21
1 Bài tập chương 1 1.1 Hỏi nhiệt độ của lò nung bằng bao nhiêu nếu biết mỗi giây lò phát ra một năng lượng bằng 8,28 calo qua một lỗ nhỏ có kích thước bằng 6,1cm 2 . Xem lò nung là một vật đen tuyệt đối. 1.2 Tìm công suất bức xạ của một lò nung, cho biết nhiệt độ của lò bằng t = 727 0 C, diện tích của cửa lò bằng 250cm 2 . Xem lò là vật đen tuyệt đối. 1.3 Vật đen tuyệt đối có dạng một quả cầu đường kính d = 10cm ở nhiệt độ T không đổi. Tìm nhiệt độ T, cho biết công suất bức xạ nhiệt đã cho bằng 12kcalo/phút. 1.4 Nhiệt độ của sợi dây tóc vonfram của bóng đèn điện luôn biến đổi vì được đốt nóng bằng dòng điện xoay chiều. Hiệu số giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất bằng 80 0 C, nhiệt độ trung bình bằng 2300K. Hỏi công suất bức xạ nhiệt biến đổi bao nhiêu lần, xem dây tóc bóng đèn là vật đen tuyệt đối. 1.5 Nhiệt độ của vật đen tuyệt đối tăng từ 1000 K đến 3000 K. Hỏi: (a) Năng suất phát xạ nhiệt toàn phần của nó tăng bao nhiêu lần? (b) Bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại thay đổi bao nhiêu lần? 1.6 Một vật đen tuyệt đối ở nhiệt độ T1= 2900 K. Do vật bị nguội đi nên bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại thay đổi ∆λ= 9μm. Hỏi vật lạnh đến nhiệt độ bằng bao nhiêu? 1.7 Nhiệt độ trên bề mặt lớp da của bạn gần bằng 35 0 C. Tính bước sóng ứng với năng suất bức xạ cực đại phát ra từ lớp da của bạn? 1.8 Tính năng lượng photon theo đơn vị eV ứng với các tần số: (a) 5.10 14 Hz, (b) 10GHz, (c) 30MHz. 1.9 Một đài radio FM có công suất 100kW và hoạt động với tần số 94MHz. Hỏi có bao nhiêu photon phát ra mỗi giây từ đài này? 1.10 Công suất bức xạ nhiệt của Mặt Trời là 3,74.10 26 W. Giả sử bức xạ phát ra từ Mặt Trời có bước sóng 500nm. Hãy tìm số photon phát ra từ Mặt Trời trong mỗi giây? 1.11 Tìm giới hạn quang điện đối với các kim loại có công thoát 2,4eV, 2,3eV, 2eV. 1.12 Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catốt của tế bào quang điện λ0= 0,5μm. Tìm: (a) Công thoát của electron khỏi tấm kim loại đó. (b) Vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron khi catôt được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc bước sóng λ= 0,25μm. 1.13 Chiếu một bức xạ điện từ đơn sắc bước sóng λ= 0,41μm lên một kim loại dùng làm catôt của tế bào quang điện thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Nếu dùng một hiệu điện thế hãm 0,76V thì các quang electron bắn ra đều bị giữ lại.Tìm: (a) Công thoát của electron đối với kim loại đó. (b) Vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron khi bắn ra khỏi catôt. 1.14 Công thoát của kim loại dùng làm catod của tế bào quang điện W0 = 2,48eV. Tìm: (a) Giới hạn quan điện của tấm kim loại đó. (b) Vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron khi catod được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc bước sóng λ= 0,36μm. (c) Hiệu điện thế hãm để không có một electron nào đến được anod.

Bài tập VL A3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài tập VL A3

1

Bài tập chương 1

1.1 Hỏi nhiệt độ của lò nung bằng bao nhiêu nếu biết mỗi giây lò phát ra một năng lượng bằng 8,28

calo qua một lỗ nhỏ có kích thước bằng 6,1cm2. Xem lò nung là một vật đen tuyệt đối.

1.2 Tìm công suất bức xạ của một lò nung, cho biết nhiệt độ của lò bằng t = 7270C, diện tích của cửa lò

bằng 250cm2. Xem lò là vật đen tuyệt đối.

1.3 Vật đen tuyệt đối có dạng một quả cầu đường kính d = 10cm ở nhiệt độ T không đổi. Tìm nhiệt độ

T, cho biết công suất bức xạ nhiệt đã cho bằng 12kcalo/phút.

1.4 Nhiệt độ của sợi dây tóc vonfram của bóng đèn điện luôn biến đổi vì được đốt nóng bằng dòng điện

xoay chiều. Hiệu số giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất bằng 800C, nhiệt độ trung bình bằng

2300K. Hỏi công suất bức xạ nhiệt biến đổi bao nhiêu lần, xem dây tóc bóng đèn là vật đen tuyệt

đối.

1.5 Nhiệt độ của vật đen tuyệt đối tăng từ 1000 K đến 3000 K. Hỏi:

(a) Năng suất phát xạ nhiệt toàn phần của nó tăng bao nhiêu lần?

(b) Bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại thay đổi bao nhiêu lần?

1.6 Một vật đen tuyệt đối ở nhiệt độ T1= 2900 K. Do vật bị nguội đi nên bước sóng ứng với năng suất

phát xạ cực đại thay đổi ∆λ= 9μm. Hỏi vật lạnh đến nhiệt độ bằng bao nhiêu?

1.7 Nhiệt độ trên bề mặt lớp da của bạn gần bằng 350C. Tính bước sóng ứng với năng suất bức xạ cực

đại phát ra từ lớp da của bạn?

1.8 Tính năng lượng photon theo đơn vị eV ứng với các tần số: (a) 5.1014Hz, (b) 10GHz, (c) 30MHz.

1.9 Một đài radio FM có công suất 100kW và hoạt động với tần số 94MHz. Hỏi có bao nhiêu photon

phát ra mỗi giây từ đài này?

1.10 Công suất bức xạ nhiệt của Mặt Trời là 3,74.1026W. Giả sử bức xạ phát ra từ Mặt Trời có bước

sóng 500nm. Hãy tìm số photon phát ra từ Mặt Trời trong mỗi giây?

1.11 Tìm giới hạn quang điện đối với các kim loại có công thoát 2,4eV, 2,3eV, 2eV.

1.12 Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catốt của tế bào quang điện λ0= 0,5μm. Tìm:

(a) Công thoát của electron khỏi tấm kim loại đó.

(b) Vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron khi catôt được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc

bước sóng λ= 0,25μm.

1.13 Chiếu một bức xạ điện từ đơn sắc bước sóng λ= 0,41μm lên một kim loại dùng làm catôt của tế

bào quang điện thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Nếu dùng một hiệu điện thế hãm 0,76V thì

các quang electron bắn ra đều bị giữ lại.Tìm:

(a) Công thoát của electron đối với kim loại đó.

(b) Vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron khi bắn ra khỏi catôt.

1.14 Công thoát của kim loại dùng làm catod của tế bào quang điện W0 = 2,48eV. Tìm:

(a) Giới hạn quan điện của tấm kim loại đó.

(b) Vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron khi catod được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc

bước sóng λ= 0,36μm.

(c) Hiệu điện thế hãm để không có một electron nào đến được anod.

Page 2: Bài tập VL A3

2

1.15 Khi chiếu một chùm ánh sáng có bước sóng λ= 0,234μm vào một kim loại dùng làm catod của tế

bào quang điện thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Biết tần số giới hạn của catod ν0= 6.1014Hz. Tìm:

(a) Công thoát của electron đối với kim loại đó.

(b) Hiệu điện thế hãm để không có một electron nào đến được anod.

1.16 Tìm năng lượng và động lượng của photon ứng với bước sóng λ= 0,6μm.

1.17 Tìm năng lượng và động lượng của photon ứng với bước sóng λ= 10-12m.

1.18 Photon có năng lượng 250keV bay đến va chạm với một electron đứng yên và tán xạ Compton

theo góc 1200. Xác định năng lượng của photon sau tán xạ?

1.19 Photon ban đầu có năng lượng 0,8MeV tán xạ trên một electron tự do và thành photon ứng với bức

xạ có bước sóng bằng bước sóng Compton. Tính:

(a) Góc tán xạ.

(b) Năng lượng của photon tán xạ.

1.20 Tính năng lượng và động lượng của photon tán xạ khi photon tới có bước sóng λ= 5.10-12m đến va

chạm vào electron tự do và tán xạ theo góc 600 và 900.

1.21 Trong hiện tượng tán xạ Compton, bức xạ tia X có bước sóng λ đến tán xạ trên electron tự do. Tìm

bước sóng đó, cho biết động năng cực đại của electron bắn ra bằng 0,19MeV.

1.22 Tìm động lượng của electron khi có photon bước sóng λ= 0,05A0 đến va chạm và tán xạ theo góc θ

= 900. Giả sử lúc đầu electron đứng yên.

1.23 Một vật bức xạ nhiệt được xem là vật đen tuyệt đối, phát ra các bức xạ điện từ có bước sóng λ.

Nếu nhiệt độ của vật là 300oC thì vật phát xạ mạnh bước sóng nào? Cho hằng số Wien b = 2,9.10–3mK.

1.24 Khi nhiệt độ của vật đen tuyệt đối tăng lên hai lần thì bước sóng ứng với cực đại của năng suất

phát xạ của vật đó sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần?

1.25 Công suất bức xạ của vật đen tuyệt đối thay đổi như thế nào, nếu bước sóng ứng với năng suất

phát xạ cực đại của nó giảm hai lần?

1.26 Ánh sáng có bước sóng 600nm trong chân không thì tần số của nó là bao nhiêu?

1.27 Một photon có tần số 4.108 MHz thì có bước sóng trong chân không bằng bao nhiêu?

1.28 Photon có bước sóng λ= 0,4µm thì có khối lượng bao nhiêu?

1.29 Bề mặt của một vật đen tuyệt đối bức xạ một công suất P = 105kW. Bước sóng ứng với cực đại

của năng suất phát là λmax = 0,6 µm. Cho biết: σ = 5,67.10–8W/m2K4; b = 2,9.10–3mK. Tính diện tích

bề mặt của vật đó.

1.30 Chiếu một chùm sáng đơn sắc λ= 0,3µm vuông góc vào một diện tích 4cm2. Tính cường độ của

chùm sáng tới, biết số photon đập vào diện tích đó trong mỗi giây là 9,04.1013hạt.

1.31 Một vật bức xạ nhiệt coi là vật đen tuyệt đối, phát ra các bức xạ điện từ có bước sóng λ. Nếu

nhiệt độ của vật là 300oC thì vật phát xạ mạnh bước sóng nào? Cho hằng số Wien b = 2,9.10–3mK.

Page 3: Bài tập VL A3

3

1.32 Năng lượng nhỏ nhất của phôton kích thích để hiện tượng quang điện xảy ra đối với một kim loại

là 1,9eV. Tính giới hạn quang điện của kim lọai đó?

1.33 Ánh sáng có bước sóng λ= 0,55.10–6 m chiếu vào bề mặt một kim loại gây nên hiệu ứng quang

điện. Electron bắn ra có động năng cực đại bằng 0,26 eV. Hãy xác định công thoát của vật liệu đó. Cho

biết: h = 6,625.10–34 J.s ; c = 3.108m/s; 1 eV = 1,6.10–19 J.

1.34 Công suất bức xạ của một vật đen tuyệt đối bằng 105 kW. Tìm diện tích bề mặt bức xạ của vật đó

nếu bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của nó bằng 0,7µm. Cho hằng số Wien: b = 2,9.10–3

mK.

1.35 Bề mặt kim loại nóng chảy có diện tích 10cm2, mỗi phút bức xạ một năng lượng 6.104J. Tính nhiệt

độ của kim loại nóng chảy đó, xem nó là vật đen tuyệt đối. Cho hằng số Stefan – Boltzmann là σ =

5,7.10–8 W/m2K4.

1.36 Một lò luyện kim có cửa sổ quan sát rộng 4cm x 6cm, phát xạ với công suất 10kW. Xác định nhiệt

độ của lò, biết rằng năng suất phát xạ toàn phần của lò chỉ bằng 60% năng suất phát xạ tòan phần của

vật đen tuyệt đối ở cùng nhiệt độ đó. Cho hằng số Stefan – Boltzmann: σ = 5,7.10–8W/m2K4.

1.37 Một lò luyện kim hoạt động ở chế độ ổn định khi nhiệt độ của lò là 2500K. Ở nhiệt độ này lò phát

ra mạnh nhất bước sóng nào? Cho hằng số Wien: b = 2,9.10–3mK.

1.38 Một lò nung có nhiệt độ nung 10000K cửa sổ quan sát có diện tích 250cm2. Xác định công suất

bức xạ của cửa sổ đó nếu coi lò là vật đen tuyệt đối. Cho hằng số: σ = 5,7.10–8 (W/m2K4).

1.39 Giới hạn đỏ trong hiện tượng quang điện đối với xêri là 0,653µm. Xác định năng lượng nhỏ nhất

của photon kích thích để hiện tượng quang điện xảy ra.

1.40 Một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện là λ0= 0,578 µm. Chiếu vào tế

bào quang điện ánh sáng có bước sóng bằng λ0 . Tính công thoát electron của kim loại đó.

1.41 Nhiệt độ của sợi dây tóc trong bóng đèn đang phát sáng là 25000K. Tỉ số giữa năng suất phát xạ

toàn phần của dây tóc trong bóng đèn so với vật đen tuyệt đối ở cùng nhiệt độ đó bằng 0,3. Tìm diện

tích bề mặt bức xạ của sợi tóc bóng đèn. Biết công suất tiêu thụ điện của bóng đèn là 25W và xem điện

năng chuyển hóa hoàn toàn thành năng lượng của bức xạ điện từ. Cho σ = 5,67.10–8W/m2K4.

1.42 Một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện là λ0=0,578µm. Chiếu vào tế bào

quang điện ánh sáng có bước sóng bằng λ0 . Tính công thoát của electron trên bề mặt kim loại trên và

vận tốc của electron quang điện khi đến anod biết hiệu điện thế giữa anod và catod là 4,5V.

1.43 Trong hiện tượng tán xạ Compton, độ biến đổi bước sóng của photon trước và sau khi tán xạ sẽ

lớn nhất khi góc tán xạ của photon bằng bao nhiêu?

Page 4: Bài tập VL A3

4

Bài tập chương 2

2.1 Tính bước sóng De Broglie của electron và proton chuyển động với động năng 1 keV. Tại động

năng bằng bao nhiêu để bước sóng của chúng bằng 1 A0?

2.2 Độ thay đổi về bước sóng De Broglie của electron bằng 2 khi năng lượng của electron đó tăng thêm

200 eV. Tìm bước sóng ban đầu của electron?

2.3 Tính bước sóng của hydro chuyển động với động năng Tk2

3K B trong chất khí ở nhiệt độ 00C?

2.4 Trong thí nghiệm nhiễu xạ electron, khi electron được gia tốc qua hiệu điện thế 8 kV.

(a) Tìm bước sóng De Broglie của electron?

(b) Tìm bước sóng và năng lượng của photon mà sẽ cho ra cùng nền nhiễu xạ như electron trên

cùng một mẫu?

2.5 Tìm bước sóng của neutron có cùng bước sóng của photon năng lượng 22 keV?

2.6 Tính bước sóng De Broglie của quả bóng rổ có khối lượng 0,5kg khi nó chuyển động ở vận tốc

10m/s? Tại sao ta không nhìn thấy hình ảnh nhiễu xạ khi quả bóng xuyên qua lỗ rổng của cái vòng

tròn?

2.7 Một con ruồi có khối lượng 10-4kg bay qua cái bàn với vận tốc 2mm/s. Tính bước sóng De Broglie

của nó và so sánh với kích thước của hạt proton khoảng 1fm (1fm = 10-15m).

2.8 Một cậu sinh viên nặng 80 kg vừa học xong về tính chất sóng của vật chất, cậu ta nghĩ rằng cậu ta

có thể bị nhiễu xạ khi đi qua ô cửa 81cm, dày 12cm. (a) Nếu bước sóng của cậu sinh viên vào

khoảng cùng kích thước của ô cửa thì sự nhiễu xạ mới rỏ nét. Vậy cậu sinh viên này phải đi qua ô

cửa nhanh bao nhiêu để có nền nhiễu xạ rỏ nét? (b) Tại tốc độ này thì cậu sinh viên phải mất bao

lâu mới qua hết được ô cửa?

2.9 Tính động lượng của electron để có bước sóng 0,4nm?

2.10 Tính bước sóng của electron di chuyển ở tốc độ 3/5c? c là vận tốc ánh sáng.

2.11 Khoảng cách giữa các nguyên tử trong tinh thể NaCl là 0,28nm. Tinh thể này được nghiên cứu

trong thí nghiệm nhiễu xạ neutron. Vận tốc của neutron phải bằng bao nhiêu để bước sóng của nó

là 0,28nm?

2.12 Thực nghiệm nhiễu xạ với chùm tia X có năng lượng 16 keV cho nền nhiễu xạ nào đó, sau đó thay

thế chùm tia X bằng chùm electron. Hỏi chùm electron phải có động năng bằng bao nhiêu để cho

nền nhiễu xạ tương tự như nền nhiễu xạ của tia X trên cùng một tinh thể?

2.13 Tính tỉ số bước sóng của photon năng lượng 0,1keV với bước sóng của electron năng lượng

0,1keV?

2.14 Nhiễu xạ neutron bởi tinh thể có thể dùng để tạo ra một bộ lọc vận tốc của neutron. Giả sử khoảng

cách giữa các mặt phẳng tinh thể là d = 0,2nm. Một chùm neutron tới tại góc = 100 so với mặt

phẳng. Neutron tới có vận tốc từ 0 đến 2.104m/s.

(a) Tính các bước sóng ứng với neutron bị phản xạ mạnh ứng với các mặt phẳng đó?

(b) Đối với mỗi bước sóng, neutron phát ra tại góc bằng bao nhiêu?

2.15 Nếu động lượng của quả bóng rổ trong bài tập 2.6 có độ bất định tương đối là p/p = 10-6 thì độ

bất định về vị trí của nó bằng bao nhiêu?

Page 5: Bài tập VL A3

5

2.16 Một electron xuyên qua khe rộng 10-8m. Tính độ bất định về thành phần động lượng của electron

trên hướng vuông góc với khe và nằm trong mặt phẳng chứa khe?

2.17 Một súng radar đo tốc độ của một quả bóng nặng 144g là 137,32 0,10 km/h.

(a) Tính độ bất định cực tiểu về vị trí của quả bóng?

(b) Nếu tốc độ của proton được đo cùng độ chính xác với quả bóng thì độ bất định cực tiểu về vị trí

của proton bằng bao nhiêu?

2.18 Một nguyên tử hydro có bán kính 0,05nm.

(a) Tính độ bất định về động lượng của electron bị giam trong nguyên tử?

(b) Từ câu a) hãy tính động năng của electron?

(c) Phép tinh trên có đúng với động năng của electron ở trạng thái cơ bản (13,6 eV) không?

2.19 Một viên đạn có khối lượng 10g bay với vận tốc 300m/s; vận tốc được đo chính xác đến 0,04%.

(a) Tính độ bất định cực tiểu về vị trí của viên đạn?

(b) Một electron có vận tốc 300m/s đo với độ chính xác 0,04%. Tính độ bất định cực tiểu về vị trí

của electron?

(c) Bạn có kết luận gì về các kết quả này?

2.20 Một xung radar có bước sóng trung bình 0,1cm kéo dài trong 0,1s.

(a) Tính năng lượng trung bình của photon?

(b) Tính độ bất định nhỏ nhất về năng lượng của photon?

2.21 Một chùm electron xuyên qua khe đơn rộng 40nm. Bề rộng của vùng nhiễu xạ trên màn cách khe

1m là 6,2cm. Tính động năng của electron xuyên qua khe?

2.22 Electron được gia tốc qua hiệu điện thế 38V, sau đó chùm electron xuyên qua một khe hẹp. Bề

rộng vùng nhiễu xạ trên màn cách khe 1m là 1,13mm. Tính bề rộng của khe?

2.23 Hạt Omega () phân rã trong 0,1ns sau khi nó được sinh ra. Năng lượng nghỉ của nó là 1672MeV.

Tính độ bất định tương đối về năng lượng nghỉ của nó (E0/E0)?

2.24 Hạt nhân có các mức năng lượng cũng giống như nguyên tử. Hạt nhân ở trạng thái kích thích có

thể chuyển đến trạng thái có mức năng lượng thấp hơn bằng cách phát ra tia gamma. Thời gian

sống ở trạng thái kích thích là 1ps. Tính độ bất định về năng lượng của tia gamma phát ra?

2.25 Chứng minh rằng bước sóng De Broglie của một electron được gia tốc qua hiệu điện thế U là

U/226,1 , tính bằng nm và U tính bằng volt.

2.26 Một quả bóng khối lượng 50g chuyển động với vận tốc 30m/s. Nếu vận tốc được đo với độ chính

xác 0,1% thì độ bất định cực tiểu về vị trí của quả bóng bằng bao nhiêu?

2.27 Một hạt proton có động năng 1MeV. Nếu động lượng được đo với độ chính xác 5% thì độ bất định

cực tiểu về vị trí của quả bóng bằng bao nhiêu?

2.28 Chúng ta muốn đo đồng thời bước sóng và vị trí của photon. Giả sử bước sóng đo được là 6000 A0

với độ chính xác một phần triệu. Tính độ bất định cực tiểu về vị trí của photon?

2.29 Một chùm electron đơn năng tới một khe rộng 0,5nm cho nền nhiễu xạ trên màn cách khe 20cm.

Khoảng cách giữa hai cực tiểu nhiễu xạ liên tiếp là 2,1cm, hãy tính năng lượng của chùm electron

tới?

2.30 Một hạt mang điện tích q khối lượng m được gia tốc qua hiệu điện thế nhỏ V.

(a) Tìm bước sóng De Broglie của nó? Giả sử hạt chuyển động phi tương đối tính.

Page 6: Bài tập VL A3

6

(b) Tính bước sóng của hạt nếu nó là electron và hiệu điện thế là 50V.

2.31 Xác định bước sóng De Brogile của một vi hạt tự do có khối lượng m = 10–27 kg và động năng

200eV.

2.32 Dùng hệ thức bất định ∆t.∆E ≈ h để xác định độ rộng nhỏ nhất của mức năng lượng của

electron trong nguyên tử hydrogen ở trạng thái kích thích có thời gian sống 10–8s.

2.33 Hạt vi mô chuyển động trên trục Ox, có độ bất định về động lượng bằng 2% động lượng của nó.

Tính tỉ số giữa bước sóng de Broglie λ và độ bất định về tọa độ ∆x của hạt đó. Cho biết ∆x∆p ≈ h

2.34 Hạt electron không vận tốc đầu được gia tốc qua hiệu điện thế U nhỏ. Tính U, biết rằng sau khi

gia tốc, hạt electron chuyển động ứng với bước sóng De Broglie là λ .

2.35 Một photon có năng lượng bằng năng lượng nghỉ của electron thì có bước sóng bao nhiêu?

2.36 Một electron có động năng ban đầu 10eV, được gia tốc bởi hiệu điện thế 90V. Tìm bước sóng De

Broglie của electron sau khi được gia tốc.

2.37 Tính tần số của sóng De Broglie liên kết với electron tự do có động năng 10eV.

2.38 Bước sóng De Broglie của một proton không tương đối tính là λ= 0,113 pm; khối lượng của nó là

mp= 1,67.10–27 kg. Tìm tốc độ của nó?

2.39 Một electron có khổi lượng me = 9,1.10–31kg, chuyển động tự do, có năng lượng E = 1,6.10–19J.

Tính bước sóng De Broglie của electron đó.

2.40 Electron chuyển động trên trục Ox trong phạm vi 10–10 m, nghĩa là độ bất định về vị trí ∆x=10-10

m. Sử dụng hệ thức bất định Heisenberg ∆x∆p ≈ h, đánh giá độ bất định về vận tốc của electron.

Cho me= 9,1.10–31kg , h = 6,62.10–34Js.

Page 7: Bài tập VL A3

7

Bài tập chương 3

3.1 Tính năng lượng nhỏ nhất của electron bị giam trong vùng có kích thước hạt nhân (1fm)?

3.2 Một electron bị giam trong một hộp có chiều dài 1nm. Tính độ lớn động lượng của nó ở trạng thái n

= 4?

3.3 Một hòn bi có khối lượng 10g bị giam trong hộp dài 10cm và chuyển động với vận tốc 2cm/s.

(a) Tính số lượng tử n của hòn bi?

(b) Tại sao ta không thể quan sát được sự lượng tử hóa năng lượng của hòn bi?

3.4 Giả sử electron trong nguyên tử hydro chuyển động trong giếng thế một chiều có chiều dài 2a0 (a0

là bán kính Bohr). Tính năng lượng ở trạng thái cơ bản của nguyên tử hydro và so sánh với năng

lượng ở trạng thái cơ bản 13,6eV?

3.5 Hạt trong mẫu giếng thế thường được dùng để tính năng lượng ở trạng thái cơ bản. Giả sử bạn có

một hạt neutron bị giam trong giếng thế một chiều có chiều dài bằng đường kính hạt nhân (10-14m).

Tính năng lượng ở trạng thái cơ bản của neutron bị giam trong giếng thế?

3.6 Một electron bị giam trong giếng thế một chiều có năng lượng ở trạng thái cơ bản là 40 eV.

(a) Nếu electron dịch chuyển từ trạng thái kích thích thứ nhất đến trạng thái cơ bản thì phát ra

photon có bước sóng bao nhiêu?

(b) Nếu tăng chiều dài của giếng thế lên 2 lần thì năng lượng của photon thay đổi như thế nào đối

với cùng phép dịch chuyển như câu a)?

3.7 Một electron bị giam trong giếng thế một chiều. Khi electron thực hiện phép dịch chuyển từ trạng

thái kích thích thứ nhất đến trạng thái cơ bản nó phát ra photon năng lượng 1,2eV.

(a) Tính năng lượng ở trạng thái cơ bản (theo đơn vị eV) của electron?

(b) Liệt kê tất cả các năng lượng (theo đơn vị eV) của photon có thể phát ra khi electron bắt đầu từ

trạng thái kích thích thứ hai thực hiện các phép di chuyển hoặc trực tiếp hoặc qua trạng thái trung

gian về trạng thái cơ bản? Hãy cho thấy các phép dịch chuyển này bằng sơ đồ mức năng lượng.

(c) Tính chiều dài của giếng thế (theo đơn vị nm)?

3.8 Một proton và một deuteron tới rào thế dày 10fm, cao 10MeV. Mỗi hạt có động năng 3MeV.

(a) Hạt nào có xác suất xuyên rào cao hơn?

(b) Tìm tỉ số các xác suất xuyên rào của hai hạt?

3.9 Theo các đồ thị trên hình dưới đây, đồ thị nào chỉ ra hàm sóng SchrÖdinger có ý nghĩa vật lý? Đối

với hàm sóng không có ý nghĩa vật lý hãy chỉ ra tại sao?

Page 8: Bài tập VL A3

8

3.10 Một hạt được mô tả bởi hàm sóng:

4/,4/0

4/4/2

cos)(

axaxkhi

axakhia

xA

x

(a) Xác định hằng số chuẩn hóa A?

(b) Tính xác suất mà hạt sẽ được tìm thấy trong khoảng x = 0 đến x = a/8?

3.11 Một electron tự do có hàm sóng: )10.5sin()( 10 xAx , x tính bằng m.

(a) Tính bước sóng De Broglie của electron?

(b) Tính động lượng của electron?

(c) Tính năng lượng của electron (theo đơn vị eV)?

3.12 Trong một vùng không gian, hạt có năng lượng không có hàm sóng:22 /)( axAex

(a) Tìm thế năng U theo x.

(b) Vẽ U theo x.

3.13 Hàm sóng của một hạt được cho bởi: )sin()cos()( kxBkxAx , trong đó A, B và k là hằng

số. Chứng minh rằng là nghiệm của phương trình SchrÖdinger, giả sử hạt chuyển động tự do (U =

0) và tính năng lượng tương ứng của hạt.

3.14 Một electron bị giam trong hộp một chiều có chiều rộng 0,1nm.

(a) Vẽ sơ đồ mức năng lượng của electron lên đến mức n = 4.

(b) Tìm tất cả bước sóng của photon phát ra khi electron dịch chuyển từ n = 4 về n = 1.

3.15 Xét một hạt chuyển động trong hộp một chiều có các cạnh bên tại x = -a/2 và x = a/2.

(a) Viết hàm sóng và mật độ xác suất cho các trạng thái n = 1, n = 2 và n = 3.

(b) Vẽ hàm sóng và mật độ xác suất theo x.

3.16 Một electron bị bẫy trong hố thế sâu vô hạn bề rộng 0,3nm.

(a) Khi electron ở trạng thái cơ bản, tính xác suất tìm thấy nó trong khoảng 0,1nm tính từ bên trái

hố thế.

(b) Lặp lại phép tính trên cho trường hợp electron ở trạng thái kích thích thứ 99 (n = 100).

3.17 Tìm vị trí mà mật độ xác suất phát hiện hạt là cực đại và cực tiểu đối với hạt chuyển động trong

hộp một chiều ở trạng thái thứ n. Kiểm tra lại kết quả với n = 2.

3.18 Hàm sóng 2

)( xCxex mô tả cho dao động tử điều hòa ở một trạng thái nào đó.

(a) Dùng phương trình SchrÖdinger trong dao động điều hòa, hãy tính giá trị theo khối lượng m

và tần số gốc và tính năng lượng ở trạng thái này?

Page 9: Bài tập VL A3

9

(b) Từ điều kiện chuẩn hóa, hãy xác định hằng số chuẩn hóa C?

3.19 Một electron được mô tả bởi hàm sóng

0)1(

00)(

xeCe

xx

xx

trong đó, x tính bằng nm và C là hằng số

(a) Tìm giá trị C để hàm sóng chuẩn hóa?

(b) Tìm vị trí x để xác suất tìm thấy electron là lớn nhất?

3.20 Một proton và một deuteron (cùng điện tích nhưng khối lượng gấp 2 lần khối lượng proton) tới

hàng rào thế có bề dày 10fm và cao 10MeV. Mỗi hạt có năng lượng 3MeV, hỏi:

(a) Hạt nào có xác suất xuyên rào cao hơn?

(b) Tìm tỉ số xác suất xuyên rào giữa hai hạt này?

3.21 Một vi hạt chuyển động trong giếng thế một chiều, có năng lượng 9eV ở trạng thái kích thích thứ

hai. Tính năng lượng nhỏ nhất của hạt.

3.22 Một vi hạt chuyển động trong giếng thế một chiều, có năng lượng bằng 16eV ở trạng thái n = 3.

Tính năng lượng ứng với trạng thái n = 4.

3.23 Một vi hạt có khối lượng m, chuyển động trên trục x trong trường thế có dạng hố thế cao vô hạn,

bề rộng a thì hàm sóng ở trạng thái có năng lượng En là

a

xnsin

a

2)x(n . Trong trạng thái ứng

với n = 2, tính xác suất tìm thấy hạt lớn nhất tại tọa độ x.

3.24 Một vi hạt có khối lượng m, chuyển động trên trục x trong trường thế có dạng hố thế cao vô hạn,

bề rộng a thì hàm sóng ở trạng thái có năng lượng En là

a

xnsin

a

2)x(n . Tính xác suất tìm thấy

hạt trong phạm vi từ 0 đến a/2 ở trạng thái cơ bản.

3.24 Hạt vi mô trong giếng thế một chiều, cao vô hạn, bề rộng a. Xét hai trạng thái n = 1 và n = 3. Tìm

tọa độ x mà tại đó xác suất tìm hạt ở hai trạng thái này bằng nhau.

3.25 Một electron chuyển động trong giếng thế một chiều, sâu vô hạn, bề rộng a. Xác suất tìm thấy

electron sẽ lớn nhất ở vị trí nào, nếu xét ở trạng thái kích thích thứ hai?

3.26 Một vi hạt có khối lượng m, chuyển động trên tục Ox trong giếng thế cao vô hạn có độ rộng a.

Nếu vi hạt ở trạng thái cơ bản thì mật độ xác suất tìm thấy hạt bằng 1/2a ở vị trí nào?

Page 10: Bài tập VL A3

10

3.27 Một vi hạt có khối lượng m, chuyển động trên trục x trong trường thế có dạng hố thế cao vô hạn,

bề rộng a thì hàm sóng ở trạng thái có năng lượng En là

a

xnsin

a

2)x(n . Xác suất tìm thấy hạt

tại vị trí x = a/4 triệt tiêu khi hạt ở trang thái n bằng bao nhiêu?

3.28 Giả sử electron trong nguyên tử được coi như trong giếng thế một chiều sâu vô hạn, bề rộng a = 2

nm. Tính bước sóng của photon phát ra khi electron dịch chuyển từ mức n = 5 xuống mức n = 3.

Page 11: Bài tập VL A3

11

Bài tập chương 4

4.1 Tính bước sóng của 3 vạch đầu tiên trong dãy Balmer của nguyên tử hydro.

4.2 Tính bước sóng của 3 vạch đầu tiên trong dãy Lyman của nguyên tử hydro.

4.3 Bước sóng = 102,6 nm của photon phát ra trong dãy Lyman tương ứng với giá trị n bằng bao

nhiêu?

4.4 (a) Tính bán kính quỹ đạo thứ 1, 2 và 3 của electron trong nguyên tử hydro.

(b) Tìm vận tốc của electron trên ba quỹ đạo này.

4.5 (a) Vẽ sơ đồ mức năng lượng của ion He+, (Z = 2).

(b) Tính năng lượng ion hóa của ion He+.

4.6 Vẽ sơ đồ mức năng lượng của ion Li2+, (Z = 3).

4.7 Tính bán kính quỹ đạo thứ nhất của He+, Li2+ và Be3+.

4.8 Nguyên tử hydro đang ở trạng thái cơ bản hấp thụ một photon và chuyển lên trạng thái kích thích

thứ 2.

(a) Tính năng lượng photon bị hấp thụ bởi nguyên tử?

(b) Nếu nguyên tử trở về trạng thái cơ bản thì hãy tính các năng lượng photon mà nguyên tử có thể

phát ra?

4.9 Một photon phát ra từ nguyên tử hydro khi electron dịch chuyển từ trạng thái n = 3 về trạng thái m

= 2. Tính năng lượng, bước sóng và tần số của photon.

4.10 Tính năng lượng của một photon mà có thể làm cho (a) electron dịch chuyển từ trạng thái m = 4

lên trạng thái n = 5, và (b) electron dịch chuyển từ trạng thái m = 5 lên trạng thái n = 6.

4.11 (a) Tính bước sóng dài nhất và ngắn nhất trong dãy Paschen. (b) Tính năng lượng photon tương

ứng với các bước sóng này.

4.12 Tình thế năng và động năng của electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử hydro.

4.13 Nguyên tử hydro đang ở trạng thái cơ bản. Bằng cách dùng lý thuyết nguyên tử Bohr, hãy tính (a)

bán kính quỹ đạo, (b) động lượng của electron, (c) mômen động lượng của electron, (d) động năng, (c)

thế năng, (e) năng lượng toàn phần.

4.14 Nguyên tử hydro đang ở trạng thái n = 3 chuyển về trạng thái cơ bản phát ra photon. (a) Tính bước

sóng của photon. (b) Tính động lượng và động năng của nguyên tử giật lùi.

Page 12: Bài tập VL A3

12

4.15 Một electron đang ở trạng thái n = 3 của nguyên tử một electron khối lượng M đứng yên chịu sự

dịch chuyển về trạng thái cơ bản. Chứng minh rằng vận tốc giật lùi của nguyên tử khi phát xạ photon

được cho bởi: M9

hR8v H

4.16 Áp dụng cơ học cổ điển cho một electron ở trạng thái dừng của nguyên tử hydro, hãy chứng minh

rằng rkemL 2e

2 và /ekmL 42e

3 . Ở đây, k là hằng số Coulomb, L là độ lớn của mômen động lượng

quỹ đạo của electron, và me, r, e, là khối lượng, bán kính quỹ đạo, điện tích, tần số góc của electron.

4.17 (a) Chứng minh rằng tần số của electron quỹ đạo chuyển động quanh hạt nhân có điện tích +Ze là

33

422e

en

1

2

eZkm

Chú ý: xuất phát từ r2

ve

(b) Chứng minh rằng tần số của photon phát ra khi electron nhãy từ quỹ đạo ngoài về quỹ đạo

trong có thể viết: )mn(mn2

mn

2

eZkm

n

1

m

1

ha2

ekZ223

422e

220

22

e

Page 13: Bài tập VL A3

13

Bài tập chương 5

5.1 Một hòn đá có khối lượng 1kg quay trên một đường tròn với bán kính 1m trong chu kỳ 1s. Tính số

lượng tử quỹ đạo l mô tả cho chuyển động này?

5.2 Xét một electron ở trạng thái l = 3. Tính độ lớn mômen động lượng quỹ đạo L và các giá trị cho

phép của Lz theo góc hợp bởi L và Lz .

5.3 Liệt kê tất cả các trạng thái của nguyên tử hydro ứng với số lượng tử chính n = 2. Tính năng lượng

của mỗi trạng thái đó.

5.4 Tính xác suất mà electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử hydro sẽ được tìm thấy bên ngoài bán

kính Bohr thứ nhất.

5.5 Một electron có mômen động lượng quỹ đạo là 4,714.10-34J.s. Tính số lượng tử quỹ đạo của

electron ở trạng thái này.

5.6 Xét electron ở trạng thái n = 4, l = 3 và ml = 3. Tính: (a) Mômen động lượng quỹ đạo, (b) Hình

chiếu của mômen động lượng quỹ đạo lên trục không gian z.

5.7 Mômen động lượng quỹ đạo L của Trái đất quay quanh Mặt trời 4,83.1031kg.m2/s. Giả sử mômen

động lượng quỹ đạo này bị lượng tử hóa, hãy tìm: (a) giá trị l ứng với L, (b) độ thay đổi % của độ

lớn L khi l thay đổi từ l đến l + 1.

5.8 Hàm sóng của electron ở trạng thái cơ bản trong nguyên tử hydro là

0/

2/3

0

11)( are

ar

(a) Vẽ đồ thị biểu diễn hàm sóng theo r.

(b) Chứng minh rằng xác suất tìm thấy electron giữa r và r +dr là rdrr 4)(2

(c) Chứng minh rằng hàm sóng được chuẩn hóa.

(d) Tìm xác suất mà electron nằm trong khoảng r1 = a0/2 đến r2 = 3a0/2.

5.9 (a) Xác định số lượng tử l và ml của ion He+ ở trạng thái ứng với n = 3.

(b) Tính năng lượng ở trạng thái này.

5.10 (a) Xác định số lượng tử l và ml của ion Li2+ ở trạng thái ứng với n = 1 và n = 2.

(b) Tính năng lượng ở trạng thái này.

5.11 Tính các giá trị của Lz của electron ở lớp vỏ con d.

5.12 Tính mômen động lượng quỹ đạo của electron ở trạng thái 4d và 6f trong nguyên tử hydro.

5.13 Nguyên tử hydro ở trạng thái 6g.

(a) Tính số lượng tử chính n.

(b) Tính năng lượng của nguyên tử.

(c) Tính các giá trị số lượng tử quỹ đạo và độ lớn mômen động lượng quỹ đạo của electron.

Page 14: Bài tập VL A3

14

(d) Tính các giá trị của số lượng tử từ ml. Ứng với mỗi giá trị ml hãy tìm hình chiếu của vectơ

mômen động lượng quỹ đạo lên trục không gian z và góc hợp bởi vectơ mômen động lượng

quỹ đạo với trục z.

5.14 Giả sử nguyên tử hydro ở trạng thái 2s. Lấy r = a0, hãy tính các giá trị của: (a) )( 02 as , (b)

2

02 )(as , (c) )( 02 aP s

5.15 Nếu kể đến spin của electron thì sẽ có bao nhiêu trạng thái khả dĩ (bộ số lượng tử khác nhau)

của electron trong nguyên tử ở trạng thái: (a) n = 1, (b) n = 2, (c) n = 3, (d) n = 4 và (e) n = 5?

Kiểm tra lại kết quả theo nguyên lí số trạng thái khải dĩ của electron trong nguyên tử là 2n2.

5.16 Liệt kê tất cả các bộ số lượng tử của electron ở trong: (a) lớp vỏ con 3d, (b) lớp vỏ con 3p.

5.17 Xét nguyên tử một electron ở trạng thái n = 2. Tìm tất cả các giá trị của số lượng tử j và mj ở

trạng thái này.

5.18 Tìm tất cả giá trị của j và mj đối với electron ở trạng thái d.

5.19 Một electron ở trạng thái 4F5/2: (a) Tìm các giá trị của số lượng tử n, l và j, (b) Tính độ lớn của

mômen động lượng toàn phần của electron, (c) Tính hình chiếu của mômen động lượng toàn phần

lên trục không gian z.

5.20 (a) Xuất phát từ SLJ

đối với mômen động lượng toàn phần của electron, hãy tìm tích số SL

.

theo các số lượng tử j, l và s.

(b) Bằng cách dùng cos.. SLSL

, với là góc giữa L và S, hãy tìm góc giữa mômen động lượng

quỹ đạo và mômen spin của electron ở các trạng thái: P1/2, P3/2, H9/2 và H11/2.

5.21 (a) Viết cấu hình electron của nguyên tử oxy (Z = 8)

(b) Viết các giá trị số lượng tử n, l, ml và ms của mỗi electron trong nguyên tử oxy.

5.22 Có bao nhiêu trạng thái của electron thuộc lớp n = 4 có cùng số lượng tử ms?

5.23 Xét một vạch quang phổ đơn: hγ = 3D − 2P trong quang phổ của kim loại kiềm khi chưa tính đến

spin của electron. Hỏi nếu tính đến spin thì vạch đơn nói trên sẽ có mấy vạch sít nhau (bội mấy)?

5.24 Xét một vạch quang phổ đơn: hγ = 3P – 2S trong quang phổ của kim loại kiềm khi chưa tính đến

spin của electron. Hỏi nếu tính đến spin thì vạch đơn nói trên sẽ có mấy vạch sít nhau (bội mấy)?

5.25 Lớp n = 3 chứa đầy electron, trong số đó có bao nhiêu electron cùng số lượng tử ml = – 1?

5.26 Có bao nhiêu trạng thái của electron trong nguyên tử hydro ứng với mức năng lượng kích thích -

0.85 eV?

5.27 Nguyên tử hydro đang ở trạng thái cơ bản E1 = -13,6 eV nếu hấp thu một photon có năng lượng

12,75 eV thì nó chuyển sang trạng thái kích thích thứ mấy?

5.28 Các nguyên tử hydro đang ở trạng thái cơbản E = -13,6 eV nếu được kích thích bởi photon có

năng lượng 12,75 eV thì có thể cho nhiều nhất mấy vạch quang phổ?

Page 15: Bài tập VL A3

15

5.29 Trong nguyên tử các lớp K, L, M đều đầy. Xác định tổng số electron của các trạng thái p trong các

lớp đó.

5.30 Mức năng lượng cơ bản của electron hóa trị trong nguyên tử Liti là 22S1/2 . Giả sử electron được

kích thích lên mức năng lượng 32P3/2 thì khi dịch chuyển về các mức năng lượng thấp nó có thể cho

nhiều nhất mấy vạch quang phổ?

5.31 Tính giá trị hình chiếu moment động lượng quỹ đạo của electron ở trạng thái d.

5.32 Tính bước sóng dài nhất của vạch quang phổ trong dãy Lyman trong quang phổ của nguyên tử

Hydro. Cho biết hằng số Rydberg R = 3,27.1015s-1; c = 3.108m/s.

5.33 Tính bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ trong dãy Balmer trong quang phổ của nguyên tử

Hydro. Cho biết hằng số Rydberg R = 3,27.1015s-1; c = 3.108m/s.

5.34 Mức năng lượng của electron hóa trị trong nguyên tử Liti ở trạng thái cơ bản là 22S1/2. Nếu

electron được kích thích lên trạng thái có mức năng lượng 32D3/2 thì khi dịch chuyển về các mức năng

lượng thấp, có thể cho tối đa mấy vạch quang phổ?

5.35 Nguyên tử hydro đang ở trạng thái cơ bản có năng lượng -13,6eV thì nhận được năng lượng kích

thích 13,056eV. Hỏi trong quang phổ vạch phát xạ sẽ có tối đa mấy vạch quang phổ?

5.36 Năng lượng ion hóa của nguyên tử hydro khi nó đang ở mức cơ bản là 13,6eV. Nếu nguyên tử

đang ở trạng thái kích thích thứ nhất mà hấp thụ một năng lượng 2,856eV để chuyển lên trạng thái có

mức năng lượng cao hơn thì khi trở về, nó sẽ phát ra mấy vạch phổ trong dãy Lyman?

5.37 Electron trong nguyên tử hydro đang ở trạng thái được biểu diễn bằng hàm sóng ψ200 thì hấp thu

một năng lượng 2,856eV. Tính số vạch quang phổ tối đa có thể thu được sau đó. (Biết rằng năng lượng

ion hóa của nguyên tử Hydro khi nó ở mức cơ bản là 13,6eV).

5.38 Nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản, được kích thích bởi một ánh sáng đơn sắc có tần số f. Kết

quả là sau đó nó phát ra 3 vạch quang phổ. Tính giá trị f, cho biết năng lượng ion hóa của hydro là

13,6eV; hằng sốRydberg = 3,27.1015s-1.

5.39 Nguyên tử hydro đang ở trạng thái cơ bản, muốn thu được 6 vạch quang phổ thì cần phải cung cấp

một năng lượng bao nhiêu cho electron? (Năng lượng ion hóa là 13,6eV).

5.40 Một electron trong nguên tử kim loại kiềm đang ở trạng thái ứng với số lượng tử ℓ=3 và ml = 2.

Góc giữa vectơ mômen động lượng L

và trục Oz bằng bao nhiêu?

5.41 Tính độ lớn của vectơ mômen động lượng khi electron ở trạng thái 2p.

Page 16: Bài tập VL A3

23

PHỤ LỤC

A. Các hằng số vật lý

Hằng số Giá trị

Vận tốc ánh sáng, c

Hằng số hấp dẫn, G

Hằng số Planck, h

Hằng số Boltzmann, kB

Hằng số Stefan – Boltzmann,

Hằng số Rydberg, R

Bán kính Bohr, a0

Hằng số Avogadro, NA

Khối lượng neutron, mn

Khối lượng proton, mp

Khối lượng electron, me

Điện tích cơ bản, e

Hằng số từ, 0

Hằng số điện, 0

Hằng số Coulomb, k

Magneton Bohr, B

Magneton nhân, N

Đơn vị klnt, u

3.108m/s

6,673.10-11N.m2.kg-2

6,626.10-34J.s

1,38.10-23J.K-1

5,67.10-8W.m-2.K-4

1,1.107m-1

5,292.10-11m

6,022.1023 mol-1

1,675.10-27kg (= 939,565 MeV/c2)

1,673.10-27kg (= 938,272 MeV/c2)

9,11.10-31kg (= 0,511 MeV/c2)

1,6.10-19C

4.10-7 N/A2

8,85.10-12 C2/N.m2

1/40 (= 9.109 N.m2/C2)

9,274.10-24J/T (= 5,788.10-5 eV/T)

5,05.10-27 J/T (= 3,152.10-8 eV/T)

931,5 MeV/c2 (= 1,66.10-27kg)

B. Phép biến đổi đơn vị

1 eV = 1,6.10-19 J

1 cal = 4,184 J

1 u = 931,5 MeV/c2

1 MeV/c2 = 1,073.10-3 u = 1,783.10-30 kg

1 A0 = 10-10 m = 0,1 nm

1 fm = 10-15 m

1 in = 2,54 cm

1 MeV/c = 5,344.10-22 kg.m/s

1 mi = 1609 m

hc = 1,24.103 eV.nm = 1,986.10-25 J.nm

c = 1,973.102 eV.nm = 3,162.10-26 J.nm

kBT = 0,02525 eV tại T = 300 K

ke2 = e2/40 = 1,44 eV.nm

1 barn = 10-28 m2

1 curi = 3,7.1010 phân rã/s

Page 17: Bài tập VL A3

24

C. Bảng khối lượng nguyên tử

Số nguyên tử,

Z

Tên nguyên tố Ký hiệu Số khối, A Khối lượng nguyên tử, u

0 (neutron) n 1 1,008665

1 Hydro

Deuterium

Tritium

H

D

T

1

2

3

1,007825

2,014102

3,016049

2 Helium He 3

4

3,016029

4,002603

3 Lithium Li 6

7

6,015122

7,016004

4 Beryllium Be 7

8

9

7,016929

8,005305

9,012182

5 Boron B 10

11

10,012937

11,009306

6 Carbon C 11

12

13

14

11,011433

12,000000

13,003355

14,003242

7 Nitrogen N 13

14

15

13,005739

14,003074

15,000109

8 Oxygen O 15

16

18

15,003066

15,994915

17,999160

9 Fluorine F 19 18,998403

10 Neon Ne 20

22

19,992440

21,991386

11 Sodium Na 22

23

24

21,994437

22,989770

23,990964

12 Magnesium Mg 24 23,985042

13 Aluminum Al 27 26,981538

14 Silicon Si 28

31

27,976926

30,975363

15 Phosphorus P 31

32

30,973761

31,973907

Page 18: Bài tập VL A3

25

16 Sulfur S 32

35

31,972071

34,969032

17 Chlorine Cl 35

37

34,968853

36,965903

18 Argon Ar 40 39,962383

19 Potassium K 39

40

38,963707

39,963999

20 Calcium Ca 40 39,962591

21 Scandium Sc 45 44,955910

22 Titanium Ti 48 47,947947

23 Vanadium V 51 50,943964

24 Chromium Cr 52 51,940512

25 Manganese Mn 55 54,938049

26 Iron Fe 56 55,934942

27 Cobalt Co 59

60

58,933200

59,933822

28 Nickel Ni 58

60

64

57,935348

59,930790

63,927969

29 Cupper Cu 63

64

65

62,929601

63,929766

64,927794

30 Zinc Zn 64

66

63,929146

65,926036

31 Gallium Ga 69 68,925581

32 Germanium Ge 72

74

71,922076

73,921178

33 Arsenic As 75 74,921597

34 Selenium Se 80 79,916522

35 Bromine Br 79 78,918338

36 Krypton Kr 84

89

83,911508

88,917563

37 Rubidium Rb 85 84,911792

38 Strondium Sr 86

88

90

85,909265

87,905617

89,907738

39 Yttrium Y 89 88,905849

40 Zirconium Zr 90 89,904702

41 Niobium Nb 93 92,906376

Page 19: Bài tập VL A3

26

42 Molybdenum Mo 98 97,905407

43 Technetium Tc 97

98

96,906364

97,907215

44 Ruthenium Ru 102 101,904349

45 Rhodium Rh 103 102,905504

46 Palladium Pd 106 105,903484

47 Silver Ag 107

109

106,905093

108,904756

48 Cadmium Cd 114 113,903359

49 Indium In 115 114,903879

50 Tin Sn 120 119,902199

51 Antimony Sb 121 120,903822

52 Tellurium Te 130 129,906223

53 Iodine I 127

131

126,904468

130,906118

54 Xenon Xe 132

136

131,904155

135,907220

55 Cesium Cs 133 132,905447

56 Barium Ba 137

138

144

136,905822

137,905242

143,922845

57 Lanthanum La 139 138,906349

58 Cerium Ce 140 139,905435

59 Praseodymium Pr 141 140,907648

60 Neodymium Nd 142 141,907719

61 Promethium Pm 145

146

144,912743

145,914708

62 Samarium Sm 152 151,919729

63 Europium Eu 153 152,921227

64 Gadolinium Gd 158 157,924101

65 Terbium Tb 159 158,925343

66 Dysprosium Dy 164 163,929171

67 Holmium Ho 165 164,930319

68 Erbium Er 166 165,930290

69 Thulium Tm 169 168,934211

70 Ytterbium Yb 174 173,938858

71 Lutecium Lu 175 174,940768

72 Hafnium Hf 180 179,946549

73 Tantalum Ta 181 180,947996

Page 20: Bài tập VL A3

27

74 Tungsten W 184 183,950932

75 Rhenium Re 187 186,955750

76 Osmium Os 191

192

190,960928

191,961479

77 Iridium Ir 191

193

190,960591

192,962923

78 Platinum Pt 195 194,964774

79 Gold Au 197 196,966551

80 Mercury Hg 202 201,970625

81 Thallium Tl 205 204,974412

82 Lead Pb 203

204

206

207

208

210

211

212

214

202,973375

203,973028

205,974449

206,975880

207,976636

209,984163

210,988735

211,991871

213,999798

83 Bismuth Bi 209

211

208,980384

210,987258

84 Polonium Po 207

208

209

210

214

218

206,981570

207,981222

208,982404

209,982848

213,995176

218,008966

85 Astatine At 210

211

209,987131

210,987470

86 Radon Rn 211

220

222

210,990575

220,011368

222,017570

87 Francium Fr 223 223,019731

88 Radium Ra 223

224

225

226

228

223,018501

224,020186

225,023604

226,025402

228,031064

89 Actinium Ac 227 227,027747

90 Thorium Th 228 228,028715

Page 21: Bài tập VL A3

28

230

232

230,033128

232,038051

91 Protactinium Pa 231

233

231,035880

233,040242

92 Uranium U 231

232

233

234

235

236

238

239

231,036264

232,037129

233,039628

234,040947

235,043924

236,045563

238,050785

239,054289

93 Neptunium Np 237

239

237,048168

239,052933

94 Plutonium Pu 239

242

244

239,052158

242,058737

244,064198

95 Americium Am 241

243

241,056824

243,061372

96 Curium Cm 243

244

245

246

247

248

243,0614

244,0627

245,0655

246,0672

247,070346

248,072343

97 Berkelium Bk 247

248

249

247,070298

248,073107

249,0750

98 Californium Cf 249

251

249,074845

251,079579

D. Các giải Nobel về Vật lý (kí hiệu P) và hóa học (kí hiệu C)

Năm Vật lý (P)

hoặc

hóa học (C)

Tác giả và công trình

1901 P Wilhelm Roentgen, khám phá ra tia X (1895)

1902 P Hendrik A. Lorentz, dự đoán hiệu ứng Zeeman; Pieter Zeeman, khám

phá ra hiệu ứng Zeeman, sự tách các vạch phổ trong từ trường.

1903 P Antoine-Henri Becquerel, khám phá ra sự phóng xạ; Pierre và Marie