26
A. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ I.1. Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng 6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp 2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao nhất với 8,07% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp tăng thấp ở mức 1,90%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,30%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,53% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm trước[1], trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với 9,95%[2], góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung (đóng góp 1,57 điểm phần trăm); ngành khai khoáng tăng cao ở mức 8,18% (cùng kỳ năm trước giảm 1,13%). Ngành xây dựng tăng 6,60%, cao hơn mức tăng 6,11% của cùng kỳ năm 2014. Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,35% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 2,90%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,85%; hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,72%, cao hơn mức tăng 2,51% của cùng kỳ năm trước với những tín hiệu khả quan: Thị trường bất động sản ấm lên, tỷ lệ giao dịch bất động sản thành công tăng, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, các điều kiện cho vay mua nhà được nới lỏng.

Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

A. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀII. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔI.1. Kinh tếTăng trưởng kinh tếTổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng 6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp 2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm.Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao nhất với 8,07% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp tăng thấp ở mức 1,90%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,30%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm.Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,53% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm trước[1], trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với 9,95%[2], góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung (đóng góp 1,57 điểm phần trăm); ngành khai khoáng tăng cao ở mức 8,18% (cùng kỳ năm trước giảm 1,13%). Ngành xây dựng tăng 6,60%, cao hơn mức tăng 6,11% của cùng kỳ năm 2014.Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,35% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 2,90%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,85%; hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,72%, cao hơn mức tăng 2,51% của cùng kỳ năm trước với những tín hiệu khả quan: Thị trường bất động sản ấm lên, tỷ lệ giao dịch bất động sản thành công tăng, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, các điều kiện cho vay mua nhà được nới lỏng.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,73%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm

Page 2: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

33,45%; khu vực dịch vụ chiếm 39,61%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,21%. Xét về góc độ sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng 8,70% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 7,74 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 6,85%, đóng góp 2,25 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 3,71 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.Thị trường chăn NuôiTheo kết quả điều tra tại thời điểm 01/4/2015, đàn lợn cả nước có 27,2 triệu con, tăng 2,9% so với cùng thời điểm năm 2014; đàn gia cầm có 327,1 triệu con, tăng 4%. Chăn nuôi trâu, bò 6 tháng đầu năm tương đối ổn định. Đàn trâu cả nước ước tính có 2,6 triệu con, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò có 5,3 triệu con, tăng 2,7%; đàn bò sữa có 253,7 nghìn con, tăng 26,5%. Sản lượng thịt trâu hơi 6 tháng ước tính đạt 49,9 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt bò hơi ước tính đạt 179,8 nghìn tấn, tăng 1,9%; sản lượng sữa tươi ước tính đạt 355,2 nghìn tấn, tăng 24,4%; sản lượng thịt lợn hơi đạt 2,05 triệu tấn, tăng 3,9%; thịt gia cầm đạt 515,9 nghìn tấn, tăng 4,5%; trứng gia cầm đạt 4,9 triệu quả, tăng 6,8%. (Nguồn www.gso.gov.vn)Chăn nuôi trâu, bò: Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 2,58 triệu con trâu, tương đương cùng kỳ năm trước; 5,18 triệu con bò, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung số lượng trâu giảm chủ yếu do hiệu quả chăn nuôi thấp và diện tích chăn thả bị thu hẹp; riêng đàn bò sữa tiếp tục tăng, đạt 200,4 nghìn con, tăng 26 nghìn con (+14%) so cùng kỳ. Sản lượng thịt trâu, bò 6 tháng đầu năm đạt xấp xỉ cùng kỳ. Sản lượng sữa bò đạt 265,4 nghìn tấn, tăng 19,2% so cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt bò của Việt Nam vào khoảng 408 nghìn tấn, tăng 2 nghìn tấn so với năm 2013. Sản lượng thịt bò của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 393 nghìn tấn và để đáp ứng đủ nhu cầu cần phải nhập khẩu ít nhất 15 nghìn tấn.Chăn nuôi lợn: Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 26,39 triệu con lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ. Hiện tại chăn nuôi lợn khá thuận lợi do giá lợn hơi tăng và dịch lợn tai xanh không xảy ra đã kích thích người chăn nuôi đầu tư tái đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước.Theo USDA, năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam vào khoảng 2,245 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2013. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 2,26 triệu USD, đảm bảo cho Việt Nam xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt lợn.1.2.3) Chăn nuôi gia cầm: Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, tổng số gia cầm của cả nước có 314,4 triệu con, tăng 0,7% so cùng kỳ năm 2013. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước tính bằng 442,8 nghìn tấn,

Page 3: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng trứng gia cầm đạt 4.543 triệu quả, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo USDA, năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam vào khoảng 825 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm 2013. Sản lượng thịt gà của Việt Nam sẽ vào khoảng 393 nghìn tấn, do đó để có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nước ta cần phải nhập khẩu ít nhất 50 nghìn tấn.Với những tăng trưởng đáng kể trong nền kinh tế, sức mua thịt tăng. Trong đó thức ăn chăn nuôi chiếm 65-70% chi phí chăn nuôi, nên nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi cũng tăng. Bên cạnh đó trong bối cảnh hội nhập các sản phẩm thịt gà giá rẻ từ Mỹ...ngành chăn nuôi đang cạnh tranh khốc liệt tuy nhiên với ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản Việt Nam vẫn đang giữ thế mạnh. Đây là cơ hội cho công ty mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu trong giai đoạn này.I.2. Công nghệCông nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam còn quá lạc hậu so với nhu cầu thực tế. Ngoài các đề tài nghiên cứu tiêu hoá với quy mô nhỏ các Viện nghiên cứu ở nước ta chưa có kết quả nghiên cứu nào thành quy trình công nghệ hoàn chỉnh để có thể phổ biến đại trà vào sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nhập công nghệ từ nước ngoài. Hầu hết các nhà máy đều có nhu cầu sử dụng hệ thống thiết bị có công suất 20-40 tấn/giờ, nhưng những máy móc thiết bị loại này trong nước chưa sản xuất được buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu từ châu Âu với chi phí rất đắt.Hiện tại cả nước có 225 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và 89 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản. Tất cả các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi mạnh nhất nhì thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam.Các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ 65-70% thị phần thức ăn chăn nuôi. Đã có một số doanh nghiệp tư nhân và cổ phần chuyên ngành thức ăn chăn nuôi trong nước đã phát triển, kinh doanh thành đạt. Tuy nhiên, hầu như vẫn chưa có doanh nghiệp trong nước nào “đoạt” được công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước mặc dù nhiều năm được đầu tư nhưng sản phẩm thức ăn chăn nuôi không trụ nổi trong cơ chế thị trường. Tồn tại lớn nhất của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi hiện nay là công nghệ sản xuất premix đều do các công ty nước ngoài nắm giữ. Họ không có đối thủ cạnh tranh ở Việt Nam về sản phẩm premix. Bởi nắm thị trường và khống chế giá cả, nên họ sản xuất và bán cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam mỗi năm hàng trăm nghìn tấn với giá quá đắt.Những năm qua, Nhà nước đầu tư rất nhiều tiền, qua nhiều năm để nghiên cứu công nghệ sản xuất premix, nhưng đến nay kỳ vọng này vẫn còn đang ở phía trước. Chưa thể có công nghệ để phổ biến và giúp cho các doanh nghiệp trong nước chủ động hạ giá thành thức ăn chăn nuôi.Trong khi đó theo phân tích của một số chuyên gia trong ngành, mặc dù cũng phụ thuộc vào con giống, nhưng Thái Lan, Indonesia, Malaysia, ba quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển nhất khu vực lại đi trước Việt Nam về trình độ công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là quy mô đàn và năng suất lao động. Một nhân công nuôi gà ở Thái Lan có thể quản lý đàn gà công nghiệp 20.000 con, trong khi công nhân Việt Nam cao lắm cũng chỉ được 5.000 con.Do vậy các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện nay yếu thế về công nghệ với các doanh nghiệp vốn FDI rất nhiều, nguy cơ bị các doanh nghiệp FDI loại khỏi thị trường là rất cao

Page 4: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

I.3. Chính trị-pháp luậtNước ta là một nước có chính trị ổn định, hợp tác hoà bình với các quốc gia trên thế giới tạo niềm tin cho người dân đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.Nhà nước có nhiều hỗ trợ về phát triển nông nghiệp và nông thôn với tỷ lệ lãi vay thấp, có các chương trình khuyến nông về kỹ thuật nuôi trồng, nâng cao chất lượng nuôi trồng và giảm thiểu các rủi ro về bệnh dịch. Mới đây chính phủ thực hiện chính sách giảm thuế GTGT nhưng thực tế cho thấy việc giảm thuế GTGT mang lại lợi ích nhiều hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp FDI khi lợi nhuận của họ hầu như không ảnh hưởng, thậm chí còn tăng lên, trong khi nguồn thu của Nhà nước lại giảm.Nước ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường do đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại các quốc gia khác trong khu vực đang gia nhập vào Việt Nam với những gỡ bỏ về thuế quan gây một áp lực lớn lên các công ty sản xuất trong nước. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng trong năm 2015, ngành chăn nuôi sẽ chịu cạnh tranh gay gắt từ những quy định về cắt giảm thuế suất của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. (Cafebiz).Đến năm 2015, các sản phẩm thịt heo, thịt gà, trứng sẽ không được bảo hộ thuế, chính sách trợ cấp trong cam kết tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Khi chính sách bảo hộ bị dỡ bỏ, sản phẩm thịt heo, thịt gà, trứng của Thái Lan, Indonesia hay Malaysia có thể xuất khẩu tự do vào thị trường Việt Nam mà không qua bất cứ rào cản nào.Bên cạnh đó, các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan có chính sách đầu tư cho chăn nuôi khá bài bản, doanh nghiệp tự chủ nguyên liệu thức ăn, các chất phụ gia, khoáng chất… chứ không phải nhập khẩu gần như hoàn toàn như Việt Nam. Họ có thêm các lợi thế về vốn vay rẻ, không phải chịu thuế VAT đầu vào thức ăn và có chính sách hỗ trợ chăn nuôi từ phía Chính phủ, nên giá thành sản phẩm thấp hơn Việt Nam ít nhất là 15 – 20%.Tuy chính trị và pháp luật Việt Nam ổn định, nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả cho doanh nghiệp trong nước như Việt Thắng. Và những chính sách mở của hiện sẽ là một nguy cơ lớn cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi.I.4. Văn hóa – xã hộiTheo tập quán chăn nuôi của người dân, quy mô chăn nuôi hiện nhỏ lẻ, sử dụng sức lao động là chính do vậy năng suất lao động cũng tương đối thấp so với các quốc gia trên khu vực.Dân số Việt Nam là dân số trẻ, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi cao và cung cấp lượng lao động trẻ cho ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó nguồn lao động của Việt Nam ngày càng nâng cao “hàm lượng chất xám”, tạo cơ hội cho phát triển của ngành trong tương lai.Với tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ và chưa đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu sang các thị trường yêu cầu cao như thị trường Âu, Mỹ, Nhật...Những năm qua, Việt Nam là nguồn cung thịt heo hơi cho Trung Quốc mỗi khi thị trường này thiếu nguồn cung trong nước. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, lượng heo mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là heo hơi và đi theo đường tiểu

Page 5: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

ngạch với số lượng không ổn định. Còn xuất theo chính ngạch, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là heo sữa, chứ hiếm khi xuất khẩu thịt heo, hay thịt gà đông lạnh.Vài năm gần đây, danh sách những quốc gia xuất khẩu thịt sang Việt Nam ngày càng dài. Ban đầu chỉ có Mỹ, Úc, Brazil, Hàn Quốc. Nay, số quốc gia tham gia vào danh sách này đang tăng lên như Nga, Pháp, Canada, Ba Lan và một số nước trong Liên minh châu Âu cũng đang tìm cách quảng bá rầm rộ sản phẩm thịt bò, thịt heo của họ cho người tiêu dùng trong nước.Theo Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, số liệu thống kê đến tháng 10-2014, tổng đàn gia cầm của Việt Nam là gần 328 triệu con, đàn heo là gần 27 triệu con. Theo số liệu do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố năm 2010, Việt Nam là một nước "có tên tuổi" trong ngành chăn nuôi khi đứng thứ 2 thế giới về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về trâu và thứ 13 về tổng đàn bò. Ở khu vực châu Á, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia mà thôi. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi chỉ có nhập khẩu thịt là chính, còn xuất khẩu lại không nhiều.I.5. Môi trường tự nhiênViệt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với nhiều đồng cỏ thích hợp để phát triển chăn nuôi và có đường bờ biển dài, ao hồ, sông rạch chằn chịch thích hợp để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, những công ty phải đối mặt những biến đổi trong môi trường đều ảnh hưởng đến hàng hóa và sản phẩm mà các công ty sản xuất và đưa ra thị trường.Sự khan hiếm của một số tài nguyên: các tài nguyên không tái tạo được ngày càng cạn kiệt, nếu không sử dụng hợp lý nó sẽ tác động tới đầu vào của sản xuất.Tăng giá năng lượng: Vấn đề nóng hổi nhất trên thị trường hiện nay là tình trạng tăng giá của xăng dầu. Nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp dầu mỏ trong khi chưa tìm được nguồn nguyên liệu thích hợp để thay thế. Trong khi đó giá dầu mỏ thì tăng vọt thất thường, gây nhiều trở ngại cho việc sản xuất. Bên cạnh đó giá điện cũng ở mức cao, khiến mặc dù xu hướng nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu giảm nhưng giá thành phẩm thức ăn vẫn caoTình hình thiên tai bão lũ, khí hậu cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất sản phẩm do làm thiệt hại đến nguồn nguyên liệu đầu vào của hoạt động sản xuất và số lượng đàn vật nuôi ảnh hưởng đến nhu cầu đầu ra của công tyDo vậy với điều kiện tự nhiên nhiên nhiều biến động hiện nay công ty phải đối mặt với nhiều rủi ro trong biến động nguồn cung và biến động nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi.Kết LuậnKhi phân tích các yếu tố vi mô trong ngành thức ăn chăn nuôi nhóm nhận diện Việt Thắng có những cơ hội và nguy cơ sau:

Page 6: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

Kinh tế tăng trưởng trở lại sau khủng hoảng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ hải sản chế biến từ Việt Nam của các khu vực Châu Âu và Châu Mỹ tăng (O)Công nghệ của các Doanh nghiệp trong nước lạc hậu so với công nghệ của các Doanh nghiệp FDI và các nước trong khu vực, chưa có sự hỗ trợ từ các hoạt động nghiên cứu trong nước (T)Các chính sách hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả và nguy cơ từ loại bỏ các rào cản thuế quan (T)Tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng chưa ổn định, biến động đầu ra (T)Tự nhiên nhiều biến động (T)

Page 7: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔChiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững được đề ra trong bối cảnh ngành còn đối mặt với bộn bề gian khó. Nhiều ý kiến cho rằng, quy mô nhỏ lẻ, bất cập trong khâu giống, phát triển đồng cỏ, vùng nguyên liệu cho chế biến thức ăn,... là “rào cản” khiến mục tiêu trên khó thành hiện thực.Những năm qua, ngành chăn nuôi luôn giữ mức tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2001-2006 tăng 8,5%/năm. Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2006 tăng trưởng 7,3% so với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2007 chỉ đạt 4,6%, tỷ trọng của ngành tăng 24,1% ( giảm 1,4% so với năm 2006 ). Tổng đàn gia cầm tăng từ 216 triệu con năm 2001 lên 226 triệu con năm 2007, tổng đàn trâu là 2.996.415 con, đàn bò 6.724.703 con.Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Với dân số hơn 90 triệu người, thị trường trong nước cũng khá tiềm năng. Tuy nhiên, thị trường trong nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Theo báo cáo năm 2012 của sở Tài chính, lượng tiêu thụ các sản phẩm chế biến trong nước chỉ bẳng nửa sản lượng xuất khẩu; và giá trị thì chỉ bẳng 9% giá trị xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp thủy sản thì doanh thu từ thị trường nội địa là rất thấp (dưới 5%). Điều này là do hầu hết các loại cá nước ngọt tươi đều được tiêu thụ tại thị trường trong nước trong khi thế mạnh của hầu hết các doanh nghiệp thủy sản là các sản phẩm đông lạnh xuất khẩu. Số lượng các sản phẩm động lạnh và sản phẩm đóng hộp được bán trong nước là khá khiêm tốn, chỉ từ 5% đến 10%. Giá trị tiêu thụ thủy sản trong nước ước tính tăng khoảng 5.37% mỗi năm. Mức tiêu thụ trong nước được dự đoán sẽ đạt 790,000 tấn vào năm 2015 và đạt 940,000 tấn vào năm 2020. Trong đó, các sản phẩm đông lạnh sẽ chiếm hơn 30%.Thủy sản là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu cả nước. Hiên nay, hơn 95% các sản phẩm thủy sản Việt Nam được tiêu thụ tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6.5 tỷ USD. Sản phẩm chính của Công ty Việt Thắng là thức ăn cho cá tra, các loại thức ăn viên nổi từ cá giống cho đến khi xuất bán thương phẩm. Thức ăn thủy sản được sản xuất bằng công nghệ ép đùn tiên tiến nhằm gia tăng tối đa giá trị dinh dưỡng, tăng trạng thái bền và ổn định trong nước giúp duy trì chất lượng thức ăn khi gặp nước và chất lượng môi trường nước. Công thức phối chế chuyên biệt cho nuôi công nghiệp, giúp cá hấp thụ nhanh nhất, đồng thời gia tăng sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh tật. Hiện nay sản phẩm của Công ty Việt Thắng được cân đối chế biến từ các nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu có chất luợng cao của nước ngoài và các nguồn nguyên liệu trong nước được tuyển chọn kỹ lưỡng. Sự tuyển chọn này tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình kiểm tra chất lượng, thành phần, tính chất lý hóa, nguồn gốc xuất xứ nhằm đảm bảo tối đa chất lượng nguyên liệu đầu vào để cho ra dòng sản phẩm tốt nhất trên thị trường hiện nay. Sản phẩm của Việt Thắng cam kết không sử dụng các chất kháng sinh gây hại đến mội trường mà bị cấm theo qui định của Bộ Thủy sản. Công ty tiếp tục nghiên cứu thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm dành cho cá da trơn và cá có vảy với nhiều kích cỡ, nhiều chủng loại về hàm lượng protein, đặc biệt có màu sắc và mùi vị

Page 8: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

chuẩn. Hạt thức ăn ít bụi, giảm thiểu tối đa về ô nhiểm môi trường khi sử dụng. Công ty Việt Thắng đã chứng minh được sự vượt trội của mình về chất lượng trong thời gian qua.Doanh thu và lợi nhuận gộp của công ty từ hai mảng là thức ăn cho cá và thức ăn cho gia súc, gia cầm trong đó doanh thu chủ yếu từ mảng sản xuất thức ăn cho cá tra và cá basa, chiếm khoảng 95% trong tổng doanh thu.Hiện tại, công ty cổ phần Hùng Vương đã mua lại hơn 80% cổ phần Công ty Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Thắng (VTF), hoàn thành mục tiêu tạo chuỗi cung ứng khép kín của HVG. Hiện tại công ty Việt Thắng (VTF) là công ty con của HVG.Theo ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Thủy sản Hùng Vương Khi tham gia vào ngành thức ăn chăn nuôi, công ty lên kế hoạch sẽ chiếm lĩnh 10 – 15% thị phần vào năm 2018 và tự tin sẽ đạt mục tiêu này bằng những công nghệ, quy trình sản xuất và kinh nghiệm đã có.Ông cũng cho biết HVG cũng đặt mục tiêu năm 2018 sẽ là doanh nghiệp có doanh số số 1 ở thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp.

II.1. Đối thủ cạnh tranhNghề thức ăn chăn nuôi và con giống hiện nay công ty HVG cũng như Việt Thắng đều biết thị trường đang rơi vào tay các ông lớn như là CP, Cargill, New Hope, Proconco …Các doanh nghiệp FDI này họ chiếm tới 80% thị phần, và đó chắc chắn là đối thủ cạnh tranh.Đối thủ cạnh tranh của HVG và Việt Thắng (VTF) không chỉ trong nước mà nước ngoài có cùng sản phẩm, sản xuất như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan.Nói về cá tra, HVG với thành viên là công ty Việt Thắng không có đối thủ vì cơ sở nuôi trồng, chế biến xuất khẩu Hùng Vương và Việt Thắng tạo thành chuỗi hoàn toàn khép kín, nhập về chế biến và nuôi trồng.Ở Việt Nam, việc nuôi cá tra của Hùng Vương là nuôi công nghiệp. Bộ máy đã ổn định, con người ổn định, công việc ổn định, đã qua tổng kết và đánh giá.Tôm cũng có lợi thế về đầu vào, đầu ra. Vấn đề trong ngành tôm phải có sản phẩm giá trị gia tăng thì mới có thể cạnh tranh được. Sao Ta (FMC) là chuyên (gần 50%) sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu cho các thị trường khó tính như Nhật, châu Âu, Mỹ. Tắc Vân cũng bán sản phẩm cho Nhật.Ngành tôm HVG mới bước vào 3 năm, dù kinh nghiệm gần 30 năm. Mục tiêu của HVG cho các Doanh nghiệp tôm là tăng giá trị gia tăng. Tôi tin ở Việt Nam nhiều nhà máy chế biến nhưng nhà máy chế biến sản phẩm giá trị gia tăng.Với các doanh nghiệp trong nước, cùng ngành nghề theo Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Thủy sản Hùng Vương thì Sao Ta sẽ là số 1. Hiện giá xuất khẩu của Sao Ta đang cao nhất vì có lợi thế về sản phẩm giá trị gia tăng.Ông Minh khẳng định, ở Việt Nam các doanh nghiệp phải đi vào sản phẩm giá trị gia tăng chứ không phải sản phẩm thô. Người dân chuyển thói quen từ chợ vào siêu thị, đồng nghĩa sản phẩm của chúng ta phải sẵn sàng ở siêu thị. Sao Ta và Tắc Vân cũng sẽ đưa sản phẩm vào siêu thị. Nhưng hiện tại HVG

Page 9: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

đã sỡ hữu được 50% cổ phần của Sao Ta (FMC) nên áp lực cạnh tranh với đối thủ này sẽ thay đổi.

II.2. Nguồn cung cấpĐặc tính của hàng nguyên liệu nông thủy sản có tính thời vụ. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này được cung cấp rất ổn định do Công ty duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt với nhiều đối tác lớn cả ở trong nước và nước ngoài. Cụ thể như các Công ty trong nước gồm có: Công ty TNHH Cao Trí, Công ty TNHH Minh Huy, DNTN Việt Tiến, Công ty TNHH TM DV Nông Sản Việt, Công ty TNHH SX & TM Việt Hưng. Và các Công ty nước ngoài có: Bunge Agribusiness Singapore, PTE LTD, Cargill International Trading PTE LTD, Aditi Oil Limited. Chính nhờ những mối quan hệ thương mại lâu năm của Công ty và các bạn hàng trên mà Công ty có thể chủ động hơn về nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, qua đó Công ty có thể xây dựng được các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính dài hạn. Ngoài ra, Công ty đã hình thành được một hệ thống kênh cung cấp nguyên liệu với nhiều nguồn cung cấp ổn định về số lượng dồi dào, chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh.Tuy nhiên, khoảng 50% đến 60% nguyên liệu sử dụng để chế biến thức ăn thủy sản phải nhập khẩu, gồm các loại nguyên liệu như khô dầu đậu nành, lúa mì, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin dùng bổ sung thức ăn chăn nuôi như methionine, choline. Với thị trường biến động đầy rủi ro như hiện nay với giá xăng dầu biến động kéo theo giá nguyên liệu cho ngành chăn nuôi cũng có nhiều biến động, đây là một khó khăn thách thức cho HVG và Việt Thắng (VTF).

II.3. Khách hàngChăn nuôi nước ta vẫn còn chưa bền vững; giá trị gia tăng thấp; công tác quản lý còn nhiều bất cập; việc áp dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi còn chậm. Lực lượng cán bộ làm công tác chăn nuôi còn thiếu và yếu. Trong chăn nuôi còn tiềm ẩn những yếu tố về phát sinh dịch bệnh và môi trường (Cục Chăn nuôi)Từ đó dẫn đến nguy cơ biến động cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với chính sách hỗ trợ cho các trại lớn, Việt Thắng có rất nhiều rủi ro nếu trang trại phá sản.

II.4. Sản phẩm thay thếTrong nuôi trồng thủy sản, giá thức ăn là một yếu tố quan trọng. Ngành nuôi trồng thủy sản đang tiếp tục tìm ra sản phẩm thay thế bột cá và dầu cá, vốn chiếm phần lớn trong chi phí nuôi thủy sản. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các thành phần phi truyền thống như rong biển, nấm và mỡ bò nhưng việc có thể sản xuất sản phẩm mới để thay thế bột cá- dầu cá được hay không vẫn là một bài toán.Nghiên cứu khẳng định có thể hoàn toàn thay thế bột cá bằng sản phẩm khác mà cá hồi vẫn có được kích thước bình thường. Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá rong biển khô là sản phẩm thay thế một phần cho protein có trong bột cá nuôi tôm, gluten trong lúa mì làm cá hồi vân lớn nhanh hơn.

Page 10: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

Đậu nành cũng có thể là thay thế do có chi phí thấp, giúp phát triển ngành sản xuất cá rô phi. Đậu nành sẽ thiếu trong 10 năm tới, giá đậu nành sẽ tăng và tảo sẽ là một nguồn protein quan trọng. Tảo chứa nhiều protein hơn so với đậu nành hay dầu canola. Tuy nhiên, chi phí sản xuất tảo rất lớn.Nuôi trồng thủy sản sử dụng thức ăn thành phần thực vật cũng có thể gây ô nhiễm nên người ta còn nghiên cứu cả bột nguồn gốc từ các loài lông vũ. Nhưng loại bột này cũng có thể chứa dư lượng thuốc kháng sinh.Ngoài ra, các sản phẩm mỡ bò mang lại hiệu quả, có thể làm giảm một vài loại axit béo có trong cá và do đó cũng có thể là sản phẩm thay thế bột cá.Kết LuậnKhi phân tích các yếu tố vi mô trong ngành thức ăn chăn nuôi nhóm nhận diện Việt Thắng có những cơ hội và nguy cơ sau:Do liên kết với Hùng Vương nên Việt Thắng có cơ hội lớn dẫn đầu thị trường trong nước về thức ăn thủy sản. (O)Nguy cơ từ các đối thủ FDI với thị trường thức ăn chăn nuôi. (T)Việt Thắng có nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong nước dồi dào và có uy tín (O)Giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu có nhiều biến động (T)Ngành chăn nuôi có nhiều biến động dẫn đến biến động về nhu cầu đầu ra của công ty (T)Áp lực từ nhiều sản phẩm thay thế sạch phù hợp với môi trường (T)

Page 11: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

Các yếu tố bên ngoài Trọng số

Tầm quan trọng (điểm)

Điểm có trọng số

Các nhận xét

Các cơ hộiNhu cầu thức ăn thuỷ hải sản tăng do Kinh tế tăng trưởng, sức mua của người tiêu dùng tăng (O1)Liên kết trở thành công ty đầu ngành (O2)Việt Thắng có nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong nước dồi dào và có uy tín (O3)Các nguy cơKhả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ yếu kém (T1)Chính sách hỗ trợ chưa hiệu quả và các rào cản thuế quan bị gỡ bỏ (T2)Tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng chưa ổn định, biến động đầu ra (T3)Môi trường tự nhiên nhiều biến động (T4)Nguy cơ từ các đối thủ FDI với thị trường thức ăn chăn nuôi. (T5)

Giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu có nhiều biến động (T6)

Áp lực từ nhiều sản phẩm thay thế sạch phù hợp với môi trường (T7)Tổng (My)

Page 12: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONGI. Công nghệ1.1. Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất đang được áp dụng ở công ty là dây chuyền được nhập khẩu từ Mỹ và Châu Âu. Sản phẩm từ nguyên liệu đầu tạo được chuyển thành thành phẩm sau khi đi qua 7 bước sau:

Hình 1: Quy trình công nghệ(1) Nhập nguyên vật liệu Ở công đoạn nhập nguyên liệu, các loại nguyên liệu: bã nành, cám gạo, đá bột, mì lát,... được chuyển từ kho vào các bồn chứa (bin) của hệ thống. Riêng bắp đã được nhập vào bồn chứa (silô) từ công đoạn xuống hàng (2) Sàng nguyên liệu Nguyên liệu chủ yếu của quá trình sản xuất là bắp hạt, trong bắp thường lẫn các tạp chất, kim loại,... các thành phần này sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và gây hư hại cho máy móc khi vào hệ thống. Công đoạn sàng nguyên liệu sẽ sàng các tạp chất để đảm bảo tạp chất không lẫn vào sản phẩm làm giảm chất lượng sản phẩm. Sau khi sàng loại bỏ tạp chất, nguyên liệu sẽ được di chuyển qua một nam châm để hút các mẫu kim loại có thể lẫn vào nguyên liệu, tránh việc làm thủng lưới nghiền và các hệ thống khác. (3) NghiềnBắp hạt và mì lát được đưa vào máy nghiền để nghiền nhỏ theo kích thước yêu cầu của từng loại sản phẩm. Sau đó bắp và mì lát đã nghiền được chuyển đến bồn chứa (bin) chuẩn bị cho quá trình trộn.

(1) Nhập nguyên vật liệu

(2) Sàng nguyên vât liệu

(3) Nghiền

(4) Trộn

(5) Ép viên

(6) Làm nguội

(7) Đóng bao

Page 13: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

(4) Trộn Khi bắt đầu sản xuất các kĩ sư phòng điều khiển sẽ nhập các thông số về sản phẩm cần sản xuất để hệ thống tự động đổ liệu từ các bồn chứa (bin) vào bồn trộn. Các nguyên liệu trong thành phần sản xuất sẽ được hệ thống cân cân đủ số lượng. Sau khi cân đủ nguyên liệu sẽ đổ vào bồn trộn của máy trộn để thực hiện việc trộn đều và phun dầu cá, dầu cọ. Sau khi được trộn xong, nguyên liệu được cho vào các bồn chứa (bin). Công đoạn này được hỗ trợ bởi các phần mềm chuyên dụng để tính toán lượng nguyên liệu và tự cân theo công thức(5) Ép viên Nguyên liệu sau khi trộn được chuyển xuống máy ép viên từ các bồn chứa (bin) và bắt đầu công đoạn ép viên. Tùy theo từng loại thành phẩm mà người vận hành điều chỉnh hơi và dao cho thích hợp để sản phẩm sau khi ép ra không bị vụn hoặcquá dài, không bị ướt hoặc quá khô. (6) Làm nguội Sản phẩm của công đoạn ép viên được đưa vào bồn làm nguội, tách nhiệt và hơi nước. Sau khi làm nguội thành phẩm được đưa vào các bồn chứa (bin) chờ đóng bao. (7) Đóng bao Thành phẩm chứa trong các bồn chứa (bin) sẽ được đổ xuống hệ thống máy đóng bao. Công ty hiện có 4 máy đóng bao đang được sử dụng. Hệ thống máy đóng bao của nhà máy là hệ thống gồm 2 cân lần lượt cân thành phẩm do vậy hệ thống đóng bao nhanh hơn không như những hệ thống đóng bao chỉ gồm 1 cân trước đây.

Hình 2: Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

1.2. So sánh công nghệ của công ty với các công ty đối thủ khác

Page 14: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

Hiện tại hệ thống sản xuấ của công ty được trang bị các máy hiện đại: máy nghiền, hệ thông cân, máy ép viên, hệ thống đóng bao giúp công ty giảm thiểu lãng phí về nguồn nhân lực và sai sót đong đếm, phối trộnTrong ngành thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn thuỷ sản thì công nghệ của công ty hiện đang thuộc top đầu và do vậy có thể tạo được lợi thế cạnh tranh trong ngắn hạn. Tương lai khi các công ty khác mở rộng và đầu tư mới, máy móc của công ty có thể bị lỗi thời và gây lãng phí nhiều hơn do đó công ty phải có chiến lược thích hợp để tối ưu hoá hiệu suất máy và lộ trình đầu tư phù hợp.Bên cạnh việc đầu tư cho công nghệ công ty cũng chú trọng đến hoạt động theo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO: 22000. Tuy chưa thể coi đây là một điểm mạnh nhưng cũng cho thấy công ty có nền tảng để thực hiện các bước cải tiến tiếp theo.

Page 15: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

II. Phân tích tài chính II.1. Tài sản của doanh nghiệp

Công ty Thủy sản Việt Thắng thành lập vào năm 2002 với vốn điều lệ 8.100.000.000 đồng, thực hiện cồ phần hóa vào tháng 9/2009 năm, sau 2 lần phát hành cổ phiếu vào tháng 04/2013 và tháng 07/2013, nâng vốn điều lệ Công ty lên 418.127.810.000 đồng.

Cty CP Việt Thắng

Q3/14 Q4/14 Q1/15 Q2/15

Tồng tài sản(đơn vị: 1.000 VNĐ)

1,693,468,725

1,621,454,085

1,646,827,479

2,362,657,859

Trong quý 2-2015 tổng tài sản của Công ty tăng 43%, cho thấy quy mô doanh nghiệp đang mở rộng quy mô hoạt động. Thực tế, trong năm 2015 Công ty Việt Thắng thành lập 2 công ty con với tổng vốn điều lệ 250 tỷ đồng. Trong đó, Việt Thắng Long An có vốn điều lệ 200 tỷ đồng và Việt Thắng An Giang có vốn điều lệ 50 tỷ đồng.

Q3/14 Q4/14 Q1/15 Q2/150

500,000,000

1,000,000,000

1,500,000,000

2,000,000,000

2,500,000,000

1,693,468,725 1,621,454,085 1,646,827,479

2,362,657,859Tồng tài sản (đơn vị: 1.000 VNĐ)

II.2. Cơ cấu tài sản

Cty CP Việt Thắng

Q3/14 Q4/14 Q1/15 Q2/15

Tồng tài sản(đơn vị: 1.000 VNĐ)

1,693,468,725

1,621,454,085

1,646,827,479

2,362,657,859

Tài sản dài hạn 214,854,132 230,435,653 226,392,557 263,399,679

Tài sản ngắn hạn 1,478,614,592

1,391,018,031

1,420,434,921

2,099,257,956

Page 16: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

Các khoản phải thu ngắn hạn 910,531,655 681,762,893 791,195,678 1,516,613,4

45

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi nên chi phí nguyên vật liệu đóng góp một tỷ trọng rất cao trong tài sản ngắn hạn cũng như tài sản nói chung. Tài sản dài hạn được duy trì ở tỷ lệ thấp. Tải sản ngắn hạn tăng mạnh trong Quý 2-2015 vì thời đoạn này doanh nghiệp mở rộng sản xuất, chi phí tồn kho dưới dạng trả trước cho nhà cung cấp tăng lên.

II.3. Cơ cấu nguồn vốn

Cty CP Việt Thắng

Q3/14 Q4/14 Q1/15 Q2/15

Nợ(đơn vị: 1.000 VNĐ)

739,205,592 622,230,790 674,057,394 1,327,988,712

Nợ ngắn hạn 727,435,683 620,228,900 672,057,341 1,327,988,712

Nợ dài hạn 1,769,909 2,001,890 2,000,052 1,973,377

Vốn chủ sở hữu 964,263,132 999,223,294 972,770,084 1,032,695,769

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, cho thấy tình hình tài chính mạnh của công ty Việt Thắng, rủi ro do mất khả năng thanh toán là thấp. Trong khi đó các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn, cho thấy công ty Việt Thắng đang sử dụng cơ cấu đòn bẩy tài chính hợp lý và an toàn.

Q3/14 Q4/14 Q1/15 Q2/150%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

43.0% 38.3% 40.8%56.2%

61.6% 59.1%43.7%

Cơ cấu Nguồn Vốn công ty Việt Thắng

Vốn chủ sở hữuNợ dài hạnNợ ngắn hạn

Page 17: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

III. Kênh phân phối và thị trườngIII.1. Thị trường

Để nắm được nhu cầu của khách hàng, Công ty đã triển khai hoạt động tiếp thị để tìm hiểu, giới thiệu sản phẩm đồng thời thu thập những thông tin phản hồi của khách hàng thông qua lực lượng nhân viên Thương mại - Kỹ thuật. Các thông tin này sẽ được bộ phận Thương mại xử lý chọn lọc làm cơ sở cho kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩmHàng tuần nhân viên Thương mại- Kỹ thuật trực tiếp đến các trang trại và đại lý để thu thập ý kiến về các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng về các sản phẩm của công ty hoặc lắng nghe ý kiến phản hồi từ các cuộc hội nghị khách hàng,… toàn bộ các ý kiến thu thập được bộ phận Thương mại ghi nhận và đề nghị đến ban Lãnh đạo công ty có hướng giải quyết kịp thời.Bên cạnh đó Công ty cũng tiến hành đánh giá mức độ thoả mãn khách hàng để xác định yêu cầu mong muốn của khách hàng và để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, ngay từ đầu vào của khâu chọn nguyên liệu đến quá trình sản xuất và bảo quản đều được kiểm soát chặt chẽ theo Hệ thống An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005Thị trường phân phối của Việt Thắng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng

song Cửu Long

Page 18: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

Hình: Thị trường phân phối của Việt ThắngBảng: Thị Trường và thị phần của Việt Thắng

Nội dung Thị trường Phần trămthị phần

Thị trường và thị phần

Vĩnh Long 30%

Đồng Tháp 27%

Cần Thơ 22%

An giang 20%

Bến Tre 18%

Tiền Giang 15%

III.2. Kênh phân phốiViệt Thắng phân phối sản phẩm của mình thông qua hai kênh phân phối trực tiếp (87%) và phân phối gián tiếp (13%)

Page 19: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

Phân phối phần lớn trực tiếp đến người chăn nuôi

Sản phẩm Việt Thắng phân phối chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Nội dung Thị trườngPhần trămthị phần

Thị trường và thị phần

Vĩnh Long 30%

Đồng Tháp 27 %

Cần Thơ 22%

An giang 20 %

Bến Tre 18%

Tiền Giang 15%

IV. Nguồn nhân lực Đối với công ty: Nguồn nhân lực là tài sản vô cùng quý giá và là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động, yếu tố con người quyết định sự thành công của công ty. Việt Thắng luôn quan tâm và coi trọng đội ngũ tất cả đội ngũ công nhân viên công ty, Công nhân viên đều được đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như quản lý vận hành máy móc thiết bị. Hiện nay nhân sự của công ty là 658 người.Việc phát triển nguồn nhân lực của công ty đã gắn kết với chiến lược và kế hoạch kinh doanh: công ty có quy chế tuyển dụng – đào tạo hợp lý giúp cho nhân viên mới sớm thích nghi với điều kiện sản xuất kinh doanh. Các hình thức ghi nhận khen thưởng, trả lương, bố trí công việc phù hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh tốc độ phát triển.

Page 20: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

-Sự phát triển đều đặn trong những năm qua chứng tỏ việc đầu tư cho nguồn nhân lực của công ty thành công tốt đẹp. -Kết quả phát triển nguồn nhân lực đã góp phần cải thiện môi trường làm việc, tạo điều kiện nâng cao trình độ, cơ hội thăng tiến cho từng cá nhân. -Hàng năm công ty tổ chức cho 100% cán bộ công nhân viên nghỉ mát để thay đổi không khí thư giãn tinh thần sau 1 năm làm việc -Hàng năm công ty tổ chức khám sức khỏe cho 100% cán bộ công nhân viên để đảm bảo đủ sức khỏe làm việc.- Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của công ty nên công ty rất chú trọng và xem đây là một lợi thế cạnh tranh khi doanh nghiệp ngày càng vươn lên. - Tuyển dụng: + Để phát huy được yếu tố này thì công ty rất chú trọng ngay từ đầu vào bằng cách đưa ra các quy trình tuyển dụng nghiêm ngặt :

+ Hơn thế nữa, khi đã trở thành nhân viên của công ty thì công ty có chính sách “ Cời mở đối với nhân viên mới”. Chính sách này giúp cho nhân viên mới nhanh hòa nhập với môi trường và tạo không khí làm việc nhóm hiệu quả thong qua các hoạt động xã hội, dã ngoại cuối tuần, Team building. + Đào tạo nhân viên mới: chiến lược của công ty là đào tạo bên trong và bên ngoài. Bên trong là hình thức tự đào tạo nhau giữa những người có kinh nghiệm nhiều truyền đạt cho người mới. Bên ngoài là hình thức công ty cử đi đào tạo những khóa ngắn hạn, chương trình dài hạn có cam kết. Chính sách đào tạo này cũng giúp công ty tìm được những ứng viên có tiềm năng dmadr nhiệm các chức vụ cao. - Chính sách tăng lương, khen thưởng: đây là một trong những chiến lược để giữ chân người tài của công ty + Tăng lương : định kỳ 1 năm 2 lần ( tăng theo định kỳ tăng của công ty và theo mức trượt giá của đồng tiền VND)+ Thưởng: chế độ khen thưởng các ngày lễ, mừng ngày thành lập công ty, thưởng tháng 13, 14 khi có lợi nhuận nhiều. + Chế độ thai sản : theo quy định nhà nước-Chăm sóc sức khỏe cho nhân viên: Với chính sách lấy nhân viên làm lợi thế cạnh tranh, công ty rất chú trọng đến sức khỏe cán bộ công nhân viên. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của người lao động cũng như hiệu quả của công ty. - Chăm sóc đời sống tinh thần cho nhân viên : Bên cạnh các yếu tố vật chất, công ty cũng luôn quan tâm đến đời sống tinh thần thông qua các hoạt động ngoại khóa, team building nhằm tạo sân chơi cho mọi người hiểu nhau hơn.

XÉT HỒ SƠ

KIỂM TRA KIẾN THỨC

CHUYÊN MÔN

KIỂM TRA IQ VÀ

NGOẠI NGỮ

TIẾP XÚC BAN LÃNH

ĐẠO

Page 21: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

Ma trận hình ảnh cạnh tranh(Thắm)

Ma trận các yếu tố bên ngoàiCác yếu tố bên trong Trọn

g sốTầm quan

trọng (điểm)

Điểm có

trọng số

Các nhận xét

Các điểm mạnh (S)Dây chuyền chế biến hiện đại, tiết kiệm nhân công thuộc nhómc các công ty đầu ngành (S1)Khách hàng chủ yếu là các trại lớn (S2)Quan hệ nhân viên tốt (S3)Các điểm yếu (W)Tồn kho ở mức cao (W1)Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (W2)Nguồn vốn trung bình trong ngành (W3)Tổng(Anh Đăng)

Page 22: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

C. MA TRẬN SWOT VÀ HÌNH THÀNH CÁC CHIẾN LƯỢC

Các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên ngoài

Điểm mạnh (S)Dây chuyền chế biến hiện đại, tiết kiệm nhân công thuộc nhóm các công ty đầu ngành (S1)Khách hàng chủ yếu là các trại lớn (S2)Quan hệ nhân viên tốt (S3)

Điểm yếu (W)Tồn kho ở mức cao (W1)Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (W2)Nguồn vốn trung bình trong ngành (W3)

Cơ hội (O)Nhu cầu thức ăn thuỷ hải sản tăng do kinh tế tăng trưởng, sức mua của người tiêu dùng tăng (O1)Liên kết trở thành công ty đầu ngành (O2)Việt Thắng có nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong nước dồi dào và có uy tín (O3)

Phát triển các sản phẩm mới không chứa các chất kháng sinh, chất cấm ngoài danh mục (O1-S1)Mở rộng thị trường phân phối, tạo mối liên kết chiến lược và bao phủ.(O2-S2)Cải tiến chất lượng sản phẩm hiện tại, tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng thị phần (O1-S2)Tiếp tục tập trung phát triển vào các sản phẩm thức ăn thủy sản làm thế mạnh. (O1-S2)

Chiến lược WO(Lộc)

Nguy cơ (T)Khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ yếu kém (T1)Chính sách hỗ trợ chưa hiệu quả và các rào cản thuế quan bị gỡ bỏ (T2)Tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng chưa ổn định, biến động đầu ra (T3)Môi trường tự nhiên nhiều biến động (T4)Nguy cơ từ các đối thủ FDI với thị trường thức ăn chăn nuôi. (T5)Giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu có nhiều

Chiến lược ST(Anh Tiến)

Chiến lược WT(Anh Tuân)

Page 23: Bài Tổng Hợp Phân Tích SWOT - Việt Thắng

biến động (T6)Áp lực từ nhiều sản phẩm thay thế sạch phù hợp với môi trường (T7)