38
Bài Giảng Chủ Đề 1: GVHD: Thầy Lê Đức Long Nhóm SVTH:Nhóm 22_Lớp Tin Đà Lạt. Lư Quan Hùng K37.103.513 Ya Min K37.103.516 Trần Nguyễn Thọ Trường K37.103.528

Bài giảng elearning

Embed Size (px)

Citation preview

Bài Giảng Chủ Đề 1:GVHD:

Thầy Lê Đức Long

Nhóm SVTH:Nhóm 22_Lớp Tin Đà Lạt.

Lư Quan Hùng K37.103.513

Ya Min K37.103.516

Trần Nguyễn Thọ Trường K37.103.528

Tổng quan về Elearning

Dạy học truyền thống

Bạn hiểu như thế nào về Elearning?

1.Elearning và một số khái niệm cơ bản:E-learning là sử dụng các công nghệ web và Internet trong học tập (William Horton).

E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).

Tóm lại, E-learning được hiểu một cách chung nhất là quá trình học thông qua các phương tiện điện tử, quá trình học thông qua mạng Internet và các công nghệ Web. Nhìn từ góc độ kỹ thuật, có thể định nghĩa “E-learning” là hình thức đào tạo có sự hỗ trợ của công nghệ điện tử, quá trình học thông qua web, qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số. Nội dung được phân phối đến các lớp học thông qua mạng Internet, intranet/extranet, băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình, CD-ROM, và các phương tiện điện tử khác.

2.Một số hình thức E-Learning:Có một số hình thức đào tạo bằng E-Learning, cụ thể như sau:

1. Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

2. Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài.

3. Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.

4. Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): : lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên...

5. Đào tạo từ xa (Distance Learning): Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.

Kiến trúc hệ thống E-learning

Các mức độ ứng dụng công nghệ:

Blended Learning

Distributed Learning

No e-learning

Fully Elearning

3.Ưu và nhược điểm của Elearning:

Ưu điểm:_Tiết kiệm chi phí.

_Tiết kiệm thời gian.

_Đào tạo mọi lúc mọi nơi.

_Tăng mức độ thích nghi của nhà trường.

_Tăng số lượng học sinh mà không cần đầu tư vào phòng học và các phương tiện học.

_Mở rộng ra các thị trường giáo dục mới.

_Tạo cơ hội để thử nghiệm và để chia sẻ nguồn tài nguyên.

_Đẩy mạnh khả năng chấp nhận rủi ro.

Các bạn hãy cho biết tầm ảnh hưởng của Elearning đối với giáo dục hiện nay?

4.Ảnh hưởng của của Elearning đối với giáo dục hiện nay:Một thuật ngữ khác gần đây được sử dụng là học kết hợp (blended learning)để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp e-learning.Ví dụ, học sinh của một lớp học truyền thống có thể được giao các bài tập trên giấy và trên mạng, có thể tham vấn thầy giáo qua chat, và được đăng ký vào một danh sách thư điện tử của lớp. Hay một khóa đào tạo trên mạng có thể được tăng cường bằng một số buổi giảng trực tiếp trên lớp. “Kết hợp (Blending)” được sử dụng rộng rãi là do có sự thừa nhận rằng không phải tất cả các chương trình học đều có thể được thực hiện tốt nhất trong môi trường trang thiết bị điện tử, đặc biệt là những chương trình không cần giáo viên giảng dạy trực tiếp từ đầu đến cuối. Thực tế, vấn đề cần phải lưu tâm là môn học, mục tiêu và kết quả, tính cách của học viên, và bối cảnh học tập để đạt đến sự tối đa của các phương pháp giảng dạy và hướng dẫn.

5.Có thể kết hợp giữa Elearning và dạy học truyền thống:

6.Sự phát triển của Elearning

Current proportion of different types of e-learning in North America+Europe

10%

56%

<1%

8%

24%

Proportion of courses using each type of e-Learning

No tech- nology Class-

room aids Lap-tops in class Hybrid

Fully distance

7.Vân đê chuẩn (standard) trong cac hê Elearning:

Chuẩn là gì?Trong hệ thống E-Learning cũng có các chuẩn và trong lĩnh vực này chuẩn rất quan trọng. Bởi vì nếu không có chuẩn chúng ta không thể trao đổi thông tinvới nhau hay sử dụng lại các đối tượng. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường E-Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp.Các chuẩn hỗ trợ tính linh hoạt trong hệ thống học .

Các chuẩn (Standards):Không có chuẩn thì không thể sử dụng lại các đối tượng học tập tối ưu, ở

quy mô lớn. Chúng tôi lấy Internet là ví dụ về chuẩn giúp ứng dụng hoạt động ở quy mô lớn. Như các bạn biết, Internet đã nối thế giới làm một.Thực ra bên trong, Internet sử dụng các chuẩn được chứng thực bởi IEEE như HTTP, HTML và TCP/IP.

Không có chuẩn chúng ta không có khả năng sử dụng và trao đổi các đối tượng học tập.Toàn bộ thị trường e-Learning (người bán công cụ, nội dung, và khách hàng) sẽ tìm được tiếng nói chung dựa trên chuẩn.

Các chuẩn hiện có:Chuẩn đóng gói (packaging standards),

Chuẩn trao đổi thông tin (communication standards),

Chuẩn metadata (metadata standards),

Chuẩn chất lượng (quality standards).

Chuẩn Scorm: Tính truy cập được (Accessibility): Khả năng định vị và truy cập các nội

dung giảng dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác. − Tính thích ứng được (Adaptability): Khả năng cung cấp các nội dung

giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức. − Tính kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng

cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảng dạy.

− Tính bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự phát triển của sự phát triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình lại.

− Tính khả chuyển (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần giảng dạy tại một nơi với một tập công cụ hay platform và sử dụng chúng tại một nơi khác với một tập các công cụ hay platform.

− Tính sử dụng lại (Reusability): Khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp các thành phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau.

- XML (eXtensible Markup Language) để tạo các ngôn ngữ đánh dấu tuỳ biến được .Còn một số chuẩn media của các tổ chức khác như sau: - GIF (Graphics Interchange Format) dùng cho đồ hoạ điểm của CompuServe - JPEG (Joint Photographic Expert Group) dùng cho các ảnh (http://www.jpeg.com) - MPEG (Moving Picture Experts Group) phục vụ cho video (http://mpeg.telecomitalialab.com) - vCard dùng cho các thẻ thương mại điện tử (http://www.imc.org) - MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions) bởi Internet Engineering Task Force xác định các định dạng file và việc gửi chúng qua các thông điệp e-mail (http://www.ietf.org).