứ vào đánh giá qua nghiên cứu tư liệu tại văn phòng về điều kiện kinh tế-xã hội của các bên hưởng lợi hiện tại và tiềm năng trong ngành thủy sản ở 9 tỉnh điểm trong FSPS-II. Tuy nhiên, để hiểu biết được một cách triệt để về sinh kế của các nhóm đối tượng đó và các nhân tố tác động đến chúng, kế hoạch đi công tác thực địa đã được dự kiến để tiến hành các phân tích về sinh kế nếu không có sẵn các nghiên cứu tốt trước đó. Phương hướng đề ra là chuyên gia tư vấn sẽ nhằm vào việc xây dựng chiến lược xóa đói giảm nghèo và các kết quả chi tiết (sub-outputs) theo phương thức có cơ sở cùng tham gia.

2. Cuộc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội tương ứng với chiến lược xóa đói giảm nghèo và hệ thống Theo dõi & Đánh giá được thỏa thuận giữa các bên có lợi ích liên quan trong FSPS-II.

Kết quả này sẽ bao gồm việc thiết kế và thực hiện một cuộc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội có quy mô đầy đủ để xác định hiện trạng về kinh tế-xã hội và sinh kế của các bên hưởng lợi nghèo khổ hiện tại và tiềm năng đang sinh sống ở các khu vực mục tiêu của Chương trình. Cuộc điều tra này sẽ được tiến hành theo phương thức cùng tham gia thông qua các cuộc hiệp thương với những người hưởng lợi nghèo. Việc khởi động cuộc điều tra này còn chờ có sự thỏa thuận của các bên có lợi ích liên quan trong FSPS-II về chiến lược xóa đói giảm nghèo của Chương trình, các tiêu chí lựa chọn các khu vực mục tiêu, các chỉ số và điểm tham chiếu mục tiêu, và thiết kế hệ thống theo dõi giám sát.

Những kết quả này sẽ được chuẩn bị như là các báo cáo, có bao gồm tổng quan về nghề cá và tình trạng nghèo khổ ở từng tỉnh của cả 9 tỉnh điển và các huyện điểm của các tỉnh đó. Tổng quan này sẽ gồm một bản đồ thể hiện sự phụ thuộc vào nghề cá có chỉ rõ số lượng, địa điểm và đặc điểm của các nhóm dân cư dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài (như quy định pháp luật, các tác động về môi trường và thị trường).

Những kết quả này cũng sẽ nêu lên những gợi ý để xem xét việc lập ra một Hợp phần Theo dõi & Đánh giá của FSPS-II với mục đích chung là lồng ghép quá trình Theo dõi & Đánh giá vào các chương trình theo dõi giám sát của chương trình đang triển khai hoặc trong kế hoạch.

Phạm vi công việc

Công việc sẽ được tiến hành làm 2 giai đoạn chính:106

Page 109: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Giai đoạn 1 sẽ đạt được Kết quả 1 vào cuối tháng 2/2006. Khi kết thúc giai đoạn này sẽ có một thỏa thuận về chiến lược xóa đói giảm nghèo, các khu vực mục tiêu và thiết kế của hệ thống Theo dõi & Đánh giá .

Giai đoạn 2 sẽ đạt được Kết quả 2 vào giữa tháng 3 và 6/2006.

Những công việc này sẽ được tiến hành với sự tham vấn chặt chẽ với các giám đốc và phó giám đốc hợp phần của FSPS-I và FSPS-II ở cấp trung ương, và các quan chức Chính phủ và các Sở hữu quan ở cấp tỉnh. Ý tưởng là đồng thời nhằm đảm bảo cho các chỉ số được gợi ý và các chương trình theo dõi và đánh giá sẽ được lồng ghép càng nhiều càng tốt vào các hệ thống của BTS và các Sở TS/Sở NN&PTNT hoặc tăng cường các hệ thống đó.

Phạm vi công việc sẽ bao gồm, nhưng không nhất thiết giới hạn trong, các hoạt động sau:

Kết quả 1: Đưa ra các khuyến nghị cho chương trình về: (i) chiến lược xóa đói giảm nghèo; (ii) các chỉ số về kinh tế-xã hội và các điểm tham chiếu mục tiêu để theo dõi giám sát; (iii) thiết kế hệ thống Theo dõi & Đánh giá; và (iv) các tiêu chí lựa chọn các khu vực đối tượng (huyện, xã và thôn bản) ở 9 tỉnh thí điểm.

i. Xây dựng phương pháp luận và kế hoạch công tác tổng quát;

ii. Đối chiếu và phân tích các thông tin thứ cấp về các điều kiện kinh tế-xã hội của các đối tượng hưởng lợi hiên tại và tiềm năng trong nghề cá;

iii. Khả năng công tác thực địa đến các khu vực được lựa chọn để thu thập số liệu hỗ trợ và phân tích các số liệu đó;

iv. Xác định các đối tượng hưởng lợi nghèo hiên tại và tiềm năng trong ngành thủy sản và các đặc điểm kinh tế-xã hội của họ;

v. Xác định các chỉ số và điểm tham chiếu mục tiêu khả dụng cho việc theo dõi giám sát chương trình và tác động của các hợp phần;

vi. Đưa ra các khuyến nghị về thiết kế của hệ thống Theo dõi & Đánh giá của chương trình, bao gồm việc lồng ghép hệ thống này vào các hệ thống theo dõi giám sát của BTS và các Sở TS;

Xây dựng các tiêu chí cho việc lựa chọn các huyện, xã và thôn bản mục tiêu để được sẹ hỗ trợ của FSPS-II và đưa ra khuyến nghị về các khu vực mục tiêu cụ thể căn cứ vào các tiêu chí đó;

vii. Xây dựng chiến lược xóa đói giảm nghèo được khuyến nghị.

Điều mong đợi là giai đoạn này sẽ được dựa chủ yếu vào việc rà soát các thông tin thứ cấp hiện có, bao gồm kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho giai đoạn 2006-2010 mới được soạn thảo vừa qua và dự kiến sẽ được thông qua đầu năm 2006.

107

Page 110: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các khuyến nghị nêu ở các điểm trên trong suốt Kết quả 1 sẽ tạo cơ sở cho các quyết định lớn mà các cán bộ quản lý FSPS-II phải đưa ra ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh. Do các quyết định đó cần phải được đưa ra để cho phần thứ 2 của chuyến công tác chuyên gia tư vấn tiếp tục, điều thiết yếu là FSPS sẽ chịu trách nhiệm về các hội nghị/hội thảo với các bên có lợi ích liên quan và tạo thuận lợi cho các hội nghị/hội thảo đó đạt được thỏa thuận về các bước khác nhau (định nghĩa về nghèo khổ, chiến lược xóa đói giảm nghèo, tiêu chí và việc lựa chọn các khu vực mục tiêu, các chỉ số và điểm tham chiếu mục tiêu, và thiết kế hệ thống theo dõi giám sát). Chuyên gia tư vấn có thể làm chức năng hướng dẫn tại các hội nghị/hội thảo đó, nhưng trách nhiệm vẫn thuộc về ban quản lý FSPS-II. Theo dự kiến, FSPS sẽ áp dụng định nghĩa chính thức của nhà nước về nghèo khổ vì như vậy sẽ phần nào làm cho việc theo dõi giám sát, v.v.., dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những ý bổ sung thêm vào định nghĩa chính thức nếu cần thiết cho FSPS có thể đưa vào Kết quả 1.

Kết quả 2: Cuộc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội tương ứng với chiến lược xóa đói giảm nghèo và hệ thống Theo dõi & Đánh giá được thỏa thuận giữa các bên có lợi ích liên quan trong FSPS-II.

i. Thiết kế một cuộc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội có quy mô đầy đủ căn cứ các quyết định nêu trên về chiến lược xóa đói giảm nghèo, các khu vực mục tiêu và hệ thống Theo dõi & Đánh giá ;

ii. Xây dựng các phương pháp luận và các nhóm đào tạo;

iii. Nghiên cứu thực địa, thống kê và thiết kế, và thực hiện cuộc điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội có quy mô đầy đủ;

iv. Hiệp thương với các cộng đồng nghèo ở các huyện, xã và thôn bản được lựa chọn ở mục (1) nêu trên;

v. Mô tả đặc điểm các nguồn sinh kế của nông ngư dân (về các mặt xã hội, vốn, thể chất, tự nhiên và tài chính), các hoạt động và tác nhân gây ảnh hưởng, trong đó làm rõ vai trò tương đối của nghề cá/nuôi trồng thủy sản;

vi. Mô tả mối liên kết giữa sản xuất sơ cấp (nuôi trồng và khai thác thủy sản) và các hoạt động ở các công đoạn sau với các bên có lợi ích liên quan, trong đó nhấn mạnh đến các bên hưởng lợi nghèo khổ trong toàn chuỗi;

vii. Mô tả sự sẵn có và hiệu quả của các can thiệp của chính phủ trung ương và địa phương cũng như các NGO và các tổ chức quần chúng trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở các địa phương'

viii.Phân tích các số liệu và báo cáo.

Phương pháp luận

Các nghiên cứu thực địa (phỏng vấn cá nhân/nhóm hoặc thảo luận nhóm trọng điểm – ) với các bên có lợi ích liên quan sẽ được tiến hành thông qua việc thu thập các thông tin đầu tay và thứ cấp ở các khu vực được lựa chọn ở 9 tỉnh điểm. Các địa điểm thu thập số liệu sẽ được quyết định với sự hợp tác giữa các chuyên gia tư vấn, BTS, FSPS và chính quyền và hiệp hội ở các tỉnh. Các số liệu thứ cấp sẽ được thu

108

Page 111: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

thập thông qua khảo sát về thống kê và các báo cáo liên quan do các cấp chính quyền và các nhà tài trợ khác công bố (một phần sẽ do FSPS-I cung cấp).

Đầu vào

Cuộc điều tra cơ bản sẽ được tiến hành bởi một nhóm chuyên gia tư vấn, hợp tác chặt chẽ với các sở/ban/ngành hữu quan của Chính phủ ở tỉnh và huyện (ví dụ như Sở TS, Sở NN&PTNT, Sở LĐTBXH). Các chuyên gia tư vấn sẽ hình thành một "nhóm" làm việc với các sở/ban/ngành của chính phủ ở địa phương để đảm bảo sự tham gia mạnh mẽ của họ vào các đánh giá và nghiên cứu, và cuối cùng là vai trò làm chủ mạnh mẽ của họ đối với các đánh giá và nghiên cứu đó, cũng như trong các chiến lược xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Những đầu vào sau đây được yêu cầu: Nhóm chuyên gia tư vấn; Cấp phụ cấp đi đường/sinh hoạt cho chuyên gia và nhân viên đối tác; Cấo kinh phí cho các hội nghị/hội thảo; Các chi phí quản lý linh tinh khác.

Các Tham chiếu và tài liệu liên quan cho điều tra kinh tế-xã hội

Văn bản và các Hướng dẫn chung:

- Hướng dẫn về Quản lý Chương trình, Ấn bản thứ 4, Bộ Ngoại giao/Danida, Tháng 4/2005;

- BTS: Văn bản Chính sách và Chiến lược Khai thác và Nuôi trồng thủy sản;

- Dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội Quốc gia (SEDP) giai đoạn 2006-2010, MPI;

- SEDP hàng năm của tỉnh cho từng tỉnh điểm.

Văn bản FSPS-II:

- Văn kiện Chương trình, Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản II, 2006-2010, BTS/Danida, tháng 6/2005;

- Tăng cường Quản lý Hành chính Thủy sản, Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản II, 2006-2010, BTS/Danida, tháng 6/2005;

- Tăng cường Quản lý Khai thác Thủy sản, Mô tả Hợp phần, Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản II, 2006-2010, BTS/Danida, tháng 6/2005;

- Phát triển Nuôi trồng thủy sản Bền vững (SUDA), Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản II, 2006-2010, BTS/Danida, tháng 6/2005;

- Tăng cường Năng lực Sau thu hoạch & Marketing, Mô tả Hợp phần, Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản II, 2006-2010, BTS/Danida, tháng 6/2005;

- Báo cáo thẩm định (tháng 6/2005).109

Page 112: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Văn kiện FSPS-I:

Báo cáo cơ bản từ một số tỉnh (Quảng Nam, Cà Mau, Nghệ An, v.v..).

Các nghiên cứu:

Đói nghèo --Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004. Báo cáo hỗn hợp của nhà Tài trợ cho Hội nghị Nhóm Tư vấn cho Việt Nam.

Kiểm kê, Lập Kế hoạch trước: Đánh giá Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và Chương trình 135. Hà Nội 2004. Bộ LĐTBXH và Chương trình Phát triển LHQ.

Văn bản Chiến lược xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam, giai đoạn 2006-2010.

Đánh giá đói nghèo có cơ sở tham gia từ 7 tỉnh và 3 vùng (từ 2003 và 2005).

110

Page 113: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Phụ lục 10: Các Hoạt động Nghiên cứu trong FSPS-II

Bối cảnh

Các hoạt động nghiên cứu trong BTS được điều chỉnh bởi Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được ban hành năm 2003. Theo Luật này, tất cả các Bộ cần cử ra một đơn vị phụ trách khoa học và công nghệ, trong đó có bao gồm nghiên cứu. Vụ Khoa học & Công nghệ (VKH&CN) là đơn vị được Bộ Thủy sản giao quản lý công tác khoa học, công nghệ và nghiên cứu trong Bộ.

Chức năng nghiên cứu của Vụ KH&CN bao gồm rà soát và thẩm định các đề xuất đề án nghiên cứu, theo dõi và đánh giá các dự án nghiên cứu, và tổ chức Hội đồng Khoa học & Công nghệ (HĐKH&CN). Vụ KH&CN không quản lý kinh phí nghiên cứu vốn được cấp cho các dự án nghiên cứu thông qua Vụ Kế hoạch & Tài chính của BTS, hoặc các cơ chế tài trợ khác. Ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu về nghề cá và nuôi trồng thủy sản của BTS hiện nay là vào khoảng 40 tỷ VND/năm (2.7 triệu USD), trong đó không bao gồm ngân sách để tài trợ vốn (ví dụ hạ tầng cơ sở cho các Viện nuôi trồng thuỷ sản). Kinh phí nghiên cứu hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trong nước, nhưng đôi khi cũng được dùng để cộng tác với các đối tác nghiên cứu khu vực hoặc quốc tế.

Hội đồng Khoa học & Công nghệ được triệu tập họp hàng năm hoặc theo chỉ thị của Bộ trưởng Thủy sản. Trách nhiệm của hội đồng này là rà soát và khuyến nghị các đề án nghiên cứu để xét tài trợ căn cứ vào các hướng dẫn của Bộ trưởng và Vụ Khoa học & Công nghệ . Thành viên của hộI đồng sẽ do Vụ KH&CN đề nghị và bao gồm người của các cục/vụ/viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Thủy sản, và các Bộ, trường đại học và cơ quan khác ngoài ngành thủy sản.

Quản lý nghiên cứu trong FSPS-II:

FSPS-II sẽ hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho công tác nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản, công nghệ sau thu hoạch và thủy sản nước ngọt theo các ưu tiên được mô tả trong các Văn kiện Hợp phần. Việc sử dụng quỹ nghiên cứu của FSPS-II sẽ theo cơ chế hiện nay của BTS đối với công tác nghiên cứu như sau:

Mỗi Hợp phần sẽ đề xuất với Vụ KH&CN thông qua Ban Quản lý Chương trình của FSPS-II các đề tài nghiên cứu và tiêu chí hỗ trợ, và cho biết ngân sách sẵn có cho nghiên cứu. Công việc này được tiến hành hàng năm, trừ phi có thỏa thuận khác của Ban Quản lý Chương trình FSPS-II hoặc Ban Chỉ đạo. Ngân sách nghiên cứu của FSPS-II sẽ bổ sung cho phần kinh phí hiện có của BTS và hướng nhiều hơn vào các lĩnh vực bình thường không được hỗ trợ từ ngân sách nghiên cứu của Bộ, như các vấn đề nghèo đói, môi trường, giới hoặc quản lý nhà nước.

Vụ KH&CN khi đó sẽ trình các đề tài nghiên cứu được đề xuất để xem xét tại phiên họp của Hội đồng Khoa học & Công nghệ của BTS , hội đồng sẽ xem xét các đề xuất và đưa ra các khuyến nghị về hỗ trợ kinh phí.

111

Page 114: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các đề tài nghiên cứu được khuyến nghị lên hội đồng phê duyệt sẽ được chuyển về cho Vụ KH&CN để xin Bộ trưởng phê duyệt tiếp, sau đó sẽ tổ chức mời các nhà/cơ sở nghiên cứu đầu thầu công khai theo quy trình được Vụ KH&CN và hội đồng thỏa thuận.

Các đề xuất dự án đã nộp sẽ được Vụ KH&CN và các thành viên của hội đồng và các cố vấn của Danida rà soát lại theo yêu cầu, . Đề án nghiên cứu nào được thông qua sẽ được tài trợ.

Việc tài trợ cho các đề án sẽ được từng Hợp phần thực hiện từ dòng ngân sách cho nghiên cứu phân bổ cho mỗi hợp phần.

Việc theo dõi và đánh giá các đề án nghiên cứu sẽ do Vụ KH&CN tổ chức tiến hành với sự hợp tác của Hợp phần FSPS-II hữu quan.

FSPS-II cũng sẽ hỗ trợ thông qua STOFA cho việc xây dựng năng lực của cán bộ Vụ KH&CN và HộI đồng khoa học trong việc quản lý nghiên cứu, bao gồm các hoạt động như chuẩn bị và thẩm định đề án, theo dõi và đánh giá. Việc hỗ trợ này chủ yếu sẽ được thực hiện trong hai năm 2006 và 2007, sau đó các hoạt động này được mong đợi là sẽ mang tính độc lập hơn.

Tối thiểu là 10% ngân sách quỹ nghiên cứu của SUDA sẽ được phân bổ cho việc cộng tác với các viện và đối tác nghiên cứu quốc tế và khu vực để giúp tăng cường các hoạt động nghiên cứu, căn cứ vào các nhu cầu của Việt Nam.

--------------------------------

112

Page 115: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Phụ lục 11: Thông tin về các tỉnh điểm

Các thông tin sau đây về 9 Tỉnh Thí điểm trong FSPS-II đã được các nhóm chuyên gia xây dựng văn kiện Hợp phần và các nhóm công tcs của BTS chuẩn bị dựa trên thông tin nhận được từ đại diện các tỉnh đến dự các cuộc hội thảo cùng tham gia tổ chức từ ngày 8-13/3/2005 tại Hà Nội. Mỗi phần cũng bao gồm cả các ưu tiên do đại biểu các tỉnh dự hội thảo xác định cho từng kết quả Hợp phần của FSPS-II.

113

Page 116: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

TỈNH SƠN LA

Giới thiệu về tỉnh:

Bối cảnh

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam. Tỉnh Sơn La tiếp giáp với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái (phía Bắc), Phú Thọ, Hoà Bình (phía Đông), Lai Châu (phía Tây), Thanh Hoá (phía Nam) và nước CHDCND Lào với 250km đường biên giới chung (phía Nam). Sơn La có diện tích tự nhiên là 14.055 km2, chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước và đứng thứ 5 về diện tích trong số 64 tỉnh, thành phố cả nước.Sơn La có độ cao trung bình 600 m so với mặt nước biển. Khí hậu đặc trưng cận ôn đới, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhịêt độ trung bình hàng năm là 21,40C. Địa hình chia cắt tạo thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà (của nhà máy thủy điện Hòa Bình) và vùng cao biên giới. Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu (cao 1.050m so với mặt biển) và Nà Sản (cao 800m so với mặt biển). Đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và đặc biệt cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Sơn La có 2 con sông lớn chảy qua: Sông Đà và Sông Mã.

Các đơn vị hành chính của Sơn La bao gồm thị xã Sơn La (tỉnh lỵ), cách trung tâm thủ đô Hà Nội 320 km, và 9 huyện.

Dân số toàn tỉnh Sơn La là 958.078 người (số liệu năm 2003) (trong đó nam giới chiếm 50,19% và nữ chiếm 49,81%). Dân số phân bổ không đều, mật độ dân số bình quân toàn tỉnh năm 2003 là 68 người/ km2. Riêng ở Thị xã Sơn La mật độ dân số lên 198 người/ km2 trong khi đó ở một số huyện như huyện Sông Mã là 46 người / km2).

Dân số của tỉnh Sơn La hiện nay gồm 12 dân tộc khác nhau: trong đó trên 54% dân số là dân tộc Thái, 18% là dân tộc Kinh, 12% là dân tộc Mông, 8% là dân tộc Mường và gần 8% là các dân tộc Dao, Sinh Mun, Kh’Mú, LaHa…

Thông tin kinh tế xã hội Các hoạt động kinh tế của tỉnh Sơn La chủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, các ngành dịch vụ và du lịch thương mại. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 483.686. Nhìn chung, trình độ dân trí của các dân tộc còn thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đây là những trở ngại cho việc phát triển sản xuất, nâng cao sức mua của dân cư, ảnh hưởng lớn đến phát triển thị trường và thương mại của tỉnh. Sơn La là một trong 7 tỉnh khó khăn nhất của cả nước về mọi mặt

Sơn La có tiềm năng mặt nước thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Toàn tỉnh Sơn La có 7.900 ha hồ chứa thuỷ điện Sông Đà. Sau khi đập thủy điện Sơn La

114

Page 117: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

hoàn thành sẽ tạo cho Sơn La 1 hồ chứa nước lớn khoảng 20.000ha với nhiều cửa suối lớn thuận lợi cho phát triển cá lồng. Ngoài ra, tỉnh còn có 1700 ha ao, 400 ha hồ chứa vừa và nhỏ. Tổng diện tích ruộng lúa là trên 6.000 ha, trong đó hơn 3000 ha có thể nuôi cá kết hợp với cấy lúa.

Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2003 là 2.914 tấn. Năng lực sản xuất gồm 1398 ha ao, 320 ha hồ chứa vừa và nhỏ, 250 ha ruộng lúa kết hợp với nuôi cá, và 180 lồng nuôi cá trên hồ chứa và sông suối. Sản lượng cá nuôi năm 2003 đạt 2914 ttấn. Toàn tỉnh có 12 cơ sở sản xuất và ương nuôi các giống, sản xuất được 52 triệu con cá giống các loại đủ để đáp ứng 75% nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản hiện tại tỉnh. Toàn tỉnh Sơn La có trên 1.200 lao động tham gia nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

Số liệu về địa lý và nhân khẩu

Huyện, thị xã, thành phố

Số xã, phường

Dân số (người)

Trong đó xã nghèo

Số hộ dân

Hộ xếp loại nghèo

% số hộ nghèo

Tổng: 201 (8 thị trấn và 4 phường)

958.078 86 191.366

27.361 15,5

Thị xã Sơn La 8 xã+4 phường

72.621 16.732 559 4,1

Quỳnh Nhai 7 34.538 5 10.724 850 14Mường La 16 74.249 6 12.942 1.618 20,5Thuận Châu 34+1 thị

trấn159.902 12 26.269 6.224 23,4

Bắc Yên 13+1 thị trấn

48.431 8 8.508 1.557 20,7

Phù Yên 26+1 thị trấn

103.040 11 19.531 4.426 18,7

Mai Sơn 20+ 1 thị trấn

121.487 5 23.290 3.844 16,2

Sông Mã 26+1 thị trấn

143.810 20 30.293 4.525 16,2

Yên Châu 14+1 thị trấn

62.323 8 13.451 964 8,5

Mộc Châu 25+ 2 thị trấn

137.677 11 29.626 2.794 10,8

Các chỉ tiêu đã đạt được và trong kế hoạch về thủy sản của tỉnh Sơn La

Chỉ tiêu* Đ.vị tính

2001 2002 2003 2004 2005 ước tính

2010chỉ tiêu

Tỷ lê tăng trưởng hàng năm từ 2001-2004

Tổng sản lượng tấn 2.51 2.610 2.914 3.04 3.210 4.590 1,27

115

Page 118: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

9 0Nuôi thuỷ sản nước ngọt

tấn 2.519

2.610 2.914 3.040

3.210 4.590 1,27

Diện tích Ha 8.279

9.738 9.868 9.930

10.100

10.800 1,3

Khai thác thuỷ sản

tấn 385 420 684 700 750 1.072 2,78

Nuôi cá lồng lồng

96 123 180 196 260 1.200 12,5

Sản lượng tấn 37,4 43 63 68,6 91 420 11,22

Đơn vị tiếp nhận Chương trình, Sở NN&PTNT

Ở tỉnh Sơn La chưa, Sở NN&PTNT trực thuộc UBND tỉnh, sẽ là đơn vị tiếp nhận FSPS-II. Ngoài ra, tỉnh có 1 Trung tâm giống thuỷ sản, 1 Công ty Cổ phần hoạt động thuỷ sản từ khâu sản xuất giống đến sản xuất cá thương phẩm, và 03 cơ sở tư nhân sản xuất giống thuỷ sản. Tỉnh chưa có Sở Thủy sản, nhưng đang chuẩn bị thủ tục thành lập Trung tâm thuỷ sản thuộc Sở NN&PTNT.

Tỉnh có 01 cán bộ trình độ đại học chính qui về nuôi trồng thuỷ sản thuộc Phòng Kỹ thuật- Sở NN&PTNT làm công tác quản lý nhà nước ngành thủy sản, với 14 kỹ sư khác và 16 trung cấp đang hoạt động trong các thành phần kinh tế có hoạt động thuỷ sản như Công ty cổ phẩn, Công ty tư nhân, Phòng Nông nghiệp các huyện và khuyến nông từ cấp tỉnh tới cấp xã.

Những quan tâm về chiến lược cho FSPS-II tại Sơn La

Sơn La là một tỉnh nghèo với 15,5% tổng số hộ gia đình thuộc loại nghèo đói và hơn 80% dân số là người dân tộc thiểu số, cư trú trên địa bàn miền núi. Trong số đó 2/3 cư trú tại 6 huyện với 16 – 23,4% thuộc loại nghèo đói và hơn một nửa hộ nghèo cư trú tại 3 huyện còn lại. Thuỷ sản không đóng vai trò chủ chốt trong sản xuất và cũng không có ưu tiên cao từ cấp Bộ, trong khi đó việc phát triển nghề cá đang khó khăn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới.

Các hoạt động của FSPS-II có thể được bắt đầu tại hầu hết các huyện trong tỉnh. Tuy nhiên, lợi ích mang lại sẽ được tập trung hơn nếu trước hết thực hiện các hoạt động tại 3 trong số 6 huyện có số lượng hộ nghèo đông nhất. Xây dựng các cơ sở giống nhỏ, phát triển nuôi trồng trên diện tích hồ, hồ chứa nhỏ theo hình thức kết hợp nuôi lồng bè và thả tự do và thực hiện khuyến nông tận tay người dân sẽ mang lại lợi ích tới nhóm hộ nghèo và số phần trăm phụ nữ tham gia cao. Mô hình Cá-lúa kết hợp nên được phát triển trên diện tích 3.000 ha ruộng lúa nước và giới thiệu hình thức ương ấp trên qui mô nhỏ của các hộ nông dân cá thể. Mô hình này đã rất thành công tại các tỉnh khác thuộc hợp phần SUFA, FSPS-I. Nếu áp dụng tại Sơn La, nó sẽ giúp giải quyết tình trạng khó khăn về cung ứng giống hiện thời.

Các vấn đề cần quan tâm về môi trường là việc đánh bắt trái phép, đặc biệt là dùng thuốc nổ, các biện pháp bảo vệ đàn nuôi thả tự dovà quản lý khu vực hồ chứa cũng

116

Page 119: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

như bảo tồn rừng. Để đối phó với một số vấn đề này, cần xây dựng các mô hình đồng quản lý ở các khu vực thuộc Hồ chứa của thủy điện Sông Đà dựa trên các kinh nghiệm thu được từ các hoạt động của Ủy hội Sông Kê-kông ở các tỉnh khác như Đăk Lăk. Sau này các mô hình xây dựng được sẽ được điều chỉnh cho phù hợp để áp dụng tại vùng hồ chứa sẽ được xây dựng trong tương lai.

Các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong các hợp phần

Trước đây, FSPS chưa hỗ trợ hoạt động nào tại tỉnh Sơn La, và tỉnh đang rất mong muốn được tham gia vào chương trình này. UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Trung tâm Thuỷ sản trực thuộc Sở NN&PTNT sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2006. Giám đốc trung tâm đã được bổ nhiệm. Đây chính là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện dự án. Hiện tại, tỉnh vẫn chưa có nhà tài trợ nước ngoài nào hỗ trợ các hoạt động thuỷ sản.

Tỉnh Sơn La có ưu tiên rất rõ ràng về các hoạt động đem lại lợi ích cho người nghèo và người dân bản địa, và cả các hoạt động đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng. Tỉnh Sơn La đặt trọng tâm chính vào hai hợp phần: nuôi trồng và đánh bắt, vì sản lượng hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu. Khoảng 70% lượng cá tiêu thụ phải nhập từ các tỉnh khác với giá cao. Ưu tiên thấp hơn nhưng cũng tương đối quan trọng là phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên hiện tại và sau này, bao gồm đào tạo về máy tính và công nghệ thông tin. Tỉnh cũng đặt ưu tiên cho hoạt động hỗ trợ việc kinh doanh sản phẩm tại thị trường trong nước. Đồng bào dân tộc (H'Mông và người Thái) có các món ăn đặc sản chế biến từ thuỷ sản rất ngon nhưng gặp khó khăn trong bảo quản và phân phối, bao gồm cả việc có đủ đầu ra cho sản phẩm của họ.

Đối với hợp phần nuôi trồng, ưu tiên cao nhất là hoạch định và quản lý nuôi trồng vì hiện này tỉnh đang rất thiếu khâu này; cải thiện và tăng cường chất lượng cũng như số lượng giống, và phân cấp sản xuất với các hộ nông dân cá thể để tăng cường sản xuất giống (vận chuyển nhanh đến các địa bàn xa); kĩ thuật nuôi trong ao, hồ chứa nhỏ và ruộng lúa nước nhằm đẩy mạnh sản xuất. Hiện tại, có nhu cầu đặc biệt về mô hình sản xuất giống phù hợp tại các vùng miền núi.

Các hoạt động cần được hỗ trợ và thực hiện qua mạng lưới khuyến nông kết hợp cộng đồng quản lý, trên thực tế, hoạt động chuyển giao công nghệ nuôi cá và sản xuất giống đã không được thành công như mong đợi, nhưng vẫn còn tiềm năng.

Đã có khoảng 6,000 nông dân được tập huấn về cách sử dụng IPM (phòng trừ dịch hại tổng hợp trên lúa) với khoảng 300 câu lạc bộ khuyến nông, vì vậy, phương pháp tiếp cận trường thực địa của nông dân khá quen thuộc đối với người dân và nên được ứng dụng đối với các hoạt động khuyến ngư/phát triển ngư nghiệp trong thời gian tới, ví dụ như phát triển mô hình canh tác cá-lúa kết hợp.

Về đánh bắt, tỉnh muốn tăng sản lượng cá từ các ao, hồ chứa vừa và nhỏ với các mô hình nuôi trồng mới tiến bộ hơn, thực hiện qua hình thức đồng quản lý đảm bảo các biện pháp quản lý tài nguyên tốt và giảm thiểu đánh bắt trái phép.

117

Page 120: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Tỉnh cũng cho biết có ít tiềm năng đánh bắt từ sông và nhấn mạnh nếu phát triển nhanh nuôi lồng bè trên diện tích lòng hồ chứa có thể gặp phải rủi ro khi mở cửa xả lũ. Tỉnh đặt ưu tiên cao cho những đầu ra có liên quan đến hoạch định và thực hiện nuôi trồng và phát triển mô hình đồng quản lý trong nghề cá nước ngọt.

Những lĩnh vực được ưu tiên về kết quả đầu ra cho tỉnh Sơn La được nêu trong trang tiếp theo:

118

Page 121: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các ưu tiên về Kết quả đầu ra cho tỉnh Sơn La(3 mức độ ưu tiên: Cao-Trung bình-Thấp)

Cao Trung

bình

Thấp

STOFAĐầu ra 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện và giám sát các chính sách và văn bản pháp lý cấp trung ương & địa phương của ngành được tăng cường.

X

Đầu ra 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp trong ngành thủy sản được đổi mới.

X

Đầu ra 3: Cơ sở nguồn nhân lực ở các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp (trực thuộc BTS) được tăng cường và nâng cấp về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

X

Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được phát triển hơn nữa.

X

Nuôi trồng thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quản lý cải tiến, bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm về môi trường, được đưa vào hoạt động ở 9 tỉnh với sự tham gia của các khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng.

X

Đầu ra 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 bộ phận của 1 ngành sản xuất quốc gia đa dạng và được phân cấp, sản xuất giống chất lượng cao cho các tập quán nuôi thả mới

X

Đầu ra 3: Một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan với các chiến lược sản xuất chủ yếu được phổ biến trên toàn quốc.

X

Đầu ra 4: Một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận, dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi

X

Đầu ra 5: Một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, với sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm người nghèo, được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo

X

Khai thác thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động về khai thác thủy sản của NADAREP, gồm cả các Chi cục và các Sở TS và Sở NN&PTNT liên quan, được nâng cao.

X

Đầu ra 2: Các cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của các cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định trong NADAREP và các Sở TS và Sở NN&PTNT.

X

119

Page 122: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Đầu ra 3: Các phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiện

X

Sau thu hoạchĐầu ra 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, các tập quán truy xuất nguồn gốc và marketing được nâng cao

X

Đầu ra 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặt trọng tâm vào các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

X

Đầu ra 3: Năng lực phân tích và quản lý các rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

X

120

Page 123: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

TỈNH QUẢNG NINH

Bối cảnhQuảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam; phía Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ và Thành phố Hải Phòng; phía Bắc giáp nước CHND Trung Hoa với đường biên giới chung dài 132,8 km với 3 cửa khẩu thương mại, trong đó có Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái. Tỉnh có chiều dài 168 km và chiều rộng 84 km.

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 611.081,3 ha chiếm 1,85% diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Quảng Ninh là một tỉnh gồm cả vùng núi và hải đảo, có bờ biển dài 250 km, diện tích các hải đảo 980 km, diện tích vùng nội thuỷ rộng trên 6.000 km2; có vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long được tạo bởi gần 2.000 hòn đảo lớn nhỏ.

Các đơn vị hành chính của Quảng Ninh bao gồm 13 huyện thị và 1 thành phố với tổng dân số khoảng 1 triệu người.

Thông tin kinh tế xã hội

Bình quân GDP/đầu người của tỉnh năm 2004 vào khoảng 605 USD.

Vị trí địa lý thuận lợi; tiềm năng, nguồn lợi thuỷ sản rất phong phú và đa dạng để Quảng Ninh phát triển kinh tế- xã hội; trong đó có phát triển kinh tế thuỷ sản. Gắn với Thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh là “cửa ngõ” của vùng Đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc ra biển và nối vùng duyên hải Nam Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái.

Quảng Ninh là vùng công nghiệp than lớn nhất cả nước. Các hoạt động kinh tế của Chính phủ trung ương gồm nhiều doanh nghiệp khai thác và kinh doanh; một số nhà máy cơ khí lớn phục vụ cho ngành than, nhà máy điện Uông Bí, nhà máy đóng tàu Hạ Long và một số cảng biển lớn.

Hoạt động kinh tế địa phương gồm: lâm nghiệp, các hoạt động kinh tế biển, có hệ thống giao thông thuận tiện, có các cửa khẩu quốc gia và quốc tế, và du lịch. Vịnh Hạ Long và một số danh lam thắng cảnh khác hiện đã được khai thác triệt để để phát triển du lịch.

Theo số liệu của Sở Lao động- Thương binh & Xã hội tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,3% năm 2001 xuống 6% năm 2003 và 4% năm 2004; đến nay trong toàn tỉnh còn 31 xã nghèo và 02 xã khó khăn, còn 9.281 hộ nghèo, hầu hết tập trung vào một số huyện miền núi, hải đảo như: Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Hoành Bồ, Vân Đồn , Cô Tô.

Quảng Ninh có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nuôi biển. Bên cạnh diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt là 12.990 ha, các số liệu của tỉnh cho thấy nhiều vùng ven biển rộng lớn có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ. Toàn tỉnh có 43.093 ha rừng ngập mặn ven biển, trong đó diện tích có

121

Page 124: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

khả năng nuôi thuỷ sản trên 20.000 ha; ngoài ra còn trên 21.000 ha chương bãi nuôi nhuyễn thể và 20.000 ha eo vịnh kín gió xen kẽ các đảo nhỏ để nuôi thuỷ sản biển.

Ngư trường Quảng Ninh-Hải Phòng là một trong 4 ngư trường trọng điểm khai thác thuỷ sản của nước. Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên của Quảng Ninh phong phú và đa dạng; có nhiều loài có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao như: Cá Song, cá Mú, cá Hồng, cá Cam, cá Giò, cá Vược, cá Tráp...; các loài nhuyễn thể như: Hàu, Trai ngọc, Bào ngư, Vẹm xanh, Ngán, Tu hài, ốc hương, Sò huyết...; các loài giáp xác như: Tôm He. Cua biển, Ghẹ xanh.... Bên cạnh nguồn lợi hải sản tự nhiên, Quảng Ninh còn có nhiều giống, loài mới được du nhập, thuần hoá trở thành đối tượng quan trọng trong cơ cấu các loài nuôi thuỷ sản trong tỉnh như: Cá Chim trắng, cá rôphi đơn tính, tôm Càng xanh, tôm He chân trắng...

Số liệu về nhân khẩu và nghèo khổ của tỉnh Quảng Ninh

Huyện, thị xã, thành phố

Số xã, phường

Diện tích(ha)

Dân số (người)

Số hộ dân

Hộ xếp loại

nghèo

% số hộ nghèo

TP Hạ Long 20 20.865,21

202.775 49.676 365 0,735

Tx Cẩm Phả 16 33.577.26

165.842 40.777 574 1,408

Tx Uông Bí 10 24.041,30

96.249 24.135 692 2,867

Tx Móng Cái 17 51.497,40

72.960 16.059 435 2,709

H.Đông Triều 21 39.722,60

150.256 38.381 1.249 3,254

H. Yên Hưng 20 33.191,59

137.198 27.976 1.239 4,429

H. Hoành Bồ 13 82.354,70

39.650 8.564 500 5,838

H. Tiên Yên 11 61.707,20

43.227 9.032 986 10,917

H. Ba Chẽ 8 57.666,00

17.335 3.470 526 15,159

H. Bình Liêu 8 47.138,60

26.077 4.921 554 11,258

H. Đầm Hà 9 28.986,39

31.414 6.896 517 7,497

H. Hải Hà 16 49.456,16

50.878 10.817 845 7,821

H. Vân Đồn 12 55.133,0 39.157 7.966 578 7,256

122

Page 125: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

0H. Cô Tô 3 4.620,00 5.281 1.086 221 20,350Tổng cả tỉnh 184 611.081,

301.078.299 249.756 9.281 3,72

Tổng số lao động nghề cá trong tỉnh hiện có 34.800 người; trong đó lao động khai thác là 18.500 người, lao động nuôi trồng là 12.400 người, lao động chế biến và dịch vụ hậu cần là 3.900 người. Về phân bố lao động theo giới, lao động khai thác thuỷ sản chủ yếu là nam giới, lao động nữ chiếm khoảng 40% trong nuôi trồng và 80% trong chế biến và dịch vụ.

Các chỉ tiêu đã đạt được và trong kế hoạch của tỉnh Quảng Ninh

Chỉ tiêu Đ.vị tính

TH2001

TH2002

TH2003

TH2004

TH 2005

Mục tiêu 2010

Tỷ lệ tăng BQ %(01-05)

Tổng sản lượng Tấn 29.800 41.000 48.500 55.000 56.000

71.000

17,77

Sản lượng nuôi mặn, lợ

Tấn 8750 15920 17260 20000 19000 27000

-Diện tích Ha 13087 14510 14820 15300 15500 17000

Nuôi nước ngọt Tấn 1050 1080 2240 3000 4000 6000

- Diện tích Ha 1570 1760 1880 2200 2500 4000

Khai thác Tấn 20.000 24.000 29.000 32.000 33.000

38000 13,57

- Tàu thuyền Tàu 7.194 7.198 7.174 7.170 7.200 6300 0,02

Sản lượng chế biến

Tấn 9166 14532 7900 6620 7480 10900

Chế biến xuất khẩu

Tấn 7066 12432 5800 4670 5380 8500

Kim ngạch xuất khẩu

TriệuUSD

33,00 42,50 42,60 36,90 45,00 70-80 9,39

Số lượng nhà máy chế biến

4 4 5 5 6 8

123

Page 126: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Số nhà máy có code xuất khẩu vào EU

2

Lực lượng lao động (người)

215 27.258 29.300 31.700 34.800 36.000

54000 7,22

Để đạt được các chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra (như bảng số liệu trên), UBND tỉnh sẽ chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ sau:

1. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững trên cả 3 loại hình mặt nước (ngọt, mặn, lợ); xác định rõ đối tượng nuôi từng vùng, tập trung vào những đối tượng nuôi có giá trị cao; chuyển dần phương thức nuôi sang nuôi thâm canh và bán thâm canh là chính; hình thành các vùng nuôi thuỷ sản tập trung như nuôi thuỷ sản nước ngọt ở Đông TRiều, Uông Bí, Yên Hưng; nuôi tôm ở Yên Hưng, Hoành Bồ, Tiên Yên, Đầm Hà; nuôi biển tập trung ở Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, CôTô; nuôi trai cấy ngọc tập trung ở TP. Hạ Long, Vân Đồn. Diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ được mở rộng ở các huyện Đông Triều, Yên Hưng, Đầm Hà, Hải Hà, Uông Bí, là những vùng cao triều hoặc vùng chuyển đổi đất canh tác kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

2. Xây dựng và thực hiện đề án củng cố và phát triển nghề khai thác thuỷ sản, đề án Tổ chức thực hiện Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ của Quảng Ninh: Tập trung chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp phù hợp với ngư trường, nguồn lợi; xác định các nghề cần đầu tư phát triển; đảm bảo sản xuất có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội của ngư dân; chuyển những hộ có tàu nhỏ khai thác gần bờ hiệu quả thấp sang nuôi biển và làm dịch vụ để giảm bớt áp lực khai thác vùng gần bờ; và kết hợp phát triển khai thác thuỷ sản với bảo vệ nguồn lợi, quản lý môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng.

3. Xây dựng và thực hiện đề án dịch vụ hậu cần nghề cá (tại Cửa Ông và Cô Tô), xây dựng cảng cá ở Vân Đồn, Yên Hưng và một số cảng cá nhỏ ở tuyến đảo, xây dựng một số cơ sở chế biến thức ăn để cung cấp đủ thức ăn phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản của toàn tỉnh, chỉ đạo các công ty xuất khẩu thuỷ sản đổi mới công nghệ để chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng, tiết kiệm nguyên liệu, đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng chương trình xúc tiến thương mại và tìm thị trường.

4. Tăng cường quản lý nhà nước về thuỷ sản trên địa bàn tỉnh qua điều chỉnh qui hoạch tổng thể của ngành thuỷ sản, xây dựng dự án chuyển những hộ ngư dân có tàu nhỏ khai thác gần bờ kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản và làm dịch vụ, dự án chuyển diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phòng trừ dịch bệnh; nhập công nghệ sản xuất con giống mới có giá trị kinh tế cao, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản...

5. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của Ngành qua việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật và đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên ngành; đề xuất các chính sách về thu hút nhân tài để thu hút

124

Page 127: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

những cán bộ giỏi trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế thuỷ sản về công tác tại tỉnh.

Đơn vị tiếp nhận -- Sở Thủy sản

Sở Thuỷ sản Quảng Ninh gồm có 04 phòng, ban: Phòng Tổ chức-Hành chính, Phòng Kế hoạch-Tổng hợp, Phòng Kỹ thuật, và Thanh tra Sở, ngoài ra còn có 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở là: Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Trung tâm Khuyến ngư, Trung tâm Khoa học-Kỹ thuật và sản xuất giống thuỷ sản.

Tổng số biên chế sự nghiệp của Sở hiện nay là 91 người, gồm 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc, 28 người thuộc các phòng/ban của Sở; 28 người thuộc Chi cục BVNL thuỷ sản, 15 người thuộc Trung tâm Khuyến ngư, và 20 người Trung tâm KH- KT và sản xuất giống thuỷ sản.

Cấp huyện: Hiện có 2 Phòng Thuỷ sản tại huyện Vân Đồn và Yên Hưng. Tại các huyện thị khác, quản lý Nhà nước về thuỷ sản do các phòng Nông, Lâm, Ngư hoặc phòng kinh tế đảm nhiệm.

Đại đa số cán bộ quản lý thuỷ sản của tỉnh có trình độ đại học về kinh tế và chuyên môn kỹ thuật, biết sử dụng máy vi tính, một số ít có trình độ tiếng Anh A hoặc B. Cơ quan Sở được trang bị tương đối đầy đủ với một số máy tính được nối mạng LAN nội bộ và kết nối với mạng của UBND tỉnh, Trung tâm Tin học của BTS để báo cáo thông tin. Về phương tiện vận tải, hiện nay 4 cơ quan hành chính sự nghiệp của Sở có 05 xe con và 01 xe tải nhẹ và 02 tàu kiểm ngư.

UBND tỉnh sẽ đảm bảo nguồn nhân lực cho dự án FSPS-II: sẽ phân công 1 Phó Giámđốc Sở Thuỷ sản làm Giám đốc Chương trình (sử dụng địa điểm của VP pha I) và huy động các cán bộ có trình độ để thực hiện dự án. Tỉnh cũng đề nghị giữ lại nhà văn phòng và các trang thiết bị của Pha I để sử dụng trong Pha II.

Những quan tâm về chiến lược cho FSPS-II tại Quảng Ninh

Vịnh Hạ Long và các vịnh trong khu vực Vịnh Bắc Bộ hiện có những tranh chấp lợi ích trong nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, du lịch và giao thông vận tải. Yêu cầu cấp bách đặt ra là cần có một phương thức tiếp cận tổng hợp cho phát triển vùng bờ biển. Phương thức này cần thực hiện trong khuôn khổ đồng quản lý với sự tham gia trực tiếp của các nhóm đối tượng sử dụng nguồn lợi khác nhau vào việc hoạch định và quản lý. Khi thực hiện mô hình đồng quản lý, cần cân nhắc/rút kinh nghiệm các bài học đã có từ các dự án trước tại Hạ Long và Tiên Yên.

Kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ 2006 đến 2010, như đã nêu ở phần trên, rất phù hợp với các mục tiêu của FSPS-II. Các hoạt động giảm nghèo do Chương trình đáp ứng được giới hạn trong một số điểm dân cư nghèo khổ, đặc biệt ở các huyện ven biển và huyện đảo. Nghèo đói thường liên quan đến khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản ven biển trong khi cơ hội cho ngư dân nghèo bị hạn chế. Việc chuyển đổi ngư dân khai thác ven biển sang các nghề khác, như nuôi tôm hoặc cá (ở các huyện Tiên Yên, Hoành Bồ) hoặc nuôi biển

125

Page 128: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

(ở các huyện Vân Đồn và Cô-Tô) có thể được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình.

Các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong các hợp phần

Tỉnh Quảng Ninh đã tham gia vào FSPS-I, thực hiện một số các hoạt động về phát triển nuôi trồng ven biển và chế biến (hỗ trợ cổ phần hoá và quản lý môi trường). Tỉnh đã được hỗ trợ về lập kế hoạch và giảm nghèo qua phát triển các biện pháp nuôi trồng dựa vào công đồng, đồng quản lý và các mô hình mới trong khuyến ngư.

Tỉnh đã xác định tiềm năng phát triển nuôi trồng tại các vùng ven biển, nuôi biển tại các đảo lớn như ở khu vực vinh Bái Tử Long, nơi có nhiều tiềm năng và có thể xây dựng các ao nước ngọt.

Hiện tại, có rất ít các vùng đảo có tiềm năng được phát triển cho mục đích nuôi trồng thủy sản, và rất cần một phương pháp tiếp cận tổng hợp cho hầu hết các khu vực này. Hợp phần SUFA đã thử nghiệm mô hình đồng quản lý tại Tiên Yên. Việc lập kế hoạch nuôi trồng cũng đã được áp dụng ở đó và tại huyện đảo Vân Đồn, nơi có đến 50% diện tích nuôi biển dự kiến được dành cho người nghèo địa phương. Hình thức kết hợp này là điểm khởi đầu thuận lợi cho cho việc lựa chọn các khu vực đảo có tỷ lệ hộ nghèo cao như Vân Đồn hoặc Cô Tô thực hiện mô hình đồng quản lý, đưa vào nuôi biển các loại cá và nhuyễn thể ở tầng thấp trong chuỗi thức ăn như ngao (otter clam). Việc mở rộng các mô hình thử nghiệm hiện tại về các lớp học đầu bờ cho nông dân cũng được dành ưu tiên cao và sẽ có lợi cho việc tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản nói chung.

Chương trình theo dõi giám sát đã được xây dựng cùng với viêck lập kế hoạch nuôi trồng tại 3 huyện, và cần được nhân rộng trong đó bao gồm việc phát triển hệ thống quan trắc môi trường và dịch bệnh.

Những lĩnh vực được ưu tiên về kết quả đầu ra cho tỉnh Quảng Ninh được nêu trong trang tiếp theo:

126

Page 129: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các ưu tiên về Kết quả đầu ra cho tỉnh Quảng Ninh(3 mức độ ưu tiên: Cao-Trung bình-Thấp)

Cao Trung

bình

Thấp

STOFAĐầu ra 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện và giám sát các chính sách và văn bản pháp lý cấp trung ương & địa phương của ngành được tăng cường.

X

Đầu ra 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp trong ngành thủy sản được đổi mới.

X

Đầu ra 3: Cơ sở nguồn nhân lực ở các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp (trực thuộc BTS) được tăng cường và nâng cấp về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

X

Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được phát triển hơn nữa.

X

Nuôi trồng thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quản lý cải tiến, bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm về môi trường, được đưa vào hoạt động ở 9 tỉnh với sự tham gia của các khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng.

X

Đầu ra 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 bộ phận của 1 ngành sản xuất quốc gia đa dạng và được phân cấp, sản xuất giống chất lượng cao cho các tập quán nuôi thả mới

X

Đầu ra 3: Một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan với các chiến lược sản xuất chủ yếu được phổ biến trên toàn quốc.

X

Đầu ra 4: Một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận, dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi

X

Đầu ra 5: Một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, với sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm người nghèo, được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo

X

Khai thác thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động về khai thác thủy sản của NADAREP, gồm cả các Chi cục và các Sở TS và Sở NN&PTNT liên quan, được nâng cao.

X

Đầu ra 2: Các cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của các cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định trong NADAREP và các Sở TS và Sở NN&PTNT.

X

127

Page 130: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Đầu ra 3: Các phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiện

X

Sau thu hoạchĐầu ra 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, các tập quán truy xuất nguồn gốc và marketing được nâng cao

X

Đầu ra 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặt trọng tâm vào các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

X

Đầu ra 3: Năng lực phân tích và quản lý các rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

X

128

Page 131: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

TỈNH NGHỆ AN

Bối cảnh

Nghệ An là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), Đông giáp Biển Đông.

Nghệ An có bờ biển dài 82km, nằm ở cửa Vịnh Bắc bộ, với diện tích mặt biển 4.239HL2, dọc bờ biển có 6 cửa lạch có thể cho phép các loại tàu thuyền trọng tải lớn ra vào thuận lợi, cùng với hệ thống sông ngòi, ao, hồ, kênh Nhà Lê, tạo nên một tiềm năng lớn về phát triển kinh tế thủy sản. Tỉnh Nghệ An năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông rét đậm, mùa hè nắng nóng.

Các đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm Thành phố Vinh - thủ phủ của tỉnh, và 18 huyện với tổng số 469 xã/phường và dân số 2.994.846 người.

Các hoạt động kinh tế chính của tỉnh là nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tỷ lệ đóng góp của các ngành vào GDP của tỉnh (năm 2004) như sau: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản -- 37,93%, Công nghiệp-xây dựng -- 27,22%, Dịch vụ -- 34,85%.

Toàn tỉnh hiện có 22.500 người tham gia lao động nghề cá. Trong đó số lao động trực tiếp (100% thời gian) là 10.850 người.

Thông tin kinh tế-xã hội

GDP theo giá thực tế bình quân của Nghệ An là 4,8 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao, khoảng 10,52%, chủ yếu tập trung ở các vùng miền núi và ven biển. Số hộ làm nông nghiệp (tính đến 10/11/2004) là 497.600 hộ, trong đó số hộ thiếu đói là 12.440 hộ (2,6% số hộ nông nghiệp). Toàn tỉnh có trên 3.000 người (0,1% dân số của tỉnh) bị lây nhiễm HIV và chỉ có 61% số xã có bác sỹ. Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực đô thị là 4,4%.

Số liệu về địa lý và nhân khẩu

129

Page 132: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Huyện, thị xã, thành phố

Số xã, phường

Dân số (người)

Trong đó xã nghèo

Số hộ dân

Hộ xếp loại nghèo

% số hộ nghèo

Tổng số toàn tỉnh 469 2.994

.846 646.7

07 60.3

88

2,37

T.P Vinh 18 234.18

1 55.

757 1.1

71 2,10

T.x Cửa Lò 7 48.290 10.

498 5

67 5,40

Diễn Châu 39 288.05

4 3** 62.

620 5.1

35 8,20

Yên Thành 37 269.55

6 59.

901 4.9

54 8,27

Quỳnh Lưu 43 357.54

0 3** 74.

488 6.2

72 8,42

Nghi Lộc 34 215.99

8 1** 49.

090 3.9

27 8,00

Hưng Nguyên 23 121.16

9 1** 28.

179 1.6

91 6,00

Nam Đàn 24 158.60

7 36.

885 2.3

98 6,50

Đô Lương 32 194.37

4 45.

203 3.7

52 8,30

Thanh Chương 38 232.74

0 49.

519 4.5

06 9,10

Anh Sơn 20 110.87

4 24.

639 2.1

19 8,60

Nghĩa Đàn 32 190.49

7 39.

687 3.0

96 7,80

Quỳ Châu 12 52.640 10.

123 1.5

18 15,00

Quỳ Hợp 21 120.50

3 24.

592 2.9

51 12,00

Quế Phong 13 60.307 10.

580 2.2

22 21,00

Con Cuông 13 67.175 13.

709 2.4

68 18,00

Tương Dương 21 74.446 14.

046 4.1

44 29,50

Kỳ Sơn 21 63.671 9.

796 4.2

12 43,00

Tân Kỳ 21 134.224

27,393

3,287 12,00

130

Page 133: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

** Xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 106/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính Phủ

131

Page 134: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các chỉ tiêu đã đạt được và trong kế hoạch của tỉnh Nghệ An

Chỉ tiêu ĐVT TH 2001 TH 2002 TH

2003TH

2004TH

2005KH 2010

Giá trị sản xuất Triệu VND 360.000 420.000 490.000 600.000 800.000

1.700.000

Tổng sản lượng thuỷ sản Tấn 43.470 45.970 49.000 51.538 53.000 75.000

Sản lượng khai thác Tấn 30.000 31.800 34.500 35.998 36.000 43.000

Sản lượng nuôi trồng Tấn 13.470 14.170 14.500 15.540 17.000 32.000 Nuôi nước ngọt Tấn 10.740 11.200 11.550 13.382 13.500 20.000 T/đó: Rôphi đơn tính XK Tấn - - 900 1.310 2.500 5.000

Nuôi mặn lợ Tấn 2.730 2.970 2.950 2.158 3.500 12.000 T/đó: - Tôm sú Tấn 350 600 900 1.008 1.800 6.000 Diện tích nuôi trồng           Diện tích nuôi cá nước ngọt Ha 12.000 12.500 12.900 13.529 15.000 17.000

T/đó: - Rô phi XK Ha     175 330 500 1.000 Diện tích nuôi mặn lợ Ha 1.287 1.400 1.400 1.456 2.000 4.000 Trong đó: Nuôi tôm Ha 968 1.100 1.150 1.247 1.500 3.000 Nuôi tôm TC&BTC Ha 150 250 420 615 800 1.500 Số lồng nuôi trên biển Lồng     25 45 100 500

Sản xuất giống           Số trại tôm giống Trại 5 9 23 35 50 100 Lượng tôm giống P15 Triệucon 15 36 70 120 200 700 Sản xuất cá bột Triệu con 470 400 400 400 450 600 Trong đó: Rôphi Triệu con     6 10 20 Về chế biến XK          

Công suất chế biến XK 1.000t/năm 8 10 14 14 16 25

Số nhà máy/ cơ sở chế biến có code XK vào EU Cơ sở 1 Giá trị chế biến xuất khẩu

1.000 USD 12.000 15.000 14.000 14.000 20.000 55.000

Sản phẩm chế biến XK Tấn 2.100 2.800 2.500 2.500 3.500 10.000

Giá trị XK 1.000 USD 12.000 15.000 14.000 14.000 20.000 40.000

T/đó XK trực tiếp 1.000 USD 3.700 4.000 3.600 - 10.000 35.000

Chế biến nội địa           Nước mắm quy loại 2 Triệu lít 12 13 14 14 15 18 Về khai thác           Tổng số tàu thuyền Chiếc 2.915 2.970 2.950 3.158 3.020 3.040

132

Page 135: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Tổng công suất CV 115.00

0 120.40

0 132.40

0 154.122 155.00

0 160.000

Số tàu trên 90CV Chiếc 199 219 209 186 200 300

Tổng số tàu thuyền của tỉnh là 3.158 với tổng công suất là 154.122CV, trong đó:- 995 chiếc có công suất dưới 20CV- 1.263 chiếc có công suất từ 21 – 45CV- 627 chiếc có công suất từ 46 – 60CV- 87 chiếc có công suất từ 61 – 90CV, và- 186 chiếc có công suất trên 90CV

Tổng diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản là 35.948 ha, trong đó diện tích nước ngọt là 31.569 ha (bao gồm diện tích ao hồ nhỏ: 9.420 ha; diện tích hồ, mặt nước lớn: 3.691ha; diện tích sông cụt: 882 ha; diện tích ruộng trũng: 1.293 ha; và diện tích ruộng lúa có thể kết hợp nuôi cá-lúa, tôm-lúa: 16.283 ha).

Diện tích nuôi mặn lợ: 4.379 ha (đã được quy hoạch với hầu hết là nuôi tôm công nghiệp thâm canh và bán thâm canh, nuôi lồng bè trên sông và đánh bắt các loài nhuyễn thể ở ven bờ. Quy hoạch chi tiết như sau:

+ Diện tích quy hoạch nuôi tôm bán thâm canh (BTC): 2.691 ha+ Diện tích quy hoạch nuôi tôm quảng canh và QC cải tiến: 350 ha+ Diện tích quy hoạch nuôi lồng trên sông và biển: 500

ha.+ Diện tích quy hoạch nuôi cua quảng canh và QC cải tiến: 35 ha+ Diện tích quy hoạch nuôi và khai thác nhuyễn thể tự nhiên: 803 ha

Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ lại được phân bố tương đối tập trung, nhiều vùng có diện tích từ 80-160 ha, rất phù hợp cho nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.

Hiên nay chỉ có khoảng 50% diên tích trong kế hoạch được khai thác sử dụng. Tổng diện tích NTTS năm 2004 là 14.985 ha (không bao gồm diện tích nuôi xen cá-lúa, tôm-lúa), trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 13.529 ha và diện tích nuôi mặn lợ là: 1.456 ha (1.247ha quảng canh và 615 ha thâm canh và bán thâm canh).

Đơn vị tiếp nhận (Sở Thủy sản)

Cơ quan Sở Thủy sản Nghệ An có 20 biên chế, được tổ chức thành 6 phòng/ban (gồm các Phòng Tổ chức-Hành chính; Quản lý Nghề cá; Kế hoạch đầu tư; Kỹ thuật; Thanh tra và Công đoàn), tất cả đều được trang bị máy vi tính nối mạng LAN, nhưng tất cả đều là máy cũ. Văn phòng Sở có 02 xe ô-tô con loại 04 chỗ ngồi.

Sở TS có một số đơn vị trực thuộc sẽ tham gia thực hiện FSPS-II, gồm có:

* Khối hành chính sự nghiệp

133

Page 136: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

+ Chi cục BVNL thuỷ sản: 21 biên chế.+ Trung tâm khuyến ngư tỉnh: 12 biên chế. + Trung tâm giống Nghệ An: biên chế 6 người, hợp đồng 1 người.

* Các đơn vị khác:+ Phòng Thuỷ sản huyện thị: 3 biên chế.

Các phòng Thuỷ sản huyện, và các phòng kinh tế và trạm khuyến nông có quản lí Thuỷ sản đều do UBND các huyện trực tiếp quản lí, chỉ đạo. Cấp huyện sẽ phối hợp với với Sở Thuỷ sản trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các phòng/trạm đó về nghiệp vụ và thực hiện các chính sách phát triển thuỷ sản của địa phương.

Trong tỉnh còn có các tổ chức cơ sở khác như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, v.v.. Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản xã có các hội nghề nghiệp như Hội nghề cá, Hội nuôi tôm xã Nghi Thái; xã Quỳnh Bảng...

Những quan tâm về chiến lược cho FSPS-II tại Nghệ An

Xoá đói giảm nghèo là mối quan tâm lớn của tỉnh Nghệ An. Người dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau ở các vùng miền núi và người nghèo ở các vùng ven biển, cửa sông cần được sự quan tâm đặc biệt..

Có khoảng 500 hồ/hồ chứa lớn nhỏ trên vùng đồi núi của tỉnh có thể khai thác phục vụ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Khó khăn hiện tại là thiếu cơ sở ương ấp giống cho vùng cao và thiếu đất tại các vùng ven biển. Phương pháp tiếp cậncho cả nuôi trồng nước ngọt và nước lợ là tổ chức người nghèo theo mô hình đồng quản lý để đảm bảo cho hoạt động sản xuất bền vững. Các chương trình nuôi thả thuỷ sản nước ngọt và nước lợ phù hợp tại các địa điểm cụ thể cần được xác định và thực hiện, bao gồm cơ sở ương ấp các loài cá mới (rô phi, rô đồng) cũng như các công nghệ sản xuất mới. Các mô hình đã được xây dựng và đánh giá ở Nghệ An có thể được phổ biến rộng rãi thông qua các hoạt động khuyến ngư hiệu quả.

Việc khai thác quá mức nguồn lợi ven biển là mối quan tâm lớn, và việc xây dựng chiến lược chuyển đổi ngư dân sang nuôi trồng thủy sản ven biển là rất quan trọng. Nghề nuôi biển có thể tạo thêm việc làm, nhưng việc xây dựng các cơ sở sản xuất có khả năng chịu được gió và mọi thời tiết đòi hỏi chi phí tốn kém.

Các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong các hợp phần

Tỉnh Nghệ An đã tham gia FSPS-I, thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển nuôi trồng ven biển và vùng miền núi. Trọng tâm là lập kế hoạch và xoá đói giảm nghèo thông qua phát triển các tập quán nuôi trồng dựa vào cộng đồng và các mô hình khuyến ngư mới.

Tỉnh đã xác định tiềm năng phát triển nuôi trồng ở các khu vực ven biển, các ao/hồ nước ngọt nhỏ, và sản xuất theo mô hình cá-lúa. Hiện tại, gần nửa diện tích này đã được quy hoạch và đang cho thu hoạch. Tỉnh ưu tiên phát triển một hệ thống sản xuất nuôi trồng thuỷ sản và giống loài, ví dụ như nuôi cá lồng ven biển, cá, nhuyễn

134

Page 137: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

thể và ngao vùng cửa sông. Những vùng này hiện tại đang được những hộ thuộc diện nghèo nhất sử dụng để sản xuất muối. Việc chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản bền vững sẽ giúp tăng đáng kể thu nhập của họ. Tỉnh sẽ tiếp tục hợp tác với chương trình FSPS-II trên cơ sở kinh nghiệm đã có từ FSPS-I. Tỉnh sẽ ưu tiên phát triển: (1) các môt hình nuôi trồng thuỷ sản dựa vào cộng đồng, (2) các hệ thống khuyến nông tự nguyện phân bố rộng, (3) đảm bảo chất lượng và kiểm soát dịch bệnh trong sản xuất giống, và (4) phát triển hệ thống quan trắc môi trường.

Hệ thống thương lái kinh doanh thủy sản còn yếu, đặc biệt ở các vùng miền núi. Trong FSPS-II sẽ chú trọng đặc biệt đến việc hỗ trợ phát triển một hệ thống dựa vào công đồng để tạo điều kiện bảo đảm chất lượng thủy sản và lợi ích kinh tế trong kinh doanh cho người dân và cộng đồng địa phương. Ngoài ra, tỉnh cũng dành ưu tiên cao cho việc xây dựng hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.

Những lĩnh vực được ưu tiên về kết quả đầu ra cho tỉnh Nghệ An được nêu trong trang tiếp theo:

135

Page 138: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các ưu tiên về Kết quả đầu ra cho tỉnh Nghệ An(3 mức độ ưu tiên: Cao-Trung bình-Thấp)

Cao Trung

bình

Thấp

STOFAĐầu ra 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện và giám sát các chính sách và văn bản pháp lý cấp trung ương & địa phương của ngành được tăng cường.

X

Đầu ra 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp trong ngành thủy sản được đổi mới.

X

Đầu ra 3: Cơ sở nguồn nhân lực ở các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp (trực thuộc BTS) được tăng cường và nâng cấp về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

X

Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được phát triển hơn nữa.

X

Nuôi trồng thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quản lý cải tiến, bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm về môi trường, được đưa vào hoạt động ở 9 tỉnh với sự tham gia của các khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng.Đầu ra 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 bộ phận của 1 ngành sản xuất quốc gia đa dạng và được phân cấp, sản xuất giống chất lượng cao cho các tập quán nuôi thả mới

X

Đầu ra 3: Một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan với các chiến lược sản xuất chủ yếu được phổ biến trên toàn quốc.

X

Đầu ra 4: Một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận, dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi

X

Đầu ra 5: Một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, với sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm người nghèo, được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo

X

Khai thác thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động về khai thác thủy sản của NADAREP, gồm cả các Chi cục và các Sở TS và Sở NN&PTNT liên quan, được nâng cao.Đầu ra 2: Các cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của các cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định trong NADAREP và các Sở TS và Sở NN&PTNT.Đầu ra 3: Các phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiện

X

136

Page 139: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Sau thu hoạchĐầu ra 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, các tập quán truy xuất nguồn gốc và marketing được nâng cao

X

Đầu ra 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặt trọng tâm vào các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

X

Đầu ra 3: Năng lực phân tích và quản lý các rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

X

137

Page 140: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ

Bối cảnh

Tỉnh Thừa Thiên-Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, và ở vị trí trung độ của cả nước, hầu như nằm chính giữa Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp Biển Đông.

Diện tích tự nhiên 5.055 km2, dân số năm 2002 là 1.092 nghìn người -- chiếm 1,5% về diện tích so với cả nước. Thừa Thiên Huế có chiều dài 128 km, chiều rộng trung bình 60km, với nhiều dạng địa hình khác nhau như rừng núi, gò đồi trung du, đồng bằng duyên hải, đầm phá và bờ biển... Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây chủ yếu là núi đồi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên thoải dần xuống các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi, sông Ô Lâu... tạo nên các bồn địa trũng với dải đồng bằng ven biển và vùng đầm phá có diện tích 22.000 ha. Các khe suối lớn, nhỏ chằng chịt từ vùng núi đến đồng bằng ven biển đã tạo nên nguồn nước ngọt khá dồi dào, đáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra còn có 22.000 ha mặt nước thuộc Phá Tam Giang và các đầm phá lớn như Đầm Cầu Hai, Đầm Lập An tạo nên một vùng sinh thái ven biển đặc thù.

Tổng giá trị sản phẩm GDP năm 2002 đạt 4.436 tỷ đống. Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế là dịch vụ (44%), công nghiệp và xây dựng (34%), nông lâm nghiệp và thuỷ sản (23%).

Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên-Huế có thành phố Huế là thủ phủ với 8 huyện gồm 150 xã, phường, thị trấn. Tổng số lao động nghề cá (năm 2004) là 41.000 người, trong đó lao động nữ là 14.000 người (34%) vốn chỉ hoạt động trong lĩnh vực chế biến, dịch vụ và nuôi trồng thuỷ sản.

Thông tin kinh tế xã hội

GDP bình quân đầu người là 437 USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 9,1%. Tỷ lệ hộ nghèo là 15%, hầu hết tập trung ở các vùng nông thôn nơi không có điều kiện thuận lơi về đất đai, thuỷ lợi, và ở các vùng đầm phá ven biển và miền núi.

Thừa Thiên-Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là một trong các trung tâm văn hóa, du lịch, giáo dục, đào tạo và y tế lớn của cả nước. Tỉnh có các nguồn lợi hải sản phong phú (khoảng 500 loài cá, tôm, trong đó có đến 30-40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu v.v..). Nhưng đến nay, sản lượng khai thác hàng năm thấp, khoảng 30-35 nghìn tấn. Thừa Thiên-Huế có tiềm năng phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: biển, đầm phá và nước ngọt. Vùng đầm phá có tiềm năng phát triển nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ hải sản có giá trị cao như tôm sú, tôm bạc, cua, cá mú, cá đối, v.v...

138

Page 141: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Số liệu nhân khẩu và nghèo khổ

Huyện, thị xã, thành phố

Số xã, phường

Dân số (người)

Trong đóxã

nghèo

Số hộ dân

Hộ xếp loại

nghèo

% số hộ nghèo

Total: 121 1.105.494

193.379 17.404 9,0

Thành phố Huế 5 316.798 60.920 4.553 7,5Huyện Phong Điền 15 104.613 3** 17.435 1.656 9,5Huyện Quảng Điền 10 90.791 3** 15.131 1.437 10,5Huyện Hương Trà 15 114.019 2** 19.003 1.805 10,2Huyện Phú Vang 19 177.770 8** 28.677 2.752 9,6Huyện Hương Thuỷ 11 92.910 16.300 1.564

9,6

Huyện Phú Lộc 16 148.170 5** 26.458 2.539 9,6Huyện A Lưới 20 38.287 5.890 706 12,0Huyện Nam Đông 10 22.107 3.565 392 11,00

** Xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 106/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính Phủ

Hiện toàn tỉnh có 2.330 chiếc tàu với tổng công suất 56.393 HP với số lao động tham gia khai thác biển là 9.000 người. Các điểm lên cá chính: Cảng cá Thuận An, bến cá Phú Thuận, Phú Hải, Hải Dương, và Vinh Hiền. Số người tham gia khai thác thủy sản nước ngọt là 6.000 người.

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 5.164 ha, trong đó diện tích nuôi mặn lợ (chủ yếu là tôm sú): 4.021 ha, diện tích nuôi nước ngọt: 1.143 ha, nuôi lồng bè: 2.314 lồng. Tổng số hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản: 13.400 hộ gia đình với 21.000 lao động.

Các trại giống thủy sản đã tăng năng lực sản xuất, cung cấp 215 triệu tôm post, tăng 72% so với năm 2003. Khai thác thủy sản đạt 19.927 tấn, trong đó khai thác biển 16.822 tấn, tăng 2,8%. Công tác khuyến nông, lâm, ngư đã đào tạo được 213 khuyến nông/ngư viên cấp xã và mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cấp cơ sở.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu: Công ty CP Sông Hương, Công ty Hải sản tỉnh Thừa Thiên Huế (SOSEAFOOD), Công ty CP Phát triển Thủy sản (FIDECO), Công ty TNHH JASSFOOD với 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Các chỉ tiêu đã đạt được và trong kế hoạch của tỉnh

Chỉ tiêu Đ.vị 2001 2002 2003 2004 2005 2010 Tỷ lê tăng

139

Page 142: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

tính ước trưởng hàng năm từ 2001-

04Tổng sản lượng tấn 21.53

622.874

26.224

28.651

29.300

39.000

8,65

Trong đó cá biển chiếm 80%Khai thác biển tấn 16.30

717.018

18.034

19.264

19.500

23.700

5,10

Khai thác nội đồng tấn 2.697 2.747 2.760 2.979 2.800 3.000 0,75Nuôi trồng thuỷ sản ha 2.532 3.109 5.430 6.408 7.000 12.30

036,80

Diện tích NTTS Ha 3.661 3.853 4.660 5.165 5.350 6.500 16,30Nuôi ven biển (mặn lợ)

Ha 2.930 3.122 3.694 4.021 4.050 4.500 16,95

Nuôi nước ngọt Ha 731 731 966 1.144 1.300 2.000 14, 75Nuôi lồng bè lồng 600 1.287 1.780 2.314 2.430 3.030 33,65Chế biến TS tấn 4.475 3.733 672 607 1.050 3.000Trong đó: TS đông lạnh

tấn 4.019 2.933 545 567 1.000 3.000 -

Hải sản khô tấn 456 800 127 40 50 - -Kim ngạch XK 1.000

USD25.200

26.000

5.500 3.100 6.000 30.000

Số lượng nhà máy/ cơ sở chế biến

4

Số lượng nhà máy/cơ sở có code XK vào EU

1

Đơn vị tiếp nhận, Sở Thủy sản

Để thực hiện FSPS-II, tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ thành lập Ban chỉ đạo do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban nhằm theo dõi và thực hiện các hoạt động của chương trình tại tỉnh. UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng sẽ thành lập một Ban quản lý dự án của tỉnh do Giám đốc Sở thuỷ sản làm trưởng ban chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo tỉnh và Ban Chỉ đạo Quốc gia. Dự kiến, Ban Quản lý Chương trình sẽ có sự tham gia của Giám đốc Chương trình Tỉnh – là Giám đốc Sở thuỷ sản, và một Phó Giám đốc Chương trình Tỉnh – là Trưởng phòng Kế hoạch của Sở thuỷ sản, một Kế toán Chương trình (hợp đồng), một Phiên dịch (hợp đồng) và một Thư ký (hợp đồng).

Những quan tâm về chiến lược cho FSPS-II tại Thừa Thiên Huế

Số hộ nghèo ở Thừa Thiên-Huế chiếm 15% tổng số hộ gia đình trong tỉnh. Đa số là các hộ tham gia trong ngành thuỷ sản, chiếm 1/3 số hộ nghèo toàn tỉnh, chủ yếu tập trung ở các vùng miền núi, ven biển và nông thôn. Có hơn 35.000 người dân sinh

140

Page 143: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

sống bằng nghề cá trên các vùng đầm phá và trên 2.000 hộ đang sống trên các làng nổi ở các vùng này. Đây là những hộ gia đình vô cùng nghèo khổ.

Tỉnh đã xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, và các hoạt động Hợp phần sẽ nhằm mục tiêu vào các đối tượng người nghèo ở vùng đầm phá. Tỉnh cần những hỗ trợ từ bên ngoài để tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cho giai đoạn 2006 – 2010, tập trung vào xóa đói giảm nghèo trực tiếp cho người nghèo và thông qua tăng trưởng kinh tế và bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học trong vùng đầm phá.

Phá Tam Giang và đầm Cầu Hai có tổng diện tích là 22,000 ha, là vùng đầm phá rộng nhất Đông Nam Á. Đó là khu vực nhạy cảm, có vai trò quan trọng với các dải rừng ngập mặn và thảm cỏ biển có ý nghĩa quan trọng về sinh thái và sinh cảnh cho các loài tôm cá.

Các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong các hợp phần

Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã nhận được hỗ trợ chung trong FSPS-I, nhưng chưa thực hiện hoạt động mục tiêu nào vì khi đó, tỉnh chưa được chọn làm thí điểm.

Thừa Thiên-Huế dành ưu tiên cao cho các kết quả đầu ra thuộc cả 4 hợp phần của FSPS-II và thấy các hoạt động đó rất hữu ích đối với tỉnh. Thứ tự ưu tiên của Tỉnh trong việc tham gia các hợp phần như sau: 1) đánh bắt thuỷ sản, đặc biệt trong khu vực đầm phá, và nuôi trồng thủy sản; 2) các hoạt động sau thu hoạch và hành chính. Theo thứ tự ưu tiên này, Sở TS cũng có tính đến năng lực tham gia các hoạt động của FSPS-II. Tỉnh nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại các vùng đầm phá, coi đó là yếu tố quan trọng chính đối với tăng trưởng kinh tế và trọng tâm giảm nghèo của tỉnh.

Tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm đến việc hỗ trợ tăng cường năng lực chuyên môn cho ngành thuỷ sản ở tất cả các cấp quản lý hành chính thủy sản của tỉnh, đặc biệt là nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch và chiến lược quản lý đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản cho Sở Thuỷ sản. Tỉnh cũng rất cần sự hỗ trợ để cải thiện chất lượng thuỷ sản, xử lý sau thu hoạch và tăng cường hệ thống marketing thuỷ sản trong tỉnh, đồng thời dành ưu tiên hỗ trợ các hệ thống sản xuất giống chất lượng cao và đưa vào áp dụng các tập quán nuôi thả mới trong tỉnh.

Tỉnh cũng nhấn mạnh đến mối quan hệ chặt chẽ với Đại học Huế, hiện tại đang tham gia một số hoạt động đang tiếp diễn cũng như cung cấp các dịch vụ đào tạo cho ngành thủy sản tại cấp tỉnh.

Những lĩnh vực được ưu tiên về kết quả đầu ra cho tỉnh Thừa Thiên-Huế được nêu trong trang tiếp theo:

141

Page 144: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các ưu tiên về Kết quả đầu ra cho tỉnh Thừa Thiên-Huế(3 mức độ ưu tiên: Cao-Trung bình-Thấp)

Cao Trung

bình

Thấp

STOFAĐầu ra 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện và giám sát các chính sách và văn bản pháp lý cấp trung ương & địa phương của ngành được tăng cường.

X

Đầu ra 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp trong ngành thủy sản được đổi mới.

X

Đầu ra 3: Cơ sở nguồn nhân lực ở các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp (trực thuộc BTS) được tăng cường và nâng cấp về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

X

Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được phát triển hơn nữa.

X

Nuôi trồng thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quản lý cải tiến, bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm về môi trường, được đưa vào hoạt động ở 9 tỉnh với sự tham gia của các khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng.

X

Đầu ra 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 bộ phận của 1 ngành sản xuất quốc gia đa dạng và được phân cấp, sản xuất giống chất lượng cao cho các tập quán nuôi thả mới

X

Đầu ra 3: Một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan với các chiến lược sản xuất chủ yếu được phổ biến trên toàn quốc.

X

Đầu ra 4: Một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận, dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi

X

Đầu ra 5: Một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, với sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm người nghèo, được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo

X

Khai thác thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động về khai thác thủy sản của NADAREP, gồm cả các Chi cục và các Sở TS và Sở NN&PTNT liên quan, được nâng cao.

X

Đầu ra 2: Các cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của các cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định trong NADAREP và các Sở TS và Sở NN&PTNT.

X

Đầu ra 3: Các phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiện

X

142

Page 145: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Sau thu hoạchĐầu ra 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, các tập quán truy xuất nguồn gốc và marketing được nâng cao

X

Đầu ra 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặt trọng tâm vào các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

X

Đầu ra 3: Năng lực phân tích và quản lý các rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

X

143

Page 146: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

TỈNH ĐĂK LĂK

Bối cảnh

Tỉnh Dak Lak nằm trên Tây Nguyên, ở phía Tây-Nam Dãy Trường Sơn. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp Vương quốc Cam-pu-chia với đường biên giới chung dài 193 km. Đăk Lăk có diện tích tự nhiên 13.085 km2.

Tỉnh có 13 đơn vị hành chính (12 huyện và 1 thành phố thủ phủ là Buôn Ma Thuột) với 165 xã/phường (13 phường, 13 thị trấn và 139 xã). Trong tổng số 139 xã có 38 xã đặc biệt khó khăn. Dân số của tỉnh là 667.737 người.

Thông tin kinh tế xã hội

Toàn tỉnh hiện có 27.570 ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản, trong đó số diện tích đã đưa vào sử dụng là 3.498 ha. Có 4 loại thủy vực: Mặt nước lớn (≥ 5ha), gồm các hồ tự nhiên, hồ chứa thủy lợi, hồ thuỷ điện, với

tổng diện tích 7.570 ha; Mặt nước nhỏ (<5ha) gồm hồ chứa, ao cá gia đình, với tổng diện tích 2.500 ha; Ruộng trũng có khả năng nuôi cá mùa vụ, với tổng diện tích 8.500 ha; Sông suối lớn với tổng diện tích mặt nước là 9.000ha.

Các huyện có diện tích đã đưa vào nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất là Huyện Krông Păk với 700 ha, Huyện EaKar với 664 ha, TP.Buôn Ma Thuột với 453 ha, và Huyện Krông Ana với 397 ha.

Số liệu nhân khẩu và nghèo khổ

Huyện, thị xã, thành phố

Số xã, phường Dân số (người)

Trong đóxã

nghèo

Số hộ dân

Hộ xếp loại

nghèo

% số hộ

nghèo

Total: 139 1.667.737

327.075

36.213 11,07

TP Buôn Ma Thuột

8 xã+13 phường, thị trấn

309.942 62.595 5.596 8,90

Huyện EaH’Leo 9 xã + 1 thị trấn 105.571 20.944 2.151 10,27Huyện EaSúp 7 xã + 1 thị trấn 39.144 8.436 847 10,04Huyện Krông Năng

9 xã + 1 thị trấn 109.576 21.726 2.363 10,87

Huyện Krông Buk

12 xã + 1 thị trấn 151.981 28.371 3.414 12,03

Huyện Buôn Đôn

7 xã 55.380 11.654 1.059 9,08

Huyện Cư M’ga 1414 xã + 2 thị trấn

155.926 29.669 2.956 9,96

144

Page 147: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Huyện EaKar 11 xã + 2 thị trấn 141.324 29.618 4.023 13,58Huyện M’Đrak 11 xã + 1 thị trấn 56.490 11.750 1.506 12,82Huyện Krông Păk

15 xã + 1 thị trấn 209.980 39.558 5.093 12,87

Huyện K.rông Bông

13 xã +1 thị trấn 80.210 15.354 1.540 10,29

Huyện Krông Ana

13 xã + 1 thị trấn 197.591 36.386 3.876 10,65

Huyện Lăk 10 xã + 1 thị trấn 55.072 10.628 1.786 16,80

Đăk Lăk có 36.213 hộ nghèo, nghèo chiếm 11% tổng số hộ dân trong tỉnh, trong đó có 14.428 hộ người dân tộc bản địa,16.714 hộ người Kinh, và 5.071 hộ thuộc các dân tộc thiểu số khác. Có 130 hộ thuộc diện đối tượng chính sách.

Hiện số lao động tham gia hoạt động thuỷ sản toàn tỉnh là 735 người (chưa kể số lao động không thường xuyên vừa làm thuỷ sản vừa hoạt động sản xuất khác), trong đó có 75 lao động của các trại cá giống quốc doanh. Ước tính có 600-1.000 làm nghề kinh doanh thủy sản tại 15 chợ đầu mối (2 chợ ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột và 13 chợ thị trấn và huyện, chưa tính các chợ xã và phường).

Các chỉ tiêu đã đạt được và trong kế hoạch của tỉnh

Chỉ tiêu Đ.vị tính

2001 2002 2003 2004 Kế hoạch 2006

Kế hoạch 2010

Tỷ lê tăng trưởng hàng năm từ 2001-04

Tổng sản lượng thuỷ sản nước ngọt

tấn 1.500 4.740 7.729 6.350 8.350 11.000

Cá nuôi ruộng - - 250Cá nuôi ao hồ nhỏ

3.980 4.600 6.500

Cá nuôi mặt nước lớn

650 1.250 2.000

Cá khai thác 1.973 2.500 2.500Diện tích ha 3.500 6.000 10.00

0- Nuôi ruộng trũng

ha - - 500

- Ao, hồ nhỏ ha 2.150 2.500 3.500- Mặt nước lớn ha 1.300 2.500 4.000

** Số liệu bao gồm cả tỉnh Đắc Nông khi đó chưa tách tỉnh

Ở Đăk Lăk rất khó tách biệt giữa khai thác cá nội đồng và nuôi nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động khai thác thuần tuý chỉ diễn ra trên Sông Sêrêpốc, và mức độ không

145

Page 148: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

đáng kể cả về số người tham gia và sản lượng đánh bắt. Ở các hồ chứa và hồ tự nhiên có các hoạt động khai thác kết hợp nuôi trồng dưới hình thức đơn giản và không thường xuyên.

Các sản phẩm thuỷ sản chế biến: hiện chỉ có các sản phẩm thủy sản tươi sống và phơi khô phân phối theo các mạng lưới tư nhân đến các chợ tiêu thụ trong tỉnh. Không có các cơ sở chế biến thủy sản tại chỗ trong tỉnh.

Đơn vị tiếp nhận, Sở NN&PTNT

Sở NN&PTNT của tỉnh Đăk Lăk sẽ là đơn vị tiếp nhận Chương trình.

Bộ máy tổ chức của Sở gồm: Cơ quan Sở với 45 biên chế, gồm ban lãnh đạo 6 người và 6 phòng/ban chức năng (Tổ chức-hành chính, Trồng trọt, Chăn nuôi, Thanh tra, Chế biến, Chính sách, Kế hoạch-Đầu tư): gồm 39 người. Trang/thiết bị gồm 24 máy vi tính và 4 xe ô-tô con.

Ngoài ra, Sở NN&PTNT Đăk Lăk còn bao gồm các đơn vị trực thuộc:

5 Chi cục trực thuộc (Thú y, Bảo vệ thực vật, Lâm nghiệp, Định canh-Định cư, Thuỷ lợi) với gồm 137 biên chế, 33 máy vi tính, và 5 xe ô-tô;

3 Đơn vị sự nghiệp (Các Trung tâm Khuyến nông & giống cây trồng, vật nuôi; Nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn; Qui hoạch khảo sát thiết kế lâm nghiệp) với 98 biên chế, 25 máy vi tính, và 6 xe ô tô.

Các thiết bị văn phòng khác như điện thoại, máy fax, máy photocopy... được trang bị đủ đảm bảo các yêu cầu hoạt động văn phòng. Máy tính được nối mạng LAN và INTERNET để đảm bảo hoạt động chức năng của cơ quan.

Để thực hiện FSPS-II, UBND tỉnh sẽ giao Sở NN&PTNT huy động nhân lực từ các phòng/ban trong Sở và các đơn vị trực thuộc (Phòng Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, Công ty Thuỷ sản và Trường đại học Tây Nguyên) tham gia. Hiện tại Sở NN&PTNT có 1 kỹ sư thuỷ sản và nhiều kỹ sư nông nghiệp, trong đó có một số đã được Ủy hội Sông Mê-kông đào tạo về kỹ thuật và phương pháp nuôi trồng thủy sản. Các khuyến nông viên cũng đã được đào tạo về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho lúa, chè, cà-phê và các loại rau màu khác thông qua phương thức lớp học đầu bờ. Sở sẽ đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết trong khả năng của mình để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của bộ máy quản lý Chương trình.

Những quan tâm về chiến lược cho FSPS-II tại Đăk Lăk

Sản xuất nông và lâm nghiệp hiện chiếm khoảng 75% tổng GDP của tỉnh, trong đó thuỷ sản chiếm chưa đến 1%. Việc mở rộng và phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản sẽ là động lực tạo việc làm và đảm bảo sinh kế cho người nghèo.

Đăk Lăk là một tỉnh nghèo với tỷ lệ nghèo bình quân của toàn tỉnh là 11,1%, trong đó 54% thuộc các nhóm dân tộc thiểu số phân bố tương đối đều khắp các huyện.

146

Page 149: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Tuy nhiên, có 3 huyện có tỷ lệ nghèo cao là: Krôngpa 12,9%, Ea Kar 13,6% và Lak 16,8%. Khoảng 30% số hộ trong tỉnh sống dưới mức nghèo khổ chính thức. 3 huyện này hiện tại đang sử dụng (theo thứ tự) 30%, 12% và 5% diện tích mặt nước tiềm năng vào mục đích nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hai huyện Krôngpa và Ea Kar có diện tích mặt nước lớn nhất cho nuôi trồng thủy sản trong số 4 huyện có nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.

Các hoạt động của FSPS-II có thể được triển khai ở hầu hết các khu vực, tuy nhiên nếu 3 huyện nói trên có thể coi là đại diện cho tiềm năng phát triển của tất cả các huyên sau khi tiến hành khảo sát, thì sẽ rất có lợi nếu tập trung làm thí điểm ban đầu tại các huyện đó.

Tỉnh đang nhập thuỷ sản từ các tỉnh khác, và kế hoạch nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản hiện tại của tỉnh cho đến năm 2010 cho thấy diện tích sản xuất dự kiến tăng gấp 3 lần và sản lượng tăng gấp 2 lần.

Tiềm năng tăng trưởng chính của tỉnh là sử dụng tốt hơn diện tích mặt nước của 400 ao hồ kết hợp với hình thức đồng quản lý, và khai thác các bài học kinh nghiệm của các dự án quản lý của Uỷ hội Sông Mê-kông tại hai hồ chứa. Ngoài ra cũng có tiềm năng mở rộng diện tích nuôi trồng trên ruộng lúa nước theo mô hình cá-lúa.

UBND Tỉnh mong muốn ngăn chặn việc hủy hoại môi trường và đảm bảo nơi sinh sống cho các loài bản địa và quý hiếm, bao gồm cả các biện pháp bảo vệ tốt để quản lý các hồ chứa. Nếu được hoạch định đúng đắn, các loài bản địa và quý hiếm có thể tạo thành cơ sở cho chương trình nhân/gây giống và nuôi trồng thủy sản.

Các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong các hợp phần

Tỉnh Đăk Lăk chưa nhận được sự trợ giúp nào từ FSPS-I và mong muốn tham gia vào FSPS-II. Chương trình Thủy sản của Ủy hội UB Sông Mêkông do Danida hỗ trợ là nguồn tài trợ khác duy nhất hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản. Dự án này đang trong giai đoạn cuối, nhưng đang thương lượng về việc kéo dài thêm dự án.

Tỉnh có ưu tiên trong cả 4 hợp phần:

Hợp phần STOFA: tăng cường năng lực quản lý hành chính, đặc biệt trong việc xây dựng và theo dõi các chính sách và các yêu cầu về pháp lý.

Hợp phần Sau thu hoạch & Marketing: hỗ trợ chế biến quy mô nhỏ và các hệ thống marketing sản phẩm thuỷ sản cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Hợp phần Nuôi trồng thủy sản: ưu tiên cao được dành cho các hoạt động quy hoạch và quản lý nuôi trồng thủy sản đảm bảo sự tham gia của những người sử dụng cuối, cung cấp giống cải tiến có chất lượng cao cho các nhóm người nghèo cùng với đàn giống bố mẹ tốt hơn, hỗ trợ các trại giống do nông dân sản xuất nhỏ điều hành, và phát triển hệ thống cộng đồng gắn với khuyến nông thực hành.

147

Page 150: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Hợp phần Khai thác Thuỷ sản: ưu tiên cao được dành cho xây dựng chính sách và phát triển đồng quản lý, nhằm xây dựng các mô hình quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, bao gồm cả bảo tồn các giống quý hiếm địa phương tại hơn 400 ao, hồ chứa.

IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) hiện được áp dụng nhiều loại cây nông nghiệp, và sẽ vô cùng hữu ích làm cơ sơ cho các dịch vụ khuyến nông cải tiến trong sự phát triển nuôi trồng thủy sản, ví dụ như trong nuôi cá-lúa kết hợp, hoặc thí điểm nuôi cá tại eo nước và kênh rạch, gồm cả các hồ thuỷ điện. Trong số các huyện có 5 huyện phụ thuộc chủ yếu vào trồng lúa nhưng năng suất rất thấp, chỉ khoảng 250 kg/ha. Với đầu tư đầu vào hạn chế nhưng ở các tỉnh khác, mô hình sản xuất cá-lúa kết hợp trên đồng ruộng có thể giúp nông dân tăng gấp đôi hay gấp ba thu nhập. Với nguồn cung cấp giống được cải tiến và phân cấp, các hệ thống trên có thể dễ dàng đến được với các vùng miền núi xa xôi.

Những lĩnh vực được ưu tiên về kết quả đầu ra cho tỉnh Đăl Lăk được nêu trong trang tiếp theo:

148

Page 151: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các ưu tiên về Kết quả đầu ra cho tỉnh Đăk Lăk(3 mức độ ưu tiên: Cao-Trung bình-Thấp)

Cao Trung

bình

Thấp

STOFAĐầu ra 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện và giám sát các chính sách và văn bản pháp lý cấp trung ương & địa phương của ngành được tăng cường.

X

Đầu ra 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp trong ngành thủy sản được đổi mới.

X

Đầu ra 3: Cơ sở nguồn nhân lực ở các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp (trực thuộc BTS) được tăng cường và nâng cấp về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

X

Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được phát triển hơn nữa.

X

Nuôi trồng thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quản lý cải tiến, bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm về môi trường, được đưa vào hoạt động ở 9 tỉnh với sự tham gia của các khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng.

X

Đầu ra 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 bộ phận của 1 ngành sản xuất quốc gia đa dạng và được phân cấp, sản xuất giống chất lượng cao cho các tập quán nuôi thả mới

X

Đầu ra 3: Một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan với các chiến lược sản xuất chủ yếu được phổ biến trên toàn quốc.

X

Đầu ra 4: Một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận, dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi

X

Đầu ra 5: Một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, với sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm người nghèo, được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo

X

Khai thác thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động về khai thác thủy sản của NADAREP, gồm cả các Chi cục và các Sở TS và Sở NN&PTNT liên quan, được nâng cao.

X

Đầu ra 2: Các cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của các cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định trong NADAREP và các Sở TS và Sở NN&PTNT.

X

Đầu ra 3: Các phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiện

X

149

Page 152: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Sau thu hoạchĐầu ra 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, các tập quán truy xuất nguồn gốc và marketing được nâng cao

X

Đầu ra 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặt trọng tâm vào các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

X

Đầu ra 3: Năng lực phân tích và quản lý các rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

X

150

Page 153: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản, Giai đoạn 2 Văn kiện Chương trìnhBộ Thủy sản, Việt Nam

TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bối cảnh

Bình Định là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp Phú Yên, phía Tây giáp Gia Lai, phía Ðông giáp biển Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.065 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 680 km. Tổng diện tích tự nhiên là 6.025 km2.

Địa hình tuơng đối phức tạp, độ cao dốc dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là vùng núi với độ cao trung bình 600m trên mực nước biển và bao phủ 70% diện tích toàn tỉnh. Các đồng bằng ven biển bị chia cắt thành các thung lũng với nhiều hồ tự nhiên và các núi và đồi thấp chạy ngang ra biển. Bình Định có 134 km bờ biển bao bọc bởi dải thềm lục địa hẹp và các đường đẳng sâu 30m–50m–100m chạy sát bờ biển, đáy biển không bằng phẳng có độ dốc lớn.

Hệ thống sông ngòi ở Bình Định nhỏ hơn ở đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long. Bốn con sông lớn nhất là: sông Côn, sông Hà Thanh, sông La Tinh và sông Lại Giang.

Bình Định có 126 hồ tự nhiên và 200 hồ nhân tạo, tập trung ở các huyện: Tây Sơn (59 hồ, tổng diện tích 3.108 ha), Vĩnh Thạnh (tổng diện tích 1.529 ha), Hoài An (22 hồ, tổng diện tích 457 ha), An Nhơn (tổng diện tích 600 ha), và Vân Canh (tổng diện tích 33 ha). Tỉnh có 3 đầm phá là đầm Trà Ổ ở huyện Phù Mỹ, diện tích 1.200 ha; đầm Thị Nại ở Quy Nhơn, diện tích 5.060 ha; và đầm Đề Gi ở huyện Phù Cát, diện tích 1.580 ha.

Các đơn vị hành chính của tỉnh gồm thành phố thủ phủ Quy Nhơn và 10 huyện. Dân số trên 1,5 triệu người, 53% trong độ tuổi lao động.

Thông tin kinh tế xã hội

Trong tổng số 11 đơn vị hành chính cấp huyện, 03 huyện (Hoài Nhơn, Phù Mỹ và Phù Cát), thành phố Quy Nhơn và 04 xã nằm dọc bờ Tây của đầm Thị Nại và thuộc huyện Tuy Phước có hoạt động kinh tế biển.

Năm 2003 tỷ trọng giữa các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng cơ bản, và dịch vụ là 40% - 26% - 34%. Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp năm 2003 đạt 3.062,1 tỷ VND (giá cố định năm 1994), trong đó thủy sản chiếm 26,6%. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 140 triệu USD.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2003 còn 6,68%. Bình quân trên 1.000 người dân có 1,4 giường bệnh, 0,9 y/bác sĩ, 0,5 y tá, 230 học sinh phổ thông, 39,5 máy điện thoại.

151

Page 154: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Số liệu về nhân khẩu và nghèo khổ

Huyện (TP) Số xã/Phường

Số xã nghèo

Dân số(người)

Số hộ Số hộ nghèo

% số hộ nghèo

Tổng số toàn tỉnh 155 1.535.086 340.187 22.974 6,75TP Quy Nhơn 20 4** 250.954 54.186 1.715 3,17Huyện An Lão 9 24.358 5.506 760 13,80Huyện Hoài Nhơn 17 218.527 48.800 4047 8,29Huyện Hoài Ân 14 94.657 21.161 1798 8,5Huyện Phù Mỹ 19 4** 187.656 40.448 2.714 6,71Huyện Vĩnh Thạnh 7 26.562 6.069 1.144 18,85Huyện Phù Cát 18 5** 193.041 42.381 3.207 7,57Huyện Tây Sơn 15 138.335 30.442 2.317 7,61Huyện An Nhơn 15 189.853 41.447 2.188 5,28Huyện Tuy Phước 14 187.471 44.266 2.019 4,56Huyện Vân Canh 7 23.672 5.481 1.065 19,43

** Xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 106/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính Phủ

Tổng số lao động trong ngành thủy sản là 50.540 người, trong đó hầu hết họat động khai thác thủy sản (36.555 người). Nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản sử dụng 11.000 lao động; chế biến thủy sản, 2.000 lao động, và dịch vụ hậu cần nghề cá, 985 người. Phụ nữ chiếm khoảng 10% lực lượng lao động và hầu hết tập trung trong các hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản.

Các chỉ tiêu đã đạt được và trong kế hoạch của tỉnh

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2001 2002 2003 2004 Ước tính 2005

Chỉ tiêu 2010

Tổng sản lượng Tấn 3126.037

3.712.935

4.077.068

4.334

Nuôi ven biển Tấn 2.419 2.764 3.028 3.133,5

3.158 5.000

Diện tích ha 3.695 4.108 4.433 4.400 4.425 5.425Nuôi thủy sản nước ngọt

Tấn 625 863 957 1.100 1.120 1.500

Diện tích ha 1.200 1.445 1.627 1.883 1.912 2.412Khai thác thủy sản Tấn 82.037 85.935 92.068 96.000 98.000 100.00

152

Page 155: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

0Sản lượng chế biến Tấn 12.150 12.600 14.450 17.500 20.100 36.000Sản lượng xuất khẩu

Tấn 4.272 3.520 2.007 2.461 2.900 9.500

Kim ngạch xuất khẩu

1.000 USD

27.425 21.548 12.042 16.140 20.000 40.000

Số nhà máy/cơ sở chế biếnCông nghiệp Cơ sở 03 04 05 05 05 07Thủ công Cơ sở 30 32 40 46 50 60

Về năng lực khai thác hải sản: Hiện toàn tỉnh có 6.935 tàu thuyền với tổng công suất 259.698 HP. Khoảng 75% số tàu thuyền thuộc cỡ trung bình với công suất máy <50 HP. Tổng công suất tàu thuyền được phân chia như sau:

Dưới 20 HP: 1.679 chiếc, Từ 20 đến 50CV: 3.540 chiếc (chiếm 51%), Từ 50 đến 90CV: 1.454 chiếc, Từ 90 đến 250CV: 254 chiếc.

Gấn nửa số tàu thuyền (3.090 chiếc) tham gia nghề câu, và 1.246 chiếc chủ yếu hoạt động khai thác bằng lưới vây.

Đơn vị tiếp nhận, Sở Thủy sản Cơ quan Sở Thuỷ sản Bình Định có 4 đơn vị phòng/ban với 22 biên chế (gồm các Phòng Kỹ thuật và QLNC, Phòng Tổ chức-Hành chính, Thanh tra Sở, Phòng Kinh tế-Kế hoạch). Tỉnh có 1 Chi cục BVNL Thủy sản với 32 biên chế, và 1 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khuyến ngư và kinh tế thủy sản với 22 biên chế. Tổng biên chế hiện có tính đến tháng 12/2004 là 72 công chức.

Để thực hiện các hoạt động thuộc FSPS-II, tỉnh sẽ thành lập Ban Chỉ đạo Tỉnh (gồm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban, và các Tiểu ban tương ứng với 4 hợp phần của FSPS-II). Giúp việc cho Trưởng ban có bộ phận nghiệp vụ với các chuyên viên về Kế hoạch-Tài chính, và một số nhân viên hỗ trợ tuyển từ ngoài ngành thủy sản.

Ban Chỉ đạo Tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ việc thực hiện chương trình tại tỉnh, gồm lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá, kế toán, và báo cáo.

Chính phủ Việt Nam sẽ cung cấp các đầu vào sau: Các cán bộ quản lý Chương trình, Trang bị cho văn phòng các cố vấn quốc tế, khu vực, quốc gia, và các

chuyên gia tư vấn ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, Thuế và lệ phí cho các trang thiết bị nhập khẩu.

UBND tỉnh Bình Định sẽ góp phần cung cấp các đầu vào sau: Cử cán bộ quản lý và thực hiện chương trình (kiêm nhiệm) tại tỉnh.

Nhân viên hợp động làm chuyên trách hưởng lương của Chương trình.

153

Page 156: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Hỗ trợ về tài chính cho việc sửa chữa, bảo dưỡng trụ sở làm Văn phòng Chương trình tại cơ quan Sở Thuỷ sản, bao gồm phòng làm việc của Ban chỉ đạo, cố vấn và chuyên gia tư vấn.

Hỗ trợ tài chính cho các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ hàng năm.

Kinh phí thực hiện các hoạt động cụ thể sẽ được phẩn bổ cho tỉnh Bình Định từ nguồn vốn hỗ trợ của DANIDA.

Những quan tâm về chiến lược cho FSPS-II tại Bình Định

Mối quan tâm lớn của tỉnh Bình Định là xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là cho những nông dân nghèo thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng miền núi và đầm phá ven biển. Ở các vùng miền núi, có nhiều hồ thiên nhiên và hồ chứa có thể phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Phương thức tiếp cận được áp dụng là tổ chức người dân vào mô hình đồng quản lý để đảm bảo cho các hoạt động được tiếp tục thực hiện và bền vững. Các chương trình nuôi thả thủy sản nước ngọt và nước lợ tại các địa điểm phù hợp cụ thể sẽ được xác định và thực hiện chương trình, bao gồm các loài thủy sản và công nghệ sản xuất mới.

Các mối quan tâm về môi trường của tỉnh bao gồm tình trạng hủy hoại sinh cảnh của các loài cá như các bãi đá và rạn san hô do các tập quán đánh bắt bất hợp pháp. Sản lượng đánh bắt giảm sút tại các đầm nước lợ cho thấy môi trường thủy sinh đang bị đe dọa bởi các tập quán đánh bắt hủy diệt. Sự hủy hoại các rạn san hô một phần là do bị phù sa đổ ra biển bồi lấp, điều này lại là do tác động của việc lái dòng các sông suối để phát triển nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi tôm không có quy hoạch làm nhiều khu vực bị nhiễm mặn, giảm diện tích rừng ngập mặn và gây ô nhiễm nước do sử dụng các loại hoá chất và thuốc kháng sinh.

UBND tỉnh và Sở thuỷ sản Bình Định đã nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và đã thừa nhận trên văn bản rằng các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác tài nguyên thiên nhiên bền vững và quản lý dựa vào cộng đồng cho đến nay vẫn chưa được đáp ứng đúng mức trong chiến lược phát triển ngành. Vì lý do đó, tỉnh mong muốn được trợ giúp để tăng cường năng lực quy hoạch và hoạch định chính sách ở cấp tỉnh và địa phương.

Các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong các hợp phần

Tỉnh Bình Định đã tham gia FSPS-1, và được hỗ trợ xây dựng năng lực cho cán bộ quản lý và để xây dựng và thực hiện các hệ thống thông tin quản lý. Tỉnh đã làm thí điếm nhiều hoạt động khác nhau liên quan đến xây dựng các hệ thống hành chính và kỹ thuật, quy trình và phương pháp trong quản lý hành chính thuỷ sản.

Việc thành lập các Chi Cục mới và ban hành các quy định mới về trách nhiệm của BTS và UBND các tỉnh là cơ sở tốt để tiếp tục sự hợp tác trong lĩnh vực thể hiện các tập quán tốt nhất, xây dựng và thử nghiệm các hệ thống.

154

Page 157: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Bình Định dành ưu tiên cao cho hỗ trợ xây dựng năng lực hoạch định cho ngành trong bối cảnh ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh tại các huyện nội đổng và miền núi có các nguồn nước ngọt và nước lợ trong các hồ tự nhiên, hồ chứa và đầm phá.

Tỉnh cũng dành ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản bền vững trong các điều kiện địa lý khác nhau, bao gồm nghiên cứu kỹ thuật, xây dựng các hướng dẫn và tổ chức cộng đồng nông dân theo các mô hình khác nhau. Việc lập ra các vùng nuôi an toàn và xúc tiến các tập quán nuôi tốt thông qua phát khuyến ngư với sự tham gia của địa phương cũng là một lĩnh vực ưu tiên.

Bình Định cũng dành ưu tiên cao cho việc xây dựng các hệ thống quan trắc môi trường và kiểm soát các dịch bệnh có thể lan rộng ở các vùng nuôi. Các biện pháp kiểm soát đó sẽ bao tập huấn cho những người sản xuất giống và nông dân cũng như xây dựng và thực hiện các hệ thống cảnh báo sớm và quan trắc môi trường.

Những lĩnh vực được ưu tiên về kết quả đầu ra cho tỉnh Bình Định được nêu trong trang tiếp theo:

155

Page 158: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các ưu tiên về Kết quả đầu ra cho tỉnh Bình Định(3 mức độ ưu tiên: Cao-Trung bình-Thấp)

Cao Trung

bình

Thấp

STOFAĐầu ra 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện và giám sát các chính sách và văn bản pháp lý cấp trung ương & địa phương của ngành được tăng cường.

X

Đầu ra 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp trong ngành thủy sản được đổi mới.

X

Đầu ra 3: Cơ sở nguồn nhân lực ở các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp (trực thuộc BTS) được tăng cường và nâng cấp về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

X

Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được phát triển hơn nữa.

X

Nuôi trồng thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quản lý cải tiến, bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm về môi trường, được đưa vào hoạt động ở 9 tỉnh với sự tham gia của các khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng.

X

Đầu ra 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 bộ phận của 1 ngành sản xuất quốc gia đa dạng và được phân cấp, sản xuất giống chất lượng cao cho các tập quán nuôi thả mới

X

Đầu ra 3: Một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan với các chiến lược sản xuất chủ yếu được phổ biến trên toàn quốc.

X

Đầu ra 4: Một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận, dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi

X

Đầu ra 5: Một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, với sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm người nghèo, được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo

X

Khai thác thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động về khai thác thủy sản của NADAREP, gồm cả các Chi cục và các Sở TS và Sở NN&PTNT liên quan, được nâng cao.

X

Đầu ra 2: Các cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của các cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định trong NADAREP và các Sở TS và Sở NN&PTNT.

X

Đầu ra 3: Các phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiện

X

156

Page 159: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Sau thu hoạchĐầu ra 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, các tập quán truy xuất nguồn gốc và marketing được nâng cao

X

Đầu ra 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặt trọng tâm vào các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

X

Đầu ra 3: Năng lực phân tích và quản lý các rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

157

Page 160: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

TỈNH BẾN TRE

Bối cảnh

Tỉnh Bến Tre nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh.

Bến Tre có đường bờ biển dài 65km và là tỉnh cuối cùng có Sông Mê Kông chảy qua trước khi đổ ra biển Đông. Bốn trong tổng số 9 nhánh của Sông Mê-kông chia cắt tỉnh thành các cù lao và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằn chịt. Địa giới các huyện hầu hết đều trùng với

Tỉnh có 8 đơn vị hành chính, gồm thị xã thủ phủ Bến Tre và 7 huyện. Dân số của tỉnh là gần 1,5 triệu người.

Thông tin kinh tế xã hội

Thu nhập bình quân đầu người ở Bến Tre là 336,47 USD/năm.

Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản là ngành nghề tạo thu nhập phổ biến truyền thống nhất của người dân địa phương. Diện tích nuôi thủy sản trên toàn tỉnh là 41.114 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp là 5.328 ha mà điển hình nhất hình thức tổ hợp tác. Tổng số tàu thuyền có đăng ký trong tỉnh là 2.065 chiếc, với tổng công suất là 247.800 CV (trung bình 120 CV/tàu). Mô hình tổ hợp tác cũng được đưa vào áp dụng một cách hiệu quả trong đánh bắt xa bờ.

Bến Tre có 3 huyện ven biển (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ, và nuôi ngao, sò và các loại nhuyễn thể khác; và 5 huyện thị nội đồng (Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Chợ Lách, và Thị xã Bến Tre) với các điều kiện thuận lợi cho nuôi thủy sản nước ngọt (tôm càng xanh và cá) trên quy mô hộ gia đình truyền thống trong các ao, hồ, ruộng và lồng trên sông.

Toàn tỉnh có 06 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất 24.500 tấn/năm, trong đó có 02 nhà máy vừa mới được cổ phần hóa.

Số liệu về nhân khẩu và nghèo khổ

Huyện (TP/TX)Số xã(Phường)

Dân số(người)

Trong đó số

xã nghèo

Số hộ Số hộ nghèo

%Số hộ

nghèo

Tổng số: 144 xã + 16 phường

1.348.167

14.752

Thị xã Bến Tre 6 xã + 9 phường

114.812 349

Huyện Châu Thành

22 xã + 1 phường

167.904 1.019

158

Page 161: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Huyện Chợ Lách 10 xã + 1 phường

133.437 1.480

Huyện Mỏ Cày 26 xã + 1phường

275.358 3.580

Huyện Giồng Trôm

21 xã+1 phường

186.522 2.026

Huyện Bình Đại 19 xã + 1phường

131.476 1** 1.175

Huyện Ba Tri 23 xã +1 phường

201.939 2.664

Huyện Thạnh Phú

17 xã + 1 phường

136.719 3** 2.459

** Xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 106/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 Thủ tướng Chính Phủ

Các chỉ tiêu đã đạt được và trong kế hoạch của tỉnh

Chỉ tiêu* Đơn vị tính

2001 2002 2003 2004

Tổng sản lượng tấn 109.800 135.953 129.049 138.542Khai thác hải sản tấn 61.570 67.706 58.954 65.932NTTS và khai thác nội địa tấn 48.230 68.247 70.095 72.610Diện tích NTTS nước ngọt haSản lượng chế biến tấnSản lượng xuất khẩu tấnKim ngạch XK 1.000

USD17.800 18.000 20.205 55.020

Số lượng nhà máy/ cơ sở chế biến

No 4

Số lượng nhà máy/cơ sở có code xuất khẩu vào EU

Cơ sở 2

Đơn vị tiếp nhận, Sở Thủy sản

Cơ quan Sở Thủy sản gồm 4 đơn vị chức năng (Ban Giám đốc Sở, Phòng Kinh tế-Kỹ thuật, Phòng Tổ chức-Hành chính, Ban Thanh tra) với 24 biên chế. Hạ tầng công nghệ thông tin gồm 01 máy chủ, mạng LAN và các máy tính cá nhân hầu hết đều mua từ năm 2002. Phương tiện vận tải gồm có 2 xe ô-tô.

Chi Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Trung tâm Khuyến ngư là các đơn vị thuộc sự quản lý của Bộ Thủy sản và sẽ là các bên hưởng lợi chính của FSPS-II.

Những quan tâm về chiến lược cho FSPS-II tại Bến Tre

Tỉnh Bến Tre đã rất thành công trong phát triển các mô hình kinh doanh hợp tác xã. Một trong những chiến lược giảm nghèo là thu hút người nghèo tham gia nuôi lồng bè cá tra/ba sa theo mô hình hợp tác xã. Chiến lược này cũng được áp dụng cho

159

Page 162: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

người nghèo tham gia thu lượm trai/hàu trên các bãi triều. Các chiến lược khuyến nông tập trung vào các nhu cầu và cơ hội của người nghèo cần được điều chỉnh cho thích ứng với hoàn cảnh thực hiện ở địa phương.

Địa hình của Bến Tre được đan xen bởi mạng lưới kênh rạch và sông ngòi chằng chịt. Đường bờ biển động phản ánh cả xói mòn và bồi lắng. Đước được coi là hệ sinh thái ngập mặn quan trọng nhất của tỉnh. Với sự giúp đỡ của các viện nghiên cứu, một kế hoạch kết hợp giữa phát triển đước với quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã được xây dựng để duy trì từ 75% đến 85% diện tích đước.

Các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong các hợp phần

Sở Thuỷ sản Bến Tre đã tham gia FSPS-I trong các hoạt động tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý, và xây dựng và thực hiện hệ thống thông tin quản lý.

Tỉnh Bến Tre dành ưu tiên cho việc tiếp tục hỗ trợ tằng cường quản lý hành chính thuỷ sản về các mặt hoạch định chính sách, lập kế hoạch và ra quyết định trong nuôi trồng, đắnh bắt thuỷ sản và xử lý sau thu hoạch. Ưu tiên này được coi là gắn liền với chiến lược của tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho việc hình thành sự hợp tác và các tổ chức dựa vào cộng đồng khác, và xác định các tiêu chí vận hành cho các tập quán nuôi trồng tốt sẽ được ứng dụng tại các vùng quy hoạch. Về mặt này, tỉnh đã thể hiện các kết quả đầy hứa hẹn với phương thức lồng ghép về tối ưu hóa các tập quán nuôi trồng và xử lý sau thu hoạch. Phương thức này cần tiếp tục được nghiên cứu và xây dựng để áp ứng dụng cho các tỉnh khác và để xây dựng và thử nghiệm hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Tỉnh Bến Tre cũng dành ưu tiên cho việc xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường và kiểm soát dịch bệnh cấp tỉnh để tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tỉnh. Đây cũng là sự tiếp tục các hoạt động phát triển đã được khởi động với sự hợp tác của FSPS-1.

Tỉnh Bến Tre có kế hoạch hỗ trợ việc phát triển các kỹ thuật nuôi trồng mới, đặc biệt là các loài cá nuôi lồng thích ứng với điều kiền cụ thể trên sông (các bờ cát), nhằm vào đối tượng là các nhóm người nghèo ở 4 huyện, chiếm hơn nửa số hộ nghèo trong toàn tỉnh. Việc sản xuất giống các loài mới và ứng dụng các tập quán chế biến tiên tiến trong sản xuất và phân phối giống cũng là ưu tiên của tỉnh.

Những lĩnh vực được ưu tiên về kết quả đầu ra cho tỉnh Bến Tre được nêu trong trang tiếp theo:

160

Page 163: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các ưu tiên về Kết quả đầu ra cho tỉnh Bến Tre(3 mức độ ưu tiên: Cao-Trung bình-Thấp)

Cao Trung

bình

Thấp

STOFAĐầu ra 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện và giám sát các chính sách và văn bản pháp lý cấp trung ương & địa phương của ngành được tăng cường.

X

Đầu ra 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp trong ngành thủy sản được đổi mới.

X

Đầu ra 3: Cơ sở nguồn nhân lực ở các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp (trực thuộc BTS) được tăng cường và nâng cấp về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

X

Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được phát triển hơn nữa.

X

Nuôi trồng thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quản lý cải tiến, bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm về môi trường, được đưa vào hoạt động ở 9 tỉnh với sự tham gia của các khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng.

X

Đầu ra 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 bộ phận của 1 ngành sản xuất quốc gia đa dạng và được phân cấp, sản xuất giống chất lượng cao cho các tập quán nuôi thả mới

X

Đầu ra 3: Một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan với các chiến lược sản xuất chủ yếu được phổ biến trên toàn quốc.

X

Đầu ra 4: Một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận, dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi

X

Đầu ra 5: Một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, với sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm người nghèo, được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo

X

Khai thác thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động về khai thác thủy sản của NADAREP, gồm cả các Chi cục và các Sở TS và Sở NN&PTNT liên quan, được nâng cao.

X

Đầu ra 2: Các cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của các cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định trong NADAREP và các Sở TS và Sở NN&PTNT.

X

Đầu ra 3: Các phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiện

X

161

Page 164: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Sau thu hoạchĐầu ra 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, các tập quán truy xuất nguồn gốc và marketing được nâng cao

X

Đầu ra 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặt trọng tâm vào các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

X

Đầu ra 3: Năng lực phân tích và quản lý các rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

X

162

Page 165: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

TỈNH AN GIANG

Bối cảnh

Tỉnh An Giang nằm ở vùng trung tâm vùng hạ lưu của lưu vực Sông Mê-kông, phía Tây-Nam của vùng ĐBSCL, phía Đông và Đông-Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam và Tây-Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông-Nam giáp tỉnh Cần Thơ và Phía Tây bắc giáp Vương quốc Cam-pu-chia (có đường biên giới chung dài 95km). An Giang cách Tp. Hồ Chí Minh 200 km và cách Tp. Cần Thơ 60 km.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.406 km2, chiếm 1,03% diện tích cả nước và đứng hàng thứ 4 ở ĐBSCL.

Tỉnh có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai sông chính là Sông Tiền dài 80 km và Sông Hậu dài 100 km, cùng với 2 chi lưu là sông Châu Đốc dài 28 km và sông Vàm Nao dài 0,7 km.

Các đơn vị hành chính của tỉnh gồm thị xã Châu Đốc, thành phố Long Xuyên và 9 huyện. Tổng dân số năm 2004 là 2,17 triệu người (đứng đầu về dân số so với các tỉnh ĐBSCL).

Thông tin kinh tế xã hội

Thu nhập bình quân đầu người ở An Giang vào khoảng 456 USD/năm (thống kê 2004).

Tỉnh An Giang có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện, trong đó trục đường bộ chính là QL91 nối với QL2 của Campuchia qua cửa khẩu Quốc tế Xuân Tô (huyện Tịnh Biên). Tỉnh còn có các trục đường thủy quốc tế trên sông Tiền và sông Hậu.

Nghề nuôi thủy sản rất phát triển, đặc biệt là nghề nuôi cá bè truyền thống với sản phẩm chủ lực là cá tra và cá basa. An Giang luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản nước ngọt. An Giang có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.943 ha (gồm 1.285 ha nuôi cá, 539 ha nuôi tôm và 119,06 ha sản xuất giống).

Diện tích nuôi tập trung nhiều nhất ở các huyện Thoại Sơn (540 ha, chiếm 29%), Châu Phú (300 ha, chiếm 16%) và Phú Tân (191 ha, chiếm 10%). Diện tích nuôi tôm chân ruộng chủ yếu ở huyện Thoại Sơn với 406 ha (gần 76% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh). Tổng số bè cá là 3.504 chiếc, trong đó bè nuôi cá tra, basa là 1.653 chiếc. Số hộ nghèo ở 3 huyện trên chiếm 1/3 tổng số hộ nghèo trong tỉnh. Số hộ nghèo còn lại chủ yếu sinh sống ở các vùng miền núi.

Số liệu nhân khẩu và nghèo khổ ở An Giang

Huyện, thị xã, thành phố

Số xã, phường Dân số (người)

Trong đóxã

Số hộ dân

Số hộ xếp loại nghèo

% số hộ

nghèo163

Page 166: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

nghèoTotal: 122 xã + 15 thị

trấn + 13 phường

2215.585

454.745 15.876 3,49

TP.Long Xuyên

3 xã + 9 phường 253.261 51.667 310 0,6

TX.Châu Đốc 3 xã + 4 phường 171.707 24.688 237 0,96

Huyện An Phú 12 xã + 1 thị trấn 239.062 37.390 2.464 6,59

Huyện Tân Châu

9 xã + 1 thị trấn 153.654 34.511 1.094 3,17

Huyện Phú Tân

17 xã + 2 thị trấn 234.229 53.902 1.768 3,28

Huyện Chợ Mới

16 xã + 2 thị trấn 239.062 51.833 1.244 2,4

Huyện Thoại Sơn

13 xã + 3 thị trán 109.601 25.684 3.023 11,77

Huyện Châu Thành

12 xã + 1 thị trấn 114.912 27.344 2.718 9,94

Huyện Châu Phú

12 xã + 1 thị trấn 163.666 34.444 899 2,61

Huyện Tri Tôn 13 xã + 2 thị trấn 355.798 75.782 1.114 1,47

Huyện Tịnh Biên

12 xã + 2 thị trấn 180.633 37.500 1.005 2,68

Các chỉ tiêu đã đạt được và trong kế hoạch của tỉnh An Giang

Chỉ tiêu Đ.Vị tính 2001 2002 2003 2004

Ước tính 2005

Chỉ tiêu 2010

Tỉ lệ tăng

trưởng từ

2001-2004

Tổng sản lượng Tấn            5.20%Loài chủ yếu Tấn            

Nuôi ven biển Tấn            Các loài chủ yếu Tấn              Diện tích ha              Nuôi thuỷ sản nước ngọt Tấn

83.643

111.599

136.825

154.675

170.000

360.000  

Các loài chính Tấn              

Diện tích ha

984 1.465

1.101

1.944

2.900

7.200  

164

Page 167: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Khai thác thuỷ sản Tấn

96.570

79.061

67.473

58.062

10.407

6.497  

Các loại chủ yếu Tấn              Sản lượng chế biến Tấn

11.463

24.966

29.061

41.324

60.000

125.000  

Sản lượng xuất khẩu Tấn

13

25

23

40

40    

Kim ngạch xuất khẩu

1.000 USD

34.407

62.502

52.966

125.000

130.000

250.000  

Số lượng nhà máy/cơ sở chế biến

Chiếc      

6

9    

Đơn vị tiếp nhận: Sở NN&PTNT và Sở Thủy sản

Công tác quản lý hành chính và quy hoạch thủy sản trước đây vẫn thuộc trách nhiệm của Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang, Sở Thủy sản đã được thành lập năm 2005 và đi vào hoạt động từ tháng 6/2005.

Cho đến gần đây Chi Cục Thủy sản vẫn trực thuộc Sở NN&PTNT và chịu trách nhiệm quản lý thủy sản trên địa bàn tỉnh. Chi cục có 24 biên chế (18 nam và 6 nữ) với 4 phòng chức năng: Phòng Tổ chức-Hành chánh, Phòng Thanh tra, Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ và Phòng Chất lượng Thủy sản. Hạ tầng công nghệ thông tin gồm 01 máy chủ nối mạng LAN với 11 máy tính cá nhân đã được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin và công tác. Phương tiện vận tải có 01 xe ô-tô 04 chỗ ngồi MAZDA-626 .

Chi Cục Thủy sản có 2 đơn vị trực thuộc:

- Trạm Kiểm dịch Thủy sản Vàm Cống – ở Tp. Long Xuyên với 02 biên chế và

- Trạm Kiểm dịch Thủy sản Đa Phước – ở huyện An Phú với 02 biên chế.

Chương trình thành lập Sở Thủy sản đã được Tỉnh ủy, HĐND và UBND thống nhất. Dự kiến tháng 6/2005 sẽ ra mắt Sở gồm các đơn vị như sau:

1. VP.Sở gồm 30 biên chế.2. Chi Cục Thủy sản.3. Trung tâm Khuyến Ngư.4. Trung tâm Nghiên cứu & Sản xuất giống Thủy sản.5. Các Phòng Thủy sản tại các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh (liên huyện).

Những quan tâm về chiến lược cho FSPS-II tại An Giang

Vấn đề về nghèo đói ở An Giang đang giảm dần và số hộ nghèo ở dưới mức 4% trong năm 2005. Các hộ nghèo còn lại trong tỉnh tập trung chủ yếu trong đồng bào Khơ-me sinh sống tại các vùng miền núi biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Ngay cả những dân sinh sống ở các vùng đất trũng thường xảy ra lũ lụt trên diện rộng cũng có thể phải chịu nghèo khổ và thiếu ăn theo mùa tủy tình hình lũ lụt. Việc

165

Page 168: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

phát triển thuỷ sản để hỗ trợ cho nhóm thứ nhất sống tại miền núi biên giới gặp nhiều khó khăn hơn, trong khi đó có thể vận động nhóm thứ hai sống ở các vùng trũng tham gia mô hình cá-lúa và tôm-lúa kết hợp là mô hình đã được đưa vào áp dụng thành công gần đây tại tỉnh.

An Giang là tỉnh có sản lượng cá da trơn (Tra và Basa) nuôi thâm canh lồng bè lớn nhất và được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam, và tổng sản lượng cá tăng gấp 5 lần từ năm 1995 đến 2000. Hầu hết các lồng bè nuôi cá đều tập trung dọc theo bờ sông Mê-kông gần Châu Đốc, là nơi cung cấp cá con chính cho các lồng bè.

Việc nuôi cá lồng hiện phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn chế biến sẵn và thức ăn thừa bị thải trực tiếp ra sông. Điều này có nghĩa là việc nuôi cá lồng đóng góp thêm chất hữu cơ làm tăng BOD và độ vẩn đục trong nước, làm suy thoái chất lượng nước và khu hệ sinh vật vùng hạ lưu. Do việc mở rộng nuôi cá lồng tại Châu Đốc, chất lượng nước đã bị suy thoái đến mức làm bùng phát các đợt dịch bệnh cá khi mực nước thấp hoặc chảy chậm vào mùa khô. Hầu như không có cố gắng nào để giảm thiểu tác động môi trường hoặc cải thiện chất lượng nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi cá lồng tại Châu Đốc.

Nông dân rất cần thông tin về quản lý tốt hơn nghề nuôi cá lồng dựa vào chất lượng nước và các yếu tố thuỷ văn. Những thông tin này cũng sẽ giúp các nhà quản lý ước tính được tải lượng của dòng sông cho nuôi cá lồng, vốn là yếu tố thiết yếu cho các cơ quan chính phủ đề ra các chính sách và kế hoạch phát triển nuôi cá.

Các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong các hợp phần

Tỉnh An Giang đã được hỗ trợ thông qua các hoạt động chung trong FSPS-1 nhưng đã không được chọn làm tỉnh thí điểm.

Sở Thuỷ sản mới được thành lập năm 2005 và việc tuyển dụng cũng như đào tạo cán bộ trong các đơn vị/trung tâm trực thuộc là một thách thức lớn hiện nay. Trong bối cảnh này, tỉnh dành ưu tiên cao cho khả năng hỗ trợ xây dựng các thủ tục hành chính, và nâng cao năng lực trong hệ thống quản lý hành chính mới.

Sự phát triển bền vững của một ngành đã phát triển tốt như nuôi trồng thuỷ sản là một vấn đề hết sức quan trọng cho sinh kế của tỉnh. 3 trong 10 huyện nuôi trồng thủy sản có 5% hộ nghèo (tỷ lệ ở các huyện khác là từ 2,6% đến 11,8%). Ưu tiên của tỉnh là hỗ trợ phát triển các nguyên tắc khác nhau về tập quán nuôi trồng tốt và xử lý sau thu hoạch được cải thiện thông qua các kênh thương mại thay thế, ví dụ như đấu giá, nhóm nông dân và cải thiện các điều kiện vệ sinh ở các cơ sở vừa và nhỏ chịu trách nhiệm kinh doanh các sản phẩm thủy sản.

Việc thiết lập và thực hiện các hệ thống quan trắc môi trường, kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát việc sản xuất thức ăn và sử dụng các loại thuốc thú y được coi là các yếu tố vô cùng quan trọng đối với tính bền vững của ngành thủy sản trong tỉnh và được dành ưu tiên cao trong việc hợp tác với FSPS-II. Ưu tiên cao cũng được dành cho hỗ trợ phát triển giống các loại cá mới và đảm bảo chất lượng trong sản xuất giống.

166

Page 169: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Những lĩnh vực được ưu tiên về kết quả đầu ra cho tỉnh An Giang được nêu trong trang tiếp theo:

167

Page 170: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Các ưu tiên về Kết quả đầu ra cho tỉnh An Giang(3 mức độ ưu tiên: Cao-Trung bình-Thấp)

Cao Trung

bình

Thấp

STOFAĐầu ra 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện và giám sát các chính sách và văn bản pháp lý cấp trung ương & địa phương của ngành được tăng cường.

X

Đầu ra 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp trong ngành thủy sản được đổi mới.

X

Đầu ra 3: Cơ sở nguồn nhân lực ở các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp (trực thuộc BTS) được tăng cường và nâng cấp về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

X

Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được phát triển hơn nữa.

X

Nuôi trồng thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quản lý cải tiến, bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm về môi trường, được đưa vào hoạt động ở 9 tỉnh với sự tham gia của các khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng.

X

Đầu ra 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 bộ phận của 1 ngành sản xuất quốc gia đa dạng và được phân cấp, sản xuất giống chất lượng cao cho các tập quán nuôi thả mới

X

Đầu ra 3: Một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan với các chiến lược sản xuất chủ yếu được phổ biến trên toàn quốc.

X

Đầu ra 4: Một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận, dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi

X

Đầu ra 5: Một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, với sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm người nghèo, được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo

X

Khai thác thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động về khai thác thủy sản của NADAREP, gồm cả các Chi cục và các Sở TS và Sở NN&PTNT liên quan, được nâng cao.

X

Đầu ra 2: Các cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của các cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định trong NADAREP và các Sở TS và Sở NN&PTNT.

X

Đầu ra 3: Các phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiện

X

168

Page 171: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Sau thu hoạchĐầu ra 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, các tập quán truy xuất nguồn gốc và marketing được nâng cao

X

Đầu ra 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặt trọng tâm vào các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

X

Đầu ra 3: Năng lực phân tích và quản lý các rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

X

169

Page 172: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

TỈNH CÀ MAU

Bối cảnh

Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của Việt Nam. Tỉnh này có bờ biển dài 254 km và một số đảo như: Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc. Tỉnh có có ba mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp biển Đông, và phía Tây và Nam giáp Vịnh Thái Lan, còn phía Bắc của tỉnh tiếp giáp với hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.

Tổng diện tích tự nhiên của Cà Mau là 5.109,5 km2 được chia thành 8 huyện và 1 thành phố tỉnh lỵ Cà Mau là trung tâm kinh tế chính trị và văn hoá của tỉnh. Dân số là 1,4 triệu người.

Khí hậu Cà Mau mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 –11, mùa khô từ tháng 12-4 năm sau. Lượng mưa bình quân 2.360 ml/năm. Chế độ thủy triều ở Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều phía biển Đông và chế độ nhật triều không đều phía biển Tây. Chế độ thủy văn ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều với 33 cửa sông thông ra biển.

Thông tin kinh tế xã hội

Nguồn tài nguyên đất của tỉnh được chia thành 3 nhóm: Nhóm đất mặn 208.496 ha chiếm 40%, nhóm đất phèn 271.926 ha chiếm 52,18%, và nhóm đất phèn nhiễm mặn khoảng 30.387 ha. Về sử dụng đất, tỉnh có 351.344 ha đất nông nghiệp (67,6%); 104.805 ha đất lâm nghiệp có rừng (20,2%); 17.072 ha đất chuyên dùng (3,3%); 5.502 ha đất ở có vườn (1,1%); và 40.773 ha đất chưa sử dụng và sông suối (7,85%).

Số người trong độ tuổi lao động là 609.017 người, trong đó lao động nuôi trồng thủy sản là 335.870 người (50% nữ), khai thác thuỷ sản là 31.073 (30% nữ) và chế biến thuỷ sản là 19.000 người (90% nữ). 97,16% dân số là người Kinh, gần 2% là người Khơ-me, và gần 1% là người Hoa.

Cà Mau có nguồn nước mặn là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản và tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái và du lịch biển đảo.

Số liệu về nhân khẩu và nghèo khổ

Huyện, thị xã, thành phố

Số xã, phườn

g

Dân số (người)

Số xã nghèo

Số hộ dân

Số hộ xếp loại nghèo

% số hộ nghèo

Total:77

1.398.334 18

236.746 21.758

9,19

Thành phố Cà Mau 8 193.656 1 38.538  1.283

3,33

Huyện Thới Bình 10 137.928 5 26.740  2.754 10,29Huyện U Minh 7 90.182 3 18.537  2.243 12,10Huyện Trần Văn 11 189.369 5 37.254  4.096 10,99

170

Page 173: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

ThờiHuyện Đầm Dơi 13 179.085 2 35.884  2.871 8,00Huyện Ngọc Hiển 6 119.353 1 17.443 1.296 7,43Huyện Năm Căn 7 103.629 14.848  1.123 7,56Huyện Cái Nước 8 213.104 1 26.583  3.500 13,17Huyện Phú Tân 7 172.028 1* 20.919 2.592 12,39

** Xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 106/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 Thủ tướng Chính Phủ

Các chỉ tiêu đã đạt được và trong kế hoạch của tỉnh Cà Mau

Chỉ tiêu* Đ.vị tính

2001 2002 2003 2004 2005 ước tính

2010 Tỷ lê tăng trưởng hàng năm từ 2001-2004 (%)

Tổng sản lượng tấn 214.742

209.627

223.330

241.110

260.000

383.000

4,98

Trong đó: Tôm tấn 68.008

70.261

73.458

91.017

100.000

145.000

10,35

Nuôi ven biển tấn 79.688

81.314

85.917

101.947

122.400

235.500

10,20

Trong đó: Tôm tấn 55.330

60.619

62.241

80.313

90.000

138.000

13,27

Diện tích ha 217.898

239.398

248.028

245.338

247.510

261.095

Nuôi nước ngọt tấn 8.000 7.000 6.000 5.500 5.600 10.500

Trong đó: Cá tấn 8.000 7.000 6.000 5.500 5.600 10.500

Diện tích Ha 45.000

42.000

42.500

41.800

40.900

41.500

Khai thác sông, biển

tấn 127.504

121.313

131.413

133.663

132.000

137.000

1,07

Trong đó: Tôm tấn 12.678

9.642 11.217

10.740

10.000

7.000

CB hàng TS tấn 40.500

52.300

58.000

66.000

70.000

106.500

14,9

CB hàng TSXK tấn 32.800

40.300

47.000

55.000

60.000

96.500

16,39

Kim ngạch XK 1.000 US

241.200

300.000

405.000

442.000

500.0001.005.000 20,4

171

Page 174: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

DSố lượng nhà máy/ cơ sở chế biến

Cái 22 22 24 25 25 30

Số lượng nhà máy/ có sở có code XK vào EU

Cơ sở

15

Hiện toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp (gồm 25 xí nghiệp) có khả năng chế biến 60.000 tấn sản phẩm xuất khẩu, 15.000 tấn bột cá, trong đó có 20 băng chuyền IQF (tăng 19 băng chuyền so với năm 1998) với công suất đông IQF 19.000 tấn/ năm; 9 doanh nghiệp có code vào EU; 5 xí nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000; 10 xí nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP.

Tỉnh đã xác định các mục tiêu phát triển sau đây:

1. Phấn đấu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng theo hướng bền vững ; tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trên những lĩnh vực chính của Ngành.

2. Bố trí lại các loại hình nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, bền vững, đa dạng hoá giống loài nuôi, đưa nhanh tiến bộ KHKT vào sản xuất và tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích.

3. Tiếp tục đổi mới công nghệ, đổi mới công tác quản lý xí nghiệp, tăng năng lực sản xuất, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất và chế biến xuất khẩu, tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị cao để đáp ứng các nhu cầu thị trường.

4. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, chú trọng hơn nữa tới những thị trường dể tính và nội địa để tiêu thụ hết sản phẩm cho nồng dân.

5. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão, các cụm kinh tế biển… ; bố trí lại cơ cấu khai thác biển trên cả ba tuyến: tuyến khơi, tuyến lộng, tuyến bờ, trong đó quan tâm thích đáng đến việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ và trong các khu bảo tồn; phấn đấu giữ vững sản lượng khai thác biển từ nay đến năm 2010, trong khi tăng giá trị của sản phẩm khai thác biển cho ngư dân.

6. Phát triển kinh tế thủy sản ở Cà Mau gắn với xây dựng đời sống văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản, an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển đảo.

Đơn vị tiếp nhận, Sở Thủy sản Tỉnh Cà Mau sẽ thành lập Ban Quản lý Chương trình đặt tại Sở Thủy sản với 3 biên chế: 1 Giám đốc, 1 cán bộ kế hoạch hóa và 1 kế toán. Các nguồn lực có sẵn để thực hiện Chương trình gồm các chuyên gia tư vấn sẽ được thuê từ các viện nghiên cứu và trường cao đẳng và các chuyên viên trong nước được huy động từ các ban/ngành khác nhau trực thuộc UBND tỉnh.

Những quan tâm về chiến lược cho FSPS-II tại Cà Mau

172

Page 175: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Thuỷ sản tại tỉnh Cà Mau là ngành kinh tế đi đầu, hàng năm đóng góp khoảng 45-47% GNP của tỉnh, và 95-97% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Trong thời gian FSPS-I, tỉnh Cà Mau đã có bước phát trỉên đáng ghi nhận và bền vững trong ngành thuỷ sản, từng bước giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, và qua đó góp phần cải thiện điều kiện sống nói chung cho các hộ gia đình ngư dân. Ngành thuỷ sản đóng góp đánh kể vào xoá đói giảm nghèo qua việc giảm số lượng hộ ngư dân nghèo từ 15% xuống 10%.

Tỉnh Cà Mau đã xây dựng một kế hoạch phát triển chi tiết cho ngành thuỷ sản giai đoạn 2006 – 2010 và đã lựa chọn ngành thuỷ sản là trọng tâm ưu tiên của chiến lược phát triển của tỉnh đến 2020. Chiến lược của Cà Mau là giữ mức tăng trưởng của ngành thuỷ sản, coi tăng trưởng kinh tế là cơ chế đấu tranh chống nghèo đói. Kinh nghiệm từ FSPS-I cho thấy rõ những lợi ích đem lại cho các hộ ngư dân nghèo và phụ nữ thông qua tạo việc làm và cải thiện điều kiện lao động.

Việc mở rộng sản xuất trong nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau không thể không có tác động đến môi trường. Việc chặt phá rừng ngập mặn để mở rộng nuôi trồng thuỷ sản là một vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. 50% diện tích rừng ngập mặn còn lại của tỉnh Cà Màu nằm ở huyện Ngọc Hiển. Việc tăng cường sử dụng các loại hóa chất và thuốc trừ sâu trong nuôi trồng thủy sản ngày càng có quy mô lớn trong tỉnh. Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ có thu nhâp cao hơn nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Do đó đã diễn ra tình trạng chuyển đổi diện tích nước ngọt sang nước lợ, và tổng diện tích chuyển đổi từ nước ngọt sang nước lợ tại tỉnh Cà Mau chiếm khoảng 50% tổng diện tích chuyển đổi của cả nước. Tỉnh đã vượt quá chỉ tiêu chuyển đổi đươc nhà nước giao và đã bị yêu cầu phải chuyển đổi ngược lại 50.000 ha từ nước lợ thành nước ngọt.

Tỉnh Cà Mau đã đã xây dựng một kế hoạch phát triển rất chi tiết cho ngành thuỷ sản giai đoạn 2006 – 2010 và phát triển nuôi trồng nội đồng rõ ràng là có tiềm năng lớn.

Các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong các hợp phần

Tỉnh Cà Mau đánh giá chương trình FSPS-II là một hình thức hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển của ngành thuỷ sản ở Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Mặc dù tỉnh thấy tất cả các hoạt động Hợp phần đều hữu ích và mong muốn tham gia vào cả 4 Hợp phần, nhưng tỉnh dành ưu tiên cao nhất cho các kết quả đầu ra của Hợp phần Nuôi trồng thủy sản và Hợp phần Quản lý khai thác thủy sản, ưu tiên cho 7 trong số 8 đầu ra của 2 hợp phần này. Ưu tiên cao cũng được dành cho 1 đầu ra của Hợp phần Quản lý hành chính, còn các đầu ra của Hợp phần Sau thu hoạch & Marketing được coi là ở mức độ ưu tiên trung bình.

Trong Hợp phần Nuôi trồng thuỷ sản, Cà Mau dành ưu tiên cao về hỗ trợ cho:

1) Tăng cường năng lực lập kế hoạch và quản lý nuôi trồng thủy sản của Sở Thuỷ sản;

2) Sản xuất giống chất lượng cao cho nuôi trồng nước ngọt để đưa vào sản xuất các loài và tập quán nuôi thả mới, và xây dựng và thực hiện các tập quán tốt nhất về sản xuất giống cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn;

173

Page 176: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

3) Phát triển các hệ thống sản xuất có thể vừa nâng cao được năng xuất vừa đảm bảo áp dụng được các phương thức sản xuất an toàn;

4) Xác lập các phương thức khuyến ngư và đào tạo được xây dựng tốt dựa trên cơ sở tham gia của cộng đồng.

Trong Hợp phần Quản lý khai thác thủy sản, tỉnh Cà Mau dành ưu tiên cao cho:

1) Tăng cường năng lực quy hoạch và quản lý cho Sở thuỷ sản;

2) Xây dựng cơ cấu cố vấn hoạt động tốt cho quản lý khai thác thuỷ sản;

3) Phát triển các mô hình đồng quản lý thủy sản, đặc biệt chú trọng vào việc làm thế nào để thu hút được các hợp tác xã.

Tỉnh cũng dành ưu tiên cao cho việc tăng cường năng lực nguồn nhân lực trong ngành thuỷ sản ở tất cả các cấp: hành chính, đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp và nông/ngư dân.

Tài liệu tham khảo chính:1. Thống kê 2004 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;2. Thống kê cụ thể của tỉnh do Sở Nội vụ tỉnh cung cấp;3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 106/QD-TTg ngày 11/6/2004 về các

xã trong diện đặc biệt khó khăn;4. Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTS-BNV ngày 3/2/2005 hướng dẫn về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chức năng giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản ở địa phương;

5. Chín tỉnh được lựa chọn: Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, Thưa Thiên-Huế, Bình Định, Đăk Lăk, Bến Tre, An Giang và Cà Mau;

6. Cá tạp để sản xuất bột cá bao gồm các loại cá bình thường không được sử dụng làm thức ăn cho người nhưng một phần lớn số cá này là các loài có giá trị thương phẩm hoặc bị phân hủy (một phần) do sơ chế kém sau thu hoạch hoặc do kích thước quá nhỏ;

7. Hướng dấn theo dõi Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản (FSPS, NCG tháng 10/2001, Danida Ref. No. 104. Vietnam 103;

8. Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn 2, Văn kiện Chương trình;9. Việt Nam, Dự thảo, tháng 6/2005;10. Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn 2, Văn kiện Chương trình;11. Việt Nam, Dự thảo, tháng 6/2005;12. Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn 2, Văn kiện Chương trình;13. Việt Nam, Dự thảo, tháng 11/2004;14. Hỗ trợ Chương trình Ngành Thủy sản, Giai đoạn 2, Văn kiện Chương trình;15. Việt Nam, Dự thảo, tháng 11/2004;

174

Page 177: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Những lĩnh vực được ưu tiên về kết quả đầu ra cho tỉnh Cà Mau được nêu trong trang tiếp theo:

Các ưu tiên về Kết quả đầu ra cho tỉnh Cà Mau(3 mức độ ưu tiên: Cao-Trung bình-Thấp)

Cao Trung

bình

Thấp

STOFAĐầu ra 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện và giám sát các chính sách và văn bản pháp lý cấp trung ương & địa phương của ngành được tăng cường.

X

Đầu ra 2: Hệ thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp trong ngành thủy sản được đổi mới.

X

Đầu ra 3: Cơ sở nguồn nhân lực ở các đơn vị và tổ chức hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp (trực thuộc BTS) được tăng cường và nâng cấp về năng lực chuyên môn ở tất cả các cấp.

X

Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý thủy sản tiếp tục hoạt động và được phát triển hơn nữa.

X

Nuôi trồng thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quản lý cải tiến, bao gồm các khía cạnh xã hội và có trách nhiệm về môi trường, được đưa vào hoạt động ở 9 tỉnh với sự tham gia của các khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng.

X

Đầu ra 2: Các nhóm người nghèo tham gia có hiệu quả vào cung cấp giống và dịch vụ ở các tỉnh thí điểm như là 1 bộ phận của 1 ngành sản xuất quốc gia đa dạng và được phân cấp, sản xuất giống chất lượng cao cho các tập quán nuôi thả mới

X

Đầu ra 3: Một ngành sản xuất tăng trưởng làm ăn có lãi, hiệu suất, bền vững, đa dạng và bao gồm các khía cạnh xã hội được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan với các chiến lược sản xuất chủ yếu được phổ biến trên toàn quốc.

X

Đầu ra 4: Một nguồn dịch vụ hiệu suất, chất lượng cao và dễ tiếp cận, dựa trên năng lực mạnh về nghiên cứu và phân tích đa lĩnh vực, một mạng lưới hỗ trợ và theo dõi giám sát hiệu quả, và các tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi

X

Đầu ra 5: Một hệ thống cộng đồng tham gia được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư, với sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm người nghèo, được đưa vào áp dụng thu hút 80.000 nông dân tự cấp tự túc, trong đó có 50% là phụ nữ, và 40.000 người được thoát nghèo

X

Khai thác thủy sảnĐầu ra 1: Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động về khai thác thủy sản của NADAREP, gồm cả các Chi cục và các Sở TS và Sở NN&PTNT liên quan, được nâng cao.

X

Đầu ra 2: Các cơ cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt động tốt, và những tư vấn của các cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định trong NADAREP và các Sở TS và Sở NN&PTNT.

X

Đầu ra 3: Các phương thức tiếp cận của Việt Nam về đồng quản lý X

175

Page 178: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

nghề cá thích ứng được xây dựng và đưa vào thực hiệnSau thu hoạchĐầu ra 1: Các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, các tập quán truy xuất nguồn gốc và marketing được nâng cao

X

Đầu ra 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống marketing sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặt trọng tâm vào các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.

X

Đầu ra 3: Năng lực phân tích và quản lý các rủi ro về an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

X

176

Page 179: Bộ Thủy sản/media/Vietnam... · Web viewBTS thực hiện những chức năng của mình theo các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành trong đó có Luật Thuỷ

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản, giai đoạn II Văn kiện chương trìnhBộ Thủy sản, Việt nam

Tài liệu tham khảo

Lao động Thương binh Xã hội.

2, Các số liệu thống kê cụ thể của các tỉnh do Ban nội vụ các tỉnh cung cấp

3, Quyết định của thủ tướng chính phủ số 106/QD-TTg ra ngày 11 tháng 6 năm 2004 về các xã trong diện đặc biệt khó khăn.

4, Thông tư liên bộ 01/2005/TTLT-BTS-BNV ra ngày 3 tháng 2 năm 2005, hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan ban ngành hỗ trợ UBND thực hiện quản lý nhà nước về thuỷ sản tại địa phương.

177