23
CÁC BÀI THỰC HÀNH MÔN NMĐT 1. Buổi 1 2. Buổi 2 3. Buổi 3 4. Buổi 4 5. Buổi 5 6. Buổi 6 7. Buổi 7 8. Buổi 8 9. Buổi 9 1

Bài thực hành số 1- buổi 1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài thực hành số 1- buổi 1

CÁC BÀI THỰC HÀNH MÔN NMĐT

1. Buổi 12. Buổi 23. Buổi 34. Buổi 45. Buổi 56. Buổi 67. Buổi 78. Buổi 89. Buổi 9

1

Page 2: Bài thực hành số 1- buổi 1

BÀI THỰC HÀNH SỐ 1.1Mục tiêu sinh viên cần đạt được:

Hiểu và sử dụng được hệ điều hành Win XP ở mức độ cơ bản. Sử dụng tốt tiện ích Windows Explorer trong các thao tác quản

lý hệ thống file (thư mục - folder & file).Quy ước ký hiệu và thuật ngữ trong tài liệu:

Khi nói về menu, ký hiệu a.b.c nghĩa là chọn menu a, rồi chọn option b, rồi chọn option c trong danh sách dropdown của submenu b.

Dùng dấu '/' miêu tả sự tùy chọn phần tử bên trái hay bên phải (a/b nghĩa là a hoặc b).

Dùng dấu + để thể hiện việc bấm giữ đồng thời nhiều phím. VD: Ctrl + C nghĩa là ấn giữ phím Ctrl rồi ấn thả phím C rồi thả phím Ctrl.

Về cách sử dụng chuột: click nghĩa là bấm-thả phím chuột trái, right click nghĩa là bấm-thả phím chuột phải, double-click nghĩa là click nhanh 2 lần liên tiếp (nhanh hơn thông số qui định về Mouse trong Control Panel của Windows.

Nội dung chính phần thực hành:1. Sơ lược về cách sử dụng các thiết bị bàn phím và chuột (đọc ở

nhà)2. Khởi động, tắt 1 phiên làm việc trên Windows 9x.3. Giới thiệu màn hình làm việc Windows4. Mở (Load), tắt chương trình Windows Explorer5. Giới thiệu màn hình làm việc WE.6. Tạo thư mục (folder)/file7. Copy, Paste thư mục/file8. Move thư mục/file9. Mở (Load) file10. Thay đổi thuộc tính thư mục/file11. Thay đổi tên thư mục/file12. Tìm kiếm thư mục/file13. Delete thư mục/file14. Format đĩa mềm15. Qui định ẩn/hiển thị các thư mục/file có thuộc tính

Hidden/System16. Ẩn/hiện 1 số phần tử giao diện của WE.

2

Page 3: Bài thực hành số 1- buổi 1

Nội dung chi tiết:1 Sơ lược về cách sử dụng các thiết bị bàn phím và chuột (đọc ở nhà)

Chuột và bàn phím là hai thiết bị nhập dữ liệu/lệnh điều khiển thường dùng nhất. Sinh viên cần nắm được cách sử dụng chúng trong Windows và trong các chương trình soạn thảo tài liệu (cửa sổ soạn code trong Visual Basic, Winword, cửa sổ soạn đồ họa của Paint, Corel Draw!…).

1.1 Bàn phím (keyboard)Bàn phím là thiết bị nhập dữ liệu chuẩn hiện nay (có thể thay đổi trong

tương lai). Bàn phím hiện nay thông thường có từ 101 đến 105 phím, được chia làm các nhóm chính:

Nhóm các phím chức năng gồm: F1-F12: các phím chức năng của phần mềm (chức năng của

chúng do phần mềm đang chạy qui định). Capslock: qui định việc nhập chữ hoa hay chữ thường. Đèn

capslock ở góc trên bên phải bàn phím hiển thị thông tin trạng thái phím capslock: sáng = đánh chữ hoa, không sáng = đánh chữ thường.

Enter: dùng để kết thúc việc nhập liệu trong 1 textbox hầu khởi động việc yêu cầu hệ thống thực hiện một chức năng nào đó hoặc đưa con trỏ xuống đầu hàng sau trong các chương trình soạn thảo văn bản.

Shift: dùng kèm với phím khác để nhập chữ thường/hoa hay 1 trong 2 ký tự được khắc trên phím ấn đó theo qui định sau : Giữ shift và bấm các phím có hai ký tự để nhập ký tự ở phía trên. Giữ shift và bấm ký tự chữ để chuyển đối cách đánh tạm thời từ

hoa sang thường và ngược lại (phụ thuộc vào trạng thái Capslock).

Backspace ( dưới phím F12): xóa ký tự bên trái con trỏ. Delete: xóa ký tự ngay tại vị trí con trỏ hay xóa các file/ folder

đã chọn. Print screen: in màn hình hiện tại vào Clipboard.

Nhóm các phím ký tự từ a-z, ký số từ 0-9…: Các phím này thường dùng để nhập dữ liệu hay kết hợp với các phím điều khiển để tạo phím tắt. Để ý cách kết hợp với phím Shift đã trình bày ở trên.

Nhóm các phím điều khiển:

3

Page 4: Bài thực hành số 1- buổi 1

Các phím mũi tên: ,,, : dùng để di chuyển con trỏ trong trình soạn thảo.

Các phím Home, End để dời màn hình về đầu hay cuối tài liệu. Các phím Page Up, Page Down để cuộn lên hay xuống 1

trang màn hình. Ctrl, Alt: thường dùng kết hợp với các phím khác hoặc chuột

để thực hiện một công việc nào đó. Thanh space: thanh dài phía dưới các ký tự chữ, dùng để

nhập ký tự trống (mặc dù không thấy nhưng có độ rộng nhất định). Phím cửa sổ Windows (có thể có hoặc không tùy bàn phím)

ở hai bên thanh space, có dạng lá cờ hình cửa sổ đang bay, thường tương ứng với việc bấm Start hay kết hợp với một số phím khác để thực hiện chức năng gì đó trong Windows.

Nhóm phím số NumPad: nằm bên phải bàn phím, chỉ có tác dụng khi đèn numlock (điều khiển bằng phím num lock) sáng. Trong trường hợp đèn numlock tắt thì ý nghĩa các phím này được khắc phía dưới các số.

1.2 Chuột (mouse) Có hai đến 3 nút nhấn. Một số thao tác trên chuột : Move: dời con trỏ chuột theo hướng mong muốn để đến đối

tượng cần xử lý. Click: ấn và nhả nút trái chuột để chọn một file, folder hay một

lệnh trong menu, một button… Double click: Click chuột 2 lần đủ nhanh, thường để mở hay

đóng một chương trình. Right click: ấn và nhả nút phải để hiện lên menu ứng với đối

tượng đang chọn (context menu).2. Khởi động, tắt một phiên làm việc trên Windows 9x.

Khởi động = bấm nút công tắc điện.Tắt: chọn menu Start.Shut down, máy có thể tự động ngắt điện hoặc

hiện lên dòng chữ “It’s safe to turn off your computer”, trong trường hợp sau bạn cần bấm công tắc điện để ngắt điện cho máy. Không nên tắt bằng cách chỉ bấm nút công tắc điện mà không chọn shutdown trước.3. Giới thiệu màn hình làm việc Windows

Màn hình làm việc Windows (màn hình desktop) có dạng như hình dưới :

4

Page 5: Bài thực hành số 1- buổi 1

4. Mở (load), tắt chương trình Windows ExplorerNgoài 4 cách đã trình bày trong các slide lý thuyết, bạn có thể chạy

WE bằng các cách sau: Right click vào Start, chọn Explore trong menu mở ra. Bấm đồng thời phím cửa sổ Windows và chữ E.

Lưu ý : có thể mở cùng lúc nhiều cửa sổ WE.Để tắt WE (và các cửa sổ chương trình nói chung): click vào dấu ở

góc trên phải của cửa sổ (hay chọn menu File.Exit của chương trình).5. Giới thiệu màn hình làm việc WE

Màn hình làm việc của WE đã được giới thiệu trong slide 41 của bộ slide giáo trình. Ở đây giới thiệu thêm một số phần tử:

5

Nút Start Icon của các shortcut đến file Thanh taskbar chứa icon cácứng dụng đang chạy

Page 6: Bài thực hành số 1- buổi 1

6. Tạo thư mục (folder), tập tin (file) Tạo thư mục:

Để tạo thư mục thường thực hiện các bước sau: Chọn vị trí cần tạo thư mục. Chọn menu File.New.Folder hay right click và chọn

New.Folder. Hệ thống tạo ra một thư mục có tên mặc định là "New folder"

hay "New folder2,3… Bạn nên nhập tên mới cho thư mục gợi nhớ hơn, lưu ý tên thư mục không được trùng với tên một thư mục hay file đã có trong cùng một thư mục cha.

Thí dụ thực hiện: Tạo cây thư mục sau bắt đầu từ thư mục gốc đĩa D :

6

X:\

Thư mục có tên là MSSV

Documents

Source code

Copied files

Moved files

Ổ đĩa mềm (floppy disk)

Các ổ đĩa cứng (hard disk)

Page 7: Bài thực hành số 1- buổi 1

Màn hình làm việc WE sau khi tạo cây thư mục có dạng sau:

Tạo file:Việc tạo file thường được thực hiện trong các ứng dụng. Trong WE có

thể tạo file bằng cách: Chọn vị trí thư mục cần tạo file. Chọn menu File.New, chọn option miêu tả kiểu file muốn tạo

hay right click vào cửa sổ bên phải và chọn New rồi chọn option miêu tả kiểu file muốn tạo.

Nhập tên cho file mới tạo, lưu ý tên không được trùng với một tên file đang tồn tại trong thư mục cha. File mới tạo là một file trống.

7

Page 8: Bài thực hành số 1- buổi 1

Thực hiện: Tạo file readme.txt (kiểu file Text document) và file help.doc (kiểu file

Microsoft Word) trong thư mục documents vừa tạo ở trên. Sau khi tạo xong, nội dung thư mục documents như sau:

7. Copy, paste thư mục, fileCopy /Paste là thao tác rất thường được sử dụng. Quy tắc chung để

thực hiện Copy/ Paste gồm các bước: chọn các phần tử cần copy, chọn lệnh copy, xác định vị trí thư mục đặt các bản copy, chọn lệnh paste.

Chọn các phần tử cần copy thường bằng các cách sau: Làm hiển thị các phần tử cần copy trên cửa sổ bên trái hoặc

bên phải. Chọn một phần tử bằng cách click vào phần tử, icon của phần

tử chuyển màu sậm nghĩa là phần tử đang được chọn. Có thể chọn nhiều phần tử theo một trong các sau:

Ctrl + A để chọn tất cả những phần tử trong cửa sổ bên phải hoặc

Click vào một phần tử, bấm giữ phím shift và click vào phần tử khác để chọn tất cả những phần tử nằm giữa 2 phần tử trên hoặc

Click vào một phần tử, bấm giữ phím Ctrl và click vào các phần tử khác để chọn nhiều phần tử rời rạc.

Lưu ý: Click vào phần tử đang được chọn (màu sậm) sẽ loại bỏ phần tử đó khỏi danh sách được chọn.

8

Page 9: Bài thực hành số 1- buổi 1

Chọn lệnh copy bằng một trong các cách sau: Vào menu Edit, chọn mục Copy hoặc Ctrl + C hoặc Right click vào một trong các phần tử đã chọn, chọn Copy

trong menu hiện ra.

Xác định vị trí đặt các bản copy :Bằng cách click vào thư mục nơi sẽ chứa bản copy trong cửa sổ bên

trái để hiện lên nội dung của thư mục đó trong cửa sổ bên phải.

Chọn lệnh paste bằng một trong các cách sau: Vào menu Edit, chọn mục Paste hoặc Ctrl + V hoặc Right click vào tên thư mục hay cửa sổ nội dung thư mục chứa

phần tử cần đặt bản copy, chọn Paste trong menu hiện ra.Thủ thuật: để copy file hay thư mục ra đĩa mềm, có thể thực hiện

nhanh hơn bằng cách: right click vào các phần tử cần copy (muốn copy nhiều phải chọn trước và right click lên một trong những phần tử đã chọn), chọn Send to trong menu xuất hiện, chọn 3 ½ Floppy (A).

Thực hiện: Copy thư mục C:\windows\fonts vào thư mục copied files tạo ra

ở trên. Copy các file từ ARIAL.TTF đến ARIBLK.TTF trong thư mục

copied files\fonts vào thư mục copied files. Copy các file trừ file TAHOMA.TTF trong thư mục copied files\

fonts vào thư mục copied files. Lưu ý xem thông báo sau của máy:

9

Page 10: Bài thực hành số 1- buổi 1

Thông báo dạng trên thường gặp khi ta paste phần tử (file hay thư mục) vào nơi đã có phần tử khác trùng tên. Chọn “Yes” nếu muốn thay thế phần tử đã tồn tại bằng phần tử mới, chọn “No” nếu không muốn thay thế, chọn “Yes to All” để thay thế tất cả những phần tử đã tồn tại bằng phần tử mới có cùng tên.

Sau khi thực hiện, cây thư mục như sau: lưu ý số lượng file trong thư mục copied files có thể khác nhau tùy thuộc số lượng font đang dùng trên mỗi máy.

10

Page 11: Bài thực hành số 1- buổi 1

8. Move (cut, paste) thư mục, file:Tương tự lệnh copy, paste lệnh move cũng thường được thực hiện

thông qua 4 bước: chọn các phần tử cần move, chọn lệnh cut, xác định vị trí đặt các phần tử, chọn lệnh paste.

Các bước 1, 3, 4 hoàn toàn tương tự các bước tương ứng ở mục 7.Thực hiện bước 2 bằng một trong các cách: Vào menu Edit chọn mục “Cut” hoặc Ctrl + X hoặc, Right click vào một trong những phần tử được chọn, chọn

“Cut” trong menu hiện ra.Thực hiện:

17. Move thư mục documents\copied files\fonts sang thư mục moved files tạo ra ở trên.

18. Move toàn bộ các file trong thư mục documents\copied files sang thư mục moved files.

Sau khi thực hiện, cây thư mục hiện tại như sau: lưu ý số lượng file trong thư mục moved files có thể khác nhau tùy thuộc số lượng font đang dùng trên mỗi máy.

11

Page 12: Bài thực hành số 1- buổi 1

9. Mở (load) fileTrong ngữ cảnh của WE, hành động load file sẽ bao gồm 2 tác vụ :

nạp ứng dụng xử lý file rồi nhờ nó nạp tiếp file vào bộ nhớ để sẵn sàng làm việc. Có thể load file bằng một trong 2 cách sau :

Double click hoặc chọn file rồi gõ phím Enter hoặc chọn file rồi chọn menu File.Open, Windows sẽ load chương trình mặc định để chương trình này nạp file. Nếu windows không xác định được chương trình mặc định, nó sẽ hiển thị bảng thông báo yêu cầu chọn chương trình đọc file như sau :

Có thể báo cho windows biết chương trình dùng để mở loại file này trong các lần load sau bằng cách chọn “Always use this program to open these files”. Về sau có thể thay đổi lựa chọn này bằng cách thay đổi trong phần thuộc tính (mục 10).

Nếu muốn load file bằng một chương trình tự chọn trong cửa sổ Open with ở trên, chọn file cần load, sau đó chọn menu File.Open with…

Thực hiện: Load file readme.txt, sau đó click vào dấu X ở góc phải trên

của chương trình vừa mở ra để đóng lại (unload).

12

Page 13: Bài thực hành số 1- buổi 1

10. Thay đổi thuộc tính thư mục, fileĐể xem và thay đổi thuộc tính của file hay thư mục, có thể thực hiện

theo một trong các cách sau : Right click vào file hay thư mục cần xem thuộc tính, chọn

“Properties trong menu hiện ra. Chọn file hay thư mục cần xem thuộc tính, vào menu File, chọn

mục “Properties”.WE hiển thị cửa sổ properties như sau :

11. Đổi tên (rename) file/ folderNgoài cách vào properties (mục 10) để đổi tên file hay thư mục, bạn có

thể dùng các cách sau : Right click lên file hay thư mục cần đổi tên, chọn rename trong

menu mới mở ra, nhập tên mới cho file hay thư mục hoặc Click vào file hay thư mục, chọn menu File, trong đó chọn mục

rename, nhập tên mới cho file hay folder.Lưu ý: nếu tên mới nhập trùng với tên một phần tử đang tồn tại trong

thư mục, windows không chấp nhận tên mới.Thực hiện: đổi tên thư mục documents thành my_documents, đổi tên

file help.doc thành document.doc

13

Tên file / thư mục

Chương trình mặc định để đọc file. Click vào Change… để thay đổi

Kích thước thậtKhông gian đĩa dành cho fileNgày tạo file

Ngày hiệu chỉnh gần nhất

Ngày truy xuất gần nhấtCác thuộc tính read-only, hidden, archive. Click vào checkbox kế bên để thay đổi thuộc tính.

Page 14: Bài thực hành số 1- buổi 1

12. Tìm kiếm thư mục, fileNếu nhớ chính xác đường dẫn của file hay thư mục cần truy xuất, bạn

chỉ cần duyệt cây thư mục và đến phần tử cần tìm. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp, ta không nhớ chính xác đường dẫn của file/thư mục cần truy xuất, trong trường hợp này WE hỗ trợ ta tìm kiếm thông tin thông qua chức năng "Search". Chức năng Search của WE cho phép ta tìm kiếm 1 hay nhiều file/thư mục thỏa mãn 1 số điều kiện như sau :

pattern của file/thư mục cần tìm. Nếu ta nhớ 1 phần thông tin về tên file/thư mục thì ta nên miêu tả nó thông qua khái niệm pattern, thí dụ ta tìm các file *.doc hay các file l*.xls... Nếu ta không nhớ gì hết, ta phải đành miêu tả *.*.

1 chuỗi ký tự tồn tại trong file cần tìm. Nếu ta nhớ file cần tìm chứa 1 chuỗi ký tự nào đó, càng dài càng tốt, thì ta miêu tả chuỗi này. Nếu không ta đành dễ trống tiêu chuẩn này.

vị trí thư mục xuất phát việc tìm kiếm. Nếu ta nhớ rõ phần tử cần tìm nằm ở nhánh con của 1 thư mục nào đó thì ta miêu tả thư mục này. Nếu không ta đành chọn thư mục gốc của ổ đĩa.

Để tìm kiếm một file hay thư mục, có thể thực hiện như sau : Chọn menu View.Explorer bar.Search (hay icon Search trên

Toolbar), WE sẽ có dạng ở trang kế (lưu ý cửa sổ bên trái đã thay đổi từ dạng cây sang dạng khác).

Nhập pattern của file hay thư mục cần tìm, có thể dùng những ký tự thay thế với ý nghĩa sau : ký tự ? thay thế cho một ký tự bất kỳ, ký tự * thay thế cho 0 hay nhiều ký tự bất kỳ.

Ví dụ: để tìm tất cả những tập tin có kiểu là vbp (file project của VB) dùng chuỗi tên tìm kiếm *.vbpĐể tìm tất cả những tập tin có kiểu vbp có tên bắt đầu bằng A, kết thúc bằng B và tên chỉ có 4 ký tự ta dùng chuỗi tên tìm kiếm A??B.vbp.

Có thể nhập chuỗi ký tự trong file cần tìm vào textbox "Containing text :", nếu không để trống.

Chọn khu vực tìm kiếm, nếu chọn my computer là tìm kiếm trong toàn bộ máy.

Click button “Search Now”.Lưu ý: để kết quả tìm kiếm chính xác hơn có thể bổ sung một số

options trong “Search options”.

14

Pattern cần tìm

Kết quả tìm kiếm

Vị trí chứa file/thư mục cần tìm

Tùy chọn để tăng thông tin tìm kiếm

chuỗi cần tìm

Page 15: Bài thực hành số 1- buổi 1

Thực hiện: Tìm kiếm tất cả những tập tin có tên bắt đầu bằng A, kết thúc

bằng L, kiểu là TTF (chuỗi tên tìm kiếm là A*L.TTF).13. Delete thư mục, file

Để delete một hay nhiều file hay thư mục (gọi chung là phần tử) có thể thực hiện theo cách sau:

Chọn các phần tử muốn delete rồi, Chọn menu File.Delete hay bấm phím delete trên bàn phím rồi, Chọn Yes trong hộp thoại hiện ra.

Lưu ý : Khi xóa theo cách trên, Windows sẽ để phần tử bị xóa vào một nơi đặc biệt gọi là Recycle bin, sau này có thể vào đó để phục hồi lại được. Nếu muốn xóa vĩnh viễn thì bạn bấm giữ phím Shift khi thực hiện thao tác 2 ở trên.Thực hiện:

Xóa vĩnh viễn toàn bộ nội dung thư mục có tên là mã số sinh viên đã tạo ra ở trên.

15

Page 16: Bài thực hành số 1- buổi 1

14. Format đĩa mềmĐĩa mềm đang sử dụng đôi khi cần format để “làm sạch” đĩa và góp

phần làm tăng khả năng sử dụng đĩa. Lưu ý là một khi đã format thì thông tin trên đĩa sẽ mất hết, vì vậy cần hết sức cẩn thận với thao tác này. Tuyệt đối không được format bất cứ đĩa cứng nào.

Để format đĩa mềm có thể thực hiện như sau: Bỏ đĩa mềm vào đĩa rồi Right click vào ổ đĩa mềm, chọn Format… trong menu hiện ra.

WE hiển thị hộp thoại sau:

15. Qui định ẩn/hiển thị các thư mục/file có thuộc tính Hidden/System

Bạn có thể qui định cho WE hiển thị/không hiển thị các file/thư mục có thuộc tính hidden bằng cách vào menu View.Folder options (trên Win 9x) hay Tools.Folder options (trên WinMe hay Win2000), chọn tab View, duyệt tìm mục "Hidden files" và click vào mục chọn tương ứng.

16

Dung lượng đĩa

Kiểu hệ thống file

Nhãn đĩa (có thể đánh nhãn mới)

Tùy chọn: Quick format : format nhanh, thực chất chỉ xóa thông tin trên đĩa, không chọn sẽ là format chậm.

Bấm start để format

Page 17: Bài thực hành số 1- buổi 1

Tương tự, để WE hiển thị/không hiển thị các file/thư mục có thuộc tính system, bạn duyệt tìm mục "Hide protected operating system files" và chọn checkbox tương ứng. 16. Ẩn/hiện 1 số phần tử giao diện của WE

Bạn có thể qui định cách hiển thị các phần tử của màn hình làm việc WE, thí dụ ẩn/hiện các phần tử giao diện của WE. Để ẩn/hiện một phần tử trên giao diện WE, nguyên tắc chung là vào menu View, sau đó chọn/ bỏ chọn phần tử cần ẩn/hiện.

Vào Menu View.Toolbars để ẩn/hiện các thanh tool bar như : Standard Buttons là thanh công cụ chứa các button chuẩn thể hiện những chức năng thường dùng, Address bar là thanh địa chỉ chứa đường dẫn đến thư mục chứa phần tử đang tích cực ở cửa sổ bên trái…

17

Page 18: Bài thực hành số 1- buổi 1

Vào Menu View/Explorer bar để chọn thông tin hiển thị ở cửa sổ bên trái: Search: hiển thị phần tìm kiếm, Favorites: hiển thị những trang Web ưa thích, History: hiển thị lịch sử truy xuất thư mục, file trên máy, Folders: hiển thị thông tin cấu trúc hình cây hệ thống thư mục trong máy (thường sử dụng nhất).

18

Page 19: Bài thực hành số 1- buổi 1

Chọn/cấm mục Status bar để hiển thị hay không thanh trạng thái của WE.

19