53
1 Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt nam 2007 – 2011” Cục Chăn nuôi - Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV

Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ 4. The second... · 2015-03-09 · Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT ... 7 Những gợi ý cho ... đánh màu và quét lớp chống thấm 3.10 Lấp

  • Upload
    docong

  • View
    218

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Bài 4

XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ

SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH

Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành

chăn nuôi Việt nam 2007 – 2011”

Cục Chăn nuôi - Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV

2

Mục tiêu giảng dạy

Cần làm học viên hiểu được:

1. Lựa chọn địa điểm (xây dựng)

2. Chuẩn bị vật liệu

3. Thi công xây dựng

4. Thử kín nước, kín khí

5. Yêu cầu về an toàn (khi xây dựng)

3

Phương pháp giảng dạy:

• Chào mừng học viên, nhắc lại nội qui hoc tập

(không hút thuốc, không sử dụng điện thoại…)

• Hướng dẫn cụ thể phương pháp lựa chọn địa điểm, chọn vật liệu, phương pháp xây dựng…

• Giới thiệu tranh ảnh hoặc chiếu bằng slide hình ảnh xây dựng các bộ phận của thiết bị KSH

• Đặt các câu hỏi gợi ý cho học viên và trả lời các câu hỏi của học viên

4

Công cụ và các trợ giúp cho giảng dạy bài này (trang 45 -58 của giáo trình)

• Máy chiếu projector và màn chiếu

• Chiếu các tranh ảnh,

• Chiếu băng video về kỹ thuật xây dựng công trình KSH kiểu KT1,KT2

• Bảng và bút viết bảng,

• Các điểm trợ giúp quan trọng cho giảng dạy (thí dụ bản gạch đầu dòng các điểm mà giáo viên thấy cần phải nhấn mạnh…)

5

Các hình ảnh cần chiếu trong bài này

• Các hình ảnh về cách lấy dấu bể phân giải, cách xây đáy bể, thành và cổ bể phân giải, bể điều áp…

• Chiếu băng video về kỹ thuật xây dựng công trình KSH kiểu KT1,KT2

• Các hình ảnh về đổ nắp bể phân giải và về kiểm tra độ kín nước, kín khí…

• Giáo viên nên bổ sung thêm các ảnh về lĩnh vưc xây dựng công trình KSH

6

Thời lượng giảng dạy

Thời lượng giảng dạy bài này là 90 phút.

• Giới thiệu vấn đề …………………………… 3 phút

• Lựa chọn địa điểm (xây dựng) …………… 3 phút

• Chuẩn bị vật liệu …………………………… 2 phút

• Thi công xây dựng …………………………. 27 phút

• Thử kín nước, kín khí………………………. 5 phút

• Yêu cầu về an toàn (khi xây dựng) ………. 3 phút

• Tóm tắt bài 4………………………………… 2 phút

• Chiếu băng video …………………………… 40 phút

• Hỏi và trả lời câu hỏi …………………… … 5 phút

7

Những gợi ý cho giáo viên

• Giải thích rõ mục tiêu của bài giảng,

• Nêu những vấn đề liên quan của bài trước với

bài này,

• Hỏi học viên về những điều họ đã biết về xây

dựng thiết bị KSH,

• Tạo mọi điều kiện cho học viên có thể hỏi bầt kỳ

lúc nào trong giờ học.

8

Những vấn đề có liên quan đến

chuyên đề trước

Chuyên đề trước đã giới thiệu:

• Phương pháp lựa chọn kiểu, kích cỡ thiết bị

KSH phù hợp với qui mô chăn nuôi

Chuyên đề này sẽ giới thiệu:

• Phương pháp xây dựng thiết bị KSH và những

vấn đề an toàn trong thi công.

9

Nội dung chính của bài giảng:

1. Lựa chọn địa điểm (xây dựng)

2. Chuẩn bị vật liệu

3. Thi công xây dựng

4. Thử kín nước, kín khí

5. Yêu cầu về an toàn (khi xây dựng)

10

1. Lựa chọn địa điểm

• Đảm bảo đủ diện tích mặt

bằng.

• Tránh ảnh hưởng đến các

công trình khác.

• Chọn nơi có nền đất chắc,

• Tránh nơi là ao hồ cũ đã

được lấp đi trước đây.

• Cách xa hồ, ao để tránh nước ngầm,

11

• Tránh xa cây cối lớn, bờ tre (từ 5 m trở lên)*

• Nên gần khu chuồng trại,

• Nếu kết hợp với nhà xí tự hoại, nên xây gần

nhà vệ sinh**

• Cần xây cách xa giếng nước (từ 10 m trở lên).

• Vấn đề bền vững lâu dài của công trình KSH là

quan trọng nhất và không nên quá gần khu vực

bếp núc.

12

2. Chuẩn bị vật liệu

Gạch: Loại 1, mác 75, kích thước đều đặn.

Cát: Già, phải sạch, không lẫn tạp chất.

Xi măng: mác PC30 trở lên, đảm bảo còn mới.

Sỏi, đá dăm, gạch vỡ: sạch, không lẫn tạp chất,

Vữa: Vữa xây mác 75, tỷ lệ: 1 xi măng/5 cát

Vữa trát mác 100, tỷ lệ 1 xi măng/3 cát

Ống nạp và ống xả: ống nhựa PVC là tốt nhất, có

thể cùng cỡ, đường kính tối thiểu 150mm trở lên.

à

13

3. Thi công xây dựng

3.1 Lấy dấu và xác định cốt

3.2 Đào đất

3.3 Xây đáy bể phân giải

3.4 Đổ các nắp đậy

3.5 Xây thành bể phân giải

3.6 Đặt ống lối vào và lối ra

3.7 Xây cổ bể phân giải

3.8 Xây bể điều áp và bể nạp

3.9 Trát, đánh màu và quét lớp chống thấm

3.10 Lấp đất

14

3.1 Lấy dấu và xác định cốt

• Đánh dấu tâm đường tròn

bể phân giải (đóng 1 cọc

tre),

• Vẽ 1 hình tròn có bán kính

bằng bán kính bể phân giải

cộng thêm 20-25 cm

15

• Xác định vị trí bể

nạp và bể điều áp

cạnh bể phân giải

16

Xác định cốt số 0

• Cốt số 0 là cốt chuẩn bằng mặt dưới của nắp bể

phân giải, thấp hơn đáy bể nạp, nhưng cao hơn

mức xả tràn 12-15 cm

17

Cốt số 0 phụ thuộc vào từng trang trại

• Cốt này phải thấp hơn nền chuồng

• và thấp hơn đáy bể nạp

• Đồng thời đảm bảo điều kiện thoát nước thải

thuận lợi kể cả trong mùa mưa.

18

Sau khi xác định được cốt số 0 cần phải:

• Đánh dấu cốt số 0 vào 1 vị trí cố định gần nơi

xây dựng (như tường nhà, thân cây..),

• Coi cốt này là căn cứ xác định cốt của các bộ

phận khác khi xây dựng.

19

3.2 Đào đất

Kích thước hố đào

cho bể phân giải và

bể điều áp:

•Bán kính cộng thêm 20-

25 cm, (là chiều dày của

thành bể và 1 khoảng

trống cho dễ xây dựng)

20

Yêu cầu chung khi đào đất

• Không làm xáo trộn đất nguyên thuỷ

• Gặp nền đất yếu phải gia cố,

• Gặp mạch nước ngầm phải đào rãnh thu nước và

bơm liên tục ra khỏi hố đào.

21

3.3 Xây đáy bể phân giải*

Phải lấy chu vi đáy

Vòng ngoài cùng

đặt gạch hướng tâm

Vòng tiếp theo đặt

gạch vuông góc với

bán kính

Xây đáy từ vòng

ngoài vào trong

22

3.4 Đổ các nắp đậy

3.4.1 Đổ

nắp bể

phân gải

có khuôn

hình côn:

• Không có cốt

thép,

• Đặt ống thu

khí sinh học

qua nắp bể

• Đổ nắp trước

để chờ cho

khô, trong khi

xây dựng

23

3.4.2 Đổ nắp bể điều áp

• Nắp bể điều áp có hình tròn, rộng hơn miệng bể,

đổ bê tông cốt thép (20X20cm, thép 6 , bê tông

mác 200, dày 7-8 cm)

• Có thể đổ bê tông 1 miếng lớn và 1 miếng nhỏ

làm cửa thăm,

• Hoặc chia làm nhiều phần nhỏ (để dễ mở ra

nạo vét)

24

3.5 Xây thành bể phân giải

3.5.1 Định tâm và bán kính

3.5.2 Xây thành vòm bể

phân giải

Chú ý: Sử dụng dây không co

giãn để làm dây đo bán kính

25

3.5.1 Định tâm và bán kính

Tâm bể phân giải KT1 được xác đinh như

sau:

• Dùng 1 cọc gỗ dài bằng nửa bán kính bể phân

giải.

• Đóng 1 đinh 5 phân (5 cm) vào giữa cọc và

sâu vào cọc gỗ 3 cm.

• Xây tạm 1 trụ gạch giữ cọc đứng thẳng tại tâm

của đáy,

• Như vậy mũ đinh chính là tâm của bể phân

giải.

26

Tâm bể phân giải KT1…(tiếp theo)

• Buộc 1 sợi dây vào đầu đinh (buộc lỏng để dây

có thể quay chung quanh đinh)

• Lấy 1 điểm trên dây cách tâm 1 đoạn bằng bán

kính bể phân giải cộng thêm 2 cm (chiều dày lớp

vữa trát).

• Đánh dấu điểm đã chọn bằng 1 nút buộc.

• Khoảng cách từ điểm đã đánh dấu tới tâm là

bán kính trong của cốt gạch thành bể.

27

Tâm bể phân giải KT1

28

Xác định tâm bể phân giải KT2

• Bể phân giải KT2 có dạng nửa hình cầu,

• Do đó tâm của bể chính là tâm đáy bể phân giải.

• Đóng 1 đinh 5 phân (5 cm) vào tâm đáy bể sâu

vào đáy 3 cm.

• Buộc 1 sợi dây vào đầu đinh và tiến hành đo

đạc tương tự như với kiểu KT1.

29

Tâm bể phân giải KT2

30

3.5.2 Xây thành vòm bể phân giải:

• Trong suốt quá trình xây thành vòm bể phân giải, luôn

dùng sợi dây đo bán kính để để xác định vị trí của

từng viên gạch cho nó nằm cách tâm bằng bán kính

hình cầu.

• Gạch được xây nghiêng và nối tiếp nhau tạo thành

một vòng tròn khép kín.

• Trước khi xây hàng gạch đầu tiên, cần dùng dây xác

định bán kính để vẽ 1 đường tròn trên mặt đáy bể. Đó

là vị trí đặt mép dưới của viên gạch.

31

Xây thành vòm…(tiếp theo)

• Mạch dọc của từng vòng tròn cần xây xen kẽ nhau.

• Luôn luôn dùng dây đo bán kính để xác định vị trí và độ

nghiêng của từng viên gạch,

• Sau đó chỉ dùng dây này để kiểm tra mép cạnh trên của

các viên gạch xây các lớp trên.

• Xây đến đâu miết mạch đến đó, đảm bảo mạch được

lèn chặt vữa (no vữa),

32

Xây thành vòm…(tiếp theo)

Khi xây các hàng gạch phía trên tạo thành vòm cong, cần

giữ gạch khỏi đổ theo một trong 2 cách sau:

Cách 1 • Dùng 1 sợi dây buộc vào 1 viên gạch và đầu kia buộc

vào 1 que nhỏ cắm vào thành đất.

• Viên gạch được thả vào phía trong bể làm sợi dây căng

giữ cố định viên gạch mới xây. Cách này dễ gây vướng

cho người thợ xây.

33

Xây thành vòm…(tiếp theo)

Cách 2 • Dùng 1 sợi dây buộc vào 1 móc sắt nhỏ và đầu kia buộc

vào 1 viên gạch.

• Móc sắt được móc vào viên gạch mới xây còn viên gạch

được thả ra phía ngoài bể làm sợi dây căng giữ cố định

viên gạch mới xây.

• Cách này thuận tiện hơn cho người thợ xây.

34

35

3.6 Đặt ống lối vào và ống lối ra

Nên xây trụ đỡ để

chống lún và rò rỉ

Ống lối vào và ống lối

ra phải đặt đối xứng

nhau

36

3.7 Xây cổ bể phân giải

Xác định tâm cổ và xây

khoá cổ bể bằng các

viên gạch chặt đôi

xây tường cổ bể

37

3.8 Xây bể điều áp và bể nạp

Xây đáy bể, xác định

tâm, xây thành bể điều

áp tương tự như bể

phân giải

Độ cao cốt xả tràn phải

thấp hơn đầu dưới ống

thu khí từ 1215cm

38

3.9 Trát, đánh màu và chống thấm

• Đảm bảo vữa trát đúng tỉ lệ cấp phối và được trộn đều, không lẫn tạp chất

• Thực hiện trát một mạch không bị gián đoạn thành nhiều ngày

• Bề mặt trát phải phẳng, đồng đều về độ dày

• Thực hiện việc trát như qui định đủ độ dày, đủ 7 bước

• Khi trát xong phải kiểm tra bề mặt, đảm bảo không bị dạn nứt

39

3.10 Lấp đất

• Nếu có cát hoặc xỉ đổ lấp

xung quanh là tốt nhất,

nhất là ở phần chân bể

phân giải.

● Chỉ lấp đất khi tường đã đủ

độ cứng, vững.

● Lấp dần từng lớp, lấp đất lên phần vòm chỉ thực hiện

ít nhất sau khi hoàn thiện 10 ngày

40

4. Thử kín nước, kín khí

4.1 Kiểm tra độ kín nước

– Kiểm tra bằng cách quan sát bên trong

– Kiểm tra bằng cách bơm nước đầy bể, nếu

để vài ngày mà nước chỉ giảm đi 2-3 cm là bể

kín (do lớp vữa khô hút 1 phần nước)

41

• Sau khi thử độ kín

nước, bơm bớt nước ra

cho ngang bằng với đáy

bể điều áp,

• Nối bể phân giải với áp

kế, trát kín nắp bằng đất

sét,

• Bơm thêm nước vào bể

điều áp để áp kế đạt 50

cm cột nước,

4.2 Kiểm tra độ kín khí (bằng áp kế)

42

Kiểm tra độ kín khí (tiếp theo)

• Theo dõi 1 ngày, nếu áp suất chỉ giảm vài cm cột

nước, tức là bể kín khí.

• Ngược lại nếu áp suất giảm đi gần hết, tức là bể

bị rò rỉ phải phát hiện nơi rò rỉ và sửa chữa lại.

Phát hiện vị trí rò rỉ khí:*

– Dùng nước xà phòng

– Dùng khói

Đánh dấu chỗ rò rỉ và sửa chữa.

43

5. Yêu cầu về an toàn

■ Đề phòng tai nạn

● Lên xuống hố đào hoặc bể

phải dùng thang

● Thùng dựng vật liệu phải để

chắc chắn tránh để rơi xuống bể

● Không đứng trên mặt vòm trong

khi làm việc

● Phải có đà giáo khi xây tường bể

ở vị trí cao

44

Yêu cầu về an toàn (tiếp theo)

■ Đề phòng sạt lở

● Phải đào giật cấp với vùng

đất dễ sạt lở và cần có biện

pháp gia cố

● Thường xuyên kiểm tra tình

trạng thành hố trước và trong

khi thi công

■ Đề phòng sập vòm sau khi

đã xây xong

45

Tóm tắt bài 4: (nhắc lại những điểm chính)

1. Lựa chọn địa điểm (xây dựng):

• Đủ diện tích mặt bằng, có nền đất chắc

• Tránh xa cây cối lớn, bờ tre (từ 5 m trở lên), cách xa

giếng nước (từ 10 m trở lên); nhưng gần khu chuồng trại.

2. Chuẩn bị vật liệu: • Gạch, cát sỏi, xi- măng…có chất lượng tốt,

• Ống lối vào và ống lối ra: Nên là ống nhựa PVC, có

đường kính tối thiểu 150mm trở lên.

46

Tóm tắt bài 4 (tiếp theo):

3. Thi công xây dựng:

• Lấy dấu và xác định cốt

• Đào đất

• Xây đáy bể phân giải

• Đổ các nắp đậy

• Xây thành bể phân giải

• Đặt ống lối vào và lối ra

• Xây cổ bể phân giải

• Xây bể điều áp và bể nạp

• Trát, đánh màu và quét lớp chống thấm

• Lấp đất

47

Tóm tắt bài 4 (tiếp theo):

4. Thử kín nước, kín khí

• Kiểm tra độ kín nước bằng cách bơm nước

đầy bể, để vài ngày, nếu nước hao hụt đi vài

cm, tức là bể tốt; ngược lại nếu nước hao hụt

đi vài chục cm, tức là bể bị rò rỉ. Xác định nơi

rò rỉ, sửa chữa.

• Kiểm tra độ kín khí: bằng áp kế hoặc bằng

cách hun khói.

48

Tóm tắt bài 4 (tiếp theo):

5. Yêu cầu về an toàn

• Đề phòng tai nạn lao động

• Đề phòng sạt lở

• Đề phòng sập vòm sau khi đã xây xong

49

Hỏi và đáp

1. Lựa chọn địa điểm (xây dựng)

2. Chuẩn bị vật liệu

3. Thi công xây dựng

4. Thử kín nước, kín khí

5. Yêu cầu về an toàn (khi xây dựng)

50

Các câu hỏi gợi ý

• Tại sao khi thi công khâu đào đất phải được chú

ý ?

• Khi gặp nơi nền đất yếu (đất xốp, nhiều nước

ngầm) phải khắc phục bằng cách nào?

• Tại sao khi xây xong bể phân giải, bể điều áp

phải để khô ít nhất 1 ngày mới tiến hành trát vữa

bề mặt bên trong ?

• Tại sao cần phải thử độ kín nước, kín khí?

• Thử độ kín nước, kín khí bằng cách nào?

51

Cảm ơn sự chú ý của các bạn!

52

Các điểm trợ giúp quan trọng cho

giảng dạy

• Từ trang 45 -58 của tập giáo trình,

• Slide 14

• Slide 16+17

• Slide 21

• Slide 25+26

• Slide 30+31+32+33

53

Một số ảnh có thể bổ sung cho bài giảng