87
1 MỤC LỤC Lời mở đầu .................................................................................................................... 1 Chương 1: Các lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trdoanh nghiệp hiện nay trên thế giới............................................................................................................................ 2 1.1 Các lý thuyết về chính sách cổ tức .......................................................................... 2 1.1.1 Lý thuy ết chính sách cổ tức tiền mặt cao ................................................................ 2 1.1.2 Khía cạnh về thuế và tác động của nhóm khách hàng ............................................ 2 1.1.2.1 Tác động của nhóm khách hàng. ......................................................................... 2 1.1.2.2 Tác động của thuế. .............................................................................................. 3 1.1.3 Lý thuy ết chính sách cổ tức không tương thích ...................................................... 4 1.1.3.1 Các giả định của MM .......................................................................................... 4 1.1.3.2. Nội dung lý thuyết của MM ............................................................................... 4 1.1.3.3 Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu ............................................. 7 1.2 Chính sách cổ tức trong thực tế ............................................................................. 7 1.3 Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến đề tài. .... 8 Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thtrường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua. .................................................. 11 2.1 Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt nam. ....................................... 11 2.1.1 Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam .................................. 11 2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm y ết. ............................................................ 11 2.1.3 Đặc điểm của các nhà đầu tư. ............................................................................... 12 2.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007 ........................................................ 12 2.2.1. Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Tp.HCM trong thời gian qua. ......................................................................................... 12 2.2.1.1 Vài nét chung .................................................................................................... 12 2.2.1.2 Một vài số liệu tổng hợp .................................................................................... 14 2.2.2 chính sách chi trả của các doanh nghiệp ............................................................... 15 2.2.2.1. Về hình thức chi trả .......................................................................................... 15

Bai hoan chinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai hoan chinh

1

MỤC LỤC

Lời mở đầu .................................................................................................................... 1

Chương 1: Các lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp hiện nay trên

thế giới............................................................................................................................ 2

1.1 Các lý thuyết về chính sách cổ tức .......................................................................... 2

1.1.1 Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao ................................................................ 2

1.1.2 Khía cạnh về thuế và tác động của nhóm khách hàng ............................................ 2

1.1.2.1 Tác động của nhóm khách hàng. ......................................................................... 2

1.1.2.2 Tác động của thuế. .............................................................................................. 3

1.1.3 Lý thuyết chính sách cổ tức không tương thích ...................................................... 4

1.1.3.1 Các giả định của MM .......................................................................................... 4

1.1.3.2. Nội dung lý thuyết của MM ............................................................................... 4

1.1.3.3 Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu ............................................. 7

1.2 Chính sách cổ tức trong thực tế . ............................................................................ 7

1.3 Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến đề tài. .... 8

Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị

trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua. .................................................. 11

2.1 Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt nam. ....................................... 11

2.1.1 Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam .................................. 11

2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết. ............................................................ 11

2.1.3 Đặc điểm của các nhà đầu tư. ............................................................................... 12

2.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng

khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007 ........................................................ 12

2.2.1. Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK

Tp.HCM trong thời gian qua. ......................................................................................... 12

2.2.1.1 Vài nét chung .................................................................................................... 12

2.2.1.2 Một vài số liệu tổng hợp .................................................................................... 14

2.2.2 chính sách chi trả của các doanh nghiệp ............................................................... 15

2.2.2.1. Về hình thức chi trả .......................................................................................... 15

Page 2: Bai hoan chinh

2

2.2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức (DIV) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) .. 21

2.2.2.3 Tỷ trọng chi trả cổ tức trong thu nhập của doanh nghiệp (DIV/EPS). ................. 22

2.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành. ............................................................... 26

2.3.1 Tổng quan ............................................................................................................ 26

2.3.2 Xét về hình thức chi trả cổ tức. ............................................................................. 29

2.3.3 Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS). .......................... 29

2.3.4 Phân tích chính sách cổ tức của một số ngành tiêu biểu: ........................................ 32

2.3.4.1 Ngành thực phẩm và đồ uống: ........................................................................... 32

2.3.4.2 Ngành bất động sản: .......................................................................................... 36

2.3.4.3 Ngành dược. ...................................................................................................... 39

2.3.4.4 Ngành hóa chất: ................................................................................................. 42

Chương 3: Một số kiến nghị đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam.

...................................................................................................................................... 44

1. Tổng hợp nhận xét đánh giá chung về những tồn tại của chính sách cổ tức trên

TTCK Việt Nam trong thời gian qua. ......................................................................... 44

2. Các kiến nghị và giải pháp đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt

Nam .............................................................................................................................. 46

Kết luận. ...................................................................................................................... 48

DANH SÁCH CÁC HÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

Page 3: Bai hoan chinh

3

Hình Nội dung Trang

2.1 EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007. 13

2.2 EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007. 13

2.3 EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007 16

2.4 EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006. 17

2.5 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007 18

2.6 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2006 18

2.7 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005 19

2.8 EPS trung bình năm 2007 theo nhóm công ty có hình thức chi trả

giống nhau

21

2.9 EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức

chi trả giống nhau.

22

2.10 Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 24

2.11 Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 24

2.12 DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả

năm 2007

25

2.13 DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả

năm 2006.

25

2.14 EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2006 27

2.15 EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007 28

2.16 Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính

theo doanh thu thuần năm 2007.

34

2.17 Thị phần tính theo doanh thu thuần năm 2007 của nhóm các công

ty trong ngành bất động sản.

36

2.18 Thị phần theo doanh thu thuần năm 2007 của ngành Dược 39

2.19 Thị phần doanh thu các công ty ngành hóa chất năm 2007 42

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

Page 4: Bai hoan chinh

4

Bảng Nội dung Trang

2.1 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006

và 2007.

14

2.2 EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2007 15

2.3 EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006 16

2.4 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006

và 2007.

17

2.5 DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006. 23

2.6 Tỷ lệ chi trả cổ tức, EPS trung bình ngành và thị trường trong năm

2006 và 2007.

26

2.7 Tỷ lệ EPS, cổ tức của các ngành năm 2007 và năm 2006. 30

2.8 Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và

đồ uống năm 2007 va 2006

35

2.9 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành bất động sản

năm 2007 và 2006

38

2.10 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành dược năm

2007 và 2006

41

2.11 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành hóa chất năm

2007 và 2006

43

BẢNG VIẾT TẮT

Page 5: Bai hoan chinh

5

DN : Doanh nghiệp

TTCK : Thị trường chứng khoán

MM : Modigliani và Miller

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

CSCT : Chính sách cổ tức

HoSE : Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

NĐT : Nhà đầu tư.

DIV (Dividend per share) : Cổ tức trên mỗi cổ phần.

EPS (Earnings per share) : Thu nhập trên mỗi cổ phần.

CP : Cổ phiếu

CTTM : Cổ tức tiền mặt

CTCP : Cổ tức cổ phần

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu:

Page 6: Bai hoan chinh

6

Chính sách cổ tức là một phần quan trọng trong chính sách tài chính của doanh nghiệp vì

nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển

của công ty. Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt

Nam, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan

trọng, nhưng nó đã để lộ ra nhiều vấn đề, bất cập còn tồn tại. Qua đề tài nghiên cứu này,

hy vọng sẽ vẽ lên được bức tranh thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp trên

thị trường chứng khoán Tp.HCM trong ba năm vừa qua và qua đó chỉ rõ ra được vấn đề

đang tồn tài cũng như có những đề xuất hợp lý cho thị trường.

2. Phương pháp luận nghiên cứu:

Dựa trên phương pháp quan sát, phân tích và tổng hợp là chính. Trên cơ sở hiểu biết lý

thuyết về chính sách cổ tức và phân tích, đánh giá từ các số liệu tài chính và thông tin trên

thị trường chứng khoán Tp.HCM

3. Kết cấu của đề tài:

Lời mở đầu: Giới thiệu ý nghĩa, mục đích, phương pháp nghiên cứu và

Chương 1: Các lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp hiện nay trên thế

giới.

Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường

chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua.

Chương 3: Một số kiến nghị đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam.

Kết luận: Khẳng định lại kết quả nghiên cứu , những mặt còn hạn chế.

CHƯƠNG 1:

LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁ TRỊ DOANH

NGHIỆP HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI

Page 7: Bai hoan chinh

7

1.1. Các lý thuyết về chính sách cổ tức

1.1.1. Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (bird-in-the-hand).

Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cho rằng nhà đầu tư thích tỷ lệ chi trả tiền mặt cao và

thường đầu tư vào những cổ phần có cổ tức cao vì hai lý do sau:

Cổ tức tiền mặt ít rủi ro hơn lãi vốn vốn chỉ là khả năng có thể xảy ra trong tương lai

Nhà đầu tư đánh giá cao giá trị của cổ phiếu công ty có chính sách cổ tức tiền mặt

cao, có nghĩa là một tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao có thể dẫn đến P0 cao. Cổ tức

tiền mặt cao có thể mang một tín hiệu nào đó đối với nhà đầu tư.

Những công ty có chính sách chi trả cổ tức cao trong quá khứ thường được nhà đầu tư

dạng này ưa thích. Những nhà đầu tư dạng này không sẵn lòng bán các cổ phiếu có cổ tức

cao mà họ đang nắm giữ. Thậm chí khi thị trường sụt giảm thì họ cũng sẵn lòng mua các

chứng khoán này đơn giản là vì dòng thu nhập từ cổ tức khá ổn định trong khi giá chứng

khoán lại đang sụt giảm.

Xét ở cấp độ doanh nghiệp thì việc chi trả cổ tức có thể là một biện pháp đánh tín hiệu rất

dễ nhận biết. Thông thường ban quản trị doanh nghiệp sẽ không quyết định thực hiện chi

trả cổ tức cao nếu họ không có cơ sở để lạc quan, tin tưởng chắc chắn rằng thu nhập của

doanh nghiệp sẽ tăng trong những năm sắp đến. Vì vậy, thông báo chi trả cổ tức có thể sẽ

tạo một tín hiệu nhất định.

1.1.2 Khía cạnh về thuế và tác động của nhóm khách hàng

1.1.2.1 Tác động của nhóm khách hàng

Doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của cổ đông khi quyết định chính sách chi trả cổ tức

rằng cổ đông thích lợi tức từ lãi vốn hay thu nhập từ cổ tức. Năm 1974, Black và Scholes

viện dẫn một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến chính sách cổ tức là tác động ngược do thay

đổi của thuế, còn có tên gọi là “ tác động của nhóm khách hàng”.

Thuế suất liên quan đến tác động của nhóm cổ đông chịu thuế đến mong muốn của họ đối

với chính sách cổ tức. Các nhà đầu tư nằm trong nhóm chịu thuế cao thường thích doanh

nghiệp giữ lại lợi nhuận để tránh những khoản thuế nặng nề, trong khi đó thì các nhà đầu

tư nằm trong nhóm chịu thuế thấp lại thích được nhận nhiều cổ tức. Vào tháng 5 năm 2003

luật thuế của Mỹ thay đổi kéo theo sự thay đổi trong mức thuế suất đối với cổ tức. Thuế

suất trước năm 2008 là 15% và tương đương với thuế trên lãi vốn, các nhóm chịu thuế hầu

như thích cổ tức hơn lãi vốn dù họ được lợi thuế từ việc hoãn thuế từ khoản lãi vốn 1 năm

Page 8: Bai hoan chinh

8

sau. Thay đổi trong chính sách thuế này khiến cho giá của các chứng khoán chi trả cổ tức

tiền mặt gia tăng vì các nhà đầu tư lúc này không còn tìm kiếm khoản lợi ích từ thuế cho

thu nhập từ lãi vốn (vì thu nhập từ lãi vốn cũng như thu nhập từ cổ tức đều chịu cùng một

mức thuế là 15%). Nhà đầu tư có thể nhận được “ suất sinh lợi cao hơn mà rủi ro cũng

thấp hơn” bằng cách đầu tư vào các chứng khoán trả cổ tức tiền mặt.

1.1.2.2 Tác động của thuế.

Tất cả các nhà nghiên cứu từ trước đến nay thực hiện các điều tra và kiểm định theo cách

này hay cách khác thì đều thừa nhận có tác động của thuế đến thu nhập của các cổ đông.

Graham và Kumar (2005) nhận thấy các nhà đầu tư riêng lẻ có thu nhập cao (tương xứng

với khoản thuế thu nhập trên chứng khoán cao) thích tỷ lệ chi trả cổ tức thấp. Perez

Gonzales (2003) nhận thấy doanh nghiệp có nhiều cổ đông lớn, thay đổi trong mức thuế

suất tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Ông cũng thừa nhận các cổ đông

lớn đều thuộc nhóm người chịu thuế thu nhập cao (higher income tax brackets). Một

nghiên cứu khác của Baclay, Holderness, và Sheehan (2003) xem xét các giao dịch thỏa

thuận (block trades) giữa cá nhân và doanh nghiệp đã không nhận thấy dấu hiệu cho thấy

có tác động của thuế đối với việc chi trả cổ tức. Họ đưa ra kết luận rằng doanh nghiệp

thường nằm trong nhóm chịu thuế thấp hơn cá nhân. Thêm vào đó nếu doanh nghiệp tin

rằng chính sách cắt giảm cổ tức chỉ mang tính tạm thời thì họ sẽ mong muốn thực hiện chi

trả cổ tức trong khi thuế thu nhập từ cổ tức hãy còn thấp. Việc cắt giảm thuế suất đánh trên

cổ tức, hay ngay cả trên các thu nhập khác cũng có thể làm tăng giá cổ phần, giảm chi phí

sử dụng vốn và gia tăng đầu tư vào doanh nghiệp.

Ở Bắc Mỹ, cổ tức bị đánh thuế hai lần (double taxation), có nghĩa là các doanh nghiệp

thực hiện việc chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và sau đó các cổ đông lại một lần nữa

phải nộp thuế trên thu nhập họ nhận được từ cổ tức. Chính vì chính sách thuế như vậy,

nhiều công ty lớn chọn việc không chi trả cổ tức tiền mặt. Microsoft là một ví dụ điển

hình: dù thừa khả năng chi trả cổ tức tiền mặt, họ đã chọn việc mua lại cổ phần và tái đầu

tư. Có những khoảng thời gian rất dài Microsoft không hề thực hiện việc phân phối cổ tức.

Mấy năm trở lại đây Microsoft có thực hiện chi trả cổ tức nhưng không nhiều.

Ở Việt Nam, dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân đánh trên thu nhập từ chứng khoán vẫn là

đề tài tốn không ít giấy mực của báo chí và sự quan tâm của dư luận. Đến ngày luật đi vào

hoạt động, rất có thể nhiều công ty để bảo vệ lợi ích cho các cổ đông và tạo sự hấp dẫn đối

với nhà đầu tư sẽ hạn chế chi trả cổ tức tiền mặt, chuyển hình thức phân phối thu nhập cho

cổ đông dưới hình thức khác.

Page 9: Bai hoan chinh

9

1.1.3 Lý thuyết chính sách cổ tức không tương thích (dividend irrelevance)

1.1.3.1 Các giả định của Modigliani và Miller (MM)

Các lập luận về chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp dựa trên một

số các giả định như sau:

- Không có thuế: theo giả định này, các nhà đầu tư không quan tâm đến việc họ sẽ

nhận được thu nhập cổ tức hay lãi vốn.

- Không có chi phí phát hành: khi doanh nghiệp phát hành cổ phần chứng khoán mới,

doanh nghiệp sẽ thụ đắc được vốn cổ phần cần thiết với cùng chi phí.

- Không có chi phí giao dịch: các nhà đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp

chi trả ít hoặc không chi trả cổ tức có thể bán lại bất cứ số cổ phần nào mà họ muốn.

- Chính sách đầu tư cố định và không thay đổi.

Thị trường vốn hoàn hảo đối với các nhà đầu tư. Thông tin có đầy đủ và tất cả đều được

miễn phí. Không có chi phí giao dịch, hoa hồng. Chứng khoán được phân chia là vô hạn.

Không có một nhà đầu tư nào có đủ khả năng gây ảnh hưởng đến giá thị trường của chứng

khoán.

1.1.3.2. Nội dung lý thuyết của MM:

Về vấn đề chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay không đã có nhiều

ý kiến trái ngược nhau. Trường phái hữu khuynh bảo thủ tin rằng một gia tăng trong tỷ lệ

chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, trường phái tả khuynh cho rằng một gia

tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp và cuối cùng là trường phái

trung dung – cho rằng chính sách cổ tức không gây ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

MM là một hiện thân của trường phái trung dung khi công bố trong 1 công trình nghiên

cứu rằng trong một thế giới không có thuế, không có chi phí giao dịch và không có các bất

hoàn hảo của thị trường, chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến tổng thu nhập của cổ

đông, hay nói cách khác, mọi chính sách cổ tức đều như nhau.

Trong mô hình của MM, các công ty, doanh nghiệp đều đã xây dựng một kế hoạch đầu tư

của mình và kế hoạch này không thay đổi trong tương lai. Kế hoạch này cũng xác định

rằng nhu cầu đầu tư này sẽ cần bao nhiêu vốn vay và cần bao nhiêu vốn có từ lợi nhuận

giữ lại, sự thặng dự trong lợi nhuận sẽ được chi trả dưới dạng cổ tức.

Nếu trong một trường hợp công ty muốn gia tăng mức chi trả cổ tức của mình mà không

làm thay đổi chính sách đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. Dòng tiền tăng thêm sẽ phải đến từ

Page 10: Bai hoan chinh

10

đâu đó. Nếu doanh nghiệp cố định mức vay nợ, lúc này sự tài trợ cho cổ tức tăng thêm này

chỉ còn đến từ việc phát hành cổ phần mới và bán chúng đi. Các cổ đông mới chỉ sẵn sàng

trở thành thành viên của công ty khi mà bạn chào bán cổ phần của mình tương đương với

cái mà họ mất và có lợi. Việc này sẽ làm như thế nào khi mà tài sản, thu nhập, các cơ hội

đầu tư của công ty và giá thị trường của công ty không thay đổi. Điều này được giải quyết

bằng một sự chuyển dịch một phần giá trị của các cổ đông cũ sang cổ đông mới. Các cổ

đông mới nhận được tờ giấy chứng thực cổ phần có giá trị thấp hơn so với trước khi có

thong báo thay đổi cổ tức, các cổ đông cũ sẽ chịu một khoản lỗ tương ứng bằng cổ tức tiền

mặt mà họ nhận được.

Ví dụ: Để dễ phân tích ta giả sử công ty 100% vốn cổ phần (gồm 1.000.000CP có giá

100.000 đ/CP), không có vay nợ. Tổng tài sản là 900 tỷ, tiền mặt là 10 tỷ. Ta xét hai

trường hợp: công ty dùng tiền mặt chi trả cổ tức và trường hợp thứ hai là công ty dùng tiền

mặt để mua lại cổ phần theo sơ đồ sau :

Page 11: Bai hoan chinh

11

Đối với các cổ đông cũ, có 2 cách để huy động tiền mặt. Trong mỗi trường hợp lượng tiền

mặt mà cổ đông nhận được sẽ được bù trừ bởi 1 sự sụt giảm trong giá trị trái quyền của cổ

đông cũ.

1.1.3.3 Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu:

Page 12: Bai hoan chinh

12

Trong hình trên, chúng ta thấy, các cổ đông cũ nhận được một lượng cổ tức bằng chính

những khoản tiền mặt mà công ty bán cổ phần mới thu được. Quá trình “chuyển giao giá

trị của cổ đông biểu hiện bằng một sự sụp giảm trong giá trị mỗi cổ phần mà họ đang nắm

giữ nhưng bù lại họ được hưởng một khoản cổ tức tiền mặt.

1.2. Chính sách cổ tức trong thực tế

Lý thuyết này cho rằng trong trường hợp ty suất sinh lợi từ dự án của doanh nghiệp tạo ra

lớn hơn ROE thì doanh nghiệp nên sử dụng lợi nhuận giữ lại vì nó sẽ tận dụng cơ hội đầu

tư tốt hơn và mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho nhà đầu tư. Điều này ám chỉ rằng tỷ suất

sinh lợi nhà đầu tư nhận được khi công ty thực hiện tái đầu tư nguồn thu nhập sẽ lớn hơn

thu nhập từ hoạt động tái đầu tư cổ tức của cổ đông riêng lẽ. Chẳng hạn, một công ty sử

dụng lợi nhuận để tái đầu tư và có thể đạt được mức sinh lợi từ dự án là 25%, trong khi đó,

nếu chia cổ tức cho cổ đông và chính họ sự dụng số cổ tức này để đem đi đầu tư thì mức

sinh lợi cao nhất có thể đạt được chỉ có thể là 15%, cùng một mức rủi ro như nhau lẽ dĩ

nhiên là nhà đầu tư nào cũng thích nhận được một suất sinh lợi cao hơn.

Xét từ góc độ của công ty, nếu công ty có nhiều cơ hội đầu tư có lãi và không muốn phải

huy động vốn từ việc phát hành cổ phần mới hay trái phiếu có chi phí cao, công ty sẽ sử

dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Phần còn lại mới được dùng để chi trả

cổ tức. Hơn thế nữa, lợi nhuận giữ lại là nguồn tài chính nội bộ nên việc tận dụng nguồn

vốn này tận dụng được lợi thế sẵn có, không phải tốn chi phí phát hành và không phải chịu

áp lực của lãi vay. Nếu xét từ góc độ của nhà đầu tư, họ thường ưa thích công ty giữa lại

Doanh nghiêp

Cô đông mơi

Doanh nghiêp

Cô đông cu

Cô tưc tai trơ băng cach phat hanh cô phân

Cô phân

Tiên măt

Tiên măt

Page 13: Bai hoan chinh

13

lợi nhuận để đầu tư hơn là chi trả cổ tức nếu như mức doanh lợi mà công ty đạt được cao

hơn mức doanh lợi mà các nhà đầu tư có thể thu được nếu đầu tư ở nơi khác.

Công ty dựa trên những cơ hội đầu tư có được ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để

đầu tư vào các dự án có ROE cao. Nghĩa là, công ty chỉ tiến hành chi trả cổ tức sau khi đã

đáp ứng các nhu cầu về đầu tư và duy trì tỷ lệ cơ cấu vốn mục tiêu của công ty. Lý thuyết

này lý giải hợp lý cho trường hợp các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng vốn có rất

nhiều cơ hội tăng trưởng tiềm năng và “khan hiếm” về vốn để đầu tư và đúng cho cả

những doanh nghiệp đã “trưởng thành” có kế hoạch mở rộng sản xuất và tài trợ cho những

dự án tốt, các doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Những

doanh nghiệp này thường ưu tiên cho đầu tư nên chi trả cổ tức rất ít và có khi cổ tức bằng

0. Sự tiến triển của Microsoft trong suốt chu kỳ hoạt động đã chứng minh mối liên hệ giữa

cổ tức và sự tăng trưởng. Khi có triển vọng tăng trưởng, công ty đã không trả cổ tức và tái

đầu tư tất cả thu nhập để kích thích tăng trưởng hơn.

Tuy nhiên, nhược điểm của lý thuyết thặng dư cổ tức là ở chỗ nếu các công ty áp dụng

một cách cứng nhắc lý thuyết này thì sẽ dẫn đến sự bất ổn cao đối với tỷ lệ chi trả cổ tức.

Chẳng hạn, nếu các cơ hội đầu tư trong một chu kỳ kinh doanh là nhiều công ty sẽ trả cổ

tức ở mức rất thấp hoặc không trả. Ngược lại, nếu trong thời gian tiếp theo công ty không

có cơ hội đầu tư có lãi, tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ ở mức rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn

đến giá cổ phiếu của công ty cũng như hình ảnh của công ty trong mắt các cổ đông. Một

điểm cần lưu ý nữa là mặt tốt nhất của cổ tức (tức cổ tức tiền mặt) đó chính là tính thanh

khoản rất cao, là lợi nhuận có thể nhận thấy được, chứ không phải là lợi nhuận trên giấy.

Tiền mặt trong tay luôn luôn có sự chắc chắn. Ai dám đảm bảo rằng khi toàn bộ lợi nhuận

của doanh nghiệp sẽ được tái đầu tư mà không rơi vào túi của các nhà quản trị? Vấn đề chi

phí đại diện có thể là một điểm cổ vũ cho nhà đầu tư ưa thích cổ phần được chia cổ tức

hơn.

1.3. Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến chính

sách cổ tức

Một nhóm các nhà nghiên cứu người Thụy Sĩ thực hiện kiểm định cả lý thuyết và thực

nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức của doanh nghiệp và thuế suất đánh trên

thu nhập của cổ đông. Nhóm các nhà nghiên cứu đã thu thập số liệu thực tế (giai đoạn

1988-1992) về mức thuế suất tác động đến các cổ đông và những dữ liệu này đã giúp

nhóm thực hiện thành công kiểm định. Kết quả kiểm định cho thấy ban quản trị của công

Page 14: Bai hoan chinh

14

ty (insiders) là những người có đủ khả năng và thẩm quyền đã quyết định cổ tức của doanh

nghiệp dựa trên mục đích làm giảm gánh nặng thuế của bản thân họ.

Bốn nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Li Li, Qi Yin-feng, Liu Song, và Wang Man-

shu (Khoa Quản trị Tài Chính trường Đại học NanKai, Trung Quốc) đã tiến hành một

cuộc điều tra dùng bảng câu hỏi phỏng vấn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh niêm yết

trên thị trường chứng khoán. Họ đã phân tích các chính sách cổ tức và các nhân tố trong

quá trình chọn lọc chính sách cổ tức tại các công ty này. Cuộc điều tra đã thu được các kết

quả chính sau: (1) chính sách cổ tức tại những công ty này có thể thấy tồn tại vấn đề “chi

phí đại diện” và họ cũng nhận thấy rằng so với người quản lý thì người chủ sở hữu là nhân

tố quan trọng mang tính ảnh hưởng lớn đối với chính sách cổ tức của doanh nghiệp. (2) cơ

hội đầu tư, khả năng tài trợ, giá cổ phần và khả năng thanh toán là bốn nhân tố ảnh hưởng

đến quyết định chính sách cổ tức tại các công ty này. Trong số đó thì khả năng tài trợ

mang tính quyết định cơ bản nhất và thu nhập chỉ là yếu tố thứ yếu.

Vào những năm 1950, Litner đã thực hiện hàng loạt cuộc phỏng vấn với các nhà quản trị

doanh nghiệp về chính sách cổ tức của công ty họ. Sau đó Litner đã tạo ra một mô hình

dựa trên 4 kết luận sau:

- Công ty có tỷ lệ chi trả mục tiêu trong dài hạn.

- Nhà quản trị lưu ý nhiều đến những thay đổi trong cổ tức hơn là thay đổi trong giá

trị tuyệt đối.

- Những thay đổi trong cổ tức phụ thuộc vào thu nhập dài hạn và bền vững. Xu

hướng này ám chỉ rằng các nhà quản trị thường thích sách cổ tức “ dễ chịu” nhằm

tạo cảm giác rằng những thay đổi nhất thời trong thu nhập sẽ không tác động đến

việc chi trả cổ tức trong ngắn hạn.

- Các nhà quản lý miễn cưỡng khi phải thay đổi chính sách cổ tức. Họ thường quan

tâm tới việc phải hủy bỏ một chính sách cổ tức cao.

Cổ tức mang một tín hiệu hàm ý đến giá cổ phần doanh nghiệp

Theo Litner (1956), nhà quản trị miễn cưỡng khi phải cắt giảm cổ tức. Một chính sách cổ

tức tiền mặt cao hàm ý niềm tin của nhà quản trị vào tăng trưởng thu nhập ổn định trong

tương lai trong khi một chính sách cổ tức thấp lại thể hiện điều ngược lại.

Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng ban quản trị là những người nắm rõ thông tin hơn nhà

đầu tư bên ngoài. Như vậy, do bất cân xứng thông tin nên ban quản trị có những thông tin

mà nhà đầu tư không có, kết quả là bất cứ hành động nào của doanh nghiệp bao gồm cả

Page 15: Bai hoan chinh

15

cách thức huy động vốn hay phân chia lợi nhuận đều có thể mang một hàm ý nào đó với

nhà đầu tư bên ngoài. Thêm vào đó thì nhà đầu tư thích một sự gia tăng trong cổ tức, đó là

tin tốt, nếu doanh nghiệp cắt giảm cổ tức thì có thể khiến nhà đầu tư lo lắng về khả năng

sinh lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nghĩ rằng doanh nghiệp đang đối mặt với

những rắc rối về tài chính. Trong khi đó, nhà quản trị có xu hướng muốn duy trì một chính

sách cổ tức ổn định dù là trong lúc kết quả hoạt động tăng hay giảm. Theo cách hiểu này

thì cổ đông cho rằng nếu cổ tức gia tăng thì đồng nghĩa với 2 cam kết của nhà quản trị như

sau: thứ nhất là cổ tức cao sẽ được duy trì trong dài hạn. Hai là, chính sách cổ tức cao

cũng gây áp lực lên ban quản trị doanh nghiệp làm thế nào để hoạt động hiệu quả hơn

nhằm duy trì chính sách cổ tức ổn định của mình. Do đó nhà đầu tư sẽ đánh đồng việc cổ

tức tăng với việc thu nhập trong tương lai của công ty gia tăng như một điều chắc chắn,

kết quả là sự gia tăng trong giá cổ phần của doanh nghiệp. Trong trường hợp ngược lại,

khi có thông báo về việc cắt giảm cổ tức thì nhà đầu tư cũng ngầm hiểu rằng thu nhập của

họ không được đảm bảo và rằng họ không nên nắm giữ cổ phiếu này.

Tương tự như vậy thì nhà đầu tư cũng phản ứng đối với trường hợp công ty mua lại cổ

phần. Việc công ty mua lại cổ phần có thể hàm ý rằng hiện cổ phần đang được định thấp

hơn giá trị của nó, ngược lại việc phát hành cổ phần có thể được hiểu là giá cổ phần này

đang được định giá cao.

Kết luận từ những kết quả hàm ý của chính sách cổ tức hay quyết định chi trả cổ tức của

doanh nghiệp đều xuất phát từ việc bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị và nhà đầu tư.

Nhà đầu tư có thể diễn giải theo cách của riêng họ, nhưng chính điều này lại tác động lên

giá cổ phần của doanh nghiệp.

Page 16: Bai hoan chinh

16

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HCM TRONG

THỜI GIAN QUA

2.1. Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1. Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán ra đời vào năm 2000, sau 7 năm hình thành và phát triển thị

trường đã thực sự là kênh huy động, chu chuyển và lưu thông tiền tệ cuả cả nước; nhưng

tỷ trọng giá trị thị trường chứng khoán so với GDP của chúng ta vẫn còn thấp so với một

số “nền kinh tế mới nổi” phát triển trước Việt Nam trong khu vực; vốn hóa thị trường của

chúng ta chỉ mới khoảng 500 ngàn tỉ đồng, 43% GDP năm 2007. Theo báo cáo tổng hợp

của Indochina Capital vào năm 2006 thì thị trường vốn Thái Lan chiếm khoảng 80% GPD,

Philippines đạt vào khoảng 120%GDP, và Indonesia cũng chiếm khoảng 44% GDP trong

khi đó năm 2006 Việt Nam chỉ đạt khoảng 23% GDP. Xét về nhiều mặt thị trường chứng

khoán Việt Nam mang đặc trưng của các thị trường vốn mới nổi mà những đặc điểm này

có thể gây ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp: bất cân xứng thông tin, tồn

tại chi phí đại diện, tâm lý hành vi của nhà đầu tư nhỏ lẻ (đầu tư theo nhà đầu tư nước

ngoài, tâm lý bầy đàn, thích lãi vốn hơn cổ tức .v.v…); ngoài ra ở các thị trường mới nổi

khi mà các quy định về pháp luật chưa hoàn thiện thì rủi ro do thay đổi các chính sách,

cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức, ví dụ như thay đổi trong quy định về thuế

suất có thể làm thay đổi quyết định chi trả của doanh nghiệp.

2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết.

Tính đến tháng 4 năm 2008, đã có 150 công ty và 3 quỹ đầu tư niêm yết trên sàn giao dịch

chứng khoán Tp.HCM (HOSE), trong đó Vinamilk là công ty có giá trị vốn hóa theo thị

trường lớn nhất (21.208 tỷ đồng) còn đa phần các công ty niêm yết có giá trị vốn hóa theo

thị trường dưới 1000 tỷ. Nhìn chung, từ khi cổ phần hóa và lên sàn, các công ty đều có

những bước phát triển tốt thể hiện qua các báo tài chính như tăng trưởng doanh thu, lợi

nhuận hay vốn, tài sản …, chứng tỏ những lợi ích của việc cổ phần hóa và niêm yết trên

sàn tập trung đã có những tác động tích cực. Về chính sách cổ tức, rất nhiều công ty vẫn

giữ thói quen công bố mức trả cổ tức bằng con số % trên mệnh giá, ví dụ 30% chỉ tương

đương 3000 đ/cp. Thực tế, con số đó chỉ mang tính chất “làm đẹp báo cáo”, và quan trọng

Page 17: Bai hoan chinh

17

hơn là nó khiến nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn, nhất là người “mới chơi”, vì tỷ lệ % đó sẽ nhỏ

đi rất nhiều nếu tính trên giá thị trường.

2.1.3. Đặc điểm của các nhà đầu tư

Từ 2000-2005 thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn thành lập, hoạt động mua bán

giao dịch rất ít, kém sôi động. Chỉ có khoảng 20000 tài khoản đăng ký vào giai đoạn này.

Nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu là nhân viên trong giới tài chính, các nhà đầu tư

nước ngoài và một bộ phận cán bộ công nhân viên của một số công ty đã niêm yết. Họ là

những người có kiến thức cơ bản và cả chuyên sâu về tài chính. Tuy nhiên, đầu tư trong

giai đoạn này chủ yếu là do kinh nghiệm, kiến thức, và cả quan hệ.

Giai đoạn từ 2005 đến nay, thị trường giao dịch sôi động hơn nhiều với sự gia tăng nhanh

chóng về số lượng tài khoản đăng ký của nhà đầu tư cá nhân, số lượng công ty chứng

khoán và quỹ đầu tư. Cung hàng hóa cho thị trường cũng tăng lên nhanh chóng khoảng

300000 tài khoản. Số lượng công ty niêm yết gia tăng cả về số lượng, quy mô và ngành

nghề. Gia tăng nhanh chóng số lượng nhà đầu tư nhưng chủ yếu là tài khoản của nhà đầu

tư nhỏ lẻ, thành phần của đối tượng này cũng khá đa. Tuy nhiên, nhà đầu tư trong giai

đoạn này lại đầu tư theo “ cảm tính”, theo “xu hướng” của nhà đầu tư nước ngoài. Họ dễ

bị ảnh hưởng của các đối tượng bên ngoài như các báo cáo của các tổ chức, các tin đồn...

và mức độ mạo hiểm của nhà đầu tư ngày càng cao khi càng có nhiều người tham gia “

lướt sóng”, chủ yếu là mua bán ngắn hạn.

2.2. Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng

khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007

2.2.1. Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên

thị trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua

2.2.1.1. Vài nét chung

Nhìn chung các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM dùng hơn 50%

lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức. Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV/EPS) có khuynh

hướng giảm dần qua từng năm (năm 2007 trung bình cổ tức mỗi cổ phiếu chiếm 53,84%

EPS, năm 2006 là 60,91%, năm 2005 là 62,61%), hay tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá cũng

giảm dần (năm 2007: 17,72%, năm 2006: 18,49%, năm 2005: 20,06%) trong khi đó EPS

trung bình lại tăng nhẹ (năm 2005: 3.220, năm 2006: 3.588, năm 2007: 3.770 - xem bảng

2.1). Số lượng cổ phần gia tăng qua các năm nhưng vẫn tăng chậm hơn so với tốc độ gia

tăng trong thu nhập của doanh nghiệp.

Page 18: Bai hoan chinh

18

Hình 2.1: EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007.

3770

3588

3220

53.84%

60.91%

62.61%

2000

2200

2400

2600

2800

3000

3200

3400

3600

3800

4000

2007 2006 200548.00%

50.00%

52.00%

54.00%

56.00%

58.00%

60.00%

62.00%

64.00%

EPSDIV/EPS

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Hình 2.2: EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007.

3770

3220

3588

17.72%

20.06%

21.52%

2000

2200

2400

2600

2800

3000

3200

3400

3600

3800

4000

2007 2006 2005

Năm

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

EPS

Tỷ lệ cổ tức trênmệnh giá

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 19: Bai hoan chinh

19

2.2.1.2 Một vài số liệu tổng hợp

Bảng 2.1: Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007.

Hình thức. Tiền mặt TM kết hợp CP. Cổ phiếu

Năm 2006 2007 2006 2007 2006 2007

Số lượng công ty chi trả 61 96 26 19 19 10

Số lượng công ty có phát hành mới 10 44 5 10 0 8

DIV/EPS 47.93% 50.85% 87.01% 70.54% 72.61% 56.22%

D/A trung bình 44.25% 40.72% 43.16% 41.55% 56.13% 42.01%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Tổng hợp số liệu chi trả cổ tức trong hai năm 2006 và 2007, ta nhận thấy về chính sách chi

trả cổ tức nhìn chung có ba hình thức chi trả: Tiền mặt, cổ phần, kết hợp vừa chi trả bằng

cổ tức tiền mặt vừa bằng cổ tức cổ phần. Còn lại khả năng doanh nghiệp thực hiện chính

sách cổ tức bằng 0 thì rất hiếm, ngoại trừ một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không chi

trả cổ tức.

Hầu hết trong các hình thức chi trả qua hai năm ta thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có

phát hành thêm cổ phần để huy động vốn. Câu hỏi đặt ra là nếu doanh nghiệp thực sự cần

vốn để phục vụ nhu cầu tái đầu tư thì tại sao doanh nghiệp không dùng lợi nhuận giữ lại

mà lại chi trả cổ tức rồi lại phát hành thêm? Doanh nghiệp có thật sự quan tâm đến cổ

đông hay chỉ chạy theo lợi ích trước mắt trong ngắn hạn, phát hành trong thời điểm giá cổ

phần đang cao nhằm hưởng chênh lệch vốn? Các doanh nghiệp chi trả bằng tiền mặt có thể

lý giải là do họ theo đuổi một chính sách cổ tức tiền mặt ổn định, sau khi chi trả cổ tức

thấy cần vốn thì phát hành thêm còn có lý, thế còn các doanh nghiệp vốn đã chi trả cổ tức

bằng cổ phiếu sao lại cần phải phát hành thêm, doanh nghiệp có quan tâm đến vấn đề

loãng giá hay chưa?

Đứng từ góc độ đầu tư, khi giá cổ phiếu đang tăng thì cổ đông ưa thích lãi vốn rất dễ dàng

chấp nhận việc tăng vốn của doanh nghiệp mà không quan tâm mấy đến hiệu quả sử dụng

vốn tăng thêm đó, cũng có thể vì họ chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà không nhận

thấy những rủi ro sau này. Đứng từ góc độ chủ doanh nghiệp, đây là cơ hội quá lớn để thu

hút thêm tiền vốn mà không phải trả lãi vay.

Page 20: Bai hoan chinh

20

Trong các hình thức chi trả trên thì chỉ có hình thức vừa chi trả cổ tức cổ phần vừa cổ tức

tiền mặt là chiếm khá nhiều trong thu nhập tính trên mỗi cổ phần (DIV/EPS>70%); các

hình thức còn lại trung bình chỉ chiếm từ 50-60% EPS, nghĩa là doanh nghiệp không dùng

toàn bộ thu nhập để chi trả cổ tức.

Tỷ lệ D/A trung bình của các nhóm này đều nhỏ hơn 50%, ngoại trừ nhóm 19 công ty chỉ

chi trả bằng cổ tức trong năm 2006. Tỷ lệ vốn cổ phần vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong

cấu trúc vốn của các doanh nghiệp này.

2.2.2 Chính sách chi trả của các doanh nghiệp.

2.2.2.1. Về hình thức chi trả.

Theo từng năm

Năm 2007: Trong số 29 công ty có chi trả cổ tức bằng cổ phần, có đến 19 công ty phát

hành cổ phần mới ra thị trường (nhóm 1), chỉ có 10 công ty là không phát hành mới ra thị

trường (nhóm 2). Nhưng nhóm 2 lại có EPS và tỷ lệ chi trả cổ tức trên mệnh giá cũng như

tỷ lệ DIV/EPS cao hơn nhóm 1 và trung bình toàn thị trường rất nhiều (xem bảng 2).

Bảng 2.2 : . EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2007

EPS Tỷ lệ cổ tức

trên mệnh giá Tiền mặt Cổ tức cổ phần

DIV/EPS

(CTCP, CTTM)

DIV/EPS

(chỉ CTTM)

Nhóm I 4429 24.03% 6.18% 17.84% 59.21% 16.28%

Thị trường 3770 17.72% 12.99% 4.72% 53.84% 43.12%

Nhóm II 5621 35.40% 9.80% 25.60% 77.75% 24.25%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 21: Bai hoan chinh

21

Hình 2.3: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007. 1

4429

3770

5621

24.03%

17.72%

35.40%

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Nhóm I Thị trường Nhóm II0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

40.00%

EPSTỷ lệ cổ tức

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Năm 2006: Trong số 45 công ty có chi trả cổ tức bằng cổ phần thì chỉ có 5 công ty có phát

hành mới cổ phiếu ra thị trường không dùng để chi trả cổ tức

Bảng 2.3: EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006.

EPS Tỷ lệ cổ tức Tiền mặt

Cổ tức cổ phần

DIV/EPS

(CTCP, CTTM) DIV/EPS (chỉ có CTTMt)

Nhóm I 4184 27.20% 9.60% 17.60% 72.19% 26.42%

Thị trường 3588 21.52% 11.07% 10.55% 60.91% 34.56%

Nhóm II 4098 34.76% 8.74% 26.02% 82.02% 17.25%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

1 Nhóm 1: Nhóm các công ty vừa chi trả cổ tức cổ phần vừa phát hành mới cổ phiếu trong năm. Nhóm 2: Nhóm các công ty có chi trả cổ tức cổ phần nhưng không có phát hành mới cổ phiếu.

Page 22: Bai hoan chinh

22

Hình 2.4: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006.

3588

4098

4184

72.19%

60.91%

82.02%

3200

3300

3400

3500

3600

3700

3800

3900

4000

4100

4200

4300

Nhóm I Thị trường Nhóm II0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

EPSDIV/EPS

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Năm 2005: có 35 công ty niêm yết trên sàn, trong đó 24 công ty chi trả cổ tức duy nhất

bằng tiền mặt, 1 công ty chi trả cổ tức duy nhất bằng cổ phiếu, 8 công ty sử dụng cả hai

hình thức chi trả và 2 công ty quyết định không chi trả .

So sánh hình thức chi trả cổ tức và quy mô thực hiện giữa năm 2006 và 2007.

Bảng 2.4: Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007.

Hình thức. Tiền mặt Tiền mặt kết hợp cổ phiếu.

Cổ phiếu

Năm 2006 2007 2006 2007 2006 2007

Số lượng 61 96 26 19 19 10

Tỷ lệ phần trăm trên tổng các hình thức chi trả cổ tức.

56,48% 76,19% 24,07% 7,94% 17,59% 15,08%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 23: Bai hoan chinh

23

Hình 2.5: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007

Hình thức chi trả và số lượng công ty thực hiện

Tiền mặt, 96, 76.19%

Cổ phiếu, 10, 7.94%

Không chi trả, 1, 0.79%

Vừa tiền mặt vừa cổ

phiếu, 19, 15.08%

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Hình 2.6: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2006

Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006

Tiền mặt, 61, 56.48%Cổ phiếu, 19,

17.59%

Vừa tiền mặt vừa cổ phiếu,

26, 24.07%

Không chi trả, 2, 1.85%

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 24: Bai hoan chinh

24

Hình 2.7: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005

Hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2005

Cổ phiếu, 1,

3%

Vừa tiền mặt vừa cổ phiếu,

8, 23%

Tiền mặt, 24, 68%

Không chi trả, 2,

6%

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Nhận xét: Về cơ bản thì hình thức chi trả gồm 2 hình thức tiền mặt và cổ tức cố phần.

Trong thực tế thì có công ty kết hợp vừa chi trả cổ tức tiền mặt, vừa chi trả cổ tức cổ phần

và một lượng rất nhỏ các công ty không chi trả cổ tức(2 công ty năm 2006 và trong năm

2007 là 1 công ty). Nhìn chung, tiền mặt vẫn là hình thức chi trả chiếm số lượng lớn các

doanh nghiệp qua 3 năm (2005 là 68%; 2006: 76,19%, và năm 2007 tính đến tháng 4 năm

2008 là 56,48%); còn hình thức cổ tức cổ phần có số lượng công ty sử dụng tăng đột biến

cho năm cổ tức 2006 (45 công ty chiếm 41,66%, trong đó có 26 công ty vừa chi trả bằng

tiền mặt vừa chi trả bằng cổ tức cổ phần) thì sang năm 2007 đã giảm hẳn (29 công ty

chiếm 23,02%; trong đó có 10 công ty vừa chi trả tiền mặt vừa chi trả bằng cổ phần.)

(Không tính các công ty không có số liệu hay chưa niêm yết trong năm).

Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì việc gia tăng phát hành cổ phần dưới nhiều hình

thức là do “khan hiếm hàng hóa” trên thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam phát

triển mạnh mẽ nhất từ cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO

(ngày 07/11/2006). Với sự tham gia mạnh mẽ mang tính xúc tác của khối ĐTNN (với

quyết định gia tăng “room” cho nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49%), giá của tất cả cổ

phiếu niêm yết tăng nhanh chóng, VN INDEX lên điểm mạnh mẽ, từ khoảng 500 điểm lên

đến đỉnh 1.179,32 điểm ngày 12/03/2007. Thị trường chứng khoán có sức hút mạnh mẽ

Page 25: Bai hoan chinh

25

đối với nhà đầu tư khi mà giá chứng khoán gia tăng liên tục, nhiều chứng khoán đã vượt

xa giá trị thực của nó. Yếu tố kỳ vọng của nhà đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong giai

đoạn này. Hơn thế nữa, hầu như lúc này thị trường còn khan hiếm “ hàng hóa”, chỉ khoảng

độ 40 mã chứng khoán vào cuối năm 2005 (trong năm 2006 số lượng mã chứng khoán đã

gia tăng gấp 2.5 lần, và gia tăng thêm khoảng 50 mã chứng khoán từ đầu năm 2007 đến

nay). Tranh thủ cơ hội trên, việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cũng được nhiều

công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty đại chúng khác tận dụng tối đa. Nhiều

công ty trong vòng 1 năm phát hành thêm cổ phiếu 2 lần. Việc tăng vốn nói chung, dù

được thực hiện để làm gì (tài trợ cho các dự hay chỉ cần lý do là tăng vốn điều lệ) hay dưới

hình thức nào đi chăng nữa (phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay phát

hành quyền mua cổ phiếu mới) đều được cổ đông ủng hộ nhiệt liệt, đơn giản là cổ phiếu

cho dù được điều chỉnh thì sau đó vẫn tiếp tục tăng giá. Mức cổ tức bằng tiền mặt không

thể nào bằng mức lãi do chênh lệch giá. Có giai đoạn thị trường tăng giá kịch trần trong

nhiều phiên liên tiếp càng củng cố thêm niềm tin cho cổ đông vào quyết đinh gia tăng

lượng cổ phiếu nắm giữ. Cứ như thế, thị trường phát triển ngày càng “nóng”.

Một lý do nữa có thể thấy là do đòi hỏi quy mô vốn điều lệ tối thiểu trên 80 tỷ đồng của

HoSE, cũng như quy định mức vốn tối thiểu 3000 tỷ của Ngân Hàng Nhà Nước đối với

các ngân hàng thương mại đã khiến áp lực tăng vốn lên doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể

chọn nhiều cách thức khác nhau để tăng vốn, tuy nhiên phát hành cổ phần vào giai đoạn

giá đang tăng cao (cuối năm 2006 đầu năm 2007) có vẻ như là phương án được nhiều

doanh nghiệp lựa chọn.

Việc chi trả cổ tức cho năm 2007 cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên một xu hướng

chung có thể thấy là nhà đầu tư không còn ưa thích cổ tức bằng cổ phần do thị trường sụt

giảm nhiều (một trong những nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm là do việc IPO liên

tiếp và hàng loạt các doanh nghiệp lớn khiến thị trường chưa kịp tiêu hóa, và quan trọng

hơn cả là do niềm tin của nhà đầu tư đã sụt giảm nghiêm trọng). Vào mùa Đại hội Cổ đông

thường niên giai đoạn gần đây của một số công ty (như trường hợp REE định chia cổ tức

bằng cổ phiếu với tỷ lệ 40%) đã chứng kiến hiện tượng các cổ đông phản đối quyết liệt

chia cổ tức bằng cổ phiếu. Thay vào đó, họ yêu cầu được trả cổ tức, và trả hết, bằng tiền

mặt.

Cuối cùng thì thuế có thể là lý do khiến nhà đầu tư vốn ưa thích lãi vốn cũng có mong

muốn nhận được cổ tức tiền mặt nhằm tận dụng lợi thế này trước thời điểm luật thuế thu

nhập cá nhân chính thức đi vào hoạt động (ngày 1.1.2009).

Page 26: Bai hoan chinh

26

2.2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức (DIV) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS).

Đi sâu vào phân loại các nhóm công ty theo hình thức chi trả, ta thấy nhóm chi trả duy

nhất bằng tiền mặt luôn có EPS và tỷ lệ cổ tức so với EPS thấp nhất so với chi trả duy nhất

bằng cổ phiếu hay kết hợp cả hai. Nhóm các công ty chỉ chi trả cổ tức bằng cổ phần lại có

EPS cao nhất (5493) vào năm 2007, và trong năm 2006 thì EPS cao nhất đối với nhóm các

công ty vừa chi trả cổ tức cổ phần và tiền mặt (5060).

Hình 2.8: EPS trung bình năm 2007 theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống nhau.

96

1019

1

24

3477

5493

4497

2960

3678

0

20

40

60

80

100

120

Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiềnmặt vừa cổ

phiếu

Không chitrả

Chưaquyết định

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Số lượng công tyEPS trung bình

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 27: Bai hoan chinh

27

Hình 2.9: EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống

nhau.

61

19

26

2

3332

2798

5065

-290

0

10

20

30

40

50

60

70

Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền mặtvừa cổ phiếu

Không chi trả-1000

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Số lượng công tyEPS trung bình

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Hình thức chi trả cổ tức của từng công ty sẽ phản ánh đối tượng nhà đầu tư tiềm năng mà

công ty hướng tới. Đối với các công ty có chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định thì đối

tượng nhà đầu tư hướng tới mục tiêu đầu tư dài hạn và thu nhập chính của họ là cổ tức tiền

mặt. Ngược lại, các công ty dung tất cả thu nhập để tái đầu tư và những công ty chi trả cổ

tức cổ phần thì nhà đầu tư tiềm năng lại là những nhà đầu tư ưa thích lãi vốn; mục tiêu đầu

tư của họ chỉ trong ngắn hạn và phần nhiều trong số đó đầu tư dưới dạng đầu cơ hoặc chỉ

là “ lướt sóng”.

2.2.2.3 Tỷ trọng chi trả cổ tức trong thu nhập của doanh nghiệp (DIV/EPS).

Ta xét mối quan hệ giữa DIVvà EPS thông qua tỷ số DIV/EPS để xem doanh nghiệp dùng

bao nhiêu % trong thu nhập của mình chi trả cổ tức. Chia các công ty trên thị trường thành

ba nhóm sau: nhóm thứ nhất có DIV/EPS nằm trong khoảng chênh lệch 10% so với giá trị

DIV/EPS tính cho trung bình toàn thị trường. Thêm vào đó ta phân DIV thành hai loại,

loại thứ nhất DIV là tỷ lệ chi trả tổng hợp gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần, loại

thứ hai là ta chỉ tính DIV theo tỷ lệ chi trả tiền mặt. Ta có bảng tổng hợp dưới đây.

Page 28: Bai hoan chinh

28

Bảng 2.5: DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006.

Năm 2007 2006

DIV/EPS (tính luôn cả CTTM và CTCP). Trung bình toàn thị trường 53.84% 60.91%

Số lượng

DIV/EPS trung bình nhóm

Số lượng

DIV/EPS trung bình nhóm

Nhóm >=TBTT+/-10% 34 88.30% 33 102.80% TB+/-10% 46 52.93% 27 62.49% Nhóm <=TBTT+/-10% 46 29.28% 46 33.49%

DIV/EPS (chỉ tính cổ tức tiền mặt) TBTT 43.12% 34.56%

Số lượng

DIV/EPS trung bình nhóm

Số lượng

DIV/EPS trung bình nhóm

Nhóm >=TBTT+10% 39 72.66% 38 62.84% Nhóm TBTT+/-10% 44 43.24% 31 35.50% Nhóm <=TBTT-10% 32 21.78% 18 15.14%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Xét trong năm 2006 thì nếu chỉ tính riêng cổ tức tiền mặt thì hầu hết tất cả các công ty đều

chi trả cổ tức với tỷ lệ DIV/EPS nhỏ hơn 50%, trong số 38 công ty có DIV/EPS>44,56%

thì có khoảng 10 công ty dưới 50%, trung bình DIV/EPS của nhóm này đạt 62,84%. Nếu

tính bao gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần thì chỉ có khoảng 46 công ty có tỷ lệ

DIV/EPS dưới 50% trung bình nhóm này đạt DIV/EPS khoảng 33,49%. Nhóm 33 công ty

có DIV/EPS>70% thì tỷ lệ trung bình nhóm này lên tới 102,80%; nghĩa là chi trả nhiều

hơn cả thu nhập có được. Tương tự đối với năm 2007 thì tỷ lệ DIV/EPS có giảm đối với

những DIV tính gộp cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần nhưng lại tăng lên trong DIV chỉ

tính bằng cổ tức tiền mặt so với năm 2006.

Số lượng công ty trong từng nhóm được phân chia theo biểu đồ tròn sau: A là nhóm các

công ty có tỷ lệ DIV/EPS lớn hơn so với tổng trung bình thị trường cộng 10%, B là nhóm

các công ty có DIV/EPS chênh lệch 10% so với trung bình thị trường và C là nhóm có

DIV/EPS nhỏ hơn DIV/EPS trung bình thị trường trừ đi 10%.

Page 29: Bai hoan chinh

29

Hình 2.10: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007

tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt).

A34%

B38%

C28%

A

B

C

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Hình 2.11: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007

tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS.

A27%

B36%

C37%

A

B

C

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 30: Bai hoan chinh

30

Lấy EPS bằng 100% ta so giữa DIV (bao gồm chi trả CTCP và CTTM) và EPS theo biểu

đồ cột dưới đây.

Hình 2.12: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2007.

50.85%

100.00%

56.22%

100.00%

70.54%

100.00%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

100.00%

Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền mặtvừa cổ phiếu

DIVEPS

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Hình 2.13: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2006.

47.93%

100.00%

72.61%

100.00%

87.01%

100.00%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

100.00%

Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền mặtvừa cổ phiếu

DIVEPS

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 31: Bai hoan chinh

31

Nhận xét: Lấy EPS bằng 100% ta so giữa DIV (bao gồm chi trả CTCP và CTTM) và EPS

thì thấy rằng nhìn chung các công ty Việt Nam đều dùng trên 50% thu nhập của mình để

chi trả cổ tức cho các hình thức chi trả. Trong năm 2006, các công ty đặc biệt là các công

ty có chi trả bằng cổ tức cổ phần thì gần như dùng toàn bộ thu nhập để chi trả cổ tức (chi

trả bằng cổ phần dùng 72,61%EPS, trong khi đó chi trả cổ tức vừa tiền mặt vừa cổ phần

lại dùng đến 87,01%).

2.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành.

2.3.1 Tổng quan :

Chia 153 mã chứng khoán thành 15 nhóm ngành chính bao gồm: ngành thủy hải sản;

ngành thực phẩm và đồ uống; ngành thương mại; ngành dệt may và đồ gia dụng; ngành

bao bì; ngành vận tải; ngành vật liệu và xây dựng; ngành bất động sản; ngành công nghệ;

ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, chế tạo; ngành hóa chất, ngành năng lượng và dầu

khí; ngành du lịch và giải trí, ngành tài chính, ngành y tế. Trong phần phân tích chính sách

cổ tức theo ngành, chúng tôi tập trung phân tích các ngành tiêu biểu như: ngành thực phẩm

và đồ uống; ngành bất động sản, ngành hóa chất; ngành dược.

Bảng 2.6: Tỷ lệ chi trả cổ tức, EPS trung bình ngành và thị trường trong năm 2006 và

2007.

NĂM 2007 NĂM 2006

STT Ngành EPS TỔNG TM CTCP DIV/EPS EPS TỔNG TM CTCP DIV/EPS 1 Thủy hải sản 3587 17.40% 17.40% 0.00% 50.14% 4544 20.32% 9.48% 10.83% 51.28%

2 Thực phẩm và Đồ uống 3926 18.56% 15.78% 2.78% 60.80% 3179 18.49% 14.99% 3.50% 53.15%

3 Thương mại 3200 19.00% 11.50% 7.50% 64.30% 2793 22.36% 10.03% 12.33% 75.20%

4 Dệt may và Đồ gia dụng 3101 12.75% 11.50% 1.25% 44.30% 3217 24.11% 6.67% 17.44% 82.33%

5 Bao bì 2487 14.40% 9.60% 4.80% 61.99% 2525 12.00% 12.00% 0.00% 53.99%

6 Vận tải 3286 18.31% 11.08% 7.23% 60.04% 3609 15.58% 11.25% 4.33% 59.57%

7 Xây dưng và Vật liệu 2971 15.87% 11.87% 4.00% 58.17% 3004 14.79% 8.39% 6.40% 52.25%

8 Bất động sản 5976 19.67% 12.67% 12.50% 32.41% 4142 23.87% 8.20% 15.67% 55.33%

9 Công nghệ, Viễn thong 4361 23.00% 14.67% 8.33% 60.71% 4014 26.80% 12.80% 14.00% 63.08%

10

Công nghiệp nặng, khai khoáng, chế tạo 4602 18.40% 10.27% 8.13% 54.38% 3964 36.77% 11.77% 25.00% 80.33%

11 Hóa chất 4628 17.50% 17.50% 0.00% 38.41% 5955 56.50% 23.75% 32.75% 84.41%

Page 32: Bai hoan chinh

32

12 Năng lượng và Dầu khí 3080 18.25% 14.92% 3.33% 60.53% 2966 17.58% 9.63% 7.95% 65.60%

13 Du lịch và Giải trí 3286 12.04% 12.04% 0.00% 50.60% 3985 10.00% 10.00% 0.00% 43.12%

14 Tài chính 5655 22.50% 5.00% 17.50% 42.63% 2460 22.00% 0.00% 22.00% 89.43%

15 Dược 5953 21.00% 21.00% 0.00% 35.22% 6777 10.00% 3.33% 6.67% 17.18%

Thị trường 3770 17.72% 12,99% 4.72% 53.84% 3588 21.52% 11.07% 10.55% 60.91%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Hình 2.14: EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2006.

Năm 2006

4544

31792793

3217

2525

3609

3004

3964

5955

2966

3985

2460

6777

3588

4014414251.28%53.15%

75.20%

82.33%

53.99%

59.57%63.08%

80.33%84.41%

65.60%

43.12%

89.43%

17.18%

60.91%55.33%

52.25%

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

Bao bì

Tài ch

ính

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

100.00%

eps điều chỉnhDIV/EPS

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 33: Bai hoan chinh

33

Hình 2.15: EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007

Năm 2007

35873926

3200 3101

2,487

32862971

5,976

43614602 4628

30803286

56555953

3770

50.14%

60.80%64.30%

44.30%

61.99%60.04%

58.17%

32.41%

60.71%

54.38%

38.41%

60.53%

50.60%

42.63%

35.22%

53.84%

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

Bao bì

Tài ch

ính

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

eps điều chỉnhDIV/EPS

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Nhận xét: Xét về thu nhập (EPS) thì ngành dược, hóa chất, bất động sản là những ngành

có EPS ổn định và cao hơn nhiều so với trung bình toàn thị trường trong cả hai năm

2006,2007. Trong ba ngành này thì chỉ có bất động sản là có EPS tăng trong khi hai ngành

còn lại thì có sự sụt giảm. Điều này có thể xuất phát từ yếu tố thị trường, trong khi năm

2007 khi mà thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn thì thị trường bất động sản tăng

trưởng hết sức “nóng”, thu nhập của công ty trong ngành này cũng vì thế gia tăng nhanh

chóng. Trong khi đó, ngành hóa chất lại chi trả cổ tức cổ phần khá nhiều vào năm 2006

nên tất yếu làm gia tăng số lượng cổ phân và góp phần chi nhỏ cái bánh thu nhập. Riêng

ngành dược thì năm 2006 không thực hiện chi trả nhiều nhưng đặc điểm của ngành này là

ngân sách dành cho đầu tư nghiên cứu phát triển nhiều và thường là đầu tư trong dài hạn.

Ngành tài chính năm 2007 đón thêm sự gia nhập của mã chứng khoán SSI (có EPS trung

bình 8240), một trong những nhân tố cơ bản khiến cho EPS trung bình của ngành này tăng

mạnh.

Page 34: Bai hoan chinh

34

2.3.2 Xét về hình thức chi trả cổ tức.

Hình thức Cổ tức tiền mặt (CTTM): các ngành thực phẩm và đồ uống; viễn thông và

công nghệ, ngành hóa chất; là những ngành có mức chi trả cổ tức tiền mặt cao hơn trung

bình thị trường trong cả hai năm 2006, 2007. Riêng ngành thủy hải sản, ngành năng lượng

và dầu khí, ngành dược là có cổ tức tiền mặt cao hơn trung bình ngành trong năm 2007 và

có sự gia tăng đáng kể so với năm 2006.

Hình thức Cổ tức cổ phần (CTCP): trung bình toàn thị trường năm 2007 giảm khoảng

một nửa so với năm 2006; cũng trong năm 2007 có 4 ngành là ngành thủy hải sản, ngành

hóa chất, ngành du lịch và giải trí, và ngành dược là không chi trả cổ tức cổ phần. Chi trả

cổ tức bằng tiền mặt vẫn là hình thức chính và chiếm phần lớn trong EPS của doanh

nghiệp. Các ngành bất động sản, ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo, ngành

công nghệ viễn thông và ngành tài chính là các ngành có mức chi trả cổ tức cổ phần cao

hơn trung bình ngành trong hai năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, có sự sụt giảm trong tỷ lệ

chi trả cổ tức cổ phần ở 4 ngành này nói riêng và cả thị trường nói chung. Nguyên nhân

của vấn đề này đã được đề cập đến trong phần phân tích tổng quan thị trường. Có thể tóm

tắt các nguyên nhân cơ bản bao gồm sở thích của nhà đầu tư thay đổi, họ ưa thích nhận cổ

tức tiền mặt hơn cổ tức cổ phần; thị trường “ sa sút”; nhu cầu tăng vốn của bản thân doanh

nghiệp; và thuế cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định chi trả cổ tức của

doanh nghiệp.

2.3.3 Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS).

Trung bình các công ty đều dùng trên 50% thu nhập tính trên mỗi cổ phần dùng để chi trả

cổ tức. Trong năm 2006, những ngành có DIV/EPS cao là những ngành có tỷ lệ chi trả cổ

tức cổ phần lớn hơn so với cổ tức tiền mặt như ngành thương mại có DIV/EPS bằng

75,20% thì CTCP là 12,33% trong khi CTTM là 10,3% ; ngành dệt may và đồ da dụng

DIV/EPS: 82,33% có CTCP 17,44%, CTTM 6,67%; ngành công nghiệp nặng, khai

khoáng và chế tạo DIV/EPS: 80,33% có CTCP 25%, CTTM 11,77%; ngành hóa chất

DIV/EPS: 84,41%có CTCP 32,75%, CTTM 23,75%; ngành tài chính DIV/EPS 89,43%,

có CTCP: 22%. Hoặc những ngành có DIV/EPS cao là do ngành này có EPS thấp như

ngành thương mại có EPS 2793; ngành năng lượng và dầu khí 2,966; ngành tài chính

2,460 trong khi trung bình toàn thị trường là 3588. Trong năm 2007, tỷ lệ chi trả CTCP ở

hầu hết các ngành trừ ngành tài chính đều thấp hơn tỷ lệ chi trả CTTM nên những ngành

có DIV/EPS cao thường là những ngành có EPS thấp.

Page 35: Bai hoan chinh

35

Lấy trung bình toàn thị trường bằng 100% ta so sánh giữa các ngành với trung bình toàn

thị trường.

Bảng 2.7: Tỷ lệ EPS, cổ tức của các ngành năm 2007 và năm 2006

NĂM 2007 NĂM 2006

STT Ngành EPS DIV TM CTCP DIV/EPS EPS DIV TM CTCP DIV/EPS

1 Thủy hải sản 95% 98% 134% 0% 93% 127% 94% 86% 103% 84%

2 Thực phẩm và Đồ uống 104% 105% 121% 59% 113% 89% 86% 135% 33% 87%

3 Thương mại 85% 107% 89% 159% 119% 78% 104% 91% 117% 123%

4 Dệt may và Đồ gia dụng 82% 72% 89% 26% 82% 90% 112% 60% 165% 135%

5 Bao bì 66% 81% 74% 102% 115% 70% 56% 108% 0% 89%

6 Vận tải 87% 103% 85% 153% 112% 101% 72% 102% 41% 98%

7 Xây dưng và Vật liệu 79% 90% 91% 85% 108% 84% 69% 76% 61% 86%

8 Bất động sản 159% 111% 98% 265% 60% 115% 111% 74% 148% 91%

9 Công nghệ, Viễn thông 116% 130% 113% 176% 113% 112% 125% 116% 133% 104%

10

Công nghiệp nặng, khai khoáng, chế tạo 122% 104% 79% 172% 101% 110% 171% 106% 237% 132%

11 Hóa chất 123% 99% 135% 0% 71% 166% 263% 215% 310% 139%

12 Năng lượng và Dầu khí 82% 103% 115% 71% 112% 83% 82% 87% 75% 108%

13 Du lịch và Giải trí 87% 68% 93% 0% 94% 111% 46% 90% 0% 71%

14 Tài chính 150% 127% 38% 371% 79% 69% 102% 0% 209% 147%

15 Dược 158% 119% 162% 0% 65% 189% 46% 30% 63% 28%

Thị trường 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Lấy trung bình thị trường làm chuẩn, ta phân chia các nhóm chiếm dưới 80% cùng một chỉ

tiêu so với thị trường là nhóm ngành có chỉ tiêu đó thấp, ví dụ EPS năm 2007 ngành xây

dựng và vật liệu đạt chỉ 79% so với trung bình toàn thị trường nên được xếp vào nhóm

ngành có EPS thấp. Tương tự, trong khoảng từ 80%-120% là nhóm trung bình, và trên

120% là nhóm cao.

Ngành thủy hải sản: thu nhập trên mỗi cổ phần của ngành thủy sản đạt khoảng

95% (năm 2007); 127% (năm 2006) so với trung bình toàn thị trường. Như vậy

ngành thủy sản có EPS, DIV, DIV/EPS nằm trong mức trung bình so với thị

Page 36: Bai hoan chinh

36

trường. Ngoài ra EPS năm 2006 nằm trong nhóm có EPS cao, CTCP năm 2007

(0%) nằm trong nhóm có CTCP thấp.

Ngành thực phẩm và đồ uống: có tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao và tỷ lệ chi trả cổ

tức cổ phần thấp. Các chỉ tiêu còn lại gồm DIV, EPS, DIV/EPS đều nằm trong

nhóm ngành trung bình so với thị trường.

Ngành thương mại: năm 2007 có tỷ lệ chi trả CTCP cao (159%), EPS năm 2006

(78%) nằm trong nhóm có EPS thấp.

Ngành dệt may và đồ gia dụng: ngành này có EPS nằm trong nhóm trung bình; có

tỷ lệ chi trả CTCP thấp trong năm 2007 (26%) và cao trong năm 2006 (165%), tỷ

lệ chi trả CTCP cao trong năm 2006 khiến cho DIV/EPS (135%) của năm 2006

cũng nằm trong nhóm cao.

Ngành bao bì: ngành này có EPS nằm trong nhóm thấp nhưng ngược lại với ngành

dệt may và đồ gia dụng ngành này có tỷ lệ chi trả CTCP (102%) trung bình trong

năm 2007 và bằng 0 trong năm 2006.

Ngành vận tải: có EPS trung bình, tương tự như ngành dệt may và đồ gia dụng thì

ngành này có CTCP cao vào năm 2007(153%) và thấp vào năm 2006 (41%).

Ngành xây dựng và vật liệu: trong năm 2006 thì ngành này có tỷ lệ CTTM (71%)

và CTCP(61%) đều nằm trong nhóm thấp nên tỷ lệ chi trả cổ tức (69%) cũng nằm

trong nhóm thấp. Trong năm 2007 các chỉ tiêu của ngành này đều nằm trong nhóm

trung bình.

Ngành bất động sản: năm 2006 các chỉ tiêu EPS, DIV, DIV/ EPS đều nằm trong

nhóm trung bình. Trong năm 2007 EPS của ngành này nằm trong nhóm cao

(159%); DIV nằm trong nhóm trung bình(111%) nên DIV/EPS chỉ đạt 60% nằm

trong nhóm có DIV/EPS thấp.

Ngành công nghệ, viễn thông: ngành này trong cả hai năm 2006(133%),

2007(176%) đều có tỷ lệ chi trả CTCP cao dẫn đến tỷ lệ chi trả cổ tức DIV cao

năm 2006(125%); 2007(130%).

Ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo: ngành này có EPS trung bình

năm 2006 (110%), 2007(122%); ngành này có tỷ lệ chi trả CTCP cao năm 2006

(237%) và năm 2007 (172%), nhưng tỷ lệ chi trả tiền mặt chỉ ở mức trung bình

Page 37: Bai hoan chinh

37

năm 2006 (106%); năm 2007 (79%) nên tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2006 (171%) nằm

trong nhóm cao và 2007 (104%) chỉ nằm trong nhóm trung bình.

Ngành công nghiệp hóa chất: ngành này có EPS nằm trong nhóm cao năm 2006

(166%), năm 2007 (123%); tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt luôn nằm ở nhóm cao năm

2006 (215%), năm 2007 (135%); tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần trong năm 2006 nằm

ở mức khá cao so với thị trường 310% trong khi năm 2007 ngành này không thực

hiện chi trả cổ tức cổ phần. Điều này khiến cho DIV/EPS năm 2007 ở mức thấp

(71%) trong khi năm 2006 lại ở mức cao 139%.

Ngành năng lượng và dầu khí: ngành này có EPS, DIV, DIV/EPS đều nằm ở mức

trung bình cho cả hai năm.

Ngành du lịch và giải trí: ngành này có EPS nằm trong nhóm trung bình năm 2006

(111%) và năm 2007 (87%); trong khi đó tỷ lệ chi trả cổ tức nằm trong nhóm thấp

năm 2006 (46%); năm 2007 (68%) vì ngành này không thực hiện chi trả cổ tức cổ

phần.

Ngành dược: ngành này có EPS khá cao năm 2006 (189%), 2007 (158%); tuy

nhiên ngành này cho trả cổ tức cổ phần rất thấp năm 2006(63%), năm 2007 (0%),

nên DIV/EPS của ngành này cũng nằm trong nhóm thấp năm 2006 (28%), năm

2007 (65%)

2.3.4 Phân tích chính sách cổ tức của một số ngành tiêu biểu:

Ngành thực phẩm và đồ uống trong năm 2006 có mã chứng khoán LAF dù thua lỗ nhưng

vẫn tiến hành chi trả cổ tức; ngành bất động sản có CTCP cao, ngành hóa chất có chính

sách cổ tức thay đổi khá nhanh, năm 2006 chi trả CTCP bằng 310% so với cả thị trường,

năm 2007 không thực hiện chi trả CTCP; ngành du lịch CTCP bằng 0; ngành dược luôn có

EPS cao nhất và tỷ lệ chi trả tiền mặt cũng cao nhất.

2.3.4.1 Ngành thực phẩm và đồ uống

Đặc điểm của ngành: doanh thu của ngành mang tính thời vụ ví dụ mã chứng khoán NKD

lợi nhuận sau thuế quý 3/2007 đạt tăng 304% so với lợi nhuận sau thuế quý 2/2007. Lý do

là mùa Trung Thu rơi vào quý 3 nên doanh thu thuần quý 3/2007 tăng 52,7% so với quý

2/2007. Ngành này có nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc xây dựng thương hiệu, nắm giữ

thị phần, luôn tự làm mới sản phẩm, nắm bắt thị hiếu của khách hàng và hệ thống cửa

hàng bán lẻ, kênh phân phối là những yếu tố sống còn. Do đó chi phí nghiên cứu thị

Page 38: Bai hoan chinh

38

trường, tiếp thị, quảng bá hình ảnh và chi phí đầu tư nghiên cứu sản phẩm chiếm phần khá

lớn trong chi phí của các ngành này.

Có thể nhận thấy là các doanh nghiệp doanh nghiệp trong ngành này tất cả đều có chi trả

cổ tức tiền mặt, chỉ có một số mã chứng khoán là có phát hành cổ tức cổ phần như KDC,

NKD, BBC, BHS (năm 2006) và BBC, BHS, NKD, SGC (năm 2007). Vì doanh thu mang

tính thời vụ nên cổ tức của ngành này chủ yếu được chia theo thời vụ của doanh thu, trung

bình một năm chi cổ tức tiền mặt hai lần, các công ty có số kỳ chi trả bằng 3 là do có phát

hành cổ tức cổ phần . Chi trả cổ tức tiền mặt trung bình của ngành là 15% (cao hơn lãi suất

trung bình của thị trường 12%). Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả của các công ty trong ngành này

có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ chi trả DIV/EPS thấp nhất là NSC (20.79% năm 2006) và

TAC (22,66% năm 2007), cao nhất là KDC (80,17% năm 2006) và LAF (192,31% năm

2007). Điểm đáng lưu ý trong ngành này là mã chứng khoán LAF dù năm 2006 công ty

làm ăn thua lỗ nhưng vẫn quyết định chi trả cổ tức tiền mặt đến 10%, năm 2007 công ty dù

đã có thu nhập ở mức thấp EPS = 364 nhưng vẫn tiếp tục chi trả 7% cổ tức tiền mặt trên

mỗi cổ phần. Do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông, một số doanh

nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ đông

nhằm xoa dịu cổ đông và để giữ vị trí quản lý của những người lãnh đạo. Hành động chia

cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông, trái Luật Doanh nghiệp. Tỷ

lệ DIV/EPS cao hay thấp không phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tốt

hay xấu mà thể hiện công ty đã dùng bao nhiêu thu nhập để chi trả cổ tức. Chi trả cổ tức

ngay trong thời điểm công ty làm ăn thua lỗ có thể làm “xoa dịu” cổ đông nhưng cần lưu ý

là nguồn tiền tài trợ cho khoản chi trả này từ đâu, từ lợi nhuận giữ lại các năm trước hay từ

nguồn vay nợ, tỷ lệ D/E của LAF 80,34% trong năm 2007 so với trung bình ngành là

83,39%.

Page 39: Bai hoan chinh

39

Hình 2.16: Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính theo doanh

thu thuần năm 2007.

Doanh thu thuần2007

2%3%

2%

4%

7%

3%

4%

3%

1%

2%

4%

1%

1%

1%

14%3%2%8%

36%

BBCBHSCANIFSKDCLAFLSSNKDNSCSAFSBTSCDSGCSSCTACTNATRITSCVNM

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Tính theo doanh thu thuần thì VNM là mã chứng khoán chiếm thị phần lớn nhất với 36%;

tiếp theo là TAC 14%; TSC 8%; KDC 7%; LSS, SBT, IFS 4%; bốn mã chứng khoán

chiếm thị phần 3% là BHS, LAF, NKD và TNA. Bốn mã chứng khóan chiếm 2% là BBC,

CAN, SAF và TRI. Các mã chứng khoán còn lại chiếm khoảng 1% thị phần tương ứng với

mỗi công ty. Vị trí xếp hạng về thị phần có thể sẽ thay đổi nếu ta tính đến vụ thâu tóm TRI

gần đây của KDC và câu chuyện sẽ còn đi xa hơn nếu KDC sáp nhập với NKD.

Page 40: Bai hoan chinh

40

NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và đồ uống năm 2007 va 2006

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007

Mã CK EPS TM CTCP số kỳ chi trả

DIV/EPS EPS TM CTCP

Số kỳ Chi trả

DIV/EPS VCSH LNST D/E

LNST/VCSH

BBC 2330 8% 6% 2 60.09% 2670 5% 12% 2 63.67% 206,995,944,324 24,443,000,000 83.18% 12% BHS 3180 8% 10% 2 56.60% 4140 16% 4% 3 48.31% 380,383,404,815 53,633,000,000 75.99% 14% CAN 2050 12% 0% 2 58.54% 2100 13% 0% 2 61.90% 79,797,481,517 10,051,000,000 53.72% 13% IFS 2490 16% 0% 2 64.26% 2710 9% 0% 1 34.43% 405,020,000,000 72,628,000,000 114.86% 18%

KDC 6690 18% 0% 2 26.91% 4740 18% 20% 3 80.17% 2,457,284,329,619 240,703,033,755 23.89% 10%

LAF 364 7% 0% 1 192.31% -3050 10% 0% 1 90,230,603,103 21,108,000,000 80.34% 23%

LSS 2780 625,533,000,000 81,570,000,000 38.96% 13% NKD 7850 9% 0% 1 11.46% 6020 18% 20% 3 63.12% 251,939,522,781 79,137,000,000 149.47% 31%

NSC 3810 19% 20% 3 102.36% 5050 11% 0% 1 20.79% 71,607,429,352 13,511,860,479 66.31% 19%

SAF 4010 20% 0% 1 49.88% 3340 17% 0% 1 50.90% 43,951,838,009 10,852,000,000 69.66% 25% SBT 1348 12% 0% 1 89.02% 1,610,579,459,895 191,321,459,895 6.52% 12% SCD 2590 12% 0% 2 46.33% 2200 7% 0% 1 31.82% 121,845,214,519 21,961,000,000 27.91% 18% SGC 4650 12% 14% 2 55.91% 4400 30% 0% 2 68.18% 73,532,966,492 18,998,000,000 13.73% 26% SSC 2240 12% 0% 2 53.57% 3730 20% 0% 2 53.62% 125,302,733,782 22,010,000,000 24.70% 18% TAC 6620 15% 0% 1 22.66% 2410 12% 0% 1 49.79% 361,440,271,274 125,712,000,000 131.59% 35% TNA 4350 20% 0% 2 45.98% 4110 20% 0% 2 48.66% 90,647,983,105 12,921,000,000 90.27% 14% TRI 2370 15% 0% 1 63.29% 1910 15% 0% 1 78.53% 152,510,051,621 15,264,000,000 326.88% 10% TSC 9330 40% 0% 1 42.87% 159,326,087,115 68,642,000,000 191.28% 43% VNM 5540 29% 0% 2 52.35% 4390 19% 0% 2 43.28% 4,351,887,000,000 967,093,000,000 24.66% 22% Trung bình 3926 16% 3% 1.67 60.80% 3179 15% 4% 1.75 53.15% 613,674,490,596 107,976,808,112 83.89% 19.75%

Page 41: Bai hoan chinh

41

Tính thị phần theo quy mô doanh thu thuần là như thế, thu nhập trên mỗi cổ phần của công

ty còn tùy thuộc vào số lượng cổ phần đang lưu hành. Xếp theo quy mô EPS thì mã chứng

khoán TSC đứng đầu (9930); tiếp đến là NKD (7850); KDC (6690); TAC (6620) và VNM

(5540). Đây cũng là những ngành có thị phần tính theo doanh thu thuần đứng đầu. 5 mã

chứng khoán này đều có tỷ lệ chi trả trên thu nhập mỗi cổ phần trong năm 2007 thấp hơn

55% : VNM(52,35%), TSC(42,87%), KDC(26,91%); TAC(22,66%), NKD(11, 46%). Hiệu

suất sử dụng vốn chủ sở hữu của nhóm ngành này trung bình đạt 19,75% trong khi tỷ lệ chi

trả cổ tức trung bình vào khoảng 17%. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu cao nhất là TSC

(43%), thấp nhất là TRI (10%).

2.3.4.2 Ngành bất động sản

Đặc điểm của ngành: Bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt, vốn đầu tư thì rất lớn và

thường là đầu tư dài hạn nhưng tính thanh khoản lại khá kém. Do đó, những công ty dựa

nhiều vào vốn vay và năng lực tài chính kém sẽ khó tồn tại trong ngành này. Hiện nay nhu

cầu nhà ở tại Việt Nam còn rất lớn trong khi năng lực cung cấp thì có hạn. Vì nhu cầu đầu

tư thường khá lớn nên các doanh nghiệp trong ngành này thường ít chi trả cổ tức, có khi là

không chi trả hoặc nếu có chi trả thì thường là phát hành cổ tức cổ phần.

Hình 2.17: Thị phần tính theo doanh thu thuần năm 2007 của nhóm các công ty trong

ngành bất động sản.

doanh thu thuần năm 2007

CII5% DIC

16%

ITA23%

NTL13%

SJS19%

TDH5%

UIC14%

VIC5% CII

DICITANTLSJSTDHUICVIC

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 42: Bai hoan chinh

42

Tính thị phần theo doanh thu thuần thì đứng đầu là khu công nghiệp Tân Tạo ITA (23%);

tiếp theo là SJS(19%), DIC(16%); UIC(14%); NTL (13%), còn lại ba mã chứng khoán mỗi

công ty chiếm 5% thị phần là VIC, CII, TDH.

Trong ngành này, cổ tức cổ phần trung bình gấp đôi cổ tức tiền mặt trung bình năm 2006

cổ tức tiền mặt 8,2% trong khi cổ tức cổ phần là 15,67%; trong năm 2007 cổ tức trung bình

giảm với cổ tức tiền mặt trung bình 7,17% và cổ tức cổ phần trung bình là 12,5%.

Ngành này có tỷ lệ D/E khá cao, trung bình là 94,33% trong đó DIC có D/E tới 217,06%

mà vẫn tiến hành chi trả cổ tức tiền mặt 19% năm 2007; UIC 164,99%.

Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của ngành trung bình 17,43% (không kể VIC chưa có số

liệu); trong đó sử dụng vốn hiệu quả nhất là SJS 27%, thấp nhất ITA 11%

.

Page 43: Bai hoan chinh

43

NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành bất động sản năm 2007 và 2006

Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007

Mã CK EPS TM CTCP

Số kỳ chi trả DIV/EPS EPS TM CTCP

Số kỳ chi trả DIV/EPS

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu D/E LNST/VCSH

CII 2800 14.00% 0.00% 2 50.00% 1590 6.00% 0.00% 1 37.74% 95,819,000,000 773,670,910,636 118.65% 12% DIC 4080 19.00% 0.00% 1 46.57% 3740 0.00% 5.00% 1 13.37% 13,714,000,000 60,857,484,412 217.06% 23% ITA 4470 0.00% 15.00% 1 33.56% 3100 10.00% 20.00% 2 96.77% 371,658,000,000 3,303,474,684,751 40.91% 11% NTL 15600 0.00% 50.00% 1 32.05% 370,617,000,000 81.98% 0% SJS 8880 5990 20.00% 33.33% 3 89.03% 344,738,000,000 1,270,928,748,267 21.74% 27% TDH 6200 10.00% 10.00% 3 32.26% 6290 5.00% 20.00% 2 39.75% 143,097,000,000 755,810,694,276 44.79% 19% UIC 2820 18,134,000,000 124,932,000,000 164.99% 15% VIC 2960 0.00% 0.00% 0.00% 287,264,000,000 1,933,137,325,685 64.50% 15%

Trung bình 5,976 7.17% 12.50% 1.60 32.41% 4142 8.20% 15.67% 1.80 55.33% 182,060,571,429 1,074,178,606,003 94.33% 15.20%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 44: Bai hoan chinh

44

2.3.4.3 Ngành dược

Đặc điểm ngành: Theo phân loại mức độ phát triển của UNIDO Ngành Dược Việt Nam

chủ yếu là sử dụng nguyên liệu nhập về để chế biến một số loại thuốc. Chủ yếu doanh

nghiệp trong nước chỉ mới sản xuất các sản phẩm thông thường như kháng sinh, vitamin

trong khi các loại thuốc đặc trị chủ yếu vẫn nhập từ nước ngoài về. Hơn thế nữa từ ngày 1

tháng 1 năm 2009 thì các doanh nghiệp trong ngành này lại phải gia tăng cạnh tranh với

các công ty nước ngoài khi mà họ chính thức được phép nhập khẩu thuốc.

Hình 2.18: Thị phần theo doanh thu thuần năm 2007 của ngành Dược

doanh thu thuần 2007Ngành Dược

50%

32%

18%

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Phân loại 5 mức phát triển của UNIDO

•Không có công nghiệp dược - hoàn toàn nhập khẩu (59nước)

• Gia công đóng gói bán thành phẩm (123 nước)

• Sản xuất một số thành phẩm từ nguyên liệu ngoại nhập (86 nước có Việt Nam)

•Sản xuất được nguyên liệu và nguyên liệu trung gian (13 nước : Ấn Độ, Trung Quốc,

Hàn Quốc…)

• Có khả năng phát minh thuốc mới (17 quốc gia : Mỹ, Canada, Ý, Đức…)

Page 45: Bai hoan chinh

45

Chiếm thị phần hàng đầu 50% là Dược Hậu Giang (DHG), tiếp theo là Domesco (DMC)

(32%) và cuối cùng là Imexpharm (IMP) 18% (footnote: tính trên tổng doanh thu thuần 3

doanh nghiệp niêm yết trên HoSE).

Hiện tại ngành dược vẫn được xem là “siêu lợi nhuận”, ngành Dược vẫn luôn là ngành có

cổ tức tiền mặt cao và hấp dẫn nhất. EPS thấp nhất trong năm 2007 của ngành này là DMC

(5360 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3770); EPS thấp nhất trong năm 2006 là

IMP (4620 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3588). Một đặc điểm nữa là ngành

này có tỷ lệ nợ vay trên vốn cổ phần thấp trung bình chỉ khoảng 29,78% so với 106,78%

toàn thị trường. Năm 2007 tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của ngành này khá cao đạt 21%.

Page 46: Bai hoan chinh

46

NGÀNH DƯỢC

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành dược năm 2007 và 2006

Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007

CK EPS TM CTCP

số

kỳ DIV/EPS EPS TM CTCP

sốkỳ

DIV/EPS LNST VCSH D/E

LNST

/VCSH doanh thu thuần

DHG 7000 25.00% 0.00% 2 35.71% 10880 10.00% 0.00% 2 9.19% 127,093,000,000 651,577,146,849 44.60% 20% 1,269,279,925,381

DMC 5360 18.00% 0.00% 2 33.58% 4830 0.00% 10.00% 1 20.70% 64,182,000,000 462,007,338,870 30.49% 14% 811,126,494,750

IMP 5500 20.00% 0.00% 2 36.36% 4620 0.00% 10.00% 1 21.65% 54,343,000,000 497,551,864,431 14.24% 11% 451,602,312,557

TB 5953 21.00% 0.00% 2 35.22%

6777 3.33% 6.67% 1.33 6.67% 81,872,666,667 537,045,450,050 29.78% 14.77% 844,002,910,896

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 47: Bai hoan chinh

47

2.3.4.4 Ngành hóa chất

Đặc điểm của ngành: Hóa chất bao gồm các công ty sản xuất phân bón và hóa chất, cao su,

pin và ắc quy. Ngành hóa chất ngày càng khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực ngành

công nghiệp. Ngành này có nguyên liệu đầu vào phần lớn từ các chế phẩm của xăng dầu

nên cũng tương đối nhạy cảm với giá dầu thô trên thế giới. Trong những năm gần đây,

ngành này tăng trưởng khá nhanh và đạt được một số kết quả đáng kể. EPS trung bình

ngành cao hơn so với EPS trung bình cả thị trường, năm 2007 trung bình toàn ngành đạt

4.628 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3770; EPS trung bình ngành trong năm

2006 là 5.955 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3.588.

Xét về thị phần của các công ty trong ngành theo doanh thu thuần năm 2007 thì đứng đầu

Đạm Phú Mỹ (DPM 46%)là nhựa Đà Nẵng (14%); tiếp theo là BMP, HIS và DPR với 8%,

công ty cao su Hòa Bình chỉ chiếm khoảng 4% thị phần.

Hình 2.19: Thị phần doanh thu các công ty ngành hóa chất năm 2007

DOANH THU THUẦN NĂM 2007NGÀNH HÓA CHẤT

8%

46%

8%

14%

1%4%

8%2%3% 6%

BMPDPMDPRDRCDTTHRCHSITNCTPCTRC

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Ngành này chủ yếu là chi trả cổ tức một năm một lần và có chính sách cổ tức tiền mặt cao.

Năm 2006 chỉ có 4 công ty trong ngành lên sàn, đến cuối năm 2007 thì con số này là 10.

Năm 2006, các công ty hầu hết đều có phát hành cổ tức cổ phần ở mức cao, nhưng chuyển

sang năm 2007 thì tất cả các công ty đều thực hiện chính sách cổ tức tiền mặt, cổ tức cổ

phần bằng 0. Trung bình chi trả cổ tức tiền mặt của ngành là 17,5% trong khi của toàn thị

trường là 17,4%. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của ngành này khá cao. Ngoại trừ DTT

(5%), TPC (8%) thì trung bình các công ty còn lại đạt gần 29%.

Page 48: Bai hoan chinh

48

NGÀNH HÓA CHẤT

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành hóa chất năm 2007 và 2006

Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007

Mã CK EPS TM CTCP

Số kỳ

DIV /EPS EPS TM CTCP

Số kỳ

DIV /EPS LNST VCSH D/E

LNST/ VCSH Doanh thu thuần

BMP 6710 15.0% 0% 2 22.35% 6970 29% 0.00% 3 41.61% 93,426,000,000 421,586,849,450 18.06% 22% 679,999,838,956 DPM 4506 10.0% 0.% 1 22.19% 1,320,796,000,000 4,377,160,453,839 31.10% 30% 3,779,037,911,197 DPR 5770 15.0% 0% 1 26.00% 230,620,000,000 668,559,000,000 69.24% 34% 703,796,000,000 DRC 5440 30.0% 0% 1 55.15% 5570 0% 41.00% 1 73.61% 70,868,000,000 208,533,406,079 54.70% 34% 1,169,780,663,174 DTT 1410 7.0% 0% 1 49.65% 3000 6% 10.00% 2 53.33% 4,726,000,000 100,846,829,637 5.04% 5% 54,860,310,253 HRC 7720 30.0% 0% 1 38.86% 8280 60% 80.00% 2 169.08% 132,910,000,000 339,834,357,790 19.77% 39% 296,007,665,488 HIS 4110 11.0% 0% 1 26.76% 25,035,000,000 135,619,000,000 341.90% 18% 656,894,000,000 TNC 1760 9.5% 0% 1 53.98% 33,786,000,000 217,942,602,975 26.68% 16% 165,706,086,735 TPC 2940 26,854,000,000 357,506,000,000 23.94% 8% 288,291,000,000

TRC 5910 30.0% 0% 2 50.76% 177,445,161,113 470,356,691,791 73.73% 38% 491,893,912,054

TB 4628 17.5% 0% 1.22 38.41% 5955 23.75% 32.75% 2 84.41% 211,646,616,111 729,794,519,156 66.42% 24.38% 828,626,738,786

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Page 49: Bai hoan chinh

49

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. Tổng hợp nhận xét đánh giá chung về những tồn tại của chính sách cổ tức trên thị trường

chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua

Mức cổ tức tiền mặt chi trả trung bình cho toàn thị trường là 11.07% trong năm 2006; năm 2007 con

số này là 12,99%. Đó là chỉ tính riêng hình thức cổ tức tiền mặt cũng tương đối cao so với lãi suất

tiền gửi ngân hàng. Nếu gộp luôn cổ tức cổ phần thì tỷ lệ chi trả của các công ty đại chúng này còn

cao hơn; năm 2006 21,52% và trung bình 2007 là 17,72%. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao

có mặt tích cực là tạo sức ép cho Ban quản lý doanh nghiệp phải hoạt động năng động, sáng tạo, hiệu

quả hơn đồng thời có điều kiện đào thải những nhà quản trị kém. Thực tế, các công ty chi trả cổ tức

thường sử dụng vốn hiệu quả hơn những công ty tương tự mà không chi trả cổ tức. Tuy nhiên việc

trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tư

mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay ngân hàng tăng lên và có khả năng mất cân đối các

nguồn trả nợ nếu doanh nghiệp không thận trọng trong việc vay vốn hoặc việc đầu tư sẽ không được

mạnh dạn, có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt. Về phía doanh nghiệp, tỷ lệ chi trả trung bình

DIV/EPS năm 2006 là 60,91% năm 2007 là 53,84% việc chi trả cổ tức cao như thế phải chăng là do

các công ty làm ăn hiệu quả? Phải chăng các doanh nghiệp này không cần tái đầu tư? Thế thì các

doanh nghiệp này vay nợ làm gì? Tỷ lệ D/E năm 2006 trung bình toàn thị trường là 153%, trong năm

2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 106,78%. Vậy phải chăng cá nhân nhà đầu tư ưa thích cổ tức tiền mặt

cao? Điều này có thể đúng cũng có thể sai vì vao thời điểm chi trả cổ tức cho năm 2006 (khoảng giữa

năm 2007) chẳng phải cổ đông đã rất ủng hộ kế hoạch phát hành cổ phần để chi trả cổ tức đó sao.

Cho đến đầu năm 2008 thì tình hình lại chuyển biến theo chiều ngược lại, cổ đông chỉ yêu cầu cổ tức

tiền mặt. Trong một số đại hội đã diễn ra cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua, các vấn đề được cổ

đông quan tâm và tham gia góp ý nhiều nhất lại không phải là báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007

(vốn cổ đông đã biết) hay kế hoạch kinh doanh 2008, mà tập trung ở các vấn đề chia cổ tức và phát

hành cổ phiếu mới trong năm 2008. Việc phát hành thêm hay chia cổ tức bằng cổ phiếu nói chung bị

rất nhiều cổ đông phản đối. Thay vào đó, họ yêu cầu được trả cổ tức, và trả hết, bằng tiền mặt. Sau

một giai đoạn cổ phiếu tăng giá chóng mặt suốt từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, vì thế các cổ

đông đều ưa thích việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tranh thủ cơ hội trên, việc phát hành thêm cổ

phiếu để tăng vốn cũng được nhiều công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty đại chúng

khác tận dụng tối đa. Nhiều công ty trong vòng 1 năm phát hành thêm cổ phiếu 2 lần. Việc tăng vốn

Page 50: Bai hoan chinh

50

nói chung, dù được thực hiện để làm gì (tài trợ cho các dự án, xây nhà máy mới, mua tàu biển mới…

hay chỉ cần lý do là tăng vốn điều lệ) hay dưới hình thức nào đi chăng nữa (phát hành cổ phiếu

thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu) đều được cổ đông ủng hộ nhiệt liệt, đơn giản là cổ phiếu cho dù

được điều chỉnh giảm theo tỷ lệ phân phối thì cũng vẫn tiếp tục tăng giá. Mức cổ tức bằng tiền mặt

không thể nào bằng mức lãi do chênh lệch giá.

Tuy nhiên, khi thị trường đảo chiều thì nhà đầu tư càng nắm nhiều cổ phiếu thì càng lỗ. Cắt lỗ là mục

tiêu hàng đầu, nhưng đôi khi trong các đợt phát hành, nhà đầu tư nếu còn nắm cổ phiếu (thực tế có

mấy ai hoàn toàn cắt được lỗ?) trước ngày chốt sổ cổ đông thì buộc phải nhận (hoặc mua) cổ phiếu

mới, nếu không phải chịu thêm khoản lỗ do điều chỉnh giá tham chiếu. Ngoài ra, các cổ phiếu mới

phải mất 1-2 tháng mới về tài khoản, do đó lỗ càng thêm nặng. Cổ tức bằng tiền mặt, tuy ít những

cũng trở thành một khoản thu nhập thật sự. Do đó nhiều người từ chối việc phát hành thêm cổ phiếu,

và họ thấy rằng cùng nhau phản đối tại các cuộc họp Đại hội cổ đông mới có hy vọng khiến cho đợt

phát hành không được thực hiện.

Chi trả cổ tức cổ phần là một phương thức tiên tiến và thông dụng quốc tế nhằm gia tăng khả năng

đầu tư cho doanh nghiệp cổ phần, tăng giá trị doanh nghiệp, song tại thị trường chứng khoán Việt

Nam thì các doanh nghiệp áp dụng hình thức này chủ yếu là nhằm tận dụng khoản thặng dư vốn khi

giá cổ phiếu đang tăng cao chứ không phải chỉ vì nhu cầu vốn cho đầu tư. Việc huy động vốn một

cách thiếu cân nhắc như thế vừa tốn kém chi phí phát hành vừa không tận dụng được tối đa hiệu quả

nguồn vốn, từ đó gây ra lãng phí và hiệu suất sử dụng vốn kém. Hơn thế nữa, phát hành cổ phần

nhiều lại góp phần gia tăng áp lực chi trả cổ tức cho những năm sau. Điều này thì doanh nghiệp là

người hiểu rõ hơn bất cứ ai khác. Vậy cần phải xem lại vai trò của ban quản trị khi mà họ là người

đại diện cho cổ đông nhưng dường như giữa họ và cổ đông không có sự thông hiểu lẫn nhau. Lỗi là

do cổ đông thiếu hiểu biết hay tại ban quản trị thiếu năng lực quản lý ?

Một số doanh nghiệp tuy làm ăn thua lỗ (xem ví dụ về LAF trong phần phân tích ngành thực phẩm

và đồ uống), kinh doanh kém hiệu quả nhưng vẫn tiến hành chi trả cổ tức, (LAF chi trả 10% - năm

2006). Cần phải xem xét nguồn tiền để tài trợ cho hoạt động chi trả này vì nếu công ty lấy từ nguồn

vốn điều lệ để chia thì không đúng quy định của luật Doanh Nghiệp, cần phải có chế tài xử phạt

nghiêm những công ty này.

3.2. Các kiến nghị và giải pháp đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam

Cần có chính sách tuyên truyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên tham gia thị trường vốn

hiểu rằng việc trả cổ tức thấp là có lợi cho sự phát triển doanh nghiệp, có lợi cho nhà đầu tư trong

tương lai. Hạn chế hình thức trả cổ tức bằng tiền đối với các doanh nghiệp đang cần huy động vốn để

thực hiện các dự án đầu tư lớn trong nhiều năm. Bản thân doanh nghiệp cần minh bạch thông tin và

Page 51: Bai hoan chinh

51

ban quản trị doanh nghiệp cần thể hiện vai trò là người đại diện cổ đông thực hiện các dự án mang lại

lợi ích tối đa cho cổ đông. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ thuyết phục được cổ đông tham gia đầu tư

bằng cách chứng tỏ cho cổ đông thấy tiềm năng trong các dự án đầu tư của mình, sức khỏe tài chính

cũng như là cơ hội phát triển, tăng trưởng của mình.

Về phía doanh nghiệp cần phải có chính sách cổ tức riêng mang đặc điểm của ngành và của riêng

giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lưu ý không nên để cổ tức trở thành gánh

nặng cho doanh nghiệp (chi trả nhiều dẫn đến không có vốn cho tái đầu tư hoặc số kỳ chi trả ít nhưng

tập trung có thể khiến gây ra tình trạng thiếu vốn tạm thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp). Doanh nghiệp có thể làm giảm áp lực này bằng cách thực hiện việc chi trả

theo quý thay vì nửa năm một lần như hiện nay.

Về phía Nhà nước cần có nhiều giải pháp mạnh để tập trung phát triển thị trường chứng khoán, tăng

nhanh tính thanh khoản của cổ phiếu, đây là tiền đề quan trọng để thực hiện các hình thức trả cổ tức

không phải bằng tiền mặt. Cần có biện pháp hướng mọi luồng vốn nhàn rỗi vào thị trường vốn. Điều

chỉnh phương thức đánh thuế với hoạt động đầu tư chứng khoán (phương thức này chỉ được áp dụng

khi thị trường chứng khoán đã phát triển) theo hướng: thu thuế cổ tức theo mức độ tăng dần song ở

mức độ hợp lý để khuyến khích mọi đối tượng đầu tư vào thị trường vốn. Phương thức này sẽ hướng

doanh nghiệp giảm mức trả cổ tức bằng tiền mặt, tăng cường áp dụng các hình thức trả cổ tức phi vật

chất cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp (Luật thuế Thu nhập hiện hành chưa tính

đến việc đánh thuế cổ tức cho mọi đối tượng đầu tư). Đi đôi với việc áp dụng thuế cổ tức, cần phải

giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở phương diện công ty cổ phần và nhà đầu tư để hướng

nguồn vốn vào thị trường chứng khoán, tạo tích luỹ cho doanh nghiệp tái đầu tư.

Đối với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phương thức này cần trở thành phổ biến cho các doanh nghiệp

cổ phần niêm yết và chưa niêm yết nhằm tăng khả năng tài chính cho doanh nghiệp để nhanh chóng

mở rộng sản xuất và cũng là hình thức huy động thêm vốn từ các cổ đông hiện hữu. Phương thức này

chỉ áp dụng thành công khi thị trường chứng khoán phát triển, cổ phiếu mang tính thanh khoản cao.

Để có thể tiến tới việc trả cổ tức bằng cổ phiếu một cách hiệu quả bước đầu Nhà nước nên có chính

sách khuyến khích một phần về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần cổ tức được tái đầu tư

(không chia cho cổ đông) nếu doanh nghiệp thực hiện việc trả cổ tức bằng cổ phiếu trong một giai

đoạn tối thiểu quy định. Bên cạnh đó, cần khuyến khích thành lập các định chế tạo tập thị trường, các

nhà đầu tư có tổ chức. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, nhằm huy động

vốn và khuyến khích tính chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.

Một vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, nếu mức thuế đánh trên lãi vốn và trên cổ tức không

bao quát, nghĩa là giữa hai hình thức có chênh lệch thì cổ đông và nhà quản trị sẽ lựa chọn hoặc tìm

Page 52: Bai hoan chinh

52

cách đạt được mức thuế thấp nhất. Nhà làm luật cũng cần thận trọng trước khi ban hành một chính

sách hay dự thảo nào đó. Cần phải có sự tham gia đóng góp của các chuyên gia đầu ngành, các nhà

nghiên cứu, chuyên viên của các công ty chứng khoán, của các quỹ đầu tư và đặc biệt cần phải hiểu

bản thân nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân. Phản ứng của họ đôi khi cũng có thể gây ra tác

động dây chuyền đến thị trường khi mà niềm tin giảm sút. Tiêu biểu là Chỉ thị 03 của Ngân hàng

Nhà nước (nay được thay bằng Quyết định 03), bất ngờ được ban hành, không tổ chức lấy ý kiến

hoặc định hướng trước để giới đầu tư có thể chuẩn bị ứng phó. Từ sụt giảm trong niềm tin kéo theo

những đợt sụt giảm sâu của thị trường. Từ đầu năm đến nay chỉ trong vòng khoảng 6 tháng, thị

trường đã sụt giảm gần 50% mới thấy ảnh hưởng của việc mất niềm tin khủng khiếp như thế nào.

Như vậy vai trò của nhà làm luật cũng góp phần làm cho thị trường trở nên minh bạch và thông tin

cân xứng hơn, và trong trường hợp ngược lại nếu nhà làm luật không bao quát thì phản ứng của thị

trường có khi lại còn đi ngược lại những gì mong đợi.

KẾT LUẬN

Chính sách chi trả cổ tức từ lâu đã là một tranh những vấn đề gây tranh cãi trong tài chính doanh

nghiệp. Trong hơn một nửa thế kỷ các nhà tài chính-kinh tế học đã rất nỗ lực trong việc mô hình hóa

và kiểm định các mô hình về tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Cách đây hơn 30 năm Black (

1974) đã viết rằng “ càng nhìn kỹ bức tranh cổ tức chúng ta càng thấy rằng nó càng giống một câu

đố với các mảnh ghép không khớp với nhau”. Kể từ đó, hàng loạt các nghiên cứu đã được thực hiện.

Ấy thế mà, sau gần bốn mươi năm nghiên cứu vẫn chưa có lời giải cho câu đó này.

Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của TTCK Việt Nam, chính sách cổ tức của các doanh

nghiệp Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhưng đã để lộ ra nhiều vấn đề, bất cập còn

tồn tại. Qua đề tài nghiên cứu này, hy vọng sẽ vẽ lên được bức tranh thực trạng chính sách cổ tức của

các doanh nghiệp trên TTCK Tp.HCM trong ba năm vừa qua và qua đó chỉ rõ ra được vấn đề đang

tồn tài cũng như có những đề xuất hợp lý cho thị trường.

Các kết quả đạt được từ nghiên cứu:

Trước hết ta nhận thấy TTCK Việt Nam mang đặc trưng của một thị trường mới nổi: bất cân xứng

thông tin, tồn tại chi phí đại diện, tâm lý hành vi của nhà đầu tư nhỏ lẻ (đầu tư theo NĐT nước ngoài,

tâm lý bầy đàn, thích lãi vốn hơn cổ tức .v.v…); ngoài ra ở các thị trường mới nổi khi mà các quy

định về pháp luật chưa hoàn thiện thì rủi ro do thay đổi các chính sách, quy định; quy mô vốn thị

trường còn nhỏ bé. Các doanh nghiệp tham gia niêm yết huy động vốn trên thị trường chủ yếu là

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà đầu tư chủ yếu là cá nhân nhỏ lẽ đầu tư ngắn hạn. Phân tích sâu vào

Page 53: Bai hoan chinh

53

chính sách cổ tức theo hình thức chi trả, vấn đề công bố chi trả cổ tức theo mệnh giá và phân tích chi

trả cổ tức một số ngành tiêu biểu cho kết quả tóm tắt dưới đây:

- Về hình thức chi trả : Năm 2006 có xu hướng thích cổ phần do hai nguyên do khan hiếm hàng

hóa và các doanh nghiệp thích phát hành trong thời điểm giá đang tăng cao. Tuy nhiên sang năm

2007: thích tiền mặt do thị trường sụt giảm, tính thanh khoản của tiền mặt và do thuế

- Cổ tức cao hay thấp: Cổ tức công bố tỷ lệ % trên mệnh giá , có thể gây nhầm lẫn. Các nhà đầu tư

nên tính DIV/EPS để xem DN dùng bao nhiêu % thu nhập để chi trả cổ tức.

- Phân tích CSCT một số ngành tiêu biểu: Phân tích chính sách cổ tức dựa vào đặc điểm riêng biệt

của từng ngành để có thể so sánh tốt hơn về chính sách cổ tức giữa các công ty trong cùng một

ngành và cả những ngành khách nhau so với trung bình toàn thị trường.

Các hạn chế trong quá trình nghiên cứu

Như đã nhận xét trong phần trên, TTCK Việt Nam mang đặc điểm của thị trường mới nổi ( thông tin

không minh bạch, thị trường hoạt động chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn tồn tại thuế và chi phí giao

dịch, các giả định của lý thuyết MM về thị trường hoàn hảo bị vi phạm), các nhà đầu tư trong thị

trường đầu tư theo yếu tố “ tâm lý bầy đàn”, yếu tố “hành vi tâm lý” là chủ yếu. Vấn đề chính sách

cổ tức vẫn còn chưa được nhiều doanh nghiệp và bản thân nhà đầu tư coi trọng. Chính vì yếu tố cổ

tức vốn là yếu tố cần thiết cho một thị trường tài chính phát triển trong dài hạn hơn là yếu tố lãi vốn

mang tính ngắn hạn, nên điều đó cũng phản ánh một phần trong những điều chỉnh giảm và sâu thời

gian gần đây của thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Khó khăn trong quá trình tìm kiếm số liệu. Thị trường chưa thật sự phát triển ổn định. Trước năm

2005, chỉ có khoảng 24 công ty tham gia niêm yết trên thị trường và việc tìm kiếm thông tin về chính

sách cổ tức của các công ty trong giai đoạn này không phải là dễ. Số mẫu nghiên cứu ít và thời gian

quan sát ngắn ( ba năm 2005-2007) nên không thể tiến hành kiểm định các lý thuyết trong chương 1

như dự định ban đầu. Ngoài ra việc công bố thông tin cũng không đồng bộ và thống nhất. Các thông

tin về công bố và chi trả cổ tức cũng như thông tin tài chính của các công ty khá rời rạc và không đầy

đủ. Số liệu chủ yếu là các bản tin của HoSE và tổng hợp nhiều nguồn khác nhau nên có thể cũng

chưa phản ánh tốt và đầy đủ nhất tình hình chi trả cổ tức và hành vi của nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong suốt quá trình nghiên cứu thì khó khắn lớn nhất là việc thu thập thông tin đầy đủ và

đảm bảo tính xác thực của các thông tin này. Để đảm bảo tính xác thực các thông tin về công bố và

chi trả cổ tức đều được tổng hợp từ các bản tin của HoSE.

Page 54: Bai hoan chinh

54

PHỤ LỤC LÝ THUYẾT

1. Chính sách cổ tức là gì.

1.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp và cổ tức.

Mục đích cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào là tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu. Lợi nhuận là kết

quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế.

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh,

tạo ra doanh thu đó. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận phân được

phân phối như sau :

- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định

- Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Trích lập các quỹ dùng cho doanh nghiệp như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,

quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…

- Giữ lại để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chia cổ tức cho cổ đông.

Cổ tức được tính chủ yếu trên cơ sở lợi nhuận chưa sử dụng đến của doanh nghiệp cũng như viễn

cảnh kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Sau khi đã được đề xuất bởi hội đồng

quản trị và ban kiểm soát trước đại hội cổ đông hàng năm, cổ tức sẽ được thông báo cho các cổ đông,

là lượng tiền mặt họ nhận được tính theo số cổ phiếu sở hữu hay phần trăm trong lợi nhuận của

doanh nghiệp.

1.2 Khái niệm và tầm quan trọng của chính sách cổ tức

Chính sách tài trợ, chính sách đầu tư và chính sách cổ tức là ba chính sách tài chính quan trọng của

doanh nghiệp. Trong đó :

Chính sách cổ tức là chính sách liên quan tới việc xác định lượng tiền mặt dùng để trả cổ tức cho các

cổ đông thường của công ty, qui định việc dùng bao nhiêu lượng tiền mặt để đầu tư vào sự phát triển

của công ty.

Mặc dù được xếp ưu tiên thấp hơn so với chính sách tài trợ và chính sách, nhưng các nhà quản lý tài

chính thường tỏ ra thận trọng và có những xem xét đặc biệt khi lựa chọn chính sách cổ tức cho công

ty họ, vì những lý do chủ yếu sau :

Thứ nhất, chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông. Bởi lẽ, thông

thường đại bộ phận cổ đông đầu tư vào công ty đều mong đợi được trả cổ tức cao. Vì thế việc tăng

Page 55: Bai hoan chinh

55

giảm hay cắt cổ tức của mỗi công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của công ty trên thị

trường.

Thứ hai, chính sách chia cổ tức ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của công ty. Vì chính sách cổ

tức sẽ quyết định tỉ lệ tái đầu tư để phát triển công ty và đây sẽ là nguồn vốn quan trọng hơn phát

hành cổ phần mới.

Vì những lý do trên những người lãnh đạo và quản lý công ty luôn cân nhắc, xem xét chính sách

phân chia cổ tức sao cho hợp lý và phù hợp vớI tình hình và xu thế phát triển của công ty. Đối với

Việt Nam, việc xem xét chính sách phân chia cổ tức của các công ty cổ phần ở các nước đã có quá

trình phát triển lâu dài là điều cần thiết để rút ra kinh nghiệm cho sự phát triển của công ty cổ phần ở

nước ta.

1.3 Tác động của chính sách cổ tức đối với doanh nghiệp

1.3.1 Chính sách của cổ tức và tài sản của cổ đông.

Đối với những người nắm giữa cổ phiếu thường của doanh nghiệp, nguồn thu nhập mà anh ta dự

kiến nhận được là từ hai nguồn chính : lãi từ việc bán cổ phiếu công với bất kỳ các khoản phân bổ

nào mà anh ta nhận được tư doanh nghiệp trong quá trình nắm giữ cổ phiếu.

Theo phân tích của các nhà tài chính, sự ưa thích một nguồn thu nhập đều đặn trong hiện tại là lý do

khiến đại đa số các cỗ đông muốn được nhận cổ tức và cổ tức được trả càng cao càng tốt. Một ví dụ

điển hình cho những cá nhân mong muốn một mức thu nhập hiện tại là nhóm những người hưu trí và

những người sống bằng nguồn thu nhập ổn định, thường là bà quá và các trẻ em mồ côi. Tuy nhiên ở

một số nước thuế đánh vào cổ tức bằng hoặc cao hơn thuế đánh vào các khoản lãi vốn. Do vậy các cổ

đông nằm trong khung thuế xuât cao thường thích việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt thấp hoặc không

chi trả cổ tức. Các khoản lãi vốn sẽ được trì hoãn trả thuế cho đến khi cổ đông bán cổ phiếu đi.

Một tác động khác của chính sách cổ tức đối với cổ đông được thể hiện rõ qua ảnh hưởng của các

thông báo chia cổ tức của một doanh nghiệp đối với giá cổ phần của doanh nghiệp đó. Vì vậy những

thay đổi trong cổ tức sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty. Nghiên cứu thực nghiệm đã ghi

nhận sự tăng nhanh chóng giá của cổ phiếu khi doanh nghiệp bắt đầu trả cổ tức lần đầu tiên hoặc việc

thông báo tăng cổ tức và sự giảm giá cổ phiếu khi doanh nghiệp giảm chi trả cổ tức. Sau đây là một

số ví dụ cụ thể về những thay đổi cổ tức và phản ứng của thị trường:

- Công ty Figgie International thông báo giảm cổ tức quý từ 12,5 cent còn 6 cent mỗi quý vào

ngày 29 tháng 1 năm 1993. Sau thông báo này, ngay lập tức giá cổ phiếu của Figgie giảm 9%

từ 14.25 USD xuống còn 13 USD.

- Công ty thép Bethlehem thông báo không trả cổ tức quý vào ngày 29 tháng 1 năm 1992, cổ

phiếu công ty này giảm giá từ 16 USD xuống 13.75 USD ngay sau khi thông báo.

Page 56: Bai hoan chinh

56

- Công ty Procter & Gamble thông báo tăng mức cổ tức năm từ 1,8 USD lên 2.02 USD vào

ngày 8 tháng 7 năm 1997, và ngay sau đó cổ phiếu công ty tăng từ 72,06 USD lên 74,69

USD.

1.3.2 Chính sách cổ tức và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Quyết định trả cổ tứ của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các quyết định đầu tư. Lợi nhuận

sau thuế và trả lãi vay của doanh nghiệp sẽ được dùng vào việc chi trả cổ tức cho cổ đông và tái đầu

tư. Khi doanh nghiệp có cơ hội đầu tư đem lại lợi nhuận nhiều thì doanh nghiệp có xu hướng giữ lại

lợi nhuận chứ không đem chia cho các cô đông. Nếu doanh nghiệp lựa chọn việc chi trả cổ tức bằng

tiền mặt thì daonh nghiệp phải tiến hành vay nợ hay phát hành cổ phiếu mới để tài trợ cho các kế

hoạch đầu tư. Khi phát hành thêm cổ phiếu mới hay trái phiếu doanh nghiệp phải chụ một khoản chi

phí phát hành.

1.3.3 Chính sách cổ tức và cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Các quyết định chi trả cổ tức sẽ có những tác động nhất định tới cơ cấu vốn của công ty. Với việc trả

cổ tức, dù cao hay thấp, thì rủi ro của các khoản nợ sẽ tăng lêndo đòn bẩy của công ty tăng. Khi một

công ty có mức độ nợ thấp, tức là khả năng công ty không trả được nợ thấp, các khoản nợ sẽ hầu như

không có rủi ro vỡ nợ. Như vậy, các quyết định trả cổ tức sẽ ít ảnh hưởng đến giá trị nợ của công ty

nào còn đòn bẫy tài chính thấp. Mặt khác, khi công ty có đòn bẫy vốn cao, tức là rủi ro nợ cao, thì

mỗi một đô la tính vào khoản trả cổ tức đều có thể làm tăng rủi ro nợ của công ty lên nhiều lần.

1.4 Các hình thức chi trả:

Bất cứ sự thanh toán trực tiếp nào của doanh nghiệp cho các cổ đông đều được coi là chính sách cổ

tức.

Thông thường trả cổ tức được hiểu là sự chi trả, phân phối từ phần vốn lợi nhuận của doanh nghiệp

cổ phần cho các cổ đông của doanh nghiệp. Cổ tức là phần lợi nhuận mà cổ đông được nhận từ phần

lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do cổ đông góp vốn.

Những sự chi trả từ nguồn khác không phải từ lợi nhuận thì không phải là cổ tức. Chỉ những sự chi

trả từ vốn lợi nhuận làm thay đổi vốn lợi nhuận mà không làm thay đổi vốn góp cổ phần mới được

gọi là cổ tức.

Hình thức phổ biến nhất của trả cổ tức là bằng tiền mặt. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể chi trả cổ

tức thông qua trả bằng cổ phiếu hay tài sản.

1.4.1 Cổ tức trả bằng tiền mặt.

Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu,

được tính bằng phần trăm mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu

theo điều lệ hoạt động của công ty.

Page 57: Bai hoan chinh

57

Ví dụ mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng. Tỷ lệ chi trả là 12%. Nghĩa là mỗi cổ phiếu được nhận

cổ tức là 10.000x 12%= 1.200 đồng. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được tiền cổ tức là 100x

1.200= 120.000 đồng.

Trả cổ tức bằng tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là làm giảm vốn cổ phần

cổ đông.

1.4.2 Chi trả bằng cổ phiếu.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu là doanh nghiệp đưa ra thêm những cổ phiếu của doanh nghiệp theo tỷ lệ đã

được đại hội cổ đông thông qua. Doanh nghiệp không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía

cổ đông.

Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu được áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ lợi nhuận cho các

mục đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ đông.

Ví dụ doanh nghiệp tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu là 9% một năm. Nghĩa là cổ đông hiện hành sở

hữu 100 cổ phiếu sẽ được thêm 9 cổ phiếu nữa.

Nếu doanh nghiệp tăng trưởng cao mà doanh nghiệp không chi trả cổ tức bằng tiền mặt thì cổ đông

cho rằng trong tương lai doanh nghiệp sẽ chi trả cổ tức cao hơn và doanh nghiệp tăng trưởng hơn nữa

nên giá cổ phiếu sẽ không ngừng tăng lên. Giá cổ phiếu sẽ tăng lên đến một mức độ mà nhà đầu tư

không còn muốn mua nữa. Vì vậy khi doanh nghiệp thông báo trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng cổ

phiếu lưu hành, giá thị trường mỗi cổ phiếu sẽ giảm xuống.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu là chuyển từ vốn lợi nhuận sang vốn cổ phần nên không làm giảm tài sản và

vốn sở hữu cổ phần cổ đông.

Nếu cổ đông nhận thức được phần lợi nhuận giữ lại được chuyển sang vốn góp cổ phần có khả năng

đầu tư, mở rộng sản xuất mang lại lợi tức thu nhập cao hơn trong tương lai thì cổ đông sẵn sang chấp

nhận tỷ lệ chi trả thấp hay chi trả cỗ tức bằng cổ phiếu, thậm chí không chi trả cổ tức. Tuy nhiên nếu

doanh nghiệp không có triển vọng phát triển thì việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm giảm giá

cổ phiếu.

Việc doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu để tài trợ tiền mặt sẽ có lợi hơn nhiều so với doanh

nghiệp bán cổ phiếu mới và không mất chi phí phát hành cổ phiếu.

Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu làm số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên nên khối lượng giao dịch

sẽ lớn hơn. Ngoài ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ giảm xuống.

1.4.3 Cổ tức trả bằng tài sản.

Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán , bất động sản hay cổ phiếu của

công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này hiếm gặp trong thực tế.

1.4.4 Mua lại cổ phần.

Doanh nghiệp tiến hành mua lại toàn bộ hay một phần số cổ phiếu do chính doanh nghiệp phát hành

hiện đang thuộc sở hữu cá nhân của cổ đông.

Page 58: Bai hoan chinh

58

Khi bán lại cổ phiếu cho chính doanh nghiệp, các cổ đông sẽ nhận được một khoản tiền từ phía

doanh nghiệp nhưng họ không còn nắm giữ quyền sở hữu số cổ phiếu đó nữa.

Sau khi quá trình mua lại kết thúc, vốn cổ phần đang lưu hành của daonh nghiệp bị giảm xuống. Hệ

số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (EPS) tăng lên.

Cũng giống như khi trả cổ tức, khi doanh nghiệp mua lại cổ phiếu đã phát hành thì các cổ đông cũng

được nhận một khoản tiền do chính doanh nghiệp trả. Vì vậy về bản chất khi xét xem khía cạnh phân

phối nguồn tiền cho cổ đông, việc mua lại cổ phiếu cũng tuơng tự như trả cổ tức bằng tiền và hành

động này được xem như một cơ chế phân phối tiền cho cổ đông mà một doanh nghiệp có thể lựa

chọn thay thế cho việc trả cổ tức bằng tiền.

Khi doanh nghiệp tiến hành mua lại cổ phiếu, chỉ có những cổ đông bán lại toàn bộ hoặc một phần số

cổ phiếu đang nắm giữ mới nhận được số tiền phân phối.

Khi mua lại cổ phiếu phổ thông, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm phương pháp sau đây :

- Chào mua với giá cố định

- Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở

- Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan

- Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng

- Mua lại cổ phiếu mục tiêu

Việc mua lại cổ phiếu doanh nghiệp báo hiệu triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai hoặc

chống lại sự thâu tóm doanh nghiệp từ bên ngoài.

1.5 Cổ tức được chi trả như thế nào?

Chúng ta sẽ tìm hiểu cổ tức được chi trả như thế nào qua ví dụ sau:

BMC: Thông báo trả cổ tức đợt 3 năm 2006 (19/04/2007)

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để tạm ứng cổ

tức đợt 3 năm 2006 Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định như sau:

Tổ chức niêm yết: Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định

Mã chứng khoán: BMC

Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

Mệnh giá: 10.000 đ (mười nghìn đồng)

- Tỷ lệ cổ tức đợt 3 năm 2006: 10% (1.000 đồng/cổ phiếu)

- Ngày giao dịch không hưởng cổ tức: 04/05/2007

- Ngày đăng ký cuối cùng: 08/05/2007

- Ngày thanh toán cổ tức: Ngày 24/05/2007

Page 59: Bai hoan chinh

59

Ngày công bố 19/04/2007 là ngày Đại hội đồng cổ đông họp và thông qua quyết định chi trả cổ tức,

cổ tức này sẽ được trả cho các cổ đông trong danh sách liệt kê vào ngày ghi sổ - 04/05/2007. Vào

ngày này, công ty lập danh sách từ các sổ chuyển giao cổ phần của các cổ đông được nhận sổ cổ tức

đã công bố.

Các thị trường chứng khoán đòi hỏi vài ngày làm việc (trong trường hợp này là 4 ngày ) trước ngày

liệt kê danh sách để ghi nhận các thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Ngày đầu tiên của thời gian

này (04/05) gọi là ngày không cổ tức, các nhà đầu tư mua cổ phần trước ngày này được hưởng cổ tức

vào ngày 08/05, các nhà đầu tư mua cổ phần sau ngày 04/05 không được hưởng cổ tức. Vào ngày

04/05 là ngày không có cổ tức, giá cổ phần dự kiến sụt giảm một khoản bằng với số tiền cổ tức vì giá

trị này đã được rút ra khỏi doanh nghiệp. Chứng cứ thực nghiệm cho thấy rằng bình quân giá cổ

phần sụt ít hơn số tiền cổ tức vào ngày không có cổ tức.

Ngày chi trả thường từ 2 đến 4 tuần sau ngày ghi sổ, trong trường hợp này là ngày 24/05. Vào ngày

này, BMC gởi các chi trả cổ tức đến những người nằm trong danh sách.

2. Các chính sách cổ tức.

2.1 Hai lý thuyết cơ bản về việc trả cổ tức.

Các công ty cổ phần tuỳ theo tình hình kinh doanh và tình hình tài chính sẽ lựa chọn cho mình một

chính sách cổ tức khác nhau. Tuy nhiên nhìn nhận khái quát có thể thấy công ty cổ phần ở nhiều

nước khi xác định chính sách cổ tức của công ty mình đều dựa vào một trong hai chính sách cổ tức

chủ yếu là lý thuyết ổn định cổ tức và lý thuyết thặng dư cổ tức.

2.1. 1 Lý thuyết ổn định cổ tức.

Mục tiêu của lý thuyết ổn định cổ tức là nhằm duy trì cổ tức ở một mức độ nhất định và chỉ tăng cổ

tức lên một mức cao hơn khi khi một công ty có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách bền

vững, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức và một khi đã tăng cổ tức thì công ty cố gắng duy trì cổ tức

ở mức đã định cho đến khi công ty thấy rõ không thể hy vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận

kéo dài trong tương lai.

Như vậy, sự ổn định cổ tức ở đây không có nghĩa là cố định. Điều truớc tiên cần phải thấy rõ là cổ

tức được trả là không bị gián đoạn, tiếp đó, mức độ tăng (hoặc bất đắc dĩ là phải giảm) của cổ tức

thường không có sự đột biến như sự tăng giảm lợi nhuận.

Một nghiên cứu của John Litner vào năm 1956 về “Phân bổ thu nhập của công ty cho các khoản cổ

tức, thu nhập giữa lại và thuế” đã chỉ ra rằng, lý thuyết trả cổ tức ổn định xuất phát từ tâm lý của các

Page 60: Bai hoan chinh

60

nhà quản lý cho rằng các cổ đông thường thích một quá trình tăng trưởng ổn định của cổ tức. Và

ngay cả khi có sự bảo đảm chắc chắn cho việc tăng tỷ lệ cổ tức lên cao, các nhà quản lý cũng chỉ

tăng tỷ lệ chi trả cổ tức lên một phần nào đó rất ít. Một nghiên cứu khác với quy mô lớn do hai nhà

kinh tế học Fama và Babiak tiến hành đã khẳng định kết quả khảo sát của của Litner. Hai nhà khoa

học này phát hiện ra rằng, nếu như một công ty có một năm hoạt động kinh doanh tốt, thì các khoản

cổ tức cũng chỉ tăng lên một mức thấp hơn nhiều so với mức tăng lợi nhuận của công ty. Các nhà

quản lý có tâm lý chờ đợi xem việcc tăng lợi nhuận có tỏ ra bền vững hay không trước khi điều chỉnh

tăng cổ tức.

Những công ty theo đuổi các chính sách theo lý thuyết ổn định cổ tức thường vì những lý do sau đây

:

Thứ nhất, thực hiện ổn định cổ tức có thể làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường, bởi vì

các nhà đầu tư có khuynh hướng đánh giá cao hơn số cổ tức mà họ chắc chắn nhận được. Nếu cổ tức

tăng giảm thất thường, các nhà đầu tư xem như sẽ có nhiều rủi ro hơn. Điều này có nghĩa là với một

mức cổ tức như nhau nhưng các nhà đầ tư sẽ trả giá cao hơn cho cổ phiếu của công ty nào có mức trả

cổ tức ổn định hơn.

Thứ hai, thực hiện ổn định cổ tức sẽ ổn định thần phần quản lý của công ty, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc quản lý công ty. Ở nhiều nước trên thế giới, một phần lớn các cổ đông sống bằng thu nhập

nhận được dưới hình thức cổ tức, do vậy nếu cổ tức của công ty giao động bất thường thì nhiều cổ

đông sẽ dễ dàng chuyển sang mua loại chứng khoán có thu nhập cổ tức ổn định hơn.

Thứ ba, ổn định cổ tức là yếu tố quan trọng giúp cho công ty dễ dàng được niêm yết trên sở giao dịch

chứng khoán. Thông thường, một trong các tiêu chuẩn để cổ phiếu của một công ty được niêm yết

trên sở giao dịch là việc chi trả cổ tức của công ty liên tục và không bị gián đoạn.

2.1.2 Lý thuyết thặng dư cổ tức.

Mục tiêu của lý thuyết này là công ty chỉ tiến hành chi trả cổ tức sau khi đã đáp ứng các nhu cầu về

đầu tư và duy trì tỷ lệ cơ cấu vốn mục tiêu của công ty.

Xét từ góc độ của công ty, cơ sở của lý thuyết thặng dư cổ tức là nếu công ty có nhiều cơ hội đầu tư

có lãi và không muốn phải huy động vốn từ việc phát hành cổ phần mới hay trái phiếu có chi phí

cao, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giũa lại để tái đầu tư. Phần còn lại mới được dùng để

chi trả cổ tức. Nếu xét từ góc độ của nhà đầu tư, họ thường ưa thích công ty giữa lại lợi nhuận để đầu

tư hơn là chi trả cổ tức nếu như mức doanh lợi mà công ty đạt được cao hơn mức doanh lợi mà các

nhà đầu tư có thể thu được nếu đầu tư ở nơi khác. Chẳng hạn, một công ty sử dụng lợi nhuận để tái

đầu tư và có thể đạt được mức doanh lợi vốn là 25%, trong khi đó, nếu chia cổ tức cho cổ đông và

chính họ sự dụng số cổ tức này để đem đi đầu tư thì mức doanh lợi cao nhất có thể đạy được chỉ có

thể là 15%, do đó cá nhà đầu tư sẽ mong muốn để lại lợi nhuận để doanh nghiệp đầu tư.

Page 61: Bai hoan chinh

61

Lý thuyết thặng dư cổ tức thích hợp với các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng. Đối với các công ty

này, việc tăng cường đầu tư cho phát triển tạo ra thế mạnh cho công ty là vấn đề hàng đầu.

Tuy nhiên, nhược điểm của lý thuyết thặng dư cổ tức là ở chỗ nếu các công ty áp dụng một cách

cứng nhắc lý thuyết này thì sẽ dẫn đến sự bất ổn cao đối với tỷ lệ chi trả cổ tức. Chẳng hạn, nếu các

cơ hội đầu tư trong một chu kỳ kinh doanh là nhiều công ty sẽ trả cổ tức ở mức rất thấp hoặc không

trả. Ngược lại, nếu trong thời gian tiếp theo công ty không có cơ hội đầu tư có lãi, tỷ lệ chi trả cổ tức

sẽ ở mức rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu của công ty cũng như hình ảnh của

công ty trong mắt các cổ đông.

Vì vậy trên thực tế nhiều công ty xác định một chính sách cổ tức hợp lý dựa trên năm tiêu thức sau

đây :

- Tránh cắt giảm nguồn lợi nhuận được giữ lại để đầu tư vào các dự án có lãi để tiến hành trả

cổ tức;

- Tránh việc không trả cổ tức;

- Tránh việc phát hành cổ phiếu mới;

- Duy trì một tỷ lệ nợ / vốn cổ phần mục tiêu;

- Duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu (phần dành cho cổ tức tính trên lợi nhuận thu được)

Các mục tiêu này được sắp xếp theo thứ tự như thế nào phụ thuộc vào mức độ quan trọng của nó đối

với công ty.

2.2 Một số chính sách trả cổ tức phổ biến.

2.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động.

Doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có cơ hội đầu tư hứa hẹn với tỷ suất sinh lợi

cao hơn tỷ suất sinh lợi các cổ đông đòi hỏi. Doanh nghiệp theo chính sách này sẽ có mức độ chi trả

cổ tức thay đổi từ năm này sang năm khác tuỳ thuộc vào các cơ hộ đầu tư có sẵn.

Trong thực tiễn, các doanh nghiệp thường cố gắng duy trì mức độ chi trả cổ tức tương đối ổn định

qua các năm. Các doanh nghiệp sẽ giữ lại lợi nhuận để lại với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu

cầu vốn cao. Khi doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng, doanh nghiệp có thể theo đuổi tiếp chính sách

này.

Chính sách áp dụng cho các doanh nghiệp tăng trưởng có tỷ lệ chi trả thấp hơn các doanh nghiệp

trong giai đoạn sung mãn.

Ví dụ : các cổ đông của một doanh nghiệp có thể đầu tư cổ tức của họ vào các cổ phần có rủi ro

tương tự với một tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là 18%, con số này sẽ tạo thành tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi

từ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp.

Page 62: Bai hoan chinh

62

Nếu như doanh nghiệp có thể đầu tư lợi nhuận của mình để đạt được tỷ suất sinh lời cao hơn tỷ suất

sinh lợi mong đợi mà các cổ đông kỳ vọng thì doanh nghiệp không nên chi trả cổ tức (theo chính

sách giữ lại thụ động) bởi lẽ việc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến kết cuộc hoặc là doanh nghiệp hy sinh các

cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được hoặc phải huy động thêm vốn cổ phần cần thiết từ các thị trường

vốn bên ngoài tốn kém hơn nhiều so với lợi nhuận giữ lại.

Nhưng trong thực tế nhiều doanh nghiệp cố gắng việc duy trì một cổ tức ổn định theo thời gian. Việc

này phải chăng các doanh nghiệp đã loại bõ đi nguyên lý “Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động”.

Tuy nhiên, việc duy trì một tỉ lệ ổn định cổ tức hàng năm được các doanh nghiệp thực hiện theo hai

cách. Thứ nhất trong những năm có nhu cầu vốn cao các doanh nghiệp có thể chủ động một chính

sách cổ tức thấp để lấy vốn phục vụ cho mục đích phát triển của mình và nếu công ty có thể phát

triển trong dài hạn thì việc cắt giảm cổ tức này không cần thiết. Thứ hai, doanh nghiệp có thể linh

động huy động vốn vay để phục vụ cho mục đích phát triển của mình, điều này dẫn tới công ty có thể

duy trì một mức cố định và khi bắt gặp các dự án hấp dẫn thì họ có thể vay cho đầu tư mà không cần

thiết cắt giảm cổ tức. Việc sử dụng vốn vay có nhiều thuận lợi, chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn so

với chi phí sử dụng vốn cổ phần, việc sử dụng vốn vay cho đến khi công ty không cần vốn cho phát

triển thì có thể giảm tỉ lệ nợ của mình còn vốn cổ phần thì không vì nó có giá trị vinh viễn cho đến

khi công ty thanh lý. Nhưng để doanh nghiệp có thể vay vốn và không bị sự tác đông ngược của đòn

bẩy tài chính thì vào những năm tới doanh nghiệp phải giữ lại lợi nhuận để giảm tỉ lệ nợ của mình.

2.2.2 Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định.

Các doanh nghiệp và các cổ đông thích chính sách cổ tức tương đối ổn định.

Các cổ đông thường miễn cưỡng chấp nhận việc giảm cổ tức qua các năm vì luôn muốn ổn định

nguồn thu nhập. Ngược lại doanh nghiệp thường trì hoãn gia tăng cổ tức khi các lợi nhuận trong

tương lai đủ cao để tăng mức chi trả cổ tức. Tỷ lệ chi trả cổ tức có khuynh hướng đi sau sự gia tăng

lợi nhuận.

Các cổ đông thường thích mức chi trả cổ tức ổn định. Cổ đông cho rằng khi thay đổi mức chi trả cổ

tức thường hàm chứa một số thông tin nào đó. Cắt giảm về cổ tức được coi là tiềm năng về lợi nhuận

của doanh nghiệp sụt giảm. Tương tự gia tăng lợi nhuận nghĩa là dự kiến lợi nhuận trong tương lai

của doanh nghiệp gia tăng. Ngoài ra nhiều cổ đông thường xem cổ tức là dòng thu nhập ổn định. Vì

thế doanh nghiệp cho rằng nhà đầu tư sẽ trả giá cao hơn cho cổ phiếu có cổ tức ổn định.

Những lợi ích khi sử dụnh chính sách cổ tức tiền mặt ổn định:

Đối với công ty:

Thực hiện ổn định cổ tức có thể sẽ làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường bởi vì các nhà

đầu tư thường có khuynh hướng đánh giá cao hơn số cổ tức má họ chắc chắn sẽ nhận được. Nếu cổ

Page 63: Bai hoan chinh

63

tức tăng giảm thất thường, các nhà đầu tư xem như sẽ có nhiều rủi ro. Điều đó có nghĩa với cùng

mức độ cồ tức như nhau, các nhà đầu tư sẽ trả giá cao hơn cho cổ phiếu của công ty nào có mức trả

cổ tức ổn định hơn, do đó sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn cổ phần của công ty.

Thực hiện ổn định cổ tức sẽ ổn định thành phần cổ đông của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

quản lý công ty. Nếu cổ tức của công ty bị dao động bất thường thì cổ đông sẽ dễ dàng chuyển sang

mua loại chứng khoán có thu nhập cổ tức ổn định.

Ổn định cổ tức là yếu tố quan trọng giúp cho công ty dễ dàng được niêm yết chứng khoán trên

SGDCK.

Cổ tức ổn định là một đòi hỏi pháp lý. Nhiều định chế tài chính như các phòng uỷ thác của ngân

hàng , quỹ hưu bổng, các công ty bảo hiểmthường bị giới hạn về loại cổ phần thường mà họ sở hữu.

Để đủ tiêu chuẩn liệt kê trong “ danh sách hợp pháp” này , doanh nghiệp phải có thành tích cổ tức

liên tục và cố định.

Đối với nhà đầu tư:

Nhiều nhà đầu tư cho rằng một sự cắt giảm cổ tức nghĩa là tiềm năng lợi nhuận về dài hạn của doanh

nghiệp đã giảm; ngược lại, một gia tăng trong lợi nhuận nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp dự kiến

sẽ tăng.

Một phần lớn cổ đông sống bằng thu nhập nhận được dưới hình thức cổ tức, do đó nếu cổ tức của

công ty bị dao động sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Mặt khác, dù có thể bán bớt một số cồ phần

như một nguồn thu nhập hiện tại khác nhưng do các chi phí giao dịch và các lần bán với lô lẻ cho

nên phương án này không thể thay thế một cách hoàn hảo cho lợi nhuận cổ tức đều đặn.

2.2.3 Các khoản cổ tức định kỳ ở mức thấp và các khoản bổ sung vào cuối năm.

Đây là chính sách cổ tức vận dụng kết hợp cả hai lý thuyết cơ bản là thặng dư cổ tức và ổn

định cổ tức. Nhiều công ty có mức lợi nhuận dao động mạnh không thể theo đuổi một chính sách cổ

tức ổn định như đã nêu trên. Trong một vài năm các mức lợi nhuận của công ty có thể rất cao, trong

khi đó những năm khác mức lợi nhuận lại âm. Đối với những công ty này, bất kỳ một cố gắng nào

nhằm theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định có thể sẽ dẫn đến việc chi trả cổ tức ở mức cực kỳ

thấp. Tuy nhiên , trong trường hợp công ty trải qua một năm rất tốt đẹp, công ty có thể chi trả một

mức cổ tức cao hơn rất nhiều. Để đạt được một số lợi ích từ chính sách cổ tức ổn định kỳ và vẫn có

thể trả những khoản cổ tức cao hơn cho cổ đông ki lợi nhuận cho phép, nhiều công ty đã theo đuổi

chính sách cổ tức tả từng quý ở mức thấp với một khoản bổ sung vào cuối năm. Chính sách này rất

phổ biến trong các công ty có mức thu nhập giao động nhiều hoặc thu nhập theo chu kỳ.

2.2.4. Theo đuổi tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu

Page 64: Bai hoan chinh

64

Chính sách cổ tức tiếp theo mà mình muốn giới thiệu ở đây là chính sách mà theo đó các công ty

luôn cố gắng duy trì một tỷ lệ phần trăm sẵn giữa phần trả cổ tức và thu nhập mỗi cổ phiếu. Dạng

này được áp dụng trong nhiều công ty Mỹ. Về cơ bản, các công ty theo đuổi chính sách này sẽ tăng

hoặc giảm các khoản cổ tức chỉ sau khi các mức thu nhập tăng hoặc giảm

Ngoài các chính sách trên các công ty còn có hai phương pháp thay thế khác thường được dùng để

chi trả cổ tức, đó là trả cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại cổ phiếu.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Chia cổ tức là vấn đề gắn với sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ lại dùng để

đầu tư cho tăng trưởng trong tương lai. Trong khi đó cổ tức cung cấp cho cổ đông lợi nhuận thường

xuyên. Chính sách cổ tức tác động đến họat động của doanh nghiệp như tài sản, hoạt động đầu tư,

các yếu tố khác.

3.1 Đặc điểm của ngành và doanh nghiệp:

Chu kỳ sống của một ngành và doanh nghiệp có thể tạm chia thành bốn giai đoạn:

- Giai đoạn phát triển: trong giai đọan này cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi nhuận cao tất cao

nên các doanh nghiệp thường không trả cổ tức bằng tiền mà dành khoản lợi nhuận để tái đầu

tư.

- Giai đoạn tăng trưởng: Trong giai đoạn này doanh nghiệp vẫn có mức tăng trưởng nhanh hơn

các doanh ngiệp khác ngoài ngành. Nhu cầu tái đầu tư của doanh nghiệp vẫn cao nên doanh

nghiệp thường chọn phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.

- Giai đoạn mở rộng: Tăng trưởng của doanh nghiệp vẫn còn nhưng không cao. Các cơ hội đầu

tư kém hấp dẫn vì sự cạnh tranh gay gắt. Khả năng trả cổ tức của doanh nghiệp bằng tiền

ngày càng lớn.

- Giai đoạn giảm sút: Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp chững lại. Chính sách cổ tức các

doanh nghiệp thường chọn là trả cổ tức bằng tiền mặt.

3.2 Các hạn chế về pháp lý:

Các luật điều tiết chi trả cổ tức của doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại quốc gia đó.

Có nhiều quốc gia có luật điều tiết chi trả cổ tức cho doanh nghiệp đăng ký ở quốc gia đó. Các luật

này quy định như:

- Hạn chế suy yếu vốn: không thể dùng vốn của một doanh nghiệp để chi trả cổ tức. Vốn có thể

là tổng mệnh giá cổ phần thường hay có thể bao gồm cả thặng dư vốn.

- Hạn chế lợi nhuận ròng: cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng trong những năm qua và

hiện tại, hạn chế doanh nghiệp rút vốn đầu tư ban đầu để chi trả cổ tức.

- Hạn chế mất khả năng thanh toán: không thể chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng

thanh toán.

Page 65: Bai hoan chinh

65

Những hạn chế này thông thường tác động nhiếu đến doanh nghiệp mới thanh lập, doanh

nghiệp nhỏ có lợi nhuận giữ lại thấp.

- Các điều khoản hạn chế nằm trong các giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, thoả thuận vay

ngắn hạn, hợp đồng thuê tài sản, các thoả thuận cổ phần ưu đãi.

Các điều khoản hạn chế này có thể yêu cầu doanh nghiệp chỉ có thể trả cổ tức khi lợi nhuận

của doanh nghiệp đạt được đến một mức nào đó.

3.3 Các ảnh hưởng của thuế:

Thuế thu nhập cổ tức thông thường có ảnh hưởng đến quyết định về chính sách chi trả cổ tức. Khi

thuế thu nhập cá nhân đánh trên thu nhập cổ tức cao hơn thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn dài hạn

thì các doanh nghiệp có khuynh hướng giữ mức cổ tức thấp để các cổ đông có thể nhận được một

phần lớn hơn tỷ suất sinh lợi trước thuế dưới hình thức lãi vốn nghĩa là làm tăng tỷ suất sinh lợi sau

thuế của cổ đông.

3.4 Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản của doanh nghiệp:

Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp có nhiều khả năng chi trả cổ tức.

Một doanh nghiệp có tỷ lệ tái đầu tư cao, số dư lợi nhuận ròng lớn nhung doanh nghiệp có thể không

có khả năng chi trả cổ tức nếu tính thanh khoản của tài sản thấp, nhất là không có tiền mặt.

Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng thường khó duy trì sử dụng hết các cơ hội đầu tư sinh lợi

vừa duy trì tính thanh khoản để chi trả cổ tức.

3.5 Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn:

Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài như vay ngân hàng, phát

hành trái phiếu, thương phiếu càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức vì thu nhập giữ lại không phải là

nguồn vốn duy nhất để mở rộng sản xuất.

Những doanh nghiệp ở giai đoạn đầu thường khó có thể huy động vốn từ bên ngoài dù có nhu cầu

lớn về vốn. Các doanh nghiệp có quy mô lớn và trung bình có thể dễ dàng phát hành công cụ nợ hay

phát hành cổ phiếu để chấp nhận trả cổ tức trong hiện tại. Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp

khó khăn hơn trong vay vốn nên có khuynh hướng giữ lại phần lớn số lợi nhuận có được để đáp ứng

nhu cầu đầu tư.

3.6 Ổn định thu nhập:

Doanh nghiệp có dòng tiền tương đối ổn định, có dự báo tốt tương lai thường phản ánh sự tin tưởng

này trong việc chi trả cổ tức ổn định. Các doanh nghiệp lớn mà cổ phần được nắm rộng rãi bên ngoài

cũng do dự khi phải hạ thấp mức chi trả cổ tức.

3.7 Triển vọng tăng trưởng:

Doanh nghiệp có tăng trưởng nhanh thường có nhu cầu vốn lớn để tài trợ. Các doanh ngiệp này

thường giữ mức chi trả cổ tức thấp thay cho việc trả cổ tức cao và phải bán cổ phần mới vừa tốn kém

vừa bất tiện.

Page 66: Bai hoan chinh

66

3.8 Lạm phát:

Khi có lạm phát cao, vốn phát sinh từ khấu hao thường không đủ để thay thế tài sản cố định nên các

doanh nghiệp này thường giữ lại lợi nhuận để duy trì năng lực hoạt động, và doanh nghiệp cần có

nhiều tiền hơn để chi trả cho các khoản giao dịch, duy trì vốn luân chuyển.

3.9 Các ưu tiên của cổ đông:

Các cổ đông lớn thường thích giữ lại lợi nhuận để hưởng lãi vốn trong khi các cổ đông nhỏ coi việc

hưởng cổ tức là nguồn thu nhập thường xuyên nên thích cổ tức cao. Do vậy các nhà đâu tư thường sẽ

bị hấp dẫn bởi các doanh nghiệp có chính sách cổ tức phù hợp với mục tiêu của mình.

3.10 Bảo vệ chống lại loãng giá:

Doanh nghiệp thường chọn cách giữ lại lợi nhuận nhiều hơn và chi trả cổ tức thấp hơn để

tránh rủi ro loãng giá khi phải huy động vốn bằng cách bán cổ phần mới.

3.11 Giá cổ phiếu trong ngững ngày đặc biệt:

Khi cổ phiếu được bán ngay trước khi cổ tức được thanh toán một khoảng thời gian cụ thể nào đó thì

người bán cổ phiếu sẽ được nhận cổ tức chứ không phải người mua những cổ phiếu đó. Lý do của

vấn đề này là trong danh sách cổ đông của doanh nghiệp chưa có sự thay đổi về các cổ đông do

không thể cập nhật kịp thời những thay đổi quyền sở hữu khi giao dịch xảy ra.

Ngày giao dịch mà khi đó người mua không được hưởng cổ tức mà người bán vẫn được hưởng cổ

tức gọi là ngày giao dịch không hưởng cổ tức.

Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức được tính bằng giá đóng cửa

của cổ phiếu trong phiên trước đó trừ đi giá cổ tức:

Ptc = Pt – Div

Trong đó:

- Ptc là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

- Pt-1: giá chứng khoán của phiên giao dịch trước

- Div: giá trị cổ tức

Giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không được hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu

được tính như sau

Thực chất của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu là đợt phát hành mới và bán cho cổ đông hiện hữu.

Quyền mua cổ phiếu tiềm ẩn trong hoạt động này và coi như người có quyền dung luôn cổ tức để

mua cổ phiếu mới.

Giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu là:

Ptc = [PRt-1 + (I*PR) – TTH ]/ 1+I

Trong đó:

- Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

- Pt-1 : giá chứng khoán của phiên giao dịch trước.

Page 67: Bai hoan chinh

67

- I : tỷ lệ vốn tăng

- PR: giá cổ phiếu sẽ được tính cho người có quyền nhận thưởng bằng tiền.

- TTH: giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu

- Div: giá trị cổ tức

PHỤ LỤC SỐ LIỆU

Bảng 1. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2007

STT Mã CK

eps điều

chỉnh Tỷ lệ

cổ tức Tiền mặt

cổ tức cổ phần DIV/EPS

DIV/EPS (tiền mặt)

Số kỳ chi trả

Phát hành mới trong năm

(không dùng để chi trả cổ tức)

Phát hành dùng để chi trả cổ tức cp

1 ABT 7830 30.00% 30.00% 0.00% 38.31% 38.31% 2 2,340,000 2 ACL 4400 33.00% 33.00% 0.00% 75.00% 75.00% 1 3 AGF 3620 12.00% 12.00% 0.00% 33.15% 33.15% 2 3,394,300

4 ALP 3480 5 ALT 4150 16.00% 16.00% 0.00% 38.55% 38.55% 2 2,465,095

6 ANV 6180 18.00% 18.00% 0.00% 29.13% 29.13% 2 7 ASP 2350 15.00% 15.00% 0.00% 63.83% 63.83% 1 8 BBC 2330 14.00% 8.00% 6.00% 60.09% 34.33% 2 4,650,000 609,702 9 BBT 447

10 BHS 3180 18.00% 8.00% 10.00% 56.60% 25.16% 2 1,684,772 11 BMC 7470 65.00% 25.00% 40.00% 87.01% 33.47% 3 1,967,100 2,360,520 12 BMP 6710 15.00% 15.00% 0.00% 22.35% 22.35% 2 13 BPC 2900 15.00% 15.00% 0.00% 51.72% 51.72% 1 14 BT6 3400 10.00% 10.00% 0.00% 29.41% 29.41% 1 15 BTC 400 16 CAN 2050 12.00% 12.00% 0.00% 58.54% 58.54% 2 17 CII 2800 14.00% 14.00% 0.00% 50.00% 50.00% 2 10,000,000

18 CLC 4520 42.00% 12.00% 30.00% 92.92% 26.55% 2 3,023,985 19 COM 3250 9.00% 9.00% 0.00% 27.69% 27.69% 1 4,205,190 20 CYC 550 21 DCC 2850 5.00% 5.00% 0.00% 17.54% 17.54% 1 22 DCT 2480 15.00% 15.00% 0.00% 60.48% 60.48% 1 6,048,673 23 DHA 3970 10.00% 10.00% 0.00% 25.19% 25.19% 1 1,341,273 24 DHG 7000 25.00% 25.00% 0.00% 35.71% 35.71% 2 12,000,000 25 DIC 4080 19.00% 19.00% 0.00% 46.57% 46.57% 1 26 DMC 5360 18.00% 18.00% 0.00% 33.58% 33.58% 2 2,000,000 27 DNP 1870 15.00% 15.00% 0.00% 80.21% 80.21% 1 2,000,000 28 DPC 1930 29 DPM 4506 10.00% 10.00% 0.00% 22.19% 22.19% 1 30 DPR 5770 15.00% 15.00% 0.00% 26.00% 26.00% 1

31 DQC 15860 32 DRC 5440 30.00% 30.00% 0.00% 55.15% 55.15% 1 33 DTT 1410 7.00% 7.00% 0.00% 49.65% 49.65% 1 3,000,000

Page 68: Bai hoan chinh

68

34 DXP 2920 65.00% 15.00% 50.00% 222.60% 51.37% 3 1,750,000 35 DXV 36 FBT 1078 5.00% 5.00% 0.00% 46.38% 46.38% 1 37 FMC 3990 18.00% 18.00% 0.00% 45.11% 45.11% 1 38 FPC 2440 19.00% 19.00% 0.00% 77.87% 77.87% 1 7,194,376 39 FPT 7940 36.00% 36.00% 0.00% 45.34% 45.34% 3 40 GIL 3500 16.00% 16.00% 0.00% 45.71% 45.71% 1 5,232,500 41 GMC 3920 15.00% 10.00% 5.00% 38.27% 25.51% 2 1,500,000 758,333

42 GMD 5020 15.00% 15.00% 0.00% 29.88% 29.88% 1 43 GTA 1690 13.00% 13.00% 0.00% 76.92% 76.92% 2 1,992,250

44 HAP 8890 12.00% 0.00% 12.00% 13.50% 0.00% 1 8,059,221 720,000 45 HAS 3100 15.00% 15.00% 0.00% 48.39% 48.39% 2 1,997,710

46 HAX 3210 9.00% 9.00% 0.00% 28.04% 28.04% 1 2,510,469 47 HBC 3140 6,836,260 465,341 48 HBD 1610 15.00% 15.00% 0.00% 93.17% 93.17% 1 49 HDC 3610 18.00% 18.00% 0.00% 49.86% 49.86% 1

50 HMC 2110 12.00% 12.00% 0.00% 56.87% 56.87% 2

51 HPG 4940 10.00% 10.00% 0.00% 20.24% 20.24% 2 52 HRC 7720 30.00% 30.00% 0.00% 38.86% 38.86% 1

53 HSI 4110 11.00% 11.00% 0.00% 26.76% 26.76% 1 54 HT1 1150 55 HTV 2070 12.00% 12.00% 0.00% 57.97% 57.97% 2 5,280,000 56 ICF 1660 57 IFS 2490 16.00% 16.00% 0.00% 64.26% 64.26% 2 4,856,832 58 IMP 5500 20.00% 20.00% 0.00% 36.36% 36.36% 2 2,421,200 59 ITA 4470 15.00% 0.00% 15.00% 33.56% 0.00% 1 20,000,000 14,999,730 60 KDC 6690 18.00% 18.00% 0.00% 26.91% 26.91% 2 11,000,000

61 KHA 1380 18.00% 10.00% 8.00% 130.43% 72.46% 3 6,537,235 1,045,442 62 KHP 2650 12.00% 12.00% 0.00% 45.28% 45.28% 2 63 L10 2270 7.00% 7.00% 0.00% 30.84% 30.84% 1 64 LAF 364 7.00% 7.00% 0.00% 192.31% 192.31% 1 65 LBM 1520 6.00% 6.00% 0.00% 39.47% 39.47% 1 2,496,400 66 LGC 1950 7.00% 7.00% 0.00% 35.90% 35.90% 1 2,000,000 67 LSS 2780 68 MAFPF1 69 MCP 2840 14.00% 0.00% 14.00% 49.30% 0.00% 600,000 210,000 70 MCV 2080 12.00% 12.00% 0.00% 57.69% 57.69% 1 6,700,000 71 MHC 3630 12.00% 12.00% 0.00% 33.06% 33.06% 1 335,282 72 MPC 2150 15.00% 15.00% 0.00% 69.77% 69.77% 1 4,000,180

73 NAV 5270 60.00% 0.00% 60.00% 113.85% 0.00% 1 8,500,000 3,000,000 74 NHC 4210 19.00% 19.00% 0.00% 45.13% 45.13% 2 75 NKD 7850 9.00% 9.00% 0.00% 11.46% 11.46% 1 76 NSC 3810 39.00% 19.00% 20.00% 102.36% 49.87% 3 600,000 77 NTL 15600 50.00% 0.00% 50.00% 32.05% 0.00% 1 8,200,000

78 PAC 3930 5.00% 5.00% 0.00% 12.72% 12.72% 1 1,737,000 79 PET 1190 30,000,000

80 PGC 1870 12.00% 12.00% 0.00% 64.17% 64.17% 1 5,000,000 81 PIT 4250 15.00% 5.00% 10.00% 35.29% 11.76% 2 977,048 82 PJT 3290 14.00% 14.00% 0.00% 42.55% 42.55% 1 83 PMS 1690 12.00% 12.00% 0.00% 71.01% 71.01% 1 2,000,000 84 PNC 1920 11.00% 11.00% 0.00% 57.29% 57.29% 2 2,500,000

85 PPC 2540 15.00% 15.00% 0.00% 59.06% 59.06% 2 86 PRUBF1 87 PVD 5280 38.51% 18.51% 20.00% 72.94% 35.06% 2 32,620,000 22,979,946 88 PVT 264 2.00% 2.00% 0.00% 75.76% 75.76% 1

Page 69: Bai hoan chinh

69

89 RAL 5800 18.00% 18.00% 0.00% 31.03% 31.03% 2 3,585,000 90 REE 5580 50.00% 0.00% 50.00% 89.61% 0.00% 1 4,450,590 19,086,114 91 RHC 4320 92 RIC 1440 10.00% 10.00% 0.00% 69.44% 69.44% 1 93 SAF 4010 20.00% 20.00% 0.00% 49.88% 49.88% 1 94 SAM 4080 25.00% 25.00% 0.00% 61.27% 61.27% 2 17,060,572

95 SAV 1870 14.00% 14.00% 0.00% 74.87% 74.87% 2 3,463,450 96 SBT 1348 12.00% 12.00% 0.00% 89.02% 89.02% 1 97 SC5 9250 98 SCD 2590 12.00% 12.00% 0.00% 46.33% 46.33% 2 99 SDN 3070 12.00% 12.00% 0.00% 39.09% 39.09% 1

100 SFC 2860 15.00% 15.00% 0.00% 52.45% 52.45% 2 1,700,000 101 SFI 3530 2,000,000

102 SFN 1730 6.00% 6.00% 0.00% 34.68% 34.68% 1 103 SGC 4650 26.00% 12.00% 14.00% 55.91% 25.81% 2 572,418 104 SGH 2440 18.13% 18.13% 0.00% 74.30% 74.30% 2 105 SGT 4730 30.00% 0.00% 30.00% 63.42% 0.00% 1 13,500,000 106 SHC 2520 16.00% 16.00% 0.00% 63.49% 63.49% 2 1,600,000

107 SJ1 2550 16.00% 16.00% 0.00% 62.75% 62.75% 2 1,500,000 108 SJD 2630 109 SJS 8880 20,000,000

110 SMC 5430 15.00% 5.00% 10.00% 27.62% 9.21% 2 2,497,359 1,000,000 111 SSC 2240 12.00% 12.00% 0.00% 53.57% 53.57% 2 400,000 112 SSI 8240 30.00% 10.00% 20.00% 36.41% 12.14% 2 76,666,758 10,000,000 113 ST8 6550 235,940,136 114 STB 3070 15.00% 0.00% 15.00% 48.86% 0.00% 1 208,941,281 66,732,212 115 TAC 6620 15.00% 15.00% 0.00% 22.66% 22.66% 1

116 TCM 4300 7.00% 7.00% 0.00% 16.28% 16.28% 1 117 TCR 2330 118 TCT 9950 8.00% 8.00% 0.00% 8.04% 8.04% 1 119 TDH 6200 20.00% 10.00% 10.00% 32.26% 16.13% 3 1,700,000 2,300,000 120 TMC 4260 29.00% 17.00% 12.00% 68.08% 39.91% 3 480,000 121 TMS 2950 15.00% 15.00% 0.00% 50.85% 50.85% 2 1,058,000 122 TNA 4350 20.00% 20.00% 0.00% 45.98% 45.98% 2 2,000,000 123 TNC 1760 9.50% 9.50% 0.00% 53.98% 53.98% 1 124 TPC 2940 125 TRC 5910 30.00% 30.00% 0.00% 50.76% 50.76% 2 126 TRI 2370 15.00% 15.00% 0.00% 63.29% 63.29% 1 3,000,000 127 TS4 1820 12.00% 12.00% 0.00% 65.93% 65.93% 2 128 TSC 9330 40.00% 40.00% 0.00% 42.87% 42.87% 1 129 TTC 1800 13.00% 13.00% 0.00% 72.22% 72.22% 2 1,992,348 130 TTF 4750 131 TTP 4070 16.00% 6.00% 10.00% 39.31% 14.74% 2 2,979,499 1,065,500 132 TYA 1070 15.00% 15.00% 0.00% 140.19% 140.19% 1 133 UIC 2820 134 UNI 2450 17.00% 5.00% 12.00% 69.39% 20.41% 2 3,067,150 176,783 135 VFC 2600 1,200,000 136 VFMVF1

137 VGP 3110 14.00% 0.00% 14.00% 45.02% 0.00% 1 2,316,588 138 VHC 4181 15.00% 15.00% 0.00% 35.88% 35.88% 2

139 VHG 4500 20.00% 20.00% 0.00% 44.44% 44.44% 1 140 VIC 2960 141 VID 1370 10.00% 0.00% 10.00% 72.99% 0.00% 1 10,198,080 1,949,934 142 VIP 2560 12.00% 12.00% 0.00% 46.88% 46.88% 2 24,900,000 143 VIS 1380 10.00% 10.00% 0.00% 72.46% 72.46% 1 3,600,000 400,000

Page 70: Bai hoan chinh

70

144 VNE 2850 15.00% 15.00% 0.00% 52.63% 52.63% 1 145 VNM 5540 29.00% 29.00% 0.00% 52.35% 52.35% 2 10,100,475 146 VPK 1570 12.00% 12.00% 0.00% 76.43% 76.43% 1 147 VPL 1410 148 VSC 8290 40.00% 10.00% 30.00% 48.25% 12.06% 2 2,337,984 149 VSH 2010 14.00% 14.00% 0.00% 69.65% 69.65% 2 12,494,258

150 VTA 1700 12.00% 12.00% 0.00% 70.59% 70.59% 1 2,000,000 151 VTB 2790 18.00% 10.00% 8.00% 64.52% 35.84% 2 4,005,345 880,420 152 VTC 1990 12.00% 12.00% 0.00% 60.30% 60.30% 1

153 VTO 3320 12.00% 12.00% 0.00% 36.14% 36.14% 2

Bảng 2. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006

STT Mã CK

eps điều

chỉnh Tỷ lệ cổ

tức Tiền mặt

cổ tức cổ phần DIV/EPS

DIV/EPS (tiền mặt)

Số kỳ chi trả

Phát hành mới trong năm

(không dùng để chi trả cổ tức)

Phát hành dùng để chi trả cổ tức cp

1 ABT 7970 20.00% 0.00% 20.00% 25.09% 0.00% 1 660,000 2 ACL

3 AGF 7470 26.00% 6.00% 20.00% 34.81% 8.03% 2 3,500,000 1,577,516

4 ALP

5 ALT 2390 15.00% 0.00% 15.00% 62.76% 0.00% 1 199,715 6 ANV 7 ASP 8 BBC 2670 17.00% 5.00% 12.00% 63.67% 18.73% 2 3,160,000 1,078,800 9 BBT 330 3.00% 0.00% 3.00% 90.91% 0.00% 1 205,200

10 BHS 4140 20.00% 16.00% 4.00% 48.31% 38.65% 3 648,000

11 BMC 14610 230.00% 30.00% 200.00% 157.43% 20.53% 4 2,622,800

12 BMP 6970 29.00% 29.00% 0.00% 41.61% 41.61% 3 3,215,400 13 BPC 2180 15.00% 15.00% 0.00% 68.81% 68.81% 2 14 BT6 4360 16.00% 16.00% 0.00% 36.70% 36.70% 2 15 BTC 220 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0 16 CAN 2100 13.00% 13.00% 0.00% 61.90% 61.90% 2 1,500,000 17 CII 1590 6.00% 6.00% 0.00% 37.74% 37.74% 1 18 CLC 3260 32.00% 12.00% 20.00% 98.16% 36.81% 2 1,680,000 19 COM 3620 18.00% 6.00% 12.00% 49.72% 16.57% 2 394,810

20 CYC -800 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0 21 DCC 22 DCT 2950 14.00% 14.00% 0.00% 47.46% 47.46% 2 23 DHA 3370 45.00% 15.00% 30.00% 133.53% 44.51% 3 1,701,500 2,011,910 24 DHG 10880 10.00% 10.00% 0.00% 9.19% 9.19% 2 25 DIC 3740 5.00% 0.00% 5.00% 13.37% 0.00% 1 160000 26 DMC 4830 10.00% 0.00% 10.00% 20.70% 0.00% 1 1,069,999 27 DNP 7050 10.00% 10.00% 0.00% 14.18% 14.18% 1

28 DPC 1720 10.00% 10.00% 0.00% 58.14% 58.14% 1 29 DPM 30 DPR

31 DQC 32 DRC 5570 41.00% 0.00% 41.00% 73.61% 0.00% 1 3,791,475 33 DTT 3000 16.00% 6.00% 10.00% 53.33% 20.00% 2 200,000 34 DXP 3280 15.00% 15.00% 0.00% 45.73% 45.73% 2 35 DXV

36 FBT 37 FMC 5260 40.00% 25.00% 15.00% 76.05% 47.53% 2 900,000

38 FPC 2900 20.00% 0.00% 20.00% 68.97% 0.00% 1 3,000,000

Page 71: Bai hoan chinh

71

39 FPT 8060 63.00% 13.00% 50.00% 78.16% 16.13% 3 30,405,115 40 GIL 5060 18.00% 8.00% 10.00% 35.57% 15.81% 2 455,000 41 GMC 4260 51.33% 12.00% 39.33% 120.49% 28.17% 4 894,833 42 GMD 4240 12.00% 12.00% 0.00% 28.30% 28.30% 1 43 GTA

44 HAP 3470 12.00% 12.00% 0.00% 34.58% 34.58% 2 2,750,000 45 HAS 7470 48.33% 15.00% 33.33% 64.70% 20.08% 2 1,498,146 46 HAX 1240 12.00% 0.00% 12.00% 96.77% 0.00% 1 195,087 47 HBC 1600 18.33% 0.00% 18.33% 114.56% 0.00% 2 1,023,750 48 HBD 2170 8.00% 8.00% 0.00% 36.87% 36.87% 1 49 HDC

50 HMC 1390 10.00% 10.00% 0.00% 71.94% 71.94% 1

51 HPG

52 HRC 8280 140.00% 60.00% 80.00% 169.08% 72.46% 2 7,660,976 53 HSI 54 HT1 55 HTV 3220 13.00% 13.00% 0.00% 40.37% 40.37% 1 56 ICF 57 IFS 2710 9.33% 9.33% 0.00% 34.43% 34.43% 1 58 IMP 4620 10.00% 0.00% 10.00% 21.65% 0.00% 1 838,750 59 ITA 3100 30.00% 10.00% 20.00% 96.77% 32.26% 2 10,000,000

60 KDC 4740 38.00% 18.00% 20.00% 80.17% 37.97% 3 5,999,996 61 KHA 2610 12.00% 12.00% 0.00% 45.98% 45.98% 2 3,245,882 62 KHP 1690 15.07% 8.40% 6.67% 89.17% 49.70% 3 1,088,140 63 L10 64 LAF -3050 10.00% 10.00% 0.00% 1 4,979,221 65 LBM 2240 6.00% 6.00% 0.00% 26.79% 26.79% 1

66 LGC 2640 15.00% 15.00% 56.82% 56.82% 67 LSS 68 MAFPF1 69 MCP 2040 14.00% 14.00% 0.00% 68.63% 68.63% 2 70 MCV 940 6.00% 6.00% 0.00% 63.83% 63.83% 1 71 MHC 2340 40.00% 0.00% 40.00% 170.94% 0.00% 1 2,682,256

72 MPC 1285 10.00% 0.00% 10.00% 77.82% 0.00% 1 6,000,000 73 NAV 7430 6.00% 6.00% 0.00% 8.08% 8.08% 1 74 NHC 4730 28.50% 21.00% 7.50% 60.25% 44.40% 3 99,418 75 NKD 6020 38.00% 18.00% 20.00% 63.12% 29.90% 3 1,679,999 76 NSC 5050 10.50% 10.50% 0.00% 20.79% 20.79% 1 404,490 77 NTL

78 PAC 1980 9.00% 9.00% 0.00% 45.45% 45.45% 1

79 PET 80 PGC 1770 12.00% 12.00% 0.00% 67.80% 67.80% 1 81 PIT 82 PJT 2370 14.00% 14.00% 0.00% 59.07% 59.07% 1 83 PMS 1650 14.00% 14.00% 0.00% 84.85% 84.85% 1

84 PNC 1880 12.00% 6.00% 6.00% 63.83% 31.91% 2 1,000,000 240,000 85 PPC 3150 15.00% 10.00% 5.00% 47.62% 31.75% 2 15,535,000 86 PRUBF1 87 PVD 1710 14.00% 0.00% 14.00% 81.87% 0.00% 1 9,520,000 88 PVT

89 RAL 5850 8.00% 8.00% 0.00% 13.68% 13.68% 1 7,915,000

90 REE 7500 16.00% 16.00% 0.00% 21.33% 21.33% 2 5,549,410 91 RHC 4380 20.00% 20.00% 0.00% 45.66% 45.66% 1 92 RIC

Page 72: Bai hoan chinh

72

93 SAF 3340 17.00% 17.00% 0.00% 50.90% 50.90% 1 94 SAM 5530 36.00% 16.00% 20.00% 65.10% 28.93% 3 4,680,000 10,899,216 95 SAV 4040 16.00% 16.00% 0.00% 39.60% 39.60% 2 2,000,000 96 SBT 97 SC5 98 SCD 2200 7.00% 7.00% 0.00% 31.82% 31.82% 1

99 SDN 2150 9.00% 9.00% 0.00% 41.86% 41.86% 1 100 SFC 4590 15.00% 15.00% 0.00% 32.68% 32.68% 2 101 SFI 12230 10.00% 10.00% 0.00% 8.18% 8.18% 1 102 SFN 2300 25.00% 25.00% 0.00% 108.70% 108.70% 1 103 SGC 4400 30.00% 30.00% 0.00% 68.18% 68.18% 2

104 SGH 1630 12.00% 12.00% 0.00% 73.62% 73.62% 1 105 SGT 106 SHC 2280 15.00% 15.00% 0.00% 65.79% 65.79% 2 107 SJ1 2850 20.90% 20.90% 0.00% 73.33% 73.33% 2 108 SJD 3130 30.00% 0.00% 30.00% 95.85% 0.00% 1 6,000,000 109 SJS 5990 53.33% 20.00% 33.33% 89.03% 33.39% 3 15,000,000

110 SMC 4020 99.00% 14.00% 85.00% 246.27% 34.83% 3 5,100,000 111 SSC 3730 20.00% 20.00% 0.00% 53.62% 53.62% 2

112 SSI 113 ST8 114 STB 2460 22.00% 0.00% 22.00% 89.43% 0.00% 2 44,067,683 115 TAC 2410 12.00% 12.00% 0.00% 49.79% 49.79% 1 116 TCM

117 TCR 2220 12.00% 0.00% 12.00% 54.05% 0.00% 1 3.596.831 118 TCT 6340 8.00% 8.00% 0.00% 12.62% 12.62% 1 119 TDH 6290 25.00% 5.00% 20.00% 39.75% 7.95% 2 3,400,000 120 TMC 4020 55.53% 22.20% 33.33% 138.13% 55.22% 3 854,710 121 TMS 3710 15.00% 15.00% 0.00% 40.43% 40.43% 2 122 TNA 4110 20.00% 20.00% 0.00% 48.66% 48.66% 2 123 TNC 124 TPC 125 TRC 126 TRI 1910 15.00% 15.00% 0.00% 78.53% 78.53% 1 127 TS4 2430 5.00% 5.00% 0.00% 20.58% 20.58% 1 128 TSC 129 TTC 1900 12.00% 12.00% 0.00% 63.16% 63.16% 1 130 TTF 131 TTP 5480 15.00% 15.00% 0.00% 27.37% 27.37% 2 132 TYA 1170 10.00% 0.00% 10.00% 85.47% 0.00% 1 482,430 133 UIC 134 UNI 1940 15.00% 15.00% 0.00% 77.32% 77.32% 2

135 VFC 2330 15.00% 15.00% 0.00% 64.38% 64.38% 2 136 VFMVF1 137 VGP 4090 14.00% 14.00% 0.00% 34.23% 34.23% 2 138 VHC

139 VHG 140 VIC

141 VID 2050 10.00% 0.00% 10.00% 48.78% 0.00% 1 845,570 142 VIP 1980 12.00% 12.00% 0.00% 60.61% 60.61% 1

143 VIS 1610 14.00% 0.00% 14.00% 86.96% 0.00% 1 1,400,000 144 VNE 145 VNM 4390 19.00% 19.00% 0.00% 43.28% 43.28% 2 7,950,000 146 VPK 1560 10.00% 10.00% 0.00% 64.10% 64.10% 1 147 VPL 148 VSC

Page 73: Bai hoan chinh

73

149 VSH 2110 14.00% 14.00% 0.00% 66.35% 66.35% 2 150 VTA 590 5.00% 5.00% 0.00% 84.75% 84.75% 1 151 VTB 3120 12.00% 12.00% 0.00% 38.46% 38.46% 1 152 VTC 1420 8.00% 8.00% 0.00% 56.34% 56.34% 1 810,460

153 VTO

Bảng 3. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2005

STT Mã CK Eps điều chỉnh

Tỷ lệ cổ tức

Tiền mặt

Cổ tức cổ phần DIV/EPS

DIV/EPS (tiền mặt)

Số kỳ chi trả

Phát hành mới trong năm (không dùng để chi trả cổ tức)

Phát hành dùng để chi trả cổ tức cp

1 ABT 2 ACL 3 AGF 5094.6 13.00% 8.00% 5.00% 25.52% 15.70% 2 208,956

4 ALP 5 ALT 6 ANV 7 ASP

8 BBC 2199.7 12.00% 12.00% 0.00% 54.55% 54.55% 2 9 BBT 143.6 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0

10 BHS

11 BMC 12 BMP 13 BPC 2345.4 15.00% 15.00% 0.00% 63.95% 63.95% 2 14 BT6 3431.6 15.00% 15.00% 0.00% 43.71% 43.71% 2

15 BTC 172.4 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0 16 CAN 2098.7 12.50% 12.50% 0.00% 59.56% 59.56% 2 17 CII 18 CLC 19 COM 20 CYC 21 DCC 22 DCT

23 DHA 9484.7 30.00% 30.00% 0.00% 31.63% 31.63% 4 24 DHG 25 DIC 26 DMC 27 DNP 28 DPC 1486.8 12.00% 12.00% 0.00% 80.71% 80.71% 1 29 DPM 30 DPR

31 DQC 32 DRC 33 DTT

34 DXP 35 DXV 36 FBT 37 FMC

Page 74: Bai hoan chinh

74

38 FPC 39 FPT

40 GIL 4413.1 16.00% 16.00% 0.00% 36.26% 36.26% 3 2,000,000 41 GMC 42 GMD 3913.6 78.67% 12.00% 66.67% 201.02% 30.66% 2 13,809,374 43 GTA

44 HAP 4492.3 20.00% 20.00% 0.00% 44.52% 44.52% 3 45 HAS 5253.7 40.00% 15.00% 25.00% 76.14% 28.55% 2 497,890 46 HAX

47 HBC 48 HBD 49 HDC

50 HMC

51 HPG 52 HRC 53 HSI 54 HT1 55 HTV 1850.4 13.00% 13.00% 0.00% 70.26% 70.26% 1 56 ICF 57 IFS 58 IMP 59 ITA 60 KDC 3967 36.00% 16.00% 20.00% 90.75% 40.33% 3 5,000,000 61 KHA 4461.5 23.00% 18.00% 5.00% 51.55% 40.35% 3 156,750 62 KHP

63 L10 64 LAF 1731.1 11.00% 11.00% 0.00% 63.54% 63.54% 2 65 LBM 66 LGC 67 LSS 68 MAFPF1 69 MCP 70 MCV

71 MHC 2417.6 15.00% 15.00% 0.00% 62.05% 62.05% 2 72 MPC 73 NAV 74 NHC 5190.4 16.75% 16.75% 0.00% 32.27% 32.27% 2 75 NKD 4844.7 38.00% 18.00% 20.00% 78.44% 37.15% 3 2,000,000 1,400,000 76 NSC 77 NTL 78 PAC 79 PET 80 PGC 81 PIT 82 PJT 83 PMS 1895.3 12.00% 12.00% 0.00% 63.31% 63.31% 1 84 PNC 1424.3 12.00% 12.00% 0.00% 84.25% 84.25% 2 1,000,000 85 PPC 86 PRUBF1 87 PVD 88 PVT 89 RAL

90 REE 2408.2 14.00% 14.00% 0.00% 58.13% 58.13% 2 5,000,000 91 RHC 92 RIC

Page 75: Bai hoan chinh

75

93 SAF 94 SAM 3683 49.33% 16.00% 33.33% 133.94% 43.44% 3 5,400,000 9,359,428 95 SAV 3683.6 16.00% 16.00% 0.00% 43.44% 43.44% 2 96 SBT 97 SC5 98 SCD

99 SDN 100 SFC 3924.5 17.00% 17.00% 0.00% 43.32% 43.32% 2 101 SFI 102 SFN 103 SGC

104 SGH 1446.9 10.00% 10.00% 0.00% 69.11% 69.11% 2 105 SGT 106 SHC 107 SJ1 108 SJD 109 SJS 110 SMC

111 SSC 4895.8 20.00% 20.00% 0.00% 40.85% 40.85% 2 112 SSI 113 ST8 114 STB 115 TAC 116 TCM 117 TCR 118 TCT

119 TDH 120 TMC 121 TMS 4068.5 15.00% 15.00% 0.00% 36.87% 36.87% 2 122 TNA 3269.7 20.00% 20.00% 0.00% 61.17% 61.17% 2 123 TNC 124 TPC 125 TRC

126 TRI 1254.9 15.00% 15.00% 0.00% 119.53% 119.53% 1 127 TS4 2073.7 6.00% 6.00% 0.00% 28.93% 28.93% 1 128 TSC 129 TTC 130 TTF 131 TTP 132 TYA 1855.2 15.00% 0.00% 15.00% 80.85% 0.00% 1 3,150,913 133 UIC 134 UNI 135 VFC 136 VFMVF1 137 VGP 138 VHC 139 VHG 140 VIC

141 VID 142 VIP 143 VIS 144 VNE

145 VNM 3808.1 17.00% 17.00% 0.00% 44.64% 44.64% 2 146 VPK 147 VPL 148 VSC

Page 76: Bai hoan chinh

76

149 VSH 150 VTA 151 VTB 152 VTC 4021.8 46.83% 13.50% 33.33% 116.44% 33.57% 2 810,460

153 VTO

Page 77: Bai hoan chinh

77

Bảng 4. Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2007

STT

Mã CK

Lợi nhuận

sau thuế

Khen thưởng, phúc

lợi Nợ Vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở

hữu Tỗng tài

sản D/E D/A

Doanh thu

thuần Lãi vay

Tổng thu

nhập trước thuế

1 AB

T 40,921,0

00,000 127,819,0

44,359 287,597,3

59,537 62,999,99

0,000 415,416,4

03,896 44.44%

30.77%

429,705,574,013

45,403,891,975

2 AC

L 13,662,0

00,000 85,863,72

2,948 130,621,9

68,294

90,000,00

0,000 216,485,6

91,242 65.73%

39.66%

537,448,601,761

4,213,270,028

63,577,508,736

3 AG

F 39,588,0

00,000 222,465,6

65,696 621,740,9

98,221 128,592,8

80,000 844,206,6

63,917 35.78%

26.35%

1,233,733,966,075

9,423,852,016

43,044,417,319

4 AL

P 99,918,0

00,000 235,683,8

45,812 644,360,8

80,911 300,000,0

00,000 880,044,7

26,723 36.58%

26.78%

356,153,367,616

3,051,342,647

121,684,386,721

5 AL

T 9,377,00

0,000 33,784,93

5,270 202,055,0

07,573 39,951,25

0,000 235,839,9

42,843 16.72%

14.33%

180,245,292,938

4,707,088,710

9,394,182,504

6 AN

V 386,352,000,000

482,959,405,410

1,781,719,677,941

660,000,000,000

2,264,679,083,351

27.11%

21.33%

3,193,437,000,000

22,535,000,000

430,720,000,000

7 ASP 21,400,8

47,407 320,656,0

61,782 264,265,1

21,274 126,000,0

00,000 584,921,1

83,056 121.34%

54.82%

1,264,116,112,363

7,386,591,212

28,810,861,661

8 BB

C 24,443,0

00,000 172,176,5

11,837 206,995,9

44,324 107,707,8

20,000 379,172,4

56,161 83.18%

45.41%

453,975,498,496

3,297,174,121

33,325,098,969

9 BB

T 3,009,00

0,000 46,558,02

6,139 75,991,74

5,101 68,400,00

0,000 122,549,7

71,240 61.27%

37.99%

68,851,000,000

2,607,000,000

3,439,000,000

10

BHS

53,633,000,000

7,768,809,935

289,042,944,038

380,383,404,815

168,477,270,000

669,426,348,853

75.99%

43.18%

641,379,420,936

13,449,769,635

53,633,026,705

11

BMC

43,267,000,000

3,249,241,191

17,503,448,802

76,994,998,247

39,342,000,000

94,498,447,049

22.73%

18.52%

103,202,542,647

49,565,992,334

12

BMP

93,426,000,000

76,150,284,813

421,586,849,450

140,405,800,000

497,737,134,263

18.06%

15.30%

679,999,838,956

298,149,452

111,271,793,002

13

BPC

10,898,000,000

14,006,329,773

71,294,965,303

38,000,000,000

85,301,295,076

19.65%

16.42%

143,310,873,926

13,051,706,477

14 BT6

37,450,000,000

393,107,100,921

313,770,240,349

109,978,500,000

706,877,341,270

125.29%

55.61%

689,934,067,823

4,432,984,216

48,860,883,160

15

BTC

542,000,000

26,010,741,985

7,737,099,830

13,180,262,313

33,747,841,815

336.18%

77.07%

15,396,318,797

542,000,000

16

CAN

10,051,000,000

42,869,322,174

79,797,481,517

50,000,000,000

122,666,803,691

53.72%

34.95%

309,680,377,909

12,423,978,209

17 CII

95,819,000,000

917,976,404,466

773,670,910,636

400,000,000,000

1,691,647,315,102

118.65%

54.27%

177,424,399,389

44,591,658,382

107,123,566,856

18

CLC

45,598,000,000

211,168,000,000

139,208,000,000

350,376,000,000

151.69%

60.27%

813,948,000,000

10,740,000,000

49,014,000,000

19

COM

15,209,000,000

47,453,361,859

284,927,021,721

79,999,170,000

332,380,383,580

16.65%

14.28%

2,087,941,306,742

17,651,591,621

20

CYC

4,991,000,000

167,750,957,763

111,484,727,298

90,478,550,000

279,235,685,061

150.47%

60.08%

163,436,342,159

736,097,137

4,991,080,957

21

DCC

19,504,000,000

148,457,815,799

212,651,221,937

103,000,000,000

361,109,037,736

69.81%

41.11%

375,442,582,399

27,059,434,380

22

DCT

33,574,000,000

66,304,000,000

307,422,000,000

373,726,000,000

21.57%

17.74%

157,447,000,000

719,000,000

39,112,000,000

23

DHA

36,812,000,000

28,905,000,000

208,025,000,000

236,930,000,000

13.89%

12.20%

98,130,000,000

48,604,000,000

2 DH 127,093, 290,631,4 651,577,1 200,000,0 942,208,5 44.6 30. 1,269,279, 15,393,8 128,311,

Page 78: Bai hoan chinh

78

4 G 000,000 17,938 46,849 00,000 64,787 0% 85%

925,381 78,923 970,349

25 DIC

13,714,000,000

132,100,257,326

60,857,484,412

33,600,000,000

192,957,741,738

217.06%

68.46%

592,285,149,831

3,637,869,475

15,945,978,026

26

DMC

64,182,000,000

140,858,311,071

462,007,338,870

137,699,990,000

602,865,649,941

30.49%

23.36%

811,126,494,750

3,376,000,415

64,265,698,636

27

DNP

5,235,000,000

81,495,161,555

34,216,612,682

20,000,000,000

115,711,774,237

238.17%

70.43%

149,368,242,330

3,555,238,573

6,087,257,053

28

DPC

3,067,000,000

15,039,671,046

20,733,528,128

15,872,800,000

35,773,199,174

72.54%

42.04%

63,680,824,234

867,000,000

3,407,279,992

29

DPM

1,320,796,000,00

0 1,361,387

,120,687 4,377,160,

453,839 3,800,000

,000,000 5,738,547,

574,526 31.10%

23.72%

3,779,037,911,197

81,495,361,172

1,329,683,380,31

9

30

DPR

230,620,000,000

462,943,000,000

668,559,000,000

1,131,502,000,000

69.24%

40.91%

703,796,000,000

230,620,000,000

31

DQC

205,387,000,000

32

DRC

70,868,000,000

114,072,143,237

208,533,406,079

130,385,520,000

322,605,549,316

54.70%

35.36%

1,169,780,663,174

22,105,450,200

70,867,562,984

33

DTT

4,726,000,000

5,083,038,070

100,846,829,637

52,000,000,000

105,929,867,707

5.04%

4.80%

54,860,310,253

294,507,515

4,788,127,351

34

DXP

15,312,000,000

1,100,000,000

39,068,890,360

63,919,084,738

52,500,000,000

102,987,975,098

61.12%

37.94%

73,016,349,368

2,239,252,195

15,312,383,368

35

DXV

36

FBT

15,109,000,000

458,064,866,478

165,310,169,634

150,000,0

00,000 623,375,0

36,112 277.09%

73.48%

366,020,230,402

25,531,348,782

16,177,306,324

37

FMC

27,495,000,000

5,026,350,573

220,215,797,164

162,944,885,674

79,000,000,000

383,160,682,838

135.15%

57.47%

999,763,571,406

9,838,092,817

27,771,212,672

38

FPC

65,735,000,000

154,106,090,820

952,304,077,882

329,999,910,000

1,106,410,168,702

16.18%

13.93%

582,067,395,648

11,943,219,418

81,069,107,492

39 FPT

725,911,000,000

3,094,037,392,967

1,979,408,622,819

923,525,790,000

5,073,446,015,786

156.31%

60.98%

13,498,890,769,841

1,028,985,307,73

5

40 GIL

26,530,000,000

51,145,109,412

333,207,948,824

102,198,180,000

384,353,058,236

15.35%

13.31%

449,156,127,391

34,073,823,117

41

GMC

14,303,000,000

72,713,304,087

108,872,113,414

46,694,970,000

181,585,417,501

66.79%

40.04%

355,908,886,226

3,868,195,667

17,501,125,935

42

GMD

282,418,000,000

865,943,000,000

2,262,071,000,000

3,128,014,000,000

38.28%

27.68%

1,185,515,000,000

282,418,000,000

43

GTA

14,848,000,000

92,682,452,007

107,094,507,542

84,077,500,000

199,776,959,549

86.54%

46.39%

133,639,979,547

347,443,606

16,489,684,439

44

HAP

84,859,000,000

208,138,000,000

504,059,000,000

712,197,000,000

41.29%

29.22%

248,637,000,000

1,968,000,000

100,007,000,000

45

HAS

13,985,000,000

143,881,770,508

154,018,346,521

59,919,060,000

297,900,117,029

93.42%

48.30%

152,021,514,939

1,296,525,485

19,385,780,428

46

HAX

7,949,000,000

60,838,297,842

27,769,359,886

16,257,300,000

88,607,657,728

219.08%

68.66%

473,274,649,547

2,569,095,319

9,514,471,307

47

HBC

27,834,000,000

405,512,243,103

533,544,436,903

135,000,000,000

939,056,680,006

76.00%

43.18%

459,632,900,311

7,536,341,035

32,626,555,907

48

HBD

2,475,000,000

10,386,253,802

19,538,095,961

29,924,349,763

53.16%

34.71%

51,840,907,466

65,000,000

2,675,254,251

49

HDC

27,235,000,000

483,418,000,000

139,285,000,000

622,703,000,000

347.07%

77.63%

249,633,000,000

2,799,000,000

36,759,000,000

50

HMC

38,225,000,000

267,389,029,759

195,345,155,197

158,000,000,000

462,734,184,956

136.88%

57.78%

2,800,364,406,236

7,275,250,944

38,225,085,330

51

HPG

642,094,000,000

573,581,699,616

2,905,415,122,303

1,320,000,000,000

3,478,996,821,919

19.74%

16.49%

2,294,108,247,554

437,978,875,848

Page 79: Bai hoan chinh

79

52

HRC

132,910,000,000

67,191,007,823

339,834,357,790

172,609,760,000

407,025,365,613

19.77%

16.51%

296,007,665,488

36,047,916

132,910,426,207

53 HSI

25,035,000,000

463,682,000,000

135,619,000,000

599,301,000,000

341.90%

77.37%

656,894,000,000

25,035,000,000

54

HT1

100,339,000,000

1,414,959,759,192

960,253,851,379

870,000,000,000

2,375,213,610,571

147.35%

59.57%

2,192,927,887,238

18,107,325,708

100,338,834,623

55

HTV

15,453,000,000

12,032,125,027

193,786,085,815

100,800,000,000

205,818,210,842

6.21%

5.85%

76,089,481,779

60,666,667

17,984,055,049

56 ICF

19,616,000,000

188,151,000,000

143,565,000,000

331,716,000,000

131.06%

56.72%

326,025,000,000

5,878,000,000

19,616,000,000

57 IFS

72,628,000,000

465,195,000,000

405,020,000,000

870,215,000,000

114.86%

53.46%

723,272,000,000

79,135,000,000

58

IMP

54,343,000,000

70,873,654,857

497,551,864,431

116,598,2

00,000 568,425,5

19,288 14.24%

12.47%

451,602,3

12,557

749,658,

500 63,230,6

37,617

59 ITA

371,658,000,000

1,351,541,520,512

3,303,474,684,751

1,000,000,000,000

4,655,016,205,263

40.91%

29.03%

918,301,747,683

28,216,838,449

460,466,965,779

60

KDC

240,703,033,755

12,287,696,787

586,974,774,362

2,457,284,329,619

469,996,650,000

3,044,259,103,981

23.89%

19.28%

1,233,118,

922,409

30,574,6

76,184

240,703,033,755

61

KHA

13,270,000,000

123,281,175,403

234,973,272,910

130,748,670,000

358,254,448,313

52.47%

34.41%

74,816,721,608

2,267,125,290

16,588,748,030

62

KHP

46,074,000,000

254,232,419,931

214,533,038,604

174,090,860,000

468,765,458,535

118.51%

54.23%

758,905,142,269

46,390,102,605

63 L10

12,539,000,000

177,697,160,795

107,583,310,764

90,000,000,000

285,280,471,559

165.17%

62.29%

205,845,507,372

8,495,773,396

14,864,348,932

64

LAF

21,108,000,000

72,488,751,329

90,230,60

3,103 57,989,01

0,000 162,719,3

54,432 80.34%

44.55%

626,502,844,994

9,541,836,702

24,783,1

36,793

65

LBM

4,273,000,000

48,476,577,438

59,876,845,322

41,355,600,000

108,353,422,760

80.96%

44.74%

57,599,010,121

3,178,139,662

4,272,987,905

66

LGC

4,047,000,000

187,466,968,333

82,667,833,275

46,000,000,000

270,134,801,608

226.77%

69.40%

58,925,803,077

297,567,794

4,436,136,185

67 LSS

81,570,000,000

243,718,000,000

625,533,000,000

869,251,000,000

38.96%

28.04%

813,958,000,000

8,110,000,000

112,308,000,000

68

MAFPF

1

69

MCP

10,479,000,000

162,263,680,957

64,594,662,089

30,000,000,000

226,858,343,046

251.20%

71.53%

165,858,902,149

1,974,170,252

11,884,513,334

70

MCV

9,768,000,000

193,465,000,000

80,854,000,000

274,319,000,000

239.28%

70.53%

127,268,000,000

12,659,000,000

11,358,000,000

71

MHC

33,495,000,000

132,963,000,000

138,090,000,000

271,053,000,000

96.29%

49.05%

242,354,000,000

38,612,000,000

72

MPC

147,013,000,000

1,017,474

,986,017

1,089,960,

766,775

700,000,0

00,000 2,107,435,

752,792 93.35%

48.28%

2,357,470,

406,632

47,474,2

29,798

211,017,395,777

73

NAV

25,552,000,000

53,378,025,277

89,946,977,020

50,000,00

0,000 143,325,0

02,297 59.34%

37.24%

212,485,287,974

2,749,190,220

28,743,952,464

74

NHC

6,002,000,000

4,795,000,000

20,686,000,000

25,481,000,000

23.18%

18.82%

43,050,000,000

7,048,000,000

75

NKD

79,137,000,000

376,568,201,097

251,939,522,781

100,797,850,000

628,507,723,878

149.47%

59.91%

561,516,227,401

12,461,964,339

96,017,267,827

76

NSC

13,511,860,479

1,475,993,262

47,481,697,770

71,607,429,352

36,000,000,000

119,089,127,122

66.31%

39.87%

140,387,786,052

70,197,605

13,511,860,479

77

NTL

303,821,000,000

370,617,000,000

674,438,000,000

81.98%

45.05%

487,152,000,000

362,000,000

212,869,000,000

78

PAC

45,033,000,000

246,481,000,000

195,838,000,000

442,319,000,000

125.86%

55.72%

989,810,000,000

8,223,000,000

52,363,000,000

Page 80: Bai hoan chinh

80

79

PET

52,392,000,000

674,424,000,000

542,231,000,000

1,216,655,000,000

124.38%

55.43%

2,514,786,000,000

52,392,000,000

80

PGC

46,732,479,089

4,892,730,000

295,806,883,019

535,617,178,290

250,000,0

00,000 831,424,0

61,309 55.23%

35.58%

1,494,969,444,275

4,164,140,576

54,093,198,894

81 PIT

170,887,467,697

223,990,055,943

97,704,790,000

394,877,523,640

76.29%

43.28%

1,562,663,157,315

7,498,590,717

42,226,243,351

82 PJT

11,510,000,000

74,599,791,210

54,982,954,463

35,000,00

0,000 129,582,7

45,673 135.68%

57.57%

732,809,864,677

3,669,415,478

13,436,885,767

83

PMS

7,850,000,000

41,189,38

9,464 84,883,45

9,661 52,000,00

0,000 126,072,8

49,125 48.52%

32.67%

215,881,066,698

928,995,108

10,888,962,054

84

PNC

9,010,000,000

89,326,985,272

127,725,465,105

65,000,00

0,000 217,052,4

50,377 69.94%

41.15%

214,657,172,459

10,400,251,912

85

PPC

827,804,000,000

5,857,297,061,666

3,824,987,668,474

3,262,350,000,000

9,682,284,730,140

153.13%

60.49%

3,807,068,101,594

167,312,000,000

778,255,090,437

86

PRUBF1

87

PVD

575,937,000,000

1,968,627,891,000

1,864,223,187,000

1,101,397,300,000

3,832,851,078,000

105.60%

51.36%

2,738,605,347,000

76,857,114,000

579,875,305,000

88

PVT

18,766,341,660

2,376,634,166

996,886,706,660

758,980,142,463

720,000,000,000

1,755,866,849,123

131.35%

56.77%

313,222,079,803

34,268,8

97,457

25,934,5

07,988

89

RAL

53,561,000,000

475,471,626,729

391,186,986,940

115,000,000,000

866,658,613,669

121.55%

54.86%

788,062,842,924

35,192,387,385

53,561,388,429

90

REE

389,612,000,000

376,149,630,253

2,183,725,236,189

575,149,920,000

2,559,874,866,442

17.23%

14.69%

1,125,184,666,706

389,611,538,030

91

RHC

13,817,000,000

63,826,862,769

62,861,012,995

32,000,000,000

126,687,875,764

101.54%

50.38%

38,369,727,402

6,975,101,850

14,864,037,232

92 RIC

57,815,000,000

98,230,927,886

685,762,015,512

410,319,760,000

783,992,943,398

14.32%

12.53%

159,336,359,980

3,041,162,992

56,450,306,976

93 SAF

10,852,000,000

1,126,422,642

30,618,157,474

43,951,838,009

27,060,000,000

74,569,995,483

69.66%

41.06%

333,204,669,364

60,000,000

10,852,052,072

94

SAM

196,886,000,000

17,479,337,494

645,201,144,544

2,432,696,052,940

545,000,000,000

3,077,897,197,484

26.52%

20.96%

1,695,987,468,575

51,270,251,142

221,891,751,139

95

SAV

15,476,000,000

2,169,654,915

247,347,816,372

287,475,0

18,947

99,634,50

0,000 534,822,8

35,319 86.04%

46.25%

413,908,5

27,069

4,917,67

9,198

21,462,1

62,558 96 SBT

191,321,459,895

5,704,783,103

105,069,384,776

1,610,579,459,895

1,419,258,000,000

1,715,648,844,671

6.52%

6.12%

674,271,831,280

1,483,535,997

191,321,459,895

97 SC5

61,358,000,000

750,645,8

14,100

165,876,2

62,096

86,000,00

0,000 916,522,0

76,196 452.53%

81.90%

772,347,3

83,902

71,347,0

05,317

98

SCD

21,961,000,000

34,006,337,056

121,845,214,519

85,000,000,000

155,851,551,575

27.91%

21.82%

238,894,124,869

26,379,110,218

99

SDN

3,503,000,000

18,910,446,844

16,206,039,837

11,400,000,000

35,116,486,681

116.69%

53.85%

49,113,001,047

1,003,581,438

3,590,795,669

100 SFC

8,354,000,000

68,143,433,395

75,148,589,249

34,000,000,000

143,292,022,644

90.68%

47.56%

801,125,647,413

1,849,63

0,155 9,588,49

3,017 101 SFI

7,087,000,000

208,377,869,554

56,071,192,261

11,385,008,054

264,449,061,815

371.63%

78.80%

98,399,708,742

29,906,972,259

102 SFN

5,199,000,000

4,585,823,587

38,936,226,469

30,000,000,000

43,522,050,056

11.78%

10.54%

115,850,914,629

25,752,333

6,065,667,643

103

SGC

18,998,000,000

10,097,060,856

73,532,966,492

40,887,000,000

83,630,027,348

13.73%

12.07%

118,916,867,369

158,514,000

18,794,044,326

104

SGH

4,311,000,000

1,787,156,541

24,451,876,233

17,662,969,959

26,239,032,774

7.31%

6.81%

22,582,161,482

5,911,178,287

105

SGT

151,411,000,000

782,619,909,565

601,578,136,571

601,578,136,571

1,384,198,046,136

130.09%

56.54%

851,215,587,725

1,215,070,126

165,317,664,431

Page 81: Bai hoan chinh

81

106

SHC

7,029,000,000

808,538,624

94,774,863,685

58,652,062,518

30,000,000,000

153,426,926,203

161.59%

61.77%

96,634,082,364

2,097,353,942

8,398,279,908

107 SJ1

5,826,000,000

15,413,967,227

70,054,040,839

35,000,000,000

85,468,008,066

22.00%

18.03%

145,552,976,504

6,537,245,254

108 SJD

68,446,000,000

873,838,000,000

338,845,000,000

1,212,683,000,000

257.89%

72.06%

241,742,000,000

77,442,000,000

68,254,000,000

109 SJS

344,738,000,000

276,305,7

88,640

1,270,928,

748,267

400,000,0

00,000 1,547,234,

536,907 21.74%

17.86%

708,107,0

59,086

359,278,036,878

110

SMC

46,105,000,000

4,282,485,711

373,869,7

32,330

208,298,5

06,672

99,972,96

0,000 582,168,2

39,002 179.49%

64.22%

2,998,575,

039,627 17,720,7

64,717

53,876,5

19,424 111 SSC

22,010,000,000

30,945,584,505

125,302,733,782

100,000,000,000

156,248,318,287

24.70%

19.81%

155,856,594,492

708,595,021

24,455,126,202

112 SSI

858,550,000,000

5,305,102,368,435

4,056,531,952,669

1,199,998,710,000

9,361,634,321,104

130.78%

56.67%

1,243,831,260,715

961,517,542,371

113 ST8

41,671,000,000

102,522,847,397

123,116,094,407

82,000,000,000

225,638,941,804

83.27%

45.44%

597,683,184,110

55,985,912,187

114 STB

1,280,165,000,00

0

245,376,802,10

0 57,223,216,000,000

7,349,659,000,000

5,662,485,000,000

64,572,875,000,000

778.58%

88.62%

1,581,971,000,00

0 115

TAC

125,712,000,000

475,621,134,390

361,440,271,274

189,802,000,000

837,061,405,664

131.59%

56.82%

2,554,228,304,492

125,712,444,794

116

TCM

79,301,000,000

789,629,0

82,899

317,085,7

19,612

189,824,9

70,000 1,106,714,

802,510 249.03%

71.35%

1,057,276,

652,812

36,344,2

02,661

74,410,2

45,160 117

TCR

72,810,000,000

572,354,503,881

587,052,293,912

335,704,250,000

1,159,406,797,793

97.50%

49.37%

1,145,380,246,295

31,099,758,400

80,010,990,455

118

TCT

15,900,000,000

4,850,557,140

47,719,959,483

15,985,000,000

52,570,516,623

10.16%

9.23%

32,037,454,817

21,662,591

18,483,350,743

119

TDH

143,097,000,000

16,753,600,000

338,550,6

14,086

755,810,6

94,276

170,000,0

00,000 1,094,361,

308,362 44.79%

30.94%

188,511,5

32,387

187,004,455,117

120

TMC

15,365,000,000

2,553,349,000

93,283,000,000

58,380,000,000

151,663,000,000

159.79%

61.51%

1,066,528,000,000

4,268,000,000

18,135,000,000

121

TMS

16,692,000,000

32,649,759,221

180,563,976,330

63,480,000,000

213,213,735,551

18.08%

15.31%

135,189,406,636

1,192,31

9,331 22,953,0

96,968 122

TNA

12,921,000,000

1,611,457,000

81,830,625,349

90,647,983,105

33,000,000,000

172,478,608,454

90.27%

47.44%

470,441,558,941

4,219,608,692

15,022,224,746

123

TNC

33,786,000,000

58,156,240,595

217,942,602,975

192,500,0

00,000 276,098,8

43,570 26.68%

21.06%

165,706,086,735

33,785,600,307

124

TPC

26,854,000,000

85,571,000,000

357,506,000,000

443,077,000,000

23.94%

19.31%

288,291,000,000

3,162,000,000

26,988,000,000

125

TRC

177,445,161,113

346,814,671,421

470,356,691,791

300,000,000,000

817,171,363,212

73.73%

42.44%

491,893,912,054

5,525,525,104

177,445,913,915

126 TRI

15,264,000,000

498,531,282,800

152,510,051,621

75,483,600,000

651,041,334,421

326.88%

76.57%

384,639,728,867

11,132,000,000

21,128,540,788

127 TS4

8,014,000,000

1,690,000,000

28,474,000,000

113,176,000,000

141,650,000,000

25.16%

20.10%

172,904,000,000

653,000,000

8,235,000,000

128

TSC

68,642,000,000

4,147,618,000

304,764,006,630

159,326,087,115

83,129,150,000

464,090,093,745

191.28%

65.67%

1,447,647,117,529

17,658,359,134

81,439,391,694

129

TTC

9,247,000,000

133,753,531,670

49,750,677,347

40,000,00

0,000 183,504,2

09,017 268.85%

72.89%

324,865,121,719

8,245,196,637

9,246,933,655

130

TTF

56,029,772,537

687,651,190,319

664,817,522,699

150,000,000,000

1,352,468,713,018

103.43%

50.84%

603,130,081,484

33,034,190,084

58,303,779,735

131

TTP

51,724,000,000

96,989,23

3,859

392,894,5

40,060

146,999,9

80,000 489,883,7

73,919 24.69%

19.80%

853,974,4

03,992

10,051,1

48,578

60,323,5

93,572 13

TYA

8,400,000,000

695,074,274,000

306,560,126,000

1,001,634,400,000

226.73%

69.39

1,375,220,001,000

7,253,619,000

Page 82: Bai hoan chinh

82

2 %

133 UIC

18,134,000,000

206,125,000,000

124,932,000,000

331,057,000,000

164.99%

62.26%

510,781,000,000

19,871,000,000

134 UNI

8,523,000,000

48,366,01

9,418

26,316,73

6,844

15,000,00

0,000 74,682,75

6,262 183.78%

64.76%

226,760,2

56,286 256,000,

000

10,279,4

43,684 135

VFC

16,894,000,000

161,966,750,050

122,936,659,165

67,756,270,000

284,903,409,215

131.75%

56.85%

595,964,865,017

12,459,718,319

17,750,075,792

136

VFMV

F1 137

VGP

13,971,000,000

7,969,270,987

136,127,398,528

62,016,080,000

144,096,669,515

5.85%

5.53%

195,842,554,170

1,448,633,907

15,779,687,368

138

VHC

125,417,000,000

6,730,416,092

226,496,000,000

396,017,000,000

622,513,000,000

57.19%

36.38%

1,789,557,000,000

2,040,000,000

145,179,000,000

139

VHG

86,204,000,000

17,866,307,089

514,120,380,129

250,000,000,000

531,986,687,218

3.48%

3.36%

700,480,038,373

4,060,846,972

86,247,593,880

140 VIC

287,264,000,000

1,246,866,428,991

1,933,137,325,685

800,000,000,000

3,180,003,754,676

64.50%

39.21%

180,195,234,984

21,211,308,650

333,222,118,339

141 VID

22,399,000,000

184,051,660,813

247,133,308,668

194,993,420,000

431,184,969,481

74.47%

42.69%

440,525,106,410

9,021,430,048

26,228,077,198

142 VIP

145,917,000,000

765,474,4

11,824

779,800,0

38,200

598,077,8

50,000 1,545,274,

450,024 98.16%

49.54%

1,050,799,

498,008

49,019,8

93,781

147,572,023,403

143 VIS

19,498,000,000

2,153,240,471

615,725,126,014

173,852,002,667

150,000,000,000

789,577,128,681

354.17%

77.98%

1,468,809,662,857

54,516,585,386

25,576,211,843

144

VNE

61,925,000,000

1,447,571,057,662

372,291,329,332

320,000,000,000

1,819,862,386,994

388.83%

79.54%

366,102,075,550

18,623,534,392

63,340,423,216

145

VNM

967,093,000,000

1,073,230,000,000

4,351,887,000,000

1,752,757,000,000

5,425,117,000,000

24.66%

19.78%

6,648,193,000,000

955,381,000,000

146

VPK

10,161,000,000

87,961,29

8,179

93,860,44

0,221

76,000,00

0,000 181,821,7

38,400 93.71%

48.38%

164,464,6

08,187

4,715,05

7,502

11,954,2

52,632 147

VPL

82,940,128,623

742,831,985,352

1,027,087,928,228

1,000,000,000,000

1,769,919,913,580

72.32%

41.97%

397,378,962,716

38,074,281,655

93,345,808,438

148

VSC

65,067,798,329

106,770,146,483

249,708,823,951

80,373,340,000

356,478,970,434

42.76%

29.95%

234,707,493,707

2,756,836,884

73,766,648,576

149

VSH

254,379,000,000

437,462,565,756

2,021,119,753,594

1,374,942,580,000

2,458,582,319,350

21.64%

17.79%

370,161,500,494

15,392,000,000

254,379,184,383

150

VTA

8,085,000,000

206,325,3

60,249

79,128,53

2,628

60,000,00

0,000 285,453,8

92,877 260.75%

72.28%

311,619,6

02,796

14,034,8

73,405

9,389,47

2,490 151

VTB

24,167,000,000

1,691,711,251

117,774,103,420

216,059,9

09,739

110,053,4

50,000 333,834,0

13,159 54.51%

35.28%

512,323,785,043

4,707,08

8,717 29,683,0

01,655 152

VTC

5,192,000,000

1,368,000,000

59393563222

41,690,791,532

26,081,870,000

101,084,354,754

142.46%

58.76%

85,619,076,213

823,658,217

8,270,863,986

153

VTO

187,796,102,718

1,118,985,408,316

622,294,641,055

400,000,000,000

1,741,280,049,371

179.82%

64.26%

726,717,110,922

187,796,102,718

Page 83: Bai hoan chinh

83

Bảng 5. Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006

STT Mã CK Lợi nhuận sau

thuế Khen thưởng,

phúc lợi Nợ Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của

chủ sở hữu Tỗng tài sản D/E D/A

1 ABT 25,057,000,000 45,594,000,000 72,079,000,000 33,000,000,000 117,673,000,000 63.26% 38.75%

2 ACL

3 AGF 46,616,000,000 167,953,623,248 300,315,602,162 78,875,780,000 468,269,225,410 55.93% 35.87%

4 ALP 15,237,000,000 105,470,909,082 66,979,913,080 50,000,000,000 172,450,822,162 157.47% 61.16%

5 ALT 3,189,000,000 113,571,060,391 25,040,136,632 13,347,000,000 138,611,197,023 453.56% 81.93%

6 ANV

7 ASP

8 BBC 19,183,000,000 59,586,278,134 183,358,849,394 89,900,000,000 242,945,127,528 32.50% 24.53%

9 BBT 2,258,000,000 37,129,000,000 78,165,000,000 115,294,000,000 47.50% 32.20%

10 BHS 47,421,000,000 235,902,963,783 353,878,010,259 162,000,000,000 589,780,974,042 66.66% 40.00%

11 BMC 18,845,000,000 1,609,134,631 9,924,749,617 46,113,261,388 13,114,000,000 56,038,011,005 21.52% 17.71%

12 BMP 84,948,000,000 42,697,926,494 375,588,863,777 139,334,000,000 418,286,790,271 11.37% 10.21%

13 BPC 7,898,000,000 19,252,946,265 61,421,832,329 38,000,000,000 80,674,778,594 31.35% 23.86%

14 BT6 31,388,000,000 320,425,819,835 288,030,078,109 100,000,000,000 608,455,897,944 111.25% 52.66%

15 BTC 295,000,000 26,011,000,000 7,737,000,000 33,748,000,000 336.19% 77.07%

16 CAN 8,331,000,000 33,495,179,318 52,098,642,430 35,000,000,000 85,593,821,748 64.29% 39.13%

17 CII 47,689,000,000 719,190,064,114 372,190,064,385 300,000,000,000 1,091,380,128,499 193.23% 65.90%

18 CLC 32,818,000,000 211,168,000,000 139,208,000,000 350,376,000,000 151.69% 60.27%

19 COM 12,293,000,000 1,599,340 67,492,208,561 79,040,128,027 34,000,000,000 146,532,336,588 85.39% 46.06%

20 CYC -7,241,000,000 119,447,000,000 106,494,000,000 225,941,000,000 112.16% 52.87%

21 DCC

22 DCT 28,768,000,000 31,874,000,000 160,063,000,000 191,937,000,000 19.91% 16.61%

23 DHA 22,613,000,000 879,645,000 7,798,000,000 184,583,000,000 192,381,000,000 4.22% 4.05%

24 DHG 87,060,000,000 11,840,113,834 312,405,792,075 170,441,022,621 80,000,000,000 482,846,814,696 183.29% 64.70%

25 DIC 8,626,000,000 48,203,989,733 52,924,870,055 32,000,000,000 101,128,859,788 91.08% 47.67%

26 DMC 48,597,000,000 159,388,605,999 220,830,267,338 107,000,000,000 380,218,873,337 72.18% 41.92%

27 DNP 9,127,000,000 45,875,655,812 33,350,625,941 20,000,000,000 79,226,281,753 137.56% 57.90%

28 DPC 2,734,000,000 18,015,463,408 21,701,823,169 15,872,800,000 39,717,286,577 83.01% 45.36%

29 DPM

30 DPR

31 DQC

32 DRC 55,379,000,000 367,572,582,199 141,121,868,463 92,475,000,000 508,694,450,662 260.46% 72.26%

33 DTT 5,101,000,000 4,277,597,754 27,163,180,452 20,000,000,000 31,440,778,206 15.75% 13.61%

34 DXP 11,465,000,000 1,000,000,000 46,096,215,612 54,670,339,678 35,000,000,000 100,766,555,290 84.32% 45.75%

35 DXV

36 FBT

37 FMC 31,581,000,000 104,445,535,241 113,399,110,185 60,000,000,000 217,844,645,426 92.10% 47.94%

38 FPC 33,684,000,000 309,537,344,222 286,142,955,694 150,000,000,000 595,680,299,916 108.18% 51.96%

Page 84: Bai hoan chinh

84

39 FPT 450,436,000,000 1,720,207,153,018 1,565,842,208,518 608,102,300,000 3,286,049,361,536 109.86% 52.35%

40 GIL 23,044,000,000 43,875,750,068 144,108,552,134 45,500,000,000 187,984,302,202 30.45% 23.34%

41 GMC 9,717,000,000 2,363,321,332 81,915,900,992 39,514,201,472 22,750,000,000 121,430,102,464 207.31% 67.46%

42 GMD 156,108,000,000 9,366,479,956 737,421,000,000 636,657,000,000 1,374,078,000,000 115.83% 53.67%

43 GTA 13,849,000,000 48,683,083,230 110,058,370,526 84,077,500,000 158,741,453,756 44.23% 30.67%

44 HAP 16,906,000,000 83,623,000,000 158,262,000,000 241,885,000,000 52.84% 34.57%

45 HAS 17,475,000,000 4,722,902,092 136,016,568,173 66,111,338,692 25,000,000,000 202,127,906,865 205.74% 67.29%

46 HAX 2,009,000,000 33,876,999,916 23,629,012,681 16,257,300,000 57,506,012,597 143.37% 58.91%

47 HBC 9,044,000,000 904,661,222 63,124,503,881 69,383,705,040 56,399,900,000 132,508,208,921 90.98% 47.64%

48 HBD 2,472,000,000 2,302,907,911 18,178,145,779 20,481,053,690 12.67% 11.24%

49 HDC 10,386,000,000 354,707,000,000 77,327,000,000 432,034,000,000 458.71% 82.10%

50 HMC 22,004,000,000 254,703,978,430 181,655,534,863 158,000,000,000 436,359,513,293 140.21% 58.37%

51 HPG

52 HRC 142,641,000,000 77,338,714,670 286,025,255,442 96,000,000,000 363,363,970,112 27.04% 21.28%

53 HSI

54 HT1

55 HTV 14,515,000,000 16,035,368,985 82,344,999,038 48,000,000,000 98,380,368,023 19.47% 16.30%

56 ICF 10,841,000,000 135,214,000,000 123,848,000,000 259,062,000,000 109.18% 52.19%

57 IFS 60,354,000,000 227,033,000,000 397,862,000,000 624,895,000,000 57.06% 36.33%

58 IMP 42,276,000,000 70,494,879,299 234,175,656,615 84,000,000,000 304,670,535,914 30.10% 23.14%

59 ITA 148,773,000,000 1,010,706,359,041 570,902,137,364 450,000,000,000 1,581,608,496,405 177.04% 63.90%

60 KDC 160,680,290,813

351,069,602,896

585,302,835,201

299,999,800,000 936,372,438,097 59.98% 37.49%

61 KHA 12,578,000,000 2,043,218,839 35,098,768,172 107,153,234,421 66,876,320,000 142,252,002,593 32.76% 24.67%

62 KHP 27,517,000,000 1,592,567,972 190,526,297,634 184,614,086,048 163,221,000,000 375,140,383,682 103.20% 50.79%

63 L10 3,592,000,000 169,561,654,950 44,065,562,391 40,000,000,000 213,627,217,341 384.79% 79.37%

64 LAF -13,245,179,826 73,343,975,556 69,856,876,641

57,989,010,000 143,200,852,197 104.99% 51.22%

65 LBM 2,931,000,000 50,169,342,522

19,348,626,822

16,391,600,000 69,517,969,344 259.29% 72.17%

66 LGC 2,035,000,000 29,029,132,746 16,425,133,714 10,000,000,000 45,454,266,460 176.74% 63.86%

67 LSS

68 MAFPF1

69 MCP 4,972,000,000 35,245,249,000 56,598,025,159 30,000,000,000 91,843,274,159 62.27% 38.38%

70 MCV 3,664,000,000 161,693,000,000 35,257,000,000 196,950,000,000 458.61% 82.10%

71 MHC 15,704,000,000 1,603,206,000 88,374,000,000 105,907,000,000 194,281,000,000 83.44% 45.49%

72 MPC 77,082,000,000 335,728,216,212 685,455,050,814 600,000,000,000 1,021,183,267,026 48.98% 32.88%

73 NAV 18,574,000,000 68,662,723,833 40,682,440,250 25,000,000,000 109,345,164,083 168.78% 62.79%

74 NHC 6,264,000,000 3,185,000,000 18,747,000,000 21,932,000,000 16.99% 14.52%

75 NKD 60,745,000,000 8,752,353,742 129,961,432,325 200,989,938,666 84,000,000,000 330,951,370,991 64.66% 39.27%

76 NSC 7,909,000,000 33,406,278,841 62,237,257,923 30,000,000,000 95,643,536,764 53.68% 34.93%

77 NTL 104,409,000,000 250,325,000,000 144,372,000,000 394,697,000,000 173.39% 63.42%

78 PAC 20,297,000,000 142,976,000,000 123,378,000,000 266,354,000,000 115.88% 53.68%

79 PET

80 PGC 34,013,534,673 341,836,515,022 337,490,245,640 200,000,000,000 679,326,760,662 101.29% 50.32%

81 PIT 128,592,748,807 84,577,121,078 60,000,000,000 213,169,869,885 152.04% 60.32%

82 PJT 7,160,000,000 61,497,710,635 49,213,845,740 35,000,000,000 110,711,556,375 124.96% 55.55%

83 PMS 6,109,000,000 40,502,257,566 55,986,740,415 32,000,000,000 96,488,997,981 72.34% 41.98%

84 PNC 5,978,000,000 99,346,000,000 64,429,000,000 163,775,000,000 154.19% 60.66%

85 PPC 979,340,000,000 16,000,000,000 6,894,208,086,943 3,710,604,858,436 3,107,000,000,000 10,604,812,945,379 185.80% 65.01%

Page 85: Bai hoan chinh

85

86 PRUBF1

87 PVD 124,522,000,000 1,382,566,714,000 791,591,587,000 680,000,000,000 2,174,158,301,000 174.66% 63.59%

88 PVT

89 RAL 46,289,000,000 350,072,855,359 139,277,182,704 79,150,000,000 489,350,038,063 251.35% 71.54%

90 REE 222,430,000,000 366,460,337,915 1,041,400,148,928 338,043,430,000 1,407,860,486,843 35.19% 26.03%

91 RHC 14,021,000,000 73,819,811,603 55,838,024,087 32,000,000,000 129,657,835,690 132.20% 56.93%

92 RIC 217,714,190,744 401,476,757,672 332,136,000,000 619,190,948,416 54.23% 35.16%

93 SAF 9,040,000,000 945,152,931 18,625,102,705 38,318,484,937 27,060,000,000 56,943,587,642 48.61% 32.71%

94 SAM 203,779,000,000 48,809,949,450 1,019,614,415,435 737,918,743,244 374,400,000,000 1,757,533,158,679 138.17% 58.01%

95 SAV 17,608,000,000 166,249,158,819

192,223,537,672

65,000,000,000 358,472,696,491 86.49% 46.38%

96 SBT 99,866,804,634 1,419,258,412,923 1,524,042,639,000 1,519,125,217,557 7.04% 6.57%

97 SC5 485,839,017,485

42,204,165,598

25,000,000,000 528,043,183,083 1151.16% 92.01%

98 SCD 18,733,000,000 40,083,732,030 111,586,921,384 85,000,000,000 151,670,653,414 35.92% 26.43%

99 SDN 2,452,000,000 14,894,550,487 13,368,989,007 11,400,000,000 28,263,539,494 111.41% 52.70%

100 SFC 7,805,000,000 30,066,461,179 37,590,734,187 17,000,000,000 67,657,195,366 79.98% 44.44%

101 SFI 16,309,000,000 97,666,575,585 37,430,471,346 11,385,008,054 135,097,046,931 260.93% 72.29%

102 SFN 6,907,000,000 1,366,094,370 39,084,307,348 30,000,000,000 40,450,401,718 3.50% 3.38%

103 SGC 17,981,000,000 12,827,068,349 65,532,943,315 40,887,000,000 78,360,011,664 19.57% 16.37%

104 SGH 2,879,000,000 1,254,452,319 23,767,728,955 17,662,969,959 25,022,181,274 5.28% 5.01%

105 SGT 19,043,000,000 158,968,585,410 69,030,944,019 50,000,000,000 227,999,529,429 230.29% 69.72%

106 SHC 3,236,000,000 15,162,766,724 18,801,244,628 14,000,000,000 33,964,011,352 80.65% 44.64%

107 SJ1 5,695,000,000 11,340,503,341 29,647,668,368 20,000,000,000 40,988,171,709 38.25% 27.67%

108 SJD 62,610,000,000 2,712,000,000 1,019,456,000,000 272,757,000,000 1,292,213,000,000 373.76% 78.89%

109 SJS 119,845,000,000 10,196,250,612 393,530,025,117

542,693,716,122

50,000,000,000 936,223,741,239 72.51% 42.03%

110 SMC 22,611,000,000 1,732,399,113 295,121,136,722

101,922,540,689

60,000,000,000 397,043,677,411 289.55% 74.33%

111 SSC 19,235,000,000 24,184,299,310 117,252,895,347 60,000,000,000 141,437,194,657 20.63% 17.10%

112 SSI 242,031,000,000 48,406,106,628 2,522,270,608,261 1,207,284,615,107 500,000,000,000 3,729,555,223,368 208.92% 67.63%

113 ST8 16,571,000,000 66,621,199,713 54,464,289,649 33,880,000,000 121,085,489,362 122.32% 55.02%

114 STB 470,128,000,000 68,201,849,464 21,905,837,000,000 2,870,346,000,000 2,248,726,000,000 24,776,183,000,000 763.18% 88.41%

115 TAC 283,303,168,621 264,105,498,823 189,802,000,000 547,408,667,444 107.27% 51.75%

116 TCM

117 TCR 533,936,230,573 515,405,549,775 299,735,940,000 1,049,341,780,348 103.60% 50.88%

118 TCT 7,535,891,179 35,586,907,995 15,985,000,000 43,122,799,174 21.18% 17.48%

119 TDH 79,859,000,000 307,925,049,641

512,119,037,909

170,000,000,000 820,044,087,550 60.13% 37.55%

120 TMC 10,599,000,000 1,805,310,860 55,261,000,000 41,923,000,000 97,184,000,000 131.82% 56.86%

121 TMS 15,918,000,000 56,412,763,587 90,691,480,743 42,900,000,000 147,104,244,330 62.20% 38.35%

122 TNA 6,037,000,000 51,021,923,756 20,945,161,002 13,000,000,000 71,967,084,758 243.60% 70.90%

123 TNC

124 TPC

125 TRC

126 TRI 8,688,000,000 148,853,907,475 62,487,026,750 45,483,600,000 211,340,934,225 238.22% 70.43%

127 TS4 6,060,000,000 40,449,000,000 53,255,000,000 93,704,000,000 75.95% 43.17%

128 TSC 12,448,000,000 237,250,960,308 84,149,138,347 68,811,300,000 321,400,098,655 281.94% 73.82%

129 TTC 7,597,000,000 159,988,773,789 46,870,130,482 40,000,000,000 206,858,904,271 341.34% 77.34%

130 TTF 413,573,820,567 60,941,881,751 50,114,400,000 474,515,702,318 678.64% 87.16% 131 TTP 55,411,000,000 316,809,688,827 77.08% 43.53%

Page 86: Bai hoan chinh

86

137,899,502,767 178,910,186,060 106,550,000,000

132 TYA 32,470,000,000 848,227,522,000 299,058,623,000 1,147,286,145,000 283.63% 73.93%

133 UIC 231,181,000,000 25,662,000,000 256,843,000,000 900.87% 90.01%

134 UNI 2,727,162,164 7,368,281,014

13,745,670,322

10,000,000,000 21,113,951,336 53.60% 34.90%

135 VFC 13,063,000,000 217,833,864,959 71,988,367,524 57,756,270,000 289,822,232,483 302.60% 75.16%

136 VFMVF1

137 VGP 15,896,000,000 51,668,992,677 53,990,195,905 38,850,200,000 105,659,188,582 95.70% 48.90%

138 VHC

139 VHG 63,437,000,000 180,863,533,439 87,086,988,050 40,000,000,000 267,950,521,489 207.68% 67.50%

140 VIC 343,772,000,000 79,886,941,354 594,521,424,294 313,500,000,000 674,408,365,648 13.44% 11.85%

141 VID 10,682,000,000 112,629,453,421 108,177,145,935 84,557,000,000 220,806,599,356 104.12% 51.01%

142 VIP 81,382,000,000 234,924,343,244 455,272,685,426 351,000,000,000 690,197,028,670 51.60% 34.04%

143 VIS 13,977,000,000 1,030,000,000 662,057,764,539 116,213,291,453 100,000,000,000 778,271,055,992 569.69% 85.07%

144 VNE 42,792,000,000 545,460,934,194 183,240,360,661 150,000,000,000 728,701,294,855 297.68% 74.85%

145 VNM 731,585,000,000 862,150,000,000 2,738,383,000,000 1,590,000,000,000 3,600,533,000,000 31.48% 23.95%

146 VPK 9,291,000,000 64,753,449,523 89,784,918,597

76,000,000,000 154,538,368,120 72.12% 41.90%

147 VPL 823,738,541,154 314,948,779,605 370,000,000,000 1,138,687,320,759 261.55% 72.34%

148 VSC 45,123,000,000 133,814,376,593 146,598,046,671 57,991,500,000 280,412,423,264 91.28% 47.72%

149 VSH 270,592,000,000 546,436,502,946 1,337,605,087,208 1,250,000,000,000 1,884,041,590,154 40.85% 29.00%

150 VTA 2,369,000,000 269,993,348,884 44,153,043,841

40,000,000,000 314,146,392,725 611.49% 85.95%

151 VTB 21,833,000,000 115,515,522,025 91,977,231,859 70,000,000,000 207,492,753,884 125.59% 55.67%

152 VTC 724,000,000 944,433,413 35,485,278,071 36,901,195,497 24,150,000,000 72,386,473,568 96.16% 49.02%

153 VTO 596,845,902,567 490,623,956,531 400,000,000,000 1,087,469,859,098 121.65% 54.88%

Page 87: Bai hoan chinh

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Tài chính doanh nghiệp hiện đại (2005), GS. TS. Trần Ngọc Thơ, NXB Thống kê. 2/ “Chia cổ tức: Nên chia bằng cổ tức hay tiền mặt?” (04/2008), Báo cáo, Công ty chứng khoán SME. 3/ “Quyết định chính sách cổ tức của công ty”, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 4/ “Thuế chứng khoán: Thu làm sao?”, ThS. Lê Đạt Chí, tạp chí “Đầu tư chứng khoán”. 5/ “Dividend Policy in Switzerland” (2004), Bogdan Stacescu. 6/ “Dividend Policy inside the Multinational Firm” (2006), Mihir A. Desai, C. Fritz Foley & James R. Hines Jr. 7/ “Dividend Policies of Japanese Firms: An Agency Theory Perspective” (2006), Hisao Miyagawa. 8/ “Dividend Policies in an Unregulated Market: The London Stock Exchange 1900-05”, Fabio Braggion & Lyndon Moore. 9/ “Dividend policy theories and their empirical tests”, George M. Frankfurter & Bob G. Wood, Jr. 10/ “Dividend Policy in the European Union” (2006), Henk von Eije & William Megginson. 11/ Bản tin Thị trường Chứng khoán (HOSE), các số năm 2005, 2006, 2007, 2008. 12/ Website Công ty Chứng khoán VNDirect, www.vndirect.com.vn . 13/ Website Công ty Chứng khoán FPT, www.fpts.com.vn . 14/ Website Công ty Chứng khoán Sài Gòn, www.ssi.com.vn .