4
1 I. NƯỚC TRỜI NHƯ KHO TÀNG Có một nhân vật của dòng văn học dân gian mà dường như ai cũng nhớ tên, đó là "Thằng Bờm". Một nhân vật được dựng nên để châm chọc cho tính cách khờ khạo của một ai đó. Và thằng Bờm "khờ" như đến thế này là cùng: Thằng Bờm có cái quạt mo Phú ông xin đổi ba bò chín trâu Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu Phú ông xin đổi ao sâu cá mè Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười. Có nhiều lối giải thích cho sự khờ khạo của thằng Bờm, nhưng có lẽ sự khờ khạo nằm ở chỗ thằng Bờm không so đo tính toán cao siêu mà chỉ cần no cái bụng là được rồi. Ba bò chín trâu hay ba bè gỗ lim cũng không giá trị so với nắm xôi vì nó giải quyết nhu cầu trước mắt. Cái dại, cái khờ khạo của thằng Bờm là đã không chịu đáp ứng sự đổi chác quá chênh lệch của lão Phú ông. Phú ông đổi những cái có giá trị, thì Bờm cứ... "chẳng lấy". Đến khi Phú ông đổi nắm xôi, thì... Bờm cười. Cười là đồng ý, là thích chì, là thõa mãn . . . Trong sự đổi chác này sẽ có một người dại, hoặc Phú ông, hoặc thằng Bờm. Nhưng chắc chắn có một người vui hơn khi biết cười và không thấy mình thua thiệt, đó là thằng Bờm. Đến đây, chợt nhớ câu thơ tự trào của Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn người đến chốn lao xao". Người khôn luôn phải tìm kiếm, phải trao đổi cho dù phải ở chốn lao xao nhưng sẽ tìm được viên ngọc quý, tìm được cái mình yêu, mình thích. Để chiếm hữu nó cho dù có phải bán hết gia tài vẫn cảm thấy thích thú vì mình được cái mình vừa ý và toại nguyện. Cái đó có thể là nắm xôi hay cái quạt mo là tùy mỗi người mỗi sở thích khác nhau. Nước trời được Chúa Giê-su sánh ví như kho tàng được chôn giấu trong thuở ruộng. Có người đã chiếm hữu nhưng lại chôn dấu đi. Ngược lại, người thương gia đã nhận ra giá trị cao siêu nên bán hết tài sản của mình để chiếm cho được kho tàng ấy. Nhân loại ngày hôm qua và hôm nay vẫn thế! Có người vì danh lợi thú mà họ cất giấu niềm tin của mình để lao theo con đường danh vọng, nhưng cũng không ít người khám phá viên ngọc quý là Nước trời để rồi bỏ lại tất cả sự giầu sang, quyền quý để đi theo Chúa. Thánh Phanxico Xavie là một điển hình. Sinh trưởng trong một gia đình giầu có, quyền thế. Bản thân lại học giỏi tài cao. Đường công danh sáng lạn. Thế nhưng ngài đã bị đánh động bởi câu: “Được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào ích gì?” để từ Bn Tin S164 CHÚA NHT 17 THƯỜNG NIÊN - BÀI ĐỌC NĂM A – Ngày 30.07.2017 Website: congdoanphero.org Email: [email protected]; [email protected] Xin Cộng đoàn tích cực đóng góp và ủng hộ cho hai gian hàng Việt Nam. Hội chợ của Giáo xứ Năm 2017 (từ 29.09.2017 đến 1.10.2017) Lch Mc V& Sinh Hot Cộng đoàn Tngày 29.07.2017 đến ngày 15.08.2017 03.08.17 (Thu): 6:30PM GiChu Thánh Thvà Thánh LThNăm Đầu tháng. 04.08.17 (Fri): 6:30PM GiChu Thánh Thvà Thánh LThSáu Đầu Tháng. 8:00PM: Gichu TT (Cursillo) 12.08.17 (Sat): Thông báo và phát bao thơ gây quỹ Fiesta 13.08.17: 9:00PM Hp Hi CBMCG ti phòng hpVN. 15.08.17(Tue): 7:00PM Thánh l(Tiếng Vit) Mng Kính Đức MHn Xác Lên Tri.

BÀI ĐỌC NĂM A - congdoanphero.org · thương gia đã nhận ra giá trị cao siêu nên bán hết tài sản của mình để chiếm cho được kho tàng ấy. Nhân

  • Upload
    ngothu

  • View
    212

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

I. NƯỚC TRỜI NHƯ KHO TÀNG

Có một nhân vật của dòng

văn học dân gian mà dường như

ai cũng nhớ tên, đó là "Thằng

Bờm". Một nhân vật được dựng

nên để châm chọc cho tính cách

khờ khạo của một ai đó. Và thằng

Bờm "khờ" như đến thế này là

cùng:

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim

Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười.

Có nhiều lối giải thích cho sự khờ khạo của

thằng Bờm, nhưng có lẽ sự khờ khạo nằm ở chỗ thằng

Bờm không so đo tính toán cao siêu mà chỉ cần no

cái bụng là được rồi. Ba bò chín trâu hay ba bè gỗ lim

cũng không giá trị so với nắm xôi vì nó giải quyết

nhu cầu trước mắt.

Cái dại, cái khờ khạo của thằng Bờm là đã

không chịu đáp ứng sự đổi chác quá chênh lệch của

lão Phú ông. Phú ông đổi những cái có giá trị, thì

Bờm cứ... "chẳng lấy". Đến khi Phú ông đổi nắm xôi,

thì... Bờm cười. Cười là đồng ý, là thích chì, là thõa

mãn . . .

Trong sự đổi chác này sẽ có một người dại, hoặc

Phú ông, hoặc thằng Bờm. Nhưng chắc chắn có một

người vui hơn khi biết cười và không thấy mình thua

thiệt, đó là thằng Bờm. Đến đây, chợt nhớ câu thơ tự

trào của Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Ta dại ta tìm nơi vắng

vẻ. Người khôn người đến chốn lao xao".

Người khôn luôn phải tìm kiếm, phải trao đổi

cho dù phải ở chốn lao xao nhưng sẽ tìm được viên

ngọc quý, tìm được cái mình yêu, mình thích. Để

chiếm hữu nó cho dù có phải bán hết gia tài vẫn cảm

thấy thích thú vì mình được cái mình vừa ý và toại

nguyện. Cái đó có thể là nắm xôi hay cái quạt mo là

tùy mỗi người mỗi sở thích khác nhau.

Nước trời được Chúa Giê-su sánh ví như kho

tàng được chôn giấu trong thuở ruộng. Có người đã

chiếm hữu nhưng lại chôn dấu đi. Ngược lại, người

thương gia đã nhận ra giá trị cao siêu nên bán hết tài

sản của mình để chiếm cho được kho tàng ấy.

Nhân loại ngày hôm qua và hôm nay vẫn thế!

Có người vì danh lợi thú mà họ cất giấu niềm tin của

mình để lao theo con đường danh vọng, nhưng cũng

không ít người khám phá viên ngọc quý là Nước trời

để rồi bỏ lại tất cả sự giầu sang, quyền quý để đi theo

Chúa.

Thánh Phanxico Xavie là một điển hình. Sinh

trưởng trong một gia đình giầu có, quyền thế. Bản

thân lại học giỏi tài cao. Đường công danh sáng lạn.

Thế nhưng ngài đã bị đánh động bởi câu: “Được lời

lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào ích gì?” để từ

Bản Tin Số 164 – CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN - BÀI ĐỌC NĂM A – Ngày 30.07.2017

Website: congdoanphero.org

Email: [email protected]; [email protected]

Xin Cộng đoàn tích cực đóng góp và

ủng hộ cho hai gian hàng Việt Nam.

Hội chợ của Giáo xứ Năm 2017 (từ 29.09.2017 đến 1.10.2017)

Lịch Mục Vụ & Sinh Hoạt Cộng đoàn

Từ ngày 29.07.2017 đến ngày 15.08.2017

03.08.17 (Thu): 6:30PM Giờ Chầu Thánh Thể và Thánh

Lễ Thứ Năm Đầu tháng.

04.08.17 (Fri): 6:30PM Giờ Chầu Thánh Thể và Thánh

Lễ Thứ Sáu Đầu Tháng. 8:00PM: Giờ chầu TT (Cursillo)

12.08.17 (Sat): Thông báo và phát bao thơ gây quỹ Fiesta

13.08.17: 9:00PM Họp Hội CBMCG tại phòng họpVN.

15.08.17(Tue): 7:00PM Thánh lễ (Tiếng Việt) Mừng

Kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

2

đó cuộc đời Ngài chỉ còn tìm kiếm và phụng sự cho

tin mừng Nước Trời.

Thánh Augustino sau những ngày tháng ngụp

lặn trong thú vui thế gian và xác thịt, Ngài đã cảm

nghiệm sâu xa về hạnh phúc Nước Trời mới là vĩnh

cửu còn thế gian là tạm bợ. Ngài đã thốt lên trong tiếc

nuối: “lạy Chúa, con yêu Chúa quá muộn màng” để

rồi từ đó Ngài ngụp lặn trong đại dương bao la tình

Chúa.

Xin cho chúng ta cũng biết khôn ngoan chọn

lựa giá trị vĩnh cửu là Nước trời hơn là những danh

lợi thú mau qua. Xin đừng vì những nhu cầu xác thịt

mà chôn dấu kho tàng Nước Trời. Xin Chúa giúp

chúng ta luôn nhận ra Chúa chính là gia nghiệp, là lẽ

sống, là phần phúc để biết dùng hết khả năng, trí tuệ

hầu đạt được hạnh phúc Nước trời mai sau. Amen.

Lm. Jos Tạ duy Tuyền

II. THINH LẶNG ĐỂ CHIÊM NGẮM. Tiếng ồn đã đi vào cuộc sống

con người ngày hôm nay như một

cơn địa chấn âm thanh xảy ra trong

mọi ngõ ngách. Bị chấn động bởi

làn sóng từ ngữ, điên đảo theo các

tần suất của truyền thông, con

người quay cuồng với cơn lốc xoáy của tiếng động

đến độ không còn dễ dàng nghe được tiếng nói bên

trong của lòng mình, mặc dù vẫn khát khao, vẫn ước

ao thoát ra khỏi thảm họa của sự ồn ào ấy. Có điều

khi tìm về thinh lặng, người ta lại sợ rơi vào trạng

thái cô độc của sự trống trải tâm hồn. Sự mâu thuẫn,

xung đột nội tâm này, chúng ta cũng ít nhiều trải

nghiệm. Thế nên vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để

các tu sĩ, đặc biệt các nữ tu trẻ hôm nay vượt qua

được những thách thức này, để trở về với thế giới nội

tâm, nơi mà sự thinh lặng được coi như yêu sách hàng

đầu của đời tu, bởi vì chỉ trong thinh lặng, ta mới gặp

được Người và gặp lại được chính ta.

Khi cần quan sát và tìm hiểu kỹ càng một điều gì

hay một ai đó chúng ta thường phải tập trung, thinh

lặng và nhìn theo hướng đối tượng ấy. Người tu sĩ đi

theo Đức Kitô, chắc chắn muốn trở nên “đồng hình

đồng dạng với Người” cũng cần phải lặng lẽ quan sát

tất cả những cử chỉ, hành động của Thầy mình để mà

bắt chước.

Như một “fan” hâm mộ trước thần tượng của

mình, chúng ta – những con người tự nguyện bước

vào đời sống dâng hiến- cần phải âm thầm mỗi ngày

theo dõi bước chân của thầy mình, để chiêm ngắm vẻ

đẹp của Đấng chúng ta yêu mến qua toàn bộ hoạt

động đời sống của Ngài. Và đỉnh cao của sự chiêm

ngắm cần được dừng lại nơi thập giá. Nơi ấy chúng

ta có thể nhìn thấy vẻ đẹp cao quý của sự tự hủy, của

sự bỏ mình hư không vì sự sống của con người. Nơi

ấy ta bắt gặp một tình yêu vô thủy vô chung, một tình

yêu đến tận cùng. Tình yêu tận cùng ấy còn được kéo

dài nơi Bí tích Thánh thể- nguồn suối tràn ngập ân

sủng cho những cánh hoa lòng muốn chìm sâu trong

đó. Người ta chỉ có thể chìm sâu khi trong giấc ngủ,

hoàn toàn lặng, vô động. Cũng thế, việc chiêm ngắm

chỉ đạt trọn vẹn khi ta thinh lặng hoàn toàn, diện đối

diện với một mình Ngài.

Thinh lặng để ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên và

con người – kỳ công của Thiên Chúa như lời thánh

vịnh mô tả:

Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo

Muôn trăng sao Chúa đã an bài…

Tuyệt tác của Ngài Ngài cho làm bá chủ

Muôn sự muôn vật Ngài đặt ở dưới chân.

Thật là uổng phí nếu ta chẳng quan tâm đến cảnh

vật thiên nhiên, cái chứa muôn điều bí ẩn trong đó

mà chính Thiên Chúa ban tặng cho con người, Ngài

muốn chúng ta khám phá ra vẻ đẹp. Ngắm nhìn vẻ

đẹp mà chiêm ngưỡng tình yêu của Thiên Chúa.

Một lúc nào đó, thảnh thơi, nhìn cánh hồng nở

trong vườn, nhìn ráng chiều với những sắc màu nhảy

múa, nhìn cánh chim chao lượn trên bầu trời, những

bước nhảy ngộ nghĩnh của những chú cóc trong buổi

chiều tà, nhìn thảm cỏ xanh mượt mà như nhung êm

ái đôi bàn chân, ta cảm thấy đời thật đẹp, tình yêu

ngập tràn trên lối đi của Đấng tạo hóa. Lúc ấy lòng ta

òa vỡ, vì bấy lâu ta mãi theo nhịp sống mà quên đi

cái thinh lặng đẹp biết bao. Ta đã bỏ quên và vô tình

hờ hững. Nhìn thấy vẻ đẹp và đọc được ý nghĩa trong

cảnh vật, đòi hỏi ta phải đặt mình trong sự thinh lặng.

Như mặt nước trong veo của hồ có thể soi rõ

cảnh vật, sự thinh lặng cũng có thể dọi rõ linh hồn ta

với cái nhìn trong sáng: “không ai biết rõ mình bằng

chính mình”. Quả vậy ẩn sâu trong tâm hồn mình chỉ

có lòng mình biết ngoại trừ Đấng tạo hóa. Sự biết ấy

còn tùy thuộc vào mức độ diện đối diện với lòng. Bao

lâu ta còn có thời gian nhìn sâu vào lòng mình, ta mới

nhận rõ ta đang là ai và ta hiện hữu nhờ đâu.

Bước vào tâm hồn mình, ta mới có thể thức tỉnh

trước những vệt tối của đời ta, xóa đi những bóng mờ

làm mất đi vẻ sáng trên khuôn mặt đã được khắc theo

hình ảnh của Đấng Tạo Hóa - một vẻ đẹp trong suốt

và sáng như pha lê, sắc màu mà muôn con người khao

khát và muốn chiếm hữu.

3

Danh Sách Mục Vụ Cộng Đoàn

Cha Quản Nhiệm:

LM. F.X Đặng Phượng Hoàng 310-323-8900

Thầy Phó Tế vĩnh viễn:

Giuse Nguyễn Ngọc Long 310-634-3133

Ban Điều Hành Cộng Đoàn:

Chủ Tịch: Anh Trần Trung Nghĩa 310-926-6626

PCT. Nội Vụ: Anh Lê Quang Đức 310-848-3612

PCT. Ngoại Vụ Anh Hồ Trung Thuận 310-357-0141

Thư Ký: Chị Phan Thanh Xuân 310-404-4719

Thủ Quỹ: Chị Trần Bonzo Irene 310-880-6817

Thông tin của Các Ban ngành, Đoàn thể: (Xin xem trang

cuối trong tờ Lịch Công Giáo 2017 của Cộng đoàn).

Như vậy trong sự cô tịch, lặng thinh của không

gian và thời gian, mỗi chúng ta có thể ngắm nhìn tình

yêu rực sáng của Đấng chúng ta yêu mến qua biến cố

đau thương của đồi thập tự, qua nguồn suối ân sủng

của Bí Tích Thánh Thể, qua kỳ công vĩ đại của thiên

nhiên, đất trời và đặc biệt qua chính cõi lòng ta để mà

thầm cảm tạ Đấng tạo hóa đã làm nên tất cả và ta có

thể tín thác mà gieo mình vào Đấng Thinh Lặng.

Trong cái im lặng của đất trời, của hồn mình, ta

nghe được những tiếng thì thầm đầy ngọt ngào và

hạnh phúc từ chính Đấng Lặng Thinh đang muốn nói

với ta rất nhiều điều “Trong yên lặng và cô tịch người

ta chỉ còn nghe thấy điều cốt yếu nhất mà

thôi”(Camille Belguise). Lời nhận định của Belguise

cho ta thấy rằng ồn ào gây nên sự phân tán, tan loãng,

trong khi sự yên lặng tạo nên sự cô đọng, cô đọng

ngay trong chính nhịp thở của quả tim, biết rằng ta

đang sống và đang hiện diện cùng Đấng đã tác tạo ta.

Trong yên lặng và cô tịch ta chỉ còn nghe tiếng khẽ

khàng của Chúa đang muốn ngỏ lời, chia sẻ cùng ta

những khó khăn, những thất bại, những điều xuôi

xắn, thành công, những buồn đau đan xen niềm hạnh

phúc.

Nơi ấy, Lời chân lý được ngỏ, ánh sáng chỉ

đường được chiếu tỏa, mọi khúc mắc trong ta được

giải tỏa, cảm giác bình tâm cho những bước đăng

trình phía trước. Và trong sự trầm mặc của hồn mình

với niềm cậy trông, ta có thể nghe tròn ý của Đấng là

“cố vấn kỳ diệu”. Ngài có thể nói cho ta về âm thanh

của bài ca đức ái, của bản nhạc giao hưởng hòa điệu

nhịp nhàng của thiên nhiên. Am thanh êm ái ấy chỉ

có thể lách nhẹ vào hồn ta như nước từ từ thấm qua

lòng đất. Như vậy, ta sẽ chẳng nghe được gì, chẳng

có thể thưởng thức nếu ta không đủ kiên nhẫn cho

khoảng lặng của tâm hồn.

Với Thiên Chúa, Ngài không muốn nói qua sự

ồn ào và Ngài cũng chẳng thích hiện diện chỗ náo

nhiệt. Ngài muốn mặc khải cho mỗi người trong cách

thức riêng biệt. Như tiếng gọi Samuel trong đêm

vắng, như sự xuất hiện trong cơn gió nhẹ với Êlia,

như lời chỉ dẫn Giuse trong giấc mộng hay điển hình

nhất vẫn là những lần Đức Giêsu lên núi cầu nguyện

cùng Cha……. Tất cả đều diễn ra trong không gian

tĩnh lặng và vắng vẻ. Không chỉ nghe được tiếng

Chúa khi ta thinh lặng mà còn cả tiếng lòng ta thổn

thức. Thổn thức trước những ước mơ và khát vọng

hoàn thiện con người của chính ta. Lúc ấy ta biết rõ

tình trạng ta như thế nào: cảm thấy trống rỗng, đời ta

vô nghĩa hay ta đang hạnh phúc, đời tròn đầy……

Trong cõi thinh lặng ta biết tỏ sự thật về mình,

biết những băn khoăn, những trăn trở đang làm ta

nhức nhối. Nghe được tiếng lòng là một bước ta đang

mở lối phía trước cho cuộc đời ta. Vì tiếng lòng là

tiếng nói của lương tri cho ta biết sự thật. Một khi

nghe được sự thật và chấp nhận sự thật là biết rằng

đời ta sẽ biến đổi. Bởi trong sự thật Thiên Chúa hằng

ngự trị. Và chính nơi đó Ngài giúp ta lấp đầy vực

thẳm đời sống thiếu hụt của ta. An tịnh lắng nghe

Chúa nói, và lắng nghe lòng mình nói là lúc ta nhận

thức được chức phận làm con đối với Chúa. Ngẫm lại

trong đời tu, sự thinh lặng luôn được đặt lên hàng

đầu, nhưng chẳng ai có thể chắc chắn rằng mình luôn

dành trọn thời khắc thinh lặng ấy một cách ý nghĩa.

Nếu Thiên Chúa dựng nên con người với cặp

mắt, đôi tai và một cái miệng thì chắc hẳn, Ngài cũng

muốn chúng ta dùng chúng trong cuộc sống một cách

tương đương, nghĩa là nghe và nhìn phải gấp đôi lời

nói.

Thinh lặng để nghe và nhìn giúp ta định tâm và

bình thản nhận ra sự thật về đời mình: Ta không hề

đơn côi nhưng bên ta luôn có một: “Đức Giêsu nhìn

tôi, yêu tôi, bận tâm vì tôi”. Thật hạnh phúc dường

bao. Têrêsa Đỗ Thanh Tuyền.

III. Ý CHỈ CẦU NGUYỆN:

Nguyện xin Chúa ban bình an của Ngài

đến những ông, bà trong Cộng đoàn dưới

đây để mong ông, bà sớm được bình phục

trong bàn tay quan phòng và yêu thương

của Thiên Chúa:

Bà Đinh Thị Tâm, bà Cố Phạm Văn Phụng, Bà

Hiền Vũ, bà Nguyễn Thị Toan, chị Trần Thị Lương,

Ông Phan Đào, Ông Huỳnh Văn Á.

Lạy Chúa từ nhân! Xin cho con biết mến yêu

và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin

hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, Amen.

4

To add your Adverstisement, Please call:

Nghĩa Trần : 310-926-6626 Vương Trần:310-406-6644 Hoặc Email: [email protected]

Thank you for your patronage!

Xin Quý vị tích cực ủng hộ Quý Ân Nhân đăng quảng cáo và bảo trợ

cho tờ Thông Tin Mục Vụ hàng tuần của Cộng đoàn.