25
Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01 1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (MASAN CONSUMER) 1.1.1. Lịch sử hình thành Tháng 6 năm 1996, thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ - Thương mại Việt Tiến chuyên sản xuất thực phẩm chế biến, đặc biệt là các sản phẩm ngành gia vị như nước tương, tương ớt, các lợi sốt… Tháng 5 năm 2000, thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. Năm 2003, Công ty cổ phần Thương mại Masan thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ - Thương mại Việt Tiến và Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt. Tháng 12 năm 2008, Công ty cổ phần thương mại Masan đổi tên thành Công ty cổ phần thực phẩm Masan. Tháng 3 năm 2011, Công ty cổ phần thực phẩm Masan chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (MASAN CONSUMER). Masan Consumer trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) 1

BÀI TẬP NHÓM

Embed Size (px)

DESCRIPTION

quan tri chat luong cong ty masan consumer

Citation preview

Page 1: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (MASAN

CONSUMER)

1.1.1. Lịch sử hình thành

Tháng 6 năm 1996, thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ -

Thương mại Việt Tiến chuyên sản xuất thực phẩm chế biến, đặc biệt là các sản phẩm

ngành gia vị như nước tương, tương ớt, các lợi sốt…

Tháng 5 năm 2000, thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu

Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.

Năm 2003, Công ty cổ phần Thương mại Masan thành lập trên cơ sở sáp nhập

Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ - Thương mại Việt Tiến và Công ty cổ

phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt.

Tháng 12 năm 2008, Công ty cổ phần thương mại Masan đổi tên thành Công ty

cổ phần thực phẩm Masan.

Tháng 3 năm 2011, Công ty cổ phần thực phẩm Masan chính thức đổi tên thành

Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (MASAN CONSUMER). Masan Consumer

trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của Công ty cổ phần Tập đoàn

Masan (Masan Group)

Hình 1. Tập đoàn Masan và công ty con

1

Page 2: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

1.1.2. Sản phẩm của công ty

- Là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Công ty sản

xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước tương, nước mắm,

tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, và ngũ cốc dinh dưỡng. Thông qua công ty liên

kết Vĩnh Hảo , công ty đã tham gia ngành hàng nước giải khát đóng chai. Bắt đầu

hoạt động từ năm 2000, sau đó công ty đã phát triển thêm danh mục sản phẩm, doanh

thu bán hàng và các kênh phân phối trong nước để xác lập vị thế dẫn đầu trên thị

trường thực phẩm tiêu dùng và đồ uống mang thương hiệu Việt. Những thương hiệu

chủ chốt của Masan Consumer bao gồm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi,

Kokomi, Vinacafé, Wake Up, Kachi và Vĩnh Hảo với chiến lược đặt người tiêu dùng

Việt Nam làm trọng tâm.

Hình 2. Những sản phẩm của Masan Consumer

2

Page 3: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

* Tầm nhìn của công ty

“ Chúng tôi muốn trở thành :

+ Công ty hàng tiêu dùng dẫn đầu Việt Nam xét về doanh số, lợi nhuận và sự

nhận biết thương hiệu;

+ Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam;

+ Điểm thu hút các nhân tài hàng đầu, và được công nhận là môi trường làm việc

tốt nhất Việt Nam; và

+ Biểu tượng của chất lượng và niềm tự hào của người Việt..”

1.2. Hệ thống quản lý chất lượng của công ty

1.2.1. Phương pháp kiểm soát chất lượng

Việc đầu tiên công ty luôn làm để đem lại chất lượng tốt nhất cho các sản phẩm

chính là việc kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu dùng để sản xuất.

Nguyên liệu dùng để sản xuất nước mắm và các loại gia vị phải được chọn lọc

kỹ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Được chế biến trong quy trình khép kín và

quản lý một cách nghiêm ngặt, tránh những tác nhân môi trường làm ảnh hưởng đến

chất lượng sản phẩm. Với tiêu chí nước mắm không cặn, nước tương lên men phải

được loại bỏ chất 3-MCPD và mì ăn liền không có chất tạo màu E102 được xem là

không tốt cho người sử dụng, công ty đã mời những chuyên gia có kinh nghiệm trong

việc chế biến và sàng lọc chất độc hại. Chính vì thế đem lại những sản phẩm đảm bảo

tiêu chuẩn chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

1.2.2. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000

Dù xem xét dưới góc độ chất lượng sản phẩm hay góc độ của hệ thống quản lý

chất lượng thì mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là sự hài lòng của khách

hàng. Do đó, tiêu chuẩn ISO 9001:2000 coi khách hàng đóng một vai trò quan trọng

trong quá trình tạo ra sản phẩm. Chính vì thế, công ty đã áp dụng tiêu chuẩn này vào

việc quản lý chất lượng sản phẩm của công ty, nhằm thỏa mãn tối đa và phục vụ

khách hàng một cách tốt nhất.

3

Page 4: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

Công ty xây dựng mô hình tiếp cận theo quá trình được bộ tiêu chuẩn ISO

9001:2000 khuyến khích áp dụng, nhằm xây dựng, thực hiện và nâng cao hiệu lực của

hệ thống quản lý chất lượng. Hoạt động quản lý là một chuỗi các hoạt động có liên hệ

mật thiết với nhau. Đầu ra của hoạt động này có thể là đầu vào của hoạt động kế tiếp.

Với mô hình tiếp cận theo quá trình, khách hàng được coi là một nhân tố quan trọng

khi xác định các yêu cầu đầu và. Quá trình mà mô hình đề cập đến là quá trình từ

khâu tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cho tới khâu thu thập thông tin

phản hồi của khách hàng để cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

Hình 3. Mô hình phương pháp tiếp cận quá trình

Việc công ty sử dụng mô hình này đã giúp cho việc kiểm soát đượcc các công

việc đang diễn ra, đồng thời liên kết được các hoạt động riêng lẻ thành một chuỗi các

hoạt động có mối liên hệ tương tác qua lại lẫn nhau. Nhờ đó mà các hoạt động trong

quá trình quản lý có thể hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau để mang lại hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi áp dụng mô

hình này là vì các hoạt động của công ty sẽ phục thuộc nhiều vào khách hàng. Nhu

cầu của khách hàng là vô hạn, khó đoán trước được họ mong muốn điều gì. Việc sử

dụng mô hình này mục tiêu chủ yếu là nhắm đến sự hài lòng của khách hàng, nhưng

4

Page 5: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

một doanh nghiệp thì có rất nhiều mục tiêu quan trọng khác, và mô hình tiếp cận quá

trình này không chỉ ra được các mục tiêu khác.

Dù vậy, nhìn chung khi sử dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001:2000 thì công ty đã đem lại nhiều thành công trong việc sản xuất sản phẩm.

Người tiêu dùng rất ưa chuộng sản phẩm của công ty, hơn 90% các hộ gia đình trong

nước đã và đang sử dụng sản phẩm, đem lại lợi nhuận lớn cho công ty.

1.2.3. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP

HACCP là gì?

HACCP có nghĩa là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, một hệ thống

để đảm bảo an toàn thực phẩm và duy trì những tiêu chuẩn vệ sinh. HACCP đã trở

thành một phương pháp được công nhận và chấp thuận trên toàn thế giới để đảm bảo

an toàn thực phẩm trong vòng 30 năm.

Công ty đã và đang áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP (Hệ

thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn) vào sản xuất để đảm bảo

chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Trong HACCP có các thủ tục vệ sinh và quy phạm

sản xuất tốt nên giúp cho nhà chế biến loại bỏ được các mối nguy an toàn thực phẩm

ra khỏi sản phẩm của mình.

Công ty đã áp dụng HACCP bằng cách:

Xác định mối nguy và nhận diện chúng xảy ra như thế nào.

Xác định những biện pháp phòng ngừa.

Thực hiện việc kiểm soát hàng ngày.

Thực hiện những bước để phòng chống những mối nguy tiềm ẩn và hiện hữu.

Kiểm tra xem kế hoạch HACCP có hiệu quả không.

Xây dựng hệ thống tài liệu để ghi lại những mối nguy xảy ra.

Phân loại và ghi chép những thông tin này.

Tuy nhiên, tại công ty, HACCP không là một chương trình riêng lẻ, mà được xây

dựng trên nền tảng của những hoạt động hàng ngày, còn được gọi là chương trình tiên

quyết. Sự thành công của chương trình HACCP phụ thuộc vào hai yếu tố cơ sở hạ

5

Page 6: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

tầng và con người. Công ty đảm bảo chương trình tiên quyết được phát triển và duy trì

dựa trên:

Thực hành sản xuất tốt (GMP): những quy chuẩn (SOPs) được xây dựng để

hướng dẫn nhân viên cách thực hiện đúng công việc của mình.

Nhà xưởng và thiết bị được thiết kế phù hợp để tạo điều kiện cho việc chuẩn bị

sản phẩm an toàn.

Chất lượng nguyên vật liệu sử dụng được kiểm soát chặt chẽ.

Chương trình vệ sinh khử trùng với sự tư vấn của nhà cung cấp hóa chất

chuyên nghiệp.

Kiểm soát vật gây hại bằng các chế phẩm sinh học.

Kiểm định và bảo trì thiết bị định kỳ.

Nhận dạng và truy vết sản phẩm.

Thu hồi sản phẩm.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân và sức khỏe của nhân viên.

Huấn luyện nhân viên theo yêu cầu luật định và theo yêu cầu công việc.

Phê duyệt nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, công ty có một phòng kiểm nghiệm vi sinh, phục vụ kiểm vi sinh

thường xuyên nhằm hỗ trợ công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại nhà máy sản

xuất.

Công ty đã thành lập tổ kỹ thuật sản xuất, đội HACCP, đội QC. Đây là lực lượng

nòng cốt của xí nghiệp. Bộ phận này thường xuyên giám sát chất lượng sản phẩm,

quy trình, quy phạm, quy cách mẫu mã sản phẩm và kiểm tra vi sinh trong suốt quá

trình sản xuất.

HACCP là một yêu cầu pháp lý được thực hiện nghiêm ngặt tại tất cả công ty

con đang hoạt động. Vì vậy, chúng tôi bảo đảm rằng toàn bộ nhân viên Masan hiểu

biết, tuân thủ và đẩy mạnh việc áp dụng HACCP. Ngoài ra hàng năm, Công ty tổ chức

định kỳ các khóa huấn luyện để nâng cao tay nghề cho công nhân, tổ chức các buổi

sinh hoạt chuyên đề để củng cố và cập nhật kiến thức chuyên môn cho công nhân một

6

Page 7: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

cách thường xuyên, giáo dục cho công nhân luôn nâng cao ý thức trong việc chấp

hành tốt tổ chức kỷ luật, tuân thủ đúng quy trình chế biến, quy phạm sản xuất, quy

phạm vệ sinh, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc

không ngừng nâng cao và cải thiện an toàn thực phẩm sẽ gia tăng đáng kể giá trị cho

sản phẩm.

Mỗi một công nhân là một kiểm tra viên tự chịu trách nhiệm trên sản phẩm do

mình tham gia thực hiện. Đây là yếu tố hết sức cơ bản để Công ty giữ vững được uy

tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình.

* Những thành công đem lại khi áp dụng tiêu chuẩn chất lượng HACCP

Bao gồm cả Vinacafe, công ty hiện đang vận hành 6 nhà máy ở Bình Dương,

Tân Bình, Phú Quốc, Hải Dương, Biên Hòa và Long Thành. Những nhà máy này

được tổ chức với đẳng cấp thế giới, cho phép công ty sản xuất ra những sản phẩm có

hương vị và chất lượng ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn để phục

vụ người tiêu dùng tốt hơn.

Trong năm 2012, Masan Consumer đã hoàn thành giai đoạn đầu trong dự án

nâng cấp và mở rộng nhà máy ở Bình Dương. Cụ thể, công ty đã triển khai xong ba

dây chuyền sản xuất nước mắm hoàn toàn tự động đầu tiên trên thế giới với tổng công

suất 25 triệu lít mỗi tháng. Hơn nữa, nhà máy này giờ đây đáp ứng tất cả các tiêu

chuẩn GMP và HACCP.

Trong năm 2013, công ty cũng đã hoàn thành dự án mở rộng nhà máy sản xuất

mì ăn liền, nhờ đó sẽ tăng công suất sản xuất thêm 60 triệu gói mì mỗi tháng. Đồng

thời, nhà máy mới vô cùng hiện đại của Vinacafe ở Long Thành đã bắt đầu hoạt động

trong quý 2 năm 2013. Nhà máy này được trang bị những dây chuyền chế biến hoàn

toàn tự động với chất lượng quốc tế. Khi đi vào sản xuất hoàn chỉnh, nhà máy mới có

thể nâng công suất sản xuất cà phê hòa tan của Vinacafe lên gấp 2,5 lần.

Quá trình phát triển của Công ty qua nhiều năm đã tạo ra các sản phẩm cao cấp

ngày càng phong phú và đa dạng. Nhờ vậy, đến nay Công ty luôn đáp ứng được ngày

7

Page 8: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

càng tốt hơn về nhu cầu và thị hiếu của nhiều khách hàng khó tính. Đó chính là nền

tảng tạo hiệu quả và định hướng phát triển cho tương lai của Công ty.

1.2.4. Phương pháp quản lý chất lương Kaizen và 5S

Kaizen được ghép từ hai từ tiếng Nhật: Kai - "Thay đổi” và Zen - "Tốt hơn",

nghĩa là "Thay đổi để tốt hơn" hoặc "Cải tiến liên tục". Xuất phát tù suy nghĩ rằng

"trục trặc" có thể nảy sinh liên tục ở bất kỳ thời điểm nào, bộ phận nào của doanh

nghiệp trong quá trình hoạt động, người Nhật đề ra triết lý quản lý Kaizen với nội

dung 5S (năm nguyên tắc bắt đầu bằng chữ S trong tiếng Nhật) để khắc phục các "trục

trặc" này:

Seiri - Sàng lọc (Sort - tiếng Anh): Nhằm loại bỏ tất cả mọi thứ không cần thiết,

không có giá trị ra khỏi công việc, nhà xưởng, tổ chức...

Seiton - Sắp xếp (Simply - tiếng Anh): Phần loại, hệ thống hoá để bất cứ thứ gì

cũng có thể "dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ trả lại".

Seiso - Sạch sẽ (Shine - tiếng Anh): Thực chất là lau chùi, quét dọn, vệ sinh,

kiểm tra xem mọi thứ có được sắp xếp đúng nơi quy định.

(Ba nguyên tắc nêu trên thực chất chỉ là việc sàng lọc, sắp xếp phân loại khoa

học hệ thống nhà xưởng, máy móc, công cụ sản xuất và tổng vệ sinh doanh nghiệp).

Hai nguyên tắc tiếp :

Seiketsu - Săn sóc (Standardize - tiếng Anh): Nhằm "Tiêu chuẩn hoá", "quy trình

hoá" những gì đã đạt dược với ba nguyên tắc nêu trên đề mọi thành viên của doanh

nghiệp tuân một cách bài bản, hệ thống.

Shitsuke - Sẵn sàng (Sustain - tiếng Anh): Giáo dục, duy trì và cải tiến bốn

nguyên tắc nêu trên trong bất kỳ mọi hoàn cảnh nào và trong suất quá trình hoạt động

của doanh nghiệp.

Những năm gần đây, gian bếp của các bà nội trợ Việt đã xuất hiện nhiều nhãn

hiệu thực phẩm mới trong đó có hàng loạt sản phẩm do Masan Consumer sở hữu như

nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư, mì tôm Tiến Vua hay Omachi.   Các

nhãn hiệu này, so với các đối thủ trên cùng phân khúc, luôn là kẻ đến sau. Trước Tam

8

Page 9: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

Thái Tử có Hoa Sen của Nam Dương; trước Nam Ngư có Knor Phú Quốc của

Uniliver; trước Omachi và Tiến Vua có rất rất nhiều “đại gia” mì tôm như Hảo Hảo,

Vifon hay Lẩu Thái.   Sự thành công vượt bậc các nhãn hiêu của Masan đến từ một vũ

khí duy nhất mà trước đó chưa đối thủ nào dùng: đánh vào nỗi sợ hãi về vệ sinh an

toàn thực phẩm của người tiêu dùng. Ngay sau khi trình làng, nước mắm Nam Ngư

với thông điệp “Nước mắm không cặn” đã “chạm” vào mối quan tâm của các bà nội

trợ về an toàn sức khỏe cho gia đình của họ. Chiêu đánh vào nỗi sợ hãi không có gì

mới nhưng lại rất hiệu quả chinh phục lòng tin của người tiêu dùng đã giúp Masan

Food đảo lộn thị trường nước mắm. Đến nay, sản phẩm nước mắm của Masan Food,

tính cả 2 thương hiệu Chinsu và Nam Ngư, đã chiếm gần 60% thị trường, đang áp đảo

Knorr Phú Quốc. Đồng thời, nước mắm cũng là mảng tạo ra doanh thu cao nhất tại

Masan Food (gần 50%, trong đó Chinsu khoảng 15% và Nam Ngư 31%).   Tại Việt

Nam, câu chuyện gói mì của Masan chỉ bắt đầu được nhắc đến khi các thương hiệu

Tiến Vua và Omachi lần lượt ra đời trong hai năm 2008 và 2009. Khi khảo sát thị

trường mì ăn liền Việt Nam, một công ty nghiên cứu thị trường đã xếp Masan ở vị trí

thứ 4 xét về thị phần (khoảng 10%), sau 3 thương hiệu dẫn đầu là Acecook Vietnam

(55%), Asia Food (15%), Vifon (hơn 10%). Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, đầu 2010,

Masan Food đã vượt qua Asia Food và Vifon, vươn lên vị trí thứ 2 (hơn 15%).   Với

tính chất của sản phẩm mì gói, thật khó khi tìm ra một kẽ hở nào để danh xưng tốt

hơn hay ngon hơn sản phẩm của đối thủ. Thay vì đi theo lối mòn “làm tốt hơn” này,

Omachi và Tiến Vua đã “làm khác đi” với thông điệp: tôi không ngon hơn, nhưng tôi

‘an toàn” hơn. Với Omachi là “sợi khoai tây, rất ngon mà không sợ nóng”; với Tiến

Vua là “mì không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần” (vì sử dụng loại dầu này

sẽ làm tăng nguy cơ ung thư).   Với với thông điệp marketing chưa có tiền lệ, 2 sản

phẩm mì ăn liền của Masan Food đã lại khuấy động thị trường giành được 15% thị

trường. Với kẻ đến sau, đó là một thành công vượt bậc.

Ngoài ra, áp dụng Kaizen và 5S sẽ làm tăng năng suất, tăng năng lực cạnh tranh

của công ty nhờ giảm thiểu những lãng phí như:

9

Page 10: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

1. Sản xuất dư thừa:

Làm tăng rủi ro lỗi mốt, sản xuất sai chủng loại sản phẩm dẫn tới nguy cơ phải

bán với giá chiết khấu hay bó đi dưới dạng phế liệu.

2. Khuyết tật:

Gồm các khuyết tật sản phẩm làm tăng chi phí sản xuất, hàng bán, cũng bao gồm

sai sót giấy tờ và thông tin về sản phẩm, chậm giao hàng, sản xuất sai quy cách, lãng

phí nguyên vật liệu...

3. Tồn kho:

Hậu quả là chi phí tồn kho và báo quản cao, lãng phí không gian, giảm quay

vòng vốn hiệu quả ...

4. Di chuyển bất hợp lý:

Gây lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức, nguyên nhiên vật liệu, mặt bằng,

đường sá, nhà xưởng.

5. Chờ đợi:

Là thời gian nhân lực hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất

trong hệ thống sản xuất kém hiệu quả.

6. Thao tác thừa của công nhân, máy móc thiết bị:

Ảnh hưởng đến năng suất lao động, định mức nguyên nhiên vật liệu, tăng giá

thành sản phẩm...

7. Sửa sai:

Do lần gia công đầu không đạt chất lượng, gây lãng phí sức lao động, sử dụng

thiết bị kém hiệu quả, làm gián đoạn, ách tắc, đình trệ trong sản xuất...

Bên cạnh những lợi ích hữu hình về kinh tế, vệ sinh môi trường, an toàn lao

động, Kaizen còn mang lại những lợi ích vô hình như: lòng tự hào về doanh nghiệp,

động lực phát huy sáng kiến, kỷ luật lao động cao, môi trường văn hoá doanh nghiệp

lành mạnh giúp các các thành viên của doanh nghiệp đoàn kết và gắn bó trong mái

nhà chung.

10

Page 11: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

1.3. Thành công mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây

Mặc dù còn khá mới, nhưng Masan Consumer, công ty con của Tập đoàn Masan,

đã có những bước đi chiến lược để vượt lên thị trường. Mới đây, báo cáo xếp hạng

Brand Footprint Ranking của Kantar Worldpanel cho thấy thương hiệu nước chấm

Chin-su của Masan Consumer được xếp thứ hai tại Việt Nam trong danh sách các sản

phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG) được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất.

Theo báo cáo này, Chin-su đã hầu như có mặt ở mọi gia đình người Việt (chiếm

93% trong tổng số hộ) với tần suất mua trung bình là 14 lần/năm, đồng nghĩa với việc

thương hiệu này được người tiêu dùng chọn mua tổng cộng 29,7 triệu lần trong 1 năm

cho tiêu dùng trong nhà, ở 4 thành phố chính của Việt Nam (TP.HCM, Hà Nội, Đà

Nẵng và Cần Thơ).

Điều tra của Tổng cục Thống Kê cho thấy mỗi năm tại thị trường Việt Nam cần

hơn 200 triệu lít nước mắm mới đủ tiêu thụ và hơn 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử

dụng nước mắm để chấm, ướp, nấu trong các bữa ăn. Thị trường nước mắm cũng

được đánh giá sôi động ngang ngửa với hai thị trường khác là dầu gội và bột giặt. Vì

vậy, không ít công ty đã lần lượt nhảy vào thị trường gia vị Việt Nam và cùng nhau

chinh phục khẩu vị của người tiêu dùng với các thương hiệu nổi tiếng từ lâu như

Vedan, Maggi, Ajinomoto hay Knorr.

Dù đi sau các công ty dẫn đầu về hàng tiêu dùng, nhưng Chin-su luôn là nhãn

hiệu đứng số 1 trong ngành hàng gia vị tại Việt Nam suốt 4 năm liên tiếp với việc

chiếm hơn phân nửa thị phần của ngành hàng gia vị cao cấp.

Bằng những chiến lược chất lượng đã giúp Masan Consumer sản xuất ra những

sản phẩm tiêu dùng mà người tiêu dùng ưa thích. Đối với mỗi dòng sản phẩm chính,

Chin-su đều có một thương hiệu cao cấp (Chin-su cho ngành hàng nước chấm và

Omachi cho ngành hàng mì ăn liền) và một thương hiệu phổ thông (Nam Ngư, Tam

Thái Tử, Rồng Việt cho nước chấm và Tiến Vua, Kokomi cho mì ăn liền), nhằm đáp

ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng từ các phân khúc thu nhập khác nhau, và dù là

11

Page 12: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

cao cấp hay phổ thông, thì tiêu chí chất lượng tuyệt hảo luôn được công ty đặt lên

hàng đâu.

Điều này đã giúp tối đa hóa giá trị của các thương hiệu, thiết lập danh tiếng về

chất lượng cao cho toàn bộ sản phẩm và khai thác được lợi thế nhờ đánh đúng suy

nghĩ và nhu cầu của người tiêu dùng.

Đến năm 2013, các thương hiệu của Masan Consumer nằm trong nhóm những

thương hiệu thực phẩm tiêu dùng phổ biến nhất tại Việt Nam, được người tiêu dùng

bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Từ năm 2010, FTA đã xác định Chin-

su, Tam Thái Tử, Omachi và Vinacafé thuộc vào nhóm những thương hiệu được công

nhận rộng rãi nhất tại Việt Nam. Thương hiệu nước chấm Chin-su được bình chọn là

một trong 25 thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong cuộc khảo sát năm 2009 của

Nielsen, và Omachi là thương hiệu số 1 trong phân khúc mì ăn liền siêu cao cấp theo

giá trị bán lẻ trong năm 2012. Masan Consumer đang sở hữu 4 trong số 50 thương

hiệu hàng tiêu dùng hàng đầu ở Việt Nam. Trong năm 2012, Masan Consumer và

thương hiệu mì Omachi cũng đã nhận được các giải thưởng "Thương hiệu vàng” và

"Logo và Slogan ấn tượng” của Bộ Công Thương. Theo báo cáo của Kantar

Worldpanel, Chin-su được bầu chọn là nhãn hàng tiêu dùng phổ biến thứ 2 tại Việt

Nam trong năm 2012. Vinacafe được bình chọn "10 thương hiệu mạnh nhất trong

năm 2012” do tạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức.

Cùng với việc kết hợp chiến lược chất lượng và chiến lược độc đáo nhất Masan

Consumer đã thực hiện để chinh phục thị trường Việt Nam chính là việc nắm bắt nhu

cầu thực tế của thị trường. Masan Consumer là doanh nghiệp nước chấm đầu tiên

trong ngành tung ra thị trường sản phẩm đóng trong chai nhựa nhằm giảm giá thành

và tăng sự tiện lợi cho các bà nội trợ. Ngoài ra, bằng cách làm thỏa mãn nhu cầu an

toàn vệ sinh thực phẩm của khách hàng, Masan Consumer cũng đạt được nhiều thành

công ở thị trường nước tương, nước mắm và mì ăn liền.

12

Page 13: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

Cụ thể, nước tương Tam Thái Tử của Masan Consumer chiếm lĩnh thị trường

nhờ không có chất 3-MCPD. Sự xuất hiện của nhãn hiệu này đã giúp doanh thu của

Công ty tăng gấp 3 lần từ 660 tỉ đồng năm 2007 lên 1.992 tỉ đồng năm 2008.

Nước mắm Nam Ngư cũng thắng đối thủ Knorr Phú Quốc nhờ “Nước mắm

không có cặn”. Đến nay, sản phẩm nước mắm của Masan Consumer, tính cả hai

thương hiệu Chin-su và Nam Ngư, đã nắm hơn 70% thị phần. Ngoài ra, còn có mì

Omachi không gây nóng và mì Tiến Vua không dùng dầu chiên lại nhiều lần, đánh

vào mối quan tâm về sức khỏe của người tiêu dùng.

Có thể nói, việc thực hiện những chiến lược đúng đắn đã giúp công ty đi đúng

hướng, tiết kiệm sức lực và vượt lên đối thủ trong một môi trường cạnh tranh đầy

khắc nghiệt.

1.4. Những việc công ty đã và đang làm để tiếp tục nâng cao chất lượng sản

phẩm

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức về chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh công

tác đào tạo về chất lượng và quản lý chất lượng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên

của doanh nghiệp

Masan Consumer xây dựng đội ngũ quản lý đầy tài năng và giàu kinh nghiệm

nhất trong ngành hàng tiêu dùng ở Đông Nam Á. Tuyển dụng các vị trí mới như Giám

đốc Tài chính, Giám đốc Bán hàng toàn quốc cho ngành hàng đồ uống, Giám đốc

Marketing cao cấp, Giám đốc nghiên cứu người tiêu dùng và thị trường (CMK), Giám

đốc Công nghệ, Giám đốc Bảo đảm chất lượng (QA), Giám đốc nhân sự, và Giám đốc

Pháp lý. Phần lớn đội ngũ quản lý mới này đều có hơn 10 năm kinh nghiệm tại các

công ty hàng tiêu dùng đa quốc gia và có những thành tích nổi bật trong thị trường

mới nổi, chẳng hạn như ông Alexy I. Alvarez, Giám đốc bán hàng toàn quốc của

ngành hàng đồ uống, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm tại P&G Philippines và URC

Việt Nam.

13

Page 14: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

Thứ hai, không ngừng đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng thiết kế, chế tạo

sản phẩm mới, bên cạnh đó thu mua và liên kết với các công ty khác để đẩy mạnh

chất lượng sản phẩm. Cụ thể:

- Masan đã mua bán, sáp nhập những thương hiệu mạnh (vinacafé biên hòa,

Nước khoáng Vĩnh Hảo, Bia Phú Yên hay Thức ăn gia súc Proconco)

- Đầu tư vào các sản phẩm mới: Masan Consumer tiếp tục đầu để đẩy mạnh việc

xây dựng thương hiệu, với trọng tâm được đặt vào mảng kinh doanh cà phê hòa tan

(Wake Up Sài Gòn)

- Ngành hàng thực phẩm tiện lợi - Masan Consumer đã tiếp tục đầu tư vào ngành

hàng thực phẩm tiện lợi và hiện đang theo đúng kế hoạch là tăng thị phần mì ăn liền

từ hơn 20% đến khoảng 30% vào cuối năm 2013

- Ngành hàng đồ uống của Vĩnh Hảo - Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi sẽ là việc

tích hợp công ty và tăng cường nền tảng hoạt động của Vĩnh Hảo để giúp công ty phát

triển tốt hơn trong việc mở rộng trong tương lai.

Thứ ba, phải tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa. Đơn giản hóa Tập đoàn: Tập

đoàn đã bắt tay vào một số sáng kiến quan trọng để đơn giản hóa cơ cấu tài chính và

cấu trúc doanh nghiệp của công ty bằng cách mua lại và tất toán các công cụ tài chính

vốn cổ phần.

Thứ tư, công ty đã cải thiện tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên và công nhân

để thúc đẩy làm việc hiệu quả, bởi vì nhân tố con người là một phần làm nên chất

lượng sản phẩm. Trong thời gian đến, công ty sẽ tiếp tục có những chế độ về đãi ngộ

tốt cho nhân viên để họ có động lực làm việc cao nhất, đem lại những sản phẩm có

chất lượng tốt nhất.

Với những nỗ lực không ngừng về việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm

của công ty hứa hẹn sẽ sản xuất những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và

luôn luôn đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu.

14

Page 15: BÀI TẬP NHÓM

Bài tập nhóm môn Quản trị chất lượng - Nhóm 1 - DT12QTK01

BẢNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 1

STT HỌ VÀ TÊN ĐÓNG GÓP GHI CHÚ

1 Nguyễn Thị Hoàng Uyên

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

2 Phạm Thị Như Phượng

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

3 Nanpavith Heungs

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

4 Xaysanouk Phommys

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

15