28
Bài tập về power point 1.Chèn một đoạn faslh hay video vào trong silde Bước 1: Bấm vào menu View -> Toolbars, chọn Control Toolbox, thanh công vụ Control Toolbox xuất hiện, bạn hãy bấm vào biểu tượng More Controls và chọn Windows Media Player(nếu muốn chèn videoclip) hay Shockwave Flash Object nếu muốn chèn Flash. Bước 2: Khi nhắp chọn một trong hai tuỳ chọn trên thì lúc này con trỏ chuột của bạn sẽ biến thành dấu cộng, bạn hãy di chuyển con chuột lên vị trí hiển thị thích hợp và sau đó kéo chuột tạo khung hiển thị trên Slide. Sau khi đã điều chỉnh kích thước và vị trí thích hợp của khung hiển thị theo ý muốn trên Slide, bạn nhắp chọn và nhấn chuột vào nó, trong menu ngữ cảnh vừa xuất hiện hãy chọn Properties và trong hộp thoại Properties này bạn hãy điền đường dẫn tương ứng đến file minh hoạ trong ổ cứng của bạn vào URL (Chèn video clip) hay Movie (chèn Flash), ngoài ra cũng trong hộp thoại này bạn cũng có thể điều chỉnh lại các thông số cho thích hợp về khung hiển thị trên Slide show của bạn. Sau đó bạn hãy đóng hộp thoại lại và nhấn F5 để xem kết quả thế nào. Lưu ý: Khi chạy chế độ slide show mà không

Baitap Power Point

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Baitap Power Point

Bài tập về power point1.Chèn một đoạn faslh hay video vào trong sildeBước 1: Bấm vào menu View -> Toolbars, chọn Control Toolbox, thanh công vụ Control Toolbox xuất hiện, bạn hãy bấm vào biểu tượng More Controls và chọn Windows Media Player(nếu muốn chèn videoclip) hay Shockwave Flash Object nếu muốn chèn Flash. Bước 2: Khi nhắp chọn một trong hai tuỳ chọn trên thì lúc này con trỏ chuột của bạn sẽ biến thành dấu cộng, bạn hãy di chuyển con chuột lên vị trí hiển thị thích hợp và sau đó kéo chuột tạo khung hiển thị trên Slide. Sau khi đã điều chỉnh kích thước và vị trí thích hợp của khung hiển thị theo ý muốn trên Slide, bạn nhắp chọn và nhấn chuột vào nó, trong menu ngữ cảnh vừa xuất hiện hãy chọn Properties và trong hộp thoại Properties này bạn hãy điền đường dẫn tương ứng đến file minh hoạ trong ổ cứng của bạn vào URL (Chèn video clip) hay Movie (chèn Flash), ngoài ra cũng trong hộp thoại này bạn cũng có thể điều chỉnh lại các thông số cho thích hợp về khung hiển thị trên Slide show của bạn. Sau đó bạn hãy đóng hộp thoại lại và nhấn F5 để xem kết quả thế nào. Lưu ý: Khi chạy chế độ slide show mà không hiển thị video clip (Flash) thì bạn cần kiểm tra lại đường dẫn đến file minh hoạ. 2. Lưu luôn phông chữ vào bài soạnGiả sử một ngày nào đó bạn đang chuẩn bị thuyết trình, nhưng trên máy tính lúc này lại không có đủ các phông chữ mà mình đã soạn thảo ở nhà. Đồng thời làm các câu chữ trong lúc bạn thuyết trình cứ hiện lên lung tung và mất đi ý nghĩa của nó, thì lúc này vấn đề này thực sự trở nên khá nghiêm trọng. Để tránh trường hợp đáng tiếc này có thể xảy ra, bạn hãy áp dụng qua thủ thuật này sau: Bước 1: Sau khi soạn thảo bài giảng xong, bạn nhấp vào File (trên thanh công cụ) > Save, trên thanh Toolbar chọn Tools -> Save Options. Bước 2: Hộp thoại Save Options xuất hiện, trong mục Font options for current document onlybạn đánh dấu check vào tuỳ chọn Embed True Type fonts. Lúc này sẽ có hai lựa chọn dành cho bạn: 

Page 2: Baitap Power Point

+ Embed characters in use only (best for reducing file size-tốt nhất để giảm kích cỡ tập tin): Với tuỳ chọn này dành cho người quan tâm đến dung lượng của tập tin (vì dung lượng tăng thêm không đáng kể) nhưng lại không cho phép chỉnh sửa ở máy khác về sau. 

+ Embed all characters (best for editing by others-tốt nhất để chỉnh sửa của người khác): Với tuỳ chọn này dành cho người không quan tâm đến dung lượng của tập tin. Nhưng nó rất thuận tiên cho việc chỉnh sửa lại ở máy khác sau này. Sau khi lựa chọn xong bạn bấm OK và lưu lại tập tin bình thường

3.Thiết lập trình chiếu slide sao cho khớp với bài thuyết trìnhĐể tạo bài thuyết trình phù hợp thì các bạn làm như sau các bạn nháy vào nút silde show các bạn nháy vào cái slide đầu tiên sau khi nháy vào cái silde đầu tiên nè sẽ có một đồng hồ thời gian chạy các bạn sẽ dự kiến các bạn sẽ chọn ok và bây giờ các bạn cứ việc thuyết trình và các silde của các bạn sẽ phù hợp với phần thuyết trình của bạn.4.Không cho hiển thị màn hình đen khi kết thúc các slide trình chiếuThông thường trên PowerPoint, khi kết thúc slide trình diễn cuối cùng sẽ có một màn hình đen, tạo ra một ấn tượng không hoàn hảo lắm với người xem. Bạn có thể vô hiệu hóa sự xuất hiện của màn hình đen này như sau:Từ màn hình biên soạn của PowerPoint bạn vào menu Tools > Options > View, bỏ dấu chọn trong dòng End with black sile > OK5.Xem thử trình chiếu khi đang soạn thảoThủ thuật này sẽ cho phép bạn chạy trình diễn slide ngay khi đang thiết kế nhưng không ở chế độ Full Screen, nó sẽ giúp bạn hình dung dễ hơn mức độ thẫm mỹ của slide và có thể sửa chữa ngay khi cần.(chỉ dùng từ PowerPoint XP trở lên)

Page 3: Baitap Power Point

 Khi đang ở chế độ soạn thảo Normal, trên thanh công cụ phía dưới bên trái bạn bấm giữ Ctrl rồi bấm chọn nút công cụ trình diễn (nút thứ ba tính từ trái qua).6.Dấu slideẨn một slide trong PowerPointThuyết trình và trình chiếu bằng Powerpiont không phải lúc nào chúng ta cũng tiến hành từ đầu đến cuối tất cả các slide. Bạn có thể nhảy tới bất kỳ trang trình bày bằng cách sử dụng các siêu liên kết hoặc Go To Slide tùy chọn. Thỉnh thoảng, bạn thậm chí có thể ẩn một slide, nếu nó chứa thông tin đó không phù hợp cho mọi đối tượng.  Trước tiên, bạn phải ẩn trình chiếu một số Slide nào đó, như sau: (đối với Microsoft PowerPoint 2003).1.   Chọn tab Slides và chọn slide (phía bên trái màn hình, ví dụ tôi chọn Slide 2) mà bạn muốn giấu. 2.   Nhấn chuột phải và chọn: Hide Slide3. Bạn sẽ được Slide 2  ẩn khi trình chiếu:4. Muốn bỏ chế độ ẩn của Slide thực hiện tương tự: chọn Slide dang ẩn, nhấn chuột phải và vẫn chọn Hide Slide.7.Một số phím tắt cần nhớ trong power pointDi chuyển trên màn hình thiết kế slideF6 di chuyển theo kim đồng hồ giữa các đối tượng trong chế độ Normal View.Shift + F6 di chuyển theo chiều ngược kim đồng hồ giữa các đối tượng trong chế độ Normal View.Ctrl + Shift + Tab chuyển đổi qua lại giữa 2 thẻ Slides và Outline trong chế độ Normal View.

Tạo mới và chỉnh sửa trình chiếuCtrl + N tạo mới một trình chiếuCtrl + M tạo mới một trang trình chiếu (Slide).Ctrl + D tạo một bảng copy của trang trình chiếu đang chọn.Ctrl + O mở một trình chiếu.Ctrl + W đóng một trình chiếu.Ctrl + P in một trình chiếu.Ctrl + S lưu một trình chiếu.F5 chạy trình chiếu.Alt + F4 thoát khỏi PowerPoint

Page 4: Baitap Power Point

Ctrl + F tìm kiếmCtrl + H thay thếCtrl + K chèn một siêu liên kết.F7 kiểm tra chính tảESC thoát khỏi một hành động trên menu hoặc hộp thoại.Ctrl + Z trở về lệnh trước.Ctrl + Y phục hồi tình trạng trước khi thực hiện Ctrl + Z.

Làm việc với OutlineAlt + Shift + <-- tăng cấp một đoạnAlt + Shift + --> giảm cấp một đoạnAlt + Shift + Up di chuyển các đoạn đang chọn lên trên.Alt + Shift + Down di chuyển các đoạn đang chọn xuống dưới.Alt + Shift + dấu cộng: sổ nội dung bên dưới các tiêu đề trong mỗi slide.Alt + Shift + dấu trừ thu gọn nội dung bên dưới các tiêu đề trong mỗi slide.Alt + Shift + A mở rộng để hiển thị tất cả các nội dung và tiêu đề.

Làm việc với các đối tượng đồ họaAlt + U chọn một hình có sẵn Autoshaps trong thanh công cụ Drawings.Ctrl + Enter vẽ hình vào trong slide.Ctrl + Shift + G nhóm các đối tượng đồ họa đang chọn thành một nhóm.Ctrl + Shift + H phân rã một nhóm.Shift + F9 ẩn / hiện thị đường kẻ ô dạng lưới trên màn hình thiết kế Slide.Alt + F9 ẩn / hiện đường kẻ ngang và dọc định vị trên Slide.Ctrl + G thiết lập giá trị khác cho đường lưới và đường định vị trên slide.Ctrl + Shift + C sao chép định dạng một đối tượng.Ctrl + Shift + V dán sao chép định dạng vào đối tượng đang chọn.

Chọn văn bản hoặc 1 đối tượngShift + --> chọn một ký tự phía sau.Shift + <-- chọn một ký tự phía trước.Ctrl + Shift + --> chọn một từ phía sau.Ctrl + Shift + <-- chọn một từ phía trước.Shift + chọn một hàng phía trên.Shift + ¯ chọn một hàng phía dưới.Ctrl + A chọn tất cả đối tượng, văn bản, slide tùy vị trí con trỏ đang đứng.

Xóa văn bản hoặc các đối tượng.Backspace (¬) xóa một ký tự phía trước.Delete xóa một ký tự phía sau con trỏ hoặc các đối tượng đang chọn.Ctrl + Backspace (¬) xóa một từ phía trước.Ctrl + Delete xóa một từ phía sau.

Page 5: Baitap Power Point

Chuyển đổi chữ hoa chữ thường nhanh: Bôi đen những ký tự cần chuyển đổi và nhấn đồng thời Shift+F3· Tắt màn hình trình diễn tạm thời: Ấn phím B Màn hình đen: Ấn lại phím B Màn hình trở về bình thường. Tương tự ấn phím W Màn hình trắng: Ấn lại phím W Màn hình trở về bình thường.· Ấn phím F5 để bắt đầu trình diễn Slide. Muốn trình diễn Slide hiện tại, ấn đồng thời Shift+F5.· Để quay về Slide đầu tiên: Ấn 1 + Enter· Để nhảy tới Slide nào đó: Ấn số slide cần nhảy tới + Enter Ctrl - P: Lấy cây bút màu ra, dùng chuột vẽ một đường gạch đít hay khoanh tròn những điểm quan trọng.

Nhấn phím E: xóa đường gạch dưới hay khoanh tròn.

Nhấn phím Esc: Cất cây bút màu đi.

Ctrl - H: Che dấu chuột và nút nhấn (nằm ở góc dưới trái màn hình)Nhấn phím = (dấu bằng): hiển thị hay che dấu chuột.Nhấn phím B/W: Chuyển màu đen/trắng khi đến giờ giải lao, nhấn lại phím này để trở về bình thường.Page Up hay mũi tên lên: Đến dương bản trước.Page Down hay Enter hay mũi tên xuống: Đến dương bản sau.8.Tạo mầu thiết kế riêng dùng slide master

Ở chế độ thiết kế này các bạn vào phần VIEW---chọn master---chọn slide master ở đây các bạn mặc sức thiết kế các slide sao cho phù hợp nhất và sau đó chọn clsoe slide master và bây giờ mọi thiết kế của các bạn có trong slide master sẽ có trong slide mà các bạn làm và trình chiếu9.Tăng số lần undoDo trong quá trình làm side show mà bạn thường xuyên vướng phải các lỗi sai, khi đó việc thực hiện lệnh undo để “trở lại trạng thái ban đầu” là điều rất cần thiết. Nếu bạn cảm thấy số lần undo trong Power Point còn quá ít và chưa đáp ứng tốt được yêu cầu cho

Page 6: Baitap Power Point

công việc của bạn, thì bạn có thể áp dụng chiêu thức sau để tăng số lần undo trong Power Point lên rất nhiều lần.Tại môi trường làm việc trong Power Point, bạn hãy truy xuất vào menu Tools > Options. Tại cửa sổ Options vừa được mở, bạn hãy bấm vào thẻ Edit rồi nhập số lần cần undo vào tuỳ mục Maximum number of undo (thấp nhất là 3 lần và nhiều nhất là 150 lần). Nhập xong bạn hãy bấm vào tuỳ chọn OK, để có hiệu lực bạn hãy mở lại cửa sổ làm việc của Power Point.10.Sử dụng trigger để tạo 1 số ứng dụng tạo trò chơi ô chữTrigger là một trong những kỹ thuật khó và rất ít có tài liệu hướng dẫn cách sử dụng chi tiết trên PowerPoint; tuy nhiên nếu biết ứng dụng hài hòa kỹ thuật này thì bài thuyết trình của chúng ta sẽ hết sức đặc sắc và phong phú.A. Ví dụ 1: Tạo trò chơi ô chữ bằng PowerPoint:Trò chơi ô chữ là một hình thức rèn luyện kiến thức vừa chơi vừa học khá thú vị cho học sinh, nếu không có các phần mềm chuyên dụng (như Violet hay Hotpotatoes) các thầy cô vẫn có thể thiết kế bằng PowerPoint2003 khá dễ dàng.1. Phác hoạ trước hình dạng của mẩu ô chữ: đếm số dòng và số cột tạo thành bảng chứa ô chữ đó. Ví dụ để tạo ô chữ như (hình A.1) gồm 2 từ khoá : LINUS (dọc) và VISTA (ngang) thì phải tạo một Table 5 dòng x 5 cột. 

Page 7: Baitap Power Point

Hình A.1: Phác hoạ mẫu ô chữ sẽ thiết kế2. Khởi động PowerPoint > vào Insert > Table để chèn vào một Table 5 dòng x 5 cột.3. Điều chỉnh kích thước sao cho Table trở thành một hình vuông.4. Phủ khối chọn các ô không chứa từ khoá để tiến hành thao tác bỏ viền khung cho các ô đó.  - Nhấp phải chuột vào các  ô cần bỏ viền khung, chọnBorders and Fill (xem hình A.2).

Page 8: Baitap Power Point

Hình A.2: Thao tác bỏ viền khung  - Trên thẻ Borders lần lượt bỏ đi các viền khung tuỳ biến bằng cách nhấp chọn vào các nút đường viền tương ứng (xem hình A.3).

Hình A.3: Thao tác trên thẻ Borders  * Chú ý: Thao tác này phụ thuộc vào vị trí của từ khoá nằm trên bảng.  - Tiến hành loại bỏ các viền khung với phương pháp tương tự đến khi Table ban đầu chỉ còn lại các ô ứng với ô chữ do các từ khoá tạo thành (xem hình A.4).

Page 9: Baitap Power Point

Hình A.4: Table sau khi đã xử lý5. Tiến hành tạo nội dung cho các từ khoá (ví dụ ở đây là LINUS & VISTA) bằng cách tận dụng chức năng WordArt trong PowerPoint.  - Nên tạo riêng từng âm của từ khoá để có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước cho phù hợp với ô đã thiết kế.  - Đặt từng âm vào đúng từng vị trí trong ô chữ.  - Sử dụng kỹ thuật Group các âm lại thành một từ khối thống nhất để tiện việc di chuyển (xem hình A.5)

Hình A.5: Nhóm các từ khoá vào đúng vị trí trên ô chữ  * Chú ý: Tại các chổ giao nhau của hai từ khoá ta phải thiết kế chữ đó lại hai lần, ví dụ ở đây đối với chữ “I” tôi phải thiết kế lại hai lần, sau đó đặt chúng chồng khớp lên nhau.6. Tiếp theo tiến hành thiết kế nội dung các gợi ý và các nút lệnh tương ứng (ví dụ ở đây tôi thiết kế 2 nút lệnh cho một câu hỏi: nút gợi ý và nút đáp án) với thứ tự của từ khoá bằng cách dùng các Textbox và AutoShapes.7. Hoàn chỉnh xong vị trí phù hợp cho các đối tượng trên Slide trình diễn ta bắt đầu thiết kế hiệu ứng cho các nút lệnh.* Tạo hiệu ứng cho nút gợi ý:1. Nhấp phải chuột vào nút gợi ý “?” của câu một chọn Custom Animation.2. Chọn một hiệu ứng tuỳ biến cho nút (ở đây tôi chọn Exit > Blinds), xem hình A.6.

Page 10: Baitap Power Point

Hình A.6: Tạo hiệu ứng cho nút gợi ý* Chú ý: Thao tác chọn hiệu ứng là tuỳ biến, tuy nhiên khuyến khích chọn ở mục Exit để các nút lệnh được chọn sẽ biến mất sau đó tránh cho ta nhầm lẫn khi thao tác.3. Rê chuột vào hiệu ứng vừa mới tạo (ở phía của sổ bên phải) để làm xuất hiện tên cụ thể tương ứng, ví dụ ở đây là Rectangle 14: ? (xem hình A.7)

Hình A.7: Quan sát kỹ và nhớ tên hiệu ứng đã thiết lập4. Nhấp phải chuột vào tên hiệu ứng này chọn Effect Options.5. Ở thẻ Effect có thể thiết lập âm thanh cho hiệu ứng.6. Nhấp thẻ Timing > Triggers > Start Effect on click of > chọn tính năng có tên trùng với hiệu ứng thiết lập ban đầu cho nút lệnh (Rectangle 14: ?), xem hình A.8.

Page 11: Baitap Power Point

Hình A.8: Thao tác trên thẻ Timing7. Nhấp chọn TextBox chứa nội dung gợi ý của câu hỏi thứ nhất và cũng tạo cho đối tượng này một hiệu ứng tuỳ biến, ví dụ Entrance > Checker Board (có tên là Shape 71).8. Nhấp phải chuột vào tên hiệu ứng này và chọn Start With Previous (xem hình A.9).

Hình A.9: Thiết lập hiệu ứng cho TextBox gợi ý9. Tiếp theo ấn giữ trái chuột vào tên hiệu ứng Shape 71 và kéo thả xuống dưới sao cho hiệu ứng này phải có vị trí nằm phía dưới hiệu ứng của nút “?” đã thiết lập ban đầu (xem hình A.10)

Page 12: Baitap Power Point

Hình A.10: Thao tác kéo thả thay đổi vị trí* Chú ý: Cả hai hiệu ứng lúc này đều phải nằm dưới mụcTrigger: Rectangle 14: ?* Tạo hiệu ứng cho nút đáp án:1. Việc tạo hiệu ứng cho nút đáp án của câu hỏi một cũng tiến hành các bước tương tự như khi thiết lập với nút gợi ý “?”: tạo hiệu ứng tuỳ biến cho nút nhấp đáp án, tạo hiệu ứng cho từ khoá đáp án xuất hiện (chữ WordArt).2. Điểm khác nhau ở đây là phải tạo thêm một hiệu ứng thứ ba có vị trí nằm sau hiệu ứng xuất hiện của dòng từ khoá WordArt đáp án, hiệu ứng này có tác dụng khi từ khoá đáp án xuất hiện trên Slide trình diễn cũng là lúc TextBox chứa gợi ý sẽ biến mất (nếu không thiết lập khi chạy tiếp gợi ý của câu hỏi thứ hai sẽ xảy ra hiện tượng chồng chéo: nhiều TextBox gợi ý sẽ xuất hiện đan xen vào nhau trên cùng Slide trình diễn).3. Nhấp chọn TextBox gợi ý của câu hỏi thứ nhất và thiết lập một hiệu ứng biến mất (Exit) tuỳ biến, nhấp phải vào hiệu ứng vừa tạo chọn Start with Previous.4. Tiến hành thao tác dùng chuột nắm và kéo thả hiệu ứng này xuống vị trí dưới cùng (vị trí thứ ba) chung nhóm với hai hiệu ứng đã thiết lập cho nút đáp án (hình A.11).

Page 13: Baitap Power Point

Hình A.11: Thao tác kéo thả thay đổi vị trí--> Mô tả hoạt động: Khi nhấp chuột vào nút giải đáp thì từ khoá đáp án của câu hỏi một là VISTA sẽ xuất hiện; đồng thời lúc này TextBox chứa nội dung gợi ý của câu cũng sẽ biến mất: để lại giao diện nền trắng cho nội dung gợi ý câu số 2 xuất hiện sau đó.* Chú ý: Tất cả các thao tác thiết lập hiệu ứng sẽ nằm theo một thứ tự nhất định (tạo trước nằm phía trên, tạo sau nằm phía dưới); có thể điều chỉnh bằng cách kéo thả.-  Tiếp tục tương tự như vậy ta lần lượt thiết kế hiệu ứng cho các nút lệnh của từ khoá thứ hai, ba, tư.... n của ô chữ.8. Tiến hành thiết kế lại giao diện Slide trình diễn sau khi hoàn tất các thiết kế cần thiết cho ô chữ chính (xem hình A.12)

Page 14: Baitap Power Point

Hình A.12: Giao diện Slide trình diễn của trò chơi ô chữ--> Chú ý: Như ví dụ gợi ý trên thì trung bình với một từ khoá ta phải thiết kế một cặp nút lệnh và 5 hiệu ứng đi kèm (hai cho nút gợi ý và 3 cho nút đáp án). Dựa vào nền tảng của mẫu thiết kế này ta có thể dễ dàng làm được những mẫu ô chữ độc đáo khác trong PowerPoint.B. Ví dụ 2: Kỹ năng tạo menu động trên PowerPoint 2003Ví dụ cụ thể này giúp người giáo viên có thể tạo được một hệ thống menu động tương tác theo kiểu trang web trên bài giảng điện tử PP của mình bằng cách biến hóa linh động chức năngTrigger như phân tích ở ví dụ 1.* Mô tả ví dụ: cụ thể ở đây tôi sẽ xây dựng một hệ thống menu như hình B.1 sao cho khi nhấp chuột vào nút nội dung bài sẽ có menu tương ứng xổ xuống gồm 3 ý riêng biệt (mỗi ý sẽ là một hyperlink tới slide có nội dung tương ứng); đồng thời khi nhấp chuột lần thứ

Page 15: Baitap Power Point

hai vào nút nội dung bài thì menu tương ứng này sẽ biến mất, thiết kế tương tự cho nút ví dụ.

Hình B.1: Giao diện hệ thống menu mẫu1. Sử dụng các kỹ năng cơ bản trên PP để vẽ các nút lệnh, textbox, phối màu và bố trí như hình B.1.2. Thiết kế menu xổ xuống cho nút Nội dung bài:  - Nhấp phải chuột vào Textbox 1 - Đặt vấn đề > Custom Animation.. > Add Effect > Entrance > Appear để thiết lập hiệu ứng xuất hiện cho đối tượng này.  -  Tương tự như vậy lần lượt tạo hiệu ứng xuất hiện Appear cho đối tượng Texbox 2 (FOR - DO) và 3 (WHILE - DO), xem hình B.2.

Page 16: Baitap Power Point

Hình B.2: Tạo hiệu ứng xuất hiện Appear cho 3 Textbox  - Kế tiếp ta dùng kỹ thuật Trigger để tạo mối liên quan cho 3 Textbox này vào đối tượng nút Nội dung bài: nhấp trái chuột vào hiệu ứng 1 ứng với textbox 1 ở cửa sổ bên phải giao diện thiết kế của PP, chọn dòng Timing.  - Trên cửa sổ Appear > thẻ Timing > nhấp nút Triggers > trong dòng Start Effect on click of tìm và chọn nút tên Nội dung bài > OK để chấp nhận xác lập, xem hình B.3.

Hình B.3: Ràng buộc trigger cho textbox1 vào nút nội dung bài

Page 17: Baitap Power Point

  - Tiến hành ràng buộc trigger tương tự cho textbox2 và 3.  - Quan sát khung cửa sổ hiệu ứng bên phải ta thấy có 3 Effect của trigger nút nội dung bài lần lượt được đánh số là 1,2 và 3. Nếu trình diễn lúc này thì khi nhấp chuột vào nút Nội dung bài thì 3 textbox sẽ lần lượt xuất hiện; như vậy yêu cầu đặt ra vẫn chưa đạt vì mục đích ta muốn là cả 3 textbox sẽ xuất hiện cùng lúc khi ra lệnh tương tác vào nút nội dung bài.  - Nhấp trái vào hiệu ứng của Textbox2 và 3 > Timing > trên thẻ Timing chọn chức năng With Previous trong khung thoại Start, xem hình B.4.

Hình B.4: Thiết lập With Previous cho Textbox 2 và 3  - Lúc này quan sát thứ tự các hiệu ứng ở cửa sổ bên phải ta thấy 3 hiệu ứng ban đầu đã được gộp chung thành 1 nhóm (điều này đồng nghĩa với việc khi nhấp chuột vào nút Nội dung bài thì cả 3 textbox sẽ xổ xuống cùng một lúc), xem hình B.5.

Page 18: Baitap Power Point

Hình B.5: So sánh 2 lúc trước và sau khi chọn With Previous  - Tiếp theo ta thiết lập hiệu ứng biến mất cho 3 textbox khi nhấp chuột vào nút Nội dung bài: chọn lần lượt từng textbox > Custom Animation… > Add Effect > Exit > Disappear, xem hình B.6.

Hình B.6: Tạo hiệu ứng exit cho 3 textbox  * Lưu ý: Chọn hiệu ứng Appear trong nhóm xuất hiện (Entrace) thì phải chọn tương ứng Disappeartrong nhóm biến mất (Exit).  - Tiến hành ràng buộc Trigger hiệu ứng biến mất của 3 Textbox cho nút Nội dung bài (tương tự như trên).  - Tiến hành gộp nhóm hiệu ứng With Previous cho 3 textbox (tương tự như trên). Lúc này khi trình diễn: thao tác nhấp chuột

Page 19: Baitap Power Point

vào nút Nội dung bài đã bung ra và thu lại menu chứa 3 textbox một cách nhịp nhàng, xem hình B.7.

Hình B.7: Kết thúc quá trình tạo hiệu ứng cho menu của nút Nội dung bài  - Quá trình cũng tương tự cho việc tạo hiệu ứng cho menu có 2 textbox của nút Ví dụ.  - Sau khi kết thúc qui trình tạo hiệu ứng cho các menu bạn sử dụng kỹ năng tạo Hyperlink tới Sildes bất kỳ để xây dựng liên kết nội dung cho các mục Textbox: nhấp phải chọn Texbox 1 > Edit Hyperlink >chọn thẻ Place in this Document > trong phần Silde Title ta chọn Slide nội dung cần liên kết choTextbox 1 > OK (xem hình B.8)

Page 20: Baitap Power Point

Hình B.8: Tạo Hyperlink nội dung cho Textbox 13. Tổng kết: Để xây dựng hiệu ứng cho một menu ứng với một nút lệnh bất kỳ ta sử dụng kỹ thuật ràng buộc Trigger làm chủ đạo; trong mỗi một nhóm Trigger (ứng với một nút lệnh cụ thể) lại phải xây dựng hai nhóm hiệu ứng là xuất hiện và biến mất tương ứng, xem hình B.9.

Hình B.9: Hai Trigger – 4 nhóm hiệu ứng -  ứng với 2 nút lệnh