48
GVHD: Phan Minh Anh Thư Nhóm 4: Lê Hoàng Phúc 11116050 Võ Hường Vi 11116080 Phạm Văn Cường 11116011 Nguyễn Tấn Của 11116010 CAKES Bánh tươi Tp. Hồ Chí Minh 04/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Banh keo hoan chinh(1).docx

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Banh keo hoan chinh(1).docx

GVHD: Phan Minh Anh Thư

Nhóm 4:

Lê Hoàng Phúc 11116050

Võ Hường Vi 11116080

Phạm Văn Cường 11116011

Nguyễn Tấn Của 11116010

Tp. Hồ Chí Minh 04/2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Page 2: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 1

CAKES (BÁNH TƯƠI)

Nội dungNature of Cakes (Bản chất của bánh)Methods of Manufacture (Phương thức sản xuất)Chemistry of baking (Biến đổi hóa học trong làm bánh)

NATURE OF CAKES (BẢN CHẤT CỦA BÁNH)

S P Cauvain, Campden and Chorleywood FoodResearch Association, Chipping Campden, UKCopyright 2003, Elsevier Science Ltd. All Rights Reserved.

ĐỊNH NGHĨA

Định nghĩa về bánh tươi có sự khác biệt tùy từng nơi trên thế giới nhưng về cơ

bản thuật ngữ này được dùng để miêu tả những sản phẩm đặc trưng làm từ công thức

chính gồm bột mì, đường, trứng (cả lòng trắng và lòng đỏ) và các chất lỏng khác

(sữa) có thể bổ sung thêm mỡ hoặc dầu. Lượng chất lỏng thêm vào mục đích là để tạo

ra một khối bột nhào độ nhớt thấp, hơn dough (hỗn hợp bột nhào với nước, dùng làm

bánh mì). Điểm khác biệt chính giữa bánh tươi và bánh mì là bánh tươi thường được

nướng trong khuôn, chảo hoặc hộp thiếc – là những vật dùng chứa hỗn hợp bột nhào

và tạo hình sản phẩm theo khuôn có sẵn. Ngoài ra các bước nhỏ gia công hoàn thiện

hỗn hợp bột nhào trước khi nướng là rất cần thiết.

Không có bất kỳ sự biến đổi gluten đáng chú ý nào trong bột nhào bánh, thật

sự công nghệ làm bánh khai thác những gì có lợi để ngăn chặn sự biến tính của

gluten. Bánh ngày nay được sản xuất bằng phương pháp chế biến gia nhiệt một hệ

nhũ tương phức tạp với bọt – hay còn gọi là khối bột nhào. Nói chung, khối bột nhào

này có thể xem như là hệ nhũ tương của mỡ hoặc dầu trong nước. Pha nước bao gồm

đường hòa tan và những hạt huyền phù bột lơ lửng trong pha. Trong cấu trúc của khối

bột nhào, các bóng khí được đưa vào phối trộn trong chất béo dạng rắn và được hình

thành ở đó nhiều hơn là trong pha nước. Tuy nhiên, khi nướng bánh, nhiệt độ tăng

lên, các bóng khí sẽ chuyển từ trong chất béo ra đến pha nước thành bọt và nở ra. Sau

đó trong quá trình tiếp tục nướng, bọt này làm nở và tạo nên cấu trúc bánh.

Page 3: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 2

Thành phần quan trọng hình thành cấu trúc bánh là tinh bột của bột mì và việc

bổ sung các loại đường cùng một lượng lớn chất lỏng (trứng, sữa, nước) đã làm thay

đổi các đặc tính hồ hóa của tinh bột.

Bánh là sản phẩm đặc trưng bởi tỷ trọng tương đối cao, điển hình là 0.4 – 0.7

ml g-3, với cấu trúc mềm mại, xốp và hương vị ngọt ngào. Bánh tươi có độ ẩm trong

khoảng 18 – 28%, thấp hơn so với bánh mì nhưng cao hơn các loại bánh nướng, bánh

quy và cookie. Tính chất cảm quan và thời hạn sử dụng của sản phẩm tùy thuộc vào

công thức làm nên chúng.

LỊCH SỬ TÓM LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA BÁNH TƯƠI

Hình mẫu của sản phẩm được mô tả là “cakes” đã được biết đến từ thế kỷ XII

trước công nguyên ở Ai Cập. Chúng ta không chắc chắn về mức độ tương đồng giữa

sản phẩm này với bánh tươi ngày nay. Khuôn nướng dường như đã được sử dụng từ

khi sản phẩm mang hình dạng những con thú. Ví dụ, đã có sản phẩm được miêu tả

hình dạng giống như một con rắn. Có khả năng những người Hi Lạp cổ đại là những

người đầu tiên sử dụng chất tạo ngọt trong nấu/nướng. Họ đã biết đến những thuộc

tính đặc biệt của “sackharon” hay “cây ngọt” (mía) từ tiểu lục địa Ấn Độ. Người ta đã

hoàn thành việc du nhập đường mía vào Trung Đông khoảng năm 700 trước công

nguyên. Việc tiêu thụ đường tiếp tục gia tăng và lan rộng, bắt đầu cùng với sự mở

rộng của Đế chế La Mã và sau đó là trên toàn châu Âu thời trung cổ.

Có nhiều khả năng những chiếc bánh tươi đầu tiên có sử dụng mật ong và

trong thời La Mã những chiếc bánh này được làm cho các dịp đặc biệt như là lễ hội

Saturnalia và mừng năm mới. Việc bổ sung thêm mật ong vào bột nhào để làm ra

chiếc bánh như vậy được ghi lại trong những cuốn sổ công thức nấu ăn thời bấy giờ.

Trong thời kỳ trung cổ, các công thức và phương pháp sản xuất bánh cũng được ghi

nhận trong nhiều bối cảnh châu Âu. Con đường mía đường dần dần được cải thiện

cùng với những chuyến khám phá phía đông và châu Mỹ, bánh tươi được gia tăng sản

xuất, đồng thời hình thức của chúng trở nên đa dạng hơn qua các thế kỷ XVI, XVII

và XVIII sau công nguyên.

Page 4: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 3

PHÂN LOẠI BÁNH TƯƠI

Thuật ngữ “cake” thể hiện các loại bánh được liệt kê trong Bảng 1 và các biến

thể của chúng. Bánh tươi có thể được phân thành 6 loại như sau:

Bánh xốp có hàm lượng chất béo thấp, có chứa ít hơn 5% chất béo.

Bánh xốp có hàm lượng chất béo cao, có chứa hơn 5% chất béo.

Low-ratio cakes, trong đó hàm lượng đường và chất lỏng thấp hơn bột.

High-ratio cakes, trong đó hàm lượng đường và chất lỏng cao hơn bột.

Bánh trái cây, trong đó có một phần nho khô, trái cây tươi, các loại hạt, đậu

khác.

Bánh chocolate, có thêm một lượng cacao rắn.

Ví dụ một số loại bánh xốp và bánh tươi điển hình được ghi trong Bảng 1.

Bảng 1: Một số công thức bánh

Bánh xốpHigh-ratio cake

Bánh socola

Bánh trái cây

Bột mì 100 100 100 100

Đường (sucrose) 105 115 130 120

Chất béo 5 35 55 50

Bột nổi 3 5 5 3

Trứng 50 30 30 45

Sữa rắn 5 6 8 5

Nước 65 100 120 65

Bột cacao 25

Nho khô 140

Tỉ lệ so với 100 phần bột (ví dụ 100g, 100kg, 100lb)

BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC THÀNH PHẦN

Bột mì

Hầu hết các loại bột mì đều có thể sản xuất bánh tươi. Thành phần quan trọng

nhất trong bột mì là tinh bột, và đặc tính hồ hóa tinh bột đóng vai trò chính tạo nên

cấu trúc bánh. Các protein bột mì ngậm nước tạo thành một mạng gluten. Mạng

gluten trong bột nhào bánh tươi yếu hơn so với trong bột nhào bánh mì, do chịu tác

Page 5: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 4

động của đường và chất béo được thêm vào. Ngoài ra, việc thêm vào hàm lượng cao

chất lỏng làm giảm độ nhớt, giảm khả năng nhào trộn của bột, ngăn cản sự hình thành

gluten. Cấu trúc protein hình thành trong khối bột nhào và góp phần nhỏ tạo khung

bánh và giá trị cảm quan.

Đa số các loại bột bánh bán trên thị trường đặc trưng bởi các tính năng chính

sau:

Kích thước hạt – sau quá trình xay xát tiêu chuẩn kích thước hạt giảm xuống

dưới mức trung bình, cải thiện chất luợng bánh. Thường được thực hiện bằng

cách nghiền bột hoặc thông qua việc áp dụng các kỹ thuật phân loại bằng khí.

Mục đích của cả hai phương pháp giảm kích thước hạt trên là để giải phóng

các hạt tinh bột khỏi mạng lưới (matrix) protein. Lý tưởng nhất, kích thước tối

đa của bột bánh nên <90 μm.

Xử lý sau khi nghiền – các hình thức xử lý phổ biến nhất là tiếp xúc với khí

Clo và xử lý nhiệt khô. Mặc dù rằng hai phương pháp rất khác nhau, nhưng kết

quả làm thay đổi tính chất bột khá tương tự nhau, đáng chú ý là sự thay đổi

tính kỵ nước của hạt tinh bột. Việc xử lý khiến cho bột trở nên thích hợp để

sản xuất loại high-ratio cakes. (Lưu ý hiện nay việc xử lý bột bánh với khí Clo

không được cho phép ở nhiều nước.)

Đường và chất tạo ngọt

Đường tạo vị ngọt cho bánh, đồng thời cũng đóng một vai trò quan trọng trong

việc giữ khí bên trong khối bột nhào và hình thành kết cấu. Sự ảnh hưởng đến hình

thành kết cấu bắt nguồn từ tác động của dung dịch đường trong khối bột lên nhiệt độ

hồ hóa của tinh bột. Nồng độ đường càng cao, nhiệt độ hồ hóa tinh bột càng cao. Do

đó sẽ có thêm thời gian cho khối bột trương nở trước khi nó được định hình. Hình 1

minh họa tác động của lượng đường cao.

Sucrose được sử dụng phổ biến nhất trong làm bánh, cũng có thể sử dụng

glucose và các loại đường khác. Nếu giảm lượng đường sử dụng, xu hướng đổi màu

của bánh sẽ xảy ra ở mức bổ sung cao hơn.

Page 6: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 5

Hình 1: Bánh có tỉ lệ sucrose 57,5% (trái), 86% (giữa) và 115% (cuối) so với khối lượng bột

Trứng

Trứng – bao gồm cả lòng đỏ và lòng trắng là thành phần phổ biến của bánh

tươi, nó tạo màu sắc, hương vị, giúp nở bánh nhờ tạo bọt khí và góp phần tạo kết cấu

bánh. Protein lòng trắng trứng là thành phần chính làm nở tạo khung bánh. Việc bổ

sung thêm chất béo ảnh hưởng đến khả năng tạo khí và làm nở của protein trứng. Một

số loại bánh, ví dụ như bánh thiên thần (angel cake) có thể không cần sử dụng đến

lòng đỏ trứng. Thay vào đó chỉ sử dụng lòng trắng trứng để sản phẩm bánh làm ra có

một màu trắng thuần khiết.

Sữa

Sữa thường được sử dụng để làm tăng hương vị và là dung môi hòa tan đường.

Cũng có thể dùng các sản phẩm sữa khô cùng dung môi hòa tan khác. Ngoài ra còn

dùng sữa bột tách kem để tăng cảm quan màu sắc, hương thơm, tuy nhiên bột sữa cần

xử lý nhiệt trước, nếu không sẽ tác động xấu đến sản phẩm. Quá trình xử lý nhiệt để

biến tính các globulin có trong bột sữa, nếu không chúng có thể gây ảnh hưởng đến

sự ổn định của bóng khí trong khối bột nhào và làm giảm khối lượng sản phẩm.

Nước

Nước được thêm vào để hòa tan đường, đặc biệt cần thiết nếu không dùng đến

sữa dạng lỏng.

Chất béo và dầu

Page 7: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 6

Việc bổ sung chất béo dạng rắn trong công thức là để tăng cảm quan cho bánh

và hạn chế sự hình thành mạng gluten. Chất béo rắn cũng hỗ trợ hình thành và làm ổn

định các bóng khí trong bột nhào. Kính hiển vi phân cực cho thấy, khi khuấy trộn –

nhào bột các tinh thể chất béo sẽ sắp xếp xung quanh, bao bọc và giữ ổn định các

bóng khí. Điều này được giải thích rằng phần dầu trong chất béo cho phép các tinh

thể béo di chuyển và đồng thời kéo theo các tinh thể khác liên kết thành một chuỗi.

Rõ ràng đối với một cơ chế như vậy, tỉ lệ giữa chất lỏng và tinh thể béo cũng như

kích thước của mỗi tinh thể là rất quan trọng. Nếu sử dụng dầu trong bột nhào, các

bóng khí sẽ mất ổn định và bánh giảm khối lượng.

Dạng tinh thể béo rất quan trọng trong việc thúc đẩy làm bánh nở xốp. Có ba

dạng tinh thể béo là alpha, beta và beta-prime. Khả năng giữ khí của chất béo dạng

beta-prime là lớn nhất, sau đó đến dạng alpha và cuối cùng là dạng beta.

Chất nhũ hóa

Chất nhũ hóa cũng được sử dụng để hỗ trợ hình thành và ổn định các bóng khí,

đặc biệt là khi trong khối bột nhào có mặt các loại chất béo và dầu. Chất tạo nhũ phổ

biến nhất là glycerol monostearate (GMS) và este polyglycerol, hiệu quả hơn nếu kết

hợp cả hai với ti lệ khối lượng nhất định. Cả hai chất tạo nhũ thường được sử dụng

cho dạng bột nhão, nghĩa là chúng được phân tán trong nước với các thành phần thúc

đẩy sự tạo gel khác. Các chất tạo nhũ như GMS có thể tồn tại ở nhiều dạng khi phân

tán trong nước, quan trọng là khi dùng làm bánh nó ở dạng alpha-gel hoạt động.

Nếu không có GMS, protein trứng sẽ ổn định các bóng khí và hình thành khối

lượng bọt hợp lý, nhưng thường vẫn có một vài vùng cấu trúc khí không đồng nhất.

Bất ngờ là GMS nếu chỉ bổ sung với một lượng nhỏ sẽ làm chất lượng bánh còn kém

hơn, bề mặt bánh bị xẹp thành hõm sâu. Điều này chứng tỏ tác động của GMS và

protein trứng không ổn định khi được kết hợp với nhau. Lượng nhỏ GMS có thể giữ

bóng khí ở nhiệt độ thấp, nhưng lại không thể giữ tiếp khi nhiệt độ tăng lên và bóng

khí nở to trong quá trình nướng. Vậy việc thêm một lượng lớn nhất định GMS sẽ giữ

cho bột nhào ổn định và cải thiện chất lượng bánh.

Bột nổi

Một phần quan trọng của bánh sau nướng là không khí. Đây là một hỗn hợp

khí, một phần hình thành trong quá trình nhào trộn, và một phần CO2 tạo ra nhờ phản

ứng của sodium bicarbonate với một axit thực phẩm thích hợp. Giai đoạn quan trọng

Page 8: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 7

của cơ chế nở bánh là khí CO2 hình thành khi khối bột nhào mới được đưa vào lò

nướng. Nếu không có sự giải phóng thêm khí bột nhào chỉ có thể nở nhờ tác dụng

nhiệt lên khí phân tán trong bột nhào và bánh vẫn bị xẹp, không tăng thể tích. Cung

cấp thêm một lượng khí phù hợp sẽ tạo thể tích nở lớn hơn và tạo sự mềm mại cho

bánh. Tầm quan trọng tương đối của tạo khí cơ học và hóa học được thể hiện trong

Hình 2 và 3.

Hình 2: Bánh (bên trái) có và (bên phải) không có thông khí hóa học.

Hình 3: Bánh (bên trái) có và (phải) không có thông khí cơ học.

Page 9: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 8

Axit phản ứng bình thường với sodium bicarbonate, tức là giải phóng hoàn

toàn khí CO2 từ hỗn hợp. Hương vị của bánh cũng ảnh hưởng bởi muối từ phản ứng

acid – base. Tốc độ giải phóng CO2 từ phản ứng của bột nổi được kiểm soát bằng việc

sử dụng các loại axit khác nhau. Loại axit thường dùng nhất và mức bổ sung để trung

hòa một phần sodium bicarbonate là:

Axit tartaric, 0,89, phản ứng nhanh

Kali hydrogen tartrate (cáu rượu), 2,25, phản ứng nhanh

Canxi phosphat Acid (monocalcium phosphate), 1,25, phản ứng nhanh vừa

phải

Glucono-delta-lactone, 2,10, phản ứng nhanh vừa phải

Sodium pyrophosphate axit, 1,33, phản ứng chậm

Sodium phosphate nhôm, 1,00, phản ứng chậm

Những nguyên liệu khô khác

Huyết thanh sữa dạng rắn (whey solids): sử dụng để tăng màu sắc và

hương vị. Bột này nên được xử lí nhiệt trước khi khi sử dụng nếu không nó

có thể tác động tiêu cực ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm.

Bột cacao: dùng trong sản xuất bánh chocolate dưới nhiều hình thức.

Muối: tạo vị và tăng thời gian bảo quản bánh.

Chất giữ ẩm như glycerol and sorbitol: tăng thời gian bảo quản.

Nho khô: dùng trong sản xuất bánh trái cây.

Mứt vỏ cam, chanh và anh đào ngâm đường: trong các sản phẩm bánh trái

cây và bánh đặc biệt.

Các loại hạt khô: thêm vào bánh trái cây và bánh đặc biệt.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG THỨC CÂN BẰNG

Chất lượng bánh bị ảnh hưởng mạnh bởi tỉ lệ các thành phần nguyên liệu sử

dụng trong công thức.

Lúa mì cung cấp tinh bột là thành phần cấu trúc chính của bánh. Do đó các

công thức thường được xây dựng dựa trên khối lượng bột và các nguyên liệu khác

theo tỉ lệ phần trăm của khối lượng bột. Phương pháp này xác định lượng nguyên liệu

Page 10: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 9

tốt nhất, từ đó suy ra các “quy tắc” mà dựa trên đó có thể xây dựng bất kỳ công thức

bánh nào và tìm ra nguyên nhân gây giảm chất lượng.

Những quy tắc điển hình áp dụng trong làm bánh gồm:

Tỉ lệ đường 95 – 135% khối lượng bột với high-ratio cakes và 65 – 95%

đối với low-ratio cakes.

Lượng nước ≤ 1,25 lần trọng lượng đường.

Tỉ lệ chất béo không được vượt quá tổng tỉ lệ trứng (ví dụ, chất rắn và nước

kết hợp).

Tỉ lệ béo không vượt quá tỉ lệ đường.

Mất cân bằng trong tỉ lệ thành phần sẽ thể hiện rõ như giảm chất lượng bánh.

Có nhiều quy tắc chuyên biệt nữa, về các thành phần chức năng khác, ví dụ như bột

nở cũng có thể xác định tỉ lệ phù hợp. Phạm vi tỉ lệ các thành phần thay đổi tùy theo

loại, kích cỡ và hình dạng bánh yêu cầu.

THỜI HẠN SỬ DỤNG

Hoạt độ nước

Bánh thường được đánh giá là thực phẩm có độ ẩm trung bình vì hàm lượng

ẩm của sản phẩm bánh điển hình (khoảng 18 – 28%) là đủ cao để mang lại tính chất

mềm mịn. Ở độ ẩm như vậy bánh dễ bị hư hỏng vì vi sinh vật trong vòng vài này

hoặc vài tuần. Tuy nhiên, hoạt độ nước của một sản phẩm bánh kiểm soát hoạt động

của vi sinh vật hơn là chỉ mình độ ẩm bánh. Ví dụ về hoạt độ nước trong bánh trình

bày ở Bảng 2

Bảng 2: Ví dụ về hoạt độ nước trong các loại bánhLoại bánh Mức hoạt độ nướcBánh ẩm cao, như bánh cà rốt 0,9 – 0,95Bánh vàng, trắng, chocolate và nhiều lớp 0,8 – 0,89Bánh trái cây 0,7 – 0,79Celebration cakes 0,6 – 0,69

Công thức bánh là yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt độ nước và thời hạn sử

dụng bánh. Điều đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát hoạt độ nước là tỉ lệ các

thành phần hòa tan trong nước, bao gồm muối và đường. Ngoài ra, một số thành phần

Page 11: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 10

khác không hòa tan nhưng có khả năng giữa nước và ức chế hoạt động của vi sinh vật

hiện diện. Ví dụ như bột mì hydrat hóa trong suốt quá trình phối trộn vì có sự hiện

diện của protein và tinh bột. Khi nướng, protein đông tụ và tinh bột hồ hóa.

Khi thành phần hòa tan như muối và đường hòa tan trong nước chúng làm

giảm áp suất hơi của dung dịch. Tác động của một thành phần nào đó đặc biệt phụ

thuộc vào bản chất hóa học của nó. Ví dụ, muối điện ly và có ái lực rất lớn với nước.

Sucrose và các loại đường khác (ví dụ glucose) không có cùng tính chất với nước nên

với cùng một lượng nhất định nó có hiệu quả kém hơn muối khi liên kết với nước.

Lượng tương đương sucrose với một thành phần thường được sử dụng để xác định

ảnh hưởng đến hoạt độ nước của bánh. Một số lượng tương đương sucrose điển hình

với các nguyên liệu bánh được đưa ra trong Bảng 3. Lượng tương đương sucrose tính

dựa trên phương pháp mà gán giá trị 1 cho sucrose và so sánh tất cả các thành phần

khác với cùng khối lượng. Như ở Bảng 3, giá trị cho muối là 11, nghĩa là với cùng

một khối lượng, so với sucrose muối gấp 11 lần trong hiệu quả làm giảm hoạt độ

nước sản phẩm. Các nguyên liệu khác đáng chú ý là glycerol hiệu quả hơn 4 lần,

sorbitol hơn 2 lần và dextrose monhydrate hơn 1,4 lần. Nhiều nguyên liệu có hiệu quả

thấp hơn sucrose và do đó có giá trị nhỏ hơn 1.

Bảng 3: Lượng tương đương sucrose với các nguyên liệu bánh

Nguyên liệu Lượng tương đương Sucrose

Muối 11,0

Glycerol 4,0

Sorbitol rắn 2,0

Dextrose monohydrate 1,4

Sucrose 1,0

Bột mì 0,2

Chất bảo quản

Thực tế khi thời hạn sử dụng bánh không đủ, người ta thường thêm một chất

ức chế nấm mốc thích hợp để tác động đến hoạt độ nước của sản phẩm. Chất ức chế

nấm mốc thường được sử dụng là axit sorbic và muối của nó (như kali sorbat). Lượng

bổ sung tùy vào yêu cầu thời hạn sử dụng và giới hạn trên được kiểm soát bởi pháp

Page 12: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 11

luật. Trong thực tế, thêm vào một lượng lớn sẽ làm thay đổi hương vị sản phẩm, có

thể làm người tiêu dùng không chấp nhận được.

Ảnh hưởng của chất ức chế nấm mốc trong làm bánh được nâng cao bới các

tác động của hoạt độ nước. Một ví dụ về mối quan hệ này được đưa ra cho kali sorbat

trong Bảng 4.

Bảng 4: Thời hạn sử dụng tăng thêm khi dùng 1340 p.p.m kali sorbat trong bánh (pH 6,5)

Hoạt độ nước Hạn tăng thêm ở 210C (ngày)

0,92 2,5

0,86 8,0

0,80 40,0

Xem thêm: Cakes: Methods of Manufacture; Chemistry of Baking; Eggs: Use

in the Food Industry; Emulsifiers: Uses in Processed Foods; Flour: Dietary

Importance; Leavening Agents; Milk: Dietary Importance; Powdered Milk:

Characteristics of Milk Powders; Sweeteners: Intensive; Others

ĐỌC THÊM

Bent AJ (ed.) (1997) Technology of Cakemaking, 6th edn. London: Blackie

Academic & Professional.

Cauvain SP and Cyster J (1996) Sponge cake technology. CCFRA Review

No.2.

Cauvain SP and Young LS (2000) Bakery Food Manufacture and Quality:

Water Control and Effects. Oxford, UK: Blackwell Science.

Cauvain SP and Young LS (2001) Baking Problems Solved. Cambridge, UK:

Woodhead Publishing.

Cauvain SP, Hodge DG, Muir DD and Dodds NJ (1976) Improvements in and

Relating to Treatment of Grain. British patent no. 1 444 173. London, UK: HSMO.

Cauvain SP, Gough BM and Whitehouse ME (1976) The role of starch in

baked goods: part 2. The influence of purification procedure on the surface properties

of the granule. Die Starke 41: 461–467.

Page 13: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 12

Doe CAF and Russo JVB (1968) Flour Treatment Process. British patent no. 1

110 711. London, UK, HSMO.

Gough BM, Whitehouse ME and Greenwood CT (1978) The role and function

of chlorine in the preparation of high-ratio cake flour. CRC Critical Review in Food

Science and Nutrition 10: 91–113.

Grover DW (1947) The keeping properties of confectionery as influenced by

its vapour pressure, Journal of the Society of Chemistry and Industry 66: 201–205.

Kent NL and Evers AD (1994) Kent’s Technology of Cereals, 4th edn. Oxford,

UK: Elsevier Science.

Sahi SS (1999) Influence of aeration and emulsifiers on cake batter rheology

and textural properties of cakes. In: Campbell GM,Webb C, Pandiella SS and

Niranjan K (eds) Bubbles in Food, St Paul, USA: AACC. pp. 263–271.

Spies RD and Hoseney RC (1982) Effects of sugar on starch gelatinisation.

Cereal Chemistry 59: 128–131.

Street CA (1991) Flour Confectionery Manufacture. London, UK: Blackie

Academic & Professional.

Young LS, Davies PR and Cauvain SP (1998) Cakes – getting the balance

right. In: Milne R, Macintosh A and Bramer M (eds) Proceedings of ES98, the

Eighteenth Annual International Conference of the British Computer Society

Specialist Group on Expert Systems, pp. 42–55. London, UK: Springer.

METHODS OF MANUFACTURE (PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT)

S P Cauvain, Campden and Chorleywood FoodResearch Association, Chipping Campden, UKCopyright 2003, Elsevier Science Ltd. All Rights Reserved.

MỤC ĐÍCH PHỐI TRỘN

Như đã nói ở trên, gluten được hình thành là không mong muốn và để giới hạn

điều đó cần lưu ý nồng độ của đường, chất lỏng và chất béo phải phù hợp, không quá

cao. Việc hình thành gluten có thể được hạn chế bằng cách dùng những phương pháp

nhào bột phù hợp và tránh tạo thành gluten trong từng giai đoạn của quy trình sản

xuất. Nhìn chung, bột nhào bánh có thể xem là hệ nhũ tương của dầu hoặc chất béo

Page 14: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 13

trong môi trường nước. Pha nước gồm có đường hòa tan và các phân tử bột lơ lửng.

Trong cấu trúc bột nhào, bóng khí được tạo thành và giữ vững trong pha chất béo hơn

là pha nước. Tuy nhiên, trong quá trình nướng, bóng khí chuyển từ pha chất béo sang

pha nước làm cho bánh xốp và nở ra. Sau quá trình nướng, cấu trúc của bánh được

tạo thành.

Mục đích của việc phối trộn khối bột nhào bánh có thể được tóm tắt qua các ý

sau:

Thống nhất các thành phần phân tán.

Kết hợp chặt chẽ và ổn định các bọt khí

Hạn chế thấp nhất sự hình thành gluten

Các phương thức sản xuất bánh chủ yếu dựa trên quá trình phối trộn được sử

dụng. Có hai loại phối trộn chính là:

Multistage: là trộn các thành phần nhỏ lại với nhau trước khi được trộn lại

trong khối bột cuối cùng. Mục đích của phương pháp này là hạn chế tối đa sự hình

thành gluten và hỗ trợ các bóng khí kết hợp ổn định trong bột nhào. Phương pháp sản

xuất truyền thống này được ra đời khi mà chất lượng nguyên liệu ít đảm bảo như

ngày nay.

All-in: là cùng một lúc trộn tất cả các thành phần lại với nhau trong một bồn

trộn. Phương pháp phối trộn All-in hoặc single-stage dựa trên tiêu chuẩn của các

thành phần có sẵn.

PHƯƠNG THỨC PHỐI TRỘN

Quy trình đường – bột

Các đặc điểm thiết yếu của quy trình:

1. Hỗn hợp của đường và chất béo gọi là creaming. Các tinh thể đường hỗ trợ sự

kết hợp các bóng khí vào hỗn hợp, và làm giảm tỷ trọng khi tiếp tục phối trộn.

đây có thể xem như là một bước cải tiến “làm trắng” của hỗn hợp. thời gian

creaming lý tưởng phụ thuộc vào loại chất béo sử dụng, với các chất béo có

nhiệt độ nóng chảy cao hơn thì cần nhiều thời gian creaming hơn. Tốc độ phối

trộn trung bình, khoảng 150 rpm.

Page 15: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 14

2. Trứng được chia thành 4 – 6 phần, sau đó lần lượt cho từng phần vào phối trộn

với hỗn hợp chất béo với đường. Mục đích là để phân tán đồng đều trứng mà

không làm mất khí của hỗn hợp. Điều quan trọng là nhiệt độ của trứng không

nên thấp hơn nhiệt độ của hỗn hợp, nếu không chất béo có thể bị tách ra khỏi

hỗn hợp – đây gọi là hiện tượng “đông tụ” trong công nghiệp. Việc bổ sung

trứng thường ở tốc độ chậm, khoảng 50 rpm, với việc phối trộn tiếp theo ở tốc

độ trung bình trong một thời gian ngắn.

3. Kế đến là thêm bột và những thành phần khô. Thời gian phối trộn ở giai đoạn

này sẽ được rút ngắn chỉ đủ để phù hợp với việc trộn bột. Tốc độ trộn thấp.

4. Cuối cùng là thêm vào các chất lỏng như là sữa và nước, được trộn với một tốc

độ thấp.

5. Có thể thêm trái cây khô nếu có cần thiết.

Quy trình bột nhào

1. Chất béo và một phần bột (thường là ba phần tư khối lượng bột) được trộn với

nhau với từ từ trong khoảng thời gian 10 phút. Trong khoảng thời gian ấy, các

bọt khí sẽ kết hợp với khối bột và tỷ trọng giảm.

2. Trứng và đường được đánh lên với tốc độ cao.

3. Hỗn hợp chất béo – bột và trứng – đường được trộn từ từ vào nhau.

4. Cho nước hoặc một chất lỏng khác vào hỗn hợp và trộn với tốc độ thấp.

5. Lượng bột còn lại và các thành phần khô khác (như sữa tách kem, muối, bột

nổi) được trộn vào từ từ vào hỗn hợp.

Quy trình tách trứng

1. Chất béo, một phần bột (thường là ba phần tư bột), muối và các nguyên liệu

khô khác được trộn vào nhau ở tốc độ thấp.

2. Trứng được tách riêng lòng đỏ và lòng trắng.

3. Lòng trắng trứng và đường được đánh lên thật nhanh, hòa trộn vào nhau tạo

thành bọt khí.

4. Lòng đỏ trứng thêm sữa hay nước được trộn vào bọt lòng trắng trứng, trước

khi phối trộn vào hỗn hợp chất béo.

5. Lượng bột còn lại được trộn từ từ vào hỗn hợp.

Page 16: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 15

Quy trình nấu chín

1. Trứng và đường được trộn với nhau thật nhanh để tạo thành bọt.

2. Gia nhiệt chất béo.

3. Bột và các thành phần khô được thêm vào chất béo vừa gia nhiệt.

4. Bọt trứng và hỗn hợp chất béo – bột được trộn vào với nhau.

Nhiệt độ cuối cùng của khối bột là khoảng từ 35 – 40oC. Phương pháp này

không thích hợp đối với công thức có sử dụng bột nổi vì khi gia nhiệt tới nhiệt độ cao

thì CO2 sẽ được hình thành sớm.

Quy trình All-in

Đối với phương pháp này, tất cả các nguyên liệu được cho vào trong bồn trộn

và được khuấy trộn đều với nhau ở tốc độ chậm hoặc vừa phải. Phương pháp All-in

này đặc biêt thích hợp với các công thức có chứa chất nhũ hóa.

Bánh xốp (Sponge Cakes)

Bánh xốp được làm từ các thành phần đơn giản là bột, trứng và đường. Trứng

và đường được khuấy trộn thật nhanh với tốc độ khoảng 200 – 300 rpm. Trong suốt

quá trình, một lượng lớn bóng khí được sinh và kết hợp với bột. Nếu không có sự ổn

định cấu trúc, bóng khí khi đó sẽ thu hút lẫn nhau và nhanh chóng kết hợp lại, trương

nở lên bề mặt của bột và bị vỡ ra. Trong bánh xốp, các protein hoạt động bề mặt của

lòng trắng trứng và các lipoprotein di chuyển tới bề mặt các bọt khí tạo ra trong suốt

quá trình khuấy, và hình thành một màng bảo vệ xung quanh các bóng mới và tránh

cho chúng hợp lại với nhau.

Khi bọt khí đã được hình thành, bột được thêm vào một các cẩn thận tránh để

mất bọt khí. Sau đó khi mà nhiệt độ khối bột nhào tăng lên lò, các bong bóng nở ra.

Và cuối cùng, khối lượng bột bắt đầu hình thành, các bong bóng vỡ tung va vào nhau

tạo cấu trúc xốp cho bánh.

Một lượng nhỏ chất béo hoặc dầu được thêm vào làm phá vỡ bề mặt chung

giữa protein với bóng khí và ngăn chặn protein ổn định bóng khí. Kết quả là một ít

khí bị mất trong quá trình nhào bột và thể tích bánh bị hao hụt. Để khắc phục tình

trạng đó, chất béo sẽ được nấu chảy và cẩn thận thêm một lần vào cuối quá trình phối

trộn – khi bọt khí đã hình thành. Thông thường loại bánh xốp giàu béo được bổ sung

Page 17: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 16

thêm glycerol monostearate (GMS), GMS sẽ thế chỗ các protein trứng tại bề mặt các

bóng khí và ổn định cấu trúc.

GMS không chỉ kiểm soát kích cỡ bọt khí (xem Hình 1) mà còn kiểm soát

lượng khí được trộn vào khối bột. Lượng cao GMS cho phép một lượng lớn khí kết

hợp vào khối bột trong môi trường lạnh, nhưng nếu không đủ để ổn định các bóng khí

trong suốt quá trình nướng thì khối bánh xốp chắc chắn sẽ bị phá vỡ. Với phương

pháp đo lường kích thước bóng khí trong hỗn hợp ở nhiệt đồ thường của GMS cho

thấy được tầm quan trọng của nó trong sản xuất bánh. Tuy nhiên, lượng GMS dư thừa

sẽ làm cho các bong bóng khó có thể kết hợp lại với nhau trong suốt quá trình nướng,

điều đó làm cho bọt có xu hướng thu nhỏ lại và cuối cùng là trên bề mặt bánh xuất

hiện các vết nhăn.

Delayed Soda Process (Quy trình thêm soda sau cùng)

Trong một số quá trình làm bánh xốp truyền thống – có sử dụng các axit

nướng nhanh (fast-acting baking acids), sodium bicarbonate có thể bổ sung ở cuối

chu kỳ trộn. Việc hoãn thêm sodium bicarbonate đảm bảo giảm thiểu lượng CO 2 bị

mất.

THIẾT BỊ PHỐI TRỘN

Thiết bị phối trộn mô phỏng “hành tinh”

Page 18: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 17

Hình dạng phổ biến nhất của thiết bị phối trộn bột nhào bánh là máy trục dọc

bao gồm một bồn di động, trong bồn các dụng cụ trộn mô phỏng theo chuyển động

của hành tinh. Thông thường, các dụng cụ trộn có thể tháo rời, hình dạng phổ biến

nhất là flat beater (que đánh dáng dẹp) hoặc wire whisk (que lồng đánh trứng). Flat

beater thường được dùng cho bột nhào hàm lượng béo cao hơn, trong khi wire whisk

chủ yếu dùng cho bột nhào xốp. Các loại máy trộn “hành tinh” có thể hoạt động với

nhiều mức tốc độ trộn (thường là ba mức).

Thiết bị trộn ngang

Buồng trộn của loại này được cố định trong khung máy trộn nhưng vẫn có thể

xoay trong phạm vi một vòng cung giới hạn, cho phép xả được hỗn hợp bột nhào.

Các dụng cụ trộn xoay quanh một trục ngang trong buồng trộn. Buồng trộn gồm có 2

phần hình chữ U với một lưỡi dao hoạt động ở trong mỗi phần. Loại máy trộn này

thường có 2 mức tốc độ. Nguyên liệu được nhập vào từ phía trên của máy trộn.

Thiết bị khuấy áp lực

Trong thiết bị này, sự phối trộn dựa trên sự khuấy luân phiên theo chiều dọc ở

trong buồng trộn kín. Từ lúc buồng trộn đóng kín, áp suất không khí ở phạm vi buồng

thay đổi trong suốt chu trình trộn. Trong thời gian trộn, có thể gia tăng áp suất trong

suốt chu trình trộn. Điều này làm tăng lượng khí có thể kết hợp trong khối bột và nhờ

đó tỷ trọng khối bột giảm. Thiết bị khuấy áp lực này thường được sử dụng sản xuất

các sản phẩm bột nhào xốp có tỷ trọng thấp. Thiết bị có thể hoạt động với nhiều mức

tốc độ. Xả bột nhào từ buồng trộn có thể tạo nên một áp lực.

Thiết bị trộn liên tục

Thiết bị trộn liên tục thường được sử dụng để trộn bột với quy mô lớn. Buồng

trộn của thiết bị này thường nhỏ hơn các loại khác, vì thời gian trộn ngắn hơn,

khoảng từ 10 – 20 giây. . Công cụ trộn là một thiết bị xoay tròn gồm có hai phần trên

đó được lắp rotor chính là các chấu hình chữ nhật có thể xoay chuyển luân phiên

trong buồng trộn tương tự như là những cái chốt nhô ra từ bên mặt trong của thiết bị.

Kết quả là tạo ra được một loạt các khoảng trống hẹp mà bột có thể len qua từ đó

được trộn lại với nhau.

Ngay khi quá trình trộn hoàn tất, bột được thông khí dưới áp lực. Việc làm

trên là để hỗ trợ sự phát tán của không khí vào khối bột, bọt có kích thước nhỏ hơn và

đồng nhất hơn.

Page 19: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 18

Sự phối trộn và thông khí ở máy trộn liên tục được kiểm soát hơn bất kì loại

máy nhào bột nào khác. Tất cả các thành phần phải được pha trộn thành hỗn hợp

nhão trước khi cho vào máy trộn liên tục, tránh tạo ở hỗn hợp nhão này. Thời gian

khối bột lưu lại trong thiết bị phụ thuộc vào tốc độ cho nguyên liệu vào. Bên cạnh đó

thì tốc độ cánh quạt cũng có thể thay đổi được. Mức độ thông khí có thể thay đổi

bằng cách điều chỉnh tốc độ dòng chảy của không khí vào buồng trộn.

Thiết bị trộn liên tục hầu như có thể sử dụng với tất cả các loại bột nhào bánh,

trừ các loại có bổ sung thêm trái cây khô. Ngoài ra nó cũng có thể thông khí cho kem,

bánh trứng và một số loại khác.

Máy trộn dọc với tốc độ cao

Loại máy này thường được sử dụng để trong sản xuất bánh mì và các loại bột

nhào lên men khác. Tuy nhiên, chúng cũng có thể dùng sản xuất các loại bột nhão và

các loại bột làm bánh khác. Thời gian trộn rất ngắn, thường là dưới 3 phút, đồng thời

mức độ thông khí của loại máy này cũng thấp hơn các loại máy trộn khác.

XỬ LÝ KHỐI BỘT NHÀO VÀ ĐƯA BÁNH VÀO LÒ

Do độ nhớt thấp và có tính lưu động nên hầu hết các loại bột bánh đều có thể

xử lý tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, việc xử lý bột nên giữ ở mức thấp nhất bởi vì

trong lúc xử lý, có khả năng bị mất khí CO2 từ phản ứng bột nổi.

Hầu hết các loại bột bánh đều cho vào trong thùng chứa để nướng. Thông

thường, thùng nướng này sẽ được lót bằng giấy không thấm mỡ hoặc giấy silicon để

thuận tiện cho việc lấy sản phẩm sau khi nướng. Hình dạng của sản phẩm rất đa dạng,

trong đó hình tròn và hình chữ nhật là phổ biến nhất. Một số loại bánh khác như bánh

cuộn Thụy Sĩ và bánh xốp có thể được đưa trực tiếp vào trong lò hoặc tấm nướng.

NƯỚNG BÁNH

Có thể nướng các loại bánh trong nhiều loại lò như sàn, giá… Nhiệt độ nướng

thì thấp hơn nhiệt độ nướng bánh mì và có thể thay đổi tuy theo loại và kích cỡ của

bánh. Trong nhiều lò, nhiệt đưa vào ban đầu ở dưới đáy sản phẩm sẽ lớn hơn nhiệt ở

trên đỉnh. Nhiệt độ đầu vào cao hướng về đỉnh sản phầm thường dẫn đến các vấn đề

về hình dạng và màu sắc bề mặt sản phẩm.

Page 20: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 19

QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỨ CẤP

Trong khi một số loại bánh có thể được sử dụng liền sau khi nướng thì một

lượng lớn các loại bánh khác sẽ được kết hợp với các loại thực phẩn khác để mang lại

cho người tiêu dùng sự đa dạng nhiều loại sản phẩm. Ví dụ như các loại thực phẩm

được bơm vào trong làm nhân hoặc phủ trên bề mặt bánh như: sữa, các loại kem,

chocolate, kem và các loại kẹo mềm, mứt và thạch….

BAO BÌ

Bao bì đóng gói để bảo vệ bánh khỏi bị nhiễm khuẩn, hạn chế mất độ ẩm làm

ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bao bì sản phẩm có nhiều loại nhưng phổ biến nhất

được sử dụng là các vật liệu không thấm nước để tránh làm khô sản phẩm. Bao bì

composite được tráng một lớp thấm ẩm dẫn đến một vấn đề là việc di chuyển độ ẩm

giữa các thành phần với nhau, do đó phải có bước điều chỉnh hoạt độ của nước trong

các thành phần riêng.

BẢO QUẢN

Thời hạn sử dụng liên quan trực tiếp đến các điệu kiện lưu trữ: nhiệt độ bảo

quản càng ấm, thời hạn sử dụng càng ngắn và càng nhiều vấn đề liên quan tới chuyển

đổi độ ẩm giữa bánh với các thành phần khác (như kem). Khi lưu trữ ở nhiệt độ thấp

đặc biệt quan trọng đối với bánh nhân kem vì sự phát triển vi khuẩn. Bảo quản lạnh

không khiến bánh nhanh bị hỏng hơn (không giống với bánh mì). Bánh bị hỏng

nhanh nhất nếu để ở nhiệt độ khoảng 25oC.

Xem thêm: Cakes: Chemistry of Baking; Celiac (Coeliac) Disease;

Emulsifiers: Uses in Processed Foods

ĐỌC THÊM

Bent AJ (ed.) (1997) Technology of Cakemaking, 6th edn. London: Blackie

Academic & Professional.

Cauvain SP and Cyster J (1996) Sponge cake technology. In: CCFRA Review

No. 2, Chipping Campden, UK: CCFRA.

Cauvain SP and Young LS (2000) Bakery Food Manufacture & Quality:

Water Control and Effects. Oxford: Blackwell Science.

Page 21: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 20

Street CA (1991) Flour Confectionery Manufacture. London: Blackie

Academic & Professional.

CHEMISTRY OF BAKING (HÓA TÍNH TRONG LÀM BÁNH)

J L DesRochers, K D Seitz and C E Walker, KansasState University, Manhattan, KS, USACopyright 2003, Elsevier Science Ltd. All Rights Reserved.

THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG KHỐI BỘT NHÀO

Bột là thành phần quan trọng nhất của bánh, chức năng chủ yếu là hình thành

cấu trúc của bánh. Bột bánh được xay từ lúa mì trắng hoặc đỏ với một hàm lượng

protein và khoáng thấp, kích thước hạt nhỏ. Ở Mỹ, bột bánh thường được xử lý bằng

khí Clo, nhờ thủy phân các phân tử tinh bột, làm cho khả năng giữ nước của tinh bột

tăng lên. Trong khi trộn, việc hình thành gluten thích hợp thì rất quan trọng, nó đảm

bảo cho sự tạo thành bọt một cách tốt nhất, bánh không bị cứng. Hàm lượng, loại

protein và phương pháp nhào trộn bột là yếu tố quan trọng để sản xuất bánh tươi với

một kết cấu như mong muốn. Đặc điểm kĩ thuật của bột bánh: protein 8,5 ± 0,5%,

khoáng 0,36 ±0,04%, pH 4,7 ± 0.2, và kích thước hạt trung bình 10 ± 0,5 μm. (Xem:

Flour: Roller Milling Operations; Analysis of Wheat Flours; Dietary Importance)

Ba vai trò cơ bản của Shortening:

- Hỗ trợ quá trình thông khí và lên men, hình thành lỗ khí trong quá trình hình

thành kem. Không khí trong các lỗ này được nở rộng ra nhờ hơi nước và CO2

được sinh ra trong quá trình nướng.

- Nhanh chóng tạo màng protein và tinh bột, ngăn ngừa quá trình hidrat hóa và

hình thành gluten 1 cách liên tục.

- Nó làm chất nhũ hóa trong khối bột nhào, nhờ đó làm tăng độ ẩm của ruột

bánh. Với hai vai trò cuối, nó làm cho bánh mềm và có cấu trúc mịn màng

hơn. (Xem: Fats: Uses in the Food Industry)

Trứng thực hiện nhiều chức năng trong sản xuất, hình thành cấu trúc, thể tích,

độ mềm dẻo và chất lượng cho sản phẩm. Chúng hoạt động như một chất liên kết nhờ

hàm lượng protein cao và có khả năng tạo thành một mạng lưới phức tạp với gluten.

Nhờ vào khả năng tạo bọt, trứng góp phần làm ổn định khối lượng và cấu trúc bánh.

Page 22: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 21

Khi gia nhiệt các protein trong trứng bị biến tính, do đó hình thành và làm ổn định

cấu trúc cho bánh. Lòng đỏ trứng như một chất nhũ hóa và làm mềm bánh nhờ một

lượng lipit và chất lecithin cao. Trứng giúp ổn định nhũ tương, giúp các lỗ khí được

sinh ra trong quá trình lên men và ngăn chặn sự hấp thụ không khí vào khối bột nhào,

kết quả là bánh có một cấu trúc đồng nhất như mong muốn. Đặc biệt, lòng đỏ trứng

còn làm chất tạo hương vị và màu sắc làm tăng giá trị cảm quan cho bánh. (Xem

Eggs: Dietary Importance)

Tác nhân làm nở hóa học được thêm vào để tạo bọt khí cho bột và tạo cho

bánh có độ mềm, xốp và nhẹ hơn. Sự tạo thành nhiều lỗ khí làm cho bánh có khối

lượng và cấu trúc đồng nhất, màu sắc mẫu bánh sáng, kết cấu mềm và tăng giá trị

cảm quan khi bánh được hoàn thành. Trong mẫu bột nhào, banking soda tác dụng với

các axit trong bột tạo ra CO2 trong môi trường nước. (Xem Leavening Agents)

Bột nổi là sự kết hợp của sodium bicarbonate và muối của axit yếu (xem ví dụ

Bảng 1). Khi sử dụng bột nở làm bánh thì hàm lượng CO2 chiếm hơn 12% khối

lượng bánh. Tinh bột hoặc bột có thể được thêm vào như một dung môi để chuẩn hóa

cường độ nở của bột nở.

Bảng 1: Tác nhân axit được sử dụng trong men

Axit Công thức Giá trị trung hòa

Monocalcium phosphate (MCP)

Anhydrous monocalcium phosphate (AMCP)

Sodium acid pyrophosphate (SAPP)

Sodium aluminum phosphate (SALP)

Monopotassium tartrate (cream of tartar)

Sodium aluminum sulfate (SAS)

Dicalcium phosphate dihydrate (DCP)

Glucono-б-lactone (GDL)

Ca(H2PO4)2.H2O

Ca(H2PO4)2

Na2H2P2O7

NaH14Al3(PO4)8.4H2O

KHC4H4O6

Al2(SO4)3.Na2SO4

CaHPO4.2H2O

C5H10O6

80

83.5

72

100

45

100

33

50

Bột nổi được phân loại dựa vào tốc độ phản ứng: nhanh, chậm hoặc double-

acting (loại phản ứng dựa vào điều khiện nhiệt độ). Loại phản ứng nhanh thì nhanh

chóng giải phóng CO2 có sẵn trong những thời điểm đầu tiên tiếp xúc với chất lỏng.

Page 23: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 22

Nếu bột nhào hoặc bột bánh mì không được xử lý nhanh chóng thì khí sẽ bị mất trước

khi cấu trúc bánh được hình thành và khối lượng sẽ giảm đáng kể. Loại tác dụng

chậm không phản ứng ở nhiệt độ thấp, do đó phải gia nhiệt để giữ lại khí. Loại

double-acting thì phản ứng một phần ở nhiệt độ thấp, nhưng cần nhiệt độ cao để hoàn

thành phản ứng . Bột này được dùng phổ biến nhất trong sản xuất bánh thương mại.

Giá trị trung hòa (NV) được sử dụng để đưa ra một sự cân bằng thích hợp cho

các tác nhân kiềm và axit. Giá trị này chỉ ra số lượng sodium carbonate cần thiết để

giả phóng tất cả CO2 có sẵn trong 100 đơn vị axit (Bảng 1). Giá trị trung hòa cho

phép hoạch định để đạt đươc độ pH như mong muốn. Điều này thì rất quan trọng cho

việc tạo ra một cấu trúc, độ mịn, màu và hương vị cho bánh.

Đường chủ yếu là một chất tạo ngọt trong bánh tươi và hỗ trợ kết hợp các lỗ

khí trong quá trình creaming. Giữa những năm 1900, nhũ tương giúp sản xuất bánh

có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng đường và nước cao. Những loại bánh high-

ratio thì đường thường chiếm trên 120% tổng khối lượng bột và bánh có thời gian sử

dụng lâu hơn, có cấu trúc mềm mại hơn. Loại đường và dạng đường sử dụng trong

bánh thì rất quan trọng, dạng đường lỏng hay syrup như một chất làm ẩm trong khi đó

chức năng của đường tinh thể hoặc dạng hạt thì làm khô. Sự kết thành hạt thì ảnh

hưởng đến đường hòa tan một cách nhanh chóng và nói chung làm tăng khối lượng

bánh cũng như sự kết thành hạt nhỏ trở nên tốt hơn. Thủy phân đường đảo ngược

hàm lượng đường trong ngũ cốc, mật ong, mật đường có thể ảnh hưởng đến màu sắc

và kết cấu lớp vỏ mẫu bánh.

Sữa, dù ở dạng lỏng hoặc bột vẫn là một nguồn cung cấp protein và đường

lactose. Sữa hỗ trợ sự phát triển lớp vỏ và các phản ứng hóa nâu bánh. Sữa cũng góp

phần ổn định bọt và cấu trúc của bánh.

Cuối cùng muối được thêm vào như một chất tăng cường hương vị.

Công thức cân bằng các thành phần bột, đường, shortening và trứng thì rất

quan trọng để sản xuất ra một chiếc bánh với khối lượng, độ đồng nhất, sự kết cấu và

có tính cảm quan tốt. Một số hướng dẫn chung để sản xuất được bánh có chất lượng

tốt như sau:

Khối lượng đường nên lớn hơn khối lượng bột.

Khối lượng trứng nên lớn hơn khối lượng shortening.

Page 24: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 23

Tổng khối lượng chất lỏng (sữa, trứng và nước) nên lớn hơn lượng đường.

Một số trường hợp ngoại lệ đối với các quy tắc này là bánh foam-type, angel

food hoặc bánh xốp, chúng chứa rất ít hoặc không có shortening. Trong những loại

bánh này thì lòng trắng trứng, đường và bột là những thành phần chính cùng với một

số ít các chất khác. Trong công thức angel food cake điển hình (Bảng 2), khối lượng

đường bằng khối lượng lòng trắng trứng, còn bột thì bằng khoảng một phần ba khối

lượng đường. Hình 1 cho thấy mối quan hệ giữa thành phần nguyên liệu cơ bản và

các loại bánh.

Angel food High-ratio Trái cây Chocolate

% Đường 280 110 73 190

% Shortening 0 50 73 65

% Chất béo 214 110 59 150

25

75

125

175

225

275

Hình 1: mối quan hệ giữa các loại bánh và tỉ lệ các nguyên liệu cơ bản so với 100 phần bột mì

Bảng 2: Công thức angel food cake

Thành phần Hàm lượng %

Bột

Đường

Lòng trắng trứng

Muối

100

280

280

4

Page 25: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 24

Cream of tartar

Vani

4

5

Hàm lượng % so với 100 phần bột mì.

Bánh xốp sử dụng toàn bộ trứng thay vì chỉ dùng lòng trắng trứng. Để giảm

thiểu hiệu ứng làm cứng của trứng thì một lượng đường bằng hoặc cao hơn lượng

trứng được thêm vào đó. Lượng chất lỏng và bột thì rải đều xung quanh trứng và

đường. Nói chung, tổng khối lượng chất lỏng nên lớn hơn 25% khối lượng đường.

Lượng bột nên ít hơn đường và trứng. Tổng lượng trứng và bột nên lớn hơn

tổng lượng đường và chất lỏng (sữa và nước). Công thức bánh xốp điển hình được

trình bày ở Bảng 3.

Bảng 3. Công thức bánh xốp

Thành phần Hàm lượng %

Bột

Đường

Si- rô ngô

Trứng

Nước

Vani

Bột nở

Muối

100

95

12

105

12

3

1,5

0,75

Hàm lượng % so với 100 phần bột mì.

Bảng 4. Công thức Pound cake

Thành phần Hàm lượng %

Bột

Đường

100

100

Page 26: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 25

Shortening

Trứng

Sữa

Vani

Muối

50

50

50

2

1,5

Hàm lượng % so với 100 phần bột mì.

Pound cake là một trong những loại bánh lâu đời nhất. Tên của nó bắt nguồn

từ cách gọi 1-lb (0,45-kg) mỗi loại bột, bơ, trứng và đường. Chi phí của bơ và trứng

khiến thợ làm bánh sửa đổi công thức chế biến, chế biến một chiếc bánh rẻ hơn với

thể tích và giá trị cảm quan được cải thiện (Bảng 4).

Việc sửa đổi công thức pound cake đưa đến hình thành nên loại bánh lớp màu

vàng hoặc trắng (yellow, white layer cake) (Bảng 5). Khác với bánh lớp màu vàng,

lòng đỏ trứng không được sử dụng trong bánh lớp màu trắng. Những chiếc bánh lớp

này dễ dàng thích ứng với sự thay đổi công thức bằng việc bổ sung các loại trái cây,

hạt, gia vị, cacao.... Trong bánh lớp socola, hàm lượng đường cao hơn, đó là do

lượng bột giảm khi thêm cacao. Cacao ít béo đóng vai trò như bột mì. Bánh high-

ratio phát triển từ bánh lớp thông qua việc sử dụng nhũ tương shortening và có thể

chứa tới 140% là đường (so với lượng bột).

Bảng 5. Công thức bánh nướng

Thành phần Hàm lượng (%)

Bột

Đường

Shortening

Trứng

Sữa

Bột nở

Muối

Chất tạo hương

100

85

45

50

50

2,5

2

1,5

Hàm lượng % so với 100 phần bột mì.

Page 27: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 26

Ở Mỹ, đường có thể lên đến 120 hoặc hơn.

BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ VẬT LÍ TRONG QUÁ TRÌNH TRỘN

Quá trính trộn đóng vao trò rất quan trọng đối với chất lượng bột nhào của

một số loại bánh. Mục đích của quá trình trộn là để phân tán các nguyên liệu khác

nhau một cách đồng đều, kết hợp không khí vào khối bột nhào (batter), đồng thời

hạn chế sự hình thành gluten. Có 4 phương pháp trộn khác nhau: creaming (trộn

thành dạng kem, xốp), phương pháp pha trộn, phương pháp trộn 1 giai đoạn và

phương pháp trộn cho các loại bánh xốp (foam-type).

Ở phương pháp Creaming hoặc phương pháp trộn thông thường, chất béo và

đường được trộn lẫn từ tốc độ thấp đến trung bình cho đến khi phân tán hoàn toàn

vào nhau và hình thành bọt khí. Trong giai đoạn hình thành Shortening một lượng lớn

không khí được kết hợp vào dưới dạng các bọt khí nhỏ được bao bọc chất béo và các

phân tử đường. Tiếp theo trứng được thêm vào và được khuấy trộn liên tục cho đến

khi hỗn hợp mịn và tạo khí tốt. Cuối cùng bột mì và sữa sẽ được bổ sung vào hỗn

hợp. Những ưu điểm của phương pháp này là:

Một lượng lớn bọt khí nhỏ được bổ sung vào khối bột nhào

Hạn chế sự hình thành gluten do đó quá trình thủy phân bị trì hoãn và các

phân tử đường, bột mì được bao bọc bởi chất béo.

Phương pháp phối trộn bao gồm 2 giai đoạn riêng biệt. Shortening và bột mì

được đánh mịn trong một cái bồn còn trứng và đường được đánh lên một cách riêng

biệt trong một cái bồn khác. Sau đó người ta bổ sung thêm sữa một cách từ từ và trộn

2 hỗn hợp trên lại với nhau. Bằng phương pháp phối trộn tạo ra được những chiếc

bánh có cấu trúc mịn và kết cấu đồng nhất. Khác với phương pháp Creaming, ở

phương pháp phối trộn lượng khí kết hợp trong khối bột nhào giảm đi do đó làm giảm

thể tích của chiếc bánh nhưng hàm lượng đường và nước trong bánh có thể tăng lên.

Phương pháp phối trộn 1 giai đoạn được đưa ra nhằm giảm số lượng các bước

và rút ngắn thời gian phối trộn. Ở phương pháp này tất cả các nguyên liệu chính sẽ

phối trộn với nhau cùng một lúc. Mặc dù quá trình trộn đã rút ngắn một vài giai đoạn

nhưng kết cấu của toàn bộ qui trình vẫn đạt được sự ổn định. Phương pháp này

Page 28: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 27

thường được sử dụng cho việc trộn bột để làm bánh đổ khuôn, nhưng không phải để

kinh doanh bán buôn.

Không giống như các loại bánh có sử dụng Shortening các loại bánh xốp thì

quá trình trộn nhằm tăng thể tích và sự ổn định cấu trúc nó phụ thuộc vào sự kết hợp

không khí trên mạng protein trứng. Lòng trắng trứng cùng với đường được đánh

bông xốp lên sau đó bột mì và các nguyên liệu khô khác sẽ được thêm vào một cách

cẩn thận. Ở bột nhào các loại bánh tươi được sử dụng với mục đích đặc biệt (angel

food cake batter) thì lòng trắng trứng phải được loại bỏ béo, khối bột phải đạt được

thể tích lớn nhất. Tuy nhiên ở bánh xốp thì toàn bộ trứng được sử dụng với một lượng

nhỏ để hình thành nên hệ nhũ tương.

Khối lượng riêng của bột nhào là thước đo lượng không khí đã được kết hợp

vào trong khối bột nhào. Nó được được định nghĩa là tỉ lệ giữa khối lượng bột nhào

đã biết và khối lượng bột nhào đã kết hợp với nước ở một nhiệt độ thích hợp. Khối

lượng riêng của bột nhào ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu độ mịn của bánh thành

phẩm. Nói chung khối lượng riêng của bột có thể thấp hoặc cao hơn khối lượng của

bánh thành phẩm nhưng vẫn nằm trong khỏng tối ưu phù hợp cho mỗi loại bánh.

NHỮNG BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ BIẾN ĐỔI VẬT LÝ TRONG QUÁ

TRÌNH NƯỚNG

Bọt khí được bao bọc trong chất béo thì được đưa ra pha lỏng khi chất béo tan

chảy ở nhiệt độ khoảng 40oC. Khí CO2 sinh ra bởi bột nổi (baking powder) và từ các

bóng khí. Khi nhiệt độ của khối bột nhào được tăng lên, bột bắt đầu nhão ra do các

dòng đối lưu tự nhiên, tiếp theo nhiệt độ các mặt xung quanh và phía đáy của khối bột

cũng tăng lên và cuối cùng là ở phía trong ruột.

Lúc đầu độ nhớt của bột giảm, do gia nhiệt bột bị hồ hóa và chất béo tan

chảy. Trong khoảng 60-70oC các hạt tinh bột hấp thụ nhiều nước nhờ đó khối lượng

riêng và độ nhớt của chúng tăng lên đáng kể. Sự trương nở của các hạt tinh bột bị hồ

hóa đảm bảo cho cấu trúc của bánh sẽ được chắc chắn, hàm lượng đường và một số

chất nhũ hóa trong thành phần của bột nhào thì quyết định nhiệt độ mà tại đó tinh bột

bị hồ hóa. Thông thường bánh sẽ được sắp xếp vào trong lò có nhiệt độ thấp hơn

nhiệt độ sôi của nước (100oC).

Page 29: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 28

Khi nhiệt độ của khối bột nhào đạt đến 80oC thì những bong bóng khí kết hợp

trong bột sẽ nở ra nhanh chóng làm cho bánh phồng lên. Quá trình giải phóng CO2, sự

giãn nở của các bong bóng khí và qúa trình hình thành hơi nước góp phần làm tăng

hiệu quả nở của bột. Quá trình gia nhiệt làm cho các chất khí nở ra và áp lực bên

trong các bọt khí cũng tăng lên. Cấu trúc bền vững của bánh là kết quả của quá trình

đông tụ protein và sự hồ hóa tinh bột. Thời gian là yếu tố rất quan trọng cho quá trình

phát triển của màng protein cùng với sự giãn nở của không khí trước khi tinh bột bị

hồ hóa và protein bị biến tính. Chất nhũ hóa có thể được hình thành một cách tự

nhiên trong trứng hoặc được thêm vào, nó giúp cải thiện độ đàn hồi của màng protein

và cho phép các protein bao quanh bong bóng khí phồng lên mà không bị vỡ ra.

Hơi ẩm thoát ra từ bề mặt bánh trong quá trình nướng làm cho bề mặt bánh

không bị khô đồng thời hơi nước thoát ra trên bề mặt bánh cũng làm cho bề mặt bánh

có màu vàng nâu. Nhiệt độ nướng thấp hơn thì được sử dụng cho các loại bánh tươi

(hàm lượng đường và béo cao). Ngoài ra đường còn có thể làm cho lớp vỏ ngoài của

bánh bị cháy trước khi cấu trúc bên trong được tạo thành. Thời gian nướng của tất cả

loại bánh nên được giữ càng ngắn càng tốt để tránh việc vỏ bánh bị cháy và làm cho

lớp vỏ quá dày.

Bảng 6 cho cái nhìn tổng quát về các lỗi thường gặp và các nguyên nhân liên

quan đến nguyên liệu, cách phối trộn, nướng có thể xảy ra

Bảng 6: Khắc phục sự cố của bánh

Nguyên nhân có thể

Lỗi bánh thường gặp

Thể

tích

nhỏ

Độ

dẻo

dai

Thiếu

khả

năng

phục

hồi

Lớp

vỏ

kém

Không

mịn

đều

Rỗng

ruột

Màu

không

mong

muốn

Lên men không đúng cách x x x

Độ nhớt khối bột thấp x x x

Nhiệt độ lò quá cao x x x x x x

Page 30: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 29

Nhiệt độ lò quá thấp x x

Lượng protein của trứng/sữa không chính xác

x x

Lượng hoặc loại đường không chính xác

x x x

Phối trộn quá mức x x x

Phối trộn chưa đủ x x

VAI TRÒ CỦA CHẤT PHỤ GIA

Chất phụ gia là một trong những thành phần chính được thêm vào bột trong

quá trình sản xuất bánh. Ở Mĩ, bột bánh được làm mềm bằng cách sục khí Clo vào

bột mì với tỉ lệ 0,5-2,5 oz trên 100lb bột (0,3-1,5gkg-1). Điều đó làm giảm pH và cải

thiện cấu trúc tổng thể bánh nướng bằng việc tăng khối lượng và cải thiện độ mịn, kết

cấu và tính đối xứng. Khoảng pH tối ưu là 4,5-4,8. Cơ chế hoạt động của Clo trong

bột chưa hoàn toàn được hiểu một cách rõ ràng: các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nó

ảnh hưởng đến gluten, tinh bột và các lipit của bột.

Bột bánh được khử bằng nhiều Clo sẽ làm cho bột nhanh chóng thiết lập các

bề mặt xung quanh chảo trước khi được mở rộng hoàn toàn. Phần ruột bánh tiếp tục

tăng và kết quả là được một chiếc bánh có kích thước tối đa. Nếu bột được làm mềm

bằng Clo theo một cơ cấu quá chậm sẽ làm cho các bong bóng khí trong ruột bánh bị

sụp xuống khi làm mát.

Chất nhũ hóa thúc đẩy sự kết hợp không khí dưới hình thức các bong bóng và

phân tán Shotening thành các hạt có kích cỡ nhỏ. Chất nhũ hóa có tính năng độc đáo

này là do khả năng làm cầu nối của dầu và nước không tách rời tại các bề mặt. Khi

nồng độ chất nhũ hóa vượt quá giới hạn độ hòa tan, chúng tạo thành một lớp màng

tiếp giáp có phần ưa nước kéo dài vào pha nước. Màng dầu phân tán bao quanh và

ngăn chặn nhũ tương không bị phá vỡ.

Shortening hidro hóa chứa 3% chất nhũ hóa với glyxerol mono và distearate

là phổ biến nhất mặc dù có nhiều loại khác kể cả các hỗn hợp pha trộn cũng được sử

dụng.

Page 31: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 30

Chất chống oxy hóa đôi khi được thêm vào hỗn hợp bánh để làm chậm sự oxy

hóa và thủy phân, chúng gây ra mùi và hương vị khó chịu nhưng chất chống oxy hóa

chỉ làm các phản ứng này xảy ra chậm hơn trong thời hạn sử dụng của các sản phẩm .

Các chất bột được sử dụng như chất chống oxy hóa là butylate hydroxy anisole,

butylated hydroxyl toluence, t-butyl hydroquinone và propyl gallate. Axit citric và

axit photphoric có tác dụng hỗ trợ khi kết hợp với chất chống oxy hóa. Liều lượng

thêm vào được giới hạn bởi pháp luật và kinh tế, chức năng và sự thay đổi ứng dụng

của sản phẩm, nhưng thường rơi vào 0,005 – 0,1% khối lượng. Các chất chống oxy

hóa tự nhiên như tocopherals, thường cung cấp một giải pháp thay thế sản phẩm tổng

hợp nhưng khi sử dụng cần các tác nhân nhiệt.

Chất phụ gia và phẩm màu được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nướng bao

gồm cả bánh tươi và các loại bánh có phủ một lớp đường không màu. Thêm các loại

phẩm màu giúp cho các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về chất

lượng, sự đa dạng và hình ảnh bắt mắt. Có 2 loại chất phụ gia: chất phụ gia tổng hợp

và chất phụ gia không tổng hợp. Phẩm màu được tổng hợp là những chất tổng hợp

được qui định chặt chẽ, trong khi đó nhiều phẩm màu không được tổng hợp thường

có nguồn gốc tự nhiên và mức độ sử dụng khác nhau rất nhiều. Các chất màu tổng

hợp được sử dụng tại Hoa Kỳ bao gồm: FD&C blue no.1, FD&C red no.3, FD&C

yellow no.5, FD&C red no.40. Chất phụ gia không tổng hợp bao gồm chiết xuất

annatto, β-carotene, bột củ cải đường, β-apo-8-carotenal, xanthins, caramen, carmine,

dầu cà rốt, chiết xuất dầu cánh kiến, một số loại phụ gia được khử béo trước khi

nướng, trái cây và nước ép rau quả hoặc chất cô đặc, ớt bột, dầu ớt, ribofla-vin, nghệ

tây, titanium dioxide, tumeric và tumeric oleoresin.

Các tác nhân tạo hương thì được sủ dụng trong khối bột bánh, tạo lớp kem trên

bề mặt hoặc làm nhân bánh. Chất tạo mùi được chiết xuất từ các bộ phận có mùi của

cây, bao gồm trái, hạt hoặc vỏ cây. Một số gia vị được sử dụng trong bánh bao gồm

tiêu, hồi, hạt giống cây carum, rau mùi, đinh hương, gừng, hạt đậu khấu, hạt cây anh

túc, nghệ tây, hạt mè. Một vài chất trên vừa có thể tạo hương vừa có thể tạo màu.

Chất chiếc xuất từ rượu cũng có thể sử dụng để tăng hương vị cho bánh tươi.

Các thành phần có mùi và vị dễ bay hơi được chiếc xuất từ cây thơm hoặc các bộ

phận của cây và các chất hòa tan trong etanol hoặc propylene glycol thì dễ bay hơi.

Ví dụ Vani là chất tạo hương và tạo màu phổ biến có nguồn gốc từ hạt vani.

Page 32: Banh keo hoan chinh(1).docx

CAKES 31

Socola và bột cacao từ cây cacao cũng là những chất tạo hương phổ biến. Tuy

nhiên bột cacao đã được khử béo trước khi bổ sung vào bánh, thường chiếm đến 10%

khối lượng bột. Trong bánh socola, lượng đường và lượng men phải được điều chỉnh

để bù đắp cho cacao.

Xem thêm: Antioxidants: Synthetic Antioxidants; Cocoa: Production,

Products, and Use; Colorants (Colourants): Properties and Determination of Natural

Pigments; Properties and Determinants of Synthetic Pigments; Eggs: Dietary

Importance; Emulsifiers: Uses in Processed Foods; Flour: Roller Milling Operations;

Analysis of Wheat Flours; Dietary Importance; Leavening Agents

ĐỌC THÊM

Bennion M (1980) The Science of Food. San Fransisco: Harper and Row.

Bennion EB and Bamford GST (1997) The Technology of Cake Making, 6th

edn. In: AJ Bent (ed.) London: Blackie Academic.

Blanshard JMV, Frazier PJ and Galliard T (1986) Chemistry and Physics of

Baking. Special publication no. 56.London: Royal Society of Chemistry.

Charley H (1982) Food Science, 2nd edn. New York: Macmillian.

Hoseney RC (1986) Principles of Cereal Science and Technology. St Paul,

MN: American Association of Cereal Chemists.

Matz SA (1992) Bakery Technology and Engineering, 3rd edn. New York: Van

Nostrand Reinhold.

Pyler EJ (1988) Baking Science and Technology, 3rd edn. Kansas City, MO:

Sosland.

Stauffer CE (1990) Functional Additives for Bakery, 5th edn. New York: Van

Nostrand Reinhold.