143
Vắt sữa non như thế nào cho đúng và an toàn? Tuyệt đối không được dùng bất cứ máy hút sữa nào để hút sữa non trước khi sinh, mà chỉ được vắt nhẹ nhàng bằng tay. Cách vắt tay dễ học và dễ thuần thục sau một vài lần thực hành. Và kỹ năng này rất có ích về sau này trong quá trình nuôi con sữa mẹ lâu dài. Sữa non ở giai đoạn này được "thu hoạch từng giọt" như sau: vắt tay chỉ 3 đến 5 phút / lần x 3 - 5 lần/ ngày. dùng ống tiêm tiệt trùng (5ml - không kim) để thu từng giọt sữa non giữ túi nylon tiệt trùng gốc ban đầu, để cho ống tiêm có sữa vào, ghi ngày, dán lại trước khi trữ lạnh (dán tạm, nếu chưa đầy) thu tiếp sữa non vào ống tiêm cho đến khi đầy 1 ống 5 ml (không quá 3 ngày) 1 ống tiêm đầy (hoặc sau 3 ngày) thì niêm kín túi nylon và chuyển sang trữ đông trong 1 hộp kín (vd. Lock n Lock). Vì sữa non khá đặc và dẻo nên chảy chậm và không ra thành tia như sữa già, nên nếu mỗi lần vắt mẹ thu được 0.5ml - 1ml, mẹ có thể thu được 2.5ml - 5ml/ ngày là kết quả rất tốt rồi. Lượng sữa non thu được này có vẻ không nhiều, tuy nhiên nếu cm nhớ trong các bài trước Betibuti có mô tả dung tích dạ dày của bé sơ sinh trong ngày đầu chỉ 5 - 7ml, có nghĩa bé cũng chỉ cần bú 5 - 7ml/ cữ, cm sẽ hiểu vì sao một lượng sữa nhỏ thu hoạch trong vài tuần cũng vừa đủ cho con trong ngày đầu nếu cần. Đọc đến đây, chắc hẳn có nhiều mẹ vẫn thắc mắc, lo lắng, vì hầu hết cm có thể được khuyên không được vân vê, kích thích đầu ti vì sợ kích thích chuyển dạ, sinh sớm. Việc massage và vắt sữa này cũng có thể gây co thắt tử cung nhẹ, nhưng cách vắt và thời gian như mô tả trong bài viết này là an toàn và không kích ứng chuyển dạ (giống như những cơn chuyển dạ giả không đủ mạnh để gây sinh non), trừ khi mẹ đã ở sẵn trong tình trạng "doạ sinh sớm" từ trước tuần 36. Phương pháp vắt trữ sữa trước khi sinh này đã được chính thức giới thiệu trong nhiều tài liệu của các tổ chức chuyên môn về sữa mẹ, (như Tài liệu hướng dẫn số 2811 năm 2008 của La Lêch League GB, Tài liệu hướng dẫn số 322591 của Captial and Coast District Health Board New Zealand) 5- Cách tự vắt sữa bằng tay? Rửa tay sạch bằng xà phòng chườm bầu vú bằng khăn ấm (hoặc vắt sau khi tắm vòi sen ấm) massage bầu vú (có thể áp dụng pp massage 3' của Betibuti) Động tác vắt gồm 3 bước: đặt - ấn - vắt Đặt ngón tay cái phía trên quầng vú và ngón tay trỏ dưới quầng vú, cách chân ti khoảng 3cm - 4cm (đầu ngón tay cái, đầu ti và đầu ngón trỏ thẳng hàng) Ấn giữ các đầu ngón tay cố định trên da, ấn ngược vào thành ngực Vắt: ép hai đầu ngón tay về phía đầu ti để vắt nhẹ nhàng Lặp lại động tác này nhịp nhàng theo 3 bước cho đến khi thấy những giọt sữa non tiết ra khỏi đầu ti. Dùng ống tiêm hút "thu hoạch" từng giọt sữa non này 6- Cho bé bú sữa non trữ sẵn này như thế nào tốt nhất? Khi đi sinh, bố mẹ bé mang sữa đông này trong hộp kín và túi trữ lạnh và gửi vào ngăn đông ở tủ lạnh của Bệnh viện. Khi cần dùng, bố mẹ bé sẽ ngâm cả ống tiêm (để nguyên trong nylon tiệt trùng) vào nước ấm, hay máy hâm sữa, và đút cho bé ăn từ ống tiêm + mút ngón tay bố/ mẹ (finger-feeding như 1

Baby raising tips

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Helpful tips for raising your baby from 0 month to 3 years old.

Citation preview

Page 1: Baby raising tips

 Vắt sữa non như thế nào cho đúng và an toàn?

Tuyệt đối không được dùng bất cứ máy hút sữa nào để hút sữa non trước khi sinh, mà chỉ được vắt nhẹ nhàng bằng tay. Cách vắt tay dễ học và dễ thuần thục sau một vài lần thực hành. Và kỹ năng này rất có ích về sau này trong quá trình nuôi con sữa mẹ lâu dài.

Sữa non ở giai đoạn này được "thu hoạch từng giọt" như sau:vắt tay chỉ 3 đến 5 phút / lần x 3 - 5 lần/ ngày. dùng ống tiêm tiệt trùng (5ml - không kim) để thu từng giọt sữa nongiữ túi nylon tiệt trùng gốc ban đầu, để cho ống tiêm có sữa vào, ghi ngày, dán lại trước khi trữ lạnh (dán tạm, nếu chưa đầy)thu tiếp sữa non vào ống tiêm cho đến khi đầy 1 ống 5 ml (không quá 3 ngày)1 ống tiêm đầy (hoặc sau 3 ngày) thì niêm kín túi nylon và chuyển sang trữ đông trong 1 hộp kín (vd. Lock n Lock).

Vì sữa non khá đặc và dẻo nên chảy chậm và không ra thành tia như sữa già, nên nếu mỗi lần vắt mẹ thu được 0.5ml - 1ml, mẹ có thể thu được 2.5ml - 5ml/ ngày là kết quả rất tốt rồi.

Lượng sữa non thu được này có vẻ không nhiều, tuy nhiên nếu cm nhớ trong các bài trước Betibuti có mô tả dung tích dạ dày của bé sơ sinh trong ngày đầu chỉ 5 - 7ml, có nghĩa bé cũng chỉ cần bú 5 - 7ml/ cữ, cm sẽ hiểu vì sao một lượng sữa nhỏ thu hoạch trong vài tuần cũng vừa đủ cho con trong ngày đầu nếu cần.

Đọc đến đây, chắc hẳn có nhiều mẹ vẫn thắc mắc, lo lắng, vì hầu hết cm có thể được khuyên không được vân vê, kích thích đầu ti vì sợ kích thích chuyển dạ, sinh sớm.

Việc massage và vắt sữa này cũng có thể gây co thắt tử cung nhẹ, nhưng cách vắt và thời gian như mô tả trong bài viết này là an toàn và không kích ứng chuyển dạ (giống như những cơn chuyển dạ giả không đủ mạnh để gây sinh non), trừ khi mẹ đã ở sẵn trong tình trạng "doạ sinh sớm" từ trước tuần 36.

Phương pháp vắt trữ sữa trước khi sinh này đã được chính thức giới thiệu trong nhiều tài liệu của các tổ chức chuyên môn về sữa mẹ, (như Tài liệu hướng dẫn số 2811 năm 2008 của La Lêch League GB, Tài liệu hướng dẫn số 322591 của Captial and Coast District Health Board New Zealand)

5- Cách tự vắt sữa bằng tay?

Rửa tay sạch bằng xà phòngchườm bầu vú bằng khăn ấm (hoặc vắt sau khi tắm vòi sen ấm)massage bầu vú (có thể áp dụng pp massage 3' của Betibuti)

Động tác vắt gồm 3 bước: đặt - ấn - vắtĐặt ngón tay cái phía trên quầng vú và ngón tay trỏ dưới quầng vú, cách chân ti khoảng 3cm - 4cm (đầu ngón tay cái, đầu ti và đầu ngón trỏ thẳng hàng)Ấn giữ các đầu ngón tay cố định trên da, ấn ngược vào thành ngựcVắt: ép hai đầu ngón tay về phía đầu ti để vắt nhẹ nhàng

Lặp lại động tác này nhịp nhàng theo 3 bước cho đến khi thấy những giọt sữa non tiết ra khỏi đầu ti.Dùng ống tiêm hút "thu hoạch" từng giọt sữa non này

6- Cho bé bú sữa non trữ sẵn này như thế nào tốt nhất?

Khi đi sinh, bố mẹ bé mang sữa đông này trong hộp kín và túi trữ lạnh và gửi vào ngăn đông ở tủ lạnh của Bệnh viện.

Khi cần dùng, bố mẹ bé sẽ ngâm cả ống tiêm (để nguyên trong nylon tiệt trùng) vào nước ấm, hay máy hâm sữa, và đút cho bé ăn từ ống tiêm + mút ngón tay bố/ mẹ (finger-feeding như hình minh hoạ). Mỗi cữ 5ml, có thể cách cữ 1g - 1.5g trong ngày đầu, cho đến khi bé được về với mẹ, da-tiếp-da và bú mẹ trực tiếp.

Vì lượng sữa rất nhỏ, nên không nên chuyển sữa qua nhiều dụng cụ khác, vì sẽ làm hao tốn những giọt sữa quý giá này.

"SỮA TRƯỚC, SỮA SAU" (Foremilk - Hindmilk)

1

Page 2: Baby raising tips

Betibuti giải đáp băn khoăn của các mẹ rằng sao việc tăng cân của bé bú mẹ thường cứ giảm dần ở tháng thứ 3, thứ 4... dẫn đến quyết định của nhiều mẹ cho con bú sữa ct, hoặc cho ăn dặm sớm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bé k bú tròn cử, không phải do chất lượng/ số lượng của sữa mẹ.

Sữa già (matured milk) [- khác v sữa non (colostrum) của 5 ngày đầu sau khi sinh - một dịp khác betibuti sẽ bàn về sữa non sau nhe] được tạo ra trong 1 cữ bú gồm 2 phần: sữa trước (foremilk) và sữa sau (hindmilk).

Sữa trước giống như món tráng miệng rất nhiều nước, nhiều vitamin, protein.. (vì thế bé k cần uống nước) giải khát và tạo cảm giác ngon miệng cho bé.

Sữa sau giống như món chính rất nhiều năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng, chất béo... giúp cho bé no và tăng cân.

Nguyên do 1:

Tuỳ từng bé, nhưng thường thì từ cuối tháng thứ 2, đầu tháng thứ 3, bé đã rất tỉnh táo và lanh lợi, nhiều bé rất thích hóng chuyện và tò mò với mọi tiếng động, hoăc mọi câu chuyện diễn ra quanh mình.

Vì hóng chuyện nên bé ham chơi hơn ham ăn, nên khi bú hết sữa đầu, chưa được bao nhiêu sữa sau đã bỏ cử bú.

Cách khắc phục:

Mẹ tuyệt đối im lặng, k nói chuyện v bé hay v bất kỳ ai khác khi đang cho bé bú. Chọn nơi cho bú yên ắng, có ít người qua lại, ít tiếng động, tác động từ bên ngoài. Cố gắng cho bé bú càng lâu càng tốt.

Nguyên do 2:

Một số mẹ sợ mất cân đối ngực hay sợ con bú một bên k đủ no, nên mỗi cử bú đều cho bé bú 2 bên ti đều nhau. Dẫn đến tình trạng bé bú nhiều sữa đầu ở cả 2 bên ti, và không có đủ bửa ăn chính là sữa sau, mặc dù mẹ và bé đều có cảm giác bé bú rất nhiều và rất no.Nhưng bé lại k tăng cân đều, cứ như sữa mẹ k đủ chất.

Cách khắc phục:

Mỗi cử bú, cho bé bú trọn một bên ngực (khoảng 15'-20') cho đến khi mẹ cảm thấy sữa thật sự cạn. Nếu bé vẫn chưa no mới đổi sang ti kia bú tiếp.

Cử bú sau, mẹ sẽ cho bé bú đổi bên thì sẽ tốt cho cả mẹ và bé về dinh dưỡng cho bé và thẩm mỹ cho mẹ .

Nguyên do 3:

Ngực mẹ to quá lượng sữa đầu về quá nhiều, mẹ cảm thấy bé bú hết 1 cử no nê rồi mà 1 bên ngực cũng chưa cạn. Giống như khai vị nhiều quá, mà phải ăn hết khai vị mới được ra món chính, nhưng đến khi đó thì lại no mất rồi.

Cách khắc phục:

Mẹ vắt bớt sữa đầu (sữa này trữ đông lạnh, sau này ra 6 tháng dùng pha v bột cho bé ăn dặm rất tốt nhe), sau đó cho bé bú đến cạn bầu vú để đảm bảo bé bú đủ phần sữa sau.

"SỮA NON LÀ THẦN DƯỢC"

Vì sao?

- Sữa non là nguồn kháng thể dồi dào, giúp cho cơ thể non trẻ chống lại môi trường mới lạ.

- Sữa con tiếp tục nuôi niêm mạc hệ tiêu hoá và ruột chưa hoàn chỉnh, để chuẩn bị cho quá trình dinh dưỡng trường kỳ. (điều này cũng đã nghe nói, nhưng thường được chú trọng ở trẻ sinh non hơn ở trẻ sinh đủ tuần)

- Sữa non có các hoạt chất sinh hoá độc đáo để nuôi niêm mạc mắt, tai, mũi, họng - vì những niêm mạc này ở trong nước trong thai kỳ, nên chưa hoàn chỉnh để ứng phó v môi trường mới

2

Page 3: Baby raising tips

- Sữa non có các dưỡng chất đặc biệt AA, DHA, cholesterol... để nuôi não chưa hoàn chỉnh và tiếp tục phát triển cả sau khi sinh ra đời.

- Sữa non có một tổ hợp vi sinh phức tạp hoạt chất tạo kháng thể mới, khi gặp các vi khuẩn của mẹ, đã có sẳn trong ruột trẻ sơ sinh sẽ tạo kháng thể mới, cơ chế bảo vệ có mục tiêu này (targeted protection) được học từ sớm sẽ giúp trẻ có khả năng chống những vi khuẩn mới hiệu quả hơn, kể cả khả năng chống tế bào bất thường (vd tế bào ung thư) sau này.

- Sữa non có những hoạt chất vi sinh, men, insulin,.. và hocmon tăng trưởng trong 5 ngày đầu có chức năng lập trình đầu đời (early life programing) dạy cho niêm mạc ruột "chuẩn hấp thụ tối ưu" đối với cơ thể người, chỉ hấp thụ vừa đủ, đào thải khi dư thừa, chống tiểu đường, béo phì...

- Sữa non có dinh dưỡng thấp, vừa đủ cho những ngày đầu của bé, giúp đào thải nhanh phân su ra khỏi ruột bé, giúp giảm nhanh hiện tượng vàng da sinh lý khi bé được bú đủ sữa non.

- Sữa non dễ tiêu, nên chất bả được thải ra ngoài k cần cố gắng, trẻ k cần rặn ở thời gian này giảm thiểu các chứng bệnh về đường ruột và hậu môn khi trưởng thành.

- Sữa non có lượng muối cao, giúp sát trùng, chống nhiểm trùng ngay từ những giờ đầu tiên sau khi sinh.

- Sữa non có một lượng vừa đủ (5ml-10ml) hầu hết được trữ sẳn trong vú mẹ từ trước hoạc ngay khi trẻ sinh xong, vừa phù hợp với kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh ngày 1 (5ml-10ml) / mỗi cử bú. (Vậy nếu cho bé bú 30ml sữa công thức ngay trong cử bú đầu tiên là k đúng ở những điểm nào?)

- Được mẹ ôm, nút ti mẹ và bú sữa mẹ, trẻ sẽ có thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở ổn định, an tâm như lúc còn nằm trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, sữa non chỉ xuất ra trong 5 - 7 ngày đầu sau khi sinh, sau đó cơ thể mẹ sẽ xuất sữa già, hoặc chuyển tiếp sang sữa già, một số công dụng của sữa non như lập trình đầu đời và bảo vệ có mục tiêu sẽ không còn nữa.

Từ sau ngày thứ 5 - 7 chức năng dinh dưỡng gia tăng, để đáp ứng nhu cầu phát triển từ tuần thứ 2 của trẻ.

Như vậy có nghĩa trước khi vận hành cơ thể được lập trình, bỏ qua giai đoạn lập trình này dẫn đến tình trạng "hở ruột" có nghĩa là sau này ăn gì ruột cũng nhận vào hết, kể cả dư thừa, kể cả chất độc hại cho cơ thể, thể trạng trẻ không được tối ưu, dễ nhiễm bệnh từ nhỏ và khi trưởng thành dễ mắc các bệnh nan y, lâm sàng (đường ruột, tim mạch, tiểu đường, ung thư, mất trí nhớ, béo phì...)

Vậy cách nào để sữa non về nhanh trong ngày 1?

Trước tiên, chúng ta cần phân biệt cơ chế tạo sữa (production) và cơ chế tiết sữa (secretion) là 2 cơ chế riêng biệt. (Cơ chế tạo và tiết sữa già, cũng khác v cơ chế của sữa non - bebitubi sẽ bàn về đề tài này trong 1 dịp khác nhe)

Sữa non đã được tạo trong vú mẹ và tiết ra theo cơ chế hocmon (endocrine). O giai đoạn tiết sữa ban đầu cần có hocmon oxytocin, không phải nhờ lực mút, hay lực hút. (về sau cơ chế duy trì tiết sữa gọi là autocrine local control, mới phụ thuộc vào lực hút tại chổ).

Vậy làm cách nào để có hocmon oxytocin: (tham khảo hình minh hoạ)

- ôm con da tiếp da càng sớm càng tốt sau khi sinh và nhiều giờ trong tuần đầu tiên, cho con nút mẹ tự nhiên tốt nhất là trong giờ đầu tiên và k trễ sau quá 6g sau khi sanh (nếu trẻ sinh mỗ thì ngay sau khi trẻ được về với mẹ)

- cho tre ngậm ti mẹ sâu lút hoặc gần hết quầng vú (1 - 1.5cm từ chân ti)

- cho con nút, nhờ ngậm đúng cách lưỡi, nướu và môi sẽ massage đầu dây thần kinh ở quầng vú kích thích thần kinh tạo hocmon oxytocin.

- Khi bé ngậm đúng (good latch), bé phải ngậm hết quầng vú bên dưới, lưỡi nằm dài ra dưới quầng vú và trên nướu dưới, động tac nút sẽ có tác dụng massage đầu dây thần kinh, nhạy cảm nhất ở quầng vú góc 5g ở bên vú trái, và góc 7g ở bên vú phải, cách chân ti khoảng 1 - 1.5cm.

- Mẹ có thể tự massage quầng vú, bằng động tác vuốt nhẹ ở vị trí đầu dây thần kinh mô tả ở trên. (máy bơm sữa chưa có tác dụng ở giai đoan này).

- Tuyệt đối k cho bé bú sữa ct trước, vì ruột bị tráng qua sữa ct, làm mất công dụng lập trình và một số công dụng khác của sữa non khi bé được bú sau đó.

3

Page 4: Baby raising tips

- Tuyệt đối k cho bé bú ti nhựa hoặc ti giả (vú su) trước vì vị trí núm vú và cách nút ti nhựa và ti mẹ rất khác nhau, ti nhựa bé ngậm rất cạn, nên bé bú bình trước sau đó nút ti mẹ cũng sẽ rất cạn, k ngậm được hết quầng vú tạo thành khớp ngậm đúng, do đó không đạt yêu cầu massage nói trên, sẽ k tạo được oxytocin để tiết sữa. (bé ngậm ti mẹ không đủ sâu cũng là nguyên nhân gây nứt cổ gà sau này - do đó, k nên cho bé ngậm ti bình hoặc ti giả trước 6 tuần tuổi.)

- mẹ uống nhiều nước (nước ấm hoặc sữa ấm), ăn uống bình thường, cơ thể mẹ đã được dự trữ rất nhiều trong quá trình mang thai, có thừa lượng mỡ để tạo sữa trong nhiều tháng đầu của thai kỳ mà k cần bồi dưỡng đặc biệt.)

- tinh thần thoải mái, nghĩ về con và tin tưởng vào bản năng của cơ thể và kiến thức nuôi con (đã học và đọc được trong thời gian mang thai).

- tiếp tục cho bé tiếp da mẹ và nút ti càng nhiều càng tốt trong tuần đầu tiên, mà không cần theo lịch bú cụ thể nào cả.

HAI CƠ CHẾ SẢN XUẤT SỮA MẸ trước và sau 6 tuần

1- CƠ CHẾ SX SỮA theo HOCMON (cho dù con có bú hay không)

Trong 6 tuần đầu, cơ chế tạo sữa và tiết sữa của cơ thể mẹ vận hành theo CƠ CHẾ HOCMON kích thích của hocmon (endocrine control): tạo sữa nhờ hocmon Prolactin và hocmon tiết sữa Oxytocin.

Các hocmon này được tiết ra khi tinh thần mẹ thoải mái, con tiếp da mẹ nhiều giờ trong ngày, con mút ti mẹ nhiều lần trong ngày (10 - 12 lần trong tuần đầu), mẹ con cảm nhận được mối liên kết mẫu tử. Trong đó, việc con ngậm ti mẹ đúng cách là cách kích thích đau dây thần kinh để tạo hocmon giúp rất hiệu quả.

Vì thế trong giai đoạn 6 tuần này, tinh thần mẹ k thoải mái, giận, stress thì lượng sữa sẽ giảm đáng kể.

6 tuần này là thời gian cơ thể chạy tối đa công suất nhà máy sx sữa, nếu hocmon được kích thích tối ưu. (Thường sx dư thừa, và thường chảy sữa khi k bú, hoặc bú bên này chảy bên kia theo sự tăng giảm của hocmon là ht bình thương.)

2- CƠ CHẾ SX SỮA theo NHU CẦU TẠI CHỖ (tuyến sữa trống sữa thì sữa mới sản xuất tiếp)

Sau 6 tuần (trung bình, nhưng thời điểm chính xác có thể khác nhau tuỳ người), cơ chế tạo sữa vẫn phụ thuộc vào 2 hocmon, nhưng lại được "kiểm soát" bởi CƠ CHẾ NHU CẦU TẠI CHỖ (autocrine control).

Tốc độ tạo sữa dựa vào độ trống của tuyến sữa và ống dẫn sữa sau cử bú. Càng trống sữa tạo cho lần sau sẽ càng nhanh.

Bầu vú không tự nhiên đến giờ là căng sữa sẳn như trước nữa. Cũng không tự động chảy ướt áo như trước nữa.

Hầu hết cm không biết về sự thay đổi cơ chế này, chỉ thấy ngực rất mềm, không còn căng sữa, k còn chảy sữa, nên tưởng rằng mình bị giảm hay mất sữa.

Có những trường hợp cm vẫn tiếp tục cho con bú như bình thường, thì vẫn luôn đủ sữa, nhưng có nhiều trường hợp cm bổ sung sữa ct, từ đó sữa mẹ giảm đi thật sự.

Do đó, từ sau 6 tuần cách kích sữa cho giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ làm trống sữa trong tuyến sữa. Có nghĩa là bú hút càng nhiều thì sữa càng nhiều.

3 nguyên tắc tự nhiên để tăng lượng sữa mẹ

i- Cho bú thường xuyên và đều đặn:

Cho trẻ bú mẹ trên 10 lần 1 ngàyKhi bé đc sinh ra đời cần rất cần sự xác nhận của cơ thể người mẹ rằng bé đã chào đời, mẹ cần cho bé bú càng sớm càng tốt khi bé mút mạnh vào đầu ti mẹ nghĩa là cơ thể mẹ đã hiểu bé đã chào đời và bắt đầu tạo ra sữa tức là sữa mẹ tăng tiết ra không chỉ là thức uống mà phải hiểu rằng khi bé mút nghĩa là bé đang sống và sự sống cần đến sữa mẹ nên sữa mẹ phải tiết ra.

Thời gian cho bé bú không hẳn là cách 3 tiếng 1 lần hoặc khi mới ngủ dậy, không phải khi bé khóc mới cho bú mà phải cho bé bú trước khi bé khóc, không phải chờ cho ngực căng mới cho bé bú mà cho bé bú trước khi ngực căng tức.

ii- Mẹ uống đầy đủ nước

Lượng sữa tăng tiết trong 1 ngày của cơ thể người mẹ giao động trong khoảng 700-900cc. Trong quá trình mang thai cơ thể mẹ tích trữ rất nhiều chất béo các mô mỡ của mẹ tăng lên phục vụ cho quá trình tạo sữa sau khi sinh nhưng lại

4

Page 5: Baby raising tips

không chứa nhiều nước, mẹ cần uống đủ nước để góp phần tăng tốc vào việc tạo sữa bằng cách uống đủ nước ngày khoảng 2 lít, vào mùa hè do lượng mồ hôi thoát ra nhiều nên cần đảm bảo ngày 3 lít.

Về nước uống cơ bản các loại trà đều có tốt ( trà gạo, trà lúa mạch ) đối với nước ép trái cây và nước có ga chứa rất nhiều đường nên mẹ cần giới hạn, trong bữa ăn uống nhiều canh rau. Cà phê trà xanh ( chứa hàm lượng cafein nhiều ) có tác dụng lợi tiểu mau đào thải nước ra khỏi người mẹ nên dù mẹ có uống nhiều nước cũng bị thất thoát đi nhiều do lượng cafein này đào thải ra khỏi người.

Bia và các loại đồ uống chứa nồng độ cồn nhẹ cũng đc khuyến kích nên dùng vì alcohol có tác dụng làm căng mạch máu và thúc đẩy lượng máu đến tuyến sữa nhiều hơn cũng góp phần làm tăng lượng sữa mẹ, nhưng tuyệt đối không được lạm dụng uống quá nhiều.

Sữa tươi có chứa hàm lượng canxi khá nhiều rất tốt cho sự phát triển xương ở trẻ nhưng lại chứa hàm lượng chất béo quá nhiều nên mẹ không thể uống sữa tươi thay cho lượng nước hằng ngày, khi mẹ uống quá độ sẽ dẫn đến hiện trượng bị táo bón gây mệt mỏi ảnh hưởng đến sự tăng tiết sữa.

iii - Giấc ngủ trưa là chìa khoá vàng tạo sữa

Thiếu ngủ và mệt mỏi quá độ ảnh hưởng rất mạnh đến việc sản xuất sữa mẹ. Trong tháng đầu khi giấc ngủ của bé còn cạn và 1 đêm mẹ phải dậy từ 2 3 lần cho bé bú mẹ nên tập thói quen ngủ trưa cùng bé, khi bé ngủ mẹ cũng ngủ với bé để tạo đầy đủ năng lượng.

----

Đây là bài viết tăng lượng sữa mẹ bằng cách cho con bú trực tiếp, hiện nay Ad cũng thấy có cách thay vì cho bé bú dùng máy hút sữa + massage cũng áp dụng ngày 10 lần để kích sữa, và còn 1 cách nữa đó là cho bé ti 1 bên và hút sữa 1 bên cũng góp phần làm kích thích sữa về nhiều.

"KHỚP NGẬM ĐÚNG - chìa khoá NCSM thành công" (Good Latch)

Bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi phổ biến của cm:- Vì sao cho bé nút rát ti và sữa k về?- Vì sao bơm liên tục mà sữa vẫn mấy ngày k về?- Tại sao massage bầu vú, vê đầu ti, làm đủ thứ cách mà sữa k về?- Vì sao cho bé bú mẹ 100%, nhưng vẫn k đủ sữa- Vì sao bị nứt cổ gà, tắt tuyến sữa?...

Câu trả lời cho tất cả các câu hỏi này là : Khớp ngậm đúng (a good latch) khi bú mẹ.

Cm tham khảo nội dung dưới đây và hình vẽ minh hoạ nhe.

MÔ TẢ KHỚP NGẬM ĐÚNG:1- Cằm bé cắm sâu vào bầu vú mẹ2- Đầu bé ngửa ra (góc giữa cằm cổ khoảng 140o)3- Lưỡi của bé đưa ra phía trước, đè lên nướu dưới4- Miệng bé mở rộng (như cá đớp mồi), không chỉ ngậm đầu ti và ngậm sâu vào quầng vú.5- Bé ngậm nhiều quầng vú dưới hơn quầng vú trên. (Đỉnh đầu ti sẽ chạm sát vòm trên trong họng bé.) 6- Mẹ k có cảm giác đau hay khó chịu khi bé nút.7- Khớp bám rất chắc cho dù lúc bé ngưng nút. 8- Bé nút nhanh ngay lúc đầu (massage), sau đó khi có sữa bé nút, nuốt, thở, thỉnh thoảng nghỉ vài phút rồi lại nút tiêp.

CƠ SỞ KHOA HỌC:1- Từ giữa thai kỳ cho đến 30-40 giờ sau khi sinh, cơ chế sinh sữa và tạo sữa được điều khiển bởi hócmon ("endocrine/ hormonal control") - 2 hocmon chính là hocmon prolactin tạo sữa và hocmon oxytocin tiết sữa. Vậy nên, mặc dù sữa non đã được tạo sẳn trong thai kỳ sẽ không tiết ra cho đến khi có sự kích thích của hocmon oxytocin.

5

Page 6: Baby raising tips

2- Có một số yếu tố khác giúp não xuất hocmon oxytocin sau khi sinh bao gồm:

+ mẹ tiếp da v trẻ sơ sinh, ngay trong giờ đầu sau khi sinh (càng sớm càng tốt)

+ tại quầng vú mẹ có đầu dây thần kinh kích thích lên não, kích thích hocmon oxytocin, vị trí của đầu dây thần kinh này được xác định ở trên quầng vú, cách chân ti 1cm-1.5cm, góc 7 giờ ở vú phải và đối xứng góc 5 giờ ở vú trái. (CM CHÚ Ý NHE!)

+ ở một số mẹ, chỉ cần nghe con khóc, nhìn ảnh con (nếu con bị cách ly) cũng có thể kích thích được hocmon này.

LỢI ÍCH CỦA KHỚP NGẬM ĐÚNG:

1- Giúp lưỡi massage vào đúng đầu dây thần kinh nói trên, phản xạ tiết sữa mất khoảng 2 phút từ khi đầu dây thần kinh được kích thích.

2- Giúp lưỡi và vòm họng trên "ép vắt sữa" ngay phần ống dẫn sữa phình ra to nhất mỗi đợt tiết sữa, giúp bé bú được nhiều hơn, ống sữa thông nhanh hơn.

3 - Vị trí cổ ngửa giúp bé nuốt dễ hơn (cm thử tự nuốt khi ngửa cổ và gập cổ, sẽ thấy góc hàm cổ 140o là dễ nuốt nhất), đồng thời khi đầu bé k tì lên ngực mẹ giúp các ống sữa chảy thông thoáng hơn.

4- Giúp tạo nên sự chênh lệch áp suất trong họng và bên ngoài tạo thành lực hút ổn định và "bám chắc", giúp tối ưu lượng sữa truyền từ mẹ sang con.

CÁCH ĐỂ CÓ KHỚP NGẬM ĐÚNG:

1- Mẹ chọn tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái, người bé áp sát vào người mẹ (tiếp da càng tốt).

2- Lau đầu ti mẹ bằng nước sạch (hoặc khi đã có sữa, thì lau bằng sữa mẹ)

3- đưa đỉnh ti chạm môi trên của bé, nếu bé sẳn sàng để bú, bé sẽ há miệng rộng (chú ý xem lưỡi bé lè dài ra phía trước).

4- một bàn tay mẹ đỡ cổ bé, để đầu bé ngửa ra thoải mái, cằm bé tựa bầu vú mẹ (phần dưới).

5- bàn tay kia tạo thành chữ C, ngón tay cái ấn nhẹ phia trên để hướng đỉnh ti lên phía môi trên của bé.

6- đặt môi dưới của bé vào mép dưới của quầng vú (khoảng 1.5cm từ chân ti) cho bé bắt đầu ngậm từ môi dưới.

7- đỉnh đầu ti lọt qua môi trên vào miệng bé, bé sẽ tự động ngậm được sâu và chắc.

8- Nếu bé k mở miệng lớn và k lè lưỡi dài ra, mẹ để đầu ti chạm đầu mũi bé, bé sẽ cố mở miệng rộng, mẹ dùng đầu ngón tay trêu đầu lưỡi bé, để bé thè lưỡi dài ra, rồi sau đó mẹ thực hiên trong vài giây 6 bước mô tả trên hình minh hoạ. Trong thời gian tập cho bé há miêng rộng và lè lưỡi dài ra để đón ti mẹ, cm k cho bé ngậm ti giả hay ti bình nhe.

VÌ SAO K CÓ KHỚP NGẬM ĐÚNG:

1- bé nằm quá cao hoặc xa mẹ, cổ bị gập lại.

2- bé ngậm đầu ti, thay vì quầng vú (bé bú ti bình, ti giả trước - vì ti giả ngậm rất cạn, lưỡi co vào sau nướu dưới khi bú)

3- bé không đói hoặc chưa thật sự cần bú (có thể vì đã bú sữa ngoài hoăc buồn ngủ), không há miệng đủ to để ngậm sâu

4- ngực mẹ quá căng, nên quầng vú không ép vào được (vắt bớt vài giọt sữa, và massage quầng vú cho nềm trước khi cho bé bú.

KHI K CÓ ĐƯỢC KHỚP NGẬM ĐÚNG:

1- bé dễ bị tuột ra trong khi bú, khi chưa bú đủ

2- sữa non chậm tiết, sữa già xuống k đủ hoăc ít dần

3- đầu ti mẹ bị đau (vì đầu ti nhạy cảm để sữa ra, k phải để ngậm/ nút), gây "nứt cổ gà"

https://www.youtube.com/watch?v=7FJuBn2bgNk&feature=youtu.be

6

Page 7: Baby raising tips

COT MOC PHAT TRIEN CUA BE:

KÍCH SỮA:

Trước khi hút sữa khoảng 15' uống 1 cốc sữa nóng hoặc một cốc nước cam ấm pha với chút đường.... massage ngực nhẹ nhàng 3' theo phương pháp betibuti vê nhẹ quầng núm vú đầu núm vú rồi bắt đầu hút sữa.

Khi hút sữa để máy ở mức áp lực nhỏ sữa bắt đầu ra bạn tăng dần áp lực đến mức nào sữa ra nhiều không đau thì ngừng lại đau thì giảm đi.

Nguyên tắc hút sữa hoặc cho con bú là mẹ phải cảm thấy không đau thì mới đúng cách. Nhiều mẹ có suy nghĩ sai "hút sữa phải thật mạnh mới ra sữa" mà không biết rằng hút mạnh quá so với sức chịu đựng của cơ thể sẽ khiến cho mẹ bị đau > ức chế phản xạ tiết sữa làm sữa sẽ giảm dần.

Đối với các mẹ con không bú hoặc đang giai đoạn kích thích sữa thì nên hút 2-3h/1 lần mỗi lần 30' với máy đơn và 15'-20' với máy đôi

Cách hút sữa khi dùng máy hút 1 bên hút hoán đổi giữa hai ngực thông thường 7-7, 5-5, 3-3. Nếu người mẹ hút được 7' rồi mà tia sữa vẫn phun mạnh thì có thể để tia sữa yếu rồi mới đổi bên.... Dùng máy hút 2 bên thì thuận tiện hơn vì khi hút không cần đổi bên

Khi hút sữa thì mẹ chú ý chọn tư thế ngồi thật thoải mái không nhìn chăm chú vào bình sữa. Kết hợp nghe nhạc , đọc truyện, ngắm con lướt web chơi game.... càng thư giãn sữa càng ra dễ dàng

Muốn nhiều sữa vẫn dựa trên nguyên tắc cơ bản. Ăn uống đủ chất, ngủ đủ cho con bú thường xuyên nếu con không bú hoặc mẹ có cảm giác ít sữa thì kết hợp hút sữa 2-3h/1 lần mỗi lần 25-30' với máy đơn và 15-20' với máy đôi

7

Page 8: Baby raising tips

A - Chăm sóc bầu vú khi bú mẹ:

1- Rửa tay: Mẹ rửa tay sạch bằng xà bông, hoặc dùng gel tiệt trùng.

2- Vệ sinh đầu ti sau cử bú là quan trọng. Vệ sinh đầu ti trước cử bú là không cần thiết, trừ trường hợp mẹ có bôi thuốc gì đó lên đầu ti.

Do đó, trước khi cho bé bú các mẹ không nên rửa đầu ti bằng các chất khử trùng, xà bông, gel, kem, rồi lau lại bằng nước sạch trước khi cho bé bú. Trừ trường hợp, đầu ti phải bôi thuốc chữa các bệnh ở đầu ti.

Ngay trên quầng vú, có nhiều hạt nhỏ li ti, liên tục tiết là một chất bảo vệ tiệt trùng và giữ ẩm tự nhiên cho khu vực đầu ti và quầng vú, vừa có vai trò là mùi hương đặc thù giúp bé nhận ra vú mẹ. Do đó, việc vệ sinh đầu ti và quầng vú trước khi bé bú/ cử hút sữa làm khô vùng da này bị khô, dễ tổn thương, dễ nứt nẻ, mất mùi hương đặc thù của mẹ.

3- Chườm nóng: Vì sữa mẹ nhiều chất béo, nên việc chườm nóng bầu vú 10' - 15' trước cử bú giúp các cạn béo trong các tuyến vú tan chảy hoặc mềm ra, giúp sữa chảy thông trong các tia sữa. Tăm dưới vòi sen nước nóng cũng là cách để chăm sóc bầu vú và tạo sữa rất tốt.

4- Massage (đọc và áp dụng bài PP Massage 3', 3 bước của Betibuti) ngay trước khi bé bú/ hút Luôn luôn massage nhẹ nhàng để không làm tổn thương các dây chằng và các mô trong tuyến vú.

[Cách thực hành sai lầm trong cộng đồng là bóp mạnh cho "dập" các "quả" trong vú để có nhiều sữa, không những không hề giúp tạo sữa mà còn làm hỏng cấu trúc nâng đỡ và làm ngực chảy sệ. Cho con bú không làm hư ngực, massage quá mạnh và k đúng cách mới làm hư ngực.]

5- Bế bé bú đúng tư thế: Tư thế bú đúng là "đưa bé vào vú mẹ, không đưa vú mẹ vào bé." Có nghĩa là ở mọi tư thế bú (xem bài Tư Thế Bú Mẹ) cả người bé luôn úp hẳn và sát vào người mẹ. Tai, vai, hông của bé nằm trên một đường thẳng. Kê gối để nâng đầu bé được nâng cao ngang với ngực mẹ, chứ mẹ k cúi xuống con, giúp giảm thiểu tác động của trọng lực khi bầu vú nặng hơn bình thường do đầy sữa, làm bầu vú bị chảy xệ.

Nên thường xuyên thay đổi các tư thế bú khác nhau để thông đều các tia sữa và tránh bị tắc tia sữa.

Ngoài ra, cm có bầu vú lớn cần có thói quen nâng bầu vú trong tay khi cho con bú/ hút, tạo thành hình chữ C/ chữ U giưa ngón cái và ngỏn trỏ đat sau quầng vú và cả lòng bàn tay nâng bầu vú.

6- Bé có khớp ngậm đúng: Khớp ngậm đúng giúp sữa mẹ xuống nhiều nhất và giúp bé bú được tối ưu nhất. Ngoài ra, khớp ngậm đúng còn giúp đầu ti mẹ không bị đau, tránh được tình trạng nứt cổ gà (xem thêm chi tiết trong bài Khớp Ngậm Đúng và bài Ti mẹ, Ti bình.) Khơp ngậm đúng còn giúp bé bú khi khi đầu ti mẹ nhỏ, ngắn, phẳng, thụt hay quá to.

7- Dừng cử bú đúng cách: Dừng cử bú đúng cách cũng giúp tránh tổn thương đầu ti và tránh tăc tia sữa, là một việc ít được cm để ý. Khi bé bú xong, nhưng vẫn ngậm chặt ti không nhả, các mẹ "mở khớp" bằng cách đưa đầu ngón tay út vào khoé môi của bé tách môi bé ra khỏi vú mẹ khi không khí từ bên ngoài lọt vào miệng. Bé có thể lép nhép trước khi nhả hẳn ti mẹ, giúp lượng sữa đang đọng trong khoang phình được hút ra khỏi vú mẹ.

8- Vệ sinh đầu ti sau cử bú/ hút:

Vệ sinh đầu ti sau cử bú là quan trọng vì trong nươc miếng (nươc bọt) của bé có vi khuẩn, sẽ sinh sôi trên vùng đầu ti có nhiều dương chất (và có thể có khe nưt dễ bị nhiễm trùng). Mẹ phải luôn nhớ lau sạch đầu ti bằng nước sạch. Có thể vắt vài giọt sữa mẹ mới để xoa đầu ti và quầng vú, vừa dưỡng da, vừa bảo vệ đầu ti.

Không nên dùng nước hoa, cồn, xà phòng để rửa đầu ti.

[Hai bầu vú là hai nhà máy sản xuất sữa độc lập, nên k có công suất hoàn toàn giống nhau. Trong trường hợp bên nhiều bên ít, bên to bên nhỏ, cm có thể tăng cường hút bên nhỏ (tăng thời gian mỗi cử hút 10' và số cử hút gấp đôi). Tuy nhiên, nếu cm k có đủ thời gian để kích điều chỉnh thì cứ để lệch trong thời gian cho con bú, sau này khi cai sữa, cả 2 bầu vú sẽ trở về kích thước trước khi mang thai, nên sẽ cân đối trở lại. Không lo về thẩm mỹ.]

B- Sử dụng máy hút sữa:

Bất kể là bé bú mẹ, hay dùng mhs, hay vắt tay, mà có cảm giác đau trong lúc đó hoăc sau đó, chứng tỏ trong cách làm có điểm sai sai, nên thay đổi để tìm cách sữa, nếu tiếp tục để sai lâu sẽ có hại cho bầu vú mẹ.

Sử dụng mhs không đúng có thể làm đau hoặc tổn thương đầu ti, và lạm dụng mhs lâu dài như thế sẽ làm hại các mô và các cấu trúc nâng đở bên trong bầu vú khiến bầu vú sớm bị chảy xệ. Một vài mẹ nghĩ rằng phải mở máy hút chế độ mạnh

8

Page 9: Baby raising tips

nhất để hút được nhiều sữa nhất, cộng thêm vào đó, cm dùng phểu không đúng kích thước, hoặc hút quá lâu. Do đó khi sử dụng mhs, cm phải đọc kỹ cẩm nang hướng dẫn để dùng đúng, làm đúng.

Về mặt nguyên tắc, bé bú mẹ là "massage+vắt+hút" cùng 1 lúc, nên sữa về nhiều nhất. Khi hút sữa thì chỉ có động tác hút mà thôi, do đó phải áp dụng thêm pp massage trước, trong và sau khi hút sữa để hút được nhiều sữa mà không cần hút lâu và mạnh. Phểu chỉ cần vừa kín phần trước vú để kín hơi khi hút, không được ấn phểu quá mạnh ngược vào bầu vú khiến một số tuyến sữa và ống dẫn sữa ở những nơi bị ép này không thoát được sữa, dễ gây tắc sữa.

Cm tham khảo pp massage 3' của Betibuti để áp dụng và hút sữa nhẹ nhàng hoăc vắt tay nhẹ nhàng quanh quầng vú.

C- Tập thể dục và tắm nắng:

Trong thời gian cho con bú, cm có thể tiếp tục các động tác thể dục cho bầu ngực, trong các bài tập đã được Betibuti mô tả chi tiết trong Phần 1.

Cm cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga sau khi lành các vết thương sau khi sinh, giúp máu huyết lưu thông tốt và tăng cường cơ chế cân bằng nội tiết tố.

Các mẹ cũng cần phơi nắng sáng 45% cơ thể trong 15' mỗi ngày, để tăng lượng vitamin D là một loại vitamin D cần thiết cho sức khoẻ của bà mẹ, đặc biệt là chống ung thư vú, và truyền vitamin D cần thiết cho con bú sữa mẹ. Cm ở cử nên tránh gió lạnh, gió lùa, không nên tránh ánh sáng và ánh nắng mặt trời.

D- Áo ngực và trang phục:

Cm cần mặt áo ngực bản rộng, đàn hồi, hút mồ hôi hoặc loại áo ngực chuyên dùng cho con bú, để tiếp tục nâng đở bầu ngực khá nặng trong giai đoạn này giảm thiểu tác đông của trọng lực gây chảy xệ vú sớm.

Trong 6 tuần đầu sữa mẹ được tiết theo cơ chế hocmon, có nghĩa là bú bên này, bên kia chảy sữa, ngực cương và chảy sữa thất thường trong ngày, ngay cả khi ngủ, do đó trong thời gian này, Betibuti khuyến khich cm mặc áo ngực cho con bú 24/24 và luôn dùng miếng lót sữa bên trong cả 2 bên áo ngực. Miếng lót này phải được thay thường xuyên, tối đa 4 giờ, để đảm bảo vệ sinh cho đầu ti (có thể dùng loại miếng lót giặt được, dùng nhiều lần hoặc loại dùng 1 lần rồi bỏ).

Trang phục của mẹ nên thoải mái, thoáng mồ hôi, nhẹ nhàng, phần cổ áo có thể là loại rộng, vải thun cotton cổ bắt chéo để dễ dàng vén áo cho con ti, hoặc cài nút phía trước để mở hẳn áo cho con da-tiếp-da mẹ trong khi bú là tốt nhất.

  Các vấn đề với đầu ti:

1. NỨT CỔ GÀ -> NHIỄM NẤM:***Vẫn cho con bú và hút sữa bình thường khi nhiễm nấm.

Các bệnh nhiễm nấm Candida, là một loại men nấm không độc hại sống trên da và các màn nhầy của hệ hô hấp, đường ruột và bp sinh dục nữ. Trong đó, nấm Candida Albicans là loại phổ biến nhất. Loại nấm này phổ biến ở bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ và trên đầu ti mẹ.

Những yếu tố liên quan đến nhiễm nấm Candida đầu ti:

- con bị tưa miệng, nhiễm nấm sang mẹ.- nhiễm nấm từ bp sinh dục trong khai kỳ hoặc khi sinh nở (25% phụ nữ nhiễm nấm ở cuối thai kỳ - do đó cần chú ý điều trị ngay.)- nhiễm nấm từ ti giả, ti bình (66.67% trẻ bú bình và ti giả có loại nấm này trong miệng. - trẻ nhiễm nấm do ngậm tay, hoặc đồ chơi không sạch- một số phương pháp điều thị kháng sinh, chống các loại khuẩn bình thường, nhưng lại giúp nấm Candida phát triển- đầu ti bị nứt, bị ẩm ướt lâu, ấm nóng là môi trường tốt cho nấm Candida phát triển- mẹ có bầu vú lớn, phần dưới bầu vú nếu k được chăm sóc thường xuyên, mồ hôi đọng ẩm ướt có thể là nơi nấm phát triển, lâu nhiễm vào bầu vú.

Chẩn đoán:

Mẹ có những biểu hiện và triệu chứng sau:- đau đầu ti và bầu vú ngay SAU khi cho bú (khi cho bú không đau)

9

Page 10: Baby raising tips

- đau như bị cắt sâu, nóng rát sâu trong bầu vú- đau rát đầu ti, trong khi hoặc đôi khi sau cử bú- đầu ti hoặc quầng vú có thể đỏ, bóng hoặc khô có vảy; cũng có khi không có dấu hiệu gì khác bình thường cả- ngứa đầu ti và quầng vúỞ bé, có thể thấy tưa trắng trong miệng bé.

Cách điều trị nấm hiệu quả và tránh tái phát:

- kiểm tra lại xem bé có khớp ngậm đúng hay không, đây là căn bản để tránh nứt đầu ti (nứt cổ gà), từ đó dễ dẫn đến nhiễm nấm, nhiễm trùng.- hạn chế dùng ti bình, ti giả, hoặc nếu phải dùng thì phải luộc kỹ hoặc tiệt trùng hàng ngày.- rửa đầu ti bằng nước bicarbonate soda pha loãng, hoạc nước muối sinh lý.- giữ vệ sinh kỹ lưỡng, luôn rữa tay xà bông cẩn thận, lau khô tay bằng khăn sạch trước và sau khi cho bé bú, hoặc hút sữa. - phểu máy hút sữa phải được luộc sôi hoặc tiệt trùng kỹ lưỡng.- thay miếng lót sữa thường xuyên, lâu nhất mỗi 4 giờ. Miếng lót dùng 1 lần vứt đi là tốt nhất trong thời gian bị nhiễm nấm. Miếng lót dùng lại và áo ngực phải được giặt sạch, phơi nắng trực tiếp, thật khô trước khi dùng lại. Ánh nắng mặt trời diệt nấm Candida.- giữ bàn tay bé và cắt móng tay cho bé, rửa xà bông và tiệt trùng đồ chơi, phơi nắng đồ chơi, để bé k bị tưa miệng (nhiễm nấm vào miệng).- vệ sinh bầu vú lớn, phần dưới bầu vú phải luôn được giữ sạch và khô.- để ý các nguồn nấm có thể có: thú nuôi trong nhà, trẻ nhỏ khác trong nhà bị tưa miệng, mẹ bị nấm bp sinh dục, quan hệ tình dục cũng có thể lây nhiễm nấm.- giảm đường, bột, men (yaourt, sữa chua) trong thực đơn của mẹ.

Dùng các loại thuốc chống nấm:

- khi điều trị, phải điều trị đồng thời bầu vú mẹ và miệng con, để tránh tái phát. - tinh dầu dừa pha v nước tỉ lệ 1:4 diệt 100% nấm Candida (cách hiệu quả, thiên nhiên và an toàn nhất).- thuốc xanh (Gentian violet): loại thuốc bôi màu xanh tím này diệt nấm 75% Candida.- Miconazole - thuốc ống gel, kem, bột, rất hiệu quả 100%, nhưng k khuyến khích cho bé dưới 4 tháng.- Fluconazole - dạng thuốc uống, cũng được nhiều bác sĩ kê toa(Nystatin - đôi khi được kê toa, nhưng kém hiệu quả. Betibuti k khuyến khích dùng.)

Chú ý:

Bé bú mẹ và vắt sữa bình thường.Dùng thuốc theo chỉ định / toa của bác sĩ, hoăc;- Bôi thuốc ngay sau cử bú, và lau sạch trước cử bú/ hút.- Dùng liên tục 1 - 2 tuần sau khi không còn có dấu hiệu bệnh, để trị dứt điểm.

2. NỨT CỔ GÀ -> NHIỄM KHUẨN:***Vẫn cho con bú mẹ và hút bình thường khi nhiễm khuẩn.

Những yếu tố liên quan đến nhiễm trùng đầu ti:

- khi phần da đầu ti bị nứt, bị chảy máu, nguy cơ các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm nấm có nguy cơ gia tăng nhanh. - có nhiễm trùng staphylococcus trong xoang mũi của mẹ hoặc con

Chẩn đoán:

- đau nhức đầu ti, nhức ngay khi bé BẮT ĐẦU bú, vẫn còn đau sau khi bé đã bú xong- đầu ti không lành được dù chữa trị bằng mọi cách (nếu không dùng thuốc)- mẹ và con có bị nhiễm khuẩn trước đây- trên quầng vú hiện lên nhiều chấm đỏ- có những dấu hiệu viêm nhiễm, da đầu ti bị nứt, đỏ, sưng bóng, có nước vàng, mưng mũ, bong vảy (nhưng có khi không quan sát được các biểu hiện nhiễm trùng bên ngoài)- không có biểu hiện nhiễm trùng gì trong miệng của bé.

Cách điều trị hiệu quả và tránh tái phát:

10

Page 11: Baby raising tips

- kiểm tra lại xem bé có khớp ngậm đúng hay không, đây là căn bản để tránh nứt đầu ti (nứt cổ gà), từ đó dễ dẫn đến nhiễm nấm, nhiễm trùng.- nếu đầu ti có vết nứt, lau bằng nước muối sinh lý- nếu đầu ti có vảy mủ khô, cần thấm miếng lót sữa bằng nước muối sinh lý để đắp lên đầu ti, giúp mềm và tróc vảy.- giữ vệ sinh kỹ lưỡng, luôn rữa tay xà bông cẩn thận, lau khô tay bằng khăn sạch trước và sau khi cho bé bú, hoặc hút sữa. - phểu máy hút sữa phải được luộc sôi hoặc tiệt trùng kỹ lưỡng.- thay miếng lót sữa thường xuyên, lâu nhất mỗi 4 giờ. Miếng lót dùng 1 lần vứt đi là tốt nhất trong thời gian bị nhiễm trùng. Miếng lót dùng lại và áo ngực phải được giặt sạch, phơi nắng trực tiếp, thật khô trước khi dùng lại. Ánh nắng mặt trời diệt khuẩn.- vệ sinh bầu vú lớn, phần dưới bầu vú phải luôn được giữ sạch và khô.

Dùng loại thuốc kháng sinh chống khuẩn:

- có thể bôi kem và uống thuốc kháng sinh.- bôi thuốc trước cử bú và lau sạch ngay trước cử bú/ hút.- sử dụng thuốc theo toa bác sĩ, các loại thuốc có thể dùng cho bà mẹ cho con bú, để k bị chuyển sang viêm tuyến vú.

3- NỨT CỔ GÀ -> NHIỄM VIRUS HERPES:

***KHÔNG cho bú và hút ở bên đầu ti bị nhiễm virus Herpes. (Bên vú không nhiễm bệnh cho bú/ hút bình thường.)***KHÁM bác sĩ cho ngay cho mẹ và bé, vì nhiễm virus herpes có hại ở trẻ sơ sinh.

Các yếu tố liên quan:

- mẹ có tiền sử nhiễm virus herpes bp sinh dục từ trước, hoặc bị bệnh răng miệng- một hiện tổn thương bộ phận sinh dục hoạt động tại thời điểm sinhtiêm tĩnh mạch hoặc neuraxial morphine giảm đau phần sau mổ lấy thai. - hai đứa trẻ cùng bú mẹ, đứa lớn hơn đã ăn đặc và có thể bị bệnh răng miệng.

Chẩn đoán:- biểu hiện những mụn nước nhỏ, vết loét trên hoặc gần đầu ti, cực kỳ đau khi KHI CHẠM VÀO vào hay khi bé bú- bà mẹ có biểu hiện stress, mệt mỏi, lao lực, khiến các tổn thương tái phát- trên đầu ti có mụn mủ, vết loét, vảy khô sau vài ngày- kiểm tra xem bé có bị nhiệt, hay mụt sốt trong miệng không

Cách điều trị hiệu quả và tránh tái phát:

- kiểm tra lại xem bé có khớp ngậm đúng hay không, đây là căn bản để tránh nứt đầu ti (nứt cổ gà), từ đó dễ dẫn đến nhiễm khuẩn.- không cho bé bú bên bị nhiễm bệnh, vẫn bú được bên vú không nhiểm bệnh bình thường.- để giữ sữa bên vú bị nhiễm bệnh, vắt sữa đều đặn và đổ bỏ cho đến khi lành các tổn thương- nếu đầu ti có vết nứt, lau bằng nước muối sinh lý- chườm lạnh để giảm đau- dán vết mủ, để tránh bé tiếp xúc v vết thương- nếu đầu ti có vảy mủ khô, cần thấm miếng lót sữa bằng nước muối sinh lý để đắp lên đầu ti, giúp mềm và tróc vảy.- giữ vệ sinh kỹ lưỡng, luôn rữa tay xà bông cẩn thận, lau khô tay bằng khăn sạch trước và sau khi cho bé bú, hoặc hút sữa. - phểu máy hút sữa phải được luộc sôi hoặc tiệt trùng kỹ lưỡng.- thay miếng lót sữa thường xuyên, lâu nhất mỗi 4 giờ. Miếng lót dùng 1 lần vứt đi là tốt nhất trong thời gian bị nhiễm trùng. K nên dùng miếng lót dùng lại khi bị nhiễm virus Herpes.- vệ sinh bầu vú lớn, phần dưới bầu vú phải luôn được giữ sạch và khô.

Dùng loại thuốc kháng sinh chống virus Herpes:

- cần phải bôi thuốc và uống thuốc kháng sinh.- bôi thuốc trước cử bú và lau sạch ngay trước cử bú/ hút.- sử dụng thuốc theo toa bác sĩ, các loại thuốc có thể dùng cho bà mẹ cho con bú, để k bị chuyển sang viêm tuyến vú.

11

Page 12: Baby raising tips

4. BỆNH CHÀM (Eczema) / BỆNH VẢY NẾN (Psoriasis):***Vẫn cho bé bú mẹ và hút bình thường khi có những triệu chứng này.

Viêm da là tình trạng sưng tấy biểu bì hay lớp ngoài cùng của da. Bệnh chàm (eczema hay atopic dermatitis) là 1 hình thức viêm da, nói dến phản ứng của da khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Đầu tiên là phản ứng nụm nhỏ, sau đó sưng đỏ, sau đó có nước, sau đó chảy nước và có mày, sau đó da dày lên và có vảy nhiều lớp. Bệnh chàm là một tình trạng mãn tính gây ngứa và rát trên da.

Chẩn đoán:

- đau TĂNG DẦN khi bé bắt đầu bú, giảm đau dần khi bé ngừng mút, - ngứa đầu ti và quầng vú liên tục- thường cả hai vú có vảy da khô và có nhiều hạt nhỏ chảy nước- mẹ có tiền sử bệnh chàm, dị ứng mãn tính, bệnh suyễn- mẹ đang bị chàm ở vị trí khác trên cơ thể, đang có biểu hiện nặng hơn- đổ mồ hôi nhiều, hoặc thời tiết lạnh và khô- vì chàm làm nứt da, do đó có thể bị đồng thời nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn, nếu k giữ vệ sinh tốt.- bé không có biểu hiện hay ảnh hưởng gì

Cách điều trị hiệu quả và tránh tái phát:

- tìm tác nhân dị ứng và loại trừ sớm tác nhân này, nếu tác nhân dị ứng là món ăn, thì mẹ phải tránh món ăn đó. Nếu bé bú mẹ đã ăn dặm, vài chất trong thức ăn, hay ngay cả vài chất trong kem đánh răng còn trong nước bọt của bé có thể là tác nhân gây dị ứng cho mẹ.- tránh rửa đầu ti bằng xà phòng, dầu gội và các nước rửa, nước hồ bơi có hoá chất- lựa chọn miếng lót sữa phù hợp- lựa chọn loại phểu hút sữa phù hợp- rửa đầu ti bằng nước sạch, nước muối sinh lý và lau khô- dưỡng đầu ti và quầng vú bằng sữa mẹ, tránh để da quá khô- phơi nắng bầu vú 10' - 15' mỗi ngày (nếu có thể có nơi để phơi vừa kín đáo vừa có nắng) là cách tốt để trị chàm.

Dùng các loại thuốc điều trị:

- kem steroidal nhẹ trị bệnh chàm bôi sau cử bú, lau sạch trước khi bú hoặc hút sữa. - kết hợp bôi kem trị nấm hoặc kháng sinh nếu cũng bị nhiễm các loại này. - kem cotisone nhẹ đặc trị cho bệnh vảy nến, bôi đi trược khi bé bú hoặc hút sữa.

5. BỆNH CO THẮT MẠCH ĐẦU TI (Hiện tượng Raynaud)***Vẫn cho bé bú mẹ, giảm hút kích sữa để giảm áp lực trên đầu ti.

Những yếu tố liên quan:

- đầu ti đổi màu qua 3 giai đoạn do thiếu máu bơm đến bầu vú: trắng bệch, xanh, đỏ/ tím- đi kèm cảm giá đau, rát và sau đó có thể mất cảm giác- gây nên bởi lạnh, hoặc stress cảm xúc, thuốc lá, thuốc kích thích co thắt mạch máu.

Chẩn đoán:

- đầu ti đau dữ dội SAU cử bú, nhưng thường k có cảm giác đau trong khi bú hoặc giữa các cử bú- mẹ có tiền sử lạnh rét run, đau nhức vào mùa lạnh hay khi bị stress.- mẹ có tiền sử bị co thắt mạch máu (hiện tượng Raynaud), hoặc đã bị tương tự ở lần sinh va nuôi con sữa mẹ trước đây- mẹ hút thuốc lá- mẹ có thể đã qua giải phẩu ngực- mẹ thường có thể trạng gầy ốm, bàn tay bàn chân lạnh- đầu ti bình thường và chạm vào không đau khi không cho bú- bé không có biểu hiện hay ảnh hưởng gì, nhưng bú rất mạnh và vất vả (nhưng mẹ k đau khi đang bú)- đầu ti mẹ đổi màu trắng bệch ngay sau cử bú, đau và bắt đầu chuyển màu xanh, đỏ/ tím.

Cách điều trị:

- tránh thời tiết lạnh, giữ ấm cơ thể- chườm ấm cho bầu vú ngay sau cử bú

12

Page 13: Baby raising tips

- nếu căng thẳng stress, học các tập thở để giảm stress- tập cho bé bú đúng cách- giảm cà phê và thuốc lá

Dùng các loại thuốc điều trị:

- nifedipine - một loại can-xi giúp làm giãn và thông mạnh máu. Thuốc hiệu quả và có tác dụng rất nhanh. An toàn cho con bú, tuy nhiên có thể có phản ứng phụ gây nhức đầu. - viên dầu cá và dầu primrose uống buổi tối- bổ sung can-xi và ma-gnê, và B6.

6- NỐT MỤN SỮA DƯỚI DA ĐẦU TI (Milk Blister, Nipple Bleb)***Vẫn cho bé bú mẹ và hút bình thường khi có hiện tượng này.

Mặc dù tình trạng này khá phổ biến, nhưng ít được nghiên cứu. Sữa bị đông thành giọt trắng nhìn thấy rõ dưới da đầu ti và chặn đường thoát của tia sữa.

Nốt sữa là một tình trạng khác gây ra bởi một nốt mụn chứa chất dịch hoặc máu, gây ra bởi áp lực đè hoặc hút quá mức ở đầu ti. Là biểu hiện sớm của viêm tuyến vú, cần thiết phải có cách cho bú đúng và thường xuyên để làm trống các tuyến sữa một cách hiệu quả.

Chẩn đoán:

- đau dữ dội ở đầu ti khi bé bú, sau đó đau trong bầu vú khi tiết sữa- cảm giác đau có thể kéo dài và hết đi khi xong cử bú. - đầu ti có nốt trắng nhìn thấy nhưng không lau hết được.

Cách điều trị:

- làm mềm da bằng các ngâm đầu ti vào nước hay nước muối sinh lý- sau đó thoa lên da một ít dầu ăn để làm mềm da- sau đó cho bé bú để lớp da đã được làm mềm vỡ ra- nếu vẫn k được thì lau đầu ti bằng khăn lông, hoặc cậy nhẹ các nốt này bằng đầu kim hay đầu nhíp đã tiệt trùng. - nếu vẫn k được thì cần phải đi bác sĩ để được xử lý chuyên nghiệp

Sau khi đầu nốt mụn sữa vỡ ra, sữa thoat ra có thể sẽ rất đặc như sợi mì, bé có thể bú luôn sữa này. Triệu chứng sẽ giảm nhanh ngay sau khi vỡ được nốt mụn này. Tuy nhiên, việc cậy ra như vậy làm rách da và có thể bị nhiễm trùng, nên dùng vài giọt sữa mẹ để bảo vệ và giữ sạch đầu ti.

B. Các vấn đề bầu vú (tuyến vú/ tuyến sữa)

7. CƯƠNG VÚ (ENGORGED BREAST) và TẮC ỐNG DẪN SỮA (BLOCKED DUCTS)***Vẫn cho bé bú mẹ và hút bình thường khi có hiện tượng này.

Các yếu tố liên quan:

Sữa mẹ quá đặc, nhiều béo (do dinh dưỡng quá nhiều béo chất động vật) dễ bị đọng lại trong ống dẫn sữa, cũng có thể do áo ngực quá chật, do bị chèn khi có tư thế bú không đúng, hoặc cách hút sữa không đúng. Khi tắc ống dẫn sữa hoặc bỏ cử bú, sữa tắc trong ngực gây cương sữa.

Chẩn đoán:

- Cương cứng và đau nhức cả bầu vú.- Tắc ống dẫn sữa là khi cm sờ thấy các cục cứng trong ngực và thỉnh thoảng những vùng da này đỏ và nóng.

Cách điều trị:- cương vú có thể đắp lá bắp cải hoặc chườm lạnh để giảm đau, massage pp betibuti, sau đó vắt tay hoặc bú hút ngay.- tắc tia sữa thì cần chườm nóng liên tục ngay vùng bị tắc, massage pp betituti, vắt tay, hút sữa hoặc cho bé bú ngay sau đó. (nếu ngừng cho bé bú, hoặc điều trị chậm có thể dẫn đến viêm tuyến vú.)- cần thay đổi cách ăn của mẹ từ mỡ động vật sang béo thực vật (đậu nành, hạt hướng dương, vừng đen, hạt hạnh nhân...)

13

Page 14: Baby raising tips

8- VIÊM TUYẾN SỮA (MASTITIS)***Vẫn cho bé bú mẹ và hút bình thường khi có hiện tượng này.

Các yếu tố liên quan:- viêm tuyến sữa có thể là hậu quả của một trong các vấn đề nêu trên.- do mẹ stress, mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, thường xuyên bỏ cử bú và không điều trị ngay khi bầu vú có vấn đề - bôi nhiều thứ sản phẩm không rỏ nguồn gốc, thành phần lên đầu ti

Chẩn đoán:

- bầu vú sưng đỏ một vùng có thể cương cứng có thể vú vẫn mềm- có thể có các cục cứng trong vú- mẹ bị sốt cao 38.5oC trở lên, đau ngực, đau lưng, đổ mồ hôi, nóng lạnh (giống như bị cảm)

Cách điều trị:

- bú hút hiệu quả, áp dụng bài massage bầu vú, xem lại giờ giấc và khoản cách các cử bú- hút sạch sữa sau cử bú là cần thiết (vắt tay hay hút máy đều được)- mẹ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dinh dưỡng phong phú, - cần có người giúp đỡ công việc nhà- bổ sung dầu giàu vitamin E, vitamin C - chườm nóng trước cử bú và chườm lạnh sau cử bú- khi có các triệu chứng bệnh đầu ti, quầng vú phải trị liệu ngay

Dùng các loại thuốc điều trị:

- ngâm bầu vú trong nước ấm có pha magnesium sulphate. - có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen, an toàn cho con bú.- Kháng sinh theo toa bác sĩ (dicloxacillin hoăc flucloxacillin 500mg, cephalexin hoặc clindamycin là các loại thuốc thường được kê toa, an toàn cho con bú mẹ)

Khi tuyến vú bị viêm, hàm lương muối và clo trong sữa mẹ tăng, hương vị thay đổi có thể làm bé khó chịu và không muốn bú trong thời gian này. Mẹ vẫn phải hút sữa đều để giữ sữa, và yên tâm là bé sẽ bú mẹ lại bình thường sau khi chữa lành tuyến vú.

9- ÁP-XE VÚ (Breast Abscess)***Vẫn cho bé bú mẹ và hút bình thường khi có hiện tượng này.

Sau khi bị viêm tuyến vú, khoảng 3% - 11% các ca có thể bị chuyển thành áp-xe vú. Khi ổ nhiễm trùng phát triển mạnh trong các mô bởi vi khuẩn.

Chuẩn đoán:

Cần siêu âm vú để chuẩn đoán khối áp-xe.

Cách điều trị:

Chuyên viên y tế cần chích (nhiều lần) hoặc rạch ổ mưng mủ để cho mủ thoát ra ngoài, và cần uống kháng sinh.

Vết rạch có thể bị rò rỉ sữa mẹ, chỉ cần dùng băng dán cá nhân để dán kín lại.

10- ĐAU DÂY THẦN KINH trong BẦU VÚ ***Vẫn cho bé bú mẹ và hút sữa thật nhẹ nhàng khi có hiện tượng này.

Khi cm lạm dụng máy hút sữa, áp phễu quá chặt vào vú, dùng phểu không đúng kích thước đầu ti, mở máy ở mức hút quá mạnh, thời gian hút quá lâu (>30'/ bên)

Chuẩn đoán:- đau nhức ở chân ti / hoặc đau sâu trong bầu vú, trong hoặc sau khi hút sữa

Cách điều trị:

- thay đổi cách sử dụng máy hút sữa, và áp dụng pp masage và cách chăm sóc bầu vú mẹ theo Bebituti,

14

Page 15: Baby raising tips

GIẤC NGỦ CỦA BÉ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA GIẤC NGỦ CÁC CỬ BÚ

PHẦN 1- TẬP CHO BÉ THÓI QUEN NGỦ TỐT

Có một mối tương quan giữa việc bú mẹ và giấc ngủ của bé, vì vậy Betibuti chia sẻ một số nét căn bản (đối với trẻ mạnh khoẻ, không có tác động bệnh lý, con ngậm đúng khớp, mẹ kích đủ sữa và biết cách massage để mỗi cử bú con bú được hiệu quả) về đề tài này giới hạn ở giấc ngủ để các mẹ tham khảo và áp dụng phù hợp với mẹ và con nhe.

Khi nói về việc ngủ, một điều căn bản nhất các bố mẹ cần nhớ rằng mỗi đứa trẻ, mỗi độ tuổi cho nhu cầu và nếp ngủ (sleep patterns) khác nhau, thay đổi lúc này lúc khác, cũng như người lớn có hôm ngủ ngon, có hôm ngủ khó ngủ.

1 - NHU CẦU NGỦ VÀ GIẤC NGỦ CỦA BÉ và SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO TRONG GIẤC NGỦ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều để bảo toàn năng lượng để tăng trưởng và tiếp tục PHÁT TRIỂN NÃO (trẻ bú mẹ tiếp tục phát triển nảo đến 2 tuổi, do đó các mẹ cho con bú chú ý đến điểm này nhe).

Khác với mọi người lầm tưởng ngủ sâu là "ngủ yên" (quite sleep). Thật ra giai đoạn trong giấc ngủ khi NÃO PHÁT TRIỂN là giai đoạn "ngủ động" (active sleep - REM rapid eye movements) là khi ngủ mơ và đôi khi có nhiều cử động hoặc biểu cảm trên mặt và cơ thể. Do đó, mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh có khoảng 60% thời gian của giấc ngủ là ở trạng thái "ngủ động" (trẻ vặn mình, thay đổi tư thế, uốn éo, nhăn mặt, khóc nhưng vẫn ngủ), giúp nảo hoạt động và phát triển trong khi bé ngủ.

(Vậy cm có nên lo lắng khi bé vặn vẹo khi ngủ? có phải do bé thiếu canxi và cần bổ sung canxi và D, như quan niệm phổ biến trong cộng đồng hiện nay?).

Tương ứng với mức độ trưởng thành của nảo (> 5 tuổi), tỉ lệ "ngủ động" trong giấc ngủ sẽ giảm dần còn khoảng 20% thời gian của giấc ngủ, và 80% là ngủ yên.

Nhu cầu ngủ mỗi ngày có thể thay đổi khác nhau (có thể từ 10 giờ đến 19 giờ) mỗi ngày, và không có nghiên cứu khoa học nào đưa ra số giờ ngủ tối ưu chung cho tất cả các bé.

Bảng thông số dưới đây có tình tham khảo, về số giờ ngủ thông thường trong 24 giờ của bé, và cho thấy bé càng lớn, càng ngủ ít đi: > 1 tháng: 16.5 giờ> 3 tháng: 15.5 giờ> 9 tháng: 15 giờ> 2 tuổi: 13 giờ> 5 tuổi: 11 giờ

Cm có thể giữ một cuốn sổ nhỏ để ghi lại giờ ngủ của con trong ngày, để biết số giờ bé thật sự ngủ được dù là những giấc dài hay lắt nhắt cộng lại.

2- NUÔI DƯỠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BIỆT NGÀY ĐÊM GIÚP BÉ CHUYỂN TIẾP TỪ GIẤC NGỦ TRONG BỤNG MẸ

Nhiều nghiên cứu cho rằng bé sẽ đi vào nề nếp ngủ (tự ngủ được một mình và ngủ thằng giấc về đêm từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, bé vẫn cần được rèn luyện một số khả năng và thói quen tốt về giấc ngủ ngay từ vài ngày sau khi sinh (cụ thể là ngay khi rời bệnh viện về nhà).

Kết hợp nuôi dưỡng sinh học (da-tiếp-da + bú mẹ trực tiếp) và tập phân biệt ngày đêm ngay từ tuần đầu tiên đến ra tháng.

Trong bài "Nuôi Dưỡng Sinh Học", Betibuti có nhắc rằng cm chăm sóc bé sơ sinh thường quên rằng bé đã được nuôi 9 tháng trong bụng mẹ như thế nào, nên không chú ý vào việc tạo nên môi trường chuyển tiếp cần thiết cho bé dần dần thích nghi với cuộc sống hoàn toàn mới lạ bên ngoài. Trong bụng mẹ, bé thức ngủ không theo giờ giấc không biết sáng tối (và được truyền dinh dưỡng liên tục không ăn theo cử.)

3- CHĂM SÓC BÉ TRONG THÁNG - "CHUYỂN TIẾP"

Giai đoạn chuyển tiếp giúp bé yên tâm và tự tin thay đổi từ một phần cơ thể của mẹ thành một cá thể tách rời khỏi mẹ, đặc biệt là có được giấc ngủ độc lập.

- Ban ngày: (khoảng 5-6g sáng -> 8-9g tối)

15

Page 16: Baby raising tips

+ bắt đầu đánh dấu 1 buổi sáng cho bé khi phòng tràn ngập ánh sáng (ánh sáng mặt trời và khí trời - nếu có thể) & và 1 lần lau mình BẰNG NƯỚC MÁT (hoặc tắm mát) thay đồ & massage & nắn bóp chân tay & tắm nắng sáng.+ ấp bé tiếp da mẹ (kangaroo) + bé bú mẹ trực tiếp + bé ngủ 1, 2 giấc trên ngực mẹ các giấc ngủ ngày khác có thể nằm cạnh mẹ hoặc nằm riêng.+ tránh bế trên tay đễ dỗ bé ngủ, vì đây là thói quen khó chữa sau này.+ dù bé đang ngủ, mẹ và mọi người xung quanh có thể sinh hoạt bình thường (không nên nói quá lớn, cúng không vần thì thào) & tiếng động tự nhiên bên ngoài, hoặc tiếng TV, nhạc...+ nếu bé ngủ ngày quá 3 giờ, mẹ nên cởi đồ cho bé, lau mình bằng nước mát cho bé thức và tỉnh táo, massage nắn bóp chân tay cho bé, xoa lòng bàn tay và lòng bàn chân cho bé...+ lúc bé đã tỉnh táo có thể cho bé nằm chơi, nói chuyện với bé, nếu bé có biểu hiện muốn bú, thì mẹ cho tiếp da và bú mẹ luôn và khi đã bú no, bé có thể ngủ luôn vào giấc tiếp theo.+ tránh cho bé bú tiếp lúc đang ngủ, khiến bé ngủ nối từ giấc này sang giấc khác vào ban ngày, cách đó khiến bé không phân biệt được ăn với ngủ và không phân biệt được ngày với đêm.+ mẹ giảm dần số lần tiếp da và số cử ngủ trên ngực mẹ ban ngày từ sau tuần đầu tiên đến hết tháng, bé có thể ngủ hoàn toàn khi nằm riêng mà không cần dỗ trên tay.

- Ban đêm: (khoảng 8-9g tối -> 5-6 giờ sáng)

+ bắt đầu đánh dấu buổi tối cho bé bằng việc lau mình BẰNG NƯỚC ẤM (hoặc tắm ấm) thay đồ+ tắt hết đèn, chỉ còn đèn ngủ, vừa đủ để mẹ quan sát bé, bé có thể ngủ cạnh mẹ hoặc ngủ riêng, mẹ có thể vỗ vai hoặc mông bé 5' - 20' cho bé ngủ, tránh bế dỗ bé trên tay.+ giảm âm thanh của mọi sinh hoạt xung quanh bé, mẹ không trò chuyện với bé kể cả cho bú buổi đêm+ các cử bú đêm (không nên cách cử quá 5g) nên là bú ngủ, bé có thể bú lim dim và ngủ lại ngay sau cử bú.

Trong trường hợp, bé không được tập ngay từ những ngày đầu, đã có những thói quen không tốt như thức đêm, khóc đêm, ngủ trên tay, Betibuti sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục trong Phần 2.

4- CHĂM SÓC BÉ TỪ 1 THÁNG ĐẾN 3 THÁNG - "TẠO THÓI QUEN"

Được chuyển tiếp đúng cách, đến giai đoạn này, bé chỉ cần nghe thấy mẹ, ngửi thấy mẹ, biết mẹ đang ở xung quanh là yên tâm. Tuy nhiên, bé chưa hoàn toàn theo giờ giấc thức ngủ bú ổn định, bé bú theo nhu cầu, nên các giấc ngủ và cử bú ngày có thể lắt nhắt.

Mẹ tiếp tục áp dụng cách làm trong tháng, tuy nhiên bé có thể thức nhiều hơn, nên mẹ phải chuẩn bị các cách để chơi và tương tác với bé khi thức, chất lượng tương tác lúc thức sẽ giúp bé bú giỏi và ngủ ngon sau đó. (Các mẹ lúng túng khi bé bắt đầu thức nhiều hơn, và cố dỗ cho bé ngủ như trong tháng, kể cả bế dỗ làm các thói quen ngủ không tốt ngày càng in sâu vào bé.)

Cách tương tác với bé lúc bé thức, ví dụ như:- cho bé quan sát đồ chơi treo trên củi- cho bé nằm sấp (tummy time) với đồ chơi mềm trước mặt, giúp bé khám phá khả năng ngóc đầu cao, điều khiển cơ cổ, vai, lưng và chân tay (giúp bé mau cứng cáp), và bé sẽ lật lẫy từ 2 - 3 tháng như một bài thể dục và tương tác với bố mẹ lúc thức- múa/ tập thể dục theo nhạc với bé- trò chuyện với bé, bé thích hóng, thích nghe được âm thanh cho chính bé phát ra

Mẹ học quan sát các biểu hiện buồn ngủ của bé, lau mình nước ấm giúp bé thư giãn và ngủ ngon. Bé có thể ti mẹ để ngủ, hoặc ngậm ti giả (từ sau 6 tuần tuổi) và nếu áp dụng cách này, ngay từ đầu mẹ phải lấy ti mẹ và ti giả ra ngay khi bé chợp ngủ.

Buổi đêm, cm tiếp tục áp dụng hoàn toàn các cách thức như bé trong tháng.

5- CHĂM SÓC BÉ TỪ 3 THÁNG - "THÀNH NẾP"

Nhiều nghiên cứu cho thấy bé sẽ có nề nếp ngủ ra từng giấc rỏ rệt và có khả năng tự ngủ từ tháng thứ 3.

Cơ thể con người được lập trình theo chu kỳ và nhịp điệu tốt nhất theo mặt trời, các hocmon va hoá chất giúp tỉnh táo khi mặt trời mọc và giảm dần khi mặt trời lặn. Do hiện tượng giảm các hoá chất này, nhiều bố mẹ dễ dàng nhận thấy bé ểu oải, cáu kỉnh, dễ quấy, dễ khóc vào giờ mặt trời lặn (5 g - 7 g tối).

16

Page 17: Baby raising tips

Để giảm ảnh hưởng của hiện tượng này, cm có để ý:+ không để bé ngủ ngày giấc măt trời lặn (thức bé dậy, tắm mát, thay đồ cho bé chơi trước 5g chiều)+ cho bé nghe nhạc hoặc chơi những trò mà bé yêu thích+ cho bé bú mẹ lúc mặt trời vừa lặn, cũng là một cách giúp bé thích ứng với hiện tượng này, một số bé có thể ngủ giấc đêm ngay từ sau cử bú này (7 giờ), và có thể bắt đầu các "thủ tục" phân biệt ngày đêm cho bé ngay từ lúc này.

Buổi đêm, cm có thể tiếp tục áp dụng các cách thức đã áp dụng từ trong tháng, hoặc các mẹ bắt đầu suy nghĩ đến việc giảm hoặc bỏ cử bú đêm.

6- CỬ BÚ ĐÊM

Khi cm hỏi Betibuti là có nên tiếp tục các cử bú đêm cho con sau 3 - 4 tháng tuổi hay không. Có vài yếu tố, Betibuti khuyến khích cm xem xét khi quyết định

Đối với bé bú sữa mẹ hoàn toàn:

Mặc dù dạ dày của bé đã có dung tích ổn định, và bé cần trung bình 6 đến 8 cử bú mẹ (trung bình khoảng 700ml - 800ml/ ngày).

Một số bé đã bú được gần đủ lượng sữa này trong các cử ngày, như thế bé có thể có thể ngủ suốt đêm (giấc ngủ 5 - 6 giờ liên tục). Bé có thể trở mình ở khoảng 2.5 giờ - 3 giờ ở giữa giấc ngủ, nếu muốn cắt cử, mẹ trở người cho bé và vỗ vai/ mông bé 5' để bé có thể ngủ qua giấc tiếp theo. (Tuy nhiên khi bé cách cử suốt đêm quá 6 giờ, mẹ nên vắt bớt sữa để duy trì sữa mẹ và k bị cương sữa.)

Tuy nhiên, đa số các bé ở giai đoạn này thích hóng, thích chơi, thích khám phá hơn là thích ăn trong các cử ngày, nên không bú đủ số cử hoặc không đủ lượng sữa cần thiết để bé vận động và phát triển. Nhiều trường hợp các cử bú đêm cung cấp 40% - 60% nhu cầu dinh dưỡng của bé trong ngày, do đó, cm vẫn nên tiếp tục cho con bú cử đêm theo nhu cầu, nhưng nên cách cử khoảng 3g để cũng đảm bảo giấc ngủ và sức khoẻ cho mẹ. Khi bé bú cử đêm, cm không trò chuyện với bé, mà nên cho bé bú ngủ, bú khi lim dim và bú xong ngủ lại ngay. Bé nên được mặc tả giấy loại tốt, vì bé bú nhiều, tè nhiều vẫn ngủ được thẳng giấc.

Tinh bột trong sữa mẹ là Lactose, chỉ phân huỷ trong ruột non, không phân huỷ trong miệng, nên bé bú mẹ buổi đêm không bị sâu răng, nên có thể tiếp tục bú đêm ngay cả khi bé đã mọc răng.

Đối với bé bú sữa ct:

Betibuti không khuyến khích cho bé bú sữa công thức tiếp tục cử bú đêm ở giai đoạn chuẩn bị mọc răng hoặc bé đã có răng. Tinh bột trong sữa ct là Glucose/ Frutose/ Sucrose, có thể phân huỷ ngay trong miệng, gây sâu răng và dễ nhiểm sang các bệnh nhiểm trùng tai mũi họng khác. Sữa ct chứa nhiều chất gây buồn ngủ casomorphins (trong casein protein là thành phần đạm chính của sữa ct), khiến bé ngủ mê mang, mà không giúp não bé tiếp tục phát triển vì không có lactose và các axit béo dài (DHA, AA) của sữa mẹ, nên khoảng thời gian "ngủ động" của bé bú sữa công thức giảm đi nhanh so với bé bú mẹ, đặc biệt là giấc ngủ đêm, mặc dù cm có cảm giác bé bú sữa ct ngủ ngon và sâu hơn - không có nghĩa là tốt hơn cho sự phát triển toàn diện của bé.

7- NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN GIẤC NGỦ:

Khi bé mọc răng, hoặc có các tác động bên ngoài (đông người, ồn ào, mùi hương khó chịu...) cũng dễ khiến bé khó ngủ hay mất ngủ trong vài ngày.

Ngoài ra, cộng đồng chúng ta có một số cách thực hành ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé:

- Bé mặc quá nóng: ở miền Nam quanh năm nóng, hay mùa hè ở miền Bắc, Betibuti nhận thấy ít có người biết được bé sơ sinh có một lớp mỡ nâu (brown fat) để giữ ấm (và rất nhiều mỡ trắng - năng lượng dự trữ). Lớp mỡ nâu không trải đều khắp cơ thể bé mà tập trung ở những khu vực cần giữ ấm, lưng, bụng, ngực, cổ. Lớp mỡ nâu này giảm dần đi khi bé lớn và hầu như không còn ở người lớn. Do đó, khi chúng ta tưởng rằng, bé cảm thấy lạnh ta và dễ nhiểm lạnh thì lại là ngược lại, ngay cả khi ở trần, người bé cũng vẫn ấm.

Một số gia đình mở máy điều hoà hay mở quạt, nhưng lại cho bé mặc quá nóng, nên khi úp vào mẹ để bú (đúng tư thế) hoặc đắp thêm chăn khi ngủ khiến bé mướp mát mồ hôi khiến dễ nhiểm bệnh (do ẩm ướt). Khi bé ốm, lại nghĩ rằng bé ốm do máy lạnh và quạt và không nhận ra rằng bé ốm do quá nóng và thường xuyên trong người ướt sủng mồ hôi.

Vậy cách làm đúng là cho bé mặc thoáng mát với vải cotton thoát mồ hôi.

17

Page 18: Baby raising tips

- Bé được ngủ quá nhiều ban ngày: chúng ta cũng có thói quen dỗ bé ngủ quá nhiều ban ngày, điều đó đương nhiên khiến bé thức đêm vì đã ngủ đủ. Vậy nên khi người lớn ngủ hết, bé muốn thức thì chẳng được ai quan tâm, nên quấy khóc.Bé cũng được ngủ buổi chiều muộn khiến bé cáu kỉnh khi mặt trời lặn.

- Bé được bế để dỗ ngủ, do khi bé mới sinh ra, các bà nội ngoại và cả gia đình tham gia chăm sóc bé, nhiều người có nhiều thời gian cho bé, nên tạo thành thói quen này. Khi bé ra tháng, cm không còn được giúp đở nữa, phải lo con một mình bên cạnh nhiều công việc khác, và cũng bắt đầu đi làm lại, thì không khắc phục được thói quen phải bế bé ngủ.

Vậy cách làm đúng là áp dụng các phương pháp gợi ý nói trên giúp bé có thói quen tốt ngay từ đầu, với giai đoạn chuyển tiếp giúp bé đi vào nề nếp mới suông sẻ và nhẹ nhàng.

Con ngủ tốt có nề nếp, mẹ không bị stress, sữa mẹ sẽ dồi dào. Bé bú được tốt lại càng ngủ tốt hơn!

CÁCH KHẮC PHỤC CÁC THÓI QUEN NGỦ KHÔNG ĐÚNG CỦA BÉ

Betibuti thường nghe cm than phiền rằng: "Bé em hư lắm, chỉ bế trên tay mới ngủ thôi." hoặc, "chẳng có cách nào khác để bé ngủ sâu ngoài cách bế bé trên tay." hoặc "bé ngủ cả ngày rất ngoan, nhưng cứ đến đêm lại thức đến 3, 4 giờ sáng, chẳng có cách nào dỗ cho ngủ." "em xi-tret quá cm có cách nào để bú ngủ ra giấc buổi đêm không?"...

1- LỖI CỦA BÉ? LỖI CỦA NGƯỜI LỚN (Ông Bà/ Bố Mẹ)?

Ai cũng biết mình đã làm sai, nhưng gần như không biết cách nào khác để vừa chăm sóc được bé từ sơ sinh, vừa giúp bé có những thói quen tốt lâu dài. Cứ thấy bé thức thì bế để dỗ ngủ, dù biết rằng đó là sai lầm phổ biến và khó khắc phục.

Nói thế để người lớn hiểu rằng, câu hỏi đúng không phải là, làm cách nào để bé thay đổi, mà là người lớn cần làm gì với thói quen của mình, để giúp bé có thói quen tốt hay thay đổi thói quen hiện tại.

Thế nên sau khi nghiên cứu về đề tài này, Betibuti nghĩ rằng cần phải đổi tựa đề của bài viết thành: "THAY ĐỔI TƯ DUY VÀ CÁCH CHĂM SÓC CỦA BỐ MẸ (ÔNG BÀ) TẠO NÊN ĐẾN THÓI QUEN NGỦ KHÔNG ĐÚNG CHO BÉ "

2- 5 NGUYÊN TẮC CẦN THÔNG SUỐT ĐỂ THAY ĐỔI TƯ DUY NGƯỜI LỚN trước khi áp dụng các cách khắc phục:

Những nguyên tắc này không chỉ áp dụng đúng cho việc tạo thói quen ăn ngủ đúng cách cho bé, mà còn áp dụng được trong việc nuôi dạy giáo dưỡng con cái nói chung.

- Nguyên tắc 1: "thói quen lâu dài quan trọng hơn kết quả tức thì." rèn luyện hay sửa chửa một thói quen đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của mọi người trong nhà, tuy nhiên trách nhiệm chính vẫn là bố mẹ.

(Để bé có thói quen, cm cần áp dụng song song cách thức phân biệt ngày đêm và các cử bú như đã nêu ở Phần 1.)

- Nguyên tắc 2: "chỉ rõ các các lựa chọn khả thi" (available options) phải xác định rỏ có bao nhiêu cách để rèn thói quen ngủ mới cho bé, làm cách nào để loại bỏ hẳn lựa chọn ru ngủ và bế ngủ.

- Nguyên tắc 3: "quan tâm nhưng không cưng chiều" không nên bỏ mặc cho bé khóc (cry-it-out), mà nên quan tâm bé theo một cách tích cực hơn và cho bé hiểu được quan tâm không có nghĩa là được cưng chiều.

- Nguyên tắc 4: "khi bé ăn đủ, sẽ không ăn nữa! Khi bé ngủ đủ, sẽ không ngủ nữa." Có nghĩa là nếu bé ăn tốt ban ngày, bé sẽ không cần bú cử đêm và có thể ngủ suốt đêm. Còn nếu bé đã ngủ đủ cả ngày, thì buổi đêm sẽ thức và đòi bế. Do đó, để bé ngủ đêm tốt, cm cần biết cách giúp con thức và tương tác với con khi thức ban ngày và áp dụng các phương pháp tăng sữa giúp bé bú mẹ hiệu quả hơn.

- Nguyên tắc 5: "thái độ của mẹ quyết định thái độ của con": Khi cm đã nắm rõ 5 nguyên tắc này, cm phải tự tin và kiên nhẫn. Thái độ của mẹ phải nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, mẹ phải luôn luôn ở "cơ trên", khi con cảm được cái "uy" nghiêm khắc của mẹ, thì con sẽ hợp tác nhanh hơn. Nếu mẹ chưa làm đã lo lắng, không tự tin, không đủ kiên nhẫn, không dứt khoát, con cũng sẽ cảm nhận được và sẽ không hợp tác tốt.

3- 5 CÁCH KHẮC PHỤC THAM KHẢO:

18

Page 19: Baby raising tips

- Cách 1: "Bỏ mặc cho bé khóc" cry-it-out, có nghĩa là để cho bé khóc rồi mệt tự ngủ thường 3 ngày thì vào nề nếp. Tuy nhiên, cách này có thể không tốt với các bé nhạy cảm, và không khả thi trong gia đình 3 thế hệ có sự can thiệp của ông bà. Vì tình hình sẽ càng tệ hơn, nếu bố mẹ bỏ cuộc giữa chừng.

- Cách 2: "Bé có 3 lựa chọn" bố mẹ chọn 3 vị trí ngủ mà bé có thể ngủ được thật sự, vd. nôi củi, giường bố mẹ, ghế nằm của bé... Khi đặt bé xuống vị trí đầu tiên, bé khóc, mẹ bế lên vô về vài giây rồi đặt bé xuống vị trí thứ 2, nếu bé khóc, mẹ lại vỗ về vài giây và đặt vào vị trí thứ 3... mẹ phải hết sức kiên trì, cứ như không còn lựa chọn nào khác (bế dỗ trên tay không còn là một lựa chọn)... cứ làm liên tục việc xoay chuyển khoảng 15' - 30' tuỳ bé, bé sẽ hiểu và không khóc nữa ở 1 trong 3 vị trí đó. Áp dụng liên tục cách này trong 1 tuần cho đến khi mẹ nhận ra vị trí lựa chọn của bé.

Cách 3: "Bế lên đặt xuống" có thể do điều kiện kinh tế, cả nhà chỉ có một cái gường ngủ chung và không có lựa chọn nào khác, cứ mỗi khi đặt xuống mà bé khóc, mẹ lại bế lên vỗ về vài giây rồi đặt xuống giường.. liên tục khoảng 15' - 30' bé sẽ chịu nằm yên cho mẹ vỗ ngủ. Áp dụng cách này liên tục 1 tuần cho đến khi bé thành thói quen, k khóc đòi bế khi đặt xuống giường khi còn thức nữa.

[**Cm đã áp dụng cách 2 & 3, nhưng chưa có tác dụng, thì cần xem xét những điểm sau:

+ mẹ tuyêt đối không than phiền "me chán con quá rồi nhe!" , không tuyên bố "thôi, mẹ thua con!" hay xin lỗi bé "nín đi nào, mẹ xin lỗi nhe!" trong thời gian luyện tập

+ luôn ở thế chủ động bế lên VÀI GIÂY và đặt bé xuống ngay một cách dứt khoát, biết rằng bé sẽ khóc, nhưng chỉ khóc ngắn, k bị bỏ khóc ngặt nghẻo như cách 1, nên cho dù đến 30' mẹ phải bình tỉnh ĐẾN CÙNG - thường mẹ chỉ làm được cở 5', thì tuyên bố "thua"!

+ không tự lừa mình bằng cách bế trên tay lâu hơn trước khi đặt xuống, cố dỗ cho bé lim dim rồi len lén đật bé xuống, thường mẹ nghĩ có thể "lừa" bé, rồi phát hiện rằng mình không lừa bé được. Vì lừa bé đã là tự nhận là mình "dưới cơ" bé rồi!**]

Cách 4: "Bế bé gián tiếp" cách này có thể áp dụng cho bé quá bám mẹ, hoặc bé bị troà ngược thực quản. Bé thường đòi ti mẹ để ngủ và ngủ trên người mẹ không đặt xuống được. Mẹ luôn luôn lót gối khi bế con, cho con bú (đối với bé bị trào ngược là gối nghiên 30o. Khi bé bú xong, vẫn để bé ngủ tiếp trên gối 30', sau đó cho bé vào giường hay củi và chèn bé chắc chắn cho bé ngủ luôn trên gối lót, hoặc nghiên gối dần dần để chuyển bé từ gối xuống giường.

Cách 5: "Bú bình/ ngậm ti giả để ngủ" cách này áp dụng cho bé nghiện ti mẹ để ngủ, nhưng chỉ áp dụng cho bé >6 tuần tuổi và khi không có mẹ ở trong phòng hoặc trong nhả, bố hoặc ông bà bế bé, đăt bé vào củi phối hợp với 1 trong 4 cách trên, đồng thời cho bé bú bình hoặc ngậm ti giả, lấy bình ngay khi hết sữa và lấy ti giả đi khi bé vừa chớm ngủ.

Ngoài ra, có thể còn có nhiều cách khác nữa mà cm đã áp dụng trong thực tế thành công. Cm có thể chia sẻ để Betibuti bổ sung, và tổng hợp vào bài để có thêm nhiều giải pháp phong phú hơn cho cm tham khảo.

4- MÔI TRƯỜNG ĐỂ THAY ĐỔI VÀ KHẮC PHỤC:

Dĩ nhiên, khi môi trường trong gia đình khiến không tập được cho bé từ sớm, thì việc khắc phục lại càng khó hơn. Do đó, nếu có thể thay đổi môi trường trong quá trình khắc phục này, ví dụ, bố mẹ con đi du lịch 3 ngày, để chỉ có bố mẹ dễ thống nhất cách áp dụng và áp dụng triệt để.. hoặc nếu đang ở với ông bà Ngoại, thì sang nhà Nội tập, hoặc ngược lại.

Mỗi bé mỗi khác.. đặc biệt, các mẹ nên hãnh diện con mình rất thông minh, do đó bé "bắt nạt" người lớn khi biết dễ được chiều, khi biết sức mạnh và áp lực của việc gào khóc.. Tuy nhiên, chính vì bé thông minh, nên cm đối xử với bé hợp lý và giải thích với bé (dù chưa biết nói, bé nghe hiểu và cảm nhận được nhiều), kêu gọi sự hợp tác của bé, giải thích lý do thay đổi để cải thiện sức khoẻ cho mẹ và bé nếu cả hai có những giấc ngủ đêm tốt. Cm sẽ ngạc nhiên vì khả năng hiểu và tinh thần hợp tác của bé, khi bé được đối xử như một đối tác quan trọng và được khuyến khích, quan tâm và khen ngợi mỗi khi bé hợp tác tốt.

19

Page 20: Baby raising tips

 Cách tập ti bình (Không áp dụng trước 6 tuần tuồi) chuẩn bị cho mẹ đi làm trở lại.

- KHÔNG được ép bé, không để bé khóc và có ác cảm với việc ti bình, phải kiên nhẫn với bé- Phản xạ có điều kiện đối với bé bú mẹ là mùi hương của mẹ (quầng vú mẹ có tinh dầu phát mùi hương đặc trưng của mẹ giúp bé liên tưởng đến bầu sữa mẹ, do đó, để việc tập ti bình giúp bé có thêm phản xạ co điều kiện mới, cho cách bú mới, Betibuti khuyến khích bố mẹ áp dụng các gợi ý sau:

- Những lần tập ti bình đầu tiên, bé không nhìn thấy, không nghe tiếng, không nghe mùi của mẹ. Nghĩa là mẹ phải đi hẳn ra khỏi phòng, ra khỏi nhà càng tốt. Xit phòng bằng mùi hương khác để thay đổi mùi cho căn phòng, hoăc bế be sang phòng khác lạ. - Người khác, không phải mẹ, bế bé để làm quen vời ti bình.- Tư thế bế bé bú cũng khác với tư thế bú mẹ, vd. xoay nguòi ra ngoài, thay vi up vào sat nguòi như bú mẹ...- Tập khi gần giờ đầu cữ bú, không tập lúc bé quá đói, bé mới chớm đói sẽ hợp tác tốt hơn. (Không như quan niệm để thật đói phài hợp tác.)- Nếu bé chưa muốn hợp tác, cáu gắt, bỏ cữ, thì xúc cho bé VÀI THÌA cho đỡ đói, rồi lại tập tiếp.

- Chỉ cho ti mẹ vào buổi đêm trong 1 tuần, cho đến khi bé quen bình rồi thì có thể ti cả hai bất kỳ lúc nào.

5- Giải pháp khắc phục tâp cho con ti mẹ trở lại, nếu bé từ chối ti mẹ:

Có một số bé có thể bú cả mẹ và bình qua lại xen kẻ. Nhưng có những bé chỉ chọn một cách, hoặc ở thời điểm này thích 1 cách, thời điểm khác, lại thích cách khác.

Tuy nhiên, con ti mẹ trực tiếp bao giờ cũng là tốt nhất cho cả mẹ và con, vậy ở những trường hợp con chỉ muốn ti bình, nhưng mẹ muốn tập lại cho con, betibuti đề nghị như sau:

Để tập cho bé ti mẹ trở lại, các mẹ phải kiên nhẫn và tự tin. Tuyệt đối không được căng thẳng cố ép bé ti mẹ trở lại, khiến bé có ác cảm với việc bú mẹ.

Betibuti đề nghị cách khắc phục như sau:- ngưng không cho bé ti bình, và cho bé ăn sữa bằng thìa (muỗng)/ cốc (ly) nhỏ, trong 2, 3 cữ.. tuyệt đối không ngậm ti giả trong quá trình này- bé sẽ đủ no, nhưng bé sẽ có nhu cầu được mút ti, và sẽ đến thời điểm bé sẳn sàng ti mẹ trở lại để được mút ti mẹ- để biết khi nào bé sẳn sàng trở lại, mẹ nằm cạnh bé và đưa ti thử cho bé, nếu bé sẳn sàng bé sẽ chủ động tìm ti mẹ để mút, nếu bé chưa sẳn sàng thì mẹ lại thử lại ở những cữ sau.

Kết luận: Và quan trọng nhất là mẹ phải tập cho bé khớp ngậm đúng khi bú mẹ 

Cách sử dụng và vệ sinh máy hút sữa TIẾT KIỆM THỜI GIAN"

Qua câu chuyện v một số mẹ, Betibuti phát hiện rằng, cm k hút sữa được thường xuyên, vì k có đủ thời gian tiệt trùng mhs, nên k kịp có mhs sẳn sàng, nếu hút sữa 2h, 3h một lần, hoặc khi hút sữa ở chỗ làm, hoặc buổi đêm ở nhà.

Betibuti chia sẻ mẹo tiết kiệm thời gian cho mẹ dùng mhs thường xuyên:

MHS sau mỗi lần dùng xong, thì cm có thể cho các bộ phận máy tiếp xúc v sữa mẹ cho ngay vào hộp Lock&Lock (hoặc túi Ziplock loại dày và tốt) đậy kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh, lần hút sữa sau chỉ cần lấy máy ra khỏi tủ lạnh để sử dụng luôn, (nếu mẹ k thích cảm giác hơi lạnh của mhs lạnh, thì có thể lấy mhs ra khỏi tủ lanh, để ở nhiệt độ phòng khoảng 15'-30').

Vậy, chỉ cần tiết trùng hms một lần mỗi 24g, lúc nào giờ giấc thuận tiện nhất. Như vậy sẽ vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp cm có mhs sẳn sàng để hút sữa bất kỳ lúc nào.

***Luôn luôn nhớ áp dụng massage khi dùng mhs nhe cm.

"CÁCH BẢO QUẢN SỮA MẸ"

Sữa mẹ đã hút/ vắt nhưng chưa dùng ngay có thể được bảo quản lạnh, hoặc đông đá như sau:- nhiệt độ phòng >29oC - tối đa 1g- nhiệt độ phòng máy lạnh <26oC - tối đa 6g- túi đá khô để vận chuyển - tối đa 24h- ngăn mát tủ lạnh - tối đa 48h

20

Page 21: Baby raising tips

- ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa - tối đa 2 tuần- ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) - tối đa 3 tháng- tủ đông chuyên dụng - tối đa 6 tháng

(Đây là số giờ Betituti chọn phù hợp với điều kiện vệ sinh, thơi tiết của VN.)

Dùng bình trữ sữa, hoặc túi trữ sữa, dùng băng keo giấy, hoặc bút dạ/ bút lông mực k lem (permanent) để ghi ngày tháng hút/ vắt.

Có thể góp sữa vắt nhiều lần trong ngày vào cùng 1 binh/ túi trư lạnh/ đông, tính theo giờ của lần vắt/ hút đầu tiên.

Bình/ túi trữ sữa đóng kín, k có không khí trong túi là tốt nhất.

Cách rã đông: chuyển bình/ túi sữa tư tủ/ ngăn đá xuống ngăn mát để tan dần.

Cách làm ấm: Ngâm bình, túi sữa vào tô nước ấm (@40oC).

*Sữa đã rã đông k bú hết thì phải bỏ đi, k được dùng lại hay trữ lại. Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt. K lắc bình sữa rã đông, tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột sữa mẹ, sẽ mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể). Lactoferrin, lysozyne... chỉ phát huy được chức năng bảo vệ kỳ diệu, khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu của nó như: chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột... Một vài cấu trúc có thể vẫn được giữ nguyên khi bị tác động, một số khác có thể bị gãy thành các amino acids dinh dưỡng - vẫn có lợi ích dinh dưỡng, nhưng mất lợi ích bảo vệ.

Cách trữ sữa me tiết kiệm chổ trong ngăn đá: ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng túi, xếp túi sữa nằm ngan trong 1 hộp nhựa đậy kín. Có thể xếp nhiều túi nằm chồng lên nhau trong 1 hộp nhựa đậy kín trong ngăn đá. (hình minh hoạ)

Cách giữ sữa khi bị cúp/ mất điện: Mua sẳn thùng giữ lạnh trong nhà. Khi mất điện, chuyển sữa đông đá (nếu các túi sữa đã nằm gọn trong hộp nhựa thì chuyển cả hộp nhựa rất nhanh gọn.) vào trong thùng giữ lạnh + mua đá cây cho vào thùng để giữ cho sữa đông k bị tan chảy. Khi có điện lại chuyển sữa trở vào ngăn đá.

***Sữa mẹ đông lạnh và đông đá vẫn đầy đủ chất và các đặc tính vi sinh và vẫn tốt cho bé hơn là sữa ct, nếu được thực hiện đúng cách.

"CÁCH SỬ DỤNG HMS ĐỂ có thể vừa cho con bú, vừa giữ và kích thêm sữa hiệu quả"

Dành cho:- cm đang cho con bú nhưng luôn cảm thấy mình thiếu sữa, muốn dùng mhs hỗ trợ để kích thêm sữa mẹ- cm đang cho con bú và đủ sữa cho con, nhưng lo rằng con lớn dần sẽ không đủ sữa nên muốn kích cho sữa dồi dào hơn- cm đang cho con bú hoàn toàn, sắp đi làm trở lại, muốn giữ sữa cho con vừa ăn dặm vừa bú mẹ, từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Cách 1- Dùng mhs đồng thời lúc con đang bú (như hình mình hoạ), cách này hiệu quả nhất trong 6 tuần đầu, khi sữa mẹ về cả 2 bên lúc được kích thích bởi hocmon (Betibuti đã giải thích về cơ chế này trong vài bài viết trước.) Betibuti thích cách kich sữa này vì bé vẫn được bú mẹ hoàn toàn, cơ thể sản xuất sữa như sinh đôi, như vậy lượng sữa của mẹ lúc nào cũng dồi dào, và có thể dự trữ cho bé sau này.

[Quan niệm sai lầm trong cộng đồng là nếu bơm bên vú kia trong khi bé bú thì sẽ thiếu sữa cho bé bú bên này là không đúng. Tuyến sữa của hai bầu vú không có ống thông nhau. Mà sự thật là cơ thể mẹ sẽ hiểu nhu cầu nuôi sinh đôi, nên sẽ càng tạo sữa dồi dào.]

Cách 2- Dùng mhs ngay sau khi bé bú xong 10' mỗi bên, đối với khoảng cách các cử không ổn định hoặc rất gần nhau (dưới 2 giờ). Cách này giúp làm trống tuyến sữa hoàn toàn giúp việc tạo và tiết sữa cho cử sau nhanh hơn, dồi dào hơn. Cũng nhờ đó có thêm một lượng sữa dự trữ tích luỹ dần.

[Quan niệm sai lầm trong cộng đồng là để "dành sữa cho cử sau", thậm chí có mẹ còn tin rằng cho con bú dặm 1 cử sữa ct, sữa mẹ để dành lâu hơn sẽ nhiều hơn.]

Cách 3- Dùng mhs cách cử bú trước 1g, 20' mỗi bên, đối với khoảng cách cử bú trên 3g và ổn định. Cách này cũng giúp tăng lượng sữa cho những bé ngủ nhiều, khi lớn dần bé thức nhiều hơn, nhu cầu bú nhiều hơn, mẹ sẽ vẫn đủ sữa cho bé.

21

Page 22: Baby raising tips

[Quan niệm sai lầm trong cộng đồng, cách cử càng xa, sữa mẹ càng nhiều. Nhưng sau khi cm cách cử hơn 4-5g, sữa mẹ chẳng thấy được bao nhiêu, cm lại tưởng rằng nếu cách cử ngắn hơn, sữa sẽ còn ít hơn! Sự sự thật lại hoàn toàn ngược lại, nếu cách cử khoảng 1g30 - 2g30' và được bơm cạn, lượng sữa sẽ rất dồi dào!]

3 cách trên Betibuti k khuyến khích áp dụng cho các cử bú đêm, để mẹ cho bé bú mẹ hoàn toàn và thêm thời gian nghỉ ngơi cho mẹ.

Cách 4- Dùng mhs 20' mỗi bên, hút bù một cử bú bị bỏ qua cho dù ngày hay đêm (vd 3g - 4g/ lần), vd, nếu bé ngủ qua đêm k bú, khi mẹ đi làm lại... để đảm bảo khoảng cách giữa hai lần làm trống tuyến sữa (bú/ hút) không quá 6 giờ.

[Quan niệm sai lầm trong cộng đồng, cho bé bú sữa ct cho dễ ngủ qua đêm. Cảm giác này có thật, k phải vì sữa ct nhiều chất hơn, bé no hơn, ngủ lâu hơn, mà theo phân tích chất thì sữa bò có chất an thần và gây buồn ngủ mạnh hơn sữa mẹ! (có lẻ vì bò mẹ không thể ôm ấp, dỗ dành hay chăm sóc bê con) Việc mẹ k cho con bú đêm, cách cử quá 6 tiếng (nếu k bơm bù cử) thì sữa mẹ sẽ giảm nhanh chóng, và nhiều mẹ ngạc nhiên và bối rối mình vẫn cho con bú mẹ hoàn toàn (trừ mỗi cử bú đêm) mà sữa vẫn ít không đủ cho con bú, khiến số cử phải dặm sữa ngoài ngày càng nhiều!]

Cách 4 này cũng áp dụng cho cm đi làm trở lại nhưng không thể về nhà cho con ti cữ trưa, có thể hút cách cử 3g- 4g (không quá 6 giờ) tuỳ công việc và điều kiện ở nơi làm việc. ví dụ: Con bú lúc 7g sáng trước khi mẹ đi làm. Ở nơi làm việc, mẹ sẽ bơm sữa lúc 11g trưa và 3g chiều mỗi lần 20' mỗi bên (ít nhất 10' mỗi bên, nếu mẹ dùng máy đơn và bị giới hạn thời gian). Khi mẹ về nhà lại cho con ti khoảng 6g chiều.

"TÌM LẠI SỮA MẸ"Hôm nay Betibuti trả lời câu hỏi của cm, ĐÃ MẤT SỮA VÀ K ĐANG CHO CON BÚ muốn kích sữa về trở lại.

Nếu mẹ không cho con bú, nhưng vẫn còn ít sữa thì kích sẽ nhanh hơn. Mất khoảng 1 tuần. Nếu mẹ đã mất sữa nhiều tháng thì thời gian cần để kích sữa về trở lại là 3 - 4 tuần.

Để kích sữa lại cho mẹ đã mất sữa và k đang cho con bú, chắc chắn cần có sự hỗ trợ của máy hút sữa (và massage đúng phương pháp.).

Mỗi ngày bé bú (hoặc k bú, thì dùng máy bơm hoàn toàn)/ massage đầu dây thần kinh tiết sữa (xem vị trí trong các bài viết trước của betibuti) + bơm hút 10 lần, mỗi lần 10 phút, mỗi lần cách nhau 2 - 3 tiếng.

Suốt thời gian kích sữa, cm k cần quan tâm bơm hút được bn, vì cho dù k có tí sữa nào, đến ngày sữa về sẽ về ào ạt, đủ cho bé bú 100%.

Nếu mẹ ở nhà thì dễ thực hiện hơn cm đã đi làm lại, vì quỹ thời gian suốt ngày.

Chúc tất cả cm nuôi con sữa mẹ thành công!

18 mẹo giúp sữa về dạt dàoSau khi sinh, mẹ nào cũng muốn con mình được bú dòng sữa mẹ ngọt ngào, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải ai sinh xong sữa cũng về ngay và có đủ sữa cho bé bú. Eva xin giới thiệu cho các mẹ những thực phẩm dễ tìm và lợi sữa.1. Chuối sứ

Đây là loại chuối quả to, da hơi nhám. Thịt chuối nhiều hơn so với các loại chuối khác. Trong chuối có chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magnê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt. Đặc biệt, lớp men của loại quả này rất tốt, sản phụ nếu ăn chuối thường xuyên sẽ giúp tăng lượng sữa mà không sợ tăng cân.

2. Vừng đen

Sau đây là 2 bài thuốc từ vừng đen, vừa đơn giản, dễ làm lại hiệu quả.

22

Page 23: Baby raising tips

Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.

Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.

3. Cá diếc tươi

Cá diếc còn có tên khác là Tức ngư, phụ ngư. Là loại cá trắng nước ngọt, thân dẹt hai bên, dài khoảng 15 - 30cm. Trong thịt cá chứa 17,7% protid; 1,8% lipid; 70 mg% calci; 152 mg% phospho; 0,8mg% sắt; vitamin B1, B6¬.

Sản phụ uống canh cá diếc sẽ có tác dụng lợi sữa, giúp các mẹ có dòng sữa dạt dào cho bé yêu “măm măm”.

Trước tiên, lấy một con cá diếc tươi 500g, đánh sạch vảy, bỏ đi nội tạng. Cho cá vào nồi và bỏ thêm 6g thông thảo để nấu thành canh. Mỗi ngày ăn cá và uống canh 2 lần, liên tục uống trong 3 - 5 ngày.

5. Măng tây

Những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai được khuyên dùng măng tây thường xuyên, điều này rất tốt cho sự phát triển của bé. Măng tây còn là loại thực phẩm giúp các bà mẹ lợi sữa. Có thể dùng măng tây nấu canh, súp tùy thích.

Cần lưu ý để món ăn chế biến từ măng tây được ngon nên chọn mua măng tây thật tươi (cọng nhỏ, ngắn…). Khi chế biến nên rửa thật sạch, kỹ lưỡng. Cần chú ý, trừ sắt ra, trong lá măng chứa các thành phần dinh dưỡng thường cao hơn trong thân, do đó, khi ăn măng không được bỏ đi lá măng.

6. Rau đay

Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,...

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa có thể sử dụng bài thuốc sau: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 - 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 - 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.

7. Rau khoai lang

Luộc hoặc xào lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

8. Hạt mùi

Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.

9. Sung

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả sung và lá non giúp lợi sữa cho sản phụ. Liều dùng 10 - 20g quả và lá sắc uống hàng ngày.

10. Hạt bí

23

Page 24: Baby raising tips

Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 - 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối.

Cách làm: bỏ vỏ lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ hiệu quả.

11. Lạc

Nấu cháo gạo tẻ với lạc nhân; khi cháo chín cho thêm đường phèn vừa ăn. Hoặc các mẹ nấu cháo lạc sữa cũng giúp lợi sữa hiệu quả.

Cho 150g gạo vào nồi ninh thật nhừ, khi nhừ cho thêm 50g lạc nhân chín và 250ml sữa tươi ít chất béo vào, trộn thêm đường trắng vào là được.

Mỗi ngày chia làm 2 lần vào buổi sáng và trưa hoặc buổi sáng và tối, ăn hết sau mỗi lần.

12. Đậu Hà Lan

Hay còn gọi là đậu nhỏ xanh, vị tính ngọt đắng, chứa hàm lượng photpho dồi dào, có công hiệu lợi tiểu, tiết nước bọt, giải độc, chống ỉa chảy, thông sữa. Đậu Hà Lan nấu chín hoặc mầm đậu Hà Lan giã nát vắt lấy nước sử dụng, tất cả đều có thể giúp tăng sữa.

13. Rau kim châm

Trong rau kim châm có chứa nhiều protein và một lượng lớn vitamin B1, B2… có công hiệu thanh nhiệt, lợi tiểu, chống chảy máu, xuống sữa. Có thể sử dụng để chữa trị sữa không xuống sau khi sinh nở. Hầm thịt lợn nạc với rau kim châm sử dụng, rất có công hiệu.

14. Củ niễng non

Đông y cho rằng củ niễng non có tính ngọt lạnh, có công hiệu giải độc nhiệt, chống khát, chống táo bón và thúc tiết sữa. Hiện nay củ niễng non được sử dụng nhiều để nấu với chân giò, thông thảo (hoặc ốc biển), có tác dụng thúc tiết sữa rất tốt.

15. Đậu phụ

Đậu phụ là một loại thực phẩm lợi khí, tiết nước bọt chống khô, thanh nhiệt giải độc và cũng là một loại thực phẩm tiết ra sữa. Nấu chung đậu phụ với đường đỏ, rượu nếp và nước để uống có thể tạo thêm sữa.

16. Đu đủ xanh

Đu đủ chứa nhiều protein, chất béo và các vitamin. Đu đủ xanh nấu cháo cùng móng giò từ lâu đã được biết đến như một món ăn giúp lợi sữa, thông sữa hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Mặt khác món này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Các mẹ có thể thay móng giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự ngoài ra còn giúp giảm mỡ bụng.

17. Chè vằng

Chè vằng là loại cây thân leo, mọc sâu ở trong rừng, đặc biệt là vùng núi Quảng Bình. Có 2 loại chè vằng: loại lá to thì gọi là chè vằng trâu và loại lá nhỏ gọi là vằng sẻ. Loại lá nhỏ thì uống thơm và ngon hơn. Sau khi lấy về rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống dần có tác dụng nhiều sữa, uống chè càng đặc thì sữa càng nhiều.

18. Búp dứa non

24

Page 25: Baby raising tips

Nếu sinh con gái, rút chín búp dứa, sinh con trai, rút bảy búp, rửa sạch, cắt bỏ phần lá xanh, chỉ lấy phần búp trắng bên dưới. Chỗ búp trắng này thái nhỏ (theo kiểu hạt lựu cũng được), đem nấu với thịt nạc, hoặc canh xương. Chỗ búp dứa nấu vừa một bát nhỏ, cho sản phụ ăn hết cả nước và cái sẽ có tác dụng gọi sữa nhanh về.

"PHƯƠNG PHÁP MASSAGE kích thích tạo và tiết sữa mẹ" 

Có rất nhiều cách massage kích sữa, đang được thực hành và phổ biến trong chuyên ngành và cộng đồng nuôi con sữa mẹ. Tuy nhiên, sau khi đi sâu vào cơ chế tạo và tiết sữa mẹ (vị trí dây thần kinh, cơ chế kích hoạt tạo sữa, cơ chế kích hoạt tiết sữa), Betibuti cho rằng phương pháp giới thiệu cho các mẹ hôm nay là phương pháp khoa học, dễ hiểu, dễ làm và hiệu quả nhất.

Chắc cm đã đọc các bài viết chính của Betibuti như: "Sữa non là thần dược", "Khớp Ngậm Đúng", "Tư thế Bú tốt nhất", "Ti mẹ, ti bình", "PP Kích lại sữa cho mẹ đã mất sữa một thời gian". Trong các bài viết này Betibuti đều có nhắc đến đầu dây thần kinh kích thích tiết sữa mẹ, và đặc biệt các hình minh hoạ v các chấm đỏ 3D!

Từ giờ, Betibuti sẽ gọi vị trí đầu dây thần kinh này là "chấm đỏ" nhe!

Bài viết này một lần nữa mô tả vị trí "chấm đỏ" nằm ở quầng vú, gốc 5 giờ ở vú trái và 7 giờ ở vú phải, cách chân ti 1cm - 1.5cm. Và 2-3 phút massage gồm ba bước đơn giản, như mô tả trong hình. Phương pháp này sẽ giúp sữa mẹ về nhanh hơn, đều hơn và nhiều hơn.

Cơ sở khoa học:

- Trong 6 tuần đầu, cơ chế tạo sữa và tiết sữa của cơ thể mẹ vận hành theo kích thích của hocmon (endocrine control): chủ yếu là tạo sữa Prolactin và hocmon tiết sữa Oxytocin.

- Các hocmon này được tiết ra khi tinh thần mẹ thoải mái, con tiếp da mẹ nhiều giờ trong ngày, con mút ti mẹ nhiều lần trong ngày (10 - 12 lần trong tuần đầu), mẹ con cảm nhận được mối liên kết mẫu tử. Trong đó, việc con ngậm ti mẹ đúng cách là cách kích thích "chấm đỏ" rất hiệu quả.

[Vì thế trong giai đoạn 6 tuần này, tinh thần mẹ k thoải mái, giận, stress thì lượng sữa sẽ giảm đáng kể.]

- Sau 6 tuần, cơ chế tạo sữa vẫn phụ thuộc vào 2 hocmon, nhưng lại được "kiểm soát" bởi lực hút tại chổ (autocrine control). Tốc độ tạo sữa dựa vào độ trống của tuyến sữa và ống dẫn sữa sau cử bú. Càng trống sữa tạo cho lần sau sẽ càng nhanh.

[Sữa mẹ còn thừa trong vú trong cử trước sẽ được trả về tuyến sữa, quá trình tạo sữa sẽ chậm lại và ít hơn, vì cơ thể điều chỉnh giảm để chống dư thừa (do đó quan niệm "để dành sữa" cho cử sau, là nguyên nhân làm mất sữa). Ngoài ra, nếu cách quá 6g vú mẹ không được làm trống tuyến sữa (cho con bú, hoặc hút) thì cơ thể mẹ cũng sẽ giảm lượng sữa đáng kể, và mau mất sữa.]

Con bú ti càng nhiều (hút), sữa mẹ càng nhiều là do vậy.

- PP massage này đáp ứng nhu cầu kích thích cho cả hai cơ chế nói trên. (Đương nhiên cách kích thich tốt nhất vẫn là cho bé bú mẹ 100% với Khớp Ngậm Đúng!)

Áp dụng:

Bất cứ bà mẹ nào, từ ngay sau khi sinh đến suốt thời gian nuôi con sữa mẹ, nuôi bú mẹ trực tiếp hoàn toàn, hoặc bú mẹ trực tiếp phối hợp hút sữa mẹ, đều có thể áp dụng phương pháp massage này.

Ngoài ra, trong 6 tuần đầu, sữa mẹ được tiết theo cơ chế hocmon nên một khi kích thích 1 bên vú, thì cả 2 bên đều tiết sữa (không phải do sữa loãng, hay tia sữa rỗng như quan niệm dân gian). "Tranh thủ cơ chế này, mẹ có thể giúp con kích sữa khi con đang bú, bằng cách đồng thời áp dụng phương pháp này để massage vú bên kia!

* Chú ý:

- Cm nhớ phải rửa tay xà bông kỹ hoặc dùng gel tiệt trùng để rửa sạch 2 tay trước khi massage nhé!- K được sử dụng bất kỳ loại dầu massage nào (nếu có sữa mẹ rồi, thì có thể dùng vài giọt sữa mẹ như dầu massage), vì bé rất nhạy cảm v mùi lạ và rất được "cám dỗ" bởi mùi tự nhiên tiết ra bởi quầng vú mẹ. - Động tác massage phải nhẹ nhàng, k lạm dụng massage bằng động tác mạnh, k ấn sâu.- K massage đầu ti. Sau cử bú/ hút, mẹ xoa đều vài giọt sữa mẹ ở đầu ti và quầng vú, vừa bảo vệ, vừa dưỡng

25

Page 26: Baby raising tips

mềm.- PP massage này cũng giúp hạn chế tắc tia sữa (kết hợp chườm nóng để tan chất béo ở điểm bị tắc), cương sữa (kết hợp chườm lạnh để giảm đau).

Cm đọc, áp dụng và giới thiệu cho bạn bè nhe!

Chúc tất cả cm nuôi con sữa mẹ thành công!

QUAN TRỌNG - 5 PHÚT GỢI Ý LÀM NÊN THIÊN TÀI

Trong năm phút đầu tiên sau khi trẻ vừa mới ngủ, phần ý thức của não đã ngủ say, nhưng phần tiềm thức vẫn còn thức và hoạt động. Vì vậy, tận dụng khoản thời gian này lên phần tiềm thức của não rất có hiệu quả, bằng cách áp dụng phương pháp Năm phút gợi ý.

PHƯƠNG PHÁP 5 PHÚT GỢI Ý 

Trong năm phút đầu tiên sau khi trẻ vừa mới ngủ, phần ý thức của não đã ngủ say, nhưng phần tiềm thức vẫn còn thức và hoạt động. Vì vậy, tận dụng khoản thời gian này lên phần tiềm thức của não rất có hiệu quả, bằng cách áp dụng phương pháp Năm phút gợi ý.

<Bốn bước thực hiện>

1. Gợi ý chính

Tên của bé, ba (mẹ) biết hiện giờ con đang ngủ rất ngon, nhưng một phần trong não con vẫn còn thức và lắng nghe những điều ba (mẹ) đang nói với con.

Và con sẽ nhớ tất cả mọi điều ba (mẹ) nói.

2. Gợi ý về tình yêu thương

Tên của bé, ba (mẹ) thương con lắm. Con là một đứa trẻ rất ngoan.Bởi vì con lúc nào cũng vui vẻ và lễ phép, mẹ (ba) thương con rất nhiều.

26

Page 27: Baby raising tips

3. Gợi ý về sự hợp nhất giữa ba (mẹ) và con

Mẹ (ba) lúc nào cũng ở bên con. Nên, con không bao giờ phải cảm thấy cô đơn và lo lắng điều gì hết.

4. Gợi ý về sự thay đổi

Tên của bé, con là một thiên tài.

Con sẽ tự chữa khỏi Tên của Bệnh.

(vd: Viêm da dị ứng, hen suyễn…)

Con sẽ tự chữa khỏi Tên các Triệu chứng, biểu hiện.

(vd: da bị nứt nẻ, một số thức ăn không thích ăn…)

Cuối cùng, hãy kết luận rằng “Con thấy đó, con đã khỏe lên rồi. Con sẽ ngủ rất ngon, và thức dậy một cách sảng khoái vào sáng ngày hôm sau.” (Nói ở thì quá khứ/Đã làm được rồi)

Theo đúng bốn bước trên và liên tục (mỗi đêm).

Không nói nhiều hơn 4 gợi ý mỗi lần.

Các gợi ý phải hợp lý

Chữa lành bệnh (cảm cúm)

Loại bỏ các tật xấu (tè dầm)

Phát triển các khả năng (Xem thẻ dot một cách say mê)

Khơi dậy các khả năng (Chơi piano thật tốt ở buổi biễu diễn)

Các mẹ cùng thử nghiệm nhé. Điều kỳ diệu sẽ xảy ra 

Phương pháp giúp bé không khóc đêm, ăn ngon và mẹ cũng giảm stressNgười dịch: Nguyễn Thị Thu

Tài liệu tham khảo: 

1. Tạp chí “AERA with BABY”, một trong những tạp chí hàng đầu về chăm sóc, nuôi dạy trẻ từ 0-3 tuổi của Nhật2. Tạp chí ひよこ: Tạp chí nuôi dạy trẻ Hyoko

     Có rất nhiều cha mẹ gặp phải vấn đề con khóc đêm khi trẻ còn nhỏ dưới 1 tuổi, và con không chịu đi ngủ sớm,

không chịu ăn trong giai đoạn tiếp theo. Lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia giáo dục Nhật giúp cha mẹ giải

quyết những vấn đề khó khăn này chính là cha mẹ hãy bắt đầu bằng việc luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt có quy

tắc dậy sớm, ngủ sớm, để trẻ vận động thật nhiều vào buổi sáng (khoảng thời gian từ 9-12 giờ). 

      Trong phạm vi bài note ngắn mình không thể viết hết cho từng giai đoạn nhưng các cha mẹ có thể lấy đây là

nguyên tắc chung để áp dụng dựa vào điều kiện và tính chất công việc của gia đình mình, vào từng lứa tuổi và giai

đoạn phát triển của con. Việc luyện cho con có thói quen sinh hoạt có giờ giấc sẽ giúp cha mẹ giảm mệt mỏi rất

nhiều ở giai đoạn 0-1 tuổi. Nếu có thời gian mình sẽ chia sẻ kỹ hơn trong từng giai đoạn ở các note tiếp theo. 

27

Page 28: Baby raising tips

      Với các bé mới sinh sau khi được 2-3 tháng là đã bắt đầu hình thành thói quen sinh hoạt ngủ và thức có giờ

giấc rồi, lúc này các bác sĩ khuyên rằng ban đầu cha mẹ hãy ghi lại lịch trình thức, ngủ và giờ bú của các bé rồi sau

đó dần dần luyện cho bé sinh hoạt theo nguyên tắc dưới đây. Với các bé đã lớn hơn chút quen ngủ muộn thì hãy

bắt đầu bằng việc cho các bé thức dậy sớm, vận động nhiều ban ngày thay vì cố ép các bé đi ngủ sớm.

 

1. “Bộ não buổi sáng” rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ

 

      “Bộ não buổi sáng sớm” là thuật ngữ các bác sĩ muốn ám chỉ rằng nếu được tắm ánh nắng mặt trời vào buổi

sáng, được vận động nhiều vào buổi sáng (trưa) não sẽ được kích thích, tinh thần và cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh.

Bộ não của trẻ sẽ được kích thích và phát triển thông qua sự tiếp xúc của 5 giác quan như nghe, nhìn, ngửi, sờ,

nếm. Đối với sự phát triển của bộ não thì thần kinh serotonin, một thần kinh quan trọng của não giúp điều hòa nhiệt

độ cơ thể, giấc ngủ, điều khiển cảm tình, ngoài ra nó còn nuôi dưỡng cảm xúc phong phú bởi nó giúp thay thế não

cũ luôn cảm giác bất an, lo sợ bằng bộ não mới cho cảm giác an toàn, tươi trẻ hơn, lại được phát triển thông qua

việc dậy sớm tắm ánh nắng mặt trời mỗi ngày. 

 

2. Thói quen “dậy sớm-ngủ sớm, vận động nhiều” lại quan trọng đến thế với trẻ

 

     Hãy lấy bản thân người lớn chúng ta làm ví dụ nhé. Bạn có thấy nếu hôm nào bạn dậy sớm, hít thở bầu không

khí trong lành thay vì ngủ nướng ngủ vùi thì sẽ thấy hôm đó tinh thần rất sáng khoái không. Vì đồng hồ sinh học

của cơ thể chúng ta 1 ngày chỉ có 25 tiếng, nên nếu ta bắt đầu muộn thì sẽ kết thúc muộn và tạo thành 1 vòng tuần

hoàn muộn. 

     Nhiều cha mẹ nghĩ rằng đánh thức trẻ buổi sớm lúc trẻ đang ngủ say thì thấy tội nghiệp nên thôi để trẻ ngủ thêm

chút nữa cũng chẳng sao. Thế nhưng việc trẻ hình thành thói quen sinh hoạt có quy tắc và vận động nhiều ngay từ

bé lại vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp cơ thể trẻ có đồng hồ sinh học chạy đúng nhịp, giúp trí não phát triển từ đó

dẫn đến tinh thần và sức khỏe của trẻ luôn ở trạng thái khỏe khắn, vui tươi, kích thích sự tò mò ham học hỏi, và

giảm bớt mè nheo nhõng nhẽo cha mẹ. Và đó cũng là lí do mà các nhà trẻ hãy mẫu giáo của Nhật luôn cho trẻ đi

dạo và chơi đùa ở công viên vào buổi sớm tầm 9-10 giờ sáng. (Bản thân mình mỗi ngày trên đường đến trường

đều đi qua một nhà trẻ ở trong khuôn viên trường và thấy điều này). 

 

      Thói quen sinh hoạt có quy tắc dậy sớm, ngủ sớm và vận động nhiều chính là chìa khóa giúp tạo ra “bộ não

sáng sớm” thông qua cách luyện cho trẻ những thói quen sau:

- Hãy đánh thức trẻ dậy lúc 6g rưỡi mở rèm để ánh nắng chiếu vào. 

- Ăn sáng xong thì chơi cùng trẻ những trò chơi như tập bò, để cơ thể được vận động thật nhiều

- Dẫn trẻ ra ngoài đi dạo buổi sớm (tùy thời tiết mà cha mẹ điều chỉnh việc cho trẻ đi dạo trong khoảng 9-12g). 

- Đến thời kì ăn dặm thì cần cung cấp đủ dinh dưỡng. 

- Buổi tối cho trẻ ngủ sớm tầm 8g tối. 

- Ngoài ra nếu con bạn đã quen dậy trễ rồi mà muốn bé bắt đầu thói quen sinh hoạt có quy tắc thì thay vì ép bé ngủ

sớm vào buổi tối hãy đánh thức bé dậy sớm vào buổi sáng bằng cách mở rèm để ánh nắng mặt trời chiếu vào cho

mắt bé quen dần, mỗi ngày hãy đánh thức bé dậy sớm hơn 10-15 phút để tiến dần đến mục tiêu bạn đề ra. 

 

Dưới đây là các bước cụ thể giúp cha mẹ cải thiện giấc ngủ đêm cho bé và giúp bé ăn ngon, ít khóc nhè.

 

3. Các bước giúp trẻ ngủ ngon không khóc đêm

 

   Đối với trẻ nhỏ giấc ngủ rất quan trọng vì đó còn là thời gian giúp bộ não phát triển và nuôi dưỡng cơ thể.

28

Page 29: Baby raising tips

- Bước đầu tiên giúp bé có giấc ngủ ngon đó là hãy điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cho bé trước khi ngủ. Khi nhiệt độ

cơ thể giảm 1 độ C thì cơ thể sẽ cảm thấy buồn ngủ vì thế tốt nhất hãy tắm cho bé trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng,

hoặc là sau bữa ăn dặm, sau khi bú nếu không phải trời lạnh thì mẹ có thể dùng quạt tay quạt nhẹ cho bé để dụ bé

vào giấc ngủ. Cha mẹ hãy dựa vào hoàn cảnh và điều kiện thời tiết để áp dụng phương pháp này.

- Bước thứ hai là điều chỉnh ánh sáng. Sau khi sinh được 5 ngày trẻ sơ sinh đã có thể phân biệt được ngày và

đêm. Dưới ảnh hưởng ánh sáng mặt trời thì tự khắc đồng hồ sinh học trong cơ thể bé sẽ hoạt động. Chính vì thế

dưới môi trường ánh sáng mà cha mẹ điều chỉnh bé sẽ bắt đầu hình thành nhịp sinh hoạt có quy tắc. Nếu cha mẹ

tạo thói quen mở rèm lúc 6-7 giờ sáng để bé quen ánh nắng buổi sớm, cho bé đi dạo lúc 8-9 giờ để bé tắm nắng

(tùy theo mùa có thể điều chỉnh thời gian này), giấc ngủ trưa hãy để ánh sáng ban ngày và tiếng ồn thay vì kéo rèm

để bé không bị nhầm với buổi tối, còn buổi tối khoảng 8 giờ để phòng ngủ giảm ánh sáng và ru bé ngủ. Nếu như

ngay từ khi bé mới sinh ra đã được luyện thói quen phân biệt được ngày đêm qua sự điều chỉnh về ánh sáng như

này thì tự khắc đồng hồ sinh học của bé sẽ hoạt động theo đúng quy tắc.

- Bước thứ ba là hãy giữ thói quen sinh hoạt có quy tắc và bắt đầu càng sớm cho bé càng tốt. Nếu bạn đã đề ra

mục tiêu sinh hoạt có quy tắc cho bé (với bé đã hơn 1 tuổi trở đi) như là 7 giờ sáng dậy, 8 giờ tối đi ngủ, ngủ trưa

tầm 1 -1 tiếng rưỡi, giờ nào là giờ ăn, giờ nào chơi thì hãy quyết tâm thực hiện. Đặc biệt hãy sắp xếp thời gian để

bé và mẹ cùng trải qua những hoạt động thiết thực như đi dạo ngoài trời vào buổi sớm (9-10 giờ), chơi cùng nhau,

để bé chơi với các bạn cùng lứa, buổi chiều là thư giãn ở nhà hoặc dẫn trẻ đi dạo...và tránh tình trạng để bé ngủ gà

gật vào những thời gian không phải là giấc ngủ. Nếu bạn dụ trẻ bằng cách coi ti vi hoặc trên máy vi tính thì mỗi

ngày không nên để quá 30 phút. Ngoài ra cả cha và mẹ hãy tạo thời gian trò chuyện và chơi nhiều với bé vì đó là

khoảng thời gian khiến trẻ cảm thấy an toàn và có tâm lí ổn định vì cảm nhận được tình yêu của cha mẹ. 

- Để giúp bé đi vào giấc ngủ đêm tốt đôi khi bạn cũng cần những bí quyết gọi là nghi thức dụ trẻ ngủ ví dụ như lấy

truyện đọc cho bé, cho bé nhìn ông trăng hay ánh sao trên trời như là những ám thị để bé hiểu rằng đã đến giờ đi

ngủ rồi. 

 

4. Làm thế nào khi trẻ khóc 

 

- Khi trẻ khóc dù là đêm hay ban ngày, trước tiên cha mẹ đừng quá sốt sắng khi nghe tiếng con khóc. Ở giai đoạn

trẻ sơ sinh, khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp nữa. Khi trẻ mới sinh ra kỹ năng hô hấp vẫn chưa

hoàn thiện như người lớn nên khóc là một vận động làm tăng cường các cơ giúp trẻ hô hấp, đồng thời còn giúp cho

phổi được mở rộng. 

     Ngoài ra việc khi trẻ khóc sẽ cử động đập tay đập chân còn là vận động giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể, và tự bản

thân điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình nữa đấy (vì giai đoạn sơ sinh này nhiệt độ cơ thể của trẻ vẫn chưa ổn

định). Hầu hết ở giai đoạn này các bà mẹ khi nghe con khóc thì việc đầu tiên là bế con lên ôm ấp và cho con bú.

Nhưng các mẹ lại không ngờ chính việc ôm trẻ có thể sẽ trở thành rào cản vô tình cản trở việc trẻ luyện tập cho cơ

thể mình phát triển, đôi khi còn khiến trẻ mệt mỏi hơn. Đồng thời việc khi trẻ khóc là bế và cho bú luôn cũng có thể

là một nguyên nhân khiến trẻ hình thành thói quen “hư” là phải bế hoặc phải cho bú mới ngủ... 

 

- Hầu hết khi trẻ mới sinh ra cha mẹ chưa thể phân biệt được nhu cầu của trẻ qua tiếng khóc mà cần phải trải qua

một chút thời gian. Các bác sĩ khuyên rằng ban đầu bạn hãy vỗ nhẹ vào lưng con, hỏi han, xem bỉm cho con, rồi

sau đó một vài phút nếu con không nín thì hãy làm các cách khác như bế và cho con bú. Nếu đã bế và cho trẻ bú

mà trẻ vẫn không nín thì có thể xem con mặc tã có bị nóng quá, lạnh quá hay bị côn trùng cắn hay không. Để trẻ

chờ đợi vài phút cũng là một cách giúp trẻ hiểu rằng không phải trẻ đòi hỏi là sẽ được đáp ứng ngay, trẻ cần phải

chờ đợi để thông qua đó dạy cho trẻ tính kiên nhẫn. Ở giai đoạn từ 3 tháng trở đi có nhiều mẹ sẽ không cho trẻ bú

đêm dù trẻ khóc mà chỉ vỗ nhẹ vào lưng để tránh thói quen cho trẻ bú đêm nhiều lần, và bản thân cũng có giấc ngủ

dài hơn. 

 

29

Page 30: Baby raising tips

- Ngoài ra, bạn hãy xem mình đã cho trẻ bú lượng sữa thích hợp mỗi ngày chưa? Nếu như trẻ được vận động

nhiều mà vẫn khóc thì có thể do lượng sữa bạn cho bú và cho uống là nguyên nhân. Hãy coi lại lượng sữa cho bú

và cho uống nhiều hay ít.

 

- Nếu như trẻ có khóc nhiều quá và ngủ quá giờ ngủ trưa mà mình quy định khoảng 30 phút thì cũng không nhất

thiết phải đánh thức trẻ dậy. Khi trẻ khóc mệt quá mà ngủ thiếp đi thì hãy vỗ nhẹ vào lưng trẻ để ru trẻ. 

 

   Dưới đây là một ví dụ về thời gian sinh hoạt cho các bé theo từng giai đoạn: 

 

1. Cho bé 1-2 tháng (bú 8 lần, ra ngoài 1 lần, ngủ trưa 3 lần): thời gian sinh hoạt của trẻ đã có patern rõ rệt hơn so

với lúc mới sinh ra nhưng vẫn cần cha mẹ dựa vào giờ giấc bản thân trẻ để điều chỉnh. Ví dụ 5:00: cho bú , 7:00

thức dậy, bú, ngủ; 9:00 tắm nắng ngoài trời, cho bú; 11:00 cho bú, ngủ trưa; 14:00 cho bú, ngủ trưa; 17:00 tắm;

18:00 cho bú; 20:00 ngủ (hãy tăt đèn và để phòng tối); 22:00 bú sữa, 1:00 bú sữa. 

 

2. Cho bé 3-4 tháng (bú 6 lần, đi dạo 1 lần, ngủ trưa 2 lần): lúc này bé đã có thể đi dạo bên ngoài nhiều hơn nên

cha mẹ hãy bế bé ra ngoài dạo và chơi nhiều vào buổi sáng. Giai đoạn này trở đi có nhiều mẹ luyện không cho trẻ

bú đêm bằng cách: đêm nếu trẻ khóc thì ban đầu là vỗ về như giới thiệu ở trên nhưng không bế bé ngay, sau đó

nếu bé không nín hãythử  lấy nước ấm cho vào bình sữa để cho bé bú thì chỉ sau một thời gian bé sẽ quen và

không còn đòi bú đêm nữa. 

6:30 dậy, cho bú; 9:30 cho bú; 10:00 đi dạo bên ngoài; 12:00 cho bú, 14:00 chơi trong nhà; 15:00 bú, ngủ trưa;

17:00 tắm; 18:00 cho bú, 19:00 ngủ (tắt đèn để phòng tối rồi cho bé ngủ); 21:00 cho bú, 2:00 cho bú.  

 

3. Cho bé tầm 6-7 tháng tuổi (bú 4-5 lần, ăn dặm 1-2 lần, đi dạo 1 lần, ngủ trưa:2 lần)

 0:00 bú sữa, 2:00-3:00 nếu khóc thì không bế mà để trẻ tự nín, 4:00-5:00 cho bú, 6:00 thức dậy, 6:00-7:00 chơi

cùng ba (mẹ), 7:00-8:00 ăn sáng (ăn dặm và bú), 9:00-10:00 ngủ trưa 1, 11:00-12:00 đi dạo, 13:00-14:00 ăn dặm

và bú, 14:00-15:00 ngủ trưa 2, 1500:16:00 chơi trong nhà, hoặc bế đi dạo, 17:00 bú, 19:00 tắm, cho bú 5 phút,

20:30 đi ngủ.  

 

5. Giúp trẻ ăn ngon 

 

- Trẻ không chịu ăn là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ. Và để khắc phục điều này thì việc đầu tiên là cha mẹ

hãy luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt có quy tắc, vận động nhiều để giúp trẻ tăng ham muốn ăn uống. Muốn như

vậy thì đầu tiên cha mẹ hãy xác nhận lại những bước sau: 

- Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, hãy điều chỉnh lượng sữa cho bú, cho uống và ăn dặm phù hợp với giai đoạn phát triển.

Khi bé đến 2 tháng tuổi thì lúc bé khóc cho bé bú, nhưng từ 3 tháng trở đi thì hãy luyện khi bé khóc đi nữa cũng

đừng dỗ bé bằng cách cho bú. 

- Đồng thời điều chỉnh thời gian cho bé ăn dặm và cho bú vào thời gian nhất định. Nếu mà dỗ trẻ bằng cách cho bú

thì đến bữa trẻ sẽ không còn muốn ăn, hoặc sáng sớm lúc mới dậy mà cho trẻ ăn ngày ăn dặm thì trẻ cũng không

ăn, khi đó hãy cho trẻ vận động một chút rồi hãy cho trẻ ăn.

- Bạn có cho trẻ vận động thật nhiều để trẻ đói không? Hãy dẫn trẻ ra ngoài đi dạo, đến thư viện chỗ trẻ con vui

chơi để trẻ chơi thật nhiều vào ban ngày. 

 

Làm thế nào để trẻ hứng thú với bữa ăn?

 

30

Page 31: Baby raising tips

- Bữa ăn cũng như giấc ngủ, đôi khi bạn cần phải làm những ám hiệu (nghi thức) để trẻ nhận biết rằng đã đến giờ

ăn. Ví dụ như chuẩn bị đến giờ ăn bạn sẽ đeo yếm cho bé, đặt trước mặt bé là bộ đồ ăn, cốc, đặt bé ngồi trước bàn

ăn...dần dần bé sẽ quen và sẽ nhận ra là đã đến giờ ăn mỗi khi nhìn thấy những dụng cụ đó bày trước mắt mình.

 

- Hãy tạo môi trường để trẻ tập trung ăn uống bằng cách tắt tivi, mẹ cũng đừng chạy quanh làm việc nọ việc kia mà

hãy tập trung cùng trẻ ăn. Cảm giác ăn uống chỉ thường diễn ra trong vòng 15-20 phút đầu tiên của bữa ăn nên nếu

bạn vừa để trẻ ăn vừa để trẻ chơi, hay coi tivi thì sẽ giảm độ tập trung ăn uống ở bộ não, dẫn đến bữa ăn sẽ kéo

dài và ham muốn ăn uống ở trẻ sẽ giảm đi. 

 

- Hãy luyện thói quen dậy sớm ngủ sớm cho trẻ. Vì ham muốn ăn uống có liên quan mật thiết đến thời gian trẻ thức

dậy và đi ngủ. Trẻ được tắm nắng sẽ giúp kích thích ham muốn ăn uống, đồng thời việc dậy sớm, cho trẻ ra bên

ngoài hưởng không khí trong lành, vận động cũng rất quan trọng.

 

- Quyết định thời gian cho mỗi lần ăn dặm và cho bú: hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao nếu như mỗi bữa con của

bạn ăn dặm và bú tốn nhiều thời gian. Đừng kì vọng con bạn sẽ tập trung như đang chơi trò chơi, vì thế hãy quyết

định rằng bạn chỉ cho con ăn trong vòng 30 phút, nếu quá 30 phút thì hãy dọn đi chứ đừng cố ép trẻ ăn.

 

- Ăn dặm và bú sữa hãy cho cùng 1 set bằng cách suy nghĩ đến việc sau khi cho ăn dặm thì cho trẻ bú, bởi nếu bạn

cho trẻ ăn dặm sau đó 2 tiếng lại cho trẻ bú thì sẽ khiến dạ dày của trẻ lúc nào cũng ở cảm giác lưng lửng bụng, lúc

nào cũng như vừa mới ăn xong khiến trẻ không còn cảm giác đói, vì thế hãy tạo ra trạng thái đói cho trẻ.

 

- Không chỉ chú trọng đến trẻ mà ngay cả mẹ cũng cần phải bổ sung dinh dưỡng và cung cấp nước trong thời kỳ

cho con bú. Bởi vì vậy mẹ cũng cần phải ăn đủ 3 bữa mỗi ngày và đủ dinh dưỡng cho con.

 

Các thắc mắc thường gặp: 

 

- Nếu hôm nay trẻ uống sữa ít nhưng ngày mai lại uống như bình thường thì không cần phải điều chỉnh. Vì đôi khi

việc uống sữa hay ăn uống còn tùy thuộc vào tâm trạng hay tình trạng cơ thể của trẻ hôm đó.

- Sau khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm rồi thì không nên cho trẻ bú đêm? Dù mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm nhưng mà cho

bú sữa mẹ hay uống sữa ngoài vẫn cần thiết. Việc cho trẻ tiếp tục bú đêm hay không thì tùy vào quyết định của mẹ.

Nhưng trẻ tầm 5-6 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn rất quan trọng, nên ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú 1-2 lần.

Lời cuối:       Việc áp dụng cho trẻ khung giờ ngủ, sinh hoạt còn tùy thuộc vào điều kiện từng gia đình và tính chất

công việc của các bậc cha mẹ. Mình biết có nhiều gia đình ở Nhật ba thường đi làm về khuya (sau 9,10 giờ) nên

các bé không được gặp ba buổi tối. Nhưng ngược lại sáng hôm sau lại dậy sớm và bữa sáng là thời gian để cả nhà

quây quần bên nhau.       Cá nhân mình thì nghĩ rằng việc đứa trẻ hình thành thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc

ngay từ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập, thói quen sống có quy tắc và trách nhiệm khi trẻ lớn

lên. 

Chuyện ngủ cúa Nhí

January 15, 2014 at 10:31pm 

Hôm nay sẽ 8 một chút về chuyện ngủ cúa cô Nhí. Lúc mang bầu cổ, cứ đọc khắp nơi, và nghe hù, là có cổ rồi sẽ bị mất

ngủ triền miên. Nhưng mà thực tế sinh cổ rồi, trừ chuyện nửa đêm dậy vắt sữa cho cổ thì mẹ chả phải thức đêm vì cổ

bao giờ. Thâm chí bây giờ cổ không cần nhiều sữa nữa, nhưng mà nửa đêm lăn qua lăn lại không ngủ được thì cũng lọ

mọ dậy cắm máy vắt, vắt xong hết mới thỏa mãn đi ngủ. Ba cổ nói mẹ bị ghiền, mai mốt cai sữa rồi chắc mẹ buồn

lắm...^^

31

Page 32: Baby raising tips

 

Chuyện ngủ ngoan của bạn bây giờ, 7h tối ngủ 1 mạch tới 6h sáng thức dậy, buồn ngủ là tự lăn ra ngủ như bây giờ là

nhờ giải quyết 1 số vấn đề cho bạn.

 

1. Phân biệt ngày đêm:

 

Bạn Nhí sinh ra ngày đầu tiên, ngủ rất ngoan, chỉ e e khi đói và ướt tã, sau đó là ngủ tiếp.

 

Được vài ngày tuổi, bạn bắt đầu quậy tanh bành bà ngoại, làm bà ngoại thức đêm mấy bữa với ẻm. 

Mẹ bắt đầu dạy ẻm phân biệt ngày đêm. Sáng dậy thì ẵm ra khỏi phòng, tắm nắng, nhìn cảnh vật xung quanh, mặc dù

bạn chưa thấy rõ gì cả. Tivi, chó sủa, gà kêu, tiếng ông bà ngoại vẫn giữ y nguyên, không tìm cách giảm bớt. Bạn vẫn

ngủ ngon lành cho dù xung quanh ồn ào như thế nào. Đêm thì mẹ tắt đèn, để phòng yên tĩnh cho bạn ngủ. Giai đoạn này

bạn ngủ chung với mẹ và bà ngoại, vì bạn còn bú tới mấy cữ đêm. Bạn thức dậy thì mẹ nghe xem bạn có khóc không,

không khóc thì chơi 1 mình nha, mẹ ngủ tiếp. Bạn khóc thì mẹ tìm cách đánh lạc hướng bạn, cho bạn lục lạc hay bất cứ

cái gì có thể thu hút sự chú ý của bạn. Để vài phút cho bạn quên rồi thì mẹ lại đưa ra, hỏi bạn bú ko, bạn nhào vào là bạn

đói thiệt, còn bạn ko nhào thì thôi, bạn ko đói, vậy thôi bạn chơi típ nghen, mẹ ngủ. (đưa trước mặt chứ không phải nhét

vào miệng bạn)

Bạn thức dậy, khóc là tất nhiên, vì bạn chỉ có thể khóc, có kêu "Mẹ ơi" được đâu. Bạn cảm thấy không an toàn nên bạn

phải khóc để tìm mẹ. Cho nên cứ default khóc là đói, nhét cho bú là thành thói quen. Sau này bạn mở mắt ra là bạn đòi

bú liền, cho dù bạn đói hay không đói, và sẽ thành thói quen bú đêm. Mẹ an ủi cho bạn bình tĩnh lại, để bạn thấy an toàn,

rồi hãy giải quyết là bú hay không. Bạn Nhí chỉ được bú khi bạn đói thật sự, nên khi dạ dày bạn lớn hơn dần dần, thì bạn

bỏ cữ bú đêm dần dần, đang ngủ mà có thức dậy, bạn cũng mở mắt ra rồi nhắm lại ngủ tiếp luôn. Bạn biết bạn ko đói và

bạn có thức thì cũng chẳng làm gì, không ai chơi với bạn.

 

 

2. Ngủ đúng giờ giấc:

 

Khi bạn phân biệt được ngày để thức, đêm để ngủ thì mẹ phải giái quyết tiếp vấn đề ngủ đúng giờ, vì giấc ngủ của bạn

bắt đầu lúc 11h đêm ko à. Mẹ làm 1 cái routine, đúng 8h, thay đồ ngủ, bú sữa, hát ru hoặc white noise cho bạn, hết tiết

mục, tắt đèn, ko chơi gì nữa hết, mẹ vẫn ở cạnh bạn. Bạn khóc thì cũng ko sao, vì bây giờ mẹ vẫn ở cạnh bạn, nên

không phải bạn khóc vì không thấy an toàn, mà bạn khóc đòi chơi. Mẹ và bà vẫn kiên trì ngủ, để bạn biết tới giờ ngủ rồi,

không chơi nữa. Qua ngày hôm sau, routine được tới hát 1 bài là bạn buồn ngủ. Qua hôm sau nữa, thay đồ, bú sữa xong

là muốn díp mắt lại luôn. Từ từ là bạn quen, biết được quy luật khi nào mẹ muốn bạn đi ngủ và bạn rất hợp tác.

 

 

 

3. Phương pháp tự ngủ:

 

Bạn Nhí lúc bé thích được ẵm, nên dù buồn ngủ bạn vẫn đòi được ẵm. Mẹ bạn thì luôn đặt bạn xuống giường lúc bạn hiu

hiu buồn ngủ. Vì mẹ muốn bạn biết giường mới là chỗ ngủ, tay mẹ thì không phải. Nếu ngủ trên tay mẹ, thì đăt xuống

giường, 1 là thức ngay vì bị đổi chỗ, 2 là nếu may mắn không thức ngay thì lát nữa bạn sẽ thức dậy, và khóc um sùm đòi

quay lại tay mẹ mới ngủ tiếp. Vậy tại sao ko ngủ trên giường, mở mắt ra vẫn là giường và ngủ tiếp? 

Mẹ không tạo cho bạn 1 điều kiện nào để ngủ hết, ko ẵm, rung, lắc gì hết. Người lớn buồn ngủ thì tự đi ngủ, tại sao lại tập

cho con? Rồi lại bảo là con mình khó, phải bế trên tay mới ngủ, phải rung rung mới ngủ. Bé nào mới sinh ra mà biết đến

rung với bế, là người lớn tự tạo thói quen cho bé. Cứ thấy bé khóc, không cần biết bé muốn gì, đổ cho bé là gắt ngủ, rồi

lại rung rung, bế bế đi qua đi lại, bé khóc 1 lát mệt quá thì ngủ, vậy là lại cho như vậy có tác dụng. Bé gắt là vì bé muốn

32

Page 33: Baby raising tips

ngủ mà không ngủ được, không nói là "làm ơn đi chỗ khác cho con ngủ" được. Cái mẹ cần là cho bé 1 chỗ ngủ và

phương pháp tự ngủ thôi. Nếu con không đói, không bệnh và sạch sẽ, thì mẹ cứ để yên cho con ngủ.

Lấu lâu bạn mất nết thì mẹ cũng cho Cry it out vài đợt, rồi bạn lại quay về với tự ngủ. Giờ bạn buồn ngủ là bạn shut

down, làm mẹ hụt hẫng mấy lần.

 

 

4. Không bú đêm:

 

Bé ngủ 1 giấc dài tốt cho bé hơn là thức lặt vặt để bú đêm. 1 vài bình sữa chẳng có tác dụng gì mấy, mà còn hại cho sự

phát triển trí não và thể chất của bé. Dạ dày lại không được nghỉ ngơi, cứ phải hoạt động liên tục, đâu phải lúc nào con

cũng phải no. Nếu bé có răng lại càng không tốt cho răng miệng của bé. Bé được 3 tháng hoặc 6kg là có thể ngủ 1 giấc

dài, 5 tiếng lên tục cũng là ok lắm rồi. 

Nhiều mẹ thích làm ngược, là ngày con bú ít, đêm phải cố nhét cho thêm mấy bình. Thực tế là ngược lại, Không bú đêm

bé sẽ điều chỉnh để ngày bú và ăn nhiều hơn, để trữ năng lượng ngủ xuyên đêm. Bé biết là đêm có thức, mẹ cũng không

cho bú hay ăn gì nữa. Bé đáp ứng chuyện ăn uống ban ngày tốt hơn, vì bé được ngủ cả 1 giấc dài, tinh thần thoải mái,

sảng khoái để ăn uống và học hỏi mọi thứ. Ba mẹ mà đêm ngủ ko được, thức mấy lần thì ban ngày còn lờ đờ mệt mỏi,

nói gì đến con.

Bạn Nhí 3,5 tháng là tự bỏ bú đêm, vì mẹ bạn tập từ đầu, cần bú mới được bú, nên bạn không cần bú thì bạn không dậy

luôn. Nếu bé chưa tự bỏ thì nên bỏ bớt từ từ các cữ cho bé, để bé ngủ dài ra hơn, tốt cho sự phát triển của bé hơn.

 

5. Giấc ngủ ngày:

 

Một số mẹ vì muốn bé ngủ đêm nên ban ngày muốn bé thức với lý do thức ngày thì ngủ đêm. Thật ra là không đúng, vì

không ngủ đủ ban ngày thì bé sẽ rất khó chịu, thần kinh căng thẳng thì lại càng khó vào giấc ngủ đêm, khó ngủ sâu và

ngon giấc. Và ban ngày bé đang ngủ mà gọi bé dậy thì rất khó, như Nhí mà ngủ là vô phương kêu dậy, cổ chỉ dậy khi nào

cổ thích. Hoặc nếu gọi mà bé thức thì sẽ rất khó chịu. (Tui đang ngủ ngon mà ai kiu tui dậy tui cũng quạu á). 

Giấc ngủ ngày không bao giờ bằng giấc ngủ đêm. Tui để ý, tui thức khuya hoặc thức cả đêm, dù ngủ lại cả ngày để bù,

thì giấc ngủ cũng chập chờn, và lúc thức dậy lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi. Cho nên hãy để giấc ngủ đêm dài đúng

nghĩa của nó, và ban ngày chỉ là nap thôi.

Cứ luyện đúng ngủ đêm, thì bé sẽ tự điều chỉnh lại giấc ngủ ngày. Đêm ngủ ngon và thẳng giấc, bé sẽ ngủ ngày đúng

theo nhu cầu của bé. Nhí lúc nhỏ còn bú đêm 2 cữ thì ngày 4 nap, 1 cữ thì ngày 3 nap, cắt luôn bú đêm tới giờ thì ngày 2

nap, mỗi nap 1,5-2 tiếng.

 

Muốn luyện ngủ hay bất cứ cái gì cho con, vui lòng luyện ba mẹ và ông bà trước, để dở dở ương ương còn nguy hiểm

hơn. Vì trong các tình huống đó, con sẽ hoang mang, chẳng biết nghe ai, chẳng biết làm sao hết, vì không nhất quán gì

hết. Không phải vì con đòi, tội nghiệp quá, ông bà hàng xóm la, khổ quá.... nếu xác định làm được thì hãy làm, Còn đã

chấp nhận sống chung với lũ thì thôi, đừng than thở khổ quá, con tui khó quá...con đường đó là do mình chọn thôi. Mình

đã tạo thói quen không tốt cho con thì phải mất thời gian và công sức để sửa lại. Còn nếu bỏ công tìm hiểu nhu cầu, thói

quen của con ngay từ đầu, chịu cực 1 chút lúc đầu, đảm bảo con sẽ không khóc nhiều mà vẫn ngủ ngoan.

Sự phát triển về cân nặng là sự phát triển tạm thời, lên được xuống được, nhanh lắm, lớn 1 chút còn muốn giảm cân cho

đẹp. Sự phát triển về chiều cao và trí não mới là phát triển bền vững và lâu dài về sau, mà giấc ngủ là một phần cực kì

quan trọng trong đó. (kể cả giấc ngủ của ba mẹ, hôm nào ko ngủ ngon là uể oải, cáu gắt, làm việc chả suôn sẻ gì hết)

Viết về ngủ (phần 1)March 9, 2011 at 10:17am

33

Page 34: Baby raising tips

Mình lười không muốn viết về ngủ vì chủ đề này vô cùng rối rắm phức tạp và gây nhiều tranh cãi còn hơn cả

chuyện ăn. Một phần nữa là mình biết viêc áp dụng các phương pháp này ở việt nam là hầu như không khả thi.

Anyway, vẫn cần thông tin cho các mẹ.

 

1. Tầm quan trọng của ngủ:

Các mẹ ở Việt Nam cực kỳ không quan tâm đến ngủ của trẻ mà chỉ lo ăn ăn ăn suốt ngày. Thử đặt vào địa

vị các mẹ, đi thăm thú cả ngày về mệt lử chỉ thèm đặt lưng một phát thì lại có người dọn cơm bắt ngồi ăn thì

liệu ăn có thấy ngon không, ăn có no không, ăn xong thì cơn buồn ngủ đã qua chỉ thấy người mệt lử thừ lừ

mà chẳng được nghỉ ngơi gì cả thì người như zombie chứ còn gì. (Các mẹ hay phải thức đêm cho con ăn

chắc hiểu điều này hơn ai hết.)

 

Mẹ Hà béo thì cực coi trọng ngủ, coi trong ngủ hơn ăn vì nhưng li do sau:

 

Khi em be sinh ra thì bản năng của em là không bao giờ để em bị đói. Đói em sẽ đòi ăn, vì dạ dày em bé nên em

phải ăn thương xuyên, do đó các giấc ngủ của em không dài. GIấc ngủ của các em là một chu kỳ 45 phút gồm 25

phút ngủ sâu và 20 phút ngủ nông REM, nếu trong thời gian này nếu em đói em sẽ dậy và đòi ăn ngay, do đó em

không bao giờ để mình đói quá 25’ đâu. Đây là bản năng tự nhiên ban cho. A child never starves himself. Respect!

 

Mặt khác việc em bé thay đổi môi trường từ trong bụng mẹ ra ngoài, vao tay ẵm bế của mẹ của bà tạo cho em một

môi trường mới. Trong bụng mẹ em, em thích ngủ lúc nào thì ngủ, nhưng ra ngoài em có ý thức hơn, môi trường

thay đổi buộc em phải HỌC cách tự trấn an bản thân để đi vào giấc ngủ. Việc này có thể được sự trợ giúp từ ti mẹ

hay ti giả (làm em tập trung vào ti và từ đó lơ là mất cảnh giác và ngủ gật), được trợ giúp của vòng tay của bà rung

lắc hát à ơi tạo cho em có cảm giác cử động giống trong bụng mẹ, hay đơn giản hơn một số mẹ để em ăn no nằm

chơi đến lúc em mệt em tự đi vào giấc ngủ. Gì thì gì, việc mẹ và nhưng người xung quanh tao môi trường để em đi

vào giấc ngủ sẽ la điều em mong đợi để khi em mệt em phải có những thứ này em mới ngủ được.

 

Mọt em sơ sinh trung bình ngủ 18h/ngày. Em chỉ thức 45’ mỗi 3h. Trong đó 30 phút dành để ti và 15 phút để vệ sinh

và exercise. Khi em đến 4 tháng em vẫn ngủ trung bình 16-17h/ngày trong đó ban ngày em thức được dài hơn

(chừng 1h30’ cho môi 4h) và giấc đêm em cũng ngủ liền một giấc dài hơn 6-8h. Đến 1 tuổi nhu câu ngủ trung bình

giam xuống 14h và đến 2 tuổi các em ngủ khoang 12-13h ngày, nhung không ít hơn 11h/ngày.

 

Ngủ rất quan trọng vì não các em phát triển khi ngủ. Các tế bào thần kinh được nhân bản khi ngủ sâu và các kỹ

năng cơ bản (lẫy, bò, ngôi, đứng) được tập luyện ở thời kỳ REM (rapid eye movement). Hơn nữa ngủ tiêu tốn ít

năng lương hơn vì thức ăn các em ăn được hoàn toàn phục vụ vào việc tạo dựng tế bào chứ không phải để đốt

chay cho các hoạt động thể chất, do đó các em có thể ăn ít, ngủ nhiều mà vẫn nhanh lớn.

 

2. Những hiểu nhầm về ngủ ngáy của trẻ

-          “Sleep like a baby” là một misconception. Em còn bé não bộ chưa phát triển nên giấc ngủ của em có chu kỳ

ngắn, và em rất dễ dậy, giật mình hoặc ti hí mắt trong giai đoạn ngủ REM. Việc này thực tế có lợi cho các em vì các

em không bao giờ ngủ sâu quá lâu mà quên mất việc nạp năng lượng cho dạ dày. Do đó nếu mẹ không tác động

bên ngoài (ép ăn) thì em sẽ theo đúng bản năng dậy khi đói và đòi ăn.

-          Em ngủ ít ban ngày để ngủ nhiều ban đêm: một quan niệm sai hoàn toàn. Mục đích của tất các các phương

pháp dạy ngủ đều để đến đích là em ngủ ĐỦ vào ban ngày để em mệt vừa phải chứ không bị overtired để ngủ vào

ban đêm. Một em bé bị overtired trên thực tế thấy khó ngủ hơn (do não kém phát triển nên không thể handle self-

soothe when overtired) và do đó các giấc ngủ đêm của em do đó cũng ngắn theo. Một em bé bị overtired sẽ quấy

34

Page 35: Baby raising tips

khóc vì em không thể nào tìm được các tự đi vào giấc ngủ và rest được.  Mục đích của sleep training do đó là dạy

các em biết ngủ khi có nhu cầu, tao dựng một routine đều đặn để em có MỘT GIẤC NGỦ DÀI BAN ĐÊM. Tại sao?

-          Quan niệm ngủ lúc nào chẳng là ngủ: sai. Ngủ ban đêm và giấc dài bao gồm nhiều giấc ngắn nối tiếp giúp

quá trình tạo tế bào được liên tục và các em được nghỉ ngơi tốt hơn. Giấc ban ngày thường ngắn, do có ánh sáng

và tiếng động không đều đặn làm giấc ngủ sâu của các em ít chất lượng hơn. Giấc ngủ ban ngày chỉ là nhưng giờ

giai lao cho chính thời gian thức trước đó.

Kệt luận lại là các em ngủ nhiều ăn ít là chuyện bình thường. Mục đích tối cao của việc cho các em ngủ đủ ban

ngày là để các em đủ mệt để ngủ dài ban đêm. Nếu ban ngày thức dài và các em quá mệt thì quấy khóc là bào hiệu

các em bị overtired và thời gian thức ban ngày nên ngắn lại. Các em ngủ đủ ban ngày mới có đà để ngủ dài ban

đêm. (Rất nhiều người không tin vào điều này, thế mới buồn)

 

3. Các phương pháp sleep-training.

Một hiểu nhầm của các bà các mẹ là khi các em khóc là something wrong! Thế nên các bà các mẹ vẫn nững, vẫn

dỗ và các em vẫn khóc trên tay các bà các mẹ. Các bà các mẹ thì cảm thấy bị thất bại và lo lắng không hiểu chuyện

gì xảy ra, còn các em thi bất lực không thể nói với các bà các mẹ là  “leave the F me alone so that I can rest”! Để 

các em ngừng khóc và tự ngủ thì các mẹ các bà phải để cho các em bắt đầu, you want the baby to stop crying you

have to let him/her start! Kinh nghiệm của bản thân Hà béo khi bắt đầu nhận ra chân lý này là sau 2h đồng hồ nựng

mà con vẫn khóc, sau đó con mệt quá ngủ được 45’ dậy khóc tiếp 2h nữa thì tổng thời giam mẹ dỗ con khóc trên

tay chưa bằng 1/3 thời gian cho phép để các con tự khóc và tự tìm giấc ngủ cho mình. Hỏi cái nào ác hơn? Mẹ bế

2h để con khóc trên tay hay để con khóc 10’ và ngủ một giấc sâu trên giường? (believe me, crying is harder on

YOU than on the baby)!

 

2nd time mother thường ít phải áp dụng sleep training cho các bé. Do kinh nghiệm của đứa đầu đứa thứ 2 ngay từ

đâu mẹ để cho các cháu có môi trường ngủ độc lập và không tạo sleep association: ti mẹ, ti giả, bình, rung lắc, ru…

Các mẹ nên nhớ, môi trường là do mình tạo ra, nếu các em không bao giờ biết đến ru bế lắc ngủ thì các em sẽ

không bao giờ đòi. Hơn nữa 2nd time mother tôn trọng bản năng của các em hơn, đói các em sẽ đòi ăn, mệt các

em sẽ TỰ ngủ. Các em do đó có nhiều thời gian tự chơi một mình hơn và do đó có khả năng kết nối với nhu cầu

bên trong của bản thân hơn.

 

Hiện nay có 3 phương pháp dạy ngủ: no-cry, controlled crying và cry it out (các mẹ chịu khó search youtube tim

video hướng dẫn hoặc google các website có thông tin chi tiết). Mẹ Hà béo áp dụng Controlled cry  cho ban Alexis

khi bạn y (too late) 9 tuần nhưng cho ban junior #2 mẹ Hà béo dự định không làm sleep training mà để các em tự

ngủ từ ban đầu, không tạo môi trường phải có cái này/cái kia mới ngủ từ khi mới lọt long nữa.

 

Nguyên nhân mẹ Hà béo làm sleep training ngắn gọn như sau. Bà ngoại alexis sang thăm 1 tháng và 1 tháng bà ru

chau ngủ (trước đó bạn Alexis hoàn toàn tự  chơi tự ngủ , mẹ alexis chỉ bơm sữa và lướt web cả ngày thôi). Bà về

cháu khóc đòi ru. Đêm 1 phải lắc bạn 1h đồng hồ bạn mới ngủ và thức dậy liên tục ban đêm. Đêm 2, bạn khóc 2h

sau đó mới mệt lử thiếp đi được 45’ dậy khóc tiếp 2h nữa đến tận 4h sáng. Đến lúc này cùng cực mẹ Hà béo làm

sleep traning.

 

Sleep train bạn Alexis ở 9 tuần thì wake time của bạn là 1h20. Sáng sớm bạn thức dậy, cho bạn ăn no, tắm nắng

đến khi bạn ngáp một phát (chừng 45 phút sau khi dậy) mẹ bạn quấn bạn lại, cho lên giường, đóng rèm đóng của

cho ngậm ti giả. Bạn khóc 5’ mẹ vào vỗ nhẹ vào người và cho ti giả lại vào mồm cho bạn. 5 phút sau thì bạn ngủ tít.

 

2h sau bạn thức day, mẹ bạn cho bạn ti. Chơi 1h25’ và lại lên giường, lần này bạn khóc chưa được 5 phút thì lăn ra

ngủ. Từ đó bạn không bao giờ khóc nữa.

35

Page 36: Baby raising tips

 

Đây mới là bắt đầu, khi bạn ốm thì làm thế nào? Khi mẹ bạn cắt hẳn ăn đêm để bạn ngủ yên một giấc 12h/đêm thì

làm thế nào? Khi bạn mọc rang thế nào? Khi bạn 2 tuổi và bạn có thể tự mở cửa ra khỏi phòng thì thế nào? Hẹn

các mẹ kỳ sau.

Ngủ kiểu Tây à???????May 26, 2013 at 2:46pm

Dịch lại một số lưu ý mà mình cho là rất quan trọng trong việc nuôi trẻ dưới 1 năm.

.

Lưu ý rằng, không có một trẻ nào giống một trẻ nào. Mỗi đứa trẻ mỗi hoàn cảnh gia đình khác nhau, điều kiện sống

khác nhau mà các con cũng có nhịp sinh học khác nhau. Nhịp sinh học của mẹ (khi mang bầu), quan niệm của gia

đình về cách chăm sóc trẻ, về tầm quan trọng của ăn-ngủ-lịch sinh hoạt khoa học là nhưng nhân tố có thể làm thay

đổi nhu cầu của trẻ về lâu dài, ví dụ trẻ trường kỳ bị thiếu ngủ sẽ tìm cách thích nghi với hoàn cảnh bằng thức lờ

đờ, gắt gỏng, over-excited không điều khiển được hành vi.... và khi lớn cũng sẽ không có thói quen ngủ nhiều. Nói

như thế không có nghĩa là mẹ ngủ ít thì đẻ ra con cũng ngủ ít, bản thân Hà béo ngủ cực ít nhất là khi mang bầu,

đêm nào 2h sáng vẫn còn đang cày soap operas nhưng con của Hà béo đứa nào đứa nấy ngủ tối thiểu 14h/ngày:

bởi vì mình tin rằng con mình, khi sinh ra là lúc gần nhất với nhu cầu tự nhiên, là lúc tốt nhất để mẹ học cách tôn

trọng nhu cầu ngủ tối đa để con có thể có cơ hội phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần; bởi vì mình tin rằng nếu

trẻ (và cả người lớn) được nghỉ ngơi đầy đủ thì mới thích ăn, thích chơi, thích khám phá và mới có khả năng dời

núi non..

.

.

 "Let her sleep, for when she wakes, she can move mountains".

.

Các mẹ theo trường phái tự chơi tự ngủ, đội phản ứng siêu chậm với việc thứ đêm đã tổng kết được như  sau.

Nguồn: the babywhisper của Tracy Hogg và Malida Blau.

36

Page 37: Baby raising tips

.

Thời gian thức tối đa mỗi lần của trẻ.

.

Sơ sinh:  50-60 phút

1 tháng:   60-75 phút

2 tháng:  1h15 -1h20

3 tháng:  1h20-1h30

4 tháng:  1h45-2h

5 tháng:  2h-2h25

6 tháng:  2h25-2h30

6,5 -7 tháng: 2h45-3h. Nhiều trẻ có thể thức được lâu hơn

8-10 tháng: 3-4h. Nhiều trẻ có thể thức được lâu hơn

11-12 tháng: 3h30-4h30. Nhiều trẻ có thể đến 5h nếu chuyển sang chỉ ngủ 1 giấc 1 ngày..

.

Thời gian này là thời gian mẹ đặt vào phòng tối. Ôm em 5-10' và đặt em xuống, theo hướng dẫn của phương pháp

BabyWhisperer. Mình dùng BabyWise tức là đặt phịch xuống rồi đóng của đi ra thì thời gian trên mình cộng thêm 10

phút là thời gian phải đặt cách ly, mời tự ngủ..

.

Lứa tuổi và nhu cầu ngủ  trung bình, có trẻ cần ngủ nhiều hơn (2 bạn trẻ nhà mình ngủ nhiều hơn chỗ này chừng 1-

1,5h) và có trẻ cần ít hơn. Nhưng sự xê dịch không quá xa nếu mẹ tạo điều kiện cho con được ngủ..

.

Sơ sinh. Ngủ 16-20h/ngày. Mỗi chu kỳ 3h thì con ngủ 2h. Đêm chỉ ngủ dài nhất được 5-6h là lại dậy ăn..

Từ 1 -18 tháng trẻ cần được ngủ 15-18h/ngày. Chia như sau:

.  

1-3 tháng: 3 giấc ngủ ngày, mỗi giấc 1,5- 2,5h + một giấc ngắn 30-45'. Đêm dài 8-10h.

4-6 tháng: 2 giấc ngủ ngày dài 2-2,5h mỗi giấc và một giấc ngắn 30-45'> Đêm ngủ 10-12h

6-8 tháng: 2 giấc ngu ngay dài 1-2h mỗi giấc. Đêm ngủ 10-12h

9 tháng: 2 giấc ban ngày, dài mỗi giấc 1,5h. Đêm ngủ  11-12h

1 tuổi: 2 giấc ban ngày mỗi giấc 1-1,5h và đêm ngủ đủ  11,5-12h

18 tháng: (EMILY chuyển từ 14 tháng): 1 giấc ban ngày 1-2h và 11,5-13h ban đêm

2 tuổi: 1 giấc ban ngày 1,5h và 11,5-12h ban đêm

3 tuổi: 1 giấc ban ngày 1h và 11,5h ban đêm

4 tuối: cắt ngủ trưa. Đêm ngủ 11,5-12h

5 tuổi: Đêm ngủ 11h 6 tuổi: Đêm còn 10,5-11h.

.

Khi nào các em cắt giấc ngủ ngày: cách dễ nhất là khi các giấc ngủ ngày tự nhiên ngắn lại hoặc các em ngủ ban

đêm tự nhiên tỉnh dậy khóc oang oang, hoặc dậy sớm hơn thường lệ. Emily chuyển cắt ít giấc lại thường sớm hơn

sách, nhưng vì thế em ngủ tối sơm hơn lên và tổng thời gian ngủ của 1 ngày của em thì luôn đứng hàng VÔ ĐỊCH

không có đối thủ..

.

Còn theo sách thì thời gian các em giảm SỐ giấc ngủ ban ngày sẽ như sau:

4 giấc cắt còn 3 giấc: 3 - 5 tháng

3 --> 2 giấc: 5-8 tháng

2---->1 giấc ban ngày: 13-18 tháng.

.

37

Page 38: Baby raising tips

Khi cắt đi một giấc ngủ ngày thì em cần được đi ngủ ban đêm sớm lên 30’. (Bạn Emily và cả bạn Alexis đã từng có

một thời gian dài 5h30 lên chuông ngủ vào giấc đêm)

Câu chuyện bạn Mi luyện ngủ

March 18, 2014 at 5:09am 

Thật ra có nhiều chị/em/bạn bảo mình viết note kể cụ thể về phi vụ này từ lâu nhưng một là mình lười, hai là mình bị ám

ảnh một nỗi sợ hoang đường mang tên “con mình nhẹ cân, thiếu cân” so với tất cả các thể loại bảng chuẩn mình liếc qua

nên rất có khả năng mình bị ném đá khi “chia sẻ kinh nghiệm nuôi con” hờ hờ nhưng nghĩ lại, mình ko chia sẻ “nuôi con

tăng cân” nên …..chả sợ. Nhất là có một chị không biết đùa hay thật bảo mình “hay ko muốn cho chị em dc hưởng những

ngày sung sướng” haha, và hai là sáng nay bà chị Hà chũn inbox bảo mình viết thế nên…..sợ gì mà không viết, hờ hờ

 

Thủa còn trẻ ơi là trẻ, mình nhận thấy cha mẹ Đức đặc biệt quan tâm tới giấc ngủ của trẻ nhỏ, mình nhận thấy với họ

giấc ngủ quan trọng hơn bữa ăn, ăn bao nhiêu con tự quyết định còn ngủ thì cha mẹ giúp con rèn luyện giúp con tự ngủ

và ngủ đủ, trẻ độc lập trong cả ăn lẫn ngủ chính vì thế họ nuôi con khá nhẹ nhàng. Từ đó mình ao ước rằng nếu có con

mình cũng áp dụng và đạt được điều đó.

 

Mình may mắn có được nguồn tham khảo rất đáng tin cậy từ chị Hà, ngay từ hồi mang bầu mình đọc kĩ các note chị viết

và có ý định áp dụng cho con ngay khi lọt lòng. Nhưng thật sự khi em Mi được 9w mình mới có điều kiện thực hiện

(chồng mình giữ suy nghĩ rằng trẻ con cần dc âu yếm, vỗ về nếu không bé sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tâm hồn,

tự kỉ, cô đơn, buồn tủi,…..)

 

Từ đó mình hiểu được chu kì ăn ngủ của con, con cần ngủ bao nhiêu tiếng trong một ngày, mấy nap ban ngày và bao

nhiêu tiếng cho giấc đêm.

 

Sau 9w nếm mật nằm gai đợi chờ thì cuối cùng cơ hội đã đến, chiều hôm đó ba nó xách vali rời khỏi nhà lúc 16h30 thì

19h mình “tung chưởng” luôn. Đó có lẽ là ngày “đau khổ” nhất trong cuộc đời làm mẹ của mình, đóng cửa nghe con khóc

ròng rã trong 1h20’, 20h20’ bạn í ngừng khóc và chìm vào giấc ngủ. Các bạn đọc note chị Hà sẽ thấy có 3 cách luyện

ngủ, cá nhân mình chọn CIO vì muốn làm nhanh (sợ ko thành công trc khi ba nó trở về).  Con ăn no, mình dùng tã

swaddle cuốn chặt con lại, bật white noise và đóng cửa đi ra để con tự xoay xở với việc ngủ của mình. Lần đầu làm mẹ,

sau bao ngày tháng mong chờ con, phải chấp nhận nghe con khóc là điều không dễ dàng, nhất là đêm ấy nó còn nằm

trong xe đẩy (giường có nhưng chưa kịp bê vào) không nhìn nhưng nghe cũng xót hết ruột gan, nhưng mình cứ tự nhủ

rằng “con đã khóc rồi, giờ mình vào bế nó, không phải phí hoài thời gian nó đã khóc sao, biết đâu 1, 2 phút nữa nó dừng

và ngủ”. Rồi mình nhớ lại những câu trong tài liệu học tiền sản trc đó ““Si je pleure, ne t’inquite pas, je suis un bébe” (nếu

con khóc, mẹ đừng quá lo lắng, con là một em bé mà)  và cả trên web tiếng anh mình tham khảo  “Crying is a normal part

of your baby's life”. Thế nên mình cố chờ, cố chờ, cũng không dấu diếm rằng hôm đó nước mắt mình cũng rơi lã chã,

mình lao vào nằm ngâm mình trong bồn tắm để nếu có mềm yếu mà ra bế con thì cũng còn phải lau tóc, lau người, mặc

quần áo, và biết đâu trong thời gian chờ ấy, con mình nín hẳn. Cuối cùng nó chỉ nín sau 1 tiếng 20’ L(

 

Cũng có thể nói rằng 3 ngày luyện ăn luyện ngủ ấy cũng là quãng thời gian khổ sở nhất đối với Mi mèo, bởi mẹ làm quá

nhiều việc cùng một lúc, luyện giấc ngủ đêm, các nap ngày và đồng thời tập ti bình luôn. (trc đó chị í chỉ xơi ti mẹ, nếm

phải núm bình là nhè ra luôn).

 

Đêm hôm đó lần đầu tiên con có 1 giấc ngủ sâu và dài, con tỉnh dậy ăn lúc 2h30’ sau đó ngủ luôn tới sáng 8h dậy. Ngày

hôm sau mình tiếp tục luyện 3 nap ngày cho con. Cụ thể 9h cho con vào phòng tối, mở nhạc, cuốn tay và đi ra. Ngày đầu

tiên luyện nap ngày cũng rất vất vả, cho vào nôi, con khóc, sau khi khóc khoảng 10’ thì con cũng ngủ (như vậy thời gian

38

Page 39: Baby raising tips

khóc so với đêm hôm trc đã giảm rất rất nhiều) nhưng con chỉ ngủ 1 tiếng là tỉnh dậy, sau khi í e 1 hồi khoảng 20’ không

thấy mẹ vào con bắt đầu khóc, mình lại chấp nhận nghe con khóc, đến 11h vào bế con ra. Con có 1 tiếng để ăn, thay tã,

chơi cùng mẹ, 12h con lại đi ngủ. Tình trạng cũng diễn ra tương tự, con ngủ khoảng hơn 1 tiếng rồi dậy í e ko thấy mẹ

vào đón, con khóc, mẹ lại nghe con khóc. NHưng đến nap thứ 3 trong ngày con đã ngủ 1h30’ mẹ mừng lắm luôn vì chưa

bao giờ nap ngày con ngủ một mình dc lâu như vậy. Tối hôm đó, 6h mẹ đặt con vào giường, con ngủ luôn sau 5’ ê a,

mừng không sao tả xiết, và mẹ cũng ngủ luôn do quá mệt vì 1 ngày nghe con khóc và cả đêm hôm trc ko thể ngủ nổi vì lo

con đói, cứ hồi hộp thấp thỏm không biết bao giờ con dậy đòi ăn. Đó là lần đầu tiên mình được ngủ 1 giấc ngon lành dài

như thế sau hơn 2 tháng kể từ khi có con. Nap đầu tiên của ngày thứ 2 con tự ngủ không khóc, ngủ đủ 2 tiếng, mình

mừng khôn xiết nhưng cố chờ kết quả nap thứ 2 để khoe “chiến công” với nàng Ong. 3 nap ngày hôm đó trôi qua ngon

lành trong bình yên. Tối hôm đó là đêm thứ 3 training, con ngủ từ 6h đến 7h dậy khóc 55’ sau đó con ko ngủ luôn mà

nằm ê a đập chân đập tay loạn xạ, mẹ mặc kệ và mẹ ngủ lúc nào không biết, có lẽ là trước cả con J

 

Tổng kết lại quá trình tập luyện của em Mi, giấc đêm mất 2 đêm khóc tơi tả như mưa rào, các nap ngày mất 1 ngày đầu

tiên khóc i ỉ. Kết qủa, sau 3  đêm 2 ngày tập luyện, em ăn ngủ như quân đội theo chu kì 3h, em ngủ vượt chỉ tiêu giấc

đêm 14h/đêm chỉ dậy ăn 1 lần vào khoảng 1h45-2h30, 8h sáng em dậy, tổng thời gian ngủ thời gian đó thuộc hang max

20h/ngày. (mẹ tin rằng cơ thể đòi hỏi em ngủ bù cho việc em thiếu ngủ từ trước) Cứ như thế yên ả diễn ra cho đến cái

gọi là wonderweek 12.

 

Wonderweek 12, 16-19, 23-26 của em cũng có điều đáng nói vì nó lien quan đến việc cắt ăn đêm, nhưng mình viết ở

note sau cho cụ thể. Note này mình chỉ kể lại quá trình luyện ngủ bước đầu của em Mi, tại sao mình chọn CIO mà không

chọn các phương pháp khác, các bạn phải tìm hiểu kĩ các phương pháp thích hợp với con mình nhé.

Như đã nói ở trên, chọn CIO vì muốn đạt đc mục tiêu thật nhanh, trc khi địch xuất hiện tại nhà, nhưng trc đó mình cũng

tìm hiểu về nó và thấy phù hợp với em Mi, cho đến bây giờ 6.5m, em Mi rất ít nôn trớ, mới chỉ có 2, 3 lần nên mình hoàn

toàn yên tâm cho CIO mà không sợ em bị trớ gây sặc. Khi mở whitenoise điện vào máy nên cái nút xanh xanh của nó

phát ra ánh sáng mờ mờ khi em khóc lâu mình vào đứng góc phòng vẫn có thể quan sát dc tình hình của em để kiểm tra.

Các nap ngày mình cũng cho em vào phòng tối như buổi đêm, khi em thức thì cho em ra hẳn không gian khác, phòng

khách, bật điện sáng chưng. Kết quả là cứ cho vào phòng tối, nghe thấy nhạc là em hiểu việc của em là nhắm mắt vào

khò khò :D

 

Các dụng cụ mình dùng để hỗ trợ cho giấc ngủ của em, 1 căn phòng thoáng mát yên tĩnh, rèm cửa cửa cuốn đủ để tối

như ban đêm, 1 máy nghe nhạc, 1 tã cuốn swaddle, 1 cái nôi. Trong nôi của em có duy nhất cái túi ngủ, không gối, ko

thú, ko búp bê. Em Mi chưa bao giờ dùng ti giả, swaddle em cũng dùng rất ngắn khoảng 2 tuần, sau đó em tìm tay mút

tay thì mình bỏ swaddle, máy nghe whitenoise sau noel mình quên cái nút cắm điện ở quê chồng, em ngủ ko whitenoise

khoảng 5 ngày, có nghĩa là ngủ chay hoàn toàn luôn, cho vào giường là ngủ, chất lượng giấc ngủ không thay đổi, khi bà

nội gửi nút lại cho em thì em lại ngủ tiếp với whitenoise, mục đích để bảo vệ em khỏi tiếng ồn bên ngoài (thỉnh thoảng có

mấy thằng choai choai đi mui trần mở nhạc ầm ĩ, hú ga hú còi). Nhiệt độ phòng luôn ổn định 23 – 25 độ.

 

Để em ngủ sâu và ngủ ngon thì tư thế ngủ cũng rất quan trọng, giúp các em ngủ ngon nhất có lẽ là nằm sấp, nhưng nó

cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng SIDS

 

Chính vì đã tìm hiểu khá kĩ, chi tiết mọi vấn đề, chuẩn bị đầy đủ,  nắm được đặc điểm của con mình nên mình hoàn toàn

yên tâm khi chọn CIO mà không lo có điều gì đáng tiếc xảy ra.

 

Hôm trước bà chị mình suýt được làm người nổi tiếng thì có những ý kiến  đại loại như sau “chị í ở tây mà” “hoang tưởng

à, trẻ con mà ngủ 12h/đêm” các bạn thấy đấy,  cơ sở vật chất của em Mi rất đơn giản, vẫn chung phòng cùng bố mẹ, của

cải của em duy nhất 1 cái cũi, 1 cái túi, 1 cái máy whitenoise. Và sự thật là em ngủ luôn 14h/đêm chứ chả phải 12h, em

39

Page 40: Baby raising tips

dậy ăn đúng 1 lần cũng nhanh cực luôn, chả đến 15’ rồi em lại ngủ tiếp nên thời gian trừ đi ko đáng kể. Và hoàn toàn

không có sợ nhúng mũi của ông bố tây trong vụ này, 1 tay bà mẹ Việt thực thi hết nên các bạn bỏ qua câu “tây mà, ở tây

có điều kiện lại chả” cho mình nhé, hờ  hờ.

 

Cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng “gặp đứa nó “dễ” thì thế thôi, chứ “khó” như con tôi thì có mà luyện đằng trời”. Rồi,

cũng đúng. Mình so sánh em Mi với Emily nhà chị Hà thì quả thực em Mi có 1 điểm dễ, đó là em ko bị nôn trớ, em Emily

nhà chị Hà nghe tả “nôn ồng ộc” thế mà chị ấy luyện dc nó nên mình cũng quyết tâm luyện bằng được em Mi nhà mình.

Nhân đây mình xin kể lại em Mi trước khi luyện ngủ em ấy dễ thế nào nhé. Mình tả lại 1 ngày của em Mi lúc 7h tối, vì quả

thực ko biết em bắt đầu ngày mới lúc mấy giờ sáng nữa :D :D 7h tối, mẹ ăn thật nhanh, thật nhanh trong khi 1 là em khóc

trong nôi của em, 2 là em khóc trong ghế rung, 3 là em khóc trên sofa đặt bên cạnh mẹ, đến nỗi bố em tả “những bữa

cơm chan đầy nước mắt”. Xong cơm, mẹ oánh răng thật nhanh thật nhanh, bố dọn dẹp sau bữa, mẹ bế em và bắt đầu

nựng cho ti để em ngủ. Hôm nào may mắn thì em ti và em ngủ trong lúc ti, mẹ ôm chặt em trong tay, nhẹ nhàng 2 mẹ con

cùng nằm xuống, em gối đầu trên tay mẹ, làm sao càng ít cử động càng tốt, có khi mẹ vẫn giữ nguyên tư thế em ti, miệng

em vẫn ngậm ti mẹ ấy chứ. Khi thấy em có vẻ say sưa ngủ rồi thì mẹ nhấc tay ra khỏi đầu để em ngủ cạnh mẹ. Nhưng

kiểu j em cũng tỉnh dậy 1 vài lần, và chả còn cách nào khác mẹ lại bất động bên cạnh nhét ti vào miệng em hòng mong

em ngủ mẹ mừng. May ra thì thế, nếu ko thì em khóc, chả vì lí do j cả, thích khóc là em khóc thôi, dù rõ rang là đã ngủ rồi

đấy nhé, có vẻ say sưa rồi đấy nhé. Hôm nào may thì em ngậm ti, em ngay ti chán chê mê mỏi em giật phựt ra 1 cái rồi

thì em mới chịu ngủ thật, có nhiều khi 2 mẹ con vào giường lúc 19h15 mà đến 22h30 em mới giật phựt ti. Và em ngủ đến

9h, 9h30 sáng hôm sau.  Đấy là may mắn em còn vừa ti vừa ngủ nhé, nếu ko may thì em khóc giẫy ngay từ lúc 18, 19h

cho đến bao giờ em chán khóc thì thôi, mặc kệ dỗ, mặc kệ ti, mặc kệ nựng.

 

Em chỉ chịu ra ngủ riêng sau khi đã ngủ say 1 giấc, sau lần ăn đầu tiên trong đêm thì em ngủ dc 1 mình trong nôi của em,

trả lại cái giường cho bố mẹ. Đó là giấc đêm, còn ngày, nếu thích em ngủ thì mẹ phải ngủ cùng em, ôm em, may ra thì

em ngủ, cũng có lần may mắn em ngủ cùng mẹ dc 2 tiếng, còn khả năng thức ban ngày của em khi ấy cũng là vô địch L

L Mẹ em đã từng thốt lên với bà ngoại “mẹ ơi, con này ngủ cực ít luôn” Cả ngày hầu như em ko ngủ, cùng lắm 2 nap, 1

sáng 1 chiều, mỗi nap tùy hứng, cực kì khó khăn để em ngủ ban ngày. Đấy, đó là em Mi hồi chưa luyện. Vậy đấy, em

cũng thuộc loại “dễ” phết nhỉ?

 

Xong, trả nợ các tềnh êu bước đầu tập ngủ, còn wonderweek các kiểu, tập ăn bình, cai ti đêm xin hẹn note sau nếu các

tềnh êu yêu cầu.

 

p.s: mình nhớ bạn Thúy Hiền có bán whitenoise nhập từ mĩ và vườn của bé có tã cuốn nhé, nếu bạn nào quan tâm tìm 2

nick này mình tag ở phần cm 

Bài ngủ từ 2009March 17, 2014 at 9:01pm

TẬP NGỦ 

Ôi, cuối cùng thì vụ dạy ngủ cũng hòm hòm. Bây giờ hàng ngày Alexis bắt đầu giấc ngủ đêm lúc 6h tối đến 8h sáng

hôm sau, đêm Alexis dậy 2 lần ăn xong lại ngủ, hôm nào chẳng may ăn xong Alexis vẫn còn thức thì mẹ cũng đặt

Alexis xuống giường rồi mẹ về phòng mẹ ngủ tiếp. Alexis ư ử vài câu rồi cũng lăn ra ngủ theo. 

Tuy nhiên, ban ngày Alexis ngủ chưa tốt lắm nhưng chẳng bao giờ Alexis cần mẹ bế ru ngủ cả. Alexis cứ ăn no rồi

nằm chơi chán chê trên giường rồi lăn ra ngủ thôi. Giờ công việc của mẹ đơn thuần quay trở lại làm con bò cái. 

40

Page 41: Baby raising tips

Mẹ ly dị với cái ghế lắc được 3 tuần thật là thỏa thê sung sướng lắm ý. Mẹ vô cùng tự hào về thành quả của Alexis

và mẹ trong 3 tuầnvừa qua. 

Mẹ Alexis tập trung luyện giấc ngủ ban đêm trước vì giấc này dài và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ban ngày của

Alexis. 

Tuần 1 (Alexis 9 tuần): hàng ngày lập một trình tự ngủ đêm cho Alexis. BEDTIME ROUTINE

Ngay khi Alexis thức dậy sau giấc ngủ ngắn (nap) cuối cùng trong ngày, mẹ Alexis cho chơi, sau đó là tắm nước

ấm37oC, massage, hát cho Alexis nghe, mặc cho Alexis bộ quần áo đi ngủ ban đêm sau đó cho Alexis ăn một bình

sữa mẹ (vắt) và ru Alexis ngủ. Alexis được đặt xuống ngủ lúc 6-7h chiều. Trong đêm Alexis dậy thì mẹ cho Alexis

ăn mà không bật đèn sáng lên (chỉ để đèn ngủ) và Alexis không bao giờ được bế khỏi phòng của Alexis. 

Kết quả: sau 1 tuần cứ đến 6h30 là Alexis buồn ngủ rũ rượi. Ăn xong bình là ngủ đến tận 12h đêm mới dậy đòi ăn. 

Tuần 2 (Alexis 10 tuần): mẹ bắt đầuli dị với cái ghế rung lắc. 

Mẹ bắt đầu đặt Alexis xuống khi BUỒN NGỦ nhưng vẫn CÒN THỨC. Mẹ bắt đầu bằng giấc đầu tiên của buổi sáng

khi Alexis mới ngủ dậy, ăn no và thư giãn. Như thế Alexis không bị quá mệt và rất dễ ngủ. Alexis buồn ngủ và khóc

váng nhà. Mẹ chờ Alexis khóc đủ 5 phút vào vỗ nhẹ vào vai Alexis và"xi" vào tai Alexis, một tay xoa trán Alexis. Mẹ

chỉ làm thế trong 2phút là phải ra. Alexis khóc tiếp. Sau 3 phút Alexis ngủ. 

Lần 2 Alexis không chờ được 5 phút để mẹ vào dỗ nữa. 3 phút sau ngủ luôn. Sau 2 ngày ư ử khóc để ngủ, giờ mẹ

có thể vô tư đặt Alexis xuống và Alexis có thể tự xoay xở để ngủ được. Cái này rất sướng vào ban đêm vì mẹ

không còn vừa ru Alexis ngủ lại vừa ngủ gật nữa. Trước khi luyện ngủ Alexis khóc váng nhà mà vẫn không tài nào

ngủ được.Khóc nhiều mệt ngủ không sâu, chớ đêm ... vất vả lắm. Kinh khủng nhất là có đêm Alexis khóc 4h đồng

hồ, gà gật ngủ và khóc, mẹ và con mệt nhoài.... Giờ sau mấy ngày khóc để ngủ, Alexis trở lại vui vẻ, khỏe mạnh và

quan trọng hơn là Alexis không còn khóc quấy vì mệt buồn ngủ mà không có cơ hội để ngủ nữa. 

Vì thế, dạy cho con ngủ không phải là sự ích kỷ của cha mẹ mà là trang bị cho con khả năng đầu tiên để khỏe

mạnh. Không đương đầu với tiếng khóc của con, kết quả là con vẫnkhóc nhiều mà vẫn không học được điều gì,

đấy mới là điều đáng tiếc. Mẹ Alexis nghĩ thế. Mẹ Alexis không bao giờ nuối tiếc đã cho Alexis khóc 8 phút, 8 phút

dài nhất trong đời mẹ Alexis! 

Khoa học đạp vào mặt thực tế nhá: 

- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng cần ngủ tối thiểu 15-18h/ngày 

- Bé ngủ ban ngày càng tốt thì đêm ngủ càng sâu và não bộ càng phát triển tốt. 

- Việc dạy bé ngủ một cách độc lập là một trong những vấn đề "hot" nhất của việc nuôi con ngày nay. 

- Bé thiếu ngủ ban ngày sẽ không ngủ được ban đêm và gây "nợ ngủ" _ sleep debt. Bé thiếu ngủ sẽ cáu kỉnh, quấy

khóc, ăn không đủ liều dẫn đến ảnh hưởng về sức khỏe và trí não. 

41

Page 42: Baby raising tips

- Bé thiếu ngủ ngày sẽ cực quấy đêm.

- Bé cần một khoảng thời gian ngắn để tự trấn an và đưa mình vào giấc ngủ. Các động tác rung lắc và chuyển bé

từ tay xuống giường sẽ làm bé thức giấc và làm ảnh hưởng đến quá trình tự trấn an của bé. Cách tốt nhất là đặt bé

xuống giường khi bé CÒN THỨC và để bé tự học cách đưa mình vào giấc ngủ.

- Một khi bé biết cách tự ngủ với tối thiểu sự giúp đỡ từ bên ngoài thì đêm bé thức giấc (người lớn còn tỉnh giấc vào

lần trong đêm nữa là trẻ con) thì bé có khả năng tự xoay xở để ngủ tiếp mà không khóc gọi sự chi viện (rung, lắc,

ru, ti) từ người khác. Về lâu dài bé có thể sớm ngủ qua đêm, rất có lợi cho sự phát triển của não và giúp bé luôn

khỏe mạnh vui tươi. 

- Cho con ngủ bằng cách cho con bú có thể gây sâu răng ở tuổi lớn, đầy hơi nôn chớ ở tuổi sơ sinh. Bé ăn xong

không được ợ hơi ra thì se bị đầy hơi (gây đau bụng kinh khủng cho em bé sơ sinh) dẫn đến quấy khóc. 

Ban ngày bé nên được chăm sóc như sau: Ăn - thay - chơi - ngủ, trong đó quá trình ăn - thay - chơi chỉ diễn ra tối

đa là trong 45-60'. Sau đó bé được đặt xuống ngủ. 

- Từ tuần 1-7 bé cần được học phân biệt ngày đêm. 

- Từ tuần 8-12 sẽ là thiết lập thời gian biểu hàng ngày, tạo đồng hồ sinh học cho bé (đồng hồ sinh học ngủ đêm sẽ

theo bé suốt tuổi thơ _ đến 10 tuổi). 

- Từ tuần 12 bé sẽ dần điều chỉnh để ngủ qua đêm.

- Trẻ em ở phương Tây luôn được đi ngủ rất sớm.

- Sách về dạy trẻ cách tự trấn an và ngủ có rất nhiều với nhiều phương pháp khác nhau: 

1. Happy Sleeping Habits Happy Child 

2. Baby Whisperer

3. The happiest baby on the block 

4. On coming Babywise

Mọi phương pháp áp dụng với trẻ nhỏ cần có sựnghiên cứu kỹ càng trước khi áp dụng.

Quan điểm về ăn dặm (của mẹ Nhí)Ăn dặm thì có nhiều phương pháp, sách và tài liệu cũng nhiều, google là có hết, các mẹ chỉ cần chịu đọc, tìm tòi

nghiên cứu là ok. Kiến thức của mẹ Nhí cũng là lượm lặt học hỏi khắp nơi thôi.

 

- Thời điểm bắt đầu ăn dặm: bé được tròn 6 tháng. 6 tháng đầu đời nên bú mẹ hoàn toàn, không thêm nước,

sữa chua, trái cây gì hết. Hãy để hệ tiêu hoá của con được hoàn thiện và sẵn sàng để tiếp nhận thức ăn khác ngoài

sữa. Ăn dặm là tập ăn, tập nhai, làm quen với thức ăn khác ngoài sữa. Ăn dặm sớm khi dạ dày con chưa có men

tiêu hóa tinh bột thì chẳng được lợi ích gì, mà còn gây hại cho dạ dày của con.Còn các kiểu như con không bú sữa

thì biết làm sao, con tóp tép miệng đòi ăn, cho con ăn bột thử thì con thích ăn lắm...Xin thưa, con không bú thì đói

vàng mắt cũng phải bú thôi, bản năng của con người là không để mình đói mà. Con tóp tép miệng hay con thích ăn

bột thì đương nhiên là vì lạ miệng nên thích, con đâu biết dạ dày con không tiêu hoá được. Chỉ có mẹ là biết 6

42

Page 43: Baby raising tips

tháng mới là thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm, ăn sớm cũng chả cứng cáp gì thêm đâu. (Ăn dặm kiểu Nhật là

từ 5m, nhưng mẹ Nhí vẫn thích từ 6m hơn, BLW thì từ 6m)

 

- Ghế ăn: nhất thiết phải có dù áp dụng bất cứ phương pháp nào.

 

- Mục tiêu khi ăn dặm: tập nhai và tập thái độ ăn tốtKhông quan trọng con ăn bao nhiêu, quan trọng là con tập

nhai, dùng lưỡi, nướu để nghiền và nuốt thức ăn.Đúng giờ cứ cho vào ghế ăn, dọn ra, ăn bao nhiêu tuỳ con, từ chối

hay khóc lóc thì mời ra, ngừng bữa ăn. 

 

Nếu con biếng ăn, mẹ check xem con có vào wonder week không, có đang mọc răng, đang bệnh không, nếu có thì

kệ con đi. Con sẽ có giai đoạn biếng ăn sinh lý, hết giai đoạn đó con sẽ trở lại bình thường. Nếu ép con sẽ dẫn đến

biếng ăn tâm lý, mà đã là tâm lý rồi thì cho dù qua giai đoạn sinh lý, con vẫn sẽ biếng ăn vì tâm lý con đã sợ và

chán ghét việc ăn rồi. Mà cái đó thì khó giải quyết lắm á.

 

Con biếng ăn cũng có thể là do độ thô hay độ khô không đúng. Bé đã chán cháo mà cứ cho ăn nhuyễn đương

nhiên là từ chối, độ thô và khô quá sức bé, bé cũng không thích. Mẹ nên chú ý tăng độ thô cho phù hợp, không phải

cứ bé hóc hay ọe là không đúng. Nên cho bé thử vài lần, để bé thử nhai, cắn, nuốt. Nếu vẫn không được thì mới

cắt nhỏ hơn xíu. Còn không thì cứ để bé tự nghiệm ra là, À, để vậy tui ko nuốt được, tui phải nhai nghiền nhỏ hơn

nữa thì tui mới nuốt được.

 

Bạn Nhí nếu thái độ uống sữa hay ăn không tốt, mà không rơi vào lý do nào hết, bạn sẽ được trained.Nàng được 8

tháng, nàng mê chơi. Uống sữa vặt, mỗi lần 10, 20 ml là đẩy ra, là mẹ sẽ cắt toàn bộ ăn dặm. Cả ngày chỉ có sữa

và sữa, 4 tiếng 1 bình, bú bao nhiêu thì bú, đẩy ra là mẹ cất luôn. 4 tiếng sau mới có bình khác, đẩy ra là lại cất. Ko

cơm ko trái cây ko sữa chua gì hết. Được 3 ngày, đói vàng mắt, sáng  ngày thứ 4, nàng thức dậy đưa 350ml tự

cầm bú 5 phút là xong. Từ đó đến nay chỉ cần thấy bình sữa là tu 1 hơi tới hết, ko dám bỏ ra, sợ mẹ đem

cất...^^Bạn ăn cà chớn, thì mẹ sẽ dẹp luôn thức ăn. Từ trưa đến tối, cắt luôn sữa, ăn phụ, cắt hết. Đến 4h30 ăn cữ

chiều, bạn ăn như hổ đói. Hết dám cà chớn, bạn đã biết mê chơi là bị đói, tới bữa là phải ăn đàng hoàng.

 

Tóm lại là bạn dễ bị dẹp đồ ăn lắm. Khóc --> dẹp. Quăng thức ăn --> dẹp. Mê chơi --> dẹp...Đừng lo con đói, có đói

vài lần thì mới biết trân trọng bữa ăn. Con nhịn vài bữa cũng bớt ko bao nhiêu lạng đâu. Sau đó là ăn như thiên

thần luôn, bù lại còn nhiều hơn.

 

Bạn Nhí từ nhỏ đến giờ vẫn ngày ăn 2 bữa chính: lúc 10h30 và 4h30. Hiện tại 15 tháng thì 3 bình sữa mẹ 180ml: 6h

sáng, 12h trưa, 6h tối. Sáng bạn sẽ ăn nhẹ nhẹ gì đó: bánh pancake, ngũ cốc, bánh mì...Không nhất thiết phải ngày

3 bữa,tuỳ theo con muốn ăn hay không thôi.

 

Con dưới 1 tuổi, sữa vẫn là chính. Con không ăn có thể bú sữa bù lại.Con trên 1 tuổi, con không ăn, thì nên xem

xét bớt sữa lại. Vì sữa nhiều con sẽ không đủ đói để có nhu cầu ăn.Đừng vì con không ăn lại cố bù sữa như mấy

cái quảng cáo, uống 2 ly là đủ 80% năng lượng cả ngày, y như thần dược, gớm.

 

- Thực đơn cho bé: chẳng cần tham khảo lịch ăn của bé nào cả, mỗi bé mỗi khác, không thể áp dụng cứng nhắc

thực đơn hay liều lượng của bé khác cho con mình. Mẹ quan sát bé và tăng độ thô, độ khô cho phù hợp với bé thôi.

Còn ăn bao nhiêu là tùy bé, không vì con người ta mấy tháng, ăn 3 bữa, mỗi bữa bao nhiêu cơm, cháo mà con

mình cũng phải như vậy.

 

43

Page 44: Baby raising tips

Nuôi con quan trọng đường dài mà, hãy để con xem mỗi bữa ăn là niềm vui, và con phải suy nghĩ làm sao để mình

không bị đói, mình phải ăn món đó như thế nào. Mẹ đừng nghĩ dùm con và làm dùm con, thoải mái cho khoẻ mẹ

khoẻ con.

 

Bạn Nhí 9m gặm đùi gà luộc, chưa có cái răng nào...^^

5 bước cho bé ăn dặmJanuary 8, 2013 at 10:57am

Đây là tài liệu hướng dẫn cách cho các bé ăn dặm theo 5 bước để tạo thói quen cho con ăn ngày 3 bữa, ăn đa

dạng thực phẩm, đầy đủ chất và ăn uống khoa học. Tài liệu được mẹ Quý (ChuộtTo Cõng MèoNhỏ) dịch từ cuốn 5

steps baby weaning của Cow&Gate (UK), có rất nhiều kiến thức cần thiết cho các bố mẹ đã/đang/sắp cho con ăn

dặm: cho con ăn gì, ăn thế nào, nên và không nên khi cho con ăn, thực đơn... Hi vọng giúp các bố mẹ trả lời được

các câu hỏi thắc mắc khi cho con ăn dặm!!Tài liệu hơi dài, các mẹ có thể copy về đọc và ngấm dần dần :D

----------------

Đây là cuốn sách của nhóm Cow & Gate (UK) mình nhận được. Trong bản dịch này có một số một số từ không dịch

được hoặc không dịch sát nghĩa được thì mình để nguyên bản tiếng anh. Rất mong các mẹ có thể góp ý để có

được bản dịch tốt nhất.

Cuốn sách này hướng dẫn những bước cho bé ăn dặm cơ bản có những điều hữu ích cho các bố mẹ tham khảo.

 

Mục lục:

1. Giới thiệu: khi nào thì bắt đầu ăn dặm và chuẩn bị cho bé ăn dặm

2. step1: First spoonfuls: Giới thiệu top 10 thực phẩm đầu tiên

3. step2: Introducing breakfast (giới thiệu bữa sáng): Thiết lập thói quen ăn sáng hàng ngày

4. step3: Introducing variety (làm quen đa dạng thực phẩm): Cung cấp cho bé đa dạng các loại rau và quả

5. step4: Introducing meat, fish and alternatives (Giới thiệu thịt, cá và các loại đạm khác): Thêm vào các thực

đơn có thịt, cá và các loại thực phẩm cung cấp đạm và sắt tương tự

6. step5: Establishing 3 meals a day (xây dựng 3 bữa/ngày cho bé): Thiết lập thói quen ăn 3 bữa/ngày cho bé

7. Question and answer

 

I. Giới thiệu

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là quá trình bé chuyển từ chế độ ăn chỉ có sữa sang chế độ ăn kết hợp sữa và thực phẩm rắn.

Tại sao ăn dặm lại quan trọng?

Trong khoảng 6 tháng, em bé của bạn sẽ cần không chỉ sữa để thỏa mãn sự thèm ăn của bé, vì vậy đây là thời

điểm thích hợp nhất để bắt đầu ăn dặm. Những bước đầu ăn dặm sẽ đặt nền móng cho một thói quen ăn uống lành

mạnh, vui vẻ, và sẽ dạy cho bé cách ăn từ thìa, nuốt và cuối cùng là nhai.

Khi bé lớn lên, thực phẩm sẽ cung cấp toàn bộ dưỡng chất cần thiết mà bé cần, nhưng bây giờ, ăn dặm chỉ là cho

bé làm quen với những hương vị và kết cấu mới mà thôi.

44

Page 45: Baby raising tips

Quá trình ăn dặm kéo dài bao lâu?

Mỗi em bé đều khác nhau, vì vậy hãy để em bé của bạn tự quyết định tốc độ của mình và hãy cố gắng đừng bị áp

lực bởi những gì các bà mẹ khác đang làm

Không có thời gian cố định cho quá trình ăn dặm, nhưng như là một tham khảo, quá trình ăn dặm kèo dài khoảng 6

đến 8 tuần để trải qua 5 bước kể trên.

Một khi bạn thiết lập đc thói quen ăn 3 bữa/ngày, quá trình ăn dặm sẽ tiếp tục cho tới khi bé ăn 3 bữa dặm và 2 bữa

phụ một ngày, và dinh dưỡng cho bé chủ yếu là từ thực phẩm rắn. Điều này thường xảy ra vào khoảng 12 tháng.

 "Đừng thúc giục bé khi ăn dặm. Hãy nhớ, các bước có thể lặp lại cho tới khi bé sẵn sàng chuyển tiếp"

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Department of  Health guidelines (Bộ chăm sóc sức khỏe - chắc là tương đương bộ Y tế của VN) gợi ý nên cho bé

ăn dặm trong khoảng 6 tháng.

Trong khoảng 6 tháng, lượng sắt dự trữ trong cơ thể khi bé được sinh ra sẽ giảm dần, vì vậy thực phẩm sẽ

giúp bổ sung năng lượng và lượng sắt mà bé cần. Nếu bạn định cho bé ăn dặm sớm hơn thì ít nhất nên đợi

cho bé đc 17 tuần, vì dạ dày của bé không thể xử lí được thức ăn rắn sớm hơn.

 Nếu bạn nghĩ rằng bé đã sẵn sàng ăn dặm trước 6 tháng thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu bé bị

sinh non, hãy hỏi bác sĩ về thời điểm bắt đầu ăn dặm của bé.

Dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm.

Em bé của bạn sẽ luôn tìm cách chỉ cho bạn thấy rằng bé đã sẵn sàng ăn dặm. Dưới đây là những dấu hiệu.

- Bé thường mút tay

- Bé thường với lấy đồ ăn và tỏ ra thích thú với chúng

- Cho các đồ vật vào miệng hoặc đưa hướng vào miệng

Hãy đợi khi bé có tất cả các dấu hiệu trên vì bé thức dậy giữa đêm hoặc bé mút tay không có nghĩa là bé đang đói.

Nếu bạn nghĩ rằng bé đã sẵn sàng ăn dặm nhưng mới chỉ có 1 hay 2 dấu hiệu thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những dụng cụ cần thiết

- một vài cái bát và thìa nhiều màu sắc

- yếm và quần áo sạch

- nồi hấp hoặc chảo

- máy xay cầm tay

- khay đá viên hoặc hộp nhỏ để đông lạnh thực phẩm

Mua sắm và chế biến thực phẩm

Chế biến đồ ăn, chia phần và cất đông lạnh thực phẩm cho bé có thể tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn.

Khi mới bắt đầu em bé sẽ ăn một lượng rất ít, vì vậy hãy đông lạnh những phần thức ăn nhỏ để tránh lãng phí đồ

ăn - việc đó cũng giúp bảo quản những dưỡng chất quan trọng.

 "Đông lạnh các phần thực phẩm đã chế biến hay khi chúng nguội "

Ăn dặm an toàn

45

Page 46: Baby raising tips

Một số người đề xuất rằng ăn dặm bắt đầu với finger food (BLW), nhưng chúng tôi cho rằng bắt đầu với đồ ăn

nhuyễn thì bé sẽ nuốt một cách an toàn mà không bị hóc. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng và hãy nhớ rằng em bé

của bạn được sinh ra với phản xạ tự nhiên của miệng, do đó bé sẽ thường nhè hoặc ho ra các vật thể mà bé không

xử lí được.

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu?

Em bé của bạn biết bạn cảm thấy thế nào từ những biểu cảm nét mặt bạn, vì vậy hãy bắt đầu bằng việc mỉm cười

với bé. Bạn có thể cảm thấy căng thẳng, nhưng nếu bạn áp dụng theo 5 step weaning plan, bạn có thể tin chắc

rằng bé sẽ có một khởi đầu ăn dặm hạnh phúc và lành mạnh.

Và hãy nhớ rằng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong giai đoạn này.

 

II. Step 1: First spoonfuls (những thìa đầu tiên)

Mục tiêu: giúp bé làm quen với việc ăn bằng thìa và giới thiệu cho bé 10 loại thực phầm đầu tiên

 " bước 1 này sẽ giúp bạn giới thiệu cho bé 10 thực phầm ngon và bổ dưới dạng nhuyễn, để bé có thể dần dần

khám phá và thưởng thức các hương vị mới"

Chúng tôi đã lựa chọn ra 9 loại rau quả khác nhau mà có thể dễ dàng làm nhuyễn cùng với baby rice( tạm dịch là

cháo) là những thực phẩm thường được sử dụng trong giai đoạn đầu.

Học cách ăn

Những thìa đầu tiên sẽ dạy cho bé cách ăn từ thìa và nuốt.

Ăn uống là một trải nghiệm tuyệt vời đối với bé, và cũng đừng ngạc nhiên nếu bé nhè ngay từ những thìa đầu tiên.

Chỉ cần kiên nhẫn và cố gắng rồi bé sẽ ăn thôi.

 "Cho tới giờ, bé mới chỉ sử dụng lưỡi để mút sữa. Bây giờ bé cần học cách sử dụng lưỡi để đảo thức ăn trong

miệng bé"

Lưu ý:

- Chọn thời điểm bé không mệt cũng như là không quá no

- Chọn vị trí ngồi ở nơi quen thuộc và thoải mái với bé để tránh làm bé xao lãng

- Hãy mỉm cười - nếu bạn thể hiển rằng bạn không thích thức ăn đó, bé sẽ nhận ra điều đó

- bạn cũng có thể pha chút sữa mà bé vẫn uống vào đồ ăn như vậy vị thức ăn sẽ quen thuộc với bé hơn

- Hãy để bé chơi với đồ ăn - hãy cho bé chút đồ ăn vào đĩa/khay ăn của bé

- Cho bé ăn với một lượng nhỏ và xem phản ứng của bé

- Nếu bé muốn giữ và nghịch thìa thì hãy để cho bé nghịch

- Không cho bé ăn/uống các đồ ăn nhẹ có đường như là bánh qui, mứt, và nước quả cô đặc

Cho bé ăn thế nào.

Hành trình ăn dặm của bé sẽ bắt đầu với một chút cháo pha với một chút sữa bé thường uống, trước khi chuyển

dần sang 10 loại thực phẩm đầu tiên.

Tiếp tục cho bé uống nốt phần sữa như thường lệ và tận hưởng những trải nghiệm thú vị với những mùi vị khác

nhau, cũng như bé sẽ thấy ăn uống thú vị như thế nào.

 Chúng ta có những đồ ăn yêu thích thì các bé cũng vậy. Đừng lo lắng khi bé nhè ra, Cần phải thử vài lần trước khi

bé quyết định là bé có thích hay không thích.

Nên:

- Hãy cười và khích lệ bé thật nhiều

46

Page 47: Baby raising tips

- Hãy thử lại nếu bé không thích thực phẩm đó ở lần đầu tiên. Sẽ phải mất vài lần bé mới chấp nhận sở

thích mới

- Đông lạnh các phần thức ăn để tiết kiệm thời gian và công sức

- Cho bé uống chút nước mát

Không nên:

- Thêm muối hay đường vào đồ ăn

- Tránh các thực phẩm ngọt như bánh qui để bé có thói quen ăn nhiều đồ ngọt

- Cho bé ăn khi bé đang mệt hoặc quá đói, điều đó có thể khiến bé từ chối đồ ăn

- Overfeed (ép ăn?) - Các bé rất giỏi trong việc thể hiện khi nào thì bé no. Chẳng hạn bé quay đầu đi, ngậm

miệng hoặc trở nên cáu kỉnh khi bạn cho bé ăn thêm.

 "Kiểm tra đồ ăn cho bé có quá nóng trước khi cho bé ăn bằng cách cho chút đồ ăn lên cổ tay. Đồ ăn cho bé nên để

bằng nhiệt độ cơ thể, vì vậy bạn không cảm thấy nóng hoặc lạnh khi cho đồ ăn lên cổ tay là được. Đồ ăn đã chế

biến nên cho vào hộp hoặc khay đá rồi cho vào túi nhựa để bảo quản, có thể đông lạnh trong 1 tháng"

Thực đơn

1. Baby rice (cháo/bột): Trộn cháo nghiền với sữa của bé đến độ mịn và lỏng vừa đủ (trong hình là khá sệt cái này

tùy theo mỗi bé)

2. Táo nấu chín

3. Lê nấu chín

4. Chuối

5. Bông cải xanh

6. Cà rốt

7. Khoai lang

8. Củ cải

9. Rau chân vịt

10.Quả bơ

 

III. Step2: Introducing breakfast

Mục tiêu: thiết lập thói quen ăn sáng cho bé

Bữa sáng rất quan trọng.

Ăn sáng cùng nhau là một cơ hội tuyệt vời để dành thời gian với bé. Các bé sẽ rất vủi vẻ sau khi uống sữa sáng, vì

vậy đây là thời điểm tốt để thử các thứ mới. Và vì bạn có thể trộn ngũ cốc với sữa của bé nên vị của chúng sẽ quen

thuộc với bé.

Cho bé ăn thế nào?

Giai đoạn này, bữa sáng của bé vẫn cần mịn và có vị đơn giản.

Một khi bé đã quen với ngũ cốc, bạn có thể bắt đầu thêm vào trái cây nghiền vào bữa sáng để nó thêm hấp dẫn và

nhiều dinh dưỡng.

Hãy nhớ:

- Bắt đầu bữa sáng với sữa bé thường dùng với lượng ít hơn nếu không bé sẽ quá đói để thưởng thức bữa

sáng

- Đồ ăn vừa đủ ấm (như nhiệt độ phòng)

- Cho bé uống nước trong lúc ăn để bé có thói quen uống nước khi ăn

- Để cho bé một vài cái thìa để bé nghịch với chúng và bé có thể tập đưa thìa vào miệng.

47

Page 48: Baby raising tips

- Đừng lo lắng nếu bé ăn lượng ít trong thời gian đầu. Hình thành thói quen ăn sáng là quan trọng hơn - và

rồi bé sẽ ăn được nhiều hơn.

 

Sở thích của bé có thể thay đổi mỗi ngày nhưng hãy kiên trì. Bé sẽ sớm học cách thích bữa sáng thôi, và thậm chí

sẽ có những ngày bé không thích ăn sáng tí nào.

Trong gia đoạn này bạn hãy tiếp tục giới thiệu cho bé những vị khác nhau.

Nên: hãy nhớ từ 6 tháng tuổi, bé vẫn cần 500-600ml sữa mỗi ngày bao gồm cả lượng sữa trộn với ngũ cốc

Không nên: cho bé ăn bất kì đồ ăn nào có Gluten nếu bé dưới 6 tháng tuổi - tức là những loại ngũ cốc mà

có lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch.

Thực đơn

Ngũ cốc cho bé được chế biến đặc biệt với lượng dinh dưỡng cần thiết của bé. Hãy kiểm tra thành phần của ngũ

cốc vì có loại đã có bột sữa và bạn chỉ cần thêm nước vào thôi, trong khi những loại khác thì cần phải thêm cả sữa

của bé nữa.

 

1.Cháo và táo nghiền: Trộn 1 thìa táo nấu chín và nghiền mịn trộn với 2 thìa cháo nghiền, thêm sữa đến độ đặc

thích hợp

2. Cháo ngũ cốc (Baby porridge) trộn sữa (món này là bột cháo ăn liền trộn với sữa)

3. Cháo ngũ cốc và lê nghiền trộn sữa

4. Cháo ngũ cốc chuối và sữa

Nếu bé đã quen với việc ăn sáng thì có thể giới thiệu cho bé thêm 10 loại rau quả mới ở step 3.

 

IV. Step 3: Giới thiệu đa dạng thực phẩm

Mục tiêu: cho bé làm quen với đa dạng các loại rau và quả

Đa dạng thực phẩm là rất quan trọng

"Các bé khi sinh ra đề thích vị ngọt và các bé cần biết rằng không phải tất cả đồ ăn đều ngọt. Các loại rau xanh là

rất thích hợp vì nó không chỉ có dinh dưỡng mà nó còn có hương vị đặc trưng để cho bé khám phá"

Rất nhiều sở thích của bé được hình thành trong giai đoạn này.

Khuyến khích bé ăn đa dạng thực phẩm, bao gồm cả rau quả, có thể giúp bé nhận biết được những hương vị khác

nhau. Điều đó cũng giúp cho phát triển khẩu vị của bé và để bé không trở nên kén ăn

Cho bé ăn thế nào?

Giới thiệu món mới vào bữa trưa hoặc bữa phụ (teatime). Cố gắng cho bé 2 hay 3 loại rau trong cùng một bữa

nhưng không được trộn lẫn, do đó bé sẽ học cách thích các hương vị thuần túy.

Bạn vẫn cần cung cấp cho bé lượng sữa như thường lệ, nhưng vào cuối giai đoạn này bé sẽ ăn theo thời gian của

gia đình với đồ ăn rắn vào bữa sáng hoặc bữa trưa hoặc teatime.

Hãy nhớ:

- Làm theo các hướng dẫn chế biến món ăn và phải rửa hoặc bỏ vỏ các loại rau quả

- Cho bé uống nước trong bữa ăn

- Không thêm đường vào món ăn, hãy để bé nếm hương vị tự nhiên của quả

Nên:

- Sử dụng thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đông lạnh - chúng đều có lượng dinh dưỡng tốt như nhau

- Hấp thì tốt hơn là luộc các loại rau củ để giữ lại được nhiều dinh dưỡng hơn

- Cung cấp mỗi loại rau riêng (không trộn lẫn) để giúp bé phân biệt các hương vị mới

48

Page 49: Baby raising tips

- Chỉ cho một lượng nhỏ ra bát cho bé và cho thêm nếu bé muốn. Có thể đông lạnh với phần còn lại

Không nên:

- Bỏ sót bất cứ hạt nào trong thức ăn của bé để bé không bị hóc

- Sử dụng lại phần ăn trong bát của bé hoặc trong lọ mà bạn đã cho bé ăn trực tiếp, nó có thể bị nhiễm vi

khuẩn từ nước bọt của bé

Giờ đây, bạn đã giới thiệu thêm nhiều hương vị và kết cấu với bé, bạn có thể thấy rằng có một vài loại bé không

thích. Cần phải thử vài lần trước khi bé chấp nhận thứ mới, vì vậy hãy kiên trì.

Thực đơn:

1. Bí đỏ trộn sữa:450g bí đỏ luộc/hấp chín. Nghiện nhỏ và trộn với sữa của bé

2. Đào nghiền: 1 quả, bỏ hạt và nghiền nhỏ cho bé. Không cần thiết phải bỏ vỏ nhưng nếu bạn muốn thì chỉ cần

khía một đường nhỏ (đường kính quả đào) trên vỏ và ngâm với nước nóng, sau 1 phút là có thể bóc vỏ.

3. Dưa nghiền (dưa vàng hoặc dưa hấu): 100g dưa, bỏ vỏ hạt, nghiền nhỏ. Nên dùng ngay tốt hơn là để lạnh hoặc

đông lạnh. Nếu dưa nghiền quá loãng thì có thể thêm một chút bột của bé

4. Cà chua (tươi hoặc đóng hộp): 200g Cà chua bỏ hạt, bỏ vỏ nếu muốn, nghiền nhỏ.

5. Bông cải nghiền trộn sữa:100g, hấp/luộc chín. Để nguội nghiền nhỏ trộn với sữa của bé

6. Đậu Hà Lan trộn sữa: 50g đậu Hà Lan luộc/hấp chín, để nguội nghiền nhỏ trộn với sữa

7. Củ cải Thụy Điển (Swede): hấp/luộc chín trộn với sữa

8. Xoài nghiền: Bỏ vỏ nghiền nhỏ

9. Dâu tây nghiền: Rửa sạch, nghiền nhỏ trộn thêm sữa nếu cần. Nên sử dụng ngay sau khi nghiền. Dâu tây cần

phải thật chín

 

V. Step 4: Giới thiệu thịt, cá và các loại đạm khác

Mục tiêu: Thiết lập hương vị và kết cấu mới của thịt và cá

Thịt và Cá rất quan trọng

Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có rất nhiều sắt và cả thịt và cá đều là nguồn cung cấp đạm (protein) mà bé cần để phát

triển trong vài tháng tới.

Hãy cố gắng kết hợp những loại rau củ yêu thích của bé với thịt và cá trong thực đơn, và bé sẽ sớm thích hương vị

của thực phẩm mới. Với những người ăn chay, các loại đậu là lựa chọn tốt nhất thay cho thịt và cá. Bạn cần đảm

bảo rằng bé nhận được 2 đến 3 phần đạm mỗi ngày để bé nhận đủ lượng đạm và sắt cần thiết.

Cho bé ăn thế nào?

Ở giai đoạn này, bạn có thể làm những thực đơn phong phú hơn bằng cách kết hợp thịt gà, thịt bò, cá hồi và đạm

thực vật(các loại đậu đỗ) với các loại rau từ step1 tới step3.

Sơ chế thịt và cá rất quan trọng, cần phải bỏ hết xương, da và lượng mỡ thừa. Thịt nạc băm là tốt nhất vì bạn

không phải làm gì cả.

Hãy nhớ:

- Phải nấu chín thịt và cá

- Phải rửa tay sạch sau khi sơ chế thịt sống - đặc biệt là bạn sẽ sơ chế rau củ sau đó

- Cho bé uống thêm nước trong bữa ăn

- Vẫn cung cấp cho bé lượng sữa như thường lệ và cho bé thử món thịt và cá vào bữa trưa hoặc teatime

Có thế phải vài lần thử bé mới quyết định là có thích một món hay không. Hãy ghi chú lại những thứ bé thích và

không thích, bạn sẽ tìm được những thực đơn mà bé thích.

Các loại các có dầu như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi cung cấp đặc biệt axit béo omega 3, rất tốt cho sự phát triển

của bé, đặc biệt là não bộ và hệ thần kinh.

Nên:

49

Page 50: Baby raising tips

- Chọn loại thịt/ thịt băm mềm và có chất lượng tốt nhất và loại bỏ mỡ thừa

- Kiểm tra cá, thịt và thịt gà trước khi nấu, lọc bỏ hết xương để bé tránh bị hóc

- Vẫn cung cấp cho bé các loại rau nghiền như ở các bước trước để bé có thể thưởng thức một bữa ăn

ngon

Không nên:

- Cho bé ăn các loại tôm, sò, trai ... (shellfish) trước 6 tháng, và không cho bé ăn những tôm, sò, trai ... sống

trước 12 tháng

- Sử dụng các loại thịt đã chế biến như là xúc xích, bánh mì kẹp thịt, thịt lợn muối và thịt xông khói. Chúng

không tốt cho bé vì chúng có quá nhiều muối, chất bảo quản và chất béo no

- Thêm nước hầm xương hoặc nước luộc/hấp thịt vào đồ ăn của bé vì chúng có rất nhiều muối và làm mất

hương vị của đồ ăn

 

Thực đơn

1. Thịt cừu và khoai lang: 400g khoai lang, 100g thịt cừu xay, 1 thìa dầu ăn (6-10 phần)

- rửa sạch bỏ vỏ và thái hạt lựu khoai lang

- cho thịt vào chảo với chút nước, khuấy cho thịt tan , đun với lửa vừa. Sau 1,2 phút thêm khoai lang và nước ngập

khoai. Đun sôi, đậy vung và cho nhỏ lửa trong 15 phút.

- Để nguội vừa đủ và xay nhuyễn, thêm dầu ăn. Không thêm gia vị vào thức ăn như muối, hạt tiêu, ketchup ...

2. Gà và cà rốt: 400g cà rốt, 100g thịt gà, 1 thìa dầu ăn (6-10 phần)

- Cà rốt bỏ vỏ, thái hạt lựu

- Thịt gà xay cho vào chảo với chút nước, vừa đun vừa khuấy cho tan. Thêm cà rốt và nước vừa đủ ngập. Đun sôi,

đậy vung và cho nhỏ lửa 20-25 phút đến khi cà rốt mềm và thịt gà chín.

- Xay nhuyễn và thêm dầu ăn.

3. Thịt bò và cà chua: 100g thịt bò nạc băm, 400g cà chua , 1 thìa dầu ăn (6-10 phần)

- Làm như trên

4. Cá và đậu Hà Lan: 80g phile cá thịt trắng (cá tuyết, cá êfin...), 225ml sữa bò không tách béo hoặc sữa của bé,

180g đậu Hà Lan

- Rửa sạch cá và thấm khô, đảm bảo cá hết xương. Cho cá vào chảo và đổ sữa vào. Đun tới khi sữa bắt đầu sôi thì

đậy vung và cho nhỏ lửa. Hầm cá khoảng 7-10 phút.

- Đậu Hà Lan đã luộc/hấp chín, cho vào chảo cá, đun sôi 1 phút rồi tắt bếp.

- Để nguội bớt và xay nhuyễn, thêm sữa nếu cần.

5. Bông cải với pho mát: 150g bông cải (xanh/trắng), bột mì hoặc bột ngô nếu bé dưới 6 tháng, dầu ăn (full fat

spread - dầu oliu hoặc dầu hướng dương), 150ml sữa bò nguyên béo, 25g pho mát nạo

- Bông cải rửa sạch, hấp chín, để nguội bớt

- Trong khi đó, trộn bột mì, dầu và sữa

- Cho vào lò vi sóng trong 45s với công suất cao nhất, cho ra vào đảo lại. Cho vào lò vi sóng thêm 15-30s đến khi

sốt đặc lại. Để nguội.

- Cho bông cải và sốt xay nhuyễn, thêm sữa nếu cần

6. Khoai lang và đậu nướng: dầu oliu, 390g khoai lang bỏ vỏ thái hạt lựu, 90g cà chua hộp, 360g đậu Hà Lan đóng

hộp, rau húng quế hoặc thảo mộc hỗn hợp

- Cho dầu vào chảo, cho khoai vào đun 5 phút, thêm cà chua và nước ngậm xâm xấp.

- Đun sôi, tắt bếp và cho thêm đậu vào.

- Nướng trong lò 200oC trong 20 phút cho khoai chín. Trong 5 phút cuối cho thêm rau húng vào.

- Để nguội và nghiền nhỏ

50

Page 51: Baby raising tips

 

Lưu ý:

- Thịt và cá có thể hấp, nướng, quay, rán. Cố gắng cho ít dầu hay chất béo nhất có thể

- Thịt cần phải được nấu chín (không còn thịt màu hồng)

- Cá cần phải cứng và dễ cắn (firm and flaky)

- Đông lạnh các phần thức ăn và có thể để trong 1 tháng

 

VI. Step 5: Xây dựng 3 bữa/ngày

Mục tiêu: Xây dựng thói quen ăn 3 bữa/ngày cho bé

Ăn sáng và ăn món mặn (savoury foods) vào bữa trưa và tối, bạn và bé sẽ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh

mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé

Cho bé ăn thế nào?

Giai đoạn này bạn vẫn cần cung cấp cho bé lượng sữa như thường lệ bên cạnh đồ ăn dặm.

Mặc dù bé vẫn chưa có một chế độ ăn cân bằng hoàn toàn, nhưng ở bước này, việc xây dựng thói quen ăn 3

bữa/ngày là rất quan trọng.

Hãy nhớ:

- Bên cạnh việc cho bé thử những thực đơn mới, vẫn tiếp tục cho bé ăn những món ở các bước trước,

thậm chí có món bé không thích.

- Nếu bé mệt mỏi vào bữa teatime, thì bạn cũng có thể cho bé ăn vào bữa trưa hơn là ăn vào bữa tối.

- Cố gắng không ép (over feading). Nếu bé quay đầu đi, ngậm miệng hoặc cáu kỉnh khi bạn cho bé ăn thêm.

Bé đang cố gắng nói với bạn là bé đã ăn đủ rồi.

 

Nên:

- Cho bé ăn cùng bữa với bạn bất cứ khi nào có thể. Các bé sẽ thích bữa ăn hơn nếu có thể thấy bạn cũng

ăn uống vui vẻ cùng bé. Các bé cũng sẽ học cách tự ăn bằng cách bắt chước bạn.

- Cho bé ăn thêm món tráng miệng nếu bé vẫn còn đói. Hoa quả xay là rất lí tưởng

- Cho bé uống nước trong bữa ăn

Không nên:

- Dừng việc cho bé uống sữa như thường lệ. Thậm chí khi bé đã ăn các loại đồ ăn, sữa vẫn là nguồn dinh

dưỡng quan trọng

- Thay đổi thói quen về giờ ăn của bé. Chuẩn bị sẵn đồ ăn chế biến sẵn hoặc đồ ăn tự làm cùng với yếm và

thìa nếu cho bé đi chơi

- Cho bé ăn các loại đồ ăn của người lớn như kem, chocolate, trà, coffee, bánh hay bánh qui. Chúng không

có dinh dưỡng mà bé cần và có thể khuyến khích bé thích đồ ăn không lành mạnh.

 

Thực đơn

1. Cá hồi và bí đỏ: 100g phile cá hồi bỏ da, xương, 400g bí đỏ cắt hạt lựu, 1 thìa dầu ăn

- Hấp bí đỏ trong 3ph

- Rửa cá và thấm khô, kiểm tra và gỡ bỏ xương

- Đặt cá lên trên chỗ bí đỏ và hấp tiếp trong 5 phút cho tới khi cá và bí chín. Để nguội và nghiền nhuyễn trộn thêm

dầu ăn

2. Gà, bông cải xanh và rau bina (rau chân vịt): 100g thịt gà băm, 200g bông cải xanh, 200g rau bina, 1 thìa dầu ăn

51

Page 52: Baby raising tips

- rửa sạch rau và bông cải, cắt bông cải thành miếng nhỏ.

- Hấp rau, bông cải thịt gà trong 7-9 ph cho tới khi thịt chín. Để nguội và nguyền nhuyễn, trộn thêm dầu ăn

 

Chúng ta đã hoàn thành 5 step weaning plan, bé của bạn giờ đã ăn 3 bữa/ngày và thích thú với những đồ ăn bổ

dưỡng. Hãy nhớ, bé sẽ tự quyết định tốc độ của bé.

Trong giai đoạn tiếp theo, bạn sẽ giới thiệu cho bé những kết cấu mới bằng việc băm nhỏ thay vì nghiền nhỏ.

 

VII. Hỏi đáp

Q: Con tôi có dị ứng hay không dung nạp thức ăn?

A: Rất nhiều bà mẹ lo lắng về dị ứng và không dung nạp thực phẩm khi họ cho con tập ăn dặm. Nhưng có một khác

biệt quan trong giữa 2 chứng bệnh đó.

 

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể cố gắng tấn công vào những thứ thường là vô hại như thực

phẩm hay phấn hoa. Điều này thường xảy ra chỉ trong vài phút ngay sau khi tiếp xúc với nguồn gây dị ứng (chẳng

hạn đạm sữa bò), nhưng cũng đôi khi nó kèo dài trong vài ngày. Triệu trứng đặc trưng:

- Chỗ tiếp xúc bị sưng tấy (có thể là miệng và lưỡi)

- Hắt hơi, chảy nước mắt

- Da nổi mẩm hoặc ngứa

- Hen hoặc thở khò khè

- Nôn hoặc tiêu chảy

- Anaphylaxis hiếm khi xảy ra

 Chứng không dung nạp thực phẩm không làm ảnh hưởng hệ miễn dịch. Nó thường là do cơ thể không thể tiêu hóa

một cái gì đó đúng cách (properly), chẳng hạn như đường lactose. Triệu trứng thường không xuất hiện ngay, có thể

bao gồm:

- Tiêu chảy

- sưng tấy

- Ợ hơi

Q: Những thực phẩm nào tôi không nên cho bé ăn?

A: Có một vài loại thức ăn không nên cho bé ăn trong giai đoạn tập ăn dặm

Trước 6 tháng cần tránh:

- Pho mát mềm và chưa tiệt khuẩn như là Brie hoặc Camembert (hai loại pho mát)

- Thực phẩm có chứa Gluten như là bánh mì làm từ lúa mì, ngũ cốc và pasta

- Trứng

- Cá

- các loại quả hạch

Trước 12 tháng cần tránh:

- tôm, sò, trai ... ăn sống

- trà, coffee và thức uống có ga

- mật ong

- Cá mập, cá kiếm và cá marlin

Nếu bé đã được chuẩn đoán là dị ứng với loại thực phẩm khác hoặc tiền sử gia đình có người bị dị ứng, hãy hỏi ý

kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn lạc (peanut)

 Q: Tại sao không nên cho muối vào đồ ăn của bé? Và cũng không nên cho đường vào ?

A: Quá nhiều muối có thể đe dọa thận của bé vì chúng vẫn còn đang phát triển. Lượng muối tối đa mà bé dưới 12

tháng có thể ăn là 1g (0x4g sodium) mỗi ngày, bé trên 12 tháng là 2g cho tới khi lên 3 tuổi. Sodium là một phần của

52

Page 53: Baby raising tips

muối. Để biết có bao nhiêu muối trong một thứ gì đó, chỉ cần nhân lượng sodium với 2.5. Một số loại đồ ăn có sẵn

sodium tự nhiên, nhưng hãy tránh loại có ướp thêm muối.

Đường có thể đe dọa tới răng của bé và có thể làm cho bé trở nên thích ăn ngọt, điều đó sẽ ảnh hưởng tới sức

khỏe lâu dài

- Hãy chọn những loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như quả, khoai lang và cà rốt

- Cần để mắt tới những loại sữa chua có đường và các món tráng miệng, chọn loại có ít đường nhất hoặc không

đường

- Chọn loại được làm riêng cho bé khi bạn có thể vì đồ ăn cho người lớn thường chưa nhiều đường và muối.

 

Q: Các chất phụ gia nhân tạo có không tốt cho bé?

A: Hiện nay ngta biết rằng phẩm mầu nhân tạo có ảnh hưởng không tốt tới tình trạng của trẻ. Vì vậy hãy tránh

những loại có phẩm màu, gia vị, chất tạo ngọt và chất bảo quản. Hãy chắc chắn rằng bạn đang làm những điều tốt

nhất cho bé, tự chuẩn bị bữa ăn từ những thực phẩm sạch hoặc cho bé ăn những đồ ăn đc làm riêng cho trẻ

 

Q: Làm sao tôi có thể chế biến thức ăn cho bé an toàn?

A: Hệ miễn dịch của bé chưa phát triền hòa toàn, vì vậy chỉ cần một chút vi khuẩn cũng có thể làm hại dạ dày bé

- Luôn rửa tay trước và sau khi sơ chế thực phẩm đặc biệt là thịt cá sống

- Sử dụng các loại dao thớt riêng cho mỗi loại thịt cá sống và rau củ

- Tất cả các dụng cụ và bề mặt chuẩn bị cũng như cho bé ăn cần phải được lau rửa trước và sau khi sử dụng

- Phải rửa tay cho bé trước khi ăn, không bao giờ là quá muộn để thiết lập thói quen tốt này.

 

Q: Bé của tôi cần lượng sữa bao nhiêu?

A: Cho tới khi bé tới 12 tháng tuổi, bé vẫn cần 500-600ml sữa mỗi ngày

 

Q: Tôi bảo quản đồ chế biến sắn như thế nào?

A:

- Luôn kiểm tra hạn sử dụng

- Kiểm tra hướng dẫn sử dụng trên bao bì trước khi đông lạnh phần thức ăn thừa

- Sử dụng thìa nhựa sạch riêng để lấy một lượng vừa ăn từ lọ cho ra bát của bé.Như vậy bạn có thể lưu trữ phần

ăn còn lại một cách an toàn trong tủ lạnh (phải đóng nắp lọ/hộp).

- Nếu bạn cho bé ăn trực tiếp từ lọ, thì phần ăn thừa cần phải bỏ đi.

 

Q: Tôi có nên mua thực phẩm hữu cơ?

A: Nếu bạn tự chế biến đồ ăn dặm tại nhà thì hãy luôn cố gắng mua đồ tươi hoặc đông lạnh có chất lượng tốt nhất.

Tất cả rau quả, hữu cơ hay ko, cần phải được rửa sạch và bỏ vỏ nếu cần.

Khi được đưa vào sản xuấn để chế biến thành đồ ăn sẵn (đồ ăn đóng lọ), các nhà sản xuấn phải theo quy định của

EU, từ tiêu chuẩn (level) dinh dưỡng tới sử dụng phụ gia, để đảm bảo tất cả phải an toàn và thích hợp cho bé.

Những quy định này áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm cho trẻ, dù là hữu cơ hay ko. Thực tế, tiêu chuẩn này

quá cao đến nỗi mà các tổ chức về thực phẩm có uy tín đều đồng ý rằng không có sự khác nhau nào về mặt dinh

dưỡng giữa thực phẩm hữu cơ và thực phẩm không phải hữu cơ.

 

Q: Tôi nên cất giữ đồ ăn tự chế biến thế nào?

A: Đông lạnh là cách tốt nhất để giữ đồ ăn của bé. Gắn/đóng kín khi đồ ăn còn ở trạng thái tốt nhất, nhưng cần phải

để nguội để tránh các loại vi khuẩn phát triển.

- Kiểm tra nhiệt độ tủ đông phải đc để -18 độ hoặc thấp hơn

53

Page 54: Baby raising tips

- những túi nhựa nhỏ với miệng gắn kín (túi zip lock gì đó) hoặc khay đá viên đc bọc trong túi đông lạnh (freezer

bag) là lý tưởng để lưu trữ các phần ăn nhỏ.

- Ghi nhãn cho các hộp/túi bao gồm tên và ngày tháng. Không để đồ ăn đông lạnh quá 3 tháng

- Nếu bạn cho bé ăn từ bát thì phần ăn thừa có thể có vi khuẩn từ miệng của bé, nên phải bỏ đồ ăn thừa đi.

- Có một số đồ ăn không thể đông lạnh được, vì vậy bạn cần đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì.

 -------------------

Dinh dưỡng cho trẻ từ 0 - 1 tuổi - tưởng thế mà chả phải thế !August 21, 2014 at 1:48pm

       Dù con mình đã hơn 2 tuổi rồi nhưng vì facebook của mình hiện tại có rất nhiều mẹ có con dưới 1 tuổi nên hôm

nay ngồi 888 tí về chuyệndinh dưỡng cho các thiếu niên nhỏ tuổi này nhá. 

      1. Từ 0-6 tháng, WHO khuyên bạn hãy chỉ cho con bú sữa thôi, đặc biệt là sữa mẹ. Mình sẽ không bàn lại về lí

do vì sao WHO đưa ra lời khuyên kể trên, bởi vì có đến hàng ngàn bài viết đủ các thứ tiếng về chủ đề này và cái

bạn cần chỉ là google và đọc thật kĩ .

 

      2. Từ 6 tháng trở đi, bé được giới thiệu thức ăn đặc ngoài sữa. Bé được sinh ra với nguồn dinh dưỡng được

tích lũy trong suốt thời gian ở trong bụng mẹ, nguồn dinh dưỡng này được sử dụng ngay từ khi mới sinh nhưng vì

bé được bú thêm cả  sữa nên chắc chắn nó vẫn còn dồi dào. Sau 6 tháng , sự cân bằng dần thay đổi, bé DẦN DẦN

BẮT ĐẦU cần thêm dinh dưỡng từ thức ăn. Hãy nhớ là hầu hết các bé đều chỉ mới bắt đầu cần nhiều hơn so với

chế độ dinh dưỡng toàn sữa và nguồn dự trữ vẫn đủ để bé phát triển cho đến tận  tháng thứ 9. Đó  là thời điểm mà

nhu cầu về dinh dưỡng bổ sung tăng lên và bé thực sự cần có thêm dưỡng chất từ thức ăn. 

      Tuy vậy, mẹ cần cho trẻ làm quen với thức ăn thô từ 6 tháng vì con cần phát triển những kĩ năng cần thiết để ăn

được những món ăn khác nhau, để sẵn sàng cho thời điểm mà con cần thức ăn như là nguồn dinh dưỡng chính

của mình. Vào khoảng 9 tháng tuổi, khi nhu cầu về dinh dưỡng bổ sung tăng lên, hầu hết các bé nếu được cho ăn

đúng cách đều đã phát triển xong những kĩ năng cần thiết để ăn được đa dạng những  thức ăn mà có thể cung cấp

những dưỡng chất cần cho nhu cầu của cơ thể.  Sẽ có những em bé 9 tháng mới muốn ăn. Không sao cả. Miễn

là từ 6 tháng bạn vẫn giới thiệu thức ăn với con . Và những lần giới thiệu đó trong suốt 3 tháng, dù chỉ là 1 -2 thìa

thì cũng đủ cho bé tập dượt các kĩ năng và hệ tiêu hóa có cơ hội làm quen và xử lý thức ăn thô rồi, Vậy nên, bạn

không cần lo lắng hay bắt con tập luyện nếu con ăn quá ít. Bản năng của con sẽ giúp con có được cái mình cần. 

     

     3. Dưới 1 tuổi, do hệ tiêu hóa chưa đủ khả năng để hấp thu được nhiều dinh dưỡng từ thức ăn nên cho dù bạn

có cho con ăn hàng dăm bảy bát cháo 1 ngày thì cũng không bằng  dưỡng chất con hấp thụ được từ 1 bình

sữa. Ngược lại, sau 1 tuổi qua quá trình rèn luyện và nhu cầu phát triển của cơ thể, trẻ hấp thu dinh dưỡng chủ yếu

từ thức ăn, và sữa trở thành nguồn cung cấp bổ sung , Nhiều mẹ đã đi ngược lại với nhu cầu phát triển bình

thường của trẻ khi dưới 1 tuổi thì nhồi nhét con ăn càng nhiều càng ít , mà sau  1tuổi con sợ ăn chỉ uống  sữa thì

mẹ  lại tặc lười :"Ừ, uống sữa cũng đầy đủ chất dinh dưỡng rồi" và chấp nhận để con bù sữa thay ăn. Hậu quả của

việc ăn uống lệch tông là cơ thể của con không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng mà con cần nên rất dễ bị thiếu

chất , đặc biệt là thiếu máu thiếu sắt (Bảo sao tỉ lệ thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam cao, một trong những nguyên nhân

chính là uống quá nhiều sữa so với ăn đấy ạ). 

      Nếu bạn muốn sau 1 tuổi và nhiều năm sau này mình không phải lo lắng vì con lười ăn và con bị thiếu chất  thì

từ khi mới bắt đầu cho con ăn dặm đến 12 tháng  hãy tuân thủ các quy tắc sau  : 

- Đảm bảo con được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa. 

- Đừng làm con sợ hãi với thức ăn. Hãy tôn trọng và tin tưởng bản năng của con. 

- Hỗ trợ con học những kĩ năng cần thiết để có thể tự xử lý và tiêu hóa tốt thức ăn khi tròn 1 tuổi . Đặc biệt

là kỹ năng nhai và nuốt thức ăn. 

54

Page 55: Baby raising tips

        

      4. Dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi tưởng khó mà không hề khó. Bởi vì bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất là từ

sữa nên chúng ta chưa cần phải lo lắng nên nấu ăn và kết hợp dưỡng chất như thế nào để bé hấp thụ tối đa dinh

dưỡng từ thức ăn.  Từ 0-1 tuổi cha mẹ chỉ cần chuẩn bị và chế biến món ăn  để không ảnh hưởng xấu đến sức

khỏe và sự lựa chọn về khẩu vị sau này của bé là được. Hãy áp dụng các quy tắc sau: 

- Không nêm muối vào thức ăn của bé : Trong SỮA và các thực phẩm tự nhiên đều đã có chứa một hàm lượng

muối nhất định có thể đáp ứng đủ nhu cầu muối của cơ thể trẻ. Nêm thêm mắm muối vào thức ăn cho bé có thể

gây nguy cơ thừa muối, gây hại thận, và có thể  sẽ gây ảnh hưởng tới tim mạch cũng như suy giảm chức năng của

hệ bài tiết sau này.

- Không nêm đường vào thức ăn của bé: vì  có thể gây ra Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. -

Ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. - Gây sâu răng. - Ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng. -

Gây tăng động. 

- Hạn chế lượng tinh bột đã qua chế biến (bột gạo, bột mỳ) vào khẩu phần ăn của trẻ vì theo những nghiên

cứu mới đây những thực phẩm này đã được tinh chế cường độ cao mất đi chất xơ và hầu hết chất dinh dưỡng vốn

có và chỉ còn lại chất bột đường (carbohydrate), chất có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp, béo phì

và ung thư. 

- Hãy để rau củ quả làm thức ăn khởi đầu cho trẻ. Nguồn vitamin dễ hấp thụ nhất cho trẻ dưới 1 tuổi, đứng đầu

bảng vẫn là sữa . Sau là RAU CỦ QUẢ. Ngoài ra rau củ quả còn có chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa

quá trình chuyển hóa glucoza vào trong máu. 

- Sữa chua và phô-mai nên được giới thiệu sau khí bé được 7 tháng ,và nên dùng loại sữa chua dành

riêng cho các bé, đặc biệt là sữa chua tự làm từ sữa mẹ và sữa công thức .Vi sữa chua dành riêng cho các bé

dưới 1 tuổi đã được  tách bớt protein trong sữa do đó không gây ngộ độc hoặc khó tiêu. Tương tự với phô mai, nên

dùng loại ít muối đã qua chế biến, phô mai tươi tự làm từ sữa chua. Mẹ có thể giới thiệu cho con cách ngày, 1/3

miếng phô mai vuông mỗi ngày, hoặc 50g sữa chua.

      5.Dưới đây là quy trình ăn dặm của trẻ từ 6-12 tháng tuổi. (Không áp dụng cho các bé ăn dặm kiểu Nhật và

Baby led weaning): 

Giai đoạn 1 : Khoảng 6 tháng - Không bao giờ trước 4 tháng. 

Chất lỏng: Con ăn 4h/lần. Cho con bú mẹ/sữa công thức trước để con có nguồn dinh dưỡng chính. Sau đó cho con

nghỉ 10-15 phút và ăn dặm.

Thức Ăn: Khi con mới tập ăn dặm, mẹ giới thiệu thức ăn theo trình tự:

-quả (bơ, chuối - ăn sống; táo, lê, bí đỏ: gọt vỏ,hấp và nghiền và trộn với sữa mẹ).

- rau củ (đậu, carot- chú ý có thể gây táo bón, khoai tây, khoai lang: tất cả nghiền và trộn sữa mẹ)

- bột/cháo (vì có sắt ngoài ra ít dinh dưỡng lắm) 

Đây là các thức ăn giàu dinh dưỡng (khoáng chất) và dễ tiêu cho cái dạ dày tí hon của bé.Mẹ tránh cho con ăn quá

nhiều lần trong ngày. Ban đầu mẹ cho con ăn 1  món vào buổi sáng, khoảng 2 thìa cà phê . Mỗi 3 ngày cho ăn một

loại để thử xem con có vấn đề (dị ứng, tiêu hóa) với thức ăn đó không trước khi chuyển sang món ăn khác.

Kết cấu: Lỏng, nghiền/xay nhuyễn.

Giai đoạn 2 : 7-8 tháng:

Chất lỏng  : Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn quan trọng nhất. 

Thức ăn : - Quả và các loại củ (hấp/luộc).

                - Lòng đỏ trứng.

                - Mỳ, bánh mỳ.

                - Sữa chua không đường làm từ sữa công thức hoặc sữa mẹ , phô mai tươi.                              

2 bữa và tăng lượng thức ăn.

55

Page 56: Baby raising tips

Kết cấu : Đặc, băm nhỏ, lợn cợn.

Giai đoạn 3:  8-12 tháng:

Chất lỏng: Sữa mẹ và sữa công thức vẫn rất quan trọng.

Thức ăn: - Quả (có thể ăn thêm các loại quả chua như kiwi, cam)

                - Rau, củ .

                - Cháo, cơm, mỳ, bánh mỳ.

                 - Thịt - Hải sản.

                 - Bơ lạc (loại trơn)

Mẹ nên dạy cho con uống từ cốc tập uống và tự ăn.

9 tháng: dạy bé dùng tay ăn "bốc" (bánh qui mềm, bánh mỳ)

Kết cấu: Cắt, thái, mài, các thức ăn dạng que, vuông để bé tự bốc.

56

Page 57: Baby raising tips

Về quá trình Baby led weaning của bạn SâuOctober 24, 2013 at 4:28pm

1. Quá trình ăn dặm của bạn Sâu.

Mẹ bạn Sâu ngay từ khi mang bầu đã hãi hùng trước cảnh tượng cơm chan nước mắt, cháo chan bụi mà mẹ bạn

thấy hàng ngày ở hầu hết các khu nhà có trẻ con. Cho nên mẹ bạn mày mò vào webtretho tìm hiểu với từ

khóa :"Làm thế nào để con không bị biếng ăn" và đó là lúc mẹ bạn biết đến pp ăn dặm kiểu Nhật. Dạo gần đấy lại

suốt ngày stalk wordpress chị Bếp Rùa, vừa khéo chị giới thiệu về Baby led weaning, ,mẹ bạn vào đọc thấy tò mò

quá, bắt đầu quá trình tìm hiểu. Và sau đó là đưa đến topic Baby led weaning trong wtt của mẹ bạn Tép. Từ đó

hành trình tìm hiểu ADKN và BLW bắt đầu. 

Khi bạn Sâu được khoảng 3 tháng, mẹ đọc lại lần nữa về ADKN và BLW. Dù trong lòng mẹ thiên về BLW nhưng

mẹ biết là chỉ tập mỗi BLW thì sẽ vô cùng khó khắn (mà buồn cười ở chỗ, mẹ có phải là 1 con mẹ mìn chính hiệu k

mà chưa b h mẹ bạn lo lắng về việc con bị hóc nhỉ ?). Thế là mẹ quyết định kết hợp giữa ADKN vs BLW. Ban đầu

chỉ với í nghĩ là kết hợp ntn thì chắc sẽ đỡ bị ông bà họ hàng phản đối hơn. Nhưng vể sau, khi được tiếp xúc với

nhiều bạn bé trong nhà BLW thì mẹ mới thấy sự lựa chọn này còn có nhiều ý nghĩa hơn nữa. Bởi vì việc kết hợp

adkn và blw cũng là 1 cách để cho con tự quyết đinh, tự lựa chon sở thích của mình. Nếu con thích đút thì con sẽ

đc theo adkn, nếu con từ chối đút thích BLW thì ok con sẽ theo BLW. Và sau khi con được gần 8 tháng thì con đã

có sự lựa chọn đầu tiên của mình, con chọn Baby led weaning - ăn dặm tự chủ.

5 tháng bạn Sâu adkn.

Đến 5.5 tháng, bạn Sâu biết ngồi, bố mẹ ăn nho lăn ra chỗ bố mẹ giật lấy quả nho cho vào mồm mút lấy mút để,

cầm nắm đồ chơi đưa vào miệng chính xác -----> HỘI TỤ ĐẦY ĐỦ CÁC DẤU HIỆU CỦA VIỆC SẴN SÀNG CHO

BLW thì mẹ bắt đầu cho bạn làm quen với BLW.

Từ 5.5 tháng đến 7 tháng bạn ăn 1 bữa adkn (5-10ml :))) và 2 bữa BLW cùng với giờ ăn gia đình. Bạn rất hứng thú

vs BLW, háo hức cho đồ ăn vào miệng, cắn, nhai, mút mát nhưng rồi nhè ra vì chưa biết nuốt. Bạn ỌE nhiều lần,

có hôm ọe ra cả cặn sữa, mỗi lần ọe là mặt đỏ tía tai chảy nước mắt, phát ra tiếng động . Mẹ bình tĩnh đợi bạn tự

xử lý , bạn ọe xong nhặt đồ ăn lên ăn tiếp :)). Mẹ cho bạn tập BLW sau khi ăn sữa 45 phút đến 1 tiếng.

Đến 7 tháng, mẹ kiểm tra output của bạn thấy có thức ăn. Vậy là sau 1,5m tập BLW đến giờ bạn mới biết nuốt :)).

Mẹ mừng vô cùng.

Từ 7 đến 8 tháng bạn ăn vẫn bị ọe. Vì tham quá, tống hết cả đống thức ăn vào mồm, ăn miếng to đùng. Mẹ để bạn

tự xử lý, tự rút kinh nghiệm. 1 t hời gian sau bạn tự biết cắn miếng vừa miệng, và k tống cả đống thức ăn vào mồm

nữa. 

Gần 8 tháng  bạn có trò quơ chụp những mẩu thức ăn nhỏ, k quơ được thì bạn cáu, gạt thức ăn ra khỏi bàn, bóp

nát thức ăn dù lúc đầu ngồi vào bàn hào hứng đưa lên miệng lắm. ADKN thi bắt đầu từ chối đút, mím chặt mồm và

quay đi hoặc đút đc thì nhè ra  ít . Mẹ đoán là bạn wonder week nên bị biếng ăn sinh lý. Chính xác là bạn lúc í học

kĩ năng mới, kĩ năng bốc nhón nên có những biểu hiện như trên. 8 tháng 1 tuần bạn biết bốc nhón, bạn lại vui vẻ

blw trở lại nhưng ăn chơi là chính , đặc biệt thời gian này bạn í rất thích ăn những mẩu thức ăn nhỏ như sữa chua

khô, thịt viên rán để bạn có thể thực hành kĩ năng bốc nhón. Mút spaghetti cả sợi dài cứ chùn chụt chùn chụt.

Từ 8.5 tháng đến 9.5 tháng ăn tốt nhưng từ chối ăn tinh bột chỉ khoái ăn rau, hoa quả, sữa chua khô, thịt bt. Tổng

lượng ăn khoảng vài cọng rau, 1 viên thịt, chục viên sữa chua khô (đau ví quá huhu), 1 miếng xoài. Bắt đầu làm

quen với thìa, bát. Chơi và gặm đít bát là chủ yếu. Vứt thức ăn hoặc ỉ ôi khi muốn ra khỏi ghế. Có 1 đợt đứng lên

ghế ăn nhún nhẩy (đang tập đứng) ngồi lên cả bàn ăn,mẹ đợi 3 ngày nhắc nhơ không thấy hết hiện tượng đó bắt

đầu thiết quân luật.

9.5 tháng đến 11 tháng không ăn tí rau nào cả, bắt đầu ăn tinh bột trở lại bánh mì, khoai tây, cơm nấu mềm, thịt vẫn

k favor. Lượng ăn 1 thìa cơm, chục viên sữa chua khô, nửa thìa thịt băm, 2 miếng xoài hoặc nửa quả chuối. Kĩ

năng bốc nhón càng ngày càng điêu luyện, ăn nhãn biết nhằn hột. Tia đồ ăn cực nhanh, giữa 1 rừng đồ chơi biết

57

Page 58: Baby raising tips

phân biệt đâu là đồ ăn để lấy. Đến giờ ăn tự động bò hoặc đi ra chỗ ghế ăn rồi trèo lên ghế ngồi chễm chệ mồm

kêu măm măm măm. 10 tháng bắt đầu bắt chước mẹ dùng thìa, mẹ mặc kệ muốn làm j thì làm, mẹ cứ cầm thìa ăn

cơm thôi,  1 ngày mùa đông lạnh lẽo, bạn tay cầm thìa, tay cầm hộp sữa chua xúc ăn hét cả hộp. Mẹ bắt đầu cho

tập ăn cháo đặc bằng thìa, xúc đc vài thìa là chán, chắc chê cháo mẹ nấu dở. 

ADKN càng ngày càng ghét, ăn là nhè hoặc đòi ra. Ờ thì ra, kệ mày con ạ.

11 tháng đến 12 tháng wonder week kinh hoàng cắt 1 cữ sữa, bắt đầu tập kĩ năng mới của BLW nên là nhè hết tất

cả các loại thức ăn sau khi đã nhai đến nát bét :)). Tháng đó bỏ hẳn adkn, blw k ăn đc tí g ì, chỉ sữa, thìa vứt, bát

vứt. Mẹ cũng lo đấy mà lười vãi, thôi kệ mày con ạ :)).

12.5m hết wonder week chịu ăn trở lại lượng như hồi 10m, vẫn k chịu ăn rau. Tập thìa thì đồ xệt súc ổn, đồ khô k

bít xúc :)) . Biết nhằn xương cá. Vẫn vứt đồ ăn và thìa bát.

14.5m sau wonder week và tiêu chảy cấp ăn khỏe gấp vài lần trước đó. Ăn đa dạng hơn, chịu ăn rau trở lại dù vẫn

ăn ít, xúc thìa tốt hơn nhưng vẫn trong tình trang xúc vài cái rồi bốc hoặc bốc chán mới cầm thìa lên xúc cho vui.

Tập húp nước canh, uống nước bằng cốc. Khi vứt đồ ăn mẹ cho ra luôn, bị nhịn mấy lần nên là bữa sau ngoan, ăn

thun thút. Nhưng hay quên thỉnh thoảng mẹ lại phải kỉ luật lại.

16m có 1 đợt lười ăn , nhưng mẹ đã quen v ới nhiệt nên tất nhiên là cũng cứ kệ mày hâhha

18 tháng ăn như 1 con lợn, ăn đủ thứ đặc biệt là hoa quả. Cầm cốc, bưng bát húp canh thành thạo. Xúc thìa hầu

như cả bữa, canh thì húp, đặc biệt khoái ăn canh, biết tự chan canh vào cơm.

Hiện tại 21 tháng tự xúc cơm ăn, canh thì đã chán bưng bát lên húp mà chuyển sang xúc canh. Đã bắt đầu bbiết

gặp, gắp được miến và rau bắp cải,, hơi lười ăn rau. Vẫn ăn như lợn (trộm vía), thấy đồ ăn là nhao nhao lên như bị

mẹ bỏ đói. Ăn gonj gàng, sạch sẽ, có những hôm mẹ k phải dọn dẹp tí j. Thói quen ăn uống tốt, dù ở bất kì đâu , dù

k có ghế ăn thì đến giờ ăn cũng đi rửa tay, ngồi vào bàn đeo yếm, ăn no mới đi ra, không chạy nhảy.

Tất nhiên là con mình có thể là với mình ăn như lợn nhưng với những ai thích con ăn cả 1 bát cháo ô tô đầy thì con

mình vẫn còn lười ăn lắm ạ nhưng với mình nhìn thấy niềm vui khi ăn của con, khi con ăn xong bạn í nói véo von,

cười toe toét, mỗi tháng bạn í phát triển đều đặn, là mình thấy vô cùng mãn nguyện.

Mình post cả quá trình ăn dặm của con mình lên là để cho các mẹ thấy rằng , không phải con mình ngày từ đầu đã

ăn tốt, con cũng đã trải qua các mốc thời gian như các bạn, cọn dưới 1 tuổi cũng vẫn SỮA LÀ CHÍNH ĂN LÀ PHỤ,

con cũng có khoảng thời gian ăn k ngoan, biếng ăn, khoảng thời gian tác phong ăn hư đốn. Mình phải kiên trì đến 9

tháng mới bắt đầu nhận thấy thành công bước đầu, phải chịu gánh nặng của cái cân, của bố mẹ, của hàng xóm, và

cúng có lúc là của cả chính mình nữa. Nhưng bản thân mình luôn giữ vững tinh thần KIÊN TRÌ - TÔN TRỌNG - TIN

TƯỞNG con thì đến nay, sau khi bạn Sâu làm quen với blw được 15 tháng mẹ bạn Sâu mới chính thức dám nói

rằng mẹ bạn đã có thành quả với việc giúp con ăn độc lập, ăn tự tin, ăn vui vẻ. 

Baby led weaning là gì ? Là Phương pháp ăn dặm tự chủ. Mẹ là người cung cấp thực phẩm và quan sát con, còn

con mới là người quyết định khi nào ăn,có ăn không, ăn cái gì và ăn như thế nào. Tức là mẹ để con lead hoàn toàn.

Nên nếu con có lead mẹ sang hướng con muốn mẹ tự đút thì mẹ cũng đừng nghĩ đó là vi phạm nguyên tắc, mẹ tôn

trọng con, mẹ đút khi con muốn ăn, dừng khi con thôi, con muốn tự ăn mẹ cho tự ăn, muốn mẹ giúp mẹ giúp con,

con ăn gì cũng đc và ăn vui vẻ, ăn trên cơ sở tự nguyện và hợp tác thì đó cũng vẫn là phù hợp  với nguyên tắc rồi.

Cho nên mình không đồng ý khi các mẹ gọi BABY LED WEANING là ăn bốc bởi vì ăn BLW còn có 1 ý nghĩa lớn lao

hơn nhiều, đó là mẹ từ bỏ cái tôi của mình và trao cho con chiếc chìa khóa đầu tiên của việc trở thành 1 con người

độc lập, 1 con người biết tự quyết định và tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Còn ăn bốc chỉ là 1 phần của

BLW mà thôi. 

Sau chương trình BLW trên O2 tivi chắc chắn sẽ có rất nhiều mẹ biết đến và cho con theo BLW. Nhưng xin

các mẹ hãy nhỡ 1 điều nuôi con không phải là MỐT, đừng vì bây giờ BLW nổi lên mà các mẹ chạy theo mốt,

đua đòi cho con ăn trong khi chưa chuẩn bị kĩ kiến thức và tâm lý. Việc ăn vừa là cuộc chiến của mẹ vừa là

trường học của mẹ, qua việc dạy con ăn mà mẹ biết cách chiến đầu với những ham muốn của bản thân

(ham cân nặng, ham con ăn nhiều như mẹ mong, ham không bị người đời dè bỉu) , mẹ học được sự kiên

nhẫn, mẹ học được những kiến thức khổng lồ từ việc tìm hiểu cách cho con ăn.cân bằng dinh dưỡng cho

58

Page 59: Baby raising tips

con, phát huy khả năng của con. Mẹ học cách trở thành một người mẹ tự tin, một người mẹ vượt lên trên

mọi định kiến xã hội, mọi lời dè bỉu chê bai của hàng xóm, của ô bà để kiên đình với sự lựa chọn của mình.

Mẹ học được cachs tin vào bản năng của con, tin rằng BẤT KÌ ĐỨA TRẺ NÀO KHI SINH RA CŨNG ĐỂU LÀ

THIÊN TÀI.  Khi học những điều đó thì mẹ cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn, những lần dằn vặt, sự lo

lắng phát sốt phát rét khi con k ăn, khi con vứt đồ ăn, sự hồi hộp khi con bị ọe (mà k dám thể hiện ra mặt).

Những điều đó nếu không có kiến thức tốt, k được chuẩn bị tinh thần thì chắc chắn các mẹ sẽ bỏ cuộc. Nên

đơn giản, đừng chạy theo BLW vì nó là công cụ tốt để phát triển não bộ, hãy tìm hiểu BLW, nghiên cứu kĩ

càng, cho con làm quen và quan sát xem phương pháp này có phù hợp với con hay không. Đừng vì mấy

chục cái like, mấy lời khen ôi con giỏi quá mà bắt ép con theo BlW mà cho con ăn kiểu nửa mùa. ĐỪNG các

mẹ ạ. Cũng đừng vì nhìn con người khác bằng tháng này thế này mà con mình k thế để rồi buồn rầu, rồi lại

nản chí nghĩ con mình k bằng con người, con nó cảm nhận đc đấy các mẹ ạ. ĐỪNG SO SÁNH,   con mình

tận 1.5m mới biết nuốt cơ mà. 

Nuôi con là chạy đường dài, các mẹ hãy nhìn xa 1 chút. Xem sau này khi lớn con sẽ được lợi gì từ sự nuôi

nấng và dạy dỗ của cha mẹ . Xem sự lựa chọn của mình có lợi cho con sau này không, xem bản thân mình

có nhìn vào con để nhận thấy sự tiến bộ hàng ngày của con hay không hay chỉ nhìn vào cái bảng chuẩn

đưa ra theo thuyết tương đối . Chỉ có nuôi con như thế thì các mẹ mới có thể thoải mái, tự tin và vui vẻ

được các mẹ ạ. 

XIN NHẤN MẠNH LẠI 1  LẦN NỮA HÃY TIN VÀO CON,VÀO BẢN NĂNG CỦA NGƯỜI LÀM MẸ VÀ KHÔNG

NGỪNG TÌM HIỂU 1 CÁCH CÓ CHỌN LỌC NHỮNG KIẾN THỨC NUÔI CON BỔ ÍCH VÀ KHOA HỌC. TÔI NUÔI

CON THEO KIỂU GÌ ? TÔI NUÔI CON THEO KHOA HỌC. MÀ KHOA HỌC THÌ ĐÃ TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU RA

NHỮNG PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU ĐỂ CÁC BÀ MẸ NUÔI CON THUẬN THEO TỰ NHIÊN, THEO ĐÚNG NHU CẦU

THỰC SỰ CỦA TRẺ.

Mẹo nhỏ để các bữa ăn không là cuộc chiến.July 1, 2014 at 1:43pm

 

Ăn là một trongnhững tứ khoái của loàingười. Bữa ăn làkhi con người thưởng thức các món khoái khẩu, để thu nạp

năng lượng tồn tại và cũng là nơi con người học về các nền vănhóa khác nhau. Với trẻ nhỏ, bữa ăn còn là nơi con

thể hiện sự lớn khôn, mức độ phát triển kỹ năng thể chất cũng như sự phối hợp mắt-tay-miệng, là nơi con “trình

diễn” sự trưởngthành trong tự lập của bản thân mình. Để một bữa ăn diễn ra êm đẹp và tránh như sự xung đột

khôngcần thiết giữa cha mẹ và trẻ nhỏ, người lớn nên lưu ý những mẹo nhỏ sau:

 

1. Có thời khóabiểu rõràng: Cha mẹ cần cố gắng cho con ăn thành bữa: bữa chính và bữa xế theo một khoảng thời

giannhất định trongngày, tránh việc cho con ăn liên tục trải dài suốt ngày. Thay vì cho bánh kẹo ngọt và uống nước

ngọt, nước sô-đahay nước quả có quá nhiều đường, cha mẹ có thể thay thế cho con ăn bữa  bằng cácthức ăn

cónhiều chất dinh dưỡng hơn:phô-mai, hoa quả, sữa chua vào đúng giờ ăn bữa xế và cho con đủthời gian tiêu hóa

các thức ăn này trước khi bước vào bữa tối (trước bữa chính3-4h).

 

2. Thời gian trên bàn ăn: một bữa ăncủa trẻ thường không quá 20 phút. Sau đó nếu trẻ không còn ý muốn ăn, hay

trẻmuốn chơi nghịch với thức ăn, bố mẹ có thể dọn đồ ăn và cho trẻ xuống khỏi bànăn để vệ sinh cá nhân và tham

gia các hoạt động khác.

 

3. Cung cấp số lượng và khối lượngthức ăn hợp lí: Bố mẹ được khuyên cho con ăn những phần ăn nhỏ mỗi lần, khi

trẻăn hết cha mẹ có thể cho thêm. Việc này giúp bé có cảm giác “hoàn thành” phần củamình và thể hiện sự tôn

59

Page 60: Baby raising tips

trọng trong nhu cầu ăn của bé, con không có cảm giác bịép buộc một cách vô hình để ăn một phần ăn quá sức.

Nếu trẻ quay sang chơi vớiđồ ăn, đây là lúc cha mẹ có thể kết thúc bữa ăn của con.

 

4. Tránh việc dùng bữa ăn như mộtcông cụ thưởng/phạt trong mối quan hệ với trẻ. Việc “thưởng” bằng thức ăn,

hayviệc ép con ăn hết sạch bát là nguồn cội của cuộc chiến trên bàn ăn. Thay vàođó, thưởng phạt bằng trò chơi,

thời gian đọc sách, đi chơi công viên. Cho conphần ăn nhỏ, để con ăn vừa đủ và không để thừa quá nhiều.

 

5. Chuẩn bị phần ăn phong phú cho cảgia đình, mặc dù cha mẹ có lưu ý các món ăn con ưa thích như tránh việc

liên tụcchuẩn bị phần ăn đặc biệt, bữa ăn riêng cho các thành viên gia đình. Việc cha mẹtiếp tục nhấn mạnh đến

cho con ănnhững thức ăn con thích, hoặc những món mà con thường sẽ ăn…. điều này thay vìdạy cho con ăn như

một cách giáo dục dinh dưỡng và cho con ăn đủ chất, cha mẹ dạycho con cảm thấy mình được quan tâm “đặc biệt”

trong gia đình, tạo cảm giác quyềnlực “con có quyền đòi hỏi, và con chỉ ăn món này”…

 

6. Đặt ra khuôn khổ về khối lượng cũngnhư thời gian được ăn đồ ngọt.

 

TIP GIÚP MẸ VÀ BÉ HỢP TÁC VỚI NHAU HƠN KHI ĂN DẶMAugust 15, 2014 at 11:00am

Mẹ Michan đưa ra tình huống và cách giải quyết khi mẹ cho bé ăn dặm, giúp việc cho bé ăn dặm trở nên dễ

dàng hơn và không khó khăn nữa, giúp bé tiến được những bước mới trong quá trình ăn dặm.

1. Khi em bé chuyển từ cháo 1.10 thức ăn dạng lỏng sang thức ăn dạng thô cỡ như hạt mè bé không chịu

ăn và có xu hướng nhè hết ra vậy mẹ phải làm thế nào để bé có thể ăn đc dạng thức ăn bắt đầu của thô ?

Mẹ dùng cháo tỉ lệ 1.10 9 phần, cà rốt thô ở dạng hạt mè 1 phần và trộn chung với nhau đút cho trẻ ăn, để trẻ làm

quen, khi trẻ đã ăn tốt thì bắt đầu giảm lượng cháo xuống và cà rốt tăng lên, 8.2 7.3 cho đến khi bé ăn thô đc hoàn

toàn 1.1 lúc đó mẹ sẽ chế biến các món khác cùng độ thô như hạt mè cho em bé tập, như rau thịt.

Quy ước ở đây là cứ mỗi lần tăng thô thì mẹ lại trộn chung từng ít 1 để em bé quen, khi bé quen rồi thì lại để riêng

để em bé ăn và cảm nhận độ thô từng món và ăn 1 bữa đầy đủ có tinh bột ( cơm nát, cháo theo tỉ lệ ) rau ( các loại

rau lá mềm ) các loại củ quả.

2. Khi mẹ cho em bé ăn bé không chịu nhai mà lại nuốt chửng ?

Em bé nuốt chửng nghĩa là em bé đã quen với độ thô, mẹ nên tăng độ thô hơn để bắt em bé phải tập nhai 

3. Khi mẹ cho em bé ăn bốc em bé cho hết tất cả vào miệng 1 lúc ăn không hết lại nhè ra, có cách nào để

em bé từ tốn lại không ?

Tip ở đây là mẹ nên cho em bé 1 cái dĩa to bằng nhựa ( để tránh em bé nghịch và cầm dĩa vứt đi thì sẽ không bị vỡ,

và khi bé nghịch cầm dĩa lên ngang mặt để ăn, liếm thức ăn cũng không quá nặng để em bé có thể cầm ) và cho

từng ít 1 thức ăn vào để em bé bốc, khi bé bốc hết phần trong dĩa thì mẹ mới cho thêm thức ăn mới vào. Và lưu ý

khi em bé bốc thức ăn mẹ nên quan sát và để em bé nhai rồi nuốt mẹ mới đút thêm cơm cho bé tránh tình trạng bé

vừa cho thức ăn vào miệng mà mẹ đã đút cơm, bé ăn nhiều quá 1 lúc thì bé sẽ nhè ra.

60

Page 61: Baby raising tips

4. Em bé bốc thức ăn và cho vào miệng nhưng em bé không chịu nuốt mà chỉ ngậm, vậy có cách nào để em

bé nhai nuốt không ?

Thường đối với các em bé như thế này thì thức ăn làm cho bé nên ở dạng thật mềm ví dụ như bí hấp, bầu quả su

su ( vì những củ này chứa khá nhiều nước, khi bé ngậm sẽ mềm luôn và tan theo ra nước, cổ họng và miệng bé sẽ

trơn giúp bé dễ nuốt hơn. Tránh những món quá khô và chứa nhiều tinh bột như bí đỏ, cơm, bánh mì ( vì những

thức này cần nhiều nước để có thể nhai và nuốt ). Điều dễ dàng thấy là với những trẻ ăn cháo quá lâu chuyển sang

cơm sẽ ngậm mà không chịu nuốt cũng là lý do này.

Trái cây thì ở dạng mềm xốp như dưa hấu để bé ngậm và mút, nếu ép nước ra cho trẻ uống thì nên pha loãng theo

tỉ lệ 1.4 để bé tránh bị ăn quá ngọt nhiều đường, em bé quen dần với món thô mềm có nhiều nước thì sẽ từ từ chịu

ăn các món thô khác và nuốt như đã thực hành với các món mềm.

5. Em bé ăn nhưng không tập trung cứ phải để đồ chơi trên bàn hay mở ti vi để trẻ chú ý thì em bé mới chịu

ngồi yên không thì lại quay lung tung, có cách nào để bé có thể ăn ngoan mà không cần đồ chơi hay các

vật khác hay không ?

Với 1 đứa trẻ thì bữa ăn chỉ bốc đút sẽ làm em bé nhàm chán, việc ngồi 1 chỗ không được nghịch và khám phá

cũng làm em bé không thích nên luôn muốn trèo ra ngoài, hay vứt thức ăn đi. Mẹ có thể áp dụng như sau, thay vì

đút hoàn toàn có thể chia ra 1 phần cho em bé bốc và 1 phần mẹ đút, cứ khoảng 5 hay 6 muỗng cơm thì nên nghỉ 1

lần  cho em bé húp súp để thức ăn dễ trôi em bé sẽ ăn dễ dàng hơn.

Nếu em bé có biểu hiện nghịch và đòi ra ngoài mẹ nên chuẩn bị thêm 1 phần thức ăn dạng bốc nữa, có thể tạo

hình lạ mắt để bé chú ý hơn ( có thể dùng khuôn có bán sẵn tạo hình như bông hoa, trái tim, hình thú vvvv ) nhiều

màu sắc cũng làm cho em bé chú ý hơn và cầm nắm trẻ vừa ăn lại vừa chơi, đồ chơi cũng là thức ăn.

1 bữa ăn với trẻ không quá 20 phút.

Trên nguyên tắc mẹ nên dạy cho bé hiểu khi ngồi ở bàn thì vẫn có thể ăn còn nêú 1 khi đã trèo ra ngoài rồi thì sẽ

không ăn nữa, mẹ không nên chạy thêm đút thêm cho trẻ dù chỉ là 1 chút nhỏ cũng làm cho bé hiểu, ở đâu mà ăn

không được, bé sẽ không hiểu khi ngồi vào bàn là đc ăn còn ra ngoài bàn là đã xong bữa.

6. Trẻ không ăn hết phần ăn như lượng đã ghi cho lứa tuổi của bé ?

Nên hiểu trẻ dưới 3 tuổi là ở giai đoạn khám phá thế giới xung quanh nên chuyện ăn không hết lượng qui định là

điều dễ hiểu và 100 % các bé đều có những giai đoạn như thế này chứ em bé của mẹ không phải là bé đặc biệt

không chịu ăn nên không cần phải lo lắng và để ý làm gì nhiều. Không nên bỏ đói bé, vẫn dạy cho bé thời gian biểu

sinh hoạt đúng giờ giấc, đến giờ đặt con vào ghế và đút cho ăn để bé tập bốc, tập cầm muỗng, 1 khi đã ra khỏi ghế

thì không ăn nữa, bữa này bé không ăn nhiều cũng không cần phải lo lắng, bé ăn ít thì đói, đến bữa sau sẽ ăn

nhiều hơn và hiểu là mình cần phải ăn cho đàng hoàng, không ăn thì đói. Dần dần em bé sẽ theo đúng lịch sinh

hoạt và ăn uống tốt lên.

7. Với trẻ không chịu ăn cơm mà chỉ thích ăn các món như bún phở mì nui thì có nên hay không ?

61

Page 62: Baby raising tips

Thật ra các món bún phở mì nui cũng là chế phẩm từ gạo mà thành, em bé thích thì có thể cho em bé ăn mà không

hại gì, tuy nhiên nhớ xen lẫn cho em bé ăn cơm nát, cháo để em bé quen, nên nhớ không để em bé quá thích 1 thứ

gì đó mà nhiệm vụ của mẹ là phải giới thiệu tất cả các món và chế biến sao cho em bé có thể ăn đc tất cả mọi thứ.

LÀM GÌ KHI BÉ KHÔNG CÓ NHU CẦU ĂN DẶMJuly 29, 2014 at 6:13pm

Cho trẻ ăn dặm là đòi hỏi sự hợp tác giữa 2 phía, mẹ nấu thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển cũng như khả

năng nhai nuốt của bé, và ở phía bé chịu hợp tác tập luyện cùng mẹ ( độ thô và khả năng nuốt giỏi ). Cái quan

tâm ở đây không phải là lượng em bé ăn vì mỗi em bé sẽ có tỏ ý thích thú với các nhóm thực phẩm khác nhau,

có những giai đoạn cơ thể phát triển mạnh em bé đòi hỏi tinh bột nhiều ví dụ thích ăn quá nhiều cơm thích ăn

các món củ có tinh bột ( như bí đỏ, khoai tây ) có em bé thích ăn rau, có bé thích ăn thịt. Cái quan tâm ở đây là

thái độ hợp tác của bé với mẹ, và xử lý ra sao khi em bé từ chối ăn dặm.

1. NGAY GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU ĂN DẶM BÉ TỪ CHỐI

Có khoảng hơn 60 % các bé ngay từ giai đoạn đầu bắt đầu ăn dặm từ chối không chịu hợp tác với mẹ, có rất nhiều bà

mẹ căng thẳng ngay từ lần đầu tiên, nấu cháo đúng tỉ lệ rây và đút cho trẻ em bé mím môi khóc quay mặt đi, đòi ra khỏi

ghế. Vấn đề ở đây không phải là do cháo lạt ( nghĩa là cháo không nêm gia vị vì hệ tiêu hoá của trẻ vẫn đang ở giai đoạn

bắt đầu tiêu hoá thức ăn ngoài sữa mẹ, và chưa hoàn chỉnh nên tập ăn từ lạt đến vừa và để thận trẻ không phải làm việc

quá sức ) và không phải do cháo không ngon, mà do em bé mới chuyển từ bú mẹ sang ăn bằng muỗng thì cảm giác lạ

chưa quen là chuyện hết sức bình thường, trẻ cần thời gian cũng như mẹ cần thời gian để làm quen với công việc mới và

phải có thời gian làm quen thì mới trở nên quen và tiến dần tới thành thạo được.

Cách xử lý ở đây là mẹ cần kiên nhẫn tập cho trẻ được ăn đúng thời gian qui định, đút cho bé đúng như hướng dẫn, và

chờ trẻ hợp tác, mẹ có thể tập mẫu bằng cách mẹ cho em bé thấy mẹ ăn để bé nhìn và có mong muốn được giống như

vậy, thời gian đầu có thể bé sẽ lè cháo ra không chịu nuốt nhưng khi đã cảm nhận sự khác lạ bé sẽ chịu nuốt, thông

thường từ tuần thứ 3 trở đi em bé sẽ biết nuốt ( khoảng này có thể sớm hoặc lâu hơn tuỳ vào khả năng cảm nhận và hợp

tác của từng trẻ )

2. TRẺ ĐANG ĂN DẶM NGOAN BỖNG NHIÊN TỪ CHỐI

Có nhiều bà mẹ rất hân hoan khi bắt đầu ăn dặm bé rất hợp tác, há miệng không kịp đút, chưa đút xong đã khóc đòi, ăn

thô tốt, nhưng bỗng nhiên 1 ngày đẹp trời bé lại lắc đầu không chịu ăn bé làm cho mẹ cảm thấy rất bối rối không hiểu có

phải độ thô không đúng, thức ăn nấu không ngon hay là còn lý do nào khác.

Thật ra chuyện này hết sức bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ dưới 3 tuổi, mỗi giai đoạn phát triển của cơ thể

em bé sẽ cần các chất và năng lượng ít nhiều khác nhau, sự phát triển não là quan trọng ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu

bước vào giai đoạn phát triển não mạnh mẽ thì sẽ ham tìm tòi và hoạt động liên tục không ngừng nghỉ nghịch cái này phá

cái kia la hét và hiếm khi chịu ăn, mẹ cứ nghĩ về người đang ham mê khám phá thì chuyện chú tâm vào coi ăn uống là

phụ thậm chí ăn cầm chừng để có sức khám phá tiếp là bình thường trong cuộc sống, huống hồ gì con mình đang trong

giai đoạn phát triển não, em bé cữ này không chịu ăn thì không nên ép trẻ cứ để trẻ được thoải mái, cữ sau em bé sẽ ăn

nhiều hơn, khi hết qua giai đoạn phát triển não em bé sẽ lại ăn uống bình thường để bù lai khoảng thời gian trước đó.

3. TRẺ BỊ ỐM VÀ KHÔNG ĂN TỐT NHƯ BAN ĐẦU

62

Page 63: Baby raising tips

Em bé sau giai đoạn 6 tháng tiếp nhận thức ăn ngoài sữa mẹ thì hay bị ốm và mắc các bệnh lặt vặt như ho, sổ mũi, sốt

vvvv và sau mỗi lần bệnh như thế thì lại không ăn uống được như trước khi bé bệnh. Mẹ thì lo lắng không biết trong thời

gian con bệnh thì nên cho con ăn ra sao cho con đầy đủ chất, và bô sung vi chất cho con khoẻ. Nhiều quan niệm cho trẻ

ăn xương ăn thịt ăn đồ bổ ăn bồ câu ăn lươn ăn hạt sen vvvv. Nhưng thật ra khi trẻ bị ốm chỉ cần ăn thức ăn lỏng và

mềm giúp trẻ dễ nuốt, ăn nhiều rau củ màu vàng đỏ, ăn thực phẩm có đạm thấp như thịt gà thịt cá trắng, không nên ăn

các vật phẩm có đạm cao như thịt bò thịt heo bồ câu lươn hay tổ yến bào ngư, vật phẩm có đạm cao thì sẽ đòi hỏi cơ thể

bé phải vận động nhiều hơn, hệ tiêu hoá phải làm việc cật lực để tiêu hoá các thức này, làm cho em bé mệt hơn.

Cho nên nếu được cho em bé bú mẹ thường xuyên bổ sung nước đầy đủ bằng canh rau súp, bé mới ốm dậy thì cơ thể

còn mệt không có khả năng ăn như ban đầu là chuyện dễ hiểu, cần cho em bé tập ăn lại từ ít đến nhiều để em bé quen,

để hệ tiêu hoá khởi động lại, thường khoảng thời gian để bé phục hồi kéo dài từ 2 tuần đến 1 tháng, mẹ nên bình tĩnh và

kiên nhẫn giúp bé lam quen trở lại không nên vì áp lực của gia đình trong khoảng thời gian bé ốm không thể ăn uống mà

ép bé.

4. BÉ SANG GIAI ĐOẠN 7-8 THÁNG KHÔNG CHỊU HỢP TÁC VỚI MẸ

Thật ra giai đoạn này là em bé đang rất thích tự khám phá hơn là thụ động để mẹ đút, bé thường không chịu ăn trèo ra

khỏi ghế khóc lóc thậm chí có trẻ đứng lên cả bàn ăn, mẹ nên cho em bé đổi cách ăn để trẻ hứng thú hơn, bằng những

cách như sau

1. Nếu trẻ ăn riêng chán thì trộn chung lại cho trẻ đỡ chán và cũng làm cho mùi vị món ăn khác hơn hấp dẫn với trẻ hơn

2. Nếu trẻ không thích mẹ đút thì nên cho bé tự khám phá cho bé bốc thức ăn bằng cách chế biến hambuger rau củ hình

que, bánh mì sandwich mềm cắt que, pizza, thịt băm viên, cơm nắm 

3. Mẹ có thể vừa cho trẻ bốc vừa đút thêm cho em bé, cho em bé ăn xen kẽ và cho bé húp thêm súp để bé dễ nuốt và ăn

tốt hơn.

HIỂU VỀ HỆ TIÊU HOÁ CỦA TRẺ KHI ĂN DẶMJuly 14, 2014 at 7:37pm

Mẹ Michan viết bài về hệ tiêu hoá của trẻ khi bắt đầu ăn dặm để mẹ hiểu hơn về bé, hệ tiêu hoá của trẻ, yên tâm

hơn trong việc chăm sóc con nhỏ.

1. Trẻ ăn dặm bắt đầu ăn cháo loãng tỉ lệ 1.10 ( trẻ ăn dặm kiểu nhật ) 

2. Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật như sau 5-6 ăn thực phẩm từ lỏng đến đặc

3. Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật 7-8 bé ăn từ nát đến thô bắt đầu là thô cỡ hạt mè và đến to khoảng hạt đậu xanh 

4. Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật 9-11 là giai đoạn bé học cầm nắm, thực phẩm ở dạng hình que, thanh dài để bé

cầm cắn, thịt băm viên dạng hambuger, cơm nắm 

5. 1-1.5 tuổi bé học cách tự xúc ăn cầm thìa muỗng và nĩa

63

Page 64: Baby raising tips

6. Trẻ khi mới bắt đầu ăn dặm bé đi ngoài ra nguyên lá rau cà rốt thực phẩm bé đã ăn là bình thường, vì hệ tiêu hoá của

trẻ lúc này vẫn đang còn trong giai đoạn hoàn thiện

7. Khi trẻ không còn tình trạng ăn gì đi nấy nghĩa là cơ thể trẻ báo hiệu cho mẹ biết hệ tiêu hoá của bé đã hoàn thiện

hoàn chỉnh và sẵn sàng ăn thức ăn vật phẩm nêm như cha mẹ.

8. Khi trẻ trong thời gian ăn dặm đi phân lỏng và mềm  ( với em bé bú mẹ hoàn toàn ) thức ăn không thay đổi so với mọi

ngày nghĩa là cơ thể trẻ đang báo cho mẹ biết, bé đang chuyển sang thời kì phát triển mới, cơ quan hoàn thiện hơn lớn

hơn và cần thời gian để bé thích nghi, thường thời gian này kéo dài từ 2-3 tuần bé sẽ lại đi ổn định.

9. Bé ăn dặm khi ăn thực phẩm quá nhiều đạm, uống không đủ nước sẽ xảy ra tình trạng táo bón, mẹ nên cho bé uống

nhiều nước hơn, canh rau súp, ăn rau lá mềm, ăn nhiều bí đỏ khoai lang, cho bé uống nước cam pha loãng tỉ lệ 1.4. Với

những bé có tiền sử bú mẹ mà nhiều ngày không đi thì khi trẻ ăn dặm mẹ cần phải kĩ lưỡng mẹ cần sắm 1 cuốn sổ tay

nhỏ, khi cho bé ăn các món đơn vị ( như cháo loãng, cà rốt ) từng món 1 thì ghi phân lượng bao nhiêu, xem con đi ngoài

thế nào ổn không, và khi kết hợp phân con thế nào, cần phải theo dõi sát sao vì sự hoàn chỉnh của các bé này lâu hơn

nên người mẹ cần phải để tâm và chú ý hơn nữa.

10. Trẻ khi bắt đầu ăn dặm thì phân bé sẽ từ từ cứng hơn và thành khuôn, như dạng của người lớn, lượng đạm và thức

ăn càng nhiều sữa mẹ ít đi thì phân trẻ sẽ có mùi hôi hơn tanh hơn, cho nên quan niệm ngày xưa trẻ con 3 tháng phân đi

thành khuôn là do em bé bị dặm bột từ quá sớm, lượng tinh bột can thiệp vào sẽ làm phân trẻ thành khuôn, cho nên điều

này áp dụng cho em bé ngày nay bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đi hoa cà hoa cải là bất hợp lý. Trẻ dưới 6 tháng bú

mẹ hoàn toàn đi hoa cà hoa cải, có ngày lỏng ngày đặc có ngày tanh ngày bọt cũng là bình thường, em bé đang là cơ thể

sinh học đang trong quá trình hoàn thiện sự thay đổi diễn ra nghĩa là bé đang lớn.

11. Thực phẩm trẻ ăn khi khởi đầu ăn dặm thường là lá thật mềm như cải bó xôi ( tiện cho mẹ chế biến và tiện cho bé

nuốt dễ dàng ) quan niệm cũ của vn cho trẻ ăn rau ngót là bất hợp lý, rau ngót có thể tốt với người lớn nhưng không phù

hợp cho em bé ở giai đoạn mới tập ăn, rau cứng và dai chưa phù hợp.

12. Bầu bí mướp su su đây là các dạng củ quả màu xanh chứa rất nhiều nước không nên cho trẻ ăn khi mới tập ăn dặm

không phải vì nó gây dị ứng hoặc cứng dai mà trẻ không ăn dược, đơn giản đây là thực phẩm mềm chứa nhiều nước khi

nấu và rây nhuyễn cho cùng vào cháo thành phẩm thu được ko có xơ mà chỉ là nước càng làm cho cháo loãng hơn cháo

1.10 đã nấu. Cho nên thực phẩm này để dành cho giai đoạn 9-11 khi trẻ đang học cầm nắm, bí mềm bé cắn nhai tốt ( với

bé chưa có răng cũng có thể học nhai dễ dàng ) nước trong bí tiết ra cũng làm trẻ dễ nuốt hơn.

13. Lý do tại sao bé phải ăn thực phẩm từ lỏng đến đặc từ nát đến thô đó là hệ tiêu hoá của trẻ đang học cách thích nghi

và tiếp nhận thực phẩm bên ngoài sữa mẹ, giống như bài tập rèn luyện từ dễ đến khó, từ khó đến phức tạp. Nếu ko cho

trẻ học tập rèn luyện cho ăn cháo xay mãi trong thời kì vàng bé có thể tập nhai 7-8 9-11 thì để qua sẽ tập cho bé rất khó

khăn, bé càng lớn sẽ ham khám phá bé sẽ ở giai đoạn khác khó mà bắt bé trở lại thời kì bé coi nhai và nuốt là thú vị. Khi

trẻ bị cho qua giai đoạn nhai bé sẽ ít khi chịu nuốt khi có thực phẩm thô, hay bị oẹ và ngậm.

14. Cháo cơm của bé có các tỉ lệ như sau 1.10 1.7 1. 5. 1.3 1.2 và 1.1 nghĩa là cơm hoàn toàn, có mẹ hỏi bé mới 9 tháng

ăn cơm đc ko vì bé nhai tốt ko bị oẹ, thực ra bé nuốt tốt chưa chắc bé đã tiêu hoá được, nên nhớ hệ tiêu hoá của trẻ vẫn

đang còn trong giai đoạn hoàn thiện và dịch vị của dạ dày bé tiết ra sẽ nhiều lên theo tháng bé trưởng thành, cho bé ăn

sớm đôi khi quá nhiều so với lượng dịch vị mà bé tiết ra sẽ làm cho bé bị táo bón và đi ngoài khó khăn cho nên thời gian

cho con tập ăn vẫn còn dài, kéo thêm vài tháng cũng không sao cả.Khi trẻ đến giai đoạn 1.5-2 bé sẽ ăn cơm được như

người lớn còn dưới 1.5 tuổi chỉ nên ăn cơm nhão tỉ lệ 1.2 mà thôi

64

Page 65: Baby raising tips

NGUYÊN TẮC KHI CHO TRẺ ĂN DẶMApril 22, 2014 at 9:29am

Hôm nay mẹ Michan sẽ viết về những nguyên tắc vàng, điểm nhấn ăn dặm của trẻ để các mẹ lưu ý và nhớ.

1. Nguyên tắc trữ đông đồ ăn cho bé là làm chín rồi mới trữ đông để đảm bảo an toàn 

2. Khi bé ăn các món trộn lẫn để bé nhận ra vị quen trong vị trộn lẫn nguyên tắc là làm chín tất cả các món rồi mới trộn

chung và nấu khoảng 5 phút ( không nấu lẫn khi thức ăn còn sống với nhau, như cháo trứng gà thì luộc chín lòng đỏ tách

lấy phần bột rắc lên cháo, mùi vị vẫn riêng biệt, không cho cả lòng đỏ sống vào cháo khuấy lên vậy thì vị sẽ bị hoà tan và

bé sẽ không biệt đc )

Chưa kể thực phẩm có thức mau mềm có thức lâu chín nấu chung vậy thì cái mềm nhũn cái thì cứng, nên nấu riêng rồi

mới trộn vừa đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé bé lại nhớ vị.

3. Nguyên tắc để nhận biết thời điểm thích hợp tăng thô cho trẻ là khi cho trẻ ăn trẻ đã nuốt tốt và không nhai nữa, mẹ

cần chú ý và tăng thô lên cho bé để bé nhai, độ thô mới to hơn bắt buộc trẻ phải nhai, nếu trẻ oẹ thì cần làm nhỏ hơn 1

nấc nữa.

4. Nguyên tắc thức ăn cho trẻ ăn dặm là đạt độ mềm 2 ngón tay bóp đc, tăng độ thô chỉ là bài học giúp bé tập nhai tốt, khi

nào bé có răng thì mới tăng độ cứng thức ăn để bé nghiền và xé bằng răng

5. Sữa chua cho trẻ dùng loại sữa chua không đường dùng cho người lớn ( từ sữa bò tươi ) và trộn chung với hoa quả

đã hấp chín, để nước ngọt dịu trong hoa quả hoà với sữa chua làm bé dễ chịu. Sữa chua cho trẻ em bán ở thị trường

hạn sử dụng lâu ít nhiều cũng chứa chất bảo quản nên mẹ tự làm sữa chua và cho bé ăn trong tuần là ổn.

6. Khi cho bé ăn thức ăn gì mới luôn cho ăn bằng đầu tăm xem bé phản ứng thế nào trong 10 phút rồi mới cho ăn tiếp tục

áp dụng với thực phẩm nằm trong nhóm dị ứng ( sữa bò uống trực tiếp, bột mì, trứng cá, tôm cua hải sản các loại, trứng

gà ). Nếu bé có biểu hiện của dị ứng như da mặt sần sùi, đỏ, ngứa, nôn, đi ngoài ra máu, khó thở thì tạm dừng và đợi trẻ

qua 1.5 tuổi mới nên cho ăn lại.

7. Khi bé bị bón bị đi ngoài bị sốt bị mệt mẹ nên bớt lại khẩu phần ăn và tăng sữa mẹ lên cho trẻ, khi trẻ ốm cũng vậy, trẻ

càng uống sữa mẹ nhiều thì bé sẽ có nhiều sk nhận đc nhiều đề kháng để chống lại bệnh tật hơn.

CẤP ĐÔNG RÃ ĐÔNG THỨC ĂN DẶM CHO TRẺ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾTApril 18, 2014 at 12:12pm

Hôm nay mẹ Michan sẽ viết về 1 vấn đề các mẹ thường hay quan tâm khi cho bé ăn dặm đó là vấn đề cấp

đông thức ăn ra sao, rã đông thế nào, thời gian bảo quản là bao lâu, liệu cho bé ăn đồ ăn đã cấp đông có bị

mất chất như lời đồn hay không ?

1. LỢI ĐIỂM CỦA CẤP ĐÔNG

65

Page 66: Baby raising tips

Lợi điểm của việc cấp đông này là giảm bớt gánh nặng và mất thời gian cho việc chế biến thức ăn cho bé mỗi ngày,

vì bé ăn lượng rất ít, nấu ít sẽ rất khó để canh thời gian và lượng, có khi nấu cháo chỉ chút là bay hết nước, cháo bị

đặc quá, lại nảy sinh ra mua bát nấu cháo ( trong khi thời gian ăn dặm của bé chỉ gói gọn trong 6 tháng, vật dụng

mua đắt chỉ sử dụng trong thời gian ngắn thì không dùng hết hiệu suất sẽ phí )

Hầu hết các mẹ đều quay trở lại công việc sau 6 tháng thai sản nên phương pháp này giúp đỡ các mẹ rất nhiều

bằng cách mẹ nấu 1 lượng lớn vào cuối tuần và chia nhỏ vào từng hộp từng khay và trữ đông, mỗi khi cho trẻ ăn rã

đông bằng cách sử dụng ( lò vi sóng, hấp cách thuỷ ) để đưa thực phẩm trở về trạng thái ban đầu, và người ở nhà

cũng có thể cho bé ăn tiện lợi đảm bảo bé vẫn ăn đúng lộ trình mẹ không ở nhà vẫn có thể lo đc cho bé. 

Nếu bé phải đi nhà trẻ thì mẹ có thể bàn với cô giữ trẻ làm thức ăn gửi cho cô và nhờ cô cho trẻ ăn, mẹ cũng không

nên đặt nặng chuyện bé phải ăn hết để người giữ trẻ ép bé ăn và làm bé sợ.

2. CẤP ĐÔNG THỰC PHẨM RA SAO, HẠN DÙNG VÀ BẢO QUẢN

Thực phẩm mẹ sau khi đã chế biến để nguội lần lượt cho vào khay trữ, ( không nên cho vào lúc còn nóng ) và cho

vào ngăn đông, không để lẫn lộn thức ăn của bé với thức ăn sống chín trữ đông của gia đình. Nếu nhà không có

điều kiện mua tủ lạnh lớn, có thể dùng 1 hộp to chỉ dành riêng đựng các khay thực phẩm của bé và có nắp đậy. 

Với tủ lạnh quá nhỏ không thể để nhiều khay mà mẹ muốn trữ nhiều món cho bé, có thể cho thức ăn vào khay để

đông rồi lấy ra các viên bỏ vào túi zip ( túi zip nhỏ gọn có thể chứa đc nhiều tiết kiệm không gian hơn là khay )

Đối với thực phẩm baby bán trên thị trường thì hạn sử dụng là 2 tuần sau khi đã mở nắp, vì đây là thực phẩm công

nghiệp chứa chất bảo quản nên thời gian lâu hơn. Còn đối với thực phẩm ở nhà thì thời hạn trữ đông là 1 tuần.

Các mẹ nhớ dùng bút lông hoặc miếng dán hạn sử dụng lên túi lên khay để đảm bảo rằng thực phẩm của bé được

sử dụng trong thời hạn an toàn.

3. THỰC PHẨM NÀO NÊN TRỮ ĐÔNG VÀ KHÔNG NÊN TRỮ ĐÔNG

Thực phẩm nên trữ đông là thực phẩm cơ bản đóng vai trò chính trong bữa ăn của bé như :

A. Cháo ( tỉ lệ 1.10, tỉ lệ 1.7, tỉ lệ 1.5 )

B Cơm nát ( tỉ lệ 1.3, tỉ lệ 1.2 và cháo nguyên )

C Các loại như udon, bánh mì cũng có thể trữ đông 

D Các loại củ ( cà rốt, khoai tây, bí đỏ, củ cải )

E Hầu hết các loại rau có màu xanh lá ( tiêu biểu là cải bó xôi, bông cải )

F Các loại đạm ( Thịt gà, Thịt bò, Thịt heo, Thịt cá trắng, Tôm, Mực, Bạch tuộc )

D Các loại nước dùng để chế biến ( dashi, súp rau củ )

Note ở đây 1 chút, đã từng có mẹ nói lại với mẹ Michan là ở báo nào trang nào đó nói bí đỏ không nên trữ đông vì

ra màu thâm vvvvv, nói chung là không nên trữ. Mẹ Michan nói lại bí đỏ vẫn trữ bình thường và không vấn đề gì cả,

mẹ nào từng nấu và từng trữ cho con sẽ thấy bí không bị thâm như bài viết, và mẹ Michan đi học lớp dinh dưỡng

ăn dặm cho trẻ nhỏ cũng vậy, hướng dẫn trữ đông không có lưu ý về phần này không nên. Thiết nghĩ văn hoá ẩm

66

Page 67: Baby raising tips

thực của người Nhật rất tinh tế, và quan tâm đến sức khoẻ hàng đầu, thì trẻ nhỏ càng đc quan tâm hơn các mẹ yên

tâm.

Thực phẩm không nên trữ đông bao gồm các loại sau đây

A. Sữa bò

B. Đậu hũ

C. Cà chua

E. Các loại rau ăn sống như ( dưa leo, rau sống, rau thơm, hành ngò )

F. Trái cây

Vì các loại này chứa nhiều nước khi trữ đông thì nước sẽ mất dần và khó trở lại trạng thái tươi ngon như ban đầu

nên không khuyến khích trữ đông )

4. RÃ ĐÔNG THỰC PHẨM RA SAO 

Các mẹ có thể dùng các biện pháp sau đây :

1. Nếu nhà có lò vi sóng thì cho thức ăn vào chén sành hoặc chén thuỷ tinh hoặc chén nhựa dùng đc trong lò vi

sóng cho thêm 1 chút nước chừng 10ml vào và làm nóng thức ăn.

2. Hấp cách thuỷ trong nồi nấu cơm hoặc trong nước sôi. Cách này tiện đối với ở nhà khi cơm gần sắp chín cho

chén thực phẩm của bé vào nồi, hơi nước trong nồi sẽ làm thực phẩm uống đủ nước và trở lại trạng thái tươi mềm

như ban đầu. 

NHỮNG LƯU Ý KHI CHO TRẺ ĂN DẶMApril 15, 2014 at 7:01am

Cần hiểu, bé trong giai đoạn ăn dặm vẫn là nếm và thử các thức ăn, ngoài các thức ăn phổ biến trong cuộc sống

hằng ngày như cơm nát, cháo, rau, và đạm phổ biến không gây dị ứng cho trẻ như thịt gà, đậu hũ, các loại củ và

hoa quả. Có những nguyên tắc sau đây mà mẹ cần chú ý

1. Những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ dưới 1.5 tuổi

Trứng gà ( bao gồm tròng đỏ và tròng trắng ) 

Bột mì ( và các chế phẩm từ bột mì, tỉ lệ trẻ bị dị ứng với bột mì khá ít nhưng không phải là không có )

Sữa tươi ( sữa uống trực tiếp ) sữa tươi dùng trong chế biến đun nấu vẫn được và không vấn đề

Trứng cá các loại ( việt nam hay có quan niệm trứng là bổ hay cho trẻ ăn thêm trứng cá, vậy không đúng, trẻ cần hấp thụ

các chất đạm dễ tiêu hoá nhất chứ không phải thực phẩm riêng biệt )

Tôm cua ( dễ gây dị ứng với bé dưới 9 tháng tốt nhất bé 1 tuổi mới nên cho ăn )

Thịt bò thì heo ( 9 tháng trở lên mới dùng đc )

Khi trẻ ăn thức ăn có chứa thành phần gây dị ứng như kể trên sẽ có biểu hiện theo thứ tự như sau :

Da trẻ nổi mẩn quanh miệng, da sần sùi thô ráp

67

Page 68: Baby raising tips

Bé nổi mẩn khắp cơ thể

Bé buồn nôn

Bé cảm thấy khó thở

Bé đi ngoài ra máu

Khi có những triệu chứng như vậy mẹ phải ngừng cho bé ăn, mang bé đến bv để bs có biện pháp kịp thời chữa trị, và mẹ

có thể giúp niêm mạc ruột của bé lành lại bằng cách cho bé bú mẹ liên tục trong vòng 1 tuần, và có thể cho ăn lại khi bé

khoẻ và bé có dấu hiệu muốn ăn trở lại

Để phòng tránh dị ứng bằng cách, với những thực phẩm kể trên ví dụ như tròng đỏ trứng gà mẹ luộc chín lấy lòng đỏ cho

bé ăn bằng đầu que tăm rồi theo dõi bé trong vòng 10-20 phút xem bé có biểu hiện gì khác thường không rồi cho ăn tiếp,

lượng ban đầu không quá 5ml có thể ít hơn không cần quá nhiều, và theo dõi bé đi ngoài thế nào, có đi dễ dàng không,

có máu không ( nếu có máu chứng tỏ thực phẩm gây dị ứng và tổn thương đường ruột của bé ) 

Nếu bé đi ngoài vẫn ổn thì cách ngày mẹ cho bé ăn tiếp tục lượng tăng lên, nếu bé vẫn ổn chứng tỏ cơ thể bé không có

phản ứng lại món này, nếu bé dị ứng thì mẹ nên ngưng cho bé ăn và các sp có chứa thành phần này đến khi bé 1.5 tuổi

và bắt đầu cho ăn lại lượng như trên, nếu bé ổn thì tiếp tục, còn không cần mang bé đi xét nghiệm máu để biết bé dị ứng

với những thức ăn nào nữa để kiêng cho bé đến suốt đời.

Mẹ cần phải nhớ 1 điều rằng bé ăn được không có nghĩa bé hấp thụ được, còn phải xem bé đi ngoài ra sao, có biểu hiện

gì không, hoặc có gì lạ hay không, tuyệt đối ngoài mẹ ra không nên để ai cho bé ăn hoặc mút gì lạ mà chưa hỏi qua ý

kiến của mẹ. Thực phẩm không phù hợp hoặc lạ với bé, hoặc không đảm bảo vệ sinh, người lạ đút khi tay bẩn, hoặc hút

thuốc lá vvvv.

2. Thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn

Các mẹ hay mua thực phẩm chế biến ăn dặm cho con rất ưa chuộng 2 món là ruốc cá hồi và mì mug ??? và đc người

bán quảng cáo là tốt là bổ cho bé thích hợp cho bé ăn dặm. Thực chất đây là những lời quảng cáo sai sự thật. Ruốc cá

hồi bán ở thị trường đa số là loại cho người lớn và rất mặn, các mẹ có thể mua thử và ăn sẽ nhận ra điều này. Cũng có

loai ruốc cá hồi bán sẵn loại cho em bé nhưng hộp nhỏ và khá đắt chỉ dùng cho khi mẹ quá bận, hoặc cả nhà đi chơi xa

mà bé còn quá nhỏ chưa thể ăn chung với cha mẹ. 

Mì mug của nissin có ghi chỉ dùng cho trẻ em, nghĩa là bé từ 3 tuổi trở lên, khi hệ tiêu hoá khá hoàn chỉnh có thể ăn đc

mọi món ăn, còn bé đang trong thời kì ăn dặm tuyệt đối không nên ăn mì này, sợi mì là sp công nghiệp sp chiên qua chế

biến, sẽ ngậm nhiều dầu, muối, và chất bảo quản, không tốt cho quả thận còn non của trẻ khi đang bắt đầu làm việc, cho

nên không cho trẻ ăn, trẻ trong thời kì ăn dặm chỉ nên ăn những thực phẩm tươi non, và tự nhiên nhất organic nhất, giữ

nguyên mùi vị nguyên bản của thực phẩm, ví dụ táo ngọt thế này lê ngon thế kia, cháo thơm thế này, đó là những phần

tinh khiết nhất mà cơ thể trẻ cần nhận. 

Cả nhà đi chơi xa, với bé 9-11 tháng bé có thể ăn những thức ăn gần như người lớn chỉ cần cắt nhỏ, mẹ có thể dặn đầu

bếp hoặc nhà hàng làm thật lạt để đút cho bé ăn cũng tốt, vừa tiện lại vừa đảm bảo. Còn nếu bé nhỏ hơn độ tuổi này, mẹ

có thể mua cháo hoặc thực phẩm ăn liền cho bé, chỉ cần hâm lại, hoặc nếu đi khá gần có thể tự làm ruốc cá hồi không

cần nêm nếm gì ( vì bản thân cá đã rất ngọt mang mùi vị của biển cả rồi ) phô mai, bánh mì cho bé cầm gặm ăn cũng

được

3. Những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao và trái cây miền nhiệt đới

68

Page 69: Baby raising tips

Những thực phầm riêng biệt mà vn có quan niệm là ngon là bổ người già người bệnh dùng để mau khoẻ như yến sào,

bào ngư, tổ yến, hạt sen, trứng cá, lươn vvvv để cho bé ăn mong bé mau thông minh mau bụ mau lên kg vvvv nhưng

thực chất mẹ hiểu cơ thể bé như cỗ máy mới bắt đầu đi vào hoạt động cần hấp thụ đạm từ nhẹ đến nặng ăn từ loãng đến

đặc nát đến thô bao giờ đạt đến độ hoàn hảo và linh hoạt hấp thụ được thật nhiều thì mới có thể ăn những thức trên. Trẻ

ăn đạm và những món không phù hợp thì sẽ không hấp thụ đc và bé sẽ bị suy dinh dưỡng vì thay vì bữa đó trẻ ăn bt sẽ

hấp thu được hết đằng này ăn đạm mà cơ thể ko hấp thụ đc thận sẽ làm việc quá tải, và thải ra mà không nhận đc gì,

vừa tốn tiền vừa mệt con mà con lại bị thiếu dinh dưỡng, Do vậy cần phải đổi suy nghĩ về cơ thể và sự tiếp nhận của con

trẻ để chăm sóc con cho đúng

Việt nam là xứ của miền nhiệt đới nắng nóng nên trái cây như xoài, chôm chôm, vú sữa , sầu riêng, rất nhiều, nhưng trẻ

trong thời kì ăn dặm với tiêu chí làm quen mùi vị từ nhẹ đến nặng từ đơn giản đến phức tạp trong thành phần của cây

trái. Ví dụ như xoài rất ngọt ( không thích hợp cho bé, bé cần hiểu vị ngọt từ ít ngọt nhất và dễ hấp thụ nhất như quả táo,

quả chuối, ) xoài lại còn chứa nhiều vitamin A và C quá mức bé cần nên mẹ không nên cho bé ăn ngay khi mới ăn dặm

mà khi trẻ 1 tuổi, đã làm quen hết các vị ngọt từ nấc ngọt vừa- ngọt- ngọt nhiều thì mới cho ăn. Cũng như mắm muối

cũng vậy, từ 9-11 tháng có thể nêm 1 chút rồi tăng dần không nên cho ăn mặn ngay từ đầu.

Mẹ sợ bé ăn không có gia vị sẽ thiếu iot này kia kia nọ, nhưng mẹ đừng lo những thực phẩm từ thiên nhiên cũng đã chứa

đầy đủ rồi, ví dụ bó xôi chứa sắt, cải thảo chứa iot trẻ chỉ cần lượng vậy thôi và ko cần quá mức.

ĂN DẶM HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?March 28, 2014 at 8:39am

Bài này đã đc mẹ Michan viết dưới dạng status nay đóng thành note để dễ tìm dễ share cho các mẹ mới tìm

hiểu cho con ăn dặm :

Các mẹ có biết từ ăn dặm trong tiếng nhật viết là 離乳食 có nghĩa là bữa ăn thêm vào để bé cai sữa từ từ. Trong từ

tiếng việt là ăn dặm, dặm có nghĩa là thêm vào bên cạnh sữa mẹ cho bé.

Vậy cho nên dinh dưỡng trong thời kì bé ăn dặm sữa mẹ là chính ăn dặm là phụ, trẻ ăn dặm lượng ăn phải đúng

với nhu cầu cho bé trong từng thời kì, giai đoạn 5-6 ăn dặm 10 % ti mẹ 90 %, giai đoạn 7-8 ăn dặm 30 % ti mẹ 70

% giai đoạn 9-11 ăn dặm 60-70 % ti mẹ từ 40-30 %, hoàn chỉnh ăn dặm.

Trẻ ăn quá nhiều ngay từ lúc bé mới tập ăn dặm thì bụng bé sẽ no ( nhất là các trẻ ăn dặm kiểu truyền thống là bột,

bột khó tiêu và làm đầy bụng trẻ tạo cảm giác no lâu ) và bé ko ti mẹ được nữa trong khi dinh dưỡng chính bé cần

vẫn từ sữa mẹ, dinh dưỡng không hợp lý bé bị suy dinh dưỡng và không phát triển thể chất đầy đủ, không phải như

quan niệm cũ cho ăn dặm càng nhiều càng tốt. Vậy thì từ ăn dặm đã bị dùng sai nghĩa rồi, phải đề nghị sửa lại

thành sữa dặm mới đúng, sữa là phụ ăn là chính.

Trẻ ăn uống dinh dưỡng bất hợp lý giữa sữa mẹ và ăn dặm sẽ xảy ra những tình huống sau đây, trẻ bị táo bón, rặn

ị khó khăn, và hệ tiêu hoá không ổn định, trẻ bị suy dinh dưỡng.

Ngoài ra trẻ cần phải được ăn thức ăn phù hợp với tháng tuổi phát triển của bé, bắt đầu bằng ăn lá rau mềm rồi

mới đến lá có độ nhớt như rau đay, và cuối cùng mới là lá cứng như rau ngót, khi bé đã biết nuốt giai đoạn 5-6 biết

tập nhai giai đoạn 7-8 biết nhai nuốt bốc bằng tay tốt ở giai đoạn 9-11. Các loại thịt cũng vậy, có mẹ hỏi sao không

69

Page 70: Baby raising tips

cho ăn thịt heo hay tôm bò cho nhiều canxi, thực chất cơ thể trẻ chưa thể hấp thụ chất đạm khó tiêu ngay từ buổi

đầu tập ăn mà chỉ nên hấp thu chất đạm dễ tiêu bắt đầu từ cá đậu phụ ( quan niệm không cho trẻ ăn tanh ngay từ

lúc đầu là ko đúng, người nhật họ sống ở biển ăn cá thường xuyên, hệ tim mạch rất tốt và sống lâu cũng đủ chứng

minh điều này )

Ăn uống là rèn luyện trẻ cần được tập luyện đầy đủ mới có thể ăn giỏi ở giai đoạn 1-1.5 tuổi, còn giai đoạn đầu có

thể trẻ ăn ít ăn nhiều, lúc thích lúc không vì trẻ đang ham chơi và có đôi khi cơ thể có biến chuyển mọc răng xương

dài ra khó chịu, nên mẹ không cần căng thẳng chỉ cần hít 1 hơi nghĩ đơn giản thôi, mẹ con mình đang chơi trò chơi

đồ hàng.

Muốn nhanh thì càng phải chậm ( mẹ muốn bé ăn giỏi, muốn bé 1 tuổi ăn uống thành thạo ăn cùng với gia đình thì

cần phải kiên nhẫn vì giai đoạn dưới 1 tuổi là giai đoạn vàng của vị giác càng nếm nhiều mùi vị khác nhau thì bé sẽ

càng ham thích ăn uống, biết vị là đc không cần nhiều, tập cho trẻ nuốt nhai đúng giai đoạn phát triển của bé, bé

chưa có răng thì tập nghiền bằng lợi, đến khi bé có răng rồi bé như được thêm công cụ sắc bén bé sẽ ăn được

thực phẩm cứng hơn nhai tốt hơn nữa với bé sau 1 tuổi mà có răng hàm ) 

Cho trẻ ăn bột quá lâu cho trẻ ăn cháo chỉ làm cho bé lười nuốt chửng không biết cách nhai vì mẹ không dạy cho

trẻ, đến khi trẻ đủ răng rồi mẹ đút thì toàn ngậm và không chịu nhai vì nó không giống dạng bột và cháo trước kia

mẹ cho, rồi lại la bé quát bé, sao ko nhai nuốt mà chỉ ngậm, bé cần được mẹ dạy mọi thứ. Mẹ cho bé ăn kiểu nào

cũng được kiểu nhật cũng được kiểu BLW cũng tốt bé tự lập và ăn uống tự giác như người lớn thực thụ là mẹ

thành công rồi.

Ps: Nhiều mẹ lý luận là cho con ăn cháo bột cũng đc có sao đâu cớ sao phải theo kiểu này kia, quan niệm cũ cách

ăn bất hợp lý, thời gian cho trẻ ăn quá lâu và kéo dài, đến 3 4 tuổi mới biết ăn cơm 6 tuổi vẫn có bé mẹ tự xúc, thì

tất cả mọi đứa trẻ đều lớn lên thành người lớn đều biết ăn cả thôi mà đó là lẽ tự nhiên, nhưng con mình biết ăn

sớm tự lập sớm thì con mình sẽ có nhiều thời gian đi chơi học hành rèn luyện nhiều kĩ năng còn các bé cho ăn kiểu

cũ thì mất quá nhiều thời gian vào việc ăn uống, cha mẹ gia đình đều vất vả, thời gian là vàng bạc mà, cớ sao mình

lại ném vàng ra khỏi cửa sổ ta

PHỤ LỤC BẢNG THỰC PHẨM THEO THÁNG CHO BÉ ĂN DẶMMarch 10, 2014 at 10:37am

Các mẹ cho bé ăn dặm theo Nhật thì hay dựa vào tài liệu của Nhật chiếu theo mà cho trẻ ăn, đôi khi có vài nguyên

liệu không thể tìm thấy ở vn như cá, 1 số loại rau củ, và đôi khi có thắc mắc rau này ở vn thế em có cho bé ăn được

không chị. Nên mẹ Michan đã hỏi cô giáo và trao đổi về các loại rau này, mô tả thuộc tính khi đã chế biến xong và

hôm nay cập nhật cho các mẹ để có thể phong phú thêm thực đơn cho bé bằng các loại rau củ quả sẵn có của Việt

Nam.

Giai đoạn 5-6 tháng :

Rau : cải ngọt, cải xoong ( xà lách xong ) rau dền cơm, rau cải nhúng ( rau họ cải đều dùng được ) ( tất cả đều lấy

phần lá luộc hấp mềm bỏ cọng giã hoặc rây cho trẻ ăn )

Củ quả : trái bầu, bí ( hấp chín hoặc luộc mềm rây hoặc giã cho trẻ ăn, vì họ bầu bí có nước sẵn bên trong nên khi

rây xong không cần cho thêm nước để sệt nữa)70

Page 71: Baby raising tips

Giai đoạn 7-8 tháng :

Rau : Mồng tơi, rau đay

Củ quả : Su hào, đậu bắp, đậu bi, đậu hà lan ( tất cả đều hấp chín mềm độ mềm và thô xem bài xác định độ mềm

và độ thô cho bé )

Giai đoạn 9-11 tháng :

Rau : cải cúc, rau ngót, thìa là, húng quế, hành lá, rau thơm các loại

Củ quả : trái susu, củ dền đỏ

NÓI LẠI CHO ĐÚNGMarch 28, 2014 at 11:46am

Mẹ cho bé ăn dặm hay thắc mắc tại sao ăn dặm kiểu nhật lại có giai đoạn 5-6 7-8 9-11 vậy thì không lẽ ăn

dặm kiểu Nhật cho ăn từ 5 tháng hay sao bé nào cũng ăn vậy, rồi cho ăn lúc 6 tháng có trễ ko không theo

kịp người ta thì sao, rồi giai đoạn 7-8 vậy sao ko có giai đoạn 8-9 mà lại là 9-11 vậy thiếu chỗ nào rồi ?

Thứ nhất ăn dặm kiểu nhật ghi giai đoạn 5-6 có nghĩa là bé tròn 150 ngày hoặc 180 ngày thì cho ăn, ăn dặm là tính

tròn tháng không phải là tính bé bước sang tháng đó mà cho ăn.

Thứ 2 đa số trẻ ăn dặm ở giai đoạn tròn 6 tháng 180 ngày là hợp lý vì lúc này dịch vị đủ, hệ tiêu hoá tương đối

hoàn chỉnh để bắt đầu tiếp nhận 1 lượng thức ăn nhỏ và tăng lên từ từ khi bé lớn lên song song với sữa mẹ vẫn

tiếp tục nuôi dưỡng cơ thể hoàn thiện các cơ quan và giúp bé tiêu hoá tốt hơn khi bé ăn dặm ( vì sữa mẹ chứa rất

nhiều men tiêu hoá, tốt hơn bất kì loại sữa chua nào và giúp bảo vệ thành ruột của bé khỏi sự tấn công của tác

nhân bên ngoài xâm nhập qua đường ăn uống )

Bé ăn dặm khi mọi thứ sẵn sàng giống như nhà xây xong móng vững, đẹp đẽ đường hoàng, và lại có thêm sữa mẹ

bảo vệ mẹ ham cho con ăn dặm sớm lúc đó dịch vị chưa tiết ra nhiều mà phải ăn 1 lượng lớn thức ăn thì sẽ xảy ra

tình trạng quá tải, hệ tiêu hoá non nớt của con không kịp thích nghi, bột không có đủ men đủ nước để nở thì khi

nướng sẽ xảy ra tình trạng bánh khét bánh chai cái này mẹ nào từng làm bánh chắc hiểu rõ nhất, ép con ăn dặm

sớm và nhiều nghĩa là tước đi khả năng hoàn thiện cơ thể của con, ép con làm việc nặng vậy chỗ này mới là làm

con đau bao tử chứ ăn thô ko có làm đau bao tử ( vì thức ăn theo nguyên tắc là ở dạng mềm 2 ngón tay bóp đc )

Cần chi mà phải vội vàng, mẹ chờ con 9 tháng 10 ngày con ra đời khoẻ mạnh còn được, còn muốn con ở thêm vài

ngày trong bụng cho thật cứng cáp cớ gì con ăn dặm lại ko chờ đc, chờ cho hệ tiêu hoá của con khoẻ mạnh để rồi

cho ăn, tham chi mà cho ăn sớm, cái gì mới mua mà đã ép chạy hết công suất thì ko nhanh hỏng mới lạ, phải từ từ

và có bảo dưỡng thường xuyên. Vậy cho nên ăn dặm từ 5 tháng chỉ áp dụng với bé nào già tháng 42 tuần bé có

biểu hiện chảy dãi, thèm đưa tay với, nhìn cha mẹ, còn không thì mình cứ chờ con sẵn sàng.

Giai đoạn 7-8 cũng tương tự nghĩa là tròn 7 tháng tròn 8 tháng

71

Page 72: Baby raising tips

Giai đoạn 9-11 cũng tương tự nghĩa là tròn 9 tháng tròn 10 tháng tròn 11 tháng, tròn 11 tháng là bé cán mốc 12

tháng và chuyển sang giai đoạn hoàn chỉnh, vậy là hợp lý không bị thiếu tháng nào.

lượng ăn từng giai đoạn đã ghi rõ ăn bao nhiêu sữa mẹ thế nào bao nhiêu là hợp lý, các mẹ tham khảo đọc kĩ và

làm cho đúng

Viết cho Michan yêu của mẹ và dành tặng cho các tình yêu nhỏ sắp ăn dặmFebruary 21, 2014 at 9:43am

Bài mẹ viết cách đây 3 tháng khi Michan bắt đầu ăn dặm, post lại tặng cho các bé cũng đang chập chững

ăn dặm như Michan

Cách ăn uống thực sự rất quan trọng là mối liên kết giữa cơ thể và trái tim của bé, cơ thể con người ta sinh ra được

tạo thành do mẹ cha lớn lên nhờ thực phẩm từ thiên nhiên. Bước đi đầu tiên đó chính là tập cho bé ăn dặm, hấp

thụ thức ăn ngoài sữa mẹ. Sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng phát triển các cơ quan

trong cơ thể, ngũ quan ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, miệng nếm, mũi ngửi ) hành trình này được ví như 1 dòng sông

không thể tắm 2 lần nghĩa là ko thể undo redo và sửa chữa nếu có sai.

Như vậy thực phẩm của bé ăn sau thời kì 6 tháng sẽ dần dần góp phần hay thế sữa mẹ hoàn thành nốt công việc

này, mỗi ngày qua đi lượng thực phẩm bé ăn ngày càng trở nên đa dạng, bé học được kĩ năng mở miệng đá lưỡi,

nhai bằng lợi, bằng răng, biết cắn thực phẩm. Mở miệng cũng là 1 bài học đầu đời tự mình dùng sức để tiếp nhận

thức ăn, cơ miệng được mở nhiều hơn khi bú mút.

Giai đoạn ấu nhi ( 1-3 tuổi ) bé thực sự có những trải nghiệm về mùi vị rất thú vị, nó sẽ giúp bé phát triển não, tim

cơ thể ở tương lai, ví như 1 ngôi nhà được xây bằng nền móng vững vàng vậy. Bé bắt đầu ăn dặm bé được ngồi

chung bàn với mẹ cha, có thể lúc đầu bé chưa quen nhưng khi đã quen rồi bé sẽ nhớ cảm giác này khi bé lớn lên,

tựa như con người từ thuở ban đầu chưa có khái niệm mẹ cha chính là người dạy bé hiểu từng khái niệm 1 khi bé

chưa biết nói mà chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim.

Cách mẹ dạy bé sử dụng tất cả các kĩ năng bé có thể làm trong từng giai đoạn rất quan trọng với bé, tập cho bé

nuốt, bé nhai, bé sử dụng cơ hàm thành thạo, làm quen với mùi vị thực phẩm từ cách tự nhiên nhất ( chế biến

không sử dụng phụ gia nêm nếm muối đường can thiệp mạnh vào vị giác còn non của bé ) bé có thể quen với mọi

thứ mọi thực phẩm và không kén ăn. Mỗi bé là 1 hạt giống tốt, và đều có thể uốn nắn ngay từ thuở ấu thơ, mẹ cha

không những phải có trách nhiệm học hỏi càng nhiều để hiểu con như hiểu chính bản thân mình, luôn luôn lắng

nghe giúp bé phát triển hết khả năng có thể. Chúc các tình yêu nhỏ đạt được chỉ tiêu của năm đầu đời, biết ăn uống

thành thạo và tự giác như 1 người lớn tập sự

HIỂU ĐÚNG VỀ ĂN DẶMFebruary 5, 2014 at 12:46pm

1. Ăn dặm là gì ?  

 nghĩa là bắt đầu hấp thu thức ăn ngoài sữa mẹ với mức tăng dần theo tháng phát triển của bé

72

Page 73: Baby raising tips

Giai đoạn 1 ( nửa đầu của )5-6 tháng ( ăn dặm 10 % + ti mẹ 90 % )

Giai đoạn 2 ( nửa sau của ) 5-6 ( ăn dặm 20-30% + ti mẹ 80-70 % )

Giai đoạn 3 7-8 ( ăn dặm 30-40%+ ti mẹ 70-60 % )

Giai đoạn 4 9-11 ( lượng ăn dặm chiếm 60-70 % + ti mẹ 40-30 % )

Giai đoạn 5 1 tuổi-1.5 tuổi hoàn chỉnh ăn dặm ( ăn dặm chiếm từ 75%-100 % + ti mẹ từ 25-0 % )

Mẹ cần nhớ bé là 1 cỗ máy sinh học đang trong giai đoạn hoàn thiện nhờ sữa mẹ nuôi dưỡng, sữa mẹ vẫn phải được ưu

tiên cho bé ăn dặm thêm ngoài sữa mẹ với lượng tăng dần, tập cho bé các kĩ năng ăn từ lỏng đến đặc từ nhuyễn đến

thô, bé đang bước vào đợt tập luyện nghiêm túc và cần sự hỗ trợ của mẹ cha, bé không ăn được nhiều, cũng không nên

quá lo lắng ép bé ăn, lượng ăn chỉ mang tính chất tương đối không nên quá đặt nặng lượng ăn quan trọng là bé đã học

được gì, khi bé đã học đủ các kĩ năng mở miệng-> đón thức ăn bằng lưỡi -> nghiền -> nuốt qua thời kì 6-12 tháng đến

hoàn chỉnh, bé sẽ ăn tốt hơn bao giờ hết

Mẹ tạo cho bé sự ham thích, niềm vui khi ăn uống sẽ làm bé thoải mái trước mỗi bữa ăn và không phải ép buộc.

2. Ăn dặm kiểu nhật khi nào thì nên trộn chung khi nào thì nên để riêng ?

Khi bé mới bắt đầu ăn nghĩa là bé đang tập làm quen với các khái niệm của mùi vị của từng loại thực phẩm, cũng như mẹ

mới bắt đầu đi học vậy, làm quen với khái niệm con số, rồi mới cộng trừ nhân chia cao hơn nữa là tính toán tích phân vi

phân phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao, trẻ cũng vậy, bắt đầu cho ăn cháo, cảm nhận cháo thơm vị dẻo ngọt, cho ăn cà

rốt riêng cảm nhận cái ngọt của rau củ, cho ăn cải bó xôi cảm thấy vị bùi và nhẫn nhẫn của lá. Đến khi bé đã thực sự

quen với từng khái niệm từng vị của thức ăn thì mẹ bắt đầu trộn chung để bé nhận ra vị quen thuộc trong vị trộn lẫn, học

bài cũng như thầy giáo không trả từ trên xuống mà trả từ dưới lên vậy.

Mỗi lần chuyển giai đoạn là bé lại ăn đặc hơn thô hơn, mẹ lại bắt đầu từ đầu cho ăn riêng để bé tập ăn thô từng món rồi

lại trộn chung, cứ như thế bé sẽ trở thành 1 người sành ăn thực thụ, cảm nhận tốt, biết ngon dở nhưng vẫn có thể ăn

được. 1-1.5 tuổi khi hoàn chỉnh ăn dặm sẽ ăn cùng với mẹ cha, thức ăn chỉ cần được cắt ngắn nhỏ lại vừa miệng trẻ, khi

răng đã mọc hoàn chỉnh thì khả năng ăn uống nhai xé giỏi như 1 người lớn tập sự.

3. Ăn dặm có cần thêm dầu ăn hay không ?

Quan niệm phải có chất béo thì mới hấp thụ vitamin ko sai, nhưng cần lưu ý với trẻ bú mẹ hoàn toàn và trẻ uống sữa

công thức, bé bú mẹ hoàn toàn song song với giai đoạn ăn dặm sẽ nhận đủ lượng chất béo từ sữa mẹ và không cần phải

ăn thêm dầu ăn ngoài, mẹ không biết cho bé ăn thêm sẽ làm bé dư thừa dẫn đến béo phì, bé biếng ăn hơn. 

THỨC ĂN THỨC UỐNG NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI BÉ ĂN DẶMNovember 29, 2013 at 4:37pm

Hôm nay mẹ Cáo sẽ viết bài thức ăn và thức uống nên và không nên khi bé ăn dặm, với bé đang bắt vào thời kì ăn

dặm sẽ dễ xảy ra dị ứng với 1 số thức ăn như trứng gà, sp từ sữa các loại đậu thịt cá đặc biệt. Thức ăn đầu tiên đc

đề cập trong bài note hôm nay là trứng và cách chế biến sao cho phù hợp với bé trong từng thời kì

73

Page 74: Baby raising tips

Trứng gà

Cách tách lấy lòng đỏ trứng cho bé ăn, trứng luộc chín vừa tới như hình bên tay trái, không luộc quá lâu để phần

tiếp xúc nơi lòng đỏ lòng trắng biến sang màu xanh vàng, luộc vừa tới lòng đỏ màu vàng nhẹ, bỏ lòng trắng vì đây

là thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé

Lòng đỏ trứng gà bé có thể ăn trong suốt thời kì ăn dặm

Trứng cút bé có thể ăn nguyên trái vào giai đoạn 9-11 và hoàn chỉnh ăn dặm cho đến khi bé lớn

Lượng trứng bé có thể ăn ( trứng gà ) 1 tuần 3 lần 

Giai đoạn 5-6 1 thìa bé

Giai đoạn 7-8 1 tròng đỏ 1 tuần và chuyển sang 1/3 quả cả lòng trắng lòng đỏ 1 tuần

Giai đoạn 9-11 chuyển thành 1/2 quả

Giai đoạn 1-1.5 tuổi chuyển từ 1/2 quả - 2/3 quả

LƯỢNG THỨC ĂN CÂN ĐỐI AN TOÀN CHO BÉ ĂN DẶMNovember 15, 2013 at 11:03am

Hôm nay mẹ Cáo sẽ hướng dẫn các mẹ lượng ăn cân bằng giữa rau thịt đạm tinh bột trong 1 ngày ăn của bé để

các mẹ tham khảo cho bé phù hợp 

1. Giai đoạn 5-6 tháng 

Giai đoạn này bé đang học nếm vị của từng món ăn cơ bản, như vị ngọt của cháo, vị thanh của rau củ, thơm ngọt

của cá, bé tập ăn ở trạng thái mềm lỏng mịn đã được lọc qua rây, lúc này bé chỉ nên ăn từ 1-3 thìa mỗi thìa 5ml và

lượng ăn đã có trong bài thứ tự ăn của bé trong giai đoạn 5-6 tháng, các mẹ tham khảo

2. Giai đọan 7-8 tháng

Giai đoạn này bé dùng lưỡi để nghiền thức ăn dạng cứng hình dạng như hạt mè hoặc to gấp đôi hạt mè, bé sẽ ăn

ngày 2 lần vào giấc 10h sáng và 6 h chiều, ngoài ra bé có thể hoặc bỏ giờ ăn hoa quả vào lúc 12h cũng đc không

có cũng không sao

Lượng cháo : 50-80ml

rau củ: 20-30ml

thực phẩm cung cấp chất đạm chọn 1 trong 3 trong bữa ăn của bé lượng an toàn như sau (cá 10-15ml-  thịt lườn gà

10-15ml - đậu hũ 30-40ml - lòng đỏ trứng gà 1/3 quả  - sản phẩm từ sữa như pho mai, sữa chua 50-70ml) 

74

Page 75: Baby raising tips

3. Giai đoạn 9-11 tháng

Giai đoạn này bé đã bắt đầu ăn ngày 3 lần và có thể ngồi ăn chung với thành viên trong gia đình, và bé đã có răng,

và có nghiền mẹ chế biến độ thô tăng lên khoảng từ 4-5mm,

ở nửa đầu giai đoạn 9-10 tháng bé sẽ ăn ngày 3 bữa vào lúc 10h-2h-6h, có thể ăn bữa phụ vào lúc 12h là hoa quả

Giai đoạn sau của 10-11 tháng bé sẽ ăn như sau, cữ sữa vào lúc 6-10-12-2-6-10, và ăn dặm vào lúc 6h, cữ 10h có

thể thay bữa sữa bằng trái cây chứ không cho ăn cả 2, ăn dặm vào lúc 6-12-6

Lượng cháo nguyên hạt- cơm nát (Cháo nguyên hạt 90ml-Cơm nát 80ml )

rau củ 30-40ml

thực phẩm cung cấp chất đạm chọn 1 trong 3 trong bữa ăn cho bé lượng an toàn như sau (cá 15ml - thịt 15ml -đậu

hũ 45ml - trứng gà 1/2 quả - sản phẩm từ sữa như phomai, sữa chua 80ml )

4. Giai đoạn 1-1.5 tuổi

Giai đoạn này bé đã ăn được ngày 3 lần, lịch ăn đã ổn định, bé có thể tự xúc ăn, cầm tay bốc, răng đã nhú được

nhiều và có thể ăn đồ ăn độ thô hơn vào khoảng 6mm

Lịch ăn của bé như sau ăn vào lúc 7-12-6, ăn bữa xế và ti mẹ hoặc uống sữa tươi 10h-3h

Lượng ăn của bé như sau

Cơm nát - cơm (Cơm nát 90ml - cơm 80ml )

rau củ 40-50ml

thực phẩm cung cấp chất đạm chọn 1 trong 3 trong bữa ăn cho bé lượng an toàn như sau (cá 15-20ml - thịt 15-

20ml - đậu hũ 50-55ml -Trứng gà nguyên trái từ 1/2-2/3 - Sản phẩm từ sữa như phomai, sữa chua 100ml )

LƯỢNG ĂN DẶM VÀ SỮA ( HAY DINH DƯỠNG CHO BÉ TRONG THỜI GIAN BẮT ĐẦU ĂN DẶM VÀ HOÀN CHỈNH ĂN DẶM )November 12, 2013 at 4:10pm

Diễn giải: Ăn dặm được hiểu là thời gì bé tập ăn và hấp thụ thức ăn ngoài sữa mẹ, vì là dặm nên sẽ không chiếm nhiều

trong lịch bú của bé, vì vậy quan niệm đến thời kì ăn dặm bé phải ăn 1 chén bột to đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn cháo trắng

ăn vài muỗng thì không có chất gì, hoặc phải nấu cháo bằng nước hầm xương khuấy rau củ thịt thà cho bé nghĩa là đang

bắt dạ dày của bé hoạt động quá mức cần thiết, dẫn đến tình trạng chán ăn, nôn trớ, bé đi không tiêu ( như thế sẽ không

gọi là ăn dặm mà là sữa dặm vì ăn là chính sữa là phụ ) còn đây là ăn dặm nghĩa là bú mẹ là chính ăn là phụ. Vậy lượng

bé ăn và bú sữa thế nào là hợp lý

75

Page 76: Baby raising tips

Giai đoạn 1 ( nửa đầu của )5-6 tháng ( ăn dặm 10 % + ti mẹ 90 % )

Nếu bé bắt đầu ăn từ 5 tháng thì giai đoạn 1 là nguyên cả tháng 5, còn nếu bé bắt đầu ăn từ tháng thứ 6 thì giai đoạn 1

của bé là 2w đầu tiên của tháng thứ 6

Bé ăn dặm ngày 1 lần ( lượng ăn như mẹ cáo đã có ghi trong thứ tự ăn dặm giai đoạn 5-6 tháng )

Bú mẹ 1 ngày từ 7-8 lần

Nếu bé ti bình ngày sẽ là 5 lần mỗi lần từ 120-160 tuỳ bé trai hay bé gái

Giai đoạn 2 ( nửa sau của ) 5-6 ( ăn dặm 20-30% + ti mẹ 80-70 %

Bé ăn dặm ngày 2 lần vào lúc 10h sáng và 6h chiều

Bú mẹ 1 ngày từ 6-7 lần

Nếu bé ti bình ngày sẽ là 5 lần mỗi lần từ 120-160 tuỳ bé trai hay bé gái

Giai đoạn 3 7-8 ( ăn dặm 30-40%+ ti mẹ 70-60 % )

khi bé đã quen với lượng ăn dặm chiếm 30 % trong khẩu phần dinh dưỡng 1 ngày và ti mẹ 70 % thì sẽ nâng lên mức ăn

dặm 40 % và ti mẹ 60 %

Bé sẽ ăn dặm ngày 2 lần vào lúc 10h sáng và 6h chiều

Bú mẹ 1 ngày từ 5-6 lần

Nếu bé ti bình thì ngày 5 lần và lượng sữa 600-700ml

Giai đoạn 4 9-11 ( lượng ăn dặm chiếm 60-70 % + ti mẹ 40-30 % )

Khi bé đã quen với lượng ăn dặm chiếm 60 % trong khẩu phần dinh dưỡng 1 ngày và ti mẹ 40 % thì sẽ nâng lên mức ăn

dặm 70 % ti mẹ 30 %

Bé ăn dặm ngày 3 lần 

Bú mẹ 1 ngày từ 4-5 lần

Nếu bé ti bình thì ngày 5 lần và lượng sữa 500-600ml

Giai đoạn 5 1 tuổi-1.5 tuổi hoàn chỉnh ăn dặm ( ăn dặm chiếm từ 75%-100 % + ti mẹ từ 25-0 % )

Sau khi hoàn chỉnh giai đoạn ăn dặm bé sẽ ăn 1 ngày 3 bữa, ăn bữa phụ ngày từ 1-2 lần

Ti mẹ từ 200-300ml

CÁCH NẤU NƯỚC SÚP CƠ BẢN CHO BÉ ( ÁP DỤNG ĐỂ NẤU SÚP CHẾ BIẾN

THỨC ĂN CHO BÉ MÀ KHÔNG CẦN NƯỚC DASHI )November 8, 2013 at 7:18am

76

Page 77: Baby raising tips

Nguyên liệu :

bắp cải 80grm

cà rốt 80grm

hành tây 80grm

nước lọc 200ml

Chế biến

Cắt miếng nhỏ như hình bên rửa sạch, nước đun sôi cho vào nấu trong vòng 20 phút lửa vừa, sau đó tắt bếp để nguội 20 phút cho rau

củ mềm và nước ngọt. Sau đó đổ ra rây lấy nước chia vào hộp trữ đông, phần rau củ còn lại chia ra theo loại rây và trữ đông cho bé

dùng khi chế biến thực phẩm tiện lợi và nhanh

ĂN DẶM CƠ BẢN ( PHẦN 1 NẤU CHÁO CHO BÉ )November 1, 2013 at 8:24am

Ăn dặm cơ bản, mẹ sẽ nấu cháo cho bé ăn trước 1 tuần đầu tiên, rồi mới đến các loại củ, rau và đạm, cháo cho

tháng 5-6 của bé sẽ có tỉ lệ 1.10 nghĩa là 1 phần cháo 10 phần nước, cách chế biến như sau:

1. Nấu cháo từ cơm cho bé ( cho phần ăn từ 3-4 phần )

Cơm 2 thìa to ( 30ml )

Nước 250ml 

Nồi nhỏ

Cách nấu :

Cơm và nước đã đong theo tỉ lệ cho vào nồi nhỏ khuấy đều, để lửa vừa phải, vừa khuấy vừa dùng vá giằm cho

cơm mềm, đậy nắp lại khoảng 15 phút, tắt bếp để thêm 10 phút nữa cho nhiệt độ còn lại trong nồi làm cơm mềm

hơn nữa, để nguội và bắt đầu rây cháo cho bé

2. Nấu cháo từ gạo cho bé ( cho phần ăn từ 7-8 phần )

Gạo 2 thìa to ( 30ml )

Nước 250ml

Nồi nhỏ 

Gạo vo sạch, để ráo nước cho vào nồi và ngâm trong vòng 20 phút, bật lửa trung bình vừa nấu vừa dùng vá khuấy

đều để cháo không dính vào đáy nồi, để chống cháo trào vặn lửa nhỏ và nấu trong khoảng thời gian từ 30-40 phút.

Sau đó tắt bếp và để từ 10-20 phút cho cháo nguội và cũng để làm cháo nhừ hơn và bắt đầu rây cháo cho bé

Cách rây cháo đã có trong album ăn dặm cơ bản mời các mẹ xem và tham khảo, bài hướng dẫn cơ bản các món

sẽ đc update hằng ngày và hình ảnh dễ hiểu

77

Page 78: Baby raising tips

HƯỚNG DẪN CÁCH CHO BÉ ĂN THEO THỨ TỰ GIAI ĐOẠN 5-6 THÁNGNovember 7, 2013 at 7:50am

TUẦN THỨ 1 LÀM QUEN VỚI CHÁO MẸ ĐÚT

ngày 1 1 thìa cháo 5ml

ngày 2 giống ngày 1

ngày 3 2 thìa cháo 5ml ( 10ml )

ngày 4 3 thìa cháo 5ml ( 15ml )

ngày 5 6 7 giống ngày 4

TUẦN THỨ 2 GIAI ĐOẠN TẬP ĂN RAU CỦ

ngày 8 1 thìa cà rốt 5ml và 3 thìa cháo 5ml ( tổng cộng là 15ml cháo + 5ml cà rốt )

ngày 9 giống ngày 8

ngày 10 bắt đầu ăn rau 1 thìa cải bó xôi 5ml 3 thìa cháo 5ml ( tổng cộng 15ml cháo +5ml bó xôi )

ngày 11 giống ngày 10

ngày 12 cho ăn giống ngày 8

ngày 13 cho ăn giống 10

ngày 14 cho ăn củ ngọt ( bí đỏ ) 1 thìa bí đỏ 5ml và 4 thìa cháo 5ml ( tổng cộng 20ml cháo + 5ml bí đỏ )

TUẦN THỨ 3 GIAI ĐOẠN TẬP ĂN ĐẠM

ngày 15 3 thìa cháo 5ml + 2 thìa bí đỏ 5ml + 1 thìa đậu hũ 5ml ( tổng cộng cháo 15ml+ bí đỏ 10ml + đậu hũ 5ml )

ngày 16 giống ngày 15

ngày 17 bắt đầu cho ăn cá thịt trắng, cháo 3 thìa 5ml + cải bó xôi 2 thìa 5ml + thịt cá trắng 1 thìa 5ml ( tổng cộng

cháo 15ml + bó xôi 10ml + cá 5ml )

ngày 18 giống ngày 17

ngày 19 giống ngày 17 nhưng thay cải bó xôi bằng cà rốt

78

Page 79: Baby raising tips

ngày 20 cho ăn thêm củ cải trắng cháo 3 thìa 5ml + củ cải 1 thìa 5ml + cá trắng 2 thìa 5ml ( tổng cộng cháo 15ml+

củ cải 5ml + cá trắng 10ml )

ngày 21 cho ăn củ ngọt là khoai lang cháo trắng 3 thìa 5ml + khoai lang 1 thìa 5ml + thịt cá trắng 3 thìa 5 ml ( tổng

cộng cháo 15ml + khoai lang 5ml + thịt cá trắng 15ml )

TUẦN THỨ 4 GIAI ĐOẠN PHỐI HỢP TRỘN RAU CỦ CÁ CHO BÉ ĂN

ngày 22 cháo bó xôi ( 3 thìa cháo 5ml + bó xôi 1 thìa 5ml + thịt cá trắng 3 thìa 5ml ) tổng cộng cháo 15ml + bó xôi

5ml + thịt cá trắng 15ml trộn chung cho bé ăn

ngày 23 cháo bí đỏ ( 3 thìa cháo 5ml + bí đỏ 1 thìa 5ml + đậu hũ 3 thìa 5ml ) tổng cộng cháo 15 ml + bí đỏ 5ml +

đậu hũ 15ml trộn chung cho bé ăn

ngày 24 cháo cá bó xôi rau củ ( 4 thìa cháo 5ml + 1 thìa cá trắng 5ml + 1 thìa bó xôi 5ml + 2 thìa củ cải trắng ) tổng

cộng 20ml cháo + 5ml cá trắng + 5ml bó xôi + 10ml củ cải trắng

ngày 25 giống ngày 24 thay thịt cá trắng bằng đậu hũ 

ngày 26 cháo khoai lang gồm 3 thìa cháo 5ml + 1 thìa cá trắng 5ml + 3 thìa khoai lang 5ml tổng cộng 15ml cháo +

5ml cá trắng + 15ml khoai lang

ngày 27 cháo bông cải xanh gồm 5 thìa cháo 5ml + 1 thìa cá trắng 5ml + 1 thìa bông cải xanh 5ml ( tổng cộng 25ml

cháo + 5ml cá trắng + 5ml bông cải xanh )

ngày 28 cháo củ cải 5 thìa cháo 5ml + thịt cá trắng 1 thìa 5ml + 4 thìa củ cải trắng 5ml ( tổng cộng 25ml cháo + 5ml

cá trắng + 20ml củ cải ) 

Thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng1. Nấu cháo từ cơm cho bé ( cho phần ăn từ 3-4 phần )

Cơm 2 thìa to ( 30ml )Nước 250ml Nồi nhỏ

Cách nấu :

Cơm và nước đã đong theo tỉ lệ cho vào nồi nhỏ khuấy đều, để lửa vừa phải, vừa khuấy vừa dùng vá giằm cho cơm mềm, đậy nắp lại khoảng 15 phút, tắt bếp để thêm 10 phút nữa cho nhiệt độ còn lại trong nồi làm cơm mềm hơn nữa, để nguội và bắt đầu rây cháo cho bé

2. Nấu cháo từ gạo cho bé ( cho phần ăn từ 7-8 phần )

Gạo 2 thìa to ( 30ml )Nước 250mlNồi nhỏ 

79

Page 80: Baby raising tips

Gạo vo sạch, để ráo nước cho vào nồi và ngâm trong vòng 20 phút, bật lửa trung bình vừa nấu vừa dùng vá khuấy đều để cháo không dính vào đáy nồi, để chống cháo trào vặn lửa nhỏ và nấu trong khoảng thời gian từ 30-40 phút. Sau đó tắt bếp và để từ 10-20 phút cho cháo nguội và cũng để làm cháo nhừ hơn và bắt đầu rây cháo cho bé

Cải thảo trộn sữa

Nguyên liệu 

Cải thảo chỉ lấy phần lá 10grmSữa mẹ hoặc sữa ct 30ml

Cách nấu 

Cải thảo luộc mềm, xay nhuyễn hoặc dùng chày giã nhỏSữa mẹ hâm cho ấm hoặc sữa ct pha và trộn vào cho bé ăn

Cháo bí đỏ

Nguyên liệu :

bí đỏ gọt vỏ bỏ ruột cắt miếng dày 3 cm lấy 2 miếngcơm 10-15grmnước súp rau củ 100ml ( súp rau củ bao gồm củ cải, cà rốt, bắp cải hầm để lấy nước súp nấu ăn hằng ngày cho bé, mẹ có thể làm cho 1 tuần rồi trữ đông như cháo )

Cách chế biến

Bí đỏ hấp chín, nghiền nhuyễn cho vào nấu chung với súp, khuấy đều cho bí hoà lẫn vào súp, cho cơm vào tiếp tục khuấy vặn nhỏ lửa khoảng 10 phút, tắt bếp để thêm 10 phút nữa, rây 1 lần cho mịn là hoàn tất

Sữa khoai tây sốt cà chua

Nguyên liệu :

Khoai tây 10grmcà chua 8gsữa mẹ hoặc sữa ct đã pha 50ml

Cách chế biến

Khoai tây gọt vỏ rửa sạch, hấp chín và nghiền nhỏ, cho khoai tây vào sữa và khuấy cho đến khi thành dạng sệt, cà chua nghiền sau khi bỏ hột cho lên mặt thành phẩm là hoàn tất

KHOAI TÂY NGHIỀN

Nguyên liệu 

Khoai tây 5-10grmNước ấm vừa đủ

Cách làm

Khoai tây gọt vỏ rửa sạch cắt khoanh hình bán nguyệt luộc cho mềm. Sau khi luộc xong trong khi khoai còn nóng thì dùng chày giã nát miết cho tơi và cho nước ấm vào đến khi được dạng sệt là được

80

Page 81: Baby raising tips

BÍ ĐỎ NGHIỀN

Nguyên liệu 

Bí đỏ 10grmNước ấm vừa đủ

Cách làm

Bí đỏ gọt vỏ nạo ruột bỏ hột, luộc chín. Sau khi luộc xong trong khi bí còn nóng thì dùng chày giã nát miết cho tơi và cho nước ấm vào đến khi được dạng sệt là được

KHOAI LANG NGHIỀN

Nguyên liệu 

Khoai lang 10-15grmNước ấm vừa đủ

Cách làm

Khoai lang gọt vỏ rửa sạch cắt khoanh hình bán nguyệt luộc cho mềm. Sau khi luộc xong trong khi khoai còn nóng thì dùng chày giã nát miết cho tơi và cho nước ấm vào đến khi được dạng sệt là được

Thực phẩm trong giai đoạn 5-6 tháng

Nhóm cung cấp năng lượng

cháokhoai tâykhoai langchuốibánh mì mềmbánh mì pháp

Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin khoáng chất

cà chuacủ cảicà tímớt đà lạtcải bó xôibí đỏcà rốtbông cảihành tâybắp cải

Trái cây bao gồm

táodưa gangđàodâucam

81

Page 82: Baby raising tips

quýtdưa hấulê

Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm

đậu hũthịt cá trắngcá shirasuyourt cho bé 5-6 thángsữa tươi ( chỉ dùng khi chế biến )phô mai viên cho bé 5-6 thángbột đậu xanh rang vàngsữa đậu nànhlòng đỏ trứng gà

CÁCH TĂNG ĐỘ THÔ CHO BÉ GIAI ĐOẠN 5-6November 12, 2013 at 11:29am

Sau đây mẹ Cáo sẽ hướng dẫn cách mẹ tăng độ thô cho bé, sau khi bé đã ăn được hết những món như cháo 1.10, rau

giã nát nhuyễn, cá xé nhuyễn thì mẹ bắt đầu tăng độ thô lần 1 cho bé, cụ thể như sau

Giai đoạn 1 tất cả các món của bé đều nấu chín 

Sử dụng rây với cháo, cà rốt, đậu hũ

Sử dụng chày giã với rau và thịt

Giai đoạn 2 tăng độ thô sau khi bé đã ăn quen giai đoạn 1

tỉ lệ cháo 1.7 nghĩa là 1 phần gạo 7 phần nước và rây qua, bé sẽ ăn đặc hơn

Với cà rốt mẹ luộc chín và giã nhỏ chứ không rây

Với cải bó xôi chỉ lấy phần lá cắt nhỏ băm vụn như hạt mè

Với đậu hũ trụng qua nước sôi và băm vụn như hạt mè

Với thịt cá hấp chín gỡ bỏ xương xé theo thớ cắt nhỏ

CÁCH ĐÚT VÀ TƯ THẾ MẸ ĐÚT BÉ ĂN GIAI ĐOẠN 5-6November 15, 2013 at 8:17am

1. CÁCH MẸ ĐÚT BÉ ĂN

đây là cách mẹ cho bé ăn tự nhiên nhất không ép bé ko làm cho bé cảm thấy khó chịu 

Bước 1 : mẹ cho thức ăn vào thìa dùng cho bé ăn dặm và để nhẹ nhàng lên xuống ở môi dưới của bé, bằng cách này bé

sẽ mở miệng tự nhiên để đón lấy thức ăn

82

Page 83: Baby raising tips

Bước 2 : mẹ đưa thức ăn vào phần giữa môi trên môi dưới của bé, bé theo phản xạ tự nhiên sẽ mím môi lại và lấy thức

ăn vào bên trong miệng

Bước 3 : Khi mẹ có cảm giác bé đã nuốt hết phần thức ăn khỏi muỗng thì mẹ nhẹ nhàng rút thìa ra, mẹ đợi bé nuốt xong

rồi mới cho bé ăn tiếp

2. CÁCH ĐÚT CHO BÉ SAI 

đây là hình ảnh cách đút bé sai, làm bé khó chịu, bé sẽ từ chối ăn 

a. đút sâu vào họng bé, bé sẽ nuốt chửng mà không học cách dùng lưỡi đón thức ăn ( vì giai đoạn 5-6 là bé đang học

dùng lưỡi đón thức ăn, mẹ làm vậy sẽ làm cho bé không học đc mà sang giai đoạn sau lại càng khó khăn hơn, bé sẽ ko

tự động ăn há miệng )

b. mẹ đưa muỗng lên môi trên bắt hàm bé mở ra bỏ thức ăn vào bằng cách này bé sẽ không tự mình biết phải mở miệng

đón lấy thức ăn mà cứ chờ mẹ bắt mở miệng cho

3. LƯỢNG THỨC ĂN MỖI LẦN CHO BÉ ĂN

Mẹ dùng thìa có đầu tròn, lượng thức ăn không được đầy vun trên thìa mà chỉ ở phần đầu, và lượng thức ăn phải nằm ở

dạng gạt ngang

4. CÁCH MẸ CHO BÉ ĂN 

Vì giai đoạn này bé chưa thật cứng để ngồi 1 mình trên ghế nên mẹ có thể cho bé lên đùi 1 tay giữ vai tay kia đút bé, bé

sẽ từ từ quen và ngồi ăn 1 mình được

CÁCH MẸ ĐÚT BÉ ĂN

đây là cách mẹ cho bé ăn tự nhiên nhất không ép bé ko làm cho bé cảm thấy khó chịu 

Bước 1 : mẹ cho thức ăn vào thìa dùng cho bé ăn dặm và để nhẹ nhàng lên xuống ở môi dưới của bé, bằng cách này bé sẽ mở miệng tự nhiên để đón lấy thức ăn

Bước 2 : mẹ đưa thức ăn vào phần giữa môi trên môi dưới của bé, bé theo phản xạ tự nhiên sẽ mím môi lại và lấy thức ăn vào bên trong miệng

Bước 3 : Khi mẹ có cảm giác bé đã nuốt hết phần thức ăn khỏi muỗng thì mẹ nhẹ nhàng rút thìa ra, mẹ đợi bé nuốt xong rồi mới cho bé ăn tiếp

83

Page 84: Baby raising tips

CÁCH ĐÚT CHO BÉ SAI 

đây là hình ảnh cách đút bé sai, làm bé khó chịu, bé sẽ từ chối ăn 

a. đút sâu vào họng bé, bé sẽ nuốt chửng mà không học cách dùng lưỡi đón thức ăn ( vì giai đoạn 5-6 là bé đang học dùng lưỡi đón thức ăn, mẹ làm vậy sẽ làm cho bé không học đc mà sang giai đoạn sau lại càng khó khăn hơn, bé sẽ ko tự động ăn há miệng )

b. mẹ đưa muỗng lên môi trên bắt hàm bé mở ra bỏ thức ăn vào bằng cách này bé sẽ không tự mình biết phải mở miệng đón lấy thức ăn mà cứ chờ mẹ bắt mở miệng cho

HỎI ĐÁP KHI CHO BÉ ĂN DẶM phần 1February 12, 2014 at 7:44am

Note dành riêng cho việc trả lời những thắc mắc của mẹ khi cho bé ăn dặm

1. Mình nấu cháo 1.10 cho bé có lúc bị đặc quá có lúc bị loãng và không biết thế nào là vừa và nấu không

thành công, có nhất thiết phải có lon nấu cháo thì nấu mới được hay không ?

Nấu cháo tỉ lệ 1.10 thật ra rất đơn giản, 1 phần gạo 10 phần nước, nếu mẹ đã ngâm cho gạo nở đều thì cần bớt

nước lại ( như công thức mình đưa ra 30ml gạo và 250 ml nước ). 

Cách nấu cháo như mình đã trình bày ở bài cách nấu cháo cho bé, mẹ có thể nấu bằng nồi bình thường ở gia đình,

gạo và nước sôi đều mở nắp vung, sôi lăn tăn 10 phút đậy nắp -> tắt bếp ( giữ nguyên nắp trong 1 tiếng ) ( mục

đích cho việc giữ nguyên nắp này là giữ nhiệt để hạt gạo nở đều mà không cần phải nấu lâu bay hơi làm cho cháo

đặc và phải mất công canh cũng như tốn nhiên liệu.

Sau 1 tiếng mẹ lại khuấy đều bật bếp nấu trong 10 phút nữa-> tắt bếp giữ nguyên nắp vung trong 2 tiếng và mở ra

thì cháo đã chín rất đều, nước vừa đủ và chia ra hộp trữ đông cho bé dùng

Lon nấu cháo chỉ nấu đươc lượng nhỏ, và giá thành khá đắt, nên không cần mua, nấu nồi to lượng vưa đủ cho 1

tuần của trẻ và trữ đông, khi dùng chỉ việc bỏ lò vi sóng hoặc hấp lên rất nhanh và tiện

2. Cách chế biến thịt cá cho bé như thế nào là ổn, hấp rây hay giã xé nhỏ ?

84

Page 85: Baby raising tips

Với thịt mẹ cần lựa loại nạc không mỡ xay sơ qua cho vào nước đang sôi là thịt chín -> dùng chày giã nhỏ thịt còn

khô thì cho thêm nước đã đun sôi thịt lúc nãy thành dạng sệt bé ăn được

Với cá mẹ có thể hấp lên giã nhỏ hoặc xé cho thêm chút nước để thịt thành dạng sệt bé ăn đc

3. Cách chế biến rau rây hay giã ?

Thức ăn của bé tất cả phải đảm bảo độ mềm nhuyễn chỉ có độ thô là tăng dần, với giai đoạn đầu thì rây hoặc giã

nhỏ đều được 

4. Bé nên ăn sữa chua loại nào váng sữa ra sao phô mai thế nào ?

Bé ở giai đoạn 5-6 tháng ăn chỉ 1 ngày 1 bữa nên mẹ không cần cho bé ăn những loại kể trên mà chỉ chú trọng tập

cho bé biết định nghĩa thực phẩm mùi vị, cách thức ăn nuốt là ổn.

Bé ở giai đoạn 7-8 ăn ngày 2 bữa nên mẹ có thể cho bé ăn sữa chua 1 tuần không quá 3 lần, phô mai 1 tuần không

quá 2 lần ( vì phô mai và sữa chua cũng coi là đạm, mẹ cho bé ăn nhiều sẽ gây thừa không cần thiết

Bé ở giai đoạn 9-11 ăn ngày 3 bữa mẹ cho ăn như giai đoạn 7-8

Váng sữa không nên dùng cho trẻ vì đây là thực phẩm gây đầy bụng, bé sẽ có tình trạng no giả và không thể hấp

thụ thêm những chất khác từ thực phẩm hằng ngày 

Sữa chua dùng cho trẻ không nhất thiết phải mua loại đang có bán quảng cáo là dùng cho trẻ với nhiều loại hương

mùi vị, mẹ chỉ cần dùng loại sữa chua không đường cho trẻ, tăng thêm mùi vị ngọt dịu bằng cách hấp chín trái cây

để trái cây tiết ra vị ngọt tự nhiên và trộn cho bé ăn.

5. Mình cho bé ăn nhưng bé không hợp tác chỉ phun ra thôi, làm sao để bé ăn được ?

Với trẻ 5-6 tháng chưa hiểu thế nào là ăn ngoài việc ti mẹ bằng động tác bú mút, thì mẹ phải tập cho bé, cho bé có

thời gian làm quen từ từ, chưa quen thì phun ra cũng là hết sức bình thường, từ từ trẻ sẽ tập được.

6. Bé không chịu ăn thì dẹp không nên nài ép hay cố ép bé ăn có đúng không ?

Trước hết mẹ phải xem lại lịch bé ăn và bé ti mẹ hoặc bú bình, nếu trước đó bé đã ăn hơi nhiều rồi mà mẹ vẫn bắt

bé ăn nữa, thức ăn chưa kịp tiêu hoá là đương nhiên bé sẽ không muốn ăn. Mẹ cần sắp xếp lịch ổn thoả giờ giấc

cho mẹ và bé, tham khảo thêm bài cân bằng giữa lượng ăn dặm và sữa mình đã viết để biết bao nhiêu là ổn ăn lúc

nào là hợp lý.

7. Bé ăn dặm có cần uống nước không, và uống bao nhiêu là hợp lý

Với bé vẫn đang bú mẹ, thì giai đoạn 5-6 không cần cho trẻ uống nước cũng được

Nhưng sang giai đoạn 7-8 mẹ nên cho bé uống nước 1 lần khoảng từ 10-30ml sau mỗi bữa ăn để cho bé biết đó là

dấu hiệu kết thúc 1 bữa ăn, nếu bé nghịch bốc thức ăn thì cho bé rửa tay để tập cho bé thói quen tốt. Giai đoạn 9-

11 bé có thể uống từ 40-60 tuỳ bé, nếu bé bú mẹ vẫn còn nhiều thì nên giảm nước xuống cho bé

85

Page 86: Baby raising tips

8. Bé bú mẹ hoàn toàn không bị tiêu chảy hay táo bón, vậy bé ăn dặm có bị hay không ?

Trẻ vẫn có thể bị khi mẹ chế biến thực phẩm không sạch sẽ, thức ăn mẹ mua bị nhiễm khuẩn, để lẫn lộn sống chín

chung với gia đình, cho trẻ ăn không cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, lượng ăn và sữa không đúng theo từng

giai đoạn, do vậy mẹ cần đọc kĩ bảng thực phẩm theo nhóm phát triển từng tháng, lượng ăn và sữa lượng dinh

dưỡng cân bằng để làm cho đúng 

9. Có nên cho bé ăn thực phẩm cho trẻ bán sẵn hay không ?

Khi mẹ quá bận, thì chỉ nên cho trẻ ăn 1 món, hoặc khi cả gia đình ra ngoài bất tiện hoặc thức ăn bên ngoài không

đảm bảo, không nên dùng thường xuyên cho trẻ vì thức ăn có mùi vị khác với mẹ của bé nấu, bé ăn nhiều sẽ

không thích ăn thức ăn mẹ nấu cho bé nữa, ( thêm nữa có thể có chất bảo quản, thực phẩm không được bảo quản

đúng cách biến chất cũng có thể gây rối loạn tiêu hoá cho trẻ )

10. Có nên cho bé ăn nấm khi ăn dặm không ?

Nấm là thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại có mùi khi nấu lên khi nấu chung với các thực phẩm khác dễ làm món đổi

mùi vị tốt nhất sau 1 tuổi cho bé ăn

11. Có nên cho bé ăn bữa xế ăn vặt hay không, 1 ngày bao nhiêu là ổn ?

Bé khi mới tập ăn dặm mẹ có thể mua bánh ăn dặm cho bé cầm bé tập ăn chứ không nhất thiết phải cho ăn thường

xuyên trẻ từ 1-2 tuổi thì lượng ăn vặt chiếm 15 % trong tổng năng lượng hằng ngày của bé, từ 150-180kcal tương

đương với 200ml sữa tươi và nửa trái chuối. Trẻ 3 tuổi là 20 % tương đương 200ml sữa tươi và 1 bánh plan nhỏ

HỎI ĐÁP VỀ ĂN DẶM Phần 2February 13, 2014 at 6:15pm

1. Em muốn cho bé ăn dặm kiểu nhật nhưng em không tìm thấy nguyên liệu của nhật vậy em có thể cho bé

vẫn ăn theo phương pháp của nhật và thay đổi cho phù hợp với vn ko ?

Ăn dặm kiểu nhật là phương pháp cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ nát đến thô, độ thô và độ đặc tăng dần theo

tháng phát triển của trẻ, khả năng tiếp nhận thức ăn đón bằng lưỡi, đưa thức ăn sang 2 bên để nghiền rồi nuốt, mẹ

nắm được tiêu chí này thì sẽ hiểu rằng ko cần phải có nguyên liệu gia vị của nhật mới có thể cho bé ăn theo

phương pháp của nhật. 

2. Dashi và súp rau củ nên dùng như thế nào ? em lấy nước dashi nấu cháo cho bé được không ?

Dashi nguyên bản của nhật là nước nấu từ cá bào khô ( katsuo ) và kombu ( lá tảo biển ) tạo nên 1 thứ nước màu

vàng óng ánh có mùi ngọt dịu từ cá và lá tảo, dùng để thay muối đường mà không hại thận trẻ, dùng để nêm 1 chút

cho cháo có mùi vị, hoặc để trộn vào rau củ cho bé ăn, không nên dùng trực tiếp để nấu cháo.

Dashi mẹ có thể dùng làm nước nấu udon cho bé, nồng độ pha sẽ lạt hơn so với khi mẹ dùng dashi làm gia vị nêm

nếm, nước súp rau củ như tên gọi dùng để nấu súp cho bé, làm thức ăn của bé thêm phần ngon ngọt mà không

cần dùng đến muối đường đây là nguyên liệu dễ kiếm phù hợp khi mẹ không mua được dashi

86

Page 87: Baby raising tips

3. Bé em mới bắt đầu cho ăn dặm nhưng hình như bé không tiêu hoá được thức ăn, ăn gì đi nấy, vậy bé có

sao không ? có nên tiếp tục cho bé ăn hay ngừng hay đổi sang bột cho bé dễ tiêu hoá ?

Hầu như bé nào cũng có tình trạng ăn gì thì đi nấy trong khoảng thời gian đầu khi mới bắt đầu ăn, và khi bé bị bệnh

cơ thể yếu. Vì dạ dày hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện nên bé đi như thế là hết sức bình thường, khi qua 1 tháng ăn

dặm cơ thể bé quen sẽ không còn tình trạng này nữa, mẹ không cần phải lo lắng.

Bột chứa nhiều tinh bột là chủ yếu, làm bé no lâu và thời gian tiêu hoá chậm, bé sẽ giảm số lần cũng như số lượng

sữa ti từ mẹ xuống, trong khi dinh dưỡng của bé thời kì đầu vẫn là 90 % sữa mẹ mẹ nên cho bé ăn ít từng chút 1

để đảm bảo dinh dưỡng và sự phát triển cân bằng cho trẻ. Đó là lý do khuyến khích mẹ cho bé ăn cháo loãng 1.10

ngay từ ban đầu

4. Em có nghe nói trẻ trước khi ăn dặm nên uống nước ép cà rốt để tráng ruột rồi mới ăn dặm có nên làm

không ?

Thật ra phương pháp này chưa được kiểm chứng rõ ràng tác dụng, nhưng mình có hỏi cô giáo là chuyên gia dinh

dưỡng của uỷ ban chăm sóc mẹ và bé, cô có nói rõ, chỉ nghe bé sơ sinh tráng ruột bằng sữa non của mẹ để đảm

bảo hệ tiêu hoá của trẻ, chứ chưa từng nghe nói tráng ruột bằng nước cà rốt, cần hiểu khi bé bị tiêu chảy nên ăn

cháo cà rốt để cầm bớt hạn chế số lần bé đi ngoài, cho nên bé uống nhiều nước cà rốt liên tục sẽ gây cho bé tình

trạng táo bón chứ ko tốt, lời khuyên là không nên.

5. Hiện nay trên thị trường có bán sp ruốc cá hồi quảng cáo là tốt cho bé, có thể cho vào cháo cho bé ăn

dặm người lớn cũng ăn đc, em cho bé ăn đc ko ?

Câu trả lời là không, ruốc cá hồi bán ở thị trường rất mặn và dùng cho người lớn ăn cơm chứ không phải dùng cho

trẻ, trẻ muốn dùng phải mua loại riêng biệt dành cho trẻ em, và khá đắt lượng rất ít, như đã nói ở bài trước thì trẻ

không nên dùng đồ ăn ăn liền bán sẵn ở thị trường, có thể chứa chất bảo quản, và bảo quản không đúng cách. Mẹ

có thể làm ruốc cho bé ăn trong tuần, gia vị không cần nêm nếm nhiều, lạt để đảm bảo thận bé không bị làm việc

quá sức

6. Vì sao bé ăn dặm không cần nêm gia vị, vậy bao giờ bé có thể ăn được gia vị ?

Trẻ bắt đầu tập ăn dặm nghĩa là bé bắt đầu học khái niệm thực phẩm từ nguyên bản, và do thận trẻ còn non nên

hạn chế gia vị mặn ngọt chua cay ngay từ thời gian đầu là cần thiết, mẹ có thể dùng 1 chút dashi cho bé hoặc nước

súp rau củ để có vị ngọt thanh từ tự nhiên mà không hại bé, giai đoạn 9-11 tháng đã có thể nêm thêm 1 chút gia vị,

cụ thể mình sẽ viết bài riêng, lượng gia vị giai đoạn 9-11 cho bé sau

7. Bé em ti mẹ đi rất đều mà khi ăn dặm bé 3-4 ngày không đi vậy bé bị bón phải ko chị ? em cho bé ăn như

chị hướng dẫn, vậy em có nên ngưng không, và nguyên nhân vì sao bé bị bón vậy

Khi trẻ ăn dặm, trẻ quá thích và ăn vượt định mức mẹ thấy bé ăn được vẫn cho ăn thêm bé ăn nhiều thì no mà bú

sữa không đủ nên bé bị bón, cách điều chỉnh là cho bé ăn bớt lượng xuống ti mẹ tăng lên, bé sẽ cân bằng được.

Nguyên nhân tiếp theo là khi lượng thức ăn của bé ban đầu rất ít tinh bột, nên lượng thức ăn không đủ dồn lại để

tống xuất ra ngoài nên mẹ nghĩ là bé bị bón là không đúng, lượng ăn của bé theo tháng tăng lên, số lần bé ăn tăng

lên, thì bé sẽ đi đều đặn, từ 1 ngày 2 lần hoặc 1 lần lúc hoàn chỉnh ăn dặm.

87

Page 88: Baby raising tips

8. Trẻ bị tiêu chảy trong giai đoạn ăn dặm mẹ nên cho bé ăn gì ?

Trẻ bị tiêu chảy nghĩa là mất nước, mẹ cần tránh thực phẩm xấu chứa nhiều dầu mỡ, có thể làm bé nôn ói thêm.

Bổ sung nước cho bé bằng cách cho ti mẹ, cho bé uống nước lọc, nước trà lúa mạch, uống nước ion điện giải 

Bổ sung nước qua ăn bằng cách cho bé ăn cháo, ăn khoai tây chứa nhiều tinh bột là chủ yếu tinh bột sẽ làm phân

bé dễ cứng lại và làm hệ tiêu hoá của trẻ tốt hơn 

Cà rốt, táo xay nhỏ chứa nhiều pectin và tinh bột cũng giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn.

HỎI ĐÁP CHO BÉ ĂN DẶM PHẦN 3February 20, 2014 at 11:18am

1. Bé nhà em sắp ăn dặm, em định cho bé ăn dặm kiểu nhật vậy em cần chuẩn bị mua những gì là cần thiết hợp

lý và vừa đủ ?

a. ghế ăn dặm ( có thể dùng ghế gỗ, ghế nhựa đều được, lưu ý là ghế có vai giữ hoặc thắt ngang hông để bé có thể ngồi

sát vào ghế, và không bị té khi bé nhào ra ngoài vì tò mò )

b. dụng cụ chế biến ( pigeon, combi đều được, set chế biến nào cũng có những món như sau, mài giã vắt và rây, riêng

bộ pigeon thì có kèm theo chày để giã còn set combi thì không, set combi thì có kèm thêm 1 muỗng nhỏ để đút cho bé )

hoặc máy xay đa năng, máy xay cầm tay 

c. Bộ chén dĩa thìa ăn riêng cho bé, có thể mua cả set hoặc chỉ riêng muỗng đút theo lượng tăng theo tháng ăn của bé 

d. Yếm máng để hứng thức ăn khi bé rơi vãi ( giai đoạn 5-6-7-8 ) và yếm nilon có tay giai đoạn 9-11 tháng, giai đoạn này

bé đang khám phá cách ăn mới là bốc bằng tay và tập xúc bằng muỗng nên thức ăn sẽ giây ra áo và vương vãi rất nhiều,

yếm nilon có tay giúp bé giữ áo quần sạch sẽ hơn, mẹ có thể mua 1 thảm trải dưới ghế ăn của bé, sau buổi ăn chỉ cần

dọn sạch thảm là được

e. Nồi nhỏ cho bé, dùng để nấu thức ăn cho bé ( với mẹ nào có đk hơn có thể mua thêm nồi ủ dùng để nấu cháo cho bé,

rất tiện lợi không mất công canh và đỡ tốn hao ga, buổi tối nấu buổi sáng đã có cháo cho bé rồi )

f. Muỗng đong 5-15-30ml và cân nhỏ dùng để tính lượng thức ăn cho bé

g. Hộp trữ đông các dung tích 10-15-50ml cho bé

2. Bé mới bắt đầu ăn dặm thì em cần nấu những gì sẵn để trữ đông thì thích hợp và tiện cho việc chế biến ngay

cả khi em không có nhà, gia đình vẫn cho bé ăn được vậy chị ?

Bé mới bắt đầu ăn dặm thường mẹ sẽ chuẩn bị thức ăn cho bé trước lượng cho 1 tuần, mẹ có thể làm vào ngày cuối

tuần, những món như sau:

a. Cháo 1.10 nấu theo hướng dẫn chị đã ghi trong note, và xem thêm bài hỏi đáp ăn dặm phần 1

88

Page 89: Baby raising tips

b. Bông cải xanh ( miền bắc gọi là hoa lơ ) bông cải em mua về chỉ lấy phần bông, phần cọng bỏ, dùng kéo cắt hết phần

bông rửa sạch hấp chín để nguội cho vào hộp trữ đông 

c. Bí đỏ gọt vỏ bỏ hạt cắt nhỏ hấp chín và dùng chày giã nát hoặc rây đều được, thành phẩm nếu khô có thể cho thêm

chút nước ấm để thành dạng sệt để nguội cho vào hộp trữ đông

d. Cà chua rửa sạch dùng dao cắt hình chữ thập dưới đáy quả hấp và luộc xong sẽ dễ dàng lột vỏ, bỏ hột dùng chày giã

nát hoặc rây nhuyễn trữ đông

e. Thịt cá trắng ( có thể dùng cá lóc, cá điêu hồng, cá chẽm, thịt cá có màu trắng thớ dễ xé mềm tan đều được ) hấp hoặc

luộc chín cho vào cối giã và cho thêm chút nước ấm để thành dạng sệt, chia nhỏ trữ đông

f. Nước súp rau củ ( đã có hướng dẫn ở phần note tổng hợp )

e. Nước dashi ( đã có hướng dẫn ở phần note tổng hợp ) ( dùng để thay muối đường khi nêm nếm cho trẻ )

3. Thức ăn đã cấp đông rồi khi cho bé ăn thì chế biến thế nào là phù hợp vậy chị ?

Thức ăn đã cấp đông thì sẽ ko gây mất chất như mọi người thường lầm tưởng, bé giai đoạn 5-6 ăn ngày 1 bữa lượng ít

mẹ nên nấu cho 1 tuần sẽ tiện cho mẹ và người ở nhà, thức ăn vẫn đủ vitamin và khoáng chất như ban đầu, chỉ khi bé ăn

tăng lên ngày 2 bữa mẹ có thể chủ động nấu hằng ngày hoặc vẫn trữ đông cho bé đều được, tuỳ tình hình gia đình mà

sắp xếp cho phù hợp.

Thực phẩm cấp đông vào khay khi lấy ra là ở dạng viên, có thể cho vào chén thuỷ tinh, chén sứ để hấp cho mềm trở về

trạng thái ban đầu hoặc quay trong lò vi sóng đều ổn, và chế biến cho bé ăn

4. Em thấy trong bài hướng dẫn chị ghi ăn dặm giai đoạn 5-6 nghĩa là bé đủ 5 tháng cũng có thể cho ăn dặm

đúng không chị ?

Thường trẻ ăn dặm khi đã tròn 180 ngày nghĩa là đủ 6 tháng, khi đó hệ tiêu hoá của bé đã phát triển hoàn thiện, hình

dáng có phần nằm ngang như của người lớn, và ít bị ọc sữa thức ăn khi bé ợ hơi, dịch vị dạ dày vừa đủ để bé tiêu hoá

thức ăn, bé được sữa mẹ chuẩn bị đầy đủ sức đề kháng để tiếp nhận thức ăn ngoài sữa mẹ

Bé ăn sớm nghĩa là khi bé bắt đầu tròn 5 tháng đã cho ăn, bé có các dấu hiệu thèm thuồng, chảy nước dãi khi bé ngồi

chung bàn thấy cha mẹ ăn bé thấy đồ ăn cầm tay với. Thường mẹ phải trở lại công việc vào tháng thứ 6 sau khi nghỉ thai

sản thường muốn bé ăn từ 5 tháng để có thời gian tập cho bé cũng được để bé quen nếp, khi mẹ đi làm người nhà vẫn

theo cách cũ cho bé ăn.

5. Bé ăn dặm thì bé bú mẹ khoảng bao nhiêu lần là được với bé ti mẹ trực tiếp và bé bú bình hoàn toàn

Bé ăn dặm sẽ bú mẹ khoảng 7 lần, lúc này đã có thể bắt đầu cách cữ xa ra cho bé, bé ăn được nhiều hơn và có thời gian

để tham gia các hoạt động khác như rèn luyện kĩ năng trườn bò, cầm nắm khám phá thế giới xung quanh là chính, bé bú

bình hoàn toàn thì lượng sẽ là 90 % so với lượng cũ, ăn dặm lúc này sẽ là 10 % sữa mẹ là chính ăn là phụ đúng nghĩa ăn

dặm

89

Page 90: Baby raising tips

Xem thêm bài lượng cân bằng giữa sữa mẹ và thức ăn ở bài tổng hợp để hiểu thêm lượng bé ăn 

6. Bé mới bắt đầu ăn dặm nên cho bé ăn thế nào, cho ti mẹ trước hay ăn dặm trước

Giai đoạn này nên cho bé ti mẹ trước hoặc ti bình trước rồi mới cho bé ăn dặm, ví dụ bé bú 1 cữ 160ml thì bớt xuống còn

100ml hoặc 120ml và sau đó cho bé ăn 1 thìa cháo 5ml ( cho bé ăn theo bài thứ tự cho bé ăn giai đoạn 5-6 tháng ), bé sẽ

hiểu đây chỉ là ăn thêm không phải ăn chính, còn mẹ cho bé ăn trước khi ti mẹ hoặc ti bình, trẻ đói + thức ăn lạ khác với

khoảng thời gian bé đã ăn trước đó là sữa mẹ, bé sẽ ăn nhiều hơn, bé đòi bé khóc, có mẹ thấy trẻ ăn đc thì cho ăn thêm

quá, dẫn đến bé bị ăn quá no và không ti mẹ hoặc uống sữa được nữa, trong khi dinh dưỡng thời kì này vẫn là sữa mẹ

90 %, ăn dặm 10 % cái nào chính phải được ưu tiên trước.

7. Bé nên ăn dặm vào thời gian nào là thích hợp ?

Thời gian lý tưởng là 10h sáng sau bữa sữa của bé, hoặc có thể đổi lại là 6h chiều với mẹ nào phải đi làm mà vẫn muốn

trực tiếp cho bé ăn để quan sát trẻ ăn và tiếp nhận thế nào

8. Chỗ em không tiện mua dụng cụ đong vậy em có thể làm cách nào để ước lượng phần cho bé thì được vậy chị

Nếu em không có dụng cụ đong em có thể lấy 1 bình sữa có chia vạch ml của bé để tính cũng được, để đong gạo nấu

cháo hoặc đong lượng bé ăn khi đút bằng muỗng để ước lượng thích hợp

HỎI ĐÁP CHO BÉ ĂN DẶM PHẦN 4February 27, 2014 at 5:13pm

1. Em cho bé ăn ăn dặm từ 6 tháng bé ăn rất ngoan lúc nào mẹ đút cũng há miệng đòi ăn hết yêu lắm chị,

mà dạo này em đút bé ko chịu ăn mím môi không hợp tác, em phải làm sao để bé ăn ngoan trở lại hay là em

nấu thức ăn dở ko hợp khẩu vị nên bé không chịu ăn, hay bé mắc bệnh biếng ăn, em có cần bổ sung gì cho

bé không chị ?

Mỗi bé đều có những giai đoạn phát triển thể chất rất đặc biệt và có sự thay đổi lớn của cơ thể, có những giai đoạn

bé phát triển rất mạnh bé đòi ăn rất nhiều bú cũng rất nhiều ( cá biệt có bé trai có thể uống đến hơn 1 lít sữa 1 ngày

). Nhưng cũng có những giai đoạn bé phát triển nhưng lại làm cho bé mệt mỏi khó chịu, như xương dài ra, chuẩn bị

mọc răng, chuẩn bị biết kĩ năng mới, bé không muốn ăn mẹ cũng không nên ép bé. Cứ nghĩ về mình ngày xưa khi

bước vào tuổi dậy thì cũng có lúc ẩm ương sáng nắng chiều mưa, 1 ngày ngủ dậy mệt mỏi đắng miệng thì trẻ cũng

vậy, mẹ hiểu được cho bé sẽ thoải mái tâm lý, không đặt nặng chuyện bé phải ăn không thôi thì không đủ chất. Mẹ

hãy yên tâm rằng bé hiểu cơ thể bé cần gì nhất và sẽ ăn để phát triển.

Vậy cho nên không có quan niệm trẻ biếng ăn, và phải bổ sung chất gì cả.

1. Bé dù ăn ít cũng đã hợp tác ăn với mẹ nên mẹ hãy động viên bé thêm.

2. Về cơ bản nên cho bé ăn riêng để bé nhớ vị, và khi ăn riêng chán thì trộn chung vào bé sẽ có cảm hứng

hơn.

3. Thời gian này có thể đưa bé cầm đồ ăn bé vất đi ko ăn nhưng hãy tập cho bé để bé có cảm hứng với đồ

ăn, ngày 1 bữa, 1 món cho bé cầm đồ ăn.

90

Page 91: Baby raising tips

4. Mẹ có thể cho thêm 1 chút gia vị vào thức ăn cho bé như muối, rau gia vị như hành, ngò, rau thì là, các

loại rau thơm của Việt Nam để tăng mùi vị thức ăn, nhưng cho 1 ít và vị nhạt

5. Bé thích ăn sữa chua, bột, bánh ăn dặm, mẹ nên trộn trái cây hấp chín ( như dưa hấu, táo ) chung với

sữa chua cho bé. Tuy nhiên ko nên cho bé ăn nhiều quá vì sữa chua hay bột hoặc váng sữa nhiều chất đạm

khiến bé khó tiêu.

6. Thi thoảng có thể thay đổi cho bé ra ngoài ăn những món như cơm nắm ( có thể trộn lẫn với thịt cá trắng,

mè, rong biển )

7. Bé ăn ít nhưng ko có nghĩa là mẹ chỉ cho con ăn tinh bột để béo lên mà phải đảm bảo đủ chất tinh bột,

rau, chất đạm.

2. Bé   lên cân ít quá chị ơi, em nghe các mẹ nói ép nước giá cho vào thức ăn của bé có thể giúp bé lên cân

nhanh, có nên cho bé ăn giá không chị ?

Cần phải hiểu giá là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin E và có chứa thành phần kích thích hệ sinh dục phát

triển, hệ sinh dục phát triển có nghĩa là cơ thể bắt đầu tích nước và tích năng lượng và lớp mỡ dưới da làm cho mẹ

thấy bé lên cân, da thịt đầy đặn hơn, bé sẽ dậy thì sớm hơn những trẻ cùng lứa tuổi, bé dậy thì quá sớm thì sẽ

không phát triển hết chiều cao cân nặng. Cho nên không vì 1 vài kg cân nặng, sự so sánh của họ hàng hàng xóm

chung quanh mà ép bé phải dậy thì sớm.

3. Thức ăn nào của bé nên cấp đông và không cấp đông vậy chị ? làm chín rồi mới trữ đông hay là để

sống ?

Thức ăn của bé về cơ bản là đều làm chín rồi mới cấp đông, nên cấp đông những loại thức ăn cơ bản để tiện cho

việc chế biến nhanh hơn, như cháo 1.10, 1.7, 1.5, 1.3 cà rốt, cải bó xôi, khoai tây, bí đỏ, cà chua, nước dashi, thịt

cá các loại. Trái cây không nên trữ đông và làm mới mỗi ngày cho bé ăn.

4. Em cho bé ăn dặm nhưng bé em không lên cân, thậm chí còn bị sụt hẳn 100grm trong khi bé vẫn ăn uống

đầy đủ, em không biết đã làm sai chỗ nào, chị chỉ giúp em với ?

Bé thường khi bắt đầu ăn dặm thì cơ thể lên cân rất ít thậm chí không lên cân vì thời gian này bé đang tập trung

phát triển những kĩ năng như trườn bò ngồi vịn đứng, bé hoạt động khắp cả ngày mọi lúc mọi nơi, bé sử dụng năng

lượng từ sữa mẹ thực phẩm ăn dặm rất nhiều đầu vào đầu ra cân bằng nên bé không tăng cân cũng là điều dễ

hiểu. Còn chuyện bé em sụt cân nếu trên 1kg thì mới đáng lo ngại, còn chỉ 100grm thì có thể thời gian em cân bé là

lúc bé đã ăn no, còn bây giờ em cân thì bé chưa ăn bé mới đi ngoài xong nên 100grm không đáng ngại, điều tốt là

bé ăn ngoan ngủ ngoan và phát triển các kĩ năng đầy đủ.

5. Bé bú mẹ hoàn toàn không cần phải rơ lưỡi, vậy khi bé em ăn dặm em cần phải làm gì để vệ sinh miệng

cho bé, và nếu bé có răng em cũng cần phải làm gì để răng bé sạch và không bị sâu ?

Về cơ bản trẻ bú mẹ không cần rơ lưỡi nhưng khi bé ăn dặm thì mẹ cần làm sạch miệng cho bé theo mốc thời gian

như sau ( thông tin dưới đây là tham khảo chung và trung bình cho các bé, mẹ nên căn cứ vào số răng của bé và

vệ sinh cho thích hợp )

91

Page 92: Baby raising tips

giai đoạn 6-8 tháng khi bé bắt đầu mọc 2 răng dưới, trước khi trẻ mọc răng thì hạn chế cho trẻ ăn quá nóng uống

nước quá lạnh ngoài sữa mẹ không nên cho trẻ uống gì thêm, thường trẻ lúc này rất thích mút và gặm tay mẹ nên

tránh không cho trẻ mút và ngậm vì bé có thể cắn phải những vật cứng không tốt cho răng non của bé, thỉnh thoảng

mẹ nên cho tay vào miệng trẻ, bằng khăn xô nhúng ấm lau lợi cho bé để bé quen với việc vệ sinh tạo thành nếp tốt

cho bé, và bé không khó chịu khi bé đã có răng và được mẹ vệ sinh cho.

giai đoạn 8-10 tháng khi bé bắt đậu mọc 2 răng trên nghĩa là bé có đủ 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới, với

trẻ vẫn bú mẹ vào buổi đêm thì mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú để duy trì nguồn sữa, trong sữa mẹ có lactose chỉ

phân huỷ trong ruột ko phân huỷ ở miệng nên không lo vấn đề trẻ bị sâu răng, nhưng với trẻ bú sữa ct thì sau khi

đã vệ sinh răng buổi tối ko đc cho trẻ uống sữa và đi ngủ luôn sẽ gây tình trạng sâu răng. Khi trẻ lên răng có thể

cho bé uống trà lúa mạch ấm sau bữa ăn để làm sạch miệng trẻ hoặc nước ấm, dùng khăn xô ấm lau răng cho bé

ngày 1 lần, cho bé chơi với bàn chải để bé làm quen 

giai đoạn 1 tuổi bé có đủ 4 cái răng ở hàm trên và 4 cái răng ở hàm dưới ( sẽ có sai biệt với từng bé vì có bé sẽ

mọc răng từ 4 tháng tuổi và muộn nhất là 1.5 tuổi, mẹ không cần phải lo lắng và bổ sung gì cho bé ). Khi bé có đủ 4

cái răng giai đoạn 8-10 tháng trước khi ngủ nên cho bé uống nước đầy đủ, mẹ dạy bé vệ sinh răng mỗi ngày bằng

bàn chải, bắt đầu ngày 1 lần cho trẻ nằm lên đùi của mẹ và chải răng cho bé, sau khi chải răng cho bé uống 1 chút

nước ấm và 1 chút nước trà để bé dễ chịu

BÉ ĂN DẶM GIAI ĐOẠN 7-8 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾTFebruary 25, 2014 at 6:14am

Bé bắt đầu bước vào giai đoạn 7-8 của ăn dặm nghĩa là bé đã ăn được thức ăn ở dạng lỏng sệt thành thạo, có

phản xạ đưa môi đón thức ăn khi mẹ đút cho bé, nuốt tốt

Giai đoạn 7-8 chủ yếu mẹ rèn luyện cho bé kĩ năng ăn thô và quen với ngày 2 bữa ăn dặm, khoảng thời gian lý

tưởng giữa các bữa ăn và sữa là từ 3-4 tiếng tuỳ theo bé và tuỳ tình hình của từng gia đình, mục đích là bé có thể

ăn được thức ăn ở dạng đặc hơn, lượng nước chế biến pha vào thực phẩm không nhiều như ở giai đoạn 5-6

tháng, giai đoạn này bé chủ yếu tiếp nhận lượng đạm từ thịt gà, đậu hũ và thịt cá có màu đỏ ( như thịt cá hồi ).

Những dấu hiệu sau đây giúp mẹ nhận biết sự phát triển của cơ thể của bé phù hợp với giai đoạn 7-8 ( mẹ có trẻ

sinh non cũng có thể dựa vào đây để check xem con mình có thể bước vào giai đoạn này hay không )

1. Trẻ ngồi thật vững

2. Nhai bỏm bẻm đưa môi đón thức ăn mẹ đút mím lại để nhai và nuốt

3. Miệng khi nhai bằng lợi thì má bên phải và bên trái cử động liên tục chứng tỏ bé đang rèn luyện kĩ năng

nhai cả hai bên

4. Trẻ quen với mẹ đút ăn ngày 2 bữa và hợp tác

Mẹ có thể bắt đầu độ thô cho bé bằng cách hấp chín hoặc luộc rau củ và chỉ giã sơ bằng chày để thực phẩm ở

dạng hạt cỡ như hạt mè, khi bé quen thì bắt đầu giã to hơn nhưng ko quá hạt đậu xanh với thực phẩm cứng và to

hơn với thực phẩm rau củ mềm như su su khoai tây, bí đỏ. Kết thúc giai đoạn 7-8 bé có khả năng ăn được thực

phẩm mềm như chuối chín và có độ thô ở dạng hạt lựu 3-4mm

92

Page 93: Baby raising tips

Mẹ cần chú ý tăng lượng rau phong phú cho bé, càng nhiều càng tốt thay đổi hằng ngày, tăng đạm từ thịt cá trắng

cá chép, thịt gà đậu hũ. Cần nhớ cân bằng dinh dưỡng giữa bữa ăn dặm và sữa mẹ cho trẻ, dinh dưỡng từ ăn dặm

chiếm từ 30-40 % và sữa mẹ là 70-60 %. Sữa mẹ ngày khoảng 5 lần trong khoảng từ 500-700 tuỳ theo bé trai hay

gái, hoạt động nhiều hay ít mà giao động lên xuống chứ không cố định.

Thời gian lý tưởng cho 1 bữa ăn của trẻ không quá 20 phút, mẹ không nên kéo dài quá lâu khiến bé cảm thấy mệt

và chán.

Cấu tạo 1 bữa ăn cho bé ăn dặm giai đoạn này bao gồm ( dưới đây là lượng ăn cho 1 bữa )

1. Thức ăn chính ( cháo 1.7, khoai tây, bánh mì ) 1 chén  50-80

2. Rau chính ( bao gồm rau củ đỏ vàng xanh chất đạm thịt gà đậu hũ cá ) rau 20-30grm đạm thịt 10-15grm

( nếu đậu hũ 30-40grm )

3. Rau phụ ( dưa rau củ nếu thức ăn chính chưa có rau xanh )

4. Trứng gà trong giai đoạn này là 1 tròng đỏ tháng 7 và 1/3 quả gồm đỏ và trắng ở tháng 8

THỰC PHẨM CHO BÉ GIAI ĐOẠN 9-11 THÁNGFebruary 17, 2014 at 6:35am

1. Thực phẩm cung cấp tinh bột năng lượng 

Nui, mì ý, mì soba

2. Nhóm thực phẩm rau 

Nấm, củ sen, rong biển, tảo biển

3. Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm

Hào, cá bạc má, cá lưng xanh, thịt bò, đậu nành, tôm nước ngọt, thịt đùi gà, sò điệp

Khi bé đã ăn quen tất cả các thực phẩm ở 3 giai đoạn bé có thể tiến đến ăn những chất đạm sau đây

Thịt heo, thịt heo xay, tôm nước mặn, thịt xay tổng hợp, mực, cá biển, bạch tuộc, cá tuna

Rau, và các thực phẩm khác đều có thể dùng được giai đoạn này gọi là hoàn chỉnh ăn dặm bé có thể ăn thức ăn

như người lớn

ĐỘ THÔ THỰC PHẨM VÀ GIA VỊ NÊM GIAI ĐOẠN 9-11 THÁNG

1. Độ thô thực phẩm

Rau luộc mềm cắt miếng vuông khoảng 6-7 mm

Cơm nấu tỉ lệ 1.5 như hình vẽ

đậu hũ mềm cắt miếng vuông khoảng 7-8mm

93

Page 94: Baby raising tips

cà rốt và các loại củ cắt miếng từ 4-5mm

thịt cá các loại miếng vừa miệng bé khoảng từ 4-5 mm và để theo thớ để bé dễ nghiền bằng lợi

2. Gia vị cho 1 cữ ăn của trẻ

Muối 0.12gm

nước tương 0.84gm

mayonnaise 3gm

miso 1gm

CÁCH CHẾ BIẾN CƠ BẢN CÁC LOẠI RAU CỦ VÀ LƯỢNG 7-8CÁCH CHẾ BIẾN CƠ BẢN CÁC LOẠI RAU CỦ VÀ LƯỢNG 7-8

1. Bắp cải chứa nhiều vitamin C rất tốt cho đường ruột của bé bắp cải vào mùa xuân càng ngọt và càng thơm, luộc

hoặc hấp chín cắt nhỏ 

2. Cải bó xôi chứa nhiều vitamin chất sắt, caroten rất tốt khả năng hấp thụ tiêu hoá của trẻ, luộc mềm cắt như hình

vẽ

3. Cà rốt, cắt theo dạng hình tròn luộc chín mềm hoặc hấp dùng nĩa giẽ ra theo hình sẽ thành hạt nhỏ bé ăn được

4. Bông cải xanh, chứa nhiều vitamin C, caroten chất sắt, canxi luộc hấp chín và trữ đông, chỉ lấy phần bông xanh

phía trên như hình vẽ

5. Củ cải chứa nhiều vitamin C có lợi cho hệ tiêu hoá và hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, chế biến như cà rốt

6. Táo chứa nhiều canxi chất khoáng cần thiết cho hệ tiêu hoá bé dễ đi ngoài hơn, đường trong trái cây giúp bé

cảm nhận vị ngọt tự nhiên, cung cấp nhiều năng lượng, cách chế biến dùng bàn mài 

CÁCH CHẾ BIẾN CÁC LOẠI TINH BỘT VÀ ĐẠM ( THỊT CÁ ) CHO TRẺ GIAI ĐOẠN

7-8

1. Udon hay sợi phở hay bún gạo, nui, tất cả đều luộc mềm cắt ngắn cỡ bằng nửa lóng tay người lớn, nui ở vn có

dạng nui nhỏ hình ngôi sao để nguyên dạng cho bé ăn đều ổn, nui to thì cắt nhỏ

2. Khoai tây chứa nhiều tinh bột có thể thay bằng tinh bột chính cho bữa ăn của trẻ lượng từ khoảng 40-50grm hấp

chín hoặc luộc dùng muỗng tán nhỏ ra cho trẻ

3. Cháo nấu tỉ lệ 1.7 giai đoạn đầu của tháng 7 thì rây, tháng 8 thì để nguyên hạt cho trẻ lượng khoảng 3 -5 thìa to

khoảng 50-80grm

4. Đậu hũ dạng như hình vẽ, cắt nhỏ thành ô vuông hạt lựu cho bé

5. Thịt lườn cà, cắt bỏ phần gân cứng phần mỡ luộc chín cắt nhỏ như hình vẽ lượng từ 10-15grm

94

Page 95: Baby raising tips

6. Cá thịt đỏ bỏ da luộc chín gỡ xương dùng nĩa dằm nát nếu khô có thể cho 1 xíu nước làm ướt

CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỘ MỀM ĐỘ THÔ THỰC PHẨM CHO BÉ ĂN DẶMCác mẹ cho bé ăn dặm luôn băn khoăn bé ăn mềm thế nào thì vừa và thô thế nào là đúng giai đoạn, bé có

thể ăn tốt mà không sợ bé oẹ ( vì thô quá ) bé chê ( vì bé đã quen rồi ) và mềm thế nào để ko lo bé bị đau

bao tử.

Hình minh hoạ mẹ Michan sẽ để ở album cách xác định độ thô thực phẩm 

CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỘ MỀM THỰC PHẨM

1. Giai đoạn 5-6 thực phẩm sẽ mềm và lỏng như sữa chua ( các mẹ rây cháo làm thực phẩm cho bé ăn dạng như

sữa chua là ổn và an toàn cho trẻ, nếu mẹ nấu cháo quá đặc có thể thêm nước ấm pha loãng như sữa chua là đc

không cần phải nấu lại )

2. Giai đoạn 7-8 thực phẩm sẽ mềm như tào phớ ở miền bắc hay còn gọi là tàu hủ ở miền nam 

3. Giai đoạn 9-11 thực phẩm sẽ mềm như trái chuối chín các mẹ bóp thử chuối bằng 2 ngón tay và thử với thực

phẩm mình đã nấu cho bé, cùng độ mềm là an toàn trẻ ăn được

4. Giai đoạn 1-1.5 tuổi thực phẩm sẽ mềm như thịt băm viên, tất cả thực phẩm mẹ làm cho bé có độ mềm tương tự

là bé sẽ ăn được

CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỘ THÔ THỰC PHẨM

1. Giai đoạn 5-6 giai đoạn đầu tháng 5 ( nếu trẻ ăn dặm từ 5 tháng ) hoặc 2 tuần đầu của tháng thứ 6 nếu trẻ ăn

dặm từ 6 tháng, thực phẩm đều ở dạng lỏng và sệt nên không có độ thô

Giai đoạn cuối của bé ăn dặm từ 5 tháng nghĩa là tháng thứ 6 và 2 tuần cuối của tháng thứ 6 ( nếu bé ăn dặm từ 6

tháng ) thực phẩm ở dạng hạt mè trẻ ăn được

2. Giai đoạn 7-8 bé bắt đầu ăn thô từ hạt mè trở lên nhỏ như hạt gạo và to nhất là cỡ khoảng hạt đậu xanh 

3 Giai đoạn 9-11 bé bắt đầu ăn thô hơn, thực phẩm hoa quả cắt ở dạng vuông hạt lựu, nếu thực phẩm ở dạng củ

cứng ( cà rốt ) 2-3mm còn ở dạng mềm như khoai tây bí đỏ su su 4-5mm, udon, sợi phở bún gạo 4-5 hoặc 5-6 nếu

trẻ đã quen ăn 

95

Page 96: Baby raising tips

101 ĐIỀU BÍ MẬT CỦA BÉFebruary 26, 2014 at 12:32pm

1. Mẹ có biết tóc của trẻ sơ sinh đã mọc từ lúc còn là bào thai trong bụng và khi bé ra đời sẽ rụng dần dần như cây

thay lá vào mùa thu và lên tóc mới như xuân về, vì vậy quan niệm trẻ rụng tóc thiếu canxi là sai.

2. Mỗi đêm mẹ nhìn bé ngủ trong tháng bé hay giật mình vặn vẹo lung tung mẹ nghĩ bé thiếu canxi và lại mua về

cho uống, mẹ ơi mẹ có biết bé vặn vẹo nhiều là do trung khu thần kinh đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh

không ? con không cần uống gì ngoài sữa mẹ đâu mẹ ơi.

3. Bé bú mẹ không cần phải làm sạch lưỡi ( vn gọi là rơ lưỡi, tưa lưỡi ) phần màu trắng sẽ giúp bảo vệ lưỡi và vòm

họng của bé chống vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, mẹ rơ mạnh quá sẽ làm gai vị giác của bé bị tổn thương và làm

mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên cho bé.

4. Bé không cần phải mang bao tay bao chân hay mặc quá ấm vì thân nhiệt trẻ sơ sinh cao hơn người lớn rất nhiều

trung bình từ 36.5-37 độ, trẻ sơ sinh chưa biết tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nên tay và chân lúc nào cũng lạnh hơn

do vậy mới có quan niệm trẻ cần phải mang bao tay bao chân ở vn. Bé mang bao tay bao chân trong 1 thời gian dài

sẽ xa lạ với chính đôi tay của mình, khi đc tháo ra sẽ thích khám phá cào mặt mũi xước hết, và bé hay đổ mồ hôi do

không đc học cách điều tiết. Lời khuyên đúng là không nên mang bao tay cho bé sơ sinh để bé tự học cách điều

chỉnh nhiệt độ bé làm quen với tay của mình và không lạ bằng cách cào lung tung trên da mặt da mũi.

5. Hoạt động chủ yếu của trẻ trong 2 tháng đầu là ăn và ngủ, bé ăn liên tục, có bé 2 tiếng 1 lần có bé 3 tiếng 1 lần,

bé tăng cân rất nhanh nhưng từ tháng thứ 3 thì bé sẽ không tăng cân và ăn nhiều như 2 tháng đầu, thậm chí có

phần biếng ăn chỉ bằng 1/2. Lý do là do bé bắt đầu thức nhiều hơn, bé đang tập khám phá thế giới, bé nhận ra rằng

thế giới này thật thú vị để bé tìm hiểu hơn là chuyện ăn bé ko thiết ăn nữa, cũng như mình khi làm 1 việc j say sưa

thì chỉ cần ăn cầm chừng để có sức khám phá tiếp, mẹ không nên căng thẳng mà hãy để bé ăn theo nhu cầu và

khám phá theo sở thích của bé, bé sẽ học được những điều thú vị.

6.Bé khi tròn tháng có thể đi ra ngoài dạo mỗi ngày 15 phút và tăng dần theo tháng bé lớn lên, bé ra ngoài nhìn mặt

trời chiếu ấm áp, nghe tiếng chim hót, nhìn thấy lá cây xanh, hoa nở kích thích ngũ quan của bé phát triển tốt hơn,

bé tương tác với thế giới bên ngoài tốt hơn bé sẽ dạn dĩ hơn.

7. Các kĩ năng trườn bò vịn đứng đều có thể tập cho trẻ bằng cách cho trẻ nằm sấp mỗi ngày, bé sẽ ngóc đầu cao

hơn, đặt đồ chơi yêu thích trước mặt để kích thích trẻ trườn đến. Tập cho bé ngồi bằng cách cho trẻ ngồi lên lòng

mẹ người mẹ lắc lư qua phải qua trái tạo cho bé cảm giac yêu thích và muốn đươc ngồi, tập cho trẻ đi bằng cách

cho chân bé đứng lên chân mẹ, mẹ bước trẻ bước, bé cũng có cảm giác khác lạ ngoài chuyện trườn bò, bé cũng

muốn tự làm, dần dà xương hông chắc lưng thẳng bé bước được là sẽ đi từng bước nhỏ nhỏ. Mẹ không cần phải

mua xe tập đi cho trẻ, xe tập đi chỉ làm bé lười đi hơn do đã có bánh xe, bé không cần phải vận động nhiều trượt

nhún là xe lao đi, lao đi đâu thì không biết được rất nguy hiểm.

8.Cho trẻ ăn dặm khi trẻ tròn 180 ngày, nghĩa là trẻ đủ 6 tháng 

9. Thời điểm bé mọc răng giao động từ 4 tháng đến 1.5 tuổi nghĩa là bé mọc răng sớm nhất là 4 tháng, và muộn

nhất là 1.5 tuổi, và đến trước 2 tuổi bé nào cũng có đủ 8 cái răng, cho nên không cần lo lắng nếu trong khoảng từ 4

tháng -1.5 tuổi mà bé chưa có cái răng nào.

96

Page 97: Baby raising tips

1 chút chia sẻ, mẹ Michan hi vọng sẽ giải đáp đc phần nào băn khoăn của các mẹ nuôi con đầu lòng. Sẽ viết tiếp

những điều tiếp theo cho đủ kho báu bí mật của trẻ dành tặng mẹ

101 ĐIỀU BÍ MẬT CỦA BÉ PHẦN 2 ( giai đoạn 0-2 tháng )February 28, 2014 at 8:40am

10. Khi bé khóc nghĩa là bé thể hiện sự đòi hỏi của bản thân, khi bụng bé đói tã bé ướt, bé đi ị, khi nhiệt độ quá

nóng hoặc quá lạnh bé cảm thấy khó chịu hoặc bé cần được ôm ấp và vỗ về. Trong giai đoạn này mẹ có thể thấy

bé cười dân gian có nói là mụ dạy bé cười, thật ra chả có bà mụ nào cả, mà đây là cách đó gọi là hiện tượng nụ

cười cảm xúc ban đầu của trẻ sơ sinh ( do da thịt và các cơ đc thả lỏng bé cảm thấy dễ chịu khi nghe tiếng nói êm

ái, khi đc tắm xong khi đc ăn no ). Bé chính thức cười là khi bé được 1 tháng hơn bé sẽ cười thành tiếng khanh

khách đó mới chính là nụ cười của bé.

11. Sau khi sinh được khoảng 1 tuần cân nặng của bé sẽ giảm đi chút ít nhưng mẹ đừng quá lo lắng, đó là do sau

khi sinh ra bé thải phân nước tiểu khi còn ở trong bụng mẹ, và 1 số phần da lông tóc mất đi 1 ít nữa, nhưng sau đó

cân nặng của bé lại tăng lên.

12. Sau khi sinh đc khoảng 3 hôm thì màu phân của bé sẽ có màu đen và đổi dần sang màu vàng tươi như màu

hoa cải sau 2 tuần đôi khi mẹ sẽ thấy có lẫn nước nữa chứ ko rắn, khoảng 1 tháng thì phân bé sẽ chuyển sang

màu xanh hơi vàng 1 chút. Khi bé đc 2 tháng thì màu phân chuyển sang màu gần với màu nước trà. Bé sơ sinh tè ị

nhiều lần trong 1 ngày, bú mẹ hoàn toàn có bé đi ị ngày trên 10 lần cũng là bình thường.

13. Khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh mẹ có thể tập chơi với bé bằng cách 

Mẹ hãy dịu dàng đánh thức bé bằng cách nựng má con trò chuyện trước khi cho bé bú để bé hơi tỉnh 1 chút chính

sự va chạm giữa da thịt này sẽ làm cho bé cảm thấy dễ chịu và an toàn. Bế bé và hát cho bé nghe rung bé nhẹ

nhàng tuyệt đối không được tung bé hay rung lắc mạnh, vì ở giai đoạn này cổ bé còn mềm và các dây thần kinh ở

phần cổ còn mỏng manh, nếu không khéo sẽ gây ra di chứng sau này cho bé. Khi bé tỉnh dậy và đã tiêu sữa đc ít

nhiều mẹ có thể chơi với bé bằng cách để bé lên bụng mặt bé nghiêng sang 1 bên, bé sẽ rất thích và quay cổ sang

phải sang trái, trườn lên phía trước nữa, đây là bước đệm để bé chuẩn bị cho việc giữ cứng cổ để trườn ở tháng

thứ 3 

14. bé ở giai đoạn từ 1-2 tháng về cơ thể bé sẽ dài hơn lúc sinh từ 4-5cm và thể trọng sẽ tăng trung bình khoảng

500grm- 1kg mẹ sẽ cảm nhận bé lớn lên mỗi ngày chân tay bé sẽ khua khoắng rất nhiều đầu bé sẽ liên tục quay

bên phải rồi bên trái. Mắt bé lúc này sẽ nhìn xa đc 30cm và nhìn thẳng vào mắt mẹ chứ không nhìn mông lung như

lúc mới sinh nữa. Lúc này khi mẹ chơi trò chơi ú oà bé sẽ có phản xạ lại với trò chơi này .

15. giai đoạn 1-2 này thì các cơ ở miệng đã phát triển tốt bé bú mẹ rất giỏi và mút rất nhiều, mẹ chú ý trong khi cho

bé bú nên để có khoảng thời gian nghỉ để bé có thể ợ hơi sữa có thể tiêu từ từ xuống dạ dày, không để bé háu ăn

ăn 1 mạch bé ợ lên lần cuối sẽ ói hết sữa vì bé quá no, và cũng 1 phần do dạ dày của bé còn thẳng chưa có phần

nằm ngang như người lớn. 

16. Có bé ti nhiều, bé tăng cân rất nhanh vậy có lo sau này bé bị béo phì hay không ? Trong giai đoạn đến 1 tuổi

chủ yếu là bé phát triển về cơ thể để bé lớn lên cho nên bé tăng trọng nhiều trong giai đoạn này hoàn toàn là điều

tự nhiên, sự phát triển này khác hoàn toàn bệnh béo phì ở người lớn bé bú đc ngủ đc là điều rất tốt cho bé.

97

Page 98: Baby raising tips

17. ở giai đoạn này thì bé thích những vật có âm thanh sột soạt và tiếng lục lạc leng keng sẽ gây cho bé sự chú ý

luyện mắt nhìn và luyện tai cho bé ( ở giai đoạn này màu bé có thể phân biệt là màu xanh đỏ và trắng đen, những

màu khác bé vẫn chưa phân biệt đc ) 

18. bé khóc mà không có lý do, thì mẹ phải bình tĩnh vì không có lý do gì mà bé lại khóc cả, mẹ nên check từ từ

từng trường hợp 1 vì bé khóc là do nhiều nguyên nhân, bé đói tã bé ướt, bé đi ị, hoặc vừa thay tã xong mà tã lại

ướt nữa bé khó chịu, do trời lạnh quá, hoặc nóng quá, độ ẩm cao quá, hoặc bé cảm thấy không thích nằm cũi thích

đc mẹ ôm, thèm hơi mẹ chẳng hạn.

TẬP CHO TRẺ SỬ DỤNG BÌNH HÚT ( ỐNG HÚT )March 20, 2014 at 7:53am

Cách đây khoảng nửa tháng mẹ Michan có up hình Michan đang cầm hộp nước trà để uống và nhận được

nhiều câu hỏi làm thế nào để tập cho trẻ. Hôm nay mẹ Michan mới rảnh ra 1 chút để hướng dẫn các mẹ

cách tập cho trẻ dùng bình hút.

1. Trẻ từ mấy tháng là có thể tập được, dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ?

Trẻ trong giai đoạn 9-10 tháng là có thể tập cho trẻ sử dụng bình hút

Dấu hiệu nhận biết là môi trên và môi dưới của bé có thể mím thành thạo khi thức ăn đút vào miệng ( động tác

giống hệt khi người lớn hút ) là có thể tập được cho trẻ

2. Trẻ bắt đầu tập từ xuất phát đến hoàn chỉnh ra sao ?

Trẻ bắt đầu tập từ giai đoạn 9-10 tháng mẹ tập cho trẻ bằng cách dùng cà rốt luộc hấp chín mềm cắt khoanh tròn

và cho bé ngậm, lúc này môi trên môi dưới của bé sẽ theo phản xạ ngậm ( xem hình mô tả )

Khi trẻ thành thạo và giỏi là ở giai đoạn 1-1 tuổi 3 tháng

Trẻ có thể tự mình 1 tay giữ cốc và uống bằng ống hút thông thường rất giỏi, trẻ tự điều chỉnh được lượng nước

mình hút vào bé làm chủ được thích hoặc khát thì hút nhiều, thong thả thì hút từ từ

3. Mẹ tập cho bé ra sao

Hãy nghĩ rằng mẹ và bé đang cùng nhau chơi 1 trò chơi rất thú vị, mà mẹ đang hướng dẫn cho trẻ, mẹ con mình sẽ

cùng nhau khám phá và chơi trò chơi ống hút này nhé.

Mẹ dùng ống hút loại bình thường cắt ngắn vừa phải cắm vào ly nước nhỏ và hút cho bé xem, bé nhìn và sẽ tò mò

sẽ chăm chú xem mẹ làm gì, bé sẽ có ý muốn bé cũng thích, và bé mong muốn mình được làm giống mẹ ( giai

đoan bắt chước )

Khi trẻ với tay đòi mẹ sẽ cho trẻ ngậm ống hút, theo phản xạ đã được học khi có vật cho vào miệng là mím, và

phản xạ bú mút ( và do ống hút ngắn ) nên trẻ sẽ hút, nước lên miệng cảm giác mới lạ lần đầu, sẽ làm cho bé thử đi

thử lại nhiều lần và lúc đầu bé chưa quen điều chỉnh lượng nước theo cảm giác cơ thể nên có khi bé hút nhiều bé

phun ra ngoài, từ từ bé sẽ thành thạo.

98

Page 99: Baby raising tips

Lúc đầu bé chưa thể tự cầm được ly nên mẹ cầm cho bé, khi bé hút mẹ cũng tạo ra âm thanh như người lớn hút

( chụt chụt chụt ) cho bé quen với tốc độ của dòng nước, chụt chụt nhanh thì nước chảy nhanh hút nhiều, tiếng

thưa thì nước lên ít, bé sẽ tự học được và dần dần sẽ nhớ sau nhiều lần tập luyện.

Mẹ có thể mua bình tập hút 2 quai cho trẻ cho bé tập uống hộp giấy đều được. 

HƯỚNG DẪN MẸ BỎ TÃ GIẤY CHO BÉ, DẠY BÉ ĐI TÈ Ị TỰ GIÁC phần 1May 8, 2014 at 9:05am

Cuối tháng 4 mẹ Michan có hứa sẽ viết 2 bài, nhưng do bận chuẩn bị cho sinh nhật Michan nên bài bị dời

lại. Hôm nay mẹ Michan sẽ viết bài hướng dẫn mẹ bỏ tã giấy cho bé dạy bé đi tè ị tự giác.

1. BẮT ĐẦU BỎ TÃ GIẤY CHO BÉ

Dạy bé đi tè ở nhà vệ sinh

Người lớn mình khi mắc tè thì tìm đến nhà vệ sinh là chuyện đương nhiên, nhưng em bé từ lúc mới sinh ra đã

được mẹ mặc tã giấy thì không biết phải đi tè sao ở đâu. Vì vậy mẹ muốn bỏ tã giấy cho bé, dạy được bé đi tè là

phải dạy cho bé biết những sinh lý trong cơ thể, và cảm giác lúc bé tè ra sao, thì mới có thể bỏ tã được. Đứa trẻ

được mẹ bỏ tã giấy cho sẽ biết rằng tã giấy không phải chỉ để tè mà nhà vệ sinh cũng là nơi để bé có thể đi tè, và

chính người mẹ phải dạy cho bé hiểu được cơ thể mình, cảm giác lúc bé muốn đi ra sao, khi mọi chuyện hoàn tất

cũng là lúc hoàn thành việc bỏ tã giấy cho bé.

Cách xi tè như của việt nam là dựa trên tiếng ra hiệu, khi bé nghe tiếng ra hiệu thì đi không cần biết đứa trẻ có

muốn đi hay không ( hoặc giả mẹ coi giờ nào bé hay tè mà mang ra xi ) vì nhu cầu của mỗi em bé và sự hoạt động

của cỗ máy sinh học là khác nhau không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, không có ngày nào cũng đúng giờ đó là

đi, cho nên sự rèn luyện bằng tín hiệu là vô ích, sẽ có 2 trường hợp xảy ra, khi thận đứa trẻ đầy nước nhưng không

nghe ám hiệu của mẹ bé cứ nín và không đi, dẫn đến bàng quang của bé phải nín rất lâu, sau này dễ gây sỏi thận

khi bé lớn. Thứ 2 có thể mẹ thành công vì giờ mẹ xi trùng với lúc bé đi nhưng bé không được mẹ dạy cho cảm giác

của cơ thể, con đi tè nó thế này nên sẽ xảy ra tình trạng mẹ quên không xi, con thì mải chơi đến khi tè ra ướt cả

quần áo, hoặc ị hết ra người rồi mới gọi mẹ, đứa trẻ nó không biết giai đoạn trước khi đi tè đi ị nó ra sao nên cứ vậy

theo quán tính thải ra, dơ rồi mới gọi. Vì bàng quang của trẻ dưới 1 tuổi vẫn chưa hoàn thiện nên sự rèn luyện xi là

không có ý nghĩa gì với bé cả đây là rèn luyện không đúng. 

Vậy thì cách đúng ở đây là dạy cho trẻ có ý thức hiểu về cơ thể, cảm giác lúc cơ thể biến chuyển để thải chất ra

ngoài, biết được nơi cần đến, biết xong thì gọi mẹ nhờ giúp, lớn thì tự làm vậy mới gọi là rèn luyện đúng cách cho

trẻ, tập cho trẻ làm mọi thứ từng chút 1 chút 1. Một đứa trẻ được mẹ dạy cho cảm giác đi tè, và biết nói những từ

đơn giản như mẹ, tè, cho dù có đang mải chơi và mẹ quên nó cũng biết níu áo mẹ gọi mẹ, tè, ị để mẹ dẫn đi tè ị,

đây mới là rèn luyện thành công, bé hiểu cảm giác và biết mình sắp đi.

2. CÁC GIAI ĐOẠN TRẢI QUA ĐỂ CÓ THỂ GIÚP BÉ BỎ TÃ GIẤY

Giai đoạn 1 tuổi là giai đoạn bắt đầu mẹ có thể rèn luyện cho bé bỏ tã giấy và trẻ phải hội đủ những điều kiện như

sau ( nếu bé không hội đủ thì phải chờ cho bé đủ rồi mới tiến hành cũng không sao cả, 1 tuổi là điều kiện cần, và 99

Page 100: Baby raising tips

hội đủ những điều kiện sẽ nêu sau đây là điều kiện đủ, có điều kiện cần và điều kiện đủ thì mới có thể tập cho trẻ,

thiếu 1 trong 2 là không nên tập sớm )

Dấu hiệu và điều kiện để bé có thể rèn luyện bỏ tã giấy ( giai đoạn 1 )

1. Bé tự đi được khoảng 8 bước trở lên

2. Vì bàng quang chưa hoàn thiện thành thục nên khoảng cách bé tè là 1 tiếng 1 lần

3. Bé hiểu mẹ ra lệnh, * để ở đây * * cho mẹ xin * * ngủ nha con *

Mẹ dạy gì cho bé ở giai đoạn này

Mẹ ôm bụng trẻ khi bé ở trạng thái đứng và rung nhẹ nhẹ như cảm giác lúc người lớn mình đi tè, hơi rùng mình 1

chút

Mẹ cho bé xem DVD hoặc Tivi hoặc các đoạn phim ngắn hay hình ảnh con thú hoặc em bé đi tè dạy bé đi tè để bé

biết và in hình ảnh này vào đầu

Mục tiêu chính của giai đoạn này là giúp bé có cảm giác về nước tiểu thải ra là vậy, và nhà vệ sinh là thế này

Dấu hiệu và điều kiện để bé có thể rèn luyện bỏ tã giấy ( giai đoạn 2 )

1. Bé bước đi tốt

2. Khoảng cách giữa các lần đi tè của bé dài hơn

3. Bé có thể nói những từ đơn giản

Mẹ dạy gì cho bé ở giai đoạn này

Mẹ tạo cho bé 1 không gian thật thoải mái, 1 nhà vệ sinh thật đẹp, nhiều màu sắc sặc sỡ, trang trí hình nhân vật bé

thích để bé có hứng thú với nơi này ( vì trẻ còn nhỏ và rất ham thích được chơi đùa, nơi nhiều màu sắc 1 nhà vệ

sinh lạnh lẽo, và không có những gì lôi cuốn làm bé yêu thì bé sẽ không muốn đến nữa ) Và khi mẹ đi tè thì dẫn bé

theo để bé biết, à chỗ này là chỗ đi tè.

Mẹ tính toán thời gian lần bé tè gần nhất lúc bé sắp đi tè thì đặt bé lên bồn nhà vệ sinh cho bé đi, mẹ kết hợp rung

người bé như ở giai đoạn 1 và nước tiểu của bé ra mẹ cũng nói xè xè, bé hiểu cả 2 tín hiệu này khi bé rùng mình là

bé biết mình sắp tè.

Hình minh hoạ mẹ MIchan để ở album hướng dẫn mẹ bỏ tã giấy cho bé dạy bé đi tè ị tự giác.

HƯỚNG DẪN MẸ BỎ TÃ GIẤY CHO BÉ, DẠY BÉ ĐI TÈ Ị TỰ GIÁC phần 2May 22, 2014 at 5:57pm

100

Page 101: Baby raising tips

Hôm nay mẹ Michan viết tiếp phần 2 cũng là phần cuối trong bài * HƯỚNG DẪN MẸ BỎ TÃ GIẤY CHO BÉ,

DẠY BÉ ĐI TÈ Ị TỰ GIÁC *

Phần 1 đây đối với mẹ nào chưa theo dõi bài từ đầu :

https://www.facebook.com/notes/cáo-em/hướng-dẫn-mẹ-bỏ-tã-giấy-cho-bé-dạy-bé-đi-tè-ị-tự-giác-phần-

1/10152172238784151

Sau khi đã hoàn tất những bài rèn luyện cho bé của mẹ ở phần 1 như giúp bé có cảm giác khi đi tè cơ thể

mình rung thế nào, thấy các con vật xung quanh mình đi tè ra sao, bé cảm thấy yêu nhà vệ sinh, thì mẹ bắt

đầu bước vào phần 2 đó là xây dựng cảm giác qui trình cho bé.

Khi đứa trẻ bắt đầu có những ý niệm về sự thay đổi trong cơ thể, não bé sẽ sắp xếp các khối này lại với nhau thành

chuỗi và hành động theo những gì mẹ dạy cho bé. Ví dụ như mẹ không dạy bé gì cả mà tự nhiên 1 ngày mẹ nói với

bé * đi tè đi con * * đi vệ sinh đi con * thì trẻ sẽ chẳng hiểu gì cả, nhà vệ sinh là gì, tè là gì, bé không hiểu. Vì vậy tạo

cho bé các khái niệm cơ bản là hoàn toàn cần thiết, trẻ chưa biết nói rõ ràng thành câu thành chữ nhưng bé nhìn

và ghi nhớ khái niệm đầu tiên rất nhanh.

Mẹ tạo cho bé biết ý niệm bỏ tã giấy là như thế nào :

1. Khi mẹ thay tã giấy cho bé mẹ lặp đi lặp lại cho bé nhiều lần những câu như 

* tã giấy ướt mông khó chịu con nhỉ *

* mẹ thay tã mới cho em bé của mẹ nha *

* cảm giác thay tã mới có dễ chịu không con *

Vừa nói mẹ vừa nhìn vào mắt bé, cho em bé cảm thấy và cảm nhận thái độ, ý nghĩa của câu nói mẹ muốn truyền

tải, trước khi thay thì nói mông ướt khó chịu con nhỉ, thay xong thì mẹ hân hoan nói với bé thay tã mới dễ chịu con

nhỉ, em bé cũng học được từ ngữ và ngôn từ qua cách biểu đạt của mẹ dựa vào hoàn cảnh xảy ra sự việc.

2. Khi mẹ đi vệ sinh thì rủ em bé đi theo

Trẻ con rất thích bắt chước và làm theo những gì người lớn làm, và làm theo những gì người lớn dạy, cho nên khi

mẹ đi vệ sinh hãy rủ em bé đi cùng, mẹ ngồi lên nhà vệ sinh thế nào cũng bế trẻ lên ngồi lên lòng mẹ và nói với bé,

chỗ này là chỗ đi tè, sau khi mẹ đi xong thì dẫn em bé ra bồn rửa tay cùng với mẹ, để em bé hiểu đi vệ sinh xong là

sẽ rửa tay và lau khô.

CÁC GIAI ĐOẠN MẸ TẬP CHO BÉ

A. Rủ em bé đi nhà vệ sinh cùng

Giai đoạn này khi em bé đạt 2 tuổi và có những dấu hiệu sau đây để có thể tập

Bé đi được khá tốt và nhiều không phải bò hoặc dừng như trước nữa

101

Page 102: Baby raising tips

Thời gian giữa những lần bé tè tăng lên khoảng 2 tiếng / lần

Bé nói được 2 từ 1 lúc ví dụ như đi tè, ăn cơm, uống nước vvvv và vvvv bé biết tên của mình 

Khi bé mắc tè, mẹ sẽ chỉ như hình minh hoạ, đi nhà vệ sinh con nhé, nếu bé khó chịu thì mẹ cũng ko nên miễn

cưỡng ép bé đi hãy để cho bé thoải mái.

B. Giai đoạn từ 2-3 tuổi

Bé có những dấu hiệu như sau

Bé tự đi được 1 mình

Khoảng cách giữa 2 lần tè là 2 tiếng

Hiểu được ngôn từ mẹ nói

Mẹ có thể mua bàn ngồi trên nhà vệ sinh chuyên dụng cho em bé, để bé ngồi vừa nhà vệ sinh của gia đình, khi em

bé đi tè xong mẹ hãy khen em bé thật nhiều và thật nhiều, làm cho em bé cảm thấy việc mình làm là khiến mẹ vui,

em bé cũng thoải mái sau mỗi lần đi tè đi ị, sau khi bé đi xong thì mẹ chỉ bé xả nước, rửa tay và mặc quần lại cho

bé.

Khi huấn luyện hoàn tất, thì khi bé đang chơi đang mải làm gì đó, cảm giác người có tín hiệu rung như mẹ đã dạy,

bé biết mình sắp đi tè, bé sẽ gọi mẹ, mẹ ơi, nhà vệ sinh, đi tè để mẹ dẫn em bé đi. Và sau mỗi lần em bé làm được

gì dù là nhỏ hãy khen ngợi bé để bé biết mà bé tiếp tục phát huy, em bé rất thích những lời khen cũng giống như

con ong thích mật ngọt vậy. Khen đúng lúc đúng nơi đúng chỗ sẽ giúp mẹ truyền trải được thông điệp điều muốn

nói đến cho bé bé tiếp nhận dễ dàng mà không phản đối hay khó chịu.

LÀM GÌ KHI BÉ BỊ TÉ ĐẬP ĐẦUJune 11, 2014 at 11:35am

Hôm nay mẹ mang Michan đi bs để khám vì hôm qua mẹ phát hiện sau đầu con bị sưng đỏ, té ngã trong lúc chơi mà

không biết, nên phải mang đi bv để bs kiểm tra vết sưng. Rất may con không bị làm sao nhưng nhờ có buổi nói chuyện

với bs mẹ mới có thêm ít kiến thức trong việc xác định tình trạng của em bé, kiểm tra bên ngoài bằng mắt thường, có nên

mang đi bv hay không hay chăm sóc ở nhà, triệu chứng như thế nào là an toàn như thế nào là nguy hiểm.

Khi bé bắt đầu tập bước đi những bước đi đầu tiên cho đến khi đi hoàn chỉnh và vững vàng sẽ có những lúc em bé vấp

ngã, đầu của con trẻ nặng nên sẽ ngã và đập xuống nền đất mạnh trước, tương tự cho các em bé biết lật và nhà sử dụng

giường cao hay võng bé cũng có thể lăn từ trên cao xuống và đập đầu vào sàn. 

Con té ngã là điều không thể tránh khỏi vậy thì phòng tránh ra làm sao:

1. Các cạnh bàn cạnh ghế sắc, cạnh cũi nên bọc bằng khăn mềm hoặc dùng gối để cột tạo độ êm để khi bé có va đập

cũng không bị đau 

2. Dán mút ở các góc nhà, dùng cánh cửa chặn ở lối ra lối vào phòng bé ngăn không cho bé đi ra ngoài 

3. Điều lưu ý ngoài lề nữa là khi con đã biết bò biết đi thì nên dọn dẹp sạch sẽ phòng cho bé, các đồ vật nhỏ hơn miệng

em bé nên cất cao và không để bé nhìn thấy, vì bé hoàn toàn có thể cho vào miệng vô tình nuốt.

102

Page 103: Baby raising tips

XỬ LÝ KHI BÉ BỊ TÉ RA SAO :

 

 Nếu bé có những biểu hiện sau đây thì nên mang bé đến bv ngay lập tức

1. Sau khi đầu bé bị đập vào vật cứng ( sàn nhà, sàn gỗ, nền đất, ghế, bàn ) và bé dần mất ý thức

2. Em bé mê man và thiếp đi cho dẫu đánh thức thế nào bé cũng không dậy

3. Vết va đập trở nên sưng to và đỏ 1 cách bất thường

4. Bé bắt đầu có tình trạng nôn nao, và bắt đầu ói liên tục nhiều lần

5. Máu mũi máu tai không ngừng chảy

6. Từ tai bé có kèm dịch màu trắng chảy ra

7. Tay chân không cử động kèm theo là bước chân đi không như bình thường

8. Khi vết đập bị rách thì từ miệng vết thương máu chảy ra không ngừng

Nếu bé có những biểu hiện sau đây thì có thể chăm sóc bé tại nhà

1. Bé khóc 1 lúc rồi nín, sau khi khóc thì lại tiếp tục chơi đùa vui vẻ như chưa có gì xảy ra

2. Ánh mắt của bé quan sát và nhìn tốt không bị lờ đờ, hoạt bát như mọi ngày tinh anh

3. Chỗ đập không bị tụ máu dưới da ( nghĩa là không bị xuất huyết thành tím bầm )

Cách chăm sóc em bé tại nhà

1. Cho em bé nghỉ ngơi yên tĩnh trong vòng 24 giờ tránh cách hoạt động rung lắc vui chơi giỡn quá đà

2. Không cho em bé tắm trong bồn trong thau trong chậu mà chỉ nên xối nước hoặc tắm vòi sen ( khi em bé tắm trong

chậu nóng thì nó sẽ làm cơ thể bé ấm lên mạch máu chảy nhanh hơn và sẽ làm vết đập càng xuất huyết nhiều hơn )

3. Nếu trong trường hợp vừa va đập thì nên chườm lạnh để máu không chảy ra thêm dưới da, không chườm nóng lăn

trứng gà vì nhiệt nóng càng làm cho mạch máu giãn nở và máu lại càng chảy ra nhiều hơn.

TIP ĐỂ NHẬN BIẾT NHANH NHẤT TÌNH TRẠNG CỦA BÉ

Vì phần đầu có nhiều dây thần kinh nối liền với các hoạt động của chân và tay, khi em bé có vấn đề về đầu, não bộ thì

dây thần kinh sẽ bị tê liệt, tay không cầm nắm được và chân khi mẹ cử động như động tác đạp xe đạp mẹ không thấy bé

phản ứng lại, mềm nhũn thì phải mang em bé đi bv ngay lập tức.

CHĂM SÓC DA CHO BÉ NGÀY HÈJune 20, 2014 at 10:15am

Mùa hè đến, trời trở nên càng oi bức và nóng nực hơn, vậy mẹ phải chăm sóc da bé như thế nào để da bé

vẫn mịn màng, và không bị nổi mẩn do bị nóng quá mức và mệt mỏi, bị hăm bị bí, và khi cho bé ra ngoài

trời cần phải làm như thế nào cho hợp lý. Hôm nay mẹ Michan sẽ viết các điểm cần lưu ý để mẹ chăm sóc

em bé được tốt hơn.

5 điểm cần phải lưu ý khi chăm sóc bé trong mùa hè

1. điều chỉnh môi trường

103

Page 104: Baby raising tips

Khi ở trong phòng mẹ nên chú ý cửa sổ, nên kéo rèm để che khi ánh nắng lên cao, tránh tia cực tím chiếu qua

khung cửa sổ tới chỗ em bé ngủ hay em bé chơi và bò tới, nếu nhà không có cửa lưới thì phải tránh mở cửa sổ lớn

vì côn trùng và muỗi có thể lọt vào phòng cắn em bé

Nhiệt độ phòng bé giao động từ 24-28 độ, độ ẩm là 65 % thích hợp cho em bé, không nên để quá lạnh hoặc quá

nóng, nếu lạnh quá thì khi em bé ra khỏi phòng sẽ bị sốc nhiệt dễ bệnh hơn.

Cho bé mặc quần áo 100 % cotton độ thấm hút tốt

Nếu em bé chảy quá nhiều mồ hôi thì mặc 1 lớp cho bé

2. Giữ da em bé sạch

Khi tắm cho bé không cần sử dụng các chất tẩy rửa cũng được không sao cả, 1 ngày có thể cho em bé tắm 2 lần,

tắm sơ cho em bé bằng nước bình thường.

Khi bé tè hoặc ị phải thay tã ngay cho em bé, rửa sạch lau khô giữ thoáng

Khi em bé có mồ hôi dùng khăn xô thấm nước ấm lau sạch chỗ mồ hôi cho bé, mục đích là để lỗ chân lông em bé

thoáng hơn và không bị bí, lau bằng nước lạnh sẽ làm lỗ chân lông se lại và không thông thoáng cho em bé

Phần dưới cằm nách lưng là nơi thoát mồ hôi nhiều nhất, mẹ nên lâu lâu kiểm tra 1 lần và chặm mồ hôi cho em bé

Nhiệt độ nước tắm cho em bé vào mùa hè là 38-39 độ không để nóng hơn hoặc lạnh hơn và không được tắm cho

bé quá lâu chỉ cần 5 10 phút là đc

3. Giữ ẩm da cho bé

Trước khi giữ ẩm da cho bé mẹ cần rửa tay mình thật sạch

Khi cho bé tắm xong phải quấn nhanh bằng khăn bông để giữ ẩm da bé không để bé bị khô

sử dụng các sản phẩm giữ ẩm để bôi cho em bé như lotion giữ ẩm, kem giữ ẩm, dầu giữ ẩm, vaseline

Bôi cho em bé ở những vị trí sau : Bụng, má, sau tai, ngón tay, nách, khuỷu tay và chân vì đây là những chỗ cúi

gập mồ hôi dễ đọng

4. Bảo vệ bé khỏi môi trường bên ngoài

Khi cho bé ra ngoài chơi cần bảo vệ bé bằng cách cho đội mũ rộng vành, mặc áo tay dài, có chăn để che chân bé

nếu đi xe đẩy, mang vớ nếu như không dùng chăn để che chân

Tránh đi ra ngoài lúc giữa trưa khi tia cực tím tập trung nhiều

Mang quạt giấy, khăn bông để lau mát thấm mồ hôi và quạt cho bé khi trời quá nóng

104

Page 105: Baby raising tips

Bôi sản phẩm chống nắng cho em bé ở những điểm sau đây : má, cánh tay, và cứ sau 2 tiếng thì bôi lại 1 lần

Chọn các sản phẩm có độ kích ứng thấp và dùng cho em bé

5. Bảo vệ bé khỏi công trùng

Để bảo vệ bé khỏi côn trùng cắn thì cho bé mặc quần áo dài tay, có mang vớ 

Tránh lại gần lùm cây hay bụi rậm nơi tập trung nhiều côn trùng

Sử dụng các sản phẩm chống côn trùng cho bé, như thuốc bôi chống muỗi, miếng dán, kem hay thuốc xịt

CHIỀU CAO CỦA TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT phần 1June 24, 2014 at 7:36am

Việt Nam mình có quan niệm hay cho con ăn cua tôm cho nhiều canxi cho xương cứng chắc mau cao nên

em bé từ tuổi ăn dặm đã được tăng cường 2 món này, nhưng sự thật có phải thế hay không hay vẫn chưa

đầy đủ và đúng.

Chiều cao của trẻ tăng lên ngoài yếu tố di truyền nhận từ mẹ cha còn chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố chính sau đây:

1. Bé ngủ đủ

2. Vận động đủ

3. Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé khoẻ mạnh và tăng chiều cao

Các mẹ cứ thử tưởng tượng mình xây nhà thì cần cốt thép và xi măng. Cua tôm mà các mẹ hay cho bé ăn đóng vai

trò là xi măng, có tác dụng làm xương cứng chắc, nhưng canxi nhiều nhất ở đâu, có phải tôm cua không.

Hàm lượng canxi rất phong phú trong những thực phẩm sau đây

1. Sữa tươi ( 200grm ) chứa 200mg 

2. Sữa chua ( 100grm ) chứa 110mg

3. tép bạc ( tép nhỏ mình dẹp ) 10grm chứa 230mg

4. cải bó xôi 80grm chứa 230mg ( đây là lý do tại sao ăn dặm của bé cần có cải bó xôi ngay từ đầu )

5. đậu hũ 150grm chứa 180mg

Chỉ có xi mặng thôi vẫn chưa đủ phải có sự kết hợp của đạm nghĩa là cốt thép để giúp bé cao lên nữa, các mẹ chỉ

chú trọng vào canxi mà không chú ý đến đạm thì bé vẫn không thể cao thêm.

Hàm lượng đạm có nhiều trong những thực phẩm sau đây

1. Thịt lườn gà, ức gà

2. Thịt bò, thịt đùi thịt phile

105

Page 106: Baby raising tips

3. Cá hồi

4. Sò điệp

5. đậu hũ

6. đậu nành

7. Trứng gà

8. Sữa tươi

Viết tới đây mẹ Michan nhận thấy bảng thực phẩm theo tháng của Nhật đưa ra cho bé bao gồm rất đủ các thành

phần em bé cần để phát triển chiều cao và rất khoa học.

CHIỀU CAO CỦA TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT PHẦN 2June 25, 2014 at 9:15am

Ở phần 1 mẹ Michan đã trình bày sự liên quan giữa calcium và chất đạm, nghĩa là 2 vật chất đóng vai trò

chính yếu cho sự cao lên của bé, được ví như xây nhà cần có xi măng và cốt thép, cốt thép cần phải được

đan cho chắc thì khi trét xi măng vào sẽ thành tường cột cứng chắc. Ở phần 2 này mẹ Michan sẽ trình bày

công thức tính toán chiều cao của em bé khi trưởng thành và những yếu tố đóng góp để em bé tăng thêm

chiều cao

Chiều cao được quyết định bởi yếu tố di truyền khá lớn, vì cha mẹ cao thì đương nhiên em bé cũng cao, cha mẹ

thấp nhỏ thì em bé cũng thấp, nhưng chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện và bổ sung đúng các chất cơ thể cần

đúng thời điểm sẽ làm hạt giống phát triển tốt hơn và cao hơn cha mẹ.

Với bé trai công thức tính chiều cao như sau :

Chiều cao của bé khi trưởng thành =[ chiều cao của cha (cm ) + chiều cao của mẹ ( cm ) + 13 ] /2 + hệ số

anfa ( hệ số anfa này thường được mặc định là 2 hoặc có thể thay đổi tuỳ vào sự chăm sóc dinh dưỡng và

rèn luyện của em bé ngay từ lúc còn nhỏ )

ví dụ với em bé trai có cha cao 173 và mẹ cao 157 thì chiều cao của em bé sẽ là = [173 + 157+13]/2 +2 = 173 cm 

đây là chiều cao của em bé khi đạt độ tuổi trưởng thành, nếu em bé có chế độ dinh dưỡng không tốt, ngủ không đủ

vận động kém đi thì chiều cao của em bé cũng bị giảm xuống, nếu em bé có chế độ dinh dưỡng tốt hơn thì hệ số

anfa này sẽ tăng lên và chiều cao cũng tăng lên

Với bé gái công thức tính chiều cao như sau :

Chiều cao của bé khi trưởng thành =[ chiều cao của cha (cm ) + chiều cao của mẹ ( cm ) - 13 ] /2 + hệ số

anfa ( hệ số anfa này thường được mặc định là 2 hoặc có thể thay đổi tuỳ vào sự chăm sóc dinh dưỡng và

rèn luyện của em bé ngay từ lúc còn nhỏ )

106

Page 107: Baby raising tips

ví dụ với em bé gái có cha cao 173 và mẹ cao 157 thì chiều cao của em bé sẽ là = [173 + 157-13]/2 +2 = 160 cm 

đây là chiều cao của em bé khi đạt độ tuổi trưởng thành, nếu em bé có chế độ dinh dưỡng không tốt, ngủ không đủ,

vận động kém đi thì chiều cao của em bé cũng bị giảm xuống, nếu em bé có chế độ dinh dưỡng tốt hơn thì hệ số

anfa này sẽ tăng lên và chiều cao cũng tăng lên

Sự phối hợp các chất trong thức ăn để giúp sự hấp thu các chất giúp tăng chiều cao trong cơ thể của em

bé diễn ra tốt nhất

VITAMIN K + CALCIUM + VITAMIN D

Vitamin K đóng vai trò xúc tác có nhiều ở các thực phẩm sau đây 

1. các loại thịt bò thịt gà

2. rong biển tảo biển

3. cải bó xôi

4. bắp cải

5. bông cải xanh 

Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm sau đây 

1. trứng gà

2. Nấm tươi ( chỉ nên dùng cho bé sau giai đoạn 1 tuổi )

3. Cá hồi

THE WONDER WEEK HAY THỜI KỲ KHÓ Ở CỦA TRẺ.Sau khi viết bài về “Khủng hoảng tuổi lên 2” (Terrible 2), mình nhận được khá nhiều câu hỏi đại loại như: “Con mình

12m, 16m, 18m… cũng có các biểu hiện giống như bạn Nhím thế này, liệu có phải bé rơi vào kỳ Khủng hoảng tuổi

lên 2 sớm hay ko?”

 

Câu trả lời cho tất cả các trường hợp này của mình đều là KHÔNG. Terrible 2 thường sẽ chỉ bắt đầu sớm nhất là

22m, thường thì ở 23m, và có bạn chậm thì có thể bắt đầu ở 25m, 26m...

 

Vậy nếu không phải là Terrible 2 thì nó là cái gì? Xin thưa nó là kỳ WONDER WEEK.

 

Hôm nay mình xin viết tóm tắt lại về Wonder week để các mẹ có một cái nhìn đúng hơn về những cơn “khủng

hoảng” bất thường của các bé, và yên tâm hơn trong quá trình “Nuôi con không phải là cuộc chiến” của mình nhé.

 

1.      WONDER WEEK LÀ GÌ?

 

-          Wonder week (ww) là CÁC TUẦN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VÀ TINH THẦN của bé.

-          Đây là các giai đoạn mà các bé sẽ có bước nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não.

107

Page 108: Baby raising tips

-          Có 10 kỳ ww rải rác trong 2 năm đầu đời của các bé, trong mỗi kỳ ww sẽ có 2 giai đoạn: STORM (BÃO TỐ)

và SUNNY (NẮNG ĐẸP). (Xem hình minh họa)

-          Giai đoạn BÃO TỐ là bước khởi đầu để bé bắt đầu học hỏi các kỹ năng, sự phát triển mới, và lúc này bé sẽ

trở nên CÁU GẮT, KHÓ CHỊU, BỎ ĂN, BỎ NGỦ, NHÕNG NHẼO, BÁM MẸ và mọi lịch ăn uống ngủ nghỉ của bé trở

nên LỘN TÙNG PHÈO.

-          Hết giai đoạn Bão tố là lúc bé sẽ học được kỹ năng mới, có sự nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh, và

lúc này bé sẽ đi vào thời kỳ NẮNG ĐẸP, mọi thứ trở lại như bình thường, bé của bạn ngoan như chưa bao giờ khó

chịu :D.

 

Ví dụ: Bé A 2.5 tháng tuổi, bé đang tập lẫy, cả tuần bé chẳng ăn chẳng ngủ, chỉ mải lẫy, tập chưa được thì khóc ré

lên đòi mẹ, thỉnh thoảng bé lại cáu kỉnh. 10 ngày sau bé lẫy được thành thạo, bé lại vui vẻ, ăn ngủ như  bình

thường. Khoảng thời gian từ 2.5 tháng đến 3 tháng tuổi chính là tuần " bão tố", còn thời gian 3 tháng tuổi được gọi

là tuần "nắng đẹp" , hai thời gian này gộp lại thành "Tuần phát triển kĩ năng và tinh thần".

 

Như vậy có thể dự đoán rằng khi bé học lẫy, ngồi, bò,đứng, đi, nói thì bé sẽ rơi vào WW.

 

Bảng các kỳ wonderweek (Mượn của bạn Eva.vn vì lười làm)

 

108

Page 109: Baby raising tips

 

P/S: Theo sách thì là 10 giai đoạn. Nhưng theo kinh nghiệm thực tế thì tớ thấy có rất nhiều bé "dở chứng"

thêm 1 phát thứ 11 vào khoảng 19-20-21m nữa nhé. Kỹ năng các bạn đạt được sau quả thứ 11 này là NÓI

DÀI, tức là bạn nào đang bắn phát 1 thì sẽ nói được 2-3 từ liền nhau, bạn nào đang nói 2-3 từ có thể nói

câu dài trọn vẹn 5-6 từ... 

 

2.      CÁC BIỂU HIỆN CHUNG CỦA WONDER WEEK.

 

Trước tiên xin có mấy lưu ý nhỏ:

Tùy vào từng kỳ wonder week mà các biểu hiện sẽ khác nhau.

Tùy vào từng bé mà các biểu hiện sẽ khác nhau.

Dưới đây chỉ là tập hợp các biểu hiện chung thường có, bé có thể có tất cả các biểu hiện này, hoặc chỉ có 1 vài

biểu hiện.109

Page 110: Baby raising tips

Bảng mô tả lịch các kỳ wonder week chỉ mang tính chất tham khảo vì không phải bé nào cũng đúng chóc giống lịch.

Nên các mẹ dựa chủ yếu vào biểu hiện của bé rồi mới đối chiếu với lịch để xem con có khả năng rơi vào kỳ wonder

week không. Nhiều bé có thể rơi vào ww sớm hoặc trễ hơn so với lịch.

Các biểu hiện:

 

-          Quấy khóc cả ngày.

-          Đang ngủ ngon dậy khóc, càng dỗ càng khóc to và dường như ko có cách gì để bé dừng khóc. (Trước đó

ngủ rất thẳng giấc và ngủ sâu).

-          Chán ăn, bỏ ăn, ăn ít (trước đó đang ăn rất tốt).

-          Đòi bế cả ngày, bám mẹ nhiều hơn.

-          Nhút nhát hơn, sợ người lạ.

-          Ghen tị.

-          Thay đổi tâm trạng nhanh chóng, đang vui có thể ngay lập tức khóc, đang khóc vui luôn.

-          Mút tay nhiều, thích ôm ấp 1 món đồ quen thuộc nhiều hơn. 

-          Đối với các bé lớn (trên 1 tuổi), có thể có nhiều hành động “trở lại tuổi thơ”, ví dụ như đã biết đi tự dưng lại

thích bò, đã biết xúc lại bỏ xúc đòi bốc tay, đã cai sữa tự dưng lại ra mò ti đòi bú @_@…

 

3.      TẠI SAO KỲ PHÁT TRIỂN MÀ LẠI KHÓ CHỊU THẾ.

 

Uh thì phát triển cứ phát triển, sao mà tự dưng chúng nó lại dở chứng kinh dị như thế?

 

Tưởng tượng thế này, khi bạn đọc 1 cuốn tiểu thuyết ngôn tình sướt mướt, hay là xem 1 bộ phim Hàn Quốc với các

tình tiết gay cấn hấp dẫn, bạn sẽ thế nào? Có phải sẽ muốn nhanh nhanh chóng chóng đọc cho hết quyển truyện,

xem cho hết bộ phim để xem kết quả cuối cùng anh đầu quăn đẹp giai có lấy cô lùn tịt xấu gái nhà nghèo nhưng cá

tính kia hay không? Rồi thì bạn bỏ cả ăn (hoặc vừa ăn vừa dí mắt vào màn hình), bỏ cả ngủ (thức đến 4-5h sáng

luyện cho xong) để xem cho nhanh. Rồi thì chả may lúc ý có đứa nào mà gọi điện rủ bạn đi chơi, đi shopping,

không khéo chả bị bạn chửi cho 1 trận vì “bố của nợ làm phiền tao”.

 

Con của bạn cũng vậy! Thời kỳ Bão tố là lúc bé đang “Luyện chưởng”, rất tập trung chăm chú, cần mẫn và kiên trì

để học cho bằng được “tuyệt chiêu” mới, có thể là lẫy, có thể là bò trườn, hay mơ hồ hơn là khả năng hiểu được

mớ ngôn từ mà “bọn người lớn” cứ ra rả bên tai bé hàng ngày là cái gì… Thế nên người ta bỏ ăn, bỏ ngủ, đang

đêm ngủ ngon tỉnh giấc nhớ ra “bí kíp” chưa luyện xong, buồn quá.. khóc… Rồi thì luyện mãi ko xong, người ta cáu,

giận, bực bội. Đã thế “bọn người lớn” ko hiểu chuyện lại lao vào la hét, quát mắng, hoặc lo lắng thái quá, nhồi ép

ăn, ép bú, ép ngủ, hay tệ hơn là lôi đi bác sỹ khám…làm cản trở quá trình “luyện chưởng” của các đại ca, đại tỷ….

Và tất nhiên, luyện mãi ko được, người ta sẽ buồn, buồn quá thì cần nơi nương tựa, chia sẻ, động viên, khích lệ và

người ta tìm đến ai? MẸ MẸ MẸ!!! Và đó là lý do tại sao người ta nhõng nhẽo, bám mẹ sát sạt.

 

4.      THẾ THÌ “BỌN NGƯỜI LỚN” PHẢI LÀM GÌ.

 

Lý thuyết thì rất nhiều, nhưng kinh nghiệm KINH ĐIỂN nhất lại rất đơn giản: MACKENO - KỆ KỆ và KỆ.

 

-          Đang ngủ dậy khóc: KỆ, hãy để cho các nàng, các chàng ĐƯỢC QUYỀN KHÓC, khóc cho đã đi, rồi mẹ hãy

lại gần vỗ về bé. Đơn giản là vì, có lại gần ngay từ đầu, cố gắng dỗ dành cũng ko giải quyết được vấn đề gì

-          Chán ăn, ăn ít, lười bú: KỆ. Hết kỳ ww các đại ca, đại tỷ sẽ ăn bù, chả sao cả.

-          Nhõng nhẽo, ăn vạ: LẠI KỆ. Lại cho các bạn ĐƯỢC QUYỀN KHÓC.

110

Page 111: Baby raising tips

 

Nói chung là thế, nhưng tất nhiên cũng có 1 vài giải pháp nho nhỏ khác ngoài việc KỆ nhé, nói ra ko các

mợ lại bảo em “tư vấn cũng như không” :D

 

- Đầu tiên là nên cho các bạn trẻ đi ngủ giấc đêm sớm hơn bình thường 30 - 45 phút.

- Cắt đi 1 giấc ngày (áp dụng với tuần 12 - 26 hoặc 37 - 55 hoặc 64). TẠI SAO? Rằng thì là mà các tuần này là các

tuần mà bọn “sâu ngủ” muốn trở thành “trí thức”, chúng nó đang muốn ngủ ít hơn, phá nhiều hơn và gọi tên 1 cách

mỹ miều thì là những giai đoạn mà các bạn ý muốn CẮT NGỦ NGÀY (giảm số lượng/thời gian các giấc ngủ ban

ngày)

- KHÔNG ÉP CON ĂN, đừng biến biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Mẹ chỉ cần đợi đến lúc con ĐÓI con ĐÒI

thì mẹ cho ăn là được.

- Quan tâm con nhiều hơn, cùng chơi các trò chơi để luyện tập các kĩ năng con đang học.

- Khi bé quấy khóc, giúp bé quên đi sự khó chịu bằng cách cho bé thực hiện hoạt động bé thích nhất, mát xa cho

bé, cho bé đi ra ngoài chơi, nghịch nước.

- Cho đi chơi, cho hoạt động càng nhiều càng tốt. Đi chơi để quên buồn bực, hoạt động nhiều để cho “mệt”, mệt

quá thì lăn ra ngủ say quay tít, ko có sức dậy mà gào thét.

- Cuối cùng, học cách chịu đựng tiếng khóc của con. HÃY ĐỂ BỌN TRẺ ĐƯỢC QUYỀN KHÓC.(Tại sao lại nói là

được quyền khóc? Bởi vì tớ biết có rất rất nhiều mẹ sợ con khóc, con hơi e e 1 tẹo là đã chạy vội lại dỗ

dành, ôm ấp, làm đủ trò để con không khóc, mà thực ra, khóc là 1 quyền của trẻ, để thể hiện tâm trạng, để

giải tỏa sự khó chịu, bức xúc, ấm ức trong người… vậy thì tại sao lại ngăn con khóc?)

 

Túm cái váy cuối cùng:

Bạn nào biết tiếng anh thì mua cuốn “The Wonder week” về đọc, bản sách giấy hoặc bản ebook Kindle, đầy đủ chi

tiết, ví dụ ví deo, bày trò chơi từng thời kỳ, cách xử lý từng giai đoạn….

Bạn nào tiếng anh ú ớ thì chờ NXB ở Việt Nam mua bản quyền và dịch cho các bạn đọc (theo tớ biết là đã có bên

mua bản quyền rồi, còn bao giờ ra thì ko biết).

Bạn nào lười nữa thì đón chờ sách NUÔI CON KHÔNG PHẢI CUỘC CHIẾN của ba con vịt: Mẹ Ong Bông,

Bubu Huong, Hachun Lyonet sẽ có phần viết về wonder week này (tóm tắt nhưng chi tiết hơn bài này của tớ

hihi) và nhiều điều kỳ thú khác trong sách (5 phút cho quảng cáo tý nhé ^^) - dự tính sách sẽ ra mắt vào

tháng 8 mùa thu sắp tới (vì 3 ad lỡ viết quá nhiều nên ko kịp ra vào tháng 6 như đã báo hị hị)

Hết ạ!

Nhật ký "mẹ mìn"...March 4, 2014 at 3:16pm

1. Con mới sinh, nhất quyết ko đội mũ cho con dù ngủ dù thức. Trẻ con thoát nhiệt ra đầu, đội mũ chỉ tổ làm bí đầu

nó và cản trở thoát nhiệt.

 

2. Con mới sinh, chỉ lúc ngủ mới đeo bao tay bao chân, còn thì lột hết, bắt nó nắm ngón tay mẹ, lấy đồ chơi, khăn

khố, ly tách chà chà vào chân vào tay.

 

3. Con mới sinh, ngày nào cũng tắm, có hôm nóng nực còn tắm 2 lần/ngày.

 

4. Con mới sinh, đều như chanh vắt, mỗi ngày 1 cữ lúc 1h trưa là bú bình (sữa mẹ hút ra).

111

Page 112: Baby raising tips

 

5. Con mới sinh, được 3 ngày đầu mẹ luộc bình sữa, 1 tháng đầu tráng nước sôi, sau đấy thì cứ rửa xong úp cho

khô rồi dùng luôn. Trộm vía, thế mà hệ tiêu hóa cũng khỏe phết.

 

6. Con mới sinh 10 ngày, mẹ cho nằm úp ngược trên người mẹ, rồi lấy tay đỡ cổ con... dần dần đặt con tự nằm sấp

dưới sàn cho tự ngóc cổ lên. Kết quả, 3 tháng 10 ngày biết lẫy là cổ tự ngóc lên luôn, ko nằm bẹp dưới sàn khổ sở.

5 tháng tự lật nghiêng và tự ngồi dậy.

 

7. 6 tháng biết bò, lần đầu tiên bò cụng đầu vào tường cái cốp, con mẹ ngồi gần chả ý kiến gì... con con sau mấy

giây định thần lại, khóc òa... con mẹ chạy lại xoa đầu, hỏi con đau à, lần sau con cẩn thận nha, đụng vào tường đau

lắm. Kết quả, từ đấy về sau ko cụng đầu vào tường nữa, kể cả sau này tập đi, chạy nhảy.

 

8. 6 tháng bắt đầu ăn dặm, con mẹ quẳng 1 đống lổn nhổn rau củ quả lên bàn, con con tự xử lý. Chẳng cháo bột,

chẳng xay nhuyễn, ko có đút bón gì, cũng ko tivi, múa hát làm trò. Giờ ăn, ăn thì ăn, ko ăn thì nhịn. Kết quả, 13m tự

xúc thìa, 16m xúc thành thạo, 19m bắt đầu dùng đũa, 21m ăn đũa nhoay nhoáy, đi học trừ lúc ốm bệnh còn thì toàn

tự xúc hết và xin thêm suất ăn, nhìn thấy đồ ăn mắt sáng như sao...trong khi quanh nhà các bạn thấy ăn là khóc

thét.

 

9. 7 tháng bắt đầu leo trèo, trèo cái pách lên bàn rồi loay hoay ko biết trèo xuống. Con mẹ ko bế xuống, chỉ chạy lại

hướng dẫn con phải thò chân xuống trước để trèo xuống kèm theo cảnh báo "con cẩn thận kẻo ngã đau". Kết quả,

sau 2 lần hướng dẫn, em tự trèo xuống ngon lành. Sau đấy, 13m sang nhà mới có cầu thang, lại được dạy tự leo

cầu thang, trộm vía chưa bị gì bao giờ, mỗi lần lên xuống mồm còn tự lẩm nhẩm "từ từ..té" (từ từ kẻo té)

 

10. 9 tháng biết đi, mỗi lần chập chững rồi ngã, con mẹ mìn chẳng thèm chạy lại đỡ, chỉ nói con đứng dậy rồi phủi

tay đi. Kết quả, con ko bao giờ ngã rồi nằm ăn vạ chờ người đến đỡ...vấp ngã là chuyện bình thường, vấp ngã và

đứng dậy vui vẻ, phủi tay đi tiếp mới là bản lĩnh. Mong là sau này mỗi lần vấp ngã trong cuộc sống con cũng biết tự

đứng dậy, phủi tay và vui vẻ đi tiếp...

 

11. Con lớn dần, thích được tham gia làm việc nhà, thích nhặt rau, rửa rau, rửa chén bát, bóc tỏi bóc hành, quét

nhà, vứt rác... nói chung cái gì mẹ làm con cũng muốn làm. Mẹ để cho con cùng làm hết, dù mỗi lần con động tay là

mẹ phải đi theo dọn cực gấp mấy lần..nhưng thấy con vui..và thấy mỗi lần cùng làm là 1 lần con tiến bộ, lần sau

gọn hơn lần trước là mẹ vui. Mẹ ko thích những đứa trẻ nằm ì 1 chỗ, cơm bưng nước rót đến tận miệng, cả ngày

ko phải động chân động tay việc gì. Con dù còn nhỏ, nhưng nhìn ánh mắt con sáng lấp lánh mỗi lần được làm việc

nhà là mẹ biết con đã lớn lắm rồi :).

 

12. Con mê các con vật. Trẻ con đứa nào chả mê các con vật. Mẹ không cấm con tiếp xúc với các con vật, như

gà..con thích thú chạy vào giữa đàn gà cho chúng chạy tan tác...hay như mấy em chó ở nhà ông nội, rất hiền, nên

mẹ để cho em lại sờ và vuốt ve chúng, vỗ chúng lúc chúng ngủ... hay kiến và sâu bọ - các loại vô hại, mẹ cho em

ngắm nhìn, em sờ nếu thích...và cá, em từng có 1 bể cá nhỏ, thọc cả bàn tay của em vào để "đuổi bắt" mấy chú

cá... Trừ những gì "nguy hiểm" còn thì đừng vì sợ bẩn mà tạo 1 bức tường vô hình ngăn con khám phá và phát

triển.

 

13. Con đi học, mẹ chẳng bao giờ hỏi "con có buồn ko, có khóc ko, cô có đánh con ko, cô có ép con ăn ko, bạn có

đánh con ko".... Đi học mặc định là vui, về nhà mẹ thường nói hôm nay con đi học vui quá nhỉ, hỏi hôm nay ở lớp

con chơi trò gì... và thêm nữa, nếu con ko ngoan thì sẽ không được đi học. Mỗi tối mẹ nói con phải đi ngủ sớm thôi,

ko mai dậy trễ là không được đi học đâu. Mỗi sáng dậy mẹ đều nói đi đánh răng rửa mặt sạch sẽ còn đến lớp sớm

112

Page 113: Baby raising tips

ăn sáng và chơi nào. Nói chung với cả con và mẹ, đi học là ĐƯỢC ĐI, và đi học rất vui. Đơn giản vậy thôi. Mỗi

sáng thấy con vui vẻ tới lớp, đưa tay ra cho cô bế và vui vẻ bye bye mẹ, mẹ thấy thật nhẹ nhàng... ko giống như

cảnh vật vã khóc lóc mẹ vẫn tưởng tượng trước đây...

 

Nhiều người hay bảo "chẳng qua con mày dễ"...ừ thì dễ... chả lẽ lại ngồi kể lể những lần nó bỏ bú bình 2 mẹ con

vật lộn với nhau cả tuần giời, chả lẽ lại kể những lúc nó rúc rích bú đêm đến sứt cả đầu ti, chả lẽ lại kể những lúc

nó biếng ăn cả tháng ko xơi miếng nào, hay những lúc nó bệnh nhèo nhẽo như giặc, ho rồi ói tùm lum chua lòm...

Trẻ con làm gì có đứa nào dễ. Nuôi con làm gì có mẹ nào nhàn. Chỉ là phải biết tự đặt ra giới hạn cho mẹ và cho

con...

Tác hại của việc dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ và cách chữa bệnh khi con bị viêm hô hấp.October 11, 2013 at 9:58am

Một bài viết rất hay và rất thật của 1 người mẹ có con bị bệnh, nằm Nhi Đồng, tiêm và uống kháng sinh dài ngày vì

lúc đầu không tin tưởng vào cách chữa trị không dùng thuốc của các bác sỹ bên Victoria. Sau 4 đợt ốm liên tiếp, sử

dụng kháng sinh liên tục, con mệt mỏi, xanh xao, giảm hoạt bát thì mẹ đưa con trở lại Victoria và quyết tâm làm

theo hướng dẫn của các bác sỹ ở đây.

Mình hoàn toàn tin tưởng vào quan điểm “ko lạm dụng thuốc” của các bác sỹ ở Vic. Tuy nhiên khi mình đưa ra lời

khuyên có rất nhiều mẹ phản bác lại theo kiểu “Do Nhím đề kháng tốt, chứ con nhà tớ yếu lắm, không kháng sinh

ko được…” và tớ thì đúng là chưa bao giờ cho con nằm viện, chưa bao giờ cho con dùng kháng sinh, con cũng

chưa từng ốm nằm 1 chỗ trong thời gian dài nên khi nghe những lời này tớ cứng họng, ko muốn tiếp tục chia sẻ gì

cả.

Bài viết của mẹ Nguyen Dai Phu dưới đây có đầy đủ kinh nghiệm của 1 người mẹ 2 con, đã từng ôm con nằm

ngoài hành lang Nhi Đồng vì không có phòng, đã nhìn thấy con ngày 1 xanh xao, ốm yếu vì kháng sinh, vì mất đề

kháng tự nhiên, vì kém ăn và thiếu dưỡng chất khi bị bệnh. Một bài rất đáng đọc để các mẹ tự tìm ra cách nuôi và

chăm sóc con khi bị bệnh.

 

------------------------------------------------------------

 

Trích từ blog của mẹ Nguyen Dai Phu

https://www.facebook.com/ndaiphu/posts/10201942663909666

 

Minh Châu đi tái khám Viêm Phổi do siêu vi ở Victoria Healthcare lần 2 kết quả tốt.

 

Mọi việc bắt đầu bằng niềm tin. Mình nghĩ việc gì muốn thành công cũng cần có niềm tin. Việc mình tư vấn cho các

mẹ kích sữa lại cũng vậy. Hay việc chăm con cũng thế.

 

Sau khi chứng kiến một số hệ quả của việc dùng kháng sinh cho con mình thấy cần phải thay đổi trong cách nhìn

nhận vấn đề. Cần suy nghĩ lại cách chăm con nhất là khi đối đầu với việc con bị bệnh. Từ khi lĩnh hội được nhiều

kiến thức từ internet, đọc được những bài viết của bác sĩ Trí Đoàn cũng như phương hướng điều trị của phòng

khám Victoria Healthcare cộng thêm không phủ nhận là những kinh nghiệm của các mẹ trong hội mèo Tứ quý mà

mình tham gia đã giúp mình rất nhiều. Các mẹ có nhiều kinh nghiệm thật hay, mình nói thật mình vẫn phải chạy dài

theo các mẹ.

113

Page 114: Baby raising tips

Giờ đây sau khi ngồi xâu chuỗi lại mọi sự kiện mình thấy đúng là cái gì cũng phải trả giá hết, để có kinh nghiệm thì

đều từ những bài học rất xương máu.

 

Minh Châu nhà mình cân nặng chiều cao với lứa tuổi này vẫn đủ chuẩn tuy nhiên nếu xét theo đường biểu đồ thì

con tăng trưởng nằm ngang và đi xuống. Đó là kết quả không tốt suốt từ lúc con 14 tháng tới giờ. Kể từ tháng 7 âm

lịch là tháng tệ nhất của con và gia đình. Trước đó con cũng bệnh vặt nhiều, hay bị viêm phế quản và thường xuyên

phải dùng kháng sinh. Mẹ cũng cố gắng theo các bác sĩ Nhi Đồng 2, phòng khám dịch vụ, khoa chất lượng

cao, phòng khám trẻ bệnh, bác sĩ tư,.. Tất cả đều kê kháng sinh cho con. Mẹ cũng tìm hiểu, lựa bác sĩ giỏi

cho con nhưng kết quả vẫn kháng sinh đều đều. Biết làm sao đây con khi giữa biển bác sĩ VN này thì đi đâu

cũng đc kê kháng sinh mà thôi. Không kháng sinh mới là lạ, tự nhiên anh sẽ lạc lõng giữa mọi người, anh

lo lắng, anh băn khoăn nếu không dùng kháng sinh thì con ăn có hết bệnh không? Và cứ thế con lệ thuộc

vào kháng sinh, con không có sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật. Cứ trời mưa là con sụt sịt sổ mũi,

cứ thời tiết thay đổi là con đổ bệnh. Mặc dù con là đứa trẻ hiếu động, hoạt bát.

 

Mẹ tóm tắt vài dòng đợt bệnh của con từ hồi tháng 7 âm lịch mà phải nhập viện. Mẹ cứ giá như hoài. Lúc đó con bị

viêm loét miệng, bị sốt. Sau khi hạ sốt mẹ có cho con đi bác sĩ Đoàn lần đầu. Bác giỏi, mẹ biết điều đó. Tuy nhiên

mẹ vẫn chưa đặt niềm tin vào bác và hệ thống phòng khám nơi bác làm việc. Con hôm sau sốt lại nhưng mẹ lại

không cho con quay lại phòng khám mà cho đi bệnh viện. Lý do con bị sốt vì tối hôm trước mẹ cho con đi chơi. Cả

mẹ và con ra khu vui chơi và bị lây bệnh. Mẹ mệt, sốt nằm bẹp ko chăm con được vẫn để con đi học. Đó là lý do

con chưa khỏe mà bị bội nhiễm. Con sốt lại. Con chuyển từ viêm loét họng đã đỡ sang viêm hô hấp trên. Giá như

mẹ để con khỏe hẳn rồi mới cho đi học thì đã khác. Vì mẹ mệt quá ko chăm được con.

 

Rồi mẹ quyết định cho con đi Nhi Đồng 2. Hôm đó gặp bác sĩ phải nói rất điên. Đập bàn, đập ống nghe, quát bệnh

nhân. Mẹ tự cảm thấy ng ấy chưa đủ tư cách làm bác sĩ. Bác sĩ ấy cho con đi xét nghiệm máu, sau khi nghe mẹ nói

con sốt lần 2 thì bắt con nhập viện luôn mặc dù con vẫn ngoan, ăn uống bình thường. Chỉ sổ mũi và ho thôi. Mẹ cứ

nghĩ thôi con khỏe, cho con vào viện điều trị cũng đc. Như vậy em BN đỡ lây. Thế rồi không có phòng. Mẹ con ở

hành lang trời mưa gió. Cả ngày con không ăn uống. Xung quanh toàn các bé viêm phổi. Thế là con quỵ ngã. Hôm

sau mẹ xin ra cho con về. Con nằm thiêm thiếp suốt. Hôm sau nữa con bắt đầu nôn ói liên tục. Ăn gì nôn nấy. Con

đã bị bội nhiễm. Bố mẹ ôm con chạy khắp phòng khám này tới phòng khám kia vì mẹ sợ quay lại bệnh viện. Cuối

cùng cũng phải nhập viện lại đêm đó. Và lại tiếp tục nằm hành lang tiếp. Lúc này phổi con đã trắng. Con bị viêm

phổi. Quay lại những note mẹ đã viết cho con. Thương vô cùng..Khi con bị lấy ven tay. Khi con không ăn được gì

và ói liên tục. Khi phải bơm từng xi lanh sữa cho con. Rồi sau đợt điều trị đó (mỗi hôm khám một bác sĩ rất qua loa)

con về nhà trong tình trạng chưa khỏe hẳn và thêm 2 đợt viêm phế quản cấp mới. Mẹ tìm bác sĩ Nhi Đồng 1 cho

con. Bác sĩ kê cho con 2 đợt kháng sinh tiếp theo mỗi đợt cũng kéo dài gần 10 ngày. Sau đó nhìn da mặt con cũng

nổi mẩn, con bớt hoạt bát hơn, da mặt nhợt nhạt, người gầy, dễ đau ốm và cáu gắt, hay sợ hãi, lưng cũng nổi mẩn

chưa lành nữa. Suốt 2 tháng qua rồi. Kể từ cái đợt bệnh ấy đợt này là đợt thứ 4 rồi. Mẹ nhìn con xót xa vô cùng.

Bác sĩ định bệnh con bị viêm phế quản dạng hen. Cứ tái khám 2 ngày/ lần mỗi đợt bệnh. Suốt ngày kháng sinh.

 

Lần này cũng biểu hiện y như lần trước vừa dứt xong chưa lâu. Lần này mẹ quyết tâm không đưa con đi bác sĩ Nhi

Đồng nữa. Mẹ quyết định chọn bác sĩ Linh – phòng khám Victoria cho con. Sau khi đọc những chia sẻ của các mẹ

chăm con bệnh mẹ có thêm quyết tâm để cố gắng hạn chế kháng sinh cho con xuống thấp nhất có thể.

 

Tiếp theo note trước mẹ đã viết bác xem, nghe rất kỹ và chẩn đoán con bị viêm phổi siêu vi, ho và sổ mũi nhiều.

Nghe phổi có tiếng ran. Hôm nay tái khám sau 3 ngày thì con đã có nhiều tiến bộ. Phổi nghe không còn tiếng ran

nữa. Sổ mũi vẫn còn, tiếng ho vẫn nặng nhưng con vẫn hoạt động vui chơi bình thường. Bác có nghe tiếng rít. Mẹ

mới hỏi hay bây giờ cháu bị vpq hả bác? Bác nói không phải. Do bây giờ mũi đặc lại, đờm đặc lại nên tiếng ho của

114

Page 115: Baby raising tips

con sẽ nặng hơn. Thông thường khi gần khỏi tiếng ho của con sẽ nặng hơn và nghe thì sẽ bị nhầm là VPQ.

Bác sĩ không kê thuốc do con không đừ, không sốt, vẫn chơi bình thường, ăn bình thường. Bác chỉ chỉ

định xịt nước muối sinh lý thôi. Theo bác tính toán một tiến trình bệnh như vậy thì còn 5-7 ngày nữa con sẽ

khỏi thôi. Mẹ cũng tin như thế vì đợt bệnh trước con cũng mất tới 16 ngày. 7 ngày mẹ mới cho con đi khám và

uống tới 9 ngày kháng sinh. Hix.

 

Lần này chỉ nước muối sinh lý mà thôi, xịt, rửa, xông. Tuy hơi ít lần vì mẹ bận quá với công việc nhưng vẫn ổn. Mẹ

thấy việc rửa mũi cho 2 con vô cùng hiệu quả khiến cho tiến trình bệnh không leo thang, em BN bị lây nhưng cũng

chỉ bị sổ mũi thôi mà chưa bị ho, có thì ho rất nhẹ. Bác sĩ bảo dùng máy xông xông nước muối cũng giúp con dễ ho

hơn bởi nước muối sinh lý sẽ làm tan loãng đờm ra.

 

Bên cạnh việc dùng nước muối sinh lý, có mẹ trong hội mèo nói bổ sung dinh dưỡng cho con là rất quan trọng. con

thích uống ensure, mẹ cho uống. Vẫn bổ sung Childlife Total defense. Bây giờ sẽ bổ sung thêm cả nước Yến

Khánh Hòa cho con nhé. (Yến VN vẫn chất lượng nhất so với yến của các nước trong khu vực). Cảm ơn các mẹ

trong hội mèo tứ quý đã nhắc nhở cần phải cho con ăn uống tốt để con có sức đề kháng trong giai đoạn đau bệnh

tránh bội nhiễm. Đúng thật! Con không ăn uống thì con suy kiệt rất nhanh. Lần ở viện trước đó là 1 trong những lý

do vô cùng quan trọng.

 

Sau khi khám cho con xong mẹ vẫn còn kịp hỏi thăm tình hình cho 2 mẹ khác nữa. Mẹ Huyền và mẹ Vân nhỉ? Nếu

các mẹ nào con đang bệnh cứ thử gọi điện và yêu cầu các bác tư vấn xem nhé. Với trường hợp của mẹ Huyền con

bị viêm mũi mủ. Bác không thăm khám trực tiếp nên không thể khẳng định có ổ mủ hay do vi khuẩn nhưng bác trả

lời chung như sau: Bé sổ mũi thì tích cực xịt rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Trường hợp bé sốt do bôi

nhiễm lên thì theo dõi sốt, kiểm tra thử máu, nếu bạch cầu tăng cao thì có thể dùng kháng sinh hay không dùng

kháng sinh cũng được. Nhìn đơn thuốc của mẹ Huyền mà choáng. Mẹ rất dũng cảm khi không dùng ks cho con

nhưng 2 loại thuốc nhỏ mũi là Otrivin với Nemidexan cũng đủ chết rồi. Hix.

 

Với mẹ Vân thì mũi bé vẫn trong thì tích cực xịt rửa mũi nhé. Nếu thực sự là VPQ thì có thể xông khí dung sẽ đỡ

nhanh hơn và hạn chế việc dùng ks hơn. Theo dõi bé sốt ngày 1, ngày 2, ngày thứ 3 có thể xét nghiệm máu xem

bạch cầu có cao không mẹ nhé. Tựu chung lại ho hay sốt cũng là phản ứng tốt thôi.

 

Với đợt bệnh này của con thì dù con có uống kháng sinh hay không uống kháng sinh cũng vậy thôi. Mẹ nghĩ cũng

từng ấy ngày mới khỏi được. Mẹ bắt đầu tin và theo. Mẹ sẽ mua BH cho con để bớt phần nào chi phí khám bệnh.

 

Lại nói về bác sĩ Nhi Đồng 1. Mẹ muốn làm thí nghiệm, mẹ muốn khám lại xem bác phán sao nhưng trong đầu mẹ

tự hiểu là bác sẽ bảo rằng con bị viêm phế quản. Haizz. I như mẹ phỏng đoán, bác phán con bị vpq và kê con một

đống kháng sinh như những lần trước. Mẹ mất 180k thí nghiệm và lúc này mẹ cũng chả tin con mẹ bị viêm phế

quản dạng hen như bác sĩ phán nữa con à. Bác sĩ Nhi Đồng 1 hay bác sĩ Nhi Đồng 2 hay các bác sĩ Nhi trong cả

nước đa phần sẽ định bệnh như vậy. Mẹ tin thế. Bởi vậy các mẹ khi cho con đi khám đứng trước việc cho con uống

1 đống kháng sinh, kháng viêm, giãn phế quản khó khăn vô cùng. Với bệnh tinh của con nếu cho con đi Nhi Đồng

chắc bác sĩ bắt nhập viện từ lâu rồi và lại chuỗi ngày khóc lóc, căng thẳng, stress, ép ăn,… Cái gì cũng phải tin. Mẹ

tin rằng từ từ con sẽ chống chọi với bệnh tật được. Tất cả cũng chỉ là mấy bệnh vặt thôi phải không con?

 

Suốt buổi tối nay con rất vui vì được mẹ cho chơi ở Vic, mẹ con mình cùng hát trên đường đi. Con vẫn chạy nhảy,

con hoạt bát nhanh nhẹn, con hát hò và mẹ nghĩ con chả đau ốm gì, bệnh vặt thôi con nhỉ? Con khỏe mà, sao mẹ

phải căng thẳng? Đúng là ai cũng thế, sinh con ra nâng niu chiều chuộng, lo lắng từng miếng ăn, giấc ngủ. Đôi khi

lo lắng thái quá lại thành hại con mình. Cái cây cũng cần ánh sáng mặt trời, con người cũng thế. Đừng úm con

115

Page 116: Baby raising tips

trong phòng, đừng mặt ủ mày chau lo lắng mà ảnh hưởng tới đứa trẻ. Liều thuốc niềm tin và liều thuốc tinh thần vô

cùng quan trọng. Mẹ tin rằng mẹ sẽ “mẹ mìn” lên mỗi ngày, tự tin hơn để hạn chế và nói không với kháng sinh cho

con.

 

Vậy túm lại khi con bị bệnh đường hô hấp thì:

 

- Cần bác sĩ giỏi có tâm, hạn chế cho dùng ks

- Cần bố mẹ tỉnh táo xử lý tình huống

- Biết xịt rửa mũi cho con và rửa mũi thường xuyên

- Bổ sung dưỡng chất cho con

- Tạo không khí vui tươi cho con

- Hiểu rõ tình trạng bệnh của con và không hoang mang

 

- Có niềm tin và tin bác sĩ

Dạy bé bằng flashcardOctober 28, 2012 at 12:53am

Đây là 1 bài về Flashcard nhé. Ngoài ra còn có các tài liệu về dạy bé học số, học chữ, sáng tạo này nọ, rồi ăn dặm,

dinh dưỡng các thứ. Các bố mẹ quan tâm thì tớ post tiếp.

---------

Bạn có biết không ? mọi em bé đều là thiên tài!!!

Mình xin trích một đoạn trong cuốn sách hay đã đọc:

“Một bà mẹ hỏi một nhà tâm lý phát triển trẻ em nổi tiếng là bà nên bắt đầu dạy con khi nào.

Ông hỏi ngược lại bà “Khi nào bà sẽ sinh con?”

“Ồ, cháu 5 tuổi rồi”, bà mẹ nói.

“Thưa bà, bà hãy về nhà thật nhanh. Bà đã lãng phí 5 năm cuộc đời của cháu

Hoạt động của người lớn được chi phối bởi bán cầu não trái. Với trẻ dưới 3.5 tuổi được chi phối bởi bán cầu não

phải (còn được gọi là bộ não siêu đẳng, đại não). Bán cầu não phải có ưu điểm so với bán cầu não trái: ghi được

hình ảnh rất nhanh, chính xác, tự tin mà không cần ý thức, không cần phân tích.

Trẻ em càng nhỏ đầu óc càng thông minh. Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi bất kể kích ứng giáo

dục là khó hay dễ, đều có thể hấp thụ được dễ dàng. Trẻ nhỏ nhớ những câu nói, từ ngữ nghe được từ xung

quanh, khi trẻ nói thành lời, không phải chỉ dựa vào khả năng ghi nhớ đơn từ, trẻ có khả năng tư duy và suy luận

rất độc lập, khả năng xử lý thông tin ưu việt ( trong đầu óc người lớn không thể có), khiến trẻ trở thành chuyên gia

với bất kỳ từ ngữ hóc búa nào. Khả năng như thiên tài này, ở trẻ nhỏ, bé nào cũng có. Giai đoạn 0 đến 3 tuổi là giai

đoạn mẫn cảm nhất, sau đó giảm dần, đến khoảng 6 tuổi thì khả năng này gần như biến mất. Không phải dạy bằng

hình thức bỏ thời gian công sức để nhồi nhét vào đầu các bé. Mà hầu hết là hình thức chơi bằng thẻ card, mỗi ngày

chỉ 5 phút hoặc 10 phút. Chơi với chữ, mà thành quả đạt được như vậy. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ như vậy thực

sự là việc thúc đẩy sự tiến bộ trí năng của trẻ nhỏ.

Từ khi là em bé mới lọt lòng, chơi và dạy chữ cho con là tốt nhất. Chúng ta hãy dạy chữ cho trẻ và dạy cách suy

116

Page 117: Baby raising tips

luận đúng đắn cho trẻ. Không có giới hạn chuẩn từ mấy tuổi. Hãy bắt đầu ngay, càng bắt đầu sớm, tố chất cao

càng dễ tiếp thu. Bắt đầu muộn, tố chất giảm dần, không đạt hiệu quả cao bằng." 

Các mẹ sau khi tìm hiểu phương pháp này thường hay hỏi mình dạy chữ cho bé từ sớm vậy có đúng ko? và liệu

khi đi học biết chữ trước bé có tâm lí chán học ko? Mình xin phép mượn câu trả lời của mẹ TomTedVic - mẹ

Hường mà mình rất tâm đắc và đây cũng là động lực giúp mình dạy con theo phương pháp này:

“Mẹ đừng hiểu sai mục đích của việc dạy trẻ từ sớm. Dạy con từ sớm không có nghĩa là để con biết trước, biết

nhiều hơn con người khác về cái gì. Dạy trẻ từ sớm có nghĩa là tận dụng cơ hội có một không hai của con người

trong giai đoạn vàng để kích hoạt tối đa tiềm năng não bộ của trẻ. Não người trong những năm đầu tiên cần những

kinh nghiệm để tạo thành các kết nối. Việc dạy trẻ học đọc cũng chỉ là một trong những hoạt động của phương án 0

tuổi. Những hoạt động này cung cấp các kinh nghiệm cho trẻ cũng như giúp hình thành các kết nối thần kinh trong

não bộ. Hơn nữa, chắc bạn chưa biết về thực tế là các tế bào não người hoạt động theo cơ chế sử dụng nó hay

mất nó. Có nghĩa là những tế bào não nào được kích thích nhiều thì chúng được nuôi dưỡng và giữ lại. Các tế bào

nào không được sử dụng sẽ bị chết đi và nhường dưỡng chất cho các phần não được sử dụng. Đây là sự chuyên

biệt hóa của não bộ. Việc dạy trẻ ngay từ sớm này sẽ giúp giữ lại các tế bào não này. 

Như vậy đừng lo lắng gì nhiều về việc con bạn phải học cào bằng. Đó chỉ là những vấn đề có thể giải quyết được

bằng cách này hay cách kia còn việc bỏ phí cơ hội để giữ lại, kích hoạt và sử dụng tối đa các tế bào não thì không

bao giờ có cơ hội lần thứ hai để thực hiện nữa. 

Quyết định như thế nào là ở các bố mẹ. Tất nhiên, mục tiêu của tất cả các bố mẹ không phải là để tạo ra những

thần đồng, thiên tài. Nhưng nếu bạn hiểu và giúp con được ở giai đoạn quan trọng của cuộc đời con, bạn có thể sẽ

giúp con trở thành những con người rất hạnh phúc và còn có thể giúp ích được rất nhiều cho đất nước và xã hội.”

Với phương pháp này thì các mẹ có thể dạy bé, chơi cùng bé khi bé 3 tháng tuổi, đến khi bé biết nói, mẹ đã cung

cấp một khối lượng từ rất nhiều cho bé và tới tầm bé 3 tuổi, các mẹ có thể thay chữ Việt bằng chữ tiếng Anh để tiếp

tục dạy bé.

1. Bạn chọn chủ đề dạy chọn trước, ví dụ mình dạy con trái cây trước.

2. Mỗi ngày, bạn lấy 5 quân bài và dạy bé. Mỗi lần dạy con khoảng 10s (giây nhé, kô phải phút đâu) cho 5 quân bài,

mỗi quân bài bạn giơ ra trước mặt bé (và nhớ là phải để bé nhìn vào quân bài nhé) 2s, sau đó bỏ quân bài xuống

ngay và đưa quân bài tiếp theo ra, cứ thế với 5 quân bài. Như vậy mỗi lần bạn dạy bé khoảng 9 - 10s. Mỗi ngày dạy

3 lần lặp đi lặp lại với 5 quân bài. Như vậy 1 ngày bạn dạy con 30s only.

3. Cứ thế bạn dạy lần lượt hết quân bài này đến quân bài khác, hết chủ đề này đến chủ đề khác. Và khi hết các chủ

đề bạn quay lại dạy từ đầu với quân bài đầu tiên.

4. Một số nguyên tắc khi dạy:

- Luôn luôn kết thúc trước khi bé chán. Đó là lí do tại sao mỗi quân bài trong 1 lần dạy chỉ có 2s. Bạn phải làm

nhanh như vậy, và lặp đi lặp lại như vậy. Nếu bạn để lâu trước mặt bé, khi bé chán bé sẽ quay đi chỗ khác, và lần

sau bé sẽ kô hứng thú với cái trò chơi bạn đặt quân bài trước mặt bé nữa. Như vậy, việc dạy học ở đây kô có nghĩa

là dạy học, mà là bạn đang chơi với bé, bạn giúp bé phát hiện ra có nhưng cái hình thù kỳ kỳ, lạ lạ, mỗi ngày lại có

hình thù mới, hay quá, thích quá. Và đến một ngày, bạn sẽ thấy con mình cái gì cũng biết.

117

Page 118: Baby raising tips

15 điểm cần lưu tâm khi làm cha mẹ của trẻ nhỏJune 27, 2014 at 7:14am

1. Sự phát triển tâm lý tình cảm của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường tích cực và sự hiểu biết của cha mẹ về

"khuyến khích" chứ không phải thừa thãi sự khen ngợi. Cha mẹ có thể lưu ý một cách tế nhị các trạng thái cảm xúc

của trẻ và học cách lựa chọn trạng thái nào nên can thiệp khuyến khích trẻ đồng thời với việc tạo giới hạn cho

những hành vi xấu. Bố mẹ cần hiểu rằng đôi khi trẻ thể hiện các trạng thái cảm xúc khác nhau nhằm đạt được sự

quan tâm chú ý, quyền lực, sự trả đũa hay là giãi bày sự bất lực của bản thân.

 

2. Trẻ nhỏ thường không có đủ vốn từ để thể hiện cái mình muốn, và chưa thực sự hiểu và làm chủ cảm xúc của

bản thân. Con có thể dùng tiếng khóc ban đầu để thể hiện nhu cầu, nhưng sau một thời gian con sẽ học được cách

dùng tiếng khóc để điều khiển cha mẹ. 

 

3. Trẻ buồn rầu là cách con thể hiện trước mất mát hay là cách con tự giải quyết các khung bậc cảm xúc của bản

thân (ví dụ, sau một buổi đi chơi con phải về nhà, hay khi bạn con về nhà sau một buổi chơi cùng nhau). Cha mẹ

lúc này cần lắng nghe và thể hiện cho con thấy bố mẹ hiểu các trạng thái cảm xúc này của con, và giúp con gọi tên

cảm xúc: buồn, cáu giận, thất vọng, sợ..... Bởi khi con gọi tên được cảm xúc mình cảm thấy, con giúp chính bản

thân và cha mẹ vượt qua được trạng thái này mà không cần dùng đến tiếng khóc.

 

4. Ghen tị thường phát triển mạnh nhất ở tuổi 18 tháng đến 3,5 tuổi; và thường ở đỉnh điểm khi gia đình có thêm

em bé mới.

 

5. Giúp con vượt qua sợ hãi lo âu bằng:

- Cha mẹ chấp nhận "sợ hãi" là một trạng thái hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển trẻ thơ.

- Hiểu con sợ cái gì. Nói chuyện với con về nỗi sợ của con.

- Tuyệt đối không thay đổi các giới hạn và kỷ luật cha mẹ đặt ra từ trước chỉ vì con có nỗi sợ mới.

- Giúp con hiểu các khung bậc khác nhau của tình cảm. 

 

(Suy cho cùng không ai có thể sống mà không sợ hãi, giúp con hiểu được nỗi sợ, hiểu con sợ gì để tôn trọng con

và để con hiểu rằng việc lo lắng là trạng thái bình thường mà con sẽ phải trải qua trong cuộc sống. Lảng tránh nỗi

sợ và lo lắng, nhiều khi chỉ là tiền đề cho những vẫn đề to lớn hơn sau này con sẽ gặp phải khi trưởng thành.

Ngược lại, học cách kiểm soát sợ hãi và lo lắng giúp con hình thành kỹ năng tự lập và có trách nhiệm với bản thân).

 

Ví dụ: Bạn A, 5 tuổi, đi học buổi sáng bằng xe bus của trường. Thời gian xe chạy là 7:30 phút sáng. Thông thường,

mẹ sẽ gọi bạn dậy, chuẩn bị cho bạn ăn sáng và bạn tự mặc quần áo xở giày cầm cặp lên đường. 

Hôm nay, bạn dậy nhưng tâm trạng không tốt, bạn trì hoãn ăn sáng và bạn giận dỗi với tất cả mọi người. Bạn từ

chối việc lên xe bus để đi học. Mẹ bạn, sau khi kiểm tra bạn không ốm đau, quyết định đưa bạn đi học. Lúc này bạn

rất sợ đến trường cùng mẹ, vì việc này rất khác mọi ngày khi bạn đến trường bằng xe bus cùng các bạn khác. Cô

giáo sẽ hỏi tại sao, và bạn sẽ lộ ra là sáng bạn chưa ngoan. Bạn sợ hãi và không yên trên đường đi.

 

.... Hiểu được điều này, nhưng đồng thời không muốn việc từ chối đi học tiếp diễn, mẹ bạn vẫn quyết định đưa bạn

đi học. Mẹ im lặng trên quãng đường đi, để bạn "tiêu hóa" hết các cung bậc của cảm giác lo lắng và sợ hãi khi phải

chịu trách nhiệm cho việc mình làm. Mẹ không nhiếc móc, không nói đến việc kế hoạch của mẹ bị hủy bỏ khi mẹ

phải dành thời gian thêm để đưa bạn đến trường. Tại cổng trường, mẹ ngồi xuống, nhìn thẳng vào mắt bạn và nói: 

 

118

Page 119: Baby raising tips

Bây giờ mẹ đã đưa con đến trường, con muốn mẹ đưa con vào lớp hay con tự đi.

Bạn khóc. Mẹ hỏi tại sao con khóc.

Bạn bảo con sợ cô mắng vì đi học muộn.

Mẹ nói với giọng bình tĩnh nhất có thể: mẹ biết là con đang lo lắng cô sẽ thấy bất bình thường vì hôm nay con

không đi học bằng xe bus. Mẹ biết con lo không ai mở cửa trường cho con. Mẹ sẽ giúp con nhờ bác bảo vệ mở cửa

trường của lớp và để cặp vào nơi qui định, nhưng mẹ chỉ giúp con lần này, lần sau nếu con lỡ xe bus, mẹ sẽ chỉ

đưa con đến cổng trường thôi đấy. Mẹ giúp con làm những gì mẹ có thể, còn việc giải thích với cô tại sao sẽ là ở

con.

 

Mẹ thực hiện đúng lời hứa, đưa con vào lớp, giúp con để cặp lên tủ và đưa con vào chỗ con ngồi. 

 

Bằng việc hỗ trợ nhẹ nhàng giúp con giảm qui mô của sự sợ hãi và lo lắng, nhưng không hoàn toàn triệt tiêu nó, mẹ

cho con hiểu và học được rằng: cuộc sống có thể có nhiều sợ hãi và lo lắng, đôi khi nó do chính chúng ta tạo ra. Và

cùng với thời gian và cách tiếp cận BÌNH TĨNH không nước mắt, con sẽ giải quyết và vượt qua nỗi sợ đó một cách

nhẹ nhàng hơn. Và sau cùng, qua sự kiện này, bạn A không một lần nào lỡ xe bus nữa.

 

6. Ăn vạ có thể xuất phát từ sự khó khăn của con trong việc tìm ra ngôn ngữ để nói điều mình muốn hay  bất lực

trong việc thực hiện một kỹ năng hành động nào đó. Cách xử trí khi trẻ ăn vạ là để trẻ khóc qua cơn ăn vạ, SAU ĐÓ

mới vỗ về và giải thích cho con. Bởi sau này ăn vạ sẽ thành vũ khí con sử dụng với cha mẹ. Khi đến nước con học

được cách dùng "vũ khí" ăn vạ, cách tốt nhất là cha mẹ tảng lờ và dùng "time-out"

 

7. Trẻ con cũng trải qua các áp lực của cuộc sống như người lớn, và một số trẻ có thể có hiện tượng đau đầu, đau

bụng hoặc nôn nếu quá stress.

 

8. Trẻ từ 3-5 tuổi bắt đầu học được cái gì nên và không nên làm ở chốn công cộng hay ở nơi đông người. Lúc này

cần đặt giới hạn hành vi đồng thời bố mẹ nên lưu ý các hành vi tích cực để khuyến khích con. Nên nhớ, khuyến

khích và khen ngợi là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau và hậu quả cũng khác nhau. Để hiểu thêm về điều này, mời

các bạn theo dõi các kỳ sau.

 

9. Kích hoạt sự quan tâm và chơi chung trong cộng đồng của trẻ. Qua đó, dạy con cách tôn trọng người khác, giúp

đỡ người khác, hiểu tình cảm của người khác và khuyến khích con sẵn sàng hợp tác trong môi trường cộng đồng.

 

10. Nói dối và nói quá sự thật là hiện tượng PHỔ BIẾN ở trẻ tiền học đường. Con có thể nói dối về các kết quả tốt

và lảng tránh kết cục xấu, hoặc nói những điều mà con mong thành sự thật (con là superman, khỏe nhất hành

tinh....). Cha mẹ hiểu được giai đoạn phát triển này của con và không nên quá khích khi con nói dối (dọa nạt, mắng

mỏ, hay tìm bằng được sự thật....)

 

11. Nếu con bị bắt nạt, con cần được học về các sự lựa chọn khi phải đương đầu với một bạn hung dữ: có thể con

tránh không chơi với bạn, có thể cha mẹ cho con dời xa bạn hung dữ, hay cha mẹ dạy con nhứng điều con có thể

chấp nhận và những thứ con không thể chấp nhận ở bạn hung dữ này khi 2 bạn chơi với nhau. Con có thể có

quyền lựa chọn là đương đầu với bạn bằng lời nói và từ chối trở thành nạn nhân của bạn. Và cha mẹ nên tôn trọng

mối quan hệ của trẻ, không quá tham gia vào nội bộ của mối quan hệ này, ngược lại có thể giúp con hình thành

những cách hành xử cũng như tạo dựng sự dũng cảm và kiên định của bản thân.

 

Nếu con là người hay đi bắt nạt, cha mẹ cần hiểu mục đích của việc con đi dọa dẫm các bạn để làm gì. Giúp con

đạt được mục đích đó bằng một cách khác chứ không phải là dọa dẫm hay đánh các bạn. Nếu việc đánh bạn còn

119

Page 120: Baby raising tips

tiếp diễn, cha mẹ nên có phương án hạn chế chơi chung. Ở xã hội phương tây, nếu trẻ hay dọa dẫm đánh bạn có

thể phải trải qua các lớp tư vấn và giáo dục hành vi.

 

12. Không nên toilet-train con khi con chưa sẵn sàng. Hầu hết trẻ nhỏ đều chưa sẵn sàng để có thể ngồi bô và đi

toilet đúng chỗ cho đến tận 2 tuổi hoặc thậm chí muộn hơn.

 

13. Đặt một mốc thời gian đi ngủ cố định, một qui trình chuyển trạng thái để đưa con đi ngủ: đọc sách, kể chuyện....

thường có ảnh hưởng tích cực đến việc trẻ chấp nhận đi ngủ và hạn chế sự mè nheo từ chối đi ngủ.

 

14. Đừng bao giờ để bữa ăn là cuộc chiến quyền lực giữa cha mẹ và con.

 

15. Trẻ, dù nhỏ cần được phát triển sự tự tin, dũng cảm gan dạ để chấp nhận thử thách, đối mặt vơi thử thách và

vượt qua nó mà hạn chế tối đa việc dùng nước mắt. CHA MẸ, NGƯỢC LẠI, CẦN HỌC CÁCH VƯỢT QUA

NHỮNG THỬ THÁCH CỦA VIỆC LÀM PHỤ HUYNH!!!!!!

Chơi tự lập - trích thư từ một ông bố ngọt ngào trong Ngày của Mẹ.May 11, 2014 at 2:00pm

Mình xin trích và đánh số lại các câu hỏi của một ông bố chu đáo gửi cho mình sáng nay (mình hy vọng bạn không

phật lòng khi mình copy lại đoạn thư của bạn, vì có quá nhiều người hỏi cùng một câu hỏi nên thiết nghĩ mình viết

trả lời cho tất thảy dưới dạng note để dùng chung.) Thư như sau:

"Chào bạn Hachun.

1. Mình muốn hỏi ý kiến bạn 1 chút có được ko ? Xin lỗi vì mình là con trai nên nói năng ko khéo lắm, nếu có gì míc

lòng bạn bỏ qua nhé!  

2. Con mình 6 tháng 10 ngày rồi, mình và mẹ bé cũng tạo 1 góc chơi cho bé . Chi tiết là có mấy cái tranh dán kích

thích thị giác treo lủng lẳng, 1 cái gương, 1 cái rổ trong đó có mấy quả bóng nhựa màu sắc, mấy khối gỗ hình thù, 1

xe tự đi vè phía trước, trống, 3 cái hộp rỗng to nhỏ, cạnh đó còn có 1 cái thảm tiny love bên trong mình để hạt

muồng và mấy cái cốc nhưng con ko hứng thú lắm với hạt muồng. 

3. Góc chơi của mình có vẻ ko hiệu quả lắm vì mình thấy con mình ko thấy bé chăm chú chơi hay cười gì cả, bé ít

cười có phải vì buồn chán ko? hơn nữa mình giơ cái gì ra thì con ko nhìn mà ngó cái khác, mình lại nương theo cái

khác ý con vẫn quay ngoắt đi. 

4. Nhà mình lúc nào cũng có người ở cạnh con suốt có phải là nhiều quá ko ( mẹ và bà cháu ở nhà ).

5. Mới đây mình đọc được bài nói về nên tập cho con chơi tự lập để con còn được khám phá và sáng tạo theo ý

mình . Mình nên xếp thời gian cho con tự chơi trong playpen như thế nào là vừa đủ để con tự lập ,tự chơi mà ko

cần bà hay mẹ nhưng cũng ko cảm giác bị bỏ rơi; 

120

Page 121: Baby raising tips

6. và trò chơi như nào + chơi như nào thì phù hợp cho bé tầm 6 tháng -> 1 tuổi nhỉ .mình có nên chơi liên tục ko

hay chơi 1 lát lại nghỉ và với mỗi trò chơi mới mình phải hướng dẫn trẻ chơi liên tục vài ngày để trẻ nhớ phải ko rồi

mới đổi trò khác ? Mình đã xem các note của bạn nhưng ko thấy nói về việc chơi với con thế nào nên mình mạn

phép pm cho bạn để hỏi . Chân thành cám ơn bạn rất nhiều và mong nhận đc sự giúp đỡ từ bạn.

.......

1. Quá tuyệt vời vì bạn là ông bố thứ 2 mình nhận được thư hỏi về con cái, thông thường mình toàn nhận được thư

của các mẹ, nên lâu lâu có sự thay đổi giới tính cũng nào nên cái nhìn khác về sự nghiệp nuôi day con, cái sự

nghiệp tưởng chừng là "nhiệm vụ/trách nhiệm của cacs mẹ". You are welcome!

2. Đọc về những thứ bạn chuẩn bị cho con, mình thấy bạn chuẩn bị cơ sở vật chất thật chu đáo. Kinh nghiệm mình

thấy với con mình và trẻ em được tự chơi xung quanh mình thì playpen này rất phù hợp cho trẻ trên 1 tuổi. Bởi khi

đó kỹ năng của bé hoàn thiện hơn, khả năng phân biệt màu sắc, âm thanh, chuyển động tốt hơn. (Bạn chú ý hạt

mùng không an toàn với trẻ quá nhỏ bạn nhé, rất dễ gây hóc sặc _ choking hazards). Ở lứa tuổi từ 6m đến 1y các

con khám phá bằng miệng, cái gì cũng cho vào miệng thôi. Attention span (ngưỡng thời gian chú ý) của con đến 1

vật nằm trong khoảng 1-3 phút, nhiều bé thời gian có thể ít hơn nếu bé là busy baby: cái gì cũng thích khám phá. Vì

vậy, ngoài việc bạn bỏ hạt mùng và khúc gỗ ra (mình sợ bé ngã nguy hiểm) playpen của bạn có thể dùng đến tận

18m mà không cần thêm gì. Bạn có thể cất 1 vài món đồ chơi đi 1-2 tuần và giới thiệu lại tạo sự mới mẻ cho con.

Quan điểm của mình về việc chơi của con là con chơi để học. 6-9m bạn chơi ú òa với con, để giảm tác động của

seperation anxiety (bám bố/mẹ) trước khi nó vào thời điểm đỉnh điểm là 9m. Con học được là mẹ che mặt nhưng

mẹ vẫn ở bên con. Mẹ đi mẹ sẽ quay lại, sau này là nền tảng cho việc con học chia tay. 6-9m mình cho con học bốc

bánh mỳ, học bốc cơm để con khám phá vị giác, thức ăn và kỹ năng sinh tồn: ăn. 6-9m mình cho con ngồi xe tập đi

để con học cách di chuyển bằng đôi chân của mình. Còn lại là thời gian con nằm, con bò trong giường con một

mình, mỗi khi ngủ dậy: thời gian chơi tự lập. Cuối cùng là cuối ngày mình đọc sách vải (thường có nilon ở trong có

tiếng sột soạt) đây là cách con học màu và học tiếng động âm thanh. ở tuôi này con chỉ nhận biết được thế thôi,

mobile music có thể giúp con thư giãn, nhưng các trò chơi "điện tử" thông minh sớm, theo mình là quá sức con.

Đấy chỉ là cách các nhà marketing quảng bá sản phẩm của họ thôi.

3. Quan điểm của mình là khi con chán ngấy đến tận cổ với thực tại, đó là lúc trí tưởng tượng và sự sáng tạo bắt

đầu. Nhà mình con mình lớn hơn con bạn, nhưng cũng nói để bạn thấy rõ, từ 18m cho đến bây giờ 5 tuổi, con ít

được tiếp cận với tivi, ipad, phone hay các phương tiện giải trí nhìn. Con không có flashcard. Con được cho những

khúc gỗ, nhưng mẩu lego (sang trọng lắm mới được), bóng nhựa, giấy trắng ... và khi thường mình ít khi dạy con

"cách chơi đúng", mình để con tự khám phá cách chơi của con, không tạo lối mòn suy nghĩ. Tờ giấy trắng là con vẽ

nên, những khúc gỗ còn làm nên mô hinhf nhà cửa sân bay garage.... tuyệt vời lắm. Bởi nó hoàn toàn giúp mình

quan sát được khả năng sáng tạọ và sự kích thích suy nghĩ từ sự tưởng như là "chán chường" của con. Mình sẵn

sàng nghe bạn ý rên rỉ chán trong vòng 15ph để tạo ra sản phẩm tự chơi sáng tạo còn hơn cho bạn ý ngồi xem ti-vi

1h đồng không không kêu ca gì. Đấy là mình, mình thích sự tuyệt vọng đẩy con người tạo nên cuộc cách mạng lớn,

bởi mình mê steve job, người làm ra những thứ chẳng ai nghĩ ra.

4. Có ạ. Mình thường dành 30-60' sau khi con ngủ dậy mỗi giấc sáng, chiều dành tự chơi. Khi bé thì mình trì hoãn

việc vào đón con ngay lập tức khi con thức dậy. Có thể con sẽ khóc 5', có khi không, sau đó mày mò xung quanh

giường, tìm soft-toy, soft block để gặm, để chơi. Đi chơi thì con ngồi xe đẩy với xúc xắc, đi du lịch một mình con 1

ghế oto cho trẻ em ngồi phía sau trong khi cha mẹ ngồi trước, con tự chơi với soft toys của con, có thể cùng hát, có

thể kể chuyện. Nhưng con cần biết cảm giác độc lập và solitute để con cảm thấy comfortable with himself. Mình

121

Page 122: Baby raising tips

cũng không có thói quen "đón ý" của người Viêtj, con khát con cần xin mẹ sẽ cho nước, con đói con cần xin và

tham gia dọn bàn để cùng ăn, con ôm trym mẹ hỏi con cần đi toilet không trước khi tụt quần con....đây là cách con

học về cảm xúc, cảm giác của bản thân và học cách xử trí trong các trường hợp. Để tạo thói quen tự lập ngay từ

khi có thể, để problem solving ngay khi problem arise.

5. Có lẽ vì mình thu xếp thời gian rõ ràng khi nào con chơi cùng mẹ, khi nào con tự chơi nên con hiểu và có thói

quen luôn nên con không có cảm giác bị bỏ rơi. Với bạn bắt đầu từ 6m không phải quá muộn, bạn chỉ cần bắt đầu

từ 5' và mỗi ngày tăng dần thời gian lên.

6. 6m-1y mình nghĩ chơi các trò chơi âm thanh, hình ảnh, xúc giác đơn giản: ú òa, đọc sách vải, ăn bốc, đẩy ghế

tập đi. Những trò khó quá làm con cảm giác thất bại ngay từ khi chưa bắt đầu, mình sẽ hạn chế tối đa và tập trung

vào những thứ con con có thể. Ngoài ra, mính sẽ dành thời gian để con "chán"

Cảm ơn bạn về bức thư này. Nhờ bạn sẽ có khối bà mẹ share về "nhắc khéo" các ông bố khác. Chúc bạn một ngày

tốt lành, dù hôm này là ngày của Mẹ!

122