61
1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN 1.1 Lịch sử hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – viết tắt là ASEAN), đây là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok, Thái Lan với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Ngày 8 tháng 1 năm 1984, ASEAN kết nạp thêm làm thành viên thứ 6 là Brunei, chỉ một tuần sau khi quốc gia này giành được độc lập ngày 1 tháng 1 năm 1984. Ngày 28 tháng 7 năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Ngày 23 tháng 7 năm 1997 ASEAN kết nạp thêm Lào và Myanmar. Ngày 30 tháng 4 năm 1999, Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN khi đã ổn định được chính phủ sau cuộc tranh giành chính trị nội bộ làm trì hoãn việc gia nhập cùng với Lào và Myanmar năm 1997. Việc Campuchia gia nhập tổ chứa ASEAN là bước ngoặt của một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông Nam Á. Còn Đông Timo mới tách khỏi Indonesia đầu thế kỷ 21 nên vẫn chưa là thành viên chính thức của ASEAN.

BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN

1.1 Lịch sử hình thành

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations –

viết tắt là ASEAN), đây là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các

quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok, Thái Lan với

các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines.

Ngày 8 tháng 1 năm 1984, ASEAN kết nạp thêm làm thành viên thứ 6 là

Brunei, chỉ một tuần sau khi quốc gia này giành được độc lập ngày 1 tháng 1 năm

1984.

Ngày 28 tháng 7 năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

Ngày 23 tháng 7 năm 1997 ASEAN kết nạp thêm Lào và Myanmar.

Ngày 30 tháng 4 năm 1999, Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của

ASEAN khi đã ổn định được chính phủ sau cuộc tranh giành chính trị nội bộ làm trì

hoãn việc gia nhập cùng với Lào và Myanmar năm 1997.

Việc Campuchia gia nhập tổ chứa ASEAN là bước ngoặt của một ASEAN

bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông

Nam Á. Còn Đông Timo mới tách khỏi Indonesia đầu thế kỷ 21 nên vẫn chưa là thành

viên chính thức của ASEAN.

Như vậy, tính đến thời điểm này, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên. Đa số

các nước ASEAN đều là thuộc địa của các nước phương Tây và đã trải qua giai đoạn

lịch sử giành được độc lập dân tộc vào các thời điểm khác nhau. Tuy nằm trong cùng

một khu vực địa lý nhưng các nước ASEAN có chủng tộc, ngôn ngữ, chính trị, tôn

giáo và văn hoá rất khác nhau, tạo nên một sự đa dạng cho Hiệp hội.

1.2 Quá trình phát triển của ASEAN

Trước ASEAN, ở Đông Nam Á đã có một số tổ chức khu vực như là Hiệp hội

Đông Nam Á (The Association of Southeast Asia – viết tắt là ASA) được thành lập

ngày 31 tháng 7 năm 1961 gồm Thái Lan, Philippines, Malaysia và tổ chức

MAPHILINDO được thành lập vào tháng 8 năm 1963 gồm Malaysia, Philippines và

Indonesia. Các tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.

Page 2: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

ASEAN ra đời trong bối cảnh trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến

động. Do đó, việc thành lập một tổ chức trong khu vực như ASEAN để tăng cường

sức mạnh và phát triển trong tương lai là một điều tất yếu.

N gày 8 tháng 8 năm 1967 : Tuyên bố Bangkok

Đây là tuyên bố thành lập ASEAN.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở

Tuyên bố Bangkok với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội

giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu

vực và thế giới, tăng cường sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hoà bình,

ổn định trong khu vực.

ASEAN không có Hiến chương riêng, trong 9 năm đầu ASEAN không có một

Ban thư ký để phối hợp hoạt động.

Tháng 11 năm 1971: Tuyên bố Kuala Lumpur

Trước sự xoay chuyển nhanh chóng cục diện khu vực và thế giới, đặc biệt

trong quan hệ giữa các nước lớn, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự

do và Trung lập (The Zone of Peace, Freedom and Neutrality_ZOPFAN). Đây là

văn bản quan trọng đầu tiên của các nước ASEAN về thiết lập khu vực hoà bình, tự do

và trung lập ở Đông Nam Á. Tuyên bố này nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực

trung lập, không liên kết, qua đó giữ vững hòa bình, ổn định và an ninh khu vực,

hạn chế can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực.

Năm 1976: Tuyên bố Bali I

Hiệp hội đã ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN sau khi Việt Nam thống

nhất và các nước Đông Dương khác giành độc lập, thể hiện quyết tâm hợp tác

khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong

khu vực thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (Treaty of Amity

and Cooperation in Southeast Asia_TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực

cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết xung đột, tranh

chấp bằng đàm phán hòa bình.

Năm 1992

Cùng với xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh tập trung vào phát triển

kinh tế và thương mại, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trình ưu đãi

thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA),

bắt đầu tiến trình tự do hóa kinh tế khu vực.

Page 3: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN, nêu ba nguyên tắc là hướng ra

bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia vào các dự án, chương trình

của các nước thành viên; xác định năm lĩnh vực hợp tác cụ thể là thương mại - công

nghiệp - năng lượng - khoáng sản, nông – lâm – ngư - nghiệp, tài chính - ngân hàng,

vận tải - liên lạc và du lịch.

Cũng trong năm 1992, ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông xác lập nguyên

tắc giải quyết các mâu thuẫn ở khu vực này bằng biện pháp hòa bình.

Từ năm 1993 - 19 94

ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy đối thoại về an ninh ở

khu vực thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional

Forum_ARF) tại Hội nghị Bộ truởng ASEAN lần thứ 26 (tháng 7 năm 1993). Diễn

đàn ARF đầu tiên đã được tổ chức năm 1994. 

N ăm   1995

ASEAN có hai bước tiến quan trọng:

+ Kết nạp Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995), bắt đầu tiến trình mở rộng

ASEAN;

+ Ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (The

Southeast Asian Nuclear-Weapon-Free Zone Treaty_SEANWFZ), hưởng ứng phong

trào giải trừ quân bị đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới sau Chiến tranh lạnh và hiện

thực hóa Tuyên bố ZOPFAN.

Tháng 12 năm 1997

Trước viễn cảnh ASEAN sẽ sớm hoàn tất việc mở rộng bao gồm cả 10 nước

Đông Nam Á, mở ra trang sử mới cho khu vực, ASEAN đã thông qua Tầm nhìn

ASEAN 2020, vạch ra mục tiêu hướng tới một cộng đồng khu vực hòa bình, ổn định,

hài hòa và phát triển thịnh vượng.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, ASEAN +3, một Diễn đàn

Kinh tế Đông Á gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và Cộng hoà Nhân dân

Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập thông qua đề nghị của Malaysia tại

Chiangmai (Thái Lan). Với mục tiêu cân bằng sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại

Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), cải thiện những quan hệ

sẵn có với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh

Đông Á còn rộng lớn hơn, bao gồm tất cả các nước trên cộng Ấn Độ, Australia, và

New Zealand.

Page 4: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Năm 1998

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, ASEAN đã thông

qua Chương trình hành động Hà Nội (The Ha Noi Plan of Action_HPA) nhằm triển

khai thực hiện Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 trong 6 năm 1998-2004.

Ngày 30 tháng 4 năm 1999

Cambodia được kết nạp vào ASEAN tại Hà Nội, hoàn tất mục tiêu của ASEAN

trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á. 

Năm   2002

Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề biển Đông, ASEAN và

Trung Quốc ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội

nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnom Penh.

Năm   2003 : Tuyên bố Bali II

ASEAN tiến một bước nữa trong tăng cường liên kết khu vực khi cho ra

đời Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), xác định mục tiêu thành

lập một Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng

đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.

Năm 2005

Hội nghị Cấp cao Đông Á (East Asia Summit_EAS) lần đầu tiên được tổ chức

tại Kuala Lumpur với sự tham gia của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Ấn Độ, Úc và New Zealand.

Năm 2006

ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

Năm   2007

Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 là một bước phát

triển quan trọng nhất của ASEAN từ khi thành lập, thông qua việc trao tư cách pháp

nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng

Cộng đồng. Hiến chương có hiệu lực ngày 15/12/2008.

2. Các chương trình hợp tác về kinh tế của ASEANs

2.1 Thời kỳ đầu

Hợp tác kinh tế ASEAN chưa được phát triển mạnh. ASEAN chỉ tiến hành một

số hoạt động như lập Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN CCI) năm

1972 nhằm tham khảo ý kiến khu vực tư nhân trong hợp tác kinh tế ASEAN; lập Ủy

Page 5: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

ban ASEAN tại Genève năm 1973 để phối hợp chính sách chung của ASEAN, gồm

các vấn đề kinh tế, tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

2.2 Thời kỳ 1975-1992

Hợp tác kinh tế của Hiệp hội chỉ thực sự được khởi động từ khi ASEAN tổ

chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ nhất (tháng 11/1975) chuẩn bị

cho Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên tháng 2/1976. Đây là quá trình ASEAN

đặt nền móng cho sự hợp tác kinh tế, thông qua kế hoạch cũng như thể chế tổ

chức các nền kinh tế ASEAN từng bước đi vào hợp tác. Sự hợp tác kinh tế

ASEAN đặc biệt được đẩy mạnh từ sau các cuộc Hội nghị Cấp cao.

Đề ra một số chương trình hành động hợp tác kinh tế lớn của ASEAN

nhằm thúc đẩy thương mại nội bộ và hợp tác công nghiệp ASEAN.

Đối với thương mại là: Thỏa thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA-

được ký năm 1977).

Đối với công nghiệp gồm:

Thỏa thuận khung về các dự án công nghiệp ASEAN (AIP) ký năm 1980

Thỏa thuận khung về chương trình hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) ký

năm 1981

Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC)

Thỏa thuận khung về liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) ký năm 1983

Đồng thời thiết lập 5 Ủy ban kinh tế làm bộ máy điều hành các hoạt động

hợp tác là các Uỷ ban về hợp tác lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp

(COFAF); tài chính và ngân hàng (COFAB); công nghiệp, khoáng sản và năng

lượng (COIME); vận tải và viễn thông (COTAC); thương mại và du lịch

(COTT).

Cụ thể, một số chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN qua các kỳ Hội

nghị cấp cao như sau:

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất (B al i, In donesia , ngày 23-24 tháng 2

năm 1976)

Các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN I qua đó lần đầu tiên

đề cập cụ thể đến hợp tác kinh tế ASEAN với các mục tiêu chung “phối hợp một cách

có hiệu quả hơn để tăng cường hợp tác trong nông nghiệp và công nghiệp; mở rộng

Page 6: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

thương mại, kể cả các vấn đề về thương mại hàng hóa quốc tế; cải thiện giao thông

vận tải và bưu điện - viễn thông và nâng cao đời sống nhân dân”.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 2 (Kua lar Lampur , Ma laysia , ngày 04 – 05

tháng 8 năm 1977)

Đây cũng là kỷ niệm 10 năm thành lập ASEAN, đánh giá tiến trình hợp tác

ASEAN, nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực kinh tế và xã hội, coi đó là yếu tố

cơ bản đảm bảo sự ổn định chính trị khu vực.

+ Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và hoạt động kinh doanh khu

vực qua Thỏa thuận PTA từ năm 1978, hỗ trợ tài chính ưu đãi thực hiện các dự án

công nghiệp ASEAN

+ Ký Hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần; khuyến khích chuyển

giao tri thức, công nghệ và thu hút đầu tư tư nhân

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 (Ma nila , Phi lippines , ngày 14 - 15 tháng

12 năm 1987)

+ Ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ Đầu tư (IGA) năm 1987 và Nghị định

thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo Thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN

(PTA)

+ Lập cơ chế Hội nghị liên Bộ trưởng (JMM) gồm các Bộ trưởng Ngoại giao

và Kinh tế, thể chế hoá các Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) và Quan chức cao cấp

Kinh tế (SEOM) vào bộ máy hợp tác ASEAN.

2.3 Thời kỳ 1992-2003

Đây là giai đoạn hợp tác kinh tế ASEAN được mở rộng và phát triển tương đối

toàn diện so với trước, là thời kỳ ASEAN quyết định tiến hành thực hiện Khu vực

Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) được coi như là bước tiến về chất trong lịch sử hợp

tác kinh tế ASEAN.

Đây là thời  kỳ có những điều kiện và nhân tố thuận lợi thúc đẩy ASEAN đi

đến hình thành khuôn khổ hợp tác trên toàn khu vực Đông Nam Á, qua việc Việt Nam

cũng như các nước Đông Nam Á khác tham gia ASEAN hoàn tất ý tưởng về một

Page 7: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, đưa đến những phát triển căn bản đối

với hợp tác. Đây cũng là giai đoạn ASEAN tăng cường khởi xướng tạo dựng các mối

liên kết với các đối tác kinh tế phát triển năng động khác trong và ngoài khu vực. 

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 được tổ chức ở Singapore (ngày 27 – 28

tháng 1 năm 1992)

+ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN, quyết định sẽ thành lập khu vực

mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA) trong vòng 15 năm. Hiệp khung có 3

nguyên tắc:

1. Hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia vào các dự án,

chương trình của các nước thành viên

2. Xác định năm lĩnh vực hợp tác cụ thể là thương mại-công nghiệp-năng lượng-

khoáng sản, nông-lâm-ngư-nghiệp, tài chính-ngân hàng, vận tải-liên lạc và du

lịch.

3. Nhấn mạnh “hòa giải” là phương châm giải quyết những khác nhau giữa các

nước thành viên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp khung này.

+ Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) thực

hiện AFTA trong vòng 15 năm (kể từ năm 1992), nhằm thúc đẩy tiến trình liên

kết kinh tế khu vực với các cam kết giảm thuế hàng hóa nhập khẩu tự do hóa thị

trường và kết nối nền kinh tế giữa các nước.

Quyết định lập Hội đồng AFTA cấp Bộ trưởng Tài chính để theo dõi thúc

đẩy việc thực hiện CEPT - AFTA; giải tán 5 Ủy ban Kinh tế ASEAN trước đây

và Hội nghị Quan chức Kinh tế (SEOM) được giao nhiệm vụ làm đầu mối giám

sát và theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN; SEOM họp

thường kỳ và báo cáo cho Hội nghị AEM.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 (B angkok , Thái Lan, ngày 15 tháng 12

năm 1995)

+ Rút ngắn thời hạn thực hiện CEPT-AFTA từ 15 năm còn 10 năm, nêu khả

năng các nước ASEAN-6 có thể hoàn thành trước thời hạn năm 2003

+ Đề ra các biện pháp hợp tác kinh tế ASEAN trên các lĩnh vực thương mại,

công nghiệp; từng bước mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…

Page 8: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Trên cơ sở đó, ký Hiệp định khung hợp tác Dịch vụ ASEAN (AFAS) năm 1995

và thỏa thuận lập Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) được ký năm 1998. Nhằm mục đích

hợp lý hóa và mở rộng nội dung các thỏa thuận hợp tác công nghiệp đã có, sau khi

tiến hành Chương trình CEPT-AFTA, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thông qua

Chương trình hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AICO) năm 1996. Đồng thời, để củng cố

và tăng cường thể chế giải quyết các bất đồng, tranh chấp có thể nảy sinh trong các

lĩnh vực hợp tác kinh tê ASEAN được phát triển và mở rộng hơn, ngày 20/11/1996

các Hội nghị AEM đã ký Nghị định thư lập Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN

(DSM).

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, Việt Nam, ngày 16 - 17 tháng 12

năm 1998)

Hội nghị thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) thực hiện Tầm

nhìn ASEAN 2020, thảo luận tình hình khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực (1997-

1998), cam kết nỗ lực hợp tác khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính nhằm sớm

phục hồi kinh tế và duy trì tăng trưởng bền vững.

+ Lập Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) để thu hút luồng FDI

+ Cam kết đẩy nhanh thực hiện Chương trình CEPT - AFTA và thúc đẩy thực

hiện chương trình AICO; khuyến khích sử dụng các đồng tiền ASEAN trong thương

mại nội bộ

+ Ký các hiệp định hợp tác kinh tế: Hiệp định khung ASEAN tạo thuận lợi cho

hàng hóa quá cảnh, Hiệp định khung ASEAN về các thỏa thuận công nhận lẫn nhau

và Nghị định thư thực hiện gói cam kết thứ hai theo Hiệp định khung ASEAN về hợp

tác Dịch vụ. 

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 7 (Brunei Darussalam, ngày 5 - 6 tháng 11

năm 2001)

Tăng cường hợp tác tài chính về thực hiện giám sát và thỏa thuận hoán đổi tiền

tệ.

Page 9: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Thoả thuận tiếp tục thực hiện CEPT-AFTA nhằm xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập

khẩu vào năm 2010 đối với ASEAN - 6 và 2015 đối với Campuchia, Lào, Myanmar,

Việt Nam với sự linh hoạt đến 2018.

Thực hiện Hiệp định AIA, thỏa thuận xoá bỏ Danh mục loại trừ tạm thời đối

với các nhà đầu tư ASEAN trong lĩnh vực sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp và khai

khoáng vào năm 2010 đối với ASEAN - 6 và 2015 đối với với Campuchia, Lào,

Myanmar, Việt Nam.

Triển khai các chương trình AICO và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.4 Thời kỳ 2003 - nay

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 (Ba li , In donesia , ngày 7 – 8 tháng 10 năm

2003)

Các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II)

nêu mục tiêu và những định hướng chiến lược hướng tới tạo lập Cộng đồng ASEAN

dựa trên 3 Cộng đồng trụ cột về an ninh (ASC), kinh tế (AEC) và văn hóa-xã hội

(ASCC)

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 (Xebu, Philippines, ngày 12 – 15 tháng 1

năm 2007)

Nhất trí hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, đẩy mạnh hơn

nữa quá trình hình thành các Khu vực mậu dịch tự do hoặc các Thỏa thuận hợp tác

kinh tế toàn diện với các đối tác bên ngoài; xem xét thực hiện Sáng kiến IAI từ khía

cạnh phát triển hạ tầng, cụ thể là liên kết giao thông vận tải nhằm thu hẹp khoảng cách

phát triển

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 (Cha-am Hua Hin, Thái Lan, ngày 28

tháng 2 – 1 tháng 3 năm 2009)

+ Họp phiên đầu tiên Hội đồng AEC, việc triển khai thực hiện Biểu đánh giá

AEC và Kế hoạch truyền thông AEC, hợp tác với khu vực doanh nghiệp và tư nhân

+ Ký Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) và hoàn tất dự thảo

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về thực tiễn điển hình (GMP) đối với giám sát

Page 10: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

sản xuất dược phẩm; ký Nghị định thư Gói cam kết thứ 7 thực hiện Hiệp định hợp tác

dịch vụ (AFAS); ký Hiệp định đầu tư tổng thể ASEAN (ACIA)

+ Thông qua Khung chiến lược và Kế hoạch công tác Sáng kiến IAI giai đoạn

II (2009-2015). 

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 1 5 (Cha-am Hua Hin, Thái Lan, ngày 2 3 -

25 tháng 10 năm 2009)

Với chủ đề: “Cộng đồng Hành động, Cộng đồng Kết nối và Cộng đồng Nhân

dân”. Đây là một trong những động lực để ASEAN tiếp tục phát triển năng động và

bền vững.

Lãnh đạo các nước thành viên thảo luận sâu rộng những phương hướng và biện

pháp nhằm tiếp tục đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống và thúc đẩy xây dựng

Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Các Hội nghị Cấp cao liên quan giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài gồm:

ASEAN + 1 (với từng nước đối tác là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ),

ASEAN + 3 (với Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và ASEAN + Đông Á (EAS),

cũng là diễn đàn để ASEAN với các đối tác bên ngoài tăng cường hợp tác trên tất cả

các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, đầu tư.

Trong đó có điểm nhấn quan trọng là Việt Nam bắt đầu đảm nhận cương vị

Chủ tịch ASEAN vào tháng 1/2010. Ngày 19/10/2009, Việt Nam đã tổ chức thành

công cuộc thi sáng tác thiết kế biểu trưng ASEAN 2010. Đây là khởi đầu tốt đẹp và

báo hiệu thành công của năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010. Và là năm, Việt

Nam nỗ lực hết mình, với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm để xây dựng

“Đại gia đình ASEAN” đoàn kết, vững mạnh và phát triển.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 (Hà Nôi, Việt Nam, ngày 8 -9 tháng 4

năm 2010)

Phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm với chủ đề "Hướng tới

Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động".

+ Thúc đẩy triển khai Hiến chương và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Page 11: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

+ Vai trò của ASEAN trong các cấu trúc khu vực.

+ Phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.

+ Ứng phó với các thách thức toàn cầu trong đó có Biến đổi Khí hậu.

+ Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

+ Xem xét thông qua một số văn kiện quan trọng nhằm hướng tới Phục hồi và

Phát triển Bền vững của ASEAN cũng như tăng cường các nỗ lực khu vực ứng phó

với Biến đổi khí hậu.

+ Thúc đẩy triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch trong Lộ trình Xây

dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất việc đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống.

+ Mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên Đối

tác.

+ Tăng cường hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác nhằm ứng

phó với những thách thức toàn cầu như khủng hoảng kinh tế-tài chính, an ninh năng

lượng và lương thực, môi trường và biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, phòng chống

dịch bệnh…

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 (Hà Nôi, Việt Nam, ngày 28 tháng 10

năm 2010)

Với chủ đề bao trùm “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: từ tầm nhìn đến hành

động”. Thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng và hoạt động trên cơ sở pháp lý là

Hiến chương ASEAN. Triển khai Hiến chương và Lộ trình xây dựng Cộng đồng

ASEAN đến năm 2015. Hiến chương ASEAN đã thực sự đi vào cuộc sống với sự vận

hành trôi chảy.

Các cơ chế đối thoại và hợp tác về an ninh khu vực được tăng cường và mở

rộng, với việc thông qua Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn chung

của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cũng như việc hình thành Hội nghị Bộ trưởng

Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác (ADMM+), Hội nghị những người đứng

đầu Cơ quan an ninh nội địa ASEAN (MACOSA) và Diễn đàn biển ASEAN (AMF).

Page 12: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Các công cụ bảo đảm an ninh khu vực ngày càng phát huy tác dụng quan trọng,

đặc biệt là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Đông

Nam Á không có Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các

bên ở Biển Đông (DOC), Công ước ASEAN về chống khủng bố quốc tế và các Tuyên

bố chung giữa ASEAN với các đối tác.

Cùng với sự phục hồi của các nền kinh tế trong khu vực, tiến trình xây dựng

Cộng đồng Kinh tế ASEAN với sự hình thành vững chắc của Khu vực thương mại tự

do ASEAN về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, việc triển khai một số chương trình hợp

tác trọng điểm như Cơ chế hải quan một cửa và Chương trình thuận lợi hóa thương

mại.

Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN, lập Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN sẽ hỗ

trợ đắc lực cho liên kết ASEAN và tạo tiền đề cho liên kết khu vực rộng lớn hơn ở

Đông Á. Hoàn tất các thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với 6 đối

tác ở khu vực Đông Á cũng như Thoả thuận đa phương hoá Sáng kiến Chiềng Mai

trong khuôn khổ ASEAN+3.

Hiệp hội cũng đã có nhiều nỗ lực hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển

và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững theo định hướng nêu trong Tuyên bố

ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững được thông qua tại Cấp cao ASEAN 16.

Tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN với mục tiêu hình

thành một Cộng đồng đùm bọc và chia sẻ, hướng tới người dân, nhất là về phát triển

con người và xử lý những thách thức toàn cầu.

ASEAN đang khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động để triển khai Tuyên

bố ASEAN về ứng phó với biến đổi khí hậu được thông qua tại Cấp cao ASEAN 16,

đồng thời đóng góp tích cực cho những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong lĩnh

vực này.

Xem xét thông qua 2 Tuyên bố quan trọng về Phát triển nguồn nhân lực và các

kỹ năng cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững, về Tăng cường phúc lợi và

phát triển của phụ nữ và trẻ em ASEAN. Tuyên bố ASEAN về hợp tác tìm kiếm và

cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn trên biển cũng đã được các Bộ trưởng Ngoại giao

ASEAN thông qua.

Page 13: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) và Ủy ban thúc đẩy

và bảo vệ các quyền phụ nữ - trẻ em (ACWC) đã đi vào vận hành trên thực tế, góp

phần thúc đẩy hợp tác ASEAN về quyền của người dân.

Ngoài Cấp cao hàng năm ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và

Ấn Độ, diễn ra Cấp cao ASEAN với các đối tác Ôx-trây-lia, Niu Di-lân, Nga và Liên

Hợp Quốc.

ASEAN cũng đã họp Cấp cao lần hai với Hoa Kỳ, thoả thuận sẽ nâng quan hệ

ASEAN – Hoa Kỳ lên tầm cao mới. Cùng với quan hệ đối tác chiến lược đã có với

Trung Quốc và Nhật Bản, ASEAN và Hàn Quốc xem xét và quyết định nâng cấp quan

hệ thành đối tác chiến lược.

3. Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT (C ommon

Effective Preferentical On Teriffs )

3.1 Nội dung của chương trình CEPT

CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế

quan trong nội bộ khu vực xuống còn mức 0 - 5% thông qua những kế hoạch giảm

thuế khác nhau trong vòng 10 năm. Các sản phẩm thực hiện giảm thuế nhập khẩu do

các nước hội viên tự đề nghị căn cứ vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi nước. Để thức hiện

CEPT, mỗi nước phải thực hiện phân loại hàng hóa theo 4 danh mục:

a) Danh mục giảm thuế nhập khẩu (IL - Inclusion list)

Do các nước thành viên tùy điều kiện kinh tế của mình tự đề nghị. Nằm trong 2

cấp độ: Cắt giảm cấp tốc (Fast track), cắt giảm thông thường (Normal track).

b) Danh mục tạm thời chưa cắt giảm thuế (TEL - Temporary Exclusion list)

Tạo thuận lợi cho các nước thành viên ổn định trong một số lĩnh vực cụ thể

hoặc có thời gian chuyển hướng các sản phẩm trọng yếu. Cho phép các thành viên đưa

ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện giảm thuế theo chương trình CEPT. Các

sản phẩm trong danh mục này tạm thời không được sự nhượng bộ từ các nước thành

viên. Sau một thời gian các nước phải đưa các sản phẩm này vào danh mục giảm thuế.

c) Danh mục sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL - General Exclusion list)

Bao gồm những sản phẩm không tham gia Hiệp định CEPT, ảnh hưởng đến an

ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khỏe con người, động thực vật, đến bảo

Page 14: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật, di tích lịch sử khảo cổ. Việc cắt giảm thuế, xóa bỏ

các biện pháp phi thuế không được xét đến trong CEPT.

d) Danh mục sản phẩm nông sản chưa chế biến (SL - Sensitive list)

Sản phẩm nông sản chưa chế biến không được vào thực hiện kế hoạch CEPT.

Những nông sản chưa chế biến này tùy điều kiện kinh tế của mỗi nước sẽ được đưa

vào 3 loại danh mục trên.

Nông sản chế biến được vào CEPT: thịt, cá, sữa, cà phê, chè, ngũ cốc, hạt có

dầu, dầu mỡ động vật, thịt chín, đường, coca, đồ uống, thuốc lá,…

3.2 Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu ưu đãi theo chương

trình CEPT

Sản phẩm phải nằm trong danh mục cắt giảm của nước xuất khẩu và nhập

khẩu, có mức thuế quan nhập (nhập khẩu) =< 20%; sản phẩm phải có chương trình

giảm thuế do Hội đồng AFTA thông qua; sản phẩm phải xuất xứ từ các nước thành

viên ASEAN (hàm lượng nội địa) >= 40%.

Hàng hoá phải được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Ðáp

ứng 1 trong 3 trường hợp sau:

Chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu không qua lãnh thổ của

nước thứ 3.

Quá cảnh qua các nước thành viên Asean.

Quá cảnh qua các nước láng giềng của Asean do yêu cầu vận tải hoặc bảo quản

hàng hoá.

4. Cộng đồng ASEAN

Cộng đồng ASEAN dự kiến ra đời vào năm 2015, tiến tới các nước ASEAN sẽ

mở cửa không những thị trường hang hóa mà còn thị trường dịch vụ, tài chính, đầu

tư…bằng cách xóa bỏ các rào cản trong hoạt động thương mại giữa các nước thành

viên ASEAN.

Trong đó có 3 trụ cột quan trọng, đó là:

4.1 Cộng đồng kinh tế A SEAN (AEC)

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (Ba-li, In-đô-nê-xia, tháng 10/2003 ),

trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II, các Lãnh đạo ASEAN đã quyết định thực hiện ý

Page 15: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

tưởng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và coi đó là một trong ba trụ cột của Cộng

đồng ASEAN.

Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nhấn mạnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc

thực hiện giai đoạn cuối của quá trình hội nhập kinh tế khu vực theo Tầm nhìn

ASEAN 2020, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và

có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự

do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và

chênh lêch kinh tế-xã hội giữa các vùng miến được giảm bớt vào năm 2020 (sau quyết

định rút ngắn vào năm 2015).

Cộng đồng kinh tế ASEAN là mô hình liên kết kinh tế khu vực Ðông Nam Á,

dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN. Dự kiến ra

đời 2015, các nước dự định xây dựng một thị trường chung duy nhất, các rào cản thuế

quan và phi thuế quan sẽ được dỡ bỏ. Tự do lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lưu

chuyển vốn, lao động có tay nghề. Những lĩnh vực ưu tiên: hàng nông sản, ôtô, hàng

điện tử, dệt may,… Tiến tới xây dựng đồng tiền chung ASEAN, phát triển nhiều công

trình cơ sở hạ tầng: điện, đường sắt, đường bộ,…

Xây dựng một thị trường và cơ sở đồng nhất.

Khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao.

Có trình độ phát triển đồng đều.

Hội nhập hoàn toàn với nên kinh tế thế giới.

Cơ bản  AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao cũng

như đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận, hiệp định và cơ chế liên kết đã và đang được

các nước ASEAN thực hiện như:

Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)

Khu vực đầu tư ASEAN (AIA)

Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)

Lộ trình Hội nhập các lĩnh vực ưu tiên (RIA)

Ngoài ra, việc di chuyển lao động kỹ năng lành nghề và di chuyển vốn cũng tự

do hơn, cũng như tăng cường hơn nền tảng pháp lý đối với cơ chế giải quyết tranh

chấp và các khuôn khổ hợp tác kinh tế.

4.2 Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC)

Page 16: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Là một trong ba trụ cột chính nhằm tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào

năm 2020 theo quyết định của lãnh đạo cấp cao ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN

9 (Bali, Indonesia, tháng 11 năm 2003).

Nguyên tắc của ASEAN: an ninh toàn diện, đồng thuận, không can thiệp vào

công việc nội bộ, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ

lực để giải quyết tranh chấp, không tiến tới thành lập khối quân sự hay liên minh quân

sự… khẳng định không cho phép dùng lãnh thổ một nước tiến hành các hoạt động

chống lại bất kỳ thành viên nào. ASC không phải là một khối phòng thủ, một liên

minh quân sự hoặc một chính sách đối ngoại chung.

Mục đích:

Ðưa hợp tác chính trị và an ninh của ASEAN lên bình diện cao hơn

Ðảm bảo rằng các thành viên ASEAN được sống trong hoà bình với

nhau và với thế giới trong một môi trường chính nghĩa, dân chủ và hài hoà.

Để xây dựng ASC, ASEAN sẽ tận dụng các thể chế và cơ chế hiện có bên

trong ASEAN:

Hội đồng Tối cao ASEAN sẽ là công cụ chính.

Thiết lập một diễn đàn ASEAN về biển.

Hợp tác các lĩnh vực liên quan đến biển trong ASEAN sẽ được xem là

đóng góp vào sự tiến triển của Cộng đồng An ninh ASEAN.

Tìm ra những phương hướng mới để tăng cường an ninh và thiết lập các

thể thức cho Cộng đồng An ninh ASEAN.

Triển khai xây dựng một chương trình hành động vì Cộng đồng

ASEAN.

4.3 Cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN (ASCC)

Mục tiêu: xây dựng ASEAN thành "Cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn

nhau"như đã được đề ra trong tầm nhìn ASEAN 2020.

Thông qua ASCC, ASEAN hy vọng:

Ðẩy nhanh sự hợp tác của khu vực về các vấn đề xã hội và nâng cao đời sống

của cư dân nông thôn.

Thúc đẩy sự tham gia tích cực của tất cả các tầng lớp xã hội, bao gồm phụ nữ,

thanh niên và các nhóm cộng đồng.

Tăng cường khả năng hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới

mức tăng trưởng dân số, phát triển giáo dục.

Page 17: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Giải quyết tình trạng thất nghiệp, ngăn ngừa các loại dịch bệnh truyền nhiễm

như HIV/AIDs và SARS, tình trạng suy thoái môi trường và ô nhiễm xuyên biên

giới…

4.4 So sánh với EU

Cộng đồng ASEAN có nhiều điểm khác nhau so với mô hình của EU vì giữa

các nước ASEAN có nhiều điểm khác nhau về tôn giáo, trình độ phát triển, các nước

có trình độ phát triển cao hơn cũng khó có thể hỗ trợ tài chính cho các nước kém phát

triển hơn trong khối nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo.

Quan sát bảng dưới để so sánh thực lực giữa 2 khối EU và ASEAN: 

Khối Diện tích

(km2)

Dân số

(người)

Năm

khởi

đầu

GDP (*)

(triệu

USD)

PPP(**)

(USD)

Số

thành

viên

EU 4.324.728 494.070.000 1957 12.025.415 24.235 27

ASEAN 4.325.675 558.812.000 1961 884.000 4.930 10

   Chú thích:

(*) Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm nội địa

(**)  Purchasing Power Parity: Quy theo sức mua (trên mỗi đầu người)

Hai khối có diện tích, dân số, số năm hình thành ban đầu cho đến nay có sai

biệt không lớn. Số thành viên khối ASEAN nhiều hơn 1/3 số thành viên EU (càng ít

thành viên dễ dẫn đến sự đồng thuận hơn), nhưng sự sai lệch kinh tế (tổng sản phẩm

nội địa và sức mua trên đầu người) chênh nhau khoảng 6 lần. 

Thực hiện đồng tiền chung ACU vẫn chưa thống nhất và hình thành

Đồng tiền chung Châu Á, ACU, là đồng tiền dự kiến của khối ASEAN và 3 nước

Đông Á (Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc, hiện nay, chưa có một chỉ số gia trọng

(weighted index) để chuyển đổi cho các đồng tiền Châu Á. 

Chưa hình thành khái niệm Hiến pháp chung, Quốc hội chung

Sự khác biệt lớn giữa các thể chế chính trị, quan điểm xã hội, kinh tế các nước

ASEAN vẫn còn xa cách dù giữa các quốc gia Đông Nam Á có những cuộc họp cấp

Page 18: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

cao (ASEAN Summit) mỗi 3 năm để bàn một số vấn đề chung về mậu dịch, thủy sản,

an ninh, môi trường, trao đổi văn hóa, thể thao,… Khái niệm Hiến pháp chung và

Quốc hội chung chưa được đặt ra. 

Sự tranh chấp quyền lợi biên giới giữa các quốc gia thành viên

Các tranh chấp liên quan đến lãnh thổ, quyền lợi vẫn còn xảy ra như việc tranh

chấp chủ quyền các quần đảo trên Biển Đông (Hoàng Sa, Trường Sa) giữa Việt Nam,

Philippines, Malaysia - ngoài Trung Quốc, Đài Loan , tranh chấp về cung cấp nguồn

nước giữa Malaysia - Singapore, Myanmar vẫn chưa là thành viên của Ủy ban sông

Mekong, mâu thuẫn ngấm ngầm về an ninh biên giới giữa Thái Lan, Malaysia và cả

Myanmar. 

Việc đi lại giữa các công dân ASEAN chưa hoàn toàn tự do và không giới hạn

Các công dân trong các nước ASEAN sau những năm gần đây đã có thể dễ dàng

nhập cảnh các nước trong khối trong thời hạn 3 tuần nhưng không phải tất cả, ví dụ

công dân Việt Nam vào Cambodia hoặc Myanmar vẫn phải xin visa với hộ chiếu phổ

thong. Trong khi đó, công dân EU có thể đi lại giữa các nước không hạn chế số lần và

thời gian. 

Còn khác nhau lớn trong thu nhập kinh tế , quan điểm và trình độ dân trí, nhân

quyền, dân chủ, tội phạm, sắc tộc, tôn giáo, y tế, xã hội, năng lượng, môi trường …

Sự khác biệt về kinh tế, dân trí và các quan điểm xã hội cũng như thông tin lẫn

nhau giữa người dân các nước ASEAN. Thu nhập GDP trên mỗi đầu người rất khác

biệt, ví dụ năm 2006, trong khi tại Singapore là 28.368 USD/người (đứng thứ 22 trên

thế giới) hay Burnei là 24.826 USD/người (đứng thứ 26 trên thế giới) thì một số quốc

gia như Việt Nam là 3.025 USD/người (đứng thứ 123 trên thế giới), Cambodia là

2,600 USD/người (đứng thứ 133 trên thế giới), Lào là 2.124 USD/người (đứng thứ

128 trên thế giới),Myanmar là 1.691 USD/người (đứng thứ 150 trên thế giới). 

5. Các chương trình hợp tác của ASEAN với các khối và khu vực khác

5.1 Chương trình hợp tác của ASEAN với ASEM

5.1.1 Vài nét về ASEM

ASEM là từ viết tắt tiếng Anh của The Asia – Europe Meeting, Diễn đàn Á –

Âu, được thành lập tháng 3 – 1996 tại Bangkok, Thái Lan.

Page 19: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Số lượng thành viên của ASEM hiện nay là 45 thành viên và vai trò của ASEM

trên thế giới ngày càng tăng, chiếm khoảng 58% dân số thế giới, gần 60% tổng kim

ngạch thương mại thế giới và khoảng 50% GDP toàn cầu.

Mục tiêu của ASEM là tạo dựng “một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa

Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn” và “tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa nhân

dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”, “duy trì và

tăng cường hòa bình và ổn định cũng như phát huy các điều kiện cần thiết cho sự phát

triển kinh tế và xã hội bền vững”.

6 Nguyên tắc hoạt động của ASEM:

Đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi: đây là nguyên tắc cơ bản

nhất dựa trên tự nguyện, không ràng buộc và quan hệ bình đẳng giữa các thành viên.

ASEM là một tiến trình mở và tiệm tiến, không chính thức nên không nhất thiết

phải thể chế hóa;

Quyết định trên cơ sở đồng thuận chứ không ký kết hay bỏ phiếu;

Tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau thông qua một tiến trình đối thoại

và tiến tới hợp tác trong việc xác định các ưu tiên cho các hoạt động phối hợp và hỗ

trợ lẫn nhau;

Triển khai cả 3 lĩnh vực hợp tác chủ yếu với sự thúc đẩy đồng đều - tăng cường

đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực

khác;

Việc mở rộng thành viên được thực hiện trên cơ sở nhất trí chung của các Vị

đứng đầu Nhà nước và Chính phủ.

5.1.2 Các hội nghị thượng đỉnh của ASEM

ASEM 1 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, tháng 3 năm 1996, với chủ đề “Tạo

dựng một quan hệ đối tác mới toàn diện Á – Âu vì sự phát triên mạnh mẽ hơn”.

ASEM 2 tổ chức tại London, Anh, tháng 4 năm 1998, với chủ đề “Châu Á và

châu Âu: Một quan hệ đối tác mới”.

ASEM 3  tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc, tháng 10 năm 2000, với chủ đề “Quan

hệ đối tác vì phồn vinh và ổn định trong Thiên niên kỷ mới”.

ASEM 4 tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch, tháng 9 năm 2002, với chủ

đề“Thống nhất và lớn mạnh trong đa dạng”.

Page 20: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

ASEM 5 tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, tháng 10 năm 2004, với chủ đề “Tiến

tới quan hệ đối tác Á – Âu sống động và thực chất hơn”.

ASEM 6 tổ chức tại Helsinki, Phần Lan, tháng 9 năm 2006, với chủ đề “10

năm ASEM: Thách thức toàn cầu - ứng phó chung”.

ASEM 7 tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 10 năm 2008, với chủ

đề “Tầm nhìn và hành động: Hướng tới các giải pháp cùng có lợi”.

ASEM 8 tổ chức tại Brussels, Bỉ, từ ngày 4 – 5 tháng 10 năm 2010, với chủ

đề “Chất lượng cuộc sống vì hạnh phúc và phẩm giá của mọi người dân”. 

5.1.3 Các chương trình hợp tác của ASEM

Về đối thoại chính trị:

ASEM tiến hành đối thoại chính trị ở nhiều cấp: Cấp cao đến cấp Bộ trưởng,

quan chức cao cấp, chuyên viên , tập trung vào các vấn đề lớn mang tính toàn cầu, khu

vực, hoặc các điểm nóng trong tình hình quốc tế.Tuy vẫn phản ánh khác biệt về quan

điểm và giá trị giữa hai châu lục, đối thoại đã giúp hai bên gia tăng điểm đồng, đi đến

nhận thức chung về sự cần thiết của hợp tác đa phương trong ứng phó với các thách

thức toàn cầu, trong đó ASEM cần thúc đẩy đối thoại và chủ nghĩa đa phương với vai

trò trung tâm của Liên Hợp quốc.

Về hợp tác kinh tế - tài chính:

ASEM tập trung vào 3 lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính.

Hợp tác thương mại và đầu tư được thúc đẩy thông qua:

Chương trình Hành động Thuận lợi hoá Thương mại (TFAP)

Khuôn khổ chung cho TFAP đã được nguyên thủ các nước thông qua tại

ASEM II. Đây là chương trình trụ cột của hợp tác kinh tế ASEM.

Mục tiêu chính: Tạo thuận lợi cho việc trao đổi thương mại hàng hoá, dịch vụ

giữa hai khu vực. Ðể thực hiện mục tiêu này, TFAP được xây dựng như một chất xúc

tác và một khuôn khổ chung để các nước thực hiện minh bạch hóa chính sách quản lý

thương mại và hài hòa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến thương mại.

Ngoài bảy lĩnh vực ưu tiên hành động là: tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp, kiểm

dịch động, thực vật, thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ,

phân phối lưu thông và đi lại của doanh nhân. TFAP hiện nay đang tập trung xác định

Page 21: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

các rào cản trong thương mại giữa các nước thành viên ASEM để từ đó có cơ chế đối

thoại, hành động nhằm giải tỏa dần những rào cản này.

Chương trình hành động Xúc tiến Đầu tư" (IPAP), với sự trợ giúp của các đầu

mối liên hệ về đầu tư (ICPs)

IPAP gồm hai nội dung chính: “Xúc tiến đầu tư” và “Các chính sách và quy

định về đầu tư”.Những hoạt động cụ thể triển khai trong khuôn khổ IPAP có tính đến

sự khác biệt về quy chế đầu tư giữa các nước thành viên, trong đó, việc đầu tư vào các

dự án phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là vấn đề được ưu tiên.

Mục tiêu: Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn đầu tư

hai chiều giữa Châu Á và Châu Âu; xây dựng các chương trình nhằm khuếch trương

đầu tư giữa các nước thành viên đồng thời tăng cường cải thiện cơ chế, chính sách và

quy định về đầu tư trong khu vực; kết nối các khu vực kinh tế tư nhân chặt chẽ hơn và

giữa khu vực kinh tế tư nhân với chính phủ các nước ASEM nhằm đem lại lợi ích cho

cả hai bên.

Nguyên tắc: Đảm bảo đối thoại thường xuyên giữa khu vực nhà nước và tư

nhân; Phát triển hợp tác ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến đầu tư theo hướng kinh tế

thị trường; Không phân biệt đối xử và thực hiện minh bạch hóa các chính sách thương

mại và đầu tư theo đúng các nguyên tắc của WTO.

Chương trình xúc tiến hợp tác tương hỗ giữa các doanh nghiệp (AEBF)

Trong khuôn khổ chương trình này, Diễn đàn doanh nghiệp Á – Âu là hoạt

động định kỳ được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường cơ hội cho các doanh nghiệp

gặp gỡ và trao đổi ý kiến. Đồng thời, đại diện các doanh nghiệp cũng đề xuất ý kiến

với các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế hoặc hội nghị Thượng đỉnh để tăng cường đối

thoại kinh tế giữa các doanh nghiệp và các chính phủ.

Diễn đàn doanh nghiệp đã và đang tập trung vào các lĩnh vực bức xúc đối với

cả hai khu vực: hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, du lịch, xúc tiến thương mại, đầu tư,

phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, dịch vụ tài chính, giao thông - vận tải, bưu chính

- viễn thông và nguồn nước tiêu dùng. Các đại diện doanh nghiệp đã và đang thảo

luận, thống kê các vấn đề trở ngại trong việc kinh doanh và đầu tư vào các lĩnh vực

trên và đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm đệ trình lên chính phủ các nước.

Page 22: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Hợp tác tài chính được đánh giá cao nhất là Quỹ Tín thác ASEM. Ngoài ra, các

thành viên ASEM đã nhất trí thiết lập “Cơ chế đối thoại nhằm đối phó với những

trường hợp khẩn cấp” về tài chính và “Khuôn khổ hỗ trợ đối thoại ASEM”.

Hợp tác phối hợp chính sách trên các diễn đàn kinh tế đa biên, nhất là trong

WTO cũng được thúc đẩy.

Về hợp tác trong các lĩnh vực khác:

Đây là mảng hợp tác thành công nhất về phạm vi, mức độ và sự tham gia, góp

phần tăng cường hiểu biết giữa nhân dân Á – Âu.

Đối thoại văn hóa văn minh được coi là một trọng tâm hợp tác ASEM nhằm

tăng cường hiểu biết, khoan dung. Đến nay, đã có ba Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá -

Văn minh được tổ chức, lần gần đây nhất tại Malaysia, ngày 21 – 24 tháng 4 năm

2008.

Các hoạt động tăng cường giao lưu giữa hai châu lục phần lớn thực hiện thông

qua Quỹ Á – Âu (ASEF), có trụ sở tại Singapore. Đây là thực thể có ban điều hành

duy nhất trong ASEM, gồm các chính phủ, các tổ chức dân sự, thanh niên, sinh viên

và học sinh. Quỹ đã triển khai được hơn 450 dự án (Hội nghị Giám đốc các trường đại

học ASEM, mạng lưới các trường đại học Á-Âu, học bổng kép ASEM-DUO, các cuộc

đối thoại…), thu hút hơn 177.000 công dân Á-Âu tham gia.

Một số sáng kiến y tế cũng thu hút được sự quan tâm của thành viên ASEM.

Hoạt động hợp tác trên lĩnh vực môi trường, khoa học công nghệ, tư pháp cũng được

thúc đẩy.

5.2 Hợp tác Asean + 3

Hợp tác ASEAN + 3 (ASEAN + Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) là một

trong những cơ chế sống động nhất của ASEAN. Sự nổi lên của hợp tác Đông Á liên

quan nhiều đến ASEAN+3. ASEAN+3 là một hiện tượng hợp tác đa phương mới hình

thành ở Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998. Chính sự xuất hiện

của ASEAN+3 với tư cách thể chế khu vực thuần Đông Á đầu tiên đã làm tăng sự

quan tâm tới xu hướng hợp tác đa phương ở Đông Á.

Các nước Đông Á, vốn có những khác biệt về lịch sử văn hoá, trình độ phát

triển và chế độ chính trị, đã liên kết với nhau thông qua các thể chế hợp tác.

Page 23: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Hợp tác ASEAN + 3 được triển khai qua 2 kênh:

+ Kênh I: Kênh chính thức của các chính phủ ASEAN + 3. Ở kênh này, Hội

nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất; tiếp đến là các hội nghị

cấp bộ, hội nghị các quan chức cao cấp. 

+ Kênh II: Thu hút sự tham gia của giới học giả, các nhà nghiên cứu chiến

lược, đại diện giới doanh nghiệp và xã hội dân sự. Với nhiệm vụ tư vấn cho Hội nghị

thượng đỉnh ASEAN + 3 và các hội nghị cấp bộ trong quá trình hoạch định chính sách

phát triển của hợp tác ASEAN + 3.

5.2.1 Hợp tác ASEAN - Trung Quốc (ACFTA – ASEAN-China Free

Trade Area)

Quan hệ ASEAN - Trung Quốc chính thức thiết lập từ năm 1991, được thể chế

hoá từ tháng 12 -1997. Hằng năm, các nhà lãnh đạo hai bên gặp gỡ thường xuyên, trao

đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Về hợp tác an ninh:

Là một lĩnh vực nhạy cảm mà cả ASEAN và Trung Quốc đều né tránh, từ năm

1997, hai bên đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực này, trước hết là trong các vấn đề

an ninh phi truyền thống. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ ba

tổ chức ở Singapore (tháng 11-2000), hai bên đã ký “Tuyên bố chung về hợp tác trong

lĩnh vực an ninh phi truyền thống” . Mục tiêu: tăng cường năng lực, thúc đẩy ổn định

và phát triển, bảo vệ hoà bình và an ninh trong khu vực. Ở giai đoạn hiện nay, những

ưu tiên trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào chống buôn bán ma tuý, buôn bán

người, cướp biển, hoạt động khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế

quốc tế.

Về h ợp tác kinh tế:

Hoạt động quan trọng nhất của ASEAN và Trung Quốc từ 2002 tới nay là triển

khai xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc. Đây là khu vực mậu dịch tự

do lớn nhất thế giới, CAFTA trở thành thị trường chung cho gần 1.9 tỷ người tiêu

dùng. Theo thỏa thuận, Trung Quốc, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái

Page 24: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Lan và Singapo sẽ áp dụng mức thuế suất = 0 đối với hơn 7.000 nhóm hàng hóa. Tới

năm 2015, các thành viên mới của ASEAN là Việt Nam, Lào, Campuchia và

Myanmar mới chính thức tuân thủ quy định này.

Thực hiện Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc.

Được ký kết tại PhnomPênh, Campuchia tạo nền tảng pháp lý quan trọng để tăng

cường hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa ASEAN và Trung Quốc và là kết quà của Hiệp

định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác toàn diện gữa ASEAN

và Trung Quốc.

Ký kết Hiệp định về mậu dịch hàng hoá và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh

chấp của Hiệp định khung:

Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác toàn diện

gữa Asean và Trung Quốc:

Hiệp định được kí kết tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10, diễn ra tại

Vientaine ( Lào ) cuối tháng 11 năm 2004. Hiệp định bao gồm: thỏa thuận dỡ bỏ hàng

rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa hai chiều; tạo lâp một cơ chế giải

quyết tranh chấp thương mại.

Theo thỏa thuận, bắt đầu từ ngày 01/07/2005, Trung Quốc và các nước

ASEAN sẽ bắt đầu tiến trình giảm thuế. Hai phía sẽ dần dần và tiến tới bỏ thuế với

7000 dòng sản phẩm. ASEAN còn công nhận Trung Quốc là nước có nền kinh tế thị

trường hoàn toàn.

Theo hiệp định trên, Trung Quốc và 6 nước ASEAN cũ sẽ hoàn tất thương mại

tự do vào năm 2010. Bốn nước ASEAN mới sẽ có thêm năm chuyển tiếp để hoàn tất

(năm 2015).

Trước đó, tháng 11/2002 tại Campuchia, các nước ASEAN và Trung Quốc đã

kí kết chương trình thu hoạch sớm EHP (Early Harvest Program) là chương trình cắt

giảm thuế quan giữa ASEAN và Trung Quốc đối với hàng nông sản. Với chương trình

EHP,Trung Quốc và các nước ASEAN – 6 sẽ giảm thuế nhập khẩu nông sản từ ngày

01/01/2004 và kết thúc vào ngày 01/01/2006 xuống còn 0%.Và Việt Nam và Trung

Quốc sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu tương tự đến thời hạn 01/01/2008 (Cắt giảm thuế

nhập khẩu mang tính có đi có lại). Ngược lại, Trung Quốc sẽ cắt giảm 206 dòng thuế

nhập khẩu từ Việt Nam xuống còn 0% trước ngày 01/01/2006. Thực hiện chương

Page 25: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

trình thu hoạch sớm sẽ thúc đẩy hoạt đông thương mại Việt Nam – Trung Quốc phát

triển thuận lợi.

Ngoài ra, ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 tháng 11/2004, các nước

dự kiến thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Á gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật, Hàn

Quốc, Ấn Độ sau 2020. Nhờ có nỗ lực của cả hai phía Trung Quốc và ASEAN mà

hoạt động thương mại của hai khu vực này đã có chỗ đứng trong các khối có nền

thương mại lớn năm 2007 và doanh số thương mại hai chiều lên đến 202 tỷ USD.

5.2.2 Hợp tác ASEAN - Nhật Bản (AJCEP – Asean–Japan

Comprehensive Economic Partnership)

ASEAN và Nhật Bản thiết lập quan hệ không chính thức từ năm 1973. Năm

1977, hai bên đã chính thức hoá quan hệ với việc thiết lập Diễn đàn ASEAN - Nhật

Bản, cho tới trước năm 2002, quan hệ hai bên chưa thực sự có bước đột phá mới, chủ

yếu chỉ tập trung vào hợp tác kinh tế và phát triển.

Về hợp tác về kinh tế:

Đầu năm 2002, hai bên đã ra Tuyên bố chung về quan hệ đối tác kinh tế toàn

diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) với mục tiêu cung cấp thị trường rộng lớn hơn cho

các nền kinh tế ASEAN và Nhật Bản. Tháng 12-2003, hai bên đã ra “Tuyên bố Tokyo

về quan hệ đối tác năng động và bền vững ASEAN - Nhật Bản trong thế kỷ XXI”.

Hai bên chủ trương thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị - an ninh, hợp tác song

phương, đa phương trong các tổ chức khu vực và quốc tế. ASEAN và Nhật Bản đã đề

ra 7 chiến lược hành động chung, bao gồm:

1. Đẩy mạnh AJCEP (AJCEP được ký vào ngày 14 – 04 – 2008. Để đưa nội dung

văn kiện AJCEP đi vào thực hiện, Nhật Bản đã ký hiệp định riêng rẽ với các

nước thành viên Asean. Theo tinh thần của hiệp định, trong vòng 10 năm các

bên tham gia FTA sẽ cắt giảm 93% danh mục hàng hóa nhập khẩu khi đưa

hàng hóa vào nhau)

2. Hợp tác về tài chính, tiền tệ.

3. Củng cố nền tảng cho phát triển kinh tế và sự thịnh vượng.

Page 26: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

4. Tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác về chính trị và an ninh.

5. Tạo thuận lợi, thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân các nước và phát triển nguồn

nhân lực.

6. Tăng cường hợp tác về văn hoá và các quan hệ công cộng, làm sâu sắc hơn hợp

tác Đông Á .

7. Hợp tác để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

Về hợp tác về chính trị:

Trong các cuộc gặp gỡ cấp cao, hai bên đã trao đổi quan điểm, thảo luận về

những vấn đề cùng quan tâm. Trong Tuyên bố chung ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN

- Nhật Bản lần thứ 10 (tháng 1-2007), hai bên đã bày tỏ quan điểm kêu gọi CHDCND

Triều Tiên dỡ bỏ vũ khí hạt nhân cũng như các chương trình hạt nhân, thực hiện Nghị

quyết 1695 và 1718 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề này.

Về hợp tác về an ninh:

Hai bên xúc tiến các hoạt động hợp tác trong vấn đề an ninh phi truyền thống.

Tháng 10-2004, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố

chung về hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố. Đây là văn kiện hợp tác an ninh đầu tiên

giữa hai bên.

Về hợp tác về văn hoá - xã hội:

Tại Hội nghị Xê-bu, Nhật Bản đưa ra sáng kiến “ Giao lưu thanh niên trên quy

mô lớn “ được thực hiện trong vòng 5 năm với dự kiến mỗi năm có 6000 thanh niên

từ ASEAN tới thăm Nhật Bản với tổng kinh phí lên tới 315 triệu USD. Nhât Bản còn

đề xuất sáng kiến “Con tàu thanh niên Đông Á” nhằm kỷ niệm 40 năm ngày thành lập

ASEAN.

Ngoài ra, ASEAN tiếp tục là ưu tiên trong các hoạt động ODA của Nhật Bản.

Để hỗ trợ cho tiến trình hội nhập ASEAN, chính phủ Nhật Bản đã ủng hộ Quỹ Phát

Page 27: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

triển ASEAN 7,5 tỉ Yên (70 triệu USD) thông qua Quỹ phát triển ASEAN và các quỹ

hợp tác ASEAN - Nhật Bản.

5.2.3 Hợp tác ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA – ASEAN- Korea Free

Trade Area)

Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc được chính thức thiết lập vào năm 1989. Tháng

7-1991, Hàn Quốc chính thức trở thành đối tác đối thoại của ASEAN. Năm 2000, hai

bên đã xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác: công nghệ thông tin, đào tạo nguồn

nhân lực, trao đổi văn hoá, viện trợ y tế và phát triển hạ lưu sông Mekong. ASEAN và

Hàn Quốc thành lập Quỹ đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc (SCF), Quỹ các dự án hợp tác

hướng tới tương lai (FOCPE). Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc đã có bước tiến đột phá

vào năm 2004. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 8 (tháng 10-

2004), các nhà lãnh đạo hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác hợp tác toàn

diện trong thế kỷ XXI.

Về hợp tác về chính trị:

Các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN- Hàn Quốc được tổ chức thường kỳ. Ngoài

ra, lãnh đạo hai bên thường xuyên gặp gỡ tại các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 3

và Thượng đỉnh Đông Á; trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng

quan tâm.

Về hợp tác về an ninh:

Hàn Quốc hợp tác chặt chẽ với ASEAN thông qua Hội nghị cấp bộ ASEAN +

3 về tội phạm xuyên quốc gia và Hội nghị các quan chức cao cấp về tội phạm xuyên

quốc gia ASEAN + 3 và trong khuôn khổ ARF.

Về hợp tác về kinh tế:

Các hoạt động hợp tác diễn ra rất sôi động. Để tăng cường hợp tác kinh tế,

Asean và Hàn Quốc dự địng thành lập AKFTA tháng 10-2003 ở Bali, Indonesia.

Nghiên cứu đã hoàn tất và được trình để xem xét và góp ý tại Hội nghị ASEAN –

ROK ở Vientiane, Lào tháng 11 – 2004. Hai bên đã ra tuyên bố chung về đối tác hợp

tác tác toàn diện Asean- ROK, vạch lộ trình đàm phán AKFTA từ đầu năm 2005 và

Page 28: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

kết thúc trong vòng 2 năm. Từ tháng 1-2010, AKFTA giảm 99,65% dòng thuế quan,

trong đó tỷ lệ ít nhất 80% các sản phẩm có mức thuế bằng không với các nước Asean

– 6. Đối với các nước thành viên. Năm 2008, thương mại giữa Hàn Quốc và Asean

90,2 tỷ USD, Asean chiếm 23,4% trị giá XNK của Hàn Quốc và trở thành đối tác lớn

của Quốc gia này.

Về hợp tác phát triển

ASEAN - Hàn Quốc cũng thu được những kết quả thiết thực. Cho tới nay, một

số dự án phát triển được thực hiện với sự hỗ trợ của SCP và FOCPE. Tại Hội nghị cấp

cao ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 10 vừa qua, chính phủ Hàn Quốc cam kết tăng gấp

đôi ODA cho ASEAN trong năm 2009.

Về hợp tác về văn hoá - xã hội  

Các chương trình giao lưu nhân dân, trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực văn

hoá, y tế, nghiên cứu được tổ chức thường xuyên. Hàn Quốc đã đề xuất việc thành lập

Trung tâm ASEAN- Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết và nhận thức về

nhau giữa hai bên.

6. Vài nét về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và ASEAN

Chỉ trước năm 1989 hầu như Việt Nam và ASEAN không có quan hệ buôn bán

với nhau, thậm chí do sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia , nhiều nước thuộc

ASEAN thực hiện chính sách cấm hoặc hạn chế buôn bán với Việt Nam. Những năm

gần đây quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và ASEAN gia tăng mạnh.

6.1 Về hoạt động thương mại

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn

thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và thị trường các

nước thành viên Liên minh châu Âu-EU. Còn ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác

thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ

đứng sau Trung Quốc.

Thương mại Việt Nam với các nước ASEAN 1995-2009:

ĐVT: triệu USD

Năm Tổng kim Tổng kim Với các nước Asean

Page 29: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

ngạch

XK

của VN

ngạch NK

của VN VN XKTỷ trọng

( % )VN NK

Tỷ trọng

( % )

1995 5.448,90 8.155,40 1.118,20 20,52 2.377,70 29,15

1996 7.255,90 11.143,60 1.776,80 24,50 2.992,10 26,90

1997 9.185 11.592,30 2.020,50 22 3244,9 28

1998 9.361 11.500 2.020,20 21,6 3386,6 29,4

1999 11.540 11.742 2.516,30 21,8 3290,9 28

2000 14.455 15.639 2.620,60 18,1 452,5 28,9

2002 16.706 19.745,60 2.434,90 14,58 4769,2 24,15

2003 20.149,30 25.255,80 2.953,30 14,66 5.949,30 23,56

2004 26.485 31.968,80 4.056,10 15,31 7768,5 24,3

2005 32.447 36.761,10 5.743,50 17,7 9326,3 25,37

2006 39.826,20 44.891,10 6.358,20 15,96 12.544,80 27,94

2007 48.560 62.680 7.813,40 16,09 15.914,10 25,39

2008 62.900 79.900 10.194,20 16,21 19.570,90 24,49

2009 56.584 68.830 8.591,87 15,18 13.813 20

Nguồn: Niên giám thống kê.

Qua bảng trên, ta thấy tỉ trọng thị trường Asean cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu có

xu hướng giảm vì:

Các nước ASEAN có chung lợi thế, cho nên đưa sản phẩm giống nhau vào thị

trường của nhau sẽ khó khăn, tốc độ tăng trưởng của thị trường chậm.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua thị trường ASEAN những nông sản: Cao su,

cà phê, tiêu…dưới dạng sơ chế, nay tỷ lệ chế biến sản phẩm gia tăng làm hạn chế xuất

khẩu sản phẩm qua các thị trường mang ti1nh trung gian như ASEAN.

Page 30: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Việt Nam gia tăng nhập siêu lớn với các nước ASEAN: Nhập khẩu nhiều gấp 2

lần so với xuất khẩu sang các nước ASEAN. Đây cũng là biểu hiện sự yếu kém của

nền kinh tế Việt Nam: công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu phát triển kém, dẫn tới

sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu. Trong những năm tới, nếu các doanh

nghiệp không tăng khả năng cạnh tranh thì khi Việt Nam hội nhập sâu và rộng hơn với

Asean thì nhập siêu từ các nước ASEAN sẽ gia tăng, chẳng những tăng nhập khẩu

nguyên phụ liệu, máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải mà còn hàng tiêu dùng,

nông sản và dịch vụ.

Trong thương mại nội khối, Việt Nam có quan hệ giao thương tập trung với 3

thị trường chính là Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Quan hệ thương mại với Singap ore:

Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt

Nam vì Singapore duy trì chính sách thương mại - mậu dịch tự do thông thoáng, 96%

hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị trường Singapore không phải chịu thuế. Singapore

là cảng biển vận chuyển và chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu vực

ASEAN. 

Singapore được coi như thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá

xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.

Singapore hiện là đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam, Việt Nam trở

thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 14 của Singapore với tổng kim ngạch hai chiều đạt

mức 9,5 tỷ USD trong năm 2009.

Hiện tại, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 và là nhà đầu tư

ASEAN lớn nhất tại Việt Nam, với 474 dự án và tổng số vốn đăng ký đạt 9,07 tỷ

USD.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Singapore dầu thô, máy vi tính và linh kiện,

hải sản, gạo, hàng dệt may, giầy dép, cà phê, rau quả...nhập khẩu từ Singapore xăng

dầu, máy vi tính và linh kiện, máy móc thiết bị, chất dẻo, kim loại, hóa chất...

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Singapore không chỉ có chiều sâu, mà còn

có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Việt Nam có lợi thế là có vị trí địa lý gần

Singapore và có đất đai - điều mà Singapore thiếu. Về phần mình, Singapore có vốn,

công nghệ, có nhiều kinh nghiệm đầu tư ở Việt Nam...

Quan hệ thương mại với Thái Lan:

Page 31: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Từ năm 1995, khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, quan hệ kinh tế

- thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan ngày càng phát triển nhanh. Có 3 lí do:

Tác động tích cực của chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt

Nam. Nhiều mặt hàng của Việt Nam sản xuất, Thái Lan cũng có, nhưng vẫn thâm

nhập được vào thị trường nước này.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong hoạt động tìm kiếm thị

trường.

Vai trò của các cơ quan Nhà nước hữu quan đã hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong

chính sách và hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu của cả hai nước.

Ðến nay, Việt Nam và Thái Lan đã thỏa thuận giảm thuế cho 92% các mặt

hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước. Thúc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thương

mại và tận dụng những lợi thế so sánh trong quyết định kinh doanh của mình.

Trong 10 tháng qua, ngoài nhóm hàng nhiên liệu chiếm tỷ trọng tương đối lớn

trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan (dầu thô chiếm 32,03%, than

đá chiếm 3,74%), các mặt hàng chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu hai

nước bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm 22,19%); thủy sản

(5,25%); nông sản (gần 3%, trong đó riêng hạt điều chiếm 0,72%, rau quả chiếm

0,61%); dệt may (1,5%), giày dép (0,55%).

Các mặt hàng  chính mà Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan là linh kiện, phụ

tùng ô-tô (8,81%), chất dẻo nguyên liệu (chiếm hơn 7,65%), máy móc, thiết bị, phụ

tùng khác (7,56%), xăng dầu (7,54%), linh kiện, phụ tùng xe máy (7,09%), sắt thép

các loại (4,38%).

Quan hệ thương mai với Malaysia   :

Việt Nam hiện đứng thứ 19 trong danh sách các nhà nhập khẩu của Malaysia

(nếu tính chung cả XNK Việt Nam đứng thứ 22), trong ASEAN, Việt Nam là bạn

hàng thứ 5 của Malaysia. Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam

trên thế giới và lớn thứ 2 trong ASEAN.

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong vòng 10 năm trở lại đây

đã tăng trên 600% (từ mức trên 600.000 USD năm 1999 lên đến gần 4,6 tỷ USD năm

2008. Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch thương mại hai chiều

trong năm 2009 có sự suy giảm nhưng vẫn đạt trên 3 tỷ USD.

Page 32: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Các mặt hàng XK chủ yếu của Việt Nam sang Malaysia: nhóm thuỷ hải sản,

máy móc thiết bị, nhóm đồ gỗ, một số mặt hàng công nghiệp khác (giầy dép, dệt may,

nhựa, giấy bìa cứng, hóa chất, nước, xà phòng, cà phê, chè,...), nông nghiệp (lạc nhân,

gạo,…), thủ công mỹ nghệ.

  Các biện pháp tăng cường hơn nữa trao đổi thương mại, từng bước cân bằng

thương mại:

Tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, duy trì cơ chế họp Ủy ban Thương mại

hỗn hợp với sự tham gia của DN hai phía.Thúc đẩy hợp tác giữa hai cơ quan xúc tiến

thương mại là Matrade của Malaysia và Vietrade của Việt Nam.Thường xuyên tổ

chức các đoàn giao thương, hội chợ thương mại.

Trong lĩnh vực công nghiệp, ngoài nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh

vực đang triển khai như dầu khí, sản xuất dầu ăn, chai lọ thủy tinh, may mặc, thuốc lá,

hóa chất, nhập khẩu than… hai bên xem xét tìm kiếm khả năng hợp tác trong các lĩnh

vực mới như khoáng sản, khai thác gỗ, thủy điện, sản xuất thiết bị điện, lưới điện,

chiếu sáng, năng lượng sạch.

6.2 Về hoạt động đầu tư

6.2.1 Xét sự đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam

Ngay sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA),

tháng 1/1996, tốc độ thu hút FDI từ các khu vực đã tăng nhanh chóng. Lí do:

Chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường mở.

Tự do hoá thương mại và đầu tư.

Ban hành Luật Đầu tư nước ngoài.

Cải thiện mạnh mẽ những quan hệ chính thức Việt Nam- ASEAN

Quy mô thị trường hấp dẫn cộng với lợi thế về nguồn lao động rẻ và nguồn tài

nguyên phong phú.

Khơi mạnh dòng chảy vốn quốc tế vào Việt Nam, trong đó nguồn vốn từ

khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng tương đối lớn.

Đầu tư của toàn ASEAN giai đoạn này đã chiếm khoảng 30% tổng mức đầu tư

của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam. Ba quốc gia Singapo, Malaisia

Page 33: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

và Thái Lan lần lượt chiếm các vị trí thứ 1, thứ 7 và thứ 8 trong số các quốc gia đầu tư

lớn nhất tại Việt Nam.

Quy mô vốn cho các dự án đầu tư của khu vực ASEAN vào Việt Nam nhìn

chung cao hơn mức trung bình của cả nước và cao hơn nhiều so với một số quốc gia

và vùng lãnh thổ khác có dự án tại Việt Nam

Tình hình đầu tư FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam (1988 – 15/12/2009)

Nước đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định

1. Singapore 776 17.003.489.911 5.448.066.282

2. Malaysia 341 18.064.514.601 3.871.213.032

3. Thái Lan 220 5.773.990.708 2.471.157.622

4. Brunei 99 4.693.831.421 949.146.421

5. Philippines 44 300.942.910 148.662.336

6. Indonesia 22 197.992.000 95.505.600

7. Lào 8 48.053.528 30.313.527

8. Campuchia 7 6.250.000 4.440.000

Nguồn: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư

Như vậy, trừ Myanmar, đất nước còn gặp khó khăn về chính trị, kinh tế - xã hội

lại bị cấm vận của Hoa Kỳ, thì 8 nước ASEAN còn lại đều có dự án đầu tư tại Việt

Nam. Trong đó, đặc biệt chú ý đến:

Singapore:

Singapore đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với 474 dự

án và 9,07 tỷ USD vốn đầu tư, đứng thứ 2 trong tổng số 78 nước và vùng lãnh thổ đầu

tư tại Việt Nam. 

Các nhà đầu tư Singapore có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt

Nam, nhưng tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực dịch vụ với 207 dự án và tổng vốn

đầu tư là 5,5 tỷ USD, chiếm 60,7% tổng vốn đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực công

nghiệp và xây dựng với 230 dự án và tổng vốn đầu tư là 3,3 tỷ USD, chiếm 36,4%

Page 34: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông - lâm - nghiệp chỉ có 37 dự án và

254 triệu USD vốn đầu tư.

Quy mô vốn bình quân mỗi dự án từ Singapore đạt 18,7 triệu USD, cao hơn

mức bình quân của các dự án trên toàn quốc, thậm chí gấp đến 2-3 lần so với quy mô

vốn bình quân mỗi dự án của một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hàn Quốc,

Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia. Doanh nghiệp Singapore chủ yếu tập trung đầu tư

tại những địa phương có cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tương đối tốt và có sự điều

hành thông thoáng ở Việt Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà

Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Hải Dương...

Malaysia:

Malaysia với 219 dự án và 1,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư, đứng thứ 10 trong 78

nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư của Malaysia vào Việt Nam đạt

1,6 tỷ USD năm 1988 tăng lên hơn 18 tỷ USD vào năm 2009.

Các dự án của Malaysia chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp với 140 dự

án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,19 tỷ USD; tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với 47 dự

án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 336 triệu USD; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có 32

dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 208 triệu USD.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia vào Việt Nam không

ngừng gia tăng nhất là trên địa bàn TP.HCM.

Thái Lan:

FDI của Thái Lan vào Việt Nam cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Ngày càng có nhiều các nhà đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu

tư, chủ yếu trong các lĩnh vực địa ốc, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp, công

nghiệp phục vụ nông nghiệp (máy móc nông nghiệp), công nghiệp chế tạo thanh đồng,

thuộc da.

Trong năm 2009, Thái Lan đầu tư vào Việt Nam tăng thêm 12 dự án, với số

vốn hơn 29,6 triệu USD, đưa tổng số dự án của Thái Lan tại Việt Nam lên 215 dự án.

Thái Lan đứng thứ chín trong số nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong số

các dự án đầu tư từ Thái Lan vào Việt Nam, có 67% là các dự án có vốn đầu tư nước

ngoài, chiếm 56% vốn đăng ký; 27,6% là vốn liên doanh, chiếm 43% vốn đăng ký, tạo

việc làm cho hơn 12 nghìn lao động tại Việt Nam.

Page 35: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam (FDI) đã tạo ra một môi

trường thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và của Thái Lan

nói riêng trong thời gian qua

Một số nước khác:  

Tương tự Philippines đã đầu tư 30 dự án với 247 triệu USD tổng vốn đầu tư;

Indonesia có 14 dự án với 137 triệu USD tổng vốn đầu tư; Brunei có 37 dự án và 125

triệu USD tổng vốn đầu tư. 

Philippines, Indonesia và Brunei cũng là những nước có đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Việt Nam còn khá khiêm tốn. 

Trên 900 dự án đầu tư của các nước Asean ở Việt Nam đang đóng góp rất quan

trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Hầu hết những dự án này đều phát huy hiệu quả, vừa

sinh lời cho các nhà đầu tư nước ngoài, vừa đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế

Việt Nam.

Các lĩnh vực mà nhà đầu tư ASEAN tập trung vốn là công nghiệp, xây dựng,

dịch vụ. Một số nhà đầu tư cũng quan tâm nhiều đến các lĩnh vực nông nghiệp, chăn

nuôi. Trong thời gian tới, nguồn đầu tư từ các nước ASEAN sẽ tiếp tục tăng lên khi

các thoả thuận về thương mại và đầu tư trong khu vực có hiệu lực, các chính sách thu

hút đầu tư của Việt Nam ngày càng thông thoáng.

6.2.2 Xét sự đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước ASEAN

Một trong những lý do khiến ASEAN thu hút nhiều FDI là do khối này giờ đã

được coi như một thị trường chung.

Chúng ta chủ động đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế của các quốc gia

khác. Dự án đầu tư đầu tiên có đăng ký với Nhà nước của Việt Nam ra nước ngoài

diễn ra vào năm 1989, với tổng số vốn 563.380 USD, đến ngày 22/06/2007 Việt Nam

đã có 217 dự án đầu tư vào 33 nước và khu vực lãnh thổ của thế giới, với tổng số vốn

đăng ký là 1,179 tỷ USD và vốn thực hiện là 64.869.416 USD. Tình hình Việt Nam

đầu tư vào các nước ASEAN (1989 – 2008) thể hiện qua bảng sau:

ĐVT : Triệu USD

Tên nước Số dự án Vốn đăng ký

1. Lào 152 1270,9

2. Campuchia 39 176,3

Page 36: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

3. Singapo 21 29,7

4. Malaysia 7 812,4

5. Indonesia 3 46,1

6. Thái Lan 4 10,4

Tổng cộng 226 2.343,80

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Như vậy, ASEAN là thị trường đầu tư lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến

55,76% số dự án; 58,67% tổng số vốn đăng ký và 32,64% vốn thực hiện. Nhiều dự án

của các nhà đầu tư vào các nước ASEAN đang phát triển khả quan, đặc biệt các dự án

tại Lào và Campuchia. Các dự án góp phần củng cố vai trò và sự ảnh hưởng của Việt

Nam đến nền kinh tế của khu vực.

Lào:

Số lượng dự án và vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào tăng

lên nhanh chóng trong vài năm gần đây, năm 2008 và năm 2009 vươn lên đứng đầu

trong các nước đầu tư vào Lào  với trên 200 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ

USD.

Việt Nam đã có một số dự án triển khai đầu tư lớn có kết quả  như Thủy điện

Sekaman 3, đầu tư trồng, khai thác và chế biến hàng vạn ha cao su tại Trung và

Nam Lào góp phần đáng kể phát triển kinh tế xã hội của Lào nói chung và địa bàn dự

án nói riêng. Việt Nam đã triển khai đầu tư công nghiệp, nông lâm nghiệp và dịch vụ

du lịch, khách sạn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tại 16/17 tỉnh của Lào.

Lĩnh vực được đầu tư vào Lào nhiều nhất là cây công nghiệp, khai thác và chế

biến khoáng sản, xây dựng thủy điện. Cụ thể, Việt Nam có 27 dự án trồng cây cao su,

cây công nghiệp với tổng vốn đăng ký 501 triệu USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư của

Việt Nam sang Lào. Khai khoáng (bao gồm khảo sát và thăm dò) đạt tổng vốn đầu tư

222,3 triệu USD. 

Campuchia:

Làn sóng đầu tư của Việt Nam vào Campuchia bắt đầu từ tháng 7/2009, khi

Hãng hàng không Cambodia Angkor Air (liên doanh giữa Vietnam Airlines và Chính

phủ Campuchia) bắt đầu hoạt động.

Page 37: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Trong năm 2009, đầu tư của Việt Nam vào Campuchia chỉ đứng hàng thứ 5 với

128 triệu USD, sau Trung Quốc, Nga, Singapore và Thái Lan. Đầu 2010, Việt Nam

vươn lên vị trí thứ 2 trong danh sách các nước đầu tư trực tiếp vào Campuchia (sau

Trung Quốc, 526,7 triệu USD). 

Các dự án đầu tư của VN tập trung vào các lĩnh vực tài chính, năng lượng,

hàng không, viễn thông, nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng  sản...

Một số dự án lớn đang triển khai như Dự án Nhà máy sản xuất phân bón Năm

Sao Campuchia với tổng vốn 65 triệu USD, công suất 350.000 tấn/năm; Dự án Bệnh

viện Chợ Rẫy - Phnom Penh quy mô 500 giường, tổng vốn 27,3 triệu USD; Dự án

phức hợp sản xuất đường, ethanol, nhiệt điện tổng vốn 69,8 triệu USD...

Các dự án lớn đang được triển khai gồm Dự án trồng 10.000 ha cao su của Tập

đoàn Hoàng Anh Gia Lai có tổng vốn 73,6 triệu USD; Dự án thủy điện Hạ Sesan 2,

Sesan 1 và Sesan 5 của  Công ty Cổ phần EVN quốc tế có tổng vốn đầu tư gần 1 tỉ

USD...

Hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Campuchia sẽ tăng mạnh trong thời gian tới

nếu Chính phủ hai nước sớm ký kết các hiệp định về khuyến khích đầu tư giữa hai

nước, tránh đánh thuế 2 lần, tháo gỡ các khó khăn về thủ tục đánh giá tác động môi

trường...

7. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi các liên kết của ASEANs và

các khu vực khác, các nước khác có hiệu lực với Việt Nam

7.1 Cơ hội đối với Việt Nam

Thứ nhất, việc thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trở thành một thị

trường duy nhất có cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu thông tự do của hàng

hóa, dịch vụ, đầu tư vốn và nhân công có tay nghề sẽ thúc đẩy cải cách hệ thống pháp

luật và nền hành chính quốc gia trong nước, tiếp cận được nhiều hơn các yếu tố bên

ngoài, nhất là vốn, thị trường và công nghệ hiện đại, làm tăng cơ hội việc làm và nâng

nhanh mức sống của dân chúng.

Thứ hai, sự thiết lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) sẽ làm tăng nhanh

mức độ tin cậy và ý thức cộng đồng trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác chính trị - an

ninh nội khối lên tầm cao mới. Điều này sẽ góp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp

Page 38: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

tác khu vực và quốc tế, giúp ASEAN vừa tăng cường tính mở, vừa duy trì được bản

sắc, phong cách ứng xử truyền thống của mình, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến

tới giải quyết các xung đột có thể xảy ra trong tương lai. Điều này phù hợp với chính

sách và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam .

Thứ ba, sự gia tăng giành ưu thế kiểm soát địa - chính trị giữa các nước lớn tại

Đông Nam Á, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với cơ hội phát triển của thể

chế thương mại tự do đa phương, song phương về một mặt nào đó, cũng mở rộng cơ

hội hợp tác và tăng sức “mặc cả” của ASEAN trong các vấn đề quốc tế khu vực. Điều

này sẽ có lợi cho Việt Nam - nước có vị trí chiến lược, đang thu hút sự chú ý của các

nước lớn.

Tạo điều kiện cho VN được hoà nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường

các nước Đông Nam Á. thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học tập,tiếp

thu trình độ, KHKT, công nghệ, văn hóa… để phát triển đất nước. Trong bối cảnh

năm 2010 là năm bản lề trong tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm

2015, năm thứ hai sau khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực, năm khởi đầu của nhiều

kế hoạch hành động tăng cường hợp tác giữa ASEAN với nhiều đối tác lớn bên ngoài

ASEAN, với vai trò Chủ trì ASEAN, Việt Nam sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ to

lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tương lai của cả Hiệp hội. Đó là thúc đẩy

hợp tác nội khối, đưa Hiến chương ASEAN thực sự đi vào cuộc sống, tiếp tục tăng

cường quan hệ với các đối tác bên ngoài, tăng cường khả năng ứng phó hữu hiệu của

ASEAN với các thách thức toàn cầu đang nổi lên như thiên tai, dịch bệnh, môi trường,

biến đổi khí hậu… đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân và sự phát triển bền

vững của mỗi quốc gia trong khu vực, để lại dấu ấn Việt Nam trong lòng bạn bè quốc

tế. Ngoài ra, Việt Nam còn có những cơ hội như:

Môi trường kinh doanh được cải thiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh

tranh bình đẳng.

Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh, với giảm thiểu các chi phí về thủ tục.

Pháp luật của Việt Nam được cải thiện, thông thoáng hơn, làm cơ sở nền tảng cho

sự phát triển kinh tế có hiệu quả, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Page 39: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Các loại thuế quan minh bạch, rõ ràng và ngày càng giảm giúp các doanh nghiệp

tăng hiệu quả đầu tư và hoạt động thương mại trong phạm vi trong nước và cả quốc

tế

Môi trường đầu tư của Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, tăng cường năng thu hút vốn

đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế.

7.2 Thách thức đối với Việt Nam

Việt Nam đã và sẽ gặp những thách thức phải vượt qua để tham gia đầy đủ và

có hiệu quả cao hơn vào hoạt động của ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của

mình trong ASEAN.

Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh còn yếu,

hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam phải cạnh tranh với hàng xuất khẩu và dịch vụ do

các nước cung cấp vào Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn và áp lực do

phải tự cạnh tranh bình đẳng trong điều kiện mất đi sự bảo hộ từ phía Nhà nước.

Về hợp tác trong Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC): đối với Việt Nam , thách

thức không phải là nhỏ trong khi gia nhập ASC. Hợp tác an ninh không chỉ thuần túy

hay nghiêng về hợp tác an ninh phi truyền thống mà cả về hợp tác chính trị và quốc

phòng.

Sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng còn là một trong những trở ngại

khá lớn đối với Việt Nam trong ASC. Tuy nhiên, với việc duy trì cơ chế theo "Phương

thức ASEAN" trong ASC, thì sự tác động của cộng đồng này đối với đời sống chính

trị và an ninh ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ không lớn.

Trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Về khía cạnh chính trị, thì sự hội

nhập sâu rộng về kinh tế đòi hỏi Việt Nam phải hài hòa về mặt pháp luật cũng như

ứng xử. Điều này ít hay nhiều sẽ đụng chạm đến chủ quyền và an ninh quốc gia.

Về kinh tế, Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu quả quản lý còn

bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng bộ, còn yếu

kém... AEC sẽ tạo ra sức ép lớn đối với các sản phẩm và thị trường của Việt Nam

trong và ngoài nước.

Page 40: BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Còn tác động về mặt xã hội: có thể tạo ra các dòng di cư lớn, trong đó có “chảy

máu chất xám”, làm tăng nạn thất nghiệp và tệ nạn do nhiều công ty bị phá sản và

nhiều người chưa thể làm quen hay điều chỉnh phù hợp với cơ chế hay môi trường

mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quan hệ Kinh tế Quốc tế, GS. TS. Võ Thanh Thu, NXB Thống Kê

2008

Tài liệu ôn tập môn Quan hệ Kinh tế Quốc tế, GS. TS. Võ Thanh Thu

2. Các trang web điện tử, thư viện điện tử

http://asean2010.vn/asean_vn/news/3/2DA80F/Cac-moc-phat-trien-lon-cua-

ASEAN

http://asean2010.vn/asean_vn/news/34/2DA806/Hiep-dinh-ve-chuong-trinh-uu-dai-

thue-quan-co-hieu-luc-chung-CEPT-cho-khu-vuc-mau-dich-tu-do-ASEAN-afta

http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/

nr091019085619/nr091029092325/ns091029094259#Py9px0MtV6K6

http://vi.wikipedia.org/wiki/ASEAN

http://asean2010.vn/asean_vn/news/40/2DA7FB/Hop-tac-Kinh-te-ASEAN

http://www.vietnamplus.vn/Home/Tien-trinh-hop-tac-kinh-te-va-hoi-nhap-cua-

ASEAN/201010/65571.vnplus

http://caohockinhte.info/forum/showthread.php?t=25338