8
TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Liên kết thu mua đặc sản trái cây Đan Phượng TRANG 7 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4963 - THỨ HAI NGÀY 15/1/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Vẹn nguyên tình đồng đội TRANG 4 Ngành thuế và “cách mạng công nghiệp 4.0” TRANG 3 Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên… Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt. (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TOÀN MIỀN BẮC, NGÀY 22/9/1962) Chuyện làm báo trên tàu HQ 996 TRANG 6 TRANG 5 Quy hoạch trung tâm Đà Lạt rất cần tính đến giá trị về mặt nước và cây xanh. Ảnh: Minh Đạo Nhà có mười đứa con Đó là những ngôi nhà ở Làng SOS Đà Lạt. Làng được xây dựng từ năm 1974 và là ngôi làng SOS thứ hai tại Việt Nam sau Làng SOS Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh trước đó. Sau một quãng dài tạm ngưng hoạt động vì nhiều lý do, mãi cho đến năm 1989, SOS Đà Lạt mới được tái lập trở lại. Nơi đây hiện có 14 ngôi nhà, mỗi nhà có 1 bà mẹ trông nom cả chục đứa trẻ. Khi vào làng, các em sẽ được nuôi ăn học đến hết bậc trung học phổ thông, sau đó chuyển sang chế độ bán tự lập, làng vẫn lo cho các em vào đại học, cao đẳng hoặc cho đi học nghề, cho đến khi các em có công ăn việc làm ổn định và có thể tự lập hoàn toàn. TRANG 4 Trung tâm Đà Lạt nên quy hoạch theo hướng bảo tồn Tổng kết công tác Quốc phòng địa phương và Giáo dục quốc phòng, an ninh năm 2017 XEM TIẾP TRANG 2 XEM TIẾP TRANG 2 UBND tỉnh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Quốc phòng địa phương (QPĐP) và Giáo dục quốc phòng, an ninh (GDQPAN) năm 2017. Tham dự có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trung tướng Phạm Văn Dỹ - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7. Đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và Đại tá Nguyễn Bình Sơn - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh đồng chủ trì hội nghị Theo báo cáo tại hội nghị, trong thực hiện công tác QPĐP năm 2017, Ban Chỉ đạo Khu vực phòng thủ (KVPT) các cấp đã chỉ đạo các đơn vị diễn tập chiến đấu phòng thủ cho 33 xã, phường, thị trấn đạt 100% kế hoạch năm và đạt 42,8% so với nhiệm kỳ. Các hoạt động khác trong xây dựng KVPT như: xây dựng tiềm lực chính trị, tiềm lực kinh tế… cũng được quan tâm. Về công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017 đã giao 1.001 chiến sỹ, đạt 100% chỉ tiêu giao; trong đó, đảng viên nhập ngũ đạt 5,3%. Các nhiệm vụ quản lý đất quốc phòng, ngân sách bảo đảm cho công tác QPĐP, xây dựng cơ bản, bảo đảm xăng dầu; công tác thanh tra, kiểm tra được đảm bảo... Đối với công tác GDQPAN, Hội đồng giáo dục QP&AN các cấp phát huy tốt chức năng phối hợp liên ngành tham mưu cho cấp ủy,... Tổng kết rút kinh nghiệm Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII-2017 Chiều 12/1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về việc tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - 2017 với sự chủ trì của đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Báo cáo tổng kết nêu rõ: Phát huy kết quả đạt được qua 6 kỳ tổ chức Festival Hoa, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - 2017 đã diễn ra 15 chương trình chính, 14 chương trình phụ và 14 chương trình khác, lễ hội lần này còn có sự kết hợp với Tuần Văn hóa Trà - Tơ lụa diễn ra tại Bảo Lộc đã làm nên một festival hoa có nội dung phong phú, mới lạ. Việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động các nguồn lực xã hội, hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước đã được phát huy cao độ. Đã có 29 đơn vị tham gia tài trợ với tổng giá trị bằng tiền hơn 18,3 tỷ đồng. Công tác an ninh được chuẩn bị chu đáo đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông trong suốt 5 ngày diễn ra lễ hội...

(BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27033_Bao_Lam_Dong_ngay_15_1_2018…Tổng kết công tác Quốc phòng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27033_Bao_Lam_Dong_ngay_15_1_2018…Tổng kết công tác Quốc phòng

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCLiên kết thu mua đặc sản

trái cây Đan PhượngTRANG 7

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4963 - THỨ HAI NGÀY 15/1/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIVẹn nguyên tình đồng đội

TRANG 4

Ngành thuế và “cách mạng công nghiệp 4.0”

TRANG 3

Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên… Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt.

(BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TOÀN MIỀN BẮC, NGÀY 22/9/1962)

Chuyện làm báo trên tàu HQ 996

TRANG 6

TRANG 5

Quy hoạch trung tâm Đà Lạt rất cần tính đến giá trị về mặt nước và cây xanh. Ảnh: Minh Đạo

Nhà có mười đứa conĐó là những ngôi nhà ở Làng SOS Đà Lạt. Làng được xây dựng từ năm

1974 và là ngôi làng SOS thứ hai tại Việt Nam sau Làng SOS Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh trước đó. Sau một quãng dài tạm ngưng hoạt động vì nhiều lý do, mãi cho đến năm 1989, SOS Đà Lạt mới được tái lập trở lại.

Nơi đây hiện có 14 ngôi nhà, mỗi nhà có 1 bà mẹ trông nom cả chục đứa trẻ. Khi vào làng, các em sẽ được nuôi ăn học đến hết bậc trung học phổ thông, sau đó chuyển sang chế độ bán tự lập, làng vẫn lo cho các em vào đại học, cao đẳng hoặc cho đi học nghề, cho đến khi các em có công ăn việc làm ổn định và có thể tự lập hoàn toàn.

TRANG 4

Trung tâm Đà Lạt nên quy hoạch theo hướng bảo tồn

Tổng kết công tác Quốc phòng địa phương và Giáo dục quốc phòng, an ninh năm 2017

XEM TIẾP TRANG 2

XEM TIẾP TRANG 2

UBND tỉnh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Quốc phòng địa phương (QPĐP) và Giáo dục quốc phòng, an ninh (GDQPAN) năm 2017. Tham dự có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trung tướng Phạm Văn Dỹ - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7. Đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và Đại tá Nguyễn Bình Sơn - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh đồng chủ trì hội nghị

Theo báo cáo tại hội nghị, trong thực hiện công tác QPĐP năm 2017, Ban Chỉ đạo Khu vực phòng thủ (KVPT) các cấp đã chỉ đạo các đơn vị diễn tập chiến đấu phòng thủ cho 33 xã, phường, thị trấn đạt 100% kế hoạch năm và đạt 42,8% so với nhiệm kỳ. Các hoạt động khác trong xây dựng KVPT như: xây dựng tiềm lực chính trị, tiềm lực kinh tế… cũng được quan tâm. Về công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017 đã

giao 1.001 chiến sỹ, đạt 100% chỉ tiêu giao; trong đó, đảng viên nhập ngũ đạt 5,3%. Các nhiệm vụ quản lý đất quốc phòng, ngân sách bảo đảm cho công tác QPĐP, xây dựng cơ bản, bảo đảm xăng dầu; công tác thanh tra, kiểm tra được đảm bảo... Đối với công tác GDQPAN, Hội đồng giáo dục QP&AN các cấp phát huy tốt chức năng phối hợp liên ngành tham mưu cho cấp ủy,...

Tổng kết rút kinh nghiệm Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII-2017

Chiều 12/1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về việc tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - 2017 với sự chủ trì của đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Báo cáo tổng kết nêu rõ: Phát huy kết quả đạt được qua 6 kỳ tổ chức Festival Hoa, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - 2017 đã diễn ra 15 chương trình chính, 14 chương trình phụ và 14 chương trình khác, lễ hội lần này còn có sự kết hợp với Tuần Văn hóa Trà - Tơ lụa diễn ra tại Bảo Lộc đã làm nên một festival hoa có nội dung phong phú, mới lạ. Việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động các nguồn lực xã hội, hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước đã được phát huy cao độ. Đã có 29 đơn vị tham gia tài trợ với tổng giá trị bằng tiền hơn 18,3 tỷ đồng. Công tác an ninh được chuẩn bị chu đáo đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông trong suốt 5 ngày diễn ra lễ hội...

Page 2: (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27033_Bao_Lam_Dong_ngay_15_1_2018…Tổng kết công tác Quốc phòng

2 THỨ HAI 15 - 1 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

... chính quyền các cấp về công tác giáo dục QP&AN; thực hiện bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng đạt mục tiêu và yêu cầu đề ra.

Tuy nhiên, một số nội dung trong xây dựng KVPT chưa đi vào chiều sâu, tính hiệu quả chưa cao, TTANXH còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Cán bộ đối tượng 3 của các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức tham gia bồi dưỡng kiến thức QP&AN chưa cao…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chỉ đạo năm 2018 cần triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X liên quan đến công tác quốc phòng địa phương. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW 4 và Chỉ thị 05...

Dịp này, nhiều tập thể, cá nhân đã được biểu dương, khen thưởng. H.MY

Tổng kết công tác... TIẾP TRANG 1

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT

Từ năm 2012, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 21 về “Tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”, việc triển khai thực hiện các chính sách này càng được quan tâm với sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Theo ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, 5 năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo BHXH tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21 - NQ/TW được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần nâng cao nhận thức về thực hiện chính sách BHXH, BHYT của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và mỗi người dân. Do vậy, nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của các chính sách BHXH, BHYT đã được nâng cao, tỷ lệ người dân tham gia BHXH, BHYT hàng năm đều gia tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước, từng bước thực hiện mục tiêu bảo hiểm toàn dân trên địa bàn tỉnh, quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng.

Đến hết năm 2017, toàn tỉnh

có 1.025.212 người tham gia BHYT, BHXH, tăng 37,5% so với năm 2012.

Những năm qua, các chính sách BHYT, BHXH luôn có vai trò quan trọng, đảm bảo an sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Chính vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm để người dân được thụ hưởng đầy đủ các chính sách này.

Cùng đó, cơ chế, chính sách về BHXH, BHYT cũng từng bước được hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Trong triển khai có sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị, góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch số 5928/KH-UBND ngày 7/10/2013 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 30/1/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Chất lượng dịch vụ y tế và công tác thực hiện chế độ, chính sách BHYT, BHXH ngày càng được cải thiện thông qua cải

sâu, vùng xa; công tác phối hợp giữa các cơ sở khám chữa bệnh và BHXH trong thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cũng theo ông Phan Văn Đa, để tiếp tục thực hiện tốt chính sách này với phương châm: “BHXH cho mọi người lao động” và “BHYT toàn dân”, thời gian tới, UBND tỉnh đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện kịp thời, có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo công tác truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của BHYT, BHXH là 2 trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội; nhận thức rõ về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT, BHXH; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện; phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động phổ biến Luật BHXH để người dân tích cực tự giác tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, phát triển nhanh đối tượng tham gia theo luật định, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra… THY VŨ

Khám, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương. Ảnh: Thy Vũ

cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh BHYT; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả, giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN; triển khai nhiều kỹ thuật y tế cao, chuyên sâu có chất lượng.

Song song với đó, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT được tăng cường; phát hiện và xử lý các vi vi phạm như trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT và các hành vi tiêu cực, gian lận để hưởng chế độ, trục lợi quỹ BHXH, BHYT.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đến công tác BHXH, BHYT; chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt và chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tích cực thực hiện chính sách BHYT, BHXH. Ngoài ra, công tác phối hợp liên ngành trong giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm chính sách BHXH, BHYT còn gặp nhiều khó khăn; tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT vẫn còn diễn ra. Chất lượng khám chữa bệnh nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, nhất là ở tuyến y tế cơ sở, vùng

Ngành Tuyên giáo có nhiều đóng góp tích cực trong năm 2017

Chiều 12/1, đồng chí Trần Văn Hiệp - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo (BTG) Tỉnh ủy đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Năm 2017, ngành Tuyên giáo đã triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều nhiệm vụ, bảo đảm yêu cầu về nội dung, chất lượng và tiến độ. BTG đã mở 602 lớp học tập quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII; 47 lớp học tập quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng và 1 lớp thông báo nhanh Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng bằng hình thức trực tuyến cho đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn tỉnh với 16 điểm cầu cho gần 2 ngàn cán bộ, đảng viên tham gia.

BTG Tỉnh ủy thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ theo hướng sáp nhập 6 phòng chuyên môn thành 4 phòng, với số biên chế dao động từ 18-22, giảm gần 40%. Đây là động thái để các địa phương, đơn vị có định hướng thực hiện.

BTG đã chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị để định hướng dư luận xã hội, tạo sự nhất trí cao trong Đảng, đồng thuận trong xã hội. BTG Tỉnh ủy phối hợp tham mưu tổ chức 6 kỳ Báo cáo viên Trung ương trực tuyến và 5 kỳ Hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy để cung cấp thông tin cho đội ngũ báo cáo viên các cấp. Đồng thời tổ chức 5 đợt đưa thông tin tuyên giáo về cơ sở tại các hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; tổ chức 12 lớp tập huấn nhằm trang bị thêm về kỹ năng tuyên truyền miệng, công tác nắm bắt và tổng hợp dư luận xã hội, kinh nghiệm viết bài phản bác cho khoảng 1.000 báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên dư luận xã hội ở cơ sở. Tích cực tham mưu tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết TW 4, 5, 6 (khóa XII) gắn với Chỉ thị 05…

Tuy nhiên, một số nội dung tham mưu cho BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Việc đấu tranh ngăn chặn, phản bác thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội chưa đạt kết quả như mong muốn…

Kết luận hội nghị, đồng chí Trần Văn Hiệp nhấn mạnh, năm 2018, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xác định đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó tập trung đổi mới nâng cao chất lượng công tác Tuyên giáo, tránh đi sau, chạy theo, nói lại…

Dịp này, đồng chí Phan Văn Phấn - Phó Trưởng Ban Thường trực BTG đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

N.NGÀ

Tổng kết rút kinh nghiệm... TIẾP TRANG 1

... Festival Hoa đã đón 1.263 đại biểu từ 137 đoàn khách trong nước và quốc tế, cùng 160 ngàn du khách và nhân dân Đà Lạt tham dự.

Lễ hội thực sự là dịp xúc tiến đầu tư, thương mại du lịch của tỉnh Lâm Đồng đến bạn bè trong nước và quốc tế; tiếp tục quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng và thương hiệu các mặt hàng nông sản địa phương, đặc biệt là nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; khẳng định, tôn vinh những giá trị của hoa và nghề trồng hoa Đà Lạt, đồng thời quảng bá nghề sản xuất lụa tơ tằm Bảo Lộc, tạo cơ hội để những người làm rau, hoa, trà, tơ lụa được giao lưu, trao đổi, phát triển ngành nghề. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão nên nhiều chương trình phải rời địa điểm, nhiều chương trình không thực hiện được so với dự kiến như: Đêm hội thời trang áo dài tơ lụa, biểu diễn khinh khí cầu bay, phát hành đĩa DVD “Một thoáng

Đà Lạt”...Phát biểu tổng kết, Chủ tịch

UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đã khẳng định thành công của một kỳ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII, qua đó nhiều sản phẩm thương hiệu thế mạnh có cơ hội được khẳng định, ngoài hoa, trà còn có tơ lụa, đặc biệt việc quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với 4 sản phẩm:

rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông. Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao công tác đảm bảo an ninh - trật tự, chỉnh trang đô thị, vận động xã hội hóa, tổ chức các hoạt động của Festival Hoa. Đồng thời, thẳng thắn nêu ra những tồn tại, hạn chế của Festival Hoa Đà Lạt lần này như: Tính xã hội hóa, tính chủ động của cộng đồng dân cư, của doanh

nghiệp chưa cao. Có rất nhiều hoạt động diễn ra, nhưng nhiều hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thu hút được cộng đồng. Công tác phối hợp của các đơn vị tổ chức đôi khi lúng túng bị động... Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 35 cá nhân có đóng góp xuất sắc cho các hoạt động của Festival Hoa.

QUỲNH UYỂN

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Page 3: (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27033_Bao_Lam_Dong_ngay_15_1_2018…Tổng kết công tác Quốc phòng

3 3 THỨ HAI 15 - 1 - 2018KINH TẾ

Cục Thuế Lâm Đồng vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công

tác thu NSNN năm 2017, triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm

2018. Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đến dự và chỉ

đạo hội nghị.Báo cáo tổng kết cho biết, tổng

thu ngân sách nhà nước năm 2017 của Lâm Đồng là 6.446,1 tỷ đồng,

đạt 111% dự toán địa phương và bằng 119% so năm 2016. Tổng

thu thuế - phí là 3.926,6 tỷ đồng, đạt 103% dự toán địa phương và bằng 116% so năm 2016. Trong

đó, lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước trung ương vượt 16% dự

toán địa phương và tăng 26% so năm 2016; lệ phí trước bạ vượt

22% dự toán địa phương và tăng 35% so năm 2016; thuế thu nhập

cá nhân vượt 27% dự toán địa phương và tăng 42% so năm

2016; thuế bảo vệ môi trường vượt 15% dự toán địa phương và

tăng 16% so năm 2016.Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, ngành thuế cũng còn

những hạn chế, đó là: thu NSNN có 5 mục không đạt dự toán;

nợ đọng thuế cao; nhiều khoản thất thu chưa có biện pháp khắc

phục; hạn chế trong công tác thu tiền thuê đất, tiền cấp quyền sử

dụng đất…; công tác cải cách hành chính chưa đạt hiệu quả như

mong muốn; một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công

tác thu thuế...Hướng đến hoàn thành tốt mục

tiêu thu NSNN năm 2018 đạt 6.750 tỷ đồng, ngành thuế đặt ra 5 nhiệm

vụ trọng tâm và 18 giải pháp. LÊ HOA

Năm 2017, tổng thu ngân sách nhà nước tăng 19% so với năm 2016

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tạo ra môi trường tương tác giữa cơ quan quản lý thuế

và doanh nghiệp, người dân trong việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thông qua việc kết nối mạng internet. Qua đó, cho phép người nộp thuế trực tiếp gửi hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và nhận thông báo của cơ quan thuế có chấp nhận hay không chấp nhận việc nộp hồ sơ khai báo thuế điện tử của người nộp thuế. Đồng thời, nhận kết quả đã nộp thuế, giải quyết hoàn thuế bằng phương thức điện tử một cách nhanh chóng tại một địa chỉ duy nhất là Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Với “môi trường tương tác” ấy, dịch vụ thuế điện tử mang lại nhiều tiện ích cho người nộp thuế khi tham gia sử dụng dịch vụ này. Và rõ ràng điều đó không chỉ giảm thời gian, không gian vật lý khi thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, chi phí đi lại… mà còn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, tính công khai minh bạch cao, tránh gây khó dễ, phiền hà cho người nộp thuế.

Chính những lợi ích trên, thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 35 của Chính phủ, ngành Thuế Lâm Đồng đã nỗ lực triển khai các chương trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế mà trọng tâm là cung cấp dịch vụ thuế điện tử. Theo Cục Thuế Lâm Đồng, thông qua dịch vụ thuế điện tử này, người nộp thuế có thể dễ dàng làm các thủ tục về thuế từ kê khai, hoàn thuế đến nộp thuế và nhận kết quả bất cứ thời điểm nào kể cả ngày nghỉ và ở mọi địa điểm khác nhau khi nơi đó có kết nối internet. Sự tương tác này còn giúp người nộp thuế theo dõi từng “bước đi” về tiến độ thực hiện, kết quả giải quyết hồ sơ của cơ quan thuế hoặc nhận những chỉ dẫn bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ một cách nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời dễ dàng giám sát và quản lý các giao dịch khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,

Ngành thuế và “cách mạng công nghiệp 4.0”Trên nền tảng của công nghệ điện tử, công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất mà nảy nở ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - kết nối các công nghệ đã được sáng tạo ra lại với nhau và làm mờ các ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số, sinh học. Ngành thuế cũng đang nỗ lực để góp phần cùng tỉnh Lâm Đồng bắt kịp bước tiến đổi mới với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

tình hình thực hiện nộp ngân sách, được hoàn trả những khoản thu ngân sách nhà nước thông qua tài khoản. Từ đó tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian, công sức chờ đợi vì không phải đi đến trực tiếp cơ quan thuế hay quầy giao dịch của ngần hàng, kho bạc và không lệ thuộc vào thời gian làm việc của các cơ quan liên quan. Vì không phải đến trực tiếp cơ quan chức năng để khai, nộp thuế nên tránh được những rủi ro đường sá khi đi lại, vận chuyển tiền mặt, đặc biệt giảm thiểu việc tiếp xúc với cán bộ, công chức thuế đồng nghĩa với việc phòng ngừa các tiêu cực tiềm ẩn có thể xảy ra thông qua giao dịch trực tiếp. Đấy là chưa kể người nộp thuế có thể tra cứu, tìm kiếm và lưu trữ thông tin đã gửi khi cần…

Theo lộ trình thực hiện, ngành Thuế Lâm Đồng đã triển khai tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giải quyết thủ tục hành chính về thuế mức độ 3 và mức độ 4 trong

thời gian qua. Đó là các bước khai thuế điện tử được ngành Thuế triển khai từ tháng 7/2011, dịch vụ nộp thuế điện tử từ tháng 4/2015 cho tất cả doanh nghiệp trên dịa bàn tỉnh và gần đây nhất là dịch vụ hoàn thuế điện tử từ tháng 8/2017 đối với các doanh nghiệp hoàn thuế hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và dự án đầu tư.

Theo thống kê của Cục Thuế Lâm Đồng, đến nay đã có trên 99% doanh nghiệp thực hiện khai thuế qua mạng, 100% hồ sơ hoàn thuế đã được thực hiện và giải quyết hoàn thuế bằng phương thức điện tử và có tới 95,4% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử.

Tuy nhiên, theo ngành Thuế tỉnh, tỷ lệ số chứng từ nộp thuế điện tử và

số tiền nộp ngân sách nhà nước qua hình thức điện tử hàng tháng chưa đạt 95% theo chỉ tiêu do Chính phủ, Bộ Tài chính và UBND tỉnh đề ra. Ngành Thuế đã tạo môi trường tiện ích bằng việc không ngừng nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch thủ tục thuế, vấn đề còn lại là cộng đồng doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng, thực hiện dịch vụ này ra sao để thuận cả đôi bên giữa nhà quản lý và người nộp thuế. Qua đó, thiết thực góp phần cùng ngành Thuế thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Và cũng từ đấy mà theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Lâm Đồng.

XUÂN TRUNG

Ngày 11/1, tại thành phố Đà Lạt, Viện Sinh thái rừng và Môi trường, Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) Việt Nam và Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về các cơ chế tài chính phối hợp hỗ trợ công tác bảo tồn rừng và cảnh quan và chi trả dịch vụ hệ sinh thái ở Việt Nam cho các nhà quản lý, chuyên gia đến từ nước Campuchia. Các đại biểu tham gia hội thảo là những người trực tiếp nghiên cứu, triển khai thực hiện về chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam như Trường Đại học Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Lâm Đồng, Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà, một số chủ rừng là

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và đại diện lãnh đạo các Bộ, tổ chức của Cămpuchia như tổ chức FAO, Bộ Môi trường, Bộ Nông-Lâm-Thủy sản, Ngân hàng quốc gia, Bộ Kinh tế Tài chính…

Là một trong 2 tỉnh đầu tiên ở Việt Nam triển khai thực hiện thí điểm chính sách chi trả DVMTR (năm 2009), lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Lâm Đồng đã cung cấp nhiều thông tin cụ thể và ý nghĩa quá trình triển khai thực hiện. Phó Giám đốc quỹ Nguyễn Văn Bằng cho biết, tổng diện tích đất có rừng trong các lưu vực được chi trả tiền DVMTR tại Lâm Đồng là 427.996 ha, chiếm tỷ lệ 83,3% tổng diện tích rừng toàn tỉnh. Tính đến năm 2016, đã thực hiện khoán

bảo vệ rừng (BVR) chi trả tiền DVMTR cho diện tích 358.492 ha, chiếm tỷ lệ 83,8% diện tích rừng trong lưu vực chi trả và 76% tổng diện tích đất có rừng. Ước tính tổng số tiền DVMTR thu năm 2017 gần 178 tỷ đồng, đạt 115,4% kế hoạch; tổng số tiền đã giải ngân chi trả gần 208 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch...

Giám đốc Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà Lê Văn Hương là người trực tiếp điều hành triển khai thực hiện dự án liên quan đến chi trả DVMTR tại Vườn cũng chia sẻ nhiều thông tin, nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích đến các đại biểu Campuchia. Ông Hương cho biết, Vườn có tổng diện tích hơn 69.688 ha, trong đó 66.270 ha có rừng và đã chi trả 60.272 ha. Quá trình

thực hiện dự án, đây là đơn vị có mức chi trả cho các hộ nhận khoán quản lý BVR hàng năm lớn nhất nước. Qua đó, ông Hương đề xuất phía Campuchia sắp tới thực hiện chính sách này nên mở rộng phạm vi theo hướng chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái, vừa bao quát diện tích quản lý BVR rộng, vừa thu được kinh phí “nuôi lại rừng” từ đối tượng sử dụng rừng. Bởi tính hiệu quả từ chi trả DVMTR ở Lâm Đồng đã và đang đưa lại rất nhiều hiệu quả từ BV&PTR tốt hơn đến nâng cao sinh kế cho người dân… Sau hội thảo, đoàn công tác tiếp tục tham quan và khảo sát thực tế về dự án đánh giá chất lượng rừng triển khai ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. MINH ĐẠO

Chia sẻ kinh nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng cho Campuchia

Kiểm định 2 hồ đập ở Bảo Lâm

2 hồ đập thuộc công trình thủy lợi cấp III và cấp IV ở 2 xã Lộc

Nam và Lộc Phú, huyện Bảo Lâm vừa được phê duyệt kết quả kiểm

định an toàn vận hành.Theo đó, hồ đập xã Lộc Nam

với cao trình 707,6 m đỉnh đập đảm bảo an toàn theo quy định hiện hành, chiều rộng mặt đập 4,5 m. Qua tính toán, khẩu độ

tràn vẫn đáp ứng yêu cầu thoát lũ, chiều rộng ngưỡng tràn 6 m.

Cống lấy nước kết cấu bằng ống thép D300 bọc bê tông.

Hồ đập Lộc Phú hiện trạng cao trình đỉnh đập thấp hơn 8 cm,

nên vẫn đảm bảo yêu cầu. Mái thượng lưu đập được gia cố bằng bê tông tấm đan; mái hạ lưu hoạt

động bình thường thiết bị thoát nước. Chiều rộng ngưỡng tràn xả

lũ 4 m. Cống lấy nước dưới đập hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, công trình hồ chứa nước Lộc Phú cần gia cố mặt đập để thuận tiện

công tác quản lý vận hành; hồ chứa nước Lộc Nam thay thế van hạ lưu và nắp hầm, đảm bảo hơn

nữa yêu cầu điều tiết nước an toàn.VŨ VĂN

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Page 4: (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27033_Bao_Lam_Dong_ngay_15_1_2018…Tổng kết công tác Quốc phòng

4 THỨ HAI 15 - 1 - 2018

Tôi biết các anh đã ngã xuống, nằm xuống, yên nghỉ trên đất mẹ nhưng nhất quyết

phải đưa các anh về, về với quê hương, về với người thân, về với đồng đội, về với sự tri ân của Tổ quốc, về với nhân dân, để chúng tôi dâng lên những nén tâm hương bày tỏ tấm lòng”. Sự xúc động hiện rõ trên khuôn mặt của cựu chiến binh Nguyễn Duy Dũng (Tổ dân phố 21, Phường 2, TP Đà Lạt), người từng tham gia những trận đánh ác liệt tại Lâm Đồng trong một đơn vị đặc công, quả đấm thép khiến quân thù khiếp đảm, đã ra quân là tiêu diệt chớp nhoáng, buộc quân thù phải buông vũ khí đầu hàng vô điều kiện.

Vẻ mặt quắc thước, tác phong nhanh nhẹn hiển hiện trong người lính đặc công ngày nào. Sinh năm 1949 tại quê hương quan họ Bắc Ninh, chàng lính trẻ nhập ngũ vào tháng 2 năm 1968 và được huấn luyện tại Tiểu đoàn 1, Sư đoàn 305 Đặc công tại Thủ đô Hà Nội. Tháng 11 năm 1969, sau một thời gian huấn luyện, ông Dũng hành quân vào Đà Lạt, biên chế vào Tiểu đoàn hỗn hợp (Tiểu đoàn 810) của Tỉnh đội Tuyên Đức (cũ). Đến năm 1971, ông Dũng trực tiếp chiến đấu thuộc Đại đội biệt động C850 của Thị đội Đà Lạt. Những trận đánh ác liệt, mang tầm quyết định được ông Dũng nhớ lại như in: Ngày

31/3/1970, đơn vị chúng tôi đánh vào Trung tâm chính trị của thành phố; ngày 24/4/1970, tiếp tục đánh vào Khu quân cụ quyết tiến của địch; ngày 10/5/1970 đánh vào lực lượng Cảnh sát dã chiến và đến ngày 31/5/1970 thì lực lượng biệt động chia làm hai mũi đánh đòn quyết định vào Dinh Thị trưởng và Lữ quán thanh niên của địch. Mọi trận đánh chúng tôi đều đánh một cách chớp nhoáng, thu vũ

khí, địch đầu hàng vô điều kiện.Và, kỷ niệm day dứt nhất của

ông Dũng chính là sự hy sinh oanh liệt của đồng đội mình trong những ngày “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Đồng đội hy sinh trên mảnh đất Nam Tây Nguyên này chính là những chiến sĩ trẻ của Tiểu đoàn Đặc công 200C, Quân khu 6 được điều từ Bình Thuận lên Lâm Đồng để hiệp đồng tác chiến với các đơn

vị của ta đã trực chiến sẵn. Rồi sự hy sinh anh dũng của Thiếu úy Nguyễn Văn Hiện - Chính trị viên Đại đội C850, Thành đội Đà Lạt; đồng chí Nguyễn Văn Hường - đơn vị đặc công 200C và một đồng chí khác mà ông Dũng chỉ biết tên là Việt quê ở miền Bắc cũng thuộc đơn vị đặc công này. Những ký ức này cứ chảy mãi trong con người hai thứ tóc mỗi khi đêm xuống, rồi trở giấc khi nghe đồng đội gọi: Xung phong!

Sự day dứt của ông Dũng là có căn nguyên vì cho đến nay phần mộ của các liệt sĩ này vẫn chưa tìm thấy, để có thể đưa các anh về trong tình cảm, sự biết ơn bao la của con dân đất Việt. Từ năm 1997, ông Dũng đã cùng các đơn vị của Ban Chỉ huy Quân sự TP Đà Lạt, những người lính may mắn sống sót của đơn vị đặc công 200C năm xưa, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lạc Dương cố công tìm kiếm, ăn rừng ngủ núi, thâm mình với sương gió để đưa hài cốt các anh trở về. Nhưng... địa hình, địa vật thay đổi một cách khó tả, trí nhớ kém đi vì tuổi tác cho dù ký ức còn vẹn nguyên một thời hoa lửa.

Một sự day dứt khác, sự day dứt khôn cùng chính là đồng đội hy sinh

để mình được sống, được nhìn thấy Tổ quốc thay da đổi thịt. Ông Dũng tâm sự: “Đồng đội ơi! Đồng đội hiysinh anh dũng để tấm thân này có ngày hôm nay, chính vì vậy công cuộc tìm kiếm, quy tập hài cốt các anh không bao giờ ngưng nghỉ, cho dù kẻ đầu bạc nhắm mắt xuôi tay thì có thế hệ kế tiếp làm công việc này. Đó là một nhiệm vụ, một vinh dự lớn lao cho những con người sống trong thời bình”.

Ông Nguyễn Văn Sáu là em ruột của liệt sĩ Nguyễn Văn Hường (đơn vị đặc công 200C) đã bao lần rời Bình Thuận lên Đà Lạt, gặp ông Dũng, ăn núi ngủ rừng cùng ông, thắp nén nhang thơm mà nước mắt chan chứa vì hài cốt của anh trai mình chưa được tìm thấy. Nhưng, ông Dũng luôn động viên, tạo mọi điều kiện ăn ở và sinh hoạt ngay tại gia đình mình cho thân nhân của liệt sĩ để tìm kiếm hài cốt, bản thân ông cũng tự mình nghiên cứu địa hình, địa vực, trực tiếp đi “tiền trạm” để khảo sát tình hình, cung cấp các dữ liệu có ích cho việc tìm kiếm, cất bốc.

Giọt nước mắt lại lăn dài trên gò má của người chiến sĩ đặc công năm xưa khi nhớ về đồng đội và ông tự hứa với lòng mình khi nào còn sức, còn lực thì vẫn tiếp tục đi tìm đồng đội trên mọi nẻo đường...

ĐỨC TÚ

Vẹn nguyên tình đồng độiNhớ về đồng đội, cảm xúc dạt dào lại về trong người lính đặc công ngày nào, đồng đội hy sinh để cho đất nước vang khúc khải hoàn, để gieo vào người ở lại cả một trời thương nhớ…

Ông Dũng nghiên cứu tài liệu để phục vụ công việc tìm kiếmvà quy tập hài cốt các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Đ.T

Bắt đầu từ ý tưởng của anh Mai Thanh Hải, phóng viên Báo Thanh Niên, người đồng nghiệp đã có

nhiều lần đến với Trường Sa. Anh Hải bảo, tàu đi trên biển còn lâu, anh em mình tự xây dựng một chương trình phát thanh, đầu tiên là để anh em chiến sỹ trên tàu có một chút thay đổi, sau nữa là để anh chị em báo chí “thực thi nhiệm vụ tuyên truyền”. Thế là hơn 20 anh chị em báo chí ào ào vào cuộc. Dựng kịch bản, chọn MC nam - nữ, tìm nhân vật, chọn ca khúc…, mỗi anh chị em một việc. Và chỉ trong vòng một vài giờ đồng hồ, dưới sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sỹ tàu HQ 996, chương trình phát thanh đầu tiên đã hình thành và chuẩn bị “lên sóng”. Nhân vật, ca sỹ chính là cán bộ, chiến sỹ của tàu. Còn người dẫn chương trình là anh chị em phóng viên thay nhau đảm nhận.

Những thông tin của chương trình hết sức giản dị, tâm tình người chiến sỹ chuẩn bị nhận nhiệm vụ trên đảo hay người lính rời đảo chuẩn bị trở về đất liền, những ca khúc do chính những người lính hát tặng những người lính, giọng hát trẻ thơ của những cháu bé trên đảo hay lá thư của một cô học trò biên giới Hà Giang gửi người lính đảo đã được chúng tôi biên tập và phát sóng trực tiếp vào đúng 8h tối mỗi ngày trên HQ 996. Do điều kiện, nhiều lúc chỉ nghe tiếng hát mà không có tiếng nhạc, đôi khi tiếng của người dẫn chương trình chìm trong tiếng sóng. Nhưng có lẽ, với chúng tôi và cả những bạn chiến sỹ trẻ, đây là những chương trình

Chuyện làm báo trên tàu HQ 996Con tàu HQ 996 mang theo những người lính và anh em báo chí chúng tôi vượt qua những con sóng để đến với những cái tên Đá Lớn, Sinh Tồn... Những ngày đêm chòng chành trên sóng, chúng tôi đã có nhiều kỷ niệm ấn tượng nhất đời cầm bút, cầm máy quay. Một trong số đó là chuyện chúng tôi làm báo trên con tàu HQ 996.

xuất sắc nhất chúng tôi đã làm. Bởi đây chính là tiếng lòng của các bạn, tìm cảm của chúng tôi và trên hết, là tâm tình của tàu hải quân số hiệu 996, con tàu mang đầy ắp những chiến

công và kỷ niệm yêu thương. Có lẽ vì vậy, những người chiến sỹ trẻ, nước da tươi màu nắng gió, ánh mắt trong vắt đón nhận chương trình phát thanh mỗi ngày của anh chị phóng viên với

sự cảm động và chờ đợi.Sau mỗi buổi phát thanh, anh

chị em ngồi lại với nhau, rút kinh nghiệm những việc còn thiếu sót để buổi phát thanh sau hay hơn, sinh động hơn. Anh chị em vẫn đùa nhau, chúng mình làm phát thanh trực tiếp “toàn không”. Không chuẩn bị trước, không phòng thu, không đủ micro, không có phương tiện hỗ trợ mà ngôn ngữ chuyên ngành gọi là “làm chay”. Nhưng món quà dành cho chương trình phát thanh của chúng tôi rất lớn, rất đáng tự hào. Đó là lời khen của Đoàn trưởng Đoàn công tác số 2, Đại tá Nguyễn Hưng, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân: “Các đồng chí phóng viên đã có một chương trình hoạt động rất sôi nổi, hiệu quả, chúng tôi hết sức hoan nghênh và chờ đón những buổi phát thanh tiếp. Đây là kinh nghiệm đẹp chúng tôi có trong chuyến công tác này”. Là những giọt nước mắt cảm động của người chiến sỹ trẻ khi nhận được bài hát do đồng đội hát tặng. Là nụ cười sún răng của cô bé học sinh lớp 1 trên đảo Sinh Tồn dành cho cô chú phóng viên. Và trên hết, chúng tôi đã có thêm những kỷ niệm tuyệt đẹp về tình đồng đội, đồng nghiệp, về những giờ làm báo trên HQ 996, về những dấu ấn Trường Sa để mang theo trong hành trang suốt cuộc đời làm báo.

D. QUỲNH - C.THÀNH

Trước khi phát thanh trực tiếp chương trình, các phóng viên báo, đài cùng các chiến sĩ tân binh ra thay quân đợt này cùng nhau tập luyện

các tiết mục văn nghệ với không khí sôi nổi, hào hứng.

Ngành Thông tin và truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2018

Sáng 12/1, tại TP Đà Lạt, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Đánh giá tổng kết công tác năm 2017, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và truyền thông, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện tốt công tác chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Các lĩnh vực chuyên ngành đều có chuyển biến tích cực, phát triển đồng đều, đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện được vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại địa phương.

Tại hội nghị, ngành đã phát động 3 đợt thi đua trong năm 2018. Đến dự và phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2018, đó là các cấp, các ngành cần phải nhận thức được vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại cách mạng 4.0 để có quyết tâm chính trị trong đầu tư thực hiện; tập trung xây dựng thành công Chính quyền điện tử,…

Tổng kết công tác thông tin và truyền thông năm 2017, Sở TT&TT tặng giấy khen cho 13 đơn vị, tập thể có thành tích trong sự nghiệp phát triển thông tin và truyền thông. D.THƯƠNG

Page 5: (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27033_Bao_Lam_Dong_ngay_15_1_2018…Tổng kết công tác Quốc phòng

5 THỨ HAI 15 - 1 - 2018

“Đơn thân” nuôi conĐó là một ngôi làng rất đặc biệt

ở Đà Lạt, duy nhất của tỉnh Lâm Đồng, cả Tây Nguyên chỉ có 2 làng, trong nước chỉ có 17 làng như thế. Đó là Làng SOS Đà Lạt tại Phường 9 - Đà Lạt.

14 ngôi nhà trên, mỗi nhà mang tên một loài hoa dễ thương của xứ nghìn hoa Đà Lạt này: Phong Lan, Thủy Tiên, Đỗ Quyên, Pensée... Trong mỗi ngôi nhà đó chỉ có một bà mẹ “đơn thân” một mình chăm sóc cả một đàn con theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cả chục đứa con này, lớn có nhỏ có như một đại gia đình, con không do bà mẹ sinh ra nhưng lại có công lớn dưỡng dục, đó là những trẻ em bị bỏ rơi hay mồ côi cả cha lẫn mẹ, được nhận vào làng và tại đây các em sẽ có một mái ấm thực thụ với một người mẹ hiền ngày ngày bảo ban, dạy dỗ. Trong 14 căn nhà đó, mỗi mẹ chăm con theo một cách riêng của mình, không người nào giống người nào.

Đón chúng tôi với nụ cười phúc hậu trong căn nhà mang tên hoa Thạch Thảo, mẹ Lê Thị Thanh Nở năm nay đã 60 tuổi, một trong những người gắn bó rất lâu vào hàng “cựu trào” của làng. Bà đã vào đây làm việc sau khi Làng SOS Đà Lạt tái lập trở lại trong năm 1989. “Mới đó mà đã gần 30 năm rồi!” - bà nhẩm tính.

Trước khi vào làm việc ở đây, mẹ Nở từng là giáo viên mầm non, khi nghe Làng SOS Đà Lạt tuyển người, bà muốn “thử sức” ở một môi trường mới xem sao. Bà bảo hồi nhỏ chính mình cũng từng bị tổn thương tâm lý nên lớn lên thích làm cô giáo mầm non, thích ở bên trẻ em, chăm sóc chúng để mỗi đứa trẻ không phải tổn thương tâm lý như mình, đều được hưởng một tuổi thơ hồn nhiên. Khi vào Làng, nhìn trẻ mồ côi với những ánh mắt thất thần, bà rất thương, chính tình thương này đã khiến bà gắn kết với làng từ đó đến nay.

Như mọi căn nhà nơi đây, nhà Thạch Thảo của mẹ Nở cũng có cách bài trí rất riêng, chẳng giống nhà nào. Như mẹ Nở bảo, có mẹ thích đơn giản, có mẹ thích cầu kỳ nhưng điểm chung của những ngôi nhà trong làng này đều treo những bức tranh ngộ nghĩnh do chính tay các thành viên trong nhà vẽ. Trong ngôi nhà Thạch Thảo đó, với 7 đứa con đang ở, hầu hết đều là người trong tỉnh Lâm Đồng, đứa lớn nhất đang học lớp 7, đứa nhỏ nhất đang học mẫu giáo, tranh đứa nào vẽ tốt đều được mẹ Nở treo trên tường nhà. Đó còn là các tấm hình chụp chung với nhau của những đứa con lớn nay đã rời nhà, những sản phẩm đan thêu nhỏ nhắn xinh xinh do tự tay các con làm được bà trân trọng treo lên…

Nhà có mười đứa conỞ ngôi làng này có tổng cộng 14 ngôi nhà, mỗi nhà đều rất đông con, có nhà đến cả chục đứa, cùng quây quần trong một mái ấm và chỉ duy nhất có 1 mẹ chăm sóc.

Làng trẻ em SOS là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận nhằm giúp đỡ và bảo vệ trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ. Người sáng lập tổ chức này là ông Hermann Gmeiner, người Áo, vào năm 1949.

Cho đến nay, hệ thống SOS đã có mặt ở 132 quốc gia và vùng lãnh thổ với 438 Làng trẻ em SOS.Tại Việt Nam hiện có 17 Làng SOS đang hoạt động trải đều trong nước với trên 3.100 trẻ đang được nuôi

dưỡng cùng với khoảng 2.800 em đã trưởng thành. Tại Đà Lạt có một ngôi trường phổ thông mang tên người sáng lập tổ chức này, đó là Trường Phổ thông

Hermann Gmeiner tại Đà Lạt, sát cạnh Làng SOS Đà Lạt.

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Yên - Ủy viên BTV Tỉnh

ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 của

ngành Bưu điện.Ngành này đặt ra mục tiêu năm 2018,

phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh trên cả 3

nhóm dịch vụ: Bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính, phân phối truyền

thông. Phấn đấu tổng doanh thu toàn đơn vị tăng 34% so với thực hiện năm 2017;

doanh thu tính lương tăng 25%, tăng cường phối hợp với các cấp, sở, ngành

triển khai Quyết định 45 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ và trả kết

quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Đồng thời, tiếp tục củng cố mạng lưới bưu chính,

đáp ứng tốt nhu cầu thông tin bưu chính của các cấp, ngành và nhân dân. Chủ

động phối hợp với các đối tác tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ

cho cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính

công, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tình, chu đáo trong các hoạt động chi trả

dịch vụ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đến dự và phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND

tỉnh đánh giá cao những cố gắng của Bưu điện tỉnh. Đồng thời, nhấn mạnh đơn vị

cần tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ, nhằm đảm bảo phục vụ nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho người dân. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp

với các cấp, sở, ngành, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng chính phủ

điện tử của tỉnh; nhất là trong việc triển khai Quyết định 45 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu

chính công ích... D.THƯƠNG

BƯU ĐIỆN TỈNH: Tập trung nâng caochất lượng dịch vụ

Nhẩm tính với chúng tôi, mẹ Nở bảo từ khi vào làng đến nay bà đã là mẹ của 26 người con, 9 trai, 17 gái và giờ đã có 8 cháu ngoại. Có biết bao kỷ niệm cho từng đứa con của bà, bà kể vanh vách. Như có đứa con khi làng nhận vào chỉ mới hơn 3 ngày tuổi, dây rốn còn chưa khô, một người nào đó đã đem bỏ em ngay trước cổng làng. Rồi có đứa mắc bệnh tim, tính tình hay cáu gắt. Những ngày nắng nóng, những đêm trở trời khi các con bệnh tật bà phải thức trắng đêm cùng con.

Trong làng cùng với mẹ Nở còn có mẹ Nguyễn Thị Đào, 60 tuổi, cũng là người vào làng làm việc cùng đợt, cả 2 thuộc về lớp mẹ đầu tiên của ngôi làng. Từng là một hiệu trưởng của một ngôi trường lớn tại Lâm Đồng, bà đã tình nguyện vào làng công tác. Bà kể rằng lúc mới vào đây bà nhận chỉ có mỗi ngôi nhà, bên trong nhà hầu như không có gì, phải tự tay sắm sửa những đồ dùng cần thiết cho một gia đình. Khác với ngôi nhà mẹ Nở, nhà Hướng Dương của mẹ Đào lại trang trí rất đơn giản nhưng ấm cúng vì theo mẹ như thế sẽ phù hợp hơn với trẻ con. Như một bà mẹ bình thường khác trong mọi gia đình, hằng ngày bà lo cơm nước, giặt giũ, sắm sửa và chỉ bảo cho các con mình học, đến bữa cơm, cả nhà quây quần bên nhau.

Tình mẫu tửNhư mẹ Đào cho biết, hầu hết

những đứa trẻ trong làng này tuy không thiếu ăn nhưng đều thiếu thốn tình cảm gia đình, đặc biệt là thiếu tình thương của cha mẹ. Chính vì thế các mẹ trong làng cố gắng giáo dục các em một cách cẩn thận nhằm bù đắp phần nào những tổn thương mà các em đã trải qua.

Với con mình, mẹ Đào bảo mình trước nhất phải đối xử chân thành, nhẹ nhàng, ân cần chỉ bảo từng chút một ngay từ những ngày đầu mới vào rồi tình cảm mẹ con sau

đó dần sẽ được vun đắp theo năm tháng. “Việc nuôi dạy con không phải dễ dàng, người lớn tuổi còn có kinh nghiệm, còn các mẹ trẻ thì vẫn còn thiếu điều này nên hằng năm làng cho các mẹ đi học lớp nâng cao về tâm sinh lý trẻ để có cách dạy con khoa học hơn” - mẹ Đào cho biết.

Theo mẹ Đào, mỗi nhà ở đây đều có cách dạy con riêng, có nội quy riêng của từng nhà. “Bởi nhà nào cũng trên dưới chục đứa con, mỗi đứa lại có hoàn cảnh xuất thân riêng, đâu phải đứa nào cũng hoàn thiện, có đứa trung thực nhưng cũng có đứa hay nói dối, nếu không khéo léo dạy dỗ thì chúng không bỏ được. Tuy chúng có lúc nghịch ngợm, quậy phá làm buồn lòng nhưng nếu biết cách dạy thì chúng lại rất nghe lời và rất ngoan”.

Còn mẹ Nở chia sẻ: “Các mẹ trong làng này không phải như những bà mẹ bình thường, cha mẹ ở ngoài có thể la mắng, nhưng các mẹ ở đây nếu không ý tứ, chuẩn mực thì các em sẽ cãi lại ngay”. Chính vì vậy, mẹ Nở thường dạy con bằng cách trong nhà có việc gì, mẹ làm trước sau đó mới bày cho con làm, khen chê hay xử phạt từng đứa rất công bằng, phân minh. Mẹ Nở cũng chú ý dạy con biết ăn nói, xưng hô lễ phép, gặp ai phải chào hỏi, dạy chúng không nên đua đòi, trong nhà giờ nào việc đó, chia đều việc nhà cho từng thành viên lớn bé cùng làm.

Như bất kỳ bà mẹ nào trên thế gian này, niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ Nở, mẹ Đào và các bà mẹ ở đây chính là việc nhìn thấy những đứa con trong nhà mình khôn lớn, trưởng thành, có ăn học, có công ăn việc làm, có nghề nghiệp, lập gia đình, sinh sống, thành đạt trong xã hội. “Cứ mỗi dịp lễ, tết hay có dịp chúng lại cùng về quây quần với nhau và đó là dịp vui nhất của chúng tôi” - mẹ Đào nói.

Từ mái ấm này Làng SOS Đà Lạt được xây

dựng từ năm 1974 và là ngôi làng SOS thứ hai được xây dựng tại Việt Nam sau Làng SOS Gò Vấp - TPHCM trước đó. Sau một quãng dài tạm ngưng hoạt động vì nhiều lý do, mãi cho đến năm 1989, SOS Đà Lạt mới được tái lập trở lại.

Nơi đây làng hiện có 14 ngôi nhà, mỗi nhà như thế có 1 bà mẹ trông nom, các mẹ là người độc thân, không vướng bận gia đình, coi đây như là nhà và coi các con như con ruột của mình. Những ngôi nhà đặc biệt này sẽ nhận nuôi trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị bỏ rơi hoặc không biết bố mẹ mình là ai, bố mẹ tái hôn không có ai nuôi dưỡng. Khi được nhận vào làng các em sẽ được nuôi ăn học đến hết bậc trung học phổ thông, sau đó chuyển sang chế độ bán tự lập, làng vẫn lo cho các em vào đại học, cao đẳng hoặc cho đi học nghề, cho đến khi các em có công ăn việc làm ổn định và có thể tự lập hoàn toàn.

Từ khi tái lập lại đến nay, SOS Đà Lạt đã nhận nuôi tổng cộng 349 em, tất cả đều được ăn học đầy đủ. Trong số này đến nay đã có 92 em lập gia đình, 129 em đã có thể sống tự lập hoàn toàn, hiện có 70 em đang học ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trong cả nước, 19 em bán tự lập; trong làng hiện đang nuôi dạy 131 em.

Cùng với nuôi tập trung tại làng, SOS Đà Lạt lâu nay còn có Lưu xá thanh niên và từ năm 2005 đến nay đều đặn duy trì rất tốt chương trình hỗ trợ cộng đồng nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ rơi các em, hỗ trợ tài chính cho người thân hằng trăm gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để nuôi dạy các em, giúp các em đến trường.

Riêng tại SOS Đà Lạt, như ông Trần Bảo Long, Giám đốc Làng cho biết, cũng tuân thủ các nguyên tắc chính của Tổ chức SOS Quốc tế như bất cứ ngôi làng SOS nào ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ở ngôi làng này, trong 28 năm hoạt động, rất nhiều số phận bất hạnh, bơ vơ đã tìm thấy lại mái ấm của mình, tìm thấy anh em, thấy gia đình, được sưởi ấm bởi tình mẫu tử, được gia nhập vào một cộng đồng lớn gồm các anh em với các bà mẹ trong một ngôi làng, của rất nhiều ngôi làng SOS ở Việt Nam và những ngôi làng tương tự trên thế giới. Từ mái ấm này, với sự bảo bọc của mẹ, của làng, các em đã lần lượt lớn lên, trưởng thành, đến lúc ra đi tìm một chỗ đứng cho mình trong cuộc đời. Rất nhiều em nhờ siêng năng học hành đã thành công, trở thành người có địa vị trong xã hội nhưng cũng có những em ước mơ giản dị hơn với việc học nghề, tinh thông một nghề để tự lập mưu sinh.

Và khi đến lúc các em muốn xây mái ấm cho mình, nếu không có người thân thì làng sẽ đứng ra dựng vợ, gả chồng cho các em. “Chỉ mong các em có công ăn việc làm ổn định, có thể tự lập và có một gia đình hạnh phúc” - ông Long hy vọng.

Phóng sự:V.TRỌNG - T.PHƯƠNG

Giờ vui chơi của các em Làng SOS Đà Lạt. Ảnh: P.Nhân

Nâng cao giá trị ứng dụng thực tiễn của các sáng kiến

Theo đó, tại Hội nghị tổng kết hoạt động sáng tạo của tỉnh năm 2017 diễn

ra vào sáng ngày 12/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Liêm đã chỉ

đạo các ngành, các đơn vị huyện, thành trong tỉnh tiếp tục khích lệ, động viên,

huy động trí tuệ, khả năng sáng tạo của cán bộ, công chức viên chức, người lao

động... mạnh dạn phát huy sáng kiến, nâng cao giá trị ứng dụng thực tiễn

của các giải pháp, áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học và công nghệ vào phục vụ sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa...Trong năm 2017, các sở, ban, ngành

và các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh đã nhận được 3.692 sáng kiến đề nghị công nhận; các cấp các ngành đã tiến hành công nhận 3.497 sáng kiến,

trong đó 917 sáng kiến được công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Riêng Hội

đồng Sáng kiến tỉnh đã công nhận 108 sáng kiến có hiệu quả áp dụng và phạm

vi ảnh hưởng cấp tỉnh; trong đó có 3 giải pháp kỹ thuật, 17 giải pháp quản

lý, 85 giải pháp tác nghiệp, 3 giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. 99 sáng kiến

của 99 cá nhân được UBND tỉnh tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 6

sáng kiến của 4 cá nhân được Hội đồng Thi đua khen thưởng đề nghị khen

thưởng bậc cao. QUỲNH UYỂN

Page 6: (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27033_Bao_Lam_Dong_ngay_15_1_2018…Tổng kết công tác Quốc phòng

6 THỨ HAI 15 - 1 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Quy mô đề xuất 30 ha Theo phân công, việc xây dựng quy

hoạch TTHB được giao Sở Xây dựng Lâm Đồng làm chủ đầu tư, đơn vị lập quy hoạch là Chi nhánh Công ty TNHH Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự; cơ quan thẩm định là Sở Xây dựng Lâm Đồng, cơ quan phê duyệt là UBND tỉnh Lâm Đồng. Đến nay, sau khi kết thúc lấy ý kiến công khai của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự thảo nhiệm vụ quy hoạch, Sở Xây dựng đang xúc tiến giai đoạn phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, tổ chức lập đồ án quy hoạch; lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan để hoàn thiện phương án quy hoạch; thông qua đồ án quy hoạch; trình phê duyệt đồ án quy hoạch để làm cơ sở đầu tư dự án.

Căn cứ Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về định hướng quy hoạch chung thành phố (TP) Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu TTHB bao gồm: khu Rạp Hòa Bình, khu Chợ Đà Lạt, khu đồi Dinh Tỉnh trưởng cũ và khu biệt thự đường Trần Quốc Toản - giáp hồ Xuân Hương. Đây là một trong các khu chức năng quan trọng thuộc khu đô thị lịch sử của TP Đà Lạt, mang tính chất trung tâm thương mại - dịch vụ phức hợp tập trung của TP, nhằm hướng mục tiêu phát triển TP Đà Lạt trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch vùng, mang tính quốc gia và có ý nghĩa quốc tế... Các nhà quy hoạch đề xuất TTHB có quy mô về diện tích quy hoạch khoảng 30 ha; phạm vi quy hoạch được giới hạn bởi các đường Trần Quốc Toản, Bùi Thị Xuân, Lý Tự trọng, hẻm Nhà thờ Tin Lành, đường Nguyễn Văn Trỗi ra đầu đường 3 tháng 2, Nguyễn Chí Thanh (đến trước Khách sạn TTC), có đường dẫn xuống đường Lê Đại Hành, qua bồn phun nước. Cấu trúc TTHB dự kiến quy hoạch chi tiết thành 5 phân khu chức năng: Phân khu I (Khu vực Chợ Đà Lạt - đường Nguyễn Thị Minh Khai) có quy mô khoảng 6,95 ha; là chợ truyền thống kết hợp với quảng trường trung tâm, phố đi bộ kết nối với trung tâm thương mại và khu đậu xe ngầm. Phân khu II (Khu TTHB) khoảng 3,37 ha; là khu phức hợp đa chức năng với các loại hình dịch vụ và giải trí. Phân khu III (Khu vực đồi Dinh) khoảng 4,43 ha; là khu thương mại, dịch vụ cao cấp. Phân khu IV (Khu vực chỉnh trang đô thị) khoảng 9,19 ha; là khu vực đề xuất chỉnh trang kiến trúc công trình và cảnh quan các tuyến đường đi bộ hướng đến hình thành khu ở kết hợp thương mại phát triển hỗn hợp với các loại hình dịch vụ và giải trí. Phân khu V (Khu vực ven hồ) khoảng

Trung tâm Đà Lạt nên quy hoạch theo hướng bảo tồn

Một trong những nội dung về quy hoạch đô thị của tỉnh Lâm Đồng rất quan trọng, được tỉnh đặc biệt quan tâm, và ngay trong tháng này, theo kế hoạch, lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với các ngành chức năng và đơn vị liên quan để triển khai Quy hoạch trung tâm Hòa Bình (TTHB), Đà Lạt.

6,06 ha; là các biệt thự và công trình dịch vụ - du lịch, lưu trú - khách sạn.

Không nên cao tầng Tại Hội thảo “Phát triển đô thị Đà Lạt

gắn với bảo tồn theo định hướng quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” diễn ra cuối tháng 12/2017, rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu tâm huyết và đặc biệt quan tâm đến vấn đề quy hoạch TTHB.

Điểm chung của các ý kiến là khẳng định nét đặc thù của TP Đà Lạt với địa mạo, khí hậu, cây xanh và mặt nước. Và đây cũng là đặc điểm cần được đặc biệt quan tâm để bảo tồn và phát huy.

Theo TS. KTS Lê Quang Ninh, phải xác định như thế nào là đột phá và TP Đà Lạt hội đủ các yếu tố để trở thành đô thị di sản, không chỉ của quốc gia mà mang tầm quốc tế. Và khi đã được công nhận đô thị di sản, những tác động không phù hợp sẽ được hạn chế. Ông Ninh cũng cho rằng “Chọn con đường di sản để đi lên, để phát triển là một con đường khó, nó đòi hỏi quyết tâm mạnh mẽ của cả cộng đồng đô thị, cộng đồng xã hội cấp vùng và cấp quốc gia”.

Khẳng định cả nước chả có đô thị nào như Đà Lạt, KTS Trần Ngọc Chính, nguyên

Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam còn nhấn mạnh nhiều ưu thế đặc biệt của TP Đà Lạt khi đặt trong bức tranh chung về đô thị ở Việt Nam. Đó là không có khách sạn nào vượt tầm được khách sạn Palace, vì vậy cần ý thức để giữ gìn và không tác động thêm. Đà Lạt có hồ Xuân Hương cũng như Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm, là 2 đô thị duy nhất có hồ đẹp nằm ngay trong trung tâm của thành phố. Vì vậy, ông Chính cho rằng: phải giữ cho được không gian kiến trúc xưa, theo đó cần phát triển Đà Lạt theo hướng mở rộng, không dồn vào khu vực trung tâm TP mà phát triển ra 4 đô thị vệ tinh. Cũng nhằm giữ được “các giá trị cốt lõi nổi bật” của TP Đà Lạt, TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn nhấn mạnh cụ thể hơn: Chỉ phát triển TTHB và 2 trục di sản, không quan tâm đến các trung tâm khác sẽ không bảo tồn được. Nhà khoa học này cho rằng, cần có luận cứ khoa học về ranh giới TTHB có tính thuyết phục cao nhất. TS Sơn khẳng định: Nếu cao tầng hóa ở TTHB là lấy hết cơ hội của xung quanh, Đà Lạt không giống như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng. Theo đó, lấy hồ Xuân Hương là trung tâm và phát triển theo chiều rộng, không phát triển theo chiều cao mới là hợp lý. “Phải xác định trung tâm không theo công trình mà là cây xanh và mặt nước, không theo chiều cao mà phát triển theo chiều ngang”, TSKH Ngô Viết Nam Sơn nhấn mạnh. MINH ĐẠO

Quy hoạch trung tâm Đà Lạt rất cần tính đến giá trị về mặt nước và cây xanh. Ảnh: Minh Đạo

LẠC DƯƠNG: Số vụ phá rừng giảm

UBND huyện Lạc Dương cho biết, nhờ tăng cường chặt chẽ công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn nên trong năm 2017 vừa qua số vụ vi phạm về rừng đã giảm cả 3 mặt về số vụ, diện tích và lâm sản thiệt hại.

Năm 2017, toàn huyện xảy ra 77 vụ vi phạm, giảm 33 vụ so với năm 2016; tổng diện tích thiệt hại 4 ha, giảm 3,8 ha so với năm trước; khối lượng lâm sản thiệt hại 326,8 m3, giảm 195 m3 so với năm trước. Tổng cộng các ngành chức năng huyện đã xử phạt 656 triệu đồng.

Cũng trong năm qua, huyện Lạc Dương đã hoàn tất việc cắm mốc giới phân định đất sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp tại các Tiểu khu 116, 143 xã Đạ Sar, Tiểu khu 96A xã Đa Nhim, Tiểu khu 227A xã Lát; Tiểu khu 40 và 61 tại xã Đưng K’nớ. Đồng thời, thực hiện khá hiệu quả quy chế phối hợp quản lý vùng giáp ranh nên các vụ phá rừng giảm nhanh. Hiện Lạc Dương đang giao khoán quản lý bảo vệ rừng với tổng diện tích 99.558 ha cho 3.072 hộ dân (tăng 88 hộ so với 2016) và 12 tập thể. Trong năm 2016, huyện cũng trồng được 86 ha rừng, đạt 86% kế hoạch. VT

5 năm tù cho tính côn đồTAND huyện Bảo Lâm vừa mở

phiên sơ thẩm xét xử lưu động tại Trụ sở UBND xã Lộc Thành vụ án hình sự và đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Văn Trường (23 tuổi, ngụ thôn 8A, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích.

Theo hồ sơ, tối 13/6/2017, Trường cùng nhóm bạn đi uống rượu và hát karaoke. Khoảng 22 giờ cùng ngày, Trường đi bộ đến quán Internet Gia Khang (Thôn 2, xã Lộc Thành) và tại đây, Trường nhờ anh K’Ngát (ngụ Thôn 3, xã Lộc Thành) chở mình về nhà. Do không quen biết và không có phương tiện để chở, anh K’Ngát đã từ chối lời đề nghị của Trường. Sau đó, Trường và anh K’Ngát đã có lời lẽ qua lại. Bực tức, Trường dùng vật nhọn bằng sắt tấn công anh K’Ngát khiến nạn nhân bị thương tật 32%.

Tại phiên tòa, Trường đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. HĐXX xét thấy hành vi của bị cáo Trường rất nguy hiểm cho xã hội, thể hiện tính chất côn đồ nên đã tuyên phạt bị cáo Trường mức án như trên.

T.ĐỒNG

Do biết huyện Lâm Hà sẽ tổ chức kỳ thi xét tuyển viên chức ngành giáo dục vào ngày 12/1, 2 cô giáo trú tại huyện Lâm Hà đã soạn bộ đề thi giả, tung tin lộ lọt đề thi và đã bán trót lọt được 1 bộ đề chiếm đoạt trên 27 triệu đồng.

Chiều ngày 11/1, tin từ Công an huyện Lâm Hà cho biết, cơ quan này đã ra quyết định tạm giữ bà Nguyễn Thị Minh Vương (sinh năm 1989, giáo viên Trường Mẫu giáo Tân Hà, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) và cho gia đình bảo lãnh đối với bà Hoàng Ngọc Lan Anh (sinh năm 1989, giáo viên Trường THCS Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà vì đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi) cùng trú tại thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà

để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Trước đó, trưa ngày 10/1, Công an huyện

Lâm Hà nhận được tin từ UBND huyện Lâm Hà, sau khi biết được UBND huyện sẽ tổ chức kỳ thi tuyển viên chức ngành giáo dục vào ngày 12/1, một số đối tượng tung tin có đề thi của Hội đồng xét tuyển và rao bán với giá 40 triệu đồng một bộ.

Tiến hành điều tra, Công an huyện Lâm Hà đã xác định được người rao bán bộ đề thi là bà Minh Vương và bà Lan Anh.

Lúc 18 giờ cùng ngày, tại cổng chợ Lâm Hà, khi bà Vương đang nhận số tiền 7.377.000 đồng của một người tên T thì Công an huyện

Lâm Hà đã mời bà Vương về cơ quan để làm việc, đồng thời tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp và khám xét nơi ở của bà Vương, lực lượng Công an thu được 1 máy tính xách tay hiệu Dell bên trong chứa nhiều file đề thi tuyển viên chức và 1 tập tài liệu đề thi đã in sẵn.

Bà Lan Anh cũng đã được triệu tập đến cơ quan để làm việc ngay sau đó.

Tại cơ quan Công an bà Vương khai nhận, thấy nhu cầu thi xét tuyển viên chức ngành giáo dục cao trong khi chỉ tiêu ít nên bà Vương đã bàn bạc cùng bà Lan Anh làm đề thi giả, tung tin đề thi bị lộ lọt rồi rao bán.

Sau đó 2 đối tượng đã tìm được người có nhu cầu mua đề thi là bà T trú tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà. Ngày 9/1, bà Lan Anh hẹn gặp bà T tại quán cà phê Vĩnh Nguyên ở thị trấn Đinh Văn và tại đây, bà T đã đưa cho bà Lan Anh 20 triệu đồng và có làm giấy tờ giao nhận tiền. Sau khi nhận tiền, bà Lan Anh dẫn bà T đến nhà bà Vương lấy bộ đề thi và hẹn hôm sau sẽ trả hết số tiền còn lại.

Khi bà T trả thêm cho bà Vương số tiền 7,377 triệu đồng tại cổng chợ Lâm Hà thì bị Công an huyện Lâm Hà mời về làm việc.

Hiện vụ việc đang được Công an huyện Lâm Hà tiếp tục điều tra, xử lý. MAI KHANH

Tạm giữ 2 giáo viên bán đề thi xét tuyển viên chức

Page 7: (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27033_Bao_Lam_Dong_ngay_15_1_2018…Tổng kết công tác Quốc phòng

7 THỨ HAI 15 - 1 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Đưa sản phẩm tốt ra thị trường Đầu tháng 11/2017, HTX Trái

cây Bốn Mùa được thành lập có 7 thành viên tham gia với diện tích 50 ha, trong đó có 36,7 ha cam Đường Canh, xoài, bưởi, bơ, sầu riêng đạt chuẩn VietGAP. Quy trình sản xuất được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu của Chương trình VietGAP: sản xuất có sổ theo dõi rõ ràng, cách viết nhật ký theo quy trình, vẽ sơ đồ nhà vườn; Nông dân được tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian cách ly đảm bảo không tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sau thu hoạch. Anh Trần Mạnh Chiến - Giám đốc HTX Trái cây Bốn Mùa cho biết, cũng giống như những gia đình khác, gia đình chiến trồng cà phê, nhưng cà phê già cỗi năng suất thấp. Đến năm 2003, khi còn đang học THPT, cứ hết giờ học ở trường là anh lại lên rẫy phụ cùng bố mẹ san lấp, cải tạo và đào hố trồng cây... Bao nhiêu vốn liếng của gia đình, cộng với 50 triệu đồng tiền vay của ngân hàng được đầu tư vào trồng cam Đường Canh, cam Vinh,... Ban đầu, khi mới bắt tay vào trồng loại cây khó tính này, do chưa có kỹ thuật chăm sóc nên vườn cây của gia đình anh Chiến không đạt hiệu quả, những cây cam quả to, bộp và liên tục mất mùa.

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh ngành Lịch sử, anh Trần Mạnh tiếp tục học cao học và có việc làm ổn định ở thành phố, nhưng anh lại quyết định về quê lập nghiệp trên chính quê hương của mình vào năm 2011. Thông qua các lớp tập huấn, dịp tham quan thực tế các mô hình, vườn cây ăn quả có múi ở trong và ngoài huyện do Huyện Đoàn, Tỉnh Đoàn tổ chức anh đã từng bước ứng dụng thực tế vào vườn cây ăn quả của gia đình. Với tinh thần ham học hỏi, cần cù, chịu khó, nhận thấy lợi thế

Liên kết thu mua đặc sản trái cây Đan Phượng

Vừa mới thành lập nhưng Hợp tác xã (HTX) Trái cây Bốn Mùa (xã Đan Phượng, Lâm Hà) đã liên kết với các thành viên hộ nông dân trên địa bàn trồng trái cây VietGAP bán ra thị trường. Từ đây nâng cao giá trị trái cây đặc trưng của xã Đan Phượng.

đất quê mình hợp với cây cam, ban đầu chỉ trồng xen cam với cà phê, sau đó anh chuyển dần diện tích cà phê sang trồng cam, nâng cao thu nhập.

Từ hơn 500 gốc cam ban đầu, hiện nay anh Chiến đã sở hữu trên 4 ha cam, chủ yếu với các giống như cam Đường Canh, cam Vinh… theo chuẩn VietGAP.

Nhờ những vụ cam được mùa, anh Chiến mạnh dạn thành lập Hợp tác xã Trái cây Bốn Mùa chuyên sản xuất trái cây VietGAP bao gồm: xoài, bưởi, cam Đường Canh, sầu riêng… những sản phẩm này đều được chứng nhận là sản phẩm tốt trên thị trường.

Gắn tem truy xuất nguồn gốcBắt đầu từ vụ thu hoạch năm

nay, toàn bộ cam, bưởi, sầu riêng, xoài… của HTX Trái cây Bốn Mùa khi được bán ra thị trường đều được gắn tem truy xuất nguồn

gốc. Trên mỗi sản phẩm đều thể hiện rất rõ đặc trưng của loại quả, nơi sản xuất, thậm chí đến từng hộ, trên trang web có hình ảnh, nơi sản xuất, ngày sản xuất, video... Anh Phạm Ngọc Thanh, thôn Nhân Hòa chia sẻ, gia đình tôi đã trồng 1 ha cam Đường Canh được hơn 4 năm nay. Trước kia khi tham gia HTX gia đình tôi phải tự tìm mối tiêu thụ nên thường xuyên bị thương lái ép giá và giá cả rất bấp bênh. Tuy nhiên, từ khi vào HTX và canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, người tiêu dùng càng yên tâm hơn khi biết được nguồn gốc xuất xứ của loại trái cây họ ăn. Người nông dân rất phấn khởi vì không bị đánh đồng với nhiều loại trái cây Trung Quốc.

Anh Trần Mạnh Chiến tự hào nói: “Hợp tác xã đạt chuẩn VietGAP là niềm vinh dự cho hợp tác cũng như toàn thể thành viên của hợp tác. Đây là cơ hội cho trái cây Đan Phượng khẳng định được chất lượng của mình trên thị trường và trong lòng của người tiêu dùng. Kể từ đây, trái cây Đan Phượng có được thương hiệu hẳn hoi, được đo lường chất lượng về an toàn vệ sinh thực

phẩm, tăng sức cạnh tranh với các loại trái cây khác trong nước và bên ngoài nhập vào, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định. Đồng thời, tránh được điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Ông Nguyễn Minh Toản, Chủ tịch UBND xã Đan Phượng cho biết: HTX Trái cây Bốn Mùa tuy mới vừa thành lập, xong cho thấy hiệu quả mang lại rất lớn, không những là cầu nối tiêu thụ trái cây của nông dân mà từ đây giúp Đan Phượng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng chuyên trồng trái cây của huyện Lâm Hà. Tuy nhiên, để giữ được thương hiệu trái cây Đan Phượng trên thị trường, vấn đề đặt ra ở đây là phải sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn VietGAP. Đồng thời, khoa học phải trở thành quy tắc, thói quen sản xuất của người nông dân, không nên cố gắng thực hiện ở một thời điểm nào đó để được chứng nhận rồi đâu lại vào đó. Việc gắn tem truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm trái cây càng giúp cho nông sản Đan Phượng nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường. HOÀNG YÊN

Thông qua quy hoạch chi tiết khu dân cư phía Bắc và Nam thị trấn Bằng Lăng

HĐND huyện Đam Rông vừa ra Nghị quyết thông qua Quy hoạch chi tiết xây

dựng Khu dân cư phía Bắc và phía Nam thị trấn Bằng Lăng, huyện Đam Rông.

Theo đó, 2 khu dân cư trên có tổng diện tích trên 68 ha, trong đó khu dân cư

phía Bắc là 6,5 ha và khu dân cư phía Nam là 61,69 ha. Tại các khu dân cư

trên thực hiện các giải pháp quy hoạch, như: đường giao thông, hệ thống cấp

điện, hệ thống cấp thoát nước; tổ chức kiến trúc cảnh quan, trong đó có công trình công cộng, dịch vụ thương mại,

không gian công cộng, công trình nhà ở, các khu vực cảnh quan. Dự kiến đến năm 2025 sẽ có gần 3.700 người ở tại 2

khu dân cư phía Bắc và phía Nam này thị trấn Bằng Lăng.

Trên cơ sở đó, hiện nay, các đơn vị chức năng đang tiến hành đo đạc thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để sớm triển khai các hạng mục thuộc quy hoạch khu dân cư phía Bắc

và phía Nam thị trấn Bằng Lăng. ĐAM TRỌNG

LẠC DƯƠNG: Trên 85% hồ sơ được giải quyết trên hệ thống một cửa

Theo UBND huyện Lạc Dương, trong năm 2017 vừa qua, huyện đã kiến nghị

UBND tỉnh Lâm Đồng bãi bỏ 17 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó có 14

thủ tục thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin, 3 thủ tục trong lĩnh vực y tế; đồng thời huyện bổ sung 1 thủ tục thuộc lĩnh vực dân tộc, sửa đổi căn cứ pháp lý 12 thủ

tục trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.Hiện huyện đã công khai 326 TTHC

trên trang thông tin điện tử của huyện, bao gồm 269 thủ tục cấp huyện, 25 thủ tục của chi nhánh văn phòng đất đai và 32 thủ tục cấp xã. Đồng thời, huyện đã

thực hiện toàn bộ 269 thủ tục cấp huyện theo tiêu chuẩn ISO trên một cửa điện

tử của huyện với 85% thủ tục hồ sơ được giải quyết qua hệ thống này. Tại

cấp xã, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đã được thực

hiện theo cơ chế một cửa.GIA KHÁNH

Lâm Đồng sẽ có trang trại bò sữa hữu cơ thứ 2

Theo tin từ Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty này

sẽ tiếp tục xây dựng thêm một trang trại chăn nuôi bò sữa hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu tại huyện Di

Linh với tổng đàn 500 con trên diện tích 64 ha.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện đã có trang trại bò sữa hữu cơ đạt tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam

của Công ty Vinamilk, do tổ chức Ontrol Union (Hà Lan) chứng nhận. Hiện trang trại bò sữa hữu cơ này có 500 con bò sữa đạt sản lượng sữa 6 tấn mỗi ngày. Tiêu chuẩn organic là quy chuẩn về nông nghiệp của châu

Âu gồm có 3 yếu tố chính là hoàn toàn không được sử dụng hóc môn tăng

trưởng trong nuôi bò, không dư lượng kháng sinh và không phun thuốc trừ

sâu trên đồng cỏ.MAI AN

Thông tin từ 3 huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) cho biết, các địa phương đã nhận được tổng số tiền hỗ trợ của Nhà nước hơn 77,5 tỷ đồng và đang tiến hành cấp hỗ trợ cho người dân mất mùa điều năm 2017.

Theo đó, huyện Đạ Huoai đã nhận được số tiền gần 28,9 tỷ đồng hỗ trợ cho tổng diện tích điều bị thiệt hại do dịch bệnh là hơn 9.500 ha; Đạ Tẻh được cấp hơn 30 tỷ đồng hỗ trợ cho gần 8.000 ha điều bị thiệt hại và Cát Tiên được cấp gần 18,6 tỷ đồng hỗ trợ cho gần 6.500 ha điều bị thiệt hại. Đến hiện tại, 3 huyện phía Nam đã và đang tiến hành phân bổ kinh phí

về các địa phương để cấp hỗ trợ cho người dân có diện tích điều bị thiệt hại. Theo đó, đối với những hộ dân có diện tích điều bị thiệt hại từ 30 - 70% sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha; đối với các diện tích điều bị thiệt hại trên 70% sẽ nhận được mức hỗ trợ 4 triệu đồng. Các mức hỗ trợ này chỉ được áp dụng cho diện tích điều trồng trên đất nông nghiệp và những diện tích điều trồng trên đất lâm nghiệp đã được chính quyền các địa phương cho phép.

Theo thống kê, trong mùa điều năm 2017, 3 huyện phía Nam có khoảng 22.000 ha điều bị mất mùa do dịch bọ xít muỗi làm

Hơn 77,5 tỷ đồng hỗ trợ người dân 3 huyện phía Nam mất mùa điều

Sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP tạo thương hiệu cho HTX Trái cây Bốn Mùa. Ảnh: H.Y

thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho người dân địa phương. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 472/QĐ - UBND công bố dịch bọ xít muỗi hại cây điều trên địa bàn

3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành cấp thuốc và phối hợp với các địa phương giúp người dân chống dịch. KHÁNH PHÚC

Dịch bọ xít muỗi gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng trong vụ điều 2017.

Page 8: (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27033_Bao_Lam_Dong_ngay_15_1_2018…Tổng kết công tác Quốc phòng

8 THỨ HAI 15 - 1 - 2018

QUỐC TẾ

Y TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Hàn Quốc và Mỹ bàn cách cải thiện quan hệ với Triều Tiên

THÔNG BÁO V/v cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai đang thụ lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Hữu Nhiêu, thường trú tại Tổ dân phố 3, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng về việc xin cấp giấy chứng nhận QSD đất mang tên hộ ông Lê Văn Tần, cụ thể như sau:

Ông Nguyễn Hữu Nhiêu có nhận sang nhượng của hộ ông Lê Văn Tần theo giấy sang nhượng viết bằng tay ngày 6/7/2007 có chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, Giấy chứng nhận QSDĐ số B 527499 vào sổ cấp giấy chứng nhận số 00469 do UBND huyện Đạ Huoai cấp ngày 23/2/1994.

Căn cứ vào Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai thông báo tới hộ ông Lê Văn Tần và những người có liên quan với hộ ông Lê Văn Tần sau khi nhận được thông báo này liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai (địa chỉ: Tổ dân phố 4, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) để làm các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng tin, nếu hộ ông Lê Văn Tần và các thành viên trong hộ có liên quan không thực hiện và không có thắc mắc, khiếu nại, tranh chấp gì liên quan tới lô đất nói trên thuộc Giấy chứng nhận QSDĐ số B 527499 thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai sẽ thiết lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền lập thủ tục hủy giấy chứng nhận đã cấp cho hộ ông Lê Văn Tần và cấp GCN cho ông Nguyễn Hữu Nhiêu theo quy định. Mọi thắc mắc về sau sẽ không được giải quyết.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lạc Dương thông báo cho hộ ông Bon Đưng Hài và ông Lương Sử, cụ thể như sau:

- Đề nghị ông Lương Sử đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp;

- Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo này nếu hộ ông Bon Đưng Hài có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì gửi đơn về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lạc Dương hoặc UBND thị trấn Lạc Dương để được hướng dẫn, giải quyết;

- Sau 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo này mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lạc Dương sẽ lập thủ tục chuyển nhượng đất từ hộ ông Bon Đưng Hài cho ông Lương Sử đối với thửa đất số 173, tờ bản đồ số 22 với diện tích 2.560 m2 được UBND huyện Lạc Dương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số P 358537 ngày 17/1/2000 theo quy định. Mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lạc Dương sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo Yonhap, đặc phái viên về hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và các vấn đề an ninh của Hàn Quốc, ông Lee Do-hoon, ngày 11/1 cho biết Hàn Quốc và Mỹ đang thảo luận các biện pháp nhằm cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng, sau những thay đổi gần đây của chính quyền Triều Tiên dẫn tới cuộc đàm phán cấp cao liên Triều đầu tiên trong hơn 2 năm qua hôm 9/1.

Phát biểu với báo giới ở Washington, ông Lee khẳng định:

“Tôi đã giải thích những kết quả đạt được trong cuộc đàm phán cấp cao giữa hai miền Triều Tiên với phía Mỹ, và họ đã thể hiện sự thấu hiểu và ủng hộ. Chúng tôi đã bàn về các biện pháp để phát triển các mối quan hệ hai miền Nam-Bắc và Triều Tiên-Mỹ. Dựa trên sự phối hợp của Hàn Quốc với Mỹ, chúng tôi dự định sẽ tiến tới giai đoạn tiếp theo”.

Seoul hy vọng cuộc đàm phán liên Triều cấp cao sẽ mở đường cho Washington và Bình Nhưỡng ngồi

vào bàn đàm phán để thảo luận việc dỡ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Trong những ngày gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng bày tỏ sẵn sàng hơn trong việc đàm phán với Triều Tiên. Ông Lee nhấn mạnh: “Sự phối hợp giữa Hàn Quốc-Mỹ trở nên quan trọng hơn trong những thời điểm cam go”. Ông cũng bày tỏ lạc quan về sự phối hợp linh hoạt hơn gần đây giữa hai bên.

TTXVN

Hội nghị Ấn Độ-ASEAN tập trung vào chống khủng bố, thương mạiTheo phóng viên TTXVN tại

New Delhi, chống khủng bố, an ninh và thương mại dự kiến sẽ là những chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự tại Hội nghị cấp cao Ấn Độ-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với sự tham dự của lãnh đạo 10 nước ASEAN để kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ Đối tác Đối thoại Ấn Độ-ASEAN.

Phát biểu với các phóng viên, Bí thư phương Đông thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ Preeti Saran cho hay sự kiện 10 nhà lãnh đạo ASEAN là khách mời chính tại lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ (26/1)

là “chưa từng có” và là một sự kiện “mang tính bước ngoặt”.

Bà Saran cho hay chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tới 3 nước ASEAN là Thái Lan, Indonesia, Singapore vừa qua là chuyến thăm mở màn cho hội nghị lần này.

Trả lời khi được hỏi liệu an ninh và chống khủng bố có được đưa ra thảo luận tại hội nghị lần này hay không, bà Saran khẳng định những vấn đề này “luôn nằm trong chương trình nghị sự”.

Ngoài ra, bà cũng cho biết sẽ còn có các cuộc thảo luận giữa các nhóm làm việc của Ấn Độ và ASEAN về

việc xây dựng kết nối hàng không và đường biển cũng như về cách thức tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may giữa hai bên.

Trước thềm hội nghị nói trên, Ấn Độ đã tổ chức nhiều chương trình kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ Đối tác Đối thoại Ấn Độ-ASEAN trên nhiều lĩnh vực, từ văn hóa tới thương mại.

Một số chuyên gia cho rằng hội nghị lần này có thể là cơ hội để Ấn Độ khẳng định là một đồng minh mạnh mẽ của các nước ASEAN trong những lĩnh vực chiến lược là thương mại và kết nối.

TTXVN

CĂNG THẲNG Ở VÙNG VỊNH: Qatar cáo buộc UAE vi phạm không phậnTrong một diễn biến có thể

khiến căng thẳng tại vùng Vịnh tiếp tục leo thang, Qatar mới đây đã khiếu nại lên Liên hợp quốc cáo buộc máy bay quân sự của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vi phạm không phận nước này.

Hãng tin nhà nước Qatar QNA ngày 12/1 cho biết, Đại sứ Qatar tại Liên hợp quốc đã gửi thư lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông báo vụ vi phạm xảy ra lúc 9 giờ 45 giờ địa

phương ngày 21/12/2017 và diễn ra trong 1 phút.

Đại sứ Alia Ahmed bin Saif Al -Than cho biết máy bay UAE đã vào không phận Qatar mà không thông báo trước hay có sự cho phép của giới chức Qatar.

Nữ Đại sứ Qatar chỉ trích hành động trên là sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Qatar cũng như các điều khoản của luật pháp, hiệp định, hiến chương và quy định quốc tế. Các quan chức UAE hiện chưa đưa ra bình luận gì về thông tin trên.

Căng thẳng ngoại giao giữa Qatar và 4 nước Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và Bahrain bắt đầu từ tháng 6/2017 sau khi 4 nước này cắt đứt quan hệ ngoại giao, đồng thời phong tỏa các tuyến vận tải đường không, đường biển và đường bộ với Doha, cáo buộc quốc gia vùng Vịnh ủng hộ các phần tử cực đoan và tài trợ cho khủng bố.

Qatar đã bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc này và gọi đây là hành vi can thiệp vào đường lối ngoại giao độc lập của Doha.

TTXVN

THÔNG BÁO GIẢI THỂ DOANH NGIỆP

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Quốc Thành Địa chỉ: 21 Hải Thượng Lãn Ông, thị trấn Liên Nghĩa, huyện

Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.Số đăng ký kinh doanh: 4202000037 do Sở kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 23 tháng 2 năm 2001Quyết định giải thể số: 01/QTLý do giải thể: Kinh doanh không hiệu quả.Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ việc thanh toán các

khoản nợ, hoàn thành các nghĩa vụ có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động theo quy định của nhà nước, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của nội dung thông báo.

Hệ lụy từ việc mất cân bằng giới tính vào năm 2050Theo số liệu từ Tổng Cục Thống

kê, năm 2017, tỷ số trẻ em mới sinh là 112,4 bé trai/100 bé gái.

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, thời gian qua chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn. Trong giai đoạn 1977-2017, số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm từ 5,6 con xuống còn 2,09 con tại thời điểm 2016. Năm 2017, tổng tỷ suất sinh ước tính đạt 2,04 con/phụ nữ (ở dưới mức sinh thay thế).

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam đang diễn ra với tốc độ nhanh, ngày càng lan

rộng ở mức cao và nghiêm trọng, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Năm 2014 có 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh là 115 trẻ nam/100 trẻ nữ. Năm 2015, giảm xuống 13/63 tỉnh, thành phố. Năm 2016, tăng lên 22/63 tỉnh, thành phố.

Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến thiếu hụt phụ nữ và “dư thừa” đàn ông, đặc biệt là ở độ tuổi kết hôn. Đến năm 2050, khoảng từ 2,3-4,3 triệu đàn ông Việt Nam ở độ tuổi trưởng thành khó có khả năng kết hôn.

TTXVN