60
MỤC LỤC PHẦN I: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN Chương 1.Thành phần, vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi..............3 1.1 Thành phần, vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi................................................3 1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi......................3 Chương 2. Phân lọai thức ăn và phương pháp chế biến thức ăn trong chăn nuôi..........................................9 2.1 Phân loại thức ăn....................................5 2.2 Đặc điểm một số loại thức ăn dùng trong chăn nuôi....6 2.3 Phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn...............8 2.4 Ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành thức ăn chăn nuôi....................................................12 PHẦN II: GIỐNG VẬT NUÔI Chương 3. Chọn giống và nhân giống vật nuôi.............10 3.1 Khái niệm về giống, tính trạng - Những tính trạng cơ bản của vật nuôi........................................10 3.2 Các phương pháp chọn giống vật nuôi.................10 3.3 Lọai thải vật giống.................................12 3.4 Nhâng giống vật nuôi................................12 Chương 4. Bảo tồn nguồn gen vật nuôi và đa dạng sinh học 13 4.1 Khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi..........13 4.2 Các phương pháp bảo tồn và lưu giữ quĩ gen vật nuôi ........................................................13 4.3 Đánh giá mức độ de dọa tuyệt chủng..................16 4.4 Vấn đề bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta.........17 PHẦN III THỦY SẢN Chương 5. Khái quát môi trường sống và đặc điểm sinh học của một số lòai thủy sản................................18 5.1 Nước - Môi trường sống của các loài thủy sản....18 1

Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

MỤC LỤC

PHẦN I: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN Chương 1.Thành phần, vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.......................................................................................................31.1 Thành phần, vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi...........................31.2 Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi..............................................................................3Chương 2. Phân lọai thức ăn và phương pháp chế biến thức ăn trong chăn nuôi. .92.1 Phân loại thức ăn.......................................................................................................52.2 Đặc điểm một số loại thức ăn dùng trong chăn nuôi.................................................62.3 Phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn..................................................................82.4 Ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành thức ăn chăn nuôi...............................12

PHẦN II: GIỐNG VẬT NUÔIChương 3. Chọn giống và nhân giống vật nuôi.........................................................103.1 Khái niệm về giống, tính trạng - Những tính trạng cơ bản của vật nuôi.................103.2 Các phương pháp chọn giống vật nuôi....................................................................103.3 Lọai thải vật giống...................................................................................................123.4 Nhâng giống vật nuôi..............................................................................................12

Chương 4. Bảo tồn nguồn gen vật nuôi và đa dạng sinh học...................................13

4.1 Khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi..........................................................13

4.2 Các phương pháp bảo tồn và lưu giữ quĩ gen vật nuôi.....................................13

4.3 Đánh giá mức độ de dọa tuyệt chủng......................................................................164.4 Vấn đề bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta.........................................................17

PHẦN III THỦY SẢNChương 5. Khái quát môi trường sống và đặc điểm sinh học của một số lòai thủy sản.................................................................................................................................18

5.1 Nước - Môi trường sống của các loài thủy sản..................................................18

5.2 Đặc điểm sinh học của một số lòai thủy sản...........................................................18Chương 6. Kỹ thuật sản xuất giống thủy sản............................................................24

6.1 Nguyên lý chung và tầm quan trọng của việc cho cá đẻ nhân tạo...................24

6.2 Những hiểu biết cơ bản về sinh sản các lòai cá.......................................................246.3 Kỹ thuật sản xuất giống cá......................................................................................27Chương 7. Kỹ thuật nuôi thủy sản.............................................................................30

7.1 Những nguyên lý chung.......................................................................................30

7.2 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.....................................................................................30

7.3 Kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải tiến..........................................................31

7.4 Nuôi trồng thủy sản biển.........................................................................................33

1

Page 2: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

PHẦN IV THÚ YChương 8. Dược lý học................................................................................................368.1 Đại cương về thuốc và cách điểu trị........................................................................368.2 Một số thuốc thường dùng trong thú y....................................................................36Chương 9. Bệnh ở gia súc, gia cầm và thủy sản........................................................429.1 Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.......................................................429.2 Bệnh ở gia súc, gia cầm...........................................................................................429.3 Bệnh ở động vật thủy sản........................................................................................429.4 Các biện pháp phòng chống dịch bệnh....................................................................42

2

Page 3: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

PHẦN IDINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN

TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢNChương 1

THÀNH PHẦN, VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI

1.1 Thành phần, vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi1.1.1 Khái niệm về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

- Dinh dưỡng động vật là gì? Dinh dưỡng động vật là những hoạt động hóa học và sinh lý để chuyển những chất dinh dưỡng của thức ăn thành những chất dinh dưỡng của cơ thể.

Có 4 quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng của thức ăn thành chất dinh dưỡng của cơ thể:

Thu nhận thức ăn → Tiêu hóa hấp thụ thức ăn → Chuyển hóa thức ăn → Bài xuất những chất cặn bã- Thức ăn chăn nuôi là gì?Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học… những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khoẻ mạnh, sinh trưởng, sinh sản, và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.

1.1.2 Thành phần hóa học của thức ăn

THỨC ĂN ĐỘNG VẬT NUÔI

NƯỚC CHẤT KHÔ

KHOÁNG (TRO)

CHẤT HỮU CƠ

Protein thô Lipit (chất béo)

Carbohydrat Các vi chất dinh dưỡng

3

Dẫn xuất vô đạm (bột đường)

Xơ thô

Page 4: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

1.1.3 Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi1.1.3.1 Vai trò của nước

- Vai trò tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng- Vai trò vận chuyển vật chất- Tham gia các phản ứng hóa học- Điều hoà áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và

dịch thể.- Vai trò giữ thể hình ổn định, giảm ma sát- Vai trò điều tiết thân nhiệt

* Nguồn cung cấp nước: Nước cung cấp cho con vật gồm 3 nguồn: nước uống, nước trong

thức ăn và nước trao đổi.1.1.3.2 Protein và axit amin

- Protein là thành phần của các chất xúc tác enzym, nhờ enzym tốc độ phản ứng có thể tăng lên 1012 lần.

- Là thành phần của các chất vận chuyển như hemoglobin vận chuyển Oxy và khí cabonic trong quá trình hô hấp.

- Tham gia chức năng cơ học như collagen trong xương, răng; chức năng vận động như co cơ.

- Tham gia chức năng bảo vệ trong thành phần các kháng thể.- Tham gia chức năng thông tin trong các protein thị giác - Là nguồn năng lượng của cơ thể, 1g protein oxy hóa cho 4,5Kcal.Nhu cầu protein của động vật chính là nhu cầu axit amin

1.1.3.3 Vai trò dinh dưỡng của lipit- Cung cấp năng lượng, 1g lipit cung cấp 9,3Kcal.- Là dung môi hòa tan các vitamin tan trong mỡ (vitamin A, D, E, K)- Cung cấp các axit béo quan trọng

1.1.3.4 Vai trò của carbohydrat- Đường và tinh bột: là nguồn năng lượng quan trọng của động vật- Chất xơ: Là nguồn năng lượng quan trọng của động vật dạ dày kép

( đối với động vật dạ dày đơn thì chất xơ không là nguồn năng lượng của chúng), ngoài ra chất xơ trong khẩu phần còn có vai trò tạo độ khô cho thức ăn, kích thích nhu động của ống tiêu hóa, chống táo bón.1.1.3.5 Vai trò của chất khóang

- Canxi và phospho (Ca, P) là thành phần cấu tạo bộ xương. Phospho là thành phần cấu tạo màng tế bào, tham gia thành phần của hợp chất dự trữ năng lượng ATP.

- Magie (Mg) cũng là nguyên tố tham gia cấu tạo bộ xương, tham gia vào quá trình tạo năng lượng cho các hoạt động sống.

4

Sơ đồ thành phần các chất dinh dưỡng trong thức ăn

Page 5: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

- Natri, kali và clo (Na, K, Cl) là chất điện giải, Na và K cũng là thành phần hệ đệm của cơ thể.1.1.3.6 Vai trò của vitamin

- Vitamin A: có vai trò thị giác, vai trò với niêm mạc thượng bì, vai trò liên quan đến sức đề kháng của cơ thể

- Vitamin D: giúp hấp thu Canxi vào máu cũng như vận chuyển Canxi vào xương cùng với phospho.

- Vitamin E: chống vô sinh, chống oxy hóa sinh học trong cơ thể và trong thức ăn

- Vitamin nhóm B và C: là coenzym cho các phản ứng chuyển hóa carbohydrat, lipit và protein.

1.1.4 Đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn1.1.4.1 Khái niệm giá trị dinh dưỡng thức ănGiá trị dinh dưỡng của thức ăn được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:- Lượng thức ăn thu nhận: thường được xác định theo chất khô mà con vật

ăn vào tính cho 1 kg hoặc 100kg thể trọng.- Giá trị năng lượng của thức ăn: thường được xác định theo dạng năng

lượng có thể lợi dụng được (năng lượng tiêu hóa), nó phụ thuộc vào hàm lượng các chất hữu cơ chứa trong thức ăn và tỉ lệ tiêu hóa thức ăn. Thức ăn có giá trị năng lượng tiêu hóa lớn là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

1.1.4.2 Các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn- Đo lượng thức ăn thu nhận: Cho con vật ăn thức ăn định thí nghiệm, sau

1-2 giờ cân lượng thức ăn thừa.Lượng thức ăn tiêu thụ = lượng thức ăn cho ăn - lượng thức ăn thừa

Xác định lượng chất khô con vật tiêu thụ tính cho 1 kg hoặc 100kg thể trọng

- Phân tích hóa học thức ăn:+ Xác định chất khô: sấy mẫu thức ăn trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C

cho đến khi khối lượng mẫu thức ăn không đổi (thường từ 4-8giờ)+ Xác định tro hay khoáng toàn phần: đốt mẫu trong lò nung ở nhiệt

độ 6000C trong 2 giờ, cân xác định khối lượng tro còn lại.+ Xác định protein thô: phương pháp Kjeldahl: chưng mẫu thức ăn

bằng H2SO4 đậm đặc để chuyển tất cả N của mẫu thành (NH4)2SO4. Tiếp theo là giải phóng NH3, rồi định lượng N của NH3.

Protein thô của mẫu = N x 6,25+ Xác định chất béo thô: Dùng ether ethylic để hòa tan tất cả các chất

tan trong ether của mẫu thức ăn, rồi làm ether bay hơn. Cân khối lượng phần còn lại. đó là chất béo thô.

+ Xác định xơ thô: phương pháp kinh điển là phương pháp Weende. Nguyên tắc của phương pháp là đem mẫu hòa tan bằng H2SO4 loãng rồi sau đó hòa tan bằng KOH loãng, cuối cùng đem sấy mẫu rồi đốt cháy, chất cháy chính là

5

Page 6: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

xơ thô. Ngày nay còn có phương pháp xác định chất xơ mới là phương pháp của Van Soest.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi1.2.1 Nhu cầu duy trì1.2.1.1 Khái niệm

Nhu cầu duy trì là nhu cầu năng lượng đo trong điều kiện con vật vẫn đi lại và ăn uống bình thường và trong tình trạng con vật không tăng trọng hay giảm trọng, không cho các sản phẩm, không nuôi thai, không cho con bú hay phối giống.1.2.1.2 Ý nghĩa của việc xác định nhu cầu duy trì

Đối với vật nuôi, việc xác định nhu cầu duy trì là cơ sở để định ra nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất (nhu cầu cho thịt, trứng, sữa, nuôi thai, làm việc…). Trong nuôi dưỡng động vật cần áp dụng những biện pháp kỹ thuật để giảm chi phí về năng lượng cho duy trì.

( Tham khảo bảng nhu cầu năng lượng cho duy trì trong tổng nhu cầu năng lượng cho gia súc, gia cầm)1.2.2 Nhu cầu sinh trưởng1.2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng

Sau khi tinh trùng gặp trứng tạo thành hợp tử, cơ thể phát triển qua 2 thời kỳ:

- Thời kỳ trong cơ thể mẹ (bào thai)- Thời kỳ ngoài cơ thể mẹ (từ khi sinh ra cho đến chết)Trong 2 thời kỳ này cơ thể động vật luôn xảy ra những quá trình biến đổi,

đó là sự sinh trưởng và phát dục. Có 2 đặc điểm sinh trửơng chính:- Trong giai đoạn sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng của toàn bộ cơ thể của tất

cả các loài động vật đều biến đổi theo hình chữ S.- Trong giai đoạn sinh trưởng thì tốc độ sinh trưởng của các bộ phận và tổ

chức của cơ thể không giống nhau.1.2.2.2 Phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng

Mỗi vật nuôi có công thức tính nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. - Nhu cầu năng lượng:

Đối với gà thịt (gà Broiler) có thể áp dụng công thức của Wu và Han (1982) để xác định nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) sau:

+ Đối với gà 0 - 4 tuần tuổi:ME (kcal/ngày) = 128,5W0,75 + 2,5 ∆W

+ Đối với gà 4 - 7tuần tuổi:ME (kcal/ngày) = 128,5W0,75 + 3,8 ∆W

Trong đó: W : khối lượng cơ thể tính bằng kg∆W: tăng trọng tính bằng g/ngày

6

Page 7: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

- Nhu cầu Protein:Đối với lợn sinh trưởng để xác định nhu cầu protein (CP) có thể sử

dụng công thức:CP (g/ngày) = CP cho duy trì + CP cho tăng thịt nạcTrong thịt nạc có 22% protein. Để xác định nhu cầu protein cho duy

trì có thể sử dụng những hệ số trong bảng "Hệ số dùng để xác định nhu cầu protein duy trì của lợn sinh trưởng" (tr 83).1.2.3 Nhu cầu tiết sữa1.2.3.1 Thành phần của sữa

Thành phần của sữa khác nhau giữa các loài, giống gia súc, thức ăn, giai đoạn tiết sữa và kỹ thuật vắt sữa.1.2.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa

- Nhu cầu năng lượngNhu cầu năng lượng cho tiết sữa = Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa + Nhu

cầu năng lượng cho duy trì + Nhu cầu năng lượng cho sinh trưởngNgười ta tính ở bò sữa ôn đới nhập vào (giống Holstein ) nuôi tại chuồng,

nặng 400kg, năng suất sữa 15kg/ngày, 4,5% mỡ sữa, kì tiết sữa thức nhất, có nhu cầu năng lượng là 31,1 Mcal ME.

- Nhu cầu protein:+ Nhu cầu Protein cho duy trì là 2,86g+ Nhu cầu protein cho sinh trưởng bằng 20% của duy trì+ Nhu cầu cho tiết sữa: đối với bò ôn đới: 51% protein tiêu hóa/kg

sữa 4% mỡ; đối với bò nhiệt đới: 56g protein tiêu hóa/kg sữa 4% mỡ.1.2.3.3 Khẩu phần ăn thích hợp cho bò sữa

- Protein thô : 12-14%- Xơ thô : 16-20%- Thức ăn hạt : ít nhất 40%- Cỏ tươi : ít nhất 40%

1.2.4 Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn1.2.4.1 Khái niệm tiêu chuẩn và khẩu phần ăn

► Tiêu chuẩn ăn:Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của con vật trong một ngày

đêm. - Nội dung tiêu chuẩn ăn:

+ Nhu cầu năng lượng+ Nhu cầu protein+ Nhu cầu các chất khoáng: Ca, P, Mg, Na, Cl… và nguyên tố

vi lượng như Fe, Cu, Co, Mn, Zn…+ Nhu cầu vitamin: A, D, E, Caroten, vitamin B1, B2, PP, B12

7

Page 8: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

► Khẩu phần ăn:Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn thoả mãn tiêu chuẩn ăn

1.2.4.2 Những nguyên tắc phối hợp khẩu phần ănCó 2 nguyên tắc để phối hợp khẩu phần ăn: nguyên tắc khoa học và nguyên

tắc kinh tế.- Nguyên tắc khoa học

+ Khẩu phần ăn phải đáp ứng đẩy đủ nhu cầu dinh dưỡng, thoả mãn được tiêu chuẩn ăn và đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng : axit amin, khoáng, vitamin.

+ Khối lượng khẩu phần ăn phải thích hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hóa- Nguyên tắc kinh tế

Khẩu phần ăn đảm bảo được nguyên tắc kinh tế là chi phí thức ăn cho một đơn vị sản xuất thấp.

Câu hỏi:1/ Protein thô là gì? Hợp chất N phi protein gồm những thành phần nào? Vai trò dinh dưỡng của protein đối với động vật nuôi.2/ Kể tên các nguyên tố đa lượng và vi lượng có vai trò dinh dưỡng đối với động vật.

8

Page 9: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

Chương 2PHÂN LOẠI THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ

THỨC ĂN CHO GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN

2.1 Phân loại thức ăn- Thức ăn xanh: Tất cả các loại rau, cỏ trồng, cỏ tự nhiên cho ăn tươi như: rau

muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ voi, cây ngô non,…- Thức ăn thô khô: Tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt phơi khô, các

loại phụ phẩm nông nghiệp phơi khô… có hàm lượng xơ thô lớn hơn 18% như: cỏ khô họ đậu, phụ phẩm công nông nghiệp: dây lang, cây lạc, thân cây ngô, rơm lúa, bã mía… phơi khô.

- Thức ăn ủ xanh: các loại cây, cỏ tự nhiên ủ xanh hoặc ủ chua: cây ngô tươi ủ xanh, rau ủ chua…

- Thức ăn giàu năng lượng: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô dưới 20%, xơ thô dưới 18% và lớn hơn 70% TDN: các loại hạt ngũ cốc, phế phụ phẩm của ngành xay xát, các loại củ quả, rỉ mật đường, dầu, mỡ…

- Thức ăn giàu protein: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô lớn hơn 20%, xơ thô nhở hơn 18% như: thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật (các loại hạt họ đậu như đỗ tương, vừng…, khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương…), thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật (bột cá, bột thịt, sữa bột…), nấm men, tảo biển, vi sinh vật…

- Thức ăn bổ sung khoáng: bột xương, bột vỏ sò, bột đá vôi… và các chất khoáng vi lượng: FeSO4, CuSO4, MnSO4…

- Thức ăn bổ sung vitamin: A, D, E, B1, B2, C…- Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng: chất chống mốc, chất chống oxy hóa, chất

tạo màu, tạo mùi, thuốc phòng bệnh, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng…2.2 Đặc điểm một số loại thức ăn dùng trong chăn nuôi2.2.1 Thức ăn xanh* Đặc điểm dinh dưỡng

- Rẻ tiền, năng suất cao- Chứa nhiều nước, có hàm lượng protein cao, tỉ lệ xơ từ 2-3% ở giai

đoạn non và 6-8% ở giai đoạn trưởng thành.- Dễ tiêu hóa, chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cho gia súc, ngon

miệng.- Giàu vitamin, nhiều xantofil (là sắc tố vàng thực vật, là chất tạo màu lòng

đỏ trứng, da gà…).* Một số loại thức ăn xanh phổ biến- Cỏ hoa thảo

Ở nước ta cỏ hoa thảo hầu hết sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào vụ thu và gần như ngừng sinh trưởng vào vụ đông. Mùa xuân phát triển nhanh và cho năng suất chất xanh cao. Nhược điểm cơ bản là nhanh hóa xơ, giá

9

Page 10: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

trị dinh dưỡng theo đó giảm nhanh. Một số loại phổ biến: cỏ voi, cỏ ghine, cỏ pangola, cây mía…- Cỏ họ đậu

Cỏ họ đậu thường giàu protein thô, giàu vitamin và khoáng. Thường có hàm lượng chất khô từ 200-260g/kg thức ăn. Ưu điểm của cây họ đậu là có vi sinh vật cộng sinh trong nốt sần của bộ rễ làm cho cỏ họ đậu có hàm lượng protein cao và có tác dụng cải tạo đất. Nhược điểm cơ bản của cỏ họ đậu là chứa một số chất kháng dinh dưỡng như saponin gây chướng hơi dạ cỏ, goitrogen gây bướu cổ, tanin làm giảm độ ngon của cỏ. Một số cây họ đậu: cỏ stylo, cỏ stylosanthos guianensis, cây keo đậu…- Một số loại rau (rau muống…) làm thức ăn cho cá2.2.2 Thức ăn thô khô* Đặc điểm dinh dưỡng

- Có hàm lượng xơ thô cao (20-37%), nghèo protein, năng lượng và nghèo chất dinh dưỡng.* Một số loại thức ăn thô khô- Rơm rạ

Là nguồn thức ăn rất quan trọng cho trâu bò nước ta. Rơm rạ chứa nhiều xơ (333g/1kg chất khô), bị lignin hóa cao nên khó tiêu hóa., hàm lượng protein thô thấp (52g/kg chất khô), nghèo chất khóang, giá trị năng lượng thấp… do đó khi sử dụng rơm rạ để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa chất khô người ta kiềm hóa rơm rạ bằng urê, NH3 hay NaOH.- Cây ngô già sau thu bắp

Là nguồn thức ăn thô quan trọng cho trâu bò, ngựa. Có giá trị dinh dưỡng thấp, hàm lượng xơ thô cao (326g/kg chất khô), protein thấp (58g/kg chất khô), năng lượng thấp. Nếu được xử lý bằng urê, NaOH, NH3.. thì tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô của cây ngô già được tăng lên.2.2.3 Thức ăn củ quả* Đặc điểm dinh dưỡng

Chứa nhiều nước, nghèo protein, chất béo, nghèo các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng nhưng giàu tinh bột, đường và hàm lượng xơ thấp, dễ tiêu hóa. Thích hợp cho quá trình lên men ở dạ cỏ, do đó có hiệu quả rõ rệt đối với gia súc nhai lại đang cho sữa và trong thời kỳ vỗ béo.* Một số loại thức ăn củ quả phổ biến- Khoai lang

Hàm lượng protein thô rất thấp nhưng lại giàu tinh bột và đường. Nếu được nấu chín và được cân đối protein thì có thể thay thế hoàn toàn ngô trong khẩu phần ăn cho lợn vỗ béo.- SắnSắn tươi có 65% là nước và 35% chất khô. Cũng như khoai lang, sắn có hàm lượng protein thấp nhưng lại giàu tinh bột.

10

Page 11: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

Củ sắn tươi chứa nhiều độc tố cyanglucoside khi hoạt hóa sẽ cho ra cyanhydric gây độc cho gia súc. Khi ngâm nước, phơi khô, sấy khô hay hấp chín sẽ giảm đáng kể hàm lượng cyanhydric. 2.2.4 Hạt ngũ cốc và phụ phẩm

Là loại thức ăn giàu tinh bột và giàu năng lượng, hàm lượng protein thô khoảng từ 8-12%. Đây là thức ăn nghèo lysin, tryptophan và metionin.- Ngô

Là loại thức ăn chủ yếu cho gia súc, gia cầm. Ngô tốt có 70-75% tinh bột. Hàm lượng xơ trong ngô thấp, protein thô đạt từ 8-13%, nghèo các chất khoáng.- Lúa gạo

Hàm lượng protein, chất béo, năng lượng trao đổi của thóc thấp hơn ngô nhưng hàm lượng xơ lại cao hơn. Thóc được sử dụng làm thức ăn cho loài nhai lại và ngựa.- Cám gạo, cám mì

Là phụ phẩm của ngành sản xay xát gạo và sản xuất bột mì, hiện được dùng nhiều trong chăn nuôi.2.2.5 Thức ăn protein có nguồn gốc thực vật- Hạt họ đậu

Hạt cây họ đậu giàu protein và các axit amin nhưng không thay thế cho thức ăn vật nuôi. Giá trị sinh học của protein họ đậu cao, protein trong hạt họ đậu giàu lysin, các nguyên tố khoáng. Trong nhóm họ đậu, đậu tương là nguồn protein thực vật quan trọng của người và động vật.- Khô dầu

Là phụ phẩm của các hạt có dầu sau khi đã được ép lấy dầu. Các sản phẩm này bao gồm khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu hướng dương, khô dầu bông… Thành phần dinh dưỡng của các loại khô dầu biến động phụ thuộc công nghệ ép dầu.2.2.6 Thức ăn protein nguồn gốc động vật

Hầu hết thức ăn động vật đều giàu protein và có chất lượng cao, cân bằng các axit amin, các nguyên tố khoáng cần thiết và một số vitamin quan trọng như vitamin B12, A, K, D, E…- Bột cá

Là nguồn cung cấp protein có chất lượng tốt nhất đối với gia súc, gia cầm và thủy sản vì có giá trị sinh học protein cao. Bột cá giàu lysin, tryptophan, metionin, đó là những loại axit amin thường thiếu nhất trong khẩu phần ăn là hạt cốc. Hơn nữa bột cá còn có hàm lượng khoáng cao và giàu các loại vitamin.- Bột xương thịt

Được chế biết từ thịt và xương của động vật hoặc từ các phụ phẩm của lò mổ. Thành phần dinh dưỡng không ổn định, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chế biến.

11

Page 12: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

- Bột đầu tômLà nguồn protein động vật rất tốt cho gia súc. Giá trị dinh dưỡng thấp hơn

so với bột cá.2.3 Phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn2.3.1 Chế biến thức ăn tinh - Nghiền nhỏ:

Nhằm làm giảm kích thước hạt để giúp cho việt trộn đều thức ăn được dễ dàng.

- Ép viên: Có các loại máy ép viên sau+ Máy ép viên thủ công : Nguyên liệu thức ăn ở dạng bột nhão được

trộng thêm chất kết dính rồi ép qua sàng ép+ Máy ép viên áp lực thấp: Máy ép viên hoạt động thep nguyên tắc

vít tải hoặc rulô xoay ngược chiều. Quá trình nén thức ăn làm nhiệt độ tăng lên trên 1000C, tinh bột được hồ hóa và khi ra khỏi mặt sàng hình thành viên.

+ Máy ép viên áp lực cao (ép đùn): Nguyên tắc tương tự như ép viên áp lực thấp nhưng ở đây hơi nước nóng được đưa vào khối nguyên liệu và được ép với áp suất rất cao.Viên thức ăn xốp và nhẹ, có thể nổi trên mặt nước.2.3.2 Xử lý thức ăn thô giàu xơ

Hiện nay phương pháp dễ áp dụng và thường được dùng trong nông dân ở nước ta hiện nay là xử lý rơm bằng urê.

SINH HỌCChế phẩm enzymNấm men

12

Các phương pháp xử lý thức ăn thô giàu xơ

VẬT LÝNgâmNghiềnViênLuộcHấp cao ápChiếu xạ

HOÁ HỌC Xút (NaOH,KOH) Vôi Hydroxit amôn Amoniac Ure Cacbonat natri

Page 13: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

2.3.3 Ủ xanhỦ xanh là đem thức ăn xanh xếp chặt vào hố ủ, trong quá trình ủ nhờ hoạt

động của vi sinh vật, axit hữu cơ, đặt biệt là axit lactic sẽ hình thành và có tác dụng bảo quản thức ăn trong thời gian lâu dài.

Các loại thức ăn xanh có thể đem ủ chua: cây ngô còn bắp non hoặc sau khi thu bắp, các loại cỏ xanh, phụ phẩm dứa, ngọn lá mía, ngọn lá sắn…

2.4 Ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành thức ăn chăn nuôi- Ứng dụng của công nghệ vi sinh:

Một số chủng vi sinh trên những môi trường thích hợp có thể tổng hợp nhanh một số lượng lớn protein. So sánh thời gian để tăng gấp đôi sinh khối của động vật, thực vật và nấm men sẽ thấy rõ năng lực sinh tổng hợp protein của vi sinh vật.

Ứng dụng công nghệ vi sinh để tổng hợp nấm men, ví dụ: nấm men Torulopsis utilis, Candida lipolytica.

PHẦN II13

Page 14: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

GIỐNG VẬT NUÔIChương 3

CHỌN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI

3.1 Khái niệm về giống, tính trạng - Những tính trạng cơ bản của vật nuôi3.1.1 Khái niệm về giống, tính trạng

- Giống: Giống vật nuôi là tập hợp các vật nuôi có chung một nguồn gốc, được hình thành do quá trình chọn lọc và nhân giống của con người. Các vật nuôi trong cùng một giống có các đặc điểm về ngoại hình, tính năng sản xuất, lợi ích kinh tế giống nhau và các đặc điểm này di truyền được cho đời sau.

- Tính trạng: Tính trạng là đặc trưng của một cá thể mà ta có thể quan sát hay xác định được.

Có 2 loại tính trạng: tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng.Tính trạng chất lượng có thể quan sát và mô tả bằng cách phân loại, tính

trạng số lượng có thể xác định được giá trị bằng các phép đo (cân, đo, đong, đếm)

3.1.2 Những tính trạng cơ bản của vật nuôi- Tính trạng về ngoại hình- Tính trạng về sinh trưởng- Tính trạng về năng suất và chất lượng sản phẩm

3.2 Các phương pháp chọn giống vật nuôi3.2.1 Chọn lọc vật giống

- Chọn lọc hàng loạt: Định kỳ theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu năng suất, chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất để quyết định tiếp tục sử dụng hay loại thải chúng.

- Kiểm tra năng suất (kiểm tra cá thể): Được tiến hành trong giai đoạn hậu bị nhằm chọn lọc những vật nuôi được giữ lại làm giống. Con vật được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về chuồng nuôi, chế độ dinh dưỡng…. Kiểm tra, theo dõi một số chỉ tiêu nhất định để quyết định chọn lọc hay loại thải con vật.

- Kiểm tra đời con: Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra các đực giống, cho các đực giống phối với một số lượng cái giống. Đời con được theo dõi những chỉ tiêu nhất định để quyết định chọn lọc hay loại thải các đực giống này.

- Kiểm tra kết hợp: Là phương pháp kết hợp giữa kiểm tra năng suất và kiểm tra đời con.3.2.2 Một số phương pháp chọn giống trong gia cầm

- Chọn lọc cá thể: Căn cứ vào giá trị kiểu hình của chính bản thân con vật để chọn lọc

- Chọn lọc theo gia đình: Căn cứ vào giá trị kiểu hình trung bình của tất cả các cá thể trong gia đình để quyết định giữ làm giống hoặc loại thải toàn bộ gia đình đó.

- Chọn lọc trong gia đình: Căn cứ vào sự chênh lệch giữa giá trị kiểu hình của cá thể so với giá trị kiểu hình trung bình của nó.

- Chọn lọc kết hợp: Kết hợp giá trị trung bình của gia đình với giá trị chênh lệch giữa năng suất cá thể so với trung bình gia đình.

3.2.3 Một số phương pháp chọn giống thủy sản14

Page 15: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

3.3 Loại thải vật giốngLoại thải vật giống khi vật nuôi vừa hoàn thành một chu kỳ cho sản phẩm

hoặc khi sức khoẻ, năng suất của chúng bị giảm sút. Loại thải vật giống dựa vào thời gian sử dụng con vật, sức khoẻ và năng suất con vật và các điều kiện sản xuất khác.3.4 Nhân giống vật nuôi3.4.1 Nhân giống thuần chủng

- Khái niệm: Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái giống của cùng một giống giao phối với nhau.

- Vai trò và tác dụng: Nhân giống thuần chủng được áp dụng trong một số trường hợp sau:

+ Nhân giống một giống mới được tạo thành hoặc mới nhập từ nơi khác về nhằm tăng số lượng cá thể và kết hợp với chọn lọc củng cố được các đặc điểm của giống vật nuôi.

+ Bảo tồn quỹ gen các vật nuôi đang bị giảm về số lượng cũng như về địa bàn phân bố và có nguy cơ bị tuyệt chủng.

+ Nhân giống thuần chủng có thể cải tiến năng suất của vật nuôi.+ Trong quá trình nhân giống thuần chủng cần chú ý tránh giao phối

cận huyết.3.4.2 Lai giống

- Khái niệm: Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái giống thuộc 2 quần thể khác nhau phối giống với nhau.

- Vai trò tác dụng của lai giống: có 2 tác dụng chủ yếu:+ Tạo được ưu thế lai+ Làm phong phú thêm bản chất di truyền ở thế hệ lai.

- Ưu thế lai: Là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống đỡ bệnh tật và năng suất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ chúng.

- Các phương pháp lai giống:+ Lai kinh tế: Là phương pháp cho giao phối giữa con đực và con cái

khác giống, hoặc khác dòng; con lai được sử dụng vào mục đích thương phẩm.+ Lai luân chuyển: Là bước phát triển tiếp theo của lai kinh tế, trong

đó sau mỗi đời lai người ta lại thay đổi đực giống của các giống đã được sử dụng+ Lai cải tiến: được sử dụng trong trường hợp một giống về cơ bản

đã đáp ứng được yêu cầu, song còn một vài nhược điểm cần được cải tiến. Giống ban đầu này được lai với một giống có ưu điểm nổi bật về tính trạng cần được cải tiến. Các thế hệ tiếp theo được phối giống trở lại với chính giống ban đầu.

+ Lai cải tạo: được sử dụng trong trường hợp một giống về cơ bản không đáp ứng được yêu cầu, có nhiều đặc điểm xấu cần được cải tạo.Giống xấu này được lai với một giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, gọi là giống cao sản. Trong các thế hệ tiếp theo tiếp tục cho con lai phối giống trở lại với giống cao sản.

+ Lai tổ hợp: Là phương pháp lai giữa các giống với nhau nhằm tạo một giống mới mang được các đặc điểm tốt của giống khởi đầu.

+ Lai xa: Là lai giữa 2 loài khác nhauChương 4

BẢO TỒN NGUỒN GEN VẬT NUÔI VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

15

Page 16: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

4.1 Khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi

- Khái niệm bảo tồn (conservation): Bảo tồn nguồn gen động vật là cách

quản lý của con người đối với tài nguyên di truyền động vật nhằm đạt được lợi

ích bền vững lớn nhất cho thế hệ hiện tại, đồng thời duy trì được tiềm năng của tài

nguyên đó để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các thế hệ tương lai. Như

vậy bảo tồn mang tính tích cực.

- Khái niệm lưu giữ (preservation) : Lưu giữ nguồn gen động vật là một

khía cạnh của bảo tồn, trong đó người ta lấy mẫu và bảo quản tài nguyên di truyền

động vật không để con người can thiệp gây ra những biến đổi di truuyền . Như

vậy lưu giữ có tính thụ động.

4.2 Các phương pháp bảo tồn và lưu giữ quĩ gen vật nuôi

Theo FAO, có 2 phương pháp lưu giữ nguồn gen động vật:

- Lưu giữ "in situ": nuôi giữ con vật sống trong điều kiện thiên nhiên mà

chúng sinh sống.

- Lưu giữ " ex situ": bảo tồn tinh dịch, trứng hoặc phôi, AND của con vật

nuôi cần bảo tồn trong những điều kiện đặt biệt nhằm duy trì nguồn gen của

chúng.

Đối với giống vật nuôi có 2 phương pháp bảo tồn nguồn gen: bảo tồn " in

situ", là chăn nuôi con vật trong điều kiện ngoại cảnh phù hợp và bảo tồn "ex situ"

tương tự lưu giữ "ex situ".

4.3 Đánh giá mức độ đe doạ tuyệt chủng

FAO đã phân chia tính an toàn của nguồn gen vật nuôi thành các loại sau:

- Tiệt chủng: không còn bất cứ nguồn gen nào (vật sống, trứng, tinh dịch,

phôi hoặc AND).

- Tối nguy hiểm: chỉ còn ít hơn 5 con đực và 100 cái giống.

- Vẫn tối nguy hiểm: số lượng đực và cái giống tương tự tối nguy hiểm

nhưng đã được nuôi giữ tại một cơ sở nghiên cứu hoặc kinh doanh nào đó.

- Nguy hiểm: có 5-20 con đực và 100 - 1000 cái giống.

16

Page 17: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

- Vẫn nguy hiểm: số lượng đực cái giống như loại nguy hiểm nhưng đã

được nuôi giữ tại một cơ sở nghiên cứu hoặc kinh doanh nào đó.

- Không nguy hiểm: có nhiều hơn 20 con đực và 1000 cái giống

- Không rõ: chưa biết số lượng.

4.4 Vấn đề bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta

Chương trình Bảo tồn nguồn gen vật nuôi đã tiến hành điều tra đánh giá

mức độ sử dụng, xu hướng tăng giảm số lượng cá thể và mức độ an toàn của các

giống, nhóm vật nuôi địa phương (Xem bảng V.1 và Bản đồ phân bố các giống

vật nuôi địa phương của Việt Nam) trong giáo trình " Giống vật nuôi". của Đặng

Vũ Bình.

Câu hỏi:

1. Khái niệm về lai giống,nhân giống thuần chủng. Vai trò tác dụng của lai giống,

nhân giống thuần chủng? Khái niệm về ưu thế lai, các giả thuyết giả thích hiện

tượng ưu thế lai, phân biệt các loại ưu thế lai.

2.Vì sao chúng ta phải bảo tồn nguồn gen vật nuôi?Các giống vật nuôi nào của

nước ta đang bị đe doạ tiệt chủng? Nguyên nhân.

17

Page 18: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

PHẦN IIITHỦY SẢN

Chương 5KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

CỦA MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN

5.1 Nước - Môi trường sống của các loài thủy sản

5.1.1 Các đặc tính lý học của môi trường nước

- Màu sắc: Màu nước do nhiều yếu tố gây nên: các chất hòa tan (muối sắt, muối đồng…), các chất vẩn cặn (cát, phù sa, keo đất…), thực vật phù du (tảo lục, tảo lam…), mùn bã hữu cơ…Màu xanh lá chuối non của nước ao (màu của một nhóm tảo lục làm thức ăn cho cá) là màu nước tốt nhất.

- Nhiệt độ: Nguồn cung cấp nhiệt cho các vực nước chủ yếu từ năng lượng bức xạ của mặt trời, vì vậy sự biến động nhiệt độ của môi trường nước tuân theo qui luật ngày đêm và mùa rõ rệt. Nhiệt độ môi trường nước ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thành thục, phát triển phôi và cân bằng sinh lý trong cơ thể thủy sinh vật. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hầu hết thủy sinh vật là trong khoảng 20 - 300C.

- Độ trong của nước: Cần xác định độ trong của nước sao cho vừa có bức xạ ánh sáng đi sâu vào vùng nước, vừa có thực vật phù du để sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.

5.1.2 Các đặc tính hóa học của môi trường nước

- Độ muối: được tạo nên bởi NaCl hoà tan. Nước ngọt có độ muối 1%0 . Nước lợ độ muối 1 -15%0 . Nước biển có độ muối trên 15%0 .

- Độ pH: Nguồn gốc gây nên độ pH chua (<7) ở nước là do thành phần của đất nhiều oxit sắt, ngoài ra còn do mùn bã hữu cơ. Gây nên pH kiềm (>7) trong nước thường do tác động của con người, nhất là khi bón quá nhiều vôi để tẩy dọn ao. pH thích hợp cho thủy sinh vật từ 6,5 - 8,5.

- Oxy hòa tan: Có 2 nguồn bổ sung Oxy vào môi trường nước: từ không khí và do quang hợp của thực vật phù du. Hàm lượng Oxy thích hợp cho thủy sinh vật từ 3,0 - 8,0mg/l. Sự hô hấp của thủy sinh vật và quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ là những yếu tố gây tiêu hao Oxy trong thủy vực.

- Khí Cacbonic hoà tan:Sự hô hấp của thủy sinh vật và quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ thường xuyên thải khí cacbonic ra môi trường nước.Trong nước thiên nhiên hàm lượng CO2 biến động từ 0 - 30mg/l.

- Đạm ammôni (NH4): Để đánh giá mức độ giàu nghèo dinh dưỡng của môi trường nước chúng ta thường xác định đạm ammôni NH4+. Khi nguồn nước có hàm lượng NH4+ đạt 3mg/l được coi là giàu dinh dưỡng, nếu lớn hơn 4mg/l là nước bị ô nhiễm.

- Khí độc sunfua hydro (H2S): nguồn khí H2S đưa vào nước chủ yếu từ sự thối rữa của các cơ thể động vật, H2S có mùi thối, rất độc và hoà tan nhiều trong nước. Hàm lượng gây độc là 1mg/l.5.1.3 Tiêu chuẩn chất lượng nước để nuôi cá

Xem bảng Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi Thủy sản (Bộ Thủy sản)

18

Page 19: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

5.2 Đặc điểm sinh học của một số loài thủy sản5.2.1 Đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế ở Việt nam5.2.1.1 Cá chép (Cyprinus carpio)- Phân bố

Là loài phân bố rộng ở khắp thế giới, trong tất cả các loại hình thủy vực nước ngọt. Ở Việt Nam hiện có 7 loài cá chép khác nhau. - Sinh sản

Cá chép nuôi ở nước ta thành thục sau 1 năm tuổi. Cá đẻ 2 lần trong năm, mùa chính từ tháng 1 đến tháng 4. Số lượng trứng tuỳ thuộc vào trọng lượng cá mẹ: cá 0,3kg mỗi lần đẻ 30-40 nghìn trứng.- Tính ăn và sinh trưởng

Cá con ăn sinh vật phù du, sinh vật đáy cỡ nhỏ và mùn bã hữu cơ. Khi trưởng thành cá chép ăn sinh vật đáy là chính, ngoài ra cũng ăn mùn bã hữu cơ và sử dụng tốt thức ăn nhân tạo.

Cá chép nuôi trong ao 2 năm đạt 0,7-1,0 kg, thường được nuôi ghép với cá mè, trôi, trắm.5.2.1.2 Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) - Phân bố

Phân bố tự nhiên ở các thủy vực Trung Á. Hiện nay cá trắm cỏ là đối tượng nuôi phổ biến, nhất là với các tỉnh trung du, miền núi và để nuôi tăng sản.- Sinh sản

Ở Việt Nam cá trắm cỏ thường phát dục khi đạt 2-3 tuổi. Mùa vụ sinh sản thường từ tháng 3 đến tháng 8. Sức sinh sản thực tế trong sinh sản nhân tạo là 47.000- 103.000 trứng/kg cá cái.- Tính ăn

Cá con ăn động thực vật phù du và một ít mầm non thực vật. Cá trắm cỏ trưởng thành chủ yếu ăn thực vật bậc cao, cá cũng sử dụng tốt thức ăn nhân tạo.- Sinh trưởng

Ở giai đoạn ương cá giống sau 2 tháng nuôi cá dài 10-12cm. Trong ao nuôi cá thịt cá 1 năm tuổi đạt 1kg. Sống ở những nơi có nhiều thực vật thủy sinh sau 3 năm có thể đạt 9-12kg.5.2.2 Đặc điểm sinh học của tôm sú (Penaeus monodon)

Tôm sú thuộc giống tôm he, có vỏ dày màu xanh đen, trên chủy có 6-8 gai, dưới chủy có 2-3 gai, trên vỏ đầu ngực có 3 gai.- Phân bố

Tôm sú phân bố rộng ở các thủy vực nước lợ và mặn vùng cửa sông ven biển nhiệt đới, đặt biệt phân bố tập trung ở vùng Đông Nam Á. Ở nước ta tôm sú phân bố ở cả 3 miền nhưng tập trung từ các vùng duyên hải miền Trung trở vào.- Tập tính sống và khả năng thích nghi với môi trường

Tôm sú hoạt động bắt mồi mạnh về ban đêm, có khả năng thích ứng với nồng độ muối thay đổi từ 0 đến 40%0 , thích hợp nhất từ 15-25%0 .Là loài rộng nhiệt, thích hợp ở nhiệt độ 25 - 300C; hàm lượng Oxy hòa tan tốt nhất là trên 5mg/l,; pH thích hợp từ 7,5-8,5.- Dinh dưỡng

19

Page 20: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

Tôm sú là loài ăn tạp. Trong tự nhiên tôm trưởng thành ăn giáp xác đáy, giun nhiều tơ và ấu trùng của động vật đáy. Trong nuôi tôm người ta cho ăn thức ăn tổng hợp dạng viên, chúng bắt mồi mạnh vào sáng sớm và nhất là lúc chiều tối.- Sinh sản

Ngoài tự nhiên khi đạt đến độ trưởng thành vào năm thứ 2, tôm bắt đầu thành thục và di cư ra biển để giao vĩ. Sức sinh sản ngoài tự nhiên từ 200.000 đến 1.200.000 trứng/tôm mẹ. Trứng sau khi nở thành ấu trùng sẽ phát triển lần lượt qua các giai đoạn sau:

Nauplius → Zoea → Mysis→ Postlarva →Jivenile → Tôm trưởng thành

Câu hỏi:1/ Trong các yếu tố hoá học của môi trường nước, theo anh (chị) yếu tố nào là quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của cá?2/ Theo anh (chị) trong ngày hàm lượng Oxy hoà tan trong nước cao nhất và thấp nhất lúc nào, vì sao?

Chương 6

20

Page 21: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN

6.1 Nguyên lý chung và tầm quan trọng của việc cho cá đẻ nhân tạo6.1.1 Nguyên lý chung

- Sinh sản là một quá trình sinh học phức tạp gồm nhiều giai đoạn: sự phát triển và thành thục của tuyến sinh dục, sự đẻ trứng, thụ tinh, phát triển của phôi và cá con

- Sinh sản liên quan đến các quá trình khác trong đời sống cá thể: sinh trưởng, tồn tại, dinh dưỡng, di cư… là sự thích nghi lâu đời của loài với môi trường sống.

- Sinh sản là một quá trình thống nhất của mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái và sinh lý.6.1.2 Tầm quan trọng của việc cho cá đẻ nhân tạo

- Chủ động về nguồn giống - Là phương tiện để nghiên cứu di truyền, lai tạo, chọn giống, tạo giống

mới.

6.2 Những hiểu biết cơ bản về sinh sản của các loài cá6.2.1 Tuổi thành thục

Khi cá phát triển đến một tuổi nhất định các sản phẩm sinh dục của cá (sẹ ở cá đực, trứng ở cá cái) đạt đến độ chín mùi, tuổi đó được gọi là tuổi thành thục của cá.

Tuổi bắt đầu thành thục ở một số loài cá nuôi ở Việt Nam như sau:Cá chép: 1-2 năm, trắm cỏ 3-4 năm, cá mè trắng và mè hoa 2-3 năm,

cá rôhu 1-2 năm, cá rô phi 4-6 tháng.6.2.2 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục- Các giai đoạn phát triển của buồng trứng cá:

+ Giai đoạn I: Tuyến sinh dục nhỏ, mảnh, trong suốt, chưa phân biệt được đực, cái.

+ Giai đoạn II: Buồng trứng trong suốt, có màu hồng, mạch máu nổi rõ ở vỏ buồng trứng.

+ Giai đoạn III: Buồng trứng to hơn, có màu đặc trưng của loài, trên noãn sào đã có những hạt sắc tố đen, mạch máu phân bố nhiều.

+ Giai đoạn IV: Buồng trứng có màu vàng xanh hoặc vàng trắng, trứng tròn và căng.

+ Giai đoạn V: Trứng chín, các noãn bào tách khỏi bao noãn và màng liên kết để rụng vào xoang noãn sào. Nếu ấn nhẹ bụng cá, trứng sẽ chảy ra ngoài.

+ Giai đoạn VI: Sau khi đẻ xong, buồng trứng xẹp, rỗng, mềm nhão.- Các giai đoạn phát triển của tinh sào cá:

+ Giai đoạn I: Tuyến sinh dục là một dải nhỏ dính sát vách xoang thân, mắt thường không phân biệt được đực cái.

+ Giai đoạn II: Có thể từ giai đoạn I phát triển lên hoặc từ giai đoạn VI chuyển qua. Tinh sào có hình một dải nhỏ màu hồng nhạt.

+ Giai đoạn III: Tinh sào đạt chiều dài cực đại nhưng bề rộng và dày chưa đủ, có màu trắng phớt hồng.

21

Page 22: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

+ Giai đoạn IV: Tinh sào có màu trắng, bên trong có tinh trùng, tinh bào sơ cấp, tinh bào thứ cấp.

+ Giai đoạn V: Tinh sào có màu trắng đục, bên trong đại bộ phận là tinh trùng, nếu ấn nhẹ vào bụng cá tinh dịch có thể chảy ra ngoài.

+ Giai đoạn VI: Tinh sào teo nhỏ sau khi sinh sản.

6.2.3 Cơ chế sinh sản của cá

Sơ đồ cơ chế sinh sản cá

22

Điều kiện sinh thái

Cơ quan cảm giác ngoài của cá

Thần kinh trung ương

Vùng dưới đồi Hypophthalamus

Não thùy thể (tuyến yên) Hypophisis

Tuần hoàn máu

Tuyến sinh dục

Hoocmôn giới tính

Thành thục và đẻ

trứng

Hoocmôn ngoài(FSH, LH; LRH, LRHa)

Page 23: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

6.2.4 Sự thụ tinh của trứng và phát triển của phôi cá

Cá bố mẹ kết đôi thụ tinh phôi dâu phôi vị hình thành các cơ quan cá nở thành cá bột

6.3 Kỹ thuật sản xuất giống cá6.3.1 Kỹ thuật sản xuất nhân tạo các loài cá nuôi nước ngọt6.3.1.1 Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ- Chọn cá bố mẹ

+ Cá khoẻ mạnh, không bệnh tật, không dị hình, đã đạt đến tuổi thành thục và có qui cỡ hợp lý. Nên chọn cá bố mẹ ở tuổi thành thục lần thứ hai hoặc thứ ba sẽ cho năng suất cao hơn.- Chọn ao nuôi vỗ

+ Ao gần nguồn nước, giao thông thuận tiện.+ Ao thoáng đãng, nhiều ánh sáng.+ Diện tích 1.000-3.000m2, bùn đáy dày 20-30cm, bờ ao chắc chắn

- Chuẩn bị ao nuôi vỗ + Tát cạn ao, vét lớp bùn thối, tẩy dọn sạch sẽ bằng vôi với lượng

7-10kg/100m2.+ Phơi nắng ao vài ngày, trước khi lấy nước vào ao nên bón lót phân

chuồng và phân xanh.+ Sau khi lấy nước vào ao vài ngày có thể thả cá.

- Thả cá và chăm sóc+ Thả cá với mật độ thích hợp, có thể nuôi ghép hợp lý với cá khác.+ Đối với cá có khả năng đẻ tự nhiên trong ao như cá chép, rô phi… thì

phải nuôi riêng cá đực và cái.+ Tính toán khẩu phần ăn hợp lý.

Chia quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ làm 2 giai đoạn:+ Nuôi vỗ tích cực: nhằm tạo điều kiện cho cá bố mẹ tích lũy chất dinh

dưỡng.+ Nuôi vỗ thành thục: thời kỳ chuyển hóa từ vật chất tích luỹ để phát triển

tuyến sinh dục, vì vậy lượng thức ăn chỉ cần đảm bảo cho sự sống của cá.6.3.1.2 Kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo- Chọn cá cho đẻ

+ Chọn cá cái: Chọn cá có bụng to, mềm, lổ sinh dục nở có màu phớt hồng. Dùng que thăm trứng để lấy trứng cá ra kiểm tra, trứng đạt giai đoạn IV là có thể cho đẻ được.

+ Chọn cá đực: Chọn cá khoẻ mạnh. Vuốt nhẹ phần bụng phía hậu môn thấy sẹ màu trắng chảy ra đặc sánh là tốt.- Tiêm kích dục tố

Có thể dùng một loại hay phối hợp nhiều loại kích dục tố với nhau để tiêm cho cá đẻ. Các loại kích dục tố thường dùng là : não thùy thể, HCG, LRHa. Chọn thời điểm có nhiệt độ thích hợp để sau khi tiêm cá đẻ trứng có tỉ lệ thụ tinh cao.

23

Page 24: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

- Cá đẻ và thụ tinh của trứng+ Đối với cá đẻ trứng dính như cá chép thì trong bể đẻ phải có vật bám (ổ

đẻ) là bèo tây, xơ dừa…+ Trong sinh sản nhân tạo để có năng suất cao thường phái thụ tinh nhân

tạo bằng cách vuốt trứng vào chậu sau đó vuốt tinh dịch vào và dùng lông gà khuấy đều để trứng được thụ tinh.- Kỹ thuật ấp trứng thành cá bột

Việc ấp trứng được thực hiện trong bể ấp, ấp với mật độ 1-1,5 triệu trứng /1m3 nước.6.3.2 Kỹ thuật ương nuôi và vận chuyển cá giống

6.3.2.1 Kỹ thuật ương nuôi

- Ương cá bột lên cá hương+ Chọn ao ương có diện tích từ 200-1.000m2, mực nước 0,8-1,2m, nguồn

nước sạch.+ Chuẩn bị ao ương: dọn sạch ao, rải vôi bột với lượng 8-12kg/100m2 rồi

phơi ao 2-3 ngày+ Bón lót 30-40kg/100m2 phân chuồng ủ hoai và phân xanh.+ Lấy nước vào ao trước khi thả cá 1-3 ngày.+ Thả cá với mật độ từ 8.000-10.000con/100m2 tuỳ từng loại cá.+ Dùng phân chuồng ủ hoai và phân xanh bón xen kẽ nhau cú 5-7 ngày/1

lần.+ Cho ăn bằng cám, bột mì, gạo, ngô, khô dầu, bột đỗ tương mỗi ngày 2 lần

sáng và chiều.+ Hàng ngày thăm ao, theo dõi hoạt động của cá để xử lý kịp thời các sự cố

bất thường.+ Sau khi ương khoảng 25-28 ngày nên thu cá, luyện cá trước khi thu 4-5

ngày và ngừng cho cá ăn 1-2 ngày trước khi thu cá. Thu cá bằng lưới.

- Ương cá hương lên cá giống

Cũng tương tự như ương cá bột lên cá hương nhưng chọn ao có diện tích lớn hơn (200-2.000m2), thả cá với mật độ thưa hơn (800-2.000con/100m2). Cá được ương 60-70 ngày thì thu hoạch.

6.3.2.2 Kỹ thuật vận chuyển cá giống

- Chất lượng cá giống trước khi vận chuyểnKích cỡ cá: cá bột cỡ 0,8-0,9cm; cá hương cỡ 2-3cm; cá giống cấp I cỡ 4-

6cm; cá giống cấp II cỡ 8-12cm. Cá phải khoẻ, phản xạ nhanh.

- Luyện cá trước khi vận chuyển

Luyện cá là làm cho cá quen với những điều kiện khó khăn trước khi đi xa, đó là sống trong điều kiện chật chội, thiếu nước, thiếu oxy và nhiều chất thải.

Luyện cá trước khi vận chuyển cần làm như sau: hằng ngày quậy đục nước ao, dồn cá vào với mật độ cao rồi thả ra, làm như vậy 4-5 ngày trước khi vận chuyển. Cuối cùng bỏ đói cá để cá thải bớt phân và nhốt cá 8-12 giờ trước khi vận chuyển.

24

Page 25: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

- Phương pháp vận chuyểnVận chuyển cá vào ban đêm hoặc sáng sớm và chiều mát.+ Vận chuyển đường ngắn: Thời gian vận chuyển không quá 8 giờ. Dùng

thùng tôn, thùng nhựa, sọt tre có lót nilông đặt trên các phương tiện mang đến nơi thả.

+ Vận chuyển đường dài: Thời gian vận chuyển 8-50giờ. Dùng túi nilông (PE) trong suốt hình trụ dài, có bơm oxy, mỗi túi chứa 20-30 lít nước sạch.- Cách thả cá sau khi vận chuyển

Sau khi vận chuyển nên tránh làm cá bị chết do thay đổi môi trường nước đột ngột. Phải té nước vào thùng, sọt rồi từ từ thả cá ra. Nếu vận chuyển bằng túi nilông thì ngâm túi cá trong nước ao hồ khoảng 10-15 phút, sau đó té nước ao hồ vào túi, khi thấy cả bơi lội bình thường mới thả cá ra hồ.

25

Page 26: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

Chương 7KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN

7.1 Những nguyên lý chung7.1.1 Chu trình chuyển hóa vật chất trong môi trường nước

- Thức ăn tự nhiên của tôm, cá bao gồm các nhóm sinh vật ở nước, những tính chất chung của nước và những tính chất riêng của từng loại vực nước có ảnh hưởng quyết định đến thành phần và số lượng cũng như toàn bộ đời sống của các sinh vật thức ăn. Ngoài ra cũng kể đến các sản phẩm phân giải sau khi chúng chết, gọi là mùn bã hữu cơ.

- Mỗi loài cá nuôi chọn những mồi ăn thích hợp khác nhau, tuy nhiên tính ăn riêng biệt chỉ đặc trưng ở giai đoạn cá trưởng thành, còn tất cả các loài cá nuôi trong một thời kỳ nhất định sau khi tiêu hết noãn hoàng đều ăn chung một loại thức ăn là sinh vật phù du. 7.1.2 Các hình thức nuôi thủy sản ở Việt Nam7.1.2.1 Chia theo loại mặt nước- Nuôi cá ao: Nuôi trong ao nước tĩnh, ao nước chảy, nuôi có sục khí- Nuôi cá ruộng: Nuôi cá xen với cấy lúa- Nuôi cá mặt nước lớn: Nuôi ở đầm hồ tự nhiên, hồ chứa nước thuỷ điện, thuỷ lợi.- Nuôi cá lồng bè: Lồng bè đặt ở sông, suối, hồ chứa- Nuôi cá trong bể ximăng, bể nhựa7.1.2.2 Chia theo số loài cá nuôi- Nuôi đơn: chỉ nuôi một loài cá.- Nuôi ghép: Nuôi nhiều loài cá trong cùng một ao, hồ. Ngoài ra nuôi cá còn kết hợp với ngành nghề khác: nuôi cá kết hợp với làm vườn, trồng rừng…7.1.2.3 Chia theo mức độ đầu tư- Nuôi quảng canh: mật độ cá thưa, nuôi dựa vào tự nhiên là chính, mức độ đầu tư ít.- Nuôi bán thâm canh: mật độ thả cá đã tăng hơn, thức ăn nhân tạo được sử dụng nhiều hơn, chăm sóc quản lý cũng nhiều hơn. Nguy cơ xuất hiện bệnh tăng hơn.- Nuôi thâm canh: nuôi cá mật độ dày, thức ăn nhân tạo được sử dụng chủ yếu, mức độ đầu tư cao, nhiều nguy cơ xuất hiện dịch bệnh.7.2 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt7.2.1 Nuôi cá ao- Các điều kiện của một ao nuôi cá thịt

+ Ao gần nguồn nước sạch, nước không bị ô nhiễm+ Diện tích ao 200-3.000m2, ao hình chữ nhật là tốt nhất.+ Đáy ao là đất thịt, có độ dày bùn khoảng 20-30cm, mức nước sâu 1-2m

- Chuẩn bị ao để thả cá+ Dọn tẩy ao+ Bón lót bằng phân chuồng đã ủ hoai và phân xanh, lấy nước vào truớc khi

thả cá 3-5 ngày.+ Mùa vụ thả cá: thả cá vụ xuân và vụ thu.+ Mật độ cá giống 1-2 con/m2.

26

Page 27: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

- Chăm sóc quản lý+ Thường xuyên thăm ao vào lúc sáng sớm và chiều mát, theo dõi mức

nước và lượng thức ăn thừa để điều chỉnh mực nuớc và thức ăn.+ Theo dõi màu nước để bón phân và thay nước, nước có màu xanh vàng

của lá chuối non là tốt. Kiểm tra độ pH, theo dõi hoạt động của cá, kiểm tra sức lớn và bệnh tật…- Thu hoạch

Có thể thu hoạch cá thịt bằng cách đánh tỉa thả bù hoặc thu hoạch một lần vào cuối vụ nuôi. Thu hoạch một lần cần kéo lưới bắt cá nhiều lần, sau đó tháo cạn ao bắt nốt số cá còn lại, những cá nhỏ nên giữ lại để nuôi tiếp vụ sau.7.2.2 Nuôi cá ruộng- Chọn ruộng nuôi cá

+ Ruộng có đủ nguồn nước tưới và tiêu dễ dàng, không úng ngập và không khô hạn, pH từ 7 - 8.

+ Ruộng có diện tích 0,1 - 0,5ha; phải có mương, chuôm để cá trú; có cống và đăng chắn giữ cá.

+ Sau khi thu hoạch lúa và cá thì tháo cạn nước, dùng vôi bột tẩy diệt tạp.- Chọn giống và thả giống

+ Cá nuôi thích hợp trong ruông lúa là các loài cá ăn chất hữu cơ, động vật phù du, sâu bọ và còn có khả năng ăn trực tiếp cám, bột ngô, khoai sắn và thức ăn hỗn hợp. Hiện nay xu hướng chung là nuôi cá chép và cá mè vinh.

+ Tùy theo hình thức nuôi cá ruộng (cấy 1 vụ lúa, nuôi 1 vụ cá; cấy 2 vụ lúa nuôi 1 vụ cá) mà định thời gian thả cá giống cũng như mật độ thả cá cho phù hợp. Thả từ 2.000-3.600con/ha tuỳ vào loại cá và qui cỡ cá giống.- Chăm sóc và quản lý

+ Muốn nuôi cá ruộng có kết quả bền vững thì cần tiến hành trong phạm vi cộng đồng để cùng tổ chức quản lý bờ vùng, mương cống, ruộng lúa…

+ Thường xuyên kiểm tra đăng cống, định kỳ 5-7 ngày bón phân chuồng và phân xanh xuống mương. Hai tuần 1 lần bón 100kg vôi/ha mương để phòng bệnh cho cá.

+ Để có năng suất cao, trong thời gian cá ở trong mương phải cho ăn thêm thức ăn tinh (cám gạo, ngô, sắn…)- Thu hoạch

+ Thường thu hoạch vào tháng 11-12 dương lịch. Có thể thu tỉa hoặc thu hoạch toàn bộ.

Cách thu tỉa: rút nước từ từ để cá xuống mương, sau đó dùng lưới kéo để thu tỉa cá lớn.

Thu toàn bộ: kéo lưới thu một vài mẻ ở mương, sau đó làm cạn mương để thu hết cá.7.2.3 Nuôi cá lồng bè- Cấu tạo và vị trí đặt lồng nuôi cá

+ Kích thước: Lồng đặt ở nơi nước chảy thường có hình chữ nhật, chìêu rộng khoảng 2-3m, dài 4-8m. Lồng đặt nơi nước tĩnh rộng 2-5m, dài 305m, cao 1,3-1,7m. Mặt trên của lồng có một cửa nhỏ có nắp đậy để đóng mở cho cá ăn và làm vệ sinh lồng.

27

Page 28: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

+ Khung lồng làm bằng gỗ, tre, ống nhựa, sắt…Xung quanh lồng gắn các phao để cố định độ sâu lồng. Thân lồng làm bằng lưới nilông.

+ Vị trí đặt lồng bè: Ở sống, suối phải đặt lồng ở bên bờ không bị lở, tốc độ nước tương đối ổn định, tránh xa nơi ồn ào có xăng dầu, chất bẩn đổ ra như bến phà..- Thả giống

+ Thường nuôi cá trắm cỏ, rô phi, trê lai, chép lai, cá quả, bống tượng…với mật độ từ 40-100con tùy loài cá và cỡ cá.

+ Mùa vụ thả giống thường khoảng tháng 2-3, thu hoạch tháng 11-12 dương lịch

- Chăm sóc quản lý

+ Cho ăn: tuỳ theo loài cá nuôi mà cho ăn các loại thức ăn xanh và thức ăn bột hoặc phụ phế của nông nghiệp như cám, bã đậu, phế thải lò mổ, bột cá, đậu tương. Cần chú ý thức ăn cho cá bao giờ cũng là thức ăn nhạt. Cho ăn 2-4 lần/ ngày tuỳ từng loại cá. Lượng thức ăn tăng dần theo khối lượng cá nhưng tỉ lệ phần trăm giảm dần từ 10 xuống 4%. Rải đều thức ăn khắp mặt lồng, chú ý theo dõi lượng thức ăn thừa.

+ Vệ sinh: hằng ngày dọn thức ăn thừa và cọ rửa lồng hằng tuần.+ Phòng bệnh, chữa bệnh

- Thu hoạch+ Tuỳ theo loài cá nuôi và thời gian thả cá mà thời gian thu hoạch khác

nhau. Khi thu hoạch có thể dùng lưới, vợt. Có thể thu tỉa dần những con lớn. Khi kết thúc chu kỳ nuôi thì thu hoạch toàn bộ cá để chuẩn bị cho đợt nuôi mói.

7.3 Kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

7.3.1 Kỹ thuật cải tạo ao đầm- Ao nuôi

Cần có 3 loại ao: ao chứa nước, ao ương và ao nuôi tôm thương phẩm.+ Ao chứa: Có thể chứa được 30% tổng lượng nước của ao nuôi, có diện

tích 1.000-2.000m2, sâu 1,2-1,6m. Ao có ít nhất 2 cống: một cống thông ra nguồn nước, một cống thông vào ao nuôi tôm thịt

+ Ao ương: Diện tích 300-1.500m2. Sâu 0,4-0,8m.+ Ao nuôi tôm thương phẩm: Diện tích 1-5ha. Sâu 1,2-1,6m. Đáy tốt nhất

là cát bùn hoặc đất sét. Ao phải có cống cấp nước và cống tiêu nước khẩu độ 0,6-1,2m. Ở mỗi cửa cống cấp nước phải có 3 lớp lưới lọc chắn để ngăn chặn địch hại và sinh vật mang mầm bệnh vào ao.

- Cách cải tạo ao

+ Cày đáy ao, rải vôi bột với lượng 200-1.000kg/ha. Phơi khô đáy ao ít nhất trong 15-20 ngày, sau đó lấy nước vào ao qua cửa cống có 3 lớp lưới lọc cho đến khi đạt độ sâu 12-20cm. Dùng thuốc diệt tạp diệt hết cá trong ao, sau đó bón phân gây màu nước, lấy nước cho đủ 1,2 -1,6m. Từ khi cấp nước vào ao đến khi thả tôm giống khônng được quá 7 ngày.

+ Trước khi thả tôm giống độ mặn của nước ao tốt nhất phải là 15-25% 0.

Nước phải có màu xanh hoặc vàng nhạt, pH 7,5-8,5.

28

Page 29: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

7.3.2 Kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm- Thả tôm giống Thả 1 vụ tôm chính (T4-T7), mật độ 10-15con/m2 (tôm cỡ Post 15). Thả xung quanh ao hoặc cuối gió để tôm phát tán đều khắp ao.- Chăm sóc và cho tôm ăn

+ Trong nuôi tôm hình thức quảng canh cải tiến (QCCT) nên kết hợp 2 loại thức ăn: thức ăn tổng hợp dạng viên và thức ăn tự chế biến (gồm bột cá, bột gạo nấu chín, cám, premix và vitamin C trộn lại và ép viên).

+ Lượng thức ăn thay đổi tùy cỡ tôm, thức ăn được bỏ vào vó hoặc sàng. Mỗi ngày cho ăn 4 lần: 7g, 11g, 17g và 23 g.- Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi

Cần theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường sau :+ Độ mặn: Đo độ mặn bằng khúc xạ kế hoặc tỉ trọng kế, giữ độ mặn thích

hợp từ 15-25%0. + pH: Dùng bút, hộp so màu hoặc giấy đo pH chuyên dùng, thời gian đo

pH thích hợp là 6g và 14g. Sử dụng vôi để làm tăng pH.+ Oxy hoà tan: tốt nhất là lớn hơn 5mg/l. Tôm nổi đầu là dấu hiệu thiếu

Oxy, để đảm bảo đủ oxy cần giữ nước có màu xanh, độ trong 25-35cm.+ Độ trong và màu nước: Màu nước càng đậm thì độ trong càng giảm. Màu

nước tốt nhất là màu xanh nhạt ở những ao có độ mặn thấp và màu vàng nhạt ở những ao có độ mặn cao.

+ Độ kiềm: tốt nhất là 80-150mg/l. Để giữ độ kiềm thích hợp nên dùng đã vôi xay hoà tan vào nước rồi té lên ao định kỳ 15 ngày/1lần.- Thu hoạch

Để đảm bảo tôm có chất lượng tốt cần đảm bảo 3 điều: Nhanh-Lạnh-Sạch. Các bước như sau:

+ Thu hoạch tôm khi vỏ tôm cứng và đạt cỡ 40con/kg.+ Sau khi thu hoạch rửa tôm bằng nước sạch để trên tấm hoặc rổ nhựa.+ Gây chết tôm bằng nước đá lạnh+ Ướp tôm với đá xay hoặc đá vảy trong thùng cách nhiệt.+ Vận chuyển tôm đến nơi thu mua càng sớm càng tốt.

7.4 Nuôi trồng thủy sản biển7.4.1 Các hình thức nuôi trồng thủy sản biển- Nuôi lồng bè- Nuôi cá nước mặn trong ao đất- Nuôi trai cấy ngọc- Nuôi nhuyễn thể- Trồng rong biển7.4.2 Một số đối tượng nuôi biển- Các loài cá: cá Song, cá Vược, cá Giò, cá Mú, cá Chình, cá Hồng, nghêu- Tôm hùm- Nhuyễn thể: vẹm vỏ xanh, ốc hương, sò huyết, bào ngư7.5 Kỹ thuật bảo quản sản phẩm sau thu hoạch- Bảo quản tươi sống trong nước: Cho cá vào thùng, thuyền có chứa nước sạch như môi trường cá sống, có thể dùng máy sục khí để tăng oxy trong nước.

29

Page 30: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

- Bảo quản đông lạnh: Dựa trên nguyên tắc khi nhiệt độ hạ đột ngột (-180C), cơ thể cá chưa kịp có phản ứng gì đã bị đông cứng lại. Có thể có 2 cách:

+ Cá được làm sạch nội tạng bỏ vào khay trộn đá rồi cho vào nhà lạnh.+ Rửa cá sạch bằng nước muối 3%, cá vẫn sống cho ngay vào đá lạnh

- Bảo quản bằng cách sấy, phơi khô: Làm sạch cá, tẩm muối hoặc các loại gia vị theo thị hiếu, trải lên phên tre hoặc khay inox rồi đem sấy ở nhiệt độ trên 40 0C hoặc phơi khô đến khi độ ẩm còn khoảng 13% là được. Treo lên nơi khô ráo hoặc bọc trong giấy bản (giấy thấm) cho vào túi nylông kín để tránh mốc, ẩm.- Bảo quản bằng cách hấp: Làm cá chín bằng hơi nước, giữ nguyên hình dạng cá, hấp cá sau khi đã rửa sạch tẩm ướp muối và gia vị.- Bảo quản bằng cách nướng: Dùng hơi nóng trực tiếp của lửa làm cho cá chín.

Câu hỏi:1/ Để nuôi cá thịt có lãi cần chú ý đến những yếu tố gì?2/ Hiện nay nghề nuôi tôm sú đang gặp khó khăn gì? 3/ Hình thức nuôi cá nào ở nước ta sẽ có triển vọng để phát triển trong tương lai? Tại sao?

30

Page 31: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

PHẦN IVTHÚ Y

Chương 8DƯỢC LÝ HỌC

8.1 Đại cương về thuốc và cách điều trị8.1.1 Khái niệm về thuốc chữa bệnh

Thuốc là những hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ, chế phẩm sinh học có trong tự nhiên và do con người chế tạo ra dùng để điều trị bệnh và phòng bệnh cho người và động vật. 8.1.2 Nguồn gốc của thuốc- Thuốc có nguồn gốc thực vật: từ lá, quả (quả dành dành lợi tiểu, quả sử quân tử để tẩy giun lợn…), thân và rễ (cỏ tranh lợi tiểu, nhọ nồi cầm máu…), từ hoa, từ hạt (hoa kim ngân chữa mụn nhọt, hạt bí ngô tẩy giun sán…)- Thuốc có nguồn gốc động vật: vẩy tê tê, tắc kè, mật ong, bột xương, bột tôm….- Thuốc có nguồn gốc khoáng vật: các loại muối khoáng được dùng để điều trị hội chứng thiếu khoáng và rối loạn trao đổi khoáng ở vật nuôi.- Thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa học: Các thuốc này được điều chế tinh khiết: sulfamid, paracetamol, coramin…- Thuốc có nguồn gốc nấm và vi sinh vật: penicillin, streptomycin, tetracyclin…, các loại vacxin phòng bệnh cho vật nuôi…

8.1.3 Phân loại thuốc

- Phân loại theo độc tính của thuốc:+ Thuốc độc bảng A: thuốc có độc tính rất mạnh đối với cơ thể người và

vật nuôi. Ví dụ: thuốc gây mê, ether, thuốc có các muối của arsenic…+ Thuốc độc bảng B: ít độc hơn thuốc độc bảng A. Ví dụ: thuốc gây tê cục

bộ Novocain, thuốc điều hoà nhịp tim spartein.+ Thuốc thông thường: không có độc tính hoặc độc tính rất thấp, tuy nhiên

nếu sử dụng liều cao cũng có thể gây tai biến cho động vật. Ví dụ: sulfamid, ganta…- Phân loại theo tác dụng của thuốc

+ Thuốc tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: an thần, giảm đau, giảm sốt, cafein…

+ Thuốc tác dụng ở đầu mút thần kinh cảm giác: novocain, morphin, codein…

+ Thuốc tác dụng ở đầu mút thần kinh giao cảm và phó giao cảm: atropin, arêcolin… làm giảm hoặc tăng nhu động của cơ trơn.

+ Thuốc có tác dụng đến hệ tim mạch: coramin điều chỉnh nhịp tim, adrênalin kích thích tim đập trở lại…

+ Thuốc tác dụng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể: các vitamin nhóm B giúp cho quá trình trao đổi năng lượng, chuyển hóa các chất đường bột. Các hoocmôn như insulin điều hoà lượng đường trong máu.

+ Thuốc chống vi khuẩn và ký sinh trùng: được chia 3 nhóm: thuốc sát trùng, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc diệt ký sinh trùng (thuốc tẩy giun).

31

Page 32: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

8.1.4 Tác dụng của thuốc đối với cơ thể vật nuôi

- Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân: Tác dụng tại chỗ là thuốc chỉ tác dụng ở nơi cho thuốc. Tác dụng toàn thân là thuốc tác dụng đến toàn bộ hệ thần kinh trung ương hoặc tác dụng đến những cơ quan quan trọng trong cơ thể, do đó ảnh hưởng đến toàn thân.

- Tác dụng chính và tác dụng phụ: Thường một loại thuốc có cả tác dụng chính và tác dụng phụ. Trong điều trị phải phối hợp thuốc để giảm tác dụng phụ có hại.- Tác dụng trực tiếp và gián tiếp: ví dụ: con vật bị choáng cho ngửi amoniac, khí này kích thích niêm mạc mũi rồi truyền về hệ thần kinh trung ương làm tăng cường hoạt động tim, mạch máu, hô hấp và làm con vật tỉnh lại, đó là tác dụng gián tiếp.

- Tác dụng hồi phục và không hồi phục: Có thuốc sau khi sử dụng chỉ có tác dụng ức chế tạm thời, lúc thuốc khuếch tác hết sẽ trở lại bình thường, đó là tác dụng hồi phục. Một số thuốc có tác dụng mạnh tiêu diệt các tổ chức, ví dụ: dùng formol 40% và cồn ethylic 90% tiêm vào dịch hoàn cho trâu, bò đực thì làm cho dịch hoàn mất khả năng sinh tinh mà không hồi phục được (phương pháp thiến súc vật bằng hóa chất)

- Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập: Dùng phối hợp hai thứ thuốc nâng cao hiệu quả điều trị gọi là tác dụng hiệp đồng. Thuốc này làm giảm tác dụng của thuốc khác gọi là tác dụng đối lập.

- Tác dụng chuyên trị và tác dụng chữa triệu chứng: Tác dụng chuyên trị là tác dụng đặc hiệu của thuốc với nguyên nhân gây nên bệnh. Cần phối hợp các thuốc chuyên trị và thuốc chữa triệu chứng vì thuốc chữa triệu chứng góp phần lập lại thăng bằng cho cơ thể để chống lại bệnh.

8.2 Một số thuốc thường dùng trong thú y

8.2.1 Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương

Có hai loại: thuốc ức chế và thuốc kích thích.

- Thuốc kích thích gây hưng phấn hệ thần kinh bị suy sụp hoặc làm hưng phấn thêm hệ thần kinh trung ương.Ví dụ: cafêin, long não…

- Thuốc ức chế gây ức chế thần kinh giao cảm và thần kinh trung ương. Ví dụ: các thuốc gây tê và gây mê như : novocain (gây tê cục bộ), calmivet (gây mê)…

8.2.2 Thuốc tác dụng lên hệ tiêu hóa

- Chất chát - Tanin (Taninum): làm giảm tiết dịch ruột, giảm sự lên men, làm khô các vết thương.- Thuốc tẩy: Có tác dụng lên ruột non và ruột già, làm tăng cường nhu động ruột và bài tiết dịch ruột, do đó gây đại tiện nhiều và lỏng. Ví dụ: Natri sunfat, magiê sunfat..

32

Page 33: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

8.2.3 Thuốc kháng sinh- Đại cương về thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh là chất có tác dụng ngăn cản, kìm hãm sự sống, sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, tạo điều kiện cho các cơ chế đề kháng của cơ thể tiêu diệt.

Có 2 loại thuốc kháng sinh: + Thuốc kháng sinh do tổng hợp hóa học (sulfamid - kháng sinh hóa chất):

sulfamid là những chất có tác dụng ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, làm vi khuẩn yếu đi tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hiện tượng thực bào của cơ thể.

+ Thuốc kháng sinh nấm: Là kháng sinh được chiết suất từ môi trường nuôi cấy nấm: penicilin, streptomycin, cloramphenicol, tetracyclin…

Kháng sinh nấm cũng giống sulfamid về khả năng kháng khuẩn nhưng độc tính ít hơn và tác dụng đến vi khuẩn mạnh mẽ và rộng rãi hơn so với sulfamid.

Qui định khi dùng kháng sinh: phải dùng kháng sinh đúng chỉ định, chọn kháng sinh đúng với bệnh. Cần phối hợp kháng sinh mẫn cảm với từng loại vi khuẩn. Ví dụ: tiêu chảy do salmonella nên phối hợp tetracyclin và neomycin hoặc kanamycin.

8.2.4 Thuốc sát trùng và thuốc trị ký sinh trùng

- Thuốc sát trùngThuốc sát trùng có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn, làm cho da hoặc

niêm mạc ở vùng có vết thương, mụn nhọc… không bị nhiễm trùng, vết thương chóng thành sẹo.

Một số thuố sát trùng thường dùng: thuốc tím (KMnO4), thuốc đỏ (Mercurochrom), cồn ethylic…- Thuốc trị ký sinh trùng

+ Yêu cầu của thuốc: thuốc trị ký sinh trùng phải đảm bảo được các điều kiện sau: độc với ký sinh trùng nhưng không độc và an toàn với ký chủ, dễ sử dụng. Một số thuốc trị ký sinh trùng thường sử dụng: piperazin, menbendazol, dertyl B..

8.2.5 Vacxin và huyết thanh

- Vacxin+ Khái niệm : Vacxin là thuật ngữ để gọi tên các chế phẩm sinh học được

chế bằng bản thân mầm bệnh (vi khuẩn, virut) hoặc sản phẩm do mầm bệnh sản sinh ra (độc tố) dùng để phòng bệnh truyền nhiễm.

Bản chất của việc tiêm vacxin là đưa kháng nguyên (vi sinh vật hoặc độc tố) đã được làm yếu đi hoặc vô hoạt hóa vào cơ thể động vật, cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.

+ Phân loại vacxin: có 2 loại : vacxin chết (vacxin vô hoạt) và vacxin sống (vacxin nhược độc)

Vacxin chết được chế tạo bằng cách nuôi cấy vi khuẩn hay virut. Khi đạt được số lượng cần thiết thì làm cho chúng chết bằng nhiều phương pháp khác nhau.

33

Page 34: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

Vacxin sống đuợc chế tạo bằng mầm bệnh đã được giảm độc lực tự nhiên hoặc bằng các yếu tố hoá học, vật lý, sinh học…không còn khả năng gây bệnh và khả năng phục hồi lại tính gây bệnh ban đầu, nhưng các yếu tố kháng nguyên không thay đổi tạo được đáp ứng miễn dịch cho động vật.

Một số vacxin thường sử dụng trong thú y: vacxin tụ huyết trùng trâu bò, vacxin Niucatxơn, vacxin dại (dùng cho chó)…

- Huyết thanh+ Khái niệm: Huyết thanh là loại thuốc để chữa và phòng bệnh truyền

nhiễm có tính chất đặc hiệu nhưng thụ động. Tiêm huyết thanh là để tạo miễn dịch bị động cho vật nuôi.

Huyết thanh được tách từ máu của vật nuôi lớn (ngựa, bò) hoặc lợn.

Câu hỏi:1/ Trình bày sự khác biệt giữa thuốc chữa bệnh, thức ăn và độc chất.2/ Hãy nói về tác dụng của thuốc với cơ thể và các nguyên tắc cần áp dụng.

34

Page 35: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

Chương 9BỆNH Ở GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN

9.1 Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi9.1.1 Các lọai mầm bệnh

- Vi khuẩn- Virut- Nấm- Ký sinh trùng- Địch hại- Các yếu tố vô sinh

9.1.2 Yếu tố môi trường- Yếu tố tự nhiên: Các yếu tố nhiệt độ, thời tiết, hàm lượng các khí hòa tan

trong nước (Oxy, CO2, NH3…)… không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật.

- Chế độ dinh dưỡng- Quản lý, chăm sóc

9.1.3 Sức đề kháng của vật nuôiTùy sức đề kháng hay độ mẫn cảm của vật nuôi với tác nhân gây bệnh mà

chúng có khả năng kháng được hoặc dễ mắc bệnh.Khi hội đủ cả 3 yếu tố Mầm bệnh, Môi truờng và Sức đề kháng thì động vật

mới mắc bệnh (hình 1 ).

Môi trường Mầm bệnh

Hình 1 : Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh

35

Cơ thể vật nuôi(Sức đề kháng)

Dịch bệnh bùng nổ

Page 36: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

9.2 Bệnh ở gia súc, gia cầm

9.2.1 Bệnh nội ngoại khoa

9.2.1.1 Khái niệm

Bệnh nội ngoại khoa còn gọi là bệnh thông thường, bệnh không có khả năng lây lan từ cơ thể này sang cơ thể khác.

9.2.1.2 Các nguyên nhân gây bệnh

+ Các nguyên nhân bên trong: Thể chất yếu, sức chống chịu bệnh kém. Các nguyên nhân bên trong có thể do sai sót trong quá trình nuôi dưỡng hay do di truyền.

+ Các nguyên nhân bên ngoài: Do các yếu tố cơ giới (va chạm, trượt ngã, húc nhau…), các yếu tố vật lý ( điện, khí hậu…), các yếu tố hóa học và sinh học ( thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, các loại độc tố…) gây rối loạn sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể hoặc làm súc vật bị ngộ độc…

9.2.1.3 Chẩn đoán và điều trị

- Chẩn đoán:

Chẩn đoán là phán đoán qua các triệu chứng; phân tích, tổng hợp các triệu chứng đó để dẫn đến kết luận bệnh gì.

Triệu chứng là những biểu hiện khác thường về cơ năng (như tim đập nhanh) và những biểu hiện bệnh lý (mủ, ổ loét…) xuất hiện khi nguyên nhân gây bệnh đủ sức làm rối loạn sự hoạt động bình thường của cơ thể.

Theo phạm vi biểu hiện, triệu chứng có 2 loại:+ Triệu chứng cục bộ là triệu chứng ở một bộ phận nào đó của con bệnh.+ Triệu chứng toàn thân xuất hiện do phản ứng trên toàn bộ cơ thể đối với

nguyên nhân bệnh. Ví dụ: triệu chứng sốt, tim đập nhanh, gia súc ủ rũ..Mỗi bệnh có thể có những triệu chứng đặc trưng, triệu chứng có thể biểu

hiện, không biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ nét.

- Điều trị

Điều trị là dùng mọi biện pháp như dùng thuốc, hóa chất, lí liệu pháp, điều tiết sự ăn uống, dùng các phẫu thuật ngoại khoa, hộ lý tốt… để làm hồi phục một cơ thể đang bị bệnh tật thành cơ thể khoẻ mạnh bình thường.

+ Phương châm điều trị: Phát hiện bệnh sớm, chữa trị kịp thời Kết hợp điều trị với chăm sóc Phòng bệnh hơn chữa bệnh

+ Phương pháp điều trị: Điều trị bằng thuốc Vật lý trị liệu Điều trị bằng protein (chỉ dùng khi không có sẵn thuốc vì dễ

xảy ra tai biến do dị ứng protein lạ.) Điều trị bằng điều hòa dinh dưỡng

9.2.2 Bệnh ký sinh trùng

36

Page 37: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

9.2.2.1 Đại cương về ký sinh trùng

* Nguyên nhân gây bệnh- Hiện tượng ký sinh : là mối quan hệ tương hỗ phức tạp giữa hai sinh vật,

trong đó một sinh vật ký sinh (ký sinh trùng) tạm thời hay thường xuyên cư trú trong cơ thể sinh vật kia là ký chủ (vật chủ) để lấy dịch thể, tổ chức của ký chủ làm thức ăn, đồng thời gây hại cho ký chủ.

Bệnh do ký sinh trùng gây ra gọi là bệnh ký sinh trùng.- Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi và động vật hoang dã rất

phong phú và đa dạng, gồm nhiều loài động vật ký sinh thuộc các lớp đơn bào, lớp giun tròn, lớp sán lá, lớp côn trùng và lớp giun đầu gai.

- Điều kiện phát sinh bệnh: Bệnh vật nuôi chỉ phát sinh trong điều kiện sau:+ Sức đề kháng của ký chủ giảm+ Ký sinh trùng có đủ số lượng cá thể cần thiết.+ Môi trường sinh thái bất lợi cho cơ thể ký chủ

* Một số đặc điểm sinh học của ký sinh trùng

- Chu kỳ phát triển: Căn cứ vào sự phát triển của vòng đời ký sinh trùng được phân ra làm 2 loại:

+ Ký sinh trùng phát triển vòng đời trực tiếp không cần ký chủ trung gian.+ Ký sinh trùng phát triển vòng đời cần ký chủ trung gian

* Tác động của ký sinh trùng lên vật chủ

Ký sinh trùng có 5 tác động lên cơ thể vật chủ, thể hiện:- Tác động cơ giới- Tác động chiếm đoạt dinh dưỡng- Tác động đầu độc- Tác động truyền bệnh- Tác động làm suy giảm miễn dịch

9.2.2.2 Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp ở vật nuôi

► Bệnh giun sán

* Bệnh giun đũa lợn (Ascaridiosis suum)

- Nguyên nhân

Bệnh gây ra do giun đũa Ascaris suum, họ Ascarididae. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non của lợn.

- Đặc điểm sinh học của giun đũa lợn

+ Hình thái: giun tròn hình ống, màu trắng sữa, hai đầu hơi nhọn. Đầu giun có 3 môi bao bọc quanh miệng, trên rìa môi có một hàng răng cưa. Giun đực dài 15-25cm, đường kính 3mm. Giun cái dài 25-40cm, đường kính 5mm.

+ Vòng đời: Giun đũa phát triển vòng đời trực tiếp. Giun cái trưởng thành mỗi ngày đẻ 200.000 trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường gặp điều kịên thuận lợi phát triển thành ấu trùng nằm trong trứng, gọi là trứng cảm nhiễm. Lợn nuốt phải trứng lẫn trong thức ăn, nước uống, vào ruột non nở ra ấu trùng phát triển thành giun đũa trưởng thành, số khác theo máu vào gan. Giun đũa hoàn

37

Page 38: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

thành vòng đời khoảng 2-2,5 tháng. Tuổi thọ 7-10 tháng, sau đó giun sẽ bị nhu động ruột đẩy ra ngoài theo phân.

- Triệu chứng

+ Ấu trùng theo máu vào phá hoại gan, làm tắt ống dẫn mật thể hiện hội chứng hoàng đản ở da và niêm mạc.

+ Giun đũa trưởng thành khi di chuyển làm tổn thương niêm mạc ruột gây viêm ruột ỉa chảy, có thể dẫn đến tắt ruột và chết.

+ Giun lấy chất dinh dưỡng từ ruột non làm cho lợn gầy yếu, thiếu máu.+ Các chất thải từ giun gây ra các hội chứng thần kinh , gây độc nội quan

làm cho lợn suy nhược, chậm phát triển

- Chẩn đoán và điều trị

+ Chẩn đoán: Kiểm tra tìm trứng giun đũa và mổ khám.+ Điều trị: Dùng thuốc tẩy giun đũa, có thể dùng một trong các hoá dược

sau: Phenothiazin 0,4-0,5g/kg thể trọng, chia 2 lần, cho uống vào 2

buổi sáng. Piperazin Adipinat 0,5g/kg thể trọng, uống 1 lần vào buổi sáng Điều trị triệu chứng: Điều trị viêm phổi, viêm gan bằng

Ampicillin phối hợp với sulfamerazin. Lợn bị viêm ruột dùng streptomycin phối hợp với bisepton để điều trị

- Phòng bệnh

+ Định kỳ dùng một trong các loại thuốc tẩy giun cứ 3-4 tháng/lần+ Vệ sin thú y chuồng trại trong đó có ủ phân diệt trứng giun+ Nuôi dưỡng với khẩu phần ăn đảm bảo chất dinh dưỡng để nâng cao sức

đề kháng với bệnh.

►Bệnh ký sinh trùng đường máu

* Bệnh tiên mao trùng trâu bò (Trypanosomiasis)

- Nguyên nhân

Bệnh gây ra do loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi ký sinh trong máu súc vật.

- Đặc điểm và chu kỳ sinh học của tiên mao trùng

Tiên mao trùng có kích thước nhỏ 18 - 34x2,5µm, có hình mũi khoan, di động được trong máu nhờ một roi tự do xuất phát từ phía sau thân.

Sự lây truyền tiên mao trùng từ trâu bò ốm sang trâu bò khoẻ là nhờ có các loài mòng hút máu thuộc họ Tabanidae và các loài ruồi hút máu thuộc họ phụ Stomoxydinae. Bệnh này không nhiễm và lây bệnh cho người.

- Triệu chứng

Sốt cao 41-420C, quay cuồng, run rẩy từng cơn. Trâu bò bị thiếu máu và suy nhược suốt quá trình bị bệnh. Một số bị viêm giác mạc và kết mạc mắt.

- Chẩn đoán và điều trị

38

Page 39: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

+ Chẩn đoán: Kiểm tra máu tươi dưới kính hiển vi+ Điều trị: Tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịp thuốc Trypamidium liều

0,001g/kg trong 1lần/1 ngày.

9.2.3 Bệnh truyền nhiễm

9.2.3.1 Đại cương về bệnh truyền nhiễm

9.2.3.2 Khái niệm

Bệnh truyền nhiễm là bệnh có tính chất lây lan và do một lọai vi sinh vật (mầm bệnh gây nên)

- Điều kiện để con vật nhiễm mầm bệnh: + Mầm bệnh có độc lực và có một số lượng nhất định+ Đường xâm nhập cơ thể thích hợp

9.2.3.3 Các phương thức tác động của mầm bệnh

Mầm bệnh tác động lên cơ thể dưới 2 mặt:- Sinh sản nhanh, chiếm đọat vật chất của ký chủ để phát triển- Tác động bằng những chất tiết ra: độc tố, công kích tố, các enzym sinh

học.

9.2.3.4 Quá trình phát triển của bệnh truyền nhiễm trong cơ thể vật nuôi

- Thời kỳ nung bệnh- Thời kỳ khởi phát- Thời kỳ tòan phát- Thời kỳ cuối bệnh

9.2.3.5 Các thể bệnh và đặc tính cơ bản của thể bệnh

- Thể quá cấp tính- Thể cấp tính- Thể mãn tính- Thể mang mầm bệnh

9.2.2 Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở vật nuôi

9.2.2.1 Bệnh lở mồm long móng (Aphtae epizootica)

* Nguyên nhân

Do 7 típ virus gây ra, gồm có típ A, O, C, SAT1, SAT3, và Asia 1. Ở Việt nam phát hiện 3 típ: A, Asia 1 và O.

Đường tiêu hóa là đường xâm nhập chủ yếu, ngòai ra có thể lây qua da, qua đường hô hấp, sinh dục.

* Triệu chứng

Thân nhiệt cao (400C). Kém ăn, ủ rũ, nước bọt nhiều nhễu xuống.Vùng miệng, chân và vú xuất hiện mụn nước chứa dịch màu vàng nhạt sẽ

vỡ ra trong vòng 24 giờ làm bờ móng sưng đau, con vật đi lại khó khăn. Bệnh phát triển mạnh, khỏang từ 5-6 ngày con vật sẽ chết.

* Điều trị- Nếu gia súc đã bị bệnh: tiêu hủy tòan bộ đàn gia súc

39

Page 40: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

- Gia súc chưa bị bệnh: dùng văcxin.

9.2.2.2 Bệnh Niucatơn ở gà (Newcastle Disease- Bệnh gà rù)

* Nguyên nhânDo virus Niucatơn

* Điều trịBệnh không có thuốc đặc hiệu

* Phòng bệnhPhòng bệnh bằng văcxinĐối với những vùng chưa có bệnh phải vệ sinh chuồng trại và cho thức ăn,

nước uồng sạch.Khi dịch bệnh xuất hiện cần nhanh chóng tẩy uế chuồng nuôi và tiêm

phòng văcxin vào thẳng ổ dịch.

9.3 BỆNH Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

9.3.1 Bệnh do vi khuẩn

9.3.1.1 Bệnh phát sáng trên ấu trùng tôm sú (Luminous Bacteria Disease)

* Tác nhân gây bệnhDo vi khuẩn Vibrio harvey, ngòai ra còn có Vibrio parahaemolyticus,

Vibrio alginolyticus, Pseudomonas sp.* Triệu chứng

Tôm yếu, bơi không định hướng, giảm ăn. Nhìn trong tối thấy thân tôm phát sáng.* Điều trị

Dùng kháng sinh Prawnox, N-300, Daitrim, GregacinVệ sinh bể và dụng cụ bằng Chlorin

9.3.2 Bệnh do virus

9.3.2.1 Bệnh xuất huyết do virus trên cá trắm cỏ

* Nguyên nhân

Do Reovirus* Triệu chứng

Da cá đổi màu tối, mất nhớt. Xoang miệng, xoang mang, gốc vây, mắt đều xuất huyết nhưng không họai tử. Cá bệnh 305 ngày chết 60-100%.

Bệnh chỉ xuất hiện ở cá giống 15-20cm, cá trên 1 tuổi bị nhẹ hơn.* Điều trị

Trộn thuốc kháng sinh erythromycine, oxytetracycline vào thức ăn tinh với liều lượng50-100mg/1kg cá/1ngày, cho ăn trong 7 ngày.

Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh vẫn còn thấp.* Các phương pháp phòng bệnh

- Thay nuớc- Khử trùng nước bằng vôi nung CaCO3- Bổ sung Vitamin C, Becomplex vào khẩu phần ăn

40

Page 41: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

9.3.2.2 Bệnh đốm trắng trên tôm sú

* Nguyên nhânDo virus WSBV(White Spot Bacculovirus)

* Triệu chứngTôm bỏ ăn, bơi lờ đờ. Xuất hiện các đốm trắng trên thân, nhiều nhất ở phần

giáp đầu ngực. Tôm chết mãnh liệt trong vòng 3-7 ngày, có thể chết từ 50- 100% tôm nuôi trong ao.* Điều trị

Chưa có biện pháp điều trị* Các phương pháp phòng bệnh

Theo đúng phương pháp phòng bệnh chung

9.4 Các lưu ý khi điều trị bệnh

Tiến hành điều trị theo phương pháp 3 bước, 5 đúng:- Bước 1: Vệ sinh chuồng trại, ao sạch sẽ- Bước 2: Dùng thuốc điều trị đảm bảo 5 đúng:

+ Đúng thuốc (điều trị nguyên nhân, triệu chứng)+ Đúng thời điểm: càng sớm càng tốt+ Đúng liều lượng: kháng sinh dùng từ liều cao xuống thấp+ Đúng cách: Đưa thuốc đúng đường+ Đúng liệu trình : đảm bảo đủ liệu trình ( thường 3-5ngày)

- Bước 3: Bổ sung các lọai thuốc bổ cần thiết. Phun thuốc sát trùng chuồng trại

9.4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

9.4.1 Nguyên lý và phương châm

9.4.1.1 Nguyên lý- Ngăn không cho mầm bệnh xâm nhận vào cơ thể động vật- Nâng cao sức đề kháng của vật nuôi- Giữ môi trường sạch

Mâfm bệnh

9.4.1.2 Phương châm- Phòng bệnh hơn chữa bệnh- Điều trị bệnh sớm, tòan diện và triệt để- Phòng trị bệnh cần tính hiệu quả kinh tế

41

Mầm bệnh

Môi trường

Sức đề kháng

Page 42: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

9.4.2 Các biện pháp vệ sinh và phòng trị bệnh

9.4.2.1 Các biện pháp đối với nhân tố trung gian- Vệ sinh thức ăn, nước uống: xử lý nhiệt hoặc chất diệt khuẩn Cloramin T- Vệ sinh chuồng trại: Phân rác được ủ nhiệt sinh học hoặc đốt, hoặc phun

thuốc sát trùng và chôn sâu. Chuồng để trống 10-15 ngày sau mới đưa vào sử dụng.

- Vệ sinh môi trường:+ Tiêu dịệt các động vật trung gia+ Thiết lập vành đai cách ly xung quanh chuồng trại+ Tạo khí hậu tốt cho chuồng trại

9.4.2.2 Các biện pháp đối với động vật cảm thụ

- Vệ sinh cơ thể: tắm rửa sạch sẽ, giữ gìn da móng không xây xước- Vệ sinh trong khai thác, sử dụng: sử dụng vật nuôi hợp lý, không khai

thác quá mức.- Các biện pháp vệ sinh nâng cao sức đề kháng:

+ Cải tạo, chọn lọc giống có khả năng miễn dịch tự nhiên với bệnh+ Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng+ Định kỳ tiêm phòng văcxin+ Không nhập chung vật nuôi mới mua vào đàn vật nuôi đang nuôi

9.4.3 Áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y xây dựng khu an tòan dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản

9.4.3.1 Mục tiêu- Khống chế các bệnh truyền nhiễm, tiến tới thanh tóan các bệnh này trong

một thời gian nhất định.- Không có một số bệnh ký sinh trùng lây nhiễm sang người- Không có độc tố nấm Aflatoxin và một số hóa dược, kháng sinh cấm hoặc

có ở mức cho phép.- Môi trường nuôi không bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây hại và độc chất.- Đảm bảo môi trường trong sạch, an tòan cho phát triển chăn nuôi bền

vững.

9.4.3.2 Nội dung

- Điều tra, khảo sát các điều kiện sinh thái, kinh tế xã hội và tình hình chăn nuôi, dịch bệnh tại vùng dự định xây dựng khu an tòan dịch bệnh.

- Khống chế, tiến tới kiểm sóat được các bệnh chính gây hại cho vật nuôi và lây lan cho người.

- Kiện tòan công tác kiểm dịch động vật- Tăng cường năng lực chẩn đóan và điều trị bệnh cho vật nuôi.- Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh thú y- Củng cố hệ thống tổ chức quản lý công tác thú y trong khu vực

42

Page 43: Bài giảng Chăn nuôi Thủy sản Đại cương (2)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Vũ Bình (2005). Giống vật nuôi. NXB Đại học Sư phạm

2. Phạm Sỹ Lăng (chủ biên) và Nguyễn Thị Kim Thành (2005). Thú Y. NXB

Đại học Sư phạm

3. Trần Văn Vỹ (2007). Giáo trình kỹ thuật nuôi tôm và nuôi ba ba. NXB Đại

học Sư phạm.

4. Trần Văn Vỹ (2005). Giáo trình thủy sản. NXB Đại học Sư phạm.

5. Trịnh Đình Đạt (2002). Di truyền chọn giống Động vật. NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

6. Văn Lệ Hằng (chủ biên) – Phùng Đức Tiến (2007). Giáo trình kỹ thuật

chăn nuôi gia cầm. NXB Đại học Sư phạm

7. Võ Trọng Hốt (chủ biên), Nguyễn Đình Tôn, Nguyễn Văn Vinh (2007).

Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB Đại học Sư phạm.

8. Vũ Duy Giảng (chủ biên)- Tôn Thất Sơn (2007). Giáo trình dinh dưỡng và

thức ăn chăn nuôi. NXB Đại học Sư phạm.

9. Bộ Thủy sản (2004). Kỹ thuật sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau

thu họach.

10.Trường Đại học Y Hà Nội- Bộ môn Miễn dịch Sinh lý bệnh (1997).

Miễn dịch học. NXB Y học.

11. Pornlerd Chanratchakool et al – Trường Đại học Cần thơ dịch (2002).Quản

lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. NXB Nông nghiệp

43