78

Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa
Page 2: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA Giấy CNĐKKD và đăng ký thuế Công ty Cổ phần số 3600261626 do Sở Kế hoạch và Đầu tư

tỉnh Đồng Nai cấp, đăng ký lần đầu ngày 29/12/2004 số 4703000186, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 10/11/2010.

NIÊM YẾT CỔ PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

(Giấy chứng nhận đăng ký niêm yết số 11/2011/QĐ-SGDHCM do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cấp ngày 21 / 01 /2011)

Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông.

Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

Tổng số lượng niêm yết : 26.579.135 cổ phần.

Tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá: 265.791.350.000 đồng.

TỔ CHỨC TƯ VẤN:

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢN VIỆT (VCSC)

Trụ sở chính : Số 67 Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: (84-8) 3914 3588 Fax: (84-8) 3914 3209

Website : www.vcsc.com.vn

TỔ CHỨC KIỂM TOÁN:

TỔ CHỨC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2008

Công ty Kiểm toán và Kế Toán Hà Nội

Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: 159/4 Bạch Đằng - Phường 2 - Q.Tân Bình - Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (848) 2936178/179 Fax: (848) 8488 550 Website: www.cpahanoi.com

TỔ CHỨC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2009

Công ty TNHH KPMG Việt Nam

Lầu 10, tòa nhà Sun Wah Tower, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại: (08-8) 3821 9266 Fax: (08-8) 3821 9267 Website: www. kpmg.com.vn

Page 3: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

NỘI DUNG

I.  CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ....................................................................................................................................... 1 

1.  Rủi ro kinh tế ............................................................................................................................. 1 

1.1.  Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ......................................................................................... 1 

1.2.  Lạm phát .................................................................................................................................... 2 

1.3.  Chính sách tiền tệ...................................................................................................................... 2 

2.  Rủi ro về pháp luật ................................................................................................................... 2 

3.  Rủi ro đặc thù ........................................................................................................................... 2 

3.1.  Rủi ro chung của ngành ........................................................................................................... 2 

3.2.  Rủi ro liên quan đến nguyên liệu ............................................................................................. 3 

3.3.  Rủi ro cạnh tranh và thị trường tiêu thụ ................................................................................... 4 

3.4.  Rủi ro về tỷ giá ........................................................................................................................... 4 

4.  Rủi ro khác ................................................................................................................................ 4 

II.  NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH ...................... 5 

1.  Tổ chức niêm yết : Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hoà ........................................................ 5 

2.  Tổ chức tư vấn : Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt .................................................... 5 

III.  CÁC KHÁI NIỆM VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................................... 5 

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT ................................................................................ 6 

1.  Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ............................................................................... 6 

1.1.  Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................................... 6 

1.2.  Giới thiệu thông tin chung về Công ty ..................................................................................... 9 

2.  Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty ............................................................................................ 10 

3.  Danh sách và Cơ cấu cổ đông của Công ty .......................................................................... 14 

4.  Danh sách những Công ty mẹ và Công ty con của tổ chức niêm yết .................................. 15 

4.1.  Danh sách Công ty nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa ........................................................................................................ 15 

4.2.  Danh sách Công ty mà Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối: không có ................................................................................... 16 

5.  Hoạt động kinh doanh ............................................................................................................ 16 

5.1.  Các chủng loại sản phẩm chính ............................................................................................ 16 

5.2.  Sản lượng sản phẩm và cơ cấu doanh thu công ty qua các năm ...................................... 19 

5.3.  Nguyên liệu .............................................................................................................................. 23 

5.4.  Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................................................. 25 

5.5.  Trình độ công nghệ ................................................................................................................. 27 

5.6.  Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới .............................................................. 30 

Page 4: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

5.7.  Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm .............................................................................. 30 

5.8.  Hoạt động Marketing ............................................................................................................... 31 

5.9.  Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký .................................................. 36 

6.  Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................................................ 37 

6.1.  Một số chỉ tiêu hoạt động trong các năm 2008, năm 2009 và 9 tháng năm 2010 ............ 37 

6.2.  Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong các năm 2008, năm 2009 và 9 tháng năm 2010 ................................................................................................................... 38 

7.  Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành ................................... 40 

7.1.  Triển vọng phát triển của ngành ............................................................................................ 40 

7.2.  Vị thế của Công ty trong ngành ............................................................................................. 42 

7.3.  Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới ..................................................... 43 

8.  Chính sách đối với người lao động của Công ty ................................................................... 43 

8.1.  Số lượng người lao động trong Công ty ................................................................................ 43 

8.2.  Chính sách đối với người lao động ........................................................................................ 44 

9.  Chính sách cổ tức .................................................................................................................. 45 

10. Tình hình hoạt động tài chính ................................................................................................ 46 

10.1. Các chỉ tiêu cơ bản .................................................................................................................. 46 

10.2. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ................................................................................................ 48 

11. Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng ............................. 49 

11.1. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát và Kế toán trưởng ... 49 

11.2. Lý lịch thành viên Hội đồng quản trị ....................................................................................... 50 

11.3. Lý lịch thành viên Ban Kiểm soát ........................................................................................... 58 

11.4. Lý lịch thành viên Ban Tổng Giám đốc ................................................................................. 61 

11.5. Lý lịch Kế toán trưởng ............................................................................................................. 61 

12. Tài sản .................................................................................................................................... 61 

13. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức giai đoạn 2010-2013 ........................... 62 

13.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ............................................................ 62 

13.2. Định hướng phát triển của công ty......................................................................................... 63 

13.3. Các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận ................................................................. 64 

14. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức ............................................. 66 

15. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của Công ty: ....................................... 66 

16. Các thông tin tranh chấp kiện tụng liên quan tới Công ty có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: Không có ..................................................................................................................... 66 

V.  CỔ PHIẾU NIÊM YẾT .........................................................................................................................................66 

Page 5: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

1.  Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông ........................................................................................ 66 

2.  Mệnh giá: 10.000 đồng .......................................................................................................... 66 

3.  Tổng số cổ phiếu niêm yết : 26.579.135 cổ phiếu ................................................................. 67 

4.  Số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định: 807.050 cổ phiếu ................ 67 

5.  Giá niêm yết dự kiến : 50.000 đồng/cổ phần ........................................................................ 67 

6.  Phương pháp tính giá ............................................................................................................ 67 

7.  Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài .................................................... 68 

8.  Các loại thuế có liên quan ...................................................................................................... 69 

VI. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI VIỆC NIÊM YẾT ........................................................................................71 

1.  Tổ chức tư vấn ....................................................................................................................... 71 

2.  Tổ chức kiểm toán .................................................................................................................. 71 

VII. PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................................72 

Page 6: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 1

I . CÁC NHÂN TỐ RỦ I RO

Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hoà (“Công ty”, hoặc “Vinacafé BH”) là công ty sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực phẩm khác … Hiện nay, Công ty là Công ty hàng đầu trong ngành sản xuất cà phê hoà tan tại thị trường Việt Nam (theo Báo Nhịp Cầu Đầu tư đăng ngày 31/05/2010), với thương hiệu “Vinacafé” đã được khẳng định từ lâu trên thị trường trong và ngoài nước.

Những yếu tố rủi ro vĩ mô và vi mô đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc kinh doanh, tình hình tài chính và triển vọng tương lai của Công ty. Chính vì vậy, Công ty đã và đang tiếp tục triển khai các chiến lược và chính sách phòng ngừa rủi ro. Các chính sách này dù không đưa ra sự đảm bảo nhưng sẽ có tác dụng giảm thiểu và loại trừ các rủi ro phát sinh được nêu trong Bản cáo bạch này.

1. Rủi ro kinh tế

Hoạt động kinh doanh của một Công ty sẽ chịu một số ảnh hưởng nhất định từ những biến động của nền kinh tế trong nước nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Một số ảnh hưởng của nền kinh tế tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty được phân tích cụ thể dưới đây:

1.1. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trong nửa cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với các nước trong khu vực và ổn định trong nhiều năm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Việt Nam trong 5 (năm) năm từ năm 2004 đến năm 2008 giao động trong khoảng từ 6,3% - 8,5%/năm.

Mặc dù, Việt Nam đã gánh chịu những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng với những giải pháp quyết liệt và kịp thời đã giúp mục tiêu duy trì tăng trưởng trong năm 2009 trở thành hiện thực, với mức tăng GDP cả năm 2009 đạt 5,23%, cao hơn mức dự báo.

Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong hai năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn nhưng với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, Vinacafé BH vẫn đạt được sự thành công lớn về doanh thu cũng như lợi nhuận. Sản phẩm của Công ty gần như là các sản phẩm tiêu dùng cần thiết, với thị trường tiêu thụ nội địa là chủ yếu thì hoạt động kinh doanh của Công ty ít nhiều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế như những năm qua.

Trong những năm tới, cùng với nền kinh tế các nước trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục. Kế hoạch tăng trưởng GDP trong năm 2010 được Chính Phủ đặt ra là 6,5% và theo dự báo của BMI-Business Monitor International (Công ty Khảo sát Thị trường Quốc tế), GDP của Việt Nam sẽ có khả năng trở lại mức tăng 8% vào năm 2013. Điều này sẽ giúp hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có Vinacafé BH tiếp tục ổn định sản xuất và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh.

Page 7: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 2

1.2. Lạm phát

Ngành sản xuất thực phẩm là một trong số ngành tương đối nhạy cảm với tình hình lạm phát của nền kinh tế. Từ năm 1996 đến năm 2006, Việt Nam vẫn giữ mức lạm phát ổn định ở một con số. Tuy nhiên, trong năm 2007 và 2008 tình hình lạm phát của Việt Nam gia tăng đáng lo ngại do tác động tiêu cực từ việc tăng trưởng tín dụng ở mức độ cao trong nhiều năm trước đó và kinh tế toàn cầu bị suy thoái (tỷ lệ lạm phát năm 2007 ở mức 12,6% và năm 2008 là 19,89%). Đến nay, tình hình lạm phát của nền kinh tế đã được kiểm soát do dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ lạm phát đã giảm đáng kể, đạt mức 6,9%. Theo dự báo của ADB năm 2010, Việt Nam tiếp tục duy trì tỷ lệ lạm phát khoảng 8%.

Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, lạm phát làm các chi phí đầu vào gia tăng và việc tăng giá đầu ra của sản phẩm không dễ dàng. Tuy nhiên, trong thời kỳ khó khăn vừa qua, Công ty vẫn hoạt động tương đối tốt, giá cả sản phẩm bán ra có sự gia tăng tương đối và vẫn được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó, trong những năm tới, khi nền kinh tế đi từ hồi phục đến ổn định thì rủi ro từ lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không còn cao như trong các năm 2007 và 2008.

1.3. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Do vậy, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Nhà nước cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Riêng đối với Vinacafé BH, do có cơ cấu nợ vay rất thấp nên hoạt động kinh doanh của Vinacafé BH rất ít bị ảnh hưởng bởi chính sách này. Ngoài ra, trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, chính sách tiền tệ không có nhiều biến động, lãi suất cơ bản được duy trì ở mức 9% (theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2010).

2. Rủi ro về pháp luật

Là Công ty cổ phần nên hoạt động của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa chịu ảnh hưởng của luật doanh nghiệp, luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, luật và các quy định khác liên quan đến ngành nghề hoạt động của Công ty... Luật và các văn bản dưới luật trong các lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi và điều chỉnh luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít hoặc nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Rủi ro đặc thù

3.1. Rủi ro chung của ngành

Ngành sản xuất thức uống và thực phẩm chịu ảnh hưởng chủ yếu từ thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, yếu tố thu nhập và tình hình kinh tế cũng tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Đối với ngành sản xuất cà phê hoà tan, rủi ro của ngành cũng chính là rủi ro phát sinh đối với ngành sản xuất cà phê nguyên liệu, ngành đường và ngành sữa, vì đây là những nguyên liệu đầu vào chủ yếu.

Page 8: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 3

3.2. Rủi ro liên quan đến nguyên liệu

Do đặc thù các nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất cà phê hoà tan chủ yếu là hàng hoá nông sản nên phải chịu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, tập quán sản xuất kinh doanh của nông dân, các đại lý thu mua và các công ty chế biến.

Đối với ngành cà phê nguyên liệu, hiện nay chưa thiết lập được hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp, dẫn đến Việt Nam là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới nhưng việc tiêu thụ và xuất khẩu hoàn toàn bị động. Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng tiêu chuẩn cũ (phân loại theo độ ẩm, đen vỡ) trong thu mua, chế biến cà phê, thậm chí mua xô, bán xô không theo một tiêu chuẩn nào. Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nông dân còn lỏng lẻo, thiếu sự chia sẻ thông tin, không thống nhất được với nhau về phương thức tiêu thụ và giá cả dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán. Mặc dù Vinacafé BH đã thu mua cà phê nguyên liệu theo tiêu chuẩn riêng với giá tốt hơn cho nông dân, nhưng các đối tác cung cấp cà phê nguyên liệu cho Vinacafé BH có lúc vẫn gặp phải khó khăn do tâm lý chạy theo số lượng hơn chất lượng của bà con nông dân.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất có nhiều bất ổn khi diện tích cà phê già cỗi tăng nhanh song việc tái canh cây cà phê đang gặp khó khăn. Hiện diện tích cà phê trên 15 năm tuổi chiếm gần 50%, trong đó có khoảng 20% diện tích cà phê trên 25 năm tuổi, trong khi vòng đời cây cà phê chỉ 20 năm. Tất cả những yếu tố trên đã làm phát sinh rủi ro rất lớn đối với nguồn cung, chất lượng cũng như giá cả nguyên liệu cà phê tại Việt Nam.

Trong những năm qua, để đối phó với tình hình rủi ro trong vấn đề thu mua nguyên liệu cà phê, Công ty đã xây dựng kế hoạch thu mua và dự trữ từ rất sớm dựa vào việc quan sát và đánh giá tình hình thực tế. Vì vậy, rủi ro về nguồn nguyên liệu cũng như biến động giá nguyên liệu cà phê đối với hoạt động của Công ty là thấp.

Ngoài ra, trong những năm tới nguồn nguyên liệu sẽ dần ổn định dựa vào hàng loạt các giải pháp như chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người trồng cà phê, đặc biệt là đưa ra quy trình và xây dựng mô hình tái canh cây cà phê. Đồng thời, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ một số vấn đề như sau nhằm phát triển nguồn nguyên liệu cà phê trong tương lai:

• Có nguồn vốn ưu đãi để giúp người trồng cà phê có điều kiện thực hiện tái canh cây cà phê, vì mức phí đầu tư tái canh mỗi ha cà phê rất lớn;

• Đề xuất cho phép xây dựng chương trình phát triển cà phê bền vững đến năm 2020; xem xét thành lập Ban điều phối quốc gia ngành hàng cà phê;

• Thí điểm thành lập Quỹ hỗ trợ rủi ro của ngành;

• Thực hiện cơ chế hỗ trợ mua tạm trữ cà phê chủ động khi thu hoạch tập trung và thị trường tiêu thụ khó khăn để ổn định giá.

Đối với ngành đường nguyên liệu thì trong hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng nhiều từ điều kiện thời tiết không thuận lợi, diện tích vùng nguyên liệu bị thu hẹp nên sản lượng cung bị suy giảm tạo áp lực làm tăng giá cục bộ trong nước. Chính Phủ đã thực hiện biện pháp cho nhập khẩu đường để điều tiết giá đường trong nước (thông tin được đưa ra trong cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2010). Vì vậy, rủi ro biến động giá đường đối với một số doanh nghiệp sản

Page 9: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 4

xuất thực phẩm là tương đối cao, tuy nhiên do Vinacafé BH được phép nhập khẩu đường nguyên liệu nên rất chủ động về nguồn cung, đồng thời giá cả cũng rất cạnh tranh. Đó là lý do trong sự khó khăn của nhiều doanh nghiệp cùng ngành, trong năm 2009 vừa qua, Vinacafé BH vẫn thực hiện giảm được giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận kinh doanh.

Nguyên liệu bột kem Công ty sử dụng chủ yếu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Trong nhiều năm qua, thị trường bột kem nguyên liệu không có nhiều biến động, thậm chí giá cả tương đối cạnh tranh do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

3.3. Rủi ro cạnh tranh và thị trường tiêu thụ

Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay mới chế biến được khoảng 56.000 tấn cà phê hạt nguyên liệu (tương đương gần 6% tổng sản lượng), rất thấp so với 1 triệu tấn cà phê mà người dân sản xuất ra mỗi năm. Thêm vào đó, tiêu dùng nội địa cũng rất thấp, chưa được 0,5kg/người/năm. Vì thế, ngành chế biến cà phê Việt Nam rất tiềm năng nên mức độ cạnh tranh là rất lớn.

Hiện tại, thị trường cà phê hòa tan Việt Nam có một số gương mặt tiêu biểu là Maccoffee (Công ty Food Empire Holdings - Singapore); Vinacafé (Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hoà); Nescafe (Nestlé - Thụy Sĩ); G7 (Công ty Trung Nguyên); Rockcafe (Công ty TNHH Quốc tế Cao Nguyên Xanh), bên cạnh các nhãn hàng nhập khẩu khác như Café Birdy (Công ty nước giải khát Ajinomoto Calpis (Thái Lan) và nhập khẩu bởi Công ty Ajinomoto Việt Nam - bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam từ năm 2010).

Tuy rủi ro cạnh tranh và thị trường bị thu hẹp luôn hiện hữu, nhưng đối với Vinacafé BH vẫn giữ vững được thị trường trong nhiều năm qua nhờ thương hiệu uy tín lâu năm và những cam kết về chất lượng đối với người tiêu dùng Việt Nam.

3.4. Rủi ro về tỷ giá

Việt Nam vẫn là nước đang phát triển có cán cân thương mại âm nên tỷ giá hối đoái vẫn nằm trong xu hướng gia tăng. Sự gia tăng tỷ giá hối đoái là thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. Vinacafé BH chỉ có một phần nhỏ nguyên liệu là phải nhập khẩu, chủ yếu công ty sử dụng nguyên liệu trong nước phục vụ cho hoạt động sản xuất. Nhưng doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng đã bù đắp được rủi ro tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu. Ngoài ra, hiện Vinacafé BH không có dư nợ vay bằng ngoại tệ. Vì vậy, tác động của sự biến động tỷ giá đối với kết quả hoạt động của Vinacafé BH là không đáng kể.

4. Rủi ro khác

Các rủi ro khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch họa,.v.v... là những rủi ro bất khả kháng ngoài tầm kiểm soát của Công ty. Các rủi ro này nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty. Để hạn chế thiệt hại từ các rủi ro này, Công ty đã thực hiện mua bảo hiểm cho các tài sản như nhà xưởng, hàng hoá thành phẩm tồn kho, hàng hoá vận chuyển đường biển và con người.

Page 10: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 5

I I . NHỮNG NGƯỜ I CH ỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐ I VỚ I NỘ I DUNG BẢN

CÁO BẠCH

1. Tổ chức niêm yết : Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hoà

Ông Đỗ Văn Nam Chức vụ: Chủ tịch HĐQT

Ông Phạm Quang Vũ Chức vụ: Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn Chức vụ: Trưởng Ban kiểm soát

Ông Lê Hùng Dũng Chức vụ:Thành viên HĐQT – Phó Tổng Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng

Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.

2. Tổ chức tư vấn : Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt

Đại diện theo pháp luật : Ông Tô Hải

Chức vụ: Tổng Giám đốc

Bản cáo bạch này là một phần của hồ sơ đăng ký niêm yết do Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt tham gia lập trên cơ sở Hợp đồng tư vấn với Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trong Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa cung cấp.

I I I . CÁC KHÁI N IỆM VÀ CHỮ V IẾT TẮT

Công ty: Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

Vinacafé BH: Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

Tổ chức tư vấn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt

BKS: Ban Kiểm soát

BTGĐ: Ban Tổng Giám đốc

Người có liên quan: Gồm cá nhân hoặc tổ chức được quy định trong Điều 6.34 của Luật

Chứng khoán và Điều 4.17 của Luật Doanh Nghiệp.

CNĐKKD: Chứng nhận đăng ký kinh doanh

CBCNV: Cán bộ công nhân viên

HĐQT: Hội đồng Quản trị

HĐLĐ: Hợp đồng lao động

QLDN: Quản lý doanh nghiệp

Page 11: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 6

UBND: Ủy Ban Nhân Dân

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

HOSE: Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM

HNX: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

XHCN: Xã hội Chủ nghĩa

VICOFA: Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam

FTA: Hiệp định thương mại tự do khu vực

BMI: Công ty Khảo sát thị trường Quốc tế Business Monitor International.

IV . T ÌNH HÌNH VÀ ĐẶC Đ IỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT

1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

a. Lịch sử hình thành

Năm 1969 – Nhà máy cà phê Coronel – Tiền thân của Vinacafé BH

Ông Marcel Coronel, quốc tịch Pháp, cùng vợ là bà Trần Thị Khánh khởi công xây dựng Nhà máy Cà phê Coronel tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa (nay là Khu Công nghiệp Biên Hòa 1), tỉnh Đồng Nai với mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển cà phê về Pháp. Nhà máy Cà phê Coronel có công suất thiết kế 80 tấn cà phê hòa tan/năm, với toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đức. Nhà máy Cà phê Coronel là nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên trong toàn khu vực các nước Đông Dương.

Năm 1975 – Nhà máy Cà phê Biên Hòa

Khi Việt Nam thống nhất, Nhà máy được bàn giao cho Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nhà máy Cà phê Coronel được đổi tên thành Nhà máy Cà phê Biên Hòa và được giao cho Tổng cục Công nghệ Thực phẩm quản lý, trực thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo 1 (nay là Vinamilk). Tại thời điểm bàn giao, Nhà máy Cà phê Coronel vẫn chưa chạy thử thành công.

Năm 1977 – Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan

Vào đúng dịp kỷ niệm 2 năm ngày Việt Nam thống nhất, mẻ cà phê hòa tan đầu tiên ra lò. Năm 1977 đánh dấu một cột mốc quan trọng của Nhà máy cà phê Biên Hòa và cũng là của ngành cà phê Việt Nam: lần đầu tiên, Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan.

Năm 1978 – Cà phê Việt Nam xuất ngoại

Theo Nghị định thư Việt Nam ký kết với các nước trong hệ thống XHCN về hàng đổi hàng, từ 1978, Nhà máy Cà phê Biên Hòa bắt đầu xuất khẩu cà phê hòa tan đến các nước thuộc

Page 12: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 7

Liên Xô cũ và Đông Âu.

Năm 1983 – Thương hiệu Vinacafé ra đời

Trong suốt những năm 1980, Nhà máy Cà phê Biên Hòa vừa nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để xây dựng quy trình sản xuất chuẩn, vừa sản xuất cà phê hòa tan xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nhà nước. Cùng với địa chỉ sản xuất được ghi trên từng bao bì sản phẩm, tên “Vinacafé” bắt đầu xuất hiện ở thị trường Đông Âu bắt đầu từ 1983, đánh dầu thời điểm ra đời của thương hiệu Vinacafé.

Năm 1988 – Nhà máy Cà phê Biên Hoà trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Cà phê Việt Nam nay là Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.

Năm 1990 – Thương hiệu Vinacafé chính thức trở lại Việt Nam

Vào cuối những năm 1980, các đơn đặt hàng cà phê hòa tan Vinacafé ngày càng giảm, theo cùng với tốc độ diễn biến bất lợi của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Năm 1990, Vinacafé chính thức quay trở lại thị trường Việt Nam dù trước đó một số sản phẩm của Nhà máy Cà phê Biên Hòa đã được tiêu thụ ở thị trường này.

Năm 1993 – Ra đời cà phê hòa tan 3 trong 1

Trong giai đoạn này, các sản phẩm của Nhà máy cà phê Biên Hòa rất khó tìm được chỗ đứng, do trước đó thị trường cà phê Việt Nam đã được định hình bởi thói quen uống cà phê rang xay pha tạp (hệ lụy từ chính sách ngăn sông cấm chợ dẫn đến thiếu hụt cà phê nguyên liệu, người ta phải độn ngô và nhiều phụ gia khác vào cà phê).

Cùng với những bước chập chững của Vinacafé, người Việt cũng lần đầu tiên đến với cà phê hòa tan. Cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafé ra đời đã được thị trường đón nhận nhanh chóng. Giải pháp đưa đường và bột kem vào cà phê đóng sẵn từng gói nhỏ đã giúp người Việt Nam lần đầu tiên được thoả mãn thói quen uống cà phê với sữa mà không phải chờ cà phê nhỏ giọt qua phin. Cà phê hòa tan 3 trong 1 thành công nhanh đến mức thương hiệu Vinacafé ngay lập tức được Nhà máy Cà phê Biên Hòa đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 1998 – Xây dựng nhà máy sản xuất cà phê thứ hai

Năm 1998 đánh dấu một cột mốc quan trọng về sự lớn mạnh vượt bậc. Nhà máy chế biến cà phê hòa tan thứ hai được khởi công xây dựng ngay trong khuôn viên của nhà máy cũ. Nhà máy này có công suất thiết kế 800 tấn cà phê hòa tan/năm, lớn gấp 10 lần nhà máy cũ. Chỉ sau đó 2 năm, nhà máy mới đã chính thức được đưa vào vận hành để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu.

Năm 2004 – Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

Ngày 29 tháng 12 năm 2004, Nhà máy cà phê Biên Hòa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp - từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ. Với sự nổi tiếng của thương hiệu Vinacafé, các cổ đông sáng lập đã đặt tên mới cho công ty là: Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hoà (Vinacafé BH).

Công ty đã có những bước tiến dài kể từ khi thành lập, từ chỗ không thương hiệu, không thị trường, đến khi sở hữu một thương hiệu Vinacafé nổi tiếng với thị phần chi phối tại Việt Nam và xuất khẩu hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Page 13: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 8

Sản phẩm cũng được phát triển đa dạng hơn, gồm cà phê hòa tan, cà phê sữa 3 trong 1, cà phê rang xay và bột ngũ cốc dinh dưỡng với nhiều chủng loại dành cho trẻ em, người ăn kiêng, sử dụng hương liệu thiên nhiên. Đầu năm 2004, Vinacafé BH cho ra đời thêm sản phẩm độc đáo: cà phê sâm 4 trong 1 lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam.

Trong 10 năm qua, Vinacafé BH luôn dẫn đầu toàn quốc về chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh, đổi mới công nghệ, sáng tạo và ứng dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện tại, Vinacafé BH đang tiến hành xây dựng nhà máy mới tại KCN Long Thành (Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 32 triệu USD, công suất 3.200 tấn/năm, đầu tư thêm nhiều thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển thêm nhiều sản phẩm mới.

b. Quá trình tăng vốn từ khi là Công ty cổ phần

Lần tăng vốn Thời điểm phát hành

Vốn Điều lệ (đồng)

Phương thức phát hành

Vốn ban đầu 29/12/2004 80.000.000.000 Cổ phần hóa

Lần 1 01/11/2006 94.500.000.000 Chào bán ra bên ngoài, CBCNV

Lần 2 30/06/2007 113.398.600.000 Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Lần 3 01/07/2008 141.757.100.000 Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Lần 4 25/06/2010 177.195.160.000 Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Lần 5 30/10/2010 265.791.350.000 Phát hành cổ phiếu thưởng Nguồn: VINACAFÉ BH

c. Danh hiệu, bằng khen đã đạt được • Danh hiệu “Anh hùng lao động” do Chủ tịch nước phong tặng 2007; • Huân chương lao động hạng 3, hạng 2 (1997,2003); • Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2007); • Cờ thi đua Chính phủ (2000, 2004); • Bằng khen Bộ Thương mại về thành tích xuất khẩu (2001- 2006); • Bằng khen Bộ Công thương (2002, 2003, 2007); • Bằng khen UBND tỉnh Đồng Nai (1997,1999, 2001, 2002, 2003, 2004, 2007); • Bằng khen UBND tỉnh ĐăkLăk 2007 về việc có thành tích xuất sắc tại Lễ hội văn hóa cà

phê tại Tp.HCM và Hà Nội; • Bằng khen UBND tỉnh ĐăkLăk 2005 về việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột; • Bằng khen UBND tỉnh An Giang 2008, 2009, 2010 có thành tích tham gia Hội chợ hàng

Việt Nam chất lượng cao tại An Giang.

d. Các giải thưởng và Chứng nhận đã đạt được Trong nước: • Thương hiệu quốc gia năm 2008 và năm 2010; • Hàng Việt nam chất lượng cao từ năm 1997 đến năm 2010; • Nhãn hiệu uy tín tại Việt Nam (Cục Xúc tiến Thương mại VN – năm 2004 và năm 2006); • Topten hàng Việt nam được người tiêu dùng ưa thích;

Page 14: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 9

• Thương hiệu mạnh năm 2004 - 2009 (Thời báo kinh tế VN); • Giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2004 - 2010 (Hội Doanh nghiệp trẻ VN); • Giải thưởng Top 100 Thương hiệu Việt nam - Sao vàng Đất Việt năm 2007, 2009 (Hội

Doanh nghiệp trẻ VN); • Cúp vàng tại Festival cà phê Buôn Ma Thuột 2005, 2007 và các giải thưởng khác; • Năm năm liền (2002 - 2006) Công ty được Bộ Thương mại trao thưởng thành tích xuất

khẩu; • Thương hiệu nổi tiếng (VCCI-AC Nielsen) 2005, 2008, 2009.

Quốc tế: • Giải thưởng quốc tế WIPO TROPHY 2005 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới – thuộc

Liên Hiệp Quốc trao tặng; • Cúp vàng hội chợ quốc tế ASEAN và Trung Quốc tổ chức tại Trung Quốc năm 2005; • Sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích tại Hội chợ tứ Xuyên – Trung Quốc năm 2006; • Kỷ lục Guinness thế giới về ly cà phê lớn nhất thế giới năm 2008.

1.2. Giới thiệu thông tin chung về Công ty • Tên Công ty : Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa • Tên giao dịch : Vinacafé Bien Hoa Joint Stock Company • Tên viết tắt : VINACAFÉ BH • Logo :

• Vốn điều lệ : 265.791.350.000 đồng (Hai trăm sáu mươi lăm tỷ bảy trăm chín mươi mốt triệu ba trăm năm mươi ngàn đồng)

• Tương ứng với : 26.579.135 cổ phiếu phổ thông • Trụ sở chính : Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai, Việt Nam • Điện thoại : (84-61) 3836 554 - 3834 740 Fax: (84-61) 3836 108 • Email : [email protected] • Website : www.vinacafebienhoa.com • Giấy CNĐKKD & và đăng ký thuế Công ty Cổ phần số 3600261626 do Sở Kế hoạch và

Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp, đăng ký lần đầu ngày 29/12/2004 số 4703000186, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 10/11/2010, Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa có các chức năng hoạt động kinh doanh sau: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực phẩm khác;

Page 15: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 10

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CHI NHÁNH TP. HCM

PHÒNG KẾ

TOÁN – TÀI VỤ

PHÒNG KINH

DOANH

PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÒNG KỸ

THUẬT

PHÒNGMARKE

TING

PHÒNG KCS

PHÒNG CUNG ỨNG

PX THÀNH PHẨM

PX

BÁN THÀNH PHẨM

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

2. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty

Nguồn: VINACAFÉ BH

Page 16: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 11

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ chính sau:

• Thông qua định hướng phát triển của công ty; • Quyết định mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần; • Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên HĐQT và BKS và phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm

Tổng giám đốc điều hành; • Thông qua bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty; • Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm; • Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ phần; • Quyết định giao dịch bán tài sản Công ty hoặc chi nhánh; • Các nhiệm vụ khác theo điều lệ công ty và luật Doanh nghiệp…

Hội Đồng Quản Trị

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định:

• Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm trên cơ sở nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

• Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

• Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc và quyết định mức lương của họ;

• Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; • Thành lập chi nhánh hoặc các văn phòng đại diện của Công ty; • Thành lập các công ty con của Công ty; • Các nhiệm vụ khác…

Hiện tại HĐQT Công ty có 07 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm và có thể được bầu lại tại Đại hội đồng cổ đông tiếp theo.

Ban Kiểm Soát

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 123 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty hoặc trong một số trường hợp theo quyết định của Đại Hội đồng cổ đông vào từng thời điểm, nhiệm vụ chính như sau:

• Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập; • Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình

HĐQT; • Kiểm tra việc HĐQT tuân thủ pháp luật, các nghị quyết và quyết định của Đại Hội đồng

cổ đông; việc các nhân viên quản lý cấp cao tuân thủ pháp luật, các nghị quyết và quyết định của Đại hội đồng cổ đông và/hoặc của HĐQT; hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động kinh doanh của HĐQT và các nhân viên quản lý cấp cao;

Page 17: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 12

• Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản

trị chấp thuận; • Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý; • Giám sát quy trình công bố và trao đổi thông tin; • Các nhiệm vụ khác …

Ban Tổng giám đốc

Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc là người đại diện hợp pháp của Công ty trước pháp luật, có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Công ty, cụ thể:

• Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty; • Xây dựng và trình HĐQT kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm; • Bảo toàn và phát triển vốn, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư

của Công ty đã được HĐQT phê duyệt và ĐHĐCĐ thông qua; • Báo cáo tình hình hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lên HĐQT và

ĐHĐCĐ theo đúng quy định; • Giám sát các hoạt động và công việc kinh doanh của Công ty nói chung.

Các Phó Tổng Giám đốc • Phó Tổng Giám đốc là người điều hành cao cấp của công ty. Tham mưu và cùng với

Ban TGĐ, chịu trách nhiệm thực hiện những quyết định và mục tiêu chiến lược được giao bởi HĐQT công ty. Mặt khác, Phó TGĐ còn chịu trách nhiệm duy trì các hoạt động thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Các phòng ban và phân xưởng

Phòng tổ chức hành chính • Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc xây dựng cơ cấu nhân sự; • Xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, quy chế làm việc, quy chế lương, thưởng, chế

độ phúc lợi cho người lao động; • Xây dựng hệ thống quy chế, quy trình, quy định cho Công ty và giám sát việc chấp hành

các nội quy đó; • Chăm sóc sức khoẻ và an toàn vệ sinh lao đông; bảo vệ an ninh trật tự công ty; • Các chức năng nhiệm vụ khác…

Phòng kế toán tài vụ: • Cung cấp các thông tin quản lý và tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc, HĐQT về các vấn

đề liên quan đến tài chính và kế toán; • Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính, kế toán của Công ty; • Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán trong công ty, tuân thủ đúng quy

định của pháp luật về kế toán từ việc tổ chức thu thập chứng từ, phản ánh nghiệp vụ kế toán, lập các báo cáo kế toán và lưu giữ hồ sơ chứng từ liên quan.

Page 18: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 13

Phòng Kinh doanh • Xây dựng và thực hiện kế hoạch bán hàng trong nước và xuất khẩu; • Phát triển mạng lưới phân phối, xây dựng chính sách bán hàng; • Chỉ đạo toàn bộ về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Tp.HCM và Hà Nội.

Phòng Cung ứng • Lập kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư nguyên liệu cho hoạt động sản xuất; • Quản lý, điều phối, bảo quản hàng hoá và theo dõi việc nhập, xuất thành phẩm, nguyên

liệu, nhiên liệu, vật liệu, bao bì. • Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá.

Phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) • Tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, bao bì, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm; • Đề xuất các phương án xây dựng chiến lược chất lượng sản phẩm; • Xây dựng quy trình công nghệ và quy trình bảo quản sản phẩm trong quá trình sản xuất

và lưu kho.

Phòng Marketing • Thực hiện việc xây dựng phát triển thương hiệu và quảng bá hình ảnh của Công ty; • Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên các yếu tố

liên quan đến thị trường, thị hiếu tiêu dùng, yếu tố cạnh tranh… • Xây dựng chiến lược Marketing toàn diện, đề xuất chính sách nghiên cứu giá trị thương

hiệu, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, phân tích thị trường trong nước và quốc tế.

Phòng Kỹ thuật • Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật cho các máy móc và thiết bị, dây chuyền chế

biến cà phê, các định mức về sản lượng và các định mức đầu vào; • Đảm bảo các tài liệu kỹ thuật (cẩm nang/sổ tay hướng dẫn người sử dụng các thiết bị)

được quản lý và sử dụng một cách phù hợp và hiệu quả; • Xây dựng các quy định, quy trình về vận hành kỹ thuật cho máy móc thiết bị, đảm bảo

việc thực hiện chính xác và theo đúng quy chuẩn; • Xây dựng biểu mẫu ghi chép vận hành kỹ thuật; nghiên cứu tham mưu cho Tổng Giám

đốc và Quản đốc phân xưởng sản xuất về cách thức cải tiến năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất;

• Chịu trách nhiệm nâng cao kỹ năng cho công nhân, đạo tạo và đánh giá trình độ tay nghề của công nhân.

• Thực hiện công tác quản lý về môi trường; • Tham gia công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất.

Phân xưởng thành phẩm và bán thành phẩm • Quản lý điều hành sản xuất toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất; • Thông tin và báo cáo các số liệu liên quan đến tình hình sản xuất; • Phối hợp Phòng Kỹ thuật thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị và

dây chuyền sản xuất.

Page 19: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 14

3. Danh sách và Cơ cấu cổ đông của Công ty

a. Cổ đông sáng lập

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005: “Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”. Đến thời điểm hiện nay, các quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của các cổ đông sáng lập đã hết hiệu lực.

b. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần (có quyền biểu quyết) của

Công ty tại thời điểm ngày 10/01/2011:

STT Tên cổ đông

Số CMND/ GCNĐKKD

Địa chỉ Số lượng cổ phần hiện tại

Tỷ lệ (%)

1 Tổng Công ty Cà phê Việt Nam 4106000354

Số 211-213-213A Trần Huy Liệu, P.8, Phú Nhuận TP.Hồ Chí Minh

13.359.375 50,26

2 Công ty Cổ phần Chứng khoán BETA 80/GCNTVLK

16 Nguyễn Trường Tộ, Quận 4, Tp.HCM

2.295.073 8,63

3 Trần Quang Lộc 168234574 Vũ Bản - Bình Lục - Hà Nam 2.047.800 7,70

TỔNG CỘNG 17.702.248 66,60 Nguồn: VINACAFÉ BH

c. Cơ cấu cổ đông của Công ty tính đến thời điểm 10/01/2011:

STT Cổ đông Số lượng cổ đông

Số cổ phần sở hữu (Cổ phần) Tỷ lệ (%)

1 Trong nước 377 26.373.963 99,23%

-Tổ chức 8 17.808.451 67,00%

-Cá nhân 369 8.565.512 32,23%

2 Ngoài nước 13 205.172 0,77%

-Tổ chức 1 86.680 0,32%

-Cá nhân 12 118.492

0,45%

3 Cổ phiếu quỹ - -

-

Tổng cộng 390 26.579.135 100% Nguồn: VINACAFÉ BH

Page 20: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 15

4. Danh sách những Công ty mẹ và Công ty con của tổ chức niêm yết

4.1. Danh sách Công ty nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

Công ty mẹ GCNĐKKD

Địa chỉ Số lượng cổ phần hiện tại

Tỷ lệ (%)

Tổng Công ty

Cà phê Việt Nam 4106000354

Số 211-213-213A Trần Huy Liệu, P.8, Phú Nhuận TP.Hồ

Chí Minh 13.359.375 50,26

Nguồn: VINACAFÉ BH

Tổng Công ty Cà phê Việt Nam

Địa chỉ: Số 211-213-213A Trần Huy Liệu, P.8, Phú Nhuận TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 085. 4495514 Fax: 085. 4495513

Email: [email protected] Website: http://vinacafe.com.vn

Tổng Công ty có hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị từ sản xuất cà phê, ca cao, lúa nước, mía đường, tiêu, có hệ thống các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà máy chế biến cà phê từ nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tổng Công ty là nhà cung cấp hàng đầu của Việt Nam về cà phê nhân - chiếm 30% thị phần xuất khẩu cà phê nhân cả nước. Tổng Công ty còn có hệ thống các Trung tâm Thương mại dịch vụ trong các vùng sản xuất, tiêu thụ cà phê lớn, các đô thị lớn trong cả nước nhằm thúc đẩy thương mại và quảng bá thương hiệu.

Ngành, nghề kinh doanh gồm Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong các ngành, nghề, lĩnh vực chính là:

• Trồng, sản xuất, kinh doanh cà phê, ca cao, cao su, tiêu, điều, mía, chè, cây lương thực và các loại cây công nghiệp khác; trồng rừng, khai thác lâm nghiệp, lâm sản và dịch vụ có liên quan; nuôi, trồng, khai thác thuỷ, hải sản và dịch vụ có liên quan.

• Đầu tư công nghiệp chế biến nông sản: cà phê, chè, cao su, ca cao, tiêu, điều, đường, mật. • Sản xuất, kinh doanh phân bón, vật tư, hàng hoá tiêu dùng phục vụ sản xuất và đời sống. • Chăn nuôi gia súc, sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm. • Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng. • Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, khai hoang, quản lý, sử dụng và khai thác

thuỷ nông, thủy điện. • Kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú, khách sạn, dịch vụ ăn uống, quảng cáo. • Tư vấn đầu tư xúc tiến thương mại; kinh doanh kho bãi, vận tải hàng hoá, các thiết bị vận tải. • Đầu tư kinh doanh bất động sản, trung tâm thương mại, cho thuê văn phòng, cao ốc. • Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật liên quan đến trồng, sản xuất, chế biến cà phê và các

hàng hoá nông, lâm, thuỷ, hải sản; tư vấn, cung ứng xuất khẩu lao động. • Đầu tư vốn vào các công ty thành viên, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và

các công ty khác hoạt động theo quy định của pháp luật.

Page 21: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 16

• Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

4.2. Danh sách Công ty mà Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối: không có

5. Hoạt động kinh doanh

5.1. Các chủng loại sản phẩm chính

Hiện nay, công ty đang sản xuất 4 nhóm sản phẩm chính: cà phê rang xay, cà phê hoà tan nguyên chất, cà phê sữa, bột ngũ cốc dinh dưỡng, trong đó cà phê sữa 3 trong 1 (thuộc nhóm cà phê hoà tan hỗn hợp) được người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công cà phê Sâm 4 trong 1, cũng là một loại cà phê hoà tan hỗn hợp, có chất lượng hơn hẳn cà phê cùng loại của nước ngoài, được thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc tiêu thụ mạnh.

Chính sự đa dạng và phong phú trong mặt hàng này đã làm cho Vinacafé BH ngày càng có thêm nhiều khách hàng vì đã đáp ứng phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sản phẩm mang nhãn hiệu Vinacafé đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế.

Nhóm sản phẩm cà phê rang xay (Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 049/2008/YTĐN-CNTC cho Cà phê hạt rang

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 046/2008/YTĐN-CNTC cho Cà phê xay)

Sản phẩm này có nhiều chủng loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các vùng, miền. Đặc điểm chung của các sản phẩm loại này là 100% cà phê nguyên chất, không pha tạp chất và không sử dụng hương nhân tạo. Hương vị đậm đà, thuần khiết, sử dụng hài hoà hai chủng loại cà phê Arabica và Robusta đã qua tuyển chọn.

Cà phê rang xay lon

Cà phê rang xay hộp giấy

Page 22: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 17

Cà phê rang xay bịch vàng

Cà phê rang xay lon xanh

Nhóm sản phẩm cà phê hoà tan

(Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 047/2008/YTĐN-CNTC : Cà phê hoà tan)

Sản phẩm cà phê hoà tan Vinacafé được sản xuất với quy trình độc đáo có ưu điểm ít chua, phù hợp với gu người tiêu dùng Việt Nam.

Cà phê hoà tan hộp nhựa

Cà phê hoà tan lon

Cà phê hoà tan hộp giấy

Nhóm sản phẩm cà phê sữa:

Sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1 (Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 051/2008/YTĐN-CNTC : Cà phê hoà tan 3 trong 1)

Đây là sản phẩm chủ lực của Công ty trong nhiều năm qua. Loại cà phê này thực sự khẳng định hương vị vượt trội của cà phê Việt Nam. Loại sản phẩm này liên tục dẫn đầu thị phần cà phê sữa hoà tan 3 trong 1.

Cà phê hoà tan sữa bịch vàng

Cà phê hoà tan sữa bịch xanh

Cà phê hoà tan sữa hộp nhựa

Page 23: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 18

Cà phê hoà tan sữa hộp giấy

Cà phê hoà tan sữa hộp giấy cao

Sản phẩm cà phê sâm 4 trong 1

(Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 051/2008/YTĐN-CNTC cho Cà phê Sâm 4 trong 1)

Cà phê Sâm, sản phẩm mới của Vinacafé BH, là loại cà phê 4 trong 1 đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở cà phê sữa 3 trong 1 nổi tiếng trong và ngoài nước, Vinacafé BH đã nghiên cứu thành công việc bổ sung tính chất bổ dưỡng toàn diện của hồng sâm Triều Tiên đồng thời vẫn giữ được hương vị thơm ngon độc đáo của cà phê Việt Nam. Cà phê sâm 4 trong 1 là sự kết hợp hài hòa giữa hương vị thơm ngon của cà phê Việt Nam và tính chất bổ dưỡng toàn diện của hồng sâm Triều Tiên

Cà phê sâm hộp giấy

Nhóm sản phẩm Ngũ cốc dinh dưỡng (Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 050/2008/YTĐN-CNTC cho Ngũ cốc dinh dưỡng)

Ngũ cốc dinh dưỡng hộp

Ngũ cốc dinh dưỡng bịch

Page 24: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 19

Ngũ cốc dinh dưỡng Dế Mèn hộp

Ngũ cốc dinh dưỡng Dế Mèn bịch

5.2. Sản lượng sản phẩm và cơ cấu doanh thu công ty qua các năm

Trong thời gian qua, Vinacafe Biên Hòa đã phát triển liên tục, có thời gian cứ 2 năm doanh số của công ty lại tăng gấp đôi. So với trước đây, từ năm 2006 lao động của công ty tăng lên 8 lần, sản lượng sản phẩm tăng 200 lần, doanh thu tăng 220 lần.

Sản lượng sản xuất và tiêu thụ:

Chỉ tiêu Thực hiện Năm 2008

Thực hiện Năm 2009

Kế hoạch năm 2010

Sản xuất sản xuất Cà phê các loại (tấn) 12.777 14.156 15.650

Bột ngũ cốc dinh dưỡng (tấn) 3.234 3.600 4.500

Sản lượng tiêu thụ (tấn) Cà phê các loại (tấn) 12.439 14.727 15.650

Bột ngũ cốc dinh dưỡng 3.241 3.658 4.500

Nguồn: VINACAFÉ BH

Cơ cấu doanh thu thuần theo từng nhóm sản phẩm:

Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa tập trung vào các sản phẩm như bột ngũ cốc dinh dưỡng, cà phê rang xay, cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê sữa 3 trong 1 và cà phê sâm 4 trong 1. Trong đó, cà phê sữa 3 trong 1 trung bình chiếm khoảng 85% tổng sản lượng và chiếm khoảng trên 77% tổng doanh thu thuần của Vinacafé.

Page 25: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 20

Đơn vị tính: triệu đồng

Doanh thu thuần

Năm 2008 Năm 2009 9 tháng Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Cà phê rang xay 5.396 0,63% 6.303 0,62% 5.485 0,60%

Cà phê hoà tan 20.671 2,40% 14.738 1,44% 9.883 1,08%

Cà phê sữa 666.722 77,25% 801.512 78,53% 717.940 78,44%

Bột ngũ cốc dinh dưỡng 168.524 19,53% 195.474 19,15% 180.839 19,76%

Doanh thu khác (*) 1.726 0,20% 2.667 0,26% 1.127 0,12%

Tổng cộng 863.03

8 100,00% 1.020.694 100,00% 915.274 100,00%

Nguồn: VINACAFÉ BH (*) Các khoản doanh thu khác gồm hàng hóa phế liệu, phế phẩm của Công ty.

9T/2010

Năm 2009

Năm 2008

Page 26: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 21

Cơ cấu doanh thu xuất khẩu trong doanh thu thuần:

Đơn vị tính: triệu đồng

Doanh thu xuất khẩu

Năm 2008 Năm 2009 9 tháng Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Cà phê rang xay

852 1,06%

1.453 1,87% 1.570 2,84%

Cà phê hoà tan 9.994 12,49% 5.663 7,29% 3.539 6,40%

Cà phê sữa 68.770 85,93% 70.047 90,15% 49.584 89,68%

Bột ngũ cốc dinh dưỡng 317 0,40% 425 0,55% 479 0,87%

Doanh thu khác 98 0,12% 115 0,15% 118 0,21%

Tổng cộng 80.030 100,00% 77.704 100,00% 55.290 100,00% Nguồn: VINACAFÉ BH

9T/2010

Năm 2008

Năm 2009

Page 27: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 22

Cơ cấu lợi nhuận gộp từng nhóm sản phẩm:

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 9 tháng Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Cà phê rang xay

524 0,30% 1.431 0,57% 1.513 0,80%

Cà phê hoà tan

5.185 3,01% 4.985 1,98% 3.530 1,86%

Cà phê sữa 118.232 68,66% 191.563 76,19% 142.508 74,96%

Bột ngũ cốc dinh dưỡng 47.927 27,83% 52.843 21,02% 42.173 22,18%

Doanh thu khác

333 0,19% 607 0,24% 399 0,21%

Tổng cộng 172.202 100,00% 251.429 100,00% 190.123 100,00% Nguồn: VINACAFÉ BH

9T/2010

Năm 2009

Năm 2008

Page 28: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 23

5.3. Nguyên liệu

Các nguyên vật liệu được Vinacafé BH sử dụng để sản xuất các loại cà phê hòa tan, cà phê sữa 3 trong 1 và cà phê sâm 4 trong 1, bột ngũ cốc dinh dưỡng gồm có cà phê hạt, đường RE, bột kem, ngũ cốc, nhân sâm...Tình hình nguồn cung một số nguyên vật liệu chính của Vinacafé BH như sau:

− Cà phê hạt: cà phê hạt là nguyên liệu chính để sản xuất các loại cà phê hòa tan, cà phê hạt có nguồn cung tại Việt Nam rất dồi dào với hai loại cà phê chính là Robusta và Arabica. Vinacafé BH thu mua cà phê Robusta từ các nông trường cà phê của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, và cà phê Arabica từ các tỉnh như Đắk Lắk, Lạng Sơn, Sơn La, Lâm Đồng... Như vậy có thể nói nguồn cung nguyên liệu cà phê hạt của Công ty rất ổn định và dồi dào.

− Đường RE: được Vinacafé BH mua chủ yếu từ các Công ty trong nước. Tuy nhiên, Công ty có thể nhập khẩu trong trường hợp giá đường trong nước tăng cao hơn so với giá đường nhập khẩu.

− Bột kem: tính đến thời điểm hiện nay trong nước có nhiều đơn vị sản xuất bột kem song chưa có đơn vị nào sản xuất được bột kem đạt yêu cầu về chất lượng để phục vụ cho việc sản xuất cà phê sữa hòa tan. Do đó, Vinacafé BH vẫn phải nhập sữa bột từ nước ngoài, chủ yếu là từ các nước Châu Âu và các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia... Bột kem nhập khẩu của Vinacafé BH được nhà cung cấp nước ngoài sản xuất theo công thức, tiêu chuẩn đặt hàng của Vinacafé BH nên chất lượng được đảm bảo, phù hợp với yêu cầu sản xuất cà phê sữa mang hương vị đặc trưng của Vinacafé BH.

− Bột ngũ cốc: được Công ty mua từ các nhà cung cấp trong nước, chất lượng được kiểm tra và giám sát chặt chẽ.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất và đóng gói sản phẩm, Vinacafé BH còn sử dụng các nhiên vật liệu khác như điện, nước, nhiên liệu dầu DO, dầu FO, bao PE, thùng carton, túi giấy nhôm, túi OPP... các nhiên vật liệu này chủ yếu được Vinacafé BH mua từ các Công ty trong nước.

Danh sách một số nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty hiện nay:

STT Nguyên liệu Nhà cung cấp Ghi chú

1 Cà phê Rubusta CTCP Xuất Nhập Khẩu Đức Nguyên Xí Nghiệp Tư doanh Thương mại Quang Anh Nội địa

2 Cà phê Arabica Doanh nghiệp tư nhân Cà phê Minh Tiến Nội địa

3 Cà phê hoà tan bán thành phẩm

PT ANEKA COFFEE (Indonesia) ADA RESOURCE SDN.BHD (Malaysia) Nhập khẩu

4 Đường CTCP Đường Biên Hoà Nội địa 5 Bột ngũ cốc Công ty TNHH Thanh Bình Nội địa

6 Bột kem KERRY INGREDIENTS (Malaysia) SPECIALTY INGREDIENT MANAGEMENT PT KIEVIT (Indonesia)

Nhập khẩu

Nguồn: VINACAFÉ BH

Page 29: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 24

Sự ổn định của các nguồn cung cấp:

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) với hơn 90% sản lượng cà phê trong nước được xuất khẩu, VN là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê nói chung và đứng thứ nhất về cà phê Robusta, đây cũng chính là nguyên vật liệu chính để sản xuất của Vinacafé BH, nên nguồn cung trong nước là dồi dào. Nguyên liệu cà phê của Vinacafé BH không những đảm bảo về số lượng mà còn luôn ổn định về chất lượng. Vinacafé BH là một doanh nghiệp tiên phong trong ngành chế biến cà phê tại Việt Nam, với lịch sử hoạt động kinh doanh lâu đời nên công ty có mối quan hệ vững chắc đối với các nhà cung cấp, có sự am hiểu về chất lượng cà phê nguyên liệu. Công ty đặt hàng thu mua cà phê nguyên liệu dựa trên các bộ tiêu chuẩn về chất lượng do công ty xây dựng theo yêu cầu của chất lượng sản phẩm đầu ra. Những tiêu chuẩn chất lượng đối với cà phê nguyên liệu do công ty xây dựng cao hơn và nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn của cà phê nhân xuất khẩu. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định và có chất lượng, Vinacafé BH cũng đầu tư nhiều vào công tác tư vấn cho người trồng cà phê về giống, cách chế biến cà phê hạt có chất lượng cao và đầu tư cho các nông trường vật tư, thiết bị máy móc tưới tiêu để đổi lại cà phê hạt trên cơ sở hai bên cùng có lợi thông qua các hợp đồng kinh tế.

Xác định được vai trò quan trọng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh, Vinacafé BH đã xây dựng một chính sách mua hàng và dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo tính an toàn, linh hoạt và đạt hiệu quả kinh tế cao. Do có một đội ngũ nhân viên bám sát thị trường nên Công ty chủ động thu mua lúc giá thấp, kế hoạch thu mua được xây dựng và thực hiện theo diễn biến của thị trường.

Đường nguyên liệu mà Công ty sử dụng được mua từ hai nguồn đó là trong nước và nhập khẩu. Trong hai năm gần đây, do tình hình thời tiết gặp nhiều khó khăn nên sản lượng đường trong nước bị sụt giảm, giá cả tăng lên. Tuy nhiên, Vinacafé BH đã được phép và có kế hoạch hợp lý trong việc nhập khẩu đường với giá cả cạnh tranh nên vẫn đảm bảo được nguồn cung ổn định với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Việc được phép nhập khẩu đường là một thế mạnh của Vinacafé BH so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Đối với nguyên liệu bột kem thì nguồn cung cấp chủ yếu là từ các thị trường nước ngoài, do đó nguồn cung dồi dào và ổn định, đồng thời giá cả cũng rất cạnh tranh, các thị trường cung cấp chính có thể kể đến là Malaysia, Indonesia, Hà Lan. Đặc biệt, đối với nguyên liệu bột kem dùng sản xuất cà phê sữa, Vinacafé BH đã đặt hàng theo công thức do công ty xây dựng và các nhà cung cấp nước ngoài chỉ cung cấp duy nhất cho Vinacafé BH. Chính vì vậy, chất lượng nguyên liệu luôn được đảm bảo và nguồn cung cấp không có biến động.

Nguồn nguyên liệu bột ngũ cốc cũng ổn định. Do Việt Nam là nước có hoạt động sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nên sản phẩm nông nghiệp dồi dào đặc biệt là bột mì, gạo, đậu nành, ngô… và đây là những nguyên liệu chủ yếu sản xuất bột ngũ cốc dinh dưỡng.

Ảnh hưởng của giá cả nguyên liệu tới doanh thu, lợi nhuận

Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm cà phê nhân, đường, bột kem chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, vì vậy sự biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu nói trên đều

Page 30: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 25

ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Vinacafé BH. Năm 2008 và năm 2009, trong khi giá cà phê nguyên liệu không có sự biến động lớn thì giá đường lại có nhiều biến động. Do trữ lượng đường cung cấp trong nước khan hiếm cục bộ vì ảnh hưởng của thời tiết xấu đã tác động đến tiến độ thu hoạch mía và sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp ngành đường. Vì vậy, trong hai năm vừa qua, giá cả sản phẩm do Vinacafé BH cung cấp ra thị trường có giá tăng xấp xỉ 5% mỗi năm do chi phí nguyên liệu đầu vào gia tăng. Trước tình hình kinh tế khó khăn, việc tăng giá bán sản phẩm của Vinacafé BH vẫn được thị trường đón nhận, bằng chứng là doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, năm sau luôn cao hơn so với năm trước.

Như vậy, biến động chi phí nguyên liệu đầu vào luôn là một nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất như Vinacafé BH. Tuy nhiên, trong những năm qua, với kế hoạch dự trữ hợp lý đã giúp công ty đạt được nhiều thành công trong việc đảm bảo sự tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận. Trong những năm tới, khi nền kinh tế hồi phục thì giá cả nguyên liệu sẽ dần được ổn định hơn, đó sẽ là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai.

5.4. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng

S T T

Yếu tố chi phí

Năm 2008 Năm 2009 9 tháng Năm 2010

Số tiền

Tỷ lệ (%)/doanh thu

thuần Số tiền

Tỷ lệ (%) /doanh

thu thuần Số tiền

Tỷ lệ (%) /doanh

thu thuần 1 Giá vốn hàng

bán 690.836 80,05% 769.265 75,37% 725.152 79,23%

2 Chi phí bán hàng 75.652 8,77% 96.107 9,42% 65.279 7,13%

3 Chi phí quản lý doanh nghiệp

16.906 1,96% 19.615 1,92% 20.516 2,24%

Tổng cộng 783.394 90,77% 884.986 86,70% 810.962 810.947

Nguồn: VINACAFÉ BH

Page 31: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 26

Tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán của Công ty chiếm trung bình từ 75% đến 80% trên doanh thu thuần bán hàng. Năm 2009, nhờ nguồn dự trữ nguyên liệu, chủ yếu là cà phê nhân và đường với giá tốt so với giá biến động trên thị trường nên chi phí sản xuất giảm, làm tỷ trọng chi phí giá vốn trên doanh thu giảm thêm khoảng 5%. Hoạt động sản xuất của Công ty trong nhiều năm qua luôn được duy trì ổn định. Mặc dù, tình hình kinh tế trong và ngoài nước diễn ra rất khó khăn trong năm 2008 và 2009 nhưng chi phí sản xuất của công ty vẫn được duy trì và giảm so với các năm trước.

Chi phí bán hàng của Vinacafé BH chiếm tỷ trọng trung bình 9% so với doanh thu thuần, trong 9 tháng đầu năm 2010, tỷ trọng này lại có xu hướng giảm đáng kể. Sự phát triển mạng lưới bán hàng một cách hiệu quả, với chi phí thấp và mức độ tiếp xúc người tiêu dùng cao, đồng thời với uy tín của sản phẩm bán ra thị trường, Công ty đã tiết kiệm rất nhiều chi phí liên quan đến việc bán hàng và phân phối sản phẩm.

Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần chiếm trung bình khoảng 2%. Chi phí quản lý chủ yếu là chi phí tiền lương cán bộ quản lý chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí quản lý. Trong 2 năm vừa qua, mặt bằng chi phí lương tăng lên nhưng tổng thể khoản mục chi phí quản lý tăng không đáng kể.

Page 32: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 27

Bộ phận tiêu chuẩn nguyên

liệu

Đặt hàng

Kiểm tra

Nhập kho

Bột ngũ cốc dinh dưỡngPhối trộn Máy đóng gói

Bột kem

Đường

Bột ngũ cốc

5.5. Trình độ công nghệ

Quy trình sản xuất Bột ngũ cốc:

Nguồn: VINACAFÉ BH

Page 33: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 28

Quy trình sản xuất cà phê các loại:

Page 34: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 29

Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất cà phê hoà tan của Vinacafé BH là công nghệ “Sấy phun” (spray drying), đồng thời kết hợp với bí quyết “thu hương” trong quá trình sấy phun đã giúp cho chất lượng và hương vị cà phê luôn được đảm bảo.

Trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa đã mạnh dạn cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, cải tạo và liên tục mở rộng nâng công suất thành công nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên từ 80 tấn lên khoảng 120 tấn cà phê hoà tan nguyên chất (nguyên liệu sản xuất cà phê sữa 3 trong 1) trong một năm và nếu hoạt động sản xuất liên tục có thể đạt được công suất tối đa là 200 tấn/năm.

Sau một thời gian đưa sản phẩm cà phê hòa tan vào sản xuất kinh doanh, các sản phẩm này đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Để phát triển sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại, công ty đã nghiên cứu đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất cà phê sữa 3 trong 1. Sản phẩm cà phê 3 trong 1 là sản phẩm đầu tiên được nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam, đã nhanh chóng được thị trường chấp nhận, có mức tiêu thụ cao.

Công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại của châu Âu, sản xuất cà phê hòa tan nguyên chất 800 tấn/năm, trị giá 120 tỷ đồng và sau thời gian nâng cấp, cải tiến thì dây chuyền trên đã đạt được công suất 1.000 tấn/năm. Như vậy, công suất chế biến cà phê cà phê hoà tan nguyên chất của toàn công ty lên đến 1.200 tấn/năm. Việc đầu tư dây chuyền mới và sản phẩm cà phê 3 trong 1 đã tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, Vinacafe BH đang đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất cà phê tại khu công nghiệp Long Thành với công nghệ mới nhất và công suất lớn gấp 3 lần công suất hiện nay để đáp ứng nhu cầu sản phẩm xuất khẩu.

Quang cảnh phân xưởng sản xuất trong nhà máy

Page 35: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 30

Bảo vệ môi trường

Công nghệ sản xuất cà phê của Vinacafé BH không chỉ tạo ra những sản phẩm có chất lượng phục vụ người tiêu dùng mà còn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh sản phẩm và vệ sinh môi trường. Ngày 22-4-2009, Sở TN-MT đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành, gồm các thành viên của Sở Tài nguyên Môi trường, Ban quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai và Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường đến kiểm tra thực tế tại công ty và lấy mẫu để tiến hành xét nghiệm. Kết quả thể hiện trong phiếu thử nghiệm số 348/2DV ngày 13-5-2009 của Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cho thấy, ngoài hàm lượng Clo dư (dùng để khử trùng) ở mức 6,8 mg/L là vượt quá tiêu chuẩn, còn lại 16 chỉ tiêu khác đều đạt và vượt yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp.

Các chỉ tiêu quan trọng cho thấy hệ thống xử lý nước thải của Vinacafé BH đã đạt và vượt khá xa yêu cầu cần thiết. Ví dụ một số chỉ tiêu quan trọng như chỉ tiêu về nhu cầu oxy sinh hóa - BOD5 của Vinacafé BH ở mức rất thấp: 3mg/L (tiêu chuẩn cho phép là 36mg/L), chỉ tiêu về nhu cầu oxy hóa học - COD là 14mg/L (so với tiêu chuẩn cho phép là 61mg/L), chỉ tiêu về khuẩn coliform là <3MPN/100ml (tiêu chuẩn cho phép là 3.000 MPN/100ml)...

Với kết quả xét nghiệm đạt và vượt yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp trong lần kiểm tra mới nhất, Vinacafé BH là một Công ty đi đầu trong việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường.

5.6. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Trước tình hình cạnh tranh gây gắt giữa các nhà cung cấp cà phê hoà tan trên thị trường Việt Nam hiện nay, đồng thời thị hiếu và xu hướng tiêu dùng đối với các sản phẩm từ cà phê cũng dần có sự thay đổi, Vinacafé BH đã đề ra một chiến lược dài hạn cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới của Công ty trong những năm tới.

Yêu cầu đối với việc nghiên cứu và tìm kiếm sản phẩm mới là phải phù hợp với xu hướng tiêu dùng, khả năng tài chính và dựa trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng công nghệ kỹ thuật của Công ty. Chiến lược sản phẩm mới bắt đầu từ việc cải tiến chất lượng, mẫu mã, bao bì của các sản phẩm thế mạnh hiện có của Công ty, kết hợp nghiên cứu những thế mạnh của sản phẩm của các đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, mỗi năm Công ty cung cấp ra thị trường hơn 20 sản phẩm được cải tiến về chất lượng, đáp ứng phù hợp hơn với gu của người tiêu dùng.

Để cụ thể hoá chiến lược phát triển sản phẩm mới trong tương lai, ngày 14/07/2010, Ban Tổng Giám đốc Công ty đã ban hành quyết định thành lập Ban Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm mới. Hiện nay, Ban nghiên cứu và Phát triển sản phẩm mới đang thực hiện phát triển sản phẩm cà phê lon và thương hiệu cà phê mới, đầy cá tính dành cho giới trẻ tại Việt Nam. 5.7. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm

Các sản phẩm của Công ty luôn tuân thủ các yêu cầu về chất lượng cũng như việc kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan. Cà phê hòa tan 3 trong 1; Ngũ cốc dinh dưỡng; Ngũ cốc dinh dưỡng Dế Mèn đã được mang đi thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng) và kết quả là “không phát hiện hàm lượng melamine trong bất cứ sản phẩm nào”.

Page 36: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 31

Đối với mỗi sản phẩm của Công ty được sản xuất ra đều có Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế cấp:

• Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 049/2008/YTĐN-CNTC: Cà phê hạt rang • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 046/2008/YTĐN-CNTC: Cà phê xay • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 047/2008/YTĐN-CNTC: Cà phê hoà tan • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 051/2008/YTĐN-CNTC: Cà phê hoà tan 3 trong 1 • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 050/2008/YTĐN-CNTC: Ngũ cốc dinh dưỡng • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm 051/2008/YTĐN-CNTC: Cà phê Sâm 4 trong 1

Trong bối cảnh hiện nay, để hội nhập vào thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải thỏa mãn các yêu cầu quốc tế và sản phẩm phải có khả năng cạnh tranh cao. Một trong những công cụ giúp các doanh nghiệp đạt được các yêu cầu trên chính là quản lý chất lượng theo hệ thống. Nhận thức được tầm quan trọng này, đồng thời muốn khẳng định lại một lần nữa Chất lượng là mục tiêu phục vụ hàng đầu, Công ty luôn cung cấp những sản phẩm có chất lượng và luôn thỏa mãn khách hàng. Vì vậy, Công ty Vinacafé BH quyết tâm xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa luôn đề cao triết lý “Phòng ngừa thay vì phát hiện” và toàn thể cán bộ công nhân Vinacafé BH đã quyết tâm hợp sức cùng nhau thực hiện những cam kết về chất lượng đã đề ra.

Vinacafé BH cũng đã đầu tư mạnh mẽ cho công tác huấn luyện Chuyên viên Đánh giá chất lượng nội bộ của Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2000. Do vậy, hiện tại Vinacafé BH đã có đội ngũ Chuyên viên Đánh giá chất lượng Nội bộ được đào tạo tốt và bài bản. Điều này đã giúp cho Công ty luôn được quản lý, vận hành, kiểm soát chặt chẽ, và thường xuyên cải tiến một cách hiệu quả. Đây cũng là nét nổi trội và là lợi thế cạnh tranh của Công ty so với các doanh nghiệp khác cùng ngành trong việc đảm bảo chất lượng hệ thống, chất lượng sản phẩm cho thị trường.

Bên cạnh đó, Công ty đang tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, sản phẩm được sản xuất ra trên dây chuyền công nghệ thực hiện đúng quy trình quy phạm, không chỉ bảo đảm về chất lượng mà còn thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và khách hàng châu Âu, châu Mỹ.

5.8. Hoạt động Marketing

Hoạt động nghiên cứu thị trường

Từ năm 2004, Vinacafé BH đã thực hiện mua số liệu nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, khảo sát tại các hộ gia đình ở các thành phố lớn của Việt Nam (consumer panel) do TNS (Taylor Nelson Sofrees – nay thuộc Kantar) cung cấp, nhằm kiểm tra thị phần, xác định xu hướng thị trường, hiểu rõ chân dung khách hàng mục tiêu và hành vi mua sắm, tiêu dùng của họ. Consumer panel cũng cho phép nhận biết khách hàng và thị trường tiềm năng cho sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới.

Page 37: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 32

Từ năm 2009, Vinacafé BH mua thêm số liệu đo lường bán lẻ tại Việt Nam (retail audit) của AC Nielsen – nhằm kiểm tra hoạt động phân phối của các đối thủ cạnh tranh, phát hiện các cơ hội tăng trưởng nhờ vào việc thúc đẩy hoạt động phân phối, thấu hiểu hệ thống phân phối và đo lường mức cầu tại từng khu vực, v v…

Công ty cũng đã sử dụng dịch vụ nghiên cứu định tính và định lượng của công ty nghiên cứu thị trường FTA cho các dự án khám phá nhu cầu và phát triển sản phẩm mới.

Ngoài việc sử dụng thông tin của các công ty ngiên cứu thị trường uy tín nhất tại Việt Nam, công ty thường xuyên thu thập các thông tin có tính hệ thống về đối thủ cạnh tranh, kiểm soát thông tin truyền thông liên quan đến ngành hàng cà phê và dinh dưỡng tại Việt Nam.

Công ty cũng tự thiết kế và tiến hành các đợt nghiên cứu định kỳ để đo lường mức độ thỏa mãn của khách hàng nhằm hoàn thiện sản phẩm và xác định hướng truyền thông thương hiệu hiệu quả, đúng mục tiêu.

Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty đang được một bộ phận chuyên trách thực hiện. Công tác nghiên cứu thị trường trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy quá trình cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm Công ty đang cung cấp. Trong thời gian tới, dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, Công ty dự kiến tung các sản phẩm cà phê lon và cà phê hoà tan mang thương hiệu mới để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ.

Hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối của Vinacafé BH đã phủ kín 63 tỉnh thành Việt Nam thông qua mô hình đại lý và nhà phân phối.

Mô hình đại lý (đang được áp dụng chủ yếu) thể hiện tính hiệu quả cao so với các đối thủ xét về mặt chi phí. Tuy nhiên, về quản lý thị trường, tiếp cận người bán lẻ, mô hình nhà phân phối tỏ ra có ưu điểm hơn. Hiện tại Vinacafé BH đang áp dụng mô hình mới này tại thị trường miền Bắc và sẽ tiếp tục áp dụng tại các khu vực miền Trung, miền Nam.

Việc đầu tư cho phân phối trực tiếp đến các điểm bán lẻ sẽ cần thêm chi phí. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt thị trường, triển khai nhanh chóng các chương trình tiếp thị và tung sản phẩm mới, mô hình nhà phân phối đang được nhân rộng.

Kênh phân phối hiện đại đang được chia thành hai nhóm: đối với các đại siêu thị và siêu thị chuỗi, công ty quản lý trực tiếp. Đối với các siêu thị nhỏ, lẻ do các chi nhánh Hà Nội, TP HCM quản lý, chăm sóc.

Ở thị trường nước ngoài, tùy vào điều kiện cụ thể và mức độ thâm nhập của các sản phẩm, công ty đang áp dụng mô hình nhà phân phối độc quyền có thời hạn hoặc các đại lý phân chia theo lãnh thổ hoạt động. Công ty cũng áp dụng hình thức đại lý biên giới để khuyến khích xuất khẩu mậu biên, hưởng chính sách ưu đãi của các nước bạn tại các cửa khẩu được ưu tiên.

Page 38: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 33

Chính sách bán hàng và giá

Chính sách bán hàng của Vinacafé BH ổn định hơn các đối thủ cạnh tranh. Nó được xây dựng dựa trên thế mạnh của hệ thống phân phối lâu đời, được xây dựng trên cơ sở uy tín kinh doanh và tin tưởng lẫn nhau giữa công ty và các đối tác. Sự ổn định về chính sách bán hàng còn đến từ sự ổn định của nguyên liệu đầu vào: do hầu hết các nguyên liệu công ty sử dụng đều được đăt mua theo tiêu chuẩn do Vinacafé BH đưa ra nên ít bị biến động theo các loại nguyên liệu vốn là sản phẩm thương mại thông thường trên thị trường nguyên liệu.

Công ty có chính sách bán hàng khá mềm dẻo cho từng kênh phân phối, đảm bảo hàng hóa được phân phối sâu rộng nhưng không gây xung đột lớn giữa các kênh. Công ty cũng có chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm thâm nhập thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa thông qua các hình thức thưởng cho các đại lý, nhà phân phối mở rộng thị trường, có thêm khách hàng mới hoặc hỗ trợ vận chuyển, nhân viên giao hàng.

Vinacafé BH luôn thực hiện đúng cam kết: đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao và không cạnh tranh bằng giá rẻ nhưng vẫn duy trì mức giá bán cạnh tranh. Trong những năm 2008 – 2010, do ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào, giá bán các sản phẩm cà phê chế biến trên thị trường liên tục biến động nhưng Vinacafé ít tăng giá và không tăng giá đột biến. Công ty luôn tìm cách tăng năng suất lao động, tăng tỷ lệ thu hồi sản phẩm trong quá trình chế biến, giảm hư hao nguyện liệu, vật tư bao bì và chỉ áp dụng việc tăng giá bán nhằm đảm bảo lợi nhuận của các nhà đầu tư.

Các sản phẩm của Vinacafé BH luôn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như các cam kết về nguồn gốc và chất lượng nguyên liệu, thành phần chế biến, an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là đáp ứng khẩu vị của người tiêu dùng nên có ưu thế là đảm bảo được sức cạnh tranh trên thị trường.

Hoạt động quảng cáo và tiếp thị kinh doanh

Trong những năm qua, Công ty vẫn duy trì việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh và sản thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, hội trợ triển lãm trong và ngoài nước, các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí và các sự kiện lớn có ý nghĩa và được sự quan tâm của công đồng.

Tập trung vào chất lượng sản phẩm, Vinacafé BH có lợi thế cạnh tranh trên thị trường khi sản phẩm dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận và ủng hộ. Tuy nhiên, mặt trái của chính sách chất lượng là để đảm bảo lợi nhuận, chi phí bán hàng bị hạn chế, đặc biệt là ngân sách cho hoạt động quảng bá và kích hoạt thương hiệu. Vì thế, công ty chủ trương quảng bá hình ảnh thương hiệu và thực thi các hoạt động kích hoạt thương hiệu một cách có hệ thống và từng bước, theo chiến lược mưa dầm thấm sâu.

Định hướng chiến lược thương hiệu:

• Xây dựng thương hiệu mẹ “Vinacafé BH” thành biểu tượng của chất lượng để bảo chứng cho các thương hiệu con như Vinacafé, Ngũ cốc Dế mèn và các thương hiệu mới.

• Thương hiệu “Vinacafé” với slogan “Hương vị của thiên nhiên” thể hiện sự khác biệt và độc đáo của sản phẩm. Đó cũng là cam kết không sử dụng bất cứ hương liệu nhân tạo hay các chất phụ gia nào khác mà hoàn toàn dùng kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết để cho ra những sản phẩm mang hương vị đích thực của cà phê thiên nhiên Việt Nam.

Page 39: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 34

Định hướng này ngày càng tỏ ra đúng đắn trong thời đại “công nghiệp”, khi người tiêu dùng ngày một quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của mình, tỏ ra e ngại với các sản phẩm thiếu an toàn. Vinacafé BH sẽ thực hiện sứ mệnh của mình là: dẫn dắt thế giới người tiêu dùng đi từ chỗ yêu thích cà phê Việt Nam đến yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Vấn đề này được kiểm soát bằng việc đo lường các giá trị trong phễu hình ảnh:

• Trong các năm 2007 – 2009, bằng chiến dịch truyền thông xoay quanh ly cà phê đạt kỷ lục Guinness Thế giới về ly cà phê lớn nhất, Vinacafé đã thu hút được sự chú ý của cả người tiêu dùng trong nước và khách hàng nước ngoài. Bước tiếp theo là các chiến dịch tập trung truyền thông về điểm khác biệt tạo lợi thế cạnh tranh: “Thiên Nhiên - Thật - Tuyệt vời”

• Nhằm đạt mục tiêu với ngân ngân sách thấp nhất, thương hiệu Vinacafé sẽ được thiết kế lại, chuẩn hóa nhận diện thương hiệu và tung thêm các sản phẩm mới cao cấp, tiếp tục sử dụng phương pháp hiệu quả trước đây là tiếp cận trực tiếp người dùng bằng uống thử sản phẩm và phát mẫu dùng thử.

• Ngũ cốc dinh dưỡng (sản phẩm ra đời trước đây nhằm tận dụng công suất của các thiết bị đóng gói) đã thành công trên thị trường, sẽ được truyền thông tốt hơn bằng việc đặt tên thương hiệu riêng.

• Đối các thị trường nước ngoài, Vinacafé BH có chiến lược xâm nhập chắc chắn, không ồ ạt. Công ty lựa chọn từng thị trường xuất khẩu trong điểm dựa trên việc phân tích thị trường, đối tác và khả của cộng ty.

Ngân sách đầu tư thương hiệu của Công ty hiện nay chiếm khoảng 2% trên tổng doanh thu của Công ty. Đối với một Công ty chuyển sản xuất hàng thực phẩm mà chủ yếu là thức uống thì ngân sách này còn rất khiêm tốn. Để giữ vững, gia tăng thị phần trước những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Công ty đã từng bước tăng ngân sách dành cho quảng cáo, thực hiện các chiến lược quảng cáo và marketing toàn diện. Đặc biệt, trong tương lai chiến lược này sẽ đi đôi với việc Vinacafé BH tung ra những sản phẩm mới, cao cấp hơn.

Page 40: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 35

Chiến lược xuất khẩu trong giai đọan 2010-2015

• Giữ vững tốc độ tăng doanh số tại các thị trường xuất khẩu lớn hiện tại như Hoa Kỳ, Đài Loan,.. thông qua việc mở rộng thị phần từ đối tượng người tiêu dùng người Hoa và người Việt ở nước ngòai sang đối tượng người tiêu dùng bản địa.

• Tiếp tục đầu tư đẩy mạnh doanh số xuất khẩu vào các thị trường có nhiều tiềm năng nhưng doanh số thực hiện vẫn còn hạn chế như Trung quốc, Canada, Philippines,

• Từng bước thâm nhập vào các thị trường mới có nhiều tiềm năng như Nga, Đông Âu và Trung đông thông qua việc địa phương hóa, đa dạng hóa mạnh mẽ sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu, tập quán tiêu dùng của từng thị trường.

Nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký bảo hộ

Năm 2007, logo công ty (hình hạt cà phê) đã được thiết kế lại mang tính khái quát hơn cho một chiến lược phát triển lâu dài, khi công ty hướng đến việc phát triển đa thương hiệu, với các sản phẩm mới và tham gia vào một số ngành hàng mới (ngoài cà phê).

Logo cũ

Logo mới

“Vinacafé BH” là thương hiệu mẹ bảo chứng cho các thương hiệu đã được đăng ký sở hữu trí tuệ và đưa vào sử dụng như “Vinacafé” (cho các sản phẩm cà phê); “Dế Mèn” (ngũ cốc dinh dưỡng dành cho trẻ em) và sẽ đưa và sử dụng trong tương lai như “Phil”, Bésame…

Công ty đã dành hàng tỷ đồng cho việc đăng ký thương hiệu tại 70 nước trên thế giới (tất cả các quốc gia theo thoả ước Madrid, Cộng đồng Châu Âu, Châu Phi, Châu Á…). Sản phẩm Vinacafé BH hiện được xuất khẩu tới 40 quốc gia trên thế giới, đến những thị trường xa và khó tính như: Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Pakistan, Nhật Bản, Hàn Quốc… bằng một bản sắc đậm đà hương vị Việt Nam đã được quốc tế hoá.

Các thương hiệu sản phẩm đã đăng ký sở hữu đã và sẽ được sử dụng:

Page 41: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 36

5.9. Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký

Các hợp đồng cung cấp sản phẩm tiêu biểu

STT Tên khách hàng Quốc gia

Nội dung

Giá trị hợp đồng Thời gian thực hiện

(USD) (triệu VND) Từ Đến

1 Công ty Metro Cash & Carry VN VN Café, Ngũ

cốc 20.000 01/01/2010 31/12/2010

2 TT Thu Mua Big C Việt Nam VN Café, ngũ

cốc 18.000 01/01/2010 31/12/2010

3 CTCP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn VN Café, ngủ

cốc 47.000 01/01/2010 31/12/2010

4 Hô Kinh doanh Thanh Trúc VN Café, ngũ

cốc 53.000 01/01/2010 31/12/2010

5 Công ty TNHH MTV Nam Ngọc Hà VN Café, ngũ

cốc 51.000 01/01/2010 31/12/2010

6 DNTN Hương Nguyễn VN Café, ngũ

cốc 43.000 01/01/2010 31/12/2010

7 DNTN Trần Triều Hưng VN Café, ngũ

cốc 48.000 20/05/2010 31/12/2010

8 DNTN Hải Nga VN Café, ngũ cốc

54.000 01/01/2010 31/12/2010

9 HTX Mua Bán Sóc Trăng VN Café, ngũ

cốc 24.000 01/01/2010 31/12/2010

10 Công ty TNHH Trí Mai VN Café, ngũ

cốc 11.000 01/01/2010 31/12/2010

11 DNTN Nga Hiền VN Café, ngũ cốc

22.000 01/01/2010 31/12/2010

12 Công ty TNHH TM Hạnh Tuấn VN Café, ngũ

cốc 14.000 01/01/2010 31/12/2010

13 Công ty TNHH TM SX XNK Anh Nhật VN Café, ngũ

cốc 11.000 01/01/2010 31/12/2010

14 Group Asia Dragon Rise Internation Taiwan Café hòa

tan

500.000 10/05/2010 31/12/2013

15 I&T Enterprise USA Café hòa tan

3.310.000 01/06/2009 01/06/2011

16 Hekou Fenhua Boring Trade Co China Café hòa

tan

494.000 10/05/2010 31/12/2013

Nguồn: VINACAFÉ BH

Các hợp đồng mua nguyên vật liệu

STT Tên khách hàng Quốc gia Nội dung Giá trị hợp đồng Thời gian thực hiện

(USD) (triệu VND) Từ Đến

1 Công ty CP Bao bì nhựa Sài Gòn VN Mua bao bì

(màng ghép) 7.271 01/01/2010 31/12/2010

2 Công ty Tân Á VN Mua bao bì (thùng carton) 22.000 01/01/2010 31/12/2010

3 Công ty CP Đường Biên Hòa VN Mua nguyên

liệu (đường) 161.600 31/12/2009 31/12/2010

4 PT ANEKA COFFEE Indonesia Mua nguyên

liệu 2.885.661 01/01/2010 31/12/2010

5 ADA RESOURCES SDN.BHD

Malaysia Mua nguyên liệu 232.050 07/07/2010 31/12/2010

6 PT KIEVIT Indonesia Mua bột kem 5.265.000 14/01/2010 31/09/2010 Nguồn: VINACAFÉ BH

Page 42: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 37

6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

6.1. Một số chỉ tiêu hoạt động trong các năm 2008, năm 2009 và 9 tháng năm 2010

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008

Năm 2009

% tăng giảm năm 2009

so với năm 2008

Q3/2010

Vốn điều lệ thực gốp cuối kỳ 141.757 141.757 0% 177.195

Tổng giá trị tài sản 390.709 491.953 26% 613.502

Vốn chủ sở hữu 326.890 441.859 35% 536.659

Doanh thu thuần 863.038 1.020.694 18% 915.274

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 99.527 136.642 37% 117.003

Lợi nhuận khác 14.199 10.391 -27% 10.830

Lợi nhuận trước thuế 113.725 147.033 29% 127.832

Lợi nhuận sau thuế 105.193 136.005 29% 118.245

Tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá: Trong đó: Bằng tiền mặt Bằng cổ phiếu

35%35%

38,5%13,5%

25%

6%6%

Nguồn: VINACAFÉ BH

Với quy mô và năng lực sản xuất cà phê hoà tan nguyên chất (nguyên liệu sản xuất cà phê sữa 3 trong 1) khoảng 1.200 tấn/năm hiện tại, Vinacafé B.H vẫn duy trì và phát triển được thị phần các sản phẩm của mình trên thị trường. Đặc biệt là sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1 hiện nay chiếm thị phần lớn nhất so với các đối thủ cạnh tranh. Tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm qua đã thúc đẩy Vinacafé BH khởi động lại dự án xây dựng nhà máy sản xuất cà phê hoà tan nguyên chất có công suất 3.200 tấn/năm bị đình hoãn trong thời kỳ suy thoái kinh tế dựa theo nghị quyết ĐHCĐ 20/04/2009, thời gian khởi công trong tháng 12 năm 2010 dự kiến hoàn thành trong quý 4 năm 2012. Qua đó, mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo cho chiến lược phát triển bền vững của Công ty trong tương lai.

Các sản phẩm kinh doanh chính của Công ty trong năm qua hầu hết là những sản phẩm truyền thống, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường như cà phê hoà tan 3 trong 1, và ngũ cốc dinh dưỡng. Đây là những sản phẩm dẫn đầu thị phần trong nhóm mặt hàng này trên thị trường hiện nay.

Năm 2009, cà phê sữa 3 trong 1 đã đóng góp 75% trong tổng doanh thu và tăng trưởng 20% so với năm 2008. Các sản phẩm thuộc nhóm ngũ cốc dinh dưỡng của Vinacafé B.H sau khi được tung ra đã được thị trường chấp nhận và thị phần liên tục tăng lên. Năm 2009 sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng của Vinacafe B.H đã đóng góp 18% trong tổng doanh thu và tăng trưởng 16% so với năm 2008.

Page 43: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 38

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 đạt kết quả tăng trưởng khả quan khi lãi gộp và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lần lượt tăng 46,01% và 37,29% so năm 2008. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty trong năm trăng trưởng tốt góp phần làm cho lợi nhuận trước thuế và sau thuế tăng hơn 29% so với năm trước.

Chín tháng đầu năm 2010, Công ty tiếp tục đạt được kết quả kinh doanh tương đối khả quan. Doanh thu thuần đạt 75% kế hoạch và vượt 29% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó cả lợi nhuận trước thuế và sau thuế đạt 87% kế hoạch, vượt 40% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, quý 4 hàng năm thường là mùa cao điểm trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, vì vậy khả năng doanh thu và lợi nhuận năm 2010 vượt mức kế hoạch đặt ra là tương đối cao.

Tỷ lệ cổ tức từ năm 2006 đến nay luôn đạt trên 32%/năm. Cụ thể, tỷ lệ chia cổ tức năm 2006 là 32,5% (trong đó cổ tức bằng cổ phiếu là 20%), năm 2007 là 38% (trong đó cổ tức bằng cổ phiếu là 25%). Riêng trong năm 2008, cổ tức được chia là 63%, trong đó, cổ tức năm 2008 được chia bằng tiền mặt là 35%, thêm vào đó là tỷ lệ chia cổ tức từ lợi nhuận chưa phân phối từ năm 2005 đến 2007 là 28%. Năm 2009, tỷ lệ cổ tức được chia là 38,5% (trong đó cổ tức bằng cổ phiếu là 25%). Năm 2010, việc chia cổ tức sẽ dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh thực tế trong năm và được đại hội đồng cổ đông thông qua. Tại thời điểm 30/07/2010 Công ty đã chốt danh sách tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2010 cho cổ đông với tỷ lệ là 6% trên mệnh giá cổ phiếu.

6.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong các năm 2008, năm

2009 và 9 tháng năm 2010

Môi trường hoạt động kinh doanh

Môi trường hoạt động kinh doanh trong năm qua có nhiều biến động, đặc biệt là năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, giá cả các mặt hàng như xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, việc vay vốn tín dụng bị hạn chế đã làm sức tiêu thụ hàng hoá nói chung và các mặt hàng thức uống nói riêng bị giảm sút. Thị trường ngoại hối trong năm qua cũng có sự biến động khó lường, nguồn ngoại tệ USD khang hiếm đã đẩy tỷ giá tăng cao, có lúc lên hơn 19.800 đồng/USD.

Tuy nhiên, nền kinh tế kinh tế có dấu hiệu phục hồi kể từ cuối quý 2 năm 2009 nhờ những tác động tích cực từ các gói kích cầu, hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình, như hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động, bảo lãnh tín dụng, giãn thời gian nộp thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước. Tình hình lạm phát được kiểm soát, tăng cường các biện pháp quản lý giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu đã tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, vì vậy đã cải thiện được sức tiêu thụ hàng hoá trong nền kinh tế.

Page 44: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 39

Thị trường tiêu thụ

Trong hai năm vừa qua, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Với định hướng tập trung phát triển thị trường trong nước đã giúp Công ty đạt được kết quả khá tốt trong năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010. Doanh thu nội địa của Công ty năm 2009 chiếm trên 92% trên tổng doanh thu. Kết quả đó chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ trong nước đối với các sản phẩm của Vinacafé B.H, đặc biệt là cà phê hoà tan 3 trong 1 vẫn được duy trì tốt trong năm qua.

Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu cà phê, bột kem đầu vào nhìn chung giá có tăng, tuy nhiên không có biến động lớn, đồng thời nguồn nguyên liệu tương đối ổn định. Trong khi đó, mặc dù giá đường trong nước có sự biến động mạnh nhưng với kế hoạch dự trữ hợp lý Công ty đã phần nào giảm thiểu được rủi ro, kiểm soát được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Năng lực sản xuất

Hiện nay, Công ty vẫn hoạt động sản xuất với 2 nhà máy có tổng công suất khoảng 1.200 tấn cà phê hoà tan nguyên chất trong một năm. Với ưu thế về thị trường cũng như ưu điểm về chất lượng sản phẩm, Vinacafé B.H đang thực hiện việc đầu tư nhà máy mới nâng cao năng lực sản xuất lên khoảng 4.400 tấn cà phê hoà tan nguyên chất trong một năm, nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của Công ty trong tương lai.

Tình hình cạnh tranh

Thị trường nội địa vẫn là thị trường trọng điểm của Vinacafé. Tuy nhiên, ở thị trường này cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn với các đối thủ mới và sản phẩm mới. Đáng chú ý nhất là Nescafé với cà phê hòa tan 2 trong 1 và G7 (Trung nguyên). Gần đây có cà phê lon Birdy của Ajinomoto Việt Nam, cà phê chai VIP của Tân Hiệp Phát, cà phê lon Nescafé, cà phê dành cho phái nữ Passiona (Trung Nguyên). Starbuck cũng đã mở cửa hàng cà phê đầu tiên của mình (chưa phải là quán) tại TP. HCM. Ngũ cốc dinh dưỡng có nhiều công ty nhỏ tham gia thị trường và có khá nhiều sản phẩm thay thế từ sữa và ngũ cốc.

Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các nhà sản xuất và phân phối cà phê lớn mà còn diễn ra đối với một số cơ sở sản xuất tư nhân như cơ sở sản xuất Trần Quang, Tiến Thành, Thu Hà…Tuy nhiên, với định hướng phát triển dựa vào những sản phẩm truyền thống có thương hiệu lâu đời như cà phê sữa 3 trong 1 đã giúp Vinacafé B.H giữ vững được thị phần, tăng doanh thu tiêu thụ. Bên cạnh đó, uy tín và chất lượng sản phẩm vượt trội là một ưu thế cạnh tranh rất tốt của Công ty trong năm qua.

Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất cà phê diễn ra càng gay gắt, hoạt động tiếp thị quảng cáo càng rầm rộ thì tổng cầu của thị trường cà phê ngày càng lớn hơn. Khi đó, người được hưởng lợi nhiều nhất là các thương hiệu lớn, biết cách phát huy thế mạnh của mình. Đây cũng chính là cơ hội của Vinacafé.

Page 45: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 40

7. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

7.1. Triển vọng phát triển của ngành

Xét về cung: Việt Nam là nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới với hơn 95% sản lượng là các loại hạt cà phê giá rẻ và chỉ có khoảng 2-3% sản lượng là các loại cà phê Arabica. Tuy nhiên, theo BMI, tổng sản lượng cà phê niên vụ 2008 đã giảm đáng kể, đạt khoảng 18,33 triệu bao loại 60 kg giảm 13,9% so với năm 2007 do mưa lớn và sương giá. Tổng sản lượng năm 2009 tăng trưởng 7,3% đạt ở mức 19,67 triệu tấn bất chấp điều kiện khí hậu không thuận lợi tại các tỉnh trồng cà phê lớn như Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắc Nông. BMI dự báo năm 2010 sản lượng cà phê của Việt Nam vẫn tiếp tục giảm xuống còn 17,37 triệu bao (trước đó là 18,20 triệu bao) do ảnh hưởng của thời tiết là chủ yếu. Mặc dù có những bất lợi trong ngắn hạn nhưng xét về trung hạn, triển vọng sản xuất cà phê tại Việt Nam vẫn còn rất tiềm năng. BMI dự báo sản lượng sẽ tăng 14,5% so với năm 2009 và có thể đạt 22,61 triệu bao trong năm 2014.

Xét về cầu: Năm 2009, theo số liệu cập nhật từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tiêu thụ cà phê Việt Nam đã tăng 18,2%/năm tương đương 1,06 triệu bao, cao hơn so với dự báo trước đó của BMI là 921.300 bao. Mặc dù con số trên khá ấn tượng nhưng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cà phê năm 2008 và 2009 đã chậm lại do nền kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát cao.

Theo BMI, thu nhập tăng cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và sự phát triển của các cửa hàng cà phê kiểu phương Tây ở các khu vực thành phố trung tâm sẽ tác động tích cực tới sức tiêu thụ cà phê tại Việt Nam. Đến năm 2014, BMI dự báo tốc độ tiêu thụ sẽ tăng 46,2% tương đương 1,56 triệu bao.

Mặc dù sức tiêu thụ có tăng trong những năm gần đây, nhưng năm 2009 sức tiêu thụ nội địa chỉ đạt hơn 5% sản lượng cà phê của cả nước. Tiêu thụ trong nước chính là động lực hỗ trợ thực sự cho người nông dân và giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Vì thế, các biện pháp thiết thực từ phía chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành sẽ rất cần thiết để thúc đẩy thói quen uống cà phê của người dân. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu sẽ thúc đẩy sức tiêu thụ trong nước lên 10-15% sản lượng cà phê quốc gia.

Bảng 1: Sản lượng và tiêu thụ cà phê tại Việt Nam

2009* 2010** 2011** 2012** 2013** 2014**

Sản lượng1

(đơn vị: nghìn bao loại 60kg)

19.670 17.366 18.251 19.673 21.093 22.611

Tiêu thụ2

(đơn vị: nghìn bao loại 60kg)

1.064 1.101 1.189 1.292 1.420 1.556

Ghi chú: *: ước tính; **: dự báo; Nguồn: 1USDA, Vicofa, BMI, 2USDA, BMI.

Page 46: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 41

Tiêu thụ trong nước thấp nhưng có xu hướng tăng: Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, nước ta mỗi năm sản xuất trên 1 triệu tấn cà phê nhân, là quốc gia có sản lượng cà phê lớn đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Braxin. Thế nhưng tiêu thụ cà phê trong nước còn quá thấp. Cụ thể, mỗi năm, cả nước chỉ tiêu dùng 938.000 bao (bao 60 kg) tương đương trên 56.000 tấn, chiếm chưa đến 6% trong tổng sản lượng cà phê hàng năm. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội cà phê thế giới, sản lượng tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam chiếm khoảng 5%, còn rất thấp so với mức tiêu thụ 25,16% của các quốc gia sản xuất cà phê trên thế giới. Chính vì thế, các nhà sản xuất cà phê hòa tan trong nước đã không ngừng đầu tư cũng như quảng bá sản phẩm của mình để chiếm lĩnh thị trường.

Quý II năm 2009, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã tiến hành nghiên cứu tiêu thụ cà phê trong nước tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra từ 540 gia đình, 60 người uống cà phê tại quán và 40 quán cà phê tại Hà Nội và Tp.HCM cho thấy tiêu thụ cà phê tại cả hai thành phố đều tăng về số lượng và giá trị. Một trong những nguyên nhân chính đó là sự nổi lên của rất nhiều quán cà phê kiểu phương Tây và thói quen thưởng thích ngày càng tăng của người dân đối với các loại cà phê chất lượng cao.

Khảo sát này cho thấy khách hàng ở độ tuổi thanh niên và vị thành niên có mức tăng tiêu thụ cà phê nhanh nhất, cả về cà phê bột và cà phê hòa tan. Nhóm thanh niên và trung niên có mức độ tiêu dùng cà phê cao nhất. Nhóm tuổi già tăng mức tiêu thụ rất ít và chỉ tăng lượng tiêu thụ cà phê bột.

Xét về ngành nghề, những người làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật viên tiêu thụ cà phê nhiều nhất. Mức tiêu thụ cũng tăng mạnh ở lao động giản đơn.

Miền Nam có lượng tiêu thụ cao gấp 4 - 5 lần so với miền Bắc và miền Trung. Khảo sát ở hai thành phố lớn cho thấy, năm 2008, bình quân một gia đình ở Tp.HCM tiêu dùng 6,1 kg cà phê/năm, cao gấp 3 lần so với ở Hà Nội. Tại Tp.HCM, cà phê được uống tại quán nhiều hơn. Ngược lại, Hà Nội uống tại nhà nhiều hơn và có một nhóm đáng kể uống ở văn phòng.

Bảng 2: Sản lượng và tiêu thụ cà phê tại Việt Nam

2005 2006 2007 2008 2009* 2010**

Sản lượng

(đơn vị: nghìn bao loại 60kg)

14.500 13.666 19.500 18.333 19.670 17.366

Tiêu thụ

(đơn vị: nghìn bao loại 60kg)

618 687 858 900 1.064 1.101

Ghi chú: *: ước tính; **: dự báo; Nguồn: USDA, Vicofa, BMI,.

Page 47: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 42

38,00%

40,00%

22,00%

Thi phần cà phê hoà tan tại Việt Nam

Nescafe

Vinacafe

G7 và các thương hiệu khác

7.2. Vị thế của Công ty trong ngành

Vinacafé BH được thừa hưởng thành quả lớn nhất của Nhà máy cà phê Biên Hòa trước đây là thương hiệu Vinacafé. Ra đời từ những năm 1980 và chính thức được công nhận sở hữu trí tuệ vào 1993, thương hiệu Vinacafé ngày nay đã trở thành một thương hiệu lớn của Việt Nam, được lựa chọn vào chương trình Thương hiệu Quốc gia từ năm 2008. Vinacafé được dày công xây dựng từ nền móng vững chắc: chất lượng sản phẩm và cam kết” “Hương vị của thiên nhiên”

Trong lịch sử của ngành cà phê chế biến Việt Nam, Vinacafé BH là địa chỉ đầu tiên, nơi đặt nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên của cả khu vực Đông Dương. Đến nay, ngay cả khi Nestlé đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam, Trung Nguyên mua nhà máy cà phê hòa tan của Vinamilk, Vinacafé BH vẫn là công ty có năng lực chế biến cà phê hòa tan lớn nhất tại Việt Nam. Vị trí này sẽ được khẳng định một cách rõ nét hơn khi nhà máy 3200 tấn cà phê hòa tan nguyên chất trong một năm tại Long Thành, Đồng Nai đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, thế mạnh của Vinacafé BH không chỉ nằm ở năng lực chế biến mà còn ở kinh nghiệm lâu năm về chế biến cà phê hòa tan, với công nghệ mới nhất và đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề. Vinacafé BH còn sở hữu bí quyết phát triển hương vị tự nhiên của hạt cà phê, không cần phải sử dụng hương nhân tạo và phụ gia để khỏa lấp khiếm khuyết về kỹ thuật. Bí quyết này đã tạo cho Vinacafé BH một thế đứng vững chắc, một đầu tàu của cà phê chế biến Việt Nam.

Vinacafé BH đã chọn chiến lược phát triển bền vững. Bên cạnh ưu thế của người tiên phong trên thị trường cà phê và có thương hiệu lâu đời, công ty đã chọn thời điểm thích hợp để làm thương hiệu. Trong những năm 2003-2004, khi G7 và Nescafe đang cạnh tranh quyết liệt trên mặt trận truyền thông cho dòng sản phẩm cà phê “3 trong 1” thì Vinacafé BH tung ra dòng sản phẩm cà phê sâm “4 trong 1” vào đầu năm 2004. Vẫn là cà phê “3 trong 1”, giữ nguyên hương vị thuần khiết của cà phê Việt Nam, nhưng được bổ sung tinh chất hồng sâm, sản phẩm này nhanh chóng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Hiện nay, dù thị trường cà phê đang cạnh tranh gay gắt bởi Nescafe, Mac coffee, Trung Nguyên, Tiến Thành, Mê Trang và hơn 20 công ty khác, Vinacafé BH vẫn tăng trưởng đều với tốc độ từ 20 – 30%/ năm. Tính đến cuối năm 2009 thị phần cà phê hoà tan tại Việt Nam được xác định cụ thể như sau:

(Nguồn Báo Nhịp Cầu Đầu tư đăng ngày 31/05/2010)

Page 48: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 43

7.3. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới

Sau khi Việt nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì các doanh nghiệp trong nước đã có nhiều cơ hội hơn để đưa hàng hóa của mình ra các nước trên thế giới, trong đó có Vinacafé Biên Hòa. Bên cạnh đó, ngoài cơ hội được tiếp cận với thị trường quốc tế các doanh nghiệp trong nước cần phải phát triển và bắt nhịp với tình hình tăng trưởng kinh tế cao trên toàn Thế giới để tăng khả năng cạnh tranh ngày càng cao với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đòi hỏi Vinacafé Biên Hòa phải luôn luôn không ngừng phát triển và nâng cao vị thế thương hiệu với những sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao của thị trường trong nước và quốc tế.

Nhận biết được điều này với tầm nhìn chiến lược lâu dài, Vinacafé Biên Hòa đang tiến hành xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cà phê tại Long Thành, Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường hiện nay, tăng cường cung cấp thêm ra bên ngoài các sản phẩm có chất lượng cao của Công ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.

Để sản phẩm đầu ra được hoàn hảo hơn, Công ty kiểm soát chất lượng ngay từ nguyên liệu đầu vào đến quy trình chế biến. Kế hoạch kiểm soát sản xuất và kiểm soát chất lượng đầu ra của sản phẩm được hướng dẫn cụ thể cho từng nhân viên nhằm đảm bảo sự nhất quán trong quá trình sử dụng cũng như giúp kiểm soát các quy trình hợp lý và khoa học hơn. Các công đoạn trong quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời khi phát sinh sản phẩm không phù hợp nhằm cung cấp cho khách hàng sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất.

Ngoài các yếu tố kề chất lượng sản phẩm, thị phần và thương hiệu của Công ty thì một nhân tố khác cũng không kém phần quang trọng trong sự phát phiển của Doanh nghiệp là yết tố con người. Với kinh nghiệm hàng chục năm trong ngành, Vinacafé Biên Hòa luôn xem nguồn nhân lực là tài sản vô giá, là yếu tố then chốt đã mang lại thành công vượt bậc cho Công ty trong những năm gần đây. Trong giai đoạn sắp tới nhằm đáp ứng được nhu cầu hội nhập, cũng như đáp ứng được với tình hình nhu cầu thị trường, Công ty sẽ có những chính sách hỗ trợ nhân viên nâng cao trình độ thông qua các khóa đào tạo, bảo đảm cung cấp các điều kiện cần thiết và khen thưởng xứng đáng để nhân viên viên phát huy tối đa năng lực của mình để đóng góp cho sự phát triển của Công ty trong tương lai cũng như hiện tại.

8. Chính sách đối với người lao động của Công ty

8.1. Số lượng người lao động trong Công ty

STT Chỉ tiêu Số

CB.CNV 31/12/08

Số CB.CNV 31/12/09

Số CB.CNV 30/09/10

Tỷ lệ (%) 30/09/10

Tổng số lao động (người) (1+2) 676 742 812 100%

1 Ký hợp đồng trực tiếp 439 485 545 67%

HĐLĐ không thời hạn 261 259 413 51%

Page 49: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 44

STT Chỉ tiêu Số

CB.CNV 31/12/08

Số CB.CNV 31/12/09

Số CB.CNV 30/09/10

Tỷ lệ (%) 30/09/10

HĐLĐ từ 1 đến 3 năm 146 174 69 8%

HĐLĐ dưới 1 năm 32 52 63 8%

Trong đó:

Đại học, cao đẳng 120 144 148 18%

Công nhân kỹ thuật, trung cấp nghề 140 176 190 23%

Trình độ khác 179 165 207 25%

2

Lao động ký hợp đồng gián tiếp (nhân viên bán hàng tại đại lý, nhà phân phối làm việc theo thời vụ)

237 257 267 33%

Thu nhập bình quân (triệu VND/người/tháng) 5,7 6,6 6,8

Nguồn: VINACAFÉ BH 8.2. Chính sách đối với người lao động

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc của khối văn phòng:

• Buổi sáng: từ 8 giờ đến 11giờ 30. • Buổi chiều: từ 12 giờ 30 đến 17 giờ. • Ngày nghỉ hàng tuần: chiều thứ bảy và chủ nhật.

Thời gian làm việc của khối sản xuất:

• Buổi sáng: từ 7 giờ đến 11giờ. • Buổi chiều: từ 12 giờ đến 4 giờ. • Nếu phải làm tăng ca hay làm việc vào ngày nghỉ sẽ được chấm công và thù lao theo quy

định của Luật lao động hiện hành.

Nghỉ phép, nghỉ lễ, tết:

• Người lao động được nghỉ phép 12 ngày/năm. Cứ làm việc được năm năm sẽ được thêm 1 ngày phép.

• Người lao động được nghỉ 09 ngày lễ, tết theo quy định của Luật Lao động.

Về chính sách tuyển dụng và đào tạo:

Tuyển dụng:

• Công ty chú trọng tuyển dụng những nhân viên phù hợp với yêu cầu của công việc. Công ty khuyến khích việc tuyển dụng nội bộ nhằm tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội phát triển và thăng tiến.

• Bên cạnh đó, Công ty vẫn thực hiện công tác tuyển dụng nhân lực từ bên ngoài. Nhân viên được Công ty tuyển dụng trực tiếp hoặc thông qua các Công ty Tư vấn, Môi giới nhân lực, thi tuyển hoặc sự giới thiệu của nhân viên Công ty.

Page 50: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 45

Đào tạo:

• Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, kỹ năng về nghiệp vụ chuyên môn, khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ công tác và đạo đức nghề nghiệp.

• Đối với nhân viên mới, Công ty có chương trình đào tạo nội bộ về nội quy lao động, an toàn lao động, quy định, chính sách của Công ty, giới thiệu về các hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức của Công ty, đào tạo kiến thức ISO và đào tạo chuyên môn để nhân viên mới mau chóng hòa nhập vào công việc. Nhân viên nghiệp vụ đều được đào tạo chuyên môn và kỹ năng chung theo yêu cầu của từng phòng ban và từng giai đoạn phát triển của Công ty.

• CBCNV công ty luôn được tham gia các khóa đào tạo về kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Về chính sách lương, thưởng và phúc lợi: Chính sách về phúc lợi

• Lương và thưởng sẽ được căn cứ vào kỹ năng và năng lực của bạn. • Thưởng vào các ngày lễ trong năm. • Công nhân viên làm việc tại nhà máy được bố trí một bữa ăn chính tại căn tin công ty cho

mỗi ngày làm việc. • Nghỉ mát thường niên. • Các chuyến du lịch ở nước ngoài dành cho những công nhân viên có thành tích xuất sắc. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

• Ngoài những quy định theo luật lao động công ty còn có những chính sách hỗ trợ khác để chăm lo đến đời sống của người lao động như:

• Quần áo bảo hộ lao động cho người lao động khi người lao động làm việc tại công ty. • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm với những bệnh viện có uy tín nhất, và đưa ra những

tiêu chí tốt nhất để kiểm tra sức khỏe tổng quát cho nhân viên. Bảo hiểm tai nạn 24/24

• Tham gia bảo hiểm tai nạn 24/24 giờ cho toàn thể cán bộ công nhân viên ngay từ ngày đầu khi tham gia công tác tại công ty.

9. Chính sách cổ tức

Công ty tiến hành trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ

nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; ngay khi trả hết số cổ tức

đã định, Công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến

hạn phải trả.

HĐQT Công ty xây dựng phương án phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ phù hợp với

điều lệ của Công ty để trình Đại hội đồng cổ đông thông qua. HĐQT luôn cân nhắc xem xét

các kế hoạch kinh doanh trong các năm tới để tối đa hoá lợi nhuận cho các cổ đông, đảm bảo

công ty phát triển nhanh và bền vững.

Page 51: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 46

Chính sách chi trả cổ tức tuân thủ sự phù hợp với định hướng phát triển của Công ty và đảm

bảo lợi ích của các cổ đông. Việc trả cổ tức được thực hiện bằng tiền mặt hoặc kết hợp giữ

thanh toán bằng tiền mặt và phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức.

Trên cơ sở kết quả kinh doanh đạt được cho đến hết tháng 06 năm 2010, ngày 30/07/2010

Công ty đã chốt danh sách tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2010 cho cổ đông với tỷ lệ là 6% trên

mệnh giá cổ phiếu.

10. Tình hình hoạt động tài chính

10.1. Các chỉ tiêu cơ bản

a. Trích khấu hao tài sản cố định

Công ty áp dụng trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, xác định trên

cơ sở thời gian hữu dụng ước tính của tài sản và phù hợp với hướng dẫn theo Quyết định số

203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý,

sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Số năm khấu hao cho từng nhóm tài sản như sau:

• Nhà cửa, vật kiến trúc : 10 – 25 năm

• Máy móc, thiết bị : 04 – 12 năm

• Phương tiện vận tải : 06 – 10 năm

• Thiết bị văn phòng : 03 - 09 năm

Công ty có chủ trương lựa chọn khung khấu hao nhanh nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn

đầu tư và giảm được hao mòn vô hình của tài sản. Tuy nhiên, những tài sản cố định của

Công ty do được bảo quản và sử dụng hợp lý nên có thời gian sử dụng thực tế rất lâu.

b. Thanh toán các khoản nợ đến hạn

Căn cứ vào các báo cáo kiểm toán năm, 2008 và 2009, Công ty luôn thanh toán đúng hạn và

đầy đủ các khoản nợ. Đến thời điểm hiện nay Công ty không có nợ quá hạn, không có các

khoản vay với thành viên chủ chốt (HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng), cổ đông lớn

và người có liên quan.

c. Các khoản phải nộp theo luật định

Công ty thực hiện nghiêm túc việc nộp các khoản thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh

nghiệp theo quy định của Nhà nước. Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp của Công ty từ

năm 2009 trở đi là 25%. Các khoản thuế sẽ thay đổi tuỳ theo các quy định về thuế của Chính

phủ trong những năm tới.

Page 52: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 47

d. Trích lập các quỹ

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, việc trích lập, sử dụng các quỹ hàng năm sẽ do Đại

hội đồng cổ đông quyết định. Công ty thực hiện trích lập các quỹ theo Điều lệ tổ chức và hoạt

động của Công ty và quy định của pháp luật hiện hành.

Chủ trương của Công ty từ trước đến nay là trích từ lợi nhuận sau thuế cho quỹ khen thưởng

phúc lợi là 10%, cho quỹ dự phòng và quỹ đầu tư phát triển là 10%. Riêng trong năm 2008,

Công ty vẫn thực hiện trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi với tỷ lệ 10% nhưng không trích lập

quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính do HĐQT xem xét thấy nhu cầu đầu tư phát

triển mở rộng trong năm 2009 chưa nhiều và nguồn từ các quỹ này vẫn đáp ứng được.

Số dư các quỹ đến cuối 2008, 2009, 9T/2010

Đơn vị tính:Triệu đồng

Khoản mục 31/12/2008 31/12/2009 30/09/2010

Quỹ đầu tư phát triển 83.491 99.263 124.994 Quỹ dự phòng tài chính 15.936 15.936 22.736 Quỹ khen thưởng phúc lợi 15.158 5.493 9.353

Tổng cộng 114.585 120.692 157.084 Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC 9T/2010

e. Tình hình công nợ hiện nay

Các khoản phải thu ngắn hạn:

Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 30/09/2010

Phải thu của khách hàng 83.192 91.918 109.857

Trả trước cho người bán 4.758 1.843 21.628

Các khoản phải thu khác 1.565 368 1.177

Dự phòng các khoản phải thu

(170) - -

Tổng cộng 89.344 94.129

132.662 Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC 9T/2010

Các khoản nợ phải trả: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 30/09/2010

Nợ ngắn hạn 37.793 28.801 45.855

Vay và nợ ngắn hạn 3.565 - -

Phải trả cho người bán 9.841 8.516 19.208

Page 53: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 48

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 30/09/2010

Người mua trả tiền trước 70 30 1.100

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 18.443 13.066 16.133

Phải trả người lao động 5.060 6.198 7.528

Chi phí phải trả - - 330

Các khoản phải trả phải nộp khác 814 992 1.556

Nợ dài hạn 10.868 21.293 30.988

Vay và nợ dài hạn 1.783 - -

Phải trả dài hạn khác 8.178 14.678 20.513

Dự phòng trợ cấp mất việc làm 908 1.122 1.122

Quỹ khen thưởng và phúc lợi - 5.493 9.353

Nợ phải trả 48.661 50.094 76.844

Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC 9T/2010

10.2. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 9 tháng

2010 1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán

- Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) 8,91 12,89 10,12 - Hệ số thanh toán nhanh (lần) 5,14 9,81 8,16

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn - Hệ số nợ/Tổng tài sản (lần) 0,12 0,10 0,13 - Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu (lần) 0,14 0,11 0,14

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động (vòng) - Vòng quay hàng tồn kho 5,87 6,20 6,78 - Vòng quay tổng tài sản 2,24 2,31 1,66 - Vòng quay tài sản cố định 17,80 19,62 17,47 - Vòng quay vốn lưu động 2,56 2,62 1,83 - Vòng quay các khoản phải thu 12,45 11,13 7,96 - Vòng quay các khoản phải trả 90,39 83,81 52,31

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời - Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (%) 12,19% 13,32% 12,92%- Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (%) 30,76% 34,70% 24,17%- Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ thực góp (%) 82,45% 95,94% 74,15%- Hệ số lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản (%) 27,33% 30,82% 21,39%- Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần (%) 11,53% 13,39% 12,78%- Vốn điều lệ thực gốp (Triệu đồng) 141.757 141.757 177.195 - Số lượng cổ phiếu đang lưu hành (cổ phiếu) 14.175.710 14.175.710 17.719.516

Nguồn: VINACAFÉ BH

Nhìn chung, các chỉ số tài chính của Vinacafé BH từ năm 2008 đến 9 tháng năm 2010 thể hiện tình hình tài chính tương đối khả quan. Hệ số thanh toán, kể cả hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

Page 54: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 49

và hệ số thanh toán nhanh, đều đạt ở mức cao vì trong năm 2009 và 9 tháng năm 2010 Công ty có lượng tiền mặt dồi dào và Công ty không sử dụng đòn cân nợ trong họat động kinh doanh. Cơ cấu vốn lành mạnh với hệ số nợ thấp và Công ty không sử dụng vốn vay tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và có xu hướng ngày càng tăng trưởng. Đồng thời, những chỉ tiêu quan trọng về khả năng sinh lời thể hiện rõ tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Vinacafé BH. Đặc biệt là hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trong năm 2008 và 2009 đạt trên 30% và trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt hơn 24%. Điều đáng chú ý, trong các chỉ tiêu sinh lời là hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ luôn đạt ở mức cao trong năm 2008 tỷ số này là 82,45%, năm 2009 đạt 94,95% và trong 9 tháng năm 2010 đạt 74,15%.

11. Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng

11.1. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát và Kế toán

trưởng

STT Tên Năm sinh Số CMND Chức danh

I Hội đồng quản trị

1 Ông Đỗ Văn Nam 02/09/1955 011198763 Chủ tịch HĐQT

2 Ông Phạm Quang Vũ 12/02/1959 271327552 Phó Chủ tịch HĐQT

3 Ông Tô Hải 01/12/1973 022977047 Thành viên HĐQT

4 Ông Lê Quang Chính 16/06/1954 021029155 Thành viên HĐQT

5 Ông Lê Hùng Dũng 19/06/1965 271317760 Thành viên HĐQT

6 Ông Bùi Xuân Thoa 06/08/1955 022438122 Thành viên HĐQT

7 Ông Nguyễn Công Trung 18/08/1976 013060792 Thành viên HĐQT

II Ban Tổng Giám đốc

1 Ông Phạm Quang Vũ 12/02/1959 271327552 Tổng Giám đốc

2 Ông Lê Hùng Dũng 19/06/1965 271317760 Phó Tổng giám đốc

3 Ông Lê Quang Chính 16/06/1954 021029155 Phó Tổng giám đốc

III Ban Kiểm soát

1 Ông Nguyễn Ngọc Tuấn 30/12/1966 270746808 Trưởng Ban kiểm soát

2 Ông Đỗ Xuân Hậu 05/03/1966 021592575 Thành viên Ban kiểm soát

3 Bà Nguyễn Thị Hương Giang 28/07/1983 024519401 Thành viên Ban kiểm soát

IV Kế toán trưởng

1 Ông Lê Hùng Dũng 19/06/1965 271317760 Kế toán trưởng Nguồn: VINACAFÉ BH

Page 55: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 50

11.2. Lý lịch thành viên Hội đồng quản trị

a) ÔNG ĐỖ VĂN NAM : Chủ tịch HĐQT - Giới tính : Nam

- Ngày tháng năm sinh : 02/09/1955

- Nơi sinh : Tp.Nam Định, tỉnh Nam Định

- Số CMND : 011198763

- Ngày cấp : 12/08/2004

- Nơi cấp : CA Hà Nội

- Quốc tịch : Việt Nam

- Dân tộc : Kinh

- Quê quán : Xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa, Hà Nội ( tỉnh Hà Tây cũ)

- Địa chỉ thường trú : 06 Trương Hán Siêu, Q. Hoàng Kiếm, Hà Nội

- Chỗ ở hiện tại : 06 Trương Hán Siêu, Q. Hoàng Kiếm, Hà Nội

- Điện thoại liên lạc : (84-8) 6294 3954

- Trình độ văn hoá : 10/10

- Trình độ chuyên môn : Cử nhân Kinh tế

- Quá trình công tác :

• Từ 06/1973 – 06/1978 : Học Đại học Ngoại Thương tại Hà Nội

• Từ 1978 – 1981 : Cán bộ Tổng Công ty XNK Rau quả - Bộ Ngoại thương.

• Từ 1982 – 1985 : Phó Trưởng phòng Tổng công ty XNK Rau quả.

• Từ 10/1985 – 03/1987 : Nghiên cứu sinh Ngôn ngữ - Văn học Nhật Bản tại Nhật Bản. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

• Từ 04/1987 – 4/1988 : Phó trưởng phòng - Tổng Công ty XNK Rau quả

• Từ 1988 – 1990: Phó trưởng phòng - Trưởng phòng Công ty Vật tư Tổng Công ty NXK Rau quả.

• Từ 1990 – 1993: Phó trưởng Đại diện - Công ty Thương Mại VELK Nhật Bản tại Hà Nội.

• Từ 04/1993 – 09/1995 : Phó Giám đốc - Công ty Vật tư & XNK - Tổng Công ty Rau quả.

• Từ 10/1995 – 04/1998 : Giám đốc Công ty Vật tư & NXK Rau quả -Tổng Công ty Rau quả.

• Từ 05/1998 – 12/2003 : Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Rau quả.

• Từ 01/2004 – 06/2005 : Q. Tổng giám đốc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.

• Từ 06/2005 – nay: Tổng giám đốc, thành viên HĐQT Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

- Chức vụ công tác tại Công ty CP Vinacafé Biên Hòa: Chủ tịch HĐQT

- Chức vụ hiện đang nắm giữ ở các tổ chức khác:

• Thành viên HĐQT, Tổng Giám Đốc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.

- Số cổ phần nắm giữ : 10.037.811 cổ phần

Trong đó: + Sở hữu cá nhân : 18.280 cổ phần

Page 56: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 51

+ Đại diện sở hữu Nhà nước (Tổng Công ty Ca phê Việt Nam): 10.019.531 cổ phần.

- Số cổ phần nắm giữ của người có liên quan : 75.280 cổ phần

Trong đó : Vợ Hoàng Mỹ Linh : 75.280 cổ phần

- Tổng Công ty Cà phê Việt Nam sở hữu : 13.359.375 cổ phần

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty : Không

- Các khoản nợ đối với Công ty : Không

- Các lợi ích khác có liên quan đến Công ty : Không

- Cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu đang sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm

yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các

nội dung trên.

b) ÔNG PHẠM QUANG VŨ : Thành viên HĐQT - Giới tính : Nam

- Ngày tháng năm sinh : 12/02/1959

- Nơi sinh : Thái Bình

- Số CMND : 271327552

- Ngày cấp : 09/07/2010

- Nơi cấp : CA Đồng Nai

- Quốc tịch : Việt Nam

- Dân tộc : Kinh

- Quê quán : Thái Bình

- Địa chỉ thường trú : 141/49 Khu phố 2, Phường Tân Phong, Biên Hoà, Đồng Nai

- Chỗ ở hiện tại : 141/49 Khu phố 2, Phường Tân Phong, Biên Hoà, Đồng Nai

- Điện thoại liên lạc : (84-61) 3836 554 - 3834 740

- Trình độ văn hoá : 10/10

- Trình độ chuyên môn : Cử nhân Kinh tế

- Quá trình công tác :

• 01/06/1988 – 12/1995 : Nhân viên tổ nghiệp vụ Nhà máy Cà phê Biên Hoà

• 01/01/1996 – 12/2000 : Tổ trưởng tổ cung tiêu Nhà máy Cà phê Biên Hoà

• 01/01/2001 – 09/2004 : Trưởng phòng Kinh doanh Nhà máy Cà phê Biên Hoà

• 01/10/2004 – 12/2004 : Phó Giám đốc Nhà máy Cà phê Biên Hoà

• 01/01/2005 – 04/05/2010: Thành viên HĐQT, P.Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

• 05/05/2010 – nay : Phó chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

Page 57: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 52

- Chức vụ công tác hiện nay ở Công ty: Phó chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

- Chức vụ hiện đang nắm giữ ở các tổ chức khác: Không có

- Số cổ phần nắm giữ : 3.639.149 cổ phần

Trong đó: + Sở hữu cá nhân : 299.305 cổ phần

+ Đại diện sở hữu Nhà nước (Tổng Công ty Ca phê Việt Nam): 3.339.844 cổ phần.

- Người có liên quan nắm giữ cổ phần: không có

- Tổng Công ty Cà phê Việt Nam sở hữu : 13.359.375 cổ phần

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty : Không - Các khoản nợ đối với Công ty : Không

- Các lợi ích khác có liên quan đến Công ty : Không

- Cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu đang sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm

yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các

nội dung trên.

c) ÔNG LÊ QUANG CHÍNH : Thành viên HĐQT - Giới tính : Nam

- Ngày tháng năm sinh : 16/06/1954

- Nơi sinh : Xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

- Số CMND : 021029155

- Ngày cấp : 10/01/2003

- Nơi cấp : CA Tp.HCM

- Quốc tịch : Việt Nam

- Dân tộc : Kinh

- Quê quán : Hà Nội

- Địa chỉ thường trú : 100 đường Đất Thánh, P.6, Q. Tân Bình, Tp. HCM

- Chỗ ở hiện tại : 100 đường Đất Thánh, P.6, Q. Tân Bình, Tp. HCM

- Điện thoại liên lạc : (84-61) 3836 554 - 3834 740

- Trình độ văn hoá : 10/10

- Trình độ chuyên môn : Cử nhân Tài chính – Kế toán

- Quá trình công tác :

• 01/06/1981 – 04/1988: Tổ trưởng Tổ Nghiệp vụ Nhà máy Cà phê Biên Hòa

• 01/05/1988 – 04/1997: Kế toán trưởng Nhà máy Cà phê Biên Hòa

• 01/05/1997 – 12/2004: Phó Giám đốc Nhà máy Cà phê Biên Hòa

• 01/01/2005 – nay : thành viên HĐQT, P.Tổng Giám đốc Cty CP Vinacafé Biên Hòa

Page 58: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 53

- Chức vụ hiện đang nắm giữ tại Công ty: thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc

- Chức vụ hiện đang nắm giữ ở các tổ chức khác: Không có

- Số cổ phần nắm giữ : 200.718 cổ phần

Trong đó: + Sở hữu cá nhân: 200.718 cổ phần

+ Đại diện sở hữu : 0 cổ phần.

- Số cổ phần nắm giữ của người có liên quan : 26.717 cổ phần Trong đó : Vợ Lê Thị Diệu Hương : 22.330 cổ phần

Em Lê Thị Dung Hòa : 4.387 cổ phần

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty : Không

- Các khoản nợ đối với Công ty : Không

- Các lợi ích khác có liên quan đến Công ty : Không

- Cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu đang sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm

yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các

nội dung trên.

d) ÔNG LÊ HÙNG DŨNG : Thành viên HĐQT - Giới tính : Nam

- Ngày tháng năm sinh : 19/06/1965

- Nơi sinh : Tp. HCM

- Số CMND : 271317760

- Ngày cấp : 14/12/2004

- Nơi cấp : Đồng Nai

- Quốc tịch : Việt Nam

- Dân tộc : Kinh

- Quê quán : Nghệ An

- Địa chỉ thường trú : 182/14 E Bạch Đằng, P. 24, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM

- Chỗ ở hiện tại : 182/14 E Bạch Đằng, P. 24, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM

- Điện thoại liên lạc : (84-61) 3836 554 - 3834 740

- Trình độ văn hoá : 12/12

- Trình độ chuyên môn : Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật

- Quá trình công tác :

• 01/06/1988 – 07/2001: Nhân viên Kế toán Nhà máy Cà phê Biên Hòa

• 19/07/1997 – 09/2004: Phó Kế toán trưởng Nhà máy Cà phê Biên Hòa

• 01/10/2004 – 12/2004: Kế toán trưởng Nhà máy Cà phê Biên Hòa

Page 59: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 54

• 01/01/2005 – 04/05/2010 : Ủy viên HĐQT, Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa.

• 05/05/2010 - nay: Ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính kiêm Kế Toán trưởng Cty CP Vinacafe Biên Hòa

- Chức vụ hiện đang nắm giữ tại Công ty: Ủy viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc tài chính kiêm, Kế toán trưởng.

- Chức vụ hiện đang nắm giữ ở các tổ chức khác: Không có

- Số cổ phần nắm giữ : 187.500 cổ phần

Trong đó: + Sở hữu cá nhân : 187.500 cổ phần

+ Đại diện sở hữu : 0 cổ phần.

- Người có liên quan nắm giữ cổ phần : 1.012 cổ phần

Trong đó :

- Em Lê Thị Hồng Yến : 1.012 cổ phần

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty : Không

- Các khoản nợ đối với Công ty : Không

- Các lợi ích khác có liên quan đến Công ty : Không

- Cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu đang sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm

yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các

nội dung trên.

e) ÔNG BÙI XUÂN THOA : Thành viên HĐQT - Giới tính : Nam

- Ngày tháng năm sinh : 06/08/1955

- Nơi sinh : Thụy Bình - Thái Thụy - Thái Bình

- Số CMND : 022438122

- Ngày cấp : 16/06/2009

- Nơi cấp : TP.HCM

- Quốc tịch : Việt Nam

- Dân tộc : Kinh

- Địa chỉ thường trú : 107/19 Trương Định, Q.3, Tp.HCM

- Chỗ ở hiện tại : 107/19 Trương Định, Q.3, Tp.HCM

- Điện thoại liên lạc : (84-61) 3836 554 - 3834 740

- Trình độ văn hoá : 10/10

- Trình độ chuyên môn : Kỹ sư Tự động hoá

- Quá trình công tác :

Page 60: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 55

• 1972 – 1978 : Học Đại học tại Liên Xô

• 01/02/1979 – 03/1982 : Kỹ sư Nhà Máy Sữa Trường Thọ, Thủ đức, TP.HCM

• 01/04/1982 – 05/1983 : Phụ trách PX.Cơ khí Nhà Máy Sữa Trường Thọ

• 01/06/1983 – 10/1983: Phó Quản đốc PX cơ khí Nhà Máy Sữa Trường Thọ

• 01/11/1983 – 02/1988: Phó Giám đốc Nhà Máy Cà Phê Biên Hòa

• 01/03/1988 – 06/1989: Quyền Giám đốc Nhà Máy Cà Phê Biên Hòa

• 01/07/1989 – 12/2004: Giám đốc Nhà Máy Cà Phê Biên Hòa

• 01/01/2005 – 04/05/2010: PCT. HĐQT Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

• 01/01/2005 – 11/06/2010: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa.

• 05/05/2010 – nay : Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

- Chức vụ hiện đang nắm giữ tại Công ty: Thành Viên HĐQT

- Chức vụ hiện đang nắm giữ ở các tổ chức khác: Không có

- Số cổ phần nắm giữ : 87.055 cổ phần

Trong đó: + Sở hữu cá nhân : 87.055 cổ phần

+ Đại diện sở hữu : 0 cổ phần.

- Người có liên quan nắm giữ cổ phần : 374 cổ phần

Trong đó : - Chị Bùi Thị Lý : 187 cổ phần

- Em Bùi Xuân Khoa : 187 cổ phần

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty : Không

- Các khoản nợ đối với Công ty : Không

- Các lợi ích khác có liên quan đến Công ty : Không

- Cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu đang sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm

yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các

nội dung trên.

f) ÔNG TỔ HẢI : Thành viên HĐQT - Giới tính : Nam

- Ngày tháng năm sinh : 01/12/1973

- Nơi sinh : Thái Bình

- Số CMND : 022977047

- Ngày cấp : 27/10/2004

- Nơi cấp : CA TP.HCM

- Quốc tịch : Việt Nam

- Dân tộc : Kinh

Page 61: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 56

- Địa chỉ thường trú : 21B/3 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1, Tp.HCM

- Chỗ ở hiện tại : 21B/3 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1, Tp.HCM

- Điện thoại liên lạc : 08.3914 3588

- Trình độ văn hoá : 12/12

- Trình độ chuyên môn : Thạc sỹ chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng

- Quá trình công tác :

• 1997 – 2000: Cán bộ dự án, Công ty Viễn thông Liên tỉnh, Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (Vietnam Telecom Nation)

• 2001 – 2002: Chuyên viên phân tích, Công ty Chứng khoán Bảo Việt

• 2002 – 2003: Trưởng phòng Tư vấn, Công ty Chứng khoán Đông Á

• 2003 – 2007: Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM

• 10/2007 – nay: Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt

- Chức vụ hiện đang nắm giữ tại Công ty: Thành viên HĐQT

- Chức vụ hiện đang nắm giữ ở các tổ chức khác:

• Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt

• Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (Gemadept)

• Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

• Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Kho vận miền Nam

• Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Hàng tiểu thủ công nghiệp SG (Artex Sài Gòn)

- Số cổ phần nắm giữ : 3.337 cổ phần

Trong đó: Sở hữu cá nhân : 3.337 cổ phần

- Người có liên quan nắm giữ cổ phần:

Công ty có liên quan - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt : 63.768 cổ phần

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty : Không

- Các khoản nợ đối với Công ty : Không

- Các lợi ích khác có liên quan đến Công ty : Không

- Cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu đang sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm

yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các

nội dung trên.

g) ÔNG NGUYỄN CÔNG TRUNG: Thành viên HĐQT - Giới tính : Nam

- Ngày tháng năm sinh : 18/08/1976

- Nơi sinh : Thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc ( nay là tỉnh Bắc Ninh)

Page 62: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 57

- Số CMND : 013060792

- Ngày cấp : 15/4/2008

- Nơi cấp : CA Hà Nội

- Quốc tịch : Việt Nam

- Dân tộc : Kinh

- Địa chỉ thường trú : 19/267/36 Hoàng Hoa Thám, P.Liễu Giai, Q.Ba Đình,Tp.Hà Nội

- Chỗ ở hiện tại : 19/267/36 Hoàng Hoa Thám, P.Liễu Giai, Q.Ba Đình,Tp.Hà Nội

- Điện thoại liên lạc : (84-8) 62943 954

- Trình độ văn hoá : 12/12

- Trình độ chuyên môn : Cử nhân Luật, Cử nhân Hành chính học.

- Quá trình công tác :

• Từ tháng 09/1994 – 03/1999: Sinh viên và tốt nghiệp Cử nhân Luật Trường Đại học Luật Hà Nội; 09/1997 – 10/2000: Học viên và tốt nghiệp Cử nhân Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia;

• Từ tháng 01/1998 – 07/1999 là Chuyên viên tư vấn Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Vinh Minh Quân (Hà Nội);

• Từ tháng 07/1999 – 07/2006 là Chuyên viên Ban Tổ chức – Cán bộ – Thanh tra, Thư ký Ban Đổi mới & Phát triển Doanh nghiệp Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

• Từ tháng 8/2006 – nay : Thư ký Tổng giám đốc (08/2006 – 03/2010); Trợ lý Hội đồng quản trị (09/2007 – 09/2008); Ủy viên Thường trực, Ủy viên Thư ký Ban Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Tổng công ty Cà phê Việt Nam (11/2007 đến nay); Ủy viên Thư ký Ban Chỉ đạo thực hiện chuyển đổi Tổng công ty và các đơn vị thành viên thành Công ty TNHH một thành viên; Phó trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Thanh tra (04/2008 – nay).

- Chức vụ công tác hiện nay ở Công ty: Thành viên HĐQT

- Chức vụ hiện đang nắm giữ ở các tổ chức khác:

• Phó trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Thanh tra Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

- Số cổ phần nắm giữ : 0 cổ phần

Trong đó: + Sở hữu cá nhân: 0 cổ phần

+ Đại diện sở hữu : 0 cổ phần.

- Người có liên quan nắm giữ cổ phần : không có

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty : Không

- Các khoản nợ đối với Công ty : Không

- Các lợi ích khác có liên quan đến Công ty : Không

- Cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu đang sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm

yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các

nội dung trên.

Page 63: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 58

11.3. Lý lịch thành viên Ban Kiểm soát

a) ÔNG NGUYỄN NGỌC TUẤN : Trưởng Ban Kiểm soát

- Giới tính : Nam

- Ngày tháng năm sinh : 30/12/1966

- Nơi sinh : Đồng Nai

- Số CMND : 270746808

- Ngày cấp : 22/09/2006

- Nơi cấp : CA Đồng Nai

- Quốc tịch : Việt Nam

- Dân tộc : Kinh

- Quê quán : Quảng Nam

- Địa chỉ thường trú : 2/112 Kp.9, P. An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

- Chỗ ở hiện tại : 2/112 Kp.9, P. An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

- Điện thoại liên lạc : (84-61) 3836 554 - 3834 740

- Trình độ văn hoá : 12/12

- Trình độ chuyên môn : Kỹ sư chế tạo máy

- Quá trình công tác :

• 28/03/1989 – nay : Trưởng ca sản xuất PX.BTP Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa.

• 2005 – 2006 : Học chuyên viên Tài chính Kế toán – Đại học bách Khoa Hà Nội – CN Đồng Nai

• 2005 – nay : Trưởng Ban Kiểm soát, Trưởng ca sản xuất Phân xưởng bán thành phẩm.

- Chức vụ công tác hiện nay ở Công ty: Trưởng Ban Kiểm soát, Trưởng ca sản xuất Phân xưởng bán thành phẩm.

- Chức vụ hiện đang nắm giữ ở các tổ chức khác: không có

- Số cổ phần nắm giữ : 10.855 cổ phần

Trong đó: + Sở hữu cá nhân: 10.855 cổ phần

+ Đại diện sở hữu : 0 cổ phần.

- Người có liên quan nắm giữ cổ phần : 14.625 cổ phần

Trong đó : Vợ Lâm Thanh Xuân : 14.625 cổ phần

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty : Không

- Các khoản nợ đối với Công ty : Không

- Các lợi ích khác có liên quan đến Công ty : Không

- Cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu đang sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm

yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

Page 64: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 59

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các

nội dung trên.

b) ÔNG ĐỖ XUÂN HẬU : Thành viên Ban Kiểm soát

- Giới tính : Nam

- Ngày tháng năm sinh : 05/03/1966

- Nơi sinh : TP.HCM

- Số CMND : 021592575

- Ngày cấp : 25/09/2003

- Nơi cấp : CA Tp.HCM

- Quốc tịch : Việt Nam

- Dân tộc : Kinh

- Quê quán : Thái Bình

- Địa chỉ thường trú : 68/29 Đoàn Văn Bơ - P.9 - Q.4 -Tp.HCM

- Chỗ ở hiện tại : 68/29 Đoàn Văn Bơ - P.9 - Q.4 -Tp.HCM

- Điện thoại liên lạc : (84-8) 54495 514

- Trình độ văn hoá : 12/12

- Trình độ chuyên môn : Đại học Tài chính - Kế Toán

- Quá trình công tác :

• 1986-1991 : Nhân viên lao đông tiền lương công ty XNK Duyên Hải;

• 1992-1994 : Nhân viên tiếp tân Khách sạn Con Rồng;

• 1995-1997 : Nhân viên Kế toán DNTN Hùng Thắng;

• 1997-2007 : Phụ trách Kế toán chi nhánh Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa tại Tp.HCM

- Chức vụ công tác hiện nay ở Công ty: Thành viên BKS

- Chức vụ hiện đang nắm giữ ở các tổ chức khác:

• Phó trưởng ban TCKT Tổng công ty Cà phê Việt Nam

- Số cổ phần nắm giữ : 0 cổ phần

Trong đó: + Sở hữu cá nhân : 0 cổ phần

+ Đại diện sở hữu : 0 cổ phần

- Số cổ phần nắm giữ của người có liên quan : 0 cổ phần

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty : Không

- Các khoản nợ đối với Công ty : Không

- Các lợi ích khác có liên quan đến Công ty : Không

- Cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu đang sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm

yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các

Page 65: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 60

nội dung trên. c) BÀ NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG: Thành viên Ban Kiểm soát

- Giới tính : Nữ

- Ngày tháng năm sinh : 28/07/1983

- Nơi sinh : Hải Phòng

- Số CMND : 024519401

- Ngày cấp : 12/04/2008

- Nơi cấp : CA Tp.HCM

- Quốc tịch : Việt Nam

- Dân tộc : Kinh

- Quê quán : Hải Phòng

- Địa chỉ thường trú : 101/12 Nguyễn Chí Thanh, P. 9, Q.5, Tp.HCM

- Chỗ ở hiện tại : 101/12 Nguyễn Chí Thanh, P. 9, Q.5, Tp.HCM

- Điện thoại liên lạc : (84-8) 3821 9930

- Trình độ văn hoá : 12/12

- Trình độ chuyên môn : Cử nhân kinh tế, chuyên ngành Kinh tế & Kế toán, Đại học California, Los Angeles. Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Hawaii

- Quá trình công tác :

• 2005 – 2006: Chuyên viên tài chính, công ty LRA Property Mangement, USA

• 2006 – nay : Trưởng phòng Đầu tư, Công ty VinaCapital Corporate Finance. Ltd

- Chức vụ công tác hiện nay ở Công ty: Thành viên BKS

- Chức vụ hiện đang nắm giữ ở các tổ chức khác:

• Thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre

• Thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

• Trưởng phòng Đầu tư, Công ty VinaCapital Corporate Finance. Ltd

- Số cổ phần nắm giữ: 0 cổ phần

Trong đó: + Sở hữu cá nhân: 0 cổ phần

+ Đại diện sở hữu : 0 cổ phần

- Người có liên quan nắm giữ cổ phần : 0 cổ phần

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty : Không

- Các khoản nợ đối với Công ty : Không

- Các lợi ích khác có liên quan đến Công ty : Không

- Cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu đang sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm

yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các

nội dung trên.

Page 66: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 61

11.4. Lý lịch thành viên Ban Tổng Giám đốc

a. Tổng Giám đốc ÔNG PHẠM QUANG VŨ (Xem Chi tiết 12.1.b)

b. Phó Tổng Giám đốc

ÔNG LÊ QUANG CHÍNH (Xem Chi tiết 12.1.c) ÔNG LÊ HÙNG DŨNG (Xem Chi tiết 12.1.d)

11.5. Lý lịch Kế toán trưởng

ÔNG LÊ HÙNG DŨNG (Xem Chi tiết 12.1.d)

12. Tài sản

Giá trị tài sản cố định theo báo cáo tài chính tại thời điểm 30/09/2010:

Đơn vị tính:Triệu đồng

STT Khoản mục Nguyên giá Hao mòn Giá trị Tỷ lệ giá

trị còn lại tài sản lũy kế còn lại

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 17.598 11.805 5.793 32,92%

2 Máy móc và thiết bị 140.261 113.051 27.210 19,40%

3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 4.344 3.353 991 22,81%

4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 2.172 1.722 450 20,72%

5 Tài sản cố định vô hình 17.320 17.320 100,00%

Cộng 181.695 129.931 51.764 28,49%Nguồn: VINACAFÉ BH

Giá trị nguyên giá tài sản cố định thay đổi qua các năm đến thời điểm 30/09/2010:

Đơn vị tính:Triệu đồng

STT Khoản mục 31/12/2008 31/12/2009 30/09/2010 Tỷ trọng

tại 30/09/2010

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 15.879 16.390 17.598 9,54%

2 Máy móc và thiết bị 129.458 132.186 140.261 76,96%

3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn

3.838

3.838 4.344 2,23%

4 Thiết bị, dụng cụ quản lý

1.817

2.019 2.172 1,18%

5 Tài sản cố định vô hình

17.320

17.320 17.320 10,08% Cộng 168.311 171.753 181.695 100,00%

Tăng giảm so với năm trước 11,09% 2,04% 5,79% Nguồn: VINACAFÉ BH

Page 67: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 62

Danh mục đất đai Công ty đang sử dụng đến thời điểm 30/09/10:

STT Địa điểm

Thời hạn sử dụng

(năm)Diện tích

(m2) Tình trạng pháp lý Mục đích sử dụng

1

Khu Công Nghiệp 1, Phường An Bình, TP.Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

Lâu dài

12.916 m2Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số C468610 cấp ngày 27/10/1993

Trụ sở làm việc và nhà máy sản xuất.

2 Xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Đến hết

31/10/2053

49.500 m2

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 103301 cấp ngày 08/08/2006

Xây dựng nhà máy sản xuất. (Khởi công 12/2010)

Nguồn: VINACAFÉ BH

13. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức giai đoạn 2010-2013

13.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

a) Điểm mạnh

• Kinh nghiệm về kỹ thuật chế biến. Đặc biệt, đối với sản phẩm cà phê hoà tan, Vinacafé BH là nhà sản xuất và cung cấp đầu tiên tại Việt Nam;

• Uy tín thương hiệu lâu năm; • Thực nghiệm nghiêm túc và đầy đủ các cam kết về chất lượng sản phẩm; không sử dụng

hoá chất; • Toàn bộ các sản phẩm được sản xuất và cung cấp ra thị trường đều có giấy chứng nhận

đảm bảo chất lượng, vệ sinh àn toàn thực phẩm và được phép lưu hành trong và ngoài nước.

b) Điểm yếu

• Đầu tư cho việc quảng cáo và tiếp thị còn hạn chế, hiện nay chi phí bán hàng tiếp thị chỉ chiếm khoảng từ 7% - 10% trên tổng doanh thu mỗi năm;

• Cà phê rang xay chiếm thị phần nhỏ, việc phát triển thị phần của nhóm sản phẩm này tương đối khó khăn do thói quen của người tiêu dùng và sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp tư nhân nhỏ lẻ. Tuy nhiên, Công ty cũng xác định đây cũng sẽ là cơ hội lớn vì thị trường cà phê rang xay tại Việt Nam rất tiềm năng.

• Quy mô sản xuất hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường trong những năm tới.

c) Cơ hội

• Hiện tại, ngành chế biến cà phê tại Việt Nam chỉ chiếm 6% trên tổng số sản lượng sản xuất cà phê của cả nước, đồng thời tốc độ tăng trưởng của thị trường cà phê hoà tan được dự báo là 10,5%/năm trong giai đoạn 2008-2013 đã tạo ra cơ hội rất lớn cho Công ty trong tương lai.

Page 68: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 63

• So với các nước sản xuất cà phê trên thế giới như Braxin với mức tiêu thụ nội địa là

6kg/người/năm thì mức tiêu thụ của người Việt Nam chỉ vào khoảng 0,6kg/người/năm là rất thấp, số liệu này dự báo mức tăng trưởng tiêu thụ cà phê chế biến trong tương lai tại Việt Nam là rất khả quan, đây cũng là một cơ hội phát triển thị phần và tăng trưởng doanh thu lợi nhuận của Công ty.

• Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng cao và được thực thi theo quy định nghiêm ngặt của pháp luật đã tạo ra cơ hội lớn cho các sản phẩm của Vinacafé BH.

d) Thách thức

• Cạnh tranh trên thị trường diễn ra rất quyết liệt không chỉ đối với các thương hiệu lớn như Nestcafe, G7, Maccoffee mà còn đối với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ.

• Xu hướng và thị hiếu người tiêu dùng luôn luôn là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp chế biến cà phê hoà tan. Việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng có thể tạo ra một cơ hội phát triển tốt mà cũng có thể gặp rất nhiều rủi ro trong kinh doanh.

13.2. Định hướng phát triển của công ty

Định hướng phát triển sản phẩm:

• Duy trì cà phê là sản phẩm cốt lõi. Hướng đến các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

• Bên cạnh việc duy trì các sản phẩm cà phê, công ty sẽ sản xuất, tiếp thị thực phẩm và đồ uống chất lượng cao, độc đáo khác như bột ngũ cốc dinh dưỡng, bột dành cho người ăn kiêng, trẻ em… đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

• Đưa sản phẩm thâm nhập các thị trường trọng điểm nước ngoài như Mỹ, ASEAN, Đông Bắc Á, Trung Quốc, Đông Âu.

Định hướng phát triển thị phần:

• Tiếp tục giữ vững và phát triển thị phần, phấn đấu doanh thu bán hàng có mức tăng trưởng từ 20% đến 30% mỗi năm cho toàn công ty (xuất khẩu lẫn nội địa).

• Đầu tư mạnh mẽ hơn vào việc quảng bá, xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Vinacafé, để nó vừa thân thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, vừa có tính hiện đại, tạo được sức hút ở thị trường các nước phát triển.

• Phát hiện những nhu cầu mới và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đó bằng các sản phẩm mới. Đặc biệt phải đẩy mạnh phát triển thị phần các sản phẩm rất tiềm năng đối với thị trường nội địa như sản phẩm cà phê rang xay. Tiềm năng của thị trường cà phê rang xay tại Việt Nam rất lớn, tuy nhiên hiện nay theo thói quen tiêu dùng cà phê rang xay theo kiểu pha trộn nhiều thành phần vẫn được ưa chuộng. Để tăng thị phần của nhóm sản phẩm này, Công ty dự kiến đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu thị trường cho một hướng đi độc lập khác là cho ra đời một thương hiệu cà phê mới, hướng đến người tiêu dùng trẻ, có thể sử dụng hương liệu cao cấp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Page 69: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 64

Định hướng phát triển sản xuất:

• Với tốc độ phát triển trong thời gian qua, đồng thời do nhu cầu thị trường về cà phê hoà tan trong những năm tới, trong năm 2009, HĐQT Công ty đã thực hiện theo Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 20 tháng 04 năm 2009 tiếp tục xúc tiến dự án đầu tư dây chuyền sản suất cà phê hòa tan 500kg/giờ tại Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thành lập Ban quản lý dự án và thuê tư vấn đánh giá lại tính khả thi dự án tại thời điểm hiện tại.

• Đến nay, dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận kết quả lấy ý kiến về thiết kế cơ sở, cấp giấy chứng nhận đầu tư.

• Theo tiến độ thực hiện dự án thì dự kiến dự án sẽ được khởi công vào quý IV năm 2010 và đưa vào sản xuất vào cuối quý II năm 2012. Từ cuối quý 2 năm 2012 sẽ tiến hành sản xuất, nâng dần theo công suất thiết kế, dự kiến đến hết quý 2 năm 2017 đạt tối đa công suất thiết kế.

Định hướng phát triển nguồn nhân lực:

• Tăng cường hoạt động tìm kiếm nguồn nhân sự cho các vị trí quản lý cấp cao để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của công ty trong những năm tới.

• Có kế hoạch mang tính chủ động đối với lực lượng lao động trực tiếp nhằm đáp ứng và duy trì hoạt động sản xuất tại mọi thời điểm theo yêu cầu.

• Từng bước xây dựng và hoàn thiện các chế độ tiền lương và đãi ngộ đối với người lao động, thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm, các chính sách đảm bảo an toàn lao động nhằm thu hút người tài, người có tâm huyết đối với Công ty.

13.3. Các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận

Các chỉ tiêu Kế hoạch được công bố tại thời điểm phát hành bản cáo bạch này chỉ với mục đích đăng ký niêm yết. Kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận này không nhằm mục đích khuyến cáo các nhà đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến chứng khoán của Công ty và cũng không nhằm mục đích đưa cho các nhà đầu tư bất kỳ tư vấn nào liên quan đến tình hình tài chính của Công ty. Chỉ tiêu Kế hoạch và kết quả thực tế có thể có chênh lệch trọng yếu, và Công ty không đảm bảo sẽ đạt được những chỉ tiêu này. Công ty không có nghĩa vụ, trách nhiệm, và ý định cập nhật những thay đổi, điều chỉnh Kế hoạch hay bất kì sự kiện nào sau khi đệ trình việc niêm yết cổ phiếu. Công ty cũng không có ý định chuẩn bị hay ban hành những kế hoạch khác và dự kiến lợi nhuận, trừ khi luật định yêu cầu.

Chỉ tiêu Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền + / - So 2010 Số tiền

+ / - So

2011 Số tiền

+ / -So

2012

Vốn Điều lệ thực góp(triệu đồng) 265.791 265.791 0,0% 265.791 0,0% 265.791 0,0%

Doanh thu thuần (triệu đồng) 1.227.097 1.411.000 15,0% 1.552.000 10,0% 1.708.000 10,1%

Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 147.000 161.700 10,0% 177.800 10,0% 195.600 10,0%

Page 70: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 65

Chỉ tiêu Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền + / - So 2010 Số tiền

+ / - So

2011 Số tiền

+ / - So

2012

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 136.000 149.600 10,0% 164.600 10,0% 181.000 10,0% Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần (%) 11,08% 10,60% -4,3% 10,60% 0,0% 10,60% 0,0% Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn Điều lệ thực góp (%) 51,17% 56,28% 10,0% 61,93% 10,0% 68,10% 10,0%

Tỷ lệ chia cổ tức trên mệnh giá (%) 15,00% 17,00% 13,3% 19,00% 11,8% 21% 10,5% Nguồn: VINACAFÉ BH

Căn cứ và biện pháp thực hiện để đạt kế hoạch

Dựa trên cở sở thị trường cà phê hoà tan Việt Nam dự báo tăng trưởng khoảng 10,5%/năm từ nay đến năm 2013. Nhu cầu tiêu thụ cà phê chế biến sẽ có xu hướng phát triển trong thời gian tới do sản lượng tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 6% trên tổng số sản lượng sản xuất, còn rất thấp so với mức tiêu thụ 25,16% của các quốc gia sản xuất cà phê trên thế giới. Ban lãnh đạo công ty đã đề ra các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2013 mang tính khả thi và phù hợp với năng lực sản xuất và kinh doanh của Công ty.

Theo kế hoạch đề ra, doanh thu thuần năm 2010 tăng khoảng 20% so với năm 2009, năm 2011 tăng khoảng 15% so với năm 2010 và các năm sau mỗi năm tăng trung bình khoảng 10% so với năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận tăng ổn định ở mức trung bình khoảng 10% mỗi năm.

Với thị phần hiện tại, trong thời gian tới Công ty tiếp tục tập trung phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực là cà phê sữa 3 trong 1 và bột ngũ cốc dinh dưỡng. Bên cạnh đó, từng bước tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng thị phần và gia tăng doanh thu từ nhóm sản phẩm cà phê rang xay.

Mặc dù, hiện nay các nhà máy của Công ty đã hoạt động hết công suất và nhà máy mới dự kiến hoàn thành việc xây dựng và đưa vào khai thác đầu quý 3 năm 2012 nhưng kế hoạch doanh thu được đề ra như trên là tương đối khả thi. Trong giai đoạn 2010-2012, Ban lãnh đạo Công ty sẽ thực hiện việc hoàn thiện, cải tiến chất lượng sản phẩm thế mạnh nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình, đặc biệt là cà phê sữa và cà phê rang xay, qua đó đảm bảo được tốc độ tăng trưởng doanh thu như kế hoạch đề ra.

Đồng thời, trong những năm gần đây, sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng của Công ty có tốc độ tăng trưởng khá cao và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu doanh thu toàn Công ty. Trong những năm tới, các nhãn hiệu sản phẩm sẽ được Công ty tiến hành đăng ký sở hữu và đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu sản phẩm ra thị trường nhằm gia tăng doanh số bán hàng.

Kế hoạch thực hiện xây dựng nhà máy mới Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan với công suất 3.200 tấn/năm của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa:

Điểm điểm: Khu Công nghiệp Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Page 71: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 66

Tổng Vốn đầu tư: 560 tỷ đồng trong đó: Tỷ lệ vốn tự có của Công ty là 50%, Vốn vay từ ngân hàng là 50%.

Sản phẩm sản xuất: Cà phê hòa tan thành phẩm.

Năm hoàn thành: Dự kiến hoàn thành trong quý 4 năm 2012

Dự án đã khởi công trong tháng 12/2010.

NPV : 378 tỷ đồng

IRR: 21,03%

Tỷ số sinh lời: 1,92

Tình hình thực hiện kế hoạch trong năm 2010:

Theo số liệu tính đến hết tháng 9 năm 2010, các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty rất khả quan, cụ thể như sau:

• Doanh thu thuần tuy đạt 75% kế hoạch và vượt 29% so với cùng kỳ năm trước • Lợi nhuận trước thuế và sau thuế đạt 87% kế hoạch, vượt 40% so với cùng kỳ năm trước.

14. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức

Với tư cách là tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, VCSC đã tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu phân tích và đưa ra những đánh giá và dự báo về hoạt động kinh doanh của Vinacafé.

Nếu không có những biến động bất thường và bất khả kháng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì kế hoạch lợi nhuận mà Công ty đưa ra là có tính khả thi và Công ty có thể đảm bảo được tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm như kế hoạch.

Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng các ý kiến nhận xét nêu trên được đưa ra dưới góc độ đánh giá của một tổ chức tư vấn dựa trên những cơ sở thông tin được thu thập có chọn lọc và dựa trên lý thuyết về tài chính, chứng khoán, mà không hàm ý bảo đảm giá trị của chứng khoán cũng như tính chắc chắn của những số liệu được dự báo. Nhận xét này chỉ mang tính tham khảo với nhà đầu tư khi tự mình ra quyết định đầu tư.

15. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của Công ty:

Cam kết thực hiện dự án:

Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông lần thứ tư ngày 20 tháng 04 năm 2009 về việc thực hiện dự án dây chuyền 500kg cà phê hòa tan giờ tại Long Thành, Đồng Nai và đã ủy quyền cho HĐQT lập dự án khả thi và thực hiện dự án. Đến nay dự án đã khởi công và đang tiến hành đấu thầu các hạn mục công trình. Dự kiến hoàn thành trong quý 4 năm 2012.

16. Các thông tin tranh chấp kiện tụng liên quan tới Công ty có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: Không có

V . CỔ PH IẾU NIÊM YẾT

1. Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông

2. Mệnh giá: 10.000 đồng

Page 72: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 67

3. Tổng số cổ phiếu niêm yết : 26.579.135 cổ phiếu

4. Số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định: 807.050 cổ phiếu

Khi cổ phiếu của Công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, theo quy định tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, các thành viên HĐQT, BKS, Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty cam kết không chuyển nhượng 100% số lượng cổ phiếu mà các thành viên này nắm giữ 807.050 cổ phiếu trong thời gian 6 tháng kể từ khi niêm yết và 50% số lượng cổ phiếu trên trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

Ghi chú: Ngoài Ông Đỗ Văn Nam và Ông Phạm Quang Vũ đại diện vốn Nhà nước làm thành viên HĐQT của Vinacafé Biên Hòa. Các thành viên BKS và HĐQT còn lại chỉ đại diện tư cách cá nhân.

5. Giá niêm yết dự kiến : 50.000 đồng/cổ phần

6. Phương pháp tính giá

Giá tham chiếu dự kiến của cổ phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên được xác định là mức giá bình quân của hai phương pháp định giá như sau:

• Phương pháp định giá dựa vào hệ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E) và; • Phương pháp định giá dựa trên giá giao dịch bình quân trên thị trường không chính thức

(OTC).

Phương pháp P/E:

Bước 1: Xác định chỉ số P/E bình quân của nhóm các công ty cùng ngành để từ đó xác định chỉ số P/E của Công ty.

Dựa vào thông tin của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành có cùng mô hình và quy mô hoạt động đã niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) để xác định chỉ số P/E trung bình ngành:

Mã CK Tên Công ty Sàn niêm yết

Vốn Điều lệ (Tỷ đồng)

P/E (4 quý gần nhất)

VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam HOSE 3.531 8,55

KDC Công ty Cổ phần Kinh Đô HOSE 1.013 10,19

NKD Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc HOSE 151 10,29

P/E trung bình ngành 9,68 Nguồn: Bản tin thị trường chứng khoán ngày 29/10/2010, VCSC

Như vậy, chỉ số P/E bình quân của nhóm công ty cùng ngành chế biến thực phẩm và thức uống đã được lựa chọn như trên là 9,68.

Page 73: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 68

Bước 2: Xác định thu nhập trên mỗi cổ phiếu của Vinacafé BH dự kiến đến cuối năm 2010

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

(EPS)

=Thu nhập sau thuế từ Năm 2010

Số lượng cổ phiếu lưu hành bình

quân trong kỳ

= 136.000 Triệu đồng

26.579.135 cổ phiếu

= 5.117 đồng

Bước 3: Xác định giá cổ phiếu niêm yết dự kiến

Giá cổ phiếu niêm yết

dự kiến (P) =

P/E bình

quân

ngànhX EPS

= 9,68 X 5.117

= 49.514 đồng

Như vậy, giá một cổ phần của Công ty được tính theo phương pháp chỉ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E) là 49.514 đồng/cổ phần.

Phương pháp so sánh giá trên thị trường OTC

Tham khảo giá cổ phiếu Vinacafé BH giao dịch trên thị trường không chính thức (OTC) trong giai đoạn trước niêm yết từ 30/10/2010 đến thời điểm hiện tại thì giá giao dịch bình quân vào khoảng 52.000 đồng/cổ phiếu. (Nguồn Vinacafé BH và VCSC).

Xác định giá cổ phiếu dự kiến niêm yết:

Phương pháp định giá Giá (đồng) Tỷ trọng

P/E 49.514 50%

OTC 52.000 50%

Giá bình quân 50.700 100%

Như vậy, giá cổ phiếu dự kiến niêm yết của Công ty được làm tròn là 50.000 đồng/cổ phần.

7. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo điều lệ của Công ty thì nhà đầu tư nước ngoài không bị bất kì hạn chế nào đối với việc sở hữu cổ phiếu của Công ty và vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển nhượng cổ phần Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.

Page 74: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 69

Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó qui định tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phần của công ty cổ phần đại chúng (bao gồm công ty đại chúng niêm yết và chưa niêm yết), trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của các tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam; tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%; quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%; Cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.

8. Các loại thuế có liên quan

Đối với Công ty:

Theo các điều khoản trong luật thuế thu nhập, Công ty có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước thuế thu nhập bằng 15% trên lợi nhuận tính thuế. Tuy nhiên, vì là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá trước năm 2006, Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm kể từ năm đầu tiên có lợi nhuận chịu thuế (năm 2005) và giảm 50% thuế thu nhập trong 7 năm tiếp theo (từ năm 2008 đến năm 2014).

Thuế giá trị gia tăng: Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.

Các loại thuế khác tuỳ thuộc vào các quy định cụ thể của Chính phủ về thuế trong từng thời điểm nhất định.

Đối với nhà đầu tư:

(i) Nhà đầu tư là cá nhân

• Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Theo Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 09 năm 2008 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2009 thì các cá nhân hoạt động chuyển nhượng chứng khoán đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân, với mức thuế suất được áp dụng là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm hoặc 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Cách 1: áp dụng thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế.

Thuế thu nhập phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng. Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm (a) phí nhận chuyển nhượng và phí chuyển nhượng chứng khoán, (b) phí lưu ký chứng khoán, (c) phí ủy thác chứng khoán và (d) các chi phí khác.

Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm chỉ áp dụng đối với trường hợp đối tượng nộp thuế đã thực hiện đúng quy định của pháp

Page 75: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 70

luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế và đăng ký thực hiện ổn định với cơ quan thuế từ tháng 12 của năm trước. Khi chọn cách này, đối tượng nộp thuế sẽ có thể không sửa cách tính thuế cho đến năm sau.

Cách 2: áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán.

Các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán được tính bằng 0,1% giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

• Thu nhập từ lợi tức cổ phần

Cũng theo Nghị định 100/2008/NĐ-CP lợi tức cổ phần của các cá nhân cũng chịu thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất là 5% tổng số lợi tức cổ phần nhận được.

Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần và lợi tức cổ phần còn được quy định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản khác hướng dẫn cụ thể về các chính sách thuế liên quan đến lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ áp dụng các quy định gần nhất để tính và nộp thuế khi thực hiện hoạt động đầu tư.

(ii) Nhà đầu tư là tổ chức

• Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Các tổ chức trong nước và các tổ chức nước ngoài đáp ứng một số điều kiện, được quy định tại Thông tư số 134/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Chính, phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc chuyển nhượng cổ phiếu theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 11/12/2008 của Chính Phủ và Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124 ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính. Mức thuế suất trong trường hợp này là 25% thu nhập tính thuế. Thuế thu nhập phải nộp = thu nhập tính thuế x 25%, trong đó thu nhập tính thuế được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng. Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm (a) chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; (b) các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; (c) các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng; và (d) các chi phí khác có chứng từ chứng minh.

Tổ chức nước ngoài không đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư 134 nêu trên phải chịu một khoản thuế khi chuyển nhượng cổ phiếu là 0,1% giá chuyển nhượng cổ phiếu từng lần.

• Thu nhập từ lợi tức cổ phần

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc Hội thì thu nhập từ lợi tức cổ phần được chia sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập được miễn thuế.

Page 76: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 71

VI . CÁC ĐỐ I TÁC L IÊN QUAN TỚ I V IỆC NIÊM YẾT

1. Tổ chức tư vấn

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

Trụ sở chính: Số 67 Hàm Nghi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-8) 3914 3588 Fax: (84-8) 3914 3209 Website: www.vcsc.com.vn

Ông Tô Hải: Tổng Giám Đốc

2. Tổ chức kiểm toán

Tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính năm 2008:

Công ty Kiểm toán và Kế Toán Hà Nội

Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: 159/4 Bạch Đằng - Phường 2 - Q.Tân Bình - Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (848) 2936178/179 Fax: (848) 8488 550 Website: www.cpahanoi.com

Tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009:

Công ty TNHH KPMG Việt Nam

Lầu 10, tòa nhà Sun Wah Tower, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại: (08-8) 3821 9266 Fax: (08-8) 821 9267 Website: www.kpmg.com.vn

Page 77: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa

BẢN CÁO BẠCH

Trang 72

VI I . PHỤ LỤC

1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gần nhất

2. Bản sao hợp lệ Điều lệ Công ty

3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2008

4. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2009

5. Báo cáo tài chính quý 3 năm 2010

6. Giải trình báo cáo kiểm toán năm 2009 của KPMG

7. Tài liệu liên quan khác

Page 78: Ban Cao Bach Vinacafe Bien Hoa